Tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Đóng tàu vận tải Hải Dương: MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5
1.1. Khái niệm, phân loại và đánh giá cơ bản về nguyên vật liệu 5
1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu 5
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu 5
1.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu 6
1. 3.1.Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu 6
1.3.2. Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu 6
1.2. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 9
1.2.1.. Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu 9
1.3. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu 11
1.3.1. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 11
1.3.1.1. Tài khoản kế toán sử dụng 11
1.3.1.2. Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu 12
1.3.2. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 19
1.3.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng 19
1.3.2.2. Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật kiệu 20
1.3.2.3.Kiểm kê nguyên vật liệu 21
1.4. Các hình thức kế toán 21
1.4.1. Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ CáI 21
1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký c...
91 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Đóng tàu vận tải Hải Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5
1.1. Khái niệm, phân loại và đánh giá cơ bản về nguyên vật liệu 5
1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu 5
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu 5
1.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu 6
1. 3.1.Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu 6
1.3.2. Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu 6
1.2. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 9
1.2.1.. Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu 9
1.3. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu 11
1.3.1. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 11
1.3.1.1. Tài khoản kế toán sử dụng 11
1.3.1.2. Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu 12
1.3.2. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 19
1.3.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng 19
1.3.2.2. Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật kiệu 20
1.3.2.3.Kiểm kê nguyên vật liệu 21
1.4. Các hình thức kế toán 21
1.4.1. Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ CáI 21
1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký chung 22
1.4.3. Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ` 24
1.4.4. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 25
1.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ĐÓNG TÀU VẬN TẢI HẢI DƯƠNG 28
2.1. Đặc điểm chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 31
2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 33
2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 36
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán và bộ máy kế toán của công ty 37
2.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong công ty 38
2.2.2. Hỡnh thức kế toán áp dụng tại công ty 40
2.2.3.Hệ thống tài khoản kế toán công ty sử dụng 42
2.2.4. Chứng từ kế toán áp dụng tại công ty 42
2.2.5. Sổ kế toán áp dụng tại công ty 43
2.2.6. Báo cáo kế toán áp dụng tại công ty 43
2.3. Thực trang tổ chức kế toán tại công ty đóng tàu vận tải Hải Dương 44
2.3.1. Đặc điểm tình hình quản ly, cung cấp, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu tại công ty 44
2.3.2. Phân loại nguyên vật liệu 45
2.4. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty 47
2.4.1. Trỡnh tự nhập kho nguyên vật liêu vật liệu tại công ty 49
2.4.2. Trỡnh tự xuất kho nguyên vật liệu tại công ty 55
2.5. Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 67
2.5.1.. Tài khoản kế toán sử dụng 67
2.5.2Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu nhập kho 67
2.5.3. kế toán tổng hợp nguyên vật liệu xuất kho 73
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ĐÓNG TÀU VẬN TẢI HẢI DƯƠNG 77
3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty 77
3.1.1. Nhận xét chung về công ty 77
3.1.2. Những ưu điểm 78
3.1.3. Một số hạn chế 80
3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty 81
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88Lêi nãi ®Çu
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và xu hướng sản xuất của các doanh nghiệp là hạch toán kinh tế độc lập và tự khẳng định sự vững chắc của mình để cùng đất nước trên con đường hội nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO.Vì thế một trong những mối quan tâm của các doanh nghiệp hiện nay để muốn duy trì và phát triển trước sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường, sự bùng nổ của các doanh nghiệp thương mại, sự phát triển rất mạnh của các doanh nghiệp sản xuất, thì vấn đề cấp thiết để đáp ứng và tồn tại được trên thương trường ngày càng khốc liệt, đó là vấn đề giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất mà vẫn tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp để được thị trường chấp nhận.
Trong doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp. Một biến động nhỏ về nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Do đó một trong những mối quan tâm và đặc biệt chú ý của doanh nghiệp là công tác tổ chức, ghi chép, phản ánh chi tiết, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua,vận chuyển, nhập–xuất-tồn kho nguyên vật liệu, tính toán giá thành thực tế của vật liệu thu mua, tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng vật liệu cả về số lượng, chất lượng mặt hàng.Vì vậy quản lý khoản mục chi phí nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong bộ máy kế toán toàn doanh nghiệp.Vì khi quản lý tốt khâu này sẽ góp phần làm giảm được giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty.
Do đặc điểm công nghệ sản xuất của Công ty ®ãng tµu vËn t¶i H¶i D¬ng lµ ®ãng míi vµ söa chữa các loại tàu biển mang trọng tải lớn nên tỷ lệ nguyên vật liệu trong tổng giá thành tương đối lớn. Một trong những biện pháp tốt nhất để hạ giá thành sản phẩm là giảm tối đa chi phí nguyên vật liệu.Để vừa giảm chi phí nguyên vật liệu lại vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm thì công ty luôn thực hiện tốt khâu quản lý nguyên vật liệu từ thu mua đến bảo quản sử dụng nguyên vật liệu.Công cụ đắc lực nhất phục vụ cho quá trình trên là công tác tổ chức khoa học, đưa ra những thông tin kịp thời chính xác giúp cho bộ phận quản lý có những quyết định đúng đắn, nhanh chóng phục vụ cho sản xuất hiệu quả cao.
Xuất phát từ lý luận và yêu cầu và thực tiễn đặt ra em chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Đóng tàu vận tải Hải Dương” nhằm vận dụng lý luận lý thuyết để tìm hiểu lý luận thực tế kế toán nguyên vật liệu trong đơn vị sản xuất, từ đó tìm ra ưu nhược điểm trong công tác quản lý, công tác kế toán nguyên vật liệu. V× vËy ®Ó rút ra kinh nghiệm học tập và đề xuất một số ý kiến với mong muốn làm hoàn thiện hơn nữa tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Đóng tàu vận tải Hải Dương.
Trong chuyên đề của em được chia thành các phần sau:
Ch¬ng 1: Tổng quan về công ty Đóng tàu vận tải Hải Dương.
Ch¬ng 2: Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Đóng tàu vận tải Hải Dương
Ch¬ng 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Đóng tàu vận tải Hải Dương
Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Khái niệm, phân loại, đánh giá nguyên vật liệu.
1.1.1. Khái niệm cơ bản về nguyên vật liệu.
Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, king doanh của doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu gồm:
+ Nguyên vật liệu chính
+Nguyên vật liệu phụ
+Nhiên liệu
+Phụ tùng thay thế
+Vật liệu và thiết bị XDCB.
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu.
Nguyên liệu, vật liệu được phân loại như sau:
- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phảm. Vì vậy, khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nhgiệp sản xuất cụ thể.
- Vật liệu phụ: Là nhữn loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản, đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động.
- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, rắn hoặc khí.
- Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất…
-Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản.Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.
1.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu.
1.1.3.1.Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
Các loại nguyên vật liệu thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp, do đó về nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu phải tuân thủ nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02”Hàng tồn kho”, hàng tồn kho của doanh nghệp được đánh giá theo giá gốc( trị giá vốn thực tế).
Giá gốc nguyên vật liệu được xác định cụ thể cho từng loại, bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác có kiên quan đến việc sở hữu các loại nguyên vật liệu đó.
Chi phí mua nguyên vật liệu bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua nguyên vật liệu trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua.
Chi phí chế biến nguyên vật liệu bao gồm các chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuât, chế biến ra các loại nguyên vật liệu đó.
1.1.3.2. Phương pháp đánh giá NVL nhập kho: Được đánh giá theo trị giá vốn thực tế
Trị giá vốn thực tế được xác định theo từng nguồn nhập- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài, trị giá vốn thực tế bao gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn( cả thuế nhập khẩu- nếu có) cộng với các chi phí mua thực tế. Chi phí mua thực tế gồm chi phí vận chuyển,bốc xếp, bảo quản, chi phí phân loại, bảo hiểm, công tác phí của cán bộ mua hàng và các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức thuộc quá trình mua nguyên vật liệu.
+ Nếu nguyên vật liệu mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu được phản ánh ở tài khoản 152- “nguyên vật liệu” theo giá mua chưa có thuế GTGT, số thuế GTGT được khấu trừ được phản ánh ở tài khoản 133- thuế GTGT được khấu trừ.
+ Nếu nguyên vật liệu mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá thanh toán.
Đối với nguyên vật liệu tự chế biến, trị giá vốn thực tế bao gồm giáthực tế của nguyên vật liệu xuất chế biến cộng với các chi phí chế biến.
Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, trị giá vốn thực tế bao gồm giá thực tế của nguyên vật liệu xuất thuê ngoài chế biến, chi phí vận chuyển, chi phí thuê ngoài gia công.
đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần, trị giá vốn thực tế là giá được các bên tham gia liên doanh, góp vốn chấp nhận.
1.1.3.3. Phương pháp tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho
Theo chuẩn mực kế toán số 02- “Hàng tồn kho” khi tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho được thực hiện theo các phương pháp sau đây.
*Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này, doanh nghiệp phải quản lý nguyên vật liệu theo từng lô hàng. Khi xuất lô hàng nào thì lấy giá thực tế của lô hàng đó.
* Phương pháp giá đơn vị bình quân: Theo phương pháp này giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính theo công thức:
Giá thực tế
từng loại xuất kho
=
Số lượng từng loại
xuất kho
*
Giá đơn vị
bình quân
Trong đó, giá đơn vị bình quân có thể được tính theo một trong ba cách
sau:
Đơn giá bình
quân cả kỳ
dự trữ
=
Tổng giá trị thực tế vật
liệu tồn đầu kỳ
+
Tổng giá trị thực tế vật
liệu nhập trong kỳ
Số lượng vật liệu
tồn đầu kỳ
+
Số lượng vật liệu
nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân
cuối kỳ trước(đầu
kỳ này)
=
Tổng giá trị tồn kho cuối kỳ
trước(đầu kỳ này)
Số lượng vật liệu tồn kho cuối kỳ
trước(đầu kỳ này)
Đơn giá bình
quân sau mỗi
lần nhập
=
Giá trị thực tế vật
Liệu tồn đầu kỳ
+
Giá trị thực tế vật liệu
một lần nhập
Số lưọng vật liệu
tồn đầu kỳ
+
Số lượng vật liệu
một lần nhập
*Phương pháp nhập trước xuất trước: Theo phương pháp này, số vật liệu nhập trước sẽ làm căn cứ tính giá cho số hàng xuất trước. Hết số hàng nhập trước mới đến số hàng nhập sau.
* Phương pháp nhập sau xuất trước:Theo phương pháp này, số vật liệu nhập sau sẽ làm căn cứ tính giá cho số hàng xuất trước.
Việc áp dụng phương pháp nào để tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho là do doanh nghiệp tự quyết định. Song, cần đảm bảo sự nhất quán trong niên độ kế toán và phải thuyết minh trong Báo cáo tài chính.
Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.
Hạch toán chi tiết NVL có thể sử dụng một trong 3 phương pháp sau:
Phương pháp thẻ song song
Phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển
Phương pháp Sổ số dư.
1.2.1.Phương pháp thẻ song song.
- Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi tình hình Nhập- Xuất-Tồn về mặt số lượng
-Tại phong kế toán: Kế toán sử dụng thẻ kho để theo dõi tình hình Nhập-Xuất-Tồn về mặt số lượng và giá trị.
-Trình tự hạch toán:
Được thể hiện qua sơ đồ sau:
Thẻ kho
Sơ đồ hạch toán theo phương pháp ghi thẻ song song.
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp N-X-T
Sổ tổng hợp
Phiếu nhập
Phiếu xuất
-Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Sử dụng phương pháp này công việc đơn giản, chính xác, dễ dang, dễ đối chiếu.
+ Nhược điểm: Trùng lặp về chỉ tiêu số lượng. Do vậy khối lượn công việc nhiều.
1.2.2. Phương pháp Sổ đối chiếu lân chuyển.
- Tại kho: Thủ kho sử dụng the kho để theo dõi số lượng nhập- xuất- tồn.
- Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng Sổ đối chiếu luân chuyển theo dõi số lượng và giá trị nhập- xuất- tồn của NV. Mỗi tháng chỉ ghi một lần tên cơ sở ghi chứng từ, mỗi loại NVL được ghi một dòng.
- Trình tự hạch toán thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán theo phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển.
Thẻ kho
Sổ đối chiếu luân chuyển
Sổ tổng hợp
Phiếu nhập
Bảng kê nhập
Phiếu xuất
Bảng kê xuất
-Ưu , nhược điểm:
+ Ưu điểm: Giảm được khối lượng ghi chép do chỉ ghi một lần vào cuối tháng.
+Nhược điểm: Trùng lặp về số lượng, công việc dồn về cuối tháng. Do vậy hạn chế chức năng của kế toán.
1.2.3. Phương pháp ghi Sổ số dư
- Tại kho: Thủ kho sử sụng the kho để ghi chép về mọi mặt số lượng, tình hình nhập- xuất- tồn. Cuối thang, phải tính được số tồn kho trên thẻ kho để ghi vào cột số lượng trên Sổ số dư.
- Tại phòng kế toán: Kế toán mở Sổ số dư dùng cho cả năm, theo dõi tình hình tồn kho của từng nhóm, loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị.
Trình tự hạch toán: Thể hiện qua sơ đồ sau
Sơ đồ hạch toán theo phương pháp Sổ số dư.
Phiếu nhập
Thẻ kho
Phiếu xuất
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Bảng luỹ kế nhập
Sổ số dư
Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Bảng luỹ kế xuất
Sổ tổng hợp
Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: Giảm được khối lượng ghi chép do kế toán ghi chép tiến hành đều trong tháng.
+ Nhược điểm: Khó phát hiện sai sót do đòi hỏi trình độ của thủ kho và kế toán phải cao.
1.3. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu
1.3.1. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là việc nhập, xuất nguyên vật liệu được thực hiện thường xuyên, liên tục căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất để ghi vào tài khoản nguyên vật liệu(Tk 152).
1.3.1.1. Tài khoản kế toán sử dụng
* Tk 152: Nguyênliệu, vật liệu.
Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của nguyên liệu, vật liệ theo giá gốc.
Kết cấu:
Bên nợ: - Trị giá gốc của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ
- Số tiền điều chỉnh tăng khi đánh giá lại NVL.
- Trị giá nguyên vật liệu phát hiện thừa khi kiểm kê
Bên có: - Trị giá gốc của nguyên vật liệ xuất dùng.
- Số điều chỉnh giảm do đánh giá lại nguyên vật liệu
- Trị giá nguyên vật liệ phát hiện thiếu khi kiểm kê.
Số dư Nợ: Phản ánh trị giá gốc của nguyên vật liệu tồn kho
TK 151: Hàng mua đang đi đường.
Tài khoản này phản ánh trị giá NVL đã mua, đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho và số hàng đang về cuối tháng chưa về đến kho của doanh nghiệp.
Kết cấu:
Bên Nợ: - Trị giá NVL đang đi đường đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Bên có: - Trị giá NVL đang đi đường cuối tháng trước tháng này đã về nhập kho hay đưa vào sử dụng ngay.
Số dư Nợ: Phản ánh trị giá NVL đang đi đưòng cuối tháng trước.
1.3.1.2. Kế toán tổng hợp nhập, xuất NVL.
a. Kế toán nguyên liệu, vật liệu.
(Phương pháp kê khai thường xuyên)
Trình tự hạch toán:
Khi mua NVL về nhập kho, căn cứ vào HĐ, PNK và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị NVL nhập kho
-Đối với NVL mua vào dùng để SXKD hàng hoá, dịch vụ chiu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nợ TK 152: Nguyên giá
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,141,331: Tổng giá thanh toán
Đối với NVL mua vào dùng để SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Nợ TK 152: Tổng giá thanh toán
Có TK 111,112,141,311,331: Tổng giá thanh toán
(2) Trường hợp mua NVL được hưởng chiết khấu thương mai,ghi giảm giá gốc NVL.
Nợ TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán
Có TK 152: Nguyên giá
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
(3)Trường hợp mua NVL về nhập kho nhưng thiếu quy cách, phẩm chất phải trả lại người bán hoặc được giảm giá.
Nợ TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán
Có TK 152: Giá mua chưa thuế
Có Tk 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
(4) Trường hợp doanh nghiệp đã nhận HĐ nhưng hàng chưa về nhập kho.
(4.1) Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào HĐ,PXK để ghi vào TK 152” Nguyên liêu, vật liêu”
(4.2) Nếu đến cuối tháng NVL vẫn chưa về thì căn cứ vào HĐ, kế toán ghi:
Nợ TK151: Hàng mua đang đi đường
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Phải trả người bán
Có TK 111,112,141
Sang tháng sau, khi NVL về nhập kho, căn cứ vào HĐ và PNK, ghi:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 151: Hàng mua đang đi đường
(5) Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, khoản chiết khấu được ghi nhận vào doanh thu.
Nợ TK 331: Phải trả gnười bán
Có TK515: Doanh thu hoạt động tài chính
(6) Đối với NVL nhập khẩu.
- Nếu nhập khẩu dùng cho HĐSX hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh vào giá gốc NVL là giá đã có thuế nhập khẩu.
Nợ TK 152: Nguyên giá(đã có thuế nhập khẩu)
Có TK331: Phải trả người bán
Có TK333.3: Thuế XNK
Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ.
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Đối với NVL nhập kho dùng cho hoạt động SXKD theo phương pháp trực tiếp nhưng không thựôc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 331: Phải trả người bán
Có TK 333.3: Thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 333.1: Thuế GTGT phải nộp
-Nếu nguyên vật liệu chịu thế TTĐB, kế toán ghi:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu(đã có TTĐB)
Có TK 331: Phải trả người bán
Có TK 333.2: Thuế TTĐB
(7) Các chi phí về thu mua, bốc xếp vận chuyển NVL theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 152:
Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111,112,141,331…
(8) Đối với NVL nhập kho thuê ngoài gia công, chế biến
- Khi xuất NVL đưa đi gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154: Chi phí SXKDD
Có TK 152: Nguyên vật liệu
-Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154: Chi phí SXKDD
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ( Nếu có)
Có TK 111,112,131,141…..
Khi nhập lại kho số NVL thuê ngoài gia công, chế biến xong,ghi:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK154: Chi phí SXKDDD
(9) Đối với NVL nhập kho do tự chế:
- Nhập kho NVL để tự chế, ghi:
Nợ TK 154: Chi phí SXKDDD
Có Tk 152: Nguyên vật liệu
-Nhập kho NVL đã tự chế, ghi:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK154: Chi phí SXKDDD
(10) Đối với NVL phát hiện thừa khi kiểm kê đã xác định được nguyên nhânthì căn cứ vào nguyên nhân để ghi sổ. Nếu chưa xác định được nguyên nhân,ghi:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 338: Phải trả,phải nộp khác
-Khi có quyết định xử lý NVL thừa căn cứ quyết định, ghi:
Nợ TK 338: Phải trả,phải nộp khác
Có : TK liên quan
(11) Khi xuất kho NVL s ử d ụng vào SXKD, ghi:
Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
N ợ TK 623,627,642
C ó TK 152: Nguyên vật liệu
(12) Xu ất NVL cho đ ầu t ư XDCB hoặc cho sửa chữa lớn:
Nợ TK 241: X DCBDD
(13) Đối với NVL đem đi góp vốn liên doanh, kiểm soát, ghi:
a. Xuất NVL đi góp vốn liên doanh
Nợ TK 222: Góp vốn liên doanh
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK711: Thu nhập khác
Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
b. Khi cơ sở kinh doanh bán thành phẩm sản xuất bằng NVL nhận góp vốn.Bên góp vốn liên doanh kết chuyển phần doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 711: Thu nhập khác
(14) Khi xuất NVL đua đi góp vốn vào công ty liên kết, ghi:
Nợ TK 223: Đầu tư vào công ty liên kết
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 711: Thu nhập khác
(15) Đối với NVL phát hiện thiếu hụt khi kiểm kê
Mọi trường hợp thiếu hụt NVL trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phát hiện thiếu khi kiểm kê phải lập biên bản và tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào Biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi vào Sổ kế toán.
- N ếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại theo số liệu trên Sổ kế toán
- Nếu giá trị NVL nằm trong phạm vi cho phép
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 152: Nguyên vật liệu
-Nếu số hao hụt, mất mát chưa xác định rõ nguyên nhân chờ xử lý ghi:
Nợ TK 138: Phải thu khác
C ó TK 152: Nguy ên v ật li ệu
Khi có quyết định xử lý, căn cứ quyết đinh, ghi:
Nợ TK 11: Tiền mặt
Nợ TK 138: Phải thu kh ác
Nợ TK334: Phải trả người lao động
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 138: Phải thu khác
Sơ đồ trình tự hạch toán( Theo phương pháp KKTX)
111, 112, 141, 331, 151
152
Nguyên liệu, vật liệu
621, 623, 627, 641, 642, 241
222
811
133
Nếu được
khấu trừ thuế GTGT
154
NVL gia công, chế biến xong nhập kho
3333
3332
411
621, 627
154
338 (3381)
Thuế nhập khẩu hàng nhập khẩu phải nộp
Thuế tiêu thụ đặc biệt NVL nhập khẩu (nếu có)
Nhận vốn góp bằng NVL
NVL đã xuất sử dụng không hết nhập lại kho
Phế liệu nhập kho
NVL phát hiện thừa khi kiểm kê chờ xử lý
Xuất dùng cho SXKD, XDCB
Xuất góp vốn vào Cty liên doanh bằng NVL
3387
711
CL giá đánh giá lại nhỏ hơn GTGS của NVL
CL giữa giá đánh giá lại lớn hơn GTGS của NVL tương ứng với phần lợi ích của mình trong LD
C/lệch giá đánh giá lại lớn hơn GTGS của NVL tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong LD
223
C/ lệch đánh giá lại nhỏ hơn GTGS của NVL
Xuất góp vốn vào C.ty liên kết bằng NVL
154
Xuất NVL thuê ngoài gia công, chế biến
111, 112, 331
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, trả lại hàng mua
632
138 (1381)
133
NVL xuất bán
NVL phát hiện thiếu khi
kiểm kê chờ xử lý
111, 112, 331
3
151 - hàng mua đang đi đường
111, 112, 331
3
632, 157
138 (1381)
133
Hàng mua đang đi đường
Thuế GTGT
(nếu có)
Hàng mua đang đi đường đã nhập kho
Hàng mua đang đi đường bán giao thẳng hoặc gửi đi bán
Hàng mua đang đi đường bị mất mát, hao hụt hoặc thiếu khi kiểm kê chờ xử lý
b. Kế toán hàng mua đang đi đường.
1.3.2. Hạch toán NVL theo phương pháp kiển kê định kỳ.
Phương pháp kiểm kê định kỳ không phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập- xuất NVL ở các tài khoản NVL(TK 151,152). Các tài khoản này chỉ phản ánh giá trị NVL tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Viếc nhâp- xuất NVL hàng ngày được phản ánh ở TK 611- Mua hàng.
Cuối kỳ kiểm kê NVL sử dụng phương pháp cân đối để ánh giá trị NVL xuất kho theo CT:
Trị giá NVL xuất kho
=
Trị giá NVL tồn đầu kỳ
+
Trị giá NVL nhập trong kỳ
-
Trị giá NVL tồn cuối kỳ
1.3.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng.
*TK 611: Mua hàng
Bên Nợ: - Kết chuyển trị giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ, giá thực tế NVL nhập trong kỳ.
Bên có: - Kết chuyển trị giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ, trị giá NVL xuất trong kỳ.
TK 611 không có số dư cuối kỳ.
1.3.2.2.Kế toán tổng hợp nhâp, xuất NVL.
(1) Đầu kỳ, kết chuyển trị giá NVL tồn kho đầu kỳ, ghi:
Nợ TK611: Mua hàng
Có TK 152: Nguyên vật liệu
(2) Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định trị giá NVL tồn kho cuối kỳ, ghi:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 611: Mua h àng
152
111, 112, 141, 331
333
611- Mua hµng
152
112, 331
621, 627, 641, 642
KÕt chuyÓn gi¸ trÞ NVL tån kho ®Çu kú
KÕt chuyÓn gi¸ trÞ nguyªn liÖu, vËt liÖu tån kho cuèi kú
Mua nguyªn liÖu nhËp kho
133
ThuÕ NK, TT§B tÝnh vµo gi¸ trÞ NVL nhËp khÈu
Gi¸ trÞ nguyªn liÖu, vËt liÖu tÝnh vµo chi phÝ SXKD
Gi¶m gi¸ hµng mua, chiÕt khÊu th¬ng m¹i, tr¶ l¹i hµng cho ngêi b¸n
133
ThuÕ GTGT (nÕu cã
S¬ ®å tr×nh tù nhËp, xuÊt NVL theo ph¬ng ph¸p KK§K.
1.3.2.3. Kiểm kê NVL
Định kỳ doanh nghiệp có thể tiến hành kiểm kê NVL tồn kho theo quy định để so sanh, đối chiếu với số liệu tồn kho ghi trên sổ kế toán.
Về nguyên tắc, số liệu này phải phù hợp với nhau. Nếu có chênh lệch, phải tìm ngay nguyên nhân và người chịu trách nhiệm để có giải pháp xử lý kịp thời và điều chỉnh số liệu ghi sổ cho phù hợp với số liệu kiểm kê thực tế.
1.4. Các hình thức kế toán.
Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán trong một doanh nghiệp phụ thuộc vào hình thức kế toán áp dụng trong doanh nghiệp đó. Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta thường áp dụng một số hình thức kế toán sau:
1.4.1.Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái.
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp, duy nhất là Nhật ký- Sổ Cái
Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký- Sổ Cái là các chứng từ kế toán trong bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ Cái gồm các loại sổ sau:
+ Nhật ký Sổ Cái
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sơ đồ1.1: Hình thức ghi sổ kế toán :NK-SC
Chöùng töø
keá toaùn
(chöùng töø goác)
Soå , theû keá toaùn chi tieát
Baûng toång hôïp chöùng töø keá toaùn cuøng loaïi
Soå quyõ
Baûng toång hôïp chi tieát
NHAÄT KYÙ – SOÅ CAÙI
BAÙO CAÙO TAØI CHÍNH
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra đối chiếu
*Ưu và nhược điểm.
- Ưu điểm: Dễ làm, dễ đối chiếu, kiểm tra, phù hợp với nghiệp cụ KT vó trình độ thấp, ghi sổ bằng tay.
- Nhược điểm: Ghi chép, trùng lặp, không thuận tiện cho phân công lao động KT, khó áp dụng vào máy tính.
1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào Sổ Nhật ký mà trọng tâm là Sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó, lấy số liệu trên các Sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán này gồm các loại sổ chủ yếu sau:
+ Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt.
+ Sổ Cái.
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sơ đồ 1.2. Hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức : NKC
Chöùng töø keá toaùn
(chöùng töø goác)
Soå, theû keá toaùn chi tieát
Soå nhaät kyù ñaëc bieät
SOÅ NHAÄT KYÙ CHUNG
Baûng toång hôïp chi tieát
SOÅ CAÙI
Baûng caân ñoái soá phaùt sinh
BAÙO CAÙO TAØI CHÍNH
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra đối chiếu
* Ưu điểm và nhược điểm:
- Ưu điểm: Là hệ thống sổ sách tương đối gọn nhẹ, việc ghi chép đơn giản, bộ máy kế toán đã biết vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo có hiệu qủa, chế độ KT trên máy theo h×nh thøc NKC nhằm nâng cao trình độ cơ giới hoá công tác kế toán, phát huy hơn nữa vai trò của kế toán trong tình hình hiện nay.
- Nhược điểm: Việc tổng hợp số liệu báo cáo không kịp thời nếu sự phân công công tác của cán bộ kế toán không hợp lý
1.4.3. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là:
+Tập hợp và hề thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoẻn đối ứng Nợ.
+ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nọi dung kinh tế.
+ Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
+ Sử dụng các mẫu sổ in sẵn.
+ Các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập BCTC.
Hình thức kế toán này gồm các loại sổ kế toán sau:
+ Nhật ký chứng từ
+ Bảng kê.
+ Sổ cái.
+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
Sơ đồ: 1.3. Hình thức sổ kế toán: NKCT
Chøng tõ kÕ to¸n vµ c¸c b¶ng ph©n bæ
Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt
B¶ng kª
NhËt ký chøng tõ
Sæ c¸i
B¸o c¸o kÕ to¸n
B¶ng tæng hîp chi tiÕt
Ghi chó: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
* Ưu điểm và nhược điểm:
- Ưu điểm: Các quy trình về trình tự ghi chép kế toán theo hình thức này được bộ tài chính quy định chặt chẽ và rất cụ thể. Hơn nữa hình thức này có phạm vi áp dụng rộng rãi, điều kiện kế toán thủ công.
- Nhược điểm: Hình thức này đòi hỏi trình độ kế toán viên phải cao, bất tiện trong công việc kiểm tra vì không sử dụng được trên máy, thñ công đôi khi cũng làm cho độ chính xác không cao.
1.4.4. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.(CTGS)
Đặc trưng cơ bản của hình thức này: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ”.
Việc ghi sổ kế oán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
+ CTGS do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán trong Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại có cùng nội dung kinh tế.
+ CTGS được đánh số hiệu liên tục theo rừng tháng hoặc cả năm và phải có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước jhi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán này gồm các loại sổ kế toán sau:
+ CTGS
+ Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Sổ Cái
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sơ đồ 1.4. Hình thức sổ kế toán : CTGS
Chöùng töø keá toaùn
(chöùng töø goác)
Baûng toång hôïp chöùng töø keá toaùn cuøng loaïi
Soå quyõ
Soå, Theû keá toaùn chi tieát
Baûng toång hôïp chi tieát
CHÖÙNG TÖØ GHI SOÅ
Soå Caùi
Baûng caân ñoái soá phaùt sinh
BAÙO CAÙO TAØI CHÍNH
Soå ñaêng kyù chöùng töø ghi soå
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
* Ưu điểm và nhược điểm.
- Ưu điểm: Hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc áp dụng máy tính.
- Nhược điểm: Tuy nhiên nhược điểm lớn của hình thức này là việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên việc báo cáo dễ bị chậm trễ.
1.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính
1.4.5.1. Đặc trưng
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính.Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong 4 hình thức hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây.
1.4.5.2. Trình tự kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
(1) Hàng ngày,kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ,xác định tài khoản nợ,có để nhập dữ liệu vào maý tính theo Bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
(2) Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ(cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết tự động và luôn đảm bảo chính xác,trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.Người làm kế toán có thể kiểm tra, đói chiếu số liệu giũa sổ kế toán với BCTC sau khi đã in ra giấy
Cuối tháng,cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp ly theo quy định.
Chứng từ kế toán
phần mềm kế toán
Sổ kế toán
-Sổ tổng hợp
-Sổ chi tiết
Máy vi tính
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
-Báo cáo tài chính
-Báo cáo kế toán quản trị
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY ĐÓNG TÀU VẬN TẢI HẢI DƯƠNG
2.1.Đặc điểm chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Đóng tµu vËn t¶i H¶i D¬ng trực thuộc tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Ra đời vào thời kỳ chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, tiền thân là sự sát nhập của hai cơ sở sản xuất là phân xưởn đóng Sàlan gỗ 19-5 thuộc công ty vận tải đường sông và xưởng đóng tàu Hoàng Văn Thụ đóng tại Kinh Mông- Hải Dương.Nhiệm vụ đầu tiên ở thời kỳ này là đóng các phương tiện vỏ thuyền gỗ, phà gỗ để đảm bảo cho việc giao thông thông suốt trước sự phá hoại của giặc Mỹ xâm lược.
Tháng 04 năm 1968 để đảm bảo an toàn giao thông thời kỳ chiến tranh. Công ty đã mạnh dạn thay đổi trong sản xuất kinh doanh bằng cách chuyển việc sản xuất các phương tiện vỏ gỗ sang sản xuất vỏ thép và chuyển địa điểm về Cầu Cất và cảng Hải Dương ( Cầu Phú Lương).
Năm 1969 công ty lắp ráp thành công Sàlan vận tải Rumani 150 tấn, cầu kéo 150 tấn. tổng số cán bộ công nhân viên thời kỳ này là 600 người, sản xuất tập trung tại 3 nơi: Cầu Cất, Cầu Phú Lương, Chợ Lớn.
Năm 1979 thực hiện nghị quyết của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương công ty sát nhập hai xí nghiệp: Xí nghiệp thuyền xi măng lưới thép và xí nghiệp đóng Canô Salan 19-5 thành xí nghiếp cơ khí đường thuỷ Hải Dương. Sau khi sát nhập công ty đã phát huy hết nội lực của mình phấn đấu thự hiện kế hoạch sản xuất được 2000 tấn phương tiện. Đặc biệt năm 1992 công ty đã đóng mới thành công hai tầu, phà, sông ,biển 400T thể hiện sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ công nhân viên và năng lực của toàn công ty.
Tháng 4 năm 1997 thực hiện nghị quyết số 251/TT của Thủ tướng Chính phủ, công ty đã đổi tên thành Công ty công nghiệp đóng tàu thuỷ Việt Nam.
Đến tháng 5 năm 2000 để mở rộng ngành nghề kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường công ty đổi thành Công ty đóng tầu và vận tải Hải Dương
Như vậy kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đóng tầu và vận tải Hải Dương luôn là một doanh nghiếp có nhiều cố gắng mạnh dạn trong sản xuất kinh doanh thể hiệm quá trình phát triển đi lên. Đến nay, công ty là một trong các đơn vị thành viên của tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Địa điểm của công ty ở Khu 10 Phường Ngọc Châu- Thành Phố Hải Dương.
Trong quá trình phát triển công ty phải phân tán ở ba địa điểm với tổng số 600 cán bộ công nhân viên, việc điều hành và sản xuất gặp nhiều khó khăn. Một phần do điều kiện sản xuất phân tán, một phần do điều kiện chiến tranh. Do vậy, thời kỳ này công ty gặp khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật thô sơ. Năm 1969 do thay đổi cơ bản về loại hình sản phẩm để đáp ứng với điều kiện sản xuất hiện tại, công ty đã đưa một số cán bộ ở công ty đi đào tạo tại Trung Quốc.
Song với sự cố gắng, công ty đã đạt được những thành tích đáng kể. Đến năm 1989 trước sự chuyển đổi cơ chế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường cùng với sự khó khăn chung của toàn ngành cơ khí. Công ty gặp khó khăn về việc làm, đời sống cán bộ cong nhân viên gặp khó khăn, số lượng công nhân viên nghỉ chế độ nhiều, quy mô sản xuất bị thu hẹp.
Từ năm 2000 đến nay, trước sự phát triển của nền kinh tế cùng với chính sách ưu đãi phát triển của Nhà Nước với ngành cơ khí. Để đảm bảo sự hội nhập, công ty đã mở rộng ngành nghề kinh doanh, cơ sở vật chất dần được cải thiện, doanh thu sản xuất công nghiệp hàng năm tăng lên theo tỷ lệ cao. Hiện nay, công ty có 4 tàu hàng trọng tải 500T, 2 tàu đa chức năng 650T, 1 tàu biển 2000T làm nhiệm vụ vận tải, một đội ngũ cán bộ công nhân viên làm dịch vụ vận tải, hệ thống kho hàng, nhà xưởng đang được cải tiến và đảm bảo cho công việc đóng tàu 1000T, sửa chữa các tàu có trọng tải lớn. Hệ thống thông tin liên lạc được công ty đưa vào sử dụng từ năm 2000 đến nay toàn bộ công ty đã trang bị 25 máy vi tính để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.
Ngoài lĩnh vự kinh doanh chính hiện nay của công ty đã đóng mới và sửa chữa phương tiện tàu thuỷ, công ty còn tham gia dịch vụ kinh doanh vận tải, hàng xuất nhập khẩu. Nó đã từng bước tạo thêm việc làm ổn đinhj cho cán bộ công nhân viên. Do vậy, công việc của công ty dần đi vào ổn định, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
Tên gọi đầy đủ: Công ty đóng tầu và vận tải Hải Dương
Tên giao dịch: Hai Duong Shipbuilding and Shipping Company.
Địa chỉ: Khu 10- Phường Ngọc Châu- Thành Phố Hải Dương.
Số đăng ký kinh doanh: 11 2464 Cấp ngày 16/09/2005
Điện thoại: (0320) 3852.658 Fax: (0320)3841.465.
Công ty hiện có tổng số cán bộ công nhân viên là 210 người. Trong đó:
Số cán bộ công nhân viên có trình độ Đại học là 32 người chiếm 15,23%.
Số cán bộ công nhân viên có trình độ Cao Đẳng, Trung Cấp là 11 người, chiếm 5,23%.
Số còn lại là công nhân kỹ thuật chiếm 79,54%.
Công ty có diện tích sử dụng đất là: 17.371.000 m2.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty gồm: 1 dãy nhà điều hành 2 tầng gồm các phòng ban được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị như: Máy vi tính, máy in… Một dãy nhà phân xưởng, một dãy nhà phân xưởng cơ khí Triền Đà, một dãy nhà nghỉ trưa cho cán bộ công nhân viên, nhà ăn và nhà bếp. Máy móc thiết bị ở các phân xưởng như: Máy cắt tôn, máy đập, máy tời, máy hàn các loại…
Đến nay, công ty đã có những trang thiết bị và quy trình công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài. Ngoài ra, với đội ngũ kỹ sư giỏi, thợ lành nghề có kinh nghiệm đã tạo ra những sản phẩm của công ty không ngừng được nâng cao về số lượng, chất lượng và trọng tải.Từ những phương tiện chạy sông loại nhỏ, nay công ty vượt lên đóng các loại tàu chạy biển với trọng tải 6.500 tấn. Tháng 11/2007 Công ty nhận được đơn đặt hàng đóng con tàu 11.000 tấn. Sản phẩm của Công ty đã và đang được sử dụng ở nhiều tỉnh, có những sản phẩm đã được khai thác trên các tuyến đường biển Đông Nam Á và sản phẩm của Công ty đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam (VIES) đánh giá cao gây được uy tín tốt với khách hàng.
2.1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đóng tàu vận tải Hải Dương.
Hiện nay,Công ty §ãng tµu vËn t¶i H¶i D¬ng với ngành nghề kinh doanh chính là đóng mới và sửa chữa các loại tàu biển từ nhỏ đến lớn. Mặt khác để tận dụng bề diện tích rộng và đội ngũ công nhân, Công ty còn tận dụng để kinh doanh kho bãi và gia công kết cấu thép.
Do thêi gian thµnh lËp cha l©u nên nguồn vốn Công ty còn hạn hẹp. Bởi thế mà khách hàng chủ yếu của Công ty là trong nước và vốn để làm sản phẩm thì khách hàng phải đặt cọc trước còn cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị của công ty xây dựng và mua sắm do nguồn vốn vay ngân hàng.
Dưới đây là một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2005, 2006, 2007:
BẢNG 1:
Đơn vị: Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- H¶i D¬ng
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh thu
21.000
30.000
32.000
Giá vốn hàng bán
15.000
22.000
20.000
Lãi từ hoạt động kinh doanh
6.000
8.000
12.000
Chi phí tài chính
1.000
2.000
2.400
Chi phí quản lý doanh nghiệp
4.500
5.000
8.000
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
500
1.000
1.600
Chi phí khác
100
400
700
Tổng lợi nhuận trước thuế
400
600
900
Thuế thu nhập doanh nghiệp
120
180
270
Lợi nhuận sau thuế
250
420
730
Người lập biểu
Nguyễn Thị Toan
Kế toán trưởng
Nguyễn Đức Mạnh
Giám Đốc
Lê Huy Hồng
Còn thu nhập bình quân của người lao động là 1.500.000đồng/tháng
Với mức tiêu dùng như Việt Nam hiện nay thì mức thu nhập như vậy được coi là ổn định. Điều này làm cho người lao động yên tâm sản xuất, tâm huyết với Công ty. Trong tương lai Công ty sẽ phát triển và nâng cao hơn mức thu nhập của người lao động dự định đặt ra khoảng từ 2000.000 đến 5.000.000 đồng đến năm 2010.
2.1.4.. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Đóng tàu vận tải Hải Dương.
Công ty Đóng tµu vËn t¶i H¶i D¬ng được tổ chức theo kiểu trực tuyến có tổ chức bộ máy quản lý được khái quát trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
Giám đốc
Phó Giám đốc
Chi nhánh tại
Hải Phòng
Phó Giám đốc
Phòng
Tài chính kế toán
Phòng
Tổ chức hành chính
Phòng
kế hoạch đầu tư
Phòng
thương mại vận tải
Phòng
Quản lý tàu
Phân xưởng vỏ
Phòng
Vật tư thiết bị
Phòng
Kỹ thuật sản xuất
Phân xưởng cơ khí Triền Đà
Tổ
sản xuất
số 1
Tổ
sản xuất
số 2
Tổ
sản xuất
số 3
Tổ
sản xuất
số 4
Tổ
Hàn
Tổ
Sơn
Trong sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty :.
+ Ban Giám đốc gồm
* Giám đốc: là người điều hành và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Công ty.
* Hai Phó Giám đốc:
Là người giúp việc cho Giám Đốc ở lĩnh vự phân công đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, điều hành trực tiếp Phòng kỹ thuật sản xuất, phòng vật tư thiết bị, phân xưởng vỏ, phân xưởng cơ khí Triền Đà và phòng quản lý tầu.
Phó Giám Đốc thứ hai điều hành trực tiếp phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán, phòng thương mại vật tư, phòng kế hoạch đầu tư.
Phòng tổ chức hành chính: Quản lý điều hành nhân sự phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Đón khách đến công ty, quan hệ, cộng tác đồng thời tổ chức dộng viên phong trào thi đua của toàn công ty.
Phòng Tài chính- Kế toán: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc. Phong Tài chính-Kế toán theo dõi, phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Xử lý, tổng hợp số liệu, lập Báo cáo kế toán theo đúng quy định đồng thời phân tích thông tin kế toán, tham mưu cho lãnh đạo để có biện pháp xử lý kịp thời.
Phòng Thương mại vật tư: Quản lý, thực hiện các hoạt động mua bán, các dịch vụ vận tải hàng hoá.
Phòng kế hoach đầu tư: Chịu trách nhiệm lập các kế hoạch để đầu tư đúng vào các quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phòng kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm đảm bảo các loại vật tư, thiết bị. Theo dõi thiết kế, thi công và sửa cữa tầu, đồng thời theo dõi quản lý định mức kỹ thuật máy móc thiết bị, đảm bảo an toàn cho công nhân sản xuất.
Ban quản lý dự án: Quản lý, giám sat xây dựng các dự án được Tập đoàn Công nhgiệp tầu thuỷ Việt Nam phê duyệt.
Các tổ sản xuất: Trực tiếp làm việc dưới phân xưởng, chịu trách nhiệm trong từng khâu sản xuất được giao.
Công ty tổ chức quản lý khá chặt chẽ, chuyên môn đến từng khâu, tổ sản xuất đảm bảo công tác tổ chức sản xuất được tiến hành thuận tiện và khoa học.
2.1.5. Đặc điểm tổ chức hoạt động s¶n xuÊt kinh doanh của Công ty
Do đặc điểm của công nghiệp đóng tầu của Công ty Đóng tµu vËn t¶i H¶i D¬ng là sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng các bộ phận cấu thành con tàu rất phức tạp nên sản xuất phải theo các công đoạn sau và được thể hiện bằng sơ đồ:
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
PX 1: Tiền chế
PX2: Gia công
PX 3: Lắp ráp
PX 4: Máy ống
PX5: Cơ khí điện
Hoàn chỉnh sản phẩm
Đây là quy trình công nghệ có tính khái quát của toàn Công ty. Trong mỗi phân xưởng có một dây chuyền công nghệ chế tạo chi tiết sản phẩm riêng, mà tên phân xưởng được gọi theo tên của quy trình công nghệ sảnxuất.
Quá trình công nghệ sản xuất này rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty và mang tính khoa học thể hiện mối quan hệ chặt chẽ trong việc chế tạo và lắp ráp sản phẩm tuân thủ nhịp nhàng cân đối đảm bảo dây chuyền sản xuất được liên tục.
+ Phân xưởng 1: Tiền chế: trong thời gian phòng kỹ thuật Công ty kết hợp với tổ dưỡng mẫu tiến hành triển khai hệ thống bản vẽ kỹ thuật trên thực tế (còn gọi là phóng dạng) phân xưởng tiền chế sẽ theo sơ đồ phóng dạng để lấy các nguyên vật liệu cần dùng.
+Phân xưởng 2: Gia công: Phân xưởng này căn cứ vào các dưỡng mẫu tiến hành pha cắt tôn tấm, thép hình và các loại nguyên vật liệu để sản xuất.
+Phân xưởng 3: Lắp ráp: Có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các chi tiết mà bộ phận gia công cắt gia để dựng lên sản phẩm.
+Phân xưởng 4: Máy ống: Do máy thuỷ của tàu là loại máy phải nhập ngoại( chưa có phần trục chân vịt) nên phân xưởng có nhiệm vụ gia công – tiện trục bạc tàu, tiến hành lắp ráp căn chỉnh hệ trục chân vịt với máy tàu để hoàn chỉnh hệ máy ống.
+Phân xưởng 5: Cơ khí điện: Có nhiệm vụ lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống điện tàu từ khâu điện hệ lái, hệ neo đến các phần điện sinh hoạt đảm bảo cho con tàu hoạt động bình thường.
Do con tàu bao gồm nhiều phòng như: Phòng thuyền trưởng, Phòng vô tuyến điện, Phòng hải đồ đến các phòng thuỷ thủ cần phải ốp gỗ bọc da. Hơn nữa, phần vỏ tầu làm bằng tôn, thép rất cần sơn các loại nên khâu hoàn chỉnh sản phẩm có nhiệm vụ làm phần đó. Mặt khác, khi con tầu sản xuất xong cần tiến hành chạy thử để cục đăng kiểm kiểm tra. Trong quá trình này phát sinh các vấn đề về độ chính xác và các thông số kỹ thuật thì khâu hoàn thiện sản phẩm cần hoàn thiện cho phù hợp với quy phạm đăng kiểm Việt Nam.
Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng dưới sự lãnh đạo thống nhất của các cấp uỷ Đảng, công đoàn và ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên đã không ngừng phấn đấu, lao động sản xuất để đưa Công ty từng bước phát triển, khắc phục các khó khăn tạm thời, hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức sản xuất để đáp ứng được yêu cầu về tiến bộ khoa học kỹ thuật, chất lượng ngày càng cao, tích luỹ và đầu tư trang bị thêm máy móc thiết bị cần phục vụ cho thi công để có thể cạnh tranh được với các nhà thầu lớn trong nước.
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán và bộ máy kế toán tại công ty
2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, nghĩa là toàn bộ công tác kế toán của Công ty được tập trung trên phòng kế toán. Từ khâu xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi sổ tổng hợp đến lập báo cáo kế toán và phân tích số liệu. Tuy nhiên các phân xưởng có bố trí nhân viên có chức năng thống kê làm nhiệm vụ thống kê, tập hợp số liệu và ghi chép ban đầu gửi đến phòng kế toán.
Để phù hợp với quy mô của Công ty, tổ chức bộ máy kế toán được khái quát qua sơ đồ:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền lương và TSCĐ
Kế toán
NVL,
tính giá thành SP phẩm
Thủ quỹ
Kế toán thuế
Kế toán
TGNH
Kế toán
công nợ
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Với cơ cấu quản lý độc lập, nên bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức với các chức năng:
+ Kế toán trưởng :
Phụ trách chung và điều hành mọi công việc trong phòng kế toán.
Tham mưu cho Giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế và phụ trách kế hoạch tài chính có trách nhiệm tổng hợp lập báo cáo quý, năm xác định kết quả kinh doanh đồng thời cũng là một kiểm soát viên của nhà nước tại công ty.
+ Kế toán tổng hợp: Phụ trách tất cả các số liệu về tiền lương, TSCĐ, NVL,giá thành,TM,TGNH để có thể cung cấp số liệu chính xác nhất cho kế toán trưởng hay Ban Giám Đốc.
+ Kế tóan tiền lương kiêm TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, trích khấu hao theo từng quý. Tổng hợp lương và BHXH đưa vào các tài khoản liên quan.
+Kế toán NVL, giá thành sản phẩm: Theo dõi tình hình xuất nhâp NVL, theo dõi lượng hàng tồn kho để phân bổ cho riêng con tàu từ đó làm cơ sở cho tính giá thành sản phẩm.
Kế toán TGNH: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động của số lượng tiền trong Ngân hàng của công ty.
+ Kế toáncông nợ:Theo dõi các khoản nợ ngân hàng, khách hàng nội bộ.
Có nhiệm vụ nhập chứng từ hàng ngày, đồng thời viết phiếu thu chi tiền mặt, theo dõi các khoản thu chi, vào sổ chi tiết, cuối tháng tổng hợp vào nhật ký chứng từ, bảng kê cân đối, đối chiếu với thực tế kịp thời phát hiện những sai sót. Theo dõi những khoản công nợ cần thanh toán với khách hàng, tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Cuối tháng có trách nhiệm đối chiếu số dư tiền mặt với thủ quỹ.
+ Thủ quỹ:
Hàng ngày, hàng tháng vào sổ thu chi quỹ và thường xuyên kiểm tra tiền mặt tồn quỹ.
Hàng tháng có trách nhiệm đối chiếu số dư tiền mặt với kế toán thnah toán. Định kỳ hàng tháng, quý, năm thực hiện kiểm kê quỹ, lập biên bản kiểm kê và nộp cho Giám đốc.
+ Kế toán thuế:
Hàng ngày theo dõi và đối chiếu chặt chẽ các hoá đơn chứng từ có thuế giá trị gia tăng đầu vào với kế toán vật tư.
Hàng tháng lấy số liệu về doanh thu bán hàng để xác định thuế giá trị gia tăng đầu ra để xác định số thuế phải nộp.
2.2.2.Hình thức kÕ to¸n áp dụng tại Công ty.
Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý kinh tế tài chính, hiện nay Công ty áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Chứng từ và hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Công ty áp dụng phương pháp khấu trừ thuế để hạch toán thuế giá trị gia tăng
Công ty lựa chọn ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Chứng từ hình thức ghi sổ này giúp cho công việc ghi chép của kế toán được giảm bớt dàn đều trong tháng, việc kiểm tra đối chiếu được tiến hành ngay trên sổ kế toán và hình thức kế toán còn thể hiện được trình độ nghiệp vụ thành thạo của đội ngũ kế toán.
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là từ việc ghi sổ kế toán tổng hợp được căn cứ trực tiếp vào Nhật ký- Chứng từ.
Nhật ký - chứng từ là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ phát sinh bên có của các tài khoản tổng hợp. Nhật ký – Chứng từ mở cho tất cả các tài khoản có thể mở cho mỗi tài khoản một Nhật ký – Chứng từ hoặc mở một Nhật ký – Chứng từ để dùng chung cho một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có quan hệ đối ứng mật thiết với nhau và thông thường là nghiệp vụ kinh tế phát sinh có các tài khoản đó không nhiều.
Dưới đây là sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Chứng từ :
Sơ đồ 4: Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký- Chứng từ
Chøng tõ kÕ to¸n vµ c¸c b¶ng ph©n bæ
NhËt ký chøng tõ
B¶ng kª
Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt
B¶ng tæng hîp chi tiÕt
Sæ c¸i
B¸o c¸o kÕ to¸n
Ghi chó: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ:
(1). Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký- Chứng từ hoặc Bảng kê, Sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí, sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lẩn hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phẩn loại trong các Bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của Bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký- Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liêu tổng cộng của Bảng kê, Sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liêu vào Nhật ký- Chứng từ.
(2). Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật hý- Chứng từ, kiểm tra đối chiếu số kiệu tren các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký- Chứng từ ghi trự tiếp vào Sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái
Số liệu tổng cộng ở Số Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký-Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập Báo cáo tài chính.
2.2.3.Hệ thèng tài khoản kÕ to¸n sử dụng ở Công ty:
Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản theo quy định của Bộ tài chính với công ty cổ phần, từ loại 1 đến loại 9 và các tài khoản ngoài bảng loại không như:
TK: 111,112,133, 138, 141, 142, 152, 153, 154, 155, 211, 213, 214, 241, 311, 331, 333, 335, 336, 338, 341, 411, 412, 414, 415, 421, 431, 511, 521, 621, 622, 623, 627, 631, 632, 641, 635, 642, 711, 811, 911,002.
2.2.4. Chứng từ kÕ to¸n ¸p dông t¹i c«ng ty.
Hầu hết các chứng từ kế toán công ty áp dụng đều tuân thủ theo quy định của BTC ban hành
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương hợp đồng giao khoán, hợp đồng lao động, biên bản thanh lý hợp động lao động.
+ Chỉ tiêu tiền mặt: Phiếu thu, Phiếu chi, hoá đơn bán hàng, giấy đề nghị tạm ứng.
+ Chỉ tiêu tài sản cố định: Bảng trích khấu hao TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
+ Chỉ tiêu vật tư: Phiếu nhập kho; phiếu xuất kho; Giấy đề nghị lĩnh vật tư; Biên bản kiểm kê vật tư; Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn thành phẩm; Bảng kê giá hạch toán xuất kho từng sản phẩm….
2.2.5.Sổ kế toán áp dụng tại công ty.
+Sổ số dư.
+Bảng luỹ kế nhập – xuất – tồn .
+Bảng tổng hợp nhập – xuất nguyên vật liệu.
+Sổ cái .
+Bảng kê
+Nhật ký chứng từ.
+Bảng phân bổ nguyên vật liệu.
2.2.6.Báo cáo kế toán ¸p dông tại Công ty:
Tại Công ty Đóng tµu vËn t¶i H¶i D¬ng Báo cáo được lập vào cuối mỗi quý và cuối mỗi năm gồm các Báo cáo sau:
+ Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01- DN.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh: Mẫu số B 02- DN.
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03- DN
+ Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09- DN.
Báo cáo tài chính của Công ty được lập và gửi vào mỗi quỹ chậm nhất sau 15 ngày của quý mới và vào cuối năm chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.
Báo cáo tài chính được gửi đi các nơi:
+ Chi cục tài chính DN
+ Chi cục thuế Hà Nội
+ Chi cục thống kê
+ Tổng Công ty vận tải
+ Các ngân hàng mà Công ty mở tài khoản vay
Ngoài ra công ty còn báo cáo công khai một số chỉ tiêu tài chÝnh. Báo cáo này công khai một số tình hình tài chính đối với các tổ chức, đoàn thể và người lao động trong Công ty để người lao động thực hiện được quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc thực hiện dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, ….Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.
2.3. Trực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty Đóng tàu vận tải Hải Dương
2.3.1.Đặc điểm tình hình quản lý, cung cấp, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động thiết yếu để tiến hành sản xuất được thể hiện dưới dạng vật hoá. Trong Công ty Đóng tàu vËn t¶i H¶i D¬ng với ngành nghề kinh doanh chính là đóng mới và sửa chữa các loại tàu biển nên nguyên vật liệu chủ yếu là tôn và thép hình. Đây là loại nguyên vật liệu thuộc kim loại nên rất dễ bị ăn mòn bởi điều kiện khí hậu nóng ẩm như Việt Nam chúng ta.
Do dặc thù nguyên vật liệu của công ty nên để bảo quản tốt nguyên vật liệu công ty đã xây dựng 2 bãi, 4 kho và 5 phân xưởng.
+2 bãi công ty dùng để tôn vì tôn thường mỗi lần nhập rất nhiều lại cồng kềnh nên khó vận chuyển vào phân xưởng.
+4 kho dùng để chứa thép ,sắt, gỗ, máy móc thiết bị, xăng ……
+5 phân xưởng dùng để gia công làm nên sản phẩm của công ty .
Quy chế nội dung bảo quản sử dụng : mỗi kho được bố trí thủ kho, thủ kho có trách nhiệm bảo quản về số lượng, chất lượng từng loại nguyên vật liệu. Công ty gắn trách nhiệm vật chất cho từng thủ kho nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo kịp thời trong công tác nhập – xuất nguyên vật liệu.
Công tác kiểm kê kho được tiến hành 2 kỳ trong năm (đầu năm và cuối năm) có sự phối hợp giữa các phòng chức năng : Phòng kế toán, Phòng KCS, Phòng Vật tư nhằm phát hiện những hư hao, thiếu hụt kém phẩm chất của từng nguyên vật liệu để trình Giám đốc cho ý kiến chỉ đạo kịp thời.
Do đặc thù sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng nên để quá trình sản xuất được diễn ra theo đúng tiến độ công ty luôn phải dự trữ nguyên vật liệu ở mức dộ hợp lý so với trọng tải con tàu cần đóng.
Trong quá trìng làm sản phẩm thì thông tin về nguyên vật liệu luôn phải đầy đủ kịp thời và chính xác muốn vậy thì kế toán nguyên vật liệu phải thực hiện:
+ Ghi chép đầy đủ, tính toán phản ánh chính xác trung thực kịp thời về số lượng, chất lượng và giá thành thực tế nguyên vật liệu nhập kho .
+ Tập hợp và phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời số lượng giá thành nguyên vật liệu xuất kho và chấp hành tốt định mức tiêu hao.
+ Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh .
+ Tính toán và phân bổ chính xác giá trị nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thiếu thừa, kém phẩm chất để công ty có biện pháp xử lý.
2.3.2. Phân loại nguyên vật liệu
Với đặc điểm như trên thì việc sử dụng sao cho hiệu quả ,hợp lý là một vấn đề khó khăn,Vì vậy việc phân loại là biện pháp tốt nhất góp phần giải quyết vấn đề này.Trên cơ sở đặc điểm nguyên vật liệu cùng yêu cầu quản lý chung và công dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã phân loại nguyên vật liệu thành những loại sau:
*Nguyên vật liệu chính:Là đối tượng chủ yếu của công ty khi tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm góp phần cấu thành cấu thành nên thực thể con tầu. nguyên vật liệu chính bao gồm:tôn và thép hình chiếm khoảng 90%.
*Nguyên vật liệu phụ:Tuy không cấu thành nên thực thể con tàunhưng có tác dụng hoàn thiện hơn về hình dáng bề ngoài của con tầu.Nguyên vật liệu phụ bao gồm:các loại sơn , ô xy, gas, que hàn.
*Nhiên liệu:Công ty thường dùng các loại nhiên liệu như:xăng A92, A76, dầu nhờn A90, dầu diezen, các loại mỡ.
*Phụ tùng thay thế:Là các chi tiết máy móc dùng thay thế cho các máy móc mà công ty đang sử dụng.
*Phế liệu thu hồi:Là các loại tôn, thép hình, sắt còn lại sau quá trình sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở phân loại nguyên vật liệu Công ty đã lập bảng danh điểm nguyên vật liệu như sau:
Sổ danh điểm vật tư
Danh điểm
Tên quy cách, chất lượng VL
Đơn vị tính
Đơn giá hạch toán
Ghi chú
nhóm
Danh điểm
………
TK152
TK1521
TK 1522
TK 1523
…………………
1521.01
1521.02
1521.03
1521.04
1522.01
1522.02
1522.03
1522.04
1523.01
1523.02
1523.03
1523.04
…………………
……………………
Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chính
Tôn tấm CT3 5 ly Nga
Tôn tấm CT3 7 ly Nga
Thép tròn f 28 VN
Thép L50x50VN
Nguyên vật liệu phụ
Sơn
Ô xy
gas
que hàn
Nhiên liệu
Xăng A92, A76
Dầu nhờn A90
Dầu diezen
các loại mỡ
……………………….
…….
kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg
lít
lít
lít
lít
lít
……
…………
4.000
4.000
4.000
4.000
………….
……
2.3.3.Đánh giá nguyên vật liệu ở Công ty Đóng vËn t¶i H¶i D¬ng.
Do doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu, giá cả thường xuyên biến động nghiệp vụ nhập xuất vật liệu diễn ra thường xuyên nên việc hạch toán giá thực tế trở nên phức tạp tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó việc hạch toán hàng ngày công ty sử dụng giá hạch toán.
Với đặc điểm hoạt động nhập xuất không nhất quán về mặt thời gian nên công ty tính giá nguyên vật liệu như sau:
*Với giá nguyên vật liệu nhập kho:
Trường hợp mua ngoài bao gồm: giá mua ghi trên hoá đơn gồm cả thuế nhập khẩu nếu có cộng (+) với các chi phí thu mua thực tế như vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí thuê kho thuê bãi, tiền phạt, tiền bồi thường,…
+Với giá nguyên vật liệu xuất kho: Công ty sử dụng giá thực tế
+ Nguyên vật liệu xuất trong kỳ công ty ghi theo giá thực tế
2.4. Tæ chøc kÕ to¸n chi tiÕt nguyªn vËt liÖu t¹i c«ng ty.
Để hạch toán chi tiết vật liệu, Công ty áp dụng phương pháp sổ số dư.
Đầu năm phòng kế toán căn cứ vào số tồn kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cuối năm trước để mở thẻ kho theo từng danh điểm vật liệu và giao cho thủ kho.
* Về nguyên tắc:
- Ở kho chỉ hạch toán số lượng
Kế toán chi tiết vật liệu chỉ theo dõi tình hình xuất- tồn của từng nhóm vật tư về giá trị.
*Trình tự phương pháp Sổ số dư:
Thẻ kho
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Sổ số dư
Phiếu nhập kho
Sổ tổng hợp
Bảng luỹ kế nhập-xuất-tồn
Phiếu xuất kho
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Sơ đồ trình tự hạch toán theo phương pháp Sổ số dư
Ghi chú:Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu:
* Hạch toán ở kho:
Hàng ngày khi nhận được các chứngtừ nhập – xuất, thủ kho căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất hợp lệ hợp pháp để ghi số lượng vật tư thực nhập thực xuất vào thẻ kho.
Định kỳ 5 ngày thủ kho phải tập hợp toàn bộ các chứng từ nhập- xuất kho phát sinh theo từng vật liệu, công cụ dụng cụ quy định sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho Kế toán kèm theo các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu.
Cuối tháng thủ kho phải ghi số lượng vật liệu tồn kho theo từng danh điểm vật liệu vào số dư. Số dư được Kế toán mở cho từng kho và dùng cho cả năm, trước ngày cuối tháng khi ghi sổ xong thủ kho phải gửi về phòng Kế toán để kiểm tra và tính tiền.
* Tại phòng Kế toán
Định kỳ 5 ngày nhân viên Kế toán xuống kho kiểm tra hướng dẫn việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ, Kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ, tổng cộng số tiền ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ, đồng thời ghi số tiền vừa tính được của từng nhóm vật liệu (nhập riêng, xuất riêng) vào bảng luỹ kế nhập – xuất – tồn kho vật liệu. Bảng này được mở cho từng kho mỗi kho một tờ được ghi trên cơ sở các phiếu giao nhận chứng từ nhập - xuất vật liệu. Tiếp đó cộng số tiền nhập – xuất trong tháng đưa vào số dư đầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng nhóm vật liệu. Số dư này được dùng để đối chiếu với số dư trên Sổ số dư (trên Sổ số dư tính bằng cách lấy số lượng tồn kho (x) theo giá thực tế
* Trình tự nhâp Xuất kho NVL tai công ty
Đầu năm Kế toán mở thẻ kho và giao cho các kho: (số dư đầu năm căn cứ vào số dư cuối năm trước). Các lần nhập xuất được lấy số liệu ở trên Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho.
Thẻ kho là chứng từ để thủ kho đối chiếu với số liệu trên sổ chi tiết
Mọi trường hợp nhập-xuất vật liệu, công cụ dụng cụ đều phải tuân thủ theo những quy định riêng của doanh nghiệp.
+Thủ tục nhập kho: Căn cứ vào “Hoá đơn bán hàng” của bên bán có xác nhận nhập đủ hàng của thủ kho Công ty và đã được phòng KCS kiểm tra ký xác nhận chất lượng.
Kế toán vật liệu làm phiếu nhập kho (3 liên). Hoá đơn được đính kèm theo phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho hợp lệ được chuyển cho thủ kho một liên, kế toán thanh toán 1 liên kèm theo hoá đơn, 1 liên lưu lại.
+Thủ kho xuất kho: Hàng ngày kế toán vật liệu căn cứ vào Sổ đề nghị lĩnh vật tư của các phân xưởng sản xuất đã được phòng Kỹ thuật ký duyệt để làm phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được viết 3 liên: 1 liên lưu lại, 1 liên giao cho thủ kho. Sau khi thủ kho phát hàng xong sẽ chuyển lên phòng kế toán.
2.4.1. Trình tự nhập kho NVL tại Công ty :
*Đối với vật liệu mua ngoài:
Nguyên vật liệu của công ty nhập từ nhiều nguồn khác nhau trong đó chủ yếu là mua ngoài.
Việc cung ứng vật tư cho sản xuất, cho các đối tượng khác trong công ty do Phòng Vật tư thực hiện. Căn cứ vào tình hình sản xuất và dự trữ của toàn công ty phòng Vật tư thực hiện kế hoạch thu mua nguyên vật liệu.
Khi nhận được hoá đơn của người bán gửi đến hay do nhân viên cung tiêu của công ty mang về, phòng Vật tư đối chiếu với hợp đồng kinh tế đã được ký kết giữa hai bên rồi tiến hành nhập kho.
Mẫu số:01 GTKT- 3LL
LU/2006B
HOÁ ĐƠN (GTGT)
Liên 2: (Giao cho khách hàng)
Ngày 2 tháng 8 năm 2007 Số 0099285
Đơn vị bán hàng: Công ty 189 Bộ Quốc Phòng
Địa chỉ: Hải Phòng
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Viết Tiến
Đơn vị: Công ty Đóng tµu và vËn t¶i H¶i D¬ng
Hình thức thanh toán: Chuyển Khoản Đơn vị tính:1000. đ
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
Tôn tấm CT3 5 ly Nga
Tôn tấm CT3 7 ly Nga
Tôn tấm XL 6 ly Nga
Thép tròn f 28 VN
Thép L50x50VN
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
10.000
10.000
15.000
12.000
9.000
4,2
7,14
5,46
7,35
9,45
42.000
71.400
…
81.900
88.200
85.050
Cộng tiền hàng 368.550
Thuế GTGT 5% 18.427,5
Tổng cộng tiền thanh toán 386.977,5
Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm tám mươi sáu triệu chín trăm bảy mưới bảy nghìn năm trăm đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủtrưởng đơn vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Ngày 16, doanh nghiệp nhận được HĐGTGT của công ty PNG, hàng chưa về nhập kho, doanh nghiệp chưa thanh toán tiền hàng
Mẫu số:01 GTKT- 3LL
LU/2006B
HOÁ ĐƠN (GTGT)
Liên 2: (Giao cho khách hàng)
Ngày16 tháng 8 năm 2007 Số 0099286
Đơn vị bán hàng: Công ty PNG
Địa chỉ: Hải Phòng
Họ tên người mua hàng: Hà Minh Đấu
Đơn vị mua hàng: Công ty Đóng tµu và vËn t¶i H¶i D¬ng
Hình thức thanh toán: Chuyển Khoản ĐVT: 1000đ
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
Sắt A 73
Sắt VT 92
Kg
Kg
8000
16.000
8,8
6,8
70.400
108.800
Cộng tiền hàng 179.200
Thuế GTGT 5%
8.960
Tổng cộng tiền thanh toán 188.160
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm tám mươi tám triệu một trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn
Căn cứ vào hoá đơn số 0099285 trên đây kế toán lËp phiếu nhập kho theo giá thực tế:
+Nếu khi nhập kho phát hiện thiếu nguyên vật liệu so với hoá đơn thì kế toán ghi:
Nợ TK 138(1381): Chờ xử lý
Nợ TK 138(1388): yêu cầu bồi thường
Có TK : 111,112,331,311: Giá thanh toán của số NVL thiếu.
+Nếu nhập kho thấy nguyên vật liệu thừa so với hoá đơn thì kế toán ghi số thừa vào TK002 “vật tư hàng hoá giữ hộ”(nếu công ty không mua số thừa) hoặc căn cứ vào giá hoá đơn của số vật liệu thừa kế toán ghi:
Nợ TK152:
Có TK 338(3388):
Đơn vị: Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng Mẫu số 01VT
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- H¶i D¬ng QĐ số 15/2006/Q§-BTC
Ngày 20/03/2006 của BTC
PHIẾU NHẬP KHO
ngày 02 tháng 08 năm 2007
sè 01
Họ và tên người nhập: Nguyễn Viết Tiến
Theo HĐ số 0099285 ngày 02 tháng 08 năm 2007 cña c«ng ty 189-Bé quèc phßng
Nhập tại kho: Nguyên vật liệu
§Þa ®iÓm: Phêng Ngäc Ch©u- TP H¶i D¬ng
ĐVT: 1000.đ
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, vật tư (sản phẩm hàng hoá
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực nhập
1
2
3
4
5
Tôn tấm CT3 5 ly Nga
Tôn tấm CT3 7 ly Nga
Tôn tấm XL 6 ly Nga
Thép tròn f 28 VN
Thép L50x50VN
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
10.000
10.000
15.000
12.000
9.000
10.000
10.000
15.000
12.000
9.000
4,2
7,14
5,46
7,35
9,45
42.000
71.400
81.900
88.200
85.050
Cộng
368.550
Phụ trách cung tiêu
(ký, họ tên)
Người giao hàng
(ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên)
2.4.2. Trình tự xuất kho nguyên vật liệu
Tại công ty nguyên vật liệu xuất dùng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, chứng từ sử dụng để xuất kho nguyên vật liệu là “phiếu xuât kho”. Phiếu được lập cho một hoặc nhiều thứ nguyên vật liệu tại cùng một kho, cùng sử dụng để sản xuất một loại sản phẩm, phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:
+1 Liên: Người xin lĩnh giữ.
+1 Liên: Gửi phòng vật tư.
+1 Liên: Thủ kho gửi lên phòng kế toán.
Căn cứ sổ đề nghị lĩnh vật tư của phân xưởng đã được ký duyệt Sổ đề nghị lĩnh vật tư.
Đơn vị: Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- H¶i D¬ng
SỔ ĐỀ NGHỊ LĨNH VẬT TƯ
Phân xưởng: gia công
Ngày
TT
Tên quy cách vật tư
Đ/vị tính
Xin lĩnh
Về việc
Sản phẩm
Ký duyệt
3/1
1
2
3
4
Tôn tấm CT3 5 ly Nga
Tôn tấm XL 6 ly Nga
Thép tròn f 28 VN
Thép L50x50VN
Kg
Kg
Kg
Kg
5.000
7.000
3.000
3.000
Khung mạn tầu
Vỏ tàu
-------
H 119
Trưởng phòng vật tư
.
Kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho
Đơn vị : Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng Mẫu số 02 - VT
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- H¶i D¬ng QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của BTC
Nợ: TK 621 (tầuH119)
Có: TK 152
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 10 tháng 08 năm 2007
Họ và tên người nhận hàng: TrÇn Quèc M¹nh
§Þa chØ(bé phËn): Phân xưởng gia công
Lý do xuất kho:Khung mạn tàu
Xuất tại kho: Nguyên vật liệu ĐVT: Đồng
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, vật tư (sản phẩm hàng hoá)
Đ/ vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
(đồng)
Yêu cầu
Thực xu ất
A
1
2
B
Tôn tấm CT3 5 ly Nga
Tôn tấm XL 6 ly Nga
\
C
Kg
Kg
5.000
7.000
3
4,2
5,46
4
21.000
38.220
Cộng
59.220
Xuất ngày10 tháng 08 năm 2007
Phụ trách bộ Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho phận sử dụng
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Ký, Họ tên)
Đơn vị : Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng Mẫu số 02 - VT
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- H¶i D¬ng QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của BTC
Nợ: TK 621 (tầuH119)
Có: TK 152
PHIẾU XUẤT KHO
Số 02
Ngày 12 tháng 08 năm 2007
Họ và tên người nhận hàng: TrÇn Quèc M¹nh
§Þa chØ(bé phËn): Phân xưởng gia công
Lý do xuất kho:Vỏ tàu
Xuất tại kho: Nguyên vật liệu ĐVT: 1000đ
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, vật tư (sản phẩm hàng hoá)
Đ/ vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
(đồng)
Yêu cầu
Thực xu ất
A
1
2
B
Thép tròn f 28 VN
Thép L50x50VN
C
Kg
Kg
3.000
3.000
3.000
3.000
3
7,35
9,45
4
22.050
28.350
Cộng
50.400
Xuất ngày12 tháng 08 năm 2007
Phụ trách bộ Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho phận sử dụng
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Ký, Họ tên)
C¨n cø vµo PXK, kÕ to¸n tiÕn hµnh lËp thÎ kho
Doanh nghiệp: Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- H¶i D¬ng
Mẫu số S 12- DN
QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của BTC
THẺ KHO
Lập thẻ ngày 1 tháng 8 năm 2007
Tên kho: Nguyên vật liệu
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư: Tôn tấm CT35 ly Nga
Đơn vị tính: kg Mã số:
STT
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Xác nhận của Kế toán
Số phiếu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
01
01
2/1
4/1
K/kê 1.1.2007
ông Tiến nhập
PX gia công
cộng phát sinh
10.000
10.000
5.000
5000
5.000
15.000
10.000
Cộng 31/1
10.000
th ủ kho
(k ý, h ọ t ên)
T¬ng tù khi lËp c¸c thÎ kho cho Tôn tấm XL 6 ly Nga vµ Thép tròn f 28 VN, thép L50*50 VN
Sau khi lập thẻ kho thì thủ kho phải lập phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất.Chứng từ nhập ,xuất được đính kèm và giao cho kế toán vật tư ,khi đó kế toán vật tư sẽ kiểm tra và tính thành tiền theo giá thực tế.
Đơn vị :Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- H¶i D¬ng
PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ NHẬP:
kho: nguyên vật liệu
Từ 1/8/2007 đến 5/8/2007
ĐVT: 1000 đ
Nhóm vật liệu
Số lượng chứng từ
Số hiệu chứng từ
Số tiền
Tôn tấm CT3 5 ly Nga
Tôn tấm XL6 ly Nga
T ôn t ấm CT3 7 ly
\Thép tròn f 28 VN
Thép L50x50VN
01
01
01
01
01
01
01
01
01
01
42.000
81.900
71.400
88.200
85.050
C ộng
368.550
Ngày05 tháng 08 năm 2007
Người nhận
(Ký,họ tên)
Người giao
(Ký,họ tên)
Đơn vị: Công ty:Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- H¶i D¬ng
PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ XUẤT:
kho: Nguyên vật liệu
Từ 1/8/2007đến 5/8/2007
ĐVT:1000đ
Nhóm vật liệu
Số lượng chứng từ
Số hiệu CT
Số tiền
Tôn tấm CT3 Nga
Tôn tấm XL6 ly Nga
Thép tròn f 28 VN
Thép L50x50VN
01
01
01
01
01
01
02
02
21.000
38.220
22.050
28.350
Cộng
.
.
109.620
Ngày 05 tháng 08 năm 2007
Người nhận
(ký, họ tên)
Người giao
(ký, họ tên)
Sau khi tính được số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ nhập, phiếu giao nhận chứng từ xuất Kế toán ghi vào bảng luỹ kế nhập- xuất tồn kho vật liệu.
Bảng 10.
Đơn vị: Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- H¶i D¬ng
BẢNG LUỸ KẾ NHẬP – XUẤT – TỒN.
kho: Nguyên vật liệu
Tháng 08 năm 2007
TK 152
Đơn vị tính: 1000đ
Nhóm NVL
Tồn kho đầu tháng
Nhập
Xuất
Tồn kho cuối tháng
Từ 1/8 đến 5/8
Từ… đến 31/8
Cộng
Từ 1/8 đến 5/8
Từ… đến 31/8
Cộng
Tôn tấm CT3 5ly Nga
T ôn t ấm CT3 7 ly Nga
Tôn tấm XL6 ly Nga
Thép tròn f 28 VN
Thép L50x50VN
20.000
13.600
.
10.000
35.000
17.200
42.000
71.400
81.900
88.200
85.050
42.000
71.400
81.900
88.200
85.050
21.000
38.220
22.050
28.350
.
21.000
38.220
22.050
28.350
41.000
86.600
53.680
101.150
63.900
Cộng
95.800
368.550
368.550
109.620
109.620
345.730
Cuối tháng thủ kho căn cứ vào Thẻ kho để ghi vào Sổ số dư và chuyển cho phòng kế toán để tính thành tiền và đối chiếu với số dư cuối tháng trên bảng luỹ kế nhập- xuất- tồn kho nguyên vật liệu.
Bảng 11.
Đơn vị: Công tyĐóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- H¶i D¬ng
SỔ SỐ DƯ
Năm 2007
Kho: Nguyên vật liệu (TK 152)
Đơn vị tính: 1000đ
Nhóm
TT
Tên NVL
Đ/vị tính
Đơn giá
Số dư đầu năm
Số dư cuối tháng 1
Số dư cuối tháng 2 S/T
Dư tháng.…S/T
S/L
T/tiền
S/L
T/tiền
Tôn
T ôn
Th ép
1
2
3
4
5
Tôn tấm CT3 5
ly Nga
T ôn t ấm CT3 7 ly Nga
Tôn tấm XL6 ly Nga
Thép tròn f 28 VN
Thép L50x50vn
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
4,2
7,14
5,46
7,35
9,45
5000
2000
1.923
5.000
2.000
21.000
14.280
10.499
36.750
18.900
10.000
12.000
9.923
14.000
8.000
42.000
85.680
54.179
102.900
75.600
Cộng
101.429
360.359
Đơn vị: Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- H¶i D¬ng
SỔ CHI TIẾT NVL
Năm 2007
Tài khoản:152
Kho: Nguyên vật liệu
Tên quy cách vật liệu: Tôn tấm CT3 5 ly nga
Đơn vị tính: 1000 đồng
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
xuất
Tồn
Ghi chú
Nhập
xuất
SL
TT
SL
TT
SL
TT
…..
…
….
……….
…..
……
…….
……..
……..
…….
……
…….
……
Dư đầu kỳ
4,2
5000
21000
02/08
01
công ty 189 BQP
112
4,2
10.000
42.000
15000
63.000
10/08
01
phân xưởng gia công
621
4,2
5000
21.000
10.000
42.000
…..
….
…..
……….
….
….
…..
……
…….
…..
……
……
…..
cộng 31/8/2006
10.000
42.000
5000
21.000
số dư cuối tháng
10.000
42.000
Ngày 31 tháng 8 năm 2007
Người ghi sổ kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Cuối tháng thủ kho tập hợp và cộng thẻ kho, đồng thời lập Bảng nhập xuất vật tư trong tháng sau đó thủ kho gửi lên phòng kế toán
Đơn vị : Công tyĐóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- H¶i D¬ng
BẢNG TỔNG HỢP NVL NHẬP KHO
Tháng 1 năm 2007
Đơn vị tính: 1000 đồng
TT
Đơn vị bán
Tên vật tư
ĐVT
TK 152
…..
Tổng cộng
SL
ĐG
TT
1
2
3
4
5
Công ty 189 BQP
Công ty PNG
Tôn tấm CT3 5 ly Nga
T«n tÊm CT3 7 ly
Tôn tấm XL6 ly
Thép tròn f 28 VN
Thép L50x50 VN
cộng
kg
Kg
Kg
Kg
Kg
10.000
10.000
15.000
12.000
9.000
4,2
7,14
5,46
7,35
9,45
42.000
71.400
81.900
88.200
85.050
…….
……
……
……
……
42.000
71.400
81.900
88.200
85.050
368.550
Ngày 31 tháng 8 năm 2007
Người ghi sổ kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Đơn vị: Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- H¶i D¬ng
BẢNG TỔNG HỢP NVL XUẤT DÙNG
Tháng 8 năm 2007
Đơn vị tính: 1000 đồng
TT
Tên vật tư
ĐVT
Diễn giải
TK 152
…….
Tổng cộng
SL
ĐG
thành tiền
1
2.
3
4
Tôn tấm CT3 5 ly nga
Tôn tấm XL6 ly
Thép tròn f 28VN.
Thép L50x50 VN
\kg
Kg
kg
Kg
Xuất cho phân xưởng gia công
cộng
5.000
7.000
3.000
3.000
4,2
5,46
7,35
9,45
21.000
38.220
28.350
109.620
21.000
38.220
22.050
28.350
109.620
Ngày 31 tháng 08 năm 2007
Người ghi sổ kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
2.5.Kế toán tổng hợp xuất - nhập NVL ở Công ty đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng.
Là một doanh nghiệp có quy mô vừa.Sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng nên để phù hợp với đặc điểm của công ty cũng như thuận tiện cho việc quản lý, nâng cao hiệu quả công tác kế toán, Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán nguyên vật liệu và sử dụng hình thức ghi sổ là: Nhật ký- Chứng từ.
2.5.1. Tài khoản sử dụng chủ yếu là:
+ TK 152: NVL
TK1521: Nguyên vật liệu chính.
TK1522: Nguyên vật liệu phụ
TK1523: Nhiên liệu
TK 1524: Phụ tùng thay thế
+TK 111: TM
+TK 141: Tạm ứng
+TK 112: TGNH
+TK133: Thuế GTGT đàu vào
+TK 138: phải trả phải nộp khác
+TK 334: phải trả công nhân viên
+Công ty không sử dụng tài khoản 151” hàng mua đang đi đường”
+ TK 311: Vay ngắn hạn
+ TK 331: Phải trả người bán
+ TK 621: C/phí NVL trực tiếp
+ TK 627: C/phí Sx chung
+TK 642: CPQL doanh nghiệp
+Tk 142 ( 1421): Chi phí trả trước
2.5.2. Kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu nhập kho:
Tại Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng nguyên vật liệu chủ yếu là mua ngoài.
Khi mua nguyên vật liệu về nhập kho kế toán căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập kho rồi ghi định khoản và vào sổ theo dõi thanh toán vật tư.
* Trường hợp hàng và hoá đơn cùng về:
Căn cứ vào hoá đơn số 0099285, phiếu nhập kho số 01
Mua tôn tấm CT3 5 ly Nga đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng theo giá thực tế nhập kho. Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 152 42.000.000đ
Nợ TK 1331 2.100.000 đ
Có TK 112 44.100.000đ
Tương tự như vậy kế toán định khoản cho các hoá đơn mua hàng khác bằng tiền gửi ngân hàng.
Đơn vị: Công ty Đóng tầu VT H¶i D¬ng Mẫu số S08- DN
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- TP H¶i D¬ng Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ/BTC
Ngày 20/03/2006 của BTC
SỔ CHI TIẾT
TÀI KHOẢN :331
Tháng 8/2007 ĐVT: 1000. đ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
sps
Số Dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
1. Số dư đầu tháng
2.SPS trong tháng
Mua Sắt A37
Mua Sắt VT92
Trả tiền mua que
hàn.
Trả tiền mua Sơn
152.1
133
152.1
133
111
333.1
111
333.1
3.000
300
10.000
1.000
70.400
3.520
108.800
5.440
0
Cộng
14.300
188.160
3. Số dư cuối tháng
173.860
Ngày 31 tháng 8 năm 2007
Người ghi sổ kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Đơn vị: Công ty Đóng tầu VT H¶i D¬ng Mẫu số S04 a2- DN
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- TP H¶i D¬ng Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ/BTC
Ngày 20/03/2006 của BTC
NHẬT KÝ CHỨNG Tõ sè 2
Ghi có TK 112- TGNH
Tháng 8 năm 2007
Đơn vị tính: 1000 đồng
Số TT
Chứng từ
Diễn giải
Ghi có TK 112 ghi nợ các TK
Cộng có TK 112
Số hiệu
Ngày tháng
1331
152
1
2
3
4
5
Uỷ nhiệm chi 09
Uỷ nhiệm chi 09
Uỷ nhiệm chi 09
02/08
02/08
02/08
Mua Tôn HĐ0099285, PN 01
Mua Tôn HĐ0099285, PN 01
Mua Tôn HĐ0099285, PN 01
Thép tròn f 28VN.
Thép L50x50 VN
2.100
3.570
4.095
4.410
4.252,5
42.000
71.400
81.900
88.200
85.050
44.100
74.970
85.995
92.610
89.302,5
Cộng
18.827,5
368.550
386.977,5
Ngày 31 tháng 8 năm 2007
Người ghi sổ kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Đơn vị: Công ty Đóng tầu VT H¶i D¬ng Mẫu số S04a6- DN
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- TP H¶i D¬ng Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ/BTC
Ngày 20/03/2006 của BTC
NHẬT KÝ CHỨNG Tõ sè 5
Ghi có TK331
Tháng 8 năm 2007
Đơn vị: 1.000đ
Tên người bán
Số dư đầu kỳ
Ghi có TK331, ghi nợ TK≠
Ghi nợ TK331, có TK≠
SDCT
N
C
152
133
TK≠
Cộng
111
331 nếu có
Cộng nợ
N
C
Công ty PNG
0
70.400
3.520
73.920
3.000
300
3.300
77.220
108.800
5.400
114.240
10.000
1.000
11.000
125.240
Cộng
179.200
8.960
188.160
13.000
1.300
14.300
202.490
Ngày 31 tháng 08 năm 2007
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán Tổng hợp
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Đơn vị: Công ty Đóng tầu VT H¶i D¬ng Mẫu số S04b6- DN
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- TP H¶i D¬ng Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ/BTC
Ngày 20/03/2006 của BTC
NHẬT KÝ CHỨNG Tõ sè 6
Ghi có TK 151- TGNH
Tháng 8 năm 2007
Đơn vị: 1.000đ
STT
Diễn giải
SDĐT
HĐ
PN
Ghi có TK151, ghi nợ TK≠
SDCT
SH
N,T
SH
N,T
TK152
TK153
…
Cộng có TK151
Mua sắt A73
099286
16/8
70.400
70.400
Mua sắt VT92
16/8
108.800
108.800
Cộng
179.200
179.200
Ngày 31 tháng 08 năm 2007
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán Tổng hợp
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trường hợp mua hàng mà công ty trả bằng tiền mặt thì kế toán căn cứ vào phiếu chi, hoá đơn, phiếu nhập kho kế toán định khoản:
Nợ TK :152
Nợ TK : 1331
Có TK : 111
Sau đó vào Sổ chi tiết TK 111 rồi lên Nhật ký – Chứng từ số 1.
Cuối tháng 1 kế toán NVL đối chiếu các phiếu nhập kho trên Sổ chi tiết nguyên vật liệu nhập kho theo giá thực tế tháng 8/2007 với các Nhật ký – chứng từ phát sinh trong tháng.
2.5.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu xuất kho.
Tại Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng nghiệp vụ xuất vật tư được diễn ra thường xuyên liên tục nên để thuận tiện, đơn giản cho thủ tục kế toán và nâng cao hiệu quả kế toán căn cứ:
Căn cứ vào các chứng từ: Phiếu xuất kho, Bảng tổng hợp NVL xuất dùng, các Sổ chi tiết NVL,Các Nhật ký chứng từ để vào Sổ Cái các tài khoản.
Đơn vị : Công ty Đóng tầu VT H¶i D¬ng
Đ ịa ch ỉ:Ngäc Ch©u- TP H¶i D¬ng
B ẢNG PH ÂN B Ổ NGUY ÊN V ẬT LI ỆU ĐVT:1000. đ
STT
N ợ
C ó
Tôn tấm CT3 5 ly Nga
Tôn tấm CT3 7ly Nga
Tôn Tấm XL6 ly Nga
Thép tròn f 28VN.
ThépL50x50 VN
1.
TK 621” CPNVLTT”
21.000
38.220
22.050
28.350
2.
TK627”CPSXC”
3.
TK641” CPBH”
4.
TK642” CPQLDN”
5.
TK241” X DCBDD”
Cộng
21.000
38.220
22.050
28.350
Ngày 31 tháng 8 năm 2007
Người ghi sổ kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Đơn vị: Công ty đóng tàu vận tải Hải Dương Mẫu số S05- DN
Địa chỉ: Ngäc Ch©u- TP H¶i D¬ng Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ/BTC
Ngày 20/03/2006 của BTC
S Ổ C ÁI
TK 152
Đơn vị tính: 1000đ
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKCT
TK đối ứng
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
Số dư trang trước chuyển sang
0
0
31/8
PNK số 01
02/08
Mua tôn tấm CT3 5 ly Nga
112
42.000
Mua tôn tấm CT3 7 ly Nga
112
71.400
Mua tôn tấm XL 6 ly Nga
112
81.900
PNK s ố 02
Mua Thép tròn F28 VN
112
88.200
Thép tròn L50x50
112
85.050
31/08
PXK số 01
10/08
Xuất tôn tấm (CT3 5 ly cho FX gia công
621
21.000
Tôn tấm 6 ly Nga
621
38.220
12/08
Thép tròn F28 VN
621
22.050
Thép L50x50VN
28.350
Cộng chuyển sang trang sau
368.550
109.620
Ngày 31 tháng 8 năm 2008
Kế toán ghi sổ
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
Đơn vị : Công ty Đóng tầu VT H¶i D¬ng Mẫu số S05- DN
Địa chỉ: Ngäc Ch©u-TP H¶i D¬ng Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ/BTC
Ngày 20/03/2006 của BTC
SỔ CÁI
TK:331
Đơn vị tính: 1000 đ
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKCT
TKĐƯ
SPS
SH
NT
N
C
C ộng trang tr ư ớc chuy ển sang
0
0
02
16/08
Mua sắt A73 ch ưa thanh toán
152
133
70.400
3.520
Mua s ắt A92 ch ưa thanh to án
152
133
108.800
5.440
Tr ả tiền mua que h àn
152
133
3.000
300
Tr ả ti ền mua S ơn
152
133
10.000
1.000
C ộng chuyển sang trang sau
14.300
188.160
Ngày 31/1/2007
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Chương 3
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ĐÓNG TẦU VẬN TẢI HẢI DƯƠNG
3.1. Nhận xét về công tác kế toán NVL ở Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng
3.1.1. Nhận xét chung về Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng.
Trong 40 năm xây dựng và trưởng thành(1968- 2008) để tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng đã gặp không ít những khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của các công ty đóng tàu khác trên cả nước. Bên cạnh đó còn có những khó khăn về máy móc thiết bị sản xuất đã hết thời gian khấu hao nhưng chưa được đầu tư mới.
Mặt khác, do đặc thù công việc đóng tàu tiến hành ngoài trời nên bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Nhưng công ty đã không chịu khuất phục trước những khó khăn đó mà với đội ngũ lãnh đạo chủ chốt năng động cùng sự đoàn kết của công nhân viên toàn công ty trong đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ kế toán đã khắc phục những khó khăn giúp công ty đøng vững trên thương trường.
Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý và hạch toán gọn nhẹ, khoa học và hiệu quả. Các phòng nghiệp vụ được tổ chức và hoạt động chặt chẽ , phân công nhiệm vụ rõ ràng đã phát huy được hiệu quả tích cực cho lãnh đạo.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, đổi mới công nghệ sản xuất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Trong quá trình sản xuất công ty đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, điều này làm cho doanh nghiệp tăng hiệu quả vốn đầu tư . Cụ thể trong công tác nguyên vật liệu khi thu mua nhập kho hoặc xuất kho thì đều có sự đối chiếu kiểm tra chặt chẽ giữa kế toán nguyên vật liệu, thủ kho và bảo vệ điều này giúp cho công ty tránh được tình trạng thất thoát nguyên vật liệu .
Nhìn chung trong thời gian qua, công ty đã tổ chức sắp xếp lao động khá hợp lý, công tác đào tạo nhân sự tiến hành rất tốt phù hợp với khả năng và trình độ của người lao động. Thêm vào đó công ty luôn có chế độ thưởng phạt công minh và quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần cho chị em trong công ty rất đúng mực.
Doanh thu của công ty ngày một tăng , thu nhập của cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện.
Trách nhiệm đối với nhà nước công ty luôn thực hiên đầy đủ nghĩa vụ của mình và các chế độ phúc lợi xã hội khác.
Cùng với sự phát triển của công ty, công tác kế toán của phòng kế toán không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu quản lý phù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập chung, nghĩa là toàn bộ công việc kế toán được tập chung tại phòng kế toán . Công tác kế toán luôn tuân theo quy định hạch toán kế toán tài chính của Nhà nước, vận dụng các tài khoản kế toán một cách cụ thể, chính xác, khoa học. Hệ thống chứng từ sổ sách tương đối đầy đủ, rõ ràng cung cấp thông tin kịp thời chính xác giúp ban Giám đốc nắm bắt được tình hình nguồn vốn, tài sản của công ty và chỉ đạo sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, công ty luôn nhận thức vai trò quan trọng của nguyên vật liệu là một vấn đề luôn được ban lãnh đạo công ty chú trọng để góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ tối đa giá thành sản phẩm vì mục đích cối cùng của công ty là đạt lợi nhuận cao nhất.
3.1.2.Những ưu điểm.
Qua thời gian thực tập ở công ty, được học hỏi trong thực tiễn công tác kế toán nguyên vật liệu em thấy có những điểm nổi bật sau:
*Về công tác quản lý nguyên vật liệu:
Công ty đã xây dựng mô hình quản lý khoa học, hợp lý từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Để thực hiện tốt kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, công ty đã tổ chức một đội ngũ tiếp liệu do phó giám đố kinh doanh quản lý, nhiệm vụ của tổ chức là tìm hiểu, thăm dò các nguồn nguyên vật liệu mà công ty đang cần cho đơn đặt hàng. Điều này giúp cho việc thu mua được nhanh chóng, đầy đủ về số lượng, chủng loại, chất lượng, phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn tìm ra những nguồn nguyên vật liệu có giá mua hợp lý và đảm bảo chất lượng từ đó mà giảm được chi phí nguyên vật liệu góp phần giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.Qua đó chứng tỏ tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực của các phòng ban là rất cao.
Mọi nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu đều được đưa qua phòng kỹ thuật để được xem tính hợp lệ của nhu cầu.
Công ty đã chủ động trong công tác kinh doanh và tạo uy tín trên thị trường. Bộ máy của công ty gon nhẹ, các phòng ban có quan hệ mật thiết hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động .
Trình độ của nhân viên kế toán với 50% trình độ cử nhân, trình độ chuyên môn thành thạo, trung thực, nhiệt tình góp phần hoàn thành tốt công tác kế toán trong công ty. Guồng máy kế toán hoạt động đồng bộ và công tác kế toán nói chung đi vào nề nếp, sổ sách ghi chép cụ thể, kịp thời cung cấp các thông tin tài chính giúp cho ban lãnh đạo có những quyết định và hướng kinh doanh đúng.
*Về hình thức kế toán :
Việc lựa chon hình thức kế toán Nhật ký_ Chứng từ của công ty là rất phù hợp với quy mô hoạt động, đồng thời thể hiện trình độ nghiệp vụ thành thạo của cán bộ kế toán nguyên vật liệu.
*Về phương pháp kế toán:
Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với ngành nghề chính là đóng mới và sửa chữa các loại tàu biển, thì ngoài ra công ty còn kinh doanh kho bãi và gia công kết cấu thép. Nên các hoạt động nhập xuất nguyên vật liệu được diễn ra thường xuyên liên tục vì thế công ty áp dụng phương pháp “kê khai thường xuyên “ trong hạch toán nguyên vật liệu.
Phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho và phương pháp kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp”Sổ số dư” được sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán.
Qua phân tích trên ta thấy tại công ty Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng công tác kế toán nguyên vật liệu được tiến hành khá chặt chẽ, tuân thủ theo đúng chế độ kế toán tài chính, tạo điều kiện quản lý tốt hơn tình hình nhập-xuất-tồn kho nguyên vật liệu.
Song với những thành quả đạt được thì công ty vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định:
3.1.3.Một số tồn tại.
*Về công tác quản lý nguyên vật liệu :
Công ty chưa xây dựng hệ thống định mức dự trữ và tiêu hao nguyên vật liệu. Vì vậy có thể sẽ gây lãng phí hoặc thiếu hụt điều này sẽ gây thiếu vật tư khi cần thiết như thế sẽ làm ảnh hưởng đến công tác định mức vốn lưu động cũng như việc xác định nhu cầu vốn lưu động hàng năm, hàng quý thiếu chính xác.Vì vậy lượng tiêu hao nguyên vật liệu không được tính trước mà chỉ dựa vào các bản vẽ để ký duyệt như vậy sẽ dẫn đến có những trường hợp thiếu vật tư.
Các bộ phân sản xuất trực tiếp nếu làm hỏng hoặc hư hao mất mát nguyên vật liệu thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.
*Về đánh giá nguyên vật liệu xuất kho:
*Việc vân dụng phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu :
Phương pháp kế toán nguyên vật liệu được áp dụng ở công ty là phương pháp “Sổ số dư”, măc dù công ty đã vận dụng đúng hệ thống sổ sách nhưng chưa hoàn thiện.
Bên cạnh đó kế toán ở công ty mới chỉ theo dõi tài khoản chính 152 mà chưa mở chi tiết các tài khoản câp 2 trên các Bảng tổng hợp nhập – xuất vật tư, bảng phân bổ, bảng kê, Nhật ký chứng từ, Sổ cái.
TK1521: Nguyên vật liệu chính
TK1522: Nguyên vật liệu phụ.
TK1523:Nhiên liệu.
TK1524:Phụ tùng thay thế
*Về nâng cao hiệu quả sử dụng NVL:
Trong công tác tổ chức quản lý NVL ở công ty không có khâu dự trữ NVL vì công ty tổ chức thu mua theo đơn đặt hàng. Như vậy sẽ làm cho công ty gặp bất lợi và bị động trong cung ứng vật tư cho sản xuất khi thị trường luôn có biến động lớn theo xu hướng không có lợi cho công ty.Có nên chăng công ty cần xem xét khâu dự trữ vật tư.
Công ty cũng chưa tận dụng được hết diện tích đất trống.Sự sắp xếp phân xưởng kho bãi vẫn chưa hợp lý khoa học để tiện cho việc lấy và sử dụng nguyên vật liệu.
*Có thể nói, ở các doanh nghiệp nói chung và ở Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng nói riêng trong hạch toán kế toán những tồn tại là khó có thể tránh được. Vì trên thực tế thì không có gì là hoàn thiện. Song nhìn chung công tác kế toán ở công ty hết sức chú trọng cũng như được tổ chức khoa học và có hệ thống đã góp phần không nhỏ vào thành quả mà công ty đạt được. Đặc biệt là hạch toán nguyên vật liệu, một khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí vật liệu nhằm hạ thấp giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
3.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện c«ng t¸c kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng.
Trong thực tế không có giải pháp nào có thể đem lại sự hoàn thiện mà các giải pháp đó chỉ có giá trị khi thấy được những hạn chế để qua đó căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn giảm bớt nhược điểm phát huy ưu điểm ở mức độ cao hơn.
Tuy nhiên việc đưa ra giải pháp kiến nghị cần căn cứ vào tình hình thực tế sao cho giải pháp đó là thực sự khả thi và có hiệu quả trong thực tiễn của công ty đồng thời hạn chế tối đa sự tác động ngược trở lại mà giải pháp đó gây ra.
Xuất phát từ yêu cầu đó khi nắm bắt được tình hình hoạt động của Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến xung quanh vấn đề kế toán NVL hy vọng góp phần hoàn thiện thêm một bước công tác kế toán NVL ở công ty:
3.2.1..KiÕn nghÞ 1:Viêc xây dựng định mức tiêu hao và dự trữ nguyên vật liệu.
Công ty cần xây dựng một hệ thống định mức cho việc tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, từng đối tượng sử dụng, có như vậy mới quản lý chặt chẽ vật tư và làm giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm.Trên cơ sở đó tính toán phân tích tình hình cung cấp, dự trữ mặt khác còn động viên cán bộ công nhân viên công ty cố gắng thực hiện công việc được giao cao hơn định mức.
Khi công ty xay dựng được định mức dự trữ đối với nguyên vật liệu. Từ đó xác định nhu cầu vốn lưu động hàng năm đối với khâu dự trữ mới chính xác tạo tăng nhanh vòng quay vốn lưu động.
3.2.2.KiÕn nghÞ 2:Việc đánh giá nguyên vật liệu xuất kho.
Theo ý kiến của tôi công ty nên lựa chọ phương pháp “Nhập trước – xuất trước”(FifO). Lựa chọn phương pháp này có những mặt lợi :
+Những nguyên vật liệu nhập trước được xuất trước ,VD:Tôn tấm khi nhập trước sẽ xuất ra trước như vậy không bị ảnh hưởng bởi thời tiết làm cho han rỉ mất phẩm chất
+Áp dụng phương pháp này kế toán có thể lập báo cáo theo quý, báo cáo quản trị được kịp thời cho các nhà quản lý.
3.2.3.KiÕn nghÞ 3:Theo dõi chi tiết tài khoản 152 và hoàn thiện hơn phương pháp Sổ số dư.
Ở công ty mới chỉ theo dõi tài khoản 152 nguyên vật liệu chính còn chi tiết chưa theo dõi.
Theo chế độ tài khoản 152”nguyên liệu, vật liệu” đã quy định tài khoản cấp 2, vậy nên kế toán trưởng tổ chức quy định các tài khoản chi tiết thành:TK:1521,1522,1523 sẽ giúp kế toán nắm rõ tình hình răng giảm của từng nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùnh thay thế.
Về sổ kế toán chi tiết (phương pháp Sổ số dư) của nguyên vật liệu công ty nên mở Sổ số dư cho tất cả các loại vật tư, chứ không chỉ mở cho một số vật tư chính như hiện nay. Có như vậy mới theo dõi xát được tình hình biến động củ nguyên vật liệu trong công ty.
3.2.4. Kiến nghị 4:Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
Công ty đóng tàu và vận tải Hải Dương là doanh nghiệp hạch toán độc nên công ty cần xem xét các tỷ lệ hao hụt trong quá trình làm, bốc dỡ và nhập kho. Cần phải quy định rõ ràng cụ thể hơn và cần xác định tỷ lệ hao hụt cho sát với thực tế. Công ty cần sử lý nghiêm minh các trường hợp hao hụt ngoài định mức bằng cách tăng cường hơn nữa trách nhiệm vật chất của người có liên quan.
Thủ kho nguyên vật liệu phải có nghiệp vụ kho, khi nhập xuất nguyên vật liệu thì phải sắp sếp dễ nhìn, dễ tìm, dễ lấy, trong kho phải gọn gàng ngăn lắp.
*Trong khâu thu mua:
Một điều kiện quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là việc phải cung ứng một cách đầy đủ vật liệu về số lượng, kịp thời về thời gian, đúng quy cách phảm chất. Muốn vậy, công ty phải tổ chức quá trình thu mua một cách hợp lý hơn nhằm tìm được nhà cung cấp mới tốt nhất cũng như giữ gìn và phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp thường xuyên.
Đồng thời các bộ thu mua của doanh nghiệp cũng cần linh hoạt, năng động thêm nhiều sáng kiến trong công tác thu mua, nắm bắt được giá cả thị trường hàng ngày, hàng giờ để luôn tìm được nguồn vật liệu rẻ, hoặc là dự báo được các biện pháp ứng phó kịp thời tránh không để cho công ty rơi vào tình trạng khan hiếm vật liệu làm gián đoạn quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Ngoài ra công ty còn phải nghiên cứu, lựa chọn phương thức thu mua, thanh toán, bảo quản, bốc xếp với chi phí thấp nhất.
*Trong khâu dự trữ và bảo quản:
Một yêu cầu quan trọng khác hiện nay là công ty cần phải xác định mức dự trữ phù hợp, công ty phải kiểm soát khối lượng lưu kho để giảm tối đa lượng vốn cần đầu tư vào đây, kèm theo các khoản chi phí bảo quản. Đồng thời phải quan tâm đến việc đẩm bảo mức tồn kho cụ thể đối với từng chủng loại vật liệu để đáp ứng nhu cầu chung của toàn công ty .
Mức dự trữ tối thiểu tối đa cần thiết vào thời điểm đặt hàng, số lượng hàng cần đặt sao cho kinh tế nhất dựa vào sự kết hợp của các yếu tố:
+Cần xem xét thời gian cần thiết từ lúc đặt hàng một loại vật liệu cho đến khi nó được giao hàng và sẵn sàng phục vụ sản xuất.
+Cần quan tâm đến các loại chi phí khác : chi phí lưu kho, lãi xuất đầu tư, chi phí do hàng hoá bị hư hỏng…
+Cần phải cân nhắc cả chi phí mua hàng với cho phí chuyên chở cần phải thấp hơn khi mua số lượng lớn .
Như vậy để tiết kiệm được chi phí thu - mua, chi phí dự trữ có thể cung cấp kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi doanh nghiệp xác định được lượng đặt vật liệu tối ưu và tiến độ nhập vật liệu phù hợp. Tuy nhiên cần chú ý khi xác định lượng đặt vật liệu tối ưu thì cần lưu ý đến yếu tố biến động của giá cả thị trường, yếu tố rủi do của nguồn hàng của quá trình vận chuyển nhất là những vật liệu mà công ty phải nhập khấu.
*Trong khâu sử dụng:
Chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng đáng kể trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Các chi phí nguyên vật liệu phải được quản lý chặt chẽ dựa trên 2 vấn đề:
+Định mức tiêu hao
+Giá vật liệu
KẾT LUẬN
Một lần nữa khẳng định kế toán vật liệu có tác dụng to lớn trong việc quản lý kinh tế, thông qua công tác kế toán vật liệu giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh bảo quản vật liệu an toàn tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời góp phần giảm chi phí tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, từ đó tăng tích luỹ vốn, tiết kiệm vật tư cho Doanh nghiệp.
Công ty Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng nắm bắt được tÇm quan trọng của kế toán NVL nên đã từng bước đổi mới công tác quán lý, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu có hiệu quả. Với năng lực trình độ thành thạo của cán bộ kế toán công ty cùng với sự ứng dụng của khoa học kỹ thuật chắc chắn công tác kế toán của công ty sẽ ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Qua thời gian thực tế tìm hiểu công tác kế toán vật liệu tại công ty Công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng. Em thấy công tác kế toán NVL có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty. Hạch toán nguyên vật liệu là công cụ đắc lực giúp cho lãnh đạo công ty nắm được tình hình để chỉ đạo sản xuất một cách chính xác.
Sau 3 tháng thực tập tại công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố lại kiến thức về lý thuyết của mình và việc vận dụng lý thuyết vào thực tế như thế nào. Em đã thấy được một kế toán giỏi không chỉ cần có trình độ lý thuyết mà cần phải biết vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học vào tình hình thực tế.
Tại công ty em đã học được nhiều điều bổ ích để đạt được điều đó em đã được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên của công ty và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của các cô, bác, anh, chị ở phòng kế toán. Sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn đã truyền đạt cho em những kiến thức giúp em nghiên cứu đề tài một cách khoa học hơn.
Vì thời gian thực tập tại công ty có hạn và do còn thiếu kinh nghiệm bản thân nên để hoàn thành được chuyên đề này em không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo , cán bộ, nhân viên tại phòng kế toán của công ty Đóng tầu vËn t¶i H¶i D¬ng và cô giáo hướng dÉn: C« gi¸o Hoµng Thanh HuyÒn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viªn
An Thị Hương.
Tài liệu tham khảo
1 . Quản trị nhân lực của Trần Kim Dung - Nhà xuất bản giáo dục.
2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh -Nhà xuất bản thống kê
3. Quản trị tài chính doanh nghiệp . Trường đại học tài chính kế toán – NXB Tài chính.
4. Chế độ kế toán Doanh nghiệp ( Quyển 1,2) – NXB Tài Chính
NhËn xÐt cña c«ng ty
* * * * *
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
NhËn xÐt cña gi¸o viªn híng dÉn
* * * * *
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1844.doc