Đề tài Hoàn thiện việc phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty vật tư công nghiệp Hà Nội

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện việc phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty vật tư công nghiệp Hà Nội: Mở đầu Nước ta đã và đang bước sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, cùng với những chính sách mở rộng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư vào nền kinh tế thời kỳ này nhiều nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, hiện nay ở nước ta có các loại hình doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh, công ty tư vấn, dịch vụ....Cùng với sự mở rộng này thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt để tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu đánh giá mọi hoạt động của mình, từ đó vạch ra và sử dụng tốt mọi khả năng tiềm năng trong doanh nghiệp, nhận biết được những thiếu sót, tồn tại, nguyên nhân gây ra thiếu sót từ đó đưa ra biện pháp tối ưu nhất để giải quyết những tồn tại đó. Hoạt động trên chính là hoạt động phân tích kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh nh...

doc29 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện việc phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty vật tư công nghiệp Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Nước ta đã và đang bước sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, cùng với những chính sách mở rộng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư vào nền kinh tế thời kỳ này nhiều nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, hiện nay ở nước ta có các loại hình doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh, công ty tư vấn, dịch vụ....Cùng với sự mở rộng này thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt để tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu đánh giá mọi hoạt động của mình, từ đó vạch ra và sử dụng tốt mọi khả năng tiềm năng trong doanh nghiệp, nhận biết được những thiếu sót, tồn tại, nguyên nhân gây ra thiếu sót từ đó đưa ra biện pháp tối ưu nhất để giải quyết những tồn tại đó. Hoạt động trên chính là hoạt động phân tích kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm giúp ban quản lý đánh giá đúng đắn được quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, thấy được các nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình từ đó tìm ra phương hướng cho sự phát triển kỳ sau cùng các biện pháp thực hiện. Vấn đề phân tích là một vấn đề cần được quan tâm nhiều và bản thân nhận thấy bảng cân đối kế toán là một bảng tổng kết của một năm hoạt động của doanh nghiệp việc phân tích bảng này là một công việc quan trọng đối với một người kế toán nên tôi chọn đề tài “hoàn thiện việc Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty vật tư công nghiệp Hà nội” thông qua bảng cân đối kế toán tháng 12 năm 2001 với 3 phần: Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích bảng cân đối kế toán Phần II: Thực trạng phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty vật tư công nghiệp Hà nội Phần III: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty vật tư Công nghiệp Hà nội Phần I Những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích bảng cân đối kế toán I. Khái niệm, kết cấu và nội dung của bảng cân đối kế toán 1. Khái niệm và cấu tạo của bảng cân đối kế toán a.Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp b.Cấu tạo của bảng cân đối kế toán Theo quyết định của Bộ trưởng- bộ tài chính thì Bảng cân đối kế toán là bảng có mẫu số B 01-DN, được chia làm 2 phần chính: - Phần tài sản Các chỉ tiêu phản ánh ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau: A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ( TSLĐ & ĐTNH ) B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn ( TSCĐ & ĐTDH ) - Phần nguồn vốn Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra 2 phần chính: A: Nợ phải trả B: Nguồn vốn chủ sở hữu ( NVCSH) Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo 3 cột : Mã số, Số đầu năm, Số cuối kỳ( quý, năm 2. Nội dung và cơ sở lập bảng cân đối kế toán: Để lập bản cân đối kế toán thì kế toán cần căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết đồng thời căn cứ vào bảng cân đối kế toán kì trước. Qua bảng cân đối trên cho thấy - Bảng cân đối kế toán (Mã số B 01-DN) là một báo cáo tài chính chủ yếu, phản ánh tổng quát tình hình tài sản của DN theo 2 cách đánh giá: Tài sản và nguồn hình thành của tài sản tại thời điểm lập báo cáo. - Theo quy định hiện hành, BCĐKT có thể kết cấu ngang, theo hình thức này nó được chia làm hai bên: bên trái phản ánh tài sản, bên phải phản ánh nguồn vốn hoặc kết cấu dọc, nghĩa là gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. + Phần Tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Công ty bao gồm TSLĐ & ĐTNH (Loại A), TSCĐ & ĐTDH (Loại B). + Phần Nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành của Tài sản bao gồm Nợ phải trả (Loại A) và Nguồn vốn chủ sở hữu(Loại B). - Về kỹ thuật lập bảng: + Thời điểm lập BCĐKT là ngày 31 tháng12 năm năm phân tích, do đó Công ty phải hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và ghi sổ kế toán chi tiết, tiến hành khoá sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan đảm bảo trùng khớp phù hợp với các loại sổ sách trên. - Số đầu năm của BCĐKT năm nay phải được lấy từ “ số cuối kỳ “ của BCĐKT ngày 31 tháng 12 năm trước - Số dư cuối kỳ các tài khoản được lấy trên sổ cái các tài khoản để vào các chỉ tiêu có liên quan trên BCĐ +Yêu cầu của nguồn số liệu: - Từ số liệu các chỉ tiêu trên BCĐKT thì phải đảm bảo phương trình sau: Tổng tài sản = Tổng Nguồn vốn hay TSLĐ & ĐTNH +TSCĐ & ĐTDH = Nợ phải trả + NVCSH ở cả số đầu năm và số cuối năm. II. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán 1. Chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán Có nhiều chỉ tiêu cần nghiên cứu xem xét và tính toán nhưng chúng ta cần nghiên cứu một số chỉ tiêu cần thiết cho việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghịêp. Để làm cơ sở nghiên cứu các chỉ tiêu ta sử dụng bảng cân đối kế toán qua đó ta xem xét một số chỉ tiêu chính sau: * Chỉ tiêu cơ cấu về tài sản doanh nghiệp: Trước hết cần tính tỷ lệ của TSLĐ & ĐTNH (cộng A) chiếm trong tổng tài sản( Tổng (A+B)), cụ thể tỷ trọng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho.... trong tổng TSLĐ & ĐTNH và tính tỉ lệ của TSCĐ & ĐTNH (cộng B) chiếm trong tổng tài sản cụ thể: tài sản cố định, chi phí xây dựng cơ bản trong cộng B. * Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng của nguồn vốn nợ phải trả trong tổng số nguồn vốn doanh nghiệp: Tỷ trọng của nguồn vốn CSH (Cộng B) chiếm trong tổng NV của doanh nghiệp:cụ thể tính nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác trong tổng nợ phải trả và nguồn vốn quỹ, nguồn vốn kinh doanh... trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó tỷ trọng của nguồn vốn CSH =100% - tỷ trọng của nợ phải trả. 2. Phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán Qua các chỉ tiêu đã được xác định trên chúng ta có thể đánh giá được cơ cấu về tình hình tài sản và nguồn vốn qua đó ta có thể đánh giá khái quát về tình hình tài chính công ty Ta có thể phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc và chiều ngang trong quá trình phân tích sử dụng các phương pháp: + So sánh: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích kinh doanh, có thể so sánh bằng số tương đối và số tuyệt đối + Phương pháp chi tiết: Mục đích sử dụng phương pháp này là để đánh giá chính xác, cụ thể về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp + Phương pháp loại trừ: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tính toán xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các loại nhân tố khác. Về phần tài sản thông qua các chỉ tiêu nói trên ta có thể đánh giá được cơ cấu về tài sản, sự phân bố tài sản của doanh nghiệp trên cơ sở đó có thể rút ra được những kết luận cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Về phần nguồn vốn thông qua các chỉ tiêu đã được xác định ta có thể đánh giá được cơ cấu nguồn vốn và qua đó ta cũng xác định được tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp. Phần II Phân tích thực trạng bảng cân đối kế toán tại Công ty vật tư công nghiệp Hà nội I. Tổng quan về Công ty Vật tư Công nghiệp Hà nội 1.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Vật tư Công nghiệp Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà Nước tiền thân là Trạm Vật tư Công nghiệp. Năm 1975, Trạm Vật tư Công nghiệp được chuyển tên thành Công ty Vật tư Chuyên dụng Công nghiệp trực thuộc Cục Công nghiệp. Và đến ngày 10/6/1992 theo quyết định số 1311/QD_UB của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội, Công ty Vật tư Công Nghiệp Hà Nội chính thức thành lập lại và được đặt dưới sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Sở Công Nghiệp Hà Nội. Với nguồn vốn kinh doanh ban đầu là: 1.160.653.000 đồng Trong đó: -Vốn cố định : 830.136.000 đồng. -Vốn lưu động: 330.517.000 đồng. Theo nguồn vốn: -Vốn ngân sách Nhà nước cấp: 803.195.000 đồng. -Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 357.136.000 đồng. Trước những nhu cầu mới của nền kinh tế thị trường, năm 1998, công ty liên kết với công ty Chengpao - Đài Loan mở 2 dây chuyền sản xuất gia công giầy xuất khẩu đi các nước Châu Âu và Châu Mỹ-latin. Trụ sở chính (bộ phận kinh doanh) của công ty được đặt tại 18 Nguyễn Trung Trực, bộ phận sản xuất _ xưởng sản xuất giầy Kim Sơn được đặt tại 129D Trương Định. 2. Nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh: Theo các quyết định của UBND TP Hà Nội và các cơ quan có thẩm quyền, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Vật tư Công Nghiệp Hà Nội bao gồm: - Kinh doanh vật tư, thiết bị bổ sung quy cách đặc trưng cho các ngành cơ khí, kim khí, điện, cao su hoá, nhựa, thuỷ tinh, da dệt, may, nhuộm nhằm hoàn chỉnh sản phẩm đưa ra lưu thông phục vụ ngành công nghiệp. - Tân trang, sửa chữa máy móc, thiết bị, phụ tùng của ngành công nghiệp. - Gia công sản xuất hoá mỹ phẩm. - Chế biến nông sản và dược liệu. - Kinh doanh vật tư vận tải. - Liên doanh, liên kết, làm đại lý, đại diện và cho thuê văn phòng đối với các đơn vị trong và ngoài nước. - Gia công, sản xuất và kinh doanh giày vải xuất khẩu. Qua hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, công ty đã có những bước tiến vượt bậc. Từ một công ty cung ứng vật tư hoạt động và quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp đã chuyển thành một công ty sản xuất, kinh doanh hoạt động theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ một công ty nhỏ hoạt động kinh doanh đơn thuần đã chuyển thành một công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh, quản lý một tài sản lớn của Nhà nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (từ 1999 đến 2001) đã có những bước phát triển đáng kể, hàng hoá sản xuất ra ngày càng đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Số lượng lao động của công ty đến nay đã tăng lên 700 người. Thu nhập bình quân đầu người của công ty trong những năm qua ngày một tăng giúp cho đời sống của người lao động ngày một thay đổi, tạo lòng tin cho mọi người để họ yên tâm sản xuất. Với số vốn sẵn có được Nhà nước cấp, công ty đã đưa vào sản xuất, kinh doanh và thu được kết quả tốt so với kế hoạch đề ra. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh (có kèm sơ đồ) Để thực hiện tốt nhiệm vụ và các chức năng được Nhà nước giao, công ty tổ chức Bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến_ chức năng. Ban giám đốc trực tiếp quản lý điều hành. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được hình thành như sau: Ban Giám đốc. Các phòng nghiệp vụ: Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh_ xuất nhập khẩu Phòng tổ chức_ hành chính Phòng tài vụ Phòng bảo vệ Các phân xưởng và tổ sản xuất: Phân xưởng cắt Phân xưởng may Phân xưởng gò Phân xưởng đóng gói Mối quan hệ giữa các bộ phận: Mối quan hệ giữa các phòng ban là mối quan hệ ngang cấp. Phối hợp tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ của công ty. Mỗi phòng ban có chức năng riêng, các phòng ban khác có liên quan đến nghiệp vụ phải phối hợp và tuân thủ hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn theo đúng chức năng. Khi sự phối hợp ngang không được thực hiện thì các cán bộ phụ trách phòng ban phải báo cáo với ban Giám đốc xem xét và giải quyết. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau: Giám đốc Pgđ kinh doanh Pgđ sản xuất Phòng tổ chức hành chính Phòng tàI vụ Phòng Bảo vệ Phòng kế hoạch Phân xưởng cắt Phòng kinh Doanh_XNK Phân xưởng May Phân xưởng gò Phân xưởng đóng gói II. Nội dung và phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Vật tư Công nghiệp Hà nội 1. Đánh giá tổng quát tình hình tài chính Để đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp trước hết cần xem xét sự tăng trưởng tài sản giữa cuối năm và đầu năm. Sau đó đi sâu xem xét các mối quan hệ cân đối trên bảng cân đối. Vốn bao gồm tài sản và nguồn vốn, vốn và tài sản là hai mặt của một vấn đề vì vậy chúng luôn luôn bằng nhau: Mẫu B 01- DN Công ty vật tư Công nghiệp Hà Nội Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính: đồng Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ Chênh lệch Tỷ trọng từng loại Tiền % đn Ck (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 8.498.730.169 10.721.330.406 +2.222.600.237 26,152 30,264 36,185 I.Tiền 1.821.514.722 1.770.297.622 -51.217.100 -2,811 6,486 5,975 1.Tiền mặt tại quỹ(cả ngân phiếu) 103.821.152 40.445.015 -63.376.137 -61,043 0,370 0,137 2.Tiền gửi ngân hàng 1.717.693.570 1.729.852.607 +12.159.037 -61,043 6,117 5,838 3.Tiền đang chuyển II.Các khoản đầu tư TC ngắn hạn 1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 2.Đầu tư ngắn hạn khác 3.Dự phòng giảm giá ĐT ngắn hạn III.Các khoản phải thu 4.176.869.617 4.848.155.052 671.285.435 16.07 1.Phải thu của khách hàng 2.553.689.422 3.802.883.479 1.249.194.057 +48,917 9,094 12,835 2.Trả trước cho người bán 1.197.413.160 1.798.297.922 +600.884.762 50,181 4,264 6,069 3.Thuế GTGT được khấu trừ 4.Phải thu nội bộ 340.076.783 173.122.716 -166.954.067 -49,093 1,211 0,584 _Vốn KD ở các đơn vị trực thuộc 340.076.783 173.122.716 -166.954.067 -49,093 1,211 0,584 _Phải thu nội bộ khác 5.Các khoản phải thu khác 85.690.252 73.850.935 -11.839.317 -13,816 0,305 0,249 6.Dự phòng phải thu khó đòi IV.Hàng tồn kho 2.389.387.044 3.102.877.732 +713.490688 29,86 8,509 10,472 1.Hàng mua đang đi trên đường 106.076.589 255.784.848 +149.708259 +14,11 0,378 0,863 2.Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 3.Công cụ, dụng cụ trong kho 15.798.719 13.937.000 -1.861.719 -11,783 0,056 0,047 4.Chi phí SXKD dở dang 5.Thành phẩm tồn kho 6.Hàng hoá tồn kho 1.195.880.536 1.768.419.932 +572.539396 +47,875 4,259 5,968 7.Hàng gửi đi bán 1.071.631.200 984.735.452 -86.895.748 -8,108 3,816 3,324 8.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V.Tài sản lưu động khác 110.958.786 99.992.181 -10.966.605 9,91 0,395 0,337 1.Tạm ứng 2.Chi phí trả trước 80.458.592 85.478.181 +5.019.589 +6,238 0,287 0,288 3.Chi phí chờ kết chuyển 13.880.194 -13.880.194 0,049 4.Tài sản thiếu chờ xử lý 5. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 16.620.000 14.514.000 -2.106.000 +12,617 0,059 0,049 VI. Chi sự nghiệp 1.Chi sự nghiệp năm trước 2.Chi sự nghiệp năm nay B.TSCĐ Và đầu tư dài hạn 19.583023.638 18.807.974.349 +775.049.289 -3,957 69,736 63,815 I.Tài sản cố định 19.583.023.638 18.807.974.349 +775.049.289 -3,957 69,736 63,815 1.Tài sản cố định hữu hình 19.583.023.638 18.807.974.349 +775.049.289 -3,957 69,736 63,815 _Nguyên giá 21.707.713.279 21.707.713.279 0 77,302 73,264 _Giá trị hao mòn luỹ kế (2.124.689.641) (2.899.738.930) (+775.049.289) (36,478) (7,566) (9,787) 2.Tài sản cố định thuê tài chính _Nguyên giá _Giá trị hao mòn luỹ kế 3.Tài sản cố định vô hình _Nguyên giá _Giá trị hao mòn luỹ kế II.Các khoản đầu tư TC dài hạn 1.Đầu tư chứng khoán dài hạn 2.Góp vốn liên doanh 3.Đầu tư dài hạn khác 4.Dự phòng giảm giá ĐT dài hạn III.Chi phí XDCB dở dang IV.Các khoản ký quỹ, ký cược, dài hạn Tổng cộng tài sản 28.081.753.807 29.629.296.936 +1.547.543.129 +5,5108 100 100 Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối kỳ Chênh lệch Tỷ trọng từng loại Tiền % đn Ck (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) A.Nợ phải trả 6.421.371.567 6.962.560.451 +541.188.884 8,427 22,867 23,499 I. Nợ ngắn hạn 5.822.452.847 6.223.532.621 +401.079.774 +6,888 20,733 21,004 1.Vay ngắn hạn 2.777.985.712 3.069.373.161 +231.387.499 +8,329 9,892 10,359 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 3.Phải trả cho người bán 4.Người mua trả tiền trước 5.Thuế và các khoản phải nộp NN 394.131.766 485.955.700 +91.823.934 23,297 1,404 1,640 6.Phải trả công nhân viên 438.300.750 401.300.890 -36.999.860 -8,441 1,561 1,354 7.Phải trả cho các đơn vị nội bộ 8.Các khoản phải trả phải nộp khác 112.756.434 117.609.578 +4.853.144 4,304 0,401 0,396 II.Nợ dài hạn 1.Vay dài hạn 2.Nợ dài hạn III.Nợ khác 1.Chi phí phải trả 2.Tài sản thừa chờ xử lý B.Nguồn vốn chủ sở hữu 21.660.382.240 22.666.736.485 +1.006.354.245 4,646 77,133 76,501 I.Nguồn vốn quỹ 21.647.147.513 22.658.880.085 +1.011.732.572 4,673 77,086 76,475 1.Nguồn vốn kinh doanh 21.432.311.640 22.472.231.660 +1.039.920.020 +4,852 76,560 75,618 2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 3.Chênh lệch tỷ giá 4.Quỹ đầu tư phát triển 84.835.553 17.637.595 -67.197.958 -79,209 0,063 0,286 5.Quỹ dự phòng tài chính 15.576.532 23.610.141 +8.033.609 +51,575 0,054 0,09 6.Lãi chưa phân phối 130.000.320 169.010.830 +39.610.510 . +30,008 0,463 0,570 7.Nguồn vốn đầu tư XDCB II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 13.234.727 7.856.400 -5.378.327 -40,637 0,047 0,027 1.Quỹ đự phòng về trợ cấp mất việc làm 2.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 13.234.727 7.856.400 -5.378.327 -40,637 0,047 0,027 1.Quỹ quản lý của cấp trên 2.Nguồn kinh phí sự nghiệp 3.Nguồn kinh phí SN năm trước 4.Nguồn kinh phí SN năm nay 5.Nguồn KP đã hình thành TSCĐ Tổng cộng nguồn vốn 28.081.753.807 29.629.296.936 +1.547.543.129 +5,5108 100 100 Chú thích: (2) = Số dư cuối năm của năm 2000 (3) = Số dư cuối năm của năm 20001 (4) = (2) – (1) :Số chênh lệch giữa đầu năm và cuối năm (5) = (4)/ (2) (6) = (2)/ Tổng tài sản năm 2000 (đối với phần tài sản) =(2)/ Tổng nguồn vốn năm 2000 ( đối với phần nguồn vốn) (7) =(3)/ Tổng tài sản năm 2001(đối với phần tài sản) =(3)/ Tổng nguồn vốn năm 2001( đối với phần nguồn vốn) Chênh lệch tổng tài sản của doanh nghiệp được phản ánh bằng số tuyệt đối của số cuối năm với số đầu năm là 1.547.543.129 với mức tăng tương đối là 5.518 %. Song ta cần phải xét về mối quan hệ sau: Đầu kì: (IA+ I VA + IB ) = 30.471.140.851đ > IB (NV) =21.660.382.240đ Cuối kì: (IA+ I VA + IB ) = 32.632.182.487đ > IB ( NV) =22.666.736.485đ Cả hai kì cho thấy, mguồn vốn chủ sở hữu không đủ bù đắp cho các tài chính chủ yếu nên công ty đã phải đi vay thêm hoặc sẽ đi chiếm dụng vốn của công ty khác hay nói khác đi thì công ty đang trong tình trạng thiếu vốn 2. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn Phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu trên bảng Căn cứ vào các số liệu đã phản ánh ở trên BCĐKT ta có thể phân tích khái quát tình hình TC của Công ty Vật Tư Công Nghiệp Hà Nội như sau: a. Phân tích cơ cấu Tài sản doanh nghiệp: So với đầu năm, tổng tài sản cuối kỳ của Công ty tăng 1.547.543.129đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 5,51% Phản ánh ở trong kỳ cho thấy, Công ty đã tăng về quy mô tài sản. Dựa vào số liệu chi tiết, việc tăng quy mô Tài sản là do TSLĐ và ĐTNH tăng. Xét về TSLĐ và ĐTNH: So với đầu năm, TSLĐ và ĐTNH của Công ty tăng 2.222.600.237đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 26,152% Với tỷ lệ tăng chiếm: trong tổng của tài sản. Xét về TSCĐ & ĐTDH: - TSCĐ chiếm một phần tài sản lớn trong tổng tài sản của Công ty, những TSCĐ đó chủ yếu là đất đai, nhà văn phòng, nhà xưởng và máy móc thiết bị.... Đến cuối năm 2001, so với đầu năm, TSCĐ của Công ty lại giảm đi 775.049.289 đ tương ứng giảm với tỷ lệ 3,957%. Nhìn trên BCĐ và đối chiếu trên sổ cái TK 211 thì nhận thấy rằng trong năm Công ty không mua thêm TSCĐ và cũng không nhượng bán hay thanh lý một TSCĐ nào điều này được thể hiện trên Nguyên giá TSCĐHH của Công ty không tăng lên và cũng không giảm đi mà giá trị TSCĐ của Công ty giảm đi là do khoản “Khấu hao TSCĐ “ Công ty đã tính trong năm. Số khấu hao này tăng lên 775.049.289đ tương ứng tăng 36,478%. b. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Trong tổng số tăng của Nguồn vốn thì nợ phải trả của doanh nghiệp chiếm trong tổng nguồn vốn là 23.499% tăng 541.188.884đ với tỷ trọng tăng tương ứng là 8.427% và chiếm: trong tổng số tăng của tổng Nguồn vốn. - Xét Nguồn vốn chủ sở hữu: số cuối kỳ đã tăng thêm so với đầu năm 1.006.354.245đ trong đó tăng của Nguồn vốn quỹ là 1.011.732.572đ. Nguồn vốn quỹ tăng chủ yếu do NVKD tăng 1.039.920.020đ với tỷ lệ tăng 4,825%, “Lợi nhuận chưa phân phối “ của Công ty tăng 39.010.510đ tương ứng tăng 30,008%, bên cạnh đó “Quỹ đầu tư phát triển “ lại giảm đi 67.197.958đ tương ứng tỷ lệ giảm là 79,209%. Nguồn vốn kinh doanh tăng trong kỳ chủ yếu do là do tăng vốn tự bổ sung mà vốn tự bổ sung được lấy từ quỹ phát triển kinh doanh, quỹ này được trích từ lợi nhuận để lại cho DN. Như vậy, với việc tăng vốn tự bổ sung chứng tỏ sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả và từ hiệu quả đạt được, Công ty lại tiếp tục đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng hơn nữa hiệu quả SXKD trong kỳ tới. Xét về tính tương đối trong tổng số tài sản công ty thì tỷ trọng là giảm, điều này cho thấy công ty cần phải xem xét về tình hình nguồn vốn chủ sở hữu của mình vì tỷ trọng này đã giảm hơn đầu kỳ là 0.632%, nó phản ánh về tính tự chủ của doanh nghiệp đã bị giảm đi. 3. Phân tích theo chiều dọc: Tiến hành so sánh theo tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng số, ta có các nhận xét như sau: Xét về Tài sản: TSLĐ và ĐTNH có xu hướng tăng dần về cuối năm, từ 30,264% lên 36,185% tăng 5,921% thì TSCĐ và ĐTDH lại có xu hướng ngược lại và tỷ trọng cũng giảm tương ứng 5,921%. Việc tăng giảm này phù hợp với phân tích theo chiều dọc. Tuy nhiên việc tăng về tỷ trọng của TSLĐ và giảm tỷ trọng của TSCĐ đây là xu hướng không hợp lý đối với doanh nghiệp có điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường như doanh nghiệp này. Do đó doanh nghiệp cần phải xem xét lại về cơ cấu tài sản của mình vì nếu tăng lên về TSLĐ thể hiện VLĐ nói riêng và vốn nói chung sử dụng kém hiệu quả, vòng quay của vốn bị chậm làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Xét về Nguồn vốn: trong tổng số NV, “Nợ phải trả “ chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần, từ 22,867% lên 23,499% với mức tăng là 0,632 %. làm cho NVCSH giảm tương ứng 0,632%. Tóm lại, qua phân tích một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán theo chiều ngang cũng như theo chiều dọc, ta mới thấy được một cách khái quát tình hình tài chính của DN. Từ đánh giá khái quát này, ta tiếp tục phân tích các khía cạnh khác của tình hình TC để giúp cho các nhà quản lý rút ta được những kết luận trong công tác quản lý SXKD nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng nhằm phát huy hơn nữa về tính tự chủ của mình trong quá trình đưa ra quyết định hợp lý trong kinh doanh 4. Đánh giá khả năng tự chủ về Tài chính: Theo số liệu của BCĐKT ngày 31/12/2000 của Công ty VTCN Hà Nội, ta hãy phân tích xem công ty có đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và xu hướng biến động giữa các khoản phải thu và phải trả như thế nào, ta xét các trường hợp sau: * Trường hợp 1: NVCSH có đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh? Công ty có cần phải đi vay hoặc không cần phải chiếm dụng vốn bên ngoài? Ta có cân đối tổng quát 1: [B]NV = [AI, II, IV, V (2,3) + BI, II, III] TS - Đầu năm VT = [B]NV = 21.660.382.240 VP = [AI, II, IV, V (2,3) + BI, II, III] TS =1.821.514.722 + 2.389.387.044 + 80.458.592 + 13.880.194 + 19.583.023.638 = 23.888.264.190 ị Chênh lệch= VT - VP = 21.660.382.240 - 3.888.264.190 = - 2.227.881.950 - Cuối năm: VT = [B]NV = 22.666.736.485 VP = [AI, II, IV, V (2,3) + BI, II, III] TS = 1.770.297.622 + 3.102.877.732 + 85.478.181 + 18.807.974.349 = 23.766.627.884 ị Chênh lệch= VT- VP =22.666.736.485 - 23.766.627.844 =1.099.891.399 Qua cân đối 1 ta có thể nhận xét trong năm 2001, Công ty Vật tư Công Nghiệp Hà Nội ở trong tình trạng thiếu NVCSH để trang trải tài sản. Nguồn vốn thiếu ở đầu năm là 2.227.881.950đ nhiều hơn nguồn vốn thiếu ở cuối năm là 1.099.891.399 (đ). Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra được bình thường, công ty chắc chắn phải huy động thêm nguồn vốn từ các khoản đi vay cùng với việc thanh toán chậm các khoản nợ ngắn hạn. * Trường hợp 2: NVCSH + nguồn vốn vay để trang trải tài sản phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Dựa vào cân đối tổng quát 2: [AI (1), II + B]NV = [AI, II, IV, V (2,3) + BI, II, III] TS - Đầu năm VT = [AI (1), II + B]NV = 2.277.985.712 + 21.660.382.240 = 24.438.367.952 VP = [AI, II, IV, V (2,3) + BI, II, III] TS = 23.888.264.190 ị Chênh lệch = VT - VP = 24.438.367.952 - 23.888.264.190 = + 550.103.762 - Cuối năm: VT = [AI (1), II + B]NV = 3.009.373.161 + 22.666.736.485 = 25.736.109.640 VP = [AI, II, IV, V (2,3) + BI, II, III]TS = 23.766.627.884 ịChênh lệch = VT - VP = 25.736.109.646 - 23.766.627.884 = + 1.969.481.762 Từ việc tính toán cân đối tổng quát 2 và việc dựa trên số liệu trong BCĐKT có thể nhận xét rằng: + Đầu năm 2001, công ty Vật tư công nghiệp Hà Nội đã huy động nguồn vốn bằng đi vay, vì vậy không những trang trải được tài sản mà còn thừa một khoản vốn là: 550.103.762 (đ). + Cuối năm 2001, công ty vẫn tiếp tục đi vay để bổ sung vào nguồn vốn. Và khoản vốn công ty thừa vào cuối năm là 1.969.481.762 (đ). Việc thừa vốn này có nghĩa là công ty đã bị các doanh nghiệp khắc hoặc các đối tượng khác chiếm dụng vốn. Điều này được thể hiện khá rõ trên BCĐKT: khoản khách hàng nợ tăng 1.249.194.057 (đ), khoản "trả trước cho người bán" tăng 600.884.762 (đ). * Trường hợp 3: Mặc dù DN đã phải đi vay nhưng vẫn thiếu NV để bù đắp phần tài sản để có NV bổ sung DN phải đi chiếm dụng vốn của các đối tượng khác. Ta có cân đối tổng quát 3: [AI (1), II + B]NV + [AI (2đ8, III]NV = [AI, II, IV, V (2,3)TS + BI, II, III]TS x [AIII, V (1,4,5) + BIV)TS Nhưng trong thực tế, nguồn vốn đi vay của công ty đã đủ để bù đắp phần TS do đó ta có thể bỏ qua cân đối 3 để chuyển sang cân đối tổng quát 4, có dạng: [AI (1), II + B]NV - [AI, II, IV, V (2,3), VI + BI, II, III]TS = [A IV, V (1,4,5) + BIV]TS - [AI (2đ8), III]NV - Đầu năm: VT = [AI (1), II + B]NV - [AI, II, Iv, V (2,3), VI + BI, II, III]TS = 24.438.367.952 - 23.888.264.190 = + 550.103.762 VP = (AIII, V (1,4,5) + BIV]TS - [AI (2đ8), III]NV = 4.193.489.617 - 3.643.385.855 = + 550.103.762 - Cuối năm: VT = 25.736.109.646 - 23.766.627.884 = + 1.969.481.762 VP = 5.862.669.052 - 3.893.187.290 = + 1.969.481.762 Từ cân đối 4 cho thấy số vốn mà Công ty bị chiếm dụng hoặc đi chiếm dụng đúng bằng chênh lệch giữa tài sản phải thu và công nợ phải trả. Đầu năm 2001. Công ty Vật tư Công nghiệp Hà Nội bị các đối tượng khác chiếm dụng vốn với số tiền là 550.103.762đ đến cuối năm, số tiền bị chiếm dụng là 1.969.481.762đ tăng 1.419.378.000đ với tỷ lệ tăng là: 258,02 (%). 4.Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Phân tích các khoản thu và các khoản phải trả: Bảng các khoản phải thu và các khoản phải trả Các khoản phải thu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch Phần thu của khách Trả trước cho người bán Phải thu nội bộ Phải thu khác Tạm ứng Tài sản thiếu chờ xử lý Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn Dự phòng phải thu khó đòi 2.553.689.422 1.197.413.160 340.076.783 85.690.252 16.620.000 3.802.883.479 1.798.297.922 173.122.716 73.850.935 14.514.000 +1.249.194.057 +600.884.762 -166.954.067 -11.839.317 -2.106.000 ồ 4.193.489.617 5.862.669.092 +1.669.179.435 Các khoản phải trả Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch Phải trả người bán Nợ dài hạn đến hạn trả Người mua trả tiền trước Phải trả CNV Phải trả nội bộ Phải trả khác Thuế và các khoản phải nộp Vay ngắn hạn 2.108.278.185 438.300.750 103.756.434 394.131.766 2.777.985.712 2.149.293.292 401.300.890 117.609.578 485.955.700 3.069.373.161 +41.015.107 -36.999.860 +13.853.144 +91.823.934 +231.387.449 Tổng 5.822.452.847 6.223.532.621 +401.079.774 * Phân tích các khoản phải thu: Qua số liệu ở bảng trên cho thấy so với đầu năm các khoản phải thu tăng 1.669.179.435đ nó cho thấy trong năm công ty chưa thực sự chú ý đến việc thu hồi các khoản phải thu do đó số vốn mà công ty bị chiếm dụng cuối kỳ là 5.862.669.052đ gây nên tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý nhất là các khoản phải thu của khách hàng vẫn tiếp tục tăng lên với số tăng là 1.249.194.057 tương ứng tăng 40,012 (%).Vậy, sự tăng, giảm của các khoản phải thu này ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty như thế nào, ta tính các chỉ tiêu sau: - Xác định tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số VLĐ: + Tỷ trọng đầu năm = x 100 = 49,342% + Tỷ trọng cuối năm = x 100 = 54,468% Nhận xét: Ta nhận thấy tỷ trọng các khoản phải thu chiếm gần một nửa tổng số vốn lưu động (49,146%) nên nó có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của công ty và gây khó khăn cho việc huy động vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, hơn nữa tỷ trọng này ở cuối kỳ lại giảm hơn đầu năm 5,126%. - Xác định tỷ trọng tổng số tiền phải thu trong tổng số tiền phải trả: + Tỷ trọng đầu năm = x 100 = 72,022% + Tỷ trọng cuối năm = x 100 = 94,201% Nhận xét: Tỷ trọng đầu năm và cuối kỳ đều < 100% cho thấy công ty đang chiếm dụng vốn của các đối tượng khác nhiều hơn là bị chiếm dụng. Tuy nhiên, số vốn mà công ty chiếm dụng giảm về cuối năm vì tỷ trọng số phải thu trên số phải trả là 94,201 (%) ị số chiếm dụng ằ 5,799 (%) trong khi đó số vốn chiếm dụng đầu năm là ằ 27,978 (%) (=100% - 72,022%). - Xác định tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của công ty: + Hệ số quay vòng các khoản phải thu (HVT) HVT = Trong đó: = = = 5.028.079.335 Doanh thu thuần = ồ DT - Các khoản giảm trừ = 32.890.000.000 ị HVT = = 5,997 ị Từ số liệu tính toán trên có thể thấy hệ số quay vòng các khoản phải thu của công ty là không lớn, điều này chứng tỏ rằng, hàng hoá được bán ra không phải theo phương thức thanh toán ngay, một phần hàng hoá của công ty bán ra chưa thu được tiền (thanh toán chậm) có xu hướng tăng. Từ đó làm cho thời hạn thu hồi nợ kéo dài và rủi ro tài chính cũng tăng lên. + Chỉ tiêu số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu: NDC = x 365 = x 365 = 55,79 *Phân tích các khoản phải trả: Qua bảng các khoản phải thu và các khoản phải trả, ta thấy đối với các khoản phải trả cuối năm 2001 có giá trị là 6.223.532.621đ so với đầu năm tăng 401.079.774đ với tỷ lệ tăng 6,888%. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản vay ngắn hạn tăng về cuối năm với số tăng so với đầu năm là 231.387.449đ với tỷ lệ tăng là 8,329(%) cùng với khoản phải trả cho người bán tăng 41.015.107đ tỷ lệ tăng 1,945% thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng 91.823.934đ tương ứng tăng 23,297%. Điều này chứng tỏ rằng trong năm công ty đã đi vay và chiếm dụng các khoản trên vào mục đích huy động vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh vì đầu năm số vốn của công ty không đủ để phục vụ sản xuất kinh doanh bên cạnh đó số vốn bị các công ty khác chiếm dụng có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên trong kỳ ta nhận thấy công ty vẫn đảm bảo trong việc thanh toán lương cho CBCNV, thể hiện ở việc các khoản phải trả CNV tăng về cuối năm giảm là 36.999.860 tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,441%. Việc đảm bảo chế độ thanh toán lương cho 700 CB-CNV được thực hiện đúng kỳ của công ty là một việc đáng quan tâm. Ngoài ra, chỉ tiêu phải trả khác cũng có xu hướng tăng dần vì cuối năm với số tăng là 13.853.144 tương ứng tăng 13,35%. b. Phân tích khả năng thanh toán Bảng biến động nhu cầu và khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch Tiền % A. Các khoản cần thanh toán ngay I. Các khoản nợ quá hạn 1. Phải nộp ngân sách 2. Các khoản phải trả, phải nộp khác 3. Phải trả các đơn vị nội bộ 4. Người mua trả tiền trước II. Các khoản nợ đến hạn 1. Chi phí phải trả B. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả cho người bán 1.087.806.920 497.888.200 394.131.766 103.756.434 589.918.720 589.918.720 4.886.263.897 2.777.985.712 2.108.278.185 1.342.593.108 603.565.278 485.955.700 117.609.578 739.027.830 739.027.830 5.218.666.453 3.069.373.161 2.149.293.292 +254.786.188 +105.677.078 +91.823.934 +13.853.144 +149.109.110 +149.109.110 +332.402.556 +231.387.449 +41.015.107 +23,422 +21,225 +23,297 +13,351 +25,276 +25,276 +6,802 +8,329 +1,954 ồ 5.974.070.617 6.471.259.561 +497.188.744 +8,322 Khả năng thanh toán A. Các khoản có thể dùng để thanh toán ngay 1. Tiền mặt 2. TGNH - Tiền VN - Ngoại tệ B. Các khoản có thể dùng để thanh toán trong thời gian tới 1. Các khoản phải thu 1.821.514.722 103.821.152 1.717.693.570 1.717.693.570 4.176.869.617 4.176.869.617 1.770.297.622 40.445.015 1.729.852.607 1.729.852.607 5.848.155.052 5.848.155.052 -51.217.100 -63.376.137 +12.159.037 +12.159.037 +1.671.285.435 +1.671.285.435 -2,84 -61,043 +0,767 +0,767 +40,012 +40,012 Tổng 5.998.384.339 7.618.452.674 +1.620.068.335 +27,008 Thông qua bảng biến động nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty Vật tư Công nghiệp Hà Nội ta nhận thấy: - Về nhu cầu thanh toán. Cuối năm 2001 tăng 497.188.744đ tương ứng tăng với tỷ lệ 8,322 so với đầu năm. Do các nguyên nhân sau: + Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới từ 4.886.263.897đ đầu năm đã lên đến 5.218.666.453đ vào cuối kỳ với tỷ lệ tăng là 6,802% bao gồm các khoản: vay ngắn hạn tăng từ 2.777.985.712đ lên 3.069.373.101đ có nghĩa là tăng 231.287.449đ và phải trả cho người bán cũng tăng lên 41.015.107. + Trong khi đó, các khoản cần thanh toán ngay cũng tăng lên 254.785.788 tương ứng tăng 23,422%. Tăng mạnh nhất là các khoản nợ đến hạn cụ thể là khoản chi phí phải trả tăng 149.109.110đ tương ứng với tỷ lệ tăng 25,276%. Cuối năm 2001, các khoản nợ quá hạn cần thanh toán tăng so với đầu năm là khoản phải nộp ngân sách tăng 91.823.934 với tỷ lệ 23,297% và khoản phải trả phải nộp khác tăng 13.853.144 tương ứng tỷ lệ 13,351%. Phần III Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty vật tư công nghiệp Hà nội I. Đánh giá kết quả tình hình phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Vật tư Công nghiệp Hà nội 1. Những thành tựu đạt được: Thông qua phân tích bảng cân đối kế toán trên ta nhận thấy kế toán phòng kế toán tài chính đã sử dụng phương pháp phân tích theo phương pháp so sánh số cuối năm với số đầu năm để tính ra số tăng giảm tuyệt đối và tăng giảm tương đối cho toàn bộ các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán. Mặt khác cũng sử dụng phương pháp này mà công ty cũng tính ra tỉ trọng từng loại của từng chỉ tiêu tài sản trong tổng tài sản công ty, và tính ra từng chỉ tiêu nguồn vốn trong tổng nguồn vốn công ty từ đó tiến hành phân tích. Trong quá trình phân tích thì kế toán đã đánh giá tổng quát tình hình tài chính công ty phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn công tỷ trong đó đã chú trọng vào phân tích được một số chỉ tiêu lớn như phân tích tổng TSLĐ & ĐTNH đối với tổng TS; TSCĐ & ĐTDH đối với tổng TS, tương tự như đối với phần nguồn vốn, đó là nợ phải trả đối với tổng nguồn vốn; nguồn vốn chủ sở hữu đối với tổng nguồn vốn qua đó đánh giá được về tình hình tài chính công ty, và tình hình hoạt động của công ty. Mặt khác kế toán cũng đã đi sâu phân tích thêm và cụ thể vào tình hình và khả năng thanh toán của công ty thông qua bảng thêm vào đó cũng đã phân tích được cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty từ đó tìm ra những chênh lệch và các ảnh hưởng đến các chỉ tiêu từ đó đưa ra những kết luận tổng quát cho ban lãnh đạo 2. Những tồn tại, hạn chế Mặc dù có những thành tựu trên song vẫn còn nhiều hạn chế: Kế toán đã phân tích được các chỉ tiêu chủ yếu trên bảng cân đối kế toán như tình hình về TSLĐ & ĐTNH đối với tổng tài sản, TSCĐ& ĐTDH đối với tổng tài sản, nợ phải trả đối với tổng nguồn vốn... Trong đó kế toán chưa chú trọng vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng của các nhân tố khác vào tổng tài sản và tổng nguồn vốn như các yếu tố về hàng tồn kho, trong đó có hàng mua đang đi trên đường, công cụ dụng cụ,nguyên vật liệu tồn kho, hàng tồn kho, hàng gửi đi bán...Song tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào hình thức thực sự của doanh nghiệp thì rất rễ có những nhận định chủ quan sai lầm chỉ phân tích tình hình tài chính nếu chỉ dựa vào bảng cân đối kế toán, cơ cấu tài sản....là chưa đủ trên thực tế có không ít các cơ quan có cùng một kết quả chung về tổng tài sản và tổng nguồn vốn nhưng không hẳn biểu thị một tình hình tài chính như nhau, có thể có công ty đi lên có thể có công ty đi đang trong tình trạng sắp thua lỗ. Mặt khác do đặc điểm của kế toán viên lựa chọn phương pháp tính khác nhau cho nên ảnh hưởng đến số liệu.Ví dụ: các phương pháp tính giá cả nguyên liệu, hàng hoá nhập vào và xuất ra cũng có sự chệnh lệch giữa các thời kỳ khác nhau là khác nhau như theo phương pháp nhập trước xuất(IOFO), trước nhập trước xuất sau(IOLO), bình quân gia quyền, đơn giá mua lần cuối cùng, giá hạch toán... hoặc khi tính đến khấu hao cũng là ước tính. Không những thế giá tài sản trên bảng cân đối kế toán là giá cơ sở không xác định chính xác thực chất hiện tại của các loại tài sản lưu động cũng như tài sản cố định hiện tại của công ty. II. Một số giải pháp hoàn thiện phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Vật tư Công nghiệp Hà nội Ngoài các chỉ tiêu đã được sử dụng trong quá trình phân tích như chỉ tiêu so sánh giữa đầu kì và cuối kì thì các kế toán viên nên so sánh kĩ hơn nữa về tỉ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm trong tổng TSLĐ & ĐTDH để tìm ra nguồn lợi tức trước mắt cho doanh nghiệp, tỷ trọng hàng tồn kho chiếm trong tổng TSLĐ & ĐTNH đây là chỉ tiêu quan trọng nếu tình trạng càng lớn phản ánh hàng hoá của doanh nghiệp bị tồn đọng lớn. Hiện nay tồn kho của doanh nghiệp đã tăng thêm 713.409.688đ với tỉ lệ ứng với tỉ lệ tăng 29,86% chiếm 46.104% tổng TSLĐ & ĐTNH, ngoài ra cũng cần xem xét tỷ trọng của các loại tài sản lưu động khác... 1. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích Ngoài các chỉ tiêu đã được sử dụng trong quá trình phân tích như chỉ tiêu so sánh giữa đầu kì và cuối kì thì các kế toán viên nên so sánh kĩ hơn nữa về tỉ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm trong tổng TSLĐ & ĐTDH để tìm ra nguồn lợi tức trước mắt cho doanh nghiệp, tỷ trọng hàng tồn kho chiếm trong tổng TSLĐ & ĐTNH đây là chỉ tiêu quan trọng nếu tình trạng càng lớn phản ánh hàng hoá của doanh nghiệp bị tồn đọng lớn. Hiện nay tồn kho của doanh nghiệp đã tăng thêm 713.409.688đ với tỉ lệ ứng với tỉ lệ tăng 29,86% chiếm 46.104% tổng TSLĐ & ĐTNH, ngoài ra cũng cần xem xét tỷ trọng của các loại tài sản lưu động khác... 2.Hoàn thiện phương pháp phân tích Để hệ thống kế toán hoạt động có tính thống nhất và việc phân tích có hiệu qủa thì trước hết bộ tài chính cần có các quy định rõ ràng và cụ thể về các phương pháp tính giá cách nào là tối ưu nhất, nhằm có tính thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế tuy nhiên việc này tương đối phức tạp vì đây là quy định chung của bộ tài chính đã đề ra. Ngoài ra kế toán doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp phân tích có tính chất loại trừ nhiều hơn nữa để có sự so sánh và loại trừ ảnh hưởng của các loại nhân tố khác... Không những thế công ty nên có chủ trương cụ thể để hệ thống kế toán hoạt động có tính tự chủ hơn chứ không nên phụ thuộc vào tổng công ty hay nói khác đi nên hạch toán độc lập để từ đó tự chủ hơn về tài chính của công ty. Về phương pháp phân tích để hệ thống kế toán hoạt động có tính thống nhất và việc phân tích có hiệu qủa thì trước hết bộ tài chính cần có các quy định rõ ràng và cụ thể về các phương pháp tính giá cách nào là tối ưu nhất, nhằm có tính thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế tuy nhiên việc này tương đối phức tạp vì đây là quy định chung của bộ tài chính đã đề ra và cũng do có những ngành khác nhau nên sẽ lựu chọn các phương pháp khác nhau Ngoài ra kế toán doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp phân tích có tính chất loại trừ nhiều hơn nữa để có sự so sánh và loại trừ ảnh hưởng của các loại nhân tố khác... Không những thế công ty nên có chủ trương cụ thể để hệ thống kế toán hoạt động có tính tự chủ hơn chứ không nên phụ thuộc vào tổng công ty hay nói khác đi nên hạch toán độc lập để từ đó tự chủ hơn về tài chính của công ty. 3. Đề xuất Để công tác phân tích tài chính của Công ty ngày một mang lại hiệu quả thiết thực thì Ban giám đốc Công ty và Trưởng phòng tài chính kế toán phải thực sự nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sự quan tâm thể hiện ở quyết tâm và những việc làm thiết thực của cấp lãnh đạo của Công ty là điều kiện tiền đề cho sự thành công các hoạt động của công tác phân tích tài chính. Các quy định về công tác phân tích tài chính cần phải được xây dựng một cách hợp lý, đảm bảo là một nội dung cơ bản của quy định về quản lý tài chính của Công ty. Báo cáo về công tác phân tích tài chính phải là một trong những nội dung chính được đưa ra khi trình bầy về công tác quản lý tài chính của Công ty trong hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty. Thời gian tiến hành phân tích nên quy định là ngay sau khi các báo cáo tài chính của Công ty được lập xong, độ dài thời gian tiến hành cần được xác định rõ (Trưởng phòng tài chính kế toán và các cán bộ phân tích thống nhất với nhau, sau đó được ban Giám đốc Công ty thông qua). Với quy định về khen thưởng, Công ty nên quy định rõ về các hình thức khen thưởng cụ thể: - Khen thưởng chung cho tập thể đối với việc hoàn thành tốt công tác phân tích. - Khen thưởng cho các cán bộ phân tích có những kiến nghị, giải pháp sáng tạo mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Với các quy định về hình thức kỷ luật cũng tương tự như vậy, tuy nhiên khi xây dựng phải chú ý đến các lý do chủ quan (ý thức, tinh thần trách nhiệm đối với công việc của cán bộ phân tích) và các nguyên nhân khách quan. Kết luận Việc sản xuất kinh doanh của công ty Vật tư công nghiệp Hà Nội dưới sự bảo hộ của Bộ Công nghiệp và tư vấn chuyển giao công nghệ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, chuyển giao công nghệ được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau nâng cao hiểu biết về chuyển giao công nghệ giúp chúng ta có thể rút ngắn thời gian tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, nắm bắt thành tựu khoa học kỹ thuật, tránh lãng phí, thua thiệt cho đất nước Những năm gần đây, mặt trái của cơ chế thị trường, đã bắt đầu xuất hiện bảo hộ sở hữu công nghiệp là việc làm cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nhà sản xuất, quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, bảo đảm đúng định hướng tiến lên xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước . Trong tình hình hiện nay, Công ty vật tư công nghiệp Hà Nội đã góp phần không nhỏ trong việc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Mặt khác công ty cũng đã tự chủ hơn trong quá trình ra các quyết định hoạt động cho mình không chịu ảnh hưởng trực tiếp của Bộ công nghiệp vì vậy hoạt động của công ty đã có nhiều điều kiện cải thiện cho cán bộ công nhân viên công ty. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc70785.DOC
Tài liệu liên quan