Tài liệu Đề tài Kế toán mua, bán hàng hóa tại công ty cổ phần viễn thông thế kỷ: LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế quản lý kinh tế nhiều thành phần, nền kinh tế thị trường với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, cùng vối sự cạnh tranh khốc liệt vốn có của nó, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng đã phải thật sự vận động để tồn tại và có thể phát triển bằng chính khả năng của mình. Có thể nói doanh nghiệp thương mại là huyết mạch của nền kinh tế thị trường với chức năng chính là lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng, làm trung gian, cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Doanh nghiệp thương mại thực hiện việc mua bán, bảo quản và dự trữ hàng hóa, mỗi một khâu đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và vì thế công tác mua bán hàng hóa là rất quan trọng, quyết định đến tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Để có thể quản lý, giám đốc một các chính xác, kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình lưu thông mua, bán hàng hóa nói riêng thì kế toán có vai trò hết sức...
97 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán mua, bán hàng hóa tại công ty cổ phần viễn thông thế kỷ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế quản lý kinh tế nhiều thành phần, nền kinh tế thị trường với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, cùng vối sự cạnh tranh khốc liệt vốn có của nó, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng đã phải thật sự vận động để tồn tại và có thể phát triển bằng chính khả năng của mình. Có thể nói doanh nghiệp thương mại là huyết mạch của nền kinh tế thị trường với chức năng chính là lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng, làm trung gian, cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Doanh nghiệp thương mại thực hiện việc mua bán, bảo quản và dự trữ hàng hóa, mỗi một khâu đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và vì thế công tác mua bán hàng hóa là rất quan trọng, quyết định đến tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Để có thể quản lý, giám đốc một các chính xác, kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình lưu thông mua, bán hàng hóa nói riêng thì kế toán có vai trò hết sức quan trọng
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ mua, bán hàng hóa đối với doanh nghiệp thương mại, cùng với những kiến thức học tập ở trường, qua một số sách tham khảo và quan thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ, em xin lựa chọn đề tài:
“KẾ TOÁN MUA, BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG THẾ KỶ”
Đề tài này có phạm vi nghiên cứu ở lý luận chung về nghiệp vụ mua, bán hàng hóa tại các doanh nghiệp thương mại, kết hợp với thực tiễn kinh doanh và công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ mua, bán hàng hóa tại Công ty CP Viễn thông Thế Kỷ nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ mua, bán hàng hóa tại doanh nghiệp thương mại nói chung và tại Công ty CP Viễn thông Thế Kỷ nói riêng.
Bản luận văn này có bố cục gồm 4 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về kế toán mua, bán hàng hóa trong các doanh nghiệp thương mại.
Phần II: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ
Phần III: Thực tế kế toán mua, bán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Viễn thông Thế kỷ.
Phần IV: Nhận xét và kiến nghị.
Để hoàn thành được đề tài luận văn của mình, em đã có được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị trong phòng kế toán và phòng kinh doanh của công ty và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Trần Thị Kỳ.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP
Cổ phần
DNTM
Doanh nghiệp thương mại
GTGT
Giá trị gia tăng
HĐ
Hóa đơn
HĐQT
Hội đồng Quản trị
KKĐK
Kiểm kê định kỳ
KKTX
Kê khai thường xuyên
TSCĐ
Tài sản cố định
NK
Nhập khẩu
TK
Tài khoản
HỆ THỐNG SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Tổ chức Bộ máy Quản lý của Công ty CP Viễn thông Thế Kỷ - Trang 39.
Sơ đồ 2: Tổ chức Bộ máy Kế toán của Công ty CP Viễn thông Thế Kỷ - Trang 45.
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ Kế toán - Trang 47.
Sơ đồ 4: Sơ đồ quy trình công tác kế toán trong hệ thống kế toán máy - Trang 47.
ĐỀ TÀI
KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG THẾ KỶ
--------@&?--------
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN MUA, BÁN HÀNG HÓA
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MUA, BÁN HÀNG HÓA
NGHIỆP VỤ MUA HÀNG
Khái niệm
Mua hàng là quá trình trao đổi và thanh toán tiền hàng giữa người mua và người bán về giá trị hàng hóa được thực hiện. Trong quá trình này, vốn của doanh nghiệp chuyển biến từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hóa, doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hóa, mất quyền sở hữu về tiền tệ hoặc có trách nhiệm phải thanh toán nợ cho nhà cung cấp.
Đặc điểm của nghiệp vụ mua hàng
Đối với các doanh nghiệp thương mại, hàng hóa được coi là hàng mua khi thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
Phải thông qua phương thức mua – bán và thanh toán tiền hàng nhất định.
Doanh nghiệp đã nắm quyền sở hữu về hàng và mất quyền sở hữu về tiền hoặc một loại hàng hóa khác (hàng đổi hàng), hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho người bán.
Hàng mua vào nhằm mục đích để bán.
Ngoài ra, hàng mua về vừa dùng cho hoạt động kinh doanh, vừa để tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp…mà chưa phân biệt rõ mục đích thì vẫn coi là hàng mua.
Điều kiện và thời điểm ghi nhận là hàng mua
Thời điểm được xác định và ghi nhận việc mua hàng đã hoàn thành theo quy định hiện hành là:
Đơn vị đã nhận được hàng hóa từ nhà cung cấp;
Đã thanh toán tiền cho nhà cung cấp hoặc chấp nhận thanh toán.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng phương thức mua hàng mà thời điểm xác định hàng mua có khác nhau:
Mua hàng theo phương thức trực tiếp, thời điểm xác định hàng mua là khi đã hoàn thành thủ tục chứng từ giao nhận thanh toán cho người bán.
Mua hàng theo phương thức chuyển hàng, thời điểm được xác định là mua hàng khi bên đã mua nhận được hàng, đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán cho người bán.
Việc xác định đúng thời điểm mua hàng đảm bảo cho việc ghi chép chỉ tiêu hàng mua một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Xác định trị giá hàng mua
Trị giá thực tế (giá gốc) của hàng mua
=
Trị giá mua của hàng hóa
Các khoản thuế không được hoàn lại
Giảm giá hàng mua, hàng trả lại người bán chiết khấu thương mại được thưởng
Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng.
++
-+
++
Xác định trị giá hàng mua là việc xác định trị giá là việc xác định trị giá ghi sổ của hàng hóa mua vào. Theo quy định, hàng hóa được phản ánh trên sổ kế toán theo trị giá thực tế (giá gốc) và được xác định theo công thức:
Các khoản thuế không được hoàn lại bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu hay thuế GTGT của hàng nhập khẩu (tính theo phương pháp trực tiếp), trong đó thuế nhập khẩu được tính như sau:
Thuế nhập khẩu phải nộp
Số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trên tờ khai hải quan
Đơn giá tính thuế (CIF)
Thuế suất thuế nhập khẩu
x
x
=
Chi phí phát sinh trong khâu nhập khẩu bao gồm: lệ phí thanh toán, lệ phí chuyển tiền, lệ phí sửa đổi L/C, phí thuê kho, bến bãi, lưu kho, chi phí vận chuyển, hoa hồng trả cho bên nhập khẩu ủy thác (nếu có ủy thác nhập khẩu).
Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
Trị giá hàng hóa nhập khẩu (theo giá CIF)
Thuế nhập khẩu phải nộp
Thuế suất thuế GTGT
=
+
x
Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính như sau:
Trường hợp doanh nghiệp nhập những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được tính như sau:
Thuế TTĐB của hàng nhập khẩu
Trị giá hàng hóa nhập khẩu (theo giá CIF)
Thuế nhập khẩu phải nộp
Thuế suất thuế TTĐB
=
+
x
Ngoài ra trong trường hợp hàng mua vào trước khi bán ra cần phải sơ chế, phân loại, chọn lọc, đóng gói…thì toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình đó cũng được hạch toán vào trị giá thực tế của hàng mua.
Phương thức mua hàng
Có 2 phương thức chủ yếu:
Mua hàng trong nước:
Mua hàng trực tiếp: Theo phương thức này, doanh nghiệp cử nhân viên của mình trực tiếp đến mua hàng ở bên bán và trực tiếp nhận hàng chuyển về doanh nghiệp bằng phương pháp tự có hoặc thuê ngoài.
Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: Doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng với bên bán, bên bán căn cứ vào hợp đồng sẽ chuyển hàng đến giao cho doanh nghiệp theo địa điểm đã quy định trước trong hợp đồng bằng phương tiện tự có hoặc thuê ngoài. Chi phí vận chuyển bên nào trả phải tùy thuộc vào điều kiện quy định trong hợp đồng. Khi chuyển hàng đi thì hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, hàng mua chỉ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.
Nhập khẩu hàng hóa:
Nhập khẩu trực tiếp: Theo phương thức này, doanh nghiệp sẽ trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài, trực tiếp nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
Nhập khẩu ủy thác: Theo phương thức này, doanh nghiệp sẽ không trực tiếp tham gia việc ký kết hợp đồng mà phải thông qua một đơn vị kinh doanh xuất - nhập khẩu khác thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa cho mình.
Phương thức thanh toán hàng mua
Việc thanh toán hàng mua được thực hiện theo các phương thức và hình thức khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm giữa hai đơn vị. Thông thường việc thanh toán tiền hàng được thực hiện theo hai phương thức: Phương thức thanh toán trực tiếp và phương thức thanh toán trả chậm.
Phương thức thanh toán trực tiếp:
Theo phương thức này, sau khi nhận được hàng, doanh nghiệp thương mại thanh toán ngay tiền hàng cho người bán, có thể bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản hay thanh toán bằng hàng (hàng đổi hàng).
Phương thức thanh toán trả chậm:
Theo phương thức này thời điểm thanh toán tiền hàng sẽ diễn ra sau thời điểm ghi nhận quyền sở hữu về hàng hóa. Thông thường doanh nghiệp bán sẽ đặt điều kiện tín dụng cho doanh nghiệp mua. Trong đó quy định thời hạn thanh toán cho phép, thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ chiết khấu thanh toán được hưởng (nếu có)
NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG HÓA
Khái niệm
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của một DNTM, nó là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ tay người bán sang tay người mua để nhận được quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòi tiền ở người mua.
Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng
Điều kiện và thời điểm ghi nhận là hàng bán
Điều kiện và thời điểm ghi nhận hàng bán cũng chính là điều kiện và thời điểm ghi nhận doanh thu.
Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp thì thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ.
Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển theo hình thức chuyển hàng thì thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền hoặc người mua chấp nhận thanh toán.
Bán lẻ hàng hóa thì thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm nhận được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng.
Bán hàng đại lý, ký gửi thì thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hàng hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo hàng đã bán được.
Phương thức bán hàng hóa
Doanh nghiệp thương mại có thể có nhiều phương thức bán hàng khác nhau như bán buôn, bán lẻ hàng hóa. Trong mỗi phương thức bán hàng lại có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như trực tiếp, chuyển hàng…
Bán buôn:
Là phương thức bán hàng với số lượng lớn (hàng hóa thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn) cho các đơn vị thương mại khác hoặc bán cho các đơn vị sản xuất để tiếp tục sản xuất. Đặc điểm của nghiệp vụ bán buôn là hàng hóa chưa đến tay người tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện đầy đủ. Hiện nay, bán buôn thường bao gồm 2 phương thức:
Bán buôn qua kho: Là phương thức bán mà trong đó, hàng bán phải được xuất phát từ kho của doanh nghiệp. Bán buôn qua kho có thể được thực hiện dưới 2 hình thức: Trực tiếp và chuyển hàng.
Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này, doanh nghiệp xuất kho hàng hóa và giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Hàng hóa được xác định tiêu thụ khi bên mua đã nhận được hàng và ký vào hóa đơn mua hàng.
Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng hay đơn đặt hàng, DNTM xuất kho hàng hóa, dùng phương tiện của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó do bên mua quy định trong hợp đồng.
Bán buôn vận chuyển thẳng: Theo phương thức này, DNTM sau khi mua hàng không đưa về nhập kho mà bán thẳng cho bên mua. Phương thức này cũng được thực hiện theo 2 hình thức:
Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (còn gọi là hình thức giao tay ba): Theo hình thức này, sau khi mua hàng, doanh nghiệp giao trực tiếp cho người đại diện của bên mua tại kho bán.
Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này lại chia ra: Có tham gia thanh toán và Không tham gia thanh toán. Trường hợp có tham gia thanh toán, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thỏa thuận. Trường hợp không tham gia thanh toán, DNTM chỉ là là người trung gian và hưởng hoa hồng.
Bán lẻ:
Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc cho các tổ chức kinh tế v.v…Phương thức bán lẻ có thể thức hiện dưới các hình thức sau:
Bán lẻ thu tiền tập trung: Theo hình thức này, mỗi quầy hàng có một nhân viên làm nhiệm vụ giao hàng cho người mua và mỗi quầy hàng có một nhân viên viết hóa đơn và thu tiền của khách.
Cuối ca hoặc cuối ngày, nhân viên thu ngân tổng hợp tiền, kiểm tiền và xác định doanh số bán. Nhân viên bán hàng căn cứ vào số hàng hóa đã giao theo hóa đơn lập báo cáo bán hàng, đối chiếu với số hàng hóa hiện còn để xác định số hàng thừa thiếu.
Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng thu tiền trực tiếp của khách và giao hàng cho khách. Cuối ca (hoặc cuối ngày) nhân viên bán hàng kiểm tiền làm giấy nộp tiền, kiểm kê hàng hóa còn ở quầy và xác định số lượng hàng hóa bán ra trong ca (ngày). Sau đó lập báo cáo bán hàng để xác định doanh số bán, đối chiếu với số tiền đã nộp theo giấy nộp tiền.
Ngoài hai phương thức trên, trong bán lẻ còn có nhiều hình thức khác nhau như bán lẻ tự phục vụ, bán hàng tự động…
Bán hàng qua đại lý hay bán ký gửi hàng hóa: Là phương thức bán hàng mà trong đó, DNTM giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý.
Phương thức thanh toán hàng bán
Sau khi giao hàng cho bên mua và được chấp nhận thanh toán thì bên bán có thể nhận tiền hàng theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào sự tín nhiệm, thỏa thuận giữa hai bên mà lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp. Hiện nay các DNTM thường áp dụng các phương thức thanh toán sau:
Phương thức thanh toán trực tiếp: Là phương thức mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từ người mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu về hàng hóa được chuyển giao. Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, séc hoặc có thể bằng hàng hóa (nếu bán ở phương thức hàng đổi hàng).
Phương thức thanh toán chậm trả: Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao sau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa, do đó hình thành khoản công nợ phải thu khách hàng. Nợ phải thu cần được hạch toán quản lý chi tiết theo từng đối tượng phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán.
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA BÁN HÀNG HÓA
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA HÀNG HÓA
Nhiệm vụ kế toán
Để thực hiện tốt chức năng của mình, kế toán mua hàng cần thực hiện những chức năng sau đây:
Tính toán, ghi chép và phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình mua hàng về số lượng, chủng loại, qui cách, chất lượng, giá cả và thời điểm mua hàng.
Kiểm tra, giám sát tình hình mua hàng theo từng nguồn hàng và theo từng hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, tình hình thanh toán với nhà cung cấp.
Cung cấp thông tin kịp thời tình hình mua hàng và thanh toán tiền hàng để làm căn cứ cho quyết định cần thiết của quản lý.
Chứng từ kế toán sử dụng
Mua hàng trong nước:
Hóa đơn giá trị gia tăng (do bên bán lập): Khi doanh nghiệp mua hàng của những doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, doanh nghiệp sẽ được người bán cung cấp hóa đơn GTGT (liên 2).
Hóa đơn bán hàng (do bên bán lập): Khi doanh nghiệp mua hàng của những doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, doanh nghiệp sẽ được bên bán cung cấp hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (liên 2).
Hóa đơn thu mua hàng nông, lâm, thủy sản (do cán bộ nghiệp vụ- người mua hàng lập): trong trường hợp mua hàng ở thị trường tự do hay mua trực tiếp tại các bộ phận sản xuất, cán bộ thu mua phải lập Hóa đơn thu mua hàng nông sản, lâm sản, thủy, hải sản theo quy định. Khi vận chuyển hàng hóa, phải có lệnh điều động nội bộ của cơ sở kinh doanh kèm theo phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Phiếu nhập kho;
Biên bản kiểm nhận hàng hóa;
Phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thanh toán tạm ứng…
Nhập khẩu:
Hóa đơn thương mại;
Vận tải đơn;
Một bộ vận tải đường biển hoàn toàn, đã xếp hàng lên tàu;
Chứng từ bảo hiểm;
Giấy chứng nhận phẩm chất do Vinacontrol cấp hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (đối với hàng nông sản thực phẩm);
Bảng kê đóng gói bao bì;
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;…
Tài khoản kế toán sử dụng
Theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX)
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa theo từng loại vào các tài khoản tương ứng trên sổ kế toán. Theo phương pháp này, tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định được lượng hàng hóa nhập, xuất và tồn kho theo từng loại.
Để phản ánh tình hình mua hàng, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
TK 156 “Hàng hóa”
TK 151 “Hàng mua đang đi trên đường” và các TK khác có liên quan.
Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”
TK 151 “Hàng mua đang đi đường”
Giá trị vật tư đang đi đường.
Giá trị vật tư, hàng hóa đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao thẳng cho khách hàng.
SD: Giá trị vật tư, hàng hóa đã mua nhưng còn đang đi đường cuối kỳ.
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của hàng hóa, vật tư mua vào đã xác định là hàng mua nhưng chưa được nhập kho, bàn giao cho các bộ phận khác trong kỳ.
Tài khoản 156 “Hàng hóa”
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của hàng hóa, bao gồm các hàng hóa tại các kho, quầy hàng.
TK này có 2 TK cấp II là 1561 “Giá mua hàng hóa” và 1562 “Chi phí thu mua ”
TK 1561 “Giá mua hàng hóa”
Trị giá hàng mua vào nhập kho theo hóa đơn.
Trị giá mua thực tế của hàng hóa xuất kho.
Thuế nhập khẩu phải nộp.
Khoản giảm giá, bớt giá… được hưởng
Trị giá hàng hóa gia công chế biến nhập lại kho.
Trị giá hàng hóa bị người mua trả lại nhập kho
Trị giá hàng hóa thừa phát hiện khi kiểm kê.
Trị giá hàng hóa thiếu phát hiện khi kiểm kê.
SD: Trị giá mua thực tế của hàng hóa tồn kho cuối kỳ.
TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”: Chi phí thu mua hàng hóa hạch toán vào tài khoản này chi bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi thu mua về đến kho doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên (trong định mức) phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa.
TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”
Chi phí thu mua hàng hóa thực tế phát sinh liên quan đến khối lượng hàng hóa mua vào đã nhập kho trong kỳ.
Phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ.
SD: Chi phí thu mua liên quan đến hàng hóa tồn kho cuối kỳ.
Ngoài các tài khoản nói trên, kế toán mua hàng còn sử dụng cá tài khoản có liên quan như TK 111, 112, 331, 133…
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK)
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị gốc (giá thực tế) tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị gốc (giá thực tế) của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:
Trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hóa xuất trong kỳ
=
Trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hóa đầu kỳ
+
Trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hóa tăng thêm trong kỳ
-
Trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hóa còn lại cuối kỳ.
Theo phương pháp này, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
TK 151 “Hàng mua đang đi đường”;
TK 156 “Hàng hóa”;
TK 157 “Hàng gửi bán”;
TK 611 “Mua hàng” (tài khoản cấp 2: TK 6112 “Mua hàng hóa”).
TK 611 (6112): Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá thực tế (giá gốc) của hàng hóa vật tư mua vào và tăng thêm do các nguyên nhân khác trong kỳ.
TK 6112 “Mua hàng hóa”
Trị giá thực tế hàng hóa tồn kho đầu kỳ.
Kết chuyển trị giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ.
Trị giá thực tế gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ đầu kỳ.
Kết chuyển trị giá thực tế hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ cuối kỳ.
Trị giá thực tế hàng mua đang đi đường đầu kỳ.
Kết chuyển trị giá thực tế hàng đi đường cuối kỳ.
Trị giá thực tế hàng hóa mua vào trong kỳ, hoặc hàng hóa đã bán bị trả lại trong kỳ.
Trị giá hàng hóa xuất kho trong kỳ.
Trị giá hàng mua trả lại hay giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại khi mua hàng được hưởng trong kỳ.
Tài khoản 6112 có thể chi tiết thành 2 tài khoản cấp 3 là 61121 “Giá mua hàng hóa” và 61122 “Chi phí mua hàng”.
TK 156 “Hàng hóa”: Phản ánh trị giá thực tế (giá gốc) của hàng hóa tồn kho.
TK 156 “Hàng hóa”
Trị giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ.
Kết chuyển trị giá thực tế hàng tồn kho đầu kỳ.
SD: Trị giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ.
TK 151 “Hàng mua đang đi đường”: Phản ánh trị giá thực tế (giá gốc) hàng hóa mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua đang đi đường.
TK 151 “Hàng mua đang đi đường”
Trị giá thực tế hàng mua đang đi đường cuối kỳ.
Kết chuyển trị giá thực tế hàng mua đang đi đường đầu kỳ
SD: Trị giá thực tế hàng mua đang đi đường.
TK 157 “Hàng gửi bán”: Phản ánh trị giá thực tế (giá gốc) hàng hóa đang gửi bán, ký gửi, đại lý. Nội dung phản ánh và kết cấu của TK 157 như sau:
TK 157 “Hàng gửi bán”
Trị giá thực tế (giá gốc) hàng hóa đang gửi bán, ký gửi, đại lý cuối kỳ.
Kết chuyển trị giá thực tế (giá gốc) hàng hóa đang gửi bán, ký gửi, đại lý đầu kỳ.
SD: Trị giá thực tế (giá gốc) hàng hóa đang gửi bán, ký gửi, đại lý.
Kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Kế toán mua hàng hóa theo phương pháp KKTX
Mua hàng trong nước:
Trong kỳ, khi mua hàng hóa nhập kho, căn cứ vào hóa đơn mua hàng và phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 156(1): Trị giá hàng mua theo HĐ (giá chưa thuế).
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán.
Trường hợp hàng mua về chuyển bán thẳng không qua nhập kho:
Nợ TK 632: Trị giá hàng mua theo HĐ của hàng đã bán.
Nợ TK 157: Trị giá hàng mua theo HĐ hàng gửi bán.
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá trị thanh toán theo HĐ.
Trường hợp đã nhận được HĐ mua hàng nhưng đến cuối kỳ, hàng hóa mua vẫn chưa được kiểm nhận nhập kho theo địa điểm quy định thì căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi:
Nợ TK 151: Trị giá mua theo HĐ.
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán.
Tháng sau khi hàng về được nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 156(1)
Có TK 151
Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa phát sinh:
Nợ TK 156(2): Theo giá chưa thuế.
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán.
Trường hợp doanh nghiệp xuất kho hàng hóa để sơ chế, phân loại, chọn lọc nhằm làm tăng giá trị và khả năng tiêu thụ của hàng hóa:
Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng hóa xuất kho:
Nợ TK 154
Có TK 156(1)
Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình sơ chế:
Nợ TK 154
Có TK 111, 112, 331, …
Phản ánh trị giá thực tế hàng hóa sau khi sơ chế nhập lại kho: (= trị giá mua thực tế xuất kho + chi phí sơ chế)
Nợ TK 156(1)
Có TK 154
Trường hợp được người bán giảm giá về lô hàng hóa đã nhập vì lý do hàng hóa được cung cấp không đúng quy cách, phẩm chất như HĐ đã quy định
Nợ TK 331, 111, 112
Có TK 156(1)
Có TK 133(1)
Trường hợp hàng hóa mua về làm thủ tục kiểm nghiệm nhập kho và phát sinh thừa thiếu so với HĐ: Bộ phận kiểm nhận hàng lập biên bản kiểm nhiệm- biên bản này được lập thành 3 bản: 1 bản giao cho phòng, ban cung tiêu; 1 bản giao cho phòng, ban kế toán; 1 bản giao cho đơn vị bán vật tư, hàng hóa (kèm theo chứng từ liên quan) để giải quyết.
+ Thiếu so với HĐ:
Căn cứ vào HĐ và biên bản kiểm nghiệm, kế toán ghi:
Nợ TK 156(1): Trị giá hàng hóa nhập thực tính theo giá HĐ
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT đầu vào.
Nợ TK 138(1): Trị giá hàng thiếu chờ xử lý.
Có TK 331: Tổng số tiền phải thanh toán.
Khi có kết quả xử lý:
Nếu lỗi là do bên bán giao thiếu và được bên bán giao thêm số hàng thiếu. Kế toán căn cứ vào trị giá hàng để ghi:
Nợ TK 156(1)
Có TK 138(1)
Nếu lỗi do người áp tải và bắt bồi thường sẽ ghi:
Nợ TK 138(8)
Có TK 138(1)
Nếu khoản thiếu doanh nghiệp phải chịu và coi như khoản tổn thất thì hạch toán vào chi phi bất thường
Nợ TK 811/ Có TK 138(1)
+ Thừa so với HĐ:
TH 1: Chỉ nhập kho theo số lượng ghi trên HĐ, phần còn thừa giữ hộ người bán.
Căn cứ vào HĐ, phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 156(1): Trị giá hàng mua thực nhập theo giá bán chưa thuế.
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 331: Tổng giá phải thanh toán.
Đồng thời căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm và HĐ- phản ánh trị giá hàng hóa nhận giữ hộ
Nợ TK 002
Khi xuất trả lại bên bán: Có TK 002
TH 2: Nhập kho toàn bộ
Căn cứ vào HĐ, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm, kế toán ghi:
Nợ TK 156(1): Trị giá hàng thực nhập.
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT đầu vào theo HĐ.
Có TK 331: Tổng giá thanh toán theo HĐ
Có TK 338(1): Trị giá hàng thừa chờ xử lý.
Khi bên bán đã nhận được biên bản cho biết hàng bán đã giao thừa và đồng ý bán luôn số hàng đã giao thừa. Căn cứ vào HĐ do bên bán lập bổ sung cho số hàng thừa, kế toán ghi:
Nợ TK 338(1)
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 331: Tổng số tiền phải thanh toán thêm
Nếu bên bán không đồng ý bán mà sẽ nhận lại số hàng giao thừa- DN xuất kho trả lại bên bán. Căn cứ phiếu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 338(1)/ Có TK 156(1)
Nhập khẩu
Nhập khẩu trực tiếp:
Ký quỹ mở L/C:
Nợ TK 144: Số tiền ký quỹ.
Có TK 111, 112:
(Nếu ký quỹ bằng ngoại tệ thì đồng thời ghi Có TK 007- ngoại tệ các loại)
Khi doanh nghiệp nhận được bộ chứng từ thanh toán và các chứng từ ngân hàng có liên quan, kế toán lưu bộ chứng từ vào tập hồ sơ “Hàng mua đang đi đường”. Căn cứ vào thông báo nhận hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 151: Trị giá mua của hàng nhập khẩu
Nợ TK 635: Chênh lệch giảm tỷ giá
Có TK 515: Chênh lệch tăng tỷ giá
Có TK liên quan (111,112,331…): Giá mua hàng Nhập khẩu
Nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 151, 156(1), 157, 632: Thuế NK phải nộp.
Có TK 333(3): Thuế GTGT hàng NK phải nộp.
Có TK 333(12): Thuế NK phải nộp.
Nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu:
Nợ TK 333(3)
Nợ TK 333(12)
Có TK 111, 112.
Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ:
Nợ TK 133(1)
Có TK 333(12)
Khi hàng nhập về kho, kế toán ghi:
Nợ TK 156(1)
Có TK 151
Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng nhập khẩu (chi phí kiểm dịch, bốc dỡ, lưu kho…)
Nợ TK 156(2)/ Có TK 111, 112, 141, 331…
Ủy thác:
ĐƠN VỊ ỦY THÁC NHẬP KHẨU
ĐƠN VỊ NHẬN ỦY THÁC NHẬP KHẨU
Chuyển tiền cho đơn vị nhận ủy thác thanh toán hộ tiền hàng:
Nợ TK 331
Có TK 111, 112
Nếu ứng tiền bằng ngoại tệ thì đồng thời ghi Có TK 007
Nhận tiền do bên ủy thác giao để nhận hàng:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 (Đơn vị ủy thác)
Nếu nhận tiền bằng ngoại tệ thì đồng thời ghi Nợ TK 007
Căn cứ các chứng từ liên quan đến các khoản thuế do đơn vị nhận ủy thác nộp hộ giao, kế toán ghi:
Nợ TK 156(1)
Nợ TK 133(1)
Có TK 331(Đơn vị nhận ủy thác)
Khi hàng nhập khẩu được xác định là đã nhập khẩu, hoàn thành thủ tục hải quan, kế toán ghi:
Nợ TK 151(Nếu đang đi đường)
Nợ TK 156(1) (Nếu về nhập kho)
Có TK 331 (Bên bán)
Các khoản phí hoa hồng nhập khẩu, phí nhập khẩu phí vận chuyển, chi phí khác phải trả cho bên nhận ủy thác:
Nợ TK 156(1)
Nợ TK liên quan (133,138…)
Có TK 331 (Đơn vị nhận ủy thác)
Thuế Nhập khẩu, thuế GTGT nộp hộ cho bên giao ủy thác:
Nợ TK 151, 156(1)
Nợ TK 331 (Đơn vị giao ủy thác)
Có TK 333(3)
Có TK 333(12)
Khi thanh toán cho đơn vị nhận nhập khẩu ủy thác, kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 111, 112
Giao trả hàng hóa cho bên giao ủy thác, căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 131(Đơn vị giao ủy thác)
Có TK 156
Có TK 151
Phí ủy thác nhập khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 131,111,112
Có TK 511(1)
Có TK 333(1)
Khi trả tiền hàng cho bên bán, kế toán ghi:
Nợ TK 331
Nợ TK 635:Chênh lệch tỷ giá
Có TK 112, 144
Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá
Đồng thời ghi Có TK 007
Kế toán mua hàng hóa theo phương pháp KKĐK
Các nghiệp vụ kế toán mua hàng hóa trong nước theo phương pháp KKĐK được thể hiện qua sơ đồ tổng hợp sau:
Trị giá mua hàng hóa xuất bán được xác định tiêu thụ trong kỳ
xxx
157
Thuế GTGT
K/C trị giá hàng hóa Tồn kho cuối kỳ.
156
6112 (61121)
156
Thuế nhập khẩu phải nộp
(nếu có)
3333
111, 112, 331
Trị giá hàng hóa nhập kho trong kỳ.
K/C trị giá mua hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ đầu kỳ.
K/C trị giá hàng đi đường đầu kỳ.
151
151
K/C trị giá hàng đi đường cuối kỳ.
157
K/C trị giá mua hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ đầu kỳ.
111,112,331
Số tiền được người bán giảm giá
632
xxx
K/C trị giá hàng hóa Tồn kho đầu kỳ.
xxx
xxx
xxx
xxx
133
1331
Thuế GTGT
K/C chi phí thu mua của hàng tồn kho đầu kỳ và hàng gửi bán.
K/C chi phí thu mua hàng hóa tồn kho cuối kỳ.
1562
632
Chi phí thu mua hàng hóa phát sinh trong kỳ.
133
Phân bổ chi phí mua hàng của hàng hóa đã tiêu thụ
Thuế GTGT
111, 112, 331, 141
1562
6112 (61122
xxx
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG HÓA
Nhiệm vụ kế toán
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của một DNTM, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy để quản lý tốt nghiệp vụ này, kế toán nghiệp vụ bán hàng cần phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Ghi chép và phản ánh chính xác kịp thời tình hình bán hàng của doanh nghiệp cả về số lượng, cả về giá trị theo từng mặt hàng, nhóm hàng.
Kiểm tra giám sát việc thanh toán và quản lý tiền hàng, theo dõi chi tiết số nợ từng khách hàng, lô hàng.
Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng theo các chỉ tiêu nêu trên để phục vụ việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chứng từ kế toán sử dụng
Trong nước:
Hóa đơn GTGT hay Hóa đơn bán hàng;
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;
Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý;
Báo cáo bán hàng; Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; Bảng thanh toán hàng đại lý;
Hóa đơn bán lẻ (dùng cho máy tính tiền);
Các chứng từ khác có liên quan.
Xuất khẩu:
Để hạch toán ban đầu hàng xuất khẩu, kế toán cần sử dụng đầy đủ tất cả các chứng từ, từ những chứng từ mua hàng trong nước (hợp đồng mua hàng, hóa đơn GTGT, …); chứng từ thanh toán hàng mua trong nước (Phiếu chi, giấy báo Nợ…) đến chứng từ xuất khẩu hàng hóa (bộ chứng từ thanh toán, các chứng từ ngân hàng, chứng từ xuất hàng,…)
Tài khoản kế toán sử dụng
Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Phản ánh Tổng doanh thu bán hàng thực tế cùng các khoản giảm trừ doanh thu. Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau:
TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
- Khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại và hàng bán bị trả lại.
Phản ánh Tổng doanh số phát sinh trong kỳ.
Số thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT phải nộp.
Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả bán hàng.
TK 511 cuối kỳ không có số dư và có 4 tài khoản cấp II:
TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”: được sử dụng chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
TK 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”: được sử dụng chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng…
TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”: được sử dụng chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như du lịch, vận tải,…
TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”: được phản ánh khoản mà Nhà nước trợ cấp, trợ giá cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”: Phản ánh doanh thu do bán hàng hóa, dịch vụ trong nội bộ, giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty hoặc Tổng công ty.
Nội dung phản ánh của TK 512 cũng tương tự như TK 511 đã được đề cập ở trên. TK 512 không có số dư cuối kỳ và có 3 tài khoản cấp II:
TK 5121 “Doanh thu bán hàng hóa”.
TK 5122 “Doanh thu bán các thành phẩm”.
TK 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”.
TK 531 “Hàng hóa bị trả lại”
Phản ánh doanh thu của hàng bán bị trả lại
Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại để giảm trừ doanh thu bán hàng.
Tài khoản 531 “Hàng hóa bị trả lại”: Phản ánh doanh thu của số hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do không đúng quy cách, phẩm chất hoặc do vi phạm hợp đồng kinh tế…Kết cấu cơ bản của TK này như sau:
Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”: Phản ánh khoản giảm giá cho khách hàng do hàng kém phẩm chất, không phù hợp về thị hiếu, quy cách. Kết cấu cơ bản của TK này như sau:
TK 532 “Giảm giá hàng bán”
Phản ánh khoản giảm giá cho người mua.
Kết chuyển khoản giảm giá để xác định doanh thu thuần.
Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”: Phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng theo thỏa thuận do họ mua với số lượng lớn. Kết cấu cơ bản của TK này như sau:
TK 521 “Chiết khấu thương mại”
Phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua.
Kết chuyển khoản chiết khấu thương mại để xác định doanh thu thuần.
Tài khoản 521 có 3 kiểu tài khoản cấp II:
5211 “Chiết khấu hàng hóa”;
5212 “Chiết khấu thành phẩm”;
5213 “Chiết khấu dịch vụ.
Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: Dùng để xác định trị giá vốn của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. TK 632 có kết cấu cơ bản như sau:
TK 632 “Giá vốn hàng bán”
- Trị giá mua của hàng hóa được xác định là tiêu thụ.
- Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ.
- Trị giá mua của hàng hóa đã bị người mua trả lại.
- Kết chuyển trị giá vốn của hàng đã bán trong kỳ.
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Tài khoản kế toán sử dụng trong phương pháp KKĐK cũng tương tự như phương pháp KKTX nhưng riêng 2 tài khoản 157 và tài khoản 632 có kết cấu như sau:
TK 157 “Hàng gửi bán”
Trị giá mua thực tế của hàng gửi đi chưa tiêu thụ đầu kỳ.
Kết chuyển trị giá mua thực tế của hàng gửi đi chưa tiêu thụ đầu kỳ.
SD: Trị giá mua thực tế hàng hóa đã gửi đi chưa được xác định là tiêu thụ
TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Phản ánh trị giá vốn của hàng xuất bán trong kỳ.
Kết chuyển trị giá vốn của hàng bán trong kỳ.
Ngoài các tài khoản nói trên, kế toán bán hàng còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như TK 111, 112, 331,…
Kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu theo phương pháp KKTX
Bán hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp: Khách hàng sẽ đến nhận hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp, hàng hóa được xác định tiêu thụ khi bên mua đã nhận được hàng và ký vào hóa đơn mua hàng.
Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu tính theo giá bán chưa thuế
Có TK 333: Thuế GTGT đầu ra.
Phản ánh trị giá mua hàng xuất bán đã xác định tiêu thụ:
Nợ TK 632
Có TK 1561: Trị giá thực tế hàng xuất bán.
Hàng gửi đi bán: Hàng trong quá trình chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của DN. Thời điểm xác định tiêu thụ là khi bên mua nhận được hàng, đồng thời thanh toán tiền hàng cho DN hoặc chấp nhận thanh toán.
Phản ánh trị giá hàng xuất kho gửi bán:
Nợ TK 157 – Trị giá thực tế hàng xuất kho gửi bán.
Có TK 1561
Khi bên mua nhận được hàng, Doanh thu và giá vốn hàng bán được phản ánh như sau:
Nợ TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu chưa thuế
Có TK 3333: Thuế GTGT đầu ra.
Nợ TK 632 – Trị giá thực tế hàng gửi bán
Có TK 157
Chi phí vận chuyển liên quan:
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
Bán hàng vận chuyển thẳng: DN mua hàng và chuyển đi bán thẳng cho bên mua bằng phương tiện vận chuyển tự có hoặc thuê ngoài. Hàng hóa gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của DN. Khi nào bên mua nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì DN mới ghi nhận doanh thu.
Mua hàng:
Nợ TK 632: Trị giá mua chưa có thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán.
Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán.
Có TK 511: DT chưa thuế
Có TK 333: Thuế GTGT đầu ra.
Kế toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa:
Hằng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được bảng kê bán lẻ hàng hóa của nhận viên bán hàng. Kế toán xác định giá bán chưa thuế, thuế GTGT đầu ra của hàng hóa đã tiêu thụ. Trường hợp số tiền nộp của nhân viên bán hàng phù hợp với doanh số bán ra thì kế toán tiến hành ghi sổ kế toán:
Nợ TK 111: Số tiền thu theo tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng chưa thuế
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra.
Trường hợp số tiền nhân viên bán hàng thực nộp nhỏ hơn doanh số ghi trên bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thì nhân viên bán hàng phải bồi thường, kế toán ghi:
Nợ TK 111: Số tiền nhân viên bán hàng thực nộp
Nợ TK 1388: Số tiền nhân viên nộp thiếu
Có TK 511: Doanh thu bán hàng chưa thuế
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra.
Trường hợp số tiền nhân viên bán hàng thực nộp lớn hơn doanh số ghi trên bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ thì khoản thừa được hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp:
Nợ TK 111: Số tiền thực nộp
Có TK 511: Doanh thu bán hàng chưa thuế
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Có TK 711: Số tiền nộp thừa.
Xác định trị giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632
Có TK 156- Trị giá vốn hàng xuất bán
Ý NGHĨA CỦA MUA, BÁN HÀNG HÓA
Đối với đơn vị bán: Hoạt động bán hàng chính là điều kiện tiên quyết giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, thông qua hoạt động bán hàng doanh nghiệp có được doanh thu, nhanh chóng thu hồi vốn kinh doanh và tiếp tục quá trình sản xuất để tạo ra lợi nhuận phân phối cho các chủ thể có liên quan theo quy định của pháp luật.
Đối với đơn vị mua: Hoạt động mua hàng là tạo tiền đề cho các hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp. Hàng hóa mua vào sẽ quyết định đầu ra và do đó quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đối với nhà nước: Hoạt động mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp sẽ tạo ra nguồn thu cho nhà nước thông qua các khoản thuế và lệ phí.
Đối với người tiêu dùng: Hoạt động mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp sẽ góp phần làm phong phú thêm các hàng hóa trên thị trường, tạo cho người tiêu dùng nhu cầu mua sắm cao hơn đối với các loại hàng hóa, qua đó góp phần kết hợp chặt chẽ hơn giữa lưu thông hàng hóa và tiền tệ.
Ý NGHĨA CỦA KẾ TOÁN MUA HÀNG
Mua hàng là khâu đầu tiên trong quá trình lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại, tạo tiền đề vật chất cho các quá trình tiếp theo.Với doanh nghiệp thương mại đầu vào của hàng hóa dịch vụ quyết định đầu ra và do đó quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ. Do vậy tổ chức kế toán mua bán hàng hóa phải bắt đầu từ kế toán mua hàng.
Mua hàng có ý nghĩa to lớn đối với
Việc tổ chức tốt kế toán mua hàng hóa giúp cho doanh nghiệp:
Quản lý chặt chẽ công tác mua hàng, đảm bảo hàng hóa đúng chủng loại, quy cách, có được nguồn cung cấp hàng hoá đáng tin cậy, lâu dài;
Đảm bảo việc mua hàng đúng theo kế hoạch theo từng nguồn hàng, từng nhà cung cấp, từng đơn đặt hàng ;
Quản lý tốt việc thanh toán nợ với nhà cung cấp;
Đảm bảo mức tồn kho cần thiết tạo thuận lợi cho công tác bán hàng và thời gian luân chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp tránh ứ đọng vốn và không đủ hàng bán ra.
Ý NGHĨA CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại. Bán hàng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong bản thân doanh nghiệp mà còn quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Tổ chức tốt kế toán bán hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp:
Quản lý tốt doanh thu bán hàng để xác định được doanh thu thuần qua đó xác định được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại;
Quản lý chặt chẽ các khoản giảm trừ doanh thu qua đó phân tích được tình hình bán hàng, từ đó có những biện pháp kịp thời, thích hợp nhằm nâng cao doanh thu thuần;
Theo dõi chặt chẽ tình hình thu hồi tiền, công nợ của khách hàng để tránh bị chiếm dụng vốn kinh doanh.
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
VIỄN THÔNG THẾ KỶ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG THẾ KỶ
- Tên Giao dịch tiếng Anh: CENTURY TELECOMMUNICATION JSC
- Tên viết tắt: CTC
- Trụ sở chính: 105 Trần Minh Quyền, Phường 10, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh
- Năm thành lập: Công ty cổ phần Viễn thông Thế kỷ được thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103003412 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 20/05/2005.
- Điện thoại: (848) 404 1868 Fax: (848) 404 1869
- Website: www.centuryvn.com.vn Email: info@centuryvn.com.vn
- Tài khoản số: 13005319 tại Ngân hàng Á Châu (ACB) Thành phố Hồ Chí Minh.
- Mã số thuế: 0303797306
- Vốn điều lệ: 4.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Bốn tỷ đồng)
- Đại diện theo pháp luật của công ty: Tiến sĩ Vũ Văn Tú – Chức vụ: Giám đốc điều hành
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
CHỨC NĂNG
Sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử.
Thiết kế, cung cấp, lắp đặt hệ thống tổng đài nội bộ.
Cung cấp, lắp đặt hệ thống pin mặt trời.
Cung cấp thiết bị viễn thông: hệ thống truyền data, hệ thống truy nhập, thiết bị Viba.
Cung cấp, lắp đặt thiết bị bộ đàm.
Cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, hệ thống viễn thông
Tư vấn và lắp dặt thiết bị khác trong lĩnh vực viễn thông.
Thương mại.
Đại lý ký gửi hàng hóa.
Công ty có chức năng chính là kinh doanh Thương mại với ngành hàng chủ yếu là các thiết bị viễn thông được nêu ở trên. Trong thời gian hơn 3 năm vừa qua, công ty không ngừng phấn đấu, từng bước phát triển hơn về mặt thị trường, chất lượng của các sản phẩm. Đến nay công ty đã chọn lọc các sản phẩm mang tính thiết yếu đối với sự phát triển của thị trường hiện tại trong nước.
Các sản phẩm tạo nên tính cạnh tranh cho doanh nghiệp là:
Nhà phân phối sản phẩm máy bộ đàm Motorola / Icom.
Tổng đài điện thoại Panasonic, Siemen, Alcatel.
Hệ thống viễn thông điểm nối điểm, hệ thống thông tin biển, …
Hệ thống theo dõi an ninh, cảnh báo từ xa, camera quan sát, thiết bị dò tìm, …
Thiết bị chống sét trực tiếp và lan truyền của các hãng nổi tiếng trên thế giới (Polyphaser, MCG, LPI, APC, Innovative, …)
Thiết bị truyền dẫn Viba, thiết bị mạng, thiết bị truyền dẫn WiMax.
Thiết bị truy nhập thuê bao.
Thiết bị truy nhập thế hệ mới (NGN).
Tổng đài IP BPX, Contact Centers nền IP, các sản phẩm mạng.
Thiết bị truyền dẫn quang, modem quang, …
Giải pháp công nghệ và thiết bị về FTTH (Fiber To The Home).
Thiết bị đo kiểm, hàn nối cáp quang, test kiểm tra thông số khi vận hành bảo trì bảo dưỡng thiết bị.
NHIỆM VỤ
Để thực hiện tốt chức năng kinh doanh của mình, công ty đã phấn đấu không ngừng để thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:
Tuân thủ chế độ chính sách quản lý kinh tế của nhà nước hiện nay.
Nâng cao chất lượng hàng hóa kinh doanh, mở rộng thị trường.
Thường xuyên mở rộng hoạt động kinh doanh, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhằm đảm bảo đầu tư, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước giao.
Tổ chức thực hiện kinh doanh hàng hóa công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Làm tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động kinh doanh, thực hiện chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động tiền lương của công ty.
Với chức năng và nhiệm vụ trên, công ty đã tự lực, tự cường trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, đổi mới phong cách phục vụ, nâng cao văn minh thương nghiệp.
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÁC CHI NHÁNH
KẾ TOÁN TRƯỞNG
P. KẾ TOÁN TÀI VỤ
THỦ QUỸ - KHO
P.GIÁM ĐỐC
DỰ ÁN
P. QUẢN LÝ
DỰ ÁN
P. KINH DOANH
P. DỊCH VỤ
GIA TĂNG
P.GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
P. KTVT –
TIN HỌC
P. LẮP ĐẶT – BẢO TRÌ
P. TƯ VẤN THIẾT KẾ
P.GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
P. TIẾP THỊ BÁN HÀNG
P. XUẤT NHẬP KHẨU
P. KỸ THUẬT VÔ TUYẾN
P. HC
QUẢN TRỊ
P. NCPT & HỢP TÁC QUỐC TẾ
P. NHÂN SỰ
Sơ đồ 1
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chính trong Công ty:
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trong liên quan đến phương hướng, mục tiêu của công ty, có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Quản trị, của giám đốc công ty.
Ban kiểm soát: Là những thành viên trong công ty do HĐQT bầu ra nhằm giám sát hoạt động của HĐQT và Ban giám đốc trong công ty.
Giám đốc: Là người do HĐQT bầu ra có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty.
Giám đốc kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty, điều hành các hoạt động chuyên trách của công ty, giúp Giám đốc xây dựng các kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của công ty, trực tiếp điều hành hoạt động của phòng tiếp thị và phòng xuất nhập khẩu.
Giám đốc kỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật trong công ty, xây dựng, thiết kế các phương án kỹ thuật trong lắp ráp thi công các dự án mà công ty đấu thầu lắp đặt. Giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm về hoạt động của các phòng ban như: Phòng kỹ thuật viễn thông- tin học, phòng lắp đặt- bảo trì, phòng tư vấn- thiết kế, phòng kỹ thuật- vô tuyến.
Giám đốc dự án: Là người chịu trách nhiệm về công tác đấu thầu các dự án lắp, phát triển sản phẩm trên thị trường. Giám đốc dự án chịu trách nhiệm về hoạt động của các phòng ban như: phòng quản lý dự án, phòng kinh doanh, phòng sịch vụ gia tăng.
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công ty, có trách nhiệm quản lý vốn, quỹ, tài sản, bảo toàn và sử dụng vốn của công ty có hiệu quả, lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm lên cơ quan cấp trên, cơ quan thuế và các đối tượng khác.
Phòng Hành chính quản trị: Có nhiệm vụ về công tác tổ chức, công tác hành chính, bảo vệ, an ninh, y tế…cụ thể là phân công lao động, xây dựng các nội quy, quy chế, kỷ luật lao động…
Phòng nhân sự: Có nhiệm vụ về công tác tuyển dụng lao động, quy chế lương thưởng cho cán bộ, nhân viên trong công ty và các thủ tục hành chính khác.
MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Mạng lưới tiêu thụ
Công ty CTC hiện tại đã có một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trên toàn đất nước. Ngoài trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, công ty đã mở thêm một chi nhánh tại Hà Nội nhằm phân phối sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Công ty hiện có một số đối tác quan trọng sau:
STT
TÊN CÔNG TY
THÀNH PHỐ/TỈNH
01
Công ty Taxi Ba Mươi
TP.HCM
02
Công ty Phát triển Kỹ nghệ Thương mại TDC
Hà Nội
03
Công ty Sản xuất và Kinh doanh 990 – Công An TP.HCM
Là đơn vị cung cấp cho hầu hết các Công ty Taxi từ khu vực Trung trung bộ đến Nam Bộ (danh sách đình kèm)
TP.HCM
04
Công ty TNHH Điện tử - Viễn thông Hà Nội
Hà Nội
05
Đài truyền hình An Giang
An Giang
06
Công ty TNHH Viễn Thông Đức Hải
TP. Hải Phòng
07
Cty TNHH Tín Đức
Hà Nội
08
Công ty cổ phần Sài gòn Bình Minh
TP.HCM
09
Công ty cổ phần vật tư và thương mại Đà Nẵng
TP. Đà Nẵng
10
Ban Chỉ Huy quân sự Quận 10
TP.HCM
11
Công ty TNHH Niềm Tin
Hà Nội
12
Công ty cố phần 3T
TP.HCM
13
Công ty CP Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Phương nam
Hà Nội
14
Công ty TNHH Vô Tuyến Điện Viên Thông
TP.HCM
15
Công ty CP ĐT Thương mại và Phát triển công nghệ Toàn Cầu
Hà Nội
16
DNTN Đo Đạc Lê Chanh
TP.HCM
17
Công ty TNHH TMDV Viễn Thông Hai Kết Nối
TP.HCM
18
Công ty TNHH Điện tử Viễn thông Hải Đăng
TP.HCM
19
Công ty Thương Mại và Dịch Vụ Viễn Tín
TP.HCM
20
Công ty Dịch vụ Bảo vệ An Toàn B - A
TP.HCM
21
Công ty TNHH Viễn Thông Thành Lợi
TP.HCM
22
Công ty Thương Mại Và Phát Triển Kỹ Thuật
Hà Nội
23
Công ty Ericsson Việt Nam
TP.HCM
24
Công ty viễn thông Hà Nội (Hà Nội Telecom)
Hà Nội
25
Trường Cao Đẳng DL Công nghệ Thông tin
TP.HCM
26
Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
TP.HCM
27
Công ty CP dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn
TP.HCM
Đối thủ cạnh tranh
Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ là một trong 2 nhà phân phối thiết bị viễn thông máy bộ đàm Motorola trên thị trường Việt Nam cùng với công ty còn lại là Công ty Thương mại – Dịch vụ Viễn Tín. Do đó đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty chính là Công ty TM – DV Viễn Tín.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008
Stt
Chỉ tiêu
Mã
Thuyết minh
Số năm nay
Số năm trước
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
IV.08
33,435,137,713
21,669,847,220
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
02
26,514,891
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
33,408,622,822
21,669,847,220
4
Giá vốn hàng bán
11
29,065,974,298
18,855,751,367
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
4,342,648,524
2,814,095,853
6
Doanh thu hoạt động tài chính
21
143,257,488
36,867,662
7
Chi phí tài chính
22
420,177,763
41,959,772
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
49,602,000
41,340,000
8
Chi phí quản lý kinh doanh
24
2,102,043,147
1,419,870,570
9
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 +21 - 22 - 24)
30
1,963,685,102
1,389,133,173
10
Thu nhập khác
31
7,120
11
Chi phí khác
32
(8,701,699)
12
Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
7,120
(8,701,699)
13
Tổng kế toán lợi nhuận trước thuế (50 = 30 + 40)
50
IV.09
1,963,692,222
1,380,431,474
14
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
51
532,784,564
386,520,813
15
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51)
60
1,430,907,658
993,910,661
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Thuận lợi
Ngành thiết bị viễn thông chưa phát triển ở Việt Nam tạo thuận lợi cho công ty mở rộng thị trường thông qua việc nhập khẩu mặt hàng viễn thông chất lượng cao để khẳng định thương hiệu của mình.
Là một trong hai công ty độc quyền phân phối sản phẩm máy bộ đàm Motorola trên thị trường Việt Nam nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp rất lớn.
Đội ngũ nhân viên hoạt động hiệu quả, các kỹ sư tin học giỏi chuyên môn, lành tay nghề được đào tạo trong nước và ngoài nước.
Sự thành công của CTC là sự chủ động trong quan hệ hợp tác với các đối tác trong nước và ngoài nước. Các mối quan hệ cới mở chân thành đã hỗ trợ cho CTC nắm bắt được công nghệ mới dắp ứng tốt nhất cho mọi nhu cầu của khách hàng.
Khó khăn
Các mặt hàng viễn thông mà công ty kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm được nhập từ nước ngoài về nên công tác vận chuyển về nước luôn mất thời gian và chi phí cao làm cho giá thanh của sản phẩm tăng theo.
Thị trường hối đoái ở Việt Nam luôn biến động làm cho giá mua và bán sản phẩm không ổn định.
Ngân hàng Trung Ương không cung cấp đủ nguồn ngoại tệ cho các Doanh nghiệp. Đây là một trong những trở ngại lớn cho Công ty trong việc mua hàng của nhà cung cấp nước ngoài, Công ty không có đủ ngoại tệ để thanh toán tiền hàng làm cho việc xếp hàng lên tàu bị chậm trễ, gây thiệt hại lớn cho Công ty trong việc bán hàng trong nước.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
Ngay từ khi thành lập công ty đã xác định mục tiêu chính đó là làm thế nào để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất do các sản phẩm của công ty sẽ trực tiếp gắn kết các khách hàng với công ty trong thời gian rất dài. Do đó định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới có những mục tiêu sau:
Phát triển thị trường đến các khu vực, các tỉnh xa xôi trên đất nước.
Ổn định lượng khách hàng hiện có bằng các dịch vụ hậu mãi.
Tìm kiếm nguồn nhân lực về công nghệ viễn thông có tay nghề chuyên môn cao nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Đầu tư kỹ thuật, đổi mới công nghệ tạo môi trường làm việc tốt nhất cho việc nghiên cứu ứng dụng, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông và tin học.
CHƯƠNG III
THỰC TẾ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN MUA, BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG THẾ KỶ
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Bộ máy kế toán là một trong những bộ phận quan trọng của mọi doanh nghiệp. Bất kể doanh nghiệp đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại đều cần thiết phải có bộ máy kế toán. Có 3 hình thức tổ chức bộ máy kế toán đó là hình thức tập trung, hình thức phân tán và hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Song do thị trường sản phẩm của công ty chưa phát triển rộng rãi nên công ty đã chọn hình thức bộ máy kế toán tập trung để giúp cho việc quản lý được dễ dàng. Theo hình thức này thì toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN
Sơ đồ 2
THỦ QUỸ - KHO
P. KẾ TOÁN TÀI VỤ
Kế toán Công nợ
Kế toán Bán hàng
Kế toán Mua hàng
Kế toán Tổng hợp
Thủ kho
Thủ quỹ
.
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
Trưởng phòng kế toán: Phụ trách chung về công tác hạch toán tại Công ty, kiểm tra công tác hạch toán của phòng kế toán tài vụ, phân tích tình hình tài chính của công ty đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của kế toán trưởng, thực hiện nghiêm túc các văn bản tài chính do Nhà nước ban hành.
Phòng Kế toán Tài vụ bao gồm:
Kế toán Tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi tất cả các nghiệp vụ phát sinh để hạch toán vào các sổ kế toán, giao dịch với Ngân hàng để theo dõi các khoản vay nợ, các số dư trên tài khoản tiền gửi, lập báo cáo thuế và quyết toán thuế.
Kế toán Công nợ: Theo dõi các khoản nợ phải thu với khách hàng cũng như các khoản nợ phải trả với nhà cung cấp và tình hình thanh toán với người mua và người bán.
Kế toán Mua hàng: Tập hợp tất cả các chứng từ mua vào để lập bảng kê hàng tháng, tập hợp lại toàn bộ các hợp đồng mua vào của Công ty sau đó chuyển số liệu lên cho Kế toán Tổng hợp lập báo cáo.
Kế toán Bán hàng: Tập hợp các chứng từ bán ra để lập bảng kê số liệu hàng tháng, tổng hợp toàn bộ các số liệu về hoạt động bán hàng của Công ty, sau đó chuyển số liệu này lên cho Kế toán Tổng hợp để làm báo cáo theo định kỳ.
Thủ quỹ - kho gồm:
Thủ quỹ: Phụ trách việc quản lý tiền mặt tại công ty, có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng trong việc rút hay nhập quỹ tiền mặt, trả lương cho nhân viên.
Thủ kho: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm kê hàng hóa của kho công ty, phản ánh đầy đủ số lượng nhằm hỗ trợ cho kế toán vật tư trong công tác mua hàng.
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty
Pháp luật quy định các Doanh nghiệp được áp dụng 4 loại hình kế toán sau đây:
· Hình thức nhật ký- sổ cái.
· Hình thức nhật ký chung.
· Hình thức chứng từ ghi sổ.
· Hình thức nhật ký chứng từ.
Việc áp dụng hình thức nào tùy thuộc vào quy mô , đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của các doanh nghiệp. Vấn đề cần lưu ý là khi đã chọn hình thức nào để áp dụng thi nhất thiết phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản của hình thức đó, tuyệt đôí tránh chấp và tùy tiện làm theo ý riêng.
Hiện nay Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái trên máy tính với hệ thống sổ sách khá đầy đủ theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Sơ đồ ghi sổ kế toán
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
NHẬT KÝ – SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sơ đồ 3
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi vào cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự kế toán
Theo hình thức này thì tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh đều được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán duy nhất đó là Nhật ký – Sổ Cái Tuy nhiên tất cả các định khoản và tạo lập các sổ sách đều được thực hiện trên máy tính theo chu trình sau:
Nghiệp vụ phát sinh
Xử lý nghiệp vụ
Nhập chứng từ
Máy thực hiện in các sổ sách liên quan:
Sổ Nhật ký – Sổ Cái
Sổ, thẻ Chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính, thuế
In tài liệu và lưu giữ
Khóa sổ kết chuyển kỳ sau
Sơ đồ 4 Sơ đồ quy trình công tác kế toán trong hệ thống kế toán máy
Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành phân loại chứng từ, định khoản, xử (xử lý nghiệp vụ) sau đó nhập chứng từ vào máy, toàn bộ dữ liệu kế toán được xử lý tự động trên máy: vào sổ Nhật ký – Sổ Cái, Sổ - thẻ Chi tiết, Sổ quỹ, Các bảng kê và Các báo cáo kế toán.
Trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán
Để bộ máy kế toán được hoạt động tốt phục vụ cho công tác quản lý, Công ty đã trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại cùng với phần hành kế toán AC Pro 7.0 được viết bởi những chuyên viên tin học của Việt Nam.Với phần mềm này, tất cả mọi việc hạch toán đều được lập trên máy từ khâu lập chứng từ ban đầu, vào sổ kế toán đến khâu lên báo cáo tài chính cuối cùng. Các nhân viên trong phòng kế toán không phải mất nhiều thời gian cho việc tính toán, kiểm tra các số liệu vào cuối kỳ. Phần mềm AC Pro 7.0 được viết hoàn toàn bằng tiếng Việt nên rất dễ sử dụng, dễ truy xuất dữ liệu ra Excel phục vụ cho công tác quản lý của cấp trên.
Các phương pháp kế toán đang được thực hiện tại Công ty
Các phương pháp hạch toán Hàng tồn kho
Hàng tồn kho là toàn bộ giá trị hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong số tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp có thể được thực hiện một trong hai phương pháp sau:
Phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kiểm kê định kỳ.
Và Công ty hiện đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán Hàng tồn kho.
Tài khoàn sử dụng: Tài khoản 156, 151, 157 và các tài khoản liên quan như đã nói trên Chương I.
Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng
Hiện có 2 phương pháp tính thuế GTGT đó là: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Và hiện tại Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ đang áp dụng việc tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc xác định thuế GTGT được khấu trừ:
Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
Đối với vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
Nếu số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định.
Trường hợp cơ sở mua vật tư, hàng hoá không có hoá đơn, chứng từ hoặc có hoá đơn, chứng từ nhưng không phải là hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn GTGT nhưng không ghi số thuế GTGT ngoài giá bán thì không được khấu trừ thuế đầu vào, trừ các trường hợp quy định dưới đây:
Giá chưa có thuế GTGT
=
Giá thanh toán
(tiền bán vé, bán tem)
1 + Thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó
Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT (Hoá đơn đặc thù) thì cơ sở được căn cứ vào giá đến có thuế để xác định giá không có thuế GTGT và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo công thức:
Thuế GTGT đầu vào = Giá chưa có thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế GTGT phải nộp của tháng đó, thời gian kê khai tối đa là 3 tháng kể từ thời điểm kê khai thuế của tháng phát sinh. Đối với tài sản cố định nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
Kế toán sử dụng Tài khoản 133 để hạch toán Thuế GTGT đầu vào và Tài khoản 333 để phản ánh Thuế GTGT đầu ra.
Phương pháp tính giá gốc của hàng xuất kho.
Hiện nay, kế toán Việt Nam tồn tại các phương pháp hạch toán Hàng tồn kho được thừa nhận là:
Giá thực tế đích danh.
Giá bình quân gia quyền.
Giá nhập trước, xuất trước (FIFO).
Giá nhập sau, xuất trước (LIFO).
Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ đang áp dụng phương pháp hạch toán Hàng tồn kho theo phương pháp Giá bình quân gia quyền. Giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền được tính như sau:
Đơn giá bình quân gia quyền
=
Giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ
Giá trị hàng hóa nhập kho trong kỳ
+
Số lượng hàng hóa tồn kho đầu kỳ
Số lượng hàng hóa nhập kho đầu kỳ
+
Giá thực tế của hàng hóa xuất kho trong kỳ
=
Số lượng hàng hóa xuất kho trong kỳ
x
Đơn giá bình quân gia quyền
Giá thực tế bình quân gia quyền được chia ra làm 2 loại là Giá thực tế bình quân gia quyền liên hoàn và giá thực tế bình quân gia quyền cuối kỳ. Và hiện tại, Công ty Cổ phần Viễn thông Thế kỷ đang áp dụng Giá bình quân gia quyền cuối kỳ.
Kỳ kế toán
Niên độ kế toán của Công ty tính theo năm dương lịch, từ ngày 1 tháng 1 đến hết ngày 31 tháng 12. Kỳ kế toán của Công ty trong niên độ kế toán được tính là tháng tính từ ngày 1 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
ĐẶC ĐIỂM MUA, BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
Các loại sản phẩm mà Công ty mua, bán
Máy bộ đàm Motorola – Emerson – Opnet.
Tổng đài IP BPX, Contact centers nền IP, các sản phẩm mạng.
Tổng đài điện thoại, camera.
Các hệ thống viễn thông, thông tin, theo dõi an ninh.
Thiết bị chống sét trực tiếp và lan truyền.
Thiết bị truyền dẫn Viba, WiMax, thiết bị mạng, truy nhập thuê bao, truy nhập thế hệ mới (NGN).
Thiết bị truyền dẫn quang, modem quang…
Giải pháp công nghệ và thiết bị về FTTH (Fiber To The Home).
Thiết bị máy lạnh chính xác, UPS, nguồn DC và các thiết bị trong hệ thống DATACENTER.
Các phương thức mua, bán hàng hóa tại Công ty
Phương thức mua hàng
Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ sử dụng nhiều phương thức mua hàng khác nhau tùy thuộc vào số lượng hàng hóa mà công ty cần mua trong từng đợt khác nhau.
Đối với hàng nhập khẩu, Công ty luôn mua hàng theo phương thức nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất thông qua vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không.
Đối với hàng mua trong nước, Công ty có thể chọn cách mua hàng trực tiếp tức là Công ty cử người đến bên bán để vận chuyển hàng về, hoặc mua theo phương thức chuyển hàng, tức là người bán sẽ vận chuyển hàng hóa đến kho của Công ty.
Phương thức bán hàng
Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ sử dụng 2 phương thức bán chủ yếu đó là: Bán buôn qua kho và Bán lẻ nhưng hình thức Bán buôn qua kho được sử dụng chủ yếu.
Bán buôn: Hàng hóa được mua, nhập về kho của Công ty sau đó xuất bán cho các khách hàng. Tùy thuộc vào điều khoản vận chuyển trên hợp đồng được ký kết giữa Công ty và khách hàng mà có phương thức bán buôn hàng hóa khác nhau.
Bán lẻ: Theo hình thức này, khách hàng đến mua hàng tại cửa hàng của Công ty với giá cả do khách hàng thỏa thuận với nhân viên bán hàng. Với hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách hàng và thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt
Các phương thức thanh toán
Tùy thuộc vào sự tín nhiệm và quan hệ giữa Công ty với khách hàng mà Công ty đang áp dụng 2 phương thức thanh toán chủ yếu sau:
Phương thức thanh toán trực tiếp
Phương thức thanh toán chậm trả
Nội dung của hai phương thức này đã được trình bày trên phần I.
Chính sách bán hàng tại Công ty
Những quan điểm kinh doanh dưới đây đều đã được các nhân viên của Công ty Cổ Phần Viễn thông Thế Kỷ hiểu rõ, thấm nhuần và tuyệt đối tuân thủ theo:
Không bán hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ...
Luôn cung cấp cho các khách hàng những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh nhất đi kèm với những chế độ dịch vụ hoàn hảo.
Luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, không vì lợi nhuận mà gian dối, lừa bịp khách hàng...
Luôn đặt mình vào địa vị của khách hàng để có những quyết định, cư xử phải lẽ nhất...
Tất cả các cán bộ nhân viên trong Công ty Cổ Phần Viễn thông Thế Kỷ đều thấu hiểu được một điều đó là:
“Khách hàng mới là người quyết định tương lai, sự tồn tại và phát triển của Công ty Cổ Phần Viễn thông Thế Kỷ ”
Công ty Cổ Phần Viễn thông Thế Kỷ luôn cung cấp cho Khách hàng những điều mà Khách hàng luôn mong muốn và quan tâm, đó là:
1- Bán đúng giá cả: Giá của các sản phẩm luôn được niêm yết trên Website.
2- Đúng chất lượng: Khách hàng sẽ được đảm bảo về chất lượng hàng hoá bằng Hợp đồng có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và Đúng tính năng kỹ thuật như đã chào hàng.
3- Thái độ phục vụ: Khách hàng sẽ được phục vụ theo đúng phương châm Khách hàng là thượng đế.
4- Dịch vụ hoàn hảo: Khách hàng sẽ được hưởng hướng dẫn cơ bản về sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm nhằm mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối.
5- Độ bền sản phẩm: Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các khách hàng đã mua hàng tại Công ty Cổ Phần Viễn thông Thế Kỷ bằng Những cam kết bảo hành có giá trị pháp lý và giá trị thực tế đúng như những gì Công ty đã thỏa thuận với khách hàng.
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
TRONG NƯỚC
Chứng từ kế toán sử dụng
Việc nhập – xuất kho hàng hóa ở Công ty diễn ra thường xuyên, liên tục, do vậy kho hàng hóa luôn luôn biến động. Để quản lý hàng hóa thì các hoạt động nhập – xuất đều được lập chứng từ đầy đủ, chính xác theo địa điểm và thời gian phát sinh đúng với các qui định cụ thể trong ghi chép ban đầu.
Các chứng từ, hóa đơn được sử dụng trong khâu mua hàng:
Hóa đơn thuế GTGT nếu Công ty mua hàng ở đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hóa đơn bán hàng nếu Công ty mua hàng ở đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Phiếu nhập kho
Biên bản kiểm nhận hàng hóa
Các chứng từ thanh toán: Phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thanh toán tạm ứng…
Sổ kế toán chi tiết và tổng hợp
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái, do đó các nghiệp vụ mua hàng được phản ánh vào các sổ sau:
Sổ Nhật ký – Sổ Cái
Sổ chi tiết tài khoản 156 “Hàng hóa”
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ sản phẩm hàng hóa
Thẻ kho (sổ kho)
Sổ chi tiết Phải trả người bán.
Ghi nhận một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán
Nghiệp vụ mua hàng trong nước phát sinh trong tháng 07 năm 2008 được phản ánh vào các sổ theo trình tự như sau:
Căn cứ vào Hóa đơn GTGT, hoặc Hóa đơn bán hàng thông thường, biên bản kiểm nhận hàng hóa, kế toán Mua hàng lập phiếu Nhập kho
Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho, Hóa đơn GTGT hay Hóa đơn bán hàng thông thường, phản ánh vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái.
Đồng thời, phản ánh vào Sổ chi tiết Tài khoản 156 “Hàng hóa”
Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ
Mẫu số: S10-DN
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q10, TP.HCM
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TÀI KHOẢN 156: HÀNG HÓA
Tháng 07 năm 2009
Ngày ghi sổ
Chứng từ, Hóa đơn
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
3,151,085,029
…………………
17/07
07/021.PNM
17/07
Nhập mua hàng hóa Cty TNHH Điện tử VT Hải Đăng - Bán VT Miền Nam
EM/2008N. 0167528
17/07
+ Máy Icom IC-F3GT (ksac)
331
46,118,904
2,505,352,562
+ Bộ xạc Icom BC-144
331
6,358,920
2,511,711,482
+ Máy Icom IC-F33GT (ksac)
331
58,569,000
2,570,280,482
+ Bộ xạc Icom BC-160
331
6,024,240
2,576,304,722
+ Máy Icom IC-V8 (đủ bô)
331
46,185,840
2,622,490,562
…………………
Tổng phát sinh trong kỳ
1,563,391,860
2,147,760,695
Dư nợ cuối kỳ
2,566,716,194
Và phản ánh vào Sổ chi tiết vật tư, đơn cử mặt hàng sau:
Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ
Mẫu số: S10-DN
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q10, TP.HCM
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ
Tháng 07 năm 2009
Tên hàng hóa: Máy ICOM IC-F33GT (K SẠC)
Ngày ghi sổ
Chứng từ, Hóa đơn
Diễn giải
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Tồn đầu kỳ
9
54,627,970
11/07
PXB.07/023
11/07
Xuất bán hàng Cty SXKD & DV 990 HĐ 0190206
4
10,572,819
5
44,055,151
17/07
PNM.07/021
17/07
Nhập mua hàng hóa Cty Điện tử VT ải Đăng HĐ 0167528
20
58,569,000
25
102,624,151
18/07
PXB.07/035
18/07
Xuất bán Cty Cổ phần Điện tử Viễn thông Miền Nam
20
57,428,018
5
45,196,133
21/07
PXB.07/044
21/07
Xuất bán hàng Cty SXKD & DV 990 HĐ 0190228
1
2,817,401
4
42,378,732
Tổng cộng số phát sinh
20
58,569,000
25
70,818,238
Tồn cuối kỳ
4
42,378,732
Sau đó là Sổ Chi tiết Tài khoản 331 “Phải trả người bán”
Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ
Mẫu số: S38-DN
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q10, TP.HCM
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TÀI KHOẢN 331: PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
Tháng 07 năm 2009
Ngày ghi sổ
Chứng từ, Hóa đơn
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư Có đầu kỳ
320,063,042
…………………
04/07
07/005.BNC
04/07
Chuyển tiền trả Cty TNHH Điện tử VT Hải Đăng
1121
23,471,200
370,063,462
…………………
17/07
07/021.PNM
17/07
Nhập mua hàng hóa Cty Điện tử VT Hải Đăng - Bán VT Miền Nam
EM/2008N.0167528
17/07
+ Máy Icom IC-F3GT (ksac)
1331
4,611,890
45,546,593
1561
46,118,904
572,311
+ Bộ xạc Icom BC-144
1331
635,892
1,208,203
1561
6,358,920
7,567,123
+ Máy Icom IC-F33GT (ksac)
1331
5,856,900
13,424,023
1561
58,569,000
71,993,023
+ Bộ xạc Icom BC-160
1331
602,424
72,595,447
1561
6,024,240
78,619,687
+ Máy Icom IC-V8 (đủ bô)
1331
4,618,584
83,238,271
1561
46,185,840
129,424,111
…………………
Tổng số phát sinh
1,452,524,991
1,696,062,534
Dư Có cuối kỳ
503,600,577
Khi chuyển trả tiền cho người bán, căn cứ vào giấy Báo Nợ của Ngân hàng, kế toán phản ánh vào sổ Chi tiết tài khoản phải trả người bán như đã nêu trên và sổ Quỹ tiền gửi Ngân hàng.
Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q.10
Số : 07/005
BÁO NỢ
Ngày 04 tháng 07 năm 2008
Khách hàng: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn
Địa chỉ: 505 Nguyễn Trãi, Q.5, Tp. HCM
Nội dung: Chuyển trả tiền Cty TNHH ĐT VT Hải Đăng
Kèm theo:
ĐVT: VNĐ
Số TT
Chi tiết thanh toán
Định khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
1
Chuyển trả tiền Cty TNHH ĐT VT Hải Đăng
331
1121
23,471,200
Tổng cộng tiền thanh toán:
23,471,200
Ngày 04 tháng 07 năm 2008
Người lập
Kế toán trưởng
Giám đốc
Chứng từ liên quan đến nghiệp vụ mua hàng trong nước là căn cứ để lên các Sổ tổng hợp và chi tiết được đính kèm ở phụ lục 1.
NHẬP KHẨU
Nhập khẩu trực tiếp:
Hóa đơn thương mại;
Vận tải đơn;
Một bộ vận tải đường biển hoàn toàn, đã xếp hàng lên tàu;
Chứng từ bảo hiểm;
Giấy chứng nhận phẩm chất do Vinacontrol cấp hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (đối với hàng nông sản thực phẩm);
Bảng kê đóng gói bao bì;
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;…
Nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa phát sinh trong tháng 07 năm 2008 được phản ánh vào các sổ theo trình tự như sau:
Căn cứ vào Tờ khai Hải quan, Hóa đơn GTGT hay Hóa đơn bán hàng thông thường của chi phí thu mua liên quan, Trị giá của hàng hóa và chi phí thu mua hàng hóa được phản ánh vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái.
- Căn cứ vào Phiếu Nhập kho, kế toán phản ánh trị giá hàng hóa vào Sổ chi tiết Tài khoản 156 “Hàng hóa”:
Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ
Mẫu số: S10-DN
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q10, TP.HCM
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TÀI KHOẢN 156: HÀNG HÓA
Tháng 07 năm 2009
Ngày ghi sổ
Chứng từ, Hóa đơn
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
3,151,085,029
…………………
21/07
07/026.PNM
21/07
Nhập mua hàng hóa Motorola Technology HĐ PO9/2008 - TK 22670
HQ/2002-NK.22670
18/07
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
331
65,445,844
2,549,400,278
+ Máy Motorola GP3188 VHF (Kpin)
331
135,885,735
2,685,286,013
+ Pin Motorola GP3188
331
19,966,210
2,705,252,223
+ Máy Motorola GP3188 UHF (Kpin)
331
30,196,830
2,735,449,053
+ Máy Motorola GP2000s VHF
331
75,657,085
2,811,106,138
+ Pin Motorola GP2000
331
23,761,440
2,834,867,578
+ Máy Motorola GP2000s UHF
331
108,081,550
2,942,949,128
+ Máy Motorola GP338 UHHF
331
136,133,250
3,079,082,378
…………………
21/07
07/003.CPM
21/07
Chi phí cước vận tải quốc tế phải trả Cty Nhật Minh Thành HĐ PO9/2008 - TK 22670
HQ/2002-NK.22670
18/07
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
331
885,301
3,139,991,679
+ Máy Motorola GP3188 VHF (Kpin)
331
1,038,158
3,141,029,837
+ Pin Motorola GP3188
331
270,088
3,141,299,925
+ Máy Motorola GP3188 UHF (Kpin)
331
408,480
3,141,708,405
+ Máy Motorola GP2000s VHF
331
1,023,431
3,142,731,836
+ Pin Motorola GP2000
331
321,427
3,143,053,263
+ Máy Motorola GP2000s UHF
331
1,462,044
3,144,515,307
+ Máy Motorola GP338 UHHF
331
1,841,506
3,146,356,813
…………………………
21/07
07/004.CPM
21/07
Chi phí vận chuyển hàng phải trả HTX 27-7 HĐ PO9/2008- TK 22670
ET/2008N.0197088
21/07
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
331
175,951
3,147,332,764
+ Máy Motorola GP3188 VHF (Kpin)
331
365,328
3,147,698,092
+ Pin Motorola GP3188
331
53,679
3,147,751,771
+ Máy Motorola GP3188 UHF (Kpin)
331
81,184
3,147,832,955
+ Máy Motorola GP2000s VHF
331
203,404
3,148,036,359
+ Pin Motorola GP2000
331
63,883
3,148,100,242
+ Máy Motorola GP2000s UHF
331
290,577
3,148,390,819
+ Máy Motorola GP338 UHHF
331
365,994
3,148,756,813
21/07
07/005.CPM
21/07
Chi phí D/O, handing phải trả Cty Nhật Minh Thành HĐ PO9/2008 - TK 22760
GA/2008N.0032671
18/07
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
331
73,921
3,148,830,734
+ Máy Motorola GP3188 VHF (Kpin)
331
153,484
3,148,984,218
+ Pin Motorola GP3188
331
22,552
3,149,006,770
+ Máy Motorola GP3188 UHF (Kpin)
331
34,107
3,149,040,877
+ Máy Motorola GP2000s VHF
331
85,455
3,149,126,332
+ Pin Motorola GP2000
331
26,839
3,149,153,171
+ Máy Motorola GP2000s UHF
331
122,079
3,149,275,250
+ Máy Motorola GP338 UHHF
331
135,763
3,149,411,013
21/07
07/006.CPM
21/07
Chi phí lưu kho, lao vụ phải trả Cty DV hàng hóa Tân Sơn Nhất HĐ PO9/2008- TK 22670
AA/2008-T.035473
19/07
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
331
46,960
3,149,457,973
+ Máy Motorola GP3188 VHF (Kpin)
331
97,503
3,149,555,476
+ Pin Motorola GP3188
331
14,326
3,149,569,802
+ Máy Motorola GP3188 UHF (Kpin)
331
21,667
3,149,591,469
+ Máy Motorola GP2000s VHF
331
54,287
3,149,645,756
+ Pin Motorola GP2000
331
17,050
3,149,662,806
+ Máy Motorola GP2000s UHF
331
77,552
3,149,740,358
+ Máy Motorola GP338 UHHF
331
97,680
3,149,838,038
…………………………….
Tổng phát sinh trong kỳ
1,563,391,860
2,147,760,695
Dư nợ cuối kỳ
2,566,716,194
- Đồng thời kế toán Mua hàng phản ánh vào Sổ Chi tiết vật tư, đơn cử mặt hàng sau:
Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ
Mẫu số: S10-DN
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q10, TP.HCM
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ
Tháng 07 năm 2009
Tên hàng hóa: Máy Motorola GP2000s UHF
Ngày ghi sổ
Chứng từ, Hóa đơn
Diễn giải
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
26
54,627,970
03/07
PXB.07/010
03/07
Xuất bán hàng Cty Ánh Dương VN HĐ 0134243
13
27,313,985
13
27,313,985
09/07
PXB.07/018
09/07
Xuất bán hàng Cty TNHH Thoại Vy HĐ 0190201
3
6,303,227
10
21,010,758
21/07
PNM.07/026
21/07
Nhập mua hàng hóa Motorola technology SDN BHD HĐ PO9/2008 TK 22670 (30,075)
50
108,081,550
60
129,092,308
- Cước vận tải quốc tế phải trả Cty Nhật Minh Thành HĐ PO9/2008 - TK 22670
1,462,044
60
129,382,885
- Phí vận chuyển hàng phải trả HTX 27-7 HĐ PO9/2008 - TK 22670
290,577
60
129,504,964
- Chi phí D/O, handing phải trả Cty Nhật Minh Thành HĐ PO9/2008 - TK 22670
122,079
60
129,582,516
- Chi phí lưu kho, lao vụ phải trả Cty dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất HĐ PO9/2008 - TK 22670
77,552
60
129,660,028
22/07
PXB.07/045
22/07
Xuất bán hàng Cty SXKD & DV 990 HĐ 0190229
6
13,104,456
54
117,940,104
Tổng cộng số phát sinh
50
110,033,802
22
46,721,668
Tồn cuối kỳ
54
117,940,104
- Khi đã nhập kho hàng hóa, Kế toán sẽ phản ánh Công nợ phải trả người bán vào Sổ chi tiết 331 “Phải trả người bán”:
Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ
Mẫu số: S38-DN
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q10, TP.HCM
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TÀI KHOẢN 331: PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
Tháng 07 năm 2009
Ngày ghi sổ
Chứng từ, Hóa đơn
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư Có đầu kỳ
320,063,042
…………………
07/07
07/010.BNC
07/07
Chi thanh toán tiền mua hàng cho Motorola theo HĐ PO4/2008 (10,000USD)
Thanh toán tiền mua hàng
1123
168,490,000
208,930,462
…………………
14/07
07/020.BNC
14/07
Chi thanh toán tiền mua hàng cho Motorola theo HĐ PO4/2008 (20,000USD)
Thanh toán tiền mua hàng
1123
336,840,000
40,463,248
…………………
21/07
07/026.PNM
21/07
Nhập mua hàng hóa Motorola Technology HĐ PO9/2008 - TK 22670
HQ/2002-NK.22670
18/07
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
1561
65,445,844
129,424,111
+ Máy Motorola GP3188 VHF (Kpin)
1561
135,885,735
265,309,846
+ Pin Motorola GP3188
1561
19,966,210
285,276,056
+ Máy Motorola GP3188 UHF (Kpin)
1561
30,196,830
315,472,886
+ Máy Motorola GP2000s VHF
1561
75,657,085
391,129,971
+ Pin Motorola GP2000
1561
23,761,440
414,891,411
+ Máy Motorola GP2000s UHF
1561
108,081,550
522,972,961
+ Máy Motorola GP338 UHHF
1561
136,133,250
659,106,211
…………………
21/07
07/004.CPM
21/07
Chi phí cước vận tải quốc tế phải trả Cty Nhật Minh Thành HĐ PO9/2008 - TK 22670
ET/2008N.0197088
21/07
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
1561
885,301
1,182,556,945
+ Máy Motorola GP3188 VHF (Kpin)
1561
1,038,158
1,183,595,103
+ Pin Motorola GP3188
1561
270,088
1,183,865,191
+ Máy Motorola GP3188 UHF (Kpin)
1561
408,480
1,184,273,671
+ Máy Motorola GP2000s VHF
1561
1,023,431
1,185,297,102
+ Pin Motorola GP2000
1561
321,427
1,185,618,529
+ Máy Motorola GP2000s UHF
1561
1,462,044
1,187,080,573
+ Máy Motorola GP338 UHHF
1561
1,841,506
1,188,922,079
21/07
07/003.CPM
21/07
Chi phí vận chuyển hàng phải trả HTX 27-7 HĐ PO9/2008- TK 22670
HQ/2002-NK.22670
18/07
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
1331
8,798
1,189,730,877
1561
175,951
1,189,906,828
+ Máy Motorola GP3188 VHF (Kpin)
1331
18,266
1,189,925,094
1561
365,328
1,190,290,422
+ Pin Motorola GP3188
1331
2,684
1,190,293,106
1561
53,679
1,190,346,785
+ Máy Motorola GP3188 UHF (Kpin)
1331
4,059
1,190,350,845
1561
81,184
1,190,432,029
+ Máy Motorola GP2000s VHF
1331
10,170
1,190,442,199
1561
203,404
1,190,645,603
+ Pin Motorola GP2000
1331
3,194
1,190,648,797
1561
63,883
1,190,712,680
+ Máy Motorola GP2000s UHF
1331
14,529
1,190,727,209
1561
290,577
1,191,017,786
+ Máy Motorola GP338 UHHF
1331
18,300
1,191,036,085
1561
365,994
1,191,402,079
21/07
07/005.CPM
21/07
Chi phí D/O, handing phải trả Cty Nhật Minh Thành HĐ PO9/2008 - TK 22760
GA/2008N.0032671
18/07
+ Máy Motorola GP338 UHHF
1331
7,392
1,191,409,472
1561
73,921
1,191,483,393
+ Máy Motorola GP3188 VHF (Kpin)
1331
15,348
1,191,498,741
1561
153,484
1,191,652,225
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
1331
2,255
1,191,654,480
1561
22,552
1,191,677,032
+ Máy Motorola GP3188 VHF (Kpin)
1331
3,411
1,191,680,443
1561
34,107
1,191,714,550
+ Pin Motorola GP3188
1331
8,546
1,191,723,095
1561
85,455
1,191,808,550
+ Máy Motorola GP3188 UHF (Kpin)
1331
2,684
1,191,811,234
1561
26,839
1,191,838,073
+ Máy Motorola GP2000s VHF
1331
12,208
1,191,850,281
1561
122,079
1,191,972,360
+ Pin Motorola GP2000
1331
13,576
1,191,985,936
1561
135,763
1,192,141,499
…………………
Tổng số phát sinh
1,452,524,991
1,696,062,534
Dư Có cuối kỳ
503,600,577
Khi thanh toán cho nhà cung cấp, Kế toán dựa vào giấy Báo Nợ của Ngân hàng phản ánh số tiền thanh toán vào Sổ chi tiết 331 như đã nêu trên và Sổ chi tiết thanh toán công nợ với nhà cung cấp:
Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ
Mẫu số: S38-DN
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q10, TP.HCM
SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN CÔNG NỢ
TÀI KHOẢN 331: PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN
Tháng 07 năm 2009
Ngày ghi sổ
Chứng từ, Hóa đơn
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
……..
Motorola Technology SDN BHD (MOTO)
Địa chỉ: Land Mobile Products Sector, Bayen Lepas Free Trade Zone
Số dư đầu kỳ
329,038,357
07/07
BNC.07/010
07/07
Chi thanh toán tiền mua hàng cho Motorola theo HĐ PO4/2008 (10,000 USD)
Chi thanh toán tiền mua hàng cho Motorola theo HĐ PO4/2008 (10,000 USD)
1123
168,490,000
14/07
BNC.07/023
14/07
Chi thanh toán tiền mua hàng cho Motorola theo HĐ PO4/2008 (20,000 USD)
GBN - CT
15/07
Chi thanh toán tiền mua hàng cho Motorola theo HĐ PO4/2008 (20,000 USD)
1123
336,840,000
21/07
07/026.PNM
21/07
Nhập mua hàng hóa Motorola Technology HĐ PO9/2008 - TK 22670
HQ/2002-NK.22670
18/07
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
1561
65,445,844
+ Máy Motorola GP3188 VHF (Kpin)
1561
135,885,735
+ Pin Motorola GP3188
1561
19,966,210
+ Máy Motorola GP3188 UHF (Kpin)
1561
30,196,830
+ Máy Motorola GP2000s VHF
1561
75,657,085
+ Pin Motorola GP2000
1561
23,761,440
+ Máy Motorola GP2000s UHF
1561
108,081,550
+ Máy Motorola GP338 UHHF
1561
136,133,250
22/07
BNC.07/023
22/07
Chi trả trước 20% (13,928USD) tiền mua hàng theo HĐPO11/2008 cho Motorola
Chi trả trước 20% (13,928USD) tiền mua hàng theo HĐPO11/2008 cho Motorola
1121
233,436,632
23/07
BNC.07/025
23/07
Chi trả tiền mua hàng cho các HĐ PO4&PO8/2007, PO4&PO9/2008 cho Motorola
Chi trả tiền mua hàng cho các HĐ PO4&PO8/2007, PO4&PO9/2008 cho Motorola
1121
259,491,427
23/07
KTK.07/002
23/07
Kết chuyển chênh lệch lãi tỷ giá HĐ PO4/2007
5157
5,813,697
23/07
KTK.07/003
23/07
Kết chuyển chênh lệch lỗ tỷ giá HĐ PO8/2007, PO2, PO4/2008
Kết chuyển chênh lệch lỗ tỷ giá HĐ PO8/2007
6357
3,763,063
Kết chuyển chênh lệch lỗ tỷ giá HĐ PO4/2008
6357
4,328,264
Kết chuyển chênh lệch lỗ tỷ giá HĐ PO4/2008
6357
48,652,422
Cộng phát sinh trong kỳ
1,004,071,756
651,871,693
Số dư cuối kỳ
23,161,706
Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q.10
Số : 07/025
BÁO CÓ
Ngày 23 tháng 07 năm 2008
Khách hàng: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn
Địa chỉ: 505 Nguyễn Trãi, Q.5, Tp. HCM
Nội dung: Chi trả tiền mua hàng cho các HĐ PO4&PO8/2007, PO4&PO9/2008 cho Motorola
Kèm theo:
ĐVT: VNĐ
Số TT
Chi tiết thanh toán
Định khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
1
Chi trả tiền mua hàng cho các HĐ PO4&PO8/2007, PO4&PO9/2008 cho Motorola
1121
331
259,491,427
Tổng cộng tiền thanh toán:
259,491,427
Ngày 23 tháng 07 năm 2008
Người lập
Kế toán trưởng
Giám đốc
Các chứng từ để làm căn cứ hạch toán các nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu được đính kèm ở phụ lục 2
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
Chứng từ kế toán sử dụng
Chứng từ kế toán được sử dụng cho công tác bán hàng là:
Đơn đặt hàng
Phiếu xuất kho
Hóa đơn GTGT
Sổ kế toán chi tiết và tổng hợp
Kế toán phản ánh nghiệp vụ bán hàng vào các sổ sau:
Sổ Chi tiết bán hàng
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Sổ chi tiết thanh toán với người mua.
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Ghi nhận một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán
Nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong tháng 07 năm 2008 được hạch toán trình tự vào các sổ sau:
Căn cứ vào đơn đặt hàng, hợp đồng của Khách hàng với Công ty mà kế toán lập phiếu xuất kho hàng hóa để bán cho khách hàng. Căn cứ vào phiếu xuất kho, Kế toán phản ánh nghiệp vụ xuất kho hàng hóa vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái, Sổ chi tiết Tài khoản 156 “Hàng hóa” và Sổ chi tiết TK 632 “Giá vốn hàng bán”.Nghiệp vụ bán hàng được phản ánh vào Sổ chi tiết TK 632 như sau:
Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ
Mẫu số: S10-DN
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q10, TP.HCM
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TÀI KHOẢN 632: GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Tháng 07 năm 2009
Ngày ghi sổ
Chứng từ, Hóa đơn
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
…………………
03/07
07/019.PXB
03/07
Xuất bán hàng Cty Ánh Dương VN HĐ 0134243
EM/2008N.0134243
03/07
+ Máy Motorola GP 2000s UHF
1561
27,313,985
359,096,956
+ Bao da
1561
2,340,000
360,896,956
+ Pin Motorola GP 2000
1561
4,179,493
364,688,613
+ Bát pin
1561
974,627
364,762,287
…………………
08/07
07/013.PXB
08/07
Xuất bán hàng Cty Mai Linh Nghệ An HĐ 0134246
EM/2008N.0134246
08/07
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
1561
64,831,766
277,106,244
+ Dây nguồn
1561
1,800,000
279,446,244
+ Anten từ
1561
3,791,657
283,625,737
+ Đầu nối BNC
1561
73,674
284,600,364
…………………
22/07
PXB.07/045
22/07
Xuất bán hàng Cty SXKD & DV 990 HĐ 0190229
EM/2008N. 0190229
22/07
+ Máy Motorola GP 2000s UHF
1561
13,104,456
1,360,358,914
+ Soft Leather GP 3188
1561
780,414
1,361,139,328
…………………
31/07
07/003.PKC
31/07
Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ 07/2008
Kết chuyển giá vốn hàng bán
911
3,668,198,501
Tổng số phát sinh
3,668,198,501
3,668,198,501
Sau khi xuất kho hàng hóa, Khách hàng đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán ngay, Kế toán tiến hành lập Hóa đơn Giá trị gia tăng và dựa vào Hóa đơn GTGT này, Kế toán tiến hành phản ánh vào Sổ chi tiết Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”:
Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ
Mẫu số: S38-DN
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q10, TP.HCM
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TÀI KHOẢN 511: DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
Tháng 07 năm 2009
Ngày ghi sổ
Chứng từ, Hóa đơn
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
…………………
03/07
07/019.PXB
03/07
Xuất bán hàng Cty Ánh Dương VN HĐ 0134243
EM/2008N.0134243
03/07
+ Máy Motorola GP 2000s UHF
131
38,457,900
323,999,895
+ Bao da
131
323,999,895
+ Pin Motorola GP 2000
131
6,747,000
330,746,895
+ Bát pin
131
330,746,895
…………………
08/07
07/013.PXB
08/07
Xuất bán hàng Cty Mai Linh Nghệ An HĐ 0134246
EM/2008N. 0134246
08/07
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
131
75,834,000
417,730,095
+ Dây nguồn
131
417,730,095
+ Anten từ
131
5,055,600
422,785,695
+ Đầu nối BNC
131
422,785,695
…………………
22/07
PXB.07/045
22/07
Xuất bán hàng Cty SXKD & DV 990 HĐ 0190229
EM/2008N. 0190229
22/07
+ Máy Motorola GP 2000s UHF
131
14,826,420
2,431,666,558
+ Soft Leather GP 3188
131
2,431,666,558
…………………
31/07
07/003.PKC
31/07
Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ 07/2008
Kết chuyển giá vốn hàng bán
911
4,369,303,477
Tổng số phát sinh
4,369,303,477
4,369,303,477
Đồng thời Kế toán cũng phản ánh nghiệp vụ bán hàng vào Sổ chi tiết Tài khoản 131 “Phải thu khách hàng” và Sổ tiền gửi Ngân hàng nếu Khách hàng thanh toán qua Ngân hàng căn cứ vào Giấy Báo Có:
Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ
Mẫu số: S38-DN
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q10, TP.HCM
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TÀI KHOẢN 131: PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG
Tháng 07 năm 2009
Ngày ghi sổ
Chứng từ, Hóa đơn
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
120,040,053
…………………
03/07
07/019.PXB
03/07
Xuất bán hàng Cty Ánh Dương VN HĐ 0134243
EM/2008N.0134243
03/07
+ Máy Motorola GP 2000s UHF
33311
3,845,790
31,069,393
5111
38,457,900
69,527,293
+ Bao da
33311
69,527,293
5111
69,527,293
+ Pin Motorola GP 2000
33311
674,700
70,201,993
5111
6,747,000
76,948,993
+ Bát pin
33311
76,948,993
5111
76,948,993
…………………
04/07
07/007.BCT
04/07
Thu tiền Cty Cổ phần Ánh Dương VN
+Thu tiền Cty Cổ phần Ánh Dương
1121
51,593,685
11,845,308
…………………
08/07
07/013.PXB
08/07
Xuất bán hàng Cty Mai Linh Nghệ An HĐ 0134246
EM/2008N. 0134246
08/07
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
33311
7,583,400
91,679,919
5111
75,834,000
15,845,919
+ Dây nguồn
33311
15,845,919
5111
15,845,919
+ Anten từ
33311
505,560
15,340,359
5111
5,055,600
10,284,759
+ Đầu nối BNC
33311
10,284,759
5111
10,284,759
…………………
09/07
07/007.BCT
09/07
Công ty TNHH Mai Linh Nghệ An chuyển tiền
+Công ty TNHH Mai Linh Nghệ An chuyển tiền
1121
25,000,000
…………………
16/07
07/013.BCT
16/07
Thu tiền Cty TNHH Mai Linh Nghệ An
+Thu tiền Cty TNHH Mai Linh Nghệ An
1121
63,978,560
1,195,236,059
…………………
22/07
PXB.07/045
22/07
Xuất bán hàng Cty SXKD & DV 990 HĐ 0190229
EM/2008N. 0190229
22/07
+ Máy Motorola GP 2000s UHF
33311
1,482,642
1,241,224,525
5111
14,826,420
1,256,050,945
+ Soft Leather GP 3188
33311
1,256,050,945
5111
1,256,050,945
…………………
23/07
07/021.BCT
23/07
Công ty SXKD&DV 990 chuyển khoản HĐ 019229, 0190231
+Công ty SXKD&DV 990 chuyển khoản HĐ 019229, 0190231
1121
21,745,416
1,238,930,491
…………………
Tổng phát sinh
4,798,860,536
1,762,526,792
Dư Nợ cuối kỳ
3,156,373,797
Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q.10
Số: 07/021
BÁO CÓ
Ngày 23 tháng 07 năm 2008
Khách hàng: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn
Địa chỉ: 505 Nguyễn Trãi, Q.5, Tp. HCM
Nội dung: Công ty SXKD&DV 990 chuyển khoản HĐ 019229, 0190232
Kèm theo:
ĐVT: VNĐ
Số TT
Chi tiết thanh toán
Định khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
1
Công ty SXKD&DV 990 chuyển khoản HĐ 019229, 0190232
1121
131
21,745,416
Tổng cộng tiền thanh toán:
21,745,416
Ngày 23 tháng 07 năm 2008
Người lập
Kế toán trưởng
Giám đốc
Chứng từ liên quan dùng làm căn cứ để hạch toán nghiệp vụ bán hàng được đính kèm ở phụ lục 3.
- Các nghiệp vụ mua bán hàng hóa trên được phản ánh trên sổ Nhật ký - Sổ Cái như sau:
Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ
Mẫu số: S38-DN
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q10, TP.HCM
NHẬT KÝ SỔ CÁI
THÁNG 07 NĂM 2008
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền phát sinh
TK đối ứng
Tài khoản 111
Tài khoản 112
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
99,952,087
23,457,953
………………
03/07
07/101.PXB
03/07
Xuất bán hàng Cty Ánh Dương VN HĐ 0134243
EM/2008N.0134243
03/07
+ Máy Motorola GP 2000s UHF
3,845,790
131
33311
38,457,900
131
5111
27,313,985
632
1561
+ Bao da
131
33311
131
5111
2,340,000
632
1561
+ Pin Motorola GP 2000
674,700
131
33311
6,747,000
131
5111
4,179,493
632
1561
+ Bát pin
131
33311
131
5111
974,627
632
1561
04/07
BNC.07/005
04/07
Chuyển trả tiền Cty TNHH ĐT VT Hải Đăng
Chuyển trả tiền Cty TNHH ĐT VT Hải Đăng
23,471,200
331
1121
23,471,200
………….
07/07
BNC.07/010
07/07
Chi thanh toán tiền mua hàng cho Motorola theo HĐ PO4/2008 (10,000 USD)
Chi thanh toán tiền mua hàng cho Motorola theo HĐ PO4/2008 (10,000 USD)
168,490,000
331
1123
168,490,000
………………
08/07
07/013.PXB
08/07
Xuất bán hàng Cty Mai Linh Nghệ An HĐ 0134246
EM/2008N. 0134246
08/07
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
7,583,400
131
33311
75,834,000
131
5111
64,831,766
632
1561
+ Dây nguồn
131
33311
131
5111
1,800,000
632
1561
+ Anten từ
505,560
131
33311
5,055,600
131
5111
3,791,657
632
1561
+ Đầu nối BNC
131
33311
131
5111
73,674
632
1561
17/07
07/021.PNM
17/07
Nhập mua hàng hóa Cty TNHH Điện tử VT Hải Đăng - Bán VT Miền Nam
EM/2008N. 0167528
17/07
+ Máy Icom IC-F3GT (ksac)
46118904
1561
331
4,611,890
1331
331
+ Bộ xạc Icom BC-144
6,358,920
1561
331
635,892
1331
331
+ Máy Icom IC-F33GT (ksac)
58,569,000
1561
331
5,856,900
1331
331
+ Bộ xạc Icom BC-160
6,024,240
1561
331
602,424
1331
331
+ Máy Icom IC-V8 (đủ bô
46,185,840
1561
331
4,618,584
1331
331
21/07
07/026.PNM
21/07
Nhập mua hàng hóa Motorola Technology HĐ PO9/2008 - TK 22670
HQ/2002-NK.22670
18/07
+ Máy Motorola GM338 UHF 25W
65,445,844
1561
331
+ Máy Motorola GP3188 VHF (Kpin)
135,885,735
1561
331
+ Pin Motorola GP3188
19,966,210
1561
331
+ Máy Motorola GP3188 UHF (Kpin)
30,196,830
1561
331
+ Máy Motorola GP2000s VHF
75,657,085
1561
331
+ Pin Motorola GP2000
23,761,440
1561
331
+ Máy Motorola GP2000s UHF
108,081,550
1561
331
+ Máy Motorola GP338 UHHF
136,133,250
1561
331
…………………….
22/07
PXB.07/045
22/07
Xuất bán hàng Cty SXKD & DV 990 HĐ 0190229
EM/2008N. 0190229
22/07
+ Máy Motorola GP 2000s UHF
1,482,642
131
33311
14,826,420
131
5111
13,104,456
632
1561
+ Soft Leather GP 3188
131
33311
131
5111
780,414
632
1561
…………………….
Tổng cộng số phát sinh
25,959,119,364
1,043,474,246
1,156,430,744
2,920,145,198
2,878,266,626
Số dư cuối kỳ
13,004,411
65,336,525
Trang 1
Chứng từ
Tài khoản 131
Tài khoản 1331
Tài khoản 1561
Tài khoản 331
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
120,040,053
40,855,241
3,150,545,029
2,016,125,576
07/101.PXB
03/07
EM/2008N.0134243
03/07
3,845,790
38,457,900
27,313,985
-
-
2,340,000
674,700
6,747,000
4,179,493
974,627
BNC.07/005
04/07
23,471,200
BNC.07/010
07/07
168,490,000
07/013.PXB
08/07
EM/2008N. 0134246
08/07
7,583,400
75,834,000
64,831,766
1,800,000
505,560
5,055,600
3,791,657
73,674
07/021.PNM
17/07
EM/2008N. 0167528
17/07
46,118,904
46,118,904
6,358,920
6,358,920
58,569,000
58,569,000
6,024,240
6,024,240
46,185,840
46,185,840
07/026.PNM
21/07
HQ/2002-NK.22670
18/07
65,445,844
65,445,844
135,885,735
135,885,735
19,966,210
19,966,210
30,196,830
30,196,830
75,657,085
75,657,085
23,761,440
23,761,440
108,081,550
108,081,550
136,133,250
136,133,250
PXB.07/045
22/07
EM/2008N. 0190229
22/07
1,482,642
14,826,420
780,414
Tổng cộng số phát sinh
4,798,860,536
1,762,526,792
158,335,247
138,872,650
1,563,391,860
2,147,760,695
1,452,524,999
1,696,062,534
Số dư cuối kỳ
3,156,373,797
60,317,838
2,566,176,194
563,600,577
Trang 1/1
Chứng từ
Tài khoản 33311
Tài khoản 5111
Tài khoản 632
…
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
07/101.PXB
03/07
EM/2008N.0134243
03/07
3,845,790
38,457,900
27,313,985
-
2,340,000
-
674,700
6,747,000
4,179,493
-
974,627
-
BNC.07/005
04/07
BNC.07/010
07/07
07/013.PXB
08/07
EM/2008N. 0134246
08/07
7,583,400
75,834,000
64,831,766
-
1,800,000
-
505,560
5,055,600
3,791,657
-
73,674
-
07/021.PNM
17/07
EM/2008N. 0167528
17/07
07/026.PNM
21/07
HQ/2002-NK.22670
18/07
PXB.07/045
22/07
EM/2008N. 0190229
22/07
1,482,642
14,826,420
780,414
Tổng cộng số phát sinh
1,762,526,792
1,762,526,792
4369303477
4369303477
3668198501
3668198501
Số dư cuối kỳ
Trang 2/1
CHƯƠNG IV
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Nhận xét về công tác quản lý và hạch toán hoạt động Mua, Bán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ
Nhận xét về công tác quản lý:
Nhìn chung Công ty đã xây dựng cho mình một mô hình quản lý phù hợp với sự quản lý của cấp trên và đã theo kịp sự phát triển của thị trường, Các phòng ban trong Công ty được phân rõ trách nhiệm đảm bảo không có sự chồng chéo giữa các phòng, và mục tiêu của các phòng ban luôn phù hợp với mục tiêu chung của Công ty. Điều này làm cho Công ty không ngừng phát triển. Bằng chứng là Công ty đã không ngừng đạt lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước dù chỉ mới hình thành không lâu (thành lập năm 2005). Năm 2008 là năm mà nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn kinh doanh có lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế đạt 1.430.907.658 Đồng). Tuy mức lợi nhuận không lớn nhưng cho thấy sự thay đổi linh hoạt trong chính sách kinh doanh của Công ty đã hạn chế rủi ro tối thiểu cho Công ty trong nền kinh tế khủng hoảng.
Công ty có một đội ngũ cán bộ kinh doanh có nhiều kinh nghiệm có trình độ, có trách nhiệm. Đặc biệt với đội ngũ cán bộ kế toán, Công ty đã lựa chọn, thường xuyên huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ đối với những thay đổi của chế độ kế toán và những chuẩn mực kế toán ban hành để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, trong bộ phận mua hàng thì chỉ có một nhân viên phụ trách quá trình nhập khẩu hàng hóa. Khi hàng hóa về đến cảng, nhân viên này phải làm tất cả mọi thủ tục để hàng hóa có thể được thông quan. Với khối lượng công việc tương đối nhiều và thời gian tương đối dài, có khi thủ tục thông quan mất đến hàng tháng. Điều này làm cho việc theo dõi hàng hóa của phòng kế toán gặp không ít khó khăn gây ảnh hưởng đến thời điểm xác nhận hàng mua nhập kho và với công tác bán hàng.
Nhận xét về công tác kế toán:
Về loại hình tổ chức bộ máy kế toán:
Xuất phát từ quy mô và đặc điểm kinh doanh mà Công ty đã lựa chọn và áp cho mình hình thức kế toán tập trung rất phù hợp với Công ty. Việc áp dụng hình thức này sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc nhằm phát huy tính chủ động trong kinh doanh, giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động kinh doanh.
Về bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của Công ty gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả cao, phân công công việc trong bộ máy kế toán tương đối tốt, phù hợp với công việc và đáp ứng nhu cầu của cấp quản lý. Đội ngũ kế toán của Công ty có trình độ nghiệp vụ thành thạo, có kinh nhiệm trong nghề nghiệp, có trách nhiệm trong công tác và rất nhiệt tình. Kế toán trưởng là người có kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về chế độ tài chính kế toán. Đội ngũ nhân viên kế toán luôn được tạo điều kiện để bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho phù hợp với điều kiện mới, luôn được hướng dẫn những thông tư mới liên quan đến công tác kế toán.
Về hệ thống tài khoản:
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số: 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính cùng với các văn bản sửa đổi bổ sung. Hệ thống tải khoản áp dụng tại Công ty phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của Công ty. Một số tài khoản còn có sự thay đổi linh hoạt phù hợp với yêu cầu hạch toán. Chẳng hạn Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng ngoài việc chi tiết theo từng loại tiền (VNĐ và ngoại tệ) thì từng tài khoản chi tiết này còn được chi tiết theo từng ngân hàng mà Công ty mở tài khoản.
Về hệ thống chứng từ:
Hệ thống chứng từ được sử dụng trong quá trình hạch toán tại Công ty đều được lập theo mẫu của Bộ Tài chính ban hành, phù hợp với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo tính pháp lý của các nghiệp vụ. Các chứng từ đều được kiểm tra chặt chẽ, tiện lợi cho quá trình sử dụng và kiểm tra.
Về hệ thống sổ sách:
Công ty áp dụng hình thức Nhật ký – Sổ cái trong phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức này đơn giản về quy trình hạch toán, công việc kế toán được phân đều trong tháng, thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra, phù hợp với mô hình kinh doanh của Công ty. Hơn nữa, hình thức này cũng thuận tiện cho việc áp dụng kế toán máy vào công tác hạch toán kế toán.
Kiến nghị về phương pháp kế toán Mua, Bán hàng hóa.
Kiến nghị về kế toán nghiệp vụ Mua hàng
Sử dụng Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”: Công ty hiện tại chưa sử dụng Tài khoản này để theo dõi hàng hóa đã mua nhưng chưa nhập kho đặc biệt là trong hoạt động nhập khẩu. Trong hoạt động này thì hàng hóa thường có tình trạng phải vận chuyển sau một thời gian mới về đến kho hoặc rắc rối về thủ tục hải quan phải lưu tại kho cảng chờ giải quyết và số hàng đó nên được theo dõi trên Tài khoản 151. Việc này rất cần thiết vì nếu không ghi chép đầy đủ thì giá trị hàng hóa không được phản ánh trên sổ sách kế toán, điều này đồng nghĩa với việc quyền sở hữu của Công ty với số hàng hóa đó đã không được ghi chép đúng thời điểm và không được phản ánh đúng trên sổ sách và Báo cáo Tài chính. Đặc biệt là trong thời điểm kiểm kê hàng hóa tại kho, số hàng trên đã không được ghi chép đúng kỳ kế toán mà lại được ghi chép vào kỳ sau mặc dù quyền sở hữu của Công ty với số hàng trên vẫn được xác lập nhưng nó lại không phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho.
Vì lý do đó, Công ty nên thực hiện việc theo dõi hàng đang đi đường, ghi chép vào sổ sách ngay khi có chứng nhận về việc trao quyền sở hữu hàng hoá, và điều này rất quan trọng vào thời điểm ngày 31 tháng 12 vì đây là lúc phân định giữa hai kỳ kế toán. Tại thời điểm này, Công ty nên tổng hợp toàn bộ những lô hàng đã ký hợp đồng mua mà chưa về kho để tiến hành theo dõi và ghi chép vào đúng năm tài chính đó, khi tiến hành kiểm kê, đơn vị cũng nên phản ánh cả số hàng này trên Báo cáo kiểm kê và đôn đốc những người có trách nhiệm theo sát sự lưu chuyển của hàng hoá.
Về hạch toán chi phí thu mua:
Công ty không sử dụng TK 1562 để hạch toán chi phí thu mua hàng hóa mà hạch toán các khoản chi phí này vào TK 1561. Việc ghi chép này không tách biệt với giá vốn của hàng bán trong kỳ theo từng chỉ tiêu chi phí theo yêu cầu quản lý. Trong nền kinh tế thị trường, người quản lý doanh nghiệp cần những Báo cáo phân tích chi tiết sâu về từng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là với giá vốn hàng bán, nếu không chi tiết theo từng khoản mục cụ thể sẽ không có biện pháp hữu hiệu để giảm giá thành. Nếu theo dõi tiêng biệt và chi tiết các chi phí liên quan đến việc thu mua hàng thì cuối mỗi tháng Công ty có thể phân tích sự biến động của chi phí thu mua giữa các tháng và so sánh giá mua của hàng hóa mua v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SUOI KIM(CUOI).doc