Tài liệu Đề tài Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: 1
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Mở đầu 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3
1.1 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước 3
1.1.1 Khái niệm và bản chất ngân sách nhà nước 3
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 3
1.1.1.2 Bản chất của ngân sách nhà nước 4
1.1.2 Tổ chức hệ thống NSNN ở các nước có nền kinh tế thị trường 6
1.2 Phân cấp quản lý NSNN 7
1.2.1 Khái niệm phân cấp quản lý NSNN 7
1.2.2 Các nguyên tắc về phân cấp quản lý NSNN 9
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN 10
1.2.3.1 Tổ chức hành chính nhà nước 10
1.2.3.2 Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước 10
1.2.3.3 Tính hiệu quả của phân cấp 11
1.2.3.4 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương 11
1.3 Kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN ở một số nước trên thế giới 12
1.3.1 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng hòa Pháp 12
1.3.2 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng hòa Liên Bang Đức 18
1.3.3 Phân cấp q...
99 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Mở đầu 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3
1.1 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước 3
1.1.1 Khái niệm và bản chất ngân sách nhà nước 3
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 3
1.1.1.2 Bản chất của ngân sách nhà nước 4
1.1.2 Tổ chức hệ thống NSNN ở các nước có nền kinh tế thị trường 6
1.2 Phân cấp quản lý NSNN 7
1.2.1 Khái niệm phân cấp quản lý NSNN 7
1.2.2 Các nguyên tắc về phân cấp quản lý NSNN 9
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN 10
1.2.3.1 Tổ chức hành chính nhà nước 10
1.2.3.2 Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước 10
1.2.3.3 Tính hiệu quả của phân cấp 11
1.2.3.4 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương 11
1.3 Kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN ở một số nước trên thế giới 12
1.3.1 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng hòa Pháp 12
1.3.2 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng hòa Liên Bang Đức 18
1.3.3 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 23
Kết luận chương 1 29
Chương2 THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG
TÀU
30
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 30
2.1.1Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 30
2.1.2 Những thành tựu về kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2005 31
2.2 Thực trạng phân cấp quản lý NSĐP tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 32
2.2.1 Trước khi có Luật NSNN( năm 1991-1996) 33
2.2.1.1 Cơ sở pháp lý 33
2.2.1.2 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh BR-VT 35
2.2.2 Sau khi có Luật NSNN (từ năm 1997 đến nay) 37
2.2.2.1 Giai đoạn 1997-2003 37
2.2.2.1.1 Cơ sở pháp lý 37
2.2.2.1.2 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh BR-VT 42
2.2.2.2 Giai đoạn 2004 đến nay 45
2.2.2.2.1 Cơ sở pháp lý 45
2.2.2.2.2 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh BR-VT 50
2.2.3 Đánh giá chung về những thành tựu và tồn tại trong phân cấp quản lý
NSNN ở Tỉnh BRVT
54
2.2.3.1 Những thành tựu đạt được trong phân cấp quản lý NSNN 54
2
2.2.3.2 Những tồn tại trong phân cấp quản lý NSNN 55
Kết luận chương 2 57
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
58
3.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu
giai đoạn 2006-2010
58
3.2 Quan điểm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ở Tỉnh BRVT 59
3.3 Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ở Tỉnh BRVT 61
3.3.1 Những kiến nghị với Trung ương 61
3.3.1.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý 61
3.3.1.2 Thay đổi lại phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản
thu và số bổ sung từ NSTW cho NSĐP
68
3.3.1.3 Về dự phòng ngân sách và dự trữ tài chính 70
3.3.2 Những kiện nghị đối với Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu 71
3.3.2.1 Phương hướng phân cấp nguồn thu,nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân
chia nguồn thu giữa các cấp NS trong thời gian tới ở tỉnh BR-VT
71
3.3.2.2 Về tổ chức hành chính 72
3.3.2.3 Về phân cấp quản lý kinh tế 73
3.3.2.4 Kiện toàn tổ chức và nâng cao vai trò của HĐND 73
Kết luận chương 3 75
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
1. Bảng 2.1 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
giai đoạn 1992-1996. ..................................................................................(tr 35)
2. Biểu đồ 2.1 kết quả thu ngân sách các cấp .................................................(tr 36)
3. Biểu đồ 2.2 kết quả chi NSĐP ....................................................................(tr 37)
4. Bảng 2.2 Kết quả thu, chi và cân đối ngân sách ở NSĐP Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu giai đoạn 1997-2003.............................................................................(tr 43)
5. Biểu đồ 2.3 kết quả thu ngân sách các cấp .................................................(tr 44)
6. Biểu đồ 2.4 kết quả chi NSĐP.................................................................... (tr 45)
7. Bảng 2.3 Kết quả thu,chi và cân đối ngân sách các cấp ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu giai đoạn 2004-2006 ............................................................................(tr 50)
8. Biểu đồ 2.5 kết quả thu ngân sách các cấp .................................................(tr 51)
9. Biểu đồ 2.6 kết quả chi NSĐP ....................................................................(tr 52)
4
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ngân sách nhà nước : NSNN
Ngân sách trung ương : NSTW
Ngân sách địa phương : NSĐP
Hội đồng nhân dân : HĐND
Ủy ban nhân dân : UBND
Tổng sản phẩm quốc nội : GDP
Sản xuất kinh doanh : SXKD
Doanh nghiệp nhà nước : DNNN
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài : DN.ĐTNN
Doanh nghiệp có vốn cổ phần nhà nước : DNCP
Tư bản chủ nghĩa : TBCN
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu : Tỉnh BRVT
LỜI MỞ ĐẦU
5
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một vấn đề có vai trò quan trọng
trong quản lý vĩ mô nhưng nó cũng rất phức tạp, liên quan đến việc giải quyết mối
quan hệ giữa các cấp quản lý trong việc tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ NSNN.
Phân cấp quản lý NSNN có mục đích là chuyển giao trách nhiệm về quản lý
NSNN cho chính quyền cấp dưới nhằm đưa chính quyền về gần với dân, phải tạo ra
những dịch vụ công cộng thuận tiện cho dân chúng với những chi phí thấp nhất và
mang lại cho người dân cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết sách, đồng thời nâng
cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho
chính quyền địa phương hoạt động độc lập hơn trong khả năng của mình. Một hệ
thống phân cấp được thiết kế tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc đẩy mạnh tăng
trưởng và ổn định kinh tế, ngược lại việc phân cấp được tiết kế không tốt, hoặc giám
sát kém, lỏng lẻo đối với hoạt động của chính quyền cấp dưới sẽ ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế, quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ.
Công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế tạo ra những tiền đề và đòi
hỏi phải đổi mới, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa
phương nhằm phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, tăng quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, thực hiện các nhiệm
vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.Trong thực tế những năm vừa qua, nước ta
đã thực hiện tương đối tốt việc phân cấp quản lý NSNN, nhờ đó đã đóng góp phần ổn
định và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, tạo điều kiện ổn định và tăng trưởng
kinh tế, phát triển xã hội, phát triển nội lực phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, cơ chế phân cấp hiện hành đã
bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước còn
chồng chéo, một số nguồn thu, nhiệm vụ chi phân cấp còn chưa hợp lý, cơ chế
thưởng, cơ chế xác định số bổ sung cho ngân sách cấp dưới chưa tạo ra động lực
mạnh mẽ thúc đẩy các cấp chính quyền địa phương thực sự làm chủ ngân sách của
mình.
Phân cấp quản lý NSNN không có mô hình chung cho tất cả các nước để áp
dụng. Vì vậy, để phân cấp quản lý NSNN ở nước ta có hiệu quả, khắc phục những
6
yếu kém trong thời gian vừa qua, tập trung nguồn lực, tạo điều kiện để Nhà nước
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc gia
cũng như từng địa phương thì cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn
thiện phân cấp quản lý NSNN.
Xuất phát từ lý do khách quan trên, đề tài “Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được lựa chọn nhằm mục đích đưa ra một
số nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung để góp phần hoàn thiện phân cấp quản lý
NSNN trong thời gian tới.
Về phạm vi, đề tài chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu, giải quyết về phân
cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp ngân sách, không
nghiên cứu phân cấp quản lý về tài sản, tài nguyên, tổ chức bộ máy, cán bộ, công
chức..v.v.
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về ngân
sách nhà nước, đối chiếu với thực tế tình hình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong thời gian qua nhằm xác
định một số vấn đề còn bất hợp lý, đề xuất biện pháp khả thi nhằm từng bước hoàn
thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của Việt Nam và tại Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về phân cấp quản lý NSNN.
Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chương 3: Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nuớc ở Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước:
1.1.1 Khái niệm và bản chất NSNN.
1.1.1.1 Khái niệm NSNN.
Doanh nghiệp, Hộ gia đình và Chính phủ là ba chủ thể chính cấu thành nên nền
kinh tế - xã hội. Mỗi chủ thể đều có hoạt động thu, chi đặc trưng riêng. Tài chính
doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình gắn chặt và phục vụ trước hết cho hoạt động
của doanh nghiệp và hộ gia đình nên chúng được xem là khâu tài chính không tập
trung, trong hệ thống tài chính của một quốc gia, chúng đóng vai trò cơ sở. Hoạt
động thu, chi của Chính phủ có tác động đến các hoạt động của kinh tế vĩ mô thông
qua thuế và các khoản chi tiêu công nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chúng được
xem là khâu tài chính tập trung gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước.
Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ vừa hoạt động như một quan toà để xét xử
tranh chấp trong xã hội, như một cảnh sát để duy trì an ninh xã hội theo pháp luật,
như một doanh nhân để gia tăng công sản hay như một chủ gia đình khi chăm lo các
vấn đề xã hội. Do đó hoạt động tài chính của Nhà nước thật đa dạng, phạm vi hoạt
động rộng lớn và có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế của đất nước.
Bộ phận quan trọng của tài chính Nhà nước là NSNN. Trong quá trình phân
phối các nguồn lực tài chính của xã hội, NSNN huy động và sử dụng một bộ phận
thu nhập của xã hội để thực hiện các chức năng của Nhà nước. Trên thực tế, nhìn bề
ngoài hoạt động của NSNN biểu hiện đa dạng dưới hình thức các khoản thu và các
khoản chi tài chính của Nhà nước ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội. Các
khoản thu, chi này được liệt kê, tập hợp trong một bảng dự toán thu, chi tài chính
được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Các khoản thu mang tính chất
bắt buộc của NSNN là một bộ phận các nguồn tài chính được tạo ra chủ yếu trong
8
khu vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Các khoản chi chủ yếu của ngân sách mang
tính chất cấp phát được hướng vào đầu tư và tiêu dùng trong xã hội. Các khoản thu,
chi của NSNN luôn gắn liền với việc sử dụng quyền lực chính trị của Nhà nước bằng
sự thể chế hoá của luật pháp và gắn với nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện
chức năng của Nhà nước.
Vì vậy, NSNN theo khái niệm của Luật NSNN hiện hành thì “Ngân sách nhà
nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước.” (điều 1 luật NSNN)
Từ khái niệm này, chúng ta có thể xem xét NSNN ở 3 phương diện: (1) Xét về
nội dung vật chất: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước được sử
dụng để thực hiện các chức năng của Nhà nước. (2) Xét về cơ chế quản lý: NSNN là
một bảng dự toán thu, chi tài chính chủ yếu của một quốc gia trong một thời kỳ,
thường là một năm. Nhà nước đưa ra danh mục các khoản thu mà Chính phủ chỉ
được phép thu và danh mục các khoản chi tiêu trong khuôn khổ NSNN được Quốc
hội phê chuẩn.(3) Xét về mặt pháp lý: NSNN là một bộ luật tài chính, bởi lẽ nó được
xây dựng dựa trên hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan và được cơ quan lập
pháp của Nhà nước quyết định và có giá trị trong năm ngân sách, là một đạo luật cơ
bản ngắn hạn mang tính chất áp đặt và buộc các chủ thể kinh tế - xã hội có liên quan
phải tuân thủ.
1.1.1.2 Bản chất của NSNN:
Hoạt động của NSNN là hoạt động phân phối các nguồn lực tài chính của xã hội
gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ NSNN. Trong quá trình đó xuất hiện
hàng loạt các quan hệ tài chính giữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể
trong xã hội và chúng được thể hiện ở phần thu ,chi của NSNN. Hệ thống các quan
9
hệ tài chính này tạo nên bản chất kinh tế của NSNN, thể hiện dưới những hình thức
cụ thể sau:
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các Doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình
hình thành thu của NSNN dưới hình thức là thuế. Trong quá trình sử dụng quỹ
NSNN, nhà nước hỗ trợ vốn, đào tạo, cho vay ưu đãi…vv cho các doanh nghiệp, chi
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế phát triển. Thông qua quan hệ kinh tế, nhà nước kiểm tra được hoạt
động của các doanh nghiệp.
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính, sự nghiệp phát sinh
trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập, thể hiện bằng việc NSNN cấp kinh
phí đảm cho hoạt động bộ máy hành chính của Nhà nước theo dự toán được cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Ngoài các đơn vị hành chính thì các đơn vị sự nghiệp thông
qua hoạt động của mình còn có nguồn thu dưới hình thức phí, thu dịch vụ và thu
khác. Nguồn thu này một phần dùng để trang trải các chi phí trong quá trình hoạt
động, một phần làm nghĩa vụ với Nhà nước.
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư, thể hiện thông qua quan
hệ phân phối lại giữa NSNN với dân cư. Một bộ phận dân cư làm nghĩa vụ tài chính
với nhà nước thông qua các khoản thuế, phí và lệ phí..vv.., đồng thời một bộ phận
dân cư nhận từ NSNN các khoản chi trợ cấp xã hội hoặc được hưởng từ các phúc lợi
xã hội công cộng từ nguồn NSNN đầu tư.
- Quan hệ giữa NSNN với thị trường tài chính. Xuất phát từ chính sách tài
chính, tiền tệ, yêu cầu về vốn, Nhà nước có thể tham gia thị trường tài chính bằng
việc phát hành các loại chứng khoán (tín phiếu, trái phiếu..vv) nhằm huy động vốn
trong xã hội để đáp ứng yêu cầu cân đối NSNN hoặc Nhà nước tham gia góp vốn cổ
phần, cho các doanh nghiệp vay dưới hình thức mua lại các chứng khoán của các
doanh nghiệp phát hành. Quan hệ này sẽ phát triển đa dạng, phong phú khi thị trường
10
vốn phát triển. Xét về bản chất, việc huy động vốn của Nhà nước là một hình thức
động viên các nguồn tài chính nhàn rỗi trong xã hội có hoàn trả.
Tóm lại, khi xem xét bản chất của NSNN chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề sau:
+ NSNN là một bảng dự toán tài chính của Nhà nước, được thực hiện trong một
thời kỳ (thường là 1 năm) có 3 đặc trưng cơ bản là : tính dự toán, tính cân đối và tính
thời hạn.
+ Mức độ tập trung các nguồn tài chính vào NSNN tuỳ thuộc tiềm lực kinh tế
quốc dân, nhiệm vụ phải thực hiện, định hướng quản lý và chính sách tích tụ, tập
trung vốn của Nhà nước.
+ NSNN là phạm trù kinh tế khách quan nhưng được sử dụng theo ý định chủ
quan của Nhà nước trong từng thời kỳ, phải đặt trong mối quan hệ lợi ích của các chủ
thể tham gia vào quá trình phân phối các nguồn tài chính mà từ đó hình thành nên
NSNN.
+ Bản chất của NSNN do bản chất kinh tế, chính trị của các chủ thể tài chính và sự
tương tác giữa các chủ thể tài chính quy định. Trong các chế độ chính trị khác nhau, các
chủ thể tài chính mang bản chất khác nhau biểu hiện ở cơ sở kinh tế, nguồn lực tài
chính, phương thức phân phối và sử dụng cũng như cách thức thực hiện lợi ích kinh tế
do việc sử dụng các nguồn lực tài chính đem lại.
Như vậy, Bản chất NSNN trong nền kinh tế thị trường là hệ thống những muối
quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy
động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng
của Nhà nước.
1.1.2 Tổ chức hệ thống NSNN ở các nước có nền kinh tế thị trường.
Hệ thống NSNN là tổng thể cấp ngân sách, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ
với nhau đã được xác định bởi sự thống nhất về cơ sở kinh tế-chính trị, bởi pháp chế
và các nguyên tắc tổ chức của Nhà nước.
11
Ở các nước có nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân sách nhà nước được tổ chức phù
hợp với hệ thống hành chính, có hai hình thức tổ chức hệ thống hành chính, đó là:
- Những nước có hệ thống hành chính liên bang thì hệ thống ngân sách gồm 3
cấp gồm:
+ Ngân sách Liên bang.
+ Ngân sách bang.
+ Ngân sách địa phương.
Đặc điểm nổi bật của hệ thống ngân sách Nhà nước Liên bang là tính độc lập
tương đối của các cấp ngân sách, ngân sách cấp dưới không thể hiện vào ngân sách
cấp trên và ngân sách cấp trên không bao gồm ngân sách cấp dưới. Mỗi cấp chính
quyền nhà nước tự lập, xét duyệt và chấp hành ngân sách của mình. Muốn biết tổng
số thu, chi của Nhà nước phải cộng ngân sách của tất cả các cấp, từ Trung ương đến
Địa phương.
- Những nước có hệ thống hành chính theo thể chế phi Liên bang thì hệ thống
ngân sách gồm 2 cấp là: NSTW và NSĐP. Đặc điểm nổi bật của hệ thống ngân sách
phi Liên bang là ngân sách cấp dưới là một bộ phận không thể tách rời của ngân sách
cấp trên; Quốc hội quyết định ngân sách trong đó có NSĐP.
Tuy nhiên dù là hệ thống ngân sách Nhà nước Liên bang hay Phi liên bang thì
vai trò chủ yếu đều thuộc về NSTW, Chính phủ thâu tóm các nguồn thu quan trọng
và đảm nhận các nhiệm vụ chi chủ yếu nhất.
1.2, Phân cấp quản lý NSNN
1.2.1, Khái niệm phân cấp quản lý NSNN
Phân cấp quản lý ngân sách là việc phân định nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm
của các cấp chính quyền trong quản lý điều hành ngân sách. Nói cách khác, phân cấp
quản lý NSNN chính là việc giải quyết mối quan hệ về tài chính giữa các cấp chính
quyền trong quyết định tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ NSNN.
12
Phân cấp quản lý NSNN thực chất là việc giải quyết các mối quan hệ chủ yếu sau đây:
- Quan hệ về mặt chế độ, chính sách (kể cả chế độ kế toán và quyết toán NSNN).
- Quan hệ về vật chất, tức là quan hệ trong việc phân giao nhiệm vụ chi và
nguồn thu cũng như trong cân đối NSNN của các cấp chính quyền nhà nước.
- Quan hệ về chu trình NSNN, tức là quan hệ về quản lý trong chu trình vận
động của NSNN, từ khâu lập NSNN đến chấp hành và quyết toán NSNN.
Về mặt lý thuyết, trên thế giới hiện nay đang tồn tại 3 quan điểm về phân cấp
quản lý ngân sách :
- Quan điểm thứ nhất, theo quan điểm này thì NSNN được coi là duy nhất và
thống nhất, Nhà nước chỉ có một ngân sách do chính quyền Nhà nước trung ương
quản lý và quyết định sử dụng, không có ngân sách địa phương. Trong một số trường
hợp nhất định, Nhà nước trung ương có thể ủy quyền cho các cấp chính quyền địa
phương thực hiện một số nhiệm vụ.
- Quan điểm thứ hai cho rằng ngoài ngân sách trung ương do Nhà nước trung
ương quản lý và quyết định sử dụng, các cấp chính quyền địa phương có ngân sách
của riêng của mình và độc lập trong hệ thống NSNN.
- Quan điểm thứ ba thừa nhận có ngân sách các cấp chính quyền địa phương nhưng
ngân sách các cấp này tồn tại không độc lập: Ngân sách địa phương tuy được hưởng một số
nguồn thu, đảm nhận một số nhiệm vụ chi nhưng NSNN vẫn do Trung ương quyết định.
Địa phương chỉ quyết định ngân sách của mình sau khi trung ương đã quyết định NSNN
(trong đó có ngân sách địa phương) và giao ngân sách cho địa phương.
Trong ba quan điểm trên, việc phân cấp quản lý NSNN theo quan điểm thứ nhất
sẽ tạo điều kiện tập trung được toàn bộ các nguồn lực vào tay Nhà nước trung ương,
cũng như đảm bảo tính thống nhất, bình đẳng giữa các địa phương và có điều kiện
khắc phục tình trạng cục bộ ở địa phương.
13
Tuy nhiên, hạn chế chủ yếu của việc phân cấp theo quan điểm này là không
phát huy được tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong việc quản lý, khai thác
nguồn thu. Không khuyến khích địa phương chăm lo, khai thác nguồn thu nên nguồn
lực toàn xã hội tăng chậm, tính tiết kiệm, hiệu quả ít được quan tâm; đồng thời tạo ra
tính thụ động, ỷ lại của địa phương đối với trung ương.
Phân cấp theo quan điểm thứ hai bảo đảm tính độc lập của ngân sách địa
phương nhưng vẫn có thể tập trung được nguồn lực cho Nhà nước trung ương để
thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của quốc gia. Vì ngân sách địa phương
độc lập và được phân cấp mạnh mẽ nên đã tạo ra động lực thúc đẩy các cấp chính
quyền địa phương trong khai thác, bồi dưỡng nguồn thu trên địa bàn, từ đó tạo điều
kiện cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương tăng thu; đồng thời khi ngân
sách đã là của mình sẽ có tác dụng khuyến khích các cấp trong việc sử dụng tiết
kiệm, có hiệu quả nguồn lực.
Tuy nhiên, hạn chế chủ yếu của phân cấp theo quan điểm này lại chính là khó
khăn trong việc xác định nội dung và giới hạn phân cấp: phân cấp như thế nào, phân
cấp đến đâu, không phân cấp những nguồn thu, nhiệm vụ chi nào …; mặt khác, phân
cấp theo quan điểm này cũng dễ nãy sinh tình trạng cục bộ do sự phát triển không
đồng đều, mất cân đối giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ nếu như ngân sách
trung ương không có đủ khả năng điều chỉnh vĩ mô để chi phối, định hướng phát
triển cho ngân sách địa phương.
Phân cấp theo quan điểm thứ ba, xét về hình thức là sự dung hoà giữa quan
điểm thứ nhất và quan điểm thứ hai, nhưng về thực chất thì gần giống như quan điểm
thứ nhất vì ngân sách địa phương không độc lập (cấp trên quyết định ngân sách cấp
dưới, cấp dưới quyết định ngân sách cấp mình trên cơ sở quyết định của cấp trên) và
không được phân cấp mạnh mẽ nên không khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của
các cấp chính quyền địa phương.
14
Trong ba quan điểm trên, mỗi quan điểm đều có những ưu điểm và nhược điểm
nhất định, do vậy, cần phải căn cứ vào tình hình, đặc điểm cụ thể của mỗi quốc gia
song xu thế chung của thế giới hiện nay là thực hiện phân cấp ngân sách mạnh mẽ
cho địa phương.
1.2.2, Các nguyên tắc về phân cấp quản lý NSNN:
Khi tiến hành phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Phân cấp quản lý ngân sách phải thực hiện đồng bộ với phân cấp quản lý kinh
tế - xã hội và tổ chức bộ máy hành chính. Đồng thời phải dựa trên cơ sở các chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và vai trò chủ đạo của NSTW không chia
cắt nguồn thu làm phân tán và suy yếu nguồn lực tài chính quốc gia đồng thời mở
rộng quyền tự chủ cho các cấp ngân sách trong việc tổ chức và khai thác nguồn lực
của địa phương để thúc đầy kinh tế địa phương phát triển, giảm bớt sự can thiệp trực
tiếp của chính quyền trung ương và tăng cương vai trò giám sát, kiểm tra của chính
quyền trung ương đối với chính quyền địa phương.
- Phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo tính công bằng. Nguyên tắc này
nhằm đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của công dân
và yêu cầu về thụ hưởng hàng hóa và dịch vụ do các cấp chính quyền cung cấp cũng
như sự công bằng giữa các vùng, miền.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN.
1.2.3.1, Tổ chức hành chính nhà nước:
Tổ chức hành chính nhà nước là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến phân cấp quản
lý NSNN.
Chúng ta biết rằng nếu quốc gia được tổ chức hành chính theo mô hình nhà
nước liên bang thì quyền lực cũng như những nhiệm vụ trọng yếu nhất sẽ được tập
15
trung ở cấp liên bang và bang. Chỉ những nhiệm vụ trực tiếp gắn với người dân mới
được phân cấp cho các cấp chính quyền dưới liên bang.
Thông thường đối với nhiều quốc gia (không phân biệt tổ chức nhà nước theo
mô hình liên bang hay phi liên bang) nếu càng có nhiều cấp hành chính thì việc phân
cấp quản lý ngân sách cho từng cấp chính quyền cũng phải phân định ra nhiều thang
bậc-tức là phải chia xẻ nguồn thu, nhiện vụ chi cũng như thẩm quyền cho mỗi cấp.
Tuy nhiên, cũng không nhất thiết mỗi cấp chính quyền là mỗi cấp ngân sách, vì
việc phân cấp quản lý ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương còn tuỳ thuộc
mức độ phi tập trung quyền lực của nhà nước Trung ương, nên trong một số trường
hợp, tuy vẫn có nhiều cấp chính quyền nhưng không phải cấp chính quyền nào cũng
được nhà nước Trung ương phân cấp quản lý ngân sách. Ngược lại cũng có trường
hợp số cấp chính quyền ít hơn số cấp ngân sách như ở Cộng Hòa Liên Bang Đức,
Cộng Hòa Pháp.
1.2.3.2, Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước:
Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội là cơ sở tiền đề quan trọng để phân cấp quản lý ngân
sách vì mỗi cấp chính quyền đều có chức năng, nhiệm vụ nhất định về quản lý kinh tế - xã
hội và để các cấp chính quyền thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình theo
luật định thì nhất thiết phải có các nguồn lực tương ứng đảm bảo.
NSNN không chỉ là cơ sở vật chất để các cấp chính quyền thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng, tác động trở lại của
hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước (tác động đến thu, chi ngân
sách). Vì vậy, việc phân cấp quản lý ngân sách phù hợp với các nhiệm vụ quản lý
kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo cho các cấp chính quyền có
nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; mặt khác, cũng có tác
động tích cực trong việc quản lý và khai thác các nguồn lực trên địa bàn.
16
Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội là cơ sở, tiền đề để phân cấp quản lý ngân
sách nhưng phân cấp quản lý NSNN (thông qua việc xác nhận, huy động nguồn lực,
sử dụng nguồn lực) lại có tác động trở lại đến phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, thúc
đẩy phân cấp quản lý kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2.3.3,Tính hiệu quả của phân cấp.
Phân cấp quản lý NSNN như thế nào? Phân cấp những nguồn thu và nhiệm vụ
chi gì cho mỗi cấp, ngoài yêu cầu phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội
còn phải đặc biệt lưu ý đến tính hiệu quả trong thu, chi NSNN.
Đến lượt mình, tính hiệu quả thể hiện trước hết ở thẩm quyền quyết định ngân
sách và việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi. Nguồn thu, nhiệm vụ chi giao cho
cấp nào quản lý có hiệu quả thì nên phân cấp cho ngân sách địa phương để tránh bị
động; những nhiệm vụ chi mang tính xã hội rộng rãi và gắn với quyền lợi của người
dân thì phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương.
1.2.3.4, Trình độ phát triển Kinh tế - Xã hội của từng địa phương :
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương có ảnh hưởng rất lớn
đến nội dung và mức độ phân cấp quản lý NSNN. Thông thường, đối với những quốc
gia có sự khác biệt không nhiều về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa
phương, vùng, lãnh thổ thì việc phân cấp quản lý NSNN cho các cấp chính quyền địa
phương là giống nhau (thẩm quyền, nguồn thu, nhiệm vụ chi, cơ chế chính sách …)
còn đối với những quốc gia mà trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa
phương, vùng lãnh thổ có sự chênh lệch lớn thì việc phân cấp quản lý NSNN cho các
cấp chính quyền địa phương lại trở nên phức tạp – phù hợp với địa phương này
nhưng lại không phù hợp với địa phương khác. Chính vì vậy đã có những ý kiến cho
rằng cần có 2 loại phân cấp quản lý ngân sách là đô thị và phi đô thị hoặc về giới hạn
phân cấp, chỉ nên thực hiện phân cấp giữa trung ương và địa phương, còn phân cấp
cụ thể trong nội bộ địa phương, giao cho địa phương quyết định.
17
- Những thách thức cần giải quyết trong phân cấp quản lý NSNN :
Khi thực hiện phân cấp quản lý NSNN, bất kỳ quốc gia nào (không phân biệt
trình độ phát triển, truyền thống văn hoá, hoàn cảnh địa lý …) cũng phải đối mặt với
những thách thức giống nhau hết sức to lớn mà nhiều khi chính những thách thức này
nếu không được giải quyết thỏa đáng có thể dẫn đến sụp đổ cả quốc gia. Có nhiều
thách thức đặt ra cần giải quyết, trong đó không thể không kể đến 2 thách thức lớn.
Thách thức thứ nhất là phân cấp có khả năng làm nảy sinh mất công bằng, bình
đẳng giữa các địa phương hay nói cách khác sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng cũng như
khả năng cung ứng các dịch vụ xã hội, nhất là các dịch vụ y tế, giáo dục… cho nhân
dân giữa các địa phương có nguy cơ ngày càng tăng.
Thách thức thứ hai là phân cấp có khả năng dẫn đến các địa phương vì lợi ích
cục bộ mà bỏ qua lợi ích quốc gia, địa phương phát triển kinh tế - xã hội một cách
“vô chính phủ”, không bám sát, tôn trọng định hướng chung cũng như những cân đối
lớn, những mục tiêu ưu tiên của quốc gia.
1.3 Kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN ở một số nước trên thế giới:
1.3.1 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng Hòa Pháp:
►Về tổ chức hành chính:
Nước Cộng hòa Pháp là Quốc gia theo thể chế Nhà nước thống nhất, có 26
vùng, 100tỉnh và 36.500xã. Trong từng cấp hành chính nói trên đều có cơ quan
quyền lực do dân bầu và cơ quan hành chính Nhà nước.
Cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội (Hạ viện), ở các cấp địa phương là
HĐND, các cơ quan này đều do dân bầu và là cấp có thẩm quyền quyết định ngân
sách. Quốc hội quyết định phân bổ NSTW, HĐND quyết định phân bổ ngân sách
trong từng đơn vị hành chính địa phương.
18
Cơ quan hành chính của Quốc gia là Chính phủ, ở các cấp địa phương là UBND
(Tòa thị chính). Về mặt ngân sách, cơ quan hành chính các cấp có nhiệm vụ xây
dựng dự toán và tổ chức thực hiện ngân sách đã được Quốc hội (HĐND) quyết định.
►Về hệ thống ngân sách và phân cấp ngân sách:
Các cấp chính quyền đều có ngân sách để thực hiện một số nhiệm vụ được phân
định theo Pháp luật. Vì vậy, hệ thống ngân sách của Pháp bao gồm:
+ Ngân sách trung ương;
+ Ngân sách vùng;
+ Ngân sách Tỉnh;
+ Ngân sách xã;
Do quy mô xã và ngân xã của Cộng hòa Pháp rất khác nhau, có xã chỉ vài trăm
dân, có xã lên tới hàng trăm triệu dân. Vì vậy, gần đây ở Pháp đã bước đầu hình thành
một tổ chức mới để giải quyết một số nhiệm vụ chung của các xã vừa và nhỏ mà những
nhiệm vụ này thường vượt quá khả năng của các xã như giải quyết nước thải, môi
trường,… Để khuyến khích thành lập các liên xã, Chính phủ Trung ương thường khuyến
khích thông qua việc bổ sung trợ cấp cho Liên xã. Ngoài nguồn bổ sung từ NSTW như
trên, Liên xã còn có nguồn thu từ đóng góp của các xã thành viên.
Ngân sách các cấp của Cộng hòa Pháp độc lập với nhau, không có quan hệ thứ
bậc, trên dưới mà chỉ có quan hệ bổ sung từ NSTW cho ngân sách cấp dưới. Việc
phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc
những nguồn thu lớn (thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng), những nhiệm vụ chi trọng
yếu (Quốc phòng, an ninh,…) thuộc nhiệm vụ của NSTW. Những nguồn thu nhỏ
hơn (thuế nhà ở, thuê đất,…) và những nhiệm vụ chi gắn với dân (giáo dục, vệ sinh
môi trường…) được phân giao cho các cấp địa phương.
Nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp được Pháp luật quy định cụ thể như sau:
► Về nhiệm vụ chi:
19
+ Ngân sách trung ương:
Chi đầu tư các công trình quan trọng: chi trợ giá đối với một số doanh nghiệp
công ích; Chi đảm bảo hoạt động của bộ máy do Trung ương quản lý (bao gồm cả
chi lương giáo viên) và các hoạt động thường xuyên khác; chi quốc phòng; chi trả lãi
tiền vay đầu tư; trợ cấp cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương và trợ cấp
bảo đảm xã hội ( giải quyết việc làm, thất nghiệp).
+ Ngân sách Vùng:
Chi đào tạo ngành nghề, đầu tư xây dựng và bảo dưỡng trường cấp III; trả lãi
tiền vay đầu tư; chi đảm bảo hoạt động của bộ máy do vùng quản lý và các hoạt động
thường xuyên khác; chi giải quyết việc làm; phòng chống các tệ nạn xã hội; quy
hoạch trong phạm vi vùng.
+ Ngân sách Tỉnh:
Các hoạt động xã hội ( trợ giúp trẻ em, nguời có tuổi, người tàn tật, trợ giúp
thuốc men), khai thác cảng biển (cảng thương mại và cảng đánh cá), chở học sinh đi
học, quy hoạch nông thôn, đầu tư xây dựng và bảo dưỡng trường phổ thông trung
học; trả lãi tiền vay đầu tư; Chi đảm bảo hoạt động của bộ máy do tỉnh quản lý và
các hoạt động thường xuyên khác.
+ Ngân sách xã:
Chi đảm bảo các công việc khai sinh, khai tử, hộ khẩu, xử lý rác thải, nước thải,
môi trường, đường xá của xã, vệ sinh dịch tễ, thư viện; trả lãi tiền vay đầu tư; Chi đảm
bảo hoạt động của bộ máy do xã quản lý và các hoạt động thường xuyên khác.
► Về nguồn thu:
Để đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ chi trên, nhìn chung từng cấp ngân
sách đều có các khoản thu từ thuế và thu tiền vay để đầu tư. Ngoài ra ngân sách các
cấp chính quyền địa phương còn được bổ sung từ NSTW.
20
* Ngân sách trung ương:
- Các khỏan thuế ( NSTW hưởng 100%)
+ Thuế giá trị gia tăng;
+ Thuế doanh nghiệp;
+ Thuế thu nhập ( thu nhập cá nhân và thu nhập công ty);
- Vay để đầu tư.
* Ngân sách các cấp chính quyền địa phương:
- Thu từ thuế ( chiếm khỏan 60% tổng thu NSĐP)
+ Thuế nhà ở;
+ Thuế đất đai ( gồm thuế đất xây dựng và thuế đất không xây dựng);
+ Thuế nghề nghiệp ( đánh vào giá trị tài sản hữu hình và quỹ lương).
Theo Luật định ngân sách các cấp chính quyền địa phương đều được hưởng một
phần các khoản thuế trên theo từng mức thuế suất khác nhau. ( đối tượng, căn cứ và
chính sách thuế do Trung ương quy định, nhưng HĐND các cấp được quyền quyết định
tăng, giảm thuế suất trong khung nhất định, mỗi loại thuế có khung riêng).
Ngoài các khỏan thuế trên, ngân sách các cấp còn được thu một số loại thuế
nhất định như ngân sách cấp tỉnh có nguồn thu từ thuế sử dụng ô tô, thuế trước bạ,..
và một số khỏan về phí, lệ phí.
- Thu trợ cấp từ NSTW ( chiếm khỏan 30% tổng thu NSĐP): do các cấp chính
quyền địa phương độc lập với nhau nên mỗi cấp đều được nhận trợ cấp trực tiếp từ
NSTW để thực hiện một số nhiệm vụ chi như sau:
+ Trợ cấp cân đối: khoản trợ cấp này được xác định theo nhiều tiêu thức, trong
đó tiêu thức cơ bản nhất là dân số, mức độ giàu nghèo của địa phương… Về nguyên
tắc, khoản trợ cấp này được xác định trong từng năm, nhưng vừa qua các địa phương
đã thảo luận với Chính phủ ổn định mức bổ sung trong 3 năm nhưng Chính phủ phải
giữ ổn định tỷ lệ lạm phát.
21
+ Trợ cấp đầu tư bao gồm:
Trợ cấp mua thiết bị đầu tư: Khi các địa phương thực hiện xây dựng các công
trình, dự án thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách sẽ được Trung ương xem xét, hỗ trợ.
Trợ cấp bằng việc thoái thu một phần thuế giá trị gia tăng để địa phương có
nguồn đầu tư.
+ Trợ cấp để bù đắp thiếu hụt nguồn thu của địa phương khi thực hiện chính
sách miễn thuế cho một số đối tượng trong chính sách thuế Trung ương quy định ( ví
dụ: theo quy định, nguời nghèo được miễn thuế nhà ở, do thực hiện việc miễn này,
địa phương mất nguồn thu, nên Trung ương phải bù đắp nguồn này cho địa phương)
- Ngoài các khoản trợ cấp như trên, trong một số trường hợp, địa phương còn
được bổ sung để thực hiện một số mục tiêu, bổ sung từ Cộng đồng chung Châu Âu.
- Vay để đầu tư:
Trong trường hợp có nhu cầu đầu tư mà các nguồn thu từ thuế và trợ cấp không đủ
đáp ứng, các địa phương được quyền vay từ mọi đối tượng kể cả vay nước ngoài để đầu
tư. Việc vay này không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện nào, trừ trường hợp phát hành
trái phiếu ra nước ngoài thì phải xin phép Chính Phủ và không được vay khoản này để
trả nợ khoản vay kia. Khi địa phương vay Nhà nước không đứng ra bảo lãnh.
► Cân đối ngân sách địa phương:
Ngân sách các cấp chính quyền địa phương của Cộng hòa Pháp được cân đối
theo nguyên tắc: Tổng số chi phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng số thu ( bao gồm cả thu
tiền vay và bổ sung từ NSTW)
Khi lập và quyết định dự toán NSĐP phải xem xét cân đối giữa chi thường
xuyên và nguồn đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư và nguồn đảm bảo chi đầu tư.
- Nguồn để đảm bảo chi thường xuyên là các khoản thu từ thuế, trợ cấp cân đối.
- Nguồn đảm bảo chi đầu tư là phần hỗ trợ mua thiết bị xây dựng các công trình
của địa phương và nguồn cấp lại 1 phần thuế giá trị gia tăng trên địa bàn địa phương.
22
- Trường hợp tiết kiệm được chi thường xuyên thì nguồn tương ứng sẽ được
chuyển sang chi đầu tư.
Trong quá trình chấp hành ngân sách, nếu có biến động phải thực hiện điều
chỉnh để ngân sách luôn được cân đối.
Nhận xét:
Nhìn chung việc quản lý ngân sách và phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng hòa
Pháp có nhiều ưu điểm:
Về phân cấp ngân sách, các cấp ngân sách hoàn toàn tự chủ về ngân sách của
mình, điều đó tạo động lực quan trọng thúc đẩy tất cả các địa phương có trách nhiệm
quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính của địa phương.
Mặc dù địa phương được tự chủ về ngân sách nhưng Nhà nước Trung ương vẫn
tham gia vào công tác quản lý nhưng vai trò tham gia của Nhà nước cũng có mức độ,
chủ yếu là Luật pháp về ngân sách, không tham gia sâu vào từng nội dung thu,chi cụ
thể của từng địa phương. Đây cũng là một kinh nghiệm có thể xem xét việc đổi mới
phân cấp ngân sách ở Việt nam. Việt nam đã có quyết định ổn định ngân sách địa
phương từ 3 – 5 năm, đây là bước tiến quan trọng trong quá trình tạo quyền tự chủ
cho địa phương. Tuy nhiên, vấn đề cũng cần nghiên cứu là sự tham gia của Chính
phủ hàng năm về ngân sách đối với địa phương như thế nào? Có đi quá sâu vào các
khoản thu, chi không?
Về quản lý ngân sách cũng có một số điểm học tập để từng bước cải tiến:
- Quốc hội Cộng hòa Pháp chỉ quyết định NSTW ( bao gồm cả phần bổ sung
cho các địa phương). Vấn đề này có thể suy nghĩ trong tương lai, ngân sách trình
Quốc hội có thể chia thành 2 phần: phần Trung ương quyết định trực tiếp, phần địa
phương Quốc hội có quyết định riêng trong đó chủ yếu là phần trợ cấp cho địa
phương nhằm tránh một tồn tại khi giao ổn định, tổng hợp NSNN lại không phù hợp
với chi tiết của các địa phương.
23
- Hệ thống kiểm tra của Cộng hòa Pháp tổ chức tương đối chặt chẽ, đảm bảo
việc sử dụng ngân sách đúng mục đích; tiết kiệm, hiệu quả; vấn đề này ở Việt Nam
cần được tiếp tục nghiên cứu cải tiết chất lượng công tác kiểm soát chi của Kho bạc
nhà nước, kiểm toán và các tổ chức thanh tra, kiểm tra khác nhưng thủ tục hành
chính và bộ máy vẫn còn rườm rà và cồng kềnh.
- Một số nhiệm vụ chi của ngân sách có thể chuyển giao cho tư nhân thực hiện
để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Xác định rõ phạm vi ngân sách đảm bảo và
phạm vi xã hội và các thành phần kinh tế phải lo.
1.3.2 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng Hoà Liên Bang Đức:
►Về phân cấp hành chính:
Cộng hòa liên bang Đức là Quốc gia theo thể chế Nhà nước Liên bang, có diện
tích 357.021km2 với dân số khoảng 82,1triệu người, về hành chính được phân thành
3 cấp: Cấp liên bang, cấp bang (16 bang), cấp địa phương (xã, thành phố). Trong đó
cấp Liên bang và Bang là cấp nhà nước (được ban hành Hiến pháp và Luật). Trong
mỗi cấp hành chính đều có cơ quan pháp luật và cơ quan hành pháp.
Cơ quan lập pháp ở Bang và Liên Bang là Quốc hội, ở địa phương là HĐND.
Cơ quan hành pháp ở Bang và Liên Bang là Chính Phủ. Ở địa phương là UBND.
Về thẩm quyền, Quốc hội Liên bang ban hành các Luật có phạm vi điều chỉnh
trên toàn bộ Liên Bang, các Bang ban hành các Luật có phạm vi điều chỉnh trong
Bang (có gắn với sự điều chỉnh các Luật của Liên Bang); HĐND địa phương ban
hành các nghị quyết trong phạm vi địa phương.
Về ngân sách, Quốc hội ( HĐND) là cơ quan quyết định phê chuẩn ngân sách
còn Chính phủ (UBND) là cơ quan lập, trình các phương án ngân sách để Quốc hội
(HĐND) quyết định và tổ chức thực hiện, điều hành ngân sách theo các quyết định
của Quốc Hội (HĐND). Để sử dụng kinh phí tiết kiệm và có hiệu quả, Quốc hội
24
(HĐND) còn quyết định cả những vấn đề về quy hoạch giao thông, đô thị và nhân sự
của từng Bộ, cơ quan.
Ngoài 3 cấp hành chính trên ở Đức còn có cấp liên xã và liên vùng, đây là cấp
trung gian để xử lý các nhiệm vụ vượt quá phạm vi và khả năng của xã (giải quyết
các nhiệm vụ chi của một xã, một liên xã không thể giải quyết được). Hiến pháp Liên
bang có quy định những điều kiện để thành lập liên xã, liên vùng.
Để đại diện quyền lợi cho các địa phương, ở Đức còn có các tổ chức hội như
hội liên xã. Về mặt pháp lý các hội trên hoạt động như một tổ chức tư nhân và giống
như chiếc cầu nối giữa các cơ quan của Chính phủ và địa phương. Kinh phí của hội
do các xã thành viên đóng góp. Trước khi Chính phủ đưa ra những chính sách có liên
quan đến địa phương thì đều có thông báo và tham khảo ý kiến của hội. Hội thảo
luận với các địa phương và thông báo kết quả trở lại cho Chính phủ. Trong một số
trường hợp còn liên minh với các đảng, phái hoặc công luận để đấu tranh với Chính
phủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho địa phương. Đồng thời hội còn giúp địa phương các
vấn đề về kỹ thuật quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản.
► Về phân cấp ngân sách:
Các cấp chính quyền được tự chủ trong việc quản lý ngân sách, được quyền
quyết định dự toán ngân sách trong phạm vi những nguồn thu, nhiệm vụ chi đã được
Luật pháp quy định.
Việc quản lý ngân sách phải tính đến yếu tố cân bằng tổng thể của nền kinh tế,
xu hướng phát triển kinh tế, kế hoạch tài chính dài hạn, trình độ phát triển kinh tế để
đảm bảo việc làm, ổn định giá cả và cân bằng kinh tế đối ngoại. Đảm bảo tính thống
nhất của chính sách kinh tế - tài chính – ngân sách, đảm bảo thực hiện những mục
tiêu quan trọng nhất của nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch ngân sách hàng
năm phải thực hiện đồng thời với kế hoạch tài chính trung hạn.
25
Quy định nguyên tắc cân đối ngân sách: Thu, Chi ngân sách phải cân đối, vay
mới cho ngân sách phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển, các cấp ngân sách đều được
vay đầu tư, việc vay phải được tính toán cụ thể về thời gian vay, mức vay, lãi suất,…
để tránh việc vay về nhưng chưa sử dụng đến hoặc sử dụng không hết gây lãng phí
ngân sách. Trong quá trình điều hành ngân sách trường hợp ngân sách có tồn quỹ cao
thì có thể sử dụng để cho vay.
Toàn bộ các khoản thu đều được tập trung đầy đủ vào NSNN. Toàn bộ các
khoản chi đều được chi từ NSNN, không chỉ định các khoản chi cụ thể từ những
khoản thu nhất định. Không gán thu, bù chi.
Ngân sách các cấp của Cộng hòa liên bang Đức độc lập với nhau. Mỗi cấp đều
được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể và được thể hiện trong Luật.
* Về nhiệm vụ chi:
Được phân định theo nguyên tắc những nhiệm vụ chi trọng yếu của quốc gia do
ngân sách Liên bang đảm nhận. Những nhiệm vụ mang tính chất xã hội rộng rãi gắn với
người dân, tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể do cấp bang và cấp địa phương đảm nhận:
- Liên bang đảm nhận một số nhiệm vụ chi như Quốc phòng, an ninh, ngoại
giao, bộ máy Liên bang,… hỗ trợ cho các Bang.
- Bang đảm nhận các nhiệm vụ hệ thống hạ tầng xã hội, trợ giúp xã hội ( thất
nghiệp), cảnh sát trật tự, đào tạo các trường Đại học, trả lương cho giáo viên, hệ
thống giáo dục, chi bộ máy nhân sự Bang,… hỗ trợ cho các địa phương.
- Địa phương ( xã) thực hiện các nhiệm vụ còn lại gắn với thực tế quyền lợi của
người dân ở địa phương như chăm lo cơ sở vật chất cho giáo dục, các công trình công
cộng thoát nước, công viên, nghĩa trang, chi hoạt động của bộ máy xã.
* Phân định nguồn thu:
Để thực hiện các nhiệm vụ chi được quy định như trên, ngân sách các cấp đều
có nguồn thu như:
26
- Nguồn thu của ngân sách Liên bang: Thu hải quan; thu phí đường cao tốc;
thuế đánh vào các hoạt động chuyển nhượng vốn, bảo hiểm và một số loại thế theo
quy định của Liên minh Châu Âu,..
- Nguồn thu của ngân sách Bang: Thuế tài sản; thuế thừa kế tài sản, thuế bia,
thuế thu từ hoạt động của các cơ sở đánh bạc, thuế phương tiện giao thông,…
Nguồn thu ngân sách địa phương: Thuế môn bài, thuế hành nghề, thuế đất đai,
một số khoản phí, lệ phí,….Ngoài các khoản thu các cấp được hưởng 100% nêu trên,
một số khoản thu được phân chia giữa Liên Bang, Bang và địa phương như: Thuế giá
trị gia tăng, thuế thu nhập,… Việc phân chia khoản thu sẽ được quy định cụ thể trong
Luật. (Việc phân chia thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo tỷ lệ % trên tổng số
thu thuế giá trị gia tăng của toàn Liên bang. Không thực hiện phân chia theo số thu
trên địa bàn của từng địa phương)
Cân đối ngân sách Bang và ngân sách địa phương: Trong trường hợp nguồn thu
100% và thu phân chia theo tỷ lệ % mà không đáp ứng được nhiệm vụ chi thì ngân
sách cấp dưới được ngân sách cấp trên bổ sung để cân đối ngân sách. Ngoài số bổ
sung cân đối ngân sách, các địa phương còn được nhận số bổ sung có mục tiêu từ
ngân sách cấp trên. Đối với số bổ sung có mục tiêu, cấp dưới phải sử dụng khoản bổ
sung đúng với mục tiêu cấp trên đã chỉ định, không được sử dụng cho nhiệm vụ khác
và mức bổ sung theo mục tiêu từ cấp trên chỉ đáp ứng được một phần kinh phí, phần
còn lại địa phương có trách nhiệm bố trí.
► Công tác quyết toán, kiểm toán:
- Hàng năm Bộ Tài Chính lập quyết toán ngân sách năm báo cáo Chính Phủ
trình Quốc Hội xem xét, phê chuẩn. Nội dung quyết toán ngân sách bao gồm các số
liệu về thu, chi, tài sản, các khoản nợ trong năm tài chính trước.
- Quyết toán khi trình ra Quốc hội đều được thông qua công tác kiểm toán (
kiểm toán chỉ thực hiện ở một số cơ quan đơn vị nhất định). Kiểm toán ngân sách ở
27
Đức là cơ quan độc lập - chỉ tuân thủ theo Pháp luật không chịu sự chỉ đạo của bất cứ
một cơ quan nào. Chủ tịch và Phó chủ tịch cơ quan kiểm toán do Quốc hội bầu. Mục
tiêu của công tác kiểm toán là xác định tính hợp pháp và tính hiệu quả trong việc chi
tiêu của các cơ quan Chính phủ.
Những kết luận của cơ quan kiểm toán được chuyển tới Bộ chủ quản, nếu Bộ
chủ quản không đồng ý với kết luận của kiểm toán thì Bộ chủ quản phải có giải trình.
Trường hợp Bộ chủ quản không thực hiện kiến nghị của Kiểm toán hoặc không có
giải trình thích hợp theo đúng thời hạn quy định thì cơ quan kiểm toán sẽ đưa ra công
luận để sử dụng dư luận xã hội yêu cầu các cơ quan thực hiện hoặc tập hợp lại trong
báo cáo công khai thường niên gửi Quốc hội và Chính phủ Liên Bang để Quốc hội và
Chính phủ có biện pháp xử lý (trong Ủy ban ngân sách của Quốc hội có tiểu ban
kiểm tra để xử lý các vấn đề cơ quan kiểm toán nêu ra).
Nhận xét:
- Về phân cấp ngân sách:
Ngân sách các cấp của Cộng hòa liên bang Đức là độc lập với nhau, các cấp
hoàn toàn tự chủ về ngân sách của cấp mình. Điều đó tạo động lực quan trọng
thúc đầy các cấp sử dụng ngân sách có hiệu quả nhất.
- Về mối quan hệ giữa các cấp ngân sách:
Đối với khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp
dưới, trước hết việc sử dụng phải đảm bảo đúng mục tiêu đã được cấp trên chỉ định
đồng thời chỉ thực hiện hỗ trợ một phần. Việc hỗ trợ một phần từ ngân sách cấp trên
buộc cấp dưới phải sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả vì bản thân cấp dưới cũng
phải đóng góp một phần kinh phí và sau khi công trình đưa vào sử dụng, cấp dưới
còn phải sử dụng ngân sách của mình để duy tu bảo dưỡng. Hiện nay ở Việt Nam
cũng đang triển khai nguyên tắc này nhưng việc kiểm tra sử dụng kinh phí đúng mục
28
tiêu hay chưa chưa được thực hiện thường xuyên, nếu cấp dưới sử dụng sai mục tiêu
cấp trên cũng chưa có biện pháp và cơ chế để xử lý cụ thể.
- Việc phân chia thuế giá trị gia tăng:
Không thực hiện phân chia từ nguồn thu phát sinh trên địa bàn, mà được tập
trung vào ngân sách Liên bang sau đó mới thực hiện phân chia cho các cấp. Việc
phân chia như trên sẽ khắc phục được tình trạng thuế giá trị gia tăng thu tại nơi
sản xuất mà thực tế người nộp thuế lại là người tiêu dùng trong cả nước như đang
thực hiện ở Việt Nam.
- Việc quản lý vay nợ để bù đắp bội chi ngân sách:
Việc vay nợ bù đắp bội chi ngân sách thực hiện thông qua việc huy động
vốn. Việc vay nợ thực hiện theo nguyên tắc chỉ vay cho nhu cầu thật sự cần thiết (
cho đầu tư phát triển), không vay khi chưa có nhu cầu. Ngoài việc đi vay trong
khi tồn quỹ ngân sách cao thì có thể sử dụng tồn quỹ để cho vay. Việc đi vay và
đặc biệt là cho vay từ nguồn tồn quỹ ngân sách như trên sẽ đảm bảo được tính
hiệu quả của việc điều hành ngân sách.
1.3.3 Phân cấp quản lý ngân sách ở Cộng Nhân Dân Trung Hoa:
► Phân cấp hành chính:
Cộng hoà nhân dân Trung hoa là Quốc gia theo thể chế Nhà nước thống
nhất, có 36 tỉnh, thành phố, vùng tự trị thuộc trung ương, Trung Quốc chia thành
2 vùng kinh tế chính: Miền tây có 12 tỉnh ( kinh tế chưa phát triển) và 42 tỉnh,
thành phố, khu tự trị thuộc Miền đông (khu vực kinh tế phát triển) Chính quyền
phân thành 5 cấp: Trung ương; cấp tỉnh, khu tư trị, thành phố trực thuộc trung
ương; cấp thành phố trực thuộc khu tự trị, châu tự trị; cấp quận,huyện và cấp xã.
Về quản lý NSNN của Trung Quốc: Từ năm 1978 Trung quốc đã tiến hành
cải cách mạnh mẽ các lĩnh vực, trong đó về ngân sách đã tiến hành từng bước
phân cấp cho chính quyền các cấp ở địa phương quản lý, mở rộng quyền cho địa
29
phương tạo dần thuận lợi trong việc chủ động điều hành quản lý ngân sách, phát
huy tính tích cực của địa phương. Cùng với tăng trưởng kinh tế xã hội, cơ chế
quản lý ngân sách của Trung Quốc luôn được nghiên cứu và hoàn thiện. Tại kỳ
họp thứ 2 Quốc hội khoá VIII năm 1994 Luật NSNN đầu tiên được Quốc Hội
Trung Quốc phê chuẩn và thực thi từ năm ngân sách 1995. Một số vấn đề cơ bản
được thể hiện trong Luật NSNN như sau:
- Hệ thống NSNN bao gồm, NSTW và ngân sách các cấp chính quyền địa
phương; trong đó NSTW bao gồm ngân sách của các Bộ, cơ quan của Trung
ương; NSĐP là tổng cộng ngân sách các cấp ở địa phương, ngân sách các cấp
được quy định cụ thể về nguồn thu và nhiệm vụ chi.
- Ngân sách cấp nào do Đại hội đại biểu nhân dân ( Quốc hội, HĐND) cấp
đó quyết định; Chính quyền cấp trên không quyết định ngân sách chính quyền
cấp dưới.
- NSTW được phép bội chi, bội chi chỉ để sử dụng cho đầu tư phát triển.
NSĐP phải đảm bảo cân đối thu, chi theo nguyên tắc “lượm cơm, gắp mắm” cân
bằng thu chi, Chính quyền địa phương không được phát hành trái phiếu.
- NSTW có nhiệm vụ thực hiện bổ sung kinh phí cân đối chi NSĐP và số bổ
sung hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án theo mục tiêu của Trung Ương.
Chính phủ lập dự toán và quyết toán NSTW, đồng thời báo cáo dự thảo dự
toán NSTW và tổng dự toán NSĐP cho Quốc Hội. Báo cáo với Uỷ ban thường vụ
Quốc hội về tổng dự thảo ngân sách của cấp tỉnh, vùng tự trị trực thuộc Trung
ương; Tổ chức thực hiện NSTW quyết định sử dụng dự phòng NSTW ( từ 1-3%),
giám sát tình hình thực hiện ngân sách của các Bộ, ngành thuộc Trung ương và
các địa phương; đồng thời báo cáo tình hình thực hiện ngân sách các Bộ, cơ quan
của Trung ương và tình hình thực hiện ngân sách ở các địa phương cho Quốc hội
và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
30
- Quốc hội thẩm tra dự toán Trung ương và Địa phương, báo cáo tình hình
thực hiện NSTW và NSĐP; phê chuẩn dự toán và quyết toán NSTW. Quyết định
sửa đổi, huỷ bỏ những nghị quyết không thích hợp về dự toán, quyết toán của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội.
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát thực hiện NSTW và NSĐP, có quyền
huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ, của HĐND cấp tỉnh khi các văn bản đó không
phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
- Ngân sách các cấp chính quyền (Trung ương và Địa phương) do chính
quyền cấp đó thực thi, công việc cụ thể do cơ quan tài chính cấp đó phụ trách.
- Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện giám sát đối với NSTW
và NSĐP.
HĐND và Uỷ ban thường vụ của HĐND các cấp chính quyền địa phương
thực hiện giám sát đối với ngân sách cấp mình và cấp dưới.
Chính quyền các cấp ở Địa phương phải nộp dự toán, quyết toán và báo cáo
tình hình thực hiện lên chính quyền cấp trên để lưu hồ sơ và theo dõi, cơ quan
chính quyền cấp dưới chịu sự giám sát của chính quyền cấp trên.
► Phân cấp ngân sách.
* Phân cấp nguồn thu ngân sách:
Luật NSNN quy định cụ thể phân cấp nguồn thu giữa NSTW và NSĐP; việc
quy định phân cấp nguồn thu giữa các cấp chính quyền địa phương do địa
phương tự quyết định theo nguyên tắc cấp trên quyết định cho ngân sách cấp dưới
trực tiếp. Theo cơ chế phân cấp của Trung quốc, nguồn thu ngân sách được chia
làm 3 loại:
- Các khoản thu NSTW hưởng 100% là các khoản thu do cơ quan thuế
Trung ương quản lý gồm: Thuế Hải quan thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu, Thuế
31
TNDN đơn vị hạch toán toàn ngành, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên biển,
thu bán tài sản và thu khác ngân sách do Trung ương quản lý
- Các khoản thu NSĐP hưởng 100% là các khoản thu do cơ quan thuế địa
phương thu và quản lý thu gồm: thuế nông nghiệp, các loại thuế thu từ đất, thuế
chuyển nhượng tài sản, thuế bảo vệ môi trường, thuế phương tiện giao thông, thu
khác ngân sách do địa phương quản lý.
- Các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP gồm: thuế GTGT ( NSTW
75%; NSĐP 25%), thuế TNDN không kể thuế TNDN của đơn vị hạch toán toàn
ngành ( NSTW 60%, NSĐP 40%), thuế chứng khoán (NSTW 70%, NSĐP 30%),
thuế thu nhập cá nhân (NSTW 60%, NSĐP 40%), thuế tài nguyên không kể thuế
tài nguyên biển ( NSTW 80%, NSĐP 20%).
Việc phân cấp nguồn thu cho NSTW và NSĐP cũng như tỷ lệ điều tiết của
các khoản thu phân chia, được quy định ổn định ngay trong Luật NSNN và ổn
định từ năm 1995 đến nay chưa sửa đổi, bổ sung.
* Phân cấp chi ngân sách:
- NSTW đảm bảo chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngoại giao, môi
trường và các hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp Trung ương.
- NSĐP: Cấp chính quyền nào có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chi do
cấp đó quản lý ví dụ: Cấp Trung ương và cấp Thành phố quản lý trường Đại học,
Cao đẳng; cấp Quận, Huyện quản lý trường trung học chuyên nghiệp, trung học
phổ thông; cấp xã quản lý trường tiểu học.
► Về số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:
Cũng thực hiện theo nguyên tắc cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới
trực tiếp; ở Trung quốc cũng có 2 loại bổ sung là bổ sung cân đối và bổ sung có
mục tiêu.
32
- Hỗ trợ một phần tiền cho NSĐP - thực chất là khoản trợ cấp cân đối, căn
cứ vào mức độ “ giàu – nghèo) của từng địa phương để hỗ trợ.
- Hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương. Căn cứ hỗ trợ: Bộ Tài Chính xem xét,
quyết định mức bố trí cho từng mục tiêu cụ thể theo đề xuất của các Bộ chủ quản (
về giao thông, thuỷ lợi,…) đối với các công trình , dự án trên địa bàn địa phương.
► Về huy động vốn ngoài ngân sách:
Chỉ có NSTW mới được phép huy động vốn ngoài ngân sách (phát hành trái
phiếu, vay các tổ chức tín dụng,..v.v..) để đầu tư thêm và được sử dụng ngân sách
để trả nợ khi đến hạn. NSĐP không được phép huy động vốn ngoài ngân sách để
đầu tư. Trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương cho phép các doanh nghiệp
tự huy động vốn để đầu tư, tự tổ chức thu phí để hoàn vốn vay. Khoản chi này
không thuộc phạm vi của ngân sách, vì vậy ngân sách không có nghĩa vụ trả nợ.
► Chính sách đối với doanh nghiệp:
Hiện nay, ở Trung quốc chỉ tồn tại một Luật Công ty để điều chỉnh hoạt
động của tất cả các loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, Doanh nghiệp Nhà nước cũng
phải hoạt động theo Luật này và thực tế không có ưu tiên, ưu đãi lớn hơn ưu tiên,
ưu đãi giữa các loại hình doanh nghiệp ( Doanh nghiệp tự huy động vốn để hoạt
động, ngân sách không cấp bổ sung vốn). Chính phủ Trung quốc đẩy mạnh cổ
phần hoá các DNNN, nhưng các DNNN thực hiện cổ phần hoá không được sử
dụng quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần.
Để giải quyết vấn đề thất nghiệp do cổ phần hoá, sắp xếp lại DNNN: nhà
nước thực hiện hỗ trợ chi phí cho việc học nghề để tạo việc làm mới 1/3, Doanh
nghiệp hỗ trợ 1/3 và người lao động chịu 1/3.
33
Nhận xét:
- Quy định ngân sách từng cấp không lòng ghép tạo thuận lợi cho việc lập, tổng
hợp và thông qua Quốc hội (hoặc HĐND các cấp). Tăng cường trách nhiệm của
từng cấp chính quyền trong việc sử dụng và quyết định ngân sách. Giảm thiểu khối
lượng tổng hợp ngân sách từ cấp dưới của cơ quan tài chính, cơ quan tài chính cấp
trên chỉ lưu hồ sơ của cơ quan tài chính cấp dưới gửi lên (cả dự toán và quyết toán
ngân sách). Quy định này cần được nghiên cứu để áp dụng tại Việt Nam.
- Nguồn thu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa NSTW và
NSĐP được quy định theo mức thống nhất theo từng sắc thuế và áp dụng cho
toàn quốc và được ổn định lâu dài từ năm 1995 đến nay đã giúp cho các tỉnh có
lợi thế tăng nhanh nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, từ
đó tăng nhanh sự đóng góp cho Trung ương để đầu tư cho các vùng khó khăn
cùng phát triển.Vấn đề này cần được nghiên cứu, để thay thế cho quy định thời kỳ
ổn định ngân sách (3 – 5năm) và tính phân bổ ngân sách mang tính bình quân
giữa các tỉnh như Việt Nam hiện nay.
Tóm lại
Về phân cấp nguồn thu
Qua kinh nghiệm ở các nước có thể rút ra một số yêu cầu chung sau:
- Thông thường, chính quyền địa phương không được phân cấp thu các loại
thuế mà mục tiêu của nó có thể dễ dàng thay đổi (ví dụ: Thuế tiêu thụ đặc biệt,...),
vì như vậy sẽ thúc đẩy chính quyền địa phương tăng mức thuế quá mức, ảnh
hưởng xấu tới phát triển kinh tế.
- Ngược lại, không nên giao cho chính quyền Trung ương thu các loại thuế
đòi hỏi nhiều thông tin cụ thể khi hành thu, vì như vậy không thể quản lý tốt
được, dễ bị đối tượng nộp thuế trốn tránh và chi phí thu thuế sẽ rất cao. Các loại
34
thuế liên quan đến bất động sản (như đất đai) thuộc trách nhiệm của các cấp
chính quyền địa phương.
- Các loại thuế mang tính chất phân phối (chẳng hạn như thuế thu nhập cá
nhân) nếu không được phân cấp cho cấp Trung ương thì định hướng công bằng
của thuế sẽ dễ bị vi phạm, hạn chế khả năng của chính quyền Trung ương trong
việc ổn định kinh tế vĩ mô. Các loại thuế đánh vào các yếu tố sản xuất tương đối
ổn định (ví dụ vốn và lao động), có thuế suất luỹ tiến (ví dụ thuế thu nhập cá
nhân), có cơ sở tính thuế nhạy cảm với chu kỳ của nền kinh tế (như thuế thu nhập
công ty và thuế thu nhập cá nhân) thì thường thuộc trách nhiệm của chính quyền
Trung ương.
Về phân cấp nhiệm vụ chi
- Thông thường, các dịch vụ công cộng mà có lợi đối với những người trực
tiếp đang sử dụng và gián tiếp có lợi với cả cộng đồng (như giáo dục, y tế...)
thuộc trách nhiệm của chính quyền Trung ương hoặc là chính quyền địa phương
nhưng phải có trợ cấp của chính quyền Trung ương.
- Những khoản chi tiêu thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu điều chỉnh sự phát
triển khu vực kinh tế tư nhân thường được giao cho chính quyền Trung ương
nhằm tăng khả năng của chính quyền Trung ương trong việc ổn định nền kinh tế
và điều hoà phát triển khu vực tư nhân.
- Chính quyền Trung ương thường không chịu trách nhiệm cung cấp những
dịch vụ mà chi phí quản lý của nó tăng theo quy mô (ví dụ như duy trì bảo dưỡng
các con đường nhỏ ở địa phương) vì sẽ không bảo đảm chất lượng của các dịch
vụ đó. Tương tự như vậy, nếu chính quyền địa phương phải chi các khoản mục
mà lợi ích của nó vượt xa phạm vi địa phương (như giáo dục đại học, tài trợ cho
các đường quốc lộ xuyên quốc gia v.v...) họ cũng sẽ không thể cố gắng cung cấp
các dịch vụ này với chất lượng cao nhất.
35
- Các dịch vụ công cộng dành cho tất cả mọi người (ví dụ quốc phòng, an
ninh) và những dịch vụ nào có đặc điểm giảm được chi phí do quy mô (như điện
năng) thường được cung cấp bởi chính quyền Trung ương.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Trong chương 1 của Luận văn trình bầy những lý luận tổng quan về phân
cấp quản lý NSNN làm nền tảng để phát triển những nội dung tiếp theo của Luận
văn, cụ thể bao gồm những vấn đề sau:
- Khái niệm và bản chất của NSNN.
- Tổ chức hệ thống NSNN ở các nước có nền kinh tế thị trường.
- Khái niệm, nguyên tắc, các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý
NSNN.
- Kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN ở một số nước trên thế giới, bao gồm:
Cộng Hòa Pháp, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh BRVT
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía nam, có diện tích tự nhiên là 1.988,65km2, dân số năm 2005 là 931.539
người, mật độ dân số là 468 người/km2
Về mặt hành chính, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có 8 đơn vị hành chính
cấp Huyện (trong đó có một Huyện đảo, một Thành phố và một Thị xã) và 82 đơn
vị hành chính cấp Xã ( 54 Xã; 23 Phường và 5 Thị trấn). Bà Rịa – Vũng Tàu là
tỉnh không lớn so với cả nước, chỉ chiếm 0,6% diện tích và 0,95% dân số.
Bà Rịa – Vũng Tàu có đường địa giới chung dài 16,33 km với thành phố Hồ
Chí Minh ở phía Tây, 116,51 km với Đồng Nai ở phía Bắc, 29,26 km với Bình
Thuận ở phía Đông. Bà Rịa – Vũng Tàu có bờ biển dài 305,4 km và trên 100.000
km2 thềm lục địa. Tỉnh BRVT nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu
ảnh hưởng của Đại Dương, nhiệt độ trung bình khoảng 27oC, có số giờ nắng cao
và lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600mm).
Côn Đảo là huyện đảo gồm 16 hòn đảo nằm cách Vũng Tàu 185 km, cách
thành phố Hồ Chí Minh 230 km và cách cửa Sông Hậu 83 km; có tọa độ 8o3-8o49
vĩ độ Bắc và 106o31-106o46 kinh độ Đông. Côn Đảo có vị trí chiến lược nằm sát
đường hàng hải quốc tế từ Âu sang Á, ngay giữa ngư trường lớn của vùng biển Đông
Nam Bộ và gần khu vực khai thác dầu khí của thềm lục địa phía Nam nước ta.
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển,
sân bay và mạng lưới đường sông thuận lợi .Các đường quốc lộ 51, 55 ,56 cùng
hệ thống đường tỉnh lộ , huyện lộ là những mạch máu chính gắn kết, quan hệ toàn
diện của Tỉnh BRVT với các tỉnh khác trong cả nước.
Vị trí địa lý mang lại cho Tỉnh BRVT những thuận lợi và khó khăn nhất định:
37
- Nằm trong vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay, tiếp giáp Thành
Phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi,
giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật… gần đồng bằng Sông Cứu
Long nên thuận lợi trong việc tiếp nhận các nguồn lương thực, thực phẩm rau
quả. Nhưng cũng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía.
- Vị trí của Tỉnh BRVT là cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam,
nên sẽ rất thuận lợi trong vai trò là trung tâm chuyển hàng hoá giữa Vùng Đông
Nam Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam với bên ngoài.
- Bời biển dài với nhiều bãi tắm đẹp, nhiều vị trí thuận lợi cho xây dựng cảng
biển. Thềm lục địa và vùng biển rộng lớn với nhiều nguồn tài nguyên quý đáng kể
nhất là: dầu mỏ, khí thiên nhiên và khoáng sản làm vật liệu xây dựng, hải sản .v.v..đã
tạo cho Tỉnh BRVT có vị trí quan trọng đặc biệt về kinh tế, quốc phòng.
2.1.2 Những thành tựu về kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-005:
- GDP trên địa bàn sau 5 năm tăng gần 1,84 lần (theo giá so sánh), tốc độ
tăng trưởng GDP tính cả dầu thô và khí thô tăng bình quân 12,98%/năm; GDP
riêng dầu khí tăng bình quân 7,5%/năm; GDP bình quân đầu người (giá hiện
hành) 7.050 USD/năm.
Cơ cấu kinh tế: công nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng
GDP, năm 2000 chiếm 81,6% GDP trên địa bàn, đến năm 2005 tăng lên 82,57%;
dịch vụ từ 14,3% giảm còn 13,64%; nông nghiệp từ 4,0% giảm còn 3,8%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp sau 5 năm tăng 1,7 lần (giá so sánh); giá trị
sản xuất công nghiệp tăng bình quân 11,52%/năm.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu sau 5 năm khoảng 24.030 triệu USD, tăng hơn
2,1 lần so với giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng bình quân 16,46%/năm.
- Doanh thu các ngành dịch vụ sau 5 năm tăng gần 2,2 lần. Tốc độ tăng
17,1%/năm. Doanh thu nội thương tăng gần 2,2 lần, tốc độ tăng 18%/năm. Giá thép,
38
xăng dầu, xi măng tăng đột biến làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh, đầu tư
xây dựng. Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại phát triển khá nhanh.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp sau 5 năm tăng 1,56 lần, tốc độ tăng
8%/năm, trong đó trồng trọt tăng 7,92%/năm, chăn nuôi tăng 8,56%/năm. Cơ cấu
phát triển các loại cây trồng theo hướng tăng các loại cây ít sử dụng nước.
- Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp sau 5 năm tăng 1,4 lần, tốc độ tăng
7,71%/năm. Tài nguyên rừng và đất rừng đã được quản lý bảo vệ khá tốt.
- Giá trị sản xuất ngành thủy sản sau 5 năm tăng 1,88 lần, tốc độ tăng
10,8%/năm. Ngân sách đã đầu tư 223,7 tỷ đồng cho các công trình hạ tầng và hậu
cần nghề cá; Quỹ hỗ trợ phát triển cho vay 42 tỷ đồng; vốn đầu tư của dân và
doanh nghiệp khoảng 1.156 tỷ đồng là điều kiện để tỉnh tăng giá trị sản xuất
ngành thuỷ sản trong thời gian tới.
- Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển: Trong 5 năm tổng vốn đầu tư phát
triển của các thành phần kinh tế đạt 55.764 tỷ đồng. Các nguồn vốn do địa
phương quản lý 9.235 tỷ đồng, đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách đạt
5.756 tỷ đồng, đầu tư của dân và doanh nghiệp dân doanh đạt 3.479 tỷ đồng. Đầu
tư của Trung ương trên địa bàn 18.140 tỷ đồng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
28.389 tỷ đồng.
Đánh giá chung. Trong điều kiện khách quan và chủ quan còn nhiều khó
khăn, những kết quả phát triển kinh tế, xã hội mà Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt
được trong giai đoạn 2001-2005 là những thành tựu quan trọng. Bên cạnh những
thành tựu đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều mặt yếu
kém, hạn chế, cần khắc phục, sửa chữa để tạo điều kiện phát triển nhanh và bền
vững hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển chung của đất nước.
2.2 Thực trạng phân cấp quản lý NSNN tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
39
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập từ tháng 4/1991 nên việc phân
cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh được áp dụng theo quy định của các văn bản quy
phạm pháp luật về ngân sách phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện kinh tế - xã
hội của tỉnh, cụ thể như sau:
2.2.1 Trước khi có Luật NSNN (1991-1996)
2.2.1.1, Cơ sở pháp lý:
Phân cấp quản lý ngân sách trong giai đoạn này của Tỉnh được dựa trên các
văn bản cụ thể sau:
- Nghị quyết số 186/HĐBT ngày 27-11-1989 của Hội đồng Bộ trưởng ban
hành về phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương và có hiệu lực thi hành từ
ngày 1 tháng 1 năm 1990.
- Thông tư số 57 TC/NSNN ngày 12/12/1989 Hướng dẫn thi hành Nghị
quyết 186/HĐBT ngày 27/11/1989 của Hội đồng bộ trưởng về phân cấp quản lý
ngân sách cho địa phương.
- Quyết định 168-HĐBT ngày 16/5/1992 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị
quyết số 186/HĐBT ngày 27-11-1989 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Thông tư 15a TC/NSNN ngày 28/5/1992 hướng dẫn thi hành - Quyết định
168-HĐNT ngày 16/5/1992 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 186/HĐBT
ngày 27-11-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về phân cấp quản lý NSĐP.
Tình hình phân cấp quản lý ngân sách tại Tỉnh như sau:
Trong giai đoạn này ngân sách Tỉnh được chia làm 2 cấp Ngân sách Tỉnh và
Ngân sách các Huyện, Thị, Thành phố.
- Về phân cấp nguồn thu ngân sách như sau:
Các khoản thu cố định ( Ngân sách địa phương hưởng 100%) bao gồm:
Thuế nhà đất, thuế môn bài, thuế trước bạ, thuế sát sinh, các khoản thuế thu từ
hoạt động xổ số kiến thiết, thu lệ phí giao thông, thuế tài nguyên rừng, tiền nuôi
rừng, các khoản thu khác về thuế khu vực ngoài quốc doanh, thu sử dụng vốn của
40
các Doanh nghiệp do địa phương quản lý, thu khấu hao cơ bản và thu hoàn vốn
biến giá của các Doanh nghiệp do Địa phương quản lý, thu đóng góp tự nguyện
và viện trợ, các khoản thu phạt tịch, thu tịch thu.
Các khoản thu điều tiết bao gồm: Thuế doanh thu, lợi tức của các Doanh
nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương (không kể đơn vị hạch toán toàn
ngành) và khu vực các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo tỷ lệ của từng
năm cụ thể ( năm 1992 Trung ương 30% ; Địa phương 70%; năm 1993 TW 50%
ĐP 50%; Năm 1994 TW 70% ; ĐP 30%; năm 1995 TW 68%; ĐP 32% ; Năm
1996 TW 68%; ĐP 32%).
Trước khi có luật ngân sách nhà nước, Tỉnh đã dùng biện pháp thu nộp về
ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện và tương đương được ngân sách tỉnh trợ cấp
100% ( trừ một số khoản thu cố định theo quy định được để lại cho ngân sách cấp
huyện); Ngân sách xã và tương đương chưa được thành lập, đang để ngoài hệ
thống ngân sách.
Về phân cấp nhiệm vụ chi Ngân sách trên địa bàn như sau:
* Ngân sách tỉnh đảm bảo hầu hết các nhiệm vụ chi chủ yếu cụ thế:
+ Chi xây dựng cơ bản các công trình hạ tầng cơ sở, Y tế, giáo dục, xã hội.
+ Chi về sự nghiệp kinh tế bao gồm : Sự nghiệp Nông, Lâm, Ngư nghiệp;
Sự nghiệp thuỷ lợi, sự nghiệp giao thông vận tải, sự nghiệp kiến thiết thị chính,
nhà ở, các công trình công cộng và hoạt động sự nghiệp khác.
+ Chi sự nghiệp văn hóa, xã hội bao gồm: Chi sự nghiệp giáo dục đào
tạo;Chi sự nghiệp y tế; Chi sự nghiệp văn hóa, phát thanh truyền hình, Chi sự
nghiệp thể dục, thể thao; Chi công tác xã hội.
+ Chi cho bộ máy hành chính bao gồm cả kinh phí Đảng, các đoàn thể; Các
khoản chi công tác an ninh, quốc phòng và các khoản chi khác.
Ngân sách Huyện và tương đương đảm bảo các nhiệm vụ chi sau:
41
+ Chi về sự nghiệp kinh tế bao gồm : Sự nghiệp Nông, Lâm, Ngư nghiệp;
Sự nghiệp thuỷ lợi, sự nghiệp giao thông vận tải, sự nghiệp kiến thiết thị chính,
nhà ở và công trình công cộng và các hoạt động sự nghiệp khác.
+ Chi sự nghiệp văn hóa thông tin, Chi sự nghiệp thể dục, thể thao; Chi công
tác xã hội.
+ Chi cho bộ máy hành chính bao gồm cả các đoàn thể; Các khoản chi công
tác an ninh, quốc phòng và các khoản chi khác.
2.2.1.2 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu (Xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu giai đoạn 1992-1996.
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung Năm 1992 Năm 1993 Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996
I. Thu NSNN 584.484 828.458 1.090.162 1.786.332 2.205.230
1.Thu NSTW 292.242 414.229 545.081 893.166 1.102.615
2. Thu NSĐP 178.197 329.687 326.713 553.691 721.264
2.1.Thu NS Tỉnh 143.237 270.927 264.448 482.901 622.729
2.2.Thu NS Huyện 34.960 58.760 62.265 70.790 98.535
Tỷ trọngNSĐP/NSNN 30,5% 39,8% 30,0% 31,0% 32,7%
II. Chi NSĐP 167.519 304.052 288.326 511.369 712.990
+ Chi đầu tư 32.223 77.115 33.655 50.532 242.093
+ Chi thường xuyên 135.296 226.937 254.671 460.837 470.897
Tỷ trọng chi đầu
tư/tổngchi 19,2% 25,4% 11,7% 9,9% 34,0%
1.Chi NS Tỉnh 133.257 249.335 227.864 444.012 620.981
+ Chi đầu tư 22.348 61.585 30.629 45.263 232.484
+ Chi thường xuyên 110.909 187.750 197.235 398.749 388.497
2.Chi NS Huyện 34.262 54.717 60.462 67.357 92.009
+ Chi đầu tư 9.875 15.530 3.026 5.269 9.609
+ Chi thường xuyên 24.387 39.187 57.436 62.088 82.400
III. Kết dư NSĐP 10.678 25.635 38.387 42.322 8.274
1.NS Tỉnh 9.980 21.592 36.584 38.889 1.748
2.NS Huyện 698 4.043 1.803 3.433 6.526
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh BRVT
42
Qua bảng 2.1: Kết quả thu, chi và cân đối ngân sách giai các cấp NSĐP
đoạn 1992-1996 cho thấy, Ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tỉnh trong
giai đoạn này chưa được hình thành, đang là một đơn vị dự toán của ngân sách
Huyện, Thị xã , Thành phố.
Trong giai đoạn này số thu của các cấp ngân sách đều tăng, năm sau cao hơn
năm trước, duy chỉ có năm 1994 thu ngân sách Tỉnh được hưởng có thấp hơn
năm 1993, là do trong năm 1993 có số thu từ tiền bán cổ vật Hòn cau 11,5tỷ đồng
mà các năm sau không có.(xem biểu đồ 2.1)
Biểu đồ 2.1: KẾT QuẢ THU NGÂN SÁCH CÁC CẤP
0
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
1.200.000
Năm 1992 Năm 1993 Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996
TỶ
Đ
Ồ
NG
Thu NSTW
Thu NS Tỉnh
Thu NS Huyện
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Biểu đồ 2.1 cũng cho ta thấy số thu NSTW được hưởng là chủ yếu và tăng
cao, số thu ngân sách Huyện được hưởng không nhiều và chiếm tỷ lệ nhỏ trong
tổng thu NSNN.
Chi NSĐP cũng tăng đều qua các năm, duy chỉ có năm 1994 là thấp hơn số
chi của năm 1993, nguyên nhân là do trong năm 1994 Tỉnh không có nguồn thu
43
từ nguồn bán cổ vật để đáp ứng cho chi đầu tư phát triển và trong số chi của
NSĐP thì ngân sách Tỉnh cũng là chủ yếu, số chi của ngân sách Huyện không
nhiều.(Xem biểu đồ 2.2)
Biểu đồ 2.2: KẾT QUẢ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯONG
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
800.000
Năm 1992 Năm 1993 Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996
TỶ
Đ
Ồ
N
G
Chi NSĐP
Chi NS Tỉnh
Chi NS Huyện
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.2.2.Sau khi có Luật Ngân sách Nhà nước(từ năm 1997 đến nay)
2.2.2.1, Giai đoạn 1997-2003
2.2.2.1.1, Cơ sở pháp lý.
Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội
khóa IX ngày 20/3/1996 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/1997 là văn bản pháp lý
cao nhất từ trước đến nay, đồng thời Chính phủ cũng đã có Nghị định số 87-CP
ngày 19/12/1996 Qui định chi tiết việc phân cấp quản lý,lập, chấp hành và quyết
toán ngân sách. Đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa X (21/04/1998 Æ 20/05/1998) đã
thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ngân sách nhà nước, Chính phủ
cũng đã có Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 1998 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 quy định chi tiết việc
44
phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; Bộ Tài chính cũng đã ban
hành Thông tư 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 Hướng dẫn việc phân cấp, lập,
chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước.
Căn cứ các văn bản quy định trên, thì việc phân cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu được chia làm 3 cấp như sau:
c Ngân sách cấp tỉnh.
d Ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách
cấp huyện)
e Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã)
Nhiệm vụ thu, chi được phân cấp theo luật định cụ thể như sau:
a. Phân cấp Nguồn thu:
a.1. Các khoản thu để lại 100%.
- Đối với ngân sách cấp tỉnh: bao gồm: Tiền cho thuê đất và tiền bán nhà ở
thuộc sở hửu nhà nước; Lệ phí trước bạ phát sinh trên địa bàn huyện, thị , thành phố;
Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở
nước ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; Các khoản phí, lệ phí
và các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp tỉnh; Huy động của các tổ chức, cá
nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính
phủ; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân
sách cấp tỉnh; Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh; thu bổ sung từ ngân sách Trung ương;
các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với ngân sách cấp huyện, các khoản thu được ngân sách tỉnh để lại 100%
bao gồm: Thuế môn bài (trừ thuế môn bài từ các cá nhân và nhóm kinh doanh nhỏ ở
xã, thị trấn) ; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà đất; tiền sử dụng đất; thuế sử
dụng đất nông nghiệp; thuế tài nguyên; Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong
nước thu vào các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã ,các dịch vụ kinh doanh vũ
45
trường, mát – xa; karaoke kinh doanh gôn bán thẻ hội viên, vé chơi gôn, kinh doanh
ca – si- nô; trò chơi bằng máy giắc – pót, kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe;
Thuế sát sinh thu từ các doanh nghiệp giết mỗ gia súc trên địa bàn phường; Các
khoản phí, lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc cấp huyện quản lý; Tiền thu
sự nghiệp từ các đơn vị do cấp huyện quản lý; Viện trợ không hoàn lại của các tổ
chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của
Chính phủ; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho
ngân sách cấp Huyện; Thu kết dư ngân sách cấp Huyện; thu bổ sung từ ngân sách
cấp tỉnh; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với ngân sách cấp xã, thị trấn các khoản thu được để lại 100% bao gồm:
Trong giai đoạn trước đây, ngân sách xã chưa được hình thành, đến đầu năm
1998 trên địa bàn tỉnh mới hình thành cấp ngân sách thực sự, nên các khoản thu
được để lại 100% bao gồm: Thuế môn bài từ các cá nhân và nhóm kinh doanh nhỏ;
Thuế sát sinh; Các khoản phí, lệ phí và các khoản thu đóng góp cho ngân sách cấp
xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và thu hoa
lợi công sản khác; thu từ hoạt động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý; Viện trợ không
hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nuớc ngoài trực tiếp cho xã, thị trấn theo quy
định của pháp luật; Thu kết dư ngân sách cấp xã, thị trấn; thu bổ sung từ ngân sách
cấp trên; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
* Riêng Đối với ngân sách cấp phường gồm: Các khoản phí, lệ phí và các
khoản đóng góp cho ngân sách phường theo quy định của pháp luật; Thuế sát sinh,
trừ thuế sát sinh thu từ các doanh nghiệp giết mỗ gia súc; Các khoản đóng góp tự
nguyện của tổ chức, cá nhân cho phường; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho Phường theo quy định của pháp luật; Thu kết dư
ngân sách phường; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật.
46
a.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ: (tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa các
cấp ngân sách và tỷ lệ này được tỉnh ổn định cho các địa phương trong 3 năm):
- Đối với ngân sách cấp tỉnh: Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu của
ngân sách cấp tỉnh được quy định như sau: ngân sách tỉnh được hưởng là 37%, số
còn lại 63% thuộc về ngân sách trung ương, bao gồm các khoản thu sau: Thuế giá trị
gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu, đơn vị hạch toán toàn
ngành) ;Thuế thu nhập doanh nghiệp ( không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các
đơn vị hạch toán toàn ngành); Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế
chuyển thu nhập ra nước ngoài; thu sử dụng vốn ngân sách.
- Đối với ngân sách cấp Huyện: Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu
được phân chia như sau: Thuế giá trị gia tăng ( không kể thuế giá trị gia tăng hàng
hoá nhập khẩu, đơn vị hạch toán toàn ngành);Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể
thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành). Hai khoản thu
trên trong 2 năm 97-98 thực hiện điều tiết cho ngân sách Thị xã và cho ngân sách
cấp huyện là 37% còn lại 63% cho ngân sách Trung ương, Riêng Thành phố vũng
Tàu theo tỷ lệ: 9% cho ngân sách Thành phố Vũng Tàu, 28% cho ngân sách tỉnh,
63% cho ngân sách trung ương. Đến năm 1999 theo quy định của TW; ĐP đã thực
hiện điều tiết theo cơ cấu Ngân sách huyện 37%; NSTW 63% (Riêng Thành phố
vũng Tàu theo tỷ lệ: 9% cho ngân sách Thành phố Vũng Tàu, 28% cho ngân sách
tỉnh, 63% cho ngân sách trung ương và Huyện Long đất là 20%; Ngân sách Tỉnh
17%; NSTW 63%). Từ năm 2000 đến 2003 thực hiện theo cơ cấu cấp huyện 48%;
TW 52% số thu của 2 sắc thuế trên từ các hộ kinh doanh phát sinh trên địa bàn.
Các khoản thu về lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất phát sinh
trên địa bàn huyện, thị, thành phố chưa được tỉnh phân cấp.
- Đối với ngân sách cấp xã, thị trấn, phường các khoản được phân chia bao
gồm: Thuế sử dụng đất nông nghiệp 50% cho cấp xã, thị trấn, phường; 50% cho
47
Huyện, Thị, Thành phố, số thu này chỉ dùng cho đầu tư; Thuế nhà đất 30% cho
ngân sách xã, Thị trấn, 70% cho ngân sách huyện.
b. Phân cấp nhiệm vụ chi:
* Đối với ngân sách cấp tỉnh:
- Chi thường xuyên về:
+ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa, thể dục thể
thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường, các sự nghiệp khác.
+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế bao gồm: sự nghiệp giao thông; nông nghiệp,
thuỷ lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp; thị chính; đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa
chính; điều tra cơ bản và các sự nghiệp kinh tế khác;
+ Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; Hoạt động của các cơ quan
nhà nước; Hoạt động của các cơ quan Đảng Cộng Sản Việt Nam; Hoạt động của cơ
quan Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu
Chiến Binh Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam;
+ Tài trợ cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
thực hiện các chính sách xã hội; các chương trình quốc gia do Chính phủ giao; trợ
giá theo chính sách của nhà nước; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Chi đầu tư phát triển:
+ Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; chi đầu tư
và hổ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Chi trả nợ gốc tiền vay cho đầu tư theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 của luật
ngân sách nhà nước.
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
* Đối với ngân sách cấp huyện:
- Chi thường xuyên về:
48
+ Các hoạt động sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và các sự
nghiệp khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; ( Riêng khoản chi cho hoạt động sự
nghiệp giáo dục-đào tạo, y tế chưa được tỉnh phân cấp cho huyện theo như quy định
của Luật ngân sách sửa đổi mà thực hiện cấp phát bằng hình thức kinh phí uỷ quyền
cho các huyện thực hiện).
+ Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạt động của các cơ quan nhà
nước; hoạt động của các cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam; Hoạt động của cơ quan
Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến
Binh Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam.
+ Tài trợ cho các tổ chức xã hội-nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; các
khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Chi đầu tư phát triển:
+ Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo cấp
của tỉnh. Trong giai đoạn này tỉnh phân cấp thẩm quyền cấp phát vốn đầu tư cho cấp
Huyện, Thị, Thành phố trên địa bàn đối với những công trình có giá trị từ 500,triệu
đồng trở xuống, song chưa phần cấp về quyết định đầu tư. Trong phân cấp đối với
Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh cũng đã phân cấp nhiệm vụ chi xây dựng các
trường phổ thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu
sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị.
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
* Đối với ngân sách cấp xã, phường,thị trấn:
- Chi thường xuyên về:
+ Các công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao của
xã,thị trấn quản lý; hỗ trợ kinh phí bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẩu giáo của xã, thị trấn
quản lý; hoạt động y tế xã, thị trấn;
49
+ Quản lý duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc, tài sản, công trình phúc
lợi, đường giao thông do xã, thị trấn quản lý; hoạt động của các cơ quan nhà nước
xã, trị trấn;
+ Hoạt động của cơ quan Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn Thanh Niên
Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt
Nam, Hội Nông Dân Việt Nam xã, thị trấn.
+ Công tác dân quân tự vệ, trật tự-an toàn xã hội; các khoản chi khác theo quy
định của pháp luật.
- Chi đầu tư phát triển:
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo phân cấp
của tỉnh.( ngân sách phường không có nhiệm vụ chi này)
2.2.2.1.2 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(Xem bảng 2.2)
Bảng 2.2: Kết quả thu, chi và cân đối ngân sách NSĐP ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu giai đoạn 1997-2003.
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung Năm 1997
Năm
1998 Năm 1999 Năm 2000
Năm
2001 Năm 2002
Năm
2003
I. Thu NSNN 2.255.559
3.124.1
57 4.458.070 7.454.823 7.862.939 8.261.356 9.345.617
1.Thu NSTW 1.357.685
1.932.4
65 2.746.873 5.152.794 4.703.260 4.896.946 5.381.613
2. Thu NSĐP 897.874
1.191.6
92 1.711.197 2.302.029 3.159.679 3.364.410 3.964.004
2.1.Thu NS Tỉnh 741.239 968.151 1.429.236 1.954.040 2.609.112 2.710.270 3.162.807
2.2.Thu NS
Huyện 156.635 170.101 208.671 266.491 456.619 540.582 681.021
2.3.Thu NS Xã 53.440 73.290 81.498 93.948 113.558 120.176
II. Chi NSĐP 739.913 836.724 1.050.621 1.304.405 2.226.639 2.648.317 2.554.991
1.Chi NS Tỉnh 593.996 632.578 800.028 1.010.525 1.737.566 2.068.608 1.866.852
+ Chi đầu tư 248.207 248.207 329.781 413.245 80.997 1.049.027 711.367
+ Chi thường
xuyên 345.789 384.371 470.247 597.280 1.656.569 1.019.581 1.155.485
2.Chi NSH 145.917 158.395 188.645 224.577 409.747 480.114 581.553
+ Chi đầu tư 21.106 21.106 19.451 29.654 94.219 26.124 96.940
+ Chi thường
xuyên 124.811 137.289 169.194 194.923 315.528 453.990 484.613
3.Chi NS Xã 45.751 61.948 69.303 79.326 99.595 106.586
+ Chi đầu tư 4.160 12.251 15.556 23.046 31.652 31.346
+ Chi thường
xuyên 41.591 49.697 53.747 56.280 67.943 75.240
III. Kết dư
NSĐP 157.961 354.968 660.576 997.624 933.040 716.093 1.409.013
1.NS Tỉnh 147.243 335.573 629.208 943.515 871.546 641.662 1.295.955
2.NS Huyện 10.718 11.706 20.026 41.914 46.872 60.468 99.468
3.NS Xã 0 7.689 11.342 12.195 14.622 13.963 13.590
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Qua bảng số liệu 2.2 Kết quả thu, chi ngân sách và cân đối NSĐP nêu trên cho
thấy từ niên độ ngân sách 1998 trên địa bàn tỉnh ngân sách xã mới trở thành một
43
45
cấp ngân sách thực thụ và chiếm tỷ lệ thu, chi đáng kể trong tổng thu, chi Ngân
sách cấp Huyện, Thị xã, Thành phố.
Trong giai đoạn này tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn tăng khá cao từ năm
1997 số thu NSNN trên địa bàn chỉ là 2.255tỷ thì đến năm 2003 đã là 9.345tỷ, tốc
độ tăng thu bình quân một năm trong giai đoạn này là 27% điều này cho thấy ngoài
sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn có hiệu quả của sự phân cấp nhiệm vụ thu cho
chính quyền cấp dưới theo luật NSNN, phân cấp thật sự đã là đòn bẫy khuyến
khích các địa phương phấn đấu tăng thu để có nguồn tăng chi cho ngân sách cấp
mình.(Xem biểu đồ 2.3)
Biểu đồ 2.3: KẾT QUẢ THU NGÂN SÁCH CÁC CẤP
0
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
TỶ
Đ
Ồ
N
G
Thu NSTW
Thu NS Tỉnh
Thu NS Huyện
Thu NS Xã
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tổng giai đoạn này chi NSĐP luôn tăng qua các năm. Số chi ngân sách Tỉnh
là chủ yếu trong tổng chi NSĐP, ngân sách xã chiếm tỷ trọng không đáng kể, số chi
của các cấp ngân sách ngày một tăng, duy chỉ có năm 2003 là thấp hơn so với năm
trước, nguyên nhân chi thấp hơn năm trước chủ yếu là do chi thanh toán vốn đầu tư
không giải ngân được vì không có khối lượng thanh toán do việc bố trí vốn đầu tư
khi chưa đủ thủ tục theo quy định và vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng.(Xem
biểu đồ 2.4)
46
Biểu đồ 2.4: KẾT QUẢ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
0
500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
TỶ
Đ
Ồ
NG
Chi NSĐP
Chi NS Tỉnh
Chi NS Huyện
Chi NS Xã
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.2.2.2 Giai đoạn 2004 đến nay
2.2.2.2.1, Cơ sở pháp lý
Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2004, Chính phủ có Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN, Bộ Tài Chính có thông tư số
59/2003/TT.BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-
CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật
NSNN.
Căn cứ nhiệm vụ quyền hạn của HĐND Tỉnh quy định tại Điều 25 Luật
NSNN, Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Nghị quyết số
08/2003/NQ-HĐND và UBND Tỉnh đã ban hành quyết định số 9567/QĐ.UB ngày
17/10/2003 phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ % phân chia các khoản thu thời
kỳ ổn định Ngân sách cụ thể như sau: (chi tiết tại phụ lục đính kèm).
47
a. Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và ngân sách Tỉnh BRVT.
a.1 Về phân cấp nguồn thu:
→ Các khoản thu ngân sách Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hưởng 100%:
Thuế nhà đất, Thuế tài nguyên, (không kể tài nguyên thu từ khai thác dầu khí),
thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thu
tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, mặt biển (không kể tiền
cho thuê mặt biển hoạt động trong lĩnh vực dầu khí), tiền cho thuê nhà và bán nhà
thuộc sở hữu nhà nước, thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản, Thu lệ phí
trước bạ, thu phí và lệ phí được phân cấp theo quy định, thu sự nghiệp do chính Địa
phương quản lý, thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn của ngân sách địa phương, thu
nhập từ vốn góp của NSĐP, thu từ huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước, thu viện trợ, thu vay theo khoản 3 điều 8 Luật NSNN, thu bổ
sung từ NSTW, thu kết dư ngân sách và thu chuyển nguồn.
→ Các khoản thu phân chia giữa NSTW với Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trong giai đoạn này, Tỉnh được Trung ương phân cấp 5 khoản thu phân chia
gồm: Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và sổ số
kiến thiết); Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuê thu nhập doanh nghiệp của
các đơn vị hạch toán toàn ngành và xổ số kiến thiết); Thuế thu nhập đối với người
có thu nhập cao; thuế tiêu thụ đặc biệt (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập
khẩu và sổ số kiến thiết) và phí xăng dầu.
Tỷ lệ phần trăm phân chia 5 khoản thu nêu trên cho Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
là 42% không phân biệt theo sắc thuế.
a.2 Về phân cấp nhiệm vụ chi:
→ Chi thường xuyên:
48
+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá
thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường,
các hoạt động sự nghiệp khác do Địa phương quản lý;
+ Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, (phần giao cho địa phương)
+ Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng công sản việt nam và các tổ
chức chính trị - xã hội ở địa phương.
+Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
+Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội-nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
→ Chi đầu tư phát triển:
+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có
khả năng thu hồi vốn do Địa phương ương quản lý.
+ Đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của
nhà nước theo quy định của pháp Luật.
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
→ Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư theo quy định của Luật.
→ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;
→ Chi bổ sung cho ngân sách ngân sách cấp dưới.
b Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trong hệ thống NSĐP thuộc Tỉnh
BRVT.
b.1 Về phân cấp nguồn thu:
- Các khoản thu để lại 100% cho ngân sách các cấp:
+ Cấp Tỉnh: Thu xổ số kiến thiết; Thuế sử dụng đất nông nghiệp của các
Nông trường, hợp tác xã; thu tiền sử dụng đất do Chính phủ hoặc UBND Tỉnh
49
quyết định giao đất; tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước do Tỉnh quản
lý; thu vốn góp cổ phần của Tỉnh; thu phí, lệ phí do tỉnh quản lý và tổ chức thu; thu
sự nghiệp do Tỉnh quản lý; huy động vốn đầu tư theo khỏan 3 điều 8 Luật NSNN;
thu kết dư ngân sách tỉnh; thu bổ sung từ NSTW; thu chuyển nguồn ngân sách cấp
Tỉnh; thu viện trợ cho cấp tỉnh và thu khác ngân sách theo quy định của pháp luật.
+ Cấp Huyện, Thị, Thành phố (gọi chung là cấp Huyện): Thu tiền sử dụng đất
do cấp Huyện quyết định giao đất; tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước
do Huyện quản lý; thu phí, lệ phí do Huyện quản lý và tổ chức thu; thu sự nghiệp
do Huyện quản lý; thu kết dư ngân sách Huyện; thu bổ sung từ NS Tỉnh; thu
chuyển nguồn ngân sách cấp Huyện; thu viện trợ cho ngân sách cấp Huyện và thu
khác ngân sách theo quy định của pháp luật;
+ Cấp Xã, Phường, Thị trấn (gọi chung là cấp Xã): Thuế sử dụng đất nông
nghiệp của các hộ gia đình; thu phí, lệ phí do Xã quản lý và tổ chức thu; thu từ quỹ
đất công ích; thu sự nghiệp do Xã quản lý; thu kết dư ngân sách tỉnh; thu bổ sung từ
NS cấp Huyện; thu chuyển nguồn ngân sách cấp Xã; thu viện trợ cho cấp Xã và thu
khác ngân sách theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách: (tỷ lệ phân chia giữa
NSTW và NSĐP là 42%)
Có 10 khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách của Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, gồm: Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và
sổ số kiến thiết); Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuê thu nhập doanh
nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành và xổ số kiến thiết); Thuế tài nguyên;
thuế môn bài;Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; lệ phí rước bạ; thuế tiêu
thụ đặc biệt (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu và sổ số kiến thiết);
phí xăng dầu; thuế nhà đất và thuế chuyển quyền sử dụng đất.(chi tiết tại phụ lục 2)
50
b2 Về phân cấp nhiệm vụ chi
Nội dung Cấp Tỉnh Cấp Huyện Cấp xã
- Chi đầu tư phát triển
+Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế- xã hội
x x x
+ Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp x
- Chi thường xuyên
+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế x x x
+ Sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề
* Giáo dục cấp 3; đào tạo và dạy nghề x
* Giáo dục cấp 1,2 mầm non và mẫu giáo x
- Các sự nghiệp Văn hóa thông tin, thể dục, phát
thanh
x x x
- Sự nghiệp y tế
+ Bệnh viện x
+ Trung tâm y tế x
+ Trạm y tế x
- Sự nghiệp đảm bảo xã hội x x x
- Sự nghiệp nghiên cứu khoa học x
- Chi quản lý hành chính x x x
Chi an ninh, quốc phòng x x x
- Chi trợ giá theo chính sách x x
- Chi trả gốc và lãi x
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính x
- Chi bổ sung ngân sách cấp dưới x x
- Chi chuyển nguồn x x x
51
2.2.2.2.2,Kết quả thu,chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.(Xem bảng 2.3)
Bảng 2.3: Kết quả thu, chi và cân đối ngân sách các cấp ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
giai đoạn 2004-2006
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
I. Thu NSNN 13.155.209 15.048.942 19.550.639
1.Thu NSTW 7.788.762 9.336.602 13.019.632
2. Thu NSĐP 5.366.447 5.712.340 6.531.007
2.1Thu NS Tỉnh 4.094.388 4.147.409 4.525.553
2.2Thu NS Huyện 1.079.683 1.331.521 1.605.461
2.3Thu NS Xã 192.376 233.410 399.993
Tỷ trọng NSĐP/NSNN 40,8% 38,0% 33,4%
II. Chi NSĐP 4.650.939 4.988.042 5.934.148
1.Chi NS Tỉnh 3.666.013 3.780.125 4.264.278
+ Chi đầu tư 1.525.769 2.020.964 2.684.204
+ Chi thường xuyên 3.125.170 2.967.078 3.249.944
Tỷ trọng chi đầu tư/tổngchi 32,8% 40,5% 45,2%
+ Chi đầu tư 1.306.898 1.732.710 2.383.283
+ Chi thường xuyên 2.359.115 2.047.415 1.880.995
2.Chi NS Huyện 824.524 1.018.767 1.333.178
+ Chi đầu tư 182.070 257.718 258.302
+ Chi thường xuyên 642.454 761.049 1.074.876
3.Chi NS Xã 160.402 189.150 336.692
+ Chi đầu tư 36.801 30.536 42.619
+ Chi thường xuyên 123.601 158.614 294.073
III. Kết dư NSĐP 715.508 724.298 596.859
1.NS Tỉnh 428.375 367.284 261.275
2.NS Huyện 255.159 312.754 272.283
3.NS Xã 31.974 44.260 63.301
Nguồn từ Sở Tài Chính Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
52
Trong giai đoạn này số thu NSTW ngày một tăng cao và vẫn chiếm tỷ trọng
chủ yếu trong tổng thu NSNN, trong giai đoạn số thu ngân sách Tỉnh được hưởng
tăng không đáng kể, nguyên nhân là do trong Quí 4/2005 Bộ Tài chính đã có Thông
tư thực hiện điều tiết khoản thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp của các
nhà thầu phụ hoạt động trong lĩnh vực dầu khí về NSTW 100% làm cho số thu của
ngân sách tỉnh tăng không đáng kể .(xem biểu đồ 2.5)
Biểu đồ 2.5: KẾT QUẢ THU NGÂN SÁCH CÁC CẤP
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
14.000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
TỶ
Đ
Ồ
NG
Thu NSTW
Thu NS Tỉnh
Thu NS Huyện
Thu NS Xã
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Số chi của các cấp ngân sách đều tăng, tuy nhiên từ bảng số liệu chi cho ta
thấy trong giai đoạn này Tỉnh đã tập trung nguồn thu được hưởng để tăng chi đầu
tư phát triển, chi thường xuyên được kềm chế, hầu như không tăng chi thường
xuyên trong giai đoạn này, chi thường xuyên của cấp tỉnh giảm dần trong khi chi
thường xuyên của cấp Huyện tăng dần, điều này cho thấy Tỉnh đã tích cực thực
hiện phân cấp mạnh cho chính quyền cấp dưới, cụ thể là phân cấp chi lĩnh vực giáo
dục và y tế là 2 khoản chi chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSĐP đã phân cấp về
cho ngân sách Huyện, Thị, Thành phố.(Xem biểu đồ 2.6)
53
Biều đồ 2.6: KẾT QỦA CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
0
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
7.000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
TỶ
Đ
Ồ
NG
Chi NSĐP
Chi NS Tỉnh
Chi NS Huyện
Chi NS Xã
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
b.3 Về phân cấp chu trình ngân sách:
- Lập dự toán ngân sách:
+ Căn cứ để xây dự dự toán là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư
của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm và Định mức
phân bổ chí thường xuyên được Thủ tướng Chính phủ ban hành cho năm đầu của
thời kỳ ổn định ngân sách, quy trình lập dự toán cụ thể như sau:
* UBND Xã lập dự toán thu, chi ngân sách Xã trình HĐND Xã xem xét quyết
định và báo cáo UBND Huyện.
* Phòng tài chính kế hoạch các Huyện xem xét dự toán ngân sách của các đơn
vị trực thuộc và dự toán thu do cơ quan thuế lập, lập dự toán và phương án phân bổ
ngân sách trên địa bàn báo cáo UBND Huyện trình HĐND Huyện quyết định và
báo cáo UBND Tỉnh.
* Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư xem xét dự toán ngân sách của các đơn
vị trực thuộc và dự toán thu do cơ quan thuế, hải quan lập, lập dự toán và phương
54
án phân bổ ngân sách trên địa bàn báo cáo UBND Tỉnh trình HĐND Tỉnh quyết
định và trình Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư trực tiếp thảo luận ngân sách với Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư xác định dự kiến NSĐP vòng 1.
Căn cứ số liệu vòng 1 Sở Tài chính làm tham mưu cho UBND Tỉnh giao số
kiểm tra ngân sách ngân sách cấp dưới và các đơn vị trự thuộc và tiến hành thảo
luận trực tiếp với các đơn vị dự toán trực thuộc và UBND cấp dưới, tổng hợp báo
cáo UBND Tỉnh làm việc trực tiếp với TW (vòng 2), sau khi có Quyết định giao dự
toán của Chính phủ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư tham mưu cho UBND
Tỉnh phương án phân bổ ngân sách trình HĐND Tỉnh quyết định, sau khi có Nghị
quyết của HĐND Tỉnh, UBND Tỉnh tiến hành giao dự toán cho các đơn vị trực
thuộc và UBND cấp dưới trực tiếp.
+ Về điều chỉnh dự toán ngân sách được Tỉnh thực hiện theo đúng quy định
của Trung ương.
- Về chấp hành ngân sách:
Hàng năm ngay sau khi dự toán được giao, UBND Tỉnh bàn hành Chỉnh thị về
quản lý và điều hành ngân sách đảm bảo công tác chấp hành thu, chi ngân sách
đúng chính sách chế độ tiết kiệm và có hiệu quả.
- Về kế toán và quyết toán ngân sách được tỉnh thực hiện theo đúng quy định
của Bộ Tài chính về công tác khóa sổ và quyết toán ngân sách hàng năm.
- Về ban hành chính sách chế độ.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh, HĐND tỉnh thực hiện việc ban hành một số chính
sách, chế độ đặc thù phù hợp với khả năng ngân sách và điều kiện của tỉnh theo
đúng trình tự và thẩm quyền quy định của Luật NSNN.
55
2.2.3, Đánh giá chung về những thành tựu và tồn tại trong phân cấp quản
lý NSNN ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.2.3.1, Những thành tựu đạt được trong phân cấp quản lý NSNN.
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi được Tỉnh thực hiện theo nguyên tắc:
“Phân cấp tối đa nguồn thu theo quy định của Luật cho chính quyền cấp Huyện và cấp
Xã để đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, hạn chế bổ sung từ Ngân sách cấp trên”.
- Với nguyên tắc trên đã phân định rõ nguồn thu được hưởng và nhiệm vụ chi
của mỗi cấp Ngân sách địa phương. Việc phân cấp này đã bảo đảm thực hiện đúng
quy định của Luật NSNN và thực hiện đúng thẩm quyền của chính quyền địa
phương trong việc quản lý Ngân sách nhà nước trên địa bàn.
- Với việc phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi của mỗi cấp chính quyền, tỷ lệ
% phân chia nguồn thu được ổn định trong thời kỳ ổn định Ngân sách đã phát huy
được tính chủ động và tự chủ của mỗi cấp chính quyền trong quản lý và điều hành
Ngân sách. Chính quyền mỗi cấp đã hoàn toàn chủ động trong việc tự quyết định
Ngân sách của cấp mình (theo nguyên tắc tổng mức thu, chi Ngân sách không thấp
hơn chỉ tiêu hướng dẫn của cấp trên đã giao), đã chủ động trong việc xây dựng dự
toán thu, chi Ngân sách hàng năm của địa phương trên cơ sở định mức phân bổ
Ngân sách cho mỗi cấp; đồng thời chính quyền mỗi địa phương được hoàn toàn chủ
động trong việc phân bổ dự toán thu, chi Ngân sách cho các cơ quan, đơn vị và địa
phương trực thuộc phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương; phù hợp
với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn, đáp ứng ở mức cao nhất
cho các nhu cầu phát sinh do nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đặt ra.
- Việc phân cấp nguồn thu cho mỗi cấp Ngân sách đã tăng cường và thúc đẩy
chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo, tổ chức quản lý, khai thác có hiệu quả các
nguồn thu trên địa bàn để phấn đấu tăng thu cho Ngân sách Nhà nước nói chung mà
56
trước hết là tăng thu cho N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 460741.pdf