Đề tài Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Điện lực Nghệ An

Tài liệu Đề tài Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Điện lực Nghệ An: MỞ ĐẦU Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Điện Lực 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mặc dù độc quyền trong lĩnh vực cung cấp điện năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An song Điện Lực Nghệ An cũng không tránh khỏi việc phải chịu những tác động của quy luật thị trường. Trong điều kiện đó, để có thể phát triển được thì các doanh nghiệp phải thường xuyên tự hoàn thiện mình để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất đồng thời có thể tự chủ được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo thực hiện những chỉ tiêu cấp trên giao cho, đồng thời đối phó với những thay đổi của nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Kế hoạch sản xuất kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tôi đi sâu nghiên cứu kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Điện lực Nghệ An với đề t...

doc23 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Điện lực Nghệ An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Điện Lực 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mặc dù độc quyền trong lĩnh vực cung cấp điện năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An song Điện Lực Nghệ An cũng không tránh khỏi việc phải chịu những tác động của quy luật thị trường. Trong điều kiện đó, để có thể phát triển được thì các doanh nghiệp phải thường xuyên tự hoàn thiện mình để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất đồng thời có thể tự chủ được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo thực hiện những chỉ tiêu cấp trên giao cho, đồng thời đối phó với những thay đổi của nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Kế hoạch sản xuất kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tôi đi sâu nghiên cứu kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Điện lực Nghệ An với đề tài: “Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Điện lực Nghệ An” NỘI DUNG Giới thiệu về doanh nghiệp Thông tin chung. Điện lực Nghệ An ngày nay tiền thân là nhà máy điện Vinh được khởi công xây dựng ngày 1/1/1957 do Liên Xô trước đây giúp đỡ với công suất lắp đặt 8000 kW (3 lò ghi Xinh và 2 máy phát điện). Sau một thời gian không lâu với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trên công xưởng và các chuyên gia Liên Xô, ngày 1/1/1959, nhà máy điện Vinh chính thức đi vào sản xuất theo kế hoạch. Những kw điện đầu tiên đã phát lên lưới phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng an ninh và đời sống của nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Nhà máy điện Vinh 10 năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Thời kỳ tháng 8/1965 – 8/1969 Đây là thời kỳ chiến tranh ác liệt nhất. Đế quốc Mỹ đã dùng tàu chiến và không quân bắn phá vào nhà máy điện Vinh. Điển hình là sự kiện ngày 4/6/1965 với nhà máy điện Vinh là “một ngày không thể nào quên”, đế quốc Mỹ đã huy động nhiều tốp máy bay ở nhiều hướng ồ ạt trút bom vào nhà máy điện Vinh làm cho nhà máy bị hỏng nặng và không thể hoạt động được. 8 đồng chí cán bộ công nhân viên đang làm nhiệm vụ đã anh dũng hy sinh bên lò máy. Sau gần hai tháng nhà máy phải ngừng thì đến ngày 2/9/1965 công tác phục hồi sửa chữa nhà máy đã hoàn tất và dòng điện lại được phát đi trên toàn quê hương Xô viết anh hùng. Thời kỳ 1968 – 1975 Trong thời kỳ này, do nhu cầu sử dụng điện của khu vực là rất lớn. Do vậy, nhà máy đã xây dựng thêm 8 cụm diezel với công suất 5600 kw. Cũng trong thời kỳ này, để đảm bảo an toàn cho nhà máy. Ban chấp hành Đảng ủy nhà máy đã quyết định dời ½ nhà máy về lắp tại hang núi thôn Xã hội Sơn – Anh Sơn Sau gần 3 năm khai phá hơn 15000 m3 đá, đổ 2000 m3 bê tông, xây 3000 m3 gạch đá, vận chuyển hơn 500 tấn thiết bị. Một nhà máy được hình thành và chạy thử gọi là nhà máy nhiệt điện 3/2. Nhà máy điện Vinh 10 năm sau chiến tranh: 1975 – 1984 Đây là thời kỳ xây dựng và phát triển tốt đẹp vủa nhà máy điện Vinh. Tuy hòa bình đã lập lại nhưng nhà máy điện Vinh lại đứng trước thử thách lớn đó là thiếu nguồn do nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu cung ứng điện ngày càng cao. Lúc này nhà máy điện Vinh được xây dựng thêm nhiều cụm Diezel, khoảng 20000 Kw. Đồng thời với việc tháo dỡ nhà máy nhiệt điện 3/2 từ Anh Sơn về lắp tại Bến Thủy ( nhà máy cũ) đã nâng công suất lên 28000 Kwh. Tháng 2/1983, lưới điện Nghệ Tĩnh được nối với lưới điện quốc gia bằng đường dây 220 Kv Thanh Hóa đi Hưng Đông. Thời kỳ 1984 đến nay Ngày 13/8/1984, lịch sử điện Vinh bước sang trang mới. Đó là việc đổi tên từ nhà máy điện Vinh thành Sở điện lực Nghệ Tĩnh cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ mới. Tháng 10/1985, nhà máy điện Vinh chính thức ngừng hoạt động sau hơn 27 năm thăng trầm. Kết thúc giai đoạn lịch sử của mình. Ngày 30/9/1991, Sở điện lực Nghệ Tĩnh được tách làm hai đơn vị quản lý và được gọi là Điện lực Nghệ An ngày nay. Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số: 146/TTg ngày 07/4/1993, công ty Điện lực Nghệ An được thành lập. Đây là công ty nhà nước, có trụ sở chính tại: số 7, đường Nguyễn Du, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Cơ cấu tổ chức Giám đốc công ty là ông Trần Phong, là đại diện theo pháp luật của công ty điện lực Nghệ An. Cơ cấu tổ chức của công ty như sau: Ban lãnh đạo công ty Điện lực Nghệ An gồm một giám đốc và ba phó giám đốc. Ban lãnh đạo của công ty là những người chịu trách nhiệm toàn diện mọi hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc công ty trực tiếp quản lý ba phó giám đốc phụ trách các mảng: kỹ thuật, xây dựng và kinh doanh. Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách chủ yếu các phòng ban chức năng sau: phòng tài chính kế toán, phòng kỹ thuật, phòng an toàn lao động, phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao động và trung tâm điều độ. Trung tâm điều độ quản lý các phân xưởng thí nghiệm điện và phân xưởng quản lý 110 KV. Ngoài ra trung tâm cũng tham gia quản lý, theo dõi hoạt động của các chi nhánh điện thuộc công ty như: Chi nhánh Vinh, Chi nhánh Hưng Nguyên, Chi nhánh Diễn Châu … Các chi nhánh này có nhiệm vụ quản lý, vận hành và kinh doanh bán điện trên địa bàn địa phương của chi nhánh, như chi nhánh điện thành phố Vinh, trụ sở đóng tại thành phố Vinh và có nhiệm vụ quản lý, vận hành, kinh doanh bán điện trên địa bàn thành phố. Do các chi nhánh điện cũng có nhiệm vụ kinh doanh bán điện nên cũng chịu sự quản lý của phó giám đốc kinh doanh. Mặt khác, phó giám đốc kinh doanh cũng quản lý các phân xưởng như: phân xưởng cơ khí, phân xưởng xây dựng đường dây và trạm, phân xưởng vận tải và phân xưởng thí nghiệm công tơ. Phó giám đốc quản lý xây dựng chủ yếu phụ trách các phòng ban chức năng sau: phòng kinh doanh điện năng, phòng vật tư, phòng điện nông thôn, phòng hành chính quản trị, phòng quản lý xây dựng cơ bản, trung tâm viễn thông điện lực và tổ máy tính. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty như sau: PHÂN XƯỞNG THÍ NGHIỆM CÔNG TƠ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TỔ MÁY TÍNH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG AN TOÀN LAO ĐỘNG PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG TỔ CHỨC TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ PHÒNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG ĐIỆN NÔNG THÔN PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ PHÒNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRUNG TÂM VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC PHÂN XƯỞNG THÍ NGHIỆM ĐIỆN PHÂN XƯỞNG QUẢN LÝ 110KV CÁC CHI NHÁNH ĐIỆN PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ PHÂN XƯỞNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM PHÂN XƯỞNG VẬN TẢI CN VINH – CN HƯNG NGUYÊN – CN DIỄN CHÂU – CN QUỲNH LƯU – CN YÊN THÀNH – CN NGHĨA ĐÀN – CN QUỲ CHÂU – CN THANH CHƯƠNG – CN ĐÔ LƯƠNG – CN CON CUÔNG – CN NGHI LỘC – CN CỬA LÒ – CN TƯƠNG DƯƠNG Thị trường, sản phẩm: Ngành nghề kinh doanh của công ty: Công nghiệp điện năng; Sản xuât, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện; Xây lắp đường dây và trạm biến áp; Khảo sát, thiết kế công trình điện; Kinh doanh và vận tải thiết bị điện; Mua bán vật tư, thiết bị điện; Sản xuất vật liệu cách điện, cách nhiệt, nước uống có gas; Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng; Mua bán thiết bị viễn thông; Xây lắp các công trình viễn thông công cộng; Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 35 KV; Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp đến 110 KV; Mua bán xăng, dầu và các sản phẩm của chúng, các nhiên liệu dùng trong các động cơ khác (gas hóa lỏng,...); Kinh doanh dịch vụ du lịch nội địa, khách sạn, nhà hàng; Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh; Tôi thép, mạ kim loại; Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. Hiện nay, công ty điện lực Nghệ An cung cấp điện năng cho toàn bộ tỉnh Nghệ An. Công ty có các chi nhánh điện: chi nhánh Vinh, chi nhánh Hưng Nguyên, chi nhánh Diễn Châu, chi nhánh Yên Thành, chi nhánh Quỳnh Lưu, chi nhánh Nghĩa Đàn, chi nhánh Quỳ Châu, chi nhánh Thanh Chương, chi nhánh Đô Lương, chi nhánh Con Cuông, chi nhánh Nghi Lộc, chi nhánh Cửa Lò, chi nhánh Tương Dương. Thực trạng công tác lập kế hoạch của doanh nghiệp. Quy trình và phương pháp lập kế hoạch tại công ty điện lực Nghệ An. Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Điện Lực 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mặc dù độc quyền trong lĩnh vực cung cấp điện năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An song Điện Lực Nghệ An cũng không tránh khỏi việc phải chịu những tác động của quy luật thị trường. Doanh nghiệp thường xuyên phải có những nghiên cứu, đánh giá về thị trường để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Do vậy, quy trình kế hoạch trong doanh nghiệp cũng phải được xây dựng nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Giống như nhiều doanh nghiệp khác, quy trình kế hoạch trong doanh nghiệp cũng được xây dựng tương tự theo quy trình PDCA. Theo đó, quy trình kế hoạch tại Điện Lực Nghệ An cũng bao gồm 4 hoạt động: Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra và giám sát thực hiện, điều chỉnh kế hoạch. Tuy nhiên, trong thực tế, một số hoạt động trong quy trình kế hoạch của doanh nghiệp được thực hiện một cách mờ nhạt, chưa sâu. Sơ đồ quy trình kế hoạch tại Điện Lực Nghệ An Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch Xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp Điều chỉnh kế hoạch Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch Nguồn: Phòng kế hoạch - Điện Lực Nghệ An 1.1. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Đây được coi là khâu quan trọng nhất trong quy trình kế hoạch hóa của doanh nghiệp. Công đoạn này được thực hiện bởi phòng kế hoạch, cùng với sự phối hợp với các phòng ban chức năng khác. Trên cơ sở phân tích nhu cầu thực tế và dự báo thị trường, những đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kỳ trước, chỉ tiêu Công ty Điện Lực 1 giao, phòng kế hoạch sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch năm của doanh nghiệp, sau đó trình lên Ban giám đốc và Công ty Điện Lực 1 xem xét và phê duyệt. Công việc này bắt đầu tiến hoành vào khoảng tháng 7 (sau khi hoàn thành quý II của năm hiện hành) để xây dựng kế hoạch cho năm tới. Căn cứ để xây dựng kế hoạch Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc xây dựng một kế hoạch thể hiện được mục tiêu của doanh nghiệp nhưng đồng thời phải đảm bảo được tính khả thi luôn là đích đến của hoạt động lập kế hoạch. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất chính là hệ thống các căn cứ xây dựng kế hoạch. Một hệ thống các căn cứ với các số liệu chính xác, sát với tình hình thực tế của thị trường, phản ánh đúng hiện trạng của doanh nghiệp sẽ giúp cán bộ làm kế hoạch có những cơ sở khoa học để xây dựng các bản kế hoạch mang tính khả thi và hiệu quả. Đối với Điện Lực Nghệ An, để có thể xây dựng được các bản kế hoạch mang tính khả thi, doanh nghiệp cũng xây dựng cho mình một hệ thống các căn cứ gồm: a. Nhiệm vụ kế hoạch được Công ty Điện Lực 1 giao và chiến lược phát triển của ngành điện. Đây là căn cứ tương đối quan trọng, Điện Lực Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Điện Lực 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải theo quy định của Công ty Điện Lực 1 và Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là trên địa bàn tỉnh Nghệ An và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược phát triển chung của toàn ngành điện. b. Kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh năm trước. Đây được coi là căn cứ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp. Thông qua các số liệu thực hiện được qua các năm trước, bằng phương pháp dự báo như ngoại suy xu thế, phương pháp tuyến tính doanh nghiệp có thể dự báo nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, thông qua báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm, đặc biệt là báo cáo trước năm kế hoạch, người làm kế hoạch của doanh nghiệp có thể biết được thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thời gian gần nhất, các nhân tố ảnh hưởng ngắn hạn hay dài hạn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Căn cứ này có được thông qua các số liệu thống kê do phòng kế hoạch cung cấp và qua các bản báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. c. Dự báo nhu cầu thị trường. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, căn cứ về thị trường luôn là một trong những căn cứ quan trọng nhất trong hoạt động xây dựng kế hoạch. Thông qua căn cứ này, doanh nghiệp có thể nhận biết được nhu cầu của thị trường để có kế hoạch phù hợp, tận dụng khả năng của mình để phát triển. Đối với Điện Lực Nghệ An khi xây dựng kế hoạch, công tác dự báo nhu cầu thị trường chủ yếu căn cứ vào các hợp đồng đăng ký sử dụng điện của các khách hàng lớn như: Khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, Hoàng Mai, Phủ Quỳ,… và dự báo tốc độ sử dụng điện tốc độ sử dụng điện tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng hoạt động của thị trường, chưa có được những dự báo dài hạn cũng như ngắn hạn mang tính chuẩn xác cao. Do đó, chưa có căn cứ chính xác phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp. 1.1.2. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh tại Điện Lực Nghệ An Công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm của Điện Lực nghệ An được thực hiện theo trình tự sau đây: Tổng hợp số liệu, xây dựng dự thảo kế hoạch SX-KD Điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh Trình dự thảo kế hoạch sản xuất kinh doanh Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh Giai đoạn 1: Xây dựng dự thảo kế hoạch sản xuất kinh doanh Sau khi kết thúc quý II, vào đầu quý III, Giám đốc Điện Lực Nghệ An chỉ đạo phòng kế hoạch cùng với các phòng ban chức năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu kinh doanh điện năng bao gồm: (Ví dụ: lập kế hoạch năm 2008) * Sản lượng thương phẩm năm 2008: Được tính trên cơ sở + Tình hình sản xuất kinh doanh điện thực tế 6 tháng đầu năm 2007, dự tính sản lượng điện thương phẩm năm 2007 theo phương pháp ngoại suy xu thế. + Đăng ký nhu cầu sử dụng điện năm 2008 của các khách hàng lớn như: Khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, Hoàng Mai, Phủ Quỳ đăng ký 70 triệu kWh. + Tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế (gần tương ứng với tốc độ sử dụng điện). * Giá bán điện bình quân: Được tính trên cơ sở + Tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Ánh sáng tiêu dùng Hoạt động khác + Thành phần giá cao điểm, thấp điểm, bình thường. + Giá bán điện của các phụ tải lớn đăng ký đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2008. Theo tiêu thức phân bổ kế hoạch chi phí giá thành của Công ty Điện Lực 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Giá thành sản xuất kinh doanh điện do nhiều yếu tố cấu thành, bao gồm: Tiền lương và BHXH, bữa ăn công nhân, khấu hao TSCĐ, thuế sử dụng đất hàng năm phải trả, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác,… Ở đây chỉ đề cập đến chi phí nhiên liệu và các loại chi phí biến đổi khác. Còn các khoản mục chi phí về lương, bảo hiểm, khấu hao và thuế đất phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước. Chi phí nhiên liệu hạch toán vào giá thành yếu tố của doanh nghiệp chỉ tính cho KWh sản lượng điện sản xuất ra của nguồn Diesel và tua bin khí đưa lên hòa vào lưới điện: Znl = AkWh x ĐM(g/kWh) x (ZDo + Zvc) Với: Znl: Chi phí nhiên liệu (đồng) AkWh: Sản lượng điện sản xuất ra (kWh) ĐM(g/kWh): Định mức tiêu hao dầu (g/kWh) ZDo: Giá dầu Diesel (đồng/kg) Zvc: Giá vận chuyển (đồng/kg) Còn chi phí biến động khác bao gồm vật liệu, công cụ, dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Đây là việc phức tạp nhất, cần phải tạo ra tiêu thức phân bổ, gồm 4 yếu tố tạo nên là: + Lao động SXKD điện + Nguyên giá TSCĐ trong dây truyền SXKD điện + Sản lượng điện thương phẩm + Số lượng công tơ dùng điện ký hợp đồng trực tiếp Tổng giá trị giá thành yếu tố về chi phí khác Công ty Điện Lực 1 bảo vệ được với Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Công ty sẽ giữ lại 15% để chi trả cho các việc phát sinh do thiên tai, lũ lụt cục bộ và cho khâu quản lý chung, số còn lại (được coi là 100%) được phân bổ như sau: + Lao động SXKD điện: 20% + Nguyên giá TSCĐ: 25% + Điện thương phẩm: 20% + Công tơ mua điện trực tiếp: 35% Số kinh phí trên chia cho mẫu số tương ứng sẽ cho kết quả đơn giá mặt bằng chung của toàn Công ty: ZTSCĐCty (đồng/đồng NG) = Đơn giá chi phí khác bình quân cho TSCĐ ZTPCty (đồng/kWh) = Đơn giá chi phí khác bình quân cho kWh điện T.phẩm Zcông tơ Cty (đồng/công tơ) = Đơn giá chi phí khác bình quân cho công tơ dùng điện ZLĐ Cty (đồng/ lao động) = Đơn giá chi phí khác bình quân cho lao động Từ đó, tính được chi phí biến động khác cho từng Điện Lực trong đó có Điện Lực Nghệ An như sau: ∑ZCP≠ (Đla) = ZTSCĐ + ZTP + Zcông tơ + ZLĐ = Tổng chi phí khác của Điện Lực a Trong đó: ZTSCĐ = NGĐla x ZTSCĐCty ZTP = ZTPCty ( TPĐla(k.hàng lớn) x ki + TPĐla x ki) ki = 0,5 cho khách hàng lớn > 120 triệu kWh/năm ki = 1 cho khách hàng > 200 triệu kWh/năm ki = 1,5 với 150 < Acòn lại < 200 triệu kWh/năm ki = 2 với Acòn lại < 150 triệu kWh/năm Zcông tơ = Zcông tơ Cty (CtơĐla x k1 + CtơĐla x k2) Công tơ 1 pha bán trực tiếp k1 = 1 Công tơ 1 pha bán trực tiếp k2 = 3 ZLĐ = LĐĐla x ZLĐCty Lao động và điện thương phẩm: Theo số xác định kế hoạch giữa Điện Lực và các phòng chức năng Công ty cho năm kế hoạch. TSCĐ và số lượng khách hàng: Lấy theo số báo cáo quyết toán đến ngày 30/9 năm trước kế hoạch. Chậm nhất là ngày 15/10 hàng năm, các Điện Lực phải có báo cáo quyết toán tại Công ty. Nếu báo cáo chậm thì Công ty sẽ lấy số liệu của tháng 8 trở về trước để làm cơ sở tính toán. * Tỷ lệ điện tổn thất: Được tính trên cơ sở + Các chi nhánh điện: Cập nhật sản lượng điện nhận, điện thương phẩm, sở đồ lưới điện và các thông số kỹ thuật vận hành (Imax, Imin, Umax, Umin) gửi phòng kỹ thuật đưa vào chương trình tổn thất (đã được lập sử dụng trên máy tính) để đưa ra số lượng và tỷ lệ tổn thất điện trên từng đường dây và trạm. + Qua chênh lệch sản lượng điện giữa đường dây và trạm để biết tổn thất trên đường dây và tổn thất tai các trạm biến áp. + Những đường dây tổn thất lớn đưa vào kế hoạch sửa chữa. + Những trạm biến áp có tổn thất lớn có thể do 2 nguyên nhân: Tổn thất kỹ thuật: MBA quá tải, ĐZ cũ nát, công tơ đo đếm không chính xác,… Tổn thất thương mại: Khách hàng ăn cắp điện. Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ tiến hành xử lý về mặt kỹ thuật (nếu do tổn thất kỹ thuật) hoặc tăng cường kiểm tra sử dụng điện để xử lý khách hàng ăn cắp điện (nếu tổn thất thương mại). + Từ số liệu tổn thất thực tế trên đường dây, trạm cập nhật được và kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, cải tạo lưới điện, đưa thông số kỹ thuật vào chương trình tính toán để tính kế hoạch tổn thất kỹ thuật cộng thêm phần tổn thất thương mại thành kế hoạch tổn thất của năm kế hoạch (Tổn thất thương mại áp đặt giảm bao nhiêu phần trăm, Theo quy định của Công ty <0,5% sản lượng). * Số lượng khách hàng và công tơ căn cứ vào: Tình hình số bán điện qua công tơ tổng và tốc độ tăng trưởng bình quân. Doanh nghiệp sẽ dựa vào những căn cứ của mình: nhu cầu thị trường thông qua các hợp đồng đăng ký sử dụng điện của các khách hàng lớn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm trước, chỉ tiêu của Công ty Điện Lực giao, chiến lược phát triển của ngành điện, để tiến hành xây dựng dự thảo kế hoạch năm trình Ban giám đốc và cơ quan cấp trên xem xét và phê duyệt. Công việc này do phòng kế hoạch thực hiện chính. Từ các căn cứ đó, phòng kế hoạch sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch tiêu thụ điện năng cho năm tới. Dựa vào đó, phòng kế hoạch phối hợp với các phòng ban chức năng khác tiến hành cân đối các nguồn lực như nhân lực, tài chính,… để xây dựng lên các kế hoạch chức năng. Cuối cùng, phòng kế hoạch sẽ tổng hợp các kế hoạch này để đưa ra dự thảo kế hoạch năm của doanh nghiệp và trình Công ty Điện Lực 1 xem xét và phê duyệt. Giai đoạn 2: Điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Sau khi Ban giám đốc phê duyệt dự thảo kế hoạch năm, sau đó trình lên Công ty Điện Lực 1 xem xét và đánh giá lại bản kế hoạch của doanh nghiệp. Điện Lực Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Điện Lực 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, nên về thực chất doanh nghiệp vẫn chịu sự quản lý và chỉ đạo của Công ty Điện Lực 1 và Tập đoàn. Do vậy, khi đánh giá kế hoạch năm của doanh nghiệp, các cơ quan cấp trên sẽ căn cứ vào kết quả đánh giá để điều chỉnh kế hoạch cần thiết cho phù hợp. Giai đoạn 3: Phê duyệt kế hoạch. Sau khi trình và có những cơ sở để bảo vệ kế hoạch trước các cơ quan quản lý cấp trên, doanh nghiệp sẽ tiến hành chỉnh sửa bản kế hoạch theo quy định của cấp trên cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp sẽ trình bản kế hoạch chính thức của doanh nghiệp lên cấp trên phê duyệt chính thức. Sau khi được Công ty Điện Lực 1 - Tập đoàn điện lực Việt Nam phê duyệt kế hoạch năm, doanh nghiệp sẽ triển khai thực hiện kế hoạch bằng việc triển khai kế hoạch đó thành các kế hoạch quý, tháng. Dựa vào các số liệu năm trước cũng như dự báo nhu cầu thị trường trong các tháng, quý, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân chia kế hoạch năm thành các kế hoạch quý, tháng đảm bảo tính khả thi và thực hiện thành công kế hoạch năm. 1.2. Công tác triển khai thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp. Đây là một công đoạn trong quy trình kế hoạch, và là khâu quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong việc thực hiện kế hoạch. Sau khi bản kế hoạch năm được cấp trên phê duyệt chính thức, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân bổ, giao chỉ tiêu cho các đơn vị là các chi nhánh bên dưới. Việc giao kế hoạch cho các đơn vị sẽ được tiến hành dựa trên cân đối giữa kế hoạch giao và năng lực thực hiện của đơn vị đó (Ví dụ như chi nhánh điện huyện Nghi Lộc, kế hoạch giao năm 2006 là 66.182.000 kwh, trong khi thực hiện 64.641.319, đạt 98% ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện của doanh nghiệp). Các chi nhánh này phải báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch trên địa bàn hàng tháng, quý lên các phòng ban liên quan để sau đó, phòng kế hoạch có nhiệm vụ tập hợp các số liệu này va theo dõi tình hình thực hiện tại các đơn vị đó. Trên cơ sở đó, bộ phận kế hoạch tiến hành điều chỉnh lại kế hoạch hoặc có những biện pháp hỗ trợ để đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ. 1.3. Tổ chức theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch. 1.3.1 Tổ chức theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch. Giám sát thực hiện kế hoạch là nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác kế hoạch của Điện Lực Nghệ An. Giám sát thực hiện kế hoạch giúp doanh nghiệp phát hiện những phát sinh không phù hợp với mục tiêu của kế hoạch và những nguyên nhân dẫn đến phát sinh đó. Phòng kế hoạch của doanh nghiệp được Ban giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp theo dõi giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Vì vậy, trưởng phòng kế hoạch đã giao nhiệm vụ cho các cán bộ phòng theo dõi việc thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thực hiện kế hoạch giao. Tuy nhiên trong thực tế, hoạt động giám sát, theo dõi thực hiện kế hoạch chưa được thường xuyên và kịp thời nên chưa bám sát được tình hình thực hiện kế hoạch của xưởng sản xuất, không có sự can thiệp cần thiết, kịp thời, nhiều khi làm chậm việc thực hiện kế hoạch. 1.3.2 Đánh giá thực hiện kế hoạch. Việc đánh giá thực hiện kế hoạch của các đơn vị trong doanh nghiệp thường được tiến hành đều đặn vào cuối tháng, quý. Vào 25 hàng tháng và 25 cuối quý, các chi nhánh phải có báo cáo thực hiện kế hoạch gửi về cho các phòng ban, để từ đó, bộ phận kế hoạch tập hợp các số liệu này để tiến hành đánh giá công tác thực hiện kế hoạch giao của các chi nhánh là như thế nào. Qua đánh giá đó, giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các phòng ban có thể từ đó có các biện pháp kịp thời điều chỉnh tác nghiệp cần thiết ở bộ phận mà mình phụ trách. Việc đánh giá kế hoạch chủ yếu sử dụng chỉ tiêu phần trăm hoàn thành kế hoạch: % hoàn thành kế hoạch = Kết quả thực hiện/Kế hoạch giao x 100% Kết quả ở đây có thể là sản lượng điện thương phẩm, tổn thất điện năng hoặc doanh thu. Nếu % hoàn thành kế hoạch ≥ 100% là đạt kế hoạch và trong ngắn hạn có thể không cần điều chỉnh kế hoạch đó. Nếu % hoàn thành kế hoạch < 100% là không đạt kế hoạch và doanh nghiệp phải tiến hành xem xét và điều chỉnh. 1.4. Công tác điều chỉnh kế hoạch của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thường xuyên điều chỉnh kế hoạch làm cho kế hoạch luôn linh hoạt đối với sự biến động của thị trường. Là một khâu cuối cùng trong quy trình kế hoạch của doanh nghiệp được đánh giá là quan trọng, nhưng thực tế cho thấy hoạt động điều chỉnh kế hoạch của doanh nghiệp không thể hiện hết vai trò của mình. Nguyên nhân chủ yếu được bắt nguồn từ hoạt động theo dõi, giám sát của doanh nghiệp chưa được coi trọng nên không có những điều chỉnh kịp thời. Trong hoạt động của doanh nghiệp, ý nghĩa của hoạt động điều chỉnh chỉ mới dừng lại ở việc điều chỉnh các nội dung của kế hoạch khi các đơn vị cấp dưới gặp phải những phát sinh dẫn đến không hoàn thành kế hoạch đặt ra. Khi đó, bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp sẽ tập hợp các số liệu này kèm theo những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan để tiến hành điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp (Ví dụ như sự cố đường dây do ảnh hưởng của thời tiết, lũ lụt hoặc do quá tải đường dây vào những ngày hè,…). Sau đó trình lên Ban giám đốc và cơ quan cấp trên xem xét và duyệt kế hoạch điều chỉnh này. Nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007. 2.1. Nội dung của kế hoạch 2007 Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh điện STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch giao năm 2007 So với thực hiện năm 2006 1 Điện thương phẩm Tr.KWh 967,42 109% 2 Giá bán điện bình quân đ/kWh 636,97 +3,65đồng 3 Tỷ lệ tổn thất điện % 6,30 -1,11% 2.1.1 Công tác đầu tư xây dựng Tiếp tục hoàn thành toàn bộ các công trình còn dở dang, đặc biệt là các công trình dắm trạm điện biến áp ở các xã. Hoàn thiện hồ sơ các công trình hoàn thành để quyết toán kịp thời Tập trung cao độ cho việc lập thủ tục đầu tư xây dựng và triển khai thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng viễn thông Điện lực, đặc biệt là gấp rút hoàn thành các trạm BTS giai đoạn 3, triển khai nhanh giai đoạn 4 và các giai đoạn tiếp theo, đưa nhanh các công trình viễn thông vào khai thác, chiếm lĩnh thị trường Phối hợp với các đơn vị tư vấn hoàn thành hồ sơ và thực hiện triển khai dự án. Hệ thống truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh(ước vốn 37 tỷ đồng) Phối hợp với các đơn vị tư vấn hoàn thành việc khảo sát và hoàn thiện hồ sơ Dự án vay vốn của Ngân hàng thế giới giai đoạn 2 xây dựng thêm đường dây và trạm lưới điện trung áp trên địa bàn Tỉnh (ước vốn khoảng 110 tỷ đồng) Hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng theo danh mục kế hoạch 2007 được công ty giao để triển khai thực hiện, đặc biệt là các công trình : 04 khu xoá bán tổng tại thành phố Vinh, và 05 khu tại thị xã Cửa lò; Mở rộng 03 trạm 110KV: Nghĩa đàn, cửa lò, Bến thuỷ, Các xuất tuyến trạm trung gian Quỳnh Lưu, Thanh Chương, và các công trình đưa điện về khu kinh tế mới, khu công nghiệp, khu chung cư Để đáp ứng nhu cầu phụ tải Công ty điện lực I đã có kế hoạch xây dựng, phát triển mạng lưới 110KV trên địa bàn tình Nghệ An trong năm 2007. Lắp thêm máy biến áp T2 cho trạm 110KV Bến thuỷ và 110kV Cửa Lò, nâng công suất trạm 110kV Nghĩa Đàn từ 16MVA lên 25 MVA. Khởi công xây dựng đường dây trạm 40MVA-110kV Hưng Hoà. Chuẩn bị các thủ tục đầu tư trạm 110kV Nam Cấm trong năm 2007 để tiến hành xây dựng. 2.1.2 Sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, xử lý sự cố Điện lực đăng ký đầu năm 89 hạng mục, kế hoạch hạch toán vào giá thành Công ty giao: 9.662 triệu đồng Trong đó : kế hoạch 6 tháng đầu năm hạch toán 7.034 triệu đồng. Để thực hiện hoàn thành kế hoạch Công ty giao cần đẩy nhanh tiến độ hoàn chỉnh hồ sơ đồng thời giao hạng mục cho các đơn vị thi công thực sự có năng lực thực hiện Kế hoạch sửa chữa thường xuyên lưới điện năm 2007 hạch toán vào giá thành 3 tỷ đồng. Điện lực sẽ chấn chỉnh việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và tổ chức kiểm tra các chi nhánh trong việc đưa vật tư vào sửa chữa. 2.1.3 Công tác tài chính: - Tổng chi phí biến động sản xuất điện : 16.731 triệu đồng (bằng 88% năm 2006) Trong đó : Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ: 8.616 triệu đồng Chi phí dịch vụ mua ngoài: 1.673 triệu đồng Chi phí bằng tiền khác: 6.441 triệu đồng - Các đơn vị, phòng ban phải phối hợp hoàn thiện hồ sơ trình công ty thanh quyết toán dứt điểm các hạng mục, khắc phục sự cố do bão lụt năm 2005 gây ra và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình Điện lực thi công cho đơn vị ngoài giải quyết khó khăn về vốn. 2.1.4 Tiết kiệm chống lãng phí : - Rút ra kinh nghiệm từ quản lý phương tiện vận tải để từng bước thắt chặt quản lý các mặt như: công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm… - Định mức lại tiêu hao nhiên liệu cho phương tiện vận tải và thắt chặt quản lý các đầu xe tại đơn vị, chi nhánh. - Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện phục vụ cho công việc riêng đặc biệt là thăm viếng đền chùa. - Bố trí hợp lý các cuộc họp, hội nghị, tiếp khách để giảm chi phí. - Có biện pháp cụ thể để sử dụng tiết kiệm điện, nước, điện thoại… 2.1.5 Về hoạt động viễn thông: Điện lực phấn đấu kinh doanh viễn thông không lỗ, năm 2007 công ty giao phát triển mới 22.000 thuê bao, cụ thể : Khoản mục KH phát triển mới 2007( thuê bao) KH doanh thu (tr. đồng) I. Tổng cộng 22.001 17.762 1. E-com 15.000 11.000 2. E-phone 3.500 2.500 3. E-mobile 3.500 4.000 4. E-line 01 100 5. VoIP 162 2.2 Đánh giá tình hình thực hiện 9 tháng đầu năm 2007: + Tình hình cung ứng vật tư được thể hiện trong bảng sau: Chỉ tiêu KTKT Kế hoạch năm 2007 9 Tháng đầu năm Tăng trưởng so với cùng kỳ 2006 Kế hoạch Thực hiện Đạt so với kế hoạch Sản lượng điện thương phẩm 967,42 748,72 740,194 98,86% 109,28% Tỷ lệ tổn thất điện 6,20 6,2 7,13 +0,93% -0,25% Giá bán điện bình quân (đ/kWh) 667,75 667,82 +0,07 đ +35,52 đ Thu tiền điện & phản kháng (tỷ đ) 542,654 541,572 99,8% + Tình hình thực hiện phân theo thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế ĐVT S. lượng 9 tháng 2006 S. lượng 9 tháng 2007 Tăng trưởng so với 2006(%) Tỷ trọng(%) Nông, lâm, ngư nghiệp Tr.kWh 16,017 16,905 5,54 2,28 Công nghiệp, xây dựng Tr.kWh 219,674 240,394 9,43 32,48 Thương nghiệp, dịch vụ Tr.kWh 16,663 19,365 16,22 2,62 Ánh sáng tiêu dùng Tr.kWh 407,426 444,443 9,09 60,04 Hoạt động khác Tr.kWh 17,575 19,087 8,60 2,59 Cộng 677,355 740,194 9,28 100 Trong những tháng đầu năm, thời tiết diễn biến phức tạp, mức nước các hồ thủy điện thấp trong khi nhu cầu dùng điện tăng nhanh dẫn đến thiếu nguồn điện. Sản lượng điện thương phẩm 740,194 triệu kwh đạt 77,33 kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm 2006 tăng trưởng 9,28%Tỷ lệ tổn thất 7,13 giảm 0,25% cùng kỳ năm 2006, tuy nhiên để đạt kế hoạch tổn thất công ty giao cả năm là 6,2% thì quý IV phải thực hiện 3,13% Giá bình quân đạt 667,82 đồng tăng 35,52 đồng so với cùng kỳ năm 2006 2.2.1. Công tác quản lý kỹ thuật, điều hành lưới điện và an toàn lao động Trong 9 tháng đầu năm, tình hình sự cố điện lưới trung thế như sau: Xẩy ra 355 sự cố thoáng qua, giảm 179 vụ so với cùng kỳ năm 2006. 182 lần sự cố vĩnh cửu giảm 58 vụ so với cùng kỳ 2006 Sự cố vĩnh cửu trung bình là 0,497. Toàn điện lực cháy 24 máy biến áp phân phối, tăng 2mba so với cùng kỳ năm trước Đóng điện thêm 145 máy biến áp phân phối với tổng dung lượng đạt 35.540kva và 107,8 km đường dây trung thế Sản lượng điện mất do chủ động cắt gần 2,8 tr. Kwh, tăng 0,02tr kwh so với cùng kỳ 2006 Sản lượng điện mất do sự cố hơn 1,5 tr. Kwh giảm 0,4 tr. Kwh Nguyên nhân chủ yếu gây sự cố do hành lang lưới điện vẫn bị vi phạm, sứ cách điện kém, máy biến áp vận hành lâu năm chưa được bảo dưỡng Đầu năm 2007 còn 723 trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Đến tháng 10/2007 Điện lực đã đi kiểm tra 388 lần giảm được 44 trường hợp. Công tác an toàn lao động vẫn được thực hiện tốt, 9 tháng đầu năm không xãy ra vụ tai nạn lao động nào. 2.2.2. Công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, SCTX: Đầu tư xây dựng : Kế hoạch 2007 đầu tư xây dựng 124 công trình tông giá trị 48,6 tỷ đồng, 71 công trình quyết toán, 25 công trình hoàn thành hoặc chuyển tiếp, 10 công trình khởi công, 18 công trình viễn thông 9 Tháng đầu năm đóng điện được 12 công trình, đưa vào sử dụng 2 công trình kiến trúc giải ngân được 18,95 tỷ đồng đạt 39% kế hoạch năm. Giá trị năng lực tài sản tăng 29,6 tỷ đồng. Điện lực đang lập hồ sơ, thủ tục đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm như: Đường giây cáp ngầm qua rừng Săng lẻ ; Trạm trung gian Giát – Lạch Quèn; Mạch liên thông 35 KV Tân kỳ - Nghĩa đàn. Khi các công trình này đi vào sủ dụng sẽ tạo điều kiện cung cấp điện ổn đinh cho huyện Quỳnh Lưu, Tương Dương, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và các vùng phụ cận. Sửa chữa lớn: Kế hoạch 2007 thực hiện 97 hạng mục (trong đó 93 hạng mục chuyển tiếp từ năm 2006), được hạch toán vào giá thành 9,66 tỷ đồng. 9 Tháng đầu năm thực hiện hoàn thành 52 hạng mục, thi công dở dang 17 hạng mục. Giá trị hạch toán vào giá thành hơn 2,5 tỷ đồng. Công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên trong thời gian qua đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất, các trạm trung gian được nâng cấp, các đường giây trung thế và TBA được sửa chữa, cải tạo nên chất lượng điện trên địa bàn Tỉnh đã được nâng lên đáng kể, đặc biệt là khu vực nông thôn. Công tác tài vụ vật tư Công tác tài chính : Kế hoạch chi phí biến động năm Công ty giao 16,731 tỷ đồng, tình hình thực hiện cụ thể như sau: Nội dung KH năm 2007 9 tháng đầu năm Nguồn còn lại quý IV Thực hiện Tỷ lệ /năm Vật liệu, CCDC 9,616 6,628 76,93% 1,988 Dịch vụ mua ngoài 1,673 1,488 88,94% 0,185 Chi phí bằng tiền khác 6,441 3,840 59,62% 2,601 Tổng cộng 16,73 11,956 71,46% 4,77 Tổng chi phí biến đổi 9 tháng đầu năm bằng 71,46 % kế hoạch năm nhưng chi phí cho vật liệu, công cụ dụng cụ và dịch vụ mua ngoài khác vượt kế hoạch. Trong quý IV phải cân đối chi tiêu để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất và kế hoạch chi phí giá thành công ty giao. Cung ứng vật tư thiết bị phục vụ sản xuất. Tình hình tồn kho như sau: Giá trị tồn kho vào 0h ngày 01/10/2007 là 5.089,813 triệu đồng (cao hơn định mức công ty giao 2,5 tỷ đồng). Cụ thể: Tồn kho từ năm 2006 : 2,08 tỷ đồng (trong đó vật tư thu hồi là 1,234 tỷ đồng). Vật tư thu hồi : 0,445 tỷ đồng. Vật tư thiết bị đơn vị tự mua 2007 : 2,4 tỷ đồng Vật tư thiết bị công ty cấp : 0,165 tỷ đồng Tình hình cấp điện cho nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa và công tác điện nông thôn + Về đầu tư cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu vùng xa. Toàn tỉnh Nghệ an có 435 xã với tổng số hộ là 568.397 hộ. Đầu năm 2007 còn 34 xã chưa có điện lưới, trong 9 tháng đầu năm đưa điện lưới quốc gia đến được 1 xã .Hiện tại có 402 xã đã có điện đạt 95,03 % số hộ có điện sinh hoạt Như vậy còn 33 xã với 28.203 hộ dân chưa có điện( trong đó có 17 xã đặc biệt khó khăn trong việc đưa điện lưới quốc gia đến, 5 xã thuộc vùng lòng hồ phải di dân) + Công tác hỗ trợ các tổ chức quản lý điện nông thôn. Kế hoạch 2007 hỗ trợ 310 triệu đồng trong đó: - Tổ chức đào tạo 300 thợ điện với kinh phí 90 triệu đồng - Hỗ trợ thí nghiệm 15.000 công tơ với kinh phí 120 triệu đồng In ấn, cấp phát sổ sách, biểu mẫu phục vụ công tác quản lý cho 402 xã: 100 triệu đồng Trong 9 tháng đầu năm đào tạo được 282 học viên, hỗ trợ thí nghiệm 14.500 công tơ, in ấn 40000 cuốn sổ sách tổng hợp giá trị 276 triệu đồng 2.2.5. Công tác thanh tra, pháp chế, bảo vệ an ninh quốc phòng 9 Tháng đầu năm Điện lực tiến hành 17 cuộc điều tra, trong đó 02 cuộc kiểm tra tới công tác đầu tư xây dựng, 8 cuộc kiểm tra kỷ luật lao động, 3 cuộc hành lang an toàn lưới điện trung áp. 3 cuộc kinh doanh bán điện và một cuộc kiểm kê kho Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, lập phương án phòng cháy chữa cháy tại 17 trụ sở và chi nhánh điện, tại các trạm trung gian Tổ chức tập huấn 02 lần về kiểm tra viên và ký kết các hợp đồng mua bán điện sinh hoạt. Kinh doanh Viễn thông Tính đến tháng 9/2007 có 22 trạm BTS đưa vào vận hành khai thác, 18 trạm đang xây dựng Giai đoạn 3 còn 1 trạm quỳ hợp chưa phát sóng được. Giai đoạn 4 mới phát sóng được một số trạm như Diễn Châu, Yên thành … Công tác phát triển thuê bao : Tính đến ngày 30/9/07 , tổng số thuê bao phát triển : 23.942 thêu bao /28.862 thêu bao kế hoạch công ty giao đạt 82 % kế hoạch Trong đó thuê bao trả sau là : 21.312 thuê bao( Ecom: 18568 thuê bao, Ephone: 1.588 thuê bao, Emobile : 1.156 thêu bao) Thuê bao trả trước :2.630 thuê bao Số lượng thuê bao trả trước phần lớn khách hàng không sử dụng do chi phí cao là ảnh hưởng đến doanh thu bán thẻ cào Doanh thu, lỗ lãi : Tổng doanh thu :10,685/26,936 tỷ đồng kế hoạch công ty giao, đạt 40% kế hoạch Doanh thu thuê bao trả sau (chưa tính thuế ) : 10,524 tỷ đồng Trong đó : Ecom: 8,242 tỷ đồng E-phone : 1,1038 tỷ đồng E-mobile: 1,244 tỷ đồng Doanh thu thuê bao trả trước : 161,4 triệu đồng Hoa hồng được hưởng : 20% cước gọi) : 1,834 tỷ đồng Chi phí thực tế : (chưa tính KHCB) : 3,349 tỷ đồng Lỗ kinh doanh viễn thông : - 1,537 tỷ đồng Thu cước viễn thông: Tổng số phải tu 9 tháng đầu năm 2007 là :11,397 tỷ đồng, tính đến hết tháng 9 còn nợ đọng : 1,155 tỷ đồng. Tỷ lệ thu bình quân đạt 85,5% Tình hình khách hàng tạm ngừng và chấm dứt sử dụng Số lượng khách hàng tạm dừng và chấm dứt sử dụng ngày càng tăng. 9 tháng năm 2007 đã có tới 1.387 khách hàng tạm ngừng. 978 khách hàng chấm dứt chiếm tỷ lệ 14.25 % tổng số thuê bao phát triển tháng 9. Chỉ tính riêng tháng 9 đã có 338 khách hàng tạm ngừng, 145 khách hàng chấm dứt sử dụng tương đương với khách hàng phát triển trong tháng. Số lượng CNV trong Điện lực đề nghị cắt máy ngày càng nhiều gây ảnh hưởng tâm lý đến khách hàng khác. Đây là điều đáng lưu tâm trong công tác KDVT đòi hỏi phải nhanh chóng nâng cao chất lượng dịch vụ Công tác tổ chức khen thưởng, kỷ luật : Đầu năm 2007, Điện lực có 1.169 lao động, trong 9 tháng đầu năm tuyển dụng thêm 48 lao động chủ yếu bổ sung cho các chi nhánh còn thiếu. Điện lực từng bước cũng cố, sắp xếp lại tổ chức, tinh giảm bộ máy làm việc phù hợp với cơ chế hoạt động mới. Đánh giá, kiến nghị. Ưu, nhược điểm. Ưu điểm: Cùng với việc xây dựng kế hoạch hàng năm, công ty đã xây dựng các kế hoạch chức năng: Kế hoạch nhân lực, kế hoạch tài chính… nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nội dung của bản kế hoạch xây dựng nhiều chỉ tiêu cả về số lượng và chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh đảm bảo công ty hoàn thành kế hoạch đặt ra. Về quy trình kế hoạch hóa được áp dụng ở doanh nghiệp Điện lực Nghệ An nhìn chung đã đáp ứng được những yêu cầu về công tác kế hoạch của một doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Quy trình này đã thể hiện tốt vai trò là một trong những phương thức quản lý, cho phép Ban giám đốc kiểm soát các nguồn lực của công ty cũng như quá trình thực hiện các mục tiêu đề ra. Đồng thời, quy trình này cũng cho phép doanh nghiệp có những điều chỉnh kế hoạch cần thiết khi có tính huống bất ngờ xảy ra để phù hợp với những biến động. Quy trình thực hiện có sự tham gia đầy đủ của các bộ phận trong việc đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch của công ty. Sự tham gia của các bộ phận vào việc xây dựng kế hoạch sẽ giúp công ty có những đánh giá sâu hơn về kế hoạch chức năng. Bên cạnh đó, hệ thống các chỉ tiêu mục tiêu của bản kế hoạch đểu được công ty xây dựng dựa trên những căn cứ cụ thể, sát với tình hình thực tế góp phần đảm tính khả thi cũng như thể hiện được mục tiêu của công ty. Nhược điểm: Về công tác kinh doanh: Công tác phát triển khách hàng mới tại một số đơn vị thực hiện chưa đúng với luật Điện lực và quy định của nghành, thời gian chưa đảm bảo và vẫn còn hiện tượng gây khó khăn cho khách hàng. Đây là việc mà chúng ta cần chấn chỉnh khắc phục và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. phát triển khách hàng mới phải công khai, rõ ràng, đúng luật, đúng quy định. Việc khảo sát, tính toán áp giá điện vẫn chưa chính xác đặc biệt là các khách hàng bán điện qua công tơ tổng làm ảnh hưởng đến giá bán điện bình quân, kiểm tra sử dụng điện khách hàng chưa tốt nên tổn thất thương mại còn lớn. Các mặt công tác này phải được chấn chỉnh theo đúng quy định để công tác kinh doanh đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao. Về công tác lập kế hoạch: - Từ cuối năm 2005 tổng công ty thay đổi cơ chế cấp vốn vì vậy Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối bố trí vốn đầu tư. Trong điều kiện như vậy, công ty đã có quy chế về phân bổ vốn KHCB và vay vốn đầu tư, đã hướng đẫn cụ thể về việc lập kế hoạch đầu tư, nhưng một số đơn vị vẫn lập kế hoạch theo kiểu bao cấp, không tự cân đối vốn trong phạm vi được phân bổ theo đúng quy chế của công ty, vẫn trông chờ công ty bổ sung vốn… có những chi nhánh điện lực không thực hiện đúng chỉ đạo của Công ty về ưu tiên bố trí vốn cho các công trình quyết toán và hoàn thành gây thắc mắc, khiếu nại từ các đơn vị thi công ảnh hưởng đến uy tín của công ty. - Công tác lập kế hoạch tài chính tại các đơn vị còn rất yếu, chưa khoa học chi tiết theo thời gian và hạng mục gây nên bị động và tùy tiện trong thanh toán. - Khối lượng danh mục kế hoạch quá lớn so với khả năng nguồn vốn gây nên chậm tiến độ và giảm hiệu quả thực hiện. Chất lượng khảo sát lập phương án, lập kế hoạch SCL chưa cao nên có sự sai khác nhiều giữa giá trị quyết toán công trình và phương án kỹ thuật. Nhiều công trình khi quyết toán giá trị vượt 20-30% hoặc có công trình giá trị quyết toán chỉ bằng 60-70% so với dự toán. Tiến độ thực hiện còn chậm đặc biệt đối với các công trình thuê ngoài, tiến độ quyết toán chậm. - Hoạt động sản xuất khác chưa linh hoạt và phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất chính, bố trí nhân lực chưa hợp lý dẫn đến hoạt động không có hiệu quả. Một số công việc khác mà kế hoạch cần phải thực hiện trong thời gian tới: + Phát triển và mở rộng quy mô sản xuất của phân xưởng thí nghiệm điện: Sữa chữa thiết bị điện, máy biến áp… đã đấu thầu thiết bị nhưng chưa có vốn thực hiện. + Phát triển thêm các điểm kinh doanh xăng dầu tại các chi nhánh. + Dây chuyển mạ kẽm đã đi vào họa động tốt nhưng tổ chức sản xuất hạn chế do chưa có khách hàng ngoài Điện lực. Trong thời gian tới cần giới thiệu dây chuyền sản phẩm và liên hệ với khách hàng để mở rộng sản xuất. Kiến nghị Công ty có thể tiến tới hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp để có thể tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, khi công ty có những biến động, chẳng hạn, các đơn vị chi nhánh không hoàn thành kế hoạch ảnh hưởng đến kết quả chung của cả công ty thì công ty phải xin ý kiến của cấp trên để thực hiện điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Thiết nghĩ, việc này có thể để cho công ty có toàn quyền quyết định, điều này làm tăng tính tự chủ của công ty và cũng làm tăng tính trách nhiệm của công ty. Mặt khác, phòng kế hoạch của công ty phải theo dõi, giám sát một khối lượng công việc khổng lồ do địa bàn kinh doanh của công ty rất rộng nên có thể chưa được kịp thời, theo dõi không sát nên không kịp điều chỉnh hoặc làm chậm kế hoạch của công ty, vì vậy, việc theo dõi kế hoạch cũng nên phân chia cho các chi nhánh thực hiện, để các chi nhánh chủ động trong theo dõi, điều chỉnh kế hoạch. Tựu chung lại, nên phân quyền, phân cấp rõ ràng hơn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ cao hơn. Ngoài ra, công ty nên cử các cán bộ kế hoạch của công ty đi đào tạo các lớp bồi dưỡng kỹ năng kế hoạch. KẾT LUẬN Như chúng ta đã biết, công tác xây dựng kế hoạch có một ý nghĩa rất lớn, nó quyết định phương hướng và hoạt động sản xuất kinh doanh của một nền kinh tế nói chung và của một doanh nghiệp nói riêng. Đối với Công ty Điện lực Nghệ An, việc xác định các mục tiêu, chỉ tiêu để đưa vào kế hoạch thực hiện đòi hỏi công ty phải dựa vào các chủ trương đường lối của Đảng và nhu cầu sử dụng điện phát triển nền kinh tế địa phương của ngành mình, đồng thời dựa vào năng lực, nguồn lực của mình mà công ty xây dựng kế hoạch toàn diện. Để hoàn thành kế hoạch pháp lệnh của Điện lực 1 giao cho, công tác điều hành kế hoạch từ lãnh đạo công ty đến các chi nhánh điện có ý nghĩa rất lớn đòi hỏi có một sự thống nhất khoa học, đặt ra những biện pháp cần thiết để đưa sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả kinh tế cao, lấy thu bù chi và có lãi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Trong những năm qua thì công tác kế hoạch của doanh nghiệp Điên Lực Nghệ An đã được coi trọng. Và vai trò của nó đã được khẳng định. Tuy nhiên công tác kế hoạch tại doanh nghiệp vẫn còn có những tồn tại cần phải khắc phục. Chính vậy qua nghiên cứu công tác kế hoạch tại doanh nghiệp Điện Lực Nghệ An chúng ta thấy được những điểm hạn chế đó trong quá trình lập kế hoạch. Đồng thời chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế hoạch hóa tại doanh nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Bùi Đức Tuân đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài thảo luận này. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74939.DOC
Tài liệu liên quan