Tài liệu Đề tài Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim – Hà Nội: Lời nói đầu
Tháng 12/1986 đại hội VI của Đảng đã đưa ra một quyết định quan trọng là chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ kinh doanh được mở rộng - khác hẵn với nền kinh tế tập trung trước đây – giúp cho doanh nghiệp tự do quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của minh với mục tiêu chính đó là lợi nhuận.
Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ Matexim – Hà Nội là một Công ty trực thuộc Bộ công nghiệp với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh chuyên về lĩnh vực thương mại buôn bán và các dịch vụ khác. Cũng như bao doanh nghiệp Nhà nước khác trong thời kỳ đổi mới kinh tế, Công ty đã không ngừng đổi mới về cơ cấu tổ chức, tư duy quản lý, trau rồi kỹ năng kỹ são.... nhanh chóng thích ứng, hoà nhập với xu thế mới, sản xuất kinh doanh đi vào ổn định và ngày càng phát triển. Các sản phẩm tiêu thụ của Công ty đứn...
27 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim – Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Tháng 12/1986 đại hội VI của Đảng đã đưa ra một quyết định quan trọng là chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ kinh doanh được mở rộng - khác hẵn với nền kinh tế tập trung trước đây – giúp cho doanh nghiệp tự do quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của minh với mục tiêu chính đó là lợi nhuận.
Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ Matexim – Hà Nội là một Công ty trực thuộc Bộ công nghiệp với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh chuyên về lĩnh vực thương mại buôn bán và các dịch vụ khác. Cũng như bao doanh nghiệp Nhà nước khác trong thời kỳ đổi mới kinh tế, Công ty đã không ngừng đổi mới về cơ cấu tổ chức, tư duy quản lý, trau rồi kỹ năng kỹ são.... nhanh chóng thích ứng, hoà nhập với xu thế mới, sản xuất kinh doanh đi vào ổn định và ngày càng phát triển. Các sản phẩm tiêu thụ của Công ty đứng vững trong thị trường trong nước và quốc tế.
Xuất phát từ vai trò của vấn đề hoạt động sản xuất kinh doanh nên tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim – Hà Nội ” làm mục đích nghiên cứu. Tác giả kết hợp lý luận đã học với thực tiễn nghiên cứu vấn đề này. Tác giả không tham vọng là nghiên cứu vấn đề hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung mà chỉ nghiên cứu trong doanh nghiệp cụ thể và tài liệu chỉ nghiên cứu trong 3 năm gần đây. Do thời gian hạn hẹp và số tài liệu nghiên cứu có hạn nên chuyên đề này được tiến hành trong điều kiện thời gian hạn hẹp, các vấn đề liên quan khác chưa được khai thác vì đề tài nghiên cứu quá rộng. Vậy nên em mong được sự thông cảm của thầy cô giáo và các độc giả về những thiếu sót và hạn chế của chuyên đề.
Chuyên đề này ngoài lời nói đầu còn bao gồm 3 nội dung là.
- Chương I: Một số vấn đề cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Chương II: Phân tích hiệu quả kinh doanh của chi nhánh Matexim Nam – Hà Nội
- Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới.
Chương I: Một số vấn đề cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
I. Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh
1. Khái niệm
Hiệu quả kinh tế nói chung cung như hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh có rất nhiều khái niệm khác nhau do nhìn từ nhiều góc độ khác nhau.
Về mặt kinh tế hiệu quả được hiểu là mục tiêu là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế. Tuy nhiên nó không phải là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế.
Về mặt kế hoạch và quản lý kinh tế: Hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhỏ nhất song có lẽ phải khái quát cụ thể hơn cả là khái niệm được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
2. Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bản chất của hiệu quả kinh tế sản xuất xã hội là thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian biểu hiện trình độ sử dụng các nguồn lực xã hội. Bằng lao động của mình, con người tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho hôm nay và ngày mai.
Tóm lại ở dạng khái quát nhất hiệu quả là các đặc trưng kinh tế kỹ thuật, xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống. Đối với nền sản xuất xã hội, cụ thể hơn là hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội trong xã hội thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh chi phí bỏ ra hoặc nguồn sản xuất được huy động và sản xuất.
Vậy để phân biệt rõ giữa hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh cần phải có hệ thống các chỉ tiêu liên quan. Hiệu quả của một doanh nghiệp mang tầm vĩ mô của tình hình kinh doanh còn kết quả đem lại một con số cụ thể để so sánh.
II. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội của hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
a. Chỉ tiêu về vốn
Doanh thu
Số vòng quay của toàn bộ nguồn vốn =
Vốn kinh doanh
Trên thực tế, vốn là một công cụ trọng yếu nhất để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vốn cần cho các yếu tố đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp, thiếu vốn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị đình trệ hay hoạt động kém hiệu quả. Vì thế vốn rất cần thiết và quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ta có công thức để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất.
Nếu số vòng quay của vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn.
b. Chỉ tiêu về lao động
Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất góp phần quan trọng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương.
c. Chỉ tiêu về quy trình công nghệ
Đầu tư đổi mới trang thiết bị chính là yêu cầu cần thiết đặt ra đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Hiệu quả trong từng doanh nghiệp, từng bộ phận quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh được xem xét chủ yếu trên quy trình công nghệ.
Công nghệ kỹ thuật ngày càng nâng cao hiệu quả, năng suất càng được nâng cao. Trên cơ sở nhận thức đó nhiều ý kiến đề cập đến vấn đề cần thiết phải đo lường tính đến yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ từ đó xác định hiệu quả.
Tác động của cải tiến kỹ thuật đã làm cho việc đựơc hoàn thành đòi hỏi ngưòi lao động phải nâng cao trình độ ham học hỏi để có thể nâng cao năng suất lao động và đảm bảo hiệu quả vốn cố định. Ngày nay, tiến bộ khoa học công nghệ dưới tác động của con người đang phát triển như vũ bão hiện nay có vai trò ngày càng lớn mang tính quyết định trong phát triển kinh tế.
2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động sản xuất kinh doanh .
Xét hiệu quả hoạt động kinh doanh người ta không chỉ xem xét hiệu quả về mặt tài chính, theo giác độ này ta chỉ thấy được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lãi hay lỗ.Đứng trên giác độ này thường thấy được nhưng lợi ích mà doanh nghiệp góp cho xã hội.
Như vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động kinh doanh thông qua các chủ trương, chính sách và biện pháp xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Ví dụ quan tâm như trong điều kiện hiện nay vấn đề môi trường đang được quan tâm thì trong quá trình sản xuất kinh doanh các nhà doanh nghiệp phải chú ý đến việc sử lý chất thải hoặc lặp đặt dây truyền công nghệ để tránh ô nhiễm môi trường sống. Có đảm bảo được như vậy thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới thực sự có hiệu quả khi đạt được hiệu quả tài chính. Tuy các chủ trương chính sách của Nhà nước ở mỗi thời kỳ và khác nhau nhằm phù hợp với sự phát triển của đất nước, nhưng thông thường bao gồm 1 số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu đảm bảo cung cầu trên thị trường
Chỉ tiêu phản ánh khả năng bình ổn giá cả
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu cho việc tiêu dùng việc phân tích rõ ranh giới hiệu quả tài chính với hiệu quả kinh tế xã hội.
chương II: phân tích hiệu quả kinh doanh của
chi nhánh matexim nam hà nội
I/ Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
1- Quá trình hình thành
Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ Matexim - Hà nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp. Công ty được thành lập vào ngày 17 thánh 9 năm 1969,với tổng số vốn ban đầu do Nhà nước cấp và được phép xuất nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh các loại vật tư, phụ tùng thiết bị phục vụ cho sản xuất của ngành công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân trong cả nước có trụ sở tại Đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà nội. Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ Matexim - Hà nội được thành lập bởi hai công ty:
- Công ty vật tư vận tải thuộc Bộ vận tải nay là Bộ giao thông vận tải
- Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ thuộc Bộ Công nghiệp.
Được thành lập vào cuối những năm 60 khi mà cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang lên cao trào. Công ty một mặt có nhiệm vụ phục vụ cho tiền tuyến; một mặt xây dựng hậu phương vững chắc và xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc. Trong cuộc kháng chiến kiến quốc nền kinh tế Miền bắc chủ yếu phát triển theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và bao cấp. Các chỉ tiêu về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu... là do uỷ ban kế hoạch Nhà nước giao xuống cho các đơn vị kinh doanh thương mại.
Trong thời kỳ này mức tăng trưởng kinh tế của khu vực công nghiệp coi là bộ phận chủ yếu của ngành công nghiệp, công ty đang dần dần là lá cờ đầu về lĩnh vực này trong ngành và đã nhận được nhiều bằng khen, huân chương lao động... của Chính phủ khen tặng.
2- Nhiệm vụ của Chi nhánh:
a) Xuất nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh các loại vật tư, phụ tùng thiết bị phục vụ cho sản xuất của các ngành Công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân.
Làm các dịch vụ liên quan đến mọi lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh và sản xuất.
b) Quy mô hoạt động của Công ty:
* Quy mô vốn:
Vốn kinh doanh là yếu tố quan trọng quyết định quy mô của một Doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp trong hoạt động thương mại của Công ty.
Công ty có số vốn pháp định là: 24 tỷ
Vốn kinh doanh ban đầu là: 24 tỷ
Vốn kinh doanh tự bổ sung: 57 triệu
* Nhân lực:
Cùng với vốn thì nhân lực là một nguồn, một yếu tố không thể thiếu trong bất cứ một doanh nghiệp nào làm công tác sản xuất hay công tác kinh doanh dịch vụ thương mại. Nó vừa là chủ thể vừa là khách thể của hoạt động kinh doanh.
Công ty MATEXIM Hà Nội với thành viên hoạt động chính là Chi nhánh MATEXIM Nam Hà Nội với đội ngũ nhân viên và cán bộ lãnh đạo là 57 người.
Bảng 1: Cơ cấu lao động của Chi nhánh MATEXIM Nam Hà Nội.
Chỉ tiêu
Tổng
Giới tính
Trình độ
Nam
Nữ
Đại học
Trung cấp
1. Cán bộ lãnh đạo
3
3
3
2. Bộ phận quản lý nghiệp vụ
100
56
44
(Tài liệu báo cáo Công ty năm 1998)
Trong giai đoạn còn bao cấp, Công ty MATEXIM hoạt động chủ yếu là thương mại và không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc. Trong thời điểm này việc hoạt động của Công ty là do Nhà nước giao xuống và trong quá trình đó Công ty luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao xuống và nộp ngân sách đầy đủ.
Những năm đầu thập kỷ 80 với sự quyết định đúng đắn kịp thời của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh Quốc tế mới đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã khuyến khích tự do kinh doanh; Đa dạng hoá các loại hình kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, đã tạo mọi cơ hội mới cho các nhà Doanh nghiệp và cũng tạo cơ hội hết sức mới mẻ cho Công ty trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường. Điều này đã làm cho Công ty hoạt động với cơ cấu tổ chức khác hơn và đạt hiệu quả hơn: Xắp xếp lại tổ chức, nhân sự, bạn hàng mới trong và ngoài nước.
Hiện nay Công ty đã có Chi nhánh khắp cả nước hoạt động kinh doanh với 12 nhà sản xuất lớn cùng với các tập đoàn nước ngoài như SUDMO của Liên bang Đức, hàng Logistran - Đan Mạch, Nhật Bản...
Trong 31 năm trải qua hai sự thay đổi lớn của nền kinh tế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đứng vững và phát triển trong kinh doanh như hiện nay là thành công lớn trong sự nhạy bén và nhanh chóng kịp thời hoà nhập xu thế nới của thế giới. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng vật tư, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất.
3- Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức hoạt động là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận, giữa các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau, được phân thành các khâu và các cấp quản lý với chức năng, quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Công ty MATEXIM Hà Nội có trụ sở chính ở Số 5 Đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội bên cạnh đó còn 12 Chi nhánh trên toàn quốc. Vì vậy bộ máy quản lý của Công ty rất lớn với 400 công nhân viên. Hai Chi nhánh ở Hà Nội và Hà Tây tuy là hai địa điểm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong từng bộ phận, từng phòng ban chủ yếu phục vụ cho hoạt động thương mại, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đặc thù chung của Công ty trong hoạt động kinh doanh nên cơ cấu tổ chức trong Công ty còn hạn chế. Ví dụ như cơ cấu tổ chức còn thiếu phòng Marketing....
Riêng cơ cấu của Chi nhánh MATEXIM Nam Hà Nội gồm có:
Giám đốc là người quản lý và điều hành chính, sau đó đến Phó Giám đốc của hai văn phòng.
Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của Công ty, ra quyết định, lập kế hoạch cho mọi hoạt động, là người quyết định trong các hợp đồng mua bán và là người chịu trách nhiệm trong các hợp đồng đó. Còn lại nhân viên là người thực hiện và thi hành nhiệm vụ từ cấp trên giao xuống, có việc tìm nhân viên được thông qua phòng Tổ chức lập kế hoạch.
Chức năng và nhiệm vụ chính trong khâu hoạt động kinh doanh hay trong công tác lập kế hoạch tiếp thị và tiêu thụ của Công ty là:
Phòng Tổ chức: Nhiệm vụ xây dựng lựa chọn và đào tạo lực lượng cán bộ tham gia công việc theo đúng ngành chuyên môn hoạt động của Công ty đảm bảo thực hiện đúng hướng trong khuôn khổ pháp luật lao động.
Phòng Tài chính: Chuyên kiểm kê, kiểm tra các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu, lên giấy báo giá cho Công ty. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo trong việc tạo nguồn vốn từ vốn vay đến vốn huy động phục vụ tốt công tác kinh doanh.
Phòng Kinh doanh: Nhiệm vụ điều tra nghiên cứu thị trường trên cơ sở đó nắm vững thị trường và xây dựng kế hoạch mua bán nhập hàng để cung cấp cho khách hàng trên cả nước. Trong đó có phần lập kế hoạch dự đoán sức tiêu thụ.
Phòng kinh doanh là văn phòng chính thực hiện các cuộc tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm trong Công ty. Trực thuộc phòng kinh doanh có các hoạt động tiêu thụ sau:
- Điều tra nghiên cứu thị trường kể cả thị trường ngoài nước.
- Mặt khác kết hợp với hàng loạt các văn phòng đại diện, các cửa hàng chuyên bán và giới thiệu sản phẩm trực thuộc phòng kinh doanh quản lý có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường chung trong thị trường nhu cầu cấn thiết của cả nước.
Có thể thấy rõ hơn cơ cấu tổ chức của Công ty MATEXIM ở sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty như sau:
Sơ đồ bộ máy quản lý chi nhánh Matexim Nam - Hà Nội
Giám đốc CNMTX - NHN
Phó Giám đốc VF I Hà Nội
Phó Giám đốc VFII Hà Tây
PKD VTKTT
Bộ phận TCKT
Bộ phận TCHC
Kho và xưởng cầu Diễn - HN
Phòng VTKD II
Phòng TCKT
Phòng TCHC
CH điện tử
CH máy N2 Ninh Bình
CH bàn ghế Xuân Hoà Phủ Lý
CH máy N2 Đồng Văn
CH nhôm kính
CH trung tâm
Kho Phú Xuyên
Sửa chữa máy N2 và d/vụ sau bán hàng
CH thiết bị Nâng Hạ
Logistrans
Tổ sản xuất dịch vụ
Tài liệu báo cáo của Công ty năm 2000
II- Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh MATEXIM Nam Hà Nội.
1- Tình hình kinh doanh và xu thế phát triển của Chi nhánh.
Thành lập từ năm 1969 đến nay, từ khi chuyển sang nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bước sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cơ bản là loại hình kinh doanh trong Chi nhánh, doanh nghiệp sản xuất cung cấp và tiêu thụ. Do đó hoạt động kinh doanh trong Chi nhánh là về lĩnh vực thương mại.
Từ năm 1969 đến 1998 loại hình kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh là cung cấp và tiêu thụ theo nhiệm vụ của Bộ giao xuống trực tiếp từ vụ kế hoạch với sản lượng bao nhiêu, sản phẩm gì, giao cho doanh nghiệp nào.
Trong giai đoạn này tuy khó khăn và nhiệm vụ phải khẩn trương nhưng Chi nhánh đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ phục vụ cho kháng chiến chống Mỹ và xây dựng, bảo vệ CNXH ở Miền Bắc. Do vậy Chi nhánh đã được Chính phủ khen tặng bằng khen, huân chương lao động hạng nhì, cùng nhiều bằng khen và cờ thi đua khác.
Năm 1988 trở lại đây, loại hình và đặc thù của Chi nhánh vẫn là cung cấp và tiêu thụ. Nhưng về mặt hoạt động, tình hình kinh doanh của Chi nhánh thì đã thay đổi. Chi nhánh tự chủ, tự do trong kinh doanh và từng bước đi lên, doanh số mặt hàng kinh doanh phong phú, tỷ lệ lợi nhuận ngày càng tăng, lương cho cán bộ công nhân viên ngày càng cải thiện hơn. Chi nhánh có nền tảng vững chắc như hiện nay phần nhiều chính là nhờ sự cố gắng, nỗ lực làm việc và sự năng động của toàn thể Ban lãnh đạo và nhân viên trong Chi nhánh.
Hiện nay Chi nhánh có mối quan hệ kinh doanh với 12 doanh nghiệp sản xuất lớn trong nước, cũng như với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khác. Trên cơ sở giữ vững quan hệ cũ, Chi nhánh còn thiết lập quan hệ hoạt động thương mại với các tập đoàn kinh tế nước ngoài như tập đoàn kinh tế của Nhật, Liên Xô (cũ), Đan Mạch, Đức...
Hoạt động của Chi nhánh đi đầu là doanh nghiệp nhập khẩu các máy móc thiết bị phục vụ cho ngành Công nghiệp nặng và Công nghiệp nhẹ, Công nghiệp chế biến và dịch vụ đem lại cho Nhà nước mỗi năm hàng tỷ đồng.
Bảng 2: Giá trị kim ngạch Xuất nhập khẩu từ năm 1998 đến 2000
Giá trị kim ngạch Xuất khẩu
ĐV tính
1998
1999
2000
Kế hoạch
Triệu $
2,5
2,8
3,0
Thực hiện
Triệu $
2,5
2,7
3,1
Nguồn số liệu: (Tài liệu báo cáo Công ty từ năm 1998 - 2000)
Bảng 2 cho thấy:
Trong vòng 3 năm từ năm 1998 - 2000, giá trị kim ngạch XNK của Chi nhánh ở kỳ thực hiện tương đối ổn định và đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đặt ra.
Năm 1998 Chi nhánh hoàn thành kế hoạch 100%.
Năm 1999 Chi nhánh chỉ đạt 97%
Năm 2000 tỷ lệ giá trị kim ngạch XK đạt 103% ( tăng 3% so với kế hoạch ).
Tuy có năm 1999 không hoàn thành kế haọch nhưng nhìn chung giá trị kim ngạch XK ở các kỳ thực hiện vẫn tăng. Năm 1999 tăng so với năm 1998 là 8% ( đạt 103% ). Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 15% ( đạt 115% )
Điều này chứng tỏ XNK của Chi nhánh tăng vì giá trị kim ngạch XK của Chi nhánh tăng trưởng liên tục trong 3 năm liền là 1998 - 2000, điều này ảnh hưởng tốt đến doanh số bán ra của Chi nhánh và đã tạo được lợi nhuận cho Chi nhánh và Chi nhánh đã đạt được mục đích chính của mình là lợi nhuận.
Tuy nhiên Chi nhánh cần tiép tục duy trì và phát huy hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình với các công ty khác để tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh các mặt hàng XK của mình ra các nước khác, giúp cho lợi nhuận của Chi nhánh ổn định, đây cũng là một điều kiện cần để tăng dần mức lương cho cán bộ công nhân viên của Chi nhánh.
Trong những năm gần đây ( 1998 - 2000 ). Do Chi nhánh đặc biệt chú trọng xây dựng mặt hàng chủ lực có giá trị lớn và đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh nên tỷ trọng hàng hoá XK tăng và Chi nhánh còn tăng cường nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất xây dựng các thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất để mở rộng kinh doanh.
Bảng 3: Số lượng thu nhập từ các sản phẩm XNK của Chi nhánh
Tổng sản phẩm
Đơn vị tính
1998
1999
2000
1. Sản phẩm nhập
Triệu $
2,5
2,7
3,1
2. Sản phẩm xuất
Triệu $
1,0
1,2
1,5
Nguồn tài liệu: ( Tài liệu báo cáo số lượng thu nhập của Chi nhánh từ năm 1998 - 2000 )
Bảng 3 cho thấy:
Tỷ lệ thu nhập từ sản phẩm nhập của Chi nhánh năm 1999 là 2,7 triệu $ đạt 108% tức là tăng 8% so với năm 1998 ( đạt 2,5 triệu $ )
Nhưng đến năm 2000 tỷ lệ này lại tăng so với năm 99 là 15% đạt 115%
Cũng như sản phẩm nhập, tỷ lệ thu nhập từ sản phẩm xuất cũng tăng, năm 1998 số lượng thu nhập từ sản phẩm xuất của Chi nhánh chỉ đạt 1,0 triệu $ nhưng năm 1999 là 1,2 triệu $ tức là dạt 120 % ( tăng 20% so với năm 99 ).
Cũng như thế năm 2000 tỷ lệ này tăng lên 25% so với năm 1999.
Từ số liệu này cho thấy Chi nhánh đã áp dụng đúng mục tiêu của mình tức là chú trọng đến mặt hàng chủ lực có giá trị lớn và đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh cho nên tỷ trọng nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá tăng cho phù hợp với từng thị trường và đầu tư đúng hướng. Vì thế Chi nhánh đã kinh doanh có hiệu quả, chi nhánh cần áp dụng theo phương pháp này để doanh thu từ các sản phẩm XNK ngày càng tăng.
* Xu thế phát triển của Chi nhánh:
Với điều kiện hiện tại của chi nhánh, chi nhánh cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh để nâng cao kinh nghiệm phù hợp với xu thế phát triển của dất nước trong những năm gần đây và trong tương lai.
Chắc chắn trong tương lai Chi nhánh sẽ ngày càng phát triển và đứng vững trong thị trường nhờ cách thức tổ chức hoạt động nâng cao hiệu quả thực tế như sử dụng vốn, tạo vốn mới.
Doanh nghiệp mở thêm chi nhánh ở nước ngoài, tăng cường tham gia hội chợ thương mại hay kkhảo sát thị trường để mở rộng thêm thụ trường không những ở Việt Nam mà còn vươn xa hơn.
2- Kết quả kinh doanh của 3 năm gần đây
Kết quả của quá trình kinh doanh chính là kết quả về tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, lao động dịch vụ được biểu hiện qua các thông số về vốn kinh doanh, lãi lỗ và số lưọng sản phẩm tiêu thụ...
Hiệu quả kinh doanh bao gồm toàn bộ quy trình xây dựng cũng như kết quả của từng khâu, từng giai đoạn, từng quá trình, từng hoạt động knh doanh tạo thành, nó được biểu hiện bằng các chỉ tiêu về kinh tế và chỉ tiêu này được xác định về phạm vi nội dung của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Ngoài ra, còn có các chỉ tiêu của lợi nhuận/vốn; lợi nhuận/doanh thu.
Để phân tích rõ ràng hơn ta cần tham khảo các tài liệu báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất.
Bảng 4: Kết quả tiêu thụ hàng năm trong Chi nhánh
Chỉ tiêu
Đ.vị tính
1998
1999
2000
Quý I/ 2001
Doanh thu
Tỷ
120
150
180
50
Nộp ngân sách
Tỷ
1,64
2,4
2,8
0,8
Số công nhân viên
Người
100
100
100
100
Thu nhập bình quân
Đồng/người
1.500.000
1.500.000
1.700.000
1.800.000
Nguồn tài liệu: Báo cáo kết quả tiêu thụ của chi nhánh từ năm 1998 - 2000
Bảng 4 cho thấy:
Doanh thu của chi nhánh liên tục tăng từ năm 1998- 2000. Năm 1998 doanh thu đạt 120 tỷ, năm 1999 là 150 tỷ tăng 25% ( đạt 125% ). Năm 2000 ( doanh thu 180 tỷ ) tăng so với năm 1999 ( 150 tỷ ) là 20%.
Tỷ lệ doanh thu tăng lên, nộp ngân sách của chi nhánh cũng tăng, năm 1998 nộp vào ngân sách 1,64 tỷ thì đến năm 1999 nộp 2,4 tỷ ( 46% ) và năm 2000 chi nhánh đã nộp cho ngân sách nhà nước là 2,8 tỷ . Doanh thu và tỷ lệ nộp ngân sách tăng, chi nhánh vẫn duy trì được số lượng công nhân viên chức như cũ, tiền lương thì có thay đổi theo chiều hướng tăng dần. Chi nhánh phấn đấu đạt mức tiền lương đến quý 1/2001 là1,8 triệu/1 người.
Doanh thu ngày một tăng và tiền lương của cán bộ trong chi nhánh tăng dần sau đó ổn định, doanh thu tăng đã chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng có hiệu quả, điều này chứng tỏ quy mô, cách thức tổ chức và hoạt động marketing của doanh nghiệp hoạt động tốt.
Hơn nữa với việc áp dụng các chính sách về giá, hiểu rõ nhu cầu thị trường, tiêu thụ... của phòng kinh doanh đã tăng cường đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu những mặt hàng trọng điểm phục vụ nền công nghiệp Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó cũng là sự của hàng hoá xuất khẩu như chế biến thủ công mỹ nghệ, khoáng sản. Điều này khẳng định doanh nghiệp đã thực hiện được nhiệm vụ đề ra trong hiện tại và từng bước vươn tới tương lai.
Bảng 5: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2000 của Chi nhánh Matexim Nam Hà nội.
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch năm 2000
Thực hiện năm 2000
Số lượng
Giá trị
1.
Doanh số bán
Vật tư thiết bị
1000
16.000.000
18.000.000
2.
Sản xuất
1000
3.000.000
3.968.800
- Nhôm kính
m2
14.030
3.508.800
- Sửa chữa cơ khí
máy
1.000
460.000
3.
Dịch vụ
1000
2.500.000
3.383.050
Nguồn: Tài liệu báo cáo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của chi nhánh Matexim Nam Hà nội năm 2000.
Bảng 5 cho thấy:
Đây là bảng báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu về sản xuất và kinh doanh của năm 2000.
Năm 2000 với kế hoạch đề ra cho bán vật tư thiết bị là 160 tỷ nhưng doanh nghiệp đã hoàn thành vựơt mức kế hoạch là 180 tỷ, đạt 112,5% ( vượt so với kế hoạch là 12,5%).
Ngoài ra công tác sản xuất và dịch vụ cũng tăng một lượng dáng kể. Ví dụ như sản xuất đạt 130%( vượt kế hoạch là 30%), dịch vụ đạt 135%( vượt 35%).
Doanh thu tăng điểu này chứng tỏ doanh nghiệp đã từng bước đứng vững trên thị trường và tạo điều kiện và tạo được uy tín đối với khách hàng, kết quả này cho thấy doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao. Doanh nghiệp cần phát huy đẩy mạnh hơn nữa công tác kinh doanh của mình để doanh nghiệp ngày càng phát triển và đi vào ổn định.
Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh từ năm 1999 - 2000
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1998
1999
2000
So sánh ( % )
Ghi chú
I
Doanh số bán ra
1000
120.000.000
150.000.000
180.000.000
125
120
Trong đó bán sản phẩm của VEAM
1000
10.000.000
14.000.000
22.000.000
140
160
II
Sản xuất - Dịch vụ
1000
Sản xuất
1000
3.000.000
3.968.800
4.000.000
132
100
Dịch vụ
1000
2.500.000
3.383.050
3.400.000
135
~100
III
Đầu tư xây dựng cơ bản
1000
1.005.430
2.181.520
10.360.000
127
475
IV.
Lao động bình quân
Người
100
100
100
V.
Quỹ lương
1000
1.947.450
2.140.800
2.063.300
110
96
VI.
Thu nhập bình quân
đ/tháng
1.500.000
1.500.000
1.500.000
100
100
VII.
Tài chính
- Thuế GTGT
1000
468.410
680.000
700.000
145
103
- Lãi vay ưu đãi
1000
312000
310.000
330.000
99
106
- Thuế đất
1000
124.170
124.170
124.170
100
100
- Lợi nhuận
100
40.000
45.000
49.000
112
108
- Khấu hao cơ bản
1000
394.620
420.000
700.000
106
166
- Chi phí quản lý
1000
100.000
100.000
100.000
100
100
VIII.
Bảo hiểm xã hội
1000
389.490
428.160
412.660
100
100
IX
Bảo hiểm y tế
100
58.424
64.224
61.899
Nguồn: Tài liệu báo cáo của Chi nhánh năm 1998 - 2000
Qua bảng 6 ta thấy:
- Doanh số bán ra của DN năm 1999 đạt 125% so với năm 1998 ( tăng 25% ) và năm 2000 tăng 20% so với năm 1999.
- Sản xuất năm 1999 tăng 32% so với năm 1998, năm 2000 tăng 0,8% so với năm 1999.
Dịch vụ năm 2000 cũng chỉ đạt 100%.
Như vậy doanh thu của DN vẫn tăng nhưng năm 1999 doanh thu cao hơn hẳn so với năm 1998 còn năm 2000 tình hình kinh doanh có phần giảm đi so với cùng kỳ năm trước. Ta thấy DN nghiệp cần phải chú trọng hơn nữa đến sản xuất và dịch vụ vì sản xuất dịch vụ cũng góp phần không nhỏ vào doanh thu chính của DN, hơn nữa lãi do sản xuất và dịch vụ thường cao hơn so với kinh doanhXNK mà vốn bỏ ra lại ít hơn.
Chính vì chi nhánh không chú trọng nhiều đến sản xuất dịch vụ nên lợị nhuận năm 2000 giảm hơn so với năm 1999.
Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn duy trì được mức lương ổn định cho công nhân viên và hàng năm DN vẫn hoàn thành đầy đủ BHXH và BHYT cho cán bộ CNV, điều này chứng tỏ DN rất quan tâm đến lợi ích của CBCNV.
Có thể thấy rõ hơn kết quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh nếu phân tích kỹ hơn từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của chi nhánh:
a, Công tác kinh doanh
Ngay từ đầu năm 2000 bước vào thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch năm, chi nhánh gặp nhiều khó khăn như:
Nền kinh tế thị trường bị ảnh hưởng của năm trước về tiền tệ luôn biến động, đồng đola tăng giá cũng ảnh hưởng đến đồng Việt Nam, sức mua của nông dân giảm do đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn, vả lại vốn kinh doanh của chi nhánh chủ yếu là vốn vay. Tất cả những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ công tác của đơn vị đặc biệt ở sáu tháng đầu năm.
Song chi nhánh đã bám sát từng nhiệm vụ, kế họach kinh doanh nên đã khắc phục được những khó khăn, đồng thời có các biện pháp đẩy mạnh kinh doanh. Cụ thể là:
- Chi nhánh đã phối hợp với Chi nhánh vật tư Miền Nam và được sự giúp đỡ của Công ty đã tổ chức thành công hội thảo về cung cấp vật tư thiết bị nâng hạ Đan Mạch, đồng thời tham gia hai lần hội chợ, tổ chức cán bộ đi Đan Mạch để nắm bắt kỹ thuật thiêt bị nâng hạ.
Đẩy mạnh công tác kinh doanh trên cơ sở nhu cầu của ngành cơ khí, ngành mỏ, ngành xây dựng.
- Cung cấp sắt thép, kim loại mầu, vật tư thiết bị, vật tư ngành nước, các loại phụ tùng thay thế nội thất văn phòng.
- Chú trọng tiêu thụ các sản phẩm của Tổng công ty gồm các đơn vị VINAPRÔ, VIKINÔ, nông nghiệp Hà Tây, vòng bi Phổ Yên, dụng cụ Sông Công và phụ tùng ô tô số 1.
Năm 2000 chi nhánh đã đạt doanh số bán là 10 tỷ, tăng 40% so với năm 1999. Đây là riêng doanh số bán cho VEAM tức là Tổng công ty, ngoài ra doanh số bán ra của Chi nhánh là 180 tỷ tăng so với năm 1999 là 20%, trong đó chi nhánh đã tham gia đóng Bảo hiểm toàn bộ cho CBCNV của Chi nhánh.
Và riêng năm 2000 DN đã lập được quỹ dự phòng khoảng 55.000.000.
b, Công tác sản xuất dịch vụ
Đế tăng cường công tác kinnh doanh, chi nhánh cồn có một loạt hệ thống cửa hàng nằm trên trục đường 1A và các tỉnh, thị xã, thị trấn như: Cửa hàng điện tử và điẹn dân dụng ở Thị trấn Phú Xuyên - Hà Tây, cửa hàng bán thiết bị nông nghiệp ở Đồng Văn - Hà Nam, nội thất văn phòng ở Thị xã Phủ Lý...
Từ đó năm 2000 đã góp phần vào việc nâng cao đời sống làm việc cho CBCNV trong chi nhánh và góp phần đáng kể vào việc tăng doanh số.
Vì thế kết quả là dịch vụ năm 1999 đã đạt xấp xỉ 40 tỷ tăng 13,5% so với năm 1998.
Về sản xuất:
Ngoài việc kinh doanh dịch vụ chi nhánh còn chú trọng mở rộng và phát triển sản xuất sửa chữa cơ khí tạo việc làm và thu nhập cho công nhân viên trong chi nhánh, thực hiện vượt chỉ tiêu.
Với kế hoạch Công ty giao năm 2000 là 3,5 tỷ, thực hiện trong năm 2000 là 4 tỷ. Trong đó gia công sản xuất nhôm kính là 3,5 tỷ, dịch vụ sửa chữa cơ khí là: 40.000.000. So với năm 1999 công tác sản xuất sửa chữa cơ khí đạt 132% ( tăng hơn 13,2% ).
chương III: một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh MATEXXIM NAm hà nội
I/ Một số nhận xét về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh
1- Với sự phấn đấu nỗ lực và không ngừng của ban Giám đốc cùng với các thành viên, Matexim Nam Hà nội đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng kể.
Tiền lương của CBCNV cũng được cải thiện. Doanh thu tăng dần theo từng năm và vượt kế hoạch đề ra. Riêng năm 2000 Chi nhánh đã vượt kế hoạch và đạt 135% tổng doanh thu. Ngoài ra Chi nhánh còn mở rộng hệ thống dịch vụ cung cấp sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng và mở rộng sản xuất góp phần nâng cao tổng doanh thu của Chi nhánh.
2- Phương hướng phát triển của Chi nhánh trong những năm tới.
Với những thành quả đã đạt được của năm trước Chi nhánh đã đề ra biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2001 và những năm tới như sau:
- Phát huy những hiệu quả về SXKD năm 2000, tích cực tận dụng lợi thế về địa lý của chi nhánh cả ở hai khu vực Cầu Diễn cũng như Phú Xuyên. Triển khai tốt công tác dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ kho xưởng bến bãi. Coi việc bán hàng của đơn vị trong VEAM là nhiệm vụ quan trọng và là một trong những nguồn thu nhập chính và ổn định của năm 2001 và những năm tới. Tích cực tìm địa điểm mới ở khu vực đồng bằng bắc bộ và Việt Trì - Phú Thọ để xây dựng địa điểm bán sản phẩm của VEAM. Duy trì và mở rộng các bạn hàng, xây dựng niềm tin, quan hệ với bạn hàng nước ngoài nhập vật tư thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh việc bán thiết bị nâng hạ của Đan Mạch bằng mọi khả năng. Tái lập xưởng cơ khí Phú Xuyên, có đủ sức giải quyết và tham gia cac công trình xây dựng và làm ra các sản phẩm mới phục vụ dân sinh.
Mở rộng dịch vụ sửa chữa thiết bị máy móc, các loại động cơ phục vụ vận tải và phục vụ nông ngghiệp.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác dịch vụ kho, bãi và các dịch vụ khác.
Ngoài ra chi nhánh phải tạo được năng lực vận chuyển hàng hoá đại lý để giảm giá thành và triển khai việc bán buôn các sản phẩm của VEAM trên địa bàn rộng lớn, doang thu cao.
II/ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD.
1- Biện pháp tổ chức hành chính - lao động tiền lương
Chi nhánh có những biện pháp sau:
- Củng cố, kiện toàn bộ máy các phòng của chi nhánh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng quý. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý công nhân viên trong công ty.
+ Tổ chức các lớp nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, bán hàng để tìm hiểu tâm lý người mua hàng để nhân viên hiểu sâu sát hơn tâm lý và nhu cầu khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh.
+ Cử cán bộ tham dự khoá đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ kinh doanh, quản lý kinh tế trong cơ chế mới.
- Phổ biến quán triệt các chế độ chính sách đến CBCNV chú trọng việc giải quyết những CBCNV có nhu cầu, đủ điều kiện về nghỉ chế độ.
- Quan tâm đúng mức việc đào tạo CBCNV, nâng cao nghiệp vụ đáp ứng tình hình mới. Đồng thời chú ý tuyển chọn cán bộ trẻ có phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực.
- Củng cố bổ xung cơ chế tiền lương, tiền thưởng.
+ Cố gắng đưa việc trả lương theo hiệu quả kinh doanh, từng bước áp dụng theo quy chế trả lương của Đại hội CNV chức của Công ty.
+ Lao động bình quân trong năm của riêng chi nhánh là 100 người.
+ Quỹ lương là: 2.063.338đ
- Thu nhập phấn đấu 2.000.000đ/tháng
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, sức khoẻ CNV.
- Tổ chức học tập an toàn lao động, an toàn PCCC và công tác an ninh chính trị nội bộ...
- Tổ chức cần có biện pháp xem xét và sử lý những cán bộ công nhân viên chiếm dụng vốn hoặc nợ dầy dưa mà đã được nhắc nhở vẫn không thực hiện thanh toán.
2. Biện pháp tài chính
Công ty cần cũng cố quản lý tài chính về sổ sách theo đúng hướng dẫn của phòng tài chính kế toán Công ty và quy định của Nhà nước.
Thực hiện nghiêm túc thủ tục thu chi tài chính. Tăng cường và có biện pháp về thu hồi công nợ.
Quyết toán các quý nhanh và chính xác.
Hướng dẫn và quản lý vốn ở các cửa hàng theo đúng thủ tục tài chính, đồng thời hướng dẫn cách quản lý vốn và quay vòng hiệu quả.
Tiết kiệm và quản lý công tác chỉ tiêu tài chính. Bên cạnh đó Công ty cần có những biện pháp đầu tư để doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả:
Cải tiến đổi mới công nghệ kỹ thuật
Mở rộng thị trường, xây dựng và tiếp cận với những thông tin mới.
Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Lời kết
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Nhưng điều trình bày trong chuyên đề này là cố gắng bược đầu nhằm vận dụng những kiến thức đã thu nhận được để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở chi nhánh Matexim Nam – Hà Nội.
Do thời gian đi tìm hiểu thực tế ở doanh nghiệp ngắn và do trình độ còn có hạn nên chuyên đề chưa thể đi sâu vào mọi khía cạnh của vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hoàn thành được bài báo cáo này tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Đình Huấn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn Nguyễn Đình Huấn, các cô các chú trong chi nhánh vật tư và thiết bị toàn bộ Matexim Nam – Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Các tài liệu báo cáo thống kê của Công ty Matexim – Nam - Hà Nội
Nghệ thuật điều hành doanh nghiệp (Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 1997)
Xác định hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội doanh nghiệp và đầu tư
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74275.DOC