Tài liệu Đề tài Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế – tài chính dự án tại EVN: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài
Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) được thành lập theo quyết
định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ là một trong những Tổng công ty 91
hàng đầu của Việt Nam, với chức năng kinh doanh chính là sản xuất, kinh
doanh điện năng. Thời điểm khi thành lập, do vẫn còn ảnh hưởng cơ chế kinh
tế tập trung bao cấp nên hoạt động sản xuất của EVN vẫn còn mang nặng
tính hành chánh, cơ chế hạch toán phụ thuộc được áp dụng phổ biến và các
quyết định đầu tư cũng chịu ảnh hưởng bởi cơ chế bao cấp, tập trung, người
quyết định đầu tư chưa quan tâm đến hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án sẽ
đầu tư.
Kể từ khi thành lâp đến nay, hàng năm EVN và các Công ty thành
viên đầu tư hàng trăm dự án và công trình điện với vốn đầu tư hàng ngàn tỷ
đồng. Tuy nhiên, việc thẩm định cũng như đánh giá hiệu quả của các dự án
đa...
71 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế – tài chính dự án tại EVN, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài
Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) được thành lập theo quyết
định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ là một trong những Tổng công ty 91
hàng đầu của Việt Nam, với chức năng kinh doanh chính là sản xuất, kinh
doanh điện năng. Thời điểm khi thành lập, do vẫn còn ảnh hưởng cơ chế kinh
tế tập trung bao cấp nên hoạt động sản xuất của EVN vẫn còn mang nặng
tính hành chánh, cơ chế hạch toán phụ thuộc được áp dụng phổ biến và các
quyết định đầu tư cũng chịu ảnh hưởng bởi cơ chế bao cấp, tập trung, người
quyết định đầu tư chưa quan tâm đến hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án sẽ
đầu tư.
Kể từ khi thành lâp đến nay, hàng năm EVN và các Công ty thành
viên đầu tư hàng trăm dự án và công trình điện với vốn đầu tư hàng ngàn tỷ
đồng. Tuy nhiên, việc thẩm định cũng như đánh giá hiệu quả của các dự án
đầu tư chưa thật sự được xem trọng, thường chỉ tập trung vào các dự án
nguồn điện lớn. Đối với các dự án quy mô trung bình, nhỏ việc quyết định
đầu tư thường mang tính giải quyết tức thời, chưa đánh giá hiệu kinh tế, tài
chính của dự án đem lại.
Trải qua 11 năm cùng với sự chuyển biến nền kinh tế, sự thay đối
nhận thức, tư duy mới trong quản lý kinh doanh của ngành điện, đặc biệt là
khi luật điện lực có hiệu lực ngày 01/07/2005, nó đã xác lập được rõ ràng
trách nhiệm đầu tư của ngành điện, của các đơn vị và cá nhân sử dụng điện,
do vậy nguồn lực tài chính của EVN bắt đầu trở nên khó khăn hơn, có hạn
hơn, cơ chế cấp vốn như trước đây dần dần không còn nữa thay vào đó là cơ
chế tự chủ về tài chính. Điều tất yếu là EVN phải huy động nguồn lực tài
chính từ bên ngoài, trong đó nguồn tài trợ từ WB, AFD, ADB, … chiếm tỷ
trọng gần 30%.
Việc sử dụng nguốn vốn vay của các tổ chức tài chính, tín dụng nước
ngoài bên cạnh những ưu điểm như thời gian trả nợ dài, lãi suất vay ưu đãi, …
nó còn những hạn chế như: điều kiện ràng buộc hết sức chặt chẽ, đặc biệt là
1
những ràng buộc về tài chính, người đi vay (EVN) phải chứng minh được dự
án mà họ muốn được tài trợ phải có hiệu quả cả về kinh tế và tài chính.
Ngày 22/06/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số
148/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (viết tắt là EVN) trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và
một số đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam kinh doanh đa ngành nghề từ ngành nghề
truyền thống như: công nghiệp điện năng đến lĩnh vực tài chính, bảo hiểm,
ngân hàng, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, … các quan hệ giữa Công ty mẹ –
công ty con, công ty liên kết chuyển từ mệnh lệnh hành chánh sang quan hệ
hợp đồng. Điều đó cũng có nghĩa là việc quyết định đầu tư vào một dự án
lúc này phải căn cứ vào hiệu quả dự án là chính.
Trước những yêu cầu trên và những thách thức hội nhập WTO của Việt
Nam, việc hoàn thiện lại hệ thống các công cụ phân tích hiệu quả dự án đang
là yêu cầu cấp thiết của EVN. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế – tài chính dự án
tại EVN” với mong muốn đóng góp một phần nghiên cứu của mình vào sự
phát triển của ngành điện nơi mà tôi đang làm việc.
II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Hệ thống hóa lại những lý luận về các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế
và tài chính tiên tiến hiện nay.
- Phân tích những ưu điểm những hạn chế của các công cụ EVN đang sử
dụng.
- Vận dụng lý luận vào thực tiễn của ngành điện, đề xuất các nội dung bổ
sung nhằm hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế và tài
chính của dự án.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế và tài chính.
- Các thông tin, dữ liệu liên quan đến phân tích dự án điện.
IV. Phạm vi nghiên cứu
2
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng sử dụng các
công cụ phân tích dự án tại EVN mà tiêu biểu là dự án Thủy điện Sơn La
một công trình Thủy điện lớn nhất Việt Nam và lớn nhất khu vực Đông Nam
Á với vốn đầu tư gần 37.000 tỷ đồng. Quá trình phân tích và đánh giá hiệu
quả các dự án khác sẽ được thực hiện tương tự như phân tích dự án trên.
V. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp biện chứng, phân tích nhân,
quả, thống kê dữ liệu, quy nạp, đặc biệt sử dụng phương pháp so sánh giữa
đề xuất mới và hiện trạng để rút ra những điểm mới của đề tài.
VI. ÝÙ nghĩa kết quả nghiên cứu đề tài
- Kết quả nghiên cứu đề tài mang lại ý nghĩa lý luận và thực tiễn về phân
tích hiệu quả kinh tế và tài chính của dự án.
- Giải quyết được những vấn đề đang là yêu cầu cấp bách hiện nay đối với
EVN trong quyết định đầu tư vào các dự án.
3
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
KINH TẾ, TÀI CHÍNH
I. Những vấn đề chung của kế toán quản trị.
1. Khái niệm.
Kế toán quản trị là phương pháp xử lý các dữ kiện kế toán để đạt được mục
tiêu thiết lập các thông tin cho việc lập dự toán ngân sách về chi phí, doanh thu và
kết quả hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ hoạt động, kiểm soát một cách hiệu
quả tình hình hoạt động của các trung tâm trách nhiệm (các bộ phận) trong doanh
nghiệp từ đó giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn phù
hợp thực tế doanh nghiệp.
Theo Luật kế toán năm 2003 của Việt Nam, kế toán quản trị là việc thu thập,
xử lý, phân tích và cung cấp thông tin tài chính, kinh tế theo yêu cầu quản trị và
quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
2. Chức năng của kế toán quản trị.
2.1 Chức năng phân tích: là định hướng vào việc tính toán, phân tích các chi phí, kết
quả và mối tương quan giữa chúng.
Với chức năng này, trước hết chi phí, doanh thu và kết quả được phân tích
theo từng hàng hoá, dịch vụ sau đó lại được phân tích theo từng chức năng hoạt
động như khâu thu mua, khâu bán và khâu dự trữ, cuối cùng phân theo ngành hoạt
động.
Trong các doanh nghiệp mang tính sản xuất việc phân tích chi phí cần đa
dạng và phong phú hơn. Chi phí được hạch toán phân loại theo các trung tâm chi phí
và các loại chi phí
2.2 Chức năng dự toán kế hoạch.
4
Mọi hoạt động doanh nghiệp đều được tiến hành theo các chương trình định
trước trong các kế hoạch dài hạn, hàng năm và kế hoạch tác nghiệp. Việc xây dựng
kế hoạch ở các doanh nghiệp là hết sức cần thiết từ nhiều phương diện, bởi vì:
- Kế hoạch là cơ sở định hướng cũng như chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
- Kế hoạch là cơ sở để kiểm tra các hoạt động kinh doanh để phát hiện
nguyên nhân hợp lý và bất hợp lý.
- Là cơ sở để đánh giá hoạt động kinh doanh.
Vì vậy kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, trong đó việc phân
tích các thông tin là vô cùng quan trọng. Kế toán quản trị phải được tổ chức để thu
thập những thông tin phục vụ cho mục đích trên.
2.3 Chức năng xử lý thông tin: Thông tin kinh tế, tài chính sau khi được thu thập sẽ
được xử lý nhằm phục vụ cho mục đích có được những thông tin đầy đủ, phù hợp
cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị.
2.4 Chức năng kiểm tra.
Kế toán quản trị đóng vai trò kiểm soát hoạt động kinh doanh từ trước, trong
và sau quá trình hoạt động kinh doanh phát sinh. Việc kiểm soát của kế toán quản
trị được thực hiện chủ yếu qua hệ thống kiểm soát nội bộ nằm trong cơ cấu tổ chức
và quy chế quản lý doanh nghiệp.
2.5 Chức năng ra quyết định.
Thông tin kế toán là nhân tố quan trọng cho việc ra các quyết định, do đó kế
toán quản trị có trách nhiệm thu thập các chi phí, lợi nhuận để truyền đạt cho nhà
quản trị ra quyết định.
3. Đặc điểm của kế toán quản trị.
3.1 Đối tượng sử dụng thông tin: là các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp khác
với đối tượng sử dụng thông tin của kế toán tài chính là những người bên ngoài
doanh nghiệp.
3.2 Đặc điểm thông tin: Thông tin kế toán quản trị cung cấp hướng về tương tai.
Nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án khả thi phù hơp tình hình sản xuất
kinh doanh của đơn vị, do đó thông tin cung cấp cho kế toán quản trị linh hoạt
5
không quy định cụ thể không tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán, không đòi hỏi
độ chính xác tuyệt đối.
3.3 Pham vi cung cấp thông tin: Kế toán quản trị gắn liền từng bộ phận do vậy kế
toán quản trị có các báo cáo đặc biệt cung cấp thông tin cho từng bộ phận, từng nhà
quản lý bộ phận mà không lệ thuộc vào các quy định, chế độ báo cáo nhà nước.
4. Vai trò của kế toán quản trị.
Kế toán quản trị là công cụ đánh giá việc thực hiện những mục tiêu thông
qua việc phân tích các chi phí, là công cụ kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động
sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đề ra từ đó có quyết định hơp lý để thúc đẩy
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn.
II. Đánh giá trách nhiệm quản lý.
1. Kế toán trách nhiệm.
Hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập để ghi nhận và đo lường kết quả
hoạt động kinh doanh của từng bộ phận trong tổ chức. Mỗi bộ phận có những người
chịu trách nhiệm đối với những nhiệm vụ và chức năng quản lý riêng biệt. Các nhà
quản lý của tổ chức nên đảm bảo rằng mọi người trong từng bộ phận đang cố gắng
hướng đến mục tiêu chung.
Mục đích của kế toán trách nhiệm là đo lường, đánh giá trách nhiệm quản lý
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận trong việc thực hiện
mục tiêu chung.
Việc đánh giá thường dựa trên hai tiêu chí là hiệu quả (Effetiveness) và hiệu
năng (Efficiency).
Hiệu quả: là việc đạt được mục tiêu đề ra chưa kể đến việc sử dụng nguồn
tài nguyên như thế nào tức là không cần tính toán đến các chi phí đầu vào là như
thế nào miễn là đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu quả là việc giải quyết đúng công
việc (Doing the right things).
Hiệu suất: là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào tức là ngoài việc đạt được mục
tiêu tổ chức thì phải quan tâm đến nguồn tài nguyên đã sử dụng cho việc đạt được
mục tiêu đó. Hiệu năng (hiệu suất) là giải quyết công việc đúng cách (Doing the
things right)
2. Phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính.
6
2.1 Phân tích hiệu quả kinh tế.
Phân tích hiệu quả kinh tế nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của một
dự án đầu tư đối với nền kinh tế quốc dân. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của
một dự án là cơ sở để nhà quản trị, cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định
có đầu tư vào một dự án hay không hoặc quyết định tiếp tục điều chỉnh, có chính
sách hổ trợ đầu tư cho dự án (bù lãi suất, cấp vốn, ưu đãi thuế quan, …) nhằm
khuyến khích thực hiện dự án.
Như vậy, phân tích hiệu quả kinh tế xem xét và đánh giá dự án dưới góc độ
xã hội, đòi hỏi nhà quản trị phải có cái nhìn tổng quát, toàn diện về một dự án. Do
đặc điểm trên mà phân tích hiệu quả kinh tế thường áp dụng ở tầm vĩ mô (cơ quan
quản lý nhà nước) hoặc ở tầm Tổng công ty, tập đoàn.
2.2 Phân tích hiệu quả tài chính.
Phân tích hiệu quả tài nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của dự án trên
quan điểm chủ đầu tư từ đó định hướng cho chủ đầu tư về phương thức huy động
vốn, cơ chế tài chính thích hợp để dự án đạt mức sinh lời hợp lý, đảm bảo cho dự
án hoạt động bền vững, lâu dài và hiệu quả.
Trái ngược với phân tích hiệu quả kinh tế, phân tích hiệu quả tài chính đánh
giá dự án ở tầm vi mô doanh nghiệp, hay một đơn vị kinh doanh cụ thể.
Như vậy, phân tích tài chính được sử dụng để phân tích dự án ở giai đoạn tiền
khả thi là khâu đầu tiên cho phép gắn các biến số tài chính với biến số kỹ thuật
được dự tính, thông qua phân tích tài chính chúng ta biết được nguồn thu chi của dự
án, nó là cơ sở để phân tích kinh tế sau này.
3. Các trung tâm trách nhiệm.
Trung tâm trách nhiệm là đơn vị con của doanh nghiệp chịu trách nhiệm theo
từng nhiệm vụ đã được phân công trong tổng thể một dự án, một trung tâm trách
nhiệm bao giờ cũng có đầu ra của mình và ảnh hướng rất lớn
Căn cứ vào sự khác biệt trong việc lượng hoá đầu vào và đầu ra của các
trung tâm trách nhiệm cũng như mức độ trách nhiệm của các nhà quản lý trung tâm,
người ta chia thành 4 loại trung tâm trách nhiệm chính.
3.1 Trung tâm chi phí: là trung trách nhiệm mà chỉ có quyền điều khiển sự phát sinh
của chi phí chứ không có quyền điều khiển sự sinh ra của thu nhập cũng như sử
7
dụng vốn đầu tư, tức là đầu vào được lượng hoá bằng tiền nhưng đầu ra thì không
lượng hoá bằng tiền được.
3.2 Trung tâm doanh thu: là một bộ phận của trung tâm trách nhiệm mà các nhà
quản lý của nó có trách nhiệm đối với doanh thu đạt được, tức là đầu ra được lượng
hoá bằng tiền nhưng đầu vào thì không lượng hoá bằng tiền được.
Trung tâm doanh thu có trách nhiệm: Khối lượng sản phẩm bán ra, doanh thu
bán ra, thị trường tiêu thụ, thị phần, tốc độ tăng doanh số. các chính sách giá.
3.3 Trung tâm Lợi nhuận: (Trung tâm kinh doanh)
Trung tâm lợi nhuận là một bộ phận của trung tâm trách nhiệm mà các nhà
quản lý của nó có trách nhiệm đối với lợi nhuận đạt được. Đặc điểm của trung tâm
lợi nhuận là đầu ra và đầu vào đều lượng hoá được.
Trách nhiệm của trung tâm: Lợi nhuận đạt được, doanh thu bán ra, chi phí
phát sinh.
3.4 Trung tâm đầu tư: Trung tâm đầu tư là một bộ phận của trung tâm trách nhiệm
mà các nhà quản lý của nó có trách nhiệm đối với chi phí, thu nhập và cả việc sử
dụng vốn đầu tư.
Trách nhiệm của trung tâm: Hiệu quả đầu tư của một dự án, quyết định đầu
tư đúng đắn.
Việc quản lý và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư là trách nhiệm của trung tâm
đầu tư mà trung tâm đầu tư là một trong 4 trung tâm trách nhiệm trong một doanh
nghiệp, do vậy chúng ta phải có cái nhìn tổng thể về bản chất kế toán quản trị, vai
trò kế toán quản trị cũng như trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm.
III. Các công cụ phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
1. Các công cụ phân tích không chiết khấu.
1.1 Thời gian hoàn vốn không chiết khấu (PP – Payback Period)
a/ Định nghĩa: Thời gian hoàn vốn không chiết khấu của dự án là thời gian
cần thiết để thu hồi lại số vốn đầu tư đã bỏ ra bằng các khoản tích lũy hoàn vốn
hàng năm.
b/ Phương pháp tính.
∑
=
+=
n
t
DtNPtI
1
)(
8
rong đó:
I – Tổng vốn đầu tư cho dự án.
NPt –Lợi nhuận sau thuế.
Dt – Giá trị khấu hao hàng năm
t= 1,2,3,… n – Số thứ tự năm thực hiện dự án.
c/ Ứng dụng.
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu được tính toán trong dự án tiền
khả thi.
d/ Thẩm định chỉ tiêu thời gian hoàn vốn.
- Điều kiện thõa mãn: PP< [PP]. Trong đó:
PP: Thời gian hoàn vốn không chiết khấu tính toán.
[PP]: Thời gian hoàn vốn không chiết khấu cho phép (Tuỳ theo từng
ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, tham khảo quy định Ngân hàng nhà nước
Viêt Nam)
- Trường hợp PP < [PP}: Dự án có thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì hiệu
quả hoạt động của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp PP > [PP}: Dự án không đảm bảo thời gian hoàn vốn.
THỜI GIAN HOÀN VỐN CHO PHÉP
[PP] Năm Theo ngành nghề
< 5
Hoạt động thương mai, dịch vu, tiểu thủ công
nghiêp, cây công nghiệp ngắn ngày
< 7
Các dự án Công nghiêp nhẹ
< 10
Các dự án công nghiệp nặng, then chốt, mũi
nhọn, cây công nghiệp dài ngày
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
d/ Ý nghĩa.
Trong điều kiện một đất nước còn thiếu vốn, đang phát triển, chỉ tiêu thời
gian hoàn vốn được xác định là quan trọng hàng đầu, nhất thiết phải được xem xét,
đánh giá trong dự án.
9
Một dự án đầu tư, trước hết phải cần thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra để sử
dụng cho các mục đích sinh lời và mục tiêu phát triển tiếp theo.
1.2 Số vòng quay vốn lưu động (WCT – Working Capital Turnover)
a/ Định nghĩa: Số vòng quay vốn lưu động là tỷ số giữa tổng doanh thu
(trước thuế GTGT hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt) và vốn lưu động hàng năm của dự
án.
b/ Phương pháp tính.
t
t
t WC
SWCT =
Trong đó:
WCTt - Số vòng quay vốn lưu động tính toán.
St - Tổng doanh thu hàng năm.
WCt - Vốn lưu động hàng năm.
c/ Thẩm định chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động.
- Điều kiện thỏa mãn: WCTt > [WCTt], trong đó:
[WCTt]: Số vòng quay vốn lưu động cho phép (Tuỳ theo từng ngành nghề,
lĩnh vực đầu tư, vùng miền).
- Trường hợp WCTt > [WCTt]: Dự án có số vòng quay vốn lưu động càng lớn
thì hiệu quả hoạt động của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp WCTt < [WCTt]: Dự án không đạt hiệu quả hoạt động theo quy
định.
d/ Ý nghĩa:
Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra
cho khả năng thu được mấy đồng tổng doanh thu.
Biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cũng như hiệu quả hoạt động của
dự án.
1.3 Tỷ suất sinh lời của doanh thu (PMt – Profit Margin on Sales)
a/ Định nghĩa: Tỷ suất sinh lời của doanh thu là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế
(Thuế TNDN) và tổng doanh thu hàng năm của dự án.
b/ Phương pháp tính.
10
100x
S
NP
PM
t
t
t =
Trong đó:
PMt – Tỷ suất sinh lời của doanh thu hàng năm %
NPt – Lợi nhuận sau thuế TNDN hàng năm
St – Tổng doanh thu hàng năm.
c/ Thẩm định chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu.
- Điệu kiện thỏa mãn: PM t > [PM t] trong đó:
[PM t] – Tỷ suất sinh lời của doanh thu cho phép: phụ thuộc vào ngành nghề
kinh doanh, vùng lãnh thổ, địa phương.
- Trường hợp PMt > [PM t]: Dự án có tỷ suất sinh lời của doanh thu càng lớn
thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp PM t < [PM t]: Dự án không đạt hiệu quả tài chính theo quy
định.
d/ Ý nghĩa.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu cho biết trong một đồng doanh thu, có
được mấy đồng lợi nhuận sau thuế.
Là chỉ tiêu biểu hiện khả năng sinh lời của doanh thu, cũng như của dự án.
1.4 Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROIt –Return on investment).
a/ Định nghĩa: Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư là tỷ số giữa lợi nhuận sau
thuế (Thuế TNDN) hàng năm và tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án.
b/ Phương pháp tính.
100x
I
NPROI tt = hoặc ttt xPMWCTROI =
Trong đó:
ROIt – Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư hàng năm %
NPt – Lợi nhuận sau thuế TNDN hàng năm
I – Tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án.
Chỉ tiêu ROI có thể tính toán hàng năm hoặc tính trung bình cho một dự án,
khi đó NP là lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm, I là vốn hoạt động bình
quân hàng năm.
11
c/ Thẩm định chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu.
- Điệu kiện thỏa mãn: ROIt > [ROIt] trong đó:
[ROIt] – Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư cho phép: phụ thuộc vào ngành nghề
kinh doanh, vùng lãnh thổ, địa phương hoặc thường là tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu
của dự án.
- Trường hợp ROIt > [ROIt]: Dự án có tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư càng lớn
thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp ROIt < [ROIt]: Dự án không đạt hiệu quả tài chính theo quy
định.
d/ Ý nghĩa.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư cho biết trong một đồng vốn đầu tư bỏ
ra cho dự án có khả năng tạo ra được mấy đồng lợi nhuận sau thuế.
Là chỉ tiêu biểu hiện khả năng sinh lời của vốn đầu tư, cũng như của dự án.
Hiện nay, công cụ ROI được thừa nhận là một công cụ tốt nhất của quá trình
đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư đối với việc sử dụng vốn kinh doanh bởi
vì:
- Chỉ tiêu ROI tổng hợp trách nhiệm của nhiều bộ phận.
- Chỉ tiêu ROI buộc doanh nghiệp phải kiểm tra việc đầu tư vốn hoạt động
cũng như phải kiểm tra phí tổn, lợi nhuận của hoạt động.
1.5 Thu nhập thặng dự (RI –Residual Income).
a/ Định nghĩa: Thu nhập thặng dự là thu nhập thuần túy hoạt động mà một
trung tâm đầu tư có khả năng đạt được do tỷ lệ hoàn vốn cao hơn tỷ lệ hoàn vốn tối
thiểu trên vốn hoạt động.
b/ Phương pháp tính.
RI = NP– (I xROImin), trong đó:
RI – Thu nhập thặng dư
NP – Thu nhập sau thuế.
I – Vốn đầu tư (Vốn hoạt động bình quân)
ROImin: - Tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu
Thu nhập thặng dư là một số tuyệt đối, không phải số tương đối như ROI. Đó
là lơi nhuận của trung tâm đầu tư sau khi trừ chi phí vốn ước tính
12
c/ Thẩm định chỉ tiêu thu nhập thặng dự.
- Điều kiện thỏa mãn: RI > 0.
1.6 Kết luận.
Khi sử dụng các công cụ tài chính không chiết khấu trên sẽ giúp cho nhà
quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức sinh lời của dự án, thời điểm nào dự án
thu hồi được vốn. Tuy nhiên do những nhược điểm của mình nên các công cụ trên
chỉ hổ trợ cho nhà quản trị đánh giá hiệu quả tài chính của dự án ở tầm ngắn hạn
và đặc biệt phù hợp để phân tích và đánh giá dự án ở giai đoạn tiền khả thi bởi ở
giai đoạn này thông tin cần cung cấp chỉ mang tính khái quát, không cần phân tích
sâu.
2. Các công cụ phân tích chiết khấu.
2.1 Thời gian hoàn vốn chiết khấu (DPP – Discounting Payback Period)
a/ Định nghĩa: Thời gian hoàn vốn chiết khấu của dự án là thời gian cần thiết
để thu hồi lại hiện giá số vốn đầu tư đã bỏ ra bằng hiện giá các khoản tích lũy hoàn
vốn hàng năm
b/ Phương pháp tính.
P(It)= P(NPt+Dt), Trong đó:
P(It) – Tổng hiện giá vốn đầu tư phân bổ hàng năm
P(NPt+Dt) – Tổng hiện giá tích luỹ hoàn vốn hàng năm của dự án.
c/ Ứng dụng: Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn chiết khấu được tính toán trong dự
án khả thi
d/ Thẩm định chỉ tiêu thời gian hoàn vốn.
DPP< [DPP], Trong đó:
DPP: Thời gian hoàn vốn chiết khấu tính toán.
[DPP]: Thời gian hoàn vốn chiết khấu cho phép (Tuỳ theo từng ngành nghề,
lĩnh vực đầu tư).
2.2 Hiện giá sinh lời của dự án (B/C – Present Value of Benefit/Cost)
a/ Định nghĩa: Hiện giá sinh lời của dự án là tỷ số giữa hiện giá lợi ích và
hiện giá chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện của dự án.
b/ Phương pháp tính.
13
tn
t
t
n
t
tt
AxC
xAB
CB
∑
∑
=
==
1
1/ , Trong đó:
(B/C) – Hiện giá hệ số sinh lời của dự án.
BBt – Lợi ích hàng năm của dư án.
Ct – Chi phí hàng năm của dư án.
1)1(
1
−+= trA – Hệ số chiết khấu tài chính của dự án.
r – Tỷ suất chiết khấu tài chính của dự án
t – Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án
c/ Thẩm định.
- Điều kiện thỏa mãn: (B/C) > 1
- Trường hợp (B/C) >1: Dự án có hiện giá hệ số sinh lời càng lớn thì hiệu quả
tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp (B/C)<1: Dự án không có khả năng sinh lời.
d/ Ý nghĩa.
Hiện giá hệ số sinh lời cho biết 1 đồng hiện giá chi phí bỏ ra trong dự án có
khả năng thu được mấy đồng hiện giá lợi ích.
Hiện giá hệ số sinh lời biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa hiện giá lợi ích và
hiện giá chi phí.
2.3 Hiện giá thu nhập thuần (NVP – Net Prensent Value).
a/ Định nghĩa: Hiện giá thu nhập thuần của dự án là hiệu số giữa hiện giá lợi
ích và hiện giá chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện của dự án.
b/ Phương pháp tính.
∑
=
−=
n
t
ttt xACBNVP
1
)( , Trong đó:
NVP – Hiện giá thu nhập thuần của dự án.
BB
14
t – Lợi ích hàng năm của dư án.
Ct – Chi phí hàng năm của dư án.
1)1(
1
−+= trA – Hệ số chiết khấu tài chính của dự án.
r – Tỷ suất chiết khấu tài chính của dự án.
t – Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án.
c/ Thẩm định.
- Điều kiện thỏa mãn: NVP > 0
- Trường hợp NVP > 0: Dự án có hiện giá thu nhập thuần càng lớn thì hiệu
quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp NVP < 0: Dự án không có hiệu quả tài chính.
d/ Ý nghĩa.
Hiện giá thu nhập thuần NVP cho biết, với một chi phí cơ hội mong muốn
nhất định của nhà đầu tư, hiện giá lợi ích có lớn hơn hiện giá chi phí hay không?
Với yêu cầu hiện giá lợi ích phải lớn hơn hiện giá chi phí để thu được lợi nhuận.
Hiện giá thu nhập thuần NVP biểu hiện mối quan hệ so sánh giá trị tuyệt đối
giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí.
2.4 Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án (IRR –Internal Rate of Return)
a/ Định nghĩa: tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án là tỷ suất chiết khấu mà với
tỷ suất này hiện giá thu nhập thuần của dự án bằng 0.
b/ Phương pháp tính.
1
1 )1(
1)(0 −
= +−== ∑ t
n
t
tt IRR
xCBNVP , Trong đó:
IRR – Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án, % năm.
BBt – Lợi ích hàng năm của dự án.
Ct – Chi phí hàng năm của dự án.
t – Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án.
Các phương pháp tính toán IRR:
b1/ Phương pháp nội suy:
]}
)21(
1)12[(1{
NVPNVP
NVPxrrrIRR +−+= , Trong đó:
IRR – Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án, % năm.
r1 – tỷ suất chiết khấu ban đầu để tính NVP1.
15
r2 – tỷ suất chiết giả định để tính NVP2<0.
NVP1>0 – Hiện giá thu nhập thuần của dự án ứng với r1
NVP2<0 – Hiện giá thu nhập thuần của dự án ứng với r2
b2/ Phương pháp đồ thị.
Bước 1: Vẽ trục hoành biểu thị tỷ suất chiết khấu
Bước 2: Vẽ trục tung, biểu thị hiện giá thu nhập thuần NVP
Bước 3: Xác định điểm A ứng với r1 và NVP1 >0
Bước 4: Xác định điểm B ứng với r2 và NVP1 <0
Bước 5: Nối hai điểm A và B bằng đường thẳng AB. Điểm cắt của đường thẳng
AB với trục hoành biểu thị r chính là giá trị IRR cần tìm (giá trị NVP = 0).
c/ Thẩm định.
- Điều kiện thỏa mãn: IRR > [IRR], trong đó [IRR] tỷ suất sinh lời nội bộ cho
phép, phụ thuộc vào ngành nghề, vùng lãnh thổ và chính sách ưu tiên phát triển
ngành, vùng.
- Trường hợp IRR > [IRR]: Dự án có tỷ suất sinh lời càng lớn thì hiệu quả tài
chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp IRR < [IRR]: Dự án không có hiệu quả tài chính.
d/ Ý nghĩa.
Về khả năng sinh lời: Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR biểu thị tỷ lệ sinh lời lớn nhất
mà bản thân dự án đạt được; phụ thuộc vào đặc điểm phát sinh dòng lợi ích và dòng
chi trong toàn bộ thời gian thực hiện của dự án.
Về khả năng thanh toán: Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR biểu thị mức lãi vay cao
nhất mà dự án có khả năng thanh toán.
2.5 Kết luận.
Các công cụ tài chính chiết khấu sử dụng mô hình vận động các dòng tiền
chiết khấu để phân tích dự án, do vậy nó khắc phục được những nhược điểm của
các công cụ không chiết khấu, đồng thời nó giúp cho nhà quản tri doanh nghiệp
đánh giá được mức sinh lời thực của dự án, khả năng thu hồi vốn của dự án, giúp
nhà quản trị có những quyết định lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho dự án, chính sách
hổ trợ dự án, … ở tầm dài hạn. Do những ưu điểm của mình nên các công cụ tài
chính chiết khấu được sử dụng để phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính dự án ở
16
giai đoạn khả thi, tức là sau khi đánh giá dự án ở giai đoạn tiền khả thi bằng các
công cụ không chiết khấu.
3. Các công cụ phân tích hoà vốn (BEP – Break Even Analysis)
Phân tích hoà vốn là quá trình áp dụng các công cụ để phân tích rủi ro tài
chính ngắn hạn của dự án thông qua việc xác định điểm hoà vốn (BEP) mà điểm
này biểu thị sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn công suất hay mức hoạt động
hoà vốn.
3.1 Sản lượng hoà vốn lý thuyết.
a/ Định nghĩa: Sản lượng hoà vốn là sản lượng cần thiết mà dự án phải đạt
được để hoạt động không lời mà cũng không lỗ.
b/ Phương pháp tính:
vp
FCBEPq −= , Trong đó:
BEPq – Sản lượng hoà vốn lý thuyết của dự án, hiện vật.
FC – Tổng định phí hàng năm của dự án, giá trị (là những chi phí không
thay đổi khi sản lượng thay đổi).
p – Giá bán của một đơn vị sản phẩm, giá trị.
v – Biến phí cho một đơn vị sản phẩm, giá trị.
Và:
Q
VCv = , trong đó: VC là tổng biến phí hàng năm của dự án (là những chi
phí thay đổi khi sản lượng thay đổi).
FC+VC= C (Tổng chi phí hàng năm của dự án)
p-v: Gọi là số dư đảm phí đơn vị.
3.2 Doanh thu hoà vốn lý thuyết.
a/ Định nghĩa: Doanh thu hoà vốn là doanh thu cần thiết mà dự án phải đạt
được để hoạt động không lời mà cũng không lỗ.
b/ Phương pháp tính:
S
VC
FCBEPxpBEPs
−
==
1
, Trong đó:
17
BEPs – Doanh thu hoà vốn lý thuyết của dự án, giá tri.
S – Tổng doanh thu hàng năm tính toán, giá tri.
1 -
S
VC : Tỷ lệ số dư đảm phí.
3.3 Công suất hay mức hoạt động hoà vốn lý thuyết.
a/ Định nghĩa: Công suất hay mức hoạt động hoà vốn là công suất hay mức
hoạt động cần thiết mà dự án phải đạt được để hoạt động không lời mà cũng không
lỗ.
b/ Phương pháp tính:
S
BEP
Q
BEP
BEP sqp == , Trong đó:
BEPp – Công suất hay mức hoạt động hoà vốn lý thuyết của dự án, tính bằng
% công suất thiết kế (100%).
S – Tổng doanh thu hàng năm tính toán, giá tri.
1 -
S
VC : Tỷ lệ số dư đảm phí.
c/ Thẩm định:
- Điều kiện thỏa mãn BEPp < [BEPp], trong đó [BEPp] là công suất hay mức
hoạt động hòa vốn quy định.
- Trường hợp BEPp < [BEPp]: dự án có công suất hay mức hoạt động hòa vốn
càng thấp thì hiệu quả tài chính càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp BEPp > {BEPp}: dự án không đạt hiệu quả và độ rủi ro yêu cầu.
d/ Ý nghĩa:
Công suất hay mức hoạt động hòa vốn cho biết dự án cần phải hoạt động tới
mức sản lượng bao nhiêu để đánh giá là hòa vốn.
Công suất hay mức hoạt động hòa vốn cho biết dự án cần phải hoạt động tới
mức doanh thu bao nhiêu để đánh giá là hòa vốn.
Nếu công suất hay mức hoạt động hòa vốn của dự án thấp, nghĩa là dự án chỉ
cần hoạt động ở mức công suất nhỏ cũng đạt được kết quả hòa vốn.
3.4 Kết luận
18
Phân tích hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ
giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua sử dụng công cụ nó
sẽ cung cấp cho nhà quản trị xác định được mức sản lượng, thu hòa vốn từ đó
xác định vùng lãi, lỗ của dự án. Công cụ này thường được sử dụng để phân tích
hổ trợ các công cụ tài chính chiết khấu và không chiết khấu và phù hợp với dự
án mà sản phẩm sản xuất ra bao nhiêu là tiêu thụ bấy nhiêu, không có tồn kho.
IV. Các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư
1. Công cụ không chiết khấu:
1.1 Giá trị gia tăng trong nước thuần của dự án: (NDVA - Net Domestic Value
Added)
a/ Định nghĩa: Giá trị gia tăng trong nước thuần của dự án là giá trị tăng thêm mà
dự án đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong vòng
đời của dự án.
b/ Công thức:
])([)(
11
∑∑
==
+−==
n
t
kk
n
t
t MIIBNDVANDVA
Trong đó:
NDVA - Giá trị gia tăng trong nước thuần trong vòng đời của dự án.
NDVAt - Giá trị gia tăng trong nước thuần hàng năm của dự án.
BB
19
k – Lợi ích kinh tế hàng năm của dư án.
I – Vốn đầu tư: là tổng chi phí đầu tư để xây dựng dự án và được phân bổ hàng
năm trong vòng đời của dự án.
MIk – Tổng giá trị các đầu vào vật chất thường xuyên hàng năm của dự án, bao
gồm:
Chi phí nguyên liệu, vận hành bảo dưỡng hàng năm, và các chi phí đầu vào khác.
Các chi phí khác liên quan đến công trình.
c/ Ý nghĩa:
Giá trị gia tăng trong nước thuần của dự án càng lớn thì sự đóng góp của dự án vào
tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của một quốc gia càng nhiều.
Giá trị gia tăng trong nước thuần của dự án đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của
một quốc giá.
1.2 Giá kinh tế
a/ Định nghĩa: Giá kinh tế là giá các đầu vào và đầu ra thuộc chi phí và lợi ích kinh
tế, được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.
b/ Công thức:
EP = Fp x HA
Trong đó: EP (Economic Price) – Giá kinh tế
FP (Financial Price) – Giá tài chính
HA – Hệ số điều chỉnh giá.
Phương pháp tính HA:
Hệ số điều chỉnh giá là hệ số biến đổi giá tài chính các yếu tố đầu vào đầu ra
của dự án về giá trị xã hôi thực tế của chúng được biểu hiện bằng giá trị kinh tế.
Thành phần của hệ số điều chỉnh giá gồm: Hệ số điều chỉnh giá trong nước
(HAD) và hệ số điều chỉnh tỷ giá (HAE)
- Hệ số điều chỉnh giá trong nước (HAD) là hệ số biến đổi giá tài chính của các
đầu vào và đầu ra của dự án không liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu và được
xác định dựa trên chỉ số giá tiêu dùng CPI của nền kinh tế, đối với các nước đang
phát triển nếu mức lạm phát hàng năm bình thường (CPI < 20%) thì lấy HAD = 1÷2
(Nguồn: WB)
- Hệ số điều chỉnh tỷ giá (HAE) là hệ số biến đổi giá tài chính của các đầu vào và
đầu ra của dự án liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu (không phải là hàng hóa
trong nước). Để xác định HAE người ta căn cứ vào các tổng kim ngạch xuất nhâp
khẩu hàng năm cụ thể như sau:
n
T
C
H
n
t t
t
AE
∑
== 1 . Trong đó: Ct – Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm
B t - Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm
n – Số năm lấy số liệu thống kê.
Hoặc có thể tính HAE bằng hệ số tăng tỷ giá hoái đối của ngoại tệ mạnh (thường là
USD)
20
Nhận xét: Thâm hụt cán ngân thanh toán càng giảm thì HAE càng nhỏ càng tiến gần
đến 1.
2. Công cụ chiết khấu:
2. 1. Tỷ số Lợi ích/Chi phí kinh tế (B/Ck):
a/ Định nghĩa: Chỉ tiêu hiện giá sinh lời kinh tế của dự án tỷ số giữa hiện giá lợi ích
kinh tế và hiện giá chi phí kinh tế trong toàn bộ thời gian thực hiện của dự án.
b/ Công thức.
k
n
t
k
n
t
kk
k
AxC
xAB
CB
∑
∑
=
==
1
1/
Trong đó:
(B/Ck) – Hiện giá hệ số sinh lời kinh tế của dự án.
Bk – Lợi ích kinh tế hàng năm của dư án.
Ck – Chi phí kinh tế hàng năm của dư án.
1)1(
1
−+= tk SRDA – Hệ số chiết khấu kinh tế của dự án
SRD – Tỷ suất chiết khấu xã hội (kinh tế) của dự án: Social rate of discount.
t – Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án
c/ Phương pháp tính:
Tỷ suất chiết khấu xã hội (kinh tế):SRD
SRD = r (1+pi) trong đó:
r – tỷ suất chiết khầu tài chính của dự án (% năm)
pi – Hệ số bảo hiểm đầu tư: căn cứ vào tình hình lạm phát trong nền kinh tế. Đối
với các nước đang phát triển nếu mức lạm phát hàng năm bình thường (CPI < 20%)
thì lấy Pi = 0,1÷0,25 (Nguồn: WB)
d/ Thẩm định:
Trường hợp B/Ck > 1: Dự án có hiện giá hệ số sinh lời kinh tế càng lớn thì hiệu
quả kinh tế của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
Trường hợp B/Ck)<1: Dự án không có khả năng sinh lời kinh tế.
21
2.2 Giá trị hiện tại ròng kinh tế: NVPk
a/ Định nghĩa: Giá trị hiện tại ròng kinh tế của dự án là hiệu số giữa hiện giá lợi
ích kinh tế và hiện giá chi phí kinh tế trong toàn bộ thời gian thực hiện của dự án.
b/ Công thức.
∑
=
−=
n
t
kkkk xaCBNVP
1
)(
Trong đó:
NVPk – Giá trị hiện tại ròng kinh tế của dự án.
BBk – Lợi ích kinh tế hàng năm của dư án.
Ck – Chi phí kinh tế hàng năm của dư án.
1)1(
1
−+= tk SRDA – Hệ số chiết khấu kinh tế của dự án
SRD – Tỷ suất chiết khấu xã hội (kinh tế) của dự án: Social rate of discount.
t – Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án
c/ Phương pháp tính:
Các giá trị SRD, Bk, Ck giống phương pháp tính B/C k
d/ Thẩm định:
Trường hợp NVPk > 0: Dự án có giá trị hiện tại ròng kinh tế càng lớn thì hiệu quả
kinh tế của dự án càng cao, cần tiếp tục phân tích hiệu quả tài chính của dự án .
Trường hợp NVPk < 0: Dự án không có hiệu quả kinh tế, không cần phải thẩm định
hiệu quả tài chính của dự án.
2. 3. Tỷ lệ hoàn vốn nội tại kinh tế của dự án (EIRR –Economic Internal Rate of
Return).
a/ Định nghĩa: Tỷ lệ hoàn vốn nội tại kinh tế của dự án là tỷ suất chiết khấu mà với
tỷ suất này giá trị hiện tại ròng kinh tế của dự án bằng 0.
b/ Công thức:
1
1 )1(
1)(0 −
= +−== ∑ t
n
t
kk EIRR
xCBNVP
Trong đó:
EIRR – Tỷ lệ hoàn vốn nội tại kinh tế của dự án, % năm
22
BBk – Lợi ích kinh tế hàng năm của dự án
Ck – Chi phí kinh tế hàng năm của dự án
t – Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án
c/ Thẩm định:
EIRR > SRD: Dự án có tỷ lệ hoàn vốn kinh tế lớn hơn tỷ suất khấu khấu xã hội
(kinh tế), dự án có hiệu quả kinh tế cần tiếp tục phân tích hiệu quả tài chính của dự
án.
EIRR < SRD: Dự án có tỷ lệ hoàn vốn kinh tế thấp hơn tỷ suất khấu khấu xã hội
(kinh tế), dự án không có hiệu quả kinh tế, không cần phải thẩm định hiệu quả tài
chính của dự án.
2.4. Thời gian hoàn vốn kinh tế có chiết khấu (Bk/I).
a/ Định nghĩa: Thời gian hoàn vốn kinh tế có chiết khấu của dự án là thời gian cần
thiết để thu hồi lại hiện giá số vốn đầu tư đã bỏ ra bằng hiện giá các lợi ích kinh tế
hàng năm
b/ Công thức:
k
k
n
t
xa
I
BIBk ∑
=
=
1
/
Trong đó:
BBk/I – Thời gian hoàn vốn kinh tế có chiết khấu
BBk – Lợi ích kinh tế hàng năm của dư án.
I –Vốn đầu tư: là tổng chi phí đầu tư để xây dựng dự án.
1)1(
1
−+= tk SRDA – Hệ số chiết khấu kinh tế của dự án.
c/ Thẩm định:
BBk/I: thời gian hoàn vốn kinh tế có chiết khấu càng thấp, nhỏ hơn thời gian hoàn
vốn cho phép thì hiệu quả kinh tế dự án càng cao, ngược lại.
3. Kết luận
Nếu như các công cụ phân tích hiệu quả tài chính chỉ dừng lai việc đánh
giá hiệu quả dự án ở góc độ tài chính (dựa trên quan điểm chủ đầu tư) thì trái
lại các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế đánh giá hiệu quả dự án ở góc độ
kinh tế (dựa trên quan điểm người quyết định đầu tư, quan điểm xã hội). Do
23
vậy, nó đặc biệt phù hợp với các dự án lớn có tầm ảnh hưởng quan trọng đến
nền kinh tế quốc dân và nó được sử dụng cùng với công cụ tài chính để đánh
giá hiệu quả toàn diện của dự án.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, TÀI
CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐIỆN TRONG TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC
VIỆT NAM -EVN
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Lịch sử hình thành EVN
Kỹ nghệ điện xuất hiện ở Việt Nam từ cuối Thế kỷ 19, bắt đầu từ một số
xưởng phát điện hoạt động độc lập, cung cấp dòng một chiều. Thời bấy giờ, điện
chiếu sáng được ưu tiên trước điện động lực. Cho đến năm 1954, tổng công suất
nguồn điện toàn quốc mới đạt khoảng 100 MW (Chợ Quán 35 MW, Yên Phụ 22
MW, Cửa Cấm 6,3 MW, Vinh 3,5 MW, Thượng Lý 10 MW, Nam Định 8 MW, và
Cọc 5 - 15,5MW...), và một lưới hệ manh mún, lưới truyền tải cao nhất là 30,5 kV.
Ngày 7/05/1954, sau ngày tiếp quản, điện năng mới được sử dụng rộng rãi
hơn, và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Thời kỳ
1961- 1965, ở miền Bắc công suất đặt tăng bình quân 20% hằng năm. Cùng với một
số nhà máy điện được xây dựng dưới sự giúp đỡ của các nước XHCN, mạng lưới
điện 35 kV, rồi 110 kV đã được xây dựng, nối liền các nhà máy điện và các trung
tâm phụ tải, hình thành nên hệ thống điện non trẻ của Việt Nam. Thời kỳ 10 năm
(1955 - 1965), ở miền Bắc, mức tăng công suất đặt trung bình là 15%. Trong giai
đoạn (1966 - 1975) do chiến tranh phá hoại ác liệt nên mức tăng công suất đặt bình
quân chỉ đạt 2,6%/năm.
Giai đoạn 1975 - 1994, hệ thống điện được phát triển mạnh với việc đưa vào
vận hành một số nhà máy lớn với công nghệ tiên tiến như Nhiệt điện Phả Lại (440
MW), Thuỷ điện Trị An (420 MW) và đặc biệt là Thuỷ điện Hoà Bình (1920 MW)...
24
và đồng bộ với các nguồn phát điện, hệ thống lưới điện được phát triển rộng khắp
cả nước trên cơ sở đường trục là lưới điện 220kV.
Năm 1994, việc đưa vào vận hành Hệ thống truyền tải 500 kV đã đánh dấu
một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử phát triển của Hệ thống điện Việt Nam. Từ
đây, Việt Nam đã có một Hệ thống điện thống nhất trong toàn quốc, làm tiền đề
cho một loạt các công trình mới với công nghệ hiện đại được đưa vào vận hành sau
này.
Năm 1995, Thực hiện chủ trương cải cách cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà
nước trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ
tướng Chính phủ, ngay 27/01/1995 Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã ra đời, với
chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh điện trong phạm vi toàn quốc với 45 đơn vị
thành viên và 63.000 cán bộ công nhân viên. Đây là một sự kiện quan trọng đánh
dấu bước chuyển đổi sâu sắc về tổ chức quản lý, nâng cao tính chủ động trong sản
xuất, kinh doanh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngành điện Việt Nam mạnh mẽ, năng
động.
Đến cuối năm 2004 tổng công suất đặt của toàn quốc là 11.340 MW, tăng
trên 100 lần so với năm 1954. Về sản lượng điện tăng gấp gần 900 lần so với năm
1954. Hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối đã trải rộng khắp mọi miền Tổ
quốc.
Về chỉ tiêu điện năng tính trên đầu người, thì năm 1965 đạt 30 kWh/người-
năm, năm 1975: 56,2 kWh/đầu người-năm; năm 1980 đạt 67,7 kWh/đầu người-năm;
năm 1985 đạt 84 kWh/đầu người-năm; năm 1995, điện bình quân một người là 198
kWh/người-năm, thì đến năm 2005 đã đạt trên 500 kWh/người-năm.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trên, ngành điện đã được tặng thưởng
Huân chương Sao Vàng (năm 2004). 13 cá nhân và 13 lượt đơn vị của ngành điện đã
được phong tặng Anh hùng. 3 đơn vị được tặng thưởng Huân chương độc lập. 379 tập
thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương lao động các loại, 630 đơn vị được
tặng Bằng khen của Chính phủ. 32 cá nhân được suy tôn là chiến sĩ thi đua toàn
quốc và 225 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp ngành.
Ngày 22/06/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 148/2006/QĐ-TTg
về việc thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt Nam (viết tắt là EVN) trên
25
cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và một số đơn vị hạch toán phụ thuộc
của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Tập đoàn Điện lực Việt Nam kinh doanh đa
ngành nghề từ ngành nghề truyền thống như: công nghiệp điện năng đến lĩnh vực tài
chính, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, … các quan hệ giữa Công
ty mẹ – công ty con, công ty liên kết chuyển từ mệnh lệnh hành chánh sang quan
hệ hợp đồng.
2. Cơ cấu tổ chức.
EVN có cơ cấu quản lý và điều hành gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Tổng Giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và 20 ban tham mưu, giúp
việc.
a/ Hội đồng quản trị:
Có chức năng đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Điện lực
Việt Nam, có 9 thành viên, trong đó chủ tịch hội đồng quản trị và trưởng ban kiểm
soát là thành viên chuyên trách. Thành viên hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính
phủ bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Công Nghiệp
Hội đồng quản trị sử dụng văn phòng, các phòng, ban chuyên môn, nghiệp
vụ của Tâp đoàn Điện lực Việt Nam và một bộ phận thường trực với biên chế 5
người để tham mưu, giúp việc cho mình. Bộ phận thường trực thực hiện nhiệm vụ do
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tâp đoàn Điện lực Việt Nam phân công.
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Hội đồng quản trị như sau:
- Xây dựng đề án thành lập mới, tổ chức lại, giải thể chuyển đổi sở hữu trong
EVN trình Thủ tướng Chính phủ, triển khai thực hiện theo đề án.
- Quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm,
ngành nghề kinh doanh của EVN sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và
của Công ty do EVN sỡ hữu toàn bộ vốn điều lệ.
- Quyết định sử dụng, đầu tư và điều chỉnh vốn, các nguồn lực khác do EVN
đầu tư đối với các đơn vị thành viên nhưng phải đảm bảo yêu cầu mức vốn điều lệ
khi thành lập doanh nghiệp hoặc mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh
theo quy định của pháp luật.
26
- Phê duyệt, sửa đổi điều lệ của công ty thành viên do EVN giữa toàn bộ vốn
điều lệ.
- Quyết định sử dụng vốn của EVN để đầu tư thành lâp công ty thành viên do
EVN sỡ hữu toàn bộ vốn điều lệ nhưng không vượt quá mức vốn đầu tư thuộc thẩm
quyền quyết định của hội đồng quản trị và sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng.
- Phê duyệt đề án góp vốn của công ty thành viên do mình nắm giữ toàn bộ
vốn điều lệ để thành lập mới công ty nhà nước, công ty TNHH 1 thành viên, 2
thành viên trở lên.
- Quyết định hoặc uỷ quyền Tổng Giám đốc quyết định các dự án góp vốn
liên doanh.
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, ký hợp
đồng với Tổng Giám đốc sau khi được Thủ tướng chấp nhận.
- Kiểm tra giám sát các thành viên hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám
đốc các đơn vị thành viên trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Luật doanh
nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp và điều lệ EVN.
b/ Ban kiểm soát Tâp đoàn Điện lực Việt Nam.
Ban kiểm soát gồm 5 thành viên do Hội đồng quản trị thành lập, trong đó 1
thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng ban kiểm soát (không phải là chủ tịch
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc). Các thành viên khác của
Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm, trong đó có
1 thành viên do tổ chức Công đoàn của EVN cử.
Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản
trị.
Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản trị phê duyệt, có
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
- Kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và
việc chấp hành Điều lệ Tâp đoàn Điện lực Việt Nam, nghị quyết, quyết định của
Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với các đơn vị
thành viên do EVN đầu tư toàn bộ vốn điều lệ.
27
- Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo Hội đồng quản trị
định kỳ hàng tháng, quý, năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của
mình; kịp thời phát hiện và báo cáo Hội đồng quản trị về những hoạt động không
bình thường, trái với quy định về quản trị doanh nghiệp hoặc có dấu hiệu vi phạm
pháp luật.
- Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được Hội đồng quản
trị cho phép; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về các
hành vi cố ý bỏ qua hoặc bao che cho các vi phạm.
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động của Ban kiểm soát.
c/. Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và các ban tham mưu giúp
việc.
c.1/ Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, điều hành hoạt động
hàng ngày của EVN theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ EVN và các nghị
quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Tổng giám đốc có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 41 của Luật Doanh
nghiệp nhà nước và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây đối với các đơn vị thành viên
như sau:
- Xây dựng phương án phối hợp kinh doanh giữa các đơn vị thành viên trình
Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh chung, kế hoạch
đầu tư giữa các đơn vị thành viên.
- Kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá
quy định trong nội bộ EVN.
- Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương và phụ cấp đối với: Giám
đốc, kế toán trưởng công ty thành viên mà EVN nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ.
- Đề nghị Hội đồng quản trị quyết định cử người đại diện phần vốn góp của
Tâp đoàn Điện lực Việt Nam ở doanh nghiệp khác.
28
c. 2/ Phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị để Hội đồng quản trị bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng,
kỷ luật, quyết định mức lương. Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành
EVN theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
c.3/ Kế toán trưởng Tâp đoàn Điện lực Việt Nam do Tổng giám đốc đề nghị
để Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt
hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương. Kế toán trưởng có nhiệm vụ
tổ chức thực hiện công tác kế toán của EVN; giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính
tại EVN theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
c.4/ Tiêu chuẩn Tổng giám đốc; việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký
hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán tr-
ưởng; nghĩa vụ và trách nhiệm của Tổng giám đốc, quan hệ giữa Hội đồng quản trị
và Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành EVN, thực hiện theo các Điều 24, 40,
42 và 43 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
c.5/ Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham
mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công
việc.
d/ Các đơn vị thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN.
Các thành viên trực thuộc EVN tại thời điểm thành lập Tập đoàn:
- 14 Nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện.
- 4 Công ty truyền tải điện, 1 TT điều độ HTĐ Quốc Gia.
- 7 Công ty Điện lực hạch toán độc lập.
- 2 Công ty TNHH 1 TV Điên lực.
- 13 Ban quản lý các dự án điện.
- 4 Công ty tư vấn.
- 3 Công ty SX Thiết bị điện.
- 4 Trường đào tạo, 1 viện năng lượng.
- 1 Công ty Viễn Thông Điện lực.
- 2 Trung tâm hổ trợ.
29
(Xem chi tiết phụ lục 1: sơ đồ cơ cấu tổ chức Tập đoàn Điện lực Việt Nam)
3. Định hướng phát triển trong thời gian tới.
a/ Tái cấu trúc Tâp đoàn Điện lực Việt Nam.
Đối với Tâp đoàn Điện lực Việt Nam, mục tiêu quan trọng của công tác CPH
là đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp sau cổ phần hoá, tăng sức cạnh tranh, chống độc quyền, phát triển thị trường
điện. Đồng thời CPH cũng là một trong những giải pháp của Tâp đoàn Điện lực
Việt Nam để bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư cho các dự án điện lực nhằm đáp ứng
nhu cầu điện (từ 88 đến 93 tỷ kWh) vào năm 2010.
Thực hiện Quyết định số 219/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước
thuộc Tâp đoàn Điện lực Việt Nam, đến nay Tâp đoàn Điện lực Việt Nam đã hoàn
thành CPH 10 đơn vị chuyển thành công ty cổ phần và đi vào hoạt động, trong đó
có Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh chuyển thành Công ty cổ phần Thuỷ
điện Vĩnh Sơn Sông Hinh theo Quyết định của Bộ Công nghiệp ngày 02/12/2004 và
Điện lực Khánh Hoà chuyển thành Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà theo
Quyết định của Bộ Công nghiệp ngày 06/12/2004.
Việc bán đấu giá cổ phần thành công Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông
Hinh ngày 10/3/2005 và Điện lực Khánh Hoà ngày 17/3/2005 góp phần quan trọng
cho sự thành công của công tác CPH của Tâp đoàn Điện lực Việt Nam. Thông qua
việc bán đấu giá cổ phần Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh và Điện lực
Khánh Hoà, Tâp đoàn Điện lực Việt Nam đã thu được 490,5 tỷ đồng, tăng thêm
31,8 tỷ đồng so với giá trị cổ phần cháo bán theo mệnh giá, chưa kể đến số tiền
tăng thêm do việc định giá cao hơn so với sổ sách trong quá trình xác định giá trị
doanh nghiệp. Từ kết quả nêu trên, CPH đã giúp huy động được vốn của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia mua cổ phần, tăng thêm vốn nhà nước
do đánh giá lại giá trị doanh nghiệp, và thu hồi được một phần vốn thông qua việc
bán cổ phần.
Nhìn chung, sau khi thực hiện CPH, các công ty cổ phần đều có lãi để chia cổ
tức cho cổ đông, bổ sung vốn điều lệ, thu nhập của người lao động đều tăng so với
trước khi CHP. Việc CPH thành công những doanh nghiệp này và kết quả sản xuất
30
kinh doanh của các đơn vị sau khi CPH đã khẳng định chủ trương đúng đắn của
Đảng và Nhà nước, đồng thời giúp Tâp đoàn Điện lực Việt Nam rút ra những bài
học bổ ích trong công tác CPH.
Trong thời gian tới, Tâp đoàn Điện lực Việt Nam sẽ cổ phần hoá tiếp 5 Công
ty phát điện (Thác Mơ, Uông Bí, Ninh Bình, Bà Rịa và Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa
Mi), 16 Điện lực tỉnh, 4 Công ty Tư vấn Xây dựng điện và 3 đơn vị thuộc khối phụ
trợ.
Mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh viễn thông thông qua việc thành lập Công
ty Viễn Thông Điện lực, kinh doanh sang lĩnh vực tài chính thông qua thành lập
Công ty khai thác quản lý vốn Tâp đoàn Điện lực Việt Nam.
b/ Định hướng sản xuất kinh doanh đến năm 2020.
b.1/ Mục tiêu phát triển:
Mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Nam đến năm 2010 là: sử dụng tốt
các nguồn thuỷ năng (kết hợp với thuỷ lợi), khí và than để phát triển cân đối nguồn
điện. Xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam, đẩy
nhanh xây dựng thuỷ điện Sơn La, nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng
nguyên tử. Đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối điện quốc gia. Đa dạng
hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng
điện ở nông thôn, miền núi. Tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực.
Mục tiêu cụ thể:
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến
năm 2010 đạt sản lượng từ khoảng 88 đến 93 tỷ kWh và năm 2020 đạt sản lượng từ
201 đến 250 tỷ kWh.
- Đẩy nhanh chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi, phấn đấu đến
năm 2010 đạt 90% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 đạt 100% số hộ dân
nông thôn có điện.
- Đảm bảo cân bằng tài chính bền vững.
- Đa dạng hoá phương thức đầu tư phát triển ngành và chuẩn bị các phương
án nhập khẩu điện của các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm
cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành Điện.
31
- Thực hiện cơ chế hoạt động đa dạng hoá sản phẩm, bao gồm nhiều Công ty
có tư cách pháp nhân theo mô hình Liên kết tài chính - Công nghiệp - Thương mại -
Dịch vụ - Tư vấn.
- Kiểm soát và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường trong các hoạt động điện lực.
b.2/ Chiến lược phát triển:
Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện theo hướng hiện đại. Phát triển thuỷ
điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện nguyên tử..., kết hợp trao đổi, liên kết
lưới điện với các nước trong khu vực. Tâp đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đầu tư những
công trình phát điện có công suất từ 100 MW trở lên, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp khác đầu tư các công trình có công suất nhỏ hơn. Phát triển nhanh, đồng bộ,
hiện đại hệ thống truyền tải, phân phối nhằm nâng cao độ tin cậy, an toàn cung cấp
điện và giảm tổn thất điện năng.
b.2.1/ Chiến lược phát triển nguồn điện:
a) Ưu tiên phát triển thuỷ điện, nhất là các công trình có lợi ích tổng hợp (cấp
nước, chống lũ, chống hạn...). Khuyến khích đầu tư các nguồn thuỷ điện nhỏ với
nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng sạch, tái sinh này.
Trong khoảng 20 năm tới sẽ xây dựng hầu hết các nhà máy thuỷ điện tại
những nơi có khả năng xây dựng. Dự kiến đến năm 2020 tổng công suất các nhà
máy thủy điện khoảng 13.000 - 15.000 MW.
b) Phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả
năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu:
- Nhiệt điện than: dự kiến đến năm 2010 có tổng công suất khoảng 4.400
MW. Giai đoạn 2011 - 2020 cần xây dựng thêm khoảng 4.500 - 5.500 MW (phụ tải
cơ sở), 8.000 - 10.000 MW (phụ tải cao). Do nguồn than sản xuất trong nước hạn
chế, cần xem xét xây dựng các nhà máy điện sử dụng than nhập.
- Nhiệt điện khí: đến năm 2010 có tổng công suất khoảng 7.000 MW, giai
đoạn 2011 - 2020 cần xây dựng thêm khoảng 3.500 MW (phương án cấp khí cơ sở),
trong trường hợp nguồn khí phát hiện được nhiều hơn cần xây dựng thêm khoảng
7.000 MW.
32
- Đầu tư khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể xây
dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam với quy mô công suất khoảng
2.000 MW, dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn sau năm 2015.
c) Nhập khẩu điện: theo hiệp định hợp tác năng lượng đã ký kết, Việt Nam
sẽ nhập khẩu khoảng 2.000 MW công suất từ Lào. Tiếp theo sẽ xem xét nhập khẩu
điện từ Campuchia và Trung Quốc.
d) Phát triển các nhà máy sử dụng năng lượng mới và tái tạo. Tận dụng các
nguồn năng lượng mới tại chỗ để phát điện cho các khu vực mà lưới điện quốc gia
không thể cung cấp được hoặc cung cấp kém hiệu quả, đặc biệt đối với các hải đảo,
vùng sâu, vùng xa.
b.2.2/ Chiến lược phát triển lưới điện:
- Phát triển nguồn điện phải đi đôi với phát triển lưới điện, phát triển lưới
điện phân phối phải phù hợp với phát triển lưới điện truyền tải.
- Phát triển nhanh hệ thống truyền tải 220, 500 kV nhằm nâng cao độ tin cậy
cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng trên lưới truyền tải, bảo đảm khai thác
kinh tế các nguồn điện; phát triển lưới 110 kV thành lưới điện phân phối cung cấp
trực tiếp cho phụ tải.
- Nghiên cứu giảm bớt cấp điện áp trung thế của lưới điện phân phối. Nhanh
chóng mở rộng lưới điện phân phối đến vùng sâu, vùng xa. Tập trung đầu tư cải tạo
lưới điện phân phối để giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy
cung cấp điện.
b.2.3/ Chiến lược phát triển điện nông thôn và miền núi:
- Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn nhằm góp phần đẩy nhanh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
- Sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp điện cho các khu vực
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát
triển các nguồn điện ở những khu vực này.
- Khuyến khích đa dạng hoá trong đầu tư và quản lý lưới điện nông thôn.
33
- Tăng cường kiểm soát giá điện nông thôn để đảm bảo thực hiện theo đúng
giá trần do Chính phủ quy định.
b.2.4/ Chiến lược tài chính và huy động vốn:
- Có các cơ chế tài chính thích hợp để Tâp đoàn Điện lực Việt Nam đảm bảo
được vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành điện
Việt Nam.
- Tiếp tục triển khai một số công trình đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh
doanh - chuyển giao (BOT), liên doanh hoặc BOO để thu hút thêm nguồn vốn đầu
tư, đồng thời tăng khả năng trả nợ cho Tâp đoàn Điện lực Việt Nam.
- Xây dựng các biện pháp huy động vốn trong xã hội dân để đầu tư phát triển
điện.
- Tăng cường quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế để
vay vốn đầu tư, ưu tiên vay các nguồn vốn ODA có lãi suất thấp, thời gian trả nợ
dài (ODA chỉ giao cho Tâp đoàn Điện lực Việt Nam); sau đó đến các ngân hàng
thương mại với phương châm khi các ngân hàng trong nước không đáp ứng được thì
vay các ngân hàng thương mại nước ngoài.
- Nghiên cứu tham gia thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu trong và
ngoài nước để đầu tư các công trình điện.
- Tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách giá điện đã được duyệt theo hướng vừa
tiến dần đến chi phí biên dài hạn vừa cải cách biểu giá điện, giảm bù chéo quá lớn
giữa các nhóm khách hàng.
b.2.5/ Chiến lược phát triển khoa học công nghệ:
- Tập trung nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến áp dụng cho sản xuất
và truyền tải điện năng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại theo
hướng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường với
những bước đi hợp lý.
- Đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp và hiện đại hoá đối với nguồn và lưới
điện hiện có, cải tiến công tác quản lý, kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
- Tận dụng mọi ưu thế về hệ thống hạ tầng viễn thông ngành điện, kết hợp
viễn thông phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh điện với phát triển dịch vụ viễn
thông công cộng.
34
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý và điều hành
sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành Điện.
- Phát triển mạnh cơ khí điện góp phần phát triển công nghiệp trong nước,
giảm nhập khẩu. Phấn đấu đến năm 2005 đáp ứng về cơ bản nhu cầu thiết bị có
điện áp 110 kV trở xuống; đến năm 2010 có thể đáp ứng một phần nhu cầu máy
biến áp 220 kV và các thiết bị 220 kV khác. Nghiên cứu sản xuất các thiết bị trọn
bộ cho các trạm thuỷ điện nhỏ, năng lượng mặt trời và các thiết bị thay thế phục vụ
sửa chữa các nhà máy điện. Về lâu dài, cần nghiên cứu, chế tạo thiết bị phù hợp
với tiêu chuẩn quốc tế và đặc điểm riêng của quốc gia và khu vực nhằm đáp ứng
nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu.
- Tập trung xây dựng các Công ty tư vấn đa ngành theo chuyên môn hoá từng
lĩnh vực chuyên sâu, từng bước nâng cao trình độ để có thể tự đảm đương thiết kế
được các công trình điện lớn như nhà máy điện, lưới điện siêu cao áp.
- Tăng cường năng lực cho các đơn vị xây lắp điện để có khả năng đảm nhận
các công trình đầu tư từ khâu thiết kế kỹ thuật thi công, cho đến khâu xây dựng, lắp
đặt thiết bị các nhà máy điện, các công trình lưới điện lớn trong nước và có khả
năng tham gia đấu thầu các công trình ở nước ngoài.
b.2.6/ Chiến lược phát triển thị trường điện:
Từng bước hình thành thị trường điện trong nước, trong đó Nhà nước giữ độc
quyền ở khâu truyền tải và chi phối trong khâu sản xuất và phân phối điện. Trước
mắt, hình thành thị trường mua bán điện trong nội bộ Tâp đoàn Điện lực Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý, các điều kiện để sớm hình
thành thị trường điện độc lập.
Dự đoán nhu cầu điện năng toàn quốc
2005 : 47 tỷ kWh
2010 : 70 tỷ .kWh
2015 : 110 tỷ .kWh
2020 : 170 tỷ .kWh
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH.
1. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
35
Sản lượng điện thương phẩm năm 2004 đạt 39,7 tỷ kWh, tăng 1,18% so với kế
hoạch nhà nước giao, tăng 13,71 % so với năm 2003. Trong cơ cấu sản lượng thì tỷ
trọng điện Công nghiệp Xây dựng chiếm 45,2 %, quản lý tiêu dùng chiếm 44,5%.
Doanh thu tiền điện đạt 31.503,5 tỷ đồng, tăng 14,64% so với năm 2003. Giá
bán điện bình quân đạt 790,27 đ/kWh, tăng 6,89 đ/kWh so với năm 2003.
Tỷ lệ điện dùng truyền tải và phân phối điện là 12,09%, giảm 0,14 % so với
năm 2003 và giảm 10,41% so với năm 1994.
Sản lượng điện sản xuất và mua trong năm 2004 đạt 40, 201 tỷ kWh tăng
13% so với năm 2003. Trong cơ cấu sản lượng điện sản xuất thì Thuỷ điện chiếm
38,2%, Tuabin khí dầu chiếm 32,2%.
Tích cực phát triển khách hàng, phát triển thị trường bán điện bằng nhiều
biện pháp sáng tạo, linh hoạt thông qua công tác xóa bán điện qua công tơ tổng,
phối hợp với các chủ đầu tư để đầu tư hoặc tiếp nhận bán lẻ điện tại các khu đô thị
mới, khu nhà cao tầng, làng nghề tập trung, bán lẻ điện khu vực nông thôn có tiềm
năng phát triển.
Đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện bằng nhiều hình thức (gửi hàng triệu
thư và tờ rơi trực tiếp đến các khách hàng đề nghị thực hiện các biện pháp sử dụng
điện tiết kiệm; Thực hiện hàng ngàn lượt phát sóng tuyên truyền tiết kiệm điện trên
Đài truyền hình Trung ương và địa phương, quảng cáo trên báo chí; phối hợp với
Công ty dầu khí BP tuyên truyền trên Đài Tiếng nói Việt Nam ...với chi phí 2,2 tỷ
đồng); Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình DSM giai đoạn 2, góp phần tích
cực trong việc giảm công suất cao điểm tối, giảm mức chênh lệch công suất giữa
cao, thấp điểm của toàn hệ thống điện; Lắp thêm 15.920 chiếc công tơ điện tử 3
giá, nâng tổng số công tơ điện tử lên 48.889 chiếc; Chủ động giải quyết các khiếu
nại của khách hàng kịp thời, dứt điểm, hạn chế trường hợp khiếu nại vượt cấp.
(Xem chi tiết phụ lục 2 – gồm biểu đồ1,2,3,4,5; bảng 1)
2. Các chỉ tiêu tài chính.
a/ Giá trị tài sản thuần.
Tổng giá trị tài sản năm 2004 đạt 98.603 tỷ đồng tăng 11,6% so với năm 2003.
36
Giá trị tài sản thuần năm 2004 đạt 40.664 tỷ đồng tăng 10,8% so với năm 2003.
Mặc dầu Tài sản thuần tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ tăng tổng tài sản, Điều này
cĩ nghĩa là nợ phải trả trong năm 2004 đã tăng cao.
b/ Chỉ tiêu Lợi nhuận/Doanh thu.
Tỷ suất Lơi nhuận/Doanh thu năm 2004 đạt 6,57% giảm 0,44% so với năm 2003
(7,01%) Nguyên nhân là do: Lơi nhuân năm 2004 tăng 9,4% so với năm 2003, trong
khi đĩ Doanh thu lại tăng 16,7% so với năm 2003 tức là chi phí năm 2004 tăng cao
hơn tỷ lệ tăng doanh thu.
c/ Chỉ tiêu Lợi nhuận/Tổng tài sản.
Tỷ suất Lợi nhuận/Tổng tài sản năm 2004 đạt 2,23% cĩ nghĩa là trong 100 đồng
tài sản đầu tư trong năm 2004 tạo ra được 2,23 đồng lợi nhuận. Tỷ suất này giảm
0,04% so với năm 2003.
d/ Chỉ tiêu Doanh thu /Vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất Doanh thu/Vốn chủ sở hữu năm 2004 đạt 80,7% cĩ nghĩa là trong 100
đồng vốn đầu tư trong năm 2004 sẽ tạo ra được 80,7 đồng doanh thu, tăng 4,09 đồng so
với năm 2003 (76,68%).
e/ Chỉ tiêu Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROI)
Tỷ suất Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu năm 2004 chỉ đạt 5,31% tức là trong 100
đồng vốn đầu tư trong năm 2004 chỉ tạo ra được 5,31 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cịn
thấp so lãi suất bình quân của ngân hàng. Lý do:
- Giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh thu (79%).
- Chi phí quản lý chưa cải thiện giảm mà cịn cĩ xu hướng tăng cao và chiếm
10,7% tổng doanh thu.
- Vốn hoạt động chưa tăng cao nhưng sử dụng hiệu quả.
f/ Chỉ tiêu Nợ phải trả /Vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất Nợ phải trả /Vốn chủ sở hữu năm 2004 đạt 142%. Điều này chứng tỏ
nguồn vốn hiện tại của EVN chủ yếu là nguồn vốn vay (Nợ dài hạn chiếm 78% tổng
số nợ). Khả năng thanh tốn các khoản nợ rất thấp.
(Xem chi tiết phụ lục 3 –gồm bảng 2,3)
III. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
KINH TẾ ,TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐIỆN TAI EVN
37
Để có cơ sở trong phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của các công cụ đang
sử dụng, xin đưa ra một dự án cụ thể để phân tích: Đó là dự án Thuỷ điện Sơn
La, một công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á
Thông tin chủ yếu về dự án Thuỷ điện Sơn La.
Thông tin về dự án ĐVT Giá trị
1. Tổng công suất lắp đặt MW 2400
2. Sản lượng điên trung bình
hàng name
Tỷ KWh 9,5
3. Tổng mức đầu tư Tỷ đồng 37.000
3.1 Vay trong nước (70%) Triệu đồng 29.734
3.2 Vốn nước ngoài (30%) Triệu đồng 12.743
4. Lãi suất vay dài hạn
4.1 Vay trong nước
4.2 Vay nước ngoài (vay bằng
USD)
%/năm
11,5
5.5
5. Thời gian vay dài hạn Năm 20
6. Thời gian khấu hao Năm 25
7. Giá bán điện: USD/kWh 0,04
8. Thời gian xây dựng Năm 5
Nguồn: EVN
1. Các công cụ không chiết khấu.
1.1 Thời gian hoàn vốn không chiết khấu (PP)
Tổng vốn đầu tư cho dự án: là số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu cho dự án: I =
37.000 tỷ đồng.
Tổng lợi nhuận sau thuế + khấu hao đến năm 2029 = 37.014 tỷ đồng
Thời gian hoàn vốn: PP = 18 năm kể từ khi hoạt động.
1.2 Tỷ suất sinh lời của doanh thu (PM)
Lợi nhuận sau thuế TNDN bình quân hàng năm của dự án (tính bình quân cho
cả chu kỳ từ năm 2016 -2051 khi mà công suất hoạt động bằng 100% công suất
thiết): 3.741 tỷ đồng/năm
38
Tổng doanh thu bình quân hàng năm (tính bình quân cho cả chu kỳ từ năm
2016 -2051 khi mà công suất hoạt động bằng 100% công suất thiết): 5.944 tỷ đồng.
PM = 63%.
1.3 Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI)
Lợi nhuận sau thuế TNDN bình quân hàng năm:: 3.741 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư cho dự án: Là số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu cho dự án: I =
37.000 tỷ đồng.
ROI = 10%
1.4 Thu nhập thặng dự (RI).
Lợi nhuận sau thuế TNDN bình quân hàng năm: 3.741 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư cho dự án: Là số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu cho dự án: I =
37.000 tỷ đồng.
Tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu được tính bằng lãi suất vay trung bình của 2 nguồn
vốn vay là vốn vay trong nước và vốn vay nước ngoài: 9,7%
RI hàng năm = 3741 – (37.000*9.7%) = 152 tỷ đồng.
(Xem chi tiết phương pháp tính các chỉ tiêu trên tại phụ lục 4)
2. Các công cụ chiết khấu.
2.1 Tỷ số Lợi ích/Chi phí tài chính (B/C).
- Tỷ suất chiết khấu tài chính: được tính bằng lãi suất vay trung bình của 2
nguồn vốn vay là vốn vay trong nước và vốn vay nước ngoài: 9,7%
- Hiện giá dòng thu (Lợi ích B): 39.035,77 tỷ đồng
+ Doanh thu bán điện: 27.509,5 tỷ đồng
+ Khấu hao TSCĐ: 11.526 tỷ đồng
- Hiện giá dòng chi (Chi phí C): 36.273,5 tỷ đồng
+ Vốn đầu tư của chủ đầu tư: 23.744,4 tỷ đồng.
+ Chi phí chi phí vận hành, bảo dưỡng: 937,07 tỷ đồng.
+ Thuế tài nguyên: 468,54 tỷ đồng
+ Thuế TNDN: 2028 tỷ đồng
+ Lãi vay: 9095 tỷ đồng
- Tỷ suất lợi ích (B)/ Chi phí (C) tài chính: 1.08 >1
2.2 Giá trị hiện tại ròng tài chính (FNVP).
39
- Hiện giá dòng thu (Lợi ích B): 39.035,77 tỷ đồng
- Hiện giá dòng chi (Chi phí C): 36.273,5 tỷ đồng
- FNVP = 39.035,77-36.273,5 = 2762 tỷ đồng
2.3 Tỷ lệ hoàn vốn nội tại về tài chính (FIRR).
FIRR = 11,5%
2.4 Thời gian hoàn vốn chiết khấu.
- Hiện giá vốn đầu tư: 23.744 tỷ đồng.
- Hiện giá thu nhâp + khấu hao luỹ kế đến năm 2025: 24.730 tỷ đồng
- Thời gian hoàn vốn: 14 năm kể từ ngày hoạt động.
2.5 Tỷ suất FNVP/I
- Hiện giá Vốn đầu tư của chủ đầu tư: 23.744,4 tỷ đồng.
- FNVP: 2762 tỷ đồng
- FNVP/I = 11.6%.
(Xem chi tiết phương pháp tính các chỉ tiêu trên tại phụ lục 5)
2.6. Một số nguyên tắc áp dụng trong phân tích hiệu quả tài chính của dự án tại
EVN.
Để thống nhất trong đánh giá và thẩm định các dự án EVN đưa ra một số
nguyên tắc định hướng thực hiện như sau:
Nguyên tắc 1: Các thông số B và C của dự án được tính toán từ dòng thu và
dòng chi của các năm trong đời sống dự án tính về năm đầu tiên bắt đầu bỏ vốn
đầu tư với tỷ lệ chiết khấu i% (Tỷ lệ chiết khấu bình quân gia quyền cho các nguồn
vốn).
%%% iv
V
Vvicp
V
Vcpi +=
Trong đó:
Vcp: Tổng vốn tự có của doanh nghiệp trong tổng vốn đầu tư của dự án.
Vv: Tổng vốn vay trong tổng vốn đầu tư của dự án
V: Tổng vốn đầu tư.
Icp%: Tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu cho vốn cổ phần
Iv%: Tỷ lệ lãi suất của vốn vay
40
Tỷ lệ phần trăm chiết khấu tài chính (i%) gồm tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu cho
vốn cổ phần (icp%) và tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu cho vốn vay (iv%) được áp dụng ở
mức sau:
Icp%: Được tính tối đa bằng 14% nếu vốn cổ phần sử dụng 100% là vốn đóng
góp của cổ đông cá nhân và vốn tự có của doanh nghiệp không có nguồn vốn nhà
nước; được tính bằng 8% nếu vốn cổ phần sử dụng 100% vốn có nguồn gốc vốn Nhà
nước. Nếu vốn cổ phần là hổn hợp của vốn đóng góp của cổ đông cá nhân và vốn
nhà nước thì icp% được tính bằng bình quân gia quyền của 2 loại vốn trên.
Iv%: được lấy bằng lãi suất thị trường vốn vay dài hạn trong nước liên ngân
hàng tại thời điểm lập dự án.
Nguyên tắc 2: Số giờ làm việc của các nguồn điện theo thời gian và theo
ngày, đời sống của dự án, chi phí vận hành để áp dụng trong tính toán phân tích
theo quy định như sau:
Đời sống dự án được quy định như sau:
Đối với nhà máy thuỷ điện loại lớn (> 30 MW) là 40 năm, loại vừa (3-30 MW)
là 30-40 năm, loại nhỏ (200KW-3MW) là 25-30 năm. Nhà máy thuỷ điện.
Nhà máy thuỷ điện than, đời sống dự án là 25-30 năm
Turbin khí hổn hơp, đời sống dự án là 25-30 năm
Diesel cở lớn, đời sống dự án là 20 năm.
Chi phí vận hành và bảo dưỡng được quy định như sau:
Chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định và biến đổi được tính theo tỷ lệ % vốn
đầu tư (Tổng giá trị vốn xây lắp và thiết bị):
Nhà máy thuỷ điện loại lớn : 0,5% Vốn đầu tư
Nhà máy thuỷ điện loại vừa : 1-1,5% Vốn đầu tư
Nhà máy thuỷ điện loại nhỏ : 1,5 -2% Vốn đầu tư
Nhiệt điện than (% lưu huỳnh trong nhiên liệu<1%) thì chi phí ước tính là 2,5-
3% vốn đầu tư.
Giá bán điện:
Giá điện được tính toán là giá bán tại thanh cái của các nhà máy và khung giá
điện khuyến cáo áp dụng trong tính toán dự án như sau:
Đối với nhà máy thuỷ điện lớn:
41
+ Mùa khô: (từ ngày 01/10 -30/06 năm sau): 2,5 -4,5 US cent/kWh.
+ Mùa mưa: (từ ngày 1/7 -30/09 năm sau): 2,0 -4,3 US cent/kWh.
Đối với nhà máy thuỷ điện vừa:
+ Mùa khô: (từ ngày 01/10 -30/06 năm sau): 2,7 -4,7 US cent/kWh.
+ Mùa mưa: (từ ngày 1/7 -30/09 năm sau): 2,5 -4,5 US cent/kWh.
Đối với nhà máy thuỷ điện nhỏ:
+ Mùa khô: (từ ngày 01/10 -30/06 năm sau): 3,0 -4,7 US cent/kWh.
+ Mùa mưa: (từ ngày 1/7 -30/09 năm sau): 3,0 -4,5 US cent/kWh.
Đối với nhà máy nhiệt điện than :
+ Mùa khô: (từ ngày 01/10 -30/06 năm sau): 3,5 -4,5 US cent/kWh.
+ Mùa mưa: (từ ngày 1/7 -30/09 năm sau): 3,5 -4,0 US cent/kWh.
Đối với nhà máy Turbin khí:
+ Mùa khô: (từ ngày 01/10 -30/06 năm sau): 3,5 -4,3 US cent/kWh.
+ Mùa mưa: (từ ngày 1/7 -30/09 năm sau): 3,5 -4,1 US cent/kWh.
Phí truyền tải phân phối được quy định như sau:
Tạm tính theo % giá điện tiêu dùng tại công tơ hạ áp:
+ Lưới điện 500/220KV tính 9-10% giá điện tiêu dùng
+ Lưới điện 110KV tính 8-9% giá điện tiêu dùng
+ Lưới phân phối tính 25-26% giá điện tiêu dùng
Số giờ vận hành của các nhà máy điện:
Đối với nhà máy nhiệt điện than:
+ Số giờ vận hành cực đại tính toán là 6500 giờ/năm
+ Đối với nhà máy thuỷ điện vừa và lớn:
+ Số giờ vận hành cực đại tính toán: theo tính toán cụ thể của chế độ thuỷ
văn và điều tiết hồ chứa từng công trình nhưng không vượt quá 4500 giờ/năm
Đối với nhà máy thuỷ điện nhỏ:
+ Số giờ vận hành cực đại tính toán: theo tính toán cụ thể của chế độ thuỷ văn
và điều tiết hồ chứa từng công trình nhưng không vượt quá 4200 giờ/năm
Nguyên tắc 3: Phân tích hiệu quả tài chính dự án không tính đến yếu tố lạm
phát, trượt giá của đồng tiền.
Nguyên tắc 4: Quyết định đầu tư.
42
Trường hợp chỉ tiêu FIRR <i%, FNVP <0 cần phải phân tích rõ và đưa ra các
giải pháp khắc phục hoặc đề xuất cơ chế hổ trợ. Nếu sau khi áp dụng các giải pháp
mà dự án không đạt hiệu quả thì kiến nghị không đầu tư.
Trường hợp hiệu quả tài chính có các chỉ tiêu tốt, dự án có tính khả thi cao
(FIRR >i%, FIRR> [FIRR], FNVP > 0 ) thì kiến nghị đầu tư dự án.
[FIRR]: Tỷ suất sinh lời nội bộ cho phép của dự án (giới hạn tỷ lệ thu hồi vốn
nội tại của dự án) được quy định như sau:
- Các dự án sử dụng vốn có nguồn gốc từ nhà nước (tỷ lệ tổng lượng vốn có
nguồn gốc nhà nước sử dụng cho dự án > 30% tổng mức đầu tư của dự án) gồm:
Vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của nhà nước để lại doanh nghiệp để đầu tư,
vốn ngân sách nhà nước cấp, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu
tư phát triển của nhà nước. Tỷ lệ thu hồi vốn nội tại cho phép của dự án không quá
10%.
- Các dự án sử dụng vốn có nguồn gốc từ nhà nước (tỷ lệ tổng lượng vốn có
nguồn gốc nhà nước sử dụng cho dự án < 30% tổng mức đầu tư của dự án) gồm:
Vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của nhà nước để lại doanh nghiệp để đầu tư,
vốn ngân sách nhà nước cấp, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu
tư phát triển của nhà nước. Tỷ lệ thu hồi vốn nội tại cho phép của dự án không quá
12%.
2.7 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính sử dụng
Dự án: Thuỷ điện Sơn La
Stt Chỉ tiêu tài chính Kết quả
I. Các chỉ tiêu không chiết khấu
1 Thời gian hoàn vốn 18 năm
2 Tỷ suất sinh lời của doanh thu 63%
3 Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư 10%
4 Thu nhập thặng dư hàng năm 152 tỷ
II. Các chỉ tiêu chiết khấu
1 Tỷ suất lợi ích (B)/ Chi phí (C) tài
chính.
1,08
2 Giá trị hiện tại ròng tài chính 2762 tỷ
43
(FNVP).
3 Tỷ lệ hoàn vốn nội tại về tài chính
(FIRR)
11,5%
4 Thời gian hoàn vốn 14 năm
5 Tỷ suất FNVP/I 11,6%
(Xem chi tiết tại phụ lục 4, 5)
IV. PHÂN TÍCH NHỮNG ƯU ĐIỂM, NHỮNG TỒN TẠI CÁC CÔNG CỤ
ĐANG SỬ DỤNG.
1. Những ưu điểm:
Thứ nhất: Hệ thống công cụ phân tích hiệu quả tài chính đang sử dụng trong
EVN là những công cụ tài chính thông dụng, tiên tiến có tính ứng dụng cao trong
phân tích hiệu quả các dự án đầu tư, là cơ sở quan trọng để quyết định đầu tư.
Các công cụ tài chính sử dụng trong phân tích hiệu quả dự án lần đầu tiên
được EVN áp dụng vào năm 1994, tuy nhiên, do đặc thù và vị thế của ngành
điện vào thời điểm hiện tại (vị thế độc quyền cao, hạch toán kinh tế tập trung,
các dự án phần lớn là thực hiện nhiệm vụ chính trị hơn là nhiệm vụ kinh tế), nên
các công cụ sử dụng chủ yếu là công cụ không chiết khấu và chủ yếu áp dụng
trong phân tích hiệu quả các dự án điện vừa và nhỏ.
Trải qua 11 năm cùng với sự chuyển biến nền kinh tế, sự thay đối nhận thức,
tư duy mới trong quản lý kinh doanh của ngành điện, đặc biệt là khi luật điện lực
có hiệu lực ngày 01/07/2005, nó đã xác lập được rõ ràng trách nhiệm đầu tư của
ngành điện, của các đơn vị và cá nhân sử dụng điện, do vậy nguồn lực tài chính
của EVN bắt đầu trở nên khó khăn hơn, có hạn hơn, cơ chế cấp vốn như trước
đây dần dần không còn nữa thay vào đó là cơ chế tự chủ về tài chính. Điều tất
yếu là EVN phải huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài, trong đó nguồn tài
trợ từ WB, AFD, ADB, … chiếm tỷ trọng gần 30%.
Việc sử dụng nguốn vốn vay của các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài
bên cạnh những ưu điểm như thời gian trả nợ dài, lãi suất vay ưu đãi, … nó còn
những hạn chế như: điều kiện ràng buộc hết sức chặt chẽ, đặc biệt là những ràng
buộc về tài chính, người đi vay (EVN) phải chứng minh được dự án mà họ muốn
44
được tài trợ phải có hiệu quả, phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn, hoàn trả nợ
vay lẫn lãi vay, sử dụng thiết bị công nghệ của nước cho vay. Điều đó cũng có
nghĩa là hệ thống các công cụ phân tích hiệu quả tài chính trước đây cũng dần
không còn phù hợp với thực tại và sự ra đời của một hệ thống các công cụ phân
tích hiệu quả tài chính mới là điều tất yếu.
Việc sử dụng các hệ thống các công cụ ROI, FNVP, FIRR, … đã khắc phục
được nhược điểm khi sử dụng riêng lẻ từng công cụ ví dụ: nhược điểm của ROI
là chỉ chú trọng đến quá trình sinh lời ngắn hạn, nếu chỉ sử dụng ROI thì nhà
quản trị dễ bỏ qua cơ hội đầu tư; ngoài ra ROI không phù hợp mô hình vận động
của các dòng tiền khi sử dụng phân tích vốn đầu tư, khi sử dụng NVP thì sẽ khắc
phục nhược điểm trên và sẽ đánh giá dự án ở tầm ngắn hạn lẫn dài hạn.
Thông qua việc sử dụng những công cụ trên để đánh giá hiệu quả tài chính
dự án, hàng loạt các dự án lớn của EVN đã ra đời như Đambri, Sisan1, Sisan 2,3
đặc biệt là dự án Thuỷ điện Sơn La, một công trình thuỷ điện lớn nhất Việt Nam
với công suất thiết kế là 2400 MW vượt qua thuỷ điện Hòa Bình (1900MW) và
đương nhiên trở thành công trình thuỷ điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Nhà máy Thuỷ điện Sơn La được xây dựng tại Xã ít Ong, huyện Mường La,
tỉnh Sơn La có tổng dung tích phòng lũ là 9,26 tỷ m3, dung tích hữu ích là 6,5 tỷ
m3, công suất lắp máy 2.400 MW, gồm 6 tổ máy, điện lượng trung bình năm là
9,429 tỷ kWh. Theo dự toán ban đầu, dự án có số vốn đầu tư là 37.000 tỷ đồng,
nếu tính cả lãi vay trong thời gian xây dựng sẽ vào khoảng gần 43.000 tỷ đồng.
Trong đó, có gần 20.000 tỷ đồng dành cho các hạng mục công trình chính; hơn
2.000 tỷ đồng xây dựng hệ thống lưới điện; khoảng 9.000 tỷ đồng cho các công
trình giao thông; gần 12.000 tỷ đồng phục vụ giải phóng mặt bằng, di dân tái
định cư (khoảng 19.000 hộ dân với 91.000 nhân khẩu trong số đó, có gần 12.500
hộ dân tỉnh Sơn La, khoảng 2.600 hộ dân thuộc tỉnh Lai Châu và gần 3.000 hộ
dân tỉnh Điện Biên), toàn bộ nguồn vốn cho dự án sẽ được huy động từ trong
nước (70%) và nước ngoài (30%).
45
Theo kế hoạch dự kiến thì đến hết năm 2005, sẽ hoàn tất các hạng mục phụ
trợ để khởi công ngăn sông đợt 1, phát điện tổ máy đầu tiên vào năm 2012 và
hoàn thành kết thúc công trình vào năm 2015.
Khi nhà máy thuỷ điện Sơn La đi vào hoạt động, sản lượng điện phát ra trung
bình hàng năm sẽ là 9,5 tỷ kWh, doanh thu bình quân hàng năm là 5944 tỷ đồng,
tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạt 63%, ROI đạt 10%, thời gian hoàn vốn là 14
năm. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng như FIRR 11,5%; FNVP 2672 tỷ đồng đều
đáp ứng yêu cầu chủ đầu tư EVN. Trên cơ sở phân tích hiệu quả tài chính các
chỉ tiêu trên, dự án thuỷ điện Sơn La đã được quyết định đầu tư và hiện nay
đang trong quá trính xây dựng.
Thứ hai: Việc sử dụng các công cụ tài chính trên đã giúp cho chủ đầu tư
(người đi vay vốn) xác định được phương án mình sẽ huy động vốn, cơ cấu vốn
sử dụng, thời gian hoàn trả nợ, lãi vay, … nhằm đảm bảo chi phí sử dụng vốn
thấp nhất đồng thời dự án vẫn triển khai đúng tiến độ, hiệu quả tài chính là cao
nhất.
Nguồn vốn của dự án thuỷ điện Sơn La được huy động từ vốn vay trong nước
70%, vốn vay nước ngoài 30%, đây là công trình được tài trợ chủ yếu từ nguồn
vốn vay, với chi phí sử dụng vốn là 9,7%/năm.Việc không sử dụng nguồn vốn tự
có xuất phát từ nguyên nhân là hiện nay vốn khấu hao cơ bản EVN đã không
còn đủ lớn, chỉ có khả năng đầu tư các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ nên nhất
thiết phải huy động từ bên ngoài, cơ chế huy động từ nguồn vốn cổ phần thông
qua CPH cũng đã tính đến tuy nhiên EVN thì chưa có kinh nghiệm, đang thí
điểm triển khai ở 2 đơn vị là Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa, Công ty cổ
phần thuỷ điện Vĩnh sơn – Sông Hing) nên chưa thể áp dụng rộng rãi.
Việc thay thế vốn chủ sở hữu bằng nợ vay làm gia tăng chi phí cố định do
phải trả lãi vay, rủi ro trong thanh toán nợ là rất lớn do hệ số đòn cân nợ rất lớn.
Tuy nhiên đổi lại lãi suất vay nước ngoài là tương đối ưu đãi (5,5%/năm), thời
gian trả nợ là 20 năm.
2. Những tồn tại.
46
Bên cạnh những ưu điểm đã được trình bày như trên, các công cụ EVN đang
sử dụng để phân tích hiệu quả dự án cũng tồn tại những hạn chế, chưa tương xứng
với thế và lực của ngành điện một ngành công nghiệp trọng điểm, giữ vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế, sự phát triển của ngành điện luôn ảnh hưởng đến sự phát
triển của các ngành công nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay, vấn đề làm thế nào không còn tình trạng thiếu điện cung cấp, hạn
chế cắt điện, giảm sự cố điện, tăng chất lượng điện nhằm hạn chế những thiệt hại
cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, … đang là sự kiện có tầm quan trọng sống
còn mà ngành điện phải đối mặt và giải quyết.
Hàng loạt giải pháp đã đưa ra để khắc phục tình trạng trên như là tiết kiệm
điện, tăng cường quản lý nhu cầu, đầu tư thêm nhiều nhà máy điện, thậm chí dự án
phát triển nhà máy điện hạt nhân cũng đã bàn đến và sẽ triển khai trong tương lai.
Tuy nhiên, nếu triển khai hàng loạt biện pháp thì vấn đề là huy động nguồn vốn
như thế nào, cơ chế huy động ra sao, đầu tư bao nhiêu là đủ, đầu tư như thế nào là
hiệu quả nhất, tiết kiệm và phù hợp đặc thù của sản phẩm ngành điện là điện năng
một loại hàng hóa đặc biệt không thể dự trữ, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu
đang là những câu hỏi đặt ra cho ngành điện, nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa
đáng. Giải pháp, cân nhắc kỹ hiệu quả từng dự án trước khi quyết định đầu tư, huy
động các nguồn lực bên ngoài, đang được quan tâm và chiếm ưu thế. Tuy nhiên, để
hổ trợ cho việc này, đòi hỏi cần phải có hệ thống các công cụ phân tích và đánh giá
một cách đầy đủ, đối chiếu các công cụ EVN đang sử dụng thì nó vẫn chưa đáp ứng
yêu cầu trên bởi nó còn những hạn chế sau đây:
Một là: Các công cụ EVN đang sử dụng chỉ dừng lại ở đánh giá hiệu quả tài
chính của dự án là chủ yếu, tức là chỉ đứng trên quan điểm chủ đầu tư chưa đánh
giá được hiệu quả kinh tế đem lại của một dự án.
Như chúng ta biết, phân tích hiệu quả tài chính chỉ đánh giá tính khả thi của một
dự án trên quan điểm chủ đầu tư, thông qua phân tích hiệu quả tài chính nó sẽ định
hướng cho chủ đầu tư về phương thức huy động vốn (sử dụng nguồn vốn vay hay
vốn cổ phần, trái phiếu …), các cơ chế về tài chính (thời gian vay, thời gian hoàn trả
nợ vay, lãi vay, lãi suất vay, …) để dự án đạt mức sinh lời hợp lý nhất, đảm bảo cho
47
dự án hoạt động bền vững, lâu dài và hiệu quả. Trái lại, phân tích hiệu quả kinh tế
đánh giá tính khả thi của dự án trên quan điểm người quyết định đầu tư (Bộ Công
Nghiệp, Chính Phủ, Quốc Hội) tức là đánh giá hiệu quả của dự án đối với nền kinh
tế quốc dân, đối với sự phát triển chung của ngành.
Ngoài ra, sự khác nhau giữa phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính đó
chính là nội dung các khoản mục dòng thu và dòng chi. Khi phân tích các khoản
mục dòng thu và dòng chi ta thấy EVN đã bỏ qua các khoản mục sau:
- Nếu dự án đuợc triển khai thì lượng ngoại tệ tiết kiệm được hàng năm do
không phải nhập khẩu điện năng từ bên ngoài là bao nhiêu thì EVN chưa đưa
vào tính toán dòng thu hàng năm. Theo báo cáo của EVN trong năm 2005
vừa qua, EVN đã nhập khẩu điện năng từ Trung Quốc là 400 triệu kWh, dự
kiến năm 2006 sẽ tăng lên 600 triệu kWh tương ứng giá trị 36 triệu USD.
Lượng ngoại tệ hàng năm phải trả cho Trung Quốc đủ để EVN đầu tư vào
nhà máy Thủy điện loại trung với công suất 70 MW đủ cung cấp cho một
Tỉnh Công nghiệp như Long An.
- Ngoài ra, nếu triển khai một dự án thì hàng năm nó cũng sẽ góp phần giảm
thiệt hại đến sản xuất và tiêu dùng của nhân dân là bao nhiêu do hạn chế
được tình trạng thiếu điện dẫn đến phải cắt điện luân phiên vào mùa khô,
đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, … thì cũng chưa đưa vào phân tích.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế của Viện kinh tế trung ương, các
chuyên gia Bộ Công Nghiệp thì giá trị thiệt hại do ngừng cung cấp điện 1
kWh cho nền kinh tế quốc dân là khoản 15 -20 lần giá bán 1 kWh điện, xin
chứng minh bằng số liêu tính toán như sau:
+ Doanh thu năm 2005 của EVN 35.500 tỷ đồng
+ Sản lượng điện thương phẩm năm 2005: 45 tỷ kWh
+ Sản lượng điện mất do ngừng cấp điện: 0,5 tỷ kWh.
+ Giá trị thiệt hại do ngừng cấp điện trong năm 2005: 15 lần x 0,5 tỷ
kWh/năm x625 đ/kWh = 4687 tỷ đồng (bằng 13% doanh thu của ngành điện
trong năm 2005).
48
- Các nguồn lợi thuỷ hải sản đem lợi do ngăn sông đắp đập, tích luỹ nước trong
các hồ chứa, lợi ích chống hạn, chống lũ mà dự án đem lại hàng năm là bao
nhiêu cũng chưa tính vào dòng thu.
- Các thiệt hại của dự án đối với môi trường xung quanh như: ô nhiễm môi
trường, các thiệt hại do phải di dân lên vùng khác cũng đã bị bỏ qua không
đưa vào dòng chi.
- Khi dự án triển khai thì cơ cấu kinh tế của vùng kinh tế sẽ có sự chuyển dịch
theo hướng công nghiệp, dịch vụ, các tác động tích cực khác: như hệ thống
các Trường học, bệnh viện, dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn sẽ phát triển
theo, công ăn việc làm của người dân trong khu vực sẽ được giải quyết, xóa
đói giảm nghèo, … Tất cả các khoản mục trên đều bị bỏ qua nếu chỉ phân
tích hiệu quả tài chính.
Từ những phân tích như trên, chúng ta nhận thấy một sự khác biệt cơ bản giữa
phân tích hiệu quả tài chính và phân tích hiệu quả kinh tế đó là: phân tích hiệu quả
tài chính chúng ta chỉ đánh giá các khoản mục phát sinh ra các khoản chi phí tài
chính, doanh thu tài chính. Trong khi phân tích hiệu quả kinh tế chúng ta đánh giá
các khoản mục phát sinh ra chi phí kinh tế (xem xét đến các chi phí cơ hội của dự
án), doanh thu kinh tế, lợi nhuận đạt được của dự án là lợi nhuận kinh tế.
Một sự khác biệt rất quan trọng giữa phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả
kinh tế đó là phân tích tài chính chỉ dựa vào chi phí hoặc mức giá thực sự mà dự
án phải trả cho yếu tố đầu vào hoặc bán cho yếu tố đầu ra, trong khi giá cả trong
phân tích kinh tế dựa trên chi phí cơ hội đối với đất nước. Ví dụ, giá bán 1 kWh khi
dự án Thuỷ điện Sơn La đi vào hoạt động là 625 đồng/kWh là giá sử dụng để phân
tích hiệu quả tài chính, trong khi giá trị thiệt hại 1 kWh do ngừng cấp điện lại bằng
15-20 lần giá bán là giá sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế.
Tóm lại, đối với các dự án lớn như Thủy Điện Sơn La nếu chúng ta chỉ dừng lại
ở phân tích hiệu quả tài chính để đánh giá tính khả thi của một dự án thì chưa đầy
đủ, chưa phản ảnh được hiệu quả thực sự mà dự án sẽ đem lại. Điều này sẽ dễ dẫn
đến các quyết định đầu tư sai lầm (Dự án Nhà Máy lọc dầu Dung Quốc là một bài
học rất qúy cho cơ quan quyết định đầu tư)
49
Thứ hai: Có sự bất hợp lý trong cách tính chi phí sử dụng vốn (WACC – i%).
%%% iv
V
Vvicp
V
Vcpi +=
- Icp%: Chi phí sử dụng vốn cổ phần được tính như sau:
+ Được tính tối đa bằng 14% nếu vốn cổ phần sử dụng 100% là vốn đóng
góp của cổ đông cá nhân và vốn tự có của doanh nghiệp không có nguồn vốn
nhà nước;
+ Được tính bằng 8% nếu vốn cổ phần sử dụng 100% là vốn có nguồn gốc
vốn Nhà nước.
+ Nếu vốn cổ phần là hổn hợp của vốn đóng góp của cổ đông cá nhân và
vốn nhà nước thì icp% được tính bằng bình quân gia quyền của 2 loại vốn
trên.
+ Điều đó có nghĩa là nếu sử dụng vốn cổ phần huy động từ các cá nhân thì
chi phí sử dụng vốn cao hơn nguồn vốn cổ phần đóng góp từ nhà nước. Lý
giải việc này, EVN cho rằng nếu huy động vốn cổ phần từ các cá nhân thì
chi phí phát hành cao, đặc biệt là phải so sánh chi phí cơ hội khi nhà đầu tư
quyết định góp vốn đầu tư dự án và lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, điều này
vẫn chưa hợp lý bởi suy cho cùng vốn góp của nhà nước đa phần là vốn vay
từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, nếu vay thì phải trả lãi vay. Do
vậy, không có nghĩa gì nếu tỷ lệ hoàn vốn cổ phần đối với phần vốn nhà
nước góp chỉ là 8% trong khi nhà nước lại đi vay tổ chức tín dụng bên ngo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45320.pdf