Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8: lời nói đầu Giai đoạn vừa qua, đất nước ta đã có những thành tựu nổi bật trong đổi mới quản lý kinh tế cũng như các chính sách kinh tế - xã hội. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển mình từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Trong quá trình đó, hệ thống kế toán Việt Nam cũng có những bước đổi mới, tiến bộ và nhảy vọt phù hợp với cơ chế kinh tế mới cũng như sự phát triển chung của đất nước. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, chiếm khoảng 30% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Sản phẩm của ngành xây lắp thường là các công trình, hạng mục công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế của địa phương cũng như nền kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, bước đột phá đầu tiên quan trọng đó là xây dựng, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Điều này không chỉ có nghĩa là khối lượng công việc...

doc90 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Giai đoạn vừa qua, đất nước ta đã có những thành tựu nổi bật trong đổi mới quản lý kinh tế cũng như các chính sách kinh tế - xã hội. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển mình từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Trong quá trình đó, hệ thống kế toán Việt Nam cũng có những bước đổi mới, tiến bộ và nhảy vọt phù hợp với cơ chế kinh tế mới cũng như sự phát triển chung của đất nước. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, chiếm khoảng 30% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Sản phẩm của ngành xây lắp thường là các công trình, hạng mục công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế của địa phương cũng như nền kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, bước đột phá đầu tiên quan trọng đó là xây dựng, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Điều này không chỉ có nghĩa là khối lượng công việc của ngành xây dựng cơ bản tăng lên mà cùng với nó là số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng lên. Điều quan tâm hàng đầu là làm sao có thể quản lý một cách có hiệu quả vốn đầu tư, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện thực hiện dự án xây lắp thường kéo dài về mặt thời gian. Chính vì lẽ đó mà hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp xây lắp nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Để đứng vững trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không những phải có uy tín mà giá cả sản phẩm của doanh nghiệp cũng phải có tính cạnh tranh. Muốn hạ giá thành sản phẩm doanh nghiệp phải quản lý tốt các khâu sản xuất, hạch toán đầy đủ các chi phí bỏ ra, giảm thiểu tối đa các chi phí. Muốn vậy, doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó phục vụ tốt cho việc phân tích đánh giá kết quả, hoàn thiện bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong thời gian thực tập tại công ty xây dựng miền Tây, được tìm hiểu thực tế hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em càng nhận thức sâu sắc được điều đó. Đây chính là lý do em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8” Bài viết gồm những nội dung chính sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Chương 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng miền Tây. Chương 3: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây. Do phạm vi đề tài rộng, thời gian nghiên cứu hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn. Chương 1: những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp, sáng tạo và trang bị tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân, tạo cơ sản vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế quốc phòng. So với các ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm xây lắp cũng được tiến hành sản xuất một cách liên tục từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành. Việc sản xuất sản phẩm cũng có tính dây chuyền, giữa các khâu của quá trình sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác. Bên cạnh đó, sản phẩm xây lắp còn có những đặc điểm riêng sau: (1) Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ: Sản phẩm xây lắp không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể. Có như vậy, việc sản xuất mới mang lại hiệu quả cao và đảm bảo cho sản xuất được liên tục. Do sản phẩm có tính chất đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng nên chi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình ngay cả khi công trình thi công theo thiết kế mẫu nhưng được xây dựng ở những địa điểm khác nhau với các điều kiện thi công khác nhau thì chi phí sản xuất cũng khác nhau. Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành và xác định kết quả thi công xây lắp cũng được tính cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt. Sản xuất sản phẩm xây lắp được thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng nên ít phát sinh chi phí trong lưu thông. (2) Sản phẩm xây lắp có giá trị khối lượng công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài. Các công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian thi công rất dài, có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong, trong thời gian sản xuất thi công xây dựng chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội. Do đó, khi lập kế hoạch xây dựng cơ bản cần cân nhắc, thận trọng, nêu rõ các yêu cầu về vật tư, tiền vốn, nhân công. Việc quản lý, theo dõi quá trình sản xuất, thi công phải bảo đảm chặt chẽ, sử dụng vốn tiết kiệm, đảm bảo chất lượng thi công công trình. Do thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành thường không xác định hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định theo thời điểm thi công công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước tuỳ thuộc vào kết cấu đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp. Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sẽ góp phần to lớn trong việc quản lý sản xuất thi công và sử dụng đồng vốn hiệu quả cao nhất. (3) Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối lâu dài. Các công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian sử dụng lâu dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sữa chữa, phá đi làm lại. Sai lầm trong xây dựng cơ bản vừa gây lãng phí vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục. Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng công trình. Sản phẩm xây lắp được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn luôn thay đổi theo địa bàn thi công. Khi chọn địa điểm xây dựng phải điều tra nghiên cứu thật kỹ về điều kiện kinh tế, địa chất thuỷ văn, kết hợp với các yêu cầu về kinh tế, văn hoá, xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Sau khi đã sử dụng, công trình không thể di dời nên nếu các công trình là nhà máy, xí nghiệp cần nghiên cứu các điều kiện về cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lực lao động, nguồn tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho công trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau này. Một công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, điều đó có nghĩa là người công nhân xây dựng không còn việc gì phải làm ở đó nữa, phải chuyển đến thi công ở một công trình khác. Do đó sẽ phát sinh các chi phí như điều động công nhân, máy móc thi công, chi phí xây dựng các công trình tạm thời cho công nhân và máy móc. Cũng do đặc điểm này mà các đơn vị xây lắp thường sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công công trình để giảm bớt chi phí di dời. (5) Sản xuất xây dựng cơ bản thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính thời vụ. Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ khi điều kiện môi trường thời tiết thuận lợi. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng thi công, có thể sẽ phát sinh các khối lượng công trình phải phá đi làm lại và các thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất, doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. (6) Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội, xí nghiệp). Giá khoán gọn không chỉ bao gồm tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán. Những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý ngành nói trên phần nào chi phối công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp, dẫn đến những khác biệt nhất định, trong đó có hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xuất phát từ quy định về lập dự toán công trình xây dựng cơ bản là phải lập theo từng hạng mục công trình và phải phân tích theo từng khoản mục chi phí cũng như đặc điểm tại các đơn vị nhận thầu, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có những đặc điểm sau: Hạch toán chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí, từng hạng mục công trình, từng công trình cụ thể. Qua đó, thường xuyên so sánh, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhân vượt, hụt dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh. Đối tượng hạch toán chi phí có thể là các công trình, hạng mục công trình, các đơn đặt hàng, các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục... Vì thế, phải lập dự toán chi phí và giá thành theo từng hạng mục hay giai đoạn của hạng mục. Giá thành công trình thiết bị lắp đặt không bao gồm giá trị bản thân thiết bị do chủ đầu tư đưa vào để lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình. Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm giá trị vật kết cấu và giá trị thiết bị kèm theo như các thiết bị vệ sinh, thông gió, thiết bị sưởi ấm, điều hoà nhiệt độ, thiết bị truyền dẫn... 1.2. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. 1.2.1. Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. 1.2.1.1 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời, quá trình sản xuất hàng hoá cũng là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Ngành xây lắp có những đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác nhưng để tạo ra sản phẩm cũng cần phải có tư liệu lao động (gồm các loại máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ... ), đối tượng lao động (nguyên vật liệu, thiết bị đưa đi lắp đặt... ) và sức lao động của con người. Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, các chi phí này được biểu hiện dưới dạng giá trị gọi là chi phí sản xuất. Từ việc xem xét chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung, chúng ta có thể rút ra: Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp. Đối với các nhà quản lý, thông tin về chi phí hết sức quan trọng vì nó phản ánh trong kỳ doanh nghiệp đã tiết kiệm hay lãng phí chi phí và nguyên nhân do đâu. Vì vậy, để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại chi phí. 1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp. Phân loại chi phí sản xuất là việc căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân chia chi phí sản xuất thành các loại khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý và hạch toán. Có nhiều cách phân chia chi phí song mỗi cách phân chia phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Tạo điều kiện sử dụng thông tin kế toán nhanh nhất cho công tác quản lý chi phí sản xuất phát sinh, phục vụ tốt cho công tác kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Đáp ứng đầy đủ những thông tin cần thiết cho việc tính toán hiệu quả các phương án sản xuất nhưng lại cho phép tiết kiệm chi phí hạch toán và thuận lợi sử dụng thông tin hạch toán kế toán. ở các doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất thường được phân loại theo các tiêu thức sau đây: 1.2.1.2.1. Phân loại theo yếu tố chi phí. Phân loại theo yếu tố là việc phân chia chi phí sản xuất xây lắp thành những yếu tố chi phí sản xuất khác nhau trong đó mỗi yếu tố chi phí ban đầu bao gồm các chi phí có nội dung giống nhau, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và dùng vào sản xuất sản phẩm cụ thể nào của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành 7 yếu tố sau: Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ... sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực). Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho công nhân viên chức. Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên chức. Yếu tố khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả các tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh. Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Cách phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố này chỉ rõ quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí gì. Nó là cơ sở để kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố, phục vụ việc lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính, là cơ sở để phân tích, kiểm tra dự toán chi phí sản xuất và lập kế hoạch cung ứng vật tư, là cơ sở để tính tiêu hao vật liệu và thu nhập quốc dân. 1.2.1.2.2. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Theo cách phân loại này, các chi phí có công dụng và mục đích sử dụng giống nhau được xếp chung vào một nhóm chi phí, không cần quan tâm đến chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Giá thành của sản phẩm xây lắp được hình thành từ các khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí của các vật liệu chính, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp (không kể vật liệu cho máy thi công và vật liệu tính trong chi phí sản xuất chung). Vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp bao gồm: Vật liệu xây dựng: cát, đá, sỏi, sắt, thép, ximăng...; Vật liệu khác: bột màu, đinh, dây...; Nhiên liệu: than, củi dùng để nấu nhựa đường rải nhựa...; Vật kết cấu: bêtông đúc sẵn...; Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng, thiết bị sưởi ấm... Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp có tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thi công (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng thi công, công nhân chuẩn bị thi công và thu dọn hiện trường), bao gồm cả lao động trong biên chế và lao động thuê ngoài. Các khoản trích KPCĐ, BHYT, BHXH tính theo tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp và tiền ăn ca của công nhân xây lắp không hạch toán vào khoản mục này. Chi phí máy thi công: Bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời: Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công bao gồm: Lương chính, lương phụ của công nhân điều khiển, phục vụ vận hành máy, chi phí vật liệu, công cụ - dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho quá trình chạy máy. Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trung tu...), chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy...). Chi phí này được phân bổ trong thời gian sử dụng máy. Chi phí sản xuất chung: Phản ánh chi phí của đội, công trường xây dựng gồm: Lương nhân viên quản lý đội, BHYT, BHXH, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định trên lương trả công nhân trực tiếp xây lắp (trong biên chế của doanh nghiệp) và nhân viên quản lý đội, tiền ăn ca, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội. Cách phân loại này chỉ rõ chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho từng lĩnh vực hoạt động, từng địa điểm phát sinh chi phí, làm cơ sở cho việc tính giá thành theo khoản mục, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành... 1.2.1.2.3. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí. Cách phân loại này có tác dụng đối với quản trị doanh nghiệp, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm tăng hiệu quả kinh doanh. Tổng chi phí của doanh nghiệp được chia thành biến phí và định phí. Biến phí: Là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động. Biến phí bao gồm các khoản như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp... Biến phí tính cho đơn vị thì ổn định nhưng tổng biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi. Định phí: Là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Định phí bao gồm các khoản như: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí nghiên cứu... Khi sản lượng thay đổi, tổng định phí giữ nguyên còn định phí đơn vị thay đổi theo chiều tỷ lệ nghịch. 1.2.1.2.3. Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp bao gồm: Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu phí. Những chi phí này được kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để tập hợp cho từng đối tượng. Chi phí gián tiếp: Là những chi phí ban đầu liên quan đến nhiều đối tượng chịu phí. Về phương diện kế toán, chi phí gián tiếp không thể căn cứ vào các chứng từ gốc để tập hợp cho từng đối tượng chịu phí mà phải tập hợp riêng sau đó phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức thích hợp. Cách phân loại này có ý nghĩa với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách hợp lý. 1.2.1.3. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. Đối tượng để hạch toán chi phí sản xuất là đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất, là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất cần được tổ chức tập hợp theo đó. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí trong sản xuất. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, yêu cầu hạch toán nội bộ của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí có thể là toàn bộ quy trình công nghệ hay từng giai đoạn, từng quy trình công nghệ riêng biệt. Tuỳ theo quy trình công nghệ sản xuất của sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu của công tác tính giá thành sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm, từng mặt hàng sản phẩm, từng bộ phận, cụm chi tiết hoặc chi tiết sản phẩm. Trong sản xuất xây lắp, sản phẩm thường là đơn chiếc và có giá trị lớn, mỗi sản phẩm được tiến hành theo hợp đồng riêng với yêu cầu kỹ thuật, tiến độ thi công bàn giao, chi phí khác nhau. Ngoài ra, phương thức khoán gọn cũng thường được các đơn vị xây lắp áp dụng, khi có hợp đồng khoán gọn các tổ, đội sản xuất tiến hành tổ chức cung ứng vật tư, nhân lực thi công cho tới khi hoàn thành bàn giao công trình. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp xây lắp được xác định theo công trình, hạng mục công trình, một bộ phận của một hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình kết hợp với các tổ đội xây lắp. Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho công tác hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho việc tính giá thành được kịp thời, chính xác. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Có 2 phương pháp chủ yếu để tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp ghi trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp. Phương pháp ghi trực tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp các chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. Phương pháp ghi trực tiếp đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu (chứng từ gốc) theo từng đối tượng. Trên cơ sở đó, kế toán tập hợp số liệu từ các chứng từ gốc theo từng đối tượng liên quan và ghi trực tiếp vào các tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc các tài khoản chi tiết theo đúng đối tượng. Phương pháp ghi trực tiếp đảm bảo việc tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng chi phí với độ chính xác cao. Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tổ chức việc ghi chép ban đầu riêng rẽ theo từng đối tượng được. Phương pháp này đòi hỏi tập hợp các chứng từ, ghi chép ban đầu các chi phí sản xuất có liên quan tới nhiều đối tượng theo từng địa điểm phát sinh chi phí (tổ, đội sản xuất, công trường... ). Sau đó, chọn tiêu thức phân bổ để tính toán, phân bổ chi phí sản xuất đã tập hợp cho các đối tượng có liên quan. Thực tế có nhiều phương pháp hạch toán chi phí khác nhau, doanh nghiệp cần dựa vào điều kiện cụ thể cũng như đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý để kết hợp và lựa chọn phương pháp thích hợp cho doanh nghiệp. Từ đặc điểm sản phẩm, đặc điểm sản xuất kinh doanh và đối tượng tập hợp chi phí, từ 2 phương pháp cơ bản nêu trên, trong doanh nghiệp xây lắp có những phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sau: Phương pháp hạch toán chi phí sản phẩm hoặc đơn đặt hàng: Sản phẩm hoàn chỉnh trong xây dựng cơ bản để tính giá thành có thể là một ngôi nhà, một vật kiến trúc đã hoàn thành. Do đặc điểm của tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm của loại hình sản xuất cũng như yêu cầu tính toán chi phí theo đơn đặt hàng nên hàng tháng, các chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến sản phẩm hoặc đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân loại chi phí vào sản phẩm hoặc đơn đặt hàng đó. Khi sản phẩm hoàn thành, toàn bộ các chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm được áp dụng là phương pháp trực tiếp. Các chi phí trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho đơn đặt hàng. Còn chi phí sử dụng máy thi công được tập hợp theo từng công trường, cuối kỳ chi phí sử dụng máy thi công được phân bổ cho từng đơn đặt hàng hay từng sản phẩm theo tiêu thức thích hợp. Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho tất cả các đơn đặt hàng, cuối kỳ tính phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức thích hợp. Phương pháp tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm: Phương pháp này được áp dụng khi tất cả các hạng mục công trình, các ngôi nhà... các phần công việc được tiến hành thi công cùng một lúc. Tất cả các chi phí phát sinh gồm các chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp được phân loại và tập hợp theo giới hạn là nhóm sản phẩm. Khi xây dựng hoàn thành, để tính giá thành của từng hạng mục, từng ngôi nhà, phương pháp tính giá thành được áp dụng là phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số. Phương pháp tập hợp chi phí theo khu vực thi công hoặc theo bộ phận thi công: Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện khoán. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ đội sản xuất hoặc các khu vực thi công. Các chi phí sản xuất được phân loại và tập hợp theo các đối tượng là tổ, đội sản xuất, công trường hay phân xưởng... nhưng yêu cầu tính giá thành là theo từng sản phẩm. Để tính được giá thành sản phẩm khi hoàn thành phải áp dụng phương pháp kết hợp như kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp hệ số, phương pháp tính cộng chi phí kết hợp với phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số. Các chi phí trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng sản phẩm trong khu vực thi công, bộ phận thi công. Các chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung được tập hợp cho từng khu vực hoặc bộ phận thi công và được phân bổ cho từng đối tượng trong bộ phận, khu vực đó theo tiêu thức thích hợp. 1.2.2. Giá thành sản phẩm xây lắp. 1.2.2.1. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm xây lắp. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan đến bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Như bất kỳ các ngành sản xuất kinh doanh khác, giá thành của sản phẩm xây lắp cũng thực hiện 2 chức năng chủ yếu đó là bù đắp chi phí và tái sản xuất mở rộng. Số tiền thu về khi bàn giao công trình phải đủ để bù đắp toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra từ khi khởi công cho đến khi tiêu thụ. Mặt khác, trong cơ chế thị trường, mục đích và nguyên tắc kinh doanh là ngày càng đầu tư phát triển quy mô, muốn vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đem lại lợi nhuận. Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, giá thành cần được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau tức là doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại giá thành theo nhiều tiêu thức khác nhau. 1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp. Giá thành sản phẩm xây lắp thường được phân loại theo những tiêu thức phổ biến sau: 1.2.2.2.1. Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu. Theo cách phân loại này, giá thành của sản phẩm xây lắp được chia thành: Giá trị dự toán: Trong xây dựng cơ bản, sản phẩm xây dựng là nhà cửa, vật kiến trúc... mà giá trị của nó được xác định bằng giá trị dự toán thông qua hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công, định mức và đơn giá do nhà nước quy định cho từng khu vực thi công và phần tích luỹ theo định mức. Giá trị dự toán là giá thanh toán cho khối lượng công tác xây lắp hoàn thành theo dự toán: Giá trị dự toán = Chi phí hoàn thành khối lượng công tác xây lắp theo dự toán + Lợi nhuận định mức Giá trị dự toán là cơ sở để kế hoạch hoá việc cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, là căn cứ xác định hiệu quả công tác thiết kế cũng như căn cứ để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch khối lượng thi công và xác định hiệu quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp xây lắp. Giá thành công tác xây lắp: Là một phần của giá trị dự toán, là chỉ tiêu tổng hợp các chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp theo các khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Trong quản lý và hạch toán, giá thành công tác xây lắp được phân biệt thành các loại giá thành sau đây: Giá thành dự toán công tác xây lắp: Là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp theo dự toán. Như vậy, giá thành dự toán là một bộ phận của giá trị dự toán của từng công trình xây lắp riêng biệt và được xác định từ giá trị dự toán không có phần giá trị định mức: Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lợi nhuận định mức Hoặc: Giá thành dự toán bằng khối lượng công tác xây lắp theo định mức kinh tế, kĩ thuật do nhà nước quy định nhân với đơn giá xây lắp do nhà nước ban hành theo từng khu vực thi công và các chi phí khác theo định mức. Giá thành dự toán được xây dựng và tồn tại trong một thời gian nhất định, nó được xác định trong những điều kiện trung bình về sản xuất thi công, về tổ chức quản lý, về hao phí lao động vật tư... cho từng loại công trình hoặc công việc nhất định. Giá thành dự toán có tính cố định tương đối và mang tính chất xã hội. Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của một doanh nghiệp xây lắp trong một kỳ kế hoạch nhất định. Căn cứ vào giá thành dự toán và điều kiện cụ thể, năng lực thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch, doanh nghiệp tự xây dựng những định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá để xác định những hao phí cần thiết cho thi công công trình trong kỳ kế hoạch. Như vậy, giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu để các doanh nghiệp xây lắp tự phấn đấu để thực hiện mức lợi nhuận do hạ giá thành trong kế hoạch. Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Lãi do hạ giá thành + - Chênh lệch so với dự toán Giá thành định mức: Là tổng chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp cụ thể, được tính toán trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, phương pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo các định mức chi phí đã đạt được tại doanh nghiệp, công trường tại thời điểm bắt đầu thi công. Khi đặc điểm kết cấu công trình thay đổi hay có sự thay đổi về phương pháp tổ chức, về quản lý thi công, thì định mức sẽ thay đổi và khi đó, giá thành định mức được tính toán lại cho phù hợp. Giá thành thực tế: Là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện hoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được. Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng, hiệu quả kết quả hoạt động của doanh nghiệp xây lắp. So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho thấy mức độ hạ giá thành kế hoạch của doanh nghiệp. So sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán, phản ánh chi tiêu tích luỹ của doanh nghiệp, từ đó có thể dự định khả năng của doanh nghiệp trong năm tới. So sánh giá thành thực tế với giá thành định mức cho thấy mức độ hoàn thành định mức đã đề ra của doanh nghiệp đối với từng khối lượng xây lắp cụ thể. 1.2.2.2.2. Căn cứ vào giai đoạn tính giá thành. Do quá trình thi công, sản xuất sản phẩm xây lắp kéo dài, chi phí phát sinh lớn nên để có thể kiểm soát được chi phí, người ta xác định các điểm dừng kỹ thuật để tính giá. Theo cách phân loại này có hai loại giá thành: Giá thành hoàn chỉnh: Giá thành hoàn chỉnh, hạng mục công trình đã hoàn chỉnh, đảm bảo kỹ thuật, đúng thiết kế và hợp đồng, đã bàn giao cho chủ đầu tư và được chấp nhận thanh toán. Giá thành thực tế công tác xây lắp: Giá thành thực tế công tác xây lắp phản ánh tổng chi phí doanh nghiệp chi ra cho xây dựng công trình đạt đến một điểm dừng kỹ thuật nhất định. Nhà quản trị có thể dựa vào chỉ tiêu này thu thập thông tin kịp thời về chi phí cho từng giai đoạn thi công từ đó so sánh với dự toán thiết kế, phát hiện kịp thời những chênh lệch bất hợp lý, tìm hiểu nguyên nhân để điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn sau. 1.2.2.2.3 Căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí. Theo góc độ này, giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại là giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ. Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh những chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, gắn với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp bao gồm 4 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ ngoài những khoản mục giống giá thành sản xuất còn bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho các sản phẩm. 1.2.2.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành cũng là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Trong xây dựng cơ bản, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình cụ thể đã xây dựng hoàn thành. Ngoài ra, đối tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn công trình hoặc từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tuỳ vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp với chủ đầu tư. Sau khi đã xác định được đối tượng tính giá thành sản phẩm, kế toán phải lựa chọn và xây dựng được phương pháp tính giá thành cho phù hợp để không những đảm bảo xác định đúng đắn giá thành sản phẩm mà còn đảm bảo công tác tính giá thành sản phẩm được đơn giản, thuận lợi trên cơ sở phù hợp với đối tượng tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm đó là một hay một hệ thống các phương pháp để tính giá thành sản phẩm. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm thường được sử dụng trong các doanh nghiệp xây lắp bao gồm: Phương pháp tính giá thành trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp xây lắp với đặc điểm sản phẩm đơn chiếc và chi phí sản xuất được tập hợp riêng cho từng đối tượng. Theo phương pháp này, công thức tính giá thành như sau: Z = DĐK + C - DCK Trong đó: Z: Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. DĐK: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ. C: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. DCK: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, quá trình xây lắp tiến hành theo các tổ, đội sản xuất hay từng giai đoạn công trình. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản xuất hoặc từng giai đoạn thi công còn đối tượng tính giá thành là các công trình xây lắp hoàn thành. Theo phương pháp này, giá thành được xác định như sau: Z = DĐk + C1 + C2 + ......... + Cn - DCK Trong đó: C1, C2, ..., Cn là chi phí phát sinh ở từng tổ đội hay từng giai đoạn thi công. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp bên giao thầu ký hợp đồng với doanh nghiệp xây lắp thi công bao gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng cho từng công việc. Khi đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là đơn đặt hàng. Chi phí thực tế phát sinh được tập hợp riêng cho từng đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình. Toàn bộ chi phí đã tập hợp là giá thành của đơn đặt hàng đó. Phương pháp tính giá thành theo định mức: Nội dung của phương pháp này là: Căn cứ vào định mức kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí sản xuất được duyệt để tính ra giá thành định mức cho sản phẩm. Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức. Giá thành thực tế của sản phẩm được tính theo công thức: Giá thành thực tế = Giá thành định mức + - Chênh lệch do thay đổi định mức + - Chênh lệch do thoát ly định mức Mục đích của phương pháp này là kịp thời vạch ra mọi chi phí sản xuất thoát ly định mức nhằm tăng cường tính chất kiểm tra và phân tích các số liệu chi phí sản xuất và giá thành đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán giản đơn và cung cấp thông tin kịp thời. 1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Chi phí sản xuất với bản chất là các hao phí mà đơn vị bỏ ra cho hoạt động sản xuất nên nó có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Nó thể hiện sự tiết kiệm hay lãng phí của đơn vị cũng như trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào đạt đến trình độ nào trong quá trình sản xuất. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị đã sử dụng các yếu tố đầu vào lãng phí hay tiết kiệm và trình độ sử dụng các yếu tố đó ở mức cao, thấp hay trung bình. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu liên quan tới khối lượng sản phẩm hoàn thành, biểu hiện kết quả ban đầu của quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Giá thành là một đại lượng có tỷ trọng lớn trong báo cáo kết quả kinh doanh, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó cũng biểu hiện hiệu quả sử dụng chi phí của đơn vị. Đơn vị sử dụng chi phí có hiệu quả là đơn vị không có hay ít có các chi phí thiệt hại như: sản phẩm hỏng, phá đi làm lại... Như vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 chỉ tiêu có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Chi phí sản xuất thể hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đó là 2 mặt thống nhất của quá trình sản xuất. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có thể biểu thị qua công thức sau: Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ + Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Doanh nghiệp có quản lý tốt 2 chỉ tiêu này thì mới có thể đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh. Đối với người thực hiện nghiệp vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì việc nghiên cứu 2 chỉ tiêu này là cơ sở cho việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất phát sinh và xác định chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. 1.3. hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.3.1. Nguyên tắc và trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Hiện nay, các doanh nghiệp xây lắp đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 1864/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 trong đó quy định rõ chế độ chứng từ, tài khoản sử dụng, nguyên tắc hạch toán, lập báo cáo tài chính... Theo quyết định này, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp phải tuân theo các nguyên tắc sau: Doanh nghiệp xây lắp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với nguyên liệu, vật liệu, dich vụ mua ngoài sử dụng ngay (không qua kho) cho hoạt động sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì chi phí hạch toán vào tài khoản loại 6 là giá mua chưa tính thuế giá trị gia tăng đầu vào của khối lượng nguyên vật liệu, dịch vụ mua ngoài dùng ngay cho sản xuất kinh doanh. Đối với nguyên liệu, vật liệu, dịch vụ mua ngoài sử dụng ngay (không qua kho) cho hoạt động sản xuất hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hoặc chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì chi phí hạch toán vào tài khoản loại 6 là giá mua bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào của khối lượng nguyên liệu, dịch vụ mua ngoài dùng ngay cho sản xuất kinh doanh. Đối với tài khoản để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) ngoài việc hạch toán tổng hợp còn phải hạch toán chi tiết nơi phát sinh chi phí: tổ, đội sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm... Đối với những chi phí sản xuất không có khả năng hạch toán trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí, trước hết phải tập hợp các chi phí này vào tài khoản tập hợp chi phí, sau đó tiến hành phân bổ chi phí đã tập hợp cho các đối tượng chịu phí theo tiêu thức phù hợp. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là bước công việc cần tiến hành để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành kịp thời, chính xác. Cũng như các ngành sản xuất khác, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp được tiến hành theo trình tự sau: Tập hợp chi phí cơ bản (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung) có liên quan đến đối tượng sử dụng (công trình, hạng mục công trình, tổ đội thi công). Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và đơn giá lao vụ. Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung (những chi phí không thể tách riêng) cho các công trình có liên quan theo tiêu thức thích hợp. Xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, tính ra giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. Tính toán và phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho các sản phẩm xây lắp để tính ra giá thành toán bộ sản phẩm xây lắp hoàn thành. 1.3.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu phải được tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần lưu ý: Không hạch toán vào khoản mục này đối với trường hợp xây lắp nhận thiết bị xây dựng cơ bản của bên giao thầu (bên A) hoặc do bên A uỷ quyền cho bên B mua để lắp đặt vào công trình nhận thầu. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán các doanh nghiệp xây lắp sử dụng tài khoản 621. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp của doanh nghiệp. Bên Có: Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành công trình xây lắp, giá thành sản phẩm, dịch vụ lao vụ. TK 621 cuối kỳ không có số dư. TK 621 phải được mở chi tiết theo từng công trình xây dựng, lắp đặt (công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc, khối lượng xây lắp có dự toán riêng). Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì phải tính trực tiếp cho công trình đó. Trường hợp không tính riêng được thì phải phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo định mức tiêu hao, theo khối lượng thực hiện. Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể được khái quát theo sơ đồ sau: TK 621 TK 154 TK 152 TK 111, 112, 331 ... Xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp thực hiện sản xuất sản phẩm xây lắp NVL mua ngoài sử dụng ngay không qua kho TK 133 VAT Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 1.3.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp và các hoạt động sản xuất công nghiệp, cung cấp dịch vụ, lao vụ trong các doanh nghiệp xây lắp. Chi phí lao động động trực tiếp thuộc hoạt động xây lắp bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Chi phí nhân công trực tiếp nếu tính trả lương theo sản phẩm hoặc tiền lương theo thời gian nhưng có liên hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể thì dùng phương pháp tập hợp trực tiếp. Đối với chi phí nhân công trực tiếp có liên quan tới nhiều đối tượng và không hạch toán trực tiếp được thì phải dùng phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn được dùng để phân bổ hợp lý là phân bổ theo giờ công định mức hoặc theo lương định mức hoặc phân bổ theo giờ công thực tế. Đối với hoạt động xây lắp, chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ và tiền ăn ca phải trả cho công nhân xây, lắp. Tài khoản sử dụng hạch toán chi phí nhân công trực tiếp : TK 622. Kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình thi công các công trình. Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành công trình hoàn thành. TK 622 cuối kỳ không có số dư. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: TK 622 TK 154 TK 334 (3341) TK 111, 112, 3342 ... Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp trong biên chế của doanh nghiệp Tiền lương phải trả cho lao động thuê ngoài Kết chuyển chi phí NC trực tiếp Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 1.3.4. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Hạch toán chi phí máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công: tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp. Nếu doanh nghiệp có tổ chức các đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy tổ chức hạch toán riêng thì tất cả các chi phí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công được hạch toán vào các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung chứ không phản ánh vào khoản mục chi phí máy thi công. Sau đó, các khoản mục này được kết chuyển để tính giá thành cho 1 ca máy thực hiện và cung cấp cho các đối tượng xây lắp. Quan hệ giữa đội máy thi công với đơn vị xây lắp có thể thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ lẫn nhau giữa các bộ phận hay có thể thực hiện theo phương thức bán lao vụ lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ. Nếu doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công; thực hiện phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy thì các chi phí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công đựơc tính vào khoản mục chi phí máy thi công. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện giao khoán xây lắp nội bộ cho đơn vị nhận khoán (không tổ chức hạch toán riêng) thì doanh nghiệp không theo dõi chi phí phát sinh thực tế mà chỉ theo dõi tiền tạm ứng chi phí máy thi công và thanh toán tiền tạm ứng khi có bảng quyết toán tạm ứng về giá trị xây lắp đã hoàn thành bàn giao. Để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công, hàng ngày các đội xe máy phải lập “nhật trình xe máy” hoặc “phiếu theo dõi hoạt động xe máy thi công”. Định kỳ, kế toán thu hồi các chứng từ trên để tổng hợp các chi phí phục vụ cho xe máy thi công cũng như kết quả thực hiện của từng loại máy, từng nhóm máy hoặc từng máy. Sau đó, tính và phân bổ chi phí sử dụng máy cho các đối tượng xây lắp. Tài khoản sử dụng: TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí lương lái máy, chi phí nguyên vật liệu chạy máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy, chi phí khấu hao máy thi công... ). Bên Có: Kết chuyển chi phí máy thi công. Tài khoản 623 cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành 6 tiểu khoản: 6231: Chi phí nhân công. 6232: Chi phí vật liệu. 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất. 6234: Chi phí khấu hao máy thi công. 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài. 6238: Chi phí bằng tiền khác. Phương pháp hạch toán chi phí máy thi công: Trường hợp máy thi công thuê ngoài: Toàn bộ chi phí thuê máy thi công được tập hợp vào TK 623: Nợ TK 623 (6237): Giá thuê chưa thuế. Nợ TK 133: VAT được khấu trừ. Có TK 331, 111,112... : Tổng giá thuê ngoài. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí máy thi công vào TK 154 theo từng đối tượng: Nợ TK 154 Có TK 623 (6237). Trường hợp doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp quản lý để theo dõi riêng chi phí như một bộ phận sản xuất độc lập, kế toán phản ánh như sau: Toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp đến đội máy thi công được tập hợp riêng trên các tài khoản 621, 622, 627, chi tiết cho đội máy thi công. Cuối kỳ, tổng hợp chi phí vào tài khoản 154 (1543. Chi tiết đội máy thi công) để tính giá thành ca máy (hoặc giờ máy). Từ đó xác định giá trị mà đội máy thi công phục vụ cho từng đối tượng theo giá thành ca máy (hoặc giờ máy) và khối lượng dịch vụ (số ca máy, giờ máy) phục vụ cho từng đối tượng. Cụ thể: Nếu các bộ phận trong doanh nghiệp không tính kết quả riêng mà thực hiện phương thức cung cấp lao vụ lẫn nhau: Nợ TK 623: Giá trị của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng. Có TK 154 (1543. Chi tiết đội máy thi công): Giá thành dịch vụ của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng. Nếu các bộ phận trong doanh nghiệp xác định kết quả riêng: Nợ TK 632: Giá trị phục vụ lẫn nhau trong nội bộ. Có TK 154: Giá thành dịch vụ của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng trong nội bộ. Đồng thời kế toán phản ánh giá bán nội bộ về chi phí sử dụng máy cung cấp lẫn nhau: Nợ TK 623: Giá bán nội bộ. Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ (nếu có). Có TK 512: Doanh thu nội bộ. Có TK 33311: VAT đầu ra phải nộp (nếu có). Nếu đội máy thi công có phục vụ bên ngoài: Bút toán 1: Phản ánh giá vốn dịch vụ bán ra ngoài: Nợ TK 632: Giá vốn phục vụ bên ngoài. Có TK 154: Giá thành dịch vụ của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng bên ngoài. Bút toán 2: Phản ánh giá bán cho các đối tượng bên ngoài: Nợ TK liên quan (131, 111,112... ): Tổng giá thanh toán. Có TK 511 Có TK 33311 (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không phân cấp thành 1 bộ phận độc lập để theo dõi riêng chi phí thì chi phí phát sinh được tập hợp vào TK 623. Tập hợp chi phí vật liệu: Nợ TK 623 (6232) Có TK liên quan (152,111, 112,... ). Tập hợp chi phí tiền lương, tiền công của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công: Nợ TK 623 (6231). Có TK liên quan (334,111,112,... ). Các chi phí khác liên quan đến bộ máy thi công trong từng đội (chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa máy thi công thuê ngoài, điện, nước, chi phí bằng tiền khác... ): Nợ TK 623 (chi tiết tiểu khoản). Nợ TK 133 (nếu có). Có TK liên quan (214, 152, 111, 112... ) Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí máy thi công cho các đối tượng: Nợ TK 154 Có TK 623 1.3.5. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Để tập hợp chi phí sản xuất chung trong các doanh nghiệp xây lắp, kế toán sử dụng TK 627. Nội dung, kết cấu của TK 627 như sau: Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, bao gồm: Lương nhân viên quản lý đội; tiền ăn ca, các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của doanh nghiệp); khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội. Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ. TK 627 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 6 tiểu khoản: 6271: Chi phí nhân công. 6272: Chi phí vật liệu. 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho đội. 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. 6278: Chi phí bằng tiền khác. Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo nội dung khoản mục quy định. Tuỳ thuộc vào tổ chức sản xuất của các tổ, đội xây lắp ở doanh nghiệp mà kế toán tổ chức hạch toán cho phù hợp. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 334, 338 TK 627 (6271 - 6278) TK 152, 153 TK 214 TK 111,112,131 Tiền lương phải trả NV quản lý đội, BHYT, BHXH, KPCĐ và tiền ăn ca phải trả CNV của đội NVL, CC - DC xuất dùng chung cho đội KH TSCĐ dùng chung cho đội Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác dùng chung cho đội TK 133 VAT Các khoản ghi giảm CP SXC Kết chuyển CP SXC cuối kỳ. TK 111, 152 TK 154 Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí sản xuất chung. 1.3.6. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 1.3.6.1. Tổng hợp chi phí sản xuất. Việc tổng hợp chi phí sản xuất trong xây lắp được tiến hành theo từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình... ) và chi tiết theo khoản mục vào tài khoản 154. Kết cấu của TK 154 như sau: Bên Nợ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp. Bên Có: Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao. Các khoản giảm chi phí. Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154. Có TK 621. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154. Có TK 622. Kết chuyển chi phí máy thi công: Nợ TK 154. Có TK 623. Kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154. Có TK 627. Trường hợp doanh nghiệp là nhà thầu chính, khi nhận giao khối lượng xây lắp hoàn thành từ nhà thầu phụ, kế toán ghi: Nợ TK 154 (1541. chi tiết đối tượng): Giá trị bàn giao (nếu chưa xác định là tiêu thụ). Nợ TK 632 : Giá trị bàn giao (nếu được xác định là tiêu thụ). Nợ TK 133 (nếu có). Có TK 331: Tổng số tiền phải trả nhà thầu phụ. Tổng giá thành công trình xây lắp hoàn thành trong kỳ: Nợ TK 632: Bàn giao cho chủ đầu tư hay nhà thầu chính (kể cả trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ tổ chức hạch toán và tính kết quả riêng) Nợ TK 155: Nếu sản lượng xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ. Nợ TK 241 (2412): Giá thành công trình lán trại, nhà ở tạm, công trình phụ trợ có nguồn vốn đầu tư riêng trong doanh nghiệp. Có TK 154: Giá thành sản xuất công trình hoàn thành. 1.3.6.2. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất là bước công việc cung cấp số liệu cho kế toán tính ra giá thành của công trình hoàn thành. Nhưng việc tính giá thành có chính xác không còn phụ thuộc vào việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đánh giá sản phẩm dở dang ở doanh nghiệp xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng hoàn thành giữa bên giao thầu và bên nhận thầu: Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành. Do đó, đến cuối kỳ, sản phẩm chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh được tính vào giá trị sản phẩm dở dang. Phương pháp này có ưu điểm là dễ làm cho việc tính toán nhưng lại làm cho chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong bảng cân đối kế toán tăng lên vì các công trình xây lắp thường có giá trị lớn từ đó là tăng tình trạng ứ đọng vốn. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (xác định được giá dự toán) thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính giá theo chi phí thực tế sau khi đã phân bổ chi phí thực tế theo giai đoạn hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán. Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tiến hành theo các bước sau: Giá thành dự toán khối lượng dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn = Giá thành dự toán của từng giai đoạn x Tỷ lệ hoàn thành của từng giai đoạn Hệ số phân bổ CP thực tế cho giai đoạn dở dang = CP thực tế dở dang đầu kỳ + CP thực tế phát sinh trong kỳ Giá thành dự toán của KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ + Tổng giá thành dự toán khối lượng dở dang cuối kỳ của các giai đoạn CPSX thực tế dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn = Giá thành dự toán dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn x Hệ số phân bổ Phương pháp này yêu cầu khối lượng tính toán phải nhiều hơn, việc xác định điểm dừng kỹ thuật hợp lý là rất khó đòi hỏi chuyên môn cao nhưng nó phản ánh chi phí một cách kịp thời, chính xác. 1.3.7. Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, tính giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp. Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại các doanh nghiệp xây lắp cũng tương tự như các doanh nghiệp khác tức là cũng tập hợp toàn bộ chi phí bán hàng phát sinh vào bên Nợ TK 641 và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh vào bên Nợ TK 642. Về nguyên tắc, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cuối kỳ được kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc điểm hoạt động xây lắp, các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xây lắp cuối kỳ sẽ được phân bổ cho từng đối tượng để tính giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp. Công thức phân bổ như sau: CPBH (CPQLDN) kết chuyển kỳ sau = Tổng CPBH (CPQLDN) x CPNCTT của SPXL DDCK CPNCTT của SPXL DDĐK + CPNCTT phát sinh trong kỳ CPBH (CPQLDN) tính cho SPXL hoàn thành bàn giao trong kỳ = Tổng CPBH (CPQLDN) - CPBH (CPQLDN) kết chuyển kỳ sau Tổng CPBH (CPQLDN) bao gồm CPBH (CPQLDN) kỳ trước chuyển sang và CPBH (CPQLDN) phát sinh kỳ này. CPBH (CPQLDN) phân bổ cho SPXL hoàn thành trong kỳ = CPNCTT của SPXL hoàn thành trong kỳ x Tổng CPBH (CPQLDN) tính cho SPXL hoàn thành bàn giao trong kỳ Tổng CPNCTT của SPXL hoàn thành bàn giao trong kỳ Giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ SPXL hoàn thành = Giá thành sản xuất SPXL hoàn thành + CPBH phân bổ cho SPXL hoàn thành + CPQLDN phân bổ cho SPXL hoàn thành 1.3.8. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương thức khoán gọn. Phương thức khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các tổ đội thi công là phương thức quản lý thích hợp với cơ chế thị trường. Phương thức này vừa gắn lợi ích của người lao động, tổ đội thi công với khối lượng, chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ thi công công trình, vừa mở rộng quyền tự chủ về hạch toán kinh doanh, lựa chọn phương thức tổ chức lao động, tổ chức thi công, phát huy khả năng tiềm tàng của từng tổ đội. Các đơn vị nhận khoán có thể nhận khoán gọn khối lượng, công việc hoặc hạng mục công trình. Giá nhận khoán gọn bao gồm cả chi phí tiền lương, vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung. Khi nhận khoán, bên giao khoán và bên nhận khoán phải lập hợp đồng giao khoán trong đó ghi rõ nội dung công việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Khi hoàn thành bàn giao công trình nhận khoán, hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng. 1.3.8.1. Hạch toán tại đơn vị giao khoán. 1.3.8.1.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Kế toán đơn vị giao khoán hạch toán như sau: Khi tạm ứng vật tư, tiền vốn cho đơn vị nhận khoán: Nợ TK 141 (1413. Chi tiết đơn vị nhận khoán). Có TK liên quan (152, 153, 111, 112... ) Khi thanh lý hợp đồng, căn cứ vào quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành, bàn giao, kế toán phản ánh số chi phí thực tế: Nợ TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nợ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 623: chi phí máy thi công. Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung. Nợ TK 133 ( nếu có). Có TK 141 (1413): Giá trị xây lắp giao khoán nội bộ. Trường hợp giá trị xây lắp giao khoán nội bộ phải trả lớn hơn số đã tạm ứng, ghi nhận hay thanh toán bổ sung số thiếu cho đơn vị nhận khoán: Nợ TK 141 (1413. Chi tiết đơn vị). Có TK liên quan (111, 112, 338... ). Trường hợp số đã tạm ứng lớn hơn giá trị giao khoán nội bộ, số thừa phải thu hồi ghi: Nợ TK liên quan (111, 112, 334, 1388... ) Có TK 1413. Tại đơn vị giao khoán, TK 141 (1413) phải được mở chi tiết cho từng đơn vị nhận khoán. Đồng thời phải mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp giao khoán gọn theo từng công trình, hạng mục công trình trong đó phản ánh cả giá nhận thầu và giá giao khoán, chi tiết theo từng khoản mục phí. Còn tại đơn vị nhận khoán cần mở sổ theo dõi khối lượng nhận khoán cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục chi phí. Trong đó, chi phí nhân công thực tế cần chi tiết theo bộ phận thuê ngoài và bộ phận chi phí phải trả cho công nhân viên của đơn vị. Số chênh lệch giữa chi phí thực tế với giao khoán là mức tiết kiệm hoặc vượt chi của đơn vị nhận khoán (Xem phụ lục 1: Sổ theo dõi khối lượng xây lắp khoán gọn). 1.3.8.1.2 Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng và được phân cấp quản lý tài chính. Kế toán đơn vị giao khoán sử dụng TK 136 (1362 - Phải thu về khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ) để phản ánh toàn bộ giá trị mà đơn vị ứng về vật tư, tiền, khấu hao tài sản cố định... cho đơn vị nhận khoán nội bộ, chi tiết theo từng đơn vị. Đồng thời, tài khoản này cũng được sử dụng để phản ánh giá trị xây lắp hoàn thành bàn giao từ các đơn vị nhận khoán nội bộ có phân cấp quản lý riêng. TK này quy định chỉ sử dụng ở đơn vị giao khoán. Khi tạm ứng cho đơn vị cấp dưới (đơn vị nhận khoán nội bộ) bằng vật tư, bằng tiền... để cấp dưới thực hiện khối lượng nhận khoán, kế toán đơn vị nhận khoán ghi: Nợ TK 136 (1362. Chi tiết đơn vị nhận khoán). Có TK liên quan (111, 112, 152, 153, 331... ). Khi nhận khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ do đơn vị nhận khoán bàn giao, căn cứ vào giá trị xây lắp giao khoán nội bộ, kế toán đơn vị giao khoán ghi: Nợ TK 154 (1541) Nợ TK 133 (nếu có) Có TK 336 Thanh toán bổ sung số thiếu cho đơn vị nhận khoán: Nợ TK 136 (1362) Có TK liên quan (111, 112,... ) Trường hợp số đã tạm ứng lớn hơn số phải trả, phần chênh lêch ghi thu hồi: Nợ TK liên quan (111, 112, 334, 1388, ... ) Có TK 136 (1362) 1.3.8.2. Hạch toán tại đơn vị nhận khoán. Trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ nếu không tổ chức bộ máy kế toán riêng và không được phân cấp quản lý tài chính thì cần phải mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục chi phí (Xem phụ lục 2: Sổ theo dõi khối lượng nhận khoán gọn). Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng và được phân cấp quản lý tài chính, kế toán đơn vị cấp dưới (đơn vị nhận khoán) sử dụng tài khoản 336 (3362 - phải trả về khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ) để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán khối lượng nhận khoán nội bộ với đơn vị giao khoán (cấp trên). Khi nhận tạm ứng về tiền, vật tư, khấu hao tài sản cố định và các khoản được cấp trên chi hộ, kế toán đơn vị nhận khoán ghi: Nợ TK liên quan (152, 153, 627, 111, 112... ) Có TK 336 (3362) Đơn vị nhận khoán tiến hành tập hợp chi phí xây lắp qua các tài khoản 621, 622, 623, 627 và 154 (1541. chi tiết công trình). Khi hoàn thành, bàn giao, kế toán cấp dưới ghi: Nếu đơn vị cấp dưới không hạch toán kết quả riêng: Nợ TK 336 (3362): Giá trị xây lắp nhận khoán nội bộ bàn giao. Có TK 154 (1541): Giá thành công trình nhận khoán bàn giao cho đơn vị giao khoán. Nếu đơn vị cấp dưới hạch toán kết quả riêng: Bút toán1: Phản ánh giá thành công trình nhận khoán bàn giao: Nợ TK 632 Có TK 154 (1541). Bút toán 2: Ghi nhận doanh thu nội bộ: Nợ TK 336 (3362): Tổng số phải thu ở đơn vị cấp trên về khối lượng giao khoán nội bộ bàn giao. Có TK 512: Doanh thu nội bộ. Có TK 33311: VAT đầu ra phải nộp (nếu có). Khoản chênh lệch giữa số đã tạm ứng với giá trị công trình nhận khoán nội bộ bàn giao sẽ được thanh toán bổ sung hoặc nộp lại. Trên đây, em vừa trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Đó là những quy định chung nhất để định hướng cho các doanh nghiệp tổ chức vận dụng vào hạch toán kế toán tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp trên cơ sở chế độ. Trong thời gian thực tập tại công ty xây dựng miền Tây, em đã tìm hiểu sự vận dụng chế độ vào hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty. Em xin trình bày những hiểu biết ấy trong chương 2 của bài viết này. Chương 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng miền tây 2.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xây dựng miền Tây. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty. Công ty xây dựng miền Tây mà tiền thân là Ban xây dựng Tây Bắc là một thành viên của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Công ty được thành lập theo Quyết định số 2409QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ngày 21/11/1994, căn cứ vào: Luật tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992. Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Thông báo số 148/TB ngày 10/11/1994 của Văn phòng Chính phủ về việc cho phép thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải. Công ty xây dựng miền Tây là một doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức doanh nghiệp theo hình thức quốc doanh. Khi mới thành lập, công ty có trụ sở chính tại 187 Tây Sơn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Hiện nay, trụ sở chính của công ty là số 18 phố Hồ Đắc Di, quận Đống Đa, Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế của công ty là Western Construction Company, viết tắt là WECONCO. Mã ngành: 25. Số đăng kí kinh doanh: Số 100132 cấp ngày 11/12/1994. Công ty xây dựng miền Tây là tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng (kể cả ngân hàng Ngoại thương), có con dấu riêng. Hiện nay công ty có 2 tài khoản tại ngân hàng Công thương Đống Đa và ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Tài khoản 710A-00176- Ngân hàng Công thương Đống Đa. Tài khoản 7301-0186A- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Công ty xây dựng miền Tây được thành lập với nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là: Xây dựng các công trình giao thông đến cấp I. Gồm các công trình: Cầu, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, bến cảng, đường không, cầu hầm, cơ khí sửa chữa. Xây dựng các công trình dân dụng đến cấp II Xây dựng các công trình công nghiệp Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Xây dựng công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Xây dựng công trình mỏ, khai thác vật liệu xây dựng Xây dựng các công trình cấp nước, thoát nước. Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn. Công ty xây dựng miền Tây từ khi thành lập đến nay đã có những bước phát triển không ngừng. Các công trình do công ty thi công đều được xây dựng với chất lượng tốt, thi công và bàn giao công trình đúng tiến độ, đã và đang ngày càng tạo uy tín, khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. 2.1.2. Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng miền Tây Công ty xây dựng miền Tây hoạt động trong lĩnh vực xây lắp có bao thầu. Sau khi giành quyền thi công công trình, công ty tiến hành thi công theo các bước sau: Bước 1: Ký kết hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư. Bước 2: Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế, công ty phải xin giấy phép thi công, sau đó tiến hành giao nhận mặt bằng và tiến hành khởi công. Bước 3: Tập kết thiết bị, máy móc thi công, nhân lực, xây dựng lán trại tạm, xây dựng nhà xưởng tại công trường. Bước 4: Chuẩn bị vật tư, vật liệu, khai thác vật liệu tại chỗ: Sản xuất đá, cát, sỏi. Mua các loại vật tư khác: Xi măng, sắt, thép, nhựa đường, xăng dầu... Bước 5: Triển khai thi công: Dọn dẹp mặt bằng thi công: Phát quang, dọn cỏ, vét bùn... Đúc các cấu kiện bê tông đúc sẵn (nếu có): ống cống, tấm bản, dầm cầu... Thi công các hạng mục công trình: Thi công cống thoát nước (đào hố móng, đặt ống cống, mối nối...) Thi công cầu. Thi công đào đất đá, nền đường. Đắp đất đá, nền đường, đắp cát. Thi công lớp móng đường: Móng đá dăm hoặc móng cấp phối sỏi. Thi công lớp mặt đường: Có thể là mặt đường đá dăm láng nhựa, mặt đường bê tông xi măng hoặc mặt đường bê tông nhựa nóng. Thi công rãnh thoát nước, vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng. Thi công các công trình an toàn giao thông (Cọc trôn, biển báo, cột km, phòng vệ mềm như rào tôn lượn sóng, sơn phân làn...). Hoàn thiện, vệ sinh công trình. Lập hồ sơ hoàn công. Nghiệm thu tổng thể. Trong quá trình thi công từng hạng mục công trình có nghiệm thu chi tiết. Bước 6: Bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Hiện nay, công ty xây dựng miền Tây thực hiện phương thức khoán gọn công trình đến từng đội. Việc thi công công trình vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Các đội xây dựng phải tự đảm bảo về vật tư, nhân lực cho thi công công trình. Khi công trình hoàn thành, bàn giao, đội được công ty thanh toán theo giá ghi trong hợp đồng giao khoán. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng miền Tây Bộ máy quản lý của công ty xây dựng miền Tây được tổ chức theo hình thức tập trung. Mô hình bộ máy quản lý của công ty như sơ đồ 2.1. Đứng đầu bộ máy quản lý của công ty là Giám đốc. Giám đốc là người đại diện theo pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng công ty XDCTGT 8 về toàn bộ hoạt động của công ty. Giám đốc phụ trách chung: Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ; tài chính- kế toán; kế hoạch- tiếp thị; vật tư - thiết bị... Giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó Giám đốc và hệ thống các phòng ban chức năng. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty xây dựng miền Tây như sau: Phòng kế hoạch - kỹ thuật - tiếp thị: Tham mưu về công tác kế hoạch sản xuất, công tác đầu tư, theo dõi và thực hiện kế hoạch hàng năm về sản lượng, doanh thu. Tham gia công tác kỹ thuật thi công, công tác đấu thầu đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng công trình và có hiệu quả; xây dựng định mức thi công nội bộ, xây dựng hợp đồng giao khoán và theo dõi thực hiện hợp đồng từ công ty xuống các đội. Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương: Thực hiện các công tác về tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương và các chính sách đối với người lao động. Tham mưu cho cấp uỷ, ban Giám đốc về công tác đề bạt, sắp xếp, bố trí các bộ thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công ty. Phòng vật tư - thiết bị: Tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác quản lý, đầu tư và đổi mới máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. Hướng dẫn các đội, công nhân kỹ thuật thực hiện quy chế quản lý và sử dụng xe, máy, thiết bị; có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với những công nhân, đơn vị quản lý xe, máy, thiết bị tốt và có hiệu quả. Phòng hành chính: Thực hiện các công tác hành chính quản trị Giám đốc công ty Phó giám đốc Phòng KH-KT Phòng TC-KT Phòng TCCB Phòng VTTB Phòng HC Đội XDCT số 18 Đội XDCT số 9 BCH công trình V1 XN XD CT số I Đội XDCT cầu BCN công trình QL32 Yên Bái Đội XDCT số 7 Đội XDCT số 8 Đội XDCT số 11 Đội XDCT số 15 phó giám đốc Văn phòng đại diện tại Lai Châu BCN cầu Quảng Lâm Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD của công ty xây dựng miền Tây. Phòng tài chính - kế toán: Tham mưu cho Giám đốc công ty công tác quản lý tài chính, đầu tư, xác định và phân tích hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng công trình, dự án. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Pháp lệnh kế toán thống kê. Các phòng ban của công ty xây dựng miền Tây có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Các phòng ban đều chịu sự quản lý thống nhất của Ban Giám đốc, tham mưu cho cấp uỷ và Ban Giám đốc về các mặt hoạt động của công ty tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban. Trong những năm qua, các phòng ban của công ty xây dựng miền Tây đều làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, cùng nhau đưa công ty ngày càng lớn mạnh và phát triển. Dưới công ty là các đội xây dựng công trình. Việc quản lý các đội được tổ chức theo mô hình “đội xây dựng công trình, xưởng sản xuất” hay còn gọi là “đội cứng”. Toàn bộ cơ sở vật chất và các nguồn lực như: vốn, thiết bị, máy móc, vật tư, vật liệu, con người... đều được công ty đầu tư cho đội. Công tác quản lý, giám sát, chỉ đạo, điều hành của các phòng ban nghiệp vụ và lãnh đạo công ty đối với đội hết sức chặt chẽ. Chức danh đội trưởng do công ty đề nghị Tổng công ty bổ nhiệm, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật do công ty điều động, bộ máy cấp đội thuộc danh sách công ty quản lý. 2.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty xây dựng miền Tây. Công ty xây dựng miền Tây là một doanh nghiệp kinh doanh xây lắp. Chế độ kế toán tại công ty ngoài việc tuân theo những quy định chung của Bộ tài chính theo quyết định số 1141 TC/CĐKT ngày 1/11/1995 và các thông tư quyết định khác còn phải tuân theo những quy định riêng về kế toán đối với doanh nghiệp xây lắp. Đó là quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 quy định hệ thống kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp. Công ty còn phải tuân theo những quy định về kế toán của Tổng công ty và của riêng công ty. Những điều này đã có tác động quyết định tới phương thức tổ chức bộ máy kế toán, mô hình phòng kế toán, chế độ chứng từ, hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán tại công ty xây dựng miền Tây. 2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Phòng tài chính - kế toán là một phòng ban chức năng đóng một vai trò quan trọng bậc nhất trong bộ máy quản lý của công ty. Phòng có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu, xác định chính xác kết quả kinh doanh thông qua tập hợp, tính đúng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, thực hiện thu, chi thanh toán đúng chế độ, đúng đối tượng giúp cho Giám đốc quản lý, sử dụng một cách khoa học tiền vốn, theo dõi công nợ với các bên, các đội xây dựng để kịp thời thu hồi vốn, thanh toán đúng thời gian quy định; phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh từng công trình, dự án đồng thời hướng dẫn, kiểm tra các đội xây dựng mở sổ sách, thu thập chứng từ ban đầu. Để thực hiện tốt chức năng của mình, phòng tài chính kế toán phải tổ chức, phân công, bố trí nhân viên sao cho vừa phù hợp với bộ máy quản lý chung toàn công ty vừa thể hiện đặc thù của phòng, gọn nhẹ, khoa học để đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất. Từ những yêu cầu đó, phòng tài chính kế toán của công ty xây dựng miền Tây được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung. Phòng thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý, tổng hợp thông tin trên hệ thống sổ sách của toàn công ty; các đội trực thuộc không mở sổ sách và hình thành bộ máy nhân sự kế toán riêng mà chỉ thu thập, tập hợp chứng từ ban đầu, định kỳ chuyển lên công ty để hạch toán. Bộ máy kế toán của công ty xây dựng miền Tây được tổ chức theo mô hình sau (sơ đồ 2). Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ & Tiền lương Kế toán tổng hợp Kế toán CP & GT Kế toán công nợ & thanh toán Thủ quỹ Kế toán các đội thi công Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty xây dựng miền Tây. Phòng kế toán của công ty bao gồm 7 người, tất cả đều có trình độ đại học, cùng với trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật tính toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán tại công ty. Phòng kế toán phân công công việc như sau: Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán, chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức phân công, kiểm tra các công việc của nhân viên kế toán từng phần hành thực hiện, quản lý trực tiếp nhân viên kế toán các đội thi công. Kế toán tài sản cố định và tiền lương: Theo dõi, phản ánh tình hình tăng, giảm, khấu hao tài sản cố định, tình hình nâng cấp, sửa chữa, đầu tư mới, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định trên các thẻ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp. Đồng thời, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo đúng chế độ, đúng phương pháp. Kế toán công nợ và thanh toán: Ghi chép kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết, tổng hợp các khoản phải thu, phải trả. Phân loại, phản ánh, theo dõi kịp thời các nghiệp vụ thanh toán phát sinh trong kinh doanh theo từng đối tượng, từng khoản nợ, theo thời hạn thanh toán. Kế toán chi phí và giá thành: Hàng tháng tập hợp toàn bộ các chứng từ gốc do nhân viên kế toán đội gửi lên, phân loại các chứng từ theo từng công trình, từng đội xây dựng nơi phát sinh chi phí. Từ đó, tiến hành tập hợp và phân bổ chính xác chi phí sản xuất phát sinh ở từng đội, từng công trình trên cơ sở đó tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành, lập bảng tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Kế toán tổng hợp: Dựa vào chứng từ, số liệu của các phần hành gửi đến để vào sổ tổng hợp, lập báo cáo tài chính theo đúng quy định, đối chiếu sổ chi tiết với các sổ tổng hợp, lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của kế toán trưởng hay Giám đốc công ty. Thủ quỹ: Hàng ngày phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách để phát hiện và xử lý kịp thời sai sót, đảm bảo định mức tồn quỹ tiền mặt. Hiện nay công ty xây dựng miền Tây có 7 đội xây dựng công trình, 2 ban chủ nhiệm và một ban chỉ huy công trình. Mỗi nhân viên kế toán của công ty ngoài nhiệm vụ thực hiện phần hành được phân công còn phụ trách khoảng 3-4 đội, tập hợp chứng từ của đội đưa lên để hạch toán. Công ty còn có một xí nghiệp xây dựng công trình số I. Xí nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có mở sổ kế toán riêng. Theo niên độ (quý, năm), kế toán xí nghiệp phải lập, gửi báo cáo quyết toán tài chính theo đúng mẫu, biểu hướng dẫn và thời gian quy định của công ty, chịu trách nhiệm về số liệu tài chính đã báo cáo. Báo cáo quyết toán lập theo hình thức báo sổ. Tuy nhiên, xí nghiệp này hiện nay chỉ tồn tại trên giấy tờ, không hoạt động. 2.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại công ty xây dựng miền Tây. Công ty xây dựng miền Tây hiện đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 1864/1998/QĐ - BTC ngày 16/12/1998. Việc tổ chức hạch toán kế toán tại công ty được tiến hành đúng theo chế độ quy định: Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. Phương pháp kế toán tài sản cố định: Tài sản cố định được phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng. Phương pháp tính khấu hao: Nguyên giá x Tỉ lệ khấu hao (Khấu hao đường thẳng). Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp xác định giá vật tư xuất kho: Giá thực tế đích danh. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tình hình thực tế tại công ty nên ngoài các chứng từ theo quy định của Bộ tài chính, công ty còn sử dụng một số chứng từ đặc thù. Đối với các chứng từ về lao động tiền lương, tại công ty có bảng thanh toán lương chuyên nghiệp và thanh toán lương thêm giờ, hợp đồng thuê nhân công do đội trưởng các đội ký kết với lao động địa phương nơi đội thi công công trình. Đối với các chứng từ về sản xuất, công ty có nhật trình hoạt động máy thi công. Về hệ thống tài khoản, công ty xây dựng miền Tây không sử dụng tài khoản 152 để hạch toán vật tư tồn kho. Một số tài khoản được mở chi tiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán và quản lý. Cụ thể: Các tài khoản 621, 622, 623, 627 được mở chi tiết theo đội và theo công trình. Việc mã hoá hệ thống tài khoản chi tiết tại công ty được thực hiện như sau: Mỗi tài khoản 621, 622, 623, 627 được thêm 5 ký tự phía sau CTxxx để chỉ tên đội, tiếp theo thêm các ký tự viết tắt của công trình hay hạng mục công trình. Ví dụ: TK621-CT009-HĐ R4 là số hiệu tài khoản theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho thi công hợp đồng R4 quốc lộ 10 Ninh Bình-Nam Định ở đội xây dựng công trình số 9. TK622-CT007-QL32 là số hiệu tài khoản theo dõi chi phí nhân công trực tiếp cho công trình quốc lộ 32 ở đội xây dựng công trình số 7. TK131 được mở chi tiết cho công trình và chủ đầu tư. TK331 được mở chi tiết cho từng nhà cung cấp. TK336 được mở chi tiết cho từng đối tượng (đội, xí nghiệp, tổng công ty) và cho từng công trình. Công ty xây dựng miền Tây tổ chức sổ hạch toán theo hình thức “Chứng từ - Ghi sổ”. Các sổ sách chủ yếu mà công ty sử dụng là: Chứng từ ghi sổ. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sổ cái. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Đó là các bảng tài khoản kế toán mở riêng cho từng tài khoản. Bảng tài khoản kế toán được dùng để ghi chép chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài khoản cần theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của công ty mà kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được. Bảng tài khoản kế toán được lập căn cứ vào các chứng từ ghi sổ. Bảng tổng hợp chi tiết. Sổ quỹ. 2.3. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng miền tây. 2.3.1. Một số vấn đề chung về quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng miền Tây. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng miền Tây luôn gắn liền với việc thi công các công trình. Kết quả thi công một công trình là lãi hay lỗ phụ thuộc rất nhiều vào chi phí bỏ ra để thi công công trình đó bởi vì đối với các sản phẩm xây lắp doanh thu thường đã được xác định trước. Muốn tính đúng và tính đủ chi phí sản xuất các công trình, hạng mục công trình đòi hỏi kế toán phải xác định đúng đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp, làm cơ sở tính giá vốn và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Mặt khác, công ty có rất nhiều đội xây dựng, các đội phân tán theo địa điểm thi công công trình, do vậy việc tập hợp các chứng từ gốc để hạch toán là rất khó khăn. Đồng thời, các tài khoản phải được mở chi tiết như thế nào, quy trình ghi sổ ra sao để việc hạch toán được rõ ràng, thuận lợi và dễ làm, phản ánh các chi phí tiêu hao để thi công công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư. Đó là những yêu cầu đối với phần hành hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty xây dựng miền Tây là các hạng mục công trình kết hợp với các đội xây lắp. Từ đó, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo công trình hay hạng mục công trình kết hợp với phương pháp tập hợp chi phí theo đội thi công. Tại công ty xây dựng miền Tây, mỗi đội thường được giao khoán thi công trọn vẹn một công trình nên việc tập hợp chi phí sản xuất tương đối dễ dàng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty xây dựng miền Tây là các hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai đoạn công việc, các khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành. Từ phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành như vậy, công ty xây dựng miền Tây tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp: Z = DĐK + C - DCK Z: Giá thành sản phẩm xây lắp. C: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. DĐK, DCK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Trình tự hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây như sau: Tập hợp chi phí sản xuất cho từng công trình theo từng đội thi công vào tài khoản chi phí được mở chi tiết cho từng công trình theo từng đội đó. Xác định chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng công trình theo sản lượng thực hiện của công trình đó để tính ra giá thành toàn bộ. Phân bổ chi phí lãi vay cho từng công trình theo tỷ lệ vay của các đội để tính ra lợi tức của công trình đó. Công ty xây dựng miền Tây áp dụng hình thức khoán gọn trong xây lắp. Các đội xây dựng không được mở sổ kế toán riêng. Công tác kế toán được thực hiện trên công ty. Kế toán các đội thi công chỉ tập hợp, phân tích chứng từ trên các bảng kê theo tháng, quý, năm theo mẫu biểu hướng dẫn của công ty. Để hạch toán chi phí sản xuất theo phương thức khoán gọn, khác với chế độ, ngoài việc sử dụng tài khoản 1413 - Tạm ứng chi phí giao khoán xây lắp nội bộ công ty xây dựng miền Tây còn sử dụng thêm tài khoản 336. Tài khoản 1413 dùng để theo dõi các khoản đã tạm ứng cho đội như tiền vốn, vật tư ... Tài khoản 1413 được mở chi tiết cho từng đội trưởng nhận tạm ứng. Tài khoản 336 dùng để theo dõi chi phí, sản lượng đội thực hiện. Đến cuối niên độ (hoặc kỳ hạch toán kinh doanh) kế toán thực hiện bút toán kết chuyển số tiền thực tế đã cấp tương ứng với sản lượng thực hiện. Nếu sản lượng thực tế thấp, chi phí ít tức là phát sinh nợ TK 1413 lớn hơn phát sinh có TK 336 thì kết chuyển đúng bằng số chi phí và để dư nợ TK1413 coi như một khoản nợ đội phải trả công ty hoặc chuyển thành tạm ứng cho đội để đội thi công các hạng mục công trình tiếp theo. Nếu sản lượng thực hiện lớn, chi phí lớn tức là phát sinh có TK336 lớn hơn phát sinh nợ TK 1413 thì kết chuyển đúng bằng số tiền đã tạm ứng và để dư có TK 336 coi như khoản công ty phải thanh toán tiếp cho đội về khối lượng giao khoán. Sơ đồ hạch toán kế toán khoán đội như sơ đồ 2.4. Các nghiệp vụ về chi phí sản xuất phát sinh được phản ánh trên hệ thống sổ kế toán như sau: Khi có các nghiệp vụ về chi phí sản xuất phát sinh, nhân viên kế toán đội lập các chứng từ liên quan. Công ty xây dựng miền Tây thực hiện cơ chế khoán khoán gọn trong xây lắp, các chứng từ về chi phí sản xuất phát sinh tại các đội rất nhiều. Các chứng từ này chủ yếu do nhân viên kế toán đội lập, cuối tháng tổng hợp, lên bảng kê và chuyển về công ty để hạch toán. Tại công ty, khi nhận được chứng từ, kế toán lập các chứng từ ghi sổ. Bởi vì các chứng từ chi phí sản xuất được các đội tập hợp lên công ty định kỳ cuối tháng nên các chứng từ ghi sổ phản ánh chi phí sản xuất phát sinh cũng được lập vào cuối tháng. Chứng từ ghi sổ là căn cứ để kế toán ghi sổ cái và vào bảng tài khoản kế toán các tài khoản 621, 622, 623, 627, 642. Cuối năm, căn cứ vào số liệu trên các bảng tài khoản kế toán và kết quả kiểm kê khối lượng dở dang thi công, kế toán lập bảng tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây được thể hiện qua sơ đồ sau: Chứng từ về chi phí sản xuất Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký CT - GS Bảng tài khoản kế toán TK621,622,623, 627, 642 Bảng tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Sổ Cái TK621, 622, 623, 627, 154, 642 Báo cáo tài chính Bảng cân đối tài khoản Sơ đồ 2.3: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” tại công ty xây dựng miền Tây Ghi chú: : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Chi phí sản xuất của công ty xây dựng miền Tây bao gồm 4 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sản xuất chung. Việc hạch toán các khoản mục chi phí này cụ thể như sau: TK154 TK111,112,311,341 TK621, 622, 623, 627 TK336 TK141.3 TK334 (4) Chi phí nhân công trực tiếp (7) Kết chuyển chi phí cuối kỳ (5) Thanh toán lương cho đội (6) Đội hoàn vay bằng chứng từ mua hàng hợp lý, hợp pháp theo đúng tỷ lệ cấu thành từng hạng mục TK133 VAT (10) Kết chuyển số tiền thực tế đã cấp tương ứng với sản lượng thực hiện Sản lượng thực hiện thấp -> chi phí thấp -> dư nợ TK1413 -> kết chuyển đúng bằng số chi phí. Sản lượng thực hiện lớn -> Kết chuyển bằng số tiền đã tạm ứng (1) Đội nhận tiền tạm ứng, nhận vật tư theo tỷ lệ tương ứng bản khoán nội bộ TK331 (2) Đội nhận vật tư của nhà cung cấp (Do công ty trực tiếp cung ứng vật tư cho đội và chưa thanh toán cho nhà cung cấp) TK214,335 (3) Ghi nợ đội tiền KHCB, KHSCL, lãi vay theo mức khoán (8) Đội quyết toán phần thuê máy của công ty thông qua bản khoán (9) Đội quyết toán phần lãi vay của công ty thông qua bản khoán Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán kế toán khoán đội tại công ty xây dựng miền Tây. 2.3.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu... được dùng trực tiếp cho thi công các công trình từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn thành bàn giao. Đối với các doanh nghiệp xây lắp, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cũng như giá thành công trình. Tại công ty xây dựng miền Tây, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm khoảng 60% - 70% trong tổng chi phí. Nguyên vật liệu phục vụ cho thi công công trình của công ty bao gồm: Đá, cát, sỏi, sắt thép, nhựa đường, xăng dầu, sơn giao thông... Nhu cầu nguyên vật liệu căn cứ vào giá thành dự toán hoặc giá giao khoán cho các đội, định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Đặc thù của ngành xây dựng là để thi công một công trình cần phải tiêu hao rất nhiều loại nguyên vật liệu có nội dung kinh tế, công dụng, tính năng lý hoá học và yêu cầu quản lý khác nhau. Nguyên vật liệu cồng kềnh, khó bảo quản lại phải thường xuyên di chuyển theo địa điểm sản xuất sản phẩm xây lắp. Do vậy, việc phân loại nguyên vật liệu, xác định đúng nguyên vật liệu nào trực tiếp thi công công trình, nguyên vật liệu nào sử dụng cho máy thi công, nguyên vật liệu nào phục vụ nhu cầu quản lý đội là hết sức cần thiết bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản mục phí hình thành nên giá thành sản phẩm. Để làm được điều này, các chứng từ phản ánh nghiệp vụ về nguyên vật liệu phát sinh chính là căn cứ chính xác để hạch toán đúng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Quy trình cung ứng vật tư cho thi công công trình tại công ty xây dựng miền Tây làm phát sinh các chứng từ sau: Hợp đồng kinh tế giữa các đội hoặc giữa công ty với các nhà cung cấp. Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện: Mỗi lần nhà cung cấp cung ứng vật tư theo điều khoản thoả thuận trong hợp đồng, hai bên phải lập biên bản này ghi rõ khối lượng và giá trị vật liệu mà nhà cung cấp đã bàn giao. Các hoá đơn mua vật tư. Phiếu nhập kho: Kế toán đội lập phiếu nhập kho khi nguyên vật liệu được tập kết về công trình. Tại công ty xây dựng miền Tây, nguyên vật liệu được chở trực tiếp đến các công trình, không thông qua kho. Công ty không sử dụng tài khoản 152 để hạch toán nguyên vật liệu tồn kho. Kho của công ty chỉ là các kho tạm. Phiếu xuất kho: Phiếu xuất kho được lập ngay sau khi lập phiếu nhập kho, phản ánh nguyên vật liệu thực tế xuất dùng cho thi công công trình. Tất cả các chứng từ này được kế toán đội lập, lên các bảng kê nhập kho, xuất kho, cuối tháng chuyển lên công ty để hạch toán. Căn cứ trực tiếp để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các phiếu xuất kho trong đó ghi rõ xuất kho cho bộ phận trực tiếp thi công công trình trừ bộ phận lái máy và bộ phận quản lý đội. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty xây dựng miền Tây sử dụng tài khoản 621. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình theo từng đội thi công. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành theo so đồ sau: TK 154 TK 111,112 TK 1413 TK 336 TK 621 TK 331 TK 133 (1) Tạm ứng tiền vốn cho các đội (2) Công ty cung ứng trực tiếp NVL cho đội (Chưa thanh toán cho nhà cung cấp) (3) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được duyệt VAT (5) Kết chuyển số (4) Kết chuyển chi tiền thực tế đã cấp phí nguyên vật liệu trực tiếp tương ứng với sản lượng thực hiện Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Xuất phát từ cơ chế khoán mà công ty đang áp dụng, sau khi ký các hợp đồng xây dựng, công ty mới tiến hành giao khoán cho đội. Các đội được phép tự tổ chức cung ứng vật tư, nhân lực để thi công công trình. trong khi thi công, khi phát sinh nhu cầu về nguyên vật liệu, các đội trưởng được uỷ quyền của Giám đốc công ty ký hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp. Hợp đồng có mẫu như sau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc hợp đồng kinh tế Về việc cung ứng nhựa đường cho công trình Quốc lộ 10 - Nam Định Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên. Hôm nay, ngày 8 tháng 11 năm 2002, chúng tôi gồm: Bên A: Đội xây dựng số 9 - Công ty xây dựng miền Tây 1. Ông Nguyễn Đình Học - Đội trưởng. 2. Ông Trần Văn Bình - Cán bộ vật tư. Địa chỉ: Số 18 - Phố Hồ Đắc Di - Quận Đống Đa - Hà Nội. Tài khoản số: 710A - 00176 - Ngân hàng công thương Đống Đa. Bên B: Công ty Sơn Hương 1. Ông Lê Văn Sơn - Chủ công ty Địa chỉ: Số 97 - Đường Nguyễn Khuyến - Thành phố Nam Định. Hai bên cùng bàn bạc, thống nhất: Điều 1: Bên A nhất trí giao cho bên B đảm nhận việc cung ứng nhựa đường cho thi công quốc lộ 10 - Nam Định. Tiến độ cung cấp nhựa đường theo yêu cầu của bên A. Giá bán chưa thuế: 3 581 806 đồng/tấn. Khối lượng: 250 tấn. Tổng giá trị: 895 451 500. Bằng chữ: Tám trăm chín lăm triệu bốn trăm năm mốt nghìn năm trăm đồng. Điều 2: Điều 3: Đại diện bên A Đại diện bên B Sau đó, các đội trưởng viết đơn xin tạm ứng. Sau khi đơn xin tạm ứng được duyệt, kế toán lập các phiếu chi và hạch toán vào TK 1413 mở cho đội trưởng xin tạm ứng đó. Khối lượng vật tư trong các hợp đồng kinh tế này có thể được cung ứng 1 lần hoặc nhiều lần tuỳ vào điều khoản thoả thuận nhưng mỗi lần cung ứng thì 2 bên phải lập biên bản bàn giao khối lượng thực hiện trong đó ghi rõ khối lượng và giá trị nguyên vật liệu đã bàn giao. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện Giai đoạn 1 từ ngày 8/11/2002 đến ngày 30/11/2002 Thành phần: I. Đại diện đội xây dựng số 9 - Công ty xây dựng miền Tây 1. Ông Nguyễn Văn Học: Đội trưởng. 2. Ông Trần Văn Bình: Cán bộ vật tư. 3. Ông Lê Bá Tuấn: Kế toán đội. II. Đại diện bên bán hàng 1. Ông Lê Văn Sơn : Chủ ông ty Sơn Hương. đã cùng nhau kiểm tra, nghiệm thu khối lượng thực hiện và đi đến thống nhất những nội dung sau: STT Khối lượng đã thực hiện Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Cung cấp nhựa đường cho QL 10 - Nam Định tấn 175 3 581 806 626 816 050 Tổng 175 3 581 806 626 816 050 ý kiến nhận xét: Nhựa đường đạt yêu cầu về chất lượng như thoả thuận Đại diện đội sản xuất Đại diện bên Bán hàng Đối với các loại vật liệu đặc chủng các đội không thể tự đảm bảo được thì công ty phải đứng ra cung ứng cho các đội. Trong trường hợp này, công ty cũng phải ký hợp đồng và lập biên bản bàn giao khối lượng thực hiện như trên. Sau khi lập biên bản bàn giao khối lượng thực hiện và kiểm nhận nguyên vật liệu, kế toán đội lập phiếu nhập kho đồng thời lập luôn phiếu xuất kho. Công ty xây dựng miền Tây Đội XDCT số 9 Phiếu xuất kho Ngày 25 tháng 11 năm 2002 Nợ ........... Số: Có ........... Họ tên người nhận hàng: Phan Văn Huy. Địa chỉ (bộ phận): Rải nhựa. Lý do xuất kho: Xuất nhựa đường để rải nhựa quốc lộ 10 - Nam Định. Xuất tại kho: STT Tên Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất 1 Nhựa đường NĐ Tấn 175 175 3 581 806 626 816 050 Cộng thành tiền: 626 816 050 (Sáu trăm hai sáu triệu tám trăm mười sáu nghìn không trăm năm mươi) Xuất ngày 25 tháng 11 năm 2002 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho Biểu 2.1 : Phiếu xuất kho Sau khi lập phiếu xuất kho, kế toán đội lên các bảng kê xuất kho. Các bảng kê này được lập riêng cho từng công trình. Cuối tháng, kế toán đội chuyển toàn bộ chứng từ lên công ty để hạch toán. Tại công ty, căn cứ vào các chứng từ do đội gửi lên, kế toán ghi nhận chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh cho từng công trình theo từng đội theo đúng trình tự của hình thức “Chứng từ ghi sổ”. Cuối tháng, kế toán lập chứng từ ghi sổ trên cơ sở các phiếu xuất kho: Công ty xây dựng miền tây Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 11 năm 2002 Số chứng từ ghi sổ: 250. Số hiệu tài khoản Trích yếu Số tiền Nợ Có Nợ Có 621 Chi phí nhựa đường cho quốc lộ 10 626 816 050 336 626 816 050 621 Mua đá cho quốc lộ 10 130 237 483 336 130 237 483 ... ... ... ... ... Cộng 1 390 236 440 1 390 236 440 Kèm theo 8 chứng từ gốc Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu 2.2: Chứng từ ghi sổ Từ các chứng từ ghi sổ, kế toán vào bảng tài khoản kế toán TK 621 chi tiết cho từng công trình từng đội thi công; sổ cái TK 621. Công ty xây dựng miền Tây bảng tài khoản kế toán Năm 2002 Tên, số hiệu tài khoản cấp I: 621 Tên, số hiệu tài khoản cấp II: Công trình quốc lộ 10 - Nam Định - Đội XDCT số 9. Đơn vị tính: Đồng NT Số phiếu định khoản Trích yếu TK đối ứng Số tiền Nợ Có 208 Chi phí vật liệu quý I/2002 336 2 058 245 150 230 Chi phí vật liệu quý II/2002 336 1 954 123 689 243 Chi phí vận chuyển vật liệu Base + Subbase 2002 336 20 156 894 247 Chi phí vật liệu quý III/2002 336 3 012 556 103 250 Chi phí nhựa đường + đá 336 1 390 236 440 255 Chi phí vật liệu quý IV/2002 336 1 969 985 157 261 Chi phí nhiên liệu xe chở vật liệu 336 10 069 456 273 Huỷ chi phí vật liệu năm 2001 theo TM 331 (519 060 810) 292 Chi phí vật liệu base + subbase + ống cống 2001 +2002 336 737 128 321 344 Kết chuyển chi phí vật liệu công trình quốc lộ 10 - Nam Định. 154 10 633 440 406 Cộng phát sinh 10 633 440 406 10 633 440 406 Biểu 2.3 : Bảng tài khoản kế toán TK 621 công ty xây dựng miền Tây sổ cái Năm 2002 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Số hiệu: 621. Đơn vị tính: đồng NTGS Số phiếu định khoản Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 215 31/3 Chi phí vật liệu quý I/2002 336 2 058 245 150 228 30/4 Mua cát cho QL 1A - ADB2 - N2 336 12 031 125 ... ... ... ... ... ... 250 30/11 Chi phí nhựa đường + đá 336 1 390 236 440 344 31/12 Kết chuyển chi phí vật liệu công trình quốc lộ 10 - Nam Định. 154 10 633 440 406 349 31/12 Kết chuyển chi phí vật liệu công trình B4 154 4 942 737 544 ... Cộng PS 31 171 604 115 31 171 604 115 Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu 2.4: Sổ cái năm 2002 tài khoản 621 2.3.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất, lao động của con người là yếu tố có tính chất quyết định nhất bởi vì con người trực tiếp tham gia sản xuất và vận hành máy móc để tạo ra sản phẩm. Do vậy, sử dụng có hiệu quả yếu tố lao động sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí, tăng khả năng canh tranh và lợi nhuận cho công ty. Tại công ty xây dựng miền Tây, chi phí nhân công trực tiếp chiếm khoảng 7%, đứng hàng thứ 3 về mặt quy mô trong tổng chi phí sản xuất của công ty. Mặc dù chiếm một tỷ trọng nhỏ song đây là khoản mục chi phí mang tính động lực trong sản xuất, ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ làm việc của người lao động. Vì vậy, công tác hạch toán chi phí nhân công mà nội dung cơ bản là các khoản phải trả cho người lao động cần được quản lý tốt, quan tâm đầy đủ đến lợi ích của họ, đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của người lao động với lợi ích của công ty. Điều này thể hiện trước hết ở phương pháp tính và trả lương cho công nhân trực tiếp thi công. 2.3.3.1. Phương pháp tính và trả lương cho công nhân trực tiếp thi công. Sau khi ký hợp đồng thi công công trình, công ty xây dựng miền Tây xây dựng dự toán trong đó có đơn giá tiền lương. Từ đơn giá tiền lương, công ty xác định quỹ lương tháng của toàn công ty như sau: Tổng tiền lương phải trả trong tháng = Sản lượng thực hiện trong tháng x Đơn giá tiền lương Từ quỹ lương tháng này, công ty trích 12% - 18% để trả lương cho bộ phận lao động gián tiếp tại các phòng ban chức năng; trích 5% -7% quỹ lương tháng làm quỹ lương dự phòng, số còn lại là quỹ lương của đội thi công. Quỹ lương đội thi công = Quỹ lương tháng - Lương quản lý - Quỹ lương dự phòng Do đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty là xây dựng các công trình giao thông có tính chất cơ động lớn nên việc tổ chức biên chế lao động là rất quan trọng sao cho đảm bảo tiết kiệm nhưng đồng thời phải đảm bảo huy động kịp thời. Chính vì vậy mà công ty xây dựng miền Tây tổ chức lực lượng lao động trực tiếp - công nhân thi công bao gồm 2 bộ phận: Một là lực lượng lao động thường xuyên trong công ty, hai là lao động thời vụ thuê ngoài. Từ đó công ty xây dựng miền Tây có 2 hệ thống thù lao lao động là trả lương cho công nhân thi công trực tiếp của công ty và thù lao cho lao động thuê ngoài. Đối với công nhân thi công trực tiếp của công ty, phương pháp trả lương được sử dụng là trả lương theo sản phẩm. Lương của công nhân trong biên chế được tính như sau: Lương phải trả cho công nhân trong biên chế = Lương chuyên nghiệp + Lương thêm giờ Trong đó: Lương chuyên nghiệp = Lương cơ bản + Lương biến động + Các khoản phụ cấp Lương cơ bản = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu x Số công sản phẩm 26 Phụ cấp lưu động = 20% x Lương tối thiểu x Số công sản phẩm 26 Phần lương còn lại trong quỹ lương đội sau khi trừ đi lương cơ bản gọi là lương biến động. Lương biến động phân phối cho các nhân viên như sau: Trước hết, các đội căn cứ vào tính chất công việc của từng lao động để xác định hệ số lương biến động. Những công việc nào nặng nhọc, nguy hiểm, khó khăn hơn sẽ có hệ số lương biến động cao hơn mà không phụ thuộc vào hệ số lương cơ bản của từng lao động. Những người có hệ số lương cơ bản cao hơn nhưng có thể có hệ số lương biến động thấp hơn. Hệ số lương biến động này là ổn định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20111.DOC