Tài liệu Đề tài Hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC): Đề tài: Nêu hiểu biết về hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh(HSC)
Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán ra đời là sự phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường nhưng đồng thời nó cũng đóng vai trò ngược lại là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh. Tại Việt Nam thị truờng chứng khoán ra đời cách đây chưa lâu nhưng nó đang dần khẳng định vị trí là một kênh huy động vốn hiệu quả, dẫn truyền vốn từ nguồn nhàn rỗi tới các dự án các công trình… Để thị trường chứng khoán phát triển vững mạnh thì sự đóng góp của các công ty chứng khoán là vô cùng quan trọng. Hoạt động chủ yếu của các công ty chứng khoán hiện nay là hoạt động môi giới. Hoạt động này phát triển đã đem lại nhiều lợi ích cho thị trường chứng khoán nói chung cho các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư nói riêng. Để hiểu rõ hơn về hoạt động môi giới tại các công ty chứng khoán, nhóm em tiến hành tìm hiểu các hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán thành ...
18 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Nêu hiểu biết về hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh(HSC)
Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán ra đời là sự phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường nhưng đồng thời nó cũng đóng vai trò ngược lại là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh. Tại Việt Nam thị truờng chứng khoán ra đời cách đây chưa lâu nhưng nó đang dần khẳng định vị trí là một kênh huy động vốn hiệu quả, dẫn truyền vốn từ nguồn nhàn rỗi tới các dự án các công trình… Để thị trường chứng khoán phát triển vững mạnh thì sự đóng góp của các công ty chứng khoán là vô cùng quan trọng. Hoạt động chủ yếu của các công ty chứng khoán hiện nay là hoạt động môi giới. Hoạt động này phát triển đã đem lại nhiều lợi ích cho thị trường chứng khoán nói chung cho các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư nói riêng. Để hiểu rõ hơn về hoạt động môi giới tại các công ty chứng khoán, nhóm em tiến hành tìm hiểu các hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC)
Chương I. Công ty chứng khoán và hoạt động môi giới chứng khoán
1.1. Công ty chứng khoán
1.1.1. Khái niệm
Công ty chứng khoán là một trong những tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Thực chất công ty chứng khoán là một doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán vớí các lĩnh vực hoạt động chính là tự doanh, môi giới, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, và tư vấn. Trên thực tế, một công ty chứng khoán không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ trên, tùy theo loại hình nghiệp vụ mà công ty chứng khoán được cấp phép có đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định của loại hình nghiệp vụ đó không.
1.2. Môi giới chứng khoán
1.2.1. Khái niệm về môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện bên mua hoặc bên bán thực hiện giao dịch để hưởng hoa hồng. Theo đó các công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với các kết quả giao dịch mà mình đã quyết định. Hoạt động này được hiểu là hoạt động của công ty chứng khoán và của nhân viên môi giới trong sự tương quan chặt chẽ với nhau và với một đối tác chung là khách hàng – nhà đầu tư, để tác động vào sự vận hành và phát triển của thị trường chứng khoán.
1.2.2. Vai trò của môi giới chứng khoán
1.2.2.1. Đối với nhà đầu tư
* Góp phần làm giảm chi phí giao dịch
Trên thị trường chứng khoán, khoản chi phí để thu thập xử lý thông tin, đào tạo kỹ năng phân tích và tiến hành giao dịch trên thị trường là vô cùng khổng lồ nhưng hiệu quả của giao dịch là không chắc chắn và rủi ro cao. Sự có mặt của trung gian tài chính và sự chuyên môn hoá làm cầu nối cho bên mua và bên bán gặp nhau sẽ làm giảm đáng kể về chi phí, giúp nâng cao tính thanh khoản của thị trường.
* Cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng
Công ty chứng khoán thông qua các nhân viên môi giới cung cấp cho khách hàng các báo cáo và khuyến nghị đầu tư. Hàng ngày, người môi giới tiếp cận với mạng lưới thông tin điện tử cung cấp thông tin liên tục các thông tin về tài chính về lãi suất, các thông tin kinh tế và thông tin thị trường. Nếu không có những nhà môi giới người đầu tư sẽ phụ thuộc rất lớn vào các báo cáo thường niên, báo cáo hàng quý về các cổ phiếu mà mình nắm giữ, đôi khi thông tin có thể chậm chễ hoặc không chính xác.
Ngoài việc đề xuất cho khách hàng các chứng khoán và dịch vụ đơn thuần, nhà môi giới còn giới thiệu cho khách hàng các trái phiếu cổ phiếu mới phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư và các công cụ khác quan trọng hơn đề xuất các giải pháp để có thể giảm thiểu rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận cho khách hàng.
* Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính, giúp khách hàng thực hiện được những giao dịch theo yêu cầu và vì lợi ích của họ.
Nhà môi giới nhận lệnh từ khách hàng và thực hiện giao dịch của họ. Quá trình này gồm hàng loạt các công việc: nhận lệnh từ khách hàng, thực hiện lệnh giao dịch, xác định giao dịch và chuyển kết quả giao dịch cho khách hàng. Không những vậy khi giao dịch được hoàn tất nhà môi giới phải tiếp tục theo dõi tài khoản của khách hàng, đưa ra các khuyến cáo và cung cấp thông tin; theo dõi tài khoản để nắm bắt những thay đổi từ đó kịp thời thông báo cho khách hàng mà có thể dẫn đến tình trạng thay đổi tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng để từ đó đưa ra những khuyến cáo hay những chiến lược phù hợp.
1.2.2.2. Đối với công ty chứng khoán
Hoạt động của các nhân viên môi giới đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các công ty chứng khoán. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những thị trường phát triển, 20% trong tổng số những nhà môi giới đã tạo ra 80% nguồn thu từ hoa hồng cho ngành. Chính đội ngũ nhân viên này đã nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, thu hút khách hàng và đa dạng hoá sản phẩm của công ty với sự lao động nghiêm túc để nâng cao kiến thức và phục vụ cho khách hàng. Nhà môi giới làm việc trong công ty tạo nên uy tín, hình ảnh tốt của công ty nếu họ được khách hàng tín nhiệm và uỷ thác tài sản của mình. Từ đó góp phần đem lại thành công cho công ty.
1.2.2.3. Đối với thị trường
* Phát triển dịch vụ và sản phẩm trên thị trường
Nhà môi giới chứng khoán khi thực hiện vai trò làm trung gian có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và có thể phản ánh với người cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Kết quả đó xét trong dài hạn là cải thiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ; nhờ đó đa dạng hoá được khách hàng từ đó thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội phục vụ cho chiến lược đầu tư phát triển của đất nước.
* Cải thiện môi trường kinh doanh
- Góp phần hình thành nên nền văn hoá đầu tư: Để thu hút được đông đảo công chúng đầu tư, nhà môi giới tiếp cận với những khách hàng tiềm năng và đáp ứng nhu cầu của họ bằng các tài sản tài chính phù hợp cung cấp cho họ những kiến thức thông tin cập nhật để thuyết phục khách hàng mở tài khoản. Khi đó người có tiền nhàn rỗi sẽ thấy được lợi ích từ sản phẩm đem lại, họ sẽ tham gia đầu tư. Hoạt động môi giới chứng khoán đã thâm nhập sâu vào cộng đồng các doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên văn hoá đầu tư.
- Tăng chất lượng và hiệu quả dịch vụ nhờ cạnh tranh: để thành công trong nghề môi giới chứng khoán, điều quan trọng là phải ngày càng thu hút được nhiều khách hàng tìm đến mở tài khoản tại công ty, giữ chân khách hàng đã có và quan trọng hơn cả là việc gia tăng tài sản cho khách hàng trên số vốn mà khách đã uỷ thác cho công ty. Từ đó có sự cạnh tranh giữa các nhà môi giới khiến cho họ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kiến thức, kỹ năng hành nghề; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật và của công ty. Đồng thời cũng do áp lực cạnh tranh nên công ty không ngừng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt cho khách hàng.
1.2.3. Quy trình của nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Bước 1: Mở tài khoản cho khách hàng
Trước khi mua và bán chứng khoán qua hoạt động môi giới, khách hàng phải mở một tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán. Tài khoản giao dịch hiện nay có thể chia thành nhiều loại khác nhau như:
- Tài khoản tiền mặt là loại tài khoản thông dụng nhất, giống như tài khoản tiền gửi thanh toán của các ngân hàng thương mại. Khách hàng có thể mua bán bất kỳ loại chứng khoán nào qua tài khoản này. Tuy nhiên loại tài khoản này yêu cầu khách hàng phải trả đủ tiền trước khi nhận được chứng khoán.
- Tài khoản ký quỹ hay tài khoản bảo chứng: là loại tài khoản dùng để mua bán chứng khoán có ký quỹ. Theo đó, để mua chứng khoán, khách hàng chỉ cần ký quỹ một tỷ lệ % tiền trên giá trị chứng khoán muốn mua, số còn lại khách hàng có thể vay công ty chứng khoán thông qua tài khoản bảo chứng. Trong dịch vụ này, khách hàng phải chịu một lãi suất khá cao, thường là cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng, ngược lai khách hàng có thể mua số lượng chứng khoán có giá trị lớn hơn nhiều so với số tiền đã ký quỹ. Sau khi mở tài khoản, công ty chứng khoán sẽ cung cấp cho khách hàng một mã số tài khoản và một mã số truy cập vào tài khoản để kiểm tra khi cần thiết.
Bước 2: Nhận lệnh của khách hàng:
Mỗi lần giao dịch, khách hàng phải phát lệnh theo mẫu in sẵn. Lệnh giao dịch khách hàng phải điền đầy đủ các thông tin quy định trong mẫu có sẵn. Đó là những điều kiện bảo đảm an toàn cho công ty chứng khoán cũng như tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm khi phát lệnh.
Mẫu lệnh phải bao gồm các thông tin sau:
Lệnh mua hay lệnh bán
Số lượng các chứng khoán: số lượng này được thể hiện bằng các con số. Một lệnh có thể thực hiện kết hợp giữa giao dịch một lô chẵn và một lô lẻ
Mô tả chứng khoán được giao dịch (tên hay ký hiệu)
Số tài khoản của khách hàng, tên tài khoản, ngày giao dịch và đưa ra lệnh.
Giá các loại lệnh giao dịch mà khách hàng yêu cầu ( lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng, lệnh dừng giới hạn…). Nếu là lệnh bán công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng đưa ra số chứng khoán muốn bán để kiểm tra trước khi thực hiện lệnh hoặc đề nghị khách hàng ký quỹ một phần số chứng khoán cần bán theo một tỷ lệ nhất định do Uỷ ban chứng khoán quy định.
Trong trường hợp chứng khoán của khách hàng đã được lưu ký, công ty sẽ kiểm tra trên số tài khoản của khách hàng đã lưu lý.
Nếu là lệnh mua, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định trên tài khoản của khách hàng ở công ty. Khoản tiền này được tinh trên một tỷ lệ % giá trị mua theo lệnh.
Bước 3: Thực hiện lệnh:
Trên cơ sở của khách hàng công ty sẽ kiểm tra các thông tin trên lệnh, kiểm tra thị trường thực hiện, kiểm tra số tiền ký quỹ. Sau đó công ty chuyển lênh tới sở giao dịch để thực hiện.
Trên thị trường tập chung, lệnh giao dịch của khách hàng sẽ được chuyển đến Sở giao dịch chứng khoán. Các lệnh được khớp với nhau để hình thành giá cả cạnh tranh của thị trường tuỳ theo phương thức đấu giá của thị trường. Trên thị trường OTC, việc mua bán chứng khoán sẽ được dựa trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và công ty chứng khoán nếu côn ty này là nhà tạo lập thị trường.
Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh
Sau khi thực hiện lệnh xong công ty chứng khoán gửi cho khách hàng một bản xác nhận những lệnh nào của khách hàng được thực hiện. Xác nhận này giống như một hoá đơn thanh toán tiền của khách hàng.
Bước 5: Thanh toán bù trừ giao dịch:
Việc thanh toán bù trừ chứng khoán được thực hiện dựa trên cơ sở tài khoản của các công ty chứng khoán tại các ngân hàng. Việc bù trừ kết quả giao dịch chứng khoán sẽ được kết thúc bằng việc in ra các chứng từ thanh toán. Các chứng từ này được gửi cho các công ty chứng khoán là cơ sở để thực hiện thanh toán và giao nhận giữa các công ty chứng khoán.
Bước 6: Thanh toán và nhận chứng khoán:
Đến ngày thanh toán, công ty chứng khoán sẽ thanh toán tiền cho khách hàng thông qua hệ ngân hàng chỉ định thanh toán và giao chứng khoán thông qua hình thức chuyển khoản tại trung tâm lưu ký chứng khoán. Sau khi hoàn tất các thủ tục giao dịch tại Sở giao dịch, công ty chứng khoán sẽ thanh toán tiền cho khách hàng thông qua hệ thống tài khoản giao dịch của khách hàng mở tại công ty chưng khoán.
Chương II. Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSC) là một trong những công ty cung cấp các dịch vụ tài chính và đầu tư hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Khách hàng của công ty bao gồm các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, các quỹ đầu tư, các công ty nhà nước và các cá nhân khác đang hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, thị trường và vùng địa lý khác nhau.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) được thành lập trong khuôn khổ kế hoạch phát triển lĩnh vực tài chính – ngân hàng của thành phố Hồ Chí Minh với cổ đông sáng lập là Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị TP.Hồ Chí Minh - nay được đổi tên thành Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.Hồ Chí Minh (HFIC); chính thức được hoạt động kể từ ngày 23/04/2003 theo Giấy Phép Hoạt Động số 4103001573/GPHĐKD do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Năm 2006, HSC đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng. Ngày 27/09/2007: HSC được UBCKNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Tính đến ngày 09/06/2008, vốn điều lệ của HSC đã là 394.634.000.000 đồng.
- HSC đã đánh dấu một trang sử mới trong hành trình phát triển của mình bằng sự kiện chính thức niêm yết tại sở Giao Dịch Chứng Khoán TP. HCM vào ngày 19/05/2009 với mã chứng khoán là HCM.
- Ngày 11/06/2010: HSC được UBCKNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 394,634 tỷ đồng lên 599,997 tỷ đồng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động
HSC là một tổ chức tài chính hiện đại được đầu tư và hỗ trợ chiến lược từ một số cổ đông chính bao gồm các tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân nước ngoài. Với hội sở tại TP. Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Hà Nội, HSC có đầy đủ năng lực cung cấp cho khách hàng thông tin cũng như hỗ trợ các yêu cầu đầu tư trên cả hai sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Các cổ đông chính của HSC được biết đến trong nhiều hoạt động đầu tư, bao gồm đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư và phát triển bất động sản, cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác.
Các cổ đông chiến lược của công ty:
Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp. Hồ Chí Minh (HFIC)
Tập đoàn Dragon Capital
Cơ cấu tổ chức bao gồm:
- Đại hội đồng cổ đông.
- Hội đồng quản trị
- Ban điều hành
2.2. Thực trạng nghiệp vụ môi giới của công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC)
2.2.1. Các sản phẩm dịch vụ của hsc
Môi Giới Chứng Khoán Khách Hàng Tổ Chức:
HSC mang lại tiện ích thiết thực cho các khánh hàng tổ chức về nền kinh tế, thị trường và các khu vực kinh tế thông qua các báo cáo thường nhật, các báo cáo công ty, các báo cáo chuyên ngành theo mảng đầu tư và các tài liệu phân tích chiến lược. Hiện tại HSC là một trong ba nhà môi giới chứng khoán hàng đầu cho các tổ chức đầu tư nước ngoài.Trong năm 2009 Hsc đã đa dạng hóa các dịch vụ Môi Giới Chứng Khoán Khách Hàng Tổ Chức để cung cấp thêm sự lựa chọn về đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Môi Giới Chứng Choán Khách Hàng Cá Nhân:
Dịch Vụ Môi Giới Chứng Khoán Khách Hàng Cá Nhân của HSC đã là một thế mạnh trong hoạt động kinh doanh từ ngày khởi lập.Với lợi thế gia nhập thị trường sớm, có thương hiệu uy tín và một thị phần tốt trong thị trường khách hàng cá nhân, Hsc được xếp hạng trong số năm công ty hàng đầu trong nước về thị phần khách hàng cá nhân.
Bên cạnh đó, HSC là Công Ty Môi Giới Chứng Khoán duy nhất trên thị trường vận dụng khái niệm Trung Tâm Môi Giới Khách Hàng Cá Nhân trên cơ chế các chuyên viên môi giới tư vấn trực tiếp cho khách hàng cá nhân ngay tại trung tâm thông qua các cổng thông tin VIS và các cổng đặt lệnh OPT.
Dịch vụ của HSC gồm có:
● Mở tài khoản giao dịch cho khách hàng.
● Nhận và thực hiện lệnh mua bán từ khách hàng.
● Quản lý sổ cổ đông.
● Mua bán và cầm cố chứng khoán.
● Lưu ký và đặt cọc.
● Tư vấn đầu tư.
● Môi giới chứng khoán OTC.
● Đại lý đấu giá chứng khoán.
● Tài khoản bảo chứng.
● Chứng khoán được bảo đảm.
● Môi giới những giao dịch số lượng lớn.
Ngoài ra Hsc còn cung cấp những dịch vụ giá trị gia tăng như:
+ Thông báo cho khách hàng kết quả giao dịch bằng thư điện tử hoặc điện thoại sau mỗi phiên giao dịch.
+ Cập nhật thông tin thị trường cho khách hàng bằng bản tin hằng ngày, bản tin tuần và những báo cáo phân tích của công ty.
+ Tư vấn chiến lược đầu tư cho khách hàng thông qua những phân tích về tình hình kinh tế vĩ mô và vi mô.
+ Cung cấp cho khách hàng công cụ đặt lệnh thông qua hệ thống Bloomberg.
2.2.2 Quy trình hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán HSC
2.2.2.1 Quy trình mở tài khoản.
Mở tài khoản trực tiếp tại sở giao dịch
Bước 1: Gặp gỡ khách hàng mở tài khoản:
- Nhân viên môi giới gặp khách hàng có nhu cầu mở tài khoản.
- Hướng dẫn khách hàng điền vào giấy yêu cầu mở tài khoản, giới thiệu các điều khoản về hợp đồng giao dịch, sao chụp giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu, giấy đăng kí kinh doanh đối với khách hàng là tổ chức. Kiểm tra tính chính xác và hợp lệ.
- Kiểm tra số hợp đồng, số tài khoản (yêu cầu không trùng với số đã cấp và đúng quy định)
Bước 2: Ký hợp đồng mở tài khoản:
- Nhân viên tập hợp hồ sơ khách hàng và gửi cho khách hàng bộ hồ sơ bao gồm: Giấy yêu cầu mở tài khoản,hợp đồng giao dịch chứng khoán,giấy đăng kí giao dịch qua mạng kèm theo.
- Hướng dẫn khách hàng đọc kĩ nội dung và điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào bộ hồ sơ và chuyển lại cho nhân viên môi giới.
- Nhân viên môi giới nhận lại hồ sơ và yêu cầu các khách hàng xuất trình giấy tờ như sau:
1- Đối với khách hàng cá nhân:
- CMND của người mở tài khoản và người được ủy quyền- Điền vào 2 bản Hợp đồng Mở tài khoản (HSC giữ 01 bản, khách hàng giữ 1 bản)
2- Đối với khách hàng tổ chức:
- Giấy đăng ký kinh doanh của doanh – Có công chứng- Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc/Giám đốc, Kế toán trưởng (Quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo đối với tổ chức xã hội) (nếu có) – Có công chứng- CMND hoặc Hộ chiếu của người đại diện và người được ủy quyền- Điền vào giấy đăng ký chữ ký và Hợp đồng Mở tài khoản
3- Đối với khách hàng chuyển từ công ty chứng khoán khác về HSC
- Mở hợp đồng tại Công ty HSC- Photo hợp đồng và đóng dấu treo thành 2 bản (nếu có cả cổ phiếu sàn HNX và HOSE)- Mang hợp đồng mở tại HSC photo có đóng dấu treo của công ty HSC qua công ty chứng khoán cũ, yêu cầu công ty chứng khoán cũ chuyển tiền và chứng khoán qua HSC- Thời gian chuyển chứng khoán và tiền sang HSC là từ 4-7 ngày làm việc
4- Thay đổi thông tin trên CMND
- Điền vào Giấy Yêu cầu thay đổi thông tin tại quầy.- Cung cấp CMND gốc và bản sao CMND có công chứng.
Các tài khoản có thể mở tại công ty: tài khoản thông thường,tài khoản tư vấn,tài khoản bảo chứng,tài khoản tiền mặt,…
Bước 3: Lưu kí tiền và chứng khoán cho khách hàng.
Khách h àng phải mở tài khoản tại ngân theo yêu cầu của công ty, tuân thủ các yêu cầu kí quỹ khi mua bán chứng khoán mà công ty đặt ra.
Bước 4: Theo dõi tài khoản và lập báo cáo:
Nhân viên môi giới sẽ đưa ra thông tin về số dư tài khoản theo từng tháng,trước và sau khi thực hiện các lênh giao dịch,kiểm tra hạn mức tiền giao dịch của chứng khoán khi được yêu cầu.
Mở tài khoản trực tuyến:
Bước 1.
Khách hàng cần có các giấy tờ sau:
Bản sao Chứng minh nhân dân của chủ tài khoản (không cần công chứng).
Bản sao Chứng minh nhân dân của người được ủy quyền (nếu có).
Bước 2.
Truy cập website HSC tại và chọn phần Mở tài khoản trực tuyến.
Khách hàng điền đầy đủ thông tin vào các ô nhập liệu và nhấn nút “Tiếp tục”. Tại trang xem lại thông tin tiếp theo, khách hàng kiểm tra lại thông tin đã nhập và nhấn nút “Hoàn tất” trước khi chính thức gửi thông tin đến HSC.
Hệ thống sẽ gửi một email đến khách hàng theo địa chỉ email đã cung cấp và đính kèm các biểu mẫu Mở tài khoản và Đăng ký sử dụng dịch vụ tiện ích.
- Trường hợp ủy quyền: Chủ tài khoản trực tiếp đến Hội sở, chi nhánh và các phòng giao dịch của HSC để đăng ký cho người được ủy quyền,phải mang theo CMND của chủ tài khoản, CMND của người được ủy quyền.
Bước 3.
Khách hàng kiểm tra hộp mail, in bộ hồ sơ, ký, ghi rõ họ tên và gửi về HSC theo địa chỉ:Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh Phòng Giao dịch Môi giớiTầng 1, Số 6 Thái Văn Lung, Quận 1, TP.Hồ Chí Minhhoặc6 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Khách hàng phải gửi hai (02) bản nếu khách cần giữ một bản. Bộ hồ sơ gồm:- Hợp đồng mở tài khoản.- Chứng minh nhân dân bản sao.- Giấy đăng ký sử dụng tiện ích giao dịch chứng khoán.
Bước 4
- Ngay sau khi nhận được chứng từ bản chính của khách hàng, nhân viên HSC sẽ gọi điện thọai xác nhận với khách hàng; và cung cấp thông tin số tài khoản, mật khẩu giao dịch qua email hoặc tin nhắn SMS. Khách hàng sẽ được nhận lại 01 bộ chứng từ gốc có chữ ký xác nhận của nhân viên HSC và người đại diện của HSC.
- Tài khoản giao dịch chứng khoán sẽ có hiệu lực kể từ ngày khách hàng nhận được thông báo số tài khoản từ HSC.
2.2.2.2. Thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng
Chuẩn bị trước khi giao dịch:
Trước khi vào phiên giao dịch đầu tiên trong ngày, nhân viên môi giới phải chuẩn bị các công cụ và tài liệu cho giao dịch bào gồm: phiếu lệnh mua, lệnh bán và lệnh hủy.
+ Chứng từ kí sẵn đồi với những dịch vụ qua điện thoại.
+ Sổ lệnh
+ Bảng mã các chứng khoán
+ Bảng giá tham chiếu, giá sàn, giá trần
Nhân viên môi giới và IT kiểm tra lại hệ thống và đường dẫn máy tính,đảm bảo hệ thống ổn định trong quá trình giao dịch
Bước 1: Nhận lệnh mua bán từ khách hàng: Nhận lệnh theo các cách thức như sau:
- Khách hàng đặt lệnh bằng văn bản(đặt lệch trực tiếp):
Nhân viên kiểm tra CMND, thẻ giao dịch của khách hàng, đồng thời kiểm tra tính hợp lệ của lệnh: Kiểm tra đối chiếu chữ kí, sổ tài khoản của khách hàng khi phiếu lệnh đã điền đầy đủ,chính xác các thông tin theo mẫu phiếu lệnh của công ty (tên đầy đủ,ngày giờ giao dịch, số tài khoản, mã chứng khoán…). Trong trường hợp các thông tin trên phiếu ghi không hợp lệ, nhân viên chứng khoán yêu cầu khách hàng làm lại, bổ sung những thủ tục còn thiếu.
- Khách hàng đặt lệnh qua điện thoại:
Quâ trình đặt lệch được thực hiện theo các bước như sau:
1. Đăng ký giao dịch qua điện thoại
Khách hàng điền đầy đủ thông tin cá nhân vào 02 mẫu Đăng ký giao dịch qua điện thoại
Giao dịch viên sẽ gửi lại khách hàng thông báo mã giao dịch, cung cấp mã tài khoản (là 06 chữ số cuối của tài khoản) và mật mã gồm 06 chữ số do HSC cấp.
2. Hướng dẫn đặt lệnh:
Khách hàng gọi vào tổng đài đăt lệnh số (84.8) 38.233.298 tại Tp.HCM hoặc (84.4) 39.334.844 tại Hà Nội.
Nhấn phím 1 để đặt lệnh.
Khi khách hàng nhập đúng mã tài khoản và mật mã, cuộc gọi sẽ được chuyển đến Giao dịch viên để đặt lệnh.
Đối với lệnh MUA / BÁN, nhà đâu tư đọc loại lệnh MUA / BÁN, Mã chứng khoán, Số lượng chứng khoán cần đặt, và Giá đặt. Giao dịch viên sẽ kiểm tra số dư tiền (lệnh MUA) hoặc chứng khoán (lệnh BÁN) và xác nhận tính hợp lệ của lệnh đặt, sau đó sẽ nhập lệnh vào hệ thống.
Đối với lệnh HỦY và lệnh ĐẶT LẠI (nếu có) của khách hàng, để tránh mất thời gian và đảm bảo quyền lợi của các khách hàng khác, Giao dịch viên sẽ ghi nhận lệnh HỦY và lệnh ĐẶT LẠI (nếu có) mà không đảm bảo các lệnh thực hiện thành công cho đến khi đã kiểm tra kết quả lệnh đặt ban đầu.
3. Sau khi đặt lệnh:
Khách hàng sẽ bổ sung phiếu lệnh ngay sau khi đặt lệnh (ngay cả lệnh không khớp) trong thời gian chậm nhất 1tuần kể từ ngày đặt lệnh.
Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của lệnh,nếu lệnh mua bán hợp lệ,nhân viên môi giới kí vào phiếu nhận lệnh và chuyển cho đại diện sàn để truyền lệnh vào sở giao dịch,TTGDCK.Số tiền và chứng khoán kí quỹ chỉ bị phong tỏa cho đến khi hết phiên giao dịch.
Bước 2: Truyền lệnh cho đại diện sàn:
Mọi lệnh giao dịch chứng khoán niêm yết tại SGDCK,TTGDCK phải được truyền qua trụ sở chính….
Bước 3: Nhận kết quả giao dịch
Bước 4:Thông báo kết quả tới khách hàng
2.2.1. Kết quả hoạt động:
Đối với Hsc, môi giới chứng khoán là hoạt động mang lại doanh thu lớn trong những hình thức kinh doanh chứng khoán của công ty.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2009 thì doanh thu của HSC như sau:
Chỉ tiêu
Quý 4/2008
Quý 4/2009
Lũy kế năm nay
Lũy kế năm trước
Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán
52.262.353.456
7.578.648.643
121.234.676.662
32.600.815.140
Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn
59.065.617.281
127.544.637.862
267.812.979.832
229.535.249.035
Doanh thu đại lý phát hành chứng khoán
53.720.510
570.364.065
52.741.959
1.222.102.790
Doanh thu hoạt động ủy thác đấu giá
-
29.195.545
258.774.519
2.940.794.984
Doanh thu khác
50.781.421.764
11.584.397.771
99.193.728.094
93.479.469.324
Trong quý 3 năm 2010, HSC đứng vị trí thứ 4 trên HOSE với 5,98% thị phần môi giới, tại HNX, HSC vươn lên đứng hàng thứ 4 với 4,62% thị phần môi giới cổ phiếu
2.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Ưu điểm:
Công nghệ: HSC có ưu điểm nổi trội hơn các công ty khác ở chỗ Hsc luôn cập nhật tính năng mới cho các tiện ích giao dịch trực tuyến VI-TRADE, giao dịch qua điện thọai di động VM-TRADE và chuyển khỏan trực tuyến HSC - OCT nhằm hỗ trợ tốt hơn hơn cho khách hàng và gia tăng sự hài lòng của khách hàng khi giao dịch tại HSC.
VI-TRADE là phần mềm giao dịch trực tuyến chạy trên môi trường web, được tích hợp sẵn trong website của HSC- www.hsc.com.vn. VI-TRADE có nhều tính năng như ứng tiền tự động, tích hợp đồ thị kỹ thuật, cảnh báo giá chứng khoán qua SMS.
Đồng thời HSC cũng cho ra mắt kênh đặt lệnh mới qua điện thoại di động VM-TRADE, một phiên bản của VI-TRADE được đơn giản hóa . Với VM-TRADE, khách hàng đang sở hữu điện thoại có chức năng truy cập internet (qua WiFi, 3G hay GPRS) có thể đặt lệnh giao dịch ngay trên chiếc điện thoại của mình.
Ngoài ra, Hsc còn có dịch vụ chuyển khoản trực tuyến OCT, một tiện ích cho khách hàng có nhu cầu rút tiền của mình tại HSC bằng cách chuyển khoản từ tài khoản giao dịch tại HSC đến tài khoản ngân hàng chỉ định đã đăng ký với HSC . Các phương thức hoàn toàn được thực hiện thông qua internet và dịch vụ tổng đài Call Center của HSC.
Định hướng khách hàng: HSC là một Công ty Môi Giới Chứng Khoán có uy tín tại Việt Nam, đội ngũ của công ty luôn hướng ra bên ngoài với các kế hoạch mở rộng phạm vi kinh doanh cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, công ty cũng cung cấp những danh mục đầu tư cá nhân và được thiết kế bảo mật để phù hợp với mục tiêu và khả năng chấp nhận rủi ro của từng đối tượng.
Nhanh nhạy với thị trường: Sau sự trầm lắng của thị trường năm 2010, khi mà mảng tự doanh chứng khoán hoạt động với hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ, HSC đã có một sự chuyển hướng kịp thời. Trước các đánh giá về điều kiện thị trường không thuận lợi cho hoạt động tự doanh trong năm 2010, HSC đã điều chỉnh lại hoạt động theo hướng thu hẹp để tập trung phát triển mảng môi giới và các nghiệp vụ ngân quỹ liên quan.
Nhờ vào sự chuyển hướng kịp thời đó công ty chứng khoán HSC đã thu được những thành tựu đáng kể: 1 trong số 10 công ty chứng khoán chiếm thị phần môi giới lớn nhất trong quý IV, 6 tháng cuối năm và cả năm 2009 trên sàn HOSE, đưng trong top 10 công ty chứng khoán đứng đầu về thị phần môi giới của cổ phiếu và chứng chỉ quĩ trên sàn HSX…
Hạn chế:
Tuy nằm trong top 10 công ty chứng khoán đứng đầu về thị phần môi giới nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, Hsc chiếm vị trí thấp ở chỉ số nhận diện của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Xét về thị phần môi giới, HSC còn cách khá xa so với công ty đứng đầu: Theo báo cáo của CTCK Ngân hàng Sacombank, tính lũy kế 10 tháng đầu năm 2008, thị phần môi giới (không tính giao dịch tự doanh) cổ phiếu và chứng chỉ quỹ cao nhất thuộc về CTCK Sài Gòn - SSI (14,5%), sau đó là CTCK Bảo Việt - BVSC (7,9%), CTCK Ngân hàng Á Châu - ACBS (6,1%); CTCK Ngân hàng Ngoại thương -VCBS 5,7%, CTCK Thăng Long - TSC (4,8%); CTCK Ngân hàng Sacombank - SBS (4,7%) . Còn HSC chiếm 4,4% thị phần...
Chất lượng dịch vụ công ty chứng khoán HSC chưa được cao. Mức độ thỏa mãn của khách hàng : Năng lực phục vụ (3.64), mức độ đồng cảm (3.5), mức độ tin cậy(3.6) và công nghệ thông tin (3.70).
Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
3.1. Đào tạo nguồn nhân lực.
Trong thị trường cạnh tranh, công ty phải đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực để có một đội ngũ nhân viên đủ mạnh. Công ty cần xây dựng phương án đài tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, từng bước đào tạo đội ngũ cán bộ môi giới có chuyên môn sâu, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về kỹ thuật. Trong quá trình từng bước tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế, trương trình đào tạo nhân viên môi giới cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
3.1.1. Trang bị kiến thức chuyên sâu về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Những kiến thức này cần thiết để người môi giới bên cạnh việc hoàn thành trách nhiệm của mình, còn có thể trở thành người đào tạo khách hàng. Để trở thành nhà cố vấn tài chính cho khách hàng, người môi giới cần phải nắm vững những được những kiến thức cơ bản và không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình.
3.1.2. Trang bị kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ.
- Kỹ năng truyền đạt thông tin: 90% sự phản kháng từ phía khách hàng đối với những thông tin không hiệu quả là do nhà môi giới không trưyền đạt được rõ ràng những điều cần thiết và không cần thiết lập được sự đồng cảm sâu sắc, tin cậy đối với khách hàng. Để khắc phục được tình trạng này, nhà môi giới cần phải hết sức chú ý những kỹ thuật truyền đạt thông tin nhằm đem lại cho khách hàng sự thoả mãn tốt nhất. Những kỹ năng này bao gồm:
Thái độ quan tâm của nhà môi giới đối với khách hàng
Truyền đạt qua điện thoại
Tạo lập sự tín nhiệm và lòng tin
Kỹ năng tìm kiếm khách hàng
Kỹ năng khai thác thông tin
3.2. Xây dựng chiến lược khách hàng toàn diện hợp lý:
Chính sách khách hàng là yếu tố hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Chính sách khách phải bao gồm:
- Chính sách giá cả hấp dẫn: bởi lẽ trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay thì mức phí môi giới của công ty phải được áp dụng một cách linh hoạt. Mức phí đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng khách hàng, với từng thời đỉêm cụ thể thì mới duy trì được mối quan hệ lâu dài với các khách hàng và mới có thể thu hút thêm khách hàng mới
- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ để thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng: Khi thị trường tràn ngập các công ty chứng khoán như hiện nay, nhân viên môi giới không thể ngồi chờ cơ may là khách hàng chủ động gọi điện đến công ty mở tài khoản. Vì vậy chủ động tìm kiếm khách hàng là hoạt động không thể thiếu nhằm mở rộng và nâng cao số lượng khách hàng đến với công ty và tăng được thị phần của công ty trên thị trường.
Để làm được điều đó công ty có thể tiếp cận khách hàng theo các cách sau đây:
- Nhân viên môi giới gặp gỡ và những người quen của mình để giới thiệu và bán sản phẩm.
- Tổ chức những cuộc thuyết trình hay hội thảo, giới thiệu những loạt sản phẩm nhất định.
- Đảm bảo phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình, chu đáo là một nghệ thuật giữ khách hàng hiệu quả nhất. Hơn nữa, nhân viên còn phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận không để mắc sai sót, nhầm lẫn tạo sự an tâm, tin tưởng tuyệt đối từ phía khách hàng.
3.3. Tăng hiệu quả hoạt động marketing, tiếp thị..
- Công ty phải xác định được mục tiêu của hoạt động này, mục tiêu đó phải phục vụ cho mục tiêu chung của công ty trong dài hạn.
- Công ty cần tiến hành phân đoạn thị trường: phân thị trường tổng thể quy mô lớn không đồng nhất về nhu cầu thành các nhóm nhỏ đồng nhất về nhu cầu. Từ đó lựa chọn thị trường mục tiêu cho công ty.
- Công ty cần phải đề ra chương trình quảng cáo, tiếp thị phù hợp và hiệu quả: tổ chức những hoạt động ngoài trời, tài trợ cho các chương trình thể thao lớn…
3.4. Từng bước nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật.
Cở sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực phục vụ, giảm chi phí và tăng cường hình ảnh, uy tín cho nghề môi giới chứng khoán. Việc nâng cấp cơ sở vật chất là công việc phải được tiến hành từng bước, phù hợp với sự phát triển của thị trường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC).doc