Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt: LỜI NÓI ĐẦU Hạch toán là một trong những công cụ hiệu quả nhất để phản ánh khách quan và giám đốc có hiệu quả quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chi phí vật liệu chiếm từ 70%-80% tổng chi phí sản xuất. Vì vậy, công tác quản lý vật liệu có thể làm tăng giảm giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp quan tâm tới việc tiết kiệm triệt để chi phí nguyên vật liệu, làm cho giá thành sản phẩm giảm đi mà vẫn đảm bảo chất lượng. Chính vì thế làm tốt công tác nguyên vật liệu là nhân tố quyết định hạ thấp chi phí giảm giá thành, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong quá trình nghiện cứu về lý luận thực tiến để hoàn thành đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn , cùng các cô chú, anh chị trogn phòng tài chính kế toán của Công ty Cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, kết hợp với kiến thức học hỏi ở trường và sự nỗ lực của bản thân, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh...

docx61 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Hạch toán là một trong những công cụ hiệu quả nhất để phản ánh khách quan và giám đốc có hiệu quả quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chi phí vật liệu chiếm từ 70%-80% tổng chi phí sản xuất. Vì vậy, công tác quản lý vật liệu có thể làm tăng giảm giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp quan tâm tới việc tiết kiệm triệt để chi phí nguyên vật liệu, làm cho giá thành sản phẩm giảm đi mà vẫn đảm bảo chất lượng. Chính vì thế làm tốt công tác nguyên vật liệu là nhân tố quyết định hạ thấp chi phí giảm giá thành, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong quá trình nghiện cứu về lý luận thực tiến để hoàn thành đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn , cùng các cô chú, anh chị trogn phòng tài chính kế toán của Công ty Cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, kết hợp với kiến thức học hỏi ở trường và sự nỗ lực của bản thân, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt”. Do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài của em hoàn thiện hơn. Đề tài gồm 3 chương, ngoài lới nói đầu và kết luận: Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty cố phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt Chương 2: Thực tế kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt Chương 3: Nhận xét đánh giá kiến nghị về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt. Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt 1.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt (Thinh Liet concrete and investment join stock company)_ thành viên tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị(UDIC_ Urban infrastructure development investment corporation) là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Trải qua 30 năm hình thành và phát triển , công ty đã và đang khẳng định vị trí của mình trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm bê tông công nghiệp, vật liệu xây dựng với thương hiệu Thịnh Liệt CI và các lĩnh vực kinh doanh trong đầu tư xây dựng trên thị trường cả nước. Quá trình hình thành và phát triển 30 năm của công ty có thể tóm tắt như sau: Năm 1974 chính phủ Ba Lan giúp chính phủ Việt Nam xây dựng một nhà máy bê tông tại Hà Nội .Xây dựng từ năm 1974 đến năm 1977 nhà máy đi vào hoạt động và lấy tên là nhà máy bê tông Ba Lan.Nhà máy được xây dựng trên diện tích 40.000m2 với mặt bằng công nghệ và thiết bị của Ba Lan chuyên sản xuất Panen lỗ tròn khẩu độ to dày phục vụ các công trình xây lắp ghép nhà tập thể được xây dựng lại ở thủ đô sau chiến tranh, khối lượng sản xuất hàng năm từ 15.000_24.000m3/ năm. Lúc này cán bộ công nhân viên có khoảng 100 người. Đến đầu những năm 1990 kế hoạch phát triển nhà ở của Hà Nội cơ bản hoàn thành, sản phẩm Panen tiêu thụ chậm nên việc sản xuất cấu kiện cho nhà lắp ghép bị thu hẹp lại. Thời kỳ đó nền kinh tế nước ta có bước chuyển mình mạnh mẽ, chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện đó để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tự xác định cho mình vấn đề sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Bán cho ai? Bán ở đâu? Vì lẽ đó từ năm 1989 đến năm 1991 ban lãnh đạo nhà máy đã quyết định mở rộng mặt bằng thêm 17.000m2 và đầu tư dây chuyền , thiết bị để sản xuất cột điện, ống li tâm để phục vụ cho các công trình cải tạo, phát triển lưới điện hạ tầng của thủ đô và đất nước. Thời kì này toàn nhà máy có khoảng 200 cán bộ công nhân viên. Năm 1994 nhà máy đầu tư trạm trộn bê tông thương phẩm phục vụ cho xây dựng của Hà Nội góp phần nâng cao tính công nghiệp trong xây dựng. Cuối năm đó sản phẩm bê tông thương phẩm của Thịnh Liệt đã có mặt tại nhiều công trình xây dựng lớn của thủ đô. Đến tháng 3 năm 1995 nhà máy có 280 cán bộ công nhân viên. Năm 1996 trước sự phát triển về quy mô, tốc độ sản xuất nhà máy được uỷ ban nhân dân thành phố đổi tên thành Công ty bê tông và xây dựng Thịnh Liệt_ thành viên sở xây dựng Hà Nội. Tháng 1 năm 2003 công ty sản xuất và vật liệu xây dựng đã sáp nhập vào công ty và mang tên chung là công ty bê tông và xây dựng Thịnh Liệt (Thinh Liet CCCo_ Thinh Liet construction and concrete company). Năm 2006 công ty bê tông và xây dựng Thịnh Liệt cổ phần hoá đổi tên thành công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt theo quyết định số 2315/QĐ_ UBND ngày 17/5/2006 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Tên giao dịch là Thinh Liet concrete and investment join stock company. Sau cổ phần, công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt trở thành viên của tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. Công ty có trụ sở chính tại ngõ 1141 Cầu Tiên_ Phường Thịnh Liệt_ Quận Hoàng Mai_ Hà Nội, có tư cách pháp nhân , có con dấu riêng và hạch toán độc lập. Như vậy trải qua 30 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt đã tạo được uy tín và chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công ty đã từng bước tự khẳng định mình để tồn tại và ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh và vững chắc. Một vài chỉ tiêu tài chính về sự tăng trưởng của công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng vốn (tỷ đồng) Doanh thu (tỷ đồng) Lợi nhuận (tỷ đồng) Thu nhập bình quân (triệu đồng) 145 73,187 4,15 1,25 162 78,23 5,6 1,36 183 81,56 5,8 1,65 ơ Có được những thành tựu trên là do có sự cố gắng , nỗ lực của tập thể ban lãnh đạo , các phòng ban cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đã kịp thời đổi mới về mọi mặt, không chỉ cải tiến trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất mà còn không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên, chú ý công tác tuyển chọn và đào tạo lao động. 2.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường Trải qua 30 năm phấn đấu , công ty cổ phần đầt tư và bê tông Thịnh Liệt dần khẳng định vị trí của mình ở thủ đô cũng như trên địa bàn cả nước. Cùng với quá trình công nghiệp hoá_ hiện đại hoá đất nước , công ty ngày càng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động , không chỉ bó hẹp trong sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng mà còn chạy đua với các đối thủ cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực khác như : đầu tư kinh doanh bất động sản, xây dựng và trang trí nội ngoại thất, kinh doanh vận chuyển hàng hoá…, không chỉ có thế mạnh trên thị trường thủ đô mà còn có uy tín lớn trên thị trường cả nước. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty hiện nay bao gồm các lĩnh vực sau: -Sản xuất và kinh doanh các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm và các loại vật liệu xây dựng. - Xây dựng và trang trí nội ngoại thất các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹ thuật và xây lắp điện. - Lập, quản lý, tổ chức thực hiện các dự án phát triển nhà ở, khu công nghiệp, đầu tư hạ tầng vào kinh doanh bất động sản. - Sản xuất và kinh doanh các thiết bị, công cụ, sản phẩm cơ khí phục vụ cho xây dựng - Chuyển giao công nghệ các sản phẩm bê tông, vật liệu xây dựng và xây dựng. - Kinh doanh và vận chuyển hàng hoá. 2.2. Đặc điểm hoạt dộng sản xuất và quy trình công nghệ Các sản phẩm sản xuất tại công ty là những sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sản xuất trên các Dây chuyền công nghệ hiện đại và đồng bộ, theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001_2000. Sản phẩm của công ty được sản xuất theo các hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế với thương hiệu đã được khẳng định và có uy tín tại các thị trường Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh… trong nhiều năm qua và đã có mặt tại các công trình lớn như: Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Trung tâm hội nghị quốc gia và nhiều công trình xây dựng ở Việt Nam. Các sản phẩm chủ yếu của công ty là: - Sản phẩm cột điện bê tông cốt thép ly tâm: là một trong những sản phẩm truyền thống của công ty.Cùng với thời gian, uy tín thương hiệu sản phẩm ngày càng nâng cao và mở rộng trên thị trường phía Bắc.Sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5846- 1994; TCVN 5847- 1994 và đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.Với năng suất cao, chất lượng tốt, có uy tín trên thị trường, sản phẩm cột điện đã được cấp cho nhiều công trình trọng điểm: cải tạo lưới điện ba thành phố: Hà Nội- Hải Phòng- Nam Định; khu công nghiệp Hapro Lệ Chi( Gia Lâm- Hà Nội); các thành phố Hải Dương, Hưng Yên, Yên Bái… - Sản phẩm cọc móng: +Sản phẩm cọc ống bê tông ly tâm ứng suất trước:các sản phẩm cọc ống được sản xuất theo tiêu chuẩn JIS 5335- 1979 và JIS 5337- 1982 Nhật Bản. +Sản phẩm bê tông cọc vuông: sản phẩm cọc vuông bê tông cốt thép đang được thị trường sử dụng rộng rãi cho các kết cấu nền móng hạ tầng với quy cách sản xuất các loại từ 150*150mm- 500*500mm với chiều dài từ 2,5m- 20m. +Sản phẩm cọc cừ ứng suất trước: sản phẩm cọc cừ ứng suất trước với thép cường độ cao, đang được thị trường sử dụng rộng rãi cho các kết cấu nền móng hạ tầng với: Mác bêtông> 400kg/cm2 Thép cường độ cao>14.000kg/cm2 -Sản phẩm bê tông nhẹ: sản phẩm bê tông nhẹ đang được sử dụng trong xây dựng công nghiệp và dân dụng, dưới dạng vách ngăn, kết cấu cách nhiệt , cách âm… -Sản phẩm vữa khô xây dựng: vữa khô xây dựng là loại vật liệu xây dựng được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và sử dụng các nguyên liệu chất lượng cao, gồm cát tinh chế, xi măng Pốc lăng, phụ gia hoạt tính. Vữa khô xây dựng đảm bảo chất lượng công trình , tiến độ thi công nhanh, sử dụng thuận tiện để xây trát, lát, hoàn thiện các công trình xây dựng. Đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường phù hợp quá trình xây dựng thi công trong mọi điều kiện mặt bằng và thời tiết. Với năng lực sản xuất 25.000 tấn/năm sản phẩm đã cung cấp cho nhiều công trình trọng điểm ở Hà Nội: Trung tâm hội nghị quốc gia, Tháp Hoà Bình( Hoàng Quốc Việt), nhà 34 tầng( Trung Hoà- Nhân Chính), Đại sứ quán Nga( 85 Lý Thường Kiệt). Và nhiều sản phẩm quan trọng khác như sản phẩm ống thoát nước, sản phẩm bê tông thương phẩm… Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm của công ty có thể khái quát bằng sơ đồ sau: Ghi chú: +: Đạt yêu cầu _: Không đạt yêu cầu Kế hoạch sản xuất Phòng tài vụ Vật tư KCS Xi măng Cát Đá Phụ gia Nước Phiếu cấp phối bê tông Vật tư thép que hàn mặt bích bản tiếp địa Trạm trộn KCS Gia công chi tiết Tạo hình sản phẩm KCS Sản phẩm cốt thép KCS Dưỡng hộ sản phẩm KCS Tháo khuôn sản phẩm - + Xếp kho sản phẩm Trả hàng Vá sửa sản phẩm KCS - + - + - + - + - + Sơ đồ 1: Sơ đồ công nghệ sản xuất cấu kiện bê tông Bộ phận KCS- kiểm tra chất lượng sản phẩm- là nhân sự của phòng giám định chất lượng của công ty.Phòng giám định chất lượng của công ty được Bộ xây dựng công nhận là phòng thí nghiêm chuyên ngành xây dựng- mã số LAS- XD 42. Phòng thí nghiệm có đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm chuyên ngành vật liệu xây dựng. Cùng các trang thiết bị hiện đại có khả năng thực hiện chính xác các phép thử để kiểm tra chất lượng của vật liệu: xi măng cát đá, hỗn hợp bê tông, sản phảm bê tông cấu kiện các loại, vữa khô xây dựng. Với dây chuyền công nghệ hiện đại, hoạt động kiểm tra kiểm soát trong quá trình sản xuất nghiêm túc, sản phẩm của công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng và đã giành được rất nhiều giải thưởng: -Huy chương vàng chất lương cao ngành xây dựng Việt Nam năm 1990-1991 cho sản phẩm cột điện bê tông ly tâm -Huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng Viêt Nam năm 1994 cho sản phẩm cột điện bê tông ly tâm - Huy chương vàng tại hội chợ thương mại Hà Nội năm 2000 cho sản phẩm cột điên bê tông ly tâm ứng suất trước -Huy chương vàng tại hội chợ thương mại Hà Nội năm 2000 cho sản phẩm cống ống ly tâm -Huy chương vàng tại triển lãm quốc tế vật liệu xây dựng và nội thất năm 2004 cho sản phẩm cột điện bê tông ly tâm ưng suất trước. -Bằng khen tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 1992 cho sản phẩm cột điện bê tông ly tâm. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 3.1.Tổ chức bộ máy quản lý Để phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, với đường lối đổi mới và phát triển của đất nước cũng như thích ứng với cơ chế thị trường, công ty đã có nhiều sự thay đổi, sắp xếp , cải tiến bộ máy tổ chức và quản lý theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, gắn với nhu cầu thị trường. Hiện nay công ty có 6 xí nghiệp và 5 phòng ban. Các xí nghiệp của công ty có chức năng và nhiệm vụ đặc trưng. Bao gồm: xí nghiệp cấu kiện 1, xí nghiệp cấu kiện 2, xí nghiệp cấu kiện 3, xí nghiệp bê tông, xí nghiệp cơ điện và xí nghiệp vật liệu xây dựng. Các phòng ban bao gồm: phòng tổ chức hành chính- bảo vệ, phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật – công nghệ, phòng quản lý chất lượng và phông tài vụ. Các phòng ban này là nền tảng duy trì hoạt động chung của toàn công ty. Để đảm bảo tính độc lập tương đối giữa các bộ phận dồng thời đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất đối với các bộ phận chức năg và toàn bộ hoạt động của công ty , bộ máy quản lý của công ty được tổ chức tập trung thống nhất theo cơ cấu trực tuyến. Bộ máy quản lý của công ty được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban Kiểm soát Tổ trợ lý Phó tổng giám đốc Kinh doanh Phó tổng giám - KT-CN - Sản xuất Kế toán trưởng Khối phòng ban 1. Phòng Tổ chức hành chính - Bảo vệ 2. Phòng Kinh doanh 3. Phòng kỹ thuật công nghệ 4. Phòng Quản lý chất lượng 5. Phòng tài vụ Khối sản xuất 1. Xí nghiệp cấu kiện 1 2. Xí nghiệp cấu kiện 2 3. Xí nghiệp cấu kiện 3 4. Xí nghiệp bê tông 5. Xí nghiệp vật liệu xây dựng 6. Xí nghiệp cơ điện 3.2. Chức năng nhiêm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý 3.2.1. Tổng giám đốc công ty 3.2.1.1. Chức năng: Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh và triệt để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; 3.2.1.2. Báo cáo: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị công ty, Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan 3.2.1.3. Nhiệm vụ cụ thể: - Thực hiện đúng theo các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động công ty và pháp luật quy định. - Phê duyệt chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng - Phê duyệt bộ máy tổ chức của công ty - Định kỳ xem xét hệ hống chất lượng và phê duyệt, cung cấp các nguồn lực - Phê duyệt sổ tay chất lượng - Phê duyệt các chương trình đào tạo - Trực tiếp điều hành công tác chính quyền của công ty theo quy định của điều lệ công ty và pháp luật. 3.2.2. Phó tổng giám đốc công ty, đại diện lãnh đạo, phụ trách kinh doanh 3.2.2.1. Chức năng: Thay mặt tổng giám đốc công ty công tác khai thác, phát triển thị trường, khai thác vật tư, tổ chức các hoạt động kinh doanh. Đại diện lãnh đạo phụ trách hệ thống chất lượng của công ty. Khi đi vắng uỷ quyền cho thư ký quản lý hệ thống chất lượng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề của hệ thống chất lượng. 3.2.2.2. Báo cáo: Tổng giám đốc công ty, cơ quan quản lý có liên quan 3.2.2.3. Nhiệm vụ cụ thể - Khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm các loại - Kế hoạch sản xuất, tiêu thụ - Khai thác vật tư phục vụ cho sản xuất - Ký duyệt các chứng từ thuộc lĩnh vực được phân cấp - Đại diện lãnh đạo điều hành hệ thống chất lượng của công ty - Duy trì, áp dụng hệ thống chất lượng và có biện pháp cải tiến hệ thống chất lượng thích hợp với hoạt động Công ty, phê duyệt mua các tài liệu bên ngoài liên quan đến chất lượng. - Phổ cập và công bố hệ thống chất lượng - Thống nhất và điều hành thực thi hệ thống chất lượng, hành động khắc phục và phòng ngừa nhằm giải quyết những vấn đề đã xảy ra và có khả năng xảy ra. - Phê duyệt chương trình đánh giá chất lượng nội bộ - Chủ trì xác định việc áp dụng kỹ thuật thống kê và đề ra phương án để thực hiện có hiệu quả những kỹ thuật đã chọn - Phê duyệt các hoạt động cải tiến của hệ thống chất lượng - Trực tiếp kiểm tra, giám sát thực hiện hệ thống quản lý chất lượng phòng kinh doanh, tài vụ, tổ chức 3.2.3. Phó tổng giám đốc công ty phụ trách sản xuất 3.2.3.1. Chức năng: Thay mặt tổng giám đốc công ty trực tiếp quản lý mọi hoạt động sản xuất của các xí nghiệp cấu kiện 1, 2, 3 và bê tông thương phẩm. 3.2.3.2. Báo cáo: Tổng giám đốc công ty, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan 3.2.3.3. Nhiệm vụ cụ thể - Trực tiếp phụ trách mọi công tác liên quan đến sản xuất của các xí nghiệp CK1, CK2, CK3, bê tông thương phẩm, xí nghiệp cơ điện. - Ký duyệt các chứng từ dự toán, quyết toán, hợp đồng giao khoán nội bộ, hợp đồng xí nghiệp tự khai thác, cấp vật tư sửa chữa thay thế, mua sắm vật tư, phụ tùng phục vụ sản xuất trong phạm vi được tổng giám đốc công ty phân cấp. - Tổ chức các công tác liên quan đến an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong toàn công ty. - Kiểm tra, giám sát công tác thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị quản lý (CK1, CK2, CK3, bê tông thương phẩm, XN cơ điện). 3.2.4. Phòng quản lý chất lượng 3.2.5.1. Chức năng: chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng các sản phẩm bê tông, vật liệu xây dựng khác. 3.2.5.2. Báo cáo: Tổng giám đốc công ty, phó tổng giám đốc công ty đại diện lãnh đạo, phó tổng giám đốc phụ trách phòng, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. 3.2.5.3. Nhiệm vụ cụ thể - Kiểm tra các vật liệu cho sản xuất bê tông và vật liệu xây dựng - Đưa ra các tiêu chuẩn vật liệu và tổ chức giám sát sử dụng vật liệu tại các xí nghiệp sản xuất. - Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu các sản phẩm bê tông và vật liệu xây dựng trong toàn công ty - Kiểm soát các thiết bị đo lường trong công ty, tiến hành các thí nghiệm kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn cho phù hợp với LAS. - Nghiên cứu và áp dụng sử dụng bê tông mác cao > 50 MPa - Đề xuất biện pháp xử lý sản phẩm không phù hợp, truy tìm nguồn gốc SP. - Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, xác định nhu cầu đào tạo cho các cán bộ của phòng. - Quản lý các hồ sơ chất lượng liên quan đến hoạt động của phòng - Đề xuất hoạt động KPPN liên quan đến hoạt động của phòng của công ty. - Áp dụng kỹ thuật thống kê trong quản lý và hệ thống quản lý chất lượng - Xây dựng, thực hiện đánh giá nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống chất lượng liên quan đến hoạt động của phòng. 3.2.5. Phòng kinh doanh 3.2.5.1. Chức năng: Tổ chức tiếp thị, tìm kiếm, phát triển thị trường các sản phẩm cấu kiện bê tông và vật liệu xây dựng. Lập kế hoạch và theo dõi tiến độ sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. 3.2.5.2. Báo cáo: Tổng giám đốc công ty (hoặc phó tổng giám đốc công ty Đại diện lãnh đạo trong lĩnh vực được phân cấp), các cơ quan quản lý nhà nước, Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị: 3.2.5.3. Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty - Xây dựng phương án giá bán các sản phẩm cho từng giai đoạn trình Tổng giám đốc công ty (phó tổng giám đốc công ty đại diện lãnh đạo trong lĩnh vực được phân cấp). - Thực hiện các thủ tục hợp đồng kinh tế với khách hàng theo đúng quy định pháp luật bảo đảm rõ ràng, chính xác và khả năng yêu cầu của hợp đồng để trình phê duyệt. - Xây dựng phương án , nhu cầu sử dụng vật tư hàng tháng cho các đơn vị sản xuất có liên quan. - Lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm. Tổ chức thực hiện hợp đồng theo tiến độ. Có trách nhiệm giải quyết mọi chi tiết phát sinh khi khách có ý kiến. - Quản lý kho hàng hoá sản phẩm đã được nghiệm thu. Thực hiện các thủ tục bán hàng theo quy định của pháp luật và công ty - Lập các báo cáo thống kê theo quy định của nhà nước, tổng công ty và công ty. - Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và xác định nhu cầu đào tạo cho tất cả cán bộ, nhân viên của phòng. - Kiểm soát tài liệu liên quan tới hệ thống chất lượng bao gồm cả tài liệu nội bộ và tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài của phòng. - Xác định phương thức để kiểm soát lưu giữ hồ sơ bảo quản và sử dụng thuận tiện. - Đề xuất hoạt động KPPN liên quan đến hoạt động của phòng và của công ty. - Áp dụng kỹ thuật thống kê quản lý và hệ thống quản lý chất lượng - Xây dựng, thực hiện đánh giá nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống chất lượng liên quan đến hoạt động của phòng. 3.2.6. Phòng kỹ thuật công nghệ 3.2.6.1. Chức năng: Triển khai quản lý công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sản phẩm mới, quản lý thiết bị công nghệ, và an toàn, vệ sinh lao động trong toàn công ty, nghiệm thu các sản phẩm gia công cơ khí, xây lắp và dịch vụ khác. 3.2.6.2. Báo cáo: Tổng giám đốc công ty (hoặc phó tổng giám đốc công ty Đại diện lãnh đạo trong lĩnh vực được phân cấp ), tổng công ty, cơ quan quản lý nhà nước. 3.2.6.3. Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ, sản phẩm mới - Xây dựng và tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện quy trình công nghệ các sản phẩm mới, công nghệ mới. - Xây dựng,kiểm tra thực hiện các quy trình kỹ thuật để thi công các chủng loại sản phẩm, các hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ. - Kiểm soát các thông số kỹ thuật của quá trình sản xuất - Đề xuất các biện pháp khắc phục công nghệ để giải quyết những vấn đề đã xảy ra và những vấn đề có khả năng xảy ra sự cố xảy ra liên quan đến sản phẩm, quá trình, hệ thống chất lượng và khiếu nại của khách hàng. - Nghiệm thu các sản phẩm gia công cơ khí, xây dựng và các dịch vụ khác. - Xây dựng qui trình, nội qui ATLĐ, tổ chức học tập ATLĐ và vệ sinh lao động theo định kỳ. - Tổ chức hệ thống kiểm soát tài liệu liên quan tới hệ thống chất lượng bao gồm cả tài liệu nội bộ và tài liệu có nguồn gốc bên ngoài, liên quan đến phòng kỹ thuật công nghệ. - Lập và tổ chức thực hiện các chương trình hội thảo kỹ thuật để không ngừng củng cố hệ thống chất lượng. - Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, xác định nhu cầu đào tạo cho các cán bộ - nhân viên của phòng - Kiểm soát và lưu giữ hồ sơ chất lượng liên quan đến phòng KTCN - Đề xuất hoạt động KPPN liên quan đến hoạt động của phòng và của công ty. - Áp dụng kỹ thuật thống kê trong quản lý và hệ thống quản lý chất lượng. - Xây dựng, thực hiện đánh giá nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống chất lượng liên quan đến hoạt động của phòng. 3.2.7. Phòng tổ chức - hành chính - bảo vệ 3.2.7.1. Chức năng: Quản lý công tác tổ chức cán bộ,bộ máy sản xuất và quản lý đào tạo, tuyển dụng lao động trong toàn công ty. Thực hiện công tác hành chính, y tế, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản và các công tác nội chính có liên quan 3.2.7.2. Báo cáo: tổng hợp giám đốc công ty, (hoặc phó tổng giám đốc công ty đại diện lãnh đạo trong lĩnh vực được phân cấp), tổng công ty, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan 3.2.7.3. Nhiệm vụ cụ thể - Lập phương án tổ chức cán bộ và lao động trình duyệt, tổ chức thực hiên công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động trong toàn công ty. - Xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện đào tạo và tuyển dụng nhân lực trong công ty. - Quản lý, kiểm soát việc thực hiện quy chế tiền lươnog và các thu nhập khác của người lao động,các chế độ theo bộ luật lao động quy định. - Thực hiện các công tác hành chính, quản lý việc sử dụng đất toàn công ty - Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ và bảo vệ tài sản - Thực hiện công tác bảo vệ sức khoẻ cho CBCNV - Kiểm soát tài liệu của hệ thống chất lượng bao gồm các tài liệu nội bộ và tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài có liên quan đến phòng Tổ chức hành chính. - Xây dựng các nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, thực hiện kế hoạch đào tạo và lưu giữ hồ sơ đào tạo, hồ sơ cán bộ của phòng và của công ty. - Đề xuất hoạt động KPPN liên quan đến hoạt động của phòng và của công ty - Áp dụng kỹ thuật thống kê trong quản lý và hệ thống quản lý chất lượng - Xây dựng,thực hiện đánh giá nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống chất lượng liên quan đến hoạt động của phòng 3.2.8. Phòng tài vụ 3.2.8.1. Chức năng: Tổ chức công tác hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Cung cấp các chủng loại vật tư phục vụ sản xuất toàn công ty. 3.2.8.2. Báo cáo: Tổng giám đốc công ty, tổng công ty, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. 3.2.8.3. Nhiệm vụ cụ thể - Tổ chức hạch toán kế toán và quản lý tài chính theo quy định của nhà nước và điều lệ, quy chế, quy định. - Thực hiện việc thanh, quyết toán các chứng từ liên quan đến sản xuất knh doanh và tiền lương cho toàn công ty hàng tháng, quý, năm. - Quản lý chặt chẽ tài sản cố định, tài sản lưu động, vốn và nguồn vốn - Tổ chức cung cấp các vật tư cho sản xuất theo kế hoạch - Xử lý các số liệu thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh - Phân tích các thông tin kinh tế, tham mưu cho tổng giám đốc công ty có phương hướng xử lý trong sản xuất và lập kế hoạch đảm bảo vốn cho việc xây dựng thực hiện hệ thống chất lượng và sản xuất kinh doanh - Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và xác định nhu cầu đào tạo đối với cán bộ - nhân viên trong phòng. - Đề xuất hoạt động KPPN liên quan đến hoạt động của phòng và của công ty. - Áp dụng kỹ thuật thống kê trong quản lý và hệ thống quản lý chất lượng - Xây dựng, thực hiện đánh giá nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống chất lượng. - Xây dựng, thực hiện đánh giá nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống chất lượng liên quan đến hoạt động của phòng. 3.2.9. Tổ trợ lý 3.2.9.1. Chức năng: Nghiên cứu, lập dự án đầu tư phát triển sản xuất trong và ngoài công ty. Tổ chức thực hiện và quản lý các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, liên doanh liên kết hoặc đầu tư ra ngoài của công ty. 3.2.9.2. Báo cáo: Tổng giám đốc công ty, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan 3.2.9.3. Nhiệm vụ cụ thể - Thực hiện các thủ tục lập dự án đầu tư và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất các công trình trong và ngoài nước. - Tổ chức thực hiện, quản lý các dự án đầu tư theo đúng quy định của nhà nước và điều lệ công ty. - Duy trì kiểm soát tài liệu liên quan đến hệ thống chất lượng - Quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể và xác định nhu cầu đào tạo cho cán bộ, nhân viên trong phòng - Đề xuất hoạt động KPPN liên quan đến hoạt động của phòng của công ty - Áp dụng kỹ thuật thống kê trong quản lý và hệ thống quản lý chất lượng - Xây dựng thực hiện đánh giá nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống chất lượng liên quan đến hoạt động của phòng. 3.2.10. Xí nghiệp cấu kiện 1 3.2.10.1. Chức năng: Quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp theo kế hoạch công ty giao và trình tự tìm kiếm khai thác, hạch toán kế toán phụ thuộc theo quy chế công ty, trực tiếp quản lý thiết bị công nghệ được giao, đảm bảo việc làm, an toàn lao động và thu nhập cho người lao động trong công ty 3.2.10.2. Báo cáo: Tổng giám đốc công ty (hoặc phó tổng giám đốc công ty phụ trách). 3.2.10.3. Nhiệm vụ cụ hể - Tổ chức thực hiện sản xuất các chủng loại cấu kiện bê tông đúc sắn, ống công ly tâm theo đúng quy trình kỹ thuật đã ban hành, đảm bảo chất lượng, tiến độ cung cấp theo yêu cầu của phòng kinh doanh và khách hàng. - Quản lý và thực hiện quy trình bảo dưỡng và sử dụng thiết bị công nghệ được công ty giao. - Tổ chức quản lý vật tư được cấp và tự mua theo đúng các định mức và yêu cầu của công ty. - Tổ chức các biện pháp đảm bảo an toàn lao động,vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ trong nội bộ công ty. - Thực hiện hạch toán kế toán nội bộ xí nghiệp theo quy chế công ty - Tổ chức phổ biến thực hiện chính sách chất lượng, hệ thống chất lượng đã được phê duyệt cho toàn xí nghiệp. - Duy trì, kiểm soát tài liệu liên quan tới hệ thống chất lượng - Lập kế haọch kiểm soát quá trình từ lúc nhận kế hoạch sản xuất cho tới khi giao sản phẩm cho khách hàng. - Kiểm soát các sản phẩm không phù hợp. Duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để phòng ngừa và khắc phục các sản phẩm không phù hợp hoặc khách hàng khiếu nại có liên quan đến hệ thống chất lượng. - Xác định phương thức để kiểm soát lưu giữ hồ sơ, bảo quản tốt và sử dụng thuận tiện. - Xác định nhu cầu đào tạo, thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho CBCNV của công ty - Đề xuất hoạt động KPPN liên quan đến hoạt động của xí nghiệp, của công ty - Áp dụng kỹ thuật thống kê trong quản lý và hệ thống quản lý chất lượng - Xây dựng, thực hiện đánh giá nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống chất lượng liên quan đến hoạt động công ty. 3.2.11. Xí nghiệp cấu kiện II 3.2.11.1. Chức năng: Quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm bê tông cấu kiện xí nghiệp theo kế hoạch công ty giao và tự tìm kiếm khai thác, hạch toán kế toán phụ thuộc theo quy chế công ty, trực tiếp quản lý thiết bị công nghệ được giao, đảm bảo việc làm, an toàn lao động và thu nhập cho người lao động trong xí nghiệp. 3.2.11.2. Báo cáo: Tổng giám đốc công ty (hoặc phó tổng giám đốc công ty phụ trách) 3.2.11.3. Nhiệm vụ cụ thể - Tổ chức thực hiện sản xuất các chủng loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, ống cống ly tâm, rung ép theo đúng quy trình kỹ thuật đã ban hành đảm bảo chất lượng, tiến độ cung cấp theo yêu cầu của phòng kinh doanh và khách hàng. - Quản lý và thực hiện quy trình bảo dưỡng và sử dụng thiết bị công nghệ được công ty giao. - Tổ chức quản lý vật tư được cấp và tự mua theo đúng các định mưc và yêu cầu của công ty. - Tổ chức các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ trong nọi bộ xí nghiệp. - Thực hiện hạch toán kế toán nội bộ xí nghiệp theo quy chế công ty - Tổ chức phổ biến thực hiện chính sách chất lượng, hệ thống chất lượng đã được phê duyệt cho toàn xí nghiệp. - Duy trì, kiểm soát tài liệu liên quan tới hệ thống chất lượng. - Lập kế hoạch kiểm soát quá trình từ lúc nhận kế hoạch sản xuất cho tới khi giao sản phẩm cho khách hàng. - Kiểm soát các sản phẩm không phù hợp. Duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để phòng ngừa và khắc phục các sản phẩm không phù hoịưp hoặc khách hàng khiếu nại có liên quan đến hệ thống chất lượng. - Xác định phương thức để kiểm soát lưu giữ hồ sơ, bảo quản tốt và sử dụng thuận tiện. - Xác định nhu cầu đào tạo, thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho CBCNV của xí nghiệp - Đề xuất hoạt động KPPN liên quan đến hoạt động của xí nghiệp và của công ty. - Áp dụng kỹ thuật thống kê trong quản lý và hệ thống quản lý chất lượng - Xây dựng, thực hiện đánh giá nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống chất lượng liên quan đến hoạt động của xí nghiệp. 3.2.12. Xí nghiệp cấu kiện III 3.2.12.1. Chức năng: Quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm bê tông đúc sẵn của xí nghiệp theo kế hoạch công ty giao và tự tìm keíem khai thác hạch toán kế toán phụ thuộc theo quy chế công ty, trực tiếp quản lý thiết bị công nghệ được giao, đảm bảo việc làm, an toàn lao động và thu nhập cho người lao động trong xí nghiệp. 3.2.12.2. Báo cáo: Tổng giám đốc công ty (hoặc phó tổng giám đốc công ty phụ trách) 3.2.12.3. Nhiệm vụ cụ thể - Tổ chức thực hiện sản xuất các chủng loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, ống cống ly tâm, theo đúng quy trình kỹ thuật đã ban hành đảm bảo chất lượng, tiến độ cung cấp theo yêu cầu của phòng kinh doanh và khách hàng. - Quản lý và thực hiện quy trình bảo dưỡng và sử dụng thiết bị công nghệ được công ty giao. - Tổ chức quản lý vật tư được cấp và tự mua theo đúng các định mức và yêu cầu của công ty. - Tổ chức các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ trong nọi bộ xí nghiệp. - Thực hiện hạch toán kế toán nội bộ xí nghiệp theo quy chế công ty - Tổ chức phổ biến thực hiện chính sách chất lượng, hệ thống chất lượng đã được phê duyệt cho toàn xí nghiệp. - Duy trì, kiểm soát tài liệu liên quan tới hệ thống chất lượng. - Lập kế hoạch kiểm soát quá trình từ lúc nhận kế hoạch sản xuất cho tới khi giao sản phẩm cho khách hàng. - Kiểm soát các sản phẩm không phù hợp. Duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để phòng ngừa và khắc phục các sản phẩm không phù hoịưp hoặc khách hàng khiếu nại có liên quan đến hệ thống chất lượng. - Xác định phương thức để kiểm soát lưu giữ hồ sơ, bảo quản tốt và sử dụng thuận tiện. - Xác định nhu cầu đào tạo, thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho CBCNV của xí nghiệp - Đề xuất hoạt động KPPN liên quan đến hoạt động của xí nghiệp và của công ty. - Áp dụng kỹ thuật thống kê trong quản lý và hệ thống quản lý chất lượng - Xây dựng, thực hiện đánh giá nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống chất lượng liên quan đến hoạt động của xí nghiệp. 3.2.13. Xí nghiệp bê tông 3.2.13.1. Chức năng: Quản lý và tổ chức tự tìm kiếm khai thác thị trường và sản xuất cung cấp các sản phẩm bê tông thương phẩm của xí nghiệp theo kế hoạch hàng năm công ty giao, hạch toán kế toán phụ thuộc theo quy chế công ty, trực tiếp quản lý thiết bị công nghệ được giao, đảm bảo việc làm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và thu nhập cho người lao động trong xí nghiệp. 3.2.13.2 Báo cáo: Tổng giám đốc công ty (hoặc phó tổng giám đốc công ty phụ trách). 3.2.13.3. Nhiệm vụ cụ thể: - Tổ chức thực hiện tiếp thị, tìm kiếm và sản xuất các chủng loại bê tông thương phẩm theo đúng quy chế công ty, quy trình kỹ thuật đã ban hành, đảm bảo chất lượng, tiến độ cung cấp theo yêu cầu của khách hàng. Thu đòi công nợ thuộc lĩnh vực bê tông thương phẩm. - Quản lý và thực hiện quy trình bảo dưỡng và sử dụng thiết bị công nghệ được công ty giao. - Tổ chức quản lý vật tư được cấp và tự mua theo đúng các định mức và yêu cầu của công ty. - Tổ chức các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ trong nội bộ xí nghiệp. - Thực hiện hạch toán kế toán nội bộ xí nghiệp theo quy chế công ty - Tổ chức phổ biến thực hiện chính sách chất lượng, hệ thống chất lượng đã được phê duyệt cho toàn xí nghiệp. - Duy trì, kiểm soát tài liệu liên quan tới hệ thống chất lượng. - Lập kế hoạch kiểm soát quá trình từ lúc nhận kế hoạch sản xuất cho tới khi giao sản phẩm cho khách hàng. - Kiểm soát các sản phẩm không phù hợp. Duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để phòng ngừa và khắc phục các sản phẩm không phù hoịưp hoặc khách hàng khiếu nại có liên quan đến hệ thống chất lượng. - Xác định phương thức để kiểm soát lưu giữ hồ sơ, bảo quản tốt và sử dụng thuận tiện. - Xác định nhu cầu đào tạo, thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho CBCNV của xí nghiệp - Đề xuất hoạt động KPPN liên quan đến hoạt động của xí nghiệp và của công ty. - Áp dụng kỹ thuật thống kê trong quản lý và hệ thống quản lý chất lượng - Xây dựng, thực hiện đánh giá nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống chất lượng liên quan đến hoạt động của xí nghiệp. 3.2.14. Xí nghiệp cơ điện 3.2.14.1. Chức năng: Quản lý và tổ chức tự tìm kiếm khai thác thị trường và sản xuất cung cấp các sản phẩm gia công cơ khí theo kế hoạch hàng năm công ty giao, hạch toán kế toán phụ thuộc theo quy chế công ty, trực tiếp quản lý thiết bị công nghệ được giao, đảm bảo việc làm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và thu nhập cho người lao động trong xí nghiệp. 3.2.14.2 Báo cáo: Tổng giám đốc công ty (hoặc phó tổng giám đốc công ty phụ trách). 3.2.14.3. Nhiệm vụ cụ thể: - Phổ biến, thực hiện chính sách chất lượng, hệ thống chất lượng liên quan đến xí nghiệp - Thực hiện sửa chữa, chế tạo máy, khuôn và các sản phẩm cơ khí theo HĐ công ty giao, đồng thời khai thác gia công chế tạo các hợp đồng bên ngoài. - Duy trì hồ sơ thiết bị và nhân lực trong xí nghiệp - Thực hiện hệ thống đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động. - Thực hiện đánh giá chất lượng nội bộ theo quy định - Xác định nhu cầu đào tạo, thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho CBCNV của xí nghiệp. - Đề xuất hoạt động KPPN liên quan đến hoạt động của xí nghiệp và của công ty. - Áp dụng kỹ thuật thống kê trong quản lý và hệ thống quản lý chất lượng - Xây dựng, thực hiện đánh giá nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống chất lượng liên quan đến hoạt động của xí nghiệp. 3.2.15. Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 3.2.15.1. Chức năng: Quản lý và tổ chức sản xuất các sản phẩm vữa khô xây dựng, vật liệu xây dựng khác và cấu kiện bê tông đúc sẵn không cốt thép của xí nghiệp theo kế hoạch hàng năm công ty giao, hạch toán kế toán phụ thuộc theo quy chế công ty, trực tiếp quản lý thiết bị công nghệ được giao, đảm bảo việc làm, an toàn lao động , vệ sinh công nghiệp và thu nhập cho người lao động trong xí nghiệp. 3.2.15.2 Báo cáo: Tổng giám đốc công ty (hoặc phó tổng giám đốc công ty phụ trách). 3.2.15.3. Nhiệm vụ cụ thể: - Tổ chức thực hiện sản xuất các chủng loại vữa khô xây dựng, vật liệu xây dựng khác và cấu kiện bê tông đúc sẵn không cốt thép theo đúng quy trình kỹ thuật đã ban hành, đảm bảo chất lượng, tiến độ cung cấp theo yêu cầu của phòng kinh doanh và khách hàng. - Quản lý và thực hiện quy trình bảo dưỡng và sử dụng thiết bị công nghệ được công ty giao. - Tổ chức quản lý vật tư được cấp và tự mua theo đúng các định mức và yêu cầu của công ty. - Tổ chức các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ trong nội bộ xí nghiệp. - Thực hiện hạch toán kế toán nội bộ xí nghiệp theo quy chế công ty - Tổ chức phổ biến thực hiện chính sách chất lượng, hệ thống chất lượng đã được phê duyệt cho toàn xí nghiệp. - Duy trì, kiểm soát tài liệu liên quan tới hệ thống chất lượng. - Lập kế hoạch kiểm soát quá trình từ lúc nhận kế hoạch sản xuất cho tới khi giao sản phẩm cho khách hàng. - Kiểm soát các sản phẩm không phù hợp. Duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để phòng ngừa và khắc phục các sản phẩm không phù hoịưp hoặc khách hàng khiếu nại có liên quan đến hệ thống chất lượng. - Xác định phương thức để kiểm soát lưu giữ hồ sơ, bảo quản tốt và sử dụng thuận tiện. - Xác định nhu cầu đào tạo, thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho CBCNV của xí nghiệp - Đề xuất hoạt động KPPN liên quan đến hoạt động của xí nghiệp và của công ty. - Áp dụng kỹ thuật thống kê trong quản lý và hệ thống quản lý chất lượng - Xây dựng, thực hiện đánh giá nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống chất lượng liên quan đến hoạt động của xí nghiệp. 4. Đặc điểm tổ chức kế toán 4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Để quản lý hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, loại hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động hay hình thức sở hữu đều phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó kế toán được coi là một công cụ hữu hiệu. Bộ máy kế toán sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình tài sản biến động tài sản cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, tại công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, việc tổ chức công tác kế toán được đặc biệt quan tâm. Tổ chức công tác kế toán thực chất là cách thức tổ chức thực hiện ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung phương pháp khoa học riêng có của kế toán, phù hợp với quy mô, đặc điểm và tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp, nhằm phát huy chức năng, vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế. Trước yêu cầu quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý chung và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán của công ty. Các xí nghiệp của công ty không tổ chức hệ thống kế toán riêng mà bố trí các kế toán tại xí nghiệp để thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ và lập kế hoạch định kỳ gửi về phòng kế toán. Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức của phòng kế toán Kế toán trưởng Phó phòng tài vụ Kế toán Doanh thu bán hàng Phải thu khách hàng Kho thành phẩm Kế toán Vốn bằng tiền Tài sản cố định Tổng hợp Kế toán Nguyên vật liệu Phải trả người bán Quyết toán vật tư với các xí nghiệp Quản lý kho vật tư của công ty Thu hồi công nợ Kế toán tại các xí nghiệp Chức năng cụ thể của từng bộ phận như sau: - Kế toán trưởng: có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp. Kế toán trưởng làm tham mưu cho giám đốc, giúp giám đốc công ty tập hợp số liệu về kinh tế, tổ chức, phân tích các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, cải tiến tổ chức quản lý những hoạt động sản xuất kinh doanh, phát hiện ra những khả năng tiềm tàng, thúc đẩy việc thi hành và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong công ty nhằm đảm bảo cho hoạt động của công ty thu được kết quả cao. - Phó phòng tài vụ: chịu sự điều hành và quản lý của kế toán trưởng, và cũng là người quản lý điều hành các kế toán viên trong công ty. Phó phòng tài vụ là người quản lý số tiền của công ty, chịu trách nhiệm trước chủ tài khoản và kế toán trưởng về khoản tiền mình quản lý, cất giữ. Phó phòng tài vụ có nhiệm vụ như một thủ quỹ. Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi kèm theo các chứng từ gốc hợp lệ,thủ quỹ có nhiệm vụ nhập xuất quỹ khi có lệnh của chủ tài khoản và kế toán trưởng. - Kế toán doanh thu bán hàng, phải thu của khách hàng, kho thành phẩm: có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ, chính xác phiếu nhập kho, xuất kho thành phẩm, ghi sổ kho thẻ kho thành phẩm, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Kế toán sử dụng sổ chi tiết bán hàng, mở cho từng sản phẩm đã bán cho từng khách hàng, từ đó tập hợp doanh thu bán hàng. - Kế toán vốn bằng tiền, TSCĐ, tổng hợp: có trách nhiệm theo dõi các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, các khoản tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. ĐỒng thời tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hìn tăng giảm TSCĐ trong công ty. Kế toán tổng hợp mọi hoạt động chỉ tiêu từ các kế toán đơn vị trực thuộc, có nhiệm vụ nhận bảng lương và thanh toán tiền lương do phòng tổ chức hành chính chuyển đến để làm căn cứ phát lương cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. - Kế toán nguyên vật liệu, phải trả người bán, quyết toán vật tư với các xí nghiệp, quản lí kho vật tư: theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, lượng vật tư tồn kho đồng thời theo dõi tình hình thnah toán các khoản phải trả cho người bán. - Đối với các kế toán đơn vị trực thuộc thì tập hợp chi phí sản xuất, chi phí sử dụng ở các xí nghiệp. Từ đó, báo cáo cho kế toán tổng hợp để có thể tổng hợp mọi hoạt động trong công ty. 4.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, vào yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của các nhân viên kế toán và các trang thiết bị phòng kế toán; đồng thời trên cơ sở nhận biết nội dung, đặc điểm, trình tự và phương pháp ghi chép của mỗi hình thức sổ kế toán, công ty áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ đây là hình thức kế toán chi tiết, đảm bảo các mặt kinh tế được tiến hành song song, việc kiểm tra, sử dụng số liệu được nhanh chóng, dễ dàng do vậy, công việc kế toán được tiến hành kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý, đảm bảo số liệu chính xác và đảm bảo tiến độ công việc ở các khâu. Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ. Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được lập từ các sổ thẻ kế toán chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. Chế độ sổ sách công ty áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ, theo hình thức này tại công ty sử dụng các loại sổ kế toán sau: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Các mẫu sổ thẻ kế toán chi tiết được vận dụng theo đúng chế độ. Căn cứ để ghi sổ kế toán chi tiết là các chứng từ gốc. Các chứng từ này cũng là căn cứ để lập chứng từ ghi sổ và ghi sổ kế toán tổng hợp, mẫu chứng từ ghi sổ được lập như sau: CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày…..quý….năm Ghi Nợ TK…./Có TK….. STT Chứng từ Diễn giải Ghi…. Tổng TK….. TK… …. Tổng cộng 4.3. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt thuộc loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Chế độ chứng từ kế toán thực hiện theo QĐ 15/2006 của BTC. Công ty chỉ sử dụng hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc. Các chứng từ được lập tại công ty theo đúng quy định trong chế độ, được ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng với sự thực nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán và thông tin cho quản lý. 4.4. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Công ty sử dụng hệ thống tài khoản như hệ thống tài khoản của doanh nghiệp sản xuất. Một số tài khoản được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý cụ thể. Nhìn chung, hệ thống tài khoản của công ty đã đáp ứng được yêu cầu ghi chép và phản ánh vào sơ đồ tài khoản của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 4.5.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Các báo cáo tài chính được lập định kỳ vào cuối mỗi quý, có luỹ kế nửa năm, chín tháng đầu năm và cả năm. Bao gồm các loại báo cáo tài chính sau: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này được gửi lên kế toán trưởng và tổng giám đốc ký duyệt rồi gửi lên tổng công ty để báo cáo. Các báo cáo tài chính năm được được gửi lên tổng công ty và cơ quan thuế để quyết toán. Việc lập báo cáo tài chính không chỉ nhằm mục đích phục vụ cho quản lý vi mô của công ty, vĩ mô của nhà nước mà còn cung cấp các thông tin cơ bản cho các đối tượng sử dụng như công nhân viên trong công ty, ngân hàng, khách hàng và các nhà cung cấp có nhu cầu. -Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán được lập trên cơ sở số dư của các tài khoản từ loại 1 đến loại 4. Sau khi thực hiện các bút toán phân bổ và kết chuyển cuối kỳ, kế toán cộng sổ, tính số dư trên các tài khoản và đối chiếu số dư này với các bảng tổng hợp chi tiết và với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Nếu khớp số, các số dư sẽ được lấy làm căn cứ lập bảng cân đối kế toán. Dựa trên BCĐKT này kế toán lập các tỷ suất tài chính để phân tích các cân đối trong tài sản và nguồn vốn, từ đó đánh giá tình hình tài chính cũng như hiệu quả sử dụng tài sản nguồn vốn của công ty. -Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh được lập trên cơ sở số tổng phát sinh các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Báo cáo này được sử dụng để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua tính và phân tích các tỷ suất về khả năng sinh lời. Ngoài hệ thống báo cáo tài chính, công ty còn lập các báo cáo quản trị phục vụ công tác quản trị, điều hành trong công ty. Bao gồm các báo cáo về lương và các khoản trích theo lương, báo cáo tình hình công nợ, báo cáo về tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước, báo cáo chi phí… Chương 2: Thực tế kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt 1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu ở công ty 1.1. Đặc điểm của nguyên vật liệu ở công ty Mỗi doanh nghiệp có một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm khác nhau, kinh doanh mặt hàng cũng khác nhau nên yêu cầu về NVL cũng khác nhau kể cả về số lượng và chủng loại. Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, chi phí vật liệu cho một đơn vị sản phẩm thường chiếm 70% trong giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Tổ chức công tác kế toán vật liệu là một trong những bộ phận chủ yếu của việc tổ chức công tác kế toán vật liệu thì trước hết phải hiểu rõ về đặc điểm của vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất. Là một công ty sản xuất các loại bê tông nên những vật liệu được sử dụng trong sản xuất ở công ty cũng có đặc thù riêng. Để sản xuất ra cột điện, ống cống ly tâm… công ty sử dụng nhiều loại vật liệu, mỗi loại mang những đặc điểm riêng khác nhau: có những vật tư là sản phẩm của công nghiệp như: xi manưg (đa dạng về chủng loại, chất lượng, xi măng trắng, xi măng thường…) thép (f 1, f 8, f 10…. f 28). Lại có những loại vật liệu là sản phẩm của khai thác được đưa vào sử dụng ngay không qua chế biến như: cát, đá…. có vật liệu là sản phẩm của nhà máy cơ khí như: bulông, bản mã, mặt bích… Khối lượng các vật liệu sử dụng rất khác nhau: những loại vật liệu cần sử dụng với khối lượng lớn: xi măng, thép, cát… nhưng có những vật liệu sử dụng ít như: bột đá… Việc mua, vận chuyển bảo quản các vật liệu cũng khác nhau. Loại vật liệu thì mua ngay trong nội thành như mặt bích, bản mã, thép ở công ty dịch vụ thương mại tổng hợp; cát ở công ty vận tải đường sông 1; loại vật liệu công ty phải mua ở xa như xi măng Bỉm Sơn ở Thanh Hoá, đá Thiện Khê ở Hà Nam. Những loại vật liệu được bảo quản trong kho như xi măng, phụ gia, thép; nhưng có những loại vật liệu không thể bảo quản, dễ xảy ra hao hụt mất mát ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm vì vậy công ty cần thiết có biện pháp bảo quản phù hợp với từng loại vật tư. Cán bộ của phòng vật tư, kế toán và thủ kho cùng phối hợp trong quản lý nhập xuất vật tư theo phiếu nhập, xuất đúng thủ tục, chứng từ đảm bảo quản lý, vật tư và đúng chế độ quy định; kế toán vật tư là người chuyển theo dõi nguyên vật liệu kết hợp với phòng vật tư và thủ kho để hạch toán đối chiếu ghi sổ vật liệu của công ty. 1.2. Phân loại nguyên vật liệu ở công ty V - Nguyên vật liệu chính: gồm xi măng( xi măng trắng, xi măng đen), đá, thép, phụ gia, tôn, mặt bích… -Vật liệu phụ: gồm que hàn, bột màu, nhựa thông… - Nhiên liệu: gồm xăng A92, A76, dầu diezen, DP14, IC2, mỡ, than… -Phụ tùng thay thế: lốp xe ôtô, bóng đèn ôtô, zoăng, pittông, quả lô, băng tải, con lăn… 1.3. Tính giá nguyên vật liệu ở công ty Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, giúp đánh giá tình hình nhập kho, xuất kho, tồn kho nguyên vật liệu và để phản ánh vào các sổ sách kế toán một cách chính xác thống nhất hợp lý. Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tất cả NVL của công ty đều do mua ngoài nhập kho (mua trong nước). Giá thực tế của NVL nhập kho được công ty tính theo giá thực tế chi phí. Từ đó, giá thực tế NVL nhập kho được xác định như sau: Giá thực tế của NVL là giá chưa có thuế GTGT cộng chi phí vận chuyển nếu có và trừ đi các khoản giảm giá mua hàng được hưởng. Ví dụ: Ngày 05/01/2007 công ty nhập kho 11.960 (cái) gông treo cột hộp 2-4 công tơ 1 pha theo hoá đơn số 0047929 ngày 04/01/2007 với giá mua ghi trên hoá đơn là 6.080đ/cái (giá mua chưa có thuế GTGT, giá này đã bao gồm chi phí vận chuyển do bên bán chịu). Vậy giá thực tế NVL nhập kho là: 11.960 x 6.080 = 72.716.800 (vnđ) 1.4 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu ở công ty Do vật liệu trong công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt chiếm tỷ trọng lớn mà đều là do mua ngoài nên việc quản lý vật tư là rất cần thiết. Mặt khác, tổ chức quản lý tốt nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty. Trên cơ sở nhận thức rõ điều đó, công ty đã tổ chức quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu tại tất cả các khâu. Khâu thu mua: Việc thu mua nguyên vật liệu được thực hiện trên kế hoạch sản xuất thông qua các chỉ tiêu quy định của công ty mà lập kế hoạch thu mua vật liệu cho từng tháng, từng quý, từng năm sao cho vừa tiết kiệm được chi phí vừa đem lại hiệu quả cao. Vật liệu phải đảm bảo đủ về số lượng, chủng loại và chất lượng, có nguồn cung cấp tương đối ổn định, có đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ thu mua. Việc giao nhận vật liệu được theo dõi từ khi vận chuyển đến khi mua về nhập kho. Có bộ phận kiểm tra chất lượng làm nhiệm vụ kiểm tra quy cách , phẩm chất vật liệu. Khâu bảo quản: Công ty đã xây dựng hệ thống kho vật tư rộng rãi chắc chắn ngay tại nơi sản xuất để có thể cung cấp nguyên vật liệu kịp thời cho các xí nghiệp sản xuất. Những kho này được xây dựng khá kiên cố và được sử dụng trong thời gian dài. Đồng thời công ty có đội ngũ nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý nguyên vật liệu tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho. Khâu sử dụng: Phần lớn nguyên vật liệu được xuấy cho sản xuất và được quản lý theo định mức nguyên vật liệu mà công ty đã quy định cho. Việc xuất kho vật tư đòi hỏi phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ cần thiết, có sự ký duỵêt của ban lãnh đạo, các phòng ban lien quan, được tiến hành theo đúng thủ tục và được ghi chép đẩy đủ chính xác nhằm đảm bảo sự hợp lý, đầy đủ, tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng nguyên vật liệu. Khâu dự trữ: Để quá trình sản xuất diễn ra liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm, công ty đã xây dựng định mức tôn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm vật tư. Đặc biệt, đối với nguyên vật liệu mà thị trường khan hiếm thường được dự trữ với khối lượng lớn, những loại vật liệu có sẵn trên thị trường và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất thì công ty không dự trữ, khi có nhu cầu sử dụng mới tiến hành thu mua. Bên cạnh đó bộ phận quản lý vật tư có trách nhiệm quản lý vật tư và làm theo lệnh giám đốc, tiến hàng nhập, xuất kho vật tư trong tháng, định kỳ kiểm kê để tham mưu cho giám đốc những chủng loại vật tư dùng cho sản xuất, những vật tư kém phẩm chất, những loại vật tư còn tồn đọng nhiều… để giám đốc có biện pháp giải quyết hợp lý, tránh tình trạng cung ứng không kịp thời làm giảm tiến độ sản xuất hoặc ứ động vốn do vật tư tồn đọng quá nhiều không sử dụng hết. Mặt khác công ty phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục lập và luân chuyển chứng từ, mở các sổ hạch toán chi tiết, tổng hợp nguyên vật liệu theo đúng chế đọ quy định đồng thờu kiểm kê đối chiếu nguyên vật liệu và xác định trách nhiệm vật chất trong công tác quản lý, sử dụng nguyên vật liệu trong toàn công ty và từng tổ đội xí nghiệp sản xuất. 1.5. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở công ty Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là việc kết hợp giữa kho và phòng kế toán nhăm theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ loại nguyên vật liệu. Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt do đặc trưng kà một doanh nghiệp sản xuất nên các nghiệp vụ nhập, xuất nguyên vật liệu diễn ra tương đối nhiều, thường xuyên với chủng loại nguyên vật liệu đa dạng. Vì vậy, một trong những yếu tố của công tác quản lý nguyên vật liệu là phải theo dõi được tình hình biến động của từng danh điểm nguyên vật liệu . Điều đó đòi hỏi công ty phải tiến hành kế toán chi tiết nguyên vật liệu, phải ghi chép tính toán phản ánh chính xác kịp thời số lượng và giá trị nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho, tồn kho của từng danh điểm vật tư. Trong công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu công ty áp dụng phương pháp thẻ song song. Quy trình ghi sổ chi tiết theo phương pháp này như sau: Phiếu nhập kho Thẻ kho Sổ chi tiết vật tư Sổ tổng hợp N-X-T Kế toán tổng hợp Phiếu xuất kho Ghi chú: Ghi ngày tháng Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 5: Quy trình hạch toán chi tiết vật tư Theo phương pháp này thì công việc ở kho và ở phòng kế toán như sau: Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày thực hiện nhập xuất kho của từng loại vật tư theo chỉ tiêu số lượng, tức là ở kho, thủ kho chỉ quan tâm đến số lượng chứ không quan tâm đến mặt giá trị nguyên vật liệu. Thẻ kho được sử dụng để làm căn cứ xác định tồn kho dự trữ vật tư và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho. Mỗi loại nguyên vật liệu được theo dõi riêng trên một thẻ kho và được thủ kho sắp xếp theo một thứ tự nhất định giúp cho việc ghi chép, kiểm tra, đối chiếu được thuận lợi. Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, chứng từ xuất để ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho, mỗi chứng từ ghi một dòng, cuối ngày tính ra số tồn kho. Ở phòng kế toán: Kế toán vật tư căn cứ vào các chứng từ nhập khp, chứng từ xuất kho và sử dụng chương trình kế toán máy để nhập số liệu vào các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Từ đó, chương trình kế toán máy cho phép tự động tập hợp vào sổ chi tiết vật tư. Sổ chi tiết vật tư theo dõi tình hình nhập kho, xuất kho, tồn kho của từng danh điểm vật tư theo thời gian nhập xuất cụ thể. Mỗi chứng từ nhập, xuất kho được ghi trên một dòng. Cụ thể, khi nhập kho kế toán ghi cả chỉ tiêu số lượng và giá trị( giá thực tế ghi trên hoá đơn), khi xuất kho vật tư thì kế toán chỉ ghi chỉ tiêu số lượng, cuối tháng khi tính ra được dơn giá xuất kho bình quân cho cả tháng thì máy sẽ tự động cập nhật giá trị của các vật tư xuất kho trong tháng vào cột giá trị. Để xem xét, kiểm tra sổ chi tiết vật tư, kế toán vào “ kế toán vật tư” chọn “sổ chi tiết vật tư” rồi khai báo mã kho, mã vật tư cần xem xét, máy sẽ chạy chương trinh và cho hiển thị lên màn hình, để in ra thì kế toán thực hiện lệnh “in ra”. Ví dụ: Sổ chi tiết của gông treo cột hộp 2-4 công tơ 1 pha tại kho vật tư Cuối tháng, máy tính tập hợp số liệu từ sổ chi tiết của từng danh điểm vật tư vào bảng tổng hợp N-X-T vật tư nhằm mục đích theo dõi tình hình biến động vật tư của kho cả về số lượng và giá trị, làm căn cứ để kiểm tra đối chiếu với thẻ kho của thủ kho. Đồng thời bảng tổng hợp N-X-T vật tư còn được sử dụng trong đối chiếu, kiểm tra giữa kế toán tổng hợp và kế tóan chi tiết. Mẫu sổ chi tiết vật tư của công ty công ty cổ phần và bê tông Thịnh Liệt Sổ chi tiết vật tư Từ ngày 01/01/2007 đến 31/01/2007 Vlsphh: Gông treo cột hộp 2 – 4 công tơ 1 pha Mã số: VLCGON 0001 Tiền tồn đầu kỳ: 18.007.200đ Đơn vị tính: Cái SL tồn đầu: 2.940 Chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Tồn Ngày C.từ SL T.tiền SL T.tiền SL T.tiền 05/01 NM01 Nhập vật tư từ điện lực Hoàn Kiếm 11.960 72.716.800 14.900 92.724.000 13/01 XSX05 Xuất vật tư SX cho xí nghiệp cơ điện 4.000 24.520.000 10.900 68.204.000 20/01 XSX09 Xuất vật tư SX cho xí nghệp cơ điện 6.000 36.780.000 4.900 31.424.000 27/01 XSX14 Xuất vật tư SX cho xí nghiệp cơ điện 1.500 9.195.000 3.400 22.229.000 Cộng bảng 11.960 72.716.800 11.500 70.495.000 3.400 22.229.000 Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Mẫu bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn Công ty cổ phần và bê tông Thịnh Liệt Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn Từ ngày 01/01/2007 đến 31/01/2007 Kho: Kho vật tư Tên vật tư ĐV Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Mã Vlsphh Aptomat 1P – 40A DZ47-606ka Cái 8.880 150.960.000 290 4.930.000 1.895 32.215.000 7.275 123.675.000 VLCAP T0035 Gông treo cột hộp 2 – 4 công tơ 1 pha Cái 2.940 18.007.200 11.960 72.716.000 11.500 70.495.000 3.400 22.229.000 VLCGON001 Joăng ống Cái 380 1.140.000 380 1.140.000 VLCJOA0005 Khoá bấm loại nhỏ, TQ Cái 225 969.400 225 969.400 VLCKHO0003 Long đen 5 Cái 55.844 893.504 78.400 1.254.400 105.844 1.693.504 28.400 454.400 VLCLDE0003 Nhựa com SMCRAL 7035,T.quốc Kg 74.000 1.442.283.040 70.000 1.364.321.795 4.000 77.961.245 VLCNHU0004 …. … … …. … …. … Cộng bảng 1.003.570.046 3.346.940.914 3.404.243.874 Lập ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 2. Hạch toán thu mua và nhập kho nguyên vật liệu 2.1 Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu vá các chứng từ sử dụng: Tất cả nguyên vật liệu của Công ty đều là vật liệu mua ngoài: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm trong kỳ và nhu vầu về nguyên vật liệu (đảm bảo cho kế hoạch sản xuất và kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu) của công ty, phòng kinh doanh được sự đồng ý của Ban lãnh đạo sẽ tiến hành mua nguyên vật liệu và chuyển về kho của công ty. Nghiệp vụ mua nguyên vật liệu được thông qua việc ký kết hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp. Nguyên vật liệu mua về có thể do nhà cung cấp vận chuyển đến công ty hay do công ty tự vận chuyển về kho tùy sự vận chuyển giữa hai bên. VD: ngày 05/01/07. Công ty mua nguyên vật liệu của công ty thương mại và dich vụ tổng hợp. Công ty nhận được hóa đơn giá trị gia tăng theo mẫu Sơ đồ : Mẫu hóa đơn GTGT HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT – 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG AM/2007B Liên 2: Giao cho khách hàng Số: 0047929 Ngày 04 tháng 01 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Công ty điện lực Hoàn Kiếm………………………………….. Địa chỉ: Số 69C Đinh Tiên Hoàng – Hoàn Kiếm – Hà Nội…………………….... Mã số thuế: …… 0100101114-1…………………………………………………. Họ tên người mua hàng: Công ty cổ phẩn đầu từ và bê tông Thịnh Liệt…………. Địa chỉ: Ngõ 1141 Cầu Tiên- Thịnh Liệt- Hoàng Mai- Hà Nội…………………... Mã số thuế: 0100211212-1………………………………………………………... HÌnh thức thanh toán: Chuyển khoản…………………………………………….. STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Gông treo cột hộp 2-4 công tơ 1 pha Cái 11.960 6.080 72.716.800 Cộng tiền hàng 72.716.800 VNĐ Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 7.271.680 VNĐ Tổng cộng tiền thanh toán: 79.988.480 VNĐ Số tiền viết bằng chữ: Bảy mươi chín triệu, chín trăm tám mươi nghìn, bốn trăn tám mươi đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên) Toàn bộ số nguyên vật liệu mua về được tiến hành kiểm tra quy cách mẫu mã, phẩm chất từng loại. Nếu đạt, ban kiểm nhận ( thủ kho) lập biên bản giao nhận và cho nhập kho toàn bộ số nguyên vật liệu, đồng thơờicán bộ phòng kinh doanh sẽ lập phiếu nhập kho căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu thực nhập. Sau đó thủ kho tiến hành ghi thẻ kho cho nguyên vật liệu đó. Trên phiếu nhập vật tư phải thể hiện số lượng thực nhập, số lượng vật tư theo chứng từ( hoá đơn GTGT), đơn giá của từng thứ vật liệu. Ngoài ra trên phiếu nhập có chữ ký của thủ kho, đại diện phòng kinh doanh, thủ trưởng đơn vị bên giao hàng. Quy trình luân chuyển của phiếu nhập kho thể hiện qua sơ đồ sau: Người giao hàng Ban kiểm nhận Cán bộ phòng KD Trưởng phòng KD Thủ kho Kế toán vật tư Đề nghị nhập Lập biên bản giao nhân Lập phiếu nhập Ký phiếu nhập Nhập kho Ghi sổ, bảo quản lưu trữ Sơ đồ 6: Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho Mẫu biên bản giao nhận: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ---****--- BIÊN BẢN GIAO NHẬN (HĐ số 8- 02/HĐKT/ĐLHK- VA) Hôm nay, ngày 05 tháng 01 năm 2007 tại địa điểm: Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, chúng tôi gồm: I. BÊN BÁN: CÔNG TY ĐIỆN LỰC HOÀN KIẾM Đại diện: Ông Nguyễn Như Bảo Chức vụ: Giám đốc công ty II. BÊN MUA: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ BÊ TÔNG THỊNH LIỆT Đại diện: Ông Trần Nam Anh Chức vụ: thủ kho Tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hoá vật tư của hoá đơn 0047929 ngày 04 tháng 01 năm 2007 giữa công ty điện lực Hoàn Kiếm và công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, hai bên đã thống nhất số lượng hàng hoá bàn giao cho công ty, cụ thể như sau: STT Tên, quy cách sản phẩm ĐVT Số lượng Theo hoá đơn Thực nhập 1 Gông treo cột hộp 2-4 công tơ 1 pha Cái 11.960 11.960 Tất cả hàng hoá mới 100 % đảm bảo chất lượng theo đúng hợp đồng đã ký kết. Biên bản này được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản. Đại diện bên mua Đai diện bên bán (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Mẫu phiếu nhập kho: Đơn vị: công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt Mẫu số: 01- VT BM COM QV- 01- 01 Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày BH: 01/09/2004 Ngày 20/03/2006 Lần BH: 01 PHIẾU NHẬP KHO Ngày 05 tháng 01 năm 2007 TK Nợ: 1521 TK Có: 331 Họ tên người giao hàng: Công ty điện lực Hoàn Kiếm Diễn giải: Nhập mua theo hoá đơn số 0047929 Nhập tại kho: Kho vật tư Stt Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư Mã số đvt Số lượng Đơn giá (vnđ) Thành tiền (vnđ) Theo C.từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Gông treo cột hộp 2-4 công tơ 1 pha VLCGON0001 cái 11.960 11.960 6.080 72.716.800 Cộng tiền hàng 72.716.800 Thuế VAT 10% 7.271.680 Cộng tiền thanh toán 79.988.480 Số tiền bằng chữ: Bảy mươi chín triệu, chín trăm tám mươi tám nghìn, bốn trăm tám mươi đồng Nhập ngày 05 tháng01 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Người giao Thủ kho Người lập 2.2. Trình tự kế toán nhập vật liệu tại công ty Công ty thường mua NVL từ các nhà cung cấp thường xuyên nên thực tế hầu hết các nghiệp vụ mua NVL của công ty đều là thanh toán trả chậm. Hình thức thanh toán trả chậm sẽ giúp công ty có thể chiếm dụng vốn trong thời gian ngắn t ạo điều kiện thuận lợi về vốn cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Với nghiệp vụ nhập kho NVL gông treo cột hộp 2-4 công tơ 1 pha căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0047929 ngày 04 tháng 01 năm 2007, Phiếu nhập kho số NM ngày 05 tháng 01 năm 2007 kế toán chi tiết NVL sẽ cập nhật số liệu vào “ phiếu nhập vật tư” trong máy tính. Trong đó khai báo rõ mã vật tư và mã nhà cung cấp, từ đó máy tính sẽ tự động chuyển các số đó sang sổ ci tiết vật tư cả về số lượng và giá trị của lượng NVL nhập mua. Đồng thời, chương trình kế toán máy sẽ tự động cập nhật vào các sổ chi tiết của các tài khoản có liên quan. Hàng ngày, căn cứ vào các phiếu nhập kho kế toán tổng hợp vào chứng từ ghi sổ và từ đó vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, đồng thời đến cuối kỳ tập hợp các chứng từ ghi sổ để vào sổ cái tài khoản 152 Ví dụ: Ngày 05 tháng 01 năm 2007 công ty nhập kho gông treo cột hộp 2-4 công tơ 1 pha theo hoá đơn số 0047929 với hình thức thanh toán trả chậm. Khi nhận được hoá đơn kế toán tổng hợp định khoản: Nợ TK 1521: 72.716.800 Nợ TK 133: 7.271.680 Có TK 331:79.988.480 3. Hạch toán xuất kho nguyên vật liệu 3.1. Thủ tục xuất vật tư và các chứng từ sử dụng Tại công ty các nghiệp vụ xuất kho chỉ là xuât kho NVL cho sản xuất. Tại các xí nghiệp sản xuất, các giám đốc xí nghiệp xác định số vật liệu cần thiết để dung vào sản xuất sản phẩm, rồi lâp phiếu đề nghị cấp vật tư. Phiếu này được đợc lập thành 2 liên, 1 liên do bộ phận sản xuất giữ, liên còn lại chuyển cho kế toán vật tư để làm căn cứ ghi phiếu xuất kho. Phiếu đề nghị cấp vật tư khi được giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt có vai trò như là lệnh xuất kho. Ví dụ: Ngày 10 tháng 10 năm 2007 bộ phận sản xuất đề nghị cấp vật tư để phục vụ việc sản xuất 2.000 hộp 4 công tơ 1 pha 2 ngăn. Khi đó phiếu đề nghị cấp vật tư được lập như sau: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ BÊ TÔNG THỊNH LIỆT PHIẾU ĐỀ NGHỊ CẤPVẬT TƯ Ngày 10 tháng 10 năm 2007 Số: 06 Mục đích sử dụng: Sản xuất hộp 1 công tơ 1 pha Bộ phận sử dụng: Xí nghiệp cơ điện Stt Tên, quy cách vật tư Mã số ĐVT Số lượng 1 Gông treo hộp 2-4 công tơ 1 pha VLCGON0001 Cái 4.000 2 Gông treo xà VLCGON0008 Cái 4.000 3 Nhựa composit VLCNHU0010 Kg 6.400 4 Long đen VLCLDE0001 Cái 24.000 5 Vít 3*30 VLCVIT0005 Bộ 4.000 … … … … … Giám đốc Kế toán truỏng Người lập phiếu Căn cứ vào phiếu đề nghị cấp vật tư, cán bộ cung ứng vật tư lập phiếu xuất kho- phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo yêu cầu sản xuất. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, trong đó: _ Liên 1: Lưu tai quyển _ Liên 2: Giao cho người nhân hàng _ Liên Dùng làm cơ sở cho thủ kho xuất vật tư, ký phiếu, ghi thẻ kho rồi lại chuyể n cho kế toán vật tư ghi sổ và bảo quản lưu trữ. Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho được thể hiện qua sơ đồ sau: Kế toán vật tư Thủ kho Cán bộ cung ứng Gđốc, kế toán trưởng Người có nhu cầu vật tư Ghi sổ, bảo quản, lưu trữ Xuất kho Lập phiếu xuất kí duyệt lệnh xuất Lập c.từ xin xuất Sơ đồ 7: Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho Mẫu phiếu xuất kho Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt Mẫu số: 02-VT Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC Phiếu xuất kho Số: XSX 09 Ngày 13 tháng 01 năm 2007 TK nợ: 6215 TK có: 1525 Họ tên người nhận hàng: xí nghiệp cơ điện Diễn giải: xuất vật tư sản xuấttheo phiếu xin xuất vật tư 06 Xuất tại kho: Kho vật tư STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư Mã số Đvt số lượng Đơn giá Tnành tiền 1 Gông treo hộp 2-4 công tơ 1 pha VLCGON0001 Cái 4.000 4.000 2 Gông treo xà VLCGON0008 C ái 2.000 4.000 3 Nh ựa c omposit VLCNHU0010 Kg 6.400 6.400 4 Long đen 3 VLCLDE0001 C ái 8.000 24.000 5 Vit 3 x 30 VLCVIT0005 b ộ 4.480 4.000 … … … … … … … … Xuất ngày 13 tháng 01 n ăm 2007 Thủ trưởng đơn vị Người nhận Thủ kho Người lập 3.2. Trình tự kế toán xuất kho NVL tại công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán nhập số liệu vào “phiếu xuất vật tư” trong máy vi tính, kế toán chỉ nhập vào chỉ tiêu về số lượng vâậ tư xuất. Từ đó chương trình phần mềm kế toán trong máy sẽ tự động cập nhập các số liệu đó vào sổ chi tiết vật tư (cột số lượng). Đến cuối tháng, sau khi tính được đơn giá xuất kho bình quân cho từng danh điểm vật tư, kế toán tính được giá trị NVL xuất kho trong tháng. Khi đó, máy tính cũng tự động cập nhập giá trị của các vật liệu xuất kho trong tháng vào “phiếu xuất vật tư”, “sổ chi tiết vật tư” - cột giá trị, “sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp – TK 621”…kế toán tổng hợp tiến hành định khoản và vào chứng từ ghi sổ. Ví dụ: theo phiếu xuất kho ngày 13 tháng 01 năm 2007 về việc xuất NVL phục vụ việc sản xuất hộp 4 công tơ 1 pha 2 ngăn, đến cuối tháng khi tính ra được đơn giá xuất kho bình quân của từng NVL tạo ra sản phẩm. Khi đó, kế toán tổng hợp hạch toán. Nợ TK 6215 :620.966.100 Có TK 1525: 620.966.100 Chương 3: Nhận xét về kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt 1.hận x ét về công tác kế toán NVL tại công ty 11. Ưu điểm: Công ty Thịnh Liệt là 1doanh nghiệp sản xuất nên NVL là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất của công ty. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay với nhiều biến động, sức ép cạnh tranh ngày càng cao, các doanh nghiệp phải thực sự tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, phải không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm mới có thể tồn tại và phát triển được Đối với công ty, để quá trình sản xuất diễn ra liên tục và có hiệu quả, đòi hỏi trước hết phải kiểm soát và quản lý tốt yếu tố đầu vào quan trọng là NVL. Để NVL có thể đáp ứng quá trình sản xuất đòi hỏi công ty phải có chính sách sử dụng NVL thích hợp, phải quản lý, theo dõi, bảo quản tốt, giảm đến mức tối đa các hao hụt trong sử dụng và dự trữ, đảm bảo chất lượng của NVL. Thực tế ở công ty đã chứng tỏ công tác kế toán NVL đã có một vai trò tích cực trong việc thực hiện những nhiệm vụ nêu trên. Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty được tổ chức theo hình thức tập trung,phù hợp với quy mô sản xuất vừa phải của công ty. Bộ máy kế toán hoạt động có nguyên tắc, cán bộ có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việcvà có cách làm việc khoa học, tiếp cận kịp thời và vận dụng linh hoạt các văn bản chế độ ké toán và các chuẩn mực kế toán mói ban hành của Bộ Tài Chính. Công tác hạch toán ở công ty được thực hiện khá tốt, tuân thủ theo đúng chế độ quy định. Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song, phương pháp kế toán được áp dụng nhất quán trong niên độ kế toán, đáp ứng yêu cầu theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình biến động của NVL. Các sổ sách và chứng từ kế toán được lập tương đối đầy đủ và theo đúng quy định. Tại công ty Thịnh Liệt vật liệu trong kho được sắp xếp hợp lý, thuận tiện cho quá trình bảo quản, dụ trữ và sử dụng. Vật liệu mua về được nhập kho đầy đủ và dược phản ánh trên các sổ kế toán. Trình tự nhập, xuất vật liệu được tiến hành hợp lý, rõ ràng.Việc vào sổ sách theo dõi tình hình nhập, xuất được tiến hành thường xuyên, đầy đủ. Số liệu giữa thủ kho và kế toán luôn luôn được đối chiếu, so sánh nên những sai sót được phát hiện kịp thời. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh trên các sổ sách kế toán. Công ty có kế hoạch thu mua NVL rất khoa học, do đó việc dự trữ vật liệu cũng rất phù hợp với tình hình sử dụng vật liệu ở các xưởng sản xuất, tránh lãng phí, ứ đọng vốn, giải phóng được một số vốn lưu động đáng kể do giảm thiểu được số NVL dự trữ tồn kho không cần thiết. Ngoài ra, công ty còn có chế độ thưởng phạt hợp lý đối với công nhân trực tiếp sản xuất. 1.2. Nhược điểm Tại công ty không lập bảng phân bổ NVL chính vì vậy sẽ không biết được chi phí NVL cho từng sản phẩm. Việc không lập bảng phân bổ NVL cho từng sản phẩm sẽ gây rất nhiều khó khăn trong vấn đề phân đề ra kế hoạch sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty sủ dụng phương pháp bình quân cả kì dự trữ để tính giá trị NVL nên đến cuối tháng mới tính đươc giá xuất NVL. Mặc dù vậy, trong quá trình xuất kho NVL trên các chứng từ, sổ sách thì cột đơn giá và thành tiền đều bị bỏ trống do đó mà không cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời và chính xác, đồng thời chỉ đến cuối tháng mới định khoản được nghiệp vụ xuất NVL. Hàng tồn kho nói chung và NVL nói riêng là những tài sản lưu động có giá trị biến đổi theo thời gian nhưng công ty Thịnh Liệt lại không lập dự phòng cho sự thay đổi này chính vì thế mà công ty không thể phòng tránh những rủi ro mang lại từ sự sụt giá hàng tồn kho cũng như phản ánh đúng giá trị thực tại của tài sản trên bảng cân đối kế toán. Tại công ty khi mua NVL chỉ khi nhận được cả hàng hóa cùng vói các hóa đơn, chứng từ liên quan, thủ kho mới cho nhập kho và kế toán mới phản ánh vào sổ sách. Trong hệ thống tài khoản của công ty có TK 151- Hàng mua đi đường nhưng thực tế công ty không sử dụng tài khoản này mà chỉ theo dõi NVL thực tế đã nhập kho. Tuy nhiên trong trường hợp công ty tiến hành thu mua NVL trong tháng và nhận được hóa đơn, chứng từ thanh toán của bên bán, công ty đã thanh toán hay chưa chấp nhận thanh toán cho bên cung cấp, lúc này số NVL mua trên đã thuộc quyền sở hữu của công ty. Nhưng đến cuối tháng vì một lý do nào đó hàng chưa về kho, v ì thế số NVL này không được phản ánh, theo dõi trên bất cứ một tài khoản nào. Điều này cho thấy công tác kế toán NVL còn chưa đầy đủ và chính xác. 2. Biện pháp khắc phục 2.1Công ty cần lập bảng phân bổ NVL để có thể theo dõi tình hình NVL trong kì để phân tích đưa ra kế hoạch sản xuất cho kì sau được tốt hơn. Dựa theo tiêu chí của kiến nghị về các phân loại lại NVL thì mẫu bảng phân bổ NVL có thể được lập như sau: Mẫu bảng phân bổ vật liệu mà Công ty nên áp dụng Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt Mẫu số: 07-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/02/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU Tháng….năm …. STT Ghi Có các TK Ghi Nợ các TK TK 152 TK 1521 TK 1522 1 TK 154 – chi phí SXKDD 2 TK 621 – chi phí NVL trực tiếp - TK 6212- chi phí NVL trực tiếp – SP khác - TK 6215 – chi phí NVL trực tiếp – SP công tơ - TK 6212- chi phí NVL trực tiếp – SP aptomat - TK 6212- chi phí NVL trực tiếp – SP cầu đấu Cộng bảng 2.2.Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Công ty nên sử dụng phương pháp này vì phương này có nhiều ưu điểm như có thể xác định giá thực tế của NVL hàng ngày, cung cấp thông tin kịp thời. Đặc biệt, phương pháp này rất phù hợp với những công ty áp dụng phần mềm kế toán vào công tác quản lý NVL. Kế toán chỉ cần nhập dữ liệu cho các chứng từ nhập, theo số liệu và đơn giá thực tế hoặc giá trị thực tế của NVL nhập kho, phần mềm sẽ tự tính ra giá thực tế của NVL xuất kho. Còn đối với các chứng từ xuất, kế toán chỉ cần nhập số lượng của NVL xuất kho, phần mềm sẽ tự động tính ra giá thực tế của NVL xuất kho theo giá tự động mà máy đã tính ra. Khi áp dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập, kế toán có thể tính giá thực tế của NVL hàng ngày. Trong khi đó, nếu áp dụng phương pháp bình quân cả kì dự trữ thì đến cuối kì mới xác định được giá trị của lượng NVL xuất kho. 2.3.Công ty cần thực hiện trích lập dự phòng giảm giá NVL Công ty cần thiết phải lập dự phòng giảm giá NVL vì giá cả NVL trên thị trường luôn biến động, đặc biệt với một công ty thường xuyên phải mua NVL bên ngoài như công ty Thịnh liệt thì giá mua không được ổn định. Lập dự phòng giảm giá NVL được thực hiện vào cuối năm (cùng với kì báo cáo kế toán). Công ty chỉ tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho những loại hàng tồn kho thuộc sở hữu của công ty, có chứng từ kế toán hợp lý, hợp pháp chứng minh giá vốn của hàng tồn kho. Căn cứ vào biến động thực tế về giá hàng tồn kho, công ty xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau: = x Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi: Nợ TK 632: giá vốn bán hàng Có TK 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối niên độ sau (N + 1), tính mức dự phòng cần lập, nếu: + Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ sau lớn hơn mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được lập thêm, được hạch toán: Nợ TK 632: số chênh lệch tăng Có TK 159: số chênh lệch tăng + Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ sau nhỏ hơn mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng và được hạch toán: Nợ TK 159: số chênh lệch giảm Có TK 632: số chênh lệch giảm Việc lập dự phòng như trên vừa tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng vừa góp phần ổn định hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.4.Công ty cần phải hạch toán hàng mua đi đường, cụ thể: Trong tháng, nến đã nhận được hóa đơn nhưng hàng chưa về thì kế toán lưu hóa đơn vào cặp hồ sơ “hàng mua đang đi đường”, trong tháng mà hàng về thì ghi sổ bình thường, nhưng đến cuối tháng mà hàng chưa về thì căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ liên quan, kế toán hạch toán như sau: Nơ TK 151-phần được tính vào giá NVL Nơ TK 133(1331)-thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331- hóa đơn chưa thanh toán cho nhà cung cấp Sang tháng sau, khi hàng về căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 152: Giá trị hàng mua đang đi đường Có TK 151: Giá trị hàng mua đang đi đường KẾT LUẬN Trong quá trình nghiên cứu về lý luận thực tế ở Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, em đã nhận thức rõ vai trò ở mỗi khâu trong quá trình sản xuất nhằm cung cấp các thông tin chính xác và hợp lý phục vụ cho việc lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi Công ty sản xuất kinh doanh thì việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu đòi hỏi cần phải nhanh chóng kiện toàn để cong cấp kiph thời những nguyên vật liệu cần cho sản xuất, kiểm tra, giám sat, việc chấp hành các định mức dự trữ, ngăn ngừa hiện tượng hư hỏng, mất mát,lãng phí nguyên vật liệu. Sau một thời gian thực tập tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, em đã thấy rõ tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu đối với công tác quản lý lãnh đạo của công ty. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu là một công cụ đắc lực giúp cho lãnh đạo công ty nắm vững tình hình và chỉ đạo sản xuất sao cho có hiệu quả nhất. Do thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế không dài, trình độ lý luận và thực tiến còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Em mong sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ của thầy cô giáo. Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Mai Thị Hồng, cùng các thầy cô trong khoa kế toán và các cán bộ kế toán của Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKT13.docx