Tài liệu Đề tài Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính - Kiểm toán kế toán thuế tại công ty TNHH kiểm toán Tâm Việt – chi nhánh Đồng Nai: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH - KIỂM TOÁN KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TÂM VIỆT – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
Ngành : KẾ TOÁN
Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Giảng viên hướng dẫn : ThS. TRỊNH NGỌC ANH
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HẢI VÂN
MSSV: 107403263 Lớp: 07DQK2
TP. Hồ Chí Minh, 2011
Khoa: Kế toán – Tài chính – Ngân hàng
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo KLTN)
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hải Vân
Ngành: Kế toán – Kiểm toán.
Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán.
Tên đề tài: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính – kiểm toán kế toán thuế tại công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt – Chi nhánh Đồng Nai.
Các dữ liệu ban đầu: Các bài báo liên quan, báo cáo thực tập tốt nghiệp, các file hồ sơ kiểm toán liên quan của Công ty, tài liệu hồ sơ kiểm toán mẫu của VACPA.
Các yêu cầu chủ yếu:
Kết quả tối thiểu phải có:
...
111 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính - Kiểm toán kế toán thuế tại công ty TNHH kiểm toán Tâm Việt – chi nhánh Đồng Nai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH - KIỂM TOÁN KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TÂM VIỆT – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
Ngành : KẾ TOÁN
Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Giảng viên hướng dẫn : ThS. TRỊNH NGỌC ANH
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HẢI VÂN
MSSV: 107403263 Lớp: 07DQK2
TP. Hồ Chí Minh, 2011
Khoa: Kế toán – Tài chính – Ngân hàng
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo KLTN)
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hải Vân
Ngành: Kế toán – Kiểm toán.
Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán.
Tên đề tài: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính – kiểm toán kế toán thuế tại công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt – Chi nhánh Đồng Nai.
Các dữ liệu ban đầu: Các bài báo liên quan, báo cáo thực tập tốt nghiệp, các file hồ sơ kiểm toán liên quan của Công ty, tài liệu hồ sơ kiểm toán mẫu của VACPA.
Các yêu cầu chủ yếu:
Kết quả tối thiểu phải có:
Ngày giao đề tài: …../…../….. Ngày nộp báo cáo: …./..../…..
TP.HCM, ngày … tháng…năm…
Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Em xin dành những lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là cô Trịnh Ngọc Anh đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Sinh viên Nguyễn Thị Hải Vân.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ đầy đủ
BCTC
Báo cáo tài chính
BGĐ
Ban giám đốc
BK
Bảng kê
B/S
Bổ sung
CĐSPS
Cân đối số phát sinh
CNV
Công nhân viên
CP
Chi phí
CSH
Chủ sở hữu
CT
Chứng từ
DN
Doanh nghiệp
DTT
Doanh thu thuần
ĐK
Đầu kỳ
EBT
Earning before tax
EPS
Earning per share
GTGT
Giá trị gia tăng
GV
Giá vốn
HTK
Hàng tồn kho
HNK
Hàng nhập khẩu
K/C
Kết chuyển
KTV
Kiểm toán viên
KH
Khách hàng
KSNB
Kiểm soát nội bộ
LN
Lợi nhuận
NH
Ngân hàng
QTT
Quyết toán thuế
TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt
TNCN
Thu nhập cá nhân
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TS
Tài sản
VACPA
Vietnam Association of Certified Public Accountants
XNK
Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG
Bảng:
Bảng 1.1: Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với cá nhân cư trú 8
Bảng 1.2: Biểu thuế toàn phần đối với cá nhân cư trú 8
Bảng 1.3: Biểu thuế toàn phần đối với cá nhân không cư trú 9
Bảng 1.4: Quy trình thuế GTGT 12
Bảng 1.5: Quy trình thuế TNDN 15
Bảng 1.6: Quy trình thuế TNCN 17
Bảng 1.7: Quy trình thuế XNK 19
Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty Thép MN 51
Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty Thép MN 52
Bảng 2.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Thép MN 52
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp phân tích hệ số theo mẫu A510 của công ty Thép MN 53
Bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty Dệt sợi HK 54
Bảng 2.6: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty Dệt sợi HK 55
Bảng 2.7: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Dệt sợi HK 55
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp phân tích hệ số theo mẫu A510 của công ty Dệt sợi HK 56
Bảng 2.9: Bảng tính toán xác định mức trọng yếu đối với công ty Thép MN 65
Bảng 2.10: Bảng tính toán xác định mức trọng yếu đối với công ty Dệt sợi HK 65
Bảng 2.11: Bảng số liệu tổng hợp tài khoản 333 của công ty Thép MN 71
Bảng 2.12: Bảng số liệu tổng hợp tài khoản 333 của công ty Dệt sợi HK 71
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 13
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 14
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán thuế TNDN 16
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán TNCN 18
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán thuế xuất khẩu 20
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán thuế nhập khẩu 20
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức các bộ phận Công ty 33
Mẫu biểu:
Mẫu biểu 2.1: Mẫu A110 - Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng 37
Mẫu biểu 2.2: Mẫu A120 – Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng 40
Mẫu biểu 2.3: Mẫu A610 MN– Đánh giá chung về hệ thống KSNB 57
Mẫu biểu 2.4: Mẫu A610 HK - Đánh giá chung về hệ thống KSNB 61
Mẫu biểu 2.5: Mẫu E330 – Chương trình kiểm toán thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước 67
Mẫu biểu 2.6: Mẫu E310-1MN – Kiểm tra chi tiết các khoản phải nộp NSNN 72
Mẫu biểu 2.7: Mẫu E310-1HK – Kiểm tra chi tiết các khoản phải nộp NSNN 75
Mẫu biểu 2.8: Mẫu E310-2MN – Kiểm tra chọn mẫu sổ chi tiết tài khoản 133 80
Mẫu biểu 2.9: Mẫu E310-2HK – Kiểm tra chọn mẫu sổ chi tiết tài khoản 133 81
Mẫu biểu 2.10: Mẫu E310-3MN – Đối chiếu thuế GTGT đầu vào giữa tờ khai và sổ sách 83
Mẫu biểu 2.11: Mẫu E310-3HK – Đối chiếu thuế GTGT đầu vào giữa tờ khai và sổ sách 84
Mẫu biểu 2.12: Mẫu E310-4MN - Kiểm soát thuế TNDN 85
Mẫu biểu 2.13: Mẫu E310-4HK - Kiểm soát thuế TNDN 86
Mẫu biểu 2.14: Mẫu E310-5MN – Tổng hợp thuế và các khoản phải nộp NSNN 87
Mẫu biểu 2.15: Mẫu E310-5HK – Tổng hợp thuế và các khoản phải nộp NSNN 90
Mẫu biểu 2.16: Mẫu E310-6MN - Bảng tổng hợp sai sót cho khoản mục thuế phải trả NN 93
Mẫu biểu 2.17: Mẫu E310-6HK - Bảng tổng hợp sai sót cho khoản mục thuế phải trả NN 94
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước đến nay, BCTC luôn là đối tượng chủ yếu của kiểm toán độc lập. BCTC là tấm gương phản ánh kết quả hoạt động cũng như các khía cạnh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các thông tin trên BCTC phải luôn đảm bảo tính trung thực, hợp lý.
Trên BCTC của các doanh nghiệp, thuế là khoản mục liên quan đến nhiều khoản mục khác như doanh thu, chi phí, tài sản, và nợ phải trả; các khoản thuế không hoàn lại được cộng vào nguyên giá nguyên vật liệu, hàng tồn kho làm ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm; thuế TNDN là một khoản giảm trừ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp (EBT) hình thành nên sự tác động đến lợi ích của cổ đông (EPS)… Mặt khác, việc nộp thuế cho Nhà nước là khoản được ưu tiên cao trong các dòng tiền của doanh nghiệp vì thuế phải nộp là nguồn thu của Nhà nước đồng thời là nghĩa vụ của doanh nghiệp có thể xảy ra gian lận, sai sót do cách hạch toán, tính toán… Ngoài ra, các văn bản pháp quy về thuế được cập nhật thay đổi thường xuyên các quy định, biểu mẫu dẫn đến khai sai, khai thiếu…
Do đó, kiểm toán thuế trong kiểm toán BCTC nhằm kiểm tra, xác nhận khoản mục đã được phản ảnh theo các cơ sở dẫn liệu và cùng với kết quả kiểm toán các khoản mục khác để kiểm toán viên đưa ra ý kiến về BCTC của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kiểm toán thuế nhằm đưa ra ý kiến tuân thủ các quy định pháp lý theo điều 24 Chuẩn mực Kiểm toán số 700 - Báo cáo kiểm toán về BCTC: “trên báo cáo kiểm toán còn phải đưa ra ý kiến về tính tuân thủ của BCTC đối với các quy định pháp lý có liên quan khác”, đảm bảo thu đúng, thu đủ, không làm thất thoát ngân sách Nhà nước.
Tình hình nghiên cứu
Dựa vào kết quả đạt được từ báo cáo thực tập, tiếp tục thu thập, tham khảo tài liệu tại công ty để phát triển bài luận văn.
Mục đích nghiên cứu
Áp dụng lý thuyết vào thực tế, thu thập kinh nghiệm nghề nghiệp.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu chu trình kiểm toán thuế tại công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt – Chi nhánh Đồng Nai, góp ý kiến hoàn thiện chu trình trên.
Phương pháp nghiên cứu
Trong thời gian quy định, phương pháp phù hợp là phân tích hồ sơ kiểm toán.
Dự kiến kết quả nghiên cứu
Đưa ra kiến nghị hữu ích nhằm hoàn thiện kiểm toán thuế nói riêng và công việc kiểm toán tại Công ty nói chung.
Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Kết quả của khóa luận được trình bày trong Báo cáo gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán kế toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kiểm toán kế toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt – Chi nhánh Đồng Nai.
Chương 3: Một số nhận xét và những kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán kế toán thuế do Công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt – Chi nhánh Đồng Nai thực hiện.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KẾ TOÁN THUẾ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Những vấn đề cơ bản về Thuế:
1.1.1. Khái niệm:
Thuế là một công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước. Thuế ra đời ngay từ khi Nhà nước được hình thành. Marx viết “thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền của người dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước”. Theo các tác giả Giáo trình Quản lý Tài chính công, Học viện Tài chính thì “thuế là một hình thức động viên bắt buộc của Nhà nước theo luật định, thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân vào ngân sách Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phục vụ lợi ích cộng đồng”.
Từ các khái niệm trên, thuế bộc lộ các đặc điểm sau:
Thuế là khoản thu mang tính bắt buộc. Tính bắt buộc của thuế thể hiện nghĩa vụ đóng góp của mọi công dân đối với lợi ích công cộng của toàn xã hội, được đảm bảo bằng quyền lực của Nhà nước. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định “công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật”.
Thuế mang tính không hoàn trả trực tiếp và không đối giá. Các cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ nộp thuế không có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp trực tiếp cho họ một lượng hàng hóa dịch vụ cụ thể nào đó.
1.1.2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế
Huy động nguồn thu chi đáp ứng nguồn chi tiêu ngân sách Nhà nước. Như vậy, thuế phải bao quát các nguồn thu trong xã hội để đảm bảo tính công bằng trong phân phối chi tiêu, từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường.
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tùy thuộc vào thực trạng kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ, Nhà nước hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh chính sách thuế nhằm định hướng đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khai thác các nguồn lực kinh tế; tạo bình đẳng cạnh tranh góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển; điều chỉnh các quan hệ cung cầu, tiêu dùng, tích lũy, thu nhập tạo dựng công bằng xã hội.
1.1.3. Một số loại thuế thông thường
1.1.3.1. Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ nhập khẩu, sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Khoản thuế này do đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu.
Thuế GTGT bắt nguồn từ thuế doanh thu, đã khắc phục được vấn đề thuế đánh chồng lên thuế (thuế kép) của thuế doanh thu.
Các văn bản pháp quy quan trọng có hiệu lực áp dụng cho năm 2010 tham gia điều chỉnh:
Luật số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc hội
Nghị định số 123/2008/NĐ – CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật GTGT.
Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
Thông tư 129/2008/TT – BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn về thuế GTGT.
Nghị định số 118/2008/NĐ – CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chúc năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Chính.
Thông tư 04/2009/TT – BTC ngày 13/01/2009 hướng dẫn thực hiện hoàn thuế GTGT.
Thông tư 13/2009/TT – BTC ngày 22/01/2009 hướng dẫn thực hiện giảm thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn (giảm 50%).
Công văn 673/2009/TT – BTC ngày 16/01/2009 hướng dẫn tỷ lệ thuế GTGT & quyết định 16333/CT – QĐ ngày 30/12/2008
Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mua từ nước ngoài chịu thuế GTGT.
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế.
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT
Giá tính thuế GTGT
Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Giá nhập khẩu được xác định theo các quy định về giá tính thuế nhập khẩu.
Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.
Thuế suất thuế GTGT
Có các mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ: 0%, 5%, 10%
Phương pháp tính thuế GTGT
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Thuế GTGTphải nộp
=
GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
x
Thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó
Trong đó:
GTGT của hàng hóa, dịch vụ
=
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra
-
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm: cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả.
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng với hàng hóa, dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào (giá mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra.
Phương pháp tính khấu trừ thuế
Thuế GTGT phải nộp
=
Thuế GTGT đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào
Trong đó
Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu.
1.1.3.2.Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập sau khi trừ các chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Thuế TNDN là công cụ quan trọng góp phần kích thích sản xuất, kinh doanh phát triển; động viên thu nhập vào ngân sách Nhà nước; bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thu nhập.
Các văn bản pháp quy quan trọng có hiệu lực áp dụng cho năm 2010 tham gia điều chỉnh:
Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008
Nghị định 124/2008/NĐ – CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ
Thông tư 130/2008/TT – BTC ngày 26/12/2009 hướng dẫn về thuế TNDN.
Đối tượng nộp thuế TNDN là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập (bao gồm thu nhập phát sinh tại Việt Nam và cả ngoài Việt Nam).
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN.
Thuế TNDN phải nộp
=
Thu nhập tính thuế
x
Thuế suất thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp
=
(
Thu nhập tính thuế
--
Phần trích lập quỹ KH & CN
)
x
Thuế suất thuế TNDN
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế
=
Thu nhập chịu thuế
-
(
Thu nhập được miễn thuế
+
Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
)
Trong đó
Thu nhập chịu thuế
=
(
Doanh thu
-
Chi phí được trừ
)
+
Các khoản thu nhập khác
Doanh thu và chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế được quy định chi tiết tại thông tư 130/2008/TT – BTC ngày 26/12/2009 về việc hướng dẫn chi tiết thi hành luật thuế TNDN.
Thuế suất thuế TNDN hiện hành là 25%, đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam (bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm) từ 32% đến 50%.
1.1.3.3. Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập thường xuyên và không thường xuyên của cá nhân.
Thuế TNCN mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Các văn bản quan trọng điều chỉnh còn hiệu lực áp dụng cho năm 2010:
Luật thuế TNCN 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
Căn cứ luật quản lý thuế 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Nghị định 100/2008/NĐ – CP ngày 08/09/2008 chi tiết một số điều của luật thuế TNCN;
Thông tư 134/2008/TT – BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam;
Thông tư 84/2008/TT – BTC ngày 30/09/2008 hướng dẫn thi hành nghị định 100.
Đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định.
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú được quy định chi tiết trong các văn bản pháp quy.
Thuế suất
Đối với cá nhân cư trú
Cá nhân cư trú sẽ chịu thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và biểu thuế toàn phần đối với các khoản thu nhập khác.
Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)
Thuế suất (%)
1
Đến 60
Đến 5
5
2
Trên 60 đến 120
Trên 5 đến 10
10
3
Trên 120 đến 216
Trên 10 đến 18
15
4
Trên 216 đến 384
Trên 18 đến 32
20
5
Trên 384 đến 624
Trên 32 đến 52
25
6
Trên 624 đến 960
Trên 52 đến 80
30
7
Trên 960
Trên 80
35
Bảng 1.1: Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với cá nhân cư trú
STT
Thu nhập tính thuế
Thuế suất (%)
1
Thu nhập từ đầu tư vốn
5
2
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
20
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
Xác định được giá mua và chi phí có liên quan
20
Không xác định được giá mua và chi phí có liên quan
0,1
3
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Xác định được giá vốn và các chi phí liên quan
25
Không xác định được giá vốn và chi phí có liên quan
2
4
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại
5
5
Thu nhập từ thừa kế, trúng thưởng, quà tặng
10
Bảng 1.2: Biểu thuế toàn phần đối với cá nhân cư trú
Đối với cá nhân không cư trú
STT
Thu nhập tính thuế
Thuế suất (%)
1
Thu nhập từ tiền lương, tiền công
20
2
Thu nhập từ kinh doanh
Kinh doanh hàng hóa
1
Dịch vụ
4
Đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.
2
3
Thu nhập từ đầu tư vốn
5
4
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
0,1
5
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
2
6
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại
5
7
Thu nhập từ thừa kế, trúng thưởng, quà tặng
10
Bảng 1.3: Biểu thuế toàn phần đối với cá nhân không cư trú
1.1.3.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt ( thuế TTĐB)
Thuế TTĐB là loại thuế gián thu đánh trên giá trị của một số hàng hóa, dịch vụ được xem là đặc biệt. Thuế suất rất cao nhằm hướng dẫn và hạn chế tiêu dùng hoặc bảo hộ sản xuất trong nước.
Thuế TTĐB có tác dụng hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, điều tiết thu nhập của các đối tượng tiêu dùng hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB, huy động nguồn thu ngân sách Nhà nước, thực hiện chính sách bảo hộ trong nước.
Các văn bản pháp quy quan trọng có hiệu lực áp dụng cho năm 2010 gồm:
Luật thuế TTĐB 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008;
Nghị định 26/2009/NĐ – CP ngày 16/03/2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thuế TTĐB;
Thông tư 64/2009/TT – BTC ngày 27/03/2009 hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ – CP
Đối tượng chịu thuế là 10 loại hàng hóa, 5 loại dịch vụ được quy định chi tiết trong luật thuế TTĐB.
Đối tượng nộp thuế TTĐB là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
Căn cứ tính thuế TTĐB
Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế nhân (x) thuế suất thuế TTĐB.
Thuế suất thuế TTĐB được quy định theo Biểu thuế TTĐB trong luật thuế TTĐB.
1.1.3.5. Thuế xuất nhập khẩu (thuế XNK)
Thuế XNK là loại thuế đánh vào các hàng hóa, dịch vụ được xuất hoặc nhập qua biên giới quốc gia. Thuế XNK được tổ chức thực hiện thông qua hệ thống hải quan Việt Nam.
Thuế XNK làm tăng nguồn thu ngân sách, bảo vệ hàng nội địa và sản xuất trong nước, tạo điều kiện để sản phẩm trong nước có thể xuất khẩu với giá đủ cạnh tranh.
Các văn bản pháp quy quan trọng có hiệu lực áp dụng cho năm 2010, gồm:
Luật thuế XNK Việt Nam năm 2005
Thông tư 59/2007/TT – BTC ngày 14/06/2007 hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Thông tư 05/2009/TT – BTC ngày 13/01/2009 hướng dẫn một số nội dung về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị định số 30/2008/NQ – CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ
Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/06/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005; Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Nghị định số 85/2007/NĐ – CP ngày 25/05/2007
Đối tượng chịu thuế XNK:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối tượng nộp thuế XNK là các tổ chức, cá nhân có hàng hóa XNK chịu thuế XNK theo quy định.
Căn cứ tính thuế XNK: số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; trị giá tính thuế; thuế suất thuế XNK.
Thuế XNK phải nộp
=
Số lượng
x
Giá tính thuế
x
Tỷ giá hối đoái
x
Thuế suất
Thuế suất của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
1.1.4. Đặc điểm hạch toán thuế:
Trong kỳ kế toán, các doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán với Nhà nước về các khoản thuế phải nộp. Hạch toán thanh toán với Nhà nước phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
Tính và xác định đầy đủ, chính xác số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định.
Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp.
Nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước; không được trì hoãn việc nộp thuế vì bất kỳ lý do gì.
Để hạch toán thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, kế toán sử dụng tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Các sổ sách, chứng từ phục vụ cho kế toán thuế: sổ cái tài khoản 333, sổ chi tiết theo dõi các loại thuế, các hóa đơn, bảng kê khai thuế…
1.1.4.1. Quy trình thuế GTGT
Bộ phận kinh doanh
Nhập liệu vào sổ sách
Phê duyệt
Bán hàng - Lập hóa đơn
Nhập liệu vào sổ sách
Nhập liệu vào sổ sách
Hoá đơn GTGT
Phiếu chi
Lập tờ khai
Tờ khai thuế
Bảng kê thuế
đầu vào, đầu ra
Kiểm tra
Đối chiếu với sổ sách liên quan
Cơ quan thuế
Nhận HĐ GTGT đầu ra
Lập bảng kê thuế GTGT đầu ra
Nhập kho - Nhận HĐ GTGT đầu vào
Nhận HĐ GTGT/ PNK
Lập bảng kê thuế GTGT đầu vào
Hoá đơn GTGT đầu ra
Phiếu chi
Hoá đơn GTGT
đầu vào
Phiếu nhập kho
Tờ khai thuế
Bảng kê thuế đầu ra, đầu vào
Kế toán doanh thu-công nợ
Bộ phận kế hoạch
Kế toán vật tư
Kế toán thanh toán
Kế toán trưởng
Giám đốc
Các bên có liên quan
Chứng từ
Bảng 1.4: Quy trình thuế GTGT
Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Tài khoản sử dụng: TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp
ĐẦU VÀO
ĐẦU RA
111,112,331…
152,153,156…
511
111,112,331…
Giá thanh toán (gồm
33311
cả thuế GTGT)
Thuế GTGT đầu
DT bán hàng
ra phải nộp
(giá bán có thuế)
33312
Thuế GTGT của
hàng nhập khẩu
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Tài khoản sử dụng: TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra
111,112,331
152,153,156,211,621,627
Trị giá mua các
Tổng giá
loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ
thanh toán
133
3331
Thuế GTGT đầu
Khấu trừ vào thuế GTGT đầu ra
vào được khấu trừ
111,112
Được hoàn thuế
142,242,632
Phân bổ thuế GTGT đầu vào
cho các đối tượng không chịu thuế theo phương pháp khấu trừ
642
Thuế GTGT đầu vào không được
khấu trừ
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
1.1.4.2. Quy trình thuế TNDN
Kế toán tổng hợp
Lập giấy nộp tiền
Tờ khai thuế TNDN
Tờ khai thuế TNDN đã duyệt
Giấy nộp tiền
thuế TNDN
Kiểm tra
Lập Báo cáo thuế TNDN
Tờ khai thuế TNDN đã duyệt
Giấy nộp tiền thuế TNDN
Phê duyệt
Phê duyệt
Ngân hàng
Kiểm tra
Lưu
Cơ quan thuế
Tờ khai thuế TNDN
Tờ khai thuế TNDN đã duyệt
Giấy nộp tiền thuế TNDN
Kế toán thanh toán
Kế toán trưởng
Giám đốc
Các bên có liên quan
Chứng từ
Bảng 1.5: Quy trình thuế TNDN
Tài khoản sử dụng: TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
111,112
3334
8211
Nộp thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp
Số thuế TNDN nộp thừa và ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.4.3. Quy trình thuế TNCN
Nhân viên tính lương (Bộ phận Hành Chính)
Tính lương
Lập tờ khai thuế TNCN
PGĐ/Trưởng Bộ phận hành chính
Kiểm tra và
phê duyệt
Bộ phận kinh doanh
Cung cấp khoản hoa hồng cá nhân
Kế toán doanh thu - công nợ
Lập tờ khai thuế TNCN (hoa hồng)
Kế toán
thanh toán
Kiểm tra
Phê duyệt
Lập giấy
nộp tiền
Cơ quan thuế / Ngân hàng
Bộ tờ khai thuế TNCN đã duyệt
Kế toán trưởng
Kiểm tra
Giám đốc
Phê duyệt
Các bên có liên quan
Chứng từ
Bộ tờ khai thuế TNCN
Bộ tờ khai thuế TNCN đã duyệt
Giấy nộp tiền thuế TNCN
Tờ khai thuế TNCN (hoa hồng)
Tờ khai thuế TNCN
Bảng 1.6: Quy trình thuế TNCN
Tài khoản sử dụng: TK 3335 – Thuế TNCN
111,112
3335
334
Nộp thuế TNCN vào
Xác định thuế TNCN trừ
ngân sách
vào thu nhập NLĐ
138
Nộp hộ TNCN
Thu tiền nộp thuế TNCN
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán thu nhập cá nhân
1.1.4.4. Quy trình thuế XNK
Bộ phận kế hoạch
Lập chứng từ thanh toán
Hồ sơ thuế XNK
Kiểm tra
Nhập liệu vào sổ sách
Giấy nộp tiền thuế XNK
Phê duyệt
Thông báo nộp thuế
Hồ sơ thuế XNK
Thông báo nộp thuế
Theo dõi và đối chiếu
Thông báo nộp thuế
Giấy nộp tiền thuế XNK
Ngân hàng
Hải quan
Hồ sơ thuế XNK
Thông báo nộp thuế
Giấy nộp tiền thuế XNK
Lưu
Nhận hồ sơ thuế XNK
Kế toán vật tư
Kế toán thanh toán
Kế toán trưởng
Giám đốc
Các bên có liên quan
Chứng từ
Bảng 1.7: Quy trình thuế XNK
Tài khoản sử dụng: 3333 – Thuế XNK
Hạch toán thuế xuất khẩu
111,112
3333
511
Nộp thuế
Thuế xuất khẩu phải nộp
Nếu nhận lại tiền
Nếu trừ vào
số nộp kỳ sau
Hoàn thuế xuất khẩu đã nộp
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán thuế xuất khẩu
Hạch toán thuế nhập khẩu
111,112
3333
152,153,156…
Nộp thuế
Thuế nhập khẩu phải nộp
Nếu nhận lại tiền
Nếu trừ vào số
nộp kỳ sau
Hoàn thuế nhập khẩu đã nộp
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán thuế nhập khẩu
1.2. Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1. Chuẩn bị kiểm toán
Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán, có ảnh hưởng quan trọng đến sự hữu hiệu của cuộc kiểm toán, tức là giúp giới hạn rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận được, đồng thời tối ưu hóa chi phí kiểm toán.
Mục đích của giai đoạn này là xem xét tiếp nhận khách hàng, nếu đã tiến đến hợp đồng kiểm toán hay thư hẹn kiểm toán thì công ty kiểm toán tiến hành lập kế hoạch kiểm toán.
1.2.1.1. Tiền kế hoạch
Đoạn 12, mục f, VSA 220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, quy định “ Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của Ban quản lý của khách hàng”, do đó trước hết, kiểm toán cần đánh giá khả năng chấp nhận việc kiểm toán cho khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ nhằm tránh các rủi ro trong hoạt động kiểm toán hay sự tổn hại đến uy tín của công ty kiểm toán.
Công ty cần lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên thích hợp, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng hoặc đã có kinh nghiệm trong việc kiểm toán đối với khách hàng đó, kiểm toán viên thường xuyên hướng dẫn, giám sát công việc của các trợ lý kiểm toán để luôn đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.
Tiếp theo, hợp đồng kiểm toán được thiết lập (VSA 210 -1999) hoặc thư hẹn kiểm toán. Trong đó cần xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm mỗi bên, hình thức báo cáo, thời hạn thực hiện, các điều khoản về phí kiểm toán và xử lý khi tranh chấp hợp đồng. Hợp đồng kiểm toán giữa Công ty (bên B) và khách hàng (bên A) bao gồm những điều khoản quan trọng (rút gọn) sau:
Nội dung dịch vụ: Bên B sẽ cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010 của bên A.
Luật định và chuẩn mực: Dịch vụ kiểm toán độc lập sẽ được tiến hành theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã được ban hành và dựa trên đặc thù hoạt động của bên A.
Các chuẩn mực này đòi hỏi bên B phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra và thực hiện các thử nghiệm cơ bản các bằng chứng cho những khoản mục và những thông tin trong báo cáo tài chính. Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các chính sách kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.
Do bản chất và những hạn chế vốn có của kiểm toán cũng như của hệ thống kiểm soát nội bộ, có những rủi ro khó tránh khỏi, ngoài khả năng của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong việc phát hiện hết sai sót.
Trách nhiệm và quyền hạn của các bên:
Trách nhiệm bên A: Lưu giữ và quản lý chứng từ, sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan; cung cấp kịp thời, đầy đủ cho bên B các thông tin cần thiết có liên quan đến cuộc kiểm toán; tạo điều kiện thuận lợi để bên B có thể xem xét các bằng chứng kiểm toán cần thiết; thanh toán cho bên B phí kiểm toán theo thỏa thuận…
Trách nhiệm bên B: đảm bảo tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán; xây dựng và thông báo cho bên A nội dung, kế hoạch kiểm toán theo đúng nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật thông tin, tài liệu của bên A; cử kiểm toán viên có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện hợp đồng kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán:
Sau khi hoàn thành kiểm toán, bên B sẽ cung cấp cho bên A:
+ Báo cáo kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010
+ Thư quản lý (nếu có) sẽ đề cập đến những điểm còn tồn tại và ý kiến đề xuất của kiểm toán viên nhằm cải thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Số luợng báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có) được lập.
Phí kiểm toán và phương thức thanh toán:
Cam kết: Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng.
Hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng.
Sau khi hợp đồng được ký kết, Công ty yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính của năm 2010 và báo cáo của ban giám đốc trong việc lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Kế toán và các quy định hiện hành. Sau khi nhận được các tài liệu cần thiết, Công ty tiến hành lập kế hoạch kiểm toán.
1.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán
VSA 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh – quy định: “ Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên, hoặc đến báo cáo kiểm toán…”
Do vậy, kiểm toán viên cần tìm hiểu về khách hàng trên nhiều phương diện: tình hình sản xuất kinh doanh, các chính sách kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, các quy định pháp luật và chính sách thuế ảnh hưởng đến doanh nghiệp…
Để đạt được những hiểu biết trên, ngoài các thông tin có thể thu thập từ sách báo, các nguồn thông tin bên ngoài, kiểm toán viên phải tiến hành các phương pháp thu thập thông tin từ nội bộ đơn vị:
Thu thập và nghiên cứu tài liệu về tình hình kinh doanh: điều lệ công ty; giấy phép thành lập; báo cáo tài chính và các báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành và một vài năm trước; các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị (hay Hội đồng thành viên và Ban giám đốc; các hợp đồng và cam kết quan trọng; các nội quy, chính sách kế toán, tiếp thị, tín dụng… của khách hàng.
Tham quan đơn vị nhằm nắm bắt phương thức sử dụng và bảo vệ tài sản, sơ bộ đánh giá về kiểm soát nội bộ
Phỏng vấn nhằm tìm hiểu về phương diện chuyên môn, đánh giá sơ bộ về năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhân viên đơn vị.
Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
Ngoài việc bước đầu giúp kiểm toán viên hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của khách hàng, phân tích còn giúp phát hiện những biến động bất thường từ đó giúp dự đoán những khu vực có rủi ro cao.
So sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước trên các báo cáo tài chính, phân tích các tỷ suất về khả năng thanh toán.
So sánh số thuế trong kỳ (thuế đầu vào, đầu ra, được hoàn lại, phải nộp, đã nộp, còn phải nộp) với số thuế năm trước để tìm ra các biến động bất thường. Tuy nhiên kiểm toán viên phải đặt các biến động trong mối tương quan với những thay đổi của doanh thu, dịch vụ mua vào.
So sánh số thuế phải nộp của doanh nghiệp với các doanh nghiệp có điều kiện tương tự (về ngành nghề, điều kiện kinh doanh…)
So sánh các tỷ suất: thuế GTGT đầu ra/Doanh thu chịu thuế GTGT; thuế GTGT đầu vào/Giá trị hàng mua chịu thuế GTGT; Thuế TTĐB/Doanh thu hàng chịu thuế TTĐB… với các mức thuế suất để xem có chênh lệch bất thường không.
Sau khi thu thập thông tin khách hàng, kiểm toán viên phải đánh giá được mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Việc phân bổ giúp kiểm toán viên xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục với chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên báo cáo tài chính không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Các sai sót thường gặp đối với tài khoản thuế:
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước thường bị ghi giảm trên báo cáo tài chính nhưng lại ghi tăng trong quá trình hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thông.
Một số khoản thuế thường bị phân loại sai hoặc trình bày sai lệch.
Thuế bị doanh nghiệp tính sai do áp dụng thuế suất sai.
Rủi ro cụ thể đối với từng khoản mục thuế sẽ được trình bày trong quá trình thực hiện kiểm toán thuế.
Các kết quả thu thập được kiểm toán viên xây dựng kế hoạch kiểm toán chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể nhằm định hướng cho chương trình kiểm toán tiến hành đúng kế hoạch.
Chương trình kiểm toán thuế được thiết kế bao gồm:
Các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị: sổ cái TK 333, sổ chi tiết các TK thuế liên quan, tờ khai thuế, biên bản quyết toán thuế các năm trước, các văn bản về thuế áp dụng riêng đối với doanh nghiệp như quyết định miễn thuế, giảm thuế…, các chứng từ khác liên quan.
Mục tiêu kiểm toán thuế: tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, tính đầy đủ, chính xác, đánh giá, trình bày và công bố phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
Rủi ro sai sót trọng yếu của khoản mục: do kiểm toán viên đánh giá.
Thủ tục kiểm toán gồm: thủ tục chung, thủ tục phân tích, thử nghiệm chi tiết.
1.2.2. Thực hiện kiểm toán
Các kiểm toán viên sẽ thực hiện kết hợp các thủ tục kiểm toán đối với kiểm toán thuế như sau:
1.2.2.1. Xem xét số dư đầu kỳ
Đối chiếu số dư cuối kỳ phản ánh trên sổ sách, báo cáo tài chính kỳ trước với số dư đầu kỳ phản ánh trên sổ sách, báo cáo tài chính kỳ này.
Thu thập các biên bản quyết toán, bản xác nhận về thuế của cơ quan thuế để xác định số thuế còn phải nộp của kỳ trước theo từng loại thuế: thuế GTGT, thuế TNDN, thuế XNK, thuế TTĐB… Đồng thời tham chiếu với số dư đầu kỳ trên bảng cân đối, với báo cáo kết quả kinh doanh và sổ sách của năm nay.
Nếu có chênh lệch thì phải điều chỉnh theo số đã được quyết toán với cơ quan thuế.
1.2.2.2. Xem xét số phát sinh trong kỳ
Lập bảng tổng hợp số phát sinh trong kỳ các khoản thuế phải nộp, đối chiếu với các năm trước xem có biến động bất thường gì không, nếu có phải giải thích nguyên nhân.
Tiếp theo thực hiện kiểm tra đối với các loại thuế:
Thuế GTGT:
Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Kiểm toán viên thu thập tờ khai thuế GTGT, thông báo nộp thuế và các hóa đơn bán hàng, dịch vụ của người cung cấp, hóa đơn nhập khẩu, hóa đơn bán hàng của đơn vị để xác định thuế GTGT phải nộp (kiểm toán viên kiểm tra theo các mẫu chọn cần thiết)
Sau khi đối chiếu kiểm tra, tính toán giữa các hóa đơn với các sổ chi tiết, các bảng kê, kiểm toán viên xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán và trình tự hạch toán kế toán thuế GTGT.
Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Kiểm toán viên thu thập: Bảng kê hóa đơn, các chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, các hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ của người cung cấp.
Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán các hóa đơn theo số mẫu chọn cần thiết: kiểm tra, đối chiếu từ bảng kê, tài khoản kế toán tổng hợp đến các hóa đơn chứng từ theo các chỉ tiêu giá hàng hóa mua vào chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Kiểm toán viên thực hiện tính toán thuế GTGT đầu vào dựa trên chi phí hàng hóa dịch vụ mua vào phân theo các loại thuế suất.
Thuế GTGT đầu ra:
Thu thập tờ khai thuế GTGT, bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa bán ra, thông báo nộp thuế GTGT và các hóa đơn bán hàng.
Kiểm toán viên căn cứ vào doanh thu chịu thuế GTGT đã được phân loại theo các mức thuế suất để thực hiện tính toán lại thuế GTGT đầu ra.
Kiểm toán viên kiểm tra các hóa đơn theo mẫu chọn cần thiết: kiểm toán viên tiến hành đối chiếu các hóa đơn với việc ghi chép trên sổ chi tiết, bảng kê chi tiết và thuế suất áp dụng cho từng mặt hàng.
Tính toán số thuế phải nộp ngân sách Nhà nước
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trường hợp hàng hóa mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì kiểm toán viên phải kiểm tra xem đơn vị có hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào không. Nếu không hạch toán riêng phải kiểm tra việc tính toán số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ tương ứng với doanh thu từng loại được thực hiện trong kỳ.
Kiểm toán viên cần kiểm tra việc hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có đúng theo quy định không.
Thuế TNDN:
Kiểm toán viên sử dụng kết quả của việc kiểm toán doanh thu và chi phí để tính toán thuế thu nhập phải nộp trong kỳ.
Kiểm toán viên lập một bảng kê chi tiết các khoản chi phí không hợp lệ (khấu hao vượt mức quy định, các chi phí không có hóa đơn chứng từ…). Từ kết quả đó, kiểm toán viên trao đổi với doanh nghiệp để dự báo cho họ biết về khả năng số phát sinh thuế TNDN phải nộp sẽ được xác định lại theo đúng quy định của Nhà nước.
Thuế TTĐB:
Dựa vào kết quả kiểm toán đối với thu nhập chịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB đối với từng loại mặt hàng, kiểm toán viên tiến hành tính toán lại số thuế phải nộp, rồi so sánh với số đã tính của đơn vị được trình bày trên sổ cái và báo cáo tài chính.
Kiểm toán viên thực hiện đối chiếu giữa số được ghi nhận trên sổ sách với số trên bảng kê khai thuế để đảm bảo thuế TTĐB đã được kê khai đầy đủ, đúng kỳ.
Thuế XNK:
Thu thập các bảng kê khai thuế với cơ quan hải quan, thông báo nộp thuế của cơ quan thuế để tính ra số thuế phải nộp.
Kiểm tra chi tiết từ các bảng kê khai tới ghi chép trên sổ sách để đảm bảo số thuế phải nộp đã được phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán.
1.2.2.3. Xem xét số đã nộp cho Nhà nước trong kỳ báo cáo
Lập bảng kê chi tiết các khoản đã nộp về thuế trong kỳ báo cáo.
Đối chiếu số liệu trên với số đã nộp trên biên bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế.
Đối chiếu số liệu giữa sổ sách kế toán (số đã được kiểm tra) với số liệu trên báo cáo tài chính để xem có chênh lệch không, nếu có cần tìm nguyên nhân.
Thực hiện việc kiểm tra chi tiết nộp tiền: đối chiếu kiểm tra ghi chép sổ sách với chứng từ kế toán (phiếu chi, ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước), nhằm xác định xem việc ghi chép có đầy đủ, chính xác và có chứng từ hợp lệ chứng minh hay không.
Xem xét việc nộp thuế có đúng thời hạn hay không.
1.2.2.4. Xem xét số còn lại phải nộp tại thời điểm cuối kỳ
Nếu việc kiểm toán số phải nộp phát sinh trong kỳ, số đã thực hiện trong kỳ đảm bảo được yêu cầu đầy đủ, chính xác thì công việc còn lại cần làm là chỉ kiểm tra việc tính toán, cân đối giữa số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ để xác định được đúng số còn phải nộp tại thời điểm cuối kỳ.
Sau khi đã thực hiện những thủ tục kiểm toán cần thiết, kiểm toán viên sẽ có được những chênh lệch đối với những thông tin do khách hàng cung cấp hoặc phát hiện. Từ đó tổng hợp, tìm nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý thích hợp.
1.2.3. Kết thúc kiểm toán
Với các kết quả thu được từ kiểm toán thuế, kiểm toán viên sẽ đưa các kết quà và bằng chứng vào hồ sơ kiểm toán, cùng với kết quả của các phần hành khác để hình thành nên kết luận trong báo cáo kiểm toán.
Trước khi đưa ra báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính chất tổng quát:
Xem xét các khoản nợ tiềm tàng: đây là các khoản công nợ mà cho đến thời điểm khóa sổ vẫn chưa thể xác định là có chắc chắn xảy ra không và số tiền là bao nhiêu, ví dụ: các sự kiện chưa xét xử đơn vị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hoặc về trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm, tranh chấp về thuế với cơ quan thuế. Để phát hiện, kiểm toán viên trao đổi với người quản lý đơn vị; yêu cầu luật sư, hay tư vấn pháp lý của đơn vị cung cấp thư xác nhận; xem xét các biên bản họp Hội đồng quản trị.
Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính: Theo VAS 23 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm” có hai loại sự kiện sau: các sự kiện cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính, và các sự kiện không cần phải điều chỉnh nhưng phải công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính. Thủ tục kiểm toán có thể áp dụng để xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ gồm hai loại: thủ tục kiểm tra số dư thông thường và thủ tục chuyên dùng để phát hiện các sự kiện sau ngày kế thúc niên độ. Loại thứ nhất là những thử nghiệm cơ bản thông thường được tiến hành khi kiểm toán các khoản mục trên báo cáo tài chính. Loại thứ hai bao gồm các bước sau: xem xét lại các thủ tục do đơn vị quy định áp dụng, xem xét các biên bản Đại hội cổ đông, họp Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát…, trao đổi với Giám đốc, luật sư đơn vị.
Xem xét về giả định hoạt động liên tục: VSA 570 “Hoạt động liên tục” yêu cầu kiểm toán viên phải xem xét sự phù hợp của giả định hoạt động liên tục trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính để đưa ra ý kiến thích hợp trên báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên cần xem xét các đánh giá của người quản lý về giả định hoạt động liên tục trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ để xác định phạm vi kiểm toán. Khi xuất hiện các nghi vấn về giả định hoạt động liên tục có thể bị vi phạm, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung như soát xét lại các kế hoạch của người quản lý để giải quyết vấn đề, phân tích và thảo luận với đơn vị về khả năng thanh toán…
Đánh giá kết quả: công việc này nhằm soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán, kết quả thu được và cân nhắc các cơ sơ để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. Các thủ tục tiến hành bao gồm: áp dụng thủ tục phân tích nhằm giúp kiểm toán viênxác định được những bộ phận cần phải thu thập thêm bằng chứng kiểm toán đồng thời hạn chế những thiếu sót, hoặc sự phiến diện của các thủ tục kiểm toán áp dụng cho từng bộ phận riêng lẻ; đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng bằng cách kiểm tra lại chương trình kiểm toán để đảm bảo rằng mọi công việc đã được hoàn thành đúng đắn và hồ sơ kiểm toán đã được lập đầy đủ; đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh, nếu sai sót tổng hợp vượt hoặc xấp xỉ mức trọng yếu, kiểm toán viên sẽ yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại các sai sót chưa được điều chỉnh hoặc tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung; rà soát lại hồ sơ kiểm toán khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, được tiến hành qua các cấp nhằm đánh giá công việc của các kiểm toán viên phụ, bảo đảm sự tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, khắc phục những thiên lệch trong xét đoán của kiểm toán viên; yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của giám đốc; kiểm tra các công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính; xem xét các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán (báo cáo thường niên).
Sau khi thực hiện các bước trên, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chính thức trên báo cáo kiểm toán tùy thuộc vào kết quả kiểm toán:
Ý kiến chấp nhận toàn phần: khi kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị và phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành.
Ý kiến chấp nhận từng phần: khi kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại trừ hoặc tùy thuộc mà kiểm toán viên đưa ra trong báo cáo kiểm toán.
Ý kiến không chấp nhận (Ý kiến trái ngược): khi kiểm toán viên có sự bất đồng nghiêm trọng với giám đốc đơn vị về việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán, hoặc sự không phù hợp của các thông tin trên báo cáo tài chính, hoặc thuyết minh báo cáo tài chính.
Ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến): khi kiểm toán viên bị giới hạn về phạm vi kiểm toán nghiêm trọng, hoặc các thông tin bị thiếu liên quan đến một số lượng lớn khoản mục đến mức mà kiểm toán viên không thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để có thể cho ý kiến báo cáo tài chính.
Chương 2
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KẾ TOÁN THUẾ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TÂM VIỆT – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
2.1. Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt – Chi nhánh Đồng Nai
2.1.1. Giới thiệu về Công ty:
Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt – Chi nhánh Đồng Nai (gọi tắt là Công ty)
Mã số thuế: 0303524267-002
Địa chỉ: 11/5 KP2 – Tân Mai – Biên Hòa – Đồng Nai
Điện thoại: 0613.816535 Fax: 0613.6290658
Email: huong@hangminh.com
Công ty là đơn vị trực thuộc công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt có trụ sở chính tại địa chỉ: Phòng 303 – Tòa nhà Hoàng Anh Safomec – Số 7/1 Thành Thái – P.14 – Q.10 – TP.HCM
Điện thoại: 08.8622654/8669562
Fax: 08.8634915
Email: tamviet-audit@hcm.fpt.vn
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng để giao dịch theo quy định của Nhà nước.
Ngày đăng ký kinh doanh: 22-12-2008
Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: 01-01-2009
Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng (1 tỷ đồng)
Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH 2 thành viên.
2.1.2. Các dịch vụ cung cấp:
Tham gia vào thị trường chưa lâu (từ năm 2009), trong thời gian đầu còn gặp không ít khó khăn nhưng tính đến thời điểm hiện tại, bằng sự nỗ lực cùng với chất lượng và uy tín của các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, Công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt – Chi nhánh Đồng Nai đã chiếm được thị phần tương đối trong lĩnh vực này, gồm các ngành chủ yếu sau:
1. Dịch vụ kiểm toán:
Kiểm toán theo luật định và kiểm toán báo cáo tài chính;
Kiểm toán hoạt động;
Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư;
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ;
Báo cáo thẩm định;
Các đánh giá và xác nhận đặc biệt;
Kiểm tra báo cáo quý và các báo cáo giữa kỳ;
2. Dịch vụ tư vấn tài chính:
Xác định cơ cấu và chiến lược kinh doanh;
Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả cho doanh nghiệp;
Tư vấn quản lý tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp;
Tư vấn quản lý tiền lương và nhân sự;
Tư vấn lập dự án khả thi cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu;
Tư vấn đầu tư, lực chọn phương án kinh doanh cho doanh nghiệp;
Tư vấn thành lập doanh nghiệp;
3. Dịch vụ kế toán:
Tư vấn lưa chọn hình thức tổ chức ghi sổ và tổ chức bộ máy kế toán;
Tư vấn lập báo cáo tài chính;
4. Dịch vụ tài chính doanh nghiệp: Bao gồm các hoạt động như phân tích, đánh giá hoạt động của đơn vị, cơ cấu lại hệ thống, đàm phán, chu chuyển tài chính hay tư vấn về tái chính, pháp luật, tuyển dụng nhân viên…
5. Dịch vụ tư vấn thuế:
Đánh giá phân tích thuế: Công ty xem xét hồ sơ của khách hàng và đánh giá xem các giao dịch có tuân thủ theo pháp luật hiện hành không. Sau đó Công ty lập báo cáo nói rõ những điều đã phát hiện với kiến nghị kèm theo.
Đăng ký, tính toán và kê khai thuế phải nộp với cơ quan thuế, tư vấn tiết kiệm thuế và hoàn thuế nếu có.
Tuy công tác kiểm toán tại Công ty mới chỉ được tiến hành từ năm 2009 nhưng dịch vụ Kiểm toán độc lập của Công ty đã hoạt động rất hiệu quả, đem lại nguồn doanh thu chính cho doanh nghiệp. Công ty đã được công nhận là Công ty Kiểm toán tư vấn chuyên nghiệp, hoạt động hợp pháp trong các lĩnh vực tư vấn thuế, tài chính hay tư vấn quản lý… phục vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Có thể nhận thấy rõ hơn qua danh mục các khách hàng chính của Công ty trong thời gian qua, phạm vi khách hàng dần được mở rộng, từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến các doanh nghiệp Nhà nước …
2.1.3. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:
Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12)
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VND
Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài Chính.
Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá mua thực tế ghi trên hóa đơn.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Phương pháp khấu hao đường thẳng.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động của Công ty:
Giám đốc kiêm nhóm trưởng kiểm toán
Phó giám đốc
Bộ phận phiên dịch
Bộ phận kiểm toán
Bộ phận kỹ thuật
Bộ phận kế toán
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức các bộ phận Công ty
Công ty có quy mô nhỏ, được tổ chức thành 3 bộ phận có chức năng khác nhau.
Bộ phận kiểm toán: gồm chủ nhiệm kiểm toán kiêm giám đốc Công ty, 01 kiểm toán viên chính và 03 trợ lý kiểm toán. Các trợ lý kiểm toán thực hiện phần kỹ thuật theo kế hoạch, chương trình kiểm toán mà cấp lãnh đạo đã soạn ra theo đặc điểm khách hàng, phạm vi, quy mô cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên chính quản lý công việc của cấp dưới qua việc kiểm tra các số liệu mà họ đã thực hiện. Kiểm toán viên chính còn có trách nhiệm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình kiểm toán đồng thời tạo dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng; thường xuyên cập nhật thông tin công việc đang thực hiện với chủ nhiệm kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán kiêm giám đốc là người lập kế hoạch kiểm toán, kiểm tra, giám sát công việc đạt được đồng thời quản lý các mối quan hệ khách hàng. Chủ nhiệm kiểm toán kiêm giám đốc là người cuối cùng ký vào báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm trước khách hàng về kết quả kiểm toán được thực hiện bởi các nhân viên dưới quyền. Bộ phận kiểm toán cũng thực hiện hoạt động tư vấn và những hoạt động khác trong phạm vi cho phép.
Bộ phận kế toán: gồm 02 kế toán viên thực hiện công việc kế toán hành chính của Công ty và các dịch vụ kế toán, tư vấn cho các khách hàng. Các nghiệp vụ thường xuyên của Công ty là thu, chi, thanh toán lương; kế toán tài sản cố định ít phát sinh.
Bộ phận phiên dịch: do 01 nhân viên đảm nhận, thực hiện phiên dịch các công văn, giấy tờ đến và đi; đồng thời, soạn thảo các hợp đồng, văn bản cho khách hàng bằng tiếng Anh và tiếng Hoa.
Bộ phận kỹ thuật: do một (01) nhân viên phụ trách, tiến hành bảo trì hệ thống máy tính, phần mềm kế toán – kiểm toán Sunysoft do Công ty thiết kế, đưa dữ liệu của các khách hàng vào phần mềm, cài đặt và hướng dẫn các khách hàng về phần mềm.
Giám đốc kiêm chủ nhiệm kiểm toán giữ vai trò điều hành chung, giám sát tất cả hoạt động của các bộ phận. Là người đại diện Công ty chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng của các cuộc kiểm toán do Công ty tiến hành. Phó giám đốc phụ trách giám đốc trong các hoạt động của Công ty.
Công ty tổ chức theo mô hình tập trung, giám đốc quản lý trực tiếp hoạt động của Công ty. Các bộ phận đảm nhận chức năng khác nhau nhưng đều liên quan với nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau để phát huy cao nhất mọi nguồn lực nội bộ nhằm hoàn thành công việc đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc tuân thủ theo đúng các quy định của Công ty. Tuy nhiên, quy mô công ty nhỏ, các nhân viên đảm nhận nhiều vị trí trong Công ty, như các trợ lý kiểm toán đồng thời là các kế toán viên trong Công ty, nhân viên phiên dịch đảm nhận vai trò thư ký giám đốc, tiếp xúc các khách hàng. Các công việc còn chồng chéo hoặc một người còn kiêm nhiệm nhiều việc.
Đặc điểm về hệ thống hồ sơ kiểm toán
Những yêu cầu chung đặt ra cho hồ sơ kiểm toán nói chung và hồ sơ kiểm toán Báo cáo tài chính nói riêng được công ty qui định như sau:
Tất cả các tài liệu trong file kiểm toán phải được đục lỗ và cho vào trong file.
Các tài liệu trong file cần được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn theo một trật tự đã được quy định.
Nhóm kiểm toán cần phải lập hồ sơ kiểm toán để đảm bảo cung cấp đầy đủ những cơ sở cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét của mình, đảm bảo cho kiểm toán viên không tham gia kiểm toán và người soát xét hiểu được công việc kiểm toán và có cơ sở đưa ra ý kiến của mình.
Các tài liệu được lưu trong hồ sơ kiểm toán như:
Hợp đồng kiểm toán, kế hoạch kiểm toán đã có sự phê chuẩn của người quản lý phải được ghi đầy đủ các thông tin như tên, số liệu hồ sơ, ngày tháng lập và lưu trữ.
Các thông tin liên quan đến môi trường kinh doanh, pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, quá trình phát triển của khách hàng.
Các tài liệu về thuế: các văn bản, chế độ thuế áp dụng riêng trong lĩnh vực kinh doanh.
Các thông tin chung về khách hàng đó là:
Các ghi chép hoặc bản sao của các tài liệu hợp đồng, thoả thuận và các biên bản quan trọng (quyết định thành lập công ty, điều lệ công ty, giấy phép đầu tư, khách hàng được cơ quan thuế cho phép, các tài liệu về nghĩa vụ thuế hàng năm.
Các tài liệu về nhân sự: Các thoả ước lao động, các quyết định riêng của khách hàng về nhân sự, quyết định về quản lí và sử dụng quỹ lương.
Các tài liệu về kế toán, văn bản chấp thuận chế độ kế toán áp dụng, các nguyên tắc kế toán áp dụng và các tài liệu liên quan khác.
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán, kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận định trên tài liệu làm việc là biểu tổng hợp. Biểu tổng hợp này sẽ ghi chép các vấn đề tồn tại của cuộc kiểm toán và hướng xử lý do nhóm trưởng tổng hợp và thống nhất với các kiểm toán viên khác từ các phần hành kiểm toán khác.
Thứ tự được sắp xếp trong hồ sơ kiểm toán
Báo cáo kiểm toán phát hành (bản photo)
Thư quản lí phát hành (bản photo)
Các bản báo cáo, thư quản lí dự thảo đã được soát xét
Hợp đồng kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán có sự phê chuẩn của Ban giám đốc
Hồ sơ pháp lý của khách hàng
Các chính sách tài chính kiểm toán, kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Bộ báo cáo tài chính của khách hàng trước kiểm toán và quyết toán thuế.
Yêu cầu đối với giấy làm việc
Giấy tờ làm việc được sắp xếp theo chương trình kiểm toán của công ty theo số thứ tự tham chiếu từ nhỏ đến lớn.
Kiểm toán viên phải ghi đầy đủ các thông tin trên giấy tờ làm việc như: tên khách hàng, nội dung, kỳ kinh doanh, người lập, người soát xét và ngày soát xét.
Giấy tờ làm việc phải được đánh số ở góc trên bên phải bằng bút đỏ. Toàn bộ giấy tờ phải được tham chiếu liên kết với nhau và với các chương trình kiểm toán cũng như các bằng chứng kiểm toán thu thập được. Toàn bộ giấy tờ làm việc phải được trưởng nhóm và người soát xét. Các yếu tố bổ sung về giấy tờ làm việc phải được ghi lại trên giấy soát xét có giải trình của ngưòi thực hiện.
Hệ thống kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng. Báo cáo kiểm toán chứa đựng rủi ro kiểm toán hoặc những sai sót trong việc soạn thảo của công ty kiểm toán nên việc kiểm soát chất lượng báo cáo cần được chú trọng thực hiện. Sau khi nhóm kiểm toán hoàn thành kiểm toán, kiểm toán viên chính sẽ soát xét lại tất cả công việc kiểm toán cũng như hồ sơ, giấy tờ và báo cáo kiểm toán, tiếp đó giám đốc sẽ soát xét lại lần nữa trước khi phát hành báo cáo.
2.2. Thực tế kiểm toán kế toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty:
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán:
2.2.1.1. Tiền kế hoạch:
Để thu hút thêm khách hàng, thông qua thư chào hàng, Công ty giới thiệu về mình, uy tín và chất lượng các loại dịch vụ mà Công ty cung cấp. Nếu khách hàng chấp nhận thì Công ty sẽ gửi Thư mời kiểm toán. Hoặc Thư mời kiểm toán do khách hàng gửi, mời Công ty kiểm toán báo cáo tài chính đơn vị mình. Công ty tiến hành gặp gỡ Ban giám đốc, đánh giá chấp nhận khách hàng và đi đến thỏa thuận ký kết hợp đồng kiểm toán.
Công ty Thép MN: là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của Công ty thông qua Thư mời kiểm toán do MN trực tiếp gửi Công ty. Qua thư mời kiểm toán, Ban giám đốc Công ty tiến hành trao đổi với ban giám đốc của đơn vị được kiểm toán về những thông tin cần thiết liên quan đến công việc kiểm toán sau này như ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, công tác tổ chức quản lý, triển vọng phát triển. Công ty tiến hành xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng theo mẫu A110 rút gọn như sau:
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TÂM VIỆT–CN Đồng Nai A110
Tên
Ngày
Người thực hiện
xxx
xxx
Người soát xét 1
xxx
xxx
Tên khách hàng: Công ty Thép MN
Ngày khóa sổ: 31/12/2010
Nội dung: CHẤP NHẬN KHÁCH HÀNG MỚI VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG
I. THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Tên khách hàng: Công ty Thép MN
2. Tên chức danh người liên lạc chính: Tổng giám đốc A
3. Địa chỉ: Phường Phú Thuận, Q.7, TP.HCM
4. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
5. Năm tài chính: 2010, từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010
…
12. Chuẩn mực và Chế độ kế toán mà DN áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC: Áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
13. Thông tin tài chính chủ yếu của DN trong 02 năm liền kề
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2008
Tổng tài sản
51.921.066.282
47.873.612.022
Nguồn vốn kinh doanh
20.283.592.658
18.480.751.988
Doanh thu
65.707.348.573
50.454.321.456
Lợi nhuận trước thuế
1.897.727.021
830.345.223
…
15. Chuẩn mực kiểm toán mà KTV và công ty kiểm toán áp dụng làm cơ sở cho ý kiến
kiểm toán: Áp dụng Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế hiện hành.
16. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành: Kiểm toán báo cáo tài chính công ty Thép MN cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010. Ngày hoàn thành dự kiến: 12/03/2011.
17. Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan cần sử dụng BCTC đó: kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định đối với công ty có vốn Nhà nước.
18. Giải thích lý do thay đổi công ty kiểm toán của ban giám đốc: đã hết hạn hợp đồng kiểm toán với công ty kiểm toán trước.
II. THỦ TỤC KIỂM TOÁN
Có
Không
Không áp dụng
KTV tiền nhiệm
Đã gửi thư đến KTV tiền nhiệm để biết lý do không tiếp
ục làm kiểm
toán
√
Đã nhận được thư trả lời của KTV tiền nhiệm.
√
Thư trả lời có chỉ ra những yếu tố cần phải tiếp tục xem xét hoặc theo dõi trước khi chấp nhận?
X
Nếu có vấn đề phát sinh, đã tiến hành các bước công việc cần thiết để đảm bảo rằng việc bổ nhiệm là có thể chấp nhận được?
X
Có vấn đề nào cần được thảo luận với thành viên khác của BGĐ.
X
Nguồn lực
Công ty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán.
√
Lợi ích tài chính
Có bất kỳ ai trong số những người dưới đây nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp cổ phiếu hoặc chứng khoán khác của khách hàng:
Công ty
X
Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)
X
Thành viên BGĐ của Công ty
X
Trưởng phòng tham gia cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán
X
Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người nêu trên.
X
Công ty hoặc các thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ nắm giữ cổ phiếu của khách hàng.
X
Các khoản vay và bảo lãnh
Liệu có khoản vay hoặc khoản bảo lãnh, không có trong hoạt động kinh doanh thông thường:
Từ khách hàng cho Công ty hoặc các thành viên của nhóm kiểm toán.
X
Từ Công ty hoặc các thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán cho khách hàng.
X
Mức phí
Tổng phí từ khách hàng có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của Công ty.
X
Phí của khách hàng có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán.
X
Tham gia trong Công ty
Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc Giám đốc của khách hàng:
Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)
X
Thành viên BGĐ của Công ty
X
Cựu thành viên BGĐ của Công ty
X
Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người nêu trên.
X
Có thành viên dự kiến (bao gồm cả thành viên BGĐ) của nhóm kiểm toán đã từng là nhân viên hoặc Giám đốc của khách hàng.
X
Liệu có mối quan hệ kinh doanh gần gũi giữa khách hàng hoặc BGĐ của khách hàng với:
Công ty
X
Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)
X
Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người nêu trên.
X
Tự kiểm tra
Công ty có cung cấp dịch vụ khác ngoài kiểm toán cho khách hàng.
X
Tự bào chữa
Công ty có đang tham gia phát hành hoặc là người bảo lãnh phát hành chứng khoán của khách hàng
X
Công ty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên môn, có tham gia vào bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến khách hàng.
X
Thân thuộc
Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ ruột thịt với:
BGĐ của khách hàng.
X
Nhân viên của khách hàng có thể ảnh hưởng đáng kể đến các vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán.
X
Mâu thuẫn lợi ích
Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa khách hàng này với các khách hàng hiện tại khác.
X
Các sự kiện của năm hiện tại
BCKT năm trước có bị ngoại trừ.
X
Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại của những vấn đề ngoại trừ tương tự như vậy trong tương lai hay không.
X
Liệu có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ trên BCKT năm nay.
X
Có nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến tính chính trực của BGĐ.
X
BGĐ có ý thức chấp hành luật pháp tốt.
√
Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng.
X
Lĩnh vực hoạt động của DN là không thuận lợi, hay gặp những tranh chấp bất thường, hoặc chứa đựng nhiều rủi ro
√
Đặc thù ngành thép
Có nhiều giao dịch chủ yếu với các bên liên quan.
√
Có những giao dịch bất thường trong năm hoặc gần cuối năm
X
Có những vấn đề kế toán hoặc nghiệp vụ phức tạp gây khó khăn cho cuộc kiểm toán
X
Có hệ thống KSNB tổ chức hợp lý với quy mô hoạt động của DN.
√
III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG
Cao
√
Trung bình
Thấp
IV. GHI CHÚ BỔ SUNG
V. KẾT LUẬN
√
Có
Không
Chấp nhận khách hàng:
Theo mẫu trong chương trình kiểm toán do VACPA ban hành tại Quyết định số 1089/QĐ-VACPA
Mẫu biểu 2.1: Mẫu A110 - Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng
* Công ty Dệt sợi HK: là khách hàng kiểm toán cũ của Công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt, công ty Dệt sợi HK là đơn vị sản xuất kinh doanh 100% vốn nước ngoài. Công ty Dệt sợi HK tiến hành kiểm toán một cách thường xuyên để có được hệ thống những nhận định chính xác về hoạt động kinh doanh qua các năm. Kiểm toán viên tiến hành chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng theo mẫu A120 (rút gọn):
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TÂM VIỆT–CN Đồng Nai A120
Tên
Ngày
Người thực hiện
xxx
xxx
Người soát xét
xxx
xxx
Tên khách hàng: Công ty Dệt sợi HK
Ngày khóa sổ: 31/12/2010
Nội dung: CHẤP NHẬN, DUY TRÌ KHÁCH HÀNG CŨ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG
I. THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Tên khách hàng: Công ty Dệt sợi HK
2. Tên chức danh người liên lạc chính: Tổng giám đốc B
3. Địa chỉ: Bình Chuẩn, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương
4. Loại hình doanh nghiệp: Công ty liên doanh
5. Năm tài chính: 2010, từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010
…
12. Chuẩn mực và Chế độ kế toán mà DN áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC: Áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tai chính.
13. Thông tin tài chính chủ yếu của DN trong 02 năm liền kề
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2008
Tổng tài sản
97.051.561.021
108.354.658.819
Nguồn vốn kinh doanh
64.306.073.251
60.038.957.113
Doanh thu
170.528.097.735
187.812.704.357
Lợi nhuận trước thuế
4.079.190.422
12.049.334.422
…
15. Chuẩn mực kiểm toán mà KTV và công ty kiểm toán áp dụng làm cơ sở cho ý kiến
kiểm toán: Áp dụng Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế hiện hành.
16. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành: Kiểm toán báo cáo tài chính công ty Dệt sợi HK cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010. Ngày hoàn thành dự kiến: 14/02/2011.
17. Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan cần sử dụng BCTC đó: kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định đối với công ty có vốn nước ngoài.
18. Giải thích lý do thay đổi công ty kiểm toán của ban giám đốc: Báo cáo tài chính năm trước do Công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt – Chi nhánh Đồng Nai thực hiện.
II. THỦ TỤC KIỂM TOÁN
Có
Không
Không áp dụng
KTV tiền nhiệm
Đã gửi thư đến KTV tiền nhiệm để biết lý do không tiếp tục làm kiểm toán
√
Đã nhận được thư trả lời của KTV tiền nhiệm.
√
Thư trả lời có chỉ ra những yếu tố cần phải tiếp tục xem xét hoặc theo dõi trước khi chấp nhận?
X
Nếu có vấn đề phát sinh, đã tiến hành các bước công việc cần thiết để đảm bảo rằng việc bổ nhiệm là có thể chấp nhận được?
X
Có vấn đề nào cần được thảo luận với thành viên khác của BGĐ.
X
Nguồn lực
Công ty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán.
√
Lợi ích tài chính
Có bất kỳ ai trong số những người dưới đây nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp cổ phiếu hoặc chứng khoán khác của khách hàng:
Công ty
X
Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)
X
Thành viên BGĐ của Công ty
X
Trưởng phòng tham gia cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán
X
Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người nêu trên.
X
Công ty hoặc các thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ nắm giữ cổ phiếu của khách hàng.
X
Các khoản vay và bảo lãnh
Liệu có khoản vay hoặc khoản bảo lãnh, không có trong hoạ
động kinh doanh thông thường:
Từ
hách hàng cho Công ty hoặc các thành viên của nhóm kiểm toán.
X
Từ Công ty hoặc các thành
viên dự kiến của nhóm kiểm toán cho khách hàng.
X
Mức phí
Tổng phí từ khách hàng có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu
của Công ty.
X
Phí của khách hàng có chiếm p
ần lớn trong thu nhập của thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán.
X
Tham gia trong Công ty
Có ai trong số những người dưới đây h
ện là nhân viên hoặc Giám đốc của khách hàng:
Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)
X
Thành viên BGĐ của Công ty
X
Cựu thành viên BGĐ của Công ty
X
Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người nêu trên.
X
Có thành viên dự kiến (bao gồm cả thành viên BGĐ) của nhóm kiểm toán đã từng là nhân viên hoặc Giám đốc của khách hàng.
X
Liệu có mối quan hệ kinh doanh gần gũi giữa khách hàng hoặc BGĐ của khách hàng với:
Công ty
X
Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)
X
Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người nêu trên.
X
Tự kiểm tra
Công ty có cung cấp dịch vụ khác ngoài kiểm toán cho khách hàng
X
Tự bào chữa
Công ty có đang tham gia phát hành hoặc là người bảo lãnh phát hành chứng khoán của khách hàng
X
Công ty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên môn, có tham gia vào bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến khách hàng.
X
Thân thuộc
Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ ruột thịt với:
BGĐ của khách hàng.
X
Nhân viên của khách hàng có thể ảnh hưởng đáng kể đến các vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán.
X
Mâu thuẫn lợi ích
Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa khách hàng này vớ
các khách hàng hiện tại khác.
X
Các sự kiện của năm hiện tại
BCKT năm trước có bị ngoại trừ.
X
Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại của những vấn đề ngoại trừ tương tự như vậy trong tương lai hay không.
X
Liệu có các giới hạn về phạm
i kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ trên BCKT năm nay.
X
Có nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến tính chính trực của BGĐ.
X
BGĐ có ý thức chấp hành luật pháp tốt.
√
Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng.
X
Lĩnh vực hoạt động của DN là không thuận lợi, hay gặp những tranh chấp bất thường, hoặc chứa đựng nhiều rủi ro
X
Có nhiều giao dịch chủ yếu với các bên liên quan.
√
Có những giao dịch bấ
thường trong năm hoặc gần cuối n
m
X
Có những vấn đề kế toán hoặc nghiệp vụ phức tạp gây khó khăn cho cuộc kiểm toán
X
Có hệ thống KSNB tổ chức hợp lý với quy mô hoạt động của DN.
X
III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG
Cao
√
Trung bình
Thấp
IV. GHI CHÚ BỔ SUNG
V. KẾT LUẬN
√
Có
Khô
g
Chấp nhận khách hàng:
Theo mẫu trong chương trình kiểm toán do VACPA ban hành tại Quyết định số 1089/QĐ-VACPA
Mẫu 2.2: Mẫu A120 – Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng
2.2.1.2. Thu thập thông tin khách hàng:
Theo VSA 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”, trong giai đoạn này kiểm toán viên sẽ thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các bên liên quan đến khách hàng để đánh giá rủi ro phục vụ cho việc lên kế hoạch kiểm toán.
* Đối với công ty Thép MN:
Công ty Thép MN là doanh nghiệp Nhà nước được chuyển đổi từ Nhà máy Thép MN – đơn vị trực thuộc Công ty Thép Miền Nam thành đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam theo Quyết định số 157/QĐ-TCLĐ ngày 08 tháng 06 năm 2007 của Tổng công ty Thép Việt Nam.
Theo Quyết định số 2253/QĐ-BCN ngày 29 tháng 06 năm 2007 của Bộ Công Nghiệp, Công ty Thép MN đã xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 30 tháng 06 năm 2007 để cổ phần hóa. Công ty Thép MN được cấp giấy phép kinh doanh và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2008.
Công ty Thép MN hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 4103008871 đăng ký lần đầu ngày 25 tháng 12 năm 2007 và đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 14 tháng 12 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Trụ sở chính của MN đặt tại phường Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM.
Vốn điều lệ: 115.000.000.000 đồng.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Thép MN:
Sản xuất thép; khí oxy, nitơ, argon;
Mua bán các sản phẩm thép và nguyên liệu thép; vật liệu xây dựng
Cán thép, các loại vậ t tư, phụ tùng thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông, cơ khí, công nghiệp, khí oxy, nitơ, argon (kể cả dạng lỏng);
Dịch vụ giao nhận hàng hóa; Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô, cho thuê kho bãi nhà xưởng.
* Đối với công ty Dệt sợi HK:
Công ty Dệt sợi HK là công ty liên doanh Việt Nam – Đài Loan. Bên Đài Loan góp vốn 80%, được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 1816/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 18/01/1997.
Trụ sở chính đặt tại Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Tổng vốn pháp định: 2.915.656 USD
Vốn đầu tư: 5.000.000 USD
Thời gian hoạt động: 20 (hai mươi) năm kể từ khi được cấp Giấy phép đầu tư.
Lĩnh vực hoạt động: Hoạt động chính của công ty là sản xuất sợi OE và găng tay công nghiệp.
2.2.1.3. Tìm hiểu công tác tổ chức và hệ thống kế toán tại đơn vị
2.2.1.3.1. Công tác tổ chức hoạt động:
* Đối với công ty Thép MN:
Đứng đầu Công ty Thép MN là Hội đồng quản trị, tiếp đó là Tổng giám đốc, cán bộ hành chính, bộ phận quản lý sản xuất thép, bộ phận kinh doanh, bộ phận kế toán.
Trong đó việc lãnh đạo đơn vị do Chủ tịch hội đồng quản trị đảm nhiệm. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị lựa chọn và Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bộ phận kiểm soát nội bộ được thiết lập và quản lý chặt chẽ. Hàng tháng BGĐ đơn vị đều tổ chức cuộc họp để nắm bắt tình hình thực tế và đề ra các biện pháp giải quyết vướng mắc.
Bộ phận kế toán được phân chia trách nhiệm riêng rẽ, không kiêm nhiệm nhiều công việc tránh chồng chéo lên nhau. Kế toán trưởng tổ chức, giám sát hoạt động kế toán thống kê. Kế toán tổng hợp kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và kiểm tra báo cáo tài chính. Thủ quỹ thực hiện việc thu chi tiền mặt theo sự phê duyệt, bảo quản và lưu trữ các chứng từ kế toán theo quy định. Phòng kế toán được xây dựng có các phần hành chi tiết sau: kế toán tài chính-tín dụng, kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng, kế toán thanh toán, kế toán xuất nhập khẩu, kế toán lương, kế toán vật tư, kế toán tài sản cố định, kế toán giá thành, kế toán tiêu thụ, kế toán nguồn vốn.
* Đối với công ty Dệt sợi HK:
Công ty liên doanh Dệt sợi HK thành phần BGĐ như sau: Tổng giám đốc là người Đài Loan, Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng là người Việt Nam. Các phòng ban gồm phòng hành chính, phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng vật tư. Cơ cấu tổ chức theo mô hình tập trung, đứng đầu là Tổng giám đốc, giúp việc là phó tổng giám đốc, nhưng chức năng các phòng ban còn chưa rõ ràng, còn chồng chéo lên nhau.
Bộ máy kế toán gồm kế toán trưởng, là người nhiều năm kinh nghiệm đã công tác tại công ty 14 năm, kế toán vật tư – công nợ phải trả, kế toán thuế - ngân hàng, kế toán tiêu thụ - công nợ phải thu, kế toán thanh toán công nợ, kế toán thống kê.
2.2.1.3.2. Tìm hiểu chính sách kế toán của đơn vị
* Đối với công ty Thép MN:
- Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND).
- Đơn vị áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
- Áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Thuế hiện hành: Tài sản thuế và các khoản thuế phải nộp cho năm hiện hành và các năm trước được xác định bằng số tiền dự kiến phải nộp cho (hoặc được thu hồi từ) cơ quan thuế, dựa trên các mức thuế suất và các luật thuế có hiệu lực đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Thuế thu nhập hoãn lại: Thuế thu nhập hoãn lại được xác định cho các khoản chênh lệch tạm thời tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm giữa cơ sở tính thuế thu nhập của các tài sản và nợ phải trả và giá trị ghi sổ của chúng cho mục đích lập báo cáo tài chính. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán, dựa trên các mức thuế suất và luật thuế có hiệu lực vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
* Đối với công ty Dệt sợi HK:
- Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty sử dụng chế độ kế toán Việt Nam được quy định tại QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và các thông tư sửa đổi, bổ sung của BTC.
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
- Áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế TNDN hiện hành, chi phí thuế TNDN hoãn lại: Chi phí thuế TNDN hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành.
2.2.1.4. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
KTV yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu về BCTC và tiến hành phân tích sơ bộ tính thích hợp, phân tích xu hướng biến động, đánh giá xem xét xem có những biến động bất thường xảy ra không. Các tài liệu KTV cần gồm: ( theo mẫu A240)
Tiền
- Giấy báo số dư ngân hàng (hoặc xác nhận của ngân hàng) và giải thích chênh lệch (nếu có) tại ngày 31/12/2010
- Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại ngày 31/12/2010
Các khoản phải thu
- Danh mục các khoản phải thu khách hàng và phải thu khác tại ngày 31/12/2010
- Các Biên bản đối chiếu công nợ phải thu tại ngày 31/12/2010
- Bảng phân tích tuổi nợ của các khoản nợ phải thu: dưới 1 năm, từ 1 năm đến dưới 2 năm, từ 2 năm đến dưới 3 năm, trên 3 năm. Chi tiết các khoản đã thanh toán sau ngày 31/12/2010 (nếu có) gồm: ngày thanh toán, chứng từ tham chiếu, số tiền thanh toán.
- Danh mục nợ phải thu đã được lập dự phòng tại ngày 31/12/2010 và quyết định xóa sổ nợ phải thu khó đòi trong năm/kỳ (nếu có).
Hàng tồn kho
- Danh mục hàng tồn kho cuối ngày 31/12/2010
- Biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại ngày 31/12/2010
- Bảng giải trình chênh lệch giữa số liệu kiểm kê và số liệu trên sổ sách (nếu có).
- Các Biên bản xác nhận hàng gửi bán tại ngày 31/12/2010
- Danh mục hàng tồn kho đã lập dự phòng tại ngày 31/12/2010
Chi phí trả trước
- Chính sách phân bổ các loại chi phí trả trước.
- Bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn trong năm/kỳ.
Tài sản cố định, tài sản thuê tài chính, bất động sản đầu tư
- Chính sách kế toán về thời gian/tỷ lệ khấu hao TSCĐ hữu hình.
- Danh mục TSCĐ hữu hình tại ngày 31/12/2010
- Biên bản kiểm kê TSCĐ hữu hình tại ngày 31/12/2010 (nếu có)
- Bảng chi tiết tình hình biến động tăng, giảm từng loại TSCĐ hữu hình trong năm/kỳ như trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính gồm: Nhà xưởng, vật kiến trúc; Máy móc thiết bị; Phương tiện vận tải, truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý, TSCĐ khác,….
- Danh mục TSCĐ tăng, giảm trong năm/kỳ và các chứng từ liên quan đến TSCĐ tăng, giảm.
- Lãi/(lỗ) của việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các chứng từ liên quan đến sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền, phiếu thu tiền hoặc giấy báo Có ngân hàng
- Chính sách kế toán về thời gian/tỷ lệ khấu hao TSCĐ thuê tài chính.
- Danh mục TSCĐ thuê tài chính tại ngày 31/12/2010
- Bảng tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ thuê tài chính năm/kỳ như trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính gồm: Máy móc thiết bị; Phương tiện vận tải, truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý, TSCĐ khác,…
- Danh mục TSCĐ thuê tài chính tăng, giảm trong năm/kỳ và các chứng từ liên quan đến TSCĐ tăng, giảm.
Thuế thu nhập hoãn lại
- Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng.
- Kế hoạch chuyển lỗ của những khoản lỗ phát sinh trong các năm trước và năm nay/kỳ này.
- Bảng tính tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Phải trả người bán
- Danh mục các khoản phải trả cho người bán tại ngày 31/12/2010
- Các Biên bản đối chiếu nợ phải trả cho người bán tại ngày 31/12/2010
- Danh mục các khoản đã thanh toán sau ngày 31/12/2010 (nếu có) gồm: ngày thanh toán, chứng từ tham chiếu, số tiền thanh toán.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT và các loại thuế khác (nếu có).
- Biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm gần nhất.
- Biên bản thanh tra thuế gần nhất (nếu có).
- Bảng tổng hợp các loại thuế phải nộp trong năm.
Phải trả người lao động
- Các tài liệu liên quan đến quỹ lương được phép chi trong năm/kỳ (nếu có).
- Các quyết định tăng, giảm lương của nhân viên trong năm/kỳ.
Các khoản vay và nợ
- Danh mục các khoản vay (cả ngắn và dài hạn) bao gồm: tên đơn vị cho vay (công ty/ngân hàng), hạn mức vay, thời hạn vay, các biện pháp đảm bảo, lãi suất, số dư tiền vay tại ngày 31/12/2010; lãi vay phải trả trong năm/kỳ.
- Thư xác nhận các khoản vay và nợ tại ngày 31/12/2010
- Bảng biến động các khoản vay và nợ thuê tài chính, nợ dài hạn trong năm
Dự phòng phải trả
- Chính sách của Công ty liên quan đến bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp.
- Các tài liệu liên quan đến việc tái cơ cấu doanh nghiệp, Bảng ước tính chi phí cho việc tái cơ cấu.
- Các hợp đồng có rủi ro lớn.
- Bảng tổng hợp các khoản dự phòng nợ phải trả trong năm (dự phòng chi phí bảo hành)
Vốn chủ sở hữu
- Bảng đối chiếu tình hình biến động của vốn chủ sở hữu trong năm
- Chi tiết vốn điều lệ/pháp định và những tài liệu liên quan chứng minh tình hình biến động (nếu có) về vốn điều lệ/pháp định của Công ty trong năm
- Các quyết định hoặc biên bản của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên về phân phối lợi nhuận sau thuế trong năm
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Bảng liệt kê doanh thu hàng tháng/quí cho từng loại sản phẩm, dịch vụ.
Giá vốn hàng bán
- Bảng liệt kê giá vốn hàng bán theo khoản mục hàng tháng/quý .
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN
- Chi tiết Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp hàng tháng/quí theo từng khoản mục chi phí (ví dụ: tiền điện, nước, điện thoại, lương nhân viên, chi phí khấu hao,…).
Thu nhập và chi phí hoạt động tài chính
- Chi tiết các khoản thu nhập và chi phí tài chính trong năm/kỳ.
Thu nhập và chi phí khác
- Chi tiết các khoản thu nhập và chi phí khác trong năm/kỳ.
Giao dịch với các bên liên quan
- Chi tiết thu nhập của các thành viên trong Ban lãnh đạo Công ty (gồm Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng) trong năm/kỳ.
- Bảng liệt kê các nghiệp vụ phát sinh trong năm/kỳ và nợ phải thu, phải trả tại ngày 31/12/2010 với Ban lãnh đạo Công ty (gồm Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng) và các thành viên ruột thịt của Ban lãnh đạo Công ty (gồm bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột).
- Bảng liệt kê các bên liên quan khác (bao gồm: các công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, các cá nhân có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp biểu quyết ở Công ty và các thành viên trong gia đình có quan hệ họ hàng thân thuộc của họ, các doanh nghiệp do các nhân viên quản lý chủ chốt và các cá nhân có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp biểu quyết của Công ty và các thành viên ruột thịt của họ). Bảng chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong năm/kỳ và nợ phải thu, phải trả tại ngày 31/12/2010 với các bên liên quan khác này.
Công ty Thép MN là khách hàng năm đầu tiên kiểm toán của Công ty nên kiểm toán viên thực hiện đối chiếu số dư đầu năm 2010 với số dư cuối năm 2009 đã kiểm toán. Kiểm toán viên kết luận không có chênh lệch, vậy số dư đầu năm 2010 trên báo cáo tài chính năm 2010 là chính xác. Tuy công ty Dệt sợi HK là khách hàng truyền thống của Công ty nhưng Công ty vẫn thực hiện thủ tục trên nhằm đảm bảo số liệu trên báo cáo tài chính cột số dư đầu kỳ là chính xác.
Để nắm rõ hơn tình hình tài chính của công ty, kiểm toán viên tiến hành phân tích sơ bộ báo cáo tài chính chủ yếu là phân tích Bảng cân đối kế toán và phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh:
* Đối với công ty Thép MN:
Chỉ tiêu
31/12/2010
01/01/2010
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
186.108.440.800
171.457.156.700
14.651.284.100
8,55
I – Tiền và các khoản tương đương tiền
18.452.706.272
2.250.980.653
18.452.481.170
819,75
1. Tiền
12.452.706.272
2.250.980.653
12.452.481.170
553,2
2. Các khoản tương đương tiền
6.000.000.000
-
6.000.000.000
-
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
67.628.215.535
5.773.422.274
61.854.793.261
1.071,4
IV. Hàng tồn kho
99.769.269.830
110.771.005.384
( 1.100.173.555)
(9,93)
V. Tài sản ngắn hạn khác
258.249.121
661.748.424
(403.499.303)
(60,97)
2. Thuế GTGT được khấu trừ
228.249.121
650.377.789
(422.128.668)
(64,91)
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
-
11.370.635
(11.370.635)
(100)
5. Tài sản ngắn hạn khác
30.000.000
-
30.000.000
-
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
14.485.089.196
14.894.610.620
(409.521.424)
(2,75)
II. Tài sản cố định
14.360.713.615
14.894.610.620
(533.897.005)
(3,58)
V. Tài sản ngắn hạn khác
124.357.581
-
124.357.581
-
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
124.357.581
-
124.357.581
-
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
200.593.530.000
186.351.767.300
14.241.762.680
7,64
Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty Thép MN
Chỉ tiêu
31/12/2010
01/01/2010
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
A. NỢ PHẢI TRẢ
55.322.974.819
42.892.269.131
12.430.705.690
28,98
I. Nợ ngắn hạn
55.063.148.960
42.625.504.858
12.437.695.510
29,18
2. Phải trả người bán
36.499.341.321
29.863.575.715
6.635.765.606
22,22
3. Người mua trả tiền trước
2.366.835.788
482.837.672
1.883.998.116
390,19
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
5.978.172.143
3.597.614.386
2.380.557.757
66,17
5. Phải trả người lao động
5.325.531.159
4.979.721.928
345.809.231
6,94
6. Chi phí phải trả
60.000.000
244.049.565
(184.049.565)
(75,41)
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
3.539.599.368
2.613.551.147
926.048.221
35,43
11. Quỹ khen thưởng phúc lợi
1.293.669.184
844.154.445
449.514.739
53,25
II. Nợ dài hạn
259.825.859
266.764.273
(6.938.414)
(2,60)
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
145.270.555.181
143.459.498.169
1.811.057.012
1,26
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
200.593.530.000
186.351.767.300
14.241.762.680
7,64
Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty Thép MN
Chỉ tiêu
31/12/2010
TL trên DTT (%)
31/12/2009
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
1. DT bán hàng và cung cấp DV
855.592.812.441
1.060.752.037.233
(205.159.224.800)
(19,34)
2.Các khoản giảm trừ DT
1.547.382.440
643.315.790
904.066.650
140,53
3. DT thuần
854.045.430.001
100
1.060.108.721.443
(206.063.291.400)
(19,44)
4. GV hàng bán
801.668.696.003
93,87
985.919.729.600
(184.251.033.600)
(18.69)
5. LN gộp
52.376.733.998
6,13
74.188.991.843
(218.122,578.500)
(29,4)
6. DT hoạt động tài chính
3.452.416.969
0,4
81.436.985
3.370.979.984
4139,4
7. CP tài chính
4.748.582.894
0,56
5.910.753.251
(1.162.170.357)
(19.66)
- Chi phí lãi vay
552.647.000
-
552.647.000
-
8. CP bán hàng
988.836.136
0,16
309.892.576
678.943.560
219,09
9. CP quản lý DN
13.047.743.603
1,53
12.585.304.009
462.439.594
3,67
10. LNT từ HĐ KD
37.043.988.334
4,3
55.464.478.992
(18.420.490.660)
(33,21)
11. Thu nhập khác
239.973.841
0,028
269.484.081
(29.510.240)
(10,95)
12. Chi phí khác
766.203.629
0,09
1.202.069.723
(435.866.094)
(36,26)
13. LN khác
(526.229.788)
(0,06)
(932.585.642)
406.355.854
(43,57)
14. LN trước thuế
36.517.758.546
4,28
54.531.893.350
(18.014.134.800)
(33,03)
15. CP thuế TNDN hiện hành
9.326.968.016
1,09
7.286.382.700
2.040.585.316
28
16. CP thuế TNDN hoãn lại
-
-
-
-
-
17. LN sau thuế
27.980.904.059
3,27
47.245.510.650
(19.264.606.590)
(40,78)
Bảng 2.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Thép MN
Hệ số
Công thức áp dụng
Năm 2010
Năm 2009
Biến động
Hệ số thanh toán
Hệ số thanh toán hiện hành
TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
3,38
4,02
(0,64)
Hệ số thanh toán nhanh
(TS ngắn hạn - HTK)/Nợ ngắn hạn
1,57
1,42
0,15
Hệ số thanh toán bằng tiền
Tiền/Nợ ngắn hạn
0,335
0,053
0,282
Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu
(DTT/Phải thu KH)*365
4.840,04
153.046,41
(148.206,37)
Vòng quay HTK
(Giá vốn hàng bán/HTK)*365
2.932,86
3.248,69
(315,83)
Vòng quay vốn lưu động
DTT/(TS ngắn hạn-Nợ ngắn hạn)
6,52
8,23
(1,71)
Hệ số khả năng sinh lời
Tỷ suất LN gộp
Lãi gộp/DTT
0,0613
0,07
(0,0087)
Tỷ suất LNT
LN sau thuế/DTT
0,0327
0,045
(0,0123)
DT trên tổng TS
DTT/Tổng TS
4,26
5,69
(1,43)
Tỷ suất sinh lời trên TS
(LN trước thuế+CP lãi vay)/Tổng tài sản
0,184
0,293
(0,108)
Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH
(LN trước thuế cho cổ đông thường) /VCSH thuờng
0,72
0,77
(0,05)
Hệ số nợ
Nợ DH trên VCSH
Nợ dài hạn/Vốn CSH
0,0018
0,0019
(0,0001)
Tổng nợ trên VCSH
Nợ phải trả/Vốn CSH
0,38
0,30
0,08
Nợ DH trên tổng TS
Nợ dài hạn/ Tổng TS
0,00130
0,00143
(0,00013)
Tổng nợ trên tổng TS
Nợ phải trả/ Tổng TS
0,28
0,23
0,05
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp phân tích hệ số theo mẫu A510 của công ty Thép MN
Công ty Thép MN có hệ số thanh toán nhanh cao (1,57 lần), tiền và các khoản tương đương tiền năm 2010 cao hơn năm 2009 819,75% do năm 2010 công ty tăng vốn điều lệ từ 100.000.000.000 đồng lên 115.000.000.000 đồng. Việc tăng vốn do nhu cầu mở rộng sản xuất, thực hiện dự án di dời nhà máy cán thép đến KCN Nhơn Trạch và đầu tư, nâng cấp, đổi mới dây chuyền sản xuất cán thép công suất 180 ngàn tấn/năm nhằm giảm lượng tiêu hao phôi thép, có tác động làm hệ số khả năng sinh lời năm 2010 giảm nhẹ so với năm 2009. Nguyên nhân là từ khủng hoảng nguyên liệu đầu vào ngành thép, đơn vị phải dừng sản xuất nhiều ngày nhưng vẫn đảm bảo trả lương cho công nhân chờ việc. Bên cạnh đó, đơn vị cũng phải cạnh trạnh từ các công ty trong ngành và nhà cung cấp giá rẻ từ Trung Quốc, do đó doanh thu thuần giảm 19,44%, việc tích cực đẩy mạnh công tác tiếp thị, bán hàng đã làm chi phí bán hàng tăng gấp 3 lần, chi phí quản lý tăng 3,67%, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng 28%.
Hệ số nợ đơn vị tăng (0,05 lần) do sử dụng đòn bẩy tài chính, đơn vị đã tiến hành vay ngân hàng làm phát sinh chi phí lãi vay 552.647.000 đồng trong năm 2010, tuy nhiên hệ số nợ không quá cao, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đơn vị cũng tăng vòng quay vốn nhằm giảm chi phí tài chính 19,66%.
Qua phân tích sơ bộ, năm 2010 đơn vị có doanh thu giảm, chi phí tăng nhưng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng 28% so với năm 2009. Nguyên nhân là năm 2009 đơn vị được chuyển lỗ từ năm 2008 và thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm theo Nghị Quyết CP 30/2008/NĐ-CP giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2009. Năm 2010 đơn vị áp dụng thuế suất 25% theo quy định hiện hành và lỗ năm 2008 đã được chuyển lỗ hết năm 2009 nên năm 2010 không điều chỉnh giảm những khoản lỗ này.
* Đối với công ty Dệt sợi HK:
Chỉ tiêu
31/12/2010
01/01/2010
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
72.977.115.629
82.584.792.584
(9.607.676.955)
(11,63)
I – Tiền và các khoản tương đương tiền
2.551.004.576
3.176.410.200
(625.405.624)
(19,69)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
34.357.839.087
41.719.904.138
(7.362.065.051)
(17,65)
IV. Hàng tồn kho
34.963.904.464
37.251.454.273
( 2.287.549.809)
(6,14)
V. Tài sản ngắn hạn khác
1.104.367.502
437.023.973
667.343.529
152,7
2. Thuế GTGT được khấu trừ
148.126.151
-
148.126.151
-
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
956.241.351
437.023.973
519.217.378
118,8
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
24.074.445.392
25.769.866.235
(1.695.420.843)
(6,58)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
97.051.561.021
108.354.658.819
(11.303.097.798)
(10,43)
Bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty Dệt sợi HK
Chỉ tiêu
31/12/2010
01/01/2010
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
A. NỢ PHẢI TRẢ
32.745.487.770
48.315.701.706
(15.570.213.936)
(32,23)
I. Nợ ngắn hạn
32.745.487.770
48.315.701.706
(15.570.213.936)
(32,23)
1. Vay và nợ ngắn hạn
19.501.765.308
24.590.631.742
(5.088.866.434)
(20,69)
2. Phải trả người bán
5.698.574.560
21.336.039.251
(15.637.464.691)
(73,29)
3. Người mua trả tiền trước
-
60.000.000
(60.000.000)
(100)
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
165.754.607
1.964.045.806
(1.798.291.199)
(91,56)
5. Phải trả người lao động
341.523.795
339.399.907
2.123.888
0,626
6. Chi phí phải trả
-
-
-
-
7. Phải trả nội bộ
-
-
-
-
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐXD
-
-
-
-
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
5.616.309.050
8.900.630
5.607.408.420
630.000
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
-
-
-
-
11. Quỹ khen thưởng phúc lợi
1.421.560.450
16.684.370
1.404.876.080
8.420
II. Nợ dài hạn
-
-
-
-
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
64.306.073.251
60.038.957.113
4.267.116.138
7,11
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
97.051.561.021
108.354.658.819
(11.303.097.798)
(10,43)
Bảng 2.6: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty Dệt sợi HK
Chỉ tiêu
31/12/2010
TL/ DTT (%)
31/12/2009
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
1. DT bán hàng và cung cấp DV
170.528.097.735
187.874.991.666
(17.346.893.931)
(9,23)
2.Các khoản giảm trừ DT
-
62.287.309
(62.287.309)
(100)
3. DT thuần
170.528.097.735
100
187.812.704.357
(17.284.606.622)
(9,203)
4. GV hàng bán
159.499.384.609
93,533
171.232.905.500
(11.733.520.891)
(6,85)
5. LN gộp
11.028.713.126
6,467
16.579.798.857
(5.551.085.731)
(33,48)
6. DT hoạt động tài chính
412.171.810
0,242
275.886.909
136.284.901
49,4
7. CP tài chính
4.402.473.283
2,582
1.396.867.703
(3.005.605.580)
215,17
- Chi phí lãi vay
1.571.079.855
0,921
1.090.131.103
480.948.752
44,12
8. CP bán hàng
1.313.555.849
0,77
1.446.005.224
(132.449.375)
(9,16)
9. CP quản lý DN
1.961.294.328
1,15
1.915.796.472
45.497.856
2,37
10. LNT từ hoạt động kinh doanh
3.763.561.476
2,207
12.097.016.367
(8.333.454.891)
(68,9)
11. Thu nhập khác
333.490.255
0,196
580.155.841
(246.665.586)
(42,52)
12. Chi phí khác
17.861.309
0,011
627.837.786
(609.976.477)
(97,16)
13. LN khác
315.628.946
0,185
(47.681.945)
363.310.891
(761,9)
14. LN trước thuế
4.079.190.422
2,392
12.049.334.422
(7.970.144.000)
(66,15)
15. CP thuế TN DN hiện hành
1.307.135.560
0,767
2.409.866.884
(1.102.731.324)
(45,76)
16. CP thuế TN DN hoãn lại
(75.000.000)
-
-
-
-
17. LN sau thuế
2.847.054.862
1,67
9.639.467.538
(6.792.412.676)
(70,46)
Bảng 2.7: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Dệt sợi HK
Hệ số
Công thức áp dụng
Năm 2010
Năm 2009
Biến động
Hệ số thanh toán
Hệ số thanh toán hiện hành
TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
2,23
2,52
(0,29)
Hệ số thanh toán nhanh
(TS ngắn hạn - HTK)/Nợ ngắn hạn
1,16
1,38
(0,22)
Hệ số thanh toán bằng tiền
Tiền/Nợ ngắn hạn
0,11
0,11
-
Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu
(DT/Phải thu KH)*365
5,04
4,86
0,18
Vòng quay HTK
(Giá vốn hàng bán/HTK)*365
4,88
5,04
(0,16)
Vòng quay vốn lưu động
DT/(TS ngắn hạn-Nợ ngắn hạn)
4,24
5,48
(1,24)
Hệ số khả năng sinh lời
Tỷ suất LN gộp
Lãi gộp/DTT
0,06
0,09
(0,03)
Tỷ suất LNT
LN sau thuế/DTT
0,0167
0,0513
(0,0346)
DT trên tổng TS
DTT/Tổng TS
1,76
1,73
0,03
Tỷ suất sinh lời trên TS
(LN trước thuế+CP lãi vay)/Tổng tài sản
0,06
0,12
(0,06)
Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH
(LNTT cho cổ đông thường) /VCSH thuờng
0,1
0,3
(0,2)
Hệ số nợ
Tổng nợ trên VCSH
Nợ phải trả/Vốn CSH
0,51
0,8
(0,29)
Tổng nợ trên tổng TS
Nợ phải trả/ Tổng TS
0,34
0,45
(0,11)
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp phân tích hệ số theo mẫu A510 của công ty Dệt sợi HK
Công ty Dệt sợi HK có hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nhanh giảm do tài sản ngắn hạn giảm. Vòng quay khoản phải thu tăng lên cho thấy chính sách tín dụng của công ty có thay đổi. Khoản phải thu và doanh thu đều sụt giảm cho thấy thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm.
2.2.1.5. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm toán viên bằng cách phỏng vấn, quan sát và kiểm tra thực tế 03 thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ: Môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, giám sát các hoạt động kiểm soát và trả lời các câu hỏi theo mẫu A610 – Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
* Đối với công ty Thép MN:
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TÂM VIỆT–CN Đồng Nai A610-MN
Tên
Ngày
Người thực hiện
xxx
xxx
Người soát xét
xxx
xxx
Tên khách hàng: Công ty Thép MN
Ngày khóa sổ: 31/12/2010
Nội dung: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỆ THỐNG
KSNB CỦA ĐƠN VỊ
A. MỤC TIÊU:
Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.
B. NỘI DUNG CHÍNH:
Hệ thống KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, hệ thống KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của hệ thống KSNB. Hiểu biết tốt về hệ thống KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát.
CÁC THÀNH PHẦN CỦA HT KSNB
Có
Không
Mô tả
TC
1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
1.1. Truyền thông và thực thi tính chính trực và giá trị đạo đức trong doanh nghiệp
- Có quy định về giá trị đạo đức và các giá trị này có được thông tin đến các bộ phận của DN không?
√
- Có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức không?
√
- Các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức được xử lý như thế nào? Cách thức xử lý có được quy định rõ và áp dụng đúng đắn?
√
Quy định trong điều lệ công ty và thỏa ước lao động.
1.2. Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên
- Các nhà quản lý có danh tiếng hoặc bằng chứng về năng lực của họ không?
√
Nêu rõ trong bản thông tin DN.
- DN thường có thiên hướng thuê nhân viên có năng lực nhất hay nhân viên tốn ít chi phí nhất?
Có năng lực nhất.
- DN xử lý như thế nào đối với nhân viên không có năng lực?
Điều chuyển/ sa thải.
1.3. Phong cách điều hành và triết lý của các nhà quản lý doanh nghiệp
- Thái độ của các nhà quản lý DN đối với hệ thống KSNB?
√
Rõ ràng.
- Phương pháp tiếp cận của họ đối với rủi ro?
Dựa trên đơn hàng/ hợp đồng
- Thu nhập của các nhà quản lý có dựa vào kết quả hoạt động hay không?
√
- Mức độ tham gia của các nhà quản lý DN vào quá trình lập BCTC?
Kiểm tra và phê duyệt.
1.4. Cấu trúc tổ chức
- Cơ cấu tổ chức có phù hợp với quy mô, hoạt động kinh doanh và vị trí địa lý kinh doanh của đơn vị không?
√
- Cầu trúc DN có khác biệt với các DN có quy mô tương tự của ngành không?
X
1.5. Phân định quyền hạn và trách nhiệm
- DN có các chính sách và thủ tục cho việc ủy quyền và phê duyệt các nghiệp vụ ở từng mức độ phù hợp không?
√
- Có sự giám sát và kiểm tra phù hợp đối với những hoạt động được phân quyền cho nhân viên không?
√
- Nhân viên của DN có hiểu rõ nhiệm vụ của mình hay không?
√
- Những người thực hiện công tác giám sát có đủ thời gian để thực hiện công việc giám sát của mình không?
√
- Sự bất kiêm nhiệm có được thực hiện phù hợp trong đơn vị không? (ví dụ, tách biệt vị trí kế toán và công việc mua sắm tài sản)
√
1.6. Chính sách nhân sự và thực tế về quản lý nhân sự
- Đơn vị có chính sách và tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đề bạt, và sa thải nhân viên không?
√
- Các chính sách này có được xem xét và cập nhật thường xuyên không?
√
- Các chính sách này có được truyền đạt đến mọi nhân viên của đơn vị không?
√
Phát hành cẩm nang cho nhân viên
- Những nhân viên mới có nhận thức được trách nhiệm của họ cũng như sự kỳ vọng của BGĐ không?
√
- Kết quả công việc của mỗi nhân viên có được đánh giá và soát xét định kỳ không?
√
2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Rủi ro kinh doanh liên quan đến BCTC
- Các nhà quản lý xác định rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC như thế nào?
Dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.
- Ước tính ảnh hưởng về mặt tài chính?
√
Theo hệ số
- Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro kinh doanh?
√
- Các rủi ro kinh doanh phát hiện được giải quyết như thế nào?
Họp HĐQT, lấy ý kiến bằng văn bản.
3. GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
3.1. Giám sát thường xuyên và định kỳ
- Việc giám sát thường xuyên có được xây dựng trong các hoạt động của DN không?
√
- DN có chính sách xem xét lại hệ thống KSNB định kỳ và đánh giá tính hiệu quả của hệ thống không? (Mô tả việc đánh giá nếu có)
√
Báo cáo ban kiểm soát thường niên mọi hoạt động của đơn vị. Vận hành hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
- DN có duy trì bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp không?
√
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có đủ kinh nghiệm chuyên môn và được đào tạo đúng đắn không?
√
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có duy trì hồ sơ đầy đủ về hệ thống KSNB và kiểm tra hệ thống KSNB của đơn vị không?
√
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận sổ sách, chứng từ kế toán và phạm vi hoạt động của họ không bị hạn chế?
X
Phải có sự phê duyệt của giám đốc.
3.2. Báo cáo các thiếu sót của HTKSNB
- DN có các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện kịp thời các biện pháp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KLTN-20092011.doc