Tài liệu Đề tài Hoạt động thông tin - Thư viện trong hệ thống thông tin khoa học: Thực trạng và giải pháp: Lời nói đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Từ thập kỷ 70 đến nay do tác động của cuộc cách mạng KHCN hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… đã làm cho bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế thế giới biến đổi sâu sắc về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động - là bước ngoặt mang tính lịch sử, trong đại: Chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin, trong đó nền kinh tế tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong hoạt động kinh tế xã hội. Hoạt động thông tin - thư viện với tư cách là một phân ngành kinh tế tri thức quan trọng có những thay đổi, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá trên thế giới.
Trong thực tiễn hoạt động thông tin - thư viện có những mô hình khác nhau. Đối với các nước đang phát triển hoạt động thông tin - thư viện dưới sự đầu tư toàn diện của nhà nước nhằm đảm bảo an ninh Quốc gia. Những nước trong nền kinh tế thị trường, hoạt động thông tin - thư viện hướng tới xã hội hoá thông tin nằm trong th...
56 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoạt động thông tin - Thư viện trong hệ thống thông tin khoa học: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Từ thập kỷ 70 đến nay do tác động của cuộc cách mạng KHCN hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… đã làm cho bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế thế giới biến đổi sâu sắc về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động - là bước ngoặt mang tính lịch sử, trong đại: Chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin, trong đó nền kinh tế tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong hoạt động kinh tế xã hội. Hoạt động thông tin - thư viện với tư cách là một phân ngành kinh tế tri thức quan trọng có những thay đổi, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá trên thế giới.
Trong thực tiễn hoạt động thông tin - thư viện có những mô hình khác nhau. Đối với các nước đang phát triển hoạt động thông tin - thư viện dưới sự đầu tư toàn diện của nhà nước nhằm đảm bảo an ninh Quốc gia. Những nước trong nền kinh tế thị trường, hoạt động thông tin - thư viện hướng tới xã hội hoá thông tin nằm trong thành phần của kết cấu hạ tầng xã hội, trợ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày nay hoạt động thông tin - thư viện góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động thông tin - thư viện nhằm nâng cao sức sản xuất tạo ra những sản phẩm có giá trị trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, hỗ trợ ra quyết định giải quyết những vấn đề kinh tế đặt ra. Đồng thời đã và đang trở thành bộ phận hữu cơ của hoạt động xã hội, đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý xã hội và tác động tới cấu trúc hệ thống quản lý xã hội. Việc sử dụng các nguồn thông tin hiệu quả trong công việc của người dùng tin cần trở thành thói quen, tập quán của con người trong xã hội hiện đại.
Công nghệ thông tin đã và đang ngày càng phát triển nhanh và được sử dụng nhằm thực hiện các quá trình thu thập, lưu trữ, xử lý, truyền dẫn và khai thác phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Pháp lệnh thư viện đã quy định: “Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp Thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá phục vụ công cuộc CNH - HĐH đất nước”.( Điều 1 - Pháp lệnh Thư viện ).
Trong giai đoạn hiện nay hoạt động thông tin - thư viện đã và đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng tin góp phần vào giai đoạn CNH - HĐH đất nước.
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài.
Đảng và Nhà nước ta khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thông tin - thư viện và chỉ đạo nhằm tăng cường và phát huy công tác thông tin- thư viện trong hệ thống thông tin khoa học.
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động thông tin - thư viện đóng trò quan trọng trong hệ thống thông tin khoa học góp phần phát triển nền kinh tế xã hội, thực hiện công cuộc CNH - HĐH trên đất nước ta, phấn đấu năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học còn có những hạn chế cần có những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Là một sinh viên ngành Thông tin - Thư viện, nhận thức được vai trò, nhiệm vụ hoạt động thông tin - thư viện trong hoạt động thông tin khoa học nhằm thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công tác phổ biến tri thức khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Do đó, Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp: “Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học - Thực trạng và giải pháp”.
Đề tài nghiên cứu với mục đích: Tìm hiểu hoạt động Thông tin - Thư viện trong một số lĩnh vực kinh tế – xã hội – giáo dục và đời sống. Khái quát về các hệ thống thông tin khoa học hiện nay với cơ chế đổi mới kinh tế mở có sự quản lý của nhà nước.
Với một đề tài cấp thiết, tôi nhận thấy rằng khoá luận đề cập đến các vấn đề về mặt lý luận cũng như thực tiễn:
+ Về mặt lý luận: Xác định tầm quan trọng của hoạt động thông tin - thư viện trong hoạt động thông tin khoa học. Từ đó thực hiện nhiệm vụ, chiến lược và những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội .
+ Về mặt thực tiễn: Khoá luận nghiên cứu, phân tích thực trạng của hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học nói chung và các hệ thống thông tin KHCN, hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống thông tin kinh tế …. nói riêng và đưa ra những giải pháp trong thời gian tới.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
+ Cơ sở lý luận: Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước các kết quả điều tra và nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận sử dụng các phương pháp: tổng quan tư liệu, tập hợp tài liệu về hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học. Sau đó chọn lọc, phân tích, tổng hợp những thông tin cần thiết cho đề tài khoá luận.
4. Cấu trúc của Khoá luận.
Ngoài các phần : mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung của hoạt động thông tin - thư viện .
1.1. Khái quát chung hoạt động thông tin - thư viện.
1.2. Mục đích của hoạt động thông tin - thư viện.
1.3. Đặc điểm của hoạt động thông tin - thư viện.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin - thư viện trong giai đoạn hiện nay.
2.1. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực quản lý.
2.2. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực kinh tế.
2.3. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực khoa học-giáo dục- đào tạo
2.4. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin KH&CN
2.5. Hoạt động thông tin- thư viện trong hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật.
2.6. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn .
2.7. Hoạt động thông tin- thư viện trong hệ thống thông tin kinh tế thương mại.
Chương 3: Phương hướng phát triển trong thời gian tới.
3.1. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn tin.
3.2. Đội ngũ cán bộ.
3.3. Đào tạo đội ngũ người dùng tin.
3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin.
3.5. Mở rộng hợp tác quốc tế.
Chương 1.
Khái quát chung của Hoạt động Thông tin - Thư viện
1.1. Khái quát chung hoạt động thông tin - thư viện
Hoạt động thông tin - thư viện là hoạt động khoa học nhằm thu thập, xử lý, phân tích. tổng hợp, lưu trữ , bảo quản và cung cấp thông tin đến người dùng tin .
Động cơ của hoạt động thông tin - thư viện là xuất phát từ nhu cầu sử dụng nguồn tin của người dùng tin. Nhu cầu tin là tính chất của một đối tượng cá nhân, tập thể hoặc một hệ thống nào đó thể hiện sự cần thiết nhận thông tin phù hợp với hành vi hay công việc mà đối tượng đó đang thực hiện. Như vậy, để thực hiện trọn vẹn một nhu cầu cần phải có một quá trình hoặc thông qua hàng loạt yêu cầu, đồng thời có sự điều chỉnh và trao đổi qua lại giữa người dùng tin và cơ quan thông tin- thư viện .
Trong giai đoạn hiện nay phần lớn những người hoạt động trong lĩnh vực thông tin - thư viện đã nhận thấy xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin , hiện đại hoá hoạt động thông tin- thư viện là vấn đề mang tính khách quan và là xu thế chung của xã hội khi bước vào thế kỷ XXI – nền kinh tế tri thức. Hệ thống thông tin thư viện thế giới đang trong quá trình điện tử hoá, số hoá rất mạnh mẽ. Quá trình đó tạo cơ sở thuận lợi cho hệ thống thông tin - thư viện ở các nước đang phát triển như chúng ta. Trong thực tế, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận ra những lợi ích mà công nghệ thông tin đem lại và nhanh chóng tiếp cận tạo ra những chuyển biến đáng kể. Một số cơ quan thông tin và thư viện đã thực sự coi công nghệ thông tin là động lực phát triển và tạo ra được một số nét mới mang dáng dấp một thư viện hiện đại như thư viện điện tử. Tuy nhiên muốn công nghệ thông tin thực sự là động lực quan trọng, có ý nghĩa quyết định vị trí của từng cơ quan thông tin - thư viện cần phải vượt qua nhiều khó khăn trở ngại trong nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập trong khu vực và trên thế giới. Đó chính là điều kiện, thời cơ, thách thức của hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học ở nước ta.
1.2. Mục đích của hoạt động thông tin - thư viện .
- Hoạt động thông tin - thư viện phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển văn hoá của đất nước, tạo điều kiện tối ưu cho nhân dân trở thành những chủ thể sáng tạo văn hoá, đồng thời tiếp thu ngày càng nhiều các thành quả văn hoá và khai thác sử dụng, bảo tồn có hiệu quả các di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại. Các cơ quan thông tin - thư viện Việt Nam góp phần đắc lực trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phổ biến rộng rãi tinh hoa văn hoá dân tộc đồng thời phổ biến tinh hoa văn hoá thế giới, giao lưu học hỏi các nền văn hoá và quảng bá nền văn hoá Việt Nam với nước ngoài trong xu thế hội nhập.
Hoạt động thông tin - thư viện phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của đất nước. Vì vậy, trong giai đoạn CNH - HĐH , các cơ quan thông tin - thư viện từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất , trang thiết bị, tăng cường mọi nguồn lực, tích cực phục vụ cho việc đổi mới toàn bộ nội dung, phương pháp dạy và học ở mọi cấp, bậc học; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước.
Hoạt động thông tin - thư viện phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thông tin nhanh chóng và kịp thời các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhất ở trong và ngoài nước.
Hoạt động thông tin - thư viện phục vụ phát triển các lĩnh vực kinh tế, sản xuất … và đảm bảo an ninh Quốc gia trong tình hình mới.
Như vậy mục đích cuả hoạt động thông tin - thư viện là thông tin khoa học đầy đủ, kịp thời, chính xác đáp ứng nhu cầu của người dùng tin trong đời sống xã hội. Trong hoạt động của mình cơ quan thông tin - thư viện khẳng định vị trí, chức năng, nhiệm vụ trong xã hội. Tuy nhiên, đáp ứng được nhu cầu của Người dùng tin không có nghĩa là đã thoả mãn được nhu cầu tin của người dùng mà đây mới chỉ là một phần của nhu cầu và giúp họ làm việc có hiệu quả nhất.
Hoạt động thông tin - thư viện đóng vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định trong hoạt động sáng tạo và chiến lược phát triển của mỗi cơ quan thông tin - thư viện.
1.3. Đặc điểm của hoạt động thông tin - thư viện.
Các cơ quan thông tin - thư viện là “kho vàng” của nền văn hoá dân tộc, là trung tâm luân chuyển sách báo rộng rãi trong đông đảo quần chúng nhân dân lao động, là nơi sử dụng sách, báo, tài liệu mang tính tập thể và xã hội hợp lý nhất và tiết kiệm nhất. Là trung tâm thông tin, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận nhanh chóng tới tri thức của nhân loại và thông tin trên mọi dạng thức.
Đặc điểm của hoạt động thông tin - thư viện là người dùng tin và cán bộ thông tin - thư viện đóng vai trò chủ thể, đối tượng của công tác thông tin - thư viện là nguồn thông tin và hạ tầng cơ sở vật chất.
Kết quả hoạt động của công tác thông tin - thư viện được phản ánh thông qua tần suất luân chuyển của vốn tài liệu với số lượng người dùng tin đông đảo.
Giá trị tiềm lực của các cơ quan thông tin - thư viện là kết quả của quá trình xây dựng, tích luỹ lâu dài theo một chính sách hợp lý trên cơ sở nhu cầu đích thực của người dùng tin.
Chương 2
Thực trạng Hoạt động Thông tin -Thư viện
trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động thông tin - thư viện là một lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước bao gồm các vấn đề lý luận thực tiễn và pháp chế liên quan đến tới việc tổ chức, bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng nguồn tin trong cơ quan thông tin- thư viện phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Vì thế, hoạt động thông tin - thư viện là một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động thông tin khoa học của bộ máy nhà nước.
Thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học và công nghệ của nền kinh tế tri thức trong đời sống kinh tế - xã hội, thông tin giữ vai trò quan trọng. Hoạt động thông tin - thư viện đã và đang tác động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
2.1. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực quản lý.
Quản lý xã hội là một dạng tương tác đặc biệt của con người với môi trường xung quanh. Nhằm đạt được mục tiêu trên cơ sở sử dụng các nguồn tài nguyên: Con người, tiền, tri thức, vật chất…
Muốn một xã hội ổn định về chính trị, vững mạnh về kinh tế các cấp lãnh đạo cần nắm vững tình hình kinh tế – xã hội đưa ra những quyết định chính xác, đúng đắn và kịp thời trong lĩnh vực quản lý xã hội.
Quản lý là quá trình thông qua những quyết định về một tình huống, một vấn đề nào đó trên cơ sở thông tin thu nhận được hiểu theo nghĩa rộng. Thông qua quyết định các biện pháp nhằm giải quyết một vấn đề đã được đặt ra bao gồm: lập kế hoạch, soạn thảo các chương trình, chỉ thị, định mức, dự án, chuẩn bị các văn bản pháp quy, các nghị quyết hướng dẫn… Đó chính là một trong những nội dung cơ bản nhất của quá trình quản lý.
Hiệu quả của quá trình quản lý tuỳ thuộc vào chất lượng của các quyết định, tức là quyết định có luận chứng khoa học, kịp thời và thể hiện được sự am hiểu, nắm vững vấn đề được quyết định. Chất lượng quyết định phụ thuộc vào sự đầy đủ và chất lượng của thông tin. Như vậy thông tin là yếu tố quan trọng của quá trình quản lý trong hệ thống tổ chức của xã hội.
Như vậy công tác quản lý đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải có những phẩm chất, năng lực như : thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp tin, tính toán những chiến lược, phương hướng và biện pháp thực hiện các quá trình sản xuất vật chất, nghiên cứu cũng như toàn bộ nền kinh tế – xã hội. Thông tin trợ thủ đắc lực cuả những người làm công tác quản lý.
Để thông qua một quyết định người quản lý cần có đầy đủ những thông tin và được xử lý. Người thông qua quyết định là cán bộ lãnh đạo thực hiện quá trình này trong điều kiện thiếu thời gian để trực tiếp xử lý thông tin bị hạn chế. Vì vậy, thông tin phục vụ cho lãnh đạo và quản lý phải được chọn lọc, khái quát, ngắn gọn và kịp thời. Có thể khái quát hoá quá trình ra quyết định quản lý như sau :
Tình huống vấn đề cần giải quyết.
Xác lập mục tiêu quyết định.
Thu thập xử lý Thông tin
Thông qua quyết định cuối cùng
Lựa chọn phương án quyết định
Chuẩn bị các phương án
Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá phương pháp chọn lọc
Sơ đồ quá trình thông qua quyết định quản lý.
Từ sơ đồ trên chúng ta thấy rõ mỗi giai đoạn chuẩn bị và thông qua quyết định đều cần đến thông tin, sự đảm bảo thông tin thực sự ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn của quá trình thông qua quyết định.
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống hoạt động thông tin - thư viện, những vấn đề đặc thù của quá trình đảm bảo thông tin cho lãnh đạo và quản lý các cấp khác nhau, nâng cao trình độ khoa học của công tác dự báo chiến lược và kế hoạch hoá. Vấn đề đặt ra là phải xác định được loại hình và khối lượng thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định quản lý. Để giải quyết vấn đề này, trước hết phải tổ chức một hệ thống thu thập và xử lý kịp thời các thông tin, số liệu cần thiết ở các giai đoạn chuẩn bị cũng như trong quá trình ra quyết định .
Như vậy, công tác lãnh đạo và quản lý cần có những biện pháp xây dựng các hệ thống thu thập và xử lý thông tin tổng hợp trong phạm vi cả nước. Trong hệ thống thông tin tổng hợp này, hoạt động thông tin - thư viện đóng vai trò đặc biệt quan trọng và được coi là yếu tố cơ bản của hoạt động quản lý xã hội.
2.2. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực kinh tế.
Mở rộng phạm vi và quy mô nghiên cứu khoa học và phát triển kỹ thuật đòi hỏi cần chú ý nhiều đến các vấn đề xã hội. Các nhà xã hội học đã xác định tính chất quần chúng lao động khoa học phát triển đã kéo theo nhiều hiện tượng bất lợi. Giá thành của một công trình nghiên cứu khoa học tăng theo tỷ lệ bình thường so với cán bộ khoa học tham gia, trong khi đó sản phẩm khoa học chỉ tăng theo tỷ lệ căn bậc 2 của số cán bộ tham gia nghiên cứu. Nói một cách khác, khi tăng số cán bộ khoa học lên 2 lần thì giá thành nghiên cứu tăng lên 4 lần và sản phẩm khoa học chỉ tăng khoảng 1,4 lần.
Như vậy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế và sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động của toàn xã hội thì một trong những điều kiện cần có là tổ chức tốt hoạt động thông tin - thư viện, đảm bảo sự lưu thông thông tin từ khoa học đến sản xuất.
Từ trước đến nay các hoạt động kinh tế và sản xuất đều cần đến thông tin. Các tổ chức sản xuất kinh doanh đòi hỏi thông tin về nhu cầu thay đổi của khách hàng, các khuynh hướng thị truờng đang phát triển, các vật liệu sản xuất mới đang xuất hiện. Từ giữa thế kỷ XX, nền sản xuất công nghiệp và kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ, nhiều nhu cầu thông tin và xử lý thông tin mới nảy sinh nhanh chóng và đòi hỏi được đáp ứng kịp thời, do đó vai trò của thông tin kinh tế ngày càng quan trọng.
Những kết quả phân tích về mặt kinh tế đã cho thấy nếu thiếu thông tin, nhiều công trình nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm đã tiến hành trùng lặp và làm tổn thất trên 10% tổng chi phí cho các mục đích nói trên. Các nhà khoa học đã phải chi phí hơn 1/3 thời gian hoạt động của mình cho việc tìm kiếm thông tin cần thiết.
Trong điều kiện của cuộc cách mạng KHCN hiện nay, khoa học, kinh tế, và sản xuất có quan hệ khăng khít với nhau, tạo thành chu trình:” khoa học – kinh tế – sản xuất”. Trong đó mỗi bộ phận vừa là tiền đề, vừa là điều kiện thúc đẩy bộ phận kia phát triển. Thực chất của mối quan hệ hữu cơ này là trao đổi thông tin.
Phản ánh sự vận động của thông tin từ khoa học đến sản xuất và ngược lại, A.D Uruxl đã đưa ra mô hình liên hệ Thông tin trong chu trình “ Khoa học – Kinh tế – Sản xuất” thông qua tác động của quản lý sau:
KH
KT
QL
SX
Chu trình:” Khoa học – Kinh tế – Sản xuất”.
Ngày nay sự liên hệ giữa thông tin và thiết bị mang tính chất động và hai chiều, thông tin được sử dụng để điều hành thiết bị trong sản xuất. Ngược lại thiết bị lưu giữ thông tin trong quá trình xử lý, chế biến chúng để tạo ra thông tin mới quyết định điều hành sản xuất mới.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khả năng lưu trữ, chế biến, tính toán và giá thành ngày càng rẻ của máy tính điện tử và các phương tiện viễn thông, thông tin ngày càng được sử dụng hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh. Các hoạt động đó ngày càng tạo thêm nhiều giá trị gia tăng trong các khu vực kinh tế. Đầu những năm 90, khu vực thông tin đóng góp hàng năm gần bằng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (GDP) trong các nước phát triển.
Để phát triển kinh tế, các nhà doanh nghiệp đã sử dụng thông tin do các cơ quan thông tin - thư viện cung cấp để nắm được đầy đủ và chính xác về môi trường kinh doanh và thị trường như: Về đường lối chính sách, luật pháp và các bản pháp quy hiện hành của Đảng và Nhà nước, về tình hình cung cầu hàng hoá… và đưa ra những quyết định đúng đắn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, hoạt động thông tin - thư viện thực sự đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế, sản xuất là bộ phận cấu thành của chu trình tự nghiên cứu để sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của lĩnh vực này.
2.3. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực khoa học, giáo dục và đời sống.
* Trong lĩnh vực khoa học.
Thông tin - thư viện có vai trò quan trọng trong sự phát triển của khoa học, thể hiện ngay trong quy luật phát triển của khoa học. Một trong những quy luật phát triển nội tại của khoa học là tính kế thừa và tính quốc tế của nó, Ixaac Newton đã nói:” Nếu tôi có nhìn xa hơn người khác một phần nào, đó là vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ”.
Tính kế thừa là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, người sau không làm lại việc người trước đã làm. Thế hệ sau chọn lọc, hệ thống hoá thành quả của người đi trước, phát hiện ra những quy luật mới. Quy luật này là sản phẩm khoa học, cũng là thông tin khoa học mới. Như vậy hoạt động nghiên cứu khoa học là một hoạt động đặc thù của con người, nhằm thu được những thông tin khoa học mới trên cơ sở những thông tin mà xã hội loài người đã tích luỹ được lưu trữ trong các cơ quan thông tin - thư viện. Hoạt động nghiên cứu khoa học có thể được mô tả như sau:
Đầu tư vật chất
TT khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học
Sản phẩm thông tin khoa học mới
Mô hình hoạt động nghiên cứu khoa học.
Có thể nói khoa học được nuôi dưỡng bằng chính khoa học, những phát minh khoa học và cải tiến kỹ thuật sẽ chậm lại nếu cộng đồng khoa học không làm chủ được những thông tin khoa học tích luỹ được theo thời gian. Điều đó có thể giải thích nguyên nhân của sự yếu kém về khoa học kỹ thuật ở các nước thiếu nguồn thông tin tư liệu.
* Trong lĩnh vực giáo dục
Giáo dục là hoạt động xã hội nhằm thực hiện chức năng chuyển giao thông tin giữa các thế hệ và giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định của sự phát triển kinh tế xã hội. Các hoạt động giảng dạy, học tập, tự đào tạo ngoài quan hệ giữa thầy và trò, luôn cần đến các kho tài liệu, các hoạt động khai thác và phổ biến các tri thức của các thư viện và các trung tâm thông tin.
Với tiến bộ KH&CN, phương tiện thông tin đại chúng ngày càng có vai trò to lớn trong quá trình chuyển giao tri thức. Các phương tiện chuyển giao tri thức gồm: Sách, báo, tạp chí, rađio, vô tuyến, vi phim, vi phiếu, băng hình… Nhờ mở rộng phương tiện thông tin chuyển giao tri thức cho cán bộ giảng dạy, tri thức này được truyền cho các thế hệ nhờ có hệ thống giáo dục. Thông qua việc bổ sung tri thức, sinh viên dần trở thành thầy giáo và nhà nghiên cứu, dẫn đến một xã hội đào tạo ra được một lực lượng lao động mới, có khả năng vươn tới giải quyết những vấn đề của thực tiễn đặt ra. Hoạt động thông tin - thư viện cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
+ Có khả năng cung cấp một lượng tài liệu lớn cho nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo.
+ Cho phép thu thập và phổ biến Thông tin tốt nhất cho giáo dục và đào tạo.
+ Phục vụ cho các chuyên gia giáo dục trong quá trình đào tạo.
+ Đáp ứng nhu cầu tự đào tạo “ tự học suốt đời”.
* Trong lĩnh vực đời sống.
Hoạt động thông tin - thư viện có tác dụng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người, cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu thông tin của con người ngày càng gia tăng và sử dụng thông tin để lựa chọn sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Các thông tin về chính trị, xã hội và kinh tế giúp con người có định hướng đúng, làm chủ được đời sống của mình và thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của người công dân.
Ngoài ra các trung tâm thông tin - thư viện đang phát triển sẽ làm tăng cơ hội tiếp cận của quần chúng tơí các cơ sở văn hoá và giáo dục, nhằm nâng cao kiến thức, phục vụ cho bản thân cũng như đời sống xã hội.
2.4. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin KH&CN.
Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, khiến cho mỗi quốc gia không thể tách rời sự vận động chung của thế giới. KH&CN đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và là động lực cho sự phát triển KHCN , tạo cơ sở vật chất thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập.
Hoạt động KH&CN là toàn bộ hoạt động có kế hoạch liên quan đến sự ra đời, phát triển, truyền bá và ứng dụng tri thức KHCN trên mọi lĩnh vực như: khoa học tự nhiên, khoa học nông nghiệp, y học…..
Hoạt động thông tin KH&CN ở nước ta đã trở thành một lĩnh vực hoạt động độc lập và thông tin KHCN là yếu tố của tiềm lực KHCN là nguồn lực Quốc gia, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội của đất nước.
Lĩnh vực công nghệ thông tin đang tạo ra những thay đổi về chất của nền kinh tế truyền thống dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, sang nền kinh tế tri thức ở đó sự tăng trưởng dựa chủ yếu vào nguồn tri thức của con người. Trong cuộc “ Cách mạng thông tin “ con người là nhân tố quan trọng nhất, là lực lượng nòng cốt trong việc sản xuất ra thông tin, khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin KH&CN trong thực tiễn.
2.4.1. Công tác tổ chức.
Hệ thống thông tin KH&CN được hình thành từ khi có quyết định của Uỷ Ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, trên cơ sở thực hiện “ Quy định thống nhất về hoạt động thông tin KHCN “ ban hành kèm theo quyết định số 133/QĐ ngày 2/2/1985. Đến nay về cơ bản, nước ta đã xây dựng được một hệ thống thông tin KH&CN được thành lập ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân và các lĩnh vực KHCN từ Trung ương đến địa phương và cơ sở ( tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Hiện nay, hệ thống Thông tin KH&CN Quốc gia gồm các cơ quan thông tin ở 4 cấp sau:
+ Cấp Quốc gia: gồm các cơ quan thông tin đa ngành và chuyên dạng tài liệu ( Trung tâm thông tin tư liệu KH&CN Quốc gia, 2 trung tâm thông tin chuyên dạng: trung tâm Thông tin tiêu chuẩn thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng- Bộ KH&CN , Trung tâm Sáng chế và sở hữu công nghiệp – Bộ KH&CN ).
+ Cấp ngành: gồm 38 cơ quan Thông tin KH&CN thuộc Bộ KH&CN
+ Cấp địa phương: gồm 61 cơ quan thông tin, tổ chức thông tin nằm trong sở KH&CN.
+ Cấp cơ sở: Trên 500 tổ chức thông tin cơ sở thuộc các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học sản xuất, các trường đại học và cao đẳng.
Trong những năm gần đây, sự phối hợp hoạt động thông tin – tư liệu KHCN đã gắn kết với các thư viện, cơ quan lưu trữ trong một lĩnh vực hoạt động và cho phép mở rộng quy mô của hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia. Trong đó đáng kể là mạng lưới 61 thư viện khoa học tổng hợp của các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương, trên 500 Thư viện cấp huyện và trên 100 thư viện các trường đại học và mạng lưới 90 kho lưu trữ ở trung ương và địa phương. Cả nước có 1.101 tổ chức Thông tin KH&CN hoạt động (năm 2002) tăng 21,53% so với năm 2000 và 71,41% so với năm 1995. Trong số 1.101 tổ chức thông tin KHCN có 661 tổ chức thuộc khu vực nhà nước ( chiếm 37,96%), 399 tổ chức thuộc khu vực tập thể ( chiếm 37,96%), 41 tổ chức khu vực tư nhân (chiếm 3,91%).
Hệ thống của các cơ quan thông tin tư liệu là cơ sở, nền tảng đảm bảo cho công tác thông tin tư liệu KH&CN trở thành một hoạt động xã hội , phục vụ tích cực cho công tác quản lý, nghiên cứu, giáo dục - đào tạo, sản xuất và kinh doanh.
2.4.2. Nguồn thông tin.
Trong những năm qua hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia đã tạo lập được một nguồn thông tin to lớn như: Sách, báo, tạp chí…. là những tài liệu thành văn phổ biến nhất trong xã hội, là phương tiện giao lưu hữu hiệu có ý nghĩa hết sức to lớn và có tác động về nhiều mặt tới con người. Giá trị khoa học của những tài liệu thành văn từ mức độ phổ cập đơn giản đến trang bị những kiến thức sâu rộng về tự nhiên và xã hội đang được tích luỹ, nhân rộng theo sự hiểu biết của con người.
Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các cơ quan bổ sung các nguồn thông tin KH & CN trên các vật mang tin khác như CD-ROM, trên mạng cục bộ ( LAN), mạng diện rộng (WAN), mạng quốc tế (INTERNET) nhằm thu thập, lưu trữ và chia sẻ nguồn thông tin .
Trong hoạt động Thông tin KH&CN – nguồn tin đó là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu được trong lĩnh vực hoạt động này. Tính cấp thiết như vậy, các cơ quan thông tin KHCN rất coi trọng việc đảm bảo đầy đủ nguồn tin trong quá trình hoạt động thông tin của mình. Khi đánh giá tiềm lực của cơ quan thông tin tư liệu KHCN, người ta không thể bỏ qua và xem nhẹ nguồn thông tin của những cơ quan là một trong những thành phần tiềm lực của hệ thống đó. Giá trị tiềm lực thông tin của một cơ quan thông tin là kết quả xây dựng, tích luỹ lâu dài theo một chính sách hợp lý trên cơ sở nhu cầu xã hội được thực hiện qua các công tác bổ sung, trao đổi nguồn tin. ở nước ta, nguồn kinh phí do nhà nước cấp hàng năm cho việc bổ sung tài liệu mua từ bên ngoài rất ít. Nhưng trong thời gian qua, do chủ động mở rộng hợp tác Quốc tế, các cơ quan thông tin –thông tin- tư liệu đã bổ sung và quản lý một khối lượng nguồn tin khá phong phú, bao gồm:
+ 2 triệu đầu tên sách.
+ 6000 tên tạp chí ( Hàng năm cập nhật khoảng 1500 tên).
+ 18,5 triệu bả mô tả sáng chế, phát minh.
+ 200.000 tiêu chuẩn.
+ 130.000 Catalo công nghiệp.
+ Trên 40.000 báo cáo lâm nghiệp.
+ Hơn 13.000 báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ và tiến sĩ khoa học.
+ 20 triệu bản ghi trên đĩa CD _ ROM chứa đựng các thông tin kinh tế KHCN , nông nghiệp, y dược…
Hệ thống thông tin KH&CN đã tạo được những sản phẩm thông tin có giá trị, được biên soạn và phổ biến góp phần nâng cao dân trí, phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý, lãnh đạo đáp ứng nhu cầu trực tiếp của sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ CNH _ HĐH đất nước.
2.4.3. Đội ngũ cán bộ.
Trong mọi lĩnh vực hoạt động, con người luôn là yếu tố có ý nghĩa quyết định. Cuộc cách mạng thông tin ( tin học và viễn thông ) diễn ra trong hai thập kỷ vừa qua đã có tác động mạnh mẽ tới ngành thông tin, trong đó các cán bộ thông tin - thư viện có vị trí trung tâm. Có thể nói, đầu những năm 90 ở nước ta đã hình thành đội ngũ cán bộ thông tin- thư viện -tư liệu chuyên nghiệp được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra còn được bổ sung đội ngũ cộng tác viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, xử lý nhanh sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị phục vụ đáp ứng nhu cầu người dùng tin và yêu cầu phát triển của nền kinh tế-xã hội.
Hiện nay, trong toàn bộ hệ thống các cơ quan thông tin KHCN có hơn 3000 cán bộ, trong đó:
+ 1.100 cán bộ thuộc các cơ quan thông tin ngành và trung ương.
+ 2500 cán bộ thuộc các cơ quan KHCN địa phương.
+ Số còn lại thuộc các cơ quan thông tin cơ sở.
Nếu tính cả hệ thống thư viện và lưu trữ bổ sung thêm:
+ 1.300 cán bộ thuộc các cơ quan lưu trữ.
+ 2.300 cán bộ thuộc các thư viện khoa học tổng hợp tỉnh, thành phố, các trường đại học, cao đẳng và các thư viện cấp huyện.
Nếu chỉ tính riêng trong các cơ quan thông tin thì lực lượng cán bộ không có biến động lớn về số lượng. Mỗi cơ quan thông tin ngành, Trung ương trung bình có 20 – 25 cán bộ, cơ quan thông tin địa phương từ 4 – 6 cán bộ.
Đội ngũ cán bộ thông tin khoa học ở nước ta có tuổi đời từ 40 trở lên chiếm 80%, đó là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong hoạt động thông tin KHCN theo cơ chế mơí. Đội ngũ cán bộ số ít được đào tạo qua các khoá huấn luyện nghiệp vụ là 54,79%, theo số liệu thống kê của 38 cơ quan thông tin ngành và 61 cơ quan thông tin địa phương hiện có trên 800 cán bộ( trong đó trình độ trên đại học là 6,4%, đại học là 66,3%, số còn lại là 27,3%).
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hầu hết số cán bộ trong các cơ quan thông tin cần được đào tạo và đào tạo lại để nâng cao năng lực hoạt động.
2.4.4. Người dùng tin.
- Đặc điểm của người dùng tin phát triển khá đa dạng, phong phú. Tính đa dạng đó được thể hiện trong sự khác biệt về nhu cầu, khả năng chuyên môn và trình độ hiểu biết của họ. Có thể tạm chia thành các nhóm sau:
+ Nhóm thứ nhất: Cán bộ cao cấp thuộc lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ quản lý các cấp, các ngành, là những người xây dựng đường lôí, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành. Nhu cầu tin cho họ là cung cấp thông tin nắm được tình hình thực tiễn trong và ngoài nước để lãnh đạo ra quyết định phù hợp, giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra. Do vậy, đặc điểm thông tin phải đảm bảo có tính định hướng chính trị cao, rõ ràng, kịp thời, khách quan và tính liên tục.
+ Nhóm thứ 2: Đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học bao gồm: Giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học. Nhu cầu tin vừa mang tính chất chuyên sâu lại phải mang tính mới trong khoa học.
+ Nhóm thứ 3: Các cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, nhu cầu thông tin đa dạng theo công việc, nhu cầu thông tin về công trình nghiên cứu khoa học công nghệ của một chuyên môn hẹp; các phương pháp luận mới; các luận điểm của KHCN ; Những thông tin mới về KHCN trên thế giới; những dự báo chiến lược mang tính toàn cầu; thông tin về kết quả hội nghị KHCN trong và ngoài nước. Do vậy, đặc điểm thông tin là những thông tin gốc ( thông tin cấp 1) , thông tin cấp 2 , thông tin đã được xử lý gia cố có giá trị cao như: Tổng thuật, lược thuật (thông tin cấp 3).
+ Nhóm thứ 4: Học sinh, sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu tại các trường, các học viện. Đặc điểm nhu cầu tin mang tính chất tích luỹ kiến thức, nhu cầu thông tin trải rộng từ các tài liệu mang tính chất giáo khoa, giáo trình, đến các tài liệu mang tính chất tham khảo…Do vậy, thông tin cung cấp mang tính cơ sở lý luận, lý thuyết cơ bản, tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học hoặc thông tin chuyên đề đi sâu về một lĩnh vực KHCN.
+ Nhóm thứ 5: Đông đảo quần chúng nhân dân lao động các tỉnh và các địa phương. Họ thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về KHCN, ứng dụng những tiến bộ của KHCN vào thực tiễn cuộc sống làm ra của cải vật chất cho xã hội, phát triển kinh tế của các tỉnh và các địa phương. Nhu cầu thông tin của họ đa dạng, mang tính phổ cập để triển khai phổ biến ứng dụng KHCN và nâng cao dân trí. Do đó, thông tin mang tính đa dạng về hình thức như: Sách, báo, tạp chí và các phương tiện nghe nhìn như: video...
2.4.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất.
Chỉ thị 95/CT ngày 4/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng:” Uỷ Ban Nhà nước trích 3% ngân sách Nhà nước dành cho khoa học để đầu tư cho hoạt động thông tin KHCN ”.
Đầu tư cho thông tin KHCN là đầu tư phát triển, từ năm 1993 đến nay, mức kinh phí được cấp tăng đáng kể nhằm tăng cường tạo nguồn vốn phong phú hơn. Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KHCN và công nghệ thông tin, việc trang bị máy tính là tất yếu. Hiện nay, toàn hệ thống có hàng ngàn máy vi tính. Ngoài ra, các cơ quan thông tin đã trang bị đầu đọc CD-ROM, xây dựng CSDL, xây dựng mạng LAN, WAN, INTERNET… nhằm góp phần chia sẻ và khai thác nguồn lực thông tin trong và ngoài hệ thống, đồng thời bổ sung nguồn lực thông tin các cơ quan thông tin - thư viện. Tuy nhiên, các cơ quan thông tin KHCN chưa phát huy được thế mạnh do trình độ cán bộ còn hạn chế trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin.
2.5. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật
Trong thời đại ngày nay việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất đang trở thành nhân tố quyết định cho sự lớn mạnh của các lực lượng sản xuấ xã hội. Sự phát triển khoa học kỹ thuật với các lực lượng sản xuất xã hội, việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào nền kinh tế quốc dân nhằm giảm bớt sức lao động, rút ngằn thời gian lao động cần thiết, nâng cao phúc lợi cho nhân dân và xã hội nhờ có thông tin khoa học kỹ thuật.
Nguồn lực thông tin khoa học kỹ thuật giữ vai trò và tác dụng đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, là công cụ lưu trữ chuyển tải những tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần truyền bá văn minh, nâng cao dân trí, trong năng xuất lao động, trong sản xuất và kinh doanh và là vũ khí sắc bén đấu tranh vì tiến bộ xã hội. Đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác nhu cầu tin đa dạng của công cuộc đổi mới toàn diện làm mục tiêu và động lực phát triển gắn liền với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, sự hợp tác khoa học và công nghệ nói chung và khoa học kỹ thuật nói riêng giữa các Quốc gia đang mở rộng diễn ra gay gắt, phức tạp. Nước ta tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước đang phát triển, vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam và phát huy nguồn lực nội sinh góp phần cải biến xã hội, đảm bảo phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay.
2.5.1. Công tác tổ chức.
Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới trong mấy chục năm gần đây, với những đặc điểm:
+ Khoa học đã chuyển từ khoa học thiên về lý thyết (trong các trường đại học, các phòng thí nghiệm do các nhà khoa học tiến hành) sang khoa học lớn, khoa học kiểu công nghiệp gắn liền với sản xuất.
+ Song song với việc phân hoá theo chuyên môn, đang hình thành xu hướng liên kết thống nhất các khoa học lại (gọi là hiện tượng xâm nhập lẫn nhau giữa các ngành khoa học).
Đến nay về cơ bản, nước ta đã xây dựng được một hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật được thành lập ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân và các lĩnh vực khoa học kỹ thuật từ trung ương đến địa phương và cơ sở (Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Hiện nay hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật được hình thành và phát triển gồm:
+ Trung tâm thông tin tư liệu KH&CN Quốc gia.
+ Hai cơ quan thông tin tư liệu chuyên dạng tài liệu, sáng chế và tiêu chuẩn.
+ Các cơ quan thông tin khoa học kỹ thuật chuyên ngành từ trung ương đến địa phương.
Trong những năm gần đây, sự phối hợp hoạt động thông tin khoa học kỹ thuật đã gắn kết với các thư viện, cơ quan lưu trữ trong một lĩnh vực hoạt động và cho phép mở rộng quy mô của hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật. Trong đó, đáng kể là mạng lưới 61 thư viện khoa học tổng hợp tỉnh, Thành phố và 90 kho lưu trữ khác nhau ở trung ương và địa phương, phục vụ cho thông tin khoa học kỹ thuật nói riêng và KHCN nói chung.
2.5.2. Nguồn thông tin.
Trong những năm qua hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật đã tạo lập được một nguồn thông tin khá phong phú, hình thức đa dạng, cho các cấp lãnh đạo ra quyết định và đáp ứng vào công tác nghiên cứu triển khai đồng thời lựa chọn những phương án tối ưu trong hoạt động khoa học kỹ thuật, kinh tế.
Nguồn tin trong hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu được trong lĩnh vực hoạt động này. Do vậy, các cơ quan thông tin khoa học kỹ thuật rất coi trọng việc đảm bảo đầy đủ nguồn tin trong quá trình hoạt động thông tin của mình. Hiện nay, nguồn tin khoa học kỹ thuật tồn tại dưới mọi hình thức truyền thống và hiện đại: Sách, báo, CD-ROM…. được lựa chon phù hợp với tính chất. loại hình và chức năng; nhiệm vụ của cơ quan thông tin khoa học kỹ thuật gồm: hàng trăm CSDL, 18,5 triệu bản mô tả sáng chế phát minh, 200.000 tiêu chuẩn … ngoài ra các cơ quan thông tin khoa học kỹ thuật còn chủ động hợp tác trao đổi tư liệu liên kết giữa các cơ quan thông tin, nối mạng để chia sẻ nguồn lực thông tin khoa học kỹ thuật, các cơ quan cá nhân biếu tặng tài liệu, các tài liệu nội sinh của cơ quan chiếm phần đáng kể: đó là các công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học, hội nghị tổng kết... với thông tin có giá trị cao, có tính cập nhật với người dùng tin. Khi tiếp cận nguồn tin này giúp các nhà quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học tiết kiệm công sức, thời gian, tiền của. Đối với các cơ quan thông tin khoa học kỹ thuật làm giàu nguồn thông tin đòi hỏi phải tổ chức, xây dựng, quản lý và khai thác “tài liệu xám”, đảm bảo an ninh thông tin “ngưỡng an toàn Quốc gia”.
Bên cạnh đó các cơ quan thông tin còn có nguồn tài liệu điện tử ngày càng phát triển như CD- ROM, CSDL, DVD (Digital Video Disc) … nhằm thông tin kịp thời những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, những kinh nghiệm tiên tiến trong quá trình triển khai, các lĩnh vực khoa học kỹ thuật sản xuất và công nghệ, những tài liệu chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về khoa học kỹ thuật, những định hướng chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật.
2.5.3. Đội ngũ cán bộ.
Thực hiện mục tiêu chiến lược đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra, cần khai thác, phát huy và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn tài chính và nguồn vật chất còn hạn hẹp.
Trong giai đoạn hiện nay khoa học kỹ thuật trên thế giới tiến nhanh như vũ bão khi con người đang bước vào “Thời đại thông tin ”, “Thời đại tin học” và ở Việt nam chúng ta đang thực hiện CNH - HĐH đất nước đội ngũ cán bộ thông tin khoa học kỹ thuật chiếm vị trí quan trọng. Công tác thông tin thư viện là một bộ phận chủ chốt trong toàn bộ dây truyền của hệ thống thông tin.
Có thể nói, từ đầu những năm 1990 đã hình thành một đội ngũ cán bộ thông tin khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp được tăng cường về số lượng và chất lượng hơn 2000 người, phần lớn đã qua đào tạo trong nước và nước ngoài, có trình độ chuyên môn cao, có thâm niên công tác và có kinh nghiệm với hoạt động thông tin khoa học kỹ thuật.
Ngoài ra đội ngũ cộng tác viên các nhà khoa học, các kỹ sư lành nghề, các chuyên gia… về lĩnh vực khoa học kỹ thuật của viện nghiên cứu các trường, các bộ, các ngành khoa học.
Hàng năm bổ sung nguồn cán bộ ở các cơ sở đào tạo: Đại học Đông Đô, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Văn hoá Hà nội.
2.5.4. Đội ngũ người dùng tin.
Đặc điểm người dùng tin đa dạng phong phú, có thể chia thành 4 nhóm sau:
- Nhóm 1: Cán bộ cao cấp thuộc các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ quản lý các cấp, các ngành. Họ có đặc điểm:
+ Là cán bộ lãnh đạo từ Trung ương đến các tỉnh, Thành phố là những người ra quyết định ở các cấp khác nhau (Tỷ lệ không lớn nhưng quan trọng) .
+ Xây dựng đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ ngành.
+ Là người tổ chức để thực hiện kế hoạch cấp trên.
+ Có thể nghiên cứu khoa học (Phụ trách các đề tài nghiên cứu khoa học )
Thông tin cho họ:
+ Nắm được tình hình thực tiễn trong và ngoài nước về khoa học kỹ thuật để lãnh đạo ra quyết định phù hợp giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.
+ Cung cấp thông tin cô đọng nhưng đầy đủ giúp lãnh đạo tiết kiệm thời gian xử lý.
+ Thông tin mang tính định hướng.
- Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ giáo dục, kỹ sư lành nghề… người dùng tin đa dạng. Đặc điểm thông tin: thông tin phải xử lý, gia cố và tạo ra sản phẩm mới. Nhu cầu tin: Thông tin về nghiên cứu khoa học của một lĩnh vực chuyên môn hẹp, những thành tựu mới, những phương pháp mới của khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước.
- Nhóm 3: Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên chuyên ngành khoa học kỹ thuật với mục đích tích luỹ kiến thức. Nhu cầu tin:
+ Những thông tin mang tính cơ sở lý thuyết cơ bản.
+ Thông tin để tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học.
+ Thông tin chuyên đề đi sâu vào một lĩnh vực.
+ Đặc điểm thông tin là những tài liệu gốc và nhu cầu tra cứu điện tử là nhiều nhất.
+ Nhóm 4: Quần chúng nhân dân các tỉnh và các địa phương, nhóm người dùng tin đông đảo góp phần ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn cuộc sống, làm ra của cải vật chất cho xã hội, phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu thông tin triển khai phổ biến khoa học kỹ thuật và nâng cao dân trí. Do đó thông tin đa dạng về hình thức như: Sách, báo, Tạp chí và các phương tiện nghe nhìn.
2.5.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất.
Trong cơ chế hình thành thị trường thông tin khoa học kỹ thuật- động lực phát triển công tác thông tin khoa học kỹ thuật, các biện pháp tài chính đóng vai trò điều tiết vĩ mô quan trọng, nhằm:
+ Tin học hoá và tự động hoá các quá trình theo hướng số hoá và liên kết mạng trong và ngoài nước.
+ Hiện đại hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin nâng cao giá trị gia tăng và khả năng tương hợp với các sản phẩm và dịch vụ nước ngoài.
+ Tích hợp hạ tầng cơ sở thông tin khoa học kỹ thuật theo hướng hội tụ các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình, đa phương tiện.
+ Hiện đại hoá các điểm truy cập và các giao diện tạo khả năng truy cập tới các nguồn lực thông tin cần thiết đối với toàn xã hội. Truy cập phân tán tới các mạng thông tin trong và ngoài nước.
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đầu tư cho hoạt động thông tin Khoa học kỹ thuật. Nghị Quyết 37 của Bộ Chính trị về chính sách khoa học kỹ thuật. Nghị Quyết 89/CP về việc tăng cường công tác thông tin khoa học kỹ thuật.
Hiện nay hệ thống Thông tin Khoa học kỹ thuật có hàng ngàn máy vi tính, trang bị đầu đọc CD- ROM, các CSDL…
2.6. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn.
Kinh tế thế giới đang có những biến chuyển rộng lớn và theo chiều hướng chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, khoảng cách giữa các nước giàu nghèo tiếp tục gia tăng. Đó là thách thức gay gắt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt nam, đòi hỏi chúng ta tận dụng cơ hội đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ và làm chủ sự phát triển, đi tắt đón đầu đi thẳng vào những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ.
Đảng ta tại Đại hội lần thứ IX đã đề ra đường lối đúng đắn, kịp thời và phù hợp với ý nguyện của toàn dân: Đẩy mạnh CNH - HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam XHCN vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vững bước tiến lên trong thế kỷ XXI.
Nguồn lực thông tin Khoa học xã hội và nhân văn góp phần xác định con đường và mô hình xây dựng CNXH ở Việt nam dựa trên học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục con người Việt nam phát triển toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
2.6.1.Công tác tổ chức.
Nguồn lực thông tin khoa học xã hội và nhân văn nhằm dự báo, xác định, điều chỉnh, xây dựng mô hình kinh tế – chính trị – xã hội – văn hoá toàn diện trên hai phương diện lý luận và thực tiễn, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách CNH - HĐH của Đảng và Nhà nước.
Đến nay về cơ bản, nước ta đã xây dựng được một hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn được thành lập ở hầu hết các ngành nghề từ trung ương đến địa phương và cơ sở (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Hiện nay, hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn được hình thành và phát triển gồm :
+ Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn .
+ Viện thông tin khoa học xã hội , Học viện hành chính Quốc gia.
+ Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà nội.
+ Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
+ Hệ thống thông tin khoa học xã hội địa phương và cơ sở.
Những năm gần đây, sự phối hợp hoạt động thông tin khoa học xã hội và nhân văn đã gắn kết với các cơ quan thông tin - thư viện, cơ quan lưu trữ. Trong đó, đáng kể là mạng lưới các tỉnh gồm: 61 thư viện khoa học tổng hợp tỉnh, thành phố.
ở hai trường đại học lớn nhất của cả nước chuyên về khoa học xã hội và nhân văn diện đào tạo và nghiên cứu được mở rộng hơn, tính khoa học chuyên ngành, chuyên sâu thể hiện rõ đặc thù.
Hệ thống các cơ quan thông tin khoa học xã hội và nhân văn là cơ sở, nền tảng đảm bảo cho công tác khoa học xã hội và nhân văn trở thành một hoạt động xã hội, phục vụ tích cực công tác quản lý, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và sản xuất kinh doanh.
2.6.2.Nguồn thông tin.
Trong những năm qua hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn đã tạo lập được một nguồn thông tin to lớn như: Sách, báo, tạp chí… là những tài liệu thành văn phổ biến trong xã hội, giá trị khoa học của những tài liệu thành văn từ mức độ phổ cập giản đơn đến trang bị những kiến thức sâu rộng về khoa học xã hội đang được tích luỹ và nhân rộng theo sự hiểu biết của con người.
Trong tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với một tốc độ nhanh như hiện nay, các thông tin đa chiều và cơ chế đã thay đổi thì muốn hoạch định một kế hoạch kinh tế – xã hội nào đó một cách hoàn chỉnh người ta không thể không tính đến vấn đề nguồn thông tin khoa học xã hội và nhân văn đến hiệu quả của nó không phải chỉ ở lợi ích trực tiếp của khu vực mà còn phải đánh giá nó trong tổng thể.
Nguồn tin trong hoạt động thông tin khoa học xã hội và nhân văn là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu được. Nhận thức được điều đó các cơ quan thông tin khoa học xã hội và nhân văn rất coi trọng việc đảm bảo đầy đủ nguồn tin trong quá trình hoạt động thông tin của mình.
Trong nhưng năm qua, nguồn thông tin khoa học xã hội và nhân văn khá phong phú, hình thức ngày càng đa dạng, đóng góp tích cực cho các cấp lãnh đạo ra quyết định và lựa chọn những phương án tối ưu trong hoạt động xã hội, hoạt động chính trị và tư tưởng cũng như hoạt động khoa học, đồng thời nâng cao dân trí, giáo dục con người Việt nam phát triển toàn diện, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan khoa học, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới CNH - HĐH đất nước.
Hiện nay nguồn thông tin gồm: Sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh vẽ… các nguồn tin điện tử và các nguồn tin dạng khác với 165 CSDL và hơn 628.000 biểu ghi, nhập khoảng 20 CSDL trên CD-ROM từ nước ngoài với 20 triệu biểu ghi về khoa học xã hội và nhân văn.
2.6.3. Đội ngũ cán bộ.
Vai trò của người cán bộ thông tin - thư viện khoa học xã hội và nhân văn cũng rất được chú trọng, cán bộ thông tin khoa học xã hội chuyên nghiệp được tăng cường về số lượng và chất lượng. Phần lớn họ được đào tạo các ngành khoa học xã hội như: kinh tế, lịch sử, văn, triết, thông tin thư viện … ngoài ra còn được đào tạo ở các ngành khác.
Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có thâm niên công tác và có kinh nghiệm gắn bó với hoạt động thông tin khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh đó là đội ngũ cộng tác viên đông đảo tham gia hoạt động trong lĩnh vực thông tin khoa học xã hội và nhân văn các bộ, ngành, các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.
Hiện nay, đội ngũ các nhà khoa học xã hội đông đảo về số lượng, đa dạng về chuyên ngành hẹp, mở rộng hơn trong các quan hệ hợp tác trao đổi với các trung tâm khoa học trên thế giới. Từ thập niên 70 thế kỷ XX trở lại đây các kết quả nghiên cứu của họ mở rộng sang các ngành khoa học khác xuất hiện một số công trình mang tính lý luận, tổng kết, đề xuất ý kiến trong lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hoá liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
2.6.4. Đội ngũ người dùng tin.
Đa dạng, phong phú, có thể tạm thời chia thành các nhóm sau:
* Nhóm 1: các cán bộ cao cấp thuộc các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ quản lý các cấp, các ngành.
Đây là các cán bộ từ Trung ương đến các tỉnh thành trong cả nước ra quyết định ở các cấp khác nhau; xây dựng đường lối chính sách chủ trương của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, là những người tổ chức để thực hiện kế hoạch Nhà nước; phụ trách các đề tài nghiên cứu khoa học xã hội. Thông tin cho họ:
+ Cung cấp thông tin cho lãnh đạo nắm được tình hình thực tiễn trong và ngoài nước, để lãnh đạo cho ra quyết định phù hợp, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.
+ Thông tin góp phần gợi mở suy nghĩ của các cấp lãnh đạo khi giải quyết công việc.
+ Cung cấp thông tin cô đọng nhưng đầy đủ cho lãnh đạo tiết kiệm thời gian xử lý.
+ Thông tin phải có tính định hướng.
* Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, nhà văn, nhà báo, kỹ sư…nội dung thông tin đa dạng, phong phú, năng động theo công việc. Họ phải xử lý, gia cố thông tin tìm được tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội. Nhu cầu thông tin :
+ Thông tin về các công trình nghiên cứu khoa học xã hội của một lĩnh vực chuyên môn hẹp.
+ Các phương pháp luận mới, các luận điểm mới của khoa học.
+ Thông tin mới về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới.
+ Thông tin dự báo về những vấn đề mang tính toàn cầu.
+ Thông tin về kết quả các hội nghị khoa học trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Đặc điểm thông tin: là những tài liệu gốc (thông tin cấp 1), các thông tin cấp 2, và các thông tin đã được xử lý, gia cố có giá trị cao như tổng thuật, lược thuật (thông tin cấp 3)
* Nhóm 3: Sinh viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn. Nhu cầu của họ là tích luỹ kiến thức, mang tính cơ sở lý luận, lý thuyết cơ bản, cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học và thông tin chuyên đề đi sâu nghiên cứu về một lĩnh vực.
Đặc điểm thông tin : là tài liệu gốc, và nhu cầu tra cứu tin điện tử nhiều nhất.
* Nhóm 4: Quần chúng nhân dân lao động .
Nhu cầu tin: thông tin mang tính chất đại chúng, tính khoa học phổ cập ứng dụng vào thực tiễn. Thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội…phát huy bản sắc dân tộc; góp phần nâng cao dân trí, giáo dục con người Việt nam phát triển toàn diện, bảo vệ môi trường, ổn định xã hội phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Đặc điểm thông tin : mang tính phổ cập, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
2.6.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất.
Từ nhiều năm nay ở nước ta, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn đã được chú ý hơn. Từ các văn kiện chính thức của Đảng, Nhà nước đến hoạt động xã hội, khoa học, nhiều vấn đề khoa học xã hội và nhân văn được nêu ra. Trong đó,chính sách về công tác tài chính và cơ sở vật chất được chú trọng nhằm phát triển hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn để xác định con đường và mô hình xây dựng CNXH ở Việt nam, gắn kết với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Đáp ứng kịp thời và thoả mãn nhu cầu tin đa dạng của công cuộc đổi mới toàn diện làm mục tiêu và động lực phát triển. Là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin làm công cụ tra cứu cho nguồn lực thông tin và người dùng tin và là cơ sở để hợp tác chia sẻ nguồn thông tin giữa các cơ quan thông tin thư viện.
Hiện nay, Nhà nước đầu tư kinh phí khá lớn cho việc bổ sung tài liệu và vật mang tin khác, với giá trị khoa học và chất lượng cao phục vụ nghiên cứu khoa học và triển khai khoa học xã hội và nhân văn của người dùng tin. Tỷ lệ kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước cho các khoa học xã hội và nhân văn chiếm 73,3% , ngân sách tự có:26,2% và từ nước ngoài 0,5%.
Các cơ quan thông tin trang bị máy vi tính, các máy chủ Server cấu hình mạnh, máy quét Scanner, đầu dọc Microphim.. nối mạng LAN, WAN, INTERNET…
2.7. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin kinh tế thương mại.
Thông tin kinh tế thương mại là một loại thông tin xã hội, một loại thông tin kinh tế đặc thù là tri thức phản ánh về sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ được truyền tải bằng các thông tin nhà doanh nghiệp và khách hàng có thể hiểu được ; bổ sung làm giàu thêm hoặc có thể làm thay đổi hệ kiến thức của các nhà doanh nghiệp và khách hàng, giúp họ ra được quyết định sản xuất, kinh doanh một cách hợp pháp, hợp lý, nhanh chóng và chính xác, tạo điều kiện chiến thắng trong cạnh tranh, tránh được rủi ro, thua lỗ, đem lại lợi nhuận cao, ra quyết định hợp lý và hợp pháp trong công việc mua bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Hệ thống thông tin kinh tế thương mại là một thiết chế xã hội chuyên ngành, bao gồm các thành tố có quan hệ với nhau với mục tiêu: Phục vụ nhu cầu tin của các nhà doanh nghiệp và khách hàng giúp họ quyết định kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm hàng hoá hợp lý với nhu cầu và khả năng thanh toán.
2.7.1. Công tác tổ chức.
Ngày 20/11/1989 theo Quyết định số 764/ktđn – TTCB của bộ kinh tế đối ngoại thành lập trung tâm Thông tin Thương mại. Lúc này, trung tâm chỉ chuyên tổ chức các hoạt động thông tin trong lĩnh vực đối ngoại. Sau khi hợp nhất 3 Bộ: Bộ kinh tế đối ngoại, Bộ nội thương và Bộ vật tư thành Bộ thương mại và Du lịch (Bộ Thương mại hiện nay). Ngày 30/5/1992 theo Quyết định số 473/TMDN – TCCP của Bộ Thương mại đã hợp nhất Trung tâm khoa học kỹ thuật vật tư và phòng thông tin khoa học kỹ thuật thương nghiệp vào thành trung tâm thông tin thương mại. Trung tâm có tên giao dịch bằng tiếng anh : Vietnam Trade information Center (VTIC) Hiện nay, VTIC là cơ quan đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế thương mại thị trường và là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước về lĩnh vực công tác có liên quan.
Cơ cấu tổ chức gồm: Trung tâm thông tin thương mại( đặt trụ sở tại Hà nội ) và các đơn vị trực thuộc và các chi nhánh phòng ban.
- Tại Hà nội, trung tâm chia thành 4 khối:
+ Khối máy tính: Tổ chức mạng máy tính thương mại thị trường Vinanet gồm các bộ phận tư liệu, CSDL, biên tập tin nước ngoài, dịch thuật…
+ Khối xuất bản gồm: Các tạp chí, bản tin có chức năng và nhiệm vụ thu thập, xử lý, phổ biến thông tin kinh tế thương mại thị trường dưới dạng ấn phẩm cho người dùng tin trong nước và nước ngoài.
+ Khối dịch vụ thông tin: gồm các bộ phận dịch vụ và xưởng in sự nghiệp.
+ Khối hành chính: gồm các phòng tổng hợp và phòng kế toán hành chính
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: chi nhánh VTIC có nút mạng Vinanet tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ. Các văn phòng đại diện của các tạp chí, bản tin đặt tại đây.
- Tại Đà Nẵng: Chi nhánh có nút mạng và bộ phận thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thương mại trên địa bàn các tỉnh miền Trung.
- Tại Cần Thơ: cũng giống Đà Nẵng, chi nhánh có một nút mạng và bộ phận thu thập, xử lý, cung cấp thông tin thương mại trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ.
7.2.2. Nguồn thông tin.
Nguồn tin trong hoạt động thông tin kinh tế thương mại là nguyên liệu không thể thiếu được trong lĩnh vực hoạt động này. Cơ quan thông tin kinh tế thương mại rất coi trọng việc đảm bảo nguồn tin trong quá trình hoạt động thông tin. Khi đánh giá tiềm lực của cơ quan thông tin kinh tế thương mại người ta không thể bỏ qua và xem nhẹ vốn tài liệu của cơ quan.
Trong những năm qua Trung tâm thông tin kinh tế thương mại đã xây dựng được nguồn thông tin khá phong phú và đa dạng, nhằm làm cơ sở trực tiếp để xây dựng chính sách, ra quyết định và lựa chọn những phương án tối ưu trong hoạt động thông tin kinh tế thương mại, cung cấp thông tin để định hướng chiến lược phát triển kinh tế thương mại.
Hiện nay nguồn thông tin gồm: Bản tin thị trường, bản tin ngoại thương, bản tin doanh nghiệp thương mại, bản tin thị trường giá cả vật tư, Tạp chí Vietnam Economic News, Tạp chí Vietnam Bussiness…. ngoài ra Trung tâm còn có các thông tin về tin trong nước , tin thế giới… Bên cạnh đó Trung tâm có CSDL luật với khoảng 4000 văn bản được lưu trữ với toàn bộ nội dung và được tổ chức, quản lý dễ tra cứu, CSDL này được cập nhật thường xuyên, hàng ngày. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm những văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp và các quy định có liên quan đến hoạt động của mình như: Vấn đề hình thành doanh nghiệp, ngành nghề, loại hình kinh doanh, các chế độ tài chính doanh nghiệp.
2.7.3. Đội ngũ cán bộ
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người cũng ngày càng gia tăng, nhiệm vụ của các cơ quan thông tin cũng ngày một lớn và đa dạng, phục vụ chuyên sâu, chính xác và hiệu quả cho mọi nhu cầu.
Cán bộ làm việc trong các cơ quan thông tin là người có tri thức tốt, có nghiệp vụ và sử dụng thành thạo các công nghệ thông tin mới. Vì vậy, người cán bộ thông tin đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là cán bộ thông tin kinh tế thương mại.
Trong giai đoạn hiện nay cán bộ thông tin kinh tế thương mại chuyên nghiệp được tăng cường về số lượng và chất lượng. Phần lớn họ được đào tạo ở các ngành: Tin học, kinh tế, thương mại, quản trị kinh doanh… và ở một số ngành khác.
Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có thâm niên công tác và có kinh nghiệm gắn bó với hoạt động thông tin kinh tế thương mại. Bên cạnh đó là đội ngũ cộng tác viên đông đảo tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh tế thương mại.
2.7.4. Người dùng tin.
- Người dùng tin đa dạng phong phú gồm:
+ Cán bộ cao cấp thuộc các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ quản lý các cấp các ngành: Là cán bộ lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương làm ra quyết định hoặc chuẩn bị ra quyết định ở các cấp khác nhau; xây dựng đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước; Là những người tổ chức thực hiện kế hoạch quy định trong hoạt động xuất nhập khẩu, chủ yếu là các chỉ tiêu thông tin tổng hợp về hoạt động thương mại.
+ Các nhà quản lý doanh nghiệp tham gia thị trường xuất nhập khẩu được phân chia theo các tiêu thức như: Thành phần kinh tế, quy mô hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lợi nhuận.
+ Các cán bộ nghiên cứu kinh tế thương mại : nội dung thông tin đa dạng, năng động, theo công việc, họ phải xử lý, gia cố thông tin tìm được và tạo ra các sản phẩm dịch vụ thông tin mới cho xã hội. Thông tin về thị trường trong cả nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới.
+ Sinh viên nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế thương mại. Nhu cầu tin của họ là tích luỹ kiến thức, thông tin mang tính cơ sở lý luận, lý thuyết cơ bản, thông tin chuyên đề đi sâu vào một lĩnh vực. Đặc điểm thông tin là tài liệu gốc và nhu cầu tra cứu tin điện tử nhiều nhất.
+ Quần chúng nhân dân: thông tin cho họ là những thông tin về tình hình giá cả, sản phẩm, thông tin về các quyết định chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động thương mại.
2.7.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất.
Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ để tạo ra một cơ sở vật chất nhằm đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi và hội nhập với khu vực và thế giới vấn đề tài chính là rất quan trọng. Nhận thức được điều đó Nhà nước ta đã đầu tư kinh phí cho hoạt động thông tin kinh tế thương mại và tạo ra các cơ sở pháp lý cho hoạt động thông tin kinh tế thương mại :
- Thực hiện nghị Quyết 49/CP ngày 4/8/1993 của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin trong những năm 90. Bộ Thương mại cho phép Trung tâm thông tin kinh tế thương mại xây dựng mạng máy tính thương mại thị trường VINANET, đây là mạng diện rộng đầu tiên ở Việt nam.
- Ngày 4/2/1994 Bộ văn hoá cấp giấy phép xuất bản số 219/CPXB cho bản tin thị trường. Đây là bản tin liên doanh của VTIC với hai đơn vị khác là viện nghiên cứu thị trường giá cả, ban vật tư Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 4/4/1994 Bộ Văn hoá cấp giấy phép số 221/CPXB, cho phép xuất bản bản tin ngoại thương, được xuất bản hàng tuần, có nội dung về kinh tế thị trường và giá cả hàng hoá thế giới….
Chương 3
Phương hướng hoạt động Thông tin - Thư viện trong hệ thống thông tin khoa học thời gian tới.
Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần phải có những giải pháp hữu hiệu như: Phát triển nguồn tin, đào tạo đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp, đào tạo đội ngũ người dùng tin, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin ….
3.1.Xây dựng chiến lược phát triển nguồn tin.
Các cơ quan thông tin- thư viện muốn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, muốn đạt được hiệu quả phục vụ tốt nhất.Trước tiên cần xây dựng cho mình nguồn tin hạt nhân đủ về số lượng, phong phú về nội dung, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin. Muốn làm được điều đó, các cơ quan thông tin - thư viện cần có chiến lược phát triển nguồn tin phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Trong những năm qua các cơ quan thông tin - thư viện nước ta đã bổ sung một khối lượng thông tin trên các lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, môi trường, khoa học xã hội,... phục vụ cho những đối tượng người dùng tin khác nhau: cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, quần chúng nhân dân… trong cả nước. Đội ngũ cán bộ thông tin- thư viện đã tập hợp, xử lý khá nhanh những thông tin về các thành tựu khoa học công nghệ, kết quả nghiên cứu triển khai tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tiên tiến trong nước cũng như trên thế giới để truyền tải tới người dùng tin. Ngày nay trong công cuộc CNH - HĐH đất nước, nguồn thông tin được coi là “món ăn” quan trọng không thể thiếu được đối với các đối tượng người dùng tin khác nhau.
Trong sự phát triển kinh tế của đất nước, sự phát triển nhận thức của xã hội và nâng cao dân trí có phần đóng góp quan trọng của nguồn thông tin. Do vậy, thông tin có giá trị hết sức to lớn trong hệ thống giao lưu khoa học.
Các trung tâm thông tin - thư viện cần nghiên cứu sự khác biệt giữa nhu cầu hạt nhân và nhu cầu ngoại vi, việc thu thập nguồn tin hạt nhân thông qua hình thức trao đổi tránh được sự trùng lặp giữa “tài liệu hạt nhân”. Trước hết cán bộ quản lý của các trung tâm thông tin và thư viện cần có các chuyên gia tư vấn chương trình bổ sung trao đổi nguồn tin của các cơ quan nhằm chia sẻ nguồn tin trong mạng thông tin hiện có.
Unesco đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng cơ sở cho việc phát triển các chính sách thông tin. Chương trình thông tin tổng thể (General information Program) của Unesco đã được xây dựng trên hai chương trình NATIS ( Chương trình phát triển các hệ thống thông tin Quốc gia - National information System) và UNISIST ( Chương trình phát triển hệ thống thông tin KHCN của liên hiệp quốc - United National information System in Science and Technology) đã được vận hành tích cực trong những năm 70 nhằm khuyến khích sự phát triển các nguồn tin ở mức quốc gia và quốc tế.
Nhìn chung nguồn tin trong các cơ quan thông tin thư viện Việt Nam khá phong phú, đa dạng, bao gồm các loại hình: Sách, báo, tạp chí, mô tả thư mục, tóm tắt, tổng quan, tin trong nước và nước ngoài… Tuy nhiên việc phát triển nguồn tin còn tồn tại nhiều vấn đề cần xem xét :
+ Chưa phân rõ ranh giới giữa ấn phẩm thông tin và tạp chí, cụ thể có những ấn phẩm thông tin vừa là ấn phẩm thông tin vừa là tạp chí.
+ Chưa đảm bảo tính khoa học trong việc phản ánh các nguồn tài liệu sử dụng, như một số nguồn thông tin của các cơ quan thông tin - thư viện đôi khi không ghi rõ nguồn tài liệu mà chỉ ghi tên người xử lý, như vậy người dùng tin khó truy tìm đến tài liệu gốc làm giảm độ tin cậy của thông tin.
+ Một số cơ quan quá chậm trễ trong việc nộp lưu chiểu thậm chí có cơ quan không nộp.
+ Hiện nay trên thế giới có khoảng 40.000 CSDL mà người ta có thể với tới được, thì tại các nước đang phát triển ( trong đó có Việt Nam) chỉ chiếm 1% loại CSDL đó. Vì vậy điều cần thiết của các nước đang phát triển trong đó có nước ta tạo điều kiện sử dụng các CSDL của các nước khác và tự xây dựng CSDL của bản thân.
Như ta đã biết, nguồn tin giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thông tin- thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng tin , phục vụ đắc lực cho việc giải quyết các nhiệm vụ: chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật từ trung ương đến địa phương trong phạm vi cả nước. Vấn đề này đang đòi hỏi sự quan tâm của các cơ quan thông tin - thư viện trong nước, để phát triển nguồn tin chúng ta cần lưu ý:
+ Định hướng phát triển các nguồn thông tin cần bám sát định hướng phát triển của các hoạt động thông tin.
+ Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ xử lý, xuất bản thông tin.
+ Thực hiện tin học hoá các hoạt động thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát nguồn tin, kịp thời cập nhật các chi tiết bổ sung, sửa đổi. Định kỳ rà soát, thống kê, phân tích và đánh giá nguồn tin.
+ Tăng cường quan hệ phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan thông tin - thư viện.
- Giá trị của thông tin thay đổi rất rộng, đặc biệt là theo thời gian, gây khó khăn cho các cán bộ thông tin - thư viện khi tính giá trị của nó trong hoạt động thông tin - thư viện.
ở nước ta việc thu thập các nguồn tin không công bố ( tài liệu” xám”) mặc dù đã đựơc thể chế hoá nhưng kết quả đạt rất thấp. Chẳng hạn, thư viện Quốc gia Việt Nam được nhà nước giao cho nhiệm vụ thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu chỉ nhận được 70 – 80% số tên xuất bản phẩm ra đời trong một năm hoặc việc nhập sách báo nước ngoài cũng chưa tìm được một cơ chế thích hợp cho việc bổ sung, phối hợp và chia sẻ lẫn nhau giữa các thư viện trong cả nước.
Chúng ta cần có chính sách phát triển nguồn thông tin trong hoạt động thông tin- thư viện thể hiện ở một số khía cạnh sau:
+ Thu thập đầy đủ nhất các xuất bản phẩm có trong nước gồm các xuất bản phẩm công bố và không công bố.
+ Phối hợp bổ sung các tài liệu nước ngoài như: Sách, báo, tạp chí, tài liệu điện tử, tài liệu vi bản…., ở phương diện đề tài ưu tiên các tài liệu liên quan đến Việt Nam và tài liệu người Việt nam xuất bản ở nước ngoài, tài liệu về những ngành kinh tế chủ chốt của đất nước.
+ Tạo lập các CSDL và tiến tới xây dựng CSDL toàn văn.
+ Trao đổi với nước ngoài các CSDL.
+ Tổ chức cho mọi người tiếp cận và sử dụng các nguồn tin có trong cơ quan thông tin thư viện.
+ Tổ chức bảo quản lưu trữ lâu dài các sản phẩm thông tin.
Đối với nguồn tin nội sinh ( nguồn tin trong nước ) phát triển nguồn tin dạng số hoá, gắn kết với quá trình sản xuất và xuất bản trong đó đặc biệt là nguồn tin điện tử.
Đối với nguồn tin ngoại sinh ( nguồn tin nước ngoài) việc phát triển nguồn tin cần được thực hiện theo một số quy tắc cơ bản sau:
+ Xác định nguồn tài liệu thiết yếu để đáp ứng nhu cầu tin trong nước.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin thư viện trong việc bổ sung nguồn tin, nâng cao khả năng khai thác chung.
+ Kết hợp hợp tác Quốc tế và khả năng khai thác trên các mạng thông tin, chú trọng về tính hệ thống liên tục của nguồn tin được bổ sung.
Phương châm phát triển nguồn thông tin dự phòng sang phản ứng linh hoạt, tiếp cận nguồn tin dưới mọi hình thức, phát huy năng lực sáng tạo nguồn thông tin nội sinh, tăng cường hợp tác trong nước và nước ngoài, tiến tới xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin trên mọi lĩnh vực.
3.2. Đội ngũ cán bộ.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và tác động đến hoạt động thông tin thư viện, tương lai các cơ quan xây dựng thư viện điện tử trong đó sự tương tác giữa cán bộ thư viện với người dùng tin được thực hiện trên cơ sở các mạng thông tin. Yêu cầu của người dùng tin là “yêu cầu thông tin “ mà sẽ chuyển sang “yêu cầu các bít thông tin “, việc đào tạo đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện chuyên nghiệp ( đào tạo mới và đào tạo lại) để đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc đổi mới là vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Những thay đổi về công nghệ và sự phát triển rộng lớn hơn trong ngành công nghiệp thông tin tác động đến những người làm nghề thông tin : Cán bộ thư viện, các nhà khoa học, các nhà lưu trữ và các nhà xuất bản.
Các công nghệ mới nảy sinh nhu cầu tuyển các nhân công được trang bị những kỹ năng mới, có rất nhiều tổ chức thông tin đã tăng cường sự hiện diện của họ trên mạng Internet bằng cách tạo ra các trang giới thiệu riêng của mình trên mạng dịch vụ WWW (World Wide Web), làm nảy sinh sự cần thiết cần có một đội ngũ các cán bộ thông tin chuyên nghiệp được trang bị các kỹ năng lựa chọn, xử lý, khai thác và phổ biến thông tin.
Năng lực của cán bộ thông tin thư viện ngày càng hoàn thiện, là cầu nối giữa cơ quan thông tin thư viện và người dùng tin.
Đến nay trong cả nước đã có 5 cơ sở đào tạo chính quy ngành thông tin - thư viện, đó là:
+ Khoa thư viện trường Đại học Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh.
+ Bộ môn thông tin- thư viện trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà nội.
+ Khoa thư viện trường cao đẳng văn hoá thành phố Hồ Chí Minh.
+ Khoa thư viện và thông tin trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin thuộc trường dân lập Đông Đô Hà Nội.
Tính trung bình hàng năm, số sinh viên hệ đại học chính quy ngành hông tin - hư viện tốt nghiệp ở 5 trường khoảng 300 – 350 người, ngoài ra hệ tại chức có khoảng 200 người tốt nghiệp hàng năm ở trong nước.
Với trên 7 triệu dân và có khoảng 20.000 thư viện các loại ở nước ta hiện nay, con số tốt nghiệp đại học cả chính quy và tại chức còn hết sức khiêm tốn.
Để đáp ứng các yêu cầu phát triển mới của ngành, cần nghiên cứu toàn diện và có các giải pháp tổng thể để phát triển năng lực ngành như: mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, loại hình đào tạo, quy mô đào tạo, phường pháp đào tạo, hợp tác quốc tế trong đào tạo… Nghiên cứu đổi mới toàn diện và cập nhật thường xuyên nội dung chương trình đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp với các mức độ khác nhau, đạt yêu cầu:
+ Đảm bảo tính hiện đại và phát triển kết hợp truyền thống với hiện đại.
+ Đảm bảo tính khoa học, xây dựng cơ cấu hợp lý giữa khối kiến thức khoa học cơ bản với khối kiến thức chuyên ngành.
+ Đảm bảo cơ cấu hợp lý trong kiến thức chuyên ngành thư viện, thư mục, thông tin tương ứng với trình độ chung của các nước trong khu vực, phấn đấu đạt trình độ quốc tế.
- Đào tạo cán bộ thông tin thư viện có thể được tổ chức theo trình độ nghề nghiệp:
+ Cán bộ đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thông tin thư viện được đào tạo sau đại học trong nước và nước ngoài hoặc các lớp ngắn hạn chuyên đề nâng cao trình độ.
+ Cán bộ đã tốt nghiệp đại học ngành khác phải được đào tạo về nghiệp vụ thư viện với các mức độ khác nhau.
+ Cán bộ có trình độ trung cấp được đào tạo tiếp lên đại học bằng hình thức chuyên tu, tại chức.
- Tạo điều kiện pháp lý cần thiết ( như: chức danh, tiêu chuẩn hoá cán bộ…) để cán bộ thư viện có thể làm việc lâu dài ổn định trong lĩnh vực hoạt động thông tin - thư viện.
- Đẩy mạnh việc đào tạo bậc trên đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) ngành thông tin - thư viện, đáp ứng nhu cầu cấp bách về nguồn nhân lực khoa học có trình độ cao của hệ thống thông tin - thư viện.
- Trong các chương trình phát triển đào tạo bậc đại học và trên đại học. Nhà nước dành tỷ lệ ngân sách thích đáng trong đào tạo và hợp tác với nước ngoài cho lĩnh vực thư viện. Các sinh viên xuất sắc của các cơ sở đào tạo ngành thông tin thư viện trong nước được đi nghiên cứu và học tập ở nước ngoài.
- Các trường và các trung tâm thông tin phải có sự phối hợp nhau trong công tác đào tạo, hợp tác chặt chẽ với Hội thư viện học ở trong nước và các hội nghề nghiệp quốc tế như: Liên đoàn thông tin tư liệu Quốc tế(FDI), Liên hiệp quốc tế các hội thư viện (IFLA)…
- Đẩy mạnh, đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong các thư viện và các cơ quan thông tin cũng như các trường đào tạo cán bộ thông tin - thư viện đang là vấn đề bức xúc. Ngành thông tin - thư viện Việt nam đang cố gắng để đáp ứng những đòi hỏi mới của xã hội đang phát triển. Sự đầu tư đúng đắn công tác nghiên cứu khoa học sẽ góp phần phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học, tạo ra các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng, hoàn thiện và phát triển sự nghiệp thông tin - thư viện trong hiện tại và tương lai.
3.3. Đào tạo đội ngũ người dùng tin.
Người dùng tin là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của bất kỳ hệ thống thông tin nào và thường được nhìn qua 2 khía cạnh:
+ Người dùng tin được coi là đối tượng phục vụ của hệ thống Thông tin - Thư viện, là khách hàng, là người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của các cơ quan thông tin.
+ Người dùng tin được coi là “Người sản xuất nguyên liệu thông tin” cho hoạt động của các cơ quan Thông tin - Thư viện.
- Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận người dùng tin bằng quan niệm tổng hợp của cả hai khía cạnh trên mới tạo cơ sở khoa học cho hoạt động thông tin nói chung và công tác đào tạo, huấn luyện người dùng tin của hệ thống thông tin - thư viện.
- Người dùng tin được cung cấp những sản phẩm dịch vụ thông tin có chất lượng sẽ tạo ra nguồn tin có giá trị và các cơ quan thông tin - thư viện sẽ lại tạo ra các sản phẩm dịch vụ thông tin có chất lượng hơn, người dùng tin trực tiếp tác động đến sự sống còn của các cơ quan thông tin - thư viện. ở nước ta vấn đề đào tạo, huấn luyện người dùng tin các cơ quan thông tin - thư viện chưa được triển khai.
- Những thay đổi cơ bản trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay khẳng định sự cần thiết đào tạo huấn luyện người dùng tin:
+ Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin dẫn đến sự bùng nổ thông tin cả về nội dung và phương tiện khiến cho người dùng tin gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khai thác thông tin bởi thông tin bị phân tán ở nhiều nguồn khác nhau.
- Khoảng cách không gian giữa cơ quan thông tin - thư viện và người dùng tin ngày càng mở rộng, người dùng tin không nhất thiết phải đến các cơ quan thông tin - thư viện để khai thác tìm kiếm thông tin. Công nghệ tìm tin từ xa qua các mạng thông tin đòi hỏi người dùng tin phải được trang bị những kiến thức cần thiết, do đó các cơ quan thông tin- thư viện cần quảng cáo, hướng dẫn người dùng tin khai thác các sản phẩm thông tin và thu nhận các ý kiến phản hồi từ phía người sử dụng.
Theo số liệu điều tra mới đây của Trung tâm thông tin tư liệu KHCN Quốc gia có tới 66% trong số người dùng tin được điều tra, 63% chỉ biết sơ qua về các sản phẩm và dịch vụ này. Đây là vấn đề những người làm công tác thông tin thư viện cần tìm ra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.
Do đó cơ quan thông tin - thư viện cần:
- Đào tạo huấn luyện người dùng tin trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động tác nghiệp hàng ngày của họ như: kiến thức về các hệ thống thông tin, các kho tin, các mạng thông tin, các loại hình thông tin , kỹ năng khai thác thông tin trong hệ thống .
- Đào tạo huấn luyện người dùng tin như một nhà sản xuất nguyên liệu thông tin, trang bị cho người dùng tin kiến thức và kỹ năng cơ bản về xử lý, bao gói thông tin như. kiến thức về nguồn tin, quy trình hoạt động thông tin và kỹ năng xử lý bao gói thông tin.
- Bên cạnh đó chúng ta cần có những biện pháp hợp lý cho người dùng tin:
+ Bảo đảm quyền lợi cơ bản của người dùng tin là được quyền truy cập và sử dụng nguồn thông tin.
+ Tạo điều kiện cho người dùng tin những cơ hội và điều kiện để trở thành người dùng tin tích cực trong xã .
+ Tạo điều kiện cho người dùng tin trực tiếp nhận các hỗ trợ cần thiết từ phía Nhà nước. Sử dụng thông tin phổ biến rộng rãi trong xã hội góp phần tạo sự bình đẳng trước các cơ hội phát triển của moị công dân trong xã hội.
+ Có chính sách ưu đãi toàn diện để hỗ trợ cho người dùng tin đang sinh sống và làm việc tại vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hẻo lánh…
- Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang chuyển sang hướng thị trường, sản phẩm thông tin là một loại hàng hoá đặc biệt. Vì lợi ích xã hội, trước hết là lợi ích của các cơ quan thông tin - thư viện chúng ta cần hiện thực hoá đào tạo huấn luyện người dùng tin của hệ thống thông tin - thư viện như:
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng để hợp thức hoá về hoạt động huấn luyện người dùng tin của hệ thống thông tin Quốc gia.
+ Bảo đảm các vấn đề phương pháp luận và nội dung khoa học cho hoạt động đào tạo huấn luyện người dùng tin. Có thể tổ chức đào tạo huấn luyện người dùng tin thử nghiệm ở một số trường học, học viện…
Do đó, đào tạo người dùng tin biết cách tìm tin truyền thống, mà còn tìm tin trên phương tiện của công nghệ thông tin, các điểm truy cập thông tin, chủ động khai thác các sản phẩm và dịch vụ thông tin trong các hệ thống tìm tin trong nước và nước ngoài.
3.4. Phát triển hạ tầng cơ sở thông tin.
Trong những năm qua, quyết định 178/CP đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể đối với công tác thư viện. Nhờ đó công tác thông tin thư viện đã có những bước phát triển khá lớn, tạo nên một cơ sở hạ tầng quan trọng để đưa các giá trị văn hoá, KHCN của Việt nam và thế giới đến đông đảo người dùng tin. Tuy nhiên, sự nghiệp thông tin thư viện Việt nam còn tồn tại :
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn mạng lưới còn rất nghèo nàn, lạc hậu. Việc sử dụng trang thiết bị hiện đại có chưa thực sự hiệu quả trong đó công nghệ thông tin vào công tác thông tin thư viện còn chậm, kết qủa đạt được chưa cao. Tiềm lực thông tin trên các mạng thông tin thư viện còn quá khiêm tốn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dùng tin trong nước.
+ Tỷ lệ tài liệu bình quân cho mỗi người dân trong các thư viện chưa cao, bình quân trong các thư viện công cộng, mỗi người dân có khoảng 0,2 bản sách.
+ Cản trở lớn nhất với tới thông tin là các kỹ thuật xử lý hiện đại và truyền tin từ xa rất đắt. Vì vậy các nước đang phát triển như nước ta còn nghèo nếu không được sự giúp đỡ từ bên ngoài sẽ không có được các sơ sở hạ tầng thông tin cần thiết để xây dựng các mạng lưới thông tin tự động.
+ Hệ thống máy tính của các thư viện tỉnh , thành phố được trang bị từ những năm 1992, 1993, 1994 với những chủng loại và cấu hình khác nhau. Điều đó gây ra một số khó khăn sau:
* Thời gian sử dụng máy tính đã lâu, bộ nhớ nhỏ, tốc độ chậm.
* Số lượng máy tính ở mỗi thư viện tỉnh, thành phố còn ít, chưa đảm đương được công việc thường xuyên, khi hỏng hóc là mọi hoạt động bị ngưng trệ.
Hiện đại hoá hạ tầng thông tin - thư viện là đòi hỏi bức thiết của thực tế Việt Nam hiện nay với xu thế hội nhập quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, cần được triển khai theo một số hướng sau:
+ Tin học hoá, tự động hoá các quá trình thông tin - thư viện cơ bản theo hướng số hoá và liên kết mạng trong và ngoài nước.
+ Đảm bảo cài đặt mạng cục bộ LAN tại các cơ quan thông tin - thư viện, kết nối với tất cả các mạng máy tính của các cán bộ nghiên cứu, đó là nhân tố tạo lập ra nguồn lực thông tin để đưa vào hoạt động thông tin - thư viện phục vụ cho toàn ngành.
+ Phát triển mạng diện rộng WAN là phương tiện thống nhất nghiệp vụ trong toàn ngành theo đúng chuẩn mực Quốc tế, là công cụ để khai thác sử dụng hợp lý nguồn thông tin mà chúng ta tạo lập được.
+ Phát triển mạng Quốc tế Internet giúp cho ngành thông tin thư viện nước ta hội nhập vào siêu lộ thông tin Quốc tế :
* Là nguồn cung cấp thông tin, giúp chúng ta tìm thông tin từ xa.
* Cung cấp tin, tạo ra những thông tin cho khách hàng.
+ Hiện đại hoá các sản phẩm dịch vụ thông tin theo hướng nâng cao không ngừng giá trị gia tăng và khả năng tương hợp với các sản phẩm và dịch vụ khu vực và trên thế giới.
+ Tích hợp mạnh mẽ hạ tầng cơ sở thông tin Quốc gia theo hướng hội tụ các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực truyền thông, truyền thanh, truyền hình, đa phương tiện.
+ Hiện đại hoá các điểm truy nhập nhằm phổ cập tới các nguồn thông tin cần thiết cho người dùng tin.
+ Các cơ quan thông tin - thư viện phát triển theo hướng “thư viện điện tử”, truy cập phân tán tới các mạng thông tin trong và ngoài nước.
3.5 Mở rộng hợp tác quốc tế.
Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước và xu thế phát triển chung của thế giới trong lĩnh vực thông tin - thư viện . Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho các cơ quan được quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để trao đổi thông tin, trao đổi chuyên gia, tham gia các khoá đào tạo, tổ chức hội nghị, hội thảo và các giải đáp yêu cầu tin từ hai phía. Nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động hợp tác quốc tế, dành một khoản kinh phí từ ngân sách hàng năm để hỗ trợ.
Mở rộng hợp tác quốc tế với các hệ thống thông tin - thư viện trên thế giới trước mắt là với các nước trong khu vực, chủ động liên kết hoạt động với các hệ thống thông tin hiện đại của các nước phát triển khác, thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước để tăng cường giao lưu quốc tế. Khai thác các sản phẩm và dịch vụ thông tin quốc tế dưới dạng các CSDL , các dịch vụ mạng để đáp ứng đảm bảo thông tin cho chương trình phát triển kinh tế- xã hội.
Mở rộng hợp tác quốc tế trên nguyên tắc độc lập, bình đẳng cùng có lợi trong hoạt động thông tin thư viện. Cần tuân thủ các luật và công ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật trong nước, từng bước xây dựng hệ thống thông tin – thư viện ngày càng phát triển, đổi mới công nghệ sớm hoà nhập khu vực và trên thế giới trong thị trường thông tin.
Hợp tác quốc tế nâng cao trình độ khoa học, giao lưu hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, học tập, tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến trong công tác thông tin thư viện góp phần nâng cao chất lượng phục vụ CNH- HĐH trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận
Hoạt động thông tin - thư viện ở nước ta đã trở thành lĩnh vực hoạt động độc lập. Đó là yếu tố của tiềm lực thông tin - thư viện, nguồn lực thông tin góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Hoạt động thông tin - thư viện là chìa khoá của hoạt động sáng tạo, là yếu tố cần thiết của năng lực cạnh tranh đổi mới và là cơ sở phát triển của mỗi cá nhân, tập thể và toàn xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay hoạt động đó là hết sức quan trọng cần thiết cho sự nghiệp phát triển toàn diện của đất nước là chiếc cầu nối giữa tri thức, công nghệ và khoa học tiến bộ, thúc đẩy quá trình CNH - HĐH đất nước.
Tuy nhiên hoạt động thông tin - thư viện ở nước ta còn hạn chế. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng với những đường lối, chính sách, chiến lược phát triển phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra và sự đóng góp nhiệt huyết tận tình của đông đảo đội ngũ cán bộ thư viện hiện nay. Trong tương lai mục tiêu phát triển của công tác thông tin - thư viện sẽ được thực hiện và có những đóng góp thiết thực hiệu qủa cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong giai đoạn CNH - HĐH hiện nay.
tài liệu tham khảo
A- Tài liệu chỉ đạo của Đảng
1.Ban tư tưởng văn hoá Trung ương. Tài liệu nghiên cứu nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII của Đảng.- H.:Chính trị Quốc gia,1997.-87tr.
2. Ban tư tưởng văn hoá Trung ương. Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội VIII của Đảng.-H.:Chính trị Quốc gia,1996.-157tr.
3. Ban tư tưởng vă hoá Trung ương. Tài liệu học tập nghị quyết Trung ương khoá VIII của Đảng.-H.:Chính trị Quốc gia,1996.-66tr.
4. Đảng Cộng Sản Việt nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX Ban chấp hành Trung ương khoá VIII.- H.:Chính trị quốc gia,2001.-352tr.
B. Sách
5. Đoàn Phan Tân. Thông tin học.- H. : ĐHQGHN, 2001.- 337tr.
6. Kỷ yếu hội nghị tổng kết hoạt động của hệ thống thư viện công cộng toàn quốc 1999-2000.- H.: Vụ thư viện , 2002 .- 352 tr.
7. Nguyễn Minh Hiệp.Tổng quan khoa học thông tin – thư viện.-HCM :ĐHQG , 2001.- 179tr.
8. Phan Văn . Thông tin học.-H.: ĐHQGHN, 2000.- 139 tr.
9 . Phạm Xuân Hằng. Khoa học xã hội và nhân văn với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước .- H.: Chính trị Quốc gia, 2000.- 377 tr.
10. Trần Văn Tùng. Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam.- H.: Thế giới, 2001.- 218Tr.
C. Tạp chí.
11.Bùi Loan Thuỳ. Vấn đề đào tạo cán bộ đại học thông tin – thư viện trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá //Tạp chí Thông tin & tư liệu, 2002, số 4.- tr 5-12.
12. Lê Văn Viết . Một số hoạt động nghiệp vụ của ngành thông tin – thư viện // Tạp chí Thông tin & tư liệu ,2002, số 4.- tr11-17.
13. Phạm Thế Khang . Tiếp tục đổi mới hoạt động nghiệp vụ thư viện nhằm phục vụ tốt hơn cho xã hội , cho bạn đọc // Tập san thư viện, 2002, số 4.- tr 3-13.
14. Nguyễn Hữu Hùng. Sự hình thành và phát triển của thông tin học // Tạp chí Thông tin & tư liệu , 2001, số 2.- tr 9-14.
15. Nguyễn Hữu Hùng . Tổ chức & quản lý hoạt động thông tin khoa học & công nghệ trước thềm thiên niên kỉ XXI // Tạp chí Thông tin & tư liệu, 2000, số 1.- tr 7-11.
[15]. Nguyễn Ngọc Thuần , Lê Văn Viết . Một số nội dung cơ bản của pháp lệnh thư viện // Tạp chí Thông tin & Tư liệu , 2001, số 2.- Tr5-9.
Mục Lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27362.DOC