Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng số 1

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng số 1: LờI NóI ĐầU Trong quỹ đạo phát triển của xã hội ngày nay, nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần cũng phát triển theo. Đó không đôn thuần chỉ là ăn no mặc ấm mà trong xã hội hiện đại nhu cầu của con người đặt ra cao hơn nhiều. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời những nhu cầu xã hội ngày càng cao như vậy đang nổi lên cấp bách đòi hỏi một doanh nghiệp sản xuất phải có caí nhìn nhạy bén với thời cuộc và thực sự quan tâm tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mình sao cho có hiệu quả nhất. Để tìm ra chìa khoá cho sự tăng trưởng, các doanh nghiệp sản xuất đã và đang cố gắng tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một trong những biện pháp được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm là công tác kế toán nói chung cũng như kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Trong đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được coi là khâu trung tâm của công tác kế toán mở ra hướng đi hết sức đúng đắn cho các doa...

doc32 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng số 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI NóI ĐầU Trong quỹ đạo phát triển của xã hội ngày nay, nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần cũng phát triển theo. Đó không đôn thuần chỉ là ăn no mặc ấm mà trong xã hội hiện đại nhu cầu của con người đặt ra cao hơn nhiều. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời những nhu cầu xã hội ngày càng cao như vậy đang nổi lên cấp bách đòi hỏi một doanh nghiệp sản xuất phải có caí nhìn nhạy bén với thời cuộc và thực sự quan tâm tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mình sao cho có hiệu quả nhất. Để tìm ra chìa khoá cho sự tăng trưởng, các doanh nghiệp sản xuất đã và đang cố gắng tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một trong những biện pháp được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm là công tác kế toán nói chung cũng như kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Trong đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được coi là khâu trung tâm của công tác kế toán mở ra hướng đi hết sức đúng đắn cho các doanh nghiệp. Thực chất chi phí sản xuất là đầu vào cho quá trình sản xuất do vậy tiết kiệm chi phí sản xuất là hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo đầu ra của quá trình sản xuất được xã hội chấp nhận và làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm và giá thành sản phẩm chính là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Xuất phát từ vấn đề đó mức tính giá thành sản phẩm phải đòi hỏi tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất bổ ra theo đúng chế độ của nhà nước. Hiện nay, với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước lại đặt trước xu thế mở cửa đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất song nó cũng có không ít các khó khăn, thách thức với các doanh nghiệp sản xuất. Vậy nên trong cơ chế kinh tế mới muốn đảm bảo ưu thế cạnh tranh thu lợi nhuận cao thì bên cạnh việc sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp hợp thị hiếu người tiêu dùng thì một điều quan trọng là sản phẩm đó phải có giá thành hợp lý, phù hợp với sức mua của đại đa số nhân dân lao động thu nhập còn thấp. Hạ giá thành sản phẩm đã trở thành nhân tố quyết định sự tồn vong của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt là trong ngành xây dựng cơ bản, hạ giá thành sản phẩm đã được đặt ra như một yêu cầu bức thiết khách quan nhằm tạo tiền đề cho các ngành kinh tế quốc dân khác góp phần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Trong thời gian học tập tại lớp bồi dưỡng kế toán trưởng, em thấy vấn đề chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề nổi bật hướng những người quản lí và hạch toán phải quan tâm đặc biệt. Với những kiến thức đã được học kết hợp với đọc thêm tài liệu em quyết định đi sâu vào nghiên cứu chuyên đề”hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng số 1”với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chuyên đề của em gồm hai phần: PhầnI: Những vấn đề lí luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp xây lắp. PhầnII: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng số1. Phần I: Những vấn đề lí luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp xây lắp. I. Đặc điểm của hoạt động xây dựng cơ bản có ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất độc lập có chức năng tạo ra và trang bị tài sản cố định cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa . Ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất khác. Chính sự khác biệt đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và hạch toán trong xây dựng cơ bản. để phát huy đầy đủ vai trò là công cụ quản lí kinh tế, công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm của sản xuất kinh doanh, qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong xây dựng cơ bản và thực hiện nghiêm túc các chế độ, thể lệ của kế toán do nhà nước ban hành. Về tính chất sản xuất thì phương thức thanh toán nhận thầu đã trở thành phương thức chủ yếu trong công tác xây lắp. Các tổ chức xây lắp hạch toán như : đội công trình, công trường, công ty xây lắp, liên hiệp các xí nghiệp xây lắp, tổng công ty xây dựng làm nhiệm vụ nhận thầu thi công xây dựng và lắp đặt các công trình ngày càng tăng nhanh về số lượng và qui mô. Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc…có qui mô lớn kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ. Do vậy việc quản lí và hạch toán nhất thiết phải có thiết kế dự toán thiết kế thi công. Quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp từ khi khởi công xây dựng đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường dài, phụ thuộc vào qui mô và tính phức tạp của từng công trình. Quá trình thi công xây dựng này được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc khác nhau. Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó tính chất sản phẩm hàng hoá thể hiện không rõ. Từ những đặc điểm này làm cho việc tổ chức và quản lí và hạch toán trong xây dựng cơ bản khác với các ngành sản xuất khác.Cụ thể là sản phẩm xây lắp phải lập dự toán quá trình sản xuất phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo. Sản phẩm xây lắp được cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất như: xe máy, thiết bị, người lao động phải di chuyển theo địa đIúm và sản phẩm. đặc điểm này làm công tác quản lí sử dụng và hạch toán tài sản vật tư rất phức tạp, chịu ảnh hưởng kớn của thiên nhiên thời tiết, dễ mất mát hư hỏng. Những đặc điểm trên đây của ngành xây dựng cơ bản có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức hạch toán kế toán làm cho phương thức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cũng có những đặc điểm thích hợp. đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng hạng mục công trình( các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục). Vì thế, phải lập dự toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là các hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp chủ yếu là phương pháp tính trực tiếp hoặc phương pháp tổng cộng chi phí. Về cơ bản việc hạch toán các phần hạch toán kế toán( tài sản cố định, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí nhân công…) trong doanh nghiệp xây dựng cũng tương tự như trong doanh nghiệp công nghiệp. Do đặc điểm hoạt động kinh doanh và quản lí của ngành xây dựng cơ bản mà nội dung của chi phí kinh doanh tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm có một số khác biệt, cụ thể: -Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị bản thân thiết bị đưa vào lắp đặt, giá trị các thiết bị được đưa vào TK002-vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công. -Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt vật kết cấu bao gồm giá trị vật kết cấu và giá trị thiết bị kèm theo như các thiết bị vệ sinh, thông gió, thiết bị sưởi ấm, điều hoà nhiệt độ, thiết bị truyền dẫn. II.Yêu cầu của công tác quản lí và kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lắp. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng như vậy nên việc quản lí về đầu tư về xây dựng là một quá trình khó khăn phức tạp. trong đó, tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của doanh nghiệp.Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phương pháp đấu thầu, giao thầu nhận thầu xây dựng. Vì vậy, để trúng thầu, nhận thầu thi công một công trình thì doanh nghiệp phải xây dựng được giá đấu thầu hợp lí cho công trình đó dựa trên cơ sở đã định mức đơn giá xây dựng cơ bản do nhà nước ban hành, trên cơ sở giá thị trường và khả năng bản thân của doanh nghiệp. Mặt khác, lại phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Để thực hiện các yêu cầu trên đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lí nói chung, quản lí chi phí giá thành nói riêng, trong đó trọng tâm là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công cụ kế toán đối với quản lí sản xuất. Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là: xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp và thoả mãn yêu cầu quản lí đặt ra, vận dụng các phương pháp tính giá thành và phương pháp theo một trình tự logíc, tính toán chính xác, đầy đủ kiểm tra các khâu hạch toán như: tiền lương, vật liệu, tài sản cố định…xác định số liệu cần thiết cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Cụ thể phải thực hiện tốt các yêu cầu sau: -Phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư lao động sủ dụng máy thi công và các dự toán chi phí khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các khoản chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Tính toán chính xác và kịp thời giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp. Kiểm tra việc thực hiện hạ giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lí, có hiệu quả. Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Kiểm kê định kì và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc qui định. Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh ở từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công, tổ đội sản xuất…trong từng thời kì nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp, cung cấp chính xác kịp thopừi các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lí cảu lãnh đạo doanh nghiệp. III. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 1.1/ Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. Chúng ta đều biết, trong các doanh nghiệp xây dựng qúa trình sản xuất cũng xẩy ra theo đúng chức năng chủ yếu của quá trình sản xuất nói chung. Đó là quá trình kết hợp của tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, sức lao động thành sản phẩm. Trong quá trình này sẽ phát sinh các chi phí bao gồm: một phần hao phí lao động sống và hao phí lao động quá khứ được vật hoá trong tư liệu sản xuất. Lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp xây dựng phải bỏ ra trong quá trình sản xuất thi công là sức lao động, tư liệu sản xuất và đối tượng lao động. Trong sản xuất xây dựng đòi hỏi doanh nghiệp phải kết hợp chặt chẽ hợp lí 3 yếu tố trên để tạo ra một sản phẩm tốt, giá thành hạ đáp ứng yêu cầu thiết kế. Trong điều kiện xã hội còn tồn tại quan hệ hàng hoá- tiền tệ những chi phí bỏ ra trong quá trình xây dựng được biểu hiện dưới hình thái giá trị. Ba yếu tố chi phí cơ bản, trong sản xuất xây dựng tham gia vào quá trình sản xuất xây dựng với mức độ khác nhau, hình thành nên các yếu tố chi phí sản xuất tương ứng đó là: chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công. Những yếu tố chi phí trên chính là chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng. Vậy chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp( với khối lượng xây dựng đã hoàn thành) bao gồm chi phí xây dựng và những chi phí sản xuất ngoài xây dựng. Chi phí xây dựng là những chi phí phát sinh trong lĩnh vực sản xuất xây dựng và lắp đặt thiết bị, nó chiếm một bộ phận chủ yếu và cấu tạo nên sản phẩm xây dựng. Chi phí ngoài xây dựng là những chi phí sản xuất phát sinh trong lĩnh vực ngoài sản xuất xây dựng như kinh doanh dịch vụ, sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp…trong doanh nghiệp xây dựng. Tóm lại, chi phí sản xuất xây lắp trong các doanh nghiệp xây dựng là toàn bộ hao phí lao động sống và lao dộng vật hoá và các khoản chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất xây dựng trong một thời kì nhất định được biểu hiện bằng tiền. 1.2/ Phân loại chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp xây dựng, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế và công dụng khác nhau, yêu cầu quản lí đối với từng loại chi phí cũng khác nhau. Việc quản lí sản xuất, tài chính, quản lí chi phí sản xuất không chỉ dựa vào một số liệu phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất mà còn phải dựa vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và phân tích toàn bộ các chi phí sản xuất hoặc từng yếu tố chi phí ban đầu của chúng, theo từng chi phí, từng công trình, từng hạng mục công trình, theo từng nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Do đó, phân loại chi phí là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và thống nhất không những manh ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà còn là tiền đề quan trọng trong việc kế hoạch hoá, kiểm tra và phân tích chi phí sản phẩm của toàn doanh nghiệp. Thúc đẩy không ngừng tiết kiệm hợp lí chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, phát huy hơn nữa vai trò công cụ kế toán đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuỳ theo yêu cầu quản lí, đối tượng cung cấp thông tin, giác độ xem xét chi phí…mà chi phí sản xuất được phân loạI theo các cách sau: a./ Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí. Theo tiêu thức phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau: -Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm trị giá nguyên vật liệu thực tế đã sử dụng phục vụ cho thi công( không bao gồm trị giá nguyên vật liệu và thiết bị nhận của bên A) -Chi phí tiền công, tiền lương: bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân viên trực tiếp thi công trên công trường và tiền thuê nhân công bên ngoàI phục vụ cho thi công. -Chi phí về các khoản trích theo lương( KPCĐ, BHXH, BHYT) phải trả cho công nhân viên trực tiếp thi công. -chi phí công cụ, dụng cụ:là trị giá công cụ dụng cụ xuất sử dụng tính phân bổ vào chi phí sản xuất xây lắp. -Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả về các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho thi công như đIửn, nước, điện thoại, vận chuyển… -Các chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí phục vụ trực tiếp cho thi công đã thanh toán bằng tiền như tát nước, vét bùn, tiếp khách ở công trường… Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng cho biết kết cấu tỷ trọng chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính( phần chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố) phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí, lập dự toán chi phí sản xuất, kinh doanh cho kì sau. Nó là tài liệu quan trọng dùng làm căn cứ xác định mức tiêu hao vật chất và thu nhập quốc dân. b./Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục giá thành. Theo cách này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị thực tế của nguyên vật liệu đã sử dụng phục vụ cho thi công. -Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công ngoài công trường và tiền thuê nhân công bên ngoàI sử dụng phục vụu trực tiếp cho thi công. -Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm tiền lương phải trả cho nhân viên điều khiển máy thi công, nguyên vật liệu sử dụng phục vụ cho máy thi công, khấu hao máy móc thiết bị thi công và các chi phí khác phục vụ cho hoạt động của máy thi công. -Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí trực tiếp khác trong sản xuất xây lắp ngoài các khoản chi phí trên. Bao gồm: ./Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lí tổ đội thi công. ./các khoản trích theo lương phải trả(KPCĐ, BHXH, BHYT) ./Tiền trả cho công nhân trực tiếp thi công, công nhân điều khiển máy thi công. ./Nhân viên quản lí tổ đội thi công. ./Khấu hao tài sản cố định sử dụng cho thi công. ./công cụ, dụng cụ sử dụng cho thi công. ./Chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng phục vụ cho thi công . ./các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho thi công( tát nước, vét bùn khi có mưa hoặc mạch ngầm, chi phí đền bù hoa màu, chi phí chuẩn bị mặt bằng thi công…). Phân loại chi phí sản xuất theo cách này xác định số chi phí đã chỉ ra cho từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm và xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, nó còn cho phép xác định được những chi phí tính trong giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành, mà chỉ tính số sản phẩm lao vụ đã tiêu hao, đã bán cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Ngoài cách phân loại chủ yếu trên phục vụ trực tiếp cho công tác quản lí và công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh còn có thể được phân loại theo các hình thức khác như: căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất xây lắp với khối lượng xây lắp hoàn thành, có thể chia làm 3 loại.Đó là: chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp. Mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng, phục vụ cho từng yêu cầu quản lí và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lí có hiệu quả nhất toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong toàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. 2.Giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp. Vấn đề quan tâm trước hết đối với doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường là sản phẩm, sản phẩm nó vừa là nguyên nhân, vừa là mục đích cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của doanh nghiệp sản xuất không chỉ là sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm mà còn phải quan tâm đến giá thành và tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm sản xuất. Bởi vì sản phẩm tốt, giá thành hạ sẽ là tiền đề tích cực giúp doanh nghiệp tạo được uy tín trên thị trường, tăng số lượng công trình thi công và đem lại nhiều lợi nhuận. Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất tính theo số lượng và loại sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung) tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước đã hoàn thành, nghiệm thu bàn giao và được chấp nhận thanh toán. Khác với doanh nghiệp công nghiệp, ở doanh nghiệp xây dựng giá thành sản phẩm xây lắp mang tính chất cá biệt: mỗi công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp sau khi đã hoàn thành đều có một giá thành riêng.Đồng thời, do đặc điểm của sản xuất xây lắp là đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành.Đó là các công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc có điểm dừng kỹ thuật dẫ hoàn thành bàn giao cho bên A nên phương pháp tính gía thành sản phẩm xây lắp được áp dụng là phương pháp tính trực tiếp.Phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kì báo cáo và cách tính toán lại dễ dàng Theo phương pháp này tập hợp tất cả các chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình là giá thành của công trình, hạng mục công trình ấy. Giá thành sản phẩm Chi phí khối lượng Chi phí xây lắp xây lắp = xây đắp dở dang + phát sinh trong kỳ đầu kỳ - Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ IV. Kế toán chi phí sản xuất xây lắp . 1./ Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp xây lắp được phản ánh trên TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Xuất nguyên vật liệu sử dụng phục vụ cho thi công: Nợ 621 Có 152 Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng. Mua nguyên vật liệu sử dụng phục vụ cho thi công đưa thẳng đến công trình: Nợ 621 : Giá mua nguyên vật liệu chưa có thuế VAT. Nợ 133 : VAT được khấu trừ. Có 331, 111, 112, 141 : Tổng số tiền theo giá thanh toán Trường hợp có nguyên vật liệu không dùng hết trả lại nhập kho: Nợ 152 Có 621 Trị giá nguyên vật liệu nhập kho. Trường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu chưa dùng hết ở công trường để lạI dùng cho kỳ sau. Cuối kỳ kế toán đIũu chỉnh bằng một trong hai phương pháp; ./ Phương pháp 1: Phương pháp ghi số âm Nợ 621 Trị giá nguyên liệu còn lạI ở công trường Có 152 cuối kỳ dùng cho kỳ sau. ./ Phương pháp 2: Phương pháp ghi đảo Nợ 152 Trị giá nguyên liệu còn lạicông trường Có 621 cuối kỳ dùng cho kỳ sau. Đầu kỳ sau kế toán ghi: Nợ 621 Trị giá nguyên liệu còn lạI cuối kỳ Có 152 trước dùng cho kỳ này. Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tàI khoản 154 để tính giá thành sản phẩm xây lắp: Nợ 154 Có 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2./ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp được phản ảnh trên TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”. Trích tiền lương phảI trả công nhân trực tiếp thi công: Nợ 622 Có 3341 Tiền lương. -Khi tính tiền công phảI trả cho lao động thuê ngoàI: Nợ 622 Có 3342 Tiền thuê nhân công bên ngoài. Tính trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp thi công: Nợ 622 Có 335 -Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm xây lắp: Nợ 154 Có 622 Chi phí nhân công trực tiếp 3./ Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công được phản ảnh trên TK 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công”. N 623 C Tập hợp chi phí sử Kết chuyển chi phí sử dụng dụng máy thi công máy thi công phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình. -Khi phát sinh các khoản chi phí thuộc phạm vi nội dung phạm vi chi phí sử dụng máy thi công, kế toán ghi vào bên Nợ TK 623, tuỳ theo từng khoản chi phí mà ghi có các TK liên quan. ./ Tính tiền lương phảI trả công nhân đIũu khiển máy thi công Nợ 623 Có 3341 Tiền lương ./ Xuất nguyên vật liệu sử dụng phục vụ cho máy thi công Nợ 623 Có 152 Trị gía nguyên vật liệu xuất dùng. ./ Mua nguyên vật liệu đưa thẳng đến sử dụng cho máy thi công Nợ 623: Giá mua nguyên liệu chưa có VAT Nợ 133: VAT được khấu trừ Có 331, 111, 112,141: Tổng số tiền theo giá thanh toán ./ Tính khấu hao máy thi công: Nợ 623 Có 214 Khấu hao máy thi công Nợ 009: Số khấu hao đã tính ./ Xuất công cụ dụng cụ sử dụng phục vụ cho hoạt động của máy thi công Nợ 623 Trị gia công cụ dụng cụ tính vào chi phí Có 153, 142 sử dụng máy thi công ./ các chi phí khác bằng tiền: Chi phí dịch vụ mua ngoàI phục vụ cho hoạt động của máy thi công Nợ 623: Chi phí khác theo giá chưa có VAT Nợ 133: VAT được khấu trừ Có 111, 112, 141, 331: Tổng số tiền theo giá thanh toán Cuối kỳ tính phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các công trình, hạng mục công trình. Nợ 154 Có 623 Chi phí sử dụng máy thi công. 4./ Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung được phản ảnh trên TK 627 - Khi phát sinh các khoản chi phí thuộc nội dung phạm vi chi phí sản xuất chung, kế toán ghi vào bên Nợ TK 627. Tuỳ theo từng khoản chi phí, kế toán ghi các TK liên quan: ./ Tính tiền lương phải trả công nhân quản lí tổ đội thi công Nợ 627 Có 3341 Tiền lương phải trả. ./ Tính trích KPCĐ, BHXH, BHYT trên số tiền lương phải trả công nhân trực tiếp thi công, nhân viên quản lí tổ đội thi công. Nợ 627 Có 3382, 3383, 3384 ./ Xuất vật liệu sử dụng phục vụ cho quản lí tổ đội thi công, vật liệu sử dụng sửa chữa TSCĐ sử dụng trong thi công Nợ 627 Có 152 Trị giá vật liệu xuất dùng. ./ Xuất dùng công cụ, dụng cụ sử dụng phục vụ trực tiếp thi công: + Loại phân bổ một lần: Nợ 627 Có 153 Trị giá công cụ, dụng cụ xuất dùng + Loại phân bổ nhiều lần: Nợ: 142 Có: 153Trịgiá công cụ,dụng cụ xuất dùng Nợ 627 Có 142 Mức phân bổ hàng tháng ./ Tính khấu hao TSCĐ sử dụng phục vụ trực tiếp cho thi công( không bao gồm khấu hao máy thi công đã tính vào chi phí sử dụng máy thi công) Nợ 627 Có 241 Khấu hao TSCĐ Nợ 009: Số khấu hao đã tính ./ Khi có các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền phục vụ trực tiếp cho thi công Nợ 627: Chi phí theo giá chưa có VAT Nợ 133: VAT được khấu trừ Có 331, 111, 112, 141: Tổng số tiền theo giá thanh toán Cuối kỳ phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình, hạng mục công trình: Nợ 154 Có 627 Chi phí sản xuất chung. 5./ Tổng hợp chi phí sản xuất và kết chuyển giá thành sản phẩm xây lắp. Việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được thực hiện trên TK 154. Các doanh nghiệp xây lắp khi vận dụng TK 154 phải mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Đó là các công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc có điểm dừng kỹ thuật. Tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ: Nợ 154 Có 621 Chi phí nguyên vật liệu Nợ 154 Có 622 Chi phí nhân công trực tiếp Nợ 154 Có 627 Chi phí sản xuất chung Tính và kết chuyển giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc có điểm dừng kỹ thuật đã hoàn thành bàn giao cho bên A. Nợ 632 Có 154 Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp. Phần II : Thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng số 1- Hà Nội. I.Một số nhận xét khái quát về công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng số 1 Hà Nội. Công ty xây dựng số 1 Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động từ nhiều năm nay. Từ khi thành lập tới nay công ty đã trải qua bao thăng trầm song với nỗ lực của bản thân cùng vơí sự giúp đỡ của các đơn vị hữu quan, Công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển. Công ty đã khẳng định vị trí của mình trên trị trường bằng các sản phẩm xây lắp có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, giá thành hạ. Sự nhạy bén, linh hoạt trong công tác quản lí kinh tế đã giúp công ty từng bước hoà nhập với nhịp điệu phát triển kinh tế của đất nước, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quan trọng hơn cả là không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Là một sinh viên quan tâm tới công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp xây lắp, tuy thời gian học tập ngắn và nghiên cứu tài liệu chưa nhiều, song với ý nghĩ chủ quan của mình em xin được nêu một số thực trạng và nhận xét rút ra từ thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty như sau: 1./ Những ưu điểm nổi bật: Về quản lí chi phí sản xuất: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức khá gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa học nên vẫn đảm bảo toàn bộ thông tin kế toán trong công ty. đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình và trung thực tạo đIũu kiện nâng cao trách nhiệm công việc được giao. Chính vì thế việc hạch toán nội bộ có hiệu quả góp phần đắc lực vào công tác quản lí của công ty. Phong tài vụ công ty xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép khoa học hợp lí, giảm bớt khối lượng ghi sổ, tổ chức công tác kế toán tàI chính, kế toán quản trị rõ ràng khoa học, phương pháp hạch toán tương đối hợp lý khoa học, đáp ứng đầy đủ các thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lí của công ty và các đối tượng liên quan khác. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty đã được cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời, phục vụ đắc lực cho công tác phân tích công tác quản lí kinh tế. Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, hợp lí đầy đủ. Công tác lập dự toán công trình, hạng mục công trình tiến hành nhanh gọn, có hiệu quả giúp cho việc xác định giá thành sản phẩm linh hoạt, tạo điều kiện cho công tác hạch toán chi phí sản xuất. Về tập hợp chi phí sản xuất: Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán công ty đã tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình trong từng tháng một cách rõ ràng, đơn giản phục vụ tốt cho yêu cầu quản lí chi phí sản xuất, quản lý và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với các chi phí sản xuất có thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình kế toán công ty đều tiến hành hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất của công trình, hạng mục công trình đó. Còn với chi phí sản xuất nào không thể hạch toán trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình công ty sẽ tiến hành phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp. Điều này giúp cho việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được đúng, đủ như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. -Về tính giá thành sản phẩm xây lắp: Giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty được xác định theo từng khoản mục. Yếu tố sản xuất bao gồm các chi phí trực tiếp phù hợp với yêu cầu hạch toán của chế độ. Công ty xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Mỗi công trình, hạng mục công trình nhận thầu được coi là một đơn đặt hàng. Điều này hợp lý đối với các công trình, hạng mục công trình công ty đang thi công( các công trình, hạng mục công trình vừa và nhỏ). Bởi vì theo phương pháp này một mặt chi phí sản xuất và giá thành xây lắp của các công trình, hạng mục công trình được quản lý chặt chẽ chi tiết. Mặt khác phương pháp tính toán đơn giản nhanh chóng, khi hoàn thành hợp đồng là kế toán có thể xác định được ngay giá thành xây lắp của các công trình, hạng mục công trình mà không phải đợi hết kỳ hạch toán đáp ứng kịp thời về số liệu cần thiết cho công tác quản lý. Những ưu điểm về quản lý và kế toán hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm nêu trên đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm xây lắp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn tồn tại nhất định cần phải hoàn thiện. 2./ Những tồn tại cần được tiếp tục hoàn thiện: 2.1 Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Kế toán công ty sử dụngTK621, TK627 để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình thi công trong tháng theo các khoản mục chi phí tương ứng: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Cuối tháng kế toán kết chuyển số liệu từ TK 621, TK 622, TK 627 sang bên nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, số liệu trên TK154 chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình được kết chuyển sang bên nợ Tk 632 “ Giá thành sản xuất” của công trình, hạng mục công trình đó. Đây là phạm vi của kế toán tài chính. Đối với kế toán quản trị: chi phí thực tế phát sinh của từng công trình, hạng mục công trình được phản ánh trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất, bảng tổng hợp chi phí sản xuất cũng được phân thành các khoản mục chi phí trên. Trong khi đó ở công ty, giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành lại không được phản ánh chi tiết theo từng khoản mục chi phí. Mặt khác, do đặc điểm riêng của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây lắp nên các định mức, đơn giá, dự toán do Nhà nước ban hành và của bản thân Công ty đều được lập theo khoản mục chi phí. Hạn chế này của công ty gây hạn chế rất lớn cho công tác phân tích, công tác quản lí chi phí sản xuất và giá thành công trình, hạng mục công trình. 2.2 Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Việc tổ chức quản lí chi phí còn chưa được chặt chẽ, toàn diện nên vì thế giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó. Trong sản phẩm của công ty, vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nên việc tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những phương hướng chính để hạ giá thành sản phẩm. ở công ty, khi xuất vật liệu cho các công trình, hạng mục công trình phần nhiều không qua kho mà xuất trực tiếp hoặc do các tổ đội sản xuất tự mua theo nhu cầu sản xuất rồi về thanh toán với cơ quan. Phần nguyên vật liệu này sẽ làm cho giá thành sản phẩm có phần cao hơn so với vật liệu tại kho hoặc chất lượng sản phẩm khó đảm bảo. Hơn nữa, nguyên vật liệu là khoản mục rất quan trọng trong việc tính toán giá thành sản phẩm. trên thực tế tại công ty khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu, kế toán ở công ty lại không theo dõi chi tiết tỷ trọng của nguyên vật liệu từ các nguồn như xuất từ kho, công ty giao thẳng, các đội tự mua…trên tổng số chi phí nguyên vật liệu, do vậy để phân tích đúng là điều tương đối khó khăn. 2.3 Về chi phí nhân công trực tiếp: ở các xí nghiệp xây lắp không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp mà khoản chi phí này phát sinh kế toán hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp theo bút toán: Nợ TK622 Có TK 334 Như vậy nếu trong kỳ số công nhân nghỉ phép nhiều thì chi phí nhân công trực tiếp tăng lên kéo theo giá thành cũng tăng lên, từ đó ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. 2.4 Về chi phí sản xuất chung: Cuối kỳ kế toán tách ra thành chi phí máy thi công và chi phí chung của xí nghiệp xây lắp để lập bảng tập hợp theo khoản mục nhằm mục đích cho việc so sánh giá thành thực tế và giá thành dự toán của công trình theo từng khoản mục chi phí. Như thế trong kỳ kế toán tập hợp của chi phí máy thi công và chi phí chung vào TK 627, sau đó cuối kỳ lại tách ra làm hai khoản mục chi phí, điều này sẽ làm tăng khối lượng công việc cho kế toán và tương đối mất thời gian. Đối với các công cụ dụng cụ nhỏ như dao xây, kìm búa, cuốc xẻng, dây sọt…đều được hạch toán vào TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Công ty không tiến hành hạch toán chi phí này vào TK 6273 “ Chi phí dụng cụ sản xuất”. 2.5 Về công tác hạch toán vật tư: Do đặc điểm các kho vật tư thường được bố trí tại từng công trình, hạng mục công trình. Trong khi đó lại thi công nhiều công trình, hạng mục công trình ở những địa điểm khác nhau và nhu cầu sử dụng vật tư trên các công trình lại thường xuyên. Do vậy, việc theo dõi vật tư xuất hàng ngày theo phiếu xuất kho vật tư ở từng kho công trình trên phòng kế toán rất khó khăn phức tạp. Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hợp lý với điều kiện trên. Tuy vậy theo phương pháp này trị giá vật tư xuất dùng sẽ thiếu chính xác trong trường hợp có hao hụt, mất mát. 2.6 Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất: Tổ chức sản xuất của ngành xây lắp nói chung và tại công ty xây dựng số 1 Hà Nội nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố điều kiện tự nhiên. Do vậy có thể nói các khoản thiệt hại trong sản xuất tất yếu phải phát sinh. Lấy ví dụ, khi trời mưa công nhân phải nghỉ việc, trong khi đó công ty vẫn phải trả lương cho họ. Đó là những thiệt hại khách quan. Trong quá trình sản xuất của công ty, do khối lượng công việc lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, ngoài những thiệt hại khách quan còn xảy ra trường hợp sản phẩm không đạt yêu cầu phá đi làm lại. Những thiệt hại này xảy ra làm tiêu hao vô ích cả chi phí về vật liệu và chi phí về sức lao động. Điều đó tất nhiên có ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty. Tuy nhiên, trên thực tế, các khoản thiệt hại này của công ty không hề được theo dõi và phản ánh. Điều đó có ý nghĩa về chi phí nguyên vật liệu và nhân công cho các khoản thiệt hại trong sản xuất vẫn được tính vào giá thành công trình và sẽ nâng cao giá thành công trình. 2.7 Tổ chức bộ máy và công tác kế toán tại Công ty xây dựng số 1 Hà Nội Về cơ bản là đã được tổ chức một cách khoa học và khá hiệu quả nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế. Đội ngũ kế toán ở công ty vẫn chưa có một kế toán riêng về nguyên vật liệu mà vật liệu lại chiếm tỷ trọng lớn trong việc tính giá thành sản phẩm vì thế để tính toán vật liệu sẽ khó khăn cho các nhân viên khác, sẽ có các nhân viên thực hiện phần hành của mình và kiêm luôn phần hành tính vật liệu. 2.8 Về tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào các sổ sách có liên quan: Chứng từ là cơ sở, là căn cứ pháp lý cho việc ghi chép các sổ sách kế toán. Chứng từ ban đầu hợp lí, hợp pháp, chính xác thì mới quyết định tính hợp lí, chính xác của các bước công việc tiếp sau. Việc lập chứng từ ban đầu ở công ty đã tuân theo nguyên tắc chế độ đề ra nhưng trong một số trường hợp của khâu tiếp theo thì còn những tồn tại. Vẫn còn xuất hiện tình trạng chứng từ ban đầu hạch toán ở quý này nhưng phát sinh ở quý trước, tất nhiên kế toán vẫn có cách giải quyết song không đảm bảo tính kịp thời của kế toán. Nguyên nhân: do nhân viên ở đội thi công( xí nghiệp xây lắp) không kịp thời mang chứng từ gốc về nộp cho kế toán, một mặt do điều kiện đường xá xa xôi không thuận tiện, các đơn vị phải thi công khắp mọi miền đất nước bởi thế có khi do điều kiện địa hình, thời tiết gây chậm trễ trong việc luân chuyển chứng từ. Mặt khác có thể do nhân viên chưa hiểu được tầm quan trọng của việc luân chuyển chứng từ ban đâù kịp thời. II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng số 1 Hà Nội Trong cơ chế thị trường để đáp ứng yêu cầu quản lí và tính giá thành sản phẩm, việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm. Đó là tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh, chi phí sản xuất được bộ phận kế toán tập hợp và tính giá thành sản phẩm. Việc biết được chi phí của từng loại sản phẩm kinh doanh để từ đó phân tích, đánh giá việc thực hiện các định mức, dự toán chi phí từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu, kịp thời nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất, đề ra các quyết định phù hợp do sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lí của doanh nghiệp, nhằm đưa sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp chiếm lĩnh được vị thế trên thị trường. Như thực trạng đã nêu trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất tại công ty, còn một số tồn tại làm giảm khả năng quản lí và sai lệch nội dung kinh tế của một số khoản mục chi phí, do đó cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác tập hợp chi phí để tính giá thành ở công ty. Qua một thời gian ngắn tìm hiểu qua sách báo về công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng số 1 Hà Nội, trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập và nghiên cứu tại lớp bồi dưỡng kế toán trưởng em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm ở công ty như sau: -Về hạch toán chi phí sản xuất: Để khắc phục hạn chế như đã nêu trên trong phần tập hợp chi phí sản xuất, theo em: Trong quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, công ty nên tập hợp chi phí sản xuất trong tháng của từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành trên bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp theo các khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. Việc xác định này không có gì phức tạp vì: trên mỗi phiếu đề nghị thanh toán. mỗi chứng từ thanh toán đều ghi rõ khoản thanh toán đó thuộc khoản mục chi phí gì, phát sinh từ công trình, hạng mục công trình nào, từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất kế toán có thể tập hợp vào bảng tổng hợp chi phí theo các khoản mục : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, từ bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo khoản mục, kế toán có thể lấy số liệu phục vụ cho tính giá thành theo khoản mục. Công việc tính toán này tiện lợi nhất là khi ứng dụng tin học vào công tác hạch toán kế toán .Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho việc phân tích ,đối chiếu , so sánh giữa chi phí sản xuất , giá thành sản phẩm xây lắp với các định mức dự toán , bảng sản lượng thực hiện hàng tháng dã lập được thuận tiện , khoa học ,chính xác ,phục vụ có hiệu quả công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp, cho công tác quản lý kinh tế và hoạt động thi công của công trình . ở phòng tài vụ của công ty nên bổ sung thêm một kế toán về vật liệu để phục vụ cho việc quản lý vật liệu được chính xác ,tính đúng đủ và chi phí hợp lý về vật liệu, đồng thời cũng sẽ giúp cho các kế toán khác sẽ không phảI kiêm thêm phần hành này nữa và sẽ chú trọng hơn đến nhiệm vụ của mình trong công tác kế toán . -Về chi phí nhân công trực tiếp: để chi phí nhân công không làm tăng giá thành của sản phẩm, để chi phí sản xuất ít bị biến động giữa các kì, kế toán tiền lương nên trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.Cách hạch toán như sau: TK 334 TK331 TK622 (1) (3) và phải kiểm tra được khối lượng vật tư tiêu hao theo định mức, vượt định mức, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch có đúng nguyên tắc hay không. Trong đó: (1): phản ánh số trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch. (2): phản ánh số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. (3): phản ánh số chênh lệch trích trước lớn hơn số phải trả. Trường hợp ngược lại, số trích trước nhỏ hơn số phải trả thì ghi bút toán ngược lại. Việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất như thế sẽ hạn chế đưọc sự mất ổn định chi phí nhân công trực tiếp giữa các kỳ( trong trường hợp số công nhân nghỉ phép tăng nhiều trong kỳ). Chi phí sản xuất chung: Để tránh tình trạng tăng khối lượng công việc chho kế toán, tiết kiệm thời gian cho kế toán trong việc tập hợp chi phí máy thi công, theo em ở các xí nghiệp xây lắp, TK627 Công ty nên mở chi tiết thành các tiểu khoản: TK627 M( đối với chi phí máy thi công) TK627 C( đối với chi phí chung) Chi phí máy thi công được tập hợp trực tiếp cho từng công trình. Riêng đối với trường hợp máy thi công dùng cho nhiều công trình thì kế toán tiến hành phân bổ chi phí này cho từng công trình theo tiêu thức nhất định. Như vậy cuối kỳ kế toán sẽ không phải tách ra thành hai khoản mục chi phí máy thi công và chi phí chung nữa. Về việc kế toán tiến hành hạch toán trị giá các công cụ dụng cụ( như dao xây, búa, kìm, cuốc, xẻng…) vào TK 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên, chi phí sản xuất chung sẽ giảm đi một khoản tương tự, từ đó thay đổi tỷ trọng khoản mục chi phí, sẽ ảnh hưởng đến việc tính đúng, đủ chi phí sản xuất, đến tính chính xác của giá thành sản phẩm xây lắp. Để khắc phục tồn tại này, giúp cho công tác phân tích, công tác quản lí có hiệu quả, Công ty nên hạch toán công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ vào TK 627 “ chi phí dụng cụ sản xuất”. Để tránh tình trạng thiếu chính xác trong công tác hạch toán vật tư và hạn chế hao hụt thất thoát vật liệu, công ty cần có những biện pháp thích hợp. Trong điều kiện hiện nay, nhu cầu về vật liệu xây dựng trên thị trường không ngừng tăng, giá cả vật tư luôn biến động theo quan hệ cung cầu. Vật tư được cung cấp cho nhu cầu thi công phải được kiểm tra giám sát để tránh thất thoát và phải kiểm tra được khối lượng vật tư tiêu hao theo định mức, vượt định mức, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch có đúng nguyên tắc hay không. Đối với các khoản thiệt hại về ngừng sản xuất hoặc sản phẩm hỏng có nguyên nhân khách quan như điều kiện thiên nhiên…những chi phí về vật liệu và nhân công cần thiết phải bỏ ra để khắc phục thiệt hại này cần tính vào giá thành của công trình. Nợ TK 621, 622 Có TK 151, 334. -Để khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc luân chuyển chứng từ và kịp thời cho kế toán tài vụ của công ty phải đôn đốc tình hình luân chuyển chứng từ bằng cách: Khen thưởng hoặc kỷ luật đối với nhân viên hoàn thành tốt hoặc không tốt nhiệm vụ của mình để mỗi nhân viên có trách nhiệm hơn với công việc được giao. Mặt khác trong đơn xin tạm ứng mua vật liệu cần phải xác định rõ hơn thời hạn thanh toán tạm ứng. Đó là biện pháp hữu hiệu để thu thập chứng từ phục vụ cho công tác ghi sổ kế toán. Tổ chức việc ứng dụng máy vi tính vào việc hạch toán chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm tại công ty. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội yêu cầu công tác quản lí về khối lượng và chất lượng thông tin kế toán ngày càng tăng. Đặc biệt trong công tác quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh đòi hỏi phải được tính toán kịp thời, chính xác hơn chi phí và giá thành cho từng loại sản phẩm. Hơn nữa thông tin cung cấp phải phục vụ cho nhiều mục đích, nhiều khía cạnh của việc ra quyết định kinh doanh( định gí chọn mặt hàng). Tất cả những đIũu này đã khẳng định sự cần thiết tính toán hiện đại vào việc xử lí thông tin và giá thành. Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa kế toán thủ công và kế toán trên máy vi tính là phương thức thực hiện quá trình tính toán, cất giữ số liệu và mối liên hệ giữa các phần hành kế toán trong qua trình kiểm tra và lập báo caó. Có thể tóm tắt sự khác nhau này như sau: Công việc Kế toán thủ công Kế toán máy Cơ sở thanh toán Ghi chép dữ liệu Cất giữ dữ liệu Xử lí dữ liệu Báo cáo Chứng từ kế toán Ghi vào sổ sách Các sổ chi tiết, bảng kê nhật kí Định khoản vào sổ cái và các công việc khác Lập báo cáo tài chính Chứng từ kế toán Nhập vào máy Đĩa, bộ nhớ Cập nhật số dư vào TK và công việc khác Báo cáo tài chính và báo cáo quản lý Thực tế hiện nay công ty chưa sử dụng hệ thống tin học vào trong công tác quản lý và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Tiến tới nếu đưa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng và công tác hạch toán các phần hành nói chung vào tin học sẽ tạo điều kiện giảm nhẹ khối lượng công việc, tiết kiệm chi phí mà điều quan trọng hơn cả là nó cung cấp thông tin đa dạng chính xác cho các nhà quản lý. Ngoài ra, ta có thể xem xét, theo dõi các thông tin này theo bất kỳ khoảng thời gian nào mà ta lựa chọn. Kết Luận Công ty xây dựng số 1 Hà Nội là một công ty lớn có nhiều khả năng phát triển trong tương lai. Trong quá trình tìm hiểu trên tài liệu và thực tiễn của công ty, em thấy rằng học tập không chỉ dựa trên các kiến thức đã học ở trường mà ta phải tìm hiểu thêm thực tế, phải nắm vững vấn đề đang diễn ra, những vấn đề bức xúc trong xã hội. Điều đó chứng tỏ lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Có như vậy ta mới nắm vững, nắm chắc vấn đề ta nghiên cứu, tìm hiểu. Trong chuyên đề này, em chỉ xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhỏ để mọi người tham khảo nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất ở công ty xây dựng số 1 Hà Nội nói riêng và các công ty xây lắp nói chung. Song do trình độ còn hạn chế, kiến thức còn ít ỏi, thời gian tìm hiểu chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em kính mong thầy giáo chủ nhiệm lớp bồi dưỡng kế toán trưởng thông cảm, đóng góp ý kiến và giúp đỡ em hoàn thành khoá học này. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc70688.DOC
Tài liệu liên quan