Tài liệu Đề tài Hướng dẫn khám sàng lọc tật khúc xạ ở học sinh khám xác định tật khúc xạ, thử kính theo dõi và đánh giá chương trình khám sàng lọc tật khúc xạ ở nhà trường – Nguyễn Chí Dũng: 88
HƯỚNG DẪN KHÁM SÀNG LỌC TẬT KHÚC XẠ Ở HỌC SINH
KHÁM XÁC ĐỊNH TẬT KHÚC XẠ, THỬ KÍNH THEO DÕI VÀ
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH KHÁM SÀNG LỌC TẬT KHÚC XẠ
Ở NHÀ TRƯỜNG
NGUYỄN CHÍ DŨNG
Bệnh viện Mắt Trung ương
I. KHÁM SÀNG LỌC TẬT KHÚC
XẠ CHO HỌC SINH Ở NHÀ
TRƯỜNG
1.1. Các điều kiện để triển khai
khám sàng lọc
- Bệnh hoặc tật phải có ý nghĩa sức
khoẻ cộng đồng.
- Test thử tin cậy, dễ thực hiện,
không đắt tiền.
- Bệnh/ tật có cách điều trị hiệu quả,
sẵn có và không đắt tiền.
- Phải có đủ các nguồn lực về kinh
phí, cán bộ và phương tiện thích hợp để
tiến hành.
1.2. Mục đích
- Khám sàng lọc nhằm phát hiện sớm
những trẻ em có tổn thương thị lực có ý
nghĩa, chủ yếu do tật khúc xạ ở lứa tuổi từ
6 đến 15 tuổi từ đó có kế hoạch chỉnh,
cấp kính và điều trị lác và nhược thị
(nếu có) cho trẻ.
* Chú ý: Kết quả khám sàng lọc
không cho biết tỷ lệ mắc tật khúc xạ của
trẻ em tại địa phương đó vì không đại
diện cho quần thể trẻ này.
1.3. Chuẩn bị ch...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn khám sàng lọc tật khúc xạ ở học sinh khám xác định tật khúc xạ, thử kính theo dõi và đánh giá chương trình khám sàng lọc tật khúc xạ ở nhà trường – Nguyễn Chí Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
88
HƯỚNG DẪN KHÁM SÀNG LỌC TẬT KHÚC XẠ Ở HỌC SINH
KHÁM XÁC ĐỊNH TẬT KHÚC XẠ, THỬ KÍNH THEO DÕI VÀ
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH KHÁM SÀNG LỌC TẬT KHÚC XẠ
Ở NHÀ TRƯỜNG
NGUYỄN CHÍ DŨNG
Bệnh viện Mắt Trung ương
I. KHÁM SÀNG LỌC TẬT KHÚC
XẠ CHO HỌC SINH Ở NHÀ
TRƯỜNG
1.1. Các điều kiện để triển khai
khám sàng lọc
- Bệnh hoặc tật phải có ý nghĩa sức
khoẻ cộng đồng.
- Test thử tin cậy, dễ thực hiện,
không đắt tiền.
- Bệnh/ tật có cách điều trị hiệu quả,
sẵn có và không đắt tiền.
- Phải có đủ các nguồn lực về kinh
phí, cán bộ và phương tiện thích hợp để
tiến hành.
1.2. Mục đích
- Khám sàng lọc nhằm phát hiện sớm
những trẻ em có tổn thương thị lực có ý
nghĩa, chủ yếu do tật khúc xạ ở lứa tuổi từ
6 đến 15 tuổi từ đó có kế hoạch chỉnh,
cấp kính và điều trị lác và nhược thị
(nếu có) cho trẻ.
* Chú ý: Kết quả khám sàng lọc
không cho biết tỷ lệ mắc tật khúc xạ của
trẻ em tại địa phương đó vì không đại
diện cho quần thể trẻ này.
1.3. Chuẩn bị cho khám sàng lọc tật
khúc xạ
1.3.1. Đối tượng: Đối tượng ưu tiên là
học sinh trong độ tuổi đi học từ 6-15 tuổi
(có thể khám độ tuổi từ 11-15 trước để
rút kinh nghiệm) tại 1 vài trường học,
hoặc các trường của cả thành phố hoặc
của 1-2 huyện, ưu tiên vùng có số trẻ
mắc tật khúc xạ nhiều hơn.
1.3.2. Quyết định ngưỡng thị lực để
khám sàng lọc tật khúc xạ:
- Tổ chức YTTG khuyến cáo dùng
mức thị lực 5/10 làm ngưỡng chuẩn vì
giá trị dự báo dương tính (PPV) cao (=
71) và độ nhạy của test thử là 91
- Những địa phương có đủ nguồn lực
(kinh phí, cán bộ, phương tiện, thời gian)
thì có thể lấy ngưỡng thị lực 7/10 làm
ngưỡng chuẩn vì giá trị dự báo dương
tính thấp (= 12) với độ nhạy của test thử
2. Nhãn khoa cộng đồng
89
là 100 nhưng công việc sẽ nhiều hơn, tốn
thời gian và kinh phí hơn.
1.3.3. Quyết định bao lâu làm khám
sàng lọc 1 lần
- Lý tưởng nhất là tất cả trẻ em được
khám sàng lọc tật khúc xạ 1 lần trước khi
đi học (6 tuổi), mỗi năm 1 lần vào các
năm tiểu học và trung học cơ sở (từ 7-15
tuổi). Tùy theo điều kiện kinh phí và
nhân lực, có thể làm ít hơn, 1-2 lần vào
các năm tiểu học và 1-2 lần vào các năm
học trung học.
1.3.4. Quyết định ai sẽ khám sàng lọc
- Tốt nhất là cán bộ y tế trường học
và/hoặc một số thầy cô giáo sau khi được
huấn luyện.
- Những nơi không có cán bộ y tế
trường học có thể sử dụng cán bộ y tế xã
sau khi được huấn luyện.
- Khám lại và chỉnh cấp kính: do cán
bộ chỉnh quang hoặc y tá nhãn khoa và
bác sỹ nhãn khoa được đào tạo tốt về thử
kính, cấp kính.
1.3.5. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị
để khám sàng lọc tật khúc xạ
* Khám sàng lọc thị lực trẻ em ở
trường cần các dụng cụ sau:
- Bảng thị lực chữ C, chữ E đơn giản
(có thể chỉ cần 3 dòng 3/10, 5/10, 7/10)
- Chữ C hoặc chữ E to bằng bìa cứng
để làm mẫu giảng cho trẻ hiểu.
- Thước dây để đo khoảng cách từ
nơi học sinh đứng thử đến bảng thị lực.
- Miếng bìa hoặc nhựa để che mắt.
- Mẫu phiếu ghi tên và thị lực tất cả
trẻ được khám.
- Mẫu giấy gửi đi bác sỹ khám thử
kính.
- Liên hệ ký kết hợp đồng cung cấp
kính cho trẻ.
* Khám lại và chỉnh cấp kính những
trẻ có tật khúc xạ cần các dụng cụ sau:
- Bảng thị lực điện.
- Hộp kính với kính lỗ và nhiều gọng thử
kính.
- Máy đo khúc xạ tự động với giấy
in.
- Máy soi đáy mắt trực tiếp.
- Máy soi bóng đồng tử và thước
Parent.
- Các thuốc liệt điều tiết nhanh.
- Mẫu phiếu khám và đơn kính.
- Mẫu danh sách học sinh được
khám thử kính và cấp kính.
1.3.6. Chuẩn bị nơi tiến hành khám sàng
lọc
- Nơi thử phải chiếu sáng tốt, để
bảng thị lực nơi đủ ánh sáng.
- Đo khoảng cách 5m từ bảng thị lực
và đánh dấu nơi học sinh đứng thử,
- Thu xếp nơi học sinh ngồi đợi thử
thị lực, không đứng gần nơi đang thử.
Chú ý yêu cầu trẻ không nhắc nhau và
thuộc lòng bảng thị lực khi thử.
- Giải thích cho trẻ hiểu cách đọc
bảng thị lực, cách che từng mắt khi thử
(che mắt trái trước, mắt phải sau, không
ấn đè lên nhãn cầu khi thử).
1.4. Cách khám lọc thị lực cho trẻ em
- Đầu tiên huấn luyện cán bộ y tế
trường học và/hoặc một số thầy cô giáo
cách khám sàng lọc thị lực cho trẻ: yêu
cầu học sinh che kín từng mắt bằng
miếng bìa chuẩn bị sẵn (chú ý che kín
mắt chưa thử, không ấn đè lên nhãn cầu,
mở to mắt bình thường, không nheo
mắt).
- Yêu cầu từng em đọc các chữ trên
hàng 5/10 (hoặc hàng 7/10 nếu lấy
ngưỡng là 7/10). Nếu em nào không đọc
90
đúng được 4 chữ liên tiếp của hàng
5/10 thì ghi ngay kết quả thử từng mắt
vào danh sách và vào giấy khám.
- Chuyển tất cả các em có thị lực
dưới 5/10, và/hoặc có những dấu hiệu
bất thường khác như quáng gà, đau đỏ
mắt, lác mắt, sụp mi, mờ đục giác mạc,
đồng tử trắng đến y tá/bác sỹ khám
tiếp để xác định tật khúc xạ và các bệnh
mắt khác.
- Những trẻ nhỏ tuổi hoặc không
phối hợp tốt (tùy từng trẻ) cần được bác
sỹ nhãn khoa hoặc chỉnh quang viên
đã được đào tạo tra thuốc liệt điều tiết
Cyclopentolate 1% x 3 lần, nhắm mắt
15-20 phút rồi đo khúc xạ cả 2 mắt bằng
máy đo khúc xạ tự động, khám phần sau
nhãn cầu để loại trừ các bệnh mắt khác.
- Những em có tật khúc xạ sau đó
cần được hẹn tái khám hoặc ở trường,
hoặc ở Trung tâm Mắt để được cán bộ
chuyên khoa Mắt đã được đào tạo thử
kính và cấp đơn kính hoặc cấp kính đã
lắp sẵn theo đơn kính (nếu là trẻ em
nghèo). Những em có lác và nhược thị
hoặc có bệnh mắt khác cần được gửi đến
các trung tâm nhãn khoa để được điều trị
tiếp.
II. KHÁM XÁC ĐỊNH TẬT KHÚC XẠ
2.1. Đánh giá khúc xạ trước liệt điều tiết:
- Phương pháp khám khúc xạ chủ
quan:
+ Thử thị lực lại với kính lỗ (đứng
cách xa bảng thị lực 5 mét), nếu thị lực
tăng với kính lỗ thì mắt có tật khúc xạ.
+ Tiếp theo ta đặt trước mắt đang
thử thị lực một kính hội tụ +2,0D trong
vài phút để giãn điều tiết. Nếu thị lực
không giảm, trẻ đó có tật viễn thị.
+ Sau đó thử lại bằng các thấu kính
hội tụ(+) hoặc kính phân kỳ(-) sao cho
thị lực đạt được mức độ cao nhất có thể.
Số kính thấp nhất đối với cận thị và số
kính cao nhất đối với viễn thị mà học
sinh không cảm thấy nhức mỏi mắt hoặc
lóa mắt có thể là công suất khúc xạ chủ
quan của mắt đã thử của trẻ.
+ Nếu thị lực chưa đạt được mức
độ 10/10 thì phát hiện thêm loạn thị bằng
mặt đồng hồ Parent in trên bảng thị lực
(kinh tuyến mờ là kinh tuyến có loạn thị)
và thử kính loạn cho đến khi đạt thị lực
tốt nhất.
- Phương pháp khám khúc xạ
khách quan bằng máy đo khúc xạ tự
động: Để việc thử kính dễ dàng hơn, cần
cho học sinh đo khúc xạ bằng máy đo
khúc xạ tự động trước khi làm liệt điều
tiết. Kết quả đo bằng máy cho biết công
suất khúc xạ của mắt đo kèm theo trục
loạn thị (nếu có).
2.2. Đánh giá khúc xạ sau liệt điều
tiết của mắt cần đo
2.2.1. Trước hết cần làm liệt điều tiết
của mắt cần đo: Có nhiều loại thuốc gây
liệt điều tiết có thể được chọn lựa:
Atropin, Homatropin, Cyclopentolate,
Hyoscine và Tropicamide là những loại
thuốc thích hợp trong việc làm liệt điều
tiết để đánh giá tật khúc xạ. Các thuốc
gây liệt điều tiết cần đáp ứng được các
yêu cầu sau:
Có tác dụng nhanh.
Tác dụng thời gian ngắn
Có tác dụng liệt điều tiết tối đa
Không độc
Sẵn có trên thị trường và rẻ.
Cyclopentolate là thuốc thích hợp
nhất đáp ứng được các yêu cầu trên. Liệt
91
điều tiết xảy ra sau 20 phút, có hiệu quả
kéo dài 5-6 giờ và có tác dụng liệt điều
tiết đủ tốt và không độc. Để đạt được sự
liệt điều tiết tốt, cần tra vào mắt 3 giọt
dung dịch Cyclopentolate 1% mỗi lần
cách nhau 5 phút và chờ 15-20 phút nữa
trước khi thực hiện việc đo khúc xạ. Sự
liệt điều tiết sẽ hết tác dụng trong khoảng
6 giờ, nhưng đồng tử còn dãn kéo dài
khoảng 24 giờ. Bệnh nhân cần được giải
thích về điều này.
Atropin vẫn còn được sử dụng,
nhưng tác dụng kéo dài quá lâu và có thể
gây độc.
2.2.2. Đánh giá tật khúc xạ bằng máy
khúc xạ kế tự động
2.2.2.1. Công dụng:
+ Cho biết công suất khúc xạ toàn
phần cuả mắt, kể cả trục và độ loạn thị
nếu có, cho kết quả nhanh và khá chính
xác đối với trẻ lớn hơn 15 tuổi, khi mắt
đã giảm nhiều lực điều tiết.
+ Tổ chức Y tế thế giới khuyến
cáo có thể dùng phương pháp này để
đánh giá tật khúc xạ hàng loạt ở học
sinh với điều kiện phải đo 2 lần: trước
và sau liệt điều tiết (vì lực điều tiết của
trẻ nhỏ rất lớn, có thể đến 12-14D).
2.2.2.2. Cách đo:
- Để trẻ tỳ cằm lên giá đỡ, trán áp sát
thanh ngang tỳ trán.
- Điều chỉnh giá đỡ cằm lên xuống
sao cho khe mi ngang hàng với vạch
đánh dấu ở thân máy.
- Yêu cầu trẻ nhìn thẳng vào ống
kính của máy, không chớp mắt, đảo mắt.
- Điều chỉnh máy trước- sau, lên
xuống sao cho vòng ngắm trùng giữa tâm
giác mạc và rõ nét.
- Đo mỗi mắt ít nhất 3 lần để có giá
trị đo trung bình.
- In kết quả đo trên giấy và gắn vào
phiếu khám.
2.2.3. Phương pháp soi bóng đồng tử
(Skiascopy/ retinoscopy)
2.2.3.1. Công dụng:
- Là phương pháp khách quan cho
phép đánh giá tật khúc xạ của mắt, đồng
thời phát hiện được sự vẩn đục của các
môi trường quang học của mắt. Đối với
trẻ nhỏ tuổi, đặc biệt khi có loạn thị
hoặc viễn thị, cận thị nặng là phương
pháp bắt buộc phải tiến hành để đánh
giá tật khúc xạ sau khi đã liệt điều tiết.
- Là 1 phương pháp thăm khám khá
rẻ tiền, có thể tiến hành sau và trước liệt
điều tiết trong điều kiện buồng tối, nhưng
khá mất thời gian và phần lớn trường
hợp phải làm liệt điều tiết mắt cần đo.
2.2.3.2. Dụng cụ đo: Hiện đang sử
dụng 2 loại dụng cụ có cấu tạo khác nhau
để soi bóng đồng tử:
- Dùng gương phẳng Folin có lỗ tròn
ở giữa để người đo quan sát bóng đồng
tử và nguồn sáng là đèn Landolt đặt phía
trái bệnh nhân chếch 45-600 hắt ra chiếu
thẳng vào mặt gương, cùng với thước
Parent có nhiều kính cầu hội tụ hoặc kính
phân kỳ có công suất từ ± 0,5D đến
±20D để trung hòa bóng đồng tử.
- Dùng máy Streak Retinoscopy kết
hợp với dùng thước Parent: với đặc điểm
là nguồn sáng nằm ngay trong máy,
chiếu vào mắt bệnh nhân qua một khe
dọc của gương phản chiếu (slit-shaped
miror) và tạo ra một vạch sáng (linear
beam, streak) ở diện đồng tử của bệnh
nhân chứ không phải là một bóng mờ
như khi ta dùng gương Folin. Máy có ưu
92
điểm là gọn nhẹ, tiện dụng không cần
phải có nguồn sáng ngoài như đèn
Landolt nên bệnh nhân đỡ chói mắt khi
soi bóng đồng tử.
2.2.3.3. Cách đo:
- Tiến hành đo trong buồng tối.
- Người đo và bệnh nhân ngồi đối
diện nhau, cách xa 0,5m sao cho mắt
người đo ngang tầm với mắt bệnh nhân.
- Yêu cầu bệnh nhân nhìn thẳng qua
vai người đo ra xa, sao cho trục nhãn cầu
của bệnh nhân và của người đo song
song nhau.
- Người đo cần quan sát kỹ hướng di
chuyển của bóng đồng tử khi “lắc” chùm
ánh sáng từ máy đo hoặc từ gương lỗ vào
mắt bệnh nhân từ trái sang phải và từ
dưới lên trên: bóng đồng tử có thể di
chuyển cùng chiều (viễn thị, chính thị
hoặc cận thị <-2,00D), ngược chiều (cận
thị), hoặc không di chuyển (toả lan) khi
mắt là cận thị = - 2,00D). Nếu có sự di
chuyển khác nhau về các kinh tuyến khác
nhau thì là có loạn thị.
- Người đo phải xem xét 4 tính chất
sau đây khi khám bóng đồng tử:
Hướng di chuyển: cùng chiều hay
ngược chiều?
Độ sáng của bóng đồng tử: sáng
hay lờ mờ? Nếu bóng đồng tử lờ mờ, thì
có tật khúc xạ cao.
Tốc độ di chuyển: nhanh hay chậm?
Sự di chuyển càng chậm, tật khúc xạ càng
cao.
Bóng đồng tử di chuyển giống
nhau ở tất cả các kinh tuyến không?
Nếu bóng đi cùng chiều ta dùng
kính cộng để điều chỉnh.
Nếu bóng đi ngược chiều ta dùng
kính trừ để điều chỉnh.
Nếu bóng đi cắt chéo, ta dùng kính
cầu phối hợp với kính trụ để điều
chỉnh, đặt trục kính trụ chính xác. Thay
đổi số kính cho đến khi đạt được số kính
cho bóng toả lan. Nếu khoảng cách làm
việc từ mắt thầy thuốc đến mắt bệnh
nhân là 50cm, ta cần cộng thêm vào kết
quả số kính cho bóng toả lan (- 2,00D)
nữa để có được công suất khúc xạ của
trục đó.
- Ghi kết quả cụ thể số đo khúc xạ
của từng trục theo sơ đồ vẽ vào giấy
khám hoặc y bạ cho bệnh nhân.
2.2. Đánh giá tật khúc xạ theo tiêu
chuẩn của tổ chức Y tế thế giới:
- Mắt chính thị: được coi là mắt có
độ khúc xạ cầu tương đương lớn hơn -
0,5D và nhỏ hơn +2,0D. Công suất cầu
tương đương (SE: spherical equivalent)
= công suất khúc xạ cầu + 1/2 công suất
khúc xạ trụ . Người được coi là chính thị
nếu không có mắt nào cận hoặc viễn thị.
- Mắt được coi là cận thị khi có khúc
xạ cầu tương đương ≥ -0,5D sau liệt điều
tiết. Người được coi là cận thị khi có một
mắt hoặc cả hai mắt cận thị.
- Mắt được coi là viễn thị khi có
khúc xạ cầu tương đương ≥+2,0D sau
liệt điều tiết (viễn thị <+ 2,00D không
ảnh hưởng tới thị lực của trẻ). Người
được coi là viễn thị khi có cả 2 mắt viễn
thị, hoặc có một mắt viễn và mắt kia
chính thị.
- Mắt được coi là loạn thị khi công
suất khúc xạ sau liệt điều tiết của 2 trục
chính chênh lệch nhau ≥0,75D.
93
Bảng phân loại tật khúc xạ áp dụng ở cộng đồng của Tổ chức Y tế thế giới
Phân loại
Tật khúc xạ
Nhẹ Vừa Nặng
Cận thị ≤- 0,75D - 1,00 - 2,75D ≥ -3,00D
Viễn thị ≤ +2,75D +3,0D +
4,75D
≥ +5,00D
Loạn thị ≤ 0,75D 1,00 D 2,75D ≥ +/- 3,00D
Thái độ xử trí Không cần kính Đeo kính Đeo kính
III. ĐIỀU CHỈNH TẬT KHÚC XẠ
BẰNG KÍNH GỌNG
Để điều chỉnh tật khúc xạ, có thể
dùng kính đeo mắt, hoặc kính tiếp xúc
(kính áp tròng) hoặc phẫu thuật chỉnh tật
khúc xạ. Trong số các phương pháp này,
đeo kính gọng là thuận tiện và thích hợp
đối với học sinh nước ta hơn cả. Đeo
kính là phương pháp dễ nhất để chỉnh tật
khúc xạ, kể cả cận thị, viễn thị và loạn
thị. Đeo kính cũng có thể bảo vệ mắt
khỏi bụi bậm, các tia sáng có hại như tia
cực tím trong ánh sáng mặt trời.
Những chỉ dẫn sẽ giúp ích cho
việc cấp kính chỉnh cận thị ở trẻ em
- Bắt buộc phải đo khúc xạ sau liệt
điều tiết. Trẻ nhỏ, trẻ bị lác trong, và cận
thị cao trên -10D cần dùng Atropin 0,5%
để liệt điều tiết nếu Tropicamid hoặc
Cyclopentolat không làm liệt điều tiết
được.
- Cần điều chỉnh toàn bộ tật khúc xạ
(bao gồm cả kính trụ). Trẻ nhỏ thường dễ
chấp nhận kính trụ.
- Cận thị được chỉnh bằng kính cầu
phân kỳ sao cho đạt được thị lực cao nhất
với số kính thấp nhất mà không có cảm
giác nhức mỏi mắt.
- Một số tác giả chủ trương chỉnh
non tật cận thị, 1 số khác thậm chí dùng
kính 2 tiêu điểm phối hợp Atropin tra
mắt định kỳ với lý luận rằng điều tiết lâu
dài sẽ thúc đẩy sự phát triển cận thị. Hiện
nay nhiều nghiên cứu đang được tiến
hành để giải quyết vấn đề còn chưa được
thống nhất này.
- Đối với trẻ em nhỏ bị cận thị kèm
lác trong ít khi chấp nhận kính chỉnh non
chủ ý để giảm góc lác.
- Đối với cận thị kèm lác ngoài luân
hồi nên chỉnh già kính 1 cách chủ ý .
- Cần báo cho cha mẹ trẻ biết về sự
tiến triển tự nhiên của cận thị, sự cần
thiết phải đo khúc xạ thường xuyên và
khả năng phải thay đổi kính.
Những chỉ dẫn giúp ích cho việc
cấp kính chỉnh viễn thị ở trẻ em
- Điều chỉnh tật viễn thị ở trẻ em
phức tạp hơn cận thị vì trẻ bị viễn thị cao
trên +5,0D thường bị tổn hại thị giác
nặng hơn so với trẻ bị cận thị mức độ
tương ứng (trẻ cận thị ít ra còn nhìn rõ ở
khoảng cách gần), hơn nữa viễn thị
thường kèm theo lác và mất cần bằng tỉ
số qui tụ điều tiết/điều tiết (AC/A)
- Viễn thị nhẹ không cần chỉnh kính,
trừ khi có lác trong hoặc giảm thị lực.
Nếu có loạn thị đáng kể thì cần chỉnh
kính toàn bộ.
- Viễn thị chỉnh kính cầu hội tụ sao
94
cho đạt được thị lực cao nhất với số kính
cao nhất, cho đến khi bệnh nhân có cảm
giác bị loá mắt.
- Nếu viễn thị kèm lác trong, cần
chỉnh toàn bộ tật khúc xạ đo được với
liệt điều tiết. Về sau, có thể giảm số kính
căn cứ vào độ lác trong và mức độ phù
thị ở khoảng cách nhìn gần và nhìn xa
với kính chỉnh toàn bộ khúc xạ có liệt
điều tiết.
- Đối với trẻ em tuổi đi học, điều
chỉnh toàn bộ tật khúc xạ có thể làm
giảm thị lực xa vì không thể làm hết
hoàn toàn lực điều tiết, do đó có thể giảm
số kính chỉnh để trẻ chấp nhận kính.
Dùng thuốc liệt điều tiết trong một thời
gian ngắn để giúp cho trẻ chấp nhận kính
viễn thị.
Những chỉ dẫn sẽ giúp ích cho
việc cấp kính chỉnh loạn thị
- Đối với trẻ em, chỉnh kính toàn bộ
loạn thị ở đúng trục.
- Yêu cầu bệnh nhân đi lại với kính
đeo thử trước khi cấp đơn kính. Nếu cần
thiết, phải giải thích cho bệnh nhân biết
là cần phải thích ứng với kính.
- Đối với loạn thị đơn, cần chỉnh
bằng kính trụ căn cứ và trục loạn .
- Đối với loạn thị kép và loạn thị hỗn
hợp, cần chỉnh độ cận hay viễn bằng
kính cầu trước (nếu có độ khúc xạ cầu),
sau khi đạt thị lực cao nhất thì tiếp tục
chỉnh bằng kính trụ, dựa trên công suất
khúc xạ thực tế của mỗi trục sao cho đạt
thị lực cao nhất.
- Để giảm méo ảnh, dùng kính trụ
âm (hầu hết mắt kính hiện nay là dạng
trụ âm).
- Méo ảnh không gian do kính gọng
chỉnh loạn thị là một hiện tượng 2 mắt.
Hãy bịt 1 mắt để kiểm tra đây có phải là
nguyên nhân gây khó chịu cho bệnh nhân
không.
- Nếu cần thiết, có thể làm giảm méo
ảnh bằng cách xoay trục kính trụ về phía
1800 hoặc 900 và /hoặc giảm công suất
trụ. Thay số kính cầu để giữ nguyên giá
trị kính cầu tương đương và dựa vào
khám chủ quan cuối cùng để đạt thị lực
tốt nhất.
Chỉ dẫn cấp kính chỉnh lệch
khúc xạ 2 mắt:
- Lệch khúc xạ 2 mắt cần được chỉnh
toàn bộ độ chênh lệch khúc xạ đo được
sau liệt điều tiết, bất kể tuổi, độ lác và độ
chênh lệch khúc xạ.
- Cần đeo kính thường xuyên khi có
lệch khúc xạ 2 mắt, vì có thể phát sinh
nhược thị. Nếu có, cần điều trị nhược thị
bằng bịt mắt lành, tập mắt kém. Nhược
thị thường gặp khi 2 mắt bị viễn thị hơn
là 2 mắt cận thị hoặc 1 mắt cận 1 mắt
viễn thị.
IV. THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH
KHÁM SÀNG LỌC TẬT KHÚC XẠ
Ở NHÀ TRƯỜNG
Các chương trình khám sàng lọc tật
khúc xạ nhất thiết phải cấp kính cho học
sinh.
4.1. Cần phải theo dõi:
- Việc khám sàng lọc tật khúc xạ có
được tiến hành đều đặn (hàng năm)
không?
- Hầu hết học sinh trong trường có
được khám sàng lọc không?
- Trẻ mắc tật khúc xạ được chuyển
đi khám thử kính có đúng không?
- Việc thử thị lực sàng lọc có tiến
hành đúng quy trình đã hướng dẫn
95
không?
- Hệ thống chuyển học sinh đi thử
kính có hoạt động tốt không? Có sổ sách
theo dõi và nhắc nhở các em đi khám lại
không?
- Hệ thống cung cấp kính có hoạt
động tốt không: Có sẵn cửa hàng kính tại
địa phương không? Chất lượng kính có
đảm bảo? Giá cả có phù hợp với khả
năng chi trả của đa số học sinh tại địa
phương không?
4.2. Cần phải đánh giá hiệu quả dự
án sau 1 năm thực hiện thông qua các
chỉ số sau:
Số và tỷ lệ học sinh được khám so
với tổng số học sinh? (độ bao phủ của dự
án)
Số trẻ có thị lực kém (<5/10 hoặc
7/10) cần gửi đi khám bác sỹ chuyên
khoa.
Số trẻ và tỷ lệ trẻ được xác định có
tật khúc xạ các loại?
Số và tỷ lệ trẻ đã có kính sẵn từ
trước (phản ánh khả năng tự chi trả và
mức độ quan tâm của gia đình đối với
con em bị mắc tật khúc xạ)
Số trẻ và tỷ lệ trẻ đang cần kính
(chưa có kính), trong đó:
+ Số và tỷ lệ trẻ chưa có kính
nhưng tự mua được kính theo đơn của
bác sỹ (phản ánh khả năng tự chi trả của
gia đình học sinh vùng đó)
+ Số và tỷ lệ trẻ chưa có kính
nhưng được dự án cấp kính miễn phí
hoặc giảm phí (phản ánh nhu cầu cần hỗ
trợ của học sinh vùng đó)
+ Số và tỷ lệ trẻ chưa có kính
nhưng không/chưa mua theo đơn (phản
ánh khả năng chi trả và ý thức của học
sinh và gia đình)
Số và tỷ lệ trẻ thực sự đeo kính
theo bác sỹ cấp đơn hoặc cấp kính (phản
ánh ý thức học sinh và /hoặc chất lượng
khám và cấp đơn kính của dịch vụ)
Số và tỷ lệ trẻ được cấp/mua kính
có thị lực sau 9-12 tháng trên 7/10. Theo
WHO, nếu tỷ lệ này > 1/3 thì dự án đã
được coi là thành công.
Khả năng duy trì chương trình: số
lượng và tỷ lệ trẻ có thể đóng góp 100%
và 50% số kinh phí để mua kính, khả
năng đóng góp kinh phí cho khám sàng
lọc của BHYT, nhà trường
Sự thay đổi nhận thức, thái độ và
hành vi của học sinh, giáo viên và cha
mẹ học sinh đối với tật khúc xạ (cần
đánh giá KAP)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BRIEN A HOLDEN (2007): “Uncorrected refractive error: the major and most
easily avoidable cause of vision loss.” Community Eye Health Journal, Vol 20
9/2007 pages 37-39.
2. BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG (2005): Khuyến cáo của Hội nghị toàn quốc
về tật khúc xạ, Ninh thuận,11/2004
96
3. TRẦN THỊ DUNG (2007): “Nghiên cứu tình hình tật khúc xạ ở học sinh trường
tiểu học Mai Động, Hà Nội”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II. Học
viện Quân Y 2007
3. ICEE (2008) REFRACTION MANUAL: “Vision screening for schools ”
4. HỘI NHÃN KHOA MỸ (2002): “Quang học, tật khúc xạ và kính tiếp xúc”, Tập
III.Tài liệu dịch tiếng Việt - Nguyễn Đức Anh. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà
Nội.
5. S. MAYER (2005) “Khoá đào tạo tật khúc xạ” Tài liệu dịch tiếng Việt – Nguyễn
Chí Dũng. Bộ Y tế. Bệnh viện Mắt Trung ương. 2005
6. HOÀNG VĂN TIẾN (2005): “Nghiên cứu tình hình cận thị ở học sinh quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội và thử nghiệm mô hình can thiệp”. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường
ĐH Y khoa Hà Nội, 2005
7. WHO (2004): “Conclution and special recommendation on Refractive service”
Prevention of Blindness J. No OO -79.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_huong_dan_kham_sang_loc_tat_khuc_xa_o_hoc_sinh_kham_x.pdf