Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và xây dựng Toàn Cầu

Tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và xây dựng Toàn Cầu: PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã có nhiều đổi thay quan trọng theo hướng đưa diện mạo đất nước phát triển tốt đẹp hơn, vị thế của Việt Nam trong mắt bạn bè và nhà đầu tư thế giới không ngừng được cải thiện. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như bối cảnh mở cửa mang lại cho các thành phần kinh tế, các đơn vị kinh tế trong nước không ít thời cơ cũng như trở ngại, cơ hội cũng như thách thức. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, bản thân các DN phải hoạt động có hiệu quả, phát huy tối đa sức mạnh nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh. "Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm" khẩu hiệu ấy là một trong những tiêu chí hàng đầu mà các doanh ngiệp cần hướng tới. Bởi nó như vậy mới có thể cạnh tranh và chiếm lĩnh được thị phần so với các đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường. Để làm được điều ấy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải hạch toán sao cho đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả các nguồn ch...

doc79 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và xây dựng Toàn Cầu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã có nhiều đổi thay quan trọng theo hướng đưa diện mạo đất nước phát triển tốt đẹp hơn, vị thế của Việt Nam trong mắt bạn bè và nhà đầu tư thế giới không ngừng được cải thiện. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như bối cảnh mở cửa mang lại cho các thành phần kinh tế, các đơn vị kinh tế trong nước không ít thời cơ cũng như trở ngại, cơ hội cũng như thách thức. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, bản thân các DN phải hoạt động có hiệu quả, phát huy tối đa sức mạnh nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh. "Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm" khẩu hiệu ấy là một trong những tiêu chí hàng đầu mà các doanh ngiệp cần hướng tới. Bởi nó như vậy mới có thể cạnh tranh và chiếm lĩnh được thị phần so với các đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường. Để làm được điều ấy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải hạch toán sao cho đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả các nguồn chi phí và có phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc thù công việc. Tài liệu về chí phí sản xuất và tính giá thành là một trong những căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá, tình hình thực hiện các định mức, chi phí, tình hình sử dụng tài sản, tình hình lao động tiền vốn..........nhằm làm mạnh hóa các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp. Bởi vậy, kế toán tập hợp chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là một trong những phần hành kế toán quan trọng nhất của hệ thống kế toán doanh nghiệp. Lựa chọn đề tài "kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXD TM&DV Toàn Cầu" làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Đây thực sự là một phần hành quan trọng mà nếu làm tốt sẽ cho phép công ty kiểm soát tốt chi phí và giá thành công trình, nâng cao năng lực cạnh tranh và trúng thầu, tạo sức mạnh nội lực so với các doanh nghiệp cùng ngành… 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu và hệ thống những vấn đề lý luận về “ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp”. Nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện công tác kế toán chi phí tại công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu. Đối tượng nghiên cứu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm “ công trình đường 70” tại công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Tìm hiểu và đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình Đường 70. Về thời gian: Từ ngày 01 tháng 7 tới ngày 30 tháng 9 năm 2010. Về không gian: Công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này chủ yếu là nghiên cứu các giáo trình, tài liệu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. - Phương pháp phỏng vấn và quan sát: Được áp dụng nhằm phỏng vấn các nhân viên kế toán và cán bộ trong đơn vị nhằm thu thập số liệu về công ty và số liệu kế toán. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Nghiên cứu các tài liệu kế toán của công ty để phân tích tình hình sức khoẻ của doanh nghiệp như: Tình hình tài sản, tình hình nguồn vốn, kết quả sản xuất của công ty qua ba năm và thu thập số liệu về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Phương pháp kế toán: Bao gồm các phương pháp như: + Phương pháp chứng từ. + Phương pháp tài khoản và ghi đối ứng. + Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán. + Phương pháp tính giá. Phương pháp kế toán nhằm tổng hợp số liệu kế toán về chi phí và tính giá thành sản phẩm công trình “ Đường 70” tại công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu. Bố cục của đề tài Đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu” gồm ba phần: Phần 1. Đặt vấn đề Phần 2. Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1. Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Chương 2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu Chương 3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu Phần 3. Kết luận và kiến nghị PhẦN 2. NỘi dung và kẾt quẢ nghiên cỨu Chương 1. TỔng quan vỀ kẾ toán chi phí sẢn xuẤt và tính giá thành sẢn phẨm trong doanh nghiỆp xây lẮp Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất Khái niệm “Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện công tác xây lắp nhằm tạo ra các sản phẩm khác nhau theo mục đích kinh doanh cũng như theo hợp đồng giao nhận thầu đã ký kết”.( Võ Văn Nhị, 2001). Hay chi phí sản xuất củng có thể được hiểu là: “Biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên sản phẩm xây lắp”.( Huỳnh Lợi- Nguyễn Khắc Tâm, 2002). Trong đó chi phí lao động sống là chi phí tiền công, các khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản phẩm xây lắp, chi phí về lao động vật hoá bao gồm chi phí sử dụng TSCĐ, chi phí NVL, chi phí CCDC. Những nhận thức có thể khác nhau về quan điểm, hình thức thể hiện chi phí nhưng tất cả đều thể hiện một vấn đề chung đó là: “ Chi phí là những phí tổn về tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh”( Huỳnh Lợi- Nguyễn Khắc Tâm, 2002). Phân loại chi phí Phân loại chi phí là cách sắp xếp chi phí theo các tiêu thức khác nhằm quản lý tốt các chi phí, bảo đảm hiệu quả kinh doanh tối đa có thể. 1.1.2.1. Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí Cách phân loại kiểu này bao gồm các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp, thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp xây lắp. - Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp.( Lưu ý: Các khoản phụ cấp cho nhân viên quản lý đội, nhân viên văn phòng ở bộ máy quản lý doanh nghiệp, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ không được hạch toán vào khoản mục này). - Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm chi phí cho các máy thi công thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy như nhiên liệu, chi phí sữa chửa bảo dưỡng máy, tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân vận hành máy. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí phục vụ sản xuất xây lắp, những chi phí có tính chất dùng cho hoạt động xây lắp gắn liền với khối lượng công trình cụ thể. Chi phí sản xuất của đội bao gồm lương nhân viên quản lý phân xưởng, đội xây dựng, các khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp thuộc danh sách lao động của doanh nghiệp và nhân viên quản lý đội, khấu hao tài sản và những chi phí liên quan đến hoạt động của đội. 1.1.2.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Theo tiêu thức này chi phí được phân thành các loại sau: - Định phí: Là những khoản phí không thay đổi tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi mà nó thay đổi khi tính trên một đơn vị sản phẩm. Định phí thường bao gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lý….tuy nhiên cần lưu ý những đặc điểm trên của định phí chỉ thích hợp, một khi mức độ hoạt động vượt qua khỏi phạm vi này có thể có những thay đổi đột biến.( Kế toán quản trị- Hồ Phan Minh Đức, 2006). - Biến phí: Là những khoản chi phí thay đổi trên tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi như chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí bao bì…. Nhưng biến phí trên một đơn vị sản phẩm luôn cố định( Hồ Phan Minh Đức, 2006). - Chi phí hỗn hợp: Là những khoản chi phí mà bản thân gồm cả định phí lẫn biến phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó thể hiện các đặc tính của biến phí. 1.1.2.3. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí Theo cách phân loại này các chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có cùng tính chất kinh tế sẽ được sắp xếp chung vào một yếu tố chi phí, bao gồm: - Chi phí NVL, CCDC: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ. + Chi phí NVL: Cát, xi măng, đá, sỏi, sắt, thép, gạch… + Chi phí CCDC: cuốc, xẻng, tời, cofa…. - Chi phí nhân công bao gồm: Các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho cho người lao động, cùng các khoản trích theo lương theo quy định. Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao mà doanh nghiệp đã trích trong kỳ kinh doanh. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ chi phí dịch vụ mua từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như giá dịch vụ điện nước, chi phí bảo hiểm tài sản… - Chi phí bằng tiền khác: Là chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh không thuộc các yếu tố trên: Như chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị, chi phí quảng cáo, chi phí nộp phạt…. 1.1.2.4. Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp Theo phương pháp này chi phí trong kỳ gồm các loại sau: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến các đối tượng chịu chi phí, có thể quy nạp trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí như chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT ( Huỳnh Lợi- Nguyễn Khắc Tâm, 2002)… loại chi phí này thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí và chúng được nhận diện dễ dàng trong việc phân loại chi phí. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan nhiều đến đối tượng chi phí như chi phí NVL phụ, chi phí nhân công phụ….Với loại chi phí này thường khó nhận diện nên việc hạch toán không rõ ràng, do vậy mà cần có một tiêu thức phân bổ chi phí chung hợp lý vào cuối kỳ kinh doanh ( Huỳnh Lợi- Nguyễn Khắc Tâm, 2002). 1.1.2.5. Một số cách phân loại khác Không chỉ có các cách phân loại trên, mà nhiều nhà quản trị còn đưa ra các cách phân loại riêng để phù hợp với loại hình, đặc điểm của doanh nghiệp. Ví dụ như: phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát chi phí, hay có thể phân thành chi phí chênh lệch, chi phí chìm, chi phí cơ hội… 1.2 Khái niệm và bản chất của giá thành sản phẩm 1.2.1. khái niệm và bản chất của giá thành Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm hoàn thành nhất định ( Huỳnh Lợi- Nguyễn Khắc Tâm,2002). Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định. Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khác thì giá thành là căn cứ quan trọng để xác định giá bán. Còn đối với các doanh nghiệp xây lắp, do đặc thù của nghành nên sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp khi hoàn thành đều có một giá thành riêng. Giá bán sản phẩm xây lắp có ngay trước khi thi công công trình, vì thế giá thành thực tế của công trình quyết định đến lãi lỗ của doanh nghiệp. Trong nghành xây lắp, giá thành gồm các khoản mục: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí MTC, chi phí SXC. Giá thành có hai chức năng chủ yếu là là thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá. Số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm sẽ bù đắp phần chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó. Tuy nhiên, sự bù đắp các yếu tố chi phí đầu vào mới chỉ là đáp ứng yêu cầu của tái sản xuất giản đơn, trong khi đó mục đích chính của cơ chế thị trường là tái sản xuất mở rộng, tức là giá tiêu thụ hàng hoá sau khi bù đắp chi phí đầu vào vẫn phải đảm bảo có lãi. 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp Giá thành công tác xây lắp: Là một phần của giá trị dự toán, là chỉ tiêu tổng hợp các chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp theo các khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Trong quản lý và hạch toán, giá thành công tác xây lắp được phân biệt thành các loại giá thành sau: - Giá thành dự toán: Là toàn bộ chi phí để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp theo dự toán. Giá thành dự toán = Giá trị dự toán + lợi nhuận định mức - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của một doanh nghiệp xây lắp trong một kỳ kế hoạch nhất định. Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán + Mức hạ giá thành dự toán - Giá thành định mức: Là tổng chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp cụ thể được tính trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, về phương pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo các định mức chi phí đã đạt được ở tại doanh nghiệp, công trường tại thời điểm bắt đầu thi công. Khi đặc điểm kết cấu công trình thay đổi, hay có sự thay đổi về phương pháp tổ chức, về quản lý thi công thì định mức sẽ thay đổi và khi đó giá thành định mức sẽ được tính toán lại cho phù hợp. - Giá thành thực tế: Là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện hoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được. Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng, hiệu quả về kết quả hoạt động của doanh nghiệp xây lắp. (Nguồn: kế toán tài chính 2, Phan Đình Ngân- Nguyễn Thị Thanh Huyền) 1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau trong một quá trình. Đây là hai giai đoạn liên hoàn nhau kế tiếp nhau của một quá trình. Chi phí sản xuất và giá thành đều bao hàm các hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để tạo ra sản phẩm. Giá thành sản phẩm được tính toán dựa trên cơ sở là chi phí sản xuất được tập hợp và số lượng sản phẩm hoàn thành. Khi nghiên cứu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn đi đôi với nhau. Song chúng có những khác biệt sau: - Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong kỳ mà không tính đến sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Còn giá thành lại tổng hợp chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành hoặc công trình, hạng mục công trình đã được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. - Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ sau: Tổng giá thành CPSX CPSX CPSX Điều chỉnh sản phẩm = dở dang + phát sinh - dỡ dang - giảm giá hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thành. 1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đặc điểm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp hoặc sử dụng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch, vụ của doanh nghiệp xây lắp ( Võ Văn Nhị, 2001). Tài khoản sử dụng: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Kết cấu và nội dung phản ánh: Bên nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ hạch toán. Bên có: -Trị giá nguyên vật liệu dùng không hết được nhập lại kho. Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào tài khoản 154- chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang và chi tiết cho đối tượng tính giá thành công trình xây lắp, giá thành sản phẩm, dịch vụ lao vụ… TK 621 không có số dư cuối kỳ. ( Nguồn: kế toán tài chính 2, Phan Đình Ngân- Nguyễn Thu Huyền). Phương pháp hạch toán: TK 152 TK 621 TK152 (1) (5) TK 111,112,331 (2) TK 154 TK 133 (6) TK 111,112,331, TK1413 (3) (4) Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết chi phí NVL trực tiếp theo phương pháp KKTX (1) Xuất dùng NVL trực tiếp cho sản xuất (2) Mua NVL đưa thẳng vào sản xuất (3) Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ (4) Quyết toán giá trị sản lượng đã tạm ứng (5) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp (6) Vật liệu không dùng hết nhập lại kho 1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Đặc điểm: Chi phí lao động trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Tài khoản sử dụng: TK 622: “chi phí nhân công trực tiếp” Bên nợ: Chi phí nhân công trrực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp, sản xuất sản phẩm công nhiệp, cung cấp dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động. Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ tài khoản 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. ( Nguồn: Kế toán tài chính 2, Phan Đình Ngân, Nguyễn Thu Huyền) Phương pháp hạch toán: TK622 TK334 TK154 (1) (5) TK335 (2) Tk111,112 TK1413 (3) (4) Sơ đồ: 1.2. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (1) Tiền lương phải trả cho công nhân trực ttiếp sản xuất (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất (3) Tạm ứng tiền công cho các đơn vị nhận khoán khối lượng xây lắp (4) Thanh toán giá trị nhân công nhận khoán theo bảng quyết toán (5) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 1.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Đặc điểm: Chi phí sử dụng máy thi công dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. Tài khoản sử dụng: TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công. Bên nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công. Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang. Tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công có 6 TK cấp 2: + TK 6231- Chi phí nhân công: Dùng để phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, công nhân phục vụ và quản lý đội máy thi công kể cả khoản tiền ăn giữa ca của các công nhân này. TK này không phản ánh khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ trên tiền lương của công nhân sử dụng xe, máy thi công. Khoản tính trích này được phản ánh vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung. + TK 6232- Chi phí vật liệu: Dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu như xăng, dầu, mỡ…..và các vật liệu khác phục vụ cho xe máy thi công. + TK 6233- Chi phí dụng cụ sản xuất: Dùng để phản ánh công cụ, dụng cụ lao động liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công. + TK 6234- Chi phí khấu hao máy thi công: Dùng để phản ánh khấu hao máy thi công sử dụng vào xây lắp công trình. +TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Dùng để phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như: thuê ngoài sữa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe, …. + TK 6238- Chi phí bằng tiền khác. Phương pháp hạch toán: Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công, tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp. Trường hợp 1: Doanh nghiệp có đội máy thi công riêng và tổ chức kế toán để theo riêng chi phí tại đội máy thi công kế toán sử dụng các TK sau: TK621: Chi phí NVL sử dụng cho máy thi công. TK622: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công. TK627: Chi phí chung phát sinh liên quan đến việc sử dụng máy thi công. + Nếu doanh nghiệp thực hiện cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận, ghi: Nợ TK 623: Giá trị của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng. Có TK 1543: Chi tiết cho đội máy thi công. + Nếu doanh nghiệp thực hiện bán lao vụ lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ, ghi: Nợ TK 623: Ghi phục vụ lẫn nhau trong nội bộ. Có TK 1543: Chi tiết cho đội máy thi công, giá thành dịch vụ của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng trong nội bộ. Đồng thời phản ánh giá bán nội bộ về chi phí sử dụng máy cung cấp lẫn nhau: Nợ TK 623: Giá bán nội bộ. Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ. Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp. + Nếu đội máy thi công có phục vụ cho bên ngoài. Phản ánh giá vốn: Nợ TK 623: Vốn phục vụ bên ngoài. Có TK 154: Chi tiết đội máy. Phán ánh giá bán: Nợ TK 131,111,112: Tổng giá thanh toán. Có TK 511: Doanh thu bán hàng. Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp. Nếu không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng tại đội máy thi công, thì các chi phí phát sinh được hạch toán toán trực tiếp vào TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công. Tập hợp chi phí NVL: Nợ TK 6232: Chi phí máy thi công. Có TK 152,111,112,331…. Tập hợp chi phí tiền lương, tiền công của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công. Nợ TK 6231: Có TK liên quan 3341,3342,1111…. Các chi phí khác liên quan đến máy thi công của từng đội ( chi phí khấu hao, chi phí thuê ngoài sữa chữa máy thi công, điện nước, chi phí khác bằng tiền). Nợ TK 623 (chi tiết tiểu khoản) Nợ TK 133(thuế GTGT được khấu trừ) Có TK 214,152,111,112,331….. Tổng hợp tạm ứng chi phí thực hiện giá trị khoán nội bộ ( không tổ chức hạch toán kế toán riêng) khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành và bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí máy thi công. Nợ TK 623: Chi phí máy thi công. Có TK 141: Kết chuyển chi phí máy thi công. Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí máy thi công vào cuối kỳ. Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang. Có TK 623: Chi phí máy thi công Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu sau: TK334,111 TK 623 TK111,112,152 (1) (7) TK214 (2) TK 154 TK 152,153,142 (8) (3) TK 111,112,331 (4) TK 331 TK 111,112 TK1413 (5) (6) Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (1) Chi phí nhân viên lái máy (2) Trích khấu hao máy thi công (3) Chi phí CCDC, NVL cho máy thi công (4) Chi phí khác phục vụ máy thi công (5) Tạm ứng chi phí máy thi công (6) Thanh toán tiền tạm ứng (7) Các khoản giảm chi phí sử dụng máy (8) Kết chuyển chi phí sử dụng máy 1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung Đặc điểm: Chi phí sản xuất của đội xây dựng công trình gồm: Lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội ( thuộc biên chế doanh nghiệp); khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội. Tài khoản sử dụng: TK 627: Chi phí sản xuất chung. Bên nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ bao gồm: Lương nhân viên quản lý đội xây dựng của công nhân xây lắp, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ % quy định hiện hành trên lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội ( thuộc biên chế của doanh nghiệp); khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội (chi phí không bao gồm thuế GTGT đầu vào nếu được khấu trừ). Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 627 có 6 TK cấp 2: + TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng. + TK 6272- Chi phí vật liệu. + TK 6273- Chi phí dụng cụ sản xuất. + TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6278- Chi phí bằng tiền khác. Phương pháp hạch toán: TK 334 TK 627 TK111,112,152 (1) (8) TK 338 (2) TK 154 (9) TK 152,153,142 (3) TK 214 (4) TK 111,112,331 (5) TK 133 TK 141 (6) (7) Sơ đồ1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý đội Trích BHXH, BHYT,KPCĐ của nhân viên trong đội Kế toán chi phí NVL, CCDC xuất dùng cho đội xây dựng Khấu hao máy móc thiết bị thuộc đội xây dựng Chi phí khác Tạm ứng giá trị xây lắp giao khoán nội bộ Quyết toán tiền tạm ứng Các khoản giảm chi phí sản xuất chung Kết chuyển chi phí sản xuất chung Phân bổ chi phí sản xuất chung: Nếu chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình thì tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí. Tiêu thức phân bổ thông thường được chọn là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí NVLTT, doanh thu nhận thầu của các công trình, dự toán chi phí của các công trình…. Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Hệ số phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ Mức phân bổ chi phí SXC = Hệ số phân bổ * tiêu thức phân bổ của đối tượng cho công trình i 1.3.5. Kế toán thiệt hại sản xuất xây lắp Thiệt hại phá đi làm lại: Trong quá trình thi công có thể có những khối lượng công trình hoặc phần công việc phải phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình. Nguyên nhân gây ra có thể do thiên tai, hoả hoạn, do lỗi của bên giao thầu (bên A), hoặc có thể do bên thi công (bên B) gây ra do tổ chức sản xuất không hợp lý, chỉ đạo thi công không chặt chẽ, sai phạm kỷ thuật của công nhân hoặc do các nguyên nhân khác từ bên ngoài. Giá trị thiệt hại được xử lý như sau: + Nếu do thiên tai gây ra được xem như khoản thiệt hại bất thường. + Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bên thi công coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao tiêu thụ. + Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành, hoặc tính vào khoản thiệt hại bất thường sau khi trừ đi phần giá trị phế liệu thu hồi được. - Phương pháp hạch toán: Nợ TK 111,152 ( giá trị phế liệu thu hồi) Nợ TK 632 ( giá vốn của công trình) Nợ TK 811 ( chi phí khác) Nợ TK 1388,334 ( phần thiệt hại do cá nhân phải bồi thường) Nợ TK 1381 (tài sản thiếu chờ xử lý) Có TK 154: Thiệt hại ngừng sản xuất: Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định vì những nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó. Ngừng sản xuất có thể do thời tiết, do thời vụ hoặc do tình hình cung cấp NVL, máy móc thi công và các nguyên nhân khác. - Phương pháp hạch toán: + Trường hợp không trích trước chi phí. Khi phát sinh các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622, 623,627,642… Nợ TK 1331 Có Tk liên quan + Trường hợp có trích trước chi phí. Khi trích trước chi phí ngừng sản xuất. Nợ TK 622,623,627,642: Có TK 335: Khi chi phí thực tế phát sinh. Nợ TK 335: Nợ TK 1331: Có TK liên quan - Điều chỉnh chênh lệch: + Nếu chi phí thực tế lớn hơn chi phí trích trước, thì tiến hành bổ sung chi phí Nợ TK 622,623,627,642: Có TK 335: + Nếu chi phí ngừng sản xuất thực tế nhỏ hơn chi phí trích trước thì tiến hành hoàn nhập. Nợ TK 335: Có TK 622,623,627,642: 1.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng. Việc tính giá sản phẩm trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối tháng đó. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỷ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang là các khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỷ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang dang theo giá trị dự toán của chúng: Giá trị của Chi phí sxkddđk + Chi phí sxkdfstk Giá trị của khối lượng xây = x khối lượng lắp DDCK Giá trị của khối lượng Giá trị khối lượng xâylắp DDCK xây lắp hoàn thành + xây lắp DDCK theo dự toán theo dự toán theo dự toán ( Nguồn: kế toán tài chính 2, Phan Đình Ngân, Nguyễn Thanh Huyền) 1.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Để tính giá thành công tác xây lắp hoàn thành có thể áp dụng nhiều phương thức tính giá thành khác nhau phụ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Thường áp dụng các phương pháp sau: Phương pháp trực tiếp ( phương pháp giản đơn): Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp nhau. Giá thành thực tế Chi phí thi Chi phí thi Chi phí thi Các khoản làm khối lượng hạng = công xây + công xây lắp - công xây lắp - giảm giá thành mục công trình lắp DDĐK FSTK DDCK hoàn thành bàn giao Giá thành thực tế Tổng giá thành thực tế đơn vị xây lắp hoàn thành đơn vị sản phẩm = xây lắp hoàn thành Số lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Theo phương pháp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Hàng tháng chi phí thực tế phát sinh được tập hợp cho từng đơn đặt hàng, khi nào công trình hoàn thành thì chi phí tập hợp cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Trong trường hợp đơn đặt hàng có nhiều công trình, hạng mục công trình, để xác định giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình có thể dùng phương pháp liên hợp như kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số ( Nguồn: kế toán tài chính 2, Phan Đình Ngân, Nguyễn Thanh Huyền). 1.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Tài khoản sử dụng: Để tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp, kế toán sử dụng tài khoản 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Nội dung và kết cấu của tài khoản như sau: Bên nợ:- Các chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình, hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ. Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, lao vụ khác… Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ. Bên có: - Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao. Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán. Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng. Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán. Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Trị giá nguyên vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho. Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán. TK 154 chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2: TK1541- xây lắp. TK 1542- sản phẩm khác. TK 1543- dịch vụ. TK 1544- chi phí bảo hành xây lắp. Phương pháp hạch toán: TK 621 TK 154 TK 152,153,111 (1) (6) TK622 (2) TK 632 TK 623 (3) (7) TK627 (4) TK 111,112,331 (5) TK 133 Sơ đồ 1.5 - Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công Kết chuyển chi phí sản xuât chung Giá thành xây lắp của các nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định trong kỳ kế toán Các khoản giảm chi phí sản xuất Giá thành sản phẩm xây lắp được bàn giao Chương 2.THỰC TRẠNG KẾ toán chi phí sẢn xuẤt và tính giá thành sẢn phẨm tẠi công ty CPXD tM & DV TOÀN CẦU 2.1. Tình hình cơ bản của công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu được thành lập theo giấy đăng kí kinh doanh số 28.03.000.028 do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 19/12/2002, địa chỉ số 534 Nguyễn Công Trứ -TP Hà Tĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh với ngành nghề kinh doanh là: Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp giao thông , thuỷ lợi cấp thoát nước , nước sinh hoạt , trạm và đường dây 35kv trở xuống, san lấp mặt bằng, kinh doanh vật liệu xây dựng. Với những đặc trưng vốn có của ngành xây dựng đòi hỏi doanh nghiệp hoạt động trong nghành xây dựng phải có một lượng vốn tương đối lớn. Tại thời điểm đầu Công ty Cổ phần xây dựng Toàn Cầu có nguồn vốn kinh doanh là 25.000.000.000 đồng. Với số vốn đó công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. vấn đề cần quan tâm nhất trong giai đoạn hiện nay là vốn, ban giám đốc đã tìm mọi biện pháp huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong công ty và các thành phần kinh tế khác, vay Ngân hàng, liên doanh…Khi đả có vốn công ty lại mắc phải khó khăn như doanh nghiệp khác đó là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xây dựng tồn tại rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng của nhà nước cũng như tư nhân. Nhận thức rỏ khó khăn đó, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phân xây dựng Toàn Cầu luôn nêu cao tình thần sáng tạo là hàng đầu, cố gắng củng cố uy tín của mình trên thị trường, nâng cao công tác quản lý kinh tế kỷ thuật, hạch toán kế hoạch sao cho chi phí sản xuất thấp nhất, giá thành hạ và vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Do vậy trong thời gian qua Công ty đả tham gia thi công được nhiều công trình lớn. * Quy mô hoạt động của công ty: 25 tỷ. Vốn cố định: 10.000.000.000đ Vốn lưu động : 10.000.000.000đ Vốn cổ phần : 5.000.000.000đ 2.1.2. Nghành nghề và lĩnh vực kinh doanh Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp, dân dụng và kết cấu hạ tầng, cụm dân cư đô thị, khu công nghiệp. - Kinh doanh nhà, hạ tầng khu đô thị mới, khu dân cư tập trung. - SXKD các loại đá, vật liệu xây dựng. - Thí nghiệm và kiểm định vật liệu xây dựng. - Thiết kế công trình xây dựng đường bộ. - Thiết kế công trình cầu, hầm đường giao thông. - Thiết kế các công trình giao thông đường bộ, cầu nhỏ phục vụ giao thông đường bộ. - Sửa chữa, lắp ráp, tân trang, hoán cải, phục hồi phương tiện, thiết bị giao thông vận tải. - Sản xuất cấu kiện bê tông. - Lắp đặt các công trình điện, hệ thống đường dây điện cao thế và trạm biến áp dưới 35KVA. 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý ở công ty được tổ chức theo cơ chế trực tuyến. Nhờ cách tổ chức này Giám đốc công ty có thể khuyến khích và tận dụng được khả năng, năng lực của cán bộ cấp dưới một cách tối ưu đồng thời vẫn đảm bảo cơ cấu chế độ của thủ trưởng. Công ty CPXD Toàn Cầu đã xây dựng được quy mô, mô hình quản lý phù hợp với yêu cầu nền kinh tế thị trường, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng bao đã đáp ứng nhiệm vụ chỉ đạo và thực hiện kiểm tra các hoạt động sản xuất xây dựng của công ty. - Đứng đầu là Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chính đồng thời là đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Công ty có 2 phó Gíám đốc: + Một phó Giám đốc chịu trách nhiệm về kỷ thuật. + Một phó Giám đốc phụ trách về kế hoạch. - Các phòng ban chức năng gồm: + Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc khai thác thị trường, xây dựng định mức kinh tế kỷ thuật nội bộ, kiểm tra dự án đầu vào, lập dự án thi công, phân bổ kế hoạch sản xuất xây dựng. + Phòng kỹ thuật,vật tư: Có nhiệm vụ tham mưu giúp ban Giám đốc các công tác có liên quan đến vật tư, kỹ thuật, xe máy thi công an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp xây dựng, định mức tiêu hao vật tư, định mức kỹ thuật để làm cơ sở cho kế toán hạch toán, tính toán cả chỉ tiêu có liên quan. + Phòng vật tư đấu thầu: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc các công trình xây dựng nên lựa chọn công trình nào là đạt hiệu quả, thu được lợi nhuận tối đa, cần lựa chọn công trình nào để đấu thầu và đấu thầu với giá nào. + Phòng Kế toán- Tài chính: Làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý tài chính, công tác hạch toán kinh tế trong công ty và nội bộ doanh nghiệp lập kế hoạch về nhu cầu vốn và sử dụng nguồn vốn. + Các đội sản xuất: Có nhiệm vụ quản lý đội và tổ chức thi công theo yêu cầu nhiệm vụ của giám đốc giao tổ chức kí kết hợp đồng kinh tế nội bộ thanh toán hợp đồng khoán của các đội. Các phó Giám đốc Kế toán trưởng Phòng TCHC Phòng kỷ thuật Phòng kế hoạch Phòng vật tư Phòng vật tư đấu thầu Phòng kế toán tài chính Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 4 Đội xây dựng số 6 Đội xây dựng số 9 XN gạch ngói và XD Hương Khê Giám đốc Sơ đồ 2.1. - Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của công ty Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Kế toán trưởng Công ty Cổ phần xây dựng Toàn Cầu là công ty có tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại một phòng công tác kế toán của Công ty, nhận chứng từ của các đội, xí nghiệp và các đơn vị trực thuộc để ghi sổ, lập báo cáo. Thủ quỹ Kế toán vật tư , tài sản Kế toán thuế Kế toán vốn bằng tiền và công nợ Kế toán tiền lương Kế toán chuyên quản lý các đội Kế toán tổng hợp Kế toán đội Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng *Phòng kế toán có 09 người - Kế toán trưởng Công ty: Giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế, hạch toán của đội, kiểm tra kiểm soát việc xác lập và thực hiện các kế hoạch sản xuất kỷ thuật tài chính, điều hành công việc chung trong phòng kế toán, hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán của nhân viên, tình hình biến động của vật tư, các khoản thu nhập và hoàn thành nghĩa vụ của công ty. - Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Tập hợp phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành của từng công trình, từng đội và toàn công ty. - Kế toán vốn bằng tiền, công nợ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm và quỷ tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, vốn bằng tiền khác, các khoản vay nợ, hạch toán tình hình thanh toán với khách hàng đối chiếu xác nhận với cấp trên. -Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính toán theo dõi tình hình thanh toán với cán bộ công nhân viên. - Kế toán vật tư, tài sản, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ phản ánh toàn bộ số hiện có và tình hình tăng giảm, khấu hao, sửa chửa thanh lý, nhượng bán. Phản ánh số lượng, chất lượng, giá trị vật tư hàng hoá, công cụ lao động và chi phí vật liệu công cụ lao động, chi phí giá thành hiện ứ đọng. - Kế toán chuyên quản lý các đội: Có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ và thực hiện xử lý sơ bộ chứng từ có liên quan đến hoạt động kinh doanh ở từng đội, định kì gửi các chứng từ về phòng kế toán của công ty. - Kế toán thuế: Theo dõi các khoản thuế phát sinh trong Công ty. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý các loại tiền hiện tại có ở Công ty, theo dõi thu, chi, thực hiện cấp phát, thu chi quỹ, ghi sổ lên báo cáo. 2.1.4.2. Chế độ kế toán Hệ thống tài khoản công ty sử dụng theo bảng hệ thống tài khoản quy định tại QĐ Số 15/ BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. 2.1.4.3. Hình thức kế toán Công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. * Trình tự ghi sổ kế toán như sau: 1. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào các Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Sau đó ghi vào Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. 2. Cuối tháng phải khoá sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái lập Bảng cân đối phát sinh. 3. Sau khi đối chiếu đúng khớp số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. Sổ quỷ Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ CÁI Sổ đăng ký CTGS Bảng tổng hợp chi tiết BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Chứng từ kế toán Sơ đồ 2.3. - Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối quý Quan hệ đối chiếu 2.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm. CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % A. TÀI SẢN 22,744,253,106 25,594,917,190 27,645,332,792 2,850,664,090 11,14 2,050,415,600 7,4 I. TSLĐ & ĐTNH 20,328,449,694 20,970,491,399 24,269,656,170 642,041,700 3,06 3,299,164,780 13,60 1. Vốn bằng tiền 5,309,711,573 6,160,399,152 7,167,225,475 850,687,579 18,80 1,006,826,323 14,00 2. Khoản phải thu 10,793,991,743 11,232,092,187 15,154,548,332 438,100,440 3,90 3,922,456,150 25,88 3. Hàng tồn kho 4,208,854,993 3,578,000,000 1,947,882,360 (630,854,993) (17,63) (1,630,117,640) (83) 4. TSNH khác 15,891,385 0 0 (15,891,385) (100) 0 0 II. TSCĐ & ĐTDH 2,415,803,412 4,624,425,851 3,375,676,625 2,208,622,439 47,76 (1,248,749,226) (37) B. NGUỒN VỐN 22,744,253,106 25,594,917,190 27,645,332,792 2,850,664,090 11,14 2,050,415,600 7,42 I. NỢ PHẢI TRẢ 10,942,877,074 10,868,488,091 13,222,986,081 (74,388,986) (0,68) 2,354,497,990 17,81 1. Nợ ngắn hạn 10,942,877,074 10,868,488,091 13,222,986,081 (74,388,986) (0,68) 2,354,497,990 17,81 2. Nợ dài hạn II. Vốn chủ sở hữu 11,801,376,032 14,726,429,099 14,422,346,710 2,925,053,060 19,86 (304,082,380) (2,11) Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008 đến 2010. Qua 3 năm tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty biến động như sau: - Năm 2009 so với năm 2008: + Tổng tài sản năm 2009 tăng hơn so với 2008 là gần 2,9 tỷ đồng tương ứng tăng gần 11%. Sự tăng này do cả 2 nguyên nhân là TSNH & ĐTNH tăng và TSCĐ tăng, mà nguyên nhân chủ yếu là do TSCĐ tăng mạnh, tăng hơn so với năm trước gần 2,3 tỷ đồng tương đương gần 48%. Điều này là do năm vừa qua công ty đã đầu tư thêm thiết bị, máy móc để thi công các công trình với hi vọng thi công nhanh để hoàn thành trước kế hoạch đã đề ra. Các khoản phải thu, vốn bằng tiền tăng nhẹ, riêng hàng tồn kho giảm vì thời gian này công ty có một số công trình mua nguyên vật liệu tới chân công trình làm giảm bớt tiền phí vận chuyển, tiền kho bãi và đồng thời giúp trong thời gian thi công ít bị gián đoạn. + Nguồn vốn công ty tăng 11% nguyên nhân là do vốn chủ sở hửu tăng gần 20% vì năm 2009 đã có nhiều công trình hoàn thành và đã được nghiệm thu nên lợi nhuận sau thuế đã tăng lên và nó đã làm cho nguồn vốn tăng lên. - Năm 2010 so với năm 2009: + Tổng tài sản năm nay so với 2009 tăng gần 2 tỷ đồng, tương đương 7 %. Nguyên nhân chủ yếu là do năm nay khoản TSCĐ & ĐTNH tăng 4 tỷ đồng, tương đương chiếm 17%. Các công trình trong năm 2010 đã hoàn thành với số lượng lớn và được nghiệm thu nên khoản phải thu đã tăng cao, mức tăng gần 27 %. Bên cạnh đó thì hàng tồn kho lại giảm xuống với mức giảm 46% vì lượng hàng tồn kho đã xuất hết cho các công trình nên lượng còn lại ít và TSCĐ dài hạn củng đã giảm mạnh nguyên do là một số máy móc đã được thanh lý để trong thời gian tới đầu tư máy mới phục vụ cho các công trình đang được đấu thầu. + Nguồn vốn: Công ty mặc dù đã hoàn thành nhiều công trình nhưng chưa được thanh toán nên khoản tiền nợ mua nguyên vật liệu, các thiết bị vẫn chưa được thanh toán cho nhà cung cấp, do vậy mà khoản nợ phải trả ngắn hạn tăng cao gần 3 tỷ đồng tương đương gần 23%. 2.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm như sau: Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm biến động tương đối đồng đều, cụ thể như sau: CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % Doanh thu thuần 39,746,025,922 49,321,571,777 54,135,667,289 9,575,545,850 19,41 4,814,095,510 8,89 Giá vốn hàng bán 37,100,201,511 44,693,144,005 47,445,678,230 7,592,942,490 16,99 2,752,534,230 5,80 Lợi nhuận gộp 2,645,824,411 4,628,427,772 6,689,989,050 1,982,603,361 42,83 2,061,561,278 30,82 Doanh thu tài chính 22,239,667 25,423,542 26,445,187 3,183,875 12,52 1,021,645 3,86 Chi phí tài chính 613,820,755 1,210,000,000 1,423,374,500 596,179,245 49,27 213,374,500 14,99 Trong đó chi phí lãi vay 613,820,755 1,210,000,000 1,423,374,500 596,179,245 49,27 213,374,500 14,99 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,300,396,101 2,450,545,245 2,677,812,043 1,150,149,144 46,93 227,266,798 8,49 Lợi nhuận thuần từ hđkd 753,847,222 993,306,069 2,615,247,694 239,458,847 24,11 1,621,941,625 62,02 Tổng lợi nhuận kế toán trước t 753,847,222 993,306,069 2,615,247,694 239,458,847 24,11 1,621,941,625 62,02 Chi phí thuế thu nhập 211,077,222 248,326,517 653,811,923 37,249,295 15,00 405,485,406 62,02 Lợi nhuận sau thuế TNDN 542,770,000 744,979,552 1,961,435,771 202,209,552 27,14 1,216,456,219 62,02 - Năm 2009 so với năm 2008: Doanh thu thuần tăng lên gần 9,6 tỷ đồng tương đương gần 25%. Sự tăng lên này là do tiến độ thi công nhanh chóng và một số công trình đã dược nghiệm thu. Mức tăng này có hướng tích cực, vì sự tăng lên của chi phí nhỏ hơn nhiều so với sự tăng lên của doanh thu,mức tăng chi phí gần 18%. Qua đây khẳng định một điều là công tác quản lý hay việc kiểm soát chi phí một cách khá tốt, cho nên lợi nhuận gộp đã tăng lên một cách đáng kể gần 2 tỷ đồng chiếm gần 77%. Về chi phí tài chính lại tăng lên gần gấp đôi, nhưng không hẳn là dấu hiệu xấu, vì năm 2009 doanh nghiệp thực sự rất cần vốn để phục vụ cho các công trình nên tiền lãi vay tăng cao, xét theo mặt này thì biết tận dụng nguồn vốn đi vay nhằm làm giảm tiền thuế và mang lại được hiệu quả thì đó là dấu hiệu tốt. - Năm 2010 so với năm 2009: Doanh thu thuần cũng tăng lên gần 5 tỷ đồng chiếm gần 10%, so với mức tăng này thì nó đã giảm mạnh so với mức tăng 2009. Bởi vì năm 2010 chưa ký kết được nhiều công trình mà chỉ đang thi công các công trình 2009 và sắp hoàn thành. Giá vốn tăng gần 7%, mức tăng này mặc dù có xu hướng tốt nhưng so với năm 2008 thì chưa hẳn là tốt. Qua tìm hiểu từ phòng kế toán thì đây là một nguyên nhân khách quan vì năm vừa qua giá nguyên vật liệu tăng cao nên đẩy giá vốn tăng lên. Nhưng không vì thế mà nhà quản lý không kiểm soát chặt chẻ, mà cần phải tìm cách bình ổn giá cả, tìm nguồn cung ứng phù hợp và đáng tin cậy thì mới góp phần làm giảm chi phí và dẫn đến lợi nhuận tăng lên. 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu 2.2.1. Khái quát về công trình “Đường 70” Để làm rõ hơn công tác kế toán chi phí và tính giá thành SPXL tại công ty CP XD TM & DV Toàn Cầu, tôi xin lựa chọn công trình “ Đường 70”. Đây là một công trình có giá trị lớn, thời gian thi công dài. Công trình này được khởi công trên cơ sở hợp đồng giao thầu xây lắp số 2640/HĐXD- PMUMT ngày 26/09/2008. Bên giao thầu: ban quản lý dự án Nghệ An Bên nhận thầu: công ty CP XD Toàn Cầu. Điều kiện nghiệm thu: Bên A thực hiện nghiệm thu từng công việc xây dựng, từng bộ phận công trình xây dựng, từng giai đoạn thi công xây dựng. Đối với các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Giá trị hợp đồng dự toán được duyệt 67,152,730,695 đồng. Tiết kiệm 2% theo qui định tại thông báo 63/TB- VPCP ngày 05/04/2008 của văn phòng chính phủ là 1,343,054,614 đồng. Giá trị hợp đồng là 65,809,676,081 đồng. Từ khi khởi công đến cuối quý III - 2010, công trình này đã trải qua nhiều đợt thi công. Căn cứ xác định đợt thi công là dựa vào điểm dừng kỹ thuật hợp lý trong hồ sơ thiết kế công trình. Ngày 30/9/2010, hai bên chủ đầu tư và công ty CPXD Toàn Cầu đã tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành trong đợt thi công số 15 (thời gian từ 1/7/2010 đến 30/9/2010). Do vậy, trong bài viết này, em sẽ trình bày công tác kế toán chi phí và tính giá thành SPXL tại công ty CPXD Toàn Cầu quý III - 2010 đợt 15 thi công công trình Đường 70. Công trình này được Công ty khoán gọn cho đội thi công. Khi phát sinh các nhu cầu phục vụ thi công (mua NVL, thuê mướn lao động, thuê máy…), đội thi công chủ động xin tạm ứng hoặc tự bỏ tiền ra mua sắm. Kế toán đội có trách nhiệm thu thập, bảo quản và xử lý sơ bộ bước đầu các chứng từ liên quan. Định kỳ, các chứng từ này được gửi về phòng kế toán trung tâm là cơ sở để Công ty hoàn ứng, thanh toán cho đội, đồng thời phục vụ cho công tác ghi chép, phản ánh sổ sách kế toán của Công ty. 2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đặc điểm: NVL trực tiếp sử dụng cho công trình Đường 70 đợt 15 bao gồm: NVL chính: : xi măng; cát hạt vàng, hạt mịn…; đá mi bụi, đá dăm…; sỏi; gạch; sắt, thép các loại; nhựa; ống cống; joint cao su; nhựa đường; cừ tràm; vải địa; thí nghiệm vật liệu xây dựng; hệ thống cọc tiêu, biển báo, lưới bảo vệ, dải ngăn cách… NVL phụ: sơn, ve, vôi, phụ gia, bê tông, kẽm, tôn lượn song, nhũ tương, dây tưới nước, cọc gỗ… TK sử dụng: Để theo dõi chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621:C hi phí NVL trực tiếp. TK này được mở chi tiết cho từng công trình, HMCT. Cụ thể, ứng với công trình này, kế toán sử dụng TK 621- Công trình Đường 70 Trình tự hạch toán: Căn cứ vào tiến độ thi công, xây dựng, khi phát sinh nhu cầu mua sắm thêm NVL, đội thi công viết giấy đề nghị tạm ứng gửi về phòng kế toán. Đơn vị: công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu Mẫu số: 03- TT Đội: 1 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày 16 tháng 7 năm 2010 Kính gửi: ông giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Toàn Cầu. Tên tôi là: Nguyễn Văn Lân Địa chỉ: Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 174,700,000 đồng Viết bằng chữ: Một trăm bảy mươi tư triệu, bảy trăm ngàn đồng chẵn. Lý do tạm ứng: để thanh toán tiền mua đá mi bụi, sắt phục vụ thi công dự án đường 70. Thời hạn thanh toán: quyết toán quý III - 2010. Giám đốc Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị tạm ứng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kèm theo giấy đề nghị tạm ứng là bảng chi tiết tạm ứng, hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT… Bảng 2.3: Chi tiết tạm ứng CHI TIẾT TẠM ỨNG NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 2010 DIỄN GIẢI ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG GHI CHÚ Công ty TNHH 1TV TM& VT 55,000,000 Tiền mặt  Công ty cổ phần Vĩnh Phú 79,200,000  Chuyển khoản Công ty CP Đầu tư Nam Hà 40,500,000 Chuyển khoản  Tổng số 174,700,000 Bảng 2.4: Biên bản xác nhận khối lượng CTY CPXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TOÀN CẦU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG (ĐỢT 15) Công trình: dự án xây dựng đường 70. Gói thầu: HM6- 38 Đơn vị cung cấp: Công ty cổ phần Vĩnh Phú. Đơn vị nhận: Công ty Cổ Phần Xây Dựng Toàn Cầu. Loại vật liệu: Đá 0x4 quy cách Dmax 37.5 (22TCN 334- 06) STT Danh mục Khối lượng (m3) Ghi chú 1 Đá 0x4 quy cách Dmax 37.5 (22TCN 334- 06) 2,000 Tổng cộng 2,000 Chúng tôi đã giao nhận đúng và đủ số lượng hàng hóa như trên. Ngày 15 tháng 8 năm 2010 Căn cứ vào yêu cầu của đội và bảng định mức chi phí vật tư từng công trình được Bảng chi tiết tạm ứng được kế toán tổng hợp lập từ đầu kỳ, sau đó được chuyển lên ban giám đốc, ban giám đốc quyết định cho tạm ứng hay không. Nếu đồng ý, Công ty sẽ nhanh chóng chuyển khoản (ủy nhiệm chi) hoặc trả tiền mặt (phiếu chi) trực tiếp cho nhà cung cấp. Ủy nhiệm chi ỦY NHIỆM CHI Chuyển khoản, chuyển tiền điện tử Ngày 19 tháng 8 năm 2010 Đơn vị trả tiền: Công ty CP XD TM & DV Toàn Cầu TK: Tại kho bạc nhà nước, ngân hàng kho bạc nhà nước Đơn vị nhận tiền: Công ty cổ phần Vĩnh Phú. Địa chỉ: số 225 đường Mạc Đĩnh Chi, phường 4, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An TK số: 370201007938 ngân hàng Sacombank chi nhánh tỉnh Nghệ An. Nội dung thanh toán, chuyển tiền: chi trả tiền mua đá mi bụi. Số tiền bằng số: 79.200.000 đồng (viết bằng chữ: bảy mươi chín triệu, hai trăm ngàn đồng chẵn. ) ĐƠN VỊ TRẢ TIỀN KBNN Kế toán Chủ TK Kế toán Giám đốc Một số loại NVL khi mua về không được sử dụng ngay hoặc sử dụng không hết, đội tiến hành nhập kho và lưu kho ngay tại chân công trình (xi măng, vải địa kỹ thuật, sắt thép…). Khi có nhu cầu sử dụng, NVL được xuất kho phục vụ thi công, xây dựng. Ví dụ: xi măng phục vụ thi công công trình Đường 70 mua về nhưng chưa có nhu cầu sử dụng ngay, kế toán đội tiến hành nhập kho. Phiếu nhập kho Đơn vị: Công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu Mẫu số 01- VT Địa chỉ: đội 1 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Nợ: Có: PHIẾU NHẬP KHO Ngày 12 tháng 7 năm 2010 Số 12 Họ tên người giao: Trần Văn An Theo phiếu xuất kho số ngày tháng năm Nhập tại kho: công trình Đường 70 STT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng  Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Chứng từ Thực nhập 1 Xi măng Bỉm Sơn  Tấn  2.5  2.5  820,000  2,050,000  2 … Tổng 2,050,000  Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai triệu năm mươi ngàn đồng chẵn. Số chứng từ gốc kèm theo: Người lập phiếu Người giao hàng Phụ trách Thủ trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Khi có nhu cầu sử dụng, kế toán đội xuất NVL và lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho Đơn vị: cty CP XD TM & DV Toàn Cầu Mẫu số 02- VT Địa chỉ: đội 1 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Nợ: Có: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 15 tháng 7 năm 2010 Số 13 Họ tên người nhận: Mai Văn Anh Địa chỉ (bộ phận): bộ phận lót đường Lý do xuất kho: Xuất phục vụ thi công công trình Đường 70 Xuất tại kho : kho của công trình Đường 70. STT Tên vật liệu Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Yêu cầu Thực xuất  1 Xi măng Bỉm Sơn   Tấn  1  1 820,000  820,000  2 … Tổng 820,000  Tổng số tiền (viết bằng chữ): Tám trăm hai mươi ngàn đồng chẵn. Số chứng từ gốc kèm theo: Người lập phiếu Người giao hàng Phụ trách Thủ trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán đội có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn NVL và định kỳ gửi các chứng từ gốc về phòng kế toán phục vụ công tác hạch toán và ghi sổ. Kế toán tại phòng kế toán trung tâm quản lý NVL về mặt giá trị, trên giấy tờ, sổ sách. Căn cứ vào chứng từ gốc , kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết TK 622, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 621. SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621- CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Công trình: Đường 70 Quý III- 2010 Chứng từ Nội dung TK ĐƯ Tổng Đá mi bụi, đá dăm Xi măng, cát Sắt, thép Nhựa đường Khác Số Ngày tháng SL(m3) TT SL (tấn) TT SL (tấn) TT SL TT SL TT 1123 25/7 Đá D 37.5 112 72,000,000 2,000 72,000,000 1624 29/7 Thép 111 50,000,000 4.5 50,000,000 .. .. .. .. .. KC 12 30/9 K/C CP NVL TT 1,486,125,154 13,250 856,359,278 365 301,470,256 11 120,367,842 2580 110,358,370 .. 97,569,408 Chứng từ ghi sổ CÔNG TY CP XD Toàn Cầu CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 18 Ngày 31 tháng 8 năm 2010 Trích yếu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Mua đá mi bụi cho công trình Đường 70  621,133  111,112  72,000,000  72,000,000  Mua thép cho công trình Đường 70 621,133  111,112  50,000,000  50,000,000  … …   ….  …. Cộng  653,789,367 653,789,367  Kèm theo: chứng từ Ngày 31 tháng 8 năm 2010 Kế toán trưởng Người lập CTY CP XD Toàn Cầu SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ QUÝ III- 2010 Chứng từ ghi sổ Số tiền Số Ngày tháng 18 31/8 653,789,367 22 10/9 1,356,890,370 … …. … Cộng 6,896,578,463 Kèm theo: chứng từ Ngày 31 tháng 9 năm 2010 Kế toán trưởng Người lập biểu Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 621 Công ty CP XD Toàn Cầu SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 621 – CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Quý III- 2010 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số Ngày, tháng Nợ Có … …  … .. .. … 11 31/7  Mua đá mi bụi 112 284,000,000 12 31/7  Mua thép 111 50,000,000 … …  … … 17 30/8  Mua đá mi bụi 112 36,818,818 18 31/8 Mua đá mi bụi 111,112 72,000,000 30 30/9 Mua xi măng Bỉm Sơn 253,278,954 … .. … .. 45 30/9 K/C cp NVL 1,486,125,154 ... .. .. .. ... … .. .. .. .. .. Cộng 1,486,125,154 1,486,125,154 Kế toán trưởng Người lập biểu (ký, họ tên) (ký, họ tên) 2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Đặc điểm: NCTT cũng là một bộ phận quan trọng trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty chiếm tỷ trọng khoảng 10-15% tổng giá trị các công trình. Thông thường, tham gia thi công các công trình, ngoài các kỹ sư, người lao động của Công ty, còn phải kể đến một bộ phận không nhỏ nguồn nhân lực tại địa phương. - Trả lương theo thời gian: Áp dụng cho công nhân thuộc biên chế của Công ty. Theo đó: Mức lương tối thiểu theo qui định của nhà nước trong quý III- 2010 là 650,000 đồng. Hệ số lương được áp dụng theo thang bảng lương của nhà nước qui định. Lương cơ bản ={(Lương tối thiểu x Hệ số)/ Công SP quy định } x Công SP. Tổng lương = Lương cơ bản + Các khoản phụ cấp. Các khoản phụ cấp chủ yếu là phụ cấp lưu động và phụ cấp không ổn định sản xuất. Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ: * Nếu làm thêm giờ trong ngày làm việc Hưởng 150% lương giờ hành chính. * Nếu làm thêm giờ thứ 7 và chủ nhật: Hưởng 200% lương giờ hành chính. * Nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, tết: Hưởng 300% lương giờ hành chính. Ngoài ra, công nhân còn được hưởng khoản tiền ăn ca là 300,000đồng/1 người/1 tháng. Số ngày làm việc theo qui định của Công ty là 25 ngày. Các khoản thưởng tết, ngày lễ: 12% lương cơ bản. * Trả lương theo sản phẩm: áp dụng cho lao động thuê ngoài. Trong khi thi công công trình, các đội có thể thuê mướn lao động bên ngoài để làm một số công việc đơn giản như: xúc đất, bốc dỡ NVL, vận chuyển…nếu cần thiết. TK sử dụng: TK 622- Công trình Đường 70: Được dùng để theo dõi CP NCTT phục vụ cho công trình. Với đặc thù của một DN xây lắp, TK này chỉ theo dõi tiền lương chính, lương phụ và phụ cấp lương của công nhân sản xuất. Các khoản trích theo lương của CNSX được theo dõi trên TK 627. Phương pháp kế toán: Bảng 2.4: Bảng chấm công lao động phổ thông BẢNG CHẤM CÔNG LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG Tháng 7 năm 2010 TT Họ tên 1 2 3 .. 31 Tổng 1 Nguyễn Văn Hồng x x x .. x 26 2 Trần Văn Sen x x x … x 25 3 Mai Phú Vinh x x 0 … x 24 … Đội trưởng Người chấm công Căn cứ vào bảng chấm công và đơn giá tiền công đang áp dụng tại Công ty do kế toán công trình lập hoặc bảng tính khối lượng công việc thực hiện do kỷ thuật giám sát thi công lập được chỉ huy trưởng kiểm tra và ký duyệt, sau đó được chuyển lên phòng kế toán, kế toán tính ra và thanh toán tiền công lao động cho từng người thông qua bảng thanh toán tiền công lao động phổ thông. Bảng 2.5: Bảng thanh toán tiền công lao động phổ thông BẢNG THANH TOÁN TIỀN CÔNG LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG Tháng 7 năm 2010 STT Họ tên Tổng công Đơn giá Thành tiền Ký nhận 1 Nguyễn Văn Hồng 26 80,000 2,080,000 1 Trần Văn Sen 25 80,000 2,000,000 2 Mai Phú Vinh 24 80,000 1,920,000 …. … … … … Tổng 134 80,000 10,720,000 Đội trưởng Người chấm công Bảng 2.6 : Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành Cty CP XD TM & DV Toàn Cầu Mẫu số 05- LĐTL Đội 1 (ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ TC) PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOẶC CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH Ngày 31 tháng 8 năm 2010 Tên đơn vị: Tổ lao động do ông Mai Phú Quang làm tổ trưởng phục vụ cho công trình Đường 70. Theo hợp đồng số: ngày …tháng….năm 2010 STT Tên SP (công việc) ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú A B C 1 2 3 D 1 Đ70 Công 70 80,000 5,600,000 2 ................. Công 40 70,000 2,800,000 Cộng 8,400,000 Tổng số tiền: tám triệu bốn trăm ngàn đồng chẵn. Người giao việc Người nhận việc Người kiểm tra chất lượng Người duyệt (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 13: Bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài Bảng 2.7: Bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài Công ty CP XD TM & DV Toàn Cầu BẢNG THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG THUÊ NGOÀI Số 034 STT Tên SP (công việc) ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Đ70 Công 70 80,000 5,600,000 2 ............ Công 40 70,000 2,800,000 Cộng 8,400,000 Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng, chấm dứt quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Đối với cán bộ, công nhân của Công ty kế toán sử dụng bảng chấm công để theo dõi quá trình lao động của công nhân. Bảng 2.8: Bảng chấm công Cty CPXD TM & DV Toàn Cầu Bộ phận: rải đá. BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 8 năm 2010 Công trình: Đường 70. STT Họ tên Bậc lương Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 .. 28 Công SP Công t/gian … 1 Lê Thanh Nam 2.67 X x x X 27 2 Phạm Tiến Dũng 4.52 X x 0 X 25 3 Mai Xuân Ấn 2.89 X x x X 26 …. Tổng 520 Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt Từ bảng chấm công, kế toán tính ra tiền lương phải trả cho công nhân theo từng tháng thông qua bảng thanh toán tiền lương. Bảng 2.9: Bảng thanh toán tiền lương Công ty CP XD TM & DV Toàn Cầu BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 8 năm 2010 Công trình: Đường 70 Bộ phận: rải đá STT Họ và tên Hệ số lương Số ngày công Mức lương Phụ cấp Tổng Trừ 6% Tiền ăn ca Thực lĩnh Ký nhận Lương cơ bản Lương khoán Không ổn định SX Lưu động 1 Lê Thanh Nam 2.69 27 1,307,340 450,000 1,757,340 105,440 300,000 1,951,900 2 Phạm Tiến Dũng 4.52 25 2,034,000 500,000  2,534,000 152,040 300,000 2,681,960 …  .. ..  .. ..   .. ..   .. ..  ..  ..  Tổng ..  ..  26,986,450 1,619,187 3,300,000 28,667,263 Kế toán trưởng Người lập Từ các chứng từ trên, kế toán trung tâm lập chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết TK 622, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, và sổ cái TK 622. Công tác lập chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ tương tự như đối với TK 621 đã trình bày ở phần trước. Cty CP XD Toàn Cầu SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622- CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Công trình: Đường 70 Quý III- 2010 Chứng từ Nội dung TKĐƯ Số phát sinh Số NT Nợ Có …… … … … .. .. PC 35 31/7 Thanh toán tiền công lao động phổ thông 111 10,720,000 … .. … .. .. .. 0231/BL 31/7 Tính lương bộ phận rải đá 334 30,286,450 0232/BL 31/7 Tính lương bộ phận lót đường 334 15,389,478 … .. .. .. .. PC65 31/8 Thanh toán khối lượng thuê ngoài 111 8,400,000 0240/BL 31/8 Tính lương bộ phận rải đá 334 26,986,450 … .. .. .. .. KC12 30/9 K/C CP NC trực tiếp 154 163,168,184 Cộng 163,168,184 163,168,184 Kế toán trưởng Người lập biểu Sổ chi tiết TK 622 Sổ cái TK 622 Cty CP XD Toàn Cầu SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 622 – CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP QUÝ III- 2010 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số Ngày, tháng Nợ Có .. ..  .. .. .. .. 19 31/7 Tính lương bộ phận rải đá  334 30,286,450 19 31/7 Tính lương bộ phận lót đường 334 15,389,478 .. ..  .. .. .. 31 31/8 Tính lương bộ phận rải đá  334 26,986,450 … .. .. …. .. 43 30/9  Thanh toán tiền công lao động phổ thông 112 13,000,000 45 30/9 K/C CPNCTT 154 163,168,184 .. .. .. .. .. .. Cộng 163,168,184 163,168,184 Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Đặc điểm: Máy thi công được hình thành qua 2 nguồn: Tài sản của Công ty và thuê ngoài. Khá phong phú về chủng loại: Máy ủi, máy lu, máy xúc, máy đào, máy san, máy rải nhựa đường, máy trộn, máy khoan, máy nghiền đá… Chi phí máy thi công bao gồm các khoản sau: Lương phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công. Nhiên liệu cho máy hoạt động. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị. Tiền thuê máy thi công bên ngoài. Các chi phí dịch vụ khác liên quan đến hoạt động xây lắp máy thi công của đơn vị hoạt động phục vụ cho nhiều công trình do điều kiện công việc mà đơn vị bố trí. Tài khoản sử dụng: TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công Phương pháp hạch toán: - Trường hợp thuê ngoài MTC, đội thi công và bên cho thuê máy ký kết hợp đồng thuê máy. Trong điều khoản hợp đồng thuê máy qui định rõ giá thuê, thời gian thuê (số ngày, số ca, số giờ một ca…), hình thức thanh toán, trách nhiệm mỗi bên… Đặc biệt khoản mục giá thuê phải trình bày rõ giá chưa VAT, giá đã có VAT, giá thuê đã bao gồm nhiên liệu chính cung cấp cho xe máy, lương chính của tài xế điều khiển xe hay chưa… Khi máy được chuyển tới chân công trình, hai bên lập biên bản bàn giao máy. Trong quá trình hoạt động của máy, hai bên cùng giám sát và lập biên bản nghiệm thu ca máy. Mẫu biên bản nghiệm thu ca máy Cty CP XD TM & DV Toàn Cầu Công trình Đường 70 BIÊN BẢN NGHIỆM THU CA MÁY Tháng 8 năm 2010 Đại diện bên thuê máy: Ông Bùi Văn Hoàng Chức vụ: trưởng ban điều hành công trình Đường 70. Đại diện bên cho thuê máy: ông Trần Sĩ Sơn Chức vụ: chủ máy. Hai bên cùng nhau tiến hành nghiệm thu ca máy sử dụng trong tháng 11 cụ thể như sau: STT Ngày, tháng Tên máy CV ĐVT Số lượng Ghi chú 1 2/8 Máy nghiền đá D24 Nghiền đá Ca (8g) 1 2 5/8 Máy san KOMASHU San đất Ca (6g) 1.5 .. .. … .. .. .. .. Tổng Đại diện bên thuê Đại diện bên nhận Trong quá trình thuê máy, định kỳ bên cho thuê sẽ lập bảng đối chiếu công nợ, xác định tiến độ thanh toán hợp đồng. Khi hợp đồng thuê chấm dứt, hai bên cùng tiến hành thanh lý hợp đồng thuê thiết bị MTC. Hàng tháng, căn cứ vào các hợp đồng thuê máy, biên bản nghiệm thu ca máy… kế toán lập bảng tổng hợp chi phí thuê máy. Bảng này đồng thời theo dõi tiến độ thanh toán hợp đồng với bên cho thuê máy. Bảng 2.10: Bảng tổng hợp chi phí thuê máy Công ty cổ phần xây dựng Toàn Cầu Đơn vị: đội 1 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THUÊ MÁY Công trình Đường 70 Tháng 7 năm 2010 Số: 10 STT Tên máy Số tiền thuê Giá thanh toán Thanh toán Chưa thanh toán 1 Máy quét chà đường 17,580,000 10,000,000 7,580,000 2 Máy trộn TG150 16,300,000 10,000,000 6,300,000 3 Máy đào bánh xích 5,500,000 5,500,000 0 4 Máy ủi Nga B170M1 10,300,000 5,000,000 5,300,000 5 Máy san Komashu 7,000,000 7,000,000 0 6 Máy rải NIGATA 8,200,000 6,500,000 1,700,000 7 Máy xúc HITACHI 12.800,000 7,000,000 5,800,000 … .. .. .. .. Tổng 87,450,000 54,600,000 32,850,000 Bộ phận thuê máy Người lập biểu Hạch toán các khoản lương, phụ cấp phải trả cho công nhân vận hành và sửa chữa MTC, kế toán sử dụng các bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng chấm công làm thêm giờ…tương tự với công nhân sản xuất trực tiếp. Cty CP XD Toàn Cầu Đội: MTC BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 8 năm 2010 Công trình: Đường 70 STT Họ và tên Chức danh Hệ số lương Số ngày công Mức lương Phụ cấp Tổng Trừ 6% Tiền ăn ca Thực lĩnh Ký nhận Lương hệ số Lương khoán Không ổn định SX Lưu động 1 Trần Bảo Bình Lái máy 2.74 28 1,380,960 550,000 1,930,960 115,858 300,000 2,115,102 2 Nguyễn Văn An Sửa chữa 3.56 27 1,730,160 600,000 2,330,160 139,810 300,000 2,490,350 3 Quách Văn Tư Sửa chữa 3.25 28 1,638,000 600,000 2,238,000 134,280 300,000 2,403,720 … .. .. .. .. … … .. … Tổng 21,080,200 1,264,812 3,300,000 23,115,388 Kế toán trưởng Người lập Bảng 2.11: Bảng thanh toán tiền lương Khi có nhu cầu về NVL, CCDC sử dụng cho MTC, đội thi công viết giấy đề nghị tạm ứng hoặc giấy đề nghị thanh toán kèm theo hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế gửi về phòng kế toán. Nhân viên kế toán đội có trách nhiệm theo dõi tình hình mua sắm vật tư này thông qua lập các bảng kê nhiên liệu, NVL… Bảng 2.12: Bảng kê chi phí nhiên liệu, vật liệu cho MTC Đội: 1 Bộ phận: MTC BẢNG KÊ CHI PHÍ NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU CHO MÁY THI CÔNG Tháng 8 năm 2010 Số: 12 STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Thành tiền 1 Xăng A92 lít 100 1,640,000 2 Lốp ô tô cái 2 1,860,000 ……. Tổng 17,670,000 Ngày 31 tháng 8 năm 2010 Người lập biểu (ký, họ tên) Kế toán trung tâm có trách nhiệm lập bảng kê phân bổ CCDC dựa trên các bảng kê sử dụng vật tư tại các công trình. Tiêu thức phân bổ mà Công ty lựa chọn là dựa vào chi phí trực tiếp của riêng từng công trình. Bảng 2.13: Bảng phân bổ CCDC Cty CP XD Toàn Cầu BẢNG PHÂN BỔ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ CHO MÁY THI CÔNG Quý III Năm 2010 Số: 03 STT Tên DC ĐVT Số lượng Giá trị Giá trị còn lại đến 30/6/010 Giá trị phân bổ quý III-2010 Nơi sử dụng Giá trị còn lại đến 30/9/010 Thời gian phân bổ VIỆT HƯNG SGTL HM35 ĐTS 1 Răng gấu EZ 200 cái 2 6,800,000 2,550,000 850,000 850,000 1,700,000 2 năm 2 Lọc nhớt cái 3 9,000,000 4,125,000 750,000 200,000 550,000 3,375,000 3 năm … .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Tổng 64,278,000 42,478,285 25,355,386 4,627,036 12,278,350 8,450,000 17,122,899 Ngày 31 tháng 8 năm 2010 Kế toán trưởng Người lập biểu * Đối với chi phí khấu hao MTC, công ty cổ phần Toàn Cầu áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng và theo dõi trên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Tiêu thức phân bổ là dựa vào giá trị của các công trình. Bảng 2.14: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Cty CPXD Toàn Cầu BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH QUÝ III - 2010 Số: 12 ST T Tên TS Năm SD Nguyên giá Khấu hao lũy kế đến 30/6/2010 Mức trích KH quý III Trong đó Khấu hao lũy kế đến 31/9/2010 Giá trị còn lại đến 31/9/2010 VP ĐTS Việt Hưng … …… … .. …. .. .. .. … .. … .. .. 15 Máy xúc lật bánh lốp CATER S30 2007 1,890,450,000 691,039,368 49,289,156 49,289,156 740,328,524 1,149,521,476 … … … … … … .. .. .. … … … 22 Xe lu rung STAR W900D 2008 2,135,680,500 524,859,967 45,439,975 32,150,597 13,289,378 570,299,942 1,565,380,558 23 Máy lu SAKAI R2 2009 1,750,378,000 234,156,485 56,963,025 40,303,615 16,659,410 291,119,510 1,459,258,490 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. 34 Máy san gạt MISUMISHI MG3 2010 1,580,765,000 485,880,153 25,460,536 25,460,536 511,340,689 1,069,424,311 .. … …. … … … .. … .. .. .. .. Cộng 42,687,459,150 10,250,360,468 343,648,829 .. 195,557,863 .. .. 10,594,009,297 32,093,449,853 Kế toán trưởng Người lập biểu Trên cơ sở các chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết TK 623, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 623 (tương tự như TK 621 Sổ chi tiết TK 623 Công ty CP XD Toàn Cầu SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 623- CHI PHÍ SỬ DỤNG MTC Công trình: Đường 70 Quý III- 2010 Chứng từ Nội dung TKĐƯ Tổng Lương, phụ cấp CP thuê máy, sửa chữa, VC CP nhiên liệu, CCDC Cp khấu hao DV mua ngoài, chi khác Số NT .. .. .. .. .. .. . .. . .. PC20 15/7 Chi tiền vận chuyển 111 5,540,000 5,540,000 BL 05 31/7 Lương và phụ cấp trả cho đội MTC 334 24,380,200 24,380,200 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. BK12 31/8 Nhiên liệu sử dụng 111 17,670,000 17,670,000 BK 10 31/8 CP thuê máy 111 112 331 30,500,000 24,100,000 32,850,000 30,500,000 24,100,000 32,850,000 BPB3 31/8 CP CCDC 142 8,450,000 8,450,000 BL 12 31/8 Lương và phụ cấp trả cho đội MTC 334 21,080,200 21,080,200 … .. .. .. .. .. .. .. .. .. BPB 12 30/9 Khấu hao MTC 214 150,268,284 150,268,284 KC12 30/9 K/C CP SDMTC 154 566,907,735 265,726,550 105,589,457 27,598,150 150,268,284 8,569,754 Kế toán trưởng Người lập biểu Sổ cái TK 623 Công ty CP XD Toàn Cầu SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 623 – CHI PHÍ SỬ DỤNG MTC QUÝ III - 2010 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số Ngày, tháng Nợ Có .. .. . .. ... .. 16 20/7 Chi tiền vận chuyển 111 5,540,000 .. .. .. .. .. 20 31/7 Lương và phụ cấp trả cho đội MTC 334 24,380,200 .. .. .. .. .. .. 32 31/8 Nhiên liệu sử dụng 111 17,670,000 .. .. .. .. .. .. 45 30/9 K/C CP SDMTC 154 566,907,735 .. .. .. .. .. .. Cộng 566,907,735 Kế toán trưởng Người lập (ký, họ tên) (ký, họ tên) 2.2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung Đặc điểm: Trong tổng giá thành SPXL, CP SXC chiếm tỷ trọng thấp nhất. Đó là các CPSX phát sinh tại đội, công trình xây dựng và các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp. Tại công ty CPXD Toàn Cầu tỷ trọng này đạt khoảng 5-9%. CP SXC bao gồm nhiều chi phí gián tiếp, liên quan đồng thời đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí. Do đó, công tác kế toán CP SXC có vai trò quan trọng trong việc tập hợp đúng và đủ các chi phí, từ đó phân bổ hợp lý cho các công trình theo các tiêu thức hợp lý. CPSX chung bao gồm: * Lương và các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của nhân viên quản lý đội; các khoản trích theo lương và tiền ăn của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, nhân viên sử dụng MTC. * Khấu hao TSCĐ, tiếp khách- thí nghiệm, sữa chữa xăng xe- ô tô, vé xe công tác, thuê nhà- lán trại, văn phòng phẩm, phô tô… * Chi khác: Mua vật tư (ống ổ khoá, bạt sọc, bảng hiệu, lúp phê 80, đồ gia dụng, ống nhựa, vỏ bao, chỉ may, xẻng, lục giào, xăng A92, gale đỡ, cước taxi, thẻ điện thoại, sửa và cài đặt máy tính, ác quy, phớt lọc diezen, rào tôn lượn sóng), tiếp khách, điện nước, chi phí chuẩn bị sân bãi để tiến hành thi công… TK sử dụng: TK 627- CPSXC được mở chi tiết cho công trình Đường 70 để tập hợp và theo dõi các khoản chi phí chung phát sinh liên quan đến công trình. Cụ thể, kế toán sử dụng TK 627- Công trình Đường 70. Trình tự hạch toán: - Đối với những chi phí sản xuất chung phát sinh cho công trình nào kế toán tiến hành tập hợp cho công trình đó và căn cứ trên các chứng từ gốc kế toán cập nhật trên sổ chi tiết TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”. - Đối với chi phí sản xuất chung phân bổ: Đối với các loại chi phí có liên quan đến nhiều công trình như tiền lương của bộ phận quản lý các tổ xây lắp, bộ phận giám sát hiện trường, chỉ đạo thi công, các khoản trích theo lương của công nhân và bộ phận quản lý các tổ, chi phí khấu hao, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí bằng tiền khác… thì kế toán tiến hành tập hợp rồi phân bổ cho các công trình theo chi phí nhân công trực tiếp. Sau khi tiến hành phân bổ cho các công trình kế toán tiếp tục vào sổ chi tiết tài khoản 627 cho công trình “ Đường 70”. Sổ chi tiết TK 627 Công ty cổ phần xây dựng Toàn Cầu SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627- CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Công trình: Đường 70 Quý III- 2010 Chứng từ Nội dung TKĐƯ Tổng Trong đó Số NT Lương, BHXH… Khấu hao TSCĐ Tiếp khách, TN Điện nước, VPP Chi khác … .. .. .. .. .. .. .. .. .. 0210/BL 31/7 Lương bộ phận quản lý đội 334 25,669,479 25,669,479 BPBL 10 31/7 KPCĐ, BHXH, BHYT tháng 7 338 22,180,766 22,180,766 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. PC25 20/8 Chi tiếp khách 111 5,000,000 5,000,000 04876 23/8 Mua VPP 331 4,689,400 4,689,400 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. BPB 12 30/9 Chi phí khấu hao TSCĐ 214 34,289,579 34,289,579 KC12 30/9 K/C CP SXC 154 191,281,171 132,470,250 34,289,579 9,850,000 8,478,580 6,192,762 Kế toán trưởng Người lập biểu Sổ cái TK 627 Công ty CP XD Toàn Cầu SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 627 – CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG QUÝ III- 2010 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số NT Nợ Có .. .. .. .. .. .. 21 31/7 Lương bộ phận quản lý đội 334 25,669,479 21 31/7 KPCĐ, BHXH, BHYT tháng 7 338 22,180,766 .. .. .. .. 33 31/8 Chi tiếp khách 111 5,000,000 33 31/8 Mua văn phòng phẩm 331 4,689,400 .. .. .. .. .. .. 45 30/9 K/C CP SXC Đường 70 154 191,281,171 Cộng 191,281,171 191,281,171 Kế toán trưởng Người lập 2.2.2.5. Kế toán tính giá thành sản phẩm Kế toán sử dụng TK 154- Chi tiết cho từng công trình, hạng muc công trình (HMCT) để thuận tiện cho việc tính giá thành công trình hoàn thành. Theo đó, các khoản mục chi phí phát sinh liên quan đến công trình nào sẽ được kết chuyển tương ứng sang TK 154 tương ứng với công trình đó. Công việc kết chuyển được kế toán chi phí và tính giá thành thực hiện vào cuối quý. Sổ chi tiết TK 154 Công ty CP XD Toàn Cầu SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 Công trình: Đường 70 Quý III- 2010 Chứng từ Nội dung TKĐƯ Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 30/9 K/C CP NVL TT 621 1,486,125,154 30/9 K/C CP NC TT 622 163,168,184 30/9 K/C CP SDMTC 623 566,907,735 30/9 K/C CP SXC 627 191,281,171 30/9 K/C vào GV 632 2,317,482,244 Cộng 2,317,482,244 2,317,482,244 Số dư cuối kỳ 0 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu Từ sổ chi tiết TK 154 của từng công trình theo từng quý, đến cuối quý, kế toán lập ra bảng tổng hợp chi phí cho từng công trình, theo từng khoản mục chi phí. Bảng 2.15: Bảng tổng hợp chi phí Công ty CP XD Toàn Cầu BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ Quý III- 2010 Công trình CPNVLTT CPNCTT CPSDMTC CPSXC Tổng .. Đường 70 1,486,125,154 163,168,184 566,907,735 191,281,171 2,317,482,244 SGTL- 33 1,089,467,370 289,478,450 489,875,830 102,360,368 1,971,182,018 Việt Hưng 950,478,370 301,279,269 380,260,158 79,938,679 1,711,956,476 … … … … ... … Tổng 4,585,692,379 552,667,626 1,656,759,524 393,624,556 7,188,744,085 Kế toán trưởng Người lập Sổ cái TK 154 Công ty CP XD Toàn Cầu SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 154 – CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG QUÝ III- 2010 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số Ngày, tháng Nợ Có Số dư đầu quý 45 30/9 K/C CP NVLTT Đường 70 621 1,486,125,154 45 30/9 K/C CP NCTT Đường 70 622 163,168,184 45 30/9 K/C CP SDMTC Đường 70 623 566,907,735 45 30/9 K/C CP SXC Đường 70 627 191,281,171 … .. .. .. .. .. 50 30/9 K/C giá vốn Đường 70 632 2,317,482,244 .. .. .. .. .. .. Cộng 2,317,482,244 2,317,482,244 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu Sơ đồ hạch toán vào TK 154: TK 621 TK 154 TK 632 1,486,125,154 2,317,482,244 TK 622 163,168,184 TK 623 566,907,735 TK 627 191,281,171 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán tài khoản 154 Đến kỳ tính giá thành hoặc khi công trình hoàn thành trong quý, phòng kỹ thuật Công ty và bên chủ đầu tư sẽ tiến hành nghiệm thu công trình, khối lượng công việc hoàn thành. Nếu công trình, HMCT chưa hoàn thành, giá trị xây lắp DD sẽ được ước lượng trên giá thành dự toán và mức độ hoàn thành công trình, HMCT. Kết quả này được trình bày trên biên bản kiểm kê khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ và DD cuối kỳ. Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp DD cuối kỳ CPSXKDDD đầu kỳ + CPSXKDD cuối kỳ Giá trị dự toán KLXLDD cuối kỳ Giá trị dự toán KLXLHT x Giá trị dự toán KLXLDD cuối kỳ + = Đối với công trình “Đường 70” là một công trình lớn cả về quy mô đầu tư vốn, lao động, thời gian… Ngay từ đầu, Công ty và chủ đầu tư đã thống nhất sẽ phân chia quá trình thi công thành những đợt thi công nhỏ dựa trên các điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Sau khi một đợt như thế hoàn thành, hai bên sẽ tiến hành nghiệm thu trước khi bắt đầu đợt thi công tiếp theo. Hết quý III năm 2010, đợt thi công thứ 15 của công trình “Đường 70” đã hoàn thành. Do vậy khối lượng công việc hoàn thành trong đợt thi công này là đối tượng tính giá thành. Vì vậy giá thành công trình “ Đường 70” hoàn thành đợt thi công 15 là 2,317,482,244. Chương 3. MỘt sỐ giẢi pháp góp phẦn hoàn thiỆn công tác kẾ toán chi phí sẢn xuẤt và tính giá thành sẢn phẨm tẠi công ty CPXD TM & DV Toàn CẦU Đánh giá về bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của công ty Về cơ cấu bộ máy tại công ty Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty khá thích hợp và có nhiều ưu điểm. Các phòng ban trong Công ty được thiết kế theo mô hình trực tuyến chức năng, phân công phân nhiệm rõ ràng nhưng vẫn có sự kết hợp hài hòa, đúng nhịp. Qua đó hỗ trợ tối đa cho công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty, tham mưu tốt cho ban giám đốc và hội đồng quản trị trong việc ra những quyết định đúng đắn, kịp thời. 3.1.2. Về tổ chức bộ máy kế toán Phòng kế toán của Công ty được đặt ở vị trí thích hợp, tạo điều kiện giao lưu và trao đổi thông tin với các phòng ban khác, mà đặc biệt là phòng giám đốc. Tuy nhiên, nó cũng hạn chế tối đa sự tiếp cận thông tin kế toán của những đối tượng không cần thiết. Trang thiết bị trong phòng khá đầy đủ (máy vi tính, điều hòa nhiệt độ, các tủ đựng tài liệu, bàn ghế, máy in…). Phòng kế toán được tổ chức theo kiểu nửa tập trung và phân tán, rất phù hợp với đặc điểm hoạt động xây lắp. Nhân viên kế toán đội và kế toán tại phòng kế toán trung tâm luôn có mối quan hệ tin tưởng và hợp tác lẫn nhau. Đội ngũ kế toán viên đều đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, có chuyên môn cao, nhiệt tình và sáng tạo, được tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để nâng cao năng lực. Hệ thống TK kế toán của Công ty đầy đủ, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh xây lắp. Công ty không sử dụng các TK 641, 157… Các TK chi phí được chi tiết cho từng công trình, HMCT… rất tiện theo dõi. Sổ sách kế toán đầy đủ, được bảo quản an toàn và tiện lợi khi tra cứu. Hình thức ghi sổ “chứng từ ghi sổ” tỏ ra khá thích hợp với đặc điểm của Công ty, có nhiều ưu điểm và dễ thực hiện. Đánh giá về công tác kế toán chi phí và giá thành Ưu điểm Công ty đã sử dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp, xác định đối tượng hạch toán chi phí là các công trình, HMCT riêng lẻ và tính giá thành theo quý. Điều đó không những có tác dụng cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời mà còn làm giảm sai sót kế toán, điều hòa khối lượng công tác kế toán từ đó nâng cao chất lượng của bộ máy kế toán. Kế toán chi phí NVL trực tiếp: Nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành của sản phẩm xây lắp, nên việc kiểm soát và sủ dụng tiết kiệm nguyên vật liệu rất cần thiết nhưng phải đảm bảo chất lượng công trình là điều mà doanh nghiệp cần chú trọng trong công tác kiểm soát chi phí. Việc nhập và xuất nguyên vật liệu đều có hoá đơn, chứng từ rõ ràng nên tránh được tình trạng mất mát NVL khi thi công các công trình. Các chứng từ liên quan đến hạch toán chi phí NVL trực tiếp được đội tâp hợp khá đầy đủ, tiến hành xử lý sơ bộ và định kỳ gửi về phòng kế toán, rất thuận tiện cho việc ghi chép và phản ánh vào sổ sách. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Tại các đội có các bảng chấm công chi tiết đối với các công nhân làm thuê ngoài dựa trên các hợp đồng lao động cụ thể để từ đó tính tiền lương được chính xác. Sổ sách, chứng từ liên quan đến hạch toán chi phí NCTT được lập khá đầy đủ và bảo quản an toàn. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí máy thi công được tiến hành tập hợp rồi phân bổ cho các công trình theo số ca máy thực hiện, để đảm bảo việc tính giá các công trình đảm bảo được tính chính xác. Kế toán chi phí sản xuất chung: Đối với các CPSX chung chỉ liên quan tới một đối tượng tập hợp chi phí, kế toán không thực hiện bước phân bổ nữa mà chỉ tập hợp trực tiếp. Việc làm này cho phép kế toán tính gía thành công trình một cách chính xác và nhất quán. Các CPSX chung liên quan đồng thời nhiều đối tượng tập hợp chi phí tuy ít nhưng khi phát sinh, kế toán vẫn tập hợp đầy đủ và phân chia theo tiêu thức hợp lý. Nhược điểm Tổ chức bộ máy quản lý chung: Do các công trình ở khá xa Công ty, sự gặp gỡ và bàn bạc trực tiếp giữa ban lãnh đạo và đội thi công nhiều khi còn hạn chế. Trong nhiều trường hợp, đội tự giải quyết, ban lãnh đạo chỉ tham vấn từ xa nên hiệu quả chưa được như mong muốn. Việc xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển nhiều khi được xác định trước cho cả một thời gian dài mà không có sự điều chỉnh lại khi thị trường có biến động nên một số kế hoạch đã không khả thi và gây lãng phí. Về bộ máy kế toán nói chung: Kế toán chưa sử dụng phần mềm kế toán. Hầu hết các công việc chỉ thực hiện thủ công trên Excel. Điều này làm gia tăng sai sót và tăng khối lượng công tác kế toán cho kế toán viên. Quá trình luân chuyển chứng từ nhiều khi gặp trục trặc do đường xá xa xôi, giao thông bất lợi…nên chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu cung cấp thông tin. Trang thiết bị trong phòng kế toán cần được trang bị đầy đủ hơn và hiện đại hơn. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm: Kế toán chi phí NVL trực tiếp: Công ty chỉ thực hiện việc theo dõi và phản ánh chi phí NVL trực tiếp trên giấy tờ và chứng từ do đội thi công gửi về. Điều này làm tăng khả năng sai phạm tại đội: Mua NVL giá rẻ để hưởng chênh lệch, rút ruột công trình,… Kế toán chi phí NC trực tiếp: Công ty còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn lao động cao, giá rẻ. Nếu thuê lao động tay nghề thấp thì ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ công trình, đồng thời cũng phải tăng cường công tác quản lý, đôn đốc họ lao động nhiều hơn. Nếu thuê lao động tay nghề cao thì làm tăng chi phí, tăng giá thành công trình. Kế toán chi phí sử dụng MTC: Công tác bảo quản và sửa chữa MTC còn chưa đạt yêu cầu. Hầu hết máy móc đều để ngoài trời, không được che đậy nên bị hao mòn nhanh. Công ty không tổ chức đội MTC riêng. Tại Công ty, MTC được phòng kỹ thuật quản lý. Khi được giao cho đội thi công, đội trưởng có trách nhiệm quản lý. Sự bàn giao trách nhiệm không rõ ràng này làm cho tài sản của Công ty sử dụng không hiệu quả về kinh tế. Công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Tại công trường, các MTC chịu tác động nhiều từ môi trường, dễ hư hỏng và nhanh xuống cấp. Do vậy, Công ty nên trích trước chi phí này. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Tổ chức hệ thống chứng từ Ở các tổ đội xây lắp thường xa trụ sở chính, nên việc vận chuyển các hoá đơn về để hạch toán rất chậm, ví dụ như phiếu xin cấp vật tư về quá muộn sẽ ảnh hưởng tới quá trình thi công hoặc khi chứng từ về một lúc nhiều lần thì công việc trở nên nhiều sẽ dẫn đến tình trạng làm không hết, kéo dài thời gian làm việc thêm, điều này thường xuyên hay xảy ra vào cuối năm. Từ đó công ty nên có các quy định cụ thể về việc nộp chứng từ, về thời hạn nộp chứng từ. Để quá trình thi công không bị gián đoạn thì công ty cần lập định mức NVL, để khi nào tới định mức đó phải lập phiếu xin cấp vật tư. Quá trình luân chuyển chứng từ thuận lợi sẽ thúc đẩy quá trình thi công nhanh, công việc tiến hành một cách đều đặn nhằm làm giảm thời gian thi công, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Thực hiện quản lý tốt việc tạm ứng mua sắm NVL (luôn phải bám sát dự toán); thu hồi và có biện pháp sử dụng các NVL - phế liệu thu hồi khi công trình hoàn thành; thường xuyên đánh giá và kiểm tra chất lượng NVL trong khi lưu kho trước khi đưa vào sản xuất, xây lắp; giám sát chặt chẽ tình hình bảo quản vật tư tại đội (thông qua yêu cầu lập các báo cáo về tình hình sử dụng NVL, biên bản kiểm kê cuối kỳ, báo cáo hàng tồn kho…). Kế toán chi phí NC trực tiếp: Tăng cường tìm kiếm các nguồn lao động tại địa phương có chất lượng cao và giá rẻ; đảm bảo điều kiện lao động cũng như xử lý tốt khi có tai nạn lao động xảy ra; giám sát người lao động hợp lý đảm bảo chất lượng và tiến độ lao động; các chính sách khen thưởng, kỹ luật cần được chú ý để khuyến khích tối đa khả năng sáng tạo, sáng kiến kinh nghiệm nhằm tiết kiệm chi phí của người lao động; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến phương pháp làm việc, giải phóng tối đa sức lao động của con người. Kế toán chi phí sử dụng MTC: Bảo quản và nâng cấp MTC kịp thời; công tác bàn giao MTC của Công ty từ phòng kỹ thuật và đội thi công phải rõ ràng, tránh xung đột trách nhiệm về sau; năng động tìm kiếm, thuê mướn các MTC bên ngoài với chi phí thấp nhất và chất lượng đảm bảo; các định mức chi phí sử dụng MTC cần xây dựng bám sát thực tế thay đổi của thị trường và luôn được cập nhật lại… Kế toán CPSXC: Cắt giảm tối đa những chi phí không cần thiết; tập hợp đúng và lựa chọn các tiêu thức phân bổ thích hợp; các khoản chi phải đảm bảo giới hạn trong định mức, đủ các chứng từ cũng như được lãnh đạo phê duyệt… Đối với công trình Đường 70, Công ty phân chia các nội dung chi phí của TK 627 thành: lương, BHXH…; khấu hao TSCĐ; tiếp khách, thí nghiệm; điện nước, văn phòng phẩm; chi khác. Việc phân chia này không được thực hiện nhất quán giữa các công trình với nhau. Công ty nên phân chia lại các khoản mục trong TK 627 để từ đó sử dụng các TK chi tiết: 6271, 6272, 6723, 6274… tạo sự thuận tiện cũng như nhất quán cho công tác kế toán và công tác kiểm tra, giám sát. PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần rất quan trọng trong tổng thể hệ thống thông tin kế toán. Nhờ công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất đã giúp cho các doanh nghiệp có thể hoạch định trước con số kế hoạch và các chỉ số cho việc lập hồ sơ đấu thầu dự án mới, giúp cho doanh nghiệp có những phương hướng, quyết định cho tất cả mọi hoạt động về tài chính trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình ngày càng đạt hiệu quả hơn. Với đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu” đã trình bày ở trên, tôi đã áp dụng những kiến thức đã được học để nghiên cứu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty và đó cũng là hành trang giúp tôi nắm vững thêm về công tác hạch toán, và các phương pháp lập sổ, sách kế toán, nâng cao hiểu biết về thực tế kế toán ở công ty . Trong phạm vi của chuyên đề này, đề tài đã hoàn thành ba mục tiêu đặt ra, cụ thể là: Đầu tiên đề tài đã tổng hợp và hệ thống hoá những lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Dựa trên cơ sở lý luận, tiếp đến tôi tìm hiểu về tổng quan doanh nghiệp và thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp công trình “ Đường 70” . Cuối cùng đề tài có những đánh giá về công tác tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán tại công ty. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị. Do thời gian thực tập, nghiên cứu tại đơn vị có hạn chế cũng như sự hiểu biết và vốn kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề mới chỉ đề cập đến những tính chất cơ bản chưa thật sự đi sâu vào quá trình sản xuất của công ty, để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm chi phí đồng thời tăng năng suất hiệu quả cho công ty. 2. Kiến nghị Từ những thực tế, yêu cầu và định hướng nói trên, tôi xin đề xuất một số kiến nghị để cải thiện công tác kế toán nói chung cũng như kế toán phần hành tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu nói riêng. Công tác kế toán nói chung, Công ty nên sử dụng phần mềm kế toán để giảm thiểu khối lượng công tác kế toán thủ công, vừa giảm chi phí vừa tăng độ chính xác, tin cậy và kịp thời của thông tin kế toán đầu ra. Không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ kế toán, nắm bắt nhanh nhạy và xử lý kịp thời những thay đổi trong chính sách, pháp luật, qui định của nhà nước. Chính sách khen thưởng, đãi ngộ, khuyến khích đội ngũ kế toán hăng say lao động cũng nên được chú ý hơn. Trang thiết bị trong phòng kế toán phải được đầu tư hiện đại và đầy đủ hơn nữa. Việc thường xuyên kiểm tra chéo giữa kế toán trưởng với các kế toán viên cũng như giữa các kế toán viên với nhau nên được chú ý và tăng cường hơn trên quan điểm: không làm chiếu lệ, làm cho có. Công tác lưu chuyển chứng từ nên cải thiện để đáp ứng nhu cầu ghi chép và phản ánh lên sổ sách. Hạn chế tối đa tình trạng dồn việc, tập hợp chứng từ số lượng lớn rồi mới tiến hành lưu chuyển hoặc phản ánh. Các báo cáo kế toán quản trị nên được lập đầy đủ hơn, giúp các nhà quản trị nội bộ có cái nhìn đúng đắn và toàn diện về tình hình Công ty. MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU * BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008 đến 2010. 32 Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm 34 Bảng 2.3: Chi tiết tạm ứng 37 Bảng 2.4: Bảng chấm công lao động phổ thông 46 Bảng 2.5: Bảng thanh toán tiền công lao động phổ thông 46 Bảng 2.6 : Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 47 Bảng 2.7: Bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài 47 Bảng 2.8: Bảng chấm công 48 Bảng 2.9: Bảng thanh toán tiền lương 49 Bảng 2.10: Bảng tổng hợp chi phí thuê máy 54 Bảng 2.11: Bảng thanh toán tiền lương 55 Bảng 2.12: Bảng kê chi phí nhiên liệu, vật liệu cho MTC 56 Bảng 2.13: Bảng phân bổ CCDC 57 Bảng 2.14: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ 58 Bảng 2.15: Bảng tổng hợp chi phí 65 * SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết chi phí NVL trực tiếp theo phương pháp KKTX 10 Sơ đồ: 1.2. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 11 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 15 Sơ đồ1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 17 Sơ đồ 1.5 - Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất 22 Sơ đồ 2.1. - Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của công ty 27 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán 28 Sơ đồ 2.3. - Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 31 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán tài khoản 154 67

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBI IN TH7916 1.doc