Tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội: lời nói đầu
Từ 1975 cả nước ta bước vào thời ki công nghiệp hoá đất nước, từ đó việc hạch toán chi phí kinh doanh trở lên quan trọng, Bỏi công tác hạch toán quản lí tốt, hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp các công ty
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với cơ chế thực hiện hạch toán kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh sôi động, các đơn vị sản xuất kinh doanh nhà nước đều phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi. Thực hiện yêu cầu đó bắt buộc các đơn vị sản xuất kinh doanh phải quan tâm hơn các khâu của quá trình sản xuất kể từ khi bỏ vốn cho tới khi thu vốn về. Muốn vậy điều kiện dầu tiên là phải tổ chức tốt công tác kế toán, tính đúng, tính đủ chi phí bỏ ra sẽ giúp doanh nghiệp thấy được hiệu quả kinh doanh của mình. Để quản lý một cách hiệu quả và tốt nhất đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch vụ của doanh nghiệp nói riêng cũng như của nền kinh tế quố...
73 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
Từ 1975 cả nước ta bước vào thời ki công nghiệp hoá đất nước, từ đó việc hạch toán chi phí kinh doanh trở lên quan trọng, Bỏi công tác hạch toán quản lí tốt, hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp các công ty
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với cơ chế thực hiện hạch toán kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh sôi động, các đơn vị sản xuất kinh doanh nhà nước đều phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi. Thực hiện yêu cầu đó bắt buộc các đơn vị sản xuất kinh doanh phải quan tâm hơn các khâu của quá trình sản xuất kể từ khi bỏ vốn cho tới khi thu vốn về. Muốn vậy điều kiện dầu tiên là phải tổ chức tốt công tác kế toán, tính đúng, tính đủ chi phí bỏ ra sẽ giúp doanh nghiệp thấy được hiệu quả kinh doanh của mình. Để quản lý một cách hiệu quả và tốt nhất đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch vụ của doanh nghiệp nói riêng cũng như của nền kinh tế quốc dân của một nước nói chung đều phải dụng nghìn đồng thời hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau. Trong đó hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế – tài chính mà không thể thiếu trong quản lý kinh tế.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là thớc đo trình độ công nghệ sản xuất và trình độ tổ chức quản lý sản xuất của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Dưới góc độ quản lý kinh tế vi mô, hạch toán đúng chi phí sản xuất, tính đúng giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thực trạng, khả năng của mình. Qua đó tìm ra những giải pháp cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, phương thức tổ chức quản lý, nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường với mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Nhận thức được vấn đề trên, qua thời gian nghiên cứu lý luận trong trường học và một thời gian tìm hiểu về công tác hạch toán tại công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội em đă chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Phần I: Lý luận chung về kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
Phần II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp tại công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội .
Phần I
Lý luận chung về kế toán tính chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp
xây lắp.
I-Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây dựng cơ bản và sản phẩm xây lắp ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Xây dựng cơ bản là một nghành sản xuất vật chất có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Xây dựng cơ bản là một quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo hiện đại hoá, khôi phục công trình, nhà máy xí nghiệp, đường xá, nhà cửa, nhằm phục vụ cho đời sống, sản xuất xã hội. Chi phí đầu tư cho xây dựng cơ bản chiếm tỉ trọng lớn trong tổng ngân sáchcủa nhà nước cũngnhưcủa Doanh nghiệp.
Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng, mua sắm, lắp đặt và chi phí kiến thiết cơ bản khác, trong đó phần xây dựng, lắp đặt là do các doanh nghiệp chuyên về thi công xây lắp đảm nhận thông qua các hợp nghìn đồng giao nhận thầu xây lắp. Sản phẩm của các doanh nghiệp xây lắp là các công trình xây dựng, lắp đặt hoàn thành có thể đa vào phục vụ sản xuất và đời sống.
Sản phẩm của nghành xây lắp có giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công kéo dài. Trong quá trình xây lắp tuy cha tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực, vốn. Thời gian thi công kéo dài nên kỳ tính giá thành sản phẩm thường không xác định hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà xác định theo thời điểm từ khi công trình, hạng mục công trình thi công đến khi hoàn thành hay thực hiện bàn giaothanh toán theo giai đoạn quy ước, tuỳ thuộc vào kết cấu kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp.
Công tác kế toán phải tổ chức tốt từ khâu hạch toán ban đầu, thường xuyên kiểm kê vật tư tài sản nhằm phát hiện những thiếu hụt, hư hỏng để có biện pháp xử lý kịp thời.
II. Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Việc phân tích đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Về phần mình, giá thành lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu cấp bách trong nền kinh tế thị trường.
Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật như một số năm trước đây. Khi nền kinh tế đang trong thời kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền vốn do cấp trên cấp, giá thành là giá thành kế hoạch định sẵn. Vì vậy, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành chỉ mang tính hình thức.
Chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được chủ động hành động theo phương hướng riêng và tự phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn phải thực hiện đúng theo quy luật khách quan.
Như vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần không thể thiếu được khi thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hơn nữa nó có ý nghĩa to lớn và chi phối chất lượng công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp.
Để phát huy hết vai trò của mình, việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải đạt được những yêu cầu sau:
- Phản ánh kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất.
- Phân bổ hợp lý các chi phí sản xuất theo từng khoản mục vào các đối tượng tập hợp chi phí.
- Kiểm tra tình hình định mức về các chi phí vật liệu, lao động, sử dụng máy: kiểm tra dự toán chi phí gián tiếp, phát hiện kịp thời các khoản mục hao phí chênh lệch ngoài định mức, ngoài kế hoạch đề ra các biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
- Kiểm tra việc thực hiện giá thành theo từng khoản mục chi phí, theo từng công trình hạng mục công trình, vạch ra các khả năng tiềm tàng và đề ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
- Thông qua ghi chép, phản ánh, tính toán để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, lập báo cáo kế toán theo quy định của cơ quan chủ quản, cấp trên.
Để đạt được các yêu cầu trên, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có nhiệm vụ:
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất thích hợp.
- Xác định đúng đối tượng tính toán giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.
- Xây dựng quy tắc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
III- Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1. Khái niệm chi phí sản xuất:
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xd là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào tạo thành công trình, hạng mục công trình ...các yếu tố tư liệu sản xuất, đối tượng lao động (mà biểu hiện cụ thể là các hao phí về lao động vật hoá ) dưới sự tác động có mục đích của sức lao động (biểu hiện là lao động sống) qua quá trình biến đổi sẽ trở thành các sản phẩm, công trình ... để đo lường các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong từng kì hoạt động kinh doanh là bao nhiêu nhằm tổng hợp, xác định kết quả đầu ra, phục vụ yêu cầu quản lý. Mọi hao phí cuối cùng đều được thể hiện bằng thước đo tiền tệ gọi là chi phí sản xuất kinh doanh.
Vậy chi phí sản xuất kinh doanh trong xây lắp được biểu hiện bằng tiền, hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất thi công và bàn giao sản phẩm xây lắp trong một kỳ nhất định .
2. Phân loại chi phí sản xuất:
Việc phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và hợp lý có ý nghĩa quan trọng với việc hạch toán. Mặt khác nó còn là tiền đề của việc kiểm tra phân tích chi phí, thúc đẩy việc quản lý chặt chẽ chi phí để hướng tới tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong mỗi doanh nghiệp có các cách phân loại chi phí khác nhau.
2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí
Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định hiện hành giá thành sản phẩm bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sử dụng máy thi công
+ Chi phí sản xuất chung
2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí:
Theo tiêu thức này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí giống nhau được sắp xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực nào và ở đâu. Căn cứ vào tiêu thức này chi phí sản xuất được phân thành các yếu tố sau:
+ Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất thi công xây lắp .
+Yếu tố nhiên liệu động lực: Sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương : Bao gồm tổng số lương phụ cấp phải trả cho công nhân xây lắp.
+ Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: Tính theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp theo lương.
+ Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định : Tổng số khấu hao tài sản cố định trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng trong kỳ .
+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào việc tạo ra sản phẩm xây lắp.
+ Yếu tố chi phí bằng tiền khác: Là những chi phí mà doanh nghiệp phải chi trong quá trình hoạt động thực tế.
IV. giá thành sản phẩm xây lắp.
1. Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp :
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động vật hoá để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định. sản phẩm xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình, giai đoạn thi công xây lắp có thiết kế và tính dự toán riêng.
Giá thành công trình hay hạng mục công trình hoặc giá thành công trình hoàn thành toàn bộ là giá thành sản phẩm cuối cùng của sản phẩm xây lắp.
2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp:
Trong sản xuất xây lắp cần phân biệt các loại giá thành sau: Giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành thực tế:
+ Giá thành dự toán : Được xây dựng trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp từ bản vẽ thiết kế, đơn giá xây dựng cơ bản chi tiết, định mức kinh tế kỹ thuật, định mức tỉ lệ. Có thể xác định giá thành dự toán như sau:
Giá thành dự toán công trình=Giá trị dự toán của công trình, HMCT –Lãi định mức
+ Giá thành kế hoạch : Được xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp, giá thành kế hoạch được xác đinh:
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán –Mức hạ giá thành dự toán
Giá thành thực tế : Phản ánh toàn bộ giá thành thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xay lắp mà doanh nghiệp nhận thầu .
Giá thành thực tế không chỉ bao gồm những chi phí định mức mà có thể còn bao gồm những chi phí thực tế phát sinh như mất mát, bội chi vật tư,... do những nguyên nhân chủ quan .
Giữa ba loại giá thành nói trên thường cơ quan hệ với nhau về lượng :
Giá thành dự toán ³ Giá thành kế hoạch ³ giá khối lượng thực tế
Việc so sánh này được thể hiện trên cùng một đối tượng tính giá thành (từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng hoàn thành nhất định).
Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý về chi phí sản xuất và tính giá thành, giá thành còn được theo dõi trên hai chỉ tiêu:
+ Giá thành sản phẩm hoàn chỉnh : Là giá thành của những công trình , hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo chất lượng và yêu cầu kỹ thuật thiết kế và hợp nghìn đồng bàn giao được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán, chỉ tiêu này chỉ cho phép đánh giá một cách chính xác và toàn diện hiệu quả sản xuất thi công chọn vẹn cho một công trình .
+ Giá thành khối lượng hoàn thành quy ước: Để đáp ứng yêu cầu quản lý và đảm bảo chỉ đạo sản xuất kịp thời đòi hỏi phải xác định được giá thành khối lượng công việc xây lắp quy ước.
Khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước là khối lượng hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng kỹ thuật.
- Phải đạt được đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý.
- Khối lượng này phải xác định điều kiện một cách cụ thể và được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
V. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp.
1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp:
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định những phạm vi giới hạn mà chi phí cần tập hợp.
Vì vậy, khi xác định đối tượng tập hợp chi phí ở từng doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, vào yêu cầu công tác quản lý giá thành…
Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất xây lắp nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoàn thành, các khối lượng xây lắp có dự toán riêng hoàn thành. Có xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất mới tổ chức đúng đắn công tác tập hợp chi phí sản xuất từ khâu hạch toán ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản, tiểu khoản, sổ chi tiết theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định.
1.2. Nội dung tập hợp chi phí sản xuất
1.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm: nguyên liệu, vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp.
Để hạch toàn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán mở TK621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các tài khoản liên quan khác.
Trình tự hạch toán:
- Khi xuất kho vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, ghi:
Nợ TK621 (chi tiết đối tượng)
Có TK152 (Chi tiết vật liệu)
- Trường hợp mua NVL chuyển đến tận chân công trình, không qua kho, sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp:
Nợ TK621 (chi tiết đối tượng) : Giá mua không thuế.
Nợ TK133 (1331): Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK liên quan (111, 13, 331…): tổng thanh toán
- Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (bộ phận nhận khoán không tổ chức kế toán riêng) khi quyết toán về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí.
Nợ TK 621 (Chi tiết đối tượng)
Có TK141 (1413): Kết chuyển chi phí VLTT
- Trường hợp vật liệu dùng không hết nhập kho
Nợ TK152 (Chi tiết vật liệu)
Có TK621 (Chi tiết đối tượng)
Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ giá trị NVLTT theo từng công trình hoặc hạng mục công trình:
N ợ TK 154 (1541 - Chi tiết đối tượng)
Có TK621 (Chi tiết đối tượng)
1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp của doanh nghiệp. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc.
Để hoạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp và các tài khoản liên quan khác.
Trình tự hạch toán:
- Phản ánh tiền lương, tiền công trả cho lao động thuộc danh sách do doanh nghiệp quản lý và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc cụ thể, chi tiết theo từng đối tượng sản xuất:
Nợ TK622 (Chi tiết đối tượng)
Có TK334 (3341): Phải trả cho CN thuộc danh sách
Có TK334 (3341, 111…) Trả cho CN thuê ngoài
- Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (bộ phận nhận khoán không có tổ chức kế toán riêng), khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK622 (Chi tiết đối tượng)
Có TK141 (1413) : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
- Kết chuyển chi phí nhân công vào cuối kỳ:
Nợ TK 154 (1541 - Chi tiết đối tượng)
Có TK622 (Chi tiết đối tượng)
1.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
Chi phí sử dụng máy thi công là một khoản chi phí lớn trong giá thành công tác xây lắp bao gồm chi phí nguyên vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công..
Máy thi công là các loại máy phục vụ trực tiếp cho sản xuất xâylắp như máy trộn bê tông; cần trục, cần cẩu tháp, máy ủi, máy xúc..
Để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng TK623: chi phí sử dụng máy thi công và một số tài khoản liên quan khác.
Trình tự hạch toán:
- Trường hợp máy thi công thuê ngoài:
Chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài kế toán căn cứ vào hợp nghìn đồng thuê ghi:
Nợ TK623: Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK133: Thuế VAT được khấu trừ
Có TK111, 331: Tổng tiền thanh toán
- Trường hợp đối thi công có máy thi công riêng
Nợ TK 623: chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ (nếu có)
Có TK liên quan (TK111, 152, 153, 214, 331, 334…)
- Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán lắp nội bộ (bộ phận nhận khoán không có tổ chức kế toán riêng), khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hàon thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí sử dụng máy thi công:
Nợ TK623:
Có TK141: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công cho đối tượng (công trình, hạng mục công trình..):
Nợ TK154: Chi tiết chi phí sử dụng máy thi công
Có TK623: kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
1.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là các chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: lương nhân viên quản lý đội xây dựng; khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội và những chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội.
Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627: chi phí sản xuất chung và các TK liên quan khác.
Trình tự hạch toán khác.
- Phản ánh việc tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh:
Nợ TK627: chi phí sản xuất chung
Có TK 334, 338, 152, 142, 214, 111, 13, 331, 335….
- Phản ánh số ghi giảm chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 13, 111, 138, 152…
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
- Cuối kỳ, kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất chung vào TK 154
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn Doanh nghiệp
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp là một giai đoạn trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, nó xác định toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng kế toán chi phí và của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhằm xác định giá thành sản xuất thực tế của các khối lượng xây lắp, hạng mục công trình, và tổng chi phí xây lắp của doanh nghiệp trong kỳ.
Để tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và các TK liên quan khác.
Trình tự hạch toán: căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp hạch toán chi phí đã được xác định tương ứng, kế toán tiến hành hạch toán như sau:
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 154:
Có TK621
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 154:
Có TK 622:
- Kết chuyển chi phí máy thi công:
Nợ TK154:
Có TK623:
- Phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK154:
Có TK627:
- Việc tập hợp chi phí và tính giá thành mà doanh nghiệp xâylắp thực hiện được mở chi tiết theo nội dung các khoản mục chi phí và cho từng công trình theo địa điểm phát sinh chi phí. Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liêu; nhân công trực tiếp; chi phí máy thi công; chi phí chung và bên nợ TK154, kế toán ghi:
Nợ TK154: Chi tiết cho từng công trình hạng mục công trình
Có TK 621, 622, 623, 627: (theo chi tiết…)
- Giá trị phế liệu thu hồi, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 111…
Có TK 154:
3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Sản phẩm dở dang ở các doanh nghiệp xây lắp công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo nguyên tắc nhất định. Thông thường, các doanh nghiệp, xây lắp áp dụng một số các biện pháp đánh giá sản phẩm làm dở dang sau:
3.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán:
Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
3.2. Đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán:
Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được tính theo công thức:
3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương:
Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở của công tác lắp đặt. Theo phương pháp này chi phí thực tế khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ được xác định như sau:
=
4.. Kế toán giá thành sản phẩm xây lắp:
4.1. Đối tượng tình giá thành sản phẩm xây lắp:
Khác với hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành là việc xác định được giá thực tế từng loại sản phẩm đã được hoàn thành. Xác định đối tượng tính giá thành là khâu đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất…để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.
Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó là: công trình, hạng mục công trình, hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình hoàn thành theo yếu tố và khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định.
Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp là xác định giới hạn thời gian để kế toán tiến hành thu thập các thông tin về chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
4.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn:
Đây là phương pháp tính giá thành phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay. Theo phương pháp này, căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, căn cứ vào khối lượng xây lắp làm dơ và khối lượng hoàn thành để tính ra sản phẩm cuối kỳ.
Được tính theo công thức:
Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao
=
Chi phí thực tế DDĐK
+
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
-
Chi phí thực tế DDCK
Ngoài ra còn một số phương pháp khác như: tính giá thành theo đơn đặt hàng, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp định mức…
Phần II
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Sản phẩm xây lắp tại Công ty
Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội
I - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cphần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội
a)Quá trình hình thành doanh nghiệp.
Vào năm 1986 nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhà nước đưa ra nhiều chính sách mới để phát triển kinh tế, đặc biệt khuyến khích mở các xí nghiệp, công ty để thu hút vốn và nguồn nhân lực vào sản xuất. Việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích thành lập các công ty cổ phần đã mở ra một thời kì mới của kinh tế nước ta. Từ đó các công ty cổ phần ra đời nhiều và sản xuất có hiệu quả nó thể hiện trong các thuyết minh kinh tế vào cuối các năm gần đây của nước ta.
Quý IV năm 2004 nước ta bước vào thời kì phát triển kinh tế về mọi mặt vì vậy việc hiện đại hoá máy móc thiết bị , xây dựng cơ sở hạ tầng diễn ra nhanh ở khắp mọi nơi trên đất nước. Nhận thấy nhu cầu về thiết bị, xây dựng lắp ráp máy móc trong công nghiệp ông Đoàn Quốc Tuấn và những người thân của ông nhận thấy việc mở công ty thương mại cung cấp thiết bị, và dịch xây lắp thiết bị công nghiệp là sẽ kinh doanh tốt , khi tìm kiếm được nguồn vốn và chuẩn bị đủ điều kiện những người nay là những người trong ban lãnh đạo công ty đã thành lập vào Quý IV năm 2004lấy tên là công ty cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp đã ra đời. Trụ sở chính của công ty đặt tại 87/72, Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Giấy đăng kí thành lập doanh nghiệp như sau
1. Tên công ty: Công ty cổ phần thiết bị và xây lắp thiết bị công nghiệp .
- Tên giao dịch : Industry construction and matereal Jont stock company
- Viết tắt: COMA.JSC
2. Ngành nghề kinh doanh:
Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng, xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 110KV. Kinh doanh lắp đặt, sửa chữa các thiết bị xe, máy cho ngành giao thông vận tải, ngành khai thác và các nhà máy công nghiệp. Môi giới thương mại sản xuất và sửa chữa thiết bị cơ khí , thiết bị điện lạnh, vận tải kinh doanh làm sẵn, khoáng sản (Trừ các lâm sản, khoáng sản nhà nước cấm). Đồ dân dụng, vật liệu xây dựng, vật liệu phục cụ CN, bột giấy, giấy và bìa, kim loại và các sản phẩm từ kim loại (Trừ máy móc, thiết bị). Chưa lập đại lí mua, đại li bán và kí gửi
4. Vốn điều lệ của công ty: 5 tỉ nghìn đồng
5. Danh sách cổ đông sáng lập
STT
Tên cổ đông
Nơi đăng kí hộ khẩu nhân khẩu
Cổ phần
1
Đoàn Quốc Tuấn
87/72,Quan nhân, Thanh Xuân, Hà Nội
2 tỉ nghìn đồng
2
Đố Thị Cẩm Thuý
87/72,Quan nhân, Thanh Xuân, Hà Nội
1 tỉ nghìn đồng
3
Đỗ Văn Trúc
Tổ 9, Khương Thọ, quận Thanh Xuân, Hà Nội
0.5 tỉ nghìn đồng
4
Đoàn Mạnh Hùng
Tổ 40B, phường Khương Định, quận Thanh Xuân, Hà Nội
1.5 tỉ nghìn đồng
6. Người đại diện pháp luật của công ty
Giám đốc
Họ tên: Đoàn Quốc Tuấn
Sinh ngày: 02/09/1957. dân tộc: Kinh. Quốc tịch : Việt Nam
Só CMND cấp ngày: 13/11/2002. Nơi cấp CA Hà Nội
7. Tên địa chỉ chi nhánh:
8. Tên địa chỉ văn phòng đại diện
Giấy phép kinh doanh được Phòng kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày
b) Quá trình phát triển doanh nghiệp
Bước đầu sau khi thành lập, công ty gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ, trong công tác quản lí, hạch toán, vì là một doanh nghiệp trẻ, và là hình thức doanh nghiệp mới xuất hiện ở Việt Nam. Nhưng sau, hoà vào kinh tế cả nước, công ty làm ăn có hiệu quả tạo việc làm cho công nhân viên một năm, và doanh thu hàng năm dạt trung bình là 9453659448 nghìn đồng , và đã nộp vào ngân sách nhà nươc hàng mấy chục triệu tiền thuế hàng năm
Tổng giá trị thực tế của công ty ở thời điểm hiện nay là 804906405 nghìn đồng trong đó tài sảnr lưu động và đầu tư ngắn hạn là 679282408 nghìn đồng,Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 3562399856 nghìn đồng,
1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội
Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội được phép thực hiện các công tác xây dựng sau:
- Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp
- Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi.
- Xây dựng và xử lý các loại nền móng công trình.
- Lắp đặt các thiết bị cơ điện - nước công trình.
- Sản xuất các cấu kiện bê tông.
- Khảo sát thiết kế và xây dựng các công trình có ứng dụng công nghệ mới.
- Xây dựng và chống thấm các công trình ngầm, mái các công trình công nghiệp và dân dụng.
2. Bộ máy tổ chức quản lý và kế toán của Công ty.
2.1. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty:
Công ty thực tế lãnh đạo tạp trung theo mô hình thủ trưởng
Đứng đầu là giám đốc, là người đại diện của Công ty trong quan hệ, trực tiếp chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước cơ quan pháp luật.
Giúp việc cho Giám đốc gồm có:
- Hai phó giám đốc
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phó giám đốc phụ trách sản xuất
- Phòng kỹ thuật: giúp Giám đốc trong công tác hồ sơ đấu thầu, chỉ đạo công tác kỹ thuật thi công và an toàn lao động tại các công trình xây dựng...
- Phòng kế hoạch - đầu tư: là đầu mối giúp Giám đốc trong công tác tiếp thị maketing, có trách nhiệm đầu tư các nghiệp vụ cho cả Công ty và tổ chức điều độ, đẩy mạnh việc thanh quyết toán bàn giao các công trình kịp thời.
- Phòng tổ chức lao động hành chính: giúp Giám đốc về mặt tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và công tác hành chính, công tác kỷ luật, thi đua khen thưởng, giải quyết các chế độ chính sách về lao động.
- Phòng tài chính kế toán: giúp Giám đốc về công tác kế toán, thống kê tài chính, hạch toán tài sản, lương, tổ chức hạch toán, quyết toán báo cáo tài chính.
- Giám đốc các Xí nghiệp trực thuộc: chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ Công ty giao, chấp hành chế độ kiểm tra, kiểm soát của Công ty và các tổ chức có liên quan.
(Xem sơ đồ - phụ lục 01)
2.2. Bộ máy tổ chức kế toán của Công ty:
Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Công tác kế toán được tiến hành tập trung tại Công ty. Các xí nghiệp sản xuất không có bộ máy kế toán riêng mà chỉ có một nhân viên kế toán làm nhiệm vụ ghi chép thu thập chứng từ, lập bảng kê kiểm chứng từ gốc gửi về Công ty. Tại phòng kế toán Công ty, các cán bộ kế toán ghi chép sổ nghiệp vụ, hạch toán, lập báo cáo chi tiết và điều hành bộ phận liên quan.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước:
Chỉ tiêu
Quý IV năm 2004
Quý I năm 2005
Chênh lệch
Số tiền
Tỉ lệ
Nộp ngân sách
130000000
136550120
6550420
0,0656
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của Công ty quý I năm 2005 tăng 6.56% ứng với 6550420 đồng. điều đú cho thỏy rằng, cụng ty dó làm tăng ngõn sỏch cho nhà nước do làm ăn cú thiệu quả.
Tình hình thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty:
Tình hình thu nhập bình quân của công nhân viên trong Công ty Quý I năm 2005 cao hơn Quý IV năm 2004 là 33.783đ người/1 tháng với tỷ lệ tăng là 13.4%, điều này cho thấy đời sống CBCNV được nâng cao.
4. Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội
4.1. Phân cấp quản lý TK trong công ty
Bộ máy quản lý tài chính của Công ty được tổ chức thành Phòng kế toán chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty và được phân cấp như sau:
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về mọi mặt hoạt động quản lý tài chính, thực hiện các chế độ tài chính của Nhà nước để chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra toàn bọ hệ thống kế toán của Công ty.
- Kế toán tổng hợp: Phân tích đánh giá tình hình tài chính và theo dõi các khoản còn lại nếu đơn vị có nghiệp vụ mới phát sinh, phản ánh tình hình thị trường, xác định kết quả kinh doanh, ghi chép vào sổ cái, lập bảng cân đối kế toán, boá cáo quý, năm, phân tích tình hình tài chính của Công ty.
- Kế toán TSCĐ và CCDC: có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ và theo dõi phân bổ những công cụ dụng cụ có giá trị tươngđối lớn được phân bổ thành nhiều kỳ.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi về thanh toán, vay trả, công nợ, thu chi của nội bộ Công ty và bên ngoài, kế toán tiền lương và các khoản BHXH ...
- Kế toán ngân hàng: Kế toán về thanh toán vay trả với ngân hàng, kế toán thu nộp ngân sách nghìn đồng thời kế toán các quỹ công đoàn...
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý và theo dõi quỹ tiền mặt, thu chi tiền mặt tại quỹ.
- Kế toán Xí nghiệp: Theo dõi giám sát các hoạt động kinh tế tài chính của xí nghiệp, tập hợp các chứng từ, lập bảng kê kiêm chứng từ gốc để gửi về phòng kế toán công ty.
4.2. Công tác kế hoạch hoá tài chính của công ty
Để tạo lập và phân phối vốn cho việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh tuỳ theo từng công trình, tiến độ thi công công trình, Công ty có kế hoạch phân bổ, nếu thiếu vốn thì Công ty lập khế ước vay Ngân hàng và chấp hành theo đúng quy định của Nhà nước.
Cứ vào đầu quý IV hàng năm Công ty lập kế hoạch kinh doanh cho năm sau về sản lượng, doanh thu, quỹ tiền lương, chi phí... việc lập kế hoạch là do Phòng kế hoạch - đầu tư kết hợp với phòng Tài chính kế toán lập.
Định kỳ kết thúc các quý và năm, kế toán phải lập Báo cáo quyết toàn tài chính quý, năm để báo cáo lên Tổng công ty về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch mà Tổng công ty giao, nghìn đồng thời cũng gửi cho Cục quản lý vốn và tài sản DNNN và Tổng cục thống kê.
4.3. Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội
Xét qua năm 2004 2005 ta thấy tình hình sử dụng vốn của Công ty qua biểu phân tích sau:
Quý I năm 2005
Quý I Quý I năm 2005
Chênh lệch
Chênh lệch
Tỉ lệ
A. Tài sản lưu động
2228050
2178049
-50001
-0.0224
1.Tiền mặt
300000
85530
-214470
-0.7149
2.Tiền gửi
5000
1441339
941339
18.8268
3Phải thu khách hàng
247000
356990
10990
0.4453
4.nguyên vật liệu
18000
10500
-7500
-0.4167
5.Hàng hoá
713050
231650
-481400
-0.6751
6.sản xuất kinh doanh đầu kì
900000
0
-900000
-1
7.Thuế giá trị gia tăng dược kháu trừ
0
52040
52040
b.Tài sản cố định
800000
1179720
379720
0.4747
1.Tài sản cố định hữu hình
800000
800000
0
0
2. Khấu hao TSCĐ
0
20280
20280
3.Vốn kinh doanh dài hạn
0
400000
4000000
Qua số liệu trên ta thấy tổng số vốn Quý I năm 2005 so với Quý IV năm 2004 tăng số tiền là 329719 ứng với tỉ lệ là 0.1089tỉ lệ này chứng tỏ rằng qui mô về vốn của Công ty tăng.
Tiền mặt của công ty giảm 214470 ứng với 71.49% điều này chứng tỏ rằng quý này công ty đã dùng nhiều tiền mặt để thanh toán, .Tiền gửi ngân hàng tăng 941339 ứng vói tăng lên hơn 18 lần
Các khoản phải thu tăng 109990 ứng với tăng lên 44.53 % như vậy trong quý này koản phải thu đã tăng lên công ty cần có biện pháp để thu hồi nhanh vốn hơn, để có vốn thanh toán
Hàng tồn kho Quý I năm 2005 so với Quý IV năm 2004 giảm 481400 ứng với 67.51%. Hàng tồn kho giảm di chứng tỏ việc xuất ra nhiều hơn thu vàô..
Tài sản cố định của Công ty tăng 379720 ứng vói 47.47 % tài sản cố dịnh tăng chủ yếu là vốn liên doanh dài hạn tăng, chứng tỏ công ty năng dộng vói việc tìm khả năng kinh doanh
4.4. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội
Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội là một doanh nghiệp có qui mô các nghiệp vụ kế toán phát sinh tươngđối nhiều nên Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức nhật ký chung, kế toán chi phí sản xuất và tính toán giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp kê khai thường xuyên, Công ty hạch toán VAT theo phương pháp khấu trừ.
4.5. Hệ thống sổ sách và hình thức ghi sổ sử dụng cho hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Để phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, liên tục có hệ thống tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý tài sản, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp xây lắp nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp xây lắp bắt buộc phải mở đầy đủ các sổ, ghi chép quản lý, bảo quản và lu trữ sổ kế toán theo quy định của chế độ kế toán.
II- thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội
Do tính chất đặc điểm của sản phẩm xây lắp, việc tập hợp chi phí phát sinh được thực hiện trên cơ sở chi phí phát sinh đối với từng công trình, hạng mục công trình đó. Đối với các chi phí gián tiếp sẽ được tập hợp chung sau đó phân bổ theo tiêu thức nhân công trực tiếp hoặc sản lượng thực hiện. Xuất phát từ đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp của Công ty là các công trình, hạng mục công trình. Đối với phần việc cần tính giá thành thực tế thì đối tượng tập hợp chi phí là từng phần việc có kết cấu riêng, dự toán riêng và đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo quy định trong hợp nghìn đồng.
Công ty sử dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình. Các chi phí liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó, đối với chi phí không thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình vì liên quan đến nhiều dự toán chịu chi phí sẽ được tập hợp riêng, sau đó phân bổ theo tiêu thức hợp lý cho từng đối tượng, thường là căn cứ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp.
1. Nội dung hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội
Để minh hoạ cho toàn bộ quy trình hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty, trong bài viết này đề cập tới công trình Công trình lắp ráp 5 xe taxi tải làm ví dụ minh hoạ.
1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một yếu tố cấu thành không thể thiếu trong giá thành sản phẩm, nó chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí. Do đó, việc hạch toán đầy đủ, chính xác khoản mục này có ý nghĩa quan trọng trong việc tính giá thành, là một trong những căn cứ góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả quản trị tại công ty.
Vật tư sử dụng cho công trình chủ yếu do đội thi công tự tổ chức mua ngoài, vận chuyển đến tận chân công trình và sử dụng ngay. Khi có công trình, trước hết bộ phận kỹ thuật căn cứ vào bản vẽ thiết kế, thi công từng công trình, hạng mục công trình, tính ra khối lượng xây lắp từng loại công việc (xây, trát , gia công lắp dùng cốt thép, bê tông..). Bộ phận kế hoạch căn cứ vào khối lượng xây lắp theo từng loại công việc để tính định mức chi phí nguyên vật liệu trên cơ sở định mức dự toán. Bộ phận kỹ thuật thi công các công trình căn cứ vào bản vẽ thi công và khối lượng công việc thực hiện theo tiến độ, yêu cầu cung cấp vật tư cho tiến độ công trình. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng, đội trưởng hoặc nhân viên quản lý đội tiến hành mua vật tư. Trường hợp tạm ứng để mua vật tư, kế toán xí nghiệp viết giấy đề nghị tạm ứng kèm theo kế hoạch mua vật tư và giấy báo giá. Sau khi được Kế toán trưởng và Giám đốc duyệt, các chứng từ này được chuyển qua phòng tài vụ để làm thủ tục nhận tiền tại Công ty về xí nghiệp hoặc được chuyển thẳng vào ngân hàng để trả trực tiếp cho đơn vị bán hàng. Đối với các vật liệu, công cụ sử dụng ở Công ty cũng do mua ngoài, Công ty không dự trữ vật tư, vật liệu, công cụ tại kho của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà việc mua hàng hoá trở nên dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng thì các Công ty xây dựng không dự trữ vật tư, nguyên liệu, công cụ trong kho là việc nên làm, vì như vậy sẽ làm giảm được rất nhiều chi phí nh: Tiền thuê kho bãi, các hao hụt trong định mức, tiền vận chuyển từ kho Công ty đến công trình...
Các chứng từ trong quá trình thu mua vật tư thường là “Hoá đơn giá trị gia tăng” hay “Hoá đơn bán hàng thông thường”, “Hoá đơn vận chuyển” … Đây là căn cứ để kế toán theo dõi vật tư từng công trình, hạng mục công trình trên cơ sở chi tiết vật tư.
Đối với công trình Công trình lắp ráp 5 xe taxi tải. Vật tư mua về được chuyển thẳng vào kho của đội và được xuất dùng trực tiếp thi công công trình, các đội không lập phiếu nhập kho và xuất kho. Giá vật liệu xuất dùng cho công trình được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh, bao gồm giá thực tế mua vào cộng với chi phí thu mua (vận chuyển, bốc dỡ...). Hàng tháng, thống kê đội gửi các chứng từ về xí nghiệp, kế toán xí nghiệp tập hợp chứng từ gửi lên phòng Kế toán để ghi vào sổ sách kế toán và làm thủ tục thanh toán giảm số đã ứng. Hoá đơn giá trị gia tăng mua vật t cho công trình Công trình lắp ráp 5 xe taxi tải (Phụ lục số 06). Số vật tư đó cũng do Công ty vật liệu xây dựng Bắc Giang vận chuyển đến công trình và ghi chi phí vận chuyển vào hoá đơn GTGT khác (Phụ lục số 07).
Tại phòng Kế toán, kế toán vật tư sử dụng tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để phản ánh thực tế vật liệu mua vào xuất dùng cho thi công công trình. Sổ TK 621 được mở chi tiết cho từng công trình.
Khi nhận được các chứng từ liên quan đến vật tư mua về sử dụng cho công trình, hạng mục công trình, kế toán kiểm tra tính chính xác và hợp lý của các chứng từ và mở “Sổ chi tiết theo dõi vật tư” cho từng công trình, hạng mục công trình (Phụ lục số 3. Sổ này có tác dụng theo dõi tất cả các hoá đơn mua vật tư phát sinh trong kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi sổ. Sau đó, kế toán vật tư sẽ chuyển tất cả các chứng từ trên cho kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp sẽ nhập số liệu vào máy, máy sẽ tự động vào Nhật ký chung (Phụ lục số 4), sổ chi tiết TK 621 (Phụ lục số 5), sổ cái TK 621 (Phụ lục số 6) và chuyển số liệu sang các phân hệ kế toán khác có liên quan.
(kèm theo sơ đồ hạch toán Nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty )
1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng từ 3-18% trong tổng giá thành công trình. Do vậy, việc theo dõi, quản lý và hạch toán chi phí nhân công cho các công trình, hạng mục công trình cũng là một vấn đề đáng được quan tâm.
Tại Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội công nhân sản xuất trực tiếp bao gồm 2 bộ phận.
- Bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp thuộc biên chế của Công ty.
- Bộ phận công nhân còn lại là lao động thời vụ do các chủ công trình, tổ, đội sản xuất ký hợp nghìn đồng thuê mướn.
Đối với lao động trực tiếp sản xuất Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán theo khối lượng công việc.
Tiền lương sản phẩm = Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá tiền lương.
Chi phí nhân công trực tiếp được kế toán Công ty hạch toán vào tài khoản 622. Tài khoản này được theo dõi chi tiết trên từng công trình, hạng mục công trình và không phản ánh các khoản tiền lương của bộ phận quản lý sản xuất, bộ phận quản lý Công ty.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
+ Tiền công trả cho công nhân xây lắp thuộc biên chế của Công ty.
+ Tiền công trả cho công nhân thuê ngoài.
Việc tính lương cho công nhân dựa trên khối lượng công việc giao khoán (cả với công nhân trong biên chế Công ty và công nhân thuê ngoài)
Với công việc giao khoán cho các đội sản xuất, cơ sở tính lương cho người lao động hàng tháng là các hợp nghìn đồng lao động và các bảng chấm công (Phụ lục số 7). Khi công việc hoàn thành phải có “Biên bản nghiệm thu công việc” (Phụ lục số 8) với sự giám sát kỹ thuật, đội trưởng. Trong quá trình thi công, đội trưởng theo dõi số ngày làm việc trong tháng của từng công nhân và ghi vào bảng chấm công, nghìn đồng thời theo dõi khối lượng công việc làm căn cứ để tính tiền lương khoán cho cả tổ.
Tiền lương của một công nhân sản xuất được tính theo công thức sau:
Số tiền lương làm
khoán của một CN
Tổng số tiền giao khoán
Tổng số công
Số công của từng công nhân
=
x
Trong đó: Số liệu về tổng số tiền giao khoán được lấy từ ‘Phiếu giao việc” tổng số công và số công của từng công nhân trong tháng lấy từ “Bảng chấm công” do tổ trưởng theo dõi.
Căn cứ vào “Bảng chấm công”, “Phiếu giao việc” và “Biên bản nghiệm thu” của tổ Nguyễn Huy Hoàng (Tổ sắt), kế toán tính tiền lương của một công nhân tháng 3 như sau:
( 5.530.000 : 192 ) x 24 = 691.250 (nghìn đồng)
Cuối tháng, từ các chứng từ phát sinh ở các tổ: Hợp nghìn đồng lao động, bảng chấm công, bảng theo dõi khối lượng công việc, biên bản nghiệm thu từng phần, kế toán xí nghiệp lập “Bảng tổng hợp lương” của các tổ (Phụ lục số 9).
Sau đó, các chứng từ này được chuyển lên phòng Kế toán để kế toán tính lương và thanh toán cho người lao động. Kế toán thanh toán lập “Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương” của từng tổ. (Phụ lục số 16).
Cuối tháng, kế toán tổng hợp nhập số liệu từ các chứng từ gốc vào phiếu kế toán, máy tính tự động phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào Nhật ký chung, Sổ chi tiết, Sổ cái TK 622. Số liệu minh hoạ (Phụ lục số 11, 12).
Tại Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội, việc tính lương phép cho công nhân không tiến hành trích trước mà đến khi có bảng chấm công phép cho công nhân thì kế toán mới tính lương phép cho công nhân và chi phí lương phép của công nhân được hạch toán trực tiếp vào chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ.
(kèm theo sơ đồ hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp)
1.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Trong doanh nghiệp xây lắp, khối lượng công việc diễn ra với quy mô lớn, cờng độ cao. Việc sử dụng máy phục vụ cho quá trình thi công là một yếu tố quan trọng giúp Công ty tăng năng xuất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng công trình.
Hiện nay, Công ty đã trang bị nhiều máy móc mới và hiện đại phục vụ cho thi công. Máy thi công bao gồm: Máy vận thăng, máy đầm, máy lu... Ngoài ra, để thuận tiện cho việc sử dụng máy thi công đối với những công trình ở xa hoặc cần máy móc có giá trị lớn, chủ công trình sẽ đi thuê ngoài.
Đối với máy thi công của Công ty:
Để nâng cao chất lượng quản lý, tạo quyền chủ động cho các đội, Công ty giao máy thi công cho các đội tuỳ theo chức năng quản lý của đội đó, việc điều hành xe máy và theo dõi sự hoạt động sản xuất của chúng được đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của các đội và có sự giám sát chặt chẽ của lãnh đạo Công ty. Máy thi công sử dụng cho công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình đó, trường hợp máy sử dụng cho nhiều công trình thì kế toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Việc theo dõi máy thi công của đội thông qua chứng từ: lệnh điều động xe máy và thống kê máy. Định kỳ cuối tháng hoặc cuối quý các chứng từ này sẽ được chuyển về phòng Kế toán làm căn cứ ghi sổ và phân bổ cho từng đối tượng sử dụng.
Đối với máy thi công thuê ngoài:
Trong trường hợp Công ty không có loại máy phù hợp phục vụ cho đội thi công, đội trưởng sẽ chủ động thuê máy ngoài Công ty. Thông thường phương thức thuê là thuê nghìn đồng bộ, bao gồm cả công nhân vận hành máy, các chi phí thuê máy... Chứng từ về thuê máy thường là Hợp nghìn đồng thuê máy hoặc Hoá đơn (GTGT). Theo phương thức này trong hợp nghìn đồng thuê máy hoặc hoá đơn thuê máy phải xác định rõ khối lượng công việc và tổng số tiền bên thuê phải trả.
Cuối tháng (quý), căn cứ vào chứng từ thuê máy phát sinh, bản thanh lý hợp nghìn đồng thuê máy, biên bản xác nhận khối lượng thuê máy thi công do đội trưởng gửi lên, kế toán hạch toán vào khoản mục chi phí máy thi công.
Để hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng TK 623- chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản này được chi tiết thành 6 tài khoản cấp hai.
TK 6231- Chi phí nhân viên điều khiển máy.
TK 6232- Chi phí nhiên liệu.
TK 6233- Chi phí công cụ.
TK 6234- Chi phí khấu hao máy thi công.
TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6238- Chi phí bằng tiền khác.
* Chi phí nhân viên điều khiển máy:
Hàng tháng, căn cứ vào lệnh điều động xe máy và ca xe phục vụ để tính lương cho tổ lái xe, khoản này được tập hợp vào bên nợ TK 6231. Cuối tháng kết chuyển vào TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và phân bổ cho các công trình.
Tình hình thực tế tại Công ty: Kế toán tính lương tháng 3 Quý I năm 2005 của tổ lái xe:
Nợ TK 6231: 5000000
Có TK 3341: 5000000
Cuối tháng, kết chuyển sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
Nợ TK 154: 5000.000
Có TK 6231: 5000.000
Những nghiệp vụ kinh tế phát sinh này sẽ được kế toán ghi vào các sổ thông qua việc nhập số liệu vào máy theo hình thức Nhật ký chung.
*Chi phí vật liệu máy thi công :
Căn cứ vào các chứng từ về nhiên liệu (xăng, dầu, mỡ...), sử dụng cho xe ôtô tải do tổ lái xe chuyển lên, kế toán hạch toán vào TK 6232 - Chi phí vật liệu máy thi công, và nhập số liệu vào máy để máy tự động vào Nhật ký chung, sổ cái TK 6232 và các sổ khác có liên quan. Chi phí này phát sinh ở công trình nào được hạch toán trực tiếp vào công trình đó.
Tình hình thực tế ở Công ty: Khi kế toán nhận được chứng từ liên quan đến việc mua nhiên liệu phục vụ máy thi công (Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng...), kế toán tiến hành vào số liệu. Cụ thể với hoá đơn GTGT mua xăng ngày 10 tháng 3 Quý I năm 2005, kế toán ghi :
Nợ TK 6232 :
Nợ TK 133 :
Có TK 111:
Cuối tháng, kết chuyển sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
Nợ TK 154 :
Có TK 6232 :
*Chi phí công cụ máy thi công:
Bao gồm các chi phí về phụ tùng xe ôtô tải, phụ tùng sửa chữa máy thi công. Căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ liên quan, kế toán hạch toán vào tài khoản 6233- Chi phí công cụ. Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tình hình thực tế tại Công ty, tháng 3 Quý I năm 2005 phát sinh nghiệp vụ mua phụ tùng thay thế cho ô tô tải, hoá đơn GTGT số 035423 ngày 15 tháng 3 Quý I năm 2005, kế toán ghi:
Nợ TK 6233 :
Nợ TK 133 :
Có TK 111 :
Cuối tháng, kết chuyển sang TK 154:
Nợ TK 154 :
Có TK 6233 :
Việc phản ánh số liệu vào các sổ chi tiết, sổ cái và kết chuyển cuối kỳ được thực hiện tự động trong máy vi tính.
*Chi phí khấu hao máy thi công:
- Khấu hao xe ôtô tải: Căn cứ vào lệnh điều động cho từng công trình, kế toán tính ra số tiền ca xe ôtô tải và hạch toán khấu hao trực tiếp vào công trình đó.
- Khấu hao tài sản cố định khác: Tài sản cố định dùng cho thi công bao gồm máy thi công và các thiết bị thi công. Trong một kỳ hạch toán máy thi công có thể phục vụ một công trình hoặc nhiều công trình.
+ Trường hợp máy thi công sử dụng cho một công trình : Khi đội có nhu cầu sử dụng máy thi công, Công ty sẽ giao máy cho đội sử dụng và quản lý. Trong quá trình sản xuất, đội trưởng sẽ theo dõi thời gian sử dụng qua nhật trình sử dụng xe, máy và tính khấu hao theo quy định, các thiết bị thi công: cột chống, giáo thép... cũng được đội trưởng theo dõi thời gian sử dụng, tiến hành trích khấu hao và được hạch toán trực tiếp vào các công trình. Khi công việc kết thúc, chuyển các chứng từ này lên phòng Kế toán, kế toán tổng hợp nhập số liệu vào các phiếu kế toán, máy tính sẽ tự động vào bảng phân bổ khấu hao và các sổ sách liên quan.
+ Trường hợp máy thi công sử dụng cho nhiều công trình trong một kỳ hạch toán: Căn cứ vào lệnh điều động xe máy và nhật trình sử dụng máy thi công do các đội cung cấp để tiến hành tính khấu hao theo tỷ lệ trích khấu hao tài sản cố định. Với máy thi công sử dụng cho nhiều công trình kế toán tính và hạch toán vào TK 6234, sau đó phân bổ cho từng công trình theo chi phí nhân công trực tiếp.
Với cách phân bổ này, công trình nào có chi phí nhân công trực tiếp lớn thì chi phí sử dụng máy thi công lớn.
Trong kỳ, máy thi công sử dụng cho công trình Công trình lắp ráp 5 xe taxi tải được thống kê trong quý 4/2005 như sau
Sổ sách liên quan được minh hoạ trên ( Phụ lục số 13).
1.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí bỏ ra để thực hiện công tác quản lý không liên quan trực tiếp tới quá trình thi công các công trình.
Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội, theo quy chế tài chính của công ty quy định, chi phí quản lý doanh nghiệp được tập hợp vào TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
TK627: được kế toán Công ty mở chi tiết thành các tài khoản cấp hai, phản ánh chi phí sản xuất chung theo nội dung cụ thể.
- TK 6271: Chi phí nhân viên quản lý.
- TK 6272: Chi phí vật liệu quản lý.
- TK 6273: Chi phí công cụ.
- TK 627: Chi phí khấu hao máy thi công.
- TK 6275: Công tác phí.
- TK 6276: Chi phí thiết bị, xe, máy thuê ngoài dùng cho bộ phận quản lý.
- TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
Chi phí chung phát sinh trong kỳ được tập hợp chung cho toàn Công ty, cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ cho từng công trình theo sản lượng thực hiện.
1.4.1. Chi phí nhân viên quản lý:
Chi phí nhân viên quản lý Công ty bao gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn ca của công nhân xây lắp, nhân viên quản lý, các khoản trích theo quy định (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công, nhân viên quản lý đội. BHXH, BHYT được tính trích trên tiền lương cơ bản của công nhân viên trong biên chế Công ty. KPCĐ được trích trên tiền lương thực tế phải trả (kể cả với công nhân thuê ngoài).
Khoản mục chi phí này được kế toán Công ty hạch toán vào TK 6271.
(xem phụ lục số 14)
Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công đã có sự xác nhận của phòng Tổ chức hành chính chuyển về, kế toán tính lương nhân viên quản lý đội, tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ đã quy định.
Ví dụ với các khoản trích theo lương tháng 3 cho công nhân công trình Công trình lắp ráp 5 xe taxi tải. Tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT đối với công nhân trong biên chế Công ty, KPCĐ đối với cả công nhân Công ty và công nhân thuê ngoài:
Trích KPCĐ:
Nợ TK 6271: 550000
Có TK 3382 : 550000
Trích BHXH:
Nợ TK 6271: 5500000
Có TK 3383: 5500000
Trích BHYT:
Nợ TK 6271: 825000
Có TK 3384 : 825000
1.4.2. Chi phí vật liệu quản lý:
Chi phí vật liệu hạch toán trong chi phí sản xuất chung ở Công ty bao gồm:
Chi phí vật liệu, xuất dùng cho sửa chữa tài sản cố định , máy móc, thiết bị, dụng cụ tại văn phòng Công ty, chi phí trại lán tạm thời …tại công trình. Chi phí vật liệu được kế toán Công ty tập hợp vào TK 6272 - Chi phí vật liệu.
(Xem sơ đồ hạch toán chi phí vật liệu quản lý - phụ lục số 15)
Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan đến việc sử dụng vật liệu quản lý, kế toán căn cứ vào các chứng từnhư“Hoá đơn GTGT”, “Hoá đơn bán hàng thông thường”... tập hợp chi phí vào tài khoản 6272. Thực tế tại Công ty, theo hoá đơn GTGT số 030378 ngày 19 tháng 3 Quý I năm 2005 mua phụ tùng sửa chữa máy trộn bê tông, kế toán ghi :
Nợ TK 6272 :
Nợ TK 133 :
Có TK 111 :
Cuối kỳ, chứng từ được tập hợp và chuyển cho kế toán tổng hợp vào máy, máy tính sẽ tự động vào sổ sách và phân hệ kế toán liên quan.
1.4.3. Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất:
Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất của Công ty bao gồm những chi phí nh: chi phí mua giàn giáo, ván khuôn và các công cụ khác phục vụ sản xuất, chi phí trang bị quần áo bảo hộ lao động … trên công trường, các công cụ dụng cụ sử dụng ở văn phòng.
Công ty sử dụng TK 6273 - Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất để hạch toán chi phí này.
+ Đối với các công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, phân bố hết một lần trong kỳ hạch toán, căn cứ vào bảng kê chi tiết hoàn ứng công trình, kế toán ghi sổ chi tiết TK 6273. Thông thường, các loại công cụ đó do chủ nhiệm công trình mua sắm theo yêu cầu thi công, nhập thẳng về công trình. Do vậy, kế toán Công ty không dùng TK 153 để theo dõi các công cụ dụng cụ đó, những chi phí này được tập hợp vào TK 6273.
Trong quý IV Quý I năm 2005, công trình Công trình lắp ráp 5 xe taxi tải có mua sắm một số công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ (trang bị bảo hộ lao động cho công nhân). Chi phí được hạch toán thẳng vào TK 6273.
Nợ TK 6273 :
Nợ TK 1331:
Có TK 111 :
1.4.4. Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Giá trị khấu hao tài sản cố định phản ánh trong khoản mục chi phí sản xuất chung được phát sinh từ những tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho sản xuất. Tại Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội, Công ty không sử dụng TK 6424 phản ánh khấu hao của tài sản cố định phục vụ quản lý Công ty. Toàn bộ những chi phí đó được hạch toán vào TK 627 - Chi phí khấu hao tài sản cố định. Cuối kỳ, phân bổ cho từng công trình theo sản lượng thực hiện. Như vậy, ngoài chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho các đội sản xuất, TK 627 còn bao gồm cả chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quản lý Công ty.
Mức KH phải trích BQ tháng
=
Mức KH bình quân năm
12
Công ty thực hiện việc khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đờng thẳng.
Cuối kỳ hạch toán, kế toán tổng hợp tiến hành lập “Bảng tính khấu hao” các tháng trong quý, tính ra giá trị khấu hao tài sản cố định trong kỳ. Trên cơ sở đó tiến hành phân bổ cho các công trình theo giá trị sản lượng thực hiện
(Xem phụ lục số 16 - Bảng tính khấu hao TSCĐ 627 - quý 4/2005).
1.4.5. Kế toán các khoản mục công tác phí, chi phí thiết bị thuê ngoài, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
Đây là những khoản mục chi phí không trực tiếp liên quan tới quá trình sản xuất nhưng rất cần thiết cho công tác quản lý tại Công ty. Những chi phí này thường không thể tập hợp riêng cho từng công trình, chúng được phân bổ theo giá trị sản lượng thực hiện của công trình trong kỳ hạch toán. Trường hợp chi phí phát sinh trực tiếp tại công trình nào thì tập hợp thẳng vào công trình đó.
Khoản mục công tác phí ở Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội bao gồm các khoản phí, lệ phí phục vụ công tác quản lýnhưlệ phí giao thông, lệ phí cầu, phà. Toàn bộ những chi phí này được kế toán Công ty phản ánh vào TK 6275 - Công tác phí.
Trong thực tế, xe, máy, thiết bị của Công ty không phải lúc nào cũng có thể đáp đầy đủ nhu cầu của công tác quản lý. Hơn nữa, có những công việc yêu cầu máy móc, thiết bị chuyên môn không phát sinh thường xuyên do đó giải pháp hợp lý nhất là thuê ngoài những thiết bị, máy móc. Biện pháp này không những thuận lợi mà còn giúp Công ty giảm được chi phí quản lý. Khoản mục chi phí này được Kế toán Công ty hạch toán vào TK 6276- Chi phí thiết bị, xe máy thuê ngoài dùng cho bộ quản lý Công ty.
Chi phí dịch vụ mua ngoài là những chi phí phục vụ cho những hoạt động của Công ty mua từ bên ngoài nh: Tiền điện, nước, tiền thuê nhà, văn phòng, chi phí điện thoại, điện báo…Kế toán Công ty sử dụng TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài để tập hợp những chi phí này.
Chi phí hội nghị, tiếp khách, quảng cáo, tiếp thị và những chi phí khác phản ánh vào TK 6278- Chi phí bằng tiền khác.
Việc Công ty hạch toán các khoản chi phí phục vụ cho việc quản lý ở Công tynhưtiền công tác phí, chi phí thiết bị, xe máy thuê ngoài dùng cho bộ quản lý Công ty, chi phí mua ngoài phục vụ cho những hoạt động của Công ty vào TK 627 là không đúng, các khoản chi phí này cần phải được hạch toán vào TK 642.
* Trình tự hạch toán
Hàng tháng hoặc định kỳ (thường là 10 ngày), toàn bộ hoá đơn chứng từ gốc phát sinh về những nghiệp vụ kinh tế này được kế toán xí nghiệp tập hợp vào "Bảng kê chứng từ". Trên cơ sở đó kế toán nhập số liệu vào máy vi tính. Trình tự hạch toán theo sơ đồ .
(Xem phụ lục số 17 - Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác)
Cuối kỳ hạch toán, kế toán lập bảng “Tổng hợp chi tiết TK 627” (Xem phụ lục số 18).
Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình theo sản lượng thực hiện (Xem phụ lục số 19, 20)
1.5. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất
ở Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội khi phát sinh thiệt hại phải ngừng thi công, các khoản chi phí phát sinh được hạch toán vào bên Nợ TK 811 – Chi phí khác. Các khoản thu đượcnhưtiền phạt, tiền bồi thường của người gây ra thiệt hại sẽ được hạch toán vào TK 711 – Thu nhập khác.
Đối với các khoản thiệt hại do phải làm lại kế toán mở sổ riêng chi tiết theo dõi theo từng khoản mục chi phí, cuối kỳ kết chuyển sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại kế toán kết chuyển tươngứng. Đây là những nghiệp vụ ít xảy ra trong Công ty, trong quý IV Quý I năm 2005 không xảy ra thiệt hại phải ngừng thi công và thiệt hại phải làm lại.
Quý II/2005 tại công trình trường CNKT Gia Lâm đã xảy ra trường hợp thiệt hại phải làm lại ở phần việc xây tường bao quanh. Sau khi cán bộ kỹ thuật kiểm tra nghiệm thu phát hiện và xác định tờng xây không bảo đảm kỹ thuật, phải dỡ đi làm lại. Các chi phí phát sinh được kế toán tập hợp riêng:
Nợ TK 621:
Nợ TK 133:
Có TK 141:
Chi phí nhân công:
Nợ TK 622:
Có TK 141:
Kết thúc công việc, kết chuyển sang TK 154
Nợ TK 154:
Có TK 621:
Có TK 622:
Xử lý thiệt hại bằng cách bắt công nhân gây ra thiệt hại phải bồi thường:
Nợ TK 334 :
Có TK 154 :
2. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
2.1. Tổng hợp chi phí sản xuất
Việc tập hợp chi phí sản xuất cho các sản phẩm xây lắp được tập hợp riêng cho từng công trình, hạng mục công trình và riêng các khoản mục chi phí. Các chi phí được tập hợp vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
(Xem phụ lục số 30 - Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất)
Cuối quý, căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết các tài khoản kế toán lập “ Bảng kê chi tiết chi phí”) phát sinh trong quý, làm cơ sở đối chiếu số liệu trên Sổ cái. Sau khi đối chiếu đúng khớp số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp, kế toán Công ty thực hiện các bút toán kết chuyển trên máy vi tính kết chuyển chi phí sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang
Để phù hợp với yêu cầu quản lý và kỳ hạch toán, kỳ tính giá thành sản phẩm của Công ty cũng được xác định vào cuối mỗi quý. Việc xác định chi phí của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ được thực hiện thông qua giá trị dự toán khối lượng xây lắp dở dang.
Cuối mỗi quý, đại diện phòng Kỹ thuật cùng với nhân viên kỹ thuật của đội công trình, đội trưởng tiến hành kiểm kê tại công trình, xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công trình, hạng mục công trình. Sau đó, bộ phận Kỹ thuật sẽ lập đơn giá dự toán xây dựng cơ bản phù hợp cho từng phần việc của từng công trình và tính ra chi phí dự toán của toàn bộ khối lượng xây lắp dở dang.
Phòng Kế toán sau khi nhận được bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ sẽ tiến hành xác định chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức:
Chi phí xây lắp Khối lượng Giá dự toán
dở dang = xây lắp dở x xây dựng cơ bản
cuối kỳ dang cuối kỳ
Tại công trình trường CNKT Gia Lâm, cuối quý IV khi cán bộ kỹ thuật kiểm kê khối lượng thực tế thi công so với khối lượng dự toán
Căn cứ vào khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ, phòng Kỹ thuật tính ra đơn giá dự toán cho phần việc dở dang cuối kỳ. Số liệu minh hoạ
Theo cách tính này, giá trị khối lượng xây lắp dở dang không được chính xác là khối lượng xây lắp thực tế dở dang mà chỉ là khối lượng dự toán xây lắp dở dang. Đây là một điểm bất cập của Công ty cần được điều chỉnh lại.
2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Với đặc điểm sản xuất làm theo đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành trùng với kỳ báo cáo, Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội lựa chọn phương pháp tính giá thành giản đơn.
Đối với những công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ, giá thành được xác định theo công thức sau:
Giá thành thực tế = Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ
Đối với những công trình được hoàn thành, giá thành kỳ hạch toán được tính bằng công thức:
Giá thành KLXL hoàn thành bàn giao
Giá trị xây lắp dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
Giá trị xây lắp dở dang cuối kỳ
=
+
-
Giá thành thực tế của công trình lắp dat 5 xe tãI tai Thanh Hưng
Giá thành
khối lượng = 900000000+69405000 + 0
XL hoàn thành
= 969405000 nghìn đồng
Phần III
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiệncông tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội.
I. Nhận xét đánh giá chung.
Với sự lãnh đạo đúng đắn, bộ máy tổ chức gọn nhẹ khoa học theo mô hình trực tuyến, đảm bảo tính chủ đạo thống nhất và liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong công việc. Các phòng ban chức năng hoạt động có hiệu quả, tham mưu cho ban lãnh đạo trong quản lý kinh tế và giám sát thi công, tổ chức sản xuất đạt kết quả tốt. Trong những năm qua, các chỉ tiêu tài chính của Công ty liên tục tăng, tình hình tài chính ổn định. Để đạt được kết quả trên không thể không kể đến sự đóng góp của công tác hạch toán kế toán. Qua những thông tin mà kế toán cung cấp, Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng có thể phối hợp và đưa ra những quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
1. Nhận xét về tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hợp lý, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn đã thực hiện công tác hạch toán kế toán Công ty một cách có hiệu quả góp phần tích cực vào công tác quản lý của Công ty.
Bộ máy kế toán được sự trợ giúp đắc lực của hệ thống kế toán trên máy vi tính, làm giảm bớt gánh nặng công việc cho kế toán viên và tránh những sai sót trong quá trình hạch toán (Công ty thực hiện hình thức kế toán Nhật ký chung)
Về hình thức tổ chức công tác kế toán, hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ. Việc luân chuyển chứng từ hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán đối chiếu, kiểm tra khi cần thiết. Công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về lập, lưu trữ, huỷ chứng từ theo quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên với mô hình Công ty tương đối lớn, nghiệp vụ phát sinh nhiều, mô hình kế toán tập trung một cấp là không hợp lý.
2. Nhận xét về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty.
Công ty phân chia chi phí thành 4 khoản mục Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung là hợp lý và phù hợp với các đặc điểm tính giá thành xây lắp, tạo điều kiện cho kế toán phân định theo dõi, bóc tách và đối chiếu các số liệu chi phí phát sinh thuận tiện, chính xác và kịp thời. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là công trình, hạng mục công trình trong một quý phù hợp với đặc điểm của đơn vị hoạt động xây lắp.
2.1. Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu.
Trong quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, Công ty không dự trữ vật liệu vào kho mà giao cho chủ công trình tự mua về sử dụng. Định kỳ nộp các chứng từ liên quan về phòng Tài chính – Kế toán, Công ty chỉ quản lý về mặt giá trị. Việc áp dụng biện pháp này cũng có một số khó khăn cho công tác quản lý như: Kế toán chỉ theo dõi quản lý được nguyên vật liệu về mặt giá trị. Tình hình biến động nhập xuất tồn vật tư không thể theo dõi được vì vậy không thể nắm bắt được hiệu quả sử dụng vật tư. Đây chính là khe hở của sự thất thoát và lãng phí vật tư.
Đối với những công trình có giá trị lớn thời gian thi công dài có tính phức tạp lắp đặt nhiều thiết bị, đôi khi việc hạch toán còn lẫn lộn những tài sản cố định, công cụ dụng cụ sử dụng phục vụ thi công vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Công ty có một số công trình ở các tỉnh xa như Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng…thường thì có các chứng từ ban đầu nộp về Công ty không đúng thời gian quy định dẫn đến việc có công trình đã thi công cả tháng mà vẫn chưa hạch toán được chi phí và đến tháng sau lại dồn chi phí vào làm cho dễ xảy ra sai sót nghìn đồng thời gây ra sự khác biệt lớn về chi phí sản xuất giữa các kỳ ảnh hưởng đến sự chính xác, kịp thời của các số liệu trên báo cáo tài chính.
2.2. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục quan trọng trong tính giá thành công trình. Những công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, ký hợp nghìn đồng dài hạn với Công ty thì được tổ chức thành các tổ, đội chuyên môn hoá. Số còn lại là lao động mang tính thời vụ thì tổ trưởng các đội sản xuất được Công ty uỷ quyền đứng ra ký hợp nghìn đồng thuê mướn, việc thuê mướn theo thời vụ. Như vậy, Công ty không phải chịu những chi phí tính theo lương và các nghĩa vụ khác đối với người lao động ký hợp nghìn đồng ngắn hạn, mà việc tìm kiếm nguồn lao động thì khá dễ dàng.
ở Công ty, việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên là không được thực hiện. Khoản chi phí này thường là không lớn lắm nhưng nó cũng làm mất cân đối khoản mục chi phí nhân công trực tiếp giữa các kỳ.
Khoản mục chi phí này đôi khi còn hạch toán nhầm lẫn khoản chi phí lương nhân viên quản lý đội.
2.3. Phương pháp hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Tại Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội, số lượng máy thi công không nhiều do vậy kế toán có thể theo dõi và hạch toán khoản mục chi phí này một cách tương đối chính xác cho từng công trình theo thời gian sử dụng. Đồng thời, Công ty đang trang bị thêm những máy móc thiết bị thi công chuyên dụng. Phần công việc, hạng mục đặc biệt, Công ty áp dụng phương thức thuê máy ngoài. Biện pháp này giúp giảm bớt những chi phí như bảo dưỡng, khấu hao máy thi công trong thời gian không sử dụng thiết bị đó.
Trong hạch toán, Công ty đã không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công. Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn, kế toán hạch toán hết vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ và phân bố cho các đối tượng sử dụng. Điều đó sẽ dẫn đến sự mất cân đối rong khoản mục chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ.
2.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung
ở Công ty, những chi phí thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp như chi phí thiết bị xe máy thuê ngoài ding cho bộ phận quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định ding cho bộ phận quản lý Công ty, Chi phí mua ngoài phục vụ văn phòng, các khoản công tác phí, và các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho quản lý ở Công ty được hạch toán vào khoản mục chi phí chung. Như vậy là không chính xác nó phản ánh không đúng chi phí sản xuất chung và làm cho giá thành sản xuất bị sai lệch.
2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Công ty áp dụng phương pháp tính khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ bằng cách lấy khối lượng xây lắp dở dang thực tế nhân với giá dự toán xây dựng cơ bản. Như vậy Công ty đã coi giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Việc tính khối lượng xây lắp dở dang như trên là không chính xác do chưa có sự điều chỉnh giá trị dự toán khối lượng xây lắp dở dang thành chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang.
2.6. Tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành
Công ty không sử dụng Thẻ tính giá thành, chỉ lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp các công trình. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp không đáp ứng được yêu cầu tính giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục mà Công ty áp dụng do chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ, cuối kỳ không phân theo các khoản mục chi phí. Do vậy, Công ty nên lập thẻ tính giá thành theo khoản mục chi phí sản xuất riêng cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
II. một số ý kiến đề xuất về hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Quá trình học tập kiến thức ở trường và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội em xin được nêu ra một số ý kiến của mình nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:
1. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Công ty giao quyền tự quyết cho chủ nhiệm công trình trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp vật tư thay cho việc dự trữ vật tư trong kho để cung cấp cho công trình như trước đây là một việc dự trữ vật tư trong kho để cung cấp cho các công trình như trước đây là làm việc đúng. Biện pháp này thể hiện sự năng động trong hoạt động kinh doanh của Công ty. ở nước ta hiện nay, với một số nền kinh tế mở, thị trường nguyên vật liệu đa dạng thì việc tìm kiếm và cung cấp vật tư là không khó khăn. Công ty không mua nguyên vật liệu về kho dự trữ mà cung cấp theo tiến độ thi công, nguyen vật liệu mua về nhập kho dự trữ mà cung cấp theo tiến độ thi công, đã hạn chế được việc ứ đọng vốn giảm chi phí bảo quản dự trữ hàng tồn kho và hơn thế nữa Công ty còn giảm được cả chi phí lưu kho, vận chuyển bốc xếp, hao mòn, thất thoát. Các công trình xây dựng thường nằm trên địa bàn cách xa nhau do vậy, những chi phí trên nhất định sẽ phát sinh nếu Công ty sử dụng kho dự trữ vật tư. Ngoài ra, hình thức này còn tạo thế chủ động trong thi công cho các chủ nhiệm công trình. Giảm được những bước thủ tục không cần thiết có thể làm giảm tiến độ thi công. Tuy nhiên, đây cũng có thể tạo ra khe hở gây thất thoát vật tư. Tại phòng kế toán Công ty việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trược tiếp chỉ phản ánh được lượng giá trị mà không theo dõi đưọưc khối lượng vật tư và giá mua. Trong khi đó, theo quy định công tác thi công phải tuân thủ theo thiết kế và dự toán. Như vậy, việc so sánh kiểm tra chi phí theo dự toán là khó thực hiện được. Để khắc phục được những tồn tại trên, Công ty cần tăng cường công tác quản lý, theo dõi chi phí nguyên vật liệu theo cả khối lượng và giá trị. Công ty nên thiết kế lại. "). Với cách này, Công ty có thể theo dõi cả về mặt khối lượng, giá trị vật tư sử dụng cho công trình và thuận lợi cho việc ghi sổ.
Khi nhận chứng từ cần phải rà soát, phân loại cho chính xác không để hạch toán lẫn lộn tài sản cố định, công cụ dụng cụ vào chi phí nguyên vật liệu.
Biểu 29:
Sổ chi tiết vật tư
Quý
Công trình:
STT
Chứng từ
Loại vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
SH
NT
Ngày…tháng…năm
Người lập biểu
2. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Để khắc phục tình trạng có sự khác biệt lớn về chi phí nhân công trực tiếp giữa các kỳ, Công ty nên tiến hành trích trước số tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp hàng tháng. Mức trích trước tiền lương phép được tính như sau:
Tỷ lệ trích trước = x 100
Mức trích trước lương theo kế hoạch
=
Tiền lương thực tế phải trả trong tháng
x
Tỷ lệ trích trước
Trong tháng, phản ánh tiền lương phép được trích trước:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí trả trước
Khi nhân công trực tiếp sản xuất nghỉ phép, tiến hành tính lương phép phải trả cho công nhân:
Nợ TK 335 - Chi phí trả trước
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
3. Về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Đối với trường hợp máy thi công sử dụng cho chiều công trình kế toán Công ty tiến hành bổ chi phí máy cho các công trình theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất là không chính xác. Như vậy, chi phí nhân công của công trình nào càng lớn thì phải chịu chi phí máy thi công lớn. Theo như chế độ kế toán hiện hành thì tiêu thức phân bổ chi phí sử dụng máy thi công của Công ty là không phù hợp. Để đảm bảo hạch toán chính xác chi phí sử dụng máy thi công. Công ty nên phân bổ chi phí máy thi công theo giờ máy, ca máy hoạt động theo từng công trình.
Hàng tháng, đội máy xây dựng gửi lịch trình ca máy hoạt động cho từng công trình và số ca máy hoạt động trong tháng về phòng kế toán. Căn cứ vào số ca máy các công trình đã sử dụng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí cho từng công trình hạng mục công trình như sau:
Hệ thống phân bổ CPMTC
Chi phí sử dụng máy thi công của từng công trình
=
Số ca máy sử dụng cho từng công trình
x
Hệ số phân bổ CPMTC
Hàng tháng, Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công dự tính sẽ phát sinh vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ, như vậy sẽ làm giảm được sự chênh lệch chi phí so với kỳ khác khi trong kỳ phát sinh nghiệp vụ sửa chữa lớn máy thi công.
Định kỳ, trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ:
Có TK 335- Chi phí trả trước
Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán kết chuyển chi phí thực tế phát sinh thuộc công việc sửa chữa máy thi công đã được dự tính trước vào chi phí.
Nợ TK 335- Chi phí trả trước
Có TK 2413 - Sửa chữa lớn tài sản cố định
Nếu số chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước thì số chênh lệch được tính vào chi phí trong kỳ.
Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 335- Chi phí trả trước
Nếu số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, số chênh lệch sẽ được đưa vào thu nhập khác của Công ty.
Nợ TK 335- Chi phí trả trước
Có TK 711 - Thu nhập khác
4. Về tổ chức bộ máy kế toán
Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội tổ chức mô hình quản lý 3 cấp nhưng công tác kế toán lại tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất được tập trung tại phòng Kế toán Công ty các nhân viên ở đội và xí nghiệp chỉ định kỳ tập hợp chứng từ về phòng kế toán Công ty. Như vậy, việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như việc cung cấp thông tin cho quản lý không đảm bảo kịp thời, chính xác. Công ty nên phân cấp xuống các xí nghiệp, tạo điều kịên cho các xí nghiệp tự hạch toán, như vậy sẽ bảo đảm sự kịp thời chính xác của các thông tin kế toán, tạo sự chủ động cho các xí nghiệp, nghìn đồng thời giảm bớt công việc của kế toán trên Công ty. Để làm được điều đó. Công ty cần phải chú ý nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên kế toán dưới các xí nghiệp để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới.
Kết luận
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội, nhận được giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị trong phòng Tài chính - Kế toán và sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của Cô giáo Trần Phương Lan, em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình với đề tài:" Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội"
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn của Cô và các anh chị trong phòng kế toán Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội đã giúp em hoàn thành luận văn của mình. Do trình độ cũng như những kính nghiệp bản thân còn chưa nhiều, nên luận văn này không thể trách khỏi những hạn chế và thiết sót nhất định. Em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 623, 627
Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Phụ lục 1
Hoá đơn (GTGT)
Liên 2
Số 029243
Ngày 02 tháng 3 Quý I năm 2005
Đơn vị bán hàng: Công trình lắp ráp 5 xe taxi tải
Địa chỉ: Hồng thái Bắc Giang
Điện thoại: MST: 4900102146
Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Thanh Hải
Đơn vị: Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội
Địa chỉ: Láng Hoà Lạc Hà Nội TK 710A00340 NHCTBD
Hình thức thanh toán: TM MST: 0100106200 - 1
STT
Tên hàng hoá
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Xi măng bao Hoàng Thạch
Tấn
105
690.000đ
72.450.000đ
Cộng tiền hàng
72.450.000đ
Thuế suất 10% Tiền thuế GTGT: 7.245.000đ
Tổng cộng 79.695.000đ
Người mua hàng Người bán hàng
Phụ lục 2
Hoá đơn (GTGT)
Liên 2
Số 029244
Ngày 02 tháng 3 Quý I năm 2005
Đơn vị bán hàng: Công ty vật liệu xây dựng Bắc Giang
Địa chỉ: Hồng Thái Bắc Giang
Điện thoại: MST: 4900102146
Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Thanh Hải
Đơn vị: Công ty Cổ phần thiết bị và xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội
Địa chỉ: Láng Hoà Lạc Hà Nội TK 710A00340 NHCTBD
Hình thức thanh toán: TM MST: 0100106200 - 1
STT
Tên hàng hoá
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Cộng tiền hàng
2.625.000đ
Thuế suất 5% Tiền thuế GTGT: 262.500đ
Tổng cộng 2.887.500đ
Người mua hàng Người bán hàng
Phụ lục 3
Sổ chi tiết theo dõi vật tư
Quý I/2005
Công trình: Công trình lắp ráp 5 xe taxi tải
ĐVT: Đồng
STT
Chứng từ
Đơn vị bán
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
…
…
Công ty vật liệu
Ngày ….tháng…Quý I năm 2005
Người lập biểu
Phụ lục 4
Nhật ký chung
Quý I/2005
(Trích)
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
Số hiệu TK
Số phát sinh
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
2/1
25
Mua hàng
156
33000
Thuế GTGT
133
3300
331
36300
5/1
02
Mua hàng
156
3650
Thuế GTGT
133
365
331
4015
...........
Cộng chuyển sang trang sau
Người lập
(Ký, họ và tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ và tên)
Phụ Lục 5
Sổ chi tiết TK 621
Trích quý I/2005
Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tên chi tiết: Chi phí vật tư công trình lắp ráp 5 xe tải
Đơn vị : nghìn đồng
Ngày tháng
Số liệu
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Ghi nợ
Tổng số tiền
Chia ra
24/2
Thu mua NVL trực tiếp
331
20000
25/2
Xuất kho NVL
152
7500
Cộng số phát sinh
27500
Ghi có các TK 152,154
27500
Người lập
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
(Ký, họ và tên)
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ Lục 7
Bảng chấm công tháng 3 Quý I năm 2005
Công trình: Lắp ráp 5 taxi tải
Tổ : Sắt (Nguyễn Huy Hoàng)
STT
Họ và tên
Cấp bậc lương
Ngày trong tháng
Quy ra công
1
2
…
30
31
Số công hưởng lương sản phẩm
1
Nguyễn Huy Hoàng
5/7
x
x
x
24
2
Nguyễn Thanh An
5/7
x
x
x
24
3
Lê Văn Hùng
5/7
x
x
x
24
4
Phạm Văn Hoà
Hợp nghìn đồng
x
x
x
24
5
Trần Văn Hùng
Hợp nghìn đồng
x
x
x
24
…
Tổng cộng
192
Người duyệt
Người chấm công
(Phòng tổ chức HC)
Nguyễn Huy Hoàng
Phụ Lục 8
Biên Bản nghiệm thu công việc
Công trình: Lắp ráp 5 taxi tải
Ngày giao việc: 01/3/2005
STT
Tên công việc
Đơn vị tính
KL HT
Ngày HT
Ghi chú
Tổ trưởng Giám sát kỹ thuật
Phụ Lục 9
Bảng tổng hợp lương tháng 3 Quý I năm 2005
Công trình: Lắp ráp 5 taxi tải
STT
Cán bộ công nhân viên
Chức vụ
Tiền lương(1000d)
1
Đoàn Quốc Tuấn
Giám đốc
45000000
2
Đỗ Thị Cầm Thuý
P. Giám đốc
3500000
3
Đinh Văn Chức
Trưởng Phòng
3500000
4
Hoàng Quốc Lan
KT trưởng
3000000
5
Vũ Thị Mai Hoa
Kế toán
1500000
6
Trần Văn Biên
Nhân viên
1500000
7
Đoàn Anh Tuấn
Nhân viên
2000000
8
Nguyễn Đức Phú
LX
2000000
9
Nguyễn Cảnh Thịnh
CBKT
2000000
10
Phạm Thu Huyền
NV
2000000
11
Tô Văn Chánh
KD
3000000
3
Đoàn Văn Tuấn
CR
1700000
13
Phan Thị mai Tuyết
LX
1500000
14
Phùng Anh Cường
LX
2000000
15
Trần Châu Giang
KD
2000000
16
Nguyễn Thuý Huyền
NV
1500000
17
Lê Phương Trang
KT
1500000
18
Nguyễn Tiến Anh
KD
1500000
19
Trần Thị Minh Hiền
NV
800000
20
Nguyễn Đức Toàn
NV
350000
21
Đặng Văn Hùng
KD
1500000
22
Tạ Hữu Thắng
NV
300000
Cộng
x
49000000
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ thẻ kho kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối sổ phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Phục lục 10
Bảng thành toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Bảng thanh toán lương tháng 3 Quý I năm 2005
Stt
Họ và tên
Chức danh
Bậc lương
Tiền lương SP
Phụ cấp
Tổng cộng
Các khoản khấu trừ
Kỳ II thực lĩnh
BHYT (1%)
BHXH
(5%)
Tạm ứng kỳ I
Tổng cộng
Tiền
Kỳ
1
2
3
4
5
..
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Phụ Lục 11
Sổ chi tiết tài khoản 622
Trích quý I/2005
Tên tài khoản: chi phí nhân công trực tiếp
ĐVT: Đồng
Chứng từ
NT ghi số
Diễn giải
TK
Phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
…
28/2
Tiền lương trả đội xây lắp
334
25000
2/3
Kết chuyển chi phí kinh doanh dở dang
154
25000
Cộng
25000
25000
Người lập
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)
(Ký, họ và tên)
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ Lục 12
Sổ cái TK 622
Trích quý I/2005
Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp
ĐVT: Đồng
Chứng từ
NT ghi sổ
Diễn giải
TK
Phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
24/2
24/2
Tính lương tháng 3 Quý I năm 2005 công trình lắp dặt 5 taxi tải
334
25000000
31/3
31/3
Trả tiền lương
25000000
Cộng
25000000
25000000
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)
(Ký, họ và tên)
(Ký tên, đóng dấu)
Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 111, 112, 1411
TK 334
TK 662
TK 154
Thanh toán lương cho người lao động
Lương phải trả công nhân sản xuất
K/C chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
TK334
TK6271
TK154
Trả lương nhân viên quản lý
TK338
Trích (BHXH, BHYT, KPCĐ)
K/C CP nhân viên
quản lý cuối kỳ
Sơ đồ hạch toán chi phí kinh doanh dở dang
TK 111, 112, 331, 141
TK 6275, 6276, 6277, 6278
TK 154
Tập hợp chi phí
phát sinh trong kỳ
TK 133
VAT
K/C chi phí cuối kỳ
TK111,112
TK1412
TK621
TK154
Tạm ứng cho đội thi công
NVL do đội
TK133
về hạch toán qua TƯ
VAT
K/C CP NVL
trực tiếp
Thanh toán tiền NVL cho đội
TK331
Đội mua NVL chưa thanh
TK133
Cho người bán VAT
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phụ Lục 13
* Các sổ sách liên quan
Sổ chi tiết TK623
Sổ cái TK623
Sổ chi tiết tài khoản 623
Trích quý I/2005
Tên tài khoản: Chi phí sử dụng máy thi công
Tên chi tiết: Chi phí sử dụng máy thi công công trình XNSXBBBG
Chứng từ
NT ghi sổ
Diễn giải
TK
Phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
24/2
Chi phí NC điều khiển MTC
334
24/2
Chi phí NL điều khiển MTC
141
24/2
Chi phí dụng cụ dùng cho MTC
141
….
24/2
Kết chuyển chi phí MTC
154
Cộng
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)
(Ký, họ và tên)
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ Lục 13
Sổ cái tài khoản 623
Trích quý I/2005
Tên tài khoản: Chi phí sử dụng máy thi công
ĐVT: nghìn đồng
Chứng từ
NT ghi sổ
Diễn giải
TK
Phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
….
26/2
Xuất kho nguyên liệu
152
2500
28/2
Lương cho đội thi công
334
5000
28/2
Tính khấu hao máy thi công công trình
214
1000
1/3
Tính tiền điện nước
111
1050
2/3
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC
154
9550
106.467.713
106.467.713
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)
(Ký, họ và tên)
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ Lục 14
Bảng phân bổ chi phí khấuhao TSCĐ 627
Quý I/2005
ĐVT: nghìn đồng
STT
Tên công trình
Mã
Số lượng thực hiện
Phân bổ chi phí sản lượng thực hiện
…
TK627
…
1
Công trình XNSXBBBG
15491
2
Ngân hàng NNNĐ
15402
…
…
Ngày 31 tháng 3 Quý I năm 2005
Kế toán trưởng Người lập biểu
Bảng tổng hợp chi tiết TK 627
Quý I/2005
Đơn vị: nghìn đồng
STT
TK
Phát sinh
Ghi chú
Nợ
Có
1
6271
2
6272
3
6273
4
627
5
6275
6
6276
7
6277
8
6278
9
154
Cộng
Ngày 31 tháng 3 Quý I năm 2005
Người lập biểu
Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình theo sản lượng thực hiện (Phục lục 27, 28, 29)
Phụ Lục 19
Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
Quý I Quý I năm 2005
Tính chi phí chung quý I/2005 1.438.595.764
Số xác định trực tiếp cho tong công trình
ĐVT: Đồng
STT
Tên công trình
Giá trị sản lượng thực hiện
Phân bổ
1
2
…
13
Ngày 31 tháng 3 Quý I năm 2005
Kế toán trưởng Người lập biểu
Phụ Lục 20
Sổ chi tiết TK 627
Trích quý I/2005
Tên công trình: XNSXBBBG
ĐVT: nghìn đồng
Chứng từ
NT ghi sổ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
24/2
Lương nhân viên quản lý xí nghiệp
334
2500000
24/2
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT
338
4275000
24/2
Chi phí nhiên liệu, vật liệu quản lý
111
1500000
24/2
Chi phí công cụ dụng cụ
111
0
24/2
Chi phí khấu hao tài sản cố định
214
1580000
24/2
Chi phí dv mua ngoài
111
0
…
24/2
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
154
9855000
9855000
Cộng
9855000
9855000
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)
(Ký, họ và tên)
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ Lục 21
Sổ cái TK 627
Trích quỹ I/2005
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung
ĐVT: nghìn đồng
Chứng từ
NT ghi sổ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
…
24/02
Thu mua nguyên vật liệu trực tiếp
331
20000
25/02
Xuất kho vật liệu
152
7500
26/2
Nhập trở lại vật liệu thừa
152
2500
2/3
Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
154
25000
….
Cộng
27500
27500
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)
(Ký, họ và tên)
(Ký tên, đóng dấu)
Sơ đồ kết chuyển để tính giá thành công trình
TK 141, 111
TK 621
TK 154
Tập hợp chi phí trong kỳ
K/C CP cuối kỳ
TK 334, 111..
TK 622
Tập hợp chi phí trong kỳ
K/C CP cuối kỳ
TK 111, 214, 334
TK 623
Tập hợp chi phí trong kỳ
K/C CP cuối kỳ
TK 111, 334, 338, 214
TK 627
Tập hợp chi phí trong kỳ
K/C CP cuối kỳ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20005.DOC