Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành rau quả đóng hộp

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành rau quả đóng hộp: LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để có thể tăng sức cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. Muốn như vậy doanh nghiệp phải có thông tin đầy đủ về sản xuất kinh doanh, đặc biệt là thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của qúa trình sản xuất, có mối quan hệ khăng khít với nhau, việc hạch toán và phân tích chi phí cho phép doanh nghiệp biết chắc mình phải sản xuất và phải bán với mức giá là bao nhiêu mới đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi. Để quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cần tổ chức tốt công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghiã hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với việc tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất giá thành nói riêng và công tác ...

doc69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành rau quả đóng hộp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để có thể tăng sức cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. Muốn như vậy doanh nghiệp phải có thông tin đầy đủ về sản xuất kinh doanh, đặc biệt là thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của qúa trình sản xuất, có mối quan hệ khăng khít với nhau, việc hạch toán và phân tích chi phí cho phép doanh nghiệp biết chắc mình phải sản xuất và phải bán với mức giá là bao nhiêu mới đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi. Để quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cần tổ chức tốt công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghiã hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với việc tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất giá thành nói riêng và công tác quản lý doanh nghiệp nói chung. Tại công ty Rau Quả Hà Tĩnh trong những năm qua, công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và giá thành nói riêng được đổi mới thích ứng và phát huy đầy đủ tác dụng trong cơ chế thị trường. Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Rau Quả Hà Tĩnh. Nhận thức được vai trò của công tác kế toán đối với việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, được sự hướng dẫn của thầy giáo Phạm Quang, tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài" Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rau quả đóng hộp tại Công ty Rau Quả Hà Tĩnh" làm đề tài tốt nghiệp. Nội dung của đề tài tốt nghiệp gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Phần II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Rau Quả Hà Tĩnh. Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Rau Quả Hà Tĩnh PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I- CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1- Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất: Quá trình hoat động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích, các yếu tố đầu vào sản xuất tạo thành một sản phẩm nhất định, hay nói cách khác là quá trình doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí để doanh nghiệp tiến hành sản xuất nhất thiết doanh nghiệp phải có đủ ba yếu tố cơ bản đó là: - Tư liệu lao động. - Đối tượng lao động. - Sức lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp chi ra những chi phí sản xuất tương ứng. Sự tham gia của 3 yếu tố này vào quá trình sản xuất đã hình thành nên các yếu tố chi phí cấu thành giá trị của sản phẩm sáng tạo ra. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, vấn đề hạch toán kinh doanh toàn bộ chi phí được biểu hiện bằng tiền, được xác định là chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải chi ra để sản xuất sản phẩm. Vậy trong các doanh nghiệp, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác đã chi ra để tiến hành các họat động sản xuất trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền. Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều loại, mỗi loại có nội dung kinh tế cũng như công dụng trong quá trình sản xuất khác nhau. Do đó, để quản lý chặt chẽ; với giám đốc việc thực hiện tiết kiệm và sử dụng hợp lý chi phí cũng như để tổ chức tốt công tác kế toán thì phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức nhất định. Việc phân loại chi phí một cách khoa học và hợp lý không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với hạch toán mà còn là tiền đề quan trọng của kế hoạch hoá, kiểm tra và phân tích chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp cũng như các bộ phận cấu thành giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Hiện nay có các cách phân loại như sau: a- Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố). Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của các chi phí giống nhau xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào, ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào. Toàn bộ Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí Nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên vật liệu, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu xây dung cơ bản... mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất. - Chi phí nhân công là toàn bộ số tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Là toàn bộ số phải trích khấu hao trong tháng (trong kỳ) đối với tất cả các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp - Chi phí dịch vụ mua ngoài là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp: Tiền điện, tiến nước. tiền bưu phí. - Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ số chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngoài 4 chi phí trên. Phân loại Chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chúng có tác dụng cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghệp đã chi ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để lập bảng thuyết minh, báo cáo Tài chính phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản lý doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện đự toán, chi phí lập dự toán Chi phí sản xuất kinh doanh cho kỳ sau. b- Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí (theo khoản mục): Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sabr xuất đề ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí có nội dung kinh tế như thế nào. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh cho kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT và Kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục này, số tiền công và trích BHXH, BHYT và Kinh phí công đoàn của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng. - Chi phí sán xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, đội sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu trên bao gồm các tiểu khoản: + Chi phí nhân viên ( phân xưởng, đội, trại sản xuất): Phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng (đội, trại) như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp trả bảo hiểm... cho nhân viên. quản lý, thống kê, thủ kho, tiếp liệu công nhân phân xưởng sửa chữa ở (xưởng, đội, trại sản xuất đội) + Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí, vật liệu sử dụng chung như chi phí NVL dùng để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng, đội sản xuất. + Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê ngoài ở các phân xưởng, đội sản xuất như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải truyền dẫn, nhà xưởng, vườn cây lâu năm, súc vật sinh sản, súc vật làm việc. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh về những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng đội sản xuất như chi phí về điện nước, khí nén hơi, chi phí điện thoại, fax, chi phí sửa chữa tài sản cố định mua ngoài. + Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêu trên phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng, đội sản xuất. Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện theo kế hoạch giá thành làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kề hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. c- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với số lượng sản phẩm công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ: Chi phí sản xuất được chia thành hai loại: - Chi phí khả biến (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Thuộc loại chi phí này là chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí cố định (định phí): Là chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ. Phân loại chi phí sản xuất thành chi phí khả biến và chi phí cố định có tác dụng lớn đối với việc quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. d- Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chi phí: Theo cách này, chi phí sản xuất được chia làm hai loại: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định, những chi phí này kế toán có thể căn cứ vào số liệu chứng từ kế toán để ghi. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung. Cách phân loại chi phí theo nội dung cấu thành của chi phí giúp cho việc nhận thức vị trí của từng loại chi phí trong việc hình thành giá thành sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp với từng loại. Mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa đối với công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở những góc độ khác nhau và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và nhằm một mục đích chung là quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, do đó với việc phân loại chi phí sản xuất cần phải phân loại giá thành. 2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm: a- Giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hạ được giá thành . Như ta đã biết, đối với các doanh nghiệp việc hạ giá thành sản phẩm là con đường chủ yếu để tăng lợi nhuận, nó cũng là tiêu đề để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường kể cả trong và ngoài nước. Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, việc hạ giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội, tăng tích luỹ cho nền kinh tế nói chung. Đặc biệt khi chính sách thuế của nhà nước thay đổi, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ làm tăng lợi nhuận, do đó làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Như vậy vấn đề hạ giá thành sản phẩm không chỉ là vấn đề quan tâm của từng người sản xuất, từng doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của từng ngành, toàn xã hội. Giá thành cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc lãng phí hay tiết kiệm lao động xã hội (bao gồm cả lao động sống và lao động vật hoá) trong quá trình sản xuất sản phẩm. Hay nói cách khác, giá thành sản phẩm có thể phản ánh trình độ sử dụng nguyên- nhiên vật liệu, năng lượng, khả năng tận dụng máy móc thiết bị sản xuất, mức độ trang bị và áp dụng kỹ thuật tiên tiến, trình độ tổ chức, quản lý lao động, trình độ quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. b- Các loại giá thành sản phẩm: Để phục vụ cho công tác hạch toán và quản lý giá thành, giá thành sản phẩm được chia thành nhiều loại khác nhau. - Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu để tính, giá thành sản phẩm được chia thành: + Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch, được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để so sánh phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. + Giá thành định mức: Việc tính giá thành định mức cũng có thể thực hiện trước khi sản xuất chế tạo sản phẩm đựa vào các định mức, đự toán chi phí hiện hành. Giá thành định mức là thước đo chính xác các chi phí cần thiết sản xuất ra sản phẩm tại những thời điểm nhất định, gia thành định mức cũng được coi là gốc để so sánh với thực tế. Qua đó cho biết những chênh lệch tiết kiệm hay lãng phí, từ đó doanh nghiệp có những biện pháp phát triển đẩy mạnh sản xuất, triệt để tiết kiệm chi phí và có những biện pháp khắcphục tồn tại một cách kịp thời. + Giá thành thực tế: - Nếu giá thành kế hoạch và ghía thành định mức chỉ bao gồm các chi phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong phạm vi kế hoạch và định mức giá thành thực tế bao gồm tất cả các chi phí thực tế phát sinh trong đó có cả chi phí vượt định mức ngoài kế hoạch dự kiến như: Thiệt hại trong sản xuất, giá trị vật tư thiếu hụt...vv. như vậy giá thành thực tế là gia thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế trước hết là cơ sở xác định giá trị sản phẩm, giá bán. Mặt khác giá thành thực tế còn phản ánh tổng hợp kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là chỉ tiêu để phân tích đánhh giá kết quả hoạt động sản xuất kinmh doanh cuả doanh nghiệp, ngoài ra còn là căn cứ cho việc xây dựng giá thành kế hoạch cho kỳ sau và đảm bảo cho giá thành kế hoạch càng có tính sát thực. - Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán: Theo cách này giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại: + Giá thành sản xuất: Giá thành sản phẩm của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp sản xuất. + Giá thành toàn bộ: Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán và xác định khi có sản phẩm, công việc lao vụ được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán, xác định lợi nhuận. 3- Đối tượng kế toán Chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, có thể nói xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất vừa là công việc đầu tiên, vừa là công việc có tính chất định lượng cho toàn bộ khâu kế toán này. Bởi vì căn cứ vào đối tượng kế toán chi phí sản xuất đã xác định, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng liên quan, xác định phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách hợp lý, đồng thời cung cấp số liệu qua tính giá thành sản phẩm chính xác, kịp thời. a - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Việc tập hợp chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất, không chỉ đơn thuần là phương tiện để đi đến mục đích cuối cùng là tính giá thành. Ngoài ra nó còn đáp ứng yêu cầu kiểm tra, phân tích chi phí nhằm sử dụng chi phí có hiệu quả nhất. Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là một trong những vấn đề then chốt đảm bảo tính giá thành chính xác. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn và chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành sản phẩm. Phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí trong doanh nghiệp sản xuất: - Nơi phát sinh chi phí như: Phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ... - Nơi chịu chi phí như: Sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng... Để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất cần phải căn cứ trên những đặc điểm cơ bản sau: - Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. - Quy trình công nghệ kỷ thuật sản xuất sản phẩm. - Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí. - Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Dựa vào những đặc điểm trên, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là: - Từng phân xưởng, từng bộ phận, tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp. - Từng giai đoạn (bước) công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ. - Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng hạng mục công trình. - Từng nhóm sản phẩm. - Từng bộ phận chi tiết sản phẩm. Sau khi đã xác định được đối tượng tập hơp chi phí sản xuất nhiệm vụ của kế toán là phải tổ chức tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, theo đúng đối tượng chi phí sản xuất đã xác định, nhằm cung cấp số liệu cho việc tính giá thành theo đối tượng tính giá thành. b- Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ, nhất định đòi hỏi phải tính được giá thành đơn vị. Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành là công việc thiết yếu nhằm phát huy tốt vai trò của việc quản lý chỉ tiêu giá thành. Để xác định được đối tượng tính giá thành cần xuất phát từ những căn cứ cụ thể. Người ta có thể sử dụng các căn cứ sau đây: - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất: Nếu doanh ngiệp sản xuất sản phẩm có tính chất đơn chiếc như: Đóng tàu, sửa chữa ô tô... thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, từng công việc, từng đơn đặt hàng. Nếu sản xuất, chế tạo hàng loạt: Từng loạt máy công cụ trong doanh nghiệp cơ khí công cụ...vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, kinh doanh buồng ngủ, hàng ăn uống, trong hoạt động dịch vụ du lịch thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoặc hoạt động dịch vụ đã hoàn thành. - Căn cứ vào quy trình sản xuất sản phẩm. Nếu quy trình sản xuất đơn giản thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm ở cuối quy trình sản xuất. Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm ở giai đoạn cuối và cũng có thể là nửa thành phẩm ở từng công đoạn chế biến. Nếu quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song (lắp ráp) thì đối tượng tính giá thành có thể là từng chi tiết, bộ phận sản phẩm hoàn thành và thành phẩm cuối cùng đã hoàn thành. - Căn cứ vào đặc điểm sử dụng thành phẩm và nửa thành phẩm. Khi nửa thành phẩm có tính chất hàng hoá thì bắt buộc tính giá thành của nửa thành phẩm. - Căn cứ vào yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp nhất là trình độ kế toán. Đơn vị tính giá thành phải là đơn vị tính được thừa nhận phổ biến trong nền kinh tế quốc dân, phù hợp với tính chất lý hoá của sản phẩm. Từ những căn cứ trên, nhiệm vụ của kế toán là xác định đối tượng tính giá thành một cách phù hợp, đúng đắn. c- Mối quan hệ giữa đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Tuy là 2 khái niệm khác nhau song chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và trong một số trường hợp thì chúng trùng nhau. - Về sự giống nhau: Ta thấy rằng cả hai đều phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí giá thành... do đó trong nhiều trường hợp hai đối tượng này trùng nhau: Đối với quy chế tạo ra một sản phẩm như ở máy điện, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là quy trình sản xuất điện, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm điện do quá trình đó sản xuất ra. - Về sự khác nhau: + Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi, (nơi) phát sinh chi phí tập hợp, chi phí phát sinh trong kỳ. Xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đến kết quả của quá trình sản xuất ( thành phẩm hoặc dịch vụ hoàn thành). Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở tài khoản các sổ chi tiết, tổ chức công tác ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất chỉ giúp cho tăng cường công tác qản lý chi phí sản xuất và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp. Còn việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán mở các phiếu tính gia thành sản phẩm. Tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch gia thành sản phẩm, tính toán hiệu quả, xác định chính xác thu nhập, phát hiện khả năng tiềm tàng để có biện pháp không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm phục vụ cho yêu cầu quản lý giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. d - Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, quản lý giá thành sản phẩm và nhiệm vụ kế toán: Để đáp ứng yêu cầu quản lý và tính giá thành sản phẩm, kế toán tập hợp chi phí sản xuất nên thực hiện các nhiệm vụ sau: Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phảm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm vì chung gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc biết được chi phí của từng loại sản phẩm và giá thành các loại sản phẩm đó cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh để qua đó phân tích đánh giá việc thực hiện các định mức, dự toán chi phí, tình hình sử dụng nhân công, vật tư, tình hình thực hiện giá thành sản phẩm, để từ đó đề ra các biện pháp kịp thời nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất, đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp . Việc phân tích đánh giá đúng đắn, chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ đựa trên giá thành sản phẩm và giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng của kết quả tập hợp chi phí sản xuất. Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xác định đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Tổ chức kế toán các chi phí sản xuất theo đúng đối tượng xác định và phương pháp tập hợp chi phí xác định. - Thực hiện tính giá thành kịp thời, xác định đúng đối tượng tính giá thành và phân tích giá thành hợp lý. - Thực hiện phân tích tình hình định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình thực hiện giá thành sản phẩm để có những kiến nghị đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp và các quyết định trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. - Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm, công nghệ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp và đối tượng tính giá thành sản phẩm thích hợp. Đồng thời xác định quy tắc tính giá thành trong doanh nghiệp cho phù hợp. -Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định bằng phương pháp thích hợp để trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm thực tế cho từng đối tượng, từng đơn vị theo các khoản mục gia thành quy định đúng thời hạn ( đúng phương pháp, đảm bảo chính xác). - Kiểm tra thực hiện các định mức tiêu hao vật tư, kỹ thuật, dự toán chi phí phục vụ quản lý sản phẩm nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý mọi chi phí trong quá trình sản xuất phục vụ yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp. - Định kỳ kiểm tra việc thực hiện giá thành sản phẩm và nhiêm vụ hạ giá thành, tìm ra nguyên nhân làm cho hoàn thành hoặc chưa hoàn thành kế hoạch giá thành, những khả năng tiềm tàng có thể khai thác và phương hướng cần phấn đấu để không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm thực tế từ đó nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. -Xác định kết quả hạch toán kinh tế ở từng bộ phận và ở toàn doanh nghiệp. II- KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT: Kế toán chi phí sản xuất là công việc của kế toán nhằm tập hợp, hệ thống hoá CPSX phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp ở từng thời kỳ nhất định theo đúng đối tượng hạch toán chi phí. 1- Phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp. 1.1- Phương pháp kế toán chi phí trực tiếp (CPTT): a-Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu (CPNVL): Chi phí nguyên vật liệu bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ.. dùng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp mua nửa thành phẩm để lắp ráp, gia công thành sản phẩm thì nửa thành phẩm mua ngoài cũng được hạch toán vào chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu trực tiếp được căn cứ vào chứng từ xuất kho để tính ra giá trị thực tế vật liệu trực tiếp xuất dùng và căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp. Tài khoản sử dụng: TK: 621 " Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ". Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào các đối tượng có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp được áp dụng cho các Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất chi phí sản xuất (từng phân xưởng, bộ phận, từng sản phẩm, chi tiết, sản phẩm....). Trong trường hợp liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau phải tiến hành phân bổ theo một tiêu chuẩn hợp lý theo công thức sau: Ci= xTi Trong đó: Sc : Là tổng chi phí NVLTT đã tập hợp cần phân bổ. Ti : Là tiêu chuẩn dùng để phận bổ của đối tượng i. Ci : Là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i. STi: Là tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ. Phương pháp kế toán chi phí NVLTT theo phương pháp kê khai thường xuyên được phản ánh trên sơ đồ sau: TK: 152 TK: 621 TK: 154 Chi phí NVL trực tiếp Kết chuyển Chi phí NVL trực tiếp TK 111,112,141,331 CP NVL không qua nhập kho, xuất thẳng TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ b - Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp theo lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện về lao vụ, dịch vụ. Nguyên tắc về chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trường hợp cần phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ có thể là tiền công hay giờ công định mức hoặc có thể là giờ công thực tế. Sơ đồ hạch toán như sau TK : 334 TK : 622 TK :154 (631) Tiền lương, công... phải trả công nhân TT sản xuất Cuối kỳ tính toán phân bổ và K/C CPNC Trực tiếp theo ĐTTHCP TK : 335 Trích trước lương nghỉ phép của NCTT sản xuất TK 338 Các khoản trích về BHXH BHYT, KPKĐ 1.2- Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất là chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất, chi phí này gồm chi phí nhân viên phân xưởng phí vật liêu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí phân xưởng, bộ phận tổ đội sản xuất sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Việc phân bổ cũng được tiến hành dựa trên tiêu thức phân bổ hợp lý như định mức chi phí sản xuất chung... Tài khoản sử dụng: TK:627 " chi phí sản xuất chung" .Tài khoản này phản ánh những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ. TK: 627 được mở thành 6 tài khoản cấp 2 để theo dõi phản ánh riêng từng nội dung chi phí. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên được phản ánh trên sơ đồ sau: TK 334,338 TK 627 TK 114, 152 Chi phí nhân công Các khoản phải chi TK 142 (611) Chi phí vật liệu TK 154 ( 631) TK 214 Cuối kỳ kết chuyển Chi phí KHTSCĐ hoặc phân bổ Chi phí bằng tiền mặt TK 111,112,141,331 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác TK 133 GTGT không được khấu trừ 1.3- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: Tất cả các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh kể trên đã được tập hợp ở cuối kỳ toàn doanh nghiệp. Kế toán tập hợp chio phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ kế toán tập hợp sản xuất và tính giá thàng sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên như sau: TK 621 TK 154 TK 152,138 Kết chuyển chi phí NVL TT Nhập kho vật liệu Phế liệu thu hồi TK 622 TK 155 TK 632 Kết chuyển chi phí NCTT Nhập kho Xuất kho thành phẩm tiêu thụ TK 627 Kết chuyển chi phí Giá thành TT sản phẩm hoàn thành sản xuất chung bán ngay không qua kho 2- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Kế toán tập hợp chi phí theo phương pháp kiểm kê định kỳ áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, chỉ tiến hành một loại hoạt động. Tài khoản sử dụng: TK: 631 " Giá thành sản xuất" TK 154: “Chi phí SXKD” TK 621: “Chi phí NVL trực tiếp” TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp” TK 627: “Chi phí sản xuất chung”. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính Giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ được thể hiện như sau: TK 154 TK 631 TK 154 Kết chuyển chi phí sản xuất kinh DD đầu kỳ Kết chuyển chi phí dở dang cuối kỳ TK: 621 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu TK 622 TK 632 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành nhập kho TK 627 Tính, phân bổ, K/C chi phí sản xuất chung 3- Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: Trước khi tính GTSP phải đánh giá chính xác sản phẩm làm dở cuối kỳ; tức là tính toán, xác định số CPSX tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Tuỳ theo tính chất của sản phẩm và phương pháp tính giá thành áp dụng cho sản phẩm đó mà sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ thích hợp, doanh nghiệp có thể đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo một trong các phương pháp sau: a- Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Theo phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phần Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí khác tính cho cả sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất có CPNVLTT hoặc Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn, vì khối lượng tính toán ít mà vẫn đảm bảo mức độ chính xác khá cao. Trường hợp doanh nghiệp chỉ tính cho sản phảm làm dở cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu chính cần tổ chức hạch toán chi tiết khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thành chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khác. Công thức tính toán như sau: Trong đó: Dck và Ddk: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, đầu kỳ. Cvl: Chi phí vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Stp: Sản lượng thành phẩm. Sd: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm kiểu phức tạp liên tục, sản phẩm phải qua nhiều phân xưởng, giai đoạn chế biến kế tiếp nhau thì sản phẩm làm dở cuối các giai đoạn, phân xưởng sau được đánh giá theo nửa thành phẩm của giai đoạn phân xưởng trước. Theo phương pháp này tính toán nhanh chóng, đơn giản nhưng vì phương pháp này bỏ qua các chi phí khác nên tính chính xác không cao. Nên áp dụng đối với doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm làm dở ít và tương đối đồng đều giữa các kỳ. b- Đánh giá sản phảm làm dở cuối kỳ theo phương pháp sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Do vậy khi kiểm kê phải xác định không chỉ khối lượng mà cả mức độ hoàn thành của chúng. Trên cơ sở đó, quy đối sản phẩm làm dở cuối kỳ ra số sản phẩm hoàn thành tương đương để tính toán xác định chi phí sản phẩm làm dở. Cách tính như sau: Đối với những chi phí bỏ vào một lần từ đầu (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính) thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở theo công thức (1) Còn các chi phí bỏ dần theo mức độ chế biến, sản xuất sản phẩm( CPNCTT và chi phí sản xuất chung chung) sẽ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ theo mức độ hoàn thành: Trong đó: C được tính theo từng khoản mục chí phí tương ứng phát sinh trong kỳ. Sd: là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (% HT) Sd' =Sd x % HT Đánh giá sản phẩm cuối kỳ theo phương pháp này có ưu điểm là kết quả tính toán có mức độ chính xác cao hơn vì chung được tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí nhưng khối lượng tính toán mất nhiều thời gian. Khi kiểm kê sản phẩm dở dang cần phải xác định ở mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng bước công nghệ. Công việc này khá phức tạp, các doanh nghiệp áp dụng phương này phải lập các bảng tính sẵn để cho tính toán được nhanh, như vậy thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong toàn bộ chi phí sản xuất. Do việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở cuối kỳ đòi hỏi tốn nhiều thời gian, chi phí cho nên đối với những doanh nghiệp sản xuất có khối lượng sản phẩm làm dở và mức độ hoàn thành tương đối đồng đều giữa các kỳ, các công đoạn sản xuất, có thể quy định mức độ hoàn thành chung của sản phẩm làm dở cuối kỳ là 50% để đơn giản cho công tác kế toán mà vẫn đảm bảo mức độ chính xác cần thiết. c-Đánh giá sản phẩm làm dở (SPLD) cuối kỳ theo chi phí định mức. Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất thực hiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức. Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm dở và chi phí sản xuất định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng, giai đoạn để tính giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. Chi phí SXDD Khối lượng SPLD Định mức cuối kỳ = cuối kỳ x chi phí từng loại Để đảm bảo mức độ chính xác cao hơn thì cần phải định mức độ hoàn thành của SPLD cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức nhưng có tính đến mức độ hoàn thành. Tuỳ từng đối tượng cụ thể có thể xác định tỷ lệ % hoàn thành của từng khối lượng sản phẩm dịch vụ, để xác định CPSPLD theo định mức, bởi vì định mức chi phí khác nhau theo từng khối lượng sản phẩm, dịch vụ. III- KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH: 1- Kỳ tính giá thành: Là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phẩi tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng công việc đã xác định. Xác định kỳ tính thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về thực tế của sản phẩm, lao vụ kịp thời; phát huy được đầy đủ chức năng Giám đốc, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. Sau đây là một số cách xác định kỳ tính giá thành: -Xác định kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng (hàng tháng tính giá thành đầu kỳ một lần vào ngày cuối tháng) phù hợp với kỳ báo cáo thích hợp với loại tổ chức sản xuất nhiều, mặt hàng ít ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục. -Tính giá thành theo chu kỳ sản xuất: Giá thành được tính khi chu kỳ sản xuất đã kết thúc, tức là sản phẩm đã hoàn thành. Trong trường hợp này thì kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo. Cách này phù hợp với loại tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt, mặt hàng thường xuyên thay đổi, chu kỳ sản xuất dài và riêng lẻ. 2- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán để tính giá thành thực tế của sản phẩm, công việc, lao phụ, dịch vụ đã hoàn thành theo khoản mục chi phí quy định và đúng kỳ tính giá thành. Tuỳ theo đặc điểm của đối tượng tính giá thành với quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán vận dụng phương pháp tính giá thành sao cho hợp lý, phù hợp với đặc điểm, tính chất sản xuất, kinh doanh với đặc điểm tính chất sản phẩm với yều cầu quản lý doanh nghiệp và những quy định thống nhất của Nhà nước. Hiện nay, để tính được giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: a- Phương pháp tính giá thành giản đơn. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí ssản xuất đã tập hợp được ( theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá trị sản phẩm theo công thức: Tổng GTSP = CPSXDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ. Giá thành Tổng giá thành đơn vị = sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành b- Phương pháp tính giá thành phân bước: Phương pháp tính giá thành phân bước được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp loại hình này có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc là nửa thành phẩm (NTP) ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối. Để nhận biết về sự khác nhau giưã đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước chia thành hai phương án tương ứng. b1- Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Theo phương pháp này, để tính được giá thành của thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng cần phải xác định nửa thành phẩm giai đoạn trước và chi phí của nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với các chi phí của giai đoạn sau để tính ra giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn sau nữa; cứ như vậy tuần tự cho đến giai đoan cuối cùng thì tính được gia thành thành phẩm. Có thể khái quát tình tự tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Giá thành NTP1 Chi phí chế biến giai đoạn 1 CPNVLTT( NVL chính) GĐ1(PX1) + Chi phí NTP1 Chi phí chế biến giai đoạn2 Giá thành NTP 2 GĐ2(PX2) + + n-1 Chi phí NTP n-1 C. phí chế biến giai đoạn n Giá thành thành phẩm GĐn(PXn) + Việc kết chuyển tuần tự chi phí giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể được tiến hành theo sổ tổng hợp hoặc tính riêng từng khoản mục hình thành nên hai cách kết chuyển chi phí: Kết chuyển trình tự tổng hợp và kết chuyển tuần tự từng khoản mục. Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến liên tục. Đối tượng tính gia thành ở giai đoạn công nghệ là nửa thành phẩm và ở giai đoạn công nghệ cuối cùng là thành phẩm hoàn thành. b2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm: Trong trường hợp này, đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Do vậy chỉ cần tính toán xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong thành phẩm. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn trong thành phẩm ta được giá thành thành phẩm. Cụ thể các bước tính toán như sau: - Tính chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm (theo từng khoản mục): CPSXDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ CPSX giai đoạn i = x Thành phẩm SPHT giai đoạn i + SPLD giai đoạn i Tuỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở của kỳ áp dụng trong doanh nghiệp mà sản phẩm làm dở phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của từng giai đoạn ta được giá thành phành phẩm. Giá thành thành phẩm = CPSX giai đoạn i Có thể khái quát tình tự giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm như sau: CPSX giai đoạn 1 theo thành phẩm CPSX giai đoạn 1 theo khoản mục Giá thành thành phẩm G.đoạn 1( PX1) CPSX giai đoạn 2 trong thành phẩm CPSX giai đoạn 2 theo khoản mục G.đoạn 2( PX2) CPSXgiai đoạn n trong thành phẩm CPSX giai đoạn n theo khoản mục G.đoạn n( PXn) PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY RAU QUẢ HÀ TĨNH I- ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY RAU QUẢ HÀ TĨNH : 1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Rau Quả Hà Tĩnh. Từ một đội trồng rừng chống cát bay ven biển, được thành lập ở những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ trước. Trực thuộc Ty lâm nghiệp Hà Tĩnh với nhiệm vụ trồng phi lao chống cát bay ở các xã Kỳ Phương, Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh - dọc bờ biển Đèo Ngang. Năm 1967- Đội trồng rừng chống cát bay được giao thêm nhiệm vụ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc vùng trung du huyện Kỳ Anh. Ngày 20 tháng 2 năm 1970, Đội trồng rừng được đổi tên thành Lâm trường Kỳ Anh. Nhiệm vụ chủ yếu là trồng, bảo vệ rừng và khai thác lâm sản. Năm 1992 theo Quyết định số 26, Lâm trường đươc chuyển thành doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 388/ HĐBT, Thông báo số 1905 ngày 20/10/1992 của Bộ N0&PTNT, Quyết định số 1114 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 20/10/1992. Đến năm 1999 căn cứ vào xét duyệt đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng công ty Rau Quả Việt Nam, Tờ trình số 05/ RQ/TCCB-CV ngày 04 tháng 01 năm 1999 và đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ. Quyết định thành lập số 09/1999/QĐ/BNN-TCCB ngày 13 tháng 01 năm 1999 của Bộ NN & PTNT về việc tiếp nhận Lâm trường Kỳ Anh là một thành viên của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam với tên gọi là Công ty Rau Quả Hà Tĩnh, tên giao dịch quốc tế VEGETEXCO HA TINH. a. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty: - Trồng cây ăn quả, bảo vệ rừng, sản xuất kinh doanh nông - lâm kết hợp. - Công nghiệp chế biến: chế biến rau quả và các sản phẩm nông lâm nghiệp. - Kinh doanh nhà hành, khách sạn và du lịch sinh thái. - Nhập khẩu giống rau quả, giống cây lâm nghiệp, thiết bị vật tư nguyên liệu, hoá chất phục vụ cho sản xuất của Công ty. Công ty đặt trụ sở tại Khu công nghiệp Vũng áng - Cách trung tâm Thị trấn Kỳ anh khoảng 10 Km về phía Nam. Nằm sát đường quốc lộ 1A. Đây là vị trí thuận lợi về giao thông và là nơi Trung tâm của nguồn nguyên liệu rộng lớn, với bán kính trên 60 Km; Tổng điện tích đất sử dụng là: 10.000 m2, cơ sở vật chất bao gồm: Hệ thống nhà làm việc khoảng 1.200 m2, 01 nhà kho 100 m2, nhà máy chế biến Rau Quả vừa xây dựng xong với diện tích 2000m2, 01 vườn ươm giống dứa 10.000 m2, một khách sạn tại Đèo Ngang với diện tích kinh doanh 3.000 m2, 01 cửa hàng xăng đầu tại ngã ba cảng Vũng Áng... Tổng số lao động của Công ty đến thời điểm ngày 31 tháng 03/2005: 373 người, trong đó bộ phận quản lý hành chính: 20 người, số lao đồng dài hạn 132 người, còn lại do đặc thù của Công ty nên hợp đồng lao động theo thời vụ. Trong tổng số lao động thì lực lượng lao động trẻ chiếm đại bộ phận. Tổng số vốn sản xuất kinh doanh năm 2003 là 20.600 triệu đồng; năm 2004: 21.000 triệu đồng (tăng 1,019%). Nguồn vốn cố định qua các năm đều tăng (tốc độ phát triển bình quân 113%), số vốn cố định đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là nhu cầu tất yếu cho sự phát triển lâu dài của Công ty. Vốn lưu động của Công ty được phát triển và bảo toàn có hiệu quả. Vốn xây dựng cơ bản hàng năm được dùng xây dựng cơ sở vật chất như: Xây dựng nhà máy, tu sửa nhà cửa, xây dựng các công trình như vườn ươm giống. .. Đặc biệt năm 2004 do mở rộng quy mô sản xuất: mở rộng dự án vùng dứa hàng hoá nên cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng một số công trình như: Xây dựng đường điện hạ thế vào Trung tâm vùng sản xuất dứa nguyên liệu, một vườn ươm giống dứa 10.000 m2 . b. Tình hình tài chính của Công ty: * Nguyên giá tài sản cố định của Công ty ngày 31 tháng 12 năm 2004 là: 7.196.788.204 đồng. Trong đó: Vật kiến trúc: 6.060.653.807. Máy móc thiết bị:1.136.134.397. Biểu1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây: TT Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 1 Giá trị tổng SL Tr. đồng 8.500 13.000 15.000 2 Tổng số vốn SX Tr. đồng 15.600 20.600 21.000 3 Doanh thu Tr.đồng 7.500 9.600 12.500 4 Nộp ngân sách Tr. đồng 150 260 350 5 Lợi nhuận Tr. đồng 100 190 230 Qua biểu tổng hợp các chỉ tiêu thực hiện 3 năm trên phần nào đã nói lên được sự cố gắng của tập thể CBCNV phấn đấu cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong quá trình chuyển đổi cơ chế. Kết quả trên khẳng định: trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, công ty Rau Quả Hà Tĩnh đã và đang từng bước khẳng định được vị trí của mình. Với sự phấn đấu nổ lực của tập thể Công ty đã nắm bắt kịp thời nhu cầu và diễn biến của thị trường. Sản phẩm của công ty sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, tăng tích luỹ và phát triển sản xuất, nâng cao uy tín trên thị trường. Năm 2001 được sự đầu tư của quỹ hỗ trợ phát triển Trung ương và địa phương cho vay vốn đầu tư theo luận chứng kỹ thuật triển khai xây dựng nhà máy chế biến Rau quả với công suất 15.000 tấn /năm. Mặt hàng chế biến chủ yếu là dứa và một số rau quả khác mà nguồn nguyên liệu chủ yếu trên địa bàn huyện Kỳ Anh. Nhà máy hoàn thành đi vào hoạt động đã góp phần nâng tổng số doanh thu hàng năm của Công ty cùng với các lĩnh vực kinh doanh khác như khai thác gỗ, nhựa thông và trồng rừng, một phần doanh thu từ khách sạn - nhà hàng... Qua quá trình hoạt động, tuy có nhiều khó khăn và hạn chế như: Nguồn vốn eo hẹp; hầu hết vốn kinh doanh đều phải vay Ngân hàng với lãi suất tương đối cao, công suất máy móc thiết bị thấp, chưa đồng bộ, sản phẩm mang tính thời vụ; mặt khác đứng trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế: từ quản lý hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước... Thế nhưng, Công ty đã đi vào ổn định, doanh thu ngày càng cao, trả được lãi và một phần nợ gốc cho Ngân hàng, đóng góp nghĩa vụ ngân sách cho Nhà nước đầy đủ, đảm bảo mức lương bình quân cho người lao động đạt 840.000 đồng/ người/ tháng trở lên. 2- Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty: a- Đặc điểm tổ chức sản xuất: Công ty Rau Quả Hà Tĩnh là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có con dấu riêng, tài khoản riêng, có đầy đủ tư cách Pháp nhân. Nhiệm vụ chính là trồng, bảo vệ và khai thác rừng, trồng dứa nguyên liệu và sản xuất dứa hộp, rau quả xuất khẩu. Ngoài ra Công ty còn mở rộng các dịch vụ như kinh doanh khách sạn nhà hàng, du lịch sinh thái, kinh doanh xăng đầu. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là: Rừng trồng, ươm cây giống, khai thác gỗ thông, nhựa thông, gỗ tròn các loại, chế biến dứa đóng hộp... Quá trình sản xuất mang tính thời vụ rõ rệt. Có những thời điểm sản lượng thu mua vượt quá khả năng sản xuất của Công ty nên Công ty phải thuê thêm lực lượng lao động hợp đồng theo thời vụ. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong tỉnh và các tỉnh bạn, chưa có thị trường truyền thống. Sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu dựa vào chỉ tiêu do Tổng công ty phân cấp và xuất ra nước ngoài cũng thông qua Tổng Công ty. Xuất phát từ những đặc điểm, tình hình của quá trình sản xuất, để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục, Công ty đã phải bố trí cơ cấu sản xuất hợp lý. Cụ thể: Tổ khai thác thu mua đặt dưới sự chỉ đạo của phòng Kế hoạch với nhiệm vụ khai thác, tìm kiếm nguồn hàng cung cấp cho quá trình sản xuất; tổ thu mua khai thác này được đặt rải rác tại các vùng nguyên liệu và được hưởng lương sản phẩm trên số nguyên liệu khai thác thu mua được trong tháng. Đội bảo vệ rừng đặt dưới sự chỉ đạo của Phòng kế hoạch SXKD (bộ phận Lâm nghiệp). Tăng cường công tác bảo vệ rừng thông qua việc xây dựng các tiểu khu. Mỗi tiểu khu biên chế từ 1-3 người có trách nhiệm bảo vệ rừng trong phạm vi địa bàn được giao quản lý. Tổ vận chuyển làm nhiệm vụ vận chuyển nguyên liệu từ vùng nguyên liệu về Công ty, về nhà máy và vận chuyển thành phẩm của Công ty đi giao cho khách hàng.v.v. Công ty có 4 phòng ban bao gồm: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế hoạch SXKD Lâm nghiệp, Phòng kế hoạch SXKD Nông nghiệp, Phòng Tài chính kế toán. Mỗi phòng có nhiệm vụ riêng và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty. b. Đặc điểm quy trình công nghệ: Do tính chất đặc thù: Công ty Rau quả Hà Tĩnh là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mang tính tổng hợp nên mỗi loại hình sản phẩm có một quy trình công nghệ riêng biệt. Ví dụ: * Trồng rừng: Nhân giống => ươm cây con => trồng rừng => chăm sóc, bảo vệ. * Trồng dứa nguyên liệu: Làm đất => Mua giống => trồng => chăm sóc bảo vệ => Thu hoạch * Khai thác gỗ tròn và nhựa thông: Đây là loại sản phẩm chủ yếu có giá trị tổng sản lượng chiếm tỉ trọng lớn. Gỗ tròn và nhựa thông là loại sản phẩm có khối lượng và kích cỡ lớn, cồng kềnh; việc bảo quản và bốc xếp khó khăn, chủ yếu là để ngoài trời nên thời gian để ở kho kéo dài dễ bị mất phẩm cấp. Có thể khái quát quy trình công nghệ về sản xuất gỗ và nhựa thông như sau: Nguyên liệu Phân loại nguyên liệu Nhập kho bảo quản Tiêu thụ Nguyên liệu và phân loại nguyên liệu dùng cho sản xuất chủ yếu là gỗ, nhựa thông được khai thác, thu mua vận chuyển về nhập kho công ty. Căn cứ hoá đơn mua hàng của khách hàng và phiếu nhập kho của tổ khai thác để nhập theo chủng loại, tuỳ tính chất từng loại nguyên liệu mà phân loại bảo quản cho phù hợp. * Quy trình chế biến dứa hộp xuất khẩu: Dứa quả sau khi thu hoạch => Cho vào máy đục lõi, gọt vỏ => Gọt bỏ đầu và đuôi => Nhổ mắt dứa => Cắt khoanh theo yêu cầu => Phân loại theo độ chín => Xử lý chần qua nước nóng => Đóng hộp = Nấu dung dịch đổ vào hộp => Đóng hộp (ghép mí) => Bỏ vào sọt xử lý thanh trùng từ 20 đến 30 phút ở nhiệt độ 100oC => Dán nhãn, hoàn chỉnh sản phẩm. Nguyên liệu dùng chủ yếu trong chế biến dứa đóng hộp là dứa chín và các loại dung dịch bảo quản. c. Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý: Công ty rau quả Hà Tĩnh là một đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, là doanh nghiệp sản xuất nông -lâm kết hợp, chế biến rau qủa xuất khẩu. Bộ máy quản lý của công ty đơn giản, gọn nhẹ chủ yếu tập trung đầu tư cho khâu sản xuất kinh doanh trực tiếp. Số lượng cán bộ công nhân viên chức quản lý hành chính bao gồm 18 người: Trong đó bộ phận chỉ đạo sản xuất kinh doanh chiếm 6 người, số còn lại là Ban Giám đốc, các phòng ban liên quan. Cụ thể bộ máy quản lý của công ty được thể hiện như sau: Đứng đầu Công ty là Giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách chung, chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, là người đại diện ký kết hợp đồng kinh tế và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc Công ty do Tổng công ty Rau quả Việt Nam bổ và miễn nhiệm. Một Phó giám đốc phụ trách chỉ đạo sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và các hoạt động khác. Một Phó giám đốc phụ trách chỉ đạo sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Phó giám đốc do Giám đốc tuyển chọn và báo cáo lên Tổng công ty Rau quả Việt Nam ra quyết định bổ nhiệm. Ban giám đốc tất cả đều có trình độ đại học và có kinh nghiệm chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty. Các phòng ban chức năng thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong quá trình sản xuất kinh doanh và đặt dưới sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Ban giám đốc. Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc về công tác tổ chức, quản lý nhân sự, bố trí sắp xếp, tuyển chọn công nhân. Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, xét duyệt bình bầu thi đua khen thưởng, bảo vệ tài sản của Công ty. Tổ chức thi tay nghề để không ngừng nâng cao năng suất lao động. Tham mưu giúp ban Giám đốc trong việc bố trí, tuyển dụng cán bộ công nhân viên. Phòng Kế hoạch sản xuất kinh doanh lâm nghiệp: Chịu trách nhiệm chỉ đạo mũi ươm giống lâm nghiệp, bảo vệ khai thác rừng. Khai thác và chế biến gỗ, sản phẩm lâm nghiệp. Kiến nghị đề xuất các giải pháp khai thác, tròng rừng tái sinh với Ban giám đốc. Thực hiện các dự án cải tạo đất trống đồi trọc. Phòng Kế hoạch sản xuất kinh doanh nông nghiệp: Đảm nhiệm những vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp, tham mưu, đề xuất hướng giải quyết cho Ban lãnh đạo trong lĩnh vực nông nghiệp. Chịu trách nhiệm chỉ đạo mũi ươm giống dứa, cây ăn quả khác và kinh doanh phụ. Phòng Tài chính kế toán: Giúp giám đốc quản lý kinh doanh, theo dõi hoạt động sản suất của Công ty dưới hình thái tiền tệ là công cụ quan trọng trong khâu quản lý kinh tế. Tổng hợp đánh giá mọi hoạt động kinh tế, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê. Tham mưu đắc lực cho lãnh đạo công ty thông qua việc mua sắm, nhập xuất vật tư - thiết bị, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản sản phẩm, tình hình tiêu thụ, kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình công nợ. Tham gia với các phòng ban liên quan, xây dựng định mức kinh tế, tính toán hiệu quả từng khâu sản xuất kinh doanh, giúp Ban Giám đốc đưa ra quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. Quản lý các loại tài sản được Giám đốc giao phó. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty như sau: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH CHỈ ĐẠO SXKD NÔNG NGHIỆP PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH CHỈ ĐẠO SXKD LÂM NGHIỆP. Phòng TC Hành chính Phòng Tài chính Kế toán Phòng KH SXKD.Nông. Nghiệp Phòng KH SXKD Lâm nghiệp Tổ khai thác Nhà máy CB rau quả Vườn ươm giống Đội bảo vệ rừng Tổ SX phụ Tổ thu mua Tổ vận chuyển 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy và hình thức kế toán: a. Nhiệm vụ của Phòng kế toán: - Giúp giám đốc quản lý kinh doanh, theo dõi hoạt động sản suất của Công ty dưới hình thái tiền tệ là công cụ quan trọng trong khâu quản lý kinh tế. Tổng hợp đánh giá mọi hoạt động kinh tế, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê. -Tổ chức ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty, các khâu công tác các phòng nhằm lập dầy đủ, chính xác, kịp thời các chứng từ trong quá trình sản xuất - Tổ chức lưu chuyển chứng từ một cách khoa học, hợp lý. - Vận dụng đúng hệ thống tài khoản thống nhất - Lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán,tổ chức bộ máy kế toán thích hợp với đặc điểm, tính chất và qui mô hoạt động của công ty. - Lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với khả năng, trình độ với đội ngũ nhân viên kế toán hiện có. - Có kế hoạch sử dụng các phương tiện kỷ thuật, tính toán nhằm cung cấp thông tin kinh tế kịp thời, chính xác cho công tác quản trị của Công ty. -Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ , nhân viên trong phòng. - Thực hiện chế độ báo cáo kế toán theo đúng qui định. - Xuất trình các loại hồ sơ chứng từ tài chính thuộc lĩnh vực quản lý cho các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán khi được các cơ quan chức năng yêu cầu. b. Tổ chức bộ máy kế toán: Việc tổ chức bộ máy hợp lý với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ góp phần đem lại hiệu quả thiết thực. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung và được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Trưởng phòng kế toán Phó phòng kế toán . Kế toán chi phí SX và tính GTSP Kế toán tiền lương BHXH TSCĐ-CCDC Kế toán thanh toán,công nợ. Kế toán vật tư và dịch vụ. c. Phân công nhiệm vụ cụ thể: 1 - Nguyễn Thị Tĩnh: Trưởng phòng kế toán. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học. Chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo quý, năm đồng thời theo dõi Tài khoản 632, TK 635, TK 641, TK 642, TK 711, TK 811, TK 911. 2 - Nguyễn Thanh Phong: Phó phòng kế toán. Trình độ: Trung cấp Tài chính kế toán. Đảm nhiệm phần Báo cáo nhanh hàng tháng. Đồng thời theo dõi các tài khoản 133, TK 138, TK 161, TK 461, TK 241, TK 441, TK 511, TK 111, TK 112, TK 131, TK 141. Theo dõi tình hình tài chính ở bộ phận nhà nghỉ, xăng dầu và vườn ươm. 3 - Nguyễn Thị Thu Hoà: Kế toán viên. Trình độ chuyên môn: Trung cấp Tài chính kế toan. Được phân công theo dõi tài khoản 152, TK 153, TK 155, TK 211, TK 213, TK 214, TK 334, TK 338, TK 621, TK 622, TK 627, TK 331. Tổ chức lưu giữ hồ sơ tài chính và các văn bản có liên quan. 4 - Phùng Thị Quý: Kế toán viên. Trình độ chuyên môn: Trung cấp Tài chính kế toan. Có trách nhiệm thống kê theo dõi thuế và các khoản phải nộp. Lập báo cáo thuế, tự hạch toán giá thành thành phẩm. Theo dõi tình hình tài chính ở khu vực nhà máy chế biến rau quả. 5 - Chu Thị Hiền: : Kế toán viên. Trình độ chuyên môn: Trung cấp Tài chính kế toan. Phần hành công việc được giao là tổng hợp chứng từ, xem xét các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đối chiếu với chuẩn mực kế toán. 6 - Trần Thị Thu: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt theo nguyên tắc tài chính. Kiểm tra rà soát tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ trước khi xuất tiền ra khỏi quỹ. Cuối ngày, tháng, quí phải đối chiếu sổ quỹ với kế toán. d . Hình thức tổ chức ghi sổ kế toán: - Hình thức kế toán thực chất là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm số lượng các loại sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, sổ cái, mối quan hệ kiểm tra đối chiếu giữa các loại sổ kế toán, trình tự và phương pháp ghi chép các sổ kế toán và việc tổng hợp số liệu để báo cáo từ các các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép thích hợp nhất định . Việc vận dụng hình thức sổ kế toán nào tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của doanh nghiệp, quy mô nền sản xuất xã hội ngày càng cao làm cho hình thức kế toán cũng phát triển và hoàn thiện. Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, trình độ năng lực chuyên môn thực tế, Công ty rau quả Hà Tĩnh đã áp dụng hình thức: Chứng từ ghi sổ. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thưc chứng từ ghi sổ ở Công ty rau quả Hà tĩnh như sau: Chứng từ gốc (1) (1) Bảng tổng hợp chứng từ gốc. Sổ (thẻ) chi Tiết TK (1) (2) Bảng tổng hợp chứng từ gốc. Chứng từ - ghi sổ. (3a) (5) (3b) Sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ gốc. (4) (6) (7) Bảng cân đối Tài khoản. (7) (8) (8) Báo cáo kế toán. Ghi chú: Các ký hiệu và thứ tự ghi sổ. 1, 2, 3a, 3b, 4: Ghi thường xuyên trong kỳ báo cáo. 5, 7, 8: Ghi ngày cuối kỳ. 6, 7: Đối chiếu số liệu cuối kỳ. II - THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỨA ĐÓNG HỘP TẠI CÔNG TY RAU QUẢ HÀ TĨNH: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dứa đóng hộp tại Công ty Rau Quả Hà Tĩnh: Chứng từ gốc Sổ chi phí sản xuất TK621 Chứng từ ghi sổ TK154 Bảng tổng hợp chứng từ chi phí sản xuất chung Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK627 Sổ chi phí sản xuất TK622 Sổ chi phí sản xuất TK627 Phân loại chứng từ Bảng tổng hợp chứng từ chi phí nhân công trực tiếp Bảng tổng hợp chứng từ chi phí xuất nguyên vật liệu Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK622 Sổ cái TK621 Sổ cái TK154 Bảng tính giá thành A - HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT: *- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là một công việc đầu tiên của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất liên quan trực tiếp tới việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Công ty Rau Quả Hà Tĩnh rất được coi trọng và quan tâm đúng mức công tác xác định đối tượng, tập hợp chi phí sản xuất. Sản phẩm của Công ty là Dứa đóng hộp. Quy trình công nghệ chế biến dứa đóng hộp là quy trình phức tạp, liên tục trải qua nhiều bước công nghệ. Xuất phát từ đặc điểm đó Công ty tổ chức sản xuất trong phân xưởng thành từng tổ phù hợp yêu cầu quy trình công nghệ sản xuất. Tuy nhiên do đặc điểm công nghệ sản xuất sản phẩm là mỗi giai đoạn công nghệ không tạo ra một loại bán thành phẩm cụ thể nhập kho hoặc có thể bán ra ngoài, nên Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí tại bộ phận chế biến là cả quá trình công nghệ sản xuất. Kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn. Do đặc điểm của sản xuất dứa là theo mùa vụ thu hoạch, thời gian tham khảo cũng như những điều kiện khác. Trong khuôn khổ chuyên đề này tôi xin được trình bày nội dung số liệu tại thời điểm quý III năm 2004. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được tập hợp theo các chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. Tổng chi phí toàn Công ty được kế toán tổng hợp bao gồm toàn bộ sau đó trừ chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất bất thường mà Công ty đã làm. Tuần tự tiến hành tập hợp chi phí như sau: 1 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: (Tài khoản sử dụng TK 621): Chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho dứa đóng hộp chủ yếu là dứa, đường, a xít, vỏ hộp, nước dịch, dung môi, nhãn, nước rửa, nhãn, băng dính, thùng đựng. Chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm tương đối lớn nhất ở bộ phận chế biến của Công ty, nên việc hạch toán chính xác nguyên vật liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy chỉ cần tiết kiệm được một vài phần trăm nguyên vật liệu là đã tiết kiệm được hàng chục triệu đồng cho Công ty. Mặt khác chất lượng sản phẩm ở bộ phận chế biến của Công ty phần lớn là do chất lượng của nguyên liệu, vật liệu quyết định. Bởi vậy mà Công ty cũng như phòng kế toán rất quan tâm, chỉ đạo công việc kế toán, tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên tắc xuất dùng nguyên vật liệu ở Công ty. + Căn cứ phiếu yêu cầu của bộ phận chế biến, phòng kế hoạch sản xuất làm lệnh xuất trình Giám đốc duyệt. Sau đó phòng viết phiếu xuất, nhân viên kinh tế phân xưởng cùng thông qua kế toán làm thủ tục, tiếp theo xưởng nhận tại kho để đem vào xưởng. *Khi xuất nguyên liệu vào sản xuất: Công ty Rau quả Hà Tĩnh PHIẾU XUẤT KHO Số : 06 Ngày 08 tháng 07 năm 2004 Ghi Nợ TK621 Ghi có TK 152 Người nhận : Trần Anh Sơn Thủ Kho : Phùng Thị Quý Lý do xuất: Phục vụ sản xuất ở bộ phận chế biến dứa. TT TÊN VẬT TƯ ĐVT KHỐI LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN GHI CHÚ Yêu cầu Thực xuất 1 Dứa quả Kg 134.270 134.270 500 67.135.000 2 Đường trắng Kg 3.014 3.014 6.380 19.229.320 3 A Xít Kg 27 27 14.418 389.286 4 Vỏ hộp 20 - 0Z Hộp 36.419 36.419 1.667 60.710.473 5 Vỏ hộp 30 - 0Z Hộp 8.442 8.442 2.676 22.590.792 6 Lon nước 1,8-0Z Lon 10.168 10.168 1.800 18.302.400 7 Than Kg 5.735 5.735 1.031 5.912.785 8 Củi Bó 66 66 1.000 66.000 Cộng 194.336.056 Số tiền bằng chữ: Một trăm chín mươi tư triệu, ba trăm ba mươi sáu ngàn, không trăm năm mươi sáu đồng. Thủ kho Người nhận Lập phiếu Kế toán trưởng Giám đốc Các vật liệu khác cũng được xuất kho theo nguyên tắc tương tự. * Khi xuất vật liệu phụ vào sản xuất: Công ty Rau quả Hà Tĩnh PHIẾU XUẤT KHO Số : 10 Ngày 11 tháng 07 năm 2004. Ghi Nợ TK 621 Ghi có TK 152 Người nhận : Trần Anh Sơn Thủ Kho : Phùng Thị Quý Lý do xuất: Phục vụ sản xuất ở bộ phận chế biến dứa. TT TÊN VẬT TƯ ĐVT KHỐI LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN GHI CHÚ Yêu cầu Thực xuất 1 Thùng Caton 20-0Z Thùng 1.465 3.500 5.127.500 2 Thùng Caton 30-0Z Thùng 367 3.650 1.339.550 3 Nhãn Cái 3.240 1.700 5.508.000 4 Băng dính Hộp 22 8.000 176.000 5 Keo Hộp 13 18.000 234.000 6 Mực in Hộp 1 839.467 839.467 7 Nước rửa Hộp 1 629.946 629.946 8 Dung môi Hộp 1 944.400 944.400 Cộng 14.798.863 Số tiền bằng chữ : Mười bốn triệu, bảy trăm chín mươi tám ngàn, tám trăm sáu mươi ba đồng. Thủ kho Người nhận Lập phiếu Kế toán trưởng Giám đốc Kế toán căn cứ vào phiếu xuất nguyên vật liệu để ghi sổ chi tiết theo số lượng, giá trị, địa điểm, bộ phận phát sinh chi phí chính xác và kịp thời. + Công cụ dụng cụ ở đây là những tư liệu không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Do vậy Công ty quản lý công cụ dụng cụ như quản lý và hạch toán nguyên vật liệu. Căn cứ vào phiếu yêu cầu của các tổ sản xuất trên cơ sở được phòng kế hoạch tính toán, làm lệnh xuất dùng, nhân viên tại các tổ thông qua kế toán làm thủ tục nhận cho tổ. Ở Công ty Rau Quả Hà Tĩnh các tài sản sau được coi là công cụ dụng cụ. - Găng tay. - Quần áo. - Dày dép, ủng chuyên dùng. - Rá nhựa. - Dao, nhíp. * Khi xuất công cụ dụng cụ vào sản xuất: Công ty Rau quả Hà Tĩnh PHIẾU XUẤT KHO Số : 12 Ngày 13 tháng 07 năm 2004 Ghi Nợ TK621 Ghi có TK153 Người nhận : Trần Anh Sơn Thủ kho : Phùng Thị Quý Lý do xuất: Phục vụ sản xuất ở bộ phận chế biến dứa. TT TÊN VẬT TƯ ĐVT KHỐI LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN GHI CHÚ Yêu cầu Thực xuất 1 Quần áo Bộ 13 13 41.000 533.000 2 Dày dép, ủng Đôi 13 13 20.000 260.000 3 Găng tay. Đôi 30 30 5.000 150.000 4 Dao, nhíp. Chiếc 30 30 5.000 150.000 5 Rá nhựa Chiếc 10 10 15.700 157.000 Cộng 1.250.000 Số tiền bằng chữ : Một triệu, hai trăm năm mươi ngàn đồng. Thủ kho Người nhận Lập phiếu Kế toán trưởng Giám đốc ð Từ các phiếu xuất kho kế toán lập Bảng tổng hợp chứng từ xuất nguyên vật liệu như sau: Bảng số 1: BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU. Quí III 2004 Chứng từ Diễn giải Số tiền Bộ phận sử dụng Số Ngày Chế biến Khác 06 08/07 Xuất nguyên vật liệu 194.336.056 194.336.056 .... ...... .............. .................... ................... 10 11/07 Xuất vật liệu phụ 14.798.863 14.798.863 .... ...... .............. .................... ................... Cộng 617.946.821 617.946.821 Ngày 30 tháng 09 năm 2004. Kế toán trưởng Lập biểu ð Từ các phiếu xuất kho kế toán lập Bảng tổng hợp chứng từ xuất công cụ dụng cụ như sau: Bảng số 2: BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ XUẤT CÔNG CỤ DỤNG CỤ. Quí III/ 2004 Chứng từ Diễn giải Số tiền Bộ phận sử dụng Số Ngày Chế biến Khác 16 13/07 Xuất công cụ dụng cụ 1.250.000 1.250.000 ..... ......... ........... ................. ................. Cộng 1.250.000 1.250.000 Ngày 30 tháng 09 năm 2004. Kế toán trưởng Lập biểu ð Căn cứ vào Bảng tổng hợp chứng từ xuất nguyên liệu (Bảng số 1) kế toán lập chứng từ ghi sổ số 15 ngày 30/09/2004 như sau: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 15 Ngày 30 tháng 09 năm 2004 Trích yếu Tài khoản Số Tiền GhiChú Nợ Có Xuất kho nguyên liệu Quí III/2004. 621 152 617.946.821 Cộng 617.946.821 ( Kèm theo 19 chứng từ gốc) Ngày 30 tháng 09 năm 2004 Kế toán trưởng Lập biểu ð Tương tự căn cứ Bảng tổng hợp chứng từ xuất công cụ dụng cụ (Bảng số 2) kế toán lập chứng từ ghi sổ số 16 ngày 30/09/2004 như sau: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 16 Ngày 30 tháng 09 năm 2004. Trích yếu Tài khoản Số Tiền Ghi Chú Nợ Có Xuất Công cụ dụng cụ Quý III/2004. 621 153 1.250.000 Cộng 1.250.000 ( theo 15 chứng từ gốc) Ngày 30 tháng 09 năm 2004. Kế toán trưởng Lập biểu ð Từ các chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành vào sổ cái (trích sổ cái) SỔ CÁI NĂM 2004 Tên tài khoản : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Số ký hiệu tài khoản : 621 Ngày Chứng từ Diễn Giải TK Số phát sinh ghi sổ N Số đối ứng Nợ Có 30/09 15 30/09 Xuất kho N. liệu Quí III/2004. 152 617.946.821 30/09 16 30/09 Xuất CC-DCụ Quý III/2004. 153 1.250.000 30/09 Kết chuyển Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 154 619.196.821 Cộng Phát sinh Quý III 619.196.821 619.196.821 Ngày 30 tháng 09 năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ð Từ các chứng từ là phiếu xuất kho sau khi đã phân loại làm căn cứ ghi vào sổ chi phí sản xuất (trích như sau): SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT Tài Khoản: 621- Chế biến Quí III - Năm 2004 Ngày Chứng từ Diễn giải Đối tượng Số Tiền Ghi Chú ghi sổ Số Ngày đối ứng 30/07 06 08/07 Xuất kho NVL chính 152 194.336.056 30/07 10 11/07 Xuất NVL phụ 152 14.798.863 30/07 12 13/07 Xuất công cụ dụng cụ 153 1.250.000 ........ ..... ......... ................................... ............... ...................... Cộng 619.196.821 Ngày 30 tháng 09 năm 2004 Kế toán trưởng Người ghi sổ Căn cứ yêu cầu của đơn đặt hàng về chủng loại sản phẩm, trên cơ sở Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu có sẵn kế toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho các loại sản phẩm, chi tiết cho từng loại sản phẩm: ð Kế toán lập Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU DÙNG CHO SẢN XUẤT Quý III/2004. TT TÊN VẬT TƯ P.S TRONG KỲ SỐ TIỀN TRONG ĐÓ CHI PHÍ 20-0Z CHI PHÍ 30-0Z CHI PHÍ1,8-0Z 1 Dứa quả chế biến 192.160.171 192.160.171 146.788.671 45.371.500 2 Dứa quả ép nước 4.623.200 4.623.200 4.623.200 3 Đường 57.698.263 57.698.263 40.731.963 14.566.300 2.400.000 4 A xít 1.196.255 1.196.255 892.655 303.600 5 Vỏ hộp 20-0Z 182.131.419 182.131.419 182.131.419 6 Vỏ hộp 30-0Z 67.772.376 67.772.376 67.772.376 7 Lon nước 1,8-0Z 54.907.200 54.907.200 54.907.200 8 Than 17.735.380 17.735.380 13.034.780 4.500.600 200.000 9 Củi 198.000 198.000 140.000 50.000 8.000 10 Thùng Caton 20-0Z 15.359.750 15.359.750 15.359.750 11 Thùng Caton 30-0Z 4.015.000 4.015.000 4.015.000 12 Nhãn 16.530.000 16.530.000 14.265.000 2.265.000 13 Băng dính 528.000 528.000 395.000 133.000 14 Keo 678.000 678.000 507.370 170.630 15 Mực in 839.467 839.467 631.467 208.000 16 Nước rửa 629.940 629.940 469.640 130.300 30.000 17 Dung môi 944.400 944.400 705.100 239.300 Cộng 617.946.821 617.946.821 416.052.815 144.348.806 57.545.200 Kế toán trưởng Lập biểu BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ CÔNG CỤ DỤNG CỤ DÙNG CHO SẢN XUẤT Quý III/2004. TT TÊN VẬT TƯ P.S TRONG KỲ SỐ TIỀN TRONG ĐÓ CHI PHÍ 20-0Z CHI PHÍ 30-0Z CHI PHÍ1,8-0Z 1 Quần áo 533.000 533.000 412.936 80.064 40.000 2 Dày dép, ủng 260.000 260.000 169.000 66.000 25.000 3 Găng tay. 150.000 150.000 99.000 31.000 20.000 4 Dao, nhíp. 150.000 150.000 79.500 60.100 10.400 5 Rá nhựa 157.000 157.000 92.000 50.000 15.000 Cộng 1.250.000 1.250.000 852.436 287.164 110.400 Kế toán trưởng Lập biểu Sau khi tập hợp đầy đủ kế toán phần hành cùng kế toán tập hợp chi phí sản xuất cùng nhau hợp tác trên cơ sở các định mức cho trước và kinh nghiệm thực tế từ các kỳ trước cũng như tính chất, mục đích của từng loại, tính toán và tiến hành đánh giá phân bổ kết chuyển để tính giá thành. Căn cứ để phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm là Bảng định mức chi phí đã có sẵn tại Công ty. Bảng này được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với đơn đặt hàng của Tổng công ty: BẢNG TỔNG HỢP PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU DÙNG CHO SẢN XUẤT Quý III/2004. TT TÊN VẬT TƯ P.S TRONG KỲ SỐ TIỀN TRONG ĐÓ CHI PHÍ 20-0Z CHI PHÍ 30-0Z CHI PHÍ1,8-0Z 1 Dứa quả chế biến 192.160.171 192.160.171 146.788.671 45.371.500 2 Dứa quả ép nước 4.623.200 4.623.200 4.623.200 3 Đường 57.698.263 57.698.263 40.731.963 14.566.300 2.400.000 4 A xít 1.196.255 1.196.255 892.655 303.600 5 Vỏ hộp 20-0Z 182.131.419 182.131.419 182.131.419 6 Vỏ hộp 30-0Z 67.772.376 67.772.376 67.772.376 7 Lon nước 1,8-0Z 54.907.200 54.907.200 54.907.200 8 Than 17.735.380 17.735.380 13.034.780 4.500.600 200.000 9 Củi 198.000 198.000 140.000 50.000 8.000 10 Thùng Caton 20-0Z 15.359.750 15.359.750 15.359.750 11 Thùng Caton 30-0Z 4.015.000 4.015.000 4.015.000 12 Nhãn 16.530.000 16.530.000 14.265.000 2.265.000 13 Băng dính 528.000 528.000 395.000 133.000 14 Keo 678.000 678.000 507.370 170.630 15 Mực in 839.467 839.467 631.467 208.000 16 Nước rửa 629.940 629.940 469.640 130.300 30.000 17 Dung môi 944.400 944.400 705.100 239.300 18 Quần áo 533.000 533.000 412.936 80.064 40.000 19 Dày dép, ủng 260.000 260.000 169.000 66.000 25.000 20 Găng tay. 150.000 150.000 99.000 31.000 20.000 21 Dao, nhíp. 150.000 150.000 79.500 60.100 10.400 22 Rá nhựa 157.000 157.000 92.000 50.000 15.000 Cộng 619.196.821 619.196.821 416.905.251 144.635.970 57.655.600 Kế toán trưởng Lập biểu Căn cứ vào số liệu, kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK154 : 619.196.821 Có TK621 : 619.196.821 2 - Chi phí nhân công trực tiếp: (Tài khoản sử dụng TK 622): Hàng tháng kế toán căn cứ vào định mức khoán, khối lượng hoàn thành, hệ số lương từng người, bảng chấm công từ các tổ chuyển lên để tính lương cho công nhân. Định mức kinh tế kỹ thuật khoán tiền lương sản phẩm cho công nhân chế biến: TTT Khoản mục chi phí Định mức khối lượng Tỷ lệ hỏng cho phép Tỷ lệ thu hồi Đơn giá công I Nguyên liệu 3,63 1 Phân loại, cân, vận chuyển 2.500 kg/ca 25.000 2 Ngâm rửa 5.000 kg/ca 25.000 3 Đột, gọt 460 kg/ca 25.000 4 ép dịch 750 kg/ca 25.000 5 Vệ sinh Toàn bộ bã thải 25.000 II Chế biến 1,33 1 Cắt mặt dầu, vận chuyển, phân phối 250 kg/ca 25.000 2 Cân bán thành phẩm, ghi SL cho CN 2.500 kg/ca 25.000 3 Nhổ mắt dứa 26 kg/ca 25.000 4 Cắt khúc 150 kg/ca 25.000 5 Cắt khoanh 900 kg/ca 25.000 6 Tạo hình (rẽ quạt, miếng) 100 kg/ca 25.000 7 Kỹ thuật kiểm tra bán sản phẩm Toàn bộ bán SP 25.000 8 Vệ sinh Toàn bộbã thải 25.000 III Đóng hộp 1 Rửa hộp 2.800 hộp/ca 2 hộp/1.000 hộp 25.000 2 Nấu dịch 600 lít/ca 25.000 3 Chần quả 1.200 kg/ca 25.000 4 Đóng hộp 1.900 hộp/ca 25.000 5 Rót dịch 2.800 hộp/ca 2 lít/1.000 hộp 25.000 IV Ghép mí 1.500 hộp/ca 4 hộp/1.000 hộp 25.000 V Thanh trùng 1.900 hộp/ca 25.000 VI Thành phẩm 25.000 1 Nhận, vận chuyển, lau bảo quản. 1.120 hộp/ca 2 hộp/1.000 hôp 25.000 2 Dán nhãn 900 hộp/ca 2 nhãn/1.000 hộp 25.000 3 In ký hiệu, đóng gói 60 thùng/ca 1 thùng/100 thùng 25.000 VII KCS kỹ thuật 590 kgSP/ca 25.000 VIII Quản lý đi ca 1.170 kg SP/ca 25.000 IX Quản lý, thủ kho, kế toán, bếp 240kg SP/ca 25.000 Trích từ bảng lương tháng 07 năm 2004 của bộ phận chế biến: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG BỘ PHẬN CHẾ BIẾN Tháng 07 Năm 2004. TT Họ và tên Chức vụ Hệ số Ngày M.lương Thành Trừ Còn Ký công hệ số tiền BH+CĐ Nhận nhận 1 Nguyễn Thế Hùng Công nhân 26 2,5 1.116.500 78.155 1.038.345 2 Phan Hồng Sơn Quản đốc 26 3,40 986.000 69.020 916.980 3 Lê Thị Hà Công nhân 26 2,05 594.500 41.615 552.885 4 Trần Anh Sơn Thủ kho 26 2,50 725.000 50.750 674.250 5 Nguyễn Hải Hồng Công nhân 26 1,99 577.000 40.390 536.610 ... …………….. …….. … ……. …….. ………. …….. ………. Cộng Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu ð Từ bảng thanh toán lương hàng tháng tính ra: Tháng 07/2004: - Lương quản lý phân xưởng : 3.759.154 đ - Lương của lao động trực tiếp : 13.500.000 đ Tháng 08/2004: - Lương quản lý phân xưởng : 3.759.154 đ - Lương của lao động trực tiếp : 27.000.000 đ Tháng 09/2004: - Lương quản lý phân xưởng : 3.759.154 đ - Lương của lao động trực tiếp : 15.310.563 đ ð Thanh toán lương trong Quý III-20004: - Lương quản lý phân xưởng : 11.277.462 đ - Lương của lao động trực tiếp : 55.810.563 đ ð Kế toán hạch toán: Nợ TK622: 55.810.563 20-0Z: 40.183.607 30-0Z: 13.952.643 1,8-OZ: 1.674.313 Có TK 334 : 55.810.563 + Các khoản trích theo lương : ðCăn cứ vào qui định Nhà nước và chế độ hiện hành Công ty đã tiến hành tính như sau : - Bảo hiểm xã hội: 15% lương. - Bảo hiểm y tế: 2% lương. - Kinh phí công đoàn : 2% lương. ðTừ bảng lương tính các khoản trích theo lương: BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG BỘ PHẬN SẢN XUẤT QUÝ III/2004 Bộ phận chế biến Quỹ lương Các khoản trích theo lương Tổng cộng BHXH -BHYT (17%) Kinh phí CĐ (2%) - Lương Quản lý phân xưởng 11.277.462 1.917.168 225.549 2.142.717 - Lương của LĐ trực tiếp 55.810.563 9.487.796 1.116.211 10.604.007 Cộng 67.088.025 11.404.964 1.341.760 12.746.724 ðCăn cứ vào nội dung kế toán ghi cho chi phí nhân công trực tiếp: Kế toán hạch toán: Nợ TK622: 10.604.007 Có TK 338: 10.604.007 Có TK 3382(2%):KPCĐ 1.116.211 Có TK 3383(15%):BHXH 8.371.585 Có TK 3384: BHYT 1.116.211 ðCăn cứ vào bảng tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán lập chứng từ ghi sổ : CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 18 Ngày 30 tháng 09 năm 2004 Trích yếu Tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Tiền lương quí III/2004 622 334 55.810.563 Trích KP công đoàn (2%) 622 3382 1.116.211 Trích KP BHXH (15%) 622 3383 8.371.585 Trích KP BHYT (2%) 622 3384 1.116.211 Cộng 66.414.570 Kèm theo 6 chứng từ gốc Kế toán trưởng Lập biểu ðCăn cứ vào các chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành vào Sổ cái (Trích sổ cái TK622) quý III/2004: SỔ CÁI NĂM 2004 Tên tài khoản : Chi phí nhân công trực tiếp Số ký hiệu tài khoản : 622 Ngày Chứng từ Diễn giải TK Trang Số phát sinh ghi Ngày Số đối sổ số ứng NKC Nợ Có 30/09 30/09 18 Tiền lương quí III/2004 334 55.810.563 Các khoản trích theo lương 338 10.604.007 K.ch chi phí NC trực tiếp 154 66.414.570 Cộng Phát sinh 66.414.570 66.414.570 Ngày 30 tháng 09 năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ð Từ các chứng từ trên (bảng lương, bảng trích các khoản theo lương), kế toán vào sổ chi phí sản xuất. SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT Tài khoản 622 - Chế biến Quí III Năm 2004 Ngày Chứng từ Diễn Giải TK Số Tiền Ghi Chú ghi sổ Số Ngày đối ứng 30/09 18 30/09 Lương CN LĐ trực tiếp 334 55.810.563 30/09 30/09 Các khoản trích theo lương 338 10.604.007 Cộng 66.414.570 Ngày 30 tháng 09 năm 2004 Kế toán trưởng Người ghi sổ 3 - Chi phí sản xuất chung: (Tài khoản sử dụng TK 627): * Chi phí nhân viên phân xưởng: ðCăn cứ Bảng thanh toán lương của các tháng ở phần chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK627 : 11.277.462đ Có TK 334 : 11.277.462đ ð Các khoản trích theo lương, theo bảng tính các khoản trích theo lương ở phần chi phí nhân công trực tiếp: Kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK627 : 2.142.717 đ Có TK338: 2.142.717 đ Chi tiết:TK3382: 225.549 Chi tiết:TK3383: 1.691.619 Chi tiết:TK3384: 225.549 * Chi phí vật liệu: ðTheo số liệu kế toán tập hợp được đến ngày 30/09/2004 là: 10.405.000đ Kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK627 : 10.405.000 + 20-OZ: 7.491.600 + 30-OZ: 2.601.250 + 1,8-OZ: 312.150 Có TK 152: 10.405.000 * Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất: Theo số liệu kế toán tập hợp đến ngày 30/09/2004: Định khoản ghi : Nợ TK 6273 : 1.250.000 đ Có TK 153 : 1.250.000 đ * Chi phí khấu hao tài sản cố định: Trong quá trình tham gia sản xuất sản phẩm, máy móc thiết bị sản xuất bị hao mòn dần. Phần giá trị của sản phẩm sẽ được thu lại khi thu được tiền bán sản phẩm. Phần tài sản cố định của Công ty chỉ gồm là tài sản cố định hữu hình không có tài sản cố định vô hình. Việc tính khấu hao TSCĐ ở Công ty được tuân thủ theo tỷ lệ quy định của Nhà nước, kế toán căn cứ vào nguyên giá tài sản cố định và tỷ lệ khấu hao tài sản cố định để tính ra khấu hao phải trích cho từng loại máy móc thiết bị cụ thể, sau đó lập bảng tổng hợp khấu hao tài sản cố định theo năm. Bộ phận chế biến được tính đều cho 4 quý trong năm vì đặc điểm sản xuất ở đây là tiêu thụ trong các quý tương đối đồng đều, tài sản cố định văn phòng tính theo chi phí quản lý doanh nghiệp. ð Khấu hao ở bộ phận chế biến được tính : Số khấu hao phân bổ cho các quý = Số khấu hao trích trong năm 4 quý ðSau khi tính được khấu hao cho từng loại trong quý kế toán lập bảng phân bổ khâu hao theo quý : Cụ thể quý III/2004 được tính và phân bổ như sau: BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ QUÝ III/2004. TT Tên tài sản Nguyên giá Mức Giá trị (năm) Phân bổ khấu hao cho sản phẩm khấu hao % khấu hao Chi phí 20-0Z Chi phí 30-0Z Chi phí 1,8-0Z 1 Nhà SX chính 2.479.372.780 12% 20.661.440 500.000 200.000 50.000 2 Nhà nồi hơi 174.546.010 10% 1.545.366 200.000 79.000 120.000 3 Nhà kho vật tư 9.930.559 10% 330.559 56.231 51.000 46.000 4 Nhà LV văn phòng 48.699.342 10% 769.342 67.342 56.321 40.000 5 Nhà bảo vệ 16.342.400 10% 163.400 13.472 29.635 32.000 6 Nhà nghỉ 175.678.020 10% 2.583.000 150.364 120.000 32.144 7 Nhà ở công nhân 26.518.000 10% 286.000 14.364 47.800 98.000 8 Cửa hàng xăng dầu 348.237.000 10% 4.352.000 230.000 105.326 15.456 9 Máy rửa quả 17.171.657 10% 286.124 89.523 42.110 87.564 10 Máy ghép mí 71.032.014 10% 1.183.867 23.421 14.529 36.458 11 Máy nghiền dứa 15.277.275 10% 254.621 12.326 14.125 13.112 12 May in phun 157.189.105 10% 2.619.214 135.261 110.000 100.000 13 Máy vi tính 48.995.000 10% 1.221.875 63.546 68.478 38.289 ..... ........................... ........................ ........... ........................ ................... ................... ................... Cộng 7.196.788.204 111.718.485 3.739.800 1.271.400 488.800 Lập biểu Kế toán Theo số liệu kế toán tập hợp được đến ngày 30/09/2004: Kế toán tiến hành định khoản : Nợ TK627 : 5.500.000 Có TK 214: 5.500.000 * Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí mua ngoài bao gồm: - Tiền nước, tiền điện: 1.350.000 đ. Số tiền của Công ty dựa vào nội dung thực tế và các yếu tố liên quan phân bổ cho từng loại sản phẩm: - Quản lý doanh nghiệp: 397.600 - Chế biến: 952.400 Kết toán định khoản: Nợ TK642 : 397.600 Nợ TK627 : 952.400 + 20-OZ: 685.800 + 30-OZ: 233.000 + 1,8-OZ: 33.600 Có TK331 : 1.350.000 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG QUÝ III/2004 STT Nội dung Số tiền Chi phí 20-0Z Chi phí 30-0Z Chi phí 1,8-0Z 1 Tiền công, tiền lương 11.277.462 8.119.773 2.819.366 338.324 2 BHXH 1.691.619 1.217.966 422.905 50.749 3 BHYT 225.549 162.395 56.387 6.766 4 Trích KPCĐ 225.549 162.395 56.387 6.766 5 Chi phí vật liệu 10.405.000 7.491.600 2.601.250 312.150 6 Chi phíCC dụng cụ sản xuất 1.250.000 852.436 287.164 110.400 7 Chi phí khấu hao TSCĐ 5.500.000 3.739.800 1.271.400 488.800 8 Chi phí dịch vụ mua ngoài 952.400 685.800 233.000 33.600 Tổng cộng 31.527.579 22.432.165 7.747.859 1.347.555 Lập biểu Kế toán trưởng ðCăn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung quí III/2004, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ như sau: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 19 Ngày 30 tháng 09 năm 2004. Trích yếu Tài Khoản Số Tiền Ghi Chú Nợ Có Xuất kho nguyên vật liệu 627 152 10.405.000 Xuất kho công cụ dụng cụ 627 153 1.250.000 Lương nhân viên QLPX 627 334 11.277.462 Các khoản trích theo lương 627 338 2.142.717 Khấu hao TSCĐ 627 214 5.500.000 Phải trả người bán 627 331 952.400 .................... …………….. Cộng 31.527.579 Kèm theo 32 chứng từ gốc Ngày 30 tháng 09 năm 2004. Kế toán trưởng Lập biểu ðCăn cứ vào chứng từ ghi sổ trên kế toán vào sổ cái tài khoản 627 quí III năm 2004 như sau: SỔ CÁI NĂM 2004 Tên tài khoản : Chi phí sản xuất chung Số ký hiệu tài khoản : 627 Ngày Chứng từ DIỄN GIẢI TK Số Tiền ghi NNgày SSố đối NỢ CÓ số ứng 30/09 Xuất kho nguyên vật liệu 152 10.405.000 Xuất kho công cụ dụng cụ 153 1.250.000 Lương nhân viên QLPX 334 11.277.462 Các khoản trích theo lương 338 2.142.717 .................... ................... 30/09 Kết chuyển chi phí SXC 154 31.527.579 Cộng phát sinh 31.527.579 31.527.579 Ngày 30 tháng 09 năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ðCăn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung quí III 2004 kế toán vào Sổ chi tiết chi phí SXKD như sau : SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT TK: 627 - Chế biến Quí III Năm 2004 Ngày Chứng từ DIỄN GIẢI Đối tượng SỐ TIỀN GHI CHÚ ghi sổ Số Ngày đối ứng 30/09 Xuất kho nguyên liệu 152 10.405.000 Xuất kho công cụ dụng cụ 153 1.250.000 Lương nhân viên 334 11.277.462 Các khoản trích theo lương 338 2.142.717 Khấu hao TSCĐ 214 5.500.000 Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 952.400 Cộng 31.527.579 Ngày 30 tháng 09 năm 2004 Kế toán trưởng Người ghi sổ ðSau khi tập hợp xong kế toán lên Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ như sau: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Quý III/2004 TT Nội dung Ký hiệu Số tiền Trong đó tài khoản Chi phí 20-0Z Chi phí 30-0Z Chi phí 1,8-0Z 1 Chi phí NVL trực tiếp 621 619.196.821 416.905.251 144.635.970 57.655.600 2 Chi phí nhân công TT 622 66.414.570 47.818.492 16.603.645 1.992.433 3 Chi phí sản xuất chung 627 31.527.579 22.432.165 7.747.859 1.347.555 Cộng 717.138.970 487.155.908 168.987.474 60.995.588 Số liệu này kết chuyển sang bên nợ tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh . Ghi Nợ TK154 : 717.138.970 Có TK621 : 487.155.908 Có TK622 : 168.987.474 Có TK627 : 60.995.588 B-TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: * Quy trình chế biến dứa hộp đóng hộp xuất khẩu tại Công ty Rau Quả Hà tĩnh được khái quát như sau: Dứa quả sau khi thu hoạch => Cho vào máy đục lõi, gọt vỏ => Gọt bỏ đầu và đuôi => Nhổ mắt dứa => Cắt khoanh theo yêu cầu => Phân loại theo độ chín => Xử lý chần qua nước nóng => Đóng hộp = Nấu dung dịch đổ vào hộp => Đóng hộp (ghép mí) => Bỏ vào sọt xử lý thanh trùng từ 20 đến 30 phút ở nhiệt độ 100oC => Dán nhãn, hoàn chỉnh sản phẩm. Nguyên liệu dùng chủ yếu trong chế biến dứa đóng hộp là dứa chín và các loại dung dịch bảo quản. Công ty có quy trình công nghệ sản xuất chế biến dứa là quy trình sản xuất kiểu liên tục khép kín, chỉ những sản phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng là sản phẩm, nửa thành phẩm của Công ty không nhập kho, không bán ra ngoài. Vì vậy ở bộ phận chế biến Công ty xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm tinh chế hoàn thành, đơn vị tính giá thành là sản phẩm sau khi đã hoàn thành nhập kho. ðCăn cứ vào các số liệu trên ta lập Bảng tính giá thành sản xuất của từng bộ phận quí III/2004 như sau: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT Bộ Phận Chế Biến Dứa Quí III/2004. Khoản mục giá thành Giá trị SP dở dang đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Giá trị SP dở dang cuối kỳ Tổng giá thành SP nhập kho - Chi phí NVL trực tiếp 619.196.821 619.196.821 - Chi phí nhân công TT 66.414.570 66.414.570 - Chi phí sản xuất chung 31.527.579 31.527.579 Cộng 717.138.970 717.138.970 ðCăn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh quí III/2004 kế toán lập chứng từ ghi sổ như sau: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 30 Ngày 30 tháng 09 năm 2004 Trích yếu Tài khoản Số Tiền Ghi Chú Nợ Có Kết chuyển CPNVL TT 154 621 619.196.821 Chi phí nhân công trực tiếp 154 622 66.414.570 Chi phí sản xuất chung 154 627 31.527.579 Cộng 717.138.970 Kế toán trưởng Lập biểu ðCăn cứ vào bảng tính giá thành, chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ cái TK 154 quí III/2004 như sau: SỔ CÁI NĂM QUÍ III /2004 Tài khoản 154 Ngày Chứng từ DIỄN GIẢI TK Số Tiền ghi SSố NNgày đối NỢ CÓ số ứng Dư đầu kỳ 0 30/09 30 30/09 Kết chuyển chi phí Chi phí NVL TT +20-OZ +30-OZ +1,8-OZ 621 619.196.821 416.905.251 144.635.970 57.655.600 Chi phí N.C trực tiếp + 20-OZ + 30-OZ + 1,8-OZ 622 66.414.570 47.818.492 16.603.645 1.992.433 Chi phí sản xuất chung + 20-OZ + 30-OZ + 1,8-OZ 627 31.527.579 22.432.165 7.747.859 1.347.555 K/c giá thành nhập kho + 20-OZ + 30-OZ + 1,8-OZ 155 717.138.970 487.155.908 168.987.474 60.995.588 Cộng phát sinh 717.138.970 717.138.970 Dư cuối kỳ 0 Ngày 30 tháng 09 năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ðCuối quý căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành, căn cứ Bảng tổng hợp chi phí đã tính ở trên kế toán tính giá thành cho từng loại sản phẩm: BẢNG GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM TT Tên sản phẩm Tổng chi phí Số lượng SP Hoàng thành Giá thành (đồng/hộp) 1 Chi phí 20-0Z 487.155.908 108.557 4.487 2 Chi phí 30-0Z 168.987.474 25.071 6.740 3 Chi phí 1,8-0Z 60.995.588 30.504 1.999 PHẦN III: MỘT Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY RAU QUẢ HÀ TĨNH 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG: Nhìn chung công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dứa đóng hộp tại Công ty Rau Quả Hà tĩnh đã được đức rút, bổ sung kinh nghiệm và liên tục điều chỉnh thực hiện qua nhiều năm nên tương đối chính xác. Các chỉ tiêu từ tập hợp chi phí đến tính giá thành đầy đủ. Cán bộ được phân công trong lĩnh vực này có trình độ năng lực, kinh nghiệm hoàn thành nhiệm vụ. Đội ngũ làm công tác kế toán ở Công ty vững vàng về nghiệp vụ, đoàn kết, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, không ngừng học hỏi bổ cứu, lẫn nhau cũng như cập nhật thông tin về lĩnh vực kế toán từ bên ngoài. Cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Phòng kế toán như hiện nay là phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên về lâu dài, theo tôi, Công ty cần có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ làm công tác để ngày càng đáp ứng hơn với yêu cầu ngày càng cao của công việc. Với tỷ lệ cán bộ làm công tác kế toán tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kế toán như hiện nay là còn quá ít, phải nâng cao tỷ lệ này trong những năm tới. Việc phân công giao trỏch nhiệm cụ thể cho từng cá nhân có khả năng đảm nhận xử lý và giải quyết các thông tin ở đơn vị, phân định rừ ràng cỏc nghiệp vụ phỏt sinh đúng đối tượng có khả năng tổng hợp, phân tích đánh giá, so sách các loại chi phí, thu thập số liệu để hạch toán đúng khoản mục chi phí. Các nhân viên kinh tế thống kê ở bộ phận định kỳ báo cáo, tổng hợp chứng từ một cách kịp thời đầy đủ chính xác, hướng dẫn tổ bộ phận mỡnh thực hiện cỏc phỏt sinh kịp thời theo thời gian, khụng gian cụ thể. * Về hệ thống chứng từ sổ sách kế tóan: Công ty có hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán được tổ chức hợp pháp, hợp lệ và tương đối đầy đủ theo quy định của Bộ tài chính. Ngoài ra cũn cú một số chứng từ khỏc theo qui định riêng của Công ty. Công ty đó ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý tài chính nên hiệu quả công việc cũng như khối lượng hoàn thành chính xác, nhanh chóng và rất thuận tiện trong việc tra cứu, đối chiếu. Đã áp dụng thành công kế toán chi phớ và tớnh giỏ thành trờn mỏy vi tớnh với hệ thống sổ sỏch kế toỏn phự hợp theo hỡnh thức chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức phù hợp, thuận tiện với những điều kiện tổ chức sản xuất hiện tại của Công ty. Tuy có nhiều ưu nhược điểm song vẫn còn một số khiếm khuyết với phạm vi bài viết này tôi chỉ xin nêu một số vấn đề chủ yếu là: * Chi phí nguyên vật liệu: Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình để xây dựng hệ thống chứng từ kế toán trên cơ sở hệ thống chứng từ Nhà nước quy định. Cần hạch toán riêng nhiên liệu dùng ngay và nguyên liệu nhập kho chưa dùng ngay và cần phải xây dựng quy trình luân chuyển của chứng từ mỗi loại và thống nhất giữa các bộ phận có liên quan. Để phản ánh được thực chất số lượng nhập xuất nguyên vật liệu chính thì kế toán phải tiến hành các thủ tục nhập xuất theo đúng thực tế. Để nguyên liệu mua vào được phản ánh trên sổ mua kiêm phiếu nhập kho, đồng thời làm thủ tục xuất kho cho các bộ phận phân xưởng, bộ phận bán hàng. Có một số ít nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ rẻ tiền mau hỏng đơn vị chưa đưa vào chi tiết mà còn tính gộp chung vào các loại công cụ dụng cụ khác. Theo tôi nên tách bạch các loại đó theo đúng thực tế phát sinh mà không nên tính gộp chung với các loại vật liệu, công cụ khác. Nên có hướng đầu tư và tính chi phí cho cán bộ khi đi công tác ký kết hợp đồng với người dân trong khi thu mua dứa nguyên liệu cũng như trích chi phí đầu tư khảo sát tình hình sản xuất dứa nguyên liệu. * Chi phí nhân công trực tiếp: Ở khoản này Công ty hạch toán đúng, hợp lý, tuy nhiên lương mà Công ty khoán theo tình hình sản xuất của đơn vị thì cần phải báo cáo đăng ký cơ quan cấp trên để sau duyệt báo cáo quyết toán được đúng đảm bảo tốt chế độ tiền lương Nhà nước quy định. Định mức tiền lương còn quá thấp dẫn tới mức sống của công nhân chưa thực sự yên tâm làm việc, chưa phát huy hết khả năng lao động của công nhân. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhiều tháng còn nộp chậm ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động trong việc thanh toán các chế độ BHXH. Kiến nghị Công ty cần sớm có kế hoạch đóng nộp đầy đủ BHXH để khỏi thiệt thòi quyền lợi của người lao động. Việc ghi chép tổng hợp chi phí toàn Công ty và chi phí cho sản xuất cần phải được hoàn thiện hơn. Tôi thấy có những phát sinh liên quan trực tiếp tới từng bộ phận rừ ràng thỡ Cụng ty khụng tớnh vào chi phớ sản xuất trực tiếp. Vớ dụ : - Chi phí bảo quản băng chuyền, nồi hơi, hệ thống cấp thoát nước. - Chi phí đi khảo sát vùng dứa nguyên liệu, chi phí xăng dầu, tiền công, thủ tục. Các khoản này Công ty không tính trực tiếp vào từng bộ phận. Bởi vậy làm cho giá thành chưa thực sự đúng. * Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp nên việc tập hợp phải được đánh giá chính xác, chi tiết đến từng bộ phận, vì đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các bộ phận. Về tính giá thành sản phẩm: Trên cơ sở vừa tập hợp chi phí vừa phân bổ sau đó tổng hợp để tính luôn giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho Công ty hạch toán được chi phí phát sinh trong từng giai đoạn một cách dễ dàng. * Chi phí khấu hao tài sản cố định: Như chúng ta đã biết, hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị sử dụng của tài sản cố định, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của tài sản cố định. Trên thực tế Công ty tính khấu hao nhằm thu hồi giá trị tài sản mà Công ty đã đầu tư là một công việc hết sức cần thiết, nhằm quay nhanh đồng vốn tận dụng cao hiệu quả vốn cố định. Bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện thường xuyên công việc này. Nó đòi hỏi kế toán phải xác định đúng tính chất đối tượng cần tính khấu hao, tỷ lệ, thời gian sử dụng để có được kết quả khấu hao chính xác. Việc tính khấu hao tài sản cố định ở Công ty cũng chưa thật sự chính xác. Thông thường từ đầu năm kế toán căn cứ vào tổng nguyên giá tài sản cố định rồi chia đều cho các tháng, tỷ lệ tính khấu hao của một số ít tài sản còn chưa chính xác theo quy định, một số tài sản cố định tăng giảm trong năm kế toán chưa phản ánh kịp thời. Theo tôi nghĩ để quản lý tốt tài sản cố định kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ, phản ánh kịp thời mọi trường hợp biến động tăng, giảm tài sản. Mỗi khi có tài sản cố định tăng thêm, Công ty phải thành lập ban nghiệm thu với đầy đủ mọi thành phần theo quy định, kiểm nhận tài sản cố định. Phải có đầy đủ hồ sơ như Biên bản giao nhận tài sản cố định, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hoá đơn, giấy vận chuyển, bốc dỡ. Phòng kế toán giữ lại để làm căn cứ tổ chức hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết tài sản cố định. Trường hợp giảm tài sản cố định do chuyển thành công cụ, dụng cụ nhỏ thì kế toán cần căn cứ vào giá trị còn lại của tài sản để ghi các bút toán cho phù hợp. Nếu giá trị còn lại nhỏ, kế toán phân bổ hết vào chi phí kinh doanh; nếu giá trị còn lại lớn sẽ đưa vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của các năm tài chính có liên quan. KẾT LUẬN: Qua quá trình học tập tại nhà trường và qua thời gian thực tế tại Công ty Rau Quả Hà Tĩnh từ ngày 11 tháng 04 năm 2005 đến ngày 20 tháng 06 năm 2005, bản thân tôi đã nhận thức được rằng: Đi đôi với việc học tập, nghiên cứu lý luận thì việc tìm hiểu thực tế là một công việc hết sức quan trọng. Đây là thời gian thử nghiệm những kiến thức đã được học ở trường vào công tác thực tế và tạo điều kiện cho cá nhân tôi hiểu đúng hơn, sâu sắc hơn những kiến thức đã được tiếp thu. Tất nhiên là một sinh viên chưa được tiếp cận nhiều với thực tiễn nhất là doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với lại nhận thức bản thân có hạn. Trên tinh thần cầu thị, bản thân em rất mong nhận được sự góp ý chân tình của thầy giáo và các anh chị ở Phòng kế toán để bản thân em ngày càng tích lũy thêm được kiến thức nhằm góp phần nâng cao năng lực, trình độ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Rau Quả Hà Tĩnh, các Phòng ban chức năng nhất là Phòng kế toán đã tạo điều kiện tốt nhất giúp em trong quá trình thực hiện chuyên đề! Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Phạm Quang đã hướng dẫn tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này! Xin chân thành cảm ơn! Hà Tĩnh, tháng 06 năm 2005. Người thực hiện: Trần Đình Giáp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1831.DOC
Tài liệu liên quan