Tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây: LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần chịu sự tác động của các qui luật kinh tế. Mục tiêu quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp là tối đa hoá lơị nhuận, quá trình sản xuất là khâu đầu tiên doanh nghiệp quan tâm. Đứng trên góc độ kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu phức tạp quan trọng nhất trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất. Hạch toán giá thành liên quan hầu hết đến các yếu tố chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất, tuy nhiên không phải bao giờ các thông tin về chi phí được đưa ra cũng hoàn toàn chính xác chính vì thế kế toán cần vận dụng hệ thống các phương pháp mang tính nghiệp vụ kỹ thuật để tập hợp, phân loại chi phí. Để đưa ra các quyết định đúng các nhà quản trị không phải chỉ cần biết chi phí là bao nhiêu mà quan trọng là hiểu chi phí được hình thành như thế nà...
60 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần chịu sự tác động của các qui luật kinh tế. Mục tiêu quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp là tối đa hoá lơị nhuận, quá trình sản xuất là khâu đầu tiên doanh nghiệp quan tâm. Đứng trên góc độ kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu phức tạp quan trọng nhất trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất. Hạch toán giá thành liên quan hầu hết đến các yếu tố chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất, tuy nhiên không phải bao giờ các thông tin về chi phí được đưa ra cũng hoàn toàn chính xác chính vì thế kế toán cần vận dụng hệ thống các phương pháp mang tính nghiệp vụ kỹ thuật để tập hợp, phân loại chi phí. Để đưa ra các quyết định đúng các nhà quản trị không phải chỉ cần biết chi phí là bao nhiêu mà quan trọng là hiểu chi phí được hình thành như thế nào. Với mục tiêu phản ánh trung thực, hợp lý toàn bộ chi phí sản xuất, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng phải được hoàn thiện nhằm cung cấp thông tin có chất lượng cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngành in thuộc ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra ấn phẩm phục vụ nhu cầu nền kinh tế. Do đặc điểm ngành in có chi phí gián tiếp tương đối cao nên việc xây dựng mô hình xác định và tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tương đối phức tạp, thêm vào đó công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp in hiện nay còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Với sinh viên chuyên ngành kế toán, thời gian thực tập tổng hợp là việc nghiên cứu để có cái nhìn khái quát về đặc điểm kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ, thực trạng tình hình kinh doanh cũng như thực trạng công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp In Hà Tây xuất phát từ tình hình thực tế công tác kế toán tại xí nghiệp và ý nghĩa quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây”.
Nội dung chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm:
Chương 1: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây
Chương 2: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về tình hình thực tế hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây, do thời gian có hạn và khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót.
Em mong được sự giúp đỡ của Thầy giáo Th.S Nguyễn Hữu Ánh và các cô phòng kế toán Xí nghiệp In Hà Tây. Em xin chân thành cảm ơn!
Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây (56 trang)
HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP IN HÀ TÂY
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
Trang
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP IN HÀ TÂY
5
1.1 TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP IN HÀ TÂY:
5
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
1.1.2 Chức năng và nội dung hoạt động ở Xí nghiệp In Hà Tây :
6
1.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp In Hà Tây:
7
1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và qui trình công nghệ:
8
1.1.4.1 Bộ phận chế bản:
8
1.1.4.2 Phân xưởng in:
8
1.1.4.3 Phân xưởng sau in:
9
1.1.4.4 Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
9
1.1.5 Đặc điểm tổ chức quản lý tại Xí nghiệp In Hà Tây :
11
1.1.5.1 Ban giám đốc xí nghiệp:
11
1.1.5.2 Các phòng ban chức năng khác:
12
1.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP IN HÀ TÂY :
13
1.2.1 Tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp In Hà Tây:
13
1.2..1.1 Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán:
13
1.2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán:
13
1.2.1.3 Công tác kế toán tại Xí nghiệp In Hà Tây:
16
1.2.2 Thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp In Hà Tây :
19
1.2.2.1 Đối tượng hạch toán:
19
1.2.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp In Hà Tây:
19
1.2.2.3 Nội dung kế toán các khoản mục chi phí tại Xí nghiệp In Hà Tây:
20
1.2.3 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
21
1.2.3.1 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
21
1.2.3.2 Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu:
22
1.2.3.2.1 Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu:
22
1.2.3.2.2 Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu:
27
1.2.4 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
29
1.2.4.1 Đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp:
29
1.2.4.2 Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
31
1.2.4.2.1 Phương pháp hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp:
31
1.2.4.2.2 Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp:
36
1.2.5 Hạch toán chi phí sản xuất chung:
36
1.2.5.1 Đặc điểm chi phí sản xuất chung:
36
1.2.5.2 Phương pháp hạch toán chi phí chung:
37
1.2.5.2.1 Phương pháp hạch toán chi tiết chi phí chung:
37
1.2.5.2.2 Phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí chung:
38
1.2.6 Hạch toán sản phẩm hỏng:
41
1.2.7 Đánh giá sản phẩm dở dang:
41
1.2.8 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
42
1.2.8.1 Tổng hợp chi phí sản xuất:
42
1.2.8.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành:
43
1.2.8.2.1 Đối tượng tính giá thành:
43
1.2.8.2.2 Phương pháp tính gía thành:
43
CHƯƠNG 2
44
HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP IN HÀ TÂY
44
2.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG:
44
2.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP IN HÀ TÂY:
44
2.2.1 Về bộ máy kế toán:
44
2.2.2 Những ưu điểm và hạn chế:
45
2.2.2.1 Những ưu điểm:
45
2.2.2.2 Những hạn chế:
45
2.2.3 Phương hướng hoàn thiện:
46
2.2.3.1 Phương hướng chung hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất tính gía thành sản phẩm:
46
2.2.3.2 Một số ý kiến hoàn thiện chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây:
46
2.2.4 Biện pháp hạ giá thành sản phẩm:
53
2.2.4.1 Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu:
53
2.2.4.2 Tiết kiệm chi phí nhân công:
53
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP IN HÀ TÂY
1.1 TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP IN HÀ TÂY:
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Trong kháng chiến chống pháp và chống Mỹ tiền thân của xí nghiệp In Hà Tây là xưởng in Hồng Quang. Đến ngày 1-10-1975 được đổi tên là Xí nghiệp In Hà Tây, trụ sở tại 8A Hoàng Hoa Thám – Thị xã Hà Đông-Tỉnh Hà Tây cũ. Đơn vị chủ quản là Ty văn hoá thông tin Hà Tây. Năm 1976 do sáp nhập giữa Tỉnh Hà Tây và tỉnh Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình nên Xí nghiệp In Hà Tây sáp nhập với Xí nghiệp In Hoà Bình và đổi tên thành Xí nghiệp In Hà Sơn Bình. Trụ sở vẫn đặt tại8A Hoàng Hoa Thám – Thị xã Hà Đông.
Đến năm 1992 tỉnh Hà Sơn Bình được tách thành hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình, nhưng xí nghiệp vẫn mang tên Xí nghiệp In Hà Tây. Thực hiện nghị định 388-HĐBT về thành lập và giải thể doanh nghiệp. Xí nghiệp In Hà Tây được UBND Tỉnh Hà Tây ra quyết định thành lập theo quyết định số 570-QĐ/UB ngày 22-12-1992, với chức năng nhiệm vụ là: In báo Hà Tây và các loại sách, tập san, biểu mẫu tạp chí. Theo giấy phép kinh doanh số 104348 do trọng tài kinh tế tỉnh Hà Tây cấp ngày 08- 01-1993.
Xí nghiệp In Hà Tây là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập với số vốn kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp là:
- Tổng số vốn kinh doanh: 243,117 triệu đồng.
Trong đó : + Vốn cố định: 176,930 triệu đồng.
+ Vốn lưu động: 66,187 triệu đồng.
Theo nguồn vốn:
+ Vốn ngân sách cấp: 225,119 triệu đồng.
+ Vốn doanh nghiệp tự bổ xung: 17,998 triệu đồng.
Địa chỉ : 8A Hoàng Hoa Thám – Thị xã Hà Đông – Tỉnh Hà Tây.
Điện thoại: (034)-824548 – 826304 – 828570.
Vào thời điểm thành lập lại xí nghiệp cơ sở vật chất gồm: 1.268m2 đất được giao sử dụng trong đó 1.000m2 là nhà xưởng cấp 4, máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ in Typo lạc hậu, thêm vào đó Thị xã Hà Đông giáp với thủ đô Hà Nội- Nơi có nhiều cơ sở in của trung ương, bộ ngành được trang bị kỹ thuật hiện đại, chất lượng cao nên sản phẩm của Xí nghiệp In Hà Tây không cạnh tranh được trên thị trường. Chính vì thế Xí nghiệp In Hà Tây gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn tới công nhân thiếu việc làm, lương thấp, đời sống sinh hoạt của công nhân không được đảm bảo.
Đứng trước tình hình đó Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên chức Xí nghiệp quyết tâm tháo gỡ khó khăn, mạnh dạn thay đổi công nghệ in từ in Typo sang in Ofset. Xí nghiệp In Hà Tây đã vay vốn ngân hàng kết hợp với một phần vốn do ngân sách nhà nước cấp từng bước đầu tư công nghệ in Ofset và các thiết bị phục vụ sau in. Công tác nhân sự được đổi mới, đã đào tạo lại công nhân cho phù hợp với công nghệ in Ofset, tinh giảm bộ máy hành chính, giải quyết chế độ cho một số công nhân đủ 25 năm công tác về nghỉ hưu, cử một số công nhân và và con cán bộ công0 nhân viên đi học tại Trường trung cấp in để nâng cao trình độ, tay nghề. Xí nghiệp tổ chức sắp xếp và củng cố lại quy trình sản xuất và mô hình quản lý xí nghiệp, với quy mô 54 cán bộ công nhân viên trong đó 9 cán bộ nhân viên quản lý, hành chính, kế toán, kỹ thuật còn lại 45 công nhân trực tiếp sản xuất. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ phát huy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Với phương châm đổi mới thiết bị để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, Xí nghiệp In Hà Tây đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng kết hợp sử dụng vốn khấu hao để tiếp tục đầu tư cải tiến máy móc trang thiết bị từ máy in một mầu sang máy in hai mầu, cải tạo nâng cấp nhà xưởng và nhà làm việc trên diện tích 440m2quay ra mặt đường Quốc lộ 6 thuộc phường Quang Trung- Thị xã Hà Đông – Tỉnh Hà Tây.
Những cố gắng và sự đầu tư đúng hướng, tổ chức sản xuất phù hợp, Xí nghiệp đã từng bước khắc phục khó khăn dần lấy lại được uy tín với khách hàng, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Xí nghiệp In Hà Tây đã ký được nhiều hợp đồng in với các bạn hàng trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là Báo Hà Tây và Nhà xuất bản giáo dục.
Trong vòng 11 năm qua tính đến ngày 31-12-2003( đơn vị: 1.000 đ)
- Tổng giá trị TSCĐ của xí nghiệp: 3.238.000đ
- Tổng vốn kinh doanh: 1.769.000đ
Số lượng công nhân viên chức 64 người trong đó cán bộ quản lý hành chính 12 người và công nhân lao động trực tiếp là 52 người.
1.1.2 Chức năng và nội dung hoạt động ở Xí nghiệp In Hà Tây :
Xí nghiệp In Hà Tây là đơn vị doanh nghiệp nhà nước chịu sự quản lý trực tiếp của Sở văn hoá thông tin tỉnh Hà Tây, hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân. Xí nghiệp hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh, dưới sự lãnh đạo của tập thể ban giám đốc xí nghiệp.
Nhiệm vụ cơ bản của xí nghiệp là sản xuất các sản phẩm của nghành in chủ yếu mang tính chất chính trị như: in báo Hà Tây, tạp chí, tập san, thông báo nội bộ của các ban ngành trong tỉnh ngoài ra còn in sách giáo khoa, sách văn học và các loại biểu mẫu theo yêu cầu khách hàng. Sản phẩm sản xuất của xí nghiệp được thực hiện từ khi nhận mẫu, nội dung các loại ấn phẩm của khách hàng để tiến hành chế bản. Kết thúc quá trình sản xuất cho ra sản phẩm là những quyển sách, tờ báo, biểu mẫu, chứng từ ... Với kích cỡ, khuôn khổ khác nhau phục vụ cho nhu cầu sử dụng trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Đặc điểm sản xuất của các loại ấn phẩm đã chi phối trực tiếp đến quá trình tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của xí nghiệp. Để phù hợp với qui trình công nghệ sản xuất Xí nghiệp In Hà Tây tổ chức dây truyền sản xuất thành các khâu: khâu chế bản, khâu in và sau in, cụ thể như sau:
1.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp In Hà Tây:
Trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển Xí nghiệp In Hà Tây đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong lĩnh vực in nói chung và thực hiện nhiệm vụ chính trị nói riêng. Sau đây là một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng mà xí nghiệp In Hà Tây đã đạt được trong 2 năm từ 2002 - 2003:
Các chỉ tiêu thực hiện
Đơn vị tính
Năm
2002
2003
CL
%
1. Sản lượng trang in13x19
Triệu trang
463
570
+107
23%
2. Giá trị tổng sản lượng
Triệu đồng
4.404
5.087
+683
15,5%
3. Doanh thu
Triệu đồng
4.176
4.794
+618
14,7%
4. Lợi nhuận
Triệu đồng
90
100
+10
11,1%
5. Khoản nộp ngân sách
Triệu đồng
80
100
+ 20
25%
6. Giá trị tài sản cố định
Triệu đồng
3.075
3.238
+ 163
5,3%
7. Tổng vốn kinh doanh
Triệu đồng
1.724
1.769
+ 45
2,6%
8. Năng suất lao động
Trđ/năm
67
75
+ 8
11,9%
9. Tổng quỹ lương
Triệu đồng
1.036
1.112
+ 86
8,3%
10. Số CNV bình quân
Người/năm
61
64
+ 3
4,9%
11. Lương bình quân
1000đ/người
16000
17500
+ 1.500
9,4%
Nhìn chung các chỉ tiêu chủ yếu của Xí nghiệp In Hà Tây năm sau đều cao hơn năm trước: Sản lượng trang in 13 x 19, giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, giá trị tài sản cố định, tổng vốn kinh doanh, tổng qũi tiền lương. Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp In Hà Tây ngày càng phát triển đi lên, qui mô sản xuất ngày càng mở rộng.
Phân tích một số tỷ suất:
Tỷ suất
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
%
Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu
0,021552
0,020859
- 0,000693
- 3,2%
Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn
0,052204
0,056529
+ 0,004325
+ 8,2%
Tỷ suất LN/DT cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra mấy đồng lợi nhuận: Theo kết quả trên Tỷ suất LN/DT giảm cho thấy mặc dù doanh thu năm sau tăng hơn năm trước(+618 triệu đồng) tốc độ tăng doanh thu(14,7%) song lợi nhuận tăng(10 triệu đồng, tốc độ tăng lợi nhuận 11,1%) do đó Tỷ suất LN/DT giảm. Điều đó cho thấy hiệu hoạt động của xí nghiệp chưa cao, chưa tiết kiệm được chi phí sản xuất. Vì thế xí nghiệp cần phải có biện pháp quản lý chi phí tốt hơn để có thể tăng lợi nhuận.
Tỷ suất LN/ Vốn cho biết 1đồng vốn tao ra bao nhiêu đồng doanh thu: Theo kết quả trên cho thấy Tỷ suất LN/ Vốn lại tăng cho thấy việc sử dụng vốn hiệu quả của xí nghiệp, một cơ cấu vốn thích hợp sẽ tạo điều kiện để xí nghiệp hoạt động hiệu quả. Xí nghiệp nên phát huy tốt hơn nữa việc sử dụng vốn.
1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và qui trình công nghệ:
1.1.4.1 Bộ phận chế bản:
Được thiết kế theo sơ đồ sau: chia làm 2 công đoạn.
Công đoạn 1: Bộ phận vi tính thiết kế mẫu in trên máy vi tính đồng thời kiểm tra sửa lỗi trên máy sau đó ra tờ can vi tính và chuyển cho công nhân bình bản.
Ra tờ can vi tính
Kiểm tra soát lỗi sửa lỗi
Thiết kế mẫu in trên máy vi tính
Công đoạn 2:
Phân xưởng máy in
Công nhân phơi bản
Công nhân bình bản
Bình trên đế phim Phơi và hiện bản
Theo thứ tự mầu bình trên các tấm
In chỉ định. kẽm chuyên dùng
Bộ phận chế bản gồm 7 công nhân đảm trách trên các thiết bị như máy vi tính, máy phơi bản và các dụng cụ chuyên dùng khác.
1.1.4.2 Phân xưởng in:
Nhận các bản kẽm từ bộ phận chế bản, căn cứ lệnh sản xuất tiến hành in.
Sản phẩm in hoàn chỉnh
Bộ phận in:
- Căn cứ lệnh sản xuất.
- Số lượng mầu in.
- Số lượng sản phảm in.
Bộ phận phơi bản
Chuyển các Lên bản kẽm
Bản kẽm tiến hành in
Phân xưởng in gồm 19 công nhân đảm trách với thiết bị gồm 4 máy in 8 trang và 1 máy in 4 trang, trong đó có 2 máy in hai mầu.
1.1.4.3 Phân xưởng sau in:
Nhiệm vụ của phân xưởng sau in là hoàn thiện các tờ in thành sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm rất nhiều công đoạn. Giả sử gia công một cuốn sách bắt đầu từ khi nhận tờ in hoàn chỉnh công nhân sách tiến hành theo các công đoạn sau:
Sơ đồ 1:
Dỗ đếm
Kiểm tay sách
Bắt tay sách
Gập sách
Khâu sách, đóng gim
Xén sách
Vào bìa
Nhập kho thành phẩm
Đóng bó
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Phân xưởng này gồm 24 công nhân với các trang thiết bị như máy nào bìa, máy dao, máy đóng ghim.
1.1.4.4 Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Như đã nêu ở trên qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của xí nghiệp in theo dây chuyền khép kín như sau:
Sơ đồ 2: Qui trình sản xuất sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây.
Khách hàng
Phòng KHSX
Phòng kế toán
Khách hàng
Bộ phận chế bản, bình, phơi bản, vi tính
Phân xưởng máy
Phân xưởng sách
Kho
Ký Lập phiếu Viết
Hợp đồng SX,HĐồng Hoá đơn
PN,PX Vật tư
Hoá đơn
Nhập
Hàng
Qua sơ đồ trên cho thấy với qui trình công nghệ khép kín các sản phẩm của Xí nghiệp In Hà Tây được sản xuất hàng loạt với số lượng tuỳ theo đơn đặt hàng của khách hàng, mỗi loại sản phẩm tham gia các công đoạn sản xuất khác nhau.
VD: In mẫu biểu tờ rời chỉ cần qua các công đoạn:
Vi tính - sửa bài – bình – phơi – in - đếm, chọn – cắt xén.
VD: In các loại sách phải qua các công đoạn sau:
Vi tính – sửa bài – bình – phơi – in – dỗ đếm – gập sách – bắt tay sách- kiểm tay sách – khâu(đóng ghim) – vào bìa – xén sách- kiểm tra chất lượng - đóng bó – nhập kho thành phẩm.
Các sản phẩm của Xí nghiệp In Hà Tây có nhiều loại, in nhiều mầu hoặc ít mầu khác nhau, in trên các loại giấy có chất liệu định lượng khác nhau nên định mức vật liệu cho từng sản phẩm cũng khác nhau. Vì vậy theo qui định của ngành in: các sản phẩm được qui đổi về trang in công nghiệp quy chuẩn khổ 13x19 và 1 mầu theo công thức:
Số lượng trang in tiêu chuẩn
=
Số lượng sản phẩm thực tế
x
Hệ số qui đổi sản phẩm
x
Số mầu in
Hệ số qui đổi sản phẩm
=
Diện tích khổ thành phẩm
Diện tích trang in tiêu chuẩn
VD: Nếu sản phẩm 1 trang in khổ 39x27 in 4 mầu thì được qui đổi về trang in tiêu chuẩn như sau:
Tổng trang in 13x19 = 1 x (39x27) : (13x19) x 4 = 16 trang.
1.1.5 Đặc điểm tổ chức quản lý tại Xí nghiệp In Hà Tây :
Với đặc điểm loại hình sản xuất ngành in, chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, để đảm bảo quy trình công nghệ khép kín sản xuất liên tục đòi hỏi bộ máy quản lý phải được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho Xí nghiệp In Hà Tây có thể tăng cường độ lao động, năng lực sản xuất, thúc đẩy quá trình luôn chuyển vốn nhanh, giảm chi phí để thu được hiệu quả kinh doanh là lớn nhất. Chính vì vậy xí nghiệp In Hà Tây tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng ( tổ chức quản lý theo một cấp). Các phòng ban chức năng và bộ phận sản xuất có mối liên hệ mật thiết với nhau và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc xí nghiệp.
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy quản lý tại Xí nghiệp In Hà Tây.
Giám đốc
Phó giám đốc điều hanh sản xuất
Phòng kế toán tài vụ
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch sản xuất
Kho sản phẩm
Phân xưởng sau in
Phân xưởng máy
Bộ phận vi tính, sửa bài, bình, phơi bản
: Mối quan hệ chỉ đạo hoặc dây chuyền.
: Mối quan hệ hai chiều trong qua trình sản xuất.
Tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch và định hướng lâu dài của xí nghiệp. Hiện nay biên chế tổ chức quản lý Xí nghiệp In Hà Tây gồm 3 phòng ban chức năng, hai phân xưởng và một bộ phận sản xuất. Dưới đây là đặc điểm chức năng nhiệm vụ từng phòng ban.
1.1.5.1 Ban giám đốc xí nghiệp:
- Giám đốc:
Là người quyết định việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp theo luật doanh nghiệp, và các qui định của pháp luật, nghị quyết của đại hội công nhân viên chức, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và tập thể người lao động về quản lý tài sản của nhà nước và kết quả hoạt sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
- Phó giám đốc:
Phó giám đốc kỹ thuật là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách và điều hành phòng kế hoạch sản xuất, chỉ đạo các bộ phận sản xuất hoàn thành kế hoạch sản xuất trong tháng và các nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất của xí nghiệp. Phó giám đốc có trách nhiệm cùng với giám đốc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Các phòng ban chức năng khác:
- Phòng kế hoạch sản xuất:
Phòng kế hoạch sản xuất có nhiệm vụ nhận mẫu đặt hàng của khách hàng, tính ra giá trị hợp đồng dựa trên các qui định của xí nghiệp và ký hợp đồng, sau đó tiến hành lập kế hoạch sản xuất sản phẩm, điều hành sản xuất và kiểm tra sản phẩm.
Cuối kỳ lập phiếu sản xuất chuyển cho phòng kế toán tính lương công nhân sản xuất.
- Phòng tổ chức hành chính:
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tổ chức, điều hành, bố trí nhân sự trong xí nghiệp, bảo vệ an toàn cho xí nghiệp, thường trực phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho các công nhân trực tiếp sản xuất tại xí nghiệp. Ngoài ra phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm củng cố và duy trì nội quy, quy chế của xí nghiệp.
- Phòng kế toán:
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc với nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán kế toán tại xí nghiệp. Thống kê lưu trữ, kiểm tra, cung cấp các số liệu, thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cho ban giám đốc.
Thực hiện ghi chép, phản ánh vào sổ sách kế toán một cách chính xác, trung thực, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xí nghiệp.
Lập kế hoạch và quản lý thu- chi tài chính, thống kê, theo dõi quản lý các nguồn, quỹ tại ngân hàng, quỹ tiền mặt và giá trị vật tư, tài sản tại xí nghiệp.
Lập và gửi các loại báo cáo cho các cơ quan quản lý theo đúng qui định của pháp lệnh kế toán - thống kê, các báo cáo tài chính, quyết toán thuế, các khoản nộp ngân sách nhà nước.
Phòng kế toán cùng ban giám đốc xây dựng và lập các kế hoạch về sản xuất kinh doanh, dự trữ vật tư, bảo toàn và phát triển vốn.
1.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP IN HÀ TÂY :
1.2.1 Tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp In Hà Tây:
1.2..1.1 Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán:
Xí nghiệp In Hà Tây là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, có tổ chức công tác kế toán tập trung. Do đó các công việc như phản ánh ghi chép lưu trữ chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo được thực hiện tại phòng kế toán của xí nghiệp. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được thực hiện hạch toán và lưu trữ tại phòng kế toán. Cuối kỳ phòng kế toán lên các báo cáo quyết toán theo trình tự thời gian: tháng, quý, năm.
- Hiện nay Xí nghiệp In Hà Tây đang áp dụng hệ thống tài khoản và biểu mẫu sổ sách ban hành theo Quyết định 1141/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng bộ tài chính cùng với các văn bản quy định sửa đổi bổ sung theo chuẩn mực kế toán mới.
- Hình thức ghi sổ kế toán đang áp dụng là hình thức nhật ký chung.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Xí nghiệp In Hà Tây đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính khấu hao: Xí nghiệp In Hà Tây áp dụng phương pháp khấu hao đều theo thời gian (theo quyết định số 166/1999/QĐ- BTC ngày 30/12/1999). Tài sản cố định tăng tháng này tháng sau tính khấu hao, tài sản cố định giảm tháng này tháng sau thôi tính khấu hao. Dựa trên cơ sở tỷ lệ khấu khao tài sản cố định theo khung quy định của nhà nước, xí nghiệp áp dụng tỷ lệ khấu hao phù hợp với hoạt động kinh doanh.
- Phương pháp tính thuế: Xí nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ . Hiện nay các sản phẩm in của Xí nghiệp In Hà Tây gồm các loại sản phẩm chịu 3 mức thuế suất khác nhau: 0%, 5%, 10%.
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Công ty áp dụng giá thực tế để tính giá hàng tồn kho, theo dõi nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song và xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất trước. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là giấy và mực in ngoài ra còn một số nguyên vật liệu phụ khác.
- Phương pháp tính giá thành là phương pháp tập hợp trực tiếp.
1.2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của xí nghiệp. Phòng kế toán tài vụ là một phòng quan trọng với chức năng quản lý về tài chính, phòng kế toán đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm của xí nghiệp. Có thể nói phòng kế toán là người trợ lý đắc lực cho lãnh đạo xí nghiệp trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh. Nhiệm vụ chính của phòng kế toán là ghi chép, thu thập, tổng hợp, xử lý các thông tin về tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp một cách chính xác đầy đủ kịp thời.
Tại Xí nghiệp In Hà Tây dưới các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà bố trí tổ trưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn, ghi chép chứng từ số liệu chuyển về phòng kế toán để xử lý và tiến hành công việc hạch toán. Các nhân viên kế toán đều được đào tạo có trình độ đại học và cao đẳng phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu công việc.
Từ tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của Xí nghiệp In Hà Tây, bộ máy kế toán gồm 3 người được tổ chức như sơ đồ 4. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm điều hành bộ máy kế toán tại xí nghiệp, mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm về một hoặc một số phần hành .
Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp In Hà Tây.
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp,TSCĐ
Kế toán tiền lương, BHXH,
KT nguyên vật liệu Kiêm thủ quỹ
Kế toán tiêu thụ và thanh toán
- Kế toán trưởng:
Chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc chấp hành pháp luật, qui định của nhà nước và chế độ tài chính kế toán hiện hành. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp đảm bảo gọn nhẹ phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý, tổ chức lưu trữ các tài liệu kế toán theo qui định. Lựa chọn hình thức sổ kế toán, tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, khai thác khả năng tiềm tàng, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời và toàn diện, đồng thời tham mưu cho giám đốc ra các quyết định kinh doanh.
Xí nghiệp In Hà Tây kế toán trưởng kiêm các phần việc sau:
+ Kế toán tài sản cố định: theo dõi ghi sổ tình hình tăng giảm TSCĐ tại xí nghiệp đồng thời tính khấu hao tài sản cố định, lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định.
+ Kế toán nguyên vật liệu chính (giấy): Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu chính( giấy), ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp nguyên vật liệu chính.
+ Kế toán tổng hợp: Tập hợp chi phí sản xuất từ các bộ phận kế toán có liên quan phân bổ chi phí cho các đối tượng sử dụng và tính giá thành từng loại sản phẩm, xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Ghi sổ nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ, vào sổ cái các tài khoản liên quan, cuối kỳ lập bảng cân đối số phát sinh, báo cáo tài chính.
- Kế toán tiêu thụ và theo dõi thanh toán:
+ Vào sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên quan tới kế toán tiêu thụ và thanh toán: viết hoá đơn, theo dõi doanh thu bán hàng, các khoản thanh toán thu chi trong và ngoài xí nghiệp như thanh toán với người mua, người bán, thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, quyết toán thuế GTGT.
+ Kiểm tra và đối chiếu sổ nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền với thủ quỹ. Kiểm tra và theo dõi công tác thanh toán của xí nghiệp, rà soát các khoản tạm ứng cần phải thu từ đó giúp cho người quản lý quản lý được chặt chẽ hơn tình hình tài chính của xí nghiệp. Kế toán thanh toán cũng là người phải phản ánh kịp thời, đầy đủ về số lượng hiện có và tình hình biến động của tiền gửi ngân hàng, kiểm tra chế độ thu, chi của tiền gửi ngân hàng.
+ Ngoài ra kế toán thanh toán còn theo dõi vật tư của khách hàng gửi gia công.
- Kế toán tiền lương và BHXH:
+ Cuối kỳ căn cứ vào đơn giá tiền lương, bảng chấm công, phiếu sản xuất tính lương phải trả cho công nhân viên trong xí nghiệp và các khoản phải nộp theo lương: BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn.
+ Kế toán tiền lương kiêm kế toán nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ theo dõi và ghi sổ chi tiết tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu phụ, công cụ dụng cụ. Cuối tháng lập bản phân bổ công cụ dụng cụ, vật liệu phụ và bản phân bổ tiền lương và các khoản theo lương được tập hợp theo đối tượng chi phí chuyển cho kế toán tổng hợp.
+ Ngoài ra kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ.
Trên đây là khái quát cơ cấu, nhiệm vụ và từng phần hành kế toán trong bộ máy kế toán ở Xí nghiệp In Hà Tây.
1.2.1.3 Công tác kế toán tại Xí nghiệp In Hà Tây:
Hiện nay Xí nghiệp In Hà Tây đang áp dụng hệ thống tài khoản và biểu mẫu sổ sách ban hành theo QĐ1141/TC/CĐKT ngày01-11-1995 của bộ trưởng bộ tài chính cùng với các văn bản quy định sửa đổi bổ xung theo chuẩn mực kế toán mới. Hình thức ghi sổ kế toán đang áp dụng là hình thức nhật ký chung. Phương pháp hạch toán đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
- Đặc điểm chủ yếu của hình thức nhật ký chung:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc để ghi sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian và nội dung nghiệp vụ kinh tế phản ánh đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán (quan hệ đối ứng giữa các tài khoản rồi ghi sổ cái). Hình thức nhật ký chung thuận tiện cho việc ghi chép, ít trùng lặp và dễ áp dụng cho hình thức kế toán máy.
- Hệ thống sổ sách, chứng từ:
Xí nghiệp In Hà Tây áp dụng hình thức ghi sổ theo hình thức nhật ký chung, hệ thống sổ sách, chứng từ, biểu mẫu áp dụng theo đúng qui định của Bộ tài chính ban hành theo quyết định 1141/TC/CĐKT ngày 01/11/1995.
Các loại sổ sách bao gồm:
Sổ nhật ký chung.
Sổ nhật ký thu chi tiền mặt, ngân hàng.
Sổ nhật ký bán hàng.
Sổ nhật ký mua hàng.
Sổ kế toán tổng hợp.
Sổ cái các tài khoản.
Sổ kế toán chi tiết TSCĐ.
Sổ chi tiết doanh thu.
Sổ tiền gửi ngân hàng.
Sổ kế toán chi tiết các tài khoản: 627, 331, 642.
Sổ chi tiết thanh toán.
Sổ chi tiết vật liệu.
Sổ theo dõi nộp séc.
Sổ tiền vay.
Các bảng phân bổ:
+ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
+ Bảng phân bổ vật liệu.
+ Bảng phân bổ tiền lương.
Các loại hoá đơn, chứng từ: phiếu yêu cầu xuất vật tư, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu sản xuất, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ phiếu thanh toán tạm ứng, hoá đơn GTGT...
- Trình tự ghi sổ kế toán:
Căn cứ vào chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ phát sinh kế toán tổng hợp vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian.
Để tránh ghi trùng lặp các chứng từ gốc liên quan đến các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hoá đơn bán hàng chưa thu được tiền ghi trực tiếp vào các sổ nhật ký chuyên dùng là nhật ký thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nhật ký bán hàng, không vào nhật ký chung và do kế toán thanh toán đảm nhận.
- Các chứng từ liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng được ghi vào sổ quỹ tiền mặt và sổ tiền gửi ngân hàng.
- Các phiếu nhập xuất vật tư được ghi vào sổ chi tiết vật tư theo trình tự thời gian.
- Căn cứ vào phiếu sản xuất tính lương trả cho công nhân.
- Các chứng từ cần hạch toán chi tiết đồng thời ghi vào các sổ (thẻ) kế toán chi tiết.
- Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp, số liệu giữa sổ cái với sổ quỹ.
- Cuối quý căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh các tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính và do kế toán tổng hợp lập.
Sơ đồ tình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung như sau:
Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung tại Xí nghiệp In Hà Tây:
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Nhật ký chung
Sổ thể kế toán chi tiết
Bảng phân bổ
Tiền lương, KHTSCĐ
Nguyên vật liệu.
Nhật ký TGNH.
Nhật ký tiền mặt.
Nhật ký bán hàng.
Nhật ký mua hàng.
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày.
Đối chiếu kiểm tra.
Ghi cuối tháng.
1.2.2 Thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp In Hà Tây :
1.2.2.1 Đối tượng hạch toán:
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp In Hà Tây là toàn bộ qui trình công nghệ và mở chi tiết chi phí sản xuất cho từng khoản mục:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
Việc xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề cho xí nghiệp tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất, từ góc độ quản lý giúp cho nhà quản lý tìm ra biện pháp phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Tại Xí nghiệp In Hà Tây việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng. Các đơn đặt hàng có nội dung và khối lượng luôn thay đổi. Qui trình công nghệ là qui trình khép kín, liên tục và được bố trí ở nhiều công đoạn khác nhau. Sản phẩm với tính chất đặc thù của ngành in được sản xuất ở nhiều công đoạn khác nhau và từng công đoạn lại được khép kín ở một phân xưởng và sản phẩm hoàn thành khi qua công đoạn cuối cùng. Xuất phát từ những đặc điểm và những điều kiện cụ thể của xí nghiệp để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán Xí nghiệp In Hà Tây không tính chi phí sản xuất cho từng công đoạn mà được tập hợp chung từ công đoạn sản xuất đầu cho đến sản phẩm sản xuất hoàn thành.
1.2.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp In Hà Tây:
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là hệ thống các phương pháp mang tính nghiệp vụ kỹ thuật mà xí nghiệp áp dụng để tập hợp chi phí cho từng đối tượng đã xác định.
Tại Xí nghiệp In Hà Tây đang áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là tập hợp trực tiếp. Sau đây là qui trình hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Sơ đồ 6: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp In Hà Tây:
Nhật ký tiền mặt.
Nhật ký tiền ngân hàng.
Nhật ký chung
Sổ chi tiết.
Bảng tổng hợp chi tiết.
Sổ cái TK154, 621,622,627
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Bảng tính giá thành
Chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ 1, 2, 3
Ghi chú:
Ghi hàng ngày.
Đối chiếu kiểm tra.
Ghi cuối tháng.
Trên đây là qui trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện tại Xí nghiệp In Hà Tây.
1.2.2.3 Nội dung kế toán các khoản mục chi phí tại Xí nghiệp In Hà Tây:
Xí nghiệp In Hà Tây là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực in, chuyên in báo Hà Tây, báo nội bộ và các tập san. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành bao gồm: kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, cuối kỳ tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ từ đó tính giá thành sản phẩm. Để quản lý chi phí trong quá trình sản xuất tránh thất thoát, hao hụt đòi hỏi hạch toán chi phí sản xuất phải cụ thể, chính xác, chặt chẽ. Việc tập hợp chi phí sản xuất đầy đủ chính xác có tầm quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm để từ đó tìm biện pháp thích hợp hạ giá thành sản phẩm.
1.2.3 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
1.2.3.1 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Với đặc thù của ngành in chi phí nguyên vật liệu chiếm từ 65%-70% giá thành sản phẩm, một tỷ lệ rất lớn đối với các ngành sản xuất. Xí nghiệp In Hà Tây chia nguyên vật liệu thành: vật liệu chính, vật liệu phụ.
Vật liệu chính bao gồm:
+ Giấy và bìa các loại: Giấy Bãi Bằng, giấy Cutse, giấy Tân mai, các loại bìa với các khổ giấy khác nhau.
+ Mực các loại: Mực nhũ, mực Trung Quốc, mực Nhật, trong đó có các mầu khác nhau như đen, đỏ, xanh, trắng.
Vật liệu phụ:
+ Bao gồm các loại vật liệu như: kẽm, dầu pha, cao su, axit, axeton, băng dính, xăng công nghiệp...
Xí nghiệp In Hà Tây áp dụng phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên và theo dõi nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song, phòng kế toán mở sổ chi tiết nguyên vật liệu. Xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Phiếu xuất vật liệu chính theo lệnh sản xuất lập thành 3 liên:
+ Liên 1: lưu phòng kế toán.
+ Liên 2: Lưu cùng lệnh sản xuất.
+ Liên 3: Thủ kho.
Phiếu xuất vật liệu phụ lập thành 2 liên:
+ Liên 1: Lưu phòng kế toán.
+ Liên 2: Thủ kho.
Giá mua nguyên vật liệu = Giá mua theo + Chi phí thu mua
nhập kho hoá đơn vận chuyển
Trong thực tế giá mua nguyên vật liệu trên hoá đơn đã bao gồm phí vận chuyển do người bán cung cấp tại kho.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là yếu tố chi phí rất quan trọng chiếm từ 60%- 80% giá thành sản phẩm, hạch toán chi phí nguyên vật liệu một cách hiệu quả giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường.
Xí nghiệp In Hà Tây hạch toán chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu kế toán sử dụng giá thực tế mà không sử dụng giá hạch toán và cách tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước cho phép kế toán có thể tính giá nguyên vật liệu kịp thời.
Trình tự hạch toán:
Thủ kho
Phòng kế toán
Phân xưởng sản xuất
Phiếu yêu cầu ghi sổ, viết phiếu
xuất NVL xuất NVL
Xuất nguyên vật liệu, ghi thẻ kho
Định kỳ dựa vào các phiếu xuất kho kế toán theo dõi nguyên vật liệu xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng phiếu xuất kho:
Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá NVL
Đối với những vật liệu tồn đầu tháng trong tháng không nhập thì lấy đơn giá ở bảng kê tháng trước. Xí nghiệp In Hà Tây kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do kế toán tiền lương theo dõi mực và nguyên vật liệu phụ, kế toán tổng hợp theo dõi giấy. Cuối kỳ kế toán nguyên vật liệu tổng hợp số liệu tính ra chi phí nguyên vật liệu chuyển cho kế toán tổng hợp.
Do đặc điểm sản xuất nên Xí nghiệp In Hà Tây chỉ dự trữ một lượng nhất định nguyên vật liệu cho sản xuất nên có thể tăng nhanh vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, giải quyết nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng: TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Được chi tiết thành hai tài khoản cấp hai: TK 6211- CFNVL chính.
TK 6212- CFNVL phụ.
Trong tháng 1 năm 2004 Xí nghiệp In Hà Tây đã hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:
1.2.3.2 Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu:
1.2.3.2.1 Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu:
Hàng ngày kế toán theo dõi tình hình xuất nguyên vật liệu thông qua phiếu xuất kho nguyên vật liệu:
Đơn vị : XÍ NGHIỆP IN HÀ TÂY PHIẾU XUẤT KHO Số: 175
Nợ: 621
Có: 152
Ngày 7 tháng 01 năm 2004
Họ tên người nhận hàng: Anh Sinh
Lý do xuất kho: In tập san Nhà Văn hoá thônh tin.
Xuất tại kho: Máy S226
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Kẽm 56 x 67
Tấm
5
5
21.410
107.050
2
Kẽm 55 x 65
Tấm
2
2
20.416
40.832
Cộng
147.882
Cộngthành tiền( bằng chữ):............................................................................
Xuất, ngày 7 tháng 01 năm 2004
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
Định kỳ: Từ các phiếu xuất kho kế toán theo dõi nguyên vật liệu vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu, mỗi loại nguyên vật liệu mở riêng để theo dõi.
Biểu số1:
SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH( GIẤY)
Mở ngày 01 tháng 01 năm 2004
Tên vật liệu( dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa): Giấy bãi bằng 79 x109
Đơn vị: Xí nghiệp In Hà Tây
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
SH
NT
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Số dư đầu kỳ
541,818
24.268
13.128.988
01
1/1
Sở tài chính
1.416
766.056
02
1/1
Nhà văn hoá TT
541,818
1.396
755.236
...
...
...
...
01
9/1
Giấy bãi bằng
541,818
2.400
1.298.400
08
9/1
541,818
1.018
550.738
...
...
Cộng tháng 1
2.400
1.298.400
19.138
10.353.658
7.530
4.073.730
Ngày 31tháng 1 năm 2004
Người lập bảng Kế toán trưởng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Từ các sổ chi tiết nguyên vật liệu, cuối tháng kế toán nguyên vật liệu tiến hành lên bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, bao gồm bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu chính( giấy, mực) và bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu phụ và công cụ dụng cụ.
- Căn cứ lập bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu chính( giấy) là các sổ chi tiết theo dõi nhập xuất tồn giấy trong tháng.
Biểu số 2:
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH (GIẤY)
Tháng 1 năm 2004
TT
Tên vật tư
Tồn ĐK
Nhập
Xuất
Tồn CK
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
1
Bãi bằng 70x109
24.268
13.128.988
2.400
1.298.400
19.138
10.353.658
7.530
4.073.730
2
Bãi bằng 84x120
34.547
21.345.165
12.865
7.986.456
26.786
16.549.964
20.626
12.781.657
3
Cutse150
12.569
15.256.789
-
-
10.467
12.705.292
2.102
2.551.497
4
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
....
Cộng giấy
x
97.567.776
x
78.675.898
x
147.889.923
x
28.353.751
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
- Căn cứ lập Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu chính (mực) là các sổ chi tiết theo dõi tình hình nhập xuất tồn mực trong tháng.
Biểu số 3:
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH (MỰC)
Tháng 1 năm 2004
TT
Tên vật tư
Tồn ĐK
Nhập
Xuất
Tồn CK
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
1
Mực đen TQ
262,5
8.949.195
-
-
122,5
4.176.025
140
4.773.170
2
Mực đen HQ
24
1.512.000
-
-
-
-
24
1512.000
3
...
...
...
...
...
...
...
...
..
4
Mực xanh HQ
17
1.835.914
30
3.270.000
5
540.910
42
4.565.004
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng mực
x
24.176.347
x
10.240.000
x
7.635.566
x
26.780.781
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
- Căn cứ lập Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu phụ là các sổ chi tiết theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu phụ trong tháng.
Biểu số 4:
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ
Tháng 1 năm 2004
TT
Tên vật tư
Tồn ĐK
Nhập
Xuất
Tồn CK
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
1
Kẽm 64x68
310
7.710.008
-
-
3,7896
4.096.540
1.0781
1.165.738
2
Kẽm 55x65
292
5.961.635
-
-
1,2628
1.583.612
3,0261
3.794.710
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
50
Ghim Hồng Hà
86
214.406
-
-
23
55.800
63
158.606
Cộng
x
32.463.247
x
252.000
x
10.226.217
x
22.489.000
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
- Căn cứ lập Bảng tổng hợp chi tiết công cụ dụng cụ là các sổ chi tiết theo dõi tình hình nhập xuất tồn công cụ dụng cụ trong tháng.
Biểu số 5:
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Tháng 1 năm 2004
TT
Tên vật tư
Tồn ĐK
Nhập
Xuất
Tồn CK
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
1
Khẩu trang
1
3.000
-
-
-
-
1
3.000
2
Đèn tuýt
25
250.000
-
-
1
10.000
24
240.000
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
26
Xích tải
6
360.000
5
300.000
8
480.000
3
180.000
Cộng
x
4.751.238
x
525.000
x
2.105.238
x
2.646.000
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sau khi đã lập bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ kế toán theo dõi nguyên vật liệu tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong tháng 1 năm 2004.
Biểu số 6:
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Tháng 1 năm 2004
TT
Ghi có TK
Đối tượng sử dụng
152
153
Tổng cộng
1521
1522
1
Chi phí nguyên vật liệu TK621
7.635.566
10.226.217
17.861.783
2
Chi phí công cụ TK6272
2.105.238
2.105.238
3
Giấy nhường cho nhà sách TK6277
122.145
122.145
4
Xuất giấy in tài liệu TK621
147.889.923
147.889.923
5
Xuất giấy dùng vi tính TK6272
120.279
120.279
6
Cộng tháng1
155.767.913
10.226.217
2.105.238
168.099.368
Người lập biểu Ngày 31 tháng 1 năm 2004
(Ký, họ tên) Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trên đây là trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Xí nghiệp In Hà Tây.
1.2.3.2.2 Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu:
Tại Xí nghiệp In Hà Tây công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu được thực hiện như sau:
Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu kế toán tổng hợp tiến hành ghi nhật ký chung theo trình tự thời gian vào cuối tháng.
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 1 năm 2004
Biểu số 7:
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Ghi sổ cái
TK ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
31/1/04
BPBVL
31/1/04
Chi phí nguyên vật liệu
Xuất Mực + Giấy in
Xuất vật liệu phụ
x
x
x
621
1521
1522
165.751.706
155.525.489
10.226.217
31/1/04
BPBVL
31/1/04
Chi phí vật liệu FX
Xuất CCDC
Xuất giấy vi tính
X
X
x
6272
153
1521
2.347.662
2.105.238
242.424
31/1/04
BPBKH
31/1/04
Trích KHTSCĐ SXKD
KHTSCĐ cho thuê
Trích KHTSCĐ QLDN
Ghi tăng vốn khấu hao
x
X
X
x
6274
635
6424
214
20.945.400
1.825.200
1.364.000
24.134.600
...
...
...
...
...
...
...
...
31/1/04
NKC
31/1/04
Chi phí giá vốn
Kết chuyển giá vốn
X
X
911
632
228.720.666
228.720.666
31/1/04
NKC
31/1/04
Chi phí quản lý
Kết chuyển chi phí QL
X
x
911
642
36.666.200
36.666.200
Cộng
1.553.924.606
1.553.924.606
Sau khi đã vào sổ nhật ký chung kế toán tổng hợp tiến hành vào Sổ cái TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Biểu số 8: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TKĐƯ
Số phát sinh
SH
Ngày tháng
Nợ
Có
NKC
31/01/04
CFNVLTT
26
621
165.751.706
NKC
31/01/04
K/c CFNCTT
27
154
165.751.706
Cộng
165.751.706
165.751.706
Với qui trình hạch toán CFNVL như trên tuy đã đảm bảo tính nhanh gọn, chính xác toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ đều được tập hợp trực tiếp vào bên Nợ TK621 nhưng không chi tiết cho từng phân xưởng sẽ ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, tính tiết kiệm hay lãng phí ở từng nơi sử dụng. Chính vì thế xí nghiệp nên mở sổ chi tiết CFSXKD để theo dõi chi tiết chi phí nguyên vật liệu.
1.2.4 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
1.2.4.1 Đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp:
Theo Nghị định số 26/CP ngày 23/ 05/1993, Nghị định số 28/CP ngày 28/ 03/1997, Thông tư số 13,14/LĐ TBXH-TT ngày 10/04/1997 về đổi mới quản lý tiền lương.
Lương = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu
Cấp bậc chức vụ do nhà nước qui định
Năm 2001/2002 mức lương tối thiểu là 210.000đ/ tháng, đến ngày 01/01/2003 theo quyết định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 210.000đ lên 290.000đ
Qui định đối với doanh nghiệp: lương tối thiểu được doanh nghiệp tuỳ ý lựa chọn theo mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Mức lương tối thiểu = Tiền lương tối thiểu x ( 1+ Kđ/c)
cao nhất định mức
Trong đó: Tiền lương tối thiểu định mức = 290.000đ
Kđ/c: hệ số điều chỉnh ngành nghề + hệ số điều chỉnh khu vực.
Tuy nhiên căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp In Hà Tây, căn cứ vào thông tư số 13,14/LĐ TBXH-TT ngày 10/4/1997 và bộ luật lao động xí nghiệp in Hà Tây xây dựng đơn giá tiền lương như sau:
Mức lương = ( Hệ số bậc lương x Hệ số lương )
Trong đó: Hệ số lương của Xí nghiệp In Hà Tây là 1,2 lần so với mức lương tối thiểu = (290.000 x 1,2).
Hoặc Mức lương = (Hệ số lương x 290.000 x 1,2)
Xí nghiệp In Hà Tây sử dụng 2 hình thức trả lương: Lương thời gian và lương sản phẩm.
Kế toán căn cứ vào phiếu xác định sản phẩm hoàn thành (phiếu sản xuất) do tổ trưởng lập gửi lên cùng đơn giá khoán của xí nghiệp cho phòng kế toán để tính ra lương phải trả:
Lương thời gian = Số ngày công x Đơn giá một ngày công x Hệ số lương
( giờ công ) ( giờ công) của xí nghiệp
Lương SP phải trả = Số lượng SP x Đơn giá lương x Hệ số lương của
cho từng tổ SX hoàn thành khoán SP xí nghiệp
Trong đó: Số lượng sản phẩm hoàn thành của từng phân xưởng được qui định khác nhau, đơn giá lương khoán khác nhau. Ví dụ số lượng sản phẩm hoàn thành đối với tổ máy là số lượt in hoàn thành, đối với tổ sách là số trang sách hoàn thành.
Căn cứ để trả lương theo hình thức lương sản phẩm là các phiếu xác nhận sản phẩm (kiêm phiếu duyệt chi lương). Trên phiếu ghi rõ tên công việc phải làm, thời gian hoàn thành, sai hỏng, sản phẩm nhập kho, người thực hiện công việc và phần tính toán lương của kế toán tiền lương.
Hình thức trả lương theo thời gian hay theo sản phẩm được áp dụng cho từng bộ phận nhưng cũng có trường hợp một người vừa hưởng lương thời gian vừa hưởng lương sản phẩm. Như trường hợp công nhân phân xưởng in được hưởng lương theo sản phẩm nhưng được phân công làm công việc khác như sửa chữa bảo dưỡng máy móc khi đó lại hưởng lương theo thời gian.
Tuy nhiên ở Xí nghiệp In Hà Tây nếu công nhân tham gia sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị thì hạch toán chi sửa chữa máy móc thiết bị theo định khoản:
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung.
Có TK 111 – Tiền mặt.
Ngoài ra công nhân cũng được hưởng các khoản phụ cấp hoặc thưởng cho từng trường hợp cụ thể. Do đặc điểm ngành in phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại nên Xí nghiệp In Hà Tây qui định những công việc bị ảnh hưởng, công nhân trực tiếp làm việc trong môi trường đó được hưởng phụ cấp độc hại là: 2.000đ/ngày/công nhân.
Tại Xí nghiệp In Hà Tây Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ qui định, căn cứ vào số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, từ đó lập bảng tính phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương:
+ Tỷ lệ trích BHXH là 20% lương cơ bản của công nhân viên trong đó 15% do Xí nghiệp In Hà Tây nộp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% do công nhân viên đóng góp khấu trừ lương hàng tháng.
+ Tỷ lệ trích BHYT là 3% lương cơ bản của công nhân viên trong đó 2% do Xí nghiệp In Hà Tây nộp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% do công nhân viên đóng góp khấu trừ vào lương hàng tháng.
+ Tỷ lệ trích KPCĐ là 2% do Xí nghiệp In Hà Tây nộp, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất là một trong các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: những khoản tiền lương mà xí nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn. Quản lý tốt chi phí nhân công trực tiếp cũng như hạch toán đúng, đầy đủ giúp cho xí nghiệp tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm đồng thời phải đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Tài khoản sử dụng: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
TK 334 - Phải trả công nhân viên.
TK 3382 - KPCĐ.
TK 3383- BHXH.
TK 3384 - BHYT.
Qui trình hạch toán:
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền lương
Phân xưởng sản xuất
Bảng chấm Tính và lập bảng
công phân bổ tiền lương
và các khoản theo lương
Tính ra chi phí nhân công trực tiếp
Cuối tháng tổ trưởng phân xưởng lập bảng chấm công, các chứng từ có liên quan lên phòng kế hoạch sản xuất. Phòng kế hoạch sản xuất căn cứ vào các chứng từ xác nhận đơn giá và tổng hợp lương theo đúng qui định của xí nghiệp, sau đó xác nhận vào các chứng từ và luôn chuyển cho phòng kế toán.
1.2.4.2 Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
1.2.4.2.1 Phương pháp hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp:
Việc tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được kế toán tiền lương thực hiện sau đó chuyển các chứng từ liên quan như bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và các khoản theo lương cho kế toán tổng hợp làm căn cứ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ.
Trong tháng 1năm 2004 Xí nghiệp In Hà Tây tiến hành tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp như sau:
Từ phiếu sản xuất kế toán tiền lương tiến hành tính lương cho các phân xưởng sản xuất, cuối tháng kế toán lập Bảng tổng hợp lương bộ phận sản xuất.
Phiếu sản xuất:
Phiếu sản xuất :
Biểu số 9 Bảng tổng hợp lương:
Từ Bảng tổng hợp lương kế toán lập Bảng thanh toán lương.
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG:
Tháng 1 năm 2004
Biểu số 10:
TT
Họ tên
Lương SP
Lương thời gian
Phụ cấp độc hại
Tổng
Các khoản khấu trừ
Tổng
TK 338
SP hỏng
1
Máy Ryobi
25.600.000
-
-
25.600.000
1.536.000
366.500
23.697.500
2
Ngành sách
7.250.000
-
-
7.250.000
435.000
-
6.815.000
...
...
...
...
...
...
...
...
...
8
Hành chính
-
15.020.700
-
15.020.700
901.242
-
14.119.458
9
Độc hại
-
-
473.800
473.800
...
-
-
Cộng
54.786.500
15.020.700
473.800
55.260.300
3.287.000
366.500
70.281.000
Người lập biểu Ngày 31 tháng 1 năm 2004
(Ký, họ tên) Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Sau đó tiến hành lập Bảng phân bổ tiền lương:
Bảng phân bổ tiền lương: Biểu số11
1.2.4.2.2 Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp:
Xí nghiệp In Hà Tây hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp như sau:
Từ bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung như biểu số 7.
Từ nhật ký chung kế toán tiến hành ghi sổ cái TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622
Biểu số 12:
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TKĐƯ
Số phát sinh
SH
Ngày tháng
Nợ
Có
NKC
31/1/04
CFNCTT
26
622
62.122.800
NKC
31/1/04
K/c CFNCTT
27
154
62.122.800
Cộng
62.122.800
62.122.800
Trên đây là phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Xí nghiệp In Hà Tây.
1.2.5 Hạch toán chi phí sản xuất chung:
1.2.5.1 Đặc điểm chi phí sản xuất chung:
Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tại phân xưởng nhưng không được tập hợp là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Tại Xí nghiệp In Hà Tây các chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ lao động nhỏ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ phân xưởng.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định phân xưởng.
- Chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung, trong đó được mở thành các TK cấp 2 như sau:
+ TK 6272: Chi phí vật liệu phân xưởng.
+ TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.
+ TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
1.2.5.2 Phương pháp hạch toán chi phí chung:
1.2.5.2.1 Phương pháp hạch toán chi tiết chi phí chung:
Tại Xí nghiệp In Hà Tây toàn bộ chi phí công cụ dụng đều hạch toán là chi phí sản xuất chung do đó kế toán tiến mở Sổ chi tiết theo dõi công cụ dụng cụ theo mẫu Biểu số 1, cuối tháng lên Bảng tổng hợp chi tiết công cụ dụng cụ theo Biểu số 5. Từ bảng tổng hợp chi tiết công cụ dụng cụ kế toán hạch toán chi phí dụng cụ phân xưởng trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ( biểu số 6).
Tiếp theo kế toán tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng: Xí nghiệp In Hà Tây đang áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng theo số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999, và phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng: tài sản cố định tăng tháng này tháng sau tính khấu hao, tài sản cố định giảm tháng này tháng sau thôi tính khấu hao.
Nợ TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ.
Có TK 214- Khấu hao TSCĐ.
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 009- Nguồn vốn khấu hao.
Cuối tháng kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng của tất cả các loại TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất của các phân xưởng và hoạt động khác. Khấu hao TSCĐ không tập hợp cho từng phân xưởng mà tập hợp cho toàn bộ xí nghiệp.
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tháng 1 năm 2004
Biểu số 13:
TT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ KH (%)
Nơi sử dụng
Toàn doanh nghiệp
TK 627
TK 642
Phân xưởng
Cho thuê TSCĐ635
Nguyên giá
Khấu hao
I
TSCĐ đang dùng
3.086114.229
24.134..600
20.945.400
1.825.200
1.364.000
1
TSCĐ m2tb vốn tự có + ngân sách
1.353.893.121
6.133.700
6.133.700
-
-
2
TSCĐ là nhà xưởng SXKD
185.921.067
1.145.100
1.145.100
-
-
3
TSCĐ là nhà cho thuê
219.712.241
1.825.200
-
1.825.200
-
4
TSCĐ là nhà làm việc quản lý
227.274.000
1.364.000
-
-
1.364.000
5
TSCĐ là máy móc thiết bị vay ngân hàng
1.099.313.800
13.666.600
-
-
-
6
Trong đó TSCĐ hết khấu hao
Nhà xưởng: 216.829.301
Máy móc thiết bị: 1.237.110.222
Tổng = 1.453.939.523
Người lập biểu Ngày 31 tháng 1 năm 2004
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
1.2.5.2.2 Phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí chung:
Tại Xí nghiệp In Hà Tây tập hạch toán tổng hợp chi phí chung như sau:
Từ bảng phân bổ KHTSCĐ ( biểu số 13), bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ (Biểu số 6) kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung (Biểu số 6).
Tiếp theo kế toán tiến hành tập hợp các hoá đơn dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất để ghi sổ nhật ký tiền mặt.
NHẬT KÝ TIỀN MẶT
Tháng 1 năm 2004
Biểu số 14:
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Ghi có TK111
Ghi Nợ TK
SH
NT
627
641
331
...
1/1/04
228
1/1/04
Chi chế bản biểu mẫu
474.000
474.000
...
...
...
...
...
...
...
...
5/1/04
328
5/1/04
Chi mua xăng đi công tác
150.000
150.000
...
...
...
...
...
...
...
...
7/1/04
245
7/1/04
Chi lên maket thiết kế bìa
385.000
385.000
...
...
...
...
....
...
...
...
Cộng
78.456.832
5.023.040
Người lập biểu Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sau khi tiến hành ghi sổ Nhật ký chung và Nhật ký tiền mặt, kế toán tiến hành ghi sổ cái TK 627- Chi phí sản xuất chung. Được mở chi tiết thành các tài khoản cấp hai
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627
Biểu số 15:
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TKĐƯ
Số phát sinh
SH
Ngày tháng
Nợ
Có
NKTM
31/1/04
CFDV mua ngoài
111
5.023.040
NKC
31/1/04
CF CCDC
153
2.105.238
NKC
31/1/04
CFNVL
152
242.424
NKC
31/1/04
KH TSCĐ
214
20.945.400
NKC
31/1/04
K/c CFSXC
154
28.316.102
Cộng
28.316.102
28.316.102
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6272
Chi phí vật liệu phân xưởng
Biểu số 16:
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TK ĐƯ
Số phát sinh
SH
Ngày tháng
Nợ
Có
NKC
31/1/04
Chi phí CCDC phân xưởng
24
153
2.105.238
NKC
31/1/04
Chi phí vật liệu phân xưởng
24
1521
242.424
NKC
31/1/04
K/c CFVL
25
154
2.347.662
Cộng
2.347.662
2.347.662
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6274
Chi phí khấu hao phân xưởng
Biểu số17:
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TKĐƯ
Số phát sinh
SH
Ngày tháng
Nợ
Có
NKC
31/1/04
Trích khấu hao TSCĐ
24
214
20.945.400
NKC
31/1/04
K/c CFKHTSCĐ
25
154
20.945.400
Cộng
20.945.400
20.945.400
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6277
Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ phân xưởng
Biểu số18:
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TK ĐƯ
Số phát sinh
SH
Ngày tháng
Nợ
Có
NKCTM
31/1/04
CFDV mua ngoài
22-23
111
398.950
NKCTM
31/1/04
CF mua ngoài
27
111
2.568.625
...
...
...
...
...
....
...
NKC
31/1/04
K/cCF mua ngoài
30
154
5.023.040
Cộng
5.023.040
5.023.040
Trên đây là toàn bộ qui trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Xí nghiệp In Hà Tây.
1.2.6 Hạch toán sản phẩm hỏng:
Xí nghiệp In Hà Tây hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm đã bao gồm các chi phí về sản phẩm hỏng trong định mức. Ví dụ để in một số báo Hà Tây 1000 tờ giấy xí nghiệp xuất ra 1060 tờ giấy hạch toán vào chi phí sản xuất.
Thực tế trong tháng 1 năm 2004 Xí nghiệp In Hà Tây có một trường hợp công nhân cắt sai khổ giấy do đó kế toán hạch toán trừ vào lương của công nhân theo định khoản:
Nợ TK 334: 366.500
Có TK 138: 366.500
Đồng thời ghi giảm chi phí sản xuất khi thu tiền bồi thường:
Nợ TK 111: 366.500
Có TK 6277: 366.500
1.2.7 Đánh giá sản phẩm dở dang:
Tại Xí nghiệp In Hà Tây tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp nguyên vật liệu chính, các chi phí chế biến được kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành và tiêu thụ trong kỳ.
Cuối tháng kế toán tiến hành kiểm kê thực tế nguyên vật liệu sử dụng, điều đó cho thấy sản phẩm dở dang của xí nghiệp là toàn bộ số vật liệu chưa sử dụng vào sản xuất nhưng không nhập lại kho, nguyên vật liệu tồn được tính vào chi phí dở dang trong kỳ.
BẢNG TỔNG HỢP TỒN KHO SẢN PHẨM DỞ DANG ĐẦU KỲ
Tháng 12 năm 2003
Biểu số 19:
STT
Tên sản phẩm
Số lượng đặt in
Thành tiền
1
Sổ theo dõi quản lý
785
59.743
2
Sổ theo dõi hồ sơ
800
95.000
3
Giấy rút vốn kho bạc
1.500
350.000
...
...
...
...
54
Hội văn học nghệ thuật
850
1.215.785
Cộng
x
10.695.633
Người lập biểu Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
BẢNG TỔNG HỢP TỒN KHO SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ
Tháng 1 năm 2004
Biểu số 20:
STT
Tên sản phẩm
Số lượng đặt in
Thành tiền
1
Kho bạc
888
86.365
2
Sở VHTT
859
1.159.680
3
Làng văn hoá Mỹ Đức
350
780.000
...
...
....
....
64
Làng văn hoá Ba Vì
380
960.000
Cộng
x
23.840.138
Người lập biểu Ngày 31 tháng 1 năm 2004
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
1.2.8 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
1.2.8.1 Tổng hợp chi phí sản xuất:
Để thực hiện công việc tính giá thành sản phẩm trước hết cần phải tập hợp tất cả chi phí phát sinh có liên quan trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do chi phí sản xuất kinh doanh tập hợp theo từng khoản mục nên sau khi hoàn thành công tác tập hợp chi phí vào từng khoản mục kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.
Tài khoản sử dụng: TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất:
SỔ CÁI TK 154
Biểu số 21:
Chứng từ
Diễn giải
Trang nhật ký
TK đối ứng
Nợ
Có
Số hiệu
Ngày tháng
SDĐK:
10.695.633
NKC
31/1/04
CF NVL
25
621
165.751.706
NKC
31/1/04
CFNCTT
26
622
62.122.800
NKC
31/1/04
CFSXC
26
627
28.316.102
NKC
31/1/04
K/cCFSX nhập kho
155
243.046.103
SDCK:
23.840138
1.2.8.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành:
1.2.8.2.1 Đối tượng tính giá thành:
Trong công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì việc đầu tiên là phải xác định đối tượng tính giá thành. Kế toán phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của xí nghiệp, các loại sản phẩm, qui trình công nghệ, loại hình tổ chức sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.
Tại Xí nghiệp In Hà Tây tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng, các sản phẩm có kích thước khác nhau, mẫu mã khác nhau do đó theo qui định ngành in thì phải qui đổi các trang in về trang in tiêu chuẩn khổ 13 x 19, chính vì thế đối tượng tính giá thành được Xí nghiệp In Hà Tây chọn là từng trang in thành phẩm tiêu chuẩn 13 x19.
1.2.8.2.2 Phương pháp tính gía thành:
Do sản phẩm của Xí nghiệp In Hà Tây là nhiều chủng loại khác nhau và do một số nguyên nhân chủ quan hoặc khác quan nên công việc kế toán gặp nhiều khó khăn chính vì thế Xí nghiệp In Hà Tây lựa chọn phương pháp tính giá thành trực tiếp cho phù hợp với điều kiện thực tế tại xí nghiệp.
Tổng giá thành
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí dở dang cuối kỳ
Trong tháng 1 năm 2004 kế toán tính ra tổng giá thành các sản phẩm của Xí nghiệp In Hà Tây như sau:
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ
Tháng 1 năm 2004
Tên sản phẩm, dich vụ:
Số lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ: 36.000.000 trang in tiêu chuẩn khổ 13x19.
Khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Giá thành sản phẩm dịch vụ trong kỳ
Giá thành
Giá thành đơn vị
CFNVLTT
10.695.633
165.751.706
23.840.138
152.607.201
4,239
CFNCTT
62.122.800
62.122.800
1,726
CFSXC
28.316.102
28.316.102
0,786
Cộng
256.190.608
243.046.103
6,751
CHƯƠNG 2
HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP IN HÀ TÂY
2.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Xí nghiệp In Hà Tây trước đây chỉ là đơn vị sản xuất theo chỉ tiêu ngành, hiện nay nền kinh tế đã chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường, cơ chế thị trường vừa tạo đà phát triển vừa đặt cho công ty những thách thức trước cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Chính vì thế bên cạnh việc tích cực triển khai các hoạt động tìm kiếm khách hàng tìm nguồn nguyênliệu đảm bảo tiến độ sản xuất giao hàng đúng hợp đồng cho khách hàng thì công tác quản lý chi phí tại xí nghiệp cũng được coi trọng đúng mức để có thể xác định đúng giá thành và giá bán hợp lý. Bằng hiệu quả sản xuất với sản phẩm in có chất lượng cao, giá thành hợp lý Xí nghiệp In Hà Tây không những duy trì được những bạn hàng truyền thống mà còn có thêm nhiều bạn hàng mới, giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ ngày càng cao đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. Đó là nhờ sự cố gắng của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ trong xí nghiệp cũng như sự nhậy bén trong công tác quản lý kinh tế quản lý sản xuất và công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng.
2.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP IN HÀ TÂY:
2.2.1 Về bộ máy kế toán:
Hiện nay Xí nghiệp In Hà Tây đang áp dụng hệ thống tài khoản và biểu mẫu sổ sách ban hành theo QĐ1141/TC/CĐKT ngày01-11-1995 của bộ trưởng bộ tài chính cùng với các văn bản quy định sửa đổi bổ xung theo chuẩn mực kế toán mới.
Xí nghiệp In Hà Tây đã vận dụng chế độ kế toán hiện hành tương đối nhạy bén, đảm bảo phù hợp với chế độ hiện hành và điều kiện cụ thể tại xí nghiệp. Việc thay đổi một số tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam do sự thay đổi của một số chuẩn mực kế toán mới đã được kế toán xí nghiệp cập nhật tương đối đầy đủ.
Bộ máy kế toán tại Xí nghiệp In Hà Tây được bố trí phù hợp với tình hình thực tế tại xí nghiệp, với 3 cán bộ kế toán đảm nhận toàn bộ công việc hạch toán tại xí nghiệp. Mỗi cán bộ kế toán chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý một số phần hành kế toán nhất định đảm bảo yêu cầu quản lý của đơn vị và chức năng nhiệm vụ của kế toán: thông tin và kiểm tra. Hệ thống sổ sách được tổ chức khoa học đảm bảo yêu cầu quản lý và chế độ nhà nước qui định.
Tuy nhiên công tác kế toán tại Xí nghiệp In Hà Tây còn một số tồn tại khó khăn: một kế toán viên còn kiêm nhiệm nhiều phần hành khác nhau, đặc biệt kế toán tiền lương kiêm thủ quĩ, khối lượng công việc kế toán hàng ngày lớn, yêu cầu quản lý đòi hỏi kế toán phải cung cấp thông tin một cách chính xác hơn nữa về hạch toán chi phí sản xuất đặc biệt là giá thành từng hợp đồng in do đó cần phải có phần mềm kế toán để xử lý đảm bảo nhanh gọn chính xác, hệ thống sổ sách cần được hoàn thiện hơn nữa.
2.2.2 Những ưu điểm và hạn chế:
2.2.2.1 Những ưu điểm:
- Về tổ chức bộ máy kế toán:
Phòng kế toán được tổ chức bố trí gọn nhẹ khoa học, hợp lý phù hợp với yêu cầu công việc đồng thời phù hợp với thực tế tại Xí nghiệp In Hà Tây. Công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm nói riêng của xí nghiệp đã đi vào nề nếp, bộ máy kế toán vận dụng linh hoạt sáng tạo chế độ tài chính, chính sách của Bộ tài chính ban hành, không vi phạm các chế độ chung về kế toán tài chính.
- Về hệ thống sổ sách, chứng từ:
Công tác tổ chức luân chuyển chứng từ của xí nghiệp rất khoa học và hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ nói chung và công tác quản lý chi phí sản xuất. Việc thường xuyên đối chiếu chứng từ gốc với số liệu trên sổ sách kế toán đã giúp cho kế toán phát hiện các chênh lệch và sai sót để có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xí nghiệp đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm qui trình công nghệ và đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp In Hà Tây. Xí nghiệp tập giá thành toàn doanh nghiệp là phù hợp với thực tế công tác kế toán tại xí nghiệp.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Với hình thức trả lương như vậy đã khuyến khích được người lao động nâng cao năng suất lao động, gắn trách nhiệm của người lao động vơis sản phẩm họ sản xuất ra, bảo đảm chất lượng sản phẩm, đem lại công bằng cho người lao động, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động.
2.2.2.2 Những hạn chế:
Tuy đạt được một số ưu điểm song vẫn còn tồn tại một số những hạn chế:
- Xí nghiệp In Hà Tây cần tổ chức tốt hạch toán chi tiết chi phí sản xuất.
- Tổ chức xây dựng hệ thống sổ chi tiết chi phí để theo dõi một cách hiệu quản hơn nữa chi phí sản xuất phát sinh để có kế hoạch tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
- Phân loại nội dung chi phí sản xuất cho đúng với từng khoản mục, phạm vi phát sinh chi phí.
- Chưa có hệ thống kế toán máy phục vụ cho công tác kế toán vì thế xí nghiệp không hạch toán tính giá thành theo đơn đặt hàng, điều này làm cho hiệu quả quản lý chưa cao, chưa đáp ứng đòi hỏi của nhà quản lý về các thông tin cần thiết để có thể đưa ra ký kết một hợp đồng sản xuất.
2.2.3 Phương hướng hoàn thiện:
2.2.3.1 Phương hướng chung hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất tính gía thành sản phẩm:
Với mục đích nghiên cứu để đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm, phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất tính gía thành sản phẩm phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Phải tôn trọng những nguyên tắc của cơ chế tài chính nói chung và chế độ kế toán mà Bộ Tài chính qui định nói riêng.
- Phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với cơ chế quản lý và chế độ chính sách của nhà nước hiện hành.
- phải đảm bảo tính khả thi tức là phải phù hợp với đặc điểm tổ chức, qui mô, trình độ năng lực đội ngũ kế toán. Đồng thời phải phù hợp với sự phát triển cảu xí nghiệp trong tương lai.
- Phải đảm bảo cung cấp số liệu một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ phục vụ cho quản lý và điều hành các mặt hoạt động kinh tế của xí nghiệp.
- phải làm cho bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công tác, đảm bảo năng lực quản lý mang lại hiệu quả kinh tế.
2.2.3.2 Một số ý kiến hoàn thiện chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây:
Sau một thời gian thực tập tại Xí nghiệp In Hà Tây qua tìm hiểu công tác kế toán đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em đã nắm được thực tế công tác kế toán này tại xí nghiệp. Qua nghiên cứu thực tế cùng với những kiến thức đã học em xin mạnh dạn trình bầy một số ý kiến sau:
Đối với khoản mục nguyên vật liệu chính là giấy:
Do Xí nghiệp In Hà Tây sản xuất theo đơn đặt hàng, kích thước, qui cách sản phẩm khác nhau do vậy phải xén giấy từ giấy nguyên khổ thành giấy in vẫn còn băng giấy thừa có thể tận dụng in hoặc không in được thì làm phế liệu thu hồi. Khi xuất giấy cho phân xưởng in xí nghiệp đã hạch toán toàn bộ số giấy đó vào chi phí trong kỳ nhưng trên thực tế số phế liệu thu hồi xí nghiệp lại hạch toán:
Nợ TK 111- Tiền mặt.
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
Điều này cho thấy xí nghiệp đã không hạch toán đúng số chi phí về giấy đã tiêu hao trong kỳ.
Do đó Xí nghiệp nên hạch toán nghiệp vụ thu hồi phế liệu giảm chi phí giấy phát sinh trong kỳ để có thể tính chính xác chi phí về giấy như sau:
Nợ TK111- Giá trị phế liệu thu hồi.
Có Tk 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp:
Tại xí nghiệp phát sinh nhiều chi phí sản xuất liên quan đến các phân xưởng khác nhau, tuy nhiên kế toán không tập hợp chi phí sản xuất cho từng phân xưởng mà tập hợp cho toàn doanh nghiệp do đó khó có thể kiểm soát chặt chẽ các khoản mục chi phí sản xuất liên quan tới từng phân xưởng để có kế hoạch quản lý. Vì thế chi phí sản xuất nên được tập hợp cho từng phân xưởng theo biểu mẫu sau:
SỔ THEO DÕI CHI PHÍ PHÁT SINH THEO PHÂN XƯỞNG
Biểu số 8:
TK Nợ
Tk Có
TK 621
TK 622
TK 627
PXI
PXII
PXI
PXII
PXI
PXII
TK 152
TK 153
TK 214
TK 334
TK 338
TK 111
TK 112
TK 142
...
Tổng CF
Về vấn đề sử dụng máy vi tính trong kế toán:
Để có được những thông tin nhanh, chính xác đòi hỏi phải có phương pháp kỹ thuật về xử lý thông tin cho công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng. Do nhu cầu đòi hỏi thực tế của quản lý phải đưa công nghệ thông tin vào áp dụng. Những thuận lợi do ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực kế toán giúp cho kế toán xử lý thông tin nhanh, cũng như việc tự động hoá giúp giảm bớt công việc kế toán. Với tính năng ưu việt,tốc độ xử lý thông tin nhanh giảm tải khối lượng sổ sách lưu trữ đồng thời cho phép nối mạng tạo thành hệ thống trao đổi và xử lý thông tin.
Hiện tại Xí nghiệp In Hà Tây chưa áp dụng công nghệ này vào công việc kế toán do những tồn tại chủ quan hoặc khách quan. Song theo em việc áp dụng kế toán máy vào quản lý là cần thiết không những đáp ứng đòi hỏi quản lý mà còn giúp giảm bớt khối lượng công việc kế toán.
Vì nhiều lý do khác nhau nên Xí nghiệp In Hà Tây chưa áp dụng kế toán máy nhưng em thiết nghĩ nếu kế toán máy được áp dụng thì công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây sẽ có nhiều thay đổi, kế toán có thể quản lý tốt hơn chi phí và có thể tính giá thành cho từng đơn đặt hàng đáp ứng yêu cầu quản lý.
Hạch toán về sản phẩm hỏng:
Trường hợp do nguyên nhân khách quan như máy hỏng, thuê ngoài chế bản chụp phim không tốt Xí nghiệp In Hà Tây phải bỏ ra chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung để sản xuất lại sản phẩm thì kế toán hạch toán ghi tăng chi phí khác đồng thời ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 811- Chi phí khác.
Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Về trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Qui trình sản xuất của Xí nghiệp In Hà Tây chủ yếu dựa trên hệ thống máy móc như máy in, máy cắt, máy xén... do vậy xí nghiệp cần phải trích trước một khoản chi phí sửa chữa TSCĐ. Việc trích trước các khoản chi phí này là hoàn toàn hợp lý để tránh những biến động lớn của các khoản chi phí làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Việc trích trước này cần phải tiến hành thường xuyên.
Trường hợp xí nghiệp có kế hoạch sửa chữa lớn: Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ xí nghiệp tiến hành đăng ký với cơ quan Thuế, khi được cơ quan Thuế chấp thuận xí nghiệp tiến hành phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cho một kỳ(tháng):
Số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong một kỳ (tháng)
=
Số chi phí đăng kỳ trích trước
Số kỳ ( tháng) cần trích
Trình tự hạch toán như sau:
TK 2413 TK 335 TK627
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Trích trước chi phí phải trả
Thực tế phát sinh theo kế hoạch.
TK 627
K/c chênh lệch giữa chi phí phải Trích thêm phần chênh lệch giữa
Trả theo kế hoạch lớn hơn chi phí chi phí phải trả thực tế lớn hơn
Phải trả phát sinh chi phí phải trả kế hoạch.
Trường hợp xí nghiệp không có kế hoạch sửa chữa lớn: Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn kế toán tập hợp qua tài khoản 142 (nếu phân bổ chi phí dưới 1 năm), TK 242 (nếu phân bổ chi phí trên 1 năm). Trình tự hạch toán:
TK 2413 TK142, 242 TK627
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Phân bổ chi phí sửa chữa lớn
Thực tế phát sinh phát sinh trong kỳ.
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phân bổ trong kỳ được xác định
=
Chi phí sửa chữa lớn phát sinh trong kỳ
Số lần phân bổ
Về khấu hao TSCĐ:
Hiện nay Xí nghiệp In Hà Tây vẫn đang áp dụng cách tính khấu hao theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999, và phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng: tài sản cố định tăng tháng này tháng sau tính khấu hao, tài sản cố định giảm tháng này tháng sau thôi tính khấu hao.
Song từ ngày 1/1/2004 quyết định số 206/2003/QĐ-BTC đã có hiệu lực, do đó các doanh nghiệp phải thay đổi cách tính khấu hao và cách phân loại tài sản.
Chính vì thế Xí nghiệp In Hà Tây phải tính và trích khấu hao theo quyết định mới (Số 206/2003/QĐ-BTC), vận dụng quyết định mới và thực trạng tài sản, xí nghiệp nên chọn phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng với
Nội dung và phương pháp mới như sau:
1. Căn cứ các quy định trong Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định:
Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao của tài sản cố định
trung bình hàng năm
=
Nguyên giá của tài sản cố định
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao trung bình tháng
=
Mức khấu hao trung bình năm
12
2. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định.
Mức khấu hao trung bình
=
Giá trị còn lại trên sổ kế toán
Thời gian sử dụng xác định lại
3. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định:
Mức khấu hao năm cuối cùng
=
Nguyên giá tài sản cố định
-
Số hao mòn luỹ kế đến năm trước năm cuối cùng
Về phân loại tài sản trong xí nghiệp:
Theo tiêu chuẩn mới về tài sản cố định tại QĐ206/2003 qui định như sau:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
+ Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
+ Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Chính vì thế Xí nghiệp In Hà Tây cần kiểm kê tài sản để phân loại theo đúng: Đối với những tài sản đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định thì xí nghiệp tiến hành ghi sổ thẻ TSCĐ, đối với những tài sản không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ thì xí nghiệp có thể xử lý như sau:
+ Trường hợp tài sản có giá trị nhỏ, xí nghiệp chuyển thành công cụ dụng cụ phân bổ vào chi phí một lần trong kỳ:
B1: Chuyển tài sản cố định có giá trị nhỏ thành công cụ dụng cụ:
Nợ TK 153- Công cụ dụng cụ.
Có TK 211- Tài sản cố định có giá trị nhỏ.
B2: Phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí một lần trong kỳ, tuỳ vào phạm vi sử dụng xí nghiệp hạch toán vào chi phí:
Nợ TK 627- Nếu sử dụng cho phân xưởng sản xuất.
Nợ TK 641- Nếu sử dụng cho bán hàng.
Nợ TK 642- Nếu sử dụng cho quản lý doanh nghiệp.
Có TK 153- Công cụ dụng cụ.
+ Trường hợp tài sản không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ nhưng có giá trị lớn, xí nghiệp chuyển thành chi phí trả trước sau đó tiến hành phân bổ dần vào chi phí sản xuất trong kỳ:
B1: Kết chuyển tài sản cố định thành chi phí trả trước:
Nợ TK 142- Nếu phân bổ chi phí dưới 1 năm.
Nợ TK 242- Nếu phân bổ chi phí trên 1 năm.
Có TK 211- Giá trị TSCĐ.
B2: Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí trong kỳ: Tuỳ thuộc vào phạm vi sử dụng xí nghiệp để hạch toán:
Nợ TK 627- Nếu sử dụng cho phân xưởng sản xuất.
Nợ TK 641- Nếu sử dụng cho bán hàng.
Nợ TK 642- Nếu sử dụng cho quản lý doanh nghiệp.
Có TK 142, 242- Chi phí phân bổ trong kỳ.
Chi phí phân bổ trong kỳ được xác định
=
Giá trị tài sản chuyển thành chi phí trả trước
Số lần phân bổ
Về hạch toán chi tiết chi phí sản xuất:
Xí nghiệp In Hà Tây nên xây dựng hệ thống sổ chi tiết chi phí hoàn thiện hơn nữa để phục vụ tốt công tác kế toán tính giá thành phục vụ yêu cầu quản lý:
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tài khoản: TK621, 622, 627, 154
Tên phân xưởng:
Biểu số
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn gải
Ghi Nợ TK
Chia ra
SH
NT
6211
6212
...
1
2
3
4
5
6
7
SDĐK : (nếu có)
...
Cộng số phát sinh
- Ghi có TK...
Số dư CK:(nếu có)
Ngày... tháng...năm
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH
Tháng...năm...
Biểu số10:
Chỉ tiêu
Tổng số tiền
Chia ra theo khoản mục
NVL
NCTT
SXC
...
1
2
3
4
5
6
I.CFSXKDDĐK
II. CFSXKDPSTK
III.Giá thànhSP
VI.CFSXKDDCK
Ngày... tháng...năm
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
2.2.4 Biện pháp hạ giá thành sản phẩm:
2.2.4.1 Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu:
Chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổn chi phí sản xuất sản phẩm vì thế tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu là giảm được một khoản chi phí đáng kể. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu chụi ảnh hưởng của 2 nhân tố: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm và đơn giá 1 đơn vị nguyên vật liệu.
Chi phí nguyên vật liệu
=
định mức tiêu hao nguyên vật liệu
x
đơn giá 1 đơn vị nguyên vật liệu
để giá thành sản phẩm hạ mà vẫn giữ được chất lượng đảm bảo, Xí nghiệp In Hà Tây cần xây dựng một hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý, giảm phế liệu bằng cách hạn chế sản phẩm hỏng. Với mỗi đơn đặt hàng xí nghiệp phải xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu một cách chính xác, để làm được điều này xí nghiệp phải thường xuyên điều chỉnh định mức tiêu hao nguyên vật liệu căn cứ vào chi phí phát sinh của những đơn đặt hàng gần nhất. Xí nghiệp In Hà Tây cần phải thực hiện cải tiến và áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đai vào sản xuất, thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị để hạ thấp tỷ lệ sản phẩm hỏng. Đồng thời có kế hoạch tìm ra các nguyên vật liệu thay thế chất lượng đảm bảo với chi phí thấp để tiết kiệm hơn nữa chi phí nguyên vật liệu, giảm tối đa các khoản chi phí thu mua nguyên vật liệu( chi phí vận chuyển, bảo quản, công tác phí của cán bộ thu mua). Ngoài ra Xí nghiệp cũng cần phải giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng nguyên vật liệu của công nhân sản xuất. Mỗi phân xưởng phải tích cực thực hiện kiểm tra định mức nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu của công nhân, có hình thức thưởng phạt đối với những hành vi tiết kiệm hay lãng phí.
2.2.4.2 Tiết kiệm chi phí nhân công:
Để giảm chi phí nhân công trực tiếp đòi hỏi xí nghiệp sử dụng những biện pháp nâng cao năng suất lao động: cải tiến qui trình công nghệ để giảm bớt thời giam lao động hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật lao động, đồng thời áp dụng các biện pháp tăng thời gian lao động có ích trong ngày, giảm số giờ máy hỏng, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, xây dựng kỷ luật lao động.
Ngoài những biện pháp trên chính sách đãi ngộ với người lao động là đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động.
2.2.4.3 Giảm chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung thể hiện trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của xí nghiệp, để giảm chi phí sản xuất chung trước hết xí nghiệp phải xác định đúng nội dung kinh tế của các yếu tố chi phí . Các khoản chi phí phát sinh phải được hạch toán đúng theo chế độ kế toán.
để giảm bớt chi phí sản xuất chung xí nghiệp phải xây dựng hệ thống các biện pháp nhằm giảm bớt một cách có hệ thống các yếu tố thuộc chi phí sản xuất chung: Tiết kiệm sử dụng các chi phí cho phân xưởng có thể kiểm soát được như chi phí nhiên liệu động lực, chi phí tiền điện, tăng hiệu quả quản lý phân xưởng.
KẾT LUẬN
Vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nói chung và chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng hiện nay đang là yêu cầu bức thiết của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường thì giá cả là tín hiệu của nền kinh tế, để có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trường, các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và tìm biện pháp để giảm giá thành sản xuất.
Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp In Hà Tây em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp thực sự được coi trọng, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý của xí nghiệp. Song trên thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây còn tồn tại một số khó khăn nhất định. Vì thế để đáp ứng mục tiêu phát triển chung của xí nghiệp, công tác kế toán cũng cần có những bước đổi mới hoàn thiện hơn nữa đặc biệt phải chú trọng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Với ý nghĩa quan trọng đó em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây”. Trong thời gian thực tập không nhiều tại xí nghiệp thêm vào đó kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên những ý kiến đề nghị của em có thể chưa bao quát hết những vấn đề tồn tại của Xí nghiệp In Hà Tây, song em hy vọng những ý kiến đó sẽ góp phần vào hoàn thiện hơn nữa hạch toán kế toán tại xí nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Hữu Ánh và các cô trong phòng kế toán Xí nghiệp In Hà Tây đã giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp, để em có thể hiểu hơn về thực tế áp dụng chế độ kế toán của Bộ Tài chính vào tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp hiện nay.
Hà nội, Ngày 01 tháng 05 năm 2004
Sinh viên thực hiện
Lê Đức Thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1834.doc