Tài liệu Đề tài Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình thực hiện doanh thu tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội: Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về doanh thu và phân tích doanh thu bán hàng trong một doanh nghiệp 3
I. Những lý luận chung về doanh thu 3
1. Khái niệm về doanh thu và ý nghĩa của việc tăng doanh thu. .3
1.1 Doanh thu và cách xác định doanh thu. .3
1.2 ý nghĩa của việc tăng doanh thu. 6
II. ý nghĩa của việc phân tích doanh thu. 8
1. ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế. 8
2. ý nghĩa của việc phân tích doanh thu. 9
III. Các phương pháp và nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích doanh thu 11
1. Các phương pháp sử dụng trong phân tích 11
1.1 Phương pháp so sánh 12
1.2 Phương pháp thay thế liên hoàn .14
1.3 Phương pháp số chênh lêch 15
1.4 Phương pháp cân đối 16
1.5 Các phương pháp khác 17
2. Nguồn tài liệu phân tích. 18
2.1 Nguồn tài liệu bên ngoài 18
2.2 Nguồn tài liệu bên trong 18
IV. Các nội dung phân tích doanh thu trong một doanh nghiệp 19
1. Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh 19
2. Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và ...
81 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình thực hiện doanh thu tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về doanh thu và phân tích doanh thu bán hàng trong một doanh nghiệp 3
I. Những lý luận chung về doanh thu 3
1. Khái niệm về doanh thu và ý nghĩa của việc tăng doanh thu. .3
1.1 Doanh thu và cách xác định doanh thu. .3
1.2 ý nghĩa của việc tăng doanh thu. 6
II. ý nghĩa của việc phân tích doanh thu. 8
1. ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế. 8
2. ý nghĩa của việc phân tích doanh thu. 9
III. Các phương pháp và nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích doanh thu 11
1. Các phương pháp sử dụng trong phân tích 11
1.1 Phương pháp so sánh 12
1.2 Phương pháp thay thế liên hoàn .14
1.3 Phương pháp số chênh lêch 15
1.4 Phương pháp cân đối 16
1.5 Các phương pháp khác 17
2. Nguồn tài liệu phân tích. 18
2.1 Nguồn tài liệu bên ngoài 18
2.2 Nguồn tài liệu bên trong 18
IV. Các nội dung phân tích doanh thu trong một doanh nghiệp 19
1. Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh 19
2. Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu 20
3. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán 20
4. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán 21
5. Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc 22
6. Phân tích tốc độ phát triển của chỉ tiêu doanh thu bán hàng 23
7. Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý 24
8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng 25
8.1 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố định tính đến doanh thu 25
8.2 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố định lượng tới doanh thu…… 27
Chương II: Thực trạng về tình hình phân tích doanh thu tại Công ty xuất nhập khẩu hang tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội……………………………………… 30
I. Khái quát đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty…………………………………………………………. 30
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty……………………….. 30
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty…………………………. 31
2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý……………………………………….. 31
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý……… 31
3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty………………………………….. 33
4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh……………………………………… 35
5. Công tác tổ chức kế toán của Công ty……………………………… 36
5.1 Bộ máy kế toán……………………………………………………….. 36
5.2 Hình thức kế toán áp dụng…………………………………….. 36
6. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty…… 38
II. Thực trạng về tình hình phân tích doanh thu
tại Công ty…………………………………………………………… 41
1. Công tác phân tích tại Công ty………………………………………… 41
2. Tình hình thực hiện nội dung phân tích doanh thu tại Công ty. 43
2.1 Phân tích doanh thu theo tháng……………………………………… 43
2.2 Phân tích doanh thu theo quý…………………………… 45
2.3 Phân tích doanh thu theo kết cấu doanh thu……………………… 46
2.4 Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu… 48
III. Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác phân tích doanh thu tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội…………… 49
1. ưu điểm……………………………………………………………… .50
2. Nhược điểm…………………………………………………………… 51
Chương III: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình thực doanh thu tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội… 53
I.Sự cần thiết phải hoàn thiện……………………………… 53
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện………………………………………… 53
2.Nguyên tắc của việc hoàn thiện………………………………………… 54
II. Nội dung hoàn thiện công tác phân tích…………………………………………… 55
1.Hoàn thiện quá trình thu thập thông tin……………………………… 56
2. Hoàn thiện phương pháp phân tích…………………………………… 58
3. Hoàn thiện nội dung phân tích……………………………………… 59
3.1 Phân tích tốc độ phát triển của chỉ tiêu doanh thu qua các năm……… .60
3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu 62
3.3 Phân tích doanh thu xuất khẩu…………………………………………… 65
III. Điều kiện thực hiện 73
Kết luận 74
Tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có sự biến chuyển lớn, nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, và có sự hội nhập kinh tế nước ta với kinh tế thế giới đặc biệt là kinh tế khu vực. Với sự ra đời của nhiều Công ty cổ phần, Công ty TNHH , Công ty liên doanh… dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Để tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp và quyết định đúng đắn nhằm đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Để làm được điều đó, công cụ quản lýcó hiệu quả và quan trọng cho nhà quản lý là thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động kinh tế, nhằm đánh giá đúng đắn mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Từ đó lựa chọn được những quyết định tối ưu cho quản lý kinh doanh.
Tiêu thụ hàng hoá là hoạt động cơ bản và quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là với doanh nghiệp thương mại. Doanh thu tiêu thụ hàng hoá không chỉ bao gồm tiền vốn, tiền công, chi phí mà cả yếu tố quyết định sự thành công, phát triển mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó khâu tiêu thụ hàng hoá là rất quan trọng, cần được quan tâm và doanh thu tiêu thụ hàng hoá cần được phân tích.
Phân tích doanh thu tiêu thụ hàng hoá là một trong những nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh tế. Việc phân tích doanh thu sẽ chỉ rõ cho các nhà lãnh đạo toàn bộ thực trạng công tác sản xuất kinh doanh. Bởi chỉ tiêu doanh thu liên quan đến nhiều yếu tố khách quan và chủ quan quan trọng có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các nhà quản lý cũng như nhà hoạch định nhận biết được những mặt còn tồn tại, nhằm tìm ra hướng giải quyết và biện pháp khắc phục, đồng thời phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phân tích kinh tế, đặc biệt là phân tích doanh thu đối với doanh nghiệp và với những kiến thức đã được tiếp thu trong trường Đại học Thương Mại, qua thời gian thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình thực hiện doanh thu tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội” làm đề tài cho luận văn cuối khoá.
Kết cấu luận văn ngoài lời nói đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về doanh thu và phân tích doanh thu bán hàng trong một doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng về tình hình phân tích doanh thu tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
Chương III: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình thực hiện doanh thu tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
Chương I
Lý luận chung về doanh thu và Phân tích doanh thu bán hàng trong một doanh nghiệp
I. Những lý luận chung về doanh thu.
Tiêu thụ hàng hoá là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh và mở ra một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Sản phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán của khách hàng. Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ được biểu hiện bằng hai hình thức đo lường, là đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị.Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ được tính bằng đơn vị giá trị được coi là giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ hoặc doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Khái niệm về doanh thu và ý nghĩa của việc tăng doanh thu.
1.1 Doanh thu và cách xác định doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng số tiền mà doanh nghiệp đã thu về hoặc sẽ thu được do việc bán các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ được xác định là đã hoàn thành trong một thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu này bao gồm các nội dung kinh tế sau:
- Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành và đã tiêu thụ trong kỳ.
- Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành trong các kỳ trước nhưng mới tiêu thụ được trong kỳ phân tích.
-Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành và giao cho khách hàng trong các kỳ trước, nhưng nhận được thanh toán trong kỳ phân tích.
Chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp được xác định bằng công thức sau:
DT =
Trong đó
qi : Khối lượng sản phẩm hàng hoá và cung cấp dịch vụ loại i mà donh nghiệp tiêu thụ trong kỳ, tính bằng đơn vị hiện vật.
pi : giá bán đơn vị sản phẩm hàng hoá loại i
i = 1,n ; n số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp có thể chia thành các mức độ sau đây:
* Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, trong đó kể cả giá trị hàng xuất nhập khẩu
Chỉ tiêu này bao gồm : giá trị hàng bán, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp, các khoản giảm trừ: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các khoản trả bồi thường, chi phi sửa chữa hàng bị hỏng trong thời hạn bảo hành.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh chung tổng giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
* Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Theo quy định của chế độ hiện hành doanh thu thuần được xác định như sau:
Dt =D – CK – G – H – T
Trong đó:
Dt: doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
D: tổng doanh thu.
CK: chiết khấu thương mại.
G: giảm giá hàng bán.
H: hàng bán bị trả lại.
T: Thuế TTĐB, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu phải nộp
Chiết khấu thương mại: Đây là khoản giảm trừ cho khách hàng tính trên tổng số các nghiệp vụ đã được thực hiện trong thời gian nhất định , khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì lý do mua hàng hoá dịch vụ với số lượng lớn.
Hàng bán bị trả lại: Đây là giá trị số sản phẩm hàng hoa, dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng kém chất lượng, không đúng chủng loại, quy cách, mẫu mã...
Giảm giá hàng bán: Đây la khoản giảm trừ cho khách hàng được người bán chấp thuận một cách đặc biệt trên giá thoả thuận vì lý do hàng kém chất lượng, không đúng quy cách phẩm chất quy định trên hợp đồng kinh tế.
Thuế xuất khẩu: Là loại thuế gián thu đánh vào các loại hàng hoá xuát khẩu( thuộc danh mục hàng hoá bị đánh thuế) qua các cửa khẩu và biên giới Việt Nam.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế gián thu đánh vào những hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước có chính sách hạn chế tiêu dùng.
Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp: là loại thuế gián thu đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua mỗi khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng số thuế thu được ở mỗi khâu bằng chính số thuế tính trên giá của người tiêu dùng cuối cùng. Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp được áp dụng cho các đối tượng sau:
-Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam.
-Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
-Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
* Doanh thu thuần
Doanh thu = doanh thu thuần về + các khoản
thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoàn nhập
Các khoản hoàn nhập bao gồm: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi (thu bán hàng) không phát sinh trong kỳ báo cáo.
1.2 ý nghĩa của việc tăng doanh thu
Tăng doanh thu là một trong những mục tiêu nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Doanh thu là chỉ tiêu kinh tế phản ánh giá trị hàng hoá, thành phẩm dịch vụ bán ra trong kỳ và kết quả của hoạt động kinh doanh, do đó tăng doanh thu thực chất là tăng lượng tiền thu về cho doanh nghiệp đồng thời tăng lượng hàng hoá dịch vụ doanh nghiệp cung cấp ra thị trường. Điều đó có nghĩa là việc tăng doanh thu vừa có ý nghĩa đối với xã hội vừa có ý nghĩa thiết thực đối với doanh nghiệp.
* Đối với xã hội:
Việc tăng doanh thu góp phần thoả mãn tốt hơn các nhu cầu về vật chất, tinh thần cho toàn xã hội. Doanh thu tăng có nghĩa là khả năng đáp ứng các nhu cầu xã hội của doanh nghiệp cũng tăng lên, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhờ đó mà đời sống văn hoá tinh thần cũng được nâng cao.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế khác hẳn với nền kinh tế tập trung ở chỗ số lượng hàng hoá được sản xuất ra nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Dưới tác động của quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường, khi đời sống nhân dân ngày càng cao dẫn đến cầu tăng, đòi hỏi cung phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu, nếu không sẽ dẫn đến mất cân bằng cung cầu. Do đó việc tăng doanh thu bán hàng góp phần
đảm bảo cân đối cung cầu, góp phần vào việc bình ổn giá cả trên thị trường.
Sang nền kinh tế thị trường, nhờ có sự mở rộng và sự xuất hiện của nhiều hàng hoá mà giao lưu kinh tế giữa các khu vực, các nước, các châu ngày càng tăng. Chứng tỏ doanh thu tăng lên làm cho sự giao lưu kinh tế giữa các khu vực ngày càng mở rộng. Việc giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các nước, các khu vực hầu hết được thiết lập là bắt nguồn từ các hợp đồng kinh tế, từ lưu thông buôn bán. Như vậy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp là một hoạt động tạo điều kiện cho doanh nghiệp vận động vào trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, ngoài ra việc tăng doanh thu làm tổng doanh thu bán hàng tăng là cơ sở cho việc tạo ra uy tín, niềm tin cho đối tác, với các nước và với khu vực.
Tăng doanh thu giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng sản xuất, làm cho nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ, thực hiện tốt chu kỳ tái sản xuất xã hội. Đồng thời thông qua việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn cho người lao động trong xã hội,góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động.
* Đối với doanh nghiệp.
Tăng doanh thu có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Lượng tiền thu về từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục và tạo ra lợi nhuận ngày càng cao. Tình trạng hàng hoá ế ẩm, tiêu thụ chậm sẽ tạo ra tình trạng căng thẳng về tài chính, nguồn vốn bị ứ đọng trong kho mà vẫn phải chịu chi phí như chi phí đi vay, chi phí cơ hội, do đó việc tăng doanh thu đối với doanh nghiệp là rất quan trọng.
Việc tăng doanh thu sẽ bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tăng doanh thu là điều kiện để thực hiện tốt chức năng kinh doanh, thu hồi vốn nhanh làm tăng tốc độ chu chuyển vốn giúp doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tăng doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Trước hết là tăng doanh thu là điều kiện cơ bản để tăng thu nhập nhằm tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Tăng doanh thu giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của mình với ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Một ý nghĩa quan trọng khác của việc tăng doanh thu là nhờ vào doanh thu mà doanh nghiệp sẽ chứng tỏ được vị thế, uy tín của mình trên thương trường, củng cố vị trí vững chắc cho doanh nghiệp, duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
II. ý nghĩa của việc phân tích doanh thu.
1. ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế.
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài vật lực. Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích hoạt động kinh tế.
Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn diện, mới có thể giúp cho các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế -kỹ thuật- tài chính của doanh nghiệp.
Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, qua phân tích kinh tế giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về vốn, lao động, đất đai... vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực hiện phân tích sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch từ đó tìm ra được những nguyên nhân, những sai lệch giữa thực tế và kế hoạch để từ đó có biện pháp, chính sách quyết định điều chỉnh kịp thời và có hiệu quả.
Ngoài ra phân tích hoạt động kinh tế sẽ giúp cho doanh nghiệp phát hiện ra được những khả năng tiềm tàng, bên cạnh những mâu thuẫn đó là những kinh nghiệm, những sáng kiến, những tiến bộ khoa học được phát hiện ra. Đó là những khả năng tiềm tàng từ bài học kinh nghiệm thực tế chỉ có thể tìm thấy khi thực hiện phân tích một cách đúng đắn, thực tế khách quan cho dù hoạt động kinh tế đó là thành công hay thất bại. Nhận biết được những khả năng tiềm tàng đó giúp doanh nghiệp có biện pháp để khai thác và phát triển chúng ngày càng có hiệu quả hơn làm động lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho việc đề ra những phương án kinh doanh cho kỳ tới.
Những tài liệu của phân tích hoạt động kinh tế còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. ý nghĩa của việc phân tích doanh thu.
Nền kinh tế thị trường mở ra vô vàn cơ hội cho các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển, song bên cạnh đó có không ít nguy cơ, thách thức và rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải do đó doanh nghiệp phải biết cách hạn chế và né tránh rủi ro tạo ra điều kiện thuận lợi, môi trường tốt nhất cho mình. Quy luật thị trường gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, để tồn tại và phát triển bền vững thì đòi hỏi mỗi quyết định, mỗi bước đi của doanh nghiệp phải có sự cân nhắc kỹ càng và phải dựa trên nền tảng vững chắc đáng tin cậy thì mới đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế khách quan và quy luật thị trường. Phân tích hoạt động kinh tế là công cụ quản lý có hiệu quả và việc phân tích doanh thu là một nội dung quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề trước hết không phải là sản xuất, mà là tiêu thụ hàng hoá. Bởi vì:
-Có tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, mới có quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Và như vậy, sản xuất mới có thể ổn định và phát triển.
-Sản phẩm hàng hoá có tiêu thụ được, mới xác định đươc kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp là lãi hay lỗ và ở mức độ nào.
-Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, xác định được những nguyên nhân, tìm ra những biện pháp tích cực, nhằm đưa qua trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp đạt được mục tiêu là:tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, giá bán cao, thị trường ổn định và thu được lợi nhuận cao trong tương lai.
-Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng, nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích doanh thu nhằm nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, khách quan tình hình tiêu thụ hàng hoá trong kỳ kinh doanh cả về số lượng, kết cấu, chủng loại cũng như chất lượng, giá cả. Qua đó thấy được kết quả đã đạt được cũng như vấn đề còn tồn tại từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời có hiệu quả nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá.
Việc phân tích doanh thu sẽ xác định được các nguyên nhân chủ quan cũng như các nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng tới việc tăng giảm doanh thu và xác định một cách tương đối chính xác các chỉ tiêu có liên quan từ đó đề ra được những kinh nghiệm, biện pháp khắc phục cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
Phân tích doanh thu không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh được biểu hiện ở các chỉ tiêu gián tiếp, do đó việc phân tích doanh thu sẽ tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng từ đó có biện pháp hiệu quả hơn.Ví dụ doanh thu bán hàng phụ thuộc vào lượng hàng hoá bán ra, giá cả hàng hoá và cơ cấu mặt hàng bán ra khác nhau. Và khối lượng hàng bán ra lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như đối thủ cạnh tranh, nhu cầu tiêu dùng, giá cả nguyên vật liệu sản xuất, chính sách kinh tế... Vì vậy cần phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Việc phân tích doanh thu cung cấp đầy đủ một cách rõ ràng hơn về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn hơn, có thể thấy được những hạn chế, những yếu điểm và đề ra những sáng kiến vận dụng thế mạnh của doanh nghiệp.
Những số liệu phân tích doanh thu tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp lám cơ sở, căn cứ để phân tích các chỉ tiêu kinh tế khác như:
-Phân tích tình hình mua hàng.
-Phân tích tình hình dự trữ hàng hoá.
-Phân tích mối quan hệ giữa sản xuấ và tiêu thụ hàng hoá.
-Phân tích tình hình lợi nhuận.
III. Các phương pháp và nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích doanh thu.
1. Các phương pháp sử dụng trong phân tích.
Phân tích hoạt động kinh tế là môn khoa học nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế phát sinh trong quá trình tái sản xuất xã hội nói chung cũng như trong từng doanh nghiệp nói riêng, nhằm nhận thức đúng đắn về bản chất, nội dung và tìm ra quy luật phát triển của chúng. Để đạt được mục đích trên thì phải dựa vào nhưng cơ sở lý lụân về kinh tế, chính trị cũng như những khái niệm, phạm trù và những quy luật kinh tế của nền sản xuất, lưu thông hàng hoá. Bên cạnh đó, việc phân tích các hoạt động kinh tế phải dựa trên cơ sở áp dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, vì đây là phương pháp cơ bản mang tính khoa học nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội. Để phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, chúng ta cũng phải sử dụng các phương pháp phân tích này.
Các phương pháp sử dụng khi phân tích doanh thu bao gồm:
1.1 Phương pháp so sánh.
So sánh là một phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng, sự vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Mục đích của so sánh là thấy được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng. So sánh là phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học trong đó có phân tích hoạt động kinh tế. Phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế bao gồm nhiều nội dung khác nhau:
- So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo với số kế hoạch hoặc số định mức để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ % hoặc số chênh lệch tăng giảm.
- So sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số thực hiện cùng kỳ năm trước hoặc các năm trước. Mục đích của việc so sánh này để thấy được sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế qua những thời kỳ khác nhau và xu thế phát triển của chúng trong tương lai.
- So sánh giữa số liệu thực hiện của một đơn vị này với một đơn vị khác để thấy được sự khác nhau và mức độ, khả năng phấn đấu của đơn vị. Thông thường thì người ta thường so sánh với những đơn vị bình quân tiên tiến trở lên.
Ngoài ra, trong phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp người ta thường so sánh giữa doanh thu với chi phí để xác định kết quả kinh doanh hoặc so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu chung để xác định tỷ trọng của nó trong chỉ tiêu chung.
Để áp dụng phương pháp so sánh, các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm bảo tính đồng nhất: Tức là phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế, phản ánh cùng một thời điểm hoặc cùng một thời gian phát sinh và cùng một phương pháp tính toán như nhau.
* So sánh tuyệt đối:
Là kết quả so sánh giá trị của chỉ tiêu giữa 2 kỳ. Số tuyệt đối có thể tính bằng giá trị hiện vật, giờ công và là cơ sở để tính trị số khác.
Chênh lệch tuyệt đối = số kỳ phân tích – số kỳ gốc
* So sánh tương đối:
Là kết quả so sánh giữa số kỳ phân tích với số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
- Số tương đối hoàn thành kế hoạch.
Là số tương đối biểu hiện quan hệ tỷ lệ giữâ mức độ doanh thu đạt được trong kỳ phân tích so với mức doanh thu cần đạt kế hoạch đề ra.
`
Số tương đối hoàn Thành kế hoạch
=
Doanh thu thực tế kỳ phân tích
* 100
Doanh thu kế hoạch
Tỷ lệ % tăng giảm
=
Chênh lệch tuyệt đối
* 100
Số kế hoạch
- Số tương đối kết cấu (Tỷ trọng).
Thể hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu doanh thu bộ phận với doanh thu tổng thể để thấy được vai trò của từng bộ phận trong tổng thể.
Tỷ trọng(%)
=
Doanh thu bộ phận
* 100
Doanh thu tổng thể
- Tỷ lệ phát triển định gốc:
Tỷ lệ so sánh
định gốc
=
Doanh thu kỳ phân tích
* 100
Doanh thu kỳ gốc
- Tỷ lệ phát triển liên hoàn:
Tỷ lệ so sánh
liên hoàn
=
Doanh thu kỳ phân tích
* 100
Doanh thu kỳ liền kề trước đó
- Tỷ lệ phát triển bình quân:
Tỷ lệ bình quân =
T1, T2 ...Tn : là các tỷ lệ phát triển liên hoàn doanh thu các năm.
Ba chỉ tiêu tỷ lệ phát triển định gốc, tỷ lệ phát triển liên hoàn, tỷ lệ phát triển bình quân được sử dụng trong phân tích nhằm đánh giá sự biến động của doanh thu tiêu thụ trong một thời kỳ (thường là 5 năm) để qua đó thấy được xu thế và quy luật phát triển của doanh thu tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp.
1.2. Phương pháp thay thế liên hoàn.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có những nhân tố mang tính khách quan, có những nhân tố mang tính chủ quan. Có những nhân tố ảnh hưởng tăng, có những nhân tố ảnh hưởng giảm đến doanh thu của doanh nghiệp. Do đó để có thể xác định được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu, ta có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích. Khi sử dụng phương pháp này, người ta thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang giá trị kỳ phân tích để xác định chỉ số của các nhân tố tới doanh thu. Sau đó so sánh trị số của doanh thu bán hàng vừa tính được với trị số của doanh thu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần được xác định, sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.
Trình tự áp dụng:
Bước 1: Xác lập công thức tính doanh thu với các nhân tố ảnh hưởng, có thể tính được sự ảnh hưởng tuỳ theo điều kiện cho phép.
Cần chú ý khi xác lập công thức phải sắp xếp thứ tự các nhân tố theo số thứ tự các nhân tố theo quy luật:
- Lượng biến dẫn đến chất biến: Tức là phải sắp xếp các nhân tố theo số lượng trước, nhân tố chất lượng sau.
- Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ thay thế sau.
- Lưu ý về ý nghĩa kinh tế khi thay thế.
Bước 2: Bước thay thế nhằm xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố tới doanh thu. Khi thay thế cần căn cứ vào công thức đã xác lập rồi thay thế từ trái qua phải. Khi thay thế, chỉ cần cho nhân tố đang nghiên cứu biến động, cố định nhân tố đứng sau nó ở kỳ gốc và nhân tố trước nó ở kỳ phân tích.
Ví dụ:
M = q * p
- ảnh hưởng của nhân tố lượng tới doanh thu
M thay đổi do q: M1 = q1 * p0 – q0 * p0
- ảnh hưởng của nhân tố giá tới doanh thu
M thay đổi do p: M2 = q1 * p1 – q1 * p0
- Tổng ảnh hưởng của hai nhân tố M = M1 + M2
1.3 Phương pháp số chênh lệch.
Phương pháp này là dạng rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn, điều kiện và phương pháp áp dụng tương tự như phương pháp thay thế liên hoàn, nhưng phương pháp này chỉ nên áp dụng khi công thức tính doanh thu có dạng tích số, nhân tố ảnh hưởng có từ 2 đến 3 nhân tố, số liệu ít chữ số và là chữ số nguyên. Cách tính này đơn giản hơn phương pháp thay thế liên hoàn và cho phép tính ngay kết quả cuối cùng bằng cách xác định được định mức và nhân tố ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy ngay số chênh lệch giữa kỳ gốc và kỳ phân tích của nhân tố đó rồi nhân với số liệu kỳ gốc của nhân tố đứng sau và số liệu kỳ phân tích của nhân tố đứng trước.
Ví dụ: M = T * Sn * w
Trong đó:
T: Số lượng lao động.
Sn: Số ngày lao động.
w: Năng suất lao động.
- ảnh hưởng của nhân tố T tới M:
M thay đổi do T: M1 = ( T1-T0 ) * Sn0 * w0
- ảnh hưởng của nhân tố Sn tới M:
M thay đổi do Sn: M2 = T1 * ( Sn1-Sn0 ) * w0
- ảnh hưởng của nhân tố w tới M:
M thay đổi do w: M3 = T1 * Sn1 * ( w1-w0 )
- Tổng ảnh hưởng do 3 nhân tố M = M1 + M2 + M3
Sử dụng phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được hạn chế của phương pháp thay thế liên hoàn, có thể tính được sự thay đổi của từng nhân tố. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp để phát huy những điểm mạnh, điểm yếu là rất cụ thể. Số liệu giữa các lần thay thế không phụ thuộc vào nhau. Vì vậy, nếu có sự nhầm lẫn trong tính toán trong một lần thay thế cũng không làm ảnh hưởng đến kết quả của lần thay thế của nhân tố khác.
1.4 Phương pháp cân đối
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại nhiều mối quan hệ cân đối như cân đối giữa thu và chi, cân đối giữa nhu cầu và khả năng thanh toán...
Phương pháp cân đối được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá toàn diện các mối quan hệ cân đối để từ đó phát hiện sự mất cân đối cần giải quyết và những tiềm năng cần khai thác.
Các mối quan hệ cân đối:
- Cân đối tổng thể : là quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp do nhiều chỉ tiêu kinh tế cá biệt hợp thành.
- Cân đối cá thể: là quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu kinh tế cá biệt.
Từ những liên hệ mang tính chất cân đối, một chỉ tiêu thay đổi có thể dẫn đến sự thay đổi của một hay nhiều chỉ tiêu khác.
Khi phân tích theo phương pháp cân đối phải thu thập số liệu, tính số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến việc phân tích doanh thu tiêu thụ hàng hoá.
1.5 Các phương pháp khác.
Ngoài các phương pháp trên còn có một số phương pháp khác để phân tích doanh thu như:
- Phương pháp tỷ suất, hệ số:
Tỷ suất, hệ số là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Chỉ tiêu tỷ suất phản ánh hiệu quả kinh doanh, kết quả sử dụng các yếu tố kinh doanh.
-Phương pháp chỉ số
Phương pháp này được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào công thức chỉ số giá và chỉ số lượng hàng hoá để từ đó tinh doanh thu kỳ phân tích theo giá kỳ gốc.
-Phương pháp dùng biểu đồ, sơ đồ phân tích:
Sử dụng phương pháp này toàn bộ số liệu phân tích cần phải được thể hiện trên biểu mẫu, sơ đồ để thể hiện một cách trực quan, có hệ thống, tiện cho việc đối chiếu, so sánh và kiểm tra.
Biểu mẫu phân tích được thiết kế theo các cột, các dòng tuy thuộc vào nội dung và mục đích phân tích
-Phương pháp toán kinh tế...
2. Nguồn tài liệu phân tích.
2.1 Nguồn tài liệu bên ngoài:
Nguồn tài liệu bên ngoài là nguồn tài liệu do bên ngoài doanh nghiệp
cung cấp và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm:
- Các số liệu thông tin kinh tế thị trường, giá cả của những mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bao gồm cả thông tin trong nước, thông tin trên thị trường quốc tế và khu vực.
- Tài liệu nói về sự thay đổi thu nhập và thị hiếu người tiêu dùng từng thời kỳ như chính sách cấp vốn, chính sách kinh tế đối ngoại, lãi suất tiền gửi, tiền vay ngân hàng, chính sách về thuế.
- Các chế độ, chính sách về thương mại, chính sách tài chính- tín dụng có liên quan đến hoạt động doanh nghiệp do Nhà nước ban hành.
2.2 Nguồn tài liệu bên trong:
Nguồn tài liệu bên trong là những tài liệu do bên trong doanh nghiệp cung cấp liên quan đến việc phản ánh diễn biến và kết quả kinh doanh bao gồm:
- Tài liệu kế hoạch là những tài liệu liên quan đến việc xây dựng kế hoạch, phản ánh định mức kinh tế kỹ thuật.
- Các số liệu kế toán doanh thu bán hàng. Số liệu kế toán doanh thu bán hàng được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp bao gồm cả kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
- Tài liệu khác như: biên bản thanh tra kiểm tra, các hợp đồng bán hàng và các đơn đặt hàng, các chứng từ, hoá đơn bán hàng.
IV. Các nội dung phân tích doanh thu trong một doanh nghiệp.
1. Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh.
Trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp thương mại, nhất là những doanh nghiệp lớn thường kết hợp thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh như: kinh doanh thương mại, sản xuất gia công và kinh doanh dịch vụ. Mỗi một nghiệp vụ kinh doanh có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong kinh doanh và quản lý khác nhau và tạo ra nguồn doanh thu khác nhau. Để thực hiện hạch toán kinh tế đòi hỏi chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý phải xây dựng kế hoạch, hạch toán và phân tích doanh thu bán hàng cũng như kết quả kinh doanh theo từng nghiệp vụ kinh doanh.
Phân tích doanh thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh nhằm nhận thức và đánh giá chính xác doanh thu bán hàng và qua đó xác định kết quả theo từng nghiệp vụ kinh doanh. Đồng thời, phân tích doanh thu bán hàng theo từng nghiệp vụ kinh doanh còn giúp chủ doanh nghiệp có những cơ sở, căn cứ để ra những chính sách, biện pháp đầu tư thích hợp trong việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn số liệu phân tích doanh thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh là căn cứ vào các số liệu kế hoạch, kế toán tổng hợp và chi tiết về doanh thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích chủ yếu áp dụng là phương pháp so sánh giữa số liệu thực hiện với số kế hoạch hoặc kỳ này với kỳ trước trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm (%), số chênh lệch và tỷ trọng doanh thu của từng nghiệp vụ kinh doanh
2.Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu.
Một doanh nghiệp thường sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng hoặc nhóm hàng, nhất là doanh nghiệp thương mại. Mỗi mặt hàng, nhóm hàng có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau trong sản xuất kinh doanh đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng cũng như mức doanh thu đạt được cũng rất khác nhau. Mặt khác trong những mặt hàng, nhóm hàng mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần nghiên cứu và tìm ra những mặt hàng chủ yếu. Đó là những mặt hàng, nhóm hàng mà doanh nghiệp có khả năng và lợi thế cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Do vậy, phân tích doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp cần phải phân tích chi tiết theo từng mặt hàng, nhóm hàng trong đó có những mặt hàng chủ yếu để qua đó thấy được sự biến đổi tăng giảm và xu hướng phát triển của chúng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đầu tư trong những mặt hàng, nhóm hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu căn cứ vào những số liệu kế hoạch và hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng để so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch và số thực hiện kỳ trước.
3. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán.
Việc bán hàng trong doanh nghiệp thương mại, dịch vụ được thực hiện bằn những phương thức khác nhau: bán buôn, bán lẻ, bán đại lý, bán trả góp... Mỗi phương thức bán có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật và ưu nhược điểm khác nhau.
Bán buôn là bán hàng với số lượng lớn theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng của người mua. Phương thức bán buôn có ưu điểm là doanh thu lớn, hàng tiêu thụ nhanh, có nhược điểm là đọng vốn, phát sinh rủi ro mất vốn do không thu tiền được ngay( do bán chịu) và lãi suất thấp.
Bán lẻ là bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua mạng lưới cửa hàng, quầy hàng của Công ty. Bán lẻ thường bán với số lượng ít, doanh thu tăng chậm, nhưng giá bán thường cao hơn so với bán buôn, ít bị mất vốn hoặc đọng vốn.
Bán đại lý, ký gửi là bán hàng thông qua một tổ chức hoặc cá nhân nhận bán đại lý. Phương thức bán hàng đại lý góp phần tăng doanh thu nhưng người giao bán đại lý phải chi một khoản hoa hồng đại lý trong giá bán cho bên nhận đại lý
Bán hàng trả góp là phương thức bán mà người bán trao hàng cho người mua nhưng người mua trả tiền thành nhiều lần theo sự thoả thuận trong hợp đồng. Phương thức bán này góp phần đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu nhưng nhược điểm của phương thức này là tiền bán hàng thu hồi chậm do người mua trả chậm. Ngoài ra doanh nghiệp thương mại dịch vụ có thể áp dụng các phương thức bán khác như bán qua điện thoại hoặc qua mạng internet.
Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán nhằm mục đích đánh giá tình hình và khả năng đa dạng hoá các phương thức bán hàng của doanh nghiệp, qua đó tìm ra nhưng phương thức bán thích hợp cho doanh nghiệp để đẩy mạnh bán hàng tăng doanh thu.
Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán sử dụng những số liệu thực tế kỳ báo cáo và kỳ trước để tính toán, lập biểu so sánh.
4. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán.
Việc thanh toán tiền bán hàng trong các doanh nghiệp hiện nay có thể thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như:
-Thanh toán trực tiếp ngay bằng tiền mặt, tiền séc, các loại tín phiếu hoặc bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
-Thanh toán chậm( bán chịu): là phương thức bán mà bên bán giao hàng cho người mua nhưng người mua không trả tiền ngay mà trả sau một thời hạn nhất định theo thoả thuận một lần hoặc thanh toán thành nhiều lần( bán hàng trả góp). Khi mà nền sản xuất và lưu thông hàng hoá ngày càng phát triển thì việc bán hàng chịu ngày càng có xu hướng phát triển để tạo ra sự hấp dẫn thu hút khách hàng, tăng doanh thu. Nhưng bán chịu cũng có nhược điểm là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và có khả năng mất vốn.
Việc phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán nhằm mục đích nghiên cứu, xem xét tình hình biến động của các chỉ tiêu doanh thu gắn với việc thu tiền bán hàng. Vì mục đích quan trọng của doanh nghiệp là phải bán được nhiều hàng nhưng đồng thời cũng phải thu hồi nhanh tiền bán hàng để tránh ứ đọng, bị chiếm dụng vốn. Thông qua việc phân tích tình hình doanh thu và thu tiền bán hàng doanh nghiệp tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thu hồi tiền bán hàng nhanh chóng và có định hướng hợp lý trong việc lựa chọn phương thức thanh toán trong kỳ tới.
Việc phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán căn cứ vào số liệu hạch toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản doanh thu (TK 511), tài khoản phải thu khách hàng (TK 131), tài khoản “dự phòng phải thu khó đòi”(TK 139) và các tài khoản khác có liên quan. Phương pháp phân tích là so sánh giữa số thực hiện kỳ báo cáo với kỳ trước để thấy được sự biến động tăng giảm.
5. Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc.
Trong các doanh nghiệp hiện nay, nhiều doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tổng hợp theo quy mô lớn, có nhiều cửa hàng, quầy hàng trực thuộc trên những địa bàn khác nhau. Các đơn vị trực thuộc có thể thực hiện những chức năng, nhiệm vụ hoặc kinh doanh các mặt hàng khác nhau. Về mô hình quản lý thông thường các doanh nghiệp giao quyền tự chủ trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm hạch toán kinh tế trên cơ sở thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu doanh nghiệp giao.
Do vậy, phân tích doanh thu bán hàng theo các đơn vị trực thuộc nhằm mục đích nhận thức và đánh giá đúng đắn kết quả kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc hạch toán kinh tế nội bộ, qua đó thấy được sự tác động ảnh hưởng đến thành tích, kết quả chung của doanh nghiệp. Đồng thời qua phân tích cũng thấy được những ưu nhược điểm và những mặt tồn tại trong việc tổ chức và quản lý kinh doanh trong từng đơn vị trực thuộc để đề ra những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp.
Phương pháp phân tích là so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch doanh thu của từng đơn vị để thấy được mức độ hoàn thành, số chênh lệch tăng giảm. Đồng thời so sánh số chênh lệch tăng giảm của từng đơn vị trực thuộc với kế hoạch chung của Công ty để thấy được mức độ tác động đến tỷ lệ tăng giảm chung của toàn doanh nghiệp.
6. Phân tích tốc độ phát triển của chỉ tiêu doanh thu bán hàng.
Phân tích doanh thu bán hàng cần phải phân tích tốc độ phát triển qua các năm, qua đó thấy được sự biến động và xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn hoặc dài hạn. Nguồn số liệu để phân tích là các số liệu doanh thu bán hàng thực tế qua các năm. Phương pháp phân tích được áp dụng là tính toán các chỉ tiêu: tỷ lệ phát triển liên hoàn, tỷ lệ phát triển định gốc và tỷ lệ phát triển bình quân theo các công thức sau:
- Tỷ lệ phát triển liên hoàn:
Ti = * 100
- Tỷ lệ phát triển định gốc:
T0i = * 100
- Tỷ lệ phát triển bình quân:
=
=
Trong đó:
Ti: Tỷ lệ phát triển liên hoàn.
T0: Tỷ lệ phát triển định gốc.
: Tỷ lệ phát triển bình quân.
Mi: Doanh thu bán hàng kỳ i.
M(i-1): Doanh thu bán hàng kỳ i-1.
M0: Doanh thu bán hàng kỳ gốc.
Ngoài ra, phân tích tốc độ phát triển của chỉ tiêu doanh thu bán hàng, doanh nghiệp có thể dùng đồ thị để minh hoạ. Trong trường hợp qua các kỳ có sự biến động về giá bán những mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh thì phải sử dụng chỉ số giá qua các năm để tính toán loại trừ.
7. Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý.
Để thực thiện tốt kế hoạch bán hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải phân bổ chỉ tiêu doanh thu bán hàng theo tháng, quý làm cơ sở, căn cứ cho việc tổ chức chỉ đạo và quản lý kinh doanh. Vì hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ chịu tác động ảnh hưởng rất lớn của yếu tố thời vụ.
Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý nhằm mục đích thấy được mức độ và tiến độ hoàn thành kế hoạch bán hàng. Đồng thời qua phân tích cũng thấy được sự biến động của doanh thu bán hàng qua các thời điểm khác nhau và những nhân tố ảnh hưởng của chúng để có những chính sách và biện pháp thích hợp trong việc chỉ đạo kinh doanh. Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý có ý nghĩa đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng mang tính thời vụ trong sản xuất hoặc tiêu dùng.
Phương pháp phân tích chủ yếu là so sánh giữa số thực tế với số kế hoạch hoặc số cùng kỳ năm trước để thấy được mức dộ hoàn thành, tăng giảm. Đồng thời so sánh doanh thu thực tế theo từng tháng, quý với kế hoạch năm để thấy được tiến độ thực hiện kế hoạch.
8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
Việc thực hiện kế hoạch doanh thu bán hàng chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau trong đó có nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
Về chiều hướng ảnh hưởng thì có nhân tố ảnh hưởng tăng nhưng cũng có nhân tố ảnh hưởng giảm đến chỉ tiêu doanh thu. Do vậy, để có thể nhận thức và đánh giá một cách chính xác tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng ta cần phải đi sâu phân tích để thấy được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu doanh thu, để từ đó có những chính sách biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu.
Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng có 2 loại: Nhân tố định tính và nhân tố định lượng.
8.1Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố định tính đến doanh thu.
Nhân tố định tính ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng có 2 loại nhân tố: Nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong nội bộ doanh nghiệp. Phân tích nhân tố định tính bao gồm những nội dung sau:
Phân tích tình hình nhu cầu và cung ứng của mặt hàng kinh doanh
Đồng thời, để thấy được sự ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của một mặt hàng cần phải phân tích dung lượng của mặt hàng đó trên thị trường.
Ngoài ra, những nhân tố định tính ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của một doanh nghiệp còn phải kể đến các nhân tố như: Các chính sách về kinh tế, tài chính, chính sách thương mại của Nhà nước có liên quan đến mặt hàng kinh doanh, tình hình tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp như: tổ chức mạng lưới kinh doanh, chính sách huy động và sử dụng vốn, chính sách tiếp thị, khuyến mại...
* ảnh hưởng của lợi thế thương mại đến doanh thu.
Đối với một số nhà kinh doanh thì lợi thế thương mại được coi là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại trong việc tiêu thụ hàng hoá. Việc lựa chọn địa điểm bán hàng sao cho phù hợp với mặt hàng kinh doanh, phục vụ tiện lợi cho khách hàng không phải là điều dễ. Nếu doanh nghiệp có những địa điểm bán hàng thu hút được đông khách hàng thì đó là yếu tố quyết định quan trọng tới việc tăng doanh thu. Ngoài địa điểm kinh doanh thì uy tín và thanh thế của doanh nghiệp trên thương trường cũng là lợi thế để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá.
* ảnh hưởng của sự thay đổi về thu nhập và thị hiếu người tiêu dùng tới doanh thu
Một doanh nghiệp trước khi cung ứng một loại sản phẩm nào đó ra thị trường thì phải xem xét đến nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể đạt được mức doanh thu cao nhất. Tuy nhiên, với một mặt hàng nào đó người tiêu dùng rất thích và rất muốn mua nhưng do thu nhập thấp nên không có khả năng thanh toán. Vì vậy người tiêu dùng không thể mua được mặt hàng đó. Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng của thu nhập người tiêu dùng đến việc bán hàng của doanh nghiệp. Mức thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp vì sự thoả mãn mọi nhu cầu phụ thuộc vào toàn bộ thu nhập. Vì vậy khi doanh nghiêp xem xét để đưa mặt hàng nào đó ra thị trường thì phải xét đến nhu cầu có khả năng thanh toán của khách hàng đối với mặt hàng đó. Bên cạnh đó, thị hiếu của người tiêu dùng cũng tác động rất lớn đến việc tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Thị hiếu của người tiêu dùng bị chi phối rất lớn bởi phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng. Vì vậy khi cung ứng hàng hoá ra thị trường doanh nghiệp phải xem xét ảnh hưởng của những nhân tố này để lựa chọn mặt hàng và thị trường tiêu thụ thích hợp sao cho có thể đạt được mức doanh thu cao nhất.
* ảnh hưởng của các chính sách kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước tới doanh thu.
Mỗi chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp như chính sách về tiền lương, chính sách trợ giá, các chính sách về thuế, về xuất nhập khẩu... Trong những chính sách đó có chính sách có tác dụng thúc đẩy tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng có những chính sách đã gây không ít khó khăn, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
* ảnh hưởng của tình hình sản xuất trong và ngoài nước tới doanh thu
Nghiên cứu tình hình thị trường trong và ngoài nước trước khi cung ứng hàng hoá ra thị trường là việc làm hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Điều đó giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được mặt hàng kinh doanh thích hợp để thu được lợi nhuận cao nhất. Nếu doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng được ưa chuộng nhưng khan hiếm trên thị trường thì đó là một thành công của doanh nghiệp. Khi đó doanh thu của doanh nghiệp sẽ không ngừng tăng lên, mặt hàng ít bị cạnh tranh và doanh nghiệp có khả năng kiểm soát giá cả hàng hoá trên thị trường, xác định được vị trí của doanh nghiệp trên thương trưòng.
8.2 Phân tích nhân tố định lượng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
* Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng và đơn giá hàng bán:
Doanh thu bán hàng có 2 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp. Đó là số lượng hàng bán và đơn giá bán của hàng hoá. Mối liên hệ giữa 2 nhân tố với doanh thu được phản ánh qua công thức sau:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán * Đơn giá bán
Từ công thức trên ta thấy nếu số lượng hàng bán và đơn giá bán tăng thì doanh thu tăng và ngược lại. Xét về tính chất thì số lượng bán ra là nhân tố chủ quan, đơn giá bán phần nhiều mang tính chất khách quan, do sự điều tiết của quan hệ cung cầu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này tới doanh thu là không giống nhau.
ảnh hưởng của lượng hàng bán tới doanh thu: Lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ tỷ lệ thuận với doanh thu. Khi lượng hàng hoá bán ra tăng thì doanh thu tăng và ngược lại. Lượng hàng hoá bán ra được coi là nhân tố chủ quan tác động đến doanh thu vì lượng hàng hoá bán ra thị trường là do doanh nghiệp quyết định, doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Vì vậy khi đánh giá chỉ tiêu doanh thu nên chú trọng đến các biện pháp điều chỉnh lượng hàng hoá bán ra thích hợp trong kỳ.
ảnh hưởng của giá bán tới doanh thu: Cũng như lượng hàng bán, đơn giá bán là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu. Khi giá bán tăng dẫn đến doanh thu tăng và ngược lại. Tuy nhiên sự thay đổi của giá bán được coi là nhân tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và có quan hệ trên nhiều mặt. Trước hết, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc vào vị trí của sản phẩm đó trên thương trường: sản phẩm cạnh tranh hay độc quyền. Nếu là sản phẩm cạnh tranh thì có được người tiêu dùng ưa chuộng hay không. Sản phẩm này đã bước sang giai đoạn nào trong chu kỳ sống của nó... Mặt khác giá bán lại có quan hệ với lợi nhuận của doanh nghiệp, có quan hệ với việc tiêu thụ nhanh hay chậm, khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều hay ít. Đương nhiên, giá bán sản phẩm hàng hoá phụ thuộc nhiều vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng hàng bán và đơn giá bán có thể chia thành hai trường hợp tuỳ thuộc vào số liệu cho phép.
TH1: Nếu doanh nghiệp hạch toán kế toán theo lô hàng bán thì ta căn cứ vào số lượng hạch toán chi tiết lượng hàng bán tương ứng với đơn giá bán để tính toán, phân tích trên cơ sở áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch.
TH2: Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng không thế tính toán theo số lượng và đơn giá thì phải dựa vào chỉ số giá do thống kê theo dõi và cung cấp để tính toán, phân tích.
* Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động:.
Trong doanh nghiệp nói chung cũng như trong doanh nghiệp thương mại số lượng lao động, cơ cấu phân bổ lao động và năng suất lao động là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giảm doanh thu bán hàng. Mối liên hệ được phản ánh qua công thức sau:
Doanh thu = Tổng số * năng suất lao động
Bán hàng lao động bình quân
Biến đổi công thức trên ta có công thức sau:
Năng suất lao động bình quân
=
Doanh thu bán hàng
Tổng số lao động
Trong doanh nghiệp thương mại lực lượng lao động được biên chế thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Trong đó lao động trực tiếp lại được phân bổ theo từng khâu kinh doanh: cán bộ, nhân viên bán hàng và lao động trực tiếp khác. Từ đó ta có công thức:
Năng suất lao động bình quân chung
=
*
*
DT bán hàng CBNV bán hàng LĐ trựctiếp
CBNV bán hàng LĐ trực tiếp Tổng số LĐ
Từ công thức trên ta thấy năng suất lao động bình quân chung chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố như năng suất lao động khâu bán hàng, tỷ lệ phân bổ cán bộ, nhân viên bán hàng trong lao động trực tiếp và tỷ lệ phân bổ lao động trực tiếp trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Từ đó căn cứ vào các số liệu thu thập được, áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có thể tính toán, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động bình quân chung và từ đó xác định mức độ ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
Chương II:
Thực trạng về tình hình phân tích doanh thu tại công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà NộI.
I. Khái quát đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty.
Công ty Xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thêu ren, hàng may mặc và các mặt hàng tiêu dùng khác. Ngoài ra, công ty còn được phép tiến hành xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Công ty ra đời dựa trên quyết định 4523/QĐ/UB/TC ngày 17/11/1987 của UBND thành phố Hà Nội. Trên cơ sở sáp nhập ba Công ty:
- Công ty mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội.
- Công ty gia công dệt xuất khẩu Hà Nội.
- Công ty thêu ren xuất khẩu Hà Nội.
Công ty lấy tên là Công ty mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội.
Ngày 27/09/1996, theo quyết định thành lập số 3169 QĐ/UB/TC của UBND thành phố Hà Nội, công ty chính thức được mang tên :
Tên Việt Nam: Công ty Xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội, thành viên của Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội (UNIMEX).
Tên giao dịch Quốc tế: HANOI ART HANDICRAFT CONSUMER GOODS IMPORT-EXPORT CORPORATION (ARTEX Hà Nội).
Trụ sở chính : 172 Ngọc Khánh-Ba Đình-Hà Nội.
2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty ARTEX Hà Nội.
Giám đốc
Phó giám đốc Kinh doanh
Phó giám đốc
Tổ chức
P. Kế toán Tài vụ
P.Nghiệp vụ Kinh doanh II
Phòng
Nghiệp vụ Kinh doanh I
Phòng Tổ chức hành chính
P. Tổ chức hành chính
P. Nghiệp vụ Kinh doanh III
P. Nghiệp vụ Kinh doanh IV
Phòng Đầu tư
2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý.
- Giám đốc: là người có quyền hạn cao nhất trong quá trình điều hành mọi hoạt động kinh doanh trong công ty, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và lãnh đạo cấp trên, trực tiếp ký kết hợp đồng với khách hàng, chỉ đạo tổ chức kinh doanh cũng như quản lý toàn bộ các phòng ban nghiệp vụ. Giám đốc điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ, có hiệu quả phù hợp với từng thời kỳ.
- Phó giám đốc tổ chức kiêm Bí thư Đảng ủy: là một thành viên trong ban giám đốc, cùng với giám đốc và giám đốc kinh doanh điều hành mọi hoạt động của Công ty. Phó giám đốc tổ chức chịu trách nhiệm chính về công tác tổ chức của Công ty.
- Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động kinh doanh của công ty.
- Bộ máy giúp việc: là các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp giám đốc trong công tác điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Gồm có:
- Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách về vấn đề nhân sự của các phòng, ban trong công ty; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đề bạt, nâng lương, kỷ luật; thực hiện chế độ của Nhà nước đối với người lao động; quản lý các công văn tài liệu, con dấu, chỉ thị trong nội bộ công ty; làm tốt công tác bảo vệ chính trị, kinh tế và an toàn trong công ty; làm tốt chức năng giao dịch, tiếp khách, phục vụ đời sống và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Phòng Kế toán Tài vụ: Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, giúp giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách kinh tế, tài chính trong công ty; chỉ đạo thực hiện kiểm kê và hạch toán kinh tế nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong việc sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn ; phát hiện những lãng phí và đề xuất những biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; định kỳ lập báo cáo tài chính của công ty.
- Phòng Tổng hợp thị trường: Lập kế hoạch kinh doanh và đầu tư, thống kê kế hoạch báo cáo và theo dõi điều hành tổ chức kinh doanh, đồng thời thực hiện chức năng giao dịch với các đối tác để phát triển mở rộng thị trường; cung cấp thông tin cần thiết cho các đơn vị kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng; đầu tư khai thác tài sản hiện có để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh I: Chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, chủ yếu là hàng tơ tằm, gốm sứ, sơn mài…
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh II: Chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông lâm hải sản.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh III: Chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng công nghệ phẩm, may mặc và hàng tiêu dùng khác.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh IV: Chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng công nghiệp, vật liệu xây dựng và các mặt hàng khác.
- Phòng Đầu tư: Chuyên về đầu tư xây dựng cơ bản.
Mối quan hệ phân cấp trong bộ máy điều hành: giám đốc là đại diện pháp luật duy nhất của công ty. Mối quan hệ giữa các đơn vị hay cá nhân trong công ty là quan hệ hợp tác bình đẳng, đúng chức năng, đúng việc được phân công và có tinh thần cộng tác giúp đỡ nhau vì lợi ích chung của toàn công ty.
3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
Công ty Xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và trực tiếp quản lý, hoạt động trong cơ chế thị trường với tư cách là chủ sở hữu công ty, có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản và con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Công ty có những chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Được quyền chủ động giao dịch đàm phán ký kết các văn bản về hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết và thực hiện hoạt động mua bán ngoại thương thuộc các lĩnh vực hoạt động của Công ty với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Được quyền quản lý và sử dụng vốn đất đai tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh.
- Được quyền tự do độc lập trong việc lựa chọn thị trường, đối tác, giá cả, tuyển chọn, thuê mướn, đào tạo và sử dụng lao động.
Tuy nhiên, theo đăng ký và mục đích thành lập Công ty. Ngay từ những ngày đầu tiên, Công ty Xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ (bao gồm những mặt hàng như hàng sơn mài, khảm trai, mây tre, đồng mạ bạc, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, đồ gốm và các mặt hàng tiêu dùng như đá granit, bột giặt, vở viết, phích nước điện).
Do vậy, Công ty phải đảm bảo kinh doanh để bảo toàn và phát triển vốn được giao, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, tuân thủ các chính sách kinh tế, pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam. Cụ thể như sau:
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê tài chính định kỳ và bất thường.
- Công khai tài chính hàng năm.
- Công bố các thông tin chính xác và khách quan về công ty.
- Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.
- Có nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách theo quy định.
. Để thực hiện tốt các chức năng trên, Công ty phải hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo phát triển nguồn vốn kinh doanh xuất nhập khẩu và công tác phát triển nguồn hàng.
- Thực hiện đầy đủ việc nộp ngân sách Nhà nước.
- Tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ nhu cầu xã hội.
- Đảm bảo nâng cao đời sống người lao động.
Việc quy định rõ phạm vi, quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội là bước đầu và là điều kiện thuận lợi đầu tiên giúp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đạt hiệu quả cao. Gắn liền với quá trình đó, sự phân bố cơ cấu tổ chức bộ máy cũng là điều kiện vô cùng quan trọng giúp cho Công ty luôn đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên thương trường.
4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh.
Lĩnh vực kinh doanh: Các mặt hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ.
Các mặt hàng kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ bao gồm:
Các mặt hàng xuất khẩu
- Xuất khẩu trực tiếp: Mây tre đan, Tơ tằm, Chè đen, Quần dài, Dép xốp.
- Xuất khẩu uỷ thác: hàng may mặc, Mây tre.
Các mặt hàng nhập khẩu:
- Nhập khẩu trực tiếp: Thép không gỉ, Máy ủi, Máy xúc, Hạt nhựa, Kính xây dựng, Ròng rọc, Thép cán, ống cao su, Giấy in bìa lịch, Lò vi sóng, Kính thuỷ lực, Thang máy, Lốc máy nén, Băng tải Công nghiệp, ống hàn + ống phun, Giấy in báo, Bột giấy, Innox, Nhôm, Đồng, Kẽm thỏi, Tơ Rayon, Thiết bị viễn thông, Dây phản quang, Giấy Duplex.
- Nhập khẩu uỷ thác: Máy đóng Carton.
5. Công tác tổ chức kế toán của doanh nghiệp.
5.1 Bộ máy kế toán.
Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của
Công ty ARTEX Hà Nội.
Kế toán trưởng
Kế toán công nợ
Kế toán chi phí kiêm thủ quỹ
Kế toán doanh thu, hàng tồn kho
Kế toán thanh toán và ngân hàng; lương và các khoản trích theo lương
Kế toán tổng hợp
Quan hệ hợp tác, đối chiếu
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp.
5.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty.
Trong công tác kế toán, Công ty Xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội áp dụng các phương pháp:
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Phương pháp nộp thuế GTGT: khấu trừ thuế.
- Phương pháp hạch toán ngoại tệ: sử dụng tỷ giá thực tế.
- Báo cáo tài chính bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh Báo cáo tài chính được lập hằng quý.
+ Các báo cáo tạm thời lập hàng tháng: báo cáo nhanh về tình hình công nợ, tình hình kinh doanh: doanh thu, giá vốn, chi phí… phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của Công ty, theo yêu cầu chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo.
- Hoá đơn dùng cho các hoạt động đều theo mẫu của Bộ Tài chính.
- Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho và nguyên vật liệu: phương pháp thẻ song song.
- Hình thức kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ.
Phương thức ghi sổ: ghi sổ chi tiết bằng phương pháp thủ công, vào sổ tổng hợp và lên báo cáo hàng tuần bằng chương trình phần mềm kế toán máy do công ty kiểm toán VACO thiết kế.
Quy trình ghi chép như sau: khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chứng từ gốc được phân loại theo từng bộ phận để phản ánh vào Sổ chi tiết liên quan đồng thời được nhập vào Phiếu kế toán trong máy tính. Số liệu trên các Phiếu kế toán sẽ được máy tính tự động xử lý và đưa vào các sổ liên quan, vào Sổ cái các tài khoản để lập bảng Cân đối số phát sinh và các Báo cáo tài chính. Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu giữa Sổ cái và Sổ chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết. Quy trình ghi chép khá đơn giản nhưng số liệu ghi sổ không được thực hiện kiểm tra qua nhiều khâu nên có khả năng xảy ra sai sót.
Sơ đồ 3: Quy trình hạch toán và ghi sổ kế toán tại
Công ty ARTEX Hà Nội.
Chứng từ gốc và bảng kê chứng từ gốc
Sổ cái các tài khoản
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Phần mềm máy tính (Phiếu kế toán )
Ghi hàng ngày
Ghi cuối quý
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Kế toán thực hiện
Máy tính tự động thực hiện
6. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty Xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội từ khi thành lập đã trải qua không ít những khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, ban lãnh đạo và các cán bộ trong công ty đã nhận thức rõ yêu cầu phải đổi mới cách thức quản lý và kinh doanh. Kết quả là chỉ qua một thời gian ngắn, Công ty liên tục đã có những thay đổi. Chính nhờ sự thay đổi đó đã tạo được những thuận lợi lớn cho Công ty khi tham gia vào một nền kinh tế mới, nền kinh tế cạnh tranh. Sự tồn tại và phát triển của Công ty cho đến nay chính là minh chứng cho thấy Công ty đã và đang hoạt động tốt, có hiệu quả đồng thời khẳng định được vị thế của Công ty trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Điều này được phản ánh rõ nét trong tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh tăng giảm
Số tiền
TL(%)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
150.302.237.199
250.952,843,089
100.650.605.890
66.965
Các khoản giảm trừ
625.472.111
-625.472.111
-100.000
- Chiết khấu thương mại
625.472.111
-625.472.111
-100.000
- Giảm giá hàng bán
0
- Hàng bán bị trả lại
0
0
0
- Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp
0
0
0
1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
149,676,765,088
250,952,843 ,089
101,276,078,001
67.663
2.Giá vốn hàng bán
144.200.209.356
241.665.857.716
97.465.648.360
67,591
3.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
5.476.555.732
9.286.985.373
3.810.429.641
69,577
4.Doanh thu hoạt động tài chính
222.495.222
314.409.520
91.914.298
41,311
5.Chi phí tài chính
1.677.691.910
3.323.692.031
1.646.000.121
98,111
- Trong đó: lãi vay phải trả
1.677.691.910
3.323.692.031
1.646.000.121
98,111
6.Chi phí bán hàng
134,403,507
821.674.811
687.271.304
511,349
7.Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.199.173.120
470.858.426
-2.728.314.694
-85,282
8.Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh
687.782.395
747.433.786
59.651.391
8,673
9.Thu nhập khác
621.471.410
67.173.430
-554,297,980
-89,191
10 Chi phí khác
409.677.053
7.360.086
-402.316.967
-98,203
11.Lợi nhuận khác
212.064.357
59.813.344
-152.251.013
-71,795
12.Tổng lợi nhuận trước thuế
899.846.752
807.257.130
-92.589.622
-10,289
13.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
287.950.961
226.031.996
-61.918.965
-21,503
14.Lợi nhuận sau thuế
611.895.791
581.225.134
-30.670.657
-5,012
Nhận xét:
Doanh thu của Công ty năm 2004 đạt 250.952.843.089 tăng 100.650.605.890 so với năm 2003, tỷ lệ tăng là 66,965%. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế năm 2004 đạt 518.225.134 VND giảm so với năm 2003 là 30.670.657, tỷ lệ giảm là 5,012%. Đó là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Giá vốn hàng bán năm 2004 là 241.665.857.716 tăng 97.465.648.360 so với năm 2003, tỷ lệ tăng là 67,591%. Đồng thời tốc độ tăng của chi phí tài chính tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu tài chính. Doanh thu tài chính tăng 41,311% trong khi chi phí tài chính tăng 98,111%. Mặt khác chi phí bán hàng tăng 687.271.304 so với năm 2003 tương ứng với tỷ lệ tăng là 511,349%. Như vậy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty là chưa được tốt. Để tăng lợi nhuận Công ty cần phấn đấu giảm giá vốn hàng bán, giảm chi phí tài chính và chi phí bán hàng. Có như vậy mới tăng được lợi nhuận. Công ty đã thực hiện tương đối tốt việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2004 giảm so với năm 2003 là 2.728.314.694, tỷ lệ giảm là 85,282%.
II. Thực trạng về tình hình thực hiện công tác phân tích doanh thu tại Công ty.
1. Tình hình thực hiện công tác phân tích tại Công ty.
Công tác phân tích hoạt động kinh tế đã được Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội tiến hành phân tích trong những năm gần đây. Cụ thể:
Việc phân tích thường xuyên các nghiệp vụ kinh tế, việc phân tích tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh bao gồm cả tình hình tài chính của Công ty do phòng Kế toán tài vụ đảm nhiệm. Kế toán trưởng là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước ban giám đốc Công ty về kết quả phân tích. Đồng thời kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo các nhân viên kế toán tiến hành tính toán và lập các biểu mẫu phân tích.
Trong thời gian qua Công ty đã tiến hành thực hiện phân tích ở một số lĩnh vực như: phân tích tình hình mua hàng, phân tích chung tình hình chi phí trong mối liên hệ với doanh thu, phân tích tình hình lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Công ty, phân tích tình hình tài chính, phân tích tình hình thực hiện doanh thu. Đây là những nội dung phân tích cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phân tích những nội dung này giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan hơn về toàn bộ thực trạng của Công ty.
Nguồn số liệu sử dụng trong công tác phân tích được lấy trực tiếp từ các sổ kế toán của phòng kế toán tài vụ. Tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội mỗi phòng nghiệp vụ thực hiện kinh doanh các mặt hàng khác nhau. Nhưng khi có hoá đơn, chứng từ các phòng, ban đều phải tập hợp về phòng kế toán tài vụ để các nhân viên kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ. Ngoài những số liệu từ các sổ kế toán, Công ty còn thu thập số liệu từ các nguồn khác như các tạp chí về kinh tế như: thời báo kinh tế, báo thương mại …
Từ các số liệu thu thập được Công ty tiến hành tính toán phân tích bằng việc sử dụng các phương pháp trong phân tích. Phương pháp phân tích mà Công ty sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh với số tương đối hoàn thành kế hoạch và tỷ lệ % tăng giảm. Phương pháp này phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu có liên hệ với nhau. So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, so sánh với số cùng kỳ năm trước để thấy được sự biến động tăng giảm.
Sau khi tính toán các chỉ tiêu, bộ phân thực hiện phân tích tiến hành lập các bảng, biểu phân tích và điền các số liệu đã tính toán vào bảng. Kết quả phân tích được công bố cho ban giám đốc Công ty cùng các phòng ban chức năng để các nhà lãnh đạo thấy được tình hình thực tế tại Công ty. Căn cứ vào những nhận xét, đánh giá từ bảng số liệu phân tích ban giám đốc Công ty đưa ra các phương hướng, chính sách điều chỉnh kịp thời nhằm phát huy mặt mạnh, đưa ra các giải pháp khắc phục những mặt còn yếu kém trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho Công ty.
2. Tình hình thực hiện nội dung phân tích doanh thu tại Công ty.
Trong thời gian qua Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ đã tiến hành thực hiện một số nội dung phân tích doanh thu sau:
2.1 Phân tích doanh thu theo tháng.
đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh tăng giảm
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Tháng 1
5.003.837.451
20.204.639.009
15.200.801.558
303,783
Tháng 2
1.248.226.568
26.908.378.635
25.660.152.067
2.055,729
Tháng 3
7.537.697.640
8.717.601.049
1.179.903.409
15,653
Tháng 4
5.973.992.737
6.290.645.712
316.652.975
5,301
Tháng 5
6.578.984.654
7.565.511.756
986.527.102
14,995
Tháng 6
13.351.960.117
13.398.295.215
46.335.098
0,347
Tháng 7
6.371.946.738
14.468.163.189
8.096.216.451
127,060
Tháng 8
10.663.289.846
6.873.213.514
-3.790.076.332
-35,543
Tháng 9
13.424.048.991
9.262.374.639
-4.161.674.352
-31,002
Tháng 10
14.048.011.607
47.256.721.945
33.208.710.338
236,394
Tháng 11
20.077.399.140
24.806.057.471
4.728.658.331
23,552
Tháng 12
46.022.841.710
65.201.240.955
19.178.399.245
41,671
Tổng cộng
150.302.237.199
250.952.843.089
100.650.605.890
66,965
Bảng phân tích doanh thu theo tháng
Nhận xét:
Từ bảng phân tích trên ta thấy được tình hình thực hiện doanh thu Công ty qua các tháng trong năm 2003, 2004. Nhìn chung doanh thu các từng tháng trong năm 2003 so với năm 2004 đều tăng, trừ hai tháng 7 và 8. Năm 2003 doanh thu tháng 12 thực hiện được là nhiều nhất trong năm, doanh thu đạt 46.022.841.710 VND. Trong khi đó doanh thu tháng 2 là thấp nhất chỉ đạt 1.248.226.568 VND. Sang năm 2004 doanh thu thực hiện được nhiều nhất cũng vào tháng 12 đạt 65.201.240.955 VND, doanh thu thấp nhất là vào tháng 4 chỉ đạt 6.290.645.712 VND. Doanh thu tháng 2 năm 2004 so với năm 2003 có sự tăng lên đáng kể, tăng 25.660.152.067 VND, tỷ lệ tăng 2.055,729%. So với năm 2003 thì doanh thu thực hiện được trong các tháng năm 2004 có sự đồng đều, ít chênh lệch hơn. Nhìn chung doanh thu của Công ty chủ yếu thực hiện nhiều vào các tháng cuối năm, các tháng đầu năm doanh thu đạt được chưa cao. Đó là do các hợp đồng, các đơn đặt hàng của Công ty chủ yếu được ký kết vào các tháng cuối năm. Tổng doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng 100.650.605.890 VND tương ứng với tỷ lệ tăng là 66,965%.
Ưu điểm: Nội dung phân tích này cho thấy tình hình thực hiện doanh thu theo từng tháng, tỷ lệ tăng giảm doanh thu thực hiện được trong cùng một tháng của 2 năm với nhau.
Hạn chế: Bảng phân tích này không chỉ ra được tỷ trọng doanh thu của từng tháng so với cả năm. Đồng thời không thể hiện rõ tính quy luật của sự biến động doanh thu và không gắn với tiến độ hoàn thành kế hoạch năm. Cần đưa thêm cột tỷ trọng vào bảng phân tích để giúp cho Công ty có biện pháp thích hợp làm sao cho tỷ trọng doanh thu thực hiện các tháng đồng đều nhau tránh tình trạng hoạt động kinh doanh chỉ tập trung ở một vài tháng, còn những tháng còn lại hoạt động không hiệu quả.
2.2 Phân tích doanh thu theo quý.
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh tăng giảm
Tiền
TL(%)
Quý I
13.789.761.659
55.830.618.693
42.040.857.034
304,870
Quý II
25,904.937.508
17.254.452.683
-8.650.484.825
-33,393
Quý III
30.459.285.575
33.603.751.342
3.144.465.767
10,324
Quý IV
80.148.252.457
144.264.020.371
64.115.767.914
79,996
Tổng
150.302.237.199
250.952.843.089
100.650.605.890
66,965
Bảng phân tích doanh thu theo quý
Nhận xét:
Bảng phân tích doanh thu theo quý của Công ty cho thấy tình hình thực hiện doanh thu của từng quý trong hai năm 2003, 2004. Quý I năm 2004 doanh thu thực hiện được là 55.830.618.693 VND tăng so vơi cùng kỳ năm truớc 42.040.857.034 VND, tỷ lệ tăng là 304,87%. Quý II doanh thu đạt 17.254452.683 VND giảm so với cùng kỳ năm trước là 8.650.484.825 VND tương ứng với tỷ lệ giảm là 33,393%. Doanh thu quý III đạt 33.603.751.342 VND tăng so với cùng kỳ năm 2003 là 3.144.465.767, tỷ lệ tăng là 10,324%. Quý IV doanh thu thực hiện được là 144.264.020.371 VND tăng so với cùng kỳ năm ngoái là 64.115.767.914 VND, tỷ lệ tăng là 79,996%.
Ưu điểm: Bảng phân tích doanh thu theo quý đã chỉ ra được mức độ tăng giảm doanh thu từng quý năm 2004 so với năm 2003. Đồng thời cũng cho thấy tỷ lệ tăng giảm doanh thu từng quý và cả năm 2004 so với năm trước.
Hạn chế: Bảng phân tích chưa chỉ ra được tỷ trọng doanh thu từng quý so với cả năm. Đồng thời cũng chưa thấy được quy luật biến động của doanh thu và chưa gắn với tiến độ hoàn thành kế hoạch năm. Chưa thấy được khoảng thời gian Công ty hoạt động có hiệu quả nhất. Vì vậy cần đưa chỉ tiêu này vào bảng để Công ty có thể có phương hướng tập trung nguồn lực vào thời điểm phát sinh nhiều hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.3 Phân tích doanh thu theo kết cấu doanh thu.
Đơn vị: Đồng
chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh tăng giảm
Tiền
TL(%)
1. DT bán hàng xuất khẩu
18.000.152.319
36.146.059.247
18.145.906.928
100,810
2. DT bán hàng nội địa
130.870.582.619
213.013.681.470
82.143.098.851
62,767
3. DT khác
1.431.538.261
1.793.102.372
361.564.111
25,257
Tổng cộng
150.302.237.199
250.952.843.089
100.650.605.890
66,965
Bảng phân tích doanh thu theo kết cấu
Nhận xét:
Doanh thu của Công ty được thực hiện chủ yếu qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu hàng từ nước ngoài về để bán trong nước. Doanh thu khác chủ Công ty bao gồm doanh thu từ hoạt động cho thuê tài chính, thu lãi tiền gửi ngân hàng… Năm 2004 doanh thu xuất khẩu của Công ty đạt 36.146.059.247 VND tăng so với năm 2003 là 18.145.906.928 VND tương ứng với tỷ lệ tăng là 100,81%. Doanh thu bán hàng nội địa năm 2004 đạt 213.013.681.470 VND tăng 82.143.098.851 so với năm 2003, tỷ lệ tăng là 62,767%. Thu nhập từ các hoạt động khác đạt 1.793.102.372 VND tăng 361.564.111 VND so với năm 2003, tỷ lệ tăng là 25,257%. Như vậy doanh thu của Công ty chủ yếu thu được từ việc bán hàng hoá trong nước.
Ưu điểm: Bảng phân tích doanh thu theo kết cấu đã chỉ ra mức tăng giảm doanh thu xuất khẩu, doanh thu bán hàng trong nước và doanh thu khác của năm 2004 so với năm 2003. Bảng phân tích cũng cho thấy được tỷ lệ tăng giảm của từng loại doanh thu.
Hạn chế: Bảng phân tích chưa chỉ ra được tỷ trọng doanh thu của từng kết cấu doanh thu so với tổng doanh thu.Như vậy chưa thấy được mức độ quan trọng của từng loại doanh thu để Công ty có hướng ưu tiên phát triền hợp lý như cần phải tăng doanh thu của hoạt động nào, để từ đó Công ty có chính sách, phương hướng đầu tư cụ thể nhằm phát huy hết tiềm năng, tối đa hoá doanh thu.
2.4 Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu.
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh tăng giảm
Tiền
TL(%)
Chỉ tơ tằm
918.219.919
387.447.076
-530.772.843
-57,805
Hàng thép
78.149.502.385
137.102.278.845
58.952.776.460
75,436
Hàng nhựa
4.617.220.899
10.157.829.484
5.540.608.585
119,999
ống cao su
1.113.734.208
3.815.885.639
2.702.151.431
242,621
Mây tre
16.745.997.897
7.415.907.760
-9.330.090.137
-55,715
Mặt hàng khác
47.326.059.630
90.280.391.913
42.954.332.283
90,763
Tổng
148.870.734.938
249.159.740.717
100.289.005.779
67,367
Bảng phân tích doanh thu theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu
Nhận xét:
Các mặt hàng kinh doanh của Công ty bao gồm hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ tơ tằm, mây tre, mặt hàng thép, hàng nhựa, máy xúc, máy ủi, ống cao su… Trong năm 2004 doanh thu hàng chỉ tơ tằm đạt 387.447.076 VND giảm 530.772.843 VND so với năm 2003, tỷ lệ giảm là 75,805%. Doanh thu hàng thép đạt 137.102.278.845 VND tăng 58.952.776.460 VND tương ứng với tỷ lệ tăng là 75.436%. Hàng nhựa năm 2004 có doanh thu là 10.157.829.484 VND tăng 5.540.608.585 VND, tỷ lệ tăng gần 120%. Mặt hàng ống cao su doanh thu năm 2004 đạt 3.815.885.639 VND tăng 2.702.151.431 VND tương ứng với tỷ lệ tăng là242,621%. Doanh thu hàng mây tre năm 2003 đạt 16.745.997.897 VND nhưng sang năm 2004 chỉ còn 7.415.907.760 VND, giảm 9.330.090.137 VND, tỷ lệ giảm là 55,715%. Các mặt hàng khác năm 2004 có doanh thu là 90.280.391.913 VND tăng 52.954.332.283 VND, tỷ lệ tăng là 90,763%. Tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng năm 2004 đạt 249.159.740.717 VND tăng 100.289.005.779 VND tương ứng với tỷ lệ tăng là 67,367%. Như vậy nhìn chung doanh thu các mặt hàng năm 2004 so với năm 2003 đều tăng trừ mặt hàng chỉ tơ tằm và mây tre.
Ưu điểm: Bảng phân tích doanh thu theo mặt hàng cho thấy sự tăng giảm doanh thu từng mặt hàng năm 2004 so với năm 2003. Đồng thời chỉ ra được tỷ lệ tăng giảm từng mặt hàng,
Hạn chế: Bảng phân tích này chưa chỉ ra được tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng so với tổng doanh thu bán hàng. Như vậy chưa thấy được những mặt hàng chủ yếu đóng góp phần lớn doanh thu trong tổng doanh thu bán hàng của Công ty. Công ty cần đưa thêm chỉ tiêu này vào bảng phân tích để từ đó có chính sách đầu tư vào các mặt hàng chủ đạo của Công ty giúp tăng tổng doanh thu. Mặt khác bảng phân tích này cũng chưa nêu rõ doanh thu chi tiết các mặt hàng. Như mặt hàng thép của Công ty bao gồm ống thép, dây thép, cáp thép…
III. Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác phân tích doanh thu tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
Từ khi thành lập đến nay Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội đã trải qua nhiều biến động và thăng trầm. Hoạt động kinh doanh của Công ty đã có những lúc gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ sự cố gắng nỗ lực của ban giám đốc cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên mà Công ty đã đi vào hoạt động ổn định và đến nay đã đứng vững trên thị trường, tạo được uy tín đối với các bạn hàng trong và ngoài nước. Để có được những kết quả như hiện nay là nhờ vào các chính sách, phương hướng hợp lý đúng đắn của Công ty trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cũng như việc sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế. Phân tích hoạt động kinh tế nói chung và công tác phân tích tình hình thực hiện doanh thu nói riêng của Công ty là một công cụ quản lý kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chính xác thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua việc thu thập và xử lý số liệu. Và từ đó đưa ra những giải pháp, chiến lược kinh tế phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho Công ty.
Việc phân tích hoạt động kinh doanh cũng như phân tích tình hình thực hiện doanh thu thực tế tại Công ty có những ưu điểm và tồn tại như sau:
1. Những ưu điểm:
Công tác phân tích kinh doanh nói chung và công tác tổ chức phân tích doanh thu nói riêng tại Công ty đã đi vào nề nếp khá ổn định và đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của Công ty. Công tác phân tích đã không ngừng hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao của nền kinh tế.
Các số liệu dùng để phân tích doanh thu tiêu thụ hàng hoá được lấy trực tiếp từ phòng kế toán tài vụ nên tương đối chính xác. Phương pháp sử dụng khi phân tích doanh thu tại Công ty là phương pháp so sánh. Công ty sử dụng chủ yếu phương pháp này khi phân tích doanh thu làm cho các con số biết nói nên sự thật của quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp cho Công ty nắm bắt kịp thời các thông tin kinh tế chính xác để từ đó có biện pháp đẩy mạnh quá trình phát triển kinh doanh của Công ty.
Nội dung phân tích doanh thu đã phản ánh một cách tương đối đầy đủ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu đề ra, qua đó xác định chính xác kết quả kinh doanh, phản ánh một cách toàn diện và sâu sắc chỉ tiêu doanh thu đồng thời cũng cho thấy được tình hình diễn biến cũng như mối quan hệ tác động của nó tới kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Ví dụ nội dung phân tích doanh thu theo tháng, quý đã đánh giá được những mức độ tiến độ thực hiện kế hoạch doanh thu, phát hiện những mặt tồn tại, bất hợp lý từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong kỳ tới. Đây là nội dung phân tích mới không phải doanh nghiệp nào có thể tổng hợp số liệu để phân tích được.
Tóm lại, nội dung phân tích doanh thu mà Công ty đã sử dụng tương đối phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, thuận lợi cho công tác quản lý của Công ty, giúp Công ty hiểu rõ được khó khăn, những mặt tồn tại và đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm giúp Công ty nắm bắt được kịp thời các thông tin kinh tế chính xác, có biện pháp đẩy mạnh và ngăn ngừa tạo điều kiện tăng doanh thu đẩy mạnh quá trình phát triển kinh doanh của mình.
Qua việc phân tích doanh thu của Công ty dưới nhiều góc độ khác nhau cho chúng ta thấy cái nhìn toàn diện về tình hình tiêu thụ hàng hoá của Công ty. Bên cạnh những ưu điểm của nội dung phân tích tình hình thực hiện doanh thu tại Công ty còn một số những tồn tại cần giải quyết để có thể giúp Công ty đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, tăng lợi nhuận.
2. Nhược điểm:
Tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội việc thu nhập các số liệu và xử lý thông tin, lập bảng biểu phân tích doanh thu do phòng kế toán tài vụ đảm nhiệm. Tuy nhiên họ không phải là những cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực này nên dễ gây ra sai sót không đáng có trong quá trình lập bảng phân tích. Mặt khác tại Công ty vẫn chưa hình thành rõ ràng một bộ phận phụ trách công tác phân tích kinh tế nói chung và phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng, do vậy những phương hướng và biện pháp của nhà quản lý đưa ra sẽ không được kịp thời và đầy đủ.
Khi phân tích doanh thu tiêu thụ hàng hoá, phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh này mới chỉ thấy được sự biến động tăng giảm của từng nhân tố qua các năm, chưa thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tăng giảm đó, vì vậy việc đưa ra các biện pháp chưa được cụ thể. Để khắc phục hạn chế này cần kết hợp phương pháp so sánh với các phương pháp khác như: phương pháp chênh lệch, phương pháp thay thế liên hoàn…
Trong nội dung phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty chỉ mới phân tích tình hình thực hiện doanh thu theo bốn nội dung là phân tích tình hình thực hiện doanh thu theo tháng, theo quý, theo các mặt hàng kinh doanh, theo kết cấu doanh thu. Mà ít có sự đánh giá ở các chỉ tiêu cụ thể như: Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu như ảnh hưởng của lượng bán và giá bán tới doanh thu, ảnh hưởng của số lao động và năng suất lao động đến doanh thu. Đặc biệt Công ty cần thiết phải phân tích riêng doanh thu của hoạt động xuất khẩu hàng hoá, vì đây là hoạt động kinh doanh đặc thù của Công ty. Đây là những nội dung phân tích quan trọng giúp Công ty nắm bắt kịp thời tình hình doanh thu tiêu thụ của Công ty trong thời gian qua trên mọi phương diện khác nhau. Từ đó Công ty có cái nhìn cụ thể về tình hình thực hiện doanh thu nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời và phương hướng cho năm tới để tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
Mặt khác, khi lập bảng phân tích các nội dung phân tích sau: Phân tích doanh thu theo tháng, quý; phân tích doanh thu theo phương thức bán, phân tích doanh thu theo kết cấu mặt hàng kinh doanh chưa khái quát hết được những điều số liệu muốn nói. Vì thế khi nhận xét, đánh giá các chỉ tiêu Công ty chưa đi sâu tới từng nhân tố ảnh hưởng để tìm ra những nguyên nhân và phương hướng. Công ty nên lập thêm cột tỷ trọng vào các biểu mẫu phân tích của các nội dung phân tích trên.
Qua việc phân tích đánh giá những ưu nhược điểm trên cho ta thấy về cơ bản thì nội dung phân tích doanh thu tiêu thụ tại Công ty cũng đã phản ánh đánh giá đúng thực trạng doanh thu của Công ty, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hoá, cung cấp những thông tin có ích cho việc đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt nhất của ban lãnh đạo Công ty. Tuy nhiên việc hoàn thiện hơn nữa nội dung phân tích doanh thu tiêu thụ hàng hoá là rất cần thiết đối với Công ty.
Chương III.
Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình thực hiện doanh thu tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
Sự cần thiết phải hoàn thiện.
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện
Phân tích hoạt động kinh tế nói chung cũng như phân tích tình hình thực hiện doanh thu nói riêng có vai trò rất quan trọng trong quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Để quản lý tốt một doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý phải đưa ra được những chủ trương, chính sách và biện pháp quản lý đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn và quy luật khách quan. Muốn vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải thường xuyên tiến hành phân tích các hiện tượng kinh tế cũng như quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh. Những số liệu, tài liệu phân tích hoạt động kinh tế là những thông tin đáng tin cậy, làm cơ sở quan trọng cho việc đề ra những quyết định tối ưu trong kinh doanh và quản lý. Các quyết định của nhà quản lý nếu thiếu sự nghiên cứu, phân tích một cách đầy đủ toàn diện các số liệu thông tin thì sẽ dẫn đến những quyết định thoát ly thực tế, không phù hợp với những yêu cầu khách quan, từ đó dẫn đến khả năng rủi ro, thua lỗ trong sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, sự tác động của các yếu tố có liên quan đến tình hình sản xuất và lưu thông hàng hoá ngày càng nhiều. Đồng thời, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt thì càng đòi hỏi các nhà quản lý phải thường xuyên đổi mới và ngày càng hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích các hiện tượng và quá trình kinh tế để đề ra được những quyết định hợp lý, tối ưu nhất trong việc chỉ đạo kinh doanh cũng như quản lý kinh tế.
Tóm lại, việc hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích hoạt động kinh tế nói chung và phân tích tình hình thực hiện doanh thu nói riêng tại các doanh nghiệp là rất cần thiết. Bởi vì phân tích hoạt động kinh tế không chỉ là một phương pháp quản lý có hiệu quả mà nó còn là một công cụ rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình thu thập, xử lý thông tin để đưa ra các quyết định trong kinh doanh và quản lý.Vai trò quan trọng của phân tích trong việc đưa ra những quyết định trong quản lý có thể minh hoạ theo sơ đồ sau:
Thu thập
Thông tin
Phân tích
Thông tin
Các quyết định trong quản lý
Từ sơ đồ trên ta thấy rằng các quyết định của nhà quản lý có phát huy hiệu lực và mang lại hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc thu thập và phân tích thông tin. Để việc thu thập và phân tích thông tin được đầy đủ, chính xác và phản ánh đúng thực trạng kinh tế tại doanh nghiệp thì việc hoàn thiện công tác phân tích kinh tế trong các doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
2. Nguyên tắc của việc hoàn thiện:
Việc hoàn thiện phải dựa vào tình hình thực tế của Công ty và kết hợp với các nội dung phân tích hiện hành để tìm ra những hạn chế trong nội dung phân tích mà Công ty đã thực hiện từ đó đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện nội dung phân tích tại Công ty.
Hoàn thiện công tác phân tích tại Công ty có thể thực hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể tiến hành hoàn thiện ở khâu tổ chức phân tích kinh tế, hoàn thiện tổ chức lực lượng phân tích kinh tế, hoàn thiện quy trình tổ chức công tác phân tích kinh tế, hoàn thiện nội dung hay phương pháp phân tích tại Công ty. Tuy nhiên việc hoàn thiện phải đảm bảo sao cho công tác phân tích phải thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đó là:
-Phân tích hoạt động kinh tế phải kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm cả các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật.
-Phân tích hoạt động kinh tế phải góp phần vào việc thực hiện tốt các nguyên tắc của hạch toán kinh tế tại Công ty.
-Phân tích hoạt động kinh tế có nhiệm vụ phát hiện và khai thác những khả năng tiềm tàng nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
II. Nội dung hoàn thiện công tác phân tích.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh luôn có những thay đổi đòi hỏi phân tích hoạt động kinh tế nói chung và nội dung phân tích doanh thu nói riêng phải phản ánh các thông tin một các kịp thời đầy đủ để giúp lãnh đạo Công ty đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. Về cơ bản nội dung phân tích doanh thu tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội đã đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty, đáp ứng được nhu cầu quản lý của Công ty và giúp Công ty lập các báo cáo phân tích đầy đủ, kịp thời.
Tuy nhiên trong bộ máy quản lý của Công ty không có bộ phận chức năng chuyên làm tất cả các công việc về phân tích kinh tế. Việc phân tích tình hình thực hiện doanh thu của Công ty do phòng kế toán tài vụ đảm nhận. Trong điều kiện đó, một mặt cần kết hợp chức năng của từng bộ phận để phân công rõ trách nhiệm từng phòng, ban, bộ phận thực hiện từng công việc hoặc phần hành phân tích. Đồng thời, cần có những bộ phận trung tâm và thành lập hội đồng phân tích làm tham mưu cho giám đốc về phân tích kinh tế. Cụ thể, lực lượng phân tích có thể được tổ chức như sau:
- Bộ phận kế toán tài vụ có nhiệm vụ phân tích tất cả các vấn đề về vốn: từ kế hoạch tài chính, dự toán chi phí đến tiến độ huy động, sử dụng các loại vốn và định kỳ đánh giá tình hình tài chính của Công ty, phân tích chi phí kinh doanh, phân tích tình hình thực hiện doanh thu…
- Bộ phận quản lý nhân sự có nhiệm vụ phân tích toàn bộ các vấn đề về lao động, việc làm…
- Hội đồng phân tích của Công ty có nhiệm vụ giúp giám đốc toàn bộ công tác tổ chức phân tích kinh tế từ việc xây dựng nội quy, quy trình phân tích đến hướng dẫn thực hiện các quy trình và tổ chức hội nghị phân tích.
Để công tác phân tích tình hình thực hiện doanh thu của Công ty ngày càng hoàn thiện và có những đóng góp hiệu quả hơn cho việc ra các quyết định trong quản lý và kinh doanh thì vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện quá trình thu thập thông tin. Vì để có thể tiến hành phân tích hoạt động kinh tế nói chung va phân tích tình hình thực hiện doanh thu nói riêng đòi hỏi phải thu thập một lượng thông tin cần thiết, đầy đủ kịp thời phù hợp với mục đích yêu cầu về nội dung và phạm vi của đối tượng phân tích.
Hoàn thiện quá trình thu thập thông tin.
Những thông tin sử dụng trong công tác phân tích tình hình thực hiện doanh thu tại Công ty được thu thập từ các sổ kế toán của Công ty. Căn cứ các hoá đơn, chứng từ liên quan đến việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ của Công ty bộ phận kế toán tiến hành song song việc ghi sổ kế toán và vào số liệu cho phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng. Bộ phận kế toán của Công ty có sự chuyên môn hoá, mỗi người chịu trách nhiệm về một mảng nhất định trong công tác kế toán. Có nhân viên chuyên đảm nhiệm việc ghi sổ kế toán, có nhân viên chuyên sử dụng phần mềm kế toán. Cũng do sự phân công công việc như vậy nên khi có sự thay đổi, điều chỉnh về số liệu có bộ phận chưa điều chỉnh kịp nên dẫn đến sự sai lệch giữa số liệu sổ kế toán và số liệu do phần mềm kế toán trên máy vi tính cung cấp. Sự sai lệch số liệu như vậy làm ảnh hưởng đến việc thu thập thông tin sử dụng trong công tác phân tích.
Hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu nên phương tiện thanh toán chủ yếu là thanh toán bằng ngoại tệ thông qua chuyển khoản. Để thực hiện được một hợp đồng xuất khẩu sẽ mất một thời gian dài thường là vài tháng. Từ lúc giao hàng cho đến khi người mua chấp nhận thanh toán và lúc người bán chuyển trả tiền vào tài khoản ngân hàng của Công ty cũng mất một khoảng thời gian tương đối dài. Mặt khác do sự luôn luôn biến động của tỷ giá ngoại tệ nên việc điều chỉnh tăng giảm doanh thu do có những điều chỉnh về tỷ giá là điều không tránh khỏi. Do đó để việc thu thập số liệu cho công tác phân tích tình hình thực hiện doanh thu của Công ty được chính xác thì ngoài việc căn cứ vào số liệu từ sổ kế toán ta phải căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ gốc.
Việc phân tích hoạt động kinh tế nói chung và phân tích tình hình thực hiện doanh thu tại Công ty nói riêng đòi hỏi việc cung cấp số liệu không chỉ chính xác mà phải đầy đủ và kịp thời. Có như vậy việc phân tích mới giúp cho Công ty có những quyết định hay điều chỉnh kịp thời trong công tác quản lý và kinh doanh. Tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội việc kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hàng hoá lại do các phòng nghiệp vụ đảm nhiệm.
Khi có đơn đặt hàng, tuỳ theo mặt hàng mà Công ty giao cho các phòng nghiệp vụ đảm nhiệm. Khi có hoá đơn, chứng từ của lô hàng xuất khẩu về thì các phòng nghiệp vụ chuyển sang phòng kế toán tài vụ để các nhân viên kế toán tiến hành ghi sổ. Tuy nhiên các hoá đơn, chứng từ thường về chậm hoặc do các phòng nghiệp vụ chuyển lên phòng kế toán không kịp thời cũng có khi bị mất mát làm cho việc cung cấp số liệu cho công tác phân tích bị chậm trễ, không đầy đủ. Để phục vụ tốt cho việc thu thập số liệu cho công tác phân tích đòi hỏi Công ty phải có biện pháp sao cho việc quản lý và luân chuyển hệ thống hoá đơn, chứng từ một cách hợp lý. Các phòng nghiệp vụ khi có chứng từ về phải chuyển ngay sang cho phòng kế toán tài vụ tránh hiện tượng chậm trễ, mất mát.
Khi đã có đầy đủ số liệu phục vụ cho công tác phân tích, bộ phận phân tích tiến hành tính toán các số liệu đó thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích. Việc vận dụng các phương pháp phân tích thích hợp đối với mỗi chỉ tiêu và nội dung phân tích một cách phù hợp sẽ làm cho các số liệu đó phản ánh một cách chính xác và toàn diện các hiện tượng kinh tế. Vì vậy hoàn thiện và bổ sung thêm các phương pháp phân tích trong công tác phân tích doanh thu tại Công ty là rất cần thiết.
Hoàn thiện phương pháp phân tích.
Công tác phân tích doanh thu tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh với số tương đối hoàn thành kế hoạch. Như vậy chưa phản ánh hết được ý nghĩa kinh tế của các số liệu thu thập được. Công ty nên sử dụng thêm các phương pháp phân tích khác như phương pháp thay thế liên hoàn. Công ty có thể sử dụng phương pháp phân tích này trong nội dung phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới doanh thu như: ảnh hưởng của đơn giá bán và số lượng hàng bán ra, ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động.
Đối với trường hợp công thức tính doanh thu có dạng tích số, số nhân tố ảnh hưởng có từ 2 đến 3 nhân tố, số liệu có ít chữ số và là số nguyên thì sử dụng phương pháp số chênh lệch. Phương pháp số chênh lệch cho phép tính ngay kết quả cuối cùng bằng cách xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy ngay số chênh lệch giữa kỳ gốc và kỳ phân tích của nhân tố đó rồi nhân với số liệu kỳ gốc của nhân tố đứng sau và số liệu kỳ phân tích của nhân tố đứng trước. Công ty nên sử dụng phương pháp phân tích này để tính toán trong trường hợp phải xác định ảnh hưởng của trên 2 nhân tố tới doanh thu như phân tích ảnh hưởng của số ngày lao động bình quân, số lao động bình quân và năng suất lao động bình quân.
Khi sử dụng kết hợp các phương pháp này một cách linh hoạt sẽ giúp cho ban giám đốc Công ty có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất các biện pháp khá đầy đủ và cụ thể.
Ngoài ra Công ty có thể sử dụng thêm các phương pháp như: Phương pháp cân đối, phương pháp chỉ số để cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện doanh thu được đầy đủ, chính xác và toàn diện hơn.
Các biểu mẫu sử dụng trong phân tích các nội dung trên nên sử dụng biểu 8 cột. Trong đó có thêm các cột tỷ trọng. Các biểu mẫu phân tích hoạt động kinh tế nói chung và phân tích doanh thu tiêu thụ nói riêng của Công ty phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích.
- Số lượng mẫu biểu phải cung cấp đủ số liệu phục vụ cho công tác phân tích.
- Việc tính toán các chỉ tiêu và số liệu trên biểu mẫu phải rõ ràng, đầy đủ.
- Hệ thống mẫu biểu phải bao gồm hai bộ phận: Một biểu phục vụ cho đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu và mẫu biểu phục vụ cho đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu qua các thời kỳ khác.
Để thực hiện phân tích doanh thu ta có thể di sâu phân tích ở nhiều nội dung, nhiều khía cạnh. Tuy nhiên để việc phân tích mang lại hiệu quả cao nhất với mức chi phí phục vụ cho công tác phân tích là thấp nhất Công ty cần lựa chọn một số nội dung phân tích phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy việc hoàn thiện các nội dung phân tích mà Công ty đã thực hiện trong thời gian qua và bổ sung thêm một số nội dung phân tích mới để cho việc nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện doanh thu chính xác và toan diện hơn là điều cần thiết. Dưới đây là một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện nội dung phân tích tại Công ty.
Hoàn thiện nội dung phân tích
Trong quá trình phân tích tình hình thực hiện doanh thu Công ty đã sử dụng một số nội dung phân tích tương đối có hiệu quả. Các nội dung phân tích này đã phản ánh một cách tương đối chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực trạng doanh thu tại Công ty. Công ty đã tiến hành phân tích tình hình thực hiện doanh thu theo các nội dung sau: Phân tích doanh thu theo tháng, quý; phân tích doanh thu theo kết cấu; phân tích doanh thu theo các mặt hàng kinh doanh.
Để công tác phân tích phản ánh tình hình thực hiện doanh thu một cách đầy đủ và toàn diện hơn nữa Công ty nên bổ sung thêm một số nội dung phân tích sau:
3.1 Phân tích tốc độ phát triển của chỉ tiêu doanh thu qua các năm.
Công ty nên phân tích tốc độ phát triển doanh thu qua các năm, qua đó thấy được sự biến động và xu hướng phát triển của doanh thu làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch trung và dài hạn.
Khi thực hiện nội dung phân tích này Công ty nên áp dụng phương pháp phân tích là tính toán các chỉ tiêu tỷ lệ phát triển liên hoàn, tỷ lệ phát triển định gốc và tỷ lệ phát triển bình quân.
Đơn vị: Đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng doanh thu
76.384.564.214
85.687.594.325
112.598.349.258
150.302.237.199
250.952.843.089
-
9.303.030.111
26.910.754.933
37.703.887.941
100.650.605.890
ti (%)
-
112,2
131,4
133,5
167
Ti(%)
100
112,2
147,4
196,8
328,5
Bảng phân tích tốc độ phát triển doanh thu
Trong đó:
: Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn.
ti: Tốc độ phát triển liên hoàn.
Ti: Tốc độ phát triển định gốc.
= yi – y(i-1)
ti(%)
=
yi
y(i-1)
Ti (%)
=
yi
y1
yi: doanh thu năm i
y(i-1): doanh thu năm i-1
y1: doanh thu năm được chọn làm năm gốc
Nhận xét:
Bảng phân tích cho thấy xu hướng biến động của tổng doanh thu từ năm 2000 đến năm 2004. Dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn ta thấy doanh thu của Công ty từ năm 2000 đến năm 2004 tăng lên năm sau tăng hơn năm trước từ 9.303.030.111 đến 100.650.605.891.
Căn cứ vào tốc độ phát triển liên hoàn thì tốc độ tăng doanh thu từ năm 2000 là 112,2% đến 167% năm 2004.
Dựa vào tốc độ phát triển định gốc ta thấy xu hướng biến động của doanh thu trong 5 năm tăng lên liên tục từ 112,2% đến 328,5% so với năm 2000.
Từ bảng phân tích tốc độ phát triển của chỉ tiêu tổng doanh thu qua 5 năm ta thấy tình hình thực hiện doanh thu của Công ty là khá tốt. Doanh thu tăng lên liên tục từ năm 2000 đến 2004, tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Công ty cần có những chính sách biện pháp nhằm phát huy hết khả năng của mình nhằm tối đa hoá doanh thu.
3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu
Do hoạt động đặc thù của Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội là thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá khi có đơn đặt hàng. Vì vậy trước khi quyết định có thực hiện một hợp đồng hay không Công ty và bên đối tác phải cùng nhau nhất trí và cam kết thực hiện các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Trong hợp đồng kinh tế đơn giá và số lượng hàng hoá đã được xá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24088.DOC