Đề tài Huy động vốn cho sản xuất - Kinh doanh ở xí nghiệp xây lắp điện - công ty điện lực I

Tài liệu Đề tài Huy động vốn cho sản xuất - Kinh doanh ở xí nghiệp xây lắp điện - công ty điện lực I: mở đầu Có thể coi vốn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải làm sao đảm bảo hiệu quả trong huy động vốn, hiệu quả trong sử dụng vốn. Một thực trạng đang được đặt ra đối với chúng ta là hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều đang ở tình trạng thiếu vốn, đặc biệt với các doanh nghiệp đang góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như điện xây dựng, thuỷ sản, nông sản,... Ngoài phần vốn ngân sách nhà nước (NSNN) mà có xu hướng ngày càng hạn hẹp, thì các doanh nghiệp phải luôn tìn cách huy động các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của mình. Nhưng huy động vốn không có nghĩa là tìm mọi cách để có vốn mà không tính đến hiệu quả của nó. Mặt khác, việc huy động vốn từ các nguồn cũng không phải là đơn giản mà ngược lại, còn có rất nhiều khó khăn vướng mắc. Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp xây lắp điện - thuộc công ty điện lực I em nhận thấy xí nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề huy động vốn. ...

doc52 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Huy động vốn cho sản xuất - Kinh doanh ở xí nghiệp xây lắp điện - công ty điện lực I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu Có thể coi vốn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải làm sao đảm bảo hiệu quả trong huy động vốn, hiệu quả trong sử dụng vốn. Một thực trạng đang được đặt ra đối với chúng ta là hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều đang ở tình trạng thiếu vốn, đặc biệt với các doanh nghiệp đang góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như điện xây dựng, thuỷ sản, nông sản,... Ngoài phần vốn ngân sách nhà nước (NSNN) mà có xu hướng ngày càng hạn hẹp, thì các doanh nghiệp phải luôn tìn cách huy động các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của mình. Nhưng huy động vốn không có nghĩa là tìm mọi cách để có vốn mà không tính đến hiệu quả của nó. Mặt khác, việc huy động vốn từ các nguồn cũng không phải là đơn giản mà ngược lại, còn có rất nhiều khó khăn vướng mắc. Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp xây lắp điện - thuộc công ty điện lực I em nhận thấy xí nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề huy động vốn. Trước tình hình đó, bằng những kiến thức đã được học tập tại nhà trường và thực trạng tại xí nghiệp em đã lựa chọn đề tài: "Huy động vốn cho sản xuất - kinh doanh ở xí nghiệp xây lắp điện - công ty điện lực I" cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung khoá luận gồm 3 phần. Phần I: Các nguồn vốn và việc huy động vốn của doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng huy động vốn ở xí nghiệp xây lắp điện thuộc tổng công ty điện lực I. Phần III: Một số giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn của xí nghiệp. Phần 1: Các nguồn vốn và việc huy động vốn ở doanh nghiệp 1.1. Vốn và các nguồn vốn 1.1.1. Vốn Từ trước đến nay có rất nhiều quan niệm về vốn. Theo các nhà kinh tế cổ điển thì vốn là một trong các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm này, vốn được xem xét dưới góc độ hiện vật là chủ yếu, nó có ưu thế là đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với trình độ quản lý ở thời kỳ sơ khai nhưng hạn chế cơ bản là không đề cập tới phần vốn tài chính - nội dung cơ bản nhất đối với doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Theo quan điểm của một số nhà tài chính thì vốn là tổng số tiền do những người có cổ phần trong công ty đóng góp và họ nhận được phần thu nhập chia cho các chứng khoán của công ty. Quan điểm này đã làm rõ được nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp, đồng thời cũng cho các nhà đầu tư thấy được lợi ích để khuyến khích họ tăng cường vốn đầu tư cho doanh nghiệp nhằm mở rộng và phát triển sản xuất. Tuy vậy, quan điểm này có hạn chế là không cho thấy nội dung và trạng thái của vốn cũng như quá trình sử dụng nó trong doanh nghiệp. Hiểu theo nghĩa rộng, một số quan điểm cho rằng vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hoá dịch vụ như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các kiến thức về kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp được tích luỹ, sự khéo léo về trình độ quản lý và tác nghiệp của cán bộ điều hành cùng với chất lượng đội ngũ công nhân viên trong doanh nghiệp, các lợi thế về cạnh tranh như vị trí doanh nghiệp, uy tín doanh nghiệp. Lượng hoà vốn theo quan điểm này chính là giá trị doanh nghiệp được định ra để bám theo giả thiết. Quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác đầy đủ hiệu quả của vốn trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên việc xác định vốn theo quan điểm này rất khó khăn phức tạp, nhất là khi trình độ quản lý kinh tế chưa cao và pháp luật chưa hoàn chỉnh như ở nước ta. Trong nền kinh tế thị trường vốn được coi là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình sản xuất tiếp theo, tức là không tham gia vào một quá trình sản xuất riêng biệt mà trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp từ lúc hình thành đến lúc kết thúc. Thông thường người ta hiểu vốn là tiền thuần tuý, tuy nhiên, cần phân biệt vốn và tiền. Muốn có vốn thì phải có tiền, song có tiền cũng chưa hẳn là có vốn. Tiền được gọi là vốn chỉ khi thoả mãn các điều kiện sau: Thứ nhất, tiền phải được đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định. Thứ hai, tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định. Thứ ba, khi đã có đủ về lượng tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. Cách vận động của tiền tệ khác nhau tuỳ vào loại hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình vận động nó có thể thay đổi hình thái biểu hiện, nhưng trong bất cứ trường hợp nào, điểm xuất phát ban đầu và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn phải là giá trị ban đầu của nó. Như vậy, vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng phải là tiền được vận động với mục đích sinh lời. 1.1.2. Các nguồn vốn * Căn cứ vào nguồn hình thành: a. Vốn chủ sở hữu: Là do chủ doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hoặc vốn cổ phần. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn này bao gồm: - Vốn ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách cấp như chênh lệch giá và các khoản không nộp ngân sách nhưng được Nhà nước để lại cho doanh nghiệp, vốn được viện trợ, biếu tặng. - Nguồn vốn tự bổ sung hay là vốn được hình thành từ lợi nhuận để lại. - Nguồn vốn cổ phần do Nhà nước phát hành cổ phiếu. - Nguồn vốn liên doanh liên kết là vốn do các đơn vị khác tham gia liên doanh liên kết với doanh nghiệp về vốn cố định, lưu động, xây dựng cơ bản để phát triển sản xuất kinh doanh vì lợi ích chung của các bên. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thường xuyên, doanh nghiệp có được tính chủ động đối với nguồn vốn này nên thường dùng nó để mua sắm tài sản cố định. b. Vốn nợ: Là khoản tiền ngắn hạn, trung và dài hạn nhận được từ ngân hàng, các tổ chức tài chính, các đơn vị, tổ chức tập thể, cá nhân trong và ngoài nước để bổ sung vào vốn kinh doanh của doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau với hứa hẹn sẽ luôn hoàn trả trong một thời hạn nào đó trong tương lai. Có các loại hình cơ bản sau: - Phát hành trái phiếu công ty. Đây là khoản vay từ công chúng. Nguồn vay này đặc điểm là doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về số vốn đã huy động được như một khoản nợ và phải trả lãi vay theo một tỉ lệ nhất định. Doanh nghiệp có thể chọn một trong các hình thức trái phiếu sau: + Trái phiếu có bảo đảm: Là trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp. Loại trái phiếu này đem lại cho trái chủ mức độ an toàn khá cao. + Trái phiếu không có bảm đảm: Là loại trái phiếu mà không được bảo đảm khả năng thanh toán bằng một tài sản cụ thể nào. + Trái phiếu trả lãi theo thu nhập: Là trái phiếu mà tiền lãi chỉ được trả khi doanh nghiệp (người vay) thu được lợi nhuận. Khi lợi nhuận thấp hơn số tiền phải trả thì trái chủ sẽ chỉ nhận được tiền trả bằng khoản thu nhập đó và không được quyền tuyên bố người vay bị phá sản. + Trái phiếu có lãi suất cố định: Đây là loại trái phiếu phổ biến nhất ở doanh nghiệp. Lãi suất được ghi trên mặt trái phiếu và không thay đổi suốt kỳ hạn của nó. + Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Khi thị trường vốn thay đổi liên tục do nền kinh tế không ổn định, các doanh nghiệp có thể phát hành loại trái phiếu này. - Tín dụng thuê mua: Là hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài sản, máy móc thiết bị. Nội dung chủ yếu là việc người cho thuê sẽ chuyển giao tài sản cho người thuê được sử dụng trong một khoản thời gian nhất định và người cho thuê phải trả cho người chủ sở hữu một khoản tiền thuê tương xứng với quyền sử dụng. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. Có hai hình thức chủ yếu của tín dụng thuê mua: + Thuê tài sản: Đây là hình thức thuê mua mà người thuê không có ý định mua lại tài sản sau thời gian và chỉ sử dụng tài sản đó trong thời hạn đã định. + Thuê tài chính: Thực chất của hình thức này là doanh nghiệp bán cho công ty tín dụng tài sản sau đó lại thuê lại của công ty trên ngay tài sản đó để sử dụng. Hình thức tín dụng thuê mua tuy không cấp vốn trực tiếp cho doanh nghiệp nhưng đã gián tiếp trợ giúp doanh nghiệp khi không có khả năng lớn về vốn hoặc việc mua tài sản không đem lại hiệu quả mong muốn, nhưng vẫn nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu và chớp được các thời cơ của thị trường. Nó rất phù hợp với các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như nước ta. - Vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Tín dụng ngân hàng là một trong các nguồn vốn nợ chiếm tỉ lệ đáng kể với đa số các doanh nghiệp, phương thức này xuất hiện khi doanh nghiệp cần vốn (thường là ngắn hạn) mà không có, còn các ngân hàng và các tổ chức tín dụng lại có khả năng cho doanh nghiệp vay vốn. 1.2. Các hình thức và điều kiện huy động vốn 1.2.1. Các hình thức huy động vốn. a. Vay ngân hàng. Đây là nguồn vốn vay chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua. Và trong tương lai, được đánh giá là có triển vọng nhất đối với Việt Nam. Theo thống kê thì số các doanh nghiệp công nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng chiếm 63,08% (41/65 doanh nghiệp điều tra) và số vốn vay của ngân hàng chiếm tỷ trọng 45,97% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua đó, có thể thấy rằng nguồn vốn vay ngân hàng không những phổ biến nhất mà còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, có những nơi nguồn vốn đó chiếm tới 85%, nhiều doanh nghiệp chỉ có nguồn tài trợ bên ngoài duy nhất là vay ngân hàng. Qua đó, thấy tầm quan trọng của nguồn huy động này đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian gần đây xuất hiện một mâu thuẫn lớn, đó là tình trạng các ngân hàng thương mại thừa vốn không cho vay được, còn các doanh nghiệp thì thiếu vốn trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu có thể rút ra là: - Thứ nhất, theo thể lệ tín dụng, đơn vị vay vốn phải thế chấp tài sản hoặc được sự bảo lãnh của người thứ ba đủ thẩm quyền. Điều này làm cho doanh nghiệp khó có thể vay được vốn của ngân hàng, nhất là vốn trung và dài hạn. Điều tra cho hay, chỉ có 18% số doanh nghiệp được vay vốn với thời hạn 3 năm trở lên, trong khi đó 64% doanh nghiệp trong mẫu điều tra sử dụng tín dụng ngân hàng với thời hạn vay từ 6 đến 9 tháng. Bảng 1: Các khoản vay ngân hàng theo kỳ hạn (%) Kỳ hạn vay DN miền Bắc DN miền Nam Toàn bộ năm Từ 6 tháng trở lên 70 63 64 Từ 9 tháng trở lên 48 31 36 Từ 3 tháng trở lên 33 10 18 Nguồn: MPDF và IFC. Động lực tăng trưởng chưa đủ lớn của Việt Nam. - Thứ hai, để kiểm soát hoạt động tín dụng và lượng tiền cung ứng. Ngân hàng Nhà nước quy định hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại và trên cơ sở hạn mức tín dụng được duyệt, ngân hàng thương mại phân bổ hạn mức tín dụng cho các tổ chức kinh tế. - Thứ ba, vấn đề chi phí vốn cho việc huy động nguồn này là cao. Bảng 2: Lãi suất trần cho vay bằng VND năm 1999 Đơn vị: % Tháng 1/1/99 1/2/99 1/6/99 1/8/99 4/9/99 22/10/99 Khu vực thành thị 1,25 1,15 1,15 1,05 0,95 0,85 Khu vực nông thôn 1,25 1,25 1,15 1,05 1,05 1,00 NHTMCP nông thôn 1,25 1,25 1,15 1,15 1,15 1,15 Quỹ tín dụng nhân dân 1,50 1,50 1,50 1,50 1,50 1,50 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Báo cáo thường niên 1999 Biểu trên cho thấy lãi suất cho vay dao động trong khoảng 0,85% đến 1,25%/tháng, tức là từ 10,2%/năm đến 15%/năm, tuy mức lãi suất có xu hướng giảm xuống nhưng nhìn chung vẫn cao hơn tỷ suất lợi nhuận (khả năng sinh lời) của nhiều doanh nghiệp. b. Phát hành trái phiếu Doanh nghiệp quốc doanh hoặc ngoài quốc doanh được Nhà nước cho phép huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp, để có thể có vốn từ dân cư, từ các đại lý bán hàng của chính doanh nghiệp, có thể nói đây là nguồn vốn quan trọng giúp không ít doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ và khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Việc huy động vốn bằng hình thức này thực sự chỉ có hiệu quả cao khi lạm phát được kiềm chế ở mức thấp và lãi suất huy động thích hợp với một thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả. c. Huy động bằng tín dụng thuê mua Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam, ban hành kèm theo Nghị định số 64 - CP ngày 9/10/1995 của Chính phủ quy định rằng "Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn. Thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị và các bất động sản khác. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị và bất động sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được huỷ bỏ hợp đồng trước hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã được thoả thuận trong hợp đồng thuê. Tín dụng thuê mua là hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn rất mới ở Việt Nam, vì vậy cần nhanh chóng triển khai hình thức này, cần khẩn trương triển khai cơ chế nghiệp vụ thuê mua, xác lập và mở rộng đối tượng tài sản thuê mua, khách hàng thuê mua, cũng như hoàn thiện hệ thống luật pháp hiện hành. d. Vốn do ngân sách cấp Nếu như trước đây gần như toàn bộ vốn sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta được ngân sách cấp (vốn cố định, vốn lưu động) thì hiện nay vốn cấp từ ngân sách Nhà nước đã giảm đi rất nhiều, nhưng ngân sách Nhà nước vẫn cấp toàn bộ vốn cố định và một phần vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, phương thức cấp vốn này là thực hiện theo lối bình quân dàn đều cho mọi doanh nghiệp, trong đó nhiều doanh nghiệp không đáng được cấp. Mặt khác, vốn ngân sách có hạn và không phải lúc nào cũng có sẵn nên việc cấp cho doanh nghiệp nào trước doanh nghiệp nào sau và cho đủ là một vấn đề nan giải. Theo Nghị định 22/HĐBT ngày 24/1/1991 về chế độ thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước (thuế vốn) các doanh nghiệp có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đều phải nộp khoản thu sử dụng vốn với tỷ lệ 3,6% đến 4,8%/năm tuỳ theo ngành nghề kinh doanh bất kể doanh nghiệp đó làm ăn lỗ hay lãi. Chính sách này cũng đã phát huy được tác dụng nhất định, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm, tăng thêm một khoản thu vào ngân sách Nhà nước, góp phần giải quyết nhu cầu chi tiêu của nền kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng không khuyến khích doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. e. Vốn do liên doanh liên kết Có thể thực hiện việc liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp khác, đó có thể là doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp nước ngoài liên doanh liên kết để thu hút nguồn tài chính trình độ quản lý, công nghệ của những đối tác này. Hiện tại hình thức liên doanh chủ yếu thực hiện với đối tác nước ngoài, do trình độ quản lý yếu kém nên bên Việt Nam thường chịu thiệt thòi nhiều, lượng vốn góp của bên Việt Nam còn thấp từ (30%-35%) mà chủ yếu bằng quyền sử dụng đất và mặt nước. Điều này khiến cho các quyết định của bên Việt Nam thiếu trọng lượng luôn bị chèn ép, việc đánh giá công nghệ khi liên doanh do thiếu thông tin và trình độ còn non kém nên thường đánh giá sai, gây thiệt hại cho bên Việt Nam. f. Vốn từ lợi nhuận để lại Vốn tích luỹ từ lợi nhuận để lại chiếm một phần nhỏ vì quy mô của các doanh nghiệp không lớn lắm, lượng tích luỹ không nhiều, hơn nữa hiệu quả kinh doanh lại không ổn định. Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp nước ta cho thấy: hầu hết các doanh nghiệp có nguồn vốn tự có rất nhỏ bé, không đủ tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, đổi mới thiết bị công nghệ sản phẩm. Vì vậy nhiều doanh nghiệp phải dựa chủ yếu vào nguồn vốn từ bên ngoài. g. Các nguồn khác - Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp có thể tận dụng phần vốn nhàn rỗi của các khoản phải nộp, phải trả cho Nhà nước nhưng chưa nộp, các khoản chi phí trích trước chưa chi, các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ nhưng chưa trả. - Ngoài ra các doanh nghiệp còn có tín dụng ưu đãi của Nhà nước. 1.2.2. Các điều kiện huy động vốn a. Các điều kiện chủ quan - Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể huy động được các nguồn vốn dưới bất kỳ hình thức nào, thì thông thường mức sinh lợi của vốn hay hiệu quả sử dụng vốn phải cao hơn chi phí sử dụng vốn, hay ít nhất cũng phải cao hơn lãi suất tín dụng trên thị trường. Trong mọi trường hợp để chủ động huy động nguồn, thì chính doanh nghiệp phải nỗ lực tìm mọi cách nâng cao hiệu quả kinh doanh và lúc đó sẽ nâng cao được sự tín nhiệm của mọi đối tác liên quan đến hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp. - Mức rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp. Ta hiểu, rủi ro ở đây là rủi ro kinh doanh và rủi ro kinh doanh có thể từ hai phía: Thứ nhất, do đặc điểm tính chất của ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, đó là rủi ro doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong cả hai trường hợp, thì doanh nghiệp phải tìm cách hạn chế bớt mức độ rủi ro này. - Uy tín và quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức tài chính. Một doanh nghiệp bất kỳ, khi có những người lãnh đạo có tài, năng động, thích ứng nhanh với thị trường luôn biến động thì doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm được những nguồn vốn phù hợp. - Tính khả thi của dự án, phương án kinh doanh: Một trong những khó khăn lớn nhất khi huy động vốn là thiếu các dự án phương án kinh doanh có tính khả thi. Trong điều kiện hiện nay tiềm lực nhàn rỗi ở Việt Nam vẫn được đánh giá là chưa khai thác hết, nhưng nhiều nhà đầu tư không dám cho doanh nghiệp vay vốn hoặc ngần ngại khi góp vốn vào doanh nghiệp vì không tin vào tính khả thi của các phương án kinh doanh được đưa ra. Chính vì vậy, xây dựng những phương án kinh doanh có đủ căn cứ, sức thuyết phục về tương lai khả quan khi sử dụng vốn là yêu cầu bức thiết hiện nay. b. Các điều kiện khách quan. - Sự phát triển của thị trường tài chính và các tổ chức tài chính: thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tài sản tài chính hay các công cụ vốn hay vốn. Thị trường tài chính ở Việt Nam được coi là chưa phát triển do chưa hình thành một cách đồng bộ và quy mô hoạt động nhỏ bé, nguồn huy động thông qua thị trường tài chính chưa nhiều, các doanh nghiệp thường huy động thông qua các tổ chức tài chính là chủ yếu. - Tổ chức tài chính Hệ thống ngân hàng ở nước ta đã được cải cách đáng kể. Trong thời gian vừa qua, số lượng và tỷ trọng của các ngân hàng không phải là quốc doanh trong số các ngân hàng thương mại đã tăng lên đáng kể, trong khi các ngân hàng thương mại quốc doanh hầu như không thay đổi về số lượng. - Các chính sách của Nhà nước: Các doanh nghiệp Nhà nước thường gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động vốn so với doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. Vì những đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: chu kỳ sản xuất dài hơn, rủi ro hơn, nhu cầu vốn lớn hơn,... Chính vì vậy, yếu tố Nhà nước rất quan trọng mà buộc doanh nghiệp phải nắm rõ vì các cơ chế chính sách, thể hiện ý chí của Nhà nước. Ngoài các chính sách ưu tiên khuyến khích hay hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Trong tình hình hiện nay, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp và cải tổ của hệ thống ngân hàng rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn nữa các hình thức huy động vốn. 1.3. Yêu cầu với việc huy động vốn Để việc huy động vốn tạo hiệu quả cao, cần đáp ứng một số yêu cầu sau: - Thứ nhất, huy động vốn phải đảm bảo tính kịp thời. Thông thường khi có yêu cầu về vốn bổ sung, doanh nghiệp tìm nguồn vốn để giải quyết nhu cầu đó, tuy nhiên, nếu việc cung ứng vốn không đúng thời điểm thời cơ đầu tư thì nguồn vốn đó sẽ mất ý nghĩa, hoặc làm giảm khả năng thu lợi ích từ các hoạt động đầu tư kinh doanh. Vì vậy cải tiến các thủ tục hành chính phức tạp trong các quy trình giao dịch về vốn là một mong muốn của các doanh nghiệp. - Thứ hai, cần lựa chọn nguồn vốn đảm bảo hiệu quả nhất trong những điều kiện nhất định, trong điều kiện thị trường tài chính càng phát triển thì doanh nghiệp càng có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn khác nhau để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, do đó cần lựa chọn nguồn vốn thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc huy động vốn. - Thứ ba, việc huy động vốn cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu về số lượng và thời gian. Một ý đồ đầu tư, kinh doanh sẽ không thể thực hiện được nếu không có đủ một lượng vốn nhất định theo nhu cầu tính toán do đó khi huy động vốn phải đảm bảo đủ về số lượng và tính tương thích về thời gian. - Thứ tư, việc huy động vốn phải đảm bảo tối thiểu hoá chi phí giao dịch. Một nguồn vốn với lãi suất thấp đôi khi có thể trở nên quá đắt, do chi phí liên quan đến giao dịch về vốn quá cao. - Cuối cùng, doanh nghiệp phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn của các hoạt động đầu tư để hoàn thành trả vốn vay. Trên đây là một số vấn đề chung nhất của công tác huy động vốn, để làm rõ thêm những nội dung này, ta đi vào phân tích thực trạng công tác huy động vốn ở Xí nghiệp Xây lắp điện. Phần 2: Thực trạng huy động vốn ở Xí nghiệp Xây lắp điện thuộc Tổng công ty Điện lực I 2.1. Khái quát chung về Xí nghiệp Xây lắp điện I. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp. Xí nghiệp Xây lắp điện trực thuộc Công ty điện lực I được thành lập ngày 23/10/1992 theo Quyết định số 523 NL/TCCB - LĐ của Bộ Năng lượng trên cơ sở sát nhập hai xí nghiệp: Xí nghiệp Xây lắp điện và Xí nghiệp Lắp điện hạ thế thuộc Sở điện lực Hà Nội. Nhìn chung Xí nghiệp Xây lắp điện là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ với số vốn kinh doanh ban đầu là 2.119 triệu đồng. Trong đó: - Vốn lưu động: 1.519 triệu đồng; - Vốn cố định: 600 triệu đồng. Theo nguồn vốn: - Vốn ngân sách: 2.047 triệu đồng. - Vốn tự bổ sung: 72 triệu đồng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Xí nghiệp Xây lắp điện ngày càng mở rộng về quy mô cũng như cơ cấu hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước góp phần làm giảm tổn thất điện năng đem ánh sáng đến mọi miền tổ quốc đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa. * Nhiệm vụ kinh doanh Là đơn vị phụ trợ thuộc Công ty điện lực I, Xí nghiệp Xây lắp điện đăng ký ngành nghề kinh doanh sau: - Xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình đường dây và trạm điện; - Xây dựng, sửa chữa công trình công nghiệp và dân dụng theo chứng chỉ hành nghề xây dựng số 53 BXD/CSXD ngày 14/4/1999 của Bộ Xây dựng và Quyết định số 2163 EVN/ĐLI - 3 ngày 3/5/1999 của Công ty Điện lực I, xí nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau: - Đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng tạo bãi; - Xây lắp các kết cấu công trình, thi công móng công trình; - Sửa chữa lắp đặt đường dây và trạm 110 Kv; - Gia công, lắp đặt các kết cấu kim loại hòm tủ, bảng điện, cấu kiện bê tông đúc sẵn cho đường dây và trạm điện đến 35 Kw; - Xây dựng đường dây và trạm điện đến 110 Kv và một số hạng mục (gói thầu) đường dây có điện áp đến 220 Kv; - Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp nhóm C; - Phạm vi hoạt động trên toàn quốc. 2.1.2. Các nguồn lực Kết quả về công tác lao động được thể hiện trong bảng. Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của xí nghiệp Đơn vị: người Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1. Tổng số CBCNV 339 363 384 2. Số công nhân sản xuất 254 254 300 3. Số lao động hợp đồng ngắn hạn 133 123 135 4. Phụ nữ 31 44 54 5. Đảng viên 38 41 50 6. Tuổi đời dưới 30 129 139 142 31 - 45 162 171 184 46 - 55 40 43 50 trên 56 8 10 9 7. Trình độ chuyên môn - Đại học 49 60 70 - Trung cấp 31 43 52 Nói chung nhìn vào bảng kê về lao động của doanh nghiệp ta thấy rằng, xí nghiệp đang có lực lượng lao động ngày càng hùng hậu, lớn mạnh, về cả số lượng và chất lượng tỉ trọng công nhân sản xuất trực tiếp tăng dần từ 75% năm 1999 lên 76% năm 2000 và 80% năm 2001. Số đảng viên cũng tăng dần chứng tỏ công tác tư tưởng chính trị trong xí nghiệp được quan tâm. Việc bồi huấn về chính trị trong xí nghiệp thể hiện rất rõ, số lượng lao động dưới 30 và từ 31 đến 45 tuổi đều chiếm đa số. Bên cạnh việc trẻ hóa, thì trình độ chuyên môn của người lao động cũng được nâng cao bằng cách tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, còn kế đó là trung cấp, tuyển dụng mới và cho đi học. Xí nghiệp có những chế độ chính sách ưu đãi đối với những người đi học, do vậy làm cho họ yên tâm trong học tập và còn hoàn thành công tác được giao. 2.1.3. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Do đặc tính của công tác xây lắp các công trình điện Xí nghiệp thành lập các đội xây lắp điện. Có 12 đội xây lắp (gọi tắt là đội điện 1, đội điện 2,... đội điện 12). Mỗi đội có từ 15 đến 30 người, bao gồm một đội trưởng phụ trách chung, một kỹ thuật viên và một nhân viên kinh tế. Các đội điện tổ chức thi công công trình theo hợp đồng kinh tế do xí nghiệp ký kết và theo thiết kế được duyệt các công trình có quy mô lớn phải huy động nhiều đội cùng tham gia thi công như: công trình đường dây 35 Kv Sầm Nưa - Lào (năm 1997), công trình cải tạo đường dây trung áp và các TBA thành phố Hà Nội thuộc dự án "Cải tạo lưới điện ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định" (năm 1999). a. Đặc điểm tổ chức quản lý Đặc điểm loại hình sản xuất của xí nghiệp là xây lắp các công trình điện có quy mô nhỏ phổ biến ở mức (100 triệu đến 600 triệu đồng), phân tán hầu hết các tỉnh phía Bắc từ Nghệ Tĩnh trở ra. Để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hoá cũng như đảm bảo thực hiện tốt phương án sản xuất kinh doanh xí nghiệp thực hiện mô hình tổ chức quản lý như sau: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Xí nghiệp Xây lắp điện Phòng Hành chính Phòng Kế hoạch Phòng Tổ chức Phòng Kỹ thuật Phòng Tài chính kế toán Phòng Vật tư Phó Giám đốc Giám đốc 12 Đội xây lắp điện 3 Đơn vị phụ trợ Ban Giám đốc gồm một giám đốc và một Phó giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu trong xí nghiệp, vừa là đại diện cho Nhà nước, vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên của xí nghiệp. Phó giám đốc kỹ thuật: phối hợp với kế toán trưởng giúp việc giám đốc trong công tác quản lý đồng thời phụ trách khâu kỹ thuật của các công trình. b. Đặc điểm về tình hình tài chính - kinh doanh của xí nghiệp. Để có thể hiểu rõ hơn về Xí nghiệp Xây lắp điện, chúng ta sẽ xem xét tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh trong 3 năm 1999 - 2000 - 2001. Bảng 2.2: Báo cáo tài chính trong 3 năm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1. Tổng tài sản 87.915 94.114 69.292 - Tài sản lưu động 85.514 91.734 65.761 - Tài sản cố định 2.401 2.380 3.531 2. Tổng nguồn vốn 87.915 94.114 69.292 - Nợ phải trả 84.140 90.452 63.622 - Nguồn vốn chủ sở hữu 3.775 3.662 5.670 3. Tổng doanh thu 55.548 32.005 25.749 4. Doanh thu thuần 51.574 30.798 24.461 5. Giá vốn hàng bán 50.663 30.163 22.319 6. Lãi gộp 911 635 1.485 7. Lãi thuần 744 445 1.081 8. Phải nộp ngân sách 3.535 401 2.188 9. Thu nhập bình quân 0,78 0,801 Theo như bảng 1 ta thấy trong 3 năm vừa qua, mặc dù có sự biến động, nhưng một cách tổng quát thì tình hình kinh doanh của xí nghiệp là khá tốt, lãi sau thuế luôn là một số dương, chỉ có năm 2000, công tác xây dựng cơ bản chịu sự tác động trực tiếp về việc áp dụng luật thuế VAT, nhất là các công trình trúng thầu năm 1999 nhưng chuyển tiếp sang năm 2000, phần thuế VAT đầu ra của sản phẩm xây lắp Nhà nước đã thu nhưng chưa được chủ đầu tư thanh toán bù cho đơn vị thi công về phần giá trị này dẫn đến lợi nhuận của xí nghiệp được trích từ những công trình trúng thầu đó bị cắt giảm và thua thiệt. Là xí nghiệp xây lắp, tuy nhiên, xí nghiệp còn có thêm xưởng cơ khí và đội xây dựng, do vậy, hoạt động của xí nghiệp sẽ gần công tác thi công xây lắp điện đóng vai trò chủ đạo, và hoạt động xây dựng của đội xây dựng và hoạt động gia công chế tạo của phân xưởng cơ khí. Bảng 2.3: Báo cáo thực hiện thi công xây lắp điện Đơn vị: triệu đồng Đội điện 2000 2001 Đội I 1.847 250 Đội II 2.080 1.959 Đội III 2.758 1.302 Đội IV 2.040 4.523 Đội V 3.871 3.694 Đội VI 5.315 490 Đội VII 1.184 1.991 Đội VIII 4.585 4.819 Đội IX 263 2.222 Đội X 2.394 4.692 Đội XI 1.002 1.831 Đội XII 2.936 2.536 Năm 2000, xí nghiệp được giao tổng doanh thu xây lắp về điện là 37.500 triệu đồng. Xí nghiệp đã thực hiện đạt 32.220 triệu đồng đạt 85,92%. Mức này đã tăng hơn năm 1999, nhưng vẫn không đạt được như kế hoạch đã đề ra. Điều này cũng có nhiều nguyên nhân, như yếu tố cạnh tranh trong XDCB về uy tín chất lượng, về yêu cầu tiến độ và quan hệ hiểu biết giữa A và B để giữ vững và phát triển địa bàn sản xuất vẫn là một tồn tại và thách thức với xí nghiệp, hoặc là vấn đề về bộ máy quản lý, chỉ huy sản xuất từ phòng ban và các đội sản xuất còn có những hạn chế, yếu kém chưa đạt ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả, đó là việc tồn đọng vốn xây lắp chưa được thanh toán từ 1994 trở lại đây, mặc dù xí nghiệp cũng luôn đôn đốc công tác quyết toán của các A, và đề nghị công ty trực tiếp tháo gỡ cho xí nghiệp nhưng tình hình vẫn chuyển biến chậm, và chưa giải quyết triệt để, nên dẫn tới thiếu hụt, căng thẳng về huy động vốn để tổ chức thi công, nhận thầu và đấu thầu. Như vậy, dù đã cố gắng, dù đã áp dụng một số biện pháp, nhưng hiệu quả hoạt động của xí nghiệp vẫn chưa đạt được như mong đợi, vấn đề đặt ra là xí nghiệp cần xem lại công tác huy động vốn. Huy động vốn ở đây không chỉ về mặt lượng, mà còn là vấn đề hiệu quả của nó, thể hiện trong việc lựa chọn nguồn tài trợ một cách hợp lý sau khi đã phân tích được thực trạng công tác huy động vốn hiện nay thông qua việc nghiên cứu cụ thể tình trạng tài chính của xí nghiệp, trước tiên ta nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn. Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1 Tổng doanh thu 55.548 32.005 25.749 Mức tăng -23.543 -6.256 Tỉ lệ (%) -42,38 -19,55 2 Lợi nhuận trước thuế 911 635 1.485 Mức tăng -276 850 Tỉ lệ (%) -30,03 133,86 3 Tổng vốn 87.915 94.114 69.292 Mức tăng 6.199 -24.822 Tỉ lệ (%) 7,05 -26,37 4 Hệ số đảm nhiệm vốn 0,632 0,34 0,372 Mức tăng 0,292 0,032 Tỉ lệ (%) -46,2 9,41 5 Lợi nhuận trên vốn 0,0104 0,0062 0,0214 Mức tăng -0,0036 0,0146 Tỉ lệ (%) -34,62 214,71 Có thể nói, năm 2000 là một năm mà xí nghiệp hoạt động không hiệu quả, doanh thu giảm gần 45% so với 1999, đồng thời lợi nhuận trước thuế cũng giảm đi 30,03% trong khi đó tổng nguồn vốn lại tăng lên 7,05%, chính vì vậy làm cho hệ số đảm nhiệm vốn giảm từ 0,632 xuống còn 0,34 hay nói cách khác là 1 đồng vốn chỉ tạo ra không được nửa đồng doanh thu. Mặt khác lợi nhuận giảm, trong khi tổng vốn tăng làm cho tỉ lệ lợi nhuận trên vốn cũng giảm đi 35% tương ứng với giá trị từ 0,0104 xuống 0,0068. Thực tế tỉ lệ 0,0103 đã là thấp nhưng tỉ lệ 0,0068 là điều không thể chấp nhận được, nó quá thấp và hầu như không có nghĩa trước một số lượng vốn khổng lồ như vậy. Từ sự bất hợp lý trong hiệu quả sử dụng vốn ta đi nghiên cứu khái quát tình hình tài chính của xí nghiệp qua bảng cân đối kế toán sơ lược của xí nghiệp, ta có nhận định chung như sau: Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của xí nghiệp không rõ nét lắm, tổng tài sản của xí nghiệp thấp nhất là năm 2001 (69.292 triệu đồng) và cao nhất là năm 2000 (94.114 triệu đồng). Mức độ chênh lệch đến 24.822 triệu đồng, sự biến động này là khá lớn, mà ta cần phải đi sâu vào nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân, trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh, đảm bảo sự phù hợp và điều kiện sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, và để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bảng 2.4: Bảng cân đối kế toán sơ lược của xí nghiệp Đơn vị: triệu đồng 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Phần I. Tài sản A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 85.514 97,27 91.734 97,47 65.762 94,91 6.220 107,27 -25.972 71,69 I. Tiền 2.450 2,79 1.308 1,39 2.161 3,12 -1.142 53,39 853 165,21 II. Các khoản phải thu 37.843 43,05 22.119 23,50 15.835 22,85 -15.729 58,84 -6.284 71,59 III. Hàng tồn kho 5.327 6,06 17.504 18,60 28.134 40,60 12.177 328,59 10.630 160,73 IV. TSLĐ khác 39.890 45,37 50.803 53,98 19.631 28,34 10.913 127,36 -31.172 38,64 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 2.401 2,73 2.380 2,53 3.531 5,09 -21 -99,125 1.151 148,36 I. TSCĐ 2.401 2,73 2.380 2,53 3.531 5,09 -21 -99,125 1.151 148,36 II. Đầu tư dài hạn III. CPXDCB dở dang Phần II: Nguồn vốn A. Nợ phải trả 84.140 95,71 90.452 96,12 63.622 91,82 6.312 107,5 -26.830 70,34 I. Nợ ngắn hạn 84.140 95,71 90.452 96,12 63.622 91,82 6.312 107,5 -26.830 70,34 II. Nợ dài hạn III. Nợ khác B. Vốn CSH 3.775 4,29 3.662 3,88 5.670 8,18 -113 97,01 2008 154,83 Tổng NV-TS 87.915 100 94.114 100 69.292 100 6.199 107,05 -24.822 73,13 * Về tài sản: Năm 1999 tổng tài sản là 87.915 triệu đồng, trong đó, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm phần lớn còn tỉ lệ 97,27% tương đương với số tiền là 85.517 triệu đồng. Còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ là 2,73% tương ứng với 2.401 triệu đồng. Trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2000 có tăng một chút ít về tỉ trọng còn về mặt lượng, cũng là một số không nhỏ 6.220 triệu đồng, phần tăng này tập trung chủ yếu vào tăng tài sản lưu động khác. Trong đó thì tạm ứng chiếm chủ yếu, thứ hai là tăng hàng tồn kho, có thể nói tài sản năm 2000 tuy tăng hơn năm 1999 nhưng tính hiệu quả của việc tăng này thì đi ngược lại vì tăng tạm ứng hay tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (trong hàng tồn kho) đều là xí nghiệp đang bị chiếm dụng vốn điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, đến giá thành, đến lợi nhuận. Đến 2001 có một sự thay đổi khá lớn trong tài sản, lượng tài sản đã giảm còn 71,69% so với năm 2000 và về lượng là giảm đi 25.972 triệu đồng. Nhìn một cách khái quát, việc sụt giảm như vậy là báo hiệu sự kém hiệu quả, tuy nhiên như đã phân tích hiệu quả sử dụng vốn, thì tình hình tài chính năm 2001 rõ ràng khả quan hơn rất nhiều so với năm 2000, nó đánh dấu sự ổn định và phát triển. * Về nguồn vốn Năm 1999 tổng nguồn vốn của xí nghiệp là 87.915 triệu đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 4,29% tương ứng với 3.775 triệu đồng còn các khoản nợ phải trả là 84.140 triệu đồng tức là 95,71%. Năm 2000 tổng nguồn vốn là 94.114 triệu đồng nhưng vốn chủ sở hữu thì giảm xuống kể cả về mặt số lượng (3.663 triệu đồng) hay mặt tỉ lệ (3,88%). Như vậy, so với 1999 vốn chủ sở hữu bị giảm đi 113 triệu đồng tức là giảm còn 97,01% so với 1999, còn nợ phải trả lại tăng lên đến 6.312 triệu đồng tương ứng với 75%. Điều này là không tốt, vì vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng độc lập về mặt tài chính của xí nghiệp, nếu quá thấp thì khả năng tự đảm bảo về tài chính thấp do đó ảnh hưởng đến lòng tin của bạn hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu do giảm nguồn vốn kinh doanh (về cả vốn lưu động và vốn cố định). Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất chính là lợi nhuận năm 2000 quá thấp, đã không thể làm tăng nguồn vốn kinh doanh cũng như không góp vào quỹ đầu tư phát triển đến năm 2001, vốn chủ sở hữu có tăng lên, về tỉ trọng thì tăng gấp đôi so với năm 2000 về mặt lượng là 2.008 triệu đồng, việc tăng này có sự góp phần quan trọng của nguồn vốn kinh doanh được bổ sung vì công việc kinh doanh có hiệu quả cao hơn so với năm 2000 nên lợi nhuận để lại tăng lên đến 1.051 triệu đồng tức là tăng 935 triệu đồng tương đương gấp 9 lần năm 2000. Đây là một con số đáng ghi nhận, mặc dù tỉ trọng vốn chủ sở hữu năm 2001 cũng chỉ chiếm 8,18% tổng nguồn vốn nhưng nó cho thấy khả năng tự chủ của xí nghiệp về tài chính bắt đầu được tăng lên. Bảng 2.5: Bảng kết cấu tài sản của Xí nghiệp Xây lắp điện Đơn vị: triệu đồng Các chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ A. TSLĐ và ĐTNH 85.514 97,27 91.734 97,47 65.762 94,91 6.220 107,27 -25.972 71,69 I. Tiền 2.150 2,79 1.308 1,39 2.161 3,12 -1.142 53,39 853 165,21 1. Tiền mặt 2 0,0023 75 0,0797 52 0,075 73 3.750 -23 69,33 2. Tiền gửi ngân hàng 2.448 2,785 1.233 1,31 2.108 3,042 -1.215 50,36 875 170,97 3. Tiền đang chuyển II. Các khoản phải thu 37.848 43,05 22.119 23,50 15.835 22,85 -15.729 38,84 -6.284 71,59 1. Phải thu của khách hàng 36.223 41,202 19.708 20,941 13.200 19,05 -16.515 54,41 -6.508 66,98 2. Trả tiền người bán 1.597 1,8165 1.094 1,162 1.189 1,716 -503 68,5 95 108,68 3. Phải thu nội bộ (15) -0,016 (8) -0,0085 821 1,185 6 142,86 829 10362,5 4. Phải thu khác 41 0,0467 775 0,883 40 0,0577 734 1890 -735 5,16 III. Hàng tồn kho 5.327 6,06 17.504 18,60 28.134 40,60 12.177 328,59 10.630 160,73 1. NVL - tồn kho 2.886 3,283 2.195 2,33 2.275 1,84 -691 76,06 -920 58,01 2. CC - DC trong kho 51 0,058 51 0,10542 60 0,086 0 0 9 117,65 3. CPSXKD DD 2.391 2,72 15.229 16,18 26.800 38,677 12.838 636,9 11.571 175,98 IV. TSLĐ khác 39.890 45,37 50.803 53,98 19.631 28,34 10.913 127,36 -31.172 38,64 1. Tạm ứng 37.551 42,713 46.887 49,82 17.365 25,061 9.162 124,4 -29.522 37,04 2. Chi phí chờ kết chuyển 2.003 2,2783 2.993 3,181 1.975 2,85 990 149,4 -1.018 65,99 3. Thế chấp ký quỹ ký cược 336 0,382 923 0,981 291 0,42 587 274,7 -632 31,53 B. TSCĐ và ĐTDH 2.401 2,73 2.380 2,53 3.531 5,09 -21 +99,123 1.151 148,36 1. TSCĐ 2.401 2,73 2.380 2,53 3.531 5,09 -21 +99,125 1.151 148,36 Tổng nguồn vốn 87.915 100 94.114 100 69.292 100 2.2. Tình hình huy động vốn Để đánh giá được tình hình huy động vốn, trước tiên ta đi nghiên cứu về cơ cấu vốn của xí nghiệp. Bảng 2.6: Tổng hợp nguồn vốn theo thời gian (1999 - 2001) Năm Vốn vay Vốn chủ sở hữu Tổng vốn Số tiền (triệu đ) Tỉ trọng (%) Số tiền (triệu đ) Tỉ trọng (%) Số tiền (triệu đ) Tỉ trọng (%) 1999 84.140 95,706 3.775 4,294 87.915 100 2000 90.452 96,108 3.662 3,892 94.114 100 2001 63.622 91,817 5.670 8,183 69.292 100 Tuy là 1 xí nghiệp thành viên, quy mô cấp nhỏ, và thời gian thành lập hoạt động còn là rất ngắn, nhưng xí nghiệp đã có một lượng tiền vốn tương đối lớn về mặt lượng dù cho có những biến động đáng kể giữa các năm. Bảng trên cho chúng ta thấy tuy lượng vốn lớn nhưng trong đó vốn vay chiếm một tỉ trọng rất cao đều từ 90% trở lên và năm 2000, còn lên tới 96,108% một xí nghiệp mà hoạt động hầu như hoàn toàn bằng nguồn vốn vay bên ngoài cho thấy có những bất cập về công tác huy động vốn và bố trí cơ cấu vốn của xí nghiệp. Để đánh giá được chính xác hơn, ta đi nghiên cứu cụ thể về cấu trúc từng nguồn. 2.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu Năm Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng 1999 1.065 28,212 2.100 55,63 610 16,159 3.775 100 2000 1.012 27,635 2.299 62,78 351 9,585 3.662 100 2001 1.900 17,8 3.438 60,635 1.223 21,57 5.670 100 Bảng trên cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của xí nghiệp luôn được bảo toàn và phát triển, số liệu trong 3 năm gần đây đã chứng thực điều đó. Năm 2000 lượng vốn này có giảm đi một chút bằng 90,006%. So với năm 1999, nhưng đến năm 2001 đã tăng lên bằng 150,199%. So với năm 1999 và bằng 154,833% so với năm 2000, đây có thể nói là một nỗ lực thành công của xí nghiệp. Vì trong cơ cấu vốn chủ sở hữu, vốn do NSNN cấp đã giảm dần nhưng vốn tự bổ sung đã tăng lên không ngừng. Mặt khác, tổng các quỹ của xí nghiệp cũng có xu hướng tăng. Năm 2001, đã tăng lên hơn 2 lần so với năm 1999, điều này cho thấy doanh nghiệp đã làm ăn có hiệu quả và do đó, lợi nhuận tăng, góp phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp. 2.2.2. Nguồn vốn vay Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn vay Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1. Vay ngắn hạn 0 0 924 2. Phải trả cho người cung cấp 27.838 23.557 24.336 3. Người mua trả tiền trước 49.802 61.387 32.383 4. Thuế và các khoản phải nộp NSNN 3.290 2.229 1.737 5. Phải trả CNV 675 409 431 6. Phải trả đơn vị nội bộ 1.420 1.837 2.669 7. Phải trả, phải nộp khác 1.133 1.033 1.142 Tổng 84.140 90.452 63.622 a. Vay ngắn hạn Bảng trên cho biết lượng vốn huy động từ vay ngắn hạn ngân hàng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ bé trong nguồn vốn vay. Nếu chỉ nhìn vào nguồn này thì sẽ dẫn đến một trong hai nhận định hoặc xí nghiệp thừa vốn lưu động nên không cần vay hoặc là xí nghiệp không vay được của ngân hàng. b. Tín dụng thương mại Tín dụng thương mại bao gồm hai mục là phải trả cho người cung cấp và người mua trả trước. Bảng 2.9: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Lượng % Lượng % Lượng % 1. Phải trả cho người cung cấp 27.838 35,86 23.557 27,73 24.336 42,91 2. Người mua trả trước 49.802 64,14 61.387 72,27 32.383 57,09 Tổng 77.640 100 84.944 100 56.719 100 Bảng 2.10: Tỉ trọng của tín dụng thương mại trong nguồn vốn vay Năm Tín dụng thương mại Vốn vay Tỉ lệ Tín dụng thương mại/Vốn vay (%) 1999 77.640 84.140 92,275 2000 84.944 90.452 93,911 2001 56.719 63.622 89,150 Là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xí nghiệp vẫn luôn được đánh giá là thanh toán nhanh và có uy tín, tuy nhiên, tình trạng mua bán chịu vẫn là một tất yếu trong tình hình kinh doanh hiện nay, với đặc điểm kinh doanh của mình và trước những đòi hỏi về vốn kinh doanh vì khách hàng cũng nợ của xí nghiệp quá nhiều, nên để đảm bảo hiệu quả xí nghiệp đã phải nợ nhà cung cấp hoặc chiếm dụng vốn của người mua trả trước để tài trợ cho việc thi công xây lắp các công trình. Theo như trên ta nhận thấy rất rõ là, tỉ trọng của tín dụng thương mại trong vốn vay nói riêng và tổng nguồn vốn nói chung rất cao, và từ đó rút ra nhận xét rằng xí nghiệp hoạt động chủ yếu từ nguồn vốn này, tuy rằng việc xí nghiệp chiếm dụng được nhiều vốn của khách hàng như vậy chứng tỏ quan hệ giữa xí nghiệp và khách hàng là rất tốt và xí nghiệp làm ăn có uy tín, nhưng cũng đồng thời việc đi chiếm dụng vốn quá nhiều như thế sẽ gây ra không ít những khó khăn trong hoạt động của xí nghiệp và đặc biệt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán của xí nghiệp. c. Nguồn khác Được thể hiện bằng các nguồn vốn vay còn lại, như thuế và các khoản phải nộp NSNN; phải trả CNV, phải trả nội bộ. Trong cơ cấu nguồn vốn vay, nợ phải trả CNV chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Nhưng thực ra phần nợ lương này, đôi khi cũng không phải là do xí nghiệp cố tình trì hoãn mà do đặc điểm sản xuất của xí nghiệp bên cạnh đó là việc thực hiện chế độ tiền lương theo sản phẩm với công nhân sản xuất trực tiếp và chế độ tiền lương theo ngày giờ làm việc với nhân viên cán bộ các phòng ban. Nhưng đặc điểm sản phẩm xây dựng lại đòi hỏi thi công trong một thời gian dài, do vậy quyết toán lương thường thực hiện theo quý và để đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động, thì xí nghiệp tiến hành tạm ứng 2 lần trong tháng, nếu xem xét phần tạm ứng này với phần nợ lương CNV, ta thấy thực tế thì CNV còn nợ xí nghiệp vì phần tạm ứng quá lớn. Tuy nhiên tạm ứng lại nằm trong tài sản còn phải trả CNV thì nằm trong nguồn vốn và xí nghiệp vẫn được sử dụng khoản này như một nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh với thời gian theo quy định của cấp quản lý. Qua mục 2.1. ta thấy rằng các nguồn huy động của xí nghiệp có một số khác biệt cơ bản so với đơn vị, doanh nghiệp khác. Trong cơ cấu nguồn vốn của xí nghiệp, ta thấy nợ dài hạn là hoàn toàn không có, trong khi nguồn vốn vay trung với dài hạn là rất cần thiết với bất kỳ doanh nghiệp nào, để phục vụ cho nhu cầu đầu tư thiết bị đã lạc hậu, cải tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ. Mặc dù cho là XNXL việc đầu tư quá lớn vào máy móc thiết bị cũng không phải là tốt, vì xí nghiệp có thể tiến hành hoạt động thuê mua phục vụ cho từng công trình. Nhưng, dù thế nào đi chăng nữa xí nghiệp phải có trong tay một số máy móc thiết bị mới hiện đại và có thể đem lại hiệu quả cao cho xí nghiệp, bởi vì xí nghiệp không chỉ có hoạt động xây lắp điện, mà còn có cả một phân xưởng cơ khí chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ công tác xây lắp. Thực tế hiện nay cho thấy TSCĐ của xí nghiệp vừa ít, vừa lạc hậu. Bảng về tình hình TSCĐ theo nguồn vốn cho thấy nguồn tài trợ của TSCĐ, rõ ràng, TSCĐ chủ yếu là do công ty bổ sung, đây cũng là vấn đề cần quan tâm vì nếu cứ trông chờ vào nguồn do công ty bổ sung thì sẽ hầu như không bao giờ có được TSCĐ mang tính chất công nghệ hiện đại và đáp ứng được hiệu quả, phục vụ thi công của công trình. Bảng 2.11: Tổng hợp tình hình TSCĐ theo nguồn vốn Đơn vị: triệu đồng TSCĐ theo nguồn vốn 1999 2000 2001 1999 2000 2001 1. NSNN 1.149 629 629 1.086 626 629 2. Công ty bổ sung 3.599 4.194 5.751 1.341 1.917 2.331 3. Đơn vị bổ sung 1.25 125 125 46 71 97 4. Chưa có nguồn - 48 93 - 2 10 5. Tổng TSCĐ 4.873 4.996 6.598 2.473 2.616 3.067 2.3. Đánh giá về tình hình huy động vốn của xí nghiệp Để có cơ sở phân tích và đánh giá nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của xí nghiệp trong 3 năm gần đây, ta dựa trên các số liệu của các bảng tổng hợp sau đây: Bảng 2.12: Bảng kê về nguồn vốn và sử dụng vốn năm 1999 Đơn vị: triệu đồng Sử dụng vốn Lượng Tỉ lệ % Nguồn vốn Lượng Tỉ lệ % 1. Tăng tiền mặt 1.777 3,909 1. Giảm hàng tồn kho 21.950 48,284 2. Tăng các khoản phải thu 37.130 81,676 2. Tăng vốn CSH 1.736 3,819 3. Tăng TSCĐ 291 0,64 3. Giảm TSLĐ khác 21.774 49,897 4. Giảm các khoản phải trả 5.231 11,507 5. Giảm vay ngân hàng 1.031 2,268 Tổng 45.460 100 Tổng 45.460 100 Bảng 2.13: Bảng kê về nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2000 Đơn vị: triệu đồng Sử dụng vốn Lượng Tỉ lệ % Nguồn vốn Lượng Tỉ lệ % 1. Tăng hàng tồn kho 12.177 52,480 1. Giảm tiền mặt 1.142 4,928 2. Tăng TSLĐ khác 10.913 47,033 2. Giảm các khoản phải trả 15.729 67,779 3. Giảm vốn CSH 113 0,487 3. Tăng các khoản phải trả 6.284 27,207 4. Giảm TSCĐ 20 0,862 Tổng 23.203 100 Tổng 23.203 100 Bảng 2.14: Bảng kê về nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2001 Đơn vị: triệu đồng Sử dụng vốn Lượng Tỉ lệ % Nguồn vốn Lượng Tỉ lệ % 1. Tăng tiền mặt 853 2,112 1. Giảm các khoản phải thu 6.284 15,56 2. Tăng hàng tồn kho 10.630 26,32 2. Giảm TSCĐ khác 31.171 17,172 3. Tăng TSCĐ 1.151 2,85 3. Tăng vay ngắn hạn 924 2,288 4. Giảm các khoản phải trả 27.754 68,718 4. Tăng vốn CSH 2.209 4,974 Tổng 40.388 100 Tổng 40.588 100 Kết hợp hai bảng trên ta có thể đánh giá tổng quát về tình hình vốn của xí nghiệp như sau: Thứ nhất, một xu hướng giảm xuống rõ nét, đặc biệt nợ phải trả năm 2001 giảm đi gần 30% so với năm 2000. Nếu năm 2000 các khoản phải trả làm tăng nguồn vốn lên 27,201% thì năm 2001 các khoản phải trả cũng tăng sử dụng vốn lên 68,649% mà về lượng chiếm tới 27.726 (triệu đồng). Có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong năm 2001. Tuy nhiên trong các khoản phải trả thì mục người mua trả trước là then chốt quan trọng gây biến động nguồn vốn khoản này liên tục giảm, điều này có thể có hai lời giải đáp, hoặc là xí nghiệp đã nâng cao khả năng tự chủ về nguồn vốn kinh doanh của mình, hoặc thị trường và sản lượng thi công của xí nghiệp đã bị thu hẹp lại, để đánh giá hiệu quả việc thu hẹp nợ phải trả, ta tiếp tục nghiên cứu bảng sử dụng vốn và nguồn vốn. Yếu tố thứ hai nổi lên trong bảng nguồn vốn và sử dụng vốn đó là phần TSLĐ khác nó luôn chiếm một tỉ trọng cao trong mọi năm dù là sử dụng vốn hay là NV. Nội dung chủ yếu của TSLĐ khác gồm tạm ứng (là số tiền tạm ứng cho CNV chưa thanh toán đến thời điểm báo cáo), chi phí trả trước (chi phí đã chi nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất). Chi phí chờ kết chuyển (chi phí chờ kết chuyển sang niên độ mới). Tài sản thiếu chờ xử lý. Năm 2000, nguồn vốn tăng do giảm hàng tồn kho (48,284%) giảm TSLĐ khác (47,897%) và tăng vốn chủ sở hữu (31,819%) do vậy, sử dụng vốn có thay đổi khá tích cực. Việc giảm lượng hàng tồn kho đã làm tăng tiền mặt, tăng TSCĐ lên 291 triệu đồng cũng đã góp phần làm giảm các khoản phải trả, giảm vay ngân hàng. Tuy nhiên, trong sử dụng vốn, khoản phải thu lại tăng lên đến 37.130 triệu đồng (=81,676%). Sang năm 2000, nguồn vốn tăng do giảm tiền mặt, giảm các khoản phải thu giảm TSCĐ và tăng các khoản phải trả và nguồn này được dùng để tài trợ cho việc sử dụng vốn nhưng trong sử dụng vốn lại tăng hàng tồn kho, tăng TSLĐ khác và một phần giảm vốn chủ sở hữu kỳ này, xí nghiệp lại tiếp tục tăng cường xây lắp, để tài trợ cho hoạt động này, xí nghiệp tăng các khoản phải trả và giảm các khoản phải thu, phải thu của khách hàng giảm được 15.729 triệu đồng, chứng tỏ xí nghiệp đã tích cực đẩy mạnh công tác đi thu hồi vốn phục vụ cho hoạt động của xí nghiệp. Tuy nhiên nguồn vốn bằng tiền giảm, tiền mặt có lẽ chưa phải là một điều hay, thực tế lượng vốn lưu động bằng tiền của xí nghiệp thông thường đã rất thấp so với nhu cầu, nay lại còn giảm đi gần một nửa so với năm 1999. Năm 2001, nguồn vốn tăng do giảm TSLĐ khác, tiếp tục giảm các khoản phải thu, đồng thời tăng vay ngắn hạn ngân hàng và tăng vốn chủ sở hữu. Nhờ đó mà tài trợ cho sử dụng vốn và việc tăng hàng tồn kho, giảm các khoản phải trả tăng tiền mặt, và tăng TSCĐ. Rõ ràng vốn chủ sở hữu đã được dùng để tăng TSCĐ, tức là xí nghiệp đã áp dụng chính sách tài trợ vững chắc, dùng nguồn tài trợ dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, quyết định này là một quyết định đúng đắn, nó đảm bảo tăng thêm tính tự chủ về tài chính cho xí nghiệp, đồng thời làm giảm chi phí sản xuất - kinh doanh trong giá thành sản phẩm. Các khoản phải trả được tài trợ bởi việc giảm TSLĐ khác có nghĩa là tạm ứng giảm. Như vậy hoặc là người lao động đã được quyết toán tiền lương hoặc xí nghiệp giảm tạm ứng để lấy vốn cho xây lắp trường hợp thứ hai này sẽ không tốt vì nó không đảm bảo được quyền lợi của người lao động và gây căng thẳng tâm lý cho họ. Tóm lại: Trên cơ sở phân tích khái quát về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tích cơ cấu nguồn vốn phân tích các chỉ tiêu tài chính chúng ta có thể đi đến những kết luận tổng quát sau: Xí nghiệp đảm bảo lợi nhuận luôn dương trong 3 năm liên tiếp, tăng dần nguồn vốn chủ sở hữu, điều tiết dần cơ cấu nợ phải trả và tìm cách sử dụng tài sản hợp lý, đầu tư TSCĐ bằng nguồn vốn chủ sở hữu,... Tuy nhiên những bất cập trong công tác huy động vốn vẫn là một vấn đề kìm hãm tốc độ phát triển của xí nghiệp. Ngoài ra xí nghiệp còn chịu sự quản lý điều tiết của cơ quan chủ quản là công ty điện lực I, nên lượng vốn huy động cũng còn gặp nhiều khó khăn. 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của xí nghiệp 2.4.1. Các nhân tố chủ quan a. Nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của xí nghiệp Như đã nói ở trên, là loại hình xí nghiệp xây lắp, nên sản phẩm của xí nghiệp không giống các ngành khác, thứ nhất nó là sản phẩm mang tính chất liên ngành, thứ hai nó được sản xuất trong một thời gian dài và thứ ba, giá thành của sản phẩm rất cao. Nhưng không vì thế mà xí nghiệp chỉ làm ít sản phẩm, mà xí nghiệp liên tục mở rộng thị trường bằng phương pháp đấu thầu hoặc chủ nhiệm công trình, bên cạnh đó là phải cố gắng đảm bảo hoàn thành kế hoạch trên giao tuy nhiên giới hạn về vốn chủ sở hữu là quá nhỏ bé và không thể đảm bảo được nhu cầu về vốn, do vậy, giữa xí nghiệp và bạn hàng cũng như vốn nhà cung ứng đã tiến hành phương thức tín dụng thương mại. Vì giá thành một công trình xây lắp thường rất cao và công tác nhiệm thu quyết toán chậm, nên nợ phải trả và khoản người mua đặc trước chiếm một tỉ trọng lớn trong nguồn vốn và cũng là một phương thức huy độngvốn chủ yếu của xí nghiệp hiện nay. b. Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng vay vốn của xí nghiệp. Năm 1999 là một năm xí nghiệp hoạt động khá hiệu quả nên đến năm 2000 xí nghiệp đã giảm bớt được khoản phải trả cho nhà cung cấp, đồng thời làm cho các bạn hàng tin tưởng hơn và tăng khoản tiền đặt cọc cho xí nghiệp từ 49.802 triệu đồng lên 61.387 triệu đồng. Chính vì vậy mà trong năm 2000 vốn chủ sở hữu giảm xuống nhưng tổng nguồn vốn lại tăng lên hơn so với năm 1999. Thực ra nguồn vốn chủ sở hữu năm 2000 giảm xuống cũng đúng là vì hiệu quả kinh doanh năm 2000 giảm xuống như đã phân tích, nhưng hiệu quả kinh doanh chỉ được đánh giá vào cuối năm, còn hoạt động đầu tư lại diễn ra từ đầu năm. Do vậy việc tăng nợ vay và giảm nguồn vốn chủ sở hữu là không có gì mâu thuẫn nhau. Điều đó cũng không có nghĩa là xí nghiệp đã lừa dối khách hàng về hiệu quả của mình. Mà đây là do nhân tố chủ quan và thuế VAT nên chưa quyết toán được hết như dự kiến. 2.4.2. Các nhân tố khách quan Thứ nhất, phải kể đến rằng xí nghiệp là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng lại trực thuộc công ty điện lực I do vậy, công ty với tư cách là cơ quan chủ quản, đã tiến hành điều tiết hoạt động của xí nghiệp, trong đó có công tác huy động vốn. Công ty đã điều tiết bằng việc khống chế mức vay ngân hàng ở hạn mức 1 tỷ VNĐ. Chính vì thế mà nguồn vay ngắn hạn ngân hàng của xí nghiệp rất thấp. Thứ hai, là khi xét chi phí vốn bỏ ra để tiến hành vay dài hạn thì tính hiệu quả lại không có vì lãi suất vay dài hạn rất cao, và khi vay đòi hỏi phải có tài sản thế chấp. Mà thực tế, thì xí nghiệp không có đủ tài sản để thế chấp nếu như vay dài hạn. Thứ ba, là sự phát triển chậm của thị trường tài chính. Nói chung ở Việt Nam, sự ra đời của thị trường chứng khoán còn là rất mới mẻ và xa lạ với hầu hết các doanh nghiệp. Sự phát triển chậm của thị trường tài chính hay các tổ chức trung gian tài chính, làm hạn chế bớt cơ hội huy động vốn của xí nghiệp. Nếu như thị trường tài chính mà phát triển mạnh, tất yếu xí nghiệp sẽ dễ dàng tham gia phát hành trái phiếu hoặc thực hiện tín dụng thuê mua. Phần 3: Một số giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn của xí nghiệp 3.1. Nhu cầu vốn của xí nghiệp Xây lắp điện trong thời gian tới. Căn cứ vào mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của nước ta và những nguyên tắc cơ bản của chính sách định hướng phát triển kinh tế, thì công nghiệp điện là một trong những ngành ưu tiên phát triển để phục vụ cho CNH - HĐH đất nước. Xí nghiệp Xây lắp điện tuy chỉ là một đơn vị trực thuộc công ty Điện lực I, mặc dù thời gian thành lập và hoạt động chưa lâu nhưng xí nghiệp phải gắn liền với định hướng chung của Đảng và Nhà nước. Trước tình hình đặt ra như vậy, việc huy động vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và sản xuất phát triển, có hiệu quả là tối quan trọng. Như ở phần II đã phân tích, trong những năm 1999, 2000, 2001 tình hình tài chính ở xí nghiệp đã có những tiến bộ đáng ghi nhận nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều yếu kém, nhược điểm về công tác tài chính làm cho hiệu quả kinh doanh chưa cao, thể hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính còn rất thấp, sự mất cân đối giữa các nguồn vốn huy động,... Vì vậy xí nghiệp đã xác định việc huy động vốn cho quá trình hoạt động trong thời gian tới là hết sức quan trọng. Song mức nhu cầu vốn cho từng năm cần thiết để hoạt động là bao nhiêu? Một khi đã trả lời được câu hỏi đó thì xí nghiệp có những biện pháp để huy động đủ vốn cho mình. Để tiến hành xác định được lượng vốn cho một năm đó, áp dụng phương pháp xác định dự đoán nhu cầu vốn theo tỷ lệ (%) trên doanh thu cho xí nghiệp, ta có: Bảng 3.1: Số dư bình quân các khoản trong bảng cân đối kế toán 1999 Đơn vị: triệu đồng Tài sản Nguồn vốn Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị 1. TSLĐ 2.161 1. Nợ phải trả 63.622 + Tiền 15.835 + Vay ngắn hạn 924 + Các khoản thu 28.134 + Nợ NSNN và CNV 2.167 + Hàng tồn kho 19.631 + Các khoản phải trả 60.531 + TSLĐ khác 291 2. Vốn chủ sở hữu 5.676 2. TSCĐ 3.240 + Vốn NSNN 1.009 + Các quỹ 1.223 + Tự bổ xung 3.438 Tổng số 69.292 Tổng số 69.292 Doanh thu năm 2001 là 24.461 triệu đồng, dự kiến doanh thu năm 2002 là 60.000 triệu đồng, tỉ suất doanh lợi theo doanh thu là 3%. Bảng 3.2: Tỷ lệ % tính trên doanh thu của các khoản chủ yếu trên Bảng cân đối kế toán năm 1999 Đơn vị: triệu đồng Tài sản Nguồn vốn Chỉ tiêu Số tiền % trên doanh thu Chỉ tiêu Số tiền % trên doanh thu 1. Tiền 2.161 8,83 1. Nợ NSNN và CNV 2.167 8,86 2. Phải thu 15.835 64,74 2. Các khoản phải trả khác 60.531 247,46 3. Hàng tồn kho 28.134 115,02 4. TSLĐ khác 19.631 85,25 5. TSCĐ 291 1,19 Tổng số 66.052 276,03 Tổng số 62.698 256,32 Các khoản bên tài sản tính theo doanh thu là 270,03% và được tài trợ bằng 256,32% các khoản nợ vậy nhu cầu vốn của xí nghiệp cần là: 270,03% - 2567,32% = 13,71% Nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu tăng lên thì cần đến 13,71 đồng vốn bổ sung để tài trợ. Vậy nhu cầu vốn cần bổ xung năm 2002 là: (60.000 - 24.461) x 13,71% = 4.872 triệu đồng. Trong đó vốn lưu động cần là: (60.000 - 24.461) (13,71% - 1,19%) = 4.449,5 triệu đồng Ta có doanh lợi sau thuế năm 2002 là: 60.000 x 3% = 1.800 triệu đồng. Như vậy, phần lợi nhuận này có thể sử dụng làm vốn tạm thời, với nhu cầu vốn lưu động tăng lên 4.449,5 triệu đồng thì phần còn lại, xí nghiệp cần phải huy động vốn ngắn hạn từ bên ngoài là: 4.449,5 - 1.800 = 2.649,5 triệu đồng. 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn 3.2.1. Đối với xí nghiệp Sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có và tiết kiệm chi phí ở xí nghiệp, mức độ hiệu quả hoạt động còn rất thấp ROI (LNR/TV) của xí nghiệp qua các năm vẫn còn rất là nhỏ bé so với nguồn vốn bỏ ra. Trong đó: LNR: Lợi nhuận riêng; TV: Tổng vốn. ROI: Chỉ số lợi nhuận vốn. Tính cụ thể ra ta có: ROI = = x Bảng 3.3: 1999 2000 2001 ROI 0,846 Y 0,473 Y 1,560 Y = 1,44 Y 1,5 Y = 4,42% = 0,6 0,3 = 0,353 ROI là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, theo như sơ đồ tháp chỉ số DUPONT, cho thấy ROI mức độ hiệu quả nguồn vốn hiện có và chi phí bỏ ra thực tế sử dụng vốn. Tác động chủ yếu đến ROI của doanh nghiệp đó là vốn lưu động, khi mà tài sản dự trữ, sản phẩm dở dang và các khoản phải thu quá lớn, còn vốn bằng tiền quá nhỏ. Làm cho tổng nguồn vốn cao nhưng mất cân đối làm cho doanh thu bị biến động và lợi nhuận đạt không được cao. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì trước hết, xí nghiệp phải tìm cách tăng tốc độ chu chuyển vốn gồm cả vòng quay hàng tồn kho và vòng quay toàn bộ vốn. Vì lượng hàng tồn kho của xí nghiệp luôn cao và lại có xu hướng gia tăng. Điều này, một mặt chứng tỏ xí nghiệp đang có nhiều việc làm cho người lao động, nhưng mặt khác nó lại thể hiện sự kém hiệu quả trong quá trình xây dựng, khi mà lượng hàng tồn kho tăng tập trung vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Rõ ràng làm cho chi phí sử dụng vốn tăng lên, nguồn vốn tồn đọng lớn. Trong khi nhu cầu vốn lưu động cho kinh doanh lại bị thiếu trầm trọng, phải nói rằng với đặc điểm nhiệm vụ kinh doanh của xí nghiệp thì việc tăng hai chỉ tiêu trên rất khó. Tuy nhiên điều này vẫn có thể cải thiện nếu xí nghiệp quan tâm hơn đến việc xây dựng phương án, chương trình kinh doanh cụ thể, thậm chí, cụ thể đối với từng công trình xây dựng. Không phải chỉ riêng xí nghiệp mà đối với đa số các doanh nghiệp khi xây dựng dự án phương án kinh doanh, mới chỉ chú trọng đến việc trình bày những kết quả chính bản thân phương án dự định đầu tư mà chưa chú ý đến việc đặt phương án đó trong mối quan hệ chặt chẽ với những hoạt động khác của xí nghiệp, với những dự án khác. Vì vậy, đôi khi một dự án chưa thể hiện rõ tác động của nó đến sự tăng trưởng và triển vọng hoạt động của xí nghiệp. Do đó, một trong những yêu cầu đặt ra để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh là phải thể hiện được kết quả tổng hợp của xí nghiệp. Điều đó có nghĩa là khi tiến hành tham gia một hoạt động xây dựng nào, xí nghiệp cần phải xem xét một cách tổng quát đến nguồn vốn sẽ huy động các chi phí sẽ bỏ ra, dự kiến thời gian xây lắp, các công tác về quyết toán, thanh toán công trình, và một vấn đề cũng rất quan trọng, đó là phải nâng cao hơn nữa chất lượng mà người lao động mà lực lượng công nhân xây lắp trực tiếp chiếm vị trí chủ đạo. Bên cạnh đó, kết hợp với việc thuê lao động thời vụ tham gia nhưng lực lượng cũng cần phải có sự quản lý chặt chẽ về thời gian và về chất lượng lao động. Nhờ vậy mà công trình sẽ hoàn thành sớm, khi công tác quyết toán được tiến hành nhanh chóng xí nghiệp mới có thể thu hồi vốn và nhờ đó làm giảm lượng hàng tồn kho và nâng cao số vòng luân chuyển vốn. Tăng tỷ lệ vốn vay ngân hàng Đây chính là vấn đề bức xúc trong xí nghiệp là một đơn vị trực thuộc, xí nghiệp chịu sự điều tiết của công ty Điện lực I về lượng vay vốn ngắn hạn. Hạn mức đối với xí nghiệp hiện nay là một tỷ đồng, đây có thể nói là một hạn mức quá thấp đối với xí nghiệp, việc quy định này tất yếu có lý do của nó. Đó có thể là do công ty cần phải cân đối hoạt động cho các xí nghiệp thành viên chứ không chỉ có xí nghiệp xây lắp điện nhưng có lẽ nguyên nhân cơ bản ở đây là do xí nghiệp chưa chứng tỏ được tính hiệu quả trong hoạt động của mình. Vậy đặt ra vấn đề là muốn được tăng hạn mức tín dụng thông qua ngân hàng, xí nghiệp cần phải đề xuất ra được những phương án kinh doanh có tính hiệu quả cao. Một thực tế ở xí nghiệp là hàng năm vẫn thực hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh của công ty đưa xuống và đa số các công trình mà xí nghiệp thực hiện đều là chỉ định thầu, ý nghĩa của hoạt động chỉ định thầu ở đây chính là do công ty đã định giá, định doanh thu, định thời gian cho xí nghiệp. Hay nói cách khác là bản thân xí nghiệp chưa thực sự đưa ra được những phương án có hiệu quả hơn các phương án mà công ty đưa xuống, công tác đấu thầu ở xí nghiệp cũng rất hạn chế, vì vậy có thể nói: thứ nhất do xí nghiệp chưa chủ động nhiều trong việc tự tìm và tạo thị trường. Thứ hai xí nghiệp chưa có được nhiều phương án kinh doanh có hiệu quả nên hạn mức tín dụng ngân hàng của xí nghiệp không tăng lên được. Vậy, để tăng được nguồn vốn từ vay ngân hàng, tăng cường chủ động hơn nữa trong việc đi tìm thị trường. Điều này một mặt xí nghiệp sẽ trợ giúp cho các đội, mặt khác bản thân tự các đội mà đứng đầu là các đội trưởng phải mở rộng quan hệ hơn nữa với khách hàng, tăng cường hiệu quả chất lượng các công trình được thi công nhờ đó, tăng được sự tín nhiệm của khách hàng và có cơ hội hơn nữa khi khách hàng sẽ tự tìm đến đặt hợp đồng. Dự kiến nhiệm vụ kế hoạch của các đơn vị trong năm 2002 được xí nghiệp đưa ra như sau: Đơn vị: triệu đồng STT Đơn vị thi công Kế hoạch 2002 Địa bàn hoạt động Tổng số 60.000 I Thi công xây lắp các công trình điện 52.000 1 Đội điện 1 5.000 Hà Tây, Lào Cai, Bắc Cạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Phú Thọ 2 Đội điện 2 3.000 Bắc Giang, Yên Bái 3 Đội điện 3 3.500 Nam Định, Thanh Hoá 4 Đội điện 4 5.000 5 Đội điện 5 4.000 Nam Định - Ninh Bình 6 Đội điện 6 4.000 Hà Tĩnh, Nghệ An, Bắc Giang 7 Đội điện 7 3.000 Sơn La, Hoà Bình 8 Đội điện 8 5.000 Quảng Nam, Hà Nam 9 Đội điện 9 3.500 BQLDA ĐLI Hưng Yên - Hải Dương 10 Đội điện 10 5.000 Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên 11 Đội điện 11 3.000 Cao Bằng, Hải Phòng, Bắc Cạn 12 Đội điện 12 3.500 Thái Nguyên, Lạng Sơn, Ninh Bình 13 Các chủ nhiệm công trình 5.000 Hà nội và các công trình khách hàng (mỗi đồng chí chủ nhiệm có doanh thu tối thiểu 1.250 triệu đồng) II Thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp 14 Đội xây dựng 5.000 Các công trình xây dựng thuộc công ty Điện lực I III Sản xuất hòm compozit và cơ khí 15 Phân xưởng cơ khí 3.500 Công ty Điện lực I và khách hàng Lựa chọn hình thức quản lý tài chính trong cấp phát vốn đầu tư XDCB Trong hoạt động đầu tư xây dựng, từ trước đến nay có 5 hình thức cấp phát cho vay vốn thanh toán như sau: Thứ nhất, cấp phát vốn thanh toán theo giá trị khối lượng theo tuần kỳ; Thứ hai, là hình thức thanh toán theo giá trị khối lượng hoàn thành theo quy ước hoặc khối lượng thực hiện đến điểm dừng kỹ thuật; Thứ ba, là hình thức cấp phát vốn thanh toán theo sản phẩm hoàn thành; Thứ tư, là hình thức đấu thầu xây dựng; Thứ năm, là hình thức khoán gọn. Hiện nay, ở xí nghiệp đang áp dụng hình thức thứ ba, tức là cấp phát vốn thanh toán theo sản phẩm hoàn thành. Trong XDCB, sản phẩm hoàn thành là toàn bộ công trình hoặc từng hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Ưu điểm của hình thức cấp phát này là tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác cấp phát vốn với rút ngắn thời gian thi công để nhanh chóng đưa dự án vào sản xuất kinh doanh. Nhược điểm lớn nhất của hình thức này là chu kỳ thanh toán quá dài, các đơn vị thi công cần phải có một lượng vốn lưu động rất lớn để dự trữ vật tư trong suốt quá trình thi công cho đến khi hoàn thành sản phẩm được nghiệm thu đưa vào sử dụng mới được cấp vốn thanh toán. Chính vì áp dụng theo phương thức này mà chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và các khoản phải thu của xí nghiệp lại lớn đến như vậy. Trong đó: CPSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh; NV: nguồn vốn; KPT: Khoản phải thu. Theo tôi, hình thức hợp lý nhất đối với xí nghiệp hiện nay có thể áp dụng là hình thức đấu thầu xây dựng. Theo hình thức này, thì giá bán sản phẩm xây dựng được khẳng định trước bên A và bên B theo chất lượng sản phẩm đã được xác định. Sau khi ký xong hợp đồng thì bên A sẽ đặt trước cho bên B một khoản vốn để làm công tác chuẩn bị xây dựng (chuẩn bị mặt bằng xây dựng, mua vật tư dự trữ thi công) trong quá trình xây dựng, khối lượng thực hiện được cấp vốn thanh toán và trừ dần vào số tạm ứng. Hình thức này giải quyết được những khó khăn về vốn cho công tác tổ chức xây dựng của đơn vị. Đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa các nguồn huy động. Việc huy động vốn luôn gắn liền với chi phí huy động, sử dụng vốn và tỷ trọng các nguồn vốn trong cơ cấu vốn. Do đó khi huy động xí nghiệp cần phải tính đến hai nguồn vốn rẻ nhất là tín dụng thương mại và nợ tích luỹ. Nói chung thì ở xí nghiệp hai nguồn này đã được huy động một cách triệt để và hầu như không có khả năng huy động thêm, cái chính ở đây là xí nghiệp phải xem xét lại nguồn huy động từ tín dụng thương mại, tỷ lệ của nguồn này quá cao khiến xí nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất tự chủ về tài chính bất cứ lúc nào và hơn nữa nó cũng chính là nguyên nhân khiến xí nghiệp không tăng được hạn mức tín dụng từ phía ngân hàng lên. Bây giờ vấn đề đặt ra lại là xí nghiệp phải điều chỉnh lại nguồn vốn này và tìm cách tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Vì như trên đã nói nguồn vốn chủ sở h ữu của xí nghiệp là quá nhỏ bé. Muốn tăng lên không còn cách nào khách là phải tăng hiệu quả kinh doanh, đảm bảo hoạt động có lãi. Từ đây, ta lại trở về với việc tính toán mức độ hiệu quả của từng dự án và vai trò của nó trong sự phát triển của xí nghiệp và vấn đề mở rộng thị trường tăng khả năng đấu thầu. Tăng cường quản lý tài chính. Sự mất cân đối trong nguồn vốn, mà hệ quả là chưa khai thác, chưa huy động hiệu quả được các nguồn vốn chính là kết quả của một phần công tác quản lý tài chính. Tăng cường công tác quản lý tài chính đòi hỏi nhà quản trị cấp cao trong xí nghiệp phải nắm vững được hoạt động kinh doanh của toàn xí nghiệp từ đầu vào đến đầu ra, nắm vững từng phương án - dự án kinh doanh xây dựng, tính hiệu quả của từng dự án đó, xác định được tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn đối với từng công trình. Để từ đó ra những quyết định quản trị tài chính ngắn, trung và dài hạn một cách hợp lý. Công tác quản lý tài chính là một công tác vô cùng quan trọng, công tác này trog xí nghiệp, tập trung chủ yếu vào phòng kế hoạch dưới sự giám sát của giám đốc xí nghiệp. Tuy nhiên ở xí nghiệp công tác lập kế hoạch tài chính vẫn chưa được sát sao và tính hiệu quả còn thấp. Nhưng lý do về điều này cũng một phần vì xí nghiệp là đơn vị trực thuộc mà sự quản lý của công ty Điện lực I đóng vai trò quan trọng nên đôi khi xí nghiệp còn ỷ lại vào sự điều tiết của công ty. 3.2.2. Kiến nghị với Nhà nước a. Về nguồn vốn ngân sách Nhà nước Là một doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước thành lập nhưng nguồn vốn ngân sách cấp và bổ sung là rất nhỏ bé chưa tương xứng với khả năng hiện hành của xí nghiệp theo chế độ, mỗi doanh nghiệp được đảm bảo tối thiểu 30% vốn lưu động, nhưng do chưa có nguồn để cấp vốn nên không phải doanh nghiệp nào cũng được cấp đầy đủ, trong khi có doanh nghiệp thiếu vốn. Vì thế nhiều DNNN, mà trong đó có xí nghiệp Xây lắp điện đang phải đối phó với tình trạng thiếu vốn lưu động nghiêm trọng. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp thiếu vốn lưu động hoàn toàn không chỉ do ngân sách không đảm bảo được mà cái chính là do các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau dẫn đến vốn lưu động trong thanh toán của các doanh nghiệp quay vòng luẩn quẩn nên đã làm cho tình trạng tài chính của các doanh nghiệp phức tạp, nợ nần dây dưa, thiếu vốn lưu động nghiêm trọng. Hiện nay môi trường kinh tế đang trong giai đoạn chuyển tiếp rất không ổn định, NSNN đang mất cân đối và do đó khi cấp vốn Nhà nước cũng xem xét rất kỹ tình hình doanh nghiệp để ra quyết định nên để tăng cao được nguồn vốn chủ sở hữu từ NSNN xí nghiệp phải tìm cách tăng hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình. Nhưng theo Nghị định 22/HĐBT ngày 24/1/1991 về chế độ thu sử dụng vốn NSNN với các doanh nghiệp Nhà nước, các DNNN có sử dụng NSNN đều phải nộp một khoản thu sử dụng vốn từ 3,6%-4,8%/năm tuỳ theo ngành nghề kinh doanh, số tiền thu sử dụng vốn trên được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện nay, phần lớn các DNNN đang thiếu vốn kinh doanh trầm trọng, khả năng tích luỹ của DNNN chưa cao, lợi nhuận sau thuế còn ít, nhu cầu bổ sung vốn còn lớn, do vậy không nên thu khoản thu này và thực tế hiện nay, tổng số tiền thu sử dụng vốn ngân sách của các DNNN vào NSNN hàng năm không đáng kể, bỏ khoản thu này DNNN sẽ có thêm điều kiện tự tích luỹ và phát triển vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Có thể nói từ những lý do này, việc bỏ khoản thu sử dụng vốn NSNN là hoàn toàn hợp lý và là một giải pháp cực kỳ quan trọng để góp phần tháo gỡ tình hình thiếu vốn kinh doanh đang diễn ra ở nhiều DNNN hiện nay. b. Tổ chức phát hành trái phiếu công trình Xét trên phương diện đầu tư phát triển, trái phiếu công trình là một hình thức huy động vốn có hiệu quả nhất trong 3 hình thức: trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngân hàng đầu tư và trái phiếu công trình. Thực tiễn đã chứng minh, giữa tiến độ thi công XDCB và khả năng nguồn vố nhà nước không đồng nhất tức là khối lượng XDCB trong kế hoạch bao giờ cũng lớn hơn nhiều so với khả năng ngân sách. Hầu hết ở các địa phương từ tháng 1 đến tháng 6 ngân sách rất khó khăn, chỉ đủ chi lượng duy trì hoạt động bộ máy cơ quan, chi đầu tư XDCB coi như không đáng kể. Từ tháng 7 đến tháng 10, tỷ lệ cấp phát ngân sách cho đầu tư XDCB khoảng 40% - 60% phần lớn vốn thanh toán vào tháng 11 và tháng 12, tập trung vào những ngày cuối năm, trong khi đó tiến độ thi công xây dựng được thực hiện đều cả 12 tháng và do đó các tổ chức xây dựng đều phải đi chiếm dụng vốn hoặc chấp nhận vay ngân hàng với lãi suất cao. Như vậy dẫn tới thời gian thi công dài, quá trình XDCB tăng so với dự toán,... Để khắc phục được hiện tượng này, thì huy động vốn đầu tư phát triển theo hình thức trái phiếu công trình là một cần thiết. Trái phiếu công trình có thể phát hành nhiều loại, 1, 3 hoặc 5 năm. Có thể bằng nguồn tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ mạnh và giá trị phải phù hợp với sức mua của người dân. Sơ đồ huy động trái phiếu công trình Các ngân hàng TM, quỹ bảo hiểm, quỹ HTĐTQG (Đơn vị cho chiết khấu) Người mua trái phiếu công trình Đơn vị thi công (bên B) Các chủ đầu tư công trình (bênA) Cơ quan phát hành trái phiếu (KBNNTW) (1) (2) (4) (3) (1) Cơ quan phát hành trái phiếu là Bộ Tài chính (kho bạc Nhà nước trung ương) các chủ đầu tư nhận nợ với Nhà nước đồng thời nhận trái phiếu công trình từ cơ quan phát hành. (2) Trên cơ sở phiếu giá XDCB (đối với công trình chỉ định thầu hoặc giao thầu) hoặc hợp đồng nhận thầu xây lắp, thiết bị, tư vấn thiết kế (đối với công trình đấu thầu) các chủ đầu tư thanh toán khối lượng (hoặc tạm ứng cho đơn vị thi công bằng trái phiếu công trình). (3) Sau khi nhận được trái phiếu công trình, đơn vị thi công đến các ngân hàng thương mại, các quỹ HTĐTQG xin chiết khấu theo tỷ lệ % quy định. (4) Cơ quan cho chiết khấu tiến hành huy động vốn trong mọi tầng lớp dân cư trog ngoài nước và các tổ chức kinh tế khác. Thực hiện tốt huy động trái phiếu công trình theo sơ đồ trên có ưu điểm: Từ chỗ công trình chưa có vốn các chủ đầu tư đã đáp ứng ngay vốn cho công trình mà chưa cần phải có vốn ngân sách. Điều này khắc phục được hiện tượng thiếu vốn trong xây dựng (giữa khối lượng XDCB thực hiện và khả năng ngân sách cấp phát) trên cơ sở nguồn vốn đáp ứng kịp thời góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo công trình có chất lượng cao và giá thành hạ tạo cơ sở ban đầu để dần tiến tới thành lập thị trường vốn ổn định trong nước và thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Thế nhưng theo sơ đồ trên cũng như trái phiếu kho bạc và trái phiếu ngân hàng đầu tư, trái phiếu công trình cho dù là phương tiện thế chấp, hình thức thuê mua bán, chuyển nhượng nhưng hiện tại trái phiếu công trình chỉ dừng ở chức năng cất trữ. Để giải quyết vấn đề này tạo điều kiện cho trái phiếu công trình và loại trái phiếu khác thu hút được mạnh mẽ nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư trong nước, các đơn vị đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trái phiếu công trình chỉ có thể phát huy đủ khả năng của mình khi nó gắn với thị trường vốn ổn định trong nước. Sơ đồ vòng chu chuyển của trái phiếu công trình Các ngân hàng TM, quỹ bảo hiểm, quỹ HTĐTQG (Đơn vị cho chiết khấu) Thị trường vốn ổn định trong nước Các đơn vị thi công (bên B) Các chủ đầu tư công trình XDCT (bênA) Cơ quan phát hành trái phiếu công trình (1) (2) (3) (6) (4) (5) Người mua trái phiếu công trình Đây là sơ đồ khép kín, phản ánh vòng chu chuyển của trái phiếu công trình trong thị trường vốn ổn định trong nước, trong đó thị trường là khâu trung tâm mua bán, trao đổi trái phiếu. Nó quan hệ chặt chẽ với người mua và người bán trái phiếu. Từ đây, trái phiếu công trình thực sự là công cụ huy động vốn có hiệu quả đáp ứng đủ yêu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế. c. Tạo nguồn vốn bằng hình thức thuê mua Để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, DNNN cần có vốn lớn, thời gian trong sử dụng dài, tín dụng thuê mua là một phương thức tài trợ hữu hiệu đối với các doanh nghiệp. Nó đảm bảo tài trợ linh hoạt nhu cầu vốn, cho phép doanh nghiệp thực hiện đầy đủ kịp thời mà không phải đảo lộn cơ cấu tài chính. Tín dụng thuê mua còn có tác dụng như là một biện pháp hạn chế rủi ro lạc hậu kỹ thuật cho doanh nghiệp. Vì vậy nó rất phù hợp với các DNNN của ta trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, vốn luôn là nhu cầu cấp bách đối với doanh nghiệp. Trước yêu cầu của thị trường thuê mua của Việt Nam Chính phủ ta đã kịp thời có những chính sách khuyến khích phát triển và bảo vệ lợi ích của các bên. Quan hệ thuê mua được quy định trong một số văn bản pháp luật dân sự và kinh tế về tài sản, nhà xưởng, thiết bị, đất đai, vốn nhân công, giải pháp công nghệ,... Nghị định số 64/CP ngày 9/10/1995 của Chính phủ ban hành quy chế tạm thời về tổ chức hoạt động của công ty thuê mua tài chính tại Việt Nam. Thông tư số 03/TTNHg ngày 9/2/1996 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể để giải quyết thuận lợi thống nhất trong hoạt động thuê mua tài chính. d. Phát triển và hoàn thiện các tổ chức ngân hàng Trước hết, cần nâng cao công tác đánh giá hệ thống ngân hàng trong việc huy động và tạo kênh dẫn vốn cho các doanh nghiệp. Hệ thống ngân hàng ở nước ta đã được cải cách đáng kể trong thời gian vừa qua, số lượng và tỷ trọng của các ngân hàng không phải là quốc doanh trong các NHTM đã tăng lên đáng kể, trong khi các NHTMQD hầu như không thay đổi về số lượng. Dù vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau đa số các doanh nghiệp vẫn cho rằng trong tương lai nên phát triển các NHTMQD trong khi sự tín nhiệm với các hình thức tổ chức tín dụng khác chỉ dừng lại ở mức trung bình và thấp. Dù cho hệ thống ngân hàng và các tổ chức phi tín dụng ngân hàng ở Việt Nam đã được cải tổ hoàn thiện một cách tích cực trong những năm gần đây theo đánh giá của WB, trong suốt những năm 90 mức độ phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam là tương đối thấp so với các nước khác. Tỷ trọng tín dụng của khu vực DNNN giảm từ 90% xuống còn 48%. Hoạt động của các ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy để tăng cường vai trò là kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp cần tạo quan hệ tài chính lành mạnh và tích cực giữa các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác, trong đó đặc biệt quan trọng là sự phối hợp hoạt động bằng nhiều hình thức, nhằm tạo cơ hội tăng cường tác dụng của hệ thống tài chính chính thức và giám sát hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, xoá bỏ nghịch lý "đóng băng vốn" và giảm rủi ro cho các tổ chức tài chính. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính của đất nước. Chính vì yêu cầu trên các ngân hàng cần được tăng cường hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp coi doanh nghiệp là khách hàng, nghĩa là đối tượng cần được quan tâm của ngân hàng để làm được điều đó cần chú ý một số vấn đề chính: Tăng cường năng lực của cán bộ ngân hàng trong việc xem xét và ra các quyết định một cách khoa học dựa vào hoạt động đặc thù của ngân hàng. Người làm nhiệm vụ cho vay cũng giống như người bán hàng cần làm cho khách hàng hiểu được đặc điểm hàng hoá của mình, nhưng quan trọng hơn cả là cần hiểu được nhu cầu của khách hàng để đáp ứng nhu cầu đó một cách tốt nhất. Tăng cường công tác thông tin và hệ thống cung cấp thông tin nhằm tạo điều kiện giảm bớt tình trạng thông tin không hoàn hảo, một trong những phương thức tích cực chủ động để đáp ứng yêu cầu đó là các ngân hàng nên chuyển sang phương thức đa năng, nghĩa là bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống nên thực hiện các nghiệp vụ khác như mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nhằm có cơ hội nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp chính xác hơn. Cần thay đổi phong cách làm việc trong quan hệ với các doanh nghiệp tạo lập quan hệ dài hạn nhằm xây dựng mạng lưới khách hàng ổn định đồng thời đảm bảo hơn mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng. Điều này cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch trong huy động vốn. e. Tăng cường sự trợ giúp của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Các doanh nghiệp công nghiệp thường gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn so với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ vì những đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chu kỳ sản xuất dài hơn, rủi ro hơn, nhu cầu vốn lớn hơn,... Chính vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp và cải tổ của hệ thống ngân hàng rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn nữa các hình thức huy động vốn. Sự trợ giúp đó nên tập trung vào một số khía cạnh sau: - Tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trên thị trường tín dụng; - Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin về các hình thức huy động vốn, lĩnh vực liên quan đến huy động vốn; - Xây dựng quy chế bảo lãnh tín dụng, quy chế quản lý tài sản thế chấp, quy chế đánh giá tài sản thế chấp, để bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng. - Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo, nâng cao năng lực xây dựng và đánh giá các dự án vay vốn tạo điều kiện tốt hơn tới các tổ chức tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng. Kết luận Tầm quan trọng và ý nghĩa của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào hoặc các tổ chức kinh tế xã hội nào cũng nắm được: Vốn là đầu vào của kinh doanh và cũng là yếu tố không thể thiếu trong công tác đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, tìm cách huy động vốn một cách hợp lý, hợp lý về cả lượng và hiệu quả của từng nguồn bao giờ cũng là một bài toán mà một doanh nghiệp muốn phát triển ổn định bền vững cần phải quan tâm. Bên cạnh sự quan tâm chú trọng của doanh nghiệp thì việc huy động vốn có liên quan đến nhiều đối tượng khác như các đối tác, các tổ chức tín dụng trung gian, nhà nước, người lao động,... Hay nói cách khác, là để giải quyết vấn đề huy động vốn, không chỉ là bản thân doanh nghiệp mà còn yêu cầu đến sự chú trọng của các đối tượng hữu quan. Nó vừa là vấn đề vi mô, vừa là vấn đề vĩ mô. Đặc biệt trong tình hình hiện nay việc kinh doanh ngày càng sôi động, thì các doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn. Trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp về công tác huy động vốn cho xí nghiệp Xây lắp điện, hy vọng rằng với việc phân tích thực trạng huy động vốn, đánh giá tính hiệu quả của từng nguồn huy động và những giải pháp chung thì vấn đề huy động vốn của xí nghiệp Xây lắp điện sẽ được quan tâm hơn để đạt được hiệu quả huy động cao nhất. Tài liệu tham khảo 1. Quản lý Tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Hải Sáu 2. Chính sách và biện pháp huy động vốn - TTTL TT Bộ Kế hoạch đầu tư - 1996 3. Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia - 1999 4. Lập - đọc phân tích báo cáo tài chính và dự đoán nhu cầu tài chính doanh nghiệp - Đoàn Xuân Tiến, Vũ Công Ty - NXB Tài chính - 1998 5. Phân tích Tài chính doanh nghiệp VOSLTT - TCYRARD - NXB Thống kê - 1995 6. - Tạp chí Ngân hàng - Tạp chí Công nghiệp - Tạp chí Kinh tế và dự báo - Tạp chí Tài chính 7. Thời báo Kinh tế Việt Nam Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12635.DOC
Tài liệu liên quan