Đề tài Kế hoạch duy tu - Sửa chữa - bảo dưỡng đường bộ năm 2003 của Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234

Tài liệu Đề tài Kế hoạch duy tu - Sửa chữa - bảo dưỡng đường bộ năm 2003 của Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234: Lời nói đầu Trong điều kiện kinh tế XHCN các doanh nghiệp xây lắp mà đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước đều phải hoạt động theo một kế hoạch nhất định. Mục đích của việc lập kế hoạch là để sử dụng một cách hợp lý toàn bộ giá trị tài sản mà nhà nước giao cho doanh nghiệp trực tiếp quản lý để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.Trong phạm vi của xây dựng giao thông các mục tiêu ấy phải thể hiện cụ thể ở khối lượng công tác xây lắp, đảm bảo các công trình cầu đường đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách, phục vụ cho giao lưu kinh tế của đất nước.Theo những mục tiêu ấy, kế hoạch của doanh nghiệp phải là một kế hoạch tổng hợpcủa những vấn đề kinh tế, kỹ thuật, tài chính, xã hội…Tuy nhiên trong kế hoạch chung đó, kế hoạch nhiệm vụ sản xuất là kế hoạch khởi đầu và là cơ sở của mọi kế hoạch khác của doanh nghiệp. Công ty quả...

doc34 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế hoạch duy tu - Sửa chữa - bảo dưỡng đường bộ năm 2003 của Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong điều kiện kinh tế XHCN các doanh nghiệp xây lắp mà đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước đều phải hoạt động theo một kế hoạch nhất định. Mục đích của việc lập kế hoạch là để sử dụng một cách hợp lý toàn bộ giá trị tài sản mà nhà nước giao cho doanh nghiệp trực tiếp quản lý để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.Trong phạm vi của xây dựng giao thông các mục tiêu ấy phải thể hiện cụ thể ở khối lượng công tác xây lắp, đảm bảo các công trình cầu đường đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách, phục vụ cho giao lưu kinh tế của đất nước.Theo những mục tiêu ấy, kế hoạch của doanh nghiệp phải là một kế hoạch tổng hợpcủa những vấn đề kinh tế, kỹ thuật, tài chính, xã hội…Tuy nhiên trong kế hoạch chung đó, kế hoạch nhiệm vụ sản xuất là kế hoạch khởi đầu và là cơ sở của mọi kế hoạch khác của doanh nghiệp. Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234 là một doanh nghiệp nhà nước với hình thức tổ chức doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nứoc hoạt động công ích do đó kế hoạch nhiệm vụ sản xuất càng có vai trò quan trọng. Với những kiến thức đã tích luỹ được từ nhà trường, từ tham khảo tài liệu và xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty, qua một thời gian thực tập với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các anh chị ở Công ty, em chọn chuyên đề: “ Kế hoạch duy tu - sửa chữa - bảo dưỡng đường bộ năm 2003 của Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234” Giới thiệu về công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 234 là đoanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, trực thuộc Khu Quản lý đường bộ II - Cục đường bộ Việt Nam, có đầy đủ tư cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc lập.Trụ sở giao dịch của công ty đặt tại 26B Vân Hồ II, Quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Tiền thân của Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 234 là Phân khu quản lý đường bộ 234.Phân Khu Quản lý đường bộ 234 thuộc Khu QLĐB II là đơn vị sự nghiệp kinh tế được thành lập trên cơ sở của việc chia tách Phân khu Quản lý đương bộ 208 thành “ Phân khu quản lý đường bộ 234” và “ Công ty công trình giao thông 208” theo tinh thần quyết định ssó 936 QĐ/TCCB - LĐ ngày 03/06/1992 của Bộ trưởng Bộ GTVT và Bưu điện. Lúc này nhiệm vụ của Phân khu đường bộ 234 là : Quản lý, thu phí,duy tu sửa chữa thường xuyên cầu chương dương Quản lý 7 Km đường QL1A Quản lý 14 Km đường bắc Thăng long - Nộ bài Quản lý các thiết bị, phương tiện giao thông vượt sông, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông theo yêu cầu của cấp trên giao. Quản lý và tổ chức thu phí qua cầu đường Thăng long - Nội bài Ngoài các nhiệm vụ chính được giao, căn cứ vào khả năng vốn, thiết bị tài sản của Phân khu, Bộ GTVT đã cấp giấy phép hành nghề cho Phân khu được làm các công việc sau: Đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng Gia công cơ khí, nề, bê tông, gia công cót thép, sửa chữa và phục hồi thiết bị giao thông Xây dựng , đại tu nâng cấp các công trình giao thôngtrong phạm vi được phân cấp quản lý. Xây dựng các công trình cầu đường phục vụ giao thông nông thôn Xây dựng, tái thiết và sửa chữa lớn các công trình đường, mố cầu, cống thoát nước, các công trình dân dụng trong và ngoài ngành. Sản xuất vật liệu đẻ phục vụ giao thông và xây dựng công trình Đến năm 1996 thì nhiệm vụ quản lý các thiết bị, phương tiện giao thông vượt sông của phân khu được giao lại cho đơn vị khác trong Khu quản lý đường bộ II đảm nhận. Căn cứ vào nghị định số 22/CP ngày 22/03/1994 của chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ GTVT và căn cứ vào nghịi định 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Bộ GTVT đã quyết định thành lập các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trên cơ sở chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế : Các Phân khu quản lý đường bộ thành các Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ. Theo quyết định ssố 475 QĐ/TCCB - LĐ ngày 25/03/1998 của Bộ trưởng bộ GTVT : Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 234, trực thuộc Khu quản lý đường bộ II được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Phân khu quản lý đường bộ 234. 1.2. Đặc điểm chính của Công ty Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234 có những nhiệm vụ chủ yếu sau: + Quản lý, khai thác duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đường bộ + Đảm bảo giao thông khi có thiên tai, dịch hoạ xẩy ra trên địa bàn quản hạt được giao + Sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản nhỏ +Sản xuất vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, sửa chữa phụ trợ và kinh doanh dịch vụ khác. + Xây dựng các công trình thuỷ lợi, công trình cây xanh công viê, vỉa hè đô thị + Điện chiếu sáng công cộng, xây dựng công trình cấp thoát nước + Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp ` +Quản lý và tổ chức thu phí cầu đường Cụ thể hiện nay công ty đang ; + Quản lý, duy tu sửa chữa thường xuyên( 173 Km từ Quảng ninh đến Thanh hoá) quốc lộ 10 + Quản lý duy tu, sủ chữa thường xuyên 13,5 Km đường Thăng long- Nội bài + Thực hiện thu phí tại trạm thu phí số 2 QL 1 + Thu phí cầu Chương dương + Thu phí cầu đường Thăng long - Nội bài + Thu phí cầu Tiên cựu + Sửa chữa thường xuyên QL1A và cầu Chương dương + Sửa chữa thường xuyên đường Thăng long - Nội bài + Sửa chữa vừa và lớn, tham gia đấu thầu và xây dựng các công trình giao thông Quyền hạn của Công ty: + Công ty được quyền ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị cá nhân trong và ngoài ngành. + Công ty được quyền liên doanh, liên kết kinh tế với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. + Công ty được quyền khai thác nguồn kỹ thuật, vật tư trong và ngoài nước. + Công ty được quyền nhượng bán, cho thuê những tài sản cố định không dùng đến hay chưa dùng hết công suất. Việc nhượng bán, thanh lý các táỉan cố định thuộc vốn ngân sách nhà nước cấp Công ty phải báo cáo cơ quan chủ quanr cấp trên và cơ quan quản lý vốn và tài sản của nhà nước cho phép bằng văn bản. + Công ty được quyền hoàn thiện cơ cấu tài sản cố định theo yêu càu đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.Việc thay đổi cơ cấu tài sản cố định phải được phép của cơ quan quản lý cấp trên. Toàn bộ các hoạt động của công ty được phản ánh trong kês hoạch kinh tế xã hội, bao gồm kế hoạch pháp lệnh và kế hoạch tự tìm kiếm : +Kế hoạch pháp lệnh do cấp trên giao cho Công ty dựa theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà nước. Phần kế hoạch pháp lệnh thường chiếm 70% kế hoạch hàng năm của Công ty. + Kế hoạch tự tìm kiếm , hợp đồng kinh tế tự khai thác do công ty chủ động xây dựng trên cơ sở khai thác tiềm năng của Công ty về thiết bị, vật tư, lao động và vốn. Phần kế hoạch này phải được thể hiện vào kế hoạch hàng năm của Công ty và Khu quản lý đường bộ II để đảm bảo quản lý tập trung và thống nhất. 1.3. Giới thiệu về bộ máy quản lý của công ty Với chức năng và nhiệm vụ hiện nay, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trrưởng của Công ty theo phân cấp hiện hành của nhà nước. Các chức vụ khác do Giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm. Qua tìm hiểu thực tế thì bộ máy quản lý tổ chức sản xuất của Công ty được thể hiện qua sơ đồ mô hình sau: Hạt4 Ql10 Hạt3 Ql10 Hạt2 QL10 Hạt 1 QL10 Hạt tl-nb đội công trình Thu phí Tân đệ Thu phí Tiên cựu Thu phí Tl-nb Thu phí cd Ban kt Phòng kd phòngkhvttb Phòng TCKT Phòng QLGT Phòng tclđ Phòng HCQT PGĐ Phụ trách khvttb PGĐ Phụ trách SCTX PGĐ Nội chính Giám đốc - Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và trực tiếp phụ trách các công tác về kế hoạch, kinh doanh, tài chính kế toán cũng như các hoạt động khác nhằm giải quyết việc làm, thu nhập , đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc Công ty là 3 Phó giám đốc: - PGĐ Nội chính, kiêm bí thư đảng uỷ Công ty - Phụ trách các công tác nội chính, công tác Đảng trong cơ quan, phụ trách trực tiếp các phòng tổ chức lao động, hành chính quản trị, ban thanh tra, phụ trách công tác ATGT và công tác thu phí,…vv - PGĐ phụ trách SCTX : Phụ trách công tác quản lý và duy tu SCTX, thông qua các phòng banđể chỉ đạo cac đội quản lý cầu đường, các công tác khác như y tế, bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ người lao động, …vv - PGĐ phụ trách KH- VT- TB : Chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch, vật tư, thiết bị, phụ trách các công tác sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản các công trình cầu đường bộ, sản xuất kinh doanh ngoài, công tác công đoàn, chủ tịch hội đồng sáng kiến và cải tiến kỹ thuật, trưởng ban an toàn và bảo hộ lao động…vv Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty: *Phòng quản lý giao thông - Chịu trách nhiệm chủ yếu về kỹ thuật và tổ chức thi công công tác SCTX các tuyến đường do công ty quản lý: Tham gia giám sát kỹ thuật các công trình, hướng dẫn cho các đơn vị cấp dưới thực hiện thi công các công trình theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt, khảo sát thiết kế những công trình trong phạm vi cho phép, nghiệm thu kỹ thuật các công thình để đưa vào sử dụng.Hàng năm theo dõi và lên khối lượng các công trình, các hạng mục công trình cần xây dựng và sửa chữa cho năm sau. - Hàng quý, căn cứ vào dự toán SCTX của các đơn vị lập, căn cứ vào kế hoạch vốn được phân bổ cho các tuyến quốc lộ do đơn vị quản lý, soát xét hồ sơ dự toán về khối lượng và giá trị kinh phí trình cho giám đốc duyệt sau đó chuyển cho phòng tài chính kế toán 02 bộ để theo dõi làm việc với kho bạc, cấp phát vốn. *Phòng Kế hoạch - Vật tư - Thiết bị: - Căn cứ vào khối lượng của công tác quản lý cầu đường hàng năm, căn cứ vào kế hoạch vốn phân bổ hàng năm, căn cứ theo yêu cầu cần thiêtsuwar chữa các công trình do công ty quản lý phối hợp cùng phòng Quản lý giao thông và phong Kinh doanh lập kế hoạch quản lý và sửa chữa các công trình giao thông. Ngoài ra dựa vào năng lực sản xuất và nhân lực của đơn vị tìm kiếm ký kết các hợp đồng bên ngoài bổ sung cho kế hoạch sản xuất của Công ty. -Trên cơ sở hồ sơ thiết kế của công trình, Phòng có nhiệm vụ lập dự toán một số các công trình và trình duyệt cấp có thẩm quyền , lên phiếu giá thanh toán với bên A khi công trình hoàn thành và đã được nghiệm thu. - Quản lý máy móc thiết bị toàn Công ty, cân đối nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị giữa các đội, cho các công trình; Lập kế hoạch sửa chữa máy óc thiết bị hàng năm, theo dõi định mức kỹ thuật của từng xe máy; Lên kế hoạch đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghê. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm, quản lý cân đối vật rư cho từng công trình.Lập kế hoạch mua bán nhập xuất vật tư, phân cấp quản lý vật tư đối với đơn vị thi công. * Phòng kinh doanh: Đây là phòng mới đựoc thành lập vào năm 2003, nhiệm vụ của phòng là phụ trách công tác kỹ thuật, dự toán của các công trình sửa chữa vừa và lớn. * Phòng tổ chức lao động - Quản lý, theo dõi toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty - Căn cứ vào kế hoạch hàng năm, lập kế hoạch định mức lao độngtiền lương đối với cấp trên và căn cứ sản lượng thực hiện được giao cho các đội tiến hành lập định mức tiền lương trên đơn vị sản phẩm và hướng dẫn các đơn vị cấp dưới thực hiện việc chi lương, chia thưởng theo đúng chế độ chính sách của nhà nước quy định - Lập kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên toàn Công ty - Theo dõi công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, an ninh trật tự. * Phòng tài chính kế toán: - Hàng năm lập kế hoạch kinh tế tài chính như lập kế hoạch thu phí, lập kế hoạch thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Phối hợp với phòng Kế hoach- Vật tư - thiết bị lập kế hoạch đầu tư , sửa chữa máymóc thiết bị Công ty. - Hàng quý căn cứ nhiệm vụ kế hoạch được giao, kết hợp cân đối vốn kinh doanh lập kế hoạch vay vốn ngân hàng và vay các đối tượng khác. - Lập kế hoạch chi tiêu cân đối tài chính , dự kiến lợi nhuận thực hiện được trong năm. - Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp phát và tình hình sử dụng các khoản thu chi phát sinh ở các đơn vị. - Kiểm tra việc chấp hành dự toán thu chi, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước tại các đơn vị. - Lập kế hoạch inấn và sử dụng vé thu phí cầu đường, quản lý và cấp phát cho các đơn vị sử dụng. - Theo dõi cấp phát và thanh toán kinh phí cho các đơn vị cấp dưới. - Thường xuyên đối chiếu công nợ, phân loại ccông nợ đối với các đơn vị có liên quan. - Hàng quý, hàng năm lập báo cáo quyết toán tổng hợp công tác thu phí với cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính. Lập báo cáo tài chính phản ánh hình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. * Phòng hành chính quản tri; - Quản lý toàn bộ công tác văn phòng của Công ty như hội, họp, văn thư, trang thiết bị văn phòng, theo dõi về nhà cử đất đaicủa Công ty; quản lý công tác y tế cơ quan. *Ban thanh tra; Chịu trách nhiệm về công tác thu phí. *Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc trong Công ty : Nói chung, Công ty lập kế hoạch sản xuất chung cho năm sau đó cân đôis và phân giao cụ thể cho từng hạt và từng đội, hỗ trợ các hạt và đội các công tác như thiết kế, quản lý thi công, giám sát chất lượng và thanh quyết toán với chủ đầu tư. + Đội thu phí : Làm nhiệm vụ quản lý và tổ chức thu phí. + Hạt quản lý : Làm nhiệm vụ quản lý, duy tu sửa chữa thưỡng xuyên cầu, đường, đảm bảo giao thông thông suốt, theo dõi, tổng hợp báo cáo kỹ thuật của cầu, đường trên đoạn đường đã được giao trên cơ sở phối hợp với các phòng ban chức năng của Công ty ngoai ra cũng có thể tham gia sửa chữa vừa và lớn. + Đội công trình: Làm nhiệm vụ sửa chữa, nâng cấp, sửa chữa lớn các công trìnhgiao thông, xây dựng cầu cống vừa và nhỏ, gia công cơ khí, sản xuất các phụ kiện phục vụ cho công trình giao thông. Đặc biệt các khối lượng công tác nhận thầu ngoài do đội công trình đảm nhân thi công. Nhiệm vụ cụ thể của đội tuỳ theo từng thời kỳ và phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất hàng năm của Công ty. kế hoạch duy tu - bảo dưỡng - sửa chữa đường bộ 2.1. Khái quát chung về kế hoạch nhiệm vụ sản xuất Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234 là một doanh nghiệp hoạt động công ích trực thuộc Khu quản lý đường bộ II, nhiệm vụ của công ty được thể hiện trên 3 lĩnh vực chủ yếu: Quản lý khai thác cầu đường bộ, sửa chữa cầu đường bộ, tổ chức thu phí cầu đường bộ. Vì vậy kế hoạch hàng năm của công ty phải thể hiện rõ các lĩnh vực hoạt động này và được chia thành kế hoạch pháp lệnh và kế hoạch tự tìm kiếm. 2.1.1. Kế hoạch pháp lệnh: Là kế hoạch được cấp trên trực tiếp giao xuống hàng năm cho công ty dựa theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà nước mà cụ thể là của Cục đường bộ Việt Nam, Khu quản lý đường bộ II. Bản thân kế hoạch giao xuống cũng được chia ra thành 2 lĩnh vực, đó là ; +Kế hoạch quản lý và sửa chữa cầu đường bộ +Kế hoạch thu - chi lệ phí qua cầu đường bộ * Kế hoạch quản lý và sửa chữa cầu đường bộ : Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của đơn vị, căn cứ vào quy trình quy phạm quản lý và sửa chữa cầu đường bộ đã được Bộ giao thông vận tải, Cục đường bộ việt nam phê duyệt và căn cứ vào tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu đường bộ, hàng năm Khu quản lý đường bộ II giao kế hoạch xuống cho công ty thực hiện. Trong kế hoạch giao xuống thể hiện rõ các phần như như công tác quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ, công tác sửa chữa vừa cầu đường bộ và công tác sửa chữa lớn cầu đường bộ. Riêng công tác quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường thì căn cứ vào quy trình quy phạm cũng như các chỉ tiêu về kinh tế … nên kế hoạch hàng năm giao xuống khá ổn định, kế hoach này sẽ được chi tết ở các phần sau. Đối với công tác sửa chữa vừa và lớn để có căn cứ để giao kế hoạch cho sát thực tế, hàng năm Công ty phải theo dõi, thống kê, lập báo cáo chi tiết về tình trạng cầu đường, đề xuất các biệ pháp khắc phục trình lên Khu quản lý đường bộ II và Cục đường bộ Việt Nam xem xét và có hướng bố trí kinh phí để sửa chữa.Tuy nhiên khối lượng các công tác này có thay đổi tăng giảm trong năm do phát sinh khối lượng công việc mới và do việc bố trí kinh phí và điều kiện thực tế khi thực hiện kế hoạch.Thường thì Khu quản lý đường bộ II giao nhiệm vụ bổ sung và cuối năm tiến hành chỉnh lý kế hoạch cho công ty. Căn cứ vào kế hoạch được giao, hàng quý công ty sắp xếp khối lượng và lập dự toán cho mỗi hạng mục công trình của công tác quản lý và sửa chữa thường xuyên. Cuối mỗi quý khu tiến hànhkiểm tra nghiệm thu theo khối lượng và các chỉ tiêu đề ra, trên cơ sở đó công ty lập thành bản thanh quyết toán từng quý cho khối lượng công tác này. Đối với các công trình và hạng mục công trình sửa chữa vừa , sửa chữa lớn thì phải lập hồ sơ thiết kế và dự toán trình duyệ cấp trên làm căn cứ để thi công , nghiệm thu và thanh quyếttoán công trình . Việc bố trí thời gian thi công cho từng công trình trong năm do công ty chủ động sắp xếp sao cho phù hợp với thời tiết, với khả năng của công ty tại từng thời điểm và báo cáo lên cấp trên để có hướng chỉ đạo cụ thể. Vấn đề này sẽ được làm rõ hơn ở phần sau. * Kế hoạch thu - chi lệ phí qua cầu đường bộ : Hàng năm căn cứ vào đơn giá của từng loại vé do bộ tài chính quy định, căn cứ vào lưu lượng xe qua lại (Hiện nay ở một số cầu và đường đã được lắp đặt thiết bị đếm xe ví dụ cầu Chương Dương và đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, vì vậy việc đếm lưu lượng xe qua lại tương đối chính xác ), ngoài ra còn căn cứ vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ước tính để làm căn cứ lập kế hoạch thu - chi trình 2 Bộ duyệt, hiện nay việc duyệt kế hoạch thu chi đã được uỷ quyền cho Cục đường bộ Việt Nam, Cục sẽ ra văn bản duyệt khi đã có ý kiến tham gia của 2 Bộ. Kế hoạch chi hàng năm căn cứ vào định biên cán bộ công nhân viên được duyệt , thực hiện theo đúng các chế độ chính sách của Nhà Nước và háng năm thay đổi theo tinh thần của các thông tư liên bộ hướng dẫn cụ thể .Trong kế hoạch chi thể hiện chi tiết từng hạng mục phải chi như lương ,bảo hộ lao động, độc hại , tiền in ấn vé, tiền sửa chữa bảo trì trạm, tiền điện chiếu sáng, tiền thưởng doanh thu ,…Sau khi xem xét kiểm tra, Cục đường bộ ra văn bản duyệt kế hoạch thu - chi trong năm và gửi xuống để Công ty thực hiện . Để hoàn thành kế hoạch thu chi được giao, Công ty luôn luôn chú trọng công tác giáo dục ý thức tự giác của CBCNV làm nhiệm vụ soát vé và bán vé, đề ra những biện pháp tăng cường công tác quản lý tránh thất thoát cho Nhà Nước(Ví dụ như kiểm tra đột xuất, theo dõi …). 2.1.2. Kế hoạch tự tìm kiếm Để đảm bảo việc làm, tăng thu nhập cho CBCNV, hàng năm Công ty phải giao dịch, ký kết các hợp đồng với bên ngoài dưới nhiều hình thức như liên doanh, chỉ định thầu, đấu thầu công trình,…. Để phát huy hết khả năng của CBCNV, ngay trong đại hội công nhân viên chức hàng năm Công ty đã đưa ra thông qua chế độ thưởng tìm kiếm việc làm . Chính vì vậy trong những năm qua ngoài kế hoạch được giao, công ty đã ký kết được nhiều các hợp đồng ngoài vừa giải quyết thêm được viêc làm vừa tăng thu nhập cho CBCNV. 2.2. Kế hoạch duy tu - bảo dưỡng - sửa chữa đường bộ năm 2003 2.2.1. Cơ sở Đường bộ đưa vào khai thác sử dụng do tác động của bên ngoài như tác động của con người, của thiên nhiên và sự diễn biến theo thời gian của bản thân công trình gây ra. Công tác bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, sửa chữa vừa và sửa chữa lớn được thực hiện thông qua việc theo dõi tình trạng công trình đường bộ, tổ chức giao thông thanh tra kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và bảo dưỡng thường xuyên cũng như sửa chữa vừa và sửa chữa lớn các tuyến đường dể duy trì tình trạng bình thường của các công trình đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông trên các tuýên, giảm tối đa những thiệt hại có thể có do việc khống đảm bảo tiêu chuẩn của các tuyến đường , hạn chế tối đa sự phát triển hư hỏng từ hư hỏng nhỏ trở thành hư hỏng lớn. + Công tác quản lý là số lượng lao động trực tiếp thực hiện công việc thanh tra, kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thu thập ssố liệu thường trực chống lũ ,bão khơi thông dòng chảy, phát cây,dãy cỏ, làm vệ sinh…vvđược định mức cho 1 km đường / năm, 1 md cầu / năm tương ứng với các loại địa hình và loại kết cấu công trình + Công tác bảo dưỡng thường xuyên các bộ phận kết cấu công trình là định mức khối lượng giới hạn cho mỗi loại công tác cần bảo dưỡng cho 1km đường/năm, 1md cầu/ năm tương ứng với các loại địa hình và loại kết cấu công trình cầu, đường. + Đối với sửa chữa vừa và sửa chữa lớn: Đây là trường hợp mà sau khi đã thực tế kiểm tra, xem xét hiện trường cho thấy múc độ hỏng hóc lớn, làm thay đổi kết cấu công trình.Tuỳ thuộc vào chi phí cần thiết để sửa chữa công trình hay hạng mục công trình đó mà công ty lập danh mục đầu tư hoặc báo cáo đầu tư hoặc baó cáo nghiên cứu khả thi trình lên cấp trên, nếu được xét duyệt và đồng ý cấp vốn, công ty sẽ tiến hành thực hiên. 2.2.2Xây dựng kế hoạch a- Căn cứ * Hiện trạng các tuyến đường Tháng 10 - 12 năm 2002 công ty tiến hành bố trí nhân lực và máy móc thiết bị cần thiết để tiến hành kiểm tra tình trạng của cầu và đường trên tất cả các tuyến mà công ty được giao nhiệm vụ quản lý. Cụ thể là cần phải kiểm tra những yếu tố cơ bản sau: Nền đường : Kiểm tra sụt lở, đất phụ nền, lề đường, hệ thống mương rãnh thoát nước . Mặt đường : Đo cường độ mặt đường, độ nhám, độ xóc bằng phẳng, xóc gồ ghề kiểm tra ổ gà, bùn lún lõm, xử lý cao su, rạn nứt trên mặt đường, sức chịu tải so với tiêu chuẩn …vv Hệ thống an toàn giao thông : Kiểm tra sơn cọc tiêu, biển báo, cột km, cột thuỷ khí, cột mốc lộ giới, lớp phản quang, giải phân cách, tường phòng vệ, vạch kẻ đường…vv Công trình cầu : Tiến hành kiểm tra các bộ phận của cầu: mố trụ cầu, kết cấu nhịp, mặt cầu, lan can… theo các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn đường bộ tương ứng với các cấp đường như sức chịu tải, độ mở rộng vết nứt,…vv * Hạn mức được duyệt Căn cứ vào hạn mức được duyệt của năm trước tức là chi phí để tiến hành bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên cho 1 km đường hay 1md cầu trong một năm tuỳ vào từng loại đường và từng loại cầu. b- Lập kế hoạch Phòng QLGT tiến hành hoạch định trên cơ sở hiện trạng và hạn mức được duyệt. Việc hoạch định được thực hiện bằng cách dựa vào tài liệu vừa điều tra tình trạng các tuyến ở trên mà phân ra thứ tự ưu tiên theo mức độ hư hỏng cụ thể: + Loại 1 : Là loại khẩn cấp cần phải được xử lý ngay nếu như không được xử lý kịp thời thì sẽ có thể gây mất an toàn giao thông và thiệt hại nặng nề về người và của cải. + Loại 2 : Cần xử lý nhưng mức độ nguy hiểm chưa cao + Loại 3 : Mức độ bình thường + Loại 4 : Dưới mức bình thường -`Đối với loại 1 : Công ty làm tờ trình cho vào công trình xử lý đột xuất và hồ sơ kèm theo trình lên cấp trên đè nghị duyệt và thực hiện làm ngay. Với các loại còn lại, tiến hành lập chi tiết về các hư hỏng và các khái toán cho những khối lượng cần sửa chữa . Những hư hỏng nhỏ, hạng mục cần sửa chũa nhỏ được cho vào phần sửa chữa thường xuyên, các hư hỏng khác thì tuỳ vào mức độ cụ thể mà cho vào sử chữa vừa vầ lớn. -Đối với cầu nằm trên đường có độ dài > 25 m thì phải tính riêng và lập theo đơn giá md cầu trong một năm. Đơn giá được lập theo địng mức “ Bảo dưỡng thường xuyên đường bộ “ ban hành kèm theo Quyết định số 3479/2001/QĐ- BGTVT ngày 19 tháng 10 năm 2001 của Bộ Giao thông vận tải. Sau khi tổng hợp, Công ty làm đệ trình lên Khu quản lý đường bộ II, cụ thể năm 2003 như sau: Đề nghị kế hoach năm 2003 của công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234 TT Hạng mục Đvị K lượng chủ yếu Đề nghị kế hoạch năm 2003 Khối lượng 2003 (I + II + III + IV) 20.417,00 I Sửa chữa thường xuyên 2.520,00 A Quốc lộ 1 A và cầu Chương dương 1.780,00 1 Sửa chữa thường xuyên Ql 1A ( Km 162 - 169) Km 7 2 Sửa chữa thường xuyên 1200 m cầu chương dương và 930 m nút giao thông Nam Chuơng dương M 2130 B Cầu đường Thăng long - Nội bài 420,00 1 Sửa chữa thường xuyên đường Thăng long - Nội bài Km 14,57 2 Sử chữa thường xuyên các cầu trên tuyến M 195 C Đường Láng - Hoà Lạc 320,00 1 Sửa chữa thường xuyên các cầu trên tuyến M 541 2 Sửa chữa thường xuyên đường Km 28 II Sửa chữa vừa 4.275,00 A Cầu đường Thăng long - Nội bài 1.480,00 1 Xử lý vết nứt mặt đường toàn tuyến M2 2800 2 Tăng cường hệ thống an toàn giao thông 7 nút giao M2 1098,4 3 Xây dựng nhà hạt quản lý M2 150 4 Xử lý trơn trượt toàn tuyến Km 1+600 - km 8+250 M2 5000 B Đường Láng - Hoà Lạc 1.263,00 1 Xử lý lún đầu cầu Xử lý lún võng đường M2 1540 2 Tăng cường hệ thống an toàn giao thông trên tuyến M2 2100 3 Sửa chữa tôn sóng trụ tiêu toàn tuyến M2 7798,7 4 Nhà hạt quản lý M2 150 C Quốc lộ 1 A và cầu Chương dương 1.532,00 1 Xử lý nền mặt đường Km 162- 166 QL1A M2 9465 2 Thay thế mặt đường BTN bằng mặt đường BTXM km 166+ 076 M2 1020 3 Nhà hạt quản lý cầu Chương dương M2 200 III sửa chữa lớn 13.422,00 A Quốc lộ 1 A và cầu Chương dương Theo DA của cục ĐBVN 12.972,00 1 Sơn dàn thép cầu chương dương từ mặt cầu trở xuống M2 64006 2 Sử chữa lại 13 gối cầu B0 bị nghiêng Gối 13 3 Xử lý vết nứt trụ T1, T6, T8a, T9 cầu CD TB B Cầu đường Thăng long - Nội bài 450,00 1 Đắp đất nút K0 đường TL - NB M3 6731 IV Sửa chữa đột xuất 200,00 1 Công tác Đ B G T đột xuất do bão lụt gây ra Xử lý cao su, bù vênh, láng 2 lớp TB 200,00 Khu quản lý đường bộ II căn cứ vào : + Quyết định của Cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam về việc giao kế hoạch SCĐB năm 2003 cho Khu quản lý đường bộ II (Khu II căn cứ vào số vốn mà Cục đường bộ việt nam cấp trong năm, khu sẽ giữ lại 1 phần cho hoạt động của khu theo các quy định, 1 phần cho dự phòng nhằm dự trù cho các phát sinh sau này nếu có, phần còn lại Khu sẽ phân phối cho các công ty trực thuộc ) + Đề nghị của trưởng phòng kinh tế kế hoạch Khu quản lý đường bộ II + Tình trạng về mức độ hư hỏng của các tuyến thông qua việc kiểm tra thực tế của Khu. + Số lượng km đường, md cầu + Đề nghị của công ty QL&SCĐB 234 Từ đó Khu giao kế hoạch nhiệm vụ sản xuất Công ty năm 2003 như sau: Đơn vị tính :1 triệu đồng Biểu 01 Hạng mục Kh 2003 Vốn tt Ghi chú Tổng số 23.969 6.572 Cả nợ 2002 I .Trả nợ SCV 2002 5.470 3.702 II. Kế hoạch 2003 18.499 2.870 Có biểu chi tiết kèm theo 1/ Sửa chữa thường xuyên 2.565 2.520 Cả nợ 2002 2/Sửa chữa vừa 10.934 300 3/ Nhận thầu ngoài 5.000 Biểu chi tiết: kế hoạch sửa chữa đường bộ năm 2003 TT Hạng mục Đ vị KH GIAO K.lượng Sản lượng (1triệu đồng) Vốn cấp (1 triệu đồng) Tổng số 23.969,64 6.572,00 Khối lượng nợ chuyển sang năm 2003 5,470.64 3.702,00 1 Hạ độ cao mặt đường cải tạo HTTN Cầu Chui 332,00 332,00 2 Sơn vạch báo hiệu Quốc lộ 2+3 117,00 117,00 3 Cải tạo hệ thống thoát nước Cầu Chui 748,34 4 Thay thế bổ sung biển báo Km 0 - Km 13+850 Tlong- NB 655,19 5 Sơn kẻ đường Km 47- Km 62 QL5 192,00 6 Nhà hạt qủan lý cầu Chương dương 169,00 188,00 7 Bù lún đầu cầu Km 2+174- 30+169 Tl-NB 374,69 375,00 8 Xây dựng trạm thu phí Láng - Hoà lạc 878,00 878,00 9 Sửa chữa mặt đường TL- NB 1.066,59 1.066,00 10 Sửa chữa mặt cầu Chương dương 743,39 746,00 11 Sửa chữa mặt đường km 162- Km 166 QL1 194,44 Khối lượng 2003(I+II+III+IV+V) 18.499,00 2.870,00 I Sửa chữa thường xuyên (A+B+C) 2.565,00 2.520,00 A Quốc lộ 1A và cầu Chương dương 219,00 219,00 1 Sửa chữa thường xuyên QL 1A (Km162-166+030) Km 4,03 100,00 100,00 2 Sửa chữa thường xuyên Cầu Chương dương m 1200 119,00 119,00 B Cầu đường Thăng long- Nội bài 586,00 541,00 1 SCTX đờng+ cầu trên đường Km 14,57 366,00 321,00 2 Điện chiếu sáng đường 220,00 220,00 C Đường10 1760 1760 II Sửa chữa vừa (A+B+C+D) 10.934,00 300,00 A Đường Láng - Hoà lạc 2.213,00 0,00 1 Xử lý lún hai đầu cầu 2 Tăng cờng hệ thống an toàn trên tuyến B Quốc lộ 1A và cầu Chương dương 5.600,00 200,00 1 Trạm thu phí Nam đuống 2 Trạm thu phí số 2 C Quốc lộ 6 723,00 0,00 1 Bù vênh vá láng mặt đường M2 2 Xử lý cao su, bù vênh và láng nhựa M2 D Quốc lộ 3 1.605,00 100,00 1 Bù vênh vá láng mặt đường M2 III Sửa chữa đột xuất 793,00 50,00 1 Biển báo 2 Phân luồng giao thông bắc Cầu Chương dương IV Nhận thầu ngoài 5.000,00 0,00 1 Cải tạo hành lang khu phố cổ Hà nội 2 Một số công trình khác So sánh với đề nghị kế hoạch của ta thấy Công ty : - Tổng số vốn kế hoạch đề nghị: 20.417,000 - Tổng số vốn đựoc chấp nhận trong kế hoạch giao : 18.499,000, đạt 90.6 %.Đây là con số khá cao, tuy nhiên đây mới chỉ là con số tương đối, sau này, khi dự toán được duyệt thì đó mới là văn bản chính thức có ý nghĩa pháp lý. (Đầu năm Khu tạm giao kế hoạch quý I cho công ty còn kế hoach chung cho cả năm thường được giao vào cuối quý I.) 2.2.3Tổ chức thực hiện kế hoạch Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được giao Công ty triển khai tổ chức thực hiện, cụ thể: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, Giám đốc công ty giao nhiệm vụ cho các phòng, sau đó các phòng giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị cấp dưới, ở đây em đi sâu vào kế hoach sửa chữa thường xuyên. *Kế hoạch sửa chữa thường xuyên: Kế hoạch sửa chữa thường xuyên được lập theo quý. Vào đầu quý I Khu II có văn bản tạm giao kế hoạch sửa chữa đường bộ trong quý I cho Công ty.(Vì lúc này chưa có kế hoạch tạm giao cho năm),Phòng KH - VT - TB sẽ nhận kế hoạch và giao cho Phòng QLGT triển khai. Sau khi nhận được văn bản, Phòng QLGT phối hợp với các phòng ban chịu trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện kế hoạch. - Với kế hoạch chung của năm : Thường trong quá trình thực hiện có nhiều yếu tố cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế do đó vào cuối quý 3, đầu quý 4 trên cơ sở kiến nghị của Công ty, Khu II sẽ có một kế hoạch điều chỉnh.. Căn cứ vào nguồn vốn sửa chữa thường xuyên và kế hoạch khối lượng do Khu II giao đầu quý I, các quý sau sẽ căn cứ vào kế hoạch năm. Công ty sẽ phân bổ ra cho từng tuyến. Sau đó tiến hành lập khối lượng và đơn giá cụ thể cho từng Km đường, md cầu trong quý, tức là phải lập Tờ trình khối lượng, dự toán trình lên Khu ( Trên cơ sở quyết định giao kế hoạch của Khu, khối lượng thực tế yêu cầu và các thể chế hiện hành của Nhà Nước) xin được duyệt. Tuỳ từng công trình mà Phòng QLGT hoặc Phòng KH-VT-TB sẽ lập dự toán. Chỉ khi Khu duyệt dự toán thì kế hoạch của Công ty mới chính thức có ý nghĩa pháp lý và Công ty căn cứ vào đó để chính thức giao công việc cho các đơn vị đây là cơ sở cho việc triển khai thực hiện và nghiệm thu, thanh toán. *Cơ sở lập dự toán + Căn cứ - Định mức dự toán XDCB số 1242/ 1998 / BXDVKT - Định mức dự toán công tác sửa chữa trong XDCB số : 29 / 2000/QĐ -BXBXD - Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ số : 3479 / 2001/ QĐ BGTVT + Về chi phí nhân công Căn cứ thông tư số 03 /2003/NĐ - CP ngày 15/1/2003 của Chính Phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp XH và đổi mới một bước chế quản lý tiền lương + Về đơn giá vật liệu - Theo quyết định số : 24/ 1999/QĐUB của UBHC TP Hà nội, quyết định số : 54/2001/QĐ - UB ngày 12/7/2001 của UBHC TP Hà nội V/v : Ban hành đơn giá công tác sử chữa XDCB TP Hà nội, thông báo ssố : 02/TBVL - LS ngày 12/8/2002 của Liên sở Tài chính vật giá - Sở XD V/v : Điều chỉnh giá vật liệu XD đối với khối lượng xây lắp thực hiện từ 1/8/2003. và một số báo giá khác. + Về giá ca máy - Theo quyết định số : 1260 /1998 BXD ngày 28/11/1998 của Bộ Xây Dựng, phàn chi phí nhân công trong máy vẫn áp dụng lương tối thiểu 144.000 đồng. Việc duyệt dự toán được căn cứ vào Văn bản của Khu quản lý đường bộ II về việc tạm giao kế hoạch sửa chữa đường bộ quý cho Công ty, định mức sửa chữa thường xuyên đường bộ, thực trạng đường bộ trên các tuyến, hồ sơ dự toán do công ty trình lên và một số văn bản khác có liên quan Nội dung của văn bản duyệt bao gồm các vấn đề sau : *Các mục tiêu cần đạt: - Công tác quản lý - Công tác an toàn giao thông - Công tác nền mặt đường và thoát nước - Công tác mặt đường - Công tác sửa chữa công trình * Kinh phí - Tổng kinh phí Sau khi Dự toán được duyệt, Công ty căn cứ vào kế hoạch quý để phân chia công việc cụ thể cho từng tháng, từ tình hình thực tế cầu đường trong phạm vi Đội hoặc Hạt quản lý. Phòng QLGT giao khoán khối lượng theo tháng bằng các văn bản giao việc(Phiếu giao việc hoặc bản giao khoán khối lượng) Nội dung bản giao khoán khối lượng + Căn cứ + Mục tiêu cần đạt + Khối lượng (Có bảng khối lượng chi tiết kèm theo, bảng được lập trên cơ sở đi thực tế hiện trường và thống nhất khối lượng giữa Công ty với đơn vị quản lý, thống kê khối lượng công tác QL & SCTX đường bộ và khối lượng SCTX công trình trên tuyến) - Đơn giá : Theo đơn giá đã được Khu quản lý đường bộ II duyệt. -Đinh mức giao khoán : Theo định mức 3479/QĐ - BGTVT ngày 9/10/2001 của bộ GTVT và thực tế từng tuyến đường của đơn vị quản lý. + Kinh phí - Tạm tính - Thanh toán theo dự toán được duyệt +Thời gian thực hiên (Thường là một tháng) Công ty Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của công ty và khả năng của hạt, giao việc cho Hạt qua Phiếu giao việc Nội dung của Phiếu giao việc bao gồm : +Hạng mục công việc +Vật tư +Kinh phí +Thời gian thực hiện Nhận được khối lượng từ trên giao, đơn vị lập ra tiến độ cụ thể hơn, bố trí nhân lưc và máy móc thiết bị thực hiện. Về phần vật tư và máy móc thiết bị Phối hợp giữa đợn vị và phòng KH-VT-TB, trong một số trường hợp đơn vị phải tự lo việc đảm bảo vật tư sao cho đúng chủng loại, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật với hoá đơn, chứng từ và chứng chỉ đầy đủ.Trong quá trình thi công đơn vị thường phải chịu chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông cũng như an toàn lao động chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt như có sự cố do khách quan xẩy ra trên tuyến. Trong quá trình thực hiện, các phòng căn cứ vào chức năng của mình có trách nhiệm tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. Về chi phí thực hiện, Công ty tạm tính và cho đơn vị ứng trước một phần (thường là 70%), sau này Công ty thanh toán cho đơn vị theo khối lượng thực tế và đơn giá dự toán được duyệt ( Giá trị khối lượng thực tế không được lớn hơn giá trị dự toán được duyệt trước đó, nếu giá trị thực tế lớn hơn mà không được chứng nhận và đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thì phần này sẽ không đuợc thanh toán) . Trong qua trình thực hiện nếu có khối lượng phát sinh hoặc có vấn đề gì cần giải quyết mà đơn vị không tự giải quýêt được hay không thuộc phạm vi chức năng thì đơn vị phải trình báo lên Công ty, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà Công ty có biện pháp giải quyết. Ví dụ do thiên tai bảo lụt gây ra hỏng hóc lớn khi đó đơn vị phải có văn bản trình lên Công ty, Công ty cho người xuống kiểm tra xem xét cụ thể , sau đó tuỳ vào mức độ hư hỏng thực tế (mức độ cấp thiết của việc sửa chữa và kinh phí dự tính cho việc sửa chữa đó ) mà Công ty trình lên Khu quản lý đường bộ II để Khu xem xét và kết hợp xử lý. Nếu mức độ nghiêm trọng hơn thì Công ty phải trực tiếp có văn bản đệ trình lên Cục đường bộ Việt Nam để được xem xét, giải quyết. Trong văn bản duyệt hồ sơ dự toán của Khu quản lý đường bộ II, những mục tiêu cần đạt mang tính chất chung cho tất cả các tuyến, nhưng khi Công ty giao kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị thì tuỳ vào thực trạng của tuyến mà đưa ra các mục tiêu cần đạt một cách cụ thể, sau này nó được lấy làm căn cứ để nghiệm thu. 2.2.4.Kiểm tra kế hoach Công ty có trách nhiệm kểm tra trong suốt quá trình các đơn vị thực hiện kế hoạch, nếu có sai phạm hoặc vấn đề phát sinh thì cùng nhau thoả thuận và tìm cách giải quyết. *Nghiệm thu theo tháng: Hàng tháng Công ty, cụ thể là phòng quản lý giao thông sẽ đi kiểm tra khối lượng và xác định khối lượng hoàn thành. đi kiểm tra kế hoạch và tổ chức nghiệm thu cho các đơn vị. Nội dung kiểm tra bao gồm : - Kiểm tra hiện trường cầu đường - Công tác nội nghiệp tại văn phòng đơn vị - Công tác giao khoán, nghiệm thu khoán QL & SCTX của đơn vị với các tổ và người công nhân - Tình hình QL & SCTX cầu đường và các công tác vật tư, tổ chức, tiền lương, tài chính liên quan đến SCTX. Khồi lượng công tác có được nghiệm thu hay không là phải căn cứ theo kế hoạch mà đơn vị đã được giao, có đạt được mục tiêu đề ra hay không cũng như kết quả kiểm tra các nội dung trên. Nếu chưa đạt yêu cầu thì công ty có yêu cầu cụ thể với những công tác chưa đạt với đơn vị thực hiên để đơn vị làm lại cho đến khi đạt yêu cầu. Nếu đơn vị có vi phạm thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà công ty có biện pháp xử lý. Hội đồng nghiệm thu bao gồm đại diện của đơn vị thực hiện và đại diện ban nghiệm thu Công ty (Thường là 1 Phó giám đốc và đại diện cho các phòng QLGT, KH - VTTB, TCKT, TC- LĐ) * Nội dung nghiêm thu : - Công tác quản lý cầu đường ( Đếm xe, kiểm tra hàng tháng, kiểm tra định kỳ năm, kiểm tra đột xuất, trực bão lũ, cập nhật số liệu cầu đường) - Công tác sửa chữa ( Không dùng vật liệu) ( Phát cây, cắt cỏ, bạt lề đường,vết rãnh, sửa mái ta luy, khơi rãnh trời mưa, nắn sửa cọc tiêu, biển báo vệ sinh mặt đường, giải phân cách) + Những tồn tại + Tỷ lệ hoàn thành (%) + Thành tiền - Công tác sửa chữa có sử dụng vật liệu (Vá ổ gà,xử lý cao su nền đường, thay thế biển báo, …vv) + Sửa chữa nền đường + Sửa chữa mặt đường + An toàn giao thông - Công tác sửa chửa công trình (Thông thoát nước, sữa chữa nhỏ…vv) + Những tồn tại + Giá trị hoàn thành Sau khi nghiệm thu đạt yêu cầu, Công ty sẽ thanh toán cho đơn vị. *Nghiệm thu theo quý - Công ty nghiệm thu với đơn vị: Vào cuối các quý (Thường thì việc nghiệm thu quý này được thực hiện vào đầu quý sau ), Công ty xuống các đơn vị để tiến hành xác đình khối lượng công việc và nghiệm thu công tác Quản lý và sửa chữa thường xuyên trong quý cụ thể: Căn cứ vào nhiệm vụ QL & SCTX do Khu quản lý đường bộ II giao cho Công ty , căn cứ vào bản giao khoán mà Công ty giao cho đơn vị cũng như tình hình cầu đường trong phạm vi đơn vị quản lý và khối lượng công việc đã thực hiện trong quý. Ban nghiệm thu Công ty nghe báo cáo của đơn vị về tình hình thực hiện các mục tiêu quản lý và khối lượng sửa chữa cầu đường của đơn vị trong quý, sau đó đi nghiệm thu thực tế hiện trường đối chiếu với các nội dung giao khoán và thực tế trên tuyến, Ban sẽ nghiệm thu các công tác đã đạt yêu cầu và xác nhận khối lượng công việc hoàn thành cho đơn vị. Khu quản lý đường bộ II nghiệm thu với Công ty : Nếu như việc nghiệm thu ở trên là mang tính nội bộ thì cuố quý Sau khi Công ty nghiệm thu với đơn vị, Khu II sẽ tiến hành nghiệm thu tại Công ty. Giá trị khối lượng được nghiệm thu này mới có ý nghĩa pháp lý, là cơ sở trực tiếp cho việc thanh quyết toán. Hội đồng nghiệm thu gồm đại diện của Khu QLĐB II và đại diện của Công ty, trong quá trình làm việc,hội đồng nghiệm thu nghe Lãnh đạo Công ty báo cáo về hình thực hiện công tác duy tu - bảo dưỡng - sửa chữa thường xuyên đường bộ. Sau đó hội đồng sẽ đi kiểm tra và nghiệm thu thực tế trên toàn tuyến và nghiệm thu chi tiết một ssố đoạn đường và một số cầu cống, công trình vv…Đối chiếu với bản duyệt dự toán và các mục tiêu giao khoán của Khu giao cho Công ty và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của công tác duy tu - sửa chữa - bảo dưỡng đường bộ. Hội đồng sẽ đi đến thống nhất nghiệm thu và đánh giá, nội dung của biên bản nghiệm thu: + Đồng ý nghiệm thu những công tác : + Giá trị thanh toán : (Có bảng giá trị thanh toán khối lượng thực hiện kèm theo) + Những công việc cần chuyển sang làm tiếp trong quý sau : + Một số điểm cần lưu ý: Giá trị thanh toán tổng cộng sẽ là tổng hợp của giá tri thanh toán của từng khối lượng công tác, mỗi công tác sẽ có thanh toán chi tiết. Nội dung của giá trị thanh toán bao gồm những khoản mục chi phí sau: (1)- Chi phí nhân công (2)- Chi phí vật liệu (3)- Chi phí máy Chi phí trực tiếp : TT = (1+2+3) (4)- Chi phí chung : C = 66% NC (5)- Thu nhập chịu thuế tính trước : TL = 6% (TT+C) Giá trị xây lắp trước thuế : GTXLTT = ( TT+ C +TL) (6)- Thuế VAT 5% GTXLTT Giá trị xây lắp sau thuế : GTXLST = (GTXLTT + VAT) (7)- Chi phí lập dự toán 0.5 % GTXLTT Tổng cộng : Giá trị thanh toán * Đối với sửa chữa vừa và lớn: Sau khi Công ty có dề nghị kế hoạch đầu năm, Khu quản lý đường bộ II đi khảo sát sơ bộ từ đó xác định được khối lượng và chi phí tương ứng mang tính tương đối.Có khối lượng và chi phí sơ bộ, Khu trình lên Cục ĐBVN xem xét để Cục cho phép thực hiện đầu tư. Sau khi xem xét, kiểm tra Cục có quyết định cho phép triển khai thực hiện đầu tư các Công trình, Hạng mục công trình trên cơ sở cân đối nguồn vốn trong năm. Trong quyết định đầu tư, Cục sẽ giao cho Khu quản lý đường bộ II đứng ra làm chủ đầu tư, Khu có thể tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. - Đối với công trình có giá trị < 1 tỷ, Khu lập danh mục đầu tư - Đối với công trình có giá trị từ 1 - 3 tỷ, Khu lập báo cáo đầu tư - Đối với công trình có giá trị lớn hơn, lập báo cáo nghiên cứu khả thi Việc lập danh mục đầu tư hoặc báo cáo đầu tư hay báo cáo nghiên cứu khả thi do Khu quản lý đường bộ II kí hợp đồng với cơ quan có chức năng thực hiện, sau đó trình lên Cục đường bộ việt nam xin duyệt. Khi trúng thầu hoặc được chỉ định, Công ty tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tương tự như đối với phần SCTX, chỉ khác là không nghiệm thu theo tháng, quý mà nghiệm thu theo công trình. 2.2.5.Một số vấn đề về điều chỉnh kế hoạch năm 2003 Trong quá trình thực hiện kế hoạch, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc thực hiện không đúng như kế hoạch đề ra. Nguyên nhân khách quan có thể là do thời tiết, bão lũ hay những sự cố bất thường không tính toán trước hoặc cũng có thể vào gần cuối năm nguồn dự phòng của Khu chưa sử dụng đến hay Khu được Cục cấp thêm vốn và Cục điều chỉnh kế hoạch năm đã giao cho Khu, lúc đó Khu sẽ có sự điều chỉnh kế hoạch đối với các đơn vị trực thuộc như giao khoán thêm khối lương công việc, cắt giảm khối lượng công tác đã giao đầu năm vv… * Điều chỉnh kế hoạch năm 2003 : - Căn cứ quyết định của Cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam giao kế hoạch SCĐB điều chỉnh năm 2003 . - Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm 2003 của Công ty - Theo đề nghị của Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch Khu QLĐB II Tổng giám đốc Khu QLĐB II có quyết định giao kế hoạch điều chỉnh năm 2003 cho Công ty, Quyết định này thay thế các QĐ đã giao kế hoạch năm 2003 cho công ty trước đây, cụ thể: Hạng mục công trình Sản lượng (triệu đồng) Vốn cấp (triệu đồng) Ghi chú Tổng số 21.853 7.827 1/ Nợ năm 2001 và 2002 5.728 3.589 2/ Kế hoạch SCĐB năm 2003 a/ SCTX b/ S/C Vừa + Lớn 16.124 4.116 12.009 4.238 4.008 150 3/ Nhận thầu ngoài 4.809 4.809 Không cộng vào tổng số Biểu chi tiết điều chỉnh kế hoạch 2003 TT Hạng mục kinh phí Vốn TT Chuyển nợ 2004 Tổng số Xây lắp CP khác Tổng số 21,853 21,43 422 7,827 14,938 khối lượng nợ chuyển sang năm 2003 5728 5728 0 3589 2489 1 Hạ độ cao mặt đường cải tạo HTT Cầu Chui 319 319 319 2 Sơn vạch báo hiệu Quốc lộ 2+3 116 116 116 3 Cải tạo hệ thống thoát nước Cầu Chui 748 748 748 4 Thay thế bổ sung biển báo Km 0 - Km 13+850 Tlong- NB 655 655 655 5 Sơn kẻ đường Km 47- Km 62 QL5 192 192 192 6 Nhà hạt qủn lý cầu Chương dương 166 166 166 7 Bù lún đầu cầu Km 2+174- 30+169 Tl-NB 370 370 370 8 Xây dựng trạm thu phí Láng - Hoà lạc 783 783 873 9 Sửa chữa mặt đường TL- NB 1033 1033 1033 10 Sửa chữa mặt cầu Chương dương 712 712 712 11 Sửa chữa mặt đờng km 162- Km 166 QL1 194 194 194 12 Phân luồng giao thhông Bắc cầu Chương dương 0 0 350 13 Máy phát điện trạm thu phí Láng - Hoà lạc 60 60 60 14 Xe ô tô chở tiền Trạm thu phí Láng - Hoà lạc 289 289 289 Khối lượng 2003(I+II+III+IV+V) 16124 15702 422 4238 12449 I Sửa chữa thường xuyên 4116 4116 4088 28 A Quốc lộ 1A và cầu Chương dương 211 211 211 1 Sửa chữa thường xuyênQL( Km162-166+030) 93 93 93 2 Sửa chữa thường xuyên Cầu Chương Dương 119 119 118 B Cầu đường Thăng long- Nội bài 936 936 908 28 1 SCTX đường+ cầu trên đường 409 409 381 28 2 Điện chiếu sáng đường + Bảo trì 527 527 527 C Đường10 2969 2969 2969 1 SCTX đường QL 10 2419 2419 2419 2 Điện chiếu sáng đường + Bảo trì 550 550 550 II Sửa chữa vừavà SC lớn 12009 11586 422 150 12421 A Đường Láng - Hoà lạc 1606 1577 28 1577 1 Xử lý lún hai đầu cầu 606 577 28 577 2 Tăng cường hệ thống an toàn trên tuyến 1000 1000 1000 B Quốc lộ 1A và cầu Chương dương 2598 2535 63 2598 1 Trạm thu phí Nam đuống 565 535 30 565 2 Trạm thu phí số 2 858 839 19 858 3 S/c mặt đường và chỉnh trang hệ thống ATGTđường Ngô Gia Tự 310 296 14 310 4 Trồng cây xanh dải phân cách giữa Km 132+380Km 155+300Ql1A 865 865 865 C Quốc lộ 6 718 688 30 719 1 Bù vênh vá láng mặt đường 346 311 14 346 2 Xử lý cao su, bù vênh và láng nhựa 373 357 16 373 D Quốc lộ 3 1593 1484 109 50 1543 1 Bù vênh vá láng mặt đường 109 50 1543 E Quốc lộ 5 347 347 937 1 Sơn nóng QL5 (Km 0 - Km33+ 768) 347 2 Sơn nóng QL5 (Km 21 +400 - Km40+ 200) 590 G Đường Thăng long- Nội bài 1963 1809 153 50 1912 1 S/c mặt đường và chỉnh trang hệ thống ATGT Km0 km13+850 1840 1693 147 1840 2 XD biển báo hiệu đường bộ Km 0+Km13+850 tốc độ tối đa, bắt buộc đội mũ bảo hiểm… 122 116 6 50 72 H Quốc lộ 10 913 875 864 1 Di chuyển trạm thu phí Tân đệ + Trang thiết bị 251 247 38 50 251 2 Bổ sung, thay thế hệ thống ATGT QLl0 542 513 4 542 3 XD biển báo hiệu đường bộ Km 0+Km173+250 tốc độ tối đa, bắt buộc đội mũ bảo hiểm… 121 115 29 71 K Thiết bị 2270 2270 6 50 2270 1 02 xe ô tô chở tiền 500 500 500 2 02 xe bán tải phục vụ QL10 741 741 741 3 Xe thang phục vụ S/c QL 10 1029 1029 1029 III Nhận thầu ngoài (không cộng vào TS) 4809 4809 4809 1 Cải tạo hànhlang khu phố cổ Hà nội 1610 1610 1610 2 S/c cầu Chương dương 1000 1000 1000 3 Thi công QL70 1449 1449 1449 4 Sơn nội thành 750 750 750 So sánh giá tri sản lượng kế hoạch điều chỉnh với kế hoạch đầu năm ta thấy Tổng số tăng 2,884 tỷ đồng, tương ứng tăng 15,2% ( Không cộng nhận thầu ngoài vào tổng số ) - Sửa chữa thường xuyên tăng 1,551 tỷ đồng, tăng gần 60,5 % - Sửa chữa vừa và lớn tăng 1,075 tỷ đồng, tăng 9,8% Như vậy cả SCTX và S/C vừa và Lớn đều tăng, điều đó chứng tỏ Công ty không chỉ hoàn thành mà còn vượt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân: -Do trong quá trình khai thác và sử dụng cầu đường có nhiều phát sinh ngoài dự kiến mà không thể không sửa chữa kịp thời. Mặt khác chi phí thực tế ở nhiều hạng mục khác với dự kiến. Đối với một số công trình sửa chũa vừa và lớn do chưa có kinh phí nên phải cắt giảm. Cụ thể : Khối lượng nợ chuyển sang năm 2003 bổ sung thêm : Máy phát điện và xe ô tô chở tiền làm tăng 349 triệu. Phát sinh trong SCTX tăng hơn gấp 2 lần dự kiến , ở Cầu đường Thăng long- Nội bài ( 1 phần do nhu cầu phục vụ Seagame 22 ), Đường 10 dự kiến 1,76 tỷ nhưng thực tế lên đến 2,969 tỷ. Với phần sửa chữa vừa và lớn: + Đường Láng - Hoà lạc dự kiến chi 2,213 tỷ nhưng thực tế chỉ có 1,606 tỷ. + Quốc lộ 1A và cầu Chương dương dự kiến 5,6 tỷ nhưng thực tế là 2,598 tỷ + Thêm sửa chữa lớn và vừa ở đường Thăng long- nội bài, quốc lộ 10, quốc lộ5 vầ một số các thiết bị. +Thực tế không có trường hợp sửa chữa đột xuất. Kế hoạch nhiệm vụ sản xuất năm 2004 được lập và tổ chức thực hiện tương tự như năm 2003. kết luận Qua tìm hiểu về kế hoạch nhiệm vụ sản xuất của Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234 năm 2003 , em có một số nhận xét như sau : Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích cho nên mục tiêu chính của doanh nghiệp không phải là lợi nhuận. Trong qúa trình thực hiện kế hoạch nhìn chung Công ty đã hoàn thành vượt mức, đây là một kết quả đáng khích lệ, Công ty cần tiếp tục phát huy. Kế hoạch sản xuất hàng năm của công ty là tương đối ổn định ở khu vực kế hoạch pháp lệnh, đây cũng là kế hoạch chính của công ty. Điều này tạo cho công ty chủ động được trong việc sắp xếp kế hoạch sản xuất đảm bảo có hiệu quả nhất. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên, do nhiều nguyên nhân nhất là do thiếu vốn sản xuất cho nên gây đảo lộn đến việc thực hiện kế hoạch, làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác quản lý sản xuất của Công ty. Thêm vào đó các công trình trong kế hoạch tự tìm kiếm lại không ổn định, thường thanh toán chậm do vậy hiệu quả đạt được chưa cao. Nói chung việc thực hiện kế hoạch chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, đặc biệt là các yếu tố khách quan vì vậy không rhể tránh khỏi việc khối lượng công tác phải chuyển sang năm sau. Mục lục Mở đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35684.DOC
Tài liệu liên quan