Tài liệu Đề tài Hoàn thiện và nân cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư của sở kế hoạch và đầu tư Nghệ An: MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
I . HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ :
1.1. Khái niệm về hoạt động dầu tư.
1.2. Đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư.
II . DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ :
2.1. Khái niệm
2.2. phân loại dự án đâu tư
III . CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ :
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư.
3.1.1. Mục đích, yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư.
3.1.2. Nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư.
3.1.3. Căn cứ để thẩm định dự án đầu tư.
3.1.3.1. Hồ sơ dự án .
3.1.3.2. Hệ thống văn bản pháp quy.
3.1.3.3. Các thông tin có liên quan.
3.1.4. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư.
3.2. Nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư.
3.2.1. Nội dung thẩm định dự án đầu tư.
3.2.2. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư.
3.2.2.1. Các quan điểm thẩm định, đánh giá dự án đầu tư.
3.2.2.2. Phương pháp thẩm định đánh giá dự án đầu tư.
3.2.2.3. Nội dung cụ thể...
83 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện và nân cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư của sở kế hoạch và đầu tư Nghệ An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
I . HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ :
1.1. Khái niệm về hoạt động dầu tư.
1.2. Đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư.
II . DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ :
2.1. Khái niệm
2.2. phân loại dự án đâu tư
III . CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ :
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư.
3.1.1. Mục đích, yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư.
3.1.2. Nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư.
3.1.3. Căn cứ để thẩm định dự án đầu tư.
3.1.3.1. Hồ sơ dự án .
3.1.3.2. Hệ thống văn bản pháp quy.
3.1.3.3. Các thông tin có liên quan.
3.1.4. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư.
3.2. Nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư.
3.2.1. Nội dung thẩm định dự án đầu tư.
3.2.2. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư.
3.2.2.1. Các quan điểm thẩm định, đánh giá dự án đầu tư.
3.2.2.2. Phương pháp thẩm định đánh giá dự án đầu tư.
3.2.2.3. Nội dung cụ thể thẩm định dự án đầu tư.
3.3. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư.
3.3.1. Thẩm quyền quyết định đầu tư.
3.3.1.1. Đối với dự án đầu tư trong nước.
3.3.1.2.Đối với dự án đầu tư nước ngoài.
3.3.2. Các bước thẩm định trong quá trình thẩm định dự án đầu tư.
3.3.3. Tổ chức thẩm định :
3.3.3.1. Quy trình tổng quát tổ chức thẩm định.
3.3.3.2. Cơ quan, Đơn vị thực hiện thẩm định .
3.3.3.3. Quy trình thực hiện thẩm định dự án .
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư.
3.4.1. Phương pháp thẩm định.
3.4.2. Lựa chon đổi tác.
3.4.3. Môi trường pháp luật.
3.4.4. Thông tin.
3.4.5. Quy trình thực hiện dự án.
3.4.6. Quản lý hoạt động đầu tư.
3.4.7. Đội ngũ cán bộ thẩm định.
3.4.8. Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong thẩm định dự án.
CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN .
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁNĐẦU TƯ TRONG THỜI GIAN QUA CỦA TỈNH NGHỆ AN.
1.1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư.
1.2. Tình hình thực hiện dự án.
1.3. Đầu tư theo hình thức đầu tư.
1.4. Đầu tư theo ngành, Lĩnh vực.
1.5. Đầu tư theo đối tác đầu tư.
II . QUY TRÌNH TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN
2.1. Chủ trương lập dự án đầu tư :
2.2. Tếp nhận và kiểm tra hồ sơ DAĐT:
2.3. Tổ chức thẩm định:
2.3.1. trường hợp tổ chức tự thẩm định:
2.3.2. Trương hợp tổ chức xin ý kiến các ngành để thẩm định :
2.4. Trường hợp tổ chức họp thẩm định:
2.5. Hoànthiện hồ sơ, trình ký và nhận quyết định gửi Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan:
III . VÍ DỤ VỀ THẨM ĐỊNH MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN.
IV . ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN.
I. DIỄN BIẾN VỀ NHẬN ĐỊNH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DỰ ÁN TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY:
1. Các dự án sản xuất kinh doanh:
2. Các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐT:
A. Kết quả đạt được:
B. Đối tượng dự án và chất lượng thẩm định:
III. NHỮNG NÉT NỔI BẬT TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA 2000 - 2003.
I. Về Thể chế:
2. Về tiếp nhận hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
3. Xử lý hồ sơ:
IV. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1. Triển khai thực hiện Quyết định 103:
2. Nội dung và kết quả thực hiện:
3. Đánh giá về kết quả thực hiện:
CHƯƠNG III.
NHỮNG MẶT TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN.
I. TRIỂN VỌNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN.
II . CÁC MẶT CÒN TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1. Hạn chế tồn tại Trong các bước thuộc quá trình thẩm định dự án.
2. Nguyên nhân hạn chế:
III . GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
1. Những giải pháp Đổi mới công tác thẩm định dự án đầu tư:
2. Những giải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư:
IV . CÁC KIẾN NGHỊ.
A > NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TIẾP NHẬN, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VÀ HỒ SƠ ĐẤU THẦU:
1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
2. Tổ chức thẩm định
3. Quy định về thời gian trong quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trình ký:
B > NHỮNG VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐT
1. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh:
2. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư:
3. Đối với Văn phòng HĐND – UBND:
4. Đối với các sở quản lý liên quan:
5. Đối với các Chủ đầu tư:
6. Đối với tổ chức tư vấn:
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư và xây dựng là thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. lập dự án là công việc đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Hồ sơ dự án hợp lệ và đảm bảo yêu cầu chất lượng là cơ sở để thẩm định và ra quyết đinh đầu tư. Đây là những công việc được tiến hành trong giai đoạn đầu của chu trình dự án( nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi hoặc các nghiên cứu chuyên đê ) nhằm hình thành dự án.
Hồ sơ dự án trình duyệt sẽ được các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư. Thẩm định dự án là phân tích đánh giá tình hình khả thi của dự án trên tất cả các phương tiện khinh tế, kỹ thuật,xã hội trên cơ sở các tiêu chuẩn, định mức, quy định của các Cơ quan quản lý Nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
Lập và thẩm định dự án với những yêu cầu nói trên đụng chạm tới hàng loạt vấn đề về khoa hoạc, kỹ thuật chuyên ngành,nghiệo vụ kinh tế cụ thể( tài chính, kế toán,thống kê,kinh tế lượng, ngân hàng…).
Chính vì vậy Thẩm định dự án đầu tư ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả trong hoạt động đầu tư của Quốc gia nói chung và của tỉnh Nghệ an nói riêng.
Để thực hiện được tôt nhiệm vụ và kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội của tỉnh Nghệ An thì công việc lập và thẩm định dự án đầu tư có chất lượng cao càng trở nên rất cần thiết và quan trọng .
Xuất phát từ lý do trên, cùng với long fnhiệt tình muốn nâng cao hiểu biết về lĩnh vực thẩm định dự án , trong thời gian thực tập tai văn phòng Thẩm định dự án đầu tư & Xét thầu Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ an, em đã tập trung đi sâu tìm hiểu công tác thẩm định dự án đầu tư và đã quyết định chon đề tài nghiên cưú “Hoàn thiện và nân cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư của Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An “
Do thời gian thực tế tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An ngắn cùng sự hiểu biết còn han chế nên không tránh khỏi những thiếu.em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để Chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo TH.S - Phạm văn Hùng cùng các Cô chú cán bộ văn phòng Thẩm định dự án đầu tư nới em thực tập đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG I :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
I. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ :
1.1. Khái niệm về hoạt động dầu tư.
Hoạt động đâu tư là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong tương lai.
Không phân biệt hình thức thực hiện, nguồn gốc của vốn…mọi hoạt động có các hình thức nêu trên đều được coi là hoạt động đầu tư. Khái niệm này được coi là chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình lập và thẩm định dự án đầu tư.
1.2. Đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư.
- Là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường là và trước hết là quyết định việc sử dụng các nguồn lựcmà biểu hiện cụ thể dưới các hình thái khác nhau như tiền, đất đai, tài sản, vật tư thiết bị, tài sản trí tuệ, …
- Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi. Dưới các hình thức khác nhau nhưng vốn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ, vì vậy các quyết định đầu tư thường được xem xét dưới phương diện tài chính( tốn phí bao nhiêu vốn, có khả năng thực hiện khong, có khả năng thu hồi được không, mức sinh lời là bao nhiêu …). nhiều dự án có thể khả thi ở các phương diện khác (kinh tế, xã hội) nhưng hông khả thi về phương diện tài chính và vì thế cũng không thể thực hiện trên thực tế.
- là hoạt động có tính chấ lâu dài.
Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đầu tư luôn luôn là hoạt động có tính chất lâu dài.Do tính chất lâu dài nên mọi sự trù liệu đều là dự tính, chịu một xác suất biến đổi nhất định do nhiều nhân tố. Chính điều này là một trong những vấn đề hệ trọng phải tính đến trong mọi nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án..
- Là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai.
Đầu tư về một phương diện nào đó là một sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi láy lợi ích tương lai(Vốn để đầu tư khong phải là các nguồn lực để dành), vì vậy lluôn luôn có sự so sánh cân nhắ giữa lợi íchhiện tại và lợi ích trong tương lai. Rõ ràng rằng, nhà đầu tư mong muốn và chấp nhận đầu tư chỉ trong diều kiện lợi ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện nay họ tạm thời phải hy sinh (không tiêu dùng hoặc khong đầu tư vào nơi khác).
-Là hoạt động mang nặng rủi ro.
Các đặc trương nói trên đã cho thấy hoạt động đầu tư là hoạt động chứa đựng nhiêu rủi ro. Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và lại thực hiện trong một thời gian dài khong cho phép nhà đầu tư lường tính hết những thay đổi trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính. Vì vậy, chấp nhận rủi ro như là bản năng của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhận thức rõ điều này nên nhà đầu tư cũng có những cách thức, biện pháp ngăn ngừa hay hạn chế để khả năng rủi ro để sự sai khác so với dự tính là ít nhất.
II . DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ :
2.1. Khái niệm : Có khá nhiều định nghĩa , khái niệm về dự án đầu tư trong các tìa liệu nghiên cứu hoặc các văn bản hướng dẫn.
Theo giả thích trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ, tại Điều 5: "Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuát có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới , mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về mặt s[s lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịc vụ trong khoảng thời gian xác định ( chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp)"
Trong quay chế quản lý đầu tư và xây dụng còn nêu ra khái niệm mọt vài loại hình dự and cụ thể như "Khu đô thi mới", "Dự án phgát triển hạ tầng đô thị", " Dự án phát triển khu đô thi mới", trong đó nêu phạm vi và nội dung đầu tư của các loại dự án này.
Nói một cáh ngắn gọn, dự ná đầu tư là tập hợp các đối tượng hình thành và hoạt động theo một kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu nhất định (các lợi ích) trong một khỏang thời gian nhất định.
2.2. Phân loai : Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư tuỳ theo mục dích và phạm vi xét. ở đây chỉ nêu các cách phân loại liên quan tới yêu cầu công tác thẩm định và quả lý công tác đầu tư trong hệ thống văn bản pháp quy, các tài liệu quản lý hiện hành:
- Theo nguồn vốn: Theo nguồn vốn có thể chia dự án thành dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà Nước, đầu tư theo quy chế đầu tư trong nước; dự án đầu tư băng vốn tư nhân, vốn cổ phần; dự án đầu tư bằng các nguồn vốn hỗn hợp…
- Theo luật chi phối : Dự án đầu tư được chia ra theo luật khuyến khích đầu tư trong nước; đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI); đầu tư theo quy chế đầu tư ra nước ngoài.
- Theo hình thức đầu tư: Tự đầu tư, liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh,BOT,BTO,BT…
- Theo cách thức thực hiện đầu tư : Xây dựng, mua sắm, Thuê,…
- Theo lĩnh vực đầu tư : Dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá xã hội…
- Phân loại theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư:
+ Đối với đầu tư trong nước chia làm 4 loại: Dự án quan trong quốc gia( dự án được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, được quy định tại nghị quyết số 05/1997/9QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 của Quốc Hội khoá X) và các dự án khác được chia ra thành 3 nhóm A,B,C.
Theo quy định hiện hành (NĐ 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003) Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án quan trong Quốc gia, còn các dự án nhóm A,B,C do Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các Bộ ,Nghành và một số đơn vị ( theo quy định tại các khoản 4,5,6 của NĐ 07/CP của Chính phủ) quyết định đầu tư. Riêng dự án nhóm A phải được thủ tướng chính phủ cho phep đầu tư.
+ Đối với dự án đầu tư nước ngoài, gồm 3 loại A,B và loại phân cấp cho các địa phương (nội dung quy định tại điều 114, Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 và các quyết định spố 386?TTg (7/6/1997), số 41/1998/QĐ-TTg (20/2/1998) và số 233/1998/QĐ-TTg (1/12/1998).
Theo quy định hiện hành Thủ tướng chính phủ quyết định và giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư cấp giấy phép các dự án nhóm A; Bộ Kế hoạch & Đầu tư quyết định và cấp giấy phép các dự án nhóm B; Chủ tịch UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép các dự án nhóm B được Thủ tướng chính phủ phân cấp; Ban quản lý các Khu công nghiệp cấp phép các dự án nhóm B do Bộ Kế hoạch & Đầu tư uỷ quyền.
III . CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ :
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư.
3.1.1. Mục đích, yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư.
a) Mục đích của công tác thẩm định dự án đầu tư:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư và xây dựng là thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.Thẩm định dự án được xem như là một yêu cầu khong thể thiếuvà là cơ sở để ra quyết định hoặc cấp giếy phép đầu tư. Đây là những công việc được tiến hành trong các giai đoạn hình thành dự án (nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi hoặc các nghiên cứu chuyên đê ).
Theo các quy đinh hiện hành, thẩm quyền quyế định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư được thực hiện theo quy định phân cấp tương ứng với các hình thức đầu tư (trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài).
Đối với mọi cấp, theo mọi hình thức đầu tư các dự án đều phải tiến hành thẩm định trước khi người có thẩm quyền quyết định hoặc cấp giâý phếp đàu tư xem xet,quyết định.
b) Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư:
Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư xuất phát từ bản chất, tính phức tạp và các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư nhằm làm sáng tỏ và phân tích về một loạt các vấn đề có liên quan tới tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án: thị trường, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án để đứng vững trong suốt đời hoạt động, về quản lý dự án, phần đóng góp của dự án vào sự tăng trưởng của nền kinh tế… với các thông tin vef bối cảnh và các giả thiết sử dụng trong dự án này;Đồng thời đánh giá để xác định dự án có giúp quốc gia đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội hay không, nếu có thì bằng cách nào, và liệu dự án có đạt hiệu quả kinh tế hay khong khi đạt các mục tiêu xã hội này.
Giai đoạn tẩm định dự án bao hàm hàng loạt khâu thẩm định và quyết định, đưa tới kết qủ là chấp nhận hay bác bỏ dự án. Như vậy về mặt chuyên môn yêu cầu chung của công tác thẩm định dự án là: đảm bảo trách nhiệm thực hiện đầu tư các dự án không có hiệu quả, mặt khác cũng không bỏ mất các cơ hội đầu tư có lợi.
Mặt khác , thẩm định dự án còn là một công việc được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư, vì vậy cần được tiến hành theo các yêu cầu về quản lý. Về mặt này, công tác thẩm định dự án phải được tiến hành phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và đảm bảo thời hạn quy định.
3.1.2. Nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư.
Thực chất của việc thẩm định dự án là phân tích đánh giá tính khả thi của dự án trên tất cả các phương diện kinh tế, kỹ thuật, xã hội trên cơ sở các quy định của luật pháp, tiêu chuẩn, định mức, quy định của các cơ quan quản lý nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
Những yêu cầu nói trên đặt cho người phân tích , đánh giá dự án chẵng những quan tâm xem xét, kiểm tra về mặt nội dung hồ sơ dự án, mà còn tìm các phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá để có được những kết luận giúp cho việc lụa chọn và ra quyết định đầu tư một cách có căn cứ.
Để đáp ứng yêu cầu nói trên, người làm công tác thẩm định, giống như đối với người lập dự án, phải:
- Có nghiệp vụ thẩm định dự án (có kiến thức và phương pháp ).
- Nắm vững luật pháp và các quy định cụ thể về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Có đử các thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá dự án theo các nội dung liên quan.
Ngoài những yêu cầu nói trên, người làm công tác thẩm định còn cần có hiểu biết và kỹ năng nhất định về việc sử dụng các phương tiện tính toán và xử lý thông tin.
Để thực hiện được nhiệm vụ nói trên, đồng thời tránh được những thiên kiến trong công tác thẩm định dự án, cán bộ thẩm định cần phải có trình độ chuyên môn, có hiểu biết về quản lý, chính sách có nghiệp vụ phân tích, đánh giá dự án như đã nói ở trên để có khả năng đẻ đưa ra những kết luận chính xác tính khả thi của dự án trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được xác định. Đồng thời, để công việc thẩm định dự án giúp cho việc lập kế hoạch đầu tư và lựa chọn dự án, Nhà nước cần có hệ thống thẩm định dự án được tổ chức một cách chặt chẽ và hợp lý.
3.1.3. Căn cứ để thẩm định dự án đầu tư.
3.1.3.1. Hồ sơ dự án .
Thẩm định dự án trước hết là căn cứ vào hồ sơ dự án do Chủ đầu tư trình duyệt. Hồ sơ dự án bao gồm các văn bản, tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan đến dựa án được lập theo quy định. Quy định về hồ sơ của dự án được quy định đối với từng loại dự án cụ thể ( đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án sử dụng vốn ODA, dự án đầu tư theo hình thức BOT,…) .
3.1.3.2. Hệ thống văn bản pháp quy.
Căn cứ pháp lý để thẩm định dự án đầu tư gồm hề thống pháp luật , các văn bản pháp quy khác .
3.1.3.3. Các thông tin có liên quan.
Để đánh giá nội dung về chuyên môn của dự án, ngoài các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức do Nhà nước quy định, còn cần sử dụng các thông tin khác có liên quan như giá cả, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, thông tin về chủ đầu tư, kinh nghiệm trong nước và thế giới về những vấn đề có liên quan,…
3.1.4. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư.
Thẩm quyền thẩm định được quy định trong NĐ07/CP như sau:
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi theo nội dung quy định tại Điều 27 NĐ 52/CP.
Dự án quan trọng quốc gia do Hôi đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư tỏ chức thẩm định trình thử tướng chính phủ.
Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi và có thể mời cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành khác có liên quan để thẩm định dự án. Riêng đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thuộc cấp tỉnh quản lý, UBND tỉnh giao Sở kế hoạch va Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến của sở Tài chình, Sở Xây dựng (đối vớiư các dự án đầu tư xây dựng) và các cơ quan có liên quan đến nội dung thẩm định dự án.
3.2. Nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư.
3.2.1. Nội dung thẩm định dự án đầu tư.
Công tác thẩm định dự án đầu tư trong nước được quy định tại điều 26,27,28 và Điều 29 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP. Thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định tại Điều 106 và Điều 107 Nghị định 24/CP.
Theo các quy định tại các văn bản nói trên, yêu cầu nội dung thẩm định của từng loại dự án có khác nhau, tuy nhiên có thể xếp thành 5 nhóm yếu tố cần được xem xét, đánh giá như sau:
- Thẩm định các yếu tố về pháp lý: Xem xét tính hợp pháp của dự án nói chung theo quy định của pháp luật; Sự phù hợp của các nội dung dự án với các quy định hiện hành đã thể hiện trong các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách áp dụng đối với dự án. Sự phù hợp về quy hoạch (ngành và lãnh thổ), quy định về khai thác và bảo về tài nguyên,…
- thẩm định các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật: Xem xét, đánh giá tình độ, sự hợp lý, tính thích hợp và hiệu quả các giải pháp công nghệ, kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho dự án.
- Thẩm định các yếu tố về kinh tế, tài chính của dự án: Xem xét tính khả thi, sự hợp lý của các ếu tố kinh tế, tài chính( nguồn vốn, mức chi phi, mức thu, các chế độ và các nghĩa vụ tài chính,…) được áp dụng trong các nội dung của dự án.
- Thẩm định các điều kiện về tổ chức thực hiện, quản lý vận hành dự án: Xem xét, đánh giá tính hợp lý, tính chất ổn định bền vững của các giải pháp và yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện và vận hành đảm bảo mục tiêu dự định của dự án.
- thẩm định về hiệu quả đầu tư: Xem xét đánh giá hiệu quả dự án đầu tư từ các góc độ khác nhau (tài chinh,kinh tê, xã hội) trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả tổng hợp của dự án làm căn cứ quyết định đầu tư.
- Dự án được xem và khả thi khi việc thẩm định xem xét theo yêu các yếu tố nói trên cho những kết quả đánh giá là tốt hoăcj khả quan so với các chuẩn mực thích hợp.
Nội dung thẩm định chi tiết theo từng nhứm yếu tố tóm tắt trong bảng dưới đây:
Các mặt (yếu tố) cần thẩm định
nội dung cần xem xét
PHÁP LÝ
- Tư cách pháp nhân
- Năng lực của chủ đầu tư ( chuyên môn, tài chính)
- Sự phù hợp về chủ trương, QH ngành, lãnh thổ
-Sự phù hợp về mặt lụât pháp chung của VN
- Các quy định, chế độ khuyến khích, ưu đãi
CÔNG NGHỆ, KỸ THUẬT
- Sự hợp lý về địa điểm xây dựng (về quy hoạch XD, đảm bảo an ninh quốc phòng)
- Sử dụng đất đai, tài nguyên.
- Tính hiên đại, hợp lý của công nghệ, thiết bị sử dụng cho dự án
- Các tiêu chuẩn , quy phạm, giải pháp kỹ thuật xây dựn
- Các tiêu chuẩn và giải pháp đảm bảo môi trường
KINH TẾ,
TÀI CHÍNH
- thi trương, quy mô đầu tư;
- Thời hạn hoạt động
- khả năng đảm bảo vốn đầu tư( nguồn vốn)
- Chi phi: đầu tư, vận hành, các nghĩa vụ và chế độ tài chính
- Kết quả: Tài chính( doanh thu và lợi nhuận ), kinh tế
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN,
VẬN HÀNH
- Khả năng đảm bảo các yếu tố đầu vao, đầu ra
- các giải phap tỏ chức thực hiện dự án ( đặc biệt là vấn đề đền bù giải pong mặt bằng)
- tổ chức bộ máy quản lý, các diều kiện vận hành
- Chuyển giao công nghệ đào tạo
HIỆU QUẢ
- Hiệu quả tài chính
- Hiệu quả kinh tế, xã hội
- Hiệu quả tổng hợp
3.2.2. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
3.2.2.1. Các quan điểm thẩm định, đánh giá dự án đầu tư.
a) Tổng quát:
Một dự án đầu tư có thể xem xét nhiều phương diện khác nhau và những điểm khác biệt cơ bản giữa chúng cơ bản giữa cchúng có thể tóm tắt như sau:
+ Phân tích tài chính : các dự án được đánh giá trên cơ sở tài chính như thực có trên thị trường.
+ Phân tích kinh tế : Các dự án được xem xét trên cơ sở sử dụng các giá cả đã đưđiều chỉnh tong điều kiện biến dạng của thị trường để chúng phản ánh chi phí tài nguyên hay lợi ích kinh tế thực sự của một quốc gia.
+ Phân tích xã hội: Phân tích sự ảnh hưởng của các sản phẩm do dự án tạo ra đến xã hội trên quan điểm của chuẩn mục mà xã hội quy định ( đáng khên hay đáng chê, tích cực hay tiêu cực, văn minh hay không văn minh…).
Việc đánh giá các dự án theo các quan điểm khác nhau là rất quan trọng bởi vì không thể có sự thống nhất về lợi ích và chi phí giữa các quan điểm về một dự án. Vì vậy, Phân tích đánh giá dự án từ nhiều quan điểm khác nhau cho phép nhìn nhận một cách toàn diện và có được quyết định đúng đắn trong việc tham gia thực hiện dự án.
Trong nhiều trường hợp có sự trái ngược trong đánh giá một dự án giữa các quan điểm khác nhau vì vậy cần phải có quyết ddịnh đúng đắn để đảm bảo lợi ích chung.
b) Các quan điểm phân tich, đánh giá dự án :
+ Đối với phân tích tài chính dự án:
- Theo quan điểm tổng nguồn vốn (còn gọi là quan điểm ngân hàng): Theo quan điểm này phân tích tài chính dự án nhằm đánh giá chung của dự án để thấy được mức độ an toàn của nguồn vốn mà dự án đó yêu cầu.
- Theo quan điểm của chủ đầu tư: Chủ đầu tư xem xét mức gia tăng thu nhập ròng của dự án so với lợi ích tài chính mà họ có thể nhận được trong trường hợp không có dự án. Vì vậy ho xem những gì họ bỏ rảtong quá trình họ thực hiện dự án là chi phí ( thí dụ như trả lãi vay, thuế ). Như vậy, khác với quan điểm ngân hàng, chủ đầu tư quan tâm tới lợi ích ròng của dự án trong quan hệ với các nguồn lực mà họ phải bỏ ra trong khi thực hiện dự án.
- Đối với cơ quan quản lý ngân sách: Đối với cơ quan quản lý ngân sách, người ta quan tâm tới các khoản mà ngân sách phải chi dưới dạn trợ cấp hay trợ giá cũn như các dự án về phí hay thuế trực tiếp hoặc gián tiếp có thể thu từ dự án.
+ Đối với phân tích kinh tế:
Phân tích kinh tế là công cụ đánh giá dự án từ quan điểm quốc gia. Khi sử dụng phân tích kinh tế để tính toán mức sinh lời cũng như chi phí phải sử dụng giá cả kinh tế và thực hiện các điều chỉnh khác như đã nói ở trên.
+ Đối với phân tích xã hội:
phân tích xã hội chu yếu là để xem xét sự phân phối lợi ích theo tất cả các đối tượng hoặc trực itếp hoặc gián tiếp có quan hệ với dự án về mặt lợi ích. Phân tích phân phối thu nhập được xxây dựng trên cơ sở lợi ích tài chính hoặc kinh tế từ dự án. Tuỳ theo kết quả phân phối lợi ích này cho các đối tượng ( Nhà nước, chủ đầu tư, các đối tượng hưởng thu lợi ích…) như thế nào để quyết định lựa chọn quyết định tham gia hoặc thực hiện của mỗi nhóm.
Từ những kết quả phân tích trên đấy thấy rằng,một dự án có thể khả thi nếu như xét từ quan điểm nay nhưng có thể là không khả thi nếu xét theo quan điểm kia. Những tình huống tương tự cũng diễn ra đối với việc phân tích đánh giá dự án theo các phương pháp phân tích khác nhau, chăng hạn giữa phân tích tài chính với phân tích kinh tế.
3.2.2.2. Phương pháp thẩm định đánh giá dự án đầu tư.
Để hoàn thiện nhiệm vụ thẩm định về mặt chuyên môn như đã nói ở trên ( đảm bảo không đầu tư dự án tồi và khôn bỏ sót các dự án tốt), công tác thẩm định phải thực hiện 2 nhiệm vụ cụ thể sau:
-Xem xét, kiểm tra :Nhằm xác định tính đúng đắn của dự anso với các quy định của pháp luật, các chuẩn mực về kinh tế, kỹ thuật.
- Đánh giá : Nhằm xác định mức độ khả thi của dự án (tốt, tồi) đến mức nào để xếp thứ bậc, lựa chọn.
Thực hiện các nhiệm vụ nói trên, trong thẩm định dự án cần có các phương pháp thích hợp.
a) Phương pháp chung :
Phương pháp chung để thẩm định, đánh giá dự án là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chu
3.2.2.3. Nội dung cụ thể thẩm định dự án đầu tư.
3.3. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư.
3.3.1. Thẩm quyền quyết định đầu tư.
3.3.1.1. Đối với dự án đầu tư trong nước.
3.3.1.2.Đối với dự án đầu tư nước ngoài.
3.3.2. Các bước thẩm định trong quá trình thẩm định dự án đầu tư.
3.3.3. Tổ chức thẩm định :
3.3.3.1. Quy trình tổng quát tổ chức thẩm định.
3.3.3.2. Cơ quan, Đơn vị thực hiện thẩm định .
3.3.3.3. Quy trình thực hiện thẩm định dự án .
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư.
3.4.1. Phương pháp thẩm định.
3.4.2. Lựa chon đổi tác.
3.4.3. Môi trường pháp luật.
3.4.4. Thông tin.
3.4.5. Quy trình thực hiện dự án.
3.4.6. Quản lý hoạt động đầu tư.
3.4.7. Đội ngũ cán bộ thẩm định.
3.4.8. Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong thẩm định dự án.
CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN .
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁNĐẦU TƯ TRONG THỜI GIAN QUA CỦA TỈNH NGHỆ AN.
1.1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư.
1.2. Tình hình thực hiện dự án.
1.3. Đầu tư theo hình thức đầu tư.
1.4. Đầu tư theo ngành, Lĩnh vực.
1.5. Đầu tư theo đối tác đầu tư.
II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN
2.1. Chủ trương lập dự án đầu tư :
- Sau khi nhận hồ sơ, văn thư có trách nhiệm đóng dấu công văn đến, vào sổ công văn, trình giám đốc Sở ( hoặc phò Giám đốc được uỷ quyền). Lãnh đậo Sở giao phòng ngành xử lý, văn thư trực tiếp làm thủ tục giao nhận hồ sơ và vào sổ theo dõi. công việc này phải làm xong trong ngày.
- Trong vòng 3 ngày ( nếu không phải xin ý kiến các ngàh) phòng được giao nhiệm vụ có trách nhiệm:
+ Nghiên cứu hồ sơ, làm văn bản báo cáo kèm theo văn bản về chủ trương cho lập dự án đầu tư ( trường hợp thống nhất), xin ý kiến của phó giám đốc phụ trách khối trước khi trình Giám đốc Sở hoặc phó Giám đốc được uỷ quyền ký trình UBND tỉnh.
+ Sau khi văn bản được lãnh đạo Sở ký, phòng ngành chiu trách nhiệm hoàn thiện văn bản, kèm theo một bộ hồ sơ giao văn thư trực tiếp gửi qua văn phòng HĐND – UBND tỉnh để trình UBND tỉnh.
+ Trương hơp không thống nhất: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do gửi cho chủ đầu tư, UBND tỉnh để báo cáo.
2.2. Tếp nhận và kiểm tra hồ sơ DAĐT:
- Chủ đầu tư hoặc người được uỷ quyền ( Sau đây gọi tắt là chủ đầu tư) nộp 2 bộ hồ sơ tại phòng thẩm định Dự án đầu tư và Xét thầu ( Sau đây gọi là phong Thẩm định). Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, thành phần gồm 1 phụ trách phòng Thẩm định và 1 dại diện phòng ngành ( Phụ trách phòng hoặc chuyên vien ).
- Phòng thẩm định căn cứ quy chế làm việc của cơ quan và các phòng để trực tiếp mời phòng ngành cùng tiếp nhận hồ sơ.
- Trương hợp hồ sơ được gửi bằng đường bơu điện thì văn thư chuyển ngay cho phòng thẩm định để xử lý.
- Căn cứ để kiểm tra hồ sơ là các quy đinh hiện hành vảu Nhà Nước và các quy định cụ thể nội bộ được công khai tại sở.
- Phògn thẩm định trực tiếp nhận hồ sơ và làm các thủ tục hành chính.
Khi tiếp nhận hồ sơ sẽ có hai trương hợp phải xử lý:
a) Nếu hồ sơ đầy đử và hợp lệ: Tiếp nhận để tổ chức thẩm định.
sau khi tiếp nhận hồ sơ, phong Thẩm định phối hợp cùng phong ngành làm thủ tục hành chính, xem xét, nghiên cứu hồ sơ, trình lãnh đạo Sở phụ trách khối phương pháp thẩm định( Theo 3 phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 3 QĐ103) để thông báo rõ cho chủ đầu tư phương pháp thẩm định, dự kiến thời gian họp, xin ý kiến các ngành, thời gian trao quyết định.
b) Nếu hồ sơ chua đầy đử và hợp lệ :
- Trường hợp những thiếu sót có thể khắc phục được ngay: Hướng dẫn để chủ đầu tư chỉnh sửa ngay để tiếp nhận.
- trường hợp những thiếu sót chưa khắc phục được ngay: Hướng dẫn để Chu đầu tư chỉnh sửa, bổ sung và hẹn ngày nộp lại. Phiếu hướng dẫn do 3 bên cùng ký. Phong thẩm định giữ bản gốc, sao gửi Chủ đầu tư, Giám đốc sở, phó giám đốc phụ trách khối và lưu văn thư.
2.3. Tổ chức thẩm định:
2.3.1. trường hợp tổ chức tự thẩm định:
Phòng thẩm định chủ động phối hợp cùng phong ngành nghiên cứu hồ sơ, viết báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư, cu thể:
Phong ngành có báo cáo về kết quả thẩm định chung và chịu trách nhiệm chính về nội dung của dự án. Báo cáo gửi Giám đốc sở qua phong thẩm định trước thời gian quy định 1 ngày. Nếu chậm hơn, phòng Thẩm định vẫn viết báo cáo kè theo 1 bản báo cáo vắn tắt quá trình xử lý hồ sơ đến thời điểm trình nhằm làm rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan để lãnh đão khối xem xét, Quyết định ( Khi trình lãnh đạo, trình đồng thời cả 2 báo cáo). Báo cáo của phòng có chuyên viên trực tiếp thẩm định và Lãnh đạo phong ký duyệt.
2.3.2. Trương hợp tổ chức xin ý kiến các ngành để thẩm định :
Phòng thẩm định lập phiếu xin ý kiến các ngành, kèm theo hồ sơ, cử người gửi và lấy lại ý kiến các ngành. Sau khi tập hợp ý kiến các ngành theo thời gian đã quy định, Phòng Thẩm định chủ động phố hợp cung phong ngành nghiên cứu hồ sơ, viết báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư, cụ thể:
Phòng ngành có báo cáo về kết quả thẩm định chung và chịu trách nhiệm chính về nội dung của dự án. Báo cáo gửi giám đốc sở qua phòng Thẩm định trước thời gian quy định 1 ngày. Nếu chậm hơn, phong Thẩm định Nếu chậm hơn, phòng Thẩm định vẫn viết báo cáo kè theo 1 bản báo cáo vắn tắt quá trình xử lý hồ sơ đến thời điểm trình nhằm làm rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan để lãnh đão khối xem xét, Quyết định ( Khi trình lãnh đạo, trình đồng thời cả 2 báo cáo). Báo cáo của phòng có chuyên viên trực tiếp thẩm định và Lãnh đạo phong ký duyệt.
Trường hợp thời gian yêu cầu theo quy định mà các ý kiến của các ngành chưa đầy đủ thì Phòng Thẩm định trực tiếp bấo caó phó giám đốc Sở phụ trách để xin ý kiến chỉ đạo ( có phiếu chỉ đạo riêng).
2.4. Trường hợp tổ chức họp thẩm định:
phòng thẩm định viết giấy mời họp, kèm theo hồ sơ dự án và trực tiếp gửi giấy mời họp đến văn thư (hoặc tiếp nhận theo quy định) các đơn vị được mời (có sổ ký nhận hồ sơ).
Mỗi cuộc họp thẩm định dự án: phòng thẩm định cử 2 người dự, phòng ngành tối đa 2 người (1 phụ trách phòng và 1 chuyên viên theo dõi), các phòng khác nếu có liên quan cử 1 người . Phòng thẩm định nghi lại nội dung cuộc họp. Sau cuộc họp, trên cơ sở biên bản và kết luận của chủ trì hội nghị, Phòng Thẩm định viết thông báo kết quả cuộc họp.
Sau khi Chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của hội nghị đă thông báo và gửi lại Sở:
- Quy trình tiếp nhận giống nư lần 1.
- Nếu Chủ đầu tư tiếp nhận khong theo yêu cầu của hội nghị (như thông báo) làm thủ tục trả lại hồ sơ như quy định gửi lần 1.
2.5. Hoànthiện hồ sơ, trình ký và nhận quyết định gửi Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan:
- Sau khi báo cáo các kết quả thẩm định dự án đầu tư được Lãnh đạo sở ký, phòng hẩm định làm các thủ tục cần thiết (Phô tô, đóng dấu), dự thảo quyết định phê duyệt, thông qua Lãnh đạo sở ký trình, kèm theo 1 bộ hồ sơ, cử người trực tiếp gửi sang đầu mối tiếp nhận tại Văn phòng HĐND – UBND tỉnh.
- Phòng thẩm định trực tiếp nhận kết quả tại đầu mối giao hồ sơ của văn phòng HĐND – UBND tỉnh, sao gửi các bộ phận liên quan( bản gốc do phong ngành lưu, phòng liên quan lưu bản sao), các bản gốc khác phòng thẩm định chịu trách nhiệm gửi các đơn vị liên quan.
- Phòng Thẩm định mở số theo dõi và hàng tuần cử người trực để đảm nhận công việc và tiện theo dõi.
III . VÍ DỤ VỀ THẨM ĐỊNH MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN.
IV . ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN.
I. DIỄN BIẾN VỀ NHẬN ĐỊNH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DỰ ÁN TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY:
1. Các dự án sản xuất kinh doanh:
a) Các dự án sản xuất kinh doanh do UBND tỉnh phê duyệt quyết định đầu tư: Nhà máy xi măng 12/9 Anh Sơn, Nhà máy dầu thực vật Vinh; Nhà máy dệt kim Hoàng Thị Loan; Nhà máy nước khoáng; Nhà máy bao bì xi măng và nông sản; Khách sạn Phương Đông; Di chuyển Nhà máy đường sông Lam; Nhà máy ống thép mạ kẽm và các dự án đánh bắt hải sản xa bờ. Các dự án này sau khi hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng và sản xuất kinh doanh đều gặp phải những khó khăn, sản xuất kém hiệu quả, không có đủ khả năng trả nợ và thua lỗ kéo dài. Khi xem xét, đánh giá hiệu quả của các dự án này có thể cho rằng nguyên nhân là do công tác thẩm định dự án. Tuy nhiên, quy trình và nội dung thẩm định các dự án đã được thực hiện đúng quy định của Chính phủ tại các Nghị định, có sự tham gia ý kiến của các Bộ ngành Trung ương, các cơ quan chức năng của tỉnh và các tổ chức tín dụng chấp thuận đầu tư vốn vay. Mặt khác, hiệu quả của dự án cũng phải được xem xét đánh giá từ các mặt:
- Quá trình thực hiện dự án: Lập, thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán, bố trí vốn đầu tư, thực hiện mua sắm công nghệ – thiết bị và xây dựng công trình, quản lý dự án và chất lượng công trình xây dựng, nghiệm thu, quyết toán giá trị công trình hoàn thành.
- Sau khi công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng: Năng lực quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và hộ kinh doanh cá thể; sự phù hợp giữa các yếu tố đầu vào (công nghệ, nguyên liệu,.. )và các yếu tố đầu ra (thị trường, …) của sản phẩm sau đầu tư với các dự báo khi lập, phê duyệt dự án đầu tư và quyết định chủ trương lập dự án đầu tư.
Nguyên nhân sự thua lỗ của các dự án sau đầu tư:
- Về tổng quan là do cơ chế, chính sách và chủ trương đầu tư theo phong trào (Các nhà máy xi măng lò đứng, nhà máy đường, ….);
- Về thực tiễn quản lý là do thiếu hiểu biết, hạn chế thông về công nghệ thiết bị và thị trường, năng lực quản lý đầu tư và xây dựng, sự phối hợp của các ngành và địa phương liên quan không chặt chẽ, trách nhiệm không rõ ràng (Giải phóng mặt bằng, vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến).
- Quy hoạch phát triển không theo kịp và chưa phù hợp với sự phát triển của sản xuất và thị trường trong nước, quốc tế.
b) Các dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư: Nhà máy xi măng Hoàng Mai, Nhà máy đường sông Con. Việc thẩm định các dự án này do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định có sự tham gia góp ý của các Bộ ngành trung ương và địa phương (UBND tỉnh Nghệ An).
- Về dự án Nhà máy xi măng Hoàng Mai: Công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án theo đúng quy định đến khi hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng, do năng lực quản lý tổ chức sản xuất và kinh doanh của Công ty Xi măng Nghệ An (Chủ đầu tư) và điều hành của UBND tỉnh hạn chế nhiều mặt so với Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, nhất là quản lý chi phí sản xuất và thị trường. Vì vậy, Tỉnh uỷ đã thông qua chủ trương và UBND tỉnh đề nghị Tổng Công ty Xi măng tiếp nhận nhà máy xi măng Hoàng Mai làm thành viên. Từ khi đi vào sản xuất (năm 2001) đến nay, Nhà máy đã hoạt động hết công suất thiết kế, sản phẩm được thị trường chấp nhận và hiệu quả kinh doanh, mức nộp ngân sách ngày càng cao.
- Về dự án Nhà máy đường sông Con: Được phê duyệt tại Quyết định số 306/TTg ngày 09/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ tại các Nghị định 42/CP, 92/CP về Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định 43/CP, 93/CP về Quy chế Đấu thầu. Do thời gian thực hiện dự án kéo dài nên có một số nội dung điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Vấn đề tồn tại của dự án được đánh giá là kém hiệu quả là việc mua sắm thiết bị thông qua đấu thầu quốc tế (Vốn vay tín dụng ODA của Chính phủ Tân Ban Nha): Hồ sơ mời thầu không quy định cụ thể về sự đồng bộ của hệ thống thiết bị công nghệ và tiêu chuẩn thiết bị nên khi đưa vào sản xuất vận hành không đồng bộ, chi phí sản xuất lớn và hiệu quả thấp.
2. Các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:
a) Cơ sở và phương pháp thẩm định:
Các dự án được thẩm định trên cơ sở xem xét sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội (thông qua chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền), giải pháp kỹ thuật, công nghệ, tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn có tính khả thi để thực hiện dự án. Quá trình thực hiện thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phân ra các loại hình dự án:
- Thẩm định trình phê duyệt để đưa vào kế hoạch đầu tư của Ngân sách Nhà nước: Đối với các dự án trọng điểm, dự án có tính chất bức xúc trong chương trình phát triển kinh tế – xã hội.
- Thẩm định trình phê duyệt dự án để có cơ sở huy động các nguồn lực đầu tư trong nhân dân, Nhà nước hỗ trợ đầu tư để kích cầu (Phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; Đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, trường học…)
- Thẩm định trình phê duyệt dự án để có điều kiện về hồ sơ vận động các nguồn đầu tư của nước ngoài, đầu tư hỗ trợ của Trung ương.
Trong quá trình thẩm định dự án thuộc lĩnh vực này, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có các phương pháp tổ chức thẩm định: Họp tư vấn thẩm định; Xin ý kiến thẩm định và tự thẩm định.
b) Nội dung đánh giá hiệu quả đầu tư:
Đối với các dự án thuộc lĩnh vực này, hiệu quả đầu tư được xem xét, đánh giá từ hiệu quả khai thác sử dụng công trình và suất đầu tư. Trong những năm vừa qua (từ 2001 đến nay), các dự án được tiếp nhận thẩm định trình UBND tỉnh đều được phê duyệt và phần lớn đã được thực hiện đầu tư.
Tuy nhiên, do nhu cầu đầu tư vượt quá khả năng cân đối của các nguồn vốn nên tiến độ thực hiện dự án thường bị kéo dài nên dự án chậm phát huy hiệu quả, gây dư luận không tốt về công tác quản lý đầu tư và xây dựng.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐT:
A. Kết quả đạt được:
1. Năm 2001:
a) Thẩm định dự án đầu tư:
- Tổng số hồ sơ tiếp nhận: 250 hồ sơ,
- Thẩm định, trình duyệt: 208 "
- Không trình duyệt và trả lại dự án: 42 "
(Nguyên nhân không trình duyệt và trả hồ sơ dự án: Nội dung dự án không đạt chất lượng, hiệu quả hoặc đối tượng dự án không thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của UBND tỉnh).
Kết quả thẩm định:
- Trình phê duyệt 208 dự án, báo cáo đầu tư với tổng mức đầu tư 1.770.500 triệu đồng (bình quân 1 dự án: 8.512.019.000 đồng). Vượt 41,5% về số dự án so với năm 2000 (147 hồ sơ) và vượt 74,2% về mức vốn bình quân của 1 dự án (năm 2000: 4.886.000.000 đồng/dự án).
- Thời gian thẩm định bình quân: 5,7 ngày/hồ sơ.
2. Năm 2002:
- Tổng số hồ sơ tiếp nhận: 240 hồ sơ,
- Thẩm định, trình duyệt: 216 "
- Không trình duyệt và trả lại dự án: 24 "
(Nguyên nhân không trình duyệt và trả hồ sơ dự án: Nội dung dự án không đạt chất lượng, hiệu quả hoặc đối tượng dự án không thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của UBND tỉnh).
Kết quả thẩm định:
- Trình phê duyệt 216 dự án, báo cáo đầu tư với tổng mức đầu tư 1.975.500 triệu đồng (bình quân 1 dự án: 9.145.833.000 đồng). Vượt 3,8% về số dự án so với năm 2001 (208 hồ sơ) và vượt 7,4% về mức vốn bình quân của 1 dự án (năm 2000: 8.152.019.000 đồng/dự án).
- Thời gian thẩm định bình quân: 5,4 ngày/hồ sơ.
3. Năm 2003: (Tính đến hết ngày 30/11/2003)
a) Thẩm định dự án đầu tư:
- Tổng số hồ sơ tiếp nhận: 237 hồ sơ,
- Thẩm định, trình duyệt: 213 "
- Không trình duyệt và trả lại dự án: 24 "
(Nguyên nhân không trình duyệt và trả hồ sơ dự án: Nội dung dự án không đạt chất lượng, hiệu quả hoặc đối tượng dự án không thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của UBND tỉnh).
Kết quả thẩm định:
- Trình phê duyệt 213 hồ sơ, bao gồm:
+ Dự án nhóm A: 01, tổng mức đầu tư:136.728 triệu đồng;
+ Dự án nhóm B: 26 hồ sơ (kể cả dự án thành phần thuộc dự án nhóm A); tổng mức đầu tư: 1.119.860 triệu đồng;
+ Dự án nhóm C: 113 hồ sơ, tổng mức đầu tư: 617.843 triệu đồng;
+ Báo cáo đầu tư: 46 hồ sơ, tổng mức đầu tư: 26.959,2 triệu đồng;
+ Điều chỉnh, bổ sung dự án: 27 hồ sơ, tổng mức đầu tư: 283.642 triệu đồng.
- Thời gian thẩm định bình quân (tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ):
+ Dự án nhóm A, nhóm B: 7 ngày/hồ sơ (quy định của Chính phủ: 30 ngày/hồ sơ; quy định của UBND tỉnh: 16 ngày/hồ sơ).
+ Dự án nhóm C: 6,5 ngày/hồ sơ (quy định của Chính phủ: 20 ngày/hồ sơ; quy định của UBND tỉnh: 10 ngày/hồ sơ).
+ Báo cáo đầu tư: 3,8 ngày/hồ sơ (quy định của UBND tỉnh: 6 ngày/hồ sơ).
+ Điều chỉnh, bổ sung dự án: 4,7 ngày/hồ sơ .
ồ sơ được nghiên cứu thẩm định và trình phê duyệt:
B. Đối tượng dự án và chất lượng thẩm định:
a) Đối tượng các dự án được thẩm định trình phê duyệt thuộc các lĩnh vực:
- Xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội: Giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước, thoát nước, khuyến nông, khuyến lâm ...;
- Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: Mía, chè, dứa, sắn, ....;
- Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản có trị kinh tế cao: Tôm, cá, cua ...
- Xây dựng các công trình hạ tầng xã hội: Trường học, bệnh viện, văn hoá, thể dục thể thao, trụ sở và nhà làm việc của cơ quan nhà nước ...;
- Xây dựng các công trình của cơ quan nhà nước và quốc phòng - an ninh: Trụ sở, nhà làm việc, doanh trại của lực lượng Quân sự địa phương, Công an và Bộ đội Biên phòng tỉnh.
b) Về chất lượng thẩm định các dự án đầu tư:
- Sau khi xem xét quá trình thực hiện các dự án và thực tế hiệu quả các dự án đã được đưa vào sử dụng trong giai đoạn từ năm 2000 - 2003 cho thấy: Chất lượng thẩm định các dự án vẫn chưa cao, chủ yếu là đối với các dự án sản xuất kinh doanh và một số ít dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
- Tất cả các dự án sau khi thẩm định đều được UBND tỉnh phê duyệt, việc thực hiện các dự án đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và góp phần đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
- Các dự án được phê duyệt đã xác định quy mô đầu tư theo đúng cơ chế, chính sách và chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền; Các giải pháp thực hiện dự án, giải pháp kỹ thuật của các công trình hạ tầng và tổng mức đầu tư ... phù hợp với cơ chế nguồn vốn đầu tư và khả năng huy động.
+ Đối với các dự án đầu tư sản xuất – kinh doanh, bao gồm: Nhà máy dầu thực vật Vinh, Xí nghiệp nước khoáng Thiên An, Xí nghiệp sản xuất Mì ăn liền, Công ty May Nghệ An, Công ty Dệt, Công ty ống thép xây dựng, Nhà máy Đường sông Con, Nhà máy Đường sông Lam, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, Nhà máy bao bì xi măng và nông sản, Khách sạn Phương Đông, Xí nghiệp liên doanh dày da Việt - Đức, các dự án đánh bắt hải sản xa bờ. Có những tồn tại chủ yếu là: Suất đầu tư cao, mức vốn đầu tư lớn, năng lực quản lý sản xuất – kinh doanh yếu kém, dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn sản phẩm cùng loại trong nước, không được chấp nhận trên thị trường và thị trường tiêu thụ hạn chế. Vì vậy, UBND tỉnh đã phải có những chủ trương về chuyển đổi về hình thức sở hữu và quản lý doanh nghiệp.
Tất cả các dự án sản xuất kinh doanh chủ yếu do cơ quan cho vay vốn thẩm định về phương án đầu tư và hiệu quả tài chính để xem xét, quyết định đầu tư vốn vay. Sau đố Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp lập báo cáo trình UBND tỉnh phê duyệt quyết định đầu tư. Riêng dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định, cấp giấy phép đầu tư (Theo Nghị định 17/CP của Chính Phủ).
+ Đối với các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:
Việc xác định quy mô đầu tư, giải pháp công nghệ kỹ thuật và chi phí đầu tư chưa hợp lý làm cho hiệu quả đầu tư thấp (Chi phí đầu tư trên một đơn vị sử dụng cao). Biểu hiện cụ thể là: Dự án phải trình duyệt lại nhiều lần song vẫn chưa thoả mãn yêu cầu.
III. NHỮNG NÉT NỔI BẬT TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA 2000 - 2003.
I. Về Thể chế:
Đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua 2 đề án: Phân cấp, uỷ quyền và CCHC trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng và đã ban hành được 3 Quyết định (2 QĐ của UBND tỉnh và 1 QĐ của Sở Kế hoạch và Đầu tư):
- Quyết định số 66/2001/QĐ.UB ngày 16/7/2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về phân cấp, uỷ quyền và thực hiện một số cơ chế trong quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 103/2001/QĐ.UB ngày 01/11/2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh v/v ban hành quy trình và thời gian thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thẩm định phê duyệt hồ sơ các bước đấu thầu xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Quyết định số 1186/QĐ.SKH ngày 16/01/2001 v/v ban hành quy trình thẩm định dự án đầu tư, thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu và chỉ định thầu trong nội bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3 quyết định này là căn cứ cơ bản để thực hiện CCHC trong công tác chuẩn bị đầu tư và đấu thầu.
2. Về tiếp nhận hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trước đây việc tiếp nhận hồ sơ DAĐT và ĐT được tổ chức tại văn thư sở cùng với các công văn tài liệu đến khác.
Hiện nay, công tác tiếp nhận Hồ sơ được tổ chức tại Phòng TĐ là phòng được Sở giao làm đầu mối chủ trì thẩm định DAĐT và ĐT. Phiếu tiếp nhận bao gồm những thông tin về người nộp, người nhận, hình thức xử lý và hẹn thời gian trả kết quả. Do mỗi loại hồ sơ cần các tài liệu khác nhau nên có 5 loại phiếu tiếp nhận cho từng loại gồm: DAĐT, BCĐT, KHĐT, KQĐT, CĐT. Phiếu này được công bố và cấp cho các ngành, huyện, các Chủ đầu tư trong các kỳ tập huấn nên biết được yêu cầu hồ sơ tài liệu cho từng loại để chuẩn bị trước. Do vậy công tác tiếp nhận rất nhanh (khoảng 30 phút cho 1 lần nhận hồ sơ).
Việc tiếp nhận hồ sơ gồm Lãnh đạo phòng TĐ, Lãnh đạo hoặc chuyên viên phòng ngành và Chủ đầu tư hoặc chủ dự án (tay 3) nên đạt được thống nhất ngay từ đầu và tránh được tuỳ tiện. Phiếu tiếp nhận có đầy đủ 3 chữ ký và nếu là dự án đầu tư còn phải được Lãnh đạo sở phê duyệt.
(Riêng thủ tục tiếp nhận hồ sơ đã giảm được 3 ngày so với quy trình cũ chưa kể đến thời gian Chủ dự án bổ sung hồ sơ vì đã tiếp nhận nhưng chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ)
3. Xử lý hồ sơ:
3.1. Xử lý ban đầu:
Việc thẩm định dự án đầu tư theo quy định có 3 hình thức: Họp tư vấn thẩm định, Xin ý kiến tư vấn thẩm định và Sở Kế hoạch và Đầu tư tự tổ chức thẩm định. Hình thức thẩm định đã được 3 bên thống nhất tại phiếu tiếp nhận hồ sơ nên rất chủ đông, ví dụ: Nếu áp dụng hình thức họp TV thẩm định hoặc Lấy ý kiến thẩm định thì ngay trong ngày đã có Giấy mời họp hoặc Phiếu xin ý kiến (không phải chờ xin ý kiến Lãnh đạo sở và xếp lịch họp mới có Giấy mời họp hoặc Phiếu xin ý kiến) ; Nếu là tự thẩm định thì các phòng chủ động nghiên cứu ngay.
(Tại bước này giảm được 2 - 3 ngày so với quy trình cũ)
3.2. Tổ chức thẩm định:
Theo quy định hiện nay, Phòng thẩm định chủ trì cùng các phòng chuyên ngành cùng song song thẩm định. Các phòng cùng viết báo cáo thẩm định. Báo cáo của phòng TĐ gồm đầy đủ hình thức của văn bản để gửi đi, báo cáo của phòng ngành chỉ bao gồm những nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án và cùng trình Lãnh đaọ sở. Báo cáo của mỗi phòng gồm 2 chữ ký: Chuyên viên trực tiếp và Lãnh đạo phòng để lưu văn bản gốc. Khác với trước đây Báo cáo do phòng TĐ soạn thảo, sau đó phòng ngành sẽ đọc, sửa và cùng ký trình. Cải tiến khâu này nhằm tăng thêm tính tự chủ, độc lập và trách nhiệm của các phòng, chất lượng thẩm định được nâng lên và thời gian thẩm định được giảm đi từ 1 - 2 ngày.
Tổng cọng cả 3 bước thời gian giảm được 6 - 7 ngày cho 1 hồ sơ
IV. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1. Triển khai thực hiện Quyết định 103:
- Căn cứ nội dung quy định tại Quyết định 103, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 1186/QĐ-SKH ngày 16/11/2003 về quy định quy trình TĐDAĐT, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu và chỉ định thầu trong nội bộ cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Phổ biến, quán triệt các quy định của UBND tỉnh về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh: Quyết định 66/2001/QĐ-UB ngày 16/7/2001, Quyết định 103/2001/QĐ-UB ngày 01/11/2001 và các Quyết định ban hành cơ chế điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2002, 2003 (QĐ 07, QĐ 04) tại các hội nghị tập huấn công tác quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu.
- Soạn thảo và thông qua nội dung các phiếu tiếp nhận xử lý hồ sơ về: Thẩm định DAĐT, BCĐT, KHĐT, KQĐT và CĐT, ban hành thực hiện trong nội bộ Sở.
- Việc thực hiện Quyết định 103 bắt đầu từ ngày 16/11/2001 (ngày có hiệu lực thi hành của quyết định).
2. Nội dung và kết quả thực hiện:
- Quá trình tiếp nhận hồ sơ phần lớn do 2 phòng thực hiện (Phòng Thẩm định và phòng chuyên ngành), xem xét tiếp nhận hồ sơ theo các quy định về hồ sơ thủ tục, nội dung dự án và hồ sơ đấu thầu theo mẫu quy định. Đề xuất hình thức xử lý hồ sơ ngay tại khâu tiếp nhận, trình lãnh đạo Sở quyết định; Từ đó hẹn ngày trả kết quả thẩm định (kết quả phê duyệt) theo phương pháp thẩm định: Tự thẩm định, xin ý kiến các ngành, tổ chức họp thẩm định hoặc đề nghị làm rõ nội dung hồ sơ trước khi tiếp nhận thẩm định.
- Kết quả thực hiện như sau:
a) Năm 2002: Tiếp nhận xử lý và trình duyệt 216 hồ sơ dự án và báo cáo đầu tư, với thời gian thẩm định bình quân (Tính theo ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ/ thời gian quy định tại Quyết định 103) là:
+ Hồ sơ dự án, báo cáo đầu tư:
TT
Loại dự án
Số lượng hồ sơ
Tổng mức đầu tư (Triệu đồng)
Mức đầu tư bình quân
(Triệu đồng)
Thời gian thẩm định bình quân (Ngày/quy định)
Tổng số
216
1.975.485
9.146
5,4
1
Nhóm B
36
1.159.461
32.207
6,1/10
2
Nhóm C
114
646.704
5.673
5,8/5
3
Điều chỉnh, bổ sung
16
139.612
8.726
4,8/5
4
Báo cáo đầu tư
50
29.708
594
4,3/3
b) năm 2003 (01/1 - 30/12):
+ Hồ sơ dự án, báo cáo đầu tư:
TT
Loại dự án
Số lượng hồ sơ
Tổng mức đầu tư (Triệu đồng)
Thời gian thẩm định bình quân (Ngày/quy định)
Tổng số
232
23526.963
5,5
1
Nhóm B
39
1.190.846
7/10
2
Nhóm C
132
774.221
5,8/5
3
Điều chỉnh, bổ sung
6
76.203
5,2/5
4
Báo cáo đầu tư
22
12.692
3,8/3
3. Đánh giá về kết quả thực hiện:
a) Ưu điểm:
- Quá trình tiếp nhận, nghiên cứu bước đầu hồ sơ, lựa chọn hình thức xử lý hồ sơ được thực hiện công khai giữa 2 phòng của Sở và Chủ dự án (Chủ đầu tư), nên việc đề xuất phương pháp thẩm định hoặc những yêu cầu cần làm rõ của hồ sơ dự án, đấu thầu đảm bảo khách quan, minh bạch.
- Việc tiếp nhận thực hiện theo các quy định của cấp có thẩm quyền đã được công khai trước cho Chủ dự án (Chủ đầu tư) nên phần lớn hình thức xử lý hồ sơ được Chủ dự án chấp thuận. Hình thức thẩm định được quyết định tại khâu tiếp nhận nên Chủ dự án (Chủ đầu tư) có căn cứ để bổ sung hồ sơ cho công tác thẩm định (Tự thẩm định, xin ý kiến hoặc họp thẩm định). Trong trường hợp hồ sơ cần phải bổ sung văn bản, tài liệu cần thiết cho công tác thẩm định, hoặc làm rõ về nội dung dự án và hồ sơ đấu thầu theo quy định được hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản, nên các đơn vị cơ sở được tiếp thu các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu kịp thời.
- Hồ sơ sau khi tiếp nhận phần lớn được thẩm định sớm hơn thời gian hẹn trả kết quả, nội dung thẩm định cơ bản đạt yêu cầu và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phần lớn các Chủ dự án (Chủ đầu tư) sau khi tiếp cận với quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ theo Quyết định 103 đã yên tâm về qúa trình nghiên cứu thẩm định hồ sơ của mình.
CHƯƠNG III.
NHỮNG MẶT TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NGHỆ AN.
I. TRIỂN VỌNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN.
II . CÁC MẶT CÒN TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1. Hạn chế tồn tại Trong các bước thuộc quá trình thẩm định dự án.
1.1. Chuẩn bị hồ sơ dự án:
Hồ sơ các dự án chủ yếu do các cơ quan tư vấn (trong và ngoài tỉnh) lập (Một số ít dự án do Chủ dự án lập). Việc lựa chọn các tổ chức tư vấn có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực kỹ thuật ... phù hợp với đối tượng dự án theo chuyên ngành kỹ thuật chưa được Chủ dự án coi trọng và quan tâm đầy đủ (hoặc do các nguyên nhân khác), dẫn đến chất lượng dự án còn nhiều hạn chế như sau:
- Hồ sơ dự án sơ sài, không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 24 Nghị định 52/CP và các yêu cầu cụ thể về nội dung chuyên ngành kỹ thuật.
- Những nội dung được trình bày tại Báo cáo nghiên cứu khả thi (Báo cáo đầu tư) phần lớn chưa được gắn với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn (hoặc dự báo các quy hoạch nêu trên).
- Căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu đầu tư của dự án chưa được xem xét trên cơ sở đánh giá hiện trạng và nhiệm vụ, mục tiêu theo định hướng quy hoạch phát triển.
- Quy mô đầu tư, giải pháp thực hiện dự án và các giải pháp kỹ thuật chưa được xác định trên cơ sở xem xét đầy đủ từ các yếu tố đầu vào theo đối tượng dự án và chuyên ngành kỹ thuật, bao gồm:
+ Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, điều kiện kinh tế - xã hội hoặc đảm bảo quốc phòng - an ninh khi chưa có dự án;
+ Yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện các quy hoạch phát triển;
+ Các kết quả điều tra, khảo sát về kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên theo yêu cầu của chuyên ngành kỹ thuật và lĩnh vực dự án.
- Tổng mức đầu tư: Phần lớn các dự án xác định tổng mức đầu tư chưa trên cơ sở phân tích đơn giá xây dựng các khu vực trong tỉnh, chưa có suất đầu tư hợp lý cho các lĩnh vực dự án và đối tượng công trình.
- Nguồn vốn đầu tư: Chủ yếu đề xuất nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, chưa xác định rõ và chưa có phương án huy động các nguồn vốn khác (như đóng góp của nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng),....
- Phân tích hiệu quả đầu tư: Chủ yếu là khái quát chung về hiệu quả kinh tế xã hội, chưa có phân tích về hiệu quả tài chính, khả năng thu hồi vốn và hoàn trả vốn đầu tư.
1.2. Tiếp nhận hồ sơ dự án:
Việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định của Quyết định số 103/2001/QĐ-UB ngày 01/11/2001 của UBND tỉnh và Quyết định số 1186/QĐ-SKH ngày 16/11/2001 của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Công tác tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo nguyên tắc 1 cửa, nếu hồ sơ dự án đầy đủ thủ tục hợp lệ và có nội dung đúng theo quy định của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng thì được hẹn ngày trả kết quả thẩm định (hoặc quyết định đầu tư) theo đối tượng dự án và hình thức thẩm định. Quá trình thực hiện công tác tiếp nhận và thẩm định dự án theo quyết định 103/QĐ-UB đã giúp cho các Chủ dự án trực tiếp thấy được sự đáp ứng về thủ tục hồ sơ và chất lượng nội dung cơ bản của dự án do mình trình duyệt và được hướng dẫn chuẩn bị lại hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã có những vấn đề tồn tại sau đây:
- Công tác tiếp nhận mới chú trọng về kiểm tra hồ sơ thủ tục và nội dung cơ bản của dự án (Các mục đề theo quy định tại Điều 24 Nghị định 52/CP và Thông tư số 11/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - đối với Báo cáo đầu tư).
Nội dung chi tiết của Báo cáo nghiên cứu khả thi chưa được xem xét, nghiên cứu trực tiếp tại khâu tiếp nhận, do vậy chưa đánh giá đầy đủ về:
+ Các căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư, cơ sở tính toán, phân tích lựa chọn quy mô đầu tư;
+ Sự đáp ứng về nội dung quy mô đầu tư và giải pháp thực hiện dự án theo yêu cầu và mục tiêu đầu tư;
+ Cơ cấu nguồn vốn đầu tư và giải pháp huy động các nguồn vốn (ngoài nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước theo cơ chế);
+ Các nội dung khác của dự án mà cần thiết phải tổ chức khảo sát hiện trường trước khi thẩm định...
Dẫn đến quá trình thẩm định phải yêu cầu Chủ dự án bổ sung, làm rõ hoặc tổ chức khảo sát thực tế dự án và thời gian thẩm định dự án kéo dài so với thời gian hẹn trả kết quả tại phiếu tiếp nhận.
- Hồ sơ dự án sau khi được kiểm tra về thủ tục, xem xét bước đầu nội dung và được Lãnh đạo Sở quyết định hình thức xử lý (Đối với hồ sơ dự án) hoặc 2 phòng thống nhất hình thức xử lý (Đối với hồ sơ đấu thầu). Nhưng quá trình thẩm định vẫn chưa đầy đủ cơ sở nghiên cứu, lập báo cáo xử lý ngay mà còn phải đề nghị Chủ dự án (Chủ đầu tư) thực hiện thêm các bước trung gian:
+ Bổ sung hồ sơ thủ tục để đảm bảo cơ sở pháp lý về các nội dung liên quan: Xác định Chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, quy mô đầu tư, giải pháp kỹ thuật và giải pháp thực hiện dự án, cơ cấu nguồn vốn…;
+ Bổ sung làm rõ nội dung dự án bằng văn bản để có căn cứ lập báo cáo thẩm định;
+ Khảo sát thực tế hiện trường dự án trước khi thẩm định;
+ Làm việc trực tiếp với Chủ dự án (Chủ đầu tư) để hiểu rõ về quá trình thực hiện dự án và xác định nhu cầu điều chỉnh, bổ sung (Thường xảy ra đối với các dự án được thực hiện qua nhiều năm và phải điều chỉnh, bổ sung dự án trong quá trình thực hiện).
Do vậy, trên thực tế vẫn có một số hồ sơ thời gian xử lý phải kéo dài hơn so với quy định và thời gian hẹn tại phiếu tiếp nhận.
- Việc nghiên cứu bước đầu hồ sơ dự án tại khâu tiếp nhận chưa được xem xét, đánh giá đầy đủ về nội dung, phần lớn đang tập trung xem xét hồ sơ thủ tục về mặt hành chính, dẫn đến khi người được giao trách nhiệm thẩm định nghiên cứu hồ sơ lại phải yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung dự án.
- Đối với các dự án cần phải tổ chức họp thẩm định, thời gian từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi bố trí được lịch họp kéo dài. Sau cuộc họp thẩm định, dự án cần phải tiếp tục chỉnh sửa bổ sung, khi hoàn thiện hồ sơ thủ tục và nội dung mới gửi đến lần 2, nếu đạt yêu cầu thì tiếp nhận và lập báo cáo trình duyệt. Do vậy, tổng thời gian từ khi nộp hồ sơ đến khi có báo cáo thẩm định kéo dài hơn so với quy định.
- Trong quá trình thực hiện, thời gian thẩm định được tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định đến khi xong báo cáo trình duyệt phần lớn được rút ngắn so với quy định. Nhưng tổng thời gian từ khi hồ sơ đủ điều kiện tiếp nhận đến khi trình duyệt vẫn còn dài, do có những khoảng thời gian: Chờ ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan; chờ Chủ dự án (Chủ đầu tư) chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ; chờ Lãnh đạo Sở ký báo cáo ...
- Chất lượng tham mưu xử lý hồ sơ có lúc bị xem nhẹ mà quá chú trọng vào việc đảm bảo thời gian hẹn trả kết quả xử lý.
- Việc trả kết quả xử lý của UBND tỉnh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (theo thời gian hẹn trả kết quả tại phiếu tiếp nhận) thực hiện được ít (chỉ được trong giai đoạn đầu thực hiện quyết định).
1.3. Tổ chức thẩm định:
Sau khi làm xong thủ tục tiếp nhận, hồ sơ dự án được phân công cho chuyên viên thẩm định (theo khối ngành, lĩnh vực theo quy chế của phòng Thẩm định và phòng chuyên ngành). Chuyên viên được giao thẩm định dự án thực hiện thẩm định theo hình thức được lãnh đạo Sở duyệt tại phiếu tiếp nhận hồ sơ; Theo thời hạn ghi tại phiếu tiếp nhận, chuyên viên thẩm định phải chủ động nghiên cứu, tập hợp ý kiến của phòng chuyên ngành hoặc cơ quan liên quan (nếu xin ý kiến thẩm định và họp tư vấn thẩm định) để lập Báo cáo thẩm định thông qua Trưởng phòng trình lãnh đạo Sở xem xét, ký báo cáo trình UBND tỉnh.
Việc tổ chức thẩm định nêu trên phụ thuộc lớn vào chất lượng hồ sơ dự án và năng lực của cán bộ trực tiếp thẩm định; Các ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan thường mang tính khái quát, không cụ thể vào nội dung dự án theo lĩnh vực chuyên ngành, không thể hiện rõ chính kiến về việc chấp thuận đầu tư dự án hoặc các yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa cần thiết.
1.4. Phương pháp, hình thức thẩm định: Hiện đang áp dụng 3 hình thức thẩm định chính là:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tự thẩm định: Đối với các dự án có quy mô nhỏ, giải pháp kỹ thuật đơn giản và nguồn vốn đầu tư thực hiện cơ chế hiện hành của Nhà nước.
Phòng Thẩm định chủ trì xem xét về hồ sơ thủ tục và soạn thảo báo cáo thẩm định, phòng chuyên ngành chịu trách nhiệm xem xét về nội dung dự án và có báo cáo trình Giám đốc Sở để phòng Thẩm định tổng hợp lập Báo cáo thẩm định.
- Xin ý kiến tư vấn thẩm định của các cơ quan liên quan: Đối với các dự án mà giải pháp kỹ thuật, công nghệ thiết bị, ... cần có ý kiến các cơ quan chuyên ngành kỹ thuật, tài nguyên môi trường và tài chính, tín dụng..., bao gồm: Các Sở xây dựng chuyên ngành, Khoa học công nghệ và môi trường, Địa chính, Tài chính - Vật giá, Quỹ HTPT hoặc các Ngân hàng...
- Họp tư vấn thẩm định: Dự án phức tạp, phải có nhiều phương án để so sánh, phải mời chuyên gia tư vấn thẩm định (Công nghệ, thiết bị, thị trường...)
1.5. Lập báo cáo thẩm định trình duyệt:
Báo cáo thẩm định hiện nay có nội dung khái quát về: Các căn cứ pháp lý và tài liệu liên quan để thẩm định dự án; Những nội dung chủ yếu của dự án đã được nghiên cứu thẩm định và thống nhất trình duyệt; Kết luận và kiến nghị.
Nội dung Báo cáo thẩm định chưa thể hiện được:
- Chất lượng, nội dung thể hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu mục tiêu đầu tư của hồ sơ dự án;
- Ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan trong quá trình thẩm định;
- Những nhận xét của cơ quan chủ trì thẩm định về nội dung chủ yếu của dự án đầu tư; Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của tổ chức tư vấn lập dự án; Năng lực quản lý thực hiện dự án của Chủ đầu tư....
Về cơ bản Báo cáo thẩm định hiện nay là đưa ra những nội dung mà cơ quan chủ trì thẩm định chấp thuận và kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Có thể nói việc này là bước hoàn thiện về thủ tục chuẩn bị đầu tư cho Chủ dự án, mà nội dung thẩm định chưa đánh giá đầy đủ theo yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư. Đồng thời, việc này dẫn đến thời gian thẩm định dự án vừa qua rút ngắn quá nhiều so với quy định của Chính phủ.
Phòng chuyên ngành thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa tham gia nhiều về thẩm định nội dung của dự án.
1.6. Phê duyệt quyết định đầu tư:
Việc phê duyệt quyết định đầu tư của UBND tỉnh được thực hiện thông qua khâu rà soát thể thức văn bản tại Văn phòng HĐND-UBND tỉnh, nội dung quyết định đầu tư đa số phù hợp với Báo cáo thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Do vậy, những vấn đề tồn tại trong khâu thẩm định dự án sẽ ảnh hưởng lớn việc quyết định đầu tư và quá trình thực hiện dự án.
2. Nguyên nhân hạn chế:
2.1. Nguyên nhân chủ quan:
a) Chất lượng dự án do năng lực các tổ chức tư vấn và trách nhiệm Chủ đầu tư:
- Các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng mới chú trọng vào việc lập các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Các dự án đầu tư sản xuất thì thiếu đi sâu nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả, nên chất lượng có nhiều hạn chế.
- Nội dung các dự án thường có xu hướng tăng về quy mô đầu tư các hạng mục công trình xây dựng, thiếu sự phân tích đánh giá để lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý. Giải pháp thực hiện dự án, giải pháp kỹ thuật của các hạng mục đầu tư ít có phương án so sánh để lựa chọn.
- Trong các tổ chức tư vấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An và ngoại tỉnh (bao gồm các thành phần kinh tế), số cơ quan tư vấn có năng lực, kinh nghiệm phù hợp, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các lĩnh vực đầu tư rất ít:
+ Các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý (hoặc nắm giữ cổ phần chi phối sau khi cổ phần hoá) có năng lực về chuyên môn và nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lập dự án. Nhưng hiện nay số doanh nghiệp này ít so với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Hoặc có trường hợp các doanh nghiệp có năng lực nhưng do nhiều hợp đồng nên đã hợp thức hoá tư cách pháp nhân cho cá nhân lập dự án.
+ Các doanh nghiệp tư vấn ngoài quốc doanh, doanh nghiệp thuộc các tổ chức Hội nghề nghiệp, các Trung tâm thuộc các cơ quan nghiên cứu, Trường Đại học ... hạn chế nhiều về đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, năng lực thiết bị và kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án nhưng lại tham gia lập khá nhiều các dự án trên địa bàn tỉnh do việc lựa chọn, chỉ định thầu tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi không có sự xem xét, kiểm tra năng lực nhà thầu. (Có số liệu tổng hợp tại phụ lục kèm theo).
- Phần lớn các Chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong công tác chuẩn bị đầu tư, thường khoán trắng cho cơ quan tư vấn trong việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, chuẩn bị các hồ sơ thủ tục liên quan như: Ý kiến đề nghị phê duyệt dự án của cơ quan cấp trên quản lý Chủ đầu tư, ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý chuyên ngành kỹ thuật, tờ trình đề nghị phê duyệt dự án, biên bản nghiệm thu hồ sơ dự án đầu tư .... Do vậy, nội dung dự án Chủ đầu tư không nắm được và không xem xét, đánh giá dự án trên vai trò là cơ quan quản lý thực hiện dự án.
Việc nghiệm thu hồ sơ dự án đầu tư giữa Chủ dự án và cơ quan tư vấn được quy định tại Quyết định số 103/2001/QĐ-UB ngày 01/11/2001 nhưng quá trình thực hiện chỉ là hình thức: Tư vấn chuẩn bị sẵn biên bản nghiệm thu hồ sơ và hai bên ký xác nhận, nội dung biên bản nghiệm thu hồ sơ không thể hiện và đánh giá được nội dung dự án.
- Cơ quan chủ trì thẩm định và phương pháp thẩm định:
+ Đang còn giới hạn trong việc xem xét, đánh giá của cơ quan nhà nước, trong khi năng lực, trình độ chuyên môn không thể đáp ứng yêu cầu đa dạng của các dự án; Chưa có phương pháp thẩm định sử dụng các tổ chức (chuyên gia) tư vấn độc lập. Do vậy, kết quả thẩm định thường xuôi chiều, chấp nhận nội dung dự án và kiến nghị của Chủ đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác cải cách hành chính (rút ngắn thời gian thẩm định).
+ Chưa chịu khó nghiên cứu học tập, thu thập thông tin về các lĩnh vực đầu tư để phục vụ công tác thẩm định; Có nơi, có lúc ý thức trách nhiệm, thái độ, phương pháp công tác chưa tốt dẫn đến những đánh giá gây khó khăn, phiền hà cho cơ sở.
- Sự phối hợp chỉ đạo và trách nhiệm của các ngành, các cấp:
Công tác thẩm định dự án được tập trung đầu mối tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, quá trình thẩm định các dự án đã có sự tham gia của các ngành, các cấp và cơ quan liên quan (thông qua việc thẩm định chuyên ngành, xin ý kiến thẩm định và họp tư vấn thẩm định). Chất lượng tham gia góp ý thẩm định dự án của các ngành còn hạn chế, nhất là đối với các cơ quan quản lý ngành và các cấp quản lý địa bàn vùng dự án (Thường là đồng ý với các kiến nghị của Chủ dự án là cơ quan trực thuộc ngành quản lý). Chưa đi sâu nghiên cứu các nội dung thẩm định thuộc chức năng quản lý của ngành để có ý kiến góp ý cho cơ quan chủ trì thẩm định trong việc xác định quy mô đầu tư, giải pháp thực hiện dự án và cơ chế nguồn vốn đầu tư có hiệu quả và đảm bảo tính khả thi.
- Việc bố trí lịch họp thẩm định dự án của Lãnh đạo Sở đang phụ thuộc vào chương trình công tác, kế hoạch của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và một số cơ quan liên quan (Mời họp, làm việc, ...), nên không kịp thời và có khi sau thời gian rất lâu mới bố trí được lịch họp.
- Chất lượng hồ sơ dự án phần lớn lập chưa đạt yêu cầu, có khi chỉ nêu đủ đầu mục theo quy định nhưng nội dung thể hiện sơ sài, không có đủ cơ sở xem xét thẩm định. Các tổ chức tư vấn theo chuyên ngành kỹ thuật đang nặng về tư vấn thiết kế công trình, ít có sự tham mưu hợp lý về tư vấn đầu tư, giải pháp thực hiện dự án và đánh giá hiệu quả đầu tư.
2.2. Nguyên nhân khách quan:
a) Do công tác quy hoạch và CBĐT:
- Việc ban hành chủ trương đầu tư, thẩm định và trình phê duyệt dự án chưa được nghiên cứu, xem xét đầy đủ trên cơ sở các quy hoạch đã duyệt;
- Hệ thống các quy hoạch hiện có (Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đô thị, phát triển ngành, vùng) chưa cụ thể, chi tiết về dự báo yêu cầu đầu tư phát triển đối với các lĩnh vực. Thường chỉ có tính định hướng đối với các dự án có quy mô lớn có vai trò thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng.
- Công tác chỉ đạo, điều hành và giám sát thực hiện quy hoạch mới chú trọng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, chưa gắn với công tác chuẩn bị đầu tư.
- Việc ban hành chủ trương đầu tư theo quy định của Quyết định 66/2001/QĐ-UB ngày 16/7/2001 của UBND tỉnh thực hiện chưa đúng quy trình, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành và cơ quan đầu mối tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội. Chủ trương đầu tư các dự án mất cân đối với kế hoạch đầu tư của Ngân sách Nhà nước và khả năng huy động vốn đầu tư.
b) Do một số nguyên nhân khách quan khác :
- Nghiên cứu bước đầu hồ sơ trong quá trình tiếp nhận chưa xem xét, đánh giá kỹ về nội dung dự án; đang nặng về xem xét hồ sơ thủ tục pháp lý để tiếp nhận.
- Hồ sơ tiếp nhận nhiều, một chuyên viên cùng lúc phải xử lý đồng thời nhiều hồ sơ (thời hạn trả kết quả có khi trùng nhau hoặc kề cận) và tham gia các công việc khác. Do vậy, thời gian nghiên cứu hồ sơ hạn chế, chất lượng tham mưu có lúc chưa đáp ứng yêu cầu và thời gian chưa đảm bảo theo quy định.
- Tài liệu, hồ sơ phục vụ công tác thẩm định chưa được hệ thống hoá, tiêu chuẩn hoá, bao gồm: Các quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn …; suất đầu tư dự án. Do vậy, chất lượng thẩm định, thời gian xử lý hồ sơ phụ thuộc năng lực chuyên môn, phẩm chất của từng cá nhân, dẫn đến có những đánh giá về chất lượng thẩm định còn hạn chế, quá trình thẩm định có những phiền hà (và có thể có hiện tượng tiêu cực).
- Công tác kiểm tra thực hiện chưa thường xuyên, thiếu sâu sát nên không kịp thời nhắc nhở chấn chỉnh cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ này.
III . GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
1. Những giải pháp Đổi mới công tác thẩm định dự án đầu tư:
Tập trung chủ yếu vào các nội dung cơ bản, chủ yếu sau:
1. Quản lý chặt chẽ chủ trương đầu tư:
Xuất phát từ việc quyền lực của các cấp chính quyền thể hiện bằng việc ra các quyết định chủ trương đầu tư, dẫn đến tình hình càng phân cấp trong XDCB thì càng có nhiều tuỳ tiện trong sử dụng vốn đầu tư, đưa ra quá nhiều chủ trương đầu tư cho lập dự án theo ý chủ quan. Hầu hết các dự án được phê duyệt đều dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước và không được đảm bảo cân đối nguồn vốn v.v…
Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh chúng tôi có cách làm như sau:
- Là một nội dung lãnh đạo của Thường vụ Tỉnh uỷ: Ngay từ năm 2000, Thường vụ Tỉnh uỷ đã có Quyết định số 21/QĐ.TU ngày 01/11/2000 quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các loại dự án của Ban chấp hành, Ban Thường vụ hoặc uỷ quyền cho Thường trực Tỉnh uỷ.
- Cơ quan được giao tham mưu chủ trương đầu tư chỉ tập trung vào một đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư, ở cấp huyện là phòng Tài chính – Kế hoạch. Ngay từ năm 2001, tỉnh đã có quyết định số 66/2001/QĐ-UB ngày 16/7/2001 về quy trình ra quyết định chủ trương đầu tư. Tất nhiên, trong các năm 2001, 2002 và 2003 không tránh khỏi việc luồn lách, không theo quy trình của một số chủ đầu tư và sự thiếu nghiêm túc của một số cấp lãnh đạo.
Đặc biệt, kể từ khi tỉnh chúng tôi ban hành quyết định 105/2003/QĐ.UB ngày 11/12/2003 quy định về công tác chuẩn bị đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì việc quyết định chủ trương đầu tư đã đi vào nề nếp và kế hoạch hoá.
UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hàng năm căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đến 2010 đã được duyệt chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, định hướng và dự kiến danh mục các công trình sẽ được lập dự án, theo 3 loại để có 3 cách thẩm định phê duyệt:
+ Dự án để xúc tiến kêu gọi đầu tư: Loại này không nhất thiết phải làm rõ nguồn vốn đầu tư nhưng phải có trong quy hoạch.
+ Dự án phải đưa vào bố trí từ kế hoạch năm sau trở đi: Loại dự án nhất thiết phải đầy đủ các nội dung đã quy định.
+ Dự án mà các nguồn vốn chủ yếu là huy động sức dân và các tổ chức trong nước vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện, xã có sự hỗ trợ một phần ngân sách nhà nước các cấp theo cơ chế hiện hành: Loại dự án này giao UBND cấp huyện, UBND cấp xã phê duyệt theo phân cấp như sau:
. UBND thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò: dưới 3 tỷ đồng,
. UBND các huyện đồng bằng và núi thấp: dưới 2 tỷ đồng,
. UBND các huyện miền núi cao: dưới 1 tỷ đồng,
. UBND xã, phường thuộc thành phố Vinh,
thị xã Cửa Lò và các huyện đồng bằng: dưới 500 triệu đồng.
- Phân công ký trình văn bản tham mưu về chủ trương đầu tư tập trung một đầu mối là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.
2. Đổi mới công tác thẩm định dự án theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, rút gọn thời gian và tránh phiền hà:
- Để làm dược điều này, từ năm 2001 đến nay tỉnh chúng tôi đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cấp các ngành liên tục đổi mới quy trình thẩm định bằng các quyết định số: 66/2001/QĐ.UB ngày 16/7/2001, 103/2001/QĐ.UB ngày 01/11/2001 và số 105/2003/QĐ.UB ngày 11/12/2003.
- Thực hiện cơ chế “một cửa” trong công tác thẩm định dự án đầu tư: Ngay từ năm 2001, tại Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện việc chủ đầu tư chỉ trực tiếp một đầu mối là phòng Thẩm định Dự án đầu tư và Xét thầu để được hướng dẫn, nộp hồ sơ và nhận kết quả thẩm định.
Từ khi có quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư là một trong 5 sở cấp tỉnh tiến hành lập phương án Trung tâm “một cửa” của tất cả các nội dung mà Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm nhiệm (Đăng ký kinh doanh, Thẩm định dự án đầu tư và xét thầu, xử lý nhu cầu vốn đầu tư, tiếp xúc các nhà đầu tư v.v…).
- Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án, tỉnh đã thực hiện việc thuê các chuyên gia, các cơ quan tư vấn trong việc thẩm định các dự án lớn (ví dụ như Đường nối Quốc lộ 7 với Quốc lộ 48, Bệnh viện Đa khoa 700 giường, v.v…).
- Để khắc phục những vấn đề tồn tại, nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư, trong thời gian sắp tới Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung chấn chỉnh quá trình thực hiện tại cơ quan:
- Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thẩm định dự án;
- Phối hợp tốt với các cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành, quản lý ngành để thực hiện thẩm định các dự án đầu tư. Tăng cường hình thức thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn thẩm định.
- Đề nghị UBND tỉnh giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ngành liên quan rà soát, đánh giá năng lực các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng các dự án và công tác thẩm định dự án.
- Đề nghị UBND tỉnh giao Sở Xây dựng, các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành, Sở Tài chính và các ngành liên tổng hợp kết quả đầu tư các công trình xây dựng trong thời gian vừa qua, nghiên cứu xây dựng định mức suất đầu tư để có cơ sở xác định tổng mức đầu tư dự án hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, hạn chế thất thoát trong quản lý đàu tư và xây dựng.
- Kết quả về rút ngắn thời gian thẩm định dự án và đỡ phiền hà là rất rõ nét:
Thời gian tính từ khi chủ đầu tư nộp hồ sơ đến ngày UBND tỉnh ký quyết định phê duyệt đã thực hiện giảm bình quân 5 ngày so quy định của Chính phủ, đặc biệt các báo cáo đầu tư (dưới 3 tỷ đồng) chỉ tối đa 10 ngày.
Dự án nhóm
A
B
C
+ Quy định của Chính phủ (Điều 29 Nghị định 52/CP và sửa đổi tại Nghị định 07/CP)
60
30
20
+ Quy định của tỉnh:
. Tại cơ quan thẩm định
. Tại VP UBND các cấp
55
45
10
25
20
5
15
12
3
3. Thực hiện giao ban XDCB hàng quý, 6 tháng. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu chủ yếu về nhận xét đánh giá các cấp, các ngành … đặc biệt là từ tháng 8/2003 trở đi. Hàng tháng, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo cụ thể về tiến độ thực hiện và ưu khuyết điểm về thực hiện của các cấp các ngành trong việc thực hiện quy trình ra chủ trương đầu tư dự án.
Cách làm này đã làm hạn chế sự luồn lách cố ý của một số chủ đầu tư, cũng như sự tuỳ tiện của một số lãnh đạo chủ trì ở các cấp.
2. Những giải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư:
- Phải thực hiện đúng quy trình, quy định về tham mưu quyết định chủ trương lập dự án tại Quyết định số 66/2001/QĐ-UB ngày 16/7/2001 của UBND tỉnh.
- Phân loại đối tượng dự án để lựa chọn hình thức thẩm định hợp lý:
+ Thẩm định trình phê duyệt để đưa vào kế hoạch đầu tư của Ngân sách Nhà nước: Đối với các dự án trọng điểm, dự án có tính chất bức xúc trong chương trình phát triển kinh tế – xã hội.
+ Thẩm định trình phê duyệt dự án để có cơ sở huy động các nguồn lực đầu tư trong nhân dân, Nhà nước hỗ trợ đầu tư để kích cầu (Phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; Đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, trường học…)
+ Thẩm định trình phê duyệt dự án để có điều kiện về hồ sơ vận động các nguồn đầu tư của nước ngoài, đầu tư hỗ trợ của Trung ương.
- Lựa chọn các phương pháp thẩm định hợp lý, đảm bảo các nguyên tắc:
+ Thực hiện đúng các quy định của Chính phủ, của tỉnh, hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương về công tác quản lý đầu tư và xây dựng đối với ngành, lĩnh vực;
+ Căn cứ các định hướng quy hoạch, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội được Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh và UBND tỉnh thông qua: Nghị quyết 17 –NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (khoá XIV), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XV, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm làm cơ sở nghiên cứu tham mưu về chủ trương đầu tư và thẩm định dự án đầu tư…;
+ Các dự án mà nội dung đầu tư có tính chất chuyên ngành kỹ thuật phải tổ chức lấy ý kiến góp ý của các Sở quản lý chuyên ngành kỹ thuật, Sở quản lý ngành và địa phương liên quan thông qua hình thức họp thẩm định hoặc xin ý kiến thẩm định. Trong đó phải có đủ thời gian (theo quy định) để các cơ quan này nghiên cứu hồ sơ góp ý kiến thẩm định dự án.
+ Các dự án quy mô lớn, nội dung đầu tư phức tạp phải nghiên cứu lựa chọn để áp dụng hình thức: Thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn thẩm định (Năm 2003, đã thực hiện đối với dự án Đường nối Quốc lộ 7 – Quốc lộ 48).
IV . CÁC KIẾN NGHỊ.
A > NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TIẾP NHẬN, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VÀ HỒ SƠ ĐẤU THẦU:
Sau hơn 1 năm thực hiện Quyết định 103, quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư và đấu thầu đã được đổi mới và đạt được những kết quả bước đầu, nhưng chưa có chuyển biến mạnh để nâng cao chất lượng lập và thẩm định dự án, chất lượng công tác đấu thầu. Cụ thể:
- Việc tham gia của các ngành, các cấp có liên quan trong công tác thẩm định chưa đi sâu vào các nội dung thuộc lĩnh vực ngành quản lý và tham mưu.
- Nội dung thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa phản ánh được mức độ đáp ứng của hồ sơ trình duyệt; ý kiến tham gia thẩm định của các cơ quan có liên quan; Kiến nghị trình duyệt dự án còn mang tính chất để hoàn thiện, hợp lý quá trình chuẩn bị đầu tư của Chủ dự án, trình UBND tỉnh phê duyệt tạo cơ hội vận động các nguồn đầu tư của Ngân sách Nhà nước.
- Công tác đấu thầu: Hiệu quả công tác có xu hướng ngày càng giảm dần, tính cạnh tranh thấp.
Quá trình thực hiện Quyết định 103 còn có sự chậm trễ về thời gian như đã nêu ở phần I; Đồng thời có những thay đổi về công tác quản lý đầu tư và xây dựng như: Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ, Quyết định số 04/2003/QĐ-UB ngày 16/01/2003 của UBND tỉnh, vì vậy việc tiếp tục đổi mới CCHC công tác thẩm định dự án đầu tư và đấu thầu là cần thiết. Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định tại Quyết định 103 như sau:
1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
- Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, chỉ định thầu, kết quả đấu thầu (sau đây gọi tắt là hồ sơ) được Chủ dự án, Chủ đầu tư (sau đây gọi tắt là Chủ đầu tư) lập thành 2 bộ và trực tiếp nộp tại Phòng Thẩm định dự án đầu tư và xét thầu thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi tắt là Phòng Thẩm định).
- Sở Kế hoạch và Đầu tư giao Phòng Thẩm định chủ trì cùng phòng chuyên ngành tổ chức tổ chức tiếp nhận và kiểm tra ngay hồ sơ tại chỗ để tiếp nhận hoặc hướng dẫn cho Chủ đầu tư về thủ tục và nội dung hồ sơ. Quá trình tiếp nhận, xử lý bước đầu hồ sơ phải căn cứ các quy định hiện hành của cấp có thẩm quyền về:
+ Yêu cầu đối với hồ sơ trình duyệt dự án, đấu thầu đảm bảo cơ sở pháp lý;
+ Đối tượng dự án và quy định phân cấp, uỷ quyền trong quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành tại thời điểm tiếp nhận.
+ Nội dung Báo cáo khả thi theo quy định tại Điều 24 Nghị định 52/CP và phù hợp với từng ngành kinh tế - kỹ thuật; Nội dung Báo cáo đầu tư theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Thông tư số 06, 07 và 11).
+ Nội dung hồ sơ kế hoạch đấu thầu, chỉ định thầu và kết quả đấu thầu theo quy định của Quy chế đấu thầu, Thông tư 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000 của Bộ Kế hoạch và Quyết định số 66/2001/QĐ-UB ngày 16/7/2001 của UBND tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm rà soát, hệ thống hoá và ban hành quy định về yêu cầu hồ sơ thẩm định DAĐT và đấu thầu nêu trên. Quá trình tiếp nhận, xử lý bước đầu xảy ra các trường hợp sau:
a) Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Tiếp nhận để tổ chức thẩm định và ký giấy hẹn ngày trả kết quả xử lý cho Chủ đầu tư. Mọi công việc liên quan đến các cơ quan khác trong quá trình thẩm định do cán bộ Phòng Thẩm định chịu trách nhiệm liên hệ làm việc, đảm bảo việc trả kết quả xử lý theo thời gian đã ghi ở giấy hẹn.
Thời gian trả kết quả xử lý ghi tại phiếu tiếp nhận được xác định đối với các hình thức thẩm định:
- Hình thức tự thẩm định:
+ Ngày trả kết quả xử lý của Sở kế hoạch và Đầu tư:
+ Ngày trả kết quả phê duyệt của UBND tỉnh (nếu có): Giao cho Văn phòng HĐND - UBND tỉnh làm đầu mối nghiên cứu, trình duyệt và phát hành văn bản.
- Hình thức phát phiếu xin ý kiến: Căn cứ yêu cầu xin ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, xác định số lượng hồ sơ cần thiết và ghi giấy hẹn về thời gian như sau:
+ Ngày nộp đủ hồ sơ và tài liệu liên quan:
+ Ngày trả kết quả xử lý của Sở kế hoạch và Đầu tư (nếu có):
+ Ngày trả kết quả phê duyệt của UBND tỉnh (nếu có): Giao cho Văn phòng HĐND - UBND tỉnh làm đầu mối nghiên cứu, trình duyệt và phát hành văn bản.
- Hình thức họp tư vấn thẩm định: Căn cứ yêu cầu về thành viên họp tư vấn thẩm định, xác định số lượng hồ sơ cần thiết và ghi giấy hẹn về thời gian như sau:
+ Ngày nộp đủ hồ sơ và tài liệu liên quan:
+ Ngày thông báo về lịch họp thẩm định:
+ Ngày trả kết quả xử lý của Sở kế hoạch và Đầu tư (nếu có):
+ Ngày trả kết quả phê duyệt của UBND tỉnh (nếu có): Giao Văn phòng HĐND - UBND tỉnh làm đầu mối nghiên cứu, trình duyệt và phát hành văn bản.
b) Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ: Hướng dẫn cụ thể cho chủ đầu tư chỉnh sửa và hẹn ngày nộp lại. Khi nộp lại thực hiện như phần (a).
c) Nếu hồ sơ thuộc đối tượng phân cấp, uỷ quyền quyết định đầu tư: Hướng dẫn cụ thể cho Chủ đầu tư thực hiện theo quy định hiện hành. Bao gồm: Dự án của các đơn vị trực thuộc UBND huyện (thành, thị) quản lý; Dự án do doanh nghiệp đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp hoặc vay tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
2. Tổ chức thẩm định
2.1. Quy trình thẩm định:
- Chủ đầu tư có báo cáo nghiệm thu hồ sơ dự án (thẩm định nội bộ) và chịu trách nhiệm về nội dung dự án đầu tư đã trình.
- Tổ chức thẩm định cấp ngành: Các ngành, các huyện (cơ quan quản lý trực tiếp Chủ đầu tư), tổ chức thẩm định và có ý kiến kết luận về các vấn đề liên quan chủ yếu trong dự án đầu tư để kèm theo hồ sơ dự án.
- Tổ chức thẩm định cấp tỉnh: Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định theo quy định hiện hành của Nhà nước. Sau khi có kết quả thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh báo cáo thẩm định kèm theo 01 bộ hồ sơ và dự thảo Quyết định, đồng thời gửi 1 bản cho Chủ đầu tư.
- Đến ngày hẹn trả kết quả thẩm định: Nếu chậm thời gian so với giấy hẹn thì Sở Kế hoạch và Đầu tư phải trả lời bằng văn bản cho Chủ đầu tư nguyên nhân và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2.2. Phương pháp thẩm định:
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm về hình thức thẩm định cho phù hợp với các loại hình dự án.
2.3. Tổ chức thẩm định:
a) Chủ đầu tư phải cung cấp đủ hồ sơ theo yêu cầu tại phiếu tiếp nhận trước khi Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi xin ý kiến thẩm định hoạc mời họp.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi công văn xin ý kiến hoặc giấy mời họp và 1 bộ hồ sơ đến cơ quan được mời tham gia thẩm định trước 5 ngày để nghiên cứu và có ý kiến về những nội dung theo chức năng nhiệm vụ quản lý của mình bằng văn bản.
c) Khi tham gia hội nghị thẩm định, đại diện của cơ quan góp ý kiến, trao đổi, thảo luận và có quyền chất vấn các đơn vị tư vấn, Chủ đầu tư. Thành viên dự họp ghi lại ý kiến của mình vào Phiếu ghi ý kiến hội nghị (do Sở Kế hoạch và Đầu tư phát trước khi vào họp) những ý kiến phát sinh ngoài các nội dung đã có trong Văn bản ghi ý kiến thẩm định trước, gửi lại cả 2 tài liệu cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và lưu hồ sơ dự án.
Trong cuộc họp thẩm định, Phòng Thẩm định ghi biên bản cuộc họp phản ánh đầy đủ các ý kiến của các thành viên tham dự (Ngoài nội dung do Chủ đầu tư hoặc cơ quan tư vấn trình bày).
d) Sau cuộc họp thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo kết luận thẩm định, gửi đến tất cả các thành viên và báo cáo UBND tỉnh. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận cuộc họp, gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ không tính trong thời gian thẩm định.
Trường hợp Chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh không đầy đủ theo kết luận cuộc họp, Sở Kế hoạch và Đầu tư viết văn bản trả lại hồ sơ và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2.4. Nội dung thẩm định, nội dung báo cáo thẩm định:
a) Nội dung thẩm định: Thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định 52/CP.
b) Nội dung báo cáo thẩm định, bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tóm tắt nội dung chính của dự án;
- Tóm tắt ý kiến của các cơ quan tham gia thẩm định, cơ quan hoặc chuyên gia tư vấn thẩm định (nếu có);
- Những nhận xét, đánh giá về tính chuẩn xác của các dữ liệu, luận cứ, tính toán, kết luận và đề xuất trong từng nội dung của dự án;
- Khả năng huy động và tính hợp lý trong việc sử dụng các nguồn vốn;
- Những tồn tại của dự án và hướng xử lý, biện pháp xử lý, trách nhiệm và thời hạn xử lý;
- Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án;
- Những kiến nghị cụ thể.
3. Quy định về thời gian trong quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trình ký:
a) Thời gian trong giai đoạn tiếp nhận hồ sơ hoặc xử lý trong quá trình thẩm định:
- Thời gian bổ sung đủ hồ sơ thủ tục, hoặc nội dung dự án, đấu thầu:
- Thời gian cung cấp đủ số lượng hồ sơ theo yêu cầu của hình thức thẩm định:
- Thời gian bố trí lịch họp thẩm định sau khi nhận đủ hồ sơ:
- Thời gian thông báo kết luận thẩm định kể từ ngày họp thẩm định.
b) Thời gian thẩm định sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và nội dung có cơ sở để thẩm định (Theo Quyết định 103):
Đơn vị: Ngày làm việc
Trong đó
TT
Loại hồ sơ
Tổng số
Tại Sở KH&ĐT
Xin ý kiến các ngành
Trình ký tại VP HĐND-UBND
1
Dự án đầu tư
- Nhóm B
25
10
10
5
- Nhóm C
15
5
5
5
2
Báo cáo đầu tư
10
3
2
5
3
Đấu thầu
- Kế hoạch đấu thầu
6
3
-
3
- Chỉ định thầu
10
3
2
5
- Kết quả đấu thầu
+ Gói thầu quy mô nhỏ
10
3
2
5
+ Gói thầu thông thường
15
5
5
5
4. Xử lý vi phạm trong công tác thẩm định dự án đầu tư, đấu thầu:
4.1. Các hình thức vi phạm quy định về CCHC thẩm định DAĐT, XT bao gồm:
+ Thực hiện sai quy trình tiếp nhận, phối hợp thẩm định;
+ Thời gian xử lý chậm, kéo dài so với quy định;
+ Có biểu hiện gây khó khăn, phiền hà cho Chủ dự án, Chủ đầu tư và đơn vị liên quan và tiêu cực (được xác minh làm rõ).
- Hình thức xử lý kỷ luật: Nếu vi phạm một trong 3 hình thức nêu trên thì xử lý như sau:
+ Đối với cá nhân:
. Chuyên viên trực tiếp thẩm định: Lần thứ nhất, nhắc nhở khiển trách trước toàn thể cơ quan; Lần thứ 2, cảnh cáo và chuyển công tác khác (không được làm nhiệm vụ liên quan đến công tác chuyên môn…);
. Trưởng (phó phòng): Lần thứ nhất, nhắc nhở khiển trách trước toàn thể cơ quan; Lần thứ 2, phê bình cảnh cáo và thôi giữ chức Trưởng (phó) phòng, đề bạt người khác thay thế.
+ Đối với tập thể: Trong từng kỳ đánh giá, nếu có đến 2 lần cán bộ công chức trong phòng vi phạm thì xếp loại thi đua trung bình trong tháng; tổng hợp thi đua trong năm, nếu có 2 lần xếp loại trung bình thì tập thể phòng không đạt Lao động giỏi. Trưởng (phó) phòng và cá nhân liên quan bị hạ 1 mức thi đua và chi bộ không đạt Trong sạch vững mạnh.
B > NHỮNG VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐT
1. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua nội dung cải cách này để các ngành các cấp có cơ sở thực hiện.
- Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, có biện pháp xử lý cương quyết đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân không thực hiện theo quy định.
2. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Công khai quy định về 1 bộ hồ sơ được xem là đầy đủ và hợp lệ để tổ chức xem xét, thẩm định: Dự án đầu tư, Kế hoạch đấu thầu, Chỉ định thầu, Kết quả đấu thầu,
- Công khai các mức thu lệ phí, thời gian nộp,
- Tổ chức thẩm định đúng quy trình và thời gian,
- Thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng quy định về CCHC công tác TĐDA, đấu thầu để các ngành, các cấp, các Chủ đầu tư biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện của các cơ quan có liên quan.
3. Đối với Văn phòng HĐND – UBND:
- Cần quan tâm phối hợp tham gia quá trình tổ chức thẩm định cùng các ngành để đảm bảo tính thống nhất giữa giai đoạn thẩm định và xem xét, trình duyệt hồ sơ dự án, đấu thầu.
- Có đầu mối theo dõi việc tiếp nhận hồ sơ công tác chuẩn bị đầu tư, đấu thầu và kết quả xử lý, ban hành văn bản về lĩnh vực này tại Văn phòng UBND tỉnh. Hàng kỳ đánh giá kết quả thực hiện (3 tháng, 6 tháng và 1 năm) nhằm đạt được hiệu quả trong CCHC lĩnh vực này.
4. Đối với các sở quản lý liên quan:
- Khi nhận được phiếu xin ý kiến hoặc giấy mời họp và hồ sơ dự án do Cơ quan chủ trì thẩm định gửi đến, các sở có trách nhiệm phối hợp xem xét toàn diện về dự án và có ý kiến về những nội dung theo chức năng nhiệm vụ quản lý của mình bằng văn bản.
- Dự họp đúng thành phần và đúng giờ, tham gia góp ý kiến, trao đổi, thảo luận và có quyền chất vấn các đơn vị tư vấn, chủ dự án. Thành viên dự họp ghi lại ý kiến của mình vào Phiếu ghi ý kiến hội nghị (do Sở Kế hoạch và Đầu tư phát trước khi vào họp) những ý kiến phát sinh ngoài các nội dung đã có trong văn bản báo cáo thẩm định. Sau khi hội nghị kết thúc, thành viên dự họp gửi lại Văn bản tham gia thẩm định của Sở và Phiếu ghi nội dung tham gia ý kiến tại hội nghị cho cơ quan chủ trì thẩm định để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và lưu hồ sơ dự án.
Những nội dung chủ yếu về ý kiến thẩm định của các Sở gồm:
a) Đối với Sở Tài chính Vật giá:
- Đơn giá, giá trị các hạng mục và tổng mức đầu tư
- Cơ cấu vốn, nguồn vốn và chế độ huy động vốn
- Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
- Các chính sách, chế độ ưu đãi, các khoản cấm về tài chính đối với dự án.
b) Đối với Sở Xây dựng và các Sở có quản lý xây dựng chuyên ngành:
- Sự phù hợp của dự án về quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và địa điểm cụ thể
- Về áp dụng các văn bản, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá chuyên ngành
- Tiêu chuẩn cấp công trình, các giải pháp về kỹ thuật, kiến trúc, kết cấu
- Khối lượng, đơn giá, giá trị các hạng mục và tổng mức đầu tư
- Các giải pháp về thi công, hình thức thi công, tiến độ thi công
- Phương án cung cấp và chất lượng nguyên vật liệu xây dựng
- Đề xuất hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án
- Đánh giá về tính khả thi của dự án và kiến nghị.
c) Đối với sở Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Phương án lựa chọn công nghệ, thiết bị
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ, hình thức chuyển giao, điều kiện tiếp nhận (nếu có nhu cầu)
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của các dự án đầu tư.
d) Đối với các cơ quan quản lý trực tiếp chủ dự án:
- Căn cứ vào Nghị quyết của Tỉnh uỷ, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển của huyện (đối với cấp huyện) chỉ đạo bộ phận tham mưu giúp việc lựa chọn và đề nghị UBND tỉnh quyết định thành lập chủ dự án và chủ trương cho lập dự án đầu tư theo các quy định hiện hành.
- Hướng dẫn chủ dự án lập dự án đầu tư theo đúng quy định.
- Tổ chức nghiệm thu nội bộ và có văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh thẩm định và phê duyệt dự án.
e) Đối với các tổ chức cho vay vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh:
Tổ chức cho vay chịu trách nhiệm thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và cung ứng vốn, giám sát thực hiện vốn vay đúng mục đích và thu hồi vốn vay.
g) Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan khác
Các cơ quan quản lý về đất đai, tài nguyên, sinh học, công nghệ, môi trường, thương mại, bảo tồn, bảo tàng di tích, di sản văn hoá, cảnh quan, quốc phòng, an ninh, phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quan của DAĐT trong thời hạn quy định nếu cơ quan chủ trì thẩm định yêu cầu.
5. Đối với các Chủ đầu tư:
- Khi có Chủ trương cho lập dự án đầu tư phải trực tiếp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cấp trên quản lý trực tiếp của mình để được hướng dẫn lập hồ sơ dự án đầu tư ; Lựa chọn đơn vị tư vấn đủ năng lực lập dự án đầu tư hoặc tự lập dự án nếu có đủ năng lực và được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ lập dự án.
- Cung cấp đầy đủ và chuẩn xác về thông tin để tư vấn lập hồ sơ dự án đầu tư theo quy định, tổ chức nghiệm thu nội bộ dự án và trực tiếp bảo vệ dự án trước cuộc họp thẩm định.
- Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin cần thiết khi chủ trì cuộc họp thẩm định yêu cầu.
6. Đối với tổ chức tư vấn:
- Yêu cầu về năng lực của một tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng: Có đủ nhân lực có đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nắm vững luật pháp hiện hành và quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, có đủ các thông tin cần thiết về các văn bản quy phạm pháp luật, về cơ chế chính sách đầu tư và xây dựng, có chỗ làm việc tốt, phương tiện để thực hiện nội dung tư vấn của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả tư vấn của mình.
- Yêu cầu về quy định thực hiện và nghiệm thu chất lượng của một hồ sơ DAĐT:
Đơn vị tư vấn phải căn cứ vào các quy định của Nhà nước, khảo sát, điều tra chặt chẽ thị trường để lập DAĐT và tư vấn đầu tư và xây dựng cho chủ dự án. Nội bộ tư vấn có trách nhiệm chọn chủ nhiệm công trình là người có năng lực chuyên môn phù hợp với tính chất kỹ thuật của công trình. Tư vấn phải có bộ phận quản lý kỹ thuật để nghiệm thu tất cả nội dung của đồ án. Nghiệm thu phải tiến hành từng bước: Giữa chủ nhiệm đồ án với các thiết kế viên theo từng phần, phòng với chủ nhiệm đồ án, Giám đốc và bộ phận quản lý kỹ thuật để nghiệm thu toàn bộ đồ án. Tất cả các công đoạn đều phải có biên bản kết luận, bước 1 phải bổ sung chỉnh sửa xong mới đến bước 2... Hồ sơ DAĐT phải được các tổ chức tư vấn lập với sự phối hợp chặt chẽ của chủ dự án. Hồ sơ dự án phải lập đầy đủ theo quy định. Báo cáo NCKT, BCĐT phải đầy đủ các khoản mục, các tài liệu, bản vẽ theo quy định. Về lựa chọn địa điểm, bố trí tổng mặt bằng, giải pháp kỹ thuật phải có ít nhất 2 phương án để lựa chọn. Tổng mức đầu tư phải tính cụ thể trên cơ sở định mức, khối lượng, đơn giá theo thời điểm (báo giá), các văn bản pháp quy của Nhà nước hiện hành hướng dẫn tính toán chi phí khác, đền bù, giải phóng mặt bằng... Có giải pháp về nguồn vốn phù hợp với tiến độ thực hiện. Dự án lập phải đồng bộ bao gồm cả khâu xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành, sản xuất, marketing, tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn và hoàn trả vốn.
- Có trách nhiệm giải trình đầy đủ những vấn đề chưa rõ về nội dung dự án khi các thành viên thẩm định yêu cầu.
KẾT LUẬN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2036.doc