Tài liệu Đề tài Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA CNSH – MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI
THEO PHÁP LUẬT
NGUYỄN THỊ XUÂN
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
Biên Hòa, 12/2009
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng em đã nhận được nhiều sự quan tâm
giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn và từ các quý cơ quan.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Khoa Công nghệ sinh
học và Môi trường đã tạo điều kiện để chúng em được nhận đề tài và đã trang bị
cho chúng em những kiến thức cơ bản để áp dụng vào trong quá trình thực hiện.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Sở Công thương Đồng Nai, Chi cục bảo vệ
môi trường Đồng Nai đã giúp đỡ chúng em trong quá trình tìm hiểu các thông tin
trong thực tế.
Chúng em cảm ơn sự hỗ trợ và góp ý cuả Công ty TNHH SmartEsol, Công ty
TNHH. COFRAVIE đã đăng tải Website « Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo
pháp luật » của đề tài lên internet để giới thiệu tới công chúng.
Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biế...
95 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA CNSH – MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI
THEO PHÁP LUẬT
NGUYỄN THỊ XUÂN
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
Biên Hòa, 12/2009
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng em đã nhận được nhiều sự quan tâm
giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn và từ các quý cơ quan.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Khoa Công nghệ sinh
học và Môi trường đã tạo điều kiện để chúng em được nhận đề tài và đã trang bị
cho chúng em những kiến thức cơ bản để áp dụng vào trong quá trình thực hiện.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Sở Công thương Đồng Nai, Chi cục bảo vệ
môi trường Đồng Nai đã giúp đỡ chúng em trong quá trình tìm hiểu các thông tin
trong thực tế.
Chúng em cảm ơn sự hỗ trợ và góp ý cuả Công ty TNHH SmartEsol, Công ty
TNHH. COFRAVIE đã đăng tải Website « Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo
pháp luật » của đề tài lên internet để giới thiệu tới công chúng.
Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Trần Minh Hải, cô
Nguyễn Thị Mai Liên đã tận tình hướng dẫn để chúng em hoàn thành nghiên cứu
này.
Chúng em xin gửi tới quý thầy cô và quý cơ quan lời chúc tốt đẹp nhất.
Chân thành cảm ơn !
1
LỜI NÓI ĐẦU
Công tác quản lý chất nguy hại là vấn đề thời sự khi các tai nạn liên quan đến chất
nguy hại thường xuyên xảy ra, gây hậu quả lớn hơn hẳn so với các vấn đề ô nhiễm môi
trường. Hầu hết các hoạt động sản xuất đều liên quan đến chất nguy hại. Vấn đề càng
trở nên bức thiết, khi thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm túc
các quy định pháp luật về chất nguy hại từ khâu sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận
chuyển tới thu gom, xử lý.
Đề tài “Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật” cung cấp thông tin
chuyên sâu về pháp luật phục vụ nhà quản lý, doanh nghiệp và người sử dụng liên
quan đến chất nguy hại.
Việt Nam chưa có hệ thống thông tin về pháp luật quản lý chất nguy hại. Các
website chuyên ngành về pháp luật và môi trường bằng tiếng Việt không nhiều, chất
lượng thông tin khoa học không cao. Hiện, nước ta có 3 website về chất thải nguy hại
và tất cả đều chưa có hướng dẫn pháp luật mà chỉ dừng ở mức, cung cấp văn bản pháp
quy liên quan đến chất thải nguy hại.
Trong hoàn cảnh đó, sản phẩm cuả đề tài là website cung cấp thông tin và tư vấn
miễn phí cho mọi người, càng có giá trị góp phần xây dựng nội dung số tiếng Việt
phong phú, chuyên sâu trên mạng internet cho Việt Nam.
2
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ..................................................................Error! Bookmark not defined.
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................. 1
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ 5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO.............................................................. 6
Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................................7
1.1 TÊN ĐỀ TÀI...........................................................................................................7
1.2 MỤC TIÊU ............................................................................................................7
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................7
1.4 NỘI DUNG ............................................................................................................7
1.5 Ý NGHIÃ MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ, XÃ HỘI ..................................................7
1.6 ỨNG DỤNG ...........................................................................................................8
Chương 2 TỔNG QUAN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ
CHẤT NGUY HẠI ...................................................................................9
2.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI Ở VIỆT NAM ................................9
2.1.1 Nghiên cứu về pháp luật trong quản lý chất nguy hại ................................. 9
2.1.2 Hiện trạng quản lý chất nguy hại ................................................................. 9
2.1.3 Bất cập về nhân lực....................................................................................10
2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀO QUẢN LÝ ..............................11
2.2.1 Đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố ...............................................11
2.2.2 Ý thức thực hiện pháp luật quản lý chất nguy hại cuả nhân dân còn
kém ............................................................................................................11
2.2.3 Hiểu văn bản luật không thống nhất ..........................................................12
2.2.4 Thời gian xử phạt chậm trễ ........................................................................13
2.2.5 Thực hiện không triệt để ............................................................................13
2.2.6 Tình hình áp dụng pháp luật quản lý chất nguy hại ở Đồng Nai...............14
2.3 ĐÁNH GIÁ VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI .........14
2.3.1 Phân công, phân cấp trách nhiệm bất cập..................................................14
2.3.2 Có những kẽ hở trong các văn bản pháp quy ............................................15
2.3.3 Quy định rời rạc, thiếu cụ thể ....................................................................15
2.3.4 Các văn bản kém ổn định...........................................................................15
2.3.5 Nhận xét chung ..........................................................................................15
2.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI TRÊN THẾ GIỚI ..................16
Chương 3 ĐÁNH GIÁ WEBSITE VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT
NGUY HẠI .............................................................................................18
3
3.1 CÁC WEBSITE CUẢ VIỆT NAM ......................................................................18
3.1.1 Website về môi trường ..............................................................................18
3.1.2 Website về chất nguy hại ...........................................................................19
3.1.3 Website về pháp luật..................................................................................21
3.1.4 Pháp luật môi trường .................................................................................25
3.1.5 Pháp luật chất nguy hại..............................................................................26
3.1.6 Nhận xét chung ..........................................................................................27
3.2 CÁC WEBSITE CUẢ CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN ................................................27
3.2.1 Trang web Quản lý Hoá chất của Cộng đồng châu Âu .............................27
3.2.2 Các trang web cuả Mỹ ...............................................................................28
3.2.3 Trang web cuả Viện Kỹ thuật và Đánh giá của Nhật Bản.........................29
3.2.4 Trang web Quản lý Hóa chất của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công
nghiệp Nhật Bản........................................................................................29
3.3 KẾT LUẬN...........................................................................................................29
Chương 4 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP
LUẬT ......................................................................................................31
4.1 PHẠM VI..............................................................................................................31
4.1.1 Chất nguy hại .............................................................................................31
4.1.2 Đối tượng áp dụng .....................................................................................31
4.2 THỐNG KÊ VĂN BẢN PHÁP QUY ..................................................................31
4.2.1 Cơ sở phương pháp....................................................................................32
4.2.2 Thống kê ....................................................................................................32
4.2.3 Phân loại ...................................................................................................34
4.2.4 Văn bản pháp quy cuả Đồng Nai...............................................................36
4.3 HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI ..........................37
4.3.1 Phân cấp quản lý........................................................................................37
4.3.2 Khai báo.....................................................................................................39
4.3.3 Thông tin....................................................................................................40
4.3.4 Phiếu an toàn hóa chất ...............................................................................41
4.3.5 Cấp phép ....................................................................................................42
4.3.6 Thanh tra ....................................................................................................43
4.3.7 Xử phạt vi phạm ........................................................................................43
4.4 HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG CHẤT NGUY HẠI....................................44
4.4.1 Nhận biết....................................................................................................44
4.4.2 Phân loại ....................................................................................................45
4.4.3 Ghi nhãn.....................................................................................................50
4.4.4 Đóng gói ....................................................................................................51
4.4.5 Lưu trữ .......................................................................................................51
4.4.6 Vận chuyển ................................................................................................52
4
4.4.7 Sản xuất......................................................................................................53
4.4.8 Quảng cáo ................................................................................................533
4.4.9 Kinh doanh...............................................................................................544
4.4.10 Sử dụng ......................................................................................................55
4.4.11 Xuất nhập khẩu ........................................................................................555
4.4.12 Thải bỏ ....................................................................................................566
4.4.13 Thu gom...................................................................................................577
4.4.14 Xử lý, tiêu huỷ ...........................................................................................57
4.4.15 Kết luận....................................................................................................588
Chương 5 SẢN PHẨM WEBSITE HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY
HẠI THEO PHÁP LUẬT ...................................................................599
5.1 ĐIẠ CHỈ TRUY CẬP.........................................................................................599
5.2 NỘI DUNG...........................................................................................................59
5.3 CẬP NHẬT THÔNG TIN ..................................................................................611
5.4 THỐNG KÊ VỀ WEBSITE................................................................................611
Chương 6 KIẾN NGHỊ VỀ VĂN BẢN PHÁP QUY QUẢN LÝ CHẤT
NGUY HẠI ...........................................................................................622
6.1 SƯẢ ĐỔI ............................................................................................................622
6.2 BỔ SUNG ...........................................................................................................622
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 633
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 655
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 67
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thống kê các website Việt Nam trong lĩnh vực môi trường và chất
nguy hại, tháng 11 năm 2009...................................................................... 18
Bảng 4.1 Thống kê văn bản pháp quy quản lý chất nguy hại tại Việt Nam,
tháng 11 năm 2009 ...................................................................................... 33
Bảng 4.2 Thống kê tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật viện dẫn trong văn bản
pháp quy quản lý chất nguy hại tại Việt Nam, tháng 11 năm 2009 ....... 34
Bảng 4.3 Thống kê văn bản pháp quy, quy chuẩn, tiêu chuẩn viện dẫn phân
loại theo hoạt động chất nguy hại, tháng 11/2009 ................................... 36
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 5.1 Trang chủ website Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật ... 59
6
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
CNH Chất nguy hại
CSMT Cảnh sát môi trường
CTNH Chất thải nguy hại
ĐN Đồng Nai
KCN Khu công nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNMT Tài nguyên Môi trường
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
VN Việt Nam
7
Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 TÊN ĐỀ TÀI
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT
1.2 MỤC TIÊU
Đề tài nhằm hai mục tiêu chính
• Hướng dẫn pháp luật các hoạt động CNH
• Đề xuất nhu cầu chỉnh lý, bổ sung về luật pháp
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu áp dụng các phương pháp sau:
• Phương pháp tổng hợp tài liệu
• Phương pháp phân tích, đối chiếu văn bản pháp quy
• Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: thiết kế web bằng phần mềm
Dreamwever 2004 và xử lý thông tin bằng phần mềm MS Excel 2003, MS Word
2003.
1.4 NỘI DUNG
Nội dung đề tài gồm
• Thống kê văn bản pháp quy về quản lý chất nguy hại.
• Tổng quan về áp dụng pháp luật trong quản lý chất nguy hại.
• Tổng quan về các website môi trường, chất nguy hại, pháp luật.
• Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật.
• Xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất nguy hại theo pháp luật.
• Đánh giá văn bản pháp quy.
• Đề xuất nhu cầu sửa đối, bổ sung các văn bản pháp quy.
1.5 Ý NGHĨA MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ, XÃ HỘI
Đây là đề tài đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về pháp luật trong quản lý chất nguy
hại, phục vụ người sử dụng chất nguy hại. Đề tài có ý nghĩa xã hội lớn, tính khả thi
cao, tạo sản phẩm ngay khi thực hiện.
8
• Cung cấp thông tin chuyên sâu về pháp luật quản lý chất nguy hại, mang lại kiến
thức cho người dân, doanh nghiệp, nhà quản lý hoá chất và môi trường.
• Giảm chi phí cho người sử dụng thông qua cung cấp thông tin miễn phí.
• Góp phần xây dựng nội dung số Tiếng Việt phong phú, chuyên sâu và có ích cho
người Việt Nam.
• Giảm khối lượng giấy mực, thời gian tìm kiếm khi đưa thông tin bằng tài liệu điện
tử.
• Mang lại lợi nhuận cho tác giả thông qua quảng cáo.
1.6 ỨNG DỤNG
Công ty TNHH. Smart Esol
• Cung cấp văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ thực hiện đề tài.
• Đề xuất nhu cầu hướng dẫn thực hiện hoạt động hoá chất theo pháp luật.
• Úng dụng kết quả nghiên cứu cuả đề tài để xây dựng trang kiến thức môi trường.
Công ty TNHH. COFRAVIE
• Chạy thử nghiệm website Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật.
9
Chương 2 TỔNG QUAN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TRONG QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI
2.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI Ở VIỆT NAM
2.1.1 Nghiên cứu về pháp luật trong quản lý chất nguy hại
Ở Việt Nam, đã có nhiều đề tài nghiên cứu các khía cạnh trong quản lý chất nguy
hại như về nguồn gốc, khối lượng, phương pháp xử lý chất thải,… nhưng chưa có
nghiên cứu về pháp luật quản lý chất nguy hại.
Có rất ít đề tài cuả sinh viên pháp luật làm về vấn đề pháp luật chất nguy hại. Có
một luận văn tốt nghiệp đại học «Pháp luật trong Quản lý Chất thải Nguy hại ở Việt
Nam » cuả đại học Luật Hà Nội.
2.1.2 Hiện trạng quản lý chất nguy hại
2.1.2.1 Kết quả đã đạt được
Công tác quản lý chất nguy hại (CNH) ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu
sau:
• Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất nguy hại.
Nhà nước ra văn bản pháp quy cao nhất về quản lý chất nguy hại là Luật Hoá chất
số 06/2007/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/07/2008. Văn bản pháp quy đầu tiên về quản
lý chất nguy hại là quyết định về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại số
155/1999/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 16/07/1999. Đến tháng 12/2009, Việt Nam đã
có 124 văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất nguy hại.
• Có phối hợp giữa các cơ quan
Các bộ, ngành, địa phương phối hợp kiểm tra giám sát thực hiện pháp luật quản lý
chất nguy hại ở các cơ sở, tham gia thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm.
2.1.2.2 Những hạn chế
Quản lý chất nguy hại ở Việt Nam bộc lộ không ít hạn chế.
• Chưa có hệ thống thông tin quản lý chất nguy hại
Ở Việt Nam chưa có hệ thống thông tin quản lý chất nguy hại, chưa có hướng dẫn
thực hiện theo pháp luật đối với các hoạt động liên quan đến chất nguy haị. Bộ Tài
10
nguyên và Môi trường có trang web Hệ thống quản lý chất thải nguy hại
nhưng còn đang thử nghiệm và chưa hoàn
chỉnh.
• Không kiểm soát hết các hành vi vi phạm
Vi phạm pháp luật về quản lý chất nguy hại là rất nhiều, số lượng vụ việc được
phát hiện, khởi tố điều tra rất hạn chế. Xử phạt không đủ răn đe, các doanh nghiệp
nhận thấy dễ dàng nộp phạt vi phạm và chấp nhận vòng luẩn quẩn kiểm tra - vi phạm -
phạt - nộp phạt - tái phạm.
Tình trạng doanh nghiệp lừa dối, dấu chất nguy hại trong hàng hoá xuất nhập khẩu
không khai báo rất phổ biến. Trong 4 năm nước ta đã nhập khẩu hơn 36.000 tấn rác
thải công nghiệp độc hại. Chỉ tính riêng từ năm 2003 đến tháng 2/2006, đã có hơn
2000 container có trọng lượng hơn 36.000 tấn nhập khẩu vào các cảng biển, cửa khẩu,
và hàng ngàn tấn phế thải nguy hại trá hình dưới hình thức phế liệu để tái chế như
nhựa, sắt thiết bị công nghệ cũ lạc hậu [2].
• Quy hoạch vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ chất nguy hại chưa theo đúng quy
định của pháp luật và chưa đúng với công nghệ xử lý chất nguy hại.
Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM.) có khoảng 30.000 xí
nghiệp đang hoạt động có sử dụng hóa chất, hợp chất có những đặc tính nguy hiểm đối
với môi trường, nhưng mới có khoảng 600 xí nghiệp có đăng ký chủ nguồn thải chất
thải nguy hại với cơ quan chức năng ở địa phương để được quản lý, xử lý nguồn chất
thải nguy hại theo đúng quy định. Như vậy, chỉ có 2% xí nghiệp thực hiện theo các
quy định của pháp luật [4].
Qua khảo sát tình hình quản lý môi trường các khu công nghiệp (KCN) trên 70%
trong 192 KCN trong cả nước chưa có hệ thống xử lý chất thải [3]. Hầu hết các KCN
không thực hiện quy hoạch khu xử lý chất thải rắn, chưa thiết lập hệ thống thu gom,
phân loại, lưu trữ vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại... [1].
2.1.3 Bất cập về nhân lực
Nguồn nhân lực quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng.
Trình độ chuyên môn cuả người thi hành pháp luật không phù hợp. Đội ngũ thi hành
11
pháp luật có trình độ chuyên môn thấp, năng lực thực hiện luật kém, lợi dụng luật
nhũng nhiễu hành dân đang diễn ra phổ biến, nhất là cán bộ ở cấp địa phương.
Lực lượng thanh tra của sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM rất mỏng và yếu,
vừa kiểm soát chất thải, ô nhiễm môi trường, vừa đảm nhiệm kiểm tra về chất thải
nguy hại. Trung bình mỗi thanh tra viên phải cáng đáng từ 80 đến 90 doanh nghiệp
[17]
2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀO QUẢN LÝ
Vấn đề triển khai áp dụng các văn bản pháp luật về quản lý chất nguy hại hết sức
khó khăn.
2.2.1 Đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố
Trong thực tế việc áp dụng pháp luật vào quản lý đòi hỏi kết hợp đồng bộ cuả nhiều
yếu tố gồm
Nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý, giám sát, thực thi.
Tuyên truyền, giáo dục để các đối tượng liên quan hiểu biết và nâng cao
được ý thức tự giác thực hiện trách nhiệm của mình.
Vấn đề đầu tư vốn, phương tiện xử lý chất nguy hại.
Xác định mức độ vi phạm và xử phạt, v.v...
2.2.2 Ý thức thực hiện pháp luật quản lý chất nguy hại cuả nhân dân còn kém
Các cơ sở sản xuất kinh doanh và đại bộ phận nhân dân chưa có hiểu biết về pháp
luật chất nguy hại nên họ không biết được họ đang tham gia vào hoạt động chất nguy
hại và cần có những yêu cầu gì khi thực hiện. Luật được ban hành nhưng người dân ít
được tiếp cận làm cản trở luật đi vào cuộc sống. Nếu pháp luật minh bạch, đảm bảo
được những tiêu chí công khai sẽ góp phần nâng cao trình độ hiểu và thực thi pháp luật
của người dân.
Đó là nguyên nhân các sự việc vi phạm phát luật về yêu cầu giấy phép và an toàn
rất sơ đẳng đã xảy ra được báo chí nói rất nhiều. Ngày 13/04/2009, phát hiện gần 90
tấn chất thải độc hại đang lưu giữ không có giấy phép tại nhà riêng cuả dân, tại
phường Hiệp Thành, quận 12, TPCHM. [18]. Ngày 29/10/2009, cảnh sát môi trường
phát hiện xe tải vận chuyển 14 tấn bột kim loại có chì tại Bình Dương [22].
12
2.2.3 Hiểu văn bản luật không thống nhất
Luật phải được áp dụng như nhau trên cả nước, nhưng mỗi cơ quan, mỗi địa
phương triển khai thực hiện theo cách hiểu khác nhau.
Vụ cháy do lưư trữ, vận chuyển hàng hoá dễ cháy tại ga Giáp Bát có các bên liên
quan gồm: Ga Giáp Bát, công ty Sài Gòn hoả xa, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
• Phía Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định trách nhiệm thuộc về Công ty
Sài Gòn hoả xa vì họ thực hiện không đúng quy định vận chuyển hàng hoá.
• Phía Công ty Sài Gòn Hoả xa cho rằng công ty chỉ có trách nhiệm nhận và vận
chuyển hàng hoá nguyên đai nguyên kiện trước khi thực hiện vận chuyển đều làm
thủ tục và có cam kết cụ thể, bên thuê vận chuyển hoàn toàn chịu trách nhiệm về
loại hàng hoá đóng trong các linh kiện bao hàng này. [20]
Theo nghị định 109/2006/NĐ-CP quy định trách nhiệm của những người có liên
quan đến vận tải hàng nguy hiểm như sau:
• Khoản 4 điều 30 quy định: đối với loại nhóm hàng nguy hiểm thì phải xếp dỡ, lưu
kho ở khu vực riêng để đảm bảo an toàn theo đặc trưng của hàng đó. Trường hợp
này, hàng nguy hiểm đã được xếp dỡ và lưu kho ngay tại ga là vi phạm pháp luật.
• Khoản 1 và 2 điều 33 quy định: người thuê vận tải hàng nguy hiểm phải có giấy
phép do cơ quan có thẩm quyền cấp, phải lập tờ khai hàng nguy hiểm trong đó có
ghi tên hàng nguy hiểm, mã số, loại nhóm hàng nguy hiểm, khối lượng, loại bao
bì… Ở đây, trong tờ khai vận chuyển hàng hoá của ga Giáp Bát và Tổng Công ty
Đường sắt VN không có loại hàng hoá nào dễ gây cháy nổ. Như vậy, người thuê
vận tải vi phạm pháp luật.
• Khoản 1 điều 34 quy định: doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm chỉ vận tải khi có
giấy phép đối với hàng nguy hiểm có đủ giấy tờ được đóng gói dán nhãn theo quy
định. Trường hợp này, mặc dù kiện hàng này không có giấy phép vận chuyển hàng
nguy hiểm nhưng doanh nghiệp vận tải vẫn đồng ý vận chuyển là vi phạm pháp
luật.
Như vậy, trách nhiệm thuộc về cả ba bên: đơn vị vận chuyển, đơn vị đề nghị
chuyển hàng, đơn vị lưu trữ.
13
2.2.4 Thời gian xử phạt chậm trễ
Thời gian làm thủ tục xử lý quá chậm. Cảnh sát môi trường (CSMT) đã phát hiện
và bắt quả tang Hyun đai - Vinashin đổ trộm 60 tấn chất thải nguy hại dạng bùn có
chứa chì tại xã Ninh Diêm, huyện Ninh Hòa, Khánh Hoà, ngày 8/7/2008. Sau gần 3
tháng làm việc mà cơ quan chức năng vẫn chưa có quyết định cuối cùng do chưa có
kết quả phân tích mẫu chất thải [11]. Vậy cơ quan chức năng đã vi phạm thời hạn giải
quyết: chỉ trong 30 ngày kiểm tra thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định xử
phạt.
2.2.5 Thực hiện không triệt để
Quy định bắt buộc phải có giấy phép đối với các chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận
chuyển, chủ lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại chưa được thực hiện nghiêm túc, nhất là
trong các cơ sở công nghiệp.
Sau một thời gian dài, các hành vi vi phạm liên tục thực hiện thành công, thì vi
phạm mới bị cơ quan quản lý phát hiện. Tập đoàn điện lực Việt Nam có 23 đơn vị đã
bán trái phép 565.000L dầu biến thế có chứa Polychlorinated Biphenyls (PCBs) ra
ngoài để tái sử dụng, đã vi phạm quy định ở Thông tư liên tịch số 002/2007/TTLT-
BCT-BTNMT, Thông tư 12/2006/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại [23].
Hiện tượng các doanh nghiệp hiểu luật và cố tình lách luật diễn ra phổ biến, và
ngày càng tinh vi. Doanh nghiệp thường khai báo hàng hóa là phế liệu được phép nhập
khẩu để làm nguyên liệu sản xuất, hoặc đã được làm sạch. Nhưng thực tế, phần lớn lại
là phế liệu có chứa tạp chất, chất thải nguy hại. Có trường hợp ghi trên tờ khai là nhập
quặng chì, song hàng nhập là ắc-quy chì phế thải. Điển hình cho kiểu vi phạm này là
Công ty TNHH Sản xuất thương mại Đại Đông ở tỉnh Bình Dương. Trong nhiều năm,
doanh nghiệp này đã nhập khẩu hàng ngàn tấn chất thải nguy hại thuộc danh mục hàng
hóa cấm nhập như sơn quá hạn, dầu nhớt thải, xăng bẩn… rồi bán lại cho doanh
nghiệp trong nước để làm nguyên liệu hoặc phụ gia sản xuất. [5].
Qua thực trạng trên chúng ta thấy được rằng thực tiễn áp dụng pháp luật vào quản
lý chất nguy hại còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả quản lý không cao.
14
2.2.6 Tình hình áp dụng pháp luật quản lý chất nguy hại ở Đồng Nai
Thực tế tình hình áp dụng pháp luật trong quản lý chất nguy hại ở Đồng Nai gặp
nhiều khó khăn do thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện về luật hóa chất, nghị định
hướng dẫn luật hóa chất. Hiện tại các cơ quan quản lý bằng luật hóa chất số
06/2007/QH11 và nghị định số 108/2008/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều
của luật hóa chất. Tuy nhiên, nghị định này quy định rất chung chung nên khó áp
dụng.
Một số vấn đề khó khăn cụ thể như sau. Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa và
ứng phó sự cố, theo quy định trước khi xây dựng kế hoạch này cơ quan quản lý phải
tập huấn cho doanh nghiệp, nhưng quy định pháp luật không xác định rõ yêu cầu trình
độ phải có đối với người tập huấn. Về thẩm quyền thẩm định thiết kế kho chứa vật liệu
nổ, các văn bản pháp quy không quy định rõ Bộ hay Sở thực hiện thẩm định.
2.3 ĐÁNH GIÁ VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI
Việc quy định của pháp luật về quản lý chất nguy hại là một trong những vấn đề vô
cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề quản lý, môi trường và sự phát
triển kinh tế xã hội.
Mặc dù hệ thống pháp luật nước ta đã có những quy định điều chỉnh việc quản lý,
vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, nhưng trên thực tế những quy định pháp luật về quản
lý chất nguy hại còn rất nhiều bất cập.
2.3.1 Phân công, phân cấp trách nhiệm bất cập
Các văn bản pháy quy về quản lý chất nguy hại tương đối nhiều, hiệu quả pháp lý
khác nhau, làm cho các bên hiểu khác nhau, không rõ trách nhiệm cho cơ quan nào và
dẫn đến các bên đổ lỗi cho nhau.
Cục Cảnh sát Môi trường có quyền phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tịch
thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm. Nhưng do Cảnh sát Môi trường
không có quyền tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện, khám xét nơi cất giấu
tang vật, phương tiện vi phạm nên không xác định được mức độ của hành vi vi phạm,
trách nhiệm của người vi phạm để ra quyết định xử phạt nên Cảnh sát Môi trường vẫn
phải kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh, thành phố, quận, huyện
ra quyết định xử phạt. Trong các vụ vận chuyển hàng xuất nhập khẩu rác thải nguy hại,
15
Cảnh sát Môi trường phải chuyển tang vật vi phạm cho kiểm lâm, hải quan để hai cơ
quan này điều tra, xem xét lại từ đầu nên rất mất thời gian và phối hợp thiếu hiệu quả
[10].
2.3.2 Có những kẽ hở trong các văn bản pháp quy
Vì các khái niệm đưa ra không rõ ràng, không thống nhất, khái niệm chuyên môn,
khái quát, mơ hồ, tối nghĩa, nên thực tế có những cách hiểu khác nhau giữa các cơ
quan Nhà nước và với doanh nghiệp.
Chưa có tài liệu nào giải thích thế nào là "gây hậu quả nghiêm trọng" (từ ngữ được
sử dụng trong Luật Bảo vệ môi trường) để CSMT và cảnh sát điều tra thực hiện nhiệm
vụ. [17]
2.3.3 Quy định rời rạc, thiếu cụ thể
Các quy định của pháp luật trong văn bản còn rời rạc thiếu cụ thể dẫn đến khó áp
dụng. Theo quy định tại điều 36, luật hóa chất 2007 quy định các tổ chức cá nhân có
hoạt động hóa chất phải định kỳ đào tạo, huấn luyện an toàn hóa chất cho người lao
động nhưng lại không quy định cụ thể định kỳ đào tạo là bao nhiêu lâu một lần, người
huấn luyện về an toàn hóa chất cần phải có trình độ thế nào.
2.3.4 Các văn bản kém ổn định
Văn bản kém ổn định làm mất hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước và ảnh
hưởng đến hoạt động của người bị quản lý. Có văn bản mới ban hành lại sửa đổi, bổ
sung. Thông tư số 15/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban
hành ngày 17/03/2009 thì ngày 04/06/2009 Bộ đã phải ban hành thông tư 29/2009/TT-
BNN sửa đổi bổ sung thông tư này.
2.3.5 Nhận xét chung
Hạn chế của các văn bản pháp quy về quản lý chất nguy hại của Việt Nam hiện nay
là quy định còn chung chung, khái niệm không rõ ràng, phân công trách nhiệm bất
cập, văn bản kém ổn định. Do đó hệ thống pháp luật về quản lý chất nguy hại đòi hỏi
điều chỉnh, bổ sung kịp thời để đảm bảo hiệu quả quản lý cả về chất lượng và số
lượng.
16
2.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI TRÊN THẾ GIỚI
Công tác quản lý chất thải nguy hại là vấn đề thời sự nóng hổi đang được thế giới
quan tâm. Nếu không có các biện pháp để quản lý hiệu quả thì hậu quả của nó khiến
chúng ta và thế hệ mai sau phải gánh chịu. Các quốc gia đều có đưa ra các quy định
pháp luật quản lý chất thải nguy hại để ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại. Trên thế giới,
các nước tiên tiến đã có hệ thống thông tin quản lý hoá chất hoàn chỉnh.
Hệ thống quản lý hoá chất, REACH, cuả châu Âu có hiệu lực từ ngày 1/6/2007.
REACH cung cấp thông tin miễn phí về mọi hoạt động hoá chất với nhiều thứ tiếng sử
dụng trong cộng đồng Châu Âu: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ý… REACH đã đưa
ra các thông tin hướng dẫn thực hiện các hoạt động hóa chất theo pháp luật một cách
chi tiết trên cơ sở xây dựng các quy trình thực hiện.
Luật về chất thải rắn năm 1975 cuả Pháp đã đưa ra những công cụ và cơ chế quản
lý chất thải nguy hại. Năm 1995, luật Tăng cường bảo vệ môi trường cuả Pháp xác
định phụ phí đối với việc xử lý chất thải nguy hại khi đưa vào một cơ sở xử lý, và
được tăng gấp đôi khi trữ trong bãi thải đặc biệt. Phụ phí trên được dùng để phục hồi
và xử lý những địa điểm ô nhiễm đã bị bỏ hoang. [15].
Cộng hoà liên bang Đức đã đưa ra các biện pháp chiến lược để quản lý các chất
thải nguy hại như: ngăn ngừa từ nguồn thải, giảm thiểu số lượng chất thải nguy hại, xử
lý và tái sử dụng chất thải. Trong vòng 20 năm lại đây, Cộng hoà liên bang Đức đã ban
hành nhiều đạo luật về quản lý chất thải. Có khoảng 2000 điều luật, quyết định, quy
định về hành chính… phân loại các chất độc hại trong chất thải khí, rắn, nước… về thu
thập, vận chuyển, xác định biện pháp giải quyết chất thải. Quy định pháp luật rất chặt
chẽ và ngày càng khắt khe. Đức xử phạt rất nghiêm các trường hợp phát sinh các chất
thải nguy hại mà chưa xử lý hoặc quá giới hạn cho phép, có thể phạt tiền hoặc đình chỉ
hoạt động của nhà máy, xí nghiệp hay cơ sở sản xuất đã vi phạm, bắt bồi thường thiệt
hại gây ra hoặc truy tố hình sự. [15].
Pháp luật của Cộng hoà liên bang Đức khuyến khích đổi mới công nghệ và thiết bị
hướng tới một công nghệ không hoặc ít sinh ra chất thải nguy hại. Nhà nước giảm thuế
hoặc cho vay tiền với lãi suất thấp trả dần nếu đầu tư vào công nghệ mới hay thiết bị
xử lý chất thải nguy hại. Nhà nước cung cấp thông tin cho nhân dân về tác hại và tính
17
nguy hiểm của loại chất thải này. Nhân dân giúp cơ quan nhà nước kiểm tra, phát hiện
các nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà
nước, các kỹ thuật gia, nhà khoa học đã đưa cộng hoà liên bang Đức trở thành một
trong những quốc gia đứng hàng đầu về công nghệ bảo vệ môi trường nói chung và
trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại nói riêng. [15].
Ở Mĩ, hệ thống thông tin chất thải nguy hại đã hoàn chỉnh từ nhiều năm qua, và
hoạt động rất hiệu quả. Các hiệp hội và cơ quan nhà nước cung cấp thông tin miễn phí
về quản lý chất nguy hại rộng rãi trên mạng thông tin toàn cầu gồm: Thông tin an toàn
hoá chất (MSDS) về sản phẩm dân dụng và công nghiệp; văn bản pháp quy; hướng
dẫn thực hiện theo văn bản pháp quy. Các trang web này cung cấp các thông tin về :
quản lý chất thải nguy hại, thủ tục, luật lệ quản lý, ngăn ngừa sự ô nhiễm, các chất thải
quá giới hạn cho phép, lệ phí phải trả đối với chất thải nguy hại, luật pháp trong quản
lý, quản lý hóa chất nguy hiểm trong cộng đồng... các thông tin này có nội dung hướng
dẫn từng bước thực hiện và văn bản pháp quy viện dẫn.
18
Chương 3 ĐÁNH GIÁ WEBSITE
VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI
Qua khảo sát tất cả các website về môi trường, chất nguy hại, và pháp luật ở Việt
Nam, chúng tôi đã có thống kê như sau.
Bảng 3.1 Thống kê các website Việt Nam trong lĩnh vực môi trường và chất nguy
hại, tháng 11 năm 2009
Số website Trong đó, số website có trang nội dung
Lĩnh vực hoạt động cuả
website
Tổng số Tin tức Thông tin
khoa học
Pháp
luật
Hướng dẫn
pháp luật
Môi trường 34 34 28 3 0
Chất nguy hại 3 2 3 2 0
Pháp luật 36 36 24 27 6
Pháp luật môi trường 3 3 3 3 3
Pháp luật chất nguy hại 1 1 0 1 0
3.1 CÁC WEBSITE CUẢ VIỆT NAM
3.1.1 Website về môi trường
3.1.1.1 Cổng thông tin điện tử cuả Tổng Cục Môi trường, thuộc bộ TNMT
Địa chỉ truy cập:
Ưu điểm :
Có đưa ra các văn bản pháp quy về môi trường.
Có các tiêu chuẩn môi trường.
Có hướng dẫn thực hiện .
Có công cụ tìm kiếm thông tin.
Nhược điểm :
19
Phần quản lý môi trường thiếu các hướng dẫn cụ thể, chủ yếu đưa ra dưới
dạng các điểm tin.
Thiếu các hướng dẫn cụ thể về các hoạt động liên quan đến chất nguy hại.
3.1.1.2 Hệ thống thông tin quản lý chất thải
Địa chỉ truy cập:
Cơ quan quản lý: Bộ Tài nguyên Môi trường
Nhận xét website
Trang web chỉ mới giới thiệu về công nghệ sạch, công nghệ xử lý chất thải.
Thống kê văn bản pháp quy về môi trường không đầy đủ.
Thiếu các hướng dẫn về các hoạt động liên quan đến chất nguy hại.
Công cụ tìm kiếm chưa sử dụng được.
3.1.1.3 Nhận xét chung
Trang web môi trường ở Việt Nam chủ yếu đưa tin tức về môi trường sinh thái, ô
nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị… không có
hướng dẫn hoạt động quản lý chất nguy hại theo pháp luật và không thống kê toàn văn
văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động chất nguy hại.
3.1.2 Website về chất nguy hại
Các trang website về chất nguy hại đều có thống kê văn bản pháp quy, đưa tin tức
về môi trường nhưng thiếu hướng dẫn cụ thể từng bước trong quá trình thực hiện các
hoạt động quản lý chất nguy hại. Hướng dẫn hoạt động liên quan đến chất thải nguy
hại chỉ mới dừng ở mức độ cung cấp văn bản pháp quy liên quan và biểu mẫu. Không
hướng dẫn cách thức thực hiện, cách phân loại chất thải nguy hại…
3.1.2.1 Hệ thống thông tin quản lý chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và
Môi trường
Địa chỉ truy cập :
Ưu điểm :
Cung cấp tin tức về môi trường.
Cung cấp biểu mẫu về quản lý chất thải nguy hại.
Cung cấp văn bản pháp quy liên quan.
20
Nhược điểm :
Đang thử nghiệm, từ năm 2007.
Không hướng dẫn về các hoạt động liên quan đến chất nguy hại.
Hướng dẫn hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại chỉ mới dừng ở mức
độ cung cấp văn bản pháp quy liên quan và biểu mẫu. Không hướng dẫn
cách thức thực hiện, cách phân loại chất thải nguy hại…
3.1.2.2 Trang Chất thải nguy hại
Điạ chỉ truy cập:
Cơ quan chủ quản: công ty cổ phần Minh Việt hoạt động trong lĩnh vực công nghệ
thông tin.
Nhận xét:
Cung cấp tin tức về môi trường; về công nghệ xử lý chất thải.
Thống kê văn bản pháp quy về môi trường, nhưng ngưng cập nhật từ tháng
4/2007.
Không có hướng dẫn quản lý chất thải nguy hại.
3.1.2.3 Blog về quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình
Điạ chỉ truy cập:
Đây là trang nhật ký điện tử cuả Nguyễn Thanh Nguyên
Nhận xét:
Có một số thông tin về phân loại, hướng dụng sử dụng, lưu trữ, thải bỏ, tác
hại của các chất thải nguy hại hộ gia đình.
Đề xuất danh sách chất thải nguy hại trong nhà mà không trình bày mã
nguy hại theo quy định pháp luật làm cho danh sách thiếu tin cậy. Danh
sách không xác định được những chất thải nào phổ biến nhất ở Việt Nam
(VN.), chỉ sao chép của nước ngoài có thành phần khác hẳn so với sản
phẩm tiêu thụ ở VN. Như vậy, danh sách không đi từ thực tiễn.
Nhận biết tính chất nguy hại trong chất thải sai. Ví dụ, chất thải có thành
phần axit citric trong bao bì dầu gội đầu, dầu xả, xà bông, sữa tắm và kết
luận đây là chất nguy hại, trong khi axit citric là một axit yếu (trong tự
21
nhiên, axit này có trong trái chanh). Hay ammonia là bazơ yếu, không phải
là thành phần nguy hại …
Xác định tính chất nguy hại thiếu: tính chất của các dụng cụ y tế qua sử
dụng là kim tiêm, bông băng, gạc...là độc, độc sinh thái nhưng tính chất
chủ yếu của nó là lây nhiễm.
Không trình bày cách xác định một chất có tính chất nguy hại hay không.
Dữ liệu không ghi trích dẫn: tác hại cuả chất nguy hại sao chép bài báo
« Giảm độc hại chất thải trong gia đình » cuả Đỗ Hoàng Oanh. 6/4/2009,
tại điạ chỉ truy cập:
3.1.3 Website về pháp luật
3.1.3.1 Các trang web cuả cơ quan quản lý nhà nước có thông tin pháp luật
3.1.3.1.1 Hệ thống quy phạm văn bản pháp luật cuả Văn phòng Quốc Hội
Địa chỉ truy cập:
Ưu điểm
Cung cấp danh mục và toàn văn các văn bản pháp quy ở tất cả các lĩnh
vực.
Có công cụ tìm kiếm văn bản pháp quy.
Hệ thống văn bản pháp quy xây dựng theo phân loại loại văn bản, thời gian
ban hành, cơ quan ban hành, người ký.
Nhược điểm
Văn bản pháp quy không phân loại theo phạm vi áp dụng.
Chỉ cung cấp văn bản, mà không hướng dẫn thực hiện các văn bản đó.
3.1.3.1.2 Trang thủ tục hành chính của Bộ Tư Pháp
Địa chỉ truy cập
yXTHOgjS65Ms0VnelyfTbtfbNVRV7ShLsSZPmm9AqzQxPeQvy2k
Ưu điểm
Cung cấp văn bản pháp quy.
22
Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính. Các thủ tục này được hướng dẫn
từng bước thực hiện cụ thể, dễ hiểu. Thao tác thực hiện rõ ràng trong thủ
tục có đầy đủ các biểu mẫu thực hiện.
Nhược điểm:
Chỉ có hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính, thiếu hướng dẫn thực hiện
theo pháp luật đối với các hoạt động quản lý chất nguy hại.
3.1.3.1.3 Thông tin pháp luật của Bộ công thương
Địa chỉ truy cập
Ưu điểm :
Công nghệ web: có công cụ hỗ trợ giúp tìm kiếm thông tin về văn bản pháp
quy dễ dàng.
Nội dung: đưa thông tin phổ biến pháp luật, chương trình xây dựng và các
văn bản pháp quy, đưa tin về các dự thảo văn bản pháp quy.
Nhược điểm
Thiếu hướng dẫn thực hiện các hoạt động cụ thể thuộc quản lý của Bộ nói
chung và các hoạt động liên quan đến chất nguy hại nói riêng.
3.1.3.1.4 Trang thông tin cải cách hành chính của Bộ Công Thương
Địa chỉ truy cập
Ưu điểm :
Công nghệ web: có công cụ hỗ trợ tra cứu văn bản, tra cứu thủ tục hành
chính.
Có văn bản pháp quy.
Có hướng dẫn thủ tục cấp phép. Các thủ tục này được hướng dẫn từng
bước thực hiện cụ thể, dễ hiểu, không cần tư vấn của luật sư.
Nhược điểm :
Thiếu hướng dẫn cụ thể từng bước trong quá trình thực hiện các hoạt động
do Bộ quản lý nói chung và hoạt động quản lý chất nguy hại nói riêng.
Trong thủ tục cấp giấy phép thiếu biểu mẫu thực hiện.
23
3.1.3.1.5 Trang thông tin cải cách hành chính của Bộ Khoa học và Công
nghệ
Địa chỉ truy cập
Ưu điểm :
Công nghệ web: có công cụ hỗ trợ tra cứu văn bản dễ dàng hơn.
Có đưa ra các văn bản pháp quy .
Cung cấp các văn bản mới.
Có hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính. Các thủ tục này được
hướng dẫn từng bước thực hiện cụ thể, dễ hiểu, thao tác thực hiện rõ ràng.
Độc giả có thể sử dụng được ngay mà không cần phải có sự tư vấn của luật
sư. Trong thủ tục có đầy đủ các biểu mẫu thực hiện.
Nhược điểm :
Thiếu hướng dẫn cụ thể từng bước trong quá trình thực hiện các hoạt động
thuộc Bộ quản lý nói chung và hoạt động quản lý chất nguy hại nói riêng.
3.1.3.1.6 Trang thủ tục hành chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn
Địa chỉ truy cập:
doanh
Ưu điểm
Cung cấp văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý các hoạt động về nông
nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, lâm nghiệp.
Có hướng dẫn thực hiện theo pháp luật trong đó có hoạt động quản lý chất
nguy hại là thuốc bảo vệ thực vật. Đã đưa ra các điều kiện cụ thể và các
mẫu tờ khai hành chính.
Nhược điểm
Trong phần hướng dẫn chưa trình bày quy trình thực hiện cụ thể chỉ mới
đưa ra điều kiện hoạt động và các biểu mẫu. Khi sử dụng người có liên
quan cần có luật sư tư vấn.
24
3.1.3.1.7 Nhận xét chung
Các trang web cuả cơ quan quản lý nhà nước có cung cấp danh mục văn bản pháp
quy đầy đủ trong nhiều lĩnh vực, cung cấp văn bản mới, hướng dẫn thực hiện các thủ
tục cấp phép, thủ tục hành chính; thiếu hướng dẫn cụ thể từng bước trong quá trình
thực hiện các hoạt động nói chung và hoạt động quản lý chất nguy hại nói riêng.
3.1.3.2 Các trang web về luật của doanh nghiệp
Chúng tôi nhận xét một số trang tiêu biểu.
3.1.3.2.1 Luật Việt Nam
Địa chỉ truy cập
Nhận xét website
Cung cấp tương đối đầy đủ các văn bản pháp quy về tất cả các lĩnh vực .
Dễ tra cứu do có công cụ tìm kiếm.
Có tư vấn pháp luật, đưa tin tức về văn bản mới.
Có tính phí khi sử dụng dịch vụ.
Thiếu hướng dẫn thực hiện theo các văn bản pháp quy đã cung cấp.
3.1.3.2.2 Thư viện pháp luật
Địa chỉ truy cập :
Nhận xét website
Cung cấp văn bản pháp quy.
Có công cụ tìm kiếm giúp tra cứu dễ dàng.
Có dịch vụ tư vấn pháp luật tuy nhiên chỉ trong các lĩnh vực chung, thiếu
tư vấn cụ thể về vấn đề môi trường, về chất nguy hại.
Có tính phí khi sử dụng dịch vụ.
3.1.3.2.3 Nhận xét chung
Các trang web về pháp luật của doanh nghiệp là trang thông tin điện tử của doanh
nghiệp nhằm mục đích quảng bá dịch vụ, có thu phí tư vấn và tải toàn văn văn bản
pháp quy. Một số website có thông tin cập nhật về văn bản pháp quy, một số có tin tức
liên quan đến các vụ việc pháp luật.
25
3.1.3.3 Các trang Web cuả cộng đồng về pháp luật
Các trang web cộng đồng về pháp luật đưa tin tức về pháp luật, đưa văn bản pháp
quy nói chung, thiếu văn bản trong lĩnh vực quản lý môi trường, quản lý chất nguy hại,
có tư vấn pháp luật nhưng không tư vấn về môi trường và có tính phí khi sử dụng.
3.1.3.3.1 Thông tin pháp luật dân sự
Địa chỉ truy cập
Nhận xét website
Đưa tin tức chọn lọc về pháp luật.
Đưa các bài bình luận cuả luật sư về sự việc theo các quy định của pháp
luật.
Đưa văn bản pháp quy nói chung, nhưng thiếu văn bản pháp quy về quản
lý môi trường, quản lý chất nguy hại.
Thiếu hướng dẫn thực hiện các hoạt động theo pháp luật.
3.1.3.4 Các trang Web cuả tổ chức hiệp hội về pháp luật
3.1.3.4.1 Diễn đàn pháp luật
Địa chỉ truy cập
Nhận xét website
Tư vấn pháp luật.
Cung cấp văn bản pháp quy ở các lĩnh vực đất đai, nhà ở, thương mại, kinh
doanh .
Không có tư vấn pháp luật về môi trường, về chất nguy hại.
3.1.3.5 Nhận xét chung
Các website về pháp luật, nhà nước, tư nhân, môi trường nêu trên có công cụ tìm
kiếm giúp tra cứu thông tin dễ dàng hơn, cung cấp văn bản mới, có các câu hỏi về môi
trường để tham khảo ý kiến từ phía độc giả. Tuy nhiên, các website trên thiếu hướng
dẫn cụ thể từng bước trong quá trình thực hiện các hoạt động quản lý chất nguy hại.
3.1.4 Pháp luật môi trường
Đề tài giới thiệu các trang web pháp luật môi trường tiêu biểu.
26
3.1.4.1 Trang văn bản pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Địa chỉ truy cập:
Ưu điểm :
Có danh mục và cung cấp toàn văn văn bản pháp quy về môi trường.
Có danh mục và cung cấp toàn văn các tiêu chuẩn môi trường.
Có hướng dẫn thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chính sách
và pháp chế, quy trình xin cấp xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn môi trường.
Nhược điểm
Thiếu hướng dẫn cụ thể về các hoạt động liên quan đến chất nguy hại.
3.1.4.2 Cảnh sát môi trường
Địa chỉ truy cập:
Ưu điểm
Có mục tìm kiếm giúp tra cứu thông tin nhanh, dễ dàng.
Liên hệ với các website khác về môi trường.
Cung cấp văn bản pháp quy.
Cung cấp tin tức về môi trường đô thị, nông thôn, công nghiệp và dịch vụ;
đa dạng sinh học; an toàn thực phẩm.
Video clip về những tin tức mới nhất về môi trường.
Thăm dò ý kiến người dân về vấn đề môi trường.
Nhược điểm
Thiếu hướng dẫn cụ thể về các hoạt động liên quan đến chất nguy hại
3.1.4.3 Nhận xét chung
Các trang web pháp luật môi trường có điểm chung là có danh mục và cung cấp
toàn văn văn bản pháp quy về môi trường, có công cụ tìm kiếm thông tin, nhưng thiếu
hướng dẫn cụ thể về các hoạt động liên quan đến chất nguy hại.
3.1.5 Pháp luật chất nguy hại
Việt Nam có một website duy nhất về pháp luật chất nguy hại.
27
3.1.5.1 Hệ thống thông tin quản lý chất thải nguy hại
Cơ quan quản lý: Bộ TNMT
Địa chỉ truy cập :
Nhận xét về website đã trình bày ở trên, mục 3.1.2.1.
3.1.6 Nhận xét chung
Các trang web của nhà nước cung cấp danh mục văn bản pháp quy đầy đủ trong
nhiều lĩnh vực, cung cấp văn bản mới, hướng dẫn thực hiện các thủ tục cấp phép, thủ
tục hành chính; thiếu hướng dẫn cụ thể từng bước trong quá trình thực hiện các hoạt
động nói chung và hoạt động quản lý chất nguy hại nói riêng.
Các trang web về pháp luật của doanh nghiệp là trang web cuả doanh nghiệp nên
nhằm mục đích quảng bá dịch vụ, có thu phí tư vấn và xem toàn văn văn bản pháp
quy. Một số website có thông tin cập nhật về văn bản pháp quy, một số có tin tức liên
quan đến các vụ việc pháp luật.
Các trang web cuả báo chí đưa tin tức thời sự về môi trường nhanh, nhạy, thông tin
chi tiết về môi trường và thiên nhiên.
Các trang web cộng đồng về pháp luật đưa tin tức về pháp luật, đưa văn bản pháp
quy nói chung, thiếu văn bản trong lĩnh vực quản lý môi trường, quản lý chất nguy hại,
có tư vấn pháp luật nhưng không tư vấn về môi trường và có tính phí khi sử dụng.
Như vậy Việt Nam có rất ít thông tin về pháp luật chuyên ngành, nhất là về chất
nguy hại. Trong khi đó, chất nguy hại là lĩnh vực quản lý khó, pháp luật cũng rất phức
tạp. Nhu cầu thiết yếu là có thông tin về pháp luật chất nguy hại phục vụ nhà quản lý,
doanh nghiệp, người dân khi tiếp xúc, làm việc với chất nguy hại.
3.2 CÁC WEBSITE CUẢ CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN
3.2.1 Trang web Quản lý Hoá chất của Cộng đồng châu Âu
Địa chỉ truy cập
Nhận xét
Website này cung cấp thông tin hướng dẫn mọi người thực hiện các hoạt
động hóa chất theo đúng pháp luật, an toàn trong sử dụng.
28
Trang này xây dựng quy trình thực hiện rõ ràng, dễ hiểu, có trích dẫn nội
dung văn bản pháp luật cụ thể.
Được dịch ra 21 ngôn ngữ giúp phổ biến thông tin.
3.2.2 Các trang web cuả Mỹ
Các trang cuả cơ quan cấp Bộ, cung cấp thông tin pháp luật rất kỹ.
3.2.2.1 Bộ giao thông, đường ống và quản lý an toàn chất nguy hại
Trang web cuả Bộ giao thông, đường ống và quản lý an toàn chất nguy hại:
Trong đó, trang thông
tin về chất nguy hại: có phần thống kê, pháp luật, tiêu chuẩn, đăng ký, thông tin an
toàn, quản lý rủi ro, huấn luyện… Trang pháp luật chất nguy
hai:
3.2.2.2 Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ
Địa chỉ truy cập:
Trang chất thải nguy hại thuộc trang thông tin điện tử cuả Cơ quan Bảo vệ Môi
trường Mỹ cung cấp thông tin về quản lý chất thải nguy hại, thủ tục, luật pháp, ngăn
ngừa ô nhiễm, các chất thải quá giới hạn cho phép, lệ phí phải trả đối với chất thải
nguy hại, quản lý hóa chất nguy hiểm trong cộng đồng.
3.2.2.3 Cơ quan quản lý về sức khoẻ và an toàn lao động Mỹ
Cơ quan quản lý về sức khoẻ và an toàn lao động: The Occupational Safety and
Health Administration (OSHA) thuộc Bộ Lao động Mỹ. Cung cấp các thông tin về các
mối nguy hiểm của các chất nguy hại, việc áp dụng các tiêu chuẩn của OSHA trong
quá trình hoạt động, các thông tin hướng dẫn xác định tính chất nguy hại.
3.2.2.4 Trang web về lĩnh vực bảo vệ hệ sinh thái của washington- Mỹ
Địa chỉ truy cập :
Trang web này cung cấp các thông tin về :quản lý chất thải nguy hại, thủ tục, luật lệ
quản lý, ngăn ngừa sự ô nhiễm, các chất thải quá giới hạn cho phép, lệ phí phải trả đối
với chất thải nguy hại, luật pháp trong quản lý, quản lý hóa chất nguy hiểm trong cộng
đồng... các thông tin này có nội dung hướng dẫn từng bước thực hiện, viện dẫn văn
bản pháp quy rõ ràng.
29
3.2.3 Trang web cuả Viện Kỹ thuật và Đánh giá của Nhật Bản
Trang lĩnh vực quản lý hoá chất
Địa chỉ truy cập
Trang web này cung cấp các thông tin về quản lý hóa chất trong đó có việc quản lý
bằng pháp luật, có hướng dẫn quản lý hóa chất theo pháp luật, đưa ra từng bước thực
hiện cụ thể, rõ ràng .
3.2.4 Trang web Quản lý Hóa chất của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công
nghiệp Nhật Bản
Địa chỉ truy cập:
Trang web này cung cấp các thông tin về quản lý hóa chất trong đó có việc quản lý
bằng pháp luật. Có thông tin hướng dẫn quản lý hóa chất cụ thể như các bước thực
hiện trong quá trình hoạt động rõ ràng, cung cấp biểu mẫu cần thực hiện.
3.3 KẾT LUẬN
Các website cuả Việt Nam có ưu điểm là trình bày bằng Tiếng Việt, thuận tiện cho
người Việt tra cứu. Các website Việt đã có các thông tin cơ bản về môi trường, có
phần tin tức về môi trường và các sự kiện, vụ việc môi trường hay chất thải nguy hại
liên quan được cập nhật nhanh, có thống kê văn bản pháp quy, có công cụ tìm kiếm
hiệu quả. Tuy nhiên, website tiếng Việt trong lĩnh vực môi trường, chất nguy hại và
pháp luật còn rất ít thông tin chuyên sâu, thiếu hướng dẫn thực hiện theo pháp luật.
Các thông tin pháp luật chỉ mới thống kê theo danh sách pháp luật cập nhật, mà không
phân loại theo hoạt động môi trường hay hoạt động chất nguy hại, không nhằm mục
đích phục vụ người dùng liên quan đến chất nguy hại.
Các website tiêu biểu trên thế giới có thế mạnh là hướng dẫn rất kỹ về pháp luật có
đầy đủ các thủ tục, quy trình thực hiện, biểu mẫu, viện dẫn văn bản pháp quy khi áp
dụng trong các hoạt động chất nguy hại hay hoạt động hoá chất. Tuy nhiên, website
nước ngoài không có thông tin pháp luật cuả Việt Nam, và viết bằng tiếng nước ngoài,
pháp luật áp dụng cho hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
30
Website « Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật » cuả đề tài khắc phục
nhược điểm, và phát huy các ưu điểm cuả các website trên.
• Trình bày bằng tiếng Việt.
• Có thống kê văn bản pháp quy theo hoạt động chất nguy hại.
• Có hướng dẫn thực hiện từng hoạt động chất nguy hại theo pháp luật, trích dẫn
đầy đủ các biểu mẫu, quy định thời hạn thực hiện, quy trình thực hiện cụ thể.
• Có công cụ tìm kiếm, và hướng dẫn tìm kiếm thông tin.
• Thông tin miễn phí hoàn toàn.
31
Chương 4 HƯỚNG DẪN
QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT
Phần hướng dẫn thực hiện theo pháp luật gồm hai nội dung chính là
Cung cấp văn bản pháp quy.
Xây dựng quy trình gồm trình tự và thủ tục thực hiện các hoạt động chất
nguy hại, quản lý chất nguy hại.
Phần hướng dẫn này phục vụ nhà quản lý và người tham gia các hoạt động chất
nguy hại, nhằm đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.
Đây là đề tài đầu tiên xây dựng hệ thống thông tin hướng dẫn thực hiện quản lý
chất nguy hại theo pháp luật. Trên quan điểm quản lý là phổ biến kiến thức rộng rãi
trong nhân dân và hướng dẫn thực hiện đúng luật, mà không đơn thuần xử phạt vi
phạm.
4.1 PHẠM VI
4.1.1 Chất nguy hại
Hướng dẫn quản lý chất nguy hại gồm
Các hoá chất nguy hiểm theo luật hoá chất.
Chất thải nguy hại theo quy chế quản lý chất thải nguy hại cuả Chính phủ.
Các chất phóng xạ.
Không bao gồm chất nguy hiểm trong y dược, các chất ma tuý, chất hướng thần và
tiền chất, không bao gồm lĩnh vực an toàn thực phẩm.
4.1.2 Đối tượng áp dụng
Pháp luật áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt
động chất nguy hại trên lãnh thổ Việt Nam.
4.2 THỐNG KÊ VĂN BẢN PHÁP QUY
Thống kê văn bản về quản lý chất nguy hại nhằm:
Giới thiệu toàn văn các văn bản pháp quy.
32
Làm cơ sở pháp lý để hướng dẫn thực hiện các hoạt động liên quan đến
chất nguy hại theo pháp luật.
Làm cơ sở để đánh giá các văn bản pháp quy, đề xuất nhu cầu chỉnh lý, bổ
sung.
4.2.1 Cơ sở phương pháp
Dựa vào văn bản luật cơ bản quản lý chất nguy hại là Luật Hoá chất số
06/2007/QH12 ngày 21/11/2007, đề tài xác định các vấn đề trong hoạt động chất nguy
hại được luật điều chỉnh và các cơ quan quản lý có liên quan.
Trên cơ sở Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày
03/06/2008, đề tài xác định các loại văn bản dưới luật có liên quan.
Chúng tôi tìm kiếm toàn văn các văn bản pháp quy thông qua Công báo và trang
web Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cuả Văn phòng Quốc hội. Ngoài ra, được
sự hỗ trợ cuả Công ty TNHH Smartesol, chúng tôi có được đầy đủ toàn văn các văn
bản và các tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến quản lý chất nguy hại.
Chúng tôi tham khảo toàn văn tất cả các văn bản liên quan để xây dựng quy trình
thực hiện các hoạt động chất nguy hại theo pháp luật.
Cập nhật thông tin văn bản pháp quy mới thông qua tin thư điện tử cuả các doanh
nghiệp về pháp luật.
Thống kê văn bản pháp quy bằng phần mềm Microsof Exel 2003.
4.2.2 Thống kê
Thống kê đến tháng 11 năm 2009, Việt Nam có 114 văn bản pháp quy liên quan
đến quản lý chất nguy hại. Trong đó có 10 luật liên quan gồm :
• Luật hóa chất số 06/2007/QH12, ngày 21/11/2007 quy định điều kiện của các hoạt
động hóa chất.
• Luật bảo vệ môi trường, số 52/2005/QH11, ngày 29/11/2005 quy định về quản lý
chất thải nguy hại.
• Luật năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12, ngày 03/06/2008, quy định các điều
kiện trong hoạt động bức xạ.
• Luật hàng hải số 40/2005/QH11, ngày 14/06/2005, quy định về vận chuyển hàng
nguy hiểm bằng đường thủy
33
• Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 quy định về vận chuyển hàng nguy
hiểm bằng đường bộ.
• Luật hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11, ngày 29/06/2006, quy
định việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không.
• Luật đường sắt số 35/2005/QH11, ngày 14/06/2005, quy định việc vận chuyển
hàng nguy hiểm bằng đường sắt.
• Luật hình sự số 15/1999/QH10, ngày 21/12/1999, quy định việc truy cứu trách
nhiệm đối với các hành vi vi phạm trong các hoạt động liên quan đến chất nguy
hại.
• Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, ngày 29/11/2005 quy định các điều kiện
kinh doanh chất nguy hại.
Bảng 4.1 Thống kê văn bản pháp quy quản lý chất nguy hại tại Việt Nam, tháng
11/2009
STT Loại văn bản pháp quy Số lượng văn bản pháp quy liên
quan
1 Luật 9
4 Nghị định 20
5 Thông tư 29
6 Thông tư liên tịch 2
7 Quyết định 48
8 Chỉ thị 6
Cộng 114
Văn bản pháp quy đầu tiên có đề cập đến quản lý chất nguy hại là quyết định về
việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg ngày có hiệu
lực 16/07/1999.
Các văn bản mới nhất đề tài cập nhật được là :
• Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất số
90/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2009.
• Nghị định 104/2009/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển
hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, ngày ban hành:
09/11/2009, ngày hiệu lực: 31/12/2009.
Số liệu thống kê các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã yêu cầu bắt buộc áp dụng trong các
văn bản pháp quy trong bảng sau.
34
Bảng 4.2 Thống kê tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật viện dẫn trong văn bản
pháp quy quản lý chất nguy hại tại Việt Nam, tháng 11/2009
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật viện dẫn
trong văn bản pháp quy
Số lượng
Tiêu chuẩn 24
Quy chuẩn kỹ thuật 2
Các dự thảo văn bản pháp quy
• Thông tư quản lý chất thải nguy hại
• Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật năng lượng
nguyên tử.
4.2.3 Phân loại
Từ thực tế quản lý chất nguy hại, phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp quy, đề tài
xác định các hoạt động liên quan đến chất nguy hại gồm
• 7 hoạt động quản lý chất nguy hại
Phân cấp quản lý
Khai báo
Cấp phép
Thông tin
Phiến an toàn hoá chất
Thanh tra
Xử phạt vi phạm
• 14 Hoạt động khác liên quan đến chất nguy hại
Nhận biết
Phân loại
Ghi nhãn
Đóng gói
Lưu trữ
Sản xuất
Vận chuyển
35
Quảng cáo
Kinh doanh
Sử dụng
Xuất nhập khẩu
Thải bỏ
Thu gom
Xử lý, tiêu hủy
Thống kê văn bản pháp quy về quản lý chất nguy hại được phân loại theo hoạt
động như sau:
36
Bảng 4.3 Thống kê văn bản pháp quy, quy chuẩn, tiêu chuẩn viện dẫn phân loại
theo hoạt động chất nguy hại, tháng 11/2009
Hoạt động Văn bản pháp
quy
Tiêu chuẩn
viện dẫn
Quy chuẩn kĩ
thuật viện
dẫn
Hoạt động quản lý
Phân cấp quản lí 4 0 0
Khai báo 7 0 0
Cấp phép 12 3 1
Thông tin 3 0 0
Phiếu an toàn hoá chất 4 0 0
Thanh tra 7 0 0
Xử phạt vi phạm 11 0 0
Hoạt động khác liên quan đến chất nguy hại
Nhận biết 9 2 0
Phân loại 5 2 0
Ghi nhãn 5 2 0
Đóng gói 7 10 0
Lưu trữ 6 3 1
Sản xuất 10 16 1
Vận chuyển 12 5 1
Quảng cáo 2 0 0
Kinh doanh 17 9 0
Sử dụng 4 1 1
Xuất nhập khẩu 7 1 0
Thải bỏ 3 3 3
Thu gom 3 1 0
Xử lý tiêu huỷ 6 2 0
4.2.4 Văn bản pháp quy cuả Đồng Nai
Đồng Nai nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều khu
công nghiệp nhất trong cả nước. Đồng Nai có sử dụng và phát sinh số lượng lớn chất
nguy hại. Năm 2006, khối lượng chất nguy hại ở Đồng Nai khoảng 21.000 tấn, năm
37
2007 là 80.000 tấn, năm 2009 là 108.411 tấn. Tính đến tháng 10/2009, Sở Tài nguyên
và Môi trường đã cấp và điều chỉnh 943 sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải CTNH đối
với 747 chủ nguồn thải CTNH. Đồng Nai đã đi đầu trong cả nước về quản lý chất
nguy hại.
Văn bản pháp quy về quản lý chất nguy hại cuả Đồng Nai
• Quyết định số: 2582/2001/QĐ.CT-UBT của chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc
ban hành quy định an toàn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất
thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đây là văn bản đầu tiên cuả tỉnh về quản
lý chất nguy hại.
• Quyết định số 9902/QĐ-UBND ngày 06/12/2006 của Ủy Ban Nhân Dân (UBND)
tỉnh Đồng Nai Về việc giao nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
hóa chất độc hại; sản phẩm có hóa chất độc hại và kiểm tra đủ điều kiện kinh doanh
hóa chất độc hại của doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 6/12/2006.
• Quyết định số 37/2007/QĐ-UBND ngày 06/06/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai Về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định quản lý sản xuất, kinh
doanh, cung ứng và xử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bản tỉnh Đồng Nai
Ban hành kèm theo quyết định số 50/2006/QĐ-UBND ngày 08/06/2006 của
UBND tỉnh ĐN có hiệu lực từ ngày 25/06/2007
4.3 HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI
4.3.1 Phân cấp quản lý
Về môi trường, cơ quan cấp cao nhất về quản lý môi trường ở Việt Nam là Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Khác với lĩnh vực môi trường, chất nguy hại được sử dụng phổ
biến trong các ngành sản xuất kinh doanh, nên có 11 Bộ tham gia quản lý.
4.3.1.1 Đối với quản lý hoá chất
Chương IX, luật hoá chất, số 06/2007/QH12, quy định trách nhiệm quản lý nhà
nước về hoạt động hoá chất gồm các cơ quan có liên quan gồm
Bộ Công thương
Bộ Tài nguyên Môi trường
Bộ Khoa học Công nghệ
38
Bộ Giao thông Vận tải
Bộ Y tế
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bộ Quốc phòng
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Bộ Giáo dục và Đào tạo
4.3.1.2 Đối với quản lý chất thải nguy hại
Theo quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành trong quyết định số
155/1999/QĐ-TTg quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về chất thải nguy hại gồm
các cơ quan có liên quan sau:
Bộ Tài nguyên Môi trường
Bộ Xây dựng
Bộ Y tế
Bộ Công thương
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
4.3.1.3 Phân cấp quản lý theo nhóm hoá chất
Bộ Công thương
Quản lý hóa chất sử dụng trong công nghiệp, hóa chất là tiền chất sử dụng trong
công nghiệp và hóa chất thuộc Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và
phá hủy vũ khí hóa học; quản lý hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp tiêu
dùng; (Luật hoá chất. 2007)
Danh mục hóa chất cấm.
Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện.
Danh mục hóa chất hạn chế sử dụng.
Danh mục hoá chất, sản phẩm hóa chất được phép sử dụng.
Bộ Tài nguyên Môi trường
Hóa chất độc tồn dư, hóa chất độc tồn dư của chiến tranh, hóa chất độc
không rõ nguồn gốc và hóa chất độc bị tịch thu. (Luật hoá chất. 2007)
Chất thải nguy hại (Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg)
39
Bộ Khoa học Công nghệ
Hóa chất ít nguy hiểm;
Chất phóng xạ;
Hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học
Bộ Y tế
Quản lý hóa chất sử dụng trong ngành dược phẩm cho người, hóa chất sử
dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế, thực
phẩm. (Luật hoá chất. 2007)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Quản lý hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,
thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và
thực phẩm; (Luật hoá chất. 2007)
Bộ Quốc phòng
Hóa chất trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. (Luật hoá chất. 2007)
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Hóa chất trong các cơ sở dạy nghề. (Luật hoá chất. 2007)
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hóa chất trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân. (Luật hoá chất. 2007)
4.3.2 Khai báo
4.3.2.1 Nguyên tắc
Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động các tổ chức cá nhân có hoạt động
nhập khẩu, sản xuất chất nguy hại, chất thải nguy hại phải khai báo với các cơ quan
quản lý chuyên môn như Bộ/Sở Công thương, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ /
Sở Tài nguyên và Môi trường về các vấn đề sau :
Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu chất nguy hại.
Tên, số lượng và nguồn gốc xuất xứ chất nguy hại .
4.3.2.2 Thống kê
Văn bản pháp quy liên quan : 7
40
Số lượng tiêu chuẩn : 0
Số lượng quy chuẩn :0
Số lượng biểu mẫu : 3
Những đối tượng liên quan : tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất chất nguy hại
Cơ quan liên quan : Bộ / Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
cục an toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ / Sở Tài nguyên và Môi trường
4.3.3 Thông tin
4.3.3.1 Nguyên tắc
Nhằm đảm bảo sự an toàn trong quá trình hoạt động Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có
trách nhiệm cung cấp các thông tin về chất nguy hại để phục vụ cứu chữa, điều trị khi
xảy ra sự cố đồng thời khi phát hiện dấu hiệu đặc tính nguy hiểm mới tổ chức, cá nhân
hoạt động liên quan đến chất nguy hại có trách nhiệm kịp thời báo cáo Bộ Công
thương và thông báo cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu chất đó biết.
Các nội dung hướng dẫn gồm :
Trách nhiệm cung cấp thông tin về các tính chất nguy hại của các chất đối
với cơ quan quản lý.
Trách nhiệm cung cấp thông tin về các đặc tính nguy hiểm mới.
Nghĩa vụ cung cấp thông tin về chất nguy hại theo yêu cầu của các cơ quan
quản lý đối các tổ chức cá nhân có hoạt động liên quan đến chất nguy hại.
Trách nhiệm bảo mật thông tin.
4.3.3.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy : 3
Chương VII, luật Hoá chất, số 06/2007/QH12 : quy định về việc cung cấp
thông tin hóa chất
Luật năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12
Chương VI nghị định 108/2008/NĐ-CP : quy định thông tin hóa chất.
Số lượng tiêu chuẩn : 0
Số lượng quy chuẩn : 0
Số lượng mẫu đơn : 0
41
Các đối tượng liên quan : các tổ chức cá nhân sản xuất, nhập khẩu chất nguy hại.
Cơ quan liên quan : Bộ công thương, Bộ tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học
và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
4.3.4 Phiếu an toàn hóa chất
4.3.4.1 Nguyên tắc
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm, hỗn hợp chất có hàm
lượng chất nguy hiểm trên mức quy định trước khi đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị
trường phải lập phiếu an toàn hóa chất. Phiếu an toàn hóa chất phải có đầy đủ các nội
dung sau: Nhận dạng hóa chất; nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất; thông tin
về thành phần các chất; đặc tính lý, hóa của hóa chất; mức độ ổn định và khả năng
hoạt động của hóa chất; thông tin về độc tính; thông tin về sinh thái; biện pháp sơ cứu
về y tế; biện pháp xử lý khi có hoả hoạn; biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố;
yêu cầu về cất giữ; tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân; yêu cầu
trong việc thải bỏ; yêu cầu trong vận chuyển; quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp
luật phải tuân thủ và các thông tin cần thiết khác.
4.3.4.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy : 4
Điều 29 của Luật hóa chất số 06/2007/QH12: quy định phiếu an toàn hóa
chất.
Điều 17 nghị định 108/2008/NĐ-CP: quy định ngưỡng hàm lượng phải xây
dựng phiếu an toàn hóa chất.
Điều 8 của nghị định số 68/2005/NĐ-CP: quy định yêu cầu phiếu an toàn
hóa chất.
Phần D thông tư số 12/2006/TT-BCN: quy định yêu cầu phiếu an toàn hóa
chất.
Số lượng tiêu chuẩn : 0
Số lượng quy chuẩn : 0
Số lượng biểu mẫu : 1
Đối tượng liên quan : Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm,
hỗn hợp chất có hàm lượng chất nguy hiểm trên mức quy định
42
Cơ quan liên quan : Bộ Công thương.
4.3.5 Cấp phép
4.3.5.1 Nguyên tắc
Các cơ quan quản lý trên cơ sở quyền hạn đã được pháp luật cho phép tổ chức thẩm
định và cấp phép cho các tổ chức cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử
dụng, vận chuyển, xuất nhập khẩu, xử lý tiêu hủy chất nguy hại.
Nội dung hướng dẫn gồm :
Thủ tục cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất.
Thủ tục cấp phép sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật .
Thủ tục cấp phép sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
Thủ tục cấp phép sản xuất, kinh doanh chất phóng xạ.
Thủ tục cấp phép kinh doanh chất thải nguy hại.
Thủ tục cấp phép sử dụng hóa chất.
Thủ tục cấp phép sử dụng chất phóng xạ.
Thủ tục cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Thủ tục cấp phép vận chuyển hóa chất.
Thủ tục cấp phép vận chuyển chất phóng xạ.
Thủ tục cấp phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
Thủ tục cấp phép vận chuyển chất thải nguy hại.
Thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu hóa chất.
Thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.
Thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu chất phóng xạ.
Thủ tục cấp phép xử lý tiêu hủy chất nguy hại.
Thủ tục khai báo hóa chất
4.3.5.2 Thống kê
Văn bản liên quan : 12
Số lượng tiêu chuẩn : 0
Số lượng quy chuẩn :1
Số lượng biểu mẫu : 39
43
Đối tượng liên quan : tổ chức cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử
dụng, vận chuyển, xuất nhập khẩu, xử lý tiêu hủy chất nguy hại.
Cơ quan liên quan: Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
4.3.6 Thanh tra
4.3.6.1 Nguyên tắc
Bộ công thương, Bộ khoa học công nghệ và các cơ quan ngang bộ liên quan, ủy
ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động có liên quan
đến chất nguy hại.
4.3.6.2 Thống kê
Số lượng văn bản : 7
Số lượng tiêu chuẩn : 0
Số lượng quy chuẩn : 0
Số lưỡng biểu mẫu : 0
Đối tượng liên quan: các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất nguy
hại.
Cơ quan liên quan: Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi
trường, ủy ban nhân dân các cấp.
4.3.7 Xử phạt vi phạm
4.3.7.1 Nguyên tắc
Nguyên tắc khi xử phạt vi phạm là phải xác định hành vi vi phạm để áp dụng mức
xử phạt đúng pháp luật và chỉ xử phạt khi có chứng cớ rõ ràng.
Xử phạt vi phạm các hoạt động liên quan đến chất nguy hại phải đảm bảo :
Nguyên tắc xử phạt: đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng mức độ, kịp
thời triệt để, đúng thủ tục.
Đúng hình thức và mức phạt.
Đề tài hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt hình sự.
44
4.3.7.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy : 10
Số lượng tiêu chuẩn :0
Số lượng quy chuẩn :0
Số lượng mẫu đơn :0
Đối tượng liên quan: các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm trong các hoạt động
liên quan đến chất nguy hại.
Cơ quan quản lý liên quan: thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công thương,
cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, ủy ban nhân dân các cấp, bộ đội
biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, cơ quan quản lý thị trường, tòa án nhân dân tối
cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4.4 HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG CHẤT NGUY HẠI
Đề tài xây dựng quy trình gồm các bước thực hiện cụ thể cho từng hoạt động chất
nguy hại gồm các nội dung:
Thống kê, trích dẫn các văn bản pháp quy.
Xây dựng quy trình thực hiện: các bước, thủ tục, biểu mẫu…
Thời gian thực hiện.
4.4.1 Nhận biết
4.4.1.1 Nguyên tắc
Hiện nay chưa có văn bản pháp quy nào trình bày cụ thể phương pháp nhận biết
chất nguy hại. Do dó, đề tài xây dựng quy trình dựa trên các thông tin trong văn bản
pháp quy về khái niệm và phân loại chất nguy hại.
Nhận biết chất nguy hại dựa trên nguyên tắc xác định đặc tính nguy hại của sản
phẩm. Quy trình thực hiện gồm các bước sau:
Lập danh mục các chất có trong sản phẩm.
Tra cứu và so sánh với danh mục các chất nguy hại pháp luật quy định.
Kiểm nghiệm đặc tính nguy hại.
4.4.1.2 Thống kê
Văn bản pháp quy liên quan: 09 văn bản
45
Số lượng tiêu chuẩn: 2
Số lượng quy chuẩn: 0
Số lượng biểu mẫu:0
Những đối tượng liên quan: Người sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng, xử
lý, tiêu hủy CNH.
Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.4.2 Phân loại
4.4.2.1 Đối với chất nguy hại
Các chất nguy hại được phân thành 9 loại theo tính chất nguy hiểm quy định tại
Nghị định 29/2005/NĐ-CP, nghị định 13/2003/NĐ-CP, nghị định 106/2006/NĐ-CP.
Loại 1
Nhóm 1.1: Các chất nổ.
Nhóm 1.2: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp.
Loại 2:
Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.
Nhóm 2.3: Khí ga độc hại.
Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.
Loại 4: Các chất rắn dễ cháy
Nhóm 4.1: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng
và các chất nổ đặc khử nhậy
46
Nhóm 4.2: Các chất dễ tự bốc cháy
Nhóm 4.3: Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ
cháy.
Loại 5: Các chất oxy hoá
Nhóm 5.1: Các chất ôxy hoá.
Nhóm 5.2: Các hợp chất ô xít hữu cơ.
Loại 6: Các chất độc hại và lây nhiễm
Nhóm 6.1: Các chất độc hại
Nhóm 6.2: Các chất lây nhiễm
Loại 7: Các chất phóng xạ
Loại 8: Các chất ăn mòn.
Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác
47
4.4.2.2 Đối với chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại được phân loại theo hai tiêu chí là theo các tính chất nguy hại và
theo nguồn thải.
4.4.2.2.1 Theo các tính chất nguy hại chính
Chất thải nguy hại được phân loại dựa theo tính nguy hại gây ra cho sức khoẻ con
người và môi trường theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg cuả Thủ tướng Chính phủ
ngày 16/7/1999, về việc ban hành Quy chế quản lý chất nguy hại.
Loại 1. Chất thải dễ bắt lửa, dễ cháy
Nhóm 1.1: chất thải lỏng dễ cháy.
Nhóm 1.2: chất thải rắn dễ cháy
Nhóm 1.3: chất thải có thể dễ cháy- dễ nổ.
Nhóm 1.4: chất thải tạo ra khí dễ cháy.
Loại 2: Chất thải gây ăn mòn
Nhóm 2.1: chất thải có tính axit.
Nhóm 2.2: chất thải có tính kiềm..
Loại 3: Chất thải dễ nổ.
Loại 4: Chất thải dễ bị oxy hoá
Nhóm 4.1: chất thải chứa các tác nhân oxy hoá vô cơ.
Nhóm 4.2: chất thải chứa peroxyt hữu cơ.
48
Loại 5: Chất thải gây độc cho người, sinh vật.
Nhóm 5.1: chất thải gây độc cấp tính.
Nhóm 5.2: chất thải gây độc chậm hoặc mãn tính.
Nhóm 5.3: chất thải sinh ra khí độc.
Loại 6: Chất thải độc hại cho hệ sinh thái.
Loại 7: Chất thải gây nhiễm bệnh.
4.4.2.2.2 Phân loại theo nguồn thải
Theo danh mục chất thải nguy hại ban hành theo quyết định số 23/2006/QĐ-
BTNMT, chất thải nguy hại phân thành 19 loại theo nguồn thải như sau :
Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và
than .
Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ .
Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ.
Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác .
Chất thải từ ngành luyện kim .
Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh .
Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật
liệu khác .
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm
che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in.
Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy.
Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm).
Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp sinh
hoạt và công nghiệp .
Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này).
49
Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ
hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải .
Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác .
Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất
lạnh và chất đẩy (propellant).
Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ .
Các loại chất thải khác .
4.4.2.3 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy: 05 văn bản
Điều 23 nghị định 109/2006/NĐ-CP : quy định việc phân loại hàng nguy
hiểm.
Điều 5 nghị định 13/2003/NĐ-CP : quy định việc phân loại hàng nguy
hiểm.
Điều 4 nghị định 29/2005/NĐ-CP : quy định việc phân loại hàng nguy
hiểm.
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT : ban hành danh mục chất thải nguy
hại
Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ban hành quy chế quản lý chất thải nguy
hại.
Số lượng tiêu chuẩn : 2
Số lượng quy chuẩn :0
Số lượng mẫu đơn :0
Đối tượng liên quan: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận chuyển sử dụng,
xuất nhập khẩu chất nguy hại.
Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
50
4.4.3 Ghi nhãn
4.4.3.1 Nguyên tắc
Ghi nhãn chất nguy hại theo phân loại các tính chất nguy hiểm chính. Ở mỗi tính
chất có một biểu trưng nguy hiểm riêng.
Nhãn chất nguy hại gồm các nội dung định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng,
thành phần hoặc thành phần định lượng, thông tin, cảnh báo an toàn, hướng dẫn sử
dụng, hướng dẫn bảo quản. Các dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa cuả chất nguy hại gồm
biểu tượng màu đen đặt trong hình tam giác đều (cho chất thải nguy hại), hình chữ
nhật nghiêng 45 độ (chất nguy hại), chữ màu đen để cảnh báo mối nguy hiểm có thể
xảy ra.
4.4.3.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy: 05
Điều 12, nghị định 89/2006/NĐ-CP của chính phủ : yêu cầu ghi nhãn hàng
hoá.
Mục Đ, thông tư 12/2006/TT-BCN của bộ công nghiệp về hướng dẫn thi
hành nghị định 68/2005/NĐ-CP : quy định các thông tin nhãn hàng hoá
nguy hiểm .
Mục 1, phụ lục số 3 nghị định 13/2003/NĐ-CP : quy định biểu tượng hàng
hóa nguy hiểm.
Phụ lục 3 nghị định số 29/2005/NĐ-CP : quy định biểu tượng hàng nguy
hiểm.
Thông tư số 14/2003/TT-BKHCN : yêu cầu ghi nhãn chất phóng xạ.
Số lượng tiêu chuẩn: 2
Số lượng quy chuẩn:0
Đối tượng liên quan: doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng, xuất
nhập khẩu chất nguy hại.
Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ
Khoa học và Công nghệ.
51
4.4.4 Đóng gói
4.4.4.1 Nguyên tắc
Đóng gói chất nguy hại dựa vào các đặc tính nguy hại và tính chất của từng chất.
Mỗi loại chất thì có cách thức đóng gói khác nhau.
Quá trình đóng gói cần đảm bảo các yêu cầu sau :
Lựa chọn bao bì phù hợp.
Bảo đảm an toàn trong quá trình bao gói.
4.4.4.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy : 07
Số lượng tiêu chuẩn :10
Số lượng quy chuẩn :0
số lượng biểu mẫu : 0
Đối tượng liên quan : các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vận
chuyển sử dụng, xuất nhập khẩu chất nguy hại.
Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công
nghệ
4.4.5 Lưu trữ
4.4.5.1 Nguyên tắc
Lưu trữ chất nguy hại thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho hàng hóa,
người và môi trường.
Quá trình lưu trữ cần đảm bảo các điều kiện sau:
Điều kiện về khoảng cách an toàn
Điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật an toàn
Điều kiện về trình độ chuyên môn của người quản lý.
4.4.5.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy :6
Số lượng tiêu chuẩn : 3
Số lượng quy chuẩn : 1
52
Đối tượng liên quan: các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất nguy
hại
Cơ quan liên quan: Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học
và Công nghệ
4.4.6 Vận chuyển
4.4.6.1 Nguyên tắc
Vận chuyển chất nguy hại phải đảm bảo an toàn cho hàng hoá, người và phương
tiện vận chuyển, môi trường và tuyến đường vận chuyển.
Các loại vận chuyển đề cập :
Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
Nội dung hướng dẫn gồm
Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển.
Điều kiện bốc dỡ, sắp xếp hàng nguy hiểm.
Yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm.
Quy định an toàn khi vận chuyển hàng nguy hiểm.
Trách nhiệm đối với bên gửi hàng.
Trách nhiệm đối với bên vận tải.
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
4.4.6.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy :12.
Số lượng tiêu chuẩn :5
Số lượng quy chuẩn :1
Số lượng biểu mẫu cần thực hiện :8
Đối tượng liên quan: các tổ chức cá nhân vận chuyển chất nguy hại, thuê vận
chuyển, đơn vị lưu trữ.
Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công
nghệ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn.
53
4.4.7 Sản xuất
4.4.7.1 Nguyên tắc
Các tổ chức cá nhân sản xuất sản phẩm có liên quan đến chất nguy hại bị điều
chỉnh bởi pháp luật gồm các hóa chất kinh doanh có điều kiện, hóa chất hạn chế kinh
doanh, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu nổ công nghiệp, chất phóng xạ.
Sản xuất gồm các hoạt động gia công, chế biến, sang chiết sản phẩm có chứa chất
nguy hại.
Quá trình sản xuất cần đảm bảo các điều kiện về
Cơ sở vật chất
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Giấy phép sản xuất.
4.4.7.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy: 10.
Số lượng tiêu chuẩn: 16
Số lượng quy chuẩn: 1
Số lượng mẫu đơn: 11
Đối tượng liên quan: các tổ chức cá nhân sản xuất, hoặc sử dụng chất có đặc tính
nguy hại để tạo ra sản phẩm nguy hại.
Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công
nghệ, Bộ Công thương, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân.
4.4.8 Quảng cáo
4.4.8.1 Nguyên tắc
Quảng cáo cho sản phẩm là hóa chất cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật
về quảng cáo đồng thời khi quảng cáo cho sản phẩm là hoá chất nguy hiểm phải có nội
dung cảnh báo về tính độc, mức độ nguy hiểm của hoá chất và cấm quảng cáo hoá chất
thuộc danh mục hoá chất cấm kinh doanh đã được quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật.
54
4.4.8.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy : 2
Điều 10 nghị định số 68/2005/NĐ-CP : quy định về quảng cáo hóa chất.
Pháp lệnh về quảng cáo, số 39/2001/PL-UBTVQH10.
Số lượng tiêu chuẩn : 0
Số lượng quy chuẩn :0
Số lượng biểu mẫu : 0
Đối tượng liên quan : các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất.
Cơ quan liên quan : Bộ công thương, Bộ văn hóa – thể thao – du lịch.
4.4.9 Kinh doanh
4.4.9.1 Nguyên tắc
Các tổ chức cá nhân kinh doanh sản phẩm có tính chất nguy hại bị điều chỉnh bởi
pháp luật gồm các hóa chất kinh doanh có điều kiện, hóa chất hạn chế kinh doanh,
thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu nổ công nghiệp, chất phóng xạ, chất thải nguy hại.
Quá trình kinh doanh cần đảm bảo các điều kiện sau :
Về cơ sở vật chất.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Về giấy phép kinh doanh.
4.4.9.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy: 17.
Số lượng tiêu chuẩn: 9
Số lượng quy chuẩn: 1
Số lượng mẫu đơn: 11
Đối tượng liên quan: các tổ chức cá nhân kinh doanh chất nguy hại.
Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công
nghệ, Bộ Công thương, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân.
55
4.4.10 Sử dụng
4.4.10.1 Nguyên tắc
Các tổ chức cá nhân sử dụng chất nguy hại chỉ được sử dụng khi đảm bảo các điều
kiện mà pháp luật đã quy định đối với từng loại chất và từng mục đích sử dụng cụ thể.
Điều kiện để được sử dụng bao gồm:
Cơ sở vật chất .
Trình độ chuyên môn.
Giấy phép sử dụng.
4.4.10.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy: 4
Chương 5 của luật hóa chất số 06/2007/QH12: quyền và nghĩa vụ của các
tổ chức cá nhân sử dụng hóa chất.
Luật năng lượng nguyên tử: điều kiện sử dụng chất phóng xạ.
Điều 6 thông tư số 23/2009/TT-BCT: yêu cầu về chuyên môn nghiệp của
những người trực tiếp liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Thông tư số 05/2006/TT-BKHCN: giấy phép sử dụng chất phóng xạ.
Số lượng tiêu chuẩn:1
Số lượng quy chuẩn:1
Số lượng mẫu đơn cần thực hiện :6
Đối tượng liên quan: các tổ chức cá nhân sử dụng chất nguy hại.
Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Cục An
toàn bức xạ và Hạt nhân.
4.4.11 Xuất nhập khẩu
4.4.11.1 Nguyên tắc
Xuất nhập khẩu chất nguy hại thực hiện trên nguyên tắc dựa vào điều kiện đã được
phép kinh doanh, có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
Xuất nhập khẩu chất nguy hại phải đảm bảo các yêu cầu về :
Giấy phép kinh doanh.
56
Điều kiện an toàn .
Giấy phép xuất nhập khẩu.
4.4.11.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy : 7
Số lượng tiêu chuẩn :1
Số lượng quy chuẩn :0
Số lượng mẫu đơn :11
Đối tượng liên quan : các tổ chức cá nhân xuất, nhập khẩu chất nguy hại.
Cơ quan quản lý liên quan : Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Cục An
toàn bức xạ và Hạt nhân, Cục hải quan.
4.4.12 Thải bỏ
4.4.12.1 Nguyên tắc
Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có
phát sinh chất thải nguy hại phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với chủ nguồn thải
mà pháp luật đã quy định bao gồm : đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, thực hiện đúng các nội dung của Báo cáo
đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, chịu trách nhiệm đối với CTNH cho
đến khi chúng được xử lý, tiêu huỷ an toàn, phân loại CTNH.
4.4.12.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy : 3
Số lượng tiêu chuẩn : 3
Số lượng quy chuẩn :3
Số lượng mẫu đơn : 1
Đối tượng liên quan : các tổ chức cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải nguy hại.
Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
57
4.4.13 Thu gom
4.4.13.1 Nguyên tắc
Thu gom chất thải nguy hại thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo các yêu cầu về an
toàn kỹ thuật đối với phương tiện chuyên dụng như sau : bền vững cơ học và hóa học
khi vận hành, không gây rò rỉ, phát tán, thất thoát CTNH vào môi trường, không làm
lẫn các loại CTNH với nhau, không chế tạo từ các vật liệu có khả năng tương tác với
CTNH, có thiết bị báo động và các phương tiện xử lý sự cố khi vận hành, có biển báo
theo quy định.
Nội dung hướng dẫn gồm :
Điều kiện kỹ thuật
Điều kiện của chủ thu gom.
4.4.13.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy : 3
Điều 71 luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 : quy định thu gom chất
thải nguy hại.
Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ban hành quy chế quản lý chất thải nguy
hại.
Thông tư 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục
lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
Số lượng tiêu chuẩn : 1
Số lượng quy chuẩn : 0
số lượng biểu mẫu : 0
Các đối tượng liên quan : các tổ chức cá nhân là chủ nguồn thải, thu gom chất thải
nguy hại.
Cơ quan liên quan : Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.4.14 Xử lý, tiêu huỷ
4.4.14.1 Nguyên tắc
Các tổ chức cá nhân đăng ký xử lý, tiêu hủy chất nguy hại chỉ được phép hoạt động
khi đảm bảo các điều kiện mà pháp luật đã quy định về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng
58
như thực hiện đầy đủ các trách nhiệm khi hành nghề để đảm bảo an toàn trong quá
trình hoạt động và chống ô nhiễm môi trường.
Xử lý tiêu hủy chất nguy hại phải đảm bảo các yêu cầu
Điều kiện hành nghề xử lý.
Trách nhiệm của chủ xử lý.
Giấy phép hành nghề xử lý tiêu hủy.
4.4.14.2 Thống kê
Số lượng văn bản pháp quy: 6
Số lượng tiêu chuẩn: 2
Số lượng quy chuẩn:0
Số lượng mẫu đơn: 2
Đối tượng liên quan: các tổ chức cá nhân xử lý chất nguy hại; chủ nguồn thải.
Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
4.4.15 Kết luận
Với sự hướng dẫn chi tiết trong từng hoạt động, đề tài đã mang lại lợi ích đáng kể
cho người sử dụng đó là cung cấp các thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác về quản lý
chất nguy hại theo pháp luật từ đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công
việc của họ.
59
Chương 5 SẢN PHẨM WEBSITE
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI
THEO PHÁP LUẬT
Hình 5.1 Trang chủ website Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật
5.1 ĐIẠ CHỈ TRUY CẬP
5.2 NỘI DUNG
Trang thông tin điện tử Hướng dẫn Quản lý Chất nguy hại theo Pháp luật cung cấp
miễn phí tới người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về hoá chất và môi
trường bởi các thông tin chính sau:
60
• TIN TỨC: Bản tin chọn lọc pháp luật quản lý chất nguy hại gồm các bài viết, bài
bình luận cuả luật sư, nhà quản lý, nhà báo nói về vụ việc có số liệu minh hoạ, có
trích dẫn văn bản pháp quy nhằm nâng cao kiến thức về pháp luật, và cách hiểu
pháp luật.
• QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI: Tình hình quản lý chất nguy hại ở Việt Nam và
kinh nghiệm cuả các nước.
• THUẬT NGỮ: Thuật ngữ trong văn bản pháp quy là nguyên nhân gây nhiều tranh
cãi vì cách hiểu không đúng, không thống nhất. Vì vậy, trang thuật ngữ giúp người
đọc hiểu đúng từng từ, từng ngữ đã được định nghĩa trong văn bản để áp dụng đúng
pháp luật.
• VĂN BẢN PHÁP QUY: Thống kê danh mục và hướng dẫn tải toàn văn các văn
bản pháp quy về quản lý chất nguy hại.
• TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KĨ THUẬT: danh mục các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật yêu cầu áp dụng.
• HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ: tài liệu hướng dẫn về thực hiện các hoạt động liên
quan đến chất nguy hại theo pháp luật từ khâu nhận biết, phân loại cho đến xử lý,
tiêu huỷ, xử phạt.
• DANH MỤC TÀI LIỆU: danh mục các tài liệu chọn lọc liên quan đến vấn đề quản
lý chất nguy hại.
• HỎI ĐÁP: là hình thức tư vấn miễn phí, đề cập đến các trường hợp đặc biệt, cụ thể
cuả bạn đọc.
• LIÊN HỆ: cung cấp địa chỉ liên lạc với người thiết kế và lập trình website về việc
trình bày; liên lạc với người thực hiện và biên tập nội dung website.
• ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG: Nêu cụ thể điều kiện khi người xem đọc hay phát hành lại
thông tin từ website này, tránh hành vi vi phạm bản quyền tác giả.
• SƠ ĐỒ WEBSITE: giúp người đọc hiểu biết cấu trúc website để đễ dàng tham
khảo.
• HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM: hướng dẫn cách tìm kiếm, cách đặt từ khoá tìm kiếm;
hướng dẫn liên hệ để có được thông tin cần thiết.
61
5.3 CẬP NHẬT THÔNG TIN
Website cập nhật thông tin hướng dẫn thường xuyên. Tính đến ngày 24/12/2009,
website đã có hướng dẫn 7 hoạt động quản lý và 14 hoạt động khác liên quan đến chất
nguy hại.
5.4 THỐNG KÊ VỀ WEBSITE
Các thống kê từ website tính đến ngày 07/12/2009
• Số lượt vào xem trang web: 3350
• Số trang web đã có: 355 trang.
62
Chương 6 KIẾN NGHỊ VỀ VĂN BẢN PHÁP QUY
QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI
Mặc dù hệ thống pháp luật nước ta đã có quy định điều chỉnh việc quản lý chất
nguy hại. Tuy nhiên, thực tế những quy định pháp luật về quản lý chất nguy hại còn rất
nhiều bất cập, khó áp dụng. Do đó, đề tài kiến nghị sửa đổi và bổ sung các văn bản
pháp quy như sau .
6.1 SƯẢ ĐỔI
Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa khi lưu thông ở Việt Nam phải
ghi bằng tiếng Việt, nên biểu trưng hàng nguy hiểm trong văn bản pháp quy phải sửa
lại thành tiếng Việt như các biểu trưng được quy định trong phụ lục của nghị định số
29/2006/NĐ-CP.
6.2 BỔ SUNG
Để đảm bảo kiểm soát toàn bộ các hoạt động hoá chất nguy hại, đề tài đề xuất bổ
sung các văn bản pháp quy về các nội dung sau:
• Hướng dẫn thực hiện Luật năng lượng nguyên tử.
• Hướng dẫn việc sử dụng hoá chất, sử dụng chất phóng xạ.
• Điều kiện sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp
• Xử phạt vi phạm về vận chuyển hoá chất.
• Hướng dẫn nhận biết chất nguy hại.
• Khống chế về mặt kỹ thuật bằng các quy chuẩn.
• Cần có quy định về trình độ của người làm công tác quản lý chất nguy hại tại các
cơ quan quản lý nhà nước vì họ làm công tác thẩm định các dự án và thẩm định kế
hoạch phòng ngừa và ứng cứu sự số.
• Tập huấn an toàn chất nguy hại: trình độ người tập huấn, tần suất thực hiện tập
huấn.
• Quy định về lưu trữ chất phóng xạ
• Quy định quản lý chất thải nguy hại trong gia đình.
• Quy định quản lý chất thải nguy hại trong nông nghiệp.
63
KẾT LUẬN
Đề tài Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật đã thực hiện được các nội
dung gồm
• Tổng quan tình hình quản lý chất nguy hại và thực tế áp dụng pháp luật trong quản
lý ở Việt Nam.
Nước ta đang từng bước hoàn thiện hê thống pháp luật về quản lý chất nguy hại,
nhưng thực tế quản lý chưa đạt hiệu quả cao, không kiểm soát được hết hành vi vi
phạm, bất cập về nhân lực, thực hiện không triệt để. Pháp luật quy định không cụ thể,
phân cấp trách nhiệm còn bất cập, phân tán; văn bản kém ổn định.
Trên thế giới, vấn đề quản lý chất nguy hại được chú trọng, đã có các hệ thống
thông tin hướng dẫn thực hiện các hoạt động quản lý cụ thể và hiệu quả như ở châu
Âu, Mỹ, Đức, Nhật.
• Tổng quan về các website môi trường, chất nguy hại, pháp luật
Các website cuả Việt Nam đã có thông tin cơ bản về môi trường, tin tức và sự kiện,
môi trường hay chất thải nguy hại, có văn bản pháp quy. Tuy nhiên, website tiếng Việt
trong lĩnh vực môi trường, chất nguy hại và pháp luật còn rất ít thông tin chuyên sâu,
thiếu hướng dẫn thực hiện theo pháp luật. Các thông tin pháp luật không phân loại
theo hoạt động môi trường hay hoạt động chất nguy hại, không nhằm mục đích phục
vụ người dùng liên quan đến chất nguy hại.
• Hướng dẫn pháp luật
Đề tài đã thống kê 114 văn bản pháp quy, trong đó có 9 luật liên quan quản lý chất
nguy hại và hướng dẫn về 7 hoạt động quản lý (phân cấp quản lý, khai báo, thông tin,
phiếu an toàn hóa chất, cấp phép, thanh tra, xử phạt) và 14 hoạt động chất nguy hại:
nhận biết, phân loại, ghi nhãn, đóng gói, lưu trữ, vận chuyển, sản xuất, quảng cáo, kinh
doanh, sử dụng, xuất nhập khẩu, thải bỏ, thu gom, xử lý tiêu hủy. Mỗi hoạt động có
thống kê các văn bản pháp quy liên quan, xây dựng quy trình thực hiện cụ thể, giới
thiệu các biểu mẫu, các tiêu chuẩn quy chuẩn cần thực hiện, thời gian thực hiện.
Đề xuất nhu cầu chỉnh lý, bổ sung các văn bản pháp quy về biểu tượng hàng hoá
nguy hiểm; bổ sung hướng dẫn thực hiện luật năng lượng nguyên tử, sử dụng hoá chất,
64
chất phóng xạ, vật liệu nổ công nghiệp, nhận biết chất nguy hại, quản lý chất thải nguy
hại trong gia đình...
Sau khi thực hiện đề tài, chúng tôi vẫn tiếp tục phát triển là hoàn thiện website, cập
nhật thông tin pháp luật và hướng dẫn pháp luật trên website cuả đề tài. Website sẽ
thực hiện tư vấn pháp luật về quản lý chất nguy hại, hoá chất cho doanh nghiệp, phổ
biến pháp luật đến nhân dân. Khi có số lượt xem website đủ lớn, chúng tôi triển khai
chương trình quảng cáo trên website để có nguồn thu, tạo các hoạt động cung cấp
thông tin chuyên sâu và miễn phí cho người dân.
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chính Trung. Hầu hết các Khu công nghiệp không quy hoạch khu xử lý chất thải
rắn. Báo an ninh thủ đô, 27/08/2007. Địa chỉ truy cập
[2] Duy Tuấn 2009. 8 tội danh môi trường lọt lưới pháp luật. Báo điện tử đài truyền
hình kỹ thuật số, 27/06/2008 . Địa chỉ truy cập
hoi/8-toi-danh-moi-truong-lot-luoi-phap-luat.htm .
[3] Hải Châu. Xử phạt ô nhiễm môi trường còn theo kiểu… dung túng! Báo điện tử
Vienamnet. Cập nhật 16/12/2008. Địa chỉ truy cập
.
[4] Hoàng Anh. 2009. Thành phố Hồ Chí Minh : chỉ có 600/30.000 xí nghiệp sử
dụng hóa chất độc hại đăng ký. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 15/02/2009. Địa
chỉ truy cập <
nghiep-su-dung-hoa-chat-doc-hai-dang-ky/20092/105175.vov>.
[5] Hoàng Quân. 2009. Vi phạm về nhập khẩu chất thải nguy hại tăng mạnh.An
ninh thủ đô, 06/11/2009.
[6] Hải quan PHCM. 2007. Văn bản pháp luật – cần lắm sự minh bạch và kịp thời.
Hải quan TPHCM, 09/04/2007. Địa chỉ truy cập
vungtau.gov.vn/newsdetail.asp?nID=970 >
[7] Jonward, Nguyễn Văn Phước, Lê Trình, Đoàn Thị Tới. Quản lý chất thải nguy
hại. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường TPHCM. 2002.
[8] Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải. Giáo trình quản lý chất thải nguy hại. NXB xây
dựng. 2008.
[9] Nguyễn Đức Khiển. Quản lý chất thải nguy hại. NXB xây dựng. 2008
[10] Ngọc Lân. Bao giờ các doanh nghiệp vi phạm môi trường mới hết tái phạm. Bộ
Tài nguyên và Môi trường. 04/05/2009
[11] Ngọc Tình. Cơ chế xử phạt ô nhiễm môi trường quá nhẹ. Cục bảo vệ môi
trường, 20/09/2008. Địa chỉ truy cập
08.htm
66
[12] Các quy định pháp luật về quản lý hóa chất, chất độc hại và chất phóng xạ. NXB
Chính trị Quốc Gia. Hà Nội. 2004.
[13] Phương Liễu. 2003. Đồng Nai đương đầu với chất thải công nghiệp. Tạp chí
khoa học và phát triển, 21/01/2003.
[14] Luật Hoá chất. số 06/2007/QH12, ngày 21/11/2007
[15] Lê Kim Nguyệt. Một cơ chế phù hợp cho quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam.
Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 11, tháng 11/2002
[16] Quỳnh Khanh. 2004. Quản lý chất thải nguy hại: Cần thiết lập cơ chế quản lý
hiệu quả. Thời báo kinh tế Việt Nam, 14/06/2004.
[17] Quý Lâm. Xử lý vi phạm môi trường: "Gãi ngứa"... doanh nghiệp. Báo Sài Gòn
giải phóng. 09/06/2009.
[18] Sở Tài nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh. Sổ tay hướng dẫn xác
định chất thải nguy hại. TPHCM. 2008.
[19] Thế Du. Tranh cãi về trách nhiệm liên quan tới vụ cháy ga Giáp Bát. Đất Việt,
10/05/2009. Địa chỉ truy cập
nhiem-lien-quan-vu-chay-tai-ga-Giap-Bat/2715055.epi
[20] T.Q. Rao bán hàng trăm tấn chất thải nguy hại. Đời sống và pháp luật.
02/07/2009.
[21] Hai hộ dân giữ gần 90 tấn chất thải độc hại. Sài Gòn giải phóng. 14/04/2009.
[22] Trung Thành. Bắt xe tải chở 14 tấn chất thải rắn độc hại. Lao động. 31/10/2009.
[23] TTXVN/Vietnam. Bán trái phép 565.000L dầu cách điện độc. 17/06/2009
[24] Vũ Hạnh- Bích Lan. 2009. Văn bản chồng chéo trách nhiệm không rõ ràng. báo
điện tử đài tiếng nói Việt nam, 10/06/2009. Địa chỉ truy cập
rang/20096/113823.vov
[25] Vũ lê. 2009. Công ty luật Hoàng Minh: tốn hàng nghìn tỷ đồng vì thủ tục hành
chính rườm rà. Công ty luật Hoàng Minh 20/05/2009. Địa chỉ truy cập
sn-xut-nhiu-quy-nh-xa-thc-t>
67
PHỤ LỤC
1 DANH MỤC WEBSITE............................................................................. 67
1.1 Danh mục website về môi trường ...........................................................67
1.2 Danh mục website về chất nguy hại ........................................................70
1.3 Danh mục website về pháp luật...............................................................70
1.4 Danh mục website về pháp luật môi trường............................................72
1.5 Danh mục website về pháp luật chất nguy hại ........................................72
1.6 Danh mục website về quản lý chất nguy hại của các nước tiên tiến.......72
2. THỐNG KÊ VĂN BẢN PHÁP QUY ........................................................ 74
3. THỐNG KÊ TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN VIỆN DẪN TRONG
VĂN BẢN PHÁP QUY............................................................................... 87
4. KHẢO SÁT THỰC TẾ .............................................................................. 92
68
1. DANH MỤC WEBISTE
Danh mục website về môi trường, chất nguy hại, pháp luật mà đề tài đã tham khảo
đánh giá.
1.1 Danh mục website về môi trường
Website cuả cơ quan quản lý nhà nước
• Trang tin điện tử cuả Tổng Cục Môi trường thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
Địa chỉ truy cập:
• Hệ thống thông tin quản lý chất thải cuả Bộ Tài Nguyên và Môi trường
Địa chỉ truy cập:
• Trang web thông tin giáo dục bảo vệ môi trường cuả Bộ Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ truy cập
Website cuả tổ chức, hiệp hội nghề
• Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam
Địa chỉ truy cập:
• Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường Việt Nam
Địa chỉ truy cập:
• Báo Tài nguyên và môi trường- Bộ Tài nguyên và Môi trường
Địa chỉ truy cập:
• Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam.
Địa chỉ truy cập:
• Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam.
Địa chỉ truy cập:
• Trang thông tin cuả Cục Công nghệ Thông tin thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường
Địa chỉ truy cập:
69
• Văn phòng Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước
Địa chỉ truy cập:
• Phát triển bền vững ở Việt Nam
Địa chỉ truy cập:
• Viện công nghệ môi trường
Địa chỉ truy cập:
• Nghiên cứu môi trường, sinh thái, rừng Việt Nam:
Địa chỉ truy cập:
• An toàn sức khoẻ và môi trường
Địa chỉ truy cập:
• Nhiệt huyết : trang tin dự án môi trường
Địa chỉ truy cập:
• Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
Địa chỉ truy cập:
• Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
Địa chỉ truy cập:
• Trang tin Môi trường du lịch cuả Tổng cục du lịch, bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch
Địa chỉ truy cập:
• Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, trường ĐH Công nghiệp
TPHCM.
Địa chỉ truy cập:
Website cuả doanh nghiệp
• Công ty cổ phần công nghệ môi trường xanh Seraphin.
Địa chỉ truy cập
• Công ty thương mại và kỹ thuật môi trường Châu Á.
Địa chỉ truy cập
• Công ty môi trường Tầm nhìn xanh.
70
Địa chỉ truy cập
Website cộng đồng
• Diễn đàn thảo luận cộng đồng gogreen.
Địa chỉ truy cập
• Diễn đàn Môi trường xanh của công ty Gamma NT
Địa chỉ truy cập:
• Bảo vệ môi trường .
Địa chỉ truy cập:
• Diễn dàn Việt Nam xanh.
Địa chỉ truy cập:
• Sinh quyển.
Địa chỉ truy cập:
• Trang con người và thiên nhiên của trung tâm Con người và Thiên nhiên
Địa chỉ truy cập:
• Môi trường di tích.
Địa chỉ truy cập
• Môi trường và sức khỏe của Công ty Cổ phần Công nghiệp tầu thủy Shinec và
Trường Đại học Y Hải Phòng.
Địa chỉ truy cập:
• Sứ giả môi trường của công ty Vinahands.
Địa chỉ truy cập:
• Yêu môi trường.
Địa chỉ truy cập:
• Câu lạc bộ 3R Hà Nội
Địa chỉ truy cập:
• Câu lạc bộ Xe đạp vì môi trường
Địa chỉ truy cập:
71
1.2 Danh mục website về chất nguy hại
• Hệ thống thông tin quản lý chất thải nguy hại cuả Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Địa chỉ truy cập
• Trang Chất thải nguy hại cuả doanh nghiệp Minh Việt
Địa chỉ truy cập:
• Blog về quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình cuả Nguyễn Thanh
Nguyên.
Địa chỉ truy cập:
1.3 Danh mục website về pháp luật
Website cuả cơ quan quản lý nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- huong_dan_quan_ly_chat_nguy_hai_theo_phap_luat.pdf