Tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nhiệp: MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản trị doanh nghiệp với việc phác thảo nhiệm vụ và phương án thực hiện góp phần quan trọng vào việc xác định đúng các mục tiêu, hướng đi , xác lập, đánh giá , lựa chọn các phương án phối hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài để thực hiện thành công các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch là căn cứ cho công tác tổ chức, quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Nhiệm vụ của công tác xây dựng kế hoạch là hoạch định các tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp và hướng tới cực tiểu hoá chi phí , tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu của doanh nhiệp. Vì vậy nó chú trọng vào các hoạt động hiệu quả và đảm bảo tính phù hợp . Kế hoạch thay thế sự manh mún , không được phối hợp bằng sự nỗ lực chung , thay thế những luồng hoạt động bất thường bởi một luồng đều đặn có tính ổn định cao và thay thế những phán xét vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ lưỡng. Ở phạm vi doan...
159 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nhiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản trị doanh nghiệp với việc phác thảo nhiệm vụ và phương án thực hiện góp phần quan trọng vào việc xác định đúng các mục tiêu, hướng đi , xác lập, đánh giá , lựa chọn các phương án phối hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài để thực hiện thành công các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch là căn cứ cho công tác tổ chức, quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Nhiệm vụ của công tác xây dựng kế hoạch là hoạch định các tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp và hướng tới cực tiểu hoá chi phí , tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu của doanh nhiệp. Vì vậy nó chú trọng vào các hoạt động hiệu quả và đảm bảo tính phù hợp . Kế hoạch thay thế sự manh mún , không được phối hợp bằng sự nỗ lực chung , thay thế những luồng hoạt động bất thường bởi một luồng đều đặn có tính ổn định cao và thay thế những phán xét vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ lưỡng. Ở phạm vi doanh nghiệp, vai trò của kế hoạch đối với các hoạt động tác nghiệp kinh tế càng rõ nét. Quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ thường được chia thành nhiều công đoạn , nhiều chi tiết có liên quan chặt chẽ , mang tính dây chuyền với nhau , quá trình đó cần phải được phân chia thành các tác nghiệp kinh tế , kỹ thuật chi tiết theo thời gian và không gian . Công tác xây dựng kế hoạch trong doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìn nhận khoa học các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng . Trên nền tảng đó các nhà quản trị thực hiện việc phân công , điều độ, tổ chức các hoạt động cụ thể , chi tiết theo đúng trình tự , đảm bảo cho quá trình sản xuất ổn định ít bị rối loạn và ít bị tốn kém.
Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp là đơn vị chuyên sản xuất hàng quy chế có uy tín tại thị trường phía Nam. Sản phẩm chính của nhà máy là bu lông, đai ốc, gu giông… cung cấp cho các đơn vị trong ngành xây dựng điện, xây dựng công trình, nhà xưởng, cấp nước, đường sắt, dầu khí, kết cấu thép, xi măng, công nghiệp sản xuất thép,chế tạo cơ khí..v.v.
Với nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất trong việc xác định cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong tiến trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới và mong muốn áp dụng những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu có thể vận dụng vào thực tiễn ở doanh nghiệp mình góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước tác giả chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nhiệp “ để viết luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, tiến hành phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại một doanh nghiệp cơ khí để từ đó đề xuất về giải pháp hoàn thiện.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm của một doanh nghiệp cơ khí : Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Kế hoạch sản xuất là một lĩnh vực rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, để đáp ứng yêu cầu của chuyên ngành quản trị kinh doanh và phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp tác giả lựa chọn phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác xây dựng kế hoạch sản xuất năm tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp giai đoạn 2002-2006.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp:
- Tổng hợp lý luận chung về kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.
Trên cơ sở lý luận chung, tổng hợp lại những ưu nhược điểm để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy.
6. Những đóng góp chính của Đề tài
Việc nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty Cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp từ trước đến nay chưa có ai thực hiện. Vì vậy , đề tài “Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp” có những đóng góp sau :
- Hệ thống hoá lý luận chung về xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp trong đó có đi sâu vào những đặc thù xây dựng kế hoạch sản xuất của một doanh nghiệp cơ khí.
- Phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp, chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch của nhà máy.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy Quy chế II.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu thành 3 chương :
Chương 1 : Lý luận chung về công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại doanh nghiệp.
Chương 2 : Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II.
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Hệ thống kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
1.1.1 Phân loại kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
1.1.1.1 Kế hoạch sản xuất theo thời gian
Nếu lấy các mốc thời gian theo lịch để xây dựng kế hoạch sản xuất thì doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất theo 3 hình thức cơ bản là : Kế hoạch sản xuất dài hạn, kế hoạch sản xuất trung hạn, kế hoạch sản xuất ngắn hạn.
Kế hoạch sản xuất dài hạn
- Khái niệm : Kế hoạch sản xuất dài hạn của doanh nghiệp là những kế hoạch sản xuất được doanh nghiệp xây dựng cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm hoặc xa hơn nữa. Do yêu cầu thực tế khách quan doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn để thực hiện một số nhiệm vụ cần giải quyết trong thời gian dài như kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao trình độ kỹ thuật và hiệu quả sản xuất.v.v.
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch sản xuất dài hạn : Kế hoạch sản xuất dài hạn của doanh nghiệp là nhằm thực hiện những mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp . Nội dung của kế hoạch sản xuất dài hạn phải xác định được những chỉ tiêu chính : Sản phẩm, cơ cấu sản phẩm và giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp ; Các tiến bộ về đổi mới kỹ thuật, công nghệ, năng suất lao động ; Vốn đầu tư cho mở rộng , phát triển sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.
- Vai trò của kế hoạch sản xuất dài hạn : Kế hoạch sản xuất dài hạn là cơ sở để các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là một trong những nội dung quan trọng trong việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy mục tiêu , nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất dài hạn bao trùm lên tất cả các hoạt động chính của doanh nghiệp. Việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất dài hạn tập trung vào các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến tương lai của doanh nghiệp chính vì vậy mà vai trò của kế hoạch sản xuất dài hạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với vị thế, sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Kế hoạch sản xuất trung hạn
- Khái niệm : Kế hoạch sản xuất trung hạn của doanh nghiệp là những kế hoạch sản xuất có thời hạn từ 1 đến 3 năm. Kế hoạch sản xuất trung hạn của doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở định hướng của kế hoạch sản xuất dài hạn nhằm cụ thể hoá những mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất dài hạn.
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch sản xuất trung hạn : Nội dung chủ yếu của kế hoạch sản xuất trung hạn là triển khai thực hiện các mục tiêu của kế hoạch sản xuất dài hạn. Doanh nghiệp tự quyết định thứ tự ưu tiên triển khai thực hiện các nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu của kế hoạch sản xuất dài hạn đề ra tuỳ theo tình hình môi trường kinh doanh và phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp.
- Vai trò của kế hoạch sản xuất trung hạn : Kế hoạch sản xuất trung hạn là một bước đi nhằm cụ thể hoá những mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất dài hạn và là cơ sở để xác định những nhiệm vụ, chỉ tiêu chi tiết, cụ thể của kế hoạch sản xuất ngắn hạn. Việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất trung hạn có ý nghĩa quyết định đến thành công của kế hoạch sản xuất dài hạn. Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất trung hạn, doanh nghiệp sẽ có những giải pháp điều chỉnh phù hợp với thị trường và điều kiện năng lực thực tế sản xuất để thực hiện thành công kế hoạch sản xuất dài hạn.
Kế hoạch sản xuất ngắn hạn
- Khái niệm : Kế hoạch sản xuất ngắn hạn là những kế hoạch sản xuất được xây dựng cho thời gian ngắn hạn 1 năm và dưới 1 năm như kế hoạch năm, quý, tháng, tuần , ngày, ca, giờ... Kế hoạch sản xuất ngắn hạn còn được gọi là kế hoạch sản xuất hàng năm. Kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp thường gắn với kế hoạch tiêu thụ và được gọi là kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch sản xuất hàng năm do các nhà quản trị cao cấp của doanh nghiệp hoạch định còn kế hoạch sản xuất ngắn hạn dưới 1 năm thường do những nhà quản trị tác nghiệp ở các phân xưởng, tổ hoặc đội sản xuất của doanh nghiệp xây dựng.
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch sản xuất ngắn hạn : So với kế hoạch sản xuất dài hạn, trung hạn, nội dung của kế hoạch sản xuất hàng năm mang tính chất toàn diện và cụ thể hơn về các mặt sản xuất trong toàn doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của kế hoạch sản xuất ngắn hạn tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực chính là : năng suất lao động; quy mô nhân lực ; lượng hàng tồn kho. Năng suất lao động được thể hiện qua các chỉ tiêu : số lượng từng loại sản phẩm được sản xuất trong toàn doanh nghiệp; giá trị sản lượng hàng hoá và tổng giá trị sản lượng; mức độ sử dụng khai thác máy móc trang thiết bị, nhà xưởng... Quy mô nhân lực được thể hiện qua chỉ tiêu quy mô, số lượng lao động huy động cho kế hoạch sản xuất trong kỳ. Lượng hàng tồn kho được thể hiện qua mức tồn kho cuối kỳ kế hoạch của từng loại thành phẩm , từng loại bán thành phẩm và từng loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu.
- Vai trò của kế hoạch sản xuất ngắn hạn : Trong ngắn hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp là cái có sẵn, cố định có thể hoạch định một cách chính xác và phụ thuộc vào tính chất phương thức sản xuất tích trữ hàng , thuộc yếu tố tiềm năng. Trong ngắn hạn do chi phí khấu hao trang thiết bị nhà xưởng cao, vì vậy vai trò của kế hoạch sản xuất ngắn hạn là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Mặt khác , kế hoạch sản xuất ngắn hạn là công cụ quản lý giúp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác quản trị quá trình sản xuất góp phần tiết kiệm các nguồn lực cần thiết trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và tạo nên vị thế và sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Kế hoạch sản xuất dài hạn, kế hoạch sản xuất trung hạn và kế hoạch sản xuất ngắn hạn có mối liên hệ hữu cơ mật thiết với nhau, kế hoạch ngắn hạn là kế hoạch bộ phận và phải có đóng góp cho việc thực hiện kế hoạch dài hạn. Vì vậy, trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của ba loại kế hoạch sản xuất dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cần phải tập trung vào việc giải quyết các mối quan hệ giữa các loại kế hoạch theo thời gian để làm cho chúng phải được liên kết chặt chẽ với nhau, không được phủ nhận nhau. Kế hoạch sản xuất dài hạn giữ vai trò trung tâm chỉ đạo trong hệ thống kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và là cơ sở để xây dựng những nhiệm vụ và nội dung của kế hoạch sản xuất trung hạn, ngắn hạn. Mặt khác, thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất hàng năm có thể phát hiện được những chỗ chưa cân đối, không hợp lý của kế hoạch sản xuất dài hạn để kịp thời có những điều chỉnh, giải pháp thích hợp với điều kiện thực tế khách quan. Như vậy, xét về tổng thể kế hoạch sản xuất hàng năm không phải là một bộ phận mang tính chất tỷ lệ đơn thuần , máy móc của kế hoạch sản xuất trung hạn và dài hạn.
Trong điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay những tiến bộ nhanh chóng về kinh tế , xã hội dẫn đến sự biến đổi không ngừng của nhu cầu, thị trường luôn biến động, sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho chu kỳ thay đổi công nghệ , vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn..v.v. và đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức việc tiếp cận và phổ biến các thành tựu khoa học kỹ thuật trên toàn cầu luôn được cập nhật hàng ngày, giờ thậm chí từng phút. Vì vậy , việc phân chia thời hạn của các kế hoạch sản xuất theo lịch thời gian chỉ mang tính tương đối. Một số ngành có tốc độ phát triển nhanh như điện tử, viễn thông , công nghệ thông tin, thời trang v.v. thì thời hạn 1 năm cũng là quá dài. Mặt khác , trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của mình trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, tốc độ phát triển của ngành, chế độ chính sách của Nhà nước, mức độ cạnh tranh trên thị trường, nhu cầu khách hàng v.v. Vì vậy , độ dài thời gian kế hoạch đối với doanh nghiệp chỉ mang tính tương đối.
1.1.1.2 Kế hoạch sản xuất không theo thời gian
- Kế hoạch sản xuất không theo thời gian của doanh nghiệp thường được gọi với tên gọi là dự án, chương trình hoặc hợp đồng. Đó là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được tổ chức theo một trật tự lôgíc nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian xác định và được thực hiện bằng những giới hạn nguồn lực như nhân lực và tài lực. Thời gian thực hiện các kế hoạch này rất khác nhau phụ thuộc vào khối lượng công việc, mức độ phức tạp, ý chí của doanh nghiệp, ... thời gian thực hiện có thể vài ngày hoặc có thể kéo dài hàng năm, thậm chí vài năm.
- Lập kế hoạch cho dự án, chương trình hay hợp đồng sản xuất là cụ thể hoá những mục tiêu đã được hoạch định thành các nhiệm vụ cụ thể và xây dựng các chương trình thực hiện các nhiệm vụ. Vì vậy , kế hoạch chủ yếu tập trung hướng vào việc phân bổ thời gian và các nguồn lực để thực hiện. Nhiệm vụ của lập kế hoạch là phải xác định rõ những nội dung sau :
+ Mục tiêu cụ thể của dự án, chương trình hay hợp đồng.
+ Cần thực hiện những nhiệm vụ, hoạt động cụ thể gì để thực hiện các mục tiêu .
+ Các nhiệm vụ, hoạt động cần được thực hiện theo thời gian và trình tự như thế nào, khi nào cần tiến hành và khi nào cần kết thúc .
+ Tiến độ thực hiện : Thời gian sớm nhất có thể hoàn thành kế hoạch; Những nhiệm vụ , hoạt động nào có vai trò quan trọng quyết định tới tiến độ thực hiện kế hoạch ; Những nhiệm vụ, hoạt động nào có thể lùi lại mà không ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện kế hoạch và thời gian trì hoãn có thể là bao nhiêu lâu.
+ Kế hoạch chỉ đạo và cân đối năng lực sản xuất : Xác định lịch trình thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch và để thực hiện các nhiệm vụ thì tại từng thời điểm, giai đoạn cần những loại nguồn lực gì ( trang thiết bị, nhân lực, tài chính, diện tích thi công,... ) với số lượng, khối lượng là bao nhiêu và nguồn cung cấp.
+ Chi phí : Chi phí cần thiết để thực hiện kế hoạch, chi phí dự phòng trượt giá, tỷ giá hối đoái, biến động của thị trường,.... ; Chi phí tăng thêm khi cần đẩy nhanh tiến độ rút ngắn thời gian thực hiện kế hoạch và lợi ích của việc rút ngắn thời gian thực hiện ; Chi phí , thiệt hại khi kế hoạch bị kéo dài thời gian thực hiện.
1.1.2 Kế hoạch sản xuất năm
Khái niệm
- Kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp còn được gọi là kế hoạch sản xuất tổng hợp , thời gian kế hoạch của nó thường là một năm ,vì vậy rất nhiều doanh nghiệp còn gọi là kế hoạch sản xuất năm.
- Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất năm : Khối lượng sản xuất cho từng loại sản phẩm ; Các sản phẩm khác nhau được sản xuất tại mỗi đơn vị sản xuất ( nhà máy, phân xưởng, dây chuyền, tổ sản xuất v.v.. ) ; Lượng dự trữ cần thiết đối với thành phẩm và bán thành phẩm ; Sử dụng các yếu tố sản xuất ; Cung ứng nguyên vật liệu và bán thành phẩm ; Các kế hoạch thuê ngoài ( gia công ).
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất năm : Dự báo mức tiêu thụ sản phẩm , đơn đặt hàng của khách hàng, nhu cầu dự phòng của khách hàng và các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch ; Khả năng cung ứng nguyên vật liệu ; Mức tồn kho thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang ; Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và năng lực sản suất tại các khâu, đơn vị sản xuất của doanh nghiệp ; Số lượng lao động có thể huy động trong kỳ kế hoạch ; Chi phí sản xuất và các ràng buộc khác .
Các bộ phận của kế hoạch sản xuất hàng năm
Kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp bao gồm các kế hoạch chức năng tương quan lẫn nhau : Kế hoạch năng lực sản xuất ; Kế hoạch nhu cầu nguyên nhiên vật liệu; Kế hoạch tác nghiệp.
Kế hoạch năng lực sản xuất
- Khái niệm : Trong ngắn hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp là cố định , vì vậy kế hoạch năng lực sản xuất trong kế hoạch sản xuất năm là kế hoạch khai thác sử dụng trang thiết bị sẵn có của doanh nghiệp. Kế hoạch năng lực sản xuất phản ánh năng lực sản xuất mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong điều kiện xác định về trang thiết bị, nhà xưởng hiện có , chủng loại sản phẩm, phương pháp sản xuất, điều kiện duy tu bảo dưỡng và các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Kế hoạch năng lực sản suất là cầu nối giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch nhu cầu nguyên nhiên vật liệu và là sự đảm bảo của kế hoạch sản xuất. Đối với hầu hết các doanh nghiệp năng lực sản xuất được xác định trực tiếp bằng số lượng sản phẩm tối đa trong một khoảng thời gian nhất định ngày, giờ, phút ..v.v. Tuy nhiên việc xác định năng lực sản xuất khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ.
- Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năng lực sản xuất : Mục tiêu của kế hoạch năng lực sản xuất là tận dụng cao nhất năng lực sản xuất của tài sản cố định của doanh nghiệp sao cho chi phí khinh doanh không tải là nhỏ nhất có thể. Vì vậy , các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năng lực sản xuất là : Mức độ sử dụng và mức hiệu quả của hệ thống sản xuất. Mức độ sử dụng là tỷ lệ phần trăm của công suất thiết kế đang được huy động để sản xuất ra sản phẩm. Còn mức hiệu quả là tỷ lệ phần trăm của công suất thực tế hiện đang được huy động.
Mức độ sử dụng = ( Công suất thực tế/ Công suất thiết kế ) x 100%
Mức hiệu quả = ( Công suất thực tế/ Công suất hiệu quả ) x 100%
Trong thực tế các doanh nghiệp sử dụng các trang thiết bị ở mức thấp hơn công suất lý thuyết vì họ cho rằng hiệu quả hoạt động sẽ tốt hơn khi các nguồn lực của doanh nghiệp không bị căng ra tới mức tới hạn và được gọi là công suất thực tế .Trong thực tế tại các doanh nghiệp công suất thiết kế khó huy động được 100% , do vậy năng lực sản xuất thường được đánh giá qua mức hiệu quả sử dụng.
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch năng lực : Kế hoạch năng lực sản xuất phản ánh mức độ khả thi của kế hoạch sản xuất . Để xây dựng kế hoạch năng lực sản xuất doanh nghiệp phải căn cứ vào các yếu tố chính của quá trình sản xuất : Công suất thiết kế của trang thiết bị mà doanh nghiệp có thể huy động vào quá trình sản xuất ; chất lượng nguồn nhân lực ; khả năng cung ứng nguyên nhiên vật liệu ; đặc điểm sản phẩm, dịch vụ; quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm và phương pháp tổ chức sản xuất , bố trí kết cấu nhà xưởng, hạ tầng tại doanh nghiệp.
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch năng lực sản xuất : Kế hoạch năng lực sản xuất là sự bảo đảm cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất đảm bảo cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và sự phối hợp giữa các bộ phận sản xuất được diễn ra một cách chặt chẽ, nhịp nhàng, khai thác tối ưu và tiết kiệm những nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Trong thực tế thường xẩy ra 3 trường hợp. Trường hợp thứ nhất là kế hoạch sản xuất vượt quá mức hạn chế của năng lực sản xuất, trong trường hợp này để đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất doanh nghiệp phải trả thêm các chi phí thay đổi năng suất, chi phí tăng ca, chi phí quản lý gia công ngoài..v.v các chi phí này cao hơn chi phí thông thường để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ, vì vậy làm tăng giá thành sản phẩm làm ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tiêu thụ sản phẩm và ảnh hưởnh tới kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Trường hợp thứ hai là kế hoạch sản xuất phù hợp với kế hoạch năng lực sản xuất đây là trường hợp lý tưởng đối với doanh nghiệp. Trường hợp thứ ba là kế hoạch sản xuất thấp hơn kế hoạch năng lực sản xuất, trong trường hợp này doanh nghiệp không tận dụng được hết công suất máy móc, trang thiết bị do vậy chí phí không tải lớn làm giá thành sản phẩm sản xuất ra cao làm giảm mức tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất.
Kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu
- Khái niệm : Một doanh nghiệp sản xuất rất nhiều các loại sản phẩm khác nhau và có xu hướng ngày càng đa dạng hoá những sản phẩm của mình, mỗi sản phẩm lại bao gồm nhiều chi tiết khác nhau . Vì vậy, để tiến hành sản xuất doanh nghiệp cần sử dụng nhiều chủng loại nguyên nhiên vật liệu với số lượng, quy cách và thời gian cung cấp thường xuyên thay đổi. Kế hoạch nhu cầu nguyên nhiên vật liệu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất và là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý tốt nguồn vật tư, nguyên nhiên vật liệu góp phần quan trọng đảm bảo sản xuất diễn ra đúng tiến độ, liên tục, đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, thị trường và là giải pháp quan trọng giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm vì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành sản phẩm ( thường chiếm tỷ trọng 60 – 80% ).
- Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nguyên nhiên vật liệu : Các chỉ tiêu chính của kế hoạch nhu cầu nhiên nguyên vật liệu của doanh nghiệp là lượng nguyên nhiên vật liệu cần dùng; lượng nguyên nhiên vật liệu cần dự trữ; lượng nguyên nhiên vật liệu cần mua sắm. Lượng nguyên nhiên vật liệu cần dùng là lượng nguyên nhiên vật liệu được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm trong kỳ kế hoạch, lượng nguyên nhiên vật liệu cần dùng phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị, đồng thời cũng phải tính đến nhu cầu nguyên nhiên vật liệu cho chế thử sản phẩm mới, tự trang tự chế, sửa chữa máy móc, thiết bị..v.v. Lượng nguyên nhiên vật liệu dự trữ ( còn gọi là định mức dự trữ nguyên nhiên vật liệu ) là lượng nguyên nhiên vật liệu tồn kho cần thiết được quy định trong kỳ kế hoạch để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và bình thường. Lượng nguyên nhiên vật liệu cần mua sắm trong kỳ kế hoạch được căn cứ vào lượng nguyên nhiên vật liệu cần dùng; lượng nguyên nhiên vật liệu dự trữ đầu kỳ và lượng nguyên nhiên vật liệu dự trữ cuối kỳ kế hoạch sản xuất.
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu : Để xây dựng kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu doanh nghiệp phải căn cứ vào các chỉ tiêu của các kế hoạch trong hệ thống kế hoạch sản xuất là kế hoạch sản xuất , kế hoạch năng lực sản xuất . Những thông tin cần thiết cho công tác xây dựng kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu có trong các tài liệu : Lịch trình sản xuất; bảng danh mục nguyên vật liệu; hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu.
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu : Đối với những sản phẩm vật chất thì nguyên vật liệu là yếu tố chính cấu thành trong sản phẩm, vì vậy kế hoạch nguyên vật liệu là cơ sở để kế hoạch sản xuất được triển khai thực hiện. Việc cung ứng nguyên vật liệu đúng thời hạn, chất lượng đảm bảo ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất , chất lượng sản phẩm, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí tồn kho làm giảm giá thành sản phẩm sẽ làm tăng lượng hàng hoá tiêu thụ , tăng số lượng sản phẩm sản xuất. Mặt khác, kế hoạch sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai thực hiện kế hoạch nhu cầu nguyên vật : Chủ động trong việc tìm kiếm, lựa chọn nguồn cung cấp ổn định, đảm bảo chất lượng, thời hạn giao hàng, giá cả hợp lý.
Kế hoạch sản xuất tác nghiệp
- Khái niệm : Sau khi xây dựng kế hoạch sản xuất năm, để cụ thể hoá và đảm bảo việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu doanh nghiệp tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất tác nghiệp. Kế hoạch sản xuất tác nghiệp có mối quan hệ mật thiết với kế hoạch sản xuất năm của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất tác nghiệp là kế hoạch tiến độ thực hiện của kế hoạch sản xuất năm bằng cách phân chia nhỏ nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất năm cho các đơn vị, khâu sản xuất của doanh nghiệp ( phân xưởng, ngành, tổ, đội sản xuất, công nhân ) , quy định nhiệm vụ của họ trong từng tháng, tuần, ngày thậm chí là từng ca, giờ.. nội dung của nó là quy định sản xuất cái gì, sản xuất ở đâu, sản xuất bao nhiêu , khi nào thì sản xuất và khi nào phải hoàn thành. Vì vậy công tác xây dựng kế hoạch tác nghiệp sản xuất là một công việc hết sức phức tạp. Thông qua kế hoạch sản xuất tác nghiệp, chức năng kế hoạch hoá hoạt động của doanh nghiệp đã trở thành chức năng quản lý, chỉ đạo sản xuất, những dự kiến kế hoạch trở thành những mệnh lệnh sản xuất, bắt buộc mọi bộ phận, mọi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp phải chấp hành .
Kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp được biểu thị trong hình 1.1.
Sơ đồ 1.1 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT HÀNG NĂM CỦA DOANH NGHIỆP
HỢP ĐỒNG
ĐẶT HÀNG
KẾ HOẠCH TIÊU THỤ
DỰ BÁO
QUẢN L Ý NHU CẦU
Kế hoạch sản xuất
Kế hoạch năng lực sản xuất
Kế hoạch tác nghiệp sản xuất
Kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu
- Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch tác nghiệp : Các chỉ tiêu của kế hoạch tác nghiệp về cơ bản giống như các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất chính nhưng cụ thể chi tiết hơn đối với từng bộ phận, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất tại doanh nghiệp , đó là số lượng các chủng loại sản phẩm, số lượng mỗi chủng loại sản phẩm, tiến độ gia công chế tạo và thời gian hoàn thành sản xuất của mỗi đơn vị , cá nhân trong doanh nghiệp.
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất tác nghiệp : Mục đích của việc xây dựng kế hoạch tác nghiệp là phải xác định được nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị sản xuất chính, các đơn vị sản xuất phụ trợ và các đơn vị phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp . Để xác định được chính xác các nhiệm vụ doanh nghiệp phải căn cứ vào các căn cứ chính sau : Các chỉ tiêu về sản phẩm của kế hoạch sản xuất chính, kế hoạch sản xuất hàng năm ; quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm ; các định mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp ; thời gian gia công hoặc thời hạn cung ứng ra thị trường ; năng lực sản xuất ở từng khâu, từng bộ phận sản xuất ; mức dự trữ hiện có và kế hoạch; thời gian vận chuyển và một số các căn cứ khác có tính đặc thù đối với doanh nghiệp.
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch tác nghiệp sản xuất : Kế hoạch sản xuất và kế hoạch tác nghiệp sản xuất có mối quan hệ mật thiết hữu cơ và phụ thuộc lẫn nhau. Kế hoạch tác nghiệp sản xuất có nhiệm vụ cụ thể hoá những mục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất. Các nhiệm vụ, chỉ tiêu của kế hoạch tác nghiệp sản xuất được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ, chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất cho từng quý, tháng, tuần, ngày, ca... Kế hoạch tác nghiệp sản xuất là những chương trình hành động cụ thể của các bộ phận trong doanh nghiệp và là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thành công kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Kế hoạch tác nghiệp sản xuất đảm bảo cho hoạt động sản xuất của các bộ phận trong toàn doanh nghiệp được phối hợp chặt chẽ, diễn ra liên tục , đều đặn, nhịp nhàng góp phần quan trọng vào việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất . Ngoài ra, kế hoạch sản xuất tác nghiệp còn có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp khai thác các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như : lao động, nguyên vật liệu, công suất trang thiết bị... một cách có hiệu quả nhất góp phần làm tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm do đó làm tăng lượng sản phẩm tiêu thụ tác động trực tiếp tới kế hoạch sản xuất. Trong quá trình thực hiện kế hoạch tác nghiệp sản xuất giúp doanh nghiệp phát hiện ra những điểm tích cực , hạn chế và những hiện tượng mất cân đối của hệ thống sản xuất, trên cơ sở đó doanh nghiệp có những giải pháp trong việc điều chỉnh , cải tiến, nâng cao chất lượng kế hoạch sản xuất và ứng phó được với sự biến động của thị trường.
1.2 Vị trí của kế hoạch sản xuất trong kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
Nhiệm vụ của doanh nghiệp là sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu thị trường. Công cụ quản lý hữu hiệu doanh nghiệp sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của mình đó chính là kế hoạch sản xuất kinh doanh ( trước đây được gọi là kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính ). Kế hoạch sản xuất - kinh doanh là hệ thống kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp, là hệ thống các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình cụ thể triển khai toàn bộ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với các nguồn lực và biện pháp bảo đảm thực hiện.
1.2.2 Các bộ phận của kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
Hệ thống kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận kế hoạch sau hợp thành :
- Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Kế hoạch khoa học và công nghệ.
- Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn.
- Kế hoạch lao động tiền lương.
- Kế hoạch cung ứng vật tư.
- Kế hoạch giá thành sản phẩm.
- Kế hoạch tài chính .
Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Khái niệm : Trong thực tế tại doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch, kế hoạch sản xuất hàng năm có quan hệ mật thiết và gắn với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và được gọi là kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phản ánh khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu của khách hàng, thị trường của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. Trong nền kinh tế thị trường , doanh nghiệp phải bán những sản phẩm mà thị trường cần chứ không phải là những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, chức năng tiêu thụ sản phẩm là trung tâm của mọi hoạt động của doanh nghiệp và đặc biệt chức năng sản xuất phải gắn liền với chức năng tiêu thụ . Vì vậy , các doanh nghiệp luôn gắn liền kế hoạch sản xuất đi liền với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
- Nội dung : Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bao gồm hai bộ phận chính là kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Nội dung của kế hoạch sản xuất được phản ánh qua các chỉ tiêu : Số lượng của từng chủng loại sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ở từng bộ phận và trong toàn doanh nghiệp ; lượng tồn kho cuối kỳ của thành phẩm, bán thành phẩm và vật tư nguyên vật liệu; mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất tại doanh nghiệp như trang thiết bị, lao động, cơ sở hạ tầng .v.v. ; nhu cầu vật tư nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm cho sản xuất ; kế hoạch thuê gia công. Nội dung của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được phản ánh qua các chỉ tiêu : Số lượng mỗi loại sản phẩm tiêu thụ được ; số lượng dịch vụ cung cấp cho các đơn vị bên ngoài doanh nghiệp; giá trị hàng hoá và doanh thu thực hiện và các giải pháp, chi phí cho các hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
- Vai trò : Trong hệ thống kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp thì kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữ vị trí quan trọng nhất, nó là bộ phận chủ đạo và là trung tâm của kế hoạch hàng năm , là mục tiêu của mọi hoạt động trong doanh nghiệp và là cơ sở , căn cứ để tính toán các chỉ tiêu của mọi bộ phận kế hoạch khác trong doanh nghiệp.
Kế hoạch khoa học và công nghệ
- Khái niệm : Kế hoạch khoa học công nghệ phản ánh khả năng nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, phát huy cải tiến kỹ thuật vào thực tế sản xuất của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động ; rút ngắn chu kỳ sản xuất ; nâng cao chất lượng sản phẩm; tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu ; cải tiến, phát triển sản phẩm mới ; khả năng đảm bảo sản xuất liên tục của doanh nghiệp .v.v.
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch khoa học và công nghệ được thể hiện trong các lĩnh vực công tác : Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật , phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào quá trình sản xuất ; nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; tổ chức xây dựng ,giám sát, thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng , quy trình, quy phạm kỹ thuật đảm bảo chất lượng sản phẩm trong toàn doanh nghiệp; tổ chức công tác duy tu , bảo dưỡng trang thiết bị và quản lý hồ sơ tài liệu kỹ thuật.
- Vai trò của kế hoạch khoa học công nghệ : Hoạt động của khoa học công nghệ có mặt ở hầu hết các khâu của quá trình sản xuất, vì vậy kế hoạch khoa học công nghệ là sự đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch năng lực sản xuất của doanh nghiệp và cũng chính là khả năng thực hiện thành công và có hiệu quả các mục tiêu của kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra , với việc triển khai ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, phương pháp cải tiến, phát triển sản phẩm mới..v.v. kế hoạch khoa học công nghệ có vai trò rất lớn đối với chất lượng sản phẩm , sự phát triển , vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.
Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn
- Khái niệm : Trong quá trình hoạt động tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc trang thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc..v.v bị hao mòn ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn là bộ phận kế hoạch bảo đảm công tác phát triển và mở rộng sản xuất – kinh doanh trên cơ sở xác định hợp lý và hợp pháp vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bị của doanh nghiệp.
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn : Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn chủ yếu tập trung vào tập trung vào mở rộng sản xuất theo chiều sâu. Vì vậy nội dung chủ yếu của kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn được phản ánh qua các chỉ tiêu : Số lượng máy móc trang thiết bị sửa chữa theo định kỳ và mức tăng thêm năng lực sản xuất mới đưa vào sử dụng ; khối lượng diện tích nhà xưởng, kho tàng, công trình kiến trúc v.v. được sửa chữa được đưa vào sử dụng ; chi phí, nhu cầu vật tư nguyên vật liệu và lao động; thời gian tiến và tiến độ thực hiện.
- Vai trò của kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn : Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn đảm bảo cho các bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt và đáp ứng nhu cầu phát triển mở rộng sản xuất của doanh nghiệp phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế tại doanh nghiệp. Xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm , tăng sản lượng, nâng cao hệ số sử dụng tài sản, thiết bị, giảm chi phí kinh doanh không tải, giảm giá thành và tiết kiệm đầu tư.
Kế hoạch lao động - tiền lương
- Khái niệm : Lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp và nhiệm vụ của các nhà quản trị là làm sao sử dụng lực lượng lao động một cách hợp lý có hiệu quả nhất đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và người lao động. Kế hoạch lao động tiền lương là bộ phận kế hoạch đảm bảo số lượng và chất lượng lao động để thực hiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp , trên cơ sở vận dụng sáng tạo nguyên tắc phân phối theo lao động và tạo động lực cho người lao động thông qua quỹ tiền lương và tiền thưởng.
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch lao động – tiền lương được phản ánh qua các chỉ tiêu : Năng suất lao động ; Số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động ; định mức lao động; tổng quỹ tiền lương, tiền thưởng ; phát triển, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức ; công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
- Vai trò của kế hoạch lao động – tiền lương : Kế hoạch lao động tiền lương đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ không những của kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm mà còn kế hoạch trung và dài hạn của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có khả năng chủ động đối phó với những biến động của thị trường , nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh . Kế hoạch lao động – tiền lương giúp cho doanh nghiệp bố trí, sắp xếp và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý , cũng như xác định được số tiền công để trả cho người lao dộng và có những biện pháp khuyến khích người lao động tăng năng suất mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch cung ứng vật tư
- Khái niệm : Trong quá trình sản xuất , vật tư nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành chính trong sản phẩm không thể thiếu được đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Kế hoạch cung ứng vật tư là bộ phận kế hoạch đảm bảo việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc cung ứng những chủng loại vật tư nguyên vật liệu đúng chủng loại, quy cách, thời hạn. Kế hoạch cung ứng vật tư thể hiện khả năng quản lý, thu mua , sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu để đảm bảo việc thực hiện thành công và có hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch cung ứng vật tư được thể hiện qua các chỉ tiêu chính là : Số lượng và thời hạn cung cấp nguyên nhiên vật liệu cần dùng; số lượng và thời hạn cung cấp nguyên nhiên vật liệu cần dự trữ; số lượng nguyên nhiên vật liệu cần mua sắm trong kỳ kế hoạch.
- Vai trò của kế hoạch cung ứng vật tư : Kế hoạch cung ứng vật tư là bộ phận kế hoạch đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp . Kế hoạch cung ứng vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, giảm thời gian gián đoạn , thời gian chờ, nâng cao mức độ sử dụng máy móc, trang thiết bị, tài sản cố định của doanh nghiệp đáp ứng , thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời làm giảm chi phí tồn kho, lưu kho , giảm giá thành sản phẩm.
Kế hoạch giá thành sản phẩm
- Khái niệm : Để tiến hành sản xuất ra sản phẩm doanh nghiệp phải chi trả cho rất nhiều loại chi phí như chi phí về nguyên vật liệu, lương công nhân, vốn, chi phí quản lý, chi phí cho thiết bị, tài sản cố định, chi phí bán hàng .v.v. tất cả những chi phí này hình thành lên giá thành sản phẩm. Kế hoạch giá thành sản phẩm là bộ phận kế hoạch đảm bảo việc xác định hợp lý và tiết kiệm các loại chi phí sản xuất và tiêu thụ cho một đơn vị và toàn bộ các loại sản phẩm trên cơ sở khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp về lao động, thiết bị, vật tư, tiền vốn nhằm hạ giá thành, tăng tích luỹ. Kế hoạch giá thành sản phẩm phản ánh khả năng tiết kiệm các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và nói lên chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch giá thành được thể hiện qua các chỉ tiêu : Giá thành đơn vị sản phẩm chính ; giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá ; dự toán chi phí sản xuất ; mức và tỷ lệ giảm gía thành sản lượng hàng hoá so sánh được.
- Vai trò của kế hoạch giá thành : Kế hoạch giá thành giúp cho doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất như vật tư, nguyên vật liệu, lao động, trang thiết bị .v.v qua đó tiết kiệm được chi phí , hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường , hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng quản lý của doanh nghiệp được nâng lên.
Kế hoạch tài chính
- Khái niệm : Hoạt động tài chính là những hoạt động xác định và tạo ra các nguồn vốn tiền tệ cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục với hiệu quả cao. Kế hoạch tài chính là bộ phận kế hoạch tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ. Kế hoạch tài chính phản ánh tổng số chi phí cho các phương án sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế sẽ đạt được của các phương án đó ; các phương án tổ chức và khai thác nguồn vốn; các phương án phân phối thu nhập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch tài chính được phản ánh qua các chỉ tiêu chủ yếu : Khấu hao tài sản cố định ; định mức vốn lưu động ; mức và tỷ lệ lãi về tiêu thụ sản phẩm ; tích luỹ và phân phối lợi nhuận; trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp; tín dụng ngắn hạn và bảng tổng hợp thu chi tài chính.
- Vai trò của kế hoạch tài chính : Kế hoạch tài chính là kế hoạch bộ phận quan trọng của hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp , kế hoạch tài chính xác định chi phí và đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện các kế hoạch của doanh nghiệp. Mặt khác, kế hoạch tài chính xác định các nhu cầu sử dụng nguồn lực tài chính , nguồn và cơ cấu vốn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định về việc thu hút nguồn tài chính từ bên ngoài , xây dựng cơ chế phân bổ nguồn tài chính một cách hợp lý cho các nhu cầu trong doanh nghiệp đồng thời xác định các mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các đơn vị bên ngoài : Ngân sách Nhà nước, các cơ quan quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Các bộ phận thuộc kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết , hữu cơ với nhau, trong đó bộ phận kế hoạch quan trọng nhất là kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là căn cứ , cơ sở để tính toán các chỉ tiêu của các kế hoạch khác . Vì vậy, về mặt thời gian, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải được xây dựng sớm nhất . Công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp phải tập trung hướng vào việc đảm bảo thực hiện tốt các mối quan hệ giữa các kế hoạch bộ phận.
1.2.3 Vị trí của kế hoạch sản xuất
Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Sản xuất là hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp, song hoạt động tiêu thụ sản phẩm là điều kiện tiền đề không thể thiếu để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất . Trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau chính vì vậy chúng được xếp chung với nhau gọi là kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Xét về mặt thời gian thì kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được xây dựng sớm hơn.
Trong ngắn hạn, với khoảng thời gian một năm và dưới một năm thì một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn của doanh nghiệp luôn là cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất khả thi và ngược lại, nếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường sẽ tác động trực tiếp tới tính khả thi của kế hoạch sản xuất, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được sẽ làm tăng chi phí, ứ đọng dẫn đến thua lỗ thậm chí phá sản doanh nghiệp . Trong thực tế , nhịp độ cũng như các diễn biến của hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nhịp độ và các diễn biến của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường . Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp quyết định sản xuất sản phẩm gì, cho ai và ở thời gian nào. Khi xây dựng kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm các chỉ tiêu kế hoạch có quan hệ hữu cơ với nhau, chỉ tiêu của kế hoạch này là cơ sở để xây dựng để xây dựng chỉ tiêu của kế hoạch kia và ngược lại. Ví dụ như để xác định các chỉ tiêu tiêu thụ cần căn cứ vào năng lực sản xuất đối với doanh nghiệp sản xuất; năng lực sản xuất và năng lực phục vụ khách hàng đối với những doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ hoặc để tiêu thụ những sản phẩm mới có chất lượng cao cần căn cứ vào khả năng chế tạo, tiến độ sản xuất , giá thành sản phẩm .v.v.
Trong thực tế khi xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xẩy ra ba trường hợp. Trường hợp thứ nhất là kế hoạch sản xuất phù hợp với khả năng tiêu thụ , trường hợp này là đơn giản nhất doanh nghiệp không cần phải xem xét gì hơn. Trường hợp thứ hai là khả năng tiêu thụ lớn hơn năng lực sản xuất , trong trường hợp này doanh nghiệp có hai sự lựa chọn là giảm bớt chỉ tiêu tiêu thụ hoặc có kế hoạch gia công, mua ngoài , đầu tư mở rộng sản xuất trong điều kiện tài chính có thể. Trường hợp thứ ba là khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thấp hơn năng lực sản xuất, trong trường hợp này doanh nghiệp cần có các biện pháp điều chỉnh kế hoạch sản xuất và tăng cường tiêu thụ sản phẩm để khai thác sử dụng năng lực sản xuất giảm chi phí kinh doanh không tải.
Khả năng tiêu thụ quy định mức sản xuất của doanh nghiệp.Mặt khác, khả năng sản xuất sản phẩm càng đa dạng, phong phú với chất lượng cao càng tác động tích cực đến khả năng tiêu thụ bấy nhiêu. Việc tăng lượng sản xuất của mỗi mặt hàng và tăng nhiều nhóm loại mặt hàng sản xuất lại tác động ngược trở lại làm tăng khả năng tiêu thụ. Sở dĩ như vậy là do tăng lượng sản xuất tất yếu dẫn đến giảm chi phí kinh doanh không tải, giảm giá thành sản xuất đối với từng loại sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả, mặt khác với việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và do đó dẫn đến tăng lượng tiêu thụ sản phẩm trong kỳ kế hoạch.
Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch sản xuất và đưa ra các quyết định sản xuất phải căn cứ vào các chỉ tiêu và tình hình tiêu thụ sản phẩm để có những biện pháp tránh tổn thất cho doanh nghiệp và để đạt được kết quả tốt cần có có sự trợ giúp của các chương trình máy tính để tìm ra được phương án tối ưu nhất thoả mãn các mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh, tận dụng năng lực sản xuất, giảm chi phí kinh doanh và giá thành sản xuất.
Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và các kế hoạch khác
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch khoa học và công nghệ : Mục tiêu của hoạt động khoa học công nghệ trong doanh nghiệp là nhằm phục vụ quá trình sản xuất , vì vậy nó có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện thành công các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất. Khi kế hoạch khoa học và công nghệ được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới, chi phí hoạt động không tải của doanh nghiệp giảm làm hạ giá thành sản phẩm , điều này trực tiếp ảnh hưởng tới lượng sản phẩm tiêu thụ và ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác , khi kế hoạch sản xuất được triển khai thì kế hoạch khoa học công nghệ mới có điều kiện áp dụng và chính trong quá trình sản xuất doanh nghiệp đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất.
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn : Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn nhằm đảm bảo cho các bộ phận trong toàn doanh nghiệp hoạt động tốt góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng, nâng cao hệ số sử dụng thiết bị , tiết kiệm đầu tư. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện chỉ tiêu tổng sản lượng là chỉ tiêu quan trọng nhất của kế hoạch sản xuất hàng năm và trong ngắn hạn. Ngược lại , với việc thực hiện thành công các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất thì mới có kinh phí tài trợ cho kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn.
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch lao động tiền lương : Kế hoạch lao động tiền lương có vai trò đặc biệt đối với kế hoạch sản xuất vì nó đảm bảo việc cung cấp số lượng và chất lượng lao động cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất. Nếu kế hoạch lao động tiền lương được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao không chỉ trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất ngắn hạn mà còn trong cả trung và dài hạn. Trong trường hợp kế hoạch lao động tiền lương không được thực hiện tốt sẽ không khuyến khích được người lao động , việc thực hiện kế hoạch sản xuất khó có thể thành công. Việc thực hiện thành công kế hoạch sản xuất thì mới có điều kiện nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động.
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch cung ứng vật tư : Kế hoạch cung ứng vật tư đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất thông qua công tác cung ứng vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, giảm thời gian chờ, giảm chi phí tồn kho hạ giá thành sản phẩm làm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch sản xuất. Mặt khác, kế hoạch sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư. Với số lượng sản xuất lớn, doanh nghiệp chủ động và có lợi thế trong đàm phán về giá cả, thời hạn cung ứng với các nhà cung cấp.
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm : Chỉ tiêu giá thành sản phẩm phản ánh khả năng cạnh tranh, chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Khi kế hoạch giá thành của doanh nghiệp được thực hiện tốt , điều này chứng tỏ khả năng quản lý của doanh nghiệp tốt, chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành sản phẩm giảm làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường tác động tích cực đến kế hoạch hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Ngược lại , nếu kế hoạch sản xuất được thực hiện tốt thì cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch giá thành vì doanh nghiệp sẽ giảm được giá thành bằng cách tận dụng những lợi thế của quy mô sản xuất và đường cong kinh nghiệm.
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính : Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì tài chính là nguồn lực không thể thiếu được đối với doanh nghiệp. Kế hoạch tài chính đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất và ngược lại việc thực hiện kế hoạch sản xuất là để tạo ra những nguồn thu chi trả cho hoạt động tài chính và là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch nhằm thu hút các nguồn tài trợ và đưa ra các quyết định sản xuất.
1.3 Quy trình và phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất
1.3.1 Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm
Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp được tiến hành qua bốn bước sau :
Bước 1, chuẩn bị xây dựng kế hoạch , đánh giá và phân tích nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch sản xuất có tầm quan trọng và quyết định chất lượng cuả kế hoạch sản xuất. Nội dung chính của bước 1 gồm:
- Chuẩn bị các cơ sở dữ liệu và công cụ phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất năm.
- Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm được thực hiện thông qua việc đánh giá, phân tích : Dự báo nhu cầu thị trường; kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; hợp đồng đặt hàng của khách hàng; kế hoạch phát triển sản phẩm của doanh nghiệp; những chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất trung hạn mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ kế hoạch.
- Phân tích giá cả, khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
Các chỉ tiêu chính cần xác định trong bước 1 là : Số lượng, chủng loại, thời gian có nhu cầu của thị trường, khách hàng đối với từng chủng loại sản phẩm.
Bước 2, xây dựng kế hoạch sơ bộ đối với các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất năm . Xây dựng kế hoạch sơ bộ đối với các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất năm gồm các công việc sau :
- Phân tích kết quả sản xuất của những năm trước.
- Phân tích số lượng sản phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, năng lực sản xuất của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, số lượng nhân công có thể huy động , chi phí sản xuất, chi phí tồn kho sản phẩm, nguyên vật liệu , chi phí phạt do chậm giao hàng, khả năng gia công, thuê ngoài .v.v.
Các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất năm cần xác định trong bước 2 : Trên cơ sở kết quả phân tích tổng hợp của bước 1, các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất được xác định trong bước 2 là tổng số lượng từng chủng loại sản phẩm được sản xuất ở từng bộ phận sản xuất và trong toàn doanh nghiệp; số lượng lao động cần huy động; mức tồn kho cuối kỳ của từng loại thành phẩm, bán thành phẩm , vật tư.
Bước 3, hoạch định tổng hợp. Hoạch định tổng hợp là công tác triển khai phát triển kế hoạch sản xuất nhằm biến đổi năng lực sản xuất của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của khách hàng, thị trường với hiệu quả kinh tế cao. Nội dung chính của bước 3 gồm :
- Hoạch định kế hoạch năng lực sản xuất : Năng lực sản xuất của doanh nghiệp là khả năng của hệ thống sản xuất cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Trong phạm vi kế hoạch sản xuất hàng năm thì năng lực sản xuất là yếu tố không thể thay đổi được, thông thường năng lực sản xuất của hệ thống sản xuất do khả năng sản xuất của khâu yếu nhất hay còn gọi là nút cổ chai quyết định. Vì vậy, các công việc chủ yếu của hoạch định kế hoạch năng lực sản xuất là : Xác định bảng nguồn lực sản phẩm ; tiến hành dự tính phụ tải đối với thiết bị sản xuất chủ chốt hay còn gọi là nút cổ chai; tiến hành cân đối phụ tải thông qua việc xây dựng đường cong phụ tải của máy móc trang thiết bị.
- Thiết lập các phương án sản xuất - kế hoạch sản xuất tác nghiệp : Căn cứ vào đường cong phụ tải doanh nghiệp tiến hành hiệu chỉnh kế hoạch sản xuất. Kết quả là sẽ thiết lập được nhiều phương án sản xuất để đảm bảo tiến độ của kế hoạch sản xuất . Với sự trợ giúp của các chương trình máy tính các phương án sản xuất – kế hoạch sản xuất tác nghiệp được phân tích , so sánh để phục vụ cho việc lựa chọn phương án sản xuất có hiệu quả, khả thi nhất.
- So sánh và lựa chọn phương án sản xuất khả thi : Trên cơ sở kết quả so sánh các phương án sản xuất doanh nghiệp sẽ chọn được phương án sản xuất khả thi nhất. Phương án sản xuất được lựa chọn và phê chuẩn phải là phương án phù hợp với năng lực sản xuất và khai thác, tận dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất năm cần được xác định trong bước 3 : Mức độ khai thác sử dụng máy móc, trang thiết bị, lao động, diện tích sản xuất, kho tàng, cơ sở hạ tầng.... ; Kế hoạch hợp đồng gia công thuê ngoài.
Bước 4, hoạch định kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất. Sau khi đã lựa chọn được kế hoạch sản xuất năm doanh nghiệp tiến hành công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất năm được xây dựng theo phương pháp kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu ( MRP ). Nhu cầu mà MRP xử lý là những nhu cầu phụ thuộc được xác định thông qua những nhu cầu độc lập của kế hoạch sản xuất năm. Các bước tiến hành công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho kế hoạch sản xuất năm gồm :
- Phân tích kết cấu sản phẩm để xác định chi tiết nhu cầu độck lập và nhu cầu phụ thuộc thông qua bảng vật liệu ( Bill of Material – BOM ).
- Xác định nhu cầu nguyên vật liệu chi tiết cho việc sản xuất sản phẩm, nhu cầu cho việc thay thế, sửa chữa trang thiết bị , máy móc, nhà xưởng.
- Xác định thời điểm đặt hàng.
Các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất năm cần được xác định trong bước 4 : Số lượng, chủng loại vật tư , nguyên vật liệu , bán thành phẩm, bộ phận chi tiết doanh nghiệp cần cho sản xuất và thời gian cung ứng.
1.3.2 Một số phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất
Phương pháp dự báo nhu cầu
Phương pháp chuyên gia : Là phương pháp dự báo định tính sử dụng kinh nghiệm, trí tuệ , hệ thống những giá trị của những chuyên gia liên quan đến hoạt động thực tiễn sản xuất kinh doanh để dự báo nhu cầu . Theo phương pháp này, công tác dự báo nhu cầu được thực hiện thông qua lấy ý kiến của các chuyên gia liên quan trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được tiến hành theo trình tự sau :
- Gửi các câu hỏi đến các chuyên gia.
- Thu thập các câu trả lời từ các chuyên gia và gửi lại đến các chuyên gia cùng với ý kiến trả lời của các chuyên gia khác.
- Trong trường hợp các chuyên gia cùng có chung ý kiến thì doanh nghiệp sẽ lấy đó làm cơ sở dự báo.
Tham gia vào phương pháp này gồm có ba nhóm đối tượng : những người ra quyết định là các chuyên gia ; nhân viên là những người giúp việc cho các chuyên gia ; những người quan sát là những người đưa ra đánh giá để các chuyên gia tham khảo trước khi đưa ra các kết quả dự báo cuối cùng.
một nhóm nhỏ các cán bộ quản lý điều hành cao cấp sử dụng tổng hợp các số liệu thống kê phối hợp với các kết quả đánh giá của các cán bộ điều hành để đưa ra những dự báo về nhu cầu sản phẩm trong thời gian tương lai.
Phương pháp sử dụng đường xu thế : Là phương pháp dự báo định lượng sử dụng các mô hình toán học trong việc phân tích các dữ liệu trong quá khứ để dự báo nhu cầu trong tương lai. Tính xu thế của nhu cầu là sự thay đổi mức cơ sở của nhu cầu theo thời gian.
Phương trình đường thẳng có dạng :
Y = aX + b ( 1.1 )
Trong đó : Y : Mức cầu
a : Hệ số của đường thẳng hồi quy ( xu hướng )
b : Hằng số
Các phương pháp dự báo nhu cầu đều có hạn chế, không có phương pháp nào vượt trội, hoàn hảo . Trong thực tế để đạt được hiệu quả cao trong công tác dự báo nhu cầu các doanh nghiệp thường kết hợp sử dụng cả hai phương pháp dự báo trên. Phương pháp chuyên gia thường được sử dụng trong dự báo trung và dài hạn, phương pháp xu hướng thường được sử dung trong dự báo ngắn hạn.
Để tiến hành dự báo , người ta xây dựng đường thẳng xu thế cầu bằng phương pháp bình quân tối thiểu như hình 1.2 dưới đây.
Hình 1.1 Đường xu thế cầu
Nhu
cầu ( Y )
Thời gian ( t )
Phương pháp xác định sản lượng tối ưu
Kết quả đánh giá, phân tích và dự báo nhu cầu sản phẩm không bao giờ phù hợp hoàn toàn với khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, doanh phải tiến hành xây dựng phương án sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp với mục tiêu là giao hàng đúng kỳ hạn, đảm bảo chất lượng và chi phí kinh doanh là nhỏ nhất. Phương pháp được doanh nghiệp sử dụng nhiều là phương pháp xác định sản lượng tối ưu. Phương pháp xác định sản lượng tối ưu được thực hiện thông qua việc kết hợp của hai phương pháp là : Sử dụng bài toán quy hoạch tuyến tính và phương pháp xác định loạt sản xuất tối ưu.
Sử dụng bài toán quy hoạch tuyến tính
Khái niệm : Trong thực tế khi xây dựng kế hoạch sản xuất , doanh nghiệp có thể lựa chọn sản xuất những loại sản phẩm khác nhau với những chi phí nguồn lực khác nhau và những giới hạn đó là mức sản xuất sản phẩm, giới hạn về nguồn lực. Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp chính là xác định sản lượng tối ưu cần sản xuất để thu được lợi nhuận thô là lớn nhất thông qua việc giải bài toán quy hoạch tuyến tính sau :
cj x xj max ( 1.2 )
aij x xj ≤ Bi ( i = 1,2.....,m ) ( 1.3 )
0 ≤ xj ≤ Qj ( 1.4 )
Trong đó :
- Cj : Lợi nhuận thô thu được từ 1 đơn vị sản phẩm.
- Xj : Sản phẩm cần sản xuất.
- aij : Chi phí nguồn lực loại i để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm loại j
- Bi : Giới hạn về nguồn lực loại i của doanh nghiệp.
- Qj : Nhu cầu thị trường.
Bài toán quy hoạch tuyến tính được giải thông qua việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng và được thực hiện qua 4 bước sau :
- Bước 1, chọn bài toán quy hoạch tuyến tính phù hợp .
- Bước 2, xác định các hệ số, tham số của bài toán quy hoạch tuyến tính.
- Bước 3, giải bài toán quy hoạch tuyến tính.
- Bước 4, phân tích , đánh giá kết quả thu được.
Phương pháp xác định loạt sản xuất tối ưu
Khái niệm : Sau khi xác định được số lượng sản phẩm của kế hoạch sản xuất, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản phẩm về chủng loại, số lượng, thời hạn giao hàng v.v. doanh nghiệp phải tiến hành phân chia kế hoạch sản xuất thành các lô sản xuất có quy mô khác nhau. Số lượng sản phẩm có thể đạt được mà không cần thiết phải ngừng quá trình sản xuất để điều chỉnh lại thiết bị, không phải lặp lại quá trình chuẩn bị công nghệ sản xuất, sản xuất thử đối với sản phẩm v.v. gọi là loạt sản xuất. Sở dĩ các doanh nghiệp phải tiến hành phân chia và thực hiện kế hoạch sản xuất theo lọat sản phẩm tối ưu là để giải quyết các nhiệm vụ sau :
- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thị trường và nắm bắt được cơ hội kinh doanh.
- Giảm chi phí kinh doanh chuyển loạt cố định : Chi phí kinh doanh chuyển loạt cố định bao gồm chi phí chuẩn bị sản xuất, phế phẩm do sản xuất thử, chi phí phát sinh v.v.
- Giảm chi phí kinh doanh chuyển loạt biến đổi : Chi phí kinh doanh chuyển loạt biến đổi bao gồm các chi phí về vốn, lưu kho, thuế, bảo hiểm, hao hụt, hư hỏng, rủi ro trong kinh doanh v.v.
Hình1.2 Mô hình loạt sản xuất tối ưu
AC
AVC
AFC
ACmin ACL AVCL
TCmin
AFCL
0 Q*L Q
Nội dung và các bước của phương pháp xác định loạt sản xuất tối ưu
Bước 1, xác định điều kiện để áp dụng phương pháp và các chỉ tiêu chính.
Các chỉ tiêu được xác định ở bước 1 :
- Số loạt sản xuất L.
- Chi phí kinh doanh chuyển loạt cố định FC.
- Chi phí kinh doanh chuyển loạt biến đổi VC. .
Bước 2 , xác định lượng sản xuất tối ưu.
Chỉ tiêu được xác định ở bước 2 : Lượng sản xuất tối ưu QL* .
Phương pháp MRP ( Material Requirement Planning )
Khái niệm : Phương pháp MRP được ra đời vào những năm 60 và được sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm 70 của thế kỷ 20. Ngày nay ,phương pháp MRP được các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp áp dụng rộng rãi trong việc kế hoạch hoá sản xuất. Với sự trợ giúp của các chương trình máy tính MRP ngày càng được hoàn thiện và trở thành một công cụ hết sức hiệu quả đặc biệt là các doanh nghiệp là đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều bộ phận , chi tiết, linh kiện hợp thành trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất. MRP là một phương pháp tính toán theo chiều ngược với chiều của quy trình công nghệ để tính nhu cầu nguyên vật liệu, MRP bắt đầu từ số lượng và thời hạn yêu cầu cho những sản phẩm cuối cùng đã được xác định trong kế hoạch tác nghiệp sản xuất để xác định nhu cầu các chi tiết, bộ phận cần có để đáp ứng kế hoạch tiến độ sản xuất .
MRP dược thiết kế nhằm trả lời các câu hỏi :
- Doanh nghiệp cần sản xuất cái gì và khi nào ? Câu trả lời có trong Kế hoạch sản xuất tác nghiệp .
- Cần có những chi tiết gì và cần bao nhiêu để sản xuất ? Câu trả lời có trong bảng nguyên vật liệu ( BOM ).
- Có bao nhiêu chi tiết đã được lập kế hoạch sẵn sàng cho mỗi thời kỳ ? Câu trả lời có trong tồn kho chi tiết.
- Cần phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm, chi tiết trong kỳ kế hoạch ? Câu trả lời có đuợc từ 2 câu hỏi trên.
- Khi nào cần sản xuất hay đặt hàng ? Tuỳ thuộc vào phương thức sản xuất, đặt hàng.
Nội dung và các bước xây dựng MRP
Phương pháp MRP chia nhu cầu về nguyên vật liệu thành hai loại , nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nhu cầu độc lập là nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết bộ phận khách hàng hoặc các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp đặt hoặc dùng để thay thế , nhu cầu độc lập được xác định thông qua công tác dự báo và đơn đặt hàng. Nhu cầu phụ thuộc là những bộ phận , chi tiết cấu thành nhu cầu độc lập, đó là những bộ phận, chi tiết , nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nhu cầu độc lập chỉ có thể được đánh giá bằng các dự báo, đơn hàng thì các nhu cầu phụ thuộc được xác định bằng tính toán . Tính toán nhu cầu là nội dung chủ yếu của phương pháp MRP . Phương pháp MRP được tiến hành thông qua các bước sau :
Bước 1, phân tích kết cấu sản phẩm.
Nội dung chính của bước 1 là xác định chi tiết nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc qua sơ đồ cấu trúc sản phẩm hình cây .
Bước 2, xác định nhu cầu nguyên vật liệu chi tiết cho việc sản xuất sản phẩm.
Nội dung chính của bước 2 là xác định nhu cầu thực nguyên vật liệu chi tiết cho kế hoạch sản xuất.
Bước 3, xác định thời điểm đặt hàng, phát lệnh sản xuất.
Nội dung chính của bước 3 là xác định thời gian đặt hàng và thời gian phát lệnh sản xuất.
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ cấu trúc sản phẩm hình cây
A
Cấp 0
C
B
Cấp 1
D
E
G
F
Cấp 2
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY QUY CHÊ II
2.1 Giới thiệu khái quát về Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Kinh doanh thiết bị công nghiệp thuộc Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp – Bộ công nghiệp được thành lập ngày 27/12/1990 , được thành lập lại ngày 17/6/1993 theo Nghị định 388 của Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế Việt nam đang dần chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước Công ty kinh doanh thiết bị công nghiệp đã tiến hành cổ phần hoá năm 2003 trong đó Nhà nước nắm giữ 51% . Trong quá trình hoạt động , Công ty luôn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh qua các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước , tăng trưởng bình quân 20% /năm cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp là 16%/năm.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ công nghiệp và Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp , năm 1999 Công ty Kinh doanh thiết bị công nghiệp đã tiếp nhận Công ty Quy chế II nay là Nhà máy Quy chế II thành đơn vị thành viên trực thuộc Công ty Kinh doanh thiết bị công nghiệp.
Nhà máy Quy chế II là doanh nghiệp chuyên sản xuất bu lông ốc vít, hàng quy chế có uy tín tại thị trường phía Nam. Trước năm 1975 , Nhà máy Quy chế II có tên cũ là Tân Hưng thuộc sở hữu của chủ tư nhân người Hoa xây dựng từ năm 1964, sau ngày giải phóng miền Nam ( 30/4/1975 ) , xí nghiệp Tân Hưng được Bộ Cơ khí và Luyện kim quản lý và đổi tên thành Nhà máy Quy chế II theo quyết định số 922/CL-CB ngày 04/11/1977 của Bộ Cơ khí và Luyện kim, từ ngày 27/10/1999 Nhà máy được sáp nhập vào Công ty Kinh doanh thiết bị công nghiệp theo quyết định số 70//1999/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp. Trang thiết bị đồng bộ của Nhà máy được nhập khẩu từ Đài loan, Nhật bản và được đánh giá cao tại thời điểm đó , sản phẩm bu lông ốc vít của nhà máy có uy tín và được khách hàng khu vực miền Trung, Nam đánh giá cao. Trong những năm trước của thế kỷ 20, là doanh nghiệp cơ khí Nhà máy Quy chế II gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình do máy móc, thiết bị bị hư hỏng không được sửa chữa , duy tu kịp thời, bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo lên nhau, sản phẩm làm ra không đạt chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Sau khi sáp nhập vào Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp đã hỗ trợ Nhà máy Quy chế II trong các lĩnh vực : Tổ chức lại bộ máy điều hành, công tác nghiên cứu thị trường, đảm bảo nguồn cung ứng vật tư đầu vào, vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, cử cán bộ biệt phái vào giúp đỡ Nhà máy...Từ năm 2000 , Nhà máy đã bắt đầu sản xuất kinh doanh có lãi, doanh thu, sản xuất công nghiệp tăng bình quân 30%/năm, thu nhập của người lao động tăng. Sự tăng trưởng và thành công của Nhà máy Quy chế II là cơ sở để Công ty Cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp quyết định đầu tư để tiếp tục phát triển ngành hàng quy chế truyền thống của Nhà máy góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp :
+ Xuất nhập khẩu hàng kim khí, kim loại mầu, vật tư, nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị công nghiệp.
+ Kinh doanh các loại vòng bi dùng cho công nghiệp và dân dụng.
+ Thiết bị , dụng cụ đo điện và cơ khí.
+ Pa lăng, cầu trục và các thiết bị nâng.
+ Thép chế tạo , vật tư, hoá chất cho sản xuất của nhà máy.
- Lĩnh vực sản xuất của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp :
+ Sản xuất hàng quy chế : Bu lông, đai ốc, vít , các chi tiết lắp xiết, tiêu chuẩn dung trong công nghiệp dân dụng, công nghiệp, xây dựng, chế tạo máy...Bu lông đai ốc từ M5 – M42 theo các tiêu chuẩn JIS ( Nhật ), DIN ( Đức ), ASTM/ASME ( Mỹ ), BS ( Anh ), ISO và TCVN ( Việt nam ).., bu lông móng các loại theo tiêu chuẩn JIS, ASTM, TCVN. ngoài các tiêu chuẩn trên Nhà máy còn sản xuất các laọi sản phẩm đặc chủng theo yêu cầu của khách hàng.
+ Kéo thép : Gia công, phục vụ cho sản xuất hàng quy chế của Nhà máy, cung cấp cho các đơn vị sản xuất hàng bu lông, ốc vít, phụ tùng, chi tiết của các ngành xe đạp, xe máy, ô tô, đồ gỗ...
+ Mạ nhúng kẽm nóng : Gia công bu lông cho sản phẩm của Nhà máy , các chi tiết, sản phẩm cho các đơn vị sản xuất hàng quy chế, xây lắp điện. Tiêu chuẩn hàng mạ nhúng kẽm nóng TCVN, AS/NZS, ASTM.
+ Nhiệt luyện : Nhiệt luyện cho các sản phẩm cấp bền cao của nhà máy và sản phẩm của các đơn vị sản xuất hàng phụ tùng, dụng cụ cơ khí.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Quy chế II
2.1.3.1 Giới thiệu cơ cấu tổ chức của Công ty CP kinh doanh TBCN
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp được Đại hội cổ đông lần thứ nhất thông qua ngày 24/12/2003, Bộ máy quản trị của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp gồm :
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty , có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích , quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. HĐQT quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và chiến lược phát triển của Công ty và những vấn đề theo thẩm quyền được quy định trong Điều lệ.
- Bộ máy lãnh đạo Công ty gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc giúp việc. Tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp có trụ sở chính tại Hà nội và 3 đơn vị thành viên là : Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh , Nhà máy Quy chế II, Nhà máy Quy chế III.
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Quy chế II
Sơ đồ 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÀ MÁY QUY CHẾ II
BAN
GIÁM ĐỐC
Phòng
Kế toán-Tài chính
Phòng
Kỹ thuật-Sản xuất
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Tổ chức–Hành chính
Phân xư ởng
Nhiệt luyện
Phân xưởng
Mạ nhúng
Phân xưởng
kéo thép
Phân xưởng
Cơ điện -
Dụng cụ
Phân xưởng
Sản xuất
Đai ốc
Phân xưởng
Sản xuất
Bu lông
Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ chức năng.
Nhìn chung , mô hình tổ chức của Nhà máy Quy chế II là mô hình tổ chức truyền thống được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay là mô hình tổ chức quản lý theo mục tiêu ( by obiect ). Về cơ bản , mô hình trên đã đáp ứng được yêu cầu gọn nhẹ, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của Nhà máy . Với việc quy định trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho mỗi bộ phận chức năng tạo điều kiện chủ động cho các đơn vị thực hiện kế hoạch sản xuất được Nhà máy giao. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường luôn biến động, kế hoạch sản xuất của các đơn vị luôn cần phải thay đổi linh hoạt để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường và để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Mô hình tổ chức truyền thống quản lý theo mục tiêu nói chung và của Nhà máy nói riêng chỉ thích hợp trong điều kiện tổ chức sản xuất ngắn hạn, cho phép điều chỉnh cân đối theo bộ phận, còn việc thực hiện cân đối theo quá trình , đặc biệt là việc thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh để đạt được lợi nhuận ròng trong dài hạn thì có khó khăn cần phải quán triệt, tuyên truyền, giải thích tới các cán bộ thừa hành.
2.1.3.3 Bộ máy quản trị của Nhà máy
* Ban giám đốc Nhà máy : Gồm Giám đốc và hai Phó giám đốc , Phó giám đốc phụ trách sản xuất và Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Nhiệm vụ chính của Ban giám đốc :
- Xét duyệt các hoạt động của các bộ phận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh do các trưởng phòng báo cáo.
- Bảo đảm duy trì và cung cấp các nguồn lực cần thiết trong quá trình thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy.
- Hoạch định chính sách và mục tiêu sản xuất kinh doanh của nhà máy
* Các đơn vị chức năng :
- Phòng Tổ chức – Hành chính có chức năng chính là tham mưu cho Giám đốc và ban lãnh đạo Nhà máy và chịu trách nhiệm chính về các lĩnh vực công tác sau :
+ Xây dựng và quản lý thực hiện các chính sách nhân sự của Nhà máy.
+ Tổ chức tuyển dụng, kỷ luật, thuyên chuyển, thăng chức, kỹ kết các hợp đồng lao động.
+ Tính trả lương, thưởng, chế độ bảo hiểm, phúc lợi cho người lao động.
+ Bảo quản và kiểm soát công văn, hồ sơ tài liệu, con dấu Nhà máy.
+ Cung cấp và quản lý các trang thiết bị, dụng cụ văn phòng.
+ Tổ chức các đoàn khách thăm quan Nhà máy.
+ Quản lý , điều hành đội xe, bảo vệ , phòng cháy chữa cháy.
+ Phụ trách công tác xây dựng cơ bản của Nhà máy.
- Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng chính là cung cấp các thông tin về tài chính, kế toán cho lãnh đạo Nhà máy , lãnh đạo Công ty , các cơ quản quản lý cấp trên, các đơn vị quản lý Nhà nước, thuế..Phòng phải luôn nắm vững thực trạng tài chính của Nhà máy về vốn, nguồn hình thành tài sản, khả năng thanh toán , chi trả của Nhà máy đối với khác hàng, Công ty..v.v. Nhiệm vụ chính của Phòng :
+ Thực hiện các nghiệp vụ kế toán , tài chính
+ Thường xuyên cập nhật và cung cấp các thông tin giá thành, chi phí, doanh thu, lợi nhuận trình Ban giám đốc Nhà máy đồng thời đề ra các kiến nghị làm cơ sở cho quá trình hoạch định, quản lý, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
- Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ kết hợp cùng với các phòng ban , phân xưởng của Nhà máy và các phòng ban của Công ty để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy . Hàng năm, phòng phải tổng hợp số liệu về việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy và theo dõi thực hiện việc mua bán vật tư, gia công , mua ngoài phục vụ cho sản xuất và nhu cầu của khách hàng. Căn cứ vào tình hình , nhu cầu thị trường và khả năng của Nhà máy Phòng xây dựng kế hoạch giá thành, sản lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh ở mức tốt nhất. Phòng còn đảm nhiệm việc cung ứng vật tư, quản lý kho và cấp phát vật tư cho sản xuất. Nhiệm vụ chính của Phòng :
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều chỉnh và phân tích kết quả.
+ Đảm bảo nguyên vật liệu đã mua, sản phẩm đã hoàn thành được phân loại , bảo quản , bảo trì phù hợp.
+ Có thẩm quyền về nhập và cấp phát nguyên vật liệu và thành phẩm.
+ Kiểm soát việc giao sản phẩm.
- Phòng Kỹ thuật – sản xuất : Phòng gồm hai bộ phận chức năng chính là công nghệ sản xuất và kiểm tra chất lượng KCS. Về công nghệ sản xuất , nhiệm vụ chính của phòng là kỹ thuật chủ yếu để sản xuất các mặt hàng quy chế, nghiên cứu chế tạo các sản phẩm mới cho nhu cầu của thị trường, nghiên cứu và chế tạo khuôn cối, dụng cụ cho các sản phẩm quy chế. Công tác kiểm tra giám sát theo dõi chất lượng hàng hoá gồm : kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và kiểm tra , đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm đáp ứng mục tiêu chất lượng của Nhà máy và yêu cầu của khách hàng. Phòng có nhiệm vụ chính sau :
+ Kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ các công đoạn và thiết bị sản xuất.
+ Triển khai và thực hiện kế hoạch kiểm soát duy trì nhà xưởng, thiết bị của Nhà máy.
+ Lập bản vẽ thiết kế các sản phẩm của Nhà máy và của khách hàng.
+ Kiểm soát việc thẩm tra, xét duyệt và duy trì bản hướng dẫn kỹ thuật.
+ Kiểm tra nguyên vật liệu nhập toàn Nhà máy.
+ Kiểm tra chất lượng giao hàng và kiểm soát sự thay đổi tình hình, quá trình.
+ Chủ trì công việc kiểm tra chấp nhận chất lượng sản phẩm mới.
+ Kiểm soát việc đạt được chứng chỉ ISO và sau đó.
+ Kiểm soát việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng.
+ Kiểm soát các tiêu chuẩn trong toàn Nhà máy.
+ Phân tích biện pháp và theo dõi đối với các kiếu nại của khách hàng.
2.1.3.4 Hệ thống sản xuất của Nhà máy
Hệ thống sản xuất của Nhà máy Quy chế II g ồm 6 phân xưởng sản xuất được tổ chức theo phương pháp sản xuất dây chuyền với loại hình sản xuất hàng loạt , sản xuất liên tục , trong đó các máy móc thiết bị , nơi làm việc được bố trí lắp đạt trên cơ sở phối hợp một cách hợp lý các bước công việc để biến các đầu vào thành các sản phẩm nhất định với những đặc tính cơ bản sau :
- Các tuyến công việc và trang thiết bị máy móc được bố trí lắp đặt cố định khi chuyển từ chế tạo sản phẩm này sang sản phẩm khác.
- Dòng dịch chuyển của nguyên vật liệu tương đối liên tục.
- Tính lặp lại của công việc tại nơi làm việc cao.
- Sản phẩm của hệ thống là sản phẩm tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu, đơn hàng có khối lượng lớn.
Phân xưởng sản xuất bu lông
- Chức năng nhiệm vụ : Phân xưởng sản xuất bu lông có chức năng chính là sản xuất ra sản phẩm bu lông, đinh tán, vít từ M5 đến M42 đạt tiêu chuẩn chất lượng của Việt nam TCVN và tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ chính của phân xuởng sản xuất bu lông gồm :
+ Sản xuất các loại sản phẩm theo đúng kế hoạch sản xuất , đảm bảo về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng.
+ Sản xuất các sản phẩm mới theo yêu cầu.
+ Thực hiện các lệnh sản xuất đột xuất.
+ Thực hiện đúng các quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Thực hiện các kế hoạch tiết kiệm, giảm chi phí, giá thành.
+ Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị của xưởng.
+ Thực hiện công tác đào tạo , hướng dẫn công nhân kỹ thuật phục vụ cho sản xuất của Nhà máy và Công ty.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật : Phân xưởng sản xuất bu lông được trang bị 6 máy dập đầu bu lông, 5 máy cắt lục giác, 2 máy dập 100 tấn, 5 máy cán ren và một số trang thiết bị, dụng cụ đồ nghề phục vụ cho công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ . Máy móc trang thiết bị của phân xưởng đã sử dụng lâu năm do Nhật bản và Đài loan chế tạo. Diện tích của xưởng là 500m2 được thiết kế thuận tiện cho việc sản xuất và di chuyển hàng hoá .
- Đội ngũ lao động : CBCNV của phân xưởng có 20 người , 2 kỹ sư, 1 trung cấp kỹ thuật và 17 công nhân kỹ thuật phần lớn có tay nghề 5/7.
- Bộ phận quản trị : Bộ máy quản trị của phân xưởng gồm 1 quản đốc phân xưởng, 1 phó quản đốc và 2 tổ trưởng tổ cán ren và tổ bu lông.
Phân xưởng sản xuất đai ốc
- Chức năng nhiệm vụ : Phân xưởng sản xuất đai ốc có chức năng chính là sản xuất ra sản phẩm đai ốc, con tán từ M5 đến M42 đạt tiêu chuẩn chất lượng của Việt nam TCVN và tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ chính của phân xuởng sản xuất đai ốc gồm :
+ Sản xuất các loại sản phẩm theo đúng kế hoạch sản xuất , đảm bảo về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng.
+ Sản xuất các sản phẩm mới theo yêu cầu.
+ Thực hiện các lệnh sản xuất đột xuất.
+ Thực hiện đúng các quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Thực hiện các kế hoạch tiết kiệm, giảm chi phí, giá thành.
+ Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị của xưởng.
+ Thực hiện công tác đào tạo , hướng dẫn công nhân kỹ thuật phục vụ cho sản xuất của Nhà máy và Công ty.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật : Phân xưởng sản xuất đai ốc được trang bị 5 máy dập đầu bu lông, 8 máy ta rô, 2 máy dập nóng 40 và 30 tấn và một số trang thiết bị, dụng cụ đồ nghề phục vụ cho công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ . Máy móc trang thiết bị của phân xưởng đã sử dụng lâu năm do Nhật bản và Đài loan chế tạo. Diện tích của xưởng là 400m2 được thiết kế thuận tiện cho việc sản xuất và di chuyển hàng hoá .
- Đội ngũ lao động : CBCNV của phân xưởng có 18 người , 2 kỹ sư, 2 trung cấp kỹ thuật và 14 công nhân kỹ thuật phần lớn có tay nghề 4/7.
- Bộ phận quản trị : Bộ máy quản trị của phân xưởng gồm 1 quản đốc phân xưởng, 1 phó quản đốc và 2 tổ trưởng tổ ta rô và tổ đai ốc.
Phân xưởng Cơ điện - Dụng cụ
- Chức năng nhiệm vụ : Phân xưởng Cơ điện - Dụng cụ có chức năng chính là sản xuất các sản phẩm chính là bu lông neo, gu dông theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN và tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, phân xưởng còn sản xuất chế tạo dụng cụ phục vụ cho sản xuất , sửa chữa trang thiết bị của Nhà máy. Nhiệm vụ chính của phân xưởng Cơ điện - Dụng cụ gồm :
+ Sản xuất các loại sản phẩm theo đúng kế hoạch sản xuất , đảm bảo về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng.
+ Sản xuất, chế tạo dụng cụ khuôn cối phục vụ cho sản xuất của Nhà máy.
+ Sản xuất các sản phẩm đặc chủng theo yêu cầu.
+ Thực hiện các lệnh sản xuất đột xuất.
+ Thực hiện đúng các quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Thực hiện các kế hoạch tiết kiệm, giảm chi phí, giá thành.
+ Sửa chữa đột xuất các thiết bị, máy móc bị sự cố, hư hỏng.
+ Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị của xưởng.
+ Đại tu máy móc , thiết bị theo kế hoạch Nhà máy yêu cầu.
+ Thực hiện công tác đào tạo , hướng dẫn công nhân kỹ thuật phục vụ cho sản xuất của Nhà máy và Công ty.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật : Phân xưởng Cơ điện - Dụng cụ được trang bị máy tiện ren vít , 5 máy khoan cần, 2 máy mài sắc, 2 máy mài 2 đá, 2 máy mài phẳng , 2 máy phay vạn năng, 5 máy bào ngang, 2 máy ép thỷ lực 100 và 200 tấn, 2 máy sọc đứng và một số trang thiết bị, dụng cụ đồ nghề phục vụ cho công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ . Máy móc trang thiết bị của phân xưởng đã sử dụng lâu năm do Liên xô và Việt nam chế tạo. Diện tích của xưởng là 600m2 được thiết kế thuận tiện cho việc sản xuất và di chuyển hàng hoá .
- Đội ngũ lao động : CBCNV của phân xưởng có 22 người , 3 kỹ sư, 4 trung cấp kỹ thuật và 15 công nhân kỹ thuật phần lớn có tay nghề 5/7 và thợ bậc cao. Đây là phân xưởng có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề cao nhất Nhà máy.
- Bộ phận quản trị : Bộ máy quản trị của phân xưởng gồm 1 quản đốc phân xưởng, 1 phó quản đốc và 2 tổ trưởng tổ cơ khí và tổ thiết bị.
Phân xưởng kéo thép
- Chức năng nhiệm vụ : Phân xưởng kéo thép có chức năng chính là xử lý, kéo thép phục vụ cho sản xuất của Nhà máy và khách hàng có nhu cầu. Nhiệm vụ chính của phân xưởng kéo thép gồm :
+ Xử lý, kéo thép theo đúng kế hoạch sản xuất , đảm bảo về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng.
+ Sản xuất các sản phẩm đặc chủng theo yêu cầu.
+ Thực hiện các lệnh sản xuất đột xuất.
+ Thực hiện đúng các quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Thực hiện các kế hoạch tiết kiệm, giảm chi phí, giá thành.
+ Thực hiện các quy định về vệ sinh, an toàn môi trường.
+ Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị của xưởng.
+ Thực hiện công tác đào tạo , hướng dẫn công nhân kỹ thuật phục vụ cho sản xuất của Nhà máy và Công ty.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật : Phân xưởng kéo thép được trang bị 2 máy kéo thép đường kính lớn, 4 máy kéo thép đường kính nhỏ, 4 lò ủ chân không, 02 máy nắm thép, 02 máy tiện đầu cây, 02 máy cưa, hệ thống cầu trục 3 tấn và 02 xe nâng phục vụ việc di chuyển thép, 1 hệ thống bể xử lý, phốt phát hoá và một số trang thiết bị, dụng cụ đồ nghề phục vụ cho công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ . Máy móc trang thiết bị của phân xưởng đã sử dụng lâu năm do Đài loan và Việt nam chế tạo. Diện tích của xưởng là 500m2 được thiết kế thuận tiện cho việc sản xuất và di chuyển hàng hoá .
- Đội ngũ lao động : CBCNV của phân xưởng có 8 người , 1 kỹ sư, 1 trung cấp kỹ thuật và 6 công nhân kỹ thuật phần lớn có tay nghề 3/7 .
- Bộ phận quản trị :Do số lượng CBCNV không nhiều và mức độ công việc không phức tạp, vì vậy bộ máy quản trị của phân xưởng do một tổ trưởng điều hành.
Phân xưởng mạ nhúng
- Chức năng nhiệm vụ : Chức năng chính của phân xưởng mạ nhúng là gia công hoàn thiện các sản phẩm bu lông, đai ốc, vòng đệm , đóng gói hàng của Nhà máy và khách hàng đạt tiêu chuẩn ngành của Việt nam TCN và tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ chính của phân xưởng mạ nhúng gồm :
+ Mạ nhúng các loại sản phẩm theo đúng kế hoạch sản xuất , đảm bảo về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng.
+ Mạ nhúng các sản phẩm đặc chủng theo yêu cầu.
+ Thực hiện các lệnh sản xuất đột xuất.
+ Thực hiện đúng các quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Đóng gói các sản phẩm sau khi đã gia công, hoàn thiện.
+ Thực hiện các kế hoạch tiết kiệm, giảm chi phí, giá thành.
+ Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị của xưởng.
+ Thực hiện các quy định về vệ sinh, an toàn môi trường.
+ Thực hiện công tác đào tạo , hướng dẫn công nhân kỹ thuật phục vụ cho sản xuất của Nhà máy và Công ty.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật : Phân xưởng mạ nhúng được trang bị 01 dây chuyền mạ nhúng kẽm nóng bán tự động trong nước sản xuất, 01 hệ thống các bể xử lý hàng trước khi mạ nhúng, 01 hệ thống cầu trục để di chuyển hàng hoá, 01 dây chuyền đóng gói và một số trang thiết bị, dụng cụ đồ nghề phục vụ cho công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ. Diện tích của xưởng là 300m2 được thiết kế thuận tiện cho việc gia công và đóng gói hàng hoá .
- Đội ngũ lao động : CBCNV của phân xưởng có 6 người , 1 trung cấp kỹ thuật và 5 công nhân kỹ thuật phần lớn có tay nghề 3/7.
- Bộ phận quản trị :Do số lượng CBCNV không nhiều và mức độ công việc không phức tạp, vì vậy bộ máy quản trị của phân xưởng do một tổ trưởng điều hành.
Phân xưởng nhiệt luyện
- Chức năng nhiệm vụ : Phân xưởng nhiệt luyện có chức năng chính là nhiệt luyện những sản phẩm bu lông, đai ốc, khuôn cối, dụng cụ .. của Nhà máy và khách hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật. Nhiệm vụ chính của phân xưởng nhiệt luyện gồm :
+ Nhiệt luyện các loại sản phẩm theo đúng kế hoạch sản xuất , đảm bảo về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng.
+ Nhiệt luyện các sản phẩm đặc chủng theo yêu cầu.
+ Thực hiện các lệnh sản xuất đột xuất.
+ Thực hiện các kế hoạch tiết kiệm, giảm chi phí, giá thành.
+ Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị của xưởng.
+ Thực hiện các quy định về vệ sinh, an toàn môi trường.
+ Thực hiện đúng các quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Thực hiện công tác đào tạo , hướng dẫn công nhân kỹ thuật phục vụ cho sản xuất của Nhà máy và Công ty.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật : Phân xưởng nhiệt luyện được trang bị 01 dây chuyền nhiệt luyện do Đài loan sản xuất, 02 lò nhiệt luyện kiểu lò giếng và một số trang thiết bị, dụng cụ đồ nghề phục vụ cho công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ. Diện tích của xưởng là 100m2 được thiết kế thuận tiện cho việc gia công
- Đội ngũ lao động : CBCNV của phân xưởng có 3 người , 1 trung cấp kỹ thuật và 2 công nhân kỹ thuật có tay nghề 4/7.
- Bộ phận quản trị :Do số lượng CBCNV không nhiều và mức độ công việc không phức tạp, vì vậy phân xưởng do một cán bộ thuộc Phòng Kỹ thuật - Sản xuất điều hành.
2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy giai đoạn 2002-2006
2.1.4.1 Kết quả về sản phẩm và thị trường
- Sản phẩm của Nhà máy đã tạo được uy tín trên thị trường trong nước bởi chất lượng và giá cạnh tranh. Vì vậy, Nhà máy Quy chế II đã được tập đoàn Điện lực Việt nam đưa vào danh sách nhà cung cấp chính sản phẩm bu lông đai ốc cho những cong trình trọng điểm quốc gia.
- Sản phẩm của Nhà máy đã mở rộng sang một số ngành có nhu cầu sử dụng hàng chất lượng cao như ngành công nghiệp sản xuất xe máy, đóng tầu, chế tạo máy công cụ .... . Tỷ trọng hàng chất lượng cao trong cơ cấu sản phẩm của Nhà máy đã tăng lên đáng kể.
- Nhà máy cũng đã đăng ký thương hiệu riêng của Nhà máy và được tổ chức QUACERT Việt nam cấp chứng chỉ hệ thống quản lý ISO 9001.
- Thị trường và khách hàng của Nhà máy ngày càng mở rộng , Nhà máy đã xuất khẩu được một số đơn hàng . Tuy có giá trị xuất khẩu không lớn , nhưng điều này khẳng định uy tín của nhà máy trên thị trường.
2.1.4.2 Kết quả về doanh thu và lợi nhuận
- Trong những năm gần đây Nhà máy luôn đạt mức tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng trung bình của ngành công nghiệp ( 14 – 16% ) . Doanh thu của Nhà máy tăng trung bình trong giai đoạn 2002 – 2006 là 40%.
- Do đạt kết quả tốt về doanh thu cùng với những giải pháp tiết kiệm chi phí , Nhà máy đã đạt được kết quả lợi nhuận khá . Kết quả này là một nỗ lực rất lớn của Nhà máy vì chỉ trước đó không lâu Nhà máy còn ở trong tình trạng thua lỗ.
Bảng 2.1 Kết quả thực hiện doanh thu và lợi nhuận của Nhà máy
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
(Triệu đ)
TH
(Triệu đ)
SS(%)
03/02
TH
(Triệu đ)
SS(%)
04/03
TH
(Triệu đ)
SS(%)
05/04
TH
(Triệu đ)
SS(%)
06/05
Doanh thu tiêu thụ
6.204
7.678
124
13.831
180
24.050
174
20.910
87
Lợi nhuận
2,7
6,7
248
185
2.2761
528
285
699
132
Nguồn : Báo cáo tài chính 2002-2006 , Phòng Tài chính – kế toán
Biểu đồ 2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tổng doanh thu của Nhà máy 2002-2006
2.1.4.3 Kết quả về nộp ngân sách và thu nhập
- Do kết quả sản xuất kinh doanh đạt tốt, vì vậy đóng góp của Nhà máy cho ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước . Đây là mức đóng góp khá đối với một đơn vị sản xuất cơ khí.
- Đời sống cán bộ công nhân viên của Nhà máy được cải thiện nâng cao, mức tăng trung bình là 15%/năm . Vì vậy một số cán bộ , công nhân có tay nghề cao trước đây chuyển công tác khác đã quay trở lại Nhà máy làm việc.
Bảng 2.2 Thực hiện chỉ tiêu nộp ngân sách và thu nhập của Nhà máy
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
(Triệu đ)
TH
(Triệu đ)
SS(%)
03/02
TH
(Triệu đ)
SS(%)
04/03
TH
(Triệu đ)
SS(%)
05/04
TH
(Triệuđ)
SS(%)
06/05
Nộp ngân sách
573
363
63
548
151
509
93
863
169
Thu nhập
1,6
1,85
116
2,2
119
2,5
114
2,8
112
Nguồn : Báo cáo tài chính 2002-2006 , Phòng Tài chính – kế toán
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của nhà máy Quy chế II
2.2.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm
Tính đa dạng của sản phẩm
Bu lông đai ốc là sản phẩm cơ khí thuộc loại chi tiết lắp xiết được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và dân dụng như : Xây lắp điện, xây dựng cầu đương, ô tô, xe máy, xe đạp, giao thông vận tải, xây dựng, đóng tầu, xây lắp dầu khí, xi măng, sản xuất thép, cơ khí chế tạo.... đây là một loại sản phẩm rất đa dạng về chủng loại, kích thước, mẫu mã, cấp độ bền, độ chính xác. Trước hết , để đáp ứng nhu cầu của khách hàng , Nhà máy phải sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm có cấp bền, độ dài, mẫu mã... và một số yêu cầu về lớp phủ bề mặt như : hàng được nhúng kẽm, mạ điện phân, nhuộm đen hoặc không có lớp phủ. Tổng số sản phẩm của Nhà máy thường xuyên là gần 1000 chủng loại sản phẩm. Do yêu cầu về lớp bảo vệ phải bền vững trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thời gian dài đối với những công trình như đường dây tải điện, các công trình dầu khí, cấp nước.... Nhà máy phải sản xuất hàng bu lông mạ nhúng kẽm nóng. Còn đối với những công trình, thiết bị yêu cầu độ vững chắc về kết cấu trong điều kiện môi trường làm việc cường độ cao như kết cấu thép, chế tạo cơ khí, ô tô, xe máy, sản xuất thép, xi măng..... thì nhà máy cần sản xuất các loại bu lông cấp bền cao. Đối với các ngành công nghiệp dân dụng thì yêu cầu về sản phẩm phải có mẫu mã đẹp, có tính thẩm mỹ cao, tiện lợi như sản xuất đồ nội thất, hàng gia dụng... thì nhà máy phải sản xuất các loại hàng có cấp bền thấp , mạ điện phân.v.v.
Đối với đai ốc thì tính đa dạng ít hơn so với bu lông một chủng loại đai ốc chỉ khác nhau về độ dầy , hình dáng để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Một loại đai ốc có thể dùng cho nhiều loại bu lông có chiều dài khác nhau, ví dụ như đai ốc M16 có thể dùng cho bu lông M16 có chiều dài khác nhau 50mm, 100mm, 200mm..v.v.
Hình dáng, kích cỡ sản phẩm
Về hình dáng, kích cỡ, tất cả các chủng loại bu lông , đai ốc được sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn của các nước và quốc tế phải đảm bảo được tính lắp lẫn của sản phẩm. Có hai loại tiêu chuẩn chính là theo hệ tiêu chuẩn mét như Việt nam , Đức, Nga, Nhật, Trung quốc... và nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tiêu theo hệ Inch là hệ tiêu chuẩn của Anh chỉ có một số nước như Anh , các nước thuộc liên hiệp Anh hoặc một số ngành, lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của công nghệ kỹ thuật từ nước Anh.
Về bu lông , Nhà máy sản xuất có các loại bu lông từ M5 – M42 có nghĩa là đường kính của các loại bu lông từ 5mm đến 42mm. Chiều dài của các bu lông đối với loại bu lông từ M5-M20 thì chiều dài là từ 20mm đến 200mm, còn đối với những chủng loại từ M20 – M42 chiều dài bu lông từ 50mm – 1500mm.
Khả năng hư hỏng , giảm phẩm cấp của sản phẩm
Do đặc điểm của nguyên liệu chế tạo sản phẩm là thép chế tạo bền vững ít bị hư hỏng , giảm phẩm cấp đối với môi trường và điều kiện bảo bảo bình thường tại kho của nhà máy. Chỉ có một số trường hợp đặc biệt do bảo quản không tốt như dột nhà kho, sản phẩm để dưới đất ẩm ướt thì sản phẩm sẽ bị gỉ sét không đạt chất lượng phải bán dưới dạng phế phẩm.
Do những đặc điểm đa dạng, hình dáng kích thước của sản phẩm hàng quy chế của Nhà máy Quy chế II cộng với những biến động về nhu cầu đối với các chủng loại hàng hoá đòi hỏi kế hoạch sản xuất của Nhà máy Quy chế II cần phải chuẩn bị rất chi tiết, cụ thể thì mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về chất lượng hàng hoá, giá cả, thời hạn giao hàng đặc biệt là các công trình quốc gia trọng điểm Nhà máy tham gia đấu thầu có yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, thời hạn giao hàng và giá cả phải cạnh tranh.
2.2.2 Đặc điểm về thị trường
Bu lông đai ốc là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành kinh tế kể cả công nghiệp và dân dụng do những tính ưu việt, tiện lợi của nó là : tính năng lắp lẫn, có thể dùng lại, thiết bị, máy móc, kết cấu khi lắp ráp có thể tháo rời từng bộ phận vì vậy tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi vận chuyển, đảm bảo tính mỹ thuật, chất lượng sản phẩm tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc thi công các công trình siêu trường, siêu trọng ở những địa bàn phức tạp như đồi núi, miền trung du, đồng bằng , ở ngoài khơi xa, trên sông.v.v. hoặc ở những vị trí khó thi công, lắp ráp trong các máy móc, thiết bị phức tạp.
Do những ưu điểm trên có thể thấy là thị trường các sản phẩm hàng quy chế là rất lớn , trong điều kiện hiện nay sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường . Phần lớn các sản phẩm dùng trong ngành công nghiệp như sản xuất thép, xi măng, ô tô, xe máy, chế tạo cơ khí.v.v. đòi hỏi chất lượng cao chưa có đơn vị nào sản xuất được , chủ yếu là nhập ngoại. Đối với những loại hàng không đòi hỏi chất lượng cao hoặc trung bình thì trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu thị trường. Hầu hết các dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia đề yêu cầu sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế , thời hạn giao hàng đúng tiến độ của dự án và giá cả phải cạnh tranh. Hiện tại Nhà nước đang có chính sách bảo hộ ngành sản xuất cơ khí trong nước , trong đó có mặt hàng quy chế với thuế suất nhập khẩu là 20 - 30% và sẽ được cắt giảm 5% mỗi năm kể từ khi Việt nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới cho đến khi đạt mức 5%.
Đây là điều kiện thuận lợi để Nhà máy Quy chế II nói riêng và các đơn vị sản xuất hàng Quy chế nói chung có kế hoạch đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất , tăng sản lượng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh , nắm bắt được cơ hội, vượt qua thách thức giành thắng lợi trong cạnh tranh khi Việt nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, Nhà máy Quy chế II cũng cần phải có chiến lược mở rộng thị trường sang các nước khác khi Việt nam đã là thành viên chính thức của WTO.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường
Hiện nay, Nhà máy Quy chế II có những sản phẩm, đối thủ cạnh tranh trong ngành hàng quy chế đó là : Các đơn vị sản xuất hàng quy chế trong nước, các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài và các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài vào, cụ thể :
- Những doanh nghiệp sản xuất trong nước : Một số doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân chuyên sản xuất hàng quy chế có trang thiết bị tương đối hoàn chỉnh và có đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề chuyên sâu như : Nhà máy quy chế Từ sơn, Nhà máy quy chế xây dựng, Công ty LIDOVIT, Công ty VINAVIT. Ngoài ra một số đơn vị khác cũng sản xuất hàng quy chế nhưng chỉ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các đơn vị đó và chủ yếu là tận dụng lợi thế của ngành có nhu cầu sử dụng nhiều bu lông đai ốc nên đã tận dụng thiết bị sẵn có như máy dập cóc, máy tiện.... để sản xuất chứ không đầu tư các thiết bị chuyên dụng , đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của mình như Nhà máy Z127 của Quân đội chuyên sản xuất cột điện , Nhà máy cơ khí Yên viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam chuyên sản xuất cột điện, Nhà máy cơ khí Đà nẵng sản xuất, cung cấp một số bu lông đai ốc chuyên dụng cho ngành đường sắt , Nhà máy Quy chế xây dựng cung cấp cho các đơn vị sản xuất kết cấu thép thuộc Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt nam, Nhà máy cơ khí ô tô Ngô Gia Tự sản xuất phục vụ cho các đơn vị trong ngành giao thông vận tải. v.v. Các khối tư nhân và cơ sở sản xuất nhỏ chủ yếu sản xuất phục vụ cho nhu cầu thị trường tự do, yêu cầu chất lượng không cao, sản phẩm không đồng bộ , chủng loại ít chủ yếu là những chủng loại thông dụng chủ yếu là phục vụ cho bán lẻ trên thị trường tự do.
Năng lực sản xuất của các đơn vị trong nước :
+ Nhà máy Quy chế Từ sơn : 1000 tấn/năm
+ Nhà máy Quy chế II : 1000 tấn/năm
+ Nhà máy Quy chế III : 2500 tấn/ năm
+ Nhà máy Z127 : 300 tấn/năm
+ Nhà máy Quy chế Xây dựng : 1000 tấn/ năm
+ Công ty Lidovit : 2000 tấn/ năm
+ Công ty Vinavit : 600 tấn/ năm
+ Công ty Tiến Cường : 800 tấn/ năm
+ Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự : 100 tấn/ năm
+ Nhà máy sản xuất bu lông ốc vít Khánh Hoà : 150 tấn/ năm
+ Nhà máy cơ khí Đà nẵng : 150 tấn/ năm
+ Các cơ sở sản xuất tư nhân : 800 tấn/ năm
- Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : Hiện tại có một số doanh nghiệp của đài loan có quy mô sản xuất lớn, trang thiết bị hiện đại đặt tại khu công nghiệp Bình dương Như : Thread Co.Ltd. , Co – Win Co.Ltd... Sản phẩm của các doanh nghiệp này chủ yếu là xuất khẩu sang các nước Mỹ, Canada, Châu Âu, Nhật..một phần rất ít bán trong nuớc phục vụ việc quảng bá thương hiệu và một phần xuất vào các khu chế xuất.
- Hàng nhập khẩu : Hàng nhập khẩu có 3 nguồn cung cấp chính
+ Nhập khẩu kèm theo máy móc thiết bị của dự án : Các nhà thầu quốc tế khi tham gia và trúng thầu các dự án lớn tại Việt nam , máy móc thiết bị chính của dự án thường được cung cấp từ nước ngoài với ưu đãi về thuế vì vậy họ cũng nhập luôn bu lông đai ốc phục vụ cho công trình , số lượng bu lông đai ốc là rất lớn đặc biệt là các dự án trong ngành xi măng ( Khoảng 2000 tấn bu lông cho một nhà máy xi măng có công suất 2 triệu tấn năm ), các công trình xây dựng cầu hàng nghìn tấn cho một cây cầu, các đừơng dây tải điện 220 KVA, 500 KVA, các dự án trong lĩnh vực dầu khí...
- Nhập khẩu theo nhu cầu của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài : Các liên doanh trong các lĩnh vực sản xuất kết cấu thép như : ZAMIL STEEL, HUYNDAI STEEL TOWER MANUFACTURER, BLUE SCOPE, KET , Hàn Việt...thường nhập khẩu một khối lượng lớn bu lông đai ốc phục vụ cho sản xuất vì sản phẩm của họ xuất khẩu sang các nước như ASEAN, Mỹ, Trung đông... do vậy khi nhập khẩu bu lông đai ốc được hưởng thuế suất là 0%.
- Nhập khẩu theo đường tiểu ngạch và nhập lậu từ Trung quốc : Hàng nhập khẩu vào Việt nam để phục vụ mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân trong nước chủ yếu là hàng có xuất xứ từ Trung quốc, Đài loan. Hàng nhập khẩu từ Trung quốc chủ yếu theo đường tiểu ngạch và nhập lậu qua biên giới, vì vậy giá thấp do trốn thuế chất lượng không bảo đảm chủ yếu phục vụ thị trường bán lẻ. Hàng nhập khẩu từ Đài loan có chất lượng cao , đảm bảo mà trong nước không sản xuất được chủ yếu cung cấp cho các đơn vị liên doanh , những đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu yêu cầu chất lượng sản phẩm cao.
Do những đặc điểm về cạnh tranh trên , trong thời gian sắp tới Nhà máy Quy chế II có những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng trong tương lai đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động, hiện nay sản phẩm của các doanh nghiệp này chủ yếu là xuất khẩu và họ đang thực thiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường thông qua việc quảng bá sản phẩm và xây dựng hệ thống phân phối tại thị trường Việt nam để nắm bắt cơ hội khi nhu cầu về bu lông đai ốc chất lượng cao ngày càng tăng tại thị trường Việt nam . Đặc biệt là khi Việt nam gia nhập WTO thì trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng quy chế từ Trung quốc, Đài loan sẽ đặt nhà máy sản xuất tại Việt nam vì các mặt hàng sản xuất tại nước họ khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Châu Âu sẽ bị đánh thuế nặng hơn so với hàng sản xuất tại Việt nam vì các lý do : bán phá giá, giảm cán kênh thương mại.v.v. Vì vậy để nắm bắt được cơ hội , vượt qua thách thức và giành thắng lợi trong cạnh trạnh, Nhà máy Quy chế II cần phải nghiên cứu kỹ thị trường , để từ đó có những căn cứ chính xác cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy và phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược của Nhà máy . Trên cơ sở đó xây dựng những kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất, kế hoạch đổi mới kỹ thuật công nghệ , kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực ... để đáp ứng không những nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế.
2.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất, trang thiết bị máy móc
Quy trình công nghệ sản xuất
Nhà máy Quy chế II là đơn vị chuyên sản xuất hàng bu lông đai ốc từ M5 đến M42 với nhiều quy cách, chủng loại khác nhau . Để có nhiều kích thước, hình dạng khác nhau thì cần phải có nhiều kích cỡ, chủng loại nguyên vật liệu và khuôn cối khác nhau. Để có nhiều cấp bền khác nhau thì phải có nhiều chủng loại mác thép đầu vào khác nhau như bảng 2.3 tiêu chuẩn về nguyên vật liệu.
Bảng 2.3 Bảng tiêu chuẩn về nguyên vật liệu sản xuất bu lông
Cấp bền
Mác thép
3.6
CT3, KP3, CP3, 10, 10 KP
4.6
20
4.8
10, 10KP
5.6
30,35
5.8
10,10KP, 20, 20KP,
CT3, CP3, KP3
6.6
35, 45, 40G
6.8, 6.9
20, 20KP
8.8
35, 35X, 38XA, 45G
10.9
40G2, 40X, 30XGCA, 16XCH
12.9
35XGCA
14.9
40 XHMA
Nguồn : Tiêu chuẩn kỹ thuật 2006, Phòng Kỹ thuật - Sản xuất
Tất cả vật tư đầu vào trước khi đưa vào gia công đều phải được sử lý bề mặt, làm sạch, ủ mềm để đạt độ cứng nhất định cho từng loại sản phẩm sau đó được kéo để tạo đường kính, độ bóng bề mặt theo đúng quy cách , dung sai kỹ thuật cần thiết để đảm bảo tuổi thọ cho khuôn cối khi gia công và tạo bề mặt cho sản phẩm sau khi gia công . Mỗi loại sản phẩm phải sử dụng riêng một loaị khuôn khi sản xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hon thi7879n cng tc xy d7921ng k7871 ho7841ch s7843n xuamp.doc