Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty in Công Đoàn

Tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty in Công Đoàn: LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội VI của Đảng đã có những chuyển biến quan trọng, đặc biệt là việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần, hoạt động có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố tiền. Vậy để tiến hành quá trình sản xuất hàng hoá người sản xuất phải bỏ ra chi phí về thù lao, về sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà sản xuất. Trong công tác quản lý doanh nghiệp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những yếu tố chỉ tiêu quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua số liệu...

docx80 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty in Công Đoàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội VI của Đảng đã có những chuyển biến quan trọng, đặc biệt là việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần, hoạt động có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố tiền. Vậy để tiến hành quá trình sản xuất hàng hoá người sản xuất phải bỏ ra chi phí về thù lao, về sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà sản xuất. Trong công tác quản lý doanh nghiệp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những yếu tố chỉ tiêu quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua số liệu do bộ phận kế toán cung cấp, các nhà quản lý kinh doanh được biết chi phí và giá thành thực tế của từng loại sản phẩm cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đánh giá thực hiện các định mức tiêu hao, tình hình sử dụng tài sản, vật tư… và có quyết định quản lý phù hợp. Vì thế công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, giúp làm tăng tích luỹ cho nền kinh tế đất nước nói chung và làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp nói riêng để từ đó cải thiện đời sống cho người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và sau một thời gian đi thực tập tại Công ty in Công Đoàn, được đi sâu tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty, cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo Bùi Thúy Vân và sự hướng dẫn của cán bộ phòng kế toán, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty in Công Đoàn". Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương I: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty in Công Đoàn. Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty in Công Đoàn. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành chuyên đề thực tập nhưng do điều kiện thời gian và sự hiểu biết có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong các thầy cô giáo giúp đỡ và chỉ bảo để em có điều kiện học hỏi và nâng cao kiến thức của mình hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Hoạt động sản xuất xã hội được tiến hành trong nhiều ngành kinh tế. Mỗi ngành kinh tế đều có đặc điểm kinh tế đặc trưng, do đó ảnh hưởng quan trọng đến công tác tổ chức và hoạt động của kế toán. Trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, việc tổ chức công tác kế toán, vận dụng các phương pháp kỹ thuật hạch toán, đặc biệt là vận dụng phương pháp kế toán tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong phạm vi ngành sản xuất công nghiệp bắt nguồn từ những đặc điểm của quy trình công nghệ kỹ thuật và tổ chức sản xuất, từ tính đa dạng và khối lượng sản phẩm được sản xuất ra, nói cách khác là bắt nguồn từ loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Vậy, nghiên cứu loại hình sản xuất của doanh nghiệp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp được hợp lý, đúng đắn và do đó phát huy được chức năng, vai trò và vị trí của kế toán trong công tác kế toán, quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng. II. KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT CHỦ YẾU. 1. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ…). 2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu Chi phí sản xuất có rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau về cả nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí… trong quá trình kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất kinh doanh vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Xét về mặt lý luận cũng như trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau. Mỗi cách phân loại đều đáp ứng được ít nhiều cho mục đích quản lý, hạch toán, kiểm soát chi phí phát sinh… ở các góc độ khác nhau. Vì thế các cách phân loại đều bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trong quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. - Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế (Yếu tố chi phí) Để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, lập kiểm tra và phân tích dự toán chi phí, các yếu tố chi phí có thể được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý ở mỗi nơi mỗi thời kỳ mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau. Căn cứ vào tiêu thức trên, chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu tố chi phí cơ bản sau: + Yếu tố nguyên vật liệu Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. + Yếu tố nhân công Gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương (tiền công), các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT) trong kỳ báo cáo. + Yếu tố khấu hao tài sản cố định Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo. + Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài Bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. + Yếu tố chi phí khác bằng tiền Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo, như: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo… Tác dụng của cách phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế như sau: · Trong phạm vi quản lý vi mô: Phục vụ quản lý CPSX, làm căn cứ để lập báo cáo CPSX theo yếu tố lập kế hoạch dự trữ vật tư, kế hoạch tiền mặt, kế hoạch sử dụng lao động… kỳ kế hoạch. · Trong phạm vi quản lý vĩ mô: Cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân. - Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế (khoản mục chi phí) Cách phân loại dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí theo từng đối tượng cũng như cách phân loại theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tùy thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán của mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau. Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm của nước ta bao gồm 3 khoản mục chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm. + Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ như: lương, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ). + Chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại sản xuất…). · Theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm CPSXC cố định và CPSXC biến đổi: + CPSXC cố định là những chi phí sản xuất thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất. + CPSXC biến đổi là những chi phí sản xuất thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất. · Theo nội dung kinh tế, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm các nội dung sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của nhân viên quản lý phân xưởng, đội, bộ phận sản xuất. + Chi phí vật liệu: gồm những chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng. + Chi phí dụng cụ sản xuất :gồm những chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng. + Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm toàn bộ tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng trong phân xưởng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất. + Chi phí bằng tiền khác: gồm các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế của chi phí có tác dụng phục vụ cho việc quản lý CPSX theo định mức, dự toán chi phí, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành - Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa CPSX với khối lượng sản phẩm sản xuất Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và điều tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh lại được phân chia thành biến phí và định phí. + Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp… Cần lưu ý rằng, các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định. + Định phí: là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh…. các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi. Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hòa vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. III. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Quản lý chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là sự cần thiết khách quan, là điều kiện quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường thế giới nói chung và trong nước nói riêng thì trong sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đó ngoài việc trang trải toàn bộ chi phí bằng thu nhập thì còn phải sinh lời - nghĩa là phải có lãi. Yêu cầu đó chỉ đạt được trên cơ sở sử dụng hợp lý và tiết kiệm các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn và đặc biệt là phải quản lý sản xuất. Muốn thực hiện tốt điều này thì biện pháp quan trọng mà mỗi doanh nghiệp phải quan tâm là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, hạch toán đúng, đủ chi phí thực tế bỏ ra, giá thành sản phẩm phải phản ánh chính xác, quản lý chi phí sản xuất thật tốt. Có như vậy mới đảm bảo bù đắp chi phí: hao phí lao động sống, lao động vật hóa trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xác định chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. IV. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong điều kiện công suất bình thường. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất 2. Phân loại giá thành sản phẩm · Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xác định trước khi tiến hành sản xuất. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức CPSX hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu CPSX thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế được tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. · Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): Bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để doanh nghiệp tính giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá thành toàn bộ được tính theo công thức: = + + · Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giữa chi phí và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện bằng mặt hao phí còn giá thành biểu hiện bằng mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt cùng một quá trình, vì vậy chúng giống nhau về bản chất. Giá thành và chi phí sản xuất đều bao gồm hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành và chi phí sản xuất sẽ khác nhau về lượng. Như vậy về bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau: chúng đều là các hao phí về lao động và các chi phí khác của doanh nghiệp. Tuy vậy giữa chi phí và giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau. Nói đến chi phí sản xuất là xét các hao phí trong một thời kỳ, còn nói đến giá thành sản phẩm là xem xét đề cập đến mối quan hệ của chi phí đối với quá trình công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm, đó là hai mặt của một quá trình sản xuất của doanh nghiệp. V. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất - Khái niệm đối tượng tập hợp CPSX: Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn mà CPSX cần phải tập hợp nhằm để kiểm tra, giám sát CPSX và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. - Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX: + Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất + Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp + Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm + Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm…) + Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh - Các đối tượng tập hợp CPSX: Đối với ngành công nghiệp, đối tượng tập hợp CPSX có thể là loại sản phẩm, dịch vụ; nhóm sản phẩm cùng loại; chi tiết bộ phận sản phẩm; phân xưởng; bộ phận; giai đoạn công nghệ; đơn đặt hàng. 2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm - Khái niệm đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. - Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm: Đặc điểm tổ chức sản xuất; quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; yêu cầu và trình độ quản lý; trình độ ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán của doanh nghiệp. * Xét về mặt tổ chức sản xuất - Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành. - Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm từng đơn đặt hàng. - Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. * Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất - Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. - Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là nửa thành phẩm tự chế biến. - Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. - Các đối tượng tính giá thành sản phẩm: + Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành + Từng chi tiết, bộ phận sản phẩm. VI. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng tập hợp CPSX và bằng phương pháp thích hợp. Cung cấp kịp thời những số liệu, thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí, yếu tố chi phí đã quy định, xác định đúng đắn giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định. - Định kỳ cung cấp các báo cáo về CPSX và giá thành cho các cấp quản lý doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Phát hiện các hạn chế và khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHỦ YẾU. 1.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu CPSX đã tập hợp được trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính toán tổng giá thành sản xuất giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành theo từng đối tượng tính giá thành và từng khoản mục chi phí. * Phương pháp trực tiếp (Còn gọi là phương pháp giản đơn) phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và có chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác Công thức tính: Z = D ĐK + C - CCK * Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất chế biến sản phẩm phải qua nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng tập hợp CPSX là từng bộ phận (từng giai đoạn công nghệ), còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở các bước chế biến và thành phẩm hoàn thành ở bước cuối kỳ. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất và các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + Z3 + …. Zn * Phương pháp hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và cùng một lực lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. = * Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng…) để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm cùng loại căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. = x * Phương pháp loại trừ chi phí: Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ, để tính giá thành sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp nhưng chỉ có thể sử dụng giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu. = + - - * Phương pháp liên hợp: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau. Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ… * Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức chi phí: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định. = ± ± 2. Ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu Trên cơ sở các phương pháp tính giá thành sản phẩm đã nghiên cứu ở trên, khi áp dụng vào từng doanh nghiệp, kế toán cần căn cứ vào các điều kiện thực tế của doanh nghiệp để lựa chọn và áp dụng phương pháp tính giá thích hợp. · Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song Đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoặc từng loạt hàng đã sản xuất hoàn thành theo đơn đặt hàng của khách hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất. Kế toán chi phí sản xuất trực tiếp (CPNL, VL trực tiếp, CPNCTT) phát sinh liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc. - Đối với chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, cuối tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp. Phương pháp tính giá thành: Tùy theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng để áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp giản đơn, phương pháp cộng chi phí, phương pháp tỉ lệ hay phương pháp liên hợp. · Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục - Đối với loại hình doanh nghiệp này, quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục, kế tiếp nhau. Sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trức là đối tượng chế biến của giai đoạn sau. - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. - Đối tượng tính giá thành thì tùy vào các điều kiện cụ thể cũng như trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có thể chỉ là thành phẩm hoặc có thể còn bao gồm nửa thành phẩm của từng giai đoạn sản xuất. Kỳ tính giá thành là sau khi kết thúc tháng, phù hợp với kỳ báo cáo. Phương pháp tính giá thành áp dụng có thể là phương pháp tổng cộng chi phí hoặc phương pháp liên hợp. VIII. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ĐANG CHẾ TẠO DỞ DANG Quá trình sản xuất thường diễn ra liên tục và xen kẽ lần nhau, cuối kỳ có thể có những sản phẩm đang chế tạo dở dang trên dây truyền sản xuất hoặc những sản phẩm đã hoàn thành một hoặc một số giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất nhưng chưa hoàn thành đến giai đoạn cuối cùng hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm, những sản phẩm đó gọi chung là sản phẩm dở dang. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong những phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp: - Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPNVLTT hoặc CPVL chính trực tiếp. Phương pháp này áp dụng thích hợp với trường hợp chi phí NL, VL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến động. Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp chỉ gồm trị giá thực tế NL, VL trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm dở dang, các chi phí chế biến tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Công thức: DCK = x Sd Trong đó: Cvl: Chi phí vật liệu chính trực tiếp phát sinh trong kỳ Stp: Số lượng thành phẩm hoàn thành trong kỳ Sd: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Dck, Dđk: Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, đầu kỳ Công thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chi phí NL, VL trực tiếp được bỏ vào ngay từ đầu của quy trình công nghệ sản xuất Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, khối lượng tính toán ít nhưng không chính xác vì không tính đến các chi phí chế biến. - Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này, người ta căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương rồi tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang. + Đối tượng chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (CPNVLCTT hoặc CPNVLTT) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: DCK = x S'd C: được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ S'd: là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành. S'd = Sd x % HT % HT: tỷ lệ chế biến hoàn thành được xác định Ưu điểm: Đảm bảo số liệu hợp lý có độ tin cậy cao Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều hơn, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền tương đối phức tạp. - Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định. Trước hết, kế toán phải căn cứ vào sản lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính chi phí sản xuất theo định mức cho sản lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp lại theo từng loại sản phẩm. Trong phương pháp này các khoản mục chi phí tính cho sản lượng sản phẩm dở dang còn phụ thuộc vào mức độ chế biến hoàn thành của chúng. IX. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất · Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng với CPSX có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. Kế toán tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng chịu chi phí, từ đó tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán ghi vào sổ kế toán theo từng đối tượng có liên quan. · Phương pháp tập hợp gián tiếp: áp dụng với CPSX có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp CPSX, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí được. Kế toán tiến hành tập hợp và phân bổ CPSX cho các đối tượng liên quan theo trình tự sau: - Tổ chức ghi chép ban đầu CPSX phát sinh theo từng địa điểm phát sinh chi phí sau đó tổng hợp số liệu trên chứng từ kế toán theo địa điểm phát sinh. - Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp với từng loại chi phí để tính toán và phân bổ chi phí sản xuất đã tổng hợp được cho các đối tượng liên quan. 2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất Đến cuối kỳ, kế toán kết chuyển các khoản mục chi phí đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp CPSX để tính giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. - Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ được kết chuyển toàn bộ để tính giá thành sản xuất thực tế sản phẩm . - Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ chỉ được phân bổ vào chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức độ bình thường. Phần chi phí đã tập hợp còn lại không được tính vào trị giá hàng tồn kho, được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. · Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NL, VL trực tiếp Chi phí NL, VL trực tiếp là chi phí NL, VL chính (nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ sử dụng trực tiếp để sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ. Phương pháp tập hợp và phân bổ: Tập hợp: trực tiếp cho từng đối tượng liên quan. Trường hợp chi phí NL, VL trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì được tập hợp theo phương pháp gián tiếp cho từng đối tượng tập hợp CPSX. + Đối với NL, VL chính là nửa thành phẩm mua ngoài thường phân bổ theo: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất. + Đối với vật liệu phụ, thường phân bổ theo chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí NL, VL chính hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất. Kết cấu, nội dung phản ánh của TK 621 - Chi phí NL, VL trực tiếp: Bên nợ: Giá trị thực tế NL,VL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán. Bên Có: - Trị giá NL, VL sử dụng không hết nhập lại kho. - Kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. - Kết chuyển chi phí NL,VL trực tiếp phát sinh ở mức bình thường vào bên Nợ TK 154 - CPSXSKD dở dang (Hoặc bên Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất) TK621 không có số dư cuối kỳ và phản ánh chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Sơ đồ 1) TK 152 TK 621 TK 152 (1) Xuất kho NVL sử dụng trực tiếp cho sản xuất TK 111,112,331 (1)Vật liệu mua về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho SXSP trực tiếp cho sản xuất TK 133 (3) Giá trị vật liệu xuất dùng hết phế liệu thu hồi nhập kho TK 154 (chi tiết) (4) Kết chuyển CPNVLTT theo đối tượng để tính giá thành SP · Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: lương các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản trích theo lương. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí NCTT - Tập hợp: Kế toán tập hợp trực tiếp CPNCTT cho từng đối tượng có liên quan. Trường hợp CPNCTT có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì áp dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. - CPNCTT được phân bổ theo tiêu thức sau: + Tiền lương chính thường được phân bổ tỷ lệ với chi phí tiền lương định mức, chi phí tiền lương kế hoạch, giờ công định mức hoặc giờ công thực tế, số lượng sản phẩm sản xuất. + Tiền lương phụ thường được phân bổ tỷ lệ với tiền lương chính, tiền lương định mức, giờ công định mức… Kết cấu , nội dung của TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp. Bên nợ: CPNCTT tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm Bên có: - Kết chuyển CPNCTT trên mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ - Kết chuyển CPNCTT ở mức bình thường vào bên nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (hoặc bên Nợ TK 631 - giá thành sản xuất) để tính vào giá thành của sản phẩm, dịch vụ TK 622 không có số dư cuối kỳ và được mở cho từng đối tượng chịu chi phí. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp (sơ đồ 2) TK 334 TK 622:chi tiết cho từng đối tượng (1) Tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm (4) Kết chuyển CPNVLTT để tính giá thành sản phẩm TK 335 (2) Trích trước lương nghỉ phép TK 334 (3) Các tài khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) TK 154 · Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung (CPSXC) Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác ngoài hai khoản CPNVL, VL trực tiếp, CPNCTT phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung - Tập hợp: Chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. - Chi phí sản xuất chung đã tập hợp được phân bổ theo nguyên tắc. + Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. + Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Kết cấu, nội dung TK 627 - Chi phí sản xuất chung Bên nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Chi phí sản xuất chung cố định phát sinh ở mức bình thường và chi phí sản xuất chung biến đổi được kết chuyển vào TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (hoặc vào TK 631 - Giá thành sản xuất) - Chi phí sản xuất chung cố định phát sinh trên mức bình thường được kết chuyển vào TK 632 - Giá vốn hàng bán. TK 627- Chi phí sản xuất chung, không có số dư cuối kỳ TK 627 có các TK cấp II: 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng 6272 - Chi phí vật liệu 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278 - Chi phí bằng tiền khác Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung (Sơ đồ 3) TK 334,338 TK 627 (chi tiết) TK 152,138,111 (1) CP nhân công quản lý phân xưởng (6) VLXD cho quản lý PX dùng không hết nhập lại kho TK 154 (chi tiết) (7) Kết chuyển chi phí SXC TK 152 (2) CP VL dùng cho quản lý phân xưởng TK 153 (242) (3) CP về CCDC dùng cho quản lý phân xưởng TK 111, 112, 331 (4) CP DV mua ngoài khác CP khác bằng tiền dùng cho quản lý phân xưởng TK 241 (5) Trích KH TSCĐ dùng cho sản xuất TK632 (8) Chi phí SXC cố định không phân bổ (CPSX lớn hơn mức bình thường) 3. Kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp + Kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp (Doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX) Kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí SXKD dở dang, để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Kết cấu và nội dung Bên nợ: Tập hợp CP NL, VL trực tiếp, CPNCTT, CPSXC phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm, dịch vụ Bên có: - Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được - Trị giá NVL, hàng hóa gia công xong nhập kho - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán. - Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã cung cấp hoàn thành cho khách hàng. Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ TK 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CPSX. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (Sơ đồ 4) (Phương pháp kê khai thường xuyên) TK 621 (chi tiết) TK 154 (chi tiết) TK 152, 138 (1) Cuối tháng kết chuyển CP NVLTT TK 622 (chi tiết) (2) Cuối tháng kết chuyển CP NCTT (4) Phế liệu thu hồi hoặc bồi thường phải thu do sản phẩm hỏng TK 155 (chi tiết) (5) Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho TK 627 (chi tiết) (3) Cuối tháng kết chuyển CP SXC TK 157 (chi tiết) (6) Giá thành sản xuất lao vụ gửi bán TK 632 (chi tiết) (5) Giá thành sản phẩm sản xuất bán không qua kho SPS: - Dck: xxx SPS: - + Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (Doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Các tài khoản sử dụng TK 154 - Chi phí SXKD dở dang - Kết cấu và nội dung phản ánh: Bên nợ: Kết chuyển chi phí SXKD dở dang cuối kỳ Bên có: Kết chuyển chi phí SXKD dở dang đầu kỳ Số dư bên Nợ: Chi phí SXKD còn dở dang cuối kỳ (chi tiết từng đối tượng) TK 631 - Giá thành sản xuất - Kết cấu và nội dung phản ánh Bên nợ: + Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: + Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 + Giá thành sản phẩm đã bán, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632 - Giá vốn hàng bán. TK 631 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (Sơ đồ 5) TK 154 TK 631 (1) Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ TK 621 (chi tiết) (2) CP NVLTT TK 154 (5) Kết chuyển chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ TK 622 (chi tiết) (3) CP NCTT TK 632 (6) Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ TK 627 (chi tiết) (4) CP SXC (Phương pháp kiểm kê định kỳ) CHƯƠNG II THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty in Công Đoàn thuộc Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, tiền thân là nhà máy in Lao động được thành lập vào ngày 22/08/1946 tại chiến khu Việt Bắc. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động độc lập trong việc hạch toán kinh tế, tự chủ về mặt tài chính, có con dấu riêng và có tài khoản riêng ở ngân hàng. Trụ sở chính: 169 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội Điện thoại: 04. 8514997 Fax: 04. 8571820 Từ buổi đầu thành lập với trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật còn sơ sài, lạc hậu, nhưng tới nay công ty đã thực sự phát triển lớn mạnh với nhiều máy móc thiết bị hiện đại. Trải qua gần 60 năm tồn tại và phát triển, Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, phục vụ sản xuất phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, đổi mới công tác khoa học đảm bảo sản xuất gắn liền với nhiệm vụ được giao, với hợp đồng in ấn từ bên ngoài. Tuy chỉ là một Công ty in có quy mô trung bình nhưng bằng kết quả sản xuất kinh doanh và sự lớn mạnh không ngừng trong những năm qua, công ty đã tự khẳng định vị trí, uy tín của mình trên thương trường trước sự chuyển biến lớn mạnh không thể phủ nhận được của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 2. Chức năng nhiệm vụ, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty in Công Đoàn Công ty in Công Đoàn là một đơn vị hạch toán độc lập về mặt tài chính. Do vậy, công ty có chức năng tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu mua vật liệu, sản xuất theo đơn đặt hàng đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời quản lý mọi mặt về công tác tài chính kế toán, luân chuyển hàng hóa và các hoạt động kinh doanh khác. Là một công ty in trực thuộc sự quản lý của Nhà nước nên Công ty luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đó là in sách, báo, tạp chí, tài liệu phục vụ cho đoàn viên, công nhân lao động cũng như mục tiêu là phải đảm bảo chất lượng in đẹp, chính xác và kịp thời hạn. 3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty in Công Đoàn a.. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu hiện nay của công ty Để công tác hạch toán được thuận lợi, Công ty in Công Đoàn quy đổi tất cả các mặt hàng do công ty sản xuất về cùng một trong 3 loại sau: + Sách báo, tập san: Bao gồm các loại sách chính trị, giáo dục, văn học…và các sách báo, tạp chí do các nhà sản xuất hay các tòa soạn đặt in. + Văn hóa phẩm: Bao gồm các loại tranh ảnh, lịch, bưu thiếp + Các loại sản phẩm khác: Bao gồm các loại sản phẩm in đơn giản, có thể in bằng phương pháp thủ đông và có số lượng ít như: thiếp mời, phong bì… b. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất Bộ máy quản lý của Công ty in Công Đoàn được tổ chức theo nguyên tắc khép kín, liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn, không có các phòng trung gian nên thông tin kịp thời, chính xác, đem lại hiệu quả cao cho sản xuất. Bộ máy tổ chức của Công ty in Công Đoàn bao gồm: Ban giám đốc, các phòng ban phân xưởng sản xuất. Các bộ phận liên quan chặt chẽ, mật thiết với nhau tạo nên một bộ máy hoạt động hoàn chỉnh giúp cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch, thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế và nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước. Việc tổ chức bộ máy điều hành có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của công ty. Mô hình tổ chức của Công ty in Công Đoàn được sắp xếp như sau: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty in Công Đoàn (Sơ đồ 6) BAN GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế hoạch Phòng điều độ sản xuất vật tư Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng bảo vệ Phân xưởng máy in Phân xưởng chế bản Phân xưởng chữ ảnh vi tính Tổ bình dân Tổ phơi bản Tổ máy in Mercery Tổ máy in R096 Tổ máy in Newsweb Tổ chữ ảnh vi tính Tổ ảnh Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Công ty · Ban giám đốc Ban giám đốc bao gồm giám đốc và phó giám đốc là những người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và kinh tế cao nhất được đoàn chủ tịch Liên Đoàn Lao động Việt Nam bổ nhiệm. - Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, là người chịu trách nhiệm trước cấp trên chủ quản về mọi hoạt động của công ty và trực tiếp chỉ huy bộ máy in thông qua các trưởng phòng của các phòng, các quản đốc phân xưởng. - Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc ủy quyền giải quyết việc thay giám đốc khi giám đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật sản xuất báo, tạp chí. · Các phòng ban chức năng Tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh của công ty. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho ban giám đốc, đảm bảo cho sự lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh được thống nhất. - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ duyệt và quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng và chấp hành chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên, thừa lệnh giám đốc điều hành các công việc hành chính. - Phòng tài chính kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạch toán kế toán các nghiệp vụ về kinh tế phát sinh. Trên cơ sở đó tính toán hiệu quả sản xuất các mặt hàng, lập báo cáo tài chính và hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. - Phòng điều độ sản xuất vật tư Có nhiệm vụ tiếp thị chuẩn bị các văn bản trình giám đốc, cung ứng vật tư cho sản xuất, lập kế hoạch sản xuất và giao lịch thời gian sản xuất hoàn thành công việc cũng như việc cấp phát vật tư để tiến hành sản xuất cho các phân xưởng bộ phận. - Phòng kỹ thuật cơ điện Có nhiệm vụ tổ chức giám sát kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất tại các tổ sản xuất, kiểm tra chất lượng thành phẩm trên dây truyền sản xuất, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất. - Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, quản lý các tài sản vật tư tránh mất mát đáng tiếc xảy ra.Về mặt chính trị phải nâng cao cảnh giác chống lại âm mưu phá hoại của kẻ địch. c) Quy trình công nghệ sản xuất của mặt hàng chủ yếu của công ty Nhằm đáp ứng tốt việc phục vụ chính trị quốc gia và khách hàng về chất lượng sản phẩm, đáp ứng theo sự phát triển của thị trường sản phẩm in, công ty in Công Đoàn đã không ngừng đổi mới máy móc thiết bị cơ sở hạ tầng. Đến nay có thể nói là đáp ứng được yêu cầu Hiện nay công ty đang in trên công nghệ in OPSET mà quy trình công nghệ in OPSET đòi hỏi in ấn phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là công tác chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho một quá trình sản xuất khép kín và lần lượt các giai đoạn theo sơ đồ như hình vẽ: Sơ đồ công nghệ in của Công ty in Công Đoàn (sơ đồ 7) Phòng điều độ sản xuất vật tư Phòng xưởng chữ ảnh vi tính Phân xưởng chế bản Phân xưởng máy in Tổng máy OPSET tờ rời Tổ máy OPSET cuốn Tổ gia công sản phẩm Tổ máy đóng xén liên hoàn Tổ gấp thủ công Tổ máy cắt xén Tổ giao nhận sản phẩm để phát hành Theo sơ đồ công nghệ in của Công ty in Công Đoàn ta thấy quá trình in ra đượ sản phẩm phải thông qua các bước sau: - Phân hình ảnh được chuyển đến bộ phận tách màu, phân chữ được chuyển đến các bộ phận vi tính. + Ở bộ phận tách màu: Hình ảnh được đưa lên máy chuyên dùng tách màu điện tử và sẽ được tách thành các màu cơ bản: màu xanh đỏ,… từ hình ảnh màu ta được một số phim đen trắng theo mật độ từng màu cơ bản. + Ở bộ phận vi tính: Phần chữ của sản phẩm in được đánh máy vi tính, căn chỉnh kích cỡ theo mẫu. - Tại phân xưởng chế bản, phân xưởng này gồm có hai giai đoạn là bình bản và phơi bản. + Bình bản: Sắp xếp bố trí ảnh, chữ của sản phẩm theo đúng mẫu yêu cầu, tức là ảnh của bộ phận tách màu và chữ của bộ phận vi tính được bình bản sắp xếp để phim theo các bản thảo do khách hàng đưa đến, chuyển phim theo mẫu đó cho bộ phận phơi bản. + Phơi bản: Tức là chụp phim sang bản kẽm, kẽm in sẽ được tạo ra với phân tử in hình ảnh, chữ in được thể hiện theo công nghệ in. Tại phân xưởng in có hai tổ máy in: Tổ máy in OPSET cuốn và tổ máy in OPSET tờ rời. Kẽm được chuyển đến phân xưởng in sau đó lắp vào máy in, từ máy in cho ra các sản phẩm theo đúng mẫu mã. Máy vận hành theo nguyên lý sau: Kẽm in theo lô, lô mực và nước tiếp xúc lên lô chuyền mực và in vào giấy, từ đó cho ra sản phẩm dở dang. Nếu bản kẽm được chuyển tới tổ máy in OPSET cuốn thì có thể sản phẩm sau khi in sẽ là một sản phẩm hoàn chỉnh, không cần phải qua tổ gia công. - Tổ gia công sản phẩm: sản phẩm dở dang được gấp, cắt, xén, ghép bìa đóng ghim để hoàn thiện và giao cho khách hàng Hiện nay, hoạt động sản xuất của công ty được tiến hành ổn định tạo ra những chu kỳ rõ ràng, liên tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm hoàn thành đa phần không nhập kho mà kết hợp với phòng điều độ sản xuất vật tư xuất thẳng giao trả cho khách hàng. Mục tiêu của công ty in hàng năm tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường và nhiệm vụ của Đảng giao cho. d) Tổ chức công tác kế toán trong Công ty in Công Đoàn + Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty in Công Đoàn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, quản lý tài chính trong phạm vi công ty, giúp giám đốc tổ chức công tác thống kê kế toán và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính. Nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong bộ máy kế toán như sau: - Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung giao dịch, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra công việc của các nhân viên, chịu trách nhiệm trước giám đốc , cấp trên, Nhà nước về những thông tin do kế toán cung cấp. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp số liệu do các nhân viên kế toán khác cung cấp, để từ đó lập báo cáo tổng hợp. - Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành và thanh toán công nợ: Sau khi có đầy đủ các chứng từ gốc hợp lệ, kế toán lên chứng từ thanh toán và ghi chép các khoản vào sổ thẻ và sổ kế toán chi tiết. - Kế toán kho NVL và thanh toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ hạch toán nhập, xuất tồn nguyên vật liệu, đồng thời theo dõi thanh toán vốn bằng tiền như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, các khoản cán bộ công nhân viên tạm ứng… của công ty. - Kế toán tiền lương. Kế toán có nhiệm vụ tính lương cho cán bộ công nhân viên hàng tháng, giám sát và theo dõi bảng chấm công, đồng thời theo dõi tình hình tăng, giảm tính khấu hao cơ bản TSCĐ - Thủ quỹ Thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi biến động tiền mặt tại quỹ, hàng tháng thủ quỹ nộp báo cáo quỹ cho kế toán trưởng. Mặc dù mỗi bộ phận kế toán được quy định nhiệm vụ và chức năng riêng nhưng giữa các bộ phận lại có quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán của công ty. + Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty in Công Đoàn Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, Công ty in Công Đoàn áp dụng hình thức kế toán tập trung để phù hợp với điều kiện, trình độ của cán bộ quản lý và kế toán. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán tài chính như các nghiệp vụ theo dõi tình hình sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được trọn vẹn từ khâu đầu đến khâu cuối, phục vụ kịp thời cho việc điều hành, quản lý của ban giám đốc. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty in Công Đoàn (Sơ đồ 8) Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán NVL và thanh toán vốn bằng tiền Kế toán tập hợp CP, tính giá thành và thanh toán công nợ Kế toán tiền lương BHXH và TSCĐ Thủ quỹ + Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty in Công Đoàn Công ty in Công Đoàn là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều trong một kỳ hạch toán. Để hạch toán kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tạo điều kiện cho việc ghi chép phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế, công ty áp dụng hình thức sổ kế toán: "Chứng từ ghi sổ" Tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ (Sơ đồ 9) Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh Sổ cái Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản Báo cáo kế toán Ssỏô Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Các sổ kế toán bao gồm: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các sổ thẻ kế toán chi tiết (sổ kế toán chi tiết vật liệu, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngắn hạn…) + Phương pháp kế toán hàng tồn áp dụng tại công ty in Công đoàn: là phương pháp kê khai thường xuyên. Đơn vị tiền tệ kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ) Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm TK 152 TK 334 TK 152, 334,111… Chi phí NVL Trực tiếp TK 621 TK 622 TK 627 Chi phí nhân công Trực tiếp Chi phí sản xuất chung TK 154 II. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty in Công Đoàn + Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn mà CPSX cần tập hợp. Tại Công ty in Công Đoàn, kế toán CPSX xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng. Sau khi đã xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán tiến hành hạch toán CPSX theo hình thức chứng từ ghi sổ. CPSX được tập hợp và cuối tháng theo từng khoản mục và thực hiện hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Do vậy kế toán sử dụng các TK sau để tập hợp chi phí sản xuất. * TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính vào chi phí sản xuất tại công ty chủ yếu là giấy và bản kẽm chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí nên chi phí này được tách thành từng khoản mục riêng để tiện theo dõi. Ngoài ra, công ty còn có các nguyên vật liệu chính khác như: mực in, chỉ khâu… đây là cơ sở vật chất kỹ thuật cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm. * TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp: Các phân xưởng sẽ tự tính toán tiền lương theo sản phẩm, lương làm thêm giờ, theo nguyên giá quy định của công ty. Ngoài tiền lương ra, để đảm bảo tái sản xuất sức lao động theo chế độ tài chính hiện hành, công ty còn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ. * TK 627: Chi phí sản xuất chung được tính theo chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu xuất theo kho công cụ dụng cụ cho hoạt động tại phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. + Đối tượng tính giá thành: Xác định đối tượng tính giá thành là công tác đầu tiên trong toàn bộ kế toán tính giá thành sản phẩm. Có xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành thì việc tính giá thành sản phẩm mới có ý nghĩa. Công ty in Công Đoàn tiến hành sản xuất theo hợp đồng (đơn đặt hàng), mỗi hợp đồng thường chỉ có một loại sản phẩm. Với qui trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm sản xuất của công ty thường bao gồm nhiều loại có mẫu mã, qui cách khác nhau, thành phẩm chỉ là những sản phẩm hoàn thành đã qua giai đoạn công nghệ cuối cùng của chu kỳ sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm nêu trên nên đối tượng tính giá thành tại Công ty in Công Đoàn là từng trang in thành phẩm. 2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất + Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng trong công ty TK 111: Tiền mặt 1111: Tiền Việt Nam TK 112: Tiền gửi Ngân hàng 1121: Tiền Việt Nam TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ TK 152: Nguyên liệu vật liệu Chi tiết : 1521: Nguyên vật liệu là giấy (NVLC) 1522: Nguyên vật liệu là mức (NVLC) 1523: Vật liệu phụ (VLP) TK 153: Công cụ dụng cụ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 214: Hao mòn TSCĐ TK 334: phải trả công nhân viên TK 331: Phải trả cho người bán TK 338: Phải trả, phải nộp khác TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 627: Chi phí sản xuất chung 6272: Chi phí vật liệu 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278: Chi phí bằng tiền khác TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan đến công tác kế toán doanh nghiệp. + Trình tự tập hợp chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí * Kế to án chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất, Công ty in Công Đoàn qui định các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ. Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được căn cứ vào các chứng từ xuất kho để tính ra giá thành thực tế và căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp. a. Kế toán nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất gồm: - Giấy, bìa các loại: giấy Tân Mai, giấy Couches, giấy Đài Loan, giấy Bãi Bằng giấy Singapore, giấy Malaixia… bìa cắt tông, bìa xanh, bìa trắng…. tổng số có hơn 23 loại giấy và bìa có qui cách, kích cỡ khác nhau. - Mực in gồm: mực đen Nhật, mực vành Đức, mực xanh Trung Quốc, mực đỏ Hồng Kông… Sau khi nhận được hợp đồng, phòng điều độ sản xuất vật tư sẽ viết phiếu sản xuất ứng với hợp đồng. Phân xưởng in sau khi nhận phiếu sản xuất thì tiến hành sản xuất theo phiếu đó và xin lĩnh vật tư. Tại phòng điều độ sản xuất, vật tư sẽ xuất kho theo phiếu xuất kho. Cuối tháng tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho vào bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại. Sau đó kế toán vào chứng từ sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và hạch toán vào TK 621, mở chi tiết cho từng phân xưởng. Trên cơ sở phiếu xuất kho thực tế và đơn giá cụ thể công ty tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Căn cứ vào bảng chứng từ gốc và bảng phân bổ NVLC, kế toán ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 06, 07 để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái TK 621. Công ty in Công Đoàn là doanh nghiệp không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng, do vậy giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho sẽ bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Biểu 1: BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH Tháng 01 năm 2006 Đơn vị: đồng Ghi có TK Ghi nợ TK TK 1521 TK 1522 Cộng TK 152 TK 621: CPNVL trực tiếp - PX chữ ảnh vi tính - PX chế bản in - Px in 293.533.000 97.844.000 1.565.511.000 125.800.000 41.933.000 670.933.000 419.333.000 139.777.000 2.236.444.000 Cộng 1.956.888.000 838.666.000 2.795.554.000 Biểu 2: CHỨNG TỪ GHI SỔ Công ty in công đoàn 169 Tây Sơn - Hà Nội Số: 06 Ngày 31/01/2006 Đơn vị: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có - Xuất NVL cho phân xưởng chữ ảnh vi tính - Xuất NVL cho phân xưởng chế bản - Xuất NVL cho phân xưởng in 621 621 621 1521 1521 1521 293.533.000 97.844.000 1.565.511.000 Cộng 1.956.888.000 Kèm theo…………..chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Biểu 3: CHỨNG TỪ GHI SỔ Công ty in công đoàn 169 Tây Sơn - Hà Nội Số: 07 Ngày 31/01/2006 Đơn vị: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có - Xuất NVL cho phân xưởng chữ ảnh vi tính - Xuất NVL cho phân xưởng chế bản - Xuất NVL cho phân xưởng in 621 621 621 1522 1522 1522 125.800.000 41.933.000 670.933.000 Cộng 838.666.000 Kèm theo…………..chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Biểu 4: SỔ CHI TIẾT TK 621 TÊN TK: CHI PHÍ NVL, CHÍNH TRỰC TIẾP CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Tháng 1 năm 2006 Đơn vị: đồng Ngày GS Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 31-1 06 07 31-1 Xuất kho NVL chính dùng cho sản xuất - Giấy - Mực 152 1521 1522 1.956.888.000 838.666.000 31-1 31-1 NVL nhập kho 152 76.430.000 31-1 31-1 Kết chuyển CPNVL chính trực tiếp tháng 1/2005 154 2.719.124.000 Cộng số phát sinh 2.795.554.000 2.795.554.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị b. Kế toán vật liệu phụ Vật liệu phụ dùng vào sản xuất ở công ty bao gồm nhiều loại khác nhau như: dây đay, hồ dán, dầu thông, bông gòn, bản nhôm, phim… Vật liệu phụ cũng như vật liệu chính công ty phải mua ngoài (nơi sản xuất hoặc trên thị trường) mua đến đâu dùng đến đó, dự trữ rất ít. Việc hạch toán chi phí vật liệu phụ cũng được tiến hành căn cứ vào số lượng vật liệu phụ xuất dùng hàng ngày, sau đó được tập hợp trên bảng tổng hợp chứng từ gốc và bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho đối tượng sử dụng, cuối tháng được lên chứng từ ghi sổ tiến hành như trình tự trên. - Trong tháng 01/2006, kế toán chi phí vật liệu dùng cho sản xuất chi tiết theo phân xưởng định khoản lên chứng từ số 09 như sau: Nợ TK 621 :19.689.000 Chi tiết: PX chữ ảnh vi tính :1.262.000 PX chế bản : 2.890.000 PX in :15.537.000 Có TK 152 (1523) : 19.689.000 - Đối với một số vật liệu phụ xuất dùng có tính chất tham gia sản xuất nhiều chu kỳ như: cao su OPSET, nỉ bọc ống lô in… có giá trị nhỏ công ty hạch toán vào TK 142 (1421) để phân bổ dần trong chi phí sản xuất các tháng. Theo bút toán ghi sổ tổng hợp: xuất kho vật liệu (số cao su OPSET xuất trong tháng 01/2006) Nợ TK 142 (1421) : 12.720.000 Có TK 152 (1521) : 12.720.000 Phân bổ giá trị nguyên vật liệu vào chi phí sản xuất theo tỉ lệ 50% giá thực tế của vật liệu phụ xuất kho được định khoản vào chứng từ ghi sổ số 08: Nợ TK 621 (chi tiết PX in) : 6.360.000 Có TK 142 : 6.360.000 - Cuối tháng 01/2006, kế toán tiến hành kể kê lại số vật liệu chính (giấy và mực) xuất dùng cho sản xuất không hết ở từng phân xưởng và tiến hành nhập kho. Căn cứ vào số liệu tập hợp được, kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ theo định khoản sau: Nợ TK 152 : 76.430.000 Có TK 621 : 76.430.000 Chi tiết: PX chữ ảnh vi tính : 12.570.000 PX chế bản : 3.565.000 PX in : 60.295.000 Biểu 5: BẢNG PHÂN BỔ NVL,PHỤ TRỰC TIẾP Tháng 01 năm 2006 Ghi có TK Ghi nợ TK TK 1523 1. TK 621: CPNVL trực tiếp - PX chữ ảnh vi tính - PX chế bản - PX in 19.689.000 1.262.000 2.890.000 15.537.000 2. TK 142 - chi phí trả trước 6.360.000 Cộng 26.049.000 Biểu 6: CHỨNG TỪ GHI SỔ Công ty in công đoàn 169 Tây Sơn - Hà Nội Số: 08 Ngày 31/01/2006 Đơn vị: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có Phân bổ NVL vào chi phí sản xuất 621 142 6.360.000 Cộng 838.666.000 Kèm theo…………..chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Biểu 7: CHỨNG TỪ GHI SỔ Công ty in công đoàn 169 Tây Sơn - Hà Nội Số: 09 Ngày 31/01/2006 Đơn vị: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có - Xuất NVL phụ cho phân xưởng chữ ảnh vi tính - Xuất NVL phụ cho phân xưởng chế bản - Xuất NVL phụ cho phân xưởng in 621 621 621 1523 1523 1523 1.262.000 2.890.000 15.537.000 Cộng 19.689.000 Kèm theo…………..chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Biểu 8: SỔ CHI TIẾT TK 621 TÊN TK: CHI PHÍ NVL PHỤ TRỰC TIẾP CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Tháng 1 năm 2006 Đơn vị: đồng Ngày GS Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 31-1 08 31-1 Xuất kho NVL phụ dùng cho sản xuất loại phân bổ 50% 142 6.360.000 31-1 09 31-1 Xuất kho vật liệu phụ dùng cho sản xuất 1523 19.689.000 31-1 31-1 Kết chuyển CPNVL phụ trực tiếp tháng 1/2006 154 26.049.000 Cộng số phát sinh 26.049.000 26.049.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Biểu 9: SỔ CHI TIẾT TK 621 TÊN TK: CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Tháng 1 năm 2006 Đơn vị: đồng Ngày GS Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 31-1 06 07 31-1 Xuất kho NVL chính dùng cho sản xuất - Giấy - Mực 152 1521 1522 1.956.888.000 838.666.000 31-1 08 31-1 Xuất kho NVL phụ dùng cho sản xuất loại phân bổ 50% 142 6.360.000 09 31-1 Xuất kho vật liệu phụ dùng cho sản xuất 1523 19.689.000 31-1 31-1 NVL nhập kho 152 76.430.000 31-1 31-1 Kết chuyển CPNVL trực tiếp tháng 1/2005 154 2.745.173.00 Cộng số phát sinh 2.821.603.000 2.821.603.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị * Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Hiện nay, Công ty in Công Đoàn áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất ở phân xưởng in và trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất ở hai phân xưởng còn lại theo giờ công định mức. a. Đối với phân xưởng in: Công ty thực hiện trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm, đơn giá lương sản phẩm được căn cứ trên số trang in tiêu chuẩn hoàn thành. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào số trang in tiêu chuẩn hoàn thành do thống kê phân xưởng in gửi lên và căn cứ vào đơn giá lương sản phẩm do công ty quyết định để tính lương và lập bảng thanh toán tiền lương cho phân xưởng in, kế toán tiền lương căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương để lập bảng phân bổ tiền lương cho đối tượng và ghi vào chứng từ ghi sổ. Đơn giá lương của phân xưởng in được tính là 148,41 đồng trên 1000 trang in đạt tiêu chuẩn. Ví dụ: phân xưởng in có được 301.125.000 trang in đạt tiêu chuẩn Vậy tổng số tiền lương trong tháng 01 của phân xưởng in là: = 44.689.961 đồng Trong phân xưởng in thì việc tính toán lương lại được căn cứ vào số lượng lao động, ngày công, lương cơ bản, bình bầu trách nhiệm, tính chất phức tạp của công việc mà tổ đó đảm nhiệm. Ví dụ: Tổ máy in R096, đơn giá tiền lương được tính là 11,99 đồng trên 1.000 trang. Vậy tổng số tiền lương của tổ máy R096 trong tháng 01/2006 là (biểu 10) = 361.0488,7 đồng Tổng một ngày công của tổ máy R096 qui đổi theo hệ số bình bầu là 106,8. Hệ số này được tính bằng cách lấy ngày lương thực tế của từng người nhân với hệ số qui đổi của từng người rồi tổng cộng lại: Tiền lương của một ngày công qui đổi sẽ là: = 33.806,073 đồng b. Đối với phân xưởng chế bản và phân xưởng chữ ảnh vi tính: kế toán tính lương theo giờ công định mức theo công thức: = x x Hệ số chênh lệch cấp bậc tùy thuộc vào cấp bậc được chọn để tính đơn giá giờ công định mức. Ví dụ:Trích tờ tính lương chi tiết cho phân xưởng chữ ảnh vi tính tháng 01 năm 2006. (Biểu số 11) Toàn bộ tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tập hợp trên bảng phân bổ tiền lương, sau đó lên chứng từ ghi sổ. Ngoài ra, kế toán tiền lương còn tính toán các khoản mà công ty phải trích nộp cho người lao động trực tiếp như BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ qui định và các khoản cá nhân phải đóng góp khác được hạch toán trên chứng từ ghi sổ. Cụ thể như sau: + Nợ TK 622 : 82.346.760 Chi tiết: PX chữ ảnh vi tính : 25.470.000 PX chế bản : 12.186.000 PX in : 44.690.750 Có TK 334 : 82.346.750 + Nợ TK 622 : 15.645.882,5 Chi tiết: PX chữ ảnh vi tính : 4.839.300 PX chế bản : 2.315.340 PX in : 8.491.242,5 Có TK 338 : 15.645.882,5 Chi tiết 3382 : 1.646.935 3383 : 12.352.012,5 3384 : 1.646.935 Cuối tháng, căn cứ vào bảng lương, phiếu chi lương, kế toán lên bảng phân bổ tiền lương, phân bổ cho các đối tượng sử dụng vào sổ chi tiết, sau đó lên chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái TK 622. Biểu 10: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG CỦA TỔ MÁY R096 Tháng 1 năm 2006 Đơn vị: đồng STT Họ và tên Ngày lương thực tế Hệ số quy đổi Ngày công quy đổi Đơn giá tiền lương Tiền lương 1 2 3 4 Đặng Anh Dũng Trần Tấn Đạt Nguyễn Thu Hoa Nguyễn Bích Lan 24 24 24 24 1,2 1,15 1,1 1 28,8 27,6 26,4 24 33.806,073 33,806,083 33.806,073 33,806,083 973.614,9 933.047.61 892.480,32 811.345,75 Cộng 106,8 3.610.488,6 Người lập Kế toán trưởng Biểu 11: TỜ TÍNH LƯƠNG CHI TIẾT CHO PHÂN XƯỞNG CHỮ ẢNH VI TÍNH Tháng 1 năm 2006 Đơn vị: đồng STT Họ và tên Cấp bậc thợ Số giờ công định mức Đơn giá (đồng/h) Hệ số chênh lệch cấp bậc Thành tiền 1 2 Nguyễn Mai Anh Trần Văn Phúc …… 6 6 150,5 152 4.708 4.708 1,2 1,2 850.264,8 858.739,2 Cộng 106,8 25.470.000 Người lập Kế toán trưởng Biểu 12: SỔ CHI TIẾT TK 622 TÊN TK: CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Tháng 1 năm 2006 Đơn vị: đồng Ngày GS Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 31-1 31-1 Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất tháng 1/2005 334 82.346.750 31-1 31-1 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp SX tháng 1/2005 338 15.645.882,5 31-1 154 97.992.632,5 Cộng số phát sinh 97.992.632,5 97.992.632,5 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Biểu 13: CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN 169 Tây Sơn - Hà Nội BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Tháng 1 năm 2006 Đơn vị: đồng TK TK334, "phải trả CNV" TK 338 "phải trả, phải nộp khác" Tổng cộng Lương + phụ cấp Các khoản khác Cộng có TK 334 TK 3382 (2%) TK 3383 (15%) TK 3384 (2%) Cộng có TK 338 1. TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp - PX chữ ảnh vi tính - PX chế bản - PX in 82.345.750 25.470.000 12.186.000 44.690.750 82346.750 25.470.000 12.186.000 44.690.750 1.646.935 509.400 243.720 893.815 12.352.012,5 3.820.500 1.827.900 6.703.612,5 1.646.935 509.400 243.720 893.815 15.645.882,5 4.839.300 2.315.340 8.491.242,5 97.992.632,5 30.309.300 14.501.340 53.181.992,5 2. TK 627 - chi phí sản xuất chung - PX chữ ảnh vi tính - PX chế bản - PX in 7.671.500 2.065.500 2.231.000 3.375.000 7.671.500 2.065.500 2.231.000 3.375.000 153.430 41.310 44.620 67.500 1.150.725 309.825 334.650 506.250 153.430 41.310 44.620 67.500 1.457.585 392.445 423.890 641.250 9.129.085 2.457.945 2.654.890 4.016.250 3. TK 642 chi phí quản lý doanh nghiệp 40.528.500 40.528.500 810.570 6.079.275 810.570 7.700.415 48.228.915 Cộng 130.546.750 130.546.750 2.610.935 19.582.012,5 2.610.935 24.803,882 155.350.632,5 Ngày…..tháng……năm Người ghi sổ Kế toán trưởng * Kế toán chi phí sản xuất chung Ở công ty in Công Đoàn chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng: lương, BHXH, BHYT, KPCĐ - Chi phí vật liệu - Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Ch phí khác bằng tiền a. Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng: gồm các khoản phí về tiền lương, các khoản phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng được hạch toán trên chứng từ ghi sổ số 14 và 15 theo định khoản sau: + Nợ TK 627 : 7.671.500 Chi tiết: PX chữ ảnh vi tính : 2.065.500 PX chế bản : 2.231.000 PX in : 3.375.000 Có TK 334 : 7.671.500 + Nợ TK 627 : 1.457.585 Chi tiết: PX chữ ảnh vi tính : 392.445 PX chế bản : 423.890 PX in : 641.250 Có TK 338 : 1.457.585 Chi tiết 3382 : 153.430 3383 : 1.150.725 3384 : 153.430 Tháng 01 năm 2006 lương của các nhân viên quản lý phân xưởng in là 3.375.000 đồng; BHXH, BHYT, KPCĐ là 641.250 đồng. Tất cả các khoản này được tập hợp vào bảng tổng hợp chi phí tiền lương quản lý phân xưởng và lên chứng từ ghi sổ, vào đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái. b) Kế toán chi phí vật liệu Theo bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thì trong tháng 01/2005 gồm: Giấy dùng cho quản lý phân xưởng: 11.317.000 Vật liệu phụ dùng cho quản lý phân xưởng: 42.641.000 Tổng là: 53.958.000 Kế toán định khoản trên chứng từ ghi sổ số 16 như sao: Nợ TK627 (6272): 53.958.000 Có TK 152: 53.958.000 c) Kế toán dụng cụ sản xuất Cũng theo bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thì bao gồm các khoản chi phí sau: bao bì, bảo hộ lao động, công cụ dụng cụ xuất cho quản lý phân xưởng trong tháng 01/2006 cụ thể là: 4.003.924 đồng. Các khoản này được theo dõi trên TK153 khi xuất dùng được tập hợp lại là ghi theo định khoản cũng trên chứng từ ghi sổ số 16 sau: Nợ TK 627 (6273): 4.003.924 Có TK 153: 4.003.924 d) Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm tiền nước, tiền điện thoại, tiền điện chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài Chi phí tiền nước: ở Công ty trang bị mỗi phân xưởng một đồng hồ nước nên sau một tháng sử dụng Công ty sẽ có số m3 nước tiêu thụ cho từng phân xưởng và cho toàn doanh nghiệp. Do vậy, chi phí tiền nước được tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng (biểu số 19). Chi phí tiền điện thoại mỗi phân xưởng được trang bị một máy điện thoại riêng, cuối tháng căn cứ vào hóa đơn tiền điện thoại của từng phân xưởng để tập hợp chi phí trực tiếp cho từng phân xưởng (biểu số 18) Chi phí tiền điện: Khi nhận được giấy báo tiền điện, Công ty đề nghị Ngân hàng chuyển thanh toán số tiền ghi trên hóa đơn cho chi nhánh điện và kế toán căn cứ vào giấy báo nợ của Ngân hàng và hóa đơn tiền điện để tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng. Trong tháng 1/2006: Chi phí điện năng tiêu thụ của công ty theo hóa đơn GTGT của chi nhánh điện lực là: 83.767.000 Chi phí: Tiền nước tiêu thụ: 2.607.765 Tiền điện thoại: 5.664.010 Chi phí về sửa chữa TSCĐ thuê ngoài với tổng giá thanh toán là 1.580.000 đồng. Chi phí này phát sinh ở phân xưởng nào thì tập hợp trực tiếp luôn cho phân xưởng đó. Tất cả các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài này đều được ghi vào chứng từ ghi sổ số 17, kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ cái của TK 627. Định khoản: Nợ TK 627 (627.7): 93.618.775 Chi tiết: PX in: 5.517.201 PX chế bản: 12.836.402 PX chữ ảnh vi tính: 75.265.172 Có TK 112: 93.618.775 e) Kế toán các khoản chi phí bằng tiền khác: như chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị… cho các phân xưởng trong tháng 01/2006 là 642.000 đồng. Chi phí này được ghi vào chứng từ ghi sổ số 18 theo định khoản: Nợ TK 627 (6278): 642.000 Có TK 111: 642.000 g) Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ Tại Công ty, TSCĐ đợc theo dõi theo từng loại trên sổ chi tiết TSCĐ mở vào đầu năm trên cơ sở theo dõi nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Việc tính toán khấu hao được tuân theo qui định của Nhà nước và theo chế độ mới ban hành. Cách tính khấu hao như sau: Ví dụ: Công ty được Nhà nước cấp vốn cho một máy in OPSET MERCURY với nguyên giá là 1.701.694.000 đồng, tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm. Dự kiến sử dụng là 10 năm, mục đích để thu hồi vốn, góp phần giảm được hao mòn vô hình. Số khấu hao lũy kế là: 1.077.795.000 đồng. Tài sản đã sử dụng được sử dụng 7 năm, còn 3 năm Công ty phải khấu hao hết TSCĐ. Theo nguyên tắc, Công ty sẽ phải tiến hành tính trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng như sau: = = 170.169.400 đồng = = 14.180.783,3 đồng Nhưng với một số loại máy chuyên dụng do tính đặc thù là hao mòn vô hình rất lớn trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển nhanh. Vì vậy để góp phần giảm được hao mòn vô hình nên Công ty được phép tính trích khấu hao nhanh. Cách tính như sau: Số khấu hao lũy kế tại thời điểm đang sử dụng là: 1.077.795.000 đồng 1.701.694.000 - 1.077.795.000 = 623.899.000 đồng = = 207.966.335 đồng = = 17.330.527,5 đồng Khấu hao TSCĐ được tính trên bảng phân bổ khấu hao rồi vào chứng từ ghi sổ số 19 theo định khoản: Nợ TK627 : 253.932.200 Chi tiết: PX chữ ảnh vi tính : 19.327.000 PX chế bản : 26.750.500 PX in : 207.854.700 Có TK 214 : 253.932.200 Từ chứng từ ghi sổ sẽ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái. Tất cả các khoản đăng ký sản xuất chung sau khi tập hợp phân loại chứng từ, kế toán ghi vào sổ theo dõi chi tiết lên các chứng từ ghi sổ và đăng ký vào sổ chứng từ ghi sổ và vào sổ cái TK627. Biểu 14: CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN 169 Tây Sơn - Hà Nội BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Tháng 01/2006 Đơn vị tính: đồng TK TK334 "phải trả CNV" TK338 "phải trả, phải nộp khác" Tổng cộng Lương + phụ cấp Các khoản khác Cộng Có TK334 TK3382 (2%) TK3383 (15%) TK3384 (2%) Cộng có TK338 TK627 - Chi phí sản xuất chung - PX chữ ảnh vi tính 2.065.500 2.065.500 41.310 309.825 41.310 392.445 2.457.945 - PX chế bản 2.231.000 2.231.000 44.620 334.650 44.620 423.890 2.654.890 - PX in 3.375.000 3.375.000 67.500 506.250 67.500 641.250 4.016.250 Cộng 7.671.500 7.671.500 153.430 1.150.725 153.430 1.457.585 9.129.085 Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Biểu 15 CHỨNG TỪ GHI SỔ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Số 14 169 Tây Sơn - Hà Nội Ngày 31/1/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có - Tiền lương + phụ cấp của nhân viên quản lý PX chữ ảnh vi tính 627 334 2.065.500 - Tiền lương + phụ cấp của nhân viên quản lý PX chế bản 627 334 2.231.000 - Tiền lương + phụ cấp của nhân viên quản lý PX in 627 334 3.375.000 Cộng 7.671.500 Kèm theo ……… chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng Biểu 16 CHỨNG TỪ GHI SỔ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Số 15 169 Tây Sơn - Hà Nội Ngày 31/1/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có - Trích tiền BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý PX chữ ảnh vi tính 627 338 392.445 - Trích tiền BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý PX chế bản 627 338 423.890 - Trích tiền BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý PX in 627 338 641.250 Cộng 1.457.585 Kèm theo ……… chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng Biểu 17 CHỨNG TỪ GHI SỔ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Số 16 169 Tây Sơn - Hà Nội Ngày 31/1/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Chi phí NVL dùng cho phân xưởng 627 PX chữ ảnh vt 627 PX chế bản 627 PX in 152 152 152 18.885.300 10.791.600 24.281.100 - Tổng Nợ 627 53.958.000 - Tổng Có 627 53.958.000 Chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng 627 PX chữ ảnh vt 627 PX chế bản 627 PX in 153 153 153 1.405.635 796.373 1.801.916 - Tổng Nợ 627 4.003.924 - Tổng Có 627 4.003.924 Chi phí NVL dùng cho quản lý doanh nghiệp 642 152 3.017.000 Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho quản lý doanh nghiệp 642 153 1.384.924 Cộng 62.362.924 Kèm theo ……… chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng Biểu 18 HÓA ĐƠN GTGT DỊCH VỤ VIỄN THÔNG (Liên 2: giao cho khách hàng) MS: 00686223-1 Sêri: AN/2006 Bưu điện TP Hà Nội Số: 322807 Tên khách hàng: Công ty in Công Đoàn Địa chỉ: 169 Tây Sơn - Hà Nội Số ĐT: Mã số bưu điện: AD0010 Gửi đi: ….. Hình thức thanh toán: TGNH Tháng 01/2006 Dịch vụ sử dụng Thành tiền (đồng) 1. Các khoản đã tính thuế 2. Các khoản chưa tính thuế 5.149.100 Cộng tiền dịch vụ 5.149.100 Thuế suất thuế GTGT 10%: ………………………. 5.149.100 Tổng cộng tiền thanh toán: ……………………….. 5.664.010 Số tiền viết bằng chữ: Năm triệu sáu trăm sáu mươi tư nghìn không trăm mười đồng chẵn. Người nộp tiền Nhân viên giao dịch Thủ trưởng đơn vị Biểu 19 HÓA ĐƠN TIỀN NƯỚC Số đọc tháng này 43.673 42.707 966 2571 2.483.586 Cộng tiền nước 2.483.586 Tiền thuế GTGT (5%) : ………………………. 124.179 Tổng cộng: : ……………………….. 2.607.765 Số tiền bằng chữ: (Hai triệu tám trăm chín mươi tám nghìn đồng chẵn) Ngày 3/2/2006 TL GIÁM ĐỐC KD NƯỚC SẠCH HÀ NỘI Biểu 20 CHỨNG TỪ GHI SỔ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Số 17 169 Tây Sơn - Hà Nội Ngày 31/1/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng - PX chữ ảnh vi tính 5.517.201 - Tiền điện thoại 627 112 5.664.010 - PX chế bản - Tiền nước 112 2.607.765 12.836.402 - Tiền điện 627 112 83.767.000 - PX in 75.265.172 Chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài 627 112 1.580.000 Cộng 93.618.775 Kèm theo ……… chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng Biểu 21 CHỨNG TỪ GHI SỔ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Số 18 169 Tây Sơn - Hà Nội Ngày 31/1/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Các khoản chi phí khác bằng tiền phục vụ cho hoạt động của phân xưởng 627 111 642.000 - PX chữ ảnh 64.200 - PX chế bản 128.400 PX in 449.400 Cộng 642.000 Kèm theo ……… chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng Biểu 22 CHỨNG TỪ GHI SỔ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Số 19 169 Tây Sơn - Hà Nội Ngày 31/1/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng 01-2006 - 627 (PX chữ ảnh vi tính) - 627 (PX chế bản) - 627 (PX in) 214 214 214 19.327.000 26.750.500 207.854.700 Cộng 253.932.200 Kèm theo ……… chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng Biểu 23 CHỨNG TỪ GHI SỔ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Số 20 169 Tây Sơn - Hà Nội Ngày 31/1/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có Kết chuyển chi phí sản xuất trong tháng 01-2006 154 621 622 627 2.821.603.000 97.992.632,5 415.283.984 Cộng 3.334.879.616,5 Kèm theo ……… chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng Biểu 24 CHỨNG TỪ GHI SỔ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Số 21 169 Tây Sơn - Hà Nội Ngày 31/1/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Phế liệu thu hồi 152 154 50.520.631,5 Cộng 50.520.631,5 Kèm theo ……… chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng Biểu 25 SỔ CÁI TK 627 Tên TK: chi phí sản xuất chung Công ty in Công đoàn Tháng 1 năm 2006 Đơn vị: đồng Ngày GS Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 31-1 14 31-1 Lương + phụ cấp của nhân viên quản lý PX tháng 1-2006 334 7.671.500 31-1 15 31-1 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý PX tháng 1-2006 338 1.457.585 31-1 16 31-1 Chi phí NVL dùng cho PX tháng 1-2006 Chi phí CCDC dùng cho phân xưởng 152 153 53.958.000 4.003.924 31-1 17 31-1 Chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện, tiền nước thoại, tiền điện CPSC-TSCĐ thuê ngoài) 112 93.618.775 31-1 18 31-1 Chi phí khác bằng tiền phục vụ cho hoạt động của PX 111 642.000 31-1 19 Phân bổ khấu hao TSCĐ T1-2006 214 253.932.200 20 Kết chuyển CPSX chung 154 415.283.984 Cộng phát sinh 415.283.984 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị + Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Mọi chi phí sản xuất liên quan đến giá thành sản phẩm đều phải được tập hợp vào bên Nợ TK154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Việc tập hợp vào TK154 được kế toán tiến hành hàng tháng căn cứ vào chứng từ ghi sổ. Cuối tháng, kết chuyển toàn bộ nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung vào TK 154 và được ghi vào chứng từ ghi sổ số 20 theo định khoản. Nợ TK 154 : 3.334.879.616,5 Có TK 621: 2.821.603.000 Có TK 622: 97.992.632,5 Có TK 627: 415.283.984 Trong tháng 01/2005, phế liệu thu hồi ở Công ty là 50.520.631,5 đồng theo định khoản: Nợ TK 152: 50.520.631,5 Có TK 154: 50.520.631,5 Biểu 26 SỔ CÁI TK 627 Tên TK: chi phí sản xuất chung Công ty in Công đoàn Tháng 1 năm 2006 Đơn vị: đồng Ngày GS Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 31-1 20 31-1 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp tháng 1-2006 334 2.821.603.00 31-1 31-1 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tháng 1-2006 338 97.992.632,5 31-1 31-1 Kết chuyển chi phí sản xuất chung tháng 1-2006 624 415.283.984 31-1 31-1 Phế liệu thu hồi 152 50.520.631,5 31-1 31-1 Giao sản phẩm cho khách hàng 632 3.284.358.985 Cộng phát sinh 3.334.879.616,5 3.334.879.616,5 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 3. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ Công ty in Công đoàn có đặc thù riêng biệt là chỉ tiến hành sản xuất khi có đơn đặt hàng hay hợp đồng sản xuất của khách hàng, in ra đến đâu kiểm nghiệm số lượng và chất lượng đến đó để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng. Do đó sản phẩm không nhập kho nên giá trị sản phẩm dở dang ở TK 154 đối với Công ty là không có. Chỉ có NVL là giấy, mực và các vật liệu khác dùng cho các bộ phận phục vụ sản xuất còn thừa sẽ được dùng trực tiếp cho những lần sau, vật liệu thừa không dùng hết sẽ nhập trả lại kho. Do vậy khi tập hợp chi phí và tính GTSP, công ty không tính toán giá trị sản phẩm dở dang. 4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm - Phương pháp tính giá thành: Công ty in Công Đoàn áp dụng phương pháp tính giá thành sản xuất theo hệ số để tính giá thành thực tế sản phẩm. Tổng giá thành = Tổng CPSX đã tập hợp được = Theo phương pháp này, về mặt lý thuyết ta phải tính đến hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm. Nhưng trên thực tế, kế toán tính giá thành chỉ dựa vào hệ số qui đổi sản phẩm để qui đổi sản lượng thực tế sản phẩm. = x = = - BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT Tháng 1/2006 Diễn giải Tổng trang in tiêu chuẩn Giá trị tổng sản lượng PX in 301.125.000 3.011.250.000 Để tính ra tổng trang in tiêu chuẩn, phòng kế toán sẽ căn cứ vào hệ số đã được quy định với số lượng báo thực tế sản xuất tiêu thụ. Biểu 27 BẢNG TÍNH SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM QUY ĐỔI Đơn vị: trang in STT Tên sản phẩm in Khổ báo Số lượng sản phẩm (tờ) Hệ số Sản lượng sản phẩm quy đổi (trang in tiêu chuẩn) 1 Lao động 42x52 8.145.000 8,88 71.676.000 2 Nhân dân chủ nhật 42x52 5.655.000 8 49.764.000 3 Thiếu niên tiền phong 42x52 3.700.000 2,3 8.510.000 4 Giáo dục thời đại 29x42 2.550.000 4,9 12.495.000 5 Văn nghệ 42x52 1.520.000 8,8 13.376.000 6 Tiền phong 42x52 7.890.000 8,8 69.432.000 7 Tiền phong chủ nhật 29x42 3.189.000 4,9 15.626.100 … … Tổng cộng 50.115.000 301.125.000 - Tính giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu của Công ty Ở Công ty việc tính toán giá thành cho từng sản phẩm chỉ được thực hiện đối với một số hợp đồng ở góc độ quản lý chi phí và tính GTSP khi thấy cần thiết (chẳng hạn thất thoát hoặc lỗ lớn). Ngoài ra, công ty không tính giá thành cho từng sản phẩm của từng hợp đồng mà chỉ tính giá thành bình quân cho một trang in tiêu chuẩn để làm cơ sở cho việc ký kết các hợp đồng sản xuất tiếp theo. Do vậy khi khách hàng đến ký hợp đồng, phòng Tài chính kế hoạch sẽ căn cứ vào kích cỡ, loại giấy, tính chất bên trong như: gồm bao nhiêu trang, ảnh như thế nào, in mấy màu, sử dụng giấy loại gì,… mà đưa ra giá. Còn việc kế toán CPSX và tính GTSP chỉ là để kiểm tra xem định mức chi phí, giá thành của Công ty đã tối ưu chưa và có gì cần thay đổi không. Giá thành của một trang in tiêu chuẩn tháng 01-2006 là = = 10,91 đồng/trang CHƯƠNG III NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN 1.Ưu điểm: Từ khi thành lập đến nay, Công ty in Công Đoàn đã trải qua bao thăng trầm và đạt được những thành tích nhất định rất khả quan, điều đó chứng tỏ Công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh đúng đường lối của cơ chế mới. Vì vậy mà trong năm 2001 công ty đã được đánh giá là một trong những đơn vị tiêu biểu trong toàn ngành in. Trong hoạt động sản xuất, công ty đã có hơn 200 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cán bộ công nhân viên chức được tặng hơn 100 huân, huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Và gân đây (năm 1997) có 128 cán bộ công nhân viên chức được tặng huy chương "chiến sĩ văn hóa". Đời sống của cán bộ công nhân không ngừng nâng cao, thu nhập bình quân đã đạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng/tháng. Công ty đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho người lao động và luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách năm cho Nhà nước. Ngoài ra, đứng trên góc độ kế toán, công tác kế toán của công ty đã góp một phần quan trọng đáng kể về việc tham mưu tổng hợp, ghi chép, tính đúng tính đủ và xử lý tốt những số liệu thông tin kế toán tài chính giúp Giám đốc điều hành sản xuất tại Công ty một cách đúng đắn và có hiệu quả. - Về tổ chức bộ máy kế toán và sắp xếp công việc cho các thành viên trong bộ máy là hợp lý, đúng trình độ, khả năng của từng người, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giao phó. - Về hạch toán chi phí và tính GTSP, kế toán công ty đã xử lý đúng ngay từ ban đầu một cách chặt chẽ và chuẩn xác tạo điều kiện cho việc tổng hợp chi phí cho từng đối tượng tương đối dễ dàng. - Về sổ sách: tương đối đầy đủ, kết cấu sổ tương đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp đảm bảo theo dõi tiến độ phát sinh trong kỳ về sản xuất kinh doanh. - Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ; tương đối đầy đủ, việc luân chuyển chứng từ là hợp lý, tuần tự và chính xác theo trình tự kế toán. - Trong kế toán CPSX và GTSP, công ty đã tuân thủ các qui định, chế độ tài chính hiện hành. Đồng thời có sự vận dụng linh hoạt giữa lý luận và thực tiễn song vẫn đảm bảo tính pháp lý 2. Những mặt hạn chế cần cải tiến của Công ty in Công Đoàn - Về phương pháp kế toán CPSX: Công ty tập hợp CPSX theo từng phân xưởng và vào ngày cuối tháng; đối tượng đánh giá có thể là từng loại sản phẩm nhưng phải chờ đến cuối tháng kế toán tính giá thành cho 1 trang in tiêu chuẩn, sau đó mới tính cho từng loại sản phẩm nếu thấy cần thiết. Do đó cần cải tiến phương pháp kế toán CPSX và tính GTSP để phù hợp với thực tế, tính đúng, tính đủ GTSP. - Về phương pháp tính giá thành Công ty chỉ tính giá thành của từng loại sản phẩm khi thấy cần thiết trên cơ sở giá thành 1 trang in tiêu chuẩn thành phẩm đã tính được ở cuối táng. Còn giá thành kế hoạch của sản phẩm công ty được lập trước khi tiến hành sản xuất. Phương pháp này chưa phù hợp bởi vì công ty tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng nhưng sản phẩm hoàn thành kế hoạch không thực hiện việc tính giá thành cho từng sản phẩm hoàn thành. Do vậy, kế toán không kiểm soát và phản ánh chính xác CPSX và tính GTSP, không phản ánh kịp thời tình hình thực tế và sản xuất của Công ty. - Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Công ty không tiến hành việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất. Nếu số công nhân nghỉ phép nhiều sẽ ảnh hưởng đến chi phí và giá thành. Do vậy,nếu tiến hành việc trích trước sẽ hạn chế những biến động của GTSP. - Về khoản mục thiệt hại trong sản xuất Trong quá trình sản xuất có phát sinh các sản phẩm hỏng. Tuy không nhiều các chi phí này nên Công ty hạch toán vào bộ phận sản xuất chính. Phế liệu thu hồi ghi giảm khoản mục chi phí NVL chính. Như vậy công ty chưa tổ chức hạch toán riêng chi phí sản phẩm hỏng do đó không xác định được trách nhiệm của cá nhân hoặc bộ phận. Từ đó có biện pháp quản lý thích hợp hạn chế tối đa CPSX sản phẩm hỏng trong GTSP. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP 1. Yêu cầu hoàn thiện - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải dựa trên căn cứ có khoa học về nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của doanh nghiệp về đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức công tác kế toán. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với chế độ quản lý kinh tế, các chính sách kinh tế, các qui định về hạch toán kế toán mà Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành. - Các giải pháp nhằm hoàn thiện tập hợp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đạt được các mục đích yêu cầu về độ chính xác, hợp lý, đảm bảo cho kế toán được rõ ràng, dễ hiệu, đảm bảo cho việc luân chuyển, đối chiếu số liệu giữa các phần việc kế toán có liên quan một cách dễ dàng, tiện cho việc kiểm tra phục vụ cho mục đích quản lý công tác kế toán. - Hoàn thiện phải đảm bảo cung cấp thông tin một cách hữu ích nhất với thời gian và chi phí kế toán tiết kiệm nhất, giảm được các phần việc không cần thiết đồng thời không gây ảnh hưởng hoặc có thể tạo điều kiện cho việc cơ giới hóa trong công tác kế toán. Việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa vào các yêu cầu trên sẽ đảm bảo cho kế toán được hợp lý, khoa học, đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp trong việc tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phục vụ tốt hơn cho công tác quản trị doanh nghiệp. 2. Nội dung hoàn thiện Hoàn thiện công tác kế toán là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong mọi thành phần kinh tế, bao gồm hoàn thiện về chứng từ, về tài khoản, về hệ thống sổ và phương pháp tính giá thành đối với kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Thứ nhất, là phải hoàn thiện về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ. Thứ hai là phải hoàn thiện về hệ thống tài khoản Thứ ba là phải hoàn thiện về hệ thống sổ kế toán Thứ tư là phải hoàn thiện về phương pháp tính giá thành Tóm lại, hoàn thiện công tác kế toán là một yêu cầu đòi hỏi tất yếu đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhằm thực hiện tốt công tác quản lý kinh tế tài chính doanh nghiệp, các chế độ chính sách Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác kế toán tài chính tại doanh nghiệp. 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty in Công Đoàn 3.1. Giải pháp về việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Công ty nên xây dựng hệ thống kế toán chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo kiểu như sau: Doanh nghiệp Phân xưởng Tổ in Đơn hàng TK cấp 1 TK cấp 2 TK cấp 3 TK cấp 4 Chi tiết TK cấp 1 TK cấp 3 TK cấp 4 TK cấp 5 3.2. Giải pháp về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Để hạn chế những biến động của giá thành sản phẩm, công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất một cách hợp lý và đều đặn. Việc tính toán tỉ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được tính như sau: Tỉ lệ trích = Tổng số tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân sản xuất trong năm Tổng số tiền lương chính theo kế hoạch của công nhân sản xuất trong năm = x Giả sử với tỉ lệ trích là 3%, với kiến nghị này bảng phân bổ tiền lương và BHXH sẽ thay đổi như sau: CHỨNG TỪ GHI SỔ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Số 22 169 Tây Sơn - Hà Nội Ngày 31/1/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Trích trước tiền lương nghỉ phép tháng 2 - 2000 của công nhân trực tiếp sản xuất 627 (PX in) 627 (PX chế bản) 627 (PX chữ ảnh) 335 335 335 1.340.722,5 365.580 764.100 Cộng 2.470.402,5 Kèm theo ……… chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng 3.3. Giải pháp về việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Hiện nay tại công ty, kế toán chi phí sản xuất xác định đối tượng tập hợp là từng phân xưởng. Tuy nhiên nếu kế toán công ty tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng thì sẽ có ưu điểm hơn, vì công ty tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng và chuyên in các ấn phẩm có thời gian sản xuất ngắn nên đòi hỏi kế toán không những đủ mà còn phải rõ ràng, chính xác và kịp thời. Khi đã tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng thì phải chi tiết cho từng tài khoản, từng đối tượng cụ thể. Ví dụ: Đối với TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" nên chia thành: TK 621: "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" Chi tiết: TK 6211: Đơn đặt hàng A TK 6212: Đơn đặt hàng B 3.4. Giải pháp về khoản mục thiệt hại trong sản xuất Công ty phải tổ chức hạch toán riêng biệt, kịp thời, đầy đủ các khoản thiệt hại sản phẩm hỏng khi thực tế phát sinh. Từ đó, lập báo cáo sản phẩm hỏng để xác định nguyên nhân, qui trách nhiệm và tìm biện pháp xử lý thích hợp. Đồng thời cần lập bảng theo dõi phần thiệt hại cho sản phẩm hỏng trong sản xuất để tạo điều kiện cho việc theo dõi tình hình biến động của khoản chi phí này giúp giảm bớt đến mức tối thiểu. 3.5. Giải pháp về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm: Công ty nên dùng hệ thống đơn giá định mức về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tiến hành kế toán chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng, đồng thời cũng tính giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng hoàn thành. - Phương pháp kế toán chi phí sản xuất ở Công ty nên áp dụng phương pháp theo đơn đặt hàng. - Đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng đã hoàn thành - Phương pháp tính giá thành nên tiến hành tính giá theo chi phí tập hợp được của từng đơn đặt hàng cho từng đối tượng tính giá thành. Mỗi đơn đặt hàng kế toán cần mở một bảng chi tiết chi phí sản xuất, những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng, chi phí sản xuất chung cần được phân bổ theo tiêu thức thích hợp cho từng đơn đặt hàng. Bảng chi tiết chi phí được mở cho đến khi hoàn thành sản phẩm tức là đơn đặt hàng đã hoàn thành và được lập dựa vào số liệu của chứng từ. Ngoài ra kế toán còn phải mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Hàng tháng, căn cứ vào sổ chi tiết, bảng chi tiết chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng để ghi vào bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng đó. Khi có các chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành kế toán cộng chi phí sản xuất đã tập hợp ở bảng tính giá thành để xác định giá thành sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó. Tóm lại, phương pháp này giúp cho kế toán tập hợp đúng, chính xác chi phí sản xuất phát sinh, tập hợp đủ chi phí giá thành của từng sản phẩm, thực hiện sản xuất đúng hợp đồng. 3.6. Giải pháp về phương pháp chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, cùng nội dung kinh tế. Nhưng ở Công ty, kế toán lại lập chứng từ ghi sổ số 16 tổng hợp cả nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ vào cùng một chứng từ ghi sổ. Do vậy, để việc lập chứng từ ghi sổ được đảm bảo và cùng nội dung kinh tế ta sẽ tách ra làm hai chứng từ ghi sổ riêng biệt. CHỨNG TỪ GHI SỔ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Số 16 (1) 169 Tây Sơn - Hà Nội Ngày 31/1/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Chi phí NVL dùng cho phân xưởng 621 PX ảnh vt 621 PX chế bản 621 PX in 152 152 152 18.885.300 10.791.600 24.281.100 Chi phí NVL dùng cho quản lý PX 642 152 3.071.000 Cộng 57.029.000 Kèm theo ……… chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng CHỨNG TỪ GHI SỔ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN Số 16 (2) 169 Tây Sơn - Hà Nội Ngày 31/1/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng 621 PX chữ ảnh vt 621 PX chế bản 621 PX in 153 153 153 1.801.916 796.373 1.405.635 Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho quản lý PX 1.384.000 Cộng 5.387.924 Kèm theo ……… chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng Hiện nay, công ty lập chứng từ ghi sổ vào cuối mỗi tháng do vậy khối lượng công việc ghi chép nhiều. Để giảm bớt công việc đó, kế toán công ty lập chứng từ ghi sổ cứ 5 ngày/lần, cuối tháng chỉ việc tập hợp lại tất cả vừa đơn giản vừa theo dõi các chứng từ gốc một cách chi tiết, cụ thể hơn. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều hướng tới lợi nhuận tối đa. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực là thực hiện sản xuất ra những loại sản phẩm chủ yếu nhất định và tiêu thụ những sản phẩm đó trên thị trường nhằm thu được lợi nhuận. Một sản phẩm sản xuất ra đều phải có một lượng chi phí nhất định, do đó hạch toán chính xác chi phí sản xuất sản phẩm là tiền đề và cơ sở để xác định giá thành sản phẩm một cách hợp lý và chính xác. Toàn bộ những nội dung từ lý luận đến thực tiễn đã được đề cập đến trong chuyên đề này đã chứng minh ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất và nền kinh tế quốc dân Qua thời gian thực tập tại Công ty in Công Đoàn, em thấy rằng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường hiện nay. Việc quản lý chi phí sản xuất ở công ty tương đối rõ ràng, chặt chẽ do đó đảm bảo công tác tính giá thành được hợp lý. Những phân tích, đề xuất trên đây với góc nhìn của một sinh viên kế toán thực tập tại Công ty in Công Đoàn mà hoạt động kinh doanh còn mang tính đặc thù giữa kiến thức được học và thực tiễn còn có một khoảng cách, do vậy những điều đã viết trong luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót và chưa trọn vẹn nhất là những kiến nghị, đề xuất. Để hoàn thành chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo Bùi Thuý Vân và các cô chú trong cán bộ phòng Tài chính kế hoạch của công ty in Công Đoàn. Với khả năng chuyên môn của bản thân còn hạn chế nên em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp và giúp đỡ của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2006 Sinh viên CHÚ THÍCH MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT 1. TSCĐ : Tài sản cố định 2. CPSX : Chi phí sản xuất 3. CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4. CPNVLCTT : Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp 5. CPNVLPTT : Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp 6. CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp 7. CPSXC : Chi phí sản xuất chung 8. SXKD : Sản xuất kinh doanh 9. CPSXKDDD : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 10. PX : Phân xưởng 11. GTSP : Giá thành sản phẩm 12. TK : Tài khoản MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKT154.docx