Đề tài Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tài liệu Đề tài Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kế Toán Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Quyết Định 15 Và Quyết Định 48 So sánh nghiệp vụ kế toán mua bán hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại theo quyết định 15 và quyết định 48. Email: nhom1hk6danang@gmail.com 07/04/2011 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ----d&c---- Việt Nam hiện nay số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất lớn và có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Nhưng do đặc trưng quy mô nhỏ, tập trung trên một địa bàn hẹp nên mô hình tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa thường mang tính tập trung, cơ cấu tổ chức đơn giản trực tuyến. Nên bên cạnh quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, ngày 14 tháng 9 năm 2006 Bộ Tài Chính đã ra Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ lựa chọn chế độ kế toán nào? Chúng ta hãy so sánh kế toán nghiệp vụ mua – bán hàng hoá tro...

docx13 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế Toán Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Quyết Định 15 Và Quyết Định 48 So sánh nghiệp vụ kế toán mua bán hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại theo quyết định 15 và quyết định 48. Email: nhom1hk6danang@gmail.com 07/04/2011 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ----d&c---- Việt Nam hiện nay số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất lớn và có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Nhưng do đặc trưng quy mô nhỏ, tập trung trên một địa bàn hẹp nên mô hình tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa thường mang tính tập trung, cơ cấu tổ chức đơn giản trực tuyến. Nên bên cạnh quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, ngày 14 tháng 9 năm 2006 Bộ Tài Chính đã ra Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ lựa chọn chế độ kế toán nào? Chúng ta hãy so sánh kế toán nghiệp vụ mua – bán hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại theo quyết định 15 và quyết định 48 để tìm ra những điểm giống và khác nhau. Từ đó lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán phù hợp với quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để đem lại hiệu quả cao nhất. Để hiểu rõ hơn những vấn đề nêu trên Nhóm I xin trình bày đề tài: “So sánh nghiệp vụ kế toán mua bán hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại theo quyết định 15 và quyết định 48.” Nội dung đề tài gồm 2 phần: Phần I: Sự chi phối của chuẩn mức kế toán đến nghiệp vụ mua bán hàng hóa trong quyết định 15 và quyết định 48. Phần II: So sánh kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại theo quyết định 15 và quyết định 48. Nhóm I xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy để Nhóm I hoàn thành đề tài này. Đà Nẵng, Tháng 4 Năm 2011 Thực Hiện Nhóm I – HK6 PHẦN I SỰ CHI PHỐI CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN ĐẾN NGHIỆP VỤ MUA-BÁN HÀNG HÓA TRONG QUYẾT ĐỊNH 15 VÀ QUYẾT ĐỊNH 48 I. Dấu hiệu nhận biết. 1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vốn đăng ký kinh doanh: Dưới 10 tỷ đồng. Lao động: Dưới 300 người. 2. Doanh nghiệp lớn. Vốn đăng ký kinh doanh: Trên 10 tỷ đồng. Lao động: Trên 300 người. II. Phạm vi áp dụng. 1. Quyết định 48. Tất cả các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế ( Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, cty tư nhân, HTX cũng được áp dụng ) Quyết định 48 không áp dụng cho: Công ty mẹ con, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty cổ phần có niêm yết chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng. Nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là công ty con sẽ thực hiện chế độ kế toán theo quy định của công ty mẹ. Nếu các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như : Điện lực, dầu khí, bảo hiểm, ... được áp dụng chế đố kế toán đặc thù. 2. Quyết định 15. Áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp nhỏ và vừa, được quyền chọn cho mình chế độ kế toán để thực hiện, hoặc quyết định 48 hoặc quyết định 15. III. Hệ thống tài khoản và cơ sở hình thành. 1. Cơ sở hình thành. Quyết định 48: Dựa trên nền tảng quyết định 144, đơn giản hóa, và bổ sung 1 số giống quyết định 15 để khi doanh nghiệp có hướng phát triển trong tương lai sẽ chuyển từ quyết định 48 thành quyết định 15 được dễ dàng. Quyết định 15: Chủ yếu dựa trên các chuẩn mực, và nền tảng của nó là quyết định 141. Đây là 1 bước đột phá để hội nhập với thế giới và IAS. 2. Hệ thống tài khoản sử dụng. Quyết định 48 chủ yếu đơn giản hóa các tài khoản, các nghiệp vụ do vậy quyết định 48 gồm những tài khoản cái của quyết định 15 thành tài khoản chi tiết của mình. Ví dụ: Tài khoản 211, 212, 213 của quyết định 15 thành tài khoản 2111, 2112, 2113 theo quyết định 48. Gộp tất cả các tài khoản dự phòng vào 1 tài khoản 159 Gộp 621, 622, 627 và chỉ sử dụng 154 IV. Chuẩn mực áp dụng. 1. Quyết định 15. Áp dụng tất cả các chuẩn mực. 2. Quyết định 48. Quyết định 48: Các chuẩn mực áp dụng đầy đủ: Gồm 7 chuẩn mực - CM số 01 - Chuẩn mực chung - CM Số 05 - Bất động sản đầu tư - CM số 14 - Doanh thu và thu nhập khác. - CM Số 16 - Chi phí đi vay - CM số 18 - Các khoản dự phong - CM Số 26 - Thông tin về các bên liên quan - CM số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm Quyết định 48: Các chuẩn mực áp dụng không đầy đủ: Gồm 12 Chuẩn mực - CM Số 02 - Hàng tồn kho - Nội dung ko áp dụng là: Phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo công suất bình thường máy móc thiết bị ( đây cũng là do quyết định 48 không sử dụng những tài khoản 621, 622, 627). - CM số 03 - Tài sản cố định hữu hình - Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao. - CM Số 04 - Tài sản cố định vô hình. - CM số 06 - Thuê tài sản - Bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động. - CM SỐ 07 - Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết – Phương pháp vốn chủ sở hữu ( Quyết đinh 48 chỉ áp dụng phương pháp giá gốc ) . - CM Số 08 - Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh - Phương pháp vốn chủ sở hữu. - CM Số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái - Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài. - CM15 - Hợp đồng xây dựng - Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng trong trường hợp nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Quyết định 48: Các chuẩn mực ko áp dụng: Gồm 7 chuẩn mực. - CM 11 - Hợp nhất. - CM 19 - Hợp đồng bảo hiểm - CM 22 - Bổ sung báo cáo tài chính - CM 25 Báo cáo tài chính hợp nhất - CM 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ - CM 28 - Báo cáo bộ phận - CM 30- Lãi trên cổ phiếu. PHẦN II SO SÁNH KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI THEO QUYẾT ĐỊNH 15 VÀ QUYẾT ĐỊNH 48 I. Những nét giống nhau giữa quyết định 15 và quyết định 48. 1. Chứng từ sử dụng. Những quy định chung về chứng từ kế toán, 5 chỉ tiêu: - Chỉ tiêu lao động tiền lương - Chỉ tiêu hàng tồn kho - Chỉ tiêu bán hàng - Chỉ tiêu tiền tệ - Chỉ tiêu tài sản cố định Số lượng biểu mẫu chứng từ kế toán là 45 chứng từ. 2. Tài khoản sử dụng. Các tài khoản của quyết định 15 đều bao hàm các tài khoản của quyết định 48, nghĩa là mọi tài khoản của quyết định 48 đều có trong quyết định 15. 3. Sổ kế toán. Doanh nghiệp sử dụng một trong 4 hình thức sổ kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán trên máy vi tính 4. Báo cáo tài chính. Giống nhau cơ bản nhất giữa quyết định 15 và quyết định 48 là về báo cáo lưu chuyển tiền tệ 27 chỉ tiêu. II. Những nét khác nhau giữa quyết định 15 và quyết định 48. 1. Chứng từ sử dụng. 1.1. Quyết định 15. - Hóa đơn giá trị gia tăng - Hóa đơn bán hàng - Hóa đơn bán hàng thông thường - Phiếu chi - Phiếu thu - Bảng kê bán lẻ hàng hóa 1.2. Quyết định 48. - Phiếu nhập kho - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ 2. Tài khoản sử dụng. 2.1. Kế toán nghiệp vụ mua hàng. 2.1.1. Quyết định 15. - Sử dụng tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” - Sử dụng tài khoản 156 “Hàng hoá” : Có 3 tài khoản cấp 2 - Tài khoản 1561 “Giá mua hàng hoá” - Tài khoản 1562 “Chi phí thu mua hàng hoá” - Tài khoản 1567 “Hàng hoá bất động sản” - Sử dụng tài khoản 158 “Hàng hóa kho bảo thuế” 2.1.2. Quyết định 48. - Không có tài khoản 151( chờ hàng về mới hạch toán ) Khi phát sinh hàng mua đi đường thì phản ánh vào, nếu nguyên vật liệu phản ánh vào tài khoản 152, Nếu hàng hoá thì TK 156 (nhưng phải chi tiết). Khi lập báo cáo thì nó vẫn thuộc hàng tồn kho. Khi hàng về nhập kho thì điều chỉnh trên tài khoản chi tiết. - Tài khoản 156 “Hàng hoá”: Không chi tiết tài khoản cấp 2 - Không sử dụng tài khoản 158 “Hàng hóa kho bảo thuế” vì dạng nghiệp vụ này không phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nên tài khoản này chỉ dùng ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quyết định 15. 2.2. Kế toán nhiệp vụ bán hàng. 2.2.1. Quyết định 15. - Sử dụng tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Có 6 tài khoản cấp 2. - Sử dụng tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” - Sử dụng các tài khoản 512 “Chiết khấu thương mại”, tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”, tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”. - Sử dụng tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”: Gồm 7 tài khoản cấp 2 2.2.2. Quyết định 48. - Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2 . - Không sử dụng tài khoản 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá” - Không sử dụng tài khoản 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư” - Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” - Không sử dụng tài khoản 512 vì doanh nghiệp nhỏ và vừa không phân cấp nội bộ. - Những nghiệp vụ liên quan tiêu dùng nội bộ như xuất hàng hoá trả lương cho công nhân, bán hàng cho nhân viên thì hạch toán vào tài khoản 511 nhưng chi tiết vào “Doanh thu trong hệ thống” - Chiết khấu thương mại , giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại không hạch toán riêng mà phản ánh toàn bộ trên tài khoản 521. Tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”: Chi tiết có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 5211: “Chiết khấu thương mại” - Tài khoản 5212: “ Hàng bán bị trả lại” - Tài khoản 5213: “Giảm giá hàng bán” - Tài khoản 641: “Chi phí bán hàng” Tài khoản 641 bỏ nhưng gộp tài khoản 641 và tài khoản 642 gộp vào tài khoản 642 và chi tiết tài khoản 642 thành các tài khoản cấp 2 là: - Tài khoản 6421: “Chi phí bán hàng” - Tài khoản 6422: “Chi phí quản lý doanh nghiệp” 3. Sổ kế toán. 3.1. Quyết định 15. Doanh nghiệp áp dụng 1 trong 5 hình thức sổ kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ - Hình thức kế toán trên máy vi tính 3.2. Quyết định 48. Doanh nghiệp áp dụng 1 trong 4 hình thức sổ kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán trên máy vi tính Ở quyết định 48 doanh nghiệp không có áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ. 4. Báo cáo tài chính. 4.1. Quyết định 15. Về biểu mẫu BCTC năm Phải lập Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ Báo cáo tài chính năm gồm: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) - Báo cáo kết quả hoath động kinh doanh (Mẫu số B02-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) - Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ gồm: - Bảng CĐKT giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a-DN - Bản thuyết minh BCTC chọn lọc: Mẫu số B 09a-DN BCTC giữa niên độ dạng tóm lược gồm: - Bảng CĐKT giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 01b-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 02b-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b-DN - Bản thuyết minh BCTC chọn lọc: Mẫu số B 09-DN Báo cáo tài chính hợp nhất - Bảng CĐKT hợp nhất: (Mẫu số B 01-DN/HN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất: (Mẫu số B02-DN/HN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất: (Mẫu số B 03-DN/HN) - Bản thuyết minh BCTC hợp nhất: (Mẫu số B 09-DN/HN) Báo cáo tài chính tổng hợp - Bảng CĐKT tổng hợp: (Mẫu số B 01-DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp: (Mẫu số B 02-DN) - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ tổng hợp: (Mẫu số B 03-DN) - Bản thuyết minh BCTC tổng hợp: (Mẫu số B 09-DN) Nơi nhận BCTC: - Cơ quan tài chính - Cơ quan thuế - Cơ quan thống kê - Cơ quan đăng ký kinh doanh - DN cấp trên 4.2. Quyết định 48. Phải lập Báo cáo tài chính năm a. Báo cáo tài chính cho DN nhỏ và vừa. Báo cáo tài chính bắt buộc phải lập. - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN) - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN) - Phụ biểu – Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01-DNN gửi cho cơ quan thuế) Báo cáo tài chính khuyến khích lập: - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN) b. Báo cáo tài chính qui định cho Hợp tác xã: - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN) - Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01-DNN/HTX) - Báo cáo kết quả hoạt HĐKD (Mẫu số B02-DNN/HTX) - Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN/HTX) Không qui định BCTC giữa niên độ (DN có thể lập phục vụ quản lý của mình) Không qui định Nơi nhận BCTC: - Cơ quan thuế - Cơ quan thống kế - Cơ quan đăng ký kinh doanh KẾT LUẬN ---d&c--- Từ những so sánh trên chúng ta thấy được mỗi quyết định đều có những ưu điểm riêng, và đặc biệt hay hơn nữa là việc khi doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn áp dụng chế độ kế toán 48 thì cũng rất dễ dàng chuyển đổi qua áp dụng chế độ kế toán 15 khi quy mô hoạt động được mở rộng trở thành những doanh nghiệp lớn. Do vậy trong khuôn khổ kinh doanh của doanh nghiệp mình doanh nghiệp nên nắm rõ để áp dụng hình thức chế độ nào phù hợp nhất với doanh nghiệp mình vừa giúp doanh nghiệp phát triển vừa không vi phạm chế độ. Một lần nữa Nhóm I - HK6 xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ nhóm hoàn thành đề tài này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxso sanh KT mua hang QD 15 va 48.docx
Tài liệu liên quan