Tài liệu Đề tài Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại LATHUSO: BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KD
KHOA KẾ TOÁN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
tại Công ty TNHH Thương mại LATHUSO
Giáo viên : Ths. Đoàn Thị Thanh Tâm
Sinh viên : Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Lớp : K3
Hà Nội, 2007
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại LATHUSO cùng với sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: "Kế toán bán hàng".
Để có được kết quả này trong quá trình thực tập vừa qua em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ kinh tế ở Công ty nơi em thực tập cùng với sự hướng dẫn của cô giáo trong trường đặc biệt là cô giáo Đoàn Thị Thanh Tâm hướng dẫn đề tài này cho em. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu và nhiệt tình của cô.
Do có những hạn chế về điều kiện chủ quan và khách quan nên đề tài của em không tránh khỏi những sai sót. Vì thế em mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và của bạn đọc quan tâm.
Một lần nữa em xin ...
95 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại LATHUSO, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KD
KHOA KẾ TOÁN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
tại Công ty TNHH Thương mại LATHUSO
Giáo viên : Ths. Đoàn Thị Thanh Tâm
Sinh viên : Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Lớp : K3
Hà Nội, 2007
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại LATHUSO cùng với sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: "Kế toán bán hàng".
Để có được kết quả này trong quá trình thực tập vừa qua em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ kinh tế ở Công ty nơi em thực tập cùng với sự hướng dẫn của cô giáo trong trường đặc biệt là cô giáo Đoàn Thị Thanh Tâm hướng dẫn đề tài này cho em. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu và nhiệt tình của cô.
Do có những hạn chế về điều kiện chủ quan và khách quan nên đề tài của em không tránh khỏi những sai sót. Vì thế em mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và của bạn đọc quan tâm.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2008
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp của các quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Đó là kết quả của sự đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô Nhà nước. Nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp luôn phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức để từng bước tồn tại và phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả.
Hơn thế nữa, là phải thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của Nhà nước do đó phải tính toán chính xác kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt thực hiện luật thuế giá trị gia tăng, đước áp dụng từ năm 1999. Nó xuất phát từ nhận thức khách quan của nền kinh tế Nhà nước ta đang từng bước thay đổi cơ chế quản lý kinh tế thông qua kế toán để từ đó góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính của quốc gia. Hơn cả là đưa nền kinh tế của nước ta hoà nhập với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của khu vực.
Cùng với sự thay đổi đó thì việc mở rộng tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp là rất quan trọng sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay của vốn và chu chuyển của tiền tệ trong xã hội đồng thời đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu xã hội. Không những thế, tiêu thụ hàng hoá còn là cơ hội để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị phần thu được lợi nhuận cũng như tạo dựng được vị thế và uy tín của mình trên thị trường.
Đặc biệt, nó có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu và các chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi. Bên cạnh đó, thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng đồng thời đáp ứng tốt các nhu cầu sản xuất của đời sống.
Do vậy, sau khi học hai năm trong trường với những kiến thức đã học được trên lý thuyết và thời gian được phép thực tập tại: Công ty TNHH thương mại LATHUSO. Với mong muốn được tìm hiểu công tác "Kế toán bán hàng" cũng là công cụ kinh doanh chính vì thế em chọn đề tại báo cáo của mình để một phần hiểu rõ tầm quan trọng của ngành.
Cùng với việc nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế mong có kinh nghiệm cũng như học hỏi, nâng cao kiến thức áp dụng những lý thuyết mà em đã học trong trường để áp dụng vào thực tiễn công tác. Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH thương mại LATHUSO được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo bộ môn; Trong một chừng mực nhất định với khả năng hiểu biết cùng sự nhận thức về trình độ và năng lực còn hạn hẹp nên báo cáo của em không tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu sót.
Em rất mong có ý kiến bổ sung và chỉ bảo quan tâm của cô giáo hướng dẫn cũng như cán bộ ở Công ty đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
Với phạm vi báo cáo này em xin trình bày các nội dung sau:
Phần I: Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và kết quả bán hàng ở công ty TNHH thương mại LATHUSO.
Phần III: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại LATHUSO.
PHẦN I:LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1. Đặc điểm hoạt động bán hàng
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Là hoạt động không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng nó phục vụ cho quá trình sản xuất và tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông.
Trong nền kinh tế tập trung, việc tiêu thụ đầu ra của sản phẩm, hàng hoá là theo định hướng của chính phủ chỉ đạo khiến cho các nhà kinh doanh không phải tính toán cân nhắc xem nên sản xuất và kinh doanh mặt hàng nào thì có lợi hơn. Nguyên nhân chính là do Nhà nước can thiệp quá sâu vào chu kỳ kinh tế làm cho nó không tuân theo bản chất của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật Cung - Cầu, quy luật cạnh tranh… Ngày nay, nền kinh tế thị trường đã đưa chu kì kinh tế trở lại hoạt động theo đúng các quy luật kinh tế khách quan vốn có. Chính vì vậy, đã tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp thương mại có được vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Việc tiến hành tiêu thụ hàng hoá là tiền để cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền hàng và lưu thông, đảm bảo sự cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực trong toàn bộ nền kinh tế và tác động mạnh mẽ tới quan hệ Cung - Cầu trên thị trường.
Đối với Doanh nghiệp thương mại thì việc thực hiện tốt khâu tiêu thụ hàng hoá là biện pháp tốt nhất thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng doanh lợi cho Doanh nghiệp tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Các Doanh nghiệp thương mại đóng vai trò trung gian giữa các Doanh nghiệp sản xuất với thị trường, do đó ngoài việc thúc đẩy sản xuất cho Doanh nghiệp sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường, việc tiêu thụ hàng hóa còn giúp các Doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Tuy nhiên đây mới chỉ là khía cạnh của một vấn đề, trong nền kinh tế thị trường với cơ chế quản lý mới, Nhà nước không còn bù lỗ cho các Doanh nghiệp, các Doanh nghiệp có quyền tự chủ trong kinh doanh, quan hệ bình đẳng trước pháp luật, tự do cạnh tranh… thì các Doanh nghiệp không thể không tính tới hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra trong quá trình bán hàng có phát sinh chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý Doanh nghiệp, những khoản làm giảm doanh thu bán hàng như: chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại, thuế tiêu thụ… Như vậy, bán hàng là cơ sở để tạo nên kết quả kinh doanh, nó có vai trò quan trọng không chỉ đối với mỗi đơn vị kinh tế mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Đối với bản thân các đơn vị kinh tế, đặc biệt là các Doanh nghiệp thương mại có bán được hàng thì mới có các thu nhập để bù đắp các chi phí đã bỏ ra và hình thành kết quả kinh doanh.
Xác định được lượng hàng bán ra là xác định các chỉ tiêu kinh tế. (Ví dụ: xác định tốc độ luân chuyển vốn, tỷ suất lợi nhuận…) là cơ sở để xác định các khoản nghĩa vụ đối với Nhà nước (thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt).
Đối với người tiêu dùng, công tác bán hàng đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng một đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó còn hướng dẫn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thúc đẩy tiêu dùng, là cơ sở để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ ở các đơn vị kinh tế khác, đặc biệt là các cơ sở kinh tế có quan hệ với Doanh nghiệp.
Như hoạt động bán hàng của Doanh nghiệp không thông suốt sẽ làm ngưng trệ các hoạt động khác như hoạt động mua hàng, dự trữ và phát triển Doanh nghiệp thương mại. Từ phân tích trên ta thấy rằng thực hiện tốt công tác bán hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất cứ Doanh nghiệp nào. Do vậy trong công tác quản lý nghiệp vụ bán hàng cần phải nắm bắt, theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng phương thức thanh toán, từng khách hàng, từng loại hàng bán ra nhằm tăng tốc độ luân chuyển của đồng vốn Doanh nghiệp.
1.1.Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, các sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú, các sản phẩm thay thế lẫn nhau cũng không ngừng tăng theo. Doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần có những quyết định đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của mình nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Do vây, Doanh nghiệp phải quản lý các hoạt động diễn ra trong quá trình bán hàng để có những thay đổi hợp lý về chính sách bán hàng. Quản lý quá trình bán hàng cần phải:
- Quản lý sự vận động và số hiện có của từng loại sản phẩm, hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng chủng loại và giá trị của chúng.
- Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm là mục tiêu cho sự phát triển bề vững của Doanh nghiệp.
- Tìm hiểu, khai thác và mở rộng thị trường, áp dụng các phương thức bán hàng phù hợp và có các chính sách sau bán hàng “Hậu mãi” nhằm không ngừng tăng doanh thu, giảm chi phí của các hoạt động.
- Quản lý chặt chẽ các chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp và các chi phí hoạt động khác nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán bán hàng, kết quả bán hàng
Để đáp ứng được nhu cầu quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng kế toán phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Phản ánh ghi chép đầy đủ kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động vủa từng loại thành phẩm, hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại có giá trị.
- Phản ánh ghi chép đầy đủ kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong Doanh nghiệp, đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.
- Phản ánh và tình toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kết quả các hoạt động.
- Cung cấp các thông tinh kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chình và định kè phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả.
2. Lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và kết quả bán hàng
2.1. Phương thức kế toán bán hàng
a. Các phương thức bán hàng
Hàng hoá là những vật phẩm các Doanh nghiệp mua về để bán phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội.
Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá gắn với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
- Đứng trên góc độ luân chuyển: Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đây là quá trình chuyển hoá hình thái vốn sản phẩm hàng hoá sang hình thái vốn bằng tiền.
- Về mặt hành vi: quá trình bán hàng diễn ra sự thoả thuận trao đổi giữa người mua và người bán, người xuất bán giao hàng cho người mua, người mua chấp nhận trả tiền hoặc trả tiền.
- Về bản chất kinh tế: bán hàng là quá trình thay đổi quyền sở hữu hàng hoá để chuyển sang người mua, người bán không còn sở hữu về số hàng hoá đã bán.
Trong thực tế, liên quan đến quá trình bán hàng, không thể nói đến các phương thức bán hàng, khách hàng và thể thức thanh toán
+ Phương thức bán hàng: Bán trực tiếp, bán ký gửi…
+ Khách hàng: có thể là cá nhân, tập thể, đại lí, cửa hàng, dịch vụ
+ Thể thức thanh toán: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trả góp, trả chậm…
Các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ có các phương thức bán hàng khác nhau. Phân loại theo phương thức chuyển hàng và thời gian nghi nhận doanh thu bao gồm các phương thức bán hàng sau:
* Bán hàng theo phương thức gửi hàng:
Theo phương thức này doanh nghiệp định kỳ gửi hàng cho người mua theo hoa hồng. Khi xuất hàng vẫn thuộc quyền quản lý của Doanh nghiệp và chỉ khi nào người mua trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì lúc đó hàng mới được chuyển quyền sở hữu cho người mua và xác định doanh thu.
Trường hợp này khi xuất kho sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
* Bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp:
Theo phương thức này khách hàng uỷ quyền cho nhân viên nghiệp vụ giao hàng hoặc trả tiền sau. Phương thức bán hàng này bao gồm:
- Bán hàng thu tiền trực tiếp:
Theo phương thức này, Doanh nghiệp giao hàng người mua, người mua nhận hàng và trả tiền ngay. Khi người mua nhận được hàng hoặc dịch vụ đã được thực hiện thì Doanh nghiệp cũng nhận được tiền hàng. Doanh thu bán hàng và tiền bán hàng được nghi nhận cuối kỳ.
- Bán hàng giao thẳng, không qua kho:
Theo phương thức bán hàng này, Doanh nghiệp mau hàng của người cung cấp bán thẳng cho khách hàng không qua kho của Doanh nghiệp. Như vậy nghiệp vụ mua bán diễn ra đồng thời. Theo cách này sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
+ Mua hàng giao bán thẳng cho người mua.
Bán hàng giao tay ba: bên cung cấp, Doanh nghiệp và người mua cùng giao nhận hàng. Trường hợp này khi bên mua nhận hàng và xác nhận vào hoá đơn bán hàng thì hàng đó được xác định là tiêu thụ. Phương thức này được áp dụng chủ yếu ở Doanh nghiệp thương mại.
Bán hàng qua đại lý: Phương thức này giống như trường hợp gửi bán nhưng hàng bán được hạch toán vào doanh thu. Khi đại lý trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
+ Bán hàng trả góp: Theo phương thức này khi giao hàng cho người mua thì số hàng đó được coi là tiêu thụ và Doanh nghiệp mất quyền sở hữu về số hàng đó. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả tiền dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu 1 tỉ lệ lãi nhất định. Thông thường thì số tiền trả ở các kỳ sau phải bằng nhau bao gồm 1 phần tiền gốc và 1 phần lãi trả chậm.
+ Phương thức hàng trao đổi hàng:
Theo phương thức này, Doanh nghiệp giao hàng cho khách hàng và đổi lại khách hàng giao cho Doanh nghiệp vật tư hàng hoá khác, với giá trị tương đương. Phương thức này có thể chia làm 3 trường hợp: - xuất kho lấy hàng ngay
- Xuất hàng trước khi lấy vật tư, sản phẩm, hàng hoá về sau
- Nhận hàng trước, xuất hàng trả sau
+ Các trường hợp được coi là tiêu thụ khác:
Trên thực tế, ngoài các phương pháp bán hàng như trên, hàng hoá của Doanh nghiệp còn có thể tiêu thụ dưới nhiều hình thức khác. Đó là khi Doanh nghiệp xuất hàng hoá để bán, tặng, trả lương cho cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp. Trong trường hợp này người ta viết hoá đơn bán hàng, giao cho người mua và được ghi nhận doanh thu ngay từ khi xuất hàng vì khi đó hàng đã chuyển quyền sở hữu.
b. Các phương thức thanh toán tiền hàng:
Với sự phát triển của nền kinh tế các phương thức thanh toán rất đa dạng không chỉ thanh toán bằng tiền mặt mà còn có nhiều phương thức thanh toán khác. Áp dụng phương thức thanh toán nào là do bên mua và bên bán tự thoả thuận lựa chọn sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình. Hiện nay, các Doanh nghiệp thường áp dụng phổ biến ba hình thức là: Thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán nghiệp vụ ứng trước tiền hàng.
* Thanh toán bằng tiền mặt là hình thức thanh toán trực tiếp giữa người mua và người bán bằng tiền mặt.
* Thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán qua ngân hàng): Hiện nay đang được sử dụng phổ biến, thanh toán qua ngân hàng thường được áp dụng cho các Doanh nghiệp thực hiện việc mua bán ở xa nhau và hàng hoá thường có số lượng và giá trị lớn. Một số hình thức thanh toán đang được áp dụng như: Séc, Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, Thư tín dụng, Ngân phiếu thanh toán.
* Thanh toán nghiệp vụ ứng trước tiền hàng.
Thanh toán nghiệp vụ ứng trước tiền hàng ngược với 2 phương thức trước, đơn vị bán sẽ nhận tiền trước khi giao hàng hoá cho đơn vị mua. Tuy nhiên số tiền hàng ứng trước chỉ chiếm bằng 1/2 đến 1/3 trị giá hàng xuất bán. Số tiền còn lại sẽ được thanh toán sau khi giao đủ hàng cho người mua.
c. Công tác kế toán bán hàng
Về phương pháp DN có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau:
* Kế toán bán hàng theo phương pháp KKTX
Đặc điểm của phương pháp KKTX: Phương pháp KKTX hàng tồn kho là phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại hàng hoá trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất. Cuối kỳ trên sổ kế toán có thể phản ánh được tồn kho thực tế của từng mặt hàng.
Hàng hoá tồn kho cuối kỳ
=
Hàng hoá tồn kho đầu kỳ
+
Hàng hoá nhập kho trong kỳ
-
Hàng hoá xuất bán trong kỳ
* Kế toán bán hàng theo phương pháp KKĐK:
Đặc điểm phương pháp KKĐK: Theo phương pháp này DN không theo dõi phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất hàng hoá trên các tài khoản theo hình thức nhập, xuất. Cuối kỳ DN tiến hành kiểm kê và xác nhận tình hình tồn kho của từng loại vật tư hàng hoá trên cơ sở đó tính ra trị giá hàng hoá xuất ra bán trong kỳ
Hàng hoá xuất kho trong kỳ
=
Hàng hoá tồn kho đầu kỳ
+
Hàng hoá nhập kho trong kỳ
-
Hàng hoá tồn kho cuối kỳ
2.2. Kế toán doanh thu bán hàng
Khái niệm
Đối với từng phương thức bán hàng khác nhau thì nghiệp vụ giao hàng và thu tiền có những khoảng cách khác nhau về không gian và thời gian. Do vậy, trong bán hàng xuất hiện 2 khái niệm cần phân biệt: Doanh thu bán hàng và tiền thu bán hàng.
* Doanh thu bán hàng: là khoản thu do hoạt động kinh doanh chính mang lại như bán hàng hoá, vật tư, cung cấp lao động, dịch vụ. Doanh thu bán hàng bao gồm doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ.
* Tiền thu bán hàng: là số tiền thực thu về bán hàng hoá của Doanh nghiệp bao gồm tiền mặt nhập quỹ, tiền gửi ngân hàng.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi tức được chia theo quy định tại chuẩn mực “Doanh thu và thu nhập khác”, nếu không thoả mãn các điều kịên sau thì không hạch toán vào doanh thu:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soạt hàng hoá.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Như vậy, về nguyên tắc chỉ khi nào hàng hoá chuyển quyền sở hữu từ đơn vị bán hàng sang đơn vị mua mới được gọi là bán và lúc đó mới phản ánh doanh thu. Do đó, tại thời điểm xác định là bán hàng và ghi nhận doanh thu có thể không đồng nhất với nhau:
+ Trường hợp thu tiền ngay lúc giao hàng: doanh thu bán hàng chính là tiền thu bán hàng
+ Trường hợp thanh toán sau: người mua chưa trả tiền ngay được coi là có doanh thu bán hàng nhưng chưa có tiền thu bán hàng.
Kế toán doanh thu bán hàng
* Chứng từ sử dụng: Các chứng từ để phản ánh doanh thu bán hàng là hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng giao thẳng, báo cáo bán hàng, bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ, giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng, bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày, bảng thanh toán hàng đại lý, chứng từ thuế, giấy báo có của ngân hàng, các chứng từ khác liên quan.
Đối với các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến việc chấp nhận giảm giá hay chấp nhận cho người mua trả lại số hàng kém phẩm chất.
* Các tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK510 ”Doanh thu bán hàng”, TK512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” và các TK liên quan khác như TK156, TK157, TK333, TK131… - TK 510 “doanh thu bán hàng”
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của Doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh .
- TK512 “Doanh thu nội bộ”.
Tài khoản này phản ánh doanh thu về hàng hoá dịch vụ nộ bộ DN.
- Tài khoản 156 “hàng hoá”
Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm các loại hàng hoá của Doanh nghiệp bao gồm hàng hoá tại kho hàng, quầy hàng.
- Tài Khoản 157 “hàng gửi bán”
Tài khoản này sử dụng để theo dõi trị giá hàng hoá xuất bán theo phương thức chuyển hàng hay phương thức bán hàng đại lý ký gửi
- Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp ngân sách”
Tài khoản này để phản ánh số phải nộp và tình hính thanh toán của doanh nghiệp và các khoản thuế, các khoản phải nộp khác với Nhà nước.
- Tài khoản131”Phải thu khách hàng”
Tài khoản này để phản ánh số phải thu,số đã thu và số còn phải thu hoặc số tiền thừa mà khách hàng trả trước
*Trình tự kế toán
- Kế toán bán hàng theo phương thức đại lý ký gửi (Sơ đồ số 1)
- Kế toán bán hàng theo phương thức hàng trả góp( Sơ đồ số 2)
- Kế toán bán hàng theo phương thức bán lẻ hàng hoá (Sơ đồ số 3)
- Kế toán bán hàng theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng (Sơ đồ số 4)
- Kế toán bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng(Sơ đồ số 5)
- Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng (Sơ đồ số 6)
- Kế toán tổng hợp các khoản phải thu của khách hàng (Sơ đồ số 7)
Sơ đồ số 1:
KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO HÌNH THỨC ĐẠI LÝ - KÝ GỬI.
Tại đơn vị giao đại lý
TK3331
Thuế GTGT
Đầu ra
TK510 K101,102
DT của hàng gửi đại lý
TK156 TK157 TK632 TK910 TK641
K/c DT đã trừ thuế Tiền hoa hồng cho đại lý
Tại đơn vị nhận đại lý
TK 003
Khi nhận hàng để bán Khi xuất hàng để bán
TK510 TK331 TK101,102,131
Hoa hồng bán hàng Tiền bán hàng đại lý
đại lý được hưởng phải trả cho chủ hàng
Khi trả tiền bán hàng đại lý cho chủ hàng
Sơ đồ số 2:
KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG TRẢ GÓP
TK 156 TK 632 TK 910 TK 510 TK 101, 102
Giá vốn
hàng bán K/c giá vốn K/c DTT DT bán hàng
TK 333.10
Thuế GTGT
đầu ra
TK 710 TK131
K/c TNHĐTC Số tiền KH chịu
Lãi tính trên
Số tiền trả góp
Sơ đồ số 3:
KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO HÌNH THỨC BÁN LẺ
TK156 TK 632 TK 910 TK 510 TK 101,102, 131
Giá vốn HB K/cGVHB K/c DTT DTBH
không thuế
TK 531, 532
Tổng giá
thanh toán
K /c HBBTL,GGHB
TK 333.1
Thuế GTGT đầu ra
HBBTL, GGHB phát sinh
Sơ đồ số 4:
KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO HÌNH THỨC CHUYỂN HÀNG THEO HỢP ĐỒNG
TK156 TK157 TK632 TK910 TK510 TK101,102,131
Trị giá hàng Giá vốn Cuối kỳ K/c Cuối kỳ K/c Doanh thu
gửi bán hàng bán trị giá vốn doanh thu bán hàng
TK810
Chiết khấu
TK531,532 TK33310
K/c các khoản giảm doanh thu Thuế GTGTđầu ra
Sơ đồ số 5:
KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC ĐỔI HÀNG
TK510
TK156
Bán hàng đã nhận hàng trao đổi
TK131
Bán hàng người mua chưa thanh toán
Nhận hàng trao đổi của người mua
TK333.1
TK133
Thuế GTGT SP trao đổi
Sơ đồ số 6:
KẾ TOÁN TỔNG HỢP DOANH THU BÁN HÀNG
TK531
TK510,512
Tk101,102
TK810
K/c DT hàng bán bị
DT bán hàng thu tiền ngay
Chiết khấu
trả lại
TK131
TK532
Chiết khấu
DT bán hàng cho công nợ
K/cgiảm giá hàng bán
TK156
Cho khách hàng
Bán hàng theo phương thức đổi hàng
TK910
TK334
Trả lương cho công nhân
K/c DT thuần
Sơ đồ số 7:
KẾ TOÁN TỔNG HỢP NỢ PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG
TK510
TK131
TK532,531
GGHB, DT hàng bán bị trả lại
DT bán hàng chịu
Giảm thuế GTGT tương ứng
TK333.1
TK810
TK101,102
Chiết khấu cho khách hàng trừ nợ
Số chi hộ cho khách hàng
TK151,153..
Nhận bằng vật tư hàng hoá
TK710,712
TK331
TN hoạt động TC,BT chưa thu tiền
Bù trừ nợ
TK101,102
Số tiền đã thu
TK641
Nợ khó đòi xử lý xoá sổ
Đồng thời ghi Nợ TK004: Nợ khó đòi đã xử lý.
2.3. Kế toán các khoản giảm doanh thu bán hàng
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng đã bán bị trả lại, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp và thuế xuất khẩu. Các khoản giảm trừ doanh thu và cơ sở đê tính doanh thu thuần và kế quả kinh doanh trong kỳ kế toán. Các khoản giảm trừ doanh thu phải được phản ánh theo dõi chi tiết, riêng biệc trên những tài khoản kế toán phù hợp, nhằm cung cấp các thông tin kế toán để lập báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính).
Doanh thu thuần và cung cấp dịch cụ
=
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
-
Các khoản giảm trừ doanh thu
Kế toán chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết Doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua, bán hàng.
Tài khoản sử dụng:
Kế toán chiết khấu thương mại sử dụng TK 521 – Chiết khấu thương mại
Bên nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng
Bên có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
TK 512 không có số dư cuối kỳ
Kế toán doanh thu hàng đã bán bị trả lại
Doanh thu bán hàng đã bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá Doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành như: kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
Trường hợp người bán đã xuất hàng và lập hoá đơn, người mua chưa nhận hàng nhưng không phát hiện hàng hoá không đúng quy cách chất lượng phải trả lại toàn bộ hàng hoá hoặc một phần hàng hoá, khi trả lại hàng bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị chưa có thuế, tiền thuế GTGT, lý do trả lại hàng theo hoá đơn bán hàng (số, ký hiệu, ngày tháng của hoá đơn) đồng thời kèm theo hoá đơn gửi trả lại cho bên bán là làm căn cứ bên bán điều chỉnh doanh số và thuế GTGT đầu ra.
Tài khoản sử dụng:
Kế toán chiết khấu thương mại sử dụng TK 531 – Hàng bán bị trả lại
TK này phản ánh doanh thu của số thành phẩm, hàng hoá đã tiêu thị bị khách hàng trả lại do lỗi của doanh nghiệp.
Bên nợ: Doanh thu của hàng đã bán bị trả lại đã trả tiền cho người mua hàng; hoặc trả vào khoản nợ phải thu
Bên có: Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại sang TK “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
TK 531 không có số dư cuối kỳ
* Trình tự kế toán
- Kế toán hàng bán bị trả lại (Sơ đồ số 8)
Sơ đồ số 8
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI
TK 101, 102, 331, 131 TK 531 TK 510,512
Trả tiền cho người mua về K/c DT hàng bán bị trả lại
Số hàng bán bị trả lại
TK 333 TK 632 TK 156
GiảmGTGT GV hàng bán bị trả lại nhập kho
Kế toán giảm giá hàng bán
Giảm giá hàng bán là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng.
Trường hợp đơn vị bán đã xuất hàng hoá, dịch vụ và đã lập hoá đơn nhưng do hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách... phải điều chỉnh giảm giá thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hoá, mức giá giảm theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày tháng của hoá đơn, thời gian), lý do giảm giá, đồng thời bên bán lập hoá đơn để điều chỉnh mức giá được điều chỉnh. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh cho hàng hoá dịch vụ tại hoá đơn số, ký hiệu... Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh giá, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Tài khoản sử dụng:
Kế toán chiết khấu thương mại sử dụng TK 532 – Giảm giá hàng bán
Bên nợ: Các khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua hàng
Bên có: Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang TK 510 để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
TK 532 không có số dư cuối kỳ
* Trình tự kế toán
- Kế toán các khoản giảm giá
2.4. Giá vốn hàng tiêu thụ
a. Phương pháp xác định trị giá vốn hàng bán:
Trị giá vốn hàng xuất kho là cơ sở để tính trị giá vốn hàng bán. Để xác định được đúng đắn kết quả kinh doanh cần xác định đúng đắn trị giá hàng xuất bán. Hàng hoá được nhập từ các nguồn khác nhau với từng lần nhập khác nhau, do vậy đơn giá thực tế của từng lần xuất kho là không như nhau. Khi hàng hoá xuất kho phải sử dụng phương pháp tính giá thực tế xuất kho phù hợp với điều kiện của Doanh nghiệp.
Đối với Doanh nghiệp, trị giá vốn hàng bán bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí thu mua của số hàng xuất kho.
Trị giá vốn hàng xuất kho được tính bằng một trong các cách sau đây:
- Xác định theo đơn giá mua thực tế tồn đầu kỳ:
Theo phương thức này trị giá mua của sản phẩm, hàng hoá xuất kho được tính bằng công thức.
Trị giá vốn thực tế của hàng hoá xuất kho
=
Trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho
+
Chi phí phân bổ cho hàng hoá xuất kho
Trong đó:
Trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho
=
Số lượng hàng hoá xuất kho
+
Đơn giá mua của hàng hoá tồn đầu kỳ
Chi phí phân bổ cho hàng hoá xuất kho
=
Chi phí phân bổ cho hàng tồn kho đầu kỳ
+
Chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ
x
Trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho
Trị giá mua cuả hàng tồn kho đầu kỳ
+
Trị giá mua của hàng nhập trong kỳ
- Xác định theo phương pháp nhập trước, xuất trước:
Theo phương pháp này, giả thiết lô hàng nào nhập kho trước thì xuất trước và lấy giá mua thực tế nhập kho của lô hàng đó để tính. Sau đó tổng hợp chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất kho(tính như công thức ở phương pháp trên). Với phương pháp này Doanh nghiệp phải xác định được đơn gia thực tế của từng lần nhập kho hàng hoá
- Xác định theo phương pháp nhập sau, xuất trước:
Theo phương pháp này, giả thiết lô hàng nào nhập sau thì xuất trước và hàng xuất kho thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá mua thực tế nhập kho của lô hàng đó để tính. Sau đó tổng hợp chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất kho(tính như công thức ở phương pháp trên).
- Xác định theo đơn giá bình quân:
Theo phương pháp này, trị giá thức tế của hàng hoá xuất kho được xác định theo công thức:
Trị giá vốn thực tế của hàng hoá xuất kho
=
Số lượng hàng xuất kho
x
Đơn giá bình quân
Trong đó:
Đơn giá bình quân
=
Trị giá hàng hoá tồn đầu kỳ
+
Trị giá hàng nhập trong kỳ
Số lượng hàng hoá tồn đầu kỳ
+
Số lượng hàng hoá nhập trong kỳ
Đơn giá này được sử dụng cố định để tính ra hàng hoá xuất kho trong kỳ.
- Xác định theo giá đích danh:
Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng hàng xuất kho và đơn giá của lô hàng xuất kho để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho. Chi phí phân bổ được tính như phương pháp trên.
Với phương pháp này Doanh nghiệp phải quản lý, theo dõi từng lô hàng(không có sự tách rời giữa mặt hiện vật và giá trị).
- Xác định theo phương pháp cân đối:
Theo phương pháp này, trước hết tính trị giá mua thực tế của hàng còn lại cuối kì bằng cách lấy số lượng hàng còn lại cuối kì nhân với đơn giá mua hàng lần cuối cùng trong kì. Sau đó dùng công thức cân đối để tính ra trị giá mua thực tế của hàng xuất kho. Chi phí mua phân bổ được tính như ở phương pháp trên.
Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho
=
Trị giá mua thực tế của hàng tồn đầu kỳ
+
Trị giá mua thực tế của hàng nhập trong kỳ
-
Trị giá mua thực tế của hàng tồn cuối kỳ
- Xác định trị giá vốn hàng xuất kho theo giá hạch toán:
Trong các Doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để ghi chép hàng ngày trên các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sổ chi tiết đến cuối tháng phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để ghi sổ tổng hợp. Để tính được trị giá thực tế hàng xuất kho, trước hết phải tính được hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ.
Hệ số giá
=
Trị giá thực tế hàng tồn đầu kỳ
+
Trị giá mua thực tế của hàng nhập trong kỳ
Trị giá hạch toán hàng tồn đầu kỳ
+
Trị giá hạch toán hàng nhập trong kỳ
Sau đó tính trị giá thực tế hàng xuất trong kỳ
Trị giá vốn thực tế của hàng hoá xuất kho
=
Trị giá hạch toán của hàng xuất kho
x
Hệ số giá
* Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK632 ”Giá vốn hàng bán” dùng để phản ánh giá vốn hàng bán và kết chuyển trị giá vốn hàng bán để xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá.
Các tài khoản liên quan khác: TK156, TK910….
* Trình tự kế toán giá vốn hàng bán.
- Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX(Sơ đồ số 9)
Sơ đồ số 9:
KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN THEO PHƯƠNG PHÁP KKTX
TK 1561 TK 632 TK 910
Giá mua hàng hoá
Cuối kỳ K/c GV HB
TK157 để xác định KQKD
Hàng gửi bán hoặc Giá vốn hàng gửi bán
giao đại lý hoặc giao đại lý đã tt
TK 1562
Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá bán ra
TK101,102,131
(*) Trị giá hàng bán thẳng không qua kho
TK133
Thuế GTGT được
khấu trừ
TK101,102,131
(**)Trị giá hàng mua bán thẳng thông qua kho
TK333
Thuế nhập khẩu
Ghi chú: (*) Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
(**) Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
-Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK(Sơ đồ số 10)
Sơ đồ số 10:
KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN THEO PHƯƠNG PHÁP KKĐK
K/c trị giá hàng hoá tồn cuối kỳ
TK 156, 157 TK 632 TK910
K/c Trị giá tồn đầu kỳ
Cuối kỳ K/c GVHB
để xác định KQKD
TK 101,102
(*)Trị giá hh mua NK trong kỳ
TK133
Thuế GTGT
được khấu trừ
TK331,101,102
(**)Trị giá hàng mua bán
thẳng không qua kho
TK333
Thuế nhập khẩu phải nộp
Ghi chú: (*) Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
(**) Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
b. Chi phí bán hàng tính cho hàng tiêu thụ:
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm: Chi phí cho nhân viên bán hàng, vật liệu CCDC, bao bì bảo quản, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
* Tài khoản sử dụng.
Kế toán sử dụng TK 641 “chi phí bán hàng” Dùng để tập hợp và phân bổ kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh.
Kết cấu và nội dung TK 641 “ chi phí bán hàng”
Bên nợ: - Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có: - Các loại ghi gảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng để tính kết quả kinh doanh hoặc để chờ kết chuyển.
- TK 641 có 7 TK cấp 2 tương ứng với nội dung chi phí gồm TK 641.1 Chi phí nhân viên bán hàng, TK 641.2 Chi phí vật liệu bao bì, TK 641.3 Chi phí dụng cụ đồ dùng, TK 641.4 Chi phí khấu hao TSCĐ, TK 641.5 Chi phí bảo hành sản phẩm, TK 641.6 Chi phí dịch vụ mua ngoài, TK 641.7 Chi phí khác bằng tiền.
* Trình tự kế toán chi phí bán hàng ( Xem sơ đồ số 10)
Sơ đồ số 10:
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ BÁN HÀNG
TK 334, 338 TK 641 TK 101, 102,138
Tập hợp chi phí nhân viên BH Giảm chi phí nếu có
TK152
Tập hợp chi phí NVL, bao bì
TK910
TK 153
Tập hợp chi phí CCDC phân bổ 100% Kết chuyển chi phí BH
TK 142.1 TK 142.2
Xuất lại 50% Phân bổ Chi phí BH K/c chi phí
TK 214 chờ K/c trả trước
Khấu haoTSCĐ phục vụ BH
TK 101,102,131
Dịch vụ mua ngoài chi khác bằng tiền
TK 133.1
Thuế GTGT
khấu trừ
TK 335
Trích trước chi phí bảo hành
c. Chí phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêu thụ:
Chi phí quản lý Doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn Doanh nghiệp. Chi phí quản lý Doanh nghiệp bao gồm.
- Chi phí nhân viên quản lý Doanh nghiệp gồm: Tiền lương, tiền ăn ca phải trả CNV, các khoản trích theo lương, BHYT. Chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý Doanh nghiệp. Chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí CCDC cho công tác quản lý. Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho toàn Doanh nghiệp. Thuế phí lệ phí.., chi phí dự phòng.
Bên nợ: - Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có: - Các khoản giảm chi phí quản lý Doanh nghiệp
- Số chi phí quản lý Doanh nghiệp được kết chuyển sang TK 910.
*Tài khoản sử dụng
TK 642 “ chi phí quản lý Doanh nghiệp” Dùng để tập hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí quản lý Doanh nghiệp để xác dịnh kết quả kinh doanh.
TK 642 có 8 TK cấp 2 tương ứng với nội dung chi phí gồm: TK 642.1 -Chi phí nhân viên quản lý, TK 642.2 - Chi phí vật liệu quản lý, TK 642.3 - Chi phí đồ dùng văn phòng, TK 642.4 - Chi phí khấu hao TSCĐ, TK 642.5- Thuế phí và lệ phí, TK 642.6 - Chi phí dự phòng, TK 642.7- Chi phí dịch vụ mua ngoài, TK 642.8 - Chi phí khác bằng tiền.
* Trình tự hạch toán chi phí QLDN (sơ đồ số 12).
Sơ đồ số 12:
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ QLDN
TK 334, 338 TK 642 TK 101, 102, 138
Tập hợp chi phí nhân viên QL Các khoản giảm chi phí QLDN
TK 152 (610)
Tập hợp chi phí NVL, bao bì TK 910
K/c chí phí QLDN
TK153 (610)
Tập hợp chi phí NVL loại 100 % TK142.2
TK142.1
Xuất loại 50% Phân bổ Chi phí QLDN K/cchiphí
TK 214 chờ K/c trả trước
Khấu hao tài sản phục vụ QLDN
TK 333
Thuế và lệ phí
TK 139 (159 )
Lập dự phòng hàng tồn kho
Nợ phải trả thu khó đòi
TK 335
Trích trước chi phí SCL TSCĐ
TK 101, 102, 131
Chi phí dịch vụ khác bằng tiền
TK 133.1
Thuế GTGT khấu trừ
3. Kết quả bán hàng
Kết quả kinh doanh của hoạt động bán hàng là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng (Doanh thu thuần) với giá vốn hàng bán (của sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ), chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp.
* Tài khoản sử dụng.
Kế toán sử dụng TK 910 “xác định kết quả kinh doanh” của Doanh nghiệp và tài khoản liên quan khác như TK510, TK632…Kết cấu TK 910 như sau:
Bên nợ: - Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp và các chi phí hoạt động khác
- Kết chuyển lãi.
Bên có: - Kết chuyển doanh thu thuần và các khoản thu nhập khác.
- Kết chuyển lỗ.
* Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng (sơ đồ số 13)
Sơ đồ số 13
KẾ TOÁN TỔNG QUÁT KẾT QUẢ BÁN HÀNG
TK 632 TK 910 TK 510
Trị giá vốn hàng hoá bán ra K/c doanh thu thuần
TK 641, 642 TK531,532
TK 1422 K/c GGHB,DT HBBTL
Chờ K/c K/ số chờ K/c
K/c CPBH, CPQLDN TK 421
K/c lỗ
K/c lãi hoạt động bán hàng
4. Đặc điểm tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng trong điều kiện kế toán máy
Quá trình kế toán có thể được thực hiện bằng thủ công hoặc với sự giúp đỡ của máy vi tính và phần mềm kế toán (kế toán máy). Mặc dù kế toán thực hiện thủ công hay kế toán máy thì vẫn phải tuân theo một trình tự nhất định tuỳ thuộc hình thức kế toán áp dụng cụ thể.
* Phần mềm kế toán: là một loại phần mềm ứng dụng, được xác định bao gồm hệ thống các chương trình được lập trình sẵn nhằm thực hiện xử lý tự động các thông tinh kế toán trên máy tính, bắt đầu tự khâu nhập liệu chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên chứng từ theo quy trình của kế toán sau đó in ra các sổ kế toán và báo cáo kế toán
* Chức năng và nhiệm vụ của kế toán máy:
- Nhập liệu đầy đủ, chính xác số lượng thành phẩm, hàng hoá dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ.
- Xác định và cài đặt công thức tính trị giá vốn của hàng đã bán, xây dựng tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý Danh nghiệp hợp lý để xác định đúng đắn kết quả bán hàng.
- Căn cứ yêu cầu của Doanh nghiệp người sử dụng khai báo những yêu cầu cần thiết với máy để in ra báo cáo theo yêu cầu của người quản lý.
* Trình tự xử lý của máy có thể khái quát như sau:
Dữ liệu đầu vào:
- Nhập các chứng từ liên quan đến giá vốn hàng bán, CPBH, CFQLDN
- Thành phẩm, doanh thu
- Các khoản giảm trừ doanh thu
- Các bút toán kết chuyển
- Các tiêu thức phân bổ
Khai báo yêu cầ thông tin đầu ra cho máy tính
Máy vi tính xử lý thông tin đã đưa ra sản phẩm
Thông tin đầu ra:
- Các sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp
- Báo cáo kế toán, doanh thu, kết quả
Báo cáo kết quả kinh doanh
PHẦN II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LATHUSO
1. Đặc điểm tình hình của đơn vị
Công ty TNHH thương mại LATHUSO có trụ sở chính của Công ty đặt tại 255/3/7 phố Vọng - Hà Nội. Công ty được thành lập từ năm 2005 với số vốn khởi điểm 1,2 tỷ.
Là một đơn vị hạch toán kế toán độc lập dựa trên cơ sở luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty kinh doanh các mặt hàng: Mogas 90, mogas 92, dầu nhớt đồng thời góp phần làm tăng ngân sách phát triển của đất nước, thực hiện tốt các lợi ích kinh tế xã hội.
* Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kinh doanh đáp ứng việc kinh doanh của Công ty .
- Là một Công ty hạch toán kinh doanh, khai thác sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhằm đảm bảo đầu tư làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước giao.
- Tuân thủ chế độ, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước hiện hành.
- Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng cho việc kinh doanh, góp phần từng nguồn thu cho ngân sách và phát triển kinh doanh cho Công ty.
Với các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu nêu trên của Công ty trong việc kinh doanh không chịu chi phối áp đặt của bộ phận có liên quan khác thông qua hoạt động kinh doanh của mình.
2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty
Ban giám đốc
Phòng
Kế toán
Phòng
hành chính
tổ chức
Cửa hàng
bán lẻ
* Cơ cấu tổ chức
- Ban giám đốc: gồm 2 người trong đó có một Giám đốc điều hành và phó giám đốc.
- Phó giám đốc: giúp cho giám đốc có thể làm những công việc của giám đốc khi được uỷ nhiệm thay thế chỉ đạo trực tiếp những công việc cụ thể và trách nhiệm trực tiếp trước những công việc cụ thể và trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về phần việc được giao và được uỷ quyền.
- Phòng hành chính tổ chức: gồm 15 người trong đó có một trưởng phòng và một phó phòng có nhiệm vụ làm công tác tổ chức lao động, tiền lương, công tác hành chính, quản trị, công tác thanh tra bảo vệ. Ngoài ra còn giúp việc cho ban giám đốc quản lý điều hành công tác tổ chức bộ máy cán bộ công nhân viên.
- Phòng kế toán: gồm 4 người trong đó có 1 kế toán trưởng kiêm trưởng phòng và kế toán nhân viên có nhiệm vụ quản lý toàn bộ số vốn của Công ty chịu trách nhiệm trước giám đốc và chế độ hạch toán kinh tế của Nhà nước.
- Kế toán trưởng giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác hạch toán thống kê theo pháp lệnh Nhà nước ban hành là người điều hành toàn bộ quá trình hạch toán của Công ty.
* Ngoài ra Công ty có mạng lưới bán hàng bao gồm một số cửa hàng bán lẻ trực thuộc. Mỗi cửa hàng đều có sự phân công bổ nhiệm một cửa hàng trưởng và một kế toán cùng với các nhân viên phụ trách bán hàng.
- Các nhân viên bán hàng trông nom hàng hoá về tình hình mua bán hàng ở quầy của mình được cửa hàng trưởng giao cho.
3. Cơ cấu bộ máy kế toán.
* Của Công ty TNHH thương mại LATHUSO Hà Nội.
Kế toán
vốn bằng tiền
Kế toán tiền lương và chi phí
Kế toán
bán hàng
Thống kê và mua hàng
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Phòng kế toán của Công ty TNHH thương mại LATHUSO Hà Nội gồm:
- Kế toán trường: Là người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác hạch toán của Công ty, kiểm tra đôn đốc hạch toán kế toán của từng thành viên phân tích đánh giá tình hình tài chính của Công ty đồng thời của từng thành viên là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp số liệu, kế toán theo dõi chi phí và phân bổ chi phí theo từng khoản mục chi phí một cách chi tiết tình hình tăng giảm khấu hao tài sản cố định, tổng hợp chi tiết cuối tháng lên báo cáo.
- Kế toán mua hàng kiêm kế toán thống kê làm nhiệm vụ hạch toán mua hàng.
- Kế toán vốn bằng tiền (thủ quỹ) chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt, thực hiện đầy đủ các nội quy, quy định trong việc quản lý quỹ làm tốt chứng từ lập báo cáo quỹ.
- Kế toán tiền lương và chi phí. Có nhiệm vụ xác định quỹ tiền lương của từng cán bộ công nhân viên để cuối tháng trích nộp BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỉ lệ quy định của Nhà nước.
- Kế toán viên của Công ty thu thập chứng từ kiểm tra và xử lý sơ bộ chứng từ, kiểm tra xong gửi về phòng kế toán Công ty theo định kỳ.
- Thống kê và mua hàng: Phải lập báo cáo số liệu chính xác gửi về cơ quan thống kê chủ quan việc tổ chức công tác kế toán tạo điều kiện cho Công ty theo dõi nắm bắt được hiện tượng kinh doanh phát sinh tránh được các trường hợp tổn thất.
* Ở Cửa hàng bán lẻ trực thuộc Cửa hàng chỉ có một kế toán kiêm kế toán trưởng và kế toán viên có nhiệm vụ thu thập ghi chép số liệu chứng từ kiểm tra xử lý sổ sách chứng từ trong việc mua bán của Cửa hàng và định kỳ nộp lên phòng kế toán Công ty để giúp cho lãnh đạo theo dõi toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ đó phân tích tình hình một cách chính xác, đảm bảo cho số liệu kế toán đáp ứng được yêu cầu toàn diện.
4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác hạch toán của Công ty .
* Thuận lợi:
Với lòng nhiệt tình trung thực của toàn thể công nhân viên kế toán có thể ghi chép thống kê số liệu bán hàng một cách chính xác đầy đủ về số hàng tồn bán ra, mua vào. Đồng thời Công ty cũng dành riêng một phòng với đầy đủ các trang bị để phục vụ kế toán làm việc.
* Khó khăn:
Với sự việc hăng say nhiệt tình của người kế toán xảy ra những căng thẳng sẽ dẫn đến việc ghi chép phản ánh có sự sai sót vào các chứng từ sổ sách kế toán của Công ty .
5. Thực trạng công tác kế toán của công ty
Đối với nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá của Công ty việc lập chứng từ của Công ty từ bán ra được mậu dịch viên lập vào cuối tháng. Hàng ngày sau khi viết báo cáo mậu dịch viên phải đối chiếu với giấy nộp tiền để lên cân đối số hàng đã bán ra trong ngày có đủ tiền nộp không.
Căn cứ vào báo cáo bán hàng của mậu dịch viên kế toán vào sổ chi tiết tài khoản 510. "Doanh thu bán hàng" và "bảng kê số 8", căn cứ vào giấy nộp tiền của mậu dịch viên kế toán vào nhật ký chứng từ số 1. Từ đó đối chiếu vào tờ kê chi tiết của TK 510. Cuối tháng căn cứ vào bảng kê số 8 và tờ kê chi tiết của TK 510, kế toán vào nhật ký chứng từ số 8.
Hạch toán doanh thu bán hàng
* Khái niệm doanh thu bán hàng
. Áp dụng luật thuế mới cho doanh thu bán hàng được xác định như sau:
- Nếu doanh nghiệp áp dụng cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ doanh thu bán hàng là giá trị hàng hoá chưa tính toán GTGT. Trên chứng từ liên quan phải ghi rõ giá bán chưa tính thuế GTGT và tổng số tiền khách hàng phải thanh toán.
- Nếu doanh nghiệp áp dụng cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là giá đã có thuế và được ghi là doanh thu đã có thuế GTGT trên chứng từ có liên quan.
* Phương pháp hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng
- TK 510: Doanh thu bán hàng
Tài khoản này phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm hàng đã được xác định là tiêu thụ trong một kỳ hạch toán của doanh nghiệp.
- Kết cấu của TK 510
+ Bên nợ
- Các khoản chiết khấu giảm bớt giá, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu phát sinh trong kỳ.
- Kết chuyển doanh thu vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
+ Bên có
- Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
TK này không có số dư cuối kỳ
- TK 510 có 4 TK cấp II
+ TK 5101: doanh thu bán hàng hoá
+ TK 5102: doanh thu bán hàng hoá các thành phẩm
+ TK 5103: doanh thu cung cấp dịch vụ
+ TK 5104: doanh nghiệp bán hàng nội bộ
* Trình tự hạch toán
Tại đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK101, 102, 131: Tổng giá trị thanh toán
Có TK 510: Trị giá bán chưa thuế
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
- Phản ánh trị giá vốn
Xuất kho bán trực tiếp
Nợ TK 632: trị giá vốn (chưa bao gồm thuế GTGT)
Có TK 156: trị giá vốn (chưa bao gồm thuế GTGT)
Giao tay ba
Nợ TK 632: trị giá mua chưa thuế
Nợ TK 1331: thuế GTGT
Có TK 101, 102, 131: tổng trị giá thanh toán
- Phát sinh hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531: theo trị giá bán bị trả lại chưa có thuế
Nợ TK 33310: thuế tương ứng của số hàng bị trả lại
Có TK 131, 101, 1022: tổng trị giá thanh toán
- Cuối kỳ kế toán điều chỉnh giảm trừ doanh thu bán hàng
Nợ TK 510
Có TK 531
- Giảm trừ giá vốn
Nợ TK 1561: trị giá vốn của hàng bán bị trả lại
Có TK 632: trị giá vốn của hàng bị trả lại
- Phát sinh khoản giảm giá chưa có thuế
Nợ TK 532: khoản giảm giá chưa có thuế
Nợ TK 3331: thuế GTGT tương ứng
Có TK 131, 101, 102 khoản giảm giá thuế GTGT có
Nợ TK 510
Có TK 532
Sơ đồ hạch toán doanh thu
TK521
Chiết khấu bán hàng
chi khách hàng
TK510,512
Doanh thu bán hàng
thu tiền ngay hoặc nợ
TK 101, 102, 131
TK531
Giá trị hàng đã bán bị
khách hàng trả lại
Dùng DT trả lương
cho công nhân viên
TK334
TK532
Giảm giá hàng bán đã bị
khách hàng trả lại
Bán hàng theo phương pháp
đổi tiền
TK 152,153,131
TK531
Giá trị hàng đã bán bị
khách hàng trả lại
Dùng DT trả lương
cho công nhân viên
TK4312
TK533
Thuế xuất nhập khẩu
TTĐB phải nộp
Dùng để biếu tặng
quỹ phúc lợi
TK910
Kết chuyển doanh thu vào TK
Xác định kết quả kinh doanh
Sử dụng nội bộ biếu tặng
Phục vụ mục đích kinh doanh
TK627,641, 642
Cuối kỳ kế toán tính ra số thuế GTGT phải nộp
= x
- -
* Các loại chứng từ sổ sách sử dụng cho kế toán bán hàng:
- Phiếu nhập kho
- Biên bản kiểm kê tồn kho
- Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra
- Bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ
- Giấy nộp tiền
- Thẻ kho
- Báo cáo bán hàng
- Bảng kê số 8
- Hoá đơn GTGT
- Nhật ký chứng từ số 1
* Trình ký luân chuyển chứng từ hạch toán tại Công ty .
Giấy nộp tiền
Phiếu nhập kho
Báo cáo bán hàng
Thẻ kho
Bảng kê số 8
Hoá đơn GTGT
Báo cáo bán ra của Công ty Nguyễn Công Trứ
Bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ
Biên bản kiểm kê hàng tồn kho
Nhật ký chứng từ
Bảng kê các loại
tiền nộp
Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra
Ghi chú
ghi hàng ngày
ghi hàng tháng
đối chiếu kiểm tra
6. Nội dung chính của báo cáo phân tích quá trình hạch toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty
6.1. Quá trình hạch toán bán hàng của công ty
Nhiệm vụ kế toán bán hàng căn cứ vào chứng từ ban đầu vào sổ sách theo dõi hàng ngày vào các sổ sách số liệu chứng từ để từ đó vào sổ sách cuối tháng.
Khi bán hàng được kế toán lập thẻ kho hàng bên báo cáo bán hàng sẽ có giấy nộp tiền vào nhật ký chứng từ số 1 để theo dõi quá trình nhập, xuất, tồn kho hàng hoá của Công ty . Đối với các nghiệp vụ kế toán bán hàng đều phải xuất phát từ các chứng từ ban đầu nó sẽ giúp cho người kế toán có số liệu cần biết để vào các sổ sách liên quan để tiện lợi theo dõi lỗ lãi của Công ty chính; Để thấy rõ hơn về sổ sách và quá trình luân chuyển chứng từ trong khâu tiêu thụ hàng hoá. Em trình bày mọi chứng từ và số liệu tháng 10 năm 2007 của Công ty về quá trình bán hàng kèm theo cả mục đích, yêu cầu, phương pháp ghi chứng từ sổ sách.
6.1.1. Phiếu nhập kho
* Mục đích
Phiếu nhập kho dùng để theo dõi một cách chặt chẽ nhưng số lượng hàng hoá được nhập vào kho.
* Yêu cầu
Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ tên và địa chỉ người giao hàng
* Phương pháp ghi chép
Phiếu nhập kho lập một hoặc nhiều thứ hàng hoá cùng một nhóm hàng.
* Phiếu nhập kho được ghi làm 3 liên
Liên 1: Do kế toán giữ
Liên 2: Do Công ty giữ
Liên 3: Lưu lại Công ty
- Phiếu nhập kho chia làm 8 cột
Cột A: Số thứ tự
Cột B: Tên nhãn hiệu
Cột C: Mã số
Cột D: Đơn vị tính
Cột 1: Số lượng theo chứng từ
Cột 2: Số lượng thực nhân
Cột 3: Đơn giá
Cột 4: Thành tiền
* Công việc của người kế toán: ghi đầy đủ số liệu về số hàng đã được nhập vào phiếu nhập kho.
Phải ghi tổng tiền bằng cả số và chữ. Cuối hoá đơn phải có chữ kỹ của Công ty trưởng, kế toán và người nhập kho
* Nội dung
Đơn vị
Địa chỉ
PHIẾU NHẬP KHO Số:
Ngày 9 tháng 10 năm 2007
Nợ
Có
Mẫu số: 01-VT
QĐ số 1041-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 10 năm 2007
Của BTC
Họ tên người giao hàng
Theo……số……. ngày 9 tháng 10 năm 2007 của………
Nhập tại kho:………………………..
STT
Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm hàng hoá)
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
Xăng A90
Chì
Chiếc
4355
4355
Cộng
4355
4355
Nhập ngày 9 tháng 10 nnăm 2007
Phụ trách cung tiêu
(Ký, họ tên)
Người giao hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng Đơn vị
(Ký, họ tên)
6.1.2. Thẻ kho
* Mục đích
Thẻ kho dùng để theo dõi số lượng hàng hoá được nhập vào xuất ra tồn lại
* Yêu cầu
Khi lập thẻ kho phải có xác định của kế toán
* Phương pháp ghi chép
- Thẻ kho được lập cho nhiều mặt hàng mỗi mặt hàng là một thẻ kho, ghi đầy đủ ngày tháng và tên kho
- Thẻ kho được chia làm 9 cột
Cột 1: Ngày nhập xuất
Cột 2: Chứng từ số phiếu xuất
Cột 3: chứng từ số phiếu xuất
Cột 4: Ngày tháng
Cột 5: Diễn giải
Cột 6: Số lượng nhập
Cột 7: Số lượng xuất
Cột 8: Số lượng tồn
Cột 9: Xác nhận của kế toán
* Người kế toán phải ghi đầy đủ số liệu chính xác vào thẻ kho và phải ký xác nhận cho thẻ kho.
* Nội dung
Doanh nghiệp: Công ty TNHH TM LATHUSO Mẫu số: 06-VT
Dan hàng theo….
Ngày 1/10/2007 của BTC
THẺ KHO
Ngày lập thẻ 1/10/2007
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư xăng A90
Đơn vị tính…………..Mã số
Ngày tháng năm
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ghi chú
Số liệu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
Tồn 31/3/2005
12080
1/4
4515
4234
2/4
6050
4025
3/4
3907
4/4
6585
4477
5/4
4406
6/4
5040
4577
7/4
7915
4910
8/4
3499
9/4
4355
3302
10/4
3378
7101
34460
40716
10/4
6703
3682
12/4
3542
7180
13/4
7915
3506
14/4
6760
3830
15/4
2050
3126
10476
16/4
3553
17/4
5040
3020
18/4
3607
19/4
8100
3820
20/4
6760
3470
13906
43328
35156
21/4
3754
10152
22/4
3438
23/4
9440
3382
24/4
2978
9794
87228
89514
25/4
5220
4078
26/4
3682
27/4
8100
3758
28/4
3676
29/4
6585
3174
30/4
6760
3417
14774
Xuất hao hụt
103003
101099
6.1.3. Báo cáo bán hàng
* Mục đích
Báo cáo bán hàng được lập để biết được doanh thu bán hàng một ngày của từng quầy hàng Công ty .
* Yêu cầu
Báo có do mậu dịch viên lập hàng ngày khi hết ca bán hàng báo cáo bán hàng phải ghi rõ họ tên của Công ty ngày tháng năm.
* Phương pháp ghi
Báo cáo bán hàng gồm 10 cột
Cột 1: Mặt hàng
Cột 2: Đơn vị tính
Cột 3: Đơn giá
Cột 4: Số lượng
Cột 5: Tổng giá trị thanh toán
Cột 6: Doanh thu bán chưa thuế
Cột 7: Lệ phí GT
Cột 8: Thuế GTGT
Cột 9: Doanh số bán hàng TM
Cột 10: Khách còn nợ
* Nhiệm vụ kế toán
Căn cứ vào báo cáo bán hàng của mậu dịch viên kế toán kiểm tra cả về số lượng, tổng số tiền, từ báo cáo bán hàng ngày kế toán có số liệu để vào báo cáo bán ra trong một tháng của từng mặt hàng cũng như của Công ty .
* Nội dung
Công ty TNHH TM LATHUSO
BÁO CÁO BÁN HÀNG THÁNG 10 NĂM 2007
Mặt hàng
ĐVT
Đơn giá
Số lượng
Tổng giá
thanh toán
Doanh số bán chưa thuế
Lệ phí GTGT
Thuế
GTGT
Doanh số bán
Tiền mặt
Khách nợ
I. Mặt hàng
Xăng Mogas90
lít
7800,
153310
1095818000,
1.017.420.909
76.655.000,
101.742.091,
1095.630.800,
18.7200,
Xăng Mogas 92
8000
324.396
2.595.168.000,
2.210.790.909
162.198.000,
221079091,
2.375.488.000,
218.886.000,
3790.986.000,
3.229.210.818,
238.853.000,
322.921.182,
3.571.108.800,
219.067.200,
II. Mặt hàng
Dầu hoả
lít
4.900,
6.200,
30.380.000,
27.618.182,
2.761.188,
30.380.000,
Dầu Diezel
Dầu nhớt
14.000,
495,
6.930.000
6.300.000
630.000
6.930.000
210.500,
Gas 12,5 kg
Gas 12kg
Gas 48 kg
Vistra 0,7
hộp
24.000,
10
264.000,
240.000
24.000
264.000
Vistra 0,8
32.500
37
1.202.500,
1.093.182,
109.318,
455.000,
747.500,
Vistra 1 Lít
285.000,
34
969.000,
880.909,
88.091,
104.000,
855.000
Mã bơm 1kg
Mã bơm 0,3kg
Castronl 0,7
254.000,
30
720.000,
654.545,
65455,
7.210.000
Castrol 1 Lít
28500
32
912.000
8.290.091
82909,
456.000,
456.000,
Cartronl 1T1L
32.000
105
3.360.000
3.054.545
305.455
3.360.000
Catron ACTN
Castrol Pw 0,8
325.000
99
3.217.500,
2.925.000,
292.500,
3.217.000,
Castrol Pw 1L
35.000
54
1.890.000
1.718.182,
171.818.
1.470.000,
420.000
Sheel 0,7
25.000
02
50.000,
45.454
4.546
50.000
Sheel 1L
ESSO 0,7
24.000
02
48.000,
43.636,
4.364,
48.000,
ESS 1L
28.500
06
171.000,
155.454,
15.546
171.000,
ESS Pw 0,7
30.000
02
60.000,
54.454,
5455,
60.000,
ESSO Pw 08
32.000
12
390.000
354.545,
35455,
390.000,
ESSO PW 1L
35.000
08
280.000,
254.545,
25.455,
280.000,
ESSO 2T (thơm)
ESSO 2 T (sắt)
Dầu do anh DOT3
Dầu VH 32
Caltex07
24.000
08
192.000,
174.545,
17.455,
192.000,
Caltex 0,8
32.500,
42
1.365.000,
124.909,
124.091
136.5900,
Caltex 1L
28.500
43
655.500,
595,909
59.591
655.500,
399.000,
Racer 0,7
Racer0,8
ELF 0,7
LF 0,8
ELF 2T
Mobil 0,7
Mobil 0,8
Mobil 20
Can
Mobil 20W50
Xô
Nước mát ESSO
hộp
Nước mát Mobil
BPSuper
can
130.000,
22
2860.000
2.600.000
260.000
1430.5000,
1430.000,
BPEnegl HD-40
101.000
04
440.000,
400.000
40.000,
440.000,
DMX4e
GTX4R
155.000
13
1.755.000,
1.595.455
159.545
1.620.000
135.000,
Shell super
Shell superX500
Rimula 15w40
ESSOXtra
101.000,
04
440.000,
400.000
40.000
ESSOX1.50
Xô
330.000,
01
330.000
300.000
30.000
ESSO super
Can
135.000
07
945.000,
859.091,
85.909,
Havolim
150.000
23
3450.000
3136.364
313.636
Fives tra
101.000
08
880.000,
800.000
80.000
750.000,
Dv khác
14.300.000,
13.000,000,
1300.000,
770.000,
III. Tổng cộng
78.456.500,
71.324.088
7.132.412
72.004.000,
6.452.500
3.869.442.500,
3.300.535.906
238.853.000
330.053.594
3.643.122.800
226.319.700
Hà Nội, ngày 3 tháng 10 nnăm 2007
Kế toán Trưởng đơn vị
Dịch vụ khách
- Công trứ: 2.800.000
- Thọ Lão: 1.500.000
- Thi Sách: 10.000.000
14.300.000
6.1.4. Hoá đơn GTGT
Trươc đây khi luật thuế chưa thay đổi thì Nhà nước thường áp dụng tổng doanh thu. Nhưng bắt đầu từ ngày 1/10/1990. Theo pháp lệnh của Nhà nước thì mọi học sinh, sinh viên học cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT là khoản thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm mỗi năm của quá trình sản xuất kinh doanh và tổng số thuế thu được ở mỗi khâu bằng chính số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Hiện nay các doanh nghiệp của tư nhân hay của Nhà nước đếu áp dụng phương pháp khấu trừ (từ khi có luật thuế mới) nên khi bán hàng mậu dịch viên phải viết hoá đơn GTGT theo đúng mẫu quy định cho khách hàng sau khi đã bán hàng
* Nội dung:
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 31 tháng 10 nnăm 2007
Số hoá đơn
Mẫu số: 01GTKT-3LL
CP/2005B
Đơn vị bán: Cửa hàng bán lẻ
Số TK
Điện thoại……………..MS…………..
Họ tên người mua hàng: Anh Cường
Tên đơn vị
Số TK
Hình thức thanh toán……………MS………..
STT
Tên hàng hoá dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3
Mogas 90
PXD
L
101
101
6.818,18
500,
750.000,
55.000,
Cộng tiền hàng
Thuế GTGT 10% tiền thuế GTGT
Tổng số tiền thanh toán
Số tiền viết bằng chữ: Tám trăm tám mươi ngàn đồng
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, nhận hoá đơn.
6.1.5. Giấy nộp tiền
* Cùng với việc lập báo cáo hàng ngày khi hết ca bán hàng mậu dịch viên phải kê số tiền đã bán được trong ca để xem số tiền phải nộp như trong báo cáo có thừa thiếu hoặc đủ không.
* Yêu cầu
Phải viết chữ số tiền nộp.
Giấy nộp tiền phải có chữ ký của người nộp tiền và thủ quỹ.
* Phương pháp ghi
Giấy nộp tiền gồm 2 cột
Cột 1: Nội dung nộp
Cột 2:Số tiền
* Nhiệm vụ kế toán: Sau khi kiểm tra số tiền và xếp riêng từng loại tiền kế toán gộp tiền theo mẫu sau cho số tiền ở giấy nộp tiền phải trùng với số tiền ở báo cáo bán hàng.
* Nội dung:
NGÂN HÀNG
GIẤY NỘP TIỀN
Nộp để ghi vào tài khoản
Ngày 13 tháng 10 nnăm 2007
Số 8
liên 1
Chứng từ
Thu tiền
Người nộp:……………………. Loại NV:……KHTK
Địa chỉ: Cửa hàng bán lẻ TK: Có
Người nhận: Công ty TNHH TM LATHUSO
Địa chỉ: 255/3/7 Phố Vọng Số: 710A00054
Nội dung nộp
Khi nộp phải ghi chi tiết từng khoản
Số tiền
Tiền bán hàng ngày 13-10-2007
Tiền mặt
Tổng số tiền mặt bằng chữ: Hai mươi tám triệu một trăm tám mươi sáu nghìn sáu trăm đồng
28.186.600
Người nộp tiền
Thủ quỹ
Số phụ
Kiểm soát
Giám đốc ngân hàng
6.1.6. Bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ
* Mục đích: Dùng để theo dõi số lượng bán ra của các mặt hàng.
* Yêu cầu: phải chính xác, số tiền được viết bằng số và bằng chữ, phải có chữ ký, phải có chữ ký người bán.
* Phương pháp ghi
Bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ gồm 6 cột
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Tên hàng hoá dịch vụ
Cột 3: Đơn vị tính
Cột 4: Số lượng
Cột 5: Đơn giá
Cột 6: Thành tiền
* Nhiệm vụ: kế toán kiểm tra lại số liệu xem chính xác chưa xem có chữ ký người bán chưa phải điền đầy đủ vào bảng kê.
* Nội dung.
BẢNG KÊ BÁN LẺ HÀNG HOÁ DỊCH VỤ
Ngày … tháng 10 năm 2007
Họ tên người bán
Địa chỉ nơi bán
STT
Tên hàng hoá dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Nhóm 5%
Mosga90
Mosga 92
Lít
Lít
1.190
833
5400
5600
10.370.800
6.426.000
4.944.800
Nhóm 10%
Dầu hoả
Diezen
Nhớt lít
Vistra 0,8
Vistra 1L
Vitex 0,8
BPHD 40
Lít
Lít
Lít
Hộp
Hộp
Hộp
Can
160
02
01
01
02
01
430
4100
12.000
29.000
26.000
29.000
85.000
910.000
688.000
24.000
29.000
29.000
58.000
85.000
12.280.800
336.000
Tổng cộng tiền
thanh toán
10.944.800
Tổng cộng tiền (bằng chữ): Mười một triệu chín trăm bốn mươi nghìn tám trăm đồng
Người bán
(Ký, ghi rõ họ tên)
Khách nợ 60 x 56.000 = 336.000
BẢNG KÊ CÁC LOẠI TIỀN NỘP Số:………
Ngày …. tháng 10 nnăm 2007
Họ và tên người nộp tiền:
Địa chỉ:
Nội dung nộp tiền:
STT
Loại tiền nộp
Số lượng
Thành tiền
Ghi chú
1
Giấy bạc 100.000
100
10.000.000,
2
Giấy bạc 50.000
20
1.000.000,
3
Giấy bạc 20.000
40
800.000,
4
Giấy bạc 1.000
10
100.000,
5
Giấy bạc 8.000
7
35.000,
6
Giấy bạc 2.000
2
4.000,
7
Giấy bạc 1.000
5
5000,
8
Giấy bạc 500
1
500,
9
Giấy bạc 200
1
200,
10
Giấy bạc 100
1
100,
Tổng cộng
10.944.800
Bằng chữ: Mười một triệu chín trăm bốn bốn nghìn tám trăm đồng
Người nộp tiền
(ký tên)
6.1.7. Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra
* Mục đích
Dùng để theo dõi số liệu hàng hoá bán ra từng ngày trong tháng.
* Yêu cầu: Số liệu phải chính xác, cuối bảng kê phải có chữ ký của người lập biểu, kế toán và trưởng đơn vị.
* Phương pháp ghi:
Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra gồm 10 cột:
Cột 1: Ký hiệu hoá đơn
Cột 2: Hoá đơn số
Cột 3: Hoá đơn ngày
Cột 4: Tên khách hàng
Cột 5: Mặt hàng
Cột 6: Mã số thuế người mua
Cột 7: Nhóm tính thuế 5%
Cột 8: Nhóm tính thuế 10%
Cột 9: Phí xăng dầu
Cột 10: Thuế GTGT 5%
Cột 10: Thuế GTGT 10%
* Nhiệm vụ: Kế toán điền đầy đủ số liệu vào bảng kê hoá đơn ghi rõ ràng và chính xác.
* Nội dung:
CÔNG TY TNHHTM LATHUSO
BẢNG KÊ HÓA ĐƠN CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ BÁN RA
Ngày tháng 10 nnăm 2007
Mã số thuế: 0100108159
Ký hiệu hoá đơn
Hoá đơn
Tên khách hàng
Mặt hàng
Mã số thuế người mua
Danh sách bán tính thuế
Thuế GTGT
Phí xăng dầu
Số
Ngày
Nhóm TX5%
Nhóm TX10%
Loại 3%
Loại 10%
Tờ số 1
58.330.762
6.867.363
2.916.538
868.737
6.269.600
Tổng cộng tiền thanh toán
2
47.586.095
7.704.181
2.379.305
770.919
5.183.700
75.071.000
3
58.157.809
12.329.273
2.907.891
1.232.927
6.399.600
63.629.200
4
74.809.999
12.137.182
3.740.501
1.213.718
8.152.000
81.027.500
5
61.229.809
10.496.363
3.061.491
1.149.637
6.720.000
100.053.400
6
60.462.571
9.627.364
3.023.129
962.736
6.7531.900
83.657.300
7
16.785.146
4.395.910
839.254
439.590
1.991.700
80.607.700
8
54.638.945
4.010.363
2.731.955
401.137
5.753.500
24.451.600
9
60.508.662
4.213.000
3.025.438
421.300
6.368.500
67.536.900
10
41.745.135
3.481.637
2.087.265
348.163
4.396.000
74.536.900
10
51.132.568
4.525.455
2.556.632
452.545
5.351.000
52.058.200
12
60.109.710
4.769.273
3.005.489
476.927
6.320.000
64.018.200
13
40.497.424
2.120.273
2.024.876
212.027
4.263.500
74.681.400
14
21.635.840
2.394.272
1.081.760
239.428
2.251.000
49.108.100
707.630.476
90.077.909
35.381.524
9.007.791
75.952.000
27.602.300
918.049.700
CÔNG TY TNHHTM LATHUSO
BẢNG KÊ HÓA ĐƠN CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ BÁN RA
Ngày 31 tháng 10 nnăm 2007
Mã số thuế: 0100108159
Mẫu số: 02/GTGT
Ký hiệu hoá đơn
Hoá đơn
Tên khách hàng
Mặt hàng
Mã số thuế người mua
Danh sách bán tính thuế
Thuế GTGT
Phí xăng dầu
Số
Ngày
Nhóm TX5%
Nhóm TX10%
Loại 3%
Loại 10%
AR03B1848
042-392
31-4
A. Dũng 10
A92
46.667
2.333
5.000
042-393
31-4
A. Dũng 20
Dầu hoả
78.182
7.818
042-394
31-4
A. Hải 60
A90
0100107123002
280.000
14.000
3.000
042-395
31-4
A. Tài 1
Super V
89.091
8.909
042-396
31-4
A. Tuy 56
A92
272.000
13.600
28.000
042-397
31-4
A. Tiến30
A92
0101072674-1
145.714
7.286
15.000
042-398
31-4
A. Phương 200
A90
933.330
46.670
100.000
042-399
31-4
A. Thành70
A92
0101219197
340.000
17.000
35.000
042-400
31-4
A. Cường 101
A90
750.000
75.000
500.000
BN03B1414
020-651
31-4
A. Tuy 46
A92
223.428
10.172
23.000
020-652
31-4
A. Nga 100
A92
0100283591-1
485.714
24.286
50.000
020-653
31-4
A. Thế Anh70
A92
0100979780
340.000
17.000
35.000
020-654
31-4
A.Quang 100
A92
01001038270031
485.714
24.286
50.000
020-655
31-4
A. Lương 50
A90
233.334
10.666
25.000
020-656
31-4
C.Khanh 600+40
Nhớt
2.690.909
269.091
180.000
020-657
31-4
A.Điển DVGTHN210
A92
0100844825-1
971-428
48.572
100.000
020-658
31-4
A.Điển DVGTHN 660
A92
0100844825-1
3.205.714
160.286
330.000
020-659
31-4
A. Xăng bán lẻ
A92
8.542.103
427.097
902.000
020-660
31-4
A. Dầu bán lẻ
A92
1.537.728
53.700
16.785.146
4.395.910
839.254
439.590
1.991.700
Cộng tiền thanh toán
24.451.600
6.1.8. Biên bảnkiểm kê tồn kho
* Mục đích: Dùng để kiểm tra lại số lượng hàng trong kho.
* Yêu cầu: Phải ghi số liệu chính xác và cuối biên bản phải có chữ ký thủ kho
* Phương pháp ghi
Biên bản kiểm kê tồn kho gồm 16 cột
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Tên hàng hoá
Cột 3: Đơn vị tính
Cột 4: Đơn giá
Cột 5: Tồn số lượng trên sổ sách
Cột 6: Số lượng trên sổ sách
Cột 7: Số lượng tồn thực tế
Cột 8: Số tiền thực tế
Cột 9: Số lượng thừa
Cột 10: Số tiền thừa
Cột 10: Số lượng hao hụt tự nhiên
Cột 12: Số tiền hao hụt tự nhiên
Cột 13: Số lượng kém phẩm chất
Cột 14: Số tiền
Cột 15: Số lượng ứ đọng
Cột 16: Số tiền.
* Nhiệm vụ: Kế toán xem xét kiểm kê lại và ghi chép vào biên bản.
* Nội dung:
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TỒN KHO
0 giờ ngày….tháng 10 nnăm 2007
Tổ kiểm kê gồm có: Ông (bà): ……………….. Tổ trưởng tổ kiểm kê Ông (bà)
Ông (bà) ………………… Ông (bà) Kế toán kho
Ông (bà) Kết quả như sau:
STT
Tên hàng hoá
ĐVT
Đơn giá
Tồn sổ sách
Tồn thực tế
Thừa
Thiếu hao hụt
Kém phẩm chất
Ứ đọng
Số lượng
Tiền
Số lượng
Tiền
Số lượng
Tiền
Số lượng
Tiền
Số lượng
Tiền
Số lượng
Tiền
1
Xăng Mogas 92
Nguyễn Đình Chiểu
lít
9.157
63.595.365
8.889
61.734.105
268
1861260
1.250
8.889
Nguyễn Công Trứ
-
8.941
62.095.245
8.750
60.768.750
191
1.326.495
1.235
8.750
18.098
125.690.610
17.639
122.502.855
459
3.187.755
2
Xăng Mogas 90
Nguyễn Đình Chiểu
lít
25.230
179.788.980
24.591
175.235.466
639
4.553.514
1.680
10.929
Nguyễn Công Trứ
-
14.774
105.279.524
14.441
102.906.566
333
2.372.958
1.850
12.662
40.004
285.068.504
39.032
278.142.032
972
6.926.472
3
Dầu hoả
Thọ Lão
lít
2.480
10.649.120
2.480
10.649.120
2.000
2.480
10.649.120
2.480
10.649.120
0,395
480
6.1.9. Nhật ký chứng từ số 1
* Mục đích: Căn cứ vào số lượng hàng bán ra kế toán vào Nhật ký chứng từ số 1 để phản ánh số phát sinh bên có TK510.
* Yêu cầu: Cũng cần phải chính xác đầy đủ và rõ ràng.
* Phương pháp ghi:
Nhật ký chứng từ số 1 bao gồm 10 cột:
Cột 1:
Cột 2:
Cột 3:
Cột 4:
Cột 5:
Cột 6:
Cột 7:
Cột 8:
Cột 9:
Cột 10:
* Nhiệm vụ: Kế toán phải tổng hợp các số liệu để vào nhật ký.
* Nội dung
Doanh nghiệp:
Doanh nghiệp: Công ty TNHHTM LATHUSO
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1
Ghi Có TK101 "Tiền mặt"
Tháng 10 năm 2007
Đã ghi sổ Cái ngày 8 tháng 10 nnăm 2007
Số dư đầu kỳ 30.771.500
Ghi Nợ TK
Ghi Có các TK
Ngày
510A
510B
510C
3331
131
Cộng Nợ
101
101
(Toạ chi)
Cộng Có
Số dư cuối kỳ
1
21.828.900
2.200.000
1.200.000
25.228.900
54.328.000
54.328.000
2
23.317.000
2.300.000
1.300.000
26.917.000
26.917.000
26.917.000
3
23.860.600
2.300.000
1.300.000
27.460.600
27.460.600
27.460.000
4
19.281.300
2.000.000
1.000.000
22.281.300
18.941.300
3.340.000
22.281.300
5
24.951.600
2.400.000
1.400.000
28.751.600
28.751.600
28.751.600
6
23.444.700
2.200.000
1.200.000
26.824.700
26.824.400
26.824.400
7
23.465.500
2.300.000
1.300.000
7.069.000
34.134.500
34.130.800
34.130.800
8
26.051.000
2.400.000
1.300.000
29.851.000
29.535.400
29.851.000
9
25.910.000
2.400.000
1.400.000
29.710.000
29.710.100
315.600
29.710.100
10
25.003.400
2.300.000
1.400.000
28.603.400
28.603.400
28.603.400
10
25.461.500
2.400.000
1.400.000
29.261.500
29.261.500
29.261.500
12
23.466.300
2.300.000
1.300.000
27.066.300
26.210.300
26.210.300
13
27.002.000
2.600.000
1.600.000
31.203.000
28.186.600
4.367.052
32.553.652
14
23.200.200
2.200.000
1.200.000
26.600.200
26.108.600
26.108.600
15
24.834.000
2.400.000
1.400.000
28.634.000
28.634.000
28.634.000
16
26.305.300
2.500.000
1.400.000
30.205.300
28.055.300
2.150.000
30.205.300
17
26.838.000
2.600.000
1.600.000
31.038.000
31.038.000
31.038.000
18
26.969.000
2.400.000
1.400.000
30.769.000
30.769.000
30.769.000
19
26.922.300
2.600.000
1.600.000
31.122.300
31.122.300
31.122.300
20
27.323.000
2.600.000
1.600.000
31.523.000
31.522.500
31.522.500
21
28.199.100
2.700.000
1.700.000
32.599.100
32.599.100
32.599.100
22
28.007.600
2.700.000
1.700.000
32.407.600
32.408.100
32.408.100
23
24.289.100
2.300.000
1.300.000
27.889.100
27.889.100
27.889.100
24
25.082.700
2.300.000
1.400.000
28.782.700
28.782.700
28.782.700
25
26.445.000
2.500.000
1.500.000
30.445.000
30.445.300
30.445.300
26
26.982.600
2.500.000
1.500.000
28.908.400
30.102.600
870.000
30.982.600
27
25.108.400
2.400.000
1.400.000
27.022.700
28.910.900
28.910.900
28
23.222.700
2.400.000
1.400.000
27.584.900
27.022.700
27.022.700
29
23.784.900
2.400.000
1.400.000
27.348.400
27.582.400
27.582.400
30
23.648.400
2.300.000
1.400.000
30.467.400
27.348.400
27.348.400
31
25.835.719
2.153.300
1.363.636
1.104.745
30.952.600
207.800
207.800
776.919
74.053.300
1.363.636
43.104.745
7.069.000
901.622.600
889.212.000
10.250.452
900.462.452
31.871.648
6.1.10. Bảng kê số 8
* Mục đích: Dùng để tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho theo giá thực tế.
* Yêu cầu: Phản ánh số tiền cuối tháng bằng số dư đầu tháng cộng số phát sinh nợ trong tháng trừ đi số phát sinh có trong tháng.
* Phương pháp ghi:
Cột 1: Mặt hàng
Cột 2: Đơn vị tính
Cột 3: Đơn giá
Cột 4: Số lượng dư đầu kỳ
Cột 5: Thành tiền đầu kỳ
Cột 6: Số lượng nhập nội bộ
Cột 7: Thành tiền nội bộ
Cột 8: Số lượng nhập mua
Cột 9: Thành tiền mua
Cột 10: Số lượng cộng nhập
Cột 10: Thành tiền cộng nhập
Cột 12: Số lượng xuất bán
Cột 13: Tiền xuất bán
Cột 14: Số lượng nội bộ
Cột 15: Tiền nội bộ
Cột 16: Số lượng hao hụt
Cột 18: Số lượng công suất
Cột 19: Tiền xuất
Cột 20: Lượng dư cuối kỳ
Cột 21: Tiền dư cuối kỳ
* Nhiệm vụ: Kiểm tra số liệu chứng từ cho khớp nhau tránh nhầm lẫn.
* Nội dung:
Công ty TNHH TM LATHUSO
BẢNG KÊ SỐ 8 THÁNG
Tháng 10 nnăm 2007
Mặt hàng
Dư đầu kỳ
Nhập nội bộ
Chênh lệch giá
Cộng nhập
Xuất bán
Hao hụt
Xuất nội bộ
Cộng xuất
Dư cuối kỳ
L
T
L
T
L
T
L
T
L
T
L
T
L
T
I. TK1561
Xăng Mogas 90
15.936
94.750.855
155.472
988.022.242
988.022.242
153.310
967.760.307
459
2.916.945
970.677.252
17.639
102.095.845
Xăng Mogas 90
32.557
198.010.674
331.843
216.648.325
2
169.648.325
324.369
2106.193.855
972
6.352.992
102.546.847
39.032
255.103.152
Phí xăng dầu
48.493
24.246.500
487.315
243.657.500
243.657.500
477.706
238.853.000
1431
715.500
239.568.500
56.671
28.335.500
Dầu hoả
1800
7.510.400
6.880
29.336.320
29.336.320
6.200
26.273.000
26.273.000
2.480
10.574.720
Dầu Diezen
Dầu nhớt
993
9.252.581
495
4612.217
4612.217
498
4.640.364
Vistra 0,7
75
1.450.914
10
212.801
212.301
64
1.238.103
Vistra 0,8
14
3.532.776
37
975.468
975.468
97
2.557.308
Vistra 1L
5
1.244.650
34
769.420
769.420
21
475.230
Castrol 0,7
146
2.616.962
30
537.732
537.732
106
2.079.230
Castrol 1L
231
4.877.566
32
675.680
675.680
199
4.201.885
Castrol ACIN
Castrol PW 0,8
135
3443.581
105
2.678.341
2678.341
30
765.240
Castrol PW0,8
207
5.242.689
99
2507.373
2507.373
108
2.735.316
Castrol PW1L
144
3.859.200
54
1.447.200
1447.200
90
2.412.000
ESSO 0,7
87
1.610.414
02
37.044
37.044
85
1.574.370
ESSO 1L
63
1.355.382
06
129.084
129.084
57
1.226.298
ESSO PW0,7
42
964.320
02
45.920
45.920
40
918.400
ESSO PW0,8
72
1.687.536
12
281.256
281.256
60
1.406.280
ESSO PW 1L
51
1.203.345
08
188.760
188.760
43
1.014.585
Caltex 0,7
56
968.184
48
829.488
829.488
08
138.312
138.312
96
1.659.360
Caltex 0,8
102
2658.656
192
4.546.560
4.546.560
42
996.996
996.996
262
6.208.220
Caltex 1L
140
2.888.900
48
990.720
990.720
23
474.605
474.605
165
3.405.075
Shell 0,7
02
33.000
02
3.000
33.000
BPH D40
21
1.767.282
40
314.547
17
1.452.735
BP Super V
36
3.403.620
22
2.079.900
14
1.323.630
378.582.986
3.437.031.155
3.368.201.345
447.102.796
GTX
34
3.382.552
13
1.293.328
1.293.328
21
2.098.224
ESSO Extra
09
781.200
04
347.200
347.200
05
434.000
ESSO Super F10
10
1.070.256
07
681.072
681.072
04
389.184
Havolin
48
5.379.456
5.379.456
23
2.577.656
2.577.656
25
2801.800
Fivistra
36
2.619.504
2.619.504
08
582.102
582.102
28
2.037.392
ESSO X150
06
1.440.000
01
240.000
24.000
05
1.200.000
Caltex valor
02
458.316
02
458.316
Cộng TK1561
385.715.310
3.445.036.105
3.445.030.105
3.663.937.276
9.985.437
3373.922.713
456.822.712
II. TK1562
VC Xăng M90
15.936
1.434.246
155.472
13.992.480
13.992.480
153.310
13.797.900
459
41.310
13.839.210
17.639
1.587.510
VC Xăng M90
32.557
2.930.130
331.843
29.390.970
29.396.970
324.396
28.720.740
972
87.480
28.808.220
39.032
3.512.800
VC Diezel
VC Dầu hoả
1.800
54.000
6.880
206.400
206.400
6.200
186.000
186.000
2.480
74.400
Cộng TK1562
4.418.370
43.589.850
43.589.850
42.704.640
128.790
42.833.430
5.174.790
BÁO CÁO BÁN RA CỦA CỬA HÀNG BÁN LẺ
Tháng 10 nnăm 2007
NT
Tổng doanh số
A90
A92
N
Vistra 0,7
Vistra 0,8
Vistra 1L
Cart 0,7
Cart 1L
Cart PW 0,8
Cart PW 1L
Cart 2L
ESSO 0,7
ESSO 1L
ESSO PW 0,7
ESSO PW 0,8
ESSO PW 1L
Caltex 0,7
Caltex 0,8
Caltex 1L
HD 40
Super V
ESSO Exex
GTX
Havolin
Five Star
1
45.420.600
1.447
4.234
8
1
1
2
1
2
42.062.800
1.246
4.025
1
1
1
2
3
40.363.800
1.106
3.907
10
1
1
1
4
1
4
47.358.500
1.430
4.477
6
1
1
3
1
5
47.103.500
1.465
4.406
8
1
2
2
3
1
1
1
6
47.501.600
1.327
4.577
8
1
1
3
1
1
7
51.443.280
1.464
4.910
3
2
4
1
1
1
3
8
47.167.600
2.407
3.499
10
1
2
1
2
1
9
44.761.400
1.773
3.830
5
1
3
1
2
10
40.263.600
1.637
3.378
12
1
1
1
1
2
1
10
47.448.100
2.262
3.682
5
1
1
2
1
1
3
12
46.967.000
2.370
3.542
4
2
1
13
48.104.500
2.535
3.506
14
1
2
1
1
14
45.154.300
2.366
3.302
3
1
2
1
1
15
45.101.100
2.367
3.506
35
1
1
1
1
1
2
16
47.047.200
2.329
3.553
7
1
1
3
1
1
1
17
37.083.200
1.579
.020
12
1
2
1
1
18
49.045.200
2.539
3.607
14
1
2
1
1
1
19
50.757.00
2.546
3.820
2
1
4
1
20
46.964.300
2.341
3.470
16
1
1
1
1
3
1
2
1
38.596
45.962
155
5
9
5
4
6
27
12
22
2
1
6
2
7
14
9
2
2
2
4
3
21
51.292.700
2.594
3.754
10
2
1
1
2
2
1
10
22
46.160.500
2.350
3.438
5
1
1
1
1
23
46.316.100
2.397
3.382
3
3
2
3
2
1
24
39.823.700
1.999
2.978
7
2
2
2
1
2
1
25
57.843.200
3.139
4.078
5
2
4
1
1
26
42.605.900
2.368
3.682
3
1
1
3
1
3
1
27
50.025.100
2.512
3.758
8
1
1
1
3
1
28
47.910.300
2.410
3.576
4
1
1
1
1
1
1
29
45.057.300
2.956
3.107
3
2
2
1
2
30
50.655.300
2.956
3.417
10
1
1
1
2
63.510
101.999
244
7
16
9
15
5
39
19
42
2
2
9
2
7
19
10
1
4
3
2
6
18
PHÂN III:PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LATHUSO
1. Nhận xét chung
Để bắt kịp với xu hướng phát triển kinh tế của đất nước và trong khu vực các Doanh nghiệp không ngừng cố gắng hiện đại hoá quản lý. Công ty đang mở rộng các sản phẩm đi kèm với dầu nhờn động cơ như các loại: Săm lốp và các phụ tùng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về dầu mỡ nhờn. Do đó, việc mở rộng quy mô định hướng kinh doanh là rất phù hợp. Tuy nhiên trên thị trường đang có rất nhiều sản phẩm cùng loại cạnh tranh thì việc chiếm lĩnh được thị trường là hết sức khó khăn. Chính vì lẽ đó toàn bộ cán bộ công nhân viên đang nỗ lực hết minh giúp cho ban Giám đốc điều hành Công ty ngày càng phát triển.
Qua thời gian đi sâu tìm hiều tình hình công tác tổ chức kế toán tại Công ty, đặc biệt là kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty. Tôi thấy được những ưu điểm cũng như là các vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán như sau
1.1 Những ưu điểm
* Về tổ chức bộ máy kế toán tại văn phòng Công ty.
- Xuất phát từ đặc điểm quy mô kinh doanh của Công ty. Công ty đã xây dựng mô hình tổ chức quản lý theo kiểu tập trung là phù hợp
- Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, vừa đảm bảo phát huy năng lực của từng cá nhân vừa tạo ra sự phối hợp giữa các bộ phận trong công việc cung cấp thông tin kế toán nên hiệu quả làm việc cao.
- Công tác kế toán tại Công ty cũng không ngừng được hoàn thiện, đóng vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành kiểm soát các hoạt động kinh tế tại Công ty
* Về hình thức tổ chức kế toán ở Công ty:
Việc Công ty ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán đã tiết kiệm được chi phí hạch toán, giảm được hao phí lao động cho công tác hạch toán, đảm bảo bông tác kế toán hiệu quả, hiệu suất hơn do có sự hỗ trợ của phần mềm tự động xử lý, tính toán và ghi sổ kê toán, lập báo cáo. Cung cấp thông tin kế toán một cách nhanh chóng chính xác, kịp thời đáp ứng đươc yêu cầu quản lý. Thuân tiện cho việc phát hiện sai sót, kiểm tra đối chiếu, tìm kiếm số liệu, chứng từ nhanh và đơn giản. Giúp cho công tác bảo quản, lưu trữ số liệu, tài liệu kế toán thuận lợi và an toàn.
1.2. Những hạn chế
- Về kế toán các khoản giảm trừ doanh thu và chiết khấu thanh toán.
Bán hàng là khâu cuối cùng và quan trọng trong quá trình kinh doanh của các Doanh nghiệp. Để tăng lượng hàng bán, doanh nghiệp phải có chính sách tiêu thụ thích hợp. Mặt khác cần tránh trường hợp khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn dẫn đến giảm khả năng thanh toán cũng như khả năng tiếp tục đầu tư kinh doanh của Doanh nghiệp. Như vậy có nghĩa là chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại cho khách hàng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên ở Công ty TNHH Thương Mại LaThuSo các biện pháp này vẫn chưa được áp dụng.
- Mặc dù đội ngũ kế toán của Công ty đều là những người có trình độ và kinh nghiệm trong công tác kế toán nhưng việc ứng dụng tin học trong quá trình quản lý dữ liệu, sổ sách kế toán là chưa tốt các file dữ liệu còn chồng chéo và không tập trung.
2. Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và kết quả bán hàng ở Công ty TNHH Thương Mại LaThuSo.
2.1 Hoàn thiện kế toán bán hàng
Ý kiến 1: Thực hiện giảm giá, chiết khấu trong bán hàng.
Hiện nay công ty đang kinh doanh những mặt hàng có tính cạnh tranh cao, do vậy để nhằm thu hút khách hàng, tiêu thụ hàng hoá được nhanh chóng Công ty nên có chính sách uyển chuyển hơn nữa trong khâu bán hàng như giảm giá, chiết khấu cho khách hàng. Đối với những khách hàng thuờng xuyên mua với số lượng lớn thì Công ty nên có chính sách giảm giá, hoặc chiết khấu tuỳ thuộc vào số lượng khách hàng mua mà Công ty quy định. Đối với những khách hàng thanh toán tiền hàng ngay mà mua với số lượng lớn thì Công ty nên áp dụng chính sách hưởng mức lãi suất như Ngân hàng Nhà nước quy định. Có thực hiện như vậy mới đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho Doanh nghiệp.
Sơ đồ hạch toán các khoản giảm giá, chiết khấu.
TK111,112,131
TK 532
TK511
Phát sinh các khoản giảm giá
K/c DT cuối kỳ
TK3331
TK811
TK 911
Giảm GTGT
tương ứng
Chiết khấu hàngbán
K/c CPHĐTC vào
cuối kỳ
Ý kiến 2: Tổ chức công tác bán hàng tại công ty.
Hiện nay công tác bán hàng của công ty có phần quá chặt chẽ, công ty nên áp dụng phương thức bán hàng ký gửi đại lý, tạo điều kiện cho đại lý mở rộng thị trường, tăng doanh thu bán hàng.
2.2. Hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh
Ý kiến 1: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi
Đối với lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hiện nay trong điều kiện cơ chế thị trường, để hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh, để thúc đẩy quá trình tiêu thụ được nhanh thì Công ty cần thực hiện việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là điều cần thiết. Đây là giá trị dự kiến bị tổn thất sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh có thể xảy ra trong năm kế hoạch. Do đó, để phản ánh chính xác tình hình tài chính của Công ty và tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Công ty nên tiến hành trích lập dự phòng giảm giá cho các loại hàng hoá.
Mức dự phòng cần lập cho hàng tồn kho A
=
Số lượng hàng tồn kho A cuối niên độ
x
Mức giảm giá của hàng tồn kho A
Tên hàng
Số lượng kiểm kê
Đơn giá mua
Giá thị trường cuối măm
Chênh lệch
Tổng cộng tiền
1
2
3
4=3-2
5=4 x1
Tổng cộng
Đối với lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi.
Các khoản nợ được coi là nợ phải thu khó đòi khi: Nợ phải thu đã đến hạn thanh toán từ hai năm trở lên, kể từ ngày hạn thu nợ đã kí kết trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc cam kết nợ Công ty đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ. Trường hợp đặc biệt, tuy thời gian chưa tới hai năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giả thể, phá sản hoặc có dấu hiệu khác như bỏ trốn hoặc đang bị cơ quan pháp luật xem xét, giam giữ... thì cũng được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi.
Trên cơ sở đó Công ty lập dự phòng, dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi. Bảng dự phòng khoản phải thu khó đòi:
Nợ
Số tiền
% mất có thể
Dự phòng
Nợ quá hạn từ 2 năm đến 3 năm
Nợ quá hạn từ 3 năm đến 4 năm
Nợ quá hạn từ 4 năm trở lên
Cộng
Đối với việc xử lý các khoản dự phòng hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, Công ty hoàn nhập toàn bộ khoản dự phòng đã lập cuối năm trước vào khoản thu nhập bất thường để xác định kết quả kinh doanh, đồng thời tiến hành lập dự phòng mới cho năm sau.
Căn cứ vào mức dự phòng được tính, kế toán ghi sổ phản ánh như sau:
TK 721 Tk139, 159 TK 642
Hoàn nhập dự phòng Lập dự phòng cho năm N+1
Ngày 31/12/N Ngày 31/12/ N
Ý kiến 2: Nâng cao trình độ của đội ngũ kế toán
Để hoàn thiện hơn công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nới chung và công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương Mại LaThuSo ngoài việc hạch toán kế toán thì việc nâng cao trình độ chuyên môn và ứng dụng tin học là quan trọng và mang tính toàn diện và triệt để, từ đó thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả hơn nữa và điều này cũng mang tính chiến lược lâu dài.
KẾT LUẬN
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ công tác kế toán của Doanh nghiệp. Nó cung cấp số liệu kịp thời cho việc phân tích tình hình tiêu thụ, tình hình thanh toán công nợ, phản ánh và giám sát một cách đầy đủ kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Công tác kế toán nói chung cũng như kế toán bán hàng nói riêng vừa mang tình lý luận sâu sắc, vừa mang tính thực tiễn sinh động và là một trong những công cụ hết sức quan trong trong quản lý Doanh nghiệp.
Với những kiến thức đã học ở nhà trường và qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại LaThuSo tôi đã hoàn thành chuyên đề: “Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán bán hàng ở Công ty TNHH Thương Mại LaThuSo”. Chuyên đề này đã trình bày những vấn đề cơ bản về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong Doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Đồng thời đã trình bày thực tế kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng ở Công ty TNHH Thương Mại LaThuSo. Từ đó mạnh dạn đề xuất một số nhận xét kiến nghị nhằm hoàn hiện công tác kế toán bán hàng cũng như kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình nghiên cứu trình bày không tránh khỏi những sai sót, mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các cán bộ phụ trách kế toán của Công ty.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo: Đoàn Thị Thanh Tâm - người đã hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi nghiên cứu và trình bày Chuyên đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, cảm ơn các cán bộ phụ trách kế toán ở Công ty TNHH Thương Mại LaThuSo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại Công ty và hoàn thành Chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ….tháng….năm 200.
Sinh viên
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại LATHUSO.doc