Tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáoTài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup: LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế ngày càng phát triển của tri thức trên thế giới cùng với xu hướng toàn cầu hoá, thế giới dần là một ngôi nhà chung, bình đẳng cho mọi quốc gia dù mạnh hay yếu, dù giầu hay nghèo. Với điều kiện đó, việc nâng cao và phát triển tri thức đối với những quốc gia nhỏ chưa có điều kiện phát triển lớn mạnh cả về chính trị và kinh tế là rất cần thiết. Vì vậy công tác cải cách, cải thiện giáo dục để có một nền giáo dục tiên tiến đáp ứng được nhu cầu của xã hội là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là cấp giáo dục Đại học, việc cải cách phương pháp giảng dạy giúp sinh viên tiếp cận thực tế gần hơn càng cấp thiết bởi sinh viên chính là nguồn nhân lực trẻ, trực tiếp cho xã hội, là cái gốc để phát triển xã hội. Đó chính là tầm quan trọng của thực tập. Thực tập, trực tiếp tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động của công ty giúp cho sinh viên hiểu và nắm rõ hơn những kiến thức mình đã được học, vận dụng sát thực hơn vào thực tế, đồng thời trang bị những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc ba...
75 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáoTài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế ngày càng phát triển của tri thức trên thế giới cùng với xu hướng toàn cầu hoá, thế giới dần là một ngôi nhà chung, bình đẳng cho mọi quốc gia dù mạnh hay yếu, dù giầu hay nghèo. Với điều kiện đó, việc nâng cao và phát triển tri thức đối với những quốc gia nhỏ chưa có điều kiện phát triển lớn mạnh cả về chính trị và kinh tế là rất cần thiết. Vì vậy công tác cải cách, cải thiện giáo dục để có một nền giáo dục tiên tiến đáp ứng được nhu cầu của xã hội là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là cấp giáo dục Đại học, việc cải cách phương pháp giảng dạy giúp sinh viên tiếp cận thực tế gần hơn càng cấp thiết bởi sinh viên chính là nguồn nhân lực trẻ, trực tiếp cho xã hội, là cái gốc để phát triển xã hội. Đó chính là tầm quan trọng của thực tập. Thực tập, trực tiếp tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động của công ty giúp cho sinh viên hiểu và nắm rõ hơn những kiến thức mình đã được học, vận dụng sát thực hơn vào thực tế, đồng thời trang bị những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc ban đầu tránh những bỡ ngỡ, sai sót khi bắt đầu bước vào công việc thực tế.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới do đó nhu cầu về thông tin đầy đủ, khách quan cũng như yêu cầu quản lý, kiểm soát ngày càng cao. Trong bối cảnh đó, kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng cao cũng buộc ngành kiểm toán phải không ngừng phát triển, hoàn thiện chất lượng hoạt động.
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của đơn vị. Tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững cho đơn vị. Trên BCTC, tài sản cố định luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, ảnh hưởng đáng kể tới BCTC và các khoản mục khác trên BCTC.
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup là một đơn vị khá thành công trong lĩnh vực kiểm toán BCTC. Công ty khá là lưu ý tới vấn đề xây dựng hoàn thiện quy trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ, do đó trong thời gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài :
“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup”
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup.
Phần 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup.
Phần 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên Th.S Nguyễn Thị Mỹ và tập thể nhân viên công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup.
Mặc dù đã cố gắng song do nhận thức và khả năng còn hạn chế nên không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo bộ môn để báo cáo này được hoàn thiện hơn.
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACAGROUP
1.1. Tìm hiểu chung về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính chính thức hoạt động vào ngày 24 tháng 08 năm 2001 và lần thứ hai được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lại giấy phép kinh doanh lần thứ hai mang số 0102003347 vào ngày 30 tháng 11 năm 2006.
Tên giao dịch đầy đủ hợp pháp của công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính.
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Auditing and Financial Consulting Company & Associates.
Tên viết tắt: ACAGroup.
Trụ sở chính: Phòng 504 – Tầng 5 – Tòa nhà 17T7 Trung Hòa
Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại: (84 4)2811488/489
Fax: (84 4)2811499
E-mail: acagroup@vnn.vn
Website: www.acagroup.com.vn
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế cũng như yêu cầu phát triển của Công ty, từ khi thành lập đến nay Công ty đã có một số thay đổi trong quá trình hoạt động.
1/ Nhằm nâng cao và mở rộng quy mô văn phòng, Ban Giám đốc công ty đã ra quyết định số 86/TB ngày 19 tháng 03 năm 2002 chuyển trụ sở công ty về số 105 – Phố Nghi Tàm – Phường Yên Thục – Quận Tây Hồ – Hà Nội.
2/ Công ty có sự thay đổi về thành viên góp vốn theo Quyết định số 216/TB ngày 20 tháng 07 năm 2002.
3/ Công ty chuyển về trụ sở mới tại số 2 – E11 – Tập thể Quỳnh Lôi – Phường Quỳnh Mai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
4/ Ngày 26 tháng 11 năm 2006 tên giao dịch quốc tế của công ty đổi thành Auditing and Financial Consulting Company & Associates, viết tắt là ACCA hay ACCAGroup theo quyết định số 08/ HDTV. Công ty chuyển về trụ sở mới tại số 14 – Ngõ 14 – Phố Yên Lạc – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh số 010200347 ngày 30 tháng 11 năm 2006.
5/ Ngày 01 tháng 08 năm 2006, Công ty đổi Logo ACCAGroup thành ACAGroup đồng thời chuyển trụ sở về Phòng 504 – Tầng 5 – Tòa nhà 17T7 – Trung Hòa – Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội nhằm ngày một hoàn thiện hơn chất lượng phục vụ khách hàng và phong cách làm việc chuyên nghiệp.
6/ Ngày 14 tháng 11 năm 2006, Công ty chính thức trở thành đại diện duy nhất của hãng kiểm toán quốc tế Kreston International tại Việt Nam.
Vốn đầu tư của công ty tại thời điểm thành lập là: 500 triệu đồng.
Vốn hoạt động hiện nay là: 3 tỷ đồng.
Với tôn chỉ “Cộng tác toàn cầu, giải pháp thiết thực” trong việc triển khai cung cấp các dịch vụ chuyên ngành, ACAGroup có khả năng cung cấp tới khách hàng các dịch vụ trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán với chất lượng cao. ACAGroup đưa ra các các giải pháp đặc thù và thiết thực để nhận dạng tổng thể vấn đề phát sinh và đánh giá đầy đủ tính hiệu quả của kinh doanh. Đồng thời việc qua việc kết hợp nhuần nhuyễn các thế mạnh trong lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế, quản trị kinh doanh, luật pháp, và triển khai các thế mạnh ACAGroup đưa ra các giải pháp tối ưu mạng tính bền vững trợ giúp khách hàng chủ động triển khai thành công các kế hoạch kinh doanh của họ. ACAGroup cung cấp tới khách hàng các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp giữa sự thông hiểu vê môi trường kinh doanh, luật pháp tại Việt Nam với kỹ thuật tiên tiến và mạng lưới nguồn nhân lực thuộc hơn 500 văn phòng trên toàn cầu của hãng kiểm toán quốc tế Kreston International.
Khách hàng của ACAGroup phát triển liên tục và rất đa dạng bao gồm trên 100 khách hàng thường xuyên bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế từ những doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành nghề đến các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường, từ các doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến các công ty cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh… và các dự án ODA do chính phủ, tổ chức liên chính phủ, các ngân hàng, và tổ chức phi chính phủ quốc tế tài trợ như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triền Châu Á (ADB), cơ quan phát triển Pháp (AFD), Cộng đồng Châu Âu (EU), Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP),… Một số khách hàng của ACAGroup như: Công ty Cổ phần Cà phê Tây Nguyên, Công ty TNHH IF VietNam, Công ty TNHH AKEBONO KASEI, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Bưu Điện Quảng Ninh, Bưu Điện Lạng Sơn, Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà,…
Tổ chức bộ máy quản lý
Giá trị trong chất lượng dịch vụ của ACAGroup chính là yếu tố nguồn nhân lực. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của ACAGroup được đào tạo có hệ thống và chuyên sâu tại các hiệp hội nghề nghiệp, học viện chuyên ngành và các trường đại học danh tiếng trong nước và quốc tế, có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm thực tiễn trong các lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, v.v. ACAGroup luôn khích lệ và hỗ trợ nhân viên chuyên nghiệp của mình nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các khoá đào tạo trong và ngoài nước. ACAGroup là công ty kiểm toán luôn cam kết mang lại những giá trị cho khách hàng. Năm 2006, số lượng nhân viên của ACAGroup chỉ có 28 người, hiện nay số lượng nhân viên là 48 nhân viên, trong vòng hơn 1 năm, số lượng nhân viên của công ty tăng gần 2 lần. Chuyên gia kiểm toán của ACAGroup bao gồm đông đảo các nhân viên chuyên nghiệp và các chuyên gia cộng tác với chứng chỉ KTV quốc gia và KTV quốc tế, được trang bị kiến thức sâu rộng về quản lý, kiểm toán, tài chính, kế toán, và tích luỹ những kinh nghiệm quý báu qua nhiều năm hành nghề. Đặc biệt, nhân viên của ACAGroup am hiểu tường tận về hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các quy định về thuế hiện hành tại Việt Nam và các thông lệ quốc tế liên quan. Đội ngũ nhân viên của ACAGroup được tham dự các chương trình đào tạo chuyên môn liên tục. Các nhân viên chuyên nghiệp của công ty đã trải qua các chương trình đào tạo có hệ thống về cả chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý. Đó là lý do nhân viên của ACAGroup luôn cập nhật sự phát triển và thay đổi của các chuẩn mực kế toán và kiểm toán, các điều khoản của các luật pháp liên quan và môi trường kinh doanh nói chung. Do đó, ngoài việc chuyên sâu về kiểm toán, nhân viên ACAGroup cũng có khả năng hoạt động như một nhà tư vấn.
Bộ máy tổ chức của ACAGroup:
Ban Giám đốc
Phòng Kiểm toán
ACA - Audit
Phòng Tư vấn
ACA-Consulting
Phòng hành chính
tổng hợp
Dịch vụ tư vấn
kế toán
Dịch vụ tư vấn
Tài chính
Doanh nghiệp
Dịch vụ
tư vấn thuế,
pháp luật
kinh doanh
Dịch vụ
hỗ trợ
dự án
Dịch vụ hỗ trợ đào tạo
ACA -Traning
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty ACAGroup
Thành phần Ban Giám đốc gồm:
Ông Trần Văn Dũng (Tổng Giám đốc - CPA-VN, CPA Australia.asa, MBA, LLB).
Tổng Giám đốc là người đại diện hợp pháp, người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật. Tổng Giám đốc có quyền và nhiệm vụ:
Tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo quy định của pháp luật.
Quyết định về việc xây dựng và thành lập các phòng ban chuyên môn, bổ nhiệm người đứng đầu phòng ban.
Quyết định về nhiệm vụ, chức năng, tổ chức tại các phòng ban.
Kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động của từng phòng ban thông qua trưởng phòng.
Quản lý đội ngũ nhân viên kiểm toán trong công ty.
Giám sát và kiểm tra công việc của các KTV.
Ông Chu Quang Tùng (CPA-VN, BAF).
Ông Vũ Lâm (MBA, CPA-VN, BAF).
Phòng Hành chính tổng hợp bao gồm chịu trách nhiệm về:
Tham mưu cho Ban Giám đốc:
Quản lý công văn, tài liệu đến và đi Công ty:
Quản lý bộ phận tạp vụ:
Thực hiện chức năng phiên dịch:
Thực hiện phục vụ nội bộ Công ty:
Tổ chức sắp xếp nhân sự, các phòng ban khác và quản lý tiền lương:
Thiết kế môi trường làm việc đảm bảo tính chuyên nghiệp:
Phòng Kiểm toán (ACA – Audit) cung cấp các dịch vụ kiểm toán chất lượng cao cho khách hàng.
Phòng Tư vấn (ACA-Consulting) được xây dựng trên cơ sở đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu cả về chuyên môn và văn hóa, với chuyên ngành kế toán, thuế, luật pháp, đầu tư và tài chính ngân hàng. ACA – Consulting cung cấp hàng loạt các dịch vụ liên quan tới thuế, kế toán, tài chính,… Trong ACA – Consulting bao gồm các nhóm nhỏ phụ trách các mảng dịch vụ riêng
Dịch vụ hỗ trợ đào tạo
Dịch vụ tư vấn kế toán
Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp
Dịch vụ tư vấn thuế, luật pháp
Dịch vụ hỗ trợ dự án
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Từ khi thành lập cho tới nay, nhờ có hướng phát triển đúng đắn cả về chất lượng và quy mô do đó công ty luôn có sự tăng trưởng ổn định và vững bền. Doanh thu của công ty qua các năm thể hiện sự phát triển rõ rệt.
Biểu đồ 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ACAGroup 2004 – 2007 (đơn vị: nghìn đồng)
Doanh thu năm 2006 là 485 triệu đồng so với doanh thu năm 2004 là 350 triệu đồng tăng 1,3 lần. Năm 2006 doanh thu của ACAGroup tăng 1,3 lần so với doanh thu năm 2006. Trong 2 năm từ 2004 đến 2006 hoạt động kinh doanh của công ty tương đối ổn định, mức tăng không giao động nhiều. Cả hai năm đều tăng ở mức 1,3 lần/năm. Điều này thể hiện phương hướng hoạt động tương đối ổn định của công ty, cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai.
Trong năm 2007, doanh thu công ty tăng lên 1.123 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần doanh thu năm 2006 là 650 triệu đồng. Mức tăng này khoảng 78,77%. Mặc dù mức tăng này so với những năm trước chỉ tăng 0,4 lần xong cũng là một sự khẳng định hơn khả năng phát triển của ACAGroup. Có được mức tăng trưởng vượt lên như vậy do sự đổi mới và nỗ lực từ bản thân công ty. Việc trở thành thành viên của hãng kiểm toán thế giới đã giúp công ty khẳng định hơn tiềm năng phát triển của mình cũng như nâng cao uy tín, danh tiếng của công ty. Mặt khác, với việc gia nhập Kreston International buộc Ban Giám đốc công ty phải có phương hướng mới cho sự phát triển của công ty, nâng cao chất lượng và mở rộng các loại hình dịch vụ, thu hút và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ, đạo đức nghề nghiệp, ngày càng chiếm được sự tin cậy từ phía khách hàng,…Chính những đổi mới đó đã và đang tạo ra những bước nhảy vọt cho ACAGroup.
Các loại hình dịch vụ cung cấp
Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, trình độ và nhiệt tình, ACAGroup luôn cố gắng và từng bước thực hiện mở rộng các dịch vụ cung cấp. Với mỗi bộ phận của công ty sẽ cung cấp các loại dịch vụ khác nhau. Phòng kiểm toán chuyên nghiệp ACA – Audit đã và đang cung cấp các dịch vụ kiểm toán bao gồm:
Kiểm toán BCTC
Kiểm toán BCTC cho mục đích đặc biệt
Kiểm toán cho mục đích thuế
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư
Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án
Kiểm toán các thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước
Kiểm soát, đánh giá rủi ro hệ thống
Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
ACA – Audit luôn đảm bảo thực hiện công việc kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Quốc tế, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định về chuẩn mực kiểm toán độc lập tại Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. ACA – Audit áp dụng nhất quán các phương pháp kiểm toán chuẩn quốc tế song vẫn đảm bảo tính linh hoạt khi áp dụng cho khách hàng đặc thù có tính đa dạng khác nhau.
Bên cạnh dịch vụ kiểm toán, Công ty còn các dịch vụ kế toán và tư vấn khác. Trong chiến lược mở rộng các loại hình dịch vụ chất lượng cao, Phòng Tư vấn ACA – Consulting được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. ACA – Consulting sẽ đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế ngoài các dịch vụ truyền thống như kế toán và kiểm toán. Trên cơ sở các nhóm thuộc ACA – Consulting sẽ cung cấp các loại hình dịch vụ theo chức năng của mình.
Dịch vụ kế toán
Dịch vụ kế toán của ACA – Consulting bao gồm:
Làm sổ sách kế toán
Lập dự toán ngân sách
Lập BCTC định kỳ
Lập và dự toán lưu chuyển tiền mặt
Cung cấp các dịch vụ kế toán, tư vấn về kế toán cho khách hàng
ACA – Consulting luôn cố gắng cung cấp hỗ trợ cho khách hàng hệ thống kế toán đảm bảo theo chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như chuẩn mực kế toán tại Việt Nam.
Dịch vụ Tư vấn tài chính doanh nghiệp
ACA – FAS cung cấp cho khách hàng chiến lược, kinh nghiệm và các giải pháp nhằm tối ưu hoá nguồn lực doanh nghiệp, tận dụng mọi cơ hội phát triển doanh nghiệp.
Cổ phần hóa, tư nhân hóa, và niêm yết chứng khoán (IPO)
Định giá doanh nghiệp
Tư vấn nghiệp vụ kinh doanh
Chuẩn đoán kinh doanh
Tư vấn về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
Nghiên cứu khả thi và đánh giá môi trường đầu tư
Tư vấn về khuôn khổ pháp lý và thủ tục hành chính
Tư vấn thành lập doanh nghiệp và văn phòng đại diện
Dịch vụ Tư vấn thuế và pháp luật
ACA – Tax trợ giúp khách hàng trong việc lập kế hoạch và tính toán một cách hiệu quả các sắc thuế được áp dụng tại từng doanh nghiệp cụ thể nhằm hỗ trợ cho mục đích kinh doanh của họ, và trợ giúp khách hàng giảm các tác động của thuế đến các giao dịch kinh doanh của họ.
Kế toán thuế thu nhập và chuẩn bị tờ khai thuế
Dịch vụ tư vấn thuế liên quốc gia
Dịch vụ trợ giúp giải quyết khiếu nại thuế
Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế quốc tế
Các vấn đề về luật pháp kinh doanh
Dịch vụ đào tạo
Dịch vụ hỗ trợ đào tạo (ACA – Training) do một nhóm các chuyên gia trình độ cao trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, và quản lý đảm nhiệm. ACA – Training cung cấp các chương trình đạo tào đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế, tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán Việt Nam, các chính sách và quy chế mới nhất áp dụng cho từng ngành cụ thể cũng như cho hoạt động kinh doanh trên cả nước nói chung.
Dịch vụ hỗ trợ dự án
Nhân viên của ACAGroup đã từng tham gia tư vấn cho nhiều dự án có vốn đầu tư và quy mô thực hiện lớn do Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) tài trợ như: Dự án Phát triển hai tuyến đường thuỷ phía nam và Cảng Cần Thơ, dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị, dự án Phát triển thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long,…
Quy trình kiểm toán chung của ACAGroup
Phương pháp thực hiện kiểm toán của ACA – Audit là tập trung theo ngành nghề kinh doanh, tìm hiểu kỹ tình hình hoạt động cũng như vấn đề kiểm soát nội bộ của khách hàng. Phương pháp kiểm toán này bao gồm việc đánh giá rủi ro, áp dụng quy trình thử nghiệm kiểm toán, kiểm tra tính liên tục về hoạt động và tình hình kinh doanh của khách hàng.
Quy trình kiểm toán của công ty bao gồm các bước:
Sơ đồ 1.2 : Quy trình kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup
Chuẩn bị kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
Chuẩn bị kiểm toán bao gồm việc tìm hiểu khách hàng, lập hợp đồng kiểm toán, thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ và lập kế hoạch kiểm toán. Tìm hiểu khách hàng là việc nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, đánh giá về hoạt động, tình hình kinh doanh của khách hàng, các mối quan hệ của khách hàng đối với đối tác cũng như trong mối quan hệ liên quan tới pháp luật. Tuỳ theo đặc điểm của từng khách hàng, KTV sẽ có phương pháp thu thập thông tin khác nhau như: dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước, thông tin qua đài báo, internet, qua bên thứ 3 là đối tác, bạn hàng, khách hàng,… của khách hàng. Hợp đồng kiểm toán sẽ được lập khi KTV thấy có thể chấp nhận khách hàng. Hợp đồng được xây dựng tuân thủ đúng pháp lệnh hợp đồng kinh tế, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 và hướng dẫn khác trong từng điều kiện cụ thể. Hợp đồng thể hiện rõ mục tiêu, trách nhiệm và phạm vi của cuộc kiểm toán, đảm bảo lợi ích khách hàng và Công ty. KTV phải thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ bao gồm:
Đánh giá rủi ro hợp đồng và môi trường kiểm soát
Thực hiện chiến lược tin cậy vào hệ thống kiểm soát
Đánh giá PM và MP
Phân loại sử dụng máy tính của khách hàng
Tổng quát về chu trình kế toán của khách hàng
Đánh giá rủi ro hợp đồng và môi trường kiểm soát được thực hiện thông qua một bảng bao gồm 20 câu hỏi chính về những vấn đề liên quan tới rủi ro hợp đồng và môi trường kiểm soát. Các câu trả lời khẳng định chỉ ra sự tồn tại của rủi ro hợp đồng hoặc trong môi trường kiểm soát cần thiết phải xem xét kỹ lưỡng và đưa ra các giải pháp thích hợp. Sau cùng trưởng nhóm sẽ lập kế hoạch kiểm toán, phân công rõ về công việc, thời gian cho các KTV trong nhóm kiểm toán. Các KTV có trách nhiệm đảm bảo hoàn thành công việc đúng theo thời gian quy định nhằm đảm bảo thời gian chung của cuộc kiểm toán.
Thực hiện kiểm toán sẽ được tiến hành theo các khoản mục. Mỗi khoản mục đã được tiêu chuẩn hoá về thủ tục kiểm tra chi tiết. KTV dựa trên mẫu chuẩn sẽ áp dụng một cách linh hoạt cho phù hợp đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. Một số các khoản mục kiểm toán như: khoản mục tiền, trả trước người bán, các khoản phải thu, tài sản cố định, chi phí xây dựng cơ bản dở dang,…
Kết thúc kiểm toán tại bên công ty khách hàng, các thành viên nhóm kiểm toán thể hiện công việc lại trên giấy tờ làm việc và gửi cho chủ nhiệm kiểm toán. Dựa trên các báo cáo của các trợ lý kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán tập hợp thông tin, ghi chú, điều chỉnh, kết luận về các phần hành do trợ lý kiểm toán đảm nhận, đồng thời kiểm tra chất lượng cuộc kiểm toán để chuẩn bị phát hành báo cáo kiểm toán dự thảo. Chủ nhiệm kiểm toán cũng cần xem xét tới các sự kiện có thể phát sinh sau ngày kế toán. Cuối cùng chủ nhiệm kiểm toán thảo luận với Ban Giám đốc về những vấn đề điều chỉnh cần phải thống nhất và trao đổi với khách hàng về những vấn đề này. Nếu như khách hàng chấp nhận những điều chỉnh mà Ban Giám đốc công ty đã đồng ý với chủ nhiệm kiểm toán thì sẽ tiến hành phát hành báo cáo kiểm toán. Trường hợp phía khách hàng không chấp nhận điều chỉnh thì chủ nhiệm kiểm toán khi lập báo cáo kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến loại trừ, ý kiến từ chối hoặc ý kiến không chấp nhận.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACAGROUP
2.1. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại ACAGroup
2.1.1. Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng ABC
2.1.1.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng ABC
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
(Lưu tại mục A400 trong hồ sơ kiểm toán)
Công ty ABC là doanh nghiệp được cổ phần hoá từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 3305/QĐ/BNN-TCCH ngày 28 tháng 09 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cấp giấy phép số 0105009263 ngày 31 tháng 12 năm 2004.
Tổng số vốn điều lệ đăng ký theo giấy phép kinh doanh là 24 tỷ đồng.
Công ty có trụ sở tại thành phố Buôn Ma Thuật - tỉnh Đăk Lăk, bốn chi nhánh tại Gia Lai, Đăk Nông, Bình Dương, và thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
Hoạt động chính: sản xuất, chế biến cafe, mua bán xuất nhập khẩu trực tiếp cafe, nông sản và vật tư nông nghiệp các loại
Xây dựng công trình công trình dân dụng, công nghiệp
Kinh doanh bất động sản
Dịch vụ nhà băng, khách sạn
Vận tải hàng hoá, cho thuê kho bãi
Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng ABC
Để đảm bảo tính trung thực, hợp lý, hợp lệ trong hoạt động kinh doanh của công ty, công ty ABC đã mời công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính ACAGroup tiến hành kiểm toán BCTC công ty từ tháng 01/2007 đến tháng 09/2007.
Hợp đồng kiểm toán
Hợp đồng thường do phía công ty ACAGroup lập, sau khi có sự thống nhất thoả thuận, hai bên sẽ tiến hành ký kết. Trong hợp đồng ghi rõ các thông tin về hai bên bao gồm: tên công ty, đại diện của công ty, chức vụ người đại diện, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, mail, fax. Đồng thời trong hợp đồng cũng quy định rõ phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của hai bên. Phía công ty cổ phần ABC có trách nhiệm như cung cấp kịp thời, đầy đủ cho phía kiểm toán các thông tin cần thiết, cung cấp các số liệu, chứng từ có liên quan, đảm bảo về tính trung thực của những tài liệu này và tham gia hợp tác với phía kiểm toán. Về phía công ty ACAGroup có trách nhiệm tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán và chi tiết thủ tục kiểm toán theo cam kết như soát xét tài liệu chứng từ liên quan tới các nghiệp vụ phát sinh trong công ty, tiến hành quan sát và chứng kiến kiểm kê đối với tiền mặt, tài sản cố định, hàng tồn kho tại công ty,….
Theo hợp đồng giữa hai bên, công ty ACAGroup sẽ thực hiện kiểm kê hàng tồn kho, công cụ dụng cụ, TSCĐ từ ngày 30/09/2007 đến ngày 03/10/2007 và tiến hành kiểm toán BCTC 09 tháng đầu năm 2007 dự kiến từ ngày 04/10/2007 đến ngày 15/10/2007. Sau khi kết thúc kiểm toán, phía công ty ACAGroup sẽ cung cấp cho công ty cổ phần ABC báo cáo kểm toán 9 tháng đầu năm 2007 và thư quản lý cho 9 tháng đầu năm đề cập đến những thiếu sót cần khắc phục và ý kiến đề xuất của KTV nhằm cải tiến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Giá trị hợp đồng kiểm toán giữa công ty cổ phần ABC và công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup là 106 triệu VND
Thủ tục phân tích
Sau khi thu thập thông tin cơ sở và thông tin về nghiệp vụ pháp lý của khách hàng, KTV thực hiện thủ tục phân tích đối với thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm toán. KTV chủ yếu thực hiện phân tích ngang, so sánh sự biến động của TSCĐ giữa đầu kỳ với cuối kỳ để tìm ra điểm nghi vấn trong khoản mục.
Bảng 2.1: Trích bảng cân đối tại ngày 30/09/2007 của công ty cổ phần ABC
NỘI DUNG
30/09/2007
01/01/2007
I/TÀI SẢN NGẮN HẠN
409,318,976,352
766,803,750,179
1/ Tiền và các khoản tương đương tiền
5,849,976,352
34,977,024,685
2/Phải thu ngắn hạn
336,236,214,683
599,715,145,193
3/Hàng tồn kho
60,377,809,296
121,229,485,367
4/ Tài sản ngắn hạn khác
6,854,976,021
10,232,678,453
II/TÀI SẢN DÀI HẠN
65,053,778,309
54,810,958,052
1/Tài sản cố định hữu hình
52,515,732,133
41,246,958,052
Nguyên giá
71,702,069,056
54,923,247,604
Giá trị HMLK
(19,186,336,923)
(13,676,289,552)
2/ Chi phí XDCB dở dang
11,138,046,176
13,564,000,000
3/ Tài sản cố định vô hình
1,400,000,000
0
TỔNG TÀI SẢN
474,372,754,661
821,614,708,231
I/NỢ PHẢI TRẢ
399,345,678,897
755,566,788,943
1/Nợ ngắn hạn
399,345,678,897
645,566,788,943
2/Nợ dài hạn
-
-
II/NGUỒN VỐN
75,027,075,764
66,047,919,288
1/ Nguồn vốn chủ sở hữu
52,842,994,271
50,423,912,288
Vốn đầu tư chủ sở hữu
24,000,000,000
24,000,000,000
Lợi nhuận chưa phân phối
28,842,994,271
26,423,912,288
2/ Nguồn kinh phí và quỹ khác
22,184,081,493
15,624,007,000
TỔNG NGUỒN VỐN
474,372,754,661
821,614,708,231
Tại ngày 30/09, TSCĐ của công ty cổ phần ABC tăng 18,69% so với đầu năm. Trong khi đó tài sản ngắn hạn và nợ phải trả có mức giảm tương đương khoảng hơn 46%, cho thấy công ty không sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn. Đây là một hướng đầu tư đúng đắn, làm giảm các rủi ro trong hoạt động của công ty. Qua thuyết minh TSCĐ, KTV được biết TSCĐ tăng trong kỳ đều do mua sắm nên KTV sẽ phải chú trọng tới việc ghi nhận nguyên giá TSCĐ.
Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu
KTV đánh giá mức độ trọng yếu PM để ước tính mức độ sai sót trên BCTC có thể chấp nhận được. KTV có thể dựa vào thu nhập trước thuế, thu nhập sau thuế,… đối với hoạt động thông thường, với hoạt động tài chính có thể dựa vào tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu. Với mỗi loại nhân tố khác nhau, PM có mức tính khác nhau.
Bảng 2.2: Bảng đánh giá PM
Nhân tố dùng để đánh giá
PM (%)
Min
Max
Hoạt động sản xuất
Thu nhập sau thuế
5%
10%
Thu nhập trước thuế
0.50%
1%
Tổng lợi nhuận thuần
1%
2%
Hoạt động tài chính
Vốn chủ sở hữu
1%
5%
Tổng tài sản
0.25%
0.50%
Thông thương các KTV thường sử dụng thu nhập trước thuế và lấy mức trung bình là 0,75%.
PM = 0,75% thu nhập trước thuế = 0,75% x 40,059,714,265 = 300,447,857
Căn cứ vào PM, KTV tính mức độ trọng yếu đối với tài khoản - TE. Các khoản mục trọng yếu bắt buộc phải kiểm tra: là tất cả các nghiệp vụ phát sinh có số phát sinh lớn hơn TE. TE ở trên được áp dụng cho tất cả các TK trong thủ tục chọn mẫu nghiệp vụ cần kiểm tra chi tiết. Thông thường TE = 20%PM.
TE = 20% PM = 20% x 300,447,857 = 60,089,571
Đối với KTV kiểm toán khoản mục TSCĐ thì sẽ kiểm toán tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới khoản mục TSCĐ có giá trị lớn hơn 60,089,571 VND
KTV tổng hợp kết quả phân tích trên Audit – planning memorandum.
Độ tin cậy : R = 2
Các sự kiện quan trọng và nghiệp vụ bất thường: không có.
PM = 300,447,857
TE = 60,089,571
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với TSCĐ
Tổng quát về chu trình kế toán:
Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2007 kết thúc đến ngày 31/12/2007.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VND)
Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ - hạch toán trên máy.
Áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 do Bộ Tài Chính ban hành về chế độ kế toán doanh nghiệp, và theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VSA 27- BCTC giữa niên độ).
Chính sách về TSCĐ: TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm chi phí mua và tất cả chi phí liên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ do xây dựng bao gồm giá thành khi bàn giao công trình, các chi phí liên quan khác và lệ phí trước bạ nếu có. TSCĐ KH theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính như sau:
Bảng 2.3: Bảng ước tính KH của công ty cổ phần ABC
Loại tài sản
Số năm tính KH
(năm)
Nhà xưởng, vật kiến trúc
6-28
Máy móc thiết bị
5-12
Thiết bị văn phòng
6-10
Phương tiện vận tải
4-7
Tình hình thay đổi cơ cấu TSCĐ trong 9 tháng đầu năm 2007
Tình hình tăng TSCĐ của công ty cổ phần ABC trong 9 tháng đầu năm.
Trong 9 tháng đầu năm 2007, tất cả các loại TSCĐ của công ty cổ phần ABC đều tăng, bao gồm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình do mua sắm và xây dựng.
Tình hình giảm TSCĐ của công ty cổ phần ABC : thanh lý 1 xe con.
Trong kỳ, công ty không có sửa chữa lớn hay nâng cấp TSCĐ.
Tình hình quản lý TSCĐ của công ty cổ phần ABC.
Công ty cổ phần ABC đã ban hành quyết định số 030/QĐ – TCKT ngày 04/01/2003 về việc quản lý TSCĐ tại công ty.
Đối với mua tài sản phải có phương án đầu tư hợp lý do các phòng chức năng lập, phương án này phải được phòng kế toán và các cấp quản lý có thẩm quyền phê chuẩn, việc đầu tư có phải đảm bảo có ít nhất qua báo giá của 3 nhà cung cấp đảm bảo tính khách quan trong đầu tư tài sản.
Đối với thanh lý TSCĐ được thực hiện sau khi Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc phê duyệt tờ trình xin thanh lý của các phòng ban, và ra quyết định thanh lý TSCĐ. Việc bán TSCĐ phải được tổ chức thông qua bán đấu giá. Trường hợp tận dụng lại vật liệu, phụ kiện, thiết bị của tái sản sẽ do phòng kỹ thuật lập bảng kê vật tư và trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Tất cả các trường hợp đều phải có biên bản quyết toán thanh lý TSCĐ.
Một số vấn đề liên quan đến TSCĐ trong năm 2006
Trong niên độ kế toán 31/12/2006, KTV kiểm toán và có một số vấn đề cần lưu ý trong năm 2006 như sau:
Công ty đã mua một số khu đất, nhưng cho đến ngày 31/12/2006 vẫn chưa hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên chưa thể để giá trị mảnh đất vào giá trị TSCĐ vô hình của công ty được.
Công ty tính KH chưa phù hợp với thời gian KH theo QĐ 206/2003/QĐ – BTC của Bộ Tài chính. Trong kỳ, đơn vị hạch toán KH vào chi phí quản lý tại văn phòng.
Một số TSCĐ có giá trị dưới 10 triệu VND không đủ điều kiện là TSCĐ.
Đơn vị tiến hành mua sắm một số TSCĐ có giá trị hơn 1 tỷ đồng, theo nghị định 66/NĐ – CP phải tiến hành đấu thầu mua sắm nhưng công ty ABC lại mua trực tiếp mà không đấu thầu. Có thể dẫn tới việc chưa lựa chọn được phương án tối ưu nhất về chất lượng và giá cả. Một số TSCĐ mua chưa có đủ chứng từ hợp lệ, cơ quan thuế có thể loại ra cho mục đích xác định chi phí hợp lý để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Đơn vị chưa tiến hành kiểm kê vào ngày 31/12/2006.
Nhận xét về hệ thống kiểm soát của công ty cổ phần ABC đối với TSCĐ
Tuy công ty đã có những quy định cụ thể về quản lý tài sản nhưng qua cuộc kiểm toán năm 2006, KTV đưa ra kết luận quy định này chưa được tuân thủ đầy đủ. KTV cần chú ý tới một số vấn đề như sau:
Tăng tài sản còn thiếu chứng từ, hồ sơ, mua sắm chưa đúng thủ tục.
TSCĐ đã mua và đưa vào sử dụng nhưng chưa được hoàn tất hồ sơ.
Hạch toán hao mòn TSCĐ phân bổ chưa hợp lý cần chú ý theo dõi.
Ghi nhận giá trị tài sản khi chưa hoàn tất thủ tục.
2.1.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán tài sản cố định tại công ty cổ phần ABC
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ
Công ty cổ phần ABC là khách hàng lâu năm của công ty ACAGroup nên KTV đã có hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty cổ phần ABC. Tuy nhiên trong quá trình kiểm toán, KTV vẫn phải tiếp tục quan sát tình hình quản lý và sử dụng tại sản tại công ty khách hàng, đồng thời phỏng vấn lại nhân viên ABC về các thủ tục kiểm soát đối với TSCĐ của công ty để tìm ra những thay đổi trong hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. KTV có thể phỏng vấn Giám đốc về việc thay đổi nhà cung cấp, công ty có thực hiện đấu giá hay không, ai là người lựa chọn nhà cung cấp mới (nếu có), trụ sở chính vẫn tiếp tục mua tài sản cho công ty chi nhánh hay là để công ty chi nhánh tự đầu tư mua sắm tài sản,…
Qua phỏng vấn ban giám đốc, ban quản lý đầu tư mua sắm, KTV nhận thấy công ty vẫn tiếp tục sử dụng nhà cung cấp cũ và chỉ có một nhà cung cấp. Do là nhà cung cấp quen thuộc nên việc luân chuyển chứng từ giữa công ty và nhà cung cấp có nhiều nới lỏng, nên nhiều tài sản của công ty mua về nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ, thiếu chứng từ, hóa đơn.
Do hạn chế về mặt thời gian, KTV chủ yếu thực hiện thử nghiệm kiểm soát thông qua quan sát và phỏng vấn nhân viên công ty cổ phần ABC, kết hợp với quá trình kiểm tra chi tiết khoản mục TSCĐ.
Thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục tài sản cố định
KTV tham gia kiểm kê TSCĐ tại công ty khách hàng.
Ngày 03/10/2007, công ty cổ phần ABC tiến hành kiểm kê TSCĐ với sự tham gia của KTV của ACAGroup tại Buôn Ma Thuật, và 4 chi nhánh ở Gia Lai, Đăk Nông, Bình Dương, và thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.4: Trích Bản mô tả kiểm kê TSCĐ tại công ty cổ phần ABC
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty cổ phần ABC
Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007
Người thực hiện: NTT
Ngày tháng: 03/10/07
Công việc: Tổng hợp công việc kiểm kê
tại Công ty cổ phần ABC và tại chi nhánh
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
A.Đánh giá chung thái độ tổ chức kiểm kê tại công ty cổ phần ABC
Thái độ tổ chức của ban kiểm kê nhìn chung chu đáo.
Hàng hóa, kho bãi, vật tư, công cụ dụng cụ, TSCĐ tại đơn vị được sắp xếp, chuẩn bị gọn gàng trước khi tiến hành kiểm kê.
Phiếu kiểm kê được lập đầy đủ đối với từng các mẫu chọn kiểm kê.
Mỗi nhóm mẫu chọn kiểm kê có 2 người đếm.
Sau khi đếm xong, hoặc kiểm tra xong đều được đánh dấu “ đã kiểm kê”.
Số người tham gia kiểm kê đạt 100% so với biên bản kiểm kê.
Riêng chi nhánh ở Gia Lai có thái độ chuẩn bị kiểm kê chưa chu đáo. (một số mặt hàng không được sắp xếp phân loại, công cụ dụng cụ để lẫn lộn) Sau khi có sự sát sao chứng kiến kiểm kê của KTV, thái độ tổ chức của ban kiểm kê được cải thiện.
B.Đánh giá chi tiết tình hình kiểm kê từng bộ phận
I/ Tình hình kiểm kê hàng tồn kho
II/ Tình hình kiểm kê công cụ dụng cụ
III/Tình hình kiểm kê TSCĐ
1/Tình hình kiểm kê tài sản tại trụ sở công ty cổ phần ABC
2/ Tình hình kiểm kê TSCĐ tại chi nhánh Gia Lai
3/ Tình hình kiểm kê TSCĐ tại chi nhánh Đăk Nông
4/ Tình hình kiểm kê TSCĐ tại chi nhánh Bình Dương
5/ Tình hình kiểm kê TSCĐ tại chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Đánh giá chung về tình hình hàng tồn kho, công cụ dụng cụ và TSCĐ của công ty cổ phần ABC sau khi đã tiến hành kiểm kê
1/ Hàng tồn kho
Có một số thiếu sót tại chi nhánh Gia Lai
2/ Công cụ dụng cụ
3/ Tài sản cố định
Nhìn chung qua kiểm kê TSCĐ tại trụ sở và bốn chi nhánh của công ty, KTV không phát hiện có sai phạm hoặc các vấn đề về mất mát hay sai sót cần điều chỉnh đối với TSCĐ của công ty cổ phần ABC.
D. Một số vấn đề chú ý
Do thời gian hạn hẹp, lực lượng kiểm kê mỏng, khối lượng hàng tồn kho, công cụ dụng cụ của công ty cổ phần ABC tương đối lớn nên KTV không thể tiến hành kiểm kê toàn bộ mà tiến hành kiểm kê chọn mẫu. Riêng với TSCĐ do công ty sản xuất theo mô hình tập trung, sản xuất theo dây chuyền tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm kê TSCĐ, nên KTV tham gia kiểm kê toàn bộ TSCĐ của công ty cổ phần ABC.
1/ Chọn mẫu kiểm kê hàng tồn kho
2/ Chọn mẫu kiểm kê công cụ dụng cụ
Tại trụ sở và chi nhánh, khi tiến hành kiểm kê, KTV lập các quy trình kiểm tra để tổng hợp các nội dung đã kiểm tra. Bao gồm các nội dung: tên khách hàng, kỳ kế toán, ngày kiểm kê, số hiệu giấy tờ làm việc, người lập, ngày, thẻ kho, thẻ TSCĐ, tên tài sản, hàng hóa, KTV chứng kiến kiểm kê và ý kiến của KTV. Qua kiểm toán tại 4 chi nhánh và công ty, KTV không phát hiện có mất mát hay sai sót nghiêm trọng cần điều chỉnh đối với TSCĐ của công ty cổ phần ABC.
Bảng 2.5: Trích quy trình kiểm tra TSCĐ tại chi nhánh Gia Lai
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty cổ phần ABC – Chi nhánh Gia Lai
Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007
Người thực hiện: NTT
Ngày tháng: 02/10/07
Công việc: kiểm kê TSCĐ
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản:
Tham chiếu:
Thẻ tài sản
Ký hiệu TS
Tên tài sản
Đơn vị
Kiểm kê
SL theo sổ
CL
Số lượng
Tình trạng hiện tại
Máy móc thiết bị
0029
B 003
Máy rửa
chiếc
1
đang sử dụng
1
0
0011
B005
Bồn chưa
chiếc
1
đang sử dụng
1
0
0009
B04C
Máy tách 01
chiếc
1
đang sử dụng
1
0
0005
B04D
Máy phân loại
chiếc
1
đang sử dụng
1
0
0007
B007
Thiết bị chế biến
chiếc
1
đang sử dụng
1
0
0006
B002
Lưới sàng
chiếc
1
đang sử dụng
1
0
0013
B02E
Máy chế biến A200
chiếc
1
đang sử dụng
1
0
0020
B012
Máy thổi
chiếc
1
đang sử dụng
1
0
KTV kiểm tra chi tiết tình hình tăng giảm TSCĐ
KTV căn cứ vào chương trình kiểm toán tiến hành kiểm tra chi tiết TSCĐ. KTV đối chiếu giữa bảng cân đối phát sinh với sổ Cái TK 211,213,214 và thấy không có sự chênh lệch giữa sổ tổng hợp tài khoản và bảng cân đối. Đồng thời kiểm toán viên tiến hành đối chiếu giữa số liệu phát sinh tại các chi nhánh với số liệu ghi nhận tại văn phòng công ty, không có chênh lệch, ngoài ra KTV được biết tất cả tài sản mua sắm đều được thực hiện từ trụ sở chính rồi điều chuyển xuống các chi nhánh, từ đó KTV kiểm tra tập trung TSCĐ tại văn phòng công ty.
Bảng 2.6 thể hiện giá trị các nghiệp vụ phát sinh tăng giảm TSCĐ trong 9 tháng đầu năm tại công ty cổ phần ABC.
Bảng 2.6: Tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty cổ phần ABC
Loại tài sản
Tổng PS tăng
Tổng PS giảm
I/ TSCĐ hữu hình
17,119,403,707
316,855,000
Nhà cửa, vật kiến trúc
634,217,687
0
Máy móc, thiết bị
15,715,064,551
0
Phương tiện vận tải
655,384,333
316,855,000
Thiết bị văn phòng
91,009,863
0
TSCĐ khác
23,727,273
0
II/TSCĐ vô hình
1,400,000,000
0
Tổng
18,519,403,707
316,855,000
KTV xem xét tình hình chung của TSCĐ để có cái nhìn tổng quát về TSCĐ, sau khi đối chiếu giữa sổ chi tiết mua sắm tài sản, sổ chi tiết TK 211, TK 213, đối chiếu với sổ KH tài sản số liệu khớp. Trong kỳ đối với các thiết bị máy móc, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải và TSCĐ khác, đơn vị mua sắm và đưa trực tiếp vào TK 211 không thông qua TK 241, riêng TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc phải thông qua xây dựng nên trong quá trình xây dựng đơn vị tập hợp vào tài khoản 241. KTV kiểm tra thêm sổ tổng hợp và sổ chi tiết TK 241 đối chiếu với TK 211 và bảng cân đối kế toán: số liệu khớp. KTV tiến hành chọn mẫu kiểm tra một số các nghiệp vụ phát sinh của TSCĐ bao gồm kiểm tra về: kế hoạch mua sắm, xây dựng đầu tư; hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thanh lý tài sản; thẻ tài sản; biên bản nghiệm thu tài sản; báo giá; giấy đề nghị thanh toán; hóa đơn mua hàng; phiếu chi hoặc giấy báo Nợ của ngân hàng thông báo về việc thanh toán. KTV chọn mẫu theo kinh nghiệm của KTV và chọn những mẫu có giá trị phát sinh lơn. Qua kiểm tra KTV nhận thấy tài sản của đơn vị tăng do mua sắm vẫn còn những thiếu sót sau: một số bộ hồ sơ thiếu hợp đồng gốc, hầu hết mua tài sản chưa có đề nghị mua tài sản, hầu hết mua tài sản không có phê duyệt của giám đốc, hầu hết đơn vị ghi tăng tài sản là ngày trên phiếu chi hoặc giấy đề nghị thanh toán như vậy ảnh hưởng tới thời gian tính KH và giá trị tài sản trong các kỳ. Bên cạnh đó trong kỳ công ty tiến hành thiết kế trạm xăng, tuy nhiên thiết kế này chỉ là một bộ phận của trạm xăng chưa hoàn thanh do đó KTV kiến nghị chuyển giá trị thiết kế trạm xăng từ TSCĐ khác về XDCB dở dang: giá trị thiết kế trạm xăng là 23,727,273 VND. KTV thể hiện đầy đủ việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh tăng TSCĐ hữu hình trên giấy tờ làm việc. KTV tiếp tục kiểm tra chi tiết đối TSCĐ vô hình tăng trong kỳ. Trong kỳ công ty nhận sở hữu quyền sử dụng một diện tích đất để gán nợ. KTV đã tiến hành kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ này qua kiểm tra hóa đơn, giấy chuyển nhượng đất,…. Tuy nhiên do quá trình chuyển nhượng vẫn chưa hoàn tất, nên KTV kiến nghị chưa đưa giá trị quyền sử dụng đất này vào TSCĐ vô hình.
Bảng 2.7: Giấy tờ làm việc KTV kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ VH
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty cổ phần ABC
Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007
Người thực hiện: NTT
Ngày tháng: 02/10/07
Công việc: kiểm tra chi tiết PS tăng TSCĐ vô hình
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản: 213
Tham chiếu : E741
Nội dung
Ký hiệu TS
Ngày mua
Giá trị
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Giảm nợ cho công ty Q theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 19/ HĐ – CNSHN ngày 16/05/2007
KC305
31/05/07
1,400,000,000
v
v
v
v
v
Chú ý:
v: Kiểm tra đạt yêu cầu (3): Báo giá, đề nghị thanh toán.
x: Kiểm tra không đạt yêu cầu (4): Hóa đơn
(1): Kế hoạch yêu cầu mua (5): Thanh toán
(2): Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, nghiệm thu tài sản, thẻ tài sản
(6): Có phê chuẩn của giám đốc.
Kết luận:
Việc chuyển nhượng đất hoàn toàn hợp lý, hợp lệ. Tuy nhiên, cho đến ngày 30/09/2007 công ty vẫn chưa hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên chưa được đưa đất vào tài sản
Bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 241 : 1,400,000,000
Có TK 213 : 1,400,000,000
KTV kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh giảm trong 9 tháng đầu năm 2007. Chỉ có một nghiệp vụ giảm TSCĐ của công ty trong 9 tháng đầu năm tại công ty. KTV kiểm tra thấy không có sai sót, hay gian lận trong quá trình thanh lý. Tuy nhiên tài sản thanh lý từ đầu tháng 6 nhưng trong 3 tháng tiếp theo, kế toán của công ty vẫn cộng khấu hao tài sản đã thanh lý, giá trị còn lại của tài sản thanh lý là 6,307,703 VND, mức khấu hao hàng tháng là 2,640,458 VND/ tháng. Do số khấu hao này không lớn nên KTV và đơn vị thống nhất không điều chỉnh.
Bảng 2.8: Giấy tờ làm việc của KTV kiểm tra thanh lý TSCĐ
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty cổ phần ABC
Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007
Người thực hiện: NTT
Ngày tháng: 02/10/07
Công việc: kiểm tra thanh lý TSCĐ
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản: 211
Tham chiếu: E642
Nội dung
Ngày
thanh lý
NG tài sản
Hao mòn LK thanh lý
GTCL
(1)
(2)
(3)
Xe con
1/6/2007
316,855,000
310,547,297
6,307,703
√
√
√
Chú ý: v: kiểm tra không có sai sót (2): Hợp đồng thanh lý
(1): Phê chuẩn của GĐ (3): Hóa đơn
Kết luận: Tài sản thanh lý hợp lý, hợp lệ
Thực chất tài sản này khi thanh lý vẫn còn giá trị còn lại nhưng trên bảng tính vẫn trích KH bình thường, do số KH trích hàng tháng của tài sản này là 2,640,458 VND/ tháng, giá trị khấu hao này không lớn nên KTV và đơn vị thống nhất không điều chỉnh.
Kiểm tra chi tiết đối với việc trích KH TSCĐ.
Trong mục A500, KTV đã tìm hiểu phương pháp tính KH của công ty cổ phần ABC là phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản. Năm 2006, công ty tính KH TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng. TSCĐ tăng hoặc ngừng sử dụng trong kỳ sẽ được trích hoặc ngừng trích vào tháng sau. Hố sơ TSCĐ tăng năm 2006 chưa có quyết định tăng và đưa TSCĐ vào sử dụng là căn cứ tính KH. KTV đã kiến nghị với công ty trong thư quản lý thực hiện trích KH của TSCĐ theo quyết định số 206/QĐ – BTC (12/12/2003) của Bộ Tài chính ban hành đồng thời bổ sung các quyết định tăng và đưa TSCĐ vào sử dụng vào hồ sơ TSCĐ. Qua kiểm tra năm nay, KTV thấy công ty đã tính KH theo ngày và thực hiện trích KH theo Quyết định số 206.
Bảng 2.9 thể hiện tình hình trích khấu hao tại công ty cổ phần ABC trong 9 tháng đầu năm 2007.
Bảng 2.9: Tình hình KH tài sản tại công ty cổ phần ABC.
Loại tài sản
Số dư 01/01/07
KH trong năm
Thanh lý
GK
Số dư 30/09/07
Nhà xưởng,VKT
7,436,118,901
1,173,112,649
8,609,231,550
Máy móc, TB
3,622,224,799
3,968,374,523
7,590,599,322
Thiết bị VP
1,831,962,788
86,950,095
1,918,912,883
Phương tiện
785,983,064
592,157,401
310,547,297
1,067,593,168
Tài sản khác
1,186,364
1,186,364
Tổng
13,676,289,552
5,821,781,032
310,547,297
19,187,523,287
KTV thu thập tổng hợp đối ứng phát sinh từ sổ cái tài khoản 214, đối chiếu với số liệu trên bảng phân bổ khấu hao, sổ Cái các tài khoản tương ứng để rà soát các đối ứng bất thường, đảm bảo các đối ứng là chính xác và hợp lý. Bảng 2.10 thể hiện kiểm tra của KTV.
Bảng 2.10: Giấy tờ làm việc KTV kiểm tra số dư HMLK
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty cổ phần ABC
Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007
Người thực hiện: NTT
Ngày tháng: 02/10/07
Công việc: kiểm tra KH TSCĐ HH
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản: 2141
Tham chiếu: E643
TK
Nội dung
PS Nợ
T/C
PS Có
T/M
627
Chi phí sản xuất chung
-
4,870,013,407
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
-
362,989,003
641
Chi phí bán hàng
278,231,324
Cộng
-
5,511,233,735
Số đầu kỳ
-
-
Số cuối kỳ
-
5,511,233,735
Số trên BCĐ
-
5,511,233,735
Chênh lệch
-
0
Số liệu được tổng hợp cùng với KH TSCĐ đối chiếu khớp với sổ theo dõi TK627
Số liệu được tổng hợp cùng với KH TSCĐ đối chiếu khớp với sổ theo dõi TK642
Số liệu được tổng hợp cùng với KH TSCĐ đối chiếu khớp với sổ theo dõi TK641
Số liệu này được tách từ TK214 trên BCĐ
Chú ý : Công ty chưa tiến hành trích KH đối với quyền sử dụng đất mua trong năm. Tuy nhiên tài sản này chưa được ghi nhận là TSCĐ vô hình nên KTV không có điều chỉnh.
Kết luận:Đáp ứng mục tiêu kiểm tra
Qua kiểm tra chi tiết, KTV nhận thấy đơn vị ngoài trích thừa khấu hao của phương tiện vận tải đã thanh lý mà còn trích thừa khấu hao của tài sản cố định khác. Theo KTV thiết kế trạm xăng chưa thể đưa vào tài sản mà phải để tại tài khoản xây dựng cơ bản dở dang theo như điều chỉnh ở trên, do đó, phải ghi giảm khấu hao đã trích của TSCĐ hữu hình khác: 1,186,364 VND. Số khấu hao này không lớn nhưng là khấu hao tính thừa của TSCĐ chưa được công nhận là TSCĐ nên KTV vẫn điều chỉnh.
Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ, KTV tập hợp lại tình hình chung TSCĐ của công ty sau khi đã thực hiện các bút toán điều chỉnh. để đưa ra số liệu cuối cùng về TSCĐ của khách hàng. Trên giấy tờ làm việc tổng hợp, KTV đưa ra số dư tại ngày 01/01/2007, số dư tại ngày 30/09/2007 của các loại TSCĐ hữu hình, phát sinh mua sắm, đầu tư XDCB trong kỳ, khấu hao trích đã trích và trích trong kỳ.
2.1.1.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng ABC
Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán, ở giai đoạn này, KTV soát xét lại và hoàn thành giấy tờ làm việc của mình, đánh giá tính đầy đủ và hiệu lực của bằng chứng kiểm toán, bổ sung những bằng chứng khác nếu thấy cần thiết. KTV tập hợp kết quả làm việc trên tờ tổng hợp kết quả kiểm toán và tờ tổng hợp các bút toán điều chỉnh đối với khoản mục TSCĐ.
Sau khi trưởng nhóm xem xét, đánh giá lại công việc của KTV và thống nhất phương hướng điều chỉnh với phía khách hàng, trưởng nhóm sẽ tiến hành Báo cáo Tài chính. Ngoài việc thuyết minh trên Báo cáo Tài chính, KTV đưa ra các ảnh hưởng và ý kiến đóng góp của mình trong thư quản lý.
Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty cổ phần ABC
Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007
Người thực hiện: NTT
Ngày tháng:
Công việc: Tổng hợp kết quả kiểm toán
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản: 211
Tham chiếu:
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ
KẾT LUẬN: Khoản mục TSCĐ không tồn tại sai sót trọng yếu, đạt mục tiêu kiểm toán.
Số dư đầu kỳ
VND
Số dư cuối kỳ
VND
Số điều chỉnh
VND
Số dư sau điều chỉnh
VND
NGUYÊN GIÁ
I/ TSCĐ hữu hình
54,923,247,604
71,725,796,329
23,727,273
71,702,069,056
II/TSCĐ vô hình
0
1,400,000,000
1,400,000,000
0
GIÁ TRỊ HMLK
I/ TSCĐ hữu hình
13,676,289,552
19,187,523,287
1,186,364
19,186,336,923
II/TSCĐ vô hình
0
0
0
0
GTCL
I/ TSCĐ hữu hình
41,246,958,052
52,538,273,042
52,515,732,133
II/TSCĐ vô hình
0
1,400,000,000
0
Chú ý: Công ty đã thế chấp nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị máy móc và phương tiện vận tải với giá trị còn lại tương ứng tại ngày 30/09/2007 là 16,837,718,966; 31,170,400,853; 2,811,038,461 để đảm bảo cho các khoản nợ tại ngân hàng.
Tại ngày 30/09/2007, tổng nguyên giá TSCĐ đã hết KH nhưng vẫn được công ty sử dụng là: 1,504,099,005 trong đó bao gồm:
Nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc: 493,341,500
Máy móc, thiết bị: 613,337,143
Phương tiện vận tải: 357,883,104
Thiết bị, văn phòng : 39,537,258
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh khoản mục TSCĐ tại công ty cổ phần ABC
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty cổ phần ABC
Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007
Người thực hiện: NTT
Ngày tháng:
Công việc:Tổng hợp bút toán điều chỉnh
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản: 211
Tham chiếu:
BẢNG TỔNG HỢP CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH
Nội dung điều chỉnh
Hạch toán
Giá trị phát sinh
Nợ
Có
1/ Điều chỉnh TSCĐ vô hình về XDCB dở dang
241
213
1,400,000,000
2/ Điều chỉnh thiết kế trạm xăng về XDCB dở dang
241
211
23,727,273
3/ Ghi giảm HMLK trích trong kỳ của thiết kế trạm xăng
214
641
1,186,364
Bảng 2.13: Trích thư quản lý của KTV gửi công ty cổ phần ABC
12. Hồ sơ và các thủ tục mua sắm tài sản.
Ảnh hưởng
Hồ sơ đầu tư và mua sắm tài sản chưa đầy đủ sẽ chưa đủ cơ sở để ghi nhận vào sổ sách kế toán và đối với các TSCĐ sẽ không đảm bảo việc theo dõi hồ sơ TSCĐ, đặc biệt là khi thực hiện các thủ tục điều chuyển, thanh lý nhượng bán sau này.
Việc mua sắm của công ty không qua đấu giá và chỉ có 1 báo giá của một nhà cung cấp không đảm bảo được việc lựa chọn nhà cung cấp là tối ưu.
Ý kiến của KTV.
Công ty cần hoàn thiện và bổ sung chứng từ vào hồ sơ theo quy định.
Để đảm bảo lựa chọn nhà cung cấp là hợp lý nhất, công ty nên thông báo chào hàng ít nhất 3 nhà cung cấp. Trong trường hợp mua thiết bị đặc chủng mà số lượng nhà cung cấp trên thị trường là hạn chế thì công ty cần ra quyết định chỉ định nhà cung cấp và phải chỉ rõ lý do tại sao chọn nhà cung cấp đó.
Ý kiến đơn vị
Đồng ý với ý kiến của KTV.
Ý kiến của công ty.
Đồng ý với ý kiến của KTV.
2.1.2. Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng XYZ
2.1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng XYZ
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Công ty TNHH XYZ thành lập ngày 01/01/2007 do sở kế hoạch đầu tư cấp ngày 5/9/2007 theo giấy phép kinh doanh số 01030088.
Lĩnh vực hoạt động chính: cho thuê kho bến bãi bảo quản hàng hóa.
Trụ sở chính: Mê Linh, Vĩnh Phúc.
Công ty TNHH XYZ là khách hàng mới của công ty ACAGroup trong năm 2007
Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng
Để đảm bảo tính trung thực, hợp lý, hợp lệ trong hoạt động kinh doanh của công ty, công ty XYZ đã mời công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính ACAGroup tiến hành kiểm toán BCTC công ty từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2007.
Do khách hàng XYZ là khách hàng mới của công ty nên việc khảo sát, đánh giá trước khi đưa ra quyết định chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho công ty XYZ được KTV thực hiện kỹ lưỡng hơn. Với việc tìm hiểu thông tin về khách hàng, KTV tiến hành đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán. Công việc này được thực hiện bằng cách thu thập câu trả lời cho những câu hỏi của KTV đưa ra, thể hiện cụ thể trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
Bảng 2.14. Trích tài liệu đánh giá rủi ro hợp đồng của kiểm toán viên
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty TNHH XYZ
Kỳ kế toán:01/01/2007 – 31/12/2007
Người thực hiện: HK
Ngày tháng:
Công việc:đánh giá rủi ro hợp đồng
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản:
Tham chiếu:
Câu hỏi
Có
Ko
T/C
Nếu có dấu hiệu nghi ngờ về tính chính trực của Ban lãnh đạo khách hàng, thành viên Ban Giám đốc được giao phụ trách khách hàng.
Cần thận trọng khi xem xét các vấn đề liên quan tới tính chính trực của Ban lãnh đạo.
Đặc điểm về tính chính trực của Ban lãnh đạo khác hàng.
1/ Có lý do gì để nghi ngờ về tính chính trực của các thành viên Ban lãnh đạo khách hàng hoặc nghi ngờ về việc dựa vào thư giải trình của Ban Giám đốc.
Câu hỏi 1:
a/ Ban lãnh đạo khách hàng có dính líu đến các hoạt động phi pháp, cố tình trình bày sai lệch báo cáo tài chính, chịu sự cưỡng chế của cơ quan pháp luật hay có dính líu đến các hoạt động phạm tội có tổ chức không?
b/ Chúng ta có biết về sự liên quan của Ban lãnh đạo khách hàng với các hoạt động đáng nghi vấn (mặc dù chưa được xem xét như phạm pháp) có thể gây ra rắc rối cho đơn vị không?
c/ Đơn vị có thường xuyên thay đổi ngân hàng, luật sư hay kiểm toán viên không?
d/ Có phải đơn vị không thể thuê được dịch vụ từ hãng có danh tiếng.
e/ Chúng ta có thấy rằng cuộc sống cá nhân của các thành viên Ban lãnh đạo khách hàng có khó khăn không?
f/ Có phải Ban lãnh đạo khách hàng dường như sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao một cách khác thường?
g/ Có phải việc quản lý của đơn vị bị chi phối bởi 1 cá nhân hoặc tập trung vào một vài người?
h/ Liệu có 1 người nào không phải là đại diện chủ sở hữu hoặc là người quản lý nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị không?
i/ Liệu có những thay đổi đáng kể nào ngoài dự kiến sẽ xảy ra trong năm hiện hành không? Hoặc những thay đổi có khả năng xảy ra trong năm tới không?
V
V
V
V
V
V
V
V
V
Hợp đồng kiểm toán
Hợp đồng kiểm toán của khách hàng XYZ được lập tương tự như hợp đồng kiểm toán của khách hàng ABC. Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 hợp đồng này là:
công ty ACAGroup không tham gia kiểm kê tài sản cho công ty TNHH XYZ.
Kiểm toán BCTC cho năm tài chính 2007 từ ngày 15/01/2008 đến ngày 20/01/2008.
Phí dịch vụ là 37.000.000 VND, phía công ty XYZ ứng trước 17.000.000 VND.
Thủ tục phân tích
KTV căn cứ vào bảng cân đối của khách hàng để có nhận định ban đầu về tình hình biến động tài sản trong năm.
Qua bảng cân đối kế toán, KTV nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty thấp hơn so với TSCĐ dài hạn, trong khi đó nợ ngắn hạn lại lớn hơn tài sản lưu động, chứng tỏ công ty có sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn. Hướng đầu tư này tương đối rủi ro, ro nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời gian thanh toán ngắn trong khi đó tài sản dài hạn có tính chất lâu dài, lợi nhuận trong tương lai. Hiện tại mức sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư vào TSCĐ chưa lớn nhưng về lâu dài là không phù hợp.
Bảng2.15: Trích bảng cân đối tại ngày 31/12/2007 của công ty TNHH XYZ
TÀI SẢN
31/12/2007
NGUỒN VỐN
31/12/2007
A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
1,067,634,081
A - NỢ PHẢI TRẢ
3,441,609,958
I/Tiền và các khoản
tương đương tiền
65,525,606
Nợ ngắn hạn
3,441,609,958
II/Các khoản phải thu
849,149,644
Vay ngắn hạn
550,000,000
1/Trả trước cho người bán
716,064,000
Phải trả người bán
1,360,000,000
2/Thuế GTGT được khấu trừ
133,085,644
Người mua trả tiền trước
790,609,958
3/Tài sản lưu động khác
152,958,831
Các khoản phải trả khác
741,000,000
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
22,530,366,513
Nợ dài hạn
I/Tài sản cố định
22,530,366,513
B - NGUỒN VCSH
20,156,390,636
1/Tài sản cố định hữu hình
22,432,649,536
Nguồn vốn, quỹ
20,156,390,636
2/Tài sản cố định vô hình
1,418,068,086
Nguồn vốn kinh doanh
16,528,425,955
3/ Khấu hao lũy kế
(1,320,351,109)
Lợi nhuận chưa phân phối
3,627,964,681
Nguồn kinh phí, quỹ
-
TỔNG TÀI SẢN
23,598,000,594
TỔNG NGUỒN VỐN
23,598,000,594
Do đặc điểm kinh doanh của công ty là cho thuê kho bến bãi nên TSCĐ của công ty sẽ tập trung là nhà cửa, vật kiến trúc và bến bãi, và lượng TSCĐcủa công ty lớn, chiếm 95,48 %. Đây là mức tài sản cố định tương đối lớn. KTV phải quan tâm tới việc ghi nhận giá trị tài sản do giá trị nhà cửa, đất đai thường có biến động, bên cạnh đó phải chú ý kiểm tra việc phân bổ khấu hao vào chi phí vì đây sẽ là nguồn phân bổ nhiều nhất vào chi phí.
Đánh giá mức độ trọng yếu
Trong năm 2007, thu nhập trước thuế của công ty 3,627,964,681 VND.
Kết quả tổng hợp phân tích sơ bộ được tập hợp trên tổng hợp kế hoạch kiểm toán:
mức độ rủi ro : thấp
Các sự kiện quan trọng và nghiệp vụ bất thường: không có.
PM = 0,75% thu nhập trước thuế = 0,75% x 3,627,964,681 = 27,209,735
TE = 20% PM = 20% x 27,209,735 = 5,441,947, KTV sẽ phải kiểm tra tất cả nghiệp vụ lớn hơn 5,441,947 VND. Theo chuẩn mực kế toán, tài sản có giá trị lớn hơn 10 triệu VND mới được coi là TSCĐ, do đó ở đây KTV có thể lựa chọn kiểm tra toàn bộ nghiệp vụ phát sinh hoặc lựa chọn mẫu kiểm tra theo kinh nghiệm bản thân.
KTV nhận định độ tin cậy R = 1,5
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với TSCĐ
Tổng quát về chu trình kế toán:
Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2007 kết thúc đến ngày 31/12/2007.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VND)
Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ - hạch toán trên máy.
Áp dụng theo Quyết định 15/2007/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2007 do Bộ Tài Chính ban hành về chế độ kế toán doanh nghiệp, và theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Chính sách về TSCĐ: TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá và giá trị HMLK. Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm chi phí mua và tất cả chi phí liên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ do xây dựng bao gồm giá thành khi bàn giao công trình, các chi phí liên quan khác và lệ phí trước bạ nếu có. TSCĐ KH theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. như sau:
Bảng 2.16: Bảng ước tính KH của công ty TNHH XYZ.
Loại tài sản
Số năm tính KH
(năm)
Nhà xưởng, vật kiến trúc
7-28
Máy móc thiết bị
5-12
Thiết bị văn phòng
7-10
Phương tiện vận tải
4-7
Tình hình quản lý TSCĐ tại công ty TNHH XYZ
Do mới đi vào hoạt động nên công ty chưa có quy chế về việc quản lý và sử dụng TSCĐ cụ thể. Tuy nhiên, việc quản lý TSCĐ được giao trực tiếp cho phòng, ban sử dụng TSCĐ đó. Trường hợp, TSCĐ bị mất mát, hư hỏng do nhân viên trong phòng ban đó thì sẽ quy kết trách nhiệm trực tiếp.
Quản lý đối với việc mua sắm, thanh lý TSCĐ tại công ty TNHH XYZ
Các phòng ban khi có nhu cầu mua sắm tài sản mới sẽ lập kế hoạch xin mua tài sản, kế hoạch mua phải trình bầy rõ nhu cầu, mục đích đầu tư, giá trị đầu tư, lợi ích từ việc đầu tư đem lại và kế hoạch mua tài sản. Do công ty mới thành lập, cơ cấu tổ chức quản lý còn tương đối đơn giản nên kế hoạch sẽ được trình trực tiếp lên Giám đốc. Sau khi Giám đốc xét duyệt sẽ đưa bản kế hoạch về cho Phòng Tài chính tiến hành đầu tư mua sắm. Khi có nhu cầu thanh lý TSCĐ ở bất kì phòng ban nào thì phòng ban đó phải lập yêu cầu thanh lý TSCĐ trình Giám đốc phê duyệt, việc thanh lý sẽ do Phòng Tài chính thực hiện.
Tình hình thay đổi cơ cấu TSCĐ trong năm 2007
Tình hình tăng TSCĐ của công ty TNHH XYZ trong năm 2007: TSCĐ hữu hình của công ty tăng qua mua sắm, xây dựng và các hình thức khác.
Trong năm 2007, công ty không có hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
Trong kỳ, công ty không có sửa chữa lớn hay nâng cấp TSCĐ.
Tình hình quản lý TSCĐ của công ty TNHH XYZ.
Công ty mới thành lập trong năm 2007 nên chưa đưa ra các quy chế quy định về quản lý TSCĐ của công ty.
Nhận xét về hệ thống kiểm soát của công ty TNHH XYZ đối với TSCĐ
Do khách hàng XYZ mới thành lập và đi vào hoạt động trong năm 2007, do đó hệ thống kiểm soát của công ty chưa được hoàn thiện. Trong năm các nghiệp vụ mua sắm tài sản không nhiều đều tiến hành thông qua Phòng Tài chính, có sự giám sát của Giám đốc, chứng từ luân chuyển đơn giản do đó sai sót về mặt hồ sơ tài sản không nhiều, KTV chú ý tới việc trích lập khấu hao và ghi nhận tài sản nhiều hơn.
2.1.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH XYZ
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thông qua việc phỏng vấn nhân viên, lãnh đạo trong công ty, quan sát phương thức quản lý tài sản, và kiểm tra một số hóa đơn KTV nhận thấy đơn vị có quan tâm tới việc kiểm soát quản lý TSCĐ của công ty. KTV tiến hành xem xét việc ghi sổ hạch toán TSCĐ của công ty nhận thấy công ty có sổ chi tiết, sổ tổng hợp theo dõi riêng TSCĐ vô hình và hữu hình, tuy nhiên công ty không có sổ theo rõi riêng giữa khấu hao tài sản cố định vô hình và hữu hình mà gộp chung. Qua phỏng vấn và quan sát, KTV nhận thấy trong công ty bộ phận quản lý tài sản và bộ phận ghi chép quản lý chứng từ tài sản riêng biệt, các tài sản là nhà cửa, đất đai nên về mặt chứng từ liên quan được nhân viên công ty đảm bảo sự đầy đủ và có sự phê chuẩn của Giám đốc.
Trong quá trình làm việc KTV phỏng vấn Giám đốc và các phòng liên quan về tình hình sử dụng và quản lý tài sản công ty như: có phải tất cả kế hoạch mua sắm đều phải trình lên Ban Giám đốc? các phiếu thu, phiếu chi đều phải có sự phê duyệt của Giám đốc và Kế toán trưởng phải không? Ai là người chịu trách nhiệm về quản lý tài sản tại các khu vực trong công ty? Khi nào kế toán ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới tài sản?... Qua đó, KTV được biết tất cả các tài sản khi có kế hoạch mua sắm đều phải thông qua ký duyệt của Giám đốc đảm bảo có sự phê duyệt. Và các phiếu chi, ủy nhiệm chi thanh toán cho hóa đơn mua tài sản ngoài có chữ ký phê duyệt của Giám đốc đều có chữ ký của kế toán trưởng.
KTV chọn mẫu một số hóa đơn, kiểm tra ngày tháng ghi trên hóa đơn với ngày tháng ghi sổ liên quan tới tài sản cố định, các nghiệp vụ đều được ghi sổ đúng ngày, đúng kỳ.
Thực hiện kiểm tra chi tiết TSCĐ
Kiểm tra nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ
Qua xem xét, KTV nhận thấy trong năm, khách hàng không tiến hành hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản nào nên KTV bỏ qua xem xét tình hình thanh lý của công ty mà đi sâu vào kiểm tra các nghiệp vụ tăng. Vì số lượng nghiệp vụ tăng tài sản trong năm không nhiều nên KTV tiến hành kiểm tra tất cả các nghiệp vụ phát sinh tăng TSCĐ trong năm. KTV đối chiếu giữa sổ chi tiết tăng tài sản 211 với sổ chi tiết TK 311và sổ chi tiết TK 411. Đồng thời kiểm tra chi tiết hồ sơ TSCĐ xem TSCĐ được nhận góp vốn hay mua sắm xây dựng có hợp lý, hợp lệ không.
Bảng 2.17: TSCĐ hữu hình tăng trong năm 2007 của công ty TNHH XYZ
STT
Ngày mua
Nguồn hình thành
Nguyên giá
1
01/04/07
Công ty CP MN góp vốn
4,250,576,265
2
30/05/07
Mua biệt thự của công ty N
2,604,485,454
3
01/07/07
Nhận công trình xấy dựng từ công ty X
2,571,773,446
4
30/09/07
Công ty CP MN giúp vốn bằng TSCĐ
10,905,814,371
5
31/12/07
Nhận công trình xấy dựng từ công ty CP M
2,100,000,000
Tổng tài sản tăng trong năm
22,432,649,536
Bảng 2.18: TSCĐ vô hình tăng trong năm 2007 của công ty TNHH XYZ
STT
Ngày mua
Nguồn hình thành
Nguyên giá
1
30/05
Mua lại quyền sử dụng đất từ công ty HK
135,066,000
2
20/05
CP GPMB
1,283,002,086
Tổng phát sinh tăng trong kỳ
1,418,068,086
Bảng 2.19:Giấy tờ làm việc của KTV kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty TNHH XYZ
Kỳ kế toán:01/01/2007 – 31/12/2007
Người thực hiện: HK
Ngày tháng:
Công việc:kiểm tra tăng TSCĐ
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản: 211
Tham chiếu: E640
Kiểm tra chi tiết Đối với những TSCĐ hữu hình tăng mới trong kỳ
STT
Tên tài sản
Nguyên giá (VNĐ)
Ngày đưa vào SD
Chú ý
1
Nhà biệt thự
2,604,485,454
01/06/2007
2
Nhà xưởng
19,828,164,082
01/07/2007
Tổng
22,432,649,536
Đã kiểm tra:
- Hoá đơn 0029675 ngày 30/5/07
- Hợp đồng bán nhà số 249-07/HĐBN-LV ngày 24/05/07
- Biên bản quyết toán hợp đồng ngày 29/05/07
- Biên bản bàn giao nhà ngày 30/05/07
Đã kiểm tra:
- Biên bản góp vốn 07/ngày 05/01/07
- Hóa đơn 0098351 ngày 20/5/07, Hợp đồng thuê đất số 76/HĐ-TĐ ngày 21/05/07
- Quyết Định 1353/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc v/v chuyển quyền sử dụng đất
cho công ty TNHH XYZ.
- Biên bản góp vốn 07/ngày 30/09/07
- Hóa đơn 0014626 ngày 30/12/07, Hợp đồng KT0112 ngày 04/12/07
Kết luận: Đáp ứng mục tiêu kiểm tra
KTV tiếp tục kiểm tra chi tiết tăng đối với TSCĐ vô hình, trong năm công ty mua nhà biệt thự và nhà xưởng trong đó có bao gồm cả quyền sử dụng đất hai công trình này. Đối với nhà biệt thự KTV thu thập hợp đồng bán nhà, biên bản quyết toán hợp đồng, biên bản bàn giao nhà, hóa đơn. Với quyền sử dụng đất nhà xưởng ngoài, hóa đơn, hợp đồng thuế đất, KTV thu thập thêm quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc chuyển quyền sử dụng đất cho công ty. Các chứng từ, tài liệu KTV thu thập được nhằm chứng minh TSCĐ vô hình của công ty là có thực và hoàn toàn hợp pháp đều hợp lý, hợp lệ, không có nghi vấn. Tuy nhiên trong cả 2 trường hợp KTV đều chưa được công ty cung cấp cho chứng nhận quyền sử dụng 2 mảnh đất trên.
Qua kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng TSCĐ của công ty TNHH XYZ, KTV nhận thấy các nghiệp vụ tăng của công ty đều được ghi nhận đầy đủ và đúng kỳ, hồ sơ tài sản đầy đủ, hợp lệ, không có sai sót trọng yếu.
Kiểm tra tính KH TSCĐ
KTV thu thập các bảng tính chi tiết HM TSCĐ hữu hình và vô hình qua các tháng. Đồng thời tiến hành xem xét việc phân bổ KH TSCĐ trong năm và so sánh số dư trên bảng cân đối, sổ Cái và các sổ chi tiết chi phí liên quan khác nhằm phát hiện các đối ứng bất thường, đảm bảo các khoản phân bổ khấu hao là hợp lý.
Trong năm, đơn vị không tách khấu hao TSCĐ vô hình và khấu hao TSCD hữu hình riêng mà gộp chung trong tài khoản 214. KTV căn cứ vào sổ theo dõi phân bổ chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý tách khấu hao TSCD hữu hình riêng. (Bảng 2.20). Tương tự như với TSCĐ hữu hình, trên cơ sở tổng hợp giữa bảng tính khấu hao, đối chiếu với sổ theo dõi TK 632, TK 642, phát sinh Nợ trên bảng cân đối kết hợp phỏng vấn kế toán đơn vị, KTV tách khấu hao TSCĐ vô hình ra từ khấu hao TSCĐ chung.
Dưới đây là bảng tổng hợp trích khấu hao theo tài sản và mức phân bổ khấu hao mỗi loại tài sản vào chi phí hoạt động trong kỳ.
Bảng2.21: Bảng tổng hợp khấu hao trong kỳ của công ty TNHH XYZ
Loại TSCĐ
Phân bổ vào GVHB
Phân bổ vào CPQL
Tổng
TSCĐ hữu hình
1,066,991,706
151,928,318
1,218,920,024
TSCĐ vô hình
93,552,235
7,878,850
101,431,085
Tổng
1,160,543,941
159,807,168
1,320,351,109
Bảng 2.20 : Giấy tờ làm việc cuả KTV tiến hành kiểm tra phát sinh HMLK TSCĐ
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty TNHH XYZ
Kỳ kế toán:01/01/2007 – 31/12/2007
Người thực hiện: HK
Ngày tháng:
Công việc:kiểm tra khấu hao TSCĐ
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản: 2141
Tham chiếu: E641
Tài khoản
Nội dung
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
T/M
632
Giá vốn hàng bán
-
1,066,991,706
642
Chi phí Quản lý Doanh nghiệp
-
151,928,318
Cộng
-
1,218,920,024
Số đầu kỳ
-
-
Số cuối kỳ
-
1,218,920,024
Số trên BCĐ
-
1,218,920,024
Chênh lệch
-
-
Số liệu tổng hợp cùng với KH TSCĐ hữu hình đối chiếu khớp với sổ theo dõi TK632
Số liệu tổng hợp cùng với KH TSCĐ hữu hình đối chiếu khớp với sổ theo dõi TK642
Số liệu này được tách từ TK214 trên BCĐ
Chú ý:Trên BCĐ không phân tách TK214 theo tiểu khoản chi tiết nên KTV phân tách theo phân tích số liệu và phỏng vấn kế toán tại đơn vị
Kết luận:Đáp ứng mục tiêu kiểm tra
Sau khi kiểm tra số dư giữa các sổ chi tiết, sổ Cái, bảng cân đối là chính xác, không có sai lệch, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết việc tính KH của đơn vị bằng cách tính lại KH cả năm của TSCĐ. KTV căn cứ vào thời gian tính khấu hao của đơn vị và căn cứ theo Quyết định 206 để tính lại và kiểm tra thời gian khấu hao hợp lý cho các TSCD tại đơn vị. Bảng 2.22 thể hiện kết quả tính lại khấu hao của KTV, phản ánh những chênh lệch giữa khấu hao do đơn vị tính và KTV tính
Bảng 2.22 : Bảng tính lại KH TSCĐ của KTV.
Tài sản
Nguyên giá
TGKH
(năm)
HMLK do đơn vị tính
HMLK do KTV tính lại
CL
Nhà xưởng
4,250,576,265
10
425,057, 627
425,057,627
0
Nhà biệt thự
2,604,485,454
10
151,928,318
61,080,536
(90,847,783)
Nhà xưởng
2,571,773,446
8
187,525,147
162,056,957
(25,468,190)
Nhà xưởng
10,905,814,371
6
454,408,932
463,123,624
8,714,692
Tổng TSCĐ HH
20,332,649,536
1,218,920,024
1,111,318,743
(107,601,281)
Quyền SD đất
135,066,000
10
7,878,850
-
(7,878,850)
Quyền SD đất
1,283,002,086
8
93,552,235
12,865,172
(80,687,064)
Tổng TSCĐ VH
1,418,068,086
101,431,085
12,865,172
(88,565,914)
Tổng TSCĐ
21,750,717,622
1,320,351,109
1,124,183,915
(196,167,195)
Có sự chênh lệch hao mòn lũy kế TSCĐ hữu hình giữa KTV tính lại và công ty XYZ tính do số năm hao mòn của biệt thự, đơn vị lấy là 10 năm không đúng theo Quyết định 206. Theo quyết định 206 thì tài sản biệt thự của đơn vị phải được tính số năm sử dụng là 25 năm. Ngoài ra có sự sai lệch là do KTV sử dụng tính KH theo ngày còn phía đơn vị sử dụng KH tròn tháng. (Bảng 2.23)
Đối với TSCĐ vô hình theo Quyết định 206, thời gian khấu hao TSCĐ vô hình quyền sử dụng đất phải bằng thời gian ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đối với quyền sử dụng đất vô thời hạn thì không tính khấu hao mà chỉ ghi tăng nguyên giá tài sản. Tuy nhiên đơn vị lại tính khấu hao quyền sử dụng đất theo số năm khấu hao của nhà cửa trên đất đó, điều này dẫn tới sai sót trong tính và phân bổ khấu hao TSCĐ vô hình. (Bảng 2.24)
Đối với cả TSCD hữu hình và vô hình, đơn vị đều tính thời gian khấu hao thấp hơn so với Quyết định nên dẫn tới mức khấu hao đơn vị trích tương đối lớn.
Bảng 2.23 : Giấy tờ làm việc KTV về tính lại KH TSCĐ hữu hình
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty TNHH XYZ
Kỳ kế toán:01/01/2007 – 31/12/2007
Người thực hiện: HK
Ngày tháng:
Công việc:tính lại khấu hao TSCĐ
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản: 2141
Tham chiếu: E642
*Xác định phương pháp KH TSCĐ hữu hình tại đơn vị:
Công ty áp dụng phương pháp KH đường thẳng để xác định KH TSCĐ hữu hình
*Tính toán lại số KH đối với những TSCĐ hữu hình:
Tên tài sản
Nguyên giá
Ngày đưa vào SD
KH tại công ty
KTV tính lại
Chênh lệch
Nhà biệt thự
2,604,485,454
6/1/2007
151,928,318
61,080,536
(90,847,783)
Nhà xưởng
17,728,164,082
1/1/2007
1,066,991,706
1,050,238,207
(16,753,498)
Tổng
20,332,649,536
1,218,920,02
1,111,318,743
(107,601,281)
Chú ý:
Đơn vị không phân tách KH cho từng loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
(2141: hữu hình, 2143: vô hình)
Nguyên nhân chênh lệch: TS Nhà biệt thự được tính KH theo số năm không khớp với QĐ206, Kế toán tại đơn vị tính KH theo PP tròn tháng.
Bút toán điều chỉnh:
Nợ 2141:
16,753,498
Nợ 2141:
90,847,783
Có 632:
16,753,498
Có 642:
90,847,783
Kết luận: Đạt được mục tiêu kiểm toán
Bảng 2.24 : Giấy tờ làm việc KTV tính lại KH TSCĐ vô hình
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty TNHH XYZ
Kỳ kế toán:01/01/2007 – 31/12/2007
Người thực hiện: HK
Ngày tháng:
Công việc:tính lại khấu hao TSCĐ
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản: 2143
Tham chiếu: E742
*Xác định phương pháp KH TSCĐ vô hình tại đơn vị:
Công ty áp dụng phương pháp KH đường thẳng để xác định KH TSCĐ vô hình
*Tính toán lại số KH đối với những TSCĐ vô hình:
Tên tài sản
Nguyên giá
Ngày đưa vào SD
Thời giansd
(năm)
Số ngày KH
KH tại
công ty
KTV tính lại
Chênh lệch
Quyền sử dụng đất Nhà xưởng
1,283,002,086
1/7/07
50
83
93,552,235
12,865,172
(80,687,064)
Quyền sử dụng đất Nhà biệt thự
135,066,000
1/6/07
vô t/hạn
7,878,850
-
(7,878,850)
Tổng
1,418,068,086
101,431,085
12,865,172
(88,565,914)
Chú ý:
Đơn vị không phân tách KH cho từng loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
(2141: hữu hình, 2143: vô hình)
Nguyên nhân chênh lệch: Do kế toán tại đơn vị trích KH TSCĐ vô hình quyền sử dụng đất theo thời gian trích KH TSCĐ hữu hình tương ứng. Tuy nhiên, theo QĐ206, thời gian KH của TSCĐ vô hình quyền sử dụng đất fải bằng thời gian sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với Quyền sử dụng đất vô thời hạn thì đơn vị không được trích KH mà chỉ được ghi nhận tăng nguyên giá TS
Bút toán điều chỉnh:
Nợ 2141:
80.687.064
Nợ 2141:
7.878.850
Có 632:
80.687.064
Có 642:
7.878.850
Kết luận:Đạt được mục tiêu kiểm toán
Cuối cùng, KTV tổng hợp tình hình TSCD cuối cùng của khách hàng trên giấy tờ làm việc (Bảng 2.25, Bảng 2.26)
Bảng 2.25 :Giấy tờ làm việc của KTV tổng hợp TSCĐ hữu hình
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty TNHH XYZ
Kỳ kế toán:01/01/2007 – 31/12/2007
Người thực hiện: HK
Ngày tháng:
Công việc:tổng hợp TSCD
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản: 211
Tham chiếu: E644
Khoản mục
Nhà cửa VKT
Tổng cộng
Chú ý
NGUYÊN GIÁ
Số dư đầu năm
-
-
Tăng trong năm
22,432,649,536
22,432,649,536
- Mua trong năm
2,604,485,454
2,604,485,454
- Đầu tư XDCB hoàn thành
4,671,773,446
4,671,773,446
- Tăng khác
15,156,390,636
15,156,390,636
Giảm trong năm
-
-
Số dư cuối năm
22,432,649,536
22,432,649,536
GIÁ TRỊ HAO MÒN LUỸ KẾ
Số dư đầu năm
-
-
Tăng trong năm
1,111,318,743
1,111,318,743
- KH trong năm
1,111,318,743
1,111,318,743
- Tăng khác
-
-
Giảm trong năm
-
- Thanh lý, nhượng bán
-
-
- Giảm khác
-
-
Số dư cuối năm
1,111,318,743
1,111,318,743
GIÁ TRỊ CÒN LẠI
- Tại ngày đầu năm
-
-
- Tại ngày cuối năm
21,321,330,793
21,321,330,793
: Khớp số dư đầu kỳ trên sổ cái tài khoản
Khớp số liệu đầu kỳ trên Bảng cân đối kế toán 31/12/2007 chưa kiểm toán
:Khớp số dư cuối kỳ trên sổ cái tài khoản
Khớp số dư cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán 31/12/2007 chưa kiểm toán
Chú ý:Kiểm tra việc khách hàng trình bày số dư nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại của TSCĐ. Trên bảng cân đối chưa phân loại KH TSCĐ hữu hình và KH TSCĐ vô hình
Kết luận:Đáp ứng mục tiêu kiểm tra
Bảng 2.26 : Giấy tờ làm việc của KTV tổng hợp TSCĐ vô hình
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty TNHH XYZ
Kỳ kế toán:01/01/2007 – 31/12/2007
Người thực hiện: HK
Ngày tháng:
Công việc:tổng hợp TSCD
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản: 213
Tham chiếu: E744
Khoản mục
Quyền sử dụng đất
Tổng cộng
Chú ý
NGUYÊN GIÁ
Số dư đầu năm
-
-
Tăng trong năm
1,418,068,086
1,418,068,086
- Mua trong năm
1,418,068,086
1,418,068,086
Giảm trong năm
-
-
Số dư cuối năm
1,418,068,086
1,418,068,086
GIÁ TRỊ HMLK
Số dư đầu năm
-
-
- KH trong năm
12,865,172
12,865,172
- Thanh lý, nhượng bán
-
-
- Giảm khác
-
-
Số dư cuối năm
12,865,172
12,865,172
GIÁ TRỊ CÒN LẠI
- Tại ngày đầu năm
-
-
- Tại ngày cuối năm
1,405,202,914
1,405,202,914
Khớp số dư đầu kỳ trên sổ cái tài khoản
Khớp số liệu đầu kỳ trên Bảng cân đối kế toán 31/12/2007 chưa kiểm toán
Khớp số dư cuối kỳ trên sổ cái tài khoản
Khớp số dư cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán 31/12/2007 chưa kiểm toán
Chú ýs: - Kiểm tra việc khách hàng trình bày số dư nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại của TSCĐ. Trên bảng cân đối chưa phân loại KH TSCĐ hữu hình và KH TSCĐ vô hình
- TSCĐ vô hình quyền sử dụng đất tại đơn vị được ghi nhận nguyên giá theo giá trị trên hóa đơn, không ghi theo giá trị quyết toán. Điều này được giải thích: Bên bán xuất hóa đơn theo giá trị được nhà nước chấp thuận, giá trị trên quyết toán là do giá đất tăng lên theo thị trường.
Kết luận: Đáp ứng mục tiêu kiểm tra
2.1.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán khoản mục tài sản cố định công ty TNHH XYZ
Kết thúc kiểm toán, KTV hoàn thành giấy tờ làm việc và trưởng nhóm sẽ kiểm tra lại kết quả làm việc của KTV lần nữa. Dưới đây là bản tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty TNHH XYZ.
Bảng 2.27:Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty TNHH XYZ
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty TNHH XYZ
Kỳ kế toán:01/01/2007 – 31/12/2007
Người thực hiện: HK
Ngày tháng:
Công việc: Tổng hợp kết quả kiểm toán
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản:
Tham chiếu:
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ
KẾT LUẬN: Khoản mục TSCĐ không tồn tại sai sót trọng yếu, đạt mục tiêu kiểm toán.
Số dư đầu kỳVND
Số dư cuối kỳ VND
Số điều chỉnh
VND
Số dư sau ĐC
VND
NGUYÊN GIÁ
I/ TSCĐ hữu hình
-
22,432,649,536
0
22,432,649,536
II/TSCĐ vô hình
-
1,418,068,086
0
1,418,068,086
GIÁ TRỊ HMLK
I/ TSCĐ hữu hình
-
1,218,920,02
107,601,281
1,111,318,743
II/TSCĐ vô hình
-
101,431,085
88,565,914
12,865,172
GTCL
I/ TSCĐ hữu hình
-
21,213,729,512
21,321,330,793
II/TSCĐ vô hình
-
1,316,637,001
1,405,202,914
Chú ý: TSCĐ vô hình quyền sử dụng đất tại đơn vị được ghi nhận nguyên giá theo giá trị trên hóa đơn, không ghi theo giá trị quyết toán. Điều này được giải thích: Bên bán xuất hóa đơn theo giá trị được nhà nước chấp thuận, giá trị trên quyết toán là do giá đất tăng lên theo thị trường.
Bảng 2.28: Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh đối với khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH XYZ
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES
504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam
Khách hàng: Công ty cổ phần ABC
Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007
Người thực hiện: NTT
Ngày tháng:
Công việc:Tổng hợp bút toán điều chỉnh
Người kiểm tra:
Ngày tháng:
Tài khoản:
Tham chiếu:
BẢNG TỔNG HỢP CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH
Nội dung điều chỉnh
Hạch toán
Giá trị phát sinh
Nợ
Có
1/ Tính lại khấu hao TSCĐ hữu hình
2141
632
16,753,498
2141
642
90,847,783
2/ Tính lại khấu hao TSCĐ vô hình
2141
632
80.687.064
2141
642
7.878.850
2.2. So sánh quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup tiến hành tại khách hàng ABC và khách hàng XYZ
Nhìn chung quy trình kiểm toán TSCĐ mà công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup áp dụng ở hai công ty khách hàng mang tính khả thi cao, phát hiện hầu hết các sai sót trọng yếu mà hai công ty gặp phải. Sự khác nhau trong quy trình kiểm toán TSCĐ mà công ty ACAGroup áp dụng ở hai công ty khách hàng ta có thể thấy ở một số khía cạnh sau:
Về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thiết kế chương trình kiểm toán.
Khách hàng ABC là khách hàng lâu năm của công ty, việc khảo sát đánh giá đối với khách hàng cngx như việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ phần lớn dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước, số lượng công việc khảo sát, đánh giá trong cuộc kiểm toán năm nay giảm bớt. Trong khi đó khách hàng XYZ là khách hàng mới của công ty, nên công ty cần tìm hiểu kỹ khách hàng hơn trước khi chấp nhận cuộc kiểm toán.
Tại công ty ABC có quy mô lớn, khối lượng tài sản nhiều, hoạt đông lâu năm, các nghiệp vụ liên quan tới tài sản phức tạp hơn so với công ty XYZ mới được thành lập, lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cho thuê kho bãi do đó kiểm toán viên tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết hơn đối với tài sản tại công ty ABC với số lượng lớn hơn và thận trọng hơn.
Trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty khách hàng ABC, do yêu cầu từ phía công ty, KTV tham gia thực hiện kiểm kê hàng tồn kho, công cụ dụng cụ và TSCĐ của công ty tuy nhiên do mô hình sản xuất lớn, khối lượng công cụ dụng cụ, hàng tồn kho và tài sản công ty lớn, thời gian hạn chế nên KTV không thể tiến hành kiểm kê toàn bộ mà phải chọn mẫu một số loại vật tư, hàng hóa, tài sản để kiểm kê. Tại công ty khách hàng XYZ do số lượng tài sản của công ty không nhiều, mặc dù giá trị lớn do đặc thù ngành nghề kinh doanh nên khách hàng không tiến hành kiểm kê TSCĐ.
Do đặc thù kinh doanh của hai công ty, và đặc điểm phát sinh các nghiệp vụ của TSCĐ - trong năm công ty ABC tiến hành tương đối nhiều nghiệp vụ mua tài sản, theo chú ý kiểm toán năm trước, năm nay KTV chú trọng tới kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các nghiệp vụ TSCĐ tăng trong kỳ. Đối với khách hàng XYZ có số lượng tài sản không nhiều tuy nhiên chủ yếu là nhà xưởng, biệt thự, đất đai là những tài sản dễ có sai sót trong tính khấu hao nên kiểm toán viên chú ý tới việc trích và hạch toán khấu hao tài sản của công ty.
2.3. Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup
Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup cũng tuân theo các bước như trong quy trình kiểm toán chùng. Bao gồm 3 bước: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
Chuẩn bị kiểm toán
Trong giai đoạn này, sau khi đã tìm hiểu thông tin về khách hàng, đánh giá rủi ro hợp đồng, đánh giá mức độ trọng yếu,…hai bên ký kết hợp đồng kiểm toán, công ty sẽ lựa chọn nhóm kiểm toán kiểm toán cho khách hàng. KTV phụ trách khoản mục TSCĐ thường có kinh nghiệm dày dặn trong kiểm toán khoản mục TSCĐ hoặc đã từng tham gia kiểm toán cho khách hàng. Với việc chuẩn bị kiểm toán KTV thường tiến hành các công việc:
Căn cứ trên mức PM đã tính, KTV tính ra giá trị mức độ trọng yếu của tài khoản –TE, KTV phải tiến hành kiểm tra tất cả các nghiệp vụ phát sinh tăng giảm tài sản cố định trong kỳ có giá trị lớn hơn giá trị.
KTV thực hiện phân tích sơ lược về tình hình TSCĐ của khách hàng thông qua việc xem xét các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán của khách hàng.
KTV tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với việc quản lý và sử dụng TSCĐ trong công ty. KTV đánh giá xem những hạn chế, đặc điểm về quản lý và sử dụng tài sản của khách hàng.
Gửi tới khách hàng thông báo về những tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị trước. Bao gồm:
Bảng tổng hợp TSCĐ phản ánh số dư đầu kỳ, phát sinh tăng (giảm) trong năm, nguyên giá, KH lũy kế, giá trị còn lại của TSCĐ theo từng nhóm tài sản.
Bảng tổng hợp nguồn vốn KH cơ bản chi tiết theo từng nguồn hình thành.
Danh sách chi tiết từng loại tài sản tăng trong kỳ (mua sắm, xây dựng, được tài trợ, cho, biếu, tặng,…), tài sản giảm trong kỳ (thanh lý, nhượng bán,…).
Bảng tính KH, phân bổ chi phí KH trong kỳ.
Danh sách các công trình xây dựng đã hoàn thành, đang còn dở dang.
Chính sách của công ty về chi phí sửa chữa lớn, chi phí nâng cấp TSCĐ .
Sổ Cái, sổ chi tiết các tài khoản 211, 213, 214,…
Các chứng từ, các hợp đồng liên quan.
Công văn đăng ký tỷ lệ KH TSCĐ với cơ quan nhà nước.
Thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này KTV tiến hành các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm chi tiết.
Thử nghiệm kiểm soát phần lớn được kiểm toán viên thực hiện thông qua phỏng vấn Ban Giám đốc, nhân viên của công ty khách hàng, và thông qua quan sát việc quản lý, sử dụng tài sản cố định tại công ty khách hàng.
Công ty đã xây dựng một chương trình kiểm toán chung, bao gồm các thủ tục kiểm tra chi tiết chung đối với khoản mục tài sản cố định và thủ tục kiểm tra chi tiết đối với mỗi loại TSCĐ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình) và khấu hao TSCĐ. Trong các chương trình kiểm toán TSCĐ chung đưa ra một các cụ thể các bước công việc kiểm tra chi tiết đối với khoản mục TSCĐ nhằm đảm bảo kiểm tra một cách đầy đủ, toàn diện về TSCĐ của khách hàng, bao gồm: các công việc kiểm tra tổng quát tình hình TSCĐ, kiểm tra đối với tài sản thanh lý, nhượng bán, đối với khấu hao TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình, TSCĐ hữu hình, chi phí XDCB dở dang. Bên cạnh đó các chương trình kiểm toán chi tiết đối với mỗi tài khoản căn cứ trên các cơ sở dữ liệu cung cấp thêm cho các KTV các cách thức kiểm tra chi tiết khác nhau. KTV căn cứ vào các chương trình kiểm toán chung và chi tiết, kết hợp với tình hình sản xuất kinh doanh cụ thể của khách hàng để lựa chọn những thủ tục kiểm tra chi tiết hữu hiệu nhất nhằm đạt được kết quả kiểm toán cao nhất, tích kiệm chi phí và thời gian.
Kết thúc kiểm toán
Cuối mỗi tờ chương trình kiểm toán đều có phần kết luận và kiến nghị để KTV đưa ra kết luận về mục tiêu kiểm toán, những kiến nghị và các vấn đề cần theo dõi trong những lần kiểm toán tiếp theo. KTV phải lập tờ tổng hợp kiểm toán khoản mục TSCĐ của công ty khách hàng để tổng kết lại những vấn đề kiểm toán đã đưa ra, tình hình TSCĐ của khách hàng hiện tại sau khi đã kiểm toán và thực hiện điều chỉnh. Ngoài ra KTV phải lập một bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh liên quan tới khoản mục TSCĐ đã kiểm toán.
Giai đoạn này là giai đoạn cuối của cuộc kiểm toán, ở giai đoạn này, KTV sau khi soát xét giấy tờ làm việc, đánh giá tính đầy đủ và hiệu lực của bằng chứng kiểm toán, bổ sung những bằng chứng khác nếu thấy cần thiết. Sau khi KTV hoàn tất công việc thì trưởng nhóm, chủ nhiệm kiểm toán sẽ kiểm tra lại giấy tờ làm việc của KTV lần nữa, đồng thời tiến hành soát xét những sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC. Qua tìm hiểu và đánh giá các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC, chủ nhiệm kiểm toán nhận thấy không có sự kiện bất thường nào liên quan đến chỉ tiêu TSCĐ và ảnh hưởng trọng yếu tới tính trung thực và hợp lý của các thông tin của chỉ tiêu này trên BCTC. Công ty cổ phần ABC sẽ gửi thư giải trình của Ban Giám đốc cho KTV. Sau khi nhận được thư giải trình của Ban Giám đốc công ty cổ phần ABC, chủ nhiệm kiểm toán sẽ có những điều chỉnh thích hợp trên báo cáo kiểm toán.
PHẦN 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACAGROUP
3.1. Nhận xét chung về quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup
3.1.1. Những ưu điểm trong kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup
Lựa chọn KTV thực hiện kiểm toán khoản mục
Khoản mục này thường được trưởng nhóm phân công cho những KTV có kinh nghiệm dày dặn, có trình độ và am hiểu về khoản mục TSCĐ. Điều này giúp cho việc kiểm toán đạt hiệu quả và giảm thiểu sai sót trong công việc.
Chương trình kiểm toán TSCĐ
Công ty đã xây dựng chương trình kiểm toán chung cho hầu hết các khoản mục trong BCTC. Chương trình kiểm toán bao gồm thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết và các thủ tục bổ sung khác. Chương trình kiểm toán giúp cho KTV thực hiện cuộc kiểm toán phù hợp với tình hình kinh doanh cụ thể của từng khách hàng mà vẫn đảm bảo tuân thủ chương trình kiểm toán chung. Đồng thời chương trình kiểm toán giúp cho trưởng nhóm kiểm toán dễ dàng trong việc kiểm tra, kiểm soát tiến độ và quá trình thực hiện công việc của KTV.
Bên cạnh chương trình kiểm toán, công ty còn xây dựng các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với mỗi cơ sở dẫn liệu của các khoản mục và đưa ra mức độ rủi ro được đánh giá đối với mỗi cơ sở dẫn liệu. Các thủ tục này giúp KTV dễ dàng tiếp cận phương pháp kiểm toán, thực hiện đầy đủ các thủ tục nhằm thủ thập bằng chứng một cách đầy đủ, có hiệu lực và thuyết phục đồng thời chỉ ra cho KTV thấy được mối quan hệ giữa việc đánh giá rủi ro kiểm toán với áp dụng các thủ tục kiểm toán.
Đối với khoản mục TSCĐ, công ty đã xây dựng các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và khấu hao TSCĐ (bao gồm cho cả TSCĐ vô hình và hữu hình). Trong các bảng thủ tục chi tiết KTV phải ghi rõ họ tên và giấy tờ làm việc tham chiếu khi thực hiện các thủ tục. Trước khi thực hiện thủ tục chi tiết đối với mỗi cơ sở dẫn liệu, bao giờ cũng có các bước đánh giá chung về tình hình TSCĐ và khấu hao TSCĐ. Sau đó công ty đưa ra các thủ tục đối với các cơ sở dẫn liệu: tính hiện hữu, tính chính xác, tính đầy đủ, trình bầy trên BCTC và hiệu quả quản lý.
Chọn mẫu kiểm toán
Công ty đã xây dựng phương pháp chọn mẫu chung cho các khoản mục kiểm toán. Căn cứ trên việc tính mức độ trọng yếu, KTV sẽ tính ra mức giá trị nhất thiết phải kiểm tra hay là mức giá trị được coi là trọng yếu đối với từng khoản mục. Điều này giúp cho KTV hạn chế được rủi ro.
Tuy nhiên, đối với khoản mục TSCĐ, do các nghiệp vụ phát sinh trong năm thường không nhiều, giá trị nghiệp vụ phát sinh thường lớn nên KTV vẫn tiến hành kiểm tra chi tiết 100% đối với các nghiệp vụ phát sinh tăng (giảm) liên quan tới TSCĐ.
Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
Để giảm thiểu chi phí kiểm toán, tiết kiệm thời gian và thu thập được các bằng chứng có hiệu quả, đầy đủ ACAGroup luôn quan tâm tới việc hướng dẫn cho KTV kết hợp các phương pháp thu thập bằng chứng như phỏng vấn, kiểm kê, quan sát, tính toán, phân tích, xác minh tài liệu,… trong thu thập bằng chứng kiểm toán. Các kỹ thuật này đều được ACAGroup vân dụng linh hoạt đối với tình hình thực tế từng khách hàng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Tùy theo từng khách hàng, KTV có thể tham gia kiểm kê TSCĐ trước khi tiến hành kiểm toán. Điều này được ghi rõ trên hợp đồng kiểm toán là kiểm toán viên có tham gia quá trình kiểm kê hàng tồn kho, công cụ dụng cụ và TSCĐ tại khách hàng. Trong quá trình kiểm kê, KTV có thể quan sát thái độ làm việc, hợp tác của nhân viên tại khách hàng. Bên cạnh đó kết hợp phỏng vấn Ban Giám đốc khách hàng, KTV có thể đưa ra đánh giá của mình về tình hình quản lý tài sản của khách hàng. Trong quá trình tiến hành kiểm toán, KTV có thể vận dụng các phương pháp xác minh tài liệu, đối chiếu so sánh, phân tích tài liệu, quan sát nhân viên kế toán làm việc, tính toán lại khấu hao, nguyên giá,… kết hợp với kết quả đánh giá tại kiểm kê, KTV đưa ra nhận định cuối cùng về khoản mục TSCĐ căn cứ trên các bằng chứng thu thập được trong qua trình kiểm toán.
Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ
Khi phân công công việc, trưởng nhóm kiểm toán luôn phân công công việc sao cho KTV khi kiểm toán có thể kết hợp các phần hành kiểm toán với nhau nhằm giảm thiểu công việc, đồng thời tránh việc kiểm tra trùng lặp nhằm nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí và thời gian.
KTV kiểm toán khoản mục TSCĐ có thể được phân công kiểm toán khoản mục phải trả người bán, tiền, tiền gửi ngân hàng nhằm xác định giá mua cũng như các chi phí liên quan tới việc mua và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nếu như không được phân công các khoản mục có liên quan thì KTV kiểm toán khoản mục TSCĐ có thể trao đổi đối chiếu với KTV phụ trách khoản mục liên quan đó. Ví dụ khi xác định giá trị tài sản, KTV kiểm tra chi tiết TSCĐ có thể so sánh công nợ, số dư, số phải trả với KTV kiểm toán phần phải trả người bán, hoặc TSCĐ đã được thanh toán thì KTV có thể so sánh số phát sinh với KTV kiểm toán phần tiền gửi ngân hàng.
Giấy tờ làm việc của KTV
Công ty luôn đòi hỏi giấy tờ làm việc của KTV phải được trình bầy cụ thể, rõ ràng, logic, phải đảm bảo đầy đủ thông tin và ghi rõ các bước thực hiện sao cho khi xem xét có thể thấy rõ ai là người chuẩn bị, thời gian làm việc, công việc thực hiện, mục đích công việc, nguồn tài liệu, tham chiếu tới đâu, kết luận cuối cùng là gì. Việc làm này giúp cho KTV đánh giá lại chính công việc của mình đồng thời thuận tiện cho việc kiểm tra và tìm kiếm khi cần thiết.
Giấy tờ làm việc của TSCĐ thường bao gồm giấy tờ làm việc thể hiện việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh tăng (giảm) của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, KTV đối chiếu số liệu giữa sổ sách tổng hợp, sổ chi tiết và các sổ sách của tài khoản liên quan, KTV tính lại các mức tính khấu hao, và giấy tờ tổng hợp chung tình hình TSCĐ của khách hàng sau khi đã thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
3.1.2. Một số mặt còn hạn chế trong kiểm toán TSCĐ tại công ty ACAGroup
Về chọn mẫu kiểm toán
Với nền kinh tế năng động, phát triển, mở rộng quy mô hoạt động là phát triển tất yếu của các doanh nghiệp. Khách hàng đến với công ty ngày càng phong phú và đa dạng. Các nghiệp vụ phát sinh của khách hàng ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp nên việc chọn mẫu 100% các nghiệp vụ tăng (giảm) TSCĐ trong kỳ sẽ khó thực hiện hơn. Nếu KTV thực hiện kiểm tra 100% thì chi phí kiểm toán sẽ lớn, thời gian kéo dài và công ty cũng không có đủ số lượng kiểm toán viên dày dặn kinh nghiệm để thực hiện từng cuộc kiểm toán.
Đánh giá tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Đánh giá và tìm hiểu hệ thống kiểm soát của khách hàng là hết sức quan trọng đối với mỗi cuộc kiểm toán, KTV phải đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị. Hiện nay công ty có đưa giá phương hướng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức bảng câu hỏi và bảng tường thuật. Bảng tường thuật được thể hiện dưới hình thức là các giấy tờ ghi chú hệ thống. Tuy nhiên đối với những khách hàng có quy mô lớn thì sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật không phù hợp, KTV khó có thời gian thực hiện đầy đủ nội dung đánh giá có thể dẫn tới sai sót trong nhận định về hệ thống kiểm soát của khách hàng, tăng mức độ rủi ro. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV mặc định là hệ thống kiểm soát của khách hàng là không đáng tin cậy và tăng cường các thủ tục trắc nghiệm bỏ qua các thủ tục kiểm soát. Trên thực tế có nhiều công ty có hệ thống kiểm soát nội bộ tương đối tốt, KTV nên đánh giá để tận dụng lợi thế này nhằm giảm số lượng các trắc nghiệm chi tiết, tiết kiệm chi phí, thời gian. Với những khách hàng lớn thì việc thực hiện nhiều trắc nghiệm chi tiết có thể không thể theo đúng tiến độ kiểm toán. Ngoài ra KTV thường lấy mức độ rủi ro R dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp với R = 3 mức rủi ro cao nhất. Với KTV có kinh nghiệm dày dặn có thể đánh giá đúng R tuy nhiên với KTV trẻ chưa có kinh nghiệm thường để mức R cao, điều này ảnh hưởng tới việc xây dựng và lập kế hoạch kiểm toán.
Về thử nghiệm kiểm soát
Hiện nay KTV chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn và quan sát để đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh, đơn giản tuy nhiên nếu chỉ sử dụng 2 phương pháp chủ yếu trên, KTV sẽ không thể thu thập đầy đủ bằng chứng vè thiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, đặc biệt với khách hàng có quy mô lớn. Mặt khác, việc sử dụng phương pháp phỏng vấn và quan sát đòi hỏi tư duy và kinh nghiệm của KTV, phụ thuộc vào độ nhạy bén và khả năng đưa ra câu hỏi của KTV.
Về thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích là một trong những thủ tục quan trọng đối với mỗi cuộc kiểm toán. Thông qua thủ tục phân tích, KTV có thể xác định những rủi ro mang tính đặc trưng theo hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và định hướng công việc thực hiện. KTV chủ yếu chỉ áp dụng thủ tục phân tích ngang, so sánh biến động giữa các năm các quý trong kỳ hoạt động để thấy sự biến động của khoản mục. Việc này làm KTV khó phát hiện được những mâu thuẫn, những bất hợp lý trên khoản mục, do đó KTV sẽ phải tăng cường kiểm tra chi tiết. Tuy nhiện, thủ tục phân tích không được KTV thể hiện trên giấy tờ làm việc lưu trong hồ sơ kiểm toán do KTV chỉ hiểu ngầm định và thực hiện thủ tục này như một phần công việc nhỏ. Bên cạnh đó thì KTV cũng mới chỉ dừng lại ở mức xem xét các thông tin tài chính, ít chú ý tới thông tin phi tài chính.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup
3.2.1. Hoàn thiện trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Hệ thống kiểm soát nộ bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ góp phần giúp KTV xác định quy mô, thời gian và các thủ tục cần thiết phải thực hiện trong cuộc kiểm toán.
Theo lý thuyết kiểm toán, có 3 phương pháp được sử dụng để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ là: Bảng câu hỏi, bảng tường thuật, và lưu đồ. Bảng câu hỏi thường được thiết lập sẵn nên KTV có thể sử dụng đơn giản, nhanh chóng mà không bỏ sót các vấn đề quan trọng song tính linh động của nó không cao. Bên cạnh đó KTV có thể sử dụng kèm bảng tường thuật. Bảng tường thuật cung cấp cho KTV sự phân tích về cơ cấu kiểm soát,giúp cho KTV hiểu biết thêm về hệ thống kiểm soát của khách hàng. Tuy nhiên bảng tường thuật lại phụ thuộc vào cách ghi chép của KTV. Đối với những khách hàng có quy mô lớn, việc sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật sẽ chiếm nhiều thời gian nếu KTV muốn tìm hiểu một cách đầy đủ về hệ thống của khách hàng. Trường hợp này KTV sử dụng phương pháp lưu đồ, phương pháp này giúp cho KTV nhận định chính xác hơn về các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với hoạt động, dễ dàng nhận ra điểm mạnh, cũng như hạn chế trong hệ thống kiểm soát của khách hàng, giúp KTV chỉ ra được các thủ tục kiểm toán cần bổ sung. Bảng câu hỏi và bảng tường thuật cung cấp cho KTV những thông tin phân tích về hệ thống kiểm soát của khách hàng giúp KTV hiểu biết đầy đủ hơn về hệ thống kiểm soát và lựa chọn được những ký hiệu, sơ đồ phù hợp cho việc mô tả. Do đó việc sử dụng kết hợp 3 hình thức ở trên sẽ giúp cho KTV có cái nhìn tối ưu về hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng và thuận tiện cho KTV khác làm việc trong những năm tiếp theo.
Khi kiểm toán cho công ty cổ phần ABC, khi đánh giá về hệ thống kiểm soát với việc mua sắm tài sản, KTV có thể sử dụng lưu đồ để thấy được quy trình mua sắm tài sản của công ty như thế nào.
Trong quyết định số 030/QĐ – TCKT ngày 04/01/2003 về việc quản lý TSCĐ tại công ty, công ty cổ phần ABC đã đưa ra quy trình đầu tư mua sắm cụ thể như sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình mua sắm đầu tư tài sản cố định tại công ty cổ phần ABC
Phòng chức năng
Ban đấu giá
Ban Giám đốc
Nhà cung cấp
(1)
(2)
(3)
(4)
(1): Phòng chức năng lập kế hoạch đầu tư mua sắm TSCĐ và đưa lên Phòng Tài chính thẩm định.
(2): Phòng Tài chính trình kế hoạch mua sắm cho Ban Giám đốc xem xét
(3): Giám đốc xét duyệt, thành lập ban đấu giá
(4): Tiến hành đấu giá và lựa chọn nhà cung cấp tối ưu nhất
Phòng Tài chính kế toán
Tuy nhiên qua thực tế xem xét tại công ty cổ phần ABC, KTV nhận thấy công ty tiến hành mua sắm theo quy trình sau:
Sơ đồ 3.2: Quy trình mua sắm đầu tư TSCĐ thực tế tại công ty cổ phần ABC
Phòng chức năng
Phòng Tài chính kế toán
Ban Giám đốc
Nhà cung cấp
(1)
(2)
(4)
(3)
(1): Phòng chức năng lập kế hoạch đầu tư mua sắm TSCĐ và đưa lên Phòng Tài chính thẩm định.
(2): Phòng Tài chính trình kế hoạch mua sắm cho Ban Giám đốc xem xét
(3): Ban giám đốc lựa chọn nhà cung cấp
(4): Trong nhiều trường hợp KTV không thấy có phê chuẩn của giám đốc trong kế hoạch mua sắm, Phòng Tài chính tự tiến hành liên hệ với nhà cung cấp quen thuộc
So sánh giữa 2 lưu đồ nhận thấy, công ty cổ phần ABC khi tiến hành mua sắm tài sản không thực hiện đấu giá công khai, mà Ban Giám đốc trực tiếp lựa chọn nhà cung cấp cho công ty. Đây sẽ là 1 trong các căn cứ để KTV đánh giá về hệ thống kiểm soát của đơn vị kiểm toán.
Thực hiện thủ tục kiểm soát để kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng có được thiết kế phù hợp và vận hành có hiệu quả hay không từ đó giảm nhẹ các thủ tục kiểm tra chi tiết. Công việc này không mang tính bắt buộc nhưng thường được khuyến khích thực hiện nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao hiệu quả, hiệu năng cuộc kiểm toán. KTV có thể vận dụng các phương pháp sau vào việc tra hệ thống kiểm soát của khách hàng:
Phỏng vấn: KTV đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K3018.DOC