Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty hoá dầu Petrolimex

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty hoá dầu Petrolimex: Lời mở đầu Trước xu hướng quốc tế hoá trong sự nghiệp phát triển của nền kinh tế thế giới mỗi quốc gia trở thành một mát xích trong toàn bộ hệ thống kinh tế. Trong quá trình hoà nhập vào xu thế phát triển chung đó ngoại thương đã và đang trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng. Thông qua hoạt động ngoại thương các mối liên hệ kinh tế giữa các nước được thiết lập và thực hiên trên cơ sở phát huy tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước. Chính ngoại thương là “sợi dây” kết nối nền kinh tế các nước, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của các nước. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngoại thương, Nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới, tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thu hút được nguồn lực về khoa học kỳ thuật, công nghệ, vốn… cũng như về trình độ quản lý. Chính vì vậy việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng tăng. Với nước ta, một nước có nền kinh tế đang phát triển thì nhập khẩu hàng hoá có vai trò rất quan trọng trong...

doc87 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty hoá dầu Petrolimex, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trước xu hướng quốc tế hoá trong sự nghiệp phát triển của nền kinh tế thế giới mỗi quốc gia trở thành một mát xích trong toàn bộ hệ thống kinh tế. Trong quá trình hoà nhập vào xu thế phát triển chung đó ngoại thương đã và đang trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng. Thông qua hoạt động ngoại thương các mối liên hệ kinh tế giữa các nước được thiết lập và thực hiên trên cơ sở phát huy tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước. Chính ngoại thương là “sợi dây” kết nối nền kinh tế các nước, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của các nước. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngoại thương, Nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới, tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thu hút được nguồn lực về khoa học kỳ thuật, công nghệ, vốn… cũng như về trình độ quản lý. Chính vì vậy việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng tăng. Với nước ta, một nước có nền kinh tế đang phát triển thì nhập khẩu hàng hoá có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đưa đất nước tiến dần lên thành mộ nước kinh tế phát triển. Công ty Hoá dầu Petrolimex là một doanh nghiệp nhà nước, trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hoá chất,….Nguồn đầu vào Công ty phải mua ở trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên chủ yếu là nhập khẩu, do vậy hoạt động nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực SXKD của công ty. Vì vậy hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty Hoá dầu Petrilimex nói riêng và các đơn vị khác trong nền kinh tế nói chung còn nhiều tồn tại.Hơn nữa, chế độ kế toán về hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu chưa thật phù hợp. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu nói chung và với công ty Hoá dầu nói riêng, cũng như ý nghĩa của công tác kế toán nhập khẩu. Qua quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại Công ty Hoá dầu Petrolimex em đã lựa chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty hoá dầu Petrolimex”. Chuyên đề được bố cục theo 3 phần sau: Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doang nghiệp KD TMại. Phần II: Thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Hoá dầu Petrolimex. Phần III: Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Hoá dầu Petrolimex. Phần I: Những vấn đề lí luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh Thương Mại. I.Vị trí của nhập khẩu và nhiệm vụ hạch toán: 1. Khái niệm, vị trí và điều kiện nhập khẩu hàng hoá: * Hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá nước ta mua của nước ngoài theo hợp đồng kí kết giữa các thương nhân trong nước với nước ngoài. Hàng nhập khẩu thường nguyên đai nguyên kiện, nguyên toa, nguyên tàu, bên ngoài ghi rõ các ký hiệu để tiện cho việc giao nhận, vận chuyển. Hàng được coi là đã nhập khẩu khi có xác nhận của Hải quan biên giới ( Cảng, ga, sân bay, cửa khẩu). - Hàng mua của các tổ chức kinh tế nước ngoài theo các hợp đồng mua bán ngoại thương đã kí kết. - Hàng nhận của nước ngoài viện trợ cho nước ta trên cơ sở các hiệp định, nghị định thư của Chính phủ nước ta kí với các nước giao cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện. - Hàng ở nước ngoài đưa vào triển lãm hội chợ ở nước ta sau đó được các tổ chức kinh tế trong nước mua và thanh toán bằng ngoại tệ. Thời điểm xác định nhập : Được hiểu là thời điểm doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hoá đó. Thời điểm này là tuỳ thuộc vào phương thức giao hàng và phương thức vận chuyển, cụ thể như sau: - Nếu vận chuyển bằng đường biển thì được tính là hàng nhập khẩu kể từ ngày hải quan kí xác nhận vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu. - Nếu vận chuyển bằng đường bộ thì tính từ ngày hàng hoá được vận chuyển đến ga, biên giứi theo quy định của hải quan.. - Nếu vận chuyển bằng đường hàng không thì được coi là hàng nhập khẩu kể từ ngày hàng hoá được vận chuyển đến sân bay của nước ta theo xác nhận của hải quan hàng không. - Thời điểm ghi chép hàng nhập khẩu được hiểu là thời điểm người nhập khẩu ( người mua ) nhận được bộ chứng từ về hàng hoá đó. * Điều kiện kinh doanh Nhập khẩu hàng hoá: - Quyền kinh doanh Nhập khẩu hàng hoá: Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thành lập theo quy định của pháp luật, được quyền Nhập khẩu hàng hoá theo ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số tại Cục hải quan tỉnh, thành phố theo quy định. - Quyền được uỷ thác Nhập khẩu: Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số doanh nghiệp XNK được quyền uỷ thác Nhập khẩu hàng hoá Nhập khẩu phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với hàng hoá có hạn ngạch và hàng hoá có giấy phép của Bộ thương mại, thương nhân chỉ được uỷ thác Nhập khẩu trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép của Bộ thương mại. - Quyền được nhận uỷ thác Nhập khẩu: Thương nhân đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh XNK có quyền được nhận uỷ thác Nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với hàng hoá có hạn ngạch và hàng hoá có giấy phép của Bộ thương mại, thương nhân chỉ được nhận uỷ thác Nhập khẩu trong phạm vi, số lượng và giá trị ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép của Bộ thương mại. Thương nhân nhận uỷ thác không được sử dụng hạn ngạch hoặc giấy phép của Bộ thương mại cấp cho mình để nhận uỷ thác nhập khẩu. - Quyền được nhận gia công cho thương nhân nước ngoài:Thương nhân Việt nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia công cho thương nhân nước ngoài không hạn chế về số lượng, chủng loại hàng gia công. Đối với các mặt hàng gia công thuộc danh mục hàng hoá cấm XNK và tạm ngừng XNK, thương nhân chỉ được ký hợp đồng khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ thương mại. - Quyền được đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài: Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép đặt gia công ở nước ngoài các loại hàng hoá đã được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam để kinh doanh theo qui định của pháp luật. - Quyền được làm đại lý mua hàng hoá của nước ngoài: Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp với mặt hàng đại lý, có hoặc không có đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh NK được quyền làm đại lý mua hàng của thương nhân nước ngoài; được trực tiếp nhập khẩu hàng hoá theo hợp đồng đại lý mua của thương nhân nước ngoài những mặt hàng không thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hay tạm ngừng nhập khẩu. Đối với những mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, thương nhân Việt Nam chỉ được mua trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn mức hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. 2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu: Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh tế tương đối phức tạp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu người mua và người bán thuộc các quốc gia khác nhau có trình độ quản lý phong tục, tập quán tiêu dùng và chính sách ngoại thương ở mỗi quốc gia khác nhau. - Kinh doanh nhập khẩu có thị trường rộng lớn cả trong và ngoài nước chịu ảnh hưởng rất lớn của sự phát triển sản xuất thị trường trong và ngoài nước. - Thời gian một vòng lưu chuyển hàng hoá dài hơn so với hoạt động kinh doanh trong nước, các điều kiện địa lý, phương tiện chuyên chở, điều kiện thanh toán có ảnh hưởng không ít đến quá trình kinh doanh làm cho thời gian giao hàng và thanh toán có khoảng cách xa. - Phương thức thanh toán, giao nhận đa dạng và phức tạp phụ thuộc vào những điều khoản đã kí kết trong hợp đồng và phải phù hợp với thông lệ thanh toán quốc tế. 3, Vai trò của nhập khẩu: Hoạt động nhập khẩu là một trong những hoạt động của công cuộc hội nhập nền kinh tế các quốc gia. Đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, nhập khẩu có vai trò quan trọng và là một trong những mục tiêu để tăng trưởng xuất khẩu và dịch vụ trong những năm tới. Nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh thương mại và nó cung cấp nguyên vật liệu cho nền kinh tế. Với lượng xăng dầu phụ tùng xe máy ô tô…. nhập hàng năm đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh trong nước. Trong chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001- 2010 của Thủ tướng Chính phủ chỉ thị số 22/ CT- TTg thì nhập khẩu phải được định hướng chặt chẽ và tăng trưởng 14%/ năm. Nhập khẩu tác động mạnh mẽ đến sự đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cáu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần vào sự phát triển cân đối và ổn định kinh tế. Nhập khẩu là một bộ phận cấu thành cán cân thanh toán xuất nhập khẩu, thông qua cán cân thanh toán người ta đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một đất nước, một nền kinh tế được cho là ở trạng thái tốt nếu cán cân đó cân bằng hoặc xuất siêu. Nhập khẩu là hoạt động đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Đồng thời nhập khẩu có tác dụng tích cực thúc đẩy xuất khẩu vì nhập khẩu có thể là đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra nhập khẩu tác động kìm giữ giá cả, điều tiết quan hệ cung cầu về hàng hoá trên thị trường. Mặt khác nhập khẩu cũng tạo môi trường cạnh tranh kích thích sản xuất trong nước tự cải tiến và hoàn thiện sản phẩm của mình. 4. Các phương thức nhập khẩu: Nhập khẩu là một lĩnh vực phong phú và đa dạng được tiến hành theo nhiều phương thức và lĩnh vực khác nhau. Xét về phương thức, nhập khảu bao gồm 2 phương thức, nhập khẩu theo Nghị định thư và nhập khẩu ngoài Nghị định Thư ( còn gọi là phương thức tự cân đối). - Nhập khẩu theo định thư: là phương thức mà các doanh nghiệp phải tuân theo các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Chính phủ đã kí kết với Chính phủ các nước khác những nghị định thư hoặc Hiệp định thư về trao đổi hàng hoá giữa hai nước và giao cho một số đơn vị có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thực hiện. Các đơn vị này có nhiệm vụ mua hàng ở nước ngoài về bán trong nước, đối với ngoại tệ thu được phải nộp vào quỹ tập trung của Nhà nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay phương thức nhập khẩu theo nghị định thư rất ít trừ những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt. - Nhập khẩu ngoài Nghị định thư: là phương thức hoạt động, trong đó các doanh nghiệp hoàn toàn phải chủ động tổ chức hoạt động nhập khẩu của mình từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, phải tự cân đối về tài chính và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Đơn vị phải tự tìm nguồn hàng, bạn hàng, tổ chức chức giao dịch, kí kết và thực hiện hợp đồng trên cơ sở tuân thủ những chính sách, chế độ kinh tế của nhà nước. Số ngoại tệ thu được không phải nộp vào quỹ ngoại tệ tập trung mà có thể bán ở trung tâm giao dịch ngoại tệ hoặc ngân hàng. Nhập khẩu theo phương thức này tạo cho doanh nghiệp được sự năng động, sáng tạo độc lập trong hạch toán kinh doanh, thích ứng với cơ chế thị trường. Về hình thức nhập khẩu, hiện nay tồn tại hai hình thức chủ yếu là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. - Nhập khẩu trực tiếp: là hình thức mà trong đó các đơn vị kinh doanh sản xuất nhập khẩu được Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu, trực tiếp tổ chức giao dịch đàm phán kí kết hợp đồng mua bán với nước ngoài. Chỉ có doanh nghiệp nào có đủ khả năng về tài chính, có trình độ giao dịch, quản lý kinh doanh, thành lập hợp pháp mới được ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với nước ngoài theo hình thức này. - Nhập khẩu uỷ thác: Là hình thức nhập khẩu áp dụng đối với doanh nghiệp được Nhà nước cấp giấy phép nhập khẩu nhưng chưa có đủ điều kiện để trực tiếp đàm phán kí kết, thực hiện hợp đồng với nước ngoài hoặc là chưa có thể lưu thông hàng hoá giữa trong và ngoài nước nên uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng nhập khẩu hàng hoá hộ mình. Theo hình thức này đơn vị nhận uỷ thác nhập là đơn vị được hưởng hoa hồng theo tỉ lệ thoả thuận giưã hai bên ghi trong hợp đồng uỷ thác nhập khẩu. Kinh doanh theo hình thức nào còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp, nhưng vấn đề quan trọng là hiệu quả kinh doanh. Đây là yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. Vì vậy có những đơn vị kinh doanh nhập khẩu vừa theo hình thức trực tiếp vừa theo hình thức uỷ thác. 5. Giá cả hàng hoá trong nhập khẩu. Trong giao dịch mua bán hàng hoá điều kiện giá cả là một điều kiện quan trọng. Giá cả trong hợp đồng ngoại thương là giá quốc tế. Việc xuất khẩu thấp hơn giá quốc tế và nhập khẩu cao hơn giá quốc tế làm tổn hại đến tài sản quốc gia. Vì vậy trước khi kí hợp đồng, các bên phải tuân theo nguyên tắc xác định giá quốc tế. Theo phương pháp quy định, người ta phân biệt các loại giá sau đây: - Giá cố định( Fixed price) là giá cả được quy định vào lúc kí kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có sự thoả thuận khác. Giá cố định được sử dụng một cách phổ biến trong các giao dịch nhất là các giao dịch về các mặt hàng bách hoá, các mặt hàng có thời hạn chế tạo ngắn. - Giá quy định sau là giá cả không được xác định ngay khi ký kết hợp đồng mua bán, mà được xác định thực hiện hợp đồng . Trong hợp đòng người ta chỉ thoả thuận với nhau một thời điểm nào đó và những nguên tắc nào đó để dựa vào đó để hai bên sẽ gặp nhau xác định giá. _ Giá linh hoạt ( Flexible price) còn gọi là giá có thể chỉnh lại (Revisable price) là giá được xác định ngay trong lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại nếu sau này, vào lúc giao hàng, giá thị trường của hàng hoá đó có sự biến động tới một mức nhất định. Trong trường hợp vận dụng giá này, người ta phải thoả thuân quy định mức chênh lệch tối đa giữa giá thị trường với giá hợp đồng, khi quá mức này, hai bên có thể xét lại hợp đồng. - Giá di động ( Sliding scale price) là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá quy định ban đầu, có đề cập tới nhừng biến động về chi phí sản xuất trong thời kì thực hiện hợp đồng. Việc xác dịnh giá cả hợp đồng mua bán ngoại thương, người ta luôn luôn định rõ điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến nó . Vì điều kiện giao hàng đã bao hàm các trách nhiệm và chi phí mà người bán, người mua phải chịu trong việc giao hàng. HIện nay điều kiện cơ sở giao hàng được thực hiện theo Incoterms 90 ( International Commercial Term) bao gồm các loại sau: - EXW ( Exwork): Giá giao tại xưởng - FCA( Free carrier): Giao cho người vận tải - FAS ( Free alongside ship) : Giao dọc mạn tàu - FOB ( Free on board) : Giao lên tàu -CFR ( Cost + Freight) : Tiền hàng cộng cước - CIF (Cost + insurance + Freight) : Tiền hàng và bảo hiểm cộng trước - CPT ( Carrriage and insurance paid to…) : Cước trả tới đích - CIP ( Cariage and insurance paid to) : Cước và bảo hiểm trả tới đích - DES ( Delivered ex ship) : Giao tại tàu - DEQ ( Delivered at quay ): Giao trên cầu cảng - DAF ( Delivered at frontier) : Giao tại biên giới - DDU (Delivered duty unpaid) : Giao tại đích chưa nộp thuế - DDP ( Delivered duty paid) : Giao tại đích đã nộp thuế Hiện nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam thường sử dụng các loại giá như: + Giá FOB: Giá giao đến khi xếp hàng xong lên phương tiện tại cảng của người xuất, Theo loại giá này, người mua phải chịu trách nhiệm thuê tàu, trả cước phí vận chuyển, bảo hiểm và chịu mọi rủi ro về hàng hoá kể từ khi hàng đã qua khỏi lan can tầu ở cảng đi. Người bán phải giao hàng lên tàu của người mua khi hàng hoá thuộc phạm vi trong phương tiện vận chuyển. + Giá CIF: Bao gồm gía FOB cộng cước phí bảo hiểm và cước phí vận tải. Theo giá này người bán phải thuê tàu và các chi phí từ cảng đi cho đến cảng đến, phải mua bảo hiểm cho hàng hoá ở điều kiện tối thiểu và chịu mọi rủi ro tổn thất trong quá trình vận chuyển. Vật tư hàng hoá chỉ chuyển sang người mua khi hàng đã qua khỏi phạm vi phương tiện vận chuyển của người bán. Người mua có trách nhiệm nhận hàng và chịu mọi chi phí dỡ hàng ở cảng đến, chịu mọi rủi ro về hàng hoá từ khi hàng ra khỏi lan can tàu ở cảng đến. + Giá CFR: Bao gồm tiền hàng cộng cước phí. Với điều kiện này mọi trách nhiệm của các bên mua và bán tương tự như điều kiện CIF trừ bảo hiểm. Người bán không phải mua bảo hiểm cho hàng hoá. Trong hoạt động nhập khẩu ở nước ta đồng tiền tính giá thường là ngoại tệ, có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc đồng tiền mạnh của nước thứ 3 . Vì vậy khi phản ánh trên sổ sách kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra VNĐ theo tỉ giá hối đoái. Kế toán có thể quy đổi theo tỉ giá thực tế bình quân ở thị trường liên nhân hàng công bố tại thời điểm có hoạt động liên quan đến ngoại tệ, tuy nhiên việc quy đổi theo tỷ giá thực tế này là phức tạp, khó khăn với kế toán nếu tỷ giá biến đổi liên tục. Để giải quyết vấn đề này và để đơn giản trong hạch toán kế toán có thể sử dụng tỷ giá hạch toán hay còn gọi là tỷ giá cố định. Tỷ giá cố định là tỷ giá doanh nghiệp tự quy định và chỉ có giá trị trong ghi chép của doanh nghiệp không có giá trị để thanh toán. Tỷ giá này được ổn ddinhjits nhất trong một kỳ hạch toán. Trong công tác hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sing bằng ngoại tệ theo tỷ giá cố định kế toán phải xác định giá thực tế của hàng hoá nhập khẩu để phản ánh trên sổ kế toán. Hàng nhập khẩu khi thuộc về sở hữu của doanh nghiệp được đánh giá theo nguyên tắc giá phí là giá thực tế . Giá thực tế của hàng hoá nhập khẩu được xác định như sau: + Đối với doanh nghiệp chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế: Giá thực tế = Giá phải thanh toán với người bán (giá CIF) + Thuế nhập khẩu + Các khoản chi phí để tiếp nhận hàng hoá + Đối với doanh nghiệp chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Giá thực tế = Giá phải thanh toán với người bán(giá CIF) + Thuế nhập khẩu + Thuế GTGT hàng nhập + Chi phí tiếp nhận hàng hoá( bao gồm cả VAT) Trong đó: Thuế nhập khẩu được tính bằng: Thuế nhập khẩu = Giá thanh toán với người bán x Tỉ giá thực tế x Thuế suất Thuế GTGT hàng nhập được tính bằng: Thuế GTGT hàng nhập = [ Giá thanh toán với người bán + Thuế nhập khẩu ] x Thuế suất thuế GTGT Khi hàng nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế TTĐB phải nộp kế toán ghi: Nợ TK 156 Có TK 3332- Thuế TTĐB - Hàng tạm nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất được hoàn lại số thuế TTĐB tương ứng với số hàng tái xuất. Số thuế TTĐB được ngân sách hoàn lại, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Nợ TK 3332- Thuế TTĐB (nếu trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau) Có TK 632- Giá vốn hàng bán (Nếu chưa kết chuyển giá vốn) Có TK 711- Thu nhập khác (Nếu đã KC giá vốn hàng tái xuất) - TH số thuế TTĐB của hàng nhập khẩu kê khai đã nộp thực tế hàng nhập khẩu ít hơn số kê khai, số được hoàn lại, kế toán ghi: Nợ TK 111,112 Nợ TK 3332 Có TK 156: Nếu hàng hoá chưa xuất bán Có TK 632: Nếu hàng hoá đã xuất bán - Trường hợp hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng vì lý do nào đó phải xuất trả lại nước ngoài thì số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại được hoàn lại, kế toán ghi: Nợ TK 111,112 Nợ TK 3332 Có TK 156 Sơ đồ hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt Nộp thuế TTĐB cho NN Thuế TTĐB tính trên doanh thu bán hàng 111,112 33312 511, 512 131,311 635, 811 6. Các phương thức và hình thức thanh toán trong nhập khẩu. Phương thức thanh toán là một điều kiện quan trọng trong thanh toán quốc tế. Đây là cách người nhập khẩu ( người mua) thanh toán với người xuất khẩu ( người bán). Quy định phương thức thanh toán nhằm xác định trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan. Các phương thức thanh toán áp dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế: 6.1 Phương thức chuyển tiền ( transfer) . Đây là phương thức người mua yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Có thể thực hiện bằng thư (M/ T- Mail transfer), bằng phiếu ( D/T- Draft transfer) hoặc bằng tiền ( T /T, T/ TR- Telegram transfer). 6.2 Phương thức nhờ thu. Phương thức nhờ thu là phương thứa thanh toán trong đó người bán, sau khi giao hàng hoá hoặc dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hoá hoặc dịch vụ đó. Phương thức nhờ thu gồm hai loại: - Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức trong đó người bán giao hàng cho người mua sau đó giao chứng từ cho người mua để người mua nhận hàng đồng thời uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền bằng một hối phiếu không kèm chứng từ. - Phương thức kèm chứng từ: là phương thức trong đó người bán giao hàng cho người mua đồng thời chuyển chứng từ uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền. Người mua muốn nhận chứng từ để nhận hàng thì phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền để nhận chứng từ. 6.3 Phương thức tín dụng chứng từ. Là mộtg thức mà một ngân hàng theo yêu cầu của người mua đứng ra cam kết trả tiền cho nhười bán hoặc một người nào đó theo lệnh của người bán, khi bên bán xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu được quy định trong một văn bản gọi là thư tín dụng ( leter of credit) viết tắt là L/ C. Thư tín dụng có thể thuộc loại huỷ ngang hoặc không huỷ ngang được. - L/ C huỷ ngang là loại L/ C mà trong thời gian hiệu lực của L/ C người mở L/ C có thể thay đổi nội dung hoặc huỷ bỏ L/ C mà không cần sự đồng ý của người hưởng lợi. - L/ C không huỷ ngang là loại L/ C mà trong thời gian hiệu lực của L/ C Ngân hàng mở L/ C không có quyền thay đổi hoặc huỷ bỏ L/ C ngay cả khi có lệnh của người mua nếu như không có sự đồng ý của người hưởng lợi. Quy trình thanh toán Ngân hàng thông báo L/ C Ngân hàng mở L/ C (2) (5) (6) (1) (7) (8) (6) (5) (3) Người xuất khẩu Người nhập khẩu (4) Trong đó : Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng ( letter of credit) gửi tới ngân hàng mở L/ C yêu cầu ngân hàng này mở một L/ C cho người xuất khẩu hưởng. Căn cứ vào giấy xin mở L/ C, ngân hàng mở L/ C sẽ lập một L/ C và chuyển cho ngân hàng thông báo L/ C. Sau khi nhận được L/ C do ngân hàng mở L/ C chuyển sang. Ngân hàng thông báo L/ C chuyển nguyên văn bức điện mở L/ C và bản xác báo bằng điện của mình về L/ C hoặc chuyển bản chính L/ C cho người xuất khẩu. Sau khi nhận được L/ C người xuất khẩu kiểm tra những nội dung đã ghi trong L/ C, đối chiếu với các thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương nếu thấy phù hợp thì tiến hàng giao hàng. Sau khi đã giao hàng, người xuất khẩu phải nộp bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/ C xuất trình cho ngân hàng mở L/ C thông qua ngân hàng thông báo xin thanh toán. Ngân hàng mở L/ C kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợp với L/ C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu. Ngân hàng mở L/ C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/ C thì hoàn trả tiền cho ngân hàng, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền ngân hàng. 6.4 Phương thức ghi sổ ( open account). Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán trong đó, người bán mở một tài khoản ( hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay dịch vụ, đến từng thời kỳ nhất định người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả cho người bán. 6.5 Phương thức uỷ thác mua ( Authority to purchase- A/ P ). Phương thức uỷ thác mua là một phương thức thanh toán trong đó ngân hàng nước người mua theo yêu cầu của người mua viết thư nho ngân hàng đại lý ở nước ngoài yêu cầu ngân hàng này thay mặt mình để mua hối phiếu của người bán ký phát cho người mua. Ngân hàng đại lý căn cứ điều khoản của thư uỷ thác mua mà trả tiền hối, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ. 6.6 Thư đảm bảo trả tiền ( letter of guaranter- L/ G ) Phương thức đảm bảo trả tiền là phương thức thanh toán trong đó hàng của bên mua theo yêu cầu của người mua viết thư cho người bán ( gọi là htư đảm bảo trả tiền) bảo đảm khi hàng của bên bán đã gửi đến địa điểm của bên mua quy định, sẽ trả tiền hàng. Ngoài ra để hỗ trợ cho việc thanh toán người ta còn sử dụng các phương tiện thanh toán trong ngoại thương là hối phiếu và séc. - Hối phiếu: Là một mệnh lệnh trả tiền với điều kiện do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người nào đó hoặc theo mệnh lệnh của ngườ này trả tiền cho một người khác hoặc trả tiền cho người cầm phiếu. - Séc: là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng trích một soó tiền nhất định từ tài khoản của mình ở ngân hàng để trả cho người cầm séc hoặc người được chỉ định trên Séc. 7. Nhiệm vụ kế toán nhập khẩu hàng hoá. Để tổ chức hoạt động kinh doanh tốt phải tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, hợp lý đảm bảo thiết lập và cung cấp hệ thống thông tin phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp, điều hàng công việc kinh doanh hàng ngày, hàng giờ một cách có hiệu quả. Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh nhập khẩu, kế toán hoạt động nhập khẩu cần thực hiện các nhiệm vụ. - Phản ánh, giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu hàng hoá cả về số lượng, giá trị từng mặt hàng, nhóm hàng. Đây là nhiệm vụ đầu tiên cơ bản và quan trọng bởi vì thông qua việc phản ánh của kế toán người làm công tác lãnh đạo mới có thể lắm được toàn bộ các nghệp vụ kinh tế phát sinh. Kiểm tra đánh giá được quá trình thực hiện kế hoạch nhập khẩu và tiêu thụ từ đó có biện pháp hoàn thiện công tác kinh doanh nhập khẩu để thu lợi nhuận tối đa. - Kiểm tra, giám đốc tình hình thanh toán kịp thời giữa các bên. Trong tình hình kinh doanh nói chung và trong kinh doanh nhập khẩu nói riêng, một doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn là không tránh khỏi trong quan hệ thanh toán mà nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp không hoàn toàn là vốn tự có mà mà còn vốn đi vay từ tổ chức tín dụng. Nếu tình trạng chiếm dụng vốn xảy ra nhiều với thời gian dài sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của đơn vị đảm bảo cho quá trình kinh doanh liên tục và hiệu quả. - Kiểm tra tình hình chi phí nhập khẩu và sử dụng tiết kiệm các loại vật tư, tiền vốn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay hầu hết các doanh nghiệp tự hạch toán thu, chi và lãi lỗ, Nhà nước quản lý ở tầm vĩ mô chứ không trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải tính toán sử dụnh nguồn vốn một cách hợp lý nhất. Giảm được chi phí tăng được lợi nhuận, điều này đòi hỏi các đơn vị phải xác định các chi phí nhập khẩu như chi phí thu mua, thuế nhập khẩu, phí bảo hiểm, vận chuyển, bốc xếp… một cách hiệu quả đảm bảo kinh doanh có lãi. - Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu, kiểm tra hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác kiểm tra của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị. II. Kế toán tổng hợp nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Để kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá nói riêng và các loại tồn kho khác nói chung, kế toán có thể áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc sử dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, vào yêu cầu của công tác quản lý và vào trình độ kế toán cũng như tuỳ thuộc vào quy định của chế độ kế toán hiện hành. I.1 Kế toán Nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1. Phương pháp kế toán nhập khẩu trực tiếp: Chứng từ ban đầu: Mọi số liệu kế toán được ghi chép đều phải có căn cứ mới có tính pháp lý. Do đó việc ghi chép của bất kỳ phần hành nào cũng phải có chứng từ mà những chứng từ đầu tiên bao giờ cũng có tính pháp lý cao nhất. Đối với nghiệp vụ kế toán nhập khẩu, do tính chất phức tạp, có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau nên các chứng từ ban đầu bao gồm nhiều loại, được lập bởi nhiều đối tượng khác nhau. Mỗ loại chứng từ đều là căn cứ pháp lý thể hiện một hoặc một số loại nghiệp vụ nhất định. Do vậy, ở phần này, các chứng từ ban đầu sẽ được tìm hiểu theo từng nhóm của quá trình phát sinh nghiệp vụ Nhập khẩu. Bộ chứng từ thanh toán - Hoá đơn thương mại (Invoice) - Vận tải đơn (B/ L) - Chứng từ bảo hiểm (Insurance policy) - Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality) do Vinacotrol cấp - Bảng kê đóng gói bao bì (Packing list) - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of original) Ngoài ra, theo chứng từ hợp đồng Nhập khẩu và theo qui định trong thư tín dụng chứng từ thanh toán còn có: Hối phiếu hoặc các tài liệu khác kèm theo như: Biên bản quyết toán với tàu, biên bản hư hỏng tổn thất. Ngoài bộ chứng từ thanh toán còn có các chứng từ sau: - Biên lai thu thuế - Tờ khai hải quan - Phiếu nhập kho -Các chứng từ thanh toán… Tài khoản sử dụng: Trên cơ sở các chứng từ đã hợp pháp, hợp lệ, kế toán tập hợp, phân loại chứng từ và tổ chức luân chuyển đến các bộ phận có liên quan một cách khoa học, hợp lý. Sau đó, căn cứ vào các chứng từ này, kế toán thực hiện nghiệp vụ ghi chép trên các tài khoản liên quan. Các TK mà kế toán hoạt động Nhập khẩu trực tiếp theo phương pháp KKTX sử dụng là: TK 151: Hàng mua đang đi đường TK 156: Hàng hoá TK 153: Công cụ, dụng cụ TK 331: Phải trả người bán TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước TK111: tiền mặt TK 112: Tiền gửi ngân hàng TK 413: Chênh lệch tỷ giá TK 635: Chi phí HĐTC (Lỗ TGHĐ) TK 515: Doanh thu HĐTC (Lãi TGHĐ) TK 007: Nguyên tệ Trình tự hạch toán: - Trường hợp hàng đi về đã kiểm nhận, nhập kho trong kỳ : Căn cứ vào thông báo nhận hàng và các chứng từ liên quan đến hàng Nhập khẩu ( đã hoàn thành thủ tục hải quan), kiểm nhận hàng nhập kho ghi: + Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch Nợ TK 635: Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái) Có các TK1112, 1122: Theo tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán + Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch Có TK 1112, 1122: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính- Lãi tỉ giá hối đoái - Phản ánh thuế NK phải nộp: Nợ TK 156( 1561): Tính vào giá trị mua hàng Có TK 333( 3333): Thuế NK - Thuế VAT của hàng nhập khẩu được tính như sau: Thuế VAT của hàng NK phải nộp = [ Giá nhập hàng hoá CIF + Thuế NK phải nộp ] x Thuế xuất thuế VAT Kế toán ghi: Nợ TK 133 (1331) Có TK 3331 (33312) - Khi nộp thuế NK và thuế VAT của hàng nhập khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 333: Số thuế nhập khẩu + VAT hàng NK Có TK 111, 112 - Trường hợp cuối kỳ hàng nhập khẩu vẫn đang đi đường chưa về, căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán ghi: + Nếu lỗ tỷ giá hối đoái, kế toán ghi: Nợ TK 151: Trị giá hàng đang đi đường theo TGHĐ ngày giao dịch (cả thuế NK) Nợ TK 635: Chi phí HĐTC- Lỗ tỷ giá hối đoái Có TK 333 (3333) : Thuế nhập khẩu phải nộp Có TK 331, 1112, 1122: Giá mua hàng theo TGHĐ ngày giao dịch + Nếu lãi tỷ giá hối đoái, kế toán ghi: Nợ TK 151 : Trị giá hàng đang đi đường theo TGHĐ ngày giao dịch (cả thuế NK) Có TK 515: Doanh thu HĐTC- Lãi TGHĐ Có TK 333 (3333) : Thuế nhập khẩu phải nộp Có TK 331, 1112, 1122: Giá mua hàng theo TGHĐ ngày giao dịch Số thuế VAT của hàng NK phải nộp ghi giống như trên. Khi hàng đi đường kỳ trước về kiểm nhận, nhập kho hay bàn giao hàng tiêu thụ trong kỳ. Nợ TK 156 (1561): Trị giá mua hàng NK Nợ TK 153 (1532): Trị giá bao bì có tính giá riêng Nợ TK 157 : Chuyển bán không qua kho Nợ TK 632 : Giao hàng trực tiếp tại cảng Có TK 151 : Trị giá thực tế hàng đi đường đã kiểm nhận, bàn giao - Trường hợp doanh nghiệp NK những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), ở khâu NK, ngoài các bút toán phản ánh giá trị hàng NK và thuế NK phải nộp, kế toán phải xác định số thuế TTĐB phải nộp và ghi tăng giá trị hàng mua. Số thuế TTĐB được tính như sau: Thuế TTĐB của hàng NK phải nộp = [ Giá NK hàng hoá (CIF) + Thuế NK phải nộp ] x Thuế suất thuế TTĐB Số thuế TTĐB phải nộp được phản ánh bằng bút toán: Nợ TK liên quan 151, 156: Trị giá hàng NK ( kể cả thuế NK= VAT) Nợ (Có) TK 635 (515) : Lỗ (Lãi) tỉ giá hối đoái Có Tk 331, 1112, 1122: Giá mua hàng theo Có TK 333 (3333): Thuế NK phải nộp Có TK 331 (33312): Thuế VAT của hàng NK Sơ đồ kế toán Nhập khẩu trực tiếp theo phương pháp KKTX (Trang bên) 331,1112,1122 151 1561 Hàng NK mua đang đi đường Hàng đi đường kỳ trước Vê NK kì này 413 157 TGTT>TGHT Hàng NK đi đường về chuyển tiêu thụ kỳ này 333 632 Hàng NK đi đường về Thuế NK phải nộp Tiêu thụ ngay 111,112 1562 Các chi phí chi ra trong nước liên quan đến hàng NK 33312 1331 Thuế VAT của hàng NK 2.Phương pháp kế toán nhập khẩu uỷ thác: Một số đơn vị tuy có giấy phép Nhập khẩu nhưng chưa đủ điều kiện để nhập khẩu trực tiếp, chưa thể ký hợp đồng với nước ngoài thì có thể uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng Nhập khẩu tiến hành Nhập khẩu hộ mình. 2.1 Kế toán tại đơn vị giao uỷ thác. Chứng từ ban đầu: - Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu: Được kí kết giữa người giao Nhập khẩu và người Nhận Nhập khẩu, trong đó quy định các điều khoản có liên quan đến nghĩa vụ mỗi bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước. Các chứng từ hàng hoá của lô hàng uỷ thác Nhập khẩu đơn vị sẽ nhận được sau khi đơn vị nhận uỷ thác thực hiện xong nghiệp vụ Nhập khẩu. Tài khoản sử dụng: Kế toán tại đơn vị giao uỷ thác sử dụng các TK: TK 111: Tiền mặt TK 112: TGNH TK 151: Hàng mua đang đi đường TK 331: Phải trả người bán TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước ………………………………………….. Trình tự hạch toán: - Khi trả trước một khoản tiền uỷ thác mua hàng theo hợp đồng uỷ thác nhập khẩu cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu mở L/ C…, căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 331 ( Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu) Có TK 111,112 - Khi nhận hàng uỷ thác Nhập khẩu do đơn vị nhận uỷ thác giao trả, căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi: Phản ánh giá trị hàng Nhập khẩu uỷ thác, thuế Nhập khẩu, thuế VAT hàng nhập khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có, căn cứ vào hoá đơn xuất trả hàng của bên nhận uỷ thác kế toán ghi: Nếu đơn vị nhận uỷ thác Nhập khẩu nộp hộ các khoản thuế vào ngân sách Nhà nước ghi: Nợ TK 151, 152, 156, 211: Giá trị hàng nhập không bao gồm thuế VAT Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ Nợ (Có) TK 635 (515): Lỗ (Lãi) Tỷ giá hối đoái Có TK 331 (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác Nhập khẩu): Nếu đơn vị nhận uỷ thác Nhập khẩu làm thủ tục kê khai thuế nhưng đơn vị uỷ thác tự nộp thuế giá trị hàng NK được phản ánh như trên. Khi nộp thuế vào ngân sách ghi: Nợ TK 331 (Chi tiết từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu) Có TK 111,112 Phí uỷ thác nhập khẩu phải trả đơn vị nhận uỷ thác, căn cứ vào chứng từ liên quan ghi: Nợ TK 151,152,156,211 Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ Có TK331 (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu) Số tiền phải trả đơn vị nhận uỷ thác Nhập khẩu các khoản chi hộ cho hoạt động nhận uỷ thác Nhập khẩu, căn cứ vào chứng từ liên quan ghi: Nợ TK 151, 152, 156, 211 Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ nếu có Có TK 331 (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác NK) - Khi trả tiền cho đơn vị nhận uỷ thác Nhập khẩu về số tiền hàng còn lại, tiền thuế NK, tiền thuế VAT, thuế TTĐB (nếu nhờ đơn vị nhận uỷ thác nộp hộ vào NSNN), phí uỷ thác Nhập khẩu và các khoản chi hộ, căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi: Nợ TK 331 (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác NK) Có TK 111, 112 Sơ đồ kế toán nghiệp vụ Nhập khẩu tại đơn vị UT theo phương pháp KKTX 111,112 331 151, 152, 156 Chuyển tiền cho bên nhận UT Thuế, các khoản để NK và nộp hộ khoản phí NK phải trả 133 Trị giá hàng nhập kho 413 TGHTTGTT 2.2 Kế toán tại đơn vị nhận uỷ thác: Chứng từ ban đầu - Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu: Giữa hai bên giao Nhập khẩu và nhận nhập khẩu (Như đã trình bày ở trên) - Hợp đồng Mua- Bán ngoại thương: được thực hiện giữa bên Nhập khẩu và bên nước ngoài, trong đó có điều khoản quy định về Nhập khẩu hàng hoá. Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước, luật biên bản quốc tế và luật của nước Xuất khẩu - Ngoài ra còn có: Hoá đơn VAT do bên nhận uỷ thác lập khi thanh toán phí uỷ thác Nhập khẩu. Hoá đơn này đối với đơn vị giao uỷ thác là căn cứ để thanh toán chi phí hoa hồng uỷ thác phải trả. Đối với đơn vị nhận uỷ thác là căn cứ để hạch toán doanh thu uỷ thác. - Bên nhận uỷ thác NK phải: @ Đứng ra kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương @ Nhận tiền của bên giao Nhập khẩu để thanh toán với người xuất khẩu @ Đứng ra nhập khẩu hàng hoá, thanh toán và tham gia các khiếu lại, tranh chấp nế xảy ra @ Phải trả tiền chi phí nếu trong diều khoản hợp đồng quy định người nhập khẩu phải chịu. @ Nộp thuế nhập khẩu nếu trong điều khoản hợp đồng quy định bên nhận nhập khẩu uỷ thác phải nộp giúp, bên giao Nhập khẩu phải uỷ thác và chuyển tiền để nhờ bên nhập khẩu uỷ thác nộp giúp. @ Được hưởng hoa hồng theo % quy định trong điều khoản hợp đồng uỷ thác. Tài khoản sử dụng: Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác sử dụng các TK: TK 111: Tiền mặt TK 112: TGNH TK 151: Hàng mua đang đi đường TK 156: Hàng hoá TK 131: Phải thu khách hàng TK 511: Doanh thu TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước ……………………………………………….. Trình tự kế toán: - Khi nhận của đơn vị uỷ thác Nhập khẩu một khoản tiền mua hàng trả trước để mở L/ C căn cứ vào chứng từ liên quan ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác) - Khi chuyển tiền hoặc vay ngân hàng để mở L/ C (nếu thanh toán bằng thư tín dụng), căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi: Nợ TK 144: Cầm cố, kí cược, kí quĩ ngắn hạn Có TK 111, 112, 311 - Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị hàng hoá ghi: Số tiền uỷ thác nhập khẩu phải thanh toán hộ với người bán cho bên giao uỷ thác, căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi: Nợ TK 151: Nếu đang đi đường theo tỉ TGHT Nợ TK 156: Hàng hoá( nếu đã về nhập kho) theo TGHT Có TK 331: (Chi tiết cho từng người bán) theo TGHT Trường hợp nhận hàng của nước ngoài không nhập kho chuyển giao thẳng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, ghi: Nợ TK 331 (Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu) Có TK 331 (Chi tiết người bán nước ngoài) Thuế NK, thuế VAT hàng nhập khẩu, thuế TTĐB phải nộp cho đơn vị uỷ thác Nhập khẩu, căn cứ vào các chứng từ có liên quan, ghi: Nợ Tk 151: Hàng mua đi đường Nợ TK 156: Hàng hoá Có TK 333: Gồm cả thuế VAT hàng NK + thuế NK + Thuế TTĐB Trường hợp nhận hàng của nước ngoài không qua nhập kho chuyển thẳng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, ghi: Nợ TK 331 (Chi tiết đơn vị uỷ thác Nhập khẩu) Có TK 3333: Thuế suất, nhập khẩu ( chi tiết Thuế NK) Khi trả hàng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào hoá đơn VAT xuất trả hàng và các chứng từ có liên quan, ghi: Nợ TK 131 (Chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác) Có TK 151 : hàng mua đang đi đường Có TK 156: Hàng hoá (Giá trị hàng nhập đã bao gồm các khoản thuế phải nộp ) - Đối với phí uỷ thác Nhập khẩu và thuế VAT tính trên phí uỷ thác NK, căn cứ vào hoá đơn VAT và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu phí uỷ thác NK, ghi: Nợ Tk 131,111,112 (Tổng giá thàng thanh toán) Có TK 511 (Doanh thu bán hàng) Có TK 3331 (Thuế VAT phải nộp) - Đối với các khoản chi hộ cho đơn vị uỷ thác Nhập khẩu liên quan tới hoạt động nhận uỷ thác Nhập khẩu (phí ngân hàng, phí giám định hải quan, chi thuê kho, chi thuê bãi, chi bốc xếp vận chuyển hàng hoá…), căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi: Nợ TK 131 (Chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác Nhập khẩu) Có TK 111, 112 - Khi đơn vị uỷ thác Nhập khẩu chuyển trả nốt số tiền hàng nhập khẩu, tiền thuế nhập khẩu, thuế VAT nhập khẩu, thuế TTĐB (Nếu đơn vị uỷ thác nhờ nộp hộ vào NSNN các loại khoản thuế), và các khoản chi hộ cho hoạt động Nhập khẩu uỷ thác , phí uỷ thác Nhập , căn cứ vào các chứng từ liên quạn, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 (Chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác Nhập khẩu) - Khi thanh toán hộ tiền hàng Nhập khẩu với người bán cho đơn vị uỷ thác Nhập khẩu, căn cứ vào các chứng từ liên quan, ghi: Nợ Tk 331 (Chi tiết cho từng người bán) Có TK 112, 144 - Khi nộp hộ thuế NK, Thuế VAT hàng NK, thuế TTĐB vào NSNN, căn cứ vào các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 333 Có TK 111, 112 - Trường hợp đơn vị nhập khẩu uỷ thác làm thủ tục nộp thuế NK, đơn vị uỷ thác NK tự nộp vào NSNN, căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán phải ánh số tiền đơn vị uỷ thác NK đã nộp vào NSNN, ghi: Nợ TK 333 Có TK 131 (chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác NK ) Sơ đồ kế toán nghiệp vụ Nhập khẩu tại đơn vị nhận UT theo P.pháp KKTX 131 111,112 144 331 Nhận tiền UT Ký quĩ mở L/ C K/ C L/ C để NK 515,635 511 CL TGHĐ CL TGHĐ Hoa hồng uỷ thác Dùng tiền thanh toán với người XK 3331 131 333 156 TT thuế Nộp hộ thuế Thuế f.nộp Tiền Khoản khác Thuế f.nộp Giao tả hàng cho ĐVị giao UT II.2 Kế toán Nhập khẩu hàng hoá ở các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 1. Tài khoản sử dụng Kế toán ở đơn vị áp dụng phương pháp KKĐK sử dụng các TK TK 151: Hàng mua đi đường TK 156: Hàng hoá TK 157: Hàng gửi bán TK 611: Hàng hoá TK 133: Thuế VAT khấu trừ TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho NN ……………………………………………… 2. Trình tự hạch toán - Đầu kỳ kết chuyển hàng hoá chưa tiêu thụ Nợ TK 611 (6112) Có TK 156: Hàng tồn kho Có TK 157: Hàng gửi bán Có TK 151: Hàng mua đi đường - Trong kỳ, phản ánh trị giá hàng tăng thêm do các nguyên nhân (mua, nhận, cấp…) Nợ TK 611 (6112) Có TK 333 (3333): Thuế NK phải nộp Có TK 331, 411, 111, 112: Giá mua và chi phí thu mua - Số thuế VAT đầu vào của hàng NK, thu mua trong nước Nợ TK 133 (1331) Có TK 3331 (33312): Thuế VAT hàng NK Có TK 331, 111, 112 - Số giảm giá hàng mua hoặc hàng mua bị trả lại Nợ TK 111, 112, 138, 331… Có TK 611 (6112): Trị giá mua hàng trả lại Có TK 133 (1331): Thuế VAT tương ứng của hàng bị trả lại - Số chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng Nợ TK 331, 111, 112, 138 … Có TK 711 - Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định hàng đã tiêu thụ và chưa tiêu thụ ghi: Nợ TK 151, 156, 157 Có TK 611 (6112) 3. Sơ đồ kế toán nghiệp vụ Nhập khẩu hàng hoá theo p, pháp KKĐK (Trang bên) 151, 156, 157 611 151, 156, 157 Kết chuyển giá vốn hàng TK Kết chuyển giá vốn hàng TK đi đường, gửi bán ĐK đi đường, gửi bán CK 331, 333, 111, 112 632 Tri giá vốn hàng tiêu thụ Các nghiệp vụ phát sinh làm Tăng giá vốn hàng hoá TK 331, 111, 112 Các khoản giảm giá 1331 Thuế VAT đầu vào được khấu trừ Phần II: Thực trạng kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty hoá dầu Petrolimex I.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy kế toán ở công ty. 1.Quá trình ra đời và phát triển của Công ty: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nạm Petrolimex thuộc Bộ Thương Mại được thành lập ngày 12 /1/ 1956. Ngày nay đã trở thành một doanh nghiệp lớn trọng yếu của nhà nước, được thành lập theo quyết định số 244/TTg ngày 17/ 4/ 1995 của Thủ tướng Chính phủ. Xuất phát từ nhu cầu thị trường, ngày 1/ 9/ 1994, Công ty Dầu nhờn Petrolimex thành viên thứ 25 của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam được thành lập theo quyết định số 745 TM/BTM ngày 9/ 6/ 1994. Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Lubricants Company Trụ sở giao dịch: Số 1- Khâm Thiên- Hà Nội Điện thoại: 8513205. Fax: 048513207 Số vốn điều lệ ban đầu: 52,5 tỷ đồng Trong đó: Vốn cố định là 15 tỷ đồng Vốn lưu động là 37,5 tỷ đồng PLC là một trong những thành viên năng động nhất của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, thực hiện sản xuất và nhập khẩu hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực dầu mỡ nhờn, nhựa đường và hoá chất. Tiền thân của Công ty là phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn của Petrolimex. Nhưng đứng trước nhu cầu ngày càng tăng cuả thị trường Viện kinh tế Bộ Thương Mại đã cho phép thành lập công ty. Công ty chính thức đi vào hoạt động như một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty từ ngày 1/ 1/ 1994. Ngày 13/ 10/ 1998 theo quyết định số 1191/ 1998/ QĐ- BTM của Bộ Thương Mại, “ Công ty Dỗu nhờn Petrolimex” được đổi tên thành “Công ty Hoá Dầu Petrolimex” trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Theo quyết định số 1801/ 2003 QĐ- BTM ngày 23/ 12/ 2003 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại Công ty hoá dầu Petrolimex được chuyển thành Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/ 3/ 2004. PLC là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản riêng ở Hà Nội, có con dấu riêng để giao dịch theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đã được tổng công ty và Bộ Thương Mại duyệt. PLC đã đảm bảo cho thị trường trong nước và xuất khẩu các loại dầu mỡ nhờn đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế mang các nhãn hiệu nổi tiếng Petrolimex (PLC), EIF được đóng gói dưới dạng bao bì, phuy, thùng can, lon từ 0,7lít đến 200lít. Với trên 100 chủng loại dầu mỡ nhờn thoả mãn yêu cầu bôi trơn cho các loại thiết bị thuộc lĩnh vực đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không và máy móc thiết bị công nghệ chuyên dùng của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Cùng với công ty BP- PETCO (liên doanh giữa Petrolimex và BP. OIL của vương quốc Anh) PLC đã cung cấp các sản phẩm dầu mỡ nhờn chất lượng cao cho khách hàng. Không chỉ phân phối thuần tuý, PLC đã và đang tích cực đa dạng hoá hoạt động của mình trên các lĩnh vực đầu tư, nghiên cứu sản phẩm mới, cung cấp tư vấn dịch vụ kỹ thuật và giải đáp kỹ thuật, đảm bảo môi sinh môi trường. Hỗ trợ cho các hoạt động này là một đội ngũ các chuyên gia kĩ sư giàu kinh nghiệm cùng vứi hai trung tâm thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5958 : 1995 (ISO/ IEF Guide 25) được trang bị các thiết bị hiện đại tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nay PLC đã làm cho sản phẩm của mình trở nên thân thuộc với người tiêu dùng trong cả nước với chất lượng cao, bao bì đẹp, phương thức phục vụ chu đáo. Là thành viên chính thức thứ 27 của ELF Lub Marine (Cộng hoà Pháp) PLC không những đã cung cấp dầu nhờn hành hải cho hàng trăm lượt tàu biển tại các cảng Việt Nam mà còn phát triển các hoạt động của mình tới 80 nước và 650 cảng trên thế giới. Cùng với những hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỡ nhờn PLC còn biết đến là một nhà cung cấp nhựa đường nóng dạng xá đầu tiên tại Việt Nam với các khu kho, bể có sức chứa hơn 10 nghìn tấn và hệ thống công nghệ hoàn chỉnh, hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ. Nhựa đường nóng dạng xá của PLC đã và đang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhựa đường trên mọi miền đất nước. Nhựa đường nóng của PLC đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh, điều kiện phục vụ tiện lợi đã và đang đồng hành với các dự án quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 51 và nhiều tuyến đường bộ khác. Ngoài nhựa đường nóng, PLC còn pha chế nhựa đường cut-back đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và cung cấp các loại nhựa đường đặc đóng phuy, nhựa lỏng và nhựa đường nhũ tương đến khách hàng. Với lượng nhựa đường cung cấp hàng vạn tấn/ năm PLC đã thực sự hoà nhập vào công cuộc tái thiết cơ sở hạ tầng trong cả nước. Liên tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của khách hàng, Công ty hoá dầu Petrolimex không ngừng tăng cường mối phát triển quan hệ hợp tác quốc tế. Theo giấy phép đăng kí kinh doanh và điều lệ hoạt động công ty, PLC có các chức năng, nhiệm vụ sau: Xuất nhập khẩu kinh doanh dầu mỡ nhờn, các sản phẩm hoá dầu (trừ nhiên liệu), vật tư trang thiết bị chuyên dùng cho xăng dầu, vận tải phục vụ công tác kinh doanh của công ty. Theo quyết định số 567/ XD- QĐ Tổng công ty xăng dầu Việt Nam bổ xung nhiệm vụ cho PLC là “ nghiên cứu, sản xuất, pha chế các loại dầu mỡ nhờn thay thế các mặt hàng nhập khẩu thuộc phạm vi kinh doanh của công ty” Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và các hoạt động khác của đơn vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đó sau khi được Tổng công ty duyệt. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2003 Phần I: Lãi Lỗ Tên chỉ tiêu Mã c.tiêu Kỳ trước Quý này Luỹ kế từ đầu năm Tổng doanh thu bán hàng Trong đó: -Doanh thu hàng xuất khẩu 2111 613,930,736,932 - 28,814,181,185 220,218,519,625 - 15,388,311,388 834,149,256,557 - 44,202,492,573 Các khoản giảm trừ 2112 616,067,527 433,947,870 1,050,015,397 - Chiết khấu - - - - Giảm giá hàng bán - - - - Hàng bán bị trả lại 616,067,527 433,947,870 1,050,015,397 - Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu - - - 1. Doanh thu thuần 2113 613,314,669,405 219,784,571,755 833,099,241,160 2. Giá vốn hàng bán 2114 534,455,477,465 188,844,799,196 723,300,276,661 3. Lãi gộp 2115 78,859,191,940 30,939,772,559 109,798,964,499 4. Doanh thu hoạt động TC 291,805,430 123,671,159 415,476,589 5. Chi phí hoạt động TC 11,927,621,503 4,594,799,517 16,522,421,020 6. Chi phí bán hàng 49,205,389,657 18,830,827,430 68,036,217,087 7. Chi phí QLDN 6,197,409,815 2,277,253,218 8,474,663,033 8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 2117 23,456,392,468 9,831,691,911 33,288,084,379 9. Thu nhập khác 1,027,490,153 605,483,633 1,632,973,786 10. Chi phí khác 86,636,169 131,671,031 218,307,200 11. Lợi nhuận khác 2119 940,853,984 473,812,602 1,414,666,586 12. Tổng LN trước thuế 2120 12,761,430,379 5,834,376,155 18,595,806,534 13. Thuế thu nhập phải nộp 2121 4,083,657,721 1,853,432,370 5,937,090,091 14. Lợi nhuận sau thuế 2122 8,677,772,658 3,980,943,785 12,658,716,443 2. Thị trường mua bán hàng hoá Để đảm bảo nguồn hàng kinh doanh theo đúng chiến lược sản phẩm, Công ty hoá dầu đã thiết lập các nguồn hàng chính sau: Các mặt hàng nhãn hiệu BP cho dầu nhờn trên bộ, chủ yếu được cung cấp từ BP- Petco. Một số lượng nhỏ các loại dầu nhờn đặc chủng thì được nhập từ BP Singapore. Dầu nhờn mang nhãn hiệu PLC: Công ty dầu nhờn đã kết hợp với một số hãng phụ gia để phát triển các sản phẩm mang tên PLC và được sản xuất trong nước. Nguồn nguyên liệu phải được nhập khẩu: + Dầu gốc: Là thành phần chủ yếu của dầu nhờn, được nhập khẩu từ Singapore. + Phụ gia: Là chất tăng tính bôi trơn của dầu( chống ăn mòn, mài mòn), chủ yếu được nhập từ các hãng nổi tiếng của Mỹ như: Lubrrizol, Paramin, Ethyt… + Dầu nhờn hàng hải (dùng cho tàu biển): Là thành viên chính thức của hiệp hội dầu nhờn hàng hải mang nhãn hiệu ELF tại Việt Nam và cung cấp cho khách hàng tại bờ biển Việt Nam. Công ty kinh doanh mặt hàng dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hoá chất trên 3 kênh chính sau: @ Văn phòng công ty trực tiếp kinh doanh. @ Các chi nhánh trực tiếp kinh doanh. Công ty có 5 chi nhánh, xí nghiệp dầu nhờn là những đơn vị hạch toán phụ thuộc: Chi nhánh hoá dầu thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng Xí nghiệp Dầu nhờn Hà Nội Chi nhánh dầu nhờn Cần Thơ Chi nhánh dầu nhờn Đà Nẵng @ Các công ty xăng đầu, các công ty vật tư tổng hợp các tỉnh là các tổng đại lý của công ty dầu nhờn tại các tỉnh. Các khách hàng mà hiện nay PLC đang chiếm ưu thế là: Quốc phòng, Đường sắt, Nhà máy xi măng, Nhà máy đường tại miền Trung… QUá TRìNH VậN Động trong khâu NHậP KHẩU Và bán ra Nguồn pha chế PLC trong nước Nguồn nhập của BP- Petco tại Việt Nam Nguồn nhập khẩu từ BP, ELF Nguồn nhập khẩu của các nước khác Công ty dầu nhờn (PLC) : Dỗu nhờn, nhựa đường, hoá chất Các đại lý của công ty bán Tổng đại lý của công ty bán Chi nhánh PLC trực tiếp bán Văn phòng công ty trực tiếp 3. Mô hình tổ chức quản lý ở Công ty dầu nhờn Petrolimex. Để hoàn thành tốt công tác kinh doanh, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức rất chặt chẽ, khoa học, giúp cho lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt một cách kịp thời và giúp lãnh đạo ra các quyết định kinh doanh một cách đúng đắn, chính xác. Hình thức tổ chức quản lý ở Công ty là hình thức tổ chức trực tuyến tham mưu, đựơc khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh doanh nhựa đường Phòng kinh doanh hoá chất Phòng kinh doanh dầu nhờn Phòng kế toán tài chính Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng tổ chức hành chính Một số cửa hàng kinh doanh tại Hà Nội Chi nhánh dầu nhờn TP HCM Xí nghiệp dầu nhờn Hà Nội Chi nhánh hoá dầu Cần Thơ Chi nhánh dầu nhờn Đà Nẵng Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng Ban giám đốc gồm 3 người: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. + Giám đốc: Phụ trách chung, quản lý, giám sát mọi hoạt động của Công ty,chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tổng Công ty về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, về tính hiệu quả cũng như việc chấp hành pháp luật hiện hành. + 01 phó Giám đốc kiêm giám đốc chi nhánh dầu nhờn thành phố Hồ Chí Minh + 01 Phó giám đốc phụ trách nội chính, kỹ thuật XDCB,sản phẩm mới. Phòng kỹ thuật XDCB: Xây dựng cơ sở kỹ thuật của Công ty và làm các dịch vụ hoá nghiệm, dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho việc bán hàng, đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng. Phối hợp với phòng kế toán và các phòng khác để xử lý hàng hoá kém hoặc mất phẩm chất, kiểm tra, hoặc xét duyệt các luận chứng kinh tế kỹ thuật, quyết toán công trình xây dựng. Phòng kế toán tài chính: Giúp đỡ giám đốc trong công việc tổ chức hệ thống quản lý kinh tế từ Công ty tới các xí nghiệp, chi nhánh, hướng dẫn, kiểm tra chế độ hạch toán toàn Công ty,quản lý theo dõi tình hình biến động vốn, tài sản của Công ty, thực hiện ghi sổ sách kế toán theo đúng pháp lệnh thống kê mà Nhà nước ban hành. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo thực hiện hạch toán kế toán phần kinh doanh cá thể văn phòng Công ty. Phòng tổ chức hành chính: phục vụ cho những hoạt động hàng ngày của văn phòng Công ty, làm lao động tiền lương, tổng hợp các loại hoạt động phục vụ cho việc điều hành trực tiếp của giám đốc. - Phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn. Phòng kinh doanh nhựa đường. Phòng kinh doanh hoá chất Đối với 3 phòng kinh doanh thì nhiệm vụ không chỉ trực tiếp kinh doanh mà còn điều hành kinh doanh của các chi nhánh. Các đơn vị trực thuộc: + Chi nhánh dầu nhờn Cần Thơ: có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kinh doanh của công ty tại các tỉnh miền Tây. + Chi nhánh hoá dầu thành phố Hồ Chí Minh: có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kinh doanh theo nhiệm vụ Công ty hoá dầu giao cho trên địa bàn từ tỉnh Khánh Hoà đến hết các tỉnh phía Nam. Đây là đầu mối tiếp nhận nguồn hàng nhập khẩu, tạo chân hàng cung cấp cho nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp, cho các tổng đại lý trên địa bàn các tỉnh phía Nam. + Chi nhánh dầu nhờn Đà Nẵng: có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kinh doanh của Công ty hoá dầu tại các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Khánh Hoà. + Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng: có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kinh doanh của Công ty hoá dầu tại các tỉnh phía Bắc thuộc khu vực miền duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Đây là mối tiếp nhận hàng nhập khẩu trực tiếp và nguồn hàng pha chế từ thành phố Hồ Chí Minh ra phía Bắc, đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh của toàn Công ty và chi nhánh. + Xí nghiệp dầu nhờn Hà Nội: có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kinh doanh của Công ty hoá dầu tại thành phố Hà Nội và một số tỉnh biên giới phía Bắc từ Lạng Sơn đến Lai Châu. 4. Tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán và sổ kế toán của Công ty. 4.1. Tổ chức công tác hạch toán và quản lý tài chính Công ty. - Công ty hoá dầu Petrolimex được tổng Công ty cấp vốn kinh doanh để hoạt động, chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm do Tổng công ty giao, đảm bảo doanh thu bù đắp các chi phí và có lãi theo kế hoạch, thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nước. - Trên cơ sở xác định mức vốn lưu động cho Công ty, Tổng công ty đảm bảo 100% vốn lưu động cho công ty bằng cách giao trực tiếp 50% vốn lưu động cho Công ty quản lý và tự chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, 50% được vay định mức tại Tổng công ty và phải trả lãi theo lãi suất nội bộ ngành, số vay vượt định mức sẽ phải trả lãi theo lãi theo lãi vay vượt định mức. Cơ chế quản lý điều hành tài chính của Công ty là tập trung. Công ty là người duy nhất trực tiếp nhập khẩu toàn bộ hàng hoá gồm dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hoá chất và nhập mua dầu mỡ nhờn của Công ty BP-Petco giao cho các chi nhánh, xí nghiệp dầu nhờn, tại văn phòng Công ty tổ chức tiêu thụ trực tiếp, các chi nhánh chỉ được nhập khẩu khi Công ty uỷ quyền. Các chi nhánh, xí nghiệp dầu nhờn bán hàng thu tiền và chuyển tiền bán hàng về công ty, các tổng đại lý tiêu thụ hàng hoá và chuyển tiền bán hàng trực tiếp về công ty sau khi đã trừ số chiết khấu định mức hoặc hoa hồng được hưởng. Công ty chịu trách nhiệm cân đối tài chính, tính toán cân đối dòng lưu chuyển tiền tệ toàn Công ty, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả. 4.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty. Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty có các chi nhánh, xí nghiệp hoá dầu trực thuộc tại các thành phố lớn trong cả nước, tại Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức nửa tập trung nửa phân tán. Các công việc được thể hiện theo sơ đồ sau: Đơn vị trực thuộc Đơn vị chính Lập thu chứng từ Lập thu chứng từ Kiểm tra chứng từ Kiểm tra, xử lý chứng từ Xử lý chứng từ Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết Ghi vào sổ kế toán Lập báo cáo chung toàn Công ty Các kho cửa hàng trực thuộc hạch toán báo sổ, tập hợp các chứng từ gốc, lập bảng kê và định kỳ gửi về phòng kế toán để kiểm tra và hạch toán. Các chi nhánh, xí nghiệp hoá dầu là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, có bảng tổng kết tại chi nhánh, xí nghiệp. Phòng kế toán tại các chi nhánh, xí nghiệp thực hiện các công tác kế toán phát sinh ở tại chi nhánh, xí nghiệp của mình và báo cáo kế toán gửi tới Công ty để tổng hợp. Phòng kế toán Công ty thực hiện các công tác kế toán phát sinh tại văn phòng Công ty, kiểm tra báo cáo kế toán của các chi nhánh, xí nghiệp và tổng hợp báo cáo kế toán toàn Công ty, báo cáo Tổng công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước. Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty hoá dầu : Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán trong doanh nghiệp, tổ chức điều hành bộ máy kế toán, kiểm tra việc thực hiện ghi chép, luân chuyển chứng từ. Hướng dẫn, chỉ đạo việc lưu trữ các tài liệu kế toán, lựa chọn và cải tiến hình thức hạch toán cho phù hợp với tình hình sản xuất và kinh doanh của đơn vị. Chức năng quan trọng nữa của kế toán trưởng nữa là tham mưu cho ban giám đốc, giúp ban giám đốc đưa ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. Phó phòng kế toán: tổ chức, chỉ đạo công tác tài chính, thông tin và kiểm tra tài chính bằng những phương pháp chuyên môn của kế toán, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra kế toán của các đơn vị phụ thuộc. Kế toán toán tổng hợp toàn công ty: hàng tháng, dựa vào các bảng kê, nhật ký của từng bộ phận, tập hợp chi phi vào sổ cái hàng tháng, lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, cả năm. Kế toán ngân hàng: mở sổ chi tiết theo dõi tong loại tiền gửi. Hàng ngày khi nhận được chứng từ do Ngân hàng gửi đến phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Khi kết thúc niên độ kế toán, nếu có sự biến động lớn về tỷ giá, cần thiết phải đánh giá các khoản vay bằng ngoại tệ, vàng, bạc, kim loại quý hiếm để đánh giá đúng giá trị thực của kết quả hoạt động kinh doanh. Thủ quỹ: có nhiệm vụ lấy tiền mặt ở ngân hàng về quỹ về nộp tiền thu được ở đơn vị vào ngân hàng; thu chi tiền mặt khi có phiếu thu chi của kế toán thanh toán; thường xuyên báo cáo lượng tiền tồn quỹ cho lãnh đạo để đảm bảo công tác thanh toán. Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản thanh toán nội bộ, viết phiếu thu, phiếu chi, lập chứng từ thanh toán tạm ứng, thanh toán lương và phụ cấp lương theo quy định hiện hành của Nhà nước, kiểm soát thường xuyên tình hình thu chi tiền mặt với lãnh đạo, đảm bảo chế độ kế toán. Kế toán bán hàng: viết hoá đơn bán hàng, kiểm kê hàng hoá, theo dõi các khoản thanh toán với người mua. Kế toán tổng hợp văn phòng: tổng hợp toàn bộ khối quyết toán của văn phòng, tổng hợp nhật ký chứng từ, sổ cái, bảng tổng kết tài sản của khối văn phòng Công ty. Tương tự như phòng kế toán Công ty, phòng kế toán của các chi nhánh, xí nghiệp dầu nhờn có một trưởng phòng, một phó phòng và căn cứ vào nội dung của công tác kế toán và cán bộ kế toán mà biên chế cho phù hợp với khối lượng của công tác kế toán tại từng chi nhánh, xí nghiệp dầu nhờn. Trưởng phòng kế toán phân công việc kế toán cụ thể cho các cán bộ kế toán. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty hoá dầu Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán tổng hợp toàn công ty Kế toán thanh toán Kế toán bán hàng Thủ quỹ Kế toán ngân hàng Kế toán tổng hợp văn phòng Phòng kế toán CNHD HảI Phòng Phòng kế toán CNDN Đà nẵng Phòng kế toán XNDN Hà Nội Phòng kế toán CNDH Cần Thơ Phòng kế toán CNHD thành phố HCM 4.3. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Để thực hiện tốt nghiệp vụ kế toán, Công ty đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất với hàng hoá dịch vụ là 10%. Công ty đã đăng ký mẫu hóa đơn tự in với Tổng cục thuế và được thực hiện thống nhất trong toàn Công ty từ ngày 1/1/1999. -Tại Công ty niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1/N kết thúc ngày 31/12/N. Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác là: đồng Việt Nam. Việc chuyển đổi các đồng tiền khác được tính theo tỷ giá thực tế giữa đồng Việt Nam với các đồng tiền khác của ngân hàng ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển đổi. Phương pháp hạch toán tồn kho tại công ty: theo phương pháp kê khai thường xuyên, công ty quy định giá hạch toán để hạch toán hàng tồn kho, đến cuối kỳ giá trị hàng hoá được điều chỉnh giữa tài khoản hàng hoá tồn kho và tàI khoản chênh lệnh giá hàng hoá trên bảng cân đối tài khoản. Hình thức kế toán: với đặc điểm doanh nghiệp đã áp dụng máy vi tính trong công tác hạch toán nên hình thức sổ kế toán áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ có cải tiến cho phù hợp với sử dụng máy vi tính. Đặc điểm hình thức nhật ký chứng từ là mọi doanh nghiệp kinh tế phát sinh đều căn cứ vào chứng từ gốc để phân loại vào nhật ký chứng từ các chứng từ gốc phát sinh, các chứng từ ghi sổ, các phiếu kế toán được cán bộ kế toán cập nhật và định khoản vào từng phần hạch toán kế toán trên máy vi tính, phần mềm hệ thống kế toán sẽ tập hợp vào các bảng kê, nhật ký chứng từ và các báo cáo kế toán theo chế độ kế toán theo quy định. Trách nhiệm của kế toán là kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ, lập chứng từ ban đầu theo đúng chế độ ghi chép của tổng cục thống kê ban hành và luân chuyển chứng từ theo quy định, lập các phiếu kế toán để xác định số liệu, định khoản hạch toán kế toán, bảo quản lưu trữ chứng từ, sổ sách theo quy định. Cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng hợp từ nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái. Hình thức này có ưu điểm là kết hợp được hạch toán tổng hợp và hạch toán kế toán chi tiết, kết hợp được ghi theo hệ thống và ghi theo thời gian. Hệ thống sổ kế toán bao gồm: -Bảng kê chứng từ kế toán. -Sổ cái. -Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản. -Sổ chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm dịch vụ. Hệ thống báo cáo kế toán bao gồm: -Hệ thống báo cáo tài chính -Hệ thống báo cáo kế toán quản trị. -Hệ thống báo cáo nhanh tình hình tài chính. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ gốc - Hoá đơn thương mại, vận đơn … - Lệnh giao hàng kiểm phiếu nhập kho - Chứng từ liên quan khác Các sổ chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng kê Bảng tổng hợp các sổ chi tiết Sổ cái Báo cáo tàI chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra II. Thực trạng kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty hoá dầu Petrolimex. Đặc điểm nhập khẩu tại Công ty. Công ty hoá dầu Petrolimex thuộc tổng công ty xăng dầu Việt Nam là một trong những thành viên năng động nhất, thực hiện việc sản xuất và nhập khẩu hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực dầu mỡ nhờn, nhựa đường và hoá chất. Sản phẩm của công ty được sản xuất trên cơ sở dầu gốc và phụ gia được nhập khẩu từ nước ngoài. Do giá vốn hàng nhập luôn thay đổi, phụ thuộc vào giá mua bằng ngoại tệ, bảo hiểm, thuế nhập khẩu và tỷ giá giữa đồng ngoại tệ với đồng Việt Nam của từng lô hàng và giá cả hàng hoá thay đổi trên thị trường, nên công ty xây dựng giá hạch toán để hàng hoá trong toàn bộ công ty nhằm thống nhất giá và tổ chức quản lý. Giá hạch được cố định trong một kỳ kế toán. Đến cuối kỳ kế toán, kế toán tính khoản chênh lệch giữa giá hạch toán và giá vốn hàng nhập phân bổ cho hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ và hàng hoá tồn kho cuối kỳ. Giá vốn hàng nhập khẩu = Giá thanh toán với người bán (Giá CIF) + Thuế nhập khẩu + Chi phí phát sinh khi tiếp nhận hàng Nếu nhập khẩu theo giá FOB: Giá vốn hàng nhập khẩu = Giá thanh toán với người bán (Giá FOB) + Phí bảo hiểm vận tải biển + Thuế NK + CP vận chuyển, xếp dỡ - Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: + Dầu mỡ nhờn: nhập khẩu dạng nguyên vật liệu về sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc tại Hải Phòng, một phần nhập khẩu dạng thành phẩm về bán. Các loại dầu mỡ nhờn nhập khẩu chủ yếu: Nhờn động cơ, dầu nhờn truyền động, dầu nhờn công nghiệp, dầu nhờn xi lanh máy nén khí, nhờn turbin, dầu máy lạnh, dầu thuỷ lực và một số loại dầu mỡ khác. + Nhựa đường: nhập khẩu dạng thành phẩm về bán trực tiếp không qua sản xuất. + Hoá chất: nhập dạng thành phẩm về bán, các loại hoá chất như TDI,Toluene N-Butyl Ace, Xylen … + Các phụ gia khác nhập khẩu về kết hợp với dầu gốc để sản xuất dầu mỡ nhờn Công ty được phép nhập khẩu trực tiếp, chỉ văn phòng công ty mới được phép nhập khẩu, còn các chi nhánh, xí nghiệp chỉ được uỷ quyền nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Giá vốn hàng hoá được tập hợp trên TK 151: khi hàng về đến sân ga, bến cảng và đã hoàn thành thủ tục hải quan, kế toán tính giá vốn và phản ánh trên TK 151. Sau đó hàng được giao trực tiếp cho các chi nhánh, xí nghiệp hoặc mang về công ty. Khi giao hàng cho các chi nhánh, xí nghiệp tại văn phòng công ty lập một “ lệnh giao hàng (kiêm phiếu nhập kho)” và máy tính được nhập số liệu tự động chuyển từ TK 151 sang TK156. Phương thức thanh toán: thanh toán bằng L/C. Tuy nhiên do đặc điểm công ty là một doanh nghiệp lớn, Nhà nước sở hữu vốn. Là khách hàng thường xuyên, có uy tín trong thanh toán nên khi làm thủ tục mở L/C công ty không phải trích một khoản tiền để ký quỹ nên không sử dụng TK 144 “ thế chấp, ký cược, ký quỹ”. Quy định chung tại công ty thì việc thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp nước ngoài sử dụng TK 331. Còn thanh toán với khách hàng trong nước (về vận chuyển bảo hiểm hàng hoá, bốc dỡ …) sử dụng TK 3388. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại công ty hoá dầu Petrolimex. Hạch toán ban đầu. Hạch toán ban đầu là quá trình ghi chép phản ánh hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở các chứng từ đã được lập để làm cơ sở cho hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Những chứng từ khi hạch toán hàng nhập khẩu và quá trình luân chuyển các chứng từ tại công ty: Khi có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá phòng kinh doanh gửi cho phòng kế toán tài chính một bộ hồ sơ gồm: + 1 bản hợp đồng kinh tế. + 1 đơn mở L/C theo mẫu. + 1 đơn miễn ký quỹ. để phòng kế toán tàI chính làm thủ tục mở L/C tại ngân hàng. Khi nhận được thông báo hàng về và có chứng từ, các phòng kinh doanh gửi cho phòng kế toán tàI chính: + 1 đơn đề nghị ký hậu vận đơn ( theo mẫu). + 1 B/L gốc. + 1 Invoice. để phòng kế toán tài chính làm thủ tục ký hậu vận đơn tại ngân hàng. Khi hàng về cảng ( tại các chi nhánh, xí nghiệp) sẽ tiến hành nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT khâu nhập khẩu để nhận hàng và lưu các chứng từ sau (theo tong chuyến hàng ), đồng thời gửi bản sao tờ khai nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT khâu nhập khẩu và biên bản giám định hàng hoá nhập khẩu về công ty để quyết toán hàng. Đối với hàng nhập khẩu theo giá CFR Hoá đơn thương mại Vận đơn. Giấy chứng nhận bảo hiểm. Tờ khai thuế nhập khẩu. Biên bản giám định hàng nhập khẩu. Tờ khai tính thuế GTGT khâu nhập khẩu. Đối với hàng nhập khẩu theo giá CIF. Hoá đơn thương mại. Vận đơn. Tờ khai thuế nhập khẩu. Biên bản giám định hàng nhập khẩu. Tờ khai tính thuế GTGT khâu nhập khẩu. Đối với hàng hoá nhập khẩu theo giá FOB Hóa đơn thương mại. Giấy chứng nhận bảo hiểm. Biên bản giám định hàng nhập khẩu. Tờ khai tính thuế GTGT khâu nhập khẩu. Vận đơn. NKK GROUP NKK TRADING INC. 44 NIHOBASHI HISAMATSUCHO – KU TOKYO 103 – 0005. TEL: (03) 3660 – 152 FAX: (0303360-157) TLX:252486NKKTRJ INVOICE. For account and rish of Invoice: LO 9811180300 - C Messrs: Petrolimex Petrochemical company Date: 17 – Feb -2001 No. 1 Kham Thien Str, Ha Noi Contract No: LO 9811180300 S.R: Viet Nam Contract date: 18 – Dec - 2000 L/C no:025010223 Date of issue:1-Dec-2000 Shipped per: “SINGAPURA TIMUR” Issue by: Terms/Method of Payment by an irrevocable letter of credit at 30 days after B/L On or about : 15 – Feb – 01 From Singapore to Nha Be, VN Marks & Nos Description Goods Quantily Unit price Amount “ IN BULK “ CFR Nha Be port, VN SN 150 2,118.52 MT USD 434,86 / MT USD 921,274.11 TOTAL CFR VALUE: COUNTRY OF ORIGINE: SINGAPORE B/L NO: 01/0458 Bảng số1 TổNG công ty xăng dầu việt nam cộng hòa xã hội việt nam Công ty hoá dầu Petrolimex Độc lập -Tự do- Hạnh phúc Lệnh giao hàng Kiêm phiếu nhập kho Số: 44/PLC Ngày: 21/12/2001. Đơn vị nhận hàng:CNHDTPHCM Đơn vị giao hàng: CTHD Phần hạch toán Tên tàu:Singapore Timur nợ, có TK… Số tiền Cập cảng: Nhà Bè Ngày: 23/02/2001 Số L/C: 0250/0223 Tên Mã Đơn vị số Trị giá nhập kho cho đơn hàng bao bì tính lượng vị nhận (VND) Đơn giá Thành tiền SN150 Kg 2.118.520 6500 13.770.378.000 Tổng cộng: 13.770.378.000 Người lập biểu Kế toán T/L Giám đốc Tổng cục hải quan cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Cục hảI quan TP hảI phòng Độc lập – Tự do- Hạnh phúc. HQ cảng khu vực 1 Số:1903/TBT Giấy thông báo thuế, thu chênh lệch giá - Căn cứ vào luật thuế XK, thuế NK; luật thuế TTĐB; luật thuế GTGT hiện hành - Căn cứ quyết định số 195/1999/QĐ- TTg ngày 27/9/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về lập, sử dụng và quản lý hỗ trợ xuất khẩu. Căn cứ khai báo thuế của người khai báo hảI quan và kết quả kiểm tra của cơ quan hảI quan thuộc: Tờ khai hảI quan số 1903/NKD ngày 19/02/2001 tại cục hảI quan tp hảI phòng.HQ cảng khu vực I thông báo Người xuất/ nhập khẩu: công ty hoá dầu Mã số: 100107726 Địa chỉ: số 1 khâm thiên đống đa hà nội Số đIện thoại: 8513205 số fax: 8513027. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 19/02/2001 đơn vị xuất nhập khẩu có trách nhiệm phảI nộp đủ số tiền thuế, thu chênh loch giá ghi trong thông báo này vào tài khoản 741.0102.00001 tại kho bạc thành phố hảI phòng Số tiền phảI nộp bao gồm: Sắc thuế Chương Loại Khoản Mục Tiểu mục Số tiền 1.thuế xuất khẩu Ghi theo 07 01 019 01 đ 2.thuế nhập khẩu chương 07 01 020 01 đ 3.thuế GTGT của Bộ 07 01 014 02 258.423.000đ 4.thuế TTĐB chủ 07 01 015 02 5.thu CL giá quản 07 01 026 01 Bằng chữ: Nếu quá hạn trên mà chưa nộp thuế, thu chênh lệch giá thì mỗi ngày sẽ bị phạt chậm nộp bằng 0,1% số thuế, thu chênh lệch giá chậm nộp. Ngày ……tháng ……năm Ngày 19/02/2001. Người nhận thông báo Cơ quan thuế Hải quan Bảng số 2 TổNG công ty xăng dầu việt nam cộng hòa xã hội việt nam Công ty hoá dầu petrolimex Độc ập -Tự do- Hạnh phúc Lệnh giao hàng Kiêm phiếu nhập kho Số: 51/PLC Ngày: 25/02/2004. Đơn vị nhận hàng:CNHD HảI Phòng Đơn vị giao hàng: CTHD Phần hạch toán Tên tàu:Infenity nợ, có TK… số tiền Cập cảng: HảI Phòng Ngày:25/02/2001 Số L/C: 0230/0139 tên Loại Đơn vị Số Trị giá nhập kho cho đơn hàng bao bì tính lượng vị nhận (VND) đơn giá thành tiền toluene Phuy Lít 866,667 3000 2,600,000,000 Tổng cộng: 2,600,000,000 Người lập biểu Kế toán T/L Giám đốc 2.2 Tài khoản sử dụng Toàn công ty hóa dầu petrolimex đã áp dụng hoạch toán kế toán nhập khẩu bằng tài khoản ban hành ngày1/11/1995 theo quy định số 1141/TC-QĐKT của Bộ tài chính, và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ xung của BTC, số 108/2001/TT- BTC bắt đầu từ ngày1/1/2002 có hiệu lực thi hành. Đồng thời chi tiết cho phù hợp với hoạt động kinh doanh. Để hoạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá, Công ty đã thực hiện nghiêm túc quy định chung của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam về việc sử dụng các tài khoản như sau: TK 156: Hàng hóa, TK này dùng để phản ánh giá hoạch toán hàng nhập kho trong kì. Các tài khoản chi tiết: TK 1561: Hàng hoá tồn kho TK 1561.11: Xăng dầu chính TK 1561.2: Dầu mỡ nhờn TK 1561.22: Chênh lệch giá vốn, giá hoạch toán mỡ nhờn TK 1564: Hóa chất TK15642: Chênh lệch giá vốn, giá hoạch toán hoá chất TK 1565: Nhựa đường TK 15652: Chênh lệch giá vốn, giá hoạch toán nhựa dường TK 151: Hàng mua đang đi dường Dùng tài khoản này để nhập giá vốn hàng nhập khẩu trong kì. Các tài khoản chi tiết: TK 151.2: Dầu mỡ nhờn TK 151.4: Hoá chất TK 151.5: Nhựa đường TK 336: Phải trả nội bộ TK này được dùng để phản ánh việc thanh toán bù trừ công nợ nội bộ giữa công ty với các chi nhánh và Tổng công ty. Các tài khoản chi tiết: TK 33611: Thanh toán nội bộ công ty TK 33621: Thanh toán nội bộ công ty về hàng hóa chuyển tiền bán hàng TK 33622: Thanh toán nội bộ công ty về phí hàng hóa. TK 331: Phải trả người bán Các tài khoản chi tiết: TK 331: Người cung cấp nước ngoài TK 3312: Thanh toán mua ngoại tệ nhập khẩu TK 3318: Phải trả khác. TK 333: “ Thuế và các khoản phải trả nhà nước” Các tài khoản chi tiết: TK 3330: Thuế GTGT hàng nhập khẩu TK 33311: Thuế GTGT phải nộp TK 133: “Thuế GTGT được khấu trừ” Các tài khoản chi tiết: TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ TK 007: Ngoại tệ các loại khác Các tài khoản chi tiết: TK 0071: Đô la Mỹ TK 0072: Bảng Anh TK 0073: Frăng Pháp TK 0074: Yên Nhật TK 0075: Ngoại tệ khác Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 413, TK 328, TK 111, TK 112 … 2.3 Trình tự hoạch toán: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hoạch toán các nghiệp vụ nhập khẩu, tỷ giá dùng để quy đổi ngoại tệ là theo tỷ giá thực tế giữa đồng Việt Nam với các đồng tiền khác của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam thông báo tại thời điểm chuyển đổi. Khi có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, Công ty tiến hành ký hợp đồng nhập khẩu và trực tiếp thực hiện hợp đồng, sau đó giao thẳng hàng hóa về kho của Công ty tại các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc Công ty. Để minh hoạ cho quá trình hoạch toán nghiệp vụ nhập hàng tại Công ty ta có thể theo dõi một số ví dụ sau: Quy trình hoạch toán nghiệp vụ nhập khẩu như sau: Ngày 12/5/2003 kế toán đến Ngân hàng làm thủ tục xin mở thư tín dụng(L/C) để thanh toán cho lô hàng (không ký quỹ). Ngày 20/2/2003 nhận được bộ chứng từ hàng hoá do ngân hàng chuyển đến (Invoice), kế toán tiến hành ghi bút toán như sau: tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi chép là 14260 VND/ 1USD, tỷ giá hoạch toán 14000 VND/ 1USD. Nợ TK1512 : 921,247 x 14260 = 13,137,368,808.6 Có TK413 : 23,953,168.6 Có TK3311 : 921,274.11 x 14000 = 12,897,837,540 - Ngày 21/2/2003 tàu nhập cảng Nhà Bè(Việt Nam ) căn cứ vào giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá do Công ty Bảo hiểm cấp kế toán ghi bút toán sau: (TGTT tại thời điểm ghi chép 14260 VND/ 1USD-Giấy chứng nhận bảo hiểm) Nợ TK1512 : 829.89 x 14260 = 11,834,231.4 Có TK413 : 215,771.4 Có TK3388(PJI Co) 829.89 x 14000 = 11,618,460 Thuế GTGT của phí bảo hiểm Nợ TK1331: 82.989 x 10% x 14260 = 1,183423.14 Có TK413 : 21577,14 Có TK3388(PJI Co) 82.989 x 10% x 14000 = 1,161,846 - Chi nhánh hoá dầu TP HCM tiến hành nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu. Sau đó gửi tờ khai nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT khâu nhập về Công ty (Tờ khai thuế). Căn cứ vào đó Công ty hoạch toán: Nợ TK 1512 : 1,314,920.304 Có TK 3388 (Thuế nhập khẩu) : 1,314,920.304 Nợ TK 1331 : 1,446,462,334.4 Có TK 3331 : 1,445,462,334.4 Đồng thời hạch toán nhận nợ với chi nhánh phản ánh bằng nhận nợ với chi nhánh hoá dầu TP HCM. Nợ TK 3388 : 1,314,920.304 Có TK 33622 : 1,314,920.304 Nợ TK 3331 : 1,446,412,344.4 Có TK 33622 : 1,446,412,334.4 - Hàng đem về nhập kho của Công ty hoá dầu Petrolimex tại chi nhánh hoá dầu TP HCM. Tại văn phòng Công ty lập một “ lệnh giao hàng kiêm phiếu nhập kho” nhập kho hàng hoá theo giá hoạch toán. Căn cứ vào lệnh giao hàng (kiêm phiếu nhập kho) số 44/PL cấp ngày 21/2/2003 hoạch toán chênh lệch giá như sau: (Bảng số 1) Nợ TK 1512 : - 721,641,928.43 Có TK 156122 : - 721,641,928.43 Tại văn phòng Công ty hệ thống kế toán đã được vi tính hóa và lập trình sẵn theo đúng trình tự kế toán. Nên sau khi có đầy đủ các chứng từ kế toán cần thiết của nghiệp vụ nhập khẩu, kế toán vào số liệu ban đầu và máy tính sẽ tự động chuyển từ TK 151 sang TK 156. Nợ TK 156121 : 137,70378,000 Có TK 1512 : 137,70378,000 Nghiệp vụ kinh tế trên được tập hợp vào bảng quyết toán hàng nhập tháng 2 ; các nhật kí chứng từ (Bảng số 6, Bảng số 12); bảng kê (Bảng kê số 7- ) Nghiệp vụ nhập khẩu hóa chất Hợp đồng nhập khẩu trực tiếp hóa chất Toluene từ Hàn Quốc. Hợp đồng nhập khẩu ký kết ngày 02/02/2003 cụ thể: Giá trị hợp đồng: 180400 USD (CIF - Hải phòng) Điạ điểm giao hàng: Cảng Hải phòng – Việt Nam Phương thức thanh toán: L/C Hợp đồng quy định các điều kiện bao bì, nhãn mác sản phẩm, số lượng, chất lượng, các điều kiện khiếu nại và các điều kiện liên quan khác: + Thuế nhập khẩu: 0% + Thuế GTGT hàng nhập: 10% Quy trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu thực hiện như sau: Ngày 20/2/2003 kế toán đến ngân hàng làm thủ tục xin mở thư tín dụng (không ký quỹ) Ngày 22/2/2003 nhận được bộ chứng từ hàng hoá do ngân hàng gửi tới (tỷ giá hoạch toán 14000 VND / 1 USD, tỷ giá thực tế 14325 VND/ 1 USD), kế toán ghi bút toán phản ánh giá trị hàng nhập như sau: Nợ TK 1514 : 2,584,230,000 Có TK 413 : 58,630,000 Có TK 3311 : 2,525,600,000 (180,400 x 14,000) Ngày 24/2/2003 tàu cập cảng Hải phòng, Công ty uỷ quyền cho chi nhánh Hải phòng nộp thuế GTGT hàng nhập và báo nợ Công ty. Đồng thời Công ty chuyển bán giao tay ba cho khách hàng ngay tại Hải phòng. + Căn cứ vào giấy thông báo thuế thu chênh lệch giá của Hải quan tại văn phòng Công ty hạch toán. (Giấy thông báo thuế, thu chênh lệch giá ) Nợ TK 1331 : 258,423,000 Có TK 33311 : 285,423,000 (10% x 2,584,230,000) Đồng thời hạch toán nhận nợ với chi nhánh Hải phòng về thuế GTGT như sau (phản ánh qua bảng kê nhận nợ với chi nhánh hoá dầu Hải phòng – Bảng kê số 5) Nợ TK 33311 : 258,423,000 Có TK 33622 : 258,423,000 + Hàng nhập được làm thủ tục nhập kho vào chi nhánh hóa dầu Hải phòng. Căn cứ vào “Lệnh giao hàng (kiêm phiếu nhập kho)” số 51/PLC ngày 25/2/2001 hạch toán chênh lệch giá như sau (Bảng số 2): Nợ TK 1514 : - 15,950,400 Có TK 156142 : - 15,950.400 Với phần mềm máy tính được lập trình sẵn, sau khi vào số liệu ban đầu máy tự động hạch toán từ TK 1514 sang TK 156141 Nợ TK 156141 : 2,600,000,000 Có TK 1514 : 2,600,000,000 + Sau khi làm thủ tục nhập kho hàng nhập khẩu(trên giấy tờ) hàng được bán luôn cho khách, kế toán phản ánh bán như sau: (Giá bán 3,800đ/lít) Phản ánh doanh thu Nợ TK 33621 3,622,666,666.3 Có TK 511141 3,293,333,333 Có TK 3331 329,333,333.3 Phản ánh giá vốn Nợ TK 632 2,600,000,000 Có TK 156141 2,600,000,000 Nghiệp vụ kinh tế trên được phản ánh vào: Bảng quyết toán hàng nhập tháng 2 (Bảng số 4); Nhật ký chứng từ (Bảng số 8, bảng số 10, bảng số 12); Bảng kê(bảng số 9, bảng số 11); Bảng kê thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhận nợ với CNHD Hải phòng (bảng số 5) Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp tại Công ty hoá dầu Petrolimex (bảng số 3) Thanh toán với người bán về gía trị hàng nhập Tính thuế nhập khẩu, phí bảo hiểm hàng hoá phải nộp, phải trả Thuế GTGT của phí bảo hiểm Thuế GTGT hàng nhập phải nộp được khấu trừ Nhận nợ với chi nhánh, xí nghiệp về thuế nhập khẩu Nhận nợ với chi nhánh, xí nghiệp về thuế GTGT Hạch toán chênh lệch giá vốn – gía nhập kho Nhập kho hàng nhập khẩu. - Thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhận nợ với chi nhánh xí nghiệp qua bảng kê sau: (Lô hàng nhập, hóa chất Toluene – ngày 24/2/2004 tại cảng Hải phòng) Bảng số 5 Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty hóa dầu Petrolimex Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ngày 28/2/2004 Bảng kê thuế nhập khẩu và thuế gtgt nhập khẩu nhận nợ với cndh hải phòng tháng 2/2004 stt Tờ khai số Tên hàng Giá trị hàng hoá (USD) Thuế nhập khẩu (VND) Thuế GTGT đầu vào 1 Toluene … … 258,423,000.00 … Tổng cộng 51,087,646.00 857,644,328.00 Hạch toán: Nợ TK 3388 ` 51,087,646.00 Nợ TK 3331 857,644,328.00 Có TK 33622 908,731,974.00 Bảng só 6 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Công ty hóa dầu petrolimex Nhât ký chứng từ số Chỉ có TK 1512: HMDD – Dầu mỡ nhờn Từ ngày : 01/02/2004 đến ngày: 28/02/2004 Tờ số 1 Trang 1 Đơn vị tính: VNĐ Ngày 156121 Công nợ 21/2/2001 … 13,770,378,000 … 13,770,378,000 … Tổng 18,175,871,600 18,175,871,600 Nhật ký chứng từ ghi xong ngày: Số phát sinh ghi vào sổ cái ngày: Kế toán trưởng Người lập phiếu Bảng số 7 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Công ty hóa dầu petrolimex Bảng kê số Ghi nợ TK 151.2 – HMDD – Dầu mỡ nhờn Từ ngày : 01/02/2004 Đén ngày : 28/02/2004 Tờ số 1 Đơn vị tính: VND Ngày 331.1 413 156122 3388 Công nợ 20/2/2002 12,897,837,540 23,953,168.6 13,137,368,808.6 21/2/2001 … 215,771.4 721,648,928,43 1,326,538,764 Tổng cộng 16,699,067,660 355,677,023 406,416,023 1,527,542,745 18,175,880,595 Nhật ký chứng từ ghi xong ngày: Số phát sinh ghi vào sổ cái ngày: Kế toán trưởng Người lập biểu Bảng số 8 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Công ty hóa dầu petrolimex Nhật ký chứng từ số Ghỉ có TK 151.4 – HMDD – Hoá chất Từ ngày : 01/02/2004 Đén ngày : 28/02/2004 Tờ số 1 Trang 1 Đơn vị tính: VND Ngày 156141 Công nợ 24/2/2001 … 2,600,000,000 … 2,600,000,000 … Tổng 3,008,120,000 3,008,120,000 Nhật ký chứng từ ghi xong ngày: Số phát sinh ghi vào sổ cái ngày: Kế toán trưởng Người lập biểu Bảng số 9 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Công ty hóa dầu petrolimex Bảng kê số Ghi nợ TK 151.4 – HMDD – Hóa chất Từ ngày : 01/02/2004 Đén ngày : 28/02/2004 Tờ số 1 Trang 1 Đơn vị tính: VND Ngày TK 331.1 TK 413 TK 156142 Công nợ 22/2/2001 2,525,600,000 58,630,000 2,584,230,000 24/12/2001 - 15,950,400 - 15,950,400 … … … … … Tổng 3,076,920,000 71,996,320 -140,796,320 3,008,120,000 Nhật ký chứng từ ghi xong ngày: Số phát sinh ghi vào sổ cái ngày: Kế toán trưởng Người lập biểu Bảng số 10 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Công ty hóa dầu petrolimex Nhật ký chứng từ Ghi có TK 156141: Giá hạch toán – Hoá chất Từ ngày : 01/02/2004 Đén ngày : 28/02/2004 Tờ số 1 Trang 1 Đơn vị tính: VND Ngày 632 Công nợ 24/2/2004 … 2,600,000,000 … 2,600,000,000 … Tổng cộng 2,600,000,000 2,600,000,000 Nhật ký chứng từ ghi xong ngày: Số phát sinh ghi vào sổ cái ngày: Kế toán trưởng Người lập biểu Bảng số 11 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Công ty hóa dầu petrolimex Bảng kê số Ghi nợ TK 156141: Giá hạch toán – Hóa chất Từ ngày : 01/02/2004 Đén ngày : 28/02/2004 Tờ số 1 Trang 1 Đơn vị tính: VND Ngày 151.4 Công nợ 24/2/2004 … 2,600,000,000 … 2,600,000,000 … Tổng cộng 3,008,120,000 3,008,120,000 Nhật ký chứng từ ghi xong ngày: Số phát sinh ghi vào sổ cái ngày: Kế toán trưởng Người lập biểu Bảng số 12 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Công ty hóa dầu petrolimex Nhật ký chứng từ Ghi có TK 3311: Phải trả người cung cấp nước ngoài Từ ngày : 01/02/2004 Đén ngày : 28/02/2004 Tờ số 1 Trang 1 Đơn vị tính: VND Ngày 151.2 151.4 151.5 Công nợ 28/2/2004 16,699,076,660 3,076,920,000 19,775,996,660 Tổng cộng 16,699,076,660 3,076,920,000 19,775,996,660 Nhật ký chứng từ ghi xong ngày: Số phát sinh ghi vào sổ cái ngày: Kế toán trưởng Người lập biểu Bảng số 13 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Công ty hóa dầu petrolimex Sổ cái tài khoản Giá hạch toán – Dầu mỡ nhờn (156121) Từ ngày : 01/02/2004 Đến ngày : 28/02/2004 Đơn vị tính : VND Nợ Có Tài khoản đối ứng Đầu kỳ 342,468,400 Phát sinh Tổng phát sinh 181,775,871,600 … 1512 Cuối kỳ Ngày lập biểu: Người lập biểu Kế toán trưởng Bảng số 14 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Công ty hóa dầu petrolimex Sổ cái tài khoản Chênh lệch giá – Dầu mỡ nhờn (156121) Từ ngày : 01/02/2004 Đến ngày : 28/02/2004 Đơn vị tính : VND Nợ Có Tài khoản đối ứng Đầu kỳ 16,133,973,809 Phát sinh Tổng phát sinh - 460,416,023 1512 Cuối kỳ Ngày lập biểu: Người lập biểu Kế toán trưởng Bảng số 15 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Công ty hóa dầu petrolimex Sổ cái tài khoản Giá hạch toán – Dầu mỡ nhờn (156141) Từ ngày : 01/02/2004 Đến ngày : 28/02/2004 Đơn vị tính : VND Nợ Có Tài khoản đối ứng Đầu kỳ 170,135,500 Phát sinh Tổng phát sinh 3,008,120,000 … … 1514 Cuối kỳ Ngày lập biểu: Người lập biểu Kế toán trưởng Bảng số 16 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Công ty hóa dầu petrolimex Sổ cái tài khoản Chênh lệch giá – Hoá chất (156142) Từ ngày : 01/02/2004 Đến ngày : 28/02/2004 Đơn vị tính : VND Nợ Có Tài khoản đối ứng Đầu kỳ 964,230,932 Phát sinh Tổng phát sinh 140,796,320 140,796,320 1512 Cuối kỳ Ngày lập biểu: Người lập biểu Kế toán trưởng Bảng số 17 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Công ty hóa dầu petrolimex Sổ cái tài khoản Chênh lệch tỷ giá (413) Từ ngày : 01/02/2004 Đến ngày : 28/02/2004 Đơn vị tính : VND Nợ Có Tài khoản đối ứng Đầu kỳ Phát sinh Tổng phát sinh … 355,677,218 81,538 71,996,320 … 1512 1331 1514 … Cuối kỳ Ngày lập biểu: Người lập biểu Kế toán trưởng Phần III: Phương hướng hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty Hoá dầu Petrolimex I.Đánh giá chung về công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty. Thực hiện quyết định số 1141 TC- QĐ/ CĐKT của bộ tài chính về việc ban hành chế dộ kế toán mới áp dụng cho các doanh nghiệp ngày 01/ 01/ 1995. Chính thức có hiệu lực ngày 01/ 01 /1996, cho tới nay việc áp dụng chế độ kế toán mới ở Công ty đã đi vào quy củ, áp dụng và triển khai tương đối tốt. Đánh giá tình hình tổ chức công tác kế toán và tổ chức hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá ở Công ty Hoá dầu Petrolimex ta thấy nổi lên một số ưu nhược điểm sau: 1. Ưu điểm: Thứ nhất, trong điều kiện cơ chế quản lý mới, tương ứng với mô hình quản lý và đặc điểm của lĩng vực quẩn lí kinh doanh Công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức nửa tập chung nửa phân tán. Hình thức tổ chức này kế toán có thể kiểm tra giám sát hoạt động ở các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc Công ty cũng như trong toàn công ty. Theo hình thức tổ chức kế toán này, các chi nhánh, xí nghiệp là các đơn vị hạch toán phụ thuộc hàng tháng, quý gửi báo cáo kế toán về công ty. Các kho, cửa hàng trực thuộc hạch toán báo sổ, tập hợp các chứng từ gốc, lập bảng kê và định kì gửi về phòng kế toán để kiểm tra và hạch toán. Do đó, giúp cho việc tổng hợp số liệu trong toàn công ty để lập báo cáo nhanh chóng hơn, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác , kịp thời cho công tác quản lí. Thứ hai, công tác kế toán được vi tính hoá. Từ các chứng từ kế toán bán hàng hoá đã được định khoản, kế toán chương trình phần mềm, hệthống kế toán máy tính được lập trinh sẵn theo đúng trinhf tự kế toán sẽ tự động tập hợp vào các bảng kê, nhật kí chứng từ, sổ kế toán chi tiết, sổ cái và các báo cáo tài chính khác mà người quản lí yêu cầu. Nghĩa là tất cả các loại sổ đều được máy chạy tự động từ dữ liệu cơ sở là các chứng từ gốc. Do đó, công tác kế toán khá thuận lợi, giảm nhẹ rất nhiều công việc kế toán. Thứ ba, các phần kế toán được phân công tương đối rõ ràng cho từng kế toán trong phòng, có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các phần với nhau, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán, ghi chép. Tạo điều kiện cho việc kiểm tra, đối chiếu được rõ ràng, đảm bảo cung cấp trung thực những thông tin giúp cho ban lãng đạo, các ngành có chức năng đánh giá chính xác kết quả kinh doanh trong kì. Từ đó xây dựng ccas kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Thứ tư, phương pháp hạch toán công ty áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên, do vậy đảm bảo phản ánh, ghi chép và theo dõi thường xuyên sự biến động hàng hoá nhập khẩu trên các mặt sản xuất, tiêu thụ, cung ứng, tạo sự quản lý tốt hàng hoá cả về số lượng và giá trị. Đồng thời để quản lí hàng nhập kho trong kì, Công ty xây dựng giá hạch toán để hạch toán hàng nhập kho trong kỳ. Việc quản lí theo giá hạch toán đơn giản hơn và nó cũng bù đắp chi phí vận chuyển nội bộ giữa các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc công ty. Thứ năm, Hệ thống tài khoản sử dụng trong hạch toán các nghiệp vụ nhập khẩu được chi tiết tương đối phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, đảm bảo phản ánh chi tiết từng loại dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hoá chất cũng như chênh lệch giá của các hàng hoá đó. Đồng thời trong quan hệ thanh toán cũng chi tiết cho từng quan hệ thanh toán như thanh toán với người cung cấp nước ngoài sử dụng tài khoản 3311, thanh toán mua ngoại tệ nhập khẩu sử dụng tài khoản 3312… Thứ sáu, do đặc điểm là một công ty lớn, có uy tín trong thanh toán và là khách hàng thường xuyên nên việc mở LC tại ngân hàng công ty không phải trích một khoản tiền vốn để kí quỹ. Do đó đông vốn sử dụng trong hoạt đọng nhập khẩu có hiệu quả hơn, tránh bị ứ đọng, mặt khác trong hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu không sử dụng TK 144 “Thế chấp,kí cược, kí quỹ ngắn hạn” nên việc hạch toán hàng nhập đơn giản hơn. Thứ bảy, Công ty có các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc có kho ở ngay các cảng đầu mối. Nên hàng hoá nhập khẩu về cảng thuộc địa phận chi nhánh nào, Công ty giao hàng trực tiếp cho chi nhánh đó và uỷ quyền cho chi nhánh nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Điều này giảm bớt chi phí trung gian như chi phí vận chuyển, xếp giữ hao hụt hàng hoá…Đồng thời công tác kế toán tại văn phòng Công ty cũng đơn giản hơn. Thứ tám, các công tác quản lý và tổ chức hoạt động nhập khẩu tại Công ty hết sức nhặt chẽ, đội ngũ cán bộ và nhân viên kế toán trong công ty là những người nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc. 2. Nhược điểm: Tuy nhiên bên cạnh những kết quả mà công ty Hoá dầu đạt được trong tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán nhập khẩu thì vẫn còn một số tồn tại cần phải được quan tâm, xem xét nhằm không ngừng hoàn thiện công tác kế toán nhập khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Cụ thể là: - Công ty áp dụng hình thức nhật kí chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức này có ưu điẻm là thích hợp với đặc điểm doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều và điều kiện kế toán thủ công. Tuy nhiên nó đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán phải cao và khó áp dụng máy vi tính hơn các hình thức khác ( Hình thức nhật kí chung). Càng ngày khoa học kỹ thuật càng hiện đại và thực tế Công ty đã trang bị máy vi tính cho toàn bộ kế toán trong công ty, do vậy cần có biện pháp cải biên cho phù hợp. Mặc dù có nhược điểm này nhưng áp dụng hình thức nhật kí chứng từ trong kế toán vẫn mang lại nhiều thuận lợi cho công tác kế toán hơn là những khó khăn. - Trong cách hạch toán nhận nợ với các chi nhánh, xí nghiệp về thuế nhập khẩu và thuế GTGT, Công ty sử dụng thông qua TK 3388 là tương đối dài: Nợ TK 1512 ( 1514, 1515) Có TK 3388 ( thuế nhập khẩu) Đồng thời nhận nợ với chi nhánh Nợ TK 3388 Có TK 33622/ Thuế nhập khẩu Hơn nữa để phản ánh quan hệ thanh toán về phí bảo hiểm hàng hoá với Công ty bảo hiểm, Công ty cũng đã sử dụng TK 3388. Như vậy để phân biệt thuế nhập khẩu và phí bảo hiểm hàng hoá, Công ty phải chi tiết cho từng đối tượng: Nợ TK 1512 ( 1514, 1515 ) Có(Nợ) TK 413 Có TK 3388 (P JICo) - Trong trường hợp hàng nhập khẩu về cảng và bán ngay cho khách hàng tại cảng nhập, hàng hoá nhập khẩu không nhập vào kho chi nhánh tại cảng đầu mối nhập, nhưng vẫn làm thủ tục nhập kho. Nợ TK 156121 ( 156141, 156151) Có TK 1512 ( 1514, 1515) / giá hạch toán hàng nhập Nợ TK 1512 ( 1514, 1515) Có TK 156122 (156142, 156152) / chênh lệch giá + Phản ánh hàng bán: - Doanh thu: Nợ TK 33621 doanh thu hàng bán bao gồm cả thuế Có TK 51121 ( 511141, 511151) DT hàng bán không thuế Có TK 3331 : Thuế GTGT hàng bán - Giá vốn: Nợ TK 632 Có TK 156121 ( 156141, 156151) Nghĩa là thực chất hàng hoá nhập xuất thẳng nhưng lại thể hiện là đã nhập xuất kho đầu mối. Như vậy, việc hạch toán sẽ không hợp lí vì hàng hoá thực chất là nhập khống và xuất khống. - Nhật kí chứng từ phản ánh tình hình thanh toán vứi người cung cấp mở theo mẫu sau là không hợp lí. Đây là nhật kí chứng từ số 5 bao gồm hai phần: Phần phản ánh số phát sinh bên có TK 331 đối ứng nợ các TK có liên quan và phần theo dõi thanh toán ( ghi nợ TK 331 đối ứng có với các TK liên quan). Với cách mở sổ của công ty không phản ánh được điều này. Như vậy, không hợp lí và không đảm bảo yêu cầu kiểm tra, phân tích của nhà quản trị. Bảng số 17 Tổng công ty xăng dầu việt nam Công ty hoá dầu petrolimex Nhật kí chứng từ số Ghi có TK: Người cung cấp nước ngoài (HH) ( 3311) Từ ngày: Đến ngày: Tờ số 1 Trang số 1 Đơn vị tính: VNĐ Ngày 151.2 151.4 151.5 …. Công nợ Tổng cộng Nhật kí chứng từ ghi xong ngày: Sẽ phát sinh ghi vào sổ cái ngày: Kế toán trưởng Người lập biểu - ở Công ty sử dụng giá hạch toán để nhập klho hành hoá. Tuy nhiên phần chênh lệch giữa giá vốn ( giá thực tế ) và giá nhập kho ( giá hạch toán) được phản ánh qua TK điều chỉnh TK 156142, 156152) như sau: Nợ TK 1512 ( 1514, 1515) Có TK 156122 ( 156142,156152) / chênh lệch giá vốn- giá nhập kho. Với cách hạch toán này các tài khoản chi tiết dài gây khó khăn trong hạch toán và dễ nhầm lẫn. Trong trường hợp giá vốn lớn hơn gí nhập kho, khoản chênh lệch được hgi âm, mặc dù vẫn đảm bảo tính cân đối trên TK 151 nhưng cách ghi chép này không hợp lý. II. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty hoá dầu Petrolimex. Sản phẩm bán ra của Công ty Hoá dầu Petrolimex chủ yếu trên cơ sở sản xuất bằng nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài, do vậy nguồn nguyên liệu đầu vào bị ảnh hưởng rất lớn của thị trường quốc tế. Vì thế công tác kế toán nhập khẩu góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các giải pháp hoàn thiện dưới đây nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác kế toán, giảm nhẹ công tác kế toán, hợp lý hoá quá trình ghi chép và luân chuyển chứng từ.. Một số phương hướng hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty hoá dầu Petrolimex: -1 Hoàn thiện kế toán thanh toán với người bán: Thanh toán với người bán bao gồm người bán trong và ngoài nước( người xuất khẩu) - Khi Công ty ứng trước tiền hàng NK cho người nhập khẩu, kế toán căn cứ giấy báo Nợ của ngân hàng ( hoặc phiếu chi ngoại tệ) ghi: Nợ TK 331- Tỉ giá hối đoái ghi sổ kế toán Nợ TK 635- Chi phí tài chính- Lỗ tỷ giá hối đoái Có TK 1122, 1112- Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán Nợ TK 331- Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán Có TK 515- Lãi tỉ giá hối đoái Có TK 1112, 1122- Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán Đồng thời ghi Có TK 007- Ngoại tệ các loại - Cuối kỳ hoặc khi hàng nhập khẩu về tới địa điểm giao nhận đã ký trong hợp đồng, hoàn thành thủ tục nhập khẩu, hàng được tính là hàng nhập khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 151: Hàng đang đi trên đường (Theo TGHĐ ngày giao dịch) Có TK 331: Phải trả người bán (Chi tiết từng người bán) Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước -2 Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá: Nhận thấy việc theo dõi chênh lệch tỷ giá ở nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp chưa được hợp lý. Cụ thể: - Khi hàng về tới địa điểm giao nhận, căn cứ vào thông báo nhận hàng và các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 151: Trị giá theo Nợ (Có) TK 635 (515): Lỗ (Lãi) tỷ giá hối đoái Có TK 1122: Giá mua hàng theo -Nếu nộp thuế bằng ngoại tệ, căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi: Nợ TK 333: Số thuế phải nộp theo Nợ (Có) TK 635 (515): Lỗ (Lãi) tỷ giá hối đoái Có TK 1122, 1112: Số thuế phải nộp theo @. Hơn nữa việc hạch toán nhận nợ với các chi nhánh, xí nghiệp về thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu. Khi nhận được tờ khai nộp thuế nhập khẩu, nên chăng công ty hạch toán trực tiếp nhận nợ với chi nhánh: Nợ TK 1512 (1514, 1515) Có TK 33622: Thuế nhập khẩu Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu Có TK 33622 Đồng thời ghi: Nợ TK 1331 Có TK 33312: Số thuế phải nộp @ Với hàng hoá nhập khẩu về đến cảng bán thẳng cho khách, thực tế không nhập kho nhưng vẫn làm thủ tục nhập kho. Để tránh việc nhập khống, xuất khống nên hạch toán trực tiếp không qua TK nhập kho như sau: + Nếu bán giao tay ba: Nợ TK 131, 112: Tổng giá thanh toán Có TK 511141 (511151, 511121): Doanh thu chưa thuế Đồng thời: Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Có TK 151 + Nếu là hàng gửi bán thẳng Nợ TK 157 Có TK 151 @ Đối với nhật ký chứng từ nên ghi rõ số hiệu từng nhật ký chứng từ. Riêng với nhật ký chứng từ số 5- dùng để tổng hợp tình hình thanh toán và công nợ với người cung cấp hàng hoá cho Công ty. Mở theo mẫu sau: Bảng số 18 Tổng công ty xăng dầu việt nam công ty hoá dầu petrolimex Nhật ký chứng từ số 5 Ghi có TK: Người cung cấp nước ngoài (HH) (3311) Từ ngày: Đến ngày: Tờ số 1 Trang 1 Đơn vị tính: VNĐ Số TT Tên ĐV Hoặc Người bán Số dư đầu tháng Ghi Có TK 331; Ghi Nợ TK Theo dõi thanh toán (Ghi Nợ TK 331) Số dư Cuối Tháng Nợ Có 156 211 … Cộng Có TK 331 111 112 … Cộng Nợ TK 331 Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Tổng cộng Nhậy ký chứng từ ghi xong ngày: Số phát sinh vào sổ cái ngày: KT ghi sổ Kế toán tổng hợp - Trong trường hợp trong kỳ doanh nghiệp phát sinh nhiều lần nhập nhập hàng với giá cả khác nhau, để dễ quản lý Công ty xây dựng giá hạch toán, nhập kho hàng hoá. Nên chăng mở thêm một bảng kê tính giá thực tế hàng nhập kho thay cho việc mở thêm tài khoản điều chỉnh chênh lệch giá. Bảng số 20 Tổng công ty xăng dầu việt nam Công ty hoá dầu petrolimex Bảng phân bổ số 2 Bảng phân bổ hàng hoá Số TT TK Có TK Nợ TK 15612 TK 15614 TK 15615 Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT 1 2 TK 157 TK 632 3 Tổng cộng Trong đó: Cột giá hạch toán số liệu được lấy trên sổ chi tiết TK tồn kho TK 1562, TK 15614, TK 15615 Phân bổ giá trị hạch toán: Nợ TK: 632, 157 Có TK: 15612 (15614, 15615) Kết luận Sau quá trình học tập ở trường và thời gian thực tập ở Công ty Hoá đầu Petrolimex, em đã trang bị cho mình những kiến thức lý luận cũng như một số kinh nghiệp thực tiễn về nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu. Với những kiến thức tích luỹ được, em đã đi sâu nghiên cứu về kế toán khẩu và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp theo đề tài này. Trong phạm vi của chuyên đề, bài viết không thể đề cập đến mọi khía cạnh, mọi vấn đề của hoạt động nhập khẩu và công tác kế toán nhập khẩu. Tuy nhiên nó đã đề cập được một số vấn đề sau: - Về mặt lý luận: Chuyên đề đã trình bày tương đối có hệ thống vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng như lý luận về công tác kế toán nhập khẩu trong doanh nghiệp. - Về mặt thực tiễn: Chuyên đề trình bày được công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá ở Công ty hoá dầu Petrolimex. Kết hợp với lý luận và thực tiễn, chuyên đề nêu lên một số phương hướng nhằm hoàn thiện kế toán nhập khẩu nhằn nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung của công ty. Do thời gian thực tập, nghiên cứu còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và cán bộ phòng kế toán kinh doanh, Công ty Hoá dầu Petrolimex. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình chu đáo của Giáo viên hướng dẫn- Tiến Sĩ Nguyễn Viết Tiến và các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và quản trị kinh doanh- Viện Đại Học Mở đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20051.DOC
Tài liệu liên quan