Đề tài Kế toán cổ phần sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp may 379-Công ty may3/2

Tài liệu Đề tài Kế toán cổ phần sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp may 379-Công ty may3/2: Lời nói đầu Mỗi xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu như không có hoạt động sản xuất. Trong qúa trình tái sản xuất xã hội, hoạt động sản xuất được coi là khâu cơ bản nhất, nó tạo ra những sản phẩm để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nếu như trước đây khi nền kinh tế nước ta còn trong cơ chế tập trung bao cấp, việc xác định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào?sản xuất cho ai?không được chú trọng nhiều lắm, nhất là ở các doanh nghiệp nhà nước nơI chỉ chuyên sản xuất theo kế hoạch của nhà nước giao. Từ sau Đại Hội Đảng lần thứ VII nên kinh tế nước ta đã có nhiều bước chuyển đổi to lớn, sang nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Thực tế những năm qua cho thấy, đây là một mô hình kinh tế năng và có hiệu quả trong cơ chế này doanh nghiệp được toàn quyền chủ động về mặt hàng sản xuất kinh doanh (mặt hàng, qui trình sản xuất, thị trường tiêu thụ…),bên cạnh đó doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn (những biến động của thị trường trong nước v...

doc64 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán cổ phần sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp may 379-Công ty may3/2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Mỗi xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu như không có hoạt động sản xuất. Trong qúa trình tái sản xuất xã hội, hoạt động sản xuất được coi là khâu cơ bản nhất, nó tạo ra những sản phẩm để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nếu như trước đây khi nền kinh tế nước ta còn trong cơ chế tập trung bao cấp, việc xác định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào?sản xuất cho ai?không được chú trọng nhiều lắm, nhất là ở các doanh nghiệp nhà nước nơI chỉ chuyên sản xuất theo kế hoạch của nhà nước giao. Từ sau Đại Hội Đảng lần thứ VII nên kinh tế nước ta đã có nhiều bước chuyển đổi to lớn, sang nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Thực tế những năm qua cho thấy, đây là một mô hình kinh tế năng và có hiệu quả trong cơ chế này doanh nghiệp được toàn quyền chủ động về mặt hàng sản xuất kinh doanh (mặt hàng, qui trình sản xuất, thị trường tiêu thụ…),bên cạnh đó doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn (những biến động của thị trường trong nước và quốc tế,sự cạnh tranh gay gắt,sự hạn hẹp về vốn …) không ít các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp Nhà nước. Bấy lâu nay được nhà nước bao cấp, vì không đứng vững được trước những khó khăn dẫn đến đình trệ sản xuất và cuối cùng lâm vào tình trạng phá sản .Tình hình trên buộc các doanh nghiệp luôn phảI tính toán làm thế nào để đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh có lãi; Mà một trong các phương án quan trọng có ý nghĩa tiến quyết là hợp lý hoá CPSX và hạ giá thành sản phẩm ,điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp hợp lý và sử dụng hợp lý vật tư, lao động ,tiền vốn , thiết bị máy móc …Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn khi mà các mặt hàng đưa ra thị trường phải đáp ứng không đơn thuần chỉ là chất lượng ,độ tiện dụng …mà còn giá cả nữa ,doanh nghiệp thật không dễ tự tiện tăng giá hàng bán , tất yếu để tăng lợi nhuận cần tiết kiệm chi phí sản xuất ,hạ giá thành sản phẩm .Việc hợp lý chi phí sản xuất tạo điều kiện tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm .Chi tiêu giá thành sản phẩm là cơ sở sác định kết quả sản xuất kinh doanh , xác định mức tích luỹ của doanh nghiệp .Tiết kiệm CPSX hạ gía thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng tích luỹ của doanh nghiệp ,nâng cao đời sống của người lao động củng cố thế mạnh và đẩy nhanh sự phát triển của doanh nghiệp ,nhất là đối với các doanh nghiệp ,vưa và nhỏ ngắn vốn . Hiểu biết ý nghĩa của CPSX và giá thành sản phẩm càng thâý việc hoạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm không chỉ còn là cần thiết mà còn cực kỳ quan trọng , đó là cơ sở giúp cho việc đánh giá và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh giúp cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp có biện pháp cải tiến tổ chức quản lý , tổ chức sản xuất nhằm tiết kiệm CPSX hạ giá thành sản phẩm , vừa tăng cường quản trị doanh nghiệp vừa giúp cho việc quản lý vĩ mô của nhà nước . Nhận bíêt được tầm quan trọng cũng như tính bức xúc của vấn đề trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 , vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường , cùng với sự hướng dẫn tỉ mỉ chu đáo của thầy giáo Nguyễn Vũ Việt , cũng như sự giúp đỡ tận tình của Xí nghiệp may 379-công ty may3/2, em xin được đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài “Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp may 379-công ty may3/2”. Chuyên đề này bao gồm: Chương I : Lý luận chung về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp công nghiệp . Chương II : Thực trạng công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may 379-công ty may3/2. Chương III : Những biện pháp,phương hướng nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2. Do trình độ hiểu biết cũng như thời gian thực tập có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót vì vậy em rất mong được sự giúp đỡ các thầy cô giáo cũng như sự góp ý của bạn đọc để bài viết này được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên : Phan huy Quang. Chương I Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 1.1.Sự cần thiết của công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể kinh tế, được tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, doanh nghiệp phải tự quyết định sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào ? sản xuất cho ai ? Từ đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đưa ra thị trường những sản phẩm có tính cạnh tranh cao về giá cả, chất lượng và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Để làm được điều này ngoài việc nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải có biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp sản xuất chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh quy định đến giá thành sản phẩm đầu ra bởi vậy sử dụng chi phí hiệu quả sẽ hạ được giá thành sản phẩm. Hạ giá thành sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, đây chính là mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn hướng tới. Bởi vậy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vô cùng quan trọng, đòi hỏi kế toán phải tập hợp đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản chi phí phát sinh để tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Việc xác định tổng và chi phí đơn vị cho một sản phẩm giúp nhà quản lý xác định được điểm hoà vốn. Đây là tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp lên kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nhằm đạt lợi nhuận mong muốn và đưa ra những quyết định quan trọng khác trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Mặt khác trên cở sở tập hợp chi phí theo những tiêu thức nhất định giúp doanh nghiệp đi sâu phân tích sự biến động và tìm hiểu nguyên nhân gây biến động đối với từng khoản mục chi phí, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó số liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã được tập hợp từ kỳ trước là tài liệu để lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành trong kỳ tới. Như vậy, công các kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một tất yếu của chế độ hạch toán kinh tế, là khâu trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Khái niệm, bản chất chi phí và giá thành sản phẩm. Khái niệm, bản chất chi phí. Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định. Trong đó chi phí về lao động vật hóa là các chi phí về tư liệu lao động và đối tượng lao động như: chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu. Còn chi phí về lao động sống chính là chi phí về sức lao động được biểu hiện ra là chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán và tập hợp theo từng thời kỳ: tháng, quý, năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là quá trình chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào qúa trình sản xuất kinh doanh. Khái niệm giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành. Giá thành sản phẩm được tính theo từng loại sản phẩm cụ thể hoàn thành (theo từng đối tượng tính giá thành) và chỉ tính cho những sản phẩm đã hoàn thành toàn bộ quy trình sản xuất, tức là thành phẩm hoặc hoàn thành một số giai đoạn công nghệ sản xuất nhất định (bán thành phẩm). Giá thành là sự dịch chuyển giá trị của các yếu tố chi phí vào sản phẩm (công việc, lao vụ) đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm có hai chức năng chủ yếu là chức năng thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá. 1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí và tính giá thành Giá thành là một chỉ tiêu chất lượng chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.Trong doanh nghiệp việc hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng mang lại lợi nhuận cao, còn đối với xã hội thì việc hạ giá thành là nguồn tích luỹ chủ yếu của nền kinh tế. Tính đúng là yêu cầu cơ bản của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp cần tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý ở doanh nghiệp. Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho doanh nghiệp là xác định hợp lý đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, tổ chức quản lý, thỏa mãn các yêu cầu quản lý đặt ra, vận dụng phương pháp tập hợp chi phí hợp lý nhất, tổ chức hạch toán theo một trình tự logic, tính toán chính xác đầy đủ, kiểm tra các khâu hạch toán khác nhau như : nguyên vật liệu, TSCĐ… Xác định số liệu cần thiết cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cụ thể : -Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. -Ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Phát hiện sự tiết kiệm hay lãng phí ở khâu nào để có biện pháp xử lý phù hợp. -Kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu hao NVL, kỹ thuật dự toán chi phí phục vụ quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý mọi chi phí cho quá trình sản xuất. -Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành. 1.1.3.Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ sau : -Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý doanh nghiệp. -Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. -Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. -Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố( trên thuyết minh báo cáo tài chính )định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. -Tổ chức kiểm kê và đánh giá khôi lượng sản phẩm làm dở khoa học hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một các đầy đủ chính xác. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành. Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, mỗi loại có nội dung kinh tế và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức thích hợp. 1.2.1.Phân loại chi phí sản xuất. 1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, tính chất kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào. Vì vậy, cách phân loại này còn được gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ…mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất. Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương phải trả, phụ cấp và các khoản trích theo lương(BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí dich vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước… Chi phí bằng tiền:Bao gồm toàn bộ các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí kể trên. Cách phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Thông qua cách phân loại này người ta có thể biết trong quá trình sản xuât doanh nghiệp đã phải chi phí gì, để từ đó xác định tỷ trọng, kết cấu từng yếu tố chi phí. Nó là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch cung cấp vật tư, lao động, tiền vốn…cho các kỳ sản xuất tiếp theo. Nó còn là cơ sở để lập thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị. 1.2.1.2.Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí. Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích, công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất. Theo cách phân loại này người ta căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí sản xuất khác nhau, mỗi khoản mục chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích, công dụng. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra các khoản mục sau: -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…sử dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ. -Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương(BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất. -Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất tại bộ phận sản xuất( phân xưởng, tổ đội) bao gồm các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, nhân viên kinh tế…tại phân xưởng sản xuất. + Chi phí vật liệu: Bao gồm vật liệu các loại dùng cho nhu cầu sản xuất chung tại phân xưởng (tổ, đội) sản xuất. + Chi phí dụng cụ sản xuất: Là chi phí về dụng cụ, công cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung tại phân xưởng( tổ, đội) sản xuất. + Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ hữu hình, vô hình, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng( tổ, đội) sản xuất. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng( tổ, đội) sản xuất. + Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng( tổ, đội) sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng cho yêu cầu quản lý chi phí theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau. 1.2.1.3.Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng tập hợp chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành: - Chi phí trực tiếp : Là các chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối tượng tập hợp chi phí, loại sản phẩm hoặc một công việc có thể quy nạp trực tiếp cho sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí đó. - Chi phí gián tiếp : Là những chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, nhiều đối tượng tập hợp chi phí, nhiều công việc, lao vụ khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Cách phân loại này giúp ích rất nhiều trong kỹ thuật hạch toán. Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất, nếu phát sinh chi phí gián tiếp kế toán phải chú ý lựa chọn tiêu thức phân bổ đúng đắn hợp lý để có được thông tin chân thực, chính xác về chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, từng địa điểm phát sinh chi phí. 1.2.1.4.Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp. - Chi phí khả biến (chi phí biến đổi) : Là những chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất ra. - Chi phí bất biến ( chi phí cố định) :Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi. - Chi phí hỗn hợp : Là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố của chi phí bất biến và chi phí khả biến. Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với nhà quản trị trong việc xây dựng mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng- lợi nhuận, là căn cứ để xác định điểm hòa vốn từ đó có những quyết định đúng đắn trong ngắn hạn. Ngoài ra, việc xác định đúng đắn chi phí bất biến, chi phí khả biến trong doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản lý sử dụng chi phí hiệu quả hơn. 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. Việc phân loại giá thành giúp cho kế toán nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm. Dựa trên các tiêu thức khác nhau mà ta có thể phân giá thành thành các loại khác nhau. 1.2.2.1.Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán. Căn cứ vào phạm vi tính toán, giá thành được chia thành hai loại: - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho công việc hoặc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của doanh nghiệp là căn cứ tính giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. - Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm toàn bộ giá thành sản xuất sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm đã tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ = Giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ + Chi phí BH, chi phí QLDN phân bổ cho sản phẩm đã tiêu thụ Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ được xác định và tính toán khi sản phẩm đã được xác nhận là đã tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành. Theo cách phân loại này giá thành được chia thành 3 loại: - Giá thành kế hoạch : Việc tính toán, xác định giá thành kế hoạch sản phẩm do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Nó được xem như mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức : Cũng giống như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm, dựa trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng vật tư, tài sản, lao động trong sản xuất. - Giá thành thực tế : Là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong đó việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế- kỹ thuật- tổ chức và công nghệ… để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước cũng như các đối tác liên doanh liên kết. 1.2.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau : chúng đều là các hao phí về lao động và các chi phí khác của doanh nghiệp. Tuy vậy, giữa chúng có những điểm khác nhau trên một số phương diện sau ; - Về phạm vi, thời gian : Chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm nhưng không phải tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Giá thành sản phẩm biểu hiện lượng chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để hoàn thành một đơn vị sản phẩm nhất định, còn chi phí sản xuất thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ. Như vậy giá thành và chi phí sản xuất là hai mặt của một quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. - Về mặt lượng : Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Cụ thể : chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành, sản phẩm làm dở còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí liên quan đến sản phẩm hoàn thành, nó bao gồm cả chi phí kỳ trước chuyển sang và không bao gồm chi phí của sản phẩm làm dở cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm = Trị giá sản phẩm làm dở đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ 1.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. 1.3.1.Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Giới hạn ( hoặc phạm vi ) để tập hợp chi phí sản xuất có thể là : - Địa điểm phát sinh chi phí : phân xưởng, đội trại sản xuất, bộ phận chức năng… - Đối tượng gánh chịu chi phí : sản phẩm, công việc hoặc lao vụ do doanh nghiệp đang sản xuất, công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng… Như vậy, thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành chính là xác định nơi các chi phí đã phát sinh và các đối tượng gánh chịu chi phí. Do đó, để xác định được đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thì cần phải căn cứ vào : -Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất. -Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. -Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. -Đặc điểm của sản phẩm ( đặc điểm kỹ thuật, đặc điểm sử dụng…) của doanh nghiệp. -Yêu cầu tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành ... Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp. + Phương pháp tập hợp trực tiếp : Phương pháp này áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định, công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào tưng đối tượng kế toán tập hợp chi phí liên quan. + Phương pháp phân bổ gián tiếp : Phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Trong trường hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức : Trong đó : Ci : chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i   : tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ  : tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ Ti  : đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i 1.3.2.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.3.2.1. Tài khoản sử dụng. - TK 154 : “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang “ được sử dụng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến chế tạo sản xuất, phục vụ tính giá thành sản phẩm ( trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thương xuyên ). - TK 631 : “ Giá thành sản xuất “ được sử dụng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ở các đơn vị sản xuất và các đơn vị kinh doanh dịch vụ ( trong trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ ). - TK 621 : “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “ được sử dụng để tập hợp và kết chuyển toàn bộ chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho sản xuất vào TK 154 (phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc vào TK 631(phương pháp kiểm kê định kỳ). - TK 622 : “Chi phí nhân công trực tiếp “ được sử dụng để tập hợp và kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công sử dụng trực tiếp cho sản xuất vào TK 154 (phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc vào TK 631(phương pháp kiểm kê định kỳ). - TK 627 : “Chi phí sản xuất chung” được sử dụng để tập hợp và kết chuyển các chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm ở phân xưởng ( tổ, đội…) sản xuất vào TK 154 (phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc vào TK 631(phương pháp kiểm kê định kỳ). Nó bao gồm 6 tiểu khoản sau : + TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272 : Chi phí vật liệu + TK 6273 : Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất. + TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK 152, 153, 155, 632… 1.3.2.2. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.3.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm : Chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ… dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp mua nửa thành phẩm để gia công, lắp ráp thêm thì cũng được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào đối tượng có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp. Đối với những nguyên vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, sản phẩm, lao vụ…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là định mức tiêu hao, hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm… Công thức phân bổ : Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ x Tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ Trong đó : Tỷ lệ ( hay hệ số ) phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ được xác định theo công thức sau : Chiphí NVL trực tiếp trong kỳ = Trị giá NVL còn lại đầu kỳ ở địa điểm SX + Trị giá NVL xuất dùng trong kỳ - Trị giá NVL còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi - Trị giá NVL xuất dùng trực tiếp trong kỳ : được xác định căn cứ vào các chứng từ xuất kho sử dụng trực tiếp cho các đối tượng liên quan. - Trị giá NVL còn lại đầu kỳ, cuối kỳ ở địa điểm sản xuất : được xác định căn cứ vào phiếu báo vật liệu còn lại cuối tháng trước và cuối tháng này. - Trị giá phế liệu thu hồi : được xác định căn cứ vào chứng từ nhập kho phế liệu và đơn giá phế liệu đơn vị sử dụng trong kỳ hạch toán. Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu, kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TK 621 không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí. 1.3.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm : lương chính, lương phụ, phụ cấp, các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ ). Về nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp giống như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trường hợp cần phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ thường được lựa chọn là : Chi phí tiền công định mức (hoặc kế hoạch ), giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất …(Việc phân bổ chủ yếu đối với các khoản như : Tiền lương phụ, các khoản phụ cấp hoặc tiền lương theo thời gian của công trình sản xuất thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày…). Việc tính toán, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh ở Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. TK 622 không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí. 1.3.2.2.3.Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng (tổ, đội,..) sản xuất. Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Theo chuẩn mực kế toán ban hành theo QĐ số 149/2001/QĐ - BTC và thông tư hướng dẫn số 89/2002/TT - BTC về Hàng tồn kho, chi phí sản xuất chung có hai loại: - Chi phí sản xuất chung biến đổi : là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Nó được phân bổ hết cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. - Chi phí sản xuất chung cố định : là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị,…Nó được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. + Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không được phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. + Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung” 1.3.2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho được thực hiện theo hai phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sau : Sơ đồ tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp TK 152 TK 155 TK 632 TK 157 TK 621 TK 622 TK 627 TK 154 TK 338 Kết chuyển chi phí NVLTT Kết chuyển chi phí NCTT Kết chuyển chi phí SXC Giá thành SX sản phẩm nhậpkho Giá thành SP gửi bán Bồi thường phải thu hồi do SX hỏng Phế liệu thu hồi do SP hỏng Giá thành SX sản phẩm bán không qua kho Kết chuyển chi phí SXC cố định không phân bổ (dưới mức CS bình thường) (Phương pháp kê khai thường xuyên ) Sơ đồ tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp TK 631 K/C chi phí SXC cố định không phân bổ (dưới mức CS bình thường) TK 154 TK 611 Tiền bồi thường phải thu do SP hỏng Phế liệu thu hồi Chi phí SX dở dang CK TK 154 TK 621 TK 622 TK 627 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển chi phí NVLTT Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Kết chuyển chi phí SXC (Phương pháp kiểm kê định kỳ) TK 338 TK 632 1.4. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 1.4.1.Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 1.4.1.1.Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành. Đối tượng tính giá thành : Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Để xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sản phẩm kế toán phải căn cứ vào : + Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất + Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm + Đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm + Trình độ quản lý + Các yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành của doanh nghiệp. Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sản xuất sẽ là căn cứ để kế toán mở các sổ chi tiết, bảng tính giá thành và giá thành sản phẩm theo từng đối tượng quản lý, là căn cứ để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp. Kỳ tính giá thành : Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thích hợp, sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về tính giá thành thực tế của sản phẩm lao vụ kịp thời, trung thực phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho thích hợp. Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ và liên tục thì tính giá thành thích hợp là vào thời điểm cuối tháng. Còn nếu chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là vào thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm. 1.4.1.2. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Khái niệm đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm là hai khái niệm khác nhau nhưng về bản chất thì lại giống nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể được thể hiện trong một số trường hợp sau : - Phạm vi, giới hạn kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trùng nhau hay đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một. Ví dụ : Doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là từng đơn đặt hàng. - Một đối tượng tính giá thành có thể bao gồm nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Ví dụ như trong trường hợp một đơn đặt hàng do nhiều phân xưởng thực hiện, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng phân xưởng còn đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng đơn đặt hàng. - Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm. Ví dụ như trong các doanh nghiệp sản xuất may mặc, giày dép, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm cùng loại còn đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là từng cỡ quần áo, giầy dép. 1.4.2.Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khác nhau. 1.4.2.1.Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí gia công chế biến ( chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung…) tính cả cho giá thành sản phẩm. Dck = Dđk + Cvl x Sd (1) Stp + Sd Trong đó : Dđk và Dck : chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ Cvl : chi phí vật liệu chính trực tiếp phát sinh trong kỳ Stp : sản lượng thành phẩm Sd : sản lượng dở dang cuối kỳ Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau. Sản phẩm dở dang của giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp còn sản phẩm dở dang của các giai đoạn công nghệ tiếp sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang. Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít nhưng thông tin về chi phí sản xuất dở dang có độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến. Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có chi phí vật liêu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không có biến động nhiều so với đầu kỳ. 1.4.2.2.Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Tiêu chuẩn quy đổi thường là giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng. - Với những doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ mà NVL được bỏ vào một lần ngay từ đầu thì quy đổi theo công thức trên (1). - Với những doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ mà NVL được bỏ dần vào trong quá trình sản xuất thì sản phẩm làm dở được xác định theo công thức. Dck = Dđk + C x Sd’ Stp + Sd’ Trong đó: C : chi phí được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ Sd’ : khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (%HT). Sd’ = Sd x % HT Phương pháp này đảm bảo tính hợp lý hơn và chính xác hơn phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVL chính trực tiếp. Tuy nhiên khối lượng tính toán nhiều hơn nữa việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan. 1.4.2.3.Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí sản xuất định mức. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức ở từng khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm. Trong phương pháp này, các khoản mục chi phí được tính cho sản phẩm dở dang được tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở. Ngoài ra trên thực tế người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm làm dở như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang… 1.4.3.Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định. Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán phải lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để tính giá thành cho từng đối tượng. 1.4.3.1.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất. Đối với quá trình công nghệ sản xuất giản đơn. Phương pháp tính giá thành giản đơn. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức sau: Tổng giá thành sản phẩm = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - SPLD cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành Khối lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm có nhiều chủng loại khác nhau, đối tượng tính giá thành là từng chủng loại sản phẩm. Tổng giá thành từng quy cách = Tiêu chuẩn phân bổ từng quy cách x Tỷ lệ tính giá thành ( Tiêu thức phân bổ có thể là giá thành kế hoạch hay giá thành định mức ) Tỷ lệ giá thành = Tổng giá thành thực tế ( theo khoản mục) Tiêu thức phân bổ Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Phương pháp này được áp dụng trong trượng hợp doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ, cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao và thu được sản phẩm có nhiều loại khác nhau, mặt khác đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Để tính được giá thành cho từng loại sản phẩm ta căn cứ vào hệ số tính giá thành quy cho từng loại sản phẩm. Sau đó, quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ. Tổng sản lượng quy đổi = Sản lượng thực tế x Hệ số sản phẩm Hệ số phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm: Hệ số phân bổ chi phí = Sản lượng quy đổi sản phẩm (i) sản phẩm Tổng sản lượng quy đổi Giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo từng khoản mục: Tổng giá thành sản phẩm (i) = ( SP DD đầu kỳ + CPSX trong kỳ + SP DD cuối kỳ) x Hệ số phân bổ chi phí sản phẩm (i) Đối với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp. Phương pháp tính giá thành phân bước. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều công đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến ở giai đoạn sau. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quá trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành có thể là kết quả của từng giai đoạn công nghệ trung gian (NTP) và giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất (TP) hoặc chỉ tính giá thành cho thành phẩm. + Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm. Kế toán phải tổng hợp chi phí của từng giai đoạn công nghệ, tính giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn trước đó và kết chuyển sang giai đoạn sau. Giá thành nửa thành phẩm được xác định như sau: ZNTP1 = DĐK1 + CTK1 –DCK1 ZNTP2 = DĐK2 + (ZNTP1+ CTK2) – DCK2 .......................................................... ZNTPn = D ĐKn-1+ (ZNTPn-1 + CTKn) - DCKn Trong đó: ZNTPi : Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i DĐKi : Chi phí dở dang đầu kỳ giai đoạn i CTki : Chi phí phát sinh trong giai đoạn i DCki : Chi phí dở dang cuối kỳ giai đoạn i + Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm. CPSX trong giá thành SP ở giai đoạn i = CPSPDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ x Thành SPHT giai đoạn i + SP DD giai đoạn i phẩm Giá thành sản phẩm = CPSX giai đoạn i 1.4.3.2.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo công việc. Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc, sản xuất hàng loạt, sản xuất hàng loạt kết hợp với đơn đặt hàng. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng hoàn thành. Thật vậy, việc tính giá thành ở các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ và chuyển sang kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được chính là tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm chia cho số lượng sản phẩm trong đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành theo định mức. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí hợp lý. Phương pháp này cho phép kiểm tra tình hình thực hiện các định mức, dự toán chi phí từ đó có thể thấy được việc sử dụng chi phí là tiết kiệm hay lãng phí. Ngoài ra còn giảm bớt khối lượng ghi chép, tính toán của kế toán nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức + Chênh lệch do thay đổi định mức + Chênh lệch do thoát ly định mức + Giá thành định mức được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính cho bộ phận chi tiết cấu thành thành phẩm. + Chênh lệch do thay đổi định mức : do giá thành định mức được xác định theo các định mức hiện hành nên khi thay đổi định mức cần phải cộng thêm phần chênh lệch. + Chênh lệch do thoát ly định mức : là số chênh lệch do tiết kiệm hay vượt chi. Trong số các phương pháp trên tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp để sao cho có thể tính giá thành một cách chính xác và thuận tiện nhất. 1.5.Sổ và báo cáo giá thành sản phẩm ( trong điều kiện thực hiện kế toán trên máy với phần mềm kế toán). Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để xử lý tự động các thông tin kế toán trên máy vi tính bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên chứng từ theo quy trình của kế toán, sau đó in ra các sổ sách kế toán và báo cáo kế toán. Tùy thuộc vào từng hình thức kế toán áp dụng mà các loại sổ và báo cáo giá thành sản phẩm cũng sẽ khác nhau. Nhưng dù theo hình thức kế toán nào thì tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng phải đảm bảo một số nguyên lý chung như : xác định mã hóa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, danh mục khoản mục chi phí, tài khoản, chứng từ sử dụng…Các tài liệu gốc được cập nhật vào máy tính thông qua thiết bị nhập và được lưu giữ trên thiết bị nhớ ở dạng tệp tin dữ liệu chi tiết, từ các tệp dữ liệu chi tiết chuyển qua các tệp sổ cái để hệ thống hóa các nghiệp vụ theo từng đối tượng quản lý. Định kỳ, các sổ cái sẽ được xử lý để lập báo cáo kế toán. Phương pháp tính giá thành thường được sử dụng trong điều kiện thực hiện kế toán máy là phương pháp tính giá thành giản đơn. Cuối kỳ, các khoản chi phí được tập hợp và kết chuyển tự động nhờ chức năng kết chuyển chi phí cuối kỳ hay bút toán khóa sổ cuối kỳ. Chương trình cho phép tự động xem và in các sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản chi phí và bảng tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí. Ví dụ : Nếu chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ thì chương trình cho phép in ra các sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản chi phí, chứng từ ghi sổ liên quan cũng như bảng tính giá thành các khoản mục chi phí. Phần mềm kế toán chính là công cụ tự động hóa công tác xử lý thông tin kế toán trong các đơn vị. Khi áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí nói riêng thì bộ phận kế toán không còn phải thực hiện một cách thủ công các công việc ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, lập báo cáo kế toán…và được thực hiện nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Chương II THựC TRạNG Tổ CHứC công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may 379_công ty may3/2 2.1 Đặc điểm chung của xí nghiệp may 379_công ty may 3/2: - Tên đơn vị: Xí nghiệp may379_công ty may 3/2 - Trụ sở chính cuả công ty: Số 35 phuong Sơn Lộc_thị xã Sơn Tây_tỉnh Hà Tây - Hình thức sở hữu vốn: nhà nước. - Hình thức hoạt động: Sản xuất kinh doanh. - Lĩnh vực hoat động: Sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu. - Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán:VNĐ. - Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác: theo tỷ công bố của Ngân Hàng ngoại thương Việt Nam. 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp: Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 đặt trụ sở tại số 35 phường, Sơn Lộc-thị xã Sơn Tây-tỉnh Hà Tây.Với nhiều ưu thế thuân lợi như:nằm trong thị xã Sơn Tây-là một trong nhưng cửa ngõ thủ đô Hà Nội , với con đường giao thông như quốc lộ 21A ,quốc lộ 32 và đặc biệt là con đường xuyên viêt mang tên “Đường mòn Hồ Chí Minh” bắc ngang qua hết sức thuận lợi.Bên cạnh đó thị xã Sơn Tây đươc thiên nhiên ban tặng cho nhiều quang cảnh đẹp,với tiêm năng di lịch lớn,dồi dào về nguồn nhân lực,thuận lợi cho việc phát triên kinh tế nói chung và xí nghiệp may 3/2 nói riêng. Với những đIũu kiên hết sức thuận lợi trên. xí nghiệp may379-công ty may3/2 hoàn toàn co đủ khả năng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Sơn Tây nói riêng và nên kinh tế quốc dân nói chung . Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 tiền thân là xí nghiệp may thương binh thương binh 3/2 được thành lập vào ngày 3/2/1975 theo quyết định 338 của Thủ tướng Chính phủ trực thuọc quân khu 3 .Với nhiệm vụ ban đầu là đào tạo dạy nghề cho con em thương bệnh binh đã hoàn thành nghĩa vụ từ các chiến trường về và giảI quyết công ăn việc làm cho họ. Năm 1978, theo yêu cầu nhiệm vụ mới của quân đội Xí nghiệp chính thức đI vào sản xuất, phục vụ cho nghành quân đội. Mỗi năm đơn vị sản xuất từ 450000 đến 500000 sản phẩm .Đến năm 1986 do chuyển đổi từ bao cấp tập trung sang cơ chế thị trường có sự đIũu tiết cua nhà nước xi nghiệp cũng chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập. Tháng 5/1999 quân khu 3 xắp xếp lại doanh nghiệp sáp nhập 3 xí nghiệp may của quân khu lại làm một Xí nghiệp Tk 21_ Hải Phòng Xí nghiệp xây dưng Hoà Bình Chi nhánh Hà Nam Chi nhánh Hà Nội Xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp may 379- công ty may3/2. Ngoài nhiệm vụ sản xuất quốc phòng ra xí nghiệp còn sản xuất hàng dân sinh và hàng xuất khẩu. Mỗi năm tổng doanh thu của đơn vị đạt khoảng 10 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho con em trong tỉnh làm chi kinh tế chính trị được ổn định, với nền kinh tế thì có sự hỗ trợ cua xí nghiệp đối với địa phương về vật chất cũng như tinh thần đồng thời sự phát triển của địa phương cũng giúp đỡ cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, tăng thêm mối tình quân dân “ như cá với nước”. Đặc biệt trong suốt 29 năm xây dưng và trưởng thành đơn vị đã được Đảng và nhà nước Quân đội tặng thưởng 3 huân chương, trong đó có một huân chương lao động, 2 huân chương chiến công va nhiều giây khen các loại . Và trong 5 năm gần đây (từ năm 1999 đến năm 2004) với sự cố gắng của xí nghiệp đã chủ động vươn lên tự khai thác nguồn hàng, nâng cao tay nghề công nhân phát huy sáng kiến , cải tiến kĩ thuật và đã đạt được một số thành tích nhất định qua các chỉ tiêu kinh tế cơ bản sau: Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Giá trị sản xuất 4500 4600 4600 4800 5000 5500 2 Doanh thu 5500 5600 5600 5700 6000 7000 3 Lợi nhuận 120 140 120 110 120 130 4 Thuế và các khoản phảI nộp 0.55 0.55 0.555 0.55 30.55 31.55 5 Tổng vốn KD VLĐ VCĐ 2500 300 2200 2500 300 2200 2500 300 2200 4000 300 3700 5000 300 4700 5200 300 4900 6 Số công nhân bq 330 330 330 330 330 369 7 Tiền lương bq 3.6 3.6 3.6 3.6 3.6 4.0 Do mục đích thành lập xí nghiêp may 379- công ty may 3/2 là dạy nghề và giải quyết công ăn việc làm cho anh chị em thương binh, bệnh binh đã hoàn thành nhiêm vụ từ các chiến trường trở về nên đặc thù của đơn vị là sản xuất hành quân trang cho quốc phòng, dạy nghề và đào tạo công ăn việc làm cho anh chị em , luôn sẵn sang chiến đấu và phục vụ cho chiến đấu. Nhưng trong nên kinh tế đang sôi sục hiện nay, cơ chế thị trương ngày càng có tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, để theo kịp với thời đại xí nghiệp còn sản xuất thêm một số hàng xuất khẩu, tuy theo đuổi thị trường quốc tế nhưng không bỏ qua thị trường trong nước và hiên nay hang may mặc của xí nghiệp đã có mặt khắp thị trường trong nước và một số thị trường EU. Bên cạnh đó xí nghiệp còn nhân gia công hộ cho các đơn vị bên ngoài để tạo thêm công ăn việc làm cho công nhân, tăng thêm thu nhập cho công nhân và cũng đồng thời tăng thêm một phần doanh thu cho doanh nghiệp. 2.1.2.Đặc điểm tổ chức quản lí và sản xuất ở cơ quan. Hiện nay trong toàn xí nghiệp có tổng số 369 công nhân có độ tuổi trung bình 25 đến 30 tuổi . Cách phân loại trong toàn xí nghiệp như sau : *Phân loại theo nguồn hình thành: Biên chế: 21 người . Sĩ quan số: 3 người. Quân nhân chuyên nghiệp: 3 người. Công nhân viên quốc phòng: 14 người. Hợp đồng dài hạn : 60 người. Hợp đồng ngắn hạn: 228 người . * Phân loại theo tính chất phục vụ: lao động trực tiếp : 333 người lao động gián tiếp: 36 người . * Phân loại theo trình độ chuyên môn : - Trình độ đại học : 8 người. Trình độ cao đẳng : 6 người . Trình độ THCN: 23 người. Quân nhân chuyên nghiệp: 3 người. Công nhân sản xuất : 332 người . Từ kết cấu số lao động trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bộ máy quản lí của xí nghiệp may 379 công ty may3/2 như sau: Sơ đồ bộ máy quản lí sản xuất kinh doanh của đơn vị : Ban giám đốc Phòng tài vụ kế toán Phòng kĩ thuật,KCS Phòng kế hoach,vtư Phòng tổ chức HC Bộ phận kinh doanh PhânxưởngII Phân xưởng I Ban giám đốc(3 người): - Đồng chí : Nguyễn Văn Trường Chức vụ : Giám đốc. Nhiệm vụ: phụ trách chung cho moi hoạt động sản xuất kinh doanh cua xi nghiệp, xắp sếp lao động và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp,thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật. - Đồng chí : Nguyễn Văn Đông Chức vụ : phó giám đốc. Nhiệm vụ: phụ trách công tác đảng công tác chính tri tư tưởng. - Đồng chí: Nguyễn Quốc Tuấn Chức vụ : phó giám đốc. Nhiệm vụ: phụ trách quá trình sản xuất, tiêu thụ kinh doanh. Các phòng ban: Phòng tổ chức hành chính (10 người): Trưởng phòng:Lê Đình Hồ và 9 nhân viên. Nhiệm vụ: Giúp giám đốc trong việc vận dụng thực hiên các chính sách nhà nước về công tác cán bộ lao động tiền lương, tổ chức bộ máy quản lí, kiểm tra việc thực hiên và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân. Phòng kế hoach-vật tư (7 người): Trưởng phòng: Phương Văn Cần và 6 nhân viên. Nhiệm vụ: Phòng kế hoạch vật tư co nhiêm vụ tổ chức sản xuất, đảm bảo kế hoạch va tiếp nhận, cung cấp vật tư tiêu thụ sản phẩm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp , đIũu hành đôn đốc việc thực hiện kế hoạch hàng ngày, đảm bảo cho sản xuất được cân đối, diễn ra liên tục không bị ngừng trệ đảm bảo an toàn về vân chuyển kho tàng bốc rỡ. Phòng kĩ thuật_KCS(11 người): Trưởng phòng : Cần Hoàng Thảo va 10 nhân viên Nhiệm vụ:quản lí công tác xây dung qui trình công nghệ, lên định mức ve kĩ thuật, thời gian, nguyên vật liệu… để làm nên một khối lượng sản phẩm nhất định.Phòng kĩ thuật giữ một vai trò then chốt và kết hợp chặt chẽ với phòng kế hoạch để hoàn thành khối lượng sản phẩm đã đặt ra, phòng kĩ thuật phảI tao mẫu, may mẫu thử, sau đó chuyển giao và hướng dẫn công nghệ sản xuất, thiết kế day chuyền sản xuất cho phù hợp, kiểm tra KCS sản phẩm . Phòng tài vụ_kế toán (5 người) Trưởng phòng : Tạ thị Ngân và 4 nhân viên. Nhiệm vụ : tham mưu cho giám đốc trong việc hach toán kinh tế, tao vốn và quản lí vốn của xí nghiệp phản ánh kịp thời đầy đủ thường xuyên toàn bộ hoạt động kinh tế của xí nghiệp,phân tích hoạt động kinh tế, hach toán trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bộ phận sản xuất kinh doanh(Gồm 2 phân xưởng và một phòng kinh doanh). Phân xưởng I và phân xưởng II : có nhiệm vụ nhận kế hoạch, triển khai kế hoạch và hoàn thành kế hoạch sản xuất. Phòng kinh doanh: đây là một bộ phận kinh doanh độc lập có nhiệm vụ thăm dò thị trường, giới thiệu sản phẩm, kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ,nhận sản xuất và gia công hàng theo từng hợp đồng kinh tế được hai bên thoả thuận và được xí nghiệp đảm bảo tính pháp lí, tổ chức bán và giới thiệu sản phẩm nhằm tìm ra những nguồn lợi từ bên ngoàI, hàng tháng phòng kinh doanh phảI nộp % lợi nhuận cho đơn vị, tăng doanh thu cho xí nghiệp. NgoàI ra phòng kinh doanh còn có chức năng dự bị, đào tạo ra những người thợ * Quy trình công nghệ sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp gồm 4 giai đoạn: *Giai đoạn chuẩn bị: Đây la giai đoạn then chốt để xí nghiệp thực hiện nhiệm vụ của mình, nghĩa là trước khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất thì cần đưa ra mẫu sản phẩm để làm, sau đó kiểm tra xem có đúng màu sắc, chất lượng,số lượng, chủng loại hay không. Sắp sếp về sơ đồ trên giấy làm sao đưa vào khổ vảI lấp kín bề mặt để tiết kiệm tôI đa NVL, phần bỏ đi càng ít càng tốt. *Giai đoạn cắt: ở giai đoạn này nhận vải ở kho về tiến hành trà vải tuỳ theo độ dày của vảI mà có thể trảI từ 15 đến 20 lớp, rồi đặt sơ đồ giấy đã vẽ lên bề mặt vaỉ và cắt. VảI được cắt bằng hai loại máy đó là máy cắt phá, dùng để cắt đường ít gấp khúc và máy gọt dùng để cắt các đường vòng, đảm bảo được độ chính xác cao. VảI cắt xong sẽ được bộ phân kiêm tra chất lượng (gọi tắt là KCS) kiểm tra đánh giá chất lượng kĩ thuật xem có đạt kĩ thuật hay không. *Giai đoạn may: trong giai đoạn này được phân chia thành nhiều giai đoạn nhỏ. Mỗi công đoạn thực hiện một công việc khối lượng nhất dịnh như may cổ, may tay, may sườn, may hoàn thiện… *Giai đoạn đóng gói: Đây là giai đoạn đóng gói nhập kho thành phẩm, nó phải trải qua các bước như: hoàn thiện,KCS,đóng gói, nhập kho thành phẩm. 2.2.Tình hình chung về công tác kế toán Hiện nay có ba hình thức tổ chức bộ máy kế toán: Hình thức tập trung Hình thức phân tán Hình thức vừa tâp trung vừa phân tán Và do quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, căn cứ vào địa bàn hoạt động của mình nên xí nghiệp may 379 lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán là hình thức tập trung. Cơ cấu bộ máy kế toán va chức năng từng bộ phận. Bộ máy kế toán gôm 5 người: về trình độ chuyên môn có : 3 người tốt ngiệp HVTC 2 trung cấp kế toán Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán NVL,CCDC kiêm KT TCSĐ Kế toán trưởng Thủ quĩ kiêm KT tiền lương Kế toán tiền mặt, TGNH Kế toán tập hợp CF,tính giá thành SP Chức năng nhiệm vụ chính của phòng tàI chính kế toán là quản lí thống kê kế toán, tài chính kịp thời đầy đủ , tổng hợp cân đối ,kế hoạch trong đơn vị (tháng, quí, năm) đề xuất kế hoạch sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh ngắn, trung và dài hạn. Giúp giám đốc thực hiện các chính sách tài chính với quĩ tiền tệ, chỉ tiêu theo qui định và thực hiện nghĩã vụ với quân khu 3 và nhà nước tổng hợp nhiệm vụ do giám đốc giao. * Nhiệm vụ của từng kế toán: - Kế toán trưởng : Phụ trách công tác kế toán của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước giám đốc va cơ quan cấp trên ve cong tác tai chính kế toán - Kế toán NVK-CCDC kiêm kế toán TSCĐ : có trách nhiệm theo dõi việc Nhập_Xuất_Tồn kho NVL, CCDC cuối tháng lập bảng phân bổ số 2 và theo dõi việc tăng giảm TSCĐ để trích khấu hao hàng tháng, quí năm . Cuối tháng lập bảng khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ NVL_CCDC . - Thủ quĩ : theo dõi các khoản vốn bằng tiền của doanh nghiệp , phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm quĩ tiền mặt tiến hành phát lương cho toàn bộ cán bộ CNV trong toàn bộ xí nghiệp. Theo dõi và trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng cán bộ CNV, BHXH theo lương quí. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất do nhân viên quản lí lập và gửi về phòng kế toán theo định kỳ và vào chứng từ để quyết toán lương chính, bổ xung thu nhập và các khoản chế độ khác cho từng cán bộ CNV từng phân xưởng . - Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ thanh toán về các khoản chi phí phat sinh phản ánh kịp thời tình hình sử dụng các loại vốn bằng tiền, bên cạnh đó tính toán lương và các khoản trích theo lương cho toàn cán bộ CNV và công nhân hợp đồng trong toàn xí nghiệp, lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán thành phẩm: Hàng tháng có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất phát sinh, tính giá thành công xưởng cho sản xuất sản phẩm trong tháng, theo dõi tình hình Nhâp-Xuất-Tồn thành phẩm và hạch toán doanh thu của toàn xí nghiệp.Lập báo cáo với quản lý cấp trên. Chế độ kế toán ban hành theo quyết định 1141TCQĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của bộ trưởng Bộ TàI chính qui định rõ việc mở sổ ghi chép lưu trữ và bảo quản sổ sách kế toán theo 4 hình thức: _ Hình thức nhật kí chung _ Hình thức nhật kí sổ cái _ Hình thức nhật kí chứng từ _ Hình thức chứng từ ghi sổ Đối với Xí nghiệp may 379 – Công ty may 3/2 thì căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ đội ngũ kế toán cũng như về trang bị kỹ thuật cho phòng kế toán nên đơn vị áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Đặc trưng cơ bản của hình thức chứng từ ghi sổ : căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán - Trình tự ghi sổ kế toán như sau: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ ,thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng loại TK trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh, sau đó lập bảng cân đối kế toán. Sau khi đối chiếu đúng khớp số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các TK trên bảng cân đối số phát sinh bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và dư Có của các TK trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, số dư của từng TK tương ứng trên bảng chi tiết. Một số phương pháp hạch toán mà đơn vị đang áp dụng hiện nay: + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên + Phương pháp đánh gía hang tồn kho cuối kỳ :Theo phương pháp bình quân gia quyền. Đơn gía = Giá vốn thực tế VL tồn kho đk+ VL nhập kho ck bình quân SL vật liệu tồn đầu kì + VL nhập kho trong kì + Phương pháp kế toán TSCĐ : Theo nguyên giá và giá trị còn lại + Phương pháp tính khấu hao : Công thức : Mức trích khấu hao tháng = Nguyên giá TSCĐ*Tỷ lệ khấu hao bq TSCĐ 12 2.3 . Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh và hạch toán của đơn vị. 2.3.1 Những thuận lợi: Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển chung của nền kinh tế Nhà nước, Xí nghiệp may 379 – Công ty may 3/2 đang tự khẳng định mình, cùng vươn lên đứng vững trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động đó và bằng những điều kiện hết sức thuận lợi như : Xí nghiệp may 379 – Công ty may3/2 đặt trụ sở tại thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, nơi đây có nguồn lao động dồi dào. Với điểm nút có nhiều đường giao thông chính nối liền thủ đô Hà nội và các tỉnh bạn, thuận tiện cho việc mua bán, giao lưu hàng hoá, học hỏi những kinh nghiệm quý báu của các doanh nghiệp khác trong việc sản xuất kinh doanh. Đặc biệt do Nhà nước mở cửa nên Xí nghiệp đang đứng trước một thị trường có sức tiêu thụ lớn, việc mở rộng mối quan hệ giao lưu hợp tác kinh tế với nước ngoài giúp Xí nghiệp tiếp xúc với nhiều bạn hàng trong nước và nước ngoài. Ngoài ra Xí nghiệp còn có một bộ máy quản lý khá vững chắc về chuyên môn nghiệp vụ, đưa Xí nghiệp ngày càng tiến xa, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh với đội ngũ công nhân trẻ, tiếp thu nhạy bén linh hoạt làm tăng năng suất lao động ,tạo thêm thu nhập cho đơn vị nói chung và cho bản thân nói riêng. 2.3.2.Những khó khăn: Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên thì Xí nghiệp cũng đang đứng trước những khó khăn như : Trình độ tay nghề của công nhân còn non trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm không đáp ứng đầy đủ chất lượng của những thị trường khó tính. Bộ máy quản lý còn chiếm tỷ trọng lớn, do lao động biên chế trực tiếp sản xuất và một số lao động thuộc diện chính sách đã lớn tuổi. Đa số TSCĐ của Xí nghiệp đã khấu hao gần hết mà không được đầu tư xây dung, sửa chữa lại hoặc đầu tư mua sắm mới. Do đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra mới đây quyết định “ Cổ phần hoá” các đơn vị, xí nghiệp sản xuất nên gây khó khăn lúng túng trong việc đổi mới theo xu thế thị trường. Nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ là một trong những TSLĐ nên nó có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. 2.3.3.Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may379_công ty may 3/2. Vốn là một đơn vị sản xuất kinh doanh chuyên gia công hàng may mặc với qui trình công nghệ tương đối đơn giản và bộ phận tham gia sản xuất trực tiếp là các phân xưởng như PXI, PXII … nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Xí nghiệp chi phí sản xuất của xí nghiệp là toàn bộ quy trình công nghệ, tức là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo đơn đặt hàng hoặc do cấp trên yêu cầu sản xuất, áp dụng phương pháp này đơn giản và đáp ứng được yêu cầu hạch toán nội bộ đối với những chi phí có khả năng tập hợp trực tiếp cho từng mã sản phẩm, kế toán căn cứ vào số liệu cuả chứng từ để tập hợp trực tiếp vào mã sản phẩm theo những tiêu thức thích hợp . Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp chi phí NVLTT của xí nghiệp may379_công ty may 3/2 thường tập hợp trực tiếp theo từng phân xưởng phân bổ cho các sản phẩm theo những tiêu thức nhất định. 2.4. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí NVLTT là những chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế,nửa thành phẩm mua ngoài… sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ lao vụ - Đối với xí nghiệp may 379 nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất hàng may mặc, do đó chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn ,cụ thể: + NVL chính : là những vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, là thứ mà sau quá trình sản xuất sẽ thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm, bao gồm các loại vải: Vải kaki, vải lon, vải dạ, vải dạ Liên Xô… + Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được dùng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng của sản phẩm gồm chỉ may, phấn, khuy, khoa nẹp các loại, hồ dán… + Nhiên liệu : là thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, gồm có đầu máy khâu, đầu điezen, xăng, dầu nhớt… + Phụ tùng thay thế : Được dùng để thay thế sửa chữa những chi tiết của máy móc thiết bị của sản xuất, như : kim may, chân vịt, dây cu loa… Công cụ dụng cụ : Đây là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng qui định để được xếp vào TSCĐ. Bởi vậy CCDC mang đầy đủ đặc điểm như TSCĐ, bao gồm đá mài, dao kéo, kìm bấm… 2.4.1.Chứng từ kế toán tập hợp chi phí NVLTT: - Để tập hợp chi phí NVLTT xí nghiệp sử dụng các chứng từ như: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bảng kê phân loại. Sơ đồ luân chuyển chứng từ : Chứng từ gốc ( PX) Sổ chi tiết Vật liệu Bảng kêphân loại vật tư Sổ chi phí sản xuất Chứng từ ghi sổ Sổ đăng kí CTGS Sổ cái TK621 2.4.2 Kế toán vật liệu phụ trực tiếp sản xuất : Khi xuất kho cho sản xuất trên các phiếu xuất kho phảI ghi rõ xuất cho đối tượng nào, do đó đến cuối tháng kế toán vật liệu sẽ tiến hành tổng phiếu xuất kho vật liệu phụ, phân loại riêng các phiếu xuất kho cho từng phân xưởng căn cứ vào phiếu xuất kho và bảng kê, kế toán lập bảng tổng hợp NVL phụ xuất dùng cho phân xưởng : Bảng tổng hợp vật liệu phụ Tháng I/ 2004 đơn vị : đồng Tên vật liệu ĐVT S.lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Khoá 20cm chỉ 500cm Cái Cuận 18000 35 1500 16.000 2.700.000 560.000 Cộng 3.260.000 Cũng như vậy kế toán lập bảng tổng hợp CCDC: Bảng tổng hợp CCDC Tháng 1 năm 2004 Tên vật liệu ĐVT S.lượng đơn giá Thành tiền Ghi chú Kéo pha sửa Kéo gọt Cái Cái 2 3 19.500 11.000 39.000 33.000 Cộng 72.000 2.5.Kế toán tập hợp chi phí NCTT ở Xí nghiệp may 379 Đây là khoản thù lao mà xí nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương như tại Xí nghiệp có phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ …ngoài ra , công nhân còn đóng BHXH, BHYT,KPCĐ theo tỷ lệ qui định Để theo dõi chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK 622 Các chứng từ kế toán sử dụng như: bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bố tiền lương, BHXH… Tại các phân xưởng, hàng tháng tổ trưởng cùng nhân viên thống kê của phòng tổ chức lao động theo dõi thời gian sản xuất và trực tiếp chấm công cho từng công nhân trong tổ trên bảng chấm công, đồng thời cùng với phòng KCS theo dõi số sản phẩm hoàn thành , số sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn ,chất lượng sản phẩm của từng công nhân làm ra. Cuối tháng tổ trưởng lập phiếu ghi số lượng sản phẩm hoàn thành của từng người gửi cho nhân viên quản lí kế toán lao động tiền lương. Cuối tháng kế toán lao động tiền lương căn cứ vào số sản phẩm hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm và đơn giá của sản phẩm hoàn thành, xác định lương sản phẩm cho từng công nhân theo phương pháp tính sau: Tiền lương sản phẩm = Đơn giá sản phẩm x số sản phẩm hoàn thành Ví dụ: Chị Nguyễn thanh Xuân ở tổ may phân xưởng II, trong tháng 1/ 2004 đã may được 35 sản phẩm với đơn giá : 10.000/sp Và tiền lương sản phẩm chi sẽ lĩnh là : Tiền lương= 35* 10.0000= 350.000 Ngoài lương sản phẩm xí nghiệp còn áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được hưởng lương thời gian nếu như nghỉ phép, hội họp,học tập. Công thức tính: Tiền lương sản phẩm =dơn giá sản phẩm x số sản phẩm hoàn thành như vậy lương thời gian chi xuân còn được hưởng do chi đi học 5 ngày,bậc lương của chị:2.25 Hệ số cấp bậc x mức lương tối thiểu số ngày Luơng thời gian = x làm TT Số ngày làm việc theo tháng hưởng lg t/g Toàn bô việc tính lương cho CNSX được nhân viên kế toán lao động tiền lương tập hợp vào bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp : Bảng thanh toán tiền lương Tháng 01 năm 2004 stt Họ và tên đươc hưởng trong tháng Khoản phải nộp Thực lĩnh kí nhận Lương sp Lương TGian Cộng BH Cộng Cộng Tiền 1 Lê thi loan 52.0 988.000 150.000 1138000 1138000 2 Trần t.Huơng 47 799000 799000 799000 3 Hoàng thi Hà 49.0 812000 812000 812000 4 Ng thanh Mai 48 855000 855000 855000 5 Ngô Yến 47.5 838000 838000 838000 6 Nguyên tuyến 46.0 750000 750000 750000 7 Ng Xuân 50.0 787000 125.000 912000 912000 2.6.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVLTT, NCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phân sản xuất của doanh nghiệp. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627. Bao gồm các loại chi phí sản xuất sau. TK 627.1:chi phí nhân viên phân xưởng TK627.2: chi phí vật liệu TK627.3 : chi phí dụng cụ TK627.4 : chi phí khấu hao TSCĐ TK627.7 : chi phí dịch vụ mua ngoài. TK627.8 : chi phí khác bằng tiền . 2.6.1.Chi phí nhân viên phân xưởng: Đây là lao động gián tiếp dể sản xuất sản phẩm ,nên dược trả lương theo thời gian ,vói công thức tính sau: Lương thời gian =Hệ số lương *Mức lương tối thiểu Vidu;Chị hiền – nhân viên thống kê ổ phân xưởng II ,hệ số lương 2,65 với mức lương thực tế mà chị hưởng là 290000đ. Vậy lương thời gian mà chi Hiền được hưởng là : Lương thời gian = 2,65*290.000 =768.500 2.6.2.Chi phí VL , DC: Là bao gồm toàn bộ các vật liệu dụng cụ được xuất dùng cho chi phí sản xuất chunng như dầu bôi máy,đế chân vịt những vật liệu không được trực tiếp tính vào chi phí sản xuất Căn cứ vào phiếu kho ngày 5 tháng 1 năm 2004 kế toán dịnh khoản : Nợ TK627(PXII): 336.000 Có TK152 :336.000 152.3:227.000 152.4:66.500 Có TK153:42.500 VD: Phiếu xuất kho (Biểu B01) 2.6.3.Chi phí khấu hao . Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật. Để bù đắp gía trị hao mòn dần về giá trị và hiện vật. Để bù đắp gía trị hao mòn TSCĐ, kế toán tiến hành trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Hiên nay Xí nghiệp may 379 dùng phương pháp tính khấu hao tuyến tính dựa vào nguyên giá và tỉ lệ khấu hao : Nhà cửa kiến trúc: 5% MMTB : 10% Phương tiện vận tải: 15% Dụng cụ quản lý : 15% Với công thức tính sau: Mức khấu hao TSCĐ năm= Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ khấu hao. Mức khấu hao tháng: Mức khấu hao bq năm Mức khấu hao bq tháng = ình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật. ________________________________________ 12 tháng Và để tiện cho việc theo dõi tình hình biến động của khấu hao TSCĐ kế toán sử dụng TK 214 VD: Một máy cắt của phân xưởng II có nguyên giá : 50.430.000,tính mức khấu hao tháng của máy cắt đó : Mức khấu hao TSCĐ năm = 50.430.000* 10% = 5.043.000 Máy cắt –PXII/tháng = 50.430.000/12 = 42.025 Từ đó kế toán định khoản : Nợ TK 627.4: 420.250 Có TK 214 : 420.250 Đồng thời ghi đơn: Có TK 009:420.250 Từ đó kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 2.6.4.Chi phí dịch vụ mua ngoài -Với một chi phí không lớn lắm ( như tiền điện thoại …) thì chi phí này đươc hoạch toán vào chi phí quản lí doanh nghiệp . - Còn chi phí về dịch vụ mua ngoài thì dươc hoạch toán riêng biệt , vì chi phí này thường rất lớn .Với đặc diểm là sản xuất hàng may mặc ,sử dụng nhiều MMTB dùng bằng diện năng nên chi phí tiền điện thường lớn .Vì vậy căn cứ vào số điện tiêu thụ , hang tháng kế toán phải xác định tiền điện phải cho công ty điện lưc hà tây theo công thức : Số tiền điện phải trả = Số điện sử dụng *Dơn gia Vi dụ :Trong tháng 1 năm 2004 phân xưởng II đă sử dụng hết 8200 số điện ( do phảI làm gấp một lô hàng ) với đơn giá :850đ = 6.970.000 Chi phí tiền điện se được kế toán kiểm định khoản : Nợ TK627.7:6.970.000 Có TK331:6.970.000 2.6.5.Chi phí khác bằng tiền : Bao gồm chi phí văn phòng phẩm cho các phân xưởng , chi phí tiền nước sản xuất … Ví dụ :trong tháng 1/ 2004 phân xưởng II mua giấy khổ to để phục vụ sản xuất , số tiền :515.000đ, kế toán định khoản : Nợ TK111:515.000 Có 338: 515.000 Sau khi tập hợp tất cả các chi phí sản xuất chung , kết quả tính toán được ghi vào sổ chi phí SXKD 2.6.6.Kết chuyển chi phí Sau khi đã tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất cho từng khoản mục, kế toán kết chuyển các chi phí phát sinh vào TK 154. - Tập hợp chi phí NVLTT: NợTK 154 : 168.17.000 Có TK: 168.017.000 Tập hợp chi phí NCTT : Nợ TK 154:23.800.000 Có TK 622:23.800.000 Tập hợp chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154: 29.467.916 Có TK 627: 29.467.916 2.7. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 2.7.1 Đối tượng tính giá thành. Sản phẩm may mặc luôn được người tiêu dùng quan tâm : Từ những mặt hàng khác nhau như vậy xí nghiệp may 379 hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng . Trong tháng, Xí nghiệp may chủ yếu sản xuất hai loại sản phẩm chính có mã là MS01và MS02 cho nên việc tính giá thành của Xí nghiệp dựa vào phương pháp hệ số giá thành để xác định tiêu thức phân bổ. Trên thực tế từng mặt hàng nầy lại bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau song do đặc điểm sản xuất gia công không phân biệt sự khác nhau về đơn giá gia công giữa các kích cỡ khác nhau bởi vây đối tượng tính giá thành được công ty xác định là từng mặt hàng. Kỳ tính gía thành : Như trên đã trình bày,do công ty có qui trình công nghệ sản xuất liên tục chủng loại mặt hàng ít nên, ổn định chu kì sản xuất ngắn,do đó công ty chọn kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo kế toán. Điều này tạo điều kiện cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính gía thành sản phẩm của công ty được kịp thời và nhanh chóng.Tạo điều kiên cho công ty nắm bắt được những biến chuyển của thị trường nhằm có những thay đổi hợp lý phù hợp với sự biến đổi đó. Đơn vị tính giá thành : Caí-chiếc . 2.7.2. Phương pháp tính giá thành : Do đặc thù của XNM 379 là sản xuất nhiều loại sản phẩm, thời gian ngắn nên toàn bộ chi phí sản xuất trong tháng được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành và không có chi phí cho sản xuất dở dang đầu kì và cuối kì . Hệ số phân bổ được xác định cho hai sản phẩm như sau MS01: 0.65 MS02 : 1 Với quy trình công nghệ khép kín, tổ chức sản xuất nhiều chu kì ngắn xen kẽ và liên tục từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng nên phương pháp tính giá thành của Xí nghiệp tính theo công thức: Z= C Trong đó chi phí sản xuất trong tháng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Bởi số sản phẩm dở đầu tháng và cuối tháng cuả xí nghiệp là rất ít nên việc tính giá thành đơn giản hơn. Trên cơ sở số liệu tổng hợp các loại chi phí, bảng tổng hợp chi phi, kế toán sẽ tiến hành lập bảng tính giá thành sản phẩm . Tại phân xưởng I sản xuất được 5500 chiếc sản phẩm MS01 và 4200 chiếc sản phẩm MS02 do vậy giá thành từng loại sản phẩm được tính như sau: Sản phẩm A = 5500 x 0.65 = 3757 Sản phẩm B = 4200 x 1.0 = 4200 Tổng cộng = 7957 Hệ số phân bổ giá thành cho sản phẩm A = 3757/7957 = 0.43 Hệ số phân bổ giá thành cho sản phẩm B = 4200/7957 = 0.57 Tính cho sản phẩm A = ược tính như saugía thành cho từng loại sản phẩm : Bảng tính giá thành sản phẩm MS01 Đơn vị tính: đồng Sản lượng :5500 Khoản mục CPSX dở đầu tháng CPSX trong tháng CPSX dở cuối tháng Tổng giá thành liên SP Giá thành sản phẩm A Hệ số Tổng giá thành Gía thành đơn vị NVLTT NCTT CPSXChung 95.298.500 56.548.800 19.846.250 95.298.500 56.548.800 19.846.250 0.43 40978355 24315984 8533887.5 7450.61 4421.1 1551.6 Cộng 171693550 171693550 73828226.5 13423.31 Bảng tính giá thành sản phẩm MS02 Đơn vị tính: đồng Sản lượng: 4200 Khoản mục CPSX dở đầu tháng CPSX trong tháng CPSX dở cuối tháng Tổng giá thành liên SP Giá thành sản phẩm A Hệ sô Tổng giá thành gía thành đơn vị NVLTT NCTT CPSXChung 95.298.500 56.548.800 19.846.250 95.298.500 56.548.800 19.846.250 0.57 54320145 32232816 11312362.5 12933.4 7674.48 2693.42 Cộng 171693550 171693550 97865323.5 23301.3 Chương III Những biện pháp phương hướng nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 3.1.Nhận xét đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2: Tại Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 , do đã nhận thức được tầm quan trọng , tính cấp bách , sự cần thiết của việc tiết kiệm chi phí sản xuất ,hạ giá thành sản phẩm mà không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quan tâm chú ý và nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của ban lãnh đạo Công ty .Công tác hạch toán chi phí sản xuất ở Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 về cơ bản đã thực hiện theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành .Bộ máykế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung có phân công lao đông kế toán toàn bộ công tác kê toán được tập chung tại phòng kế toán. Dựa vào những thông tin vê chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm do bộ phận kê toán cung cấp ,lãnh đạo công ty nắm được chi phí sản xuất và giá thành thực tế của từng phân xưởng. Từ đó tổ chức phân tích đánh giá tình hình thực hiện các dịnh mức chi phí và dự toán chi phí , thình hình sử dụng tài sản ,vật tư ,lao động ,tiền vốn , tình hình thực hiện giá thành sản phẩm để có các quyết dịnh phù hợp . Công ty đã tổ chức khoa học ,hợp lý công tác kê toán chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm , đáp ứng đẩy đủ ,trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ,của Xí nghiệp ,điều đó đươc biểu hiên sau đây . 3.1.1.Những ưu điểm trong công tác kê toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2. Từ một phân xương may của xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may được tách ra trở thành một doanh nghiệp kinh doanh độc lập từ năm 1995 đến nay Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 đã không ngừng nỗ lực phát chiền về quy mô sản xuất và trình độ quản lý đó là một quá trình phấn đấu liên tục không ngừng của toàn bộ công nhân viên và ban giám đốc công ty cùng với sự quan tâm ,hỗ trợ của tổng Công ty may Việt Nam . Trong công cuộc đổi mới đất nước để hoà nhập bước đi của mình cùng nhịp điệu phát triển kinh tế của đất nước , Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện bộ máy quản lý đào tạo đội ngũ lành nghề , đổi mới và bổ sung dây chuyền công nghệ .. Bộ máy kế toán của Công ty gọn nhẹ nhưng hiệu quả , đáp ứng được yêu cầu của công việc và phát huy đươc năng lực chuyên môn của từng người .Các thành viên của phòng kế toán còn rất trẻ năng lực , nhiệt tình với kinh nghiệm và chuyên môn đã nhanh chóng thích hợp chế độ kế toán mới và đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán một cách hiệu quả , những tiên bộ của công nghệ tin học giúp cho khối lượng công viêc giảm đi đáng kể . Trong công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp về mặt lượng theo định mức là hoàn toàn đúng đắn và thích hợp trong điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty thể hiện sự năng động , sáng tạo của độ ngũ cán bộ công nhân viên . Về chi phí nhân công trực tiếp , do Công ty trực tiếp khoán lương theo tởng sản lượng thực tế đối với các thành viên trong công ty nên năng xuất lao động được khuyến khích nâng cao sản lượng và chất lượng , đồng thời hạn chế đến mức tối đa sản phẩm dở dang. Mỗi khi Công ty ký hợp đồng gia công đều có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về mẫu mã,độ phức tạp,đòi hỏi chất lượng của sản phẩm và đã tổ chức sản xuất thử ,trên cơ sở đó với bên mặt hàng xây dựng và thoả thuận định mức tiêu hao nguyên vật liệu cung cấp như đơn giá gia công làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất là phù hợp . 3.1.2.Những hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp may 379- công ty may 3/2 Bên cạnh các ưu điểm trên , công tác chi phí kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp may 379- công ty may 3/2 còn một số tồn tại chủ yếu sau. - Đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất : ở Công ty hiện nay được xác định toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất nhiều loại sản phẩm của nhiều loại đơn đặt hàng khác nhau và do nhiều phân xưởng cùng sản xuất thì việc xác định đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng phát sinh nghiệp vụ đó Mặt khác đối với một số khoản mục chi phí thì xác định đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tàon bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sẻ làm cho việc chi phí giá thành sản phẩm thiếu chính xác . -Về phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu : Việc quản lý về mặt hiện vật đối với khoản mục nguyên vật liệu trưc tiếp ở Xí nghiệp may 379- công ty may 3/2 là chưa chặt chẽ ,Để có sản phẩm may hoàn chỉnh cần có nhiều nguyên vật liệu khấc nhau , điêu đó phải có sự quản lý chi tiết về mặt số liệu đối với từng loại nguyên vật liệu .Thế nhưng ở công ty may đã không hoạch toán chi tiết từng loại nguyên vật liệi chính ,phụ mà quản lý nguyên vật liệu như nhau theo định mức .Khi có lệnh sản xuất nhân viên ở kho căn cứ định mức nguyên vật liệu do phong kỹ thuật chuyển đến xuất kho nguyên vật liệu cho các phân xưởng . Định kỳ 6 tháng một lần kế toán xuống phân xưởng kiểm kê xác định số nguyên vật liệu tiêu hao thực tế nà số liệu tiếp kiệm được . Việc làm này của kế toán là chưa chặt chẽ được nguyên vât liệc thực thê tiêu hao ơ từng phân xưởng và kèm theo mã hàng công ty cần nghiên cứu thêm vân đề này nhăm tìm ra biện pháp quản lý chặt chẽ hơn số nguyên vật liệu thực tế sản xuất và nhằm khuyến khích hơn nữa ý thức tiết kiệm của từng công nhân . -Về hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp : Công ty không sử dụng tổng chi phí vận chuyển của cả đơn đăt hàng để phân bổ cho từng mã hàng mà lại tổng cộng chi phí vận chuyển của tất cả các đơn đặt hàng sản xuất trong kỳ rồi mới phân bổ cho từng mã hàng để tính giá thành . Mặt khác ,công ty căn cứ vào tổng đơn gía lương sản phẩm để làm chỉ tiêu phân bổ chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và chi phí nhân công ,chi phí sản xuất là chưa hợp lý bởi vì như phần thực tế đã trình bày , đơn giá lương đó chính là đơn giá sản phẩm tính cho phân xưởng may . Trong đó chưa các tỷ lệ hưởng lương sản phẩm của tổ may(65%tổng quỹ lương sản phẩm của công ty ) hoàn toàn là quyết định chủ quan của công ty . Việc tính toán lòng vòng đã ảnh hướng đến tính chính xác của giá thàng sản phẩm . -Về phương pháp tập hợp khoản mục chi phí phân công trực tiếp ; Khoản mục chi phí nhân công chực tiếp được tính bằng 72.5% tổng quỹ lương của công ty . Trong loại hìng sản xuất may mặc ,do mức độ của từng khâu sản xuất của từng mặt hàng có sự khác nhau nên công ty cần chú ý tỷ lệ chia quỹ lương đối với từng bộ phận đảm bảo sự hợp ly , công bằng đảm bảo tiền lương .Phản ánh đúng mức độ hao phí lao động qua đó mà khuyến khích công nhân sản xuất ,quan tâm đến công viêc của mình cả về số lượng lẫn chất lượng . Mặt khác, theo quy định về hoạch toán các khoản trích theo lương chỉ có KPCĐ được tính theo tiền lương thực tế còn BHXH và BHYT phải trích theo tiền lương cơ bản nhưng hiện nay ở Xí nghiệp may 379- công ty may 3/2 tất cả các khoản trích theo lương này đều được trích theo tiền lương thực tế , việc làm này tuy có đảm bảo , có lợi ích cúa cán bộ công nhân viên khi nghỉ hưu , mất sức nhưng nhưng lại không đúng với chế độ và ảnh hưởng làm tăng giá thành sản phẩm . -Về công tác tính giá thành sản phẩm : Kỳ tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp may 379- công ty may 3/2 hiện nay dươc xác định là hàng quý vào thời điểm cuối mỗi quý . Việc xác định kỳ tính giá thành sản phẩm như trên đã làm tăng thêm mức độ thiếu chính xác của giá thành sản phẩm .Bên cạnh đó viêc tính giá thành sản phẩm vào thời điểm cuối mỗi quý không theo dõi đựơc tình hình sản phẩm cũng như kết quả sản xuất một cách kịp thời đối với những mặt hàng có thời gian sản xuất gia công ngắn ( dưới một quý ) . Do vậy làm giảm hiệu quả về thông tin của giá thành sản phẩm . -Về công tác sổ sách : Sổ sách đựoc sử dụng ở công ty theo hình thức nhật ký chứng từ ,nhưng việc thực hiện chưa được hoàn chỉnh có nhiều biến tướng . Để tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty kế toàn sử dung bảng tợp hợp chi phí sản xuất mà không sử dụng nhật ký chưng từ số 7-cơ sở sô liệu để ghi sổ cái . Do đó gây khó khăn cho việc phân thích chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố trong thuiết minh báo cáo tài chính hàng quý của công ty ,hình thức nhật ký chưng từ là không phù hợp với việc áp dụng kế toán trên máy trong giai đoạn công nghệ thông tin phát chiển vượt bậc hiện nay. Trên đây là một sô ưu nhược điểm , hạn chế của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp may 379- công ty may 3/2.tư những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập và nghiên cứu , cộng với thời gian được tiếp xúc thực tế với công tác kế toán ở công ty , em xin đưa ra một sô ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn lữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp may 379- công ty may 3/2 . 3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp may 379- công ty may 3/2 . ý Kiến 1: Đối với việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Do đặc điểm sản xuất của công ty là theo quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục kết hợp song song , sản xuất hàng loạt vừa va nhỏ theo các đơn đặt hàng nên công ty đã tổ chức mô hình khép kín tư khâu đầu đên khâu cuối trên dây chuyên công nghệ trong từng phân xưởng . Và vì vậy , để tạo điều kiện cho việc quản lý chi phí sản xuât theo đúng địa điểm phát sinh chi phí đó , kịp thời biến động bất thưòng của các yếu tố chi phí sản xuất để đề ra những biện pháp xử lý thích hợp thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 nên xác định lại là từng phân xưởng trong đó lại chi tiết cho từng tổ như vậy sẽ tiện cho quá trình tập hợp chi phí hơn Việc các định lại đói tượng kế toán tạp hợp chi phí sản xuất như trên sẽ khắc phục được những hạn chế ,nhược điểm của việc tập hợp chi phí sản xuất toàn công trình công nghệ sản xuất của các loại sản phẩm ở công ty, tạo điều kiện cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác. Với các đối tượng kế toán tổng hợp chi phí sản xuất này thì kỳ tính giá thành nên thực hiện theo chu kỳ sản xuất ,nghĩa là mỗi đơn đặt hàng hoàn toàn sẽ tính giá thanh cho đơn đặt hàng đó.Từ việc xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đó thì công ty cần thiết mở chi tiết các tài khoản và mở lại hệ thống bảng phân bổ. ý kiến 2 :Đối với hệ thống sổ sách theo hình thức nhật ký _chứng từ Giải pháp trước mắt để cho việc áp dụng hình thức kế toán nhật ký_chứng từ hiện nay ở công ty được hoàn chỉnh ,theo em công ty nên sử dụng thêm một số biểu của hình thức này theo các mẫu quy định của bộ tàI chính .Từ số liệu tập hợp được các nhật ký _chứng từ , kế toán nên tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp vào nhật kýchứng từ số 7 đẻ làm cơ sở ghi vào sổ cáI và để giúp cho việc phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố trong thuyết minh báo cáo tài chính được lập hàng quý của công ty .Nên lập chi tiết hơn các khoản chi phí đã phát sinh . Công nghệ sinh học phát triển ,máy tính đã được sử dụng rất rộng rãI ở mọi lĩnh vực , đói vói vông tác kế toán trên máy tính đã giải quyết được nhiều công việc ,nhưng có thể nhận thấy hình thức kế toán nhật ký _chứng từ không phù hợp với việc ứng dụng kế toán trên máy .Do đó ,về lâu dài ,để lựa chọn sử dụng hệ thống sổ sách cho phù hợp . _Đối với phương pháp kế toán tập hợp khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . +Về mặt hiện vật : Để số lượng nguyên vật liệu khi xuất kho cho các phân xưởng được quản lý chặt chẽ về mặt số lượng .Theo em công ty nên chi tiết khoản mục chi phí nguyên vật liệu trược tiếp thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ và cần thiết phảI xây dựng một số bảng biểu để theo dõi định mức tiêu hao thực tế nguyên liệu ở các phân xưởng đối với từng mã hàng và chế độ khen thưởng vật chất để khuyến khích ý thức chất lượng của công nhân . +Về hoạch toán chi phí vận chuyển: Hàng tháng căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm đã phân loại theo từng mã hàng của từng đơn đặt hàng kế toán lập kế toán lập báo cáo hàng hoá để làm căn cứ phân bố chi phí vận chuyển số nguyên vật liệu cho các mã hàng thuộc từng đơn đặt hàng theo sản lượng quy đổi. Côngthức tính toán như sau: Chi phí vận chuyển Tổng chi phí vận chuyển Sản lượng NVL tính cho mã NVL của đơn đặt hàng A quy đổi của Hàng I thuộc đơn đặt = tổng sản lượng quy đổi * mã hàng I hàng A trong tháng của đơn đặt hàng A Cuối tháng sẽ tổng hợp chi phí tổng hợp chi phí vận chuyển nguyên vật phân bố cho sản lượng nhập kho từng đơn đặt hàng .kết quả tính toán phân bố hàng tháng được thể hiện trên”Báo cáo hàng hoá” và được tập hợp vào “Bảng kê tập hợp chi phí sản xuất “(phụ lục 01) toàn công ty cột chi phí nguyên vật liệu trực tiếp với các dòng tương ứng của phân xưởng I. Với cách phân bố như trên ,chi phí vận chuyển của đơn đặt hàng nào sẽ được tính toán và phan bố trực tiếp cho sản phẩm thuộc đơn đặt hàng nào đó chịu, tránh tình trạng trước đây những sản phẩm thuộc đơn đặt hàng có chi phí vận chuyển lớn .việc phân bô tiến hành vào cuối tháng sẽ giúp công việc tập hợp chi phí sản xuất không bị tôn vào cuối quý như trước đây .Qua đo giám sát chặt chẽ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng ở từng phân xưởng ,giúp cho kết quả tợp hợp chi phí đạt một kết qua chinh xác cao ,đáp ưng nhu cầu quả lý chi phí đung địa điểm phai sinh. ý kiến 3:đối vơí phương pháp kế toán tập hợp khoản mục chi phí nhân công trực tiếp . Lượng công nhân trực tiếp tuy đã được theo dõi chi tiết tại từng phân xưởng thành viên nhưng cuối quý lại đưa kế toán tinh quỹ lương cho tất cả các mã hàng của công ty đang sản xuất , sau đó mới phân bổ cho từng mã .điều đó làm giảm tác dụng của công tác hạch toán chi tiết tại công ty . Theo em công ty nên tợp hợpchi phí công nhân trực tiếp theo từng đon đặt hàng . Lương công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được tính căn cứ vào sản lượng sản phẩm quy đổi của từng đơn đặt hàng mà phân xưỏng sản xuất trong tháng Dựa vào tiền lương thực tế này để tính BHXH,BHYT ,KPCP của công nhân viên (19%lương thực tế). Cách tính trên sẽ đảm bảo phản ánh đúng chi phí nhân công trực tiếp pháI sinh trong tháng của tưng đơn đặt hàng .tuy nhiên để tính đúng và đủ cho khoảng mục chi phí nhân công trực tiếp thì công ty nên xet và tính lại tỷ lệ hưởng lương của nhân công sản xuất và nhân viên quản lý. ý kiến 4 : Đối với trích TK 142- Chi phí trả cước ở Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 Các chi phí trả trước rất ít khi xuất hiện hoặc không đề cập . Khi có các chi phí về xuất dùng các công cụ có thể trong nhiều kỳ kế toán hoặc việc sửa chữa tài sản cố định có giá trị lớn , kế toán mới đề cập đến việc phân bổ một lần chứ không đề cập đến việc phân bổ dần . Cụ thệ ở công ty khi có phát sinh chi phí này ở quý nào thì kế toán hoạch toán chi phí đưa luôn một lần vào chi phí sản xuất phát sinh trong tháng . Như vậy , sẽ dẫn đến việc tính giá thành không chính xác . Do vậy theo ý kiến của em về phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty nên mở chi tiết TK 142 “ Chi phí trả trước’’ để phân bổ dần vào các chi phí công cụ dụng cụ và sửa chữa lớn tài sản cố định vào giá thành sản phẩm . ý kiến 5 : đối với việc sử dụng TK 335 “ Chi phí phải trả” ( về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ) ở Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 , TSCĐ gồm nhiều loại khác nhau, để đảm bảo cho quá trình sản xuất được thực hiện , thường xuyên , liên tục đòi hỏi kế toán định kỳ phải sửa chữa lớn TSCĐ. Để không làm ảnh hưởng tới sản xuất và giá thành sản phẩm trong một thời kỳ , để có thể chủ động hơn đối với việc sửa chữa lớn TSCD kế toán phải trích trước chi phí vào đối tượng sử dụng tài sản cố định : TK sử dụng là TK 335 . Trình tự kế toán như sau : - Nếu sửa chữa lớn tài sản cố định theo kế hoạch : Nợ TK 335 Có TK 241 ( 241.3 ) Nếu sửa chữa ngoài kế hoạch Nợ TK 142 ( 142.1 ) Có TK 241 ( 241.3 ) Cuối tháng phân bổ dần vào chi phí kinh doanh : Nợ TK liên quan ( TK 627 , 641 , 642) Có TK 142 ý kiến 6 : Đối với phương pháp tính giá thành . Với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định là từng phân xưởng chi tiết cho từng đơn đặt hàng , để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất , đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ,tạo điều kiện cho việc tính giá thành sảm phẩm được chính xác thì theo em công ty cần thiết tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng . Với phương pháp tính giá thành này , khi một hợp đồng gia công được ký kết và đưa vào sản xuất , kế toán phải mở ngay cho đơn đặt hàng đó “ bảng tính giá thành sản phẩm” , Cuối mỗi tháng , căn cứ vào chi phí đã tập hợp được ở từng phân xưởng theo từng đơn đặt hàng để gi sang “ Bảng tính giá thành sản phẩm” có liên quan . Khi nhân được chứng từ các nhận đơn đặt hàng đã được sản xuất hoàn thành ( phiếu nhập kho thành phẩm , báo cáo tổng hợp hàng hoá) kế toán gi tiếp chi phí sản xuất trong tháng của đơn đặt hàng với những đơn đặt hàng chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hơp được theo những đơn đặt hàng đó ở trong các bảng tính giá thành đều là chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang . Sau khi đã tính được tổng giá thành của một đơn đặt hàng kế toán sẻ tính được tổng giá thành đơn vị của từng mã hàng thuộc đơn đặt hàng đó theo phương pháp hệ số và với hệ số giá thành được xác định lại là đơn giá gia công . Công thức tính như sau : Tổng giá Tổng giá thành của đơn đặt Sản lượng quy Thành của mã = đơn đặt hàng A theo * đổi của mã i Hàng i thuộc theo khoản mục thuộc đơn đặt đơn đặt hàng A hàng A theo khoan mục hàng A Việc áp dụng phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thao từng đơn đặt hàng giúp cho các chi phí được theo dõi sát cho từng đơn dặt hàng . Do đó , sẽ khắc phục được tình trạng đơn đặt hàng mà sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó vẫn chịu chi phí lớn , công tác tính giá lãI nhiều hay ít , trên cơ sở xem xét quan hệ với khách hàng thảo thuận nâng cao đơn giá gia công . Tóm lại , nếu Xí nghiệp tiếp tục phát huy những ưu điểm vốn có của mình có biện pháp hạn chế , khắc phục được những tồn tại nói trên thì bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm nói riêng và phòng kế toán nói chung sẽ phát huy được vai trò vốn có của mình , đóng góp vào sự phát triển và thành công chung của Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 . Kết luận Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, chúng tôi đã hoàn thành chuyên đề với đề tài “Hạch toán tâp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của phân xưởng II-xí nghiệp 379 công ty may 3/2”. Tóm lại có thể khẳng định: chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động tiền vốn trong sản xuất Quản lý chi phí sản xuất thực chất là quản lý việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả các loại tài sản, vật tư,tiền vốn… trong quá trình sản xuất. Mặt khác chi phí sản xuất lại là cơ sở cấu thành nên giá thành sản phẩm, tiết kiệm được chi phí sản xuất mới cho phép hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý sản xuất và chi phí giá thành nói riêng. Thông qua việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm các doanh nghiệp sẽ thấy rõ từng khoản chi phí sản xuất,tính giá thành sản phẩm các doanh nghiệp sẽ cho thấy rõ từng khoản chi phí để từ đố lên kế hoạch cung ứng,chi tiêu tao điều kiện để sản xuất được tiến hành liên tục đồng bộ. Chất lượng công tác hạch toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định đúng đắn của hiệu qủa hạch toán kinh tế nội bộ, thông qua đó mà có biện pháp tăng cường quản lý doanh nghiệp. Công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm mang nặng ý nghĩa của kế toán quản trị bởi thông qua đó mà lãnh đạo có thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh kỳ vừa qua và đề ra định hướng cho kì sắp tới. Phần hành công tác kế toán này vừa cung cấp thông tin cho bộ máy quản lý doanh nghiệp đồng thời lại đóng một vai trò quan trọng trong và chi phối đến chất lượng của các phần hành kế toánn khác, cũng như chất lượng công tác quản lý kinh tế tài chính và tình hình thực hiện chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Chuyên đề này của em xin được khép lại ở đây, tất nhiên bài viết không thể nói là đã hoàn toàn chu tất, song với tinh thần cầu tiến tôi không ngại khi trình bày các suy nghĩ và quan điểm của mình với mong muốn được học hỏi nhiều hơn nữa để trau dồi kiến thức của bản thân nhằm phục vụ cho sự lập nghiệp sau này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Xí nghiệp may 379-công ty may 3/2 và thây giáo Nguyên Vũ Việt đã tân tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này Sinh viên: Phan huy Quang DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO 1.Kế toán doanh nghiệp sản xuất Trường Học Viện Tài chính 2.kế toán tàI chính- quản trị- giá thành Trường Học Viện Tài Chính 3. Tạp chí Tài chính 4. Một số luận văn khoá trước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA11.doc