Đề tài Kế hoạch đầu tư trồng cao su tại Tiểu khu 486 và 479 nằm trên địa bàn xã Ea Huar - Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Tài liệu Đề tài Kế hoạch đầu tư trồng cao su tại Tiểu khu 486 và 479 nằm trên địa bàn xã Ea Huar - Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk: DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng phân bố đất Bảng 1.2. Nhu cầu thiết bị hỗ trợ cho dự án Bảng 1.3. Nhu cầu hoá chất, phân bón sử dụng qua các năm Bảng 2.1. Tổng hợp một số chỉ tiêu khí tượng huyện Buôn Đôn Bảng 2.2. Tổng hợp phân hạng đất (theo độ dốc và tầng dày) Bảng 2.4. Tính chất hóa học đất khu vực Bảng 2.5. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Dự án Bảng 2.6. Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực Dự án Bảng 2.7. Thống kê các loại rừng, loại đất Bảng 2.8. Một số cây trồng và sản lượng chủ yếu xã Ea Huar 2006 Bảng 2.9. Hiện trạng sử dụng đất xã Ea Huar 2006 Bảng 3.1. Những hoạt động gây tác động đến môi trường. Bảng 3.2. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng: Bảng 3.3. Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động xây dựng Bảng 3.4. Bảng tóm tắt mức độ tác động của các hoạt động của dự án đến môi trường Bảng 3.5. Ma trận đánh giá tác động môi trường Dự án trồng cao su Tiểu...

pdf125 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế hoạch đầu tư trồng cao su tại Tiểu khu 486 và 479 nằm trên địa bàn xã Ea Huar - Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng phân bố đất Bảng 1.2. Nhu cầu thiết bị hỗ trợ cho dự án Bảng 1.3. Nhu cầu hoá chất, phân bón sử dụng qua các năm Bảng 2.1. Tổng hợp một số chỉ tiêu khí tượng huyện Buôn Đôn Bảng 2.2. Tổng hợp phân hạng đất (theo độ dốc và tầng dày) Bảng 2.4. Tính chất hóa học đất khu vực Bảng 2.5. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Dự án Bảng 2.6. Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực Dự án Bảng 2.7. Thống kê các loại rừng, loại đất Bảng 2.8. Một số cây trồng và sản lượng chủ yếu xã Ea Huar 2006 Bảng 2.9. Hiện trạng sử dụng đất xã Ea Huar 2006 Bảng 3.1. Những hoạt động gây tác động đến môi trường. Bảng 3.2. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng: Bảng 3.3. Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động xây dựng Bảng 3.4. Bảng tóm tắt mức độ tác động của các hoạt động của dự án đến môi trường Bảng 3.5. Ma trận đánh giá tác động môi trường Dự án trồng cao su Tiểu khu 486 và 479, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn Bảng 3.6. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường Bảng 3.7. Mức ồn các thiết bị thi công Bảng 3.8. Hệ số ô nhiễm của xe hơi (kg/1000 lít xăng) Bảng 3.9. Tải lượng ô nhiễm của xe ôtô khi chạy được 1km Bảng 3.10. Tải lượng ô nhiễm theo tải trọng xe Bảng 3.11. Hệ số ô nhiễm các chất trong khí thải khi đốt dầu DO Bảng 3.12. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO khi vận hành máy phát điện Bảng 3.13. Mức ồn của các thiết bị trong quá trình sản xuất Bảng 3.14. Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt Bảng 3.15. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Bảng 6.1. Bảng tiến độ thực hiện các phương án bảo vệ môi trường và PCCR Bảng 7.1. Các hạng mục PCCR Bảng 9.1. Đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp đã sử dụng trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐTM : Đánh giá tác động môi trường COD : Nhu cầu oxy hoá học BOD520 : Nhu cầu oxy sinh học ở nhiệt độ 20oC trong 5 ngày SS : Chất rắn lơ lửng WHO : Tổ chức y tế thế giới QLMT : Quản lý môi trường TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam VOC : Chất hữu cơ bay hơi PCCR : Phòng chống cháy rừng FAO : Tổ chức nông lương thế giới BVTV : Bảo vệ thực vật CD : Chuyên dùng KTCB : Kiến thiết cơ bản MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ DỰ ÁN: Theo chủ trương của Chính phủ trong chương trình phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên, từ nay đến năm 2010 sẽ phát triển thêm 100.000 ha cao su; Đắk Lắk là một trong những tỉnh trọng điểm, trong đó có huyện Buôn Đôn có tiềm năng phát triển cao su. Nhằm khai thác tiềm năng đất đai sẵn có của huyện Buôn Đôn để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân là chủ trương của Nhà nước. Trên địa bàn huyện Buôn Đôn trong phát triển nông nghiệp được chú trọng với các loại cây trồng, vật nuôi đa dạng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như lựa chọn cây trồng có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao là mục tiêu quan trọng. Cây cao su trước đây chưa được chú trọng phát triển trên địa bàn này, một mặt do sự ưu tiên phát triển ở những vùng có ưu thế với điều kiện tự nhiên thuận lợi như trên vùng đất đỏ bazan. Đồng thời trước đây Buôn Đôn phần lớn là rừng tự nhiên, dân cư thưa thớt, song những năm gần đây, người dân đến ở khu vực này càng tăng, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, nhiều cây trồng mới đưa vào cơ cấu sản xuất trong đó có cây cao su được người dân trồng tự phát vào những năm 1996 - 1997 tại xã Tân Hòa với diện tích khoảng 5ha trên đất xám (các loại đất phổ biến ở Buôn Đôn). Qua khảo sát vườn cây cho thấy khả năng thích nghi rất tốt, cho năng suất và thời gian cạo mủ dài hơn vùng đất đỏ (do rụng lá muộn hơn), không thấy có dấu hiệu của các bệnh như: lỡ miệng cạo, nấm hồng,...mặc dù chưa được trồng, chăm sóc, khai thác theo quy trình nhưng qua tìm hiểu vườn cây khai thác 3-4 năm, năng suất ước đạt 2,0 tấn/ha cao su mủ khô. Điều này cho thấy cây cao su có khả năng thích nghi ở vùng đất xám, mang lại hiệu quả kinh tế tổng hợp: cây có khả năng phủ xanh, bảo vệ đất như cây rừng, cho mủ cao su với giá trị kinh tế cao, phù hợp với người nông dân, thời gian cho thu nhập rải đều trong năm (là yếu tố quan trọng đối với người nông dân). Hạt cao su cho dầu làm nguyên liệu cho một số ngành, gỗ cao su làm hàng mộc cao cấp, phần lớn sản phẩm từ cây cao su là hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm cao su mủ khô là nguyên liệu có nhu cầu tiêu thụ lớn trên thế giới, là nguồn nguyên liệu không thể thiếu cho ngành công nghiệp chế tạo xăm lốp, dụng cụ y tế và nhiều sản phẩm tiêu dùng. Cao su thiên nhiên có những đặc tính riêng biệt của nó mà cao su tổng hợp không thể thay thế được, sản phẩm cao su thiên nhiên có khả năng sử dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp và quốc tế dân sinh của các nước trên thế giới. Ngoài ra, sau khi khai thác hết chu kỳ kinh doanh, cây cao su còn được thanh lý cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và các đồ dùng trang trí nội thất cao cấp khác. Tại hội nghị cao su quốc tế Thái Lan vào năm 2004, các quan chức ngành cao su dự báo tiêu thụ cao su thế giới sẽ đạt mức 27,7 triệu tấn vào năm 2020 so với mức dự đoán năm nay là 18,5 triệu tấn, chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ mạnh từ Trung Quốc. Thị trường cao su tự nhiên có xu hướng duy trì, ổn định và phát triển trên thị trường thế giới. Hiện nay, do giá dầu tăng cao nên việc sử dụng cao su tổng hợp rất đắt. Việt Nam là một trong những nước trồng và xuất khẩu cao su, tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 25.000 ha cao su, chủ yếu là cao su quốc doanh, một số cao su tiểu điền có diện tích quản lý từ 10-100ha/hộ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, phần lớn sản phẩm hiện nay không đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ. Qua khảo sát sơ bộ một số diện tích rừng nghèo kiệt và đất trống có khả năng trồng được cao su. Công ty TNHH XD-TM Phúc Nguyên lập Dự án đầu tư phát triển trồng cây cao su với mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân trong vùng dự án, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế, đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế của huyện, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn. Với điều kiện đất đai và khí hậu thời tiết phù hợp, việc trồng Cao su chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho địa phương vào doanh nghiệp. Từ những điều kiện thuận lợi như đã phân tích trên, Công ty TNHH XD-TM Phúc Nguyên đã lập kế hoạch đầu tư trồng cao su tại Tiểu khu 486 và 479 nằm trên địa bàn xã Ea Huar - huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM): 2.1. Tầm quan trọng của việc lập ĐTM : Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ khoa học kỹ thuật nhằm phân tích đánh giá, dự báo các tác động tích cực và tiêu cực, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài của một dự án tới môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp có cơ sở khoa học, kỹ thuật để hạn chế tối đa các mặt tiêu cực nhằm bảo vệ môi trường để phát triển sản xuất một cách ổn định. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường có vai trò hết sức quan trọng công tác quản lý môi trường. Những dự án đã hoạt động hoặc những dự án đầu tư mới đều phải thực hiện công tác này. Trước đây, các chủ đầu tư thường không coi trọng về mặt môi trường, nhất là những dự án trồng rừng, trồng cây, trang trại, nên mặc dù những dự án này mặc dù đã đem lại những hiệu quả tích cực về kinh tế, nhưng bên cạnh đó nó cũng đem lại những ảnh hưởng về mặt môi trường như ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực dự án triển khai. Không một thay đổi nào xảy ra trong môi trường mà lại không có tác động về mặt kinh tế. Chính vì thế, hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu đến môi trường đối với các dự án phát triển - kinh tế và xã hội - là việc làm cần thiết, đôi khi mang tính sống còn đối với một quốc gia. Quản lý hợp lý môi trường, đó là vấn đề thách thức đối với sự phát triển bền vững, đặc biệt đối với Việt Nam, một nước có nền kinh tế còn nghèo nàn và thiếu vốn đầu tư. Công tác đánh giá tác động môi trường nhằm đánh giá những hậu quả môi trường tiềm tàng cũng như ảnh hưởng của chúng đến con người, đời sống, lối sống của họ trong một không gian nhất định do hoạt động của dự án gây ra, là công cụ khoa học phục vụ cho việc quản lý và kiểm soát cũng như kế hoạch để bảo vệ môi trường. Báo cáo ĐTM sẽ nêu rõ nguồn gây ô nhiễm cũng như các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm xử lý triệt để hoặc hạn chế những tác động do quá trình triển khai, hoạt động của dự án đến mức thấp nhất. Như vậy, Báo cáo ĐTM sẽ góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Báo cáo ĐTM này tập trung vào các mục tiêu sau đây: Phân tích đánh giá những tác động gây ảnh hưởng đến môi trường – kinh tế xã hội của Dự án đầu tư trồng cây cao su của Công ty TNHH XD và TM Phúc Nguyên tại Tiểu khu 486 và 479, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở phân tích đánh giá đó, xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp, khả thi để giảm thiểu và khống chế các mặt tiêu cực của dự án nhằm bảo vệ môi trường, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk. 2.2. Căn cứ pháp luật: Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư trồng cây cao su Công ty TNHH XD & TM Phúc Nguyên được xây dựng dựa vào những văn bản, hướng dẫn của các cấp thẩm quyền như sau: Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006; Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐTM: Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư trồng cây cao su Công ty TNHH Phúc Nguyên do Chủ đầu tư là Công ty TNHH Phúc Nguyên chủ trì thực hiện với sự phối hợp của đơn vị tư vấn Trung tâm Sinh thái, Môi trường và Tài nguyên (CEER). Địa chỉ: 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Tel: 08.2650829 Fax: 08-8448737 Danh sách các thành viên tham gia thực hiện ĐTM: Stt Họ và tên Học vị Chuyên ngành Đơn vị công tác Thái Lê Nguyên Ths. QLMT TT. ST, MT & TN CEER Võ Nguyễn Bảo Trân CN QLMT TT. ST, MT & TN CEER Phan Duy Trung KS QLMT TT. ST, MT & TN CEER Trần Trọng Huy KS QLMT TT. ST, MT & TN CEER cùng với sự tham gia của nhiều nhóm chuyên gia am hiểu về ĐTM với các lĩnh vực chuyên sâu: sinh thái môi trường, tài nguyên rừng, nông nghiệp, kinh tế môi trường,… Quá trình làm việc để biên soạn ĐTM gồm các bước sau: - Thực hiện sưu tầm thu thập các tài liệu: điều kiện tự nhiên môi trường, kinh tế xã hội, luận chứng kinh tế kỹ thuật và nhiều văn bản tài liệu khác có liên quan đến dự án. - Thực hiện khảo sát điều tra hiện trạng các thành phần môi trường theo các phương pháp chuẩn: khảo sát điều kiện kinh tế - xã hội ở khu vực thực hiện dự án. - Trên cơ sở thực hiện các bước trên, tiến hành đánh giá các tác động của dự án đối với các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội. - Đề xuất các giải pháp tổng hợp có cơ sở khoa học và thực tế để hạn chế các mặt tiêu cực, góp phần bảo vệ môi trường. - Biên soạn báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng xét duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tỉnh Đắk Lắk. Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 TÊN DỰ ÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU TẠI TIỂU KHU 486 VÀ 479, XÃ EA HUAR, HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮC LẮK CÔNG TY TNHH XD - TM PHÚC NGUYÊN 1.2. CHỦ ĐẦU TƯ Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH XD-TM PHÚC NGUYÊN Địa chỉ trụ sở chính 325, Nguyễn Chí Thanh, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Điện thoại 050.876250 Địa điểm thực hiện dự án Tại Tiểu khu 486 và Tiểu khu 479, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk Đại diện: Ông Đặng Minh Hùng Chức vụ: Giám đốc Công ty TNHH XD-TM Phúc Nguyên hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 40.02.000195 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 27/03/2002 với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau: - Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, thủy lợi và giao thông. - San lắp mặt bằng, khai hoang xây dựng đồng ruộng,.. - Khai thác đá xây dựng, cát, sản xuất gạch ngói và mua bán vật liệu xây dựng. - Mua bán và xuất khẩu cà phê, nông sản. Sản xuất chế biến cà phê bột. - Trồng, chăm sóc, khai thác cao su. 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: Vùng dự án thuộc địa giới hành chánh của xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, có tọa độ địa lý: - Từ 12o52'50'' đến 12o54'40'' vĩ độ Bắc - Từ 107o51'40'' đến 107o53'55'' kinh độ Đông Vùng khu vực tiếp giáp: - Phía Bắc: giáp tiểu khu 480 và khoảnh 1 tiểu khu 479 - Phía Đông: giáp khoảnh 2 và khoảnh 6 tiểu khu 479 - Phía Nam: giáp với tiểu khu 487; các khoảnh 4 và 5 tiểu khu 486. - Phía Tây: giáp tiểu khu 485. 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1 Mục tiêu dự án: Công ty TNHH XD - TM Phúc Nguyên đầu tư trồng phát triển cây cao su tại xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk để thực hiện các mục tiêu: - Phát triển cây cao su trên địa bàn từ đó tạo ra sản phẩm hàng hóa cho huyện Buôn Đôn. - Thực hiện công tác khuyến nông giúp cho nông dân phát triển cây cao su, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp trong vùng dự án. - Sử dụng lao động tại chỗ, tạo việc làm ổn định cho người dân tại vùng dự án. - Trồng cây xen lương thực: tận dụng vườn cây cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản chưa khép kín tán để trồng cây lương thực (ngô, lúa và các loại cây họ đậu) để giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. - Góp phần trong việc bảo vệ môi trường, sinh thái trong và ngoài khu vực dự án. 1.4.2. Sơ lược về khả năng trồng cây cao su tại vùng dự án: Khu vực dự kiến trồng cao su có độ cao từ 200 - 260m so với mặt biển, vùng này có diện tích đất chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày, cây điều phát triển khá tốt, tuy nhiên qua khảo sát sơ bộ một số diện tích đất xám, có độ dốc sau vài vụ canh tác cây ngắn ngày, đất bạc màu nhanh, năng suất cây trồng thấp, không mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Khí hậu thời tiết khá ôn hòa, tuy có ảnh hưởng của chế độ bốc hơi cao, khô hạn nhưng nhìn chung điều kiện tự nhiên của vùng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây cao su, do vậy khả năng thích nghi của cây cao su trên địa bàn huyện rất tốt với một số vùng đất có tầng canh tác dày 70-100cm, không bị úng nước vào mùa mưa. Nếu chuyển một số diện tích trồng các loại cây trồng mà hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn sẽ tạo điều kiện cải thiện thu nhập cho người dân và mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương. Cây cao su là cây mang lại lợi ích tổng hợp: sản phẩm chính là mủ cao su, sau chu kỳ khai thác cây cao su cho lượng gỗ 100m3/ha là nguyên liệu để sản xuất hàng gia dụng bằng gỗ xuất khẩu có giá trị cao. Là cây có tán cây lớn như cây rừng, cây cao su là cây bảo vệ đất và môi trường sinh thái như cây rừng do vậy sẽ tạo lại màu xanh vốn có trên địa bàn huyện. Hiện có khoảng 5 ha cao su được trồng tự phát trên khu vực phía Tây xã Tân Hòa, trồng từ năm 1996 - 1997 cây sinh trưởng tốt, theo chủ lô và quan sát thực tế thì cây phát triển khá tốt trong điều kiện trồng và chăm sóc không đảm bảo quy trình, cây khai thác cho năng suất khá cao khoảng 2 tấn/ha. 1.4.3. Các giải pháp thực hiện dự án: 1.4.3.1. Bố trí sử dụng đất: - Vị trí: khoảnh 1, 2, 3 tiểu khu 486 và khoảnh 5 tiểu khu 479, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. - Tổng diện tích phục vụ dự án: 243,70 ha, công ty sẽ chọn những vùng đất có độ tầng dày đất có thể trồng được cao su (tầng 3: 50 - 70cm) với diện tích là 165 ha, còn lại dành cho đường nội bộ, đường lô, các công trình kiến trúc hạ tầng và xây dựng nhà máy sơ chế mủ sau này. Riêng đất rừng có tầng mỏng (tầng 4) dự kiến sẽ trồng cây ăn quả: 61 ha, đối với diện tích rừng khộp nghèo trung bình (RIIIA2): 3,84 ha khoanh nuôi bảo vệ rừng. Trong giai đoạn 2008-2009, công ty sẽ chỉ khai hoang 165 ha đất trồng cao su. Riêng phần diện tích đất 61 ha có tầng đất mỏng, công ty dự kiến trồng cây ăn quả. Phần diện tích này sẽ được khai hoang để trồng các loại cây xoài, mít sau khi tìm được mô hình thử nghiệm thích hợp. Dự kiến thời gian khai hoang vào năm 2010-2011. Việc xây dựng Nhà máy chế biến mủ cao su được xây dựng và thiết kế dựa trên năng suất thu được từ vườn cây khai thác và thiết kế dựa trên năng suất thu được từ vườn cây khai thác và các vùng lân cận (sẽ đầu tư khi cây cao su đi vào khai thác). Công suất sẽ xây dựng phù hợp với khả năng cung cấp nguyên liệu của vùng). Diện tích trồng cao su 165 ha sẽ được lựa chọn đất tầng dày từ 50 - 70 cm, tiến độ trồng mới: năm 2008 = 65 ha, và năm 2009 trồng 100 ha. Việc khai hoang sẽ được tiến hành theo kế hoạch diện tích trồng từng năm. Thời gian xây dựng cơ bản cây cao su là 7 năm gồm: 01 năm trồng mới và 6 năm chăm sóc, chu kỳ kinh doanh 25 năm, sau đó thanh lý bán gỗ cao su, năng suất thiết kế bình quân đạt 1,6 tấn/ha cao su mủ khô/năm. Stt Loại đất Diện Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích quy hoạch 243,70 100 A Đất sản xuất nông nghiệp 226,00 92,73 - Trồng cao su 165,00 67,70 Trồng cây ăn quả 61,00 25,03 Đất chuyên dùng 9,41 3,87 Bảng 1.1. Bảng phân bố đất Stt Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích quy hoạch 243,70 100 A Đất sản xuất nông nghiệp 226,00 92,73 - Trồng cao su 165,00 67,70 - Trồng cây ăn quả 61,00 25,03 B Đất chuyên dùng 9,41 3,87 - Đường lô, đường liên lô 8,61 3,54 - Đất khu điều hành 0,8 0,33 C Đất có rừng 3,84 1,57 - Đất có rừng RIII A1 (KBVR) 3,84 1,57 D Đất khác 4,45 1,83 Nguồn: Dự án đầu tư trồng cây cao su tại Tiểu khu 486 và 479, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk của Công ty TNHH XD-TM Phúc Nguyên, 2006. 1.4.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su: (Theo quy trình kỹ thuật của Tổng công ty cao su Việt Nam) Khai hoang và làm đất trồng cao su: - Khai hoang: yêu cầu của công tác khai hoang là dọn sạch đất nhất là loại bỏ tất cả các mầm bệnh chứa trong các loại rễ cây rừng còn tồn tại trong đất, nhưng vẫn giữ được độ phì nhiêu của đất. Đốn hạ các cây rừng sau khi phát quang sạch các loại dây leo, các chồi bụi xung quanh gốc cây rừng; Các cây được đốn hạ phải ngã theo một hướng nhất định sao cho việc thu, dọn đất được thuận tiện; Cần phải ủi bật gốc cây rừng, rà rễ, cày phá sâu 25-30cm, nhặt sạch rễ trên lô, sạch cỏ dại, nếu vùng đất tái sinh cây bụi có thể khai hoang bằng thủ công, chú ý không làm mất lớp đất mặt. - Dọn sạch đất: Loại bỏ các cây chồi bụi, các loại dây leo trên toàn bộ diện tích, sau đó dọn sạch mặt đất bằng cách đốt các dư thừa thực vật, Nhưng hạn chế diện tích đất bị đốt, vì khi đốt sẽ làm hư hại mặt đất, các chất dinh dưỡng và mùn sẽ mất đi, cho nên đốt bằng cách thu gom các dư thừa thực vật vào các bờ gom, để khô trong vòng từ 4-6 tuần rồi đốt. Đất có cỏ tranh phải sử dụng hóa chất diệt hết cỏ trước khi làm đất. Việc chuẩn bị đất trồng phải hoàn tất trước thời vụ trồng mới 3 tháng. Thiết kế lô - hàng trồng cao su: - Thiết kế lô: Các khu vực có địa hình dốc dưới 8% thì thiết kế lô: 25 ha/lô (500x500m). Các khu vực có địa hình dốc trên 8% thì thiết kế lô nhỏ hơn, hình dáng lô tùy thuộc vào địa hình cụ thể. - Thiết kế hàng trồng: hướng hàng thiết kế tùy theo địa hình khu dất trồng cho phù hợp; Đối với địa hình đất có độ dốc trên 8%, thì chọn hướng bố trí hàng cao su theo đường đồng mức chủ đạo trồng vuông gốc với hướng dốc của khu đất (hàng cao su cắt ngang với hướng dốc); Đối với địa hình có độ dốc dưới 8%, những vùng tương đối bằng thì chọn hướng hàng theo hướng Bắc Nam. Mật độ và khoảng cách trồng: Mật độ khoảng cách trồng: bố trí trồng cây cao su với mật độ 7m x 2,5m với số cây 571 cây/ha hoặc 6m x 3m với 555 cây/ha. Ở những vùng đất dốc hơn 8%, khoảng cách hàng thay đổi theo hướng đồng mức, bố trí cây trên hàng thay đổi từ 2-3m để đảm bảo mật độ thiết kế 512 - 571 cây/ha. Chống xói mòn và chống úng: Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất xảy ra ngay sau khi thảm thực vật tự nhiên bị đốn hạ. Xói mòn, rửa trôi làm cho các phần từ mịn trong đất và các chất dinh dưỡng chứa trong đất nhất là lớp đất mặt bị cuốn trôi. Như vậy đối với vùng có địa hình dốc cần có biện pháp chống xói mòn. Mặt khác trên các loại đất xám tương đối bằng phẳng dễ bị úng cục bộ và tạm thời trong mùa mưa, cần thiết kế các hệ thống mương thoát nước. Chống xói mòn: - Vùng đất có độ dốc trên 8% phải có hệ thống bờ chắc chắn để chống xói mòn. - Vùng đất dốc đã thiết kế hàng theo đường đồng mức có thể tạo mặt bằng cho từng hố trồng với kích thước 1m x 1m. Các năm sau trong quá trình làm cỏ hàng tạo dần đường đi nối các điểm trồng trên cùng hàng. - Che phủ mặt đất bằng một thảm thực vật: như giữ thảm cỏ tự nhiên và thường xuyên phát thấp cỏ ở chiều cao 10 - 15cm. Thiết lập sớm thảm phủ họ đậu giữa hàng cao su nhằm giảm bớt xói mòn và bảo vệ đất. Chống úng: Việc thiết kế hệ thống công trình chống úng phải tùy thuộc vào tình hình cụ thể của vùng đất bị ngập nước so với mặt bằng đất trong vùng. Nhìn chung, hệ thống này gồm có các công trình sau: Mương chính dẫn nước từ vùng bị ngập úng ra nơi tiêu thoát nước; Mương liên kết dẫn nước từ mương lô cây ra mương chính; Mương lô cây được bố trí tại các lô cây trong vùng bị ngập nước. Chú ý độ dốc của các mương phải đủ cho nước không bị tù đọng lại, nhưng cũng không quá nhiều gây nên sự thoát nước quá nhanh. Đào hố, bón lót: - Chuẩn bị hố trồng: Do chất dinh dưỡng đất tại vùng dự án không cao cho nên cần phải đào hố sâu và rộng, hố trồng phải đảm bảo theo kích thước 70x60x60 cm, khi đào hố để riêng lớp đất mặt khoảng 30cm một bên và lớp đất đáy một bên, trên đất dốc thì để riêng lớp đất đáy về phía dưới. Đào hố xong phải phơi ải trước khi bón phân và lấp hố khoảng 10 - 15 ngày để diệt các mầm bệnh và cỏ dại trong đất. - Bón lót: Mỗi hố 10kg phân hữu cơ và 300gam phân lân nung chảy. Công việc lấp hố được thực hiện trước khi trồng ít nhất 5 ngày. Lấy lớp đất mặt lấp khoảng nửa hố, sau đó trộn đều phân hữu cơ, phân lân với lớp đất mặt xung quanh để lấp đầy hố. Chú ý cắm cọc ở giữ tâm hố để đánh điểm trồng. Giống cây con và thời vụ trồng: Cây cao su rất nhạy cảm với các thay đổi của điều kiện môi trường, vì vậy vấn đề xác định cơ cấu bộ giống ban đầu được trồng trên vùng dự án là rất quan trọng, vừa hạn chế rủi ro cừa bảo đảm sản lượng chung cho cả chu kỳ kinh doanh. Tiểu chuẩn cây giống: - Tiêu chuẩn stump trần 10 tháng tuổi: đường kính của stump đo cách mặt đất 10cm từ 16mm trở lên; mắt ghép tốt, sống ổn định, stump không bị tróc vỏ, không bị đập. Rễ cọc stump phải thẳng, sau khi xử lý dài ít nhất 40cm tính từ cổ rễ. - Tiêu chuẩn bầu cắt ngọn: đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10cm đạt ít nhất 14 mm. Mắt ghép tốt, sống ổn định, bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc. - Tiêu chuẩn bầu có tầng lá: đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10cm đạt tối thiểu 12 mm. Chồi ghép có ít nhất một tầng lá ổn định, khỏe. Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc. - Tiêu chuẩn stump bầu có tầng lá: chồi ghép có ít nhất hai tầng lá ổn định, khỏe. Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc. Giống cao su: trong vùng dự án dự kiến trồng các giống PB 235; RRIM 600; GT 1; RRIV 4. Thời vụ trồng: việc chọn thời vụ trồng dựa theo điều kiện thời tiết hàng năm; Trồng stump bắt đầu từ 1/6 - 31/7 hàng năm; trồng bầu từ 15/5 - 31/8 hàng năm. Trồng cây, trồng dặm: - Trồng stump: trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây,...xung quanh hố, sau đó dùng cuốc móc đất trong hố lên tới độ sâu bằng chiều dài rễ của stump. Đặt stump thẳng đứng với mặt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mặt ghép ngang với mặt đất. Lấp hố lại bằng phần đất vừa lấy lên; lấp từng lớp đất một và dặm kỹ để đất bám chặt vào stump; sau cùng dùng đất tơi xốp phủ kín cổ rể ngang mí dưới mắt ghép. - Trồng bầu: trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây...xung quanh hố, sau đó dùng cuốc móc đất trong hố lên tới độ sâu tương ứng với chiều cao của bầu. Dùng dao bén cắt sát đáy bầu và phần rễ cọc nhú ra khỏi bầu, trường rễ cọc bị xoắn ở trong bầu thì phải cắt hết phần rễ xoắn. Đặt bầu vào hố cho thẳng đứng, mặt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mặt ghép ngang với mặt đất, rạch bầu PE theo chiều thẳng đứng rồi kéo nhẹ túi bầu lên, kéo túi bầu đâu thì lấp đất để nén chặt bầu tới đó, chú ý không làm bể bầu. Việc trồng dặm: phải trồng dặm và định hình vườn cây ngay từ năm thứ nhất, chậm nhất là năm thứ hai. Trồng dặm bằng cây con đúng giống và có mức phát triển tương đương với cây trên vườn. Chăm sóc và bón phân: - Làm cỏ trên hàng: sau khi trồng xong phải dọn mặt bằng quanh gốc cao su rộng 2m, mỗi bên cách gốc cao su 1m, làm 3 lần/năm. Phát cỏ dại, chỉ duy trì thảm cỏ thấp cách mặt đất 10 -15cm nhằm tạo cho vườn cây thông thoáng và chống xói mòn đất hàng năm. Từ năm thứ hai trở đi, làm cỏ cách gốc cao su mỗi bên 1,5m. Khi làm cỏ hàng không được kéo đất ra khỏi gốc cao su. - Tủ gốc: phúp bồn, vun đất hoặc tủ gốc với dư thừa thực vật (cỏ dại, cây thảm phủ hoặc phụ phẩm từ cây trồng xen) vào đầu mùa khô trong hai năm đầu. Trước khi tủ gốc phải xới váng lớp đất mặt. Lưu ý tủ cách gốc 10cm, bán kính tủ gốc 1m, dày tối thiểu 10cm, sau khi tủ gốc phủ lên trên một lớp đất dày 5cm. Ở năm đầu và năm thứ hai có thể sử dụng cơ giới để cày tủ gốc vào đầu mùa khô với một đường cày mỗi bên cách hàng cây cao su 1m và lật đất vào gốc. - Tỉa chồi dại: thường xuyên loại bỏ chồi dại kịp thời để chồi ghép mọc và phát triển tốt ít nhất một tháng 1 lần; Đồng thời tỉa chồi ngang, tỉa định kỳ một tháng một lần. - Bón phân: ngoài bón lót lân và phân hữu cơ trước khi trồng, hàng năm bón thúc các loại N, P, K cho cây cao su vào đầu và cuối mùa mưa lúc đất đã vừa đủ ấm. Trồng xen: Trong thời gian 3 năm đầu, cây cao su chưa phát triển tốt, tán cây chưa che phủ nhiều, việc trồng xen các loại cây như: cây họ đậu hoặc trồng cây thảm phủ, để tăng hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí làm cỏ, ngoài ra sẽ góp phần tích cực để ngăn chặn và làm chậm quá trình thoái hóa đất tạo thêm độ xốp và mùn cho đất. Khoảng cách trồng xen: trong năm thứ nhất trồng xen cách hàng cao su mỗi bên 1m, đối với năm thứ 2 và thứ 3 trồng xen cách hàng cao su tối thiểu 1,5m. Phòng trừ bệnh hại: Đối với cây cao su những năm đầu thường xuất hiện 2 loại bệnh chính: bệnh phấn trắng và bệnh héo đen đầu lá, vậy biện pháp phòng chống chủ yếu và hiệu quả nhất. Do đó cần tiến hành phun phòng, các loại thuốc phổ biến nhất hiện nay: Carbenzim 2%, lưu huỳnh, Anvil, dung dịch Bodeau 1%...Cần phòng trừ các loại bệnh trên cây cao su như sau: - Bệnh nấm hồng (do nấm corticium salmonicolor) trên vườn cây KTCB và kinh doanh. - Bệnh loét sọc mặt cạo (do nấm phytophthora.sp) trên vườn cây khai thác. Các loại thuốc diệt nấm: phòng trị bệnh nấm hồng dùng hỗn hợp bordeau (CuSO4: 3,5kg và vôi 14kg/ha) hoặc có thể thay thế CuSO4 bằng Validamycine nồng độ 5% với mức 2 lít/ha bình quân cho vườn cây KTCB từ năm thứ 4 - 7 và vườn cây khai thác. Phòng bệnh loét miệng cạo trên vườn cây khai thác dùng Metalaxyl - mancozeb với liều lượng bình quân 0,18kg/ha bôi phòng 2 lần/tháng x 6 tháng (từ tháng 6 đến tháng 11). - Bệnh khô miệng cạo xuất hiện khi chế độ cạo không hợp lý, xử lý bằng cách điều chỉnh lại chế độ cạo và giãn cường độ cạo, bảo vệ mặt cạo dùng Petrolatum (vaselin). Bảo vệ vườn cây: Từ tháng 10 - 12 làm sạch cỏ vườn cây, thu gom mủ đất, các chất bắt lửa đưa ra khỏi vườn cây, phát dọn sạch cỏ quanh bìa lô, phát dọn chồi, cỏ giữa hàng cao su để tránh mồi lửa. Trong mỗi lô cao su làm các đường băng ngăn lửa rộng 10m và cách khoảng từ 100 - 150m. Phải có nội quy PCCC, bảo vệ vườn cây làm chòi canh lửa có trang bị đầy đủ dụng cụ và phương tiện chữa cháy, tổ chức và phân công người trực và huy động lực lượng chữa cháy nếu xảy ra cháy. Tiêu chuẩn vườn cây đưa vào khai thác: - Chỉ mở miệng cạo những cây có chu vi 50cm ở 1,3m có chiều cao đo cách mặt đất. - Lô cao su có bình quân từ 200 - 250 cây/ha đạt tiêu chuẩn trên. - Thời vụ cạo mủ: việc mở miệng cạo các vườn cây tiến hành vào tháng 3-4 (trước mùa mưa) và tháng 11 (sau mùa mưa). Đối với vườn cây đang khai thác, hàng năm nghỉ cạo lúc cao su thay lá thường vào tháng 1 - 2. Vào mùa mưa phải chờ vỏ cây khô ráo mới cạo được. 1.4.4. Giải pháp đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc phục vụ dự án: Các hạng mục đầu tư kiến trúc, dự kiến như sau: - Nhà làm việc: 100 m2 - Nhà ở tập thể: 120 m2 - Tường rào: 150m2 - Giếng nước, bể nước sinh hoạt: 1 cái Dự kiến các hạng mục công trình (khu điều hành) được xây dựng với diện tích khoảng 0,8 ha. Khi vườn cây đựa vào khai thác, căn cứ vào nhu cầu sản lượng dự kiến xây dựng nhà máy chế biến mủ sơ chế tại vùng dự án với năng suất thiết kế là 300 - 500 tấn/năm. (Nhà máy chế biến mủ sau này sẽ được lập một dự án riêng và Phần đánh giá tác động môi trường cho Nhà máy chế biến cao su sẽ được thực hiện riêng khi xây dựng Nhà máy chế biến). 1.4.5. Giải pháp khai hoang: - Thiết kế lô trung bình từ 15 - 25 ha, tùy theo địa hình để bố trí lô, dự kiến toàn bộ khu vực chia làm 02 khu: A và B gồm tổng cộng có 10 lô, diện tích trung bình mỗi lô từ 10 - 25 ha. - Để thuận tiện trong việc vận chuyển các loại vật tư nông nghiệp như: cây giống, phân bón, hóa chất...cũng như việc vận chuyển mủ trong thời gian khai thác mủ, cần thiết phải xây dựng hệ thống: đường lô, đường liên lô trong vùng trồng cao su. Đường lô: bao quanh các lô, đường lô rộng 6 - 8m, hàng cao su cách tim đường 4m. Đường liên lô: rộng 10m, hàng cao su cách tim đường 5m. 1.4.6. Thiết bị, hoá chất phục vụ dự án: Bảng 1.2. Nhu cầu thiết bị hỗ trợ cho dự án Stt Tên thiết bị Số lượng Máy cày 01 Máy ủi 01 Máy phát điện 01 Ô tô tải 01 Móoc kéo 01 Ô tô con 01 Thiết bị văn phòng 01 Bảng 1.3. Nhu cầu hoá chất, phân bón sử dụng qua các năm Stt Hoá chất Đơn vị Số lượng ( trong 1 năm) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Phân Urê tấn 6,83 9,03 12,06 12,06 12,07 12,07 Phân superphosphat tấn 6,44 4,53 6,04 6,04 6,04 6,04 Phân kali tấn 2,77 4,26 4,26 4,26 4,26 4,26 Vôi nông nghiệp tấn 0,08 0,08 0,08 0,08 - - Lưu huỳnh bột tấn 0,08 0,08 0,08 0,08 - - Basudin-5 tấn 0,33 0,33 0,33 0,33 - - Thuốc BVTV (CuSO4) tấn 0,33 0,33 0,33 0,33 - - Thuốc diệt cỏ lít 330 330 330 330 330 330 Nguồn: Tổng hợp từ Dự án đầu tư trồng cây cao su tại Tiểu khu 486 và 479, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk của Công ty TNHH XD-TM Phúc Nguyên, 2006. 1.4.7. Hệ thống điện, nước, giao thông: - Nước sinh hoạt: Công ty sẽ khoan 01 giếng khoan phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của công nhân. - Giao thông: hệ thống đường giao thông trong khu vực chủ yếu là đường đất (đường ô tô lâm nghiệp) và đường mòn. Tuy nhiên vùng dự án nằm gần khu dân cư và ở không xa Tỉnh lộ 1, chính vì vậy tạo không ít thuận lợi cho người dân trong việc đi lại sản xuất, và thuận lợi rất lớn cho Công ty trong việc triển khai dự án. Ngoài ra còn có con đường nối Tỉnh lộ đi huyện Cư M'gar, hiện đang có dự án thi công nâng cấp. Công ty sẽ làm tuyến đường từ khu vực dự án ra đến tuyến đường đi huyện Cư M'Gar, làm một cầu tạm trọng tải khoảng 10 tấn, bắc qua suối Ea M'droh. - Điện: Tại khu vực dự án chưa có điện (khu vực dân cư xã Ea Huar cách vùng dự án 2km đã có điện lưới quốc gia). Trước mắt sẽ dùng máy phát điện, lâu dài khi sản xuất tương đối ổn định sẽ nối với nguồn điện đấu từ khu dân cư. 1.4.8. Nhu cầu lao động: Dự án phát triển trồng cao su mục tiêu là tạo công ăn việc làm cho dân cư địa phương tại vùng dự án, đào tạo lao động, nhân viên kỹ thuật trồng trọt, làm quen với phương pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cao su. - Lao động gián tiếp: Công ty TNHH XD-TM Phúc Nguyên sẽ điều động một số cán bộ có trình độ, năng lực và có kỹ thuật để trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. - Lao động trực tiếp: thực hiện mục tiêu của dự án, Công ty sẽ tuyển chọn công nhân tại địa phương, tập huấn đào tạo kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc cây cao su, nâng cao trình độ sản xuất cho lực lượng này. Lao động làm việc theo hợp đồng, giao khoán chăm sóc vườn cây cho các hộ, hàng năm theo tiến độ trồng mới vườn cây. Công ty sẽ thu hút lao động tại chỗ vào làm việc, các chế độ lao động thực hiện theo quy định của luật lao động. Với diện tích cao su ban đầu phát triển trên địa bàn là không lớn song sẽ là bước chuyển quan trọng để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, giải quyết được công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, tạo sản phẩm mới trên địa bàn huyện. Dự kiến kế hoạch sử dụng lao động: (Nhu cầu tuyển chọn tùy theo tiến độ đầu tư vườn cây thời kỳ KTCB và kinh doanh của vườn cây cao su). Tổng số lao động: 90 người - Lao động trực tiếp: 84 người - Lao động gián tiếp: 6 người Trong thời gian trồng mới và kiến thiết cơ bản của vườn cây cao su, dự kiến nhu cầu lao động trực tiếp theo hình thức giao khoán là: 3 ha/người, khi vườn cây bước vào giai đoạn khai thác mủ là 2 ha/người. Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG: Khí hậu của khu vực Dự án nằm trong vùng ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh Đắk Lắk gồm hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa nắng (mùa khô) kéo dài từ cuối tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 12. 2.1.1. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ. Ngoài ra nhiệt độ còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động. Do vậy việc nghiên cứu chế độ nhiệt là điều cần thiết. Kết quả khảo sát và đo đạc cho thấy: Nhiệt độ trung bình năm (tính cho cả năm) : 22,2oC Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối : 9,0oC Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối : 36,0oC 2.1.2. Chế độ mưa: Chế độ mưa cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khi rơi, mưa sẽ cuốn theo nó lượng bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất ô nhiễm trên mặt đất, nơi mà nước mưa sau khi rơi chảy qua. Chất lượng nước mưa tùy thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường khu vực. Đặc trưng lượng mưa ở khu vực này như sau Lượng mưa năm : 1.800 - 1.900 mm Lượng mưa cao nhất : 1.900 mm Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất : 0 mm 2.1.3. Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động. Độ ẩm không khí trung bình năm là 75%, cao nhất là tháng 8 và tháng 9 độ ẩm đạt 85%, thấp nhất là tháng 1 độ ẩm chỉ đạt 60%. 2.1.4. Bức xạ mặt trời: Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và quá trình phát tán - biến đổi các chất gây ô nhiễm. Thời gian có nắng trung bình trong năm là 2.299,8 giờ. Hàng ngày có đến 12 - 13 giờ có nắng và cường độ chiếu sáng vào giữa trưa mùa khô có thể lên tới 100.000 lux. Bức xạ mặt trời gồm 3 loại cơ bản : bức xạ trực tiếp, bức xạ tán xạ và bức xạ tổng cộng. Cường độ bức xạ trực tiếp lớn nhất vào tháng II, III và có thể đạt đến 0,72 - 0,79 cal/cm2.phút, từ tháng VI đến tháng XII có thể đạt tới 0,42 - 0,46 cal/cm2.phút vào những giờ trưa. 2.1.5. Gió: Gió thịnh hành chính theo hướng Đông, Đông Bắc (mùa khô); hướng Tây Nam (mùa mưa). - Tốc độ gió trung bình: 2 m/s, vào mùa khô có gió Đông Bắc tốc độ trung bình 5,25m/s. Bảng 2.1. Tổng hợp một số chỉ tiêu khí tượng huyện Buôn Đôn THÁNG TB Nhiệt độ không khí (oC) TB Nhiệt độ tối cao KK (oC) TB nhiệt độ tối thấp KK (oC) Độ ẩm tương đối TB (%) Lượng mưa TB (mm) Số ngày mưa TB (ngày) Bốc hơi nước (mm) Tốc độ gió TB (m/s) Số giờ nắng TB (oC) 1 23,1 29,9 19,7 76,0 1,0 1 182,6 5 278,0 2 24,3 30,8 20,3 74,0 3,3 1 193,8 6 269,0 3 26,7 32,5 21,3 67,0 25,4 3 240,0 5 288,0 4 27,3 31,2 22,7 70,0 110,4 7 204,4 4 269,0 5 26,8 30,6 23,1 75,0 208,0 9 188,3 3 251,0 6 26,5 30,2 22,6 83,0 234,7 15 109,3 2 198,0 7 25,1 30,1 22,2 88,0 229,6 16 89,1 2 195,0 8 24,6 30,6 21,3 87,0 245,6 21 72,5 2 181,0 9 24,4 29,2 21,9 91,0 265,3 22 63,0 2 160,0 10 23,6 28,4 21,1 90,0 199,0 16 85,1 3 179,0 11 22,1 27,1 19,9 89,0 80,2 8 120,6 5 184,0 12 21,0 25,3 19,5 84,0 11,9 6 140,7 5 213,0 Cả năm 24,6 29,7 21,3 81,2 1614,4 125 1689,4 3,7 2665,0 a a a a b b b a b Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk. a. Trung bình; b. Tổng Tóm lại: từ việc phân tích và đánh giá các chỉ tiêu khí tượng trên có thể kết luận rằng: điều kiện khí hậu thời tiết của vùng tương đối phù hợp với yêu cầu khí hậu của cây cao su, về yêu cầu độ dốc và độ cao của vùng nằm trong khoảng thích hợp để cây cao su phát triển tốt và cho năng suất cao (độ dốc <15o và độ cao 200 - 600m so với mặt nước biển). Các chỉ tiêu liên quan đến chế độ nhiệt và chế độ mưa đều là tối ưu hoặc ở mức hạn chế nhẹ. Tuy nhiên do số tháng mùa khô khá dài với lượng bốc thoát hơi nước lớn, tốc độ gió trung bình, hạn chế sinh trưởng của cây, cần có biện pháp giữ ẩm, song đây cũng là điều kiện thuận lợi vì mầm bệnh ít có điều kiện phát triển. 2.1.6. Tài nguyên nước: 2.1.6.1. Tài nguyên nước ngầm: Theo đánh giá chung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, lượng nước ngầm phục vụ cho nông nghiệp mà chủ yếu tưới cho cà phê vào mùa khô với quy mô công trình là giếng đào, giếng khoan (con số thống kê chưa đầy đủ khoảng 180.000 giếng tưới cho khoảng 100.000 ha cà phê với lượng nước khoảng 132.000.000m3), chiếm khoảng 60%. Thường thời gian sử dụng nước ngầm cho tưới tiêu là vào mùa khô và cũng là mùa kiệt nước của nước ngầm. 2.1.6.2. Tài nguyên nước mặt: Trong khu vực dự án có hai suối lớn: suối Đắk Huar bọc phía Tây và phía Bắc, suối Đắk M'drok là ranh giới phía Nam của khu dự án tại tiểu khu 486. Suối Đắc M'drok có nước quanh năm, về mùa mưa lượng tương đối khá, nhưng ngược lại về mùa khô lưu lượng nước không nhiều. Suối Đắc Huar mùa khô không có nước. 2.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH VÀ THỔ NHƯỠNG: 2.2.1. Địa hình: Địa hình khu vực dự án thuộc dạng địa hình bình nguyên, độ cao địa hình phổ biến là 200 - 260m so với mặt biển. Bề mặt địa hình khá bằng phẳng và hầu như không bị chia cắt, có một phần diện tích không lớn bị chia cắt phía Tây nam nghiêng từ Đông sang Tây độ dốc 3 - 8o. 2.2.2. Thổ nhưỡng: Trong khu vực dự án phần lớn chỉ có 1 loại đất: đất xám vàng nhạt phát triển trên đá cát, tầng đất khá dày, một số ít tầng mỏng, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, đất còn tương đối tốt. Loại đất này phân bố khắp diện tích vùng dự án. Diện tích 243,70ha. Bảng 2.2. Tổng hợp phân hạng đất (theo độ dốc và tầng dày) TÊN ĐẤT Cộng II (3-8o) + 3 4 Đất xám vàng nhạt phát triển trên đá cát 243,70 243,70 181,05 6265 Bảng 2.3. Tính chất lý học đất khu vực Đất sâu tầng đất (cm) Tỷ lệ đá lẫn (%) Thành phần cơ giới (%) Cát Thịt Sét 0 -15 0 56,4 24,5 19,1 15 - 50 0 45,2 24,1 30,7 50 - 85 0 26,4 32,5 41,1 Bảng 2.4. Tính chất hóa học đất khu vực Độ sâu tầng đất (cm) pHKCL Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g đ) Cation trđ (1đl/100g đ) Mùn N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca2+ Mg2+ 0 - 15 3,97 0,82 0,08 0,02 0,07 0,45 2,28 1,0 0,8 15 - 50 3,71 0,06 0,02 0,05 0,05 0,41 1,85 0,6 1,2 50 - 85 3,73 0,41 0,05 0,02 0,06 0,40 2,06 0,6 1,8 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu đất Tây Nguyên. Qua kết quả trên, ta thấy hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất không được cao, do vậy trong quá trình trồng cao su tại vùng dự án, khi trồng phải đào hố sâu và rộng, bón phân hữu cơ, lân. Trồng cây phân xanh và các cây họ đậu giữa hàng cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (03 năm đầu: Năm trồng và 02 năm KTCB 1 - KTCB 2) nhằm che phủ đất chống xói mòn và cải tạo độ phì nhiêu của đất. 2.2.3. Hiện trạng chất lượng môi trường vùng dự án: 2.2.3.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt: Để đánh giá chất lượng nước mặt trong khu vực Dự án, Trung tâm Sinh Thái, Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành lấy mẫu vào ngày 04/06/2007 để phân tích. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt xung quanh khu vực Dự án được trình bày trong bảng 2.5. Bảng 2.5. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Dự án Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5942-1995 (Loại B) pH - 6,4 5,5 - 9 Oxy hoà tan mg/l 3 ≥ 2 COD mg/l 17 <35 BOD mg/l 4 <25 Nitrat (N) mg/l 4,5 15 Nitrit (N) mg/l KPH 0,05 N-NH4+ mg/l 0,16 1 SS mg/l 36 80 Fetc mg/l 7,67 2 Cu mg/l 0,04 1 Zn mg/l 0,02 2 Mn mg/l KPH 0,8 Nguồn: Trung tâm Sinh thái, Môi trường và Tài nguyên, 06/2007 - Vi trị lấy mẫu: Khu vực suối Đắc M'drok, Tiểu khu 486, Phía Nam khu Dự án. - Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán theo các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. - So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn 5942-1995 về giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép (loại B), riêng chỉ tiêu sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Đây cũng là kết quả để cơ quan quản lý môi trường ở địa phương có cơ sở để đánh giá mức độ tác động của dự án khi dự án đi vào hoạt động. 2.2.3.2. Hiện trạng chất lượng không khí: Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí, ngày 04 tháng 06 năm 2007 Trung Tâm Sinh thái Môi trường và Tài Nguyên đã tiến hành lấy mẫu không khí tại vùng dự án. Kết quả phân tích mấu không khí được trình bày trong Bảng 2.6. Bảng 2.6. Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực Dự án Vi trí đo Độ ồn (dBA) Kết quả (mg/m3) Bụi SO2 NO2 CO KK-1 46 - 48 0,12 0,02 KPH 0,3 KK-2 42 - 45 0,11 KPH 0,01 0,2 TCVN 75 (*) 0,3(**) 0,35(**) 0,2(**) 30(**) Ghi chú: - (*) TCVN 5949-1998 : Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư- mức ồn tối đa cho phép. - (**) TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số cụ thể được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. Vị trí lấy mẫu không khí:. Ký hiệu Vị trí lấy mẫu KK-1 Đường mòn đi vào khu dự án - Khu vực dự kiến đặt trụ sở (Phía Đông Tiểu khu 486) KK-2 Giữa Tiểu khu 479 So sánh các kết quả phân tích được với Tiêu chuẩn các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh TCVN 5937-2005, TCVN 5949-1998 cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm tại tất cả các điểm đo đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. 2.2.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học: 2.2.4.1. Hiện trạng tài nguyên động vật: Động vật: các loài động vật có giá trị ở đây hầu như không còn, chỉ có một số loài chim, thú, và bò sát,... Danh mục các loài động vật trong vùng dự án theo điều tra của Trung tâm Sinh thái, Môi trường và Tài nguyên vào tháng 06/2007 như sau: Lớp ếch nhái 11 loài, lớp bò sát 20 loài, lớp chim 67 loài và lớp thú có 04 bộ gồm 30 loài. 2.2.4.2. Hiện trạng tài nguyên thực vật: Theo kết quả điều tra và phân tích của Công ty TNHH tư vấn và dịch vụ Lâm nghiệp Hoàng Lâm thực hiện tháng 7/2006 - Vùng dự án có 2 trạng thái rừng: - Trạng thái rừng khộp nghèo (RIIIA1): là trạng thái rừng chủ yếu của khu vực dự án, rừng bị tác động mạnh bởi người dân đã chặt phá nên chỉ còn trữ lượng rất thấp, với những cây gỗ phẩm chất xấu, cong queo, sâu bệnh hoặc những cây mới trưởng thành, đường kính nhỏ. Tổ thành chủ yếu là những cây có khả năng chịu lửa cao, tái sinh chồi mạnh như: dầu đồng, cà chít, chiêu liêu đen. Về mùa khô, lớp thực bì dưới rừng bị hủy hoại bởi những đợt lửa rừng thường xuyên, rừng có tiết diện ngang <10m2/ha. Mật độ bình quân 96 cây/ha, trữ lượng bình quân 20,913m3/ha. - Trạng thái rừng khộp trung bình (RIIIA2): chỉ còn một lô tại khoảng 2, tiểu khu 486 có diện tích 3,84 ha. Rừng đã bị tác động, nhưng có trữ lượng cao hơn rừng RIIIA1. Hầu hết các mục đích đường kính lớn (D>30cm) đã bị lấy đi, tạo ra nhiều khoảng trống trong rừng. Tiết diện ngang: 10,2 m2/ha. Mật độ bình quân 200 cây/ha. Trữ lượng bình quân 65,85 m3/ha. Bảng 2.7. Thống kê các loại rừng, loại đất STT Các loại đất Phân theo tiểu khu Tổng diện tích Tỷ lệ (%) 486 479 A Đất có rừng 200,03 140,61 340,64 56,7 1 Rừng gỗ LRRL (khộp) 200,03 140,61 340,64 56,7 2 Rừng nghèo (RIIIA1) 196,19 140,61 336,80 56,1 3 Rừng trung bình (RIIIA2) 3,84 - 3,84 0,6 B Đất không có rừng 75,68 9,26 84,94 14,1 C Đất sản xuất nông nghiệp 90,52 76,19 166,71 27,8 D Đất khác 7,71 0,71 8,42 1,4 Tổng cộng 373,94 226,77 600,71 100,0 Nguồn: Kết quả điều tra của Công ty TNHH Hoàng Lâm,7/ 2006. 2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN: 2.2.1. Tình hình chung: 2.2.1.1. Đối với huyện Buôn Đôn: Địa bản vùng Dự án thuộc huyện Buôn Đôn. Trong những năm gần đây, huyện Buôn Đôn có tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh. Năm 2006, Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện (so sánh năm 1994) đạt 408,25 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch, tăng 18% so với năm 2005. Trong đó: nông - lâm nghiệp 257,15/238,4 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch, tăng 12%; công nghiệp - xây dựng 63,2/62,4 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 14%; dịch vụ 87,9/89,2 tỷ đồng, đạt 98,5% kế hoạch tăng 14%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 62,9%; Công nghiệp - Xây dựng 15,48%; dịch vụ 21,53%. - Sản xuất nông nghiệp: tổng diện tích gieo trồng năm 2006: 18.462/19.100 ha, đạt 97% kế hoạch, tăng 1.734 ha so với năm 2005, trong đó: cây lương thực 5.769/5.880 ha, đạt 98% kế hoạch; cây có bột: 1.990/550 ha, đạt 362%; cây thực phẩm 1.985/2.700, đạt 74% kế hoạch; cây công nghiệp ngắn ngày 4.048/5.100 ha, đạt 79% kế hoạch; cây lâu năm 4.670/4.780 ha, đạt 97,7% kế hoạch. - Công tác thủy lợi: UBND huyện đã chỉ đạo Trạm khai thác công trình thủy lợi phối hợp với các phòng ban chuyên môn và UBND các xã triển khai việc nạo vét, phát dọn hệ thống kênh mương, xử lý những đoạn kênh xung yếu tại các tuyến kênh chính để phục vụ nhu cầu chống hạn của nhân dân. Để phục vụ cho việc sản xuất, UBND huyện đã phân bổ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để đầu tư nâng cấp, sửa chữa một số tuyến kênh mương. - Công nghiệp - TTCN: tổng giá trị sản xuất 26,337/24,36 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch; gồm các sản phẩm chủ yếu: sản xuất mộc dân sụng 900m3, đạt 100% kế hoạch; khai thác đá 131.950 m3, đạt 101% kế hoạch; khai thác cát xây dựng 11.000m3, đạt 100% kế hoạch; chế biến gỗ xẻ 1.147m3, đạt 102% kế hoạch; sản xuất nước đá: 11.280 tấn, đạt 94 % kế hoạch; xay xát lương thực 27.350 tấn, đạt 101% kế hoạch; chế biến tinh bột 144 tấn, đạt 104% kế hoạch. - Hoạt động thương mại - Dịch vụ - Du lịch: tổng giá trị hàng hóa lưu chuyển 92,45 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch; vận chuyển hành khách 3.631 triệu người/km, đạt 105% kế hoạch; vận chuyển hàng hóa 101.500 tấn, đạt 103% kế hoạch; Trong đó: doanh thu từ du lịch 7.300 triệu đồng, đạt 160% kế hoạch; trong năm có trên 195 ngàn lượng người đến tham quan du lịch, đạt 160% kế hoạch. - Xây dựng cơ bản: công tác quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản đã từng bước đi vào nề nếp. Tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản năm 2006 là 37.225 triệu đồng. Trong đó: ngân sách trung ương 5.865 triệu đồng; ngân sách tỉnh là 30.096 triệu đồng, ngân sách huyện là 1.264 triệu đồng. (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Buôn Đôn năm 2006) 2.2.1.2. Đối với xã Ea Huar: Tình hình chung: xã Ea Huar là xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Buôn Đôn, xã gồm có các dâo tộc: Kinh, M'Nông, Ê Đê, Tày, Lào...nhưng 02 dân tộc Kinh và M'Nông chiếm số đông dân cư trong xã, chính vì vậy mà có sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc tạo nên sự đa dạng trong đời sống và lao động sản xuất. Vùng dự án thuộc địa bàn xã Ea Huar - huyện Buôn Đôn, đây là vùng kinh tế phát triển còn chậm, chủ yếu dựa vào trồng nông nghiệp trên nương rẫy, thương mại dịch vụ hầu như chưa phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở kinh tế văn hóa, giáo dục y tế còn thiếu, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Bảng 2.8. Một số cây trồng và sản lượng chủ yếu xã Ea Huar 2006 Stt Loại cây trồng Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1 Cây lương thực có hạt 1.1. - Lúa 160 747 1.2. - Màu 265 1.365 2 Rau các loại 22 168 3 Đậu các loại 198 182 4 Cây công nghiệp hàng năm 4.1. Bông 95 147 4.2. Mía 5 323 4.3. Lạc 30 37 4.4. Đậu tương 19 23 5 Cây công nghiệp lâu năm 5.1. Cà phê 23 64 5.2. Hồ tiêu 2 2,5 5.3. Điều 200 178 Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Ea Huar, 2006. - Nông nghiệp: Cây trồng tại vùng dự án chủ yếu là loại cây nông nghiệp ngắn ngày được trồng trên nương rẫy, tuy nhiên do trình độ canh tác không cao, chưa áp dụng được tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp nên năng suất cây trồng còn thấp. Đa phần họ phá rừng lấy đất làm nương rẫy, thường xuyên chặt phá rừng lấy gỗ; Chính vì vậy làm cho rừng trong khu vực bị suy kiệt, chỉ còn là rừng nghèo kiệt. - Thương mại, dịch vụ: thương mại dịch vụ hầu như chưa phát triển. - Cơ sở kinh tế văn hóa, giáo dục y tế còn thiếu, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. - Dân số lao động trong vùng liên quan đến vùng dự án: trong khu vực không có dân cư ở, người dân thuộc các thôn, buôn xã Ea Huar: Tổng số: 598 hộ + Nhân khẩu: 2.824 người + Lao động: 1.023 người. Đây chính là nguồn lao động dồi dào phục vụ cho dự án. 2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất: 2.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Ea Huar: Bảng 2.9. Hiện trạng sử dụng đất xã Ea Huar 2006 Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu Diện tích Tỷ lệ (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 4.571,00 100 A Đất Nông nghiệp 4.191,69 91,70 I Đất sản xuất nông nghiệp 957,59 20,95 1 Đất trồng cây hàng năm 654,95 14,33 2 Đất trồng cây lâu năm 302,64 6,62 II Đất lâm nghiệp 3.232,07 70,71 III Đất để nuôi trồng thủy sản 2,03 0,04 B Đất phi nông nghiệp 232,21 5,08 1 Đất ở 20,64 0,45 2 Đất chuyên dùng 148,72 3,25 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 3,21 0,07 4 Đất sông suối và mặt nước CD 59,64 1,30 C Đất chưa sử dụng 147,10 3,22 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Buôn Đôn, 2006. 2.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất vùng dự án: Kết quả khảo sát rừng sau khi điều tra đất có khả năng trồng cao su và những vùng đất nông nghiệp do dân sản xuất. Dự kiến vùng dự án trồng cao su có diện tích tự nhiên là: 243,70 ha. Trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp xen : 9,03 ha - Đất không có rừng : 37,10 ha - Đất rừng (RIIIA1) : 192,45 ha - Đất rừng (RIIIA2) : 3,84 ha - Ao hồ, sình lầy : 1,28 ha 2.2.3. Cơ sở hạ tầng: - Giao thông: hệ thống giao thông trong khu vực chủ yếu là đường đất (đường ô tô lâm nghiệp) và đường mòn. Tuy nhiên, vùng dự án nằm gần khu dân cư và ở không xa Tỉnh lộ 1, chính vì vậy tạo không ít thuận lợi cho người dân trong việc đi lại sản xuất, và thuận lợi rất lớn cho Công ty trong việc triển khai thực hiện dự án. Ngoài ra còn có con đường nối Tỉnh lộ đi huyện Cư M'Gar, hiện đang có dự án thi công nâng cấp. - Hệ thống điện: tại khu vực dự án hiện chưa có điện (khu vực dân cư xã Ea Huar cách vùng dự án 2km đã có điện lưới quốc gia). 2.2.4. Đánh giá chung điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án: - Về cơ sở vật chất vùng dự án hầu như chưa có, kết cấu hạ tầng hiện chưa phát triển, do vậy việc đầu tư để phát triển cũng như góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng cần có thời gian dài và một lượng vốn đầu tư lớn để xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng để phục vụ sản xuất. - Đa số người dân sống tại khu vực đời sống còn khó khăn, sản xuất theo tập quán cũ, chưa tiếp cận và vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Do vậy, để nâng cao dân trí cũng như trình độ sản xuất cho các hộ dân trong vùng dự án đòi hỏi phải có sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự nỗ lực của người dân. - Việc thu hút lao động tại chỗ phải có biện pháp thiết thực để nâng cao dần mức sống và thu nhập, chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy, góp phần bảo vệ môi trường môi sinh ngày càng tốt hơn. Trong quá trình triển khai dự án cần quan tâm đến phong tục tập quán của người dân trong sản xuất cũng như trong đời sống. Chương 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Đối với dự án trồng cây cao su của Công ty TNHH Phúc Nguyên, việc đánh giá tác động môi trường của dự án chỉ tập trung vào đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn khai hoang trồng mới và khi đi vào khai thác mủ cao su. Riêng việc mủ nước sau khai thác thì kế hoạch của công ty sẽ là đầu tư nhà máy để chế biến, tuy nhiên đây chỉ là kế hoạch hoạt động, nếu công ty xây dựng nhà máy chế biến mủ nước thì Công ty sẽ lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường để đánh giá tác động môi trường khi xây dựng và hoạt động của nhà máy chế biến mủ. 3.1 NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG: 3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn khai hoang, xây dựng: 3.1.1.1.. Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải: - Các công tác khai hoang: Do đây là khu rừng khộp nghèo và rừng trung bình, do vậy cần phải triển khai công tác khai hoang, ủi và cày đất để chuẩn bị cho công tác trồng mới cao su. - Các công trình xây lắp: Các công trình xây dựng của dự án nhìn chung rất ít, chỉ thi công xây dựng nhà làm việc và nhà ở cho công nhân. Quá trình xây dựng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên mức độ gây ra ô nhiễm môi trường là không đáng kể. Theo kế hoạch dự kiến thì các công tác kể trên phải xây dựng trong 4 tháng, tuy nhiên công tác xây dựng cũng phải có các kế hoạch cụ thể để hạn chế những tác động đến môi trường. Những hoạt động kể trên đều ít nhiều tác động tới môi trường, tóm tắt những hoạt động trong giai đoạn khai hoang và xây dựng gây tác động đến môi trường được liệt kê trong bảng 3.1. Bảng 3.1. Những hoạt động gây tác động đến môi trường. Stt Nội dung các hoạt động 1 Phát quang khai hoang, ủi, cày xới đất. Đào hố trồng cao su. Cải tạo đất 2 Giải toả, giải phóng, san lấp mặt bằng xây dựng nhà làm việc và nhà ở cho công nhân 3 Khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu, khoáng sản thiết bị phục vụ dự án (xi măng, đá, đất, gỗ, nhiên liệu). 4 Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu phục vụ công trình 5 Sinh hoạt của công nhân. Nhìn chung, các hoạt động trong qua trình triển khai dự án có thể gây ra các nguồn ô nhiễm chính như sau: - Ô nhiễm do bụi, đất đá (chủ yếu từ khâu ủi đất, đào hố trồng cao su, vận chuyển đất cát trong phạm vi thi công, tập kết vật liệu để xây dựng nhà làm việc, nhà ở cho công nhân...) có thể gây ra các động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung quanh (dân cư, hệ thống thực vật, động vật); - Ô nhiễm do khí thải ra từ các phương tiện vận tải, phương tiện và máy móc thi công. Đây chủ yếu là các loại khí thải ra từ động cơ máy móc. Loại ô nhiễm này thường không lớn do phân tán và hoạt động trong môi trường rộng, thoáng; - Ô nhiễm do nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của người công nhân trực tiếp thi công, từ các khu tồn trữ nhiên liệu, vật liệu xây dựng. Loại ô nhiễm này cũng thường nhỏ, ít quan trọng. - Các ảnh hưởng đến môi trường do việc tập kết công nhân, tập kết máy móc thiết bị; - Ô nhiễm về tiếng ồn của các phương tiện và máy móc thi công trên công trường. Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. - Làm gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông trong khu vực. 3.1.1.2.. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng trình bày trong bảng 3.2. Bảng 3.2. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng: Stt Nguồn gây tác động Nguy cơ gây xói mòn đất do chuyển đất rừng sang trồng cây nông nghiệp Biến đổi vi khí hậu Biến đổi đa dạng sinh học, suy thoái thảm thực vật Làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất do chuyển đổi cơ cấu cây trồng (từ đất rừng sang đất sản xuất nông nghiệp), cơ cấu sử dụng đất 3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn chăm sóc và khai thác: 3.1.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí: - Bụi, khí thải từ máy phát điện trong khu dự án, phương tiện giao thông,.. - Ngoài ra nguồn gây ô nhiễm không khí còn có các loại thuốc BVTV (khi phun xịt thuốc). - Thay đổi điều kiện vi khí hậu tại khu vực dự án. - Mùi: mùi của các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân hữu cơ gây mùi khó chịu. Mùi mủ cao su phân hủy khi cạo mủ. Chủ yếu ảnh hưởng đến người công nhân đang lao động trực tiếp. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacburhydro, aldehyd, bụi và chì (nếu các phương tiện này sử dụng nhiên liệu có pha chì). Chất lượng giao thông được cải thiện đáng kể nên nguồn ô nhiễm này phân bố rải rác và không đáng kể. - Tiếng ồn từ các máy phát điện, phương tiện giao thông. 3.1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước: - Nước thải: nước thải của các công nhân ở lại trong lán trại chăm sóc vườn cây cao su. - Nước mưa chảy tràn chứa các loại thuốc BVTV, phân bón xuống các khu vực suối. - Nước thải có chứa các loại chất thải từ quá trình cạo mủ cao su như các loại chất rắn lơ lửng (mủ cao su đông lại). Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm này nhỏ. Phần lớn các loại mủ cao su đều đông lại sau 2-3 giờ và lớp mủ này thường xuyên được bóc vào ngày hôm sau để đem về tái chế hoặc bán (được gọi là mủ đất). 3.1.2.3. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất: - Chất thải rắn: chất thải rắn nông nghiệp bao gồm các loại bao bì chứa đựng thuốc BVTV, chai đựng thuốc trừ sâu, kháng sinh, trừ nấm, diệt cỏ....Ngoài ra còn có chất thải rắn sinh hoạt của công nhân làm việc như thức ăn, bao bì nylon, lon nhựa, lon bằng kim loại... - Do bón quá nhiều phân bón hóa học. 3.1.2.4. Các nguồn làm thay đổi chất lượng môi trường đất: Do hoạt động canh tác nông nghiệp: không canh tác đúng các biện pháp kỹ thuật, bón quá nhiều phân bón hoá học, sử dụng thuốc BVTV. 3.1.2.5. Các nguồn tác động đến hệ sinh thái khu vực: - Do sử dụng quá nhiều thuốc BVTV và các loại phân bón hoá học. - Do canh tác nông nghiệp không đúng các biện pháp kỹ thuật. 3.1.2.6. Sự cố môi trường: a. Sự cố cháy: Vào tháng cuối năm (12) và các tháng đầu năm (1,2) là thời điểm cây cao su rụng lá, đây là thời điểm vào mùa khô nên khả năng gây ra cháy rừng ở các vườn cao su. Cháy rừng cao su cũng có thể kéo theo cháy phần diện tích rừng tự nhiên còn lại trong khu vực dự án, thậm chí còn cháy lan ra các khu vực có rừng lân cận. Những tác hại về cháy rừng đối với môi trường tự nhiên và môi trường sinh thái là cực kỳ lớn, do đó đây là công tác cần phải coi trọng và đặt lên hàng đầu. Các nguyên nhân có thể gây ra cháy rừng: - Khi vườn cây cao su đang còn nhỏ, thì cháy vườn cây cao su xảy ra là do không chống cháy giữa các đường lô. - Khi rừng cao su đã lớn, các nguyên nhân gây ra cháy rừng là: + Người dân ở khu vực bên ngoài vào rừng bắt ong, lấy củi,...vứt tàn thuốc, đốt lửa bắt ong gây ra cháy rừng cao su. + Do công nhân làm việc trong rừng cây bất cẩn vứt tàn thuốc vào khu vực dễ cháy. + Do bảo quản nhiên liệu không đúng cách. + Do nấu ăn gây ra hỏa hoạn. + Chập điện. b. Tai nạn lao động: Các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp là do: - Phun thuốc trừ sâu, các loại thuốc chữa bệnh cho cây không đúng kỹ thuật, gây ngộ độc. - Do bị các loại côn trùng như rắn rết, bò cạp,...cắn trong lúc làm việc. - Tai nạn về giao thông trong quá trình hoạt động của dự án. Xác suất xảy ra sự cố tuỳ vào ý thức chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao động của công nhân làm việc trong từng trường hợp cụ thể. 3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG: 3.2.1. Mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động xây dựng Mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động xây dựng được trình bày bảng 3.3. Bảng 3.3. Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động xây dựng TT Hoạt động Tác động Không khí Nước Đất TN sinh học Sức khoẻ 1 Công tác khai hoang, ủi và cày đất, đào hố trồng cao su +++ ++ + + ++ 2 San lấp mặt bằng. Xây dựng nhà làm việc và nhà tập thể... +++ + + +++ +++ 3 Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án (xi măng, đá, đất, gỗ, nhiên liệu). +++ + + ++ +++ 4 Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu phục vụ công trình ++ + ++ + ++ 5 Sinh hoạt của công nhân. + ++ + + + Nguồn: Trung tâm Sinh thái tài nguyên và môi trường, 2006 Ghi chú: + Ít tác động ++ Tác động trung bình +++ Tác động mạnh 3.2.2. Mức độ tác động đến môi trường trong giai đoạn chăm sóc và khai thác: Mức độ tác động đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động được trình bày bảng 3.4. Bảng 3.4. Bảng tóm tắt mức độ tác động của các hoạt động của dự án đến môi trường TT Hoạt động Tác động Không khí Nước Đất TN sinh học Sức khoẻ 1 Phun xịt thuốc BVTV +++ +++ +++ ++ +++ 2 Chạy máy phát điện ++ + + + + 3 Xe chạy ++ + + + + 3 Cháy rừng +++ ++ + +++ + 4 Bón phân + ++ +++ + + 5 Sinh hoạt của công nhân. + ++ + + + Nguồn: Trung tâm Sinh thái tài nguyên và môi trường, 2006 Ghi chú: + Ít tác động ++ Tác động trung bình +++ Tác động mạnh Để xác định rõ hơn mức độ ảnh hưởng của Dự án trồng cao su của Công ty TNHH Phúc Nguyên đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực, dùng bảng ma trận để liệt kê các yếu tố tác động và sử dụng thang điểm đánh giá từ 0 - 3: + 0 điểm: không tác động hoặc tác động không đáng kể; + 1 điểm: tác động ít; + 2 điểm: tác động vừa; + 3 điểm: tác động mạnh; + Dấu "-": tác động tiêu cực; + Dấu "+": tác động tích cực. Bảng 3.5. Ma trận đánh giá tác động môi trường Dự án trồng cao su Tiểu khu 486 và 479, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn Các hoạt động của Dự án Các thông số môi trường, kinh tế - xã hội Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên sinh thái Phát triển kinh tế và con người Giá trị và chất lượng cuộc sống Tổng số điểm các hoạt động Không khí Đất Nước Thực vật cạn Thuỷ sinh vật Động vật Các loài sinh vật bị đe doạ Các khu bảo tồn Cộng đồng dân cư Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Công nghiệp Các hoạt động nông nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Thuỷ văn Giao thông Quy hoạch sử dụng đất Tài nguyên du lịch Hoạt động kinh tế Sức khoẻ cộng đồng Các nguồn giải trí Các giá trị văn hoá Các di tích lịch sử Các giá trị thẩm mỹ Chất lượng không khí Tiếng ồn Xói mòn, trầm tích Chất lượng đất Thuỷ văn Chất lượng nước A. Giai đoạn khai hoang Khai hoang, ủi đất, đào hố. -3 -1 -3 -3 0 -2 -1 -1 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -1 0 0 0 0 - 16 Chặt rừng tự nhiên -3 -1 -3 -2 0 0 -2 0 -3 -3 0 0 0 0 -3 0 0 0 -3 0 0 0 0 0 0 0 -23 San lấp mặt bằng, xây dựng nhà làm việc -2 -1 -1 -1 0 -1 -1 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -1 0 0 0 0 -9 Trồng cao su 0 0 +1 +1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 +3 +1 0 0 0 0 +1 0 0 0 0 0 +7 Vận chuyển nguyên vật liệu -1 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -2 0 0 0 0 -5 Bảo quản nguyên vật liệu 0 0 0 -1 0 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -2 Xây dựng lán trại cho công nhân 0 0 0 -1 0 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -1 0 0 0 0 -3 Tổng số điểm phần A -9 -4 -6 -7 0 -5 -4 -2 -4 -3 0 -1 0 0 0 +1 0 0 -3 0 +1 -5 0 0 0 0 -51 B. Giai đoạn chăm sóc và khai thác Hoạt động phun thuốc, bón phân -3 0 0 -3 0 -3 -1 -1 0 -2 0 0 0 0 -1 0 0 0 0 0 0 -3 0 0 0 0 -17 Sinh hoạt của công nhân 0 0 0 -1 0 -2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -3 Giao thông, máy phát điện -2 -1 0 0 0 0 0 0 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -4 Khai thác mủ -1 0 0 0 0 -1 0 -1 0 -1 0 -1 0 +3 0 +1 0 +1 0 0 +3 -1 0 0 0 0 +2 Tổng số điểm phần B -6 -1 0 -4 0 -6 -1 -2 -1 -3 0 -1 0 +3 -1 +1 0 +1 0 0 +3 -4 0 0 0 0 - 22 Tổng số điểm phần A và B -15 -5 -6 -11 0 -11 -5 -4 -5 -6 0 -2 0 +3 -1 +2 0 +1 -3 0 +4 - 9 0 0 0 0 -73 Nhận xét: Kết quả bảng ma trận thể hiện các tác động tích cực và tiêu cực trong từng giai đoạn hình thành và hoạt động của dự án. Trong giai khai hoang xây dựng: các hoạt động khai hoang, đào hố, san ủi mặt bằng...sẽ gây tác động đến môi trường không khí (-9), gây xói mòn đất (-6), tác động đến chất lượng đất (-7) và chất lượng nước trong khu vực, kéo theo ảnh hưởng đến các động vật (-4), thực vật (-4) và sức khỏe cộng đồng (-5); tuy nhiên, việc xây dựng Dự án cũng có các tác động tích cực như kích thích các hoạt động tiểu thủ công nghiệp (+1), kích thích phát triển các hoạt động kinh tế (+1) nhưng với mức độ không đáng kể. Trong giai đoạn chăm sóc và khai thác: tác động tiêu cực xảy ra đối với môi trường không khí chủ yếu do hoạt động phun xịt thuốc trừ sâu (-3) và chạy máy phát điện dự phòng, hoạt động giao thông vận tải (-2); Các hoạt động sinh hoạt và phun xịt thuốc trừ sâu cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nước (-6); Các hoạt động phun xịt thuốc trừ sâu cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng (-4). Tuy nhiên các hoạt động khai thác mủ trong giai đoạn này sẽ thúc đẩy các hoạt động phát triển công nghiệp (+3) do có thể thúc đẩy phát triển ngành chế biến cao su và các sản phẩm từ cao su, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế khác phát triển (+3). 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG: 3.3.1. Phân tích, đánh giá tác động môi trường giai đoạn triển khai: 3.3.1.1. Tác động đến môi trường nước: Nước thải sinh hoạt của công nhân công trường chứa các chất lơ lửng, chất hữu cơ, các chất cặn bã và vi sinh...Nếu ước tính mỗi ngày có 100 công nhân thi công xây dựng và khai hoang, trồng mới trên công trường, lượng nước mỗi công nhân sử dụng là 60l/ng.ng (chỉ sử dụng để vệ sinh), thì lượng nước thải sinh hoạt trong quá trình thi công khoảng 6m3/ngđ. Nước thải sinh hoạt có chứa các chất cặn bã, ô nhiễm hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh. Vì giai đoạn xây dựng ngắn nên các tác động của nước thải sinh hoạt của công nhân tới môi trường là không đáng kể. Bảng 3.6. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường Stt Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người.ngày) Tải lượng (kg/ngày) 1 BOD5 45 – 54 4,5 - 5,4 2 COD (Dichromate) 72 – 102 7,2 - 10,2 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 7,0 - 14,5 4 Dầu mỡ 10 – 30 1,0 - 3,0 5 Tổng Nitơ 6 – 12 0,6 - 1,2 6 Amôni 2,4 – 4,8 0,24 - 0,48 7 Tổng Phốt Pho 0,8 – 4,0 0,08 - 0,4 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 – 109 105 - 108 Nguồn : Tổ chức y tế thế giới - 1993 3.3.1.2. Tác động đến môi trường không khí: Từ quá trình phát quang, san ủi, cày đất: - Ô nhiễm do bụi đất đá (chủ yếu do khâu phát quang, san ủi, cày đất, khoan đào hố trồng cao su); Ô nhiễm do đào móng công trình có thể gây tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung quanh (dân cư, hệ động thực vật), đặc biệt vào mùa khô. Ô nhiễm bụi sẽ ảnh hưởng của dự án chủ yếu đến sức khoẻ của công nhân trực tiếp xây dựng. Một số loại bệnh mắc phải như bệnh về đường hô hấp (mũi, họng, khí quản, phế quản, …), các loại bệnh ngoài da (nhiễm trùng da, làm khô da, viêm da, …), các loại bệnh về mắt, bệnh về đường tiêu hoá, … đối với cộng đồng dân cư, ô nhiễm bụi do thi công thường chỉ ảnh hướng đến khu vực cuối hướng gió chủ đạo. Mức độ tác động đối với môi trường không khí trong giai đoạn này là lớn, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ lớn đối với khu vực khai hoang, còn đối với khu vực dân cư, đối với khu vực dân cư do ở cách xa khu vực dự án đang khai hoang nên mức độ tác động không đáng kể. - Ngoài ra trong quá trình vận chuyển các loại vật liệu xây dựng của Dự án. có khả năng phát sinh bụi là đất, đá, cát, xi măng. Tùy theo điều kiện chất lượng đường xá, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi hoặc từ các bãi chứa cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải, máy móc thi công: Các hoạt động này sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là: COx, NOx, SOx, cacbuahydro, aldehyd, bụi. Trong 1 ngày lượng xe ủi, xe máy cày hoạt động trên lô, các xe vận chuyển san lấp xây dựng công trình hàng chục, có thể hàng trăm chuyến. Hướng phát tán ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn và điều kiện gió khí tượng của khu vực. Các thông số về khí tượng ảnh hưởng trực tiếp đến phát ô nhiễm là hướng gió và vận tốc gió. Theo kết quả thống kê giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất của từng tháng trong khoảng 10 năm trở lại đây cho thấy vào mùa mưa hướng gió chủ đạo là Tây –Nam, vào mùa khô hướng gió chuyển qua Đông - Bắc với tốc độ gió là trung bình các tháng trong năm là 5-6 m/s. Như vậy vùng chịu ảnh hưởng của phát tán ô nhiễm bụi và khói thải cũng sẽ thay đổi theo hướng gió như trên. Tuy nhiên do bán kính phát tán của chất ô nhiễm trong vòng 500m kể từ nguồn phát sinh. Nhưng khu vực dự án cách rất xa khu dân cư, khoảng cách gần nhất đến khu dân cư là 2km (khu dân cư của xã Ea Huar), do đó tác động của khí thải đến sức khoẻ cộng đồng là không đáng kể. Ô nhiễm về tiếng ồn và chấn động: Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động san ủi, cày xới, máy khoan lỗ (đào hố trồng cao su), đào đắp đất thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như xe ủi, máy khoan lỗ, cần cẩu, xe ủi, khoan, trộn bê tông, máy phát điện, …cũng gây ô nhiễm ồn và chấn động khá lớn. Dự báo mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công được trình bày trong bảng 3.7 đó là chưa kể sự cộng hưởng ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời. Bảng 3.7. Mức ồn các thiết bị thi công Thiết bị Độ ồn cách 15 m (dBA) Quy định của Mỹ Xe đóng cọc 90 - 104 95 Máy khoan lỗ 76 - 99 75 Xe tải 70 - 96 75 Máy xúc 72 - 96 75 Máy đầm 72 - 88 75 Máy kéo 73 - 96 75 Máy ủi 77 - 95 75- 80 Máy trộn bê tông 71 - 90 75 Máy phát điện 70 - 82 75 Máy rung 70 - 80 75 Nguồn: FHA, 1995 Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn thải. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công gồm : công nhân trực tiếp vận hành, vật nuôi. Mức tác động có thể phân làm 3 cấp đối với các đối tượng chịu tác động như sau : + Nặng : công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (vùng bán kính < 50m). + Trung bình : tất cả các đối tượng chịu tác động trong khoảng bán kính từ 50 – 400m. + Nhẹ : người đi đường và vật nuôi. 3.3.1.3. Tác động đến môi trường đất: a. Tác động do việc cải tạo đất: Việc cải tạo đất sẽ gây ra một số tác động đáng kể đối với môi trường đất: tác động tích cực và tác động tiêu cực: - Tác động tích cực: Việc bón phân đúng quy cách sẽ làm tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Bón phân hữu cơ sẽ làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất. Bón phân lân và phân đạm sẽ giúp cho cây phát triển nhanh và chắc chắc, tạo cho thân cây có độ dẻo dai, giảm nguy cơ bị gãy đổ. - Tác động tiêu cực: Việc bón phân đúng cách sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Mặc dù các nguyên tố như nitơ, kali và phospho là cần thiết nhất để thực vật sinh trưởng có thể có rất nhiều trong đất, nhưng chỉ có một phần nhỏ của các nguyên tố này nằm ở dạng hóa học mà thực vật có thể hấp thụ được. Do vậy cần phải có các biện pháp bón hữu hiệu, đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, Dùng nhiều phân bón nhất là phân hoá học trong các hoạt động bón phân cho cây cao su sẽ làm chua đất. Theo tài liệu của FAO lượng axít sinh ra cần phải trung hoà khi bón 100kg N nguyên chất của phân urê tương đương 100kg vôi, của phân sunphát ammôn tương đương 30kg vôi. Do vậy, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng cao su thích hợp (kỹ thuật trồng cao su của Tổng Công ty cao su Việt Nam đã áp dụng thành công trên các vườn cây) để chăm sóc vườn cây của công ty, tránh các tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng đất. b. Tác động môi trường đất do các chất thải sinh hoạt: - Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án bao gồm xà bần, bao bì, các loại cây và lá cây, các loại bao bì chứa phân bón (bón lót vào hố trước khi trồng cao su)... - Rác sinh hoạt của 100 cán bộ công nhân viên (ước tính) tham gia trong quá trình xây dựng. Theo ước tính, mỗi cán bộ công nhân viên làm việc tại khu vực dự án thải ra từ 0,3 - 0,5kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Chất thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân huỷ (trừ bao bì, ny lon). Tổng khối lượng rác thải sinh hoạt ước khoảng 30 - 50kg/ngày. Mặc dù khối lượng rác thải rắn sinh hoạt không nhiều nhưng nếu không có biện pháp thu gom tập trung hợp lý thì khả năng tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều và gây tác động đến chất lượng không khí do phân huỷ chất thải hữu cơ cũng như tác động đến nguồn nước mặt do tăng độ đục nguồn nước, làm ô nhiễm đến môi trường đất. Ngoài ra rác thải xây dựng như xà bần, gỗ vụn, ....phát sinh trong quá trình xây dựng có khối lượng rất lớn. Ước tính khoảng 100kg/ngày. Tuy nhiên rác thải này được thu gom và tái sử dụng vào mục đích khác. Mức độ tác động đến chất lượng đất trong giai đoạn này là không đáng kể. 3.3.1.4. Tác động đến môi trường sinh thái do chặt phá rừng: Trong tổng diện tích 243,70 của dự án, công ty sẽ san ủi 201,39 ha đất để trồng cao su, cây ăn quả và xây dựng các công trình kiến trúc hạ tầng (trừ phần diện tích 42,31 ha là đất không có rừng, ao hồ sình lầy và 3,84 ha khoanh nuôi bảo vệ). Việc san ủi một diện tích lớn 201,39 ha đất có rừng (rừng khộp) để trồng cây cao su, cây ăn quả và các công trình khác sẽ tác động rất lớn đến môi trường sinh thái trong khu vực, trong khi đó phải mất một chu kỳ 07 năm thì cây cao su mới lớn, việc phá bỏ rừng (dù là rừng nghèo) sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khu vực: a. Tác động tiêu cực: Việc chuyển đổi 201,39 ha đất rừng sang sản xuất đất nông nghiệp chắc chắn sẽ làm biến đổi hệ sinh thái khu vực. Tác động đến đa dạng sinh học: Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất trồng cây công nghiệp chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học trong khu vực. - Khi rừng khộp bị khai hoang, các loài động vật trong khu vực sẽ bị mất nơi sinh sống, một số loài sinh vật sẽ chuyển sang các khu vực khác trong khu vực để sinh sống. Các loài bò sát sẽ di chuyển sang các khu rừng lân cận vùng dự án, loài thú, chim cũng sẽ di chuyển khi không còn nơi để sinh sống. Tính đa dạng sinh học về động vật có thể bị hủy hoại và không có khả năng phục hồi nếu trong quá trình khai hoang, chăm sóc và khai thác các công nhân tô chức săn bắt các loại động vật (như săn bắn chim, bắt rắn, thú rừng...) và chủ dự án không có các biện pháp bảo vệ cụ thể. - Việc khai hoang rừng khộp để trồng cao su sẽ phá hủy thảm thực vật trong vùng dự án, và điều này sẽ dẫn đến các loại thực vật biến mất, tính đa dạng sinh học sẽ bị suy giảm. Mặc dù theo kết quả khảo sát, tính đa dạng sinh học trong vùng dự án không cao, không có các loài nằm trong sách đỏ, tuy nhiên nếu chủ Dự án không có các biện pháp cụ thể để bảo vệ thì tính đa dạng sinh học sẽ hoàn toàn biến mất (các loài bò sát, chim) và không có khả năng phục hồi. Tác động đến môi trường khí hậu: - Rừng có tác dụng tích cực trong điều hòa khí hậu rất lớn do hiện tượng thoát hơi nước từ cây rừng, tạo mây mưa. Theo thống kê của các nhà khoa học, từ 1 ha rừng trên đất khô lượng nước thoát ra khoảng 2100m3/năm, tương ứng với lượng mưa 210mm; còn nếu trên đất ẩm sẽ thoát ra gần 4000m3 nước/năm, tương ứng với lượng mưa 400mm. Rừng còn tại ra một hoàn cảnh khí hậu có tác dụng tốt đến sức khỏe con người. Rừng làm giảm nhiệt độ và làm tăng độ ẩm không khí. Như vậy cho thấy, nếu diện tích rừng mất 201,39 ha thì một năm tại khu vực 422.919 m3 nước /năm (ước tính cho vùng đất khô). Và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khí hậu trong khu vực, làm nhiệt độ khu vực sẽ gia tăng, đặc biệt vào mùa khô. Phá hủy thảm thực vật: - Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất. Các sản phẩm rơi rụng của thực vật trên mặt đất là cơ sở ban đầu hình thành tầng thảm mục rừng và mùn đất. Trung bình hàng năm vật rơi rụng ở rừng tự nhiên là 11-17 tấn/ha. Đây cũng chính là nơi cư trú và cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều loài côn trùng và động vật đất, tạo môi trường thuận lợi cho động vật và sinh vật đất phát triển. Như vậy, cứ 201,39 ha rừng mất đi, hàng năm sẽ 2.215,3 - 3.423,6 tấn vật rơi rụng trong đất. Như vậy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng và khoáng, mùn trong đất. - Diện tích thảm thực vật trong khu vực dự án bị phá bỏ dẫn đến hệ thực vật ở đây bị suy giảm đồng thời những động vật sống trong môi trường này sẽ bị tiêu diệt hoặc di dời đi nơi khác. Một số loài động thực vật trong hệ sinh thái này sẽ mất đi hoặc giảm dần. Làm đất suy dinh dưỡng, mất nước và xói mòn đất: Hàng năm sản lượng cây trồng đã lấy đi từ đất một lượng chất dinh dưỡng lớn hơn rất nhiều so với lượng chất dinh dưỡng được bù lại thông qua bón phân, tuần hoàn hữu cơ và hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra, lượng dinh dưỡng trong đất còn mất đi do xói mòn đất. Trong nhiều trường hợp lượng chất dinh dưỡng mất đi do xói mòn còn lớn gấp nhiều lần so với lượng dinh dưỡng do cây lấy đi. - Thảm thực vật bị phá huỷ, nếu sau khi khai hoang, cày đất không có các biện pháp gieo trồng thích hợp sẽ gây nên xói mòn, thoái hoá đất. Làm cho đất mất lớp đất dinh dưỡng trên bề mặt, bị phong hoá không thể sử dụng để sản xuất nông nghiệp. Việc lựa chọn hình thức canh tác không phù hợp cũng sẽ gây nên hiện tượng trên. - Đất rừng sau khi khai hoang, nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp canh tác chống xói mòn thì chỉ sau 3 - 5 năm đã trở thành đất có vấn đề, thể hiện ở năng suất cây trồng giảm dần rồi tiến tới bỏ hóa. Phân tích các chỉ tiêu biểu thị chất lượng đất như độ chua, các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K), trung lượng như Ca, Mg, S, và các chất vi lượng đều giảm so với đất rừng sau khi khai phá đến khoảng 15 - 25%. Như vậy, thành tạo đất là quá trình rất lâu dài, trong khi thoái hoá đất thì rất nhanh chóng chỉ cần một hành động bất cẩn bột phát là có thể làm mất lớp đất canh tác hình thành từ hàng ngàn năm trước. Trong điều kiện tự nhiên, khi chưa có tác động của con người, đất luôn luôn được che phủ bởi một tấm thảm thực vật mà phổ biến là rừng cây các loại. Trải qua nhiều năm, lớp thảm thực vật đã tạo nên một tầng đất mặt nhiều mùn, nhiều chất dinh dưỡng, có cấu trúc, khả năng giữ màu và giữ ẩm tốt. Khi mà chặt phá rừng xảy ra, lớp phủ thực vật mất đi độ màu mỡ của đất của bị giám sút, khả năng giữ màu và giữ ẩm cũng bị mất. Theo tài liệu của Sở KHCN Đắk Lắk thì ở độ dốc 5-8 độ, với lượng mưa hàng năm 1.905 mm, trên 1 ha nương rẫy, lượng đất bị rửa trôi lên tới 95,1 tấn/năm, trên đất trồng ngô là 105,7 tấn, trên đất trồng cà phê 2 tuổi là 69,2 tấn... gấp rất nhiều lần so với nơi có rừng (rừng tái sinh 12 tấn, rừng nguyên sinh dưới 6 tấn). Theo khảo sát địa hình vùng dự án có dộ dốc địa hình từ 3 - 8o, đây là điều kiện rất dễ phát sinh rửa trôi đất vào mùa mưa, nếu không có các biện pháp bảo vệ xói mòn đất vào mùa mưa thì chắc chắn sẽ làm cho đất bị mất dinh dưỡng. Tổng kết nhiều điểm quan trắc trên các độ dốc và vùng đất khác nhau cũng cho thấy lượng chất dinh dưỡng trung bình hàng năm trên 1 ha đất sản xuất bị cuốn trôi rất lớn: 171 kg N; 19 kg P2O5; 337,5 kg K2O; 1.125 kg chất hữu cơ. Tính ra mỗi năm đất Tây Nguyên bị trôi xuống sông Mê Kông và sau đó bị đẩy ra biển Đông tới hàng trăm triệu tấn và kèm theo đất là hàng vạn tấn N, P2O5, K2O... Đây là lý do khiến cho đất canh tác bị bạc màu nhanh chóng. - Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn. Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này. Các nghiên cứu cho thấy nước mưa được thực vật rừng giữ lại là 25% tổng lượng mưa. Rừng còn làm tăng khả năng khả năng thấm và giữ nước của đất hạn chế dòng chảy trên mặt. Tầng thảm mục rừng có khả năng giữ lại lượng nước bằng 100-900% trọng lượng của nó, chính vì vậy làm giảm đáng kể lượng đất bị xói mòn. Nếu tổng diện tích rừng bị mất đi, nếu quá trình khai hoang không có biện pháp hạn chế và trong quá trình trồng và chăm sóc cao su, không có biện pháp hữu hiệu thì sẽ làm cho đất bị xói mòn. - Trong vùng dự án có 2 khu vực có tầng nước ngầm dưới 50cm, mực nước ngầm sẽ có nguy cơ bị hạ thấp khi việc khai hoang rừng xảy ra. Không có rừng che phủ thì lượng nước ngầm trong đất cũng bị suy kiệt, độ ẩm của đất giảm, các vi sinh vật trong đất cũng mất theo, có vùng đã có biểu hiện của sự sa mạc hoá, hạn hán quanh năm, cây khô cằn không phát triển được... - Mất rừng kèm theo đất bị thoái hoá, bạc màu, ôxy hoá, xói mòn trơ sỏi đá. Mất rừng làm mất đi một loạt các chức năng phục vụ sinh thái của rừng như điều hoà và bảo vệ nguồn nước, làm sạch không khí và điều hoà khí hậu. Vào mùa khô gió khô nóng hoành hành, bão bụi cuốn đi nhiều đất màu mỡ, nguồn nước cạn kiệt nên đất đai cằn cỗi, chai cứng. Trong khi đó về mùa mưa đất xói mòn sạt lở, lũ quét cuốn trôi mùa màng và tài sản. b. Tác động tích cực: - Do đất rừng chủ yếu là rừng khộp, sản xuất rất kém hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế không cao, do vậy khi chuyển sang trồng cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế tương đối cao, điều này sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế cho khu vực, góp phần xoá đói giảm nghèo. - Khi rừng được chuyển đổi sang để trồng cây cao su, sau vài năm (khoảng 7-8 năm) cây cao su trưởng thành lên sẽ dần dần thay đổi và cải tạo môi trường không khí và môi trường sinh thái trong khu vực. Các loại động thực vật cũng sẽ quay trở lại, khí hậu sẽ được điều hòa, mực nước ngầm trong khu vực. 3.3.1.5. Tác động đến môi trường sinh thái do các hoạt động khai hoang: a. Hệ sinh thái trên cạn: - Việc khai phá đất đá, thi công các hạng mục công trình và quy mô thi công cũng như tập trung một số lượng lớn con người và vật tư tại công trường với thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống các quần thể động thực vật, đặc biệt là các loại động vật sống theo lãnh thổ trong các hệ sinh thái trên toàn thể mặt bằng và trong vùng ảnh hưởng của dự án. - Quá trình khai phá đất đai, thi công công trình như giải phóng san lấp mặt bằng, xây dựng các hạng mục sẽ làm thay đổi hoàn toàn cả một hệ sinh thái trong khu vực đặc biệt là hệ sinh thái lâm nông nghiệp. + Làm mất đi tính đa dạng sinh học: tiếng xe cơ giới gây hoảng sợ cho các loài thú, việc chặt phá cây rừng để san lấp, giải phóng mặt bằng khiến các loài thú mất lãnh thổ sinh sống dẫn đến nhiều hậu quả sinh thái như một số loài thích nghi mới với môi trường mới sẽ phát triển như chuột, các loại côn trùng phá hoại… Trong khi đó, một số loại không thích hợp thích nghi sẽ bỏ đi đến vùng lãnh thổ khác và ảnh hưởng đến cuộc sống cùng tánh mạng của chúng. Ngoài ra, hệ sinh thái trên cạn khu vực lân cận cũng chịu ảnh hưởng do những tác động của quá trình trên. - Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do hoạt động của phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu như tiếng ồn, bụi, sự cố làm tác động đến hệ sinh thái trên cạn khu vực ven tuyến giao thông và vùng lân cận. - Khi thảm thực vật và rừng mất đi, quá trình thi công sẽ làm gia tăng nồng bụi trong khu vực. Làm thay đổi chất lượng không khí trong khu vực. - Hoạt động giao thông vận tải vào mùa khô sinh ra một lượng bụi rất lớn. Ngoài tác động đến môi trường không khí xung quanh mà lượng hoa màu ven theo khu đường giao thông sẽ bị tác động mạnh như chậm phát triển, hiệu suất không cao, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế người dân vùng nông thôn. - Sự cố rò rỉ, cháy nổ tại khu vực chứa nguyên nhiên liệu (nếu có) sẽ tác động đến sự ổn định của hệ sinh thái trên cạn xung quanh. Mức độ tác động tuỳ thuộc vào quy mô của sự cố và biện pháp phòng chống. - Nguồn chất thải của công nhân (nước thải sinh hoạt, rác thải) sinh ra tại khu vực chỗ ở gây tác động đến môi trường sống của hệ sinh thái trên cạn. - Chất thải rắn sinh ra không nhiều nhưng nếu công tác quản ý không tốt sẽ gây tình trạng phân hủy, phát sinh mùi hôi, tác động chất lượng không khí và hệ sinh thái khu vực. b. Hệ sinh thái dưới nước Do sự suy giảm của hệ sinh thái trên cạn nên hệ sinh thái dưới nước cũng chịu tác động theo. Những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước: - Đất đá rơi, xói lở làm tăng độ đục hoặc làm giảm diện tích mặt nước nên một số loài động thực vật sống trong khu vực sẽ bị giảm hoặc không còn. - Do thảm thực vật giảm dần nên ảnh hưởng đến môi trường nước khu vực lân cận, tốc độ bốc thoát hơi nước tăng nhanh kéo theo tình trạng khô hạn và sự suy thoái hệ sinh thái dưới nước - Nhiên liệu tràn, rò rỉ (nếu có) sẽ theo nước mưa chảy tràn và chảy vào lưu vực sông hồ gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ sinh thái dưới nước khu vực lân cận. Một số loài có thể bị huỷ diệt dưới tác động của các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ (dầu mỡ, hoá chất khác ...). - Nước thải làm tăng hàm lượng các chất ô nhiễm (BOD, COD, SS) và các chất hữu cơ dễ phân hủy) trong nước mặt lưu vực xung quanh gây suy thoái môi trường nước và ảnh hưởng đến các loài thủy sinh. 3.3.1.6. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội: a. Giao thông: Việc bắt đầu xây dựng các hạng mục công trình của dự án như nhà làm việc, khu tập thể công nhân sẽ làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, đất, đá, điều động thêm máy móc thiết bị, … nếu không có sự kết hợp hài hòa và sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến môi trường, gây tai nạn giao thông. b. Biến động giá cả một số mặt hàng thiết yếu: Việc triển khai dự án đòi hỏi phải tập kết một lượng lớn vật liệu xây dựng. Nếu nguồn cung cấp vật liệu xây dựng được các đơn vị chọn mua tại địa phương có thể dẫn tới tăng đột biến giá cả do cung không đủ cầu. c. Tác động do đền bù giải tỏa: Phần đất thực hiện dự án chủ yếu phân bố trên 02 tiểu khu 486 và 479, là đất thuộc Lâm trường Ea Tul quản lý đã làm thủ tục bàn giao cho xã quản lý và dự định giao lại cho Công ty TNHH Phúc Nguyên xây dựng vùng dự án trồng cao su. Do đó, việc hình thành dự án nhìn chung không ảnh hưởng đến việc đền bù giải tỏa hay tranh chấp. 3.3.1.7. Tai nạn lao động: Cũng như bất cứ công trường xây dựng với qui mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu, chủ đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng dẫn đến tai nạn lao động phần nhiều đã được trình bày trong các phần trên: + Các ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu); + Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ này; + Cần thực hiện tốt mọi quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ,... + Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công,.. + Đặc biệt khi thi công các hố chôn lấp nếu gặp trời mưa đây dễ dàng biến thành các hồ nước lớn, nếu không quản lý tốt rất dễ gây chết người khi bị trượt chân rơi xuống đây. 3.3.1.8. Khả năng cháy nổ Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể gây ra khả năng cháy nổ: + Việc sử dụng các công đoạn gia nhiệt trong thi công cũng có khả năng gây ra cháy; + Các nguồn nhiên liệu (dầu FO, DO) thường có chứa trong phạm vi công trường là một nguồn gây cháy nổ quan trọng. Đặc biệt là khi các kho (bãi) chứa này nằm gần các nơi có gia nhiệt, hoặc các nơi có nguồn dễ gây cháy như lá cây, bụi cây khô; + Sự cố cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện. + Trong khu vực khai hoang, có rất nhiều các loại cây, bụi khô đã phát quang, quá trình cháy nổ sẽ trong khu vực dự án sẽ làm gia tăng nguy cơ cháy lan ra các khu rừng lận cận nếu không có các biện pháp bảo vệ. 3.3.2. Phân tích, đánh giá tác động môi trường giai đoạn chăm sóc và khai thác: 3.3.2.1. Tác động đến môi trường không khí: a. Do khí thải giao thông: Mức độ ô nhiễm do khí thải giao thông còn được tính đối với các loại xe như sau: Bảng 3.8. Hệ số ô nhiễm của xe hơi (kg/1000 lít xăng) Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm CO CXHY NOX SO2 Aldehyde Chì 291 33,2 11,3 0,9 0,4 0,3 Nguồn: Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Xe ôtô sử dụng xăng khi chạy 1km trên đường sẽ thải vào không khí các chất ô nhiễm theo bảng sau: Bảng 3.9. Tải lượng ô nhiễm của xe ôtô khi chạy được 1km Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (g/ km) Động cơ 2000cc Bụi SO2 NO2 CO VOC Chì 0,07 1,9S 1,64 45,6 3,86 0,13P 0,07 2,22S 1,87 45,6 3,86 0,15P 0,07 2,74S 2,25 45,6 3,86 0,19P Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới - WHO Ghi chú: -S: hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (%) -P: hàm lượng chì trong nhiên liệu (xăng: max 0,4 g/l; dầu: 0 mg/l) Bảng 3.10. Tải lượng ô nhiễm theo tải trọng xe Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km) Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 – 16 tấn Trong thành phố Ngoài thành phố Đường cao tốc Trong thành phố Ngoài thành phố Đường cao tốc Bụi 0,2 0,15 0,3 0,9 0,9 0,9 SO2 1,16S 0,84S 1,3S 4,29S 4,15S 4,15S NO2 0,7 0,55 1 1,18 1,44 1,44 CO 1 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9 VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8 Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới - WHO Hướng phát tán ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn và điều kiện gió khí tượng của khu vực. Các thông số về khí tượng ảnh hưởng trực tiếp đến phát ô nhiễm là hướng gió và vận tốc gió. Theo kết quả thống kê giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất của từng tháng trong khoảng 10 năm trở lại đây cho thấy vào mùa mưa hướng gió chủ đạo là Tây –Nam, vào mùa khô hướng gió chuyển qua Đông - Bắc với tốc độ gió là trung bình các tháng trong năm là 5-6 m/s. Như vậy vùng chịu ảnh hưởng của phát tán ô nhiễm bụi và khói thải cũng sẽ thay đổi theo hướng gió như trên. Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng, tình trạng kỹ thuật, xe qua lại và tình trạng đường giao thông. b. Do khí thải đốt dầu D.O. vận hành máy phát điện: Do khu vực dự án chưa có nguồn điện lưới quốc gia, để có nguồn điện phục vụ cho hoạt động của dự án, Công ty dự định sẽ đầu tư 01 máy phát điện với công suất 250KVA với định mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 25 lít dầu DO/giờ để phục vụ thắp sáng. - Lưu lượng khí thải: Lượng khí thải tính ở điều kiện nhiệt độ 200oC và hệ số không khí thừa là 1,15 được tính là 38,6m3 khí thải /kg dầu DO Lưu lượng khí thải thực tế sinh ra do đốt dầu DO khi vận hành máy phát điện là 25 x 0,87 x 38,6 = 839,55 m3/h = hay 0,23m3/s - Tải lượng ô nhiễm Khí thải độc hại từ quá trình đốt dầu DO bao gồm CO, NOx, SO2 và bụi Bảng 3.11. Hệ số ô nhiễm các chất trong khí thải khi đốt dầu DO Các chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiên liệu) Bụi 0,71 SO2 20 x S CO 2,19 NOx 9,62 VOC 0,791 Trong đó: S: hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 1% (Nguồn: Petrolimex) Dựa vào định mức tiêu thụ và hệ số ô nhiễm, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí thải đốt dầu DO của dự án được trình bày như sau: Bảng 3.12. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO khi vận hành máy phát điện Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (g/s) Nồng độ (mg/m3) Nồng độ ở ĐKTC (mg/Nm3) TCVN 5939 -2005 (áp dụng Kp=1 và Kv = 1,4) Bụi 4,3.10-3 18,65 17,09 280 SO2 0,121 526,08 481,95 700 CO 0,013 56,52 51,78 1400 NOx 0,058 252,17 231,01 812 VOC 0,005 21,74 19,92 - Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải với tiêu chuẩn cho thấy các chỉ tiêu bụi, CO, NOx đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực nông thôn miền núi, do đó với nồng độ các khí như trên chỉ cần phát tán qua ống khói là có thể giảm thiểu ô nhiễm do máy phát điện. Mặt khác khu vực này chủ yếu là vùng dự kiến trồng cao su của dự án, nằm cách xa khu dân cư, do đó ảnh hưởng đến dân cư là không đáng kể. c. Do phun xịt thuốc BVTV: Việc phun xịt thuốc BVTV sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, nhất là vào mùa khô hướng gió chuyển qua Đông - Bắc với tốc độ gió cao. Khi có gió, vùng chịu ảnh hưởng cũng sẽ thay đổi theo hướng gió phát tán các chất ô nhiễm là thuốc BVTV vào khí quyển. Khi phát tán đi xa sẽ ảnh hưởng người đi đường, nếu người công nhân phun thuốc BVTV không đảm bảo đúng quy cách có thể bị ngộ độc. Vì vậy việc chọn thời điểm phun thuốc BVTV cũng như áp dụng các biện pháp phòng độc khi phun thuốc là điều cực kỳ quan trọng. d. Tiếng ồn: Nguồn phát sinh: Tiếng ồn phát sinh từ quá trình chạy máy phát điện dự phòng, phương tiện vận tải,.... Bảng 3.13. Mức ồn của các thiết bị trong quá trình sản xuất Stt Tên thiết bị Mức ồn 30m Mức ồn 100m TCVN 5949-1998 Máy cày 87,0 - 89,2 77,1 - 79, 8 75 dBA Máy phát điện 82,4 - 85,3 75,4 - 78,3 Vận chuyển nguyên liệu. 85,6 - 88,0 76,5 - 79,1 Nguồn: Trung tâm Sinh thái, Tài nguyên và Môi trường, 2006. e. Mùi hôi: Mùi hôi từ quá trình hoạt động khai thác của dự án phát sinh từ quá trình khai thác mủ cao su. Quá trình phân hủy mủ cao su sẽ sinh ra các chất khí như mercaptan làm phát sinh mùi hôi. Theo đánh giá thì mùi hôi phát sinh từ quá trình phân hủy mùi cao su sẽ gây ra những tác động khó chịu đối với khứu giác của con người. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân khai thác tại vườn cây cao su. f. Đánh giá tác động: Trước tiên, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí có thể góp phần là gia tăng ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí của khu vực dự án. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là phương tiện giao thông và các máy phát điện sử dụng dầu DO. Tuy nhiên nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí lớn nhất là các loại thuốc BVTV. Các hơi dung môi, nguyên liệu dễ bay hơi… tùy thuộc vào thành phần, tính chất và nồng độ có trong môi trường không khí mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ động thực vật, năng suất cây trồng… ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do các sản phẩm cháy của các loại nhiên liệu dầu đốt nói trên. Trong các loại dầu này, ngoài thành phần chính là các hydrocarbon (CxHy), còn có các hợp chất của oxy, lưu huỳnh, hơi nước, muội khói và một lượng nhỏ các khí CxHy, NOx, SOx, aldehyde, trong đó các tác nhân cần kiểm soát là SO2 và NO2 (các chất chỉ thị ô nhiễm đốt dầu). Các loại khí thải này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, tác động lên đời sống động - thực vật. Còn mức độ tác động của chúng đến môi trường thì lại phụ thuộc vào các điều kiện vi khí hậu tại khu vực đang xét (tốc độ gió, nhiệt độ, chế độ mưa,...). Các chất ô nhiễm không khí trên góp phần ảnh hưởng tới khí hậu của khu vực. Như đã đề cập, do dự án đã đi vào hoạt động ổn định, các phương tiện vận chuyển ít được sử dụng hơn, sử dụng loại phương tiện ít gây ô nhiễm hơn, cùng chất lượng đường giao thông được cải thiện đáng kể nên các tác động và ảnh hưởng của chất chất ô nhiễm trong khí thải giao thông của giai đoạn này là không đáng kể. Đối với ô nhiễm do tiếng ồn: Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn thải. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn gồm : công nhân trực tiếp vận hành, vật nuôi. Tác hại của tiếng ồn: Tiếng ồn và rung động cũng là yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe con người. Tác hại của tiếng ồn là gây nên những tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể người. Trước hết là cơ quan thính giác chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn làm giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch và các bệnh về hệ thống tiêu hoá. Rung động gây nên các bệnh về thần kinh, khớp xương. 3.3.2.2. Tác động đến môi trường nước: a. Nước thải sinh hoạt: Nguồn chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước trong quá trình hoạt động của dự án chủ yếu bao gồm các nguồn sau: - Nước thải sinh hoạt của các công nhân làm việc tại Dự án ở lại trong khu nhà tạp thể ước tính khoảng 90 người. Theo tiêu chuẩn mỗi người trung bình một ngày sử dụng khoảng 100 lít nước. Như vậy với tổng số lượng của công nhân là 90 người thì mỗi ngày lượng nước thải sinh hoạt sinh hoạt thải ra gần 7,2 m3 (lưu lượng nước thải ≈ 80% lượng nước sử dụng). Lượng nước thải này có chứa cặn bã (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng như (N, P) và vi sinh. Theo tính toán thống kê của một số quốc gia đang phát triển về khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường, với số lượng nhân viên của của dự án là 90 người, ta có thể tính tải lượng ô nhiễm trong nước thải của Dự án như bảng sau: Bảng 3.14. Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người.ngày) Tải lượng (kg/ngày) BOD5 45 – 54 4,05 - 4,86 COD 72 – 102 6,48 - 9,18 Chất rắn lơ lửng 70 – 145 6,30 - 13,05 Amonia 2,4 – 4,8 0,22 - 0,43 Tổng Nitơ 6 – 12 0,54 - 1,08 Tổng phospho 0,8 – 4,0 0,072 - 0,360 Nguồn : Tổ chức y tế thế giới - 1993 Bảng 3.15. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Stt Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không xử lý Có hệ thống bể tự hoại TCVN 6772-2000 1 BOD5 562-675 337,2 - 120 30 2 COD 900-1275 540 - 765 50 3 TS 875-1812 525 -1087,2 50 4 Dầu mỡ 125-375 75 - 225 20 5 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 – 108 104 1000 Nguồn: Trung tâm Sinh thái tài nguyên và môi trường, 2006 b. Nước mưa chảy tràn: - Nước mưa chảy tràn kéo theo các loại phân bón, thuốc BVTV xuống nguồn nước. Nước mưa chảy tràn còn kéo theo các loại rác thải là bao bì thuốc BVTV, bao bì chứa phân bón gây ô nhiễm nguồn nướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-DTM Trong cao su Buon Don DakLak.pdf
Tài liệu liên quan