Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh: LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn có vai trò rất quan trọng đối với mỗi sinh viên sau thời gian đào tạo ở các trường đại học cao đẳng và trung học. Với những kiến thức thu lượm được từ các doanh nghiệp trong quá trình thực tập sinh viên có cơ hội mài dũa nâng cao năng lực của mình về một vấn đề cụ thể đã được biết trong quá trình theo học trước khi đi vào thực tiễn. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Trong báo cáo này em đã cố gắng đi vào phân tích cặn kẽ, thực tế nhất những căn cứ để giúp người đọc có thể dễ dàng hình dung những vấn đề và đánh giá các giải pháp mà tôi đã nêu ra ở đây. Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong đó chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, để quản lý và sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả thì doanh nghiệp phải tổ...

doc55 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn có vai trò rất quan trọng đối với mỗi sinh viên sau thời gian đào tạo ở các trường đại học cao đẳng và trung học. Với những kiến thức thu lượm được từ các doanh nghiệp trong quá trình thực tập sinh viên có cơ hội mài dũa nâng cao năng lực của mình về một vấn đề cụ thể đã được biết trong quá trình theo học trước khi đi vào thực tiễn. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Trong báo cáo này em đã cố gắng đi vào phân tích cặn kẽ, thực tế nhất những căn cứ để giúp người đọc có thể dễ dàng hình dung những vấn đề và đánh giá các giải pháp mà tôi đã nêu ra ở đây. Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong đó chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, để quản lý và sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác kế toán nguyên vật liệu. Vì vậy những giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu là yêu cầu cấp bách. Ngoài phần mở đầu và kết luận báo cáo tốt nghiệp được trình bày làm 2 phần: Chương I. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh Chương II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở C«ng ty TNHH Dịch vỤ tÁM OANH I. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt Đức 1. Lịch sử hình thành và phát triển Một vài thông tin về Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh + Tên công ty: Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh + Địa chỉ: Tp Hoà Bình + Cơ quan chủ quản: Tổng công ty hoá chất Việt Nam + Ngày thành lập: 15/6/1967 + Vốn điều lệ: 13.712.000.000đồng + Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay: 287 người + Ngành nghề kinh doanh: Công nghiệp sản xuất que hàn điện là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập vào tháng 6 năm 1967 với tên gọi Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh có trụ sở chính đặt tại 24 Tôn Đức Thắng Phường Cát Linh Quận Đống Đa - Hn Trong những năm đầu mới thành lập, Nhà máy que hàn điện Thường Tín được trang bị 2 dây truyền công nghệ sản xuất do Cộng hoà dân chủ Đức viện trợ và theo quyết định số 1432BCNND/KH6 của Bộ công nghiệp nặng lấy tên là Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh Trong giai đoạn bắt đầu sản xuất do nguyên nhân chủ quan và khách quan như trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc của cán bộ công nhân viên còn thấp, các ngành nghề công nghiệp xây dựng cơ bản chưa phát triển mạnh do vậy nhu cầu về que hàn chưa cao vì vậy Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh chỉ sản xuất một loại que hàn N46. Năm 1972 Nhà máy tiếp tục được Cộng hoà dân chủ Đức viện trợ thêm dây chuyền công nghệ sản xuất như vậy Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh đã có hệ thống dây chuyền công nghệ tạo ra được nhiều chủng loại que hàn đáp ứng 1 cách kịp thời nhu cầu về que hàn điện của các ngành sản xuất công nghiệp Ngày 26/5/1993 theo quyết định thành lập số 316/QĐ- TCNSĐT của Bộ công nghiệp nặng Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh được thành lập doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam.Công ty chính thức chuyển đổi thành hình thức công ty cổ phần theo quyết định số 166/2003/QĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000133 ngày 26/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư cấp với tên gọi là Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh Gần 40 năm hoạt động và phát triển đến nay Công ty luôn làm ăn có lãi đảm bảo đời sống cho gần 300 lao động. Sản phẩm của Công ty luôn giữ uy tín trên thị trường bới luôn bảo đảm về chất lượng. Nhiều sản phẩm của công ty đạt huy chương vàng tại hội trợ triển lãm quốc tế tại Việt Nam như: giành cúp " Ngôi sao chất lượng" tại hội chợ triển lãm cơ khí - điện - điện tử- luyện kim, giành huy chương vàng hội trợ hàng Việt Nam chất lượng tiêu chuẩn "Made in Viet Nam" năm 2001. Sau quá trình tìm hiểu thị trường nước ngoài và quảng cáo sản phẩm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng công ty đã xuất khẩu lô sản phẩm đầu tiên sang thị trường nước ngoài vào năm 2001 và luôn giữ được uy tín với các đối tác nước ngoài. Đặc biệt, từ ngày 14/10/2003 khi công ty chuyển đổi thành hình thức cổ phần hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao rõ rệt, thu nhập của người lao động phụ thuộc vào kết quả kinh doanh nên đã kích thích họ lao động sản xuất hăng say, tích cực để nâng cao năng suất lao động. Điều đó cũng chứng tỏ sự đúng đắn của chính sách “Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước” của Đảng và Nhà nước ta, sự nố lực vươn lên của công ty trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. 2. Đặc điểm hoạt động và mặt hàng kinh doanh của Công ty 2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh sản xuất và kinh doanh que hàn điện các loại. Công ty là một doanh nghiệp hoạt động gần 40 năm và rất có uy tính trong lĩnh vực sản xuất que hàn điện. Hiện nay Công ty là một trong những cơ sở sản xuất que hàn điện lớn nhất cả nước, có uy tín, chất lượng và sản phẩm của Công ty được khách hàng trong nước và nước ngoài tin dùng với hơn 70 đại lý trên toàn quốc. Trong sản xuất que hàn điện, giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, để giảm chi phí và nâng cao chất lượng vật tư cung ứng Công ty đã thực hiện hình thức đấu thầu các lô vật tư có giá trị lớn như lõi que, Fero Mangan…. Với phương châm “ Chỉ cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt” công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm luôn được duy trì một cách đều đặn và có hệ thống qua tất cả các công đoạn từ khâu lấy mẫu kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào đến khâu sản phẩm hoàn thành nhập kho đưa ra thị trường tiêu thụ và chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. Hiện tại công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 đây sẽ là một ưu thế rất lớn của Công ty trong tiêu thụ sản phẩm và cạnh tranh trên thị trường. 2.2. Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh Que hàn điện là mặt hàng thuộc nhóm tư liệu sản xuất phục vụ cho các ngành xây dựng cơ bản, cơ khí, đóng tàu, hàn dân dụng…. Do vậy quy mô sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các ngành đó. Khi nước ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì các ngành trên phát triển rất mạnh do vậy khả năng tiêu thụ sản phẩm que hàn điện ngày càng cao. Cấu tao: Que hàn điện gồm có 2 phần + Vỏ bọc: Gồm các khoáng silicat, hợp kim Fero trộn với chất kết dính bao xung quanh lõi, vở bọc có nhiệm vụ duy trì hồ quang tạo khí, xỉ để bảo vệ mối hàn và hợp kim hoá mối hàn. + Lõi que: Chiếm 70% khối lượng que hàn có nhiệm vụ điều kim loại vào mối hàn, lõi que được chế tạo từ thép cacbon thấp Quy trình sản xuất và kiểm tra + Thuốc bọc: Gồm các khoáng silicat, Fero khi đưa về Công ty được bộ phận KCS kiểm tra sơ bộ rồi lấy mẫu về phân tích thành phần hoá học của chúng. + Lõi que: Lõi que được nhập ngoại hoặc do Thái Nguyên sản xuất Trước khi được đưa vào sản xuất phòng KCS kiểm tra mác, đường kính rối lấy mẫu phân tích thành phần hoá học. Những lô hàng đủ tiêu chuẩn mới được đưa vào cắt, khi cắt xong công nhân xếp que vào kiện, KCS kiểm tra chất lượng cắt và nghiệm thu + Ép: Que cắt và thuốc bọc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa sang ép, ở đây dùng nước silicat làm chất kết dính, trộn ướt, ép bánh rồi ép que + Phới sấy: Que ép xong được phơi tự nhiên trên dàn để giảm độ ẩm rồi mới đưa vào sây ở nhiệt độ 2600C trong 2 giờ 3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh 3.1. Đặc điểm bộ máy quản lý SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ Phòng kỹ thu ật chất lượng Chủ tịch HĐQT Gi ám đốc Ban ki ểm soát Phó giám đ ốc Phòng k ế ho ạch Ph òng kinh doanh Ph òng t ổ ch ức PX chất bọc PX ép s ấy g ói PX dây hàn Phòng tài vụ * Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có 11 thành viên có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư của công ty, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các cán bộ quản lý quan trọng như Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng…. * Ban kiểm sát: Gồm 3 thành viên do đại hội cổ đông cử ra có nhiệm vcụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các phương hướng, chính sách của các bộ phận mà đại hội cổ đông và hội đồng quản trị đề ra và báo cáo hoặc hỏi ý kiến của hội đồng quản trị trước khi đưa ra đại hội cổ đông. * Giám đốc: Là người có quyển hành cao nhất trong công ty có nghĩa vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của công ty được quy định tại "Điều lệ Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh " Khi Giám đốc đi vắng uỷ quyền cho Phó giám đốc điều hành Công ty. Nhiệm vụ của Giám đốc: Tổ chức bộ máy và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn của Công ty Chỉ đạo và điều hành các phòng ban, phân xưởng sản xuất trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm thực hiện nghĩa vụ thu nộp theo quy định của pháp luật, kế hoạch phát triển dài hạn, mua sắm bảo quản, lưu kho các loại nguyên vật liệu, phụ tùng thiết bị, vật liệu xây dựng và các vật dụng khác phục vụ nhu cầu sản xuất, các quy định quy chế của Công ty về công tác quản lý nghiệp vụ kỹ thuật, chất lượng nội quy kỷ luật lao động, khen thưởng, đào tạo và tuyển dụng nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, tổ chức thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh. * Phó giám đốc: Là người được Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo và điều hành công việc sản xuất, là đại diện của lãnh đạo về chất lượng. Khi Giám đốc vắng mặt Phó giám đốc điều hành mọi công việc của Công ty. Nhiệm vụ của Phó giám đốc: Đại diện của lãnh đạo về chất lượng: Chỉ đạo việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, việc áp dụng duy trì hệ thống quản lý chất lượng việc thực hiện các hoạt động đánh giá chất lượng nội bộ thực hiện các hoạt động khắc phục phòng ngừa. Chỉ đạo điều hành các phòng ban, phân xưởng sản xuất có liên quan trong việc thực hiện, sáng kiến cải tiến sửa chữa duy tu bảo dưỡng thiết bị đào tại nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên chức, an toàn và vệ sinh lao động, các công việc liên quan tới đời sống của người lao động, thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao và báo cáo Giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết của mình hoặc không tự giải quyết được. * Phòng tổ chức nhân sự: Căn cứ vào các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động để triển khai thực hiện trong Công ty. Phổ biến các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người lao động, các nội quy quy chế của Công ty với người lao động, bảo hộ lao động trong từng năm và dài hạn. Giúp Giám đốc trong việc tuyển dụng lao động, điều động bố trí lao động công tác tổ chức cán bộ. Xây dựng các định mức lao động, đơn giá lương sản phẩm, quy chế trả lương và phân phối thu nhập. Theo dõi phong trào thi đua trong Công ty, đánh giá thành tích để khen thưởng. * Phòng Kế hoạch Vật tư: Mua sắm các loại nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thiết bị, vật liệu xây dựng phục vụ kịp thời cho sản xuất bảo đảm đúng chất lượng, đúng tiến độ, tổ chức vận chuyển hàng về Công ty đảm bảo đúng thời gian. Tiếp nhận, sắp xếp và bảo quản các mặt hàng ở kho theo đúng quy trình kỹ thuật. Cấp phát những vật tư phụ tùng cho các đơn vị, theo dõi việc sử dụng và tồn kho tại các kho do phòng quản lý và các kho thuộc các phân xưởng tránh tồn đọng lãng phí. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm và các biện pháp thực hiện yêu cầu tương ứng về vật tư, máy móc, lao động. Lập phương án giá thành sản phẩm. Lập kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng, yêu cầu tương ứng về nguyên liệu, nhiên liệu, điện,….Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo kịp thời cho giám đốc để điều hành nhằm hoàn thành tốt kế hoạch. Phát hiện những khó khăn, đề xuất các biện pháp khắc phục. Phối hợp với các đơn vị giả quyết những vấn đề đột xuất phát sinh trong việc thực hiện kế hoạch, định kỳ phối hợp với phòng Tài vụ phân tích hoạt động kinh tế của Công ty để tìm ra những mặt yếu kém. * Phòng kỹ thuật chất lượng: Quản lý kỹ thuật sản xuất: Nắm toàn bộ chất lượng nguyên liệu đầu vào để đề xuất hướng sử dụng nguyên liệu và sản xuất. Xây dựng bổ sung và hoàn chỉnh các quy trình công nghệ hướng dẫn cho công nhân thực hiện, theo dõi để xử lý các khó khăn phát sinh. Nắm diễn biến của chất lượng sản phẩm đặc biệt là que hàn theo từng ca sản xuất khi cần thiết thì điều chỉnh đơn phối liệu để có chất lượng tốt hơn để ổn định sản xuất. Quản lý máy móc thiết bị, điện nước trong Công ty, kỹ thuật an toàn sản xuất và vệ sinh công nghiệp. Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, soạn và hoàn chỉnh các tài liệu giảng dạy, soạn đề thi và đáp án phối hợp cùng với phòng Tổ chức nhân sự tổ chức thi cho công nhân Quản lý chất lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất: Kiểm tra phân loại nguyên vật liệu theo ký mã hiệu, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu mua về theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã quy định trước khi nhập vào kho Quản lý chất lượng sản phẩm do Công ty sản xuất ra theo tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.Tham gia giải quyết những khiếu nại về chất lượng sản phẩm của khách hàng Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm quản lý chất lượng tốt hơn. Làm các thủ tục đăng ký chất lượng hàng hoá do Công ty sản xuất với các cơ quan chức năng cấp trên * Phòng kinh doanh: Giới thiệu chào bán các sản phẩm của Công ty, khảo sát chất lượng các loại que hàn đang sản xuất, phát triển các loại que hàn mới, que hàn chất lượng cao phục vụ nhu cầu của thị trường, tìm các loại nguyên liệu thay thế trong sản xuất que hàn nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phầm. Theo dõi việc triển khai sản xuất thử tại các phân xưởng, bổ sung, hiệu chỉnh để ổn định quy trình và chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt. Bảo vệ các đề tài nghiên cứu theo quy định bảo vệ tài liệu mật và thực hiện các phần việc có liên quan đến yêu cầu của hệ thống chất lượng * Phòng Tài vụ Đề xuất tổ chức bộ máy kế toán, thống kê phù hợp với loại hình sản xuất quy trình sản xuất của Công ty, tham gia nghiên cứu xây dựng phương án sản xuất, cải tiến quản lý kinh doanh, giúp Giám đốc kiểm tra kiểm soát kinh tế tài chính của Công ty. Có biện pháp quản lý các loại vốn, sử dụng hợp lý các loại vốn nhằm phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, quay vòng vốn nhanh nhất, bảo toàn và phát triển vốn được giao. Tham gia thảo luận, ký kết các hợp đồng kinh tế, theo dõi quá trình thực hiện đảm bảo thanh quyết toán kịp thời. Theo dõi công nợ của Công ty với bên ngoài và giữa bên ngoài với Công ty cung cấp kịp thời cho phòng Tiêu thụ về số nợ của người mua đã quá hạn để có biện pháp thu hồi nợ, trích nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật, phân bổ lợi nhuận, giúp Giám đốc sử dụng quỹ đúng quy định. Giúp Giám đốc tổ chức phân tích kinh doanh kinh tế của Công ty theo định kỳ quý, năm. Phối hợp với các bộ phận khác kiểm kê tài sản đánh giá tài sản định kỳ và đột xuất, lập báo cáo tài chính chính xác đúng biều mẫu quy định và đúng thời gian Quản lý việc thu chi hàng ngày đảm bảo mọi hoạt động của Công ty được liên tục đúng chế độ. Thanh toán lương thưởng và các chế độ khác, tổng hợp số liệu sản phẩm làm ra bán và tồn kho theo định kỳ tháng, quý, năm. Lập chứng từ kế toán, bảo quản và lưu trữ chứng từ sổ sách đúng quy định. 3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh là đơn vị hạch toán độc lập có tài khoản riêng, có con dấu riêng và có quyền quyết định về mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp, phòng tài vụ theo dõi hoạt động thu chi tài chính của Công ty thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từ việc xử lý chứng từ đến khâu lập báo cáo tài chính SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền và công nợ Kế toán TSCĐ và vật tư hàng hoá Kế toán tiền lương và BHXH Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Nhiệm vụ của từng bộ phận: - Kế toán trưởng: Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tài chính thống kê và bộ máy kế toán công tác phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước Công ty, các cơ quan cấp trên và pháp luật về công việc thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình, lập kế hoạch tài chính với Nhà nước. Là người báo cáo trực tiếp các thông tin kinh tế tài chính với giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền khi họ yêu cầu, giúp Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế hạch toán kinh tế tại Công ty. Tham gia lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và giám sát kế hoạch vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh năm kế hoạch, tính vòng quay vốn lưu động, theo dõi sự biến động nguồn vốn công ty, lập kế hoạch và thu nộp ngân sách, trích lập các quỹ theo chế độ. - Kế toán tổng hợp: Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, định kỳ tham gia kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang, vật tư chủ yếu chưa dùng hết tại phân xưởng, lập các nhật ký chứng từ và bảng kê có liên quan, tập hợp mọi chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo, cuối kỳ báo cáo tính giá thành sản phẩm, phân tích và thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất theo yếu tố. Kế toán tổng hợp kiểm tra tính đúng đắn của các chứng từ, các biểu mấu kế toán do các bộ phận kế toán thực hiện, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán, xác định tính đúng đắn hợp lệ của các chứng từ số liệu, khi phát hiện sai sót báo cho kế toán viên kiểm tra lại. - Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ thanh toán lương và BHXH và các khoản phụ cấp theo lương, lập và phân bổ tiền lương, hàng tháng tập hợp chứng từ BHXH bảng thanh toán BHXH nộp phòng BHXH huyện Thường Tín xin duyệt chi, lĩnh tiền BHXH và bệnh nghề nghiệp từ BHXH huyện Thường Tín về cho CBCNV có liên quan. Trích nộp BHXH cho cơ quan chức năng, theo dõi chi tạm ứng và thanh toán các khoản thanh toán nội bộ theo đúng quy định của Công ty đề ra như: tạm ứng,công tác phí, chi tiếp khách, thanh toán tạm ứng, các khoản phải thu nội bộ như tiền điện, nước…. - Kế toán TSCĐ vật tư hàng hoá: Lập kế hoạch trích khấu hao cơ bản TSCĐ hàng quý, năm. Đăng ký kế hoạch khấu hao cơ bản với cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp cục thuế và Tổng Công ty hoá chất Việt Nam. Theo dõi sự biến động về số lượng, chất lượng và địa điểm sử dụng của TSCĐ trong Công ty. Tham gia kiểm kê định kỳ TSCĐ theo chế độ quy định, tham gia đánh giá lại TSCĐ theo yêu cầu của Nhà nước hoặc theo yêu cầu quản lý của Công ty, tham gia nghiệm thu các TSCĐ mới mua, cải tạo nâng cấp và sửa chữa lớn hoàn thành. Phối hợp với các phòng liên quan làm thủ tục thanh lý TSCĐ Theo dõi phản ánh kịp thời mọi phát sinh làm thay đổi số lượng, chất lượng vật tư thành phẩm trong kỳ. Lập bảng phân bổ giá trị vật tư vào CPSX kinh doanh Tham gia kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất vật tư thành phẩm tồn kho, lập biên bản kiểm kê theo quy định, phát hiện các vật tư ứ đọng, chậm luân chuyển, thành phẩm quá hạn, kém phẩm chất để báo cáo Kế toán trưởng… - Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt thu chi theo chứng từ cụ thể, có trách nhiệm bảo quản tiền và các giấy tờ có giá trị như tiền, các chứng từ thu chi. Mặc dù có sự phân chia giữa các phần hạch toán mỗi nhân viên trong phòng đảm nhiệm một công việc được giao nhưng giữa các bộ phận đều có sự kết hợp hài hoà, hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung. Việc hạch toán chính xác trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở từng khâu là tiền đề cho những khâu tiếp theo và đảm bảo cho toàn bộ hệ thống hạch toán không mắc sai sót, các yếu tố đó tạo điều kiện kế toán tổng hợp xác định đúng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và qua đó có biện pháp hữu hiệu để khắc phục phấn đấu cho kế hoạch sản xuất kỳ tới. 3.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Niên độ kế toán: Công ty hạch toán theo niên độ kế toán từ ngày 01/01/N đến 31/12/N năm dương lịch, kỳ kế toán tính theo quý Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách kế toán: Việt Nam đồng Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: phương pháp thẻ song song Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền Phương pháp tính giá thành sản phẩm: phương pháp giản đơn Phương pháp tính thuế: theo phương pháp khấu trừ Hình thức sổ áp dụng: Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chúng từ. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ là hình thức sổ ra đời muộn nhất trong các hình thức sổ hiện nay nên nó kế thừa được những ưu điểm của các hình thức kế toán ra đời trước nó và khắc phục được những nhược điểm của chúng. Tuy nhiên đây là hình thức sổ phức tạp về kết cấu, quy mô, hình thức này phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn, đội ngũ kế toán có trình độ. Sự lựa chọn hình thức này là phù hợp với quy mô sản xuất lớn của Công ty, với trình độ chuyên môn cao của các nhân viên kế toán và là sự lựa chọn tối ưu bởi hình thức sổ Nhật ký chứng từ được xây dựng trên sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết nên đảm bảo các mặt của quá trình hạch toán được tiến hành song song, việc kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên, công việc đều ở tất cả các khâu và trong tất cả các phần kế toán đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin của các cấp quản lý. Toàn bộ công tác kế toán được chia làm 3 giai đoạn chính: Lập và luân chuyển chứng từ Ghi chép vào tài khoản và các sổ kế toán Lập các báo cáo kế toán Sổ sách Công ty đang sử dụng: Các Nhật ký chứng từ số 1,2,3,4,5,7,10 Các bảng kê: Bảng kê số 1,2,5,10,11 Sổ cái các tài khoản Các sổ (thẻ) chi tiết như sổ thống kế vật tư xuất kho, bảng tổng hợp xuất dùng nguyên vật liệu, sổ chi tiết công nợ… Hệ thống tài khoản sử dụng: Hiện nay Công ty đang sử dụng theo hệ thống tài khoản của công ty trên cơ sở cụ thể hoá hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành. II. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh 1. Đặc điểm, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu ở Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh 1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu Que hàn và vật liệu hàn là những mặt hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất. Vật liệu hàn là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau từ các ngành công nghiệp nặng dễ nhận biết như đóng và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất ôtô, xe máy, ngành xây dựng, dầu khí cho tới những ngành đòi hỏi hết sức tinh tế như ngành dụng cụ y tế. Trong tất cả các ngành nêu trên thì vật liệu hàn đều có một công dụng chung là ghép nối các kết cấu kim loại. Sản phẩm của Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh là que hàn và dây hàn chủ yếu là que hàn, phần lớn các nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất que hàn đều phải mua lại của các cơ sở trong nước. Một số nhà cung cấp NVL chủ yếu của Công ty STT Tên vật tư Tên nhà cung cấp 1 Lõi que Công ty TNHH Thương mại Hà Việt 2 Silicat Công ty TNHH silicat Việt An - Hải Phòng Công ty SX và TM Đức Lộc – Hà Nội 3 Cao lanh Công ty chế biến khoáng sản và VL chịu lửa Vĩnh Yên 4 Fero Mangan Công ty ứng dụng và chuyển giao công nghệ Long Hải 5 Rutil Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và kiểm định xây dựng 6 Bột vuốt Công ty Cổ phần thiết bị vật tư và công trình EMEJSC 7 Bột kéo khô Công ty CN vật liệu hàn Nam Triệu 8 Hộp gang fi4 loại 20kg Công ty CP công nghiệp Việt Hoàng 9 Xi măng C Công ty xi măng Bỉm Sơn 10 Curoa thang Công ty cao su Sao Vàng – Hà Nội 11 Bột sắt Công ty TNHH Nam Tiến Hiện nay Công ty đã săn xuất và cung cấp ra thị trường rất nhiều loại que hàn và chia làm 4 nhóm chính: + Que hàn thép Cacbon thấp và hợp kim thấp dùng hàn thép có độ bền trung bình như: N38VD, N42VD…. + Que hàn thép Cacbon thấp và hợp kim thấp dùng hàn thép có độ bền dẻo cao như: N50-6B, N55-6B… + Que hàn đắp phục hồi bề mặt như: DCr60 + Các loại que hàn đặc biệt như: Inốc, đồng, gang… Hiện nay Công ty còn sản xuất một số loại khác như dây hàn và bột hàn… Công ty phải quản lý và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguyên vật liệu đặc biệt là nguyên vật liệu chính. Vì vậy nhất thiết phải quản lý và hạch toán chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả các khâu dự trữ, bảo quản, sử dụng… * Hệ thống dự trữ và bảo quản NVL của Công ty Kho nguyên vật liệu chính: Fero Mangan, Rutil, lõi que, silicat… Kho bao bì: Chứa hộp bao bì, lô nhựa, màng co… Kho phụ tùng: Chứa tất các loại công cụ, dụng cụ… Kho trung gian: Làm nhiệm vụ thuyên chuyển nguyên vật liệu từ phân xưởng này sang phân xưởng khác 1.2. Phân loại nguyên vật liệu Để quản lý tốt nguyên vật liệu và tính toán một cách chính xác số nguyên vật liệu sử dụng thì phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học và hợp lý. Nguyên vật liệu của Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh được phân loại căn cứ vào nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và chia thành những loại sau: Nguyên vật liệu chính: Que H08A fi 6.5, FeroMangan, Rutil, bột tan, cao lanh… Nguyên vật liệu phụ: Hộp que hàn loại 5kg, loại 20kg, màng co, bao giấy, dầu keo ướt, đồng sunfat… Nhiêu liệu: Than cám, dầu HD40 Phụ tùng thay thế: Khuôn vuốt, khuôn thép, vòng bi, curoa Vật liệu xây dựng: Xi măng, cát vàng, ống nhựa… Công cụ dụng cụ: Băng dính, lô nhựa, dao cắt… Để đảm bảo tính an toàn trong bảo quản vật liệu Công ty đã xây dựng hệ thống kho để dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu tương đối khoa học, thụân tiện và hợp lý phù hợp với cách phân loại nguyên vật liệu phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay Ngoài việc xây dựng hệ thống kho dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu Công ty cũng đã xây dựng hệ thống nội quy về kho bảo quản như: Những người không nhiệm vụ không liên quan đến kho thì không được phép vào, những người có nhiệm vụ liên quan thì khi đến lấy hàng ở kho thì yêu cầu đứng ngoài, nội quy trong việc nhập xuất nguyên vật liệu …. Trong nội quy của Công ty về kho bãi thì có xác định rõ trách nhiệm vật chất trong trường hợp hao hụt ngoài định mức, hư hỏng, thiếu mất nguyên vật liệu thì người được chỉ định quản lý số nguyên vật liệu đó hoặc quản lý kho chịu trách nhiệm vật chất trước lãnh đạo Công ty. 1.3. Đánh giá nguyên vật liệu * Đối với nguyên vật liệu nhập kho Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh áp dụng phương pháp đánh giá nguyên vật liệu nhập kho theo giá thực tế. Trong Công ty nguyên vật liệu được mua từ nhiều nguồn khác nhau và theo từng nguồn nhập mà giá thực tế của nguyên vật liệu trong từng trường hợp cũng khác nhau. Vì vậy giá thực tế vật liệu mua ngoài nhập kho được xác định: Giá thực tế vật liệu mua ngoài nhập kho = Giá mua theo hoá đơn (trừ thuế VAT) + Chi phí thu mua + Thuế nhập khẩu * Đối với nguyên vật liệu xuất kho Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh áp dụng phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn để tính giá thực tế vật liệu xuất kho Đơn giá bình quân = Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ Giá trị NVL xuất trong kỳ = Đơn giá bình quân x Số lượng NVL xuất VD: Trong tháng 5 năm 2009 tại Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh có tài liệu sau: Trị giá lõi que H08 fi6,5 tồn đầu tháng: 1.204.577.721(đồng) Số lượng tồn: 149.991kg Ngày 7/5 nhập kho 100.315kg lõi que H08 fi6,5 đơn giá nhập là 8.016,75(đồng) Ngày 15/6 xuất 21.347kg Đơn giá xuất ngày 15/6 = 1.204.577.721 + 804.200.276 = 8.025,3 (đồng) 149.991 + 100.315 149.991 + 100.315 Giá trị xuất ngày 15/6 = 21.347 x 8.025,3 = 171.315.845 Ngày 7/5 nhập 6.064kg lõi que đơn giá 8.014 (đồng) Ngày 15/6 xuất 15.000kg lõi que H08 fi6,5 Đơn giá xuất ngày 30/5 = 228.959 x 8.205,3 6.064 x 8.104 = 8.202,7(đồng) 228.959 + 6.064 Giá trị xuất ngày 15/6 = 15.000 x 8.202,7= 123.040.500 (đồng) Tổng giá trị lõi que H08 fi6,5 xuất ra: 294.8356.345(đồng) 2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 2.1. Chứng từ và chế độ luân chuyển chứng từ 2.1.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu Nguyên vật liệu của Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh chủ yếu là mua ngoài do vậy thủ tục nhập khi luôn được coi trọng. Việc cung ứng vật tư cho sản xuất hoặc cho các đối tượng khác như bán hàng, quản lý….trong công ty đều do phòng kế hoạch kinh doanh thực hiện. Căn cứ vào tình hình sản xuất và dự trữ nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính) của toàn Công ty, phòng Kế hoạch kinh doanh lập kế hoạch sản xuất (kế hoạch thu mua nguyên vật liệu) từ đó tính ra số nguyên vật liệu trong kỳ sau đó bàn với đối tác để ký kết hợp đồng. Công ty lấy mẫu chuyển xuống phòng Kỹ thuật chất lượng kết hợp với phòng Kế hoạch kinh doanh tiến hành kiểm nghiệm vật tư nếu đạt yêu cầu thì nhập kho nguyên vật liệu Căn cứ vào hoá đơn GTGT, giấy báo nhận hàng phòng Kế hoạch kinh doanh làm phiếu nhập kho. Thủ kho căn cứ vào số lượng viết số thực nhập. Phiếu nhập kho gồm 3 liên: 1liên lưu tại cuống, 1liên thủ kho nhận vào thẻ kho sau đó giao cho kế toán vật tư, 1liên nhan viên cung tiêu chuyển kèm với hoá đơn GTGT cho kế toán công nợ với người bán. Các thủ tục nhập kho thông qua một số biểu như sau: Biểu số 01: HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao khách hàng Ngày 7 tháng 5 năm 2009 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thương mại Hà Việt Địa chỉ: 30B Nguyễn Công Trứ - Hà Nội Số tài khoản: 102010000016120 Tại: NH Công thương khu vực II Hai Bà Trưng – Hà Nội MST: 010056574 Họ tên người mua hàng: Đoàn Phan Mười Tên đơn vị: Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh Địa chỉ: tp Hoà Bình Số tài khoản: 4211010051 Tại NH Nông nghiệp Thanh Trì-Hà Nội Hình thức thanh toán: CK MS: 0500445085 STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 Thép làm lõi que hàn H08fi 6,5 Kg 100.315 8.016,75 8.042.002.746 Cộng tiền hàng 8.042.002.746 Thuế GTGT 5% 40.210.014 Tổng cộng tiền thanh toán 8.802.212.760 Số tiền viết bằng chữ: Tám tỷ tám trăm linh hai triệu hai trăm mười hai ngàn bảy trăm sáu mươi đồng Người mua hàng Người viết hoá đơn Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 02: PHIẾU XÁC NHẬN NGUYÊN VẬT LIỆU NHẬP KHO Tên nguyên vật liệu nhập: Lõi que H08A fi6,5 Nhà cung cấp: Công ty TNHH thương mại Hà Việt Ngày nhập Khối lượng, số lượng: 246.464kg STT Tên chỉ tiêu Đvt Yêu cầu Kết quả Đánh giá Ghi chú Đạt Không đạt 1 C % 0,1max 0,095 0.07 x 2 Si % 0,03max 0,03 x 3 Mn % 0,35max 0,45 0,43 x 4 P % 0,03max 0,021 x 5 S % 0,03max 0,022 x Kết luận lô: x Đ ạt --------> nh ập kho Không đạt --------> Trả lại nh à cung cấp Hoà Bình , ngày 7 tháng 5 năm 2009 Ki ểm tra Trưởng phòng kiểm tra chất lượng Nơi nhận: Lưu KT-CL Phòng KH-KD Như vậy nếu nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn thì cho phép nhập kho, nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn thì trả lại nhà cung cấp, nguyên vật liệu không đúng quy cách phẩm chất đã ghi trên hợp đồng thì trả lại nhà cung cấp hoặc yêu cầu giảm giá lô hàng nhập, trường hợp xảy ra thừa thiếu nguyên vật liệu thì tuỳ theo từng nguyên nhân để xử lý. Khi nguyên vật liệu được chấp nhận nhập kho thì phòng kế hoạch vật tư lập phiếu nhập kho Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán vào sổ các sổ kế toán tương ứng thông qua nhập chứng từ trên máy Biểu 03: PHIẾU NHẬP KHO Ngày 07 tháng 5 năm 2009 Họ tên người giao hàng: Đoàn Phan Mười Đ/c: Phòng KH-KD Theo HĐ số 0068796 ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Công ty TNHHTM Hà Việt Nhập tại kho: Chị Thìn STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Thép làm lõi que hàn H08 fi6,5 thuế GTGT 5% Kg 100.315 100.315 8.016,75 804.200.276 Cộng 100.315 100.315 804.200.276 Cộng thành tiền bằng chữ: Tám trăm linh bốn triệu hai trăm ngàn hai trăm bảy mươi sáu đồng. Ngày 07 tháng 5 năm 2009 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Dựa trên các hoá đơn GTGT mà kế toán lập ra các bảng kê, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào, căn cứ trên bảng kê này kế toán tính ra số thuế GTGT được khấu trừ và số liệu được ghi đồng thời vào sổ chi tiết liên quan. Định kỳ kế toán bù trừ thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra để tính ra số thuế phải nộp cho Nhà nước Biểu số 04: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA Tổng Công ty hoá chất Việt Nam (Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ kê khai hàng tháng) Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh Từ ngày 01/5/2009 đến ngày 31/5/2009 Tên cơ sở kinh doanh: Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh Địa chỉ: Tp Hoà Bình Mã số thuế: 0500445085 Chứng từ Tên khách hàng Mã số thuế Mặt hàng Doanh số bán chưa VAT Thuế suất Thuế GTGT TKĐƯ Số hiệu Số HĐ Ngày tháng BY/2005 95256 04/5 Công ty Cổ phần CN Việt Hoàng 0500056421 Hộp gang fi4 loại 20kg 1.139.500 10 113.950 111, 112 HY/2005 68796 07/5 Cty TM Việt Hà 1005165741 Thép fi6,5 804.200.276 5 40.210.014 331 HY/2005 32394 08/5 Cty xi măng Bỉm Sơn 0100229499 Xi măng 10.503.000 5 525.150 112 CY/2005 76523 24/5 Cty cao su Sao Vàng 0100306570 Curoa thang 12.000.000 5 600.000 331 HY/2005 68796 25/5 Cty TM Việt Hà 100516574 Thép fi6,5 48.600.000 5 2.430.000 331 QY/2005 43251 28/5 Cty TNHH Nam Hồng 0500254062 Trường Thạch 69.129.865 5 3.456.493,25 311 MY/2005 56826 31/5 Cty TNHH Nam Tiến 1001000568 Bột sắt 68.888.361 5 3.444.418,05 141 Ngày tháng năm2009 Kế toán trưởng Người lập biểu 2.1.2. Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu Nguyên vật liệu của Công ty không những phục vụ cho phân xưởng mà còn phục vụ cho các hoạt động khác như cửa hàng các phòng ban quản lý, đối với những nguyên vật liệu xuất ra đều phải có chứng từ hợp pháp hợp lệ. Chứng từ sử dụng để xuất kho nguyên vật liệu là Phiếu xuất kho Hàng tháng khi có kế hoạch sản xuất, các phân xưởng căn cứ vào quyết định về nhu cầu về vật liệu, vật tư do phòng kế hoạch lập đã thông qua sự xét duyệt của giám đốc, viết phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng kèm theo kế hoạch để xuống lĩnh nguyên vật liệu ở kho Căn cứ vào phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng, phiếu xuất kho thủ kho xuất hàng ra và ghi vào cột thực xuất. Phiếu xuất kho phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, thủ kho, người nhận hàng, phụ trách bộ phận sử dụng, phụ trách cung tiêu. Phiếu xuất kho có 3 liên: Liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao cho người nhận hàng, liên 3 giao cho thủ kho giữ để vào thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán. Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào phiếu xuất kho sẽ vào sổ chi tiết vật tư. Biểu số 05: PHIẾU YÊU CẦU TÀI LIỆU, VẬT TƯ, PHỤ TÙNG 1. Ngày 16 tháng 5 năm 2009 2. Đơn vị yêu cầu: Phân xưởng dây hàn 3. Mục đích sử dụng: Phục vụ cho sản xuất dây hàn 4. Thời gian yêu cầu: 21/52009 STT Tên tài liệu, vật tư, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng 1 Thép góc 50 x 50 Kg 200 2 Dao cắt máy Cái 5 3 Lõi que H08fi6,5 Kg 280.000 Người đề nghị Đơn vị trưởng Phòng kỹ thuật Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 06: DANH MỤC VẬT TƯ, PHỤ TÙNG, XĂNG DẦU MỠ LĨNH CHO SẢN XUẤT, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CHẾ TẠO THEO KẾ HOẠCH BM-KT-67/1 CỦA PHÂN XƯỞNG DÂY HÀN Tháng 5năm 2009 TT Tên vật tư, phụ tùng Đơn vị tính Nhu cầu Tồn đầu kỳ Đã tạm lĩnh Xin lĩnh Mục đích sử dụng Xác nhận của kỹ thuật 1 Thép góc 50 x 50 Kg 28 8 0 200 Sản xuất dây hàn 2 Dao cắt máy Cái 6 1 0 5 Sản xuất dây hàn 3 Lõi que H08fi6,5 Kg 729.974 449.974 0 280.000 Sản xuất que hàn Người lập biểu Quản đốc phân xưởng Phòng kỹ thuật Giám đốc (K ý, h ọ t ên) (K ý, h ọ t ên) (K ý, h ọ t ên) (K ý, h ọ t ên) Biểu số 07: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 16/52009 Họ tên người nhận hàng: Chị Thư – Phân xưởng dây hàn Lý do xuất kho: KHSX/T03/2006 Xuất tại kho: Chị Thìn STT Tên nhãn hiệu quy cách sản phẩm vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 Lõi thép H08fi6,5 kg 21.347 21.347 8.114 173.209.558 Cộng 173.209.558 Cộng thành tiền bằng chữ: Một trăm bảy mươi ba triệu hai trăm linh chín ngàn năm trăm năm tám đồng./. Xuất ngày 21 tháng 5năm 2009 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu ở Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán nguyên vật liệu. Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được tiến hành đồng thời cả ở kho và ở phòng kế toán 2.2.1. Hạch toán tại kho Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập xuất thủ kho ghi vào thẻ kho theo dõi chỉ tiêu số lượng tình hình nhập xuất của từng loại vật liệu, cuối ngày tính ra số tồn kho sau đó ghi vào cột tồn của thẻ kho. Mỗi loại nguyên vật liệu sử dụng một tờ thẻ kho tập hợp thành một bộ thẻ kho để theo dõi chung. Thẻ kho được sắp xếp theo loại, nhóm, nguyên vật liệu được ký mã hiệu riêng để tiện việc sử dụng, ghi chép, kiểm tra, đối chiếu và quản lý. Khi nhận được chứng từ về nhập xuất kho, thủ kho thực hiện việc kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ. Các chứng từ nhập xuất được thủ kho tập hợp lại sau đó chuyển giao cho kế toán nguyên vật liệu phụ trách theo dõi về số liệu về lượng và giá trị nguyên vật liệu của từng kho. Biểu số 08: Tổng Công ty hoá chất Việt Nam Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh Thẻ Kho Ngày lập thẻ: 01/5/2009 Tờ số: 01 - Tên nhãn hiệu quy cách vật tư: Lõi que H08fi6,5 - Đơn vị tính: Kg -Mã số: STT Chứng từ Trích yếu Ngày xuất (Nhập) Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số hiệu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn A B C D E 1 2 3 4 1 Tồn đầu tháng 150.707 2 56 07/5 Nhập lõi que H08 100.315 251.022 3 120 16/5 Xuất cho PX dây hàn 21.347 4 Tồn cuối tháng 229.675 2.2.2. Hạch toán tại phòng kế toán Định kỳ 5 ngày một lần kế toán chi tiết nguyên vật liệu phải xuống kho kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho, đối chiếu kiểm tra đóng dấu chất lượng số tồn kho cuối kỳ của từng thứ nguyên vật liệu và nhận chứng từ nhập xuất. Khi nhận được chứng từ nhập xuất do thủ kho chuyển giao, kế toán kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ sau đó tiến hành nhập số liệu vào máy tính theo mã số của từng loại nguyên vật liệu, số liệu từ các chứng từ được mã hoá ký hiệu theo mã số riêng. Trình tự ghi sổ trên máy hoàn toàn giống với làm thủ công, mọi thao tác đã được cài đặt trong phần mền. Để việc kiểm tra xác suất kế toán vào mã hoá của nguyên vật liệu nào đó vào một số bất kỳ, in số liệu trên màn hình để kiểm tra một cách nhanh chóng. Tuy chứng từ không được ghi hàng ngày nhưng kế toán căn cứ số liệu và số ngày ghi trên phiếu nhập, xuất để vào lần lượt theo thứ tự từng ngày trong tháng. Từng loại nguyên vật liệu được vào số lượng và căn cứ trên đơn giá để tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn. Giá trị nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn đầu và cuối ngày được tính một cách cụ thể , phương pháp tính được cài đặt trong phần mềm máy tính. Máy tính sẽ tính ra đơn giá nhập, xuất, cứ vào chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu vào sổ chi tiết nhập, sổ chi tiết xuất nguyên vật liệu máy tính sẽ tự động vào báo cáo nhập xuất tồn ngay tại thời điểm đó. Cuối tháng, đối với nguyên vật liệu chính kế toán tồng hợp số liệu lập báo cáo nhập xuất tồn theo từng loại nguyên vật liệu trên. Kế toán căn cứ vào sổ chi tiết xuất nguyên vật liệu để lập bảng phân bổ số 2 3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu Công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức hạch toán theo phương pháp KKTX và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 3.1. Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 152 “Nguyên vật liệu“ TK 1521 Nguyên vật liệu chính TK 1522 Nguyên vật liệu phụ TK 1523 Nhiên liệu TK 1524 Phụ tùng thay thế TK 1525 Vật liệu xây dựng TK 6211.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho que hàn TK 6211.2 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho dây hàn TK 6271.1 Chi phí sản xuất que hàn TK 6271.2 Chi phí sản xuất dây hàn Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số Tài khoản kế toán khác như: TK153, TK111, TK 112, TK 141,TK 331, ……. Công ty còn mã hoá cho từng nhà cung cấp bằng các mã số riêng rồi vào sổ chi tiết cho từng đối tượng thanh toán. Kế toán tiến hành mã số từng loại nguyên vật liệu để kiểm tra, kiểm soát dễ dàng, điều này cũng rất phù hợp với phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng. Số liệu vào các sổ liên quan đêu dựa trên mã số, khi cần kiểm tra đối chiếu chỉ cần truy cập vào mã số đã có tự động máy sẽ cho ta những thông tin cần thiết về đối tượng cần tìm. Tài khoản 152 được chi tiết cụ thể như sau: Nguyên vật liệu chính Tên Mã số Lõi que H08 A1H08 Lõi que CB08 A1CB08 Feromangan 1% A3FR001 Feromangan 5% A3FR002 Rutil 86% A3RTI1 Rutil 92% A3RTI2 Cao lanh A3CLA Nguyên vật liệu ph ụ Hộp N46 fi3 lo ại 5kg B1H01 Hộp N42 B1H03 Nhi ên li ệu Than c ám C1TCA Dầu HD40 C1 DHD Tài khoản 331 được chi tiết cho từng đối tượng thanh toán Tên M ã s ố Công ty TNHH silicat Việt An - H ải Phòng B1509 Công ty CP Chế biến khoáng sản và VL chịu lửa Vĩnh Y ên B1902 Công ty TM Nam Tiến - Hà Khẩu – Trung Quốc B2102 Công ty cơ điện Trần Phú B3033 Công ty CP que hàn Hà Việt B1512 Công ty TNHH Vạn Đạt B3084 Công ty TNHH thương mại Việt Hà B1511 Đặc biệt trong hệ thống tài khoản mà Công ty đang sử dụng không sử dụng tài khoản TK151 Hàng mua đang đi đường để theo dõi vật liệu khác hay những phế liệu thu hồi nhập kho 3.2. Trình tự kế toán 3.2.1. Kế toán tăng nguyên vật liệu - Nếu thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Hàng ngày kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng, hoá đơn để ghi vào nhật ký chứng từ số 1 và số 2 Nợ TK 1521 8.122.000 Nợ TK 133 406.100 Có TK 111, 112 8.528.100 - Nếu chưa thanh toán cho người bán: Hàng ngày kế toán căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho để ghi sổ chi tiết TK331 Nợ TK 1521 804.200.276 Nợ TK 133 40.210.014 Có TK 331 844.210.290 Khi Công ty thanh toán tiền hàng cho người cung cấp , kế toán căn cứ vào chứng từ thanh toán ghi trực tiếp vào sổ chi tiết TK 331 cho từng khách hàng đư ợc thanh toán cùng dòng hoá đơn được thanh toán đang theo dõi tr ên sổ chi tiết TK 331 N ợ TK 331 100.000.000 C ó TK 111 100.000.000 Dùng tiền vay mua nguyên vật liệu: Khi nhận được giấy báo nợ của ngân hàng về việc Công ty vay tiền ngân hàng để mua vật liệu, kế toán căn cứ vào hoá đơn thanh toán, giấy báo nợ và phiếu nhập kho ghi Nhật ký chứng từ số 4 Nợ TK1521 69.129.865 N ợ TK 133 3.456.493,25 C ó TK 311 72.586.358,25 - Mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền giao tạm ứng: Kế to án căn cứ vào hoá đơn thanh toán, phiếu nhập kho ghi vào Nh ật ký chứng từ số 10 N ợ TK 1521 68.888.361 Nợ TK 133 3.444.418,05 C ó TK 141 72.332.779,05 Công ty không sử dụng TK 151 để hạch toán tr ư ờng hợp mua nguyên vật liệu về nhưng cuối tháng chưa nhập về kho m ặc dù đã nhận được chứng từ, kế toán để ngoài sổ không ghi nghiệp vụ này khi nào hàng về mới ghi sổ nguyên vật liệu nhập kho. 3.2.2. Kế toán trường hợp giảm nguyên vật liệu Nếu xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất các loại sản phẩm kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 6211 434.733.072 Nợ TK 6212 10.735.610 Có TK 1521 445.468.682 Nếu xuất kho nguyên vật liệu, phụ tùng, vật liệu khác…. Cho phân xưởng sản xuất: Nợ TK 6271 8.366.500 Có TK 1522 8.366.500 Nợ TK 6272 845.000 Có TK 1523 435.000 Có TK 153 410.000 Nếu xuất nguyên vật liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp, bán hàng: Nợ TK 642 45.000 Nợ TK 641 11.930 Có TK 1522 56.930 Công ty không hạch toán phế liệu thu hồi từ các phân xưởng Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho dù nguyên vật liệu của Công ty nhập từ nhiều nguồn khác nhau nhất là hiện nay giá cả trên thị trường vật liệu hàn luôn thay đổi. 3.3. Sổ kế toán Công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức áp dụng hình thức nhật ký chứng từ và có sử dụng phần mền kế toán để hỗ trợ cho công tác kế toán. Đặc biệt là Công ty không sử dụng bảng kê số 3 và sổ cái các TK 152, TK 621, TK 627….trong kế toán tồng hợp nguyên vật liệu. * Sổ chi tiết nhập nguyên vật liệu. Nội dung: Được dùng để theo dõi tình hình nhập của tất cả các loại nguyên vật liệu diễn ra hàng ngày, sổ này là cơ sở để lập bảng N-X-T. Cơ sở và phương pháp ghi sổ: Hàng ngày khi nhận chứng từ nhập nguyên vật liệu (phiếu nhập kho) kế toán vào số liệu trên máy theo mã số của từng loại nguyên vật liệu Kết cấu: Biểu mẫu số 09: Tổng Công ty hóa chất Việt Nam SỔ CHI TIẾT NHẬP NGUYÊN VẬT LIỆU Từ ngày 01/5/2009 đến ngày 31/5/2009 Số phiếu Ngày nhập xuất Tên vật tư Mã vật tư đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền TKĐU 26 01/5 Cao lanh A3CLA Kg 52.400 310 16.244.000 111 112 29 03/5 Bút bi D1BBI Cái 100 1.193 119.300 111 31 04/5 Hộp gang fi4 loại 5kg B1H05 Kg 2.150 530 1.139.500 112 56 07/5 Lõi que H08 A1H08 Kg 100.315 8.016,75 804.200.276 331 57 08/5 Xi măng E1XMA Kg 1.500 7.002 10.503.000 112 59 10/5 Lô nhựa quấn dây hàn D1LNH Cái 82 5.000 410.000 112 60 11/5 Giấy tập D1GTA Quyển 150 1.500 225.000 111 … … … … … … … … … 73 24/5 Curoa F1CRO Kg 1.000 12.000 12.000.000 331 74 25/5 Lõi que H08 A1H08 Kg 6.064 8.014 48.600.000 331 75 26/5 Xi măng E1XMA Kg 1.750 7.120 12.460.000 111 112 76 28/5 Trường thạch A3TTH Kg 95.050 727,3 69.129.865 311 76 29/5 Hộp gang N46 fi4 loại 5kg B1H01 Hộp 800 530 424.000 112 77 31/5 Bột sắt Kg 5.667 12.174,1 68.990.625 141 Ngày tháng năm 2009 Kế toán trưởng Người lập biểu * Sổ chi tiết nguyên vật liệu Nội dung: Dùng đê theo dõi tình hình xuất của tất cả các loại nguyên vật liệu diễn ra hàng ngày, căn cứ vào sổ này chúng ta có thể biết được nguyên vật liệu đó xuất cho ai, ở phân xưởng nào, dùng để sản xuất cái gì. Kết cấu của sổ chi tiết nguyên vật liệu Biểu số 10: Tổng Công ty hoá chất Việt Nam SỔ CHI TIẾT XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh Từ ngày 01/5/2009 đến ngày 31/5/2009 Đơn vị tính: Đồng SP Ngày xuất Tên vật tư Mã vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền TKĐƯ 876 01/5 Cao lanh A3CLA Kg 17.769 310 5.508.390 621.1 877 02/5 Cao lanh A3CLA Kg 34.631 310 10.735.610 621.2 879 02/5 Màng co B1H04 Kg 288,5 29.000 8.366.500 6271.1 881 03/5 Than cám C1TCA Kg 290 1.500 435.000 6271.2 882 04/5 Bút bi D1BBI Cái 10 1.193 11.930 641 884 05/5 Giấy tập D1GTA quyển 3 1.500 4.500 642 885 06/5 Hộp gang B1H05 Hộp 2.150 530 1.139.500 6271.1 … … … … … … … … … 891 15/5 Lõi que H08 fi 6,5 A1H08 Kg 21.347 8.025,3 171.315.845 621.1 892 17/5 Lô nhựa quấn dây hàn D1LNH Cái 82 5.000 410.000 6271.2 … … … … … … … … … 991 28/5 Xi măng E1XMA Kg 150 7.001,9 1.050.285 6271.1 992 29/5 Trường thạch A3TTH Kg 90.000 727,3 65.457.000 621.1 993 30/5 Hộp N46 fi4 loại 5kg B1H01 Hộp 800 530 424.000 621.1 994 30/5 Lõi que H08 fi6,5 A1H08 Kg 15.000 8.237,5 123.563.476 621.1 995 31/5 Bột sắt A3BSA Kg 5.667 12.158,2 68.888.361,2 621.1 Kế toán trưởng Người lập biểu * Bảng tổng hợp N-X-T nguyên vật liệu Bảng này lập để phản ánh một cách khái quát tình hình N-X-T nguyên vật liệu diễn ra trong tháng. Cơ sở và phương pháp ghi: Hàng ngày khi có chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu kế toán nhập số liệu vào máy theo mã của từng loại nguyên vật liệu, máy sẽ tự động vào bảng tổng hợp N-X-T ngay tại thời điểm đó và sau mỗi lần nhập, xuất máy sẽ cộng dồn. Việc ghi chép như vậy không rõ được đơn giá bình quân của từng loại NVL sau mỗi lần nhập. Kết cấu của bảng N-X-T Biểu số 11: Tổng Công ty hoá chất Việt Nam Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh BẢNG TỔNG HỢP N-X-T NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 3 năm 2006 Tên vật tư Mã vật tư ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Giá bình quân Cao lanh A3CLA Kg 0 52.400 52.400 0 310 Lõi que H08 A1H08 Kg 149.991 106.379 36.347 220.0230 8.237,5 Trường thạch A3TTH Kg 4.307 95.050 90.000 9.357 727,3 Bột sắt A3BSA Kg 290 5.667 2.635 3.321 12.158,2 Hộp N46 fi4 loại 5kg B1H01 Hộp 0 800 800 0 530 Xi măng E1XMA Kg 100 3.250 150 3.200 7.001,9 Lô nhựa quấn dây hàn D1LNH Cái 12 82 82 12 5.012,8 Hộp gang fi4 B1H05 hộp 0 2.150 2.150 0 530 Giấy tập D1GTA Quyển 0 150 120 30 1.500 Ngày 3 tháng 5năm 2009 Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Để xác định chính xác giá trị nguyên vật liệu thực xuất cho sản xuất trong tháng, Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh lập thêm báo cáo nhập xuất tồn đối với nguyên vật liệu chính. Biểu số 12: BÁO CÁO N-X-T Tổng Công ty hoá chất Việt Nam (Đối với nguyên vật liệu chính) Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh Tháng 5năm 2009 Tên vật tư ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ TK TX Đơn giá Số tiền Lượng mua Đơn giá Số tiền Lượng xuất Đơn giá Số tiền TK TX Đơn giá Số tiền Lõi que H08 Kg 149.991 716 8.301 1.210.327.917 106.379 8.016,6 852.800.276 36.296 8.135,6 295.289.767 220.023 767 8.046 1.767.738.426 Cao lanh Kg 0 1.907 309,9 590.918.667 52.400 310 16.244.000 53.307 310 16.524.921 1.000 310 309.997 Trường thạch Kg 4.307 673 727,3 3.621.796 95.050 727,7 69.127.296 88.197 727,7 64.143.031,33 115.000 33 727 8.606.060,6 Bột sắt Kg 290 0 11.846,8 3.435.403 5.667 12.174,1 689.864.000 2.635 12.158,1 32.036.691 3.321 12.158 40.385.278,6 Cộng 6.252.750.508 7.222.056.129 6.552.736.358 6.922.070.279 * Bảng phân bổ vật tư Nội dung: Dùng để phản ánh giá trị NVL xuất kho cho các đối tượng sử dụng trong tháng. Cơ sở và phương pháp ghi sổ: Cuối tháng kế toán tồng hợp số liệu từ sổ chi tiết NVL để vào bảng phân bổ, sổ này là cơ sở để lập bảng cân đối tài khoản Kết cấu: Biếu số 13: Tổng Công ty hoá chất Việt Nam Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh BẢNG PHÂN BỔ VẬT TƯ Tháng 5 năm2009 STT TK Có 1521 1522 1523 1524 1525 153 Cộng nợ TK Nợ 1 621.1 434.733.072 0 434.733.072 2 621.2 10.735.610 10.735.610 3 6271.1 8.366.500 1.050.285 9.416.785 4 6271.2 0 435.000 410.000 845.000 5 641 11.930 11.930 6 642 4.5000 4.5000 Ngày 31 tháng 5năm 2009 Kế toán trưởng Người lập biểu * Sổ quỹ tiền mặt: Dùng để theo dõi một cách chi tiết số lượng thu chi và còn lại của Công ty nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh Cơ sở và phương pháp ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ thu, chi kế toán vào sổ quỹ, cuối tháng tổng hợp thu chi để xác định tồn quỹ. Kết cấu: Biểu số 14: Tổng Công ty hoá chất Việt Nam Công Ty TNHH và Dịch Vụ Tám Oanh Ngày tháng Số phiếu thu Số phiếu chi Diễn giải TKĐƯ Số tiền Tồn Thu vào Chi ra Dư đầu tháng 567.860.000 01/3 26 Mua cao lanh 1521 8.528.100 03/3 29 Mua bút bi 1522 119.300 04/3 31 Mút hộp gang 1522 1.196.475 10/3 60 Mua giấy tập 1522 225.000 … … … 25/3 75 Mua xi măng 1525 6.541.500 26/3 76 Trả công ty Hà Việt 331 100.000.000 27/3 78 Hộp bao bì 1522 650.000 27/3 20 Rút tiền gửi NH nhập quỹ 112 76.000.000 28/3 22 Thu tiền của khách hàng 131 114.165.000 31/3 85 Trả tiền điện 642 3.385.000 31/3 86 Thu bán phế liệu 711 500.000.000 Cộng phát sinh 4.256.789.000 3.672.863.000 1.151.786.000 SỔ QUỸ TIỀN MẶT Từ ngày 1/5/2009 đến ngày 31/5/2009 Ngày 31 tháng 5năm 2009 Kế toán trưởng Người lập biểu * Nhật ký chứng từ số 1: Dùng để phản ánh số phát sinh bên có TK111 đối ứng Nợ với các TK liên quan. Cơ sở và phương pháp ghi: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ thu chi kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 1, đến cuối kỳ kế toán căn cứ vào số liệu tổng hợp để ghi vào bảng cân đối tài khoản. Kết cấu: Biểu số 15: Tổng Công ty hoá chất Việt Nam Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 Từ ngày 1/5/2009 đến ngày 31/5/2009 Đơn vị tính: Đồng STT Ngày Ghi Có TK111 và ghi Nợ các TK Cộng Có 112 1521 1522 1525 331 133 642 26 01/5 8.122.000 406.100 8.528.100 29 03/5 119.000 119.000 31 04/5 1.139.500 56.975 1.196.475 33 05/5 650.000 650.000 … … …. … …. 60 10/5 225.000 225.000 … … … … … 74 25/5 3.564.000 3.564.000 75 25/5 100.000.000 100.000.000 76 26/5 6.230.000 311.500 6.541.500 78 31/5 3.685.000 3.685.000 Cộng 110.686.000 45.560.120 385.600.000 55.165.000 3.685.000 3.672.863.000 Ngày 31 tháng 5năm 2009 Kế toán trưởng Lập biểu * Bảng kê số 1: Dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ TK111 đối ứng Có với các TK liên quan. Cơ sở và phương pháp ghi số: Hàng ngày căn cứ vào số liệu trên sổ quỹ kế toán vào bảng kê chứng từ số 1, số dư trên sổ này phải khớp với số dư tiền mặt hiện có ở quỹ vào thời điểm cuối tháng. Kết cấu: Biểu số 16: Tổng Công ty hoá chất Việt Nam Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh BẢNG KÊ SỐ 1 Từ ngày 01/5/2009 đến ngày 31/5/2009 Đơn vị tính: Đồng Dư đầu tháng: 567.860.000đồng STT Ngày Ghi Nợ TK111 và ghi Có các TK Cộng Nợ 112 131 138 711 …. 16 02/5 55.000.000 55.000.000 20 27/5 76.000.000 76.000.000 22 28/5 114.165.000 114.165.000 … … … … 24 31/5 50.000.000 50.000.000 Cộng 125.000.000 114.065.000 … 50.000.000 … 4.256.789.000 Ngày 31/5/2009 Kế toán trưởng Người lập biểu * Sổ tìên gửi Ngân hàng: Dùng để theo dõi tình hình thu chi tồn tiền gửi ngân hàng diễn ra trong kỳ của Công ty. Cơ sở và phương pháp ghi tương tự sổ quỹ tiền mặt Kết cấu: Biểu số: 17 Tổng Công ty hoá chất Việt Nam Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Từ ngày 01/5/2009 đến ngày 31/5/2009 Đơn vị tính: Đồng Ngày tháng Gi ấy báo ngân hàng Diễn giải TKĐƯ Số tiền Nợ Có Thu vào Rút ra Tồn Số dư đầu tháng 1.512.600.000 1/5 202 Mua cao lanh 1521 8.528.100 2/5 203 Rút TGNH về quỹ 111 55.000.000 4/5 205 Mua hộp bao bì 1522 650.000 … … … … 26/5 211 Mua xi măng 1525 6.541.500 27/5 217 Rút TGNH về quỹ 111 76.000.000 29/5 220 Hộp N46 loại 5kg 1522 466.450 Cộng phát sinh 2.650.000.000 1.287.233.300 Dư cuối tháng 2.875.366.700 Ngày 31 tháng 5năm 2009 Kế toán trưởng Người lập biểu * Nhật ký chứng từ số 2: Dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK112 đối ứng Nợ với các TK liên quan. Cơ sở và phương pháp ghi: Hàng ngày kế toán căn cứ vào giấy báo nợ của Ngân hàng để ghi. Kết cấu: Biểu số 18: Tổng Công ty hoá chất Việt Nam Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2 Từ 01/5/2009 đến ngày 31/5/2009 Đơn vị tính: Đồng Ngày Ghi Có TK 112 và ghi Nợ các TK Cộng Có 111 1521 1522 … 1525 153 133 01/5 8.122.000 406.100 8.528.100 02/5 55.000.000 55.000.000 04/5 650.000 10.503.000 11.153.000 10/5 410.000 41.000 451.000 … … … … 26/5 6.230.000 311.500 6.541.500 27/5 70.000.000 70.000.000 29/5 424.000 42.400 464.400 Cộng 125.000.000 350.122.000 1.074.000 … 16.733.000 410.000 105.560.000 1.287.233.300 Ngày 31 tháng 5năm 2009 Kế toán trưởng Người lập biểu * Sổ chi tiết TK331 Sổ này ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ với từng nhà cung cấp. Phương pháp ghi sổ: Được mở chi tiết để theo dõi chi tiết với từng người người bán bao gồm cả phát sinh Có và phát sinh Nợ TK331. Việc theo dõi trên sổ chi tiết TK331 được thực hiện với nguyên tắc mỗi hoá đơn ghi một dòng và được ghi theo thứ tự thời gian phát sinh chứng từ cho từng người bán. Khi Công ty thực hiện thanh toán tiền hàng cho người cung cấp, kế toán căn cứ vào chứng từ thanh toán ghi trực tiếp vào sổ chi tiết TK331 cho từng khách hàng được thanh toán cùng dòng hoá đơn được thanh toán đang theo dõi trên sổ chi tiết TK331. Kết cấu: Biểu số 19: Tổng Công ty hoá chất Việt Nam Công ty TNHH và dịch vụ Tám Oanh (Công ty TNHH Thương mại Hà Việt) Tháng 5năm 2009 TT Số dư đầu Hoá đơn Phiếu nhập Mã khách Diễn giải Ghi Có TK 331 ghi Nợ các TK Cộng Có Ghi Nợ TK331 ghi Có các TK khác Cộng Nợ Số dư cuối kỳ Dư Nợ Dư Có Số HĐ NT Số phiếu NT 1521 111 133 111 112 Dư Nợ Dư Có 1 16.449.230 68796 7/5 56 B1511 Nhập H08 804.200.276 40.210.014 844.410.290 2 68796 23/5 57 B1511 Nhập H08 48.600.000 24.300.000 51.030.000 3 … … … 100.000.000 100.000.000 4 16.449.230 Cộng 852.8000.276 42.640.014 895.440.290 265.000.000 646.889.520 Ngày tháng 5năm 2009 Kế toán trưởng Người lập biểu * Sổ báo cáo chi tiết Tài khoản 331: Được mở nhằm theo dõi tình hình thanh toán với nhà cung cấp Cơ sở và phương pháp ghi sổ: Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết đối tượng thanh toán, kế toán tổng hợp số liệu và vào sổ báo cáo chi tiết tài khoản 331. Mỗi nhà cung cấp được ghi vào một dòng và được mã hoá theo từng nhà cung cấp rất thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu. Số liệu trên các sổ tổng hợp nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản lý trong việc điều hành kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh. Cuối tháng kế toán khoá sổ chi tiết tài khoản 331 theo từng khách hàng. Toàn bộ số liệu ở dòng cộng cho từng người bán sẽ chuyển sang ghi nhật ký chứng từ số 5 với nguyên tắc mỗi khách hàng một dòng bao gồm cả số phát sinh nợ và phát sinh có của tài khoản 331 Kết cấu của sổ Biểu số 20 Tổng công ty hoá chất Việt Nam Công ty TNHH và Dịch Vụ Tám Oanh BÁO CÁO CHI TIẾT TÀI KHOẢN 331 Tháng 5năm 2009 STT Tên và Đ/C K/Hàng Dư đầu kỳ Ps Trong Kỳ Dư cuối kỳ Nợ Có Ps nợ Ps có Dư nợ Dư có B1511 Cty TNHH Thương mại Hà Việt 16.449.230 265.000.000 895.440.290 646.889.520 B2084 Cty CP tư vấn ĐT và KĐ Xây dựng 56.000.000 68.100.000 68.100.000 56.000.000 B2150 Cty cao su sao vàng Hà Nội 40.000.000 52.600.000 12.600.000 0 ………. …….. ……. ……. ……….. …….. B3062 Cty CP xây lắp CN 0 0 77.528.754,4 77.528.754,4 Cộng 34.954.478 8.760.986.625 1.010.314.003 3.553.641.865 11.269.360.009 Ngày…..tháng 5năm 2009 Kế toán trưởng Người lập biểu * Nhật ký chứng từ số 5: Dùng để tổng hợp tình hình thanh toán và công nợ với nhà cung cấp vật tư cho công ty. Nhật ký chứng từ số 5 gồm có 2 phần : phần phản ánh số phát sinh bên có tài khoản 331 đối ứng với nợ các tài khoản có liên quan và phần theo dõi thanh toán( ghi nợ TK 331 đối ứng có với các tài khoản có liên quan). Cơ sở và phương pháp ghi sổ: Cuối tháng sau khi đã hoàn thành việc ghi sổ chi tiết TK 331, kế toán lấy số liệu của từng sổ chi tiết được mở cho từng nhà cung cấp để ghi vào nhật ký chứng từ số 5,cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng cộng của NKCT số 5 để ghi vào bảng cân đối tài khoản. Kết cấu sổ nhật ký chứng từ số 5 Biểu số 21 Tổng công ty hoá chất Việt Nam Công ty TNHH và Dịch Vụ Tám Oanh NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5 STT Tên đơn vị hoặc người bán Số dư đầu tháng Ghi Có TK331, ghi Nợ các TK Cộng Có TK331 Theo dõi thanh toán (ghi Nợ TK331) Cộng Có TK331 Số dư cuối tháng Nợ Có TK152 TK111 Nợ Có 1 Cty TNHH Thương mại Hà Việt 16.449.230 895.440.290 895.440.290 265.000.000 265.000.000 646.889.520 2 Cty CP tư vấn ĐT và KĐ Xây dựng 56.000.000 68.100.000 68.100.000 68.100.000 68.100.000 56.000.000 3 Cty cao su sao vàng Hà Nội 40.000.000 12.600.000 12.600.000 52.600.000 52.600.000 0 … … … … … … 4 Cty CP xây lắp CN 77.528.754,4 77.528.754,4 77.528.754,4 Tổng cộng 34.954.478 8.760.986.625 3.553.641.865 3.553.641.865 1.010.314.003 1.010.314.003 11.269.360.009 Ghi Có TK331 “Phải trả người bán” Ngày tháng năm 2009 *Nhật ký chứng từ số 4: dùng để phản ánh quan hệ tín dụng giữa công ty với ngân hàng. Cơ sở và phương pháp ghi chép: Hàng ngày kế toán căn cứ vào hoá đơn thanh toán,giấy báo nợ để ghi. Việc ghi chép NKCT số 4 – TK 311 được thực hiện theo nguyên tắc : mỗi giấy báo nợ ,báo có được ghi trên một dòng và được ghi theo trình tự thời gian nghiệp vụ phát sinh. NKCT số 4-TK 311 được mở thành quyển theo đúng mẫu sổ quy định.Cách mở sổ như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu kế toán , theo dõi chặt chẽ tình hình vay trả ngân hàng của Công ty . Kết cấu Biểu số 22 Tổng công ty hoá chất Việt Nam Công ty TNHH và Dịch vụ Tám Oanh NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 4 Ghi có TK 311 vay ngắn hạn Tháng 5 năm 2009 Chứng từ Diễn giải Ghi có TK311 ghi nợ các TK khác Cộng có Số hiệu NT 111 1521 133 1 2 3 4 5 6 7 …… …… …… …… 212 28/5 Mua trường thạch 69.129.865 3.456.493,25 72.586.358,25 Cộng …… 69.129.865 3.456.493,25 72.586.358,25 Ngày….tháng 5 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập biểu *Sổ nhật ký chứng từ số 10: Sổ này dùng để theo dõi tình hình thanh toán tiền tạm ứng của công ty . Cơ sở và phương pháp ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ để ghi vào sổ này. Cuối tháng kế toán xác định số dư bên Có TK 141 và lấy số tổng cộng của NKCT số 10 để ghi vào bảng cân đối tài khoản. Kết cấu sổ Biểu số 23 Tổng công ty hoá chất Việt Nam Công ty TNHH và Dịch Vụ Tám Oanh NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 GHI CÓ NỢ TK141 Tháng 5 năm 2008 Diễn giải Số dư đầu tháng Ghi nợ TK 141ghi có các tài khoản Ghi có tài khoản 141 ghi nợ các tài khoản Số dư cuối tháng Nợ Có 111 112 …. Công nợ TK 133 1521 627 ….. Cộng có TK Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Số dư đầu tháng ….. T/ứng Đặng Trần Lương mua bột sắt 3.444.418,05 68.888.361 72.332.779,05 ….. …… …… …… …… ….. Tổng cộng …… …… …… ….. ….. 3.444.418,05 68.888.361 72.332.779,05 …... Ngày….tháng 3 năm 2006 Kế toán trưởng Người lập biểu *Sổ cái TK 133: theo dõi thuế giá trị gia tăng được khấu trừ trong kỳ cuả công ty Cơ sở và phương pháp ghi: cuối tháng căn cứ vào các sổ có liên quan để ghi vào nhật ký này. Đây là cơ sở để đối chiếu số liệu với bảng cân đối tài khoản. Kết cấu Biểu số 24: Tổng công ty hoá chất Việt Nam Công ty TNHH và Dịch Vụ Tám Oanh SỔ CÁI TK 133 Tháng 5 năm 2009 Số dư đầu tháng Nợ Có Ghi có các TK , đối ứng nợ với các TK này .. .. Tháng 5 -Ghi có TK 111(Nhật ký chứng từ số 1) 55.165.000 -Ghi có TK 112( Nhật ký chứng từ số 2) 105.560.000 -Ghi có TK 141 ( Nhật ký chứng từ số 10) 3.444.418,05 -Ghi có TK 311 ( Nhật ký chứng từ số 4) 3.456.493,25 -Ghi có TK 331( Nhật ký chứng từ số 5) 160.021.244 Cộng số phát sinh Nợ 324.547.155,3 Tổng số phát sinh Có 0 Số dư Nợ cuối tháng 324.547.155,3 Số dư Có cuối tháng Ngày….tháng 5 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CÔNG TY TNHH và Dịch Vụ Tám Oanh 1. Nhận xét chung về một số ưu nhược điểm về công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH và Dịch Vụ Tám Oanh *Những ưu điểm về công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH và Dịch Vụ Tám Oanh Cùng với sự phát triển cuả công ty , công tác kế toán của phòng kế toán cũng không ngừng hoàn thiện và đạt được những thành tưụ đáng kể sau: -Về công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bộ máy quản lý cuả công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng đã thể hiện được ưu thế rõ rệt .Ngươì tôí cao và duy nhất có quyền ra quyết định trong công ty là giám đốc vơí sự trợ giúp của phó giám đốc phụ trách kĩ thuật và 4 phòng cùng quản trị viên tại các phân xưởng .Khi các bộ phận trong công ty phôí hợp với nhau nhịp nhàng , ăn khớp tạo điều kiện năng lực sáng tạo cuả môĩ cá nhân. -Về tổ chức công tác kế toán Hiện nay , công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ . Đây là hình thức kế toán đang áp dụng phổ biến ở nước ta , nhất là các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn , điều kiện trang thiết bị tính toán còn hạn chế. Phương pháp này kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết . Công tác kế toán nguyên vật liệu về cơ bản đã đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán mới ban hành với hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ , chi tiết, rõ ràng. Về chế độ nghi chép ban đầu Đối với công tác hạch toán ,từ lập chứng từ đến luân chuyển chứng từ đều được Công ty quy định một cách rõ ràng và theo đúng chế độ ban hành. Về phương pháp kế toán : Việc sử dụng kế toán máy đã mang lại hiệu quả đáng kể cho công tác kế toán, giảm bớt khối lượng công việc cho phòng kế toán. Từ chứng từ gốc , kế toán vào số liệu máy sẽ chuyển số liệu vào các sổ liên quan đồng thời tại cùng một thời điểm . Khi cần xem xét, kiểm tra thì rất dễ dàng. -Về công tác kế toán nguyên vật liệu . Công ty đã áp dụng tính giá vốn thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn là hoàn toàn hợp lý với điều kiện và đặc điểm thực tế cuả công ty. Hơn nữa nó còn giúp cho kế toán có thể cung cấp nguyên vật liệu một cách thường xuyên. Nhìn chung việc áp dụng kế toán máy vào công ty là một việc làm hết sức cần thiết nhằm quản lý sản xuất và hạch toán kế toán được thực hiện tốt hơn. Phần mền kế toán được áp dụng trong Công ty đã giảm bớt được khối lượng công việc cho phòng kế toán và mang lại hiệu quả kinh tế cao. * Một số hạn chế của tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH và Dịch Vụ Tám Oanh - Về công tác quản lý nguyên vật liệu Thủ kho không lập báo cáo nhập suất tồn vào cuối tháng làm căn cứ để kế toán đối chiếu số liệu của mình đảm bảo cho công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu của công ty được chặt chẽ. Như vậy nếu có sự sai sót thì rất khó đối chiếu số liệu, khi kế toán cần kiẻm tra thì phải xuống kho đối chiếu. Từ đó làm mất rất nhiều thời gian mà không chặt chẽ. Về kế toán chi tiết nguyên vật liệu. Công ty không mỡ sổ chi tiểttheo dõi tình hình nhập - xuất - tồn của từng nguyên vật liệu mà tách ra sổ chi tiết xuất nguyên vật liệu, sổ chi tiết nhập nguyên vật liệu riêng. Vì vậy khônh thuận cho kiểm tra đối chiếu tình hình nhập - xuất - tồn của từng loại nguyên vật liệu. -Về việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu Công ty không tiến hành lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu . Nguyên vật liệu của Công ty mua ngoài mà giá cả thị trường luôn luôn biến động. Nhất là khi giá cả thị trường của nguyên vật liệu sẽ tác động trực tiếp tới giá thành của sản phẩm. Nó có thể đẩy giá lên cao làm giá bán thị trường của sản phẩm sẽ cao giảm sức cạnh tranh. Như vậy có thể thấy những tác hại mà công ty gặp phải không lập dự phòng đây là tồn tại cần được khắc phục. 2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH và Dịch Vụ Tám Oanh Về kế toán chi tiết nguyên vật liệu Công ty nên mở sổ chi tiết xuất vật tư, sổ chi tiết nhập vật tư để theo dõi tất cả các vật tư nhập xuất trong tháng. Nhìn hai sổ này không thể hiện rõ đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập, xuất của từng loại NVL. Do vậy Công ty cần lập thêm sổ chi tiết từng loại nguyên vật liệu để theo dõi tình hình nhập xuất tồn. Với việc mở sổ này là cơ sở để lập báo cáo nhập xuất tồn. * Về kế toán phế liệu thu hồi nhập kho Đối với phế liệu thu hồi được nhập kho, Công ty nên tiến hành các thủ tục nhập kho phế liệu và sử dụng các chứng từ có liên quan. Trước hết các bộ phận có trách nhiệm phải tổ chức kiểm kê, ước tính giá trị sau đó phòng kế hoạch viết phiếu nhập kho phế liệu. Phiếu nhập kho phế liệu được lập thành 2 liên trong đó 1 liên lưu tại phòng kế hoạch, liên còn lại được giao cho thủ kho sau khi phế liệu đã được nhập kho. Định kỳ kế toán vật liệu lại xuống kho nhận phiếu nhập kho phế liệu từ thủ kho để vào sổ chi tiết phế liệu như đối với các loại vật liệu khác. * Về việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu Công ty nên lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu để đảm bảo sự ổn định sản xuất và kinh doanh, không ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ bình ổn giá cả trên thị trường, doanh thu, chi phí và lợi nhuận được duy trì như kế hoạch đã đề ra. * Về hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu Ngoài việc mở thêm sổ cái chi tiết từng loại vật liệu Công ty nên mở thêm sổ cái TK152 (tổng hợp) Khi các số liệu được vào sổ cái tài khoản 1521, 1522, 1523,… cũng đồng thời được vào sổ cái TK152 (tổng hợp). Kho kế toán tổng hợp cần số liệu tổng quát thì chỉ cần lấy dòng tổng cộng trên sổ cái TK152 (tổng hợp) mà không cần phải tiến hành tính toán lại số tổng cộng phát sinh, số dư nợ, dư có trên các số cái 152 (chi tiết). KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH và Dịch Vụ Tám Oanh em đã có cơ hội kiểm nghiệm được lại những kiến thức đã được học trong nhà trường qua thực tế tại Công ty.Vì thời gian nghiên cứu khảo sát tại công ty có hạn nên báo cáo của em không thể đi sâu vào mọi vấn đề của công tác kế toán của Công ty mà chỉ đi vào nghiên cứu công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu và đưa ra những ý kiến của mình nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH và Dịch Vụ Tám Oanh Trong số những giải pháp đó chắc chắn đôi chỗ còn mang tính cá nhân dưới con mắt của sinh viên thực tập. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô, các cô chú phòng tài vụ và Ban giám đốc Công ty TNHH và Dịch Vụ Tám Oanh. Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo - TS Trần Quý Liên đã tận tình hướng dẫn em để em có thể hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú Phòng Tài vụ và các cô chú các phòng ban khác trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập khảo sát tại công ty, cung cấp tư liệu để em có thể lập nên được báo cáo tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbc_tot_nghiep_da_nop_2663_7844.doc
Tài liệu liên quan