Đề tài Hoàn thiện công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang: LỜI NÓI ĐẦU Tiền lương luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống xã hội và sản xuất không chỉ ở nước ta mà cả ở tất cả các nước khác trên thế giới vào mọi thời điểm của quá trình phát triển xã hội. Tiền lương hàm chứa nhiều mối quan hệ mâu thuẫn như quan hệ giữa sản xuất và phát triển, quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, quan hệ giữa thu nhập của các thành phần dân cư . Đối với hàng triệu người lao động làm công ăn lương thì tiền lương là mối quan tâm hàng ngày, hàng giờ. Tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống của họ và gia đình. Ngoài ra tiền lương còn thể hiện ở giá trị, địa vị uy tín của họ đối với bản thân gia đình và xã hội. Đối với doanh nghiệp tiền lương là một phần của chi phí sản xuất là hình thức chính để kích thích lợi ích đối với người lao động. Tuy nhiên để tiền lương thực sự là đòn bẩy để phát triển sản xuất, duy trì lao động thì các doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng công tác tiền lượng của doanh nghiệp mình. Nhằm trả lương ...

doc73 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Tiền lương luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống xã hội và sản xuất không chỉ ở nước ta mà cả ở tất cả các nước khác trên thế giới vào mọi thời điểm của quá trình phát triển xã hội. Tiền lương hàm chứa nhiều mối quan hệ mâu thuẫn như quan hệ giữa sản xuất và phát triển, quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, quan hệ giữa thu nhập của các thành phần dân cư . Đối với hàng triệu người lao động làm công ăn lương thì tiền lương là mối quan tâm hàng ngày, hàng giờ. Tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống của họ và gia đình. Ngoài ra tiền lương còn thể hiện ở giá trị, địa vị uy tín của họ đối với bản thân gia đình và xã hội. Đối với doanh nghiệp tiền lương là một phần của chi phí sản xuất là hình thức chính để kích thích lợi ích đối với người lao động. Tuy nhiên để tiền lương thực sự là đòn bẩy để phát triển sản xuất, duy trì lao động thì các doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng công tác tiền lượng của doanh nghiệp mình. Nhằm trả lương hợp lý công bằng, Bưu điện tỉnh Hà Giang đã tập trung xây dựng cho một mình quy chế trả lương, trả thưởng riêng phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã không tránh khỏi những yếu tố chủ quan và khách quan tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác trả lương, trả thưởng của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Bưu điện tỉnh Hà Giang, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo tiến sỹ Trần Việt Lâm và sự giúp đỡ của các anh chị phòng Tổ chức Lao động Tiền lương, Phòng Kế toán em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: "Hoàn thiện công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang". Luận văn đã dựa trên những kiến thức lý thuyết được học để phân tích thực trạng, tìm ra biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Hà Giang. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 2 chương Chương I: Thực trạng công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang. Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại bưu tỉnh Hà Giang. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy Tiến sĩ Trần Việt Lâm, người đã trực tiếp hướng dẫn em, xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị Bưu điện tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Ch­¬ng I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG I - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG 1. Quá trình hình thành và phát triển Tháng 10 năm 1991 tỉnh Hà Giang được tái lập sau 16 năm sát nhập với tỉnh Tuyên Quang. Hà Giang là tỉnh vùng cao, địa hình phức tạp, núi nông nghiệp hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam và Quảng Đông - Trung Quốc với đường biên giới dài 274 km qua 34 xã; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây giáo với tỉnh Yên Bái và Lào Cai; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng. Tỉnh Hà Giang gồm 10 đơn vị hành chính; Thị xã Hà Giang và 9 huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần. Diện tích tự nhiên là 7.884km2. Dân số hơn 634.000 người (theo báo cáo thống kê năm 2002) gồm 22 dân tộc, kinh tế chậm phát triển, cơ sở vật chất công nghiệp hầu như chưa có gì. Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo được Chính phủ chọn làm điểm đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong bối cảnh chung như vậy, Bưu điện tỉnh Hà Giang cũng được tái lập sau 1 năm và chính thức hoạt động từ 01/01/1993 theo quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Khi đó Bưu điện tỉnh Hà Giang là đơn vị thành viên của Tổng cục Bưu điện có hai chức năng chính là vừa tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý Nhà nước về các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông trên địa bàn tỉnh. Tháng 4-1995 Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo quyết định số: 249/thị trường ngày 24/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Hoạt động theo quyết định số: 91/thị trường ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tập đoàn kinh doanh. Theo đó Tổng cục Bưu điện có quyết định 491/TCCB-LĐ ngày 14/9/1996 thành lập doanh nghiệp nhà nước "Bưu điện tỉnh Hà Giang". Bưu điện tỉnh Hà Giang chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1993 theo mô hình tổ chức của Tổng cục Bưu điện đã quy định. - Về khối quản lý: Thành lập 2 phòng Tài chính kế toán thống kê và hành chính quản trị, còn lại cơ cấu tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ, chức năng theo chế độ chuyên viên trực tuyến với Giám đốc. - Về sản xuất: Gồm 2 Công ty Bưu chính phát hành bưu chí - điện báo điện thoại và 9 bưu điện huyện, 7 bưu cục 3. Sau khi chia, từ ngày 01/01/1993 tổng số cán bộ công nhân viên Bưu điện Hà Giang có 305 người, trong đó 101 nữ, chiếm 1/3 tổng số công nhân viên. - Về trình độ: Có 21 Đại học, 38 Trung học, 208 Sơ học còn 50 anh em chưa qua trường lớp song do tuổi cao, sức khoẻ yếu, trình độ văn hoá thấp không đủ điều kiện cử đi đào tạo. Cùng với việc sắp xếp lại tổ chức, bộ máy và tổ chức sản xuất, Bưu điện tỉnh rất chú trọng đến công tác củng cố và phát triển mạng lưới thông tin liên lạc trong tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cấp tỉnh và nhu cầu về tình cảm của nhân dân. Song do cuộc chiến tranh biên giới, mạng truyền dẫn và truyền mạch những năm trước đây chưa được đầu tư xây dựng hiện đại, do đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng thông tin và hiệu quả kinh tế. Mạng nội hạt tại thị xã Hà Giang và các huyện hầu hết dùng dây trần, tổng đài từ thạch, máy điện thoại quay tay, tỉnh mới tách chưa có lưới điện quốc gia. Tại trung tâm tỉnh mới có tổng đài NEC 3580 số chất lượng xấu, nhà làm việc, nhà ở của cán bộ công nhân viên còn thiếu nhiều. Bưu điện Hà Giang mới có một nhà 2 tầng 600m2 tại trung tâm tỉnh - một nhà 2 tầng bưu điện huyện Bắc Quang, còn hầu hết là nhà cấp 4 tranh tre nứa lá. Tuy gặp nhiều khó khăn của một tỉnh mới tách, Bưu điện tỉnh Hà Giang đã không ngừng phấn đấu hoạt động theo nhịp độ phát triển của toàn ngành. 2. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 1999- 2003 Trong những năm gần đây tỉnh Hà Giang đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ. Đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện về số lượng và chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm qua được thể hiện: - Về doanh thu qua các năm đều tăng trưởng, doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 là: 3.221 triệu đồng (tương đương 12,6%). Năm 2001 tăng so với năm 2000 là: 6.440 triệu đồng (tương đương 1.42%). Năm 2002 tăng so với năm 2001 là: 7.175 triệu đồng (tương đương 13,29%), Năm 2003 tăng so với năm 2002 là: 7.922 triệu đồng (tương đương 12,73%). - Về lợi nhuận sau thuế năm 2000 giảm so với năm 1999 là: 1.018 triệu đồng (tương đương 29%). Năm 2001 tăng so với năm 1999 là: 780 triệu đồng (tương đương với 17,28%). Năm 2002 tăng so với năm 2001 là: 2.851 triệu đồng (tương đương với 53,87%). - Về tài sản cố định chủ yếu đầu tư cho mạng lưới năm 1999 là: 82.068 triệu đồng, đến năm 2002 là: 129.123 triệu đồng. - Thu nhập người lao động cũng được cải thiện năm 1999 bình quân chỉ đạt 0,93 triệu đồng/tháng/người lao động đến năm 2002 bình quân thu nhập là: 1,229 triệu đồng/tháng/người lao động, năm 2003 bình quân thu nhập là: 2,037 triệu đồng/tháng/người lao động. Bảng 1 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 1999 - 2003 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 A. Chỉ tiêu kinh tế 1. Doanh thu 12.112 15.333 21.773 28.948 36.870 2.Chi phí 27.072 33.936 40.945 46.510 50.120 3.Lợi nhuận 4.512 3.494 5.292 8.143 14.287 4. Tổng số CBCNVC 427 443 462 462 480 5.Thu nhập bình quân người / tháng 0.93 1.06 1.19 1.229 2.037 Bảng 2 SẢN LƯỢNG CHỦ YẾU CỦA BƯU ĐIỆN HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 1999 – 2003 Chỉ tiêu ĐVT Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 B. Sản lượng chủ yếu I. Sản phẩm bưu chính 1. Bưu phẩm trong nước và quốc tế 1000 cái 299 307 424 554 695 2. Phát hành báo chí 1000 tờ 2.122 2.149 2.385 2.600 2.957 II. Sản lượng viễn thông 1. Máy điện thoại cố định thực tăng Máy 867 1.353 2.430 2.490 2.633 2. Máy điện thoại di động thực tăng Máy 47 337 470 810 655 3. Thuê bao Internet thực tăng Thuê bao 6 7 13 21 50 II - NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG 1. Hình thức pháp lý và loại hình sản xuất kinh doanh Bưu điện tỉnh Hà Giang là một tổ chức kinh tế, là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam có con dấu riêng và được phép mở tài khoản ở Ngân hàng để giao dịch. Hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động công ích các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông. Bưu điện tỉnh Hà giang được quyền lựa chọn các hình thức trả lương, phân phối thu nhập, quyết định bậc lương cho người có mức lương chuyên viên chính bậc 3/6 trở xuống trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh của đơn vị và quy chế trả lương, quy chế phân phối thu nhập do tổng công ty quy định. Quỹ tiền lương của Bưu điện tỉnh Hà giang do tổng công ty điều tiết . Do tính chất của Bưu điện vừa hoạt động kinh doanh, vừa hoạt động công ích lên công tác trả lương phức tạp. 2. Đội ngũ lao động Qua giai đoạn I, tăng tốc độ phát triển ngành Bưu chính - Viễn thông tiến thẳng lên hiện đại hoá đã làm thay đổi cơ bản kết cấu ngành nghề trong toàn ngành hình thành một số chức danh mới: Công nhân vi ba số, công nhân Tổng đài Điện tử số, công nhân bảo dưỡng, sửa chữa cáp quang... Bưu điện tỉnh Hà Giang là một trong những đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, chịu tác động của những thay đổi về kết cấu ngành nghề, chịu sự chi phối về các đặc điểm chung về lao động. Đặc điểm nhân lực của Bưu điện tỉnh Hà Giang có thể được đánh giá như sau: Lao động trong khâu sản xuất ở các doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông nói chung và Bưu điện tỉnh Hà Giang nói riêng chia làm 2 bộ phận chủ yếu và thực hiện chức năng chính sau đây: Một là, bộ phận lao động trực tiếp thực hiện các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông như lao động các công việc bảo dưỡng, sửa chữa cáp, dây máy thuê bao, di chuyển lắp đặt máy điện thoại thuê bao, lao động chuyển mạch, Vi ba, khai thác Bưu chính, Phát hành báo chí, giao dịch v.v... Hao phí lao động này nhập vào giá trị sản phẩm Bưu chính - Viễn thông. Bộ phận lao động này sáng tạo ra giá trị mới và tạo ra thu nhập kinh tế quốc dân. Hai là, bộ phận gián tiếp là bộ phận phục vụ cho thực hiện các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông. Các nghề lao động trong dịch vụ Bưu chính - Viễn thông, Bưu điện tỉnh Hà Giang hiện nay gồm có : + Công nhân vận hành sửa chữa đường thuê bao + Công nhân vận hành bảo dưỡng tổng đài điện tử + Công nhân vận hành bảo dưỡng thiết bị vi ba số + Công nhân vận hành bảo dưỡng thiết bị nguồn + Công nhân vận chuyển Bưu chính + Công nhân khai thác Bưu chính và phát hành báo chí + Công nhân khai thác phi thoại giao dịch + Kiểm soát viên doanh thác + Kiểm soát viên kỹ thuật Cấp bậc của từng loại công việc được áp dụng theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty, hàng năm Bưu điện Hà Giang tổ chức thi nâng bậc nghề cho công nhân theo đối tượng thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng, lợi ích của người lao động được đảm bảo thì họ gắn bó với doanh nghiệp. Lao động của Bưu điện Hà Giang gồm nhiều nghành nghề, nhiều cấp bậc dẫn tới công tác trả lương phức tạp. Về phát triển đội ngũ lao động của Bưu điện tỉnh Hà Giang trong thời gian qua: Bảng 3 PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ TT Năm Trình độ 1999 2000 2001 2002 2003 1 Đại học 55 59 63 63 77 2 Trung cấp 89 89 98 106 118 3 Sơ cấp + chưa qua đào tạo 283 295 301 293 285 Cộng 427 444 463 469 480 Bảng 4 PHÂN THEO ĐỐI TƯỢNG TT Năm Trình độ 1999 2000 2001 2002 2003 1 Quản lý 58 58 58 59 114 2 Sản xuất 369 385 404 403 376 Cộng 427 444 463 469 480 Nhận xét: +Cơ cấu lao động thay đổi, sơ cấp không tăng, đại học và trung cấp tăng. +Năm 2003 lao động quản lý tăng, lao động sản xuất giảm Từ đó dẫn đến khó khăn trong công tác trả lương 4. Cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Hà Giang 4.1 Bảng 5 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC B­u ®iÖn tØnh Hµ Giang Phßng BC-VT-TH Tæ BC Tæ VT Tæ BC Tæ VT Tæ BC Tæ VT C«ng ty ®iÖn b¸o - ®iÖn tho¹i Hµ Giang C¸c b­u ®iÖn huyÖn, thÞ x· -Phßng kü thuËt - Phßng kÕ to¸n TK-TC - Phßng kÕ ho¹ch - Phßng tæ chøc H. chÝnh Trung t©m b¶o d­ìng øng cøu th«ng tin Trung t©m ch¨m sãc kh¸ch hµng §µi viÔn th«ng Tæ qu¶n lý Tr¹m viÔn th«ng Phßng kÕ to¸n TK- TC Phßng K.ho¹ch §.t­ XDCB Phßng TCCB-L§ Phßng HC-QT Tæ C.viªn Tæng hîp Tæ s¶n xuÊt B­u côc kièt §¹i lý ®iÓm B§VH x· Quan hÖ trùc tuyÕn Quan hÖ chøc n¨ng Cùng với việc chia tách tỉnh Hà Tuyên. Bưu điện tỉnh Hà Giang chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1993. Theo mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý mẫu của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Tổ chức bộ máy quản lý gồm 5 phòng và 1 tổ tổng hợp thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc Bưu điện trong lĩnh vực công tác. Tổ chức sản xuất gồm 2 Công ty: Công ty Bưu chính - Phát hành báo chí và Công ty điện báo điện thoại và 9 bưu điện Huyện. Việc tổ chức sản xuất dựa trên địa giới hành chính của Tỉnh. 4.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện tỉnh Hà Giang ngày 28 tháng 9 năm 1996. * Bưu điện tỉnh Hà Giang có chức năng - Tổ chức, xây dựng, quản lý vận hành và khai thác mạng Bưu chính - Viễn thông để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do Tổng Công ty trực tiếp giao. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng, Chính quyền các cấp, phục vụ các yêu cầu thông tin trong đời sống, kinh tế, xã hội của các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang và các nơi khác theo quy định của Tổng Công ty nhằm hoàn thành kế hoạch được giao. - Thiết kế mang thuê bao, xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc. - Doanh nghiệp vật tư thiết bị chuyên ngành Bưu chính - Viễn thông - Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép và thực hiện các nhiệm vụ Tổng Công ty giao. * Quyền hạn và Bưu điện tỉnh Hà Giang + Trong việc quản lý sử dụng các nguồn lực - Quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khá được Nhà nước và Tổng Công ty giao để thực hiện chức năng của Bưu điện tỉnh Hà Giang. - Phân cấp lại cho các đơn vị trực thuộc quản lý sử dụng các nguồn trực thuộc khi cần thiết cho việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh và phục vụ chung của đơn vị. + Trong việc tổ chức, quản lý, điều kiện và phục vụ - Tổ chức, quản lý, khai thác, điều hành, phát triển mạng lưới Bưu chính - Viễn thông theo phân cấp của Tổng Công ty và những quy định quản lý Nhà nước về Bưu chính - Viễn thông. - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, trang thiết bị theo quy hoạch, kế hoạch, phương án, quy chế, quy định và hướng dẫn của Tổng Công ty. - Tổ chức thực hiện các dự án phát triển theo kế hoạch của đơn vị và Tổng Công ty giao. - Trong khuôn khổ định biên lao động đã được Tổng Công ty phê duyệt, tuyển chọn thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động hoặc cho phân cấp của Tổng Công ty. - Lựa chọn các hình thức trả lương, phân phối thu nhập, quyết định bậc lương cho người lao động có mức lương chuyên viên chính bậc 3/6 trở xuống trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh của đơn vị và quy chế trả lương, quy chế phân phối thu nhập do Tổng Công ty quy định. + Trong lĩnh vự tài chính - Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch tài chính của Tổng Công ty giao. - Sử dụng vốn và các quỹ của Bưu điện tỉnh Hà Giang để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh. Trường hợp sử dụng vốn, quỹ khác mục đích quy định phải theo nguyên tắc và hoàn trả. - Huy động vốn theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Tổng Công ty cho sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về mục đích, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó. Trích lập, sử dụng các quỹ theo quy định của Tổng Công ty và pháp luật Nhà nước. * Nghĩa vụ của Bưu điện tỉnh Hà Giang - Sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước được Tổng Công ty đã phân giao cho Bưu điện tỉnh Hà Giang quản lý. - Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề đã đăng ký. Chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về kết quả hoạt động, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm, dịch vụ do đơn vị cung cấp. Trình Tổng Công ty phương án giá cước liên quan tới các dịch vụ do đơn vị kinh doanh. - Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ quốc phòng an ninh, ngoại giao, các yêu cầu thông tin liên lạc khẩn cấp. Đảm bảo các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà Giang với thẩm quyền theo quy định của điều lệ này. - Chịu sự chỉ đạo điều hành mạng thông tin Bưu chính - Viễn thông thống nhất của Tổng Công ty. * Giám đốc + Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Giang do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Giám đốc là đại diện pháp nhân của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được quy định theo điều lệ và các văn bản quy định khác của Tổng Công ty. Giám đốc là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất của đơn vị. + Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh do Tổng Giám đốc Tổng Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Là người giúp Giám đốc quản lý điều thành thuộc phòng Bưu chính - Viễn thông tin học của Bưu điện tỉnh Hà Giang và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. + Kế toán trưởng do Tổng Giám đốc Tổng Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật là người giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê tài chính của toàn Bưu điện tỉnh Hà Giang có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Trực tiếp phụ trách phòng KTKTTC Bưu điện tỉnh. *Phòng Bưu chính - Viễn thông tin học (BCVT-TH) + Cơ cấu tổ chức: Phòng BCVT-TH do trưởng phòng phụ trách có phó phòng giúp việc quản lý điều hành, và các chuyên viên, viên chức làm việc theo mô hình 2 tổ quản lý thuộc 2 lĩnh vực Bưu chính - phát hành báo chí và viễn thông do trưởng phòng phân công. + Chức năng - Lĩnh vực viễn thông: là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc Bưu điện tỉnh quản lý, điều hành và thừa lệnh Giám đốc Bưu điện tỉnh quản lý khai thác, điều hành, xử lý, ứng cứu thông tin trên mạng lưới thiết bị viễn thông của toàn Bưu điện tỉnh Hà Giang. - Lĩnh vực Bưu chính – Phát hành báo chí: Tham mưu giúp Giám đốc Bưu điện tỉnh tổ chức quản lý mạng lưới bưu cục, mạng lưới đường thư, hướng dẫn trong công tác giá cước, tiếp thị, chỉ đạo, quản lý các hoạt động của điểm bưu điện văn hoá xã, đại lý, ki ốt, quản lý sản xuất khai thác và kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông, phát hành báo chí mà Bưu điện tỉnh Hà Giang được pháp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh. * Phòng kế toán thống kê, tài chính (KTTK-TC) + Cơ cấu tổ chức của Phòng KTTK-TC do kế toán trưởng kiêm trưởng phòng phụ trách, có phó trưởng phòng giúp việc quản lý điều hành và các viên chức giúp việc chuyên môn nghiệp vụ theo mô hình 2 tổ quản lý thuộc 2 lĩnh vực: KTTK-TC về viễn thông và KTTK-TC về Bưu chính phát hành báo chí. + Chức năng - Phòng KTTK-TC là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Bưu điện tỉnh quản lý, điều hành và thừa lệnh Giám đốc Bưu điện tỉnh điều hành toàn bộ công tác KTTK-TC hạch toán kinh tế về 2 lĩnh vực viễn thông và báo chí –Phát hành báo chí trong toàn tỉnh. * Phòng Kế hoạch Đầu tư-Xây dựng cơ bản (Kế hoạch đầu tư-XDCB) + Cơ cấu tổ chức: Phòng kế hoạch đầu tư - xây dựng cơ bản do trưởng phòng phụ trách có phó phòng giúp việc quản lý điều hành cùng các viên chức thực hiện nhiệm vụ theo mô hình 2 tổ quản lý theo 2 lĩnh vực: * Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo lĩnh vực viễn thông. * Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo lĩnh vực Báo chí-Phát hành báo chí. Do trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ quy định của Bưu điện tỉnh. +Chức năng: Phòng kế hoạch đầu tư - XDCB là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Bưu điện tỉnh về các nội dung nhiệm vụ. - Tổng hợp xây dựng và triển khai chiến lược quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh của 2 lĩnh vực viễn thông và Bưu chính – phát hành báo chí. * Phòng tổ chức cán bộ lao động (TCCB-LĐ) - Cơ cấu tổ chức: Do trưởng phòng phụ trách, có phó phòng giúp việc quản lý điều hành và các viên chức thực hiện chuyên môn nghiệp vụ. - Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bưu điện tỉnh về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ mối quan hệ công tác do Bưu điện tỉnh quy định. -Phòng Tổ chức cán bộ lao động là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Bưu điện tỉnh quản lý, điều hành về các lĩnh vực công tác: Tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, bảo hộ lao động và các chính sách trong xã hội trong phạm vi Bưu điện tỉnh. -Phòng tổ chức cán bộ lao động hiện nay vẫn thiếu cán bộ, cơ cấu tổ chức phức tạp, nên gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ trả lương. * Phòng hành chính quản trị (HCQT) - Cơ cấu tổ chức của phòng HCQT do trưởng phòng phụ trách có phó trưởng phòng giúp việc quản lý điều hành cùng các viên chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ được phân công. - Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bưu điện tỉnh về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ do Bưu điện tỉnh quy định. - Phòng HCQT có chức năng thống kê, lưu trữ tư liệu, số liệu phục vụ công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực HCQT. - Quản lý bảo vệ tài sản của cơ quan, văn phòng Bưu điện tỉnh. - Đảm bảo các yêu cầu phục vụ hội nghị, tiếp khách, hội họp, học tập của Bưu điện tỉnh. * Tổ chuyên viên tổng hợp Tổ chuyên viên tổng hợp có tổ trưởng phụ trách, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Bưu điện tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Bưu điện tỉnh quy định thuộc các lĩnh vực: - Thanh tra pháp chế; thi đua - truyền thống; bảo vệ kinh tế-quân sự động viên, chuyên trách đoàn thể, y tế cơ quan. - Tổ chuyên viên tổng hợp gồm các chức danh sau: 1. Chuyên viên thanh tra pháp chế. 2. Chuyên viên thi đua truyền thống. 3. Các chức danh chuyên trách công đoàn, đoàn thể. 4. Cán sự bảo vệ kinh tế - quân sự động viên. 5. Y sĩ cơ quan. * Công ty điện báo điện thoại (ĐB-ĐT) Công ty ĐB-ĐT là đơn vị kinh tế trực thuộc Bưu điện tỉnh hạch toán phụ thuộc, có con dấu theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại Ngân hàng, do Giám đốc Công ty quản lý điều hành, có phó Giám đốc Công ty và bộ máy các phòng chức năng giúp việc. - Công ty ĐB-ĐT có các đơn vị sản xuất gồm các đài viễn thông khu vực, các trạm viễn thông khu vực và các đơn vị trung tâm bảo dưỡng ứng cứu thông tin, trung tâm chăm sóc khách hàng, thực hiện chức năng kinh doanh tiếp thị. - Đài viễn thông khu vực là đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty ĐB-ĐT do trưởng đài phụ trách có phó đài giúp việc điều hành các trạm viễn thông khu vực. - Công ty ĐT-ĐT có chức năng sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực. - Tổ chức kinh doanh các dịch vụ viễn thông đến tận khách hàng trong phạm vi toàn tỉnh thông qua Bưu điện huyện và Bưu điện thị xã với tư cách giống như tổng đại lý kinh doanh dịch vụ viễn thông của Công ty ĐB-ĐT trên địa bàn tỉnh... - Đài viễn thông khu vực có chức năng: Tổ chức triển khai nhiệm vụ xây lắp, quản lý, vận hành bảo dưỡng, khai thác mạng viễn thông trên từng địa bàn được phân công quản lý kinh doanh các dịch vụ viễn thông đến tận khách hàng trên địa bàn huyện thông qua Bưu điện huyện và Bưu điện thị xã. - Phối hợp, tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của địa phương. - Các trạm viễn thông thực hiện chức năng trực tiếp quản lý vận hành các tổng đài khu vực, các trạm truyền dẫn, chăm sóc khách hàng, là các tổ sản xuất trực thuộc đài. - Công ty ĐB-ĐT có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ đồng thời thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được Giám đốc Bưu điện tỉnh quy định trong quy chế tổ chức hoạt động của các đơn vị trực thuộc. * Bưu điện thị xã Hà Giang - Cơ cấu tổ chức Bưu điện thị xã Hà Giang: Là đơn vị kinh tế trực thuộc Bưu điện tỉnh, hạch toán phụ thuộc, có con dấu theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại Ngân hàng. - Bưu điện thị xã do Giám đốc Bưu điện thị xã quản lý điều hành, có phó Giám đốc Bưu điện thị xã và bộ máy quản lý giúp việc, quản lý điều hành, có các tổ sản xuất để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. - Bưu điện thị xã có vai trò giống như tổng đại lý cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn thị xã Hà Giang. - Bưu điện thị xã Hà Giang có chức năng quản lý, khai thác, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị, phương tiện bưu chính trên địa bàn thị xã. - Kinh doanh các dịch vụ bưu chính phát hành báo chí, các dịch vụ viễn thông công cộng tại các điểm giao dịch và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông, thông qua các hợp đồng trách nhiệm như: Chấp nhận hợp đồng phát triển thuê bao, phát triển các dịch vụ mới, thu cước viễn thông, bán thẻ dịch vụ viễn thông cho điện thoại di động, điện thoại dùng thẻ. - Tổ chức kinh doanh, quản lý nhiệm vụ tại các đại lý bưu điện và các điểm bưu điện văn hoá xã. - Quản lý khai thác phương tiện vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí công văn thư tín nội tỉnh. - Bưu điện thị xã Hà Giang có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi quyền hạn có nghĩa vụ được Giám đốc Bưu điện tỉnh quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn trong quy chế hoạt động của Bưu điện thị xã Hà Giang. * Các Bưu điện huyện + Cơ cấu tổ chức của Bưu điện huyện: là đơn vị kinh tế trực thuộc Bưu điện tỉnh, hạch toán phụ thuộc, có con dấu theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại Ngân hàng. Bưu điện huyện do Giám đốc các Bưu điện huyện quản lý, điều hành, có phó Giám đốc Bưu điện các huyện và bộ máy quản lý giúp việc. - Bưu điện huyện là đại diện của Bưu điện tỉnh tại các huyện có vai trò giống như tổng đại lý cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn các huyện. - Bưu điện huyện có chức năng tổ chức quản lý, khai thác mạng lưới kinh doanh các dịch vụ BC-PHBC trên địa bàn các huyện. - Kinh doanh các dịch vụ viễn thông công cộng tại các điểm giao dịch và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông. - Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông hệ I. - Bưu điện các huyện có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ quyền hạn, nghĩa vụ được Giám đốc Bưu điện tỉnh quy định trong quy chế hoạt động của Bưu điện huyện. III - CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG 1. Chế độ tiền lương cho lao động nghiệp vụ kỹ thuật Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định của nhà nước và ngành Bưu chính - Viễn thông để trả lương cho người lao động căn cứ vào chất lượng và điều kiện lao động. Chế độ này được áp dụng đối với lao động trực tiếp và trả lương theo kết quả lao động thể hiện qua số lượng và chất lượng. Để trả lương một cách đúng đắn và công bằng cần căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động. Hai mặt này gắn liền với nhau trong bất kỳ một quá trình lao động nào của ngành Bưu chính - Viễn thông. Số lượng lao động thể hiện qua mức tiêu hao thời gian lao động để sản xuất, cung cấp sản phẩm dịch vụ Bưu chính - Viễn thông trong một khoảng thời gian theo lịch nào đó. Chất lượng lao động là trình độ lành nghề của lao động được sử dụng vào quá trình lao động Bưu chính - Viễn thông và được thể hiện ở trình độ giáo dục đào tạo, kinh nghiệm kỹ năng. Chất lượng lao động càng cao, thì năng suất lao động và hiệu quả làm việc cũng càng cao. Như vậy, muốn xác định đúng đắn tiền lương cho một loại công việc, cần phải xác định rõ số lượng và chất lượng lao động nào đó đã tiêu hao để thực hiện công việc đó. Ngoài ra cũng phải xác định điều kiện lao động của công việc cụ thể đó. Thực hiện chế độ tiền lương cấp bậc có ý nghĩa: - Tạo khả năng điều chỉnh tiền lương giữa các ngành nghề một cách hợp lý, giảm bớt tính chất bình quân trong việc trả lương. - Có tác dụng trong việc bố trí và sử dụng lao động thích hợp với khả năng về sức khoẻ và trình độ lành nghề, tạo cơ sở xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực, nhất là kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động. - Có tác dụng khuyến khích và thu hút người lao động làm việc những ngành nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, khó khăn, độc hại. - Chế độ tiền lương cấp bậc không cố định, tuỳ theo điều kiện trong từng thời kỳ mà có sửa đổi, cải tiến nhằm phát huy tốt vai trò và tác dụng của nó. Nội dung chế độ tiền lương cấp bậc: Thang lương: Là bản xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những lao động cùng một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau, theo trình độ lành nghề (xác định theo bậc) của họ. Những nghề khác nhau sẽ có những thang lương tương ứng khác nhau. Thang lương gồm: - Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của lao động và được xếp từ thấp đến cao (bậc cao nhất có thể là bậc 3, bậc 6, bậc 7...) - Hệ số lương chỉ rõ ở một bậc nào đó (lao động có trình độ lành nghề cao), được trả lương cao hơn lao động bậc 1 (bậc có trình độ lành nghề thấp nhất hay còn gọi là lao động giản đơn) trong nghề bao nhiêu lần. Bội số của thang lương là hệ số của bậc cao nhất trong một thang lương. Đó là sự gấp bội giữa hệ số lương của bậc cao nhất so với hệ số lương của bậc thấp nhất hoặc so với mức lương tối thiểu. Sự tăng lên của hệ số lương giữa các bậc lương được xem xét bằng: + Hệ số tăng tuyệt đối của hệ số lương tức là hiệu số của hai hệ số lương liên tiếp kế tiếp nhau. + Hệ số tăng tương đối của hệ số lương tức là tỷ số giữa hệ số tăng tuyệt đối với hệ số lương của bậc đứng trước. Khi xây dựng thang lương, các hệ số tăng tương đối của hệ số lương có thể là hệ số tăng tương đối luỹ tiến, hệ số tăng tương đối đều đặn (không đổi) và hệ số tăng tương đối luỹ thoái (giảm dần). Thang lương có hệ số tăng tương đối luỹ tiến là thang lương trong hệ số tăng tương đối của các bậc sau cao hơn hệ số tăng tương đối của các bậc đứng trước đó. Thang lương có hệ số tăng tương đối đều đặn là thang lương mà hệ số tăng tương đối của các bậc khác nhau là như nhau. Thang lương có hệ số tăng tương đối luỹ thoái là thang lương có các hệ số tăng tương đối ở các bậc sau nhỏ hơn hệ số tăng tương đối của các bậc đứng trước. Trong thực tế, các loại thang lương có hệ số tăng tương đối như trên mang tính nguyên tắc, phản ánh xu hướng chứ ít khi đảm bảo tính tuyệt đối. Bảng 6 BẢNG LƯƠNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG Đơn vị tính: 1000 đồng Nhóm mức lương Bậc lương I II III IV V VI VII Nhóm I -Hệ số 1,35 1,47 1,62 1,78 2,18 2,67 3,28 -Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 283,5 308,7 340,2 373,8 457,8 560,7 688,8 Nhóm II -Hệ số 1,47 1,64 1,83 2,04 2,49 3,05 3,73 -Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 308,7 344,4 384,3 384,3 522,9 640,5 783,3 (Nguồn: các văn bản quy định chế độ tiền lương mới, tập 7, NXB Lao động xã hội – năm 2001). Nhóm I: Vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa tổng đài. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị vi ba. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đường thuê bao. Vận hành, bảo dưỡng thiết bị nguồn, thiết bị đầu cuối. Nhóm II: Vận hành, bảo dưỡng tổng đài điện tử. Vận hành, bảo dưỡng thiết bị vi ba số. Bảo dưỡng, sửa chữa cáp sợi quang. Bảng 7 BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Đơn vị tính: 1000 đồng Chức danh Hệ số, mức lương I II III IV V 1. Vận chuyển bưu chính - Hệ số 1,28 1,53 1,82 2,16 2,56 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 268,8 321,3 382,2 453,6 537,6 2. Khai thác bưu chính và PHBC - Hệ số 1,40 1,65 1,95 2,36 2,92 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 294,0 346,5 409,5 495,6 613,2 3. Khai thác điện thoại, giao dịch cấp I. - Hệ số 1,79 2,04 2,40 2,87 3,45 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp II 375,9 428,4 504,0 602,7 724,5 - Hệ số 1,57 1,82 2,15 2,56 3,07 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp III 329,7 382,2 451,5 537,6 644,7 - Hệ số 1,35 1,58 1,86 2,19 2,56 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 283,5 331,8 390,6 459,9 537,6 4. Khai thác phi thoại, giao dịch cấp I - Hệ số 1,79 2,04 2,40 2,87 3,45 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp II 375,9 428,4 504,0 602,7 724,5 - Hệ số 1,57 1,82 2,15 2,56 3,07 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp III 329,7 382,2 451,5 537,6 644,7 - Hệ số 1,40 1,65 1,95 2,31 2,73 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 294,0 346,5 409,5 485,1 573,3 5. Kiểm soát viên doanh thác cấp I - Hệ số 2,16 2,41 2,75 3,19 3,73 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp II 453,6 506,4 577,5 669,9 783,3 - Hệ số 1,79 2,04 2,37 2,78 3,28 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp III 375,9 428,4 497,7 583,8 688,8 - Hệ số 1,57 1,82 2,15 2,56 3,07 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 329,7 382,2 451,5 537,6 644,7 6. Kiểm soát viên kỹ thuật - Hệ số 2,30 2,60 3,01 3,53 4,17 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp II 483,0 546,0 632,1 741,3 875,7 - Hệ số 1,92 2,22 2,62 3,12 3,73 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp III 403,2 466,2 550,2 655,2 783,3 - Hệ số 1,70 1,95 2,29 2,73 3,28 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 357,0 409,5 480,9 573,3 688,8 (Nguồn: các văn bản quy định chế độ tiền lương mới, tập 7, NXB lao động xã hội – năm 2001). - Xây dựng chức danh nghề của nhóm lao động. Đây là chức danh cho lao động cùng một nghề hay một nhóm nghề. Khi xây dựng căn cứ vào tính chất đặc điểm và nội dung của quá trình lao động. Những lao động làm việc có tính chất, đặc điểm và nội dung như nhau thì được xếp vào một nghề mang cùng một chức danh, có chung một thang lương. Xác định hệ số của thang lương thực hiện qua phân tích thời gian và các yêu cầu về phát triển nghề nghiệp cần thiết để một lao động có thể đạt tới bậc cao nhất trong nghề. Các yếu tố đưa vào phân tích là thơì gian học tập văn hoá, thời gian đào tạo bồi dưỡng, thời gian tích luỹ kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Khi xác định bội số của thang lương, ngoài phân tích các yếu tố trực tiếp trong ngành Bưu chính - Viễn thông, cần phân tích quan hệ trong nhóm nghề khác để đạt được tương quan hợp lý giữa các ngành nghề khác nhau. - Xác định số bậc của thang lương: Căn cứ vào bội số của một thang lương, tính chất phức tạp của sản xuất và trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động... Từ đó xác định số bậc cần thiết. Những nghề có tính chất phức tạp về kỹ thuật cao thì thường được thiết kế theo thang lương có nhiều bậc. - Xác định hệ số lương của các bậc. Dựa vào bội số của thang lương, số bậc trong thang lương và tính chất trong hệ số tăng tương đối mà xác định hệ số tương đương ứng cho từng bậc lương. Bội số lương không đổi tuy nhiên hệ số lương của các bậc khác nhau ngoài bậc 1 và bội số của thang lương, có thể cao thấp khác nhau tuỳ thuộc vào thang lương được thiết kế theo hệ số tăng tương đối luỹ tiến, đều đặn hay luỹ thoái. Mức tiền lương: Là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp với các bậc trong thang lương. Thời gian dùng để làm đơn vị tính khi trả lương có thể khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể về trình độ phát triển sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý. Trong một thang lương, mức tuyệt đối của mức lương được quy định cho bậc 1 hay mức lương tối thiểu, các bậc còn lại được tính dựa vào suất lương bậc một và hệ số lương tương ứng với bậc đó. Mức lương bậc 1 là mức lương ở bậc thấp nhất trong nghề. Các nghề khác nhau thì mức lương này khác nhau và phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phức tạp về kỹ thuật, điều kiện lao động và hình thức trả lương. Mức lương bậc 1 của một nghề nào đó luôn luôn lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu là mức tiền lương trả cho người lao động làm những công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng. Tiền lương tối thiểu được Nhà nước quy định theo từng thời kỳ trên cơ sở về trình độ phát triển, về kinh doanh - xã hội của đất nước và yêu cầu tái sản xuất sức lao động xã hội. Tiền lương tối thiểu thường được xác định qua phân tích các chi phí về ăn, mặc, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi phí về học tập, bảo hiểm sức khoẻ, y tế... Năm 1993, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu là: 120.000 đồng/tháng; tháng 4 năm 1997 là 144.000 đồng/tháng; tháng 01 năm 1999 là 180.000đồng/ tháng; tháng 01 năm 2001 là: 210.000đồng/tháng và đến tháng 01 năm 2003 là: 290.000 đồng/tháng. Khi mức lương tối thiểu được pháp luật quy định, người sử dụng lao động không được trả công dưới mức lương tối thiểu. Như vậy mức lương tối thiểu không chỉ áp dụng cho lao động giản đơn mà còn là khung pháp lý quan trọng, là nền để trả công cho người lao động, là mức lương mang tính chất bắt buộc người sử dụng lao động phải trả công ít nhất là bằng chứ không được thấp hơn. Vì vậy các mức lương khác trong thang, bảng lương hoặc thoả thuận trong hợp đồng lao động không được thấp hơn mức nhà nước quy định. Việc quy định mức lương tối thiểu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với nhà nước, các đơn vị sử dụng lao động mà còn cả đối với đời sống của người lao động. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của lao động ở một bậc nào đó, phải có sự hiểu biết nhất định về mặt kiến thức lý thuyết và phải làm được những công việc nhất định trong thực hành. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức lao động và trả lương. Trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật, người lao động có thể được bố trí làm việc theo đúng yêu cầu công việc, phù hợp với khả năng lao động. Qua đó có thể trả lương theo đúng chất lượng của người lao động khi làm việc trong cùng một nghề hay giữa các nghề khác nhau. Căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, các đơn vị tổ chức bồi dưỡng kiến thức và tay nghề, thi nâng bậc cho người lao động, bố trí sắp xếp lao động cho phù hợp và có hiệu quả. 2.Chế độ tiền lương cho lao động Quản trị Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những quy định của nhà nước để trả lương cho lao động quản lý. Lao động quản lý tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ, nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, tổ chức, điều hành kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả của lao động quản lý có ảnh hưởng lớn, trong nhiều trường hợp mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Khác với lao động trực tiếp, lao động quản lý làm việc bằng trí óc nhiều hơn, cấp quản lý càng cao thì đòi hỏi càng sáng tạo nhiều, phải kết hợp cả yếu tố khoa học và nghệ thuật, không chỉ thực hiện các vấn đề chuyên môn mà còn giải quyết các quan hệ con người trong quá trình làm việc. Chính vì vậy việc tính toán để xây dựng thang lương, bảng lương cho lao động quản lý rất phức tạp. Những yêu cầu đối với lao động quản lý không chỉ khác với lao động trực tiếp mà còn khác nhau giữa các loại cấp quản lý với nhau (về kiến thức kinh tế, kiến thức kỹ thuật, văn học quản lý). Xây dựng chế độ tiền lương chức vụ: Xây dựng chức danh của lao động quản lý: Thông thường trong quản lý có ba nhóm chức danh. - Chức danh lãnh đạo quản lý. - Chức danh chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ. - Chức danh thừa hành, phục vụ. Đánh giá sự phức tạp của lao động trong từng chức danh: thường được thực hiện trên cơ sở phân tích nội dung công việc, xác định mức độ phức tạp của từng nội dung qua phương pháp cho điểm. Xác định bội số và số bậc trong một bảng lương: Một bảng lương có thể có nhiều ngạch lương, mỗi ngạch ứng với một chức danh và trong ngạch có nhiều bậc lương. Bội số của ngạch lương được xác định tương tự như khi xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Số bậc trong ngạch lương, bảng lương xác định dựa vào mức độ phức tạp của lao động và số chức danh nghề được áp dụng. Xác định mức lương bậc một và các mức lương khác trong bảng lương: Xác định mức lương bậc một bằng cách lấy mức lương tối thiểu nhân với hệ số của mức lương bậc một so với mức lương tối thiểu. Hệ số này xác định căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động quản lý tại bậc đó, điều kiện lao động, yếu tố trách nhiệm... Các mức lương của các bậc khác xác định bằng cách lấy mức lương bậc một nhân với hệ số của bậc lương tương ứng. Bảng 8 BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP BC-VT Hạng doanh nghiệp Chức danh Hệ số, mức lương Đặc biệt I II III IV 1. Giám đốc - Hệ số 6,72- 5,72 4,98- 4,32- 3,66- 7,06 6,03 5,26 4,60 3,94 Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 1411,2- 1201,2- 1045,8- 907,2- 768,6- 1482,6 1266,3 1104,6 966,0 827,4 2. Phó Giám đốc và kế toán trưởng - Hệ số 6,03- 4,98- 4,32- 3,66- 3.04- 6,34 5,26 4,60 3,94 3.28 Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 1266,3- 1045,8 907,2- 768,6- 638,4- 1331,4 1104,6 966,0 827,4 688,8 (Nguồn: Các văn bản quy định chế độ tiền lương mới, tập 7, NXB lao động xã hội - năm 2001). Tiền lương cho trưởng phó phòng các phòng ban, giám đốc, phó giám đốc công ty, bưu điện huyện hưởng theo cấp bậc nghiệp vụ kỹ thuật, cộng phụ cấp chức vụ. IV. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH H À GIANG 1. Các nguyên tắc và các yêu cầu Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của CBCNV Bưu điện. Trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đầu tư cho phát triển nhân lực, nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả công việc của từng người. Quy chế phân phối tiền lương phải gắn giữa giá trị lao động của cá nhân và kết quả thực hiện chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị, tránh phân phối bình quân làm triệt tiêu động lực phát triển sản xuất, đảm bảo công khai, công bằng trong phân phối. Nguyên tắc xây dựng quy chế phân phối tiền lương, trả lương - Quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. - Thực hiện hình thức trả lương khán theo việc và kết quả thực hiện công việc theo số lượng và chất lượng hoàn thành. - Gắn chế độ trả lương của cá nhân với kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, tập thể. - Quy chế phân phối tiền lương phải được tập thể lao động thảo luận, thông qua. Đồng thời phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, khi quy chế được ban hành mọi người phải có nghĩa vụ thực hiện. - Chính sách tiền lương phải được gắn với nội dung quản lý nhân sự như: Đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng, thu hút và định hướng phát triển nhân lực. Căn cứ để xây dựng quy chế phân phối tiền lương Căn cứ vào Nghị định số: 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ; Thông tư số: 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ lao động thương binh xã hội về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Nghị định số: 03/2001/NĐ-CP ngày 11/1/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/CP; Thông tư số: 05/2001/TT-LĐTBXH ngày 29/01/2001 hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước. - Căn cứ vào Công văn số: 4320/LĐTBXH ngày 31/12/1998 của Bộ lao động thương binh xã hội. - Căn cứ vào Quy chế mẫu phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân trong tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số: 1196/QĐ-LT ngày 18/5/2000 của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam và Công đoàn Bưu điện Việt Nam. Phương thức phân phối tiền lương - Tiền lương chính sách theo quy định của Nhà nước và của Ngành. Được quyết toán theo số thực chi. + Tiền lương trả cho lực lượng phát bưu phẩm đến địa chỉ người nhận ở xã được giao cho đơn vị chi trả cho lực lượng này theo quy định của Bưu điện tỉnh. - Bưu điện tỉnh căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, đơn giá tiền lương Tổng Công ty giao và hình thành quỹ tiền lương dự phòng. Xác định quỹ tiền lương khoán cho các đơn vị theo từng tháng, căn cứ vào các yếu tố sau: + Doanh thu cước Bưu chính - Viễn thông (tỷ lệ thực hiện kế hoạch doanh thu cước). + Định biên lao động của đơn vị, hệ số mức độ phức tạp của các chức danh trong đơn vị và lao động bổ sung (nếu có). + Hệ số chất lượng sản phẩm Bưu điện và chất lượng quản lý đơn vị. - Trích lập quỹ tiền lương dự phòng tại Bưu điện tỉnh bằng 10% tổng quỹ tiền lương kế hoạch năm. Đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh không trích lập quỹ tiền lương dự phòng. Quỹ tiền lương dự phòng dùng để: + Thưởng khuyến khích hàng quý theo năng suất - chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của tập thể, cá nhân. + Trả cho người lao động có trình độ chuyên môn - kỹ thuật cao, tay nghề giỏi. + Dùng để trả lương khoán cho những lao động tham gia các hoạt động chung của Bưu điện tỉnh không trực tiếp sản xuất công tác từ 10 ngày trở lên. + Nếu còn thừa sẽ được phân phối bổ sung cho tập thể, cá nhân trước khi quyết toán năm. - Căn cứ vào mức trích lập Quỹ tiền lương dự phòng, Giám đốc phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn xây dựng quy chế xét thưởng, quy chế khuyến khích lao động có trình độ chuyên môn - kỹ thuật cao, tay nghề giỏi thông qua Đại hội CNVC hoặc tổ chức Công đoàn cùng cấp để ban hành thực hiện. Nguyên tắc phân phối tiền lương cho cá nhân + Thực hiện phân phối theo lao động, trả thưởng theo công việc và kết quả hoàn thành công việc. + Những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị thì tiền lương và thu nhập phải được trả thoả đáng. Đối với lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ giản đơn thì mức lương được trả cần cân đối với mức lương của lao động cùng loại trên địa bàn, không tạo ra sự chênh lệch thu nhập quá bất hợp lý, gây mất công bằng xã hội. + Chống phân phối bình quân, chênh lệch về tiền lương và thu nhập giữa lao động phục vụ, giản đơn với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, giỏi trong nội bộ đơn vị do đơn vị quy định. Hệ số giãn cách tiền lương giữa người có hệ số mức độ phức tạp công việc cao nhất và thấp nhất không quá 9 lần. + Mức lương thấp nhất: Mức lương của nhân viên phục vụ (lao động giản đơn không qua đào tạo) mức lương thấp nhất Bưu điện tỉnh áp dụng là: 525.000đ/tháng. + Tiền lương của Giám đốc, Phó Giám đốc, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Công đoàn, kế toán trưởng tăng, giảm tương ứng với kết quả sản xuất kinh doanh chung của toàn đơn vị do Hội đồng lương của Bưu điện tỉnh quy định sau khi tham gia ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn Bưu điện tỉnh. + Tiền lương phân phối cho cá nhân gồm 2 phần. *Tiền lương chính sách: Phân phối theo lương cấp bậc và các khoản phụ cấp. *Lương khoán: Phân phối theo mức độ phức tạp của công việc và kết quả - hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp không sử dụng vào mục đích khác. Xác định chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch để giao, quyết định Quỹ tiền lương khoán - Chỉ tiêu kế hoạch giao cho đơn vị. + Doanh thu cước dịch vụ Bưu chính - Viễn thông và doanh thu dịch vụ khác (nếu có). + Chỉ tiêu sản phẩm chủ yếu: phát triển thuê bao viễn thông, sản lượng điện thoại, điện báo, bưu phẩm, bưu kiện, báo chí và khối lượng vận chuyển. - Chỉ tiêu chất lượng thông tin, chất lượng quản lý. - Hàng tháng Bưu điện tỉnh xác định mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và phân loại chất lượng thông tin của đơn vị. Đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, chất lượng của tập thể và cá nhân thuộc đơn vị. - Tiền lương của CBCNV hàng tháng gồm 2 phần: Tiền lương chính sách và tiền lương khoán theo công thức. LTL = LCS + LK Trong đó: + LTL: Tiền lương của cán bộ công nhân viên hàng tháng. + LCS: Lương chính sách theo chế độ và ngày công. + LK: Lương khoán theo mức độ phức tạp, hiệu quả công việc và ngày công thực tế. Ví dụ: Tổng thu nhập tiền lương tháng 1/04 của cô Phạm Thị Thảo. TTL = 742.400 (lương CS) + 525.000 (lương khoán) = 1.267.400đ. 2. Đối tượng trả lương - Quy chế phân phối tiền lương này áp dụng cho các đối tượng lao động đã ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn được xếp vào các thang bảng lương theo Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993. - Tiền lương phát xã tính theo quy định tại Công văn số: 108/TCCB-LĐ ngày 17/5/2000 của Bưu điện tỉnh. - Lao động ký hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định tiền lương trả theo sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. 3. Xác định tiền lương chính sách cho người lao động Lương trong bảng lương - Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên hàng tháng gồm tiền lương cấp bậc, phụ cấp lương tính theo ngày công thực tế công tác và các ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động. Tiền lương của ngày làm việc tính theo công thức: LNC = LN x NTT Trong đó: LNC: Tiền lương theo ngày công làm việc thực tế. LN: Mức lương ngày. Mức lương ngày tính theo công thức sau: TLmin x (Hcb + Hpc) LN = ---------------------------- Ngày công chế độ/tháng + TLmin: Tiền lương tối thiểu chung do nhà nước công bố + Hcb: Hệ số lương cấp bậc theo Nghị định 26/CP + Hpc: Hệ số phụ cấp bao gồm các loại phụ cấp lương theo Nghị định 26/CP và phụ cấp thâm niên ngành theo quy định tại Thông tư số: 07/TT ngày 16/11/1994 của Tổng cục Bưu điện. Ntt: Số ngày công được trả lương trong tháng bao gồm: Ngày công tác thực tế, ngày hội họp, học tập được hưởng lương theo quy định của thoả ước lao động, ngày đi học bổ túc, bồi dưỡng ngắn hạn trong nước. Dựa vào công thức ta tính lương chính sách cho cô Phạm Thị Thảo. Lương tối thiểu: 290.00đ. Hệ số lương cấp bậc: 2,06 Hệ số lương phụ cấp: 0,5 NGày công T1/2004: 21 (đủ công) Lương tháng của cô Thảo là: 290.000đ x 2,06 x 0,5 = 742.400đ Tiền lương ngày nghỉ phép theo quy định tại điều 73, 74, 75 của Bộ luật lao động được trả lương căn cứ vào Điều 12, 14 Nghị định 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ. LNF = số ngày nghỉ phép x L ngày Hình thức trả lương cho CBCNV nghỉ phép theo quy định tại điểm 2 điều 15 còn được áp dụng để trả lương cho CBCNV đi nghỉ điều dưỡng sức khoẻ, thăm quan du lịch trong nước; nước ngoài và CBCNV nghỉ việc riêng có hưởng lương theo quy định tại Điều 78 Bộ luật lao động. Lương ngoài bảng lương - Tiền lương ngày ngừng việc theo quy định tại điều 62 Bộ luật lao động. + Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả lương theo mức quy định tại điều 14 Nghị định 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ. Lnv = số ngày nghỉ ngừng việc x L ngày + Nếu do lỗi của người lao động, thì việc trả lương theo mức do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận. - Thời gian nghỉ điều trị nạn lao động CBCNV được trả lương theo quy định tại điều 16 Nghị định số: 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ với mức quy định tại mục 1, phần III Thông tư số: 06/LĐTBXH ngày 4/4/1995 của Bộ lao động thương binh xã hội. Tiền lương căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ TNLĐ Số ngày LTNLĐ = ---------------------------------------- x nghỉ tai nạn Ngày công chế độ/tháng lao động 4. Xác định tiền lương khoán cho người lao động Căn cứ vào hệ số mức độ phức tạp công việc ứng với kết quả và hiệu quả công tác của người lao động, tiền lương khoán thực lĩnh của cá nhân được tính theo công thức sau: Vkth Lki = -------------------- x Hpq x Nti n å (Hpqi x Nti) i = 1 Lki: Tiền lương khoán của cá nhân i Vkth: Quỹ tiền lương khoán thực hiện của tập thể (đơn vị, tổ, bưu cục, trạm, phòng...) Hpqi: Hệ số phức tạp công việc ứng với kết quả và hiệu quả công tác của cá nhân i. Nti: Ngày công được trả lương khoán của cá nhân i (Bao gồm những ngày công trực tiếp tham gia sản xuất - công tác, hội họp, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, đi học tại chức). Bảng 9 XÁC ĐỊNH HỆ SỐ MỨC ĐỘ PHỨC TẠP CỦA CÔNG VIỆC ĐỂ PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG KHOÁN Bảng hệ số mức độ phức tạp công việc ứng với kết quả và hiệu quả công tác của người lao động, ký hiệu là Hpq Số TT Chuyên môn nghiệp vụ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Nhân viên phục vụ 1,30 1,33 1,40 1,45 1,50 Bảo vệ cơ quan 1,50 1,57 1,65 1,71 1,77 Nhân viên đánh máy 1,65 1,71 1,80 1,86 1,93 Văn thư 1,65 1,71 1,80 1,86 1,93 Thủ quỹ, thủ kho 1,65 1,71 1,80 1,86 1,93 CN vận chuyển bưu chính 1,85 1,95 2,05 2,12 2,20 CN GDBĐ, CNKT máy tính, thu ngân 2,05 2,31 2,43 2,52 2,60 Khai thác Bưu chính - PHBC 2,05 2,31 2,43 2,52 2,60 Khai thác phi thoại, điện thoại, 108 2,05 2,31 2,43 2,52 2,60 CN vận hành bảo dưỡng thiết bị viễn thông 2,05 2,31 2,43 2,52 2,60 Lái xe 2,43 2,57 2,70 2,80 2,89 CNVH bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị VT 2,43 2,57 2,70 2,80 2,89 Y sỹ cơ quan 2,57 2,74 2,88 2,98 3,08 Kế toán viên, cán sự công đoàn, KTVXD xã 2,57 2,74 2,88 2,98 3,08 KSV d.thác C3, khai thác BC 2,57 2,74 2,88 2,98 3,08 KSV d.thác C2 và KSV KTPT C2 2,88 3,04 3,20 3,32 3,43 Cán sự phòng ban 3,00 3,14 3,30 3,42 3,53 KTV kỹ thuật viễn thông 3,30 3,47 3,65 3,78 3,91 PT phòng HCQT 3,30 3,47 3,65 3,78 3,91 Phó bưu điện huyện, KTT huyện 3,30 3,47 3,65 3,78 3,91 Chuyên viên phòng ban 3,65 3,85 4,05 4,20 4,34 Trưởng phòng HCQT, T.Tr tổng hợp 3,65 3,85 4,05 4,20 4,34 Kế toán trưởng Công ty 3,65 3,85 4,05 4,20 4,34 Phó Giám đốc Công ty 3,65 3,85 4,05 4,20 4,34 P.Tr phòng TCCB, KHXDCB, BCVTTH, KTTKTC 4,05 4,18 4,40 4,56 4,71 Trưởng bưu điện huyện 4,05 4,18 4,40 4,56 4,71 Giám đốc Công ty 4,40 4,75 5,00 5,18 5,36 T.phòng TCCB, KHXDCB, BCVTTH 4,40 4,75 5,00 5,18 5,36 Kế toán trưởng BĐT 6,50 6,75 7,05 7,30 7,55 Chủ tịch CĐ BĐT 6,50 6,75 7,05 7,30 7,55 Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh 6,50 6,75 7,05 7,30 7,55 Giám đốc Bưu điện tỉnh 8,50 8,90 9,20 9,50 9,80 Quy định kết quả và hiệu quả lao động đối với: Thủ trưởng đơn vị thành viên (Giám đốc, phó Giám đốc; kế toán trưởng, chủ tịch Công đoàn Bưu điện tỉnh), thủ trưởng đơn vị trực thuộc và một số phòng, tổ quản lý Bưu điện tỉnh. Căn cứ vào mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu cước và tỷ lệ các đơn vị trực thuộc hoặc bộ phận trực thuộc vi phạm chất lượng, Mức 1 + Doanh thu cước đạt đến 7,5% so với kế hoạch doanh thu cước năm. + Có đến 30% đơn vị trực thuộc hoặc bộ phận trực thuộc (Bưu điện các huyện, Công ty, tổ sản xuất, bưu cục...) vi phạm chất lượng từ loại 2 trở lên. + Đơn vị chất lượng loại 3. Mức 2 + Doanh thu cước đạt từ 7,6% đến 8,2% so với kế hoạch doanh thu cước năm. + Đơn vị chất lượng loại 2. + Đến 20% đơn vị, bộ phận trực thuộc vi phạm chất lượng loại 2 trở lên. Mức 3 + Doanh thu cước đạt từ 8,3% đến 8,7% so với kế hoạch doanh thu cước năm. + Đến 10% đơn vị, bộ phận trực thuộc vi phạm chất lượng. Mức 4 + Doanh thu cước đạt từ 8,8% đến 9,1 so với kế hoạch doanh thu cước năm. + Các đơn vị, bộ phận trực thuộc đạt 100% chất lượng loại 1. Mức 5 Doanh thu cước đạt từ 9,2% trở lên so với kế hoạch doanh thu cước năm và các đơn vị trực thuộc hoặc bộ phận trực thuộc chất lượng loại 1. Công nhân vận hành khai thác và bảo dưỡng vi ba số Căn cứ vào nội dung công việc VHKT và bảo dưỡng thiết bị viba (ban hành kèm theo quyết định số 150/QĐ-ĐMLĐ/HĐQT ngày 30/6/1998). * VH thiết bị gồm 16 việc thực hiện trong ngày và 02 việc thực hiện trong tuần. * Bảo dưỡng thiết bị gồm 41 việc làm trong tuần, nếu trạm có pin mặt trời thêm 7 việc (48 việc trong tuần). * Xử lý sự cố có tính chất đột xuất. Mức 1: Hoàn thành 90% nội dung công việc của ngày và tuần hoặc không xử lý được sự cố thông thường, giản đơn. Mức 2: Hoàn thành từ 91-95% công việc hàng ngày, hàng tuần hoặc không xử lý được sự cố thông thường, giản đơn. Mức 3: Hoàn thành từ 96-100% công việc hàng ngày, hàng tuần hoặc không xử lý được sự cố thông thường, giản đơn. Mức 4: Áp dụng đối với trường hợp trạm thiếu người (3 người) phải kiêm nhiệm thêm và hoàn thành công việc hàng ngày, hàng tuần. Mức 4: Áp dụng đối với những công nhân có giải pháp, sáng kiến trong lao động và hoàn thành những nội dung công việc hàng ngày, hàng tuần. Đối với công nhân giao dịch Bưu điện - Căn cứ vào mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu để xác định cho từng cá nhân và xếp vào các mức quy định. Đối với công nhân lái xe - Căn cứ vào số km đi trong tháng và những ngày làm việc để xác định Hpq của từng tháng. Đồng thời quy định chế độ công tác phí, ngày làm việc, ngày chờ việc trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước, của Ngành. Đối với các chức danh khác - Căn cứ nội dung công việc, chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh thủ trưởng đơn vị phối hợp với tổ chức Công đoàn và tập thể người lao động xây dựng quy định để làm căn cứ bình xét vào các mức ứng với kết quả và hiệu quả lao động trong từng tháng. Đối với khối văn phòng Bưu điện tỉnh giao cho các phòng xem xét đánh giá mức độ hoàn thành trên cơ sở từng nội dung, chức trách nhiệm vụ của chức danh và tình hình thực hiện chương trình công tác trong tháng. Ví dụ: Tiền lương khoán tháng1/04 của cô Phạm Thị Thảo công nhân giao dịch. Hoàn thành nhiệm vụ trong tháng loại 1. Chỉ tiêu chất lượng không vi phạm loại 1 Xét hệ số mức độ phức tạp công việc mức 3 là: 2,43. Ngày công: 22 loại 1 Hệ số phân phối của đơn vị: 326.007 2,43 x 1 x 1 x 1 x 320.007 = 777.617đ 5. Đánh giá chung công tác trả lương 5.1. Đ ánh giá tiền lương chính sách Ưu điểm Chế độ tiền lương, hình thức trả lương là khá chi tiết, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hà giang. Do đó đã gắn trách nhiệm của mỗi người với công việc chung. - Cách thức trả lương này tiền lương còn phụ thuộc vào ngày đi làm thực tế nên đã khuyến khích mọi người đi làm đầy đủ hơn, đảm bảo đủ số ngày công trong tháng. Nhược điểm Tiền lương còn phụ thuộc vào lương bình quân chung của Bưu điện Hà giang cho nên không nêu cao được tinh thần trách nhiệm với công việc của mình vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của cả một tập thể trong quá trình sản xuất chứ không phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của công việc mà mình đảm nhiệm. Do đó đã tạo cho họ thói quen làm việc không tốt: Cán bộ giao việc gì thì làm việc đó không có việc thì không phải làm, làm việc không tự giác, tích cực, không tận tâm với công việc, không phát huy tính sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nêu cao hiệu quả làm việc thường không cao Công ty chưa khai thác hết khả năng làm việc của họ. Ngoài ra tiền lương còn phụ thuộc vào số ngày làm việc thực tế, mà việc hạch toán ngày công chỉ dựa vào việc đi làm đúng giờ, thời gian có mặt đủ 8 giờ chưa tính đến thời gian sử dụng còn lãng phí do chưa làm các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, cho nên đã dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí thời gian làm việc người lao động chỉ đến góp mặt ngồi chơi hoặc cố tình kéo dài thời gian làm việc... miễn sao cho đủ số ngày công. 5.2. Đánh giá tiền lương khoán Ưu điểm Chế độ trả lương này đã gắn chặt tiền lương của mỗi người với thành tích làm việc của cả đơn vị, mà hiệu quả sản xuất của cả đơn vị lại phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của từng người. Cho nên đã có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với công việc của mình. Với việc quy định hệ số phức tạp công việc đã phản ánh được mức độ phức tạp của công việc, quyền và nghĩa vụ trách nhiệm của mọi người với kết quả sản xuất chung, công việc càng phức tạp thì tiền lương hưởng càng cao do đó đòi hỏi quyền và trách nhiệm càng cao hơn. Tiền lương phục thuộc vào ngày đi làm thực tế nên chế độ trả lương này đã khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ, đảm bảo ngày công. Nhược điểm - Tiền lương không ổn định, lúc cao lúc thấp, phụ thuộc vào doanh thu cho nên có tổ sản xuất chỉ quan tâm chú trọng vào việc tăng doanh thu đã để xẩy ra hiện tượng khách hàng phàn nàn về chỉ tiêu chất lượng. - Ngoài ra tiền lương này phụ thuộc vào ngày làm việc thực tế cho nên đối với một số người sẽ có tư tưởng đến góp mặt hoặc kéo dài ngày công, không cố gắng làm việc, hoặc khi có việc thì làm qua loa làm ẩu mà vẫn được hưởng lương theo quy định. - Mặc dù trả lương theo hình thức này sẽ nâng cao trách nhiệm của mỗi người lao động, tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp người lao động làm việc nhiệt tình, hăng hái, nhưng có những yếu tố khách quan tác động xấu đến quá trình sản xuất, làm giảm năng suất lao động, hiệu quả sản xuất của cả đơn vị, nếu dùng cách này thì tiền lương người lao động nhận được không chính xácm không phản ánh hết giá trị lao động đã công hiến. V - TIỀN THƯỞNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG 1. Các hình thức thưởng Danh hiệu thi đua đối với cá nhân. Hàng năm, CBCNVC ở các đơn vị trong Bưu điện tỉnh tuỳ theo thành tích công tác được khen thưởng và công nhận một trong các danh hiệu thi đua. - Lao động giỏi - Chiến sĩ thi đua cơ sở - Lao động hoàn thành nhiệm vụ - Danh hiệu thi đua đối với tập thể. Các tập thể lao động có thành tích toàn diện trong năm được công nhận một trong các danh hiệu sau: - Tập thể lao động giỏi - Tập thể lao động xuất sắc Các hình thức khen thưởng danh hiệu thi đua đối với tập thể, cá nhân. - Biểu dương - Thưởng vật chất - Giấy khen Để nghị cấp trên tặng bằng khen, cờ, huy chương, huân chương. Hình thức khen thưởng có thành tích đột xuất, chuyên đề, từng mặt qua các phong trào thi đua, hội thi, kỳ thi... CBCNV thi tốt nghiệp các trường chuyên môn, nghiệp vụ của ngành đạt loại giỏi, khá. - Biểu dương. - Trao giải thưởng giành cho các hội thi, kỳ thi - Giấy khen - Tặng tiền thưởng (có quyết định) vật phẩm lưu niệm cho cá nhân, tập thể. 2. Các nguồn hình thành quỹ tiền thưởng Quỹ khen thưởng thi đua tập trung của Bưu điện tỉnh. - Việc trích lập quỹ khen thưởng tập trung ở Bưu điện tỉnh thực hiện quy chế tài chính của tổng Công ty. - Sử dụng quỹ khen thưởng thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu công nhân viên chức Bưu điện tỉnh. - Bưu điện tỉnh được sử dụng quỹ khen thưởng của đơn vị để thưởng cho các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua. Hàng năm, sau khi có ý kiến tham gia của Công đoàn cung cấp, Bưu điện tỉnh quyết định kế hoạch sử dụng quỹ khen thưởng và duyệt quyết toán chi thưởng trong năm. 3. Đánh giá chung về công tác tiền thưởng Ưu điểm - Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung cho tiền lương, vì vậy nó gắn với thành tích của người lao động. - Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc. - Thông qua chế độ thưởng, Bưu điện Hà giang đã nâng cao năng suất lao động, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Nhược điểm - Mặc dù vậy công tác tiền thưởng của Bưu điện Hà giang vẫn còn hạn chế như việc trả thưởng còn chậm, chưa phát huy hết các hình thức thưởng cho người lao động. CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG _____________ I - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG 1. Định hướng chung Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông tính chi phí tiền lương "đầu vào" của Bưu điện tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó, giao quyền cho Bưu điện tỉnh Hà Giang quyết định chi phí tiền lương, tiền thưởng cho người lao động phù hợp với năng suất, chất lượng công tác của từng người. Bưu điện tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch lao động, định mức lao động, quỹ lương kế hoạch và xác định đơn giá tiền lương trên cơ sở phải bảo đảm nguyên tắc: tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và theo quan hệ tối đa: 0,8/1 và lợi nhuận bình quân đầu người không thấp hơn năm trước liền kề. Nếu lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch được giao thì doanh nghiệp được trích một phần lợi nhuận tăng thêm, tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện bình quân của Bưu điện tỉnh Hà Giang để phân phối trực tiếp cho người lao động và dự phòng quỹ tiền lương cho năm sau. Trường hợp lợi nhuận giảm thì quỹ tiền lương cũng phải giảm. Bưu điện tỉnh Hà Giang chủ động ký kết hợp đồng lao động, định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, đơn giá tiền lương, quy chế trả lương, nâng bậc lương, thực hiện chế độ tiền thưởng đối với người lao động. Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Giang có trách nhiệm giải quyết mọi chế độ đối với người lao động không có việc làm do tuyển dụng vượt quá yêu cầu hoặc do thay đổi sản xuất, kinh doanh từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp. Chế độ tiền lương, tiền thưởng và trách nhiệm vật chất của Giám đốc doanh nghiệp theo nguyên tắc tiền lương, tiền thưởng phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì tiền lương của Giám đốc sẽ được tăng thêm, ngược lại nếu doanh nghiệp bị lỗ thì quỹ tiền lương của Giám đốc sẽ bị giảm trừ. Hàng năm, căn cứ y êu cầu công tác quản lý, hội đồng nâng bậc lương của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thi nâng ngạch lương đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Thông tư số: 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 4/4/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước. Căn cứ vào các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương thực hiện để xây dựng quy chế trả lương cho người lao động bảo đảm gắn tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị, cán bộ, cá nhân người lao động, khuyến khích tài năng, chống bình quân. Doanh nghiệp căn cứ vào hướng dẫn tại văn bản số: 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng quy chế trả lương áp dụng trong doanh nghiệp. 2. Các mục tiêu chủ yếu Phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty giao, trong đó: - Doanh thu Bưu chính - Viễn thông: 44 tỷ đồng - Phát triển máy điện thoại: 3.500 máy - Phát triển mới: 104 thuê bao Internet - Tổng chi phí: 54.1 tỷ đồng - Sản lượng một số dịch vụ cơ bản: + Bưu phẩm trong nước và quốc tế: 21.800 kg + Phát hành báo chí: 3.400 nghìn tờ, cuốn + Điện thoại nội hạt : 20 triệu phút + Điện thoại nội tỉnh: 8 triệu phút + Điện thoại liên tỉnh: 8 triệu phút + Điện thoại đi quốc tế: 7 nghìn phút + Điện thoại di động trong nước: 5.7 triệu phút Củng cố nâng cấp mở rộng mạng truyền dẫn, chuyển mạch mạng ngoại vi đảm bảo sự an toàn vững chắc phục vụ cho công tác phát triển đa dạng các dịch vụ và phát triển điện thoại nông thôn. Tiếp tục hoàn thiện công tác, đổi mới tổ chức quản lý khai thác bưu chính viễn thông đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCNV, nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành của bộ máy quản lý đáp ứng nhu cầu đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh và công nghệ kỹ thuật của mạng lưới. Xem xét sắp xếp lại định biên lao động cho các đơn vị tổ chức thi tuyển bổ sung đối với những chức danh còn thiếu theo đúng những quy chế đã ban hành giải quyết chế độ hưu trí tuyển dụng mới theo kế hoạch của Tổng công ty giao và Bưu điện tỉnh đã xây dựng. Giữ vững ổn định mức thu nhập của cán bộ công nhân viên quan tâm cải thiện điều kiện môi trường làm việc và đời sống mọi mặt của người lao động thực hiện tốt chính sách xã hội của ngành với địa phương. II - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Xây dựng các hệ số trả lương thông qua công tác phân tích công việc Công việc là yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến tiền lương. Người lao động chỉ có thể làm tốt công việc khi họ hiểu được bản chất, yêu cầu của công việc. Để đánh giá độ phức tạp, giá trị thực sự của từng công việc cụ thể, mức độ hoàn thành, năng lực khả năng làm việc của mỗi người thì phải tiến hành phân tích công việc. Phân tích công việc là định rõ tính chất và đặc điểm của công việc đó qua quan sát, theo dõi và nghiên cứu. Thông qua phân tích công việc ta có thể xác định được chính xác công việc phải làm nhiệm vụ bổn phận trách nhiệm, năng lực thực hiện công việc có hiệu quả và tiêu chuẩn của công việc và những đòi hỏi của công việc đối với những người công nhân để thực hiện có hiệu quả nhất công việc. Để phản ánh đúng năng lực trách nhiệm của người lao động thì vấn đề đầu tiên đó là phải tiến hành phân tích công việc tuy nhiên, phân tích công việc không phải là việc đơn giản, nó tốn khá nhiều thời gian công sức. Nếu việc phân tích chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất và ngược lại nó sẽ kìm hãm hoặc gây khó khăn đến các hoạt động này. Phân tích công việc ở Bưu điện tỉnh Hà Giang hiện nay chưa hợp lý, việc phân tích chưa sát, đã dẫn đến việc bố trí lao động và xác định hao phí lao động nhiều khi không chính xác, không đánh giá hết khả năng của người lao động, các hệ số khoảng cách giản còn có sự chênh lệch. Vì vậy khi phân tích công việc cần xây dựng được hai tài liệu cơ bản là mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. - Bản mô tả công việc là văn bản liệt kê các chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc, các điều kiện làm việc, yêu cầu kiểm tra, giám sát và các tiêu chuẩn cần đạt được khi thực hiện công việc. Bản mô tả cồng việc giúp hiểu được nội dung, yêu cầu của công việc và hiểu được quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc. - Bản tiêu chuẩn công việc là văn bản liệt kê những yêu cầu về năng lực cá nhân như trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, khả năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng khác và các đặc điểm cá nhân thích hợp nhất cho công việc. Bản tiêu chuẩn công việc giúp hiểu được Bưu điện tỉnh Hà Giang cần loại lao động như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất. Ý nghĩa Phân tích công việc cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm của công việc như các hành động nào cần được tiến hành thực hiện, thực hiện như thế nào và tại sao; các loại máy móc trang bị dụng cụ nào cần thiết khi thực hiện công việc; các mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp trong thực hiện công việc.v.v... Không biết phân tích công việc, nhà quản trị sẽ không tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận cơ cấu trong doanh nghiệp; không đánh giá được chính xác yêu cầu của các công việc, do đó không thể tuyển được đúng nhân viên cho đúng việc, không thể đánh giá được đúng năng lực thực hiện công việc của nhân viên và do đó không thể trả lương, kích thích họ kịp thời, chính xác. Phân tích công việc là công cụ rất hữu hiệu giúp các tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang cần có sự cải tổ hoặc thay đổi về cơ cấu tổ chức, tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nội dung trình tự thực hiện phân tích công việc Quá trình thực hiện phân tích công việc thường gồm các bước sau đây: Bước 1: Xác định mục đích của phân tích công việc, từ đó xác định các hình thức thu nhập thông tin phân tích công việc hợp lý nhất. Để có thể xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc được chính xác, cần thu thập được các loại thông tin sau đây trong phân tích công việc. - Thông tin về các yếu tố của điều kiện làm việc như điều kiện tổ chức hoạt động của Bưu điện tỉnh Hà Giang, chế độ lương bổng, khen thưởng, tầm quan trọng của công việc trong Bưu điện tỉnh Hà Giang, các yếu tố của điều kiện vệ sinh lao động, sự cố gắng về thể lực, những rủi ro khó tránh, sự tiêu hao năng lượng trong quá trình làm việc .v.v... - Thông tin về các hoạt động thực tế của nhân viên tiến hành tại nơi làm việc như các phương pháp làm việc, các mối quan hệ trong thực hiện công việc, cách thức làm việc với khách hàng, cách thức phối hợp hoạt động với các nhân viên khác, cách thức thu thập, xử lý các loại số liệu và cách thức làm việc với các loại máy móc, trang bị kỹ thuật. - Thông tin về những phẩm chất mà nhân viên thực hiện công việc cần có như trình độ học vấn, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện công việc, tuổi đời, ngoại hình, sở thích, sức khoẻ, quan điểm, tham vọng, các đặc điểm cá nhân cần có khi thực hiện .v.v... - Thông tin về các loại máy móc, thiết bị kỹ thuật tại nơi làm việc như số lượng, chủng loại, quy trình kỹ thuật và tính năng tác dụng của các trang bị kỹ thuật, cách thức sử dụng, bảo quản tại nơi làm việc. - Thông tin về các tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc đối với nhân viên, bao gồm cả các quy định về tiêu chuẩn hành vi và tiêu chuẩn kết quả thực hiện công việc. Bước 2: Thu thập các thông tin cơ bản có sẵn trên cơ sở của các sơ đồ tổ chức, các văn bản về mục đích, yêu cầu, chức năng quyền hạn của Bưu điện tỉnh Hà Giang và các bộ phận cơ cấu, hoặc sơ đồ quy trình công nghệ và bản mô tả công việc cũ (nếu có). Bước 3: Chọn lựa các phần việc đặc trưng, các điểm then chốt để thực hiện phân tích công việc nhằm làm giảm bớt thời gian và tiết kiệm hơn trong thực hiện phân tích các công việc tương tự nhau. Bước 4: Áp dụng các phương pháp khác nhau để thu nhập thông tin phân tích công việc. Tuỳ theo yêu cầu về mức độ chính xác và chi tiết của thông tin cần thu thập, tuỳ theo loại hình công việc và khả năng về tài chính của Bưu điện tỉnh Hà Giang có thể sử dụng một hoặc kết hợp các phương pháp thu thập thông tin phân tích công việc sau đây: phỏng vấn, bản câu hỏi và quan sát. Bước 5: Kiểm tra, xác minh tính chính xác của thông tin. Những thông tin thu thập để phân tích công việc cần được kiểm tra lại về mức độ chính xác và đầy đủ thông qua chính các nhân viên thực hiện công việc hoặc các vị lãnh đạo, có trách nhiệm giám sát thực hiện công việc đó. Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc Bản mô tả công việc Do đặc thù về quy mô, trình độ và cách thức tổ chức của Bưu điện tỉnh Hà Giang và do mục đích phân tích công việc khác nhau nên trong thực tế không có biểu mẫu thống nhất cho bản mô tả công việc. Tuy nhiên, các bản mô tả công việc thường có các nội dung chủ yếu sau đây: - Nhận diện công việc gồm có: Tên công việc; mã số của công việc; cấp bậc công việc; nhân viên thực hiện công việc; cán bộ lãnh đạo; giám sát tình hình thực hiện công việc; mức tiền lương trả cho nhân viên thực hiện công việc; người thực hiện và người phê duyệt bản mô tả công việc. - Tóm tắt công việc: mô tả tóm tắt thực chất đó là công việc gì. - Các mối quan hệ trong thực hiện công việc: Nên ghi rõ mối quan hệ của người thực hiện công việc với những người khác ở trong và ngoài doanh nghiệp. - Chức năng, trách nhiệm trong công việc: Nên liệt kê từng chức năng nhiệm vụ chính, sau đó nên giải thích các công việc cụ thể cần thực hiện trong nhiệm vụ, trách nhiệm chính đó. - Quyền hành của người thực hiện công việc: Nên xác định rõ giới hạn hay phạm vi quyền hành trong các quyết định về mặt tài chính và nhân sự. - Tiêu chuẩn mẫu trong đánh giá nhân viên thực hiện công việc: nên chỉ rõ người thực hiện công việc cần đạt được các tiêu chuẩn gì về số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc cần thực hiện trong ngày, doanh số bán hàng, mức tiêu hao nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm.v.v... - Điều kiện làm việc: liệt kê điều kiện làm việc đặc biệt như làm 3 ca, thêm giờ, mức độ ô nhiễm, tiếng ồn, sự may rủi trong công việc .v.v... Bản tiêu chuẩn công việc Như đã trình bày ở trên, bản tiêu chuẩn công việc là văn bản liệt kê tất cả những yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên thực hiện công việc. Do các công việc rất đa dạng nên các yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên thực hiện công việc cũng rất đa dạng. Những yếu tố chính thường đề cập đến trong bản tiêu chuẩn công việc là: + Trình độ văn hoá, chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng khác có liên quan đến công việc. + Kinh nghiệm công tác. + Tuổi đời + Sức khoẻ + Hoàn cảnh gia đình + Các đặc điểm cá nhân có liên quan đến thực hiện công việc như tính trung thực, khả năng hoà đồng với mọi người, tham vọng, sở thích nguyện vọng cá nhân, v.v... Khi tuyển chọn các nhân viên đã được đào tạo, những tiêu chuẩn trên có thể xác định thông qua nghiên cứu hồ sơ nhân viên, thông qua các cuộc trắc nghiệm và phỏng vấn. Tuy nhiên, vấn đề sẽ khó khăn hơn khi cần tuyển chọn nhân viên để đào tạo trước khi tuyển họ thành nhân viên chính thức. Trong trường hợp này, việc tuyển chọn nên thực hiện bằng cách dự đoán những đặc điểm cá nhân cần thiết để thực hiện công việc tốt như sự khéo léo, trí thông minh, mức độ nhạy cảm về tâm lý .v.v... + Tuyển các ứng cử viên có các tiêu chuẩn tương ứng. + Thực hiện chương trình đào tạo + Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sau đào tạo và tuyển chọn những học viên tốt nhất trong đào tạo. + Phân tích mối quan hệ giữa những đặc điểm yêu cầu đề ra ban đầu với thực tế thực hiện công việc của nhân viên. Từ đó rút ra kết luận cần thiết về những yêu cầu, tiêu chuẩn đối với học viên cho các khoá đào tạo sau. 2. Xây dựng và hoàn thiện định mức lao động Bưu điện Hà giang có trách nhiệm xây dựng hoàn thiện hệ thống mức lao động để xác định kế hoạch lao động, tổ chức, sử dụng lao động, xác định đơn giá tiền lương và trả lương cho người lao động. Việc xây dựng mức lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau: -Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc và phù hợp với cấp bậc công nhân; bảo đảm cải thiện điều kiện làm việc, đổi mới kỹ thuật công nghệ và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động. -Mức lao động quy định là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện mà không phải kéo dài quá thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Cán bộ định mức sau khi báo cáo lên lãnh đạo về công tác xây dựng mức và ký duyệt. Cán bộ tiền lương của Bưu điện tỉnh sẽ căn cứ vào công việc cụ thể để tính hệ số đơn giá tiền lương khoán sản phẩm. Sau khi đưa mức vào áp dụng cán bộ định mức phải theo dõi xem mức đang áp dụng có chính xác, tiên tiến hay không để kịp thời thay đổi để rút ra kinh nghiệm cho công tác xây dựng mức sau này. Mặc dù cách xây dựng mức này tốn nhiều thời gian và công sức nhưng chỉ có phương pháp này mới đảm bảo độ chính xác cao, mức xây dựng có căn cứ khoa học làm cơ sở để tính toán đơn giá chính xác xây dựng cấp bậc công việc hợp lý tạo ra sự công bằng chính xác trong trả lương. Tiền lương mà người lao động nhận được sẽ phù hợp với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra. Như vậy với định mức lao động hợp lý sẽ đảm bảo cho Bưu điện tỉnh Hà Giang có được số lượng lao động phù hợp với kế hoạch sản xuất, tiết kiệm sức lao động, đảm bảo quỹ lương, hoàn thành kế hoạch sản xuất với hiệu quả cao, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Để khắc phục tình trạng hiện tại xây dựng mức tiên tiến, khoa học để trả lương cho người lao động sát với hiệu quả làm việc thì Bưu điện tỉnh cần phải: - Xem xét đánh giá lại ưu, nhược điểm của các phương pháp định mức cũ, trên cơ sở đó điều chỉnh sửa đổi để phù hợp với điều kiện cụ thể, thực tế tại các tổ sản xuất. - Xây dựng lại phương pháp định mức khác có căn cứ khoa học hơn dựa vào tình hình thực tế sản xuất ở các tổ đài, trạm, mức được xây dựng phải là mức lao động trung bình, tiên tiến. Ngoài ra, Bưu điện cần phải tổ chức hợp lý hội đồng định mức. Theo em để đảm bảo có sự ăn khớp kết hợp hài hoà, phù hợp Bưu điện tỉnh nên tổ chức Hội đồng chuyên làm các công tác phân tích công việc, định mức lao động và xác định đơn giá. Thành viên của hội đồng phải là những người có trình độ, kinh nghiệm, có khả năng phân tích đánh giá và phải có đại diện các tổ sản xuất để đảm bảo tính chính xác, kết hợp với điều kiện thực tế để xây dựng mức thể hiện tính tiên tiến hiện thực của nó. Định mức lao động không những là cơ sở của tổ chức lao động khoa học để kế hoạch hoá lao động tốt hơn khai thác và sử dụng hết tiềm năng lao động, tăng khả năng cạnh tranh do tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách tiết kiệm hao phí thời gian làm việc mà còn là cơ sở để đo lường hao phí lao động về mặt số lượng và chất lượng làm căn cứ để trả lương chính xác, công bằng và có hiệu quả. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác định mức lao động tại Bưu điện Hà Giang em thấy rằng việc xây dựng mức ở đây là chưa đảm bảo tính tiên tiến, hiện thực chưa gắn với điều kiện môi trường lao động, nên việc nâng cao chất lượng của công tác định mức để công tác trả lương ngày càng hoàn thiện hơn là điều rất cần thiết. 3. Xác định giờ làm việc làm cơ sở thanh toán tiền lương, thường trực thêm giờ Hình thức xác định giờ trước đây. Xác định căn cứ trên bảng chấm công hàng tháng Đối với công nhân Vi ba số được tổ chức làm 2 quá trình làm việc trong tháng, mỗi quá trình làm việc là 15 ngày (tháng có 30 ngày) 15,5 ngày (tháng có 31 ngày). Nếu tháng làm việc 15 ngày trên trạm thì thời gian làm việc được xác định 12 giờ x 15 = 180 giờ. So với giờ tiêu chuẩn thì thừa 24 giờ (180 -156) Số giờ này được thanh toán làm thêm giờ và thường trực thêm giờ. Nếu người công nhân đó tháng nào cũng đi làm đủ thì thanh toán làm thêm giờ 16 giờ và thường trực thêm giờ 08 giờ bằng 2 ca trực mức: 7.500đ/ca (nếu người lao động không đồng ý thì bố trí nghỉ bù 01 ngày). Đối với giao dịch bưu điện, tổng đài, trạm viba tại huyện lỵ - trung tâm: Căn cứ vào bảng phân ca hàng tháng để tổng hợp số giờ thực tế người lao động tham gia sản xuất. Giả sử giờ phân ca giao dịch bưu điện như sau: Ca hành chính sáng từ: 7h30' - 11h30' (sáng) 4 giờ Ca hành chính chiều: 13h30' - 17h (chiều) 3,5 giờ Ca trưa 11h30 - 13h30' (trưa) 2 giờ Ca tối 17h - 20h (21h) (tối) 3 (4) giờ Bảng phân ca làm việc xác định tổng số giờ làm việc của từng người để so sánh với số giờ chuẩn của tháng đó xem có làm vượt giờ chuẩn hay không. Nếu vượt giờ chuẩn thì được thanh toán chế độ làm thêm giờ hoặc thanh toán theo chế độ thường trực thêm giờ. Ví dụ 1: Bà Lê Thị B trong tháng 3/2000 đã đi làm có số giờ như sau: 12 ca hành chính sáng x 04 giờ = 48 giờ 12 ca hành chính chiều x 3,5 giờ = 42 giờ 10 ca trưa x 2 giờ = 20 giờ 10 ca tối x 3 giờ = 30 giờ Tổng số giờ làm việc là: = 140 giờ Như vậy bà B còn nợ Nhà nước: 184 - 140 = 44 giờ làm bù vào tháng sau Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị A trong tháng 3/2000 đã đi làm: 20 ca hành chính sáng x 4 giờ = 80 giờ 20 ca hành chính chiều x 3,5 giờ = 70 giờ 15 ca trưa x 2 giờ = 30 giờ 15 ca tối x 3 giờ = 45 giờ Tổng cộng: = 225 giờ Như vậy bà Nguyễn Thị A làm vượt 225 giờ - 184 = 41 giờ Được thanh toán: - 16 giờ làm thêm giờ - 15 giờ thường trực thêm giờ bằng 5 ca tối hoặc bằng 8 ca trưa mức 7.500đ/ca hoặc 6.000đ/ca tuỳ theo khối lượng công việc nhiều hay ít và thời gian thường trực. Nhận xét: Giờ làm việc căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng chỉ khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ, đảm bảo ngày công, cũng như sự chồng chéo trong các ca sản xuất. Không phản ánh được khối lượng công việc cũng như chất lượng lao động của người lao động. Xác định giờ làm việc căn cứ vào thời gian như sau: 3.1. Bưu cục khu vực (BC 3) ki ốt + Giao dịch Bưu điện: Số giờ mở cửa trong tháng 14 giờ/ngày x 30 ngày = 420 giờ hoặc 450 giờ. Số người cần là 420 giờ: 220 giờ = 1,9 người hoặc 450 : 220 giờ = 2,05 người. Theo thông tư số: 04 thì thời gian làm việc và thường trực tối đa của lao động làm việc tại bưu cục 3 là 12 giờ/ngày. Bưu điện tỉnh áp dụng 10 giờ/ngày. (Những bưu cục phải giao, nhận thư ngoài giờ mở cửa giao dịch trước 7 giờ sáng cộng thêm 01 giờ/ngày). Nếu bố trí 01 người trả phụ cấp thường trực thêm giờ 8.000đ/ngày. Nếu bố trí 02 người thì đủ người theo định mức thời gian. Những bưu cục lớn khối lượng công việc nhiều, ca hành chính 2 người ngày mở cửa 23giờ x 30 ngày = 690 giờ/tháng. Số người là 690 : 220 = 3,14 người. Nếu bố trí 4 người là đủ số lao động cần thiết, trường hợp có khối lượng công việc rất nhiều được tính định biên lao động theo phương pháp 2. Bộ phận kỹ thuật: số giờ trực là 24 giờ x 30 ngày = 720 giờ/tháng. Số người là 720 : 220 = 3,27 người. Nếu bố trí 2 người thì thời gian làm việc và thường trực của 1 người là 720 : 2 = 360 giờ/tháng dư giờ là 140 giờ chia cho 30 ngày = 4,66 giờ/ngày. Thanh toán mức phụ cấp thường trực là 7.500đ/phiên trực. Nếu bố trí 3 người thì giờ làm việc và trực của 1 người là 720 giờ : 3 người = 240 giờ. Số giờ trực thừa có 1 người là 240 giờ - 220 giờ = 20 giờ. Bình quân ngày 20 : 30 = 0,66 giờ/người/ngày. Mức thanh toán thường trực thêm giờ là 4.500đ/phiên trực. Nếu đủ 4 người không thanh toán phụ cấp TTTG/LTG. Trường hợp trong phiên trực ngoài giờ tiêu chuẩn (220 giờ) có khối lượng công việc nhiều thời gian tác nghiệp từ 4 giờ trở lên thì thanh toán chế độ làm thêm giờ. 3.2- Bưu cục trung tâm huyện + Giao dịch Bưu điện: Ca hành chính sáng và chiều ngày làm việc bố trí 2 giao dịch viên (không kể dịch vụ tiết kiệm Bưu điện) thì giờ mở cửa tính cho 1 người là 16 giờ. Ca trưa và tối và các ngày nghỉ trong tuần bố trí 1 người. Tổng giờ mở cửa tính cho 1 người là 22 giờ/ngày hoặc 23 giờ/ngày (nếu phải giao nhận thư vào buổi sáng/ngoài giờ mở cửa được cộng thêm 1 giờ/ngày, thời gian mở 1 tháng của những ngày làm việc là: 22 giờ \23 giờ x 22 ngày = 484 giờ\506 giờ/ tháng & thời gian mở cửa của những ngày nghỉ là 8 ngày x 14 giờ/15 giờ = 112 giờ/120 giờ. Tổng cộng giờ mở cửa 01 tháng là 596 giờ/626 giờ. Số người cần là 596 : 176 = 3,39 người. Nếu có 3 GDV thì thời gian làm việc bình quân là 596 : 3 = 198,67 giờ/người/208,67 giờ/người, từ đó xác định giờ phải thanh toán của tổ. Nếu có 4 GDV thì bình quân giờ làm việc của 1 người là: 149/156,5 giờ so với giờ chuẩn của 45 GDV này thiếu giờ. Tương tự như trên tính toán cho các trung tâm bố trí lao động ca HC và ca trưa tối khác nhau. + Tổ kỹ thuật bưu điện huyện (gồm nội đài, dây máy...) Giờ trực 1 ngày là 24 giờ. Ca hành chính sáng và chiều bố trí 3 người; trong đó 01 người trực tổng đài, 02 người trực dây máy. Ngày nghỉ bố trí 2 người (01 dây máy, 01 tổng đài). Số giờ của tổ được xác định như sau: * (24 giờ + 16 giờ) x 22 ngày = 880 giờ. * (24 giờ + 8 giờ) x 8 ngày = 256 giờ. Cộng = 1.136 giờ/tháng Số người cần là: 1136 : 176 = 6,45 người - Nếu tổ có 5 người thì giờ bình quân là: 227 giờ/người/tháng. So với giờ chuẩn dư 51 giờ, bình quân 1 ngày là 1,7 giờ/ngày. Mức thanh toán PC thường trực thêm giờ là 6.000đ/ phiên. - Nếu tổ có 6 người thì giờ dư bình quân là 0,43 giờ/ngày. Mức thanh toán PC thường trực thêm giờ là 4.500đ/phiên trực. Nếu đủ 7 người thì không thanh toán PC TTTG/LTG. + CN Vi ba: Tổng Công ty số giờ trực là: 24 giờ x 30 ngày = 720 giờ/tháng. Số người cần là 720 : 156 = 4,62 người. Nếu bố trí 5 người thì đủ điều kiệm trạm giải quyết nghỉ phép năm. Nếu trạm có 4 người thì thời gian trực và làm việc dư là 24 giờ/người/tháng. Mức thanh toán PC thường trực thêm giờ là 4.500đ/người/ngày. + CN vận chuyển BĐ: Đối với hộ tống viên căn cứ vào hành trình đường trên tuyến đường để xác định thời gian làm việc theo thông tư số 07. Đối với bưu tá căn cứ vào hành trình đường thư, khối lượng BP-BK-BC và thời gian phát để xác định thời gian làm việc cho từng đường thư. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm tổ chức khảo sát đường thư từ đó hình thành mạng đường thư huyện, thị đường nội thị tính 25 - 30km/giờ đi bằng phương tiện xe máy. Đường huyện xã tính 20-25km/giờ. + CN khai thác BC-PHBC: Căn cứ vào khối lượng để xác định thời gian hoàn thành khối lượng trong tháng/năm hoặc căn cứ vào lĩnh vực nghiệp vụ để xác định NV ghi số KT phổ thông - KT báo chí - ĐCT và TCT... * Các bộ phận khác đều có thể xác định tương tự như trên. Tuy nhiên chưa tính toán đến các ngày nghỉ, lễ, tết và nghỉ phép hàng năm. Ý nghĩa của việc cải tiến: Nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, mặt khác vẫn đảm bảo lợi ích của người lao động cũng như lợi ích của doanh nghiệp. Tránh được việc sử dụng lãng phí nguồn nhân lực Từ đó có thể định biên lại lực lượng lao động tạo cho việc bố trí sắp xếp lao động đảm bảo cân đối về quỹ thời gian. 4. Đối với cán bộ nghiệp vụ có năng lực bổ sung thêm quỹ thưởng hoàn thành công việc Đối với cán bộ nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị trực thuộc bưu điện tỉnh có thể quy định như sau: Cán bộ có trình độ trung cấp hiện đang làm việc đúng bằng cấp đã học Cán bộ có trình độ đại học hiện đang làm việc đúng bằng cấp. Ngoài hệ số cân đối chung hàng tháng ta có thể bổ sung thêm hệ số khuyến khích là 0,15 với trình độ đại học và 0,1 với trình độ trung cấp để động viên họ phát huy hơn nữa năng lực của mình trong công tác. Ngoài ra bưu điện tỉnh Hà giang có thể duy trì quỹ khuyến khích lao động công tác sáng tạo để có thể hàng tháng xét duyệt những cán bộ nào trong tháng có những sáng kiến đem lại lợi ích cho bưu điện tỉnh thì có nguồn kinh phí để động viên khuyến khích kịp thời tạo động lực thúc đẩy cho tất cả các CBCNV phát huy năng lực để làm việc. Ta dễ dàng nhận thấy khi có biện pháp cải tiến hình thức thanh toán lương cho CBCNV khối gián tiếp tiền lương phản ánh tương đối chính xác sức lao động của mọi người đóng góp cho bưu điện tỉnh, tiền lương đã được phân phối tương đối công bằng và hợp lý giữa các bộ phận làm nghiệp vụ và lao động mang tính chất phổ thông. Nếu thực hiện được biện pháp này Bưu điện tỉnh sẽ động viên được tính năng động của đội ngũ kỹ sư, cán bộ trẻ đem hết năng lực ra phục vụ cho bưu điện tỉnh. Mắt khác đội ngũ cán bộ quản lý cũng rất thoải mái dễ dàng chấp nhận biện pháp trả lương này. Mặt khác với hình thức trả lương này sẽ khuyến khích CBCNV luôn luôn phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao từ đó sẽ giúp cho công tác sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện được biện pháp này Bưu điện tỉnh cần phải có những bước đột pháp lớn vì khi thay đổi hình thức trả lương sẽ tác động trực tiếp vào quyền lợi người lao động. Nếu không giải quyết được hợp lý sẽ có t ác động rất xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh. Người lao động sẽ chán nản vì tiền lương của họ lại thấp đi trong khi đó công việc của họ vẫn phải đảm nhiệm. 5. Đưa thêm mức phụ cấp bằng cấp vào tiền lương Để đảm bảo tính công bằng hơn nữa trong công tác thanh toán tiền lương cho người lao động, em xin đề xuất một phương án trả lương nữa đó là việc đưa thêm mức phụ cấp đối với CBNCV có thêm bằng Thạc sỹ, Đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, vi tính vào trong tiền lương. Tính ổn định trong phụ cấp bằng cấp còn được thể hiện thông qua tính tất yếu trong quá trình trả lương cho người lao động đó là nâng cao hơn nữa phần mềm trong thu nhập của người lao động. Như chúng ta đã biết, thu nhập của người lao động hiện nay thường có hai phần cơ bản: Phần cố định (phần cứng) và phần linh động (phần mềm). Phần cứng được trả cố định hàng tháng mặc dù đơn vị có sản xuất kinh doanh thua lỗ thì vẫn phải trả lương cho người lao động phần cố định này; còn nếu đơn vị sản xuất kinh doanh có lợi nhuận thì người lao động được nhận thêm phần tiền thưởng và nhiều loại thu nhập khác, phần tăng thêm này gọi là phần mềm. Chính vì vậy, nếu phần mềm của thu nhập cao hơn sẽ khiến tâm lý người lao động ổn định hơn, làm cơ sở tốt hơn cho việc nâng cao mức sống cho người lao động. Bằng việc đưa hệ số phụ cấp bằng cấp vào quỹ lương sẽ giúp Bưu điện tỉnh Hà giang quản lý được chặt chẽ lao động trong tổ chức của mình, đặc biệt là công tác tổ chức tiền lương, hoạch định kế hoạch đào tào nguồn nhân lực có trình độ kiến thức vững vàng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nếu ý tưởng này được xem xét đưa vào sử dụng trong việc quản lý lao động và thanh toàn lương trong Bưu điện tỉnh Hà Giang và những tổ chức quan tâm thì nó sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn. KẾT LUẬN Công tác tổ chức trả lương, trả thưởng là một vấn đề có tính hai mặt đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Nếu tổ chức tốt công bằng sẽ là bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, ngược lại nếu trả thiếu công bằng, chính xác sẽ nảy sinh ra những mâu thuẫn, những sự phá hoại ngầm gây ra hậu quả không lường cho cả doanh nghiệp và xã hội. Đối với doanh nghiệp, một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu là phải thường xuyên theo dõi đánh giá công tác phân phối tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp mình, qua đó có sự điều chỉnh cho thoả đáng hợp lý. Với sự cố gắng học hỏi, trên cơ sở lý luận, nghiên cứu cụ thể hoá những kiến thức đã được học để tìm hiểu thu nhập thông tin, phân tích thực trạng nhằm góp phần hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng ở Bưu điện tỉnh Hà Giang. Em xin có một vài ý kiến đóng góp, góp phần giải quyết những vấn đề thiếu sót còn tồn tại cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định của nhà nước. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và đang trong quá trình tìm tòi học hỏi để nâng cao kiến thức, các giải pháp em đưa ra còn xuất phát từ ý chủ quan của bản thân, có những phần nào thiếu sót em rất mong nhận được sự góp ý, sửa chữa của thầy cô và các anh chị trong Bưu điện tỉnh Hà Giang và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này mang tính thực tế hơn. Phụ lục Định mức thời gian cho các loại công việc BẢNG ĐỊNH MỨC THỜI GIAN NHẬN, PHÁT CÁC SẢN PHẨM BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG Số TT Danh mục định mức Đơn vị tính Định mức thời gian (giây, phút) Cấp bậc yêu cầu bình quân A Nhận gửi các sản phẩm Bưu chính - Viễn thông tại giao dịch 1 Nhận gửi thư chuyển tiền Cái 8’00” 3.5/5 2 Nhận gửi điện chuyển tiền Cái 8’33” 3.5/5 3 Nhận gửi chuyển tiền nhanh Cái 11’48” 3.5/5 4 Nhận gửi bưu phẩm ghi số trong nước Cái 5’46” 3.1/5 5 Nhận gửi bưu phẩm ghi số nước ngoài Cái 6’03” 3.1/5 6 Nhận gửi bưu kiện trong nước Cái 10’50” 3.1/5 7 Nhận gửi bưu kiện ngoài nước Cái 3’04” 2.6/5 8 Nhận gửi ấn phẩm ngoài nước Cái 3’54” 2.6/5 9 Nhận thư công ghi nợ Cái 1’25” 3/5 10 Nhận đặt mua báo chí trong nước Tờ HĐ 13’39” 3.2/5 11 Nhận đặt mua báo chí ngoài nước Tờ HĐ 11’52” 3.2/5 12 Nhận đặt hộp thư thuê bao Hộp 45’13” 3/5 13 Nhận gửi điện hoa Bức 11’45” 3.1/5 14 Bán tem máy Cái 0’35” 2.3/5 15 Bán tem in sẵn, bì thư báo lẻ Cái 0’26” 2/5 16 Nhận đàm thoại Cuộc 2’31” 3/5 17 Nhận gửi điện báo công nợ Bức 11’46” 3.1/5 18 Nhận gửi điện báo tiền mặt Bức 8’52” 3.1/5 19 Nhận gửi fax Bức 12’06” 3.3/5 20 Bán tem chơi Cái 2’22” 2/5 21 Thu cước thuê bao trên máy vi tính Tờ HĐ 1’36” 3.4/5 22 Thu cước thuê bao thủ công Tờ HĐ 3’15” 2.4/5 23 Nhận gửi học phẩm người mù Cái 5’52” 2.7/5 B Phát sản phẩm BC-VT tại giao dịch 1 Phát thư chuyển tiền Cái 12’31” 3.5/5 2 Phát điện chuyển tiền Cái 15’13” 3.5/5 3 Phát chuyển tiền nhanh Cái 19’47” 3.5/5 4 Phát ghi số trong nước Cái 8’12” 3.1/5 5 Phát ghi số nước ngoài Cái 9’44” 3.1/5 6 Phát bưu kiện trong nước Cái 8’21” 3.1/5 7 Phát bưu kiện nước ngoài Cái 9’54” 3.2/5 8 Phát ấn phẩm trong nước Cái 1’39” 2.6/5 9 Phát ấn phẩm nước ngoài Cái 1’42” 2.6/5 10 Phát học phẩm người mù Cái 7’00” 2.7/5 11 Phát fax Bức 7’04” 3.3/5 12 Phát chuyển tiền quốc tế Cái 14’14” 3.5/5 BẢNG ĐỊNH MỨC THỜI GIAN BẢO DƯỠNG, XỬ LÝ CÁP ĐỒNG NỘI HẠT STT Danh mục định mức Đơn VT Định mức thời gian(giây, phút) Cấp bậc yêu cầu bình quân 1 Đo thử toàn trình cáp Đôi dây thuê bao trong cáp 20 4.5 2 H àn vá, cột nứt, vỡ Cột 20 3.5 3 Chỉnh cột xiêu Cột 290 4 4 Thay cột gãy Cột 1.970 4.5 5 Bảo dưỡng dây co, cột chống Cột 90 4 6 Thay cột chống bị hỏng Cột 300 4 7 Xây lại ụ cột Cột 40 2 8 Phát cây trên tuyến cáp treo Điểm 60 3.5 9 Củng cố dây tiếp đất của cáp treo Cái 20 4 10 Thay biển số cáp treo Cái 5 3 11 Sơn lại cột sắt Cái 90 4 12 Bảo dưỡng hộp cáp Cái 60 5 13 Thay hộp cáp Cái 340 5 14 Sơn lại tủ cáp Cái 60 3 15 Bảo dưỡng măng sông Cái 45 5.2 BẢNG ĐỊNH MỨCTHỜI GIAN BẢO DƯỠNG, XỬ LÝ DÂY-THUÊ BAO Số TT Danh mục định mức Đơn vị tính Định mức thời gian (phút) Cấp bậc yêu cầu bình quân I Xử lý hư hỏng 1 Trường hợp hỏng cáp chính Phút/ lần 79 4 2 Trường hợp hỏng cáp phối Phút/ lần 93 4 3 Trường hợp hỏng dây thuê bao Phút/ lần 112 3.5 4 Trường hợp phải thay dây thuê bao Phút/ lần 188 3.5 5 Trường hợp hỏng máy điện thoại Phút/ lần 102 3 6 Trường hợp hỏng do thuê bao Phút/ lần 66 3 II Bảo dưỡng dây thuê bao Đôi dây 144 3.5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quản trị kinh doanh: GS-TS Nguyễn Đình Phan (Chủ biên) Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2. Kinh tế và tổ chức quản lý trong doanh nghiệp Nhà xuất bản thống kê 3. Quản trị nhân lực PGS-TS Phạm Đức Thành Nhà xuất bản giáo dục năm 1995 4. Kinh tế và quản lý công nghiệp Nhà xuất bản giáo dục 1997 5. Tài liệu hướng dẫn cách trả lương cho người lao động. Nhà xuất bản Thương binh - lao động và xã hội 1992 6. Tài liệu hướng dẫn học sinh quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Khoa kinh tế quản lý trường đại học bách khoa Hà Nội 7. Quản trị kinh doanh Bưu chính - Viễn thông Nhà xuất bản bưu điện. Môc lôc Nội dung Trang Chương I. Thực trạng công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 2 I. Giới thiệu khái quát Bưu điện tỉnh Hà Giang 2 1. Quá trình hình thành và phát triển 2 2. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong mấy năm gần đây 3 II. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 6 1. Hình thức pháp lý 6 2. Đội ngũ lao động 6 3. Cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Hà Giang 8 III. Chế độ tiền lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 18 1. Chế độ tiền lương cấp bậc 18 2. Chế độ tiền lương chức danh 25 IV. Thực trạng công tác trả lương cho người lao động tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 28 1. Các nguyên tắc và các yêu cầu 28 2. Đối tượng trả lương 32 3. Xác định tiền lương chính sách cho người lao động 32 4. Xác định tiền lương khoán cho người lao động 34 5. Đánh giá chung công tác trả lương. 40 V. Tiền thưởng tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 42 1. Các hình thức thưởng 42 2. Các nguồn hình thành quỹ tiền thưởng 43 3. Đánh giá chung về công tác tiền lương 44 Chương II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 45 I. Định hướng phát triển Bưu điện tỉnh Hà Giang 45 1. Định hướng chung 45 2. Các mục tiêu chủ yếu 46 II. Một số giải pháp chủ yếu 47 1. Xây dựng các hệ số trả lương thông qua công tác phân tích công việc 47 2. Xây dựng định mức lao động 52 3.Xác định giờ làm việc làm cơ sở thanh toán tiền lương thường trực thêm giờ 54 4. Đối với cán bộ nghiệp vụ có năng lực bổ sung thêm quỹ tiền thưởng hoàn thành công việc 59 6. Đưa thêm mức phụ cấp bằng cấp vào tiền lương 60 Kết luận Tài liệu tham khảo 66 B¶NG KÕT CÊU CñA LUËN V¡N Nội dung Trang Chương I. Thực trạng công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 2 I. Giới thiệu khái quát Bưu điện tỉnh Hà Giang 2 II. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 6 1. Hình thức pháp lý, loại hình sản xuất kinh doanh 6 2. Đội ngũ lao động 6 3. Cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Hà Giang 8 III. Chế độ tiền lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 18 1. Chế độ tiền lương cấp bậc 18 2. Chế độ tiền lương chức danh 25 IV. Thực trạng công tác trả lương cho người lao động tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 28 1. Các nguyên tắc và các yêu cầu 28 2. Đối tượng trả lương 32 3. Xác định tiền lương chính sách cho người lao động 32 4. Xác định tiền lương khoán cho người lao động 34 5. Đánh giá chung công tác trả lương. 40 V. Tiền thưởng tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 42 Chương II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 45 I. Định hướng phát triển Bưu điện tỉnh Hà Giang 45 1. Định hướng chung 45 2. Các mục tiêu chủ yếu 46 II. Một số giải pháp chủ yếu 47 1. Xây dựng các hệ số trả lương thông qua công tác phân tích công việc 47 2. Xây dựng định mức lao động 52 3.Xác định giờ làm việc làm cơ sở thanh toán tiền lương thường trực thêm giờ 54 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC B­u ®iÖn tØnh Hµ Giang Phßng BC-VT-TH Tæ BC Tæ VT Tæ BC Tæ VT Tæ BC Tæ VT C«ng ty ®iÖn b¸o - ®iÖn tho¹i Hµ Giang C¸c b­u ®iÖn huyÖn, thÞ x· -Phßng kü thuËt - Phßng kÕ to¸n TK-TC - Phßng kÕ ho¹ch - Phßng tæ chøc H. chÝnh Trung t©m b¶o d­ìng øng cøu th«ng tin Trung t©m ch¨m sãc kh¸ch hµng §µi viÔn th«ng Tæ qu¶n lý Tr¹m viÔn th«ng Phßng kÕ to¸n TK- TC Phßng K.ho¹ch §.t­ XDCB Phßng TCCB-L§ Phßng HC-QT Tæ C.viªn Tæng hîp Tæ s¶n xuÊt B­u côc kièt §¹i lý ®iÓm B§VH x· Quan hÖ trùc tuyÕn Quan hÖ chøc n¨ng BẢNG LƯƠNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG Đơn vị tính: 1000 đồng Nhóm mức lương Bậc lương I II III IV V VI VII Nhóm I -Hệ số 1,35 1,47 1,62 1,78 2,18 2,67 3,28 -Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 283,5 308,7 340,2 373,8 457,8 560,7 688,8 Nhóm II -Hệ số 1,47 1,64 1,83 2,04 2,49 3,05 3,73 -Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 308,7 344,4 384,3 384,3 522,9 640,5 783,3 BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC BC – VT Đơn vị tính: 1000 đồng Chức danh Hệ số, mức lương I II III IV V 1. Vận chuyển bưu chính - Hệ số 1,28 1,53 1,82 2,16 2,56 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 268,8 321,3 382,2 453,6 537,6 2. Khai thác bưu chính và PHBC - Hệ số 1,40 1,65 1,95 2,36 2,92 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 294,0 346,5 409,5 495,6 613,2 3. Khai thác điện thoại, giao dịch cấp I. - Hệ số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1755.doc
Tài liệu liên quan