Tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp: LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới, chính sách mở cửa nền kinh tế cùng với cơ chế thị trường định hướng XHCN đã làm cho nền kinh tế Việt Nam trở nên năng động, linh hoạt và hiệu quả hơn. Với quan điểm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, chiến lược “cùng cất cánh” và sự hội nhập quốc tế vào cộng đồng quốc tế trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Việc Việt Nam gia nhập AFTA, WTO sẽ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam một cơ hội tốt để có thể tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại là hết sức quan trọng, trong đó hoạt động xuất khẩu được thừa nhận là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mở rộng hoạt động xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, tạo điều kiện để nhập khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu để phát triển cơ sở hạ tầng trong nước…Đó là mục tiệu chung của các doanh nghiệp xuất khẩu...
97 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới, chính sách mở cửa nền kinh tế cùng với cơ chế thị trường định hướng XHCN đã làm cho nền kinh tế Việt Nam trở nên năng động, linh hoạt và hiệu quả hơn. Với quan điểm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, chiến lược “cùng cất cánh” và sự hội nhập quốc tế vào cộng đồng quốc tế trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Việc Việt Nam gia nhập AFTA, WTO sẽ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam một cơ hội tốt để có thể tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại là hết sức quan trọng, trong đó hoạt động xuất khẩu được thừa nhận là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mở rộng hoạt động xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, tạo điều kiện để nhập khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu để phát triển cơ sở hạ tầng trong nước…Đó là mục tiệu chung của các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam với đặc thù riêng của mình, bên cạnh việc khuyến khích xuất khẩu vì những mục đích như trên thì còn phải nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên vì nguồn “vàng đen” là hữu hạn và là nguồn năng lượng hết sức quý giá, nó ảnh hưởng rất nhiều đến các ngành công nghiệp khác của đất nước. Tập đoàn phải có chiến lược xuất khẩu than đúng đắn vì sự phát triển bền vững của Tập đoàn cũng góp phần vào sự phát triển bền vững chung của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu than, đề tài: “Hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp” đã được chọn là nội dung nghiên cứu của khoá luận này.
Mục đích của đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam trong thời gian gần đây để xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của Tập đoàn; tổng hợp những nét chủ yếu về thị trường than thế giới cũng như trong nước và mục tiêu hạn chế hợp lý xuất khẩu than của Tập đoàn trong giai đoạn phát triển mới; qua đó khoá luận phân tích các khả năng phát triển của Tập đoàn trong tương lai cũng như các giải pháp cho xuất khẩu than và cho mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp này là hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Trước khi đưa ra một số giải pháp cho Tập đoàn, khoá luận có tổng kết một số kết quả nghiên cứu của bản thân tác giả về hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn trong thời gian qua, những thành tựu và hạn chế, những thuận lợi và khó khăn tồn tại. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là từ năm 2000 trở đi.
Những đóng góp của khoá luận
Khoá luận này đã có những đóng góp như:
Đưa ra tổng quan khái quát về Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh các tập đoàn kinh tế mới bắt đầu hình thành ở Việt Nam.
Thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn được nghiên cứu một cách chi tiết cùng những đánh giá ưu điểm, khuyết điểm để tìm ra hướng đi trong tương lai đúng đắn nhất.
Đưa ra những phương hướng phát triển và giải pháp không đơn thuần là đẩy mạnh xuất khẩu than nhằm tăng thu, tăng tích luỹ trong thời gian trước mắt mà phải có chiến lược hạn chế xuất khẩu than vì mục tiêu phát triển bền vững lâu dài.
Phương pháp nghiên cứu
Trong khoá luận này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu đã được học trong trường đại học, vận dụng và kết hợp tìm hiểu thực tế, thu thập tài liệu, thông tin phục vụ cho đề tài. Cùng với phương pháp luận duy vật biện chứng, các phương pháp chủ yếu được vận dụng trong bài là phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê, dự báo.
Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp cho hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
Do kiến thức còn hạn chế, lại chưa có kiến thức thực tế nên khoá luận còn nhiều điểm thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo là ThS. Hoàng Trung Dũng. Thầy đã hướng dẫn và gợi ý cho tôi về cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và chuyển tải nội dung trong khoá luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới lãnh đạo và các cán bộ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã hướng dẫn và cung cấp rất nhiều tài liệu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Ngoại thương đã giảng dạy và hướng dẫn những kiến thức trong thời gian tôi học tập tại Trường.
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
I. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1. Nhận thức chung về tập đoàn kinh tế
Tại nhiều nước trên thế giới, tập đoàn kinh tế (TĐKT) đã có bề dầy lịch sử phát triển từ hàng trăm năm nay. Thực tế cho thấy các TĐKT là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy và góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân ở nhiều nước. Tuy nhiên ở Việt Nam, khái niệm TĐKT mới chỉ được nhắc đến nhiều trong thập niên cuối của thế kỉ trước.
Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “tập đoàn kinh tế” nhưng chưa có định nghĩa nào được xem là chuẩn mực. Tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến “tập đoàn kinh tế” người ta thường sử dụng các từ: “Consortium”, “Conglomerate”, “Cartel”, “Trust”, “Alliance”, “Syndicate” hay “Group”. Ở châu Á, trong khi người Nhật gọi là “Keiretsu” hoặc “Zaibatsu” thì người Hàn Quốc lại gọi là “Chebol”; còn ở Trung Quốc là cụm từ “Jituan Gongsi”. Dù về mặt ngôn ngữ, tuỳ theo từng nước, người ta có thể dùng nhiều từ khác nhau để nói về khái niệm TĐKT, song trên thực tế, việc sử dụng từ ngữ lại phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và tính chất đặc trưng của từng loại TĐKT, ví dụ:
- “Consortium” là một từ gốc Latin có nghĩa là “đối tác, hiệp hội hoặc hội”, chỉ sự tập hợp của hai hay nhiều thực thể nhằm mục đích tham gia vào một hoạt động chung hoặc đóng góp nguồn lực để đạt mục tiêu chung. Khi tham gia vào Consortium, các công ty vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân độc lập của mình. Thông thường, vai trò kiểm soát của Consortium đối với các công ty thành viên chủ yếu giới hạn trong các hoạt động chung của cả tập đoàn, đặc biệt là việc phân phối lợi nhuận.
- Trong tiếng Anh, “Cartel” dùng để chỉ tập đoàn kinh tế, nó là một nhóm các nhà sản xuất độc lập có cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hóa, hoặc các biện pháp hạn chế khác.
- Trong khi đó, các từ như “Group”, “Bussiness group” hay “Alliance” thường ám chỉ các hình thức TĐKT được tổ chức trên cơ sở kết hợp tính đặc thù của tổ chức kinh tế với cơ chế thị trường: về đặc trưng, đó là một nhóm công ty có tư cách pháp nhân riêng biệt, nhưng lại có mối quan hệ liên kết về phương diện quản lý. Khi tồn tại như một thực thể có tư cách pháp nhân, thì TĐKT lại được gọi là “Conglomerate” hoặc “Holding company”.
Tuy nhiên, có thể tóm tắt khái niệm TĐKT như sau: TĐKT là tổ hợp các công ty có mối quan hệ sở hữu xâu chéo; có mối quan hệ mật thiết về chiến lược, thị trường hay sản phẩm; có mối liên kết trong hoạt động kinh doanh nhằm tập hợp và chia sẻ các nguồn lực nhằm tăng cường khả năng tích tụ tài sản, nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận và đạt được các mục tiêu chung. Theo Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Thế giới số 349 / 6-2007, trang 62
Trên cơ sở đó, TĐKT có các đặc trưng cơ bản như:
- Trước hết, các TĐKT đều có tiềm lực tài chính mạnh, quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng mở ở nhiều nước khác nhau. Các TĐKT thường kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực với những chiến lược chiếm lĩnh thị trường táo bạo và đầy tham vọng. Tuy nhiên, mỗi TĐKT đều lựa chọn và theo đuổi những lĩnh vực đầu tư mũi nhọn phù hợp với thế mạnh và khả năng của mình.
- Về lịch sử hình thành, hầu hết các TĐKT ở các nước được hình thành một cách hết sức tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu tự thân thông qua các quá trình tái cơ cấu như sát nhập, mua lại hoặc thôn tính với mục đích liên kết tạo động lực phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường.
- Về mặt cơ cấu, các TĐKT thường được tổ chức theo một trong ba hình thức: (i) mô hình liên kết dọc hay mô hình “kim tự tháp” (quyền lực được phân bố tập trung); (ii) mô hình liên kết ngang hay mô hình “mạng lưới” (quyền lực được phân bố cho các bộ phận cấu thành mạng lưới); (iii) mô hình liên kết hỗn hợp hay mô hình “nhị nguyên” (là sự kết hợp giữa cơ chế quản lý tập trung và cơ chế phân tán quyền lực).
- Về quan hệ sở hữu, các công ty thành viên trong TĐKT nắm giữ cổ phần đan chéo nhau và đây là những mối quan hệ rất phức tạp.
- Về mục tiêu hoạt động, đa số các TĐKT đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, nhưng có số ít không đặt mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận như “Five Colleges, Inc.” - một TĐKT lâu đời và thành công ở Mỹ về lĩnh vực đào tạo nhân sự.
- Về mô hình tổ chức, nói chung không có một khuôn mẫu cố định nào cho việc phát triển các TĐKT. Tuỳ theo tính chất, lĩnh vực hoạt động và cả đặc thù về địa lý, các TĐKT có thể lựa chọn cho mình một mô hình thể chế linh hoạt phù hợp với chiến lược phát triển trong từng giai đoạn.
2. Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
Với việc chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bối cảnh mới đòi hỏi sự phát triển kinh tế không chỉ dừng lại ở việc nâng cao tốc độ tăng trưởng, mà còn phải chủ động lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế năng động, phù hợp với đặc thù nước ta. Do đó, việc tổ chức sắp xếp lại các công ty có quy mô nhỏ lẻ, hoạt động manh mún và kém hiệu quả thành những doanh nghiệp lớn có đủ tiềm lực cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam là một xu thế tất yếu. Trong xu thế phát triển nền kinh tế trí thức, việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ và đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao có vai trò hết sức quan trọng trong các doanh nghiệp. Vì vậy chỉ những doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực kinh tế mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực mới có thể tận dụng được các lợi thế để phát triển bền vững.
Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định với chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Như vậy, mặc dù nền kinh tế Việt Nam có những bản sắc riêng nhưng vẫn phải tuân theo những quy luật và bản chất của cơ chế thị trường, trong đó quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh là những đặc trưng cơ bản. Trong đó quy luật cạnh tranh có tác động rất lớn đến việc xác định chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp. Yêu cầu về tích tụ và tập trung vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tất yếu dẫn đến việc hình thành TĐKT hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực trong phạm vi rộng lớn tầm quốc gia và quốc tế. Mặt khác, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, dưới áp lực cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam vốn có tiềm lực nhỏ bé, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, khả năng chiếm lĩnh thị trường còn kém. Do đó, vai trò chủ động của Nhà nước trong việc hình thành các TĐKT là hết sức cần thiết và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của một nền kinh tế chuyển đổi có bối cảnh đặc thù như ở nước ta.
Trên thực tế, ý tưởng xây dựng các TĐKT ở nước ta đã manh nha từ năm 1994 với việc ban hành Quyết định 91 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh. Về vấn đề này, Nghị quyết hội nghị TƯ lần 3 (Khoá IX) xác định rõ: “Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hoá cao và giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh”. Có thể nói đây là những định hướng hết sức căn bản của việc hình thành các TĐKT trên cơ sở tổ chức lại các tổng công ty nhà nước.
Thực hiện chủ trương của Đảng, từ năm 2005 đến nay, một số tập đoàn kinh tế đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ như: Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, Tập đoàn Than – Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ…Theo đó, các tập đoàn này là “là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân”. Theo Luật Doanh nghiệp (mới) có hiêu lực từ ngày 01/7/2006: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế”. Về cơ cấu quản lý và điều hành, các tập đoàn có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. Về cơ cấu tổ chức, các tập đoàn có công ty mẹ và các công ty con.
Tám tập đoàn kinh tế nhà nước do Chính phủ thí điểm thành lập và một loạt các doanh nghiệp tư nhân hình thành theo mô hình tập đoàn kinh tế nở rộ thời gian qua đang cho thấy xu thế liên kết phát triển để lớn mạnh, tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển của mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam đang còn nhiều vấn đề phải bàn. Khi chưa hiểu thấu đáo về tập đoàn và công ty mẹ - công ty con mà đã "cho ra" hàng loạt thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong điều hành. Một vấn đề rất cơ bản là: xác định tập đoàn có phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không. Các doanh nghiệp tự nguyện gia nhập tập đoàn đều có tư cách pháp nhân đầy đủ và hoạt động độc lập. Vì vậy, không có một mệnh lệnh hành chính nào có hiệu lực trong tập đoàn. Cũng vì vậy, không có một quyết định hành chính của bất kỳ cấp quản lý nào về việc thành lập tập đoàn. Trong các tập đoàn trên thế giới, không tồn tại chức danh Tổng Giám đốc tập đoàn mà chỉ có Chủ tịch tập đoàn do Hội đồng chủ tịch của các công ty con bầu ra. Ngay ở nước ta hiện nay, trong khu vực kinh tế dân doanh, một số tập đoàn đã hình thành và hoạt động có hiệu quả như: Tập đoàn PG tại Hải Phòng; Việt Á; Sunfat, Hòa Phát, Nam Cường, v.v…Các tập đoàn này không có quyết định thành lập của cấp chính quyền nào và cũng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho toàn tập đoàn.
Như vậy, vẫn còn quá sớm để có thể đánh giá những kết quả đạt được của các TĐKT được Chính phủ thành lập trong thời gian qua. Tuy nhiên có thể xem đây như một luồng sinh khí mới bước đầu mang lại những dấu hiệu rất khả quan trong quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và góp phần làm thay đổi bộ mặt của các tổng công ty nhà nước trước đây.
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (TKV)
1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngành than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, với 71 năm truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành thắng lợi rực rỡ. Bước vào công cuộc đổi mới những năm đầu thập niên 90, ngành than Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn thử thách gay gắt: nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lan làm tài nguyên và môi trường vùng mỏ bị huỷ hoại nghiêm trọng, trật tự và an toàn xã hội diễn biến phức tạp. Do thiếu sự tổ chức và quản lý thống nhất của Nhà nước đã đẩy các công ty than chính thống vào tình thế phải thu hẹp sản xuất, giảm đào lò, giảm bóc đất, niêm cất xe máy, thiết bị, công nhân thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, ngành than đã lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng.
Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành than là khi Tổng Công ty Than được thành lập. Ngày 10/10/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 563/TTg thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam theo hướng thí điểm xây dựng tập đoàn kinh doanh mạnh (hay còn gọi là Tổng Công ty 91) và ngày 27/1/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP phê chuẩn Điều lệ Tổng Công ty Than Việt Nam. Sự ra đời đó đã tạo cho ngành than có cơ sở để ''xốc lại đội ngũ'' bứt lên, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm, phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp của ngành than thuộc Bộ Năng lượng (cũ) và các đơn vị sản xuất, lưu thông than của địa phương và quân đội sau khi được sắp xếp tổ chức lại theo Quyết định số 381/TTg ngày 27/7/1994. Tổng Công ty Than Việt Nam là tổng công ty nhà nước gồm 34 doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, 3 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và 10 đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị thành viên có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, xuất nhập khẩu hoạt động trong ngành than. Tổng Công ty do Chính phủ quyết định thành lập nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng Công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Với chiến lược kinh doanh đa ngành trên nền tảng sản xuất than, xây dựng Tổng Công ty Than ngày càng vững mạnh, Tổng Công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn, trì trệ thời bao cấp, xây dựng mục tiêu chiến lược đúng đắn cho sự phát triển. Kết quả là năm 2005 sản lượng than nguyên khai đạt trên 30 triệu tấn, tăng 2,7 lần so với năm 2000 và tăng 5 lần so với năm 1994 trước khi thành lập Tổng Công ty. Tổng doanh thu năm 2005 vượt 20.000 tỷ đồng (trong đó than chiếm 68%), lợi nhuận trước thuế vượt 2.500 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 12%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 40%, thu nhập bình quân đạt trên 3 triệu đồng/tháng so với 667.000/tháng năm 1995. [nguồn: (10) ] Môi trường vùng mỏ, điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần của CNVC được cải thiện rõ rệt. Ngành Than đã thực hiện được nhiệm vụ thoả mãn các nhu cầu than của nền kinh tế đồng thời đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở Quảng Ninh và một số địa phương khác.
Sau 11 năm phấn đấu, ngày 08/8/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 198/2005/QĐ- TTg chính thức phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Than Việt Nam trên cơ sở Tổng Công ty Than Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Công ty mẹ - Tập đoàn Than Việt Nam được phép đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài nguyên khoáng sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường. Tập đoàn Than Việt Nam được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Than Việt Nam và các đơn vị thành viên nhằm tạo ra một tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ cao, quản lý hiện đại, kinh doanh đa ngành; trong đó, ngành chính là công nghiệp than, nhiệt điện đốt than, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí năng lượng và mỏ, đóng tàu và ôtô, khai thác và chế biến khoáng sản. Quyết định nêu rõ, tập đoàn có 11 đơn vị, gồm Công ty Cảng và Kinh doanh than, Công ty Tuyển than Hòn Gai, Công ty Tuyển than Cửa Ông, Công ty Tài chính than Việt Nam, Công ty Địa chất mỏ, Trung tâm Cấp cứu mỏ, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực quản lý, Ban Quản lý dự án Than Việt Nam, Ban Quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Sơn Động, Trung tâm Y tế lao động ngành Than và Tạp chí Than Việt Nam. Có 18 đơn vị do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ; 2 công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con; 24 công ty do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; 4 công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và 3 Trường đào tạo nghề.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 199/2005/QĐ-TTg thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Than Việt Nam, với tên giao dịch quốc tế Vietnam National Coal Group (VINACOAL), trụ sở chính tại Hà Nội. Theo đó, vốn điều lệ của tập đoàn là vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty Than Việt Nam tại thời điểm ngày 1/1/2005, sau khi đã kiểm toán.
Ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 345/2005/QĐ- TTg thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Theo đó, công ty mẹ Tập đoàn Than Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và chuyển Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam thành công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Nhà nước giao cho Tập đoàn quản lý tài nguyên, trữ lượng than, bôxit và các khoáng sản khác để tổ chức khai thác theo quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức, hoạt động của Tập đoàn.
2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
2.1 Chức năng nhiệm vụ
Khi Tổng Công ty Than mới thành lập, nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính phủ giao cho Tổng Công ty là:
Lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than;
Thoả mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế, phát triển các ngành nghề khác trên nền công nghiệp than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động.
Theo đó, Tổng Công ty có nhiệm vụ kinh doanh than theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước, bao gồm: nghiên cứu khoa học công nghệ mỏ, tìm kiếm, thăm dò, khảo sát, thiết kế, xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, xây dựng, khai thác, chế biến, tàng trữ, tiếp thị, vận chuyển, lưu thông, xuất nhập khẩu, làm dịch vụ về than và các khoáng sản khác trong vùng mỏ than được Nhà nước giao; sản xuất, lưu thông và xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư, thiết bị chuyên dùng trong ngành than; tiến hành các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với pháp luật, chính sách nhà nước.
Bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của ngành than. Tổng Công ty có nhiệm vụ khắc phục hậu quả môi trường vùng mỏ đã bị suy thoái sau nhiều thập kỷ để lại, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn hoạt động của công ty, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh.
Từ 01/1/2006, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam bắt đầu hoạt động và xác định chiến lược “Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh”, với phương châm “Phát triển hài hòa, thân thiện với môi trường, với địa phương và cộng đồng, với đối tác và bạn hàng và hài hoà trong nội bộ”.
Chức năng, nhiệm vụ trong từng hướng kinh doanh của Tập đoàn:
Công nghiệp than: Đẩy mạnh đầu tư, khai thác than, bán than và từ than làm ra điện, khí hoá lỏng, nhiên liệu lỏng…để gia tăng giá trị.
Công nghiệp nhôm: Phát triển nhanh công nghiệp nhôm ở Tây Nguyên và ven biển miền Trung, từ thăm dò, khai thác bauxite, sản xuất alumin, nhôm thỏi và các sản phẩm từ nhôm.
Công nghiệp khoáng sản: Cơ cấu lại các đơn vị hoạt động khoáng sản tại các địa phương theo hướng thành lập các công ty cổ phần có sự tham gia của các công ty địa phương để đầu tư, khai thác, chế biến sâu khoáng sản theo quy mô công nghiệp.
Công nghiệp hoá chất mỏ và vật liệu xây dựng: Đẩy mạnh đầu tư sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, xi măng, kính xây dựng và các vật liệu khác theo công nghệ hiện đại.
Cơ khí, chế tạo máy: Tập trung hiện đại hoá cơ khí sửa chữa, đẩy mạnh cơ khí chế tạo: chế tạo máy mỏ, sản xuất lắp ráp xe tải nặng, xe chuyên dùng, đóng tàu thuỷ…
Kinh doanh bất động sản, kinh doanh các dự án môi trường bao gồm cả trồng rừng và kinh doanh các doanh nghiệp (sát nhập, mua bán).
Dịch vụ: Phát triển các dịch vụ khoa học công nghệ; đào tạo, chữa bệnh nghề nghiệp; tài chính, ngân hàng; vận tải, thương mại và du lịch trong đó chú trọng các dịch vụ thuộc kinh tế biển.
Đầu tư ra nước ngoài: Đẩy mạnh hợp tác đầu tư vào lĩnh vực khoáng sản và năng lượng tại Lào, Campuchia và tìm cơ hội đầu tư ở nước khác.
2.2. Cơ cấu tổ chức
Theo quyết định số 345/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, sơ đồ cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam như sau:
(1) Hội đồng quản trị
(2) Ban kiểm soát
(3) Tổng giám đốc
(4) Các Phó
tổng giám đốc
(5) Bộ máy giúp việc
(1) Hội đồng quản trị: là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, có không quá 09 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, bao gồm:
07 thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Than Việt Nam nay là thành viên Hội đồng quản trị tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn (hiện nay là ông Đoàn Văn Long) không kiêm Tổng giám đốc.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm bổ sung không quá 02 thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Than Việt Nam nay giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
(2) Ban kiểm soát Tập đoàn do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có tối đa 05 thành viên, trong đó Trưởng Ban kiểm soát là uỷ viên Hội đồng quản trị. Trưởng Ban kiểm soát Tập đoàn Than Việt Nam nay giữ chức Trưởng Ban kiểm soát tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
(3) Tổng giám đốc Tập đoàn Than Việt Nam nay giữ chức tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (hiện nay là Ông Đoàn Văn Kiển).
(4) Các Phó Tổng giám đốc điều hành các khối sản xuất kinh doanh và Kế toán trưởng Tập đoàn do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc.
Các công ty thành viên được thể hiện trong Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam dưới đây. Đặc biệt, ngày 9/4/2007, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ra mắt Công ty TNHH một thành viên Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacominfc). Công ty có vốn điều lệ là 300 tỷ đồng với thời gian hoạt động 50 năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Công ty Tài chính Than – Khoáng sản Việt Nam ra đời thể hiện việc kinh doanh đa ngành nghề của Tập đoàn đang trên đường phát triển.
CÔNG TY CON
Hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ
CÔNG TY MẸ
Tập đoàn công nghiệp than- khoáng sản VN
CÔNG TY CỔ PHẦN
TĐ nắm giữ >50% vốn điều lệ
1. Cty Than Hòn Gai
2. Cty Than Hạ Long
3. Cty Xây dựng mỏ
4. Cty Than Dương Huy
5. Cty Than Hà Lầm
6. Cty Than Thống Nhất
7. Cty Than Khe Chàm
8. Cty Than Vàng Danh
9. Cty Than Quang Hanh
10. Cty Công nghiệp ôtô than VN
11. Cty Cơ khí đóng tầu than VN
12. Viện Cơ khí Năng lượng & Mỏ
13. Cty Than Núi Béo
14. Cty Chế tạo thiết bị điện Cẩm Phả
16. Cty Tư vấn đầu tư mỏ & công nghiệp
17. Cty Giám định Than Việt Nam
18. Cty Than Đèo Nai
19. Cty Than Cọc Sáu
20. Cty Than Cao Sơn
21. Cty Than Hà Tu
22. Cty Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ
23. Cty Khách sạn Heritage Hạ Long
24. Cty Nhiệt điện Na Dương
25. Cty Nhiệt điện Cao Ngạn
26. Cty Than Mạo Khê
27. Cty TNHH một thành viên Chế biến & Kinh doanh than miền Bắc
28. Cty TNHH một thành viên Chế tạo máy than Việt Nam
29. Cty CP Nhiệt điện Cẩm Phả
30. Cty CP Vận tải & đưa đón thợ mỏ
31. Cty CP Đại lý tầu biển than VN
32. Cty CP XNK than Việt Nam
33. Cty CP Du lịch & Thương mại Than Việt Nam
34. Cty CP Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ
35. Cty CP Chế biến và Kinh doanh than Cẩm Phả
36. Cty CP Than miền Trung
37. Cty CP Than miền Nam
38. Cty CP Than Tây Nam Đá Mài
1. Công ty Cảng &Kinh doanh than
2. Công ty tuyển than Hòn Gai
3. Công ty tuyển than Cửa Ông
4. Công ty Tài chính Than - Khoáng sản VN
5. Công ty Địa chất mỏ
6. Trung tâm Cấp cứu mỏ
7. Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực quản lý
8. Ban Quản lý dự án than Việt Nam
9. Ban Quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Sơn Động
10. Trung tâm Y tế lao động ngành than
11. Tạp chí Than Việt Nam
1. Tổng công ty khoáng sản
2. Công ty Đông Bắc
3. Công ty Than Nội Địa
4. Công ty Than Uông Bí
5. Công ty TNHH một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp
6. Viện Khoa học công nghệ mỏ
Công ty do TĐ Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nắm giữ <50% vốn điều lệ:
1. Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng
2. Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh
3. Công ty cổ phần Cơ khí Mạo Khê
4. Công ty cổ phần Cơ điện Uống Bí
Các trường đào tạo nghề:
1. Trường Đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm
2. Trường Đào tạo nghề mỏ Hữu Nghị
3. Trường Đào tạo nghề mỏ và xây dựng
Nguồn: Quyết định số 345/2005 của Thủ tướng Chính phủ và tác giả tự tổng hợp
3. Các ngành nghề kinh doanh
Là một tập đoàn kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hoạt động khá rộng với nhiều nhóm ngành kinh doanh như sau:
- Công nghiệp than: khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế biến, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm và khoáng sản khác đi cùng với than.
- Công nghiệp khoáng sản (bao gồm công nghiệp bô xít - alumin - nhôm và các khoáng sản khác): khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, làm giàu quặng, gia công, chế tác, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm alumin, nhôm, đồng, chì, kẽm, crôm, thiếc, đá quý, vàng, các kim loại đen, kim loại mầu khác và khoáng sản khác.
- Công nghiệp điện: đầu tư xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy thuỷ điện; bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
- Cơ khí: đúc, cán thép; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe chuyên dùng, phương tiện vận tải đường sông, đường biển, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực và các thiết bị công nghiệp khác.
- Vật liệu nổ công nghiệp: đầu tư xây dựng, sản xuất, mua bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp; cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
- Quản lý, khai thác cảng biển, bến thủy nội địa và vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ chuyên dùng, xếp dỡ, chuyển tải hàng hoá.
- Vật liệu xây dựng: khai thác đá, sét, cát, sỏi, các loại phụ gia; sản xuất xi măng, gạch ngói và các loại vật liệu xây dựng khác.
- Xây lắp đường dây và trạm điện; xây dựng các công trình công nghiệp, luyện kim, nông nghiệp, giao thông và dân dụng.
- Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng và bất động sản.
- Cấp nước, xử lý nước thải, trồng rừng và sản xuất, dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Sản xuất kinh doanh dầu mỡ bôi trơn, nitơ, ôxy, đất đèn, hàng tiêu dùng; cung ứng vật tư, thiết bị.
- Các dịch vụ: đo đạc, bản đồ, thăm dò địa chất; tư vấn đầu tư, thiết kế; khoa học công nghệ, tin học, kiểm định, giám định hàng hoá; in ấn, xuất bản; đào tạo, y tế điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng; thương mại, khách sạn, du lịch; hàng hải; xuất khẩu lao động; bảo hiểm, tài chính.
- Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH THAN CỦA TKV NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Tổng Công ty Than Việt Nam TVN (nay là Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam TKV) đã dần thực hiện được nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính phủ giao là: “Lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than; Thoả mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế, Phát triển các ngành nghề khác trên nền công nghiệp than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động”. Ngay từ năm 1995, Tổng Công ty Than Việt Nam đã xây dựng đế án ''Đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh''. Trên cơ sở tiềm năng sẵn có của các nguồn lực: tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất – kỹ thuật và điều kiện thực tế, Tổng Công ty Than đã nghiên cứu lựa chọn chiến lược phát triển ''Xây dựng Tổng Công ty Than thành tập đoàn kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than''. Từ mục tiêu chiến lược tổng quát đã đề ra, Tổng Công ty đã triển khai thực hiện các giải pháp và chiến lược cụ thể như: Chiến lược quản trị tài nguyên và môi trường; Đầu tư đổi mới công nghệ và Chiến lược thị trường.
Năm 2000, TVN vượt qua mốc sản lượng tiêu thụ 11 triệu tấn; năm 2001 vượt mốc 13 triệu tấn; năm 2002 vượt mốc 14,8 triệu tấn. Năm 2003, trong tháng kỷ niệm ngày hội truyền thống công nhân mỏ, TVN đã tiêu thụ tấn than thứ 16 triệu cho khách hàng, lần thứ 2 hoàn thành sớm truớc thời gian hơn 2 năm chỉ tiêu sản lượng than mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra, ghi tiếp mốc son mới trong lịch sử phát triển ngành than. Năm 2004, sản lượng than tiêu thụ đạt 25 triệu tấn (vượt mục tiêu quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) tuy giá cả đầu vào làm giá thành than tăng cao như sắt thép, xăng dầu tăng gấp 1,5 – 2 lần so năm trước.
Bảng 1: Bảng tổng hợp tình hình khai thác, tiêu thụ và xuất khẩu than
Đơn vị: Triệu tấn
Năm
Than nguyên khai
Than tiêu thụ
Than xuất khẩu
2001
14,589
13,046
4,197
2002
16,467
14,843
5,507
2003
19,979
18,825
6,468
2004
27,100
24,000
10,500
2005
34,928
30,188
14,741
2006
40,644
37,667
21,611
6 tháng đầu 2007
22,800
20,000
12,700
Nguồn: Số liệu báo cáo SXKD của Tập đoàn
Năm 2005, 2006, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam sau khi được thành lập đã tiếp tục đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu than trong nước và xuất khẩu. Năm 2005 đã tiêu thụ 30,2 triệu tấn than, năm 2006 tiêu thụ 37,7 triệu tấn than. Các hệ số kỹ thuật, chi phí môi trường, trang bị kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, hạ tầng cơ sở…tiếp tục làm tăng giá thành nhưng TKV vẫn đảm bảo cân đối tài chính. Giá thành tiêu thụ than năm 2006 thực hiện 429.498 đồng/tấn, tăng 4,9% so năm 2005 do các chi phí liên quan đều tăng như hệ số bóc đất đá trên mỗi tấn than, hệ số đào lò, cung độ vận chuyển, tỷ lệ nổ mìn, khấu hao tài sản, giá xăng dầu, giá vật tư, thuế tài nguyên, lương cơ bản…Nhưng do TKV đã áp dụng các biện pháp về điều hành tiêu thụ làm giảm vay vốn lưu động, các biện pháp tăng năng suất lao động, tiết kiệm các chi phí giúp giảm bớt giá thành làm giá thành năm 2006 chỉ tăng 20.000 đồng/tấn so với năm 2005. Chỉ tính riêng năng suất lao động sản xuất than năm 2006 của Tập đoàn đã đạt 491 tấn/người/năm, tăng 7% so với năm 2005 và bằng 205% so với năm 2001. [Nguồn: (27)]
Giá thành than 2007 cho đến nay là khoảng 435 đồng/tấn, bằng 101,3% so thực hiện năm 2006. Do điều kiện khai than ngày càng khó khăn, phải xuống sâu hơn và xa hơn nên giá thành sản xuất than ngày càng cao, dự kiến năm 2010 giá thành sản xuất than là 521,48 đồng/ tấn. [Nguồn: (27)]
Cho đến tháng 8/2007, TKV đạt tăng trưởng ổn định và khá, sản lượng than sạch đạt 26,6 triệu tấn tăng 15,5% so cùng kỳ năm trước, tiêu thụ khoảng 26,9 triệu tấn, tăng 17,0%, trong đó xuất khẩu khoảng 15,9 triệu tấn, tăng 22%, tiêu thụ trong nước khoảng 10,98 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. [Nguồn: (1)]
Năm 2006 với doanh thu đạt trên 27,5 ngàn tỷ đồng vượt 13,8% kế hoạch, và tăng 18,9% so với năm 2005. Trong đó, doanh thu tiêu thụ than đạt 17.642 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2005. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.250 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 1.500 tỷ đồng. [Nguồn: (1)]
Trong 6 tháng đầu năm 2007, doanh thu sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn l5.820 tỷ đồng, bằng 51,7% kế hoạch năm 2007 đã được Hội đồng quản trị phê duyệt và đạt 49,4% kế hoạch điều hành, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó doanh thu tiêu thụ than đạt 10.230 tỷ đồng, đạt 53,6 % kế hoạch năm 2007, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2006. Lương bình quân đạt 2,656 triệu đồng/người/tháng. Giá trị xuất khẩu đạt 31,486 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước 99,918 tỷ đồng, bằng 70,7% kế hoạch năm. [Nguồn: (1)]
Bảng 2: Một số chỉ tiêu chủ yếu từ năm 2000 – 2006
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tiêu thụ than (1000 tấn)
11520
13046
14843
18825
24000
30188
37667
Xuất khẩu (1000 tấn)
3095
4197
5507
6468
10500
14741
21611
Trong nước (1000 tấn)
8425
8849
9308
12357
13500
15447
16056
Tổng doanh thu
(tỷ đồng)
4875
6485
7021
10422
13977
22788
27967
Doanh thu than
(tỷ đồng)
3115
3989
4441
6279
8350
15342
17743
Giá trị xuất khẩu
(tỷ đồng)
1239
1627
1930
2559
4828
9459
11907
Trong nước (tỷ đồng)
1876
2362
2511
3719
4522
5882
5837
Doanh thu từ sản xuất, kinh doanh khác
(tỷ đồng)
1759
1496
2579
4144
4627
7447
10224
Nộp ngân sách (tỷ đồng)
203,2
264,6
342,2
439,0
537,8
1407,5
1532,7
Lợi nhuận trước thuế
(tỷ đồng)
20,3
114,5
290,1
437,9
750,0
3129,8
2481,9
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Tập đoàn TKV
Về thị trường tiêu thụ, ngay từ khi mới thành lập Tổng Công ty Than nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến công tác tiêu thụ sản phẩm. TVN đã xúc tiến ký hợp đồng cung ứng than giai đoạn 1995/1996-2000 với các hộ tiêu thụ: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Xi măng VN (CVN), Công ty Giấy Bãi Bằng, Công ty Phân đạm Hà Bắc, hợp tác với Tổng Công ty Đường Sông và tự đầu tư phương tiện vận tải thuỷ để chở than đến tận nơi tiêu dùng. TVN cũng phối hợp với các công ty thương mại, các công ty vận tải của các tỉnh đưa than về tiêu thụ tại các địa phương. Cho đến nay, TKV không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng mối quan hệ dài hạn với các nhà tiêu thụ cuối cùng, các công ty thương mại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Châu Âu, châu Mỹ, Nam Phi…hợp tác với các công ty thương mại nước ngoài và tự mình xuất khẩu than đi hơn 40 nước, chiếm 25 - 30% thị phần than antraxit trên thế giới. Năm 2007, nhu cầu cũng như giá bán than trên thị trường tiếp tục tăng, đặc biệt là ở thị trường Nga và Đài Loan. Đây là yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu than ở nước ta.
Hiện nay, Tập đoàn đang đầu tư mới, cải tạo, mở rộng các mỏ than để tăng thêm công suất khoảng 15 triệu tấn, đầu tư mới các nhà máy tuyển than với tổng công suất trên 10 triệu tấn; triển khai xây dựng tổ hợp bauxit – nhôm Lâm Đồng công suất 600.000 tấn Alumina/năm, tổng vốn đầu tư là 493 triệu USD; nhà máy Alumina Nhân Cơ - Đắc Nông 300 tấn Alumina/năm, tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn đang chuẩn bị dự án để tiến tới thành lập 2 công ty liên doanh khai thác bauxit, sản xuất Alumina tại tỉnh Đắc Nông hợp tác với công ty HH Cổ Phần Nhôm Trung Quốc (CHALCO) có công suất giai đoạn một là 1,9 triệu tấn Alumina/năm, tổng đầu tư khoảng 1.600 triệu USD.
TKV hiện còn triển khai xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy nhiệt điện than: Cẩm Phả (2x230MW), Sơn Động (220MW), Mạo Khê (220MW), Nông Sơn ( 30MW), hợp tác với công ty AES Mỹ xây dựng nhà máy nhiệt điện Mông Dương (1000MW), tham gia cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng và Nhiệt điện Quảng Ninh. Hiện nay đã có Nhà máy Nhiệt điện Nga Dương (110MW) vận hành thương mại từ tháng 11/2005, Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn (110MW) đang chạy ổn định.
Tập đoàn cũng đang đưa vào vận hành Nhà máy Kẽm Thái Nguyên (10.000 tấn/năm), Nhà máy Luyện đồng Lào Cai (10.000 tấn/năm), chuẩn bị xây dựng các dự án: Cromit Thanh Hoá, Phôi thép Cao Bằng, Phôi thép Lào Cai, tham gia cổ phần thành lập Công ty Khai thác mỏ sắt Thạch Khê (cùng Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tổng Công ty Khoáng sản & Thương Mại Hà Tĩnh); Xây dựng Nhà máy Kính nối tại Khu kinh tế mở Chu Lai - Quảng Nam, công suất 700 tấn thuỷ tinh lỏng /ngày, Nhà máy Xi măng Quan Triều – Thái Nguyên 600.000 tấn/năm.
Bên cạnh các dự án trong nước, Tập đoàn và các công ty con đang chuẩn bị các điều kiện xin phép các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam và các công ty nước ngoài để thăm dò, khai thác than và khoáng sản kim loại tại Lào với các công ty của Lào và các công ty khác (khai thác than phục vụ công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất điện tại Lào; khai thác khoáng sản và xây dựng nhà máy luyện kim tại Lào); thăm dò, khai thác khoáng sản tại Campuchia với mục đích hợp tác với các công ty Campuchia và các công ty khác để khai thác bauxit, sản xuất Alumina; khai thác chế biến quặng sắt và các khoáng sản khác. [Nguồn: (18)]
Với chiến lược đúng đắn phát triển đa ngành trên nền sản xuất than và với truyền thống "kỷ luật và đồng tâm", TKV đã vượt qua nhiều thử thách khắc nghiệt của kinh tế thị trường, từng bước đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả ngày càng cao. Cùng với phát triển sản xuất tăng nhanh sản lượng than, TKV còn phát triển các ngành nghề khác như cơ khí mỏ, các nhà máy nhiệt điện, vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu xây dựng, thương mại, dịch vụ...với cơ cấu kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than. Đời sống việc làm của người lao động được đảm bảo và từng bước được cải thiện. Thu nhập trung bình của 90 nghìn công nhân đã tăng từ gần 1 triệu đồng năm 1999 lên hơn 2 triệu đồng năm 2005, năm 2006, thu nhập bình quân của 109 nghìn công nhân là gần 2,7 triệu đồng/người/tháng, góp phần tích cực trong việc ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng mỏ. TKV từng bước khẳng định được vị thế thương hiệu VINACOAL trên thương trường. Ngành than là ngành kinh tế công nghiệp đầu tiên được Đảng và Nhà nuớc trao tặng hai phần thưởng cao quý nhất là Huân chương Sao Vàng (năm 1996) và danh hiệu "Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2004). [Nguồn: (15)]
III. ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT MẠNH VÀ MẶT YẾU CỦA TẬP ĐOÀN
1. Mặt mạnh
Mô hình kinh doanh hiệu quả khi chuyển từ Tổng Công ty Than Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam vào cuối năm 2005. Sự khác biệt được thể hiện qua bảng 3:
Bảng 3: Bảng so sánh hai mô hình
Tiêu chí so sánh
Mô hình Tổng công ty TVN
Mô hình Tập đoàn TKV
Hình thức sở hữu
Sở hữu nhà nước (đơn sở hữu).
Đa sở hữu, là một tổ hợp gồm công ty mẹ - TKV và các công ty con được tổ chức dưới các hình thức: công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài.
Quy mô hoạt động
Quy mô nhỏ, chỉ chuyên về một ngành nhất định là ngành than.
Quy mô lớn, đa ngành đa nghề, bên cạnh than còn làm điện, vật liệu nổ công nghệp, cơ khí năng lượng và mỏ, đóng tàu và ôtô, khai thác và chế biến khoáng sản khác, dịch vụ du lịch…
Cấu trúc
Doanh nghiệp lồng trong doanh nghiệp, pháp nhân lồng trong pháp nhân, đồng thời có cấu trúc 2 cấp: Tổng công ty và đơn vị thành viên.
Cả Tập đoàn, công ty mẹ và các công ty con trong tổ hợp đều có tư cách pháp nhân. Tuy vậy, Tập đoàn có cấu trúc đơn giản hơn và mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn lỏng lẻo hơn, nhờ vậy chúng có tính tự chủ cao hơn.
Mối quan hệ bên trong
Mối quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty là mối quan hệ hành chính cấp trên - cấp dưới. Quyền chi phối của Tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên được xác lập trên cơ sơ nguyên tắc phân cấp vừa mang tính chủ quan áp đặt, vừa mang tính định tính.
Có 2 mối quan hệ:
(1) Giữa công ty mẹ với tư cách là chủ sở hữu, cổ đông bên góp vốn với các công ty con với tư cách là các doanh nghiệp khác có cổ phần, vốn góp chi phối của công ty mẹ;
(2) Giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp với nhau (công ty mẹ và công ty con đều là doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân như nhau).
Quyền chi phối của công ty mẹ đối với các công ty con được xác lập trên cơ sở mức độ đóng góp các nguồn lực của công ty mẹ vào công ty con được thể hiện chủ yếu qua tỷ lệ vốn góp ở công ty con, như vậy có cơ sở khoa học và nguồn gốc kinh tế hơn.
Mối quan hệ bên ngoài
Không thống nhất, thiếu sự tập trung.
Là một thể thống nhất.
Sự tập trung điều hòa vốn
Mối quan hệ tài chính giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên chủ yếu là giao vốn và trích nộp theo quy định mang tính hành chính là chủ yếu.
Công ty mẹ đầu tư các nguồn lực được nhà nước giao vào các công ty con và coi đó là cổ phần, vốn góp của công ty mẹ vào các công ty con; công ty mẹ giữ quyền chi phối công ty con tuỳ theo tỷ lệ vốn góp của mình tại công ty con và được chia lãi theo tỷ lệ góp vốn.
Như vậy, so với TVN trước đây, TKV có sự khác biệt rõ ràng. Khi chuyển TVN sang thành TKV, có những lợi ích chủ yếu sau:
+ Khắc phục những tồn tại của mô hình tổng công ty và phù hợp với môi trường cạnh tranh, hội nhập kinh tế và tự do hoá thương mại đã, đang và sẽ hình thành ở nước ta.
+ Tạo cơ sơ pháp lý phù hợp cho những đổi mới về tổ chức và cơ chế quản lý đã được xác lập của TVN và tiếp tục phát triển chúng lên tầm cao mới của mô hình tập đoàn kinh tế.
+ Xoá bỏ được mối liên kết hành chính áp đặt giữa Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên cũng như giữa các đơn vị thành viên với nhau và thay bằng mối liên kết kinh tế, tài chính, đầu tư chi phối nhau là chủ yếu trong mô hình tập đoàn, nhờ đó tạo điều kiện tự chủ cao hơn và hợp tác chặt chẽ hơn cho các công ty con trong hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển đã đề ra của tập đoàn.
+ Tạo sự bình đẳng và nâng cao tính trách nhiệm trong quan hệ kinh tế giữa công ty mẹ và các công ty con thông qua hợp đồng kinh tế thay cho quan hệ hành chính cấp trên - cấp dưới thông qua chỉ thị, mệnh lệnh hành chính và giao nhiêm vụ, kế hoạch trong mô hình tổng công ty.
+ Tạo động lực thoả đáng cho công ty mẹ và các công ty con trong việc không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh do xoá bỏ được cơ chế giao vốn và trích nộp mà thay bằng cơ chế đầu tư vốn và phân chia hiệu quả theo tỷ lệ vốn góp.
+ Tạo điều kiện để tăng cường tập trung, tích tụ vốn, trên cơ sở đó tăng cường sức mạnh kinh tế chung và khả năng cạnh tranh của Tập đoàn và các công ty con thông qua lợi thế về quy mô.
+ Chia sẻ rủi ro, khắc phục hạn chế của từng doanh nghiệp thành viên trong mô hình tổng công ty và hỗ trợ nhau nhờ mối liên kết thông qua lợi ích kinh tế, đầu tư chi phối nhau trong mô hình tập đoàn.
+ Tạo thế và điều kiện thuận lợi hơn cho Tập đoàn và các công ty con trong giao dịch làm ăn với các đối tác nước ngoài.
Mô hình tập đoàn đã tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững hiệu quả của một công ty có quy mô lớn trong thời đại hiện nay. Ngoài ra TKV còn có những lợi thế sau:
Ngành than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, với tiềm năng sẵn có là các nguồn lực: tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất – kỹ thuật và điều kiện thực tế chính là động lực cho sự phát triển của Tập đoàn.
Ngành Than luôn luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền các địa phương, các ngành, các cấp. Bên cạnh đó, phẩm chất và sức sống của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức của Tập đoàn trong suốt chặng đường hình thành và phát triển là “Kỷ luật và đồng tâm”, là bề dày truyền thống đã được các thế hệ cán bộ, công nhân thợ mỏ kế tiếp giữ gìn và phát huy đã góp phần xây dựng Tập đoàn phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả và nâng cao vị thế của ngành trong thời đại mới này.
2. Mặt yếu
Những phân tích về hoạt động của TKV trong những năm qua cũng như thực trạng trong hiện tại chỉ ra rằng vẫn còn những vấn đề còn hạn chế kìm hãm sự phát triển của Tập đoàn như:
Hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta vẫn chưa có quy định cụ thể về mô hình tập đoàn kinh tế cùng với cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của nó. Do đó TKV phải vừa đi vừa mở đường.
Nhu cầu đầu tư phát triển của Tập đoàn là rất lớn nhưng khả năng đảm bảo vốn tự đầu tư còn hạn chế.
Từ nhiều năm nay, giá bán than trong nước vẫn thấp hơn giá thành và thấp hơn giá than xuất khẩu. Ngành than phải lấy lãi xuất khẩu để bù đắp cho tiêu thụ trong nước. Với giá bán than trong nước chỉ bằng khoảng 1/3 so với giá than xuất khẩu, vô hình chung, chúng ta đã làm giàu cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó thị trường thế giới và khu vực có nhiều biến động mạnh có thể có những tác động tiêu cực vào kết quả kinh doanh của Tập đoàn.
Cũng do giá bán than quá thấp nên có rất ít tích lũy để có điều kiện đầu tư chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu lao động và ngành nghề.
Lực lượng công nhân viên chức ngành than tuy đông, có truyền thống lao động sản xuất nhưng do cơ cấu lao động còn bất hợp lý, việc làm còn thiếu, thu nhập hạn chế nên chưa phát triển toàn diện được. Tập đoàn cũng thiếu những cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn đủ tầm ở các lĩnh vực kinh doanh mới.
Điều kiện mỏ địa chất rất phức tạp, khai thác ngày càng xuống sâu, các hiểm hoạ thiên nhiên ngày càng tăng, năng suất đầu tư và giá thành ngày càng cao.
Công nghệ khai thác than lạc hậu, đặc biệt là ở các mỏ hầm lò nên tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác cao, mức độ đảm bảo an toàn thấp.
Tài nguyên than phân chia manh mún, có một số trường hợp một khoáng sàn than có nhiều đơn vị cùng khai thác.
Các mỏ than có điều kiện khác nhau về trữ lượng, chất lượng, mật độ chưa tài nguyên, điều kiện kỹ thuật khai thác, mức độ đã đầu tư đòi hỏi phải tìm phương pháp điều hoà hợp lý.
Điều chỉnh quan hệ cung cầu vẫn là một vấn đề phức tạp tồn tại đã nhiều năm chưa được giải quyết.
* * *
Tóm lại, chương mở đầu này đã đưa ra tổng quan về Tập đoàn Công nghệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Trong đó, Tập đoàn được tìm hiểu với tư cách là một trong những tập đoàn kinh tế đầu tiên của nước ta được thành lập bằng cách chuyển đổi từ tổng công ty nhà nước, qua đó thấy được hướng đi của Tập đoàn là phải phát triển theo hướng đa ngành đa nghề theo đúng định hướng của Nhà nước khi thành lập Tập đoàn và xứng đáng với vai trò là một tập đoàn năng lượng chủ chốt của quốc gia. Trong chương này, Tập đoàn được tìm hiểu trên những khía cạnh: quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ và cở cấu tổ chức, các ngành nghề kinh doanh, khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, qua đó rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của Tập đoàn để có những phát triển đúng đắn hơn về thực trạng xuất khẩu than của Tập đoàn ở chương sau.
Chương 2:
THƯC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
I. THỊ TRƯỜNG THAN THẾ GIỚI
1. Phân bổ trữ lượng than trên thị trường thế giới
Mảng màu than không bao giờ chìm khuất trong bức tranh năng lượng. Nhu cầu năng lượng của nhân loại, trong đó có nhu cầu về than luôn tăng song bao giờ cũng được thoả mãn đầy đủ. Sau đây là những nét đặc trưng về tình hình khai thác và tiêu thụ than trên thế giới.
Cung ứng 25% nhu cầu năng lượng của thế giới với trữ lượng dồi dào và rộng khắp trong khi giá cả lại tương đối rẻ, than đá được xem là nguồn nhiên liệu “tình thế” trong giai đoạn nhân loại đang cố gắng tách khỏi sự lệ thuộc vào dầu khí và chuyển dần sang các dạng nhiên liệu bền vững, thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời và gió.
Trước thực trạng dầu khí luôn biến động giá và nguồn cung không ổn định, than đá được dự báo sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới trong vòng 20 năm nữa. Để đảm bảo an ninh năng lượng, hiện nay không chỉ các nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ mà nhiều nước khác cũng đang tích cực nghiên cứu phát triển các công nghệ biến đổi than đá - vốn rất gây ô nhiễm cho môi trường - thành những dạng năng lượng sạch thay thế xăng dầu. Đi đầu trong xu hướng này là Trung Quốc. Theo kế hoạch phát triển khoa học công nghệ quốc gia của Trung Quốc công bố hồi tháng 2 năm nay thì trong vòng 15 năm tới nền kinh tế lớn thứ tư thế giới sẽ ưu tiên phát triển các công nghệ biến than đá – nguồn tài nguyên có trữ lượng dồi dào nhất hiện nay của nước này - thành nhiều dạng nhiên liệu sạch. Một trong số đó là công nghệ hút khí carbon dioxide (CO2) sinh ra trong quá trình đốt than đá nhằm đạt mức thải CO2 gần bằng 0.
So với dầu khí, than đá là nguồn tài nguyên có ưu thế vượt trội hơn hẳn, chẳng hạn như phạm vi phân bổ rộng khắp các nước trên thế giới với trữ lượng có thể phục hồi ở khoảng 70 nước. Với mức khai thác như hiện nay, ước tính trữ lượng than đá trên thế giới sẽ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân loại trong khoảng 200 năm nữa. Trong khi đó, hơn 68% trữ lượng dầu và 67% trữ lượng khí đốt trên thế giới tập trung chủ yếu ở Trung Đông và Nga. Với đà sử dụng không có xu hướng giảm như hiện nay, nguồn dầu thô và khí đốt ước tính sẽ cạn kiệt trong vòng 45 - 65 năm nữa.
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ than đá lớn nhất trên thế giới trong khi Mỹ là nơi có trữ lượng than đá lớn nhất hành tinh, kế đến là Ấn Độ, Trung Quốc, Australia, Nga, Ukraina, Phần Lan, Nam Phi, Canada...
Thị trường xuất nhập khẩu than quốc tế có nhiều biến động trong những thập kỷ qua. Những năm 60 - 70 là thời kỳ Tây Âu mua nhiều than nhất (54,7%), tiếp đến là Đông Âu và thứ 3 là Nhật Bản. Kể từ đầu những năm 80 trở lại đây, Châu Á Thái Bình Dương và đứng đầu là Nhật Bản có tốc độ tăng nhập khẩu than hết sức nhanh chóng, chiếm tới 49% khối lượng than buôn bán trên toàn thế giới hiện nay. [Nguồn: (31)]. Tình hình xuất nhập khẩu than thế giới được thể hiện qua bảng 4.
Người ta dự báo rằng trong giai đoạn 2007 - 2020, nhu cầu than trên toàn thế giới có thể sẽ tăng với tỷ lệ trung bình năm là 2,2%. Trong đó nhu cầu than của khu vực Trung Đông dự báo tăng 5%/năm; ở châu Á, tỉ lệ tăng trung bình năm của Trung Quốc là 3,1%, các nước khác là 3,8%. Nếu nhận xét về khối lượng thì châu Á vẫn là khu vực tiêu thụ than nhiều nhất thế giới. Có nhiều dự báo trái ngược nhau về nhu cầu than của châu Âu trong những năm tới. Có dự báo nhu cầu than của châu Âu sẽ giảm 0,6% trong giai đoạn 1995 - 2020 còn bộ năng lượng Mỹ dự báo nhu cầu than của châu Âu sẽ tăng 21% trong giai đoạn này. Cũng theo bộ này, nhu cầu than của châu Á sẽ tăng 59% trong giai đoạn nói trên. [Nguồn: (27)]
Bảng 4: Tình hình ngành công nghiệp than của một số nước
Đơn vị: Triệu tấn
Tên nước
Sản lượng than khai thác
Sản lượng than xuất khẩu
Sản lượng than nhập khẩu
2003
2004
2005
2003
2004
2005
2003
2004
2005
Trung Quốc
1305
1238
1171
32
37
55
1
1
2
Mỹ
1014
994
975
72
56
53
7
8
11
Ấn Độ
321
314
332
0,33
0,79
0,85
15
18
24
Australia
287
291
305
162
169
177
-
-
-
Nga
232
249
257
23
27
43
14
16
25
Nam Phi
223
223
225
61
66
69
1
0,86
1,9
Đức
211
205
205
0,32
0,2
0,17
22
22,2
22,9
Ba Lan
178
171
161
28
24
23,7
4
2
1
Triều Tiên
90
91
91
352
356
356
-
-
-
Ucraina
76
81
81
-
-
-
-
-
-
Indonesia
61
72
78
46
54
56
-
-
-
Kazactan
69
58
74
-
-
-
-
-
-
Canada
75
72
69
34
33
31
-
-
-
Colombia
33
32
37
30
29
34
-
-
-
Anh
41
37
32
0,9
0,7
0,6
21
20
23
Tây Ban Nha
26
24
23
-
-
-
14
20
21
Thái Lan
20
18
17
-
-
-
-
-
-
Việt Nam
13
10
9
2,9
3,2
3,5
-
-
-
Pháp
6
5,7
4
0,06
0,07
0,08
18
17
18
Hàn Quốc
4,4
4,2
4,1
-
-
-
-
-
-
Nhật Bản
3,7
3,9
3,1
-
-
-
128
133
145
Thế giới
4483
4557
4532
-
-
-
-
-
-
Nguồn: Tạp chí Khoa học công nghệ Mỏ số 6/2006
Việt Nam cũng là quốc gia có tiềm năng than đáng kể, tổng tài nguyên than Việt Nam là trên 230 tỷ tấn (tính đến 2006, chưa tính tài nguyên than biến chất thấp ở thềm lục địa Việt Nam), trong đó:
Than biến chất thấp (lignit-as bitum), tính tối đa dến -3500m: 211.424 triệu tấn (91,9%), phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng (210 tỷ tấn).
Than biến chất trung bình (bitum), tính tối đa đến -400m: 79 triệu tấn (0,04%), phân bố chủ yếu ở Thái Nguyên và Tây Bắc.
Than biến chất cao (antraxit), tính tối đa đến -1500m: 18.541 triệu tấn (8,06%), phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh.
2. Đặc điểm thị trường than thế giới hiện nay
Cạnh tranh than trên thị trường than thế giới hiện nay càng ngày càng trở nên gay go quyết liệt. Ngoài các nước từ trước đến nay vẫn cung ứng than cho thị trường than thế giới như Australia, Mỹ, Nam Phi, Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Canada…còn có nhiều nước xuất khẩu than mới trỗi dậy và đang có xu thế phát triển nhanh như Indonesia, Colombia, Việt Nam…Đây là những nước đang có xu hướng mở rộng lượng than xuất khẩu trong khi các nước kia lại chững lại trong xuất khẩu than.
Các nước hiện nay nhìn chung đều coi trọng mục tiêu tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó họ ra sức khống chế lượng than nhập khẩu. Mặt khác cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á cũng làm cho lượng than nhập khẩu các nước Đông Á và Đông Nam Á giảm mạnh, giá than cốc giảm khoảng 18%, than động lực có độ nhớt nhỏ giảm giá 15%. Những điều này đã cản trở không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu than của các nước. Trong tình hình như vậy, thị trường than thế giới hiện nay thể hiện những đặc điểm sau:
Thị trường than thế giới đặt ra yêu cầu chất lượng, chủng loại than có xu hướng nghiêm ngặt hơn. Tiêu chuẩn than trên thị trường thế giới hiện nay bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu như: Nhiệt trị phải đạt được tiêu chuẩn của hộ sử dụng; Lưu huỳnh cháy đạt 0,8 % trở xuống; Hàm lượng clorua đạt 0,03 % trở xuống; Trong than không được chứa tạp chất; Tính chất kết dính của than phải đạt được chỉ tiêu theo yêu cầu của hộ sử dụng; Độ trơ phải đạt trị số thấp.
Các nhà xuất khẩu than phải đảm bảo cho lượng than cung cấp luôn ổn định. Các nhà xuất khẩu than phải tuân thủ đúng hợp đồng đã ký kết về các mặt số lượng, chất lượng than, thời gian, địa điểm giao hàng với các hộ sử dụng than thì mới chiếm được thị phần than trên thế giới một cách bền vững.
Thị trường than thế giới có tính tập trung tương đối cao. Có 9 nước xuất khẩu than chính của thế giới là Australia, Mỹ, Nam Phi, Canada, Indonesia, Trung Quốc, Colombia, Nga, Ba Lan (các nước này chiếm tới 90% lượng giao dịch than xuất khẩu). Còn các nước nhập khẩu than chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và các nước khối Cộng đồng chung châu Âu.
Tỷ trọng than cốc và than động lực trên thị trường than thế giới có xu hướng đảo ngược. Nguyên nhân chính là do các nước có nền gang thép lớn đã không ngừng áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu hao năng lượng hoặc áp dụng kỹ thuật công nghệ mới như công nghệ phun than nên họ đã dùng than không khói thay cho than cốc. Kể từ những năm 90 của thế kỷ 20, tỷ trọng than động lực trên thị trường than thế giới đã vượt quá 50%.
Nhu cầu than Antraxit trên thế giới là rất lớn và ngày càng tăng (điều này tạo thuận lợi cho Việt Nam vì sản lượng than chủ yếu ở nước ta là Antraxit). Ngày nay thế giới lại đang rất quan tâm đến vấn đề môi trường, ở nhiều nước chính phủ không cho phép xây dựng nhà máy điện nguyên tử, không có điều kiện xây dựng nhà máy thuỷ điện. Vì vậy người ta có xu hướng quay lại phát triển nhiệt điện, trong đó có nhiệt điện chạy than.
Ở các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Mỹ việc kiểm soát môi trường được tiến hành hết sức chặt chẽ, do vậy có nhu cầu sử dụng than Antraxit nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh, photpho, nitơ và các chất độc hại thấp được pha trộn với than cốc để luyện kim, xi măng hay hoá chất…Có thể nói nhu cầu trên thị trường thế giới về than Antraxit sẽ lớn hơn nhiều so với lượng cung trong tương lai.
II. MẶT HÀNG THAN TRONG CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Than là loại nhiên liệu quý không có khả năng phục hồi. Than là mặt hàng quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân như dùng để đun nấu (than cám, than tổ ong). Than còn được dùng rất nhiều làm nguồn nhiên liệu quan trọng trong các ngành chế biến vật chất khác như: luyện kim, điện lực, hoá chất. Trên thế giới có rất nhiều quốc gia cần sử dụng nguyên liệu này phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Như thị trường Tây Âu cần nhập khẩu than để phục vụ một số ngành công nghiệp sản xuất thép và titan, Châu Âu và Nam Phi lại cần nhập khẩu than để làm nhiên liệu đốt sưởi vào mùa đông. Các nước như Nhật Bản thì cần nhập khẩu than để phục vụ cho các ngành sản xuất công nghệp như thép, xi măng nên số lượng nhập khẩu tương đối ổn định.
Việt Nam là nước xuất khẩu ròng mặt hàng than đá với quy mô nhỏ nhưng tăng trưởng nhanh nên tiềm năng xuất khẩu cũng được xếp ở mức cao. Trong điều hành và thống kê xuất khẩu hàng năm, đến năm 2006, nước ta có 25 mặt hàng (hoặc nhóm hàng) xuất khẩu chủ yếu. Có 18 mặt hàng hiện đã đạt trên 100 triệu USD, đó là: (1) dầu thô; (2) dệt may; (3) giày dép; (4) thuỷ sản; (5) gỗ và sản phẩm gỗ; (6) điện tử, máy tính; (7) gạo; (8) cao su; (9) cà phê; (10) than; (11) dây điện và dây cáp điện; (12) hạt điều; (13) sản phẩm nhựa; (14) sản phẩm gốm sứ; (15) rau quả; (16) sản phẩm mây, tre, cói, thảm; (17) hạt tiêu; (18) xe đạp và phụ tùng xe đạp. Như vậy là đã tăng 4 mặt hàng so với năm 2000 (than; sản phẩm mây, tre, cói, thảm; sản phẩm nhựa; xe đạp và phụ tùng xe đạp).
Có 12 mặt hàng xuất khẩu sau đây đạt trên 500 triệu USD, được các chuyên gia gọi là câu lạc bộ các mặt hàng xuất khẩu “đại gia”, tăng 5 thành viên so với năm 2000 (than, dây điện và cáp điện, cao su, hạt điều, sản phẩm gỗ).
Bảng 5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2006 của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta
STT
Mặt hàng
Tỷ trọng (%)
Tốc độ tăng bình quân 2001 – 2005 (%)
1
Dầu thô
22,7
16,1
2
Dệt may
14,9
20,7
(Hiện nay đã “qua mặt” dầu thô vượt lên vị trí đứng đầu trong danh mục mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2007 đạt trên 5,805 tỷ USD trong khi dầu thô đạt 5,78 tỷ USD)
3
Giày dép
9,4
15,6
4
Thuỷ sản
8,4
13,1
5
Gỗ, sản phẩm gỗ
4,8
38,1
6
Điện tử, máy tính
4,4
12,6
7
Gạo
3,9
1,1
8
Cao su
2,5
37,1
9
Cà phê
2,2
2,3
10
Than
2,1
48,1
(Cao nhất trong các mặt hàng)
11
Dây điện và dây cáp điện
1,7
32,2
12
Hạt điều
1,5
24,6
Nguồn: VDC2 Official Website - Saigon VNN
Đối tác nhập khẩu than chính của than Việt Nam là Nhật Bản (32%), Trung Quốc (27%), Thái Lan (11%), Hàn Quốc (9%), Hà Lan (8%). Tuy mặt hàng than có tốc độ tăng bình quân từ 2001 – 2005 cao nhất trong các mặt hàng chủ lực nhưng để tiết kiệm nguồn tài nguyên, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước, chúng ta không thể khai thác lớn hơn được, mục tiêu xuất khẩu chỉ ở mức khoảng 150 triệu USD.
III. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
1. Kim ngạch xuất khẩu và thị trường xuất khẩu
1.1 Kim ngạch xuất khẩu
Về sản lượng, trong những năm gần đây, sản lượng than xuất khẩu của Tập đoàn ngày càng tăng được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Sản lượng than xuất khẩu của TKV những năm gần đây
Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của Tập đoàn 2000 – 2006
Qua biểu đồ trên, ta thấy sản lượng xuất khẩu của ngành than đã tăng từ 3076 nghìn tấn (năm 2000) lên 20940 nghìn tấn (năm 2006), tức là tăng 680%. Cho đến tháng 8/2007, sản lượng xuất khẩu của Tập đoàn là 15900 nghìn tấn, tăng 22% so cùng kỳ năm trước.
Có được kết quả đó là do Tập đoàn đã tăng cường hoạt động khai thác, sản xuất than, nhờ đó tăng được số lượng than thương phẩm. Ngành than đã chú trọng đến đầu tư cho công tác thăm dò cùng với đẩy mạnh sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại để tăng khối lượng than khai thác. Hiện tại, toàn ngành có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm, 15 mỏ lộ thiên vừa và công trường lộ thiên (thuộc các công ty than hầm lò quản lý) sản xuất với công suất từ 100.000 tấn - dưới 1 triệu tấn than nguyên khai/năm, trên 30 mỏ hầm lò đang hoạt động (trong đó 8 mỏ có trữ lượng huy động lớn, công nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, khai thác với công suất từ 1 triệu tấn/năm trở lên; các mỏ còn lại có sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm. Xuất khẩu hiện chiếm khoảng 30% tổng sản lượng than của tập đoàn, đó không phải là một con số nhỏ.
Về giá trị kim ngạch xuất khẩu của Tập đoàn, ta có thể thấy rằng trị này không ngừng tăng lên qua các năm theo biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Giá trị kim ngạch xuất khẩu than của TKV những năm gần đây
Nguồn: Số liệu báo cáo của Tập đoàn
Qua biểu đồ ta thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm 2000 – 2005. Nhưng đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu than tăng vụt, lần đầu tiên mặt hàng than được tham gia vào là câu lạc bộ các mặt hàng xuất khẩu “đại gia” (giá trị kim ngạch đạt trên 500 triệu USD). Sự tăng trưởng vượt bậc đó phần nhiều là do kết quả của việc chuyển đổi Tổng Công ty Than Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam vào cuối năm 2005 cùng với đó là những nỗ lực đổi mới cách thức quản lý điều hành hiệu quả hơn và ngày càng hiện đại hoá máy móc thiết bị trong khai thác chế biến than. Sự chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam chính là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của ngành than Việt Nam.
1.2 Thị trường xuất khẩu
Thời kỳ trước đổi mới, thị trường xuất khẩu than của ta chỉ có Liên Xô, các nước thuộc Đông Âu và Cuba. Nhưng sau khi hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ cùng với giai đoạn đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, lúc khó khăn trong các thị trường truyền thống thì sau đó là những nỗ lực mở rộng sang các thị trường châu Á và châu Âu như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bungary, Ấn Độ, Cộng hoà Séc, Philipins, Thuỵ Điển…
Cuộc khủng hoảng tài chính tiện tệ ở châu Á vào cuối năm 1997 đã tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, trong đó có xuất khẩu than của nước ta. Nhận thấy rõ khó khăn trước mắt, Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là TKV) đã nỗ lực hết mình, chủ động tìm kiếm bạn hàng mới, cùng với kinh nghiệm và uy tín của mình, TVN đã tìm được hướng đi đúng đắn cho mình, thể hiện qua hai bảng 6 và 7.
Qua 2 bảng này ta thấy các thị trường tiêu thụ lớn của Tập đoàn là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Tây Âu; thị trường xuất khẩu than ngày càng mở rộng, đặc biệt là bắt đầu từ năm 2000 có thêm những thị trường mới đầy tiềm năng như Malaysia, Trung Quốc, Pháp, Cộng hoà Séc, Thuỵ Điển thể hiện trên bảng 6:
Bảng 6: Thị trường xuất khẩu than qua các năm 1998 - 2001
S
T
T
Năm
Thị
trường
1998
1999
2000
2001
Giá trị (1000USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
1
Nhật Bản
8.220
16,32
-
-
-
-
-
-
2
Hàn Quốc
891
1,77
1.193
4,18
21.870
24,57
31.950
28,85
3
Bungary
24.945
49,52
19.800
43,30
27.524
30,92
33.054
29,84
4
Philipins
402
0,80
810
1,77
1.719
2,01
1.860,4
1,68
5
Cuba
6.340
12,59
11.007
24,07
-
-
-
-
6
Đài Loan
5.066
10,06
9.700
21,21
28.220
31,70
33.564
30,30
7
Thái Lan
4.512
8,96
1.500
3,28
6.816
7,66
2.466
2,23
8
Hy Lạp
-
-
994
2,17
-
-
-
-
9
Malaysia
-
-
-
-
927
1,04
1.750
1,58
10
Trung Quốc
-
-
-
-
650,8
0,73
1.181
1,07
11
Pháp
-
-
-
-
517
0,58
1.280
1,16
12
CH Séc
-
-
-
-
290
0,33
1.156
1,04
13
Thụy Điển
-
-
-
-
315,7
0,35
2.370
2,14
14
T.Trường khác
-
-
-
-
98
0,11
127
0,11
Tổng
50.376
100
45.723
100
89.019
100
110.758
100
Nguồn: Số liệu báo cáo của Tổng công ty
Đến năm 2006, Tập đoàn lại có thêm những bạn hàng mới như Ấn Độ, Indonesia, Lào (bảng 7) giúp mối quan hệ làm ăn ngày càng mở rộng. Hiện nay, TKV luôn duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng, không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường. Nếu như trước đây, than Antraxit ở Việt Nam dưới tên “Hongay Antraxit” rất nổi tiếng ở châu Âu, Nhật Bản dùng trong sưởi ấm thì ngày nay, Antraxit Việt Nam còn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghệp của trên 30 nước trên thế giới: luyện thép, luyện niken, titan, xi măng, điện cực, hoá chất điện lực…ở cả châu Á, châu Âu, châu Phi, Châu Úc và châu Mỹ.
Bảng 7: Thị trường xuất khẩu than qua các năm 2000– 2006
(Đơn vị: Triệu tấn)
STT
Thị trường
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1
Nhật Bản
1037,465
1091,087
1418,221
1705,289
2261,440
2248,463
2091,788
2
Tây Âu
556,517
510,978
449,782
614,772
824,866
525,762
543,937
3
Brazil
-
-
-
-
-
-
142,398
4
Bungary
48,053
481,077
157,196
52,530
63,076
48,607
198,196
5
Trung Quốc
340,874
817,143
2058,651
1160,376
5232,461
10603,165
16747,781
6
Hàn Quốc
89,700
105,411
208,896
288,077
425,379
409,192
568,018
7
Đài Loan
62,512
100,803
173,586
95,797
193,231
41,144
47,147
8
Malaisia
14,610
12,085
15,109
26,200
94,089
73,799
137,361
9
Thái Lan
669,374
763,651
738,474
989,982
882,301
487,527
556,806
10
Philippin
259.352
259,325
248,088
377,275
396,668
255,112
442,415
11
Ấn Độ
-
-
-
-
-
-
109,249
12
Indonesia
-
-
-
-
-
-
43,406
13
Lào
-
-
-
-
-
-
1,925
14
TT khác
33,116
59,612
76,220
113,783
270,607
174,270
58,481
Cộng
3112
4237
5544
6524
10644
14867
21688
Nguồn: Số liệu báo cáo của Tập đoàn
Trên thị trường than thế giới, than Việt Nam là đối thủ tương đối nhỏ. Úc, Mỹ, Nam Phi là ba nước sản xuất than lớn nhất hiện nay. Indonesia, Colombia, Venezuela là những nước mới nổi trong xuất khẩu than hiện nay. Tuy nhiên, phần lớn trữ lượng than của Việt Nam là than Antraxit có chất lượng cao và loại than này đã được khai thác hết ở nhiều nước sản xuất than khác. Việt Nam là nước đứng đầu về xuất khẩu than Antraxit, chiếm khoảng 25 – 30% tổng số than Antraxit xuất khẩu trên thế giới. Than Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường khoảng 30 nước, lớn nhất là thị trường Nhật Bản (chiếm khoảng 40% tương đương 2,5 triệu tấn than Antraxit). Ngoài ra thị trường châu Âu (Tây Âu và Bungary), các nước ASEAN và gần đây là thị trường châu Mỹ (kể cả Mỹ) và Nam Phi cũng trở thành điểm đến trong xuất khẩu than của Tập đoàn.
2. Giá cả than xuất khẩu
Tình hình giá than xuất khẩu thời gian gần đây
Giá than xuất khẩu của Việt Nam thời gian gần đây được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Giá than xuất khẩu của Tập đoàn từ 2000 – 2006
Đơn vị: USD/tấn
Nguồn: Tác giả tự tính toán
Ta thấy giá than xuất khẩu từ năm 2000 đến năm 2003 giảm, nhưng từ năm 2003 đến nay giá than xuất khẩu của Việt Nam lại tăng trở lại. Năm 2003 giá than xuất khẩu mới là 25.51 USD/tấn thì đến năm 2006 đã là 40.04 USD/tấn.
Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do giá than xuất khẩu của Tập đoàn do giá than thế giới quyết định. Trước năm 2003 trở lại, tuy nhu cầu tiêu thụ than thế giới tiếp tục tăng nhưng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than của thị trường thế giới, nhiều nước đã triển khai thực hiện các chính sách đẩy mạnh khai thác, sản xuất và xuất khẩu than. Như ngành than của Nga đẩy mạnh thực hiện chính sách tư nhân hoá. Chính phủ Trung Quốc thì có chính sách rõ ràng về phát triển ngành than nhằm đẩy nhanh việc xây dựng các mỏ than đá cỡ lớn và trung bình đồng thời xây dựng nhiều mỏ than đá hiện đại; sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong khâu tuyển, rửa than. Hỗ trợ các doanh nghiệp lớn hợp nhất thành các tập đoàn lớn, thiết lập mối quan hệ giữa các nhà máy than và nhà máy điện để sản xuất và tiêu thụ than có hiệu quả. Cùng với việc nhiều nước áp dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất than để hạ giá thành, cuộc cạnh tranh xuất khẩu than tiếp tục diễn ra gay gắt. Nổi lên trong cuộc cạnh tranh trên thị trường than thế giới là cuộc cạnh tranh xuất khẩu than của Ôxtrâylia với các nước Trung Quốc, Nga và Inđônêxia.
Còn từ năm 2003 đến nay, giá than thế giới cũng như Việt Nam lại tăng lên. Nguyên nhân là do các quốc gia dần hạn chế nguồn cung do nhận thấy nguồn tài nguyên than quý giá đang dần cạn kiệt và ưu tiên hơn cho tiêu dung nội địa tránh lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia trong khi nhu cầu than của thế giới vẫn không ngừng tăng lên và trong thời gian tới có lẽ giá than sẽ ngày càng tăng chứ không giảm nữa.
Chính sách giá than của Tập đoàn
Trong tình hình kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp nào cũng muốn bán được sản phẩm của mình với giá cao, thu được lợi nhuận cao nhất có thể. Nếu không doanh nghiệp đó không thể tồn tại lâu dài được bởi vì hiện nay có rất nhiều đối thủ cạch tranh trên thị trường, họ sẵn sàng giảm giá để thu hút khách hàng. Vì vậy để có thể phát triển trong tương lai thì Tập đoàn TKV phải có chính sách giá thích hợp để làm sao vừa có mức giá cạch tranh, vừa đảm bảo doanh nghiệp thu được khoản lợi nhuận xứng đáng trong dài hạn. Tập đoàn TKV đã xác định rằng mình không thể chạy theo lợi nhuận trước mắt mà phải tính tới lợi nhuận trong lâu dài. Do vậy, Tập đoàn thường rất linh động trong chính sách giá của mình, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà đề ra mức giá cho phù hợp nhất là đối với các thị trường khó tính và nhạy cảm.
Thông thường, Tập đoàn đề ra quy định đối với giá các loại than xuất khẩu là mức giá sàn. Giá than xuất khẩu được xác định thông qua chi phí sản xuất và giá cả các loại than đồng loại trên thị trường than thế giới. Còn mức giá đưa ra cho khách hàng thì còn tuỳ thuộc vào sự tính toán về chi phí hợp lý và các yếu tố khác. Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, mức giá được Tập đoàn áp dụng là giá FOB và CIF. Sau khi đã tiến hành tính toán tất cả các chi phí như phí uỷ thác, phí kiểm định, phí chuyên chở…Tập đoàn sẽ đưa than ra bến cảng và đưa đi xuất khẩu, lúc này giá than xuất khẩu ở cảng sẽ là một trong hai loại giá trên (FOB hoặc CIF). Nhưng thông thường, Tập đoàn xuất khẩu theo giá FOB tức là khi hàng hoá được chuyển qua lan can tàu thì Tập đoàn sẽ không còn phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá nữa, quá trình chuyên chở từ cảng về đến điểm đích cuối cùng sẽ do phía khách hàng chịu mọi trách nhiệm. Hình thức này giúp cho Tập đoàn bớt phải lo một công đoạn khó khăn trong khâu giao hàng nhưng lại bỏ qua một lợi thế cạnh tranh. Tuy đối với tàu có trọng tải nhỏ hơn thì áp dụng theo giá CIF nhưng nhìn chung mức giá xuất khẩu của Tập đoàn chủ yếu là giá FOB, điều này chưa thực sự đem lại hiệu quả cho Tập đoàn vì chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển và điều này cũng làm cho giá than xuất khẩu của Việt Nam thường cao hơn.
Tuy rằng các nước có nhu cầu lớn về nhập khẩu than của Việt Nam nhưng trên thế giới vẫn còn rất nhiều các nhà cung cấp than xuất khẩu khác như Nam Phi, Australia, Trung Quốc, Indonesia…khiến cho tình hình xuất khẩu than ngày càng quyết liệt. Hiện nay so với giá xuất khẩu các loại than cùng loại của các nước thì giá của Việt Nam là tương đối cao. Có thể lấy ví dụ về giá than cám và than đá xuất khẩu bình quân của Việt Nam và của thế giới để thấy rõ hơn về mức giá than xuất khẩu của Việt Nam cao hơn như thế nào:
Bảng 8: Giá một số loại than xuất khẩu bình quân
Đơn vị: USD/tấn
Chủng loại than
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Than cám
Việt Nam
16,58
17,1
19
20
27
28,5
29
Thế giới
14,2
15
15,8
16
25
26,7
28,2
Than đá
Việt Nam
30,2
31,41
32,14
32,87
39,24
40,1
42,2
Thế giới
29,5
30,1
30,8
30,8
35,6
37,4
39,7
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Như vậy Tập đoàn vẫn phải tiếp tục hoàn thiện chính sách giá cho hợp lý để đảm bảo lợi nhuận cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong bối cảnh kinh tế thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.
2.3 Giá than nhìn từ góc độ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và phát triển bền vững
* Giá than ảnh hưởng xuất khẩu than tăng
Những năm gần đây xuất khẩu than liên tục giá tăng với tốc độ ngày càng cao, cụ thể như trên bảng sau:
Bảng 9: Sản lượng than xuất khẩu những năm gần đây
Đơn vị XK
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Sản lượng XK (triệu tấn)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Cả nước
4,3
6,0
39,5
7,3
21,7
11,6
58,9
18,0
55,2
21,3
18,3
TKV
4,2
5,5
31,0
6,5
18,2
10,5
61,5
14,7
40,0
20,9
42,2
Đơn vị khác
0,1
0,5
400,0
0,8
60,0
1,1
37,5
3,3
200,0
0,4
-87,9
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006
Theo bảng trên ta thấy trong 2 năm 2004 – 2005, sản lượng than xuất khẩu của cả nước có tốc độ tăng là 58,9% và 55,2%; trong đó của TKV là 61,5% và 40,0%, của các đơn vị khác là 37,5% và 200,0%. Việc tăng nhanh sản lượng than xuất khẩu đã khiến cho dư luận quan tâm lo ngại về sự mau chóng cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái tạo này và sự thiếu hụt trong việc đáp ứng nhu cầu than ngày càng cao của nền kinh tế trong tương lai. Vậy nguyên nhân làm cho xuất khẩu than ngày càng tăng nhanh là gì?
Trước hết, nguyên nhân căn bản là giá bán than trong nước thấp hơn so với giá thành và quá thấp so với giá xuất khẩu, đặc biệt là giá bán than cho các hộ tiêu thụ trọng điểm gồm: nhiệt điện than, xi măng, phân bón, hoá chất như bảng sau:
Bảng 10: Giá thành than tiêu thụ và giá bán than
Đơn vị: 1000đồng/tấn
2000
2001
2002
2003
2004
2005
(1) Giá thành than tiêu thụ
269,4
292,0
302,5
313,0
343,9
406,3
(2) Giá than nội địa bình quân
225,2
267,0
284,8
310,0
329,4
380,8
(3) Giá than xuất khẩu bình quân
403,1
386,4
387,5
395,7
482,2
641,7
(2) / (1) (%)
85,6
91,4
94,1
96,2
95,8
93,7
(2) / (3) (%)
55,9
69,1
73,5
76,1
68,3
59,3
Nguồn: Báo cáo tài chính của TKV từ 2000 – 2005
Như vậy giá than nội địa bình quân thời gian qua luôn thấp hơn giá thành tiêu thụ và chỉ bằng 3/5 – 3/4 giá than xuất khẩu bình quân. Trong đó giá than bán cho các hộ tiêu thụ trọng điểm so với giá than xuất khẩu cùng loại còn thấp hơn nhiều. Có thể thấy rõ điều này qua tìm hiểu giá một số loại than được bán cho các hộ tiêu thụ trọng điểm trong bảng 11:
Bảng 11: Giá các loại than cho các hộ tiêu thụ trong điểm năm 2005
Giá than
Loại than dùng cho
Sản xuất ximăng
Sản xuất điện
Sản xuất phân bón
SX giấy
Cám 3a HG
Cám 3b HG
Cám 4b HG
Cám 5a HG
Cục xô HG1A
Cám 4b HG
Cám 4a HG
Giá XK
(USD/tấn)
56,0
51,8
37,0
31,5
76,0
37,0
40,0
(1000Đ/tấn)
890,4
823,6
588,3
500,8
1208,4
588,3
636,0
Giá nội địa (1000Đ/tấn)
384,8
369,5
322,0
315,0
614,0
316,2
316,2
Tỷ lệ Giá nội địa/Giá XK (%)
43,2
44,9
56,4
62,9
50,8
53,7
49,7
Nguồn: Báo cáo tài chính của TKV
Qua số liệu 3 bảng trên ta thấy chênh lệch giữa giá than nội địa và giá than xuất khẩu càng lớn thì sản lượng than xuất khẩu càng tăng, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật thị trường. Tuy nhiên ở Trung Quốc thì ngược lại với ta: giá than nội địa cao hơn giá than xuất khẩu nên xuất khẩu than giảm xuống, chẳng hạn than xuất khẩu của Trung Quốc năm 2005 giảm xuống còn 71,8 triệu tấn, trong khi xuất khẩu năm 2003 đạt trên 90 triệu tấn.
Do giá than nội địa thấp nên trong thời gian qua TKV xuất khẩu than là để: (1) Bù lỗ phần sản lượng than tiêu thụ trong nước; (2) Thu lợi nhuận để tái đầu tư duy trì và nâng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế ngày càng tăng cao; (3) Xuất khẩu một số chủng loại than mà trong nước tạm thời chưa có nhu cầu, trong đó có cả nguyên nhân nhu cầu than thực tế cho sản xuất điện và ximăng luôn thấp hơn nhu cầu dự kiến trong kế hoạch và quy hoạch. Chẳng hạn năm 2005, TKV xuất khẩu 14,7 triệu tấn, trong đó theo tính toán gần 2 triệu tấn than để bù lỗ cho than tiêu thụ trong nước, khoảng 10 triệu tấn để thu lợi nhuận đáp ứng 30% tổng vốn đầu tư, số còn lại khoảng 2,7 triệu tấn là các loại than trong nước chưa có nhu cầu. [Nguồn: (8)]
Nguyên nhân thứ hai làm tăng xuất khẩu là do quản lý phần than tiêu thụ trong nước chưa chặt chẽ. Do giá than trong nước thấp và giá than xuất khẩu cao như đã nêu trên nên một khối lượng than gọi là tiêu thụ trong nước nhưng đã bị xuất khẩu lậu để ăn chênh lệch giá. Như năm 2006 có khoảng 2,7 triệu tấn than đã xuất khẩu lậu theo kiểu này.
* Giá than ảnh hưởng tới tổn thất than trong quá trình khai thác.
Tỉ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác thời gian qua tuy phần nào đã được cải thiện nhờ có tích luỹ đầu tư áp dụng công nghê mới song vẫn ở mức cao, nhất là ở các mỏ hầm lò. Một trong những nguyên nhân làm cho tổn thất than còn ở mức cao là do giá than thấp nên trong nhiều trường hợp một phần than có giá thành khai thác cao bị doanh nghiệp bỏ lại trong lòng đất và ngoài bãi thải.
Rõ ràng qua những phân tích ở trên cho thấy nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm tăng cao xuất khẩu than là do giá bán than trong nước quá thấp. Việc duy trì cơ chế bán than nội địa thấp, nhất là giá bán cho các hộ tiêu thụ chính không những gây tiêu cực trong buôn bán và xuất khẩu than mà còn góp phần làm cho việc sử dụng than lãng phí, đồng thời cũng làm tăng đà suy thoái môi trường, gây thiệt hại cho ngành kinh tế, đẩy nhanh quá trình cạn kiệt nguồn “vàng đen” hữu hạn không thể tái tạo của đất nước.
3. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu càng ngày càng tăng, được thể hiện qua bảng 11. Bảng đã tính toán cho thấy trước năm 2004, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là do sản lượng tăng nhanh, còn giá xuất khẩu lại giảm. Từ năm 2004 đến nay, giá đã tăng trở lại, sản lượng xuất khẩu còn tăng nhanh hơn nữa làm kim ngạch xuất khẩu tăng vượt bậc, doanh thu xuất khẩu cũng có những bước tiến dài. Theo bảng ta cũng tính được mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân từ 2000 - 2006 là 49,03%/năm, trong đó giai đoạn 2000 - 2003 là 22,95% trong khi giai đoạn 2003 - 2006 tăng bình quân là 75,10%. Kim ngạch xuất khẩu tăng cao giúp Tập đoàn bù lỗ cho phần sản lượng than tiêu thụ trong nước, thu lợi nhuận để tái đầu tư.
Bảng 12: Sản lượng kim ngạch xuất khẩu trung bình qua từ 2000 – 2006
Năm
Số lượng xuất khẩu (nghìn tấn)
Giá xuất khẩu trung bình (USD/tấn)
Kim ngạch xuất khẩu trung bình (triệu USD)
2000
3095
28,9
89
2001
4197
26,4
111
2002
5507
25,7
142
2003
6468
25,4
165
2004
10500
30,0
315
2005
14741
33,0
485
2006
21611
41,8
875
Nguồn: Số liệu báo cáo của Tập đoàn
V. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TKV
1. Thành công
Để đánh giá chính xác lợi ích kinh tế mà hoạt động xuất khẩu mang lại, chúng ta cần xem xét những khía cạnh trong xuất khẩu, đó là: chất lượng, chủng loại than xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu; giá cả; phương thức xuất khẩu; hiệu quả xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại.
1.1 Về chất lượng, chủng loại than xuất khẩu
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả xuất khẩu vì có thực hiện tốt khâu này thì than Việt Nam mới có thể được các nước biết tới, chấp nhận nhập khẩu than của Việt Nam và có thể nâng cao kim ngạch sang nước đó. Chất lượng sản phẩm than là kết quả của quá trình sản xuất trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, chất lượng than chính là yếu tố đánh giá cuối cùng của quá trình sản xuất. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cũng đặc biệt chú ý tới chất lượng than xuất khẩu.
Đầu tiên, mẫu mã, quy cách phẩm chất của các loại sản phẩm than đều được các khách hàng quy định rất cụ thể, rõ ràng trong các hợp đồng mua bán sản phẩm giữa hai bên. Chính vì vậy việc đáp ứng các nhu cầu khắt khe của khách hàng phải được thực hiện và tuân thủ một cách nghiêm túc ngay ở dưới các hầm mỏ khai thác than sao cho quá trình khai thác và sàng tuyển chọn ra được những loại than phù hợp với yêu cầu khách hàng. Thông thường việc xuất khẩu than của Việt Nam chỉ việc dựa vào những tiêu chuẩn kỹ thuật mà khách hàng đòi hỏi như về độ trơ, độ ẩm, chất bốc lưu huỳnh, cácbon cố định, nhiệt năng và cỡ hạt của than. Đây là những đặc tính kỹ thuật quan trọng nhất nói đến tính năng sử dụng cũng như khả năng đáp ứng tiêu chuẩn để có thể làm nguyên liệu cho quá trình cung cấp năng lượng và nhiệt lượng trong sản xuất. Tuy nhiên quá trình để than từ các mỏ đến tay người tiêu dùng còn phải trải qua một quá trình bao gồm nhiều công đoạn và những công đoạn này thường có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng than. Như trong quá trình vận chuyển có thể có sự va đập dẫn đến cỡ hạt của than nhỏ hơn so với quy định ban đầu hoặc khi trời mưa làm ảnh hưởng tới độ ẩm của than. Vì vậy trước khi tiến hành xuất khẩu than Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) đã thành lập Công ty cổ phần Giám định Than Việt Nam để thực hiện các khâu giám định như đo lường và giám định chất lượng. Đây là đơn vị trực thuộc Tập đoàn được thành lập để thực hiện nhiệm vụ giám định và kiểm tra xem các sản phẩm có phụ hợp với quy cách phẩm chất yêu cầu trước khi xuất khẩu hay không.
Bên cạnh việc thành lập Công ty cổ phần Giám định Than Việt Nam thì TKV còn thiết lập các mối quan hệ với hai trung tâm kiểm tra và giám định chất lượng khác là VINACONTROL và SGS. Đây là 2 trung tâm kiểm tra và giám định chất lượng sản phẩm tại Việt Nam và đều giám định chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Hai trung tâm này cũng thường là những trung tâm được các bên khách hàng của Tập đoàn chọn là cơ quan kiểm định than trước khi xuất khẩu. Việc hợp tác chặt chẽ và có những thông tin chính xác kịp thời từ những trung tâm này đã, đang và sẽ giúp cho Tập đoàn tránh được những sai lệch trong chính sách của mình.
Một trong những yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tơi chất lượng than xuất khẩu là quá trình vận chuyển than từ nơi sản xuất đến cầu cảng để xuất khẩu. Thường thì than được xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài có khối lượng lớn, do đó việc chuẩn bị hàng để xuất khẩu là rất quan trọng, vì vậy đây là một vấn đề mà Tập đoàn đặc biệt quan tâm tới khi ký kết hợp đồng mua bán với bất kỳ đối tác nào. Điều này được thể hiện qua việc Tập đoàn không ngừng tăng cường đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình sang tuyển, phân loại than. Cho đến nay Tập đoàn đã có ba cụm sang tuyển trung tâm tại Cửa Ông (Cẩm Phả - Quảng Ninh), Nam Cầu Trắng (Hạ Long - Quảng Ninh), và Nhà máy sàng Vàng Danh (Uông Bí - Quảng Ninh).
Việt Nam có cả than nâu, than bùn, than mỡ song lợi thế tuyệt đối của than Việt Nam trên thị trường thế giới là than Antraxit. Bể than Antraxit của Quang Ninh – Việt Nam được coi là chất lượng hàng đầu thế giới với những tính năng ưu việt, hoàn toàn có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác như: nhiệt lượng cac (7350 – 8200 kcal/kg), độ tro thấp và hàm lượng lưu huỳnh thấp, tỷ lệ cacbon ổn định (80 – 90%), rất phù hợp cho ngành sản xuất nhựa, ximăng, công nghiệp luyện kim, đóng tàu. Trữ lượng Antraxit tính từ độ vỉa đến độ sâu -300m thì hiện nay còn khoảng 3,3 tỷ tấn, nếu khai thác mỗi năm 20 – 25 triệu tấn thì chúng ta còn khai thác được hơn 70 năm nữa. Ngoài ra theo thăm dò của ngành địa chất, tính từ độ sâu -300 đến -1000m trữ lượng còn khoảng 10 tỷ tấn Theo số liệu báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng tài nguyên
.
Than xuất khẩu của TKV hiện nay chủ yếu tập trung vào một số chủng loại có giá trị xuất khẩu cao như than cục, than cám 1, 2, 3. Đây là loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng nên TKV tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu…Ngoài ra, một số loại than chất lượng thấp mà trong nước chưa sử dụng hết như than cám 5, 6, 7, TKV sẽ tiếp tục xuất sang thị trường Trung Quốc. TKV sẽ thắt chặt hơn công tác quản lý, chỉ cung cấp than cho các công ty là đại lý của TKV cũng như giao than xuống tận cuối nguồn cho các hộ lớn để chống thất thoát nguồn than.
Trong điều kiện thương mại quốc tế ngày càng phát triển, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì yếu tố chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố cần được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Chất lượng tốt không những đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sản phẩm trên thị trường nội địa mà còn giúp doanh nghiệp vươn ra trên thị trường nước ngoài. Chính vì nhận thức được điều này, TKV đã không ngừng nâng cao chất lượng than xuất khẩu, điều đó góp phần giúp Tập đoàn mở rộng thị trường xuất khẩu của mình tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.
1.2 Về giá than xuất khẩu
Các năm qua trên thế giới, giá than giảm mạnh từ năm 2000 - 2003 và tăng trở lại từ năm 2004 đến nay. Ví dụ than Antraxit, năm 1998 có giá là 70 USD/tấn thì đến 2001 chỉ còn 54 USD/tấn và đến 2004 tăng trở lại là 74 USD/tấn. Khi giá cả giảm, nó không những ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tập đoàn mà còn gây khó khăn trong công tác dự trữ lượng than xuất khẩu của Tập đoàn để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhận thức được điều này, Tập đoàn đã xây dựng chế độ giá cả phù hợp có thể chấp nhận được như đã phân tích ở trên với những khách hàng có hợp đồng dài hạn, khối lượng hợp đồng lớn như Hàn Quốc, Bungary…Tuy nhiên giá cả ở đây phải đảm bảo kinh doanh không lỗ, chính sách giá cả này đã được khách hàng hưởng ứng và nó đã đem lại những kết quả rất khả quan.
1.3 Về kim ngạch xuất khẩu
Trong những năm qua, than đá là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nếu như cuối những năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm xuống (trung bình trong giai đoạn 1996 – 2000 mỗi năm giảm 4,7%, đến năm 2000 chỉ còn 94 triệu USD) thì từ năm 2001, xuất khẩu than không những đã phục hồi mà còn đạt được tốc độ tăng trưởng đáng chú ý. Trong giai đoạn 2000 – 2006, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 49%, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2004 đến nay. Năm 2005 đã vượt ngưỡng 500 triệu USD kim ngạch xuất khẩu giúp mặt hàng than trở thành một trong những “đại gia” xuất khẩu chủ lực của nước ta, đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu than đã là 875 triệu USD, gần đạt mức 1 tỷ USD chứng tỏ sự tăng trưởng vượt bậc của Tập đoàn những năm gần đây.
1.4 Về mặt phương thức xuất khẩu
Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm than, đề ra mức giá xuất khẩu hợp lý đã tạo những lợi thế cạnh tranh nhất định cho sản phẩm than trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên các lợi thế này chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định. Khi chất lượng sản phẩm trở nên đồng đều ở tất cả các thị trường, khi mức giá xuất khẩu than trên thị trường nhỏ hơn hoặc bằng giá xuất khẩu than của Việt Nam, đồng thời hiện nay có nhiều đối thủ cạnh tranh quyết liệt trong hoạt động xuất khẩu than thì chính sách phân phối sản phẩm than sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cạnh tranh. Trong chính sách phân phối sản phẩm thì quan trọng hơn cả là duy trì kênh phân phối như thế nào để sản phẩm có thể xuất khẩu và đem lại lợi nhuận cho nhà xuất khẩu. Hiện nay TKV đã và đang tiến hành xuất khẩu than sang các thị trường trên thế giới thông qua hai kênh phân phối đó là: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp (tức là thông qua các tổ chức kinh doanh độc lập trong nước, xuất khẩu thông qua trung gian). Nhìn chung thì kênh xuất khẩu trực tiếp là hiệu quả nhất vì không phải tốn phí, không phải thông qua trung gian, không mất phí uỷ thác và làm tăng thu nhập doanh nghiệp. Đối với kênh gián tiếp xuất khẩu thông qua tổ chức kinh doanh độc lập trong nước thì Tập đoàn cũng bán cho các công ty đó nhưng lượng hàng bán bị hạn chế do than là ngành kinh doanh độc quyền. Tập đoàn còn sử dụng kênh thông qua trung gian xuất khẩu như xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản qua Công ty Thống Nhất Coal, xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc thông qua Công ty Sam Sung.
Lượng tiêu thụ và doanh số tiêu thụ chủ yếu là từ kênh gián tiếp, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu than theo hình thức xuất khẩu
Đơn vị: %
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Kênh gián tiếp
69.66
72,79
65,49
63,03
63,35
61,44
58,63
Kênh trực tiếp
30,34
27,03
34,51
36,97
36,65
38,56
41,37
Nguồn: Số liệu của Tập đoàn
1.5 Về thị trường xuất khẩu
Cho đến nay Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã xuất khẩu than được sang 30 thị trường, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan đều là những bạn hàng lớn và bền vững của thị trường than Việt Nam, có một số thị trường mà Tập đoàn đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD/ năm.
Những năm vừa qua Tập đoàn đã kế thừa và mở rộng thị trường tiêu thụ trên và một số thị trường khác như Philipins, Nam Mỹ, Nam Phi…nhờ vào chính sách bạn hàng đúng đắn, sự cung cấp ổn định về khối lượng, chất lượng với giá cả cạnh tranh cho khách hàng. TKV đã ký được hợp đồng dài hạn 3 năm, 5 năm và thậm chí là 15 năm cho một số nhà tiêu thụ ở Nhật Bản, Philipins, Thái Lan và Trung Quốc.
1.6 Về hiệu quả xuất khẩu
Hiệu quả xuất khẩu của Tập đoàn được thể hiện trên hai khía cạnh, đó là hiệu quả về mặt kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội mà hoạt động xuất khẩu than đem lại.
Đánh giá về mặt kinh tế của việc xuất khẩu than chính là đánh giá những lợi ích nhất định về kinh tế cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu than nói riêng. Thông qua hoạt động xuất khẩu, chúng ta sẽ thu được nguồn vốn, nguồn ngoại tệ lớn góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại, làm tăng dự trữ ngoại tệ. Cụ thể đối với hiệu quả về mặt kinh tế được đánh giá trên khía cạnh lợi nhuận xuất khẩu, mức đóng góp của kim ngạch xuất khẩu than trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Bảng 14: Lợi nhuận xuất khẩu của Tập đoàn qua các năm
Năm
Mức lợi nhuận (tỷ đồng)
Tốc độ tăng (%)
2000
128,892
-
2001
141,451
9,7
2002
157,010
11,0
2003
169,571
8,0
2004
186,528
10,0
2005
215,412
15,5
2006
279,174
29,6
Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2000 – 2006 của Tập đoàn
Hiệu quả xuất khẩu than Việt Nam trong những năm thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu và nhất là qua chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu. So với những năm đầu thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam đến nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam thì tổng doanh thu tăng gần 7 lần từ năm 1995 là 1410 tỷ đồng đến năm 2006 là 9546 tỷ đồng. Lợi nhuận xuất khẩu cũng tăng lên thể hiện qua bảng 14.
Qua bảng số liệu này ta thấy lợi nhuận xuất khẩu than tăng dần qua các năm, trở thành thế mạnh xuất khẩu của đất nước. Nó góp phần tăng thu ngoại tệ và phát huy lợi thế so sánh của đất nước.
Hiệu quả về mặt xã hội khi kim ngạch xuất khẩu than ngày càng tăng thể hiện rất rõ qua việc Tập đoàn đã sử dụng một lực lượng lao động rất lớn, đặc biệt đã giải quyết một số lượng việc làm lớn cho công nhân vùng mỏ. Bên cạnh đó, mức lương trả cho người lao động ngày càng đảm bảo cho cuộc sống của họ. Nếu như năm 1995 mức lương của cán bộ công nhân viên vùng mỏ chỉ là 667.000 đồng/người/ tháng thì đến năm 2006 đã là 3,8 triệu đồng/tháng. Trong những năm qua thông qua hoạt động xuất khẩu than ngày càng được tăng cường đã giúp cho việc phát triển các ngành kinh doanh khác, ngày càng đem lại lợi ích cho nền kinh tế đất nước.
1.7 Xúc tiến thương mại trong hoạt động bán hàng
Trong hoạt động xuất khẩu, các hoạt động xúc tiến đóng một vai trò quan trọng, giúp sản phẩm được mở rộng, khuyếch trương để khách hàng biết đến trên các thị trường. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động khuyếch trương sang các thị trường khác nhau, Tập đoàn thường có quan hệ với các cơ quan hợp tác chính phủ các nước mà than Việt Nam được xuất khẩu như: Tổ chức thăm dò than vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong chương trình hợp tác với cơ quan phát triển tổng hợp kỹ thuật năng lượng mới (NEDO), nghiên cứu chung về công tác khai thác than với trung tâm năng lượng Nhật Bản (JCOAL). Ngoài ra TKV còn có quan hệ với các tập đoàn kinh tế lớn của các nước như tập đoàn Sumitomo, Nippon Steel, Nihon Cemen, Itochu, Nittetsusoji (Nhật Bản), Đại Hàn Coal, Samsung (Hàn Quốc). TKV thường áp dụng các biện pháp bán hàng trực tiếp, tham gia hội chợ triển lãm, phát hành tạp chí để quảng bá cho sản phẩm của mình. Đối với hình thức bán hàng trực tiếp, Tập đoàn thường tìm thông tin trên các mạng rồi tìm đến các khách hàng có tiềm năng, có nhu cầu sử dụng than lớn để chào hàng các loại than mà Tập đoàn có khả năng đáp ứng. Hơn nữa, các lãnh đạo của Tập đoàn còn trực tiếp đi cùng các đoàn doanh nghiệp Việt Nam theo các đoàn lãnh đạo của Chính phủ sang thị trường các nước để tìm kiếm và mở rộng cơ hội làm ăn của ngành than trên thị trường đó. Chính nhờ các chuyến đi này mà Tập đoàn có thể ký được các hợp đồng quan trọng với khách hàng mới. Bên cạnh tham gia các hội chợ trong nước, Tập đoàn còn tham gia các hội chợ thương mại quốc tế bởi đây là những cơ hội tốt cho Tập đoàn trong việc quảng bá sản phẩm của mình tới các bạn hàng trên thế giới. Mặc dù hoạt động này còn chưa nhiều song việc tham gia vào các hội chợ này cũng đem lại những hiệu quả nhất định cho Tập đoàn. Ngoài hình thức bán hàng trực tiếp, tham dự hội chợ triển lãm quốc tế, tập đoàn còn phát hành tạp chí đặc biệt để giới thiệu về Tập đoàn và các công ty của mình, giới thiệu các thành tựu đã đạt được của mình. Đây được coi là hình thức quảng cáo hiệu quả và trong thời gian tới Tập đoàn sẽ tiếp tục mở rộng.
Tất cả những thành tựu mà Tập đoàn đã đạt được ở trên đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than trong thời gian qua. Tập đoàn làm được như vậy là do ngành than đã không ngừng đổi mới công nghệ, nhập khẩu những máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình khai thác, sàng tuyển, vận chuyển than. Trong những năm qua Tập đoàn đã có nhiều sáng kiến, cải tiến phục vụ cho công việc gia công chế tạo, phục hồi phụ tùng, sửa chữa các sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn đầu tư sắm mới các loại máy móc chuyên dùng, đa năng hiện đại phục vụ cho việc khai thác than, phát huy phong trào sáng kiến kỹ thuật, hàng năm giá trị làm lợi của các cải tiến kỹ thuật là gần 1 tỷ đồng.
2. Hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những gì đã đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế trong quá trình xuất khẩu than. Chúng ta sẽ xem xét những hạn chế đó trên các khía cạnh: giá cả, phương thức xuất khẩu, đảm bảo an toàn cho người lao động:
2.1 Về chất lượng than xuất khẩu
Tuy than Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và được đánh giá là có chất lượng tốt (độ tro, độ ẩm, chất bốc, lưu huỳnh, cácbon cố định, nhiệt năng cỡ hạt nhân của than đều đáp ứng các tiêu chuẩn của các nước đề ra) nhưng vẫn còn một vấn đề tồn tại đó là chất lượng than chưa được đảm bảo trong những trường hợp giao hàng với khối lượng lớn. Nguyên nhân là chưa có sự tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của quy trình ngay từ đầu, trong quá trình sản xuất, vận chuyển than từ mỏ ra cảng còn bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố va đập, mưa làm tăng độ ẩm của than, ảnh hưởng đến chất lượng than xuất khẩu, từ đó ảnh hưởng đến cả giá cả xuất khẩu than của Tập đoàn.
2.2 Về giá than xuất khẩu
Giá than xuất khẩu của Tập đoàn chủ yếu là theo giá FOB, điều này thực sự chưa đem lại hiệu quả cho Tập đoàn, chưa tận dụng được ưu thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giá than xuất khẩu cao. Hiện nay so với giá xuất khẩu các loại than cùng loại của các nước khác trên thế giới thì giá than của Việt Nam tương đối cao, gây khó khăn cho xuất khẩu than của Tập đoàn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mặt khác, giá xuất khẩu cao hơn nhiều so với giá thành và giá than nội địa gây tiêu cực trong buôn bán và xuất khẩu than, đồng thời góp phần làm cho việc sử dụng than lãng phí, gây suy thoái môi trường, gây thiệt hại cho các ngành kinh tế.
2.3 Về phương thức xuất khẩu
Đây cũng là một nhân tố khiến cho giá than xuất khẩu cao. Trong điều kiện mà Tập đoàn chưa mở được các chi nhánh, văn phòng đại diện của mình tại thị trường nên phần lớn việc xuất khẩu than đều phải qua trung gian. Điều này khiến cho ngành than phải dựa vào đối tác nước ngoài, dẫn đến tình trạng thụ động trong kinh doanh. Tập đoàn không thể liên lạc trực tiếp với khách hàng của mình khiến thông tin giữa hai bên không được điều chỉnh thường xuyên để cập nhật kịp thời.
2.4 Về mặt đảm bảo an toàn cho người lao động
Yếu tố con người trong khai thác, sản xuất và xuất khẩu than cũng quan trọng không kém máy móc thiết bị hiện đại. Trong những năm gần đây, Tập đoàn đã có những bước phát triển mạnh cả về sản lượng khai thác, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu than. Tuy nhiên, song hành với tăng sản lượng than thì số vụ tai nạn lao động trong các đơn vị khai thác than thuộc Tập đoàn cũng không ngừng tăng lên. Chỉ tính riêng năm 2006, các đơn vị thuộc Tập đoàn đã để xảy ra 22 vụ tai nạn lao động làm chết gần 50 người. Nhìn chung các đơn vị đã thực hiện tương đối đủ các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong khai thác than nhưng chất lượng thực hiện chưa cao thể hiện:
Việc biên soạn quy trình của hầu hết các đơn vị còn sơ sài, chưa sát với công nghệ và thiết bị của đơn vị, chưa phân định rõ ràng từng quy trình.
Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp từ lò trưởng, quản đốc phân xưởng, giám sát viên an toàn còn yếu, chưa đáp ứng được công tác điều hành sản xuất và giám sát an toàn.
Công tác huấn luyện chưa hiệu quả, người lao động chưa hiểu rõ để thực hiện đúng quy trình, quy phạm, thiếu nhiều lao động có kinh nghiệm trong khai thác hầm lò.
Công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp còn nhiều thiếu sót, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định chiếu mẫu về nổ mìn.
* * *
Như vậy, chương 2 này đã phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Cụ thể, xuất khẩu than của Tập đoàn được nghiên cứu trong bối cảnh thị trường than thế giới đang có nhu cầu lớn đối với than Việt Nam và mặt hàng than lại ngày càn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van 2.doc