Tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xi măng của Công ty Xi măng - Đá -Vôi Phú Thọ: Lời nói đầu
Trong những năm qua hòa chung với sự đổi mới sâu sắc toàn diện của đất nước, của cơ chế quản lý kinh tế. Hệ thống kế toán Việt Nam đã có những bước đổi mới tiến bộ nhảy vọt về chất góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế.
Hơn một thế kỷ phát triển và không ngừng lớn mạnh, kế toán đă khẳng định được vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong hệ thống kinh tế tài chính của đơn vị cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, là công cụ thiết yếu để quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế nước ta với chính sách mở cửa đã thu hút được các nguồn vôn đầu tư trong và ngoài nước tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế. Như vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư vốn, tổ chức sản xuất đến việc tiêu thụ sản phẩm. Để cạnh trạnh trên thị trường, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lư...
59 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xi măng của Công ty Xi măng - Đá -Vôi Phú Thọ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong những năm qua hòa chung với sự đổi mới sâu sắc toàn diện của đất nước, của cơ chế quản lý kinh tế. Hệ thống kế toán Việt Nam đã có những bước đổi mới tiến bộ nhảy vọt về chất góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế.
Hơn một thế kỷ phát triển và không ngừng lớn mạnh, kế toán đă khẳng định được vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong hệ thống kinh tế tài chính của đơn vị cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, là công cụ thiết yếu để quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế nước ta với chính sách mở cửa đã thu hút được các nguồn vôn đầu tư trong và ngoài nước tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế. Như vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư vốn, tổ chức sản xuất đến việc tiêu thụ sản phẩm. Để cạnh trạnh trên thị trường, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một trong những biện pháp hưu hiệu nhất mà các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường đó là biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Do đó việc nghiên cứu tìm tòi và tổ chức hạ giá thành sản phẩm là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm đó là kế toán mà trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu quan trọng và trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện kế toán của doanh nghiệp.
Xuất phát từ nhận thức trên trong thời gian thực tập tại Công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ qua tìm hiểu về mặt lý luận và tiếp cận thực tế với công tác kế toán của Công ty em nhận thấy tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ. Vì lý do đó em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài “ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xi măng của Công ty Xi măng - Đá -Vôi Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Kêt cấu luận văn tốt nghiệp của em gồm có 3 chương:
Chương I: Lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương II: Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xi măng- Đá- Vôi Phú Thọ.
Chương III: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xi măng- Đá- Vôi Phú Thọ.
Chương I :
lý luận cơ bản về kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp sản xuất
1.chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất.
Mục đích cơ bản của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào là trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội. Để tiến hành sản xuất bình thường, doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí về các loại đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Nói cách khác doanh nghiệp phải bỏ ra hao phí về lao động vật hóa và lao động sống, muốn biết số chi phí này là bao nhiêu nhằm tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thì mọi chi phí chi ra cuối cùng đều được thể hiện bằng thước đo tiền tệ và gọi là chi phí sản xuất.
Vậy “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.”
Chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gắn liền với việc sử dụng vật tư ,tài sản, lao động. Vì vậy chi phí sản xuất thực chất là việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại tài sản, vật tư, lao động , tiền vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở để tạo nên giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành, nên quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất là mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.
1.2.Phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. để thuận tiên cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phi sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.
1.2.1.Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung , tính chất kinh tế.
Theo cách phân loại này căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí sản xuất để sắp xếp các chi phí thành các loại khac nhau. Mỗi loại gọi là một yếu tố chi phí sản xuất không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu, làm gì, dùng vào việc gì. Vì vậy cách phân loại này còn được gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành 5 loại :
Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ.
Chi phí nhân công : Bao gồm toàn bộ số tiền công , phụ cấp phải trả cho người lao động của doanh nghiệp trong kỳ và các khoản trích trên tiền lương theo quy định tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
Chi phí khấu hao tài sản cố định : Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Chi phi dịch vụ mua ngoài : Bao gồm toàn bộ số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài như : tiền điện , tiền nước, tiền bưu phí…phục vụ cho họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Chi phí bằng tiền khác : là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các khoản chi phí nói trên
Phân loại chi phí sản xuất theo nôi dung, tính chất kinh tế có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất, là cơ sở phân tích , đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất và giúp cho việc tập hợp và lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố.
1.2.2.Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích ,công dụng :
Theo cách phân loại này , căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau. Mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng , không phân biệt chi phí đó có cùng nội dung kinh tế như thế nào. Theo tiêu thức này , chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính , vật liệu phụ , nhiên liệu… sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định.
Chi phí sản xuất chung : là chi phí dùng cho việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất( phân xưởng, đội, trại) .chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng
+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí dụng cụ sản xuất
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí dịnh vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức ; là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch gia thanh và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.
Ngoài hai cách phân loại trên, chi phí sản xuất có thể được phân loại theo cách sau đây:
* Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc , lao vụ sản xuất trong kỳ, chi phí sản xuất bao gồm:
- Chi phí khả biến: là những chi phí có sự thay đổi về khối lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm .
- Chi phí bất biến : là chi phí không thay đổi tổng số dù có thay đổi mức độ hoạt động của đơn vị.
* Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chi phí, chi phí sản xuất bao gồm:
- chi phí trực tiếp : Là những chi phí gắn liền với việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc có tính chất công nghiệp nhất định.
- Chi phí gián tiếp: Là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng, công việc khác nhau nên phải phân bổ.
* căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh, chi phí sản xuất bao gồm
- Chi phí cơ bản
- Chi phí chung
* Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính , chi phí sản xuất gồm:
- Chi phí sản phẩm
- Chi phí thời kỳ
Mỗi cách phân loại chi phí đều có ý nghĩa nhất định đối với công tác quản lý ở mỗi góc độ khác nhau, tùy từng loại hình doanh nghiệp có thể vận dụng một hoặc một số cách phân loại cho phù hợp .
2.giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm.
2.1. Giá thành sản phẩm .
Trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí sản xuất để thu được một kết quả sản xuất, đó là thu được những sản phẩm, công việc , lao vụ nhất định đã hoàn thành, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Những sản phẩm , công việc , lao vụ đã hoàn thành gọi chung là thành phẩm cần phải tính giá thành tức là những chi phí đã bỏ ra để sản xuất ra chúng.
Vậy “Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ ,dịch vu hoàn thành nhất định.”
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư , lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản xuất, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành còn là căn cứ quan trọng định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm.
Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm kế toán cẩn phải phân biệt các loại giá thành khác nhau.
2.2.1. Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành :
Giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại:
Giá thành kế hoạch : giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được tính toán trước khi tiến hành sản xuất và là cơ sở để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
Giá thành định mức : giá thành định mức được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý, là thước đo chính xác để xác đinh kết quả sử dụng tài sản, vật tư , lao động trong sản xuất, đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất.
Giá thành thực tế : giá thành thực tế là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuẩt trong kỳ. Giá thành sản thực tế được tính toán sau khi kết thúc qúa trình sản xuất và là chỉ tiêu kinh tế cực kỳ quan trọng phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành và hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành :
Giá thành sản phẩm gồm 2 loại :
Giá thành sản xuất : giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất, chi phí chế tạo sản phẩm( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung) tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành. Chỉ tiêu này là căn cứ xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ.
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ : bao gồm chi phí sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Đến đây chúng ta cần phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu giống nhau về chất: Đều là các hao phí về lao động sống và lap động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất.
Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm :
+ Về mặt phạm vi : chi phí sản xuất gắn với một thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành.
+ Về mặt lượng : chi phí sản xuất gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành , sản phẩm làm dở mà không có chi phí đã phát sinh, chưa phát sinh. Còn giá thành sản phẩm chỉ gồm các chi phí liên quan đến sản phẩm hoàn thành, nó chứa cả chi phí kỳ trước chuyển sang( chi phí làm dở đầu kỳ) hoặc một phần chi phí thực tế đã phát sinh phân bổ vào kỳ này ( chi phí trả trước) cũng như một phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí kỳ này ( chi phí phải trả) .
3.vai trò, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Việc phân tích đúng đắn kết quả sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác, về phần mình, tính chính xác của giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng của kết quả tập hợp chi phí. Vì vậy tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp. Để làm được điều đó, kế toán cần thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ từng loại chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng phương pháp thích hợp đối với từng loại chi phí, tập hợp chi phí theo các khoản mục chi phí và theo yếu tố chi phí quy định.
Lập báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ và thời hạn.
Thường xuyên đối chiếu kiểm tra và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp, các dự toán chi phí đối với chi phí sản xuất chung, chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý tiết kiệm chi phí sản xuất phục vụ yêu cầu hạch toán kinh tế.
Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác đinh giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.
4.đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
4.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên rất quan trọng trong toàn bộ tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ta phải dựa vào các căn cứ sau :
Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất.
Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Quy trình công nghệ sản xuất , chế tạo sản phẩm.
Đặc điểm của sản phẩm ( đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm…).
Yêu cầu kiểm tra , kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp.
Yêu cầu tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành.
Khả năng , trình độ quản lý nói chung và hạch toán nói riêng.
…
4.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể phải dựa vào nhiều yếu tố cụ thể :
đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cầu sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Đặc điểm sử dụng sản phẩm , nửa thành phẩm.
Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp.
Khả năng và trình độ quản lý, hạch toán.
…
4.3. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ rất mật thiết.
Việc xác định hợp lý đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp. Trong thực tế, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với một đối tượng tính giá thành.
Trong nhiều trường hợp khác, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm. Ngược lại, một đối tượng tính giá thành cũng có thể bao gồm nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành ở một doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính giá thành và kỹ thuật tính giá thành ở doanh nghiệp đó.
5. kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
5.1. Kế toán tập hợp chi phi sản xuất.
Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
+ Phương pháp trực tiếp: Được áp dụng đối với các chi phí trực tiếp.
Chi phí trực tiếp là chi phí chỉ liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
+ Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng với các chi phí gián tiếp.
Chi phí gián tiếp là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
5.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chinh, nguyên vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Thông thường khoản này có liên quan đên một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trường hợp này nên tổ chức tập hợp theo phương pháp trực tiếp, tức là các chứng từ về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến đối tượng nào thì vào bảng kê và ghi thẳng vào các tài khoản và chi tiết cho đối tượng đó.
Trượng hợp vật liệu sử dụng liên quan đến nhiều đối tượng không thể tập hợp được trực tiếp thì phải tập hợp chung sau đó phân bổ theo công thức;
Ci = x Ti
Trong đó:
Ci : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân bổ cho đối tượng i.
: Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần phân bổ.
: Tổng đại lượng của tiêu thức dùng để phân bổ.
Ti: Đại lượng tiêu thức phân bổ của đối tượng i.
Khi tính toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần phân bổ phẩn nguyên vật liệu chưa sử dụng hết, phần phế liệu thu hồi ( nếu có ) , phần chi phí thực tế sẽ là:
Chi phí NVL chi phí NVL Trị giá NVL Trị giá phế
trực tiếp = đưa vào sử dụng - còn lại - liệu thu hồi
trong kỳ trong kỳ cuối kỳ
Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau:
Bên nợ: trị giá vồn nguyên liêu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
Bên có : -Trị giá vốn nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.
-Trị giá của phế liệu thu hồi( nếu có).
- kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản
phẩm.
Trình tự kế toán chi phí NVL trực tiếp được khái quát theo sơ đồ sau
( sơ đồ 01) :
sơ đồ 01: sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phi NVL trực tiếp:
TK 621
TK 152(611)
TK 152(611)
TK 111,112,331…
TK 133
TK 154(631)
Trị giá NVL xuất kho
dùng trực tiếp cho sản xuất
Trị giá NVL chưa sử dụng cuối kỳ
và phế liệu thi hồi
Trị giá NVL mua dùng
ngay cho sản xuất
Thuế GTGT được khấu trừ
Kết chuyển chi phí
NVL TT
5.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện công việc, lao vụ , dịch vụ gồm : tiền lương chính , tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Tỷ lệ trích các khoản theo quy định hiện hành:
BHXH: 15% trên tổng lương cơ bản.
BHYT: 2% trên tổng lương cơ bản.
KPCĐ: 2% trên tiền lương thực tế.
Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- chi phí nhân công trực tiếp.
Kết cấu cơ bản của TK này như sau:
Bên nợ: chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ.
Bên có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp được khái quát theo sơ đồ sau ( sơ đồ 02) :
Sơ đồ 02: sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp;
TK 622
TK 154(631)
TK 334
TK 335
TK 338
Lương chính, lương phụ và
các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất
Kêt chuyển chi phí nhân
công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí
Trích trước tiền lương nghỉ
phép của CNSX
Tiền BHXH, BHYT,KPCĐ
trích theo lương của CNSX
5.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phat sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất chung là TK 627- chi phí sản xuất chung.
Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau:
Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên có:
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung( nếu có).
Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến cho các đối tượng chịu chi phí.
Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
TK 627 không có số dư cuối kỳ và được mở 6 tài khoản cấp 2 để tập hợp theo yếu tố chi phí.
TK 6271- chi phí nhân viên.
TK 6272- chi phí vật liệu.
TK 6273- chi phí dụng cụ sản xuất.
TK 6274- chi phí khấu hao tài sản cố định.
TK 6277- chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6278- chi phí khác bằng tiền.
Trình tự kế toán chi phí sản xuât chung được khái quát theo sơ đồ sau :
( sơ đồ 03 ) :
sơ đồ 03 : Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí sản xuât chung.
Tk 627
Tk 154(631)
Tk 632
Tk 334,338
Tk 152
Tk 153(142,242)
Tk 214
Tk 111,112,141,331
Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu
Chi phí công cụ dụng cụ
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài ,
chi phí khác bằng tiền
Chi phí SXC phân bổ vào
chi phí chế biến trong kỳ
Chi phí SXC không được phân bổ ghi nhận chi phi SXC trong kỳ
5.1.4. kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:
+ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên :
Chi phí sản xuất sau khi được tổng hợp theo các khoản mục, muốn tính được giá thành sản phẩm cần phải được thực hiện theo toàn doanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng.
TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuât toàn doanh nghiệp.
Tài khoản này có thể mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí:
Các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất công nghiệp mở chi tiết theo từng phân xưởng ,tổ, đội sản xuất, từng giai đoạn gia công chế biến, từng đơn đặt hàng.
Các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành nông nghiệp có thể mở theo từng ngành trồng trọt, chăn nuôi từng loại cây, con.
Các doanh nghiệp xây dựng cơ bản chi tiết theo từng hạng mục .
Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thương xuyên được thể hiện như sau ( sơ đồ 04)
( sơ đồ 04) : Sơ đồ kế toán tập hơp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tk 154
Tk 155
Tk 157
Tk 632
Tk 621
Tk 622
Tk 627
Kêt chuyển CP NVL TT
Kết chuyển CP NC TT
Kết chuyển , phân bổ CP SXC
Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho
Hàng gửi bán
Không qua kho
Giao bán thẳng cho
khách hàng
( không qua kho )
+ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
TK 631- giá thành sản xuất được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được thể hiện qua sơ đồ sau: (sơ đồ 05)
Sơ đồ 05 : sơ đồ kế toán tâp hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Tk 631
Tk 632
Tk 154
Tk 621
Tk 622
Tk 627
Kết chuyển CP SX KDDD cuối kỳ
Kết chuyển CP SX KDDD
đầu kỳ
Kết chuyển CP NVL TT
Kết chuyển CP NC TT
Kết chuyển CP SXC
Kết chuyển CP SXC cố định ( hoạt động dưới mức công suất bìng thường)
Giá thành sản phẩm đâ hoàn thành
5.2. Đánh giá sản phẩm làm dở.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm làm dở là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Đánh giá sản phẩm làm dở là xác định, tính toán phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Tùy thuộc đặc điểm về tổ chức và sản xuất kinh doanh, tỷ trọng và mức độ thời gian của các chi phí vào sản xuất sản phẩm và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà vận dụng một trong các phương pháp sau:
5.2.1.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp:
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành.
Chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ được tính theo công thưc sau:
Giá trị Giá trị sp Chi phí NVL (NVL chính) Số lượng
sản phẩm = dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ * sản phẩm
dở dang Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm dở dang
cuối kỳ hoàn thành trong kỳ + dở dang cuối kỳ cuối kỳ
Ưu điểm: Đơn giản , khối lượng tính toán ít.
Nhược điểm: thông tin về chi phí sản xuất dở dang có độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất,khối lượng sản phẩm dở dang ít và không có biến động lớn so với đầu kỳ.
5.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:
Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí trong kỳ theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trước hết cần căn cứ khôi lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang.
Đối với các khoản chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) thì tính theo công thức sau.
Giá trị SP dở Chi phí Số lượng
Giá trị sản phẩm dang đầu kỳ + PS trong kỳ * sản phẩm
dở dang cuối kỳ = Số lượng sản phẩm +Số lượng sản phẩm dở dang
hoàn thành dở dang cuối kỳ cuối kỳ
Đối với các chi phí bỏ dần vào trong quá trình sản xuất ( như chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
Giá trị SP Chi phí phát sinh Số lượng
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + trong kỳ * sản phẩm
dở dang cuối kỳ = Số lượng SP + Số lượng SP tương đương
hoàn thành hoàn thành tương đương
Trong đó:
Số lượng sản phẩm =Số lượng sản phẩm * Mức độ hoàn thành
hoàn thành tương đương dở dang cuối kỳ
Ưu điểm : Mức độ chính xác cao hơn.
Nhược điểm : Khối lượng tính toán nhiều, hơn nữa việc xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp mang nặng tính chủ quan .
- Điều kiện áp dụng: Phượng pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp mà các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nhiều và biến động lớn.
5.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức:
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Công thức xác đinh như sau:
Giá trị sản phẩm = Số lượng sản phẩm * chi phí định mức đơn vị
Dở dang cuối kỳ làm dở cuối kỳ
Ưu điểm: tính toán nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thông tin ở mọi thời điểm.
Nhược điểm :kết quả tính toán có độ chính xác không cao, khó áp dụng và rất khó xây dựng định mức chuẩn xác.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp đã xây dựng định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức.
5.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm.
5.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn:
- Điều kiện áp dụng: thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn khép kín, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, đối tượng tính giá thành thường phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo . ví dụ : Nhà máy điện , nước…
- Nội dung: căn cứ trực tiếp vào các chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng chi phí sản xuất sản phẩm làm dở đâu kỳ và cuối kỳ cũng như khối lượng sản phẩm hoàn thành để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm.
Đối với doanh nghiệp cuối tháng có nhiều sản phẩm dở dang và hay biến động thì giá thành sản phẩm được tính theo công thức:
Tổng giá thành = Giá trị sản phẩm + Chi phí sản xuất – Giá trị sản phẩm
sản phẩm làm dở đầu kỳ trong kỳ làm dở cuối kỳ.
Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm
sản phẩm số lượng sản phẩm hoàn thành
Đối với doanh nghiệp không có sản phẩm làm dở đầu và cuối kỳ hoặc có nhưng ổn định thì sản phẩm được tính bằng toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Với phương pháp này , công việc tính toán đơn giản, không đòi hỏi trình độ kế toán cao nhưng phạm vi áp dụng hẹp.
5.3.2. Phương pháp tính giá thành phân bước:
Phương pháp này bao gồm hai phương pháp cụ thể sau.
* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm:
Điều kiện áp dụng: Với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, tổ chức sản xuất nhiều và ổn định,chu kỳ sản xuất ngắn, yêu cầu hạch toán nội bộ cao hoặc thích hợp với doanh nghiệp mà nửa thành phẩm tự chế có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Nội dung: Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp theo từng phân xưởng, từng giai đoạn và khối lượng nửa thành phẩm giai đoạn trước để tính giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn trước sang giai đoạn sau, căn cứ như vậy đến bước công nghệ cuối cùng ta tính được giá thành sản phẩm.
Việc kết chuyển chi phí giai đoạn trước sang giai đoạn sau được tiến hành một cách liên tục nên người ta gọi đây là phương pháp kết chuyển tuần tự:
Sơ đồ kết chuyển tuần tự ( sơ đồ 6)
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n
Chi phí NTP(n-1) chuyển sang
Chi phí NTP1 chuyển sang
Chi phi NVL trực tiếp
Giá thành
NTP1
Chi phí
khác
giai đoạn 1
+ + +
Chi phí khác giai đoạn n
chi phí khác giai đoạn 2
Giá thành
thành phẩm
Giá thành
NTP2
* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm .
Điều kiện áp dụng: Thích hợp với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục và không yêu cầu hạch toán giá thành của nửa thành phẩm.
Nội dung : theo phương pháp này đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước công nghệ chế tạo cuối cùng. Do vậy chỉ cần tính toán xác đinh chi phí sản xuất của từng giai đoạn sau đó tổng cộng chi phí phát sinh của các giai đoạn ta được giá thành của thành phẩm, căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành để xác định giá thành đơn vị.
Sơ đồ tính giá thành của thành phẩm có thể khái quát theo sơ đồ sau: ( sơ đồ 7)
Chi phí sản xuất giai đoạn 1
Chi phí sản xuất giai đoạn 1 trong thành phẩm
chi phí sản xuất giai đoạn 2
chi phí sản xuất giai đoạn 2 trong thành phẩm
chi phí sản xuất giai đoạn n
Chi phí sản xuất giai đoạn n trong thành phẩm
Giá thành thành phẩm
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n
CPSX CPSX DD đầu kỳ + CPSX trong kỳ -CPSX DD cuốikỳ thành
giai đoạn i = * phẩm trong Sản phẩm hoàn thành + Sản phẩm dở dang cuối kỳ
thành phẩm giai đoạn cuối cùng giai đoạn 1
Phương pháp này giúp ta tính toán giá thành một cách nhanh chóng nhưng do ko tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ nên không có tác dụng phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, không có số liệu hạch toán nửa thành phẩm trong trường hợp co nhập kho nửa thành phẩm .
5.3.3. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ.
Điều kiện áp dụng: áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ, kết quả sản xuất thu được cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị.
Trong trường hợp này, đối tượng kế toán tập hợp CP SX được xác định là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm liên quan đến cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Do vậy để tính được giá thành sản phẩm chính ( sản phẩm chính là đối tượng tính giá thành) , kế toán phải căn cứ vào tổng số chi phí đẵ tập hợp cho cả quy trình công nghệ trừ đi phần chi phí tính cho sản phẩm phụ. Phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ thường tính cho giá kế hoạch.
Sau khi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính tính như sau:
Tổng giá Giá trị sản Chi phí Giá trị sản chi phí sản xuất
thành = phẩm dở +sản xuất + phẩm dở + sản phẩm phụ
sản phẩm dang trong kỳ dang cuối
chính đầu kỳ kỳ
Để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán, chi phí sản xuất sản phẩm phụ có thể được tính trừ vào khoản mục chi phí NVL TT.
5.4. Hệ thống sổ kế toán áp dụng trong kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Tùy thuộc vào loại hình kế toán mà doanh nghiệp áp dụng mà các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh trên các sổ kế toán tổng hợp.
+ Nếu doanh nghiệp ap dụng hinh thức “ nhật ký chứng từ” thì các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh trên các bảng phân bổ ( như bảng phân bổ NL ,VL ; bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng tình và phân bổ khấu hao, bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7, sổ cái các TK 621,TK 622, TK 627,TK 154, TK 631).
+ Nêu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán “ nhật ký chung” thì các nghiệp vụ kế toán trên được phản ánh vào sổ cái TK 621,TK622, TK 627, TK154, TK631, số liệu chi tiết về chi phí sản xuất có thể được phản ánh trên các sổ chi tiết.
+ Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “ nhật ký sổ cáI” thì các nghiệp vụ kế toán trên được phản ánh trên sổ nhật ký sổ cái, phần sổ cáI được thể hiện trên các TK 621, 622, 627, 154, hoặc 631.
Toàn bộ những vấn đề trình bày trên đây chỉ là lý luận chung theo quy định. Trong thực tế mỗi doanh nghiệp cần phải xem xét điều kiện cụ thể của mình mà lựa chọn các hình thức, phương pháp kế toán thích hợp để đảm bảo cho tài sản, tiền vốn được phản ánh một cách trung thực nhất trên cơ sở đó để kế toán phát huy được vai trò của mình trong sản xuất kinh doanh.
chương ii:
tình hình thực tế về công tác kế toán
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xi măng- đá - vôI phú thọ.
1. Đặc điểm của công ty Xi măng- Đá - Vôi Phú Thọ.
Tên đơn vị : Công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ.
Địa chỉ : Thị trấn Thanh Ba- Thanh Ba- Phú Thọ.
Nhiệm vụ chủ yếu: Xi măng và khai thác Đá vôi.
Công ty Xi măng- Đá-Vôi Phú Thọ là một doanh nghiệp nhà nước , có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập và có tài khoản tại ngân hàng.
Tiền thân của công ty có tên là “ Nhà máy Xi măng Đào Giã” được thành lập theo quyết định số 144/QĐ-TC ngày 29/9/1967 của UBND tỉnh phú thọ.
Năm 1980 do yêu cầu quản lý của nhà nước xí nghiệp Xi măng được chuyển từ ty công nghiệp Vĩnh Phú sang Ty Xây dựng Vĩnh Phú và được hợp nhất Xí nghiệp vôi Đào giã thành Nhà máy Xi măng Thanh Ba.
Ngày 10/5/1984 UBND tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định số 100QĐ/UB chuyển giao Xí nghiệp đá Đông Hang sang nhà máy Xi măng Thanh Ba quản lý và thành lập Xí nghiệp liên hợp Xi măng- Đá- VôI thuộc sở xây dựng Vĩnh Phú.
Ngày 20/9/1994 UBND tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định số 1287 QĐ/UB đổi tên XNLH Xi măng- Đá - Vôi Vĩnh Phú thành Công ty Xi măng -Đá - Vôi Vĩnh Phú.
Ngày 16/1/1997 do tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
UBND tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định số69 QĐ/ UB đổi tên Công ty thành Công ty Xi măng- Đá - Vôi Phú Thọ.
Công ty Xi măng-Đá- Vôi Phú Thọ là một Công ty co quy mô vừa hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có nhiệm vụ chính là sản xuất Xi măng. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Với cơ sở vật chất ban đầu hầu như ko có gì, máy móc thiết bị lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ đến nay công ty đã đạt được những bước tiến mới, đảm bảo vật chất tinh thần cho cán bộ nhân viên, chú trọng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại.
Để thấy rõ xu hướng phát triển của Công ty ta xem xét Bảng quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2001, 2002, 2003 như sau:
stt
chỉ tiêu
đvt
2002
2003
2004
1.
2.
3.
4.
5.
Quy mô lao động
-lao động trực tiếp
-lao động gián tiếp
Quy mô vốn
-vốn cố định
- vốn lưu động.
Tổng sản lượng.
Doanh thu.
Lợi nhuận.
Người
-
-
1000đ
-
-
tấn
1000đ
1000đ
1.234
982
252
11.861.294
6.859.302
5.001.992
134.764
87.597.112
3.024.747
1.225
973
252
12.056.441
7.951.306
4.105.135
148.304
104.481.021
1.527.556
1.221
978
243
12.463.925
8.351.306
4.112.619
155.618
109.321.639
1.684.296
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển với sự cạnh tranh gay gắt. mỗi doanh nghiệp muốn khẳng định mình và giành được chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có phương pháp, cách thức , tổ chức , quản lý sản xuất có hiệu quả. Công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ không nằm ngoài quy luật đó.
Căn cứ vào quy trình công nghệ và tình hình thực tế của SXKD, công ty Xi măng -Đá - Vôi Phú Thọ tổ chức bộ máy quản lý SXKD theo kiểu trực tuyến chức năng:
* Ban Giám đốc công ty gồm có :
- Một Giám đốc phụ trách điều hành chung.
- Một phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật.
- Một phó Giám đốc phụ trách kinh doanh
* Các phòng ban chuyên môn của công ty:
Được tổ chức thành 9 phòng ban chức năng, có nhiệm vụ chấp hành và đôn đốc thực hiện chính sách chế độ hiện hành, các mệnh lệnh của ban Giám đốc. Các phòng ban được quyền đề xuất với ban Giám đốc những ý kiến vướng mắc trong qúa trình thực hiện các quyết định quản lý.
Các phòng ban bao gồm :
Phòng kế hoạch vật tư.
Phòng tổ chức lao động.
Phòng kế toán tài vụ.
Phòng an toàn pháp chế.
Phòng KCS.
Phòng kỹ thuật.
Phòng hành chính đời sống.
Phòng tiêu thụ.
Phòng xây dựng cơ bản.
Các xí nghiệp và các phân xưởng trực thuộc ban giám đốc công ty gồm có:
Xí nghiệp Xi măng Tiên Kiên.
Chi nhánh Xi măng Việt Trì.
Chi nhánh Xi măng Vĩnh Yên.
Chi nhánh Xi măng Hà Nội.
Đội xe vận tải
phân xưởng nguyên liệu.
Phân xưởng Xi măng 1.
Phân xưởng Xi măng 2.
Phân xưởng thành phẩm.
Phân xưởng cơ điện.
Phân xưởng Đá Thanh Ba.
Phân xưởng Đá Ninh Dân.
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ. ( sơ đồ số
1.2. Quy trình công nghệ sản xuất Xi măng của Công ty.
Quy trình công nghệ là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Hiện tại Công ty Xi măng- Đá- VôI Phú Thọ có một dây chuyền sản xuất Xi măng, với hai lò nung Clinke có cùng quy trình công nghệ giống nhau là công nghệ Xi măng lò đứng, theo phương pháp bán khô, chỉ khác nhau về công xuất thiết kế.
Toàn bộ quy trình sản xuất Xi măng của công ty được tóm tắt như sau:
* Chuẩn bị nguyên liệu và phụ gia:
Đá vôi để sản xuất Xi măng được khai thác tại hai mỏ đá Thanh Ba và
Ninh Dân, thuộc xí nghiệp khai thác và chế biến NVL , đất sét khai thác tại
phân xưởng nguyên liệu, theo từng lô, từng vỉa đã được quy hoạch sẵn.
Đá vôi và đất sét được đập sơ bộ có kích thước 20 mm. Riêng đất sét thì được sấy khô trước khi đưa vào kho chứa. Khả năng chứa của kho
đá và đất sét phải bảo đảm tối thiểu cho sản xuất liên tục 30 ngày.
Phụ gia công nghệ được sử dụng để giảm nhiệt độ nung luyện của
clinke( 40- 600 ) nhằm điều chỉnh ổn định các thông số tính toán, giảm
CaO tự do là loại phụ gia khoáng hoạt tính: Xỉ prit sắt và cao Silic. Hai
loại phụ gia này sau khi tuyển nhập và gia công sơ bộ được đưa vào kho chứa riêng biệt.
Than dùng cho sản xuất Xi măngPORTLAND là loại than cám số 3 và than cám số 4 của mỏ than Hồng Gai và Vành Danh. Than đưa về công ty kiểm tra chất lượng ( nhiệt trị, độ tro và chất bốc) theo tiêu chuẩn TC 07- 1992, sau đó than được sấy khô, sàng tuyển, phân loại và chứa vào kho riêng.
* Nghiền liệu và vê viên:
Tất cả nguyên liệu, vật liệu, phụ gia sau bước chuyển bị được chuyển qua cân định lượng với độ chính xác đến kg, trên cân băng định lượng và được tiến hành nghiền nguyên liệu trên máy nghiền bi, đảm bảo cho liệu đồng nhất và có độ mịn liệu 15% trên sàng 4.900 lỗ/ Cm2 theo tiêu chuẩn TC 10-1992.
Phối liệu mịn được vê thành viên trên máy Vê viên có đường kính phễu là 3 mét, vòng quay máy là 11 vòng/ phút. Nước dùng để vê viên là nước sạch, hàm lượng nước trong viên phải được điều chỉng thích hợp với độ ẩm trong khoảng 12%16%, đường kính viên đã vê trong khoảng 10mm 20mm theo tiêu chuẩn TC – 1992.
* Nung luyện Clinke.
Phối liệu sau khi được vê thành viên đạt tiêu chuẩn thì được đưa vào lò nung qua máy dải liệu. Lò nung clinke là lò đứng đã được cơ giới hóa, việc vào liệu và ra Clinke được tiến hành liên tục.
Trong quá trình nung luyện nhiệt độ đảm bảo chế độ biến động từ 1.300 1.800 Kcalo/kg, chế độ gió được duy trì liên tục, đảm bảo cho Clinke khi ra lò có tỷ lệ chín 90% theo tiêu chuẩn TC 12-1992.
Clinke sau khi ra lò được phân loại ủ rồi chuyển đến máy nghiền bi và phân ly có công suất từ 18 20 tấn/ giờ. Thạch cao được đập nhỏ và kiểm tra theo tiêu chuẩn TC 08- 1992. Tỷ lệ định lượng từ 3 5% chính xác đến 0.05 kg. Tất cả được trộn vào nghiền chung với Clinke thành Xi măng bột.
* Đóng bao Xi măng:
Xi măng bột sau khi được kiểm tra, nghiệm thu theo tiêu chuẩn TC 15 -1992 , được đóng vào bao bằng máy đóng bao hai vòi. Khối lượng mỗi bao đẩm bảo theo quy định 50 1 kg.
Vỏ bao Xi măng là loại giấy Krap không thấm nước hoặc bao PP đảm bảo chứa đủ trọng lượng 50 1 kg, bền chắc không rách,vỡ trong quá trình đóng bao cũng như khi vận chuyển đi bán.
Công nghệ sản xuất Xi măng được tóm tắt qua sơ đồ sau:
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty.
1.3.1.Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Toàn bộ công tác tài chính, kế toán của Công ty Xi măng- Đá-Vôi Phú Thọ được tổ chức thành một phòng gọi là phòng Kế toán- Tài vụ. Bộ máy hạch toán kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc hạch toán kế toán được thực hiện tại phòng kế toán- Tài vụ của công ty. Các phân xưởng đều có các thống kê phân xưởng. Các chi nhánh đại diện và xí nghiệp trực thuộc có biên chế bộ phận thống kê và kế toán báo sổ. Các số liệu thống kê, kế toán ở các bộ phận, các đơn vị được thực hiện trực tiếp tại phòng kế toán hoặc định kỳ luân chuyển về phòng kế toán tùy theo tính chất công việc và đặc thù của từng đơn vị.
Phòng tài vụ gồm 10 nguời đứng đầu là kế toán trưởng, đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc công ty. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của kế toán, đồng thời căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, bộ máy kế toán được tổ chức như sau:
+ Một kế toán trưởng kiêm trưởng phòng, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của phòng kế toán – tài vụ. Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán luôn đảm bảo gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả.
+ Một phó phòng phụ trách kế toán xây dựng cơ bản, kiêm kế toán TSCĐ. Kế toán XDCB và TSCĐ được phân công theo dõi hạch toán các TK 211,212,213,214,241 và lập các nhật ký, bảng kê: Thẻ tài sản cố định; NKCT số 9; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Sổ chi tiết các tài khoản
+ Một kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ được phân công theo dõi, hạch toán các TK 151,152,153,159,331 và lập các nhật ký , bảng kê: Bảng kê số 3; Sổ chi tiết thanh toán với người bán; Nhật ký chứng từ số 5; Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ; Nhật ký chứng từ số 6; Sổ chi tiết các tài khoản.
+ Một kế toán tiền lương và BHXH. Kế toán tiền lương và BHXH được phân công theo dõi hạch toán các TK 334,3382,3383,3384 và lập bảng phân bổ tiền lương va BHXH.
+ Một kế toán tiền mặt. Kế toán tiền mặt được phân công theo dõi hạch toán các TK 111,138,141,3383 và lập các nhật ký, bảng kê: Bảng kê số 1; NKCT số 1; NKCT số 3.
+ Một kế toán tiền gửi, tiền vay. Kế toán tiền gửi, tiền vay được phân công theo dõi hạch toán các TK 112,311,315,341,342 và lập các nhật ký, bảng kê : Bảng kê số 2, NKCT số 2.
+ Một kế toán thành phẩm và tiêu thụ. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ được phân công theo dõi hạch toán các TK 155, 156,157 ,632 ,511, 512 ,521, 531,532 ,131 và lập các nhật ký ,bảng kê: Bảng kê số 8; Bảng kê số 10; NKCT số 8.
+ Một kế toán công nợ. Kế toán công nợ được phân công chuyên theo dõi đối chiếu công nợ với các chủ nợ, khách nợ, thu nợ , đòi nợ và theo dõi Tk 139.
+ Một phó phòng phụ trách toàn bộ công tác hạch toán kế toán, trực tiếp làm kế toán tổng hợp kiêm tính giá thành sản phẩm. Kế toán tổng hợp kiêm giá thành sản phẩm được phân công theo dõi hạch toán tất cả các tài khoản và các NKCT, bảng kê còn lại, đồng thời lập và gửi các báo cáo tài chính của công ty theo quyết định số: 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài Chính.
+ Một thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu và chi tiền mặt theo giá trị đã ghi trên các phiếu thu và phiếu chi.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được thực hiện như sơ đồ :
Sơ đồ tổ chức công tác kế toán:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp kiêm Z sản phẩm
Kế toán XDCB và TSCĐ
Kế toán NVL và CCLĐ nhỏ
Kế toán tiền lương và BHXH
Kế toán tiền mặt
Kế toán T. vay
T. gửi
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ
Kế toán công nợ
Thủ
quỹ
1.3.2. Hình thức tổ chức kế toán tại công ty.
* Hình thức kế toán tại công ty là hình thức kế toán “ Nhật ký chứng từ” bao gồm các sổ kế toán:
Nhật ký chứng từ.
Sổ cái.
Bảng kê.
Sổ , thẻ kế toán chi tiết.
Sơ đồ quy trình hạch toán theo hình thức nhật ký – chứng từ
Sơ đồ 08: quy trình hạch toán theo hình thức nhật ký – chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
thẻ và sổ kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
1.3.3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Xuất phát từ tình hình thực tế về quản lý của công ty và đặc điểm SXKD của ngành sản xuất Công nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, cần được phản ánh kịp thời, liên tục nhằm phục vụ cho công tác quản lý vì vậy Công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
2. thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ.
2.1. Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp. Để quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Công ty Xi măng- Đá - Vôi Phú Thọ áp dụng phương thức quản lý theo định mức. Cụ thể là dựa vào tỷ lệ pha trộn Công ty đã đưa ra định mức chi phí NVL cho một đơn vị sản phẩm .
Căn cứ vào định mức sử dụng và lệnh sản xuất, thủ kho tiến hành xuất kho NVL đáp ứng yêu cầu sản xuất một khối lượng Xi măng nhất định. Điều đó có ý nghĩa là phần chi phí NVL tính vào giá thành sản phẩm là chi phí định mức. Với việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo định mức, doanh nghiệp có thể thực hiện việc kiểm tra giám sát thường xuyên tình hình thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ dự toán chi phí.
2.2. kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty Xi măng- Đá -Vôi Phú Thọ.
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty.
Hoạt động SXKD của Công ty Xi măng- Đá -VôI Phú Thọ được tổ chức thành nhiều Xí nghiệp, nhiều phân xưởng và các chi nhánh đại diện ở các nơi xa trung tâm. Việc tổ chức thành nhiều đơn vị như vậy nhằm mục đích chuyên môn hóa sản xuất và chuyên sâu quản lý theo chuyên ngành. Công ty sản xuất ra nhiều lọai sản phẩm, dịch vụ khác nhau, ở nhiều đơn vị khác nhau nhưng công tác kế toán lại tập trung tất cả ở phòng kế toán tài vụ Công ty. Do vậy Công ty đã theo dõi hạch toán đến từng phân xưởng và từng sản phẩm riêng biệt.
Xuât phát từ quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của ngành sản xuất Xi măng và yêu cầu của công tác quản lý, Công ty đã xác định đối tượng tâp hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng.
2.2.2. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở Công ty.
Để quản lý tốt chi phí sản xuất và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí các doanh nghiệp cần tiến hành phân loại chi phí sản xuất. ở Công ty Xi măng- Đá- Vôi Phú Thọ chi phí sản xuất gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau. Để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý và đáp ứng yêu cầu tính giá thành sản phẩm Công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục sau:
Chi phí NVL trực tiếp:
NVL chính dùng cho sản xuất là Đá vôi.
Nguyên vật liệu phụ dùng cho sản xuất như Đất sét, Quạng sắt, thạch cao.
Nhiên liệu gồm: than cám số 3, số4.
Bao bì : vỏ bao lam bằng giấy Krap hoặc baoPP.
Chi phí nhân công trực tiếp : gồm lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí sản xuất chung : là những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng gồm : Tiền lương nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Ngoài ra để phục vụ cho việc lập thuyết minh báo cáo tài chính ( phần chi phí sản xuất theo yếu tố) , phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp thì chi phí sản xuất trong Công ty còn được phân loại thành 5 yếu tố chi phí :
Chi phí NVL.
Chi phí nhân công.
Chi phí khấu hao TSCĐ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí khác bằng tiền.
2.2.3 Phương pháp tâp hợp chi phí sản xuất.
2.2.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí NVL trực tiếp là chi phí NL có liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí, nó tham gia cấu thành thực thể sản phẩm, tạo ra đặc trưng vật lý cho sản phẩm. ở Công ty Xi măng- Đá- Vôi Phú Thọ chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí sản xuất. Vì vậy cần theo dõi, hạch toán, quản lý khoản chi phí này một cách chặt chẽ.
NVL trực tiếp cho sản xuất Xi măng của Công ty gồm có:
Nguyên liệu chính : Đá vôi.
Nguyên vật liệu phụ : Đất sét, Quạng sắt, Thạch cao, Bao bì….
Nhiên liệu: Than cám số 3, số 4.
Nguyên tăc sử dụng vật liệu cho sản xuất xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất, nghĩa là phải căn cứ vào lệnh sản xuất của ban lãnh đạo công ty. Cụ thể khi có yêu cầu sản xuất sản phẩm thì thủ kho căn cứ vào định mức tiêu hao NVL cho đơn vị sản phẩm, tỷ lệ pha trộn và khối lượng sản phẩm sản xuất để viết phiếu xuất kho NVL. Trên phiếu xuất kho NVL được ghi chép một cách chi tiết và có số lượng cụ thể cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Phiếu xuất kho được lập theo mẫu :
Biểu số 4
Đơn vị: CT Xi măng-Đá -Vôi Phú Thọ
Địachỉ:................................
Phiếu xuất kho
Số 03/1
Ngày 14 tháng 12 năm 2004
Nợ: TK 627
Có: TK 1527
Mẫu số 01 – VT
QĐ số 1141 TC/QĐ/CDKT
Ngày 1/11/1995 của BTC
Họ tên người nhận hàng: Lê thị Liên Địa chỉ (Bộ phận): Phân xưởng Xi măng 1
Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất
Xuất tại kho: nguyên vật liệu
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư(sản phẩm hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
( 1000đ)
Thành tiền
(1000đ)
Yêu cầu
Thực xuất
1
Than cám sỗ 3
Tấn
500
500
376
188.000
Cộng
x
x
500
500
376
188.000
Cộng thành tiền (Bằng chữ) một trăm tám tám triệu đồng.
Xuất, ngày 14 tháng12 năm 2004
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
Phiếu xuât kho được lưu làm 3 liên: 1 liên lưu lại phòng kế toán, 1 liên thủ kho giữ, 1 liên cán bộ phân xưởng giữ.
Thủ kho xem xét tính hợp lệ của chứng từ tiến hành xuất kho. Hàng tháng kế toán vật tư xuống kho đối chiếu với thẻ kho , căn cứ vào sổ kiểm kê thực tế tồn đầu kỳ, cuối kỳ với số liệu chứng từ nhập kho để tính trị giá thực tế xuất kho của NVL chính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Công thức tính giá vật tư, nguyên liệu như sau:
Đơn giá thực tế trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế NVL nhập trong kỳ bình quân của =
vật liệu xuất dùng Khối lượng NVL tồn đầu kỳ +khối lượng NVL nhập trong kỳ
trị giá NVL = số lượng NVL x đơn gía thực tế bình quân
xuất dùng trong kỳ xuất dùng trong kỳ của vật liệu xuất dùng.
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621- chi phí NVL trực tiếp. Công ty mở cac tài khoản bậc 2 để theo dõi NVL như sau:
TK 1521 NVL chính.
TK 1522 Vật liệu phụ.
TK 1523 Nhiên liệu.
TK 1524 Phụ tùng thay thế.
TK 1527 Vỏ bao Xi măng.
TK 1531 Công cụ, dụng cụ.
Để chứng minh trong công tác tập hợp chi phí NVL của Công ty chúng ta nghiên cứu tình hình sản xuất quý 4 /2004 của công ty như sau;
( biểu 1) bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ ,dụng cụ
quý 4/ 2004 đơn vị tính 1.000đ
stt
Ghi Có các TK
Ghi Nợ các TK
TK 152
TK 153
Cộng
1
621
12.010.562
12.010.562
2
627
1.114.326
53.547
1.167.873
3
641
50.463
50.463
4
642
174.292
433.639
607.931
5
Các TK khác
1.826.540
6.729
1.933.279
Cộng
15.176.183
493.925
15.670.108
Căn cứ vào phiếu xuất kho của quý4 /2004 trị giá thực tế xuất kho NVL cho sản xuất Xi măng kế toán NVL hạch toán như sau:
Nợ TK 621 Xi măng 776.128.000
Có TK 1521 776.128.000
2. Nợ TK 621 Xi măng 6.014.813.000
Nợ TK 621 SP khác 36.493.000
Có TK 1522 6.051.306.000
3. Nợ TK 621 Xi măng 3.217.843.000
Nợ TK 621 SP khác 213.766.000
Có TK 1523 3.431.609.000
4. Nợ TK 621 Xi măng 1.751.519.000
Có TK 1527 1.751.519.000
( sơ đồ số 09 )Hạch toán TàI khoản 621
Sản phẩm Xi măng
Quý 4 / 2004
( theo phương pháp kê khai thường xuyên )
Tk 621
Tk 1521
Tk 1522
Tk 1523
Tk 1527
Tk 154
776.128.000
6.014.813.000
3.217.843.000
1.751.519.000
11.760.303.000
2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, ngoài các yếu tố chi phí về vật chất, còn có sức lao động của con người kết hợp vào. Chi phí nhân công trực tiếp là biểu hiện bằng tiền của các hao phí lao động sống của nhân công trực tiếp làm ra sản phẩm, thực hiện các lao vụ ,dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : tiền lương chính , tiền lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản trích, nộp theo lương. Trong sản xuất kinh doanh tiền lương là một đòn bảy quan trọng để nâng cao kết quả cũng như hiệu quả SXKD. Vì vậy hạch toán chi phí nhân công nhằm đảm bảo lợi ích, kích thích khả năng làm việc của người lao động, đồng thời cũng là biện pháp quản lý yếu tố chi phí nhân công trong quá trình SXKD có hiệu quả.
ở công ty Xi măng - Đá- VôI Phú Thọ áp dụng hai hình thức trả lương là: lương sản phẩm và lương thời gian. Căn cứ vào thực tế của Công ty và các yêu cầu kỹ thuật cũng như các chế độ tiền lương, tiền thưởng mà bộ luật lao động đã quy định và các văn bản của nhà nước ban hành. Công ty Xi măng -Đá- Vôi Phú Thọ đã xây dựng bộ đơn giá khoán tiền lương cho tất cả các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của Công ty làm ra. Những công việc sự vụ hành chính gián tiêp, và những công việc chưa có mức khoán hoặc chưa có cơ sở khoa học để khoán thì Công ty tiến hành trả lương theo thời gian như: lương nghỉ phép, nghỉ lễ, hội họp, học tập…
Hàng tháng căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất đảm bảo chất lượng nhập kho và các lao vụ, dịch vụ hoàn thành để tính lương cho khối sản xuất.
Khối quản lý doanh nghiệp, bán hàng, và các bộ phận phục vụ được căn cứ vào sản lượng sản phẩm tiêu thụ để tính quỹ lương sản phẩm. Những công việc và một số chế độ kèm theo được tính lương theo thời gian.
Công ty trả lương sản phẩm theo phương pháp : trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Công ty xây dựng đơn giá lương khoán cho công nhân trực tiếp theo từng công đoạn sản xuất của từng phân xưởng ( đơn giá được xây dựng trên cơ sở tấn Xi măng nhập kho).
Đơn giá khoán được tính bình quân cho từng công đoạn như sau:
Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu là: 12.508 đồng / tấn.
Công đoạn nghiền liệu và vê viên là : 16.423 đồng / tấn.
Công đoạn nung luyện Clinke là : 10.420 đồng / tấn.
Công đoạn đóng bao thành phẩm: 10.544 đồng / tấn.
BHXH được trích bằng 15% lương cấp bậc của người lao động.
BHYT được trích bằng 2% tiền lương cấp bậc của người lao động.
KPCĐ được trích bằng 2% quỹ lương thực trả.
Công ty mở các tài khoản theo dõi tiền lương, BHXH, KPCĐ, BHYT như sau:
TK 334 Phải trả công nhân viên.
TK 3382 KPCĐ.
TK 3383 BHXH.
TK 3384 BHYT.
Tổng quỹ lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của Công ty Xi măng-Đá-VôI Phú Thọ trong quý 4 / 2004 được thể hiện trên bảng phân bổ số 1.
( biểu 4 )Bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
Quý 4/2004 đơn vị tính: 1000 đ
stt
Ghi có TK
nợ TK
Ghi
TK 334
TK 3382
TK 3383
TK 3384
Cộng
1
2
3
4
TK 622
TK 627
TK 641
TK 642
1.886.207
41.884
43.809
255.227
56.232
2.129
2.310
12.049
420.736
15.970
17.329
91.365
37.724
832
876
5.110
2.400.899
60.815
64.324
363.751
Cộng
2.227.127
72.720
545.400
44.542
2.889.789
( biểu 5 ) Bảng kê chi phí nhân công trực tiếp
Quý 4 / 2004 Đơn vị tính: 1.000đ
stt
Quỹ lương
đối tượng
sử dụng
Phải trả công nhân viên
Kinh phí công đoàn
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Cộng
1
2
Xi măng
Sản phẩm khác
1.201.328
684.879
32.949
23.283
246.542
147.194
24.027
13.697
1.504.846
896.053
Cộng
1886.207
56.232
420.736
37.724
2.400.899
Căn cứ số liệu đã ghi chép ở bảng kê chi phí chi phí nhân công ta có định khoản về chi phí nhân công trực tiếp như sau:
1- Nợ TK 622 Xi măng 1.504.846.000
- Có TK 334 1.201.328.000
- Có TK 3382 32.949.000
- Có TK 3383 246.542.000
- Có TK 3384 24.027.000
2- Nợ TK 622 SP khác 896.053.000
- Có TK 334 684.879.000
- Có TK 3382 23.283.000
- Có TK 3383 174.194.000
- Có TK 3384 13.697.000
( sơ đồ số 10) sơ đồ hạch toán tài khoản 622
sp xi măng
quý 4 / 2004
TK 622
TK 154
TK 334
TK 3382
TK 3383
TK 3384
1.201.328.000
32.949.000
246.542.000
24.027.000
1.504.846.000
2.2.3.3. kế toán chi phí sản xuất chung:
Để tập hợp chi phí sản xuất ngoài các chi phí sản xuất trực tiếp doanh nghiệp còn phải bỏ ra các chi phí sản xuất chung đó là những chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận tổ đội sản xuất của doanh nghiệp.
Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627- chi phí sản xuất chung.
TK 627 “ chi phí sản xuất chung” ở Công ty Xi măng- Đá -Vôi Phú Thọ được mở chi tiết theo từng phân xưởng và từng sản phẩm riêng, bằng TK cấp hai. TK 627 của Công ty được dùng để hạch toán các khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ , dụng cụ dùng chung cho phân xưởng, chi phí nhân công dùng chung cho phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ của phân xưởng và các chi phí khác thuộc phân xưởng. Ngoài những khoản đã nêu trên Công ty còn hạch toán khoản chi phí động lực mua ngoàI cho sản xuất trên TK 627.
Công ty mở các TK theo dõi các chi phí có liên quan đến sản xuất chung như sau :
TK 111 “ Tiền mặt” TK 214 “ Hao mòn TSCĐ”
TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu” TK 331 “ Phải trả người bán”
TK 1531 “ Công cụ, dụng cụ” … “ Các tài khoản khác”
Nội dung kế toán tập hợp các khoản mục thuộc chi phí sản xuất chung.
Hạch toán chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ:
Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất chung bao gồm: các loại vật liệu phụ như dầu , mơ , que hàn, các loại phụ gia khoángv.v, các loại phụ tùng thay thế như: bi đạn , tấm lót, vòng bi, băng tảiv.v , các loại công cụ dụng cụ như: bảo hộ lao động, công cụ cầm tay các loại v.v. Được thể hiện trên : Bảng kê chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Hạch toán chi phí nhân công cho sản xuất chung:
Chi phí nhân công cho sản xuất chung bao gồm các chi phí tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ … của các nhân viên phân xưởng như quản đốc, phó quản đốc, Đốc công, thống kê… của phân xưởng. Chi phí nhân công cho sản xuất chung quý III năm 2004 của Công ty Xi măng- Đá- VôI Phú Thọ được thể hiện tại( biểu )
( biểu 8 ) Bảng kê chi phí nhân công cho sản xuất chung
Quý 4 / 2004 đơn vị tính: 1.000 đ
stt
Quỹ lương
Đối tượng
sử dụng
Phải trả công nhân viên
Kinh phí công đoàn
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Cộng
1
…
Xi măng
…
38.052
…
1.929
…
14.423
…
754
…
55.158
…
Cộng
41.884
2.129
15.970
832
60.815
Theo số liệu trong bảng kê chi phí nhân công cho sản xuất chung ta có định khoản sau:
1 – Nợ TK 627 Xi măng 55.158.000
Có TK 334 38.052.000
Có TK 3382 1.929.000
Có TK 3383 14.423.000
Có TK 3384 754.000
Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ:
Việc tính khấu hao tài sản cố định là tính vào chi phí sản xuất phẩn giá trị hao mòn máy móc thiết bị tạo ra nguồn vốn để tái sản xuất TSCĐ.Tài sản cố định của Công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ được phân chia theo nhóm tài sản. Công ty tính khấu hao theo tỷ lệ riêng rẽ của từng TSCĐ. Trong phạm vi đề tài này em lấy tỷ lệ bình quân của các nhóm để làm bảng kê chi phí khấu hao TSCĐ quý 4 năm 2004
Hạch toán động lực dùng cho sản xuất:
Động lực dùng cho sản xuất ở Công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ, được hạch toán trên Tk 627. Cụ thể là điện lưới dùng cho sản xuất quý III năm 2004 của Công ty như sau:
Lượng điện năng tiêu dùng cho SXKD trong quý III năm 2004 của Công ty là : 3.245.000 Kwh, thành tiền là : 2.783.921.000
Chia ra :
Sản xuất Xi măng: 2.917.900 Kw h thành tiền : 2.503.328.620
Các khoản khác: 327.100 Kwh thành tiền : 280.592.885
Kế toán các khoản chi phí khác bằng tiền :
Ngoài các chi phí vật liệu , nhân công, chi phí khâu hao TSCĐ, chi phí động lực cho sản xuất, ở Công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ còn các khoản chi khác bằng tiền được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Các khoản chi phí này bao gồm : Các khoản chi phí cho công tác quản lý tại phân xưởng như : giấy , bút mực, bảng công , bảng lương, chi phí hội họp, lễ tết và một số vật dụng nhỏ ở phân xưởng, một số chi phí sửa chữa thường xuyên ở các phân xưởng và một số khoản thuế, và lệ phí không qua nhập xuất kho của kế toán. các khoản này được kế toán ghi đối ứng như :
Nợ TK 627 có TK 111, 112, 333, 511v.v.
Số liệu chi phí cụ thể cho sản phẩm Xi măng quý III / 2004 như sau:
Nợ TK 627 187.997.300
Có TK 111 187.997.300
Nợ TK 627 31.520.700
Có TK 5112 31.520.700
( sơ đồ số 11 ) Kế toán TK 627 SP Xi măng
Quý 4 năm 2004
( Theo phương pháp kê khai thương xuyên )
TK 627
TK 111
TK 152
TK 1531
TK 214
TK 331
TK 334
TK 5112
TK 338
87.997.000
1.276.906.000
177.220.000
1.031.990.000
2.503.328.000
38.052.000
31.521.000
17.106.000
5.264.120.000
TK 155
2.2.4. Kế toán tập hợp toàn doanh nghiệp
Kế toán nguyên vật liệu theo dõi chi tiết tình hình biến động nguyên vật liêu và phản ánh vào TK 621.
Kế toán tiền lương thực hiện tính lương và các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân sản xuất trực tiếp và phản ánh vào TK 622.
Kế toán chi phí sản xuất chung theo dõi và phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ vào TK 627.
Toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến giá thành sản phẩm được tập hợp vào bên Nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Quá trình thực hiện được tiến hành sau khi kế toán nguyên vật liệu, kế toán tiền lương, kế toán chi phí sản xuất chung thực hiện các bút tóan kết chuyển chi phí hợp được trong TK 621, TK 622, TK627 sang TK 154 vào cuối tháng.
( sơ đồ số 12) Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất
Quý 4/ 2004
TK 621
TK 154
TK 155
TK 622
TK 627
Dư đầu : 646.399.000
11.760.303.000
1.504.846.000
5.264.120.000
17.955.808.000
Dư cuối : 1.219.860.000
2.3. phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
Đánh giá sản phẩm làm dở là một khâu quan trọng đảm bảo cho việc tính giá thành được trung thực và hợp lý. Trong quá trình sản xuất Xi măng , sản phẩm dở dang là các bán thành phẩm đanh nung lò, Clinke đã ra lò chờ nghiền thành phẩm, nguyên vật liệu đã phối liệu. Tất cả bán thành phẩm còn dở dang được quy đổi ra Clinke, tỷ lệ tính toán đã được xác định sẵn trong định mức kinh tế kỹ thuật. Cụ thể quy đổi dung tích lò nung ra tương đương 120 tấn Clinke, phôi liệu đã trộn tính hệ số 1/2 , bản thân Clinke là sản phẩm dở dang được ước lượng mức chi phí đến công đoạn Clinke tương đương 75% so với mức chi phí của sản phẩm Xi măng. phần kết cấu chi phí trong 1 tấn Clinke đầu kỳ được xác định như sau:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chiếm 60%.
Chi phí nhân công trực tiếp chiếm 10%.
Chi phí sản xuất chung chiếm 30%.
Căn cứ vào số liệu kiểm kê hàng tháng của tựng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất, kế toán tính toán giá trị sản phẩm dở dang.
Cụ thể :
Số dư dở dang đầu quý 4 năm 2004 của sản phẩm Xi măng là
Chi phí nguyên vật liệu trực tiêp là : 387.839.000
Chi phí nhân công trực tiếp là : 64.640.000
Chi phí sản xuất chung là : 193.920.000
Cộng: 646.399.000
Số dư dở dang cuối quý 4 năm 2004 của sản phẩm Xi măng là :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là : 731.916.000
Chi phí nhân công trực tiếp là: 121.946.000
Chi phí sản xuất chung là : 365.958.000
Cộng : 1.219.860.000
2.4. Kế toán tính già thành sản phẩm ở Công ty Xi măng -Đá - Vôi Phú Thọ.
2.4.1. Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành.
Do đặc điểm của ngành sản xuất Xi măng và yêu cầu của công tác quản lý, Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành la từng loại sản phẩm.
Do quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất với khối lượng lớn, sản phẩm nhập kho liên tục. Xuât phát từ đặc điểm đó kỳ tính giá thành sản phẩm được xác định là hàng tháng. Báo cáo quý I tính giá thành bình quân 3 tháng, báo cáo quý II tính giá thành bình quân 6 tháng, báo cáo quý III tính giá thành bình quân 9 tháng, báo cáo quý IV tính giá thành bình quân 12 tháng đồng thời là tính giá thành của năm thực hiện làm số liệu báo cáo và kiểm tra quyết toán năm.
2.4.2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xi măng - Đá -Vôi Phú Thọ.
Đây là bước cuối cùng trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và nó có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp. Lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý sẽ tạo điều kiện tính đúng tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm để từ đó đề ra biện pháp xử lý kịp thời khi có sự thay đổi đột biến của chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Hiện tại Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn:
Tổng giá thành Trị giá SP dở dang+ chi phí phát - Trị giá SP dở dang
sản phẩm = đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành sản phẩm
đơn vị =
sản phẩm Số lượng sản phẩm sản xuất ra
với công tác tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp phát sinh trong quý 4 / năm 2004 trên TK 154 với tổng chi phí là 18.529.369 đồng. áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp ta sẽ tính được tổng giá thành của sản phẩm Xi măng quý 4/ 2004 là :
646.399.000 + 18.529.369.000 – 1.219.860 = 17.955.808 đồng.
Căn cứ vào bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7 và biên bản kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ta có thể tập hợp bảng tính chi phí và giá thành sản phẩm như sau:
Bảng tính giá thành sản phẩm xi măng
Quý 4 / 2004
Sản lượng sản phẩm là : 38.681 tấn
Đơn vị tính : 1000 đ
Khoản mục
chi phí
Chi phí SPDD
đầu kỳ
Chi phí SX phát sinh trong kỳ
Chi phí SPDD
cuối kỳ
Tổng giá thành
sản phẩm
Giá thành đơn vị
sản phẩm
NVLtrực tiếp
NC trực tiếp
CPSXC
387.839
64.640
193.920
11.760.303
1.504.846
5.264.120
731.916
121.986
365.958
11.416.226
1.447.500
5.092.082
295,14
37,42
131,64
Cộng
646.399
18.529.269
1.219.860
17.955.808
464,20
Chương iii
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xi măng - đá - vôI phú thọ
nhận xét chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty.
.Những ưu điểm.
Là một công ty ra đời khá sớm thuộc sở xây dựng Phú Thọ, trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển đến nay Công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ đã thực sự lớn mạnh và ngày càng phát triển. Từ một nhà máy nhỏ bé , thô sơ, lạc hậu và thủ công, nhà xưởng chỉ có 1 lò vôi xây bằng đá và một số nhà tranh vách nứa, với 48 CBCNV trực tiếp tham gia sản xuất, đến nay Công ty Xi măng- Đá - Vôi Phú Thọ đã trở thành một Công ty có quy mô rộng lớn cả về số lượng và chất lượng. Với phương châm “ Chất lượng hàng đầu, giá bán hợp lý”, sản phẩm của Công ty ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Thực tế cho thấy Công ty đã năng động trong trong việc chuyển đổi cơ chế, đặc biệt chú trọng đến công tác tiêu thụ sản phẩm với quan niệm: “ Tiêu thụ được nhiều sản phẩm đồng nghĩa với việc sản phẩm đó được thị trường chấp nhận” . Vì vậy, Công ty đã không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Giữa các phòng ban có mối quan hệ hỗ trợ nhau, phòng kế toán và phòng kế hoạch luôn kết hợp chặt chẽ với nhau để xây dựng một hệ thống các định mức chi phí, hệ thống giá thành đơn vị, kế hoạch tương đối chính xác, giúp cho việc phân tích sự biến động của giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, từ đó có biện pháp thích hợp nhằm điều chỉnh hoạt động sản xuất đi theo hướng có hiệu quả nhất, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra giám sát quá trình sản xuất. Đây thực sự là một thành tích của Công ty cần phát huy hơn nữa để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Có được những thành tích đó trước tiên phải kể đến sự năng động sáng tạo của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của kế toán tài chính của Công ty.
Công ty đã áp dụng hình thức trả lương :trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Với hình thức trả lương này đã khuyến khích công nhân làm việc . bên cạnh còn có các khoản phụ cấp độc hại, phụ cấp làm thêm giờ đã nâng cao mức sống và bảo vệ sức khỏe của người lao động. Bên cạnh đó việc trích các khoản bảo hiểm cho người lao động theo đúng chế độ đã góp phần làm cho người lao động yên tâm sản xuất, gắn bó với Công ty.
Với vai trò của mình,kế toán Công ty đã không ngừng phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh, thúc đẩy tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Xi măng -Đá - Vôi Phú Thọ, bằng những nhận thức của bản thân, cùng với những kiến thức tiếp thu được ở nhà trường và quá trình đi sâu tìm hiểu thực tế, em có một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty như sau:
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
Về cơ bản các chi phí phát sinh được tập hợp theo đúng khoản mục chi phí, đúng nội dung chi phí của từng khoản mục. Qua quá trình tổng hợp phân loại hệ thống hóa các chi phí thì bộ phận kế toán nắm được số lượng tiêu hao cho từng đối tượng, làm cơ sở tập hợp trực tiếp một số khoản mục và giá thành của từng loại sản phẩm.
Kỳ tính giá thành theo tháng giúp cung cấp thông tin nhanh cho ban lãnh đạo nhờ vậy Ban lãnh đạo Công ty ứng xử linh hoạt với những thay đổi trên thị trường.
Sổ sách kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ và vận dụng hệ thống sổ theo đúng chế độ quy định như : bảng kê , bảng phân bổ, sổ cáI , sổ chi tiết… cho nên công ty đã cố gắng kêt hợp ghi sổ theo hệ thống kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói chung tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, đi dần vào ổn định phù hợp với yêu cầu hạch toán ở Công ty. Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng tồn tại hai mặt, bên cạnh những mặt mạnh đáng khích lệ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ vẫn còn những bất cập cần có sự quan tâm thích đáng hơn nữa để tiếp tục được cải tiến và hoàn thiện.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty vẫn còn một số nhược điểm sau:
Thứ nhất: trong công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Do số lượng nguyên vật liệu nhập vào với khối lượng lớn và diễn ra nhiều lần có thể một lần xuất có nhiều đơn giá nhập khác nhau, song để đơn giản Công ty đã tính trị giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Tuy nhiên, trên thực tế tính giá thành theo phương pháp này là chưa chính xác từ đó làm giảm độ tin cậy của các số liệu tính giá thành.
Thứ hai: Trong công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp: ở Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chính mà hạch toán theo tiền lương phát sinh. Do công nhân nghỉ phép là không đều giữa các tháng xẩy ra tình trạng tiền lương phân bổ vào giá thành sản phẩm không đồng đều giữa các tháng do đó theo tôi công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, khoản trích theo lương phải đúng theo chế độ quy định.
Thứ ba: Trong công tác kế toán chi phí sản xuất chung :Công ty hạch toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định cho kỳ hạch toán. việc phân bổ chi phí sản xuất chung ngay cho kỳ hạch toán có thể làm cho giá thành tăng đột ngột. Trong thực tế chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh trong quá trình sản xuất một kỳ, nhưng thực chất nó còn phát huy hiệu quả ở nhiều kỳ sau. Vì vậy để đảm bảo hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được chính xác theo tôi doanh nghiệp cần trích trước chi phí sửa chữa cho nhiều kỳ hạch toán.
Thứ tư: Về đối tượng tập hợp chi phí : có thể nhận thấy, đối tượng tập hợp chi phí tại Công ty là chưa thống nhất. Như đã đề cập, tại Công ty đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng, việc tập hợp này chỉ đúng với khoản mục : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, còn chi phí sản xuất chung, trong đó: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bằng tiền khác không tập hợp theo từng phân xưởng. Điều này dẫn đến việc giữa các khoản mục chưa có sự thống nhất về đối tượng tập hợp chi phí, mà việc xác định đúng đắn và thống nhất đối tượng kế toán chi phí sản xuất mới đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, giúp tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, và tính giá thành sản phẩm.
Thứ năm: Trong công tác tính giá thành sản phẩm, do công ty có quy trình công nghệ sản xuất tương đối phức tạp, kiểu chế biến liên tục, quá trình sản xuất qua nhiều giai đoạn sản xuất, liên tiếp theo một quy trình nhất định, đối tượng tập hợp chi phí theo từng phân xưởng, kỳ tính giá thành theo tháng, nên Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn mặc dù hiện nay là tương đối phù hợp, đơn giản , dễ tính toán. Nhưng để tính giá thành một cách chính xác hơn và giúp kế toán quản trị trong quá trình lập kế hoạch hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán hiệu quả kinh tế ở từng giai đoạn sản xuất, thuận tiện cho việc ghi chép kế toán nửa thành phẩm thì nhà máy nên áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm là hợp lý nhất.
hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty, tôi thấy nhìn chung công tác kế toán ở Công ty thực hiện một cách nề nếp, đảm bảo đúng chế độ kế toán hiện hành phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý tạo điều kiện tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, với xu thế hiện nay là để khẳng định chính mình phù hợp với yêu cầu công tác quản lý thì vấn đề kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải xem xét lại để hoàn thiện hơn. Với tư cách là sinh viên thực tập tuy thời gian thực tế và sự hiểu biết còn hạn hẹp cùng với sự giúp đỡ của thầy cô giáo Tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
ý kiến thứ nhất : Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
- Để khắc phục tình trạng phân bổ không đồng đều tiền lương công nhân nghỉ phép vào tháng, theo tôi Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên theo kế hoạch để đảm bảo tỷ lệ ổn định về chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm.
Nó được xác định thông qua tỷ lệ trích trước và số tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất.
Tỷ lệ trích trước = số tiền lương nghỉ phép của công nhân theo KH năm
Tổng số tiền lương cơ bản của công nhân viên theo KH năm
Tiền lương nghỉ phép của = số tiền lương cơ bản của x tỷ lệ trích trước
công nhân trích trong tháng công nhân trong tháng
Theo kế hoạch tiền lương năm 2004 của công nhân là:
tiền lương cơ bản phải trả công nhân sản xuất là : 9.603.596 ( nghìn đồng).
Tiền lương nghỉ phép của công nhân theo kế hoạch là 1.344.503 ( nghìn đồng ).
1.344.503
Tỷ lệ trích trước = = 0.14
9.603.596
Tiền lương nghỉ phép của công nhân phải trích trong quý 4 năm 2004 là: 2.400.899 x 0.14= 336.125,86 ( nghìn đồng )
Kế toán định khoản như sau :
Nợ TK 622 : 336.125,86
Có TK 335 : 336.125,86
Khi tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh căn cứ vào bảng thanh toán lương công nhân nghỉ phép. Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 335 :
Có TK 334
ý kiến thứ hai : Về trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Theo tôi Công ty nên sử dụng đến TK 335 “ chi phí phải trả” và tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cho kỳ hạch toán sau. Cụ thể kế toán phải trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất chung .
Nợ TK 627
Có TK 335
Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh kế toán tập hợp chi phí :
Nợ TK 335 :
Có TK 241 ( 2413) :
Kết chuyển chi phí sửa chữa thực tế phát sinh .
Nợ TK 335 :
Có TK 241 :
ý kiến thứ ba : Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Theo như cách làm hiện nay của công ty, sản phẩm làm dở cuối kỳ không phản ánh được một cách chi tiết khoản mục chi phí. Dẫn đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra. Do đó ,theo tôi,phòng kế hoạch của doanh nghiệp nên có một định mức để xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dơ dang ở từng giai đoạn. dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản phẩm dở dang ở giai đoạn nghiền liệu mức độ hoàn thành là 50 %, sản phẩm dở dang ở giai đoạn ra clinke là 75 %, của giai đoạn nghiền xi là 90 %.
( Giả sử nguyên vật liệu bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất)
Vì vậy ta nên tính giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính theo công thức.
DĐK + CU
Giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ = x SD
khoản mục NVL trực tiếp SHT + S D
Trong đó:
DĐK : chi phí NVL của sản phẩm làm dở đầu kỳ.
CU : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
C HT, S D : là sản lượng thành phẩm và sản phẩm dở dang.
Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm làm dở cuối kỳ, kế toán công ty nên áp dụng công thức :
DĐK + CU
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ khoản mục = x SD’
nhân công trực tiếp ( sản xuất chung ) S HT + SD’
Trong đó :
D ĐK: chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ ( hoặc giai đoạn trước chuyển sang) khoản mục chi phí nhân công trực tiếp hoặc chi phí sản xuất chung.
SD’: là sản phẩm hoàn thành tương đương : SD’ = S HT x % hoàn thành.
Ví dụ
Tháng 12 năm 2004.
* Giai đoạn nghiền liệu :
Chi phí sản xuất đầu giai đoạn :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 350.340.000
Chi phí nhân công trực tiếp : 65.540.000
Chi phí sản xuất chung : 124.920.000
Chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp được:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 2.030.530.000
Chi phí nhân công trực tiếp: 105.000.000
Chi phí sản xuất chung : 1.234.520.000
ở giai đoạn này hoàn thành được 17.082 tấn bột liệu còn 2.647 tấn bột dở dang cuối giai đoạn mức độ hoàn thành là 50%.
- tính đổi sản lượng sản phẩm dơ dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương :
2.647 x 50% =1323,5 tấn
- Chi phí nguyên vật liệu cho sản phẩm dở dang :
350.340.000 + 2.030.530.000
x 2.647 = 319.436.509
17.082 + 2.647
- Chi phí nhân công trực tiếp.
65.540.000 + 105.000.000
x 1.323,5 = 12.263.165
17.082 + 1.323,5
- Chi phí sản xuất chung .
124.920.000 + 1.234.520.000
x 1.323,5 = 97.754.412
17.082 + 1.323,5
* Giai đoạn ra clinke.
Chi phí sản xuất giai đoạn nghiền nguyên liệu chuyển sang :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 1.922.300.000
Chi phí nhân công trực tiếp : 96.472.000
Chi phí sản xuất chung : 1.137.400.000
Chi phí phát sinh trong kỳ.
Chi phí nhân công trực tiếp: 85.074.700
Chi phí sản xuất chung : 419.554.900.
ở giai đoạn này hoàn thành được 16.050 tấn clinke còn 1.032 tấn clinke dở dang cuối giai đoạn mức độ hoàn thành là 75%
- Tính đổi sản lượng sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương:
1.035 x 75% = 776,25 tấn
- Chi phí nguyên vật liệu sản phẩm dở dang :
1.922.300.000
x 1.032 = 116.134.738,3
16.050 + 1.032
- Chi phí nhân công trực tiếp .
96.472.000 + 85.074.700
x 776,25 = 8.375.343,6
16.050 + 776,25
- Chi phí sản xuất chung
1.137.400.000 + 419.554.900
x 776,25 = 71.827.426,9
16.050 + 776,25
Giai đoạn nghiền xi :
Chi phí sản xuất nung Clinke chuyển sang
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 2.046.600.000
Chi phí nhân công trực tiếp: 197.661.600
Chi phí sản xuất chung : 615.600.000
Chi phí sản xuât phát sinh trong kỳ.
Chi phí nhân công trực tiếp : 31.012.000
Chi phí sản xuât chung : 428.128.000
ở giai đoạn này hoàn thành được 15.030 tấn Xi măng rời còn 1.020 tấn xi măng rời dở dang cuối giai đoạn, mức độ hoàn thành 90 %.
Tính đổi sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương.
1.020x 90% = 918 tấn
- Chi phí nguyên vật liệu cho sản phẩm dơ dang.
2.046.600.000
x 1.020 = 130.064.299,1
15.030 + 1.020
- Chi phí nhân công trưc tiếp cho sản phẩm dở dang.
197.661.600 + 31.012.000
x 918 = 13.160.049,21
15.030 + 918
- chi phí sản xuất chung :
615.600.000 + 428.128.000
x 918 = 60.079.151,24
15.030 + 918
Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ là :
Chi phí dở dang + chi phí dở dang + Chi phí dở dang
cuối giai đoạn I cuối giai đoạn II cuối giai đoạn III
Gồm :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 565.635.546,4đ
Chi phí nhân công trực tiếp : 33.798.557,81 đ
Chi phí sản xuất chung : 229.660.990,1 đ
ý kiến thứ tư : Đối với công tác tính giá thành sản phẩm.
Hiên nay Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn. Như đã đề cập, do nhà máy có quy trình công nghệ sản xuất tương đối phức tạp, kiểu chế biến liên tục, quá trình sản xuất qua nhiều giai đoạn sản xuất; đối tượng tập hợp chi phí theo từng phân xưởng. Vì vậy để giúp kế toán quản trị trong việc lập kế hoạch hạ giá thành sản phẩm và nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong sản xuất của Công ty, Theo em Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
Theo phương pháp này thì khi tính chuyển giá thành của nửa thành phẩm từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau phải tính toàn riêng từng khoản mục chi phí theo quy định để có thể tính nhập vào với khoản mục chi phí tương ứng ở giai đoạn sau, từ thực hiện quy chế thưởng phạt rõ ràng đối với từng phân xưởng.
Theo phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm , để tính được giá thành thành phẩm Xi măng phải qua các bước sau :
Bước 1 : tính giá thành bột phôi liệu của phẩn xưởng nguyên liệu.
Bột phối liệu là hỗn hợp các nguyên liệu : Đá vôi , than, đất sét… được xấy trộn theo tỷ lệ nhất định, sau đó đi qua máy nghiền phối liệu. Để tính được giá thành của bột phối liệu, nhà máy cần tính như sau :
Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất chi phí sản xuất
của bột = DD đầu kỳ của + trong kỳ của - DD cuối kỳ
phôi liệu bột phối liệu bột phối liệu
Giá thành đơn vị của tổng giá thành của bột phối liệu
bột phối liệu =
số lượng bột phối liệu xuất trong kỳ
(chuyển sang giai đoạn sau )
kế toán định khoản như sau :
Nợ TK 15402 – Clinke :
Có TK 15401 - bột phối liệu :
Bước 2 :tính giá thành Clinke.
Bột phối liệu sau khi trộn với than ngoài đi qua lò nung và trộn với phụ gia thì cho ta nửa thành phẩm là Clinke.Căn cứ vào bột phối liệu kết chuyển từ phân xưởng nguyên liệu, căn cứ vào chi phí phát sinh tại phân xưởng lò nung ta tính được giá thành Clinke trong tháng như sau :
Tổng giá chi phí SX Chi phí bước chi phí SX chi phí SX
thành = dở đầu kỳ + trước chuyển + trong kỳ - dở cuối kỳ
của Clinke của Clinke sang của Clinke của Clinke
Tổng giá thành của Clinke
Giá thành đơn vị của Clinke =
Số lượng Clinke xuất trong kỳ
( chuyển sang giai đoạn sau )
kế toán định khoản như sau
Nợ TK 15403- Xi măng rời
Có TK 15402- Clinke
Bước 3 : tổng giá thành Xi măng rời
công thức tương tự như bước 2
kế toán định khoản như sau :
Nợ TK 15404- Xi măng bao
Có TK 15403- Xi măng rời
Bước 4 : tính giá thành Xi măng bao
Giá thành của xi măng bao được xác định bằng cách :
Tổng giá thành trong kỳ = chi phí bước trước chuyển sang + chi phí sản
trong kỳ
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị =
Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Sau khi tính toán kế toán lập bảng tính giá thành theo mâu sau :
Kê toán định khoản như sau :
Nợ TK155- Xi măng bao
Có Tk 15404 – Xi măng bao
Theo cách tính này, khối lượng công việc tính toán nhiều hơn, phức tạp hơn nhưng giá thành của nửa thành phẩm ở từng giai đoạn cũng như giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối được phản ánh theo từng khoản mục chi phí một cach trung thực và rất thuận tiện cho việc tính toán hiệu quả kinh tế cho từng giai đoạn, từng phân xưởng sản xuất,tạo điều kiện cho việc ghi chép kế toán nửa thành phẩm khi nhập kho.
Bên cạnh đó, cách tính giá thành theo phương pháp này thuận tiện cho việc kiểm tra định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm , thuận tiện cho việc đề ra các giải pháp nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm bởi vì kế toán quản trị có thể biết được tại giai đoạn nào của quá trình sản xuất thì chi phí sản xuất bỏ ra nhiều và vượt định mức, để từ đó có thể đề ra các biện pháp cho giai đoạn sản xuất đó.
Kết luận
Trong cơ chế thị trường đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, xác định chính xác và kịp thời giá thành sản phẩm.
Thực hiện tốt yêu cầu đó chính là cơ sở để đánh giá kết quả sản xuất cũng là căn cứ ,tiền đề tìm biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
Công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ đã thực sự coi trọng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm , coi đây là một khâu trung tâm của toàn bộ công việc hạch toán kế toán .
Những phân tích và đề xuất trong bài viết với góc nhìn của một Sinh viên thực tập tại một doanh nghiệ hoạt động sản xuất kinh doanh, giữa kiến thực học đường và thực tiễn còn một khoảng cách do vậy những điều đã viết trong luận văn này khó tránh khỏi thiếu sót và chưa đầy đủ, nhất là những kiến nghị.
Rất mong được sự quan tâm của doanh nghiệp về các vấn đề nêu trong luận văn .
Để hoàn thành được luận văn này em xin bày chân thành cảm ơn GS. TS Ngô Thế Chi và các thầy cô trong trường , xin cảm ơn ban giám đốc, phòng tài vụ , phòng kỹ thuật, phòng tổ chức của nhà máy đã hướng dẫn tận tình, chu đáo để em hoàn thành được bài luận văn.
Với trình độ còn hạn chế, em kính mong được các thầy cô tiếp tục giúp đỡ em để bài viết này được hoàn thiện hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a1 (3).doc