Tài liệu Đề tài Kế toán nguyên liệu,vật liệu tại Công ty bia Việt Hà: LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân thì sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp không ngừng cải tiến và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với việc đưa tiến bộ khóa học kỹ thuật vào sản xuất các doanh nghiệp còn phải chú trọng trong công tác quản lý kinh tế, trong đó công tác kế toán với tư cách là công cụ quản lý kinh tế ngày càng được củng cố và nâng cao nhằm khai thác tối đa sức mạnh và sự hoàn thiện của nó.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm mới, vì vậy chất lượng sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm. Hơn nữa, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong bất kỳ quá trình sản xuất nào, chúng đóng một...
70 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán nguyên liệu,vật liệu tại Công ty bia Việt Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân thì sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp không ngừng cải tiến và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với việc đưa tiến bộ khóa học kỹ thuật vào sản xuất các doanh nghiệp còn phải chú trọng trong công tác quản lý kinh tế, trong đó công tác kế toán với tư cách là công cụ quản lý kinh tế ngày càng được củng cố và nâng cao nhằm khai thác tối đa sức mạnh và sự hoàn thiện của nó.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm mới, vì vậy chất lượng sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm. Hơn nữa, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong bất kỳ quá trình sản xuất nào, chúng đóng một vai trò rất quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc tổ chức công tác vật liệu là một yêu cầu tất yếu của công tác kế toán vật liệu nhằm hạ thấp chi phí góp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cho nên nghiên cứu để hợp lý công tác vật liệu là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất và của những người làm công tác kế toán.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, là một học sinh thực tập tại Công ty bia Việt Hà, nhận thức được vai trò của kế toán,đặc biệt là kế toán nguyên vật liệu đối với doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty nói riêng, với những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường và tình hình thực tiễn của Công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên cũng như của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty bia Việt Hà, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài:
Kế toán nguyên liệu,vật liệu tại Công ty bia việt hà
Nội dung bản báo cáo gồm ba chương:
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY BIA VIỆT HÀ
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU
KẾT LUẬN
Do trình độ có hạn và thời gian không nhiều, lần đầu tiếp xúc với thực tế, bản thân em chưa có kinh nghiệm nên bài viết không khỏi có nhiều khiếm khuyết. Vì vậy, em rất mong và xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý của cô giáo bộ môn kế toán và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các cô chú anh chị trong phòng kế toán Công ty Việt Hà để báo cáo này của em được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
I- KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1/ Khái niệm và đặc điểm của NL,VL
1.1 Khái niệm NL,VL
Nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất là đối tượng lao động- một trong ba yếu tố cơ bản để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ là cơ sở vật chất cấu tạo nên cơ sở vật chất của sản phẩm
1.2 Đặc điểm NL,VL
- Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ
- Khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu, vật liệu thay đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu và giá trị được chuyển toàn bộ, một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh
2/ Vai trò
Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thuộc tài sản lưu động. Xét trên góc độ vốn của doanh nghiệp thì vật liệu là thành phần chủ yếu trong vốn lưu động định mức của doanh nghiệp. Đặc biệt là vốn dự trữ sản xuất, khi tăng nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động không thể tách rời với việc đảm bảo dự trữ một lượng nguyên vật liệu hợp lý để duy trì sản xuất thường xuyên, liên tục đồng thời tiết kiệm vốn lưu động. Tình hình dự trữ nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay của vốn lưu động. Vì vậy, phát triển nhanh tốc độ luân chuyển không thể tách rời việc dự trữ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu được tiêu dùng toàn bộ và thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của vật liệu được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm.Đặc điểm này của vật liệu chi phối đến công tác hạch toán vật liệu là điều không thể thiếu được để quản lý, thúc đẩy việc cung ứng kịp thời đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất và kiểm tra giám sát việc chấp hành quy định mức dự trữ, ngăn ngừa các hiện tượng mất mát lãng phí vật liệu qua các khâu của quá trình sản xuất nhằm tạo đà tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động trên cơ sở giảm mức luân chuyển bình quân và giảm khoảng cách giữa hai chu kỳ cung ứng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động hơn nữa.
II-PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
1/ Phân loại
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều loại, thứ nguyên liệu, vật liệu có vai trò, chức năng và có các đặc tính pháp lý, hoá… khác nhau. Để tiến hành công tác quản lý và hạch toán nguyên liệu,vật liệu có hiệu quả thì cần phải phân loại nguyên liệu, vật liệu
Phân loại nguyên liệu, vật liệu là căn cứ vào các tiêu thức nhất định để chia nguyên liệu, vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp thành từng loại, từng nhóm, từng thứ
Căn cứ vào vai trò và chức năng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được chia thành các loại sau:
- Nguyên liệu, vật liệu chính (Bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài) là các loại nguyên liệu, vật liệu, khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm
- Vật liệu phụ là những loại nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể của sản phẩm, chúng có vai trò nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất
Căn cứ vào công dụng, vật liệu phụ được chia thành các nhóm:
+ Nhóm vật liệu làm tăng chất lượng nguyên liệu, vật liệu chính
+ Nhóm vật liệu làm tăng chất lượng sản phẩm
+ Nhóm vật liệu đảm bảo điều kiện cho quá trình sản xuất
- Nhiên liệu là loại vật liệu phụ trong quá trình sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng. nhiên liệu có thể tồn tại ở các thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí.
- Phụ tùng thay thế là những chi tiết, phụ tùng máy móc, thiết bị được dự trữ để sử dụng cho việc sửa chữa, thay thế các bộ phận của TSCĐ hữu hình.
- Vật liệu và thiết bị XDCB là các loại vật liệu và thiết bị dùng cho công tác xây dựng cơ bản để hình thành TS CĐ.
- Vật liệu khác bao gồm các loại vật liệu chưa được phản ánh ở các loại vật liệu trên
2/ Đánh giá NL,VL
2.1 Nguyên tắc đánh giá
Đánh giá nguyên liệu,vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định.Về nguyên tắc kế toán hàng tồn kho (trong đó bao gồm cả nguyên liệu,vật liệu) phải được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được.
2.2 Đánh giá NL,VL theo nguyên tắc giá gốc nhập - xuất kho
2.2.1 Giá thực tế nhập kho
Trong các doanh nghiệp, vật liệu được nhập từ nhiều nguồn nhập mà giá thực tế của chúng trong từng trường hợp được xác định cụ thể như sau:
Đối với vật liệu mua ngoài
Giá gốc Giá mua Các loại Chi phí
NL,VL = ghi trên HĐ sau + thuế không + có liên quan
mua ngoài khi trừ đi các khoản được hoàn trực tiếp đến
nhập kho chiết khấu,giảm trừ lại việc mua hàng
- Các loại thuế không được hoàn lại : thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.
- Các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng bao gồm : chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm… từ nơi thu mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có).
Đối với giá gốc NL,VL tự chế biến nhập kho:
Giá gốc VL nhập kho = Giá thực tế VL xuất chế biến + Chi phí chế biến
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như : chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định, chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chế biến nguyên liệu,vật liệu.
Đối với thuê ngoài gia công chế biến:
Giá gốc Giá thực tế Tiền thuê Chi phí vận chuyển
NL,VL = VL xuất thuê + ngoài gia + bốc dỡ và các chi phí
nhập ngoài gia công công chế khác
kho chế biến biến
Đối với giá gốc của nguyên liệu, vật liệu nhận góp liên doanh, vốn cổ phần hoặc thu hồi vốn góp được ghi nhận theo giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận
Đối với giá gốc nguyên liệu,vật liệu nhận biếu tặng
Giá gốc NVL Giá trị hợp lý ban đầu Các chi phí khác có liên
nhập kho = của những NL,VL + quan trực tiếp đến việc
tương đương tiếp nhận
Đối với giá gốc của nguyên liệu,vật liệu được cấp
Giá gốc Giá ghi trên sổ Chi phí vận chuyển
nguyên = của đơn vị cấp trên + bốc dỡ,chi phí có liên
vật liệu hoặc giá được đánh giá quan trực tiếp khác
Nkho lại theo giá trị thuần
Đối với giá gốc của phế liệu thu hồi là giá ước tính theo giá trị thuần có thể thực hiện
2.2.2 Giá thực tế xuất kho
Do giá gốc của nguyên liệu,vật liệu nhập kho từ các nguồn nhập khác nhau như đã trình bày ở trên, để tính giá gốc hàng xuất kho, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho sau:
Phương pháp tính theo giá đích danh: Giá trị thực tế của nguyên liệu,vật liệu xuất kho tính theo giá thực tế của từng lô hàng nhập, áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng ít thứ nguyên liệu,vật liệu có giá trị lớn và có thể nhận diện được
Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị của loại hàng tồn kho được tính theogiá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ (bình quân gia quyền cuối kỳ.Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình doanh nghiệp(bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập)
Giá trị thực tế = Số lượng x Đơn giá bình
NL,VL xuất kho NL,VLxuất kho quân gia quyền
Trong đó giá đơn vị bình quân có thể tính một trong các phương án sau:
- Phương án 1: Tính theo giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ (còn gọi là giá bình quân gia quyền toàn bộ luân chuyển trong kỳ )
Đơn giá Giá trị thực tế NL,VL + Giá trị thực tế NL.VL
bình quân tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
gia quyền cả =
kỳ dự trữ Số lượng NL,VL + Số lượng NL,VL
tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
- Phương án 2: Tính theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập(còn gọi là giá bình quân gia quyền liên hoàn)
Đơn giá Giá trị thực tế NL,VL + Giá trị thực tế NL,VL
bình quân tồn kho trước khi nhập nhập kho trong kỳ
gia quyền =
sau mỗi Số lượng NL,VL + Số lượng NL,VL
lần nhập tồn kho trước khi nhập Nkho của từng lần nhập
Phương pháp nhập trước, xuất trước : Trong phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho tại thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
Phương pháp nhập sau, xuất trước: Trong phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó .Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Phương pháp giá hạch toán (Phương pháp hệ số chênh lệch giá)
Theo phương pháp này toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán. Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:
Hệ số giá Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ
vật liệu =
Giá hạch toán tồn đầu kỳ + Giá hạch toán nhập trong kỳ
Giá thực tế vật liệu xuất kho = Giá thực tế xuất kho x Hệ số CL giá
III- NHIỆM VỤ KẾ TOÁN
Để phát huy vai trò, chức năng của kế toán trong công tác quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:
* Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, khối lượng, phẩm chất, quy cách và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ nguyên liệu,vật liệu nhập, xuất và tồn kho
* Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán, phương pháp tính giá nguyên liệu,vật liệu nhập, xuất kho. Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận, phòng ban chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập, xuất và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chứng từ kế toán.
* Mở các loại Sổ ( Thẻ ) kế toán chi tiết theo từng thứ nguyên liệu,vật liệu theo đúng chế độ, phương pháp quy định.
* Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua hàng, tình hình dự trữ và sử dụng nguyên liệu,vật liệu theo dự toán, tiêu chuẩn, định mức chi phí và phát hiện các trường hợp vật tư ứ đọng hoặc bị thiếu hụt, tham ô, lãng phí, xác định nguyên nhân và biện pháp xử lý.
* Tham gia kiểm kê và đánh giá nguyên liệu,vật liệu theo chế độ quy định của Nhà nước.
* Cung cấp thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu,vật liệu phục vụ công tác quản lý. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình mua hàng, bảo quản và sử dụng nguyên liệu,vật liệu.
IV-THỦ TỤC QUẢN LÝ NHẬP - XUẤT KHO NL,VL VÀ CÁC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÓ LIÊN QUAN
1/ Thủ tục nhập kho
Bộ phận cung cấp vật tư căn cứ vào kế hoạch mua hàng và hợp đồng mua hàng đã ký kết, phiếu báo giá để tiến hành mua hàng. Khi hàng về đến nơi, nếu xét thấy cần thiết có thể lập ban kiểm nghiệm để kiểm nhận để đánh giá hàng mua về các mặt số lượng, khối lượng, chất lượng và quy cách, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm, ban kiểm nghiệm lập “Biên bản kiểm nghiệm vật tư” Sau đó bộ phận cung cấp hàng lập “ Phiếu nhập kho” trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nghiệm giao cho người mua hàng làm thủ tục nhập kho. Thủ kho sau khi cân, đong, đo, đếm sẽ ghi số lượng thực nhập vào phiếu nhập và sử dụng để phản ánh số lượng nhập và tồn của từng thứ vật tư vào thẻ kho, trường hợp phát hiện thừa, thiếu, sai quy cách phẩm chất, thủ kho phải báo cho bộ phận cung ứng biết và cùng người giao lập biên bản . Hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho chuyển giao Phiếu nhập cho kế toán vật tư làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
2/ Thủ tục xuất kho
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh các bộ phận sử dụng vật tư viết Phiếu xin lĩnh vật tư. Căn cứ vào Phiếu xin lĩnh vật tư bộ phận cung cấp vật tư viết phiếu xuất kho trình giám đốc duyệt. Căn cứ vào phiếu xuất kho thủ kho xuất vật liệu và ghi số thực xuất vào phiếu xuất, sau đó ghi số lượng xuất và tồn kho của từng thứ vật tư vào thẻ kho. Hàng ngày hoặc định kỳ Thủ kho chuyển Phiếu xuất cho kế toán vật tư, kế toán tính giá hoàn chỉnh Phiếu xuất để lấy số liệu ghi sổ kế toán.
3/ Các chứng từ kế toán có liên quan
3.1 Chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc
* Phiếu nhập kho( Mẫu 01-VT )
* Phiếu xuất kho ( Mẫu 02-VT )
* Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( Mẫu 03-VT- 3LL )
* Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá ( Mẫu 08- VT )
* Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( Mẫu 02- BH)
3.2 Các chứng từ kế toán hướng dẫn
* Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức ( Mẫu 04- VT )
* Biên bản kiểm nghiệm vật tư ( Mẫu 05- VT )
* Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( Mẫu 07-VT)
V- PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN LIỆU,VẬT LIỆU
1/ Phương pháp ghi thẻ song song
1.1 Nguyên tắc hạch toán:
- ở kho, thủ kho ghi chép tình hình Nhập- Xuất- Tồn trên Thẻ kho về mặt số lượng.
- ở phòng kế toán sử dụng Sổ(Thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình Nhập- Xuất-Tồn của từng thứ vật tư về mặt số lượng và giá trị.
1.2 Sơ đồ trình tự kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song
Thẻ kho
1 1
Chứng từ xuất
Chứng từ nhập
3
Sổ chi tiết VL
2 2
4 Ghi hàng ngày
Bảng tổng hợp
N-X-T
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
5
Sổ tổng hợp
2/ Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
2.1 Nguyên tắc hạch toán:
- Ở kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập- xuất- tồn kho vật liệu giống như phương pháp thẻ song song.
- Ở phòng kế toán: mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và giá trị của từng thứ vật liệu theo từng kho.Sổ này được mở cho cả năm, ghi một tháng một vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng của từng thứ vật tư, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ. Cuối tháng, đối chiếu số lượng vật tư trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp.
2.2 Sơ đồ trình tự kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Thẻ kho
Phiếu nhập
Phiếu xuất
Bảng kê nhập
Sổ đối chiếu
luân chuyển
Bảng kê xuất
Sổ kế toán
tổng hợp
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
3/ Phương pháp sổ số dư (mức dư)
3.1 Nguyên tắc kế toán chi tiết:
- Ở kho:hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ kho xong, thủ kho giao chứng từ, cuối tháng thủ kho căn cứ vào thẻ kho ghi số liệu tồn kho của từng danh điểm vật liệu vào sổ số dư rồi chuyển cho kế toán vật liệu
- Ở phòng kế toán : khi nhận được chứng từ do thủ kho giao, kế toán phân loại chứng từ đồng thời căn cứ vào giá hạch toán của từng loại vật liệu tính ra tổng số tiền và ghi vào sổ cột tiền giao nhận trên chứng từ. Cuối tháng sau khi nhận do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào giá hạch toán để tính thành tiền. Sau đó đối chiếu trên bảng luỹ Nhập- xuất- tồn vật liệu
3.2 Sơ đồ trình tự kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ số dư:
Chứng từ nhập
Thẻ kho
Chứng từ xuất
Sổ số dư
Bảng giao nhận chứng
từ nhập
Bảng giao nhận chứng
từ xuất
Sổ tổng hợp nhập xuất tồn
Bảng lũy kế nhập xuất tồn
(1)
(2)
(2)
(4)
(3)
(3)
(5)
(6)
(1)
VI- KẾ TOÁN TỔNG HỢP NL,VL
1/ Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.1 Đặc điểm :
Phương pháp kê khai thường xuyên theo dõi phản ánh tình hình hiện có, tình hình biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho…Hiện nay phương pháp này được sử dụng phổ biến ở nước ta
1.2 Tài khoản sử dụng:
TK 151- “Hàng mua đang đi trên đường”
Kế toán sử dụng TK 151- Hàng mua đang đi trên đường, để phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của DN, còn đang trên đường vận chuyển đang ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến DN nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho…
Kết cấu và nội dung TK 151- Hàng mua đang đi trên đường
Bên nợ:
Giá trị vật tư hàng hoá đã mua đang đi trên đường
Bên có:
Giá trị vật tư hàng hoá đang đi trên đường đã nhập kho hoặc chuyển giao thẳng cho các bộ phận sử dụng, cho các khách hàng
Số dư bên nợ:
Giá trị vật tư hàng hoá đã mua nhưng chưa về Nkho ( hàng đi đường )
TK 152 - “Nguyên liệu,vật liệu”
Kế toán sử dụng TK 152- NL,VL để phản ánh giá trị hiện có tình hình biến động tăng, giảm các loại nguyên liệu,vật liệu trong kho của DN
Kết cấu và nội dung TK 152- NL,VL
Bên nợ:
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp liên doanh hoặc nhập từ các nguồn khác
- Trị giá nguyên liệu,vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê
Bên có:
- Trị giá thực tế nguyên liệu,vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc góp vốn;
- Trị giá nguyên liệu,vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá;
- Trị giá nguyên liệu,vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê;
Số dư bên nợ:
Trị giá thực tế nguyên liệu,vật liệu tồn kho cuối kỳ.
TK 152 được mở chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu, tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng DN.
TK 331- “Phải trả cho người bán”
Kế toán sử dụng TK 331- Phải trả cho người bán, để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của DN cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký.Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ
Kết cấu và nội dung TK 331 - Phải trả cho người bán
Bên nợ:
- Số tiền đã trả cho người bán , người cung cấp, người nhận thầu xây lắp
- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hoá hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng
- Chiết khấu thanh toán được người bán chấp thuận DNtrừ vào nợ phải trả
- Số kết chuyển về giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán
Bên có :
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp
- Điều chỉnh giá tạm tính về giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức
Số dư bên có:
- Số tiền còn phải trả cho người bán,người cung cấp,người nhận thầu xây lắp
Số dư có (Nếu có):
- Phản ánh số tiền đã ứng cho người bán hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể
TK 331- Phải trả cho người bán, cần phải mở chi tiết theo từng người bán, từng khoản thanh toán, từng lần thanh toán
1.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp VL theo phương pháp kê khai thuờng xuyên
( tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ )
TK111,112,141,331 TK152 TK 621
Mua ngoài vật liệu Xuất chế tạo Sản phẩm
TK 133
TK151 Thuế GTGT TK623,627...
Hàng đi đường NK Xuất cho sử dụng MTC,
SXC cho bán hàng,QLDN
TK 411 TK 128,222
Nhận cấp phát,nhận góp vốn LD Góp vốn liên doanh
TK 154 TK 154
VL thuê ngoài chế biến, Xuất VL tự chế hay
Tự chế nhập kho thuê ngoài chế biến
TK 128, 222 TK 632
Nhận lại vốn góp LD Xuất bán trả lương,
Trả thưởng tặng biếu
TK 632,338(3381) TK 632,138,334
Phát hiện thừa khi kiểm kê Phát hiện thiếu khi KKê
TK 711 TK 421
VL được tặng thưởng viện trợ Đánh giá giảm VL
Đánh giá tăng vật liệu
2/ Kế toán VL theo phương pháp kiểm kê định kỳ
2.1 Khái niệm
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên và liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm, trên các tài khoản phán ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Từ đó xác định lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác trong kỳ theo công thức:
Giá trị VL = Giá trị VL + Tổng giá trị - Giá trị VL
xuất trong kỳ tồn đầu kỳ VL tăng trong kỳ tồn cuối kỳ
2.2 Tài khoản sử dụng : TK 611, TK 151, TK 152
TK 611- Mua hàng
Công dụng : Dùng để phản ánh trị giá NLVL mua vào trong kỳ
Kết cấu và nội dung:
Bên nợ
+Kết chuyển trị giá thực tế của VT , hàng hoá tồn kho đầu kỳ
+Trị giá thực tế của NVL,hàng hoá mua trong kỳ,hàng hoá đã bán bị trả lại
Bên có
+ Kết chuyển trị giá thực tế của VL, hàng hoá tồn kho cuối kỳ
(theo kết quả kiểm kê)
+ Trị giá thực tế VL, hàng hoá xuất sử dụng trong kỳ hoặc trị giá thực tế của cửa hàng hoá xuất bán ( chưa xác định là tiêu thụ trong kỳ)
+ Trị giá VL, hàng hoá mua vào trả lại cho người bán hoặc được giảm giá
Nợ TK 611 Cuối kỳ không có số dư
Nợ TK 611 Mua hàng có 2 TK cấp 2:
Có TK 6111- Mua nguyên liệu,vật liệu
Có TK 6112- Mua hàng hoá
TK 152- Nguyên liệu,vật liệu
Công dụng: dùng để phản ánh số kết chuyển giá trị các loại NVL tồn kho ĐK và CK
Kết cấu và nội dung:
Bên nợ
Kết chuyển trị giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ
Bên có
Kết chuyển trị giá thực tế NVL đầu kỳ
Số dư bên nợ
Phản ánh trị giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ
TK 151- Hàng mua đang đi trên đường
Công dụng : Dùng để phản ánh số kết chuyển đầu kỳ và cuối kỳ giá trị của từng loại hàng đang đi trên đường
Kết cấu và nội dung:
Bên nợ
Kết chuyển trị giá thực tế hàng mua đang đi trên đường cuối kỳ
Bên có
Kết chuyển trị giá thực tế hàng mua đang đi trên đường đầu kỳ
Số dư bên nợ
Giá trị hàng đang đi trên đường cuối kỳ
Ngoài ra trong quá trình hạch toán còn sử dụng một sốTKcó liên quan như: TK 111,TK 112,TK 133,TK 331… các TK này có kết cấu và nội dung giống như phương pháp kê khai thường xuyên
2.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ
(Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ
TK151,152,153 TK 611 TK151,152,153
Giá trị VL tồn đầu kỳ Giá trị VL tồn cuối kỳ
TK111,112,331 TK11,112,331
Giá trị VL mua vào Giảm giá được hưởng,
hàng trả lại
TK133 TK133
Thuế GTGT
TK 411 TK 138,334,632
Nhận góp vốn liên doanh Giá trị thiếu hụt
cấp phát mất mát
TK 412 TK621,627,641,642
Đánh giá tăng VL Giá trị vật liệu nhỏ
xuất dùng
CHƯƠNG II
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NL,VL
TẠI CÔNG TY VIỆT HÀ
I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP
1/ Quá trình phát triển của DN
Sự ra đời và phát triển của Công ty Việt Hà có thể chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Trên cơ sở trang thiết bị nhà xưởng của hợp tác xã Ba Nhất, tháng 6 năm 1996 Nhà nước đã quyết định cho chuyển hình thức sở hữu toàn dân theo quyết định 1379/QĐ-TCCQ của Uỷ ban hành chính Thành phố Hà Nội và được mang tên xí nghiệp nước chấm trực thuộc sở công nghiệp Thành phố Hà Nội. Sản phẩm của xí nghiệp là nước chấm và dấm, các sản phẩm đều sản xuất theo chỉ tiêu, kế hoạch pháp lệnh, giao nộp để phân phối theo chế độ tem phiếu
Sau khi có nghị quyết đại hội Đảng V các xí nghiệp được quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xí nghiệp nước chấm đã chuyển sản xuất một mặt hàng truyền thống sang đa dạng hoá sản phẩm. Từ mặt hàng chính là nước chấm, dấm, xí nghiệp đã chế thử thành công và đưa vào sản xuất các sản phẩm khác: rượi chanh, mì sợi, kẹo bánh các loại. Được phép của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, ngày 4/5/1982 xí nghiệp nước chấm đổi tên thành Công ty thực phẩm Hà Nội theo quyết định số 1625/QĐUB.
Giai đoạn 2:
Thời kỳ từ năm 1987 đến năm 1993, có những thay đổi trong chính sách vĩ mô của Nhà nước. Theo quyết định số217/HĐBT ngày14/11/1987 đã xác lập và khẳng định quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đây nhà máy đã hoàn toàn tự chủ, được quyền huy động mọi nguồn vốn và chủ động xác định phương án sản xuất kinh doanh. Một nhu cầu bức bách đặt ra đối với Công ty là phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Công ty nhanh chóng mở hướng xuất khẩu sang thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu dưới hình thức mua bán và trao đổi hàng hoá. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Công ty sang thị trường là kẹo bọc đường và nước chấm
Cuối năm 1989, tình hình kinh tế chính trị của các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đang lâm vào khủng hoảng. Công ty mất đi thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình và đứng trước tình thế hết sức khó khăn. Cuối giai đoạn này, nhà máy hầu như không sản xuất và chờ giải thể. Đứng truớc tình hình đó ban lãnh đạo nhà máy đã đề ra mục tiêu là : đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, tìm phương hướng sản xuất sản phẩm có giá trị cao,liên doanh ,liên kết trong và ngoài nước. Được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành có liên quan, nhà máyđã quyết định đưa vào sản xuất bia. Đây là hướng đi dựa trên các nghiên cứu về thị truờng, nguồn vốn, phương hướng lựa chọn kỹ thuật và công nghệ. Nhà máy đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mua thiết bị sản xuất bia hiện đại của Đan Mạch để sản xuất bia lon Halida với số vốn :
+ vay ngân hàng đầu tư :28.438 triệu đồng
+ Vay ngân hàng nông nghiệp : 5.800 triệu đồng
+ Vay tổ chức Siđa: 1.578 triệu đồng
Với số vốn trên, Công ty đã nhập một dây chuyền mini với công suất 3.000.000/1 năm
Sau một thời gian chạy thử dây chuyền sản xuất bia lon mang nhãn hiệu Halida xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Trong quá trình sản xuất Công ty phối hợp với trung tâm nghiên cứu thực nghiệm của Liên hiệp thực phẩm vi sinh để sản xuất nước ngọt Vinacola trên day chuyền lon để tận dụng nguyên vật liệu và công suất dây chuyền
Với dây chuyền sản xuất bia lon hiện đại sản phẩm bia lon Halida, tháng 6 năm 1992 nhà máy đổi tên thành nhà máy bia Việt Hà, theo quyết định số 1224/QĐUB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Từ đây sản phẩm của nhà máy bia Việt Hà được người tiêu dùng ưa chuộng và được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Tháng 2/1993 bia Halida được tổ chức quản lý chất lượng Liên hiệp Anh tặng cúp bạc về chất lượng. Sau một thời gian cân nhắc, lựa chọn nhà máy đi đến quyết định dùng dây chuyền sản xuất bia lon Halida và quyền sử dụng đất để liên doanh với hãng bia Carlsberg nổi tiếng của Đan Mạnh (1/4/1993). Tháng 10/1993 liên doanh chính thức đi vào hoạt động với tên gọi “ Nhà máy bia Đông Nam á” phần góp vốn của nhà máy bia Việt Hà là:72,67 tỉ đồng , chiếm 40% tổng số vốn liên doanh
Giai đoạn 3:
Ngày 2/11/1994 nhà máy bia Việt Hà đổi tên thành Công ty bia Việt Hà với sản phẩm chủ yếu là bia hơi chất lượng cao. Ngoài ra công ty còn đầu tư vào dây chuyền sản xuất nước khoáng sản phẩm có tên gọi là OPAL. Hiện nay sản phẩm này còn đang thử nghiệm và xâm nhập thị truờng
Năm 1998, theo quyết định số 35/98/QĐUB ngày 15/9/1998 của UBND thành phố Hà Nội chủ trương cổ phần hóa DN nhà nước,Công ty đã tiến hành cổ phần hoá phân xưởng sản xuất bia số 57 Quỳnh Lôi thành Công ty cổ phần.Công ty bia Việt Hà giữ sổ cổ phiếu chi phối 20%.Như vậy Công ty bia Việt Hà là công ty có nhiều mô hình:sản xuất, kinh doanh đầu tư và dịch vụ
Giai đoạn 4:
Ngày 4/9/2002 căn cứ theo quyết định số 6130/QĐUB của UBND Thành phố Hà Nội, Công ty bia Việt Hà đổi tên là “Công ty sản xuất kinh doanh Đầu tư và dịch vụ Việt Hà”. Được xây dựng và phát triển trong thời kỳ đổi mới .Ngay từ khi ra đời,với các hoạt động đầu tư hiệu quả,sự lựa chọn công nghệ và thiết bị tiên tiến , hệ thống quản lý chất lượng cao ISO, đặc biệt vận dụng một cách khoa học các kinh nghiệm Marketing quốc tế đặc thù văn hóa Việt Nam, bia Việt Hà đã được người tiêu dùng mến mộ. Với hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao, tốc độ tăng trưởng liên tục trong suốt 10 năm qua Công ty đã là một trong những đơn vị dẫn đầu thi đua ngành Công nghiệp thủ đô từ năm 1997 đến nay…
2/ Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động SXKD của đơn vị kế toán
2.1 Chức năng và nhiệm vụ:
* Thực hiện việc đánh giá, phân loại vật liệu phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và quản trị doanh nghiệp
* Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng, giảm của nguyên vật liệu. Tính giá thành thực tế của vật liệu đã thu mua và nhập kho cho doanh nghiệp. Kiểm tra định kỳ thu mua vật liệu về chất lượng, chủng loại giá cả, thời hạn nhằm đảm bảo đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh
* Quan sát kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu, phát hiện ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý vật liệu ứ động hoặc mất phẩm chất. Tham gia kiểm kê và đánh giá vật liệu theo chế độ quy định, lập báo cáo về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý. Phân tích, đánh giá tình hình thanh toán người bán, người cung cấp trong quá trình sản xuất KD
2.2. Đặc điểm
Công ty Việt Hà là một công ty sản xuất sản phẩm chủ yếu là bia. Các sản phẩm này đều sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, qua nhiều giai đoạn. Các nguyên vật liệu chính để tạo nên sản phẩm được mua từ nhiều nơi khác nhau phải nhập ngoại. Ngoài ra Công ty phải có trách nhiệm bảo quản, dự trữ vật liệu một cách phù hợp.
3/ Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Việt Hà
3.1 Các mặt hàng sản xuất chủ yếu hiện nay của Công ty Việt Hà
Công ty sản xuất kinh doanh hai loại sản phẩm là bia Việt Hà và nước khoáng OPAL bao gồm :
+ Bia hơi Việt Hà
+ Nước khoáng OPAL loại :500 ml, 1.5 lit, 19 lit
Hai chủng loại sản phẩm này được sản xuất trên hai dây chuyền công nghệ khác nhau có quy trình sản xuất kéo dài 12 ngày tính từ khi lên men đến khi ra sản phẩm bia nước
Các sản phẩm bia và nước khoáng đều sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, qua nhiều giai đoạn. Vì là sản phẩm đồ uống nên việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh và bảo quản rất quan trọng. Chất lượng sản phẩm bia hơi của Công ty được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng
Sản phẩm bia là loại sản phẩm để sử dụng một lần và thời gian bảo quản ngắn 6 tháng. Sản phẩm được nhiều người tiêu dùng mua một cách lựa chọn, cân nhắc và so sánh về chất lượng, giá cả và hình thức với các sản phẩm khác. Do vậy đối với sản phẩm bia của Công ty, khi tung ra thị trường phải là một sản phẩm bia hoàn chỉnh. Nó không chỉ được đảm bảo về chất lượng mà còn được bảo quản trong bao bì hoàn chỉnh về bao gói, nhãn hiệu
Cả hai nhãn hiệu của hai loại đều là nhãn hiệu riêng biệt, chúng được tách khỏi tên tuổi Công ty. Nhãn hiệu trên vỏ chai nước khoáng nhựa trong suốt cứng, nút chai nhựa được đúc liền với viền vòng bảo hiểm. Vì vậy việc gắn nhãn hiệu và bao bì là yếu tố quan trọng làm tiền đề cho việc tạo ra sự riêng biệt đặc trưng của sản phẩm
3.2 Quy trình công nghệ sản xuất bia
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia
Nguyên liệu
Xay
Nước đã xử lý
Nấu
Hoa Huplon
Lắng
Đun sôi
Xác hoa
Làm lạnh
Lên men chính
Lên men phụ
Lọc và làm lạnh
Bia tươi
3.3 Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất
3.3.1 Công tác tổ chức bộ máy quản lý
Với đặc điểm SXKD của mình Công ty Việt Hà đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ theo hình thức trực tiếp điều hành có hiệu quả
Ban giám đốc gồm một giám đốc và ba phó giám đốc
* Giám đốc: là người có thẩm quyền cao nhất trong công ty, có trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động của Công ty trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, chịu trách nhiệm kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
* Các phó giám đốc bao gồm :
+ Phó giám đốc phụ trách Kỹ thuật
+ Phó giám đốc phụ trách Tài chính
+ Phó giám đốc phụ trách Tổ chức hành chính
Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc giải quyết các công việc được phân công, có quyền ra mệnh lệnh cho các bộ phận do mình quản lý với quan hệ mang tính chất chỉ huy và phục tùng
* Chức năng của các phòng ban và phân xưởng :
+ Các phòng ban : là cơ quan tham mưu giúp việc cho ban giám đốc chịu sự điều hành trực tiếp của các phó giám đốc. Ngoài việc thực hiện chức năng của mình các phòng ban còn phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm kiểm tra đối chiếu số liệu và giúp đỡ nhau hoàn thành công việc được giao
+ Các phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ quản lý các mặt sản xuất, kỹ thuật, lao động, thiết bị, dụng cụ đồ nghề nhằm đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch mà Công ty giao cho phân xưởng, đồng thời tổ chức tốt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho cán bộ công nhân viên
3.3.2 Công tác tổ chức sản xuất tại Công ty bia Việt Hà
Việc tổ chức sản xuất sản phẩm được tiến hành hoàn toàn phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm, bao gồm các tổ sản xuất:
- Các tổ sản xuất chính : là những tổ có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm gồm:
+ Tổ nấu : gồm 10 người làm nhiệm vụ nấu bia
+ Tổ men : có 12 người, chia thành các nhóm làm nhiệm vụ ủ men, lên men chính, lên men phụ
+ Tổ lạnh : gồm 6 người làm theo ca có nhiệm vụ cung cấp lạnh cho quá trình lên men và bảo quản bia
+ Tổ chiết bia(còn gọi là tổ thành phẩm):có nhiệm vụ chiết bia vào bom, thùng với các kích cỡ khác nhau
- Các tổ phụ trợ: là những tổ có liên quan gián tiếp đến việc sản xuất bia nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, bao gồm :
+ Tổ lò hơi: gồm 10 người làm theo ca,có nhiệm vụ cung cấp hơi nóng cho quá trình nấu bia
+ Tổ điện: gồm 5 người, làm nhiệm vụ quản lý và cung cấp điện phục vụ sản xuất và sửa chữa khi có sự cố về điện
+ Tổ vận chuyển : gồm 3 người làm nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu thô từ kho đến phân xưởng phục vụ cho sản xuất
+ Tổ xử lý nước: gồm 5 người có nhiệm vụ xử lý làm sạch nước phục vụ sản xuất
Ngoài ra ở các phân xưởng sản xuất còn có văn phòng phân xưởng làm nhiệm vụ quản lý các công việc của phân xưởng
Sơ đồ tổ chức sản xuất
Phân xưởng sản xuất chính
Các tổ sản xuất chính
Tổ nấu
Tổ
men
Tổ
chiết
Tổ lạnh
Tổ
lò
hơi
Tổ
điện
Tổ
xử
lý
Tổ
vận
chuyển
3.4 Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
3.4.1 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của bộ máy kế toán
Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán:
Phòng tài chính kế toán là một đơn vị thuộc công ty, có chức năng quản lý tài chính và giám sát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty.Thực hiện công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hoạch toán kinh tế theo quy định hiện hành của nhà nước.
Cơ cấu bộ máy kế toán :
Việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và nội dung công tác kế toán trong công ty do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy, việc tổ chức bộ máy kế toán sao cho hợp lý gọn nhẹ, có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác đầy đủ hữu ích cho đối tượng sử dụng thông tin phát huy và nâng cao trình dộ của đội ngũ cán bộ kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được chia thành các bộ phận sau:
- Kế toán trưởng : là người chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra công việc từng CBCNV. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và nhà nước về thông tin kinh tế của công ty
- Phó phòng kiêm tổng hợp : là người giúp việc cho kế toán trưởng chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính và các văn bản khác trước khi trình kế toán trưởng và giám đốc
- Kế toán thanh toán : là người có nhiệm vụ theo dõi tiền mặt các khoản vay thanh toán với khách hàng và CBCNV
- Kế toán theo dõi tiền gửi ngân hàng : có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng
- Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ : có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ và theo dõi công nợ của khách hàng
- Kế toán vật tư và TSCĐ : theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư, tình hình tăng, giảm TSCĐ
- Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, ngân phiếu.Căn cứ các chứng từ hợp lý, hợp pháp để tiến hành nhập xuất quỹ tiền mặt và ghi vào sổ quỹ
3.4.2 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty bia Việt Hà
Kế toán trưởng
Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ
Kế toán
vật tư và
TSCĐ
Thủ quỹ
Kế toán
Ngân hàng
Kế toán
Thanh toán
3.4.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại DN
Tại Công ty bia Việt Hà hình thức kế toán được áp dụng là hình thức Nhật ký chứng từ. Trình tự hạch toán theo hình thức này và các loại sổ sách sử dụng được phản ánh qua sơ đồ sau
Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty bia Việt Hà
Chứng từ gốc và bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Sổ tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối quý
3.4.4 Phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại Công ty
Tại Công ty bia Việt Hà áp dụng phương pháp bình quân gia quyền chung
3.4.5 Niên độ kế toán , đơn vị tiền tệ
+ Niên độ kế toán : 3 tháng
+ Đơn vị tiền tệ : VNĐ
II- THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY BIA VIỆT HÀ
1/ Đặc điểm và công tác phân loại NL,VL trong Công ty
Đặc điểm vật liệu tại Công ty
Công ty bia Việt Hà là một Công ty sản xuất sản phẩm chủ yếu là bia các loại nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thị trường rộng lớn và ngoài thành phố nên phải sử dụng một lượng vật tư tương đối lớn. Đặc thù NVL chính của Công ty là sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Chúng được mua từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu là những hợp tác xã lương thực và của những hộ nông dân với khối lượng lớn như đường,gạo ...đặc biệt với NVL chính để sản xuất bia là Malt,hoa Huplon phải nhập ngoại (Malt mua ở Pháp, Hoa Huplon nhập từ Đức, Mỹ,Tiệp…) Do đó cần phải quản lý chặt chẽ và giám sát từ đơn vị đối tác tới đơn vị uỷ thác,đơn vị vận chuyển để vật liệu đến kho của Công ty được an toàn, đảm bảo về số lượng, quy cách, phẩm chất mà chi phí thấp nhất.Bên cạnh đó, Công ty còn bảo quản, dự trữ vật liệu một cách phù hợp
Ví dụ:- Kho Malt, hoa Huplon phải để ở những nơi có máy điều hoà không khí, nhằm đảm bảo độ ẩm, tránh mối mọt
- Kho gạo, đường phải thoáng, rộng sạch sẽ
Từ những đặc điểm trên của nguyên vật liệu đòi hỏi cán bộ kế toán phải có trình độ, trách nhiệm cao trong công việc, đòi hỏi Công ty phải có một hệ thống kho tàng đầy đủ tiêu chuẩn phù hợp cho việc nhập- xuất, bảo quản và dự trữ vật liệu sát đúng với thực tế, hạn chế hư hỏng, thất thoát, đảm bảo tốt chất lượng, không gây ứ động vốn lưu động
1.2 Phân loại vật liệu
Để giúp cho Công ty quản lý và hạch toán được chính xác, kế toán vật liệu đã tiến hành phân loại vật liệu trên cơ sở công dụng của từng thứ vật liệu đối với quá trình sản xuất sản phẩm. Công ty đã tiến hành phân loại vật liệu như sau:
- Nguyên vật liệu chính : Malt, gạo tẻ, gạo nếp, đường, hoa Huplon, khí CO Thuốc chống váng, men
- Vật liệu phụ bao gồm các hoá chất: hóa chất nấu, hoá chất lọc, hoá chất rửa, hoá chất vệ sinh công nghiệp, bom bia, can là thiết bị dùng để đóng sản phẩm.
- Nhiên liệu : Than đá, điện, xăng dầu dùng để chạy nồi nấu
- Phụ tùng thay thế : bao gồm các phụ tùng chi tiết dùng để sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất như vòng bi, dây curoa, bulông…
- Vật tư, công cụ bán hàng : vật tư, hàng quảng cáo để trang bị cho các Đại lý.
Ngoài việc phân loại nguyên vật liệu như trên Công ty còn có sổ danh mục vật tư của nguyên vật liệu chính như bảng sau :
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY SXKD ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
DANH MỤC VẬT TƯ
Nhóm VLC - Vật liệu chính
Stt
Mã vật tư
Tên vật tư
Đvt
TK vật tư
TK giá vốn
TK Hbbtl
Nhóm 1
Nhóm 2
1
NA001
Malt Đan Mạch
kg
1521
63234
51113
531
VLC
2
NA002
Gạo tẻ
kg
1521
63234
51113
531
VLC
3
NA003
Hoa Huplon Đức thơm 8%
kg
1521
63234
51113
531
VLC
4
NA004
Hoa Huplon Đức đắng 10%
kg
1521
63234
51113
531
VLC
5
NA005
Hoa huplon viên đắng 90 (Mỹ)
kg
1521
63234
51113
531
VLC
6
NA006
Hoa húplon viên
kg
1521
63234
51113
531
VLC
7
NA007
Hoa Huplon Lá( CFVS )
kg
1521
63234
51113
531
VLC
8
NA008
Cao hoa
hộp
1521
63234
51113
531
VLC
9
NA009
Men giống
ống
1521
63234
51113
531
VLC
10
NA010
Khí CO2
kg
1521
63234
51113
531
VLC
11
NA011
Thuốc chống váng
kg
1521
63234
51113
531
VLC
12
NA012
Malt úc
kg
1521
63234
51113
531
VLC
13
NA013
Malt Anh
kg
1521
63234
51113
531
VLC
14
NA014
Malt Pháp
kg
1521
63234
51113
531
VLC
15
NA015
Malt Đức
kg
1521
63234
51113
531
VLC
16
NA016
Malt Hà Lan
kg
1521
63234
51113
531
VLC
17
NA017
Hoa Huplon Đức đắng 12%
kg
1521
63234
51113
531
VLC
2/ Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu
2.1 Thủ tục nhập- xuất nguyên liệu, vật liệu và chứng từ có liên quan
2.1.1 Thủ tục nhập kho vật liệu
Khi có nhu cầu mua vật liệu bộ phận sản xuất quản lý phải có dự trù mua vật liệu căn cứ vào dự trù mua vật liệu người đại diện bộ phận sản xuất viết giấy đề nghị mua vật liệu trình lên giám đốc Công ty. Sau khi được giám đốc Công ty duyệt phòng kế hoạch vật tư tiến hành đi mua vật liệu. Ngoài ra phòng kế hoạch vật tư còn căn cứ vào hợp đồng mua vật liệu của Công ty với đơn vị bán để tiến hành mua vật tư. Khi hoá đơn vật liệu về đến kho được nhân viên phòng KCS của Công ty kiểm tra chất lượng và quy cách vật liệu. Phiếu kiểm tra chất lượng hàng hoá được lập cho từng lần vật liệu mua về kho, kiểm tra các chỉ tiêu về tính chất pháp lý, hoá học của vật liệu mua về
Ví dụ :
Ngày 07/07/2006 Công ty mua gạo tẻ của Công ty DV- TM Quang Trung và nhận các chứng từ : hoá đơn bán hàng ( biểu số1), phiếu kiểm tra chất lượng (biểu số2)
- Kế toán vật liệu căn cứ vào hoá đơn của người bán, phiếu kiểm tra chất lượng hàng hoá và số lượng nhập vật liệu để lập phiếu nhập kho đủ
+ Giấy xác nhận được lập nhằm xác nhận số lượng vật liệu nhập kho đầy đủ
+ Phiếu nhập kho được lập nhằm xác nhận số lượng vật liệu nhập kho làm căn cứ ghi thẻ kho ( biểu số 3)
+ Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên:
liên 1: phòng kế hoạch lưu lại
liên 2: giao cho thủ kho để ghi vào thẻ kho. định kỳ thủ kho giao lại cho phòng kế toán
liên 3: giao cho người mua để thanh toán
+ Vật liệu nhập kho được sắp xếp vào đúng chỗ quy định đảm bảo quy định khoa học, hợp lý cho việc bảo quản vật liệu, thuận tiện cho việc theo dõi và xuất kho
Biểu số1
Đơn vị : Công ty bia Việt Hà
HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG
Ngày : 07/712/2007
Đơn vị bán : Công ty DV-TM Quang Trung
Họ tên người mua: Anh Tuấn
Địa chỉ : Công ty bia Việt Hà
Đơn vị tính:đồng
STT
Tên,quy cách sản phẩm,hàng hóa
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1
Gạo tẻ
kg
20.000
4.000
80.000.000
Tổng số tiền: tám mươi triệu đồng chẵn
Người mua Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký tên) (ký tên) (ký tên) ( ký tên)
Biểu số 2
Đơn vị: Công ty bia Việt Hà
PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
Mặt hàng : Gạo tẻ Số lượng : 20.000 kg
Kết quả kiểm tra: Đạt tiêu chuẩn
Ngày 07 Tháng 07 năm2007
Trưởng phòng KCS
(ký tên)
Biểu số 3
CÔNG TY SXKD ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
254 Minh Khai- Hai Bà Trưng- Hà Nội
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 07 tháng 12 năm 2007
Đơn vị nhập : MOO22- Công ty DV - TM Quang Trung
Địa chỉ : Quang Trung - Bỉm Sơn - Thanh hóa
Người giao hàng : Anh Thảo
Số hóa đơn : 87229
Nội dung : Mua gạo tẻ
Tài khoản có : 3311- Phải trả cho người bán ( VNĐ)
Mã kho
Tên vật tư
Tk
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
KVT
NA002- Gạo tẻ
1521
Kg
20.000
4000
80.000.000
Tổng cộng tiền hàng
Chi phí
Thuế giá trị gia tăng
80.000.000
0
4.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán
84.000.000
Bằng chữ: Tám mươi bốn triệu đồng chẵn
Nhập ngày 07 tháng07năm2007
Người lập Người giao Thủ kho Phụ trách Thủ trưởng
phiếu hàng đơn vị
2.1.2 Thủ tục xuất kho vật liệu
Vật liệu sau khi mua về đều sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm và quản lý sản xuất. Khi có nhu cầu dùng đến vật liệu để sản xuất và làm việc, các bộ phận sử dụng lập sổ lĩnh vật tư trình lên phòng kế hoạch vật tư duyệt sau đó trình lên giám đốc duyệt, kế toán vật liệu căn cứ vào sổ lĩnh vật tư đã được duyệt lập phiếu xuất kho
+ Phiếu xuất kho( biểu số 4) được lập nhằm theo dõi chặt chẽ số lượng vật liệu xuất kho cho các bộ phận sử dụng vật liệu của Công ty làm căn cứ hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và tiến hành việc kiểm tra sử dụng, định mức tiêu hao vật tư
+ Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:
Liên 1 : Phòng kế toán lưu
Liên 2 : Thủ kho sử dụng để ghi vào thẻ kho và chuyển cho kế toán vật liệu ghi sổ kế toán chi tiết
Liên 3 : Giao cho người lĩnh vật tư
Tại kho khi nhận được phiếu xuất kho, thủ kho xuất vật liệu cho phân xưởng và căn cứ vào số thực xuất để ghi vào cột thực xuất trong phiếu xuất kho
Ví dụ:
Ngày 31/ 07/2006 phân xưởng sản xuất có nhu cầu về vật liệu chính phục vụ cho sản xuất.Yêu cầu này được phòng tài vụ duyệt và viết phiếu xuất kho( biểu số4)
Biểu số 4
CÔNG TY SXKD ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
254 Minh Khai - Hai Bà Trưng- Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 31 tháng 12 năm2007
Đơn vị nhận : NM01 – Nhà máy bia Việt Hà
Địa chỉ : 254 Minh Khai
Người nhận hàng : Anh Đức
Nội dung : NLSXT- 07/2007
Stt
Mã kho
Mã VT
Tên vật tư
Tk nợ
Tk có
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Kvt
NA002
Gạo tẻ
621101
1521
Kg
72500
4000
290.000.000
Tổng cộng:
290.000.000
Bằng chữ: Hai trăm chín mươi triệu đồng chẵn
Xuất ngày31tháng07năm2007
Người lập Người nhận Thủ kho Phụ trách Kế toán Giám đốc
phiếu hàng kho trưởng
2.2 Phương pháp kế toán chi tiết NL,VL tại Công ty bia Việt Hà
Kế toán chi tiết vật liệu là một bộ phận quan trọng trong tổ chức công tác kế toán chi tiết vật liệu, là việc ghi chép số liệu luân chuyển chứng từ giữa kho và phòng kế toán trên các chỉ tiêu số lượng và giá cả vật liệu, từng loại vật liệu, từng kho vật liệu. Có thể khái quát công tác hạch toán chi tiết vật liệu ở Công ty theo sơ đồ sau:
Sơ đồ trình tự kế toán chi tiết vật liệu tại Công ty
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Phiếu nhập kho
Sổ kế toán chi
tiết vật tư
Bảng kê tổng hợp nhập- xuất
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối quý
Quan hệ đối chiếu
Như vậy Công ty bia Việt Hà tổ chức kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Với phương pháp ghi thẻ song song, việc theo dõi chi tiết nhập- xuất- tồn các loại vật liệu được tổ chức ở cả kho và phòng kế toán
Tại kho:
- Việc ghi chép tình hình nhập - xuất- tồn kho do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng. Mỗi loại vật liệu được ghi chép theo dõi trên một thẻ kho
- Khi nhận được các chứng từ kế toán về nhập, xuất, kho vật liệu, thủ kho kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ, kiểm tra đối chiếu số lượng,số liệu thực tế nhập kho, xuất kho với số liệu ghi trên phiếu nhập,phiếu xuất. Sau đó thủ kho ghi số lượng thực xuất vật liệu, công cụ dụng cụ vào thẻ kho. Các chứng từ nhập-xuất hàng ngày được thủ kho phân loại thành phiếu nhập, phiếu xuất riêng cho từng loại
- Mỗi thẻ kho có thể được mở trên một hay nhiều tờ tùy thuộc vào khối lượng nghiệp vụ nhập - xuất phát sinh của từng thứ vật liệu
Tại phòng kế toán
- Kế toán mở sổ chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ để ghi chép tình hình nhập xuất và tồn kho của từng thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng kho dùng cho cả năm . Vào cuối mỗi quý, thủ kho gửi các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu,công cụ,dụng cụ lên phòng tài chính. Các chứng từ này đã được phân loại theo từng thứ vật liệu. Kế toán sẽ tổng hợp số liệu ở các chứng từ này để ghi vào sổ chi tiết vật liệu,công cụ,dụng cụ.Sổ này theo dõi cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị. Đơn giá vật liệu, công cụ ,dụng cụ dùng để ghi sổ là giá bình quân gia quyền của tổng số lượng vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Cuối mỗi tháng sẽ có sự kiểm tra đối chiếu số liệu giữa thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu,công cụ,dụng cụ và số liệu kế toán tổng hợp
- Với sổ chi tiết vật liệu chính TK1521 tháng 12/2007(biểu số 6) kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho theo thứ tự thời gian ghi từng dòng vào sổ, ghi đầy đủ số lượng và số tiền .Từ số liệu tổng hợp trên sổ chi tiết vật tư của 3 tháng trong quý, cuối quý kế toán tính ra số liệu tổng hợp , đối chiếu và lập bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn vật tư (biểu số 7)
- Có thể nói kế toán vật liệu là một trong những khâu quan trọng trong công tác kế toán vật liệu nói riêng và công tác kế toán nói chung . việc kế toán sử dụng phương pháp ghi sổ song song để hạch toán chi tiết vật liệu ở công ty còn một số hạn chế. Do Công ty có nhiều chủng loại vật liệu nên ghi chép theo phương pháp này tương đối nhiều, chưa tiết kiệm được chi phí lao động trong quản lý vật liệu
Biểu số 5
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY SXKD ĐẦU T Ư VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
THẺ KHO
Kho KVT : Kho vật tư - TK : 1521
Mã NA002 :Gạo tẻ - Đvt: kg
Từ ngày: 01/07/2006 đến ngày: 30/09/2007
Tồn đầu: 10.450
Chứng từ
Tên Khách hàng
Diễn giải
Sl nhập
Sl xuất
Sl tồn kho
ký XN của kế toán
Ngày
Số
07/07/2006
PN 344
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long)
Mua gạo tẻ
20. 000
30.450
09/07/2006
PN 358
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long)
Mua gạo tẻ
28. 000
.
58.450
31/07/2006
PN 387
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long)
Mua gạo tẻ
28. 500
.
86.950
31/07/2006
PX 306
Nhà máy Bia Việt Hà
Nhận NL SX T-07/2006
72 .500
14.450
10/08/2006
PN 404
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long)
Mua gạo tẻ
28. 000
.
42.450
18/08/2006
PN 421
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long)
Mua gạo tẻ
27. 250
.
69.700
31/08/2006
PN 449
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long)
Mua gạo tẻ
20. 000
.
89.700
31/08/2006
PX 364
Nhà máy Bia Việt Hà
Nhận NL SX T-08/2006
71. 050
18.650
15/09/2006
PN 465
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long)
Mua gạo tẻ
28. 200
.
46.850
25/09/2006
PN 481
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long)
Mua gạo tẻ
28. 500
.
75.350
29/09/2006
PX 396
Nhà máy Bia Việt Hà
Nhận NL SX T09/2006
75. 250
100
Tổng cộng: 280 450 218 800 100
Ngày …tháng…năm
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
Biểu số 6
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY SXKD ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ
Kho KVT : Kho vật tư - TK : 1521
Mã NA002 :Gạo tẻ - Đvt: kg
Từ ngày: 01/07/2007 đến ngày: 30/09/2007
Tồn đầu kỳ: 10.450 41.800.000
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
T/khoản đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Ngày
Số
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
07/07/2006
PN 344
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long) - M0022
Mua gạo tẻ
3311
4 000
20.000
80.000.000
19/07/2006
PN 358
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long) - M0022
Mua gạo tẻ
3311
4 000
28.000
112.000.000
31/07/2006
PN 387
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long) - M0022
Mua gạo tẻ
3311
4 000
28.500
114.000.000
31/07/2006
PX 306
Nhà máy Bia Việt Hà - NM01
Nhận NL SX T-07/2006
621101
4 000
72.500
290.000.000
10/08/2006
PN 404
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long) - M0022
Mua gạo tẻ
3311
4 000
28.000
112.000.000
18/08/2006
PN 421
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long) - M0022
Mua gạo tẻ
3311
4 000
27.250
109.000.000
31/08/2006
PN 449
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long)- M0022
Mua gạo tẻ
3311
4 000
20.000
80.000.000
31/08/2006
PX 364
Nhà máy Bia Việt Hà - NM01
Nhận NL SX T-08/2006
621101
4 000
71.050
284.200.000
15/09/2006
PN 465
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long) - M0022
Mua gạo tẻ
3311
4 000
28.200
112.800.000
25/09/2006
PN 481
Công ty DV - TM Quang Trung
( Ng. Bá long) - M0022
Mua gạo tẻ
3311
4 000
28.500
114.000.000
29/09/2006
PX 396
Nhà máy Bia Việt Hà - NM01
Nhận NL SX T09/2006
621101
4 000
75.250
301.000.000
Tổng cộng
208.450
833.800.000
218.800
875.200.000
Tồn cuối kỳ
100
400.000
Ngày …tháng…năm
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
biểu số 7
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY SXKD ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN
Kho: KVT - Kho vật tư
TK 1521: Nguyên vật liệu chính
Từ ngày: 01/07/2007 đến ngày: 30/09/2007
Stt
Mã
vật tư
Tên vật tư
Đvt
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
1
NA002
Gạo tẻ
kg
10.450
41.800.000
208.450
833.800.000
218.800
875.200.000
100
400.000
2
NA003
Hoa Huplon Đức thơm 8%
kg
1.375
233.589.169
10.88.6
184.934.667
286.4
48.654.502
3
NA004
Hoa Huplon Đức đắng 10%
kg
1.082
99.643.891
510
41.727.272
1.530,4
135.976391
62
5.394772
4
NA006
Hoa húplon viên
kg
510
51.000.000
510
51.000.000
5
NA009
Men giống
ống
2
40.826.409
2
40826.409
6
NA010
Khí CO2
kg
12.750
25.921.429
12.750
25.921.429
7
NA011
Thuốc chống váng
kg
1.9
25.865
1.9
25.865
8
NA016
Malt Hà Lan
kg
72.600
440.769.192
662.500
3.975.000.000
500.650
3.009030.747
234.450
1.406738.445
Tổng cộng
815.828.117
4.968.275.110
4.271.889.643
1.512.213.584
Ngày …tháng…năm
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.3 Phương pháp tính giá gốc NL,VL tại Công ty
Công ty bia Việt Hà sử dụng giá thực tế không sử dụng giá hạch toán
Đối với vật liệu nhập kho
Giá VL = Giá mua + CP phát sinh + Thuế NK + Thuế GTGT + Các CP
nhập kho thực tế trong quá (Nếu là (phần sản xuất bia mua hàng
trình mua hàng NK) ko được khấu trừ ) khác
Kể từ đầu năm 1999 khi áp dụng thuế VAT thì giá VL của Công ty bao gồm cả thuế VAT đầu vào. Bởi vì sản phẩm của Công ty là bia hơi nên Công ty phải nộp thuế TTĐB và không được khấu trừ vào thuế VAT đầu vào
Hình thức Công ty thu mua vật liệu là trọn gói nên vật liệu mua về nhập kho là kế toán có thể tính ngay giá trị thực tế của số vật liệu đó
Ví dụ: ngày 12/11/2007 Công ty mua Malt úc + Hà lan phải chịu thuế 10%, không có phát sinh chi phí trong quá trình mua
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 12 tháng 11 năm 2007
Đơn vị nhập CTOO6- Công ty cổ phần Việt Hà
Địa chỉ: 57 Quỳnh Lôi & 493 Trương Định
Người giao hàng : Anh Thảo
Nội dung: Mua Malt úc + Hà Lan
Tài khoản có : 3311 - Phải trả cho người bán ( VNĐ)
Mã kho
Tên vật tư
Tk
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
KVT
NAO12-Malt úc
1521
Kg
600
6618
3.970.909
KVT
NAO12-Malt úc
1521
Kg
149.400
6618
988.756.092
KVT
NAO16-Malt Hà Lan
1521
Kg
237.650
6618
1.572.811.181
Tổng cộng tiền hàng
Chi phí
Thuế giá trị gia tăng
2.565.538.182
0
256.553.818
Tổng cộng tiền thanh toán
2.822.092.000
Bằng chữ: Hai tỷ, tám trăm hai mươi triệu, chín mươi hai nghìn đồng chẵn
Nhập ngày…tháng…năm
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Phụ trách kho Thủ trưởng đơn vị
Đối với vật liệu xuất kho
Vật liệu xuất kho tại Công ty được tính theo phương pháp bình quân gia quyền phương pháp này tính như sau:
Đơn giá bình Giá trị thực tế NL,VL + Giá trị thực tế NL,VL
quân gia quyền tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
cả kỳ dự trữ =
Số lượng NL,VL + Số lượng NL,VL
tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Sau đó đã có đơn giá thực tế xuất kho của từng loại vật liệu kế toán áp dụng vào phiếu xuất kho cho từng đối tượng sử dụng, từ đó tính ra giá thực tế vật liệu xuất dùng
Giá trị thực tế = Số lượng NL,VL x Đơn giá bình quân
xuất kho xuất kho gia quyền
Ví dụ:
Căn cứ vào số lượng và giá trị tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính ra giá trị vật liệu xuất kho
Stt
Mã vật tư
Tên vật tư
Đvt
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
SL
Giá trị
SL
Giá trị
SL
Giá trị
1
NA002
Gạo tẻ
Kg
10450
41800000
208450
833800000
218800
875200000
+ ĐGBQGQ = 41800 + 833800000 = 875600000 = 4000 (đồng)
cả kỳ dự trữ 10450 + 208450 218900
+ Giá thực tế xuất kho = 218800 x 4000 = 875200000
III- KẾ TOÁN TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT NGUYÊN LIỆU,VẬT LIỆU
1/ Tài khoản kế toán đơn vị thực tế sử dụng: Tk 152
Kế toán nguyên vật liệu áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi và phản ánh thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu trên sổ kế toán sử dụng các tài khoản:
- TK 152: Nguyên liệu vật liệu chi tiết
+ TK1521: Nguyên vật liệu chính (hạch toán chi tiết)
+ TK1522: Nguyên vật liệu phụ
+ TK 1523: Nguyên liệu
+ TK 1524 : Phụ tùng thay thế
+ TK 1526: Vật tư, công cụ bán hàng
- Khi nhập vật tư, công ty chỉ hạch toán qua tài khoản 331:
TK331 (hạch toán cho từng mã nhà cung cấp)
2/ Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Hiện nay tại công ty bia Việt Hà đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi kế toán tổng hợp nhập - xuất vật liệu. Song song với công việc hạch toán chi tiết vật liệu hàng ngày kế toán tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu là công việc không thể thiếu trong công tác hạch toán vật liệu
2.1 Kế toán tổng hợp các truờng hợp nhập kho NL,VL
Vật liệu trong Công ty chủ yếu là mua ngoài quan hệ thanh toán với các nhà cung cấp do đó kế toán tổng hợp nhập vật liệu luôn gắn với kế toán thanh toán, với người cung cấp vật liệu
Với hình thức NKCT thì việc hạch toán tổng hợp vật liệu ở Công ty hiện đang sử dụng :
- NKCT số 1: Ghi có TK 111: Tiền Mặt
- NKCT số 2: Ghi có TK 112: Tiền gửi ngân hàng
- NKCT số 5: Ghi có TK 331: Phải trả người bán
Trình tự ghi sổ tổng hợp nhập vật liệu
Kế toán căn cứ vào hóa đơn bên bán, phiếu kiểm tra chất lượng hàng hóa, phiếu nhập kho đồng thời căn cứ vào phiếu chi ( đối với vật liệu mua bằng tiền mặt ), hoặc giấy báo Nợ của ngân hàng ( đối với vật liệu mua bằng tiền gửi ngân hàng ) để ghi vào bảng kê chi tiết vật liệu
Bảng kê được lập hàng tháng, ghi lần lượt thứ tự theo phiếu nhập kho. Mỗi phiếu nhập kho được ghi lần lượt vào từng dòng của Bảng kê nhập vật tư
Bảng kê chi tiết nhập vật tư bao gồm các cột ghi số thứ tự, ngày tháng nội dung, nội dung của phiếu nhập kho, cột ghi tài khoản đối ứng và cột ghi giá của phiếu nhập kho (biểu số 8)
Cùng với việc phản ánh giá trị của vật liệu nhập kho, tại Công ty còn theo dõi chặt chẽ tình hình thanh toán với người bán theo chứng từ thanh toán
Đối với vật liệu mua ngoài chưa trả tiền người bán kế toán Công ty sử dụng sổ chi tiết TK331 để theo dõi tình hình thanh toán với người bán, sau đó tổng hợp cuối tháng ghi NKCT số 5. Ghi có TK 331 đối ứng TK 152. NKCT số 5 được mở hàng tháng dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK331: Phải trả người bán, đối ứng bên Nợ các TK khác có liên quan.
Ví dụ: Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và các chứng từ khác có liên quan để tiến hành lập Bảng kê phiếu nhập một vật tư TK 1521- Vật liệu chính Biểu số 8
BẢNG KÊ PHIẾU NHẬP CỦA MỘT VẬT TƯ
Mã NA002 : Gạo tẻ - Đvt : kg
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày : 30/09/2007
Chứng từ
Tên khách
Mã
vv
Mã
nx
Mã
kho
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ngày
Số
07/07/06
PN 344
Công ty DV-TM Quang Trung
3311
KVT
20.000
4.000
80.000.000
19/07/06
PN 358
Công ty DV-TM Quang Trung
3311
KVT
28.000
4.000
112.000.000
31/07/06
PN 387
Công ty DV-TM Quang Trung
3311
KVT
28.500
4.000
114.000.000
10/08/06
PN 404
Công ty DV-TM Quang Trung
3311
KVT
28.000
4.000
112.000.000
18/08/06
PN 421
Công ty DV-TM Quang Trung
3311
KVT
27.250
4.000
109.000.000
31/08/06
PN 449
Công ty DV-TM Quang Trung
3311
KVT
20.000
4.000
80.000.000
15/09/06
PN 465
Công ty DV-TM Quang Trung
3311
KVT
28.200
4.000
112.800.000
25/09/06
PN 481
Công ty DV-TM Quang Trung
3311
KVT
28.500
4.000
114.000.000
Tổngcộng: 208.450 833.800.000
Ngày …tháng …năm
Người lập biểu Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Biểu số 9
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY SXKD ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
TỔNG HỢP HÀNG NHẬP KHO
Kho: KVT - Kho vật tư
TK 1521: Nguyên vật liệu chính
Từ ngày: 01/07/2007 đến ngày: 30/09/2007
Stt
Mã vật tư
Tên vật tư
Đvt
Số lượng
Giá trị
1
NA002
Gạo tẻ
kg
208.450
833.800.000
2
NA004
Hoa Huplon Đức đắng 10%
kg
510
41.727.272
3
NA006
Hoa húplon viên
kg
510
51.000.000
4
NA009
Men giống
ống
2
40.826.409
5
NA010
Khí CO2
kg
12.750
25.921.429
6
NA016
Malt Hà Lan
kg
662.500
3.975.000.000
2.2 Kế toán tổng hợp các trường hợp xuất kho NL,VL
Vật liệu ở Công ty bia Việt Hà sau khi mua về chủ yếu là sử dụng cho công việc sản xuất sản phẩm, để thực hiện sản xuất sản phẩm, hàng hóa theo nguyên tắc kinh doanh. Bởi vậy kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu trong doanh nghiệp phải phản ánh kịp thời, tính toán, phân bổ giá thực tế vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng như các đối tượng tập hợp chi phí
Thực tế ở Công ty xuất phát từ công tác tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, công tác quản lý giá thành thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là loại sản phẩm bia hơi. Để phản ánh kịp thời, phân bổ chính xác, đúng đối tượng, giá thực tế vật liệu xuất dùng, kế toán tổng hợp vật liệu phải được tiến hành trên cơ sở các chứng từ xuất vật tư. Căn cứ vào các chứng từ xuất vật liệu đã thu nhận kế toán tiến hành phân loại chứng từ xuất vật liệu theo từng loại, từng nhóm vật liệu sử dụng
Để phản ánh quá trình xuất vật liệu hợp lý, kế toán Công ty sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
TK 621: Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp
TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 641: Chi phí bán hàng
TK 642: Chi phí quản lý DN
TK 1421: Chi phí trả trước ngắn hạn
Trình tự ghi sổ tổng hợp xuất kho vật liệu:
Để tổng hợp được giá trị của vật liệu xuất dùng trong kỳ trước hết các chứng từ và phiếu xuất kho vật liệu bằng phương pháp xác định giá trị vật liệu thực tế xuất dùng cho từng loại vật liệu. Căn cứ vào các chứng từ vật tư kế toán lập bảng kê xuất kho vật tư bảng kê xuất kho vật tư là 1 loại sổ chi tiết dùng để thống kê toàn bộ các chứng từ xuất kho vật liệu để ghi vào tài khoản ghi Nợ tương ứng cho từng chứng từ. Bảng kê xuất vật tư được mở theo từng kho, từng tháng, trong đó mỗi chứng từ ghi một dòng lần lượt ghi theo thời gian phát sinh chứng từ
Ví dụ: căn cứ vào phiếu xuất kho ngày 31/07/2007 xuất kho vật liệu chính cho phân xưởng sản xuất bia phục vụ sản xuất trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 621101 : 290.000.000
Có TK 1521 : 290.000.000
Sau đó kế toán căn cứ vào chứng từ xuất vật tư trong tháng lập Bảng kê phiếu xuất vật tư TK 1521( Biểu số 12)
Cuối kỳ căn cứ vào Bảng kê xuất vật tư (ghi có TK 152) của ba tháng kế toán tổng hợp số liệu theo các mục đích sử dụng tưong ứng với các TK kế toán phản ánh đối tượng sử dụng vật tư đó
Ví dụ :
Cuối quý III/ 2007 kế toán Công ty đã tập hợp được số liệu tổng hợp từ các Bảng kê phiếu xuất vật tư của ba tháng để lập Bảng phân bổ vật liệu và căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Hàng tháng, từ chứng từ gốc kế toán lập các Bảng kê xuất vật tư, từ các bảng kê xuất vật tư cuối mỗi quý kế toán lập Bảng phân bổ vật liệu , nhằm mục đích phản ánh giá thực tế vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng :
Cuối quý kế toán căn cứ vào các Bảng kê và NKCT số 7 để ghi vào sổ cái TK 152( Biểu số 14 )
Biểu số 10
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY SXKD ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT CỦA MỘT VẬT TƯ
Mã NA002 : Gạo tẻ - Đvt : kg
Từ ngày: 01/07/2007 đến ngày : 30/09/2007
Chứng từ
Tên khách
Mã vv
Mã nx
Mã kho
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ngày
Số
31/07/2007
PX 306
Nhà máy Bia Việt Hà
621101
KVT
72.500
4.000
290.000.000
31/08/2007
PX 364
Nhà máy Bia Việt Hà
621101
KVT
71.050
4.000
284.200.000
29/09/2007
PX 396
Nhà máy Bia Việt Hà
621101
KVT
75.250
4.000
301.000.000
Tổng cộng : 218.800 875.200.000
Ngày …tháng… năm…
Người lập phiếu Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Biểu số 11
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY SXKD ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
BẢNG KÊ SỐ 3
Tính giá thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ ( TK 152. TK 153)
Từ ngày 01/07/2007 đến ngày 30/09/2007
Stt
Chỉ tiêu
Tk 152
Nguyên liệu,vật liệu
Tk 153
Công cụ, dung cụ
Tổng cộng
1
I Số dư đầu tháng
3.557.179.667
562.646.555
4.119.826.222
2
II Số phát sinh trong kỳ
10.129.669.254
634.601.881
10.764.271.135
3
Từ NKCT số 5( Ghi có TK 331)
10.129.669.254
634.601.881
10.764.271.135
4
III Cộng số dư đầu tháng va phát sinh
13.686.848.921
1.197.248.436
14.884.097.357
5
IV Xuất dùng trong tháng
7.207.470.144
589.316.237
7.796.786381
6
V Số dư cuối kỳ
6.479.378.777
607.932.199
7.087310.976
Ngày… tháng… năm …
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(ký, họ tên) ( ký, họ tên)
Biểu số 12
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Mẫu số 07 - VT
CÔNG TY SXKD ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trởng BTC)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
Đơn vị tính: đồng
Tk ghi có
TK152
TK153
Tổng cộng
TK ghi nợ
142 Chi phí trả trước ngắn hạn
387,432,294
387,432,294
621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
5.069.640.018
13,175,000
5,082,815,018
6211 Chi phí NVL trực tiếp: SP Bia
4.775.125.456
4.775.125.456
6212 Chi phí NVL trực tiếp: SP Nước OPAL
294.514.562
13.175.000
307.689.562
627 Chi phí sản xuất chung
100,897,744
34,681,417
135,579,161
6271 Chi phí sx chung: SP Bia
90.814.094
33.053.417
123.867.511
6272 Chi phí sx chung: SF Nước OPAL
10.083.650
1.628.000
11.711.650
641 Chi phí bán hàng
1,821,703,820
118,769,331
1,940,473,151
6411 Chi phí bán hàng: SF Bia
1.103.745.936
13,.493.022
1.117.238.958
6412 Chi phí bán hàng: SF Nước OPAL
68.321.068
25.087.658
93.408.726
6414 Chi phí vận chuyển bia cho đại lý
612.218.411
58.060.651
670.279.062
6415 Chi phí cho thuê bom két chứa bia tại đại lý
37418405
22.128.000
59.546.405
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
215,228,562
35,258,195
250,486,757
Tổng cộng
7,207,470,144
589,316,237
7,796,786,381
Biểu số 13
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY SXKD ĐẦU T VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
BẢNG KÊ SỐ 4
STT
Tk Ghi Có
TK152
TK153
TK334
TK338
TK621
TK622
TK627
Các TK NKCT
Tổng cộng
Tk Ghi Nợ
NKCT số 1
NKCT số 2
NKCT số 5
1
154 Chi phí SXKD dở dang
5,122,815,018
1,431,933,323
1,174,180,568
7,728,928,909
2
1541 Chi phí SXKD dở dang: Bia
4,775,125,456
1,314,885,574
1,094,764,554
7,184,775,584
3
1542 Chi phí SXKD dở dang: Nước
347,689,562
117,047,749
79,416,014
544,153,325
4
621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
5,069,640,018
13,175,000
5,122,815,018
5
6211 Chi phí NVL trực tiếp: SP Bia
4,775,125,456
4,775,125,456
6
6212 Chi phí NVL trực tiếp: SP Nước OPAL
294,514,562
13,175,000
347,689,562
7
622 Chi phí nhân công trực tiếp
1,341,917,356
90,015,967
1,431,933,323
8
6221 Chi phí nhân công trực tiếp SX Bia
1,234,522,411
80,363,163
1,314,885,574
9
6222 Chi phí nhân công trực tiếp SX Nước
107,394,945
9,652,804
117,047,749
10
627 Chi phí sản xuất chung
100,897,744
34,681,417
206,176,382
9,234,971
78,368,842
461,863,234
1,528,000
1,174,180,568
11
6271 Chi phí sx chung: SP Bia
90,814,094
33,053,417
206,176,382
9,234,971
39,319,500
461,863,234
1,528,000
1,094,764,554
12
6272 Chi phí sx chung: SP Nước OPAL
10,083,650
1,628,000
39,049,342
79,416,014
13
635 Chi phí tài chính
274,579,200
293,221,572
14
6354 Khấu hao nhà cho thuê tài chính
18,642,372
15
6359 Chi phí tài chính khác
274,579,200
274,579,200
Biểu số 14
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY SXKD ĐẦU T VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Từ ngày: 31/07/2007 đến ngày: 31/07/2007
Số d đầu kỳ:
6555808921
STT
Chứng từ
Tên Khách hàng
Ngời giao dịch
Diễn giải
TK đ/
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
1
PN 382
7/31/2007
Bùi Tuấn Anh
Tuấn Anh
Mua Vật t
3311
1,800,000
2
PN 383
7/31/2007
Nguyễn Thị Hòa
Chị Hoà
Mua ga Tháng 7/2007
3311
6,768,000
3
PN 384
7/31/2007
Ông Hồ Kim Quí
Anh Quý
In Cataro Công ty
3311
100,000,364
4
PN 386
7/31/2007
Nguyễn Đình Thảo
Anh Thảo
Mua Nớc cất
3311
300,000
5
PN 387
7/31/2007
Công ty DV - TM Quang Trung ( Ng. Bá long))
Anh Thảo
Mua gạo tẻ
3311
114,000,000
6
PN 388
7/31/2007
Công ty Cổ phần Việt Hà
Anh Thảo
Mua Malt hàLan
3311
192,000,000
7
PN 390
7/31/2007
Bùi Tuấn Anh
Bùi Tuấn Anh
Mua CO2
3311
13,912,500
8
PN 395
7/31/2007
Bùi Tuấn Anh
Tuấn Anh
Mua Xăng lẻ
3311
1,536,795
9
PN 396
7/31/2007
Cty TNHH TM và sản xuất Việt Trung
Anh Thảo
Mua NaoH
3311
11,000,000
10
PN 397
7/31/2007
Nguyễn Thị Hòa
Chị Hoà
Nhập Ga T-07/2007
3311
1,353,600
11
PN 07/NK
7/31/2007
APV
Bùi Tuấn Anh
Nhập điều chỉnh phụ tùng máy lạnh nhanh của PN04/NK ngày 29/05/2007
3311
1,829,520
12
PN 07/NK
7/31/2007
APV
Bùi Tuấn Anh
Nhập điều chỉnh phụ tùng máy lạnh nhanh của PN04/NK ngày 29/05/2007
3311
1,012,881
13
PN 24
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Chị Năm
Thu hồi PLiệu T-07/2007
1541
14
HD 85615
7/31/2007
Khách lẻ
63234
15
PX 303
7/31/2007
Bộ phận văn phòng
Chị Hoà nhà ăn
Nhận Ga nấu T/07-2007
6422
6,768,000
16
PX 304
7/31/2007
Bộ phận văn phòng
Anh Sơn
Quảng bá Công ty
6423
100,000,364
17
PX 306
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Cờng
Nhận NL SX T-07/2007
621101
1,400,469,429
18
PX 306
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Cờng
Nhận NL SX T-07/2007
621102
81,394,120
19
PX 306
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Cờng
Nhận NL SX T-07/2007
621103
72,202,000
20
PX 306
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Cờng
Nhận NL SX T-07/2007
64152
699,049
21
PX 307
7/31/2007
Nhà máy nớc Opal
Anh Dũng Opat
Nhận VT SX
621202
37,693,167
22
PX 307
7/31/2007
Nhà máy nớc Opal
Anh Dũng Opat
Nhận VT SX
621202
26,500,000
23
PX 307
7/31/2007
Nhà máy nớc Opal
Anh Dũng Opat
Nhận VT SX
62722
900,000
24
PX 309
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Cờng
Nhận VT SC
62712
1,035,000
25
PX 309
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Cờng
Nhận VT SC
62712
436,981
26
PX 310
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Cờng
Nhận VT SC
62712
335,044
27
PX 310
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Cờng
Nhận VT SC
64152
6,175,824
28
PX 311
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Cờng
Huỷ do đã xuất ở PX 297
62712
29
PX 311
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Cờng
Huỷ do đã xuất ở PX 297
62712
30
PX 312
7/31/2007
Nhà máy nớc Opal
Anh Quynh+Thắng
Trang bị Đại lý nớc
64123
3,080,078
31
PX 313
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Nam MKT
Trang bị đại lý Bia
64113
103,300,432
32
PX 313
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Nam MKT
Trang bị đại lý Bia
64113
124,066,254
33
PX 313
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Nam MKT
Trang bị đại lý Bia
64123
1,772,810
34
PX 314
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
anh Nam
Trang bị Đại lý Bia
64123
1,987,865
35
PX 315
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Chị Hơng KCS
Nhận VT SX
621101
20,389,570
36
PX 315
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Chị Hơng KCS
Nhận VT SX
62712
630,000
37
PX 316
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Long 1387
Nhận Xăng chạy xe
64142
3,014,277
38
PX 317
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Vinh 2157
Nhận xăng T-07/2007
64142
9,828,743
39
PX 318
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Tuấn+Long 5917
Xăng Tuấn.400+Long .450
64142
8,540,452
40
PX 319
7/31/2007
Bộ phận văn phòng
Vui+Chinh+Khả+Đại+Doanh
V.700+C.600+K.300+Đ.K.900+D.600
6422
31,998,124
41
PX 320
7/31/2007
Nhà máy nớc Opal
Anh Thắng 2126
Nhận xăng T-07/2007
64122
4,521,416
42
PX 321
7/31/2007
Nhà máy nớc Opal
Anh Định 0958
Nhận xăng T-07/2007
64122
6,170,320
43
PX 322
7/31/2007
Nhà máy nớc Opal
Anh Lễ+Long 4302
Nhận xăng T-07/2007
64122
4,923,319
44
PX 323
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Vinh Đội xe
Nhận dầu cho Đội T-07/2007
64142
209,000,596
45
PX 324
7/31/2007
Nhà máy nớc Opal
Anh Lộc 4763
nhận Dầu T-07/2007
64122
3,859,012
46
PX 326
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Long 5917
Nhận Dầu máy
64142
141,766
47
PX 327
7/31/2007
Bộ phận văn phòng
Chị Hoà
Nhận Ga Nấu T-07/2007
6422
1,353,600
48
PX 328
7/31/2007
Nhà máy Bia Việt Hà
Anh Cờng
xuất bổ sung giá trị cho PX 218 ngày 31/05/2007
62712
2,842,401
CHƯƠNG III
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
Nhận xét chung về tổ chức kế toán NVL ở Công ty bia Việt Hà
Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của công ty bia Việt Hà nói riêng chi phí về nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xuất phát từ vị trí, vai trò của vật liệu đối với quá trình sản xuất mà người ta tăng cường công tác quản lý vật liệu và hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu mục đích tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, thực hiện mục tiêu kinh doanh hiệu quả lợi nhuận cao và không ngừng mở rộng sản xuất cả về quy mô và mẫu mã sản phẩm
Vấn đề nêu trên được các doanh nghiệp đặc biệt lưu tâm đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế thị trường nước ta chuyển mình từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước trên cơ sở quản lý vĩ mô nhà nước định hướng cho các doanh nghiệp hoạt động các doanh nghiệp tự nghiên cứu, tìm cho mình sản phẩm phù hợp và có hiệu quả nhất sản phẩm đó có tồn tại được hay không cần phải có sự hiểu biết sâu sắc những quy luật khắt khe của thị trường như quy luật cạnh tranh quy luật cung cầu quy luật giá trị ..nhận thức được những vấn đề này ban lãnh đạo công ty đã kiện toàn bộ máy quản lý bộ máy kế tóan và đặc biệt quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí trong đó có chi phí nguyên vật liệu
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển công ty bia việt hà vẫn luôn khẳng định đựoc vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân do nhu cầu tiêu thụ về sản phẩm ngày càng tăng lên . bên cạnh đó cũng có rất nhiều công ty trong và ngoài nước đều kinh doanh mặt hàng này và cho ra đời những sản phẩm mới lạ hấp dẫn mặc dù vậy công ty bia việt hà luôn luôl phát triển lấy thu bù chi và có lãi. để thực hiện tối đa hóa lợi nhuận Công ty đã năng động đưa ra nhiều biện pháp kinh tế hiệu quả liên tục đổi mới sản phẩm và tổ chức tốt công tác quản lý và hạch toán ban đầu sự thành công đấy một phần không nhỏ của phòng kế toán vật tư đây là nơi tìm ra nguồn cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng giá rẻ tạo ra những sản phẩm uy tín trên thị trường mà giá cả hợp lý
Ngoài ra còn phải kể đến sự đóng góp của kế toán nguyên vật liệu do đặc thù sản phẩm của công ty mà kế toán vật liệu đã chú ý tới việc tổ chức nguyên vật liệu ở mọi khâu của quá trình sản xuất . qua thời gian thực tập ở công ty, trên cơ sở vận dụng lý luận kết hợp với nghiên cứu tình hình thực tế tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở công ty bia việt hà , em có vài nhận xét sau :
1/Ưu điểm :
Công ty bia Việt Hà đã tổ chức kế toán phù hợp với quy định hiện hành theo quy định chung của nhà nước và hệ thống kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng tài chính. Công ty đã áp dụng tổ chức công tác kế toán tập trung và công tác hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên cùng với việc lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký chứng từ đang tỏ ra thích hợp với điều kiện cụ thể của công ty phù hợp với trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán.
Trong công tác hạch toán ban đầu công ty đã thực hiện lập chứng từ ban đầu ( phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ) theo đúng mẫu quy định các bước trong thủ tục nhập xuất kho cũng đầy đủ và chặt chẽ nguyên vật liệu khi mua về cũng phải qua khâu kiểm tra chất lượng hàng hóa rồi mới đem nhập kho. Khi xuất kho, căn cứ vào phiếu xin lĩnh vật tư, phòng vật tư kiểm tra rồi mới viết phiếu xuất kho. Các chứng từ lập ra đủ số liên quy định và đựơc gửi cho các bộ phận liên quan kịp thời nhanh chóng. Đặc biệt Công ty có kế hoạch thu mua, dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu tương đối chặt chẽ ở các khâu.
Về khâu thu mua vật liệu : Công ty đã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thu mua một số nguyên vật liệu chính. Vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất bia phần lớn là do nhập ngoại (Malt, men giống…) chủng loại phong phú với số lượng lớn tuy vậy mà công ty vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục.
Về khâu dự trữ bảo quản : Công ty luôn dự trữ vật liệu ở mức hợp lý đủ để đảm bảo cho sản xuất từ 3 đến 6 tháng và không gây ứ động vốn do vậy công ty luôn chủ động về kế hoạch sản xuất các kho vật liệu được tổ chức một cách hệ thống hợp lý rộng rãi và thuận lợi cho việc xuất, nhập nguyên vật liệu. Đội ngũ thủ kho có tinh thần trách nhiệm cao nên việc tổ chức nhập, xuất tương đối tốt.
Về khâu sử dụng : mọi nhu cầu sử dụng vật liệu đều được đưa thông qua phòng kỹ thuật để xem xét tính hợp lý hợp lệ của các nhu cầu đó nhằm sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và quản lý tốt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Nhìn chung công tác kế toán vật liệu được thực hiện tương đối đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành phù hợp với tình hình thực tế của công ty đảm bảo theo dõi một cách thường xuyên.
2/ Nhược điểm:
- Thứ nhất: về khâu thu mua, quản lý nguyên liệu, vật liệu
Hiện nay công ty sử dụng một lượng lớn nguyên liệu chính là các sản phẩm nhập ngoại, giá trị nhập rất lớn. Tuy nhiên công ty phải thu mua nguyên liệu chính này qua trung gian chứ không trực tiếp nhập. Điều đó làm cho chi phí mua nguyên liệu nhập ngoại này tăng cao.
Thực trạng công ty là mặt bằng cơ sở sản xuất còn chật hẹp, một số nguyên liệu, vật liệu công ty phải thuê kho bãi để gửi hàng. Đặc biệt là lượng malt nhập ngoại phải thường xuyên gửi dưới Hải Phòng. Thực trạng này khiến Công ty phải chi trả thêm khoản chi phí không nhỏ. Hơn nữa, địa điểm kho bãi xa khiến Công ty không chủ động quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nhất là trong mùa vụ sản xuất cao điểm.
- Thứ hai: về khâu xuất sử dụng nguyên liệu, vật liệu
Hiện nay Công ty mới chỉ tính được định mức sử dụng và lập kế hoạch sản xuất cho một số nguyên liệu, vật liệu chính. Còn các nguyên liệu, vật liệu khác thường khi có phát sinh mới có giấy đề nghị mua hàng. Điều này khiến cho việc dự trữ hàng không được đảm bảo. Bên cạnh đó, việc làm thủ tục nhập chậm có thể xảy ra tình trạng xuất trước nhập sau trên sổ sách, tuy nhiên vẫn trong cùng một kỳ hạch toán.
- Thứ ba: về việc hạch toán nguyên liệu, vật liệu
Về sổ danh điểm vật tư, khi khai báo một loại nguyên liệu, vật liệu mới, phần mềm đã cố định tài khoản vật tư của loại nguyên liệu, vật liệu đó. Bởi vậy khi phát sinh mua thêm nguyên liệu, vật liệu, nhập dữ liệu vào phiếu nhập kho thì máy tính tự động định khoản tài khoản vật tư. Như vậy, việc định khoản là không linh hoạt khi một loại vật tư có thể được sử dụng ở những mục đích khác nhau.
Hiện nay ở Công ty đến cuối tháng mới in sổ tổng hợp nhập xuất tồn kho của vật tư và đối chiếu với bên ban kho, số liệu được lấy của cả 3 tháng trong quý gây khó khăn cho việc kiểm tra, đối chiếu và chỉnh sửa khi có sai sót nhầm lẫn.
Kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà
1/ Một số nguyên tắc khi đưa ra kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, tôn trọng chế độ kế toán. Vì kế toán không chỉ là công cụ quản lí kinh tế của đơn vị mà còn là công cụ quản lí nền kinh tế của Nhà nước. Tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị kinh tế được phép vận dụng cơ chế tài chính và chế độ kế toán trên cơ sở đặc thù của đơn vị chứ không bắt buộc phải dập khuôn hoàn toàn theo chế độ nhưng vẫn phải tôn trọng cơ chế và chế độ kế toán.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả kế toán nguyên liệu, vật liệu trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lí sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả kế toán nguyên liệu, vật liệu phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như phục vụ cho các phần hành kế toán khác.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả kế toán nguyên liệu, vật liệu phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí với mục đích hiệu quả kinh doanh cao.
2/ Một số kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà
Qua thời gian tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Việt Hà em thấy việc hạch toán nguyên vật liệu của Công ty được thực hiện theo đúng quy định, chế độ đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, sau một thời gian đi sâu tìm hiểu từng vấn đề cụ thể em thấy còn những nhược điểm cần khắc phục và hoàn thiện thêm.
Sau đây em xin phép đưa ra một số ý kiến đề xuất và mong rằng những kiên snghị này sẽ là giải pháp mang tính thực tiễn để hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà.
2.1. Về khâu thu mua, quản lý nguyên liệu, vật liệu
Quá trình sản xuất của Công ty đòi hỏi thường xuyên phải sử dụng các nguyên liệu được nhập từ nước ngoài với số lượng lớn. Để giảm các chi phí thu mua nguyên vật liệu, Công ty cần có kế hoạch mua nguyên liệuchi tiết, hợp lý để giảm chi phí khi thu mua và bảo quản nguyên vật liệu.
Được biết Công ty đang có kế hoạch mở rộng sản xuất, xây thêm nhà máy mới, mở rộng mặt bằng. Em kiến nghị Công ty nên bố trí kho bãi hợp lý, đủ để có thể giúp cho việc quản lý vật tư, hàng hoá được chính xác, cụ thể, đảm bảo dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo cho sản xuất cũng như giảm được chi phí thuê khó bãi gửi nguyên vật liệu, thuê vận chuyển nguyên vật liệu.
2.2. Về khâu xuất sử dụng nguyên liệu, vật liệu
Trước mỗi chu kỳ sản xuất, hàng tháng nhà máy cần lập kế hoạch sản xuất trong đó chi tiết định mức sử dụng của các nguyên liệu, vật liệu thường xuyên sử dụng. Đối với các nguyên liệu ít sử dụng hơn thì quản lý kho phải theo dõi để đảm bảo dự trữ, cung cấp cho sản xuất được kịp thời.
2.3. Về việc hạch toán nguyên liệu, vật liệu
Đối với việc hạch toán tài khoản vật tư khi phát sinh tăng vật tư, phần mềm kế toán cần linh động để có thể cùng một mã vật tư, có thể nhập vào những tài khoản vật tư khác nhau tuỳ theo công dụng sử dụng. Như vậy sẽ giảm được lượng danh mục vật tư, tiện cho việc theo dõi, quản lý và việc hạch toán vật tư được chính xác hơn.
Về việc theo dõi lượng nhập xuất nguyên liệu vật liệu và đối chiếu với kho: Cuối tháng, kế toán nguyên liệu vật liệu in bảng tổng hợp nhập xuất tồn để đối chiếu sổ sách với kho để có thể xử lý kịp thời những sai sót nhầm lẫn có thể phát sinh. Cuối quý, kế toán nguyên vật liệu kết hợp với kho để kiểm kê thực tế lượng nguyên vật liệu tồn kho, đảm bảo việc quản lý nguyên vật liệu được chính xác.
MỤC LỤC
Chương I : Các vấn đề chung về kế toán nguyên liệu, vật liệu
I - Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên liệu,vật liệu
Khái niệm và đặc điểm của nguyên liệu,vật liệu
Vai trò của nguyên liệu,vật liệu
II - Phân loại và đánh giá nguyên liệu,vật liệu
Phân loại nguyên liệu,vật liệu
Đánh giá nguyên liệu,vật liệu
III - Nhiệm vụ kế toán nguyên liệu,vật liệu
IV- Thủ tục quản lý nhập- xuất nguyên liệu,vật liệu và các chứng từ kế toán liên quan
Thủ tục nhập kho
Thủ tục xuất kho
Các chứng từ kế toán có liên quan
Phương pháp kế toán chi tiết nguyên liệu,vật liệu
Phương pháp ghi thẻ song song
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Phương pháp sổ số dư (mức dư)
VI- Kế toán tổng hợp nguyên liệu,vật liệu
Kế toán tổng hợp nguyên liệu,vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Kế toán nguyên liệu,vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
ChươngII- Thực tế công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công ty Việt Hà
Đặc điểm chung của doanh nghiệp
Quá trình phát triển của doanh nghiệp
Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị kế toán
Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị thực tập
Thực tế công tác kế toán nguyên liệu,vật liệu
Đặc điểm và phân loại nguyên liệu,vật liệu trong doanh nghiệp
Kế toán chi tiết nguyên liệu,vật liệu ( tr )
III- Kế toán tổng hợp nhập- xuất kho nguyên liệu,vật liệu
Tài khoản kế toán đơn vị thực tế sử dụng TK( tr )
2- Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu( tr )
Chương III - Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán nguyên liệu,vật liệu
I- Nhận xét chung về tổ chức kế toán NVL ở Công ty bia Việt Hà
1- Ưu điểm
2- Nhược điểm
II- Kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà
1- Một số nguyên tắc khi đưa ra kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà
2- Một số kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà
KẾT LUẬN
Nguyên vật liệu ngày càng giữ vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của Công ty bia Việt Hà nói riêng, nó không những liên quan đến chất lượng sản phẩm, đến chi phí sản xuất… và đặc biệt trong điều kiện như hiện nay khi công nghiệp ngày càng phát triển thì kéo theo tiêu dùng nguyên liệu,vật liệu cũng phát triển theo. Việc quản lý và hạch toán nguyên liệu,vật liệu là một coong việc phức tạp đòi hỏi phải tốn nhiều công sức, cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sau thời gian thực tập tại Công ty bia Việt Hà em đã hoàn thành bản báo cáo với chuyên đề nguyên liệu,vật liệu
Bản báo cáo này đề cập đến cơ sở lý luận của công tác quản lý và hạch tóan nguyên liệu,vật liệu nói chung cũng như thực tế công tác kế toán nguyên liệu,vật liệu tại Công ty bia Việt Hà nói riêng. Qua đó nêu lên được những ưu điểm và những cố gắng của Công ty trong việc từng bước hoàn thiên công tác kế toán để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao như hiện nay, đồng thời cũng nêu mặt hạn chế vướng mắc trong việc hạch toán nguyên liệu,vật liệu và em xin được mạnh dạn nêu ra những ý kiến và đề suất một số phương hướng mong góp phần nhỏ bé nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và hạch toán nguyên liệu,vật liệu của Công ty.
Trong điều kiện thời gian có hạn, bản báo cáo này mới chỉ phản ánh được nét chung nhất về kế toán nguyên liệu,vật liệu , mới chỉ ghi sâu một số vấn đề chủ yếu. Song do thực tế và kinh nghiệm bản thân chưa có được sự góp ý chân thành từ các thầy cô giáo cũng như của các bộ kế toán của Công ty bia Việt Hà.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn và cô giáo bộ môn cũng như sự giúp đỡ của cán bộ, nhân viên phòng kế toán Công ty đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập.
Hà nội, tháng 04 năm2008
Người thực hiện
Sinh viên:Lê Khắc Dương Hoà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT02.docx