Tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở công ty MATEXIM: lời mở đầu
Hơn bao giờ hết, tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ là vấn đề thường xuyên được đặt ra đối với các doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi mà nền kinh tế nước ta sang một giai đoạn mới: xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp để chuyển sang nền kinh tế mở cửa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động khác của xã hội vì trong cơ chế mới các doanh nghiệp đều được bình đẳng cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Để có thể tồn tại được trong thế giới cạnh tranh phức tạp này các Doanh nghiệp phải tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá, tiêu thụ là khâu quyết định trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có bán được hàng doanh nghiệp mới đảm bảo thu hồi vốn bù đắp các chi phí bỏ ra và xác định đúng kết quả tiêu thụ sẽ là điều kiện tồn tại, phát triển để doanh nghiệp tự khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Thực ...
65 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở công ty MATEXIM, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu
Hơn bao giờ hết, tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ là vấn đề thường xuyên được đặt ra đối với các doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi mà nền kinh tế nước ta sang một giai đoạn mới: xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp để chuyển sang nền kinh tế mở cửa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động khác của xã hội vì trong cơ chế mới các doanh nghiệp đều được bình đẳng cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Để có thể tồn tại được trong thế giới cạnh tranh phức tạp này các Doanh nghiệp phải tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá, tiêu thụ là khâu quyết định trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có bán được hàng doanh nghiệp mới đảm bảo thu hồi vốn bù đắp các chi phí bỏ ra và xác định đúng kết quả tiêu thụ sẽ là điều kiện tồn tại, phát triển để doanh nghiệp tự khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Thực tế nền Kinh tế quốc dân đã và đang cho thấy rõ điều đó.
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc tiêu thụ đòi hỏi các Doanh nghiệp Thương mại không ngừng củng cố, nâng cao, hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ để theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của tiến sĩ Nguyễn Minh Phương, các cô chú phòng tài chính - kế toán công ty Vật tư và thiết bị toàn bộ (MATEXIM) cùng với những kiến thức được học tại trường Đại học, tôi đã thực hiện chuyên đề của mình với đề tài:"Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở công ty MATEXIM".
chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong các Doanh nghiệp Thương mại.
Chương 2: Thực trạng hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại công ry MATEXIM.
Chương 3: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ở công ty MATEXIM.
Chương I: những vấn đề lý luận chung về kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp Thương mại
I.Một số vấn đề chung về tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ.
I.1.Khái niệm tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ.
I.1.1.Khái niệm tiêu thụ.
Tiêu thụ là quá trình trao đổi thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của hàng hoá, dịch vụ. Trong quá trình đó Doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng còn khách hàng phải trả cho Doanh nghiệp khoản tiền tương ứng với giá bán cuả sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo giá qui định hoặc giá thoả thuận. Hàng hoá trong các Doanh nghiệp Thương Mại là hàng hoá mua vào để bán ra nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Quá trình tiêu thụ là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn hàng hoá sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả kinh doanh. Quá trình tiêu thụ hàng hoá hoàn tất khi hàng hoá được chuyển giao cho người mua và Doanh nghiệp đã thu được tiền bán hàng hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán.
Qua đó, ta có thể khái quát đặc điểm chủ yếu của quá trình tiêu thụ như sau:
- Về mặt hành vi: Có sự thoả thuận trao đổi diễn ra giữa người mua và người bán. Người bán đồng ý bán, người mua đồng ý mua, người bán xuất giao hàng cho người mua, người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
-Về bản chất kinh tế: Tiêu thụ là quá trình thay đổi quyền sở hữu hàng hoá. Sau khi bán hàng quyền sở hữu hàng hoá chyển cho người mua, người bán không còn quyền sở hữu về số hàng đã bán.
Thực hiện quá trình tiêu thụ , đơn vị bán xuất giao cho khách hàng một khối lượng hàng hoá nhất định theo thoả thuận hoặc hợp đồng đã ký kết và sẽ nhận lại từ khách hàng một khoản tiền tương ứng với giá bán số hàng hoá đó. Doanh thu bán hàng được hình thành đó chính là nguồn bù đắp chi phí và hình thành kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp .
Về nguyên tắc chỉ khi nào chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ đơn vị bán sang khách hàng và khách hàng thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì hàng mới được coi là bán, lúc đó mới phản ánh doanh thu. Do đó tại thời điểm xác nhận là bán hàng và ghi nhận doanh thu có thể Doanh nghiệp thu được tiền hàng hoặc cũng có thể chưa thu được vì người mua mới chỉ chấp nhận trả.
I.1.2.Khái niệm kết quả tiêu thụ.
Kết quả tiêu thụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán ra (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp)
Kết quả tiêu thụ của Doanh nghiệp có thể lãi hoặc lỗ.
Nếu chênh lệch thu nhập > chi phí thì kết quả tiêu thụ có lãi
Nếu chênh lệch thu nhập < chi phí thì kết quả tiêu thụ lỗ
Trường hợp thu nhập = chi phí thì kết quả là hoà vốn.
Việc xác định kết quả tiêu thụ được xác định vào cuối kỳ kinh doanh thường là cuối tháng, cuối năm, cuối quý tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mỗi Doanh nghiệp.
I.2.Vai trò của tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuần hoàn vốn và nó là cơ sở để xác định kết quả tiêu thụ.
Với các Doanh nghiệp, bán được hàng thì mới có thu nhập để bù đắp chi phí đã bỏ ra và có lãi. Xác định chính xác doanh thu tiêu thụ hàng hoá là cơ sở để đánh giá các chỉ tiêu Kinh tế- Tài chính, trình độ hoạt động của đơn vị và thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
Đối với người tiêu dùng việc tiêu thụ hàng hoá đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chỉ có thông qua bán hàng thì tính hữu ích của hàng hoá mới được thực hiện và được xác định về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian, sự phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng mới được xác định rõ. Như vậy bán hàng là điều kiện để tái sản xuất Xã hội .
Quá trình tiêu thụ còn ảnh hưởng đến quan hệ cân đối giữa các ngành, giữa các Doanh nghiệp với nhau, tác động đến quan hệ cung cầu trên thị trường. Việc tiêu thụ hàng hoá của Doanh nghiệp mà tổ chức tốt, thông suốt sẽ tác động đến hoạt động mua hàng, sản xuất, dự trữ, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình kinh doanh tiến hành một cách nhanh chóng, đồng vốn được luân chuyển nhanh. Kinh doanh có lãi thì Doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng thị tưrờng, nâng cao nghiệp vụ, trình độ quản lý và đời sống của cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp, tạo nguồn tích luỹ quan trọng trong nền Kinh tế quốc dân. Một Doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả nếu có tích luỹ và toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh đều được bù đắp lại bằng thu nhập vềtiêu thụ.
Tiêu thụ được hàng hoá là điều kiện vô cùng quan trọng để Doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Do đó công tác bán hàng cần phải được nắm bắt, theo dõi chặt chẽ, thường xuyên quá trình bán hàng từ khâu mua hàng, dự trữ, bán hàng, thanh toán thu nộp kịp thời đảm bảo xác định kết quả kinh doanh đúng tránh hiện tượng lãi giả, lỗ thật.
I.3. Các phương thức về tiêu thụ và thủ tục chứng từ về tiêu thụ.
I.3.1.Phương thức bán buôn :
I.3.1.1.Bán buôn vận chuyển thẳng:
Là trường hợp hàng hoá bán cho bên mua được giao thẳng từ kho của bên cung cấp hoặc từ bến cảng nhà ga chứ không qua kho của Công ty. Bán buôn vận chuyển thẳng là phương thức bán hàng tiết kiệm nhất vì nó giảm được chi phí lưu thông, tăng nhanh sự vận động của hàng hoá. Nhưng phương thức này chỉ áp dụng trong trường hợp cung ứng hàng hoá có kế hoạch, khối lượng hàng hoá lớn, hàng bán ra không cần phân loại, chọn lọc, bao gói.
I.3.1.2.Bán buôn hàng qua kho:
Là hình thức bán hàng mà hàng hoá được đưa về kho của đơn vị rồi mới tiếp tục chuyển bán .
Bán buôn qua kho được tiến hành dưới hai hình thức :
- Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này bên bán xuất kho để giao hàng cho bên mua tại địa điểm người mua đã qui định trong hợp đồng kinh tế giữa hai bên bằng phương tiện vận tải tự có hoặc thuê ngoài. Hàng hoá trong khi vận chuyển vẫn thuộc quyền sỏ hữu của bên bán. Chứng từ gửi hàng đi là phiếu gửi hàng, vận đơn vận chuyển. Chứng từ bán hàng cũng là hoá đơn hoặc phiếu xuất kho kiêm hoá đơn. Hàng hoá gửi đi chưa phải là bán mà vẫn thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp. Hàng gửi đi được xác định là tiêu thụ khi bên mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Hình thức bán hàng này được áp dụng phổ biến ở đơn vị bán buôn có uy tín, có khả năng chủ động chuyển hàng, tổ chức vận chuyển hợp lý, tiết kiệm. Chứng từ được lập với nhiều liên gửi cho các bộ phận liên quan và gửi kèm hàng hoá.
- Bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp :
Theo hình thức này bên mua cử cán bộ nghiệp vụ trực tiếp đến mua hàng và nhận hàng trực tiếp tại kho của bên bán, số hàng được coi là tiêu thụ vì đã chuyển quyền sở hữu. Việc thanh toán tiền bán hàng theo hình thức nào tuỳ thuộc vào hợp đồng kinh tế giữa hai bên.
I.3.2.Phương thức bán lẻ hàng hoá.
Trong phương thức bán lẻ hiện nay áp dụng hai biện pháp tiêu thụ chủ yếu sau:
I.3.2.1.Phương thức tiêu thụ thu tiền tập trung:
Là phương thức tiêu thụ mà nghiệp vụ bán hàng và thu tiền tách rời nhau, mỗi quầy hàng có nhân viên thu ngân làm nhiệm vụ viết hoá đơn hoặc phiếu thu tiền của khách hàng. Khách hàng sẽ cầm hoá đơn hoặc phiếu thu đến nhận hàng ở quầy do nhân viên bán hàng giao và trả hoá đơn, phiếu thu cho nhân viên bán hàng. Cuối ca, cuối ngày nhân viên thu ngân kiểm tiền làm giấy nộp tiền bán hàng, còn nhân viên bán hàng căn cứ vào số hàng đã giao theo các hoá đơn và phiếu thu thu lại hoặc kiểm kê hàng hoá còn lại cuối ca, cuối ngày để xác định hàng hoá đã giao, lập báo cáo bán hàng trong ca (ngày). Đối chiếu số tiền nộp theo giấy nộp tiền với doanh thu bán hàng theo các báo cáo bán hàng để xác định thừa và thiếu tiền hàng. Do có việc tách rời giữa ngời bán và ngời thu tiền như vậy sẽ tránh được sai sót, mất mát hàng và tiền. Người bán chỉ giao hàng nên tránh được nhầm lẫn về tiền hàng trong quá trình bán, mặt khác họ sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị hàng hoá phục vụ khách hàng tốt hơn.
Tuy vậy hình thức này có nhược điểm là gây phiền hà cho khách hàng, vì thế ít được áp dụng với những mặt hàng có giá trị cao.
I.3.2.2.Phương thức tiêu thụ thu tiền trực tiếp:
Đây là phương thức bán hàng mà nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách. Trong phương thức này nhân viên bán hàng là người chịu trách nhiệm vật chất về số hàng đã nhận ra quầy để bán lẻ. Để phản ánh rõ số lượng hàng nhận ra và đã bán thì nhân viên bán hàng phải tiến hành hạch toán nghiệp vụ trên các thẻ hàng ở quầy hàng. Thẻ hàng được mở cho từng mặt hàng để ghi chép sự biến động của hàng hoá trong từng ca, từng ngày. Cuối ca, ngày nhân viên bán hàng phải kiểm tiền, làm giấy nộp tiền bán hàng trong ca, ngày để ghi chép vào thẻ và xác định số lượng hàng bán ra trong ca, ngày của từng mặt hàng bằng công thức tính :
Lượng hàng bán ra = Lượng hàng còn lại + Lượng hàng nhận - Lượng hàng còn trong ca , ngày đầu ca , ngày trong ca, ngày cuối ca, ngày
Sau đó lập báo cáo bán hàng
Tổng doanh số bán ra = tổng lượng bán * giá bán
Chứng từ là giấy nộp tiền và báo cáo bán hàng do nhân viên bán hàng lập. Phương thức này áp dụng phổ biến ở những công ty Thương mại bán lẻ vì tiết kiệm được lao động, khách mua hàng thuận tiện nhưng nếu không quản lý chặt chẽ dễ xảy ra tiêu cực, mất tiền ...
I.3.3. Theo phương thức gửi hàng đại lý, ký gửi :
Bán hàng đại lý, ký gửi là phương thức mà bên chủ hàng xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi để bán. Bên đại lý sẽ đợc hưởng hoa hồng. Kế toán căn cứ biên bản giao hàng đại lý và quyết toán số hàng đã bán.
I.3.4.Bán hàng trả góp :
Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải trả thêm lãi do trả tiền chậm .
Theo phương thức trả góp, về mặt hạch toán khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ.
I.3.5. Theo phương thức đặt hàng:
Phương thức tiêu thụ này ngày càng phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú. Theo phương thức này thì Doanh nghiệp cử người mang hàng đến tận nhà khách và chi phí đó do khách hàng chi trả .
1.4. Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ:
I.4.1.Các yếu tố cấu thành việc xác định kết quả tiêu thụ.
a. Doanh thu tiêu thụ : Là tổng giá trị thực hiện do việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng .
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế: Doanh thu tiêu thụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp: Doanh thu tiêu thụ là toàn bộ tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
- Doanh thu thuần: Là số chênh lệch giữa tổng doanh thu với các khoản giảm trừ (giảm giá, hàng bán bị trả lại), thuế xuất khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt.
b. Các khoản giảm trừ
- Giảm giá hàng bán: Phát sinh trong trường hợp đã lập hoá đơn bán hàng cho người mua nhưng bị người mua khiếu nại về hàng kém phẩm chất, không đúng qui cách, giao hàng không đúng thời hạn và được người bán cho giảm giá.
-Hàng bán bị trả lại: Là toàn bộ số hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại hoặc từ chối thanh toán do kém phẩm chất không đúng qui cách, mẫu mã, giao hàng không đúng điều kiện hợp đồng kinh tế đã ký kết.
c.Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí cần thiết để mua số hàng bán hoặc để sản xuất số hàng bán đó .
Đối với hoạt động Thương Mại, giá vốn hàng bán là giá thanh toán hàng mua và toàn bộ chi phí có liên quan đến việc mua hàng. Trị giá hàng xuất bán được xác định theo một trong các phương pháp sau:
* Phương pháp giá đơn vị bình quân:
Theo phương pháp này, giá thực tế hàng hoá xuất trong kỳ được tính theo giá trị bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước hay bình quân sau mỗi lần nhập)
Trị giá mua thực tế = số lượng hàng * giá đơn vị bình quân
hàng xuất kho xuất kho
Trong đó :
Giá đơn vị
bình quân
cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lượng thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao. Hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởngđến công tác quyết toán nói chung
Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước
=
Giá thực tế hàng hoá tồn kho đầu kỳ (cuối kỳ trước)
Lượng thực tế hàng hoá tồn kho đầu kỳ (cuối kỳ trước)
Phương pháp này đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động hàng hoá trong kỳ. Tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả hàng hoá kỳ này .
Giá đơn vị bình quân = Giá thực tế hàng hoá tồn trước khi nhập cộng số nhập
sau mỗi lần nhập Lượng thực tế tồn trước khi nhập cộng lượng nhập
Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của cả 2 phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật. Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần.
* Phương pháp nhập trước - xuất trước: Theo phương pháp này giả thiết số hàng nào nhập trước thì xuất kho trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất.
Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả giảm hoặc có xu hướng giảm.
* Tính theo phương pháp nhập sau- xuất trước: Theo phương pháp này giả thiết lô hàng nào nhập sau thì xuất trước.
Phơng pháp này thích hợp trong trường hợp lạm phát.
* Phương pháp trực tiếp (phương pháp giá thực tế đích danh): Theo phương pháp này, hàng hoá được xác định giá trị theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng (trừ trường hợp điều chỉnh). Khi xuất hàng hoá nào sẽ tính theo giá thực tế của hàng hoá đó. Phương pháp này thường sử dụng với các loại hàng hoá có giá trị cao và có tính tách biệt.
* Phương pháp giá hạch toán: Theo phương pháp này, toàn bộ hàng hoá biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán. Giá hạch toán là giá ổn định do Doanh nghiệp tự xây dựng, giá này không có tác dụng giao dịch với bên ngoài, việc xuất nhập hàng ngày được thực hiện theo giá hạch toán. Cuối kỳ kế toán phải tính ra giá thực tế theo công thức :
Trị giá thực tế của hàng = Trị giá hạch toán của hàng * H
xuất trong kỳ xuất trong kỳ
H : Hệ số giá
Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ hàng chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý.
d. Các khoản thuế phải nộp liên quan đến việc tiêu thụ.
- Thuế GTGT : Là loại thuế gián thu, tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và do người tiêu dùng cuối cùng chịu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế gián thu tính trên doanh thu của một số mặt hàng do Nhà nước qui định nhằm thực hiện sự điều chỉnh của Nhà nước đối với người tiêu dùng.
- Thuế xuất khẩu: Là loại thuế tính trên doanh thu của hàng hoá bán ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
e. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp .
- Chi phí bán hàng : Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết phục vụ trực tiếp đến quá trình tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hành, chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí quản lý Doanh nghiệp: Là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả Doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý Doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như: chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác.
I.4.2 Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ.
Doanh thu = Tổng doanh thu - Các khoản - Thuế tiêu thụ đặc biệt
thuần tiêu thụ giảm trừ Thuế xuất khẩu(nếu có)
Lãi thuần từ hoạt động = Doanh thu - Giá vốn - Chi phí bán hàng,
sản xuất kinh doanhh thuần hàng bán CPQL Doanh nghiệp
II. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ.
II.1. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ.
Đối với Doanh nghiệp Thương Mại tài sản chủ yếu là hàng hoá, là yếu tố biến động nhất và được quan tâm nhiều nhất. Vốn hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn lưu động cũng như tổng số vốn kinh doanh của Doanh nghiệp. Chính vì vậy kế toán tiêu thụ là khâu chủ yếu quan trọng nhất.
Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ bao gồm:
- Phản ánh đầy đủ và kịp thời chi tiết sự biến động của hàng bán ở tất cả các trạng thái, hàng đi đường, hàng trong kho, trong quầy, hàng gia công chế biến, hàng gửi đại lý nhằm đảm bảo quản lý hàng hoá ở cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị .
- Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ và kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp: mức bán ra, doanh thu bán hàng về thời gian và địa điểm theo tổng số và theo nhóm hàng. Quan trọng nhất là chỉ tiêu lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh Thương mại, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí.
- Phản ánh chính xác và kịp thời doanh thu tiêu thụ để xác định kết quả, đôn đốc kiểm tra để đảm bảo việc thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý .
- Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kết quả kinh doanh cung cấp số liệu lập quyết toán đầy đủ, kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước...
II.2.Kế toán tổng hợp nghiệp vụ tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ.
II.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng
a.Chứng từ : +Phiếu thu, phiếu chi
+ Hoá đơn GTGT
+ Hoá đơn bán hàng
+ Giấy báo nợ, có của Ngân hàng
+ Các chứng từ khác có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng
b. Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 511 "doanh thu bán hàng": Tài khoản này dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế của Doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.
Tài khoản này gồm 3 tài khoản cấp 2 :
+ TK 5111" doanh thu bán hàng hoá "
+ TK 5112"doanh thu bán thành phẩm"
+ TK 5113"doanh thu cung cấp dịch vụ"
Kết cấu và nội dung TK 511"doanh thu bán hàng"
- Bên nợ :
+ Giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu bán hàng.
+ Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp Nhà nước.
+Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
- Bên có :
Tổng số doanh thu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
* TK 512 " Doanh thu bán hàng nội bộ ": TK này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng cho các đơn vị nội bộ Doanh nghiệp.
TK này gồm 3 TK cấp 2 : + TK 512 " doanh thu bán hàng hoá "
+ TK 5122 "doanh thu bán sản phẩm"
+ TK 5123 "doanh thu cung cấp dịch vụ"
Kết cấu và nội dung TK 512 : Tương tự như TK 511
*TK 531 " H àng bán bị trả lại ": TK này dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.
Kết cấu và nội dung TK 531
- Bên nợ:
Tập hợp các khoản doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại
- Bên có:
Kết chuyển doanh thu của số hàng bị trả lại
TK này cuối kỳ không có số dư
* TK 532 "giảm giá hàng bán": TK này dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.
- Được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận.
Kết cấu và nội dung TK 532
- Bên nợ:
+Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong kỳ.
- Bên có:
+ Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán
TK 532 cuối kỳ không có số dư
* TK 632 "giá vốn hàng bán": Dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, xuất bán trong kỳ.
Kết cấu và nội dung TK 632:
- Bên nợ:
+ Trị giá vốn của thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp
- Bên có:
+ Kết chuyển trị giá vốn hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
TK 632 cuối kỳ không có số dư.
* TK 157 "Hàng gửi đi bán": Được sử dụng để theo dõi giá trị của hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm hàng hoá nhờ bán đại lý, ký gửi hay giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người mua nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Kết cấu và nội dung TK 157
- Bên nợ:
+ Giá trị sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ gửi bán, gửi đại lý hoặc đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận.
- Bên có:
+ Giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng thanh
toán hoặc chấp nhận thanh toán
+ Giá trị hàng gửi bán bị từ chối, trả lại
Dư nợ: Giá trị hàng gửi bán cha được chấp nhận .
TK 641 "Chi phí bán hàng": Dùng để phản ánh các khoản chi phí bán hàng thực tế phát sinh.
TK này gồm 7 TK cấp 2:
+ TK 6411" chi phí nhân viên"
+ TK 6412 " chi phí vật liệu, bao bì"
+ TK 6413 " chi phí dụng cụ đồ dùng"
+TK 6414" chi phí khấu hao TSCĐ"
+ TK 6415" chi phí bảo hành"
+ TK 6417" chi phí dịch vụ mua ngoài "
+ TK 6418" chi phí bằng tiền khác "
Kết cấu và nội dung TK 641
- Bên nợ:
+ Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
- Bên có:
+ Các khoản giảm chi phí bán hàng
+ Kết chuyển chi phí bán hàng
- TK này không có số dư cuối kỳ
* TK 642 "Chi phí quản lý Doanh nghiệp": TK này được tập hợp theo từng yếu tố, các khoản chi này được phản ánh trên TK 642
TK này gồm 8 TK cấp 2:
+ TK 6421" Chi phí nhân viên quản lý "
+ TK6422 "chi phí vật liệu quản lý"
+ TK 6423 "chi phí đồ dùng văn phòng "
+ TK 6424 " chi phí khấu hao TSCĐ "
+ TK 6425 " thuế, phí và lệ phí "
+ TK 6426" chi phí dự phòng "
+ TK 6427 "chi phí dịch vụ mua ngoài "
+ TK 6428" chi phí bằng tiền khác "
Kết cấu và nội dung TK 642
- Bên nợ:
Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
- Bên có:
+ Các khoản giảm chi phí quản lý Doanh nghiệp
+ Kết chuyển chi phí quản lý Doanh nghiệp
- TK 642 không có số dư cuối kỳ
* TK 3331 “Thuế giá trị gia tăng phải nộp“: Tài khoản này phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đã nộp và số thuế GTGT còn phải nộp.
Kết cấu và nội dung TK 3331
- Bên nợ:
+ Số thuế GTGT đã khấu trừ
+ Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp
+ Số thuế GTGT đã nộp vào Ngân sách
+ Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại
Bên có:
+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp cho hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ, trao đổi, biếu tặng trong kỳ.
+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hoạt động tài chính, hoạt đọng bất thờng
+ Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu
- Số dư có: Phản ánh số thuế GTGT còn phải nộp
- Số dư nợ: Phản ánh số thuế GTGT đã nộp thừa vào Ngân sách
* TK 911" Xác định kết quả kinh doanh": Dùng để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung TK 911
- Bên nợ:
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán
+ Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động bất thờng
+ Kết chuyển lãi hoạt động kinh doanh trong kỳ
- Bên có:
+ Kết chuyển doanh thu thuần của số hàng hoá trong kỳ
+ Kết chyển lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ
- TK 911 cuối kỳ không có số dư
II.2.2. Kế toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng:
Với mỗi phương thức bán hàng chúng ta có cách hạch toán riêng, tuỳ theo Doanh nghiệp Thương mại áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp nào.
Theo quy định 1141 TC/CĐKT 1/11/1995 thì kế toán hàng tồn kho của Doanh nghiệp phải được tiến hành theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) và phương pháp kiểm kê định kỳ(KKĐK). Đồng thời tuỳ theo Doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế hay phương pháp trực tiếp mà hạch toán cho phù hợp.
II.2.2.1.Trường hợp Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho phơng pháp KKTX
A. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
a.Bán buôn.
* Bán buôn qua kho :
+ Bán buôn theo phương thức giao hàng tại kho :
Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức giao hàng tại kho
TK 511 TK 111,112
Doanh thu bán hàng thu tiền trực tiếp
Bán chịu cho
TK 3331(1) khách hàng TK 131
Thuế GTGT phải nộp
+ Trường hợp trao đổi hàng
Nếu hàng đem đi trao đổi thuộc diện chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và hàng nhận về được dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi :
- Khi đem hàng đi trao đổi
Phản ánh giá vốn hàng đi trao đổi
Nợ TK 632
Có TK 156
Phản ánh trị giá số hàng đem đi trao đổi
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 33311
- Khi nhận hàng :
Nợ TK 156, 152
Nợ TK 133
Có TK 131
* Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng
+ Phản ánh giá mua của hàng hoá đã tiêu thụ
Nợ TK 632:Giá mua của hàng hoá cha có VAT
Nợ TK 133: VAT đợc khấu trừ (nếu có)
Có TK 331: Số tiền theo giá thanh toán phản ánh DT bán hàng
+ Phản ánh doanh thu của hàng hoá tiêu thụ:
Nợ TK 131: Số tiền phải thu theo giá thanh toán
Có TK 511: DT bán hàng không có thuế GTGT
Có TK 3331(1):thuế VAT đầu ra của hàng hoá tiêu thụ
* Bán buôn theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận :
Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận
TK 511 TK 111,112,131 TK 531,532
Doanh thu bán hàng của số hàng
đợc chấp nhận (chưa có VAT) Các khoản giảm trừ
doanh thu
TK 3331
Thuế GTGT đầu ra
a. Bán lẻ : (Thu tiền tập trung, thu tiền trực tiếp )
Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức bán lẻ
TK 511
TK 111,112
TK 3331
Bán hàng thu tiền ngay
c. Phương thức giao hàng đại lý:
+ Tại đơn vị giao đại lý:
Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng tại đơn vị giao đại lý
TK 511 TK 131 TK 641
Doanh thu của hàng giao Hoa hồng trả cho đại lý
đại lý bán được
TK 3331
Thuế VAT
hàng đã bán
+ Tại đơn vị nhận bán hàng đại lý, ký gửi:
Khi nhận hàng căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng ghi:
Nợ TK 003
Khi bán được hàng (hoặc không bán được trả lại)
BT1: Xoá sổ số hàng đã bán hoặc trả lại:
Có TK 003
BT2: Phản ánh số tiền bán hàng đại lý đã bán được:
Nợ TK 111,112,131
Có TK 331:Số tiền phải tả cho chủ hàng
BT 3: Phản ánh số hoa hồng được hưởng không VAT
Nợ TK 331: Hoa hồng được hưởng
Có TK 511: Hoa hồng được hưởng
BT4: Số thuế VAT phải nộp tính trên chênh lệch giá hoặc hoa hồng được hưởng (hàng hoá tính trên giá bán cả thuế VAT)
Nợ TK 331:Thuế VAT phải nộp
Có TK 3331:Thuế VAT phải nộp
Khi thanh toán tiền cho chủ hàng:
Nợ TK 331: Số tiền đã thanh toán
Có TK 111,112: Số đã thanh toán
Sơ đồ hạch toán tiêu thụ tại đơn vị bán hàng đại lý
TK 911 TK 511 TK 111,112
Kết chuyển doanh thu Hoa hồng đại lý
thuần được hưởng
Toàn bộ tiền hàng
TK 003 TK 331
-Nhận -Bán Phải trả chủ hàng
-Trả lại
Thanh toán tiền hàng cho chủ hàng
d. Phương thức bán hàng nội bộ.
Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức bán hàng nội bộ
TK 133
TK 512 TK 111,112
Doanh thu bán hàng nội bộ
TK 136(8)
TK 3331(1)
VAT được khấu trừ Số tiền phải thu nội bộ
e. Phương thức bán hàng trả góp:
Sơ đồ bán hàng trả góp
TK 911 TK 511 TK 111,112
K/c doanh thu Doanh thu theo
thuần giá bán thu tiền Số tiền người mua trả lần đầu
TK 33311
VAT phải nộp tính trên giá bán thu TK 131
tiền ngay
Tổng số tiền còn Thu ở người mua
TK 711 thu ở người mua các kỳ sau
Lợi tức trả chậm
B. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Đối với các Doanh nghiệp này, quy trình và cách thức hạch toán cũng tương tự như các Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ chỉ khác trong chỉ tiêu doanh thu bao gồm cả thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế GTGT phải nộp cuối kỳ ghi nhận vào chi phí quản lý
- Doanh thu của hàng tiêu thụ
Nợ TK 111,112,131,1368 : Tổng giá thanh toán
Có TK 511,512 : Doanh thu bán hàng
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ
Nợ TK 642 : CPQLDN
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
II.2.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
* Hạch toán giảm giá hàng bán:
Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán.
TK 111,112,131 TK 532 TK 511,512
Số tiền giảm giá Cuối kỳ kết chuyển
cho người bán xác định doanh thu thuần
* Hạch toán hàng bán bị trả lại:
Sơ đồ : Hạch toán hàng bán bị trả lại
TK 111,112 TK 531 TK 511,512
Trả tiền cho ngời mua về Cuối kỳ kết chuyển
số hàng bán bị trả lại. doanh thu hàng bán
bị trả lại
TK 632 TK 156,155
GVHB bị trả lại nhập kho
II.2.2.3. Hạch toán giá vốn hàng bán :
Sơ đồ hạch toán giá vốn theo phương pháp KKTX
TK 156 TK 157 TK 632 TK 911
Xuất hàng gửi đại lý Hàng gửi bán được xác K/c GVHB để xác định
nhận là tiêu thụ kết quả kinh doanh
Xuất bán trực tiếp tại kho
II.2.2..4. Trường hợp DN áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK
A. Đối với Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Đối với Doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKĐK hạch toán các nghiệp vụ về tiêu thụ thành phẩm chỉ khác với các Doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX trong việc xác định giá vốn thành phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhập, xuất kho và tiêu thụ. Còn việc phản ánh doanh thu và các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế VAT…hoàn toàn giống nhau.
* Đầu kỳ kinh doanh kết chuyển trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 155
Có TK 157: Trị giá vốn hàng gửi bán chưa bán được đầu kỳ
* Trong kỳ kinh doanh căn cứ vào các chứng từ phản ánh nhập - xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ kế toán ghi các bút toán sau:
- Các bút toán phản ánh doanh thu tiêu thụ, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại ghi giống như phương pháp KKTX.
Riêng với giá vốn của hàng bán bị trả lại nếu xử lý bồi thường, bán thu bằng tiền tính vào chi phí bất thường hay trừ vào quỹ dự phòng tài chính ghi như sau:
Nợ TK 138(8):
Nợ TK 334: Quyết định trừ vào lương
Nợ TK 821: Tính vào chi phí bất thường
Nợ TK 415: Trừ vào quỹ dự phòng tài chính
Nợ TK 111,112: Bán phế liệu thu bằng tiền
Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trả lại đã xử lý.
Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá, chiết khấu bán hàng, doanh thu của hàng bị trả lại vào tổng doanh thu bán hàng trong kỳ giống như phương pháp KKTX
Để xác định giá vốn hàng bán kế toán ghi các bút toán kết chuyển
Giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp.
Nợ TK 632
Có TK 631
Giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ chưa tiêu thụ trong kỳ
Nợ TK 157: Hàng đang gửi bán, ký gửi
Nợ TK 155: Thành phẩm tồn kho
Có TK 632: Giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ
-Kết chuyển giá vốn hàng bán đã xác định là tiêu thụ
Nợ TK 911
Có TK 632
B. Đối với Doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Các bút toán hạch toán trị giá hàng tồn đầu kỳ, cuối kỳ, ghi tương tự như doanh nghiệp kế toán theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK
Đối với doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán gồm cả thuế GTGT đầu ra phải nộp. Do đó các khoản điều chỉnh giảm doanh thu ở các TK 531, TK 532 cũng có cả VAT trong đó. Chỉ khác là trong giá của hàng hoá xuất kho gồm cả VAT đầu vào
VAT phải nộp trong kỳ ghi :
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý Doanh nghiệp
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp .
II.2.3. Kế toán xác định kết quả bán hàng:
II.2.3.1. Hạch toán chi phí bán hàng
TK 334, 338
TK 641
TK 152
TK 911
TK 142
TK 152, 153
TK 214
TK 335,331,142,...
Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên BH
Chi phí vật liệu dụng cụ phục vụ cho bán hàng
Chi phí KHTSCĐ phục vụ cho bán hàng
Các chi phí khác liên quan đến bán hàng
Chi phí chờ kết chuyển
Kết chuyển
Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả KD
Các khoản giảm chi phí bán hàng
Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
II.2.3.2. Hạch toán chi phí quản lý Doanh nghiệp
Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý Doanh nghiệp
TK 334, 338
TK 642
TK 152, 111
TK 911
TK 142
TK 152, 153
TK 214
TK 335,331,142,...
Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp
Chi phi vật liệu dụng cụ phục vụ cho quản lý
Chi phi KHTSCĐ phục vụ quản lý
Các chi phí khác liên quan đến quản lý
Chi phí chờ kết chuyển
Kết chuyển
Kết chuyển chi phí quản lý để xác định kết quả KD
Các khoản giảm chi phí quản lý
TK 33311
Thuế GTGT phải nộp (đơn vị tính thuế GTGT trực tiếp)
TK 139, 159
Trích lập dự phòng
II.2.2.3. Kế toán xác định kết quả bán hàng
- Cuối kỳ khi xác định được doanh thu kế toán ghi :
Nợ TK 511: Doanh thu thuần về tiêu thụ
Có TK 911: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- K/c giá vốn sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ:
Nợ TK 911: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 632: Giá vốn hàng bán
- K/c chi phí bán hàng:
Nợ TK 911
Có TK 641,1422: Chi tiết chi phí bán hàng
- K/c chi phí quản lý:
Nợ TK 911
Có TK 642,1422: Chi tiết chi phí quản lý
-K/c kết quả tiêu thụ:
+ Nếu lãi ghi:
Nợ TK 911
Có TK 421
+ Nếu lỗ ghi :
Nợ TK 421
Có TK 911
Sơ đồ hạch toán kết quả tiêu thụ
TK 632 TK 911 TK 511
K/c giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ K/c doanh thu về tiêu thụ
TK 641,642 TK 421
K/c chi phí bán hàng, chiphí QLDN K/c lỗ về doanh thu
TK 1422
Chờ K/c K/c K/c lãi về doanh thu
II.2.4. Hình thức tổ chức sổ kế toán.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh mà Doanh nghiệp lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, công tác kế toán và trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán. Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức sau :
Hình thức Nhật ký chung : Hình thức này có đặc trưng cơ bản là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào Sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu để ghi vào Sổ cái theo từng nghiệp vụ.
Hình thức Nhật ký - Sổ cái: Có đặc trưng cơ bản là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký Sổ cái
Hình thức Chứng từ ghi sổ: Đặc trưng cơ bản của hình thức này là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ“. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm :
Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ .
Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái
Hình thức Nhật ký- chứng từ: Hình thức này có các loại sổ :
- Nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái, sổ hoặc thẻ chi tiết .
- Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc và các bảng phân bổ để ghi vào các Nhật ký- chứng từ, bảng kê, sổ chi tiết có liên quan .
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký- chứng từ vào Sổ cái .
Đối với kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh gồm có các sổ tổng hợp và các sổ chi tiết sau :
+ Bảng kê số 5 “ Tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp “
+ Bảng kê số 8 “ Bảng kê nhập xuất, tồn, kho hàng hoá “
+ Bảng kê số 9 “Bảng tính giá thực tế thành phẩm”
+ Bảng kê số 10 “Bảng kê hàng gửi đi bán“
+ Bảng kê số 11 “Bảng kê thanh toán với người mua “
+ Nhật ký chứng từ số 8
+ Sổ cái TK 511,632,641,642,911...
` Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số Nhật ký-chứng từ, báng kê có liên quan như : nhật ký chứng từ số 1, 2...
Chương II: thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty matexim
I-Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty matexim.
I.1-Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty MATEXIM là một tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu trực thuộc Bộ Công nghiệp được thành lập theo quyết định số 14/CP ngày 12/1/1979. Tiền thân của công ty MATEXIM là Công ty vật tư trực thuộc Bộ Cơkhí và luyện kim (nay là Bôk Công nghiệp) được thành lập theo quyết định số 14 CKLK/TC2 ngày 1/9/1969.
Tên Công ty: Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ – MATEXIM.
Tên giao dịch đối ngoại:
Trụ sở chính: Đường Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu giấy – Hà Nội.
Hiện nay Công ty vật tư và Thiết bị toàn bộ có 10 đơn vị trực thuộc sau:
- Chi nhánh vật tư miền Nam (số 127 Lý Chính Thắng- Quận 3 - TPHCM)
- Chi nhánh vật tư Tây Nguyên (Km 5 QL14 P Tân An – TP Buôn Ma Thuột)
- Chi nhánh vật tư Nam Hà Nội (Thị trấn Phú Xuyên – Hà Tây)
- Chi nhánh vật tư TháI Nguyên (Xã Trung Thành – Phổ Yên TháI Nguyên)
- Chi nhánh vật tư HảI Phòng (Số 1 Lê Lai – TP HảI Phòng)
- Trạm kinh doanh vật tư thiết bị Đà Nẵng (số 57 Lý Chính Thắng –TP Đà Nẵng)
- Xí nghiệp vật tư vận tảI (số 69 Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội)
- Xí nghiệp Thương mại dịch vụ (Hoàng Quốc Việt – Hà Nội)
- Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ (Cầu Diễn – Hà Nội)
- Xí nghiệp Bán xe máy và dịch vụ do Honda uỷ nhiệm (Km số7 đường Nguyễn TrãI – Hà Nội)
I. 2 Tình hình tài chính của Công ty MATEXIM.
Ngày 27/8/1991 Công ty đã nhận tổng số vốn: 17.874.000.000đ.
Trong đó:
Vốn cố định: 3.025.000.000đ.
Vốn lưu động: 13.418.000.000đ.
Vốn khác: 1.431.000.000đ.
Giá trị tài sản tính đến ngày 31/12/1991 là: 10.637.690.588đ.
Trong đó:
Ngân sách Nhà Nước cấp: 7.742.911.760đ
Vốn huy động khác: 2.894.778.828đ.
TSCĐ tính bằng hiện vật: + Gần 100.000 m2 kho có mái che 12.283 m2
+ Gần 2.215 m2 nhà xưởng sản xuất kinh doanh
+ Gần 4.250 m2 văn phòng làm việc.
- Gía trị tài sản và vốn tính đến ngày 31/12/2000.
Vốn cố định: 13.499.000.000đ.
Vốn lưu động: 18.588.000.000đ.
Vốn khác: 2.853.000.000đ.
I.3. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty MATEXIM.
MATEXIM xuất nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh các loại vật tư, phụ tùng thiết bị phục vụ cho sản xuất của ngành công nghiệp và các ngành KTQD trong cả nước, làm các nhiệm vụ liên quan đến mọi lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh và sản xuất…
I.3.1. Mặt hàng kinh doanh vầ xuất nhập khẩu chủ yếu:
+ Các loại động cơ Diezen, động cơ xăng và động cơ thuỷ.
+ Các loại máy nông nghiệp và chế biến lương thực.
+ Các loại máy nông ngư cơ.
+ Thiếc và các laọi khoáng sản
+ Các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ và mây tre đan
+ Thép Bilét để sản xuất thép
+ Gang thỏi
+ Các loại thép hợp kim cao cấp, thép dụng cụ, thép chế tạo, thép tấm, thép cuộn và các loại thép chuyên dùng khác.
+ Các loại kim loại mầu như nhôm, đồng, chì, kẽm...
+ Fero các loại : Fe - si , Fe - Mn , Fe - Cr...
+ Các than điện cực và gạch chịu lửa ...
+ Các loại máy móc thiết bị và phụ tùng dùng trong công công nghiệp, xây dựng giao thông vận tải, khai thác mỏ và các thiết bị chuyên dùng cho các ngành kinh tế khác .
+ Các vòng bi , dây cu roa .
+ Các thiết bị vật tư phụ tùng chiếu sáng .
+ Cấc thiết bị trang trí nội thất .
I.3.2. Về đại lí bán hàng:
+ Đại lí độc quyền cho tập đoàn SUDMO của CHLB Đức về thiết bị phụ tùng và dây truyền công nghệ sản suất bia, nước giải khát sữa chế biến hoa quả ...
+ Đại lí bán các loại xe nâng hàng của hãng Logitrans - Đan Mạch .
+ Đại lý và vận chuyển xe máy cho công ty Honda.
I.3.3. Các dịch vụ khác.
+ Cho các đối tượng trong và ngoài nước thuê kho tàng bến bãi và làm dịch vụ vận chuyển, bốc xếp hàng hoá nhanh chóng an toàn thuận lợi . Gia công chế biến các sản phẩm từ nhựa , mây tre đan để xuất khẩu ...
Trải qua 30 năm phấn đấu MATEXIM đã không ngừng củng cố và phát triển hiện Công ty có 8 thành viên trực thuộc công ty ở Hà Nội và hầu hết các thành phố lớn của 3 miền : Bắc - Trung - Nam và Tây nguyên
MATEXIM mong muốn tăng cường hợp tác với tất cả các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu và đặc biệt đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của VEAM sang Châu Âu và Châu á thái bình dương ...
I.4.Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty MATEXIM.
Công ty MATEXIM là Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản và có con dấu riêng. Công ty MATEXIM là đơn vị hoạt động với quy mô lớn, tiến hành tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán.
sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của công ty MATEXIM
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
P. Tổ chức
P.KD
P.Tbị
P.V
Tải
P. Kiểm
P.Kế toán
Văn phòng
Các CN
* Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý:
- Ban Giám đốc: gồm 2 người
+ Giám đốc: là ngời đứng đầu Công ty do bộ Công nghiệp bổ nhiệm có nhiệm vụ tổ chức, điều hành mọi hoạt động quản lý, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.
+ Giúp việc trực tiếp cho Giám đốc là Phó giám đốc:
Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động kinh doanh của Công ty, được uỷ quyền của Giám đốc để ký kết các hợp đồng XNK, uỷ thác với các đối tác trong nước và nước ngoài.
- Phòng kinh doanh XNK và phòng kinh doanh thiết bị:
Là cơ quan nghiệp vụ giúp Giám đốc công ty tổ chức, quản lý và chỉ đạo, kinh doanh khai thác thu mua cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, tiêu thụ các sản phẩm của nghành công nghiệp, kinh doanh XNK theo cơ chế quản lý của nhà nước.
1. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch của công ty
2. Tổng hợp chỉ tiêu vật tư - kỹ thuật, hàng hoá XNK
3. Tổ chức quản lý
4. Thực hiện kế hoạch XNK trực tiếp đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh của công ty với nước ngoài
5. Khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu các sản phẩm của ngành công nghiệp
6. Tổng hợp phân tích thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch SXKD của công ty, giúp giám đốc công ty chỉ đạo kịp thời
7. Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ
- Phòng tài chính kế toán:
Là cơ quan nghiệp vụ giúp giám đốc công ty thống nhất quản lý công tác tài chính, giá cả, kế toán, thống kê của công ty.
1. Lập kế hoạch tài chính đi đôi với kế hoạch kinh doanh SX của công ty
2. Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính, nghĩa vụ thu nộp của các đơn vị
3. Tổng hợp về mọi hoạt động tài chính của công ty và phân tích hiệu quả kinh tế trong KDXNK
4. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác tài chính từ công ty đến cơ sở để nâng cao nhiệm vụ.
-Phòng tổ chức lao động:
Là cơ quan nghiệp vụ giúp giám đốc công ty quản lý cán bộ công nhân viên chức theo chính sách chế độ, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của công ty.
1. Nghiên cứu xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công
2. Quản lý thống nhất đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý trong toàn công ty theo quy định về phân cấp quản lý
3. Làm nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của cấp trên
4. Căn cứ nhiệm vụ kế hoạch KD dịch vụ sản xuất xây dựng kế hoạch lao động tiền lương cho từng công việc
5. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ
- Phòng kỹ thuật - kho và vận tải:
Là cơ quan nghiệp vụ giúp giám đốc công ty quản lý các mặt công tác:
1. Nắm chắc số, chất lượng thông số kỹ thuật của các loại xe máy, phương tiện vận chuyển bốc xếp trong công ty để có kế hoạch sửa chữa, sử dụng, hướng dẫn...
2. Nghiên cứu quy hoạch xắp xếp kho tàng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật và phục vụ công tác quản lý được tốt
3. Quản lý chặt chẽ chỉ tiêu đúng mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nhiên liệu, vật liệu...
4. Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh sắp xếp việc sử dụng kho bãi và ngoài ra tận dụng nhà xưởng, kho bãi dư thừa cho thuê
5. Lập kế hoạch xây dựng cơ bản
6.Trực tiếp chỉ đạo một số phương tiện vận tải làm dịch vụ vận chuyển xe máy cho công ty Honda Việt Nam.
-Văn phòng công ty:
Là cơ quan nghiệp vụ giáp giám đốc công ty :
1. Theo sự chỉ đạo của giám đốc công ty dự kiến chương trình, bố trí lịch công tác, thông báo đôn đốc các phòng ban
2. Quản lý công tác pháp chế, văn thư lưu trữ, thông tin liên lạc, chế độ công tác cơ quan
3. Quản lý thực hiện các chế độ, nội quy làm việc....
4. Phục vụ công tác lễ tân
- Ban kiểm toán nội bộ:
Là cơ quan nghiệp vụ giúp giám đốc công ty kiểm tra các mặt công tác phát hiện những mặt còn yếu kém, sai chế độ có ý kiến đề xuất với giám đốc công ty để chấn chỉnh xử lý kịp thời.
- Tổng kho Hà Nội:
Là đơn vị trực thuộc thông qua cơ quan công ty:
1. Tổ chức tiếp nhận bảo quản, bốc xếp và giao nhận vật tư hàng hoá của công ty giao
2. Quản lý tốt kho hàng hoá, đảm bảo an toàn và không bị xuống cấp
3. Tận dụng thời gian nhàn rỗi tổ chức cho cán bộ công nhân viên bốc xếp hàng hoá cho khách hàng( mua, bán, thuê kho bãi)* Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phù hợp của công ty MATEXIM đã xây dựng 10 xí nghiệp riêng lẻ trong cả nước để phối hợp kịp thời những mạng lưới của các thành viên như sau:
* Tổ chức các phần hành công việc kế toán ở công ty MATEXIM.
Các nhân viên trong phòng kế toán có chức năng cụ thể như sau:
* Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trớc ban Giám đốc Công ty về tổ chức và thực hiện công tác kế toán chỉ đạo chung công tác kế toán của phòng Kế toán- Tài vụ Công ty
*Kế toán tổng hợp đồng thời là phó phòng kế toán có nhiệm vụ bao quát toàn bộ công tác hạch toán kế toán tại công ty dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng .
Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ:
- Tổng hợp số liệu từ các bảng kê, hàng quý và hàng năm lên các bảng biểu kế toán .
- Theo dõi tình hình thanh toán với các khách hàng.
- Theo dõi quá trình kinh doanh trong công ty và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hàng quý, hàng năm nhận báo cáo quyết toán của các chi nhánh để tổng hợp lên báo cáo quyết toán toàn công ty.
*Kế toán quỹ (thủ quỹ):
- Nhập và xuất tiền mặt, theo dõi lượng tiền tồn két
- Đối chiếu thường xuyên các nghiệp vụ có liên quan với kế toán ngân hàng, kế toán theo dõi công nợ …
*Kế toán tài sản cố định
- Theo dõi tình hình mua sắm, khấu hao tàI sản cố định của công ty cũng như các chi nhấnh. Hướng dẫn việc tính khấu hao tàI sản cố định và công cụ dụng cụ
- Chuyên quản một số chi nhánh
- Ghi sổ, ghi thẻ
*Kế toán công nợ:
- Theo dõi vấn đề công nợ đối với khách hàng
- Kết hợp cùng phòng kinh doanh đòi nợ dây dưa, quá hạn
*Kế toán thuế:
- Chuyên tính toán doanh thu và thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào
- Có trách nhiệm nộp thuế cho ngân sách nhà nước đúng hạn
*Kế toán thanh toán:
- Viết phiếu thu, phiếu chi tiền mặt căn cứ vào các hoá đơn chứng từ thực tế phát sinh
- Huy động vốn nhàn rỗi trong công ty
- Lập bảng phân bổ tiền lương
*Kế toán ngân hàng:
- Phụ trách giao dịch với ngân hàng, theo dõi lượng tiền qua ngân hàng
- Làm các thủ tục vay vốn, trả nợ đơn vay …
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động kinh doanh đều được ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và trình tự .
Các phần hành kế toán luôn đối chiếu sổ sách với nhau để tránh nhầm lẫn.
*Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán ở công tyMATEXIM.
Dựa vào đặc đIểm kinh doanh, trình độ quản lý và kế toán của doanh nghiệp mà doanh nghiệp chọn hình thức sổ “Chứng từ – ghi sổ”để hạch toán. Hiện nay doanh nghiệp đã làm kế toán bằng máy trên hệ thống sổ được biểu hiện bằng sơ đồ dưới đây:
Chứng từ ghi sổ
Tháng 12 quý IV năm 2000
STT
Trích yếu
Tài khoản đơn vị
Số tiền
Nợ
Có
1
2
3
4
5
1
Doanh thu bán thép vằn bằng tiền mặt
111
511
4.420.000
2
Thuế GTGT thu bằng tiền mặt
111
333.1
221.000
3
Doanh thu bán giấy
111
511
724.690.000
4
Thuế GTGT thu bằng tiền mặt
111
333.1
74.269.000
5
Doanh thu bán hàng cho Goldsun
111
511
362.146.200
6
Thuế GTGT
111
333.1
36.214.620
7
Doanh thu hoa hồng uỷ thác được hưởng
111
511
5.546.250
8
Doanh thu hàng Đại ly
111
511
902.887.139
9
Thuế GTGT
111
333.1
90.288.714
Ngày tháng năm
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
II. Tình hình thực tế về tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty MATEXIM.
II.1. Đặc điểm chung về tiêu thụ hàng hoá ở Công ty MATEXIM.
Công ty MATEXIM là Công ty kinh doanh Thương Mại với nhiều mặt hàng và chủng loại phong phú, số lượng lớn vì vậy việc có bán được hàng hoá hay không có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và sự phát triển của Công ty. Nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, Công ty MATEXIM đã áp dụng rất nhiều hình thức bán hàng cả trong và ngoài nước như: Bán hàng xuất khẩu uỷ thác, bán hàng nhập khẩu, bán hàng tự doanh, bán hàng giao đại lý.
Theo Quy định 1141TC/CĐKT 1/11/1995 Công ty MATEXIM kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Công ty áp dụng phương thức bán buôn theo hợp đồng kinh tế và chấp nhận cho khách hàng thanh toán sau. Khi các hợp đồng kinh tế đã được ký kết về mặt chất lượng chủng loại và các điều kiện khác thì phòng Kinh doanh lập hoá đơn có thể bán tại kho hoặc bán thẳng không qua kho. Chứng từ đợc lập về phòng kế toán để ghi sổ.
Trị giá vốn hàng xuất kho bao gồm: Trị giá mua thực tế và chi phí thu mua của số hàng đã xuất kho.
II.2. Kế toán tiêu thụ ở công ty MATEXIM.
II.2.1.Kế toán doanh thu:
Đối với nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ theo hình thức Chứng từ-ghi sổ,kế toán Công ty MATEXIM sử dụng các chứng từ, sổ kế toán sau:
- Chứng từ: Hoá đơn GTGT- mẫu số 01/GTKT-311
- Sổ kế toán gồm:
+ Sổ chi tiết doanh thu bán hàng
+ Sổ theo dõi TK 131- phải thu của khách hàng
+ Sổ theo dõi công nợ
+ Bảng kê doanh thu bán hàng
a. Đối với hàng hoá bán buôn, bán lẻ trong nớc:
- Khi khách hàng có nhu cầu và đồng ý mua hàng hoá, phòng Kinh doanh (tiêu thụ) tiến hành lập hoá đơn GTGT căn cứ vào số hàng hoá khách hàng chấp nhận mua. Hoá đơn GTGT được lập thành 4 liên:
Liên 1: Lưu lại quyển hoá đơn gốc
Liên 2: Giao cho khách hàng
Liên 3: Giao cho kế toán tiêu thụ hàng hoá
Liên 4 (nếu có): Giao cho thủ kho để theo dõi "xuất - nhập kho hàng hoá", làm căn cứ đối chiếu với kế toán và phòng Kinh doanh.
Hoá đơn (GTGT) Mẫu số :01.GTKT-3LL
Liên 3 (thanh toán) HH/01-B
Ngày 09/12/2000
N: 002011
Đơn vị bán hàng : Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ - MATEXIM
Địa chỉ : Đường Hoàng Quốc Việt – Hà Nội Số TK
Điện thoại:
MS: 0100100336
Tên người mua hàng: Công ty CP thép Đenta Đơn vị :
Địa chỉ : Km 97 Qlộ 5 An Hải – HP Số TK
Hình thức thanh toán : TM MS: 0200413702
STT
Tên hàng hoá dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
Thép vằn SD 295 D16
tấn
1,04
4,250,000
4.420.000
Cộng tiền hàng
4.420.000
Thuế suất GTGT 5% Tiền thuế GTGT : 221.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 4.641.000
Số tiền viết bằng chữ: Bốn triệu sáu trăm bốn mốt nghìn đồng chẵn./.
Người mua hàng
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
Khi kế toán tiêu thụ hàng hoá nhận được hoá đơn GTGT do khách hàng mang đến sẽ tiến hành kiểm tra tính pháp lý của hoá đơn, sau đó ghi vào sổ chi tiết doanh thu theo định khoản:
Nợ TK 1111: 4.641.000
Có TK 5111a: 4.420.000
Có TK 3331: 221.000
Sổ chi tiết doanh thu bán hàng phản ánh doanh thu thực tế của từng hoá đơn, trong mỗi hoá đơn theo dõi doanh thu của từng loại hàng hoá. Cuối tháng kế toán tổng hợp thành bảng hàng hoá tiêu thụ trong tháng. Số liệu trong bảng này là căn cứ để ghi vào cột "số lượng xuất" của báo cáo nhập xuất tồn hàng hoá.
Cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết doanh thu bán hàng vào sổ chứng từ – ghi sổ.
Đồng thời với bút toán phản ánh doanh thu kế toán phản ánh giá vốn hàng xuất bán.
Nợ TK 632: 4.220.000
Có TK 156: 4.220.000
- Trường hợp khách hàng trả chậm, sau khi khách hàng chấp nhận thanh toán, căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán phản ánh doanh thu bán hàng.
Ví dụ: Ngày 16/12/2000 công ty MATEXIM ký hợp đồng số 009670
Bán lô hàng giấy với Công ty Thương mại Anh Sơn.
+ Trị giá lô hàng (cha có thuế GTGT): 742.690.000
+ Thuế GTGT (10%): 74.269.000
+ Tổng giá thanh toán: 816.959.000
Sau khi nhận được hợp đồng do phòng Kinh doanh chuyển sang, kế toán ghi định khoản phản ánh công nợ của khách hàng và theo dõi trên sổ theo dõi công nợ.
Nợ TK 131: 816.959.000
Có TK 511: 742.690.000
Có TK 3331: 74.269.000
Đồng thời căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán như sau:
Nợ TK 632: 734.061.655
Có TK 156: 734.061.655
Khi khách hàng thanh toán, kế toán viết phiếu thu phản ánh định khoản
Nợ TK 111: 816.959.000
Có TK 131: 816.959.000
Và ghi vào sổ quỹ TK 111
Sổ theo dõi công nợ
TK 131
Tháng 12 quý IV năm 2000
Số hiệu TK : 131 Tên TK : Phải thu khách hàng
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Số d cuối kỳ
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
009670
16/12
Thu tiền bán giấy
5111a
3331
742.690.000
74.269.000
Tổng phát sinh
816.959.000
816.959.000
Ngày tháng năm
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phiếu thu
Số: 009670
Ngày 16/12/2000
Họ tên người nộp tiền: Công ty Thương mại Anh Sơn
Địa chỉ: 9A Láng Hạ
Lý do nộp: Nộp tiền mua giấy
Viết bằng chữ: Tám trăm mời sáu triệu chín trăm năm mươi chín nghìn chẵn
Người lập Thủ quỹ Người nộp tiền KTT Thủ trưởng đơn vị
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Sổ quỹ
TK111 - năm 2000
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Thu
Chi
SH
NT
5111a
742.690.000
009670
16/12
Thu tiền bán giấy
3331
74.269.000
Kèm theo chứng từ thu.
Ngày …… tháng…… năm …….
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
b. Đối với hàng hoá xuất khẩu
* Xuất khẩu trực tiếp
Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu bắt đầu từ khi Công ty ký được hợp đồng với đối tác nước ngoài. Theo hợp đồng đã ký Công ty tiến hành mua hàng để xuất khẩu.
Ví dụ:
* Ngày 7/12/2000 Công ty MATEXIM ký hợp đồng số 009710 với Công ty TNHH Liên Anh về việc mua hàng xuất khẩu.
+ Số lượng: 16010 kg
+ Tổng giá trị hợp đồng: 325.003.000đ
+ Phương thức thanh toán: Tiền gửi Ngân hàng
* Ngày 12/12/2000 Công ty MATEXIM ký hợp đồng số 009720 với Công ty Goldsun (Đài Loan) về việc xuất khẩu.
+ Số lượng: 16010 kg Đơn giá: 1,56 USD/kg
+ Thuế xuất khẩu : 0%
+ Tổng giá trị hợp đồng: 24.975,6 USD
+ Điều kiện giao hàng: FOB. Hải Phòng
+ Phương thức thanh toán: Thông qua L/C
* Ngày 25/12/2000 Công ty nhận đợưc giấy báo có của Ngân hàng Ngoại thương thông báo khách hàng đã chuyển số tiền 24.975,6 USD vào tài khoản của Công ty, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ theo dõi L/C xuất khẩu đồng thời phản ánh như sau:
BT1: Phản ánh trị giá thu mua hàng xuất khẩu.
Nợ TK 156: 325.003.000
Có TK 112: 325.003.000
BT2: Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu
Nợ TK 1122: 398.360.820
Có TK 511: 362.146.200
Có TK 3331: 36.214.620
Phản ánh trị giá vốn hàng xuất khẩu
Nợ TK 632:325.003.000
Có TK 156:325.003.000
Phản ánh chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng xuất khẩu
Nợ TK641: 2.000.000
Có TK 111: 2.000.000
Việc ghi vào sổ chi tiết doanh thu, các Sổ chứng từ - ghi sổ và các sổ đăng ký chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành tương tự như phần bán hàng hoá trong nước.
* Hạch toán xuất khẩu uỷ thác:
Ví dụ 4: Ngày 4/12/2000 Công ty MATEXIM ký một hợp đồng xuất khẩu số 002610 uỷ thác cho Công ty kinh doanh hàng Nông - Lâm Từ Sơn (Hà Bắc).
Công ty MATEXIM nhận xuất khẩu hộ quế vụn cho TPC. Co. Ltđ.
+ Số lượng 15 tấn Đơn giá 2,55USD /kg
+ Tổng giá trị hợp đồng: 38.250 USD
+ Điều kiện giao hàng: FOB. Hải Phòng
+ Hoa hồng uỷ thác: 1%
+ Chi phí Ngân hàng: 36 USD
+ Phương thức thanh toán: Nhờ thu
Ngày 18/12/2000 tiền về tài khoản của Công ty: 38.250 USD.
Tỷ giá: 14.500
- Kế toán phản ánh như sau:
BT1: Khi nhận uỷ thác kế toán Công ty phản ánh tổng số tiền hàng xuất khẩu thu được
Nợ TK 1122: 554.625.000
Có TK 3388: 554.625.000
BT 2: Phản ánh số hoa hồng uỷ thác được hưởng
Nợ TK 3388: 5.546.250
Có TK 511:5.546.250
BT3: Thanh toán tiền hàng cho đơn vị giao uỷ thác
Nợ TK 3388: 549.078.750
Có TK 1122: 549.078.750
BT 4: Số thuế GTGT phải nộp tính trên số hoa hồng được hưởng
Nợ TK 511: 554.625
Có TK 33311: 554.625
Phản ánh chi phí Ngân hàng
Nợ TK 642: 522.000
Có TK 111: 522.000
c. Đối với hàng giao đại lý
Công ty MATEXIM xuất hàng giao cho bên nhận đại lý để bán. Khi hàng gửi đại lý được coi là tiêu thụ Công ty trả cho đại lý 2% hoa hồng số hàng đã bán. Nếu bên Đại lý hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ thoả thuận trên tổng giá thanh toán (gồm cả thuế GTGT) thì bên Đại lý sẽ phải chịu thuế GTGT tính trên phần gia tăng này, công ty MATEXIM chỉ chịu thuế GTGT trong phạm vi doanh thu của mình.
Ví dụ 5: Ngày 9/12/2000 cửa hàng chuyển cho phòng kế toán báo cáo bán hàng như sau:
Số hoá đơn
Ngày tháng
Tên hàng
Đơn vị
Số lợng
Giá bán
thuế
Tổng trị giá hàng bán
Nợ TK 911
Có TK 632
002610
3/12
Thép lá
Tấn
276
902887139
90288714
993175853
892129031
002612
5/12
Sứ cách điện
Cái
3490
164982770
16498277
181481047
157907344
Cộng
1067869909
106786991
1174656900
1050036375
- Khi nhận được báo cáo bán hàng do cửa hàng gửi lên, kế toán phản ánh hàng hoá đã bán như sau:
Ví dụ: Với mặt hàng Thép lá
BT1: Phản ánh trị giá vốn hàng gửi đại lý đã bán được
Nợ TK 632: 892.129.031
Có TK 156: 892.129.031
BT2: Phản ánh doanh thu và thuế VAT hàng giao cửa hàng đại lý đã bán được:
Nợ TK 131: 993.175.853
Có TK 511: 902.887.139
Có TK 3331: 90.288.714
BT3: Phản ánh hoa hồng trả cho Đại lý
Nợ TK 641: 18.057.742,78
Nợ TK 1331: 1.805.774,28
Có TK 131: 19.863.517,06
BT 4: Khi nhận tiền do cửa hàng đại lý thanh toán.
Nợ TK 112: 993.175.853
Có TK 131: 993.175.853
II.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán
Công ty sử dụng tài khoản 632 để hạch toán giá vốn hàng bán
- Kế toán sử dụng phương pháp KKTX để hạch toán hàng tồn kho
- Công ty MATEXIM quản lý hàng nhập kho theo từng lô hàng. Vì vậy trị giá hàng xuất kho được tính theo phương pháp ghi giá thực tế đích danh.
Kế toán phản ánh giá vốn hàng bán bằng các bút toán như đã trình bày ở phần trên.
sổ cái
TK 632. Giá vốn hàng bán
Tháng 12 quý IV năm 2000
Ghi có các TK đối ứng với bên nợ TK này
Tháng 12
156
4.220.000
156
734.061.655
156 (Xuất khẩu)
325.003.000
156 (đại lý)
892.129.031
156 (đại lý)
157.907.344
Cộng nợ
2.633.867.078
Cộng
1.889.651.909
Ngày tháng 12 năm 2000
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên)
II.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ
- Giảm giá hàng bán: Công ty sử dụng TK 532 để phản ánh các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong trường hợp đã lập hoá đơn bán hàng cho người mua nhưng bị người mua khiếu nại về hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, chất lượng...
- Hàng bán bị trả lại: TK 531 được dùng để phản ánh trị giá của toàn bộ số hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại hoặc từ chối thanh toán do hàng hoá kém phẩm chất, không đúng quy cách, mẫu mã, giao hàng không đúng điều kiện hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Vì trong tháng Công ty không có trường hợp nào trả lại hàng hoá hay phải giảm giá hàng bán cho nên không hạch toán.
II.2.4. Kế toán thuế giá trị gia tăng
Kế toán sử dụng TK 33311 "Thuế giá trị gia tăng đầu ra" để hạch toán thuế GTGT đầu ra.
Căn cứ vào bảng kê hàng hoá bán ra, tờ khai thuế, bảng kê hàng hoá mua vào xác định được số thuế GTGT phải nộp trong kỳ.
Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá bán ra
Mẫu số 02/GTGT
(Tháng 12/2000)
Tên cơ sở kinh doanh: Công ty MATEXIM Địa chỉ: Hoàng Quốc Việt - Hà Nội
Đơn vị tính:
Chứng từ
Tên khách hàng
Doanh số bán (chưa có thuế GTGT)
Thuế GTGT
Số
Ngày
002011
09/12
Công ty CP Thép Đenta
4.420.000
221.000
009670
16/12
Công ty TM Anh Sơn
742.690.000
74.269.000
009720
12/12
Công ty Goldsun
362.146.200
36.214.620
002611
9/12
Cửa hàng đại lý
Thép lá
902.887.139
990.288.714
Sứ cách điện
164.982.770
16.498.277
Cộng
2.177.126.109
1.117.491.611
Ngày tháng 12 năm 2000
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên)
II.3. Hạch toán kết quả tiêu thụ
II.3.1. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp.
* Chi phí bán hàng: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí phục vụ trực tiếp cho công tác tổ chức bán hàng: Chi phí quảng cáo, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lơng - BHXH, chi phí vật liệu bao bì, chi phí vận chuyển bốc xếp lu kho.
Trong tháng kế toán tính tiền lơng của nhân viên theo bút toán:
342.320.000
Nợ TK 641.1
Có TK 334
Chi phí vận chuyển bốc xếp bảo quản hàng hoá:
Nợ TK 6415 2.000.000
Có TK 111 2.000.000
Chi phí khấu hao TSCĐ
Nợ TK 641.4 11299290
Có TK 214: 11299290
Chi phí quảng cáo
Nợ TK 641: 10.000.000
Có TK 111: 10.000.000
Chi phí khác:
Nợ TK 641: 2.610.197
Có TK 111: 2.610.197
* Chi phí quản lý Doanh nghiệp: Là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả Doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý Doanh nghiệp gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí tiếp khách, công tác phí trong và ngoài nước, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí ngân hàng.
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, BHXH, CPCĐ phải trả cho cán bộ quản lý, kế toán ghi:
Nợ TK 6421: 284.328.140
Có TK 334: 247.601.540
Có TK 338: 36.726.600
Các khoản chi phí đồ dùng văn phòng
Nợ TK 6423: 20.014.780
Có TK 111: 20.014.780
Chi phí tiếp khách
Nợ TK 642: 4.414.728
Có TK 111: 4.414.728
Công tác phí trong và ngoài nước:
Nợ TK 642: 6.115.321
Có TK 1111: 6.115.321
Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 6427: 10.283.704
Có TK 1111: 10.283.704
Chi phí ngân hàng:
Nợ TK 642: 522.000
Có TK 111: 522.000
Các khoản phải nộp Nhà nước như thuế môn bài, thuế nhà đất... phát sinh trong kỳ, kế toán ghi :
Nợ TK 6425: 2.656.000
Có 3337: 2.656.000
Căn cứ vào các Chứng từ ghi sổ và các sổ chi tiết liên quan để tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.
II.3.2. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
Kết quả tiêu thụ là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên là doanh thu thuần với một bên là giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp và được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận (lỗ, lãi) về tiêu thụ.
Cuối quý kế toán tập hợp chi phí giá vốn để xác định kết quả bán hàng
Kết chuyển trị giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911: 1.889.651.909
Có TK 632: 1.889.651.909
Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK911: 368.299.487
Có TK 641: 368.299.487
Kết chuyển CPQLDN
Nợ TK 911: 328.334.673
Có TK 642: 328.334.673
Kết chuyển doanh thu thuần
Nợ TK 511: 2.714.313.734
Có TK 911: 2.714.313.734
Nếu lỗ ghi:
Nợ TK 421: 616.187.504
Có TK 911: 616.187.504
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Số tiền
1. Doanh thu thuần
10
2.177.126.109
2. Giá vốn hàng bán
11
1.889.651.909
3. Lãi gộp (10-11)
20
287.474.200
4. Chi phí bán hàng
21
368.299.487
5. Chi phí quản lý Doanh nghiệp
22
328.334.673
6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (20-21-22)
30
-409.159.960
Chương III:Phương hướng và biện pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả ở Công ty MATEXIM
I. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty MATEXIM.
I.1. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Công ty MATEXIM:
Công ty MATEXIM là một Doanh nghiệp Thương Mại hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp. Sau những năm thành lập và phát triển uy tín của Công ty ngày càng cao. Tình hình tài chính của Công ty tương đối ổn định nhưng hoạt động kinh doanh đôi lúc còn gặp khó khăn, đình trệ. Đứng trước thực trạng ấy, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty đã cùng nhau tháo dỡ khó khăn tạo được chỗ đứng trong thị hiếu người tiêu dùng bằng chất lượng hàng hoá, giá cả phù hợp. Để làm được như vậy Công ty đã phải nỗ lực hết mình, mở rộng thị trường, tăng cường quan hệ ngoại giao với các bạn hàng trong nước, nước ngoài, cải tiến bộ máy quản lý, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên để theo kịp tiến độ phát triển của nền kinh tế thị trường, nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu qua đó tăng nguồn thu về ngoại tệ, phục vụ cho việc nhập khẩu các vật tư, kỹ thuật đáp ứng phát triển trong nước.
I.2. Đánh giá tổ chức công tác kế toán và kế toán tiêu thụ hàng hoá - xác định kết quả tiêu thụ.
Qua thời gian nghiên cứu thực tế công tác kế toán tại Công ty MATEXIM tôi nhận thấy công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác tiêu thụ hàng hoá - xác định kết quả kinh doanh nói riêng đã đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế của Công ty trong giai đoạn hiện nay.
Mỗi Doanh nghiệp tại các giai đoạn khác nhau có quy mô, năng lực, trình độ tổ chức đặc điểm kinh doanh và cơ cấu mặt hàng kinh doanh khác nhau. Vì vậy, tổ chức công tác kế toán phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng Doanh nghiệp và trong từng giai đoạn. Hiểu rõ điều này Công ty MATEXIM đã có những lựa chọn đúng đắn về phương pháp kế toán cũng như tổ chức công tác kế toán phù hợp vơí đặc điểm kinh doanh của Công ty.
I.2.1. Đánh giá về công tác tổ chức bộ máy kế toán
- Công ty có số người còn hạn chế nhưng toàn Công ty nói chung và phòng kế toán nói riêng đều hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty một cách có hiệu quả.
Công ty MATEXIM tổ chức công tác kế toán khá quy củ, có kế hoạch sắp xếp, chỉ đạo từ trên xuống dưới. Đặc biệt là theo sự phân cấp của phòng Kế toán Tài vụ, các đơn vị ở các chi nhánh hạch toán theo phương thức thích hợp giúp việc tổng hợp số liệu toàn Công ty. Từ đó lập các báo cáo kế toán nhanh chóng đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực phục vụ cho công tác quản lý.
Việc bố trí và phân việc cho các cán bộ phòng kế toán Công ty tương đối tốt, phù hợp với công việc và những yêu cầu quản lý đã đặt ra. Đội ngũ kế toán của Công ty có nghiệp vụ cao, có trách nhiệm trong công tác.
I.2.2. Đánh giá về tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ.
a- Ưu điểm:
Việc hạch toán quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty được tiến hành tương đối hoàn chỉnh.
* Đối với khâu tổ chức hạch toán ban đầu
Các chứng từ sử dụng đúng mẫu của Bộ Tài Chính ban hành, những thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều ghi chép đầy đủ, chính xác vào sổ sách.
Các chứng từ đều được giám sát, kiểm tra chặt chẽ, kịp thời.
Công ty có kế hoạch luân chuyển chứng từ rất tốt, chứng từ được lưu giữ cẩn thận để khi cần kế toán tìm ngay được và kiểm tra đối chiếu khi cần thiết.
* Đối với công tác tổ chức hệ thống sổ kế toán
- Công ty đã và đang áp dụng máy vi tính vào công việc kế toán nhằm giảm bớt khối lượng công việc, nâng cao năng suất lao động, cung cấp số liệu nhanh chóng.
- Hình thức kế toán Công ty áp dụng là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ . Đây là hình thức kế toán phù hợp với quy mô kinh doanh của Công ty và chức năng mà nó đảm nhiệm là hạch toán cá thể Công ty và từng đơn vị phụ thuộc từ đó hạch toán tổng hợp toàn Công ty.
Nói tóm lại tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ là nội dung quan trọng trong công tác kế toán của Công ty. Nó liên quan đến các khoản thu nhập thực tế và phần phải nộp cho ngân sách Nhà nước, đồng thời nó phản ánh sự vận động của tài sản, tiền vốn của Công ty trong quá trình lưu thông.
b- Những vấn đề còn tồn tại.
Công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty MATEXIM nhìn chung đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên trong công tác kế toán còn một số tồn tại sau:
- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ mà Công ty đang áp dụng đòi hỏi số lượng sổ kế toán sử dụng nhiều nên rất khó áp dụng máy vi tính trong công tác hạch toán do vậy việc cập nhật thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn nhiều hạn chế.
- Việc sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán ở Công ty chưa phổ biến nên hệ thống chứng từ, hoá đơn cũng như số liệu kế toán về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa được thực hiện đồng bộ, toàn diện trên máy vi tính. Bộ sổ kế toán Công ty ghi chép còn nhiều phức tạp.
- Công ty MATEXIM với chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá nên có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ.
Tuy nhiên công ty lại không sử dụng tài khoản 007 trong thanh toán ngoại tệ. Việc này có thể giúp ghi sổ đơn giản và ngắn hơn nhưng sẽ phát sinh một số vấn đề trong việc tổng hợp số liệu và tính chính xác của số liệu.
- Đối với hoạt động nhận uỷ thác xuất khẩu, Công ty không sử dụng TK 003 "hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi" mà lại hạch toán vào TK 156 nên dễ gây nhầm lẫn giữa hàng của Công ty với hàng uỷ thác xuất khẩu.
- Công ty MATEXIM áp dụng nhiều hình thức bán hàng và chấp nhận cho khách hàng thanh toán sau. Vì thế số lượng khách hàng còn nợ tiền Công ty rất nhiều nhưng phòng kế toán chưa tiến hành mở chi tiết TK 131 để theo dõi công nợ của từng khách hàng.
Trên đây là những tồn tại chủ yếu tại phòng kế toán do đó cần thiết hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty MATEXIM . Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận đòi hỏi công ty phải áp dụng các biện pháp về kinh tế, kỹ thuật tổ chức quản lý kinh doanh theo điều kiện thực tế của công ty, các phòng ban cần có mục tiêu đề ra để phát triển hoạt động tiêu thụ hàng trong thời gian tới cũng như trong tương lai.
II. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàgn hoá và xác định kết qủa tiêu thụ ở Công ty MATEXIM.
Để hạn chế phần nào những tồn tại đồng thời góp phần cho công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá ở Công ty phù hợp với chế độ kế toán tài chính em xin kiến nghị một vài ý kiến sau trên cơ sở yêu cầu của việc hoàn thiện:
ý kiến 1: Việc hạch toán trên máy vi tính
Phản ánh, theo dõi, xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính nhằm hạn chế sai sót dễ mắc phải khi tiến hành công tác kế toán bằng phương pháp thủ công đồng thời giúp Công ty hoà nhập với thị trường Thương mại trong nước và quốc tế.
ý kiến 2: Về hệ thống chứng từ
- Là đơn vị kinh doanh XNK do vậy chứng từ kế toán mua hàng của công ty rất đa dạng nhưng phức tạp, mất nhiều thời gian khi kiểm tra xử lý. Do vậy để tạo điều kiện cho những nhân viên làm công tác kế toán về nghiệp vụ mua hàng công ty cần xây dựng, quy định luân chuyển chứng từ hợp lý. Kết hợp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, tránh những sai sót dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
ý kiến 3: Việc sử dụng TK 007 "ngoại tệ các loại"
- Khi phát sinh các nghiệp vụ về thanh toán bằng ngoại tệ, kế toán phải ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán bằng đơn vị tiền tệ thống nhất là VND. Ngoài ra ngoại tệ phải đợc theo dõi trên tài khoản ngoài bảng 007- Ngoại tệ các loại theo từng tài khoản phản ánh vốn bằng tiền.
Do đặc điểm công ty phải thường xuyên thu chi bằng ngoại tệ , mỗi lần thu hoặc chi đều phản ánh vào TK 111.2 và TK 112.2 theo những tỷ giá khác nhau do đó số tiền ghi sổ không có sự tương đồng vơí nhau. Cuối kỳ, công ty cộng dồn TK 111.2 và TK 112.2 để tính ra số dư cả theo nguyên tệ lẫn theo ngoại tệ . Việc sử dụng thêm TK 007 - ngoại tệ các loại đảm bảo đánh giá chính xác vốn hiện có của công ty và thực hiện bảo toàn vốn kinh doanh .
ý kiến 4: Việc lập dự phòng phải thu khó đòi
Trờng hợp những khách hàng có tình hình tài chính kém, không có khả năng thanh toán, Công ty cần tiến hành theo dõi riêng để trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp hoặc có biện pháp xử lý cho phù hợp.
Đối với những khoản thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, nếu Công ty cố gắng mọi biện pháp nhưng không thu được nợ và khách hàng thực sự không còn khả năng thanh toán thì cần xoá các khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán và chuyển sang theo dõi chi tiết thành khoản nợ khó đòi đã xử lý.
Các khoản phải thu khó đòi được theo dõi ở TK 139 - DPPTKĐ
* Kết cấu TK 139 - dự phòng phải thu khó đòi
Bên nợ:
- Xoá sổ nợ khó đòi không đòi đợc
- Hoàn nhập số dự phòng phải thu không dùng đến
Bên có:
Trích lập dự phòng phải thu khó đòi
D có: Số dự phòng phải thu khó đòi hiện còn
* Phơng pháp hạch toán
- Cuối niên độ kế toán, hoàn nhập toàn bộ số dự phòng còn lại của năm cũ chưa dùng đến
Nợ TK 139
Có TK 721
Đồng thời trích lập dự phòng cho năm tới
Nợ TK 6426
Có TK 139
- Trong niên độ kế toán tiếp theo
+ Ghi nhận số nợ khó đòi không đòi được, xử lý xoá sổ
Nợ TK 004
+ Trích bổ sung số nợ xoá sổ lớn hơn dự phòng về chúng đã lập (nếu có)
Nợ TK 6426
Có TK 139
+ Hoàn nhập số dự phòng không dùng đến của số nợ khó đòi đã thu được
Nợ TK 139
Có Tk 721
- Cuối niên độ kế toán, tiến hành hoàn nhập và trích lập dự phòng phải thu khó đòi nh trên
ý kiến 5: Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Công ty MATEXIM nên tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho đợc lập vào cuối niên độ kế toán nhằm ghi nhận phần giá trị dự tính giảm sút so với giá thực tế của hàng tồn kho nhng chưa chắc chắn. Cuối kỳ, nếu kế toán nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên xảy ra trong kỳ kế toán thì tiến hành trích lập dự phòng.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm phản ánh đúng trị giá thực tế thuần tuý hàng tồn kho của Công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hạch toán trên TK 159 - dự phòng giảm giá hàng tồn kho
* Kết cấu TK 159
Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá
Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá
D có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn
* Phơng pháp hạch toán
- Cuối niên độ kế toán hoàn nhập toàn bộ số dự phòng đã lập năm trớc
Nợ TK 159
Có TK 721
Đồng thời trích lập dự phòng cho năm tới
Nợ TK 6426
Có TK 159
- Trong niên độ tiếp theo, mọi biến động về giá cả hàng tồn kho phản ánh ở TK412.
- Cuối niên độ kế toán tiến hành hoàn nhập và trích lập dự phòng nh trên
ý kiến 6: Việc sử dụng TK 003 "Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi "
Đối với hoạt động nhận uỷ thác xuất khẩu, kế toán nên mở thêm TK ngoài bảng 003 "hàng hoá nhận bán hộ ký gửi" để tiện cho việc theo dõi, quản lý số hàng giữ hộ cho bên giao uỷ thác. Mặt khác tránh trờng hợp nhầm lẫn, mất mát hàng hoá.
Một đơn vị chuyên kinh doanh xuất khẩu uỷ thác thì luôn xẩy ra trờng hợp giữ hộ hàng cho chủ hàng, nên sổ TK 003 là căn cứ để so sánh, đối chiếu với sổ hàng uỷ thác xuất kho thực tế, hạn chế những sai sót đáng tiếc xẩy ra. Đồng thời Công ty cũng nên mở sổ riêng để theo dõi hàng nhận uỷ thác xuất khẩu.
Mẫu sổ có thể mở như sau
Ngày nhận
Số hoá đơn
Ngày ghi hoá đơn
Ngoại tệ hoá đơn
Ngoại tệ báo cáo
Ngày báo có
Phí uỷ thác (1%)
Đơn vị uỉy thác
ý kiến 7: Quản lý công nợ
Việc theo dõi, kiểm tra và đôn đốc khách hàng thanh toán kịp thời có ảnh hởng lớn đến quá trình thu hồi vốn để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Vì thế đối với những khách hàng còn nợ tiền, Công ty cần phải tổ chức kế toán chi tiết riêng theo từng khách hàng trên các tài khoản, sổ kế toán liên quan.
Công ty phải mở chi tiết tài khoản 131 thành các tài khoản cấp hai riêng cho từng khách hàng
VD: TK 1311 -Phải thu của khách hàng A
TK 1312- Phải thu của khách hàng B
Việc theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, người mua trên sổ chi tiết thanh toán với người mua giúp cho doanh nghiệp biết được số tiền còn phải thu đối với từng khách hàng, thông qua đó mà có biện pháp đôn đốc kịp thời đảm bảo thu hồi đủ.
Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng được mở riêng cho từng khách hàng để theo dõi tình hình thanh toán giữa khách hàng với Công ty. Trường hợp phát sinh các nghiệp vụ bằng ngoại tệ thì phải theo dõi riêng cả nguyên tệ và quy đôỉ ra VND. Cũng có thể mở sổ theo dõi thanh toán với khách hàng bằng tiền Việt nam riêng và bằng ngoại tệ riêng, song có thể kết hợp với nhau.
Kết luận
Trong điều kiện nền Kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt ở nước ta hiện nay buộc các Doanh nghiệp phải tìm cho mình phương hướng kinh doanh riêng, phù hợp với điều kiện thực tế của mình nhằm đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận và thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Muốn vậy, cùng với hàng loạt chế độ quản lý Kinh tế- Tài chính, Doanh nghiệp phải phát huy vai trò quan trọng của kế toán bởi vì kế toán luôn là công cụ quản lý hữu hiệu trong bất kỳ một cơ chế quản lý nào .
Trong xu thế đó thì việc hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở các Doanh nghiệp Thương Mại nói chung và Công ty MATEXIM nói riêng là một tất yếu. Mục đích của việc hoàn thiện nhằm giúp các Doanh nghiệp Thương Mại xây dựng cho mình một hệ thống các phơng thức bán hàng hiệu quả, từ đó xác định đúng đắn kết quả và thực lực kinh doanh tránh tình trạng ngộ nhận về khả năng kinh doanh, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Với mục tiêu nghiên cứu việc hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả Tiêu thụ tại Công ty MATEXIM, chuyên đề này đã đề cập đến vấn đề cơ bản nhất trong Doanh nghiệp Thương Mại hiện nay, trên cơ sở đó đa ra một số ý kiến nhằm ngày càng hoàn thiện hơn công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh ở Doanh nghiệp.
Tuy nhiên do thời gian thực tập để tìm hiểu thực tế không nhiều nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của TS Nguyễn Minh Phương, các cô chú phòng Kế toán- Tài vụ công ty MATEXIMK tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài của mình.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20069.DOC