Đề tài Hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC), thực trạng và giải pháp

Tài liệu Đề tài Hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC), thực trạng và giải pháp: LỜI MỞ ĐẦU Xu hướng phát triển kinh tế hiện nay trên thế giới là tập trung vào các ngành dịch vụ.Trong đó, bảo hiểm là ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện và có những bước đáng kể cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động. Bảo hiểm không những thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình,cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất, kinh doanh. Kinh tế càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện. Chính vì vậy bảo hiểm xe cơ giới ra đời và phát triển là điều tất yếu. Ở Việt nam hiện nay vấn đề giao thông còn nhiều bất cập số lượng xe cơ giới tham gia giao thông lớn, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, ý thức của người dân tham gia giao thông còn chưa cao dẫn đến tai nạn giao thông xảy ra ngày một tăng và trở thành một vấn nạn đối với xã hội. Do vậy tầm quan trọng của bảo hiểm xe cơ giới trong ...

doc72 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC), thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Xu hướng phát triển kinh tế hiện nay trên thế giới là tập trung vào các ngành dịch vụ.Trong đó, bảo hiểm là ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện và có những bước đáng kể cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động. Bảo hiểm không những thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình,cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất, kinh doanh. Kinh tế càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện. Chính vì vậy bảo hiểm xe cơ giới ra đời và phát triển là điều tất yếu. Ở Việt nam hiện nay vấn đề giao thông còn nhiều bất cập số lượng xe cơ giới tham gia giao thông lớn, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, ý thức của người dân tham gia giao thông còn chưa cao dẫn đến tai nạn giao thông xảy ra ngày một tăng và trở thành một vấn nạn đối với xã hội. Do vậy tầm quan trọng của bảo hiểm xe cơ giới trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất, khắc phục hậu quả khi xảy ra rủi ro, đảm bảo cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn là rất quan trọng. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn nhận thấy nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới luôn là thế mạnh của công ty, hàng năm doanh thu từ nghiệp vụ này rất cao tuy công ty chỉ mới thành lập và phát triển chưa lâu. Mặc dù doanh thu hằng năm đều tăng song để xây dựng nghiệp vụ này trở thành mũi nhọn của công ty thì việc triển khai nghiệp vụ này cần phải hoàn thiện hơn nữa. Để làm rõ hơn nữa vấn đề này sau một thời gian nghiên cứu, em xin chọn đề tài "Hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC), thực trạng và giải pháp." làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.Với đề tài này em mong muốn được đóng góp phần nào ý kiến nhỏ bé của mình vào một nghiệp vụ luôn được coi là thế mạnh của các công ty Bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và của Thái Sơn nói riêng. Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, nội dung bài khóa luận tôt nghiệp được kết cấu làm 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới Chương 2: Thực trạng hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn. Chương 3:Giải pháp và khuyến nghị nhằm triển khai tốt hơn nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn Do thời gian và kiến thức thực tế còn hạn chế nên bài viết không thể không mắc những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý  kiến của Thầy (Cô) và các anh (chị) tại đơn vị thưc tập để khoá luận của em có thể hoàn thiện, mang tính thực tế cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Th.S Nguyễn Thị Hữu Ái, giáo viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, các thầy cô giáo trong khoa bảo hiểm trường Đại học Lao Động – Xã hội, cũng như tập thể cán bộ nhân viên công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Lại Thái Hùng Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 1.1.Một số khái niệm, sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm xe cơ giới 1.1.1 Một số khái niệm Khái niệm Bảo hiểm: " Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê ". Đây là khái niệm mang tính chung nhất của bảo hiểm, bởi vì nó đã bao quát được phạm vi và nội dung của tất cả các loại hình bảo hiểm. Khái niệm Kinh doanh Bảo hiểm: " Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DNBH chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra ".(theo luật kinh doanh bảo hiểm 2000) Khái niệm Xe cơ giới: Theo khoản 18 và khoản 20 điều 3 luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau : - Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự . - Các loại xe tương tự như xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ. Khái niệm bảo hiểm vật chất xe cơ giới: Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản, có đối tượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe tham gia bảo hiểm và nó được thực hiện dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện. 1.1.2 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xe cơ giới 1.1.2.1 Đặc điểm, tình hình xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay Khi khoa học ngày càng phát triển thì các hình thức vận tải cũng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Trong số các loại hình giao thông vận tải bằng đường bộ thì xe cơ giới vẫn giữ vị trí quan trọng và được coi là huyết mạch của nền kinh tế mỗi quốc gia, đảm bảo cho hoạt động vận chuyển hàng hóa, vận tải hành khách được thông suốt. Cùng với cơ sở hạ tầng giao thông đang được nâng cấp và mở rộng, phương tiện giao thông hiện đại ra đời ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lưu kinh tế thương mại các vùng, miền trong nước cũng như với nước ngoài. Xe cơ giới hiện nay đã trở thành phương tiện giao thông phổ biến nhất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và có vị trí quan trọng trong ngành giao thông vận tải mỗi quốc gia dựa trên một số ưu điểm như sau : - Xe cơ giới có tính cơ động, linh hoạt cao với nhiều loại xe khác nhau: xe tải, xe contenner, xe khách, xe con, xe máy…hoạt động trong phạm vi rộng kể cả địa hình phức tạp, có thể vận chuyển người và hàng hoá tới những nơi mà các loại hình vận tải khác không thể đến được. - Tốc độ vận chuyển của loại hình vận tải này nhanh với chi phí vừa phải. Tiền vốn đầu tư mua sắm phương tiện, xây dựng bến bãi ít tốn kiếm hơn các hình thức khác, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước. - Việc sử dụng các phương tiện xe cơ giới cũng đơn giản và thuận tiện hơn các loại phương tiện khác. 1.1.2.2 Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay. Tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông đường bộ nói riêng đang là thách thức đối với các quốc gia trên Thế giới. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) TNGTĐB là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho con người, trung bình mỗi năm có trên dưới 10 triệu người tử vong vì TBGTĐB và hàng chục triệu người khác bị thương tích. Cùng với đó là những thiệt hại khổng lồ về kinh tế, bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ TNGT đó cùng với thiệt hại do hao phí thời gian lao động của chính người bị tai nạn và cả của những người chăm sóc người đó. Mặt khác TNGT gây nên những tác động tâm lý cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người, nó để lại nhũng di chứng về tâm lý hết sức nặng nề cho người bị tai nạn, người thân của người đó và nếu như trong một địa phương, một quốc gia xảy ra TNGT quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng bất an cho cư dân ở đó. Bảng 1: Tình hình Tai nạn giao thông đường bộ ở Việt nam ( 2005 – 2010 ) Năm Số vụ tai nạn (vụ) Số người chết (người) Số người bị thương (người) Số vụ Lượng tăng (giảm) tuyệtđối Số người chết Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Số người bị thương Lượng tăng (giảm) tuyệt đối 2005 14.141 - 11.184 - 11.760 - 2006 14.161 20 12.373 1189 11.097 -663 2007 14.652 488 13.106 733 10.512 -585 2008 12.882 -1770 11.594 -1512 8.066 -2446 2009 12.492 -390 11.516 -78 7.914 -152 2010 14.442 1950 11.449 -67 10.633 2719 (Nguồn : báo cáo của uỷ ban an toàn giao thông quốc gia) Qua số liệu thống kê từ năm 2005 đến 2010 ta có thể thấy tình hình tai nạn giao diễn ra khá phức tạp từ năm 2005 đến 2007 số vụ tai nạn gia tăng kéo theo số vụ tử vong cũng như bị thương tăng theo.Đến năm 2008-2009 có chiều hướng giảm số vụ tai nạn song đến năm 2010 số vụ tai nạn lai gia tăng đột biến tăng 1950 vụ so với năm 2009 tăng số vụ người bị thương lên 2719 vụ so với năm 2009.Trung bình mỗi năm số vụ tai nạn ước tính gần 14000 vụ, số người bị chết khoảng 12000 người. Đây là con số đáng báo động là bài toán nan giải, là vấn nạn đối với toàn xã hội. 1.1.3.Vai trò của Bảo hiểm xe cơ giới. - Bảo hiểm xe cơ giới góp phần ổn định tài chính, khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra cho người tham gia bảo hiểm Hoạt động của xe cơ giới là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, tai nạn rất dễ xảy ra. Khi rủi ro hay tai nạn bất ngờ xảy ra đều gây ra những thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập cũng như đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, thậm chí gây thiệt hại đến cả tính mạng. Hoạt động bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả của rủi ro, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh. Từ đó họ khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường. - Bảo hiểm xe cơ giới góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp. Vai trò của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng không chỉ dừng lại ở việc bồi thường tổn thất, khắc phục hậu quả tai nạn mà còn thể hiện trong việc đề phòng và hạn chế tổn thất, giảm thiểu tai nạn giao thông. Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất xảy ra. - Bảo hiểm xe cơ giới góp phần ổn định chi tiêu của ngân sách Nhà nước. Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan công ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy ngân sách Nhà nước không phải chi trả để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, tất nhiên trừ trường hợp tổn thất có tính thảm họa, mang tính xã hội rộng lớn. - Góp phần huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Sự tồn tại và phát triển của bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn ( cho cá nhân, doanh nghiệp ) mà còn đáp ứng về vốn không ngừng tăng lên của quá trình tái sản xuất mở rộng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Với việc thu phí theo “nguyên tắc ứng trước”, các công ty bảo hiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện lờ cam kết của họ với khách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi.Do vậy các công ty bảo hiểm đã trở thành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm còn đóng vai trò làm trung gian tài chính, nắm giữ phần quan trọng trong các công ty công nghiệp và thương mại lớn.Với vai trò này bảo hiểm phát huy tác dụng hết sức đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đó là: bảo hiểm là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với nười thứ ba trước hết nhằm mục đích nhân đạo – bảo vệ người dân: nếu không may xảy ra tai nạn giao thông họ được bồi thường thiệt hại. Lợi ích đối với chủ xe: nếu không may xảy ra tai nạn , doanh nghiệp bảo hiểm thay thế họ bồi thường cho người bị nạn khi chủ xe yêu cầu hoặc nếu họ đã bồi thường cho người bị nạn thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn trả cho ho số tiền họ đã bồi thường. 1.2. Nội dung cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 1.2.1. Đối tượng bảo hiểm. Là loại hình bảo hiểm tài sản, bảo hiểm vật chất xe cơ giới có đối tượng bảo hiểm là chính những chiếc xe cơ giới còn giá trị, tham gia lưu thông trên đường bộ, thường được chia làm 4 loại chính gồm: các loại môtô; xe gắn máy; xe ôtô và xe chuyên dụng khác. Nhìn chung, đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới mang những tiêu thức như: xe cơ giới phải được gắn động cơ, di chuyển được trên đất liền không cần đến đường dẫn và phải có tối thiểu một chỗ ngồi cho người điều khiển. Tuy nhiên, xe cơ giới để có thể coi là một đối tượng bảo hiểm thì phải đáp ứng những điều kiện sau: - Phải có giá trị sử dụng, - Xác định được giá trị bằng tiền tệ, - Đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật và môi trường, phải được lưu hành hợp pháp (tức là được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký xe, giấy phép, chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường, giấy phép lưu hành xe). Về mặt kỹ thuật, xe cơ giới được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau tùy vào từng loại xe nhưng về cơ bản đuợc chia thành các bộ phận sau: khối động cơ và hệ thống nhiên liệu, điện, hệ thống truyền lực; hệ thống lái; hệ thống phanh và hộp số và bộ phận thân vỏ. Riêng trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới, người ta phân xe ô tô thành 7 tổng thành chủ yếu: - Tổng thành động cơ - Tổng thành hộp số - Tổng thành thân vỏ - Tổng thành hệ thống lái - Tổng thành trục trước - Tổng thành cầu sau, cầu chủ động - Tổng thành lốp Trên cơ sở phân chia đó, nhà bảo hiểm có thể bảo hiểm toàn bộ xe hoặc bảo hiểm cho từng bộ phận xe. Trong đó, bảo hiểm toàn bộ xe có đối tượng được bảo hiểm là toàn bộ chiếc xe cơ giới với đầy đủ các bộ phận tổng thành của xe; còn bảo hiểm bộ phận xe có đối tượng được bảo hiểm chỉ là một hay một số các tổng thành của xe. Trên thực tế, trong số các tổng thành của xe thì tổng thành thân vỏ chiếm tỷ trọng giá trị lớn và thường hay chịu tổn thất nhiều nhất khi tai nạn xảy ra. Do đó, hiện nay các công ty bảo hiểm thường chỉ bảo hiểm cho toàn bộ xe hoặc bảo hiểm cho bộ phận là tổng thành thân vỏ. Đối với các loại xe mô tô, chỉ có hình thức bảo hiểm toàn bộ vật chất xe dành cho người tham gia bảo hiểm. 1.2.2.Phạm vi bảo hiểm Rủi ro được bảo hiểm thông thường: + Đâm va, lật đổ; + Hỏa hoạn, cháy nổ; + Những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên: bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa gió. + Mất toàn bộ xe trong trường hợp: xe bị trộm cắp, bị cướp. + Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên. Ngoài việc bồi thường tổn thất về vật chất cho xe cơ giới được bảo hiểm do những rủi ro trên gây ra, công ty bảo hiểm còn chịu trách nhiệm thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những phí tổn hợp lý và cần thiết phát sinh nhằm: ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm đối với xe bị tai nạn; chi phí bảo vệ và đưa xe bị thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất, giám định thiệt hại nếu tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm (bao gồm cả những phí tổn) đối với một sự kiện bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm (hay mức trách nhiệm bảo hiểm) ghi trên đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Rủi ro loại trừ ( rủi ro không được bảo hiểm ): - Hư hỏng do khuyết tật, mất giá, giảm chất lượng hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa; hao mòn và hư hỏng tự nhiên phát sinh từ việc hoạt động bình thường của xe cơ giới thường được tính dưới hình thức khấu hao theo thời gian. - Hư hỏng về điện hoặc các thiết bị, bộ phận máy móc mà không phải do những rủi ro được bảo hiểm gây ra. Cụ thể, đây là những hư hỏng mang tính chất ẩn tỳ của bộ phận thiết bị từ đó gây hư hỏng trực tiếp tới toàn bộ hệ thống máy móc của xe thì không được bảo hiểm bồi thường, nhưng do những hư hỏng đó mà xe bị tai nạn gây hư hỏng đến các bộ phận khác của xe thì vẫn thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Riêng tổn thất về săm lốp, đề can xe chỉ được nhà bảo hiểm bồi thường trong trường hợp tổn thất này xảy ra do cùng nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng vụ tai nạn. - Mất cắp bộ phận xe. Để tránh nguy cơ trục lợi bảo hiểm, hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo đúng nguyên tắc trong bảo hiểm, những thiệt hại, tổn thất xảy ro do một số nguyên nhân sau cũng không thuộc trách nhiệm bảo hiểm: - Hành động cố ý gây thiệt hại; - Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn để lưu hành theo luật định; - Chủ xe, lái xe vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông như: lái xe không có giấy phép hoặc giấy phép lái xe không hợp lệ; lái xe bị ảnh hưởng bởi rượu bia, các chất kích thích gây nghiện trong quá trình điều khiển phương tiện; xe không có giấy phép lưu hành; xe chở các chất cháy nổ trái phép; xe đi vào đường cấm, chở quá trọng tải, chạy thử, tập lái hay sử dụng để đua xe, những thiệt hại do chiến tranh. Cũng cần lưu ý trong thời hạn bảo hiểm nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu cho chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn còn có hiệu lực đối với chủ xe mới. Tuy nhiên nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ yêu cầu 1.2.3. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 1.2.3.1 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm Xe cơ giới là một loại tài sản được bảo hiểm nên giá trị bảo hiểm xác định bởi giá trị thực tế của xe trên thị trường tại thời điểm tham gia bảo hiểm hay ký kết hợp đồng bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm được coi là cơ sở để xác định số tiền bảo hiểm, làm căn cứ áp dụng các hình thức bảo hiểm theo mức giá trị bảo hiểm khác nhau (như: bảo hiểm dưới giá trị, ngang giá trị, trên giá trị) và để chi trả bồi thường thiệt hại thực tế cho chủ xe khi có sự kiện bảo hiểm. Trên thực tế, giá trị của mỗi loại xe trên thị trường khác nhau và giá cả xe cũng luôn biến động nên thông thường các công ty bảo hiểm dựa vào yếu tố: loại xe, tuổi của xe, thời gian sử dụng xe,thể tích làm việc của xilanh… để xác định giá trị xe tham gia bảo hiểm. Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm các công ty bảo hiểm thường hay áp dụng đó là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức độ khấu hao.Cụ thể: Giá trị bảo hiểm = Giá trị mới – Khấu hao sử dụng (nếu có). Để đánh giá chính xác giá trị bảo hiểm cần phải kiểm tra xe trước khi nhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực tế của xe tham giá bảo hiểm. Đối với những xe mới bắt đàu di vào hoạt động việc xác định giá trị ban đầu của xe không quá khó, có thể căn cứ vào các giấy tờ hóa đơn mua bán xe, hóa đơn thuế trước bạ để xác định giá trị xe.Đối với các loại xe đã qua sử dụng việc đánh giá đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp để đánh giá về giá trị ban đầu và tình trạng khấu hao cung như tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe.Trên cơ sở đó công ty bảo hiểm và chủ xe sẽ thảo luận và đi đến kết luận về giá trị bảo hiểm, đòng thời chủ xe có thể quyết định tham gia tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn hay ngang giá trị thực tế của xe. Việc quyết định số tiền bảo hiểm sẽ là cơ sở để xác định số tiền bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Số tiền bảo hiểm là một khoản tiền nhất định được ghi trong đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm trong việc bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm. Như vậy, khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới cho toàn bộ xe hoặc bộ phận của xe tức là chủ xe đã mua bảo hiểm cho toàn bộ hay một phần giá trị của chiếc xe và phần giá trị được bảo hiểm đó được coi là số tiền bảo hiểm (tức là mức trách nhiệm bồi thường cao nhất của công ty bảo hiểm cho những thiệt hại đối với xe tham gia bảo hiểm mỗi vụ tai nạn). Cũng như các loại hình bảo hiểm tài sản khác, trong nhiều trường hợp chủ xe có thể tham gia với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (bao gồm cả trường hợp tham gia bảo hiểm cho bộ phận xe) hoặc tham gia với số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm tùy thuộc vào khả năng tài chính và mục đích sử dụng. Theo nguyên tắc bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm không vượt quá giá trị bảo hiểm, tuy nhiên trường hợp chủ xe tham gia với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm theo điều khoản “giá trị thay thế mới” thì vẫn được chấp nhận. 1.2.3.2.Phí bảo hiểm và các nhân tố ảnh hưởng Mức phí của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới được xác định bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm. Tỷ lệ phí cơ bản thường áp dụng cho thời hạn một năm hợp đồng, cùng với tỷ lệ phí cơ bản đó là quy định về tỷ lệ giảm phí đối với những hợp đồng có thời hạn dưới một năm. Nhìn chung tỷ lệ phí bảo hiểm cũng được định lượng dựa trên phương pháp thống kê, kết quả tính toán về tần suất xảy ra tổn thất và chi phí trung bình/1 tổn thất và định mức chi phí quản lý của người bảo hiểm. P= Sb x R Trong đó: Sb:Số tiền bảo hiểm R: Tỷ lệ phí bảo hiểm Tỷ lệ phí ở công thức này do Bộ Tài Chính quy định và nó phụ thuộc vào các yếu tố sau: Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông xảy ra Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn giao thông xảy ra Thời hạn bảo hiểm (ngắn hạn hoặc dài hạn) Như vậy phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe cũng có thể được tính theo công thức sau: P= f + d Trong đó: P: Phí thu đầu mỗi xe f : phí bồi thường d: phụ phí Cơ sở xác định phí bảo hiểm chủ yếu dựa trên các yếu tố sau: Một là, những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử dụng xe: - Loại xe: Mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật, mức độ an toàn khác nhau nên phí bảo hiểm vì thế cũng khác nhau. - Mục đích sử dụng xe: Xe lăn bánh trên đường càng nhiều thì mức độ rủi ro tai nạn càng lớn. - Phạm vi địa bàn hoạt động: xe hoạt động trên những địa bàn có mức độ phức tạp, nguy hiểm cao nên xác suất gặp rủi ro lớn vì thế mức phí bảo hiểm cho những loại xe này phải cao hơn các xe khác. - Thời gian xe đã qua sử dụng, giá trị xe: vì xe sử dụng càng lâu, mức độ hao mòn càng nhiều nên tính an toàn càng thấp, khả năng gặp rủi ro lớn. Hai là, những yếu tố liên quan đến người được bảo hiểm, người điều khiển xe. - Giới tính,Tuổi tác của người lái xe. - Kinh nghiệm của người lái xe: Theo số liệu thống kê những lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so với lái xe lớn tuổi, đặc biệt tình trạng tai nạn trong nhóm thanh thiếu niên sử dụng xe cơ giới ngày một tăng. - Tiền sử của lái xe: cho biết các hành vi vi phạm an toàn giao thông, mức độ liên quan đến các vụ tai nạn giao thông phát sinh… - Quá trình tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm. Ba là,việc tính phí bảo hiểm còn tùy thuộc vào giới hạn phạm vi bảo hiểm và có sự phân biệt giữa bảo hiểm lẻ và bảo hiểm cả đội xe. Cơ chế thưởng bằng việc giảm phí cũng được áp dụng như một biện pháp giữ khách hàng. Ở Việt nam hiện nay, tỷ lệ phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nhìn chung đều có sự phân biệt giữa ôtô và môtô, giữa bảo hiểm toàn bộ và và bộ phận xe. Tỷ lệ phí cũng được điều chỉnh cho những trường hợp mở rộng phạm vi bảo hiểm; trường hợp áp dụng mức miễn thường tăng lên và theo số năm xe đã qua sử dụng. Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ, tức là chỉ hoạt động một số ngày trong năm, thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngày hoạt động đó theo công thức sau: Phí bảo hiểm = Mức phí cả năm x Số tháng xe đã hoạt động trong năm 12 Hoàn phí bảo hiểm: Đó là trường hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả năm, nhưng trong năm xe không hoạt động một thời gian vì một lý do nào đó. Trong trường hợp này thông thường công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm của những tháng ngừng hoạt động đó cho chủ xe. Số phí hoàn lại được tính như sau: Phí hoàn lại = Phí cả năm x Số tháng không hoạt động x Tỷ lệ phí hoàn lại 12 Tùy theo từng công ty bảo hiểm khác nhau mà quy định tỷ lệ hoàn phí khác nhau. Nhưng thông thường tỷ lệ này là 80%. 1.2.4.Giám định tổn thất và bồi thường thiệt hại 1.2.4.1.Giám định tổn thất Nguyên tắc giám định : + Việc giám định phải tiến hành sớm nhất sau khi nhận được thông tin tai nạn (quy định chung là 5 ngày). Nếu không tiến hành giám định sớm được thì lý do của việc chậm trễ phải được đề cập trong biên bản giám định. + Mọi thiệt hại về vật chất xe thuộc trách nhiệm bảo hiểm đều phải được tiến hành giám định trực tiếp bởi công ty bảo hiểm hoặc người được công ty bảo hiểm ủy quyền với sự có mặt của chủ xe, người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan hoặc người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. + Khi chủ xe không thống nhất được nguyên nhân và mức độ tổn thất do giám định viên của công ty xác định thì hai bên thoả thuận chọn giám định viên độc lập, phí giám định do doanh nghiệp bảo hiểm trả nếu kết luận giám định của hai bên không trùng nhau, nếu kết luận giám định trùng nhau thì chủ xe phải trả phí. + Công tác giám định của công ty bảo hiểm phải độc lập với các cơ quan chức năng khác và không được tiết lộ nội dung giám định. Trong trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định, thì doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan do chủ xe có trách nhiệm cung cấp để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Quy trình giám định: Bước1: Tiếp nhận và xử lý thông tin về tai nạn: Yêu cầu khi tiếp nhận thông tin tai nạn cần phải nắm được: - Tình hình tai nạn: số xe, chủ xe, thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, sơ bộ thiệt hại… - Việc tham gia bảo hiểm: thời hạn bảo hiểm, nơi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (hoặc đơn bảo hiểm), phạm vi tham gia bảo hiểm. - Giải quyết bước đầu của chủ xe và các cơ quan chức năng. Sau khi tiếp nhận thông tin tùy theo tình hình yêu cầu hướng dẫn bước đầu cho chủ xe thu thập các giấy tờ cần thiết chuẩn bị cho công tác giám định cũng như giải quyét bồi thường sau này đồng thời tiến hành những công việc cần thiết để hạn chế tổn thất phát sinh, bảo vệ hiện trường xe bị tai nạn, nếu cần phải khai báo cơ quan chức năng để giải quyết tai nạn đúng luật. Thống nhất với lái xe, chủ xe về thời gian, địa điểm giám định. Chuẩn bị những yếu tố cần thiết về con người, trang thiết bị, phương tiện để tiến hành giám định. Bước 2: Giám định tổn thất. Giám định tổn thất là quá trình giám định những thiệt hại trong vụ tai nạn. Việc giám định này chia làm 2 giai đoạn đó là giám định sơ bộ tổn thất ban đầu và giám định chi tiết. Ngay sau khi xảy ra tai nạn đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng với chủ phương tiện ( hoặc người đại diện) tiến hành giám định ban đầu để xác định sơ bộ thiệt hại. Việc giám định chi tiết của xe sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe thực hiện trước khi tiến hành sửa chữa xe.Sau khi đã xác định được một cách chi tiết những thiệt hại xảy ra hai bên xây dựng phương án sửa chữa.Doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe sẽ thống nhất lựa chọn nơi sửa chữa với chi phí hợp lý và đảm bảo chất lượng. Doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, hồ sơ liên quan đến chiếc xe bị tai nạn. Trong quá trình giám định nhất thiết phải có mặt của cả hai bên doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm.Nhân viên giám định bảo hiểm chụp ảnh hiện trường nơi xảy ra tai nạn đồng thời phối hợp với công an để thu thập tư liệu, sau đó lập biên bản giám định. 1.2.4.2.Bồi thường bảo hiểm. Quy trình bồi thường: Bước 1: Kiểm tra bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường Sau khi tiếp nhận được hồ sơ từ khách hàng, căn cứ vào quy tắc bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm gốc, yêu cầu giám định viên và chủ xe cung cấp thêm nếu chưa đầy đủ. Một bộ hồ sơ bồi thường hoàn chỉnh thường bao gồm những giấy tờ sau: - Thông báo tai nạn và công văn yêu cầu bồi thường của chủ xe (theo đơn có sẵn của công ty bảo hiểm). - Giấy tờ xe (bản photo có giám định viên ký xác nhận) bao gồm: Giấy chứng nhận bảo hiểm; Đăng ký xe hoặc giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu xe; giấy phép lưu hành hoặc giấy phép sử dụng xe; Bằng lái xe. - Bản sao hồ sơ vụ tai nạn giao thông gồm có: Biên bản khám nghiệm hiện trường; Biên bản khám nghiệm xe; Sơ đồ hiện trường và các giấy tờ liên quan đến việc điều tra nguyên nhân tai nạn; Biên bản hoặc thông báo giải quyết tai nạn giao thông; Bản trưng cầu kết luận điều tra tai nạn giao thông khi cần thiết; Biên bản hòa giải dân sự và kết luận cả tòa án (nếu có). - Các chứng từ liên quan đến xác định thiệt hại: Hóa đơn, chứng từ liên quan đến sửa chữa thiệt hại; Hóa đơn xuất kho; Các biên bản đánh giá, xác định thiệt hại; - Các chứng từ khác nếu cần. Bước 2: Cơ sở để tính toán thiệt hại - Căn cứ vào thiệt hại thực tế và chi phí sửa chữa hợp lý mà 2 bên đã thỏa thuận trong khi thực hiện phương án giám định chi tiết để thống nhất các điều kiện sửa chữa cho chiếc xe bị tai nạn. - Căn cứ vào các khoản chi phí khác được chấp nhận bồi thường như chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí cẩu, kéo xe từ nơi bị tai nạn tới nơi sửa chữa. - Căn cứ vào cách thức tham gia bảo hiểm của chủ xe - Căn cứ vào các khoản đòi bồi thường từ người thứ ba gây nên tai nạn. Bước 3:Trình tự và cách thức tính toán bồi thường Một là: Xác định giá trị thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm. Thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm được tính theo công thức sau: Thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm bảo hiểm = Tổng chi phí sửa chữa hợp lý đã thống nhất + Các khoản chi phí được chấp nhận bồi thường khác – Chi phí sửa chữa thiệt hại không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Hai là:Tính toán số tiền bồi thường Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ ( đúng giá trị thực tế) thì số tiền bội thường bằng giá trị thiệt hại thực tế Nếu xe tham gia bảo hiểm bộ phận thì số tiền bồi thường được căn cứ theo giá trị thiệt hại của bộ phận được bảo hiểm Nếu xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị thì số tiền bồi thường được xác định: Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm của bảo hiểm x Số tiền bảo hiểm Giá trị bảo hiểm Trên thực tế việc giải quyết bồi thường có thể áp dụng theo 3 cách sau: Bồi thường trên cơ sở chi phí sửa chữa, khôi phục lại xe Bồi thường trên cơ sở đánh giá thiệt hại Bồi thường toàn bộ sau đó thu hồi và xử lý xe Việc lựa chọn cách thức bồi thường luôn phải đảm bảo tính thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe để lựa chọn phương án kinh tế cho cả hai bên 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình triển khai bảo hiểm 1.3.1 Các chỉ tiêu trong khâu khai thác - Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch khai thác + Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch ( iNK ) yk iNK = yo + Chỉ số hoàn thành kế hoạch ( iHK ) y1 iHK = yk + Chỉ số thực hiện ( i ) y1 i = yo Trong đó: y1, yo, yk là mức độ khai thác kỳ báo cáo, kỳ gốc và kỳ kế hoạch. Các mức độ trên (y1, yo, yk)có thể là: số hợp dồng, số giấy chứng nhận bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm. - Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu khai thác: Tổng số hợp đồng bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm. - Các chỉ tiêu phân tích tính mùa vụ trong khâu khai thác bảo hiểm: Xi ki = X Trong đó: ki : Chỉ số thời vụ tháng thứ i Xi : Mức độ khai thác tháng thứ i X : Mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm + Chỉ số thời vụ theo tháng (ki) phản ánh mối quan hệ giữa mức độ khai thác trong từng tháng với mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm. 1.3.2 Các chỉ tiêu trong phân tích tình hình đề phòng hạn chế tổn thất. - Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất trong kỳ = Số tiền chi đề phòng hạn chế tổn thất trong kỳ x 100 Doanh thu phí trong kỳ - Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất bình quân một vụ = Số tiền chi đề phòng hạn chế tổn thất trong kỳ x 100 Tổng số vụ tổn thất trong kỳ - Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất so với số tiền chi bồi thường trong kỳ = Số tiền chi đề phòng hạn chế tổn thất trong kỳ x 100 Tổng số tiền chi bồi thường trong kỳ 1.3.3 Các chỉ tiêu trong khâu giám định và bồi thường tổn thất - Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ. - Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ - Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa giải quyết bồi thường trong kỳ - Tỷ lệ giải quyết bồi thường = Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ x 100 Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ - Tỷ lệ tồn đọng = Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa giải quyết bồi thường trong kỳ x 100 Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ Số tiền bồi thường thực tế trong kỳ. Số tiền bồi thường bình quân mỗi vụ khiếu nại đã được giải quyết trong kỳ = Tổng số tiền phải bồi thường cho các vụ khiếu nại đã được giải quyết trong kỳ Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ - Tỷ lệ chi bồi thường = Số tiền chi bồi thường thực tế trong kỳ x 100 Tổng chi trong kỳ Tỷ lệ bồi thường trong kỳ = Tổng số tiền chi bồi thường trong kỳ x 100 Tổng doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ Tỷ lệ tổn thất trong kỳ = Tổng số tiền bị tổn thất trong kỳ thuộc phạm vi bảo hiểm x 100 Tổng số tiền bảo hiểm trong kỳ - Thời gian xử lý ban đầu: Là khoảng thời gian kể từ khi DNBH nhận được thông báo tổn thất đến khi có phản hồi ban đầu với khách hàng. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh nhạy của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện những phương hướng, hành động xử lý khi nhận được thông báo tổn thất. - Thời gian giải quyết bồi thường: Là khoảng thời gian kể từ khi DNBH nhận dược thông báo tổn thất của khách hàng đến khi khách hàng nhận được thông báo bồi thường ( hoặc từ chối bồi thường) của doanh nghiệp bảo hiểm. - Số vụ khiếu nại bồi thường sai sót trong kỳ: Chỉ tiêu này do cơ quan kiểm tra kiểm soát phát hiện và xác định.Những sai sót chủ yếu mà cán bộ bồi thường hay mắc phải dẫn đến tình trạng bồi thường sai, không đúng nguyên tắc dẫn đến tình trạng bồi thường sai, không đúng nguyên tắc: bồi thường khi chưa thu thập đủ tài liệu, chứng từ; bồi thường vượt quá số tiền bảo hiểm; bồi thường khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ bảo hiểm… - Tỷ lệ bồi thường sai sót trong kỳ = Số vụ bồi thường sai sót trong kỳ x 100 Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ - Số tiền bị thất thoát do bồi thường sai sót trong kỳ - Tỷ lệ số tiền bồi thường bị thất thoát = Số tiền bị thất thóat do bồi thường sai sót trong kỳ x 100 Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường trong kỳ 1.4.Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 1.4.1 Một số yếu tố chủ quan - Mặt thuận lợi: + Vấn đề marketing trong kinh doanh bảo hiểm: đối với doanh nghiệp bảo hiểm marketing là công cụ quan trọng nhất giúp hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh, chiến lược thị trường và chiến lược cạnh tranh.Với hệ thống chính sách hiệu quả marketing không chỉ giúp cho các nhà sản xuất kinh doanh lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư, tận dụng triệt để thời cơ kinh doanh mà còn giúp xây dựng chiến lược cạnh tranh và sử dụng các vũ khí cạnh tranh có hiệu quả nhất, nhằm nâng cao uy tín, chinh phục khách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh thị trường. - Dịch vụ chăm sóc khách hàng của các công ty bảo hiểm mà chu đáo thì sẽ chiếm lĩnh được niềm tin của khách hàng và làm tăng uy tín cho công ty. Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới mang tính tự nguyện vì vậy dịch vụ chăm sóc khách hàng cần phải được ưu tiên lên trên hết đảm bảo uy tín trách nhiệm của mình đối với khách hàng đây cũng là phương pháp khai thác thị trường hiệu quả. - Mạng lưới các đại lý, các địa điểm bán lẻ và các kênh phân phối về bảo hiểm vật chất xe cơ giới sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của công tác khai thác và tăng doanh thu cho doanh nghiệp bảo hiểm. - Mặt khó khăn: + Năng lực, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên bảo hiểm: Ở Việt Nam hiện nay số lượng nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ cao còn ít, đặc biệt còn thiếu các chuyên viên giám định và bồi thường. Do vậy khi gặp những vụ có mức độ rủi ro lớn hầu hết các công ty bảo hiểm trong nước đều phải thuê giám định vừa tốn kém chi phí cho công ty cũng như mất thời gian của khách hàng. + Mạng lưới đại lý bảo hiểm, các địa điểm bán lẻ về bảo hiểm vật chất xe cơ giới lớn song đa phần không có chuyên môn nghiệp vụ do vậy khi khai thác sẽ gặp nhiều khó khăn đặc biệt đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới mang tính tự nguyện của khách hàng là chính. 1.4.2 Một số yếu tố khách quan - Mặt thuận lợi: + Các quy định của nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm chi phối không nhỏ tới tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm. Các quy định của pháp lý nhằm quản lý và định hướng cho hoạt động triển khai bảo hiểm vào năm 2011 như quy định về đấu thầu bảo hiểm, quy định về tiêu chuẩn và đào tạo cán bộ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, xử lý trục lợi bảo hiểm, xây dựng cơ sở dữ liệu bảo hiểm xe cơ giới…làm hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. + Số lượng phương tiện tham gia giao thông trên cả nước ngày càng gia tăng tạo điều kiện thuận lợi phát triển nghiệp vụu bảo hiểm này. + Tính cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm cũng thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển. Do phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển chính vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng về phía mình qua đó nâng cao được uy tín của mình trên thị trường. - Khó khăn: + Sự biến động của nền kinh tế trong nước và trên thế giới: điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm,năm 2010, lạm phát của Việt Nam là 11,5%, tăng trưởng của các DNBH phi nhân thọ là gần 25%. Với dự báo lạm phát năm 2011 tối thiểu là 15,5%, tăng trưởng của các DNBHPNT chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khá lớn. đặc biệt đối với bảo hiểm vạt chất xe cơ giới mang tính tự nguyện tham gia bảo hiểm của khách hàng. + Các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát cũng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của nghiệp vụ này, ví dụ như biện pháp thắt chặt tín dụng, kiềm chế tăng trưởng tính dụng dưới mức 20%. Tính tới thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay đang trở thành gánh nặng cho nhiều DN cũng như các cá nhân. Lãi suất tăng cao lên hơn 20%/năm khiến các DN phải gác lại kế hoạch mở rộng sản xuất. Nhiều DN thừa nhận, với tình hình chi phí vốn đắt đỏ, chỉ có nước "có gì làm nấy", thu gọn hoạt động kinh doanh. Và như vậy, các DN và người dân sẽ có xu hướng cắt giảm các khoản chi chưa cấp thiết, trong đó có khoản chi cho bảo hiểm vì đối với nhiều DN, đây là khoản chi chưa thấy ngay được lợi ích. Thêm vào đó, khi lạm phát có xu hướng tăng lên, giá trị quyền lợi bảo hiểm sẽ có xu hướng giảm, ảnh hưởng nhất định tới tâm lý của khách hàng mua bảo hiểm theo hướng giảm nhu cầu mua. + Nhận thức của người dân về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới: Nhìn chung nhận thức của người dân về bảo hiểm chưa cao, yếu tố này ảnh hưởng lớn đến công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Vì nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới mang tính tự nguyện nhận thức của người dân về bảo hiểm cũng như về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tăng cao thì số lượng khách hàng tiềm năng sẽ tăng, nâng cao doanh thu của doanh nghiệp và ngược lại. + Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài trên thị trường bảo hiểm tác động tới không nhỏ đến kết quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này trên thị trường. Đặc biệt trong năm 2011 các công ty bảo hiểm đã chuyển hướng cạnh tranh từ chiều rộng sang chiều sâu, tình hình cạnh tranh không lành mạnh như hạ phí bảo hiểm, mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm không tương xứng với rủi ro, chấp nhận bảo hiểm đã hạ nhiệt hơn thay vào đó là mở rộng khai thác bán lẻ, mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng.Ngoài ra theo thống kê của hiệp hội bảo hiểm năm 2011 có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ do vậy công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này cũng gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với nhiều công ty bảo hiểm lớn chính vì vậy phải có phương án tối ưu nhằm triển khai nghiệp có hiệu quả đặc biệt đối với công ty bảo hiểm mới ra đời như Thái Sơn Chương 2: Thực trạng hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn. 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn. 2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển; chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn. 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn ( GREAT MOUNTAIN JOINT STOCK INSURANCE CORPORATION ). Tên giao dịch:BẢO HIỂM THÁI SƠN / Tên viết tắt: GMIC. Công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn chính thức được cấp phép hoạt động vào năm 2008. Trụ sở công ty: Tầng 18, tháp CEO, đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội. Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần bảo hiểm.Thời gian hoạt động: 99 năm.Công ty bắt đầu hoạt động với số vốn điều lệ là 300.000.000.000 đồng (ba trăm tỷ đồng), tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Dũng. Được thành lập bởi cổ đông là những tập đoàn kinh tế mạnh, với đội ngũ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, Bảo hiểm Thái Sơn – GMIC đã nhanh chóng tổ chức phát triển mạng lưới và triển khai hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước. Công ty đã xây dựng được một đội ngũ gần 300 cán bộ nhân viên làm việc tại 09 Phòng ban Công ty, 5 phòng bảo hiểm khu vực tại Hà Nội; 18 chi nhánh; 18 phòng bảo hiểm đại diện tại các tỉnh và thành phố với hàng nghìn đại lý, tổng đại lý, cộng tác viên bảo hiểm trong toàn quốc. Bên cạnh đó, GMIC cũng đầu tư và xây dựng hệ thống phần mềm quản lý chất lượng ISO 9001 hiện đại nhằm nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp và đem dịch vụ tối ưu nhất đến với khách hàng. Nhiều công trình, dịch vụ lớn có tầm vóc quốc gia đã được bảo hiểm tại GMIC như : Công trình nâng cấp tuyến đê La Giang- Hà Tĩnh ,Công trình khu tái định cư xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ; Dự án phòng chống lụt bão đường cứu hộ, cứu nạn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; Dự án cải tạo nâng cấp đường tại các huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn; Dự án nạo vét lòng thoát lũ dẫn tuyến sông Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình; Dự án đường dây 500KV Sơn La- Hiệp Hòa; Bảo hiểm cho các tòa nhà cao tầng, văn phòng tại Hà Nội như Tháp CEO,.....Công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn - GMIC luôn hướng tới sứ mệnh cung cấp dịch vụ bảo hiểm đồng bộ, đa dạng và tiện ích nhất với phương trâm “ Hơn cả sự cam kết”. 2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Chức năng: Bảo hiểm rủi ro trong các lĩnh vực như : hàng hải, tài sản - kỹ thuật, xe cơ giới, con người… Kinh doanh Bảo hiểm, tái Bảo Hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính. - Đối với nền kinh tế là một kênh thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư trở lại nền kinh tế, có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Đối với xã hội là tấm lá chắn vững chắc cho nền kinh tế trước những rủi ro bất ngờ Nhiệm vụ: - Hoàn thành tốt các kế hoạch kinh doanh, quản lý các chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước. - Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng thông qua phương châm " Hơn cả sự cam kết” - Chú trọng đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu - Tuân thủ các chế độ chính sách quản lý kinh tế, quản lý tài sản, quản lý lao động do nhà nước ban hành. - Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính, thống kê lưu trữ theo quy định của Tổng công ty do phòng hành chính - tổ chức cán bộ thực hiện , tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý nghiệp vụ. Cơ cấu bộ máy tổ chức: Bộ máy quản lý của công ty được sắp xếp theo cơ cấu hỗn hợp trực tuyến và chức năng đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, các phòng ban có chức năng khác nhau.Hội đồng quản trị do các cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ soạn thảo điều lệ hoạt động của công ty, xác định mục tiêu chiến lược, tor chức đại hội đồng cor đông…. Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của công ty thông qua các phòng ban chức năng. Mỗi phòng ban đều có giám đốc và phó giám đốc, các trưởng phòng có chức năng quản lý, đôn đốc hoạt động của phòng, ban mình và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc. Các tổng đại lý và đại lý là các đầu mối chân rết trong toàn bộ cơ cấu của bộ máy chịu sự chỉ đạo và tham mưu của các phòng ban chức năng. Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy công ty CP Bảo hiểm Thái Sơn Tổng giám đốc Tổng đại lý, đại lý Công nghệ thông tin Maketting Tổ chức nhân sự Hành chính quản trị Chi nhánh, phòng KD Ban quản lý và đào tạo đại lý Ban tổ chức tổng hợp Ban tài chính kế toán Ban kiểm soát nội bộ Ban hàng hải Ban phi hàng hải Ban tài sản- kỹ thuật Ban tái bảo hiểm Ban trợ lý, thư ký Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Đại hội đồng cổ đông Do cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo hỗn hợp trực tuyến và chức năng do vậy có những ưu điểm và những hạn chế sau: + Ưu điểm: Giảm gánh nặng cho các lãnh đạo do có sự tham mưu của các phòng ban, công tác chuyên môn thành thạo hiệu quả, công việc giải quyết nhanh chóng đảm bảo chất lượng chuyên môn. + Nhược điểm: Bộ máy cồng kềnh trong cơ cấu tổ chức của công ty do vậy tốn kém chi phí hoạt động, tổ chức… 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn. Ra đời trong bối cảnh nền Kinh tế đang khủng hoảng và gặp rất nhiều khó khăn, song với đội ngũ lãnh đạo có năng lực và dầy dặn kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ của Tập đoàn Xuân Thành, Bảo hiểm Thái Sơn đã tìm ra được hướng đi riêng cho mình, có định hướng phát triển rõ ràng và đạt được một số kết quả kinh doanh bước đầu: Bảng 2: Tổng kết tài chính công ty cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn giai đoạn 2008-2010 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng doanh thu phí ( trđ) 44250 73350 100000 Tổng chi phí ( trđ) 20450 37350 45500 Lợi nhuận trước thuế (trđ) 23800 36000 54500 Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu phí (%) 53.79 49.08 54.5 Tỷ lệ chi phí trên doanh thu phí (%) 46.21 50.92 45.5 Nguồn báo cáo tài chính hàng năm công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn Sau 3 năm chính thức đi vào hoạt động vượt qua những khó khăn thách thức công ty đã và đang dần đi vào quỹ đạo ổn định. Doanh thu phí đều tăng qua các năm, bình quân doanh thu phí tăng 27875 triệu đồng, số lượng khách hàng tiềm năng ngày càng lớn. Công ty luôn chú trọng tới chiến lược phát triển kinh doanh, xây dựng thương hiệu do vậy công tác Marketing sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được công ty đề cao trong những năm qua. Ngoài các nghiệp vụ bảo hiểm được coi là thế mạnh của công ty thì các nghiệp vụ khác cũng đóng góp không nhỏ trong tổng doanh thu phí hàng năm Bảng 3: Kết quả công tác khai thác một số nghiệp vụ cơ bản của công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn giai đoạn 2008 – 2010. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số hợp đồng (hợp đồng) Doanh thu (trđ) Số hợp đồng ( hợp đồng) Doanh thu (trđ) Số hợp đồng ( hợp đồng) Doanh thu (trđ) Bảo hiểm con người 18918 3500 29186 5400 34694 6400 Bảo hiểm xe cơ giới 88541 20000 123551 35250 184150 50000 Bảo hiểm tài sản 185 2250 316 3500 402 4500 Bảo hiểm kỹ thuật 176 11500 296 18400 398 25500 Bảo hiểm trách nhiệm 1120 1400 1642 2000 1986 2400 Bảo hiểm hàng hóa 65 1600 94 2100 143 2600 Bảo hiểm tàu thuyền 105 4000 168 6700 215 8600 Tổng 109110 44250 155253 73350 221988 100000 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CP bảo hiểm Thái Sơn) Nhìn chung doanh thu phí các nghiệp hàng năm đều tăng đặc biệt nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm kỹ thuật là hai nghiệp vụ chiếm lượng doanh thu cao nhất. Tỷ trọng doanh thu của hai nghiệp vụ bảo hiểm này lên tới 70% tổng số doanh thu của toàn công ty. Nguyên nhân chủ yếu lượng doanh thu của hai nghiệp vụ này cao như vậy là do: đối với nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật do có sự hậu thuẫn của tập đoàn xây dựng Xuân Thành cho nên số hợp đồng về xây dựng, kỹ thuật của tập đoàn này đều ưu tiên cho công ty Thái Sơn. Do vậy số hợp đồng cũng như doanh thu từ nghiệp vụ này đều tăng qua các năm. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ngoài sự nỗ lực khai thác thị trường của toàn nhân viên trong công ty cũng như các đại lý, tổng đại lý trên toàn quốc còn có sự tác động về phía nhà nước, Nghị định 103 ngày 10/9/2008 và Thông tư 126/BTC ngày 22/12/2008, Thông tư liên tịch 35/BTC-BCA ngày 25/2/2009 quy định về BHTNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 do chính phủ ban hành đã góp phần làm tăng số lượng hợp đồng cũng như doanh thu từ nghiệp vụ này. Cơ sở vật chất của công ty không ngừng được cải thiện và mở rộng. Hiện nay công ty đã đầu tư và xây dựng hệ thống phần mềm quản lý chất lượng ISO 9001 hiện đại nhằm nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp và đem dich vụ tối ưu cho khách hàng. Công tác Marketing sản phẩm luôn được công ty chú trọng. Là một công ty bảo hiểm mới ra đời do vậy để cạnh tranh được với các công ty khác trên thị trường bảo hiểm trong giai đoạn đầu phát triển công ty luôn đẩy mạnh hai mũi nhọn là bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm kỹ thuật. Hệ thống các kênh phân phối luôn mở rộng, đa dạng và phong phú, số lượng đại lý không ngừng tăng mở rộng trên cả nước. Hiện nay công ty đã xây dựng một đội ngũ gần 300 cán bộ, nhân viên làm việc tại 09 Phòng ban Công ty, 5 phòng bảo hiểm khu vực tại Hà Nội; 18 chi nhánh; 18 phòng bảo hiểm đại diện tại các tỉnh và thành phố với hàng nghìn đại lý, tổng đại lý, cộng tác viên bảo hiểm trong toàn quốc. Ngoài ra Gmic còn kết hợp với các hãng khác như ngân hàng, cơ quan thuế, bưu điện…các văn phòng bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, bán hàng trực tuyến nhằm mục đích giới thiệu cũng như chào bán sản phẩm của mình. Việc xây dựng thương hiệu luôn được đặt lên hàng đầu, để thu hút cũng như giữ được khách hàng tiềm năng công ty luôn cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng từ khâu khai thác cũng như việc giải quyết bồi thường đảm bảo quyền lợi của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu thực hiện theo đúng slogan “Hơn cả sự cam kết” của công ty đã đề ra. 2.1.3 Phương hướng hoạt động của công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn. Trong phiên họp tổng kết cuối năm 2010 ban lãnh đạo công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn đã đưa ra những nhận định về tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian 2008 – 2010 và đề suất phướng hướng hoạt động kinh doanh trong năm 2011 như sau: Tăng cường mở rộng thị phần của công ty ra thị trường trong và ngoài nước. Tiếp tục thúc đẩy, tăng chỉ tiêu doanh thu kế hoạch cho toàn hệ thống trực thuộc công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn. Phí bảo hiểm rẻ tuy quan trọng nhưng chưa phải yếu tố quyết định để thu hút và giữ chân khách hàng. Trên thực tế thị trường bảo hiểm xe cơ giới đã có thời gian phát triển đủ lâu để khách hàng kiểm nghiệm. Ngoài phí bảo hiểm, dịch vụ hỗ trợ khách hàng giải quyết nhanh chóng sự cố, mức đền bù thỏa đáng và chuyên nghiệp mới là bài toán hiệu nghiệm để giữ chân khách hàng. GMIC chọn cho mình một hướng đi riêng, mà nền tảng là xây dựng các mục tiêu tăng trưởng dựa trên chất lượng dịch vụ và lòng tin như: hỗ trợ nhanh, dịch vụ chu đáo, thái độ phục vụ tốt. Thông qua chiến dịch kích cầu bảo hiểm xe cơ giới từ 01/11/2011. Công ty tiếp tục cung cấp mũ, bình chữa cháy cho các đơn vị. Nhân việc cuối năm khi các đối thủ đang xao nhãng kinh doanh, Đề nghị các đơn vị tập trung đẩy mạnh các sản phẩm bảo hiểm có khuyến mại ra thị trường như bảo hiểm xe máy, bảo hiểm vật chất xe ô tô để tăng tốc doanh thu.   2.2 Tổng quan về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Việt nam hiên nay. 2.2.1 Tổng quan về thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ Tổng quan thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2010 cho thấy nhìn chung các Doanh nghiệp Bảo hiểm hoàn thành xong lộ trình tăng vốn pháp định lên đủ 300 tỉ đồng. Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú trọng tới tăng hiệu quả, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý rủi ro, khai thác, giám định bồi thường, chấp nhận tăng trưởng chậm lại nhưng không để tình trạng thua lỗ về nghiệp vụ bảo hiểm kéo dài. Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú ý đến xây dựng uy tín, thương hiệu, lựa chọn đối tác chiến lược có thể giúp và hợp tác, đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh bảo hiểm. Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú trọng đến phát triển sản phẩm mới, mở rộng các tiện ích gia tăng của sản phẩm, tăng thêm dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng kênh phân phối qua ngân hàng, bưu điện và các tổ chức khác. Tuy nhiên tình trạng cạnh tranh hạ phí, mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm không tương xứng với rủi ro, chấp nhận bảo hiểm vẫn còn phổ biến. Thiên tai xảy ra tại Miền Trung làm cho các Doanh nghiệp Bảo hiểm phải sử dụng dự phòng giao động lớn để giải quyết bồi thường (ước đạt 500 tỉ đồng). Tổng doanh thu Bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 17.165 tỉ đồng, tăng 26% so với 2009, với tốp dẫn đầu là: Bảo Việt (4.383 tỉ đồng), PVI (3.410 tỉ đồng), Bảo Minh (2.147 tỉ đồng), Pjico (1.526 tỉ đồng), PTI (655 tỉ đồng). Các Doanh nghiệp mới có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao là: MSIG 327,2% (172 tỉ đồng), Groupama 228% (22,4 tỉ đồng), ACE 198,6% (42 tỉ đồng), Bảo Ngân 93% (130 tỉ đồng), Fubon 98,3% (71,42 tỉ đồng), Hùng Vương 95% (35,86 tỉ đồng), SVIC 93% (275,6 tỉ đồng). Các nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu cao bao gồm: Bảo hiểm xe cơ giới ước đạt 5.256 tỉ đồng (tăng 20.1%); Bảo hiểm tài sản, kỹ thuật ước đạt 3.733 tỉ đồng (tăng 30,4%); Bảo hiểm sức khỏe ước đạt 2.514 tỉ đồng (tăng 28,3%); Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt ước đạt 1.500 tỉ đồng (tăng 55,2%), Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển ước đạt 1.210 tỉ đồng (tăng 26,7%). Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao (chưa kể dự phòng bồi thường cho tổn thất đã xảy ra chưa giải quyết) là: Bảo Minh 51%, Bảo Việt 37%, SVI 36,6%. Các nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao là: Bảo hiểm xe cơ giới 45,4%; Bảo hiểm thiết bị điện tử 44,3%; Bảo hiểm cháy nổ 41,6%; Bảo hiểm sức khỏe 40,9%. Nhìn chung tỉ lệ bồi thường đã giảm đi đáng kể so với năm 2009. 2.2.2 Thị trường kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới Nhìn chung năm 2010 doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tăng cao đạt 5256 tỷ đồng tăng 20.1 % so với năm 2009.giảm hơn so với tốc độ tăng của năm 2009 (doanh thu 4.326 tỷ đồng, tăng 36,28% so với năm 2008). Tốc độ tăng của năm 2010 giảm hơn so với năm 2009 là do năm 2009 Chính phủ ban hành chính sách kích cầu trong việc giảm thuế ô tô nên số lượng xe tiêu thu tăng nhanh kể cả xe nhập khẩu, Thông tư 126 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) chủ xe cơ giới cho phép tăng phí từ 10% - 20% so với Quyết định 23 ngày 9/4/2007. Theo hiệp hội bảo hiểm từ năm 2006 đến nay số lượng doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng từ 16 đến 29 công ty bảo hiểm trong và ngoài nước.Theo thống kê của hiệp hội bảo hiểm trong quý I năm 2011, PVI chiếm thị phần bảo hiểm lớn nhất đạt 23,9%, tiếp theo là Bảo Việt 22,7 , Bảo Minh 14.2%,PJICO 8,1%, PTI chiếm 4%, các doanh nghiệp bảo hiểm khác chiếm27,1 %. Năm 2010 tình hình cạnh tranh đã hạ nhiệt hơn đã có 50% số lượng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có lãi về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như hạ phí, mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm không tương xứng với rủi ro, chấp nhận bảo hiểm vẫn còn song đã đã giảm nhiều so với năm 2009. Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú trọng tới tăng hiệu quả, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý rủi ro, khai thác, giám định bồi thường, chấp nhận tăng trưởng chậm lại nhưng không để tình trạng thua lỗ về nghiệp vụ bảo hiểm kéo dài. Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú ý đến xây dựng uy tín, thương hiệu, lựa chọn đối tác chiến lược có thể giúp và hợp tác, đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh bảo hiểm. Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú trọng đến phát triển sản phẩm mới, mở rộng các tiện ích gia tăng của sản phẩm, tăng thêm dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng kênh phân phối qua ngân hàng, bưu điện và các tổ chức khác. 2.3 Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn. 2.3.1 Công tác khai thác Thị trường bảo hiểm và hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam trong những năm vừa qua đã có bước phát triển nhanh chóng và đột phá để từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trước cơn bão khủng hoảng tài chính hiện nay đã đặt ra những thách thức mới cần phải vượt qua đối với các doanh nghiệp bảo hiểm để tiếp tục phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến động, tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước thì việc khai thác bảo hiểm đối với các công ty bảo hiểm là rất quan trọng. Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng. Theo nguyên tắc hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy luật “số đông bù số ít”. Chỉ khi số lượng xe đủ lớn tham gia bảo hiểm thì mới hình thành được một quỹ tiền tệ tập trung chi trả cho chủ xe khi tai nạn xẩy ra và bù đắp các chi phí. Vì vậy khâu khai thác có ảnh hưởng quyết định đến doanh thu và lợi nhuận từ đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng. 2.3.1.1 Quy trình khai thác. Quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới thông thường: Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ở công ty cổ phần bảo hiểm Thái sơn bao gồm 8 bước sau: Bước 1: Tiếp thị, tìm kiếm, xử lý thông tin khách hàng: - KTV có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Chủ xe, tiếp nhận thông tin từ Chủ xe và xử lý thông tin, tất cả phải được cập nhật vào sổ ghi thông tin theo mẫu (BM 01). - Khi nhận thông tin yêu cầu từ Chủ xe, KTV cần hướng dẫn Chủ xe kê khai đầy đủ mọi thông tin trong GYCBH theo mẫu BM 02 và cung cấp các tài liệu khác theo yêu cầu của khách hàng như Quy tắc bảo hiểm, ĐKBS... Khuyến cáo khách hàng về việc GCNBH/ HĐBH sẽ không có giá trị một phần hoặc toàn bộ trong trường hợp khách hàng kê khai sai hoặc không khai báo các chi tiết quan trọng có liên quan đến rủi ro yêu cầu bảo hiểm, đối tượng được yêu cầu bảo hiểm.Thời gian thực hiện: ngay sau khi nhận được thông tin từ Chủ xe. Bước 2: Phân tích tìm hiểu và đánh giá rủi ro: - Tất cả các thông tin của KTV khi đánh giá rủi ro đều được điền vào mẫu GYCBH, đây là căn cứ thông tin ban đầu rất quan trọng trong công tác khai thác bảo hiểm xe cơ giới, KTV phải hiểu rõ nội dung để hướng dẫn Chủ xe ghi chép đầy đủ chính xác các thông tin trong GYCBH làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro và có thể đưa ra mức chào phí bảo hiểm phù hợp. Bảo hiểm TNDS bắt buộc của Chủ xe không nhất thiết cần GYCBH. Trong quá trình phân tích, đánh giá rủi ro, quan trọng nhất là phải kiểm tra xe khi được yêu cầu bảo hiểm. KTV bắt buộc phải kiểm tra chi tiết xe và ghi đầy đủ thông tin tại phần kiểm tra chi tiết xe trước khi cấp đơn bảo hiểm. KTV chịu trách nhiệm pháp lý trước Công ty về tính xác thực, Lãnh đạo các Đơn vị khai thác chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra quá trình này. - Ngoài các thông tin trên GYCBH, KTV đánh giá rủi ro trên cơ sở tiếp xúc trực tiếp Chủ xe, tìm hiểu thêm về công ty bảo hiểm từng tham gia, tình hình tổn thất năm trước đó, đặc biệt trong loại hình bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm TNDSHH. Khi Chủ xe yêu cầu bảo hiểm theo những ĐKBS hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, KTV cần phải chú ý hơn đến việc đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm. Các Đơn vị nên thường xuyên truy cập website của Cục đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) để xác định những xe quá niên hạn cũng như thông tin về kiểm định xe cơ giới nhằm phục vụ việc khai thác bảo hiểm. - Khi đã có các số liệu của Chủ xe, KTV có thể tư vấn cho Lãnh đạo Phòng khai thác, Lãnh đạo Đơn vị về chính sách khách hàng, công tác quản lý rủi ro, kiểm tra các thông tin, số liệu liên quan đến các rủi ro yêu cầu bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm. - Từ chối chào phí đối với các khách hàng: - Không có quyền lợi có thể được bảo hiểm. - Kê khai không trung thực các thông tin về rủi ro yêu cầu bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm khi đối chiếu với các thông tin thu được trong quá trình kiểm tra xe trực tiếp. - Thời gian thực hiện: không quá 1 ngày kể từ khi thu thập đầy đủ các thông tin. Bước 3: Xem xét đề nghị bảo hiểm - Sau khi có đầy đủ các thông tin Chủ xe cung cấp trong GYCBH, kết hợp với báo cáo đánh giá rủi ro và các số liệu thống kê, chính sách khách hàng... Phòng khai thác Đơn vị tiến hành tính toán mức phí phù hợp cho Chủ xe. - Trường hợp phải tham khảo phí bảo hiểm của các công ty khác thì cần giải thích rõ cho Chủ xe biết với mức phí, mức trách nhiệm, thì quyền lợi của Chủ xe như thế nào là tốt nhất. - Thời gian thực hiện: không quá 1/2 ngày kể từ khi thực hiện đầy đủ các bước. Khi nhận được yêu cầu bảo hiểm của những Chủ xe có giá trị bảo hiểm lớn, trên phân cấp, tính chất đặc thù, phức tạp, các KTV đề xuất với Lãnh đạo Phòng khai thác, Lãnh đạo Đơn vị, Phòng nghiệp vụ và Lãnh đạo Công ty để có phương án đàm phán theo quy trình trên phân cấp (BM.03 – Tờ trình cấp BH xe trên phân cấp). Bước 4: Đàm phán chào phí - Sau khi phương án bảo hiểm đã được Lãnh đạo Đơn vị duyệt, KTV tiến hành chào bảo hiểm theo mẫu chào phí bảo hiểm (BM.04). - Khi nhận được bản chào phí, Chủ xe sẽ có phản hồi, KTV tiến hành các bước như sau: Chủ xe chấp nhận bản chào phí bảo hiểm, tiến hành theo bước A. Nếu Chủ xe không chấp nhận bản chào phí bảo hiểm hiện tại, KTV và Lãnh đạo Đơn vị tiến hành thảo luận và đàm phán với Chủ xe để sửa đổi bản chào phí theo bước B. - Sau khi tiến hành bước B mà bản chào phí vẫn không đáp ứng được yêu cầu của Chủ xe, KTV, Lãnh đạo Đơn vị có thể thông báo bằng văn bản từ chối nhận bảo hiểm theo bước C. - Thời gian thực hiện: tùy thuộc vào việc đàm phán với Chủ xe. Bước 5: Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, ký kết Hợp đồng bảo hiểm, lập Phụ lục HĐBH: - Sau khi hoàn tất quá trình đàm phán, KTV tiến hành cấp GCNBH, chi tiết cấp GCNBH. - Ký kết Hợp đồng bảo hiểm: Khi Chủ xe yêu cầu ký kết HĐBH, KTV lập HĐBH theo biểu mẫu để trình ký Lãnh đạo Đơn vị. - Khi Chủ xe yêu cầu gia hạn nợ, sửa đổi nội dung HĐBH, KTV lập Phụ lục HĐBH theo biểu mẫu BM08. - Thời gian thực hiện: 01 ngày. Bước 6: Theo dõi thu phí tiếp nhận giải quyết mới - KTV vào sổ phát sinh BM.05, lập bảng kê BM.05-1 & BM.05-2 chuyển 01 bản Phòng kế toán, 01 bản lưu tại Phòng nghiệp vụ trong hồ sơ khai thác. - Sau khi gửi thông báo thu phí cho khách hàng (BM.06), KTV và cán bộ thống kê phối hợp cùng kế toán viên của phòng kế toán theo dõi đôn đốc nộp phí của Chủ xe. - Sau khi thu phí, tiến hành cấp hóa đơn tài chính để thuận lợi cho việc kiểm tra nộp thuế, trả hoa hồng cho đại lý. - KTV có trách nhiệm làm các công tác tuyên truyền, đề phòng hạn chế tổn thất... nhằm phục vụ khách hàng sau khi bán hàng và chuẩn bị nắm thông tin phục vụ cho các nhu cầu bảo hiểm tiếp theo của khách hàng, hoặc tái tục bảo hiểm sau này. - Thời gian thực hiện: trong suốt thời gian GCNBH, HĐBH có hiệu lực. Bước 7: Quản lý Hồ sơ khai thác, thông báo tái bảo hiểm, báo cáo nghiệp vụ - Quản lý đơn bảo hiểm (Hồ sơ khai thác): các Hồ sơ khai thác này được lấy theo số Bảng kê thu phí bảo hiểm. Số bảng kê được đánh mã theo quy định, số nhảy được đánh liên tục theo thứ tự từ bé đến lớn theo từng năm. Lưu trữ:- 01 bộ tại Phòng Nghiệp vụ (gồm cả hồ sơ trên phân cấp) - 01 bộ tại Phòng Tài chính Kế toán của Đơn vị để theo dõi công nợ. - Quản lý Hợp đồng bảo hiểm: Số HĐBH được đánh mã theo quy định, số nhảy được đánh liên tục theo thứ tự từ bé đến lớn theo từng năm và được ghi trong sổ phát sinh số HĐBH (BM.05). Khi Chủ xe yêu cầu gia hạn nợ hoặc thay đổi nội dung HĐBH (có Giấy yêu cầu hoặc Công văn kèm theo), Đơn vị khai thác phải ký Phụ lục HĐBH. Trường hợp thay đổi nội dung HĐBH có ảnh hưởng đến mức độ rủi ro, trên Phụ lục HĐBH Đơn vị khai thác phải tính thêm phí, thay đổi phải được chỉnh sửa đồng thời trên GCNBH. Phụ lục HĐBH được đánh mã theo quy định, đính kèm HĐBH, bổ sung vào Hồ sơ khai thác (bao gồm lưu trữ tại Phòng Nghiệp vụ và Phòng Kế toán Đơn vị). - Báo tái bảo hiểm: Với những Hồ sơ trên phân cấp phải báo tái bảo hiểm theo quy định, định kỳ KTV, Kế toán viên có trách nhiệm lập hồ sơ báo tái gửi Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tái bảo hiểm. Lãnh đạo Phòng Khai thác có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện quy trình này. Thời gian thực hiện: theo định kỳ báo tái. - Thực hiện các báo cáo nghiệp vụ: Các Đơn vị có nghĩa vụ thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định của Công ty. Hàng tháng, các Đơn vị lập báo cáo nhanh (BM.15). Định kỳ mỗi quý, các Đơn vị lập báo cáo số liệu quý (BM.11) về ban Phi hàng hải để Công ty có số liệu đánh giá tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Bước 8: Chăm sóc khách hàng Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, KTV phải thường xuyên quan tâm tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và ý kiến của Chủ xe để có thể đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời. Thời gian thực hiện: Trong suốt thời gian đơn GCNBH, HĐBH có hiệu lực Sơ đồ 2: Quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới thông thường. TRÁCH NHIỆM CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MÔ TẢ CÔNG VIỆC, TÀI LIỆU KTV KTV Lãnh đạo Phòng KTV Lãnh đạo Phòng KTV Lãnh đạo Phòng KTV Lãnh đạo Đơn vị KTV Cán bộ thống kê KTV Kế toán viên KTV Tiếp thị, tìm kiếm,xử lý thông tin về khách hàng Nhận thông tin từ khách hàng, phân tích, tìm hiểu, đánh giá rủi ro Xem xét đề nghị bảohiểm Đàm phán, chào phí Xử lý trên phân cấp Kết thúc thông báo cho khách hàng Cấp GCNBH, ký kết HĐBH, lập Phụ lục HĐBH Theo dõi thu phí (đối với hợp đồng thu phí nhiều kì), trả hoa hồng, tái tục, giải quyết mới Quản lý đơn bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm, báo tái bảo hiểm, báo cáo doanh thu Chăm sóc khách hàng I II C A B Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Bước 7 Bước 8 Quy trình khai thác bảo hiểm trên phân cấp : Bước 1: Nhận thông tin từ đơn vị cơ sở Ban Phi Hàng Hải Công ty nhận thông tin về các dịch vụ trên phân cấp từ đơn vị cơ sở (bước I) phải có kèm theo phân tích, ý kiến đề xuất từ đơn vị theo mẫu (BM.03). Bước 2: Xem xét đề xuất của đơn vị - Cán bộ ban Phi Hàng Hải phải có trách nhiệm xem xét, phân tích các ý kiến đề xuất của Đơn vị để đưa ra ý kiến, nếu chưa đủ cơ sở quyết định thì có thể yêu cầu Đơn vị thu thập thêm thông tin, hoặc lấy thông tin từ bên ngoài. Nếu các yêu cầu nằm trong thẩm quyền của ban Phi Hàng Hải, lãnh đạo ban có quyền quyết định và đề xuất trình ban Tổng Giám Đốc xét duyệt theo bước A của quy trình. - Trong quá trình xem xét, phân tích các ý kiến đề xuất của đơn vị nếu thấy không hợp lý hoặc thiếu các thông tin và nằm trong thẩm quyền của ban Phi Hàng Hải lãnh đạo ban có thể tiến hành thông báo từ chối theo bước C. - Thời gian thực hiện: trong vòng 1/2 ngày. Bước 3: Ý kiến các bộ phận liên quan - Nếu trong trường hợp các yêu cầu vượt mức của ban Phi Hàng Hải thì lấy thêm ý kiến từ ban tái bảo hiểm theo phương án B. - Trong quá trình làm việc với ban tái bảo hiểm cần có biên bản làm việc, tờ trình duyệt có liên quan và sẽ được lưu trữ vào hồ sơ sau này. - Thời gian thực hiện: Trong vòng 2 ngày Bước 4: Chấp nhận bảo hiểm - Các hồ sơ sau khi được giải quyết tại các bộ phận sẽ được Lãnh đạo Công ty chấp nhận và sẽ được tiến hành bước tiếp theo (II) của Sơ đồ quá trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới. - Nếu sau khi xem xét, tổng hợp ý kiến từ các phòng ban liên quan hồ sơ không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm, lãnh đạo ban Phi Hàng Hải hoặc lãnh đạo Công ty sẽ tiến hành thông báo từ chối tới đơn vị theo bước C. Thời gian thực hiện: trong vòng 1/2 ngày. Sơ đồ 3: Quá trình xử lý khai thác trên phân cấp. TRÁCH NHIỆM CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MÔ TẢ CÔNG VIỆC, TÀI LIỆU Chuyên viên ban PHH Lãnh đạo ban PHH Ban Tái bảo hiểm Lãnh đạo Công ty Ban PHH I Nhận thông tin từ Đơn vị cơ sở Xem xét đề xuất của Đơn vị A B Các bộ phận liên quan C Từ chối Chấp nhận bảo hiểm II Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Nhận xét: Nhìn chung các giai đoạn trong quy trình khai thác đều quan trọng, mỗi giai đoạn có vai trò nhất định, đều ảnh hưởng tới quá trình khai thác kinh doanh. Tuy nhiên để hiệu quả khai thác đạt kết quả cao nhất, nhằm mục tiêu tăng số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm, giảm chi phí liên quan khác thì giai đoạn đầu trong quy trình khai thác: tìm kiếm, tiếp thị, xử lý thông tin khách hàng đóng vai trò rất quan trọng. Bởi khách hàng là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp bảo hiểm do vậy việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm là rất quan trọng. Đối với công ty mới thành lập như công ty bảo hiểm Thái Sơn thì giai đoạn này lại càng cần thiết do vậy công ty luôn quan tâm chú trọng và mở rộng thị trường khai thác. 2.3.1.2 Kết quả khai thác BHVCXCG ở công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn 2.3.1.2.1 Số lượng khách hàng tham gia Sau hơn 3 năm chính thức đi vào hoạt động, vượt qua những khó khăn ban đầu khi mới hoạt động. Công ty bảo hiểm Thái Sơn đã có những bước tiến vững chắc, doanh thu phí từ các nghiệp vụ bảo hiểm không ngừng gia tăng. xác định nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một mảng nghiệp vụ bảo hiểm quan trọng trong ba năm qua toàn thể cán bộ công nhân viên đã ra sức thi đua phấn đấu gia tăng tổng doanh thu phí thực hành tiết kiệm để đạt được mục tiêu của tổng công ty đề ra. Là mảng nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai dưới hình thức tự nguyện, kết quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và nhận thức của người tham gia bảo hiểm cũng như vào sự tác động từ phía doanh nghiệp bảo hiểm. Hiện nay, khách hàng tham gia nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn rất đa dạng bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Đối tượng tham gia bảo hiểm cũng rất phong phú có cả môtô, ôtô, đầu kéo rơmooc…. Tuy nhiên do thời gian hoạt động chưa lâu và thời gian hoạt động kinh doanh bảo hiểm lại trùng với thời kì suy thoái kinh tế nên kết quả hoạt động khai thác kinh doanh còn ở mức thấp và vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của công ty. Bảng 4:Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn năm 2008 - 2010 Đơn vị: xe Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng số xe thực tế lưu hành 19.810.022 22.781.525 28.249.091 Tổng số xe tham gia bảo hiểm 4.807 6.150 8.035 - Xe máy, xe gắn máy 1976 2360 2845 - Ô tô 2633 3545 4884 - Đầu kéo rơ móc 198 245 306 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối số xe tham gia bao hiểm - 1343 1885 Tốc độ tăng liên hoàn số xe tham gia bảo hiểm (%) - 27.9 30.65 Tỷ lệ số xe tham gia tham gia bảo hiểm trong năm (%) 0.000243 0.00027 0.000284 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty CPBH Thái Sơn năm 2010) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy số xe tham gia bảo hiểm qua các năm 2008 – 2010 ngày càng tăng qua các năm và chủ yếu tăng mạnh đối với số lượng xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới chiếm từ 50% đến 60% tổng số xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới qua các năm. Năm 2009 tăng 1343 xe tương ứng tăng 27.9% so với năm 2008, năm 2010 tăng 1885 xe tương ứng tăng 30.65% so với năm 2009. Tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm VCXCG trong năm có xu hướng tăng dần qua các năm.Đạt được kết quả trên là do sự nỗ lực của toàn nhân viên trong công ty, cũng như các đại lý khai thác trên toàn quốc, ngoài số lượng xe cố định tham gia bảo hiểm vật chất của các công ty cổ phần liên kết tham gia bảo hiểm hàng năm công ty cũng mở rộng khai thác trên thị trường trong nước. Hiện nay ở Công ty bảo hiểm Thái Sơn nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới chủ yếu khai thác đối với phương tiện là ôtô, đối với phương tiện xe cơ giới là môtô, xe máy chủ yếu bảo hiểm toàn bộ giá trị xe đối với một số đối tượng nhất định.Đối với phương tiện là ôtô, rơmooc Những phương tiện này có giá trị bảo hiểm lớn nếu có đủ điều kiện thì tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ giá trị xe, hoặc tham gia bảo hiểm bộ phận, các tổng thành của xe. 2.3.1.2.2 Doanh thu phí bảo hiểm Sau ba năm hoạt động và triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới doanh thu phí bảo hiểm của công ty đã đạt được kết quả như sau: Bảng 5: Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới của công ty cổ phần bảo hiểm Thái sơn giai đoạn 2008 – 2010 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu phí ( trđ ) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối doanh thu phí (trđ) Tốc độ tăng doanh thu phí liên hoàn (%) Doanh thu phí ( trđ ) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối doanh thu phí (trđ) Tốc độ tăng doanh thu phí liên hoàn (%) Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc kỳ kế hoạch (trđ) 8500 15000 6500 76.5 25000 10000 66.67 Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc kỳ thực hiện (trđ) 10328.2998 17525.5704 7197.27 69.7 29469.127 11943.56 68.15 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ( % ) 122.5 116.84 - - 117.88 - - - Xe máy, xe gắn máy (trđ) 2879.89 4502.98 1623.09 56 7753.389 3250.409 72 - Ô tô (trđ) 7252.4858 12625.316 5372.83 74 21126.16 8500.84 67 - Đầu kéo, rơmooc (trđ) 195.924 397.408 201.484 102.8 589.578 192.17 48 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của công ty CPBH Thái Sơn) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh thu phí từ nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của công ty Thái sơn qua các năm đều tăng vượt kế hoạch hàng năm đề ra về doanh thu khai thác.Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch năm 2008 là cao nhất 122.5 %, năm 2009 và 2010 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tuy có tăng song tốc độ tăng chậm.Nguyên nhân do nền kinh tế đang lâm vào suy thoái nhu cầu về bảo hiểm cũng giảm.Doanh thu phí trên thực tế không chênh lệch nhiều so với kế hoạch đã đề ra điều này phản ánh bộ phận phân tích thị trường của công ty đã hoạt động tốt trong khoảng thời gian qua. Trên thực tế doanh thu phí năm 2009 tăng 7197.27 triệu đồng ( tăng 69.7 lần) so với năm 2008 , năm 2010 tăng 11943,56 triệu đồng ( Tăng 68.15) so với năm 2009. Trong đó doanh thu phí từ các hợp đồng bảo hiểm ô tô chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu phí hàng năm mà nghiệp vụ này khai thác được cụ thể doanh thu phí của ô tô năm 2008 là 7252,4858 triệu đồng chiếm 70.2%, năm 2009 là 12625,316 triệu đồng chiếm 72.04 %, năm 2010 là 21126,16038 triệu đồng chiếm 71.68%. Đối với loại hình bảo hiểm vật chất cho xe máy, xe gắn máy hầu như các hợp đồng bảo hiểm đều là hợp đồng toàn bộ xe, doanh thu phí qua các năm cũng khá lớn chiếm từ 15%- 20% tổng doanh thu của nghiệp vụ này qua các năm. Mặc dù thời gian đầu triển khai, công ty gặp không ít khó khăn như: kinh nghiệm quản lý và khai thác chưa có, chuyên môn của cán bộ nghiệp vụ nhìn chung chưa cao, nhận thức của đại bộ phận người dân về bảo hiểm còn hạn chế… Vì vậy kết quả cũng như hiệu quả khai thác còn thấp, trong đó số lượng xe tham gia loại hình bảo hiểm này không nhiều. Tuy nhiên với sự quan tâm của ban lãnh đạo, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của nhân viên khai thác của công ty cho nên năm 2010 số lượng xe tham gia bảo hiểm cũng như doanh thu phí tăng lên đáng kể 29469,12738 triệu đồng.Đạt được những kết quả trên là do: - Trong kế hoạch khai thác hàng năm, công ty tập trung duy trì bảo hiểm ở các đầu mối trọng điểm là các tổ chức, các doanh nghiệp lớn, nhiều tiềm năng. Cân nhắc và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khai thác của công ty trước sự cạnh tranh của các đối thủ khác. - Nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với các đầu mối khai thác bảo hiểm, các trạm đăng kiểm, hệ thống ngân hàng, mở hệ thống bán hàng trực tuyến giao sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng… 2.3.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất có vai trò quan trọng trong quy trình khai thác, có ảnh hưởng tới trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu làm tốt khâu này, số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất trong mỗi vụ sẽ giảm từ đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiết kiệm được số tiền bồi thường hoặc chi trả. Ngoài những lợi ích về kinh tế công tác đề phòng hạn chế tổn thất cũng mang ý nghĩa xã hội lớn. Tổn thất không xảy ra và kiểm soát được tổn thất cũng tạo niềm tin cho khách hàng với doanh nghiệp bảo hiểm và góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Chính vì vậy trong những năm qua công ty bảo hiểm Thái sơn luôn đầu tư đúng mức đối với công tác này.Cụ thể như công ty Thái sơn đã có sự phối hợp với công an và sở giao thông công chính Hà nội nhằm tăng cường hệ thống biển báo giao thông, đèn tín hiệu, sắp xếp hệ thống giao thông trên địa bàn.Hỗ trợ kinh phí tổ chức thi và cấp chứng chỉ lái xe, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật lệ an toàn giao thông nhằm nâng cao ý thức đối với người dân khi tham gia giao thông. Cấp bình cứu hỏa khi khách hàng mua bảo hiểm vật chất đối với ôtô. Xây dựng đường lánh nạn trên các đèo nguy hiểm như đèo Măng Găng, Cù Mông, đèo Hải Vân..., Dự án phòng chống lụt bão, đường cứu hộ cứu nạn qua thành phố Tam Kỳ, huyện Thăng Bình và Núi Thành… Bảng 6: Kết quả chi đề phòng hạn chế tổn thất ( 2008-2010 ) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chi Phí (Trđ) Cơ cấu (%) Chi Phí (Trđ) Cơ cấu (%) Tốc độ tăng liên hoàn (%) Chi Phí (Trđ) Cơ cấu (%) Tốc độ tăng liên hoàn (%) - Xe máy, xe gắn máy 85.47 33.3 124.36 32,9 1.45 195.92 31.6 1.58 - Ô tô 134.62 51.8 187.11 49,5 1.39 326.12 52.6 1.74 - Đầu kéo, rơmooc 38.59 14.9 65.772 17.4 1.7 97.96 15.8 1.49 - Tổng chi phí 259 100 378 100 1.46 620 100 1.64 Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm Công CP bảo hiểm Thái Sơn Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng chi phí cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất qua các năm đều có xu hướng tăng dần. Năm 2010 có tổng số chi cao nhất là 620 triệu đồng tăng so với năm 2009 ( 242 triệu đồng ), thấp nhất vào năm 2008 ( 259 triệu đồng ) Trong số tổng chi phí đề phòng hạn chế tổn thất qua các năm thì chi đề phòng hạn chế tổn thất cho ô tô là lớn nhất chiếm từ 49 % - 53 % và có xu hướng tăng lên. Ngoài ra chi cho xe máy và xe gắn máy chiếm 31% - 33 % trên tổng chi phí và đang có xu hướng giảm nhẹ. Đặc biệt năm 2010 tốc độ tăng chi phí cho ô tô tăng cao gấp khoảng 4 lần so với năm 2009 nguyên nhân dẫn tới điều này là do năm 2010 số xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất lớn, giá trị bảo hiểm cao, ngoài ra do biến động của thị trường tài chính đang lâm vào khủng hoảng dẫn đến số tiền chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất cũng phải tăng theo. Bảng 7: Bảng đánh giá hiệu quả chi đề phòng hạn chế tổn thất tại công ty CP Bảo hiểm Thái sơn ( 2008-2010) Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chi đề phòng hạn chế tổn thất 259 378 620 Chi bồi thường 864.375 1532.714 2424.538 Doanh thu phí bảo hiểm 10328,3 17525,6 29469,1 Tỷ lệ chi bồi thường so với doanh thu phí ( % ) 0.0836 0.087 0.082 Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất so với doanh thu phí ( % ) 0.025 0.022 0.021 Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm Công CP bảo hiểm Thái Sơn Qua bảng 6 ta có thể nhận thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất và tỷ lệ chi bồi thường. Đặc biệt nhận thấy mối quan hệ này thông qua số liệu năm 2009, tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất năm 2009 giảm so với 2008 là 0.003 % do gặp thời điểm nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng thị trường tài chính đày biến động, rủi ro xảy ra tăng cao do vậy công ty phải cắt giảm các khoản chi nhằm đại hiệu quả kinh doanh chính vì vậy tỷ lệ chi bồi thường năm 2009 tăng 0.0034 %. Năm 2010 công ty đã có những phương án nhằm cải thiện tình hình trên bằng cách cân đối lại thu chi đồng thời có sự đầu tư đáng kể trong công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên làm công tác đề phòng hạn chế tổn thất.Do vậy tỷ lệ chi bồi thường năm 2010 đã giảm xuống còn 0.082 %. Kết quả trên cho thấy công tác đề phòng hạn chế tổn thất ở công ty bảo hiểm Thái sơn luôn được coi trọng, phản ánh đúng tình hình kinh doanh của công ty. 2.3.3 Công tác giám định, bồi thường thiệt hại. 2.3.3.1 Công tác giám định. 2.3.3.1.1 Quy trình giám định Quy trình giám định nghiệp vụ BHVCXCG ở công ty cổ phần bảo hiểm Thái sơn gồm 4 bước: Sơ đồ 4: Quy trình giám định nghiệp vụ BHVCXCG ở công ty cổ phần bảo hiểm Thái sơn Xác định thiệt hại vật chất xe và thiệt hại tài sản của bên thứ 3 Xác định nguyên nhân và phân lỗi Thu thập hồ sơ vụ tổn thất Tiếp nhận khai báo tai nạn Trong đó: Bước 1: Tiếp nhận khai báo tai nạn: * Trường hợp tiếp nhận khai báo qua điện thoại. + Người trực phải hỏi để nắm bắt thông tin như: - Biển kiểm soát, loại xe. - Ngày giờ và địa điểm xảy ra tai nạn. - Tên lái xe, giấy phép lái xe nếu có - Số GCNBH, Đơn vị bảo hiểm, những loại hình khách hàng tham gia bảo hiểm (TNDS, vật chất xe,…) - Tóm tắt diễn biến tai nạn, gây tai nạn với ai?, trong tình huống nào? Hậu quả,…. - Vụ việc đang được cơ quan nào giải quyết, địa chỉ, số điện thoại liên lạc. - Thông tin của chủ xe. * Trường hợp tiếp nhận khai báo trực tiếp: Người trực tai nạn có trách nhiệm hướng dẫn kê khai theo mẫu thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường và thực hiện theo các yêu cầu tương tự nêu trên. * Trường hợp giám định hộ. Khi tiếp nhận thông tin thông báo tai nạn từ Đơn vị xử lý ban đầu, Đơn vị bảo hiểm gốc phải tiến hành xác minh tình hình nộp phí và tính hợp lệ tham gia bảo hiểm của khách hàng. Đồng thời phải phản hồi ngay cho Đơn vị thông báo tai nạn về việc có yêu cầu giám định hay không? Trường hợp không nhận được thông tin phản hồi từ Đơn vị bảo hiểm gốc, Đơn vị tiếp nhận thông tin tai nạn chủ động thực hiện giám định tai nạn và chuyển hồ sơ tai nạn (nếu có) về Đơn vị bảo hiểm gốc. Trường hợp khi nhận được thông tin tai nạn, Chủ xe, Lái xe phải xuất trình bản gốc GCNBH thì Đơn vị tại nơi xảy ra tai nạn mới tiến hành cử GĐV đi giám định ngay và bộ phận trực tai nạn phải làm thủ tục thông báo về Đơn vị bảo hiểm gốc để xác định nội dung và phí bảo hiểm của ấn chỉ gốc. Phí giám định hộ được tính theo quy định của Công ty. Bước 2 Thu thập hồ sơ vụ tổn thất. Ghi nhận tình huống tai nạn, giám định sơ bộ mức độ tổn thất, mức độ thiệt hại về người và tài sản, chụp ảnh hiện trường và các tổn thất, ghi lại địa chỉ nơi các nạn nhân được đưa đến cấp cứu. GĐV có trách nhiệm kiểm tra số khung, số máy và chụp ảnh ghi lại số khung, số máy đó để đảm bảo chiếc xe bị tai nạn là chiếc xe đã tham gia bảo hiểm tại GMIC và chụp ảnh tổn thất của tất cả các tài sản bị hư hỏng trong vụ tai nạn. Trong trường hợp khai báo tai nạn muộn hoặc GĐV không đến được hiện trường tai nạn, GĐV cần lấy lời khai nhân chứng tại nơi xảy ra tai nạn và xác minh tai nạn (nguyên nhân, mức độ tổn thất…) hoặc căn cứ vào mức độ tổn thất, lời khai Chủ xe (lái xe),…để xác định nguyên nhân tai nạn (GĐV chịu trách nhiệm về việc hướng dẫn Chủ xe, lái xe khai báo tai nạn). Trường hợp xe tham gia bảo hiểm vật chất có tổn thất nhỏ và hư hỏng một số trang thiết bị như kính, gương, đèn, xây xước thân xe,… Chủ xe có thể đến khai báo và giám định tại Đơn vị mà không cần giám định hiện trường. Lưu ý: Tất cả các ảnh chụp mức độ tổn thất phải được chụp dưới các góc độ sau: - Chụp tổng thể nhằm phác họa tổng quát thiệt hại đối với tài sản. - Chụp cận cảnh, rõ ràng từng hạng mục tổn thất, khu vực tổn thất, mức độ tổn thất theo thứ tự được đánh số vết 1, 2, 3… trên ảnh và phải thể hiện rõ ngày giờ chụp và ghi rõ họ tên GĐV chụp ảnh trên file ảnh đã chụp hoặc ghi rõ ngày giờ và chữ ký của GĐV sau ảnh đối với ảnh lưu trên giấy ảnh. - Trong vòng 24h, tất cả các ảnh phải được tải lên file dữ liệu của Ban hoặc Đơn vị để Lãnh đạo Ban, Đơn vị theo dõi quản lý.. Bước 3: Xác định nguyên nhân và phân lỗi - Đối với bảo hiểm TNDS, phải được sự đồng thuận của các bên trong vụ tai nạn khi GMIC giám định và phân chia lỗi, tính toán giải quyết bồi thường, GĐV lập biên bản giám định theo mẫu BM.GĐ – 03. - Trường hợp cơ quan CSGT xử l. tai nạn: việc phân chia lỗi và trách nhiệm giữa các bên do cơ quan CSGT quyết định. Cán bộ GMIC có quyền kiến nghị trước khi cơ quan thụ l. hồ sơ ra quyết định. - Trường hợp GMIC thụ l. tai nạn: Lỗi là nguyên nhân trực tiếp có tính quyết định đối với vụ tai nạn được tham chiếu với Luật giao thông đường bộ và các văn bản pháp luật có liên quan. Lỗi được phân chia như sau: . Lỗi chính, phụ: áp dụng tỷ lệ 70/30; 60/40 % . Lỗi hỗn hợp : áp dụng tỷ lệ 50/50 % . Lỗi hoàn toàn : áp dụng tỷ lệ 100 % . Lỗi một phần: áp dụng tỷ lệ 20/80 %; 10/90% Khi xác định tỷ lệ lỗi, GĐV phải lưu ý đến mức độ tổn thất giữa các bên, người chịu lỗi lớn hơn phải có nghĩa vụ bồi thường lớn hơn. Bước 4: Xác định thiệt hại vật chất xe - Chụp ảnh toàn bộ quang cảnh vụ tai nạn, các dấu vết tại hiện trường, các điểm va chạm. - Chụp toàn bộ xe có cả biển số (dưới nhiều góc độ khác nhau), chụp số khung số máy. - Xác định chính xác những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm. - Lập biên bản theo mẫu: Ghi chép toàn bộ những thiệt hại thực tế theo từng cụm tổng thành (Thân vỏ; Phần máy; Phần gầm; Hệ thống điện; Các thiết bị phục vụ khác); chụp ảnh minh hoạ chi tiết từng hạng mục (Tập ảnh giám định có chú thích rõ ràng từng hạng mục và kê theo thứ tự trong biên bản giám định); đưa ra hướng xử l. (khi giám định phải có đại diện của bên liên quan cùng tiến hành và ký vào biên bản thống nhất các thiệt hại đã giám định). Trong trường hợp giám định bổ xung do phát sinh, cũng tiến hành tương tự và ghi rõ số lần giám định bổ xung. - Xác định nguyên nhân: Căn cứ vào lời khai báo tai nạn, các dấu vết thiệt hại, các biên bản tai nạn do CSGT lập để xác định. - Đánh giá thiệt hại, lựa chọn phương án khắc phục; Lập dự toán sửa chữa: Căn cứ vào các thiệt hại thực tế và phương án khắc phục, khảo sát thị trường để đưa ra giá cả hợp l. nhất, đồng thời yêu cầu Chủ xe thống nhất và ký vào phương án được duyệt này trước khi tiến hành sửa chữa. - Giám sát quá trình sửa chữa, nghiệm thu. - Thu hồi phụ tùng thay thế, tài sản hoặc thanh lý đối trừ đối với những tài sản không thể thu hồi được. 2.3.3.1.2 Kết quả giám định nghiệp vụ BHVCXCG ở công ty bảo hiểm Thái Sơn. Thực hiện tốt theo đúng quy trình giám định cũng như sự chỉ đạo của tổng công ty công tác giám định trong giai đoạn 2008-2010 đã đạt được những kết quả đáng kể sau: Bảng 8: Kết quả giám định nghiệp vụ BHVCXCG ở công ty bảo hiểm Thái Sơn giai đoạn 2008-2010. Chỉ tiêu Năm Số vụ giám định thuộc TNBH (vụ) Số vụ tự giám định Số vụ giám định hộ (vụ) Số vụ thuê/nhờ giám định (vụ) Số lượng (vụ) Cơ cấu (%) 2008 234 201 86 2 31 2009 296 267 90 3 27 2010 423 396 94 5 22 Qua kết quả giám định trên ta có thể thấy số vụ giám định thuộc trách nhiệm bảo hiểm có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2008 có số vụ giám định thấp nhất là 234 vụ đến năm 2010 số vụ giám định đã tăng lên tới 423 vụ.Tỷ lệ số vụ tự giám định trên tổng số vụ giám định thuộc trách nhiệm bảo hiểm luôn trên mức 86 % riêng năm 2010 đã tăng lên tới 94%. Trong khi đó số vụ thuê nhờ giám định cũng có xu hướng giảm dần đặc biệt năm 2010 có 22 vụ điều này cho thấy công tác giám định đã có bước chuyển biến đáng kể, qua đó thấy được khả năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên giám định đã được củng cố rõ rệt.Ngoài ra số vụ giám định hộ qua các năm cũng có chiều hướng tăng song tăng chậm tăng 1 đến 2 vụ qua mỗi năm. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty mới được thành lập chưa có uy tín nhiều trên thị trường bảo hiểm do vậy số vụ giám định hộ rất thấp.Chính vì vậy trong những năm tới công ty cần đẩy mạnh hơn nữa trong công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên giám định, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của mình trên thị trường bảo hiểm. 2.3.3.2 Công tác bồi thường Bồi thường là khâu cuối cùng của quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm đến khách hàng. Nhưng lại có vai trò quan trọng quyết định tới uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.Trong cả quá trình tham gia bảo hiểm bồi thường khi rủi ro xảy ra được khách hàng quan tâm nhiều nhất bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của mình. Do vậy công tác bồi thường luôn được ban lãnh đạo của công ty bảo hiểm Thái sơn coi trọng nhằm thực hiện theo đúng slogan của công ty “Hơn cả sự cam kết”. 2.3.3.2.1 Quy trình giải quyết bồi thường Quy trình giải quyết bồi thường của công ty bảo hiểm Thái sơn về cơ bản tương tự quy trình chung nhưng được chia thành 6 bước để việc thực hiện, triển khai được cụ thể, chi tiết tránh sai sót và tạo điều kiện để công tác bồi thường được tiến hành nhanh nhất và hiệu quả nhất. Sơ đồ 5: Trình tự giải quyết bồi thường BHVCXCG tại Công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn Người chịu trách nhiệm Tiếp nhận hồ sơ Tiến trình Mô tả công việc, tài liệu liên quan - Cán bộ bồi thường Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ - Ghi sổ tiếp nhận hồ sơ bồi thường - Cán bộ bồi thường - Lãnh đạo Phòng/ Lãnh đạo Tính toán bồi thường - Tham chiếu theo Quy tắc bảo hiểm/ Hợp đồng bảo hiểm. - Cán bộ bồi thường - Lãnh đạo Phòng. - Lãnh đạo c.ty Trình duyệt Thông báo bồi thường Tính toán bồi thường sau đó trình duyệt lanh đạo ký, phê duyệt, chuyển phòng kế toán - thống kê xuất tiền. - phòng kT- TK - Cán bộ bồi thường - Lãnh đạo Phòng, công ty. Truy đòi người thứ 3/ xử lý tài sản hỏng(nếu có) -Thông báo bồi thường cho khách hàng. -xử lý, thu hồi tài sản hỏng 2.3.3.2.2 Kết quả bồi thường nghiệp vụ BHVCXCG của công ty bảo hiểm Thái sơn Bảng 9 : Kết quả bồi thường nghiệp vụ BHVCXCG của công ty bảo hiểm Thái sơn ( 2008-2010) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số vụ bồi thường vụ 228 289 411 Số vụ tồn đọng vụ 29 37 46 Tổng số đơn đòi bồi thường vụ 257 326 457 Số tiền bồi thường Triệu đồng 864.375 1532.714 2424.538 Số tiền bồi thường bình quân 1 vụ Triệu đồng/vụ 3.8 5.3 5.9 Doanh thu phí bảo hiểm Tr đồng 10328,3 17525,6 29469,1 Tỷ lệ bồi thường trên doanh thu phí % 8.37 8.75 8.23 Tỷ lệ giải quyết bồi thường % 88.7 88.6 89.9 Tỷ lệ tồn đọng % 11.3 11.4 10.1 Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn Qua bảng số liệu trên ta thấy số vụ bồi thường và số tiền bồi thường tỷ lệ thuận với nhau và có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2008 số vụ bồi thường là 228 vụ thì đến năm 2010 là 411 vụ tăng 183 vụ tương ứng với số tiền bồi thường là 1560.163 triệu đồng, tỷ lệ giải quyết bồi thường qua các năm có xu hướng tăng năm 2010 tỷ lệ giải quyết bồi thường cao nhất là 89.9 nguyên nhân dẫn tới điều này một mặt do số vụ bồi thường tăng nhanh vào năm 2010 tăng 1.4 lần so với năm 2009, ngoài ra do số vụ tồn đọng qua các năm được chuyển sang, đồng thời là do công tác giám định cũng như bồi thường ngày càng được quan tâm và chú trọng. Tỷ lệ tồn đọng tỷ lệ nghich với tỷ lệ giải quyết bồi thường qua các năm và có xu hướng giảm dần điều này cho thấy công tác giải quyết bồi thường trong nghiệp vụ BHVCXCG của công ty bảo hiểm Thái sơn đã có sự chuyển biến đáng kể. Tỷ lệ bồi thường trên doanh thu phí của nghiệp vụ này có chiều hướng giảm dần nếu như năm 2009 là 8.37 % thì đến năm 2010 là 8.23 % điều này cho thấy công tác đề phòng và hạn chế tổn thất cũng công tác giám định và bồi thường đã có sự chuyển biến đáng kể. Bảng 10:Thời gian giải quyết bồi thường tại công ty Cổ phần bảo hiểm Thái Sơn ( 2008-2010 ) Thời gian giải quyết bồi thường ( Ngày ) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số vụ Tỷ lệ ( %) Số vụ Tỷ lệ ( %) Số vụ Tỷ lệ ( %) 1-7 121 47 140 43 210 46 8-14 54 21 75 23 91 20 15-30 39 15 46 14 73 16 31-60 31 12 42 13 64 14 Trên 60 12 5 23 7 19 4 Tổng 257 100 326 100 457 100 Qua bảng số liệu trên ta thấy số vụ trong thời gian giải quyết bồi thường từ 1-30 ngày có xu hướng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất trong khoảng thời gian giải quyết từ 1-7 ngày, năm 2008 trong khoảng thời gian này có 121 vụ được giải quyết, năm 2009 là 140 vụ ( tăng 19 vụ so với năm 2008), năm 2010 là 210 vụ ( tăng 70 vụ so với năm 2009 ).Số vụ giải quyết bồi thường trong khoảng thời gian này chủ yếu mang tính chất đơn giản, mức độ bồi thường không cao do vậy có thể dễ dàng giải quyết bồi thường ở các cấp cơ sở tránh mất thời gian cho khách hàng. Số vụ trong khoảng thời gian từ 31 đến trên 60 ngày có xu hướng tăng chậm đặc biệt trong khoảng thời gian giải quyết bồi thường trên 60 ngày, năm 2009 là 23 vụ tăng 11 vụ so với năm 2008.Nguyên nhân do trong năm nay số vụ đòi giải quyết bồi thường có tính chất phức tạp đồng thời do chênh lệch thời gian giữa công tác giám định bồi thường do cán bộ giám định ở các cơ sở còn thiếu chuyên môn chưa cao dẫn đến số vụ tồn đọng, thời gian giải quyết bồi thường còn chậm. Năm 2010 thời gian gải quyết bồi thường đã được cải thiện hơn do cơ cấu bộ máy của công ty đã được củng cố, cải thiện.Số vụ giải quyết bồi thường trong khoản thời gian này đã giảm đáng kể. 2.3.4 Kết quả kinh doanh nghiệp vụ BHVCXCG tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn. Kết quả kinh doanh là căn cứ để đánh giá tình hình hoạt động của công ty được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là doanh thu và lợi nhuận. Do vậy dựa trên bảng kết quả kinh doanh nghiệp vụ BHVCXCG ta có thể đánh giá được tình hình hoạt động và phát triển của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010. Bảng 11: Kết quả kinh doanh nghiệp vụ BHVCXCG tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn ( 2008-2010 ) Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng doanh thu phí 10328,3 17525,6 29469,1 Tổng chi phí 3320 6746 8415 Lợi nhuận 6008.3 10779.6 21054.1 Tỷ lệ chi phí trên tổng doanh thu (%) 32.14 38.49 28.56 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối doanh thu phí - 7197.3 11943.5 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng doanh thu (%) 58.17 61.51 71.44 Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn. Biểu đồ 1: Kết quả kinh doanh nghiệp vụ BHVCXCG Qua bảng và biểu đồ trên ta có thể thấy doanh thu phí, lợi nhuận đều tăng qua các năm điều này thể hiện sự phát triển đối với nghiệp vụ BHVCXCG của công ty đang dần được khẳng định.Năm 2010 lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ này là 21054.1 triệu đồng tăng hơn so với năm 2009 là 10274.5 triệu đồng đây là con số đáng kể trong quá trình kinh doanh của công ty, đặc biệt có ý nghĩa hơn khi công ty chỉ mới thành lập và hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế tài chính đang suy thoái, đầy biến động. Tuy doanh thu từ nghiệp vụ này tăng qua các năm song chi phí bỏ ra cũng không nhỏ, chiếm tỷ trọng lớn cao nhất vào năm 2009 là 38.49% trên tổng doanh thu phí, năm 2010 tỷ lệ chi đã giảm chỉ còn 28.56 % nguyên nhân đạt được kết quả trên là do năm 2010 công ty đã có những bước đi phù hợp, cải cách trong công tác đề phòng, hạn chế tổn thất chính vì vậy đã thu được một số kết quả nhất định. 2.3.5 Đánh giá chung về tình hình triển khai nghiệp vụ BHVCXCG ở công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn 2.3.5.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân trong công tác triển khai nghiệp vụ BHVCXCG ở công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn 2.3.5.1.1 Kết quả đạt được Trong tổng doanh thu của toàn công ty thì doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là cao nhất chiếm khoảng 50% đây được coi là thế mạnh trong các nghiệp vụ khai thác của công ty.Chính vì vậy để giữ vững và phát huy thế mạnh đó ban lãnh đạo của công ty luôn quan tâm và đầu tư cho nghiệp vụ này.Bằng các hỗ trợ về tài chính, về chính sách cũng như văn bản hướng dẫn thực hiện về quy trình khai thác, kiểm soát hạn chế tổn thất cũng như trong công tác giám định và bồi thường giúp cho nhân viên hoàn thiện công việc có hiệu quả tốt nhất. Đầu tư trang thiết bị, máy móc, mở các lớp đào tạo tâp huấn đối với nhân viên nhằm nâng cao các công tác trong nghiệp vụ BHVCXCG.Có sự đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút cũng như kích thích các cán bộ nhân viên cống hiến hết mình trong công việc. Trong nghiệp vụ BHVCXCG công ty đã nâng cao chất lượng trong công tác tư vấn, đào tạo đại lý chuyên nghiệp cho công ty, mở rộng đại lý trên toàn quốc.Đồng thời tăng cường công tác đề phòng hạn chế tổn thất, giám định bồi thường bằng cách: Tuyển chọn nhân viên có chuyên môn lâu năm trong nghề, có chính sách đãi ngộ hợp lý và phân công công việc phù hợp với khả năng của từng nhân viên. Kiểm tra, đánh giá công việc một cách chặt chẽ và thường xuyên đảm bảo các công tác được thực hiện theo đúng chuyên môn và quy trình đã đề ra. Hạn chế tình trạng trục lợi bảo hiểm và những tổn thất không đáng có. Chính sách Marketing luôn thay đổi để phù hợp với tình hình mới có sức ảnh hưởng sâu rộng đến kết quả hoạt động khai thác. Kênh phân phối tương đối hoàn thiện hoạt động có hiệu quả, có tác dụng tăng doanh thu và giảm chi phí. Dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng được công ty luôn được đảm bảo Công tác đề phòng hạn chế tổn thất được cải thiện rõ rệt không những giảm thiểu được chi phí bồi thường mà còn giảm thiểu được tình trạng trục lợi bảo hiểm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. Công tác bồi thường chi trả nhanh chóng kịp thời giảm tỷ lệ nợ đọng qua các năm tạo niềm tin, đảm bảo uy tín đối với khách hàng 2.3.5.1.2 Nguyên nhân để đạt được kết quả trên - Do là công ty bảo hiểm ra đời sau chính vì vậy kinh nghiệm, bài học kinh doanh của các công ty đã phát triển luôn được công ty học hỏi và rút kinh nghiệm từ đó xây dựng chiến lược phát triển riêng cho mình - Tiềm lực tài chính của công ty lớn và luôn được đảm bảo do vậy nội lực tiềm năng phát triển của công ty là khá lớn. - Công ty có hệ thống lãnh đạo với chuyên môn nghiệp nghiệp vụ cao, đường lối lãnh đạo đúng đắn. Đồng thời cơ cấu bộ máy quản lý chặt chẽ, đội ngũ nhân viên có trình độ từ trên đại học trở lên giàu tâm huyết với nghề đã không ngừng phấn đấu cống hiến, đội ngũ đại lý đông đảo mở rộng khắp cả nước do vậy công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã đạt được những thành tựu trong thờ gian qua. 2.3.5.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 2.3.5.2.1 Những mặt còn hạn chế - Mặc dù số lượng hợp đồng tham gia bảo hiểm nghiệp vụ này đều tăng qua các năm song tốc độ tăng còn chậm chưa cân xứng với tiềm năng phát triển đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của công ty. - Chính sách marketing sản phẩm tuy đã có sự đầu tư mở rộng song chưa đồng bộ chỉ tập trung chủ yếu vào khu vực đông dân cư thành thị. - Công tác chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm đúng mức đặc biệt trong khâu khai thác, bồi thường. - Tỷ lệ nợ đọng tuy đã giảm song số vụ tồn đọng qua các năm còn lớn ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín của công ty đối với khách hàng. - Cán bộ chuyên môn đặc biệt trong khâu giám định bồi thường còn hạn chế, thiếu cán bộ quản lý cũng như cán bộ chuyên môn ở các cơ sở đặc biệt các cơ sở ở vùng xa thành thị. - Vẫn xảy ra tình trạng trục lợi bảo hiểm gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. - Số vụ tai nạn có đơn đòi yêu cầu bồi thường ở mức cao, số tiền bồi thường bình quân một vụ tai nạn năm sau cao hơn năm trước. 2.3.5.2.2 Nguyên nhân - Sự hiểu biết của khách hàng về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới còn chưa cao, đa số người dân chưa có ý thức tự tham gia bảo hiểm. Bên cạnh đó, do là mảng nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai dưới hình thức tự nguyện Dẫn đến kết quả khai thác của công ty còn khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng. - Chính sách quảng bá, giới thiệu sản phẩm của công ty còn chưa đến được với đại đa số khách hàng, đặc biệt là những khách hàng ở xa khu vực đô thị, nguyên nhân chủ yếu do công ty mới thành lập nên phải phân bổ cân đối thu chi hợp lý do vậy việc mở rộng công tác marketing sản phẩm còn gặp hạn chế. - Sự cạnh tranh khốc liệt từ các DNBH trong và ngoài nước, đặc biệt là các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài do có tiềm lực kinh tế đã theo đuổi mục tiêu chiếm lĩnh thị trường đang cạnh tranh mạnh mẽ về chính sách giá sản phẩm cũng như các hoạt động chăm sóc khách hàng, dẫn đến sự chia nhỏ thị trường của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. - Số lượng đại lý tăng, cộng tác viên khá lớn do vậy ảnh hưởng đến công tác quản lý chăm sóc khách hàng. - Trong hoạt động khai thác, vì mục tiêu bán hàng và hoa hồng bảo hiểm mà đại lí khai thác cả những hợp đồng bảo hiểm “xấu”, có mức độ rủi ro lớn dẫn đến các chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất, chi bồi thường tăng cao. - Cán bộ giám định viên còn thiếu và đa số có trình độ chuyên môn còn chưa thật cao chủ yếu ở các cơ sở. Dẫn đến thời gian giám định bồi thường còn kéo dài, kết quả chưa thật sự chính xác. Nhiều hành vi “trục lợi bảo hiểm” còn chưa được xử lí kịp thời dẫn đến các chi phí bồi thường còn cao và không xuất phát từ tình hình thực tế ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TRIỂN KHAI TÔT HƠN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM THÁI SƠN. 3.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở công ty cổ phần bảo hiểm Thái sơn. 3.1.1 Giải pháp đối với công tác khai thác. Một doanh nghiệp bảo hiểm không thể tồn tại nếu như không có khách hàng. Khách hàng là người quyết định trực tiếp đến lợi nhuận của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm vô hình như sản phẩm bảo hiểm, vốn chủ yếu kinh doanh dựa trên niềm tin của khách hàng. Việc khai thác thị trường bảo hiểm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong bối cảnh tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang diễn ra gay gắt như hiện nay đang là thách thức lớn đối với các công ty bảo hiểm mới nổi như Thái sơn. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan.doc
Tài liệu liên quan