Tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Thụ Viên: PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội lớn để phát triển nhưng cũng kèm theo đó là các thách thức to lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, gây khó khăn cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng.
Do vậy, trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, muốn tồn tại lâu dài các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp để khẳng định vị trí của mình trên thị trường hoạt động. Trên cơ sở các nguồn lực có hạn, để nâng cao kết quả hoạt động, không còn cách nào khác là các doa...
100 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Thụ Viên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội lớn để phát triển nhưng cũng kèm theo đó là các thách thức to lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, gây khó khăn cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng.
Do vậy, trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, muốn tồn tại lâu dài các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp để khẳng định vị trí của mình trên thị trường hoạt động. Trên cơ sở các nguồn lực có hạn, để nâng cao kết quả hoạt động, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện bộ máy tổ chức và các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc tiết kiệm các yếu tố chi phí đầu vào, doanh nghiệp còn phải tổ chức phối hợp các biện pháp kinh doanh một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, kế toán ngày càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của Nhà nước và của doanh nghiệp. Để điều hành quản lý được toàn bộ hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp có hiệu quả nhất, các doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin kinh tế và thi hành đầy đủ các chế độ kế toán, chế độ quản lý trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh và quá trình sử dụng vốn.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích lũy cùng với vốn đầu tư của nuớc ngoài đuợc sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế- kĩ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm ở ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế tóan chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Do đó, hiệu quả họat động của các doanh nghiệp xây lắp không chỉ có ý nghĩa nội bộ mà còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn.
Để quản lý tốt tình hình và hiệu quả họat động xây lắp, thì thông tin kế toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính nó là nguồn thông tin giúp cho các nhà quản trị kinh doanh, các nhà đầu tư, các cơ quan chức năng của Nhà nuớc và các đối tuợng khác có liên quan để thực hiện việc họach định, kiểm soát và ra quyết định kinh tế cần thiết, đúng đắn.
Mặt khác, sản phẩm xây lắp còn mang tính đơn chiếc, kết cấu phức tạp, chu kỳ sản xuất dài, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể. Hơn nữa, hoạt động của doanh nghiệp xây lắp mang tính lưu động lớn nên công tác kế toán trong doanh nghiệp xây lắp có những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đúng, đủ, chính xác và hợp lý là hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp xây dựng.
Những đặc điểm trên đã ảnh huởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất, vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp.
Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian tìm hiểu thực tiễn hoạt động tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên, em chọn đề tài: “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THỤ VIÊN” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thông qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để thấy được cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm. Đồng thời, xem xét tính hợp lý của các khoản mục cấu thành nên giá thành sản phẩm, từ đó đề ra biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm giúp công ty sử dụng tốt các tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Hạch toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Ghi chép kế toán: định khoản, lên tài khoản chữ T bằng cách hạch toán, ghi chép trên các sổ nhật kí chung, Sổ cái và sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
Kết chuyển và tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.
Đánh giá công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty và đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập số liệu tại phòng kế toán của công ty, căn cứ trên các sổ nhật kí chung, sổ cái, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
Tham khảo sách, báo, tạp chí và mạng internet và các thông tư mới nhất có liên quan đến đề tài.
Tìm hiểu tình hình thực tế của công ty bằng cách hỏi các kĩ thuật viên và các nhân viên có liên quan đến công trình.
Tìm hiểu tính đặc thù của ngành, các yếu tố chủ quan và khách quan mà công ty đang gánh chịu.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài này chỉ nghiên cứu việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, mà cụ thể là giá thành sản xuất, không đề cập đến các chi phí khác ngoài sản xuất, các mặt công tác khác chỉ đề cập một cách sơ lược.
Do đặc thù của kế toán ngành xây dựng nên đề tài không dùng số liệu của một kì kế toán cụ thể mà sử dụng số liệu của một công trình xây dựng.
Số liệu sử dụng là của công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc, thời gian tập hợp chi phí sản xuất kéo dài từ kì kế toán tháng 4/2008 đến tháng 12/2008.
Số liệu kế toán sử dụng được lấy từ nguồn phòng kế toán công ty TNHH xây dựng Thụ Viên.
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI :
Theo kết cấu chung của đề tài, luận văn gồm 3 phần chính như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU: giới thiệu tổng quát lý do chọn đề tài, cũng như mục tiêu, nội dung nghiên cứu và phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn.
PHẦN NỘI DUNG: phản ánh nội dung chính của luận văn, gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH xây dựng Thụ Viên.
Chương 3: Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH xây dựng Thụ viên.
Chương 4: Nhận xét, kiến nghị và một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên.
PHẦN KẾT LUẬN:
Là phần tóm lược lại các nhiệm vụ đã hoàn thành và các bài học đạt được trong thời gian thực hiện luận văn.
Tuy có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do kiến thức bản thân và quá trình tích lũy kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn khó có thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các anh chị phòng kế toán của công ty để luận văn được hoàn thiện hơn.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐỐI TUỢNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp:
Khái niệm chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là tổng số các hao phí lao động và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp bao gồm chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp. các chi phí sản xuất xây lắp cấu thành giá thành sản phẩm xây lắp.
Chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ các chi phí phát sinh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất xây lắp, nó là bộ phận cơ bản để hình thành giá thành sản phẩm xây lắp.
Khái niệm vế giá thành sản phẩm xây lắp:
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây, lắp theo quy định.Sản phẩm xây lắp có thể là kết cấu công việc hoặc giao lại công việc có thiết kế và dự toán riêng có thể là hạng mục công trình, công trình hoàn thành toàn bộ.
Giá thành hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành toàn bộ là giá thành sản phẩm cuối cùng của sản xuất xây lắp.
Trong sản xuất xây, lắp cần phân biệt các loại giá thành công tác xây lắp: giá thành dự toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.
Giá thành dự toán: là tổng giá thành dự toán để hoàn thành khối lượng xây, lắp công trình.Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức, quy định của Nhà nước và khung giá quy định áp dụng theo từng vùng lãnh thổ.
Giá thành dự toán = giá trị dự toán – lợi nhuận định mức
Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở một doanh nghiệp xây, lắp nhất định trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp.
Giá thành kế hoạch = giá thành dự toán – mức hạ giá thành
Giá thành thực tế: phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối luợng xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu. Giá thành thực tế bao gồm các chi phí theo định mức, vượt định mức và không định mức như các khoản thiệt hại trong sản xuất, các khoản về bội chi, lãng phí về trật tự, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất và quản lí của doanh nghiệp được phép tính vào giá thành.
Giá thành thực tế được xác định theo số liệu của kế toán
Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất gồm nhiều loại có công dụng và mục đích khác nhau trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp xây lắp chi phí sản xuất được phân thành các loại sau:
Theo yếu tố chi phí
Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để sắp xếp những chi phí có nội dung kinh tế ban đầu giống nhau vào một nhóm chi phí. Các phân loại này không phân biệt nơi chi phí phát sinh và mục đích sử dụng của chi phí. Mục đích của cách phân loại chi phí này là để biết được chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm những loại nào, số lượng của từng loại chi phí là bao nhiêu.
Theo cách phân loại này các chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố chi phí sau:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu: gồm toàn bộ giá trị các nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản, dụng cụ…mà doanh nghiệp đã thực sự sử dụng cho hoạt động sản xuất.
Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công trình, viên chức trong doanh nghiệp.
Chi phí khấu hao TSCD: là toàn bộ giá trị khấu hao phải trích của tất cả các TSCD sử dụng trong doanh nghiệp.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho các dịch vụ mua từ bên ngoài: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại….phục vụ cho hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí khác bằng tiền: gồm toàn bộ chi phí khác dung cho hoạt động sản xuất- kinh doanh ở doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí trên như: chi phí tiếp khách, hội họp, hội nghị…..
Tùy theo yêu cầu quản lí, các chi phí có thể được phân loại chi tiết hơn như; chi phí vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí năng lượng….
Theo khoản mục chi phí:
Cách phân loại này dựa trên công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí có tác dụng tích cực cho việc phân tích giá thành theo khoản mục chi phí. Mục đích của cách phân loại này dể tìm ra các nguyên nhân làm thay đổi giá thành so với định mức và đề ra biện pháp để hạ giá thành sản phẩm.
Theo cách phân loại này chi phí trong doanh nghiệp bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị thực tế của các loại nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất xây lắp.
Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản tiền lương phải trả và các khoản tính theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Các khoản phụ cấp lương, tiền ăn ca, tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài được hạch toán vào khoản mục này.
Chi phi sử dụng máy thi công:
+ Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công
+ Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công.
Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phát sinh ở đội, bộ phận sản xuất ngoài các chi phí sản xuất trực tiếp như:
+ Chi phí nhân viên đội quản lí đội sản xuất gồm lương chính, lương phụ và các khoản tính theo lương của nhân viên quản lí đội (bộ phận sản xuất).
+ Chi phí vật liệu gồm giá trị nguyên vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, các chi phí công cụ, dụng cụ…ở đội xây lắp.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng tại đội xây lắp, bộ phận sản xuất.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại sử dụng cho sản xuất và quản lí ở đội xây lắp( bộ phận sản xuất).
+ Chi phí bằng tiền khác.
Theo mối quan hệ giữa chi phí với số lượng sản phẩm sản xuất:
- Chi phí cố định: là những chi phí mang tính tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất trong một mức sản lượng nhất định. Khi sản lượng sản phẩm tăng thì chi phí cố định tính trên một sản phẩm có xu hướng giảm.
- Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất. Các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy…thuộc chi phí biến đổi. Dù sản lượng sản phẩm sản xuất thay đổi nhưng Chi phí biến đổi tính cho một sản lượng sản phẩm vẫn mang tính ổn định.
Cách phân loại chi phí theo chi phí cố định và chi phí biến đổi có vai trò quan trọng trong phân tích điểm hòa vốn phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của giám đốc doanh nghiệp.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp theo đó. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí ( đội sản xuất xây, lắp) hoặc nơi chịu chi phí( công trình, hạng mục công trình xây lắp).
Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp phù hợp với yêu cầu quản lí chi phí và yêu cầu cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm xây lắp cần phải căn cứ vào:
Công dụng của chi phí.
Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất trong từng doanh nghiệp.
Đối tượng giá thành trong từng doanh nghiệp.
Trình độ của các nhà quản lý doanh nghiệp và trình độ của cán bộ kế toán doanh nghiệp.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kì:
Chi phí sản xuất xây lắp tập hợp theo từng khoản nục chi phí vừa liên quan đến sản phẩm hoàn thành, vừa liên quan đến sản phẩm đang làm dở được xác định ở thời điểm cuối kì. Để xác định Chi phí sản xuất cho sản phẩm xây lắp hoàn thành đảm bảo tính hợp lí thì cần phải xác định phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở. tùy thuộc vào đối tượng tính giá thành DNXL đã xác định mà nội dung sản phẩm dở dang có sự khác nhau. Nếu đối tượng tính giá thành khối lượng ( giai đoạn ) xây lắp hoàn thành thì khối lượng (giai đoạn) xây lắp chưa hoàn thành là sản phẩm xây lắp dở dang. Nếu đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành thì sản phẩm xây lắp dở dang là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành. DNXL có thể đánh giá theo các trường hợp cụ thể như sau:
Trường sản phẩm xây lắp dở dang là các khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành
Trong thường hợp này, DNXL có thể đánh giá sản phẩm làm dở theo giá dự toán hoặc giá trị dự toán, chi phí sản xuất tính cho các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kì( giá trị sản phẩm dở dang cuối kì) được tính theo công thức:
Ddk + C
Dck = * Zdtht
Zdtht + Zdtdd
Trong đó
Dck : giá trị sản phẩm dở dang cuối kì.
Ddk : giá trị sản phẩm dở dang đầu kì (chi phí sản xuất các giai đoạn xây lắp dở dang đầu kì).
C : chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kì.
Zdtht : giá thành dự toán (hoặc giá trị dự toán) các giai đoạn xây lắp hoàn thành trong kì.
- Zdtdd : giá thành dự toán (hoặc giá trị dự toán) các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kì tính theo mức độ hoàn thành.
Trường hợp sản phẩm xây lắp dở dang là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành:
Trong thường hợp này, giá trị sản phẩm xay lắp dở dang cuối kì chính là tổng chi phí xây lắp lũy kế từ khi khởi công công trình, hạng mục công trình cho đến thời điểm cuối kì này của những công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành.
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Tính giá thành sản phẩm là việc xác định chi phí sản xuất cho đối tượng giá thành theo từng khoản mục chi phí ( khoản mục giá thành ).
Để tính giá thành cho sản phẩm xây lắp, có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây:
Tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp giản đơn:
Phương pháp này thích hợp cho trường hợp đối tượng tính giá thành là khối lượng( hoặc giai đoạn) xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
Nội dung: Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kì theo từng công trình, hạng mục công trình và căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kì trước và cuối kì này để tính giá thành các giai đoạn xây lắp hoàn thành theo công thức:
Z = Ddk + C – Dck
Trong đó:
- Z là giá thành các giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này thích hợp cho trường hợp đối tượng tính giá thành theo từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
Nội dung: Mỗi đơn đặt hàng ngay từ khi bắt đầu thi công được mở một phiếu tính giá thành ( bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng ). Chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp cho từng đơn đặt hàng bằng phương pháp trực tiếp hoặ gián tiếp. cuối hàng kì căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được cho từng đơn đặt hàng theo từng khoản mục chi phí ghi vào bảng tính giá thành của từng đơn đặt hàng tương ứng.Khi có chứng từ chứng minh đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành đơn đặt hàng ( công trình, hạng mục công trình hoàn thành ) bằng cách cộng lũy kế chi phí từ khi bắt đầu thi công đến khi đơn đặt hàng hoàn thành ngay trên bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó. Đối với các đơn đặt hàng chưa hoàn thành, cộng chi phí lũy kế từ khi bắt đầu thi công đến thời điểm xác định chính là giá trị sản phẩm xây lắp dở dang.
Trường hợp một đơn hàng gồm một số hạng mục công trình thì sau khi tính giá thành cho công trình hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục công trình bằng cách căn cứ vào giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành và giá thành dự toán của các hạng mục công trình đó, công thức tính như sau:
Zddh
Zi = * Zidt
Zdt
Trong đó:
- Zi : giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình.
- Zddh : giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành.
- Zdt :giá trị dự toán của hạng mục công trình thuộc đơn đặt hàng hoàn thành.
- Zidt : giá trị dự toán của hạng mục công trình.
Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức:
Phương pháp này áp dụng trong thường hợp DNXL thực hiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức. Nội dung chủ yếu của phương pháp này như sau:
Trước hết phải căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành định mức của sản phẩm.
Tổ chức hạch tóan riêng biệt số chi phí sản xuất xây lắp thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch thoát ly định mức, thường xuyên thực hiện phân tích những chênh lệch này để kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp.
Khi có thay đổi định mức kinh tế, kĩ thuật cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và xác định số chênh lệch chi phí SXXL do thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang cuối kì trước( nếu có).
Trên cơ sở giá thành định mức, số chi phí SXXL chênh lệch thoát ly định mức đã được tập hợp riêng và số chênh lệch do thay đổi định mức để tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kì theo công thức:
Giá thực tế Giá thành chênh lệch do thay đổi chênh lệch do thoát ly
= + +
Sản phẩm định mức định mức định mức
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
Kế toán chi phí sản xuất:
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ sử dụng:
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu chi,hóa đơn GTGT, giấy đề nghị tạm ứng….
Tài khoản sử dụng
TÀI KHOẢN 621 – CHI PHÍ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây, lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, thực hiện dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 621 - chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Bên Nợ
Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dung trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kì hạch toán.
Bên Có
Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.
Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kì vào Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành công trình xây lắp, giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ…
Tài khoản 621 không có số dư cuối kì.
Phương pháp kế toán
Khi mua hoặc xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kì.
Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kì, ghi:
Nợ TK 621 - chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng (không qua kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kì chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 621 - chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 331, 141, 111, 112…
Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ( không qua kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kì không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 621 - chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (giá mua chưa có thuế GTGT)
Có các TK 331, 141, 111, 112…
Tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ ( Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng). Khi bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt, ghi:
Nợ TK 621 - chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Có TK 141 – Tạm ứng (1413)
Trường hợp số nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất ra không dung hết vào hoạt động sản xuất xây lắp cuối kì nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152, 153
Có TK 621 - chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Cuối kì kế toán, căn cứ vào bảng phân bổ chi phí vật liệu tính riêng cho từng đối tượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu( phân xưởng sản xuất sản phẩm, loại sản phẩm công trình, hạng mục công trình của hoạt động xây lắp, loại dịch vụ..,) theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ, ghi:
Nợ TK 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (1541 – Xây, lắp)
Có TK 621 - chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Sơ đồ 1. 1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật, vật liệu trực tiếp
TK 152, 153 TK 621 TK 154
(1),(3) (4)
TK 331,141,111,112
(1),(2)
TK 133
(1)
Kế tóan chi phí nhân công trực tiếp
Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương,……
Tài khoản sử dụng:
TÀI KHOẢN 622 – CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Tài khoản này dùng để phản ánh lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ.Chi phí lao động trực tiếp bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động thuộc doanh nghiệp quản lí và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Bên Nợ
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm (xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp), cung cấp dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định.
Đối với hoạt động xây, lắp không bao gồm các khoản trích trên lương về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Bên Có
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ tài khoản 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kì.
Phương pháp kế toán:
Căn cứ vào bảng tính lương trả cho công nhân trực tiếp cho hoạt động xây, lắp; sản xuất sản phẩm công nghiệp; cung cấp lao vụ, dịch vụ, lương chính, lương phụ, phụ cấp lương (kể cả khoản phải trả về tiền công cho nhân công thuê ngoài), ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (nhân viên của doanh nghiêp xây lắp và thuê ngoài)
Tạm ứng chi phí nhân công để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng). Khi bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 141- Tạm ứng (1413)
Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho nhân công lao động trực tiếp (chỉ đối với hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp, hoặc hoạt động cung cấp dịch vụ), ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).
Cuối kì kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp và các khoản trích theo lương theo đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 - chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ 1.2:Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 334,338 TK 622 TK 154
(1),(3)
(4)
TK 141
(2)
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, CCDC, hóa đơn GTGTG…..
Tài khoản sử dụng:
TÀI KHOẢN 623 – CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
Tài khoản dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây, lắp công trình. Tài khoản này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công đối với trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 623 – chi phí sử dụng máy thi công.
Bên Nợ
Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí nguyên vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công..).
Bên Có
Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên Nợ tài khoản 154 - chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Tài khoản 623 không có số dư cuối kì.
Tài khoản 623 - chi phí sử dụng máy thi công có 6 tài khoản cấp 2
Tài khoản 6231 – chi phí nhân công: dùng để phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công như: vận chuyển, cung cấp nhiên liệu, vật liệu…cho xe, máy thi công.
Tài khoản 6232 – chi phí vật liệu: dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu (xăng, dầu, mỡ…), vật liệu khác phục vụ xe, máy thi công.
Tài khoản 6233 – chi phí dụng cụ sản xuất: dùng để phản ánh công cụ, dụng cụ lao động liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công,
Tài khoản 6234 – chi phí khấu hao máy thi công: dùng để phản ánh khấu hao máy thi công sử dụng vào hoạt động xây, lắp công trình.
Tài khoản 6237 – chi phí dịch vụ mua ngoài: dùng để phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê ngoài để sửa chữa xe, máy thi công; bảo hiểm xe, máy thi công; chi phí điện nước, tiền thuê TSCD, tiền trả cho nhà thầu phụ,…
Tài khoản 6238 – chi phí bằng tiền khác: dùng để phản ánh các chi phí bằng tiền phụac vụ hoạt động của xe, máy thi công, khoản chi cho lao động nữ…
Phương pháp kế toán:
Nếu tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức hạch toán kế toán riêng, thì việc hạch toán được tiến hành như sau:
Hạch toán các chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công, ghi:
Nợ 621,622,627
Có các TK liên quan
Hạch toán chi phí sử dụng máy và chi phí tính giá thành ca máy thực hiện trên TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, căn cứ vào giá thành ca máy (theo giá thành thực tế hoặc theo giá khoán nội bộ) cung cấp cho các đối tượng xây, lắp(công trình, hạng mục công trình), tùy theo phương thức tổ chức công tác hạch toán và mối quan hệ giữa đội máy thi công với đơn vị xây, lắp công trình, để ghi:
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ ghi:
Nợ TK 623- chi phí sử dụng máy thi công(6238- chi phí bằng tiền khác)
Có TK 154- chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ ghi:
Nợ TK 623- chi phí sử dụng máy thi công(6238- chi phí bằng tiền khác)
Nợ TK 133- thuế GTGT được khấu trừ(1331)
Có TK 333- thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có các TK 512,511
Nếu không có tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không có tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công thì toàn bộ chi phí sử dụng máy (kể cả chi phí thường xuyên hay tạm thời như: phụ cấp lương, phụ cấp lưu động của xe, máy thi công, sẽ hạch toán như sau:
Căn cứ vào số tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân điều khiển máy, phục vụ máy, ghi:
Nợ TK 623- chi phí sử dụng máy thi công (6231)
Có TK 334- phải trả công nhân viên
Khi xuất kho hoặc mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ sử dụng cho xe, máy thi công, ghi:
Nợ TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công(6232)
Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ(1331)
Có các TK 152,153,111,112,331
Khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở đội máy thi công , ghi:
Nợ TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công(6234)
Có TK 214- hao mòn TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (sửa chữa máy thi công mua ngoài, điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ… ) ghi:
Nợ TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công (6237)
Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331
Chi phí bằng tiền phát sinh ghi:
Nợ TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công (6238)
Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112
Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng máy (chi phí thực tế ca máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:
Nợ Tk 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công
Trường hợp tạm ứng chi phí xe, máy thi công để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (trường hợp đơn vị tổ chức nhân khoán khôngtổ chức hạch toán kế toán riêng).Khi bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt, ghi:
Nợ TK 623- chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 141- tạm ứng (1413)
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:
TK111,112,331,152,153 TK 623 TK 154
(2) (1)
TK 141,334
(2)
Kế toán chi phí sản xuất chung:
Nguyên tắc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
- Dùng để tính chi phí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình, sản phẩm, dịch vụ… và tính giá thành sản xuất sản phẩm.
- Về nguyên tắc chung, chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, bộ phận, đội được phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, đội đó thi công và sản phẩm, dịch vụ phân xưởng đó sản xuất. Trường hợp chi phí sản xuất chung liên quan đến công trình, hạng mục công trình, sản phẩm, dịch vụ thì phải phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp.
- Số liệu dùng để ghi vào Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung được căn cứ Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung và Bảng Chi phí nhân công trực tiếp kỳ này.
- Số liệu của bảng chi phí sản xuất chung dùng để tính giá thành sản xuất sản phẩm.
Chứng từ sử dụng:
Bảng phân bổ tiền lương, bảng khấu hao TSCĐ, CCDC, Phiếu chi……
Tài khoản sử dụng:
TÀI KHOẢN 627: CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: Lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo qui định trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây, lắp và nhân viên quản lý đội(thuộc biên chế doanh nghiệp), khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí đi vay nếu được vốn hóa tính vào giá trị tài sản đang trong quá trình sản xuất dở dang và những chi phí khác liên quan hoạt động của đội…
Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung
Bên Nợ:
Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, bao gồm: Lương nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ (%) quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội( thuộc biên chế doanh nghiệp), khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội( Chi phí không có GTGT đầu vào nếu được khấu trừ thuế).
Bên Có:
Các khoản giảm chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường.
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào Bên nợ tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 627: chi phí sản xuất chung có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ (%) quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội( thuộc biên chế doanh nghiệp).
- Tài khoản 6272 – Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng cho đội xây dựng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và xây dựng, chi phí lán trại tạm thời(Chi phí không có GTGT đầu vào nếu được khấu trừ thuế).
- Tài khoản 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của đội xây dựng (Chi phí không có GTGT đầu vào nếu được khấu trừ thuế).
- Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng.
- Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của đội xây dựng như: Chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại… không thuộc TSCĐ được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí của đội, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ (Chi phí không có GTGT đầu vào nếu được khấu trừ thuế).
- Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của đội xây dựng, khoản chi cho lao động nữ (chi phí không vó thuế GTGT đầu vào nếu được khấy trừ).
Phương pháp kế toán:
(1) Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của đội xây dựng,tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp ghi:
Nợ TK627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
(2) Tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán riêng, khi bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt), ghi:
Nợ TK627: Chi phí sản xuất chung
Có TK141: Tạm ứng
(3) Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ (%) quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội( thuộc biên chế doanh nghiệp), ghi:
Nợ TK627: Chi phí sản xuất chung
Có TK338: Phải trả, phải nộp khác(3382,3383,3384)
(4) Hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu xuất dùng cho đội xây dựng, ghi:
Nợ TK627: Chi phí sản xuất chung(6272)
Có TK152: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khi xuất công cụ dụng cụ sản xuất có giá trị nhỏ cho đội xây dựng, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK627: Chi phí sản xuất chung(6272)
Có TK153: Công cụ dụng cụ
Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất một lần có giá trị lớn cho đội xây dựng, phải phân bổ dần (phân bổ dần cho các kỳ kế toán trong một niên độ kế toán hoặc phân bổ cho chiều niên độ kế toán, ghi:
Nợ TK 142: Chi phí trả trước(1421)
Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 153: Công cụ, dụng cụ
- Khi phân bổ công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung(6273)
CóTK 142: Chi phí trả trước(1421)
CóTK 242: Chi phí trả trước dài hạn
Trích khấu hao máy móc, thiết bị xây dựng…thuộc đội xây dựng, ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung(6274)
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
Đồng thời ghi Nợ TK009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản
Chi phí điện, nước, điện thoại… thuộc đội xây dựng, ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung(6278)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 335,111,112,331
Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuộc đội xây dựng, tính vào chi phí sản xuất chung, ghi:
Nợ TK627: Chi phí sản xuất chung(6273)
Có TK335,142,242
Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, ghi:
Nợ TK 111,138,112
Có TK627: Chi phí sản xuất chung
Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào bảng chi phí sản xuất chung để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các hạng mục công trình(tỷ lệ với nhân công), ghi:
Nợ TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang(TK1541- Xây, lắp)
Có TK627: Chi phí sản xuất chung
TK627 cuối kỳ hạch toán không có số dư, chi phí sản xuất chung là một khoản mục chi phí chung xây, lắp.
Sau khi tính giá thành ca máy và phân bổ cho các đối tượng sử dụng ca máy, ghi:
Nợ TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang(hạng mục A, B,…,chi phí sử dụng máy thi công)
Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Trường hợp thuê máy thi công
- Nếu đơn vị thuê ngoài xe, máy thi công, khi trả tiền thuê xe, máy thi công, ghi:
Nợ TK627: Chi phí sản xuất chung(6277- Dịch vụ thuê ngoài)
Có TK111,112,331
- Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí thuê máy thi công và khoản mục chi phí sử dụng máy, ghi:
Nợ TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang( Khoản mục chi phí máy thi công)
Có TK627: Chi phí sản xuất chung(6277).
Sơ đồ 1.4:Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
TK 334,338 TK 627 TK 154
(1),(3)
(11)
TK 141,152,153
(2),(4),(5)
TK 142,242,214 TK 111,112,138
(6),(7) (10)
TK111,112,331,335
(8),(9)
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang:
Tài khoản sử dụng:
TÀI KHOẢN 154 – CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH DỞ DANG
Tài khoản 154 dùng để hạch toán, tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp,dịch vụ, lao vụ doanh nghiệp xây lắp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Bên Nợ:
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình, hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ.
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công nghiệp, dịch vụ hoặc lao vụ khác.
- Gía thành xây lắp của nhà nhầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
Bên Có:
- Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao(từng phần hoặc toàn bộ) được coi là tiêu thụ, hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp(cấp trên hoặc nội bộ) hoặc nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ.
- Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán.
- Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng.
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
- Giá trị nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho.
Số dư bên nợ:
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ(sản xuất xây lắp, công nghiệp,dịch vụ)
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Có 4 tài khoản cấp hai:
- Tài khoản 1541-Xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm xây, lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây, lắp dở dang cuối kỳ (Kể cả của nhà thầu phụ chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán)
- Tài khoản 1542- Sản phẩm khác: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dở dang cuối kỳ (các thành phẩm, cấu kiện xây, lắp)
- Tài khoản 1543 – Dịch vụ: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ và phản ánh chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ.
- Tài khoản 1544 – Chi phí dịch vụ xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí bảo hành công trình xây dựng, lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị công trình bảo hành xây, lắp còn dở dang cuối kỳ.
Phương pháp kế toán:
Phương pháp hạch toán chi phí xây lắp(Bên Nợ TK1541)
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Gía trị thực tế của nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây, lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây, lắp( Không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung)
Nguyên tắc hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng xây dựng, hạng mục công trình nào phải tính trực tiếp cho sản phẩm, hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất thực tế ( giá bình quân gia quyền, nhập trước, xuất trước).
Cuối kỳ hạch toán khi công trình hoàn thành tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại nơi sản xuất(nếu có) để ghi giảm trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất sử dụng cho công trình.
Trong điều kiện thực tế sản xuất xây, lắp không cho phép tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì đơn vị có thể áp dụng phương pháp phân bổ vật liệu cho đối tượng sử dụng theo tiêu thức hợp lý( tỷ lệ với định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu).
- Căn cứ vào kết quả phân bổ vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:
Nợ TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp:
- Căn cứ vào kết quả phân bổ chi phí nhân công (Kể cả chi phí nhân công thuê ngoài) cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:
Nợ TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK622: Chi phí nhân công trực tiếp
Hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công:
Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí sử dụng máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy. Máy thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. Gồm những máy móc trực tiếp chuyển động bằng động cơ hơi nước, diezen, xăng, điện (Kể cả máy móc phục vụ xây lắp).
Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.
Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: Lương chính, lương phụ của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài( Chi phí sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe máy), chi phí khác bằng tiền.
Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công(đại tu, trung tu), chi phí công trình tạm thời cho máy thi công( Lều lán, bệ, đường ray chạy máy). Chi phí tạm thời có thể phát sinh trước (Được hạch toán bên Nợ TK142, TK242) sau đó sẽ dần vào Nợ TK623- Chi phí sử dụng máy thi công, hoặc phát sinh sau nhưng phải tính trước vào chi phí sản xuất xây, lắp trong kỳ do liên quan tới việc sử dụng thực tế máy thi công trong kỳ. Trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí, ghi:
Nợ TK335: Chi phí phải trả
CóTK623: Chi phí sử dụng máy thi công
Việc tập hợp chi phí và tính giá thành về chi phí sử dụng máy thi công phải được hạch toán riêng biệt theo từng máy thi công (Sẽ được hướng dẫn ở phần TK623)
Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy(chi phí thực tế ca máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:
Nợ TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK623: Chi phí sử dụng máy thi công
Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: Lương nhân viên quản lý đội sản xuất, phân xưởng, khoản trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội. Khi chi phí này phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK334,338,152,153,142,241,335,111,112
- Khi trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, ghi:
Nợ TK627: Chi phí sản xuất chung
Có TK335: Chi phí phải trả
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung liên quan đến hoạt động sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp để tập hợp chi phí sửa chữa, bảo hành và tính giá thành bảo hành, ghi:
Nợ TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK621,622,623,627
- Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Hết hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước chi phí bảo hành công trình lớn hơn chi phí trực tiếp phát sinh, phải hoàn nhập số trích trước về chi phí bảo hành còn lại, ghi:
Nợ TK335: Chi phí phải trả
Có TK711: Thu nhập khác
- Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình, hạng mục công trình có liên quan( Tỷ lệ với chi phí chân công), ghi:
Nợ TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK627: Chi phí sản xuất chung
Tài khoản 627 cuối kỳ hạch toán không có số dư. Chi phí sản xuất chung là một bộ phận của khoản mục chi phí chung xây, lắp.
Sơ đồ 1.5:Sơ đồ tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp:
TK 621,622,623,627 TK 154 TK 632
Hạch toán giá trị xây lắp cho nhà thầu phụ(ở nhà thầu chính)
- Căn cứ vào khối lượng của giá trị xây lắp do nhà thầu phụ bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK111,112,131
- Khi khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ thực hiện được xác định là tiêu thụ, ghi:
Nợ TK632: Gía vốn hàng bán
Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Đối với giá trị của khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ bàn giao cho nhà thầu chính được xác định là tiêu thụ ngay trong kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK632: Gía vốn hàng bán
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK111,112,331
(2) Phương pháp hạch toán chi phí xây lắp(Bên Có TK 154 – xây lắp)
- Các chi phí của hợp đồng không thể thu hồi( Ví dụ như không đủ tính thực thi về mặt pháp lý như có sự nghi ngờ về hiệu lực của nó hoặc hợp đồng mà khách hàng không thể thực thi nghĩa vụ của mình) phải được ghi nhận ngay là chi phí trong kỳ, ghi:
Nợ TK632: Gía vốn hàng bán
Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng có thể được giảm nếu có các khoản thu khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng. Ví dụ các khoản thu từ việc bán nguyên vật liệu thừa và thanh lý máy móc, thiết bị thi công khi kết thúc hợp đồng xây dựng.
+ Nhập kho NVL thừa, khi kết thúc hợp đồng, ghi:
Nợ TK152: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
+ Phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:
Nợ TK152: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
+ Trường hợp vật liệu thừa và khối lượng thu hồi không qua nhập kho mà tiêu thụ ngay, kế toán phản ánh qua các khoản thu bán vật liệu thừa và phế liệu, ghi giảm chi phí:
Nợ TK111,112,131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ
+ Kế toán thanh lý máy móc thi công chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng và đã trích khấu hao hết vào giá trị hợp đồng khi kết thúc hợp đồng xây dựng, ghi:
* Phản ánh số thu về máy móc thiết bị thi công,ghi:
Nợ TK111,112,131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ
* Phản ánh chi phí thanh lý máy móc, thiết bị thi công ghi:
Nợ TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK111,112
* Ghi giảm TSCĐ là máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho thanh lý, ghi:
Nợ TK214: Hao mòn TSCĐ
Có TK211: TSCĐ hữu hình
- Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp thực tế hoàn thành đưa đi tiêu thụ (Bàn giao từng phần hoặc toàn bộ cho Ban quản lý công trình bên A) hoặc bàn giao cho bên đơn vị nhận thầu chính nội bộ.
+ Trường hợp tiêu thụ, bàn giao cho bên A (Kể cả bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành theo hợp đồng khoán nội bộ, nhưng đơn vị nhận khoán tổ chức riêng hệ thống nhận khoán), ghi:
Nợ TK632: Gía vốn hàng bán
Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
+ Trường hợp sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ(Xây dựng nhà để bán) hoặc sản phẩm xây lắp hoàn thành nhưng chưa bàn giao, căn cứ vào giá thành sản phâ,r xây lắp hoàn thành để nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ, ghi:
Nợ TK155: Thành phẩm
Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
+ Trường hợp bàn giao sản phẩm hoàn thành cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp( Cấp trên, đơn vị nội bộ- do thực hiện hợp đồng khoán xây lắp nội bộ, đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng nhưng chi phí hạch toán đến giá thành sản phẩm, ghi:
Nợ TK336: Phải trả nội bộ
Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
+ Trường hợp doanh ngiệp xây lắp xây dựng công trình lán trại, nhà ở tạm, công trình phụ trợ có nguồn vốn đầu tư riêng, khi hoàn thành công trình này, ghi:
Nợ TK241: Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
+ Trường hợp doanh nghiệp thực hiện giá trị khối lượng xây lắp bảo hành công trình xây dựng, ghi:
Nợ TK627: Chi phí sản xuất chung
Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Kế toán chi phí trả trước:
Kế toán chi phí trả trước ngắn hạn:
Tài khoản sử dụng:
TÀI KHOẢN 142: CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan nhiều đến sản xuất, kinh doanh trong một năm và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc trừ vào kết quả kinh doanh của kỳ hạch toán trong niên độ kế toán.
Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan nhiều đến sản xuất, kinh doanh trong một năm nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh xây lắp trong kỳ này mà tính vào hai hay nhiều kỳ hạch toán tiếp theo trong năm.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK142- Chi phí trả trước:
Bên Nợ:
- Các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh
- Số kết chuyển một phần từ TK 641- Chi phí bán hàng và TK642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bên Có:
- Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ hạch toán
- Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK911- Xác định kết quả kinh doanh.
Số dư bên nợ:
Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa kết chuyển vào TK911
Tài khoản 142- Chi phí trả trước có hai tài khoản cấp hai:
- Tài khoản 1421- Chi phí trả trước: phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong năm.
- Tài khoản 1422- Chi phí chờ kết chuyển: phản ánh chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển vào TK911- Xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 1422 chỉ áp dụng đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, do có công trình xây lắp kéo dài trong nhiều năm tài chính trong kỳ hạch toán không có hoặc có rất ít doanh thu và được phép kết chuyển một phần chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK142 để tính trừ vào doanh thu bán hàng của kỳ hạch toán sau theo quy định chế độ tài chính hiện hành.
Phương pháp kế toán:
(1) Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước ngắn hạn (Thuê nhà xưởng, nhà kho văn phòng, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại không thuộc TSCĐ được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, ghi:
Nợ TK142: Chi phí trả trước
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK111,112,152,153,331,334,338
- Đối với chi phí trả trước ngắn hạn dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế,ghi:
Nợ TK142: Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK111,112,141,331
- Trường hợp mua dịch vụ sử dụng vào hoạt động sản xuất xây lắp thuộc thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ liên quan tới nhiều kỳ kinh doanh, ghi:
Nợ TK142: Chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK111,112,331
(2) Định kỳ tiến hành tính trước chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:
Nợ TK623,627,641,642
Có TK 142: Chi phí trả trước
- Đối với công cụ dụng cụ xuất một lần có giá trị lớn phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm thì có hai phương pháp phân bổ:
+ Phân bổ hai lần
+ Phân bổ nhiều lần
2.1 Phân bổ hai lần:
- Khi xuất công cu dụng cụ căn cứ vào phiếu xuất kho,ghi:
Nợ TK142: Chi phí trả trước
Có TK153: Công cụ dụng cụ
- Đồng thời tiến hành phân bổ lần đầu(bằng 50%giá trị nguyên vật liệu xuất dùng)
Nợ TK623,627,641,642
Có TK142: Chi phí trả trước ngắn hạn
- Khi báo hỏng, báo mất hoặc hết thời hạn sử dụng theo quy định các công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo công thức:
Gía trị công cụ bị
Số phải phân hỏng, bị mất Gía trị phế liệu Khoản bồi thường
bổ hai lần = - thu hồi nếu có – vật chất(nếu có)
2
Kế toán ghi:
Nợ TK152: Chi phí NVLTT
Nợ TK138: Phải thu khác
Nợ TK623,627,641,642
Có TK142: Chi phí trả trước
2.2 Trường hợp phân bổ nhiều lần:
Khi xuất dùng công cụ dụng cụ hoặc bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê phải căn cứ vào giá trị, thời gian và mức độ tham gia của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh để xác định số lần phải phân bổ và mức chi phí mỗi lần phân bổ cho từng loại công cụ dụng cụ. căn cứ để xác định mức chi phí mỗi lần có thể là thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ mà công cụ tham gia sản xuất kinh doanh trong từng kỳ hạch toán.
Trong cả hai trường hợp phân bổ hai lần và phân bổ nhiều lần kế toán đều phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí để đảm bảo tổng số chi phí phân bổ phù hợp với số chi phí đã phát sinh và đúng đối tượng chịu chi phí.
(3) Cuối kỳ kế toán, một phần chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ở hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài không có hoặc có ít doanh thu được kết chuyển vào TK142- Chi phí trả trước như một khoản chi phí trả trước chờ kết chuyển.
Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK142: Chi phí trả trước
Có TK641, 642
- Sang kỳ kế toán sau, căn cứ vào khối lượng doanh thu thực hiện, kế toán tính toán và kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiêp từ TK1422- Chi phí chờ kết chuyển vào TK911- Xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK1422: Chi phí chờ kết chuyển
(4) Trường hợp chi phí trả trước ngắn hạn là chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh một lần quá lớn phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán, khi công việc kế toán hoàn thành kế toán ghi:
Nợ TK142: Chi phí trả trước
Có TK241: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
(5) Tính và phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK623: Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK641: Chi phí bán hàng
Nợ TK642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK142: Chi phí trả trước
(6) Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như: đàm phán, ký kết hợp đồng, ghi:
Nợ TK142: Chi phí trả trước
Có TK111,112
(7) Trường hợp doanh nghiệp trả trước ngắn hạn lãi tiền vaycho bên cho vay, ghi:
Nợ TK142: Chi phí trả trước
Có TK111,112
- Định kỳ khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ, ghi:
Nợ TK627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK241: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK635: Chi phí phải trả
Có TK142: Chi phí trả trước
Kế toán chi phí trả trước dài hạn:
Tài khoản sử dụng:
TÀI KHOẢN 242 – CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của kì kế toán sau.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 242 – chi phí trả trước dài hạn
Bên Nợ:
- Chi phí trả trước dài hạn phát sinh trong kỳ
- Phản ánh số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản khi hoàn thành đầu tư.
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và cho thuê lại là cho thuê hoạt động hoặc là thuê tài chính.
Bên Có:
- Các khoản chi phí trả trước dài hạn phân bổ vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- Phản ánh số phân bổ chênh lệch trong tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ(lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản vào chi phí tài chính.
- Phân bổ số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và cho thuê lại vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời hạn cho thuê lại tài sản.
Số dư bên nợ:
- Các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của năm tài chính.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư XDCB khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý tại thời điểm lập bảng CĐKT cuối năm tài chính.
Phương pháp kế toán:
(1) Khi phát sinh các khoản chi phí thành lập doanh nghệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, ghi:
- Nếu chi phí phát sinh không lớn thì ghi nhận toàn bộ vào chi phí SXKD trong kỳ, ghi:
Nợ TK641: Chi phí bán hàng
Nợ TK642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK111,112,152,153,331,334
- Nếu chi phí phát sinh lớn phải phân bổ dần vào chi phí SXKD của nhiều năm tài chính thì khi phát sinh chi phí được tập hợp vào TK242- Chi phí trả trước dài hạn, ghi:
Nợ TK242: Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK111,112,152,153,331,334,338
- Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:
Nợ TK641,642
Có TK242: Chi phí trả trước dài hạn
(2) Khi trả trước tiền thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng theo phương pháp thuê hoạt động và phục vụ hoạt động kinh doanh cho nhiều năm, ghi:
Nợ TK242: Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112
- Định kỳ tiến hành phân bổ theo tiêu thức hợp lý chi phí thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng vào chi phí SXKD, ghi:
Nợ TK623,627,641,642
Có TK242: Chi phí trả trước dài hạn
Chương 2.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THỤ VIÊN
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Xây dựng Thụ Viên:
Công ty TNHH xây dựng Thụ Viên được thành lập vào ngày 5/3/1999 theo giấy phép thành lập số : 469/TL-DN do UBND TP HCM cấp và Giấy phép đăng kí kinh doanh số: 070544 do Sở KH- ĐT TP HCM cấp.
Tên doanh nghiệp : CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THỤ VIÊN
Tên giao dịch : T.VICO COMPANY LTD
Trụ sở chính : 95/4 Trương Vĩnh Ký, P.12,Quận Tân Bình,TP HCM
Chi nhánh : 66 Bàu Cát 3, P.14, Quận Tân Bình, TP HCM.
Điện thoại : (08)38493622 Fax: (08)38494855
Email : Thuvientv@gmail.com
Tài khoản VNĐ số : 710A.05685 Ngân hàng CôngThươngCN12TP HCM.
Mã số thuế : 0301712868.
Giám đốc : Vũ Trường Sơn.
Vốn điều lệ : 20.200.000.000 đồng.
Trải qua 10 năm hình thành và phát triển, từng bước công ty đã tạo đuợc uy tín và ngày càng khẳng định thương hiệu của công ty trong lĩnh vực xây dựng. Công ty đã tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư lớn.Bằng chứng thiết thực cho việc này là trong những năm gần đây công ty đã thực hiện nhiều công trình xây dựng có vốn đầu tư lớn, đòi hỏi kĩ thuật cao.
Để chứng minh cho ý kiến của mình thêm phần khách quan, xin đưa ra dưới đây một số công trình tiêu biểu do công ty thực hiện trong thời gian qua:
Bảng 1. NHỮNG CÔNG TRÌNH TIÊU BIẾU
STT
CHỦ ĐẦU TƯ
TỔNG GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG
HẠNG MỤC
1
Công ty TNHH sản xuất vải sợi Nguyên Phi
2.962.000.000
Xưởng sản xuất
2
DNTN Tân Minh
3.215.000.000
Xưởng &VP dệt, nhuộm
3
DNTN dệt, nhuộm Phú Lộc
3.457.000.000
Xưởng dệt, nhuộm + biệt thự
4
Công ty liên doanh Mercedes_benz Việt Nam
3.520.000.000
Bãi đậu xe + nhà xưởng
5
Công ty TNHH Minh Nhật
3.756.000.000
Nhà máy sản xuất bột mì- Vĩnh Lộc
6
Công ty TNHH Trung Nam (Hải Phòng)
9.760.000.000
Nhà máy sản xuất bột mì + kho nguyên liệu
7
Công ty TNHH Trung Nam 1 (Bình Dương )
6.370.000.000
Nhà máy sản xuất bột mì+ kho nguyên liệu+ đóng gói.
8
TT TDTT Công an TP. Hồ Chí Minh
880.000.000
Sân Tennis
9
Ban quản lí Dự Án Xuyên Á
167.000 USD
Nhà tư vấn cụm A2
10
Công ty TNHH An Hưng
4.100.000.000
Nhà kho + nhà xưởng + văn phòng
11
Công ty TNHH Sứ kĩ thuật Minh Long 2- Bình Dương
11.980.000.000
Nhà xưởng sản xuất
12
Công ty cổ phần may sài Gòn 2
12.730.000.000
Tòa nhà nguyên phụ liệu ngành may(sanding- Tam)
13
Công ty TNHH dệt may nguyên Dung(Paltal)
3.400.000.000
Nhà xưởng sản xuất
14
Công ty Mercedes_benz Việt Nam
15.780.000.000
Nhà xưởng sản xuất
15
Nhà ở Phạm Hữu Lộc
5.457.000.000
Nhà ở
Dưới đây là hình ảnh một số công trình mà công ty đã thực hiện trong những năm hoạt động hoạt động vừa qua :
Hình ảnh 1: Công trình công ty XNK Thành Đạt
Hình ảnh 2 : Thi công cọc ép tại công trình xưởng sản xuất vải Phú Lộc
Hình ảnh 3: Thi công khung kèo thép nhà xưởng công ty dệt may Nguyên Dung
Hình ảnh 4 : Công trình sân tennis Vĩnh Châu – Sóc Trăng
Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty TNHH xây dựng Thụ Viên:
Chức năng:
Xây dựng:
Xây dựng công nghiệp và dân dụng.
Sản xuất, lắp dựng cấu kiện thép.
San lấp mặt bằng.
Thi công lắp đặt hệ thống điện, nước sau điện kế và thủy lượng kế.
Sản xuất:
Sản xuất khung kho dạng Tiệp- Dạng Zamil.
Sản xuất các phụ kiện sân Tennis.
Cung cấp Độc quyền Sơn mặt sân Tennis hiệu Hawker.
Tư vấn:
Đặc biệt ty TNHH xây dựng Thụ Viên sẵn sàng phục vụ tư vấn đầu tư, tiến hành thực hiện mọi thủ tục pháp lý cho các dự án như: thuê đất, thủ tục vay vốn ngân hàng, công tác khảo sát địa chất, giấy phép xây dựng, công tác thiết kế thi công, thẩm định xây dựng, PCCC, môi trường, giấy phép hoàn công….
Nhiệm vụ hoạt động:
Hoạt động theo đúng chức năng đã ghi trong giấy phép kinh doanh và tuân thủ theo đúng pháp luật Việt Nam.
Đảm bảo hạch toán độc lập và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
Tuân thủ đúng quy định, chính sách của Nhà nước đối với người lao động.
Không ngừng mở rộng và đổi mới cơ chế, chính sách, chiến lược kinh doanh nhằm tìm ra các biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, duy trì và ngày càng nâng cao hơn nữa chiến lược kinh doanh có hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
2.3. Quy trình làm việc tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên:
“ Chất lượng trên hết, phục vụ tốt nhất, giá cả hợp lí” là quan tâm hàng đầu của công ty TNHH xây dựng Thụ Viên.
Chủ đầu tư chỉ cần cho công ty biết ý tưởng ban đầu về dự án. Công ty TNHH xây dựng Thụ Viên sẽ thực hiện tất cả các giai đoạn bao gồm: san lấp mặt bằng, thiết kế sơ bộ, dự toán công trình, giấy phép xây dựng, thi công công trình, giấy phép hoàn công….
Công ty TNHH xây dựng Thụ Viên sẽ biến các ý tưởng của chủ đầu tư thành hiện thực trong thời gian sớm nhất.
Công ty TNHH xây dựng Thụ Viên cam kết luôn hòan thành đúng chất lượng kĩ thuật và tiến độ công trình như thỏa thuận ban đầu.
Công ty đầu tư và sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại, phù hợp tính chất công việc
Bảng 2. BẢNG KÊ THIẾT BỊ THI CÔNG
STT
Mô Tả Chi Tiết
Số Lượng
Xuất Xứ
Công Suất
1
Bơm hút bùn
2
Nhật
5Hp
2
Máy đầm dùi
2
Nhật
2Hp
3
Máy trộn Bê-tông
6
VN
3Hp
4
Máy khoan Bê-tông
1
Đài Loan
360w
5
Giàn giáo 1.7m
35
VN
6
Giàn giáo 1.53m
20
VN
7
Máy gia công sắt
1
VN
1000w
8
Máy dập sắt
1
VN
1500w
9
Máy uốn sắt
1
VN
3Hp
10
Máy cắt Bê-tông
1
Nhật
11Hp
11
Máy xoa nền
4
Nhật
3Hp
12
Máy kinh vĩ
1
Đức
13
Máy thủy bình
1
Nhật
14
Máy cắt sắt
2
Đài Loan
3Hp
15
Máy mài
2
Đài Loan
360w
16
Máy rửa xe
2
Đài Loan
1Hp
17
Máy hàn
10
VN
300A
18
Máy khoan
10
Nhật
360w
19
Máy tời điện
5
Nhật
500kg
20
Máy cưa
2
Đài Loan
1500w
21
Máy nén khí
2
Đài Loan
10kg/m3
22
Máy cắt gạch
3
Nhật
1Hp
23
Máy đục Bê-tông
1
Nhật
500w
24
Xe lu 1
1
Nhật
10 tấn
25
Xe lu 2
1
Nhật
5 tấn
26
Xe đào đất
1
Nhật
0.5m2
27
Xe ủi đất KOMAT
1
Nhật
D30P
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty TNHH xây dựng Thụ Viên:
Tổ chức nhân sự:
Công ty TNHH xây dựng Thụ Viên với đội ngũ chuyên gia, kĩ sư, kiến trúc sư, công nhân kĩ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ các thiết bị thi công hiện đại, đã thực hiện thành công rất nhiều dự án lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh……
Từ khi thành lập đến nay công ty TNHH xây dựng Thụ Viên đã không ngừng nâng cao và phát triển về cả số lượng và trình độ đội ngũ nhân viên. Hiện nay với sự phát triển và phù hợp với đặc thù kinh doanh của ngành xây dựng, công ty có tổng số 215 nhân viên .Trong đó bao gồm:
Đại học : 6 nhân viên (gồm có Kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng, điện, cơ khí…).
Trung cấp : 9 nhân viên.
Công nhân kĩ thuật : 200 công nhân kĩ thuật lành nghề.
Trong công ty các nhân viên đều làm việc với tinh thần nhiệt tình và sáng tạo do được làm việc đúng với khả năng và năng lực hiện có của mình.
Sơ đồ bộ máy quản lý:
Phòng Kỹ Thuật
Phòng hành chính nhân sự
Ban Giám Đốc
Phòng Kế Toán
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Ban giám đốc : gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc.
+ Giám đốc : là người đứng đầu công ty và chịu trách nhiệm điều hành mọi họat động của công ty.
+ Phó giám đốc : là người giúp việc cho Giám đốc trong công tác lãnh đạo Công ty. Thay mặt giám đốc quản trị điều hành mọi công tác khi Giám đốc đi vắng
Phòng kĩ thuật:
Do trưởng phòng điều hành, có nhiệm vụ thiết kế kĩ thuật các công trình và lên kế hoạch chi tiết về nguyên vật liệu, tiến độ thi công và kiểm tra, giám sát chất lượng công trình.
Phòng hành chính nhân sự:
Do Trưởng phòng điều hành có nhiệm vụ quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản trị hành chính văn thư lưu trữ, tuyển dụng, giải quyết các vấn đề tiền lương, chế độ chính sách cho công nhân viên, công tác đời sống và trật tự an toàn Công ty.
Phòng kế tóan:
Do kế toán trưởng điều hành có nhiệm vụ hạch toán, phân bổ chi phí, tổng hợp, quyết toán theo Luật kế toán đã ban hành. Lập báo cáo sản xuất, báo cáo tài chính đúng kỳ.
Tổ chức kế toán:
Thủ Quỹ
Kế Toán Thanh Toán
Kế Toán Tổng Hợp
Kế Toán Kho
Kế Toán Trưởng
Sơ đồ bộ máy kế toán:
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng:
Là người đứng đứng đầu bộ máy kế toán, chỉ đạo và hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán tại công ty. Lên kế hoạch tài chính, tham mưu, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và pháp luật về công việc thuộc phạm vi quyền hạn của kế toán trưởng.
Thực hiện kế hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ của đội ngũ kế toán trong công ty ngày càng lớn mạnh.
- Kế toán tổng hợp:
Là người hỗ trợ cho kế toán trưởng, giúp đỡ các kế toán viên trong việc kiểm tra đối chiếu số liệu.Là người tổng hợp báo cáo cho công ty và tổ chức kiểm tra định kì.
- Kế toán kho:
Theo dõi tình hình xuất nhập vật tư của công ty.
Theo dõi vật tư của từng công trình riêng.
- Kế toán thanh toán:
Là người chịu trách nhiệm theo dõi và phản ánh các khoản thu_chi bằng tiền mặt và theo dõi các khoản thu_chi bằng tiền gởi ngân hàng, các khoản vay theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc của công ty.
Cuối ngày, đối chiếu số dư tài khoản tiền mặt với thủ quỹ.
Hằng ngày giao dịch với ngân hàng mà công ty mở tài khoản để theo dõi lượng tiền mà khách hàng trả vào tài khoản hay lượng tiền mà các chi nhánh chuyển về bằng chuyển khoản hay kiểm tra, đối chiếu và làm các thủ tục thanh toán tiền cho khách hàng bằng chuyển khoản.
Cung cấp số dư hằng ngày cho kế toán thanh toán để có kế hoạch thanh toán hợp lý.
Đối chiếu định kỳ với sổ phụ ngân hàng, với kế toán công nợ mỗi cuối tháng và trước khi thanh toán công nợ với khách hàng.
Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản thanh toán của công ty.
Ngòai ra, còn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra công nợ với khách hàng, với nhà cung cấp, lên kế hoạch đòi nợ, trả nợ khi công nợ đến hạn. Làm việc trực tiếp với khách hàng để thỏa thuận việc trả nợ, thu hồi nợ, đối chiếu công nợ hàng tháng với khách hàng.
Lập kế hoạch thu hồi_thanh toán công nợ đến hạn cho kế toán trưởng.
Đối chiếu định kỳ với kế toán thanh toán, kế toán tiền gởi ngân hàng về các khoản phát sinh tăng cũng như phát sinh giảm công nợ phải thu, phải trả
Theo dõi, kiểm tra các khoản vay, ngày đến hạn thanh toán, tính lãi các khoản vay ngắn, trung và dài hạn.
- Thủ quỹ:
Chịu trách nhiệm trực tiếp thu_chi tiền mặt sau khi có chứng từ từ kế toán thanh toán chuyển sang.
Thực hiện kiểm kê quỹ định kỳ, đối chiếu sổ quỹ với kế toán thanh toán, kế toán tiền gởi.
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty :
- Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch
- Đơn vị tiền tệ thống nhất sử dụng trong ghi chép là Tiền đồng Việt Nam.
- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định : theo nguyên giá
- Khấu hao tài sản cố dịnh theo phương pháp đường thẳng.
- Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: sử dụng hình thức Nhật kí chung.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : kê khai thường xuyên
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho : theo giá thực tế
- Đơn vị tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : bình quân gia quyền.
- Công ty sử dụng phần mềm kế toán của công ty cổ phần phần mềm Boro.
Sơ đồ 2.4.3 : Sơ dồ hạch tóan theo hình thức Nhật kí chung công ty áp dụng
Sổ nhật kí chung
Sổ cái
Bảng cân đối số dư và số phát sinh
Sổ, thẻ kế tóan
chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Chứng từ gốc
Ghi chú:
Ghi hàng ngày hay định kì
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Kế toán tổng hợp sẽ tiến hành ghi vào sổ Nhật ký chung ( công ty không sử dụng các loại sổ nhật ký đặc biệt mà ghi thẳng vào Nhật ký chung ). Sau đó căn cứ trên sổ Nhật ký chung mà ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đến kỳ lập báo cáo tài chính kế toán sẽ cộng số liệu trên Sổ cái lập bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài khoản, hoàn thành báo cáo tài chính.
Đối thủ cạnh tranh :
2.5.1. Các đối thủ cạnh tranh
v Công ty cổ phần xây dựng số 1 - COFICO
Trong những năm qua, COFICO đã tạo được những tiếng vang về chất lượng, hiệu quả cũng như ứng dụng thành công các phương pháp và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng. Cùng với các đối tác tên tuổi khác trên thế giới, COFICO đã thực hiện thành công nhiều công trình lớn, góp phần khẳng định vị thế của COFICO trong ngành xây dựng.
COFICO hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực, nhưng đề tài chỉ đưa ra một vài lĩnh vực mà COFICO cạnh tranh trực tiếp với Thụ Viên:
§ Tổng thầu xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
COFICO có thế mạnh đặc biệt trong lĩnh vực tổng thầu xây dựng, thực hiện trọn gói dự án từ khâu thiết kế, thi công xây dựng công trình cho đến cung cấp thiết bị công nghệ, lập dự án đầu tư xây dựng và trang trí nội ngoại thất cho nhiều công trình có quy mô lớn.
Nguyên tắc hoạt động của COFICO trong lĩnh vực này là giám sát chặt chẽ từng giai đoạn thi công công trình với tinh thần trách nhiệm cao và cung cấp kịp thời toàn bộ các phương tiện, dịch vụ cần thiết cho dự án. Các công trình do COFICO xây dựng đều được đánh giá cao về tính an toàn, bền vững và hiện đại cũng như các vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh công trình
§ Xây dựng cơ sở hạ tầng
Các công trình xây dựng cầu đường, sân bay, bến cảng luôn đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao cũng như kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, COFICO đã giành được sự tín nhiệm của các khách hàng trong lĩnh vực xây dựng các công trình công cộng.
v Công ty cổ phần xây dựng và thiết kế số 1 (DECOFI)
Lúc đầu là công ty Nhà nước, kể từ năm 2003 công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần, hoạt động ở các lĩnh vực:
Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
Thiết kế, lập dự toán các công trình dân dụng và công nghiệp.
Tư vấn đầu tư xây dựng; thẩm định thiết kế và dự toán.
Giám sát thi công; kiểm định chất lượng xây dựng cơ bản.
Sản xuất VLXD, sản xuất các cấu kiện thép chuyên dùng trong ngành xây dựng.
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên dùng cho ngành xây dựng.
Kinh doanh bất động sản và cơ sở hạ tầng.
Trong thời gian qua, Công ty DECOFI đã không ngừng cải tiến sắp xếp bộ máy quản lý, nhân sự, đầu tư máy móc, trang thiết bị chuyên dùng, mở rộng các mối quan hệ bên ngoài, chú trọng đến việc nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ công nhân viên và công nhân xây dựng. Vì thế, năng lực sản xuất của Công ty DECOFI ngày càng nâng cao, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên, mở rộng họat động sản xuất kinh doanh, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
v Công ty TBS
TBS được thành lập ngày 27/4/2004, là công ty 100% vốn đầu tư của Australia đi tiên phong trong việc cung cấp giải pháp xây dựng tổng thể từ Tư vấn – Thiết kế: Sản xuất – Chế tạo; Thi công – lắp dựng đến Quản lý dự án các công trình xây dựng, thương mại và công nghiệp.
TBS thể hiện sự kết hợp hài hòa trong việc ứng dụng công nghệ cũng như kỹ thuật xây dựng hiện đại của Australia và Việt Nam.
Nhà thầu chính của các công trình xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam và Quốc tế: Nhà xưởng Vinamilk, Dutch Lady, nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh Đa Quốc Gia, Maxport, Rapexco, Vinawood, VTC…
v Công Ty Cổ Phần Minh Tiến
Công Ty Cổ Phần Minh Tiến được thành lập vào ngày 15 tháng 04 năm 2005 và tự hào là một công ty thành viên và có những đóng góp quan trọng vào sự thành công của tập đoàn Bitexco.
Trụ sở chính Công Ty Cổ Phần Minh Tiến tọa lạc ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và có chi nhánh tại Hà Nội. Với đội ngũ trên 1,500 lao động ở cả Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mục tiêu ưu tiên của Minh Tiến là đáp ứng được những yêu cầu và đảm bảo quyền lợi của khách hàng và các nhà đối tác.
Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh chính của Công Ty Cổ Phần Minh Tiến là thi công hoàn thiện công trình dự án xây dựng. Minh Tiến hơn hẳn đối thủ cạnh trạnh vì có các lợi thế về: các dịch vụ, nhân viên lành nghề, công nghệ tiên tiến. Chúng tôi tự hào được lựa chọn là nhà thầu chính thi công hoàn thiện các công trình, căn hộ sang trọng và cao cấp ở Việt Nam như: The Manor & the Officetel ở thành phố Hồ Chí Minh; The Manor & the Villa ở Hà Nội.
Với nguồn lực dồi dào có tay nghề cao và hệ thống quản lý tốt, Minh Tiến đã tạo dựng được lòng tin nơi khách hàng bằng chất lượng và thời hạn hoàn thành. Để đón đầu thị trường và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất với giá cạnh tranh cho khách hàng, công ty không ngừng phân tích, nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao các nguồn lực.
Hiện tại Minh Tiến đã mở rộng kinh doanh bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực khác như: Dự Án đầu tư và phát triển thủy điện Nho Quế; nhà máy sản xuất đá Tiến Phong, Cty cơ khí Minh Quang, v.v. Để trở thành đối tác chiến lược uy tín, Minh Tiến luôn tìm kiếm các đối tác tiềm năng và các cơ hội kinh doanh để đầu tư và hợp tác.
2.5.2. Khả năng cạnh tranh của Thụ Viên
Có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói chung tại TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên ở đây đề tài chỉ liệt kê ra 4 doanh nghiệp có quy mô và lĩnh vực xây dựng tương đương với Thụ Viên. Và phân tích dưới đây sẽ theo thứ tự từ lớn đến nhỏ theo quy mô, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Trong 4 doanh nghiệp nói trên, Công ty cổ phần xây dựng số 1 (COFICO) được xem là đơn vị có quy mô nhất. Đồng thời đó cũng là công ty có bề dày lịch sử cùng với những công trình xây dựng nhà máy từ năm 1998 đến nay cho các thương hiệu nổi tiếng như Unilever, P&G, Nestle Milk, Kinh Đô, Red bull, Cadivi, Tribico…Đây chỉ là những công trình tiêu biểu của COFICO chỉ xét về khía cạnh xây dựng nhà xưởng, tuy nhiên qua đó chúng ta có thể được sự lớn mạnh của doanh nghiệp này trong ngành xây dựng. Điều đó đồng nghĩa với việc đây là một đối thủ cạnh tranh lớn với Thụ Viên.
Công ty cổ phần xây dựng và thiết kế số 1 (DECOFI) cũng là một doanh nghiệp có thế mạnh về thiết kế và thi công nhà xưởng. Khách hàng chủ yếu của DECOFI là các công ty nằm trong khu vực các khu công nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An. Một số khách hàng có thể kể đến như DONA PACIFIC, SANLIM FURNITURE VIỆT NAM, JOHNSON WOOD, DID ELECTRONICS (VIỆT NAM), KIYOKAWA VIỆT NAM,….Bên cạnh đó, DECOFI cũng chú trọng vào việc thực hiện các công trình dân dụng như NHÀ ĐIỀU HÀNH KHU CHẾ XUẤT LINH TRUNG 2, cụm các nhà nghỉ và văn phòng làm việc tại TP.Hồ Chí Minh,…Điểm chung của tất cả các công trình là đều có diện tích sàn xây dựng tương đối lớn (trung bình khoảng từ 10.000 m2 trở lên). Điều đó đồng nghĩa giá trị của các hợp đồng rất lớn. Sự hùng mạnh về khả năng tài chính kéo theo sự đa dạng hóa về lĩnh vực xây dựng đã giúp cho DECOFI chiếm lĩnh được thị trường. Đây là điều mà cho tới nay Thụ Viên chưa làm được.
Minh Tiến và TBS có thể xem là các doanh nghiệp theo sau Thụ Viên. Với chỉ 4, 5 năm hoạt động trên thị trường xây dựng, rõ ràng số lượng công trình mà 2 đơn vị này đã thực hiện tương đối ít. Một vài công trình tiêu biểu có thể kể đến như Phú Hiệp showroom, VINAWOOD FACTORY, CACBONVIETNAM FACTORY, DUTCH LADY FACTORY. Tuy nhiên đối với TBS, bản thân là một doanh nghiệp có vốn đầu tư hoàn toàn từ Australia, do đó khả năng tài chính của doanh nghiệp này tương đối mạnh, điều đó sẽ hứa hẹn vào tương lai không xa sẽ là một doanh nghiệp mạnh trong ngành xây dựng. Còn với Minh Tiến, doanh nghiệp này đang cố gắng khẳng định tên tuổi của mình. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, đơn vị này còn là thành viên các hoạt động xã hội, các hiệp hội, các tổ chức (Hội chữ thập đỏ, Hội Doanh Nhân Trẻ TP.Hồ Chí Minh, Phòng thương mại & công nghiệp Việt Nam - VCCI). Những hoạt động này sẽ góp phần cho Minh Tiến khuếch trương thương hiệu của mình, quảng bá và phát triển ra thị trường thế giới.
Với những phân tích, nhận định trên, chúng ta đã phần nào xác định được tọa độ của Thụ Viên trên bản đồ thị trường xây dựng. Thụ Viên vẫn chưa thực sự lớn mạnh so với đối thủ, so với sự lớn mạnh, sự phát triển của khách hàng, của nền kinh tế. Có nhiều nguyên nhân khác nhau để lý giải cho vấn đề này. Tuy nhiên đây là đề tài thuộc phạm trù kế toán nên sẽ không đi sâu phân tích, giải quyết vấn đề vốn thuộc về phạm vi kinh doanh, marketing.
Kinh tế hội nhập, nhu cầu về xây dựng các hạng mục, phân xưởng,…ngày càng tăng để phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Hơn nữa ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Điều đó đòi hỏi Thụ Viên ngày càng hoàn thiện hơn nữa về nhiều mặt, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, tạo dựng thương hiệu trong phạm vi trong nước cũng như thế giới.
Tình hình hoạt động của công ty trong giai đoạn 2005-2008 :
Trong những năm gần đây, công ty TNHH xây dựng Thụ Viên hoạt động khá ổn định. Dù chịu ảnh hưởng của thị trường ngành xây dựng Việt Nam và biến động xấu của nền kinh tế thế giới nhưng công ty vẫn làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả của từng năm phản ánh rất rõ sự biến động của thị trường ngành xây dựng nói chung và hiệu quả kinh doanh của công ty nói riêng. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn qua so sánh các số liệu cụ thể từng năm về tình hình doanh thu và kết quả hoạt động của công ty trong giai đoạn 2005-2008.
Tình hình Doanh thu của công ty trong giai đoạn 2005- 2008 :
Biểu đồ 2.6.1. BIỂU ĐỒ DOANH THU, LỢI NHUẬN
ĐVT: VNĐ
. Kết quả hoạt động của công ty trong giai đoạn 2005- 2008 :
Bảng 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Ngày 31 tháng 12
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
56.114.867.761
61.871.600.666
67.114.867.761
62.221.467.334
2. các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về BH và c/c DV
56.114.867.761
61.871.600.666
67.114.867.761
62.221.467.334
4. Giá vốn hàng bán
52.023.553.007
57.502.350.008
63.033.353.007
60.127.891.223
5. Lợi nhuận gộp về BH và c/c DV.
4.091.314.754
4.369.250.658
4.081.514.754
2.093.576.111
6. Doanh thu hoạt động tài chính
22.083.544
40.835.551
22.083.544
120.087.200
7. Chi phí tài chính
- trong đó: chi phí lãi vay
150.379.451
150.379.451
132.379.452
132.379.452
150.379.451
150.379.451
120.087.200
120.087.200
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lí doanh nghiệp
746.232.580
74.623.117
746.232.580
675.213.218
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
3.216.786.267
4.203.083.640
3.206.986.267
1.418.362.893
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
3.216.786.267
4.203.083.640
3.206.986.267
1.418.362.893
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
900.700.155
1.176.863.419
897.956.155
397.141.610
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
2.316.086.112
3.026.220.221
2.309.030.112
1.021.221.283
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(Nguồn từ phòng kế toán công ty)
Nhận xét:
Qua biểu đồ và bảng so sánh số liệu trên ta thấy:
Năm 2005, doanh thu đạt 56.114.867.761đ trong đó Lợi nhuận trước thuế là 3.216.786.267 đ chiếm tỷ lệ 5.73% DT. Đến năm 2006, mức doanh thu là 61.871.600.666đ so với năm 2005 thì tăng 5.756.732.905đ, trong đó lợi nhuận trước thuế là 4.203.083.640 tương đương 6.79% DT. Năm 2007, Doanh thu là 67.114.867.761đ, tăng 5.243.267.095đ nhưng mức lợi nhuận trước thuế là 3.206.986.267đ giảm 996.097.373đ so với mức lới nhuận trước thuế của năm 2006, chiếm 4.78% DT. Đến năm 2008, doanh thu là 62.221.467.334đ tăng so với các năm 2005,2006 nhưng lại giảm 4.893.409.427đ, lợi nhuận trước thuế chiếm 2.28% DT. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất từ năm 2005-2008.
Qua phân tích ta thấy, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng, giảm khác nhau qua từng năm. Tuy các từ năm 2005-2008 công ty đều có lợi nhuận, không bị thua lỗ nhưng doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng không đều qua từng năm. Năm 2006 so với năm 2005 thì lợi nhuận tăng tỷ lệ thuận với doanh thu, nhưng năm 2007,2008 dù doanh thu có tăng so với năm 2005,2006 nhưng lợi nhuận lại bị sụt giảm đáng kể do ảnh hưởng của thị trường xây dựng Việt Nam cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Phương hướng phát triển của công ty :
Đầu tư trang thiết bị hiện đại để đáp ứng yêu cầu kĩ thuật của các công trình lớn.
Nâng cao tay nghề của các công nhân kĩ thuật để nâng cao chất lượng thi công cũng như năng suất lao động.
Mở rộng thị trường ra các tỉnh Miền Đông Nam Bộ vì đây là khu vực có sự phát triển kinh tế cao và nhất là về cơ sở hạ tầng vât chất (hiện nay thị trường chính của công ty chủ yếu lả TP HCM và Bình Dương).
Phát huy năng lực sẵn có, có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để nâng cao năng lực quản lý, đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.
Trên đây là một số nét chính về quá trình thành thành lập và hoạt động, phát triển của công ty TNHH xây dựng Thụ Viên. Qua những giới thiệu trên ta có thể nhận thấy được phần nào những mặt mạnh, mặt yếu cũng như tiềm năng và phương hướng phát triển của công ty.
Chương 3
THỰC TẾ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THỤ VIÊN
MÔ TẢ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP :
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích lũy cùng với vốn đầu tư của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
So với các ngành khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế - kĩ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật chất kiến trúc,.. có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất xây lắp lâu dài…Do đó, việc tổ chức và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán ( dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, cón các điều kiện sản xuất như xe, máy móc, trang thiết bị thi công, lao động…phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. đặc điểm này làm cho công tác quản lí, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết, dễ mất mát, hư hỏng…
Sản xuất xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô , tính chất phức tạp về kĩ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia làm nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động rất lớn của nhiều nhân tố môi trường như: nắng, mưa, lũ lụt…đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lí, giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán.
Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất, vừa phải đảm bảo phù hợp với đặ thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp.
Tổ chức sản xuất:
Do đặc thù của ngành xây dựng nên việc sản xuất của công ty TNHH xây dựng Thụ Viên được chia thành nhiều đội khác nhau. Mỗi đội phụ trách một nhiệm vụ khác nhau trong quá trình lập dự toán, đấu thầu, thiết kế và thi công mỗi công trình, hạng mục công trình.
Mỗi sản phẩm xây lắp có quy mô, tính chất và yêu cầu khác nhau về kĩ thuật nên đòi hỏi có sự gắn kết và thống nhất giữa các khâu sản xuất hay chính là các đội sản xuất của công ty để đảm bảo chất lượng công trình.
Công ty TNHH xây dựng Thụ Viên chia thành 2 bộ phận cơ bản phụ trách các nhiệm vụ chuyên biệt:
Bộ phận Văn phòng: gồm phòng kế toán và phòng kĩ thuật, trong đó:
+ Phòng kĩ thuật: có nhiệm vụ lập dự toán công trình, thiết kế chi tiết và lập hồ sơ đấu thầu các công trình hay liên hệ với các chủ đầu tư công trình.
+ Phòng kế toán: theo dõi công trình, theo các đề xuất của phòng kĩ thuật để thu mua vật tư phù hợp với yêu cầu kĩ thuật của công trình, hạng mục công trình.Ngoài ra còn theo dõi và phản ánh các chi phí phát sinh, tập hợp chi phí, tính giá thành và ghi nhận doanh thu công trình, hạng mục công trình.
Bộ phận công trình: được chia thành nhiều đội phụ trách các công việc khác nhau,như:
+ Đội xây tô : chịu trách nhiệm phần xây và tô công trình, hạng mục công trình.
+ Đội điện : chịu trách nhiệm phần điện cho công trình, hạng mục công trình
+ Đội cơ khí: chịu trách nhiệm thi công phần khung, phần cơ khí của công trình, hạng mục công trình.
+ Đội sơn nước : chịu trách nhiệm thi công phần sơn nước cho công trình, hạng mục công trình.
Tùy theo quy mô và yêu cầu kĩ thuật của từng công trình mà công ty tổ chức bao nhiêu đội thi công để đáp ứng chất lượng và tiến độ của công trình.
Đối tượng tập hợp chi phí: từng quy cách sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành: là từng công trình hoàn thành hoặc từng hạng mục công trình theo hợp đồng kí với chủ đầu tư hoặc từng giai đoạn hạch toán theo yêu cầu của chủ đầu tư.
+ Công trình hoàn thành: là công trình hoàn thiện theo đúng yêu cầu của hợp đồng và đã làm thủ tục bàn giao công trình cho chủ đầu tư.
+ Hạng mục công trình: là công trình lớn được chia thành nhiều hạng mục nhỏ đề thi công và khi hoàn thiện hạng mục nào thì làm thủ tục bàn giao cho chủ đầu tư và tính giá thành từng hạng mục đó.
+ Từng giai đoạn hạch toán: là trong quá trình thi công công trình theo yêu cầu của chủ hợp đồng thì sau một khoảng thời gian thi công (ví dụ 3 tháng) công ty phải tiến hành hạch toán và xuất hóa đơn một lần cho đến khi kết thúc công trình.
Kỳ tính giá thành: do đặc thù của ngành xây dựng nên giá thành của công ty không tính theo kì kế toán cụ thể mà được tính theo hợp đồng xây dựng hoặc tính khi công trình hoàn thành.
Nguyên tắc tập hợp chi phí:
Chi phí được kế toán theo dõi và tập hợp theo từng kì kế toán ( 01 tháng ), được tập hợp riêng biệt cho từng công trình. Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành thì tất cả chi phí được tập hợp và tiến hành tính giá thành công trình, hạng mục công trình.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh được theo dõi chi tiết, riêng biệt cho từng công trình và tính trực tiếp cho công trình đó.
Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp cũng được theo dõi chi tiết, riêng biệt cho từng công trình và tính trực tiếp cho công trình đó. Chi phí này bao gồm cả chi phí nhân công thuê ngoài.
Chi phí sản xuất chung: kế toán tập hợp chi phí sản xuấy chung chi tiết, riêng biệt cho từng công trình và tính trực tiếp cho công trình đó.
Nguyên tắc đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm:
Do đặc thù riêng của ngành xây lắp nên kế toán công ty TNHH xây dựng Thụ Viên không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo các kì kế toán. Công trình chỉ tính giá thành khi đã hoàn thành hoặc tính giá thành của từng hạnh mục công trình.
Phương pháp tính giá thành công trình, hạng mục công trình là phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn).
Giá thành được tính theo từng công trình riêng và dựa trên chi phí thực tế phát sinh hay giá dự toán tùy theo từng hợp đồng với chủ đầu tư của từng công trình cụ thể.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên:
TK 152(1) TK 621 TK 154 TK 632
Gạch,xi-măng,sắt
Thép, vôi…..
TK 334, 338 TK 622 hạch toán
Giá thành
Lương công nhân
Trực tiếp thi công K/c chi phí
TK 111,112,331 TK 627
Cp Xăng,dầu
TK 141,133,214…
Khấu hao
HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:
Trong năm 2008, công ty TNHH xây dựng Thụ Viên đã thực hiện các công trình với có quy mô, địa điểm, yêu cầu kĩ thuật….khác nhau. Do đặc thù của ngành xây dựng là có thời gian thi công kéo dài khác nhau nên cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng có nhiều điểm khác biệt với các công ty sản xuất kinh doanh trong ngành khác.
Do điều kiện hạn chế nên trong báo cáo này em chỉ nghiên cứu cách tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ cấu trúc kiên cố của chủ đầu tư Phạm Hữu Lộc (hay còn gọi công trình nhà ở Phạm Hữu Lộc).
Địa điểm thi công: Số 75/6A/6 Quang Trung, Phường 8 (phường 11 cũ), Quận Gò Vấp, TP HCM.
Công trình xây dựng Nhà ở Phạm Hữu Lộc có giá trị hợp đồng là : 5.457.000.000đ (bao gồm thuế VAT 10%).
Thời gian kí hợp đồng: 24/03/2008.
Thời gian thi công: 154 ngày (5 tháng) nhưng sau do nhiều lý do nên công ty TNHH xây dựng Thụ Viên và Ông Phạm Hữu Lộc đã có thoả thuận tăng thời gian thi công lên 9 tháng.
Tập hợp chi phí sản xuất từ tháng 04/2008 đến tháng 12/2008.
Tính giá thành vào kì kế toán tháng 12/2008.
Cách thức hạch toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được tiến hành theo phương pháp trực tiếp và với các số liệu cụ thể như sau:
Hạch toán chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ các chi phi phát sinh trong lĩnh vực hoạt động xây lắp, là bộ phận cấu thành lên giá thành sản phẩm xây lắp. Do đặc điểm riêng của ngành xây dựng nên chi phi thường mang tính đa dạng, không ổn định, phụ thuộc vào từng giai đoạn thi công, vì thế mà quá trình tập hợp chi phi xây lắp gặp nhiều khó khăn.
Để tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch sản xuất, giá thành dự toán và tính giá thành sản phẩm, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch dự toán, công ty phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Việc tập hợp của từng khoản mục chi phí trong công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc được thực hiện với những số liệu cụ thể như sau:
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nguyên vật liệu thường là yếu tố chính cấu thành lên sản phẩm xây lắp nên chi phi nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành , khoảng từ 60-70% tổng chi phí. Do đó, việc sử dụng vật tư tiết kiệm hay lãng phí hay việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu có chính xác hay không đều ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm xây lắp.
Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp để công ty thực hiện các công trình là nguyên vật liệu chính, công ty không hạch toán nguyên vật liệu phụ.
Nguyên vật liệu chính mà công ty sử dụng bao gồm các vật tư để xây dựng công trình như:
+ Vật liệu xây dựng: gạch, xi-măng, cát, vôi, sắt thép,….
+ Vật liệu luân chuyển: cốp pha, dàn giáo…
+ Vật liệu đúc sẵn: Bê- tông thương phẩm, cấu kiện chế tạo sẵn…
+ Vật liệu hoàn thiện: hê thống chiếu sang, điện, nước…
- Mỗi loại nguyên vật liệu rất đa dạng vế chủng loại. Ví dụ: thép có thép cuốn, thép buộc, thép tấm…Bê-tông thương phẩm loại C7, C30…Và tùy theo yêu cầu kĩ thuật của từng công trình mà nguyên vật liệu được sử dụng các chủng loại khác nhau một cách hợp lý.
Chứng từ kế toán sử dụng là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,…
Tùy từng quy mô công trình mà phòng kĩ thuật lập dự toán chủng loại và số lượng vật tư cần để thi công công trình.Căn cứ vào đề xuất của phòng kĩ thuật mà kế toán nhập vật tư theo đúng yêu cầu về chủng loại và số lượng cần thiết. Mỗi công trình khi thi công công ty đều lập một kho vật tư tại địa điểm thi công. Do đó, nguyên vật liệu của công trình nào mua về được nhập thẳng vào kho của công trình đó. Điều này tạo tiện lợi cho kế toán theo dõi chi phí nguyên liệu, vật liệu cho từng công trình.
Tài khoản sử dụng: đối với hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản sau:
TK 152 “nguyên liệu, vật liệu ”: để phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu nhập kho, xuất kho cho thi công. Trong đó tài khoản chi tiết là 1521 “nguyên liệu, vật liệu chính”.
TK 621 “chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”: dùng để tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Kết cấu chung của tài khoản 152 và tài khoản 621:
TK 152 TK 621 TK 154
Trị giá nguyên Trị giá nguyên Tập hợp chi phí K/c chi phí tập hợp k/c
vật liệu vật liệu xuất nguyên vật nguyên vật liệu chi phi chi phí
nhập kho. kho cho sản xuất liệu trực tiếp trực tiếp vào TK154. SX tính GT
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi vào sổ Nhật kí chung, ghi vào sổ cái tài khoản 621 “chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” để theo dõi cho từng công trình.
Công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc thi công trong thời gian từ tháng 04/2008 đến tháng 12/2008 nên chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp của công trình được hạch toán trong 9 kì kế toán: từ tháng 04 đến tháng 12. Phiếu nhập kho và phiếu xuất kho phản ánh việc nhập và xuất nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng cho công trình (trình bày mẫu phiếu ở phần phụ lục). Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp của công trình phát sinh được kế toán tập hợp như sau:
THÁNG 04:
Ngày 02/04/2008, căn cứ phiếu xuất kho số PX01/04, kế toán nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 442.235.857
Có TK 1521 442.235.857
Ngày 03/04/2008, căn cứ phiếu xuất kho số PX03/04, kế toán nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 7.781.818
Có TK 1521 7.781.818
Căn cứ phiếu xuất kho số PX04/04 ngày 05/04/2008, kế toán ghi nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 49.027.584
Có TK 1521 49.027.584
Căn cứ phiếu xuất kho số PX05/04 ngày 08/04/2008, kế toán ghi nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 20.455.530
Có TK 1521 20.455.530
Căn cứ phiếu xuất kho số PX07/04 ngày 10/04/2008, kế toán ghi nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 12.621.429
Có TK 1521 12.621.429
Ngày 16/04/2008, căn cứ phiếu xuất kho số PX08/04, kế toán nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 13.028.571
Có TK 1521 13.028.571
Ngày 19/04/2008, căn cứ phiếu xuất kho số PX11/04, kế toán nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 8.552.850
Có TK 1521 8.552.850
Ngày 22/04/2008, căn cứ phiếu xuất kho số PX12/04, kế toán nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 15.023.810
Có TK 1521 15.023.810
Ngày 23/04/2008, căn cứ phiếu xuất kho số PX13/04, kế toán nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 10.500.000
Có TK 1521 10.500.000
Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc và số liệu phát sinh trên tiến hành ghi vào sổ Nhật kí chung:
NHẬT KÍ CHUNG
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
STT dòng
Sốhiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
02/04/2008
03/04/2008
05/04/2008
08/04/2008
10/04/2008
16/04/2008
19/04/2008
22/04/2008
23/04/2008
PX01/04
PX01/04
PX03/04
PX03/04
PX04/04
PX04/04
PX05/04
PX05/04
PX07/04
PX07/04
PX08/04
PX08/04
PX11/04
PX11/04
PX12/04
PX12/04
PX13/04
PX13/04
02/04
02/04
03/04
03/04
05/04
05/04
08/04
08/04
10/04
10/04
16/04
16/04
19/04
19/04
22/04
22/04
23/04
23/04
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
X
X
X
x
X
X
x
X
X
X
x
x
X
X
X
X
X
X
3
4
7
8
11
12
13
14
17
18
19
20
29
30
31
32
39
40
621
1521
621
1521
621
1521
621
1521
621
1521
621
1521
621
1521
621
1521
621
1521
442.235.857
7.781.818
49.027.584
20.455.530
12.621.429
13.028.571
8.552.850
15.023.810
10.500.000
442.235.857
7.781.818
49.027.584
20.455.530
12.621.429
13.028.571
8.552.850
15.023.810
10.500.000
(Nguồn từ phòng kế toán công ty)
Sau đó, kế toán ghi vào Sổ cái tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” (đính kèm Sổ cái ở ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP.IN.doc