Tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp 665 xí nghiệp xây dựng và giao thông 37,Bộ quốc phòng: LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường , trong xu thế đổi mới chung của đất nước, dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải có sức cạnh tranh. Vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh , sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau, xây dựng quy trình hạch toán một cách khoa học hợp lý.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, hạch toán vật liệu đóng vai trò rất quan trọng.Vì NVL là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nó quết định chất luợng của sản phẩm đầu ra.Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành vì thế nó mang tính trọng yếu. Mỗi sự biến động về chi phí NVL đều làm ảnh hưởng đến sự biến động của giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất có rất nhiều chủng loại, do đó yêu cầu phải có sự khắt khe,thận trọng.Hơn nữa, kế toán vật liệu còn cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho các phần hành kế toán khác của doanh nghiệp, giúp cho nguời quản lý doanh nghiệp lập đu...
64 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp 665 xí nghiệp xây dựng và giao thông 37,Bộ quốc phòng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường , trong xu thế đổi mới chung của đất nước, dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải có sức cạnh tranh. Vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh , sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau, xây dựng quy trình hạch toán một cách khoa học hợp lý.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, hạch toán vật liệu đóng vai trò rất quan trọng.Vì NVL là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nó quết định chất luợng của sản phẩm đầu ra.Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành vì thế nó mang tính trọng yếu. Mỗi sự biến động về chi phí NVL đều làm ảnh hưởng đến sự biến động của giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất có rất nhiều chủng loại, do đó yêu cầu phải có sự khắt khe,thận trọng.Hơn nữa, kế toán vật liệu còn cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho các phần hành kế toán khác của doanh nghiệp, giúp cho nguời quản lý doanh nghiệp lập đuợc dự toán NVL, đảm bảo cung cấp ,đủ đúng chất luợng vật liệu và kịp thời cho sản xuất. Từ đó giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đúng kế hoạch và xác định nhu cầu vật liệu tồn kho hợp lý, hạn chế tình trạng ứ đọng vốn và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Là một doanh nghiệp xây dựng công ty xây lắp 665 xí nghiệp xây dựng & giao thông 37,Bộ quốc phòng,đã và đang có những bước phát triển trong những năm gần đây, sản phẩm của công ty được nhiều đối tác đánh giá cao, công tác hạch toán kế toán nói chung đáp ứng được nhu cầu quản lý
Nhận thức được ý nghĩa của NVL trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như vai trò quan trọng của công tác kế toán NVL nói riêng và toàn bộ công tác kế toán nói chung cũng như được sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo TS Nguyễn Thị Thu Hương và sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng kế toán của công ty . Em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán NVL tại công ty xây lắp 665 xí nghiệp xây dựng & giao thông 37,Bộ quốc phòng”.Nhằm hiểu biết sâu sắc hơn về kế toán NVL.
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm ba chương:
Chương I: Những đặc điểm chung về công ty xây lắp 665 xí nghiệp xây dựng & giao thông 37.
Chương II: Thực trạnh công tác hạch toán nguyên vật liệu công cụ và dụng cụ tại công ty xây lắp 665 xí nghiệp xây dựng & giao thông 37,Bộ quốc phòng.
Chương III: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ và dụng cụ tại công ty xây lắp 665 xí nghiệp xây dựng & giao thông 37.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS - Nguyễn Thị Thu Hương và các cô chú trong phòng kế toán của công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Chương I: Những đặc điểm chung về công ty xây lắp 665 xí nghiệp xây dựng & giao thông 37
I.Quá trình hình thành và phát triển.
-Công ty xây lắp 665 xí nghiệp xây dựng & giao thông 37,Bộ quốc phòng.là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hạch toán độc lập dưới sự chỉ đạo của tổng công ty Xây Dựng 665,Bộ quốc phòng.Xí nghiệp xây dựng giao thông 37 trưc thuộc cộng ty xây lắp 665 được thành lập lại từ công ty xây dựng 665 và công ty xây lắp 87 theo qyết định của công ty xây lắp 665 số 461/QĐ-QP,ngày 17-04-1996, với nhiệm vụ chuyên nghành xây dung các công trình dân dụng-thuỷ lợi thuỷ điện-giao thông và kinh doanh sản xuất vật liệu.Xí nghiệp đã có gần 15 năm kinh nghiệm .Hoạt động rộng rãi trên phạm vi cả nước.
-Công ty xây dựng giao thông 37 – Công ty xây lắp 665 có hệ thống các đơn vị sản xuất kinh doanh và có các chủ nhiệm công trình xí nghiệp đang thực hiiện các dự án vừa và lớn trong quân đội cũng như ngoài dân sự.hàng năm đều mang lại hiệu quả kinh tế cao làm tốt nghĩa vụ với nhà nước.
-Công ty xây dựng giao thông 37 – Công ty xây lắp 665 hiện đang thi công các công trìn trên nhiều lĩnh vực khác nhau đa dạng nghành nghề.Có 52 kỹ sư lành nghề nhiều kinh nghiệm trong quản lý thi công sản xuất và hạch toán kinh doanh.Xí nghiệp có 256 công nhân tay nghề cao.dầy dạn kinh nghiệm thi công các công trình,luôn đáp ứng được mọi yêu cầu của chủ đầu tư cung như xu thế phát triển và hội nhập của nước ta.
-Xí nghiệp xay dựng giao thông 37 là thành viên của công ty xây lắp 665 luôn luôn có hệ thống tài chính lành mạnh trên biểu mẫu trong vòng những năm trở lại đây,Xí nghiệp luôn có uy tín với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội.
Tài khoản tại Việt Nam :4311010028801.
Tại Ngân Hàng Cổ Phần Thương Mại Quân Đội –Hà Nội.
Biểu1
SỐ LIỆU VỀ TÀI CHÍNH
ĐVT:Triệu đồng
TT
Nội Dung
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Tổng tài sản có
21.530.438
17.856.904
15.886.385
2
Tổng tài sản lưu động
20.847.548
16.969.019
14.659.993
3
Tổng số nợ phải trả
19.989.449
16.139.738
13.800.331
4
Tổng tài sản nợ lưu động
21.520.438
17.856.904
15.886.385
5
Giá trị dòng
381.764
453.452
505.512
6
Vốn lưu động
750.000
800.000
870.000
Biểu2
DOANH THU HÀNG NĂM
XÍ NGHIỆP GIAO THÔNG 37-CÔNG TY XÂY LẮP 665
DOANH THU
(Chỉ số xây lắp )trong 3 năm
Năm
Doanh Thu(ĐVT:đồng)
2003
21.209.137.205
2004
22.901.635.119
2005
24.659.123.978
-Xí nghiệp có trụ sở giao dịch chính tại :Xã Đại Kim-Huyện Thanh Trì-Thành Phố Hà Nội và các văn phòng đại diện tại:
+Khu Vực I: Thị Xã Vĩnh Yên –Tỉnh Vĩnh Phúc.
+Khu Vực II: Thành Phố Hải Ddương.
-Các tổ đội thành viên của xí nghiêp:
+Đội 6: tại thị xã Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị.
+Đội 8: tại Nhân Chính-Thanh Xuân- Hà Nội.
+Đội 9: tại Nghi Phú – TP Vinh –Nghệ An.
+Đội 10: tại Xóm chùa Đại Kim-Thanh Trì -Hà Nội.
-Nhiệm vụ chính của công ty:
+Thi công xây dựng các công trình công nghiệp,dân dụng,giao thông,thuỷ điện,thuỷ lợi…
+Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng…
Danh mục thiết bị của xí nghiệp bao gồm :
-Loại máy thi công xây dựng: Máy ép cọc lực ép 60-100,máy phat điện50KVA-100KVA,đầm bàn đầm đùi, cóp pha thép,máy mài Gơranitô,máy khoan bê tông,máy cưa,máy hàn,máy cắt gạch,máy phun sơn,máy kinh vĩ,thuỷ bình....
- Loại máy thi công hạ tầng giao thông và máy công cụ: Xe ô tô ben 5tấn trở lên,máy đào bánh xichsumotomu,một dàn máy thi công đường hoàn chỉnh,máy uốn ống,máy tiện…
-Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm kiểm tra:
+Ở hiện trường thi công : Thuỷ bình,kinh vĩ,bộ dao vòng lấy mẫu,dụng cụ đo điện trở đất,đồng hồ đo điện,khuôn đúc mẫu bê tông,súng bắn bê tông…
+Ở trung tâm thí nghiệm:Máy siêu âm TVRS31,thiết bị kiểm tra cường độ bê tông,thiết bị kiểm tra cường độ thép…
-Công ty xây lắp 665 xí nghiệp xây dựng & giao thông 37,Bộ quốc phòng,ngày một lớn mạnh ,có uy tín đối với cấp trên và các chủ đầu tư.Xí nghiệp có đầy đủ loại thiết bị phục vụ cho thi công các công trình xây dựng dân dụng,giao thông ,thuỷ lợi,….
-Các công trình lớn xí nghiệp đã nhận thầu thi công :Trung tâm đào tạo thông tấn xã Việt Nam,kho lưu trữ -bộ quốc phòng,trung tâm kỹ thuật thông tin công nghệ cao-bộ tư lệnh thông tin ,đường Bùi thị Xuân,cửa khẩu cầu treo Hà Tĩnh,và một số công trình thuộc địa bàn Hà Nội ,Bắc Ninh,Vĩnh Phúc,Quảng Trị….
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
1.Cơ cấu bộ máy công ty.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế hoạch, kỹ thuật
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức cán bộ_TL
Phòng xe máy, thiết bị
Phòng hành chính
Đội XD CT số 6 `
Đội XD CT số 8
Đội XD CT số 9
Đội XD CT số 10
2.Chức năng ,nhiệm vụ của từng bộ phận .
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của xí nghiệp là 256 người,
trong đó :
Khối phòng ban là : 32người
Khối lao động trực tiếp là: 224 người
Trong tổng số 256 cán bộ công nhân viên thì số lao động ở trình độ đại học là 52 người trong đó 20 lao động là kĩ sư thi công, 32 lao động là cử nhân kinh tế và chuyên môn . Số lao động ở trình độ trung cấp là 16 người, trình độ sơ cấp là 188 người.
Bộ máy cuả công ty hoạt động theo chế độ một thủ trưởng. Các phó giám đốc sử dụng quyền thủ trưởng mà giám đốc phân cho để thống nhất mọi hoạt động trong mọi công việc được giao. Tại các phòng ban đều có trưởng phòng và phó phòng phụ trách hoạt động của phòng ban mình, tại các công trường có chủ nhiệm công trình và phó chủ nhiệm phụ trách điều hành thi công.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau :
- Giám đốc: Là người đại diện hợp pháp của Công ty, nhân danh pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty.
Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ đã được giao phó, phân công uỷ quyền. Có ba phó giám đốc.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Trực tiếp chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh.
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật : Trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật, qui trình công nghệ xây dựng.
- Phó giám đốc phụ trách xe máy thiết bị: Chỉ đạo khâu xe máy thiết bị, khai thác bảo quản thiết bị thi công, cấp phát vật tư thiết bị.
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
- Phòng tổ chức cán bộ lao động: Căn cứ vào nguồn nhân lực trong Công ty cũng như việc tuyển dụng các hợp đồng lao động, bố trí và sử dụng hợp lý cán bộ công nhân viên theo yêu cầu và năng lực để công việc có hiệu quả cao nhất. Xây dựng định mức lao động, qui chế trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Định kỳ lập báo cáo về công tác tổ chức cán bộ lao động tiền lương theo qui định của cấp trên, áp dụng các chế độ chính sách đối với người lao động như BHXH, BHYT, lương thưởng, chế độ chính sách, nghỉ hưu, nghỉ mất sức…
- Phòng hành chính: Đảm bảo công tác giao dịch, tiếp khách, quản lý con dấu, công văn giấy tờ tài liệu và chịu trách nhiệm mua sắm bổ sung quản lý tài sản văn phòng, quản lý xe con phục vụ công tác của Công ty. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ quản lý đội ngũ nhân viên bảo vệ, nhân viên nhà ăn tập thể lao công…
- Phòng xe máy thiết bị: Quản lý khai thác, điều hành máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, thi công, theo dõi định mức tiêu hao nhiên liệu, xây dựng kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc theo kế hoạch định kỳ cho máy móc thiết bị cũng như theo dõi tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị để từ đó kịp thời sửa chữa khi có sự cố xảy ra và đảm bảo cho quá trình thi công được diễn ra liên tục, đúng tiến độ, cung cấp một số vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Phòng kế hoạch-kỹ thuật: Tham mưu giúp cho giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà nước. Ngoài ra, tự khai thác thị trường, xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm công trình của Công ty. Căn cứ vào các công trình mà Công ty ký kết hợp đồng với các chủ đầu tư và các đơn vị khác, cùng bên A giao nhận mặt bằng tổ chức thi công, nghiệm thu về khối lượng hoàn thành, thanh toán. Thường xuyên báo cáo khối lượng thực hiện và theo dõi chất lượng, kỹ thuật các công trình cho bên lãnh đạo.
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu, xác định chính xác kết quả kinh doanh thông qua tập hợp, tính toán đúng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, thực hiện thu chi, thanh toán đúng chế độ, đúng đối tượng giúp cho giám đốc quản lý, sử dụng một cách khoa học tiền vốn, theo dõi công nợ với các bên, các đội xây dựng để kịp thời thu hồi vốn, thanh toán đúng thời gian quy định, hướng dẫn và kiểm tra các đội xây dựng mở sổ sách thu thập chứng từ ban đầu.
3.Đặc điểm quy trình công nghệ.
- Công ty có bốn đội xây dựng đó là :đội xây dựng số 6;số 8:số 9,số 10. Các đội có chức năng tổ chức và quản lý thi công theo hợp đồng, thiết kế được duyệt do Công ty ký kết hoặc nhận được nhiệm vụ do tổng Công ty giao phó. Bố trí người và quản lý xe máy, thiết bị thi công hợp lý, tiết kiệm vật tư nhiên liệu để đạt được hiệu quả cao nhất.Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, theo dõi mọi hoạt động của công trình, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình theo yêu cầu của Công ty. Nói tóm lại, nhiệm vụ quan trọng và là cơ bản của các đội sản xuất là tổ chức thi công các công trình mà Công ty có được để từ đó mang lại thu nhập cũng như lợi nhuận cho toàn Công ty. Thực chất đội là các đơn vị thành viên của Công ty, tổ chức mọi mặt hoạt động do Công ty giao cho.
Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng nên đòi hỏi tổ chức sản xuất phải tuân theo một quy trình như sau:
Đấu thầu
Nhận
thầu
Lập dự toán
Giao
thầu
Thi
công
Nghiệm thu bàn giao
* Quy trình công nghệ của Công ty diễn ra theo sơ đồ sau:
Chuẩn bị NVL
Nền móng
Thi công
Hoàn thiện
Bàn giao
Hình thức sản xuất và kinh doanh mà Công ty đang áp dụng là bao gồm cả giao thầu và đấu thầu. Sau khi ký kết hợp đồng nhận thầu với chủ đầu tư, Công ty giao cho các đội và căn cứ vào giá dự toán, địa điểm thi công quyết định mức trích lập cho các đội và các đội tự chịu trách nhiệm trước Công ty về các khoản chi phí phát sinh từ công trình, hạng mục công trình, cũng như chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, chất lượng công trình, hạng mục công trình…
III.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty.
1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán như sau:
Do đặc thù của ngành xây dựng, ở Công ty đang áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, ở các đội thi công chỉ có nhân viên kinh tế thu nhận chứng từ nộp về phòng kế toán của Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán, tiền lương
Kế toán Ngân hàng, TSCĐ
Kế toán giá thành
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Nhân viên kinh tế đội XD số 10
Nhân viên kinh tế đội XD số 9
Nhân viên kinh tế đội XD số 8
Nhân viên kinh tế đội XD số 6
Phòng kế toán phân công công việc như sau:
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và các cơ quan pháp luật, Nhà nước về toàn bộ công việc của mình cũng như toàn bộ thông tin cung cấp. Kế toán trưởng là kiểm soát viên tài chính của Công ty có nhiệm vụ theo dõi chung, chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức phân công kiểm tra các công việc của nhân viên kế toán thực hiện.
- Kế toán thanh toán (kiêm tiền lương, BHXH, BHYT): Ghi chép kịp thời trên hệ thống chứng từ sổ sách chi tiết, tổng hợp của phần hành các khoản nợ phải thu, phải trả. Phản ánh, theo dõi kịp thời các nghiệp vụ thanh toán phát sinh trong kinh doanh theo từng đối tượng, từng khoản nợ, theo thời gian thanh toán. Ngoài ra căn cứ vào số lượng lao động, thời gian, kết quả lao động của nhân viên ở các đội gửi lên, ở các phòng ban của Công ty để tính lương và tính trích các khoản theo lương theo đúng chế độ, đúng phương pháp. Tiến hành phân bổ chi phí tiền lương vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Kế toán Ngân hàng (kiêm TSCĐ): Phản ánh theo dõi tình hình thanh toán tiền gửi Ngân hàng. Theo dõi tình hình tăng giảmTSCĐ về số lượng, giá trị hiện có của TSCĐ, tình hình nâng cấp sửa chữa, đầu tư đổi mới, thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tính toán phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ theo đúng chế độ.
- Kế toán giá thành: Tiến hành tập hợp và phân bổ chính xác chi phí sản xuất phát sinh ở từng đội, từng công trình trên cơ sở đó tính đúng, tính đủ giá thành cho các công trình, hạng mục công trình, dịch vụ hoàn thành.
- Thủ quỹ: Hàng ngày phản ánh tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách để phát hiện và xử lý kịp thời sai sót, đảm bảo định mức tồn quỹ tiền mặt.
- Kế toán tổng hợp: dựa vào chứng từ từ các phần hành gửi đến để vào sổ tổng hợp. Cuối tháng tính ra số tiền phát sinh, số dư đối chiếu với các sổ chi tiết để làm căn cứ lập các báo cáo tài chính.
2. Hình thức sổ kế toán của Công ty .
Cùng với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc phục vụ thi công công trình, từ năm 1997 Công ty đã áp dụng hạch toán kế toán bằng máy vi tính nhằm giảm nhẹ khối lượng ghi chép của kế toán các phần hành, nâng cao tính chính xác và kịp thời của thông tin cung cấp.
Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC ban hành ngày 16/12/1998.
- Xuất phát từ đặc điểm hoạt động của Công ty cũng như để thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán bằng máy vi tính Công ty lựa chọn hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Hệ thống sổ kế toán của Công ty bao gồm:
Các chứng từ gốc.
Sổ chi tiết tài khoản.
Sổ tổng hợp tài khoản.
Các báo cáo tài chính.
Quy trình hạch toán kế toán tại Công ty có thể được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ hệ thống sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Phiếukế toán
Sổ chi tiết tài khoản
Sổ quỹ
Sổ tổng hợp tài khoản
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối kỳ
: Đối chiếu kiểm tra
* Chứng từ gốc: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty đều có chứng từ kế toán làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán. Các chứng tứ kế toán áp dụng tại Công ty đều tuân thủ theo chế độ chứng từ kế toán hiện hành. Ngoài ra Công ty còn sử dụng các chứng từ đặc thù như : Hợp đồng giao khoán, hợp đồng thuê máy, bản thanh lý hợp đồng…
Cuối mỗi tháng khi các chứng từ gốc được tập trung về phòng kế toán, kế toán tổng hợp kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của các chứng từ sau đó chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt, thực hiện phân loại chứng từ và giao cho các kế toán phần hành.Kế toán phần hành sau khi nhận được chứng từ gốc tiến hành lập phiếu kế toán và tiến hành vào sổ chi tiết phát sinh tài khoản theo từng đối tượng.
* Sổ tổng hợp tài khoản: Sổ này cũng có mẫu tương tự như sổ chi tiết phát sinh tài khoản và được hạch toán cho từng chứng từ ghi sổ chứ không hạch toán cho từng đối tượng.
* Các báo cáo tài chính: Cuối kỳ kế toán, kế toán tổng hợp lập đầy đủ các báo cáo quyết toán theo chế độ kế toán hiện hành để gửi cho cơ quan thuế cũng như Tổng Công ty. Các báo cáo quyết toán tuân thủ đầy đủ chế độ kế toán về biểu mẫu bao gồm:
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả kinh doanh.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài ra để phục vụ cho công tác quản lý điều hành Công ty, kế toán còn lập một số báo cáo bổ trợ sau:
Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ
Báo cáo các khoản phải thu, phải trả.
Báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm.
Công ty hiện nay có ứng dụng tin học trong công tác kế toán của mình. Việc hạch toán bằng máy sẽ được thực hiện theo trình tự: Kế toán sẽ phân loại Chứng từ gốc, sau đó sẽ nhập dữ liệu từ Chứng từ gốc vào máy theo từng loại cho phù hợp, trên máy sẽ thực hiện đồng thời việc ghi sổ “Sổ chi tiết tài khoản” và “Sổ tổng hợp tài khoản” và nhập số liệu mới vào Báo cáo Tài chính.
3. Chế độ kế toán công ty áp dụng…
- Hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng phù hợp và tuân thủ theo nguyên tắc được quy định trong quyết định 1141/TC-QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và quyết định 1864/1998/QĐ-BTC.
Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty trong lĩnh vực xây dựng nên một số tài khoản được mở chi tiết tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Cụ thể là các tài khoản 151,152,153,142,242… được mở chi tiết cho từng công trình...
PHẦN 2:
THỰC TRẠNH CÔNGTÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ VÀ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY XÂY LẮP 665 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG & GIAO THÔNG 37 BỘ QUỐC PHÒNG.
I.Lý luận chung về hạch toán chi phí nguyên vật liệu công cụ và dụng cụ.
1.Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu công cụ và dụng cụ.
1.1.Khái niệm, đặc điểm ,vai trò nguyên vật liệu.
- Theo Mác: “Đối tượng lao động là tất cả mọi vật thiên nhiên ở xung quanh ta mà lao động có ích có thể tác động vào để tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp ”. Trong doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là đối tượng lao động là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình sản xuất, là cơ vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Song không phải đối tượng lao động nào cũng là vật liệu mà chỉ những đối tượng lao động đã thay đổi do tác động bởi lao động có ích của con người mới là nguyên vật liệu.
-Nguyên vật liệu : là những đối tượng lao động,thể hiện dưới hình thái vật hoáchỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
-Khi tham gia vào quá trình sản xuất,dưới tác động của sức lao động ,của tư liệu lao động ,nguyên vật liệu bị tiêu hao hoàn toàn hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầuđể tạo ra những hình tháI mới của sản phẩm.Về mặt giá trị khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị cuả chúngvào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
-Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố chi phí cơ bản của quá trình sản xuất ,thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh và trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.Vì vậy để giảm chi phí sản xuất ,hạ giá thành sản phẩm ,một trong những biện pháp quan trọng là doanh nghiệp phải quản lý tốt nguyên vật liệu ở tất cả các khâu :thu mua, dự trữ và sử dụng.Trong khâu thu mua và dự trữ nguyên vật liệu phảI đảm bảo việc cung cấp kịp thời,đầy đủ về khối lượng,chủng loại và chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất giá cả hợp lý,phải xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu phù hợp với nhu càu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ,vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất vừa tiết kiệm vốn lưu động.Trong khâu sản xuất ,doanh nghiệp phải xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp với từng loại sản phẩm,với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất,xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh,phương án sản xuất kinh doanh ổn định để xây dựng kế hoạch cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu phù hợp.
1.2. Khái niệm, đặc điểm,vai trò công cụ và dụng cụ.
-Công cụ dụng cụ: là những tư liệu lao động ,tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh,nhưngg do thời gian sử dụng ngắn hoặc giá trị thấp nên chưa đủ những điều kiện quy định là tài sanr cố định (giá trị dưới 10.000.000 đ và thời gian sử dụng dưới một năm).
-Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh ,cộng cụ dụng cụ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần giá trị vào
Chi phí sản xuât kinh doanh trong kỳ.
-Tuy chưa hội đủ các tiêu chuẩn về tài sản cố định (giá trị trên 10.000.000 đ và thời gian sử dụng trên một năm ),nhưng công cụ và dụng cụ là những tư liệu lao động ,tham gia nhiều chu kỳ sản xuât kinh doanh nên việc tổ choc quản lý không chỉ ở các khâu thu mua ,dự trữ mà còn phảI theo dõi chi tiết trong cả quá trình sử dụng tới khi báo hỏng,đồng thời phảI tính toán phân bổ giá trị hao mòn của công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh một cách hợp lý theo các phương pháp kế toán quy định.
2 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Phân loại nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ là việc sắp xếp vật liệu thành từng nhóm theo các tiêu thức khác nhau. Yêu cầu của phân loại vật liệu công cụ dụng cụ là phải khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp.
2.1. Phân loại nguyên vật liệu.
-Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại, thứ vật liệu khác nhau với khối lượng lớn. Mỗi thứ loại vật có nội dung kinh tế công dụng trong quá trình sản xuất và tính năng lý, hoá học khác nhau, khác nhau cả về công dụng kinh tế kỹ thuật… phân loại vật liệu là cần thiết để quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết đối với từng loại thứ vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp.
* Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp ,vật liệu được chia thành các loại:
- Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu được tham gia vào quá trình sản xuất thì nó tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm.
- Vật liệu phụ: Là những loại nguyên vật liệu được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện tính năng và nâng cao chất lượng của sản phẩm. Nguyên vật liệu phụ còn được sử dụng để phục vụ cho các nội dung kỹ thuật và quản lý.
- Nhiên liệu: Bao gồm các loại ở dạng thể lỏng, khí, rắn như than xăng dầu, củi hơi đốt dùng cho công nghễ sản phẩm cho các phương tiện máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất.
- Phụ tùng thay thế: Bao gồm các phụ tùng, chi tiết dùng để thay thế sửa chữa, máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện được sử dụng cho xây dựng cơ bản (cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản).
- Vật liệu khác là loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như, gỗ, sắt thép vụ hoặc phế liệu thu nhặt thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định.
Quá trình tạo ra sản phẩm và là cơ sở xây dựng các tài khoản cấp hai thích hợp Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng chủng loại vật liệu trong để hạch toán.
* Phân loại vật liệu theo nguồn vật liệu:
- Vật liệu mua ngoài: Là những vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp mua ngoài thị trường. Mua ngoài là phương thức cung ứng vật liệu thường xuyên của mỗi doanh nghiệp.
- Vật liệu từ sản xuất: Là những vật liệu do doanh nghiệp tự chế biến hay thuê ngoài chế biến để sử dụng cho sản xuất ở giai đoạn sau.
- Vật liệu nhận góp vốn liên doanh hoặc được biếu tặng, cấp phát.
- Phế liệu thu hồi: Là những vật liệu bị thải loại ra khỏi quá trình sản xuất, có thể được tái sử dụng hoặc đem bán.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp tính giá vật liệu được chính xác.
Sau khi đã phân loại vật liệu, doanh nghiệp phải lập sổ danh điểm vật liệu. Sổ danh điểm vật liệu là sổ liệt kê toàn bộ các loại vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp theo từng phân nhóm hoặc từng kho. Sổ danh điểm phải quy định thống nhất mà số, tên gọi, quy cách, đơn vị tính, đơn giá hạch toán, định mức dự trữ… của từng chủng loại vật liệu. Mã số của vật liệu phải thể hiện được loại, nhóm, thứ vật liệu:
SỔ DANH ĐIỂM
Ký hiệu
Tên, nhãn hiệu quy cách vật liệu
Đơn vị tính
Đơn giá hạch toán
Ghi chú
1521.01
1521.02
1521.01.01
Sổ danh điển được sử dụng thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ hạch toán vật liệu chính xác, là điều kiện cần thiết để tiến hành cơ giới hạch toán vật liệu.
* Ngoài cách phân loại trên, có thể căn cứ vào mục đích, công dụng của vật liệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật liệu của doanh nghiệp được chia thành:
- Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: phục vụ quản lý ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất, cho nhu cầu bán hàng, quản lý doanh nghiệp…
Mỗi cách phân loại có 1 ý nghĩa riêng song phân loại theo nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị vẫn là phổ biến hơn cả.
2.2. Phân loại công cụ dụng cụ.
-Căn cứ vào yêu cầu quản lý và ghi chép,công cụ dụng cụ được chia thành:
+Công cụ dụng cụ : là những loại công cụ .dụng cụ dùng trong sản xuất,tiêu thụ sản phẩm và dùng trong quản lý như : kìm búa ,dụng cụ gá lắp ,khuôn mẫu và các loại công cụ cầm tay như :xẻng ,quốc khoan tay…dùng trong sản xuất,các loại máy tính cá nhân ,bàn ghế,tủ tài liệu…dùng trong quản lý.
+Bao bì luân chuyển : là những loại bao bì dùng để đóng gói,chứa đựng sản phẩm được thu hồi để sử dụng lại nhiều lần như :các loại vỏ bao,vỏ chai ,thùng chứa,can nhựa….
+Đồ dùng cho thuê :là ngững loại vật liệu chuyên dùng cho kinh doanh dịch vụ cho thuê như :bàn ghế,phông bạt,các loại trang phục…
-Căn cứ vào cách thức phân bổ giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh,công cụ dụng cụ được chia thành:
+Công cụ dụng cụ loại phân bổ 100%: là những côngcụ dụng cụ có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn,khi xuất dùng công cụ dụng cụ loại phân bổ 100%,kế toán tính một lần toàn bộ giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí của bộ phận sử dụng.
+Công cụ dụng cụ loại phân bổ nhiều lần :là những công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng dài và có giá trị lớn, khi xuất dùng công cụ dụng cụ loại phân bổ nhiều lần ,kế toán phải tính toán để phân bổ giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí cua bộ phận sử dụng.
3 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu,công cụ và dụng cụ.
- Nguyên vật liệu,công cụ và dụng cụ trong doanh nghiệp được gọi chung là “Vật tư “.Xuất phát từ vai trò và đặc điểm cuả các loại vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh ,đòi hỏi phải quản lý chạt chẽ ở tất cả các khâu thu mua,dự trữ và sử dụng…
+ Dự toán nhu cầu vật tư, của doanh nghiệp, tìm kiếm các nguồn cung cấp NVL, có chất lượng tốt và có sản lượng ổn định.
+ Thực hiện cung ứng cho doanh nghiệp những vật tư, cần thiết với chữ lượng tốt nhất.
+ Tổ chức hệ thống kho bãi để bảo quản vật tư, khỏi mất mát, thiếu hụt, giảm phẩm chất để bảo toàn tài sản cho doanh nghiệp.
+ Cấp phát vật tư, cho các bộ phận sử dụng, kiểm tra tình hình chấp hành định mức vật tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư.
+ Thực hiện hạch toán kế toán về vật tư, để cung cấp các thông tin tổng hợp và chi tiết về tình hình luân chuyển vật tư, trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, để vừa duy trì sản xuất vừa đảm bảo cạnh tranh với các doanh nghiệp khác buộc các nhà quản lý phải tập trung quản lý chặt chẽ ở tất cả các khâu: thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng.
+ Ở khâu thu mua: Việc thu mua muốn có quan hệ đòi hỏi phải quản lý đủ về số lượng, đúng chủng loại, tốt về chất lượng. Giá cả phải hợp lý, đồng thời phải quan tâm đến chi phí thu mua, địa điểm thu mua (phải chọn phương tiện vận tải hợp lý, địa điểm thu mua càng gần nơi sản xuất thì chi phí càng ít). Ngoài ra, cũng phải quan tâm đến hoá đơn chứng từ liên quan đến thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Từ đó hạ thấp được chi phí vật liệu, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm.
+ Ở khâu bảo quản: Phải bảo quản theo đúng chế độ quy định,tổ chức hệ thống kho hợp lý để vật liệu không bị thất thoát, hư hỏng, kém chất lượng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
+ Ở khâu dự trữ: Cần bảo quản một lượng dự trữ nhất định để quá trình sản xuất tối đa, không nhỏ hơn mức tối thiểu để sản xuất được liên tục bình thường.
+ Ở khâu sử dụng: Cần sử dụng hợp lý, triệt để tiết kiệm tuỳ theo các định mức tiêu hao đã đề ra.
Do công tác quản lý vật tư, có tầm quan trọng như vậy nên việc tăng cường quản lý vật tư là rất cần thiết, cần phải cải tiến hành công tác quản lý vật liệu cho phù hợp với thực tế sản xuất.
4 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán vật tư.
4.1.Vai trò của kế toán vật tư.
- Bản chất của hạch toán vật tư là dùng đồng tiền làm thước đo ghi chép, giám sát và cung cấp thông tin tổng hợp và chi tiết về toàn bộ quá trình luân chuyển NVL trong doanh nghiệp.
+ Có công tác hạch toán NVL, doanh nghiệp sẽ biết được tình hình sử dụng vốn lưu động, từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng nhanh vòng vốn lưu động của doanh nghiệp.
+Mặt khác tính chính xác, kịp thời của công tác hạch toán vật liệu, có ảnh hưởng lớn đến công tác hạch toán giá thành, chọn để đảm bảo hạch toán giá thành chính xác thì khâu đầu tiên cũng phải hạch toán vật liệu, chính xác và khoa học.
4.2. Nhiệm vụ của kế toán vật tư.
Để thực hiện tốt chức năng của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp. Nhà nước đã xác định nhiệm vụ của kế toán vật tư như sau:
- Thực hiện việc phân loại đánh giá vật tư phù hợp với nguyên tắc yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp về tình hình thu mua vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập kho, xuất kho và tồn kho vật tư, tình giá thành thực tế của vật tư đã thu mua và nhập kho doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình thu mua vật tư, về các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Áp dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, lập chứng từ, luân chuyển chứng từ mở các sổ (thẻ) kế toán chi tiết thực hiện hạch toán vật tư, theo đúng chế độ, đúng phương pháp quy định nhằm đảm bảo sự thống nhất trong công tác kế toán.
- Tham gia vào việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình thanh toán với người bán, người cung cấp và tình hình sử dụng vật liệu, trong quá trình sản xuất kinh doanh.
-Tổ chức kế toán tổng hợp ,kế toán chi tiết vật tư phù hợp với phương pháp kế toấn hàng tồn kho được áp dụng ;cung cấp thông tin phục vụ việc phân tích hoạt động kinh tế và lập báo cáo tài chính.
II.Thực trạng công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu công cụ và dụng cụ.
1.Phương pháp tính giá thành nguyên vật liệu công cụ và dụng cụ.
1.1.Khái niệm và nguyên tắc đánh giá vật tư.
Đánh giá vật tư “là xác định trị giá thực tế (trị giá vốn ) của các loại vật tư tong các trường hợp nhập kho và xuất kho,theo các chuẩn mực,nguyên tắc và phương pháp kế toán quy định”.
Nội dung đánh giá vật tư trong doanh nghiệp gồm:
- Xác định trị giá thực tế của các loại vật tư hình thành từ các nguồn khác nhau trong các trường hợp xuất dùng vật tư.
-Xác định trị giá thực tế của các loại vật tư trong các trường hợp xuất dùng vật tư .
Khi đánh giá vật tư kế toán phải tuân thủ nguyên tắc ” Giá vốn” .” trong mọi trường hợp khi xuất nhập vật tư kế toán phải sử dụng giá trị thực tế(Giá vốn) để tính toán và ghi sổ”.Giá vốn của vật tư là toán bộ những chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để có được các loại vật tư đó về tới doanh nghiệp.
1.2.Các phương pháp tính giá.
Tính giá NVL là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của NVL theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực và thống nhất. Tính giá có chính xác thì mới đảm bảo cho biệc quản lý NVL chặt chẽ và có hiệu quả.
Về nguyên tắc, NVL là tài sản dự trữ sản xuất thuộc loại tài sản lưu động nên được đánh theo giá thực tế đã được mua sắm, gia công chế biến tức là giá trị của NVL được phản ánh trên sổ kế toán. Tuỳ theo việc áp dụng các phương pháp tính thuế GTGT của từng doanh nghiệp mà trong giá trị thực tế có thể có VAT(nếu tính VAT theo phương pháp trực tiếp) hay không có VAT (nếu tính VAT theo phương pháp khấu trừ).
1.2.1. Tính giá vật tư nhập kho.
Trên thực tế, NVL có thể được nhập từ nhiều nguồn khác nhau do đó giá vốn thực tế cũng được đánh giá khác nhau:
- Đối với NVL mua ngoài:
+Nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp:
Giá thực tế của hàng nhập kho
=
Giá trị hàng mua
theo hoá đơn (cả VAT)
+
Chi phí thu mua
+
Thuế nhập khẩu (nếu có)
+ Nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ:
Giá thực tế của
=
Giá mua ghi trên hoá
+
Chi phí thu
+
Thuế nhập
Hàng nhập kho
đơn(không có VAT)
mua thực tế
khẩu(nếu có)
-Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến:
Giá thực tế của
=
Giá thực tế của hàng
+
Chi phí thuê
+
Chi phí liên
Hàng nhập kho
xuất kho chế biến
ngoài chế biến
Quan khác
- Đối với vật tư tự gia côn chế biến
Giá thực tế của hàng nhập kho
=
Giá thực tế của hàng xuất kho chế biến
+
Chi phí chế biến thực tế
- Đối với NVL nhận góp vốn liên doanh:
Giá thực tế của hàng nhập kho (giá trị vốn)
=
Giá thoả thuận giữa các bên liên doanh
+
Chi phí liên quan (nếu có)
- Đối với NVL được tặng thưởng viện trợ ..
Giá thực tế của hàng nhập kho
=
Giá mua của vật liệu đang bán trên thị trường
- Đối với phế liệu thu hồi từ sản phẩm hỏng, tài sản định thanh lý thì giá nhập kho là giá có thể sử dụng, giá có thể bán được hoặc ước tính.
1.2.2. Đối với vật tư xuất kho.
a. Tính theo giá thực tế:
Mỗi một doanh nghiệp sản xuất, khi xuất dùng vật tư cũng đều phải tính toán chính xác thực tế hàng xuất kho cho các nhu cầu và đối tượng khác nhau. Tuỳ vào đặc điểm của từng hoạt động, yêu cầu quản lý và trình độ của kế toán mà có thể áp dụng các cách tính khác nhau như sau:
-Phương pháp tính giá thực tế đích danh.
Trong trường hợp có thể nhận diện được từng thứ, từng nhóm hoặc từng loại vật tư với từng lần nhập kho và giá thực tế của nó thì có thể định giá hàng tồn kho theo giá thực tế đích danh. Nghĩa là, NVL nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá ấy.
- Phương pháp nhập trước-xuất trước(FIFO).
Phương pháp này vật tư được tính giá thưc tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô nào nhập kho trước sẽ được xuất dùng trước, vì vậy vật tư xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó..
Với phương pháp này, việc tính toán đơn giản, dễ làm và tương đối hợp lý. Song khối lượng công việc hạch toán nhiều, phụ thuộc vào xu thế giá cả trên thị trường.
Như vậy, phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp ít danh điểm vật tư.
- Phương pháp nhập sau xuất trước(LIFO).
Phương pháp này vật tư được tính giá thưc tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô nào nhập kho sau sẽ được xuất dùng trước, vì vậy việc tính giá xuất của vật tư được làm ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước
- Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư nhưng số lần nhập , xuất của mỗi danh điểm nhiều. Theo phương pháp này , căn cứ vào giá thực tế của vật tư tồn đầu kỳvà nhập trong kỳ kế toán xác định được giá bình quân của 1 đơn vị vật tư.Căn cứ vào lượng vật tư xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất trong kỳ.
Giá thực tế NVLxuất dùng
=
Số lượng NVLxuất dùng
X
Giá đơn vị bình quân
Giá thực tế bình quân
=
Giá thực tế tồn đầu kỳ
+
Giá thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ
+
Số lượng nhập trong kỳ
Như vậy, giá trị thực tế của vật tư phụ thuộc vào số nhập trong kỳ và tồn đầu kỳ. Chúng ta chỉ tính được giá này ở thời điểm cuối kỳ. Do đó, trong kỳ vật tư sẽ được ghi theo giá tạm tính và cuối kỳ điều chỉnh.
Phương pháp này tương đối chính xác. Tuy nhiên, do chỉ tiến hành vào cuối kỳ nên công việc bị dồn dập, ảnh hưởng đến quyết toán cuối kỳ, lại không phản ánh được sự biến động của giá cả. Phù hợp với doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, tần suất nhập-xuất lớn.
- Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập:
Giá bình quân sau mỗi lần nhập
=
Giá tồn trước khi nhập
+
Giá thực tế nhập kho
Số lượng tồn trước khi nhập
+
Số lượng nhập kho
Với phương pháp này khi xuất kho đã biết giá trị của NVL do vậy cuối kỳ không phải điều chỉnh. Độ chính xác cao, phản ánh kịp thời sự biến động của giá cả. Song lại mất nhiều công sức, thời gian. Phương pháp này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vật liệu ít.
- Phương pháp bình quân cuối kỳ trước.
Giá bình quân cuối kỳ trước
=
Giá thực tế tồn kho cuối kỳ trước ( đầu kỳ này )
Lượng tồn kho cuối kỳ trước (đầu kỳ này )
Đây là phương pháp dễ làm, đơn giản nhưng độ chính xác không cao và không tính đến sự biến động của giá cả kỳ này.
-Phương pháp trị giá thực tế theo giá mua lần cuối.
Với các phương pháp kể trên, để tính được giá NVL thì phải căn cứ vào chứng từ xuất. Tuy nhiên, có nnhững doanh nghiệp do có nnhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau nên không có đièu kiện kiểm tra từng nghiệp vụ xuất kho hoặc với các doanh nghiệp áp dụng kiểm kê định kỳ. Do đó tiến hành tính theo phương pháp trị giá thực tế theo giá mua lần cuối.
Giá thực tế NVL
tồn cuối kỳ
=
Số lượng NVL
tồn cuối kỳ
x
Đơn giá NVL
nhập lần cuối
b. Tính theo giá hạch toán.
Thực tế cho thấy rằng, gía cả NVL luôn biến động nên việc tính giá NVL theo giá thực tế là rất phức tạp, khó khăn và mất nhiều công sức. Do vậy, người ta sử dụng giá hạch toán. Đây là loại giá ổn định được xác định ngay ở đầu kỳ hạch toán dựa trên giá thực tế của kỳ trước hay giá kế hoạch của kỳ này. Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh sang giá thực tế bằng công thức:
Giá thực tế
NVL xuất dùng
=
Giá hạch toán
NVL xuất dùng
X
Hệ số giá
NVL
Hệ số giá
NVL
=
Giá thực tế NVL
tồn đầu kỳ
+
Nhập trong kỳ
Giá hạch toán NVL
tồn đầu kỳ
+
Nhập trong kỳ
Hệ số giá có thể tính cho từng loại hay nhóm NVL tuỳ theo yêu cầu quản lý hay trình độ nghiệp vụ kế toán.
Mỗi một phương pháp tính giá có ưu, nhược điểm riêng, trên cơ sở đặc điểm hoạt động của mình mà mỗi doanh nghiệp nên chọn cho mình một phương pháp tính giá thích hợp nhất để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2.Công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu công cụ và dụng cụ.
2.1.1. Tổ chức hạch toán chi tiết.
Hạch toán chi tiết NVL là một công việc có khối lượng lớn, nó đòi hỏi phải phản ánh tình hình biến động vật tư cả về số lượng, chất lượng và giá trị theo chủng loại và theo từng kho.
Công tác kế toán thực tế ở nước ta hiện nay đang áp dụng 3 phương pháp hạch toán chi tiết vật tư: phương pháp thẻ song song; phương pháp số đối chiếu luân chuyển và phương pháp sổ số dư. Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, trình độ kế toán và quản lýmà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp hạch toán cho phù hợp.
2.1.1 Phương pháp thẻ song song.
Đây là phương pháp thường được áp dụng với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư và phần lớn được lưu chuyển qua kho, mật độ nhập-xuất dày đặc, có hệ thống kho tàng tập trung, thuận lợi cho việc đối chiếu và kiểm tra.
Theo phương pháp này thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập xuất NVL để tiến hành ghi thẻ kho (Mở theo từng danh điểm trong từng kho). Kế toán NVL cũng dựa trên chứng từ nhập xuất NVL để ghi số lượng và tính thành tiền NVL nhập xuất vào “ Thẻ kế toán chi tiết vật liệu”. Cuối kỳ kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên “Thẻ kế toán chi tiết vật liệu” với thẻ kho tương ứng do thủ kho chuyển đến, đồng thời từ “Sổ kế toán chi tiết vật liệu” kế toán lấy số liệu để ghi vào “Bảng tổng hợp nhập – xuất- tồn vật liệu” theo từng loại NVL để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu.
Phương pháp thẻ song song ghi chép đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu. Tuy nhiên, việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn nhiều trùng lặp nên tốn nhiều công sức.
Ta có sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song như sau ( Sơ đồ 1.1 )
Sơ đồ 1.1.
Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL
Theo phương pháp thẻ song song.
Chứng từ xuất
Sổ tổng hợp
Tổng hợp chi tiết vật tư
Sổ thẻ chi tiết vật tư
Thẻ kho
Chứng từ nhập kho
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
2.1.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Tại kho: Theo phương pháp này, tại kho vẫn phải mở thẻ kho để theo dõi về mặt số lượng đối với từng loại danh điểm NVL như phương pháp thẻ song song.
- Tại phòng kế toán: Để tiện cho việc theo dõi, kế toán sử dụng “sổ đối chiếu luân chuyển” để hạch toán số lượng và giá trị của từng danh điểm vật tư theo từng kho. Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng của từng vật tư, mỗi thứ chỉ được ghi một dòng sổ.
Cuối tháng đối chiếu số lượng NVL trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp.
Phương pháp này đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ công việc hơn so với phương pháp thẻ song song. Tuy thế, việc ghi chép còn trùng lặp, công việc đều dồn về cuối tháng nên việc cung cấp thông tin chậm. Nó thích ứng với các doanh nghiệp có chủng loại vật tư phong phú, mật độ nhập-xuất lớn, hệ thống kho tàng phân tán, quản lý tổng hợp, không đối chiếu thường xuyên.
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL
Theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Chứng từ nhập kho
Thẻ kho
Chứng từ xuất
Bảng kê nhập
Sổ đối chiếu luân chuyển
Bảng kê xuất
Sổ tổng hợp
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
2.1.3. Phương pháp sổ số dư.
Đặc điểm của phương pháp này là kết hợp chặt chẽ việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép ở phòng kế toán. ở kho chỉ hạch toán về số lượng còn ở phòng kế toán chỉ hạch toán về giá trị vật tư tạo điều kiện đối chiếu thường xuyên, xoá bỏ sự ghi chép trùng lắp giữa kho và phòng kế toán. Công việc được tiến hành cụ thể như sau:
- Tại kho: Vẫn sử dụng thẻ kho để theo dõi số lượng vật tư nhập kho, xuất kho vvà tồn kho giống như các phương pháp trên.
Theo định kỳ, thủ kho tiến hành tập hợp toàn bộ chứng từ nhập, xuất theo từng nhóm vật tư và lập phiếu giao nhận chứng từ, rồi nộp cho kế toán kèm theo chứng từ gốc.
- Tại phòng kế toán:Hàng ngày hoặc định kỳ (3-5 ngày) nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ. Khi nhận được chứng từ, kế toán kiểm tra và tính giá trị, tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền của phiếu giao nhận chứng từ. Từ đó, kế toán tiến hành ghi vào “Bảng luỹ kế nhập-xuất-tồn vật tư ”. Bảng này được mở cho từng kho, mỗi kho một tờ và mỗi danh điểm vật tư được ghi một dòng.
Cuối tháng, kế toán tính ra số tồn kho cuối kỳ bằng số tiền của từng loại vật tư trên bảng luỹ kế. Số tồn kho này được dùng để đối chiếu với sổ số dư và đối chiếu với kế toán tổng hợp.
Sơ dồ 1.3 Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL
Theo phương pháp sổ số dư
Chứng từ nhập
Thẻ kho
Chứng từ xuất
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Sổ số dư
Bảng luỹ kế N-X-T
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Sổ tổng hợp
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
2.2. Tổ chức hạch toán tổng hợp tình hình tăng giảm nguyên vật liệu.
Trong hệ thống kế toán hiện hành, NVL thuộc nhóm hàng tồn kho. Do đó, chúng ddược hạch toán theo một trong hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho sau:
2.2.1. Phương pháp kê khai thường xuyên.
Là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm NVL một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản kế toán. Vì vậy, tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán ta cũng xác định được giá trị NVL.Tuy hạch toán phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức và ghi chép nhiều sổ sách nhưng phương pháp này có độ chính xác cao, cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời. Và thường áp dụng phương pháp này cho các đơn vị sản xuất, các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như: máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao...
a. Tài khoản sử dụng.
Để theo dõi tổng quát tình hình biến động NVL kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 151 “Hàng mua đi đường”:
Tài khoản này dùng để theo dõi các loại NVL, hàng hoá... mà doanh nghiệp đã thu mua hay chấp nhận mua nhưng cuối tháng chưa về nhập kho.
Kết cấu tài khoản :
Bên Nợ : Phản ánh giá trị hàng đi đường tăng.
Bên Có : Phản ánh giá trị hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng.
Dư Nợ : Giá trị hàng đang đi đường chưa về nhập kho ( đầu kỳ và cuối kỳ ).
Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”.
Kết cấu tài khoản :
Tài khoản này sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm trong kho theo giá thực tế.
Bên Nợ : + Trị giá thực tế của NVL nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, nhận cấp....
+ Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê.
+Đánh giá tăng giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho.
Bên Có : + Trị giá thực tế của NVL xuất kho để sản xuất, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, góp vốn liên doanh ....
+ Trị giá NVL thiếu khi kiểm kê.
+Đánh giá giảm trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho.
Số dư bên Nợ : Trị giá thực tế của NVL tồn kho.
Tài khoản 152 không quy định các tài khoản cấp 2. Tuy vậy, theo yêu cầu quản lý và phân loại NVL của từng doanh nghiệp, có thể quy định tài khoản chi tiết cho từng tài khoản theo từng nhóm, từng thứ NVL...
-Tài khoản 153”Công cụ dụng cụ”.
Tài khoản này sử dụng để phản ánh tình hình nhập,xuất và tồn kho của các loại công cụ dụng cụ.
Kết cấu tài khoản :
Bên Nợ : + Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, nhận cấp....
+ Trị giá công cụ dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê.
+ Trị giá công cụ dụng cụ cho thuê nhập lại kho.
+Đánh giá tăng trị giá thực tế công cụ dụng cụ tồn kho.
Bên Có: + Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ;
+ Trị giá công cụ dụng cụ thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê.
+Đánh giá giảm trị giá thực tế công cụ dụng cụ tồn kho.
Số dư bên Nợ:+Trị giá thực tế công cụ dụng cụ hiện có tại kho.
-Tài khoản 142 “Chi phí trả trước”dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh tính vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này mà phải phân bổ vào chi phí của các kỳ sau và phản ánh các chi phí chờ kết chuyển.
-Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn”dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinảntong kỳ nhưng chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này mà phải phân bổ vào chi phí sản xuât kinh doanh của các kỳ sau(thời gian phân bổ lớn hơn một kỳ kế toán năm).
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 142,242:
Bên Nợ : + Các khoản chi phí trả trước phát sinh trong kỳ.
Bên Có: +Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Số dư bên Nợ:+ Chi phí trả trước chưa phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
b. Phương pháp hạch toán.
Sự biến động của NVL được tổng hợp thông qua sơ đồ 1.4 và sơ đồ 1.5. Các sơ đồ này phản ánh sự tăng, giảm của NVL và thể hiện rõ nguyên nhân của các sự biến động đó.
Sơ đồ hạch toán tăng NVL
( Theo phương pháp KKTX )
TK 111,112 TK 152
Trị giá nhập kho
Tổng giá thanh toán
TK 133
VAT đầu vào
TK 331 TK 151
Trả tiền Hàng mua đang đi đường Hàng đi đường tháng
trước về nhập kho
TK 154
Chi phí gia công chế biến
TK 152
NVL xuất để chế biến NVL chế biến nhập kho
TK 411 Nhập kho NVL do nhận góp vốn liên doanh, viện trợ...
TK 154,621
NVL không dùng hết nhập lại kho
TK 128,222
Nhận lại vốn góp liên doanh bằng NVL
TK 3381 Phát hiện thừa khi kiểm kê
Chênh lệch do đánh giá tăng
TK3333
Thuế nhập khẩu tính vào giá trị NVL
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán giảm NVL
( Theo phương pháp KKTX )
TK 152 TK 621
Xuất kho chế tạo sản phẩm
TK 627, 641, 642
Xuất dùng cho quản lý PX, BH và QLDN
NVL thiếu không xác định rõ nguyên nhân TK 821
TK632
NVL xuất đem đi bán
Dùng cho xây dựng cơ bản và sửa chữa TSCĐ TK241
TK154
NVL xuất để gia công chế biến
TK154
Đánh giá giảm NVL
TK138
Cho vay NVL hay NVL thiếu chờ xử lý
TK128,222
Tham gia góp vốn liên doanh, đầu tư...
2.2.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ.
Là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các vật tư, hàng hoá trên các tài khoản phản annhs từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế và xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác. Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị vật tư cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị đã xuất dùng trong kỳ:
Giá trị NVL xuất trong kỳ
=
Tổng giá trị NVL nhập
+ -
Chênh lệch trị giá tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ
Theo phương pháp này, mọi biến động vâtạ tư không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản tồn kho; giá trị vật tư mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi phản ánh trên một tài khoản riêng( TK 611- Tài khoản mua hàng ). Do đó, độ chính xác không cao mặc dù tiết kiệm được công sức ghi chép. Và nó chỉ thích hợp với các đơn vịi kinh doanh những chủng loại hàng hoá, vật tư khác nhau, có giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng hay xuất bán.
a/ Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 611 “Mua hàng”.
Bên Nợ: + Trị giá NVLtồn đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê).
+ Trị giá NVL mua vào trong kỳ.
Bên Có: + Trị giá NVL trả lại người bán hoặc được giảm giá.
+ Trị giá NVL tồn cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê).
+ Trị giá NVL đã gửi bán nhưng chưa xác định là tiêu thụ.
Tài khoản này không có số dư và được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2.
TK 6111: Mua nguyên liệu, vật liệu...
TK 6112: Mua hàng hoá.
Theo phương pháp này, NVL được hạch toán như sau (sơ đồ 1.6).
Sơ đồ 1.6.
Sơ đồ hạch toán NVL theo phương pháp KKĐK
TK151,152 TK611 TK151,152
Gía trị NVL tồn đầu kỳ Gía trị NVL tồn cuối kỳ
TK111,112,331 TK111,112,331
Giá trị NVL mua trong kỳ
Giảm giá được hưởng vàgiá trị hàng trả lại
TK133 VAT đầu vào
TK411 TK621,627,641,642
Nhận vốn liên doanh được
cấp phát,tặng thưởng… Giá trị NVL nhỏ xuất dùng
TK412 trong kỳ TK1421
Đánh giá tăng NVL Giá trị phân bổ dần
xuất dùng lớn
2.3.Kế toán tổng hợp công cụ dụng cụ.
2.3.1.Kế toán tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ.
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ
TK111,112,141,
311,331 TK153 TK627
Giá trị CCDC mua trong Xuất dùng CCDC loại phân bổ một lần
TK133 kỳ cho PXSX
VATđầu vào
TK154 TK641,642
Giá trị CCDC nhập kho Xuất dùng CCDC loại phân bổ một
Trong kỳ lần cho bộ phận bán hàng,QLDN.
Tính giá trịCCDCphân bổ một lần
TK211 TK142,242 TK214
Chuyển TSCĐHH chưa dùng
Thành CCDC xuất kho CCDC loại phân bổ nhiều lần
Chuyển TSCĐHH đã sử dụng sang CCDC kết chuyển GTHMLK…
Giá trị một lần
phân bổ vào chi phí
=
Giá trị thực tế CCDC xuất dùng
Số lần phân bổ vào chi phí theo kế hoạch
-Khi báo hỏng CCDC,kế toán xác định giá trị phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ báo hỏng:
Giá trị tính vào
Chi phí kỳ báo hỏng
= Trị giá thực tế của CCDC
-(trị giá đã phân bổ vào chi phí
+giá trị thu hồi phế liệu)
2.4. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Dự phòng giảm giá là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng không chắc chắn.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối niên độ kế toán nhằm ghi nhận bộ phận giá trị dự tính giảm sút so với giá gốc ( giá trị thực tế ) nhưng chưa chắc chắn, qua đó phản ánh được giá trị thực hiện thuần tuý của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.
Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải lập cho từng thứ, từng nhóm có tính chất như nhau.
- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.
Bên Nợ : Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ kế toán.
Bên Có : Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ kế toán.
Dư Có : Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có.
- Trình tự hạch toán: Chỉ ghi vào cuối niên độ kế toán.
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lập cuối niên độ trước.
Nợ TK: 159
Có TK: 721
+ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho căn cứ vào thực tế hàng tồn kho của đơn vị.
Nợ TK: 642 (6426)
Có TK: 159
3.Thực trạng sử dụng NVL,CCDC tại xí nghiệp.
3.1. Đặc điểm bộ sổ kế toán tại xí nghiệp xây dựng và giao thông 37.
Để phù hợp với đặc điểm là một doanh nghiệp có quy mô vừa, trình độ của kế toán khá cao, hiện nay xí nghiệp xây dựng và giao thông 37 đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu.Theo hình thức Chứng từ ghi sổ, để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu.Theo hình thức này, sổ sách dùng để hạch toán tổng hợp tại công ty gồm có :
Các chứng từ gốc.
Sổ chi tiết tài khoản.
Sổ tổng hợp tài khoản.
Các báo cáo tài chính.
a. Đối với nhập vật liệu :
-Sổ chi tiết TK 331:”Phải trả người bán “: Sổ này được mở chi tiết để theo dõi tình hình công nợ và thanh toán đối với người bán, người nhận thầu về cung cấp vật tư, lao vụ và các dịch vụ khác
-Sổ tạm ứng
- Chứng từ gốc : Ghi có TK331, dùng để hạch toán tổng hợp công nợ của doanh nghiệp đối với người cung cấp vật tư hàng hoá, lao động dịch vụ .Việc ghi chứng từ số 5 được tiến hành vào cuối tháng trên cơ sở số liệu tổng cộng cuối tháng ở sổ chi tiết TK331
- Chứng từ gốc số 10:
- Chứng từ gốc số 1
-Chứng từ gốc số 2
.....
b.Đối với xuất vật liệu
-Bảng phân bổ số 2: Phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng trong các tháng theo giá thực tế và phân bổ cho các đối tượng sử dụng trong tháng
-Bảng kê số 4, 5, 6…
Sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại xí nghiệp xây dựng và giao thông 37.
Chứng từ gốc
Phiếukế toán
Sổ chi tiết tài khoản
Sổ quỹ
Sổ tổng hợp tài khoản
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối kỳ
: Đối chiếu kiểm tra
3.2. Đặc điểm, phân loại, đánh giá NVL tại xí nghiệp xây dựng và giao thông 37.
3.2.1. Đặc điểm vật liệu và tình hình bảo quản, cung cấp vật tư.
Do đặc thù là xí nghiệp xây dựng nên chi phí NVL đặc biệt là NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành, hiện nay chi phí này chiếm tới 80% tổng chi phí vật liệu dùng vào cho xây dựng.Để có thể hạ thấp chi phí, sử dụng tiết kiệm vật liệu nhằm giảm giá thành sản phẩm, công ty quản lý chặt chẽ cả một quá trình từ thu mua đến dự trữ vật liệu, tránh hư hao mất mát.
Về tình hình thu mua: Vật liệu của công ty được mua chủ yếu từ các đơn vị trong nước.Các nhà cung cấp lớn của công ty là công ty cơ khí Hà Nội, tổng công ty kim khí Hà Nội, viện luyện kim đen ...Đối với các đơn vị này, công ty có kế hoạch mua vật liệu cho cả năm và gửi đến đơn vị cung cấp yêu cầu về số lượng, chủng loại,quy cách, phẩm chất ...bên cạnh một số nguồn hàng trong nước thì một số vật liệu công ty phải nhập nước ngoài , chủ yếu là từ châu Âu và Trung Quốc,Nhật Bản…
Hiện nay do thị truờng đầu vào rất phong phú, dồi dào nên số luợng vật liệu tồn kho không nhiều, nó được xây dụng dựa trên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm .
a. Phân loại, đánh giá vật liệu
Để đảm bảo công việc được thực hiện dễ dàng khoa học không tốn nhiều thời gian công sức xí nghiệp đã tiến hành phân loại vật liệu trên cơ sở công dụng của nó đối với quá trình ây dựng.Theo cách này vật liệu được chia thành : vật liêụ chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, thiết bị và vật liệu XDCB,phế liệu thu hồi …
-NVL chính : Cát ,đá ,sỏi,xi măng,săt, thép…
-Vật liệu phụ : Dầu mỡ, sơn, vòng bi, dây đai ...
-Nhiên liệu : gỗ, xăng, dầu ...
--Phụ tùng thay thế : thép, vòng bi, phụ tùng điện,phụ tùng máy...
-Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản(XDCB)
-Phế liệu : Là những vật liệu thu lại được sau quá trình xây dựng để sử dụng lại hay bán ra ngoài:sắt vụn,vỏ bao xi măng…
*Đánh giá vật liệu
Tính giá vật liệu là một trong những vấn đề quan trọng trong việc tổ chức hạch toán, nhằm xác định giá trị vật liệu để ghi sổ kế toán.Cũng như các doanh nghiệp khác xí nghiệp xây dựng và giao thông 37-Vật liệu được tính như sau :
-Đối với vật liệu nhập trong kì : Nguyên vật liệu của công ty đuợc nhập chủ yếu từ hai nguồn là mua ngoài và vật liệu gia công chế biến. Tuỳ từng trường hợp mà kế toán có cách hạch toán khác nhau
+Đối với vật liệu mua ngoài nhập kho : Vật liệu mua ngoài của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng gía trị vật liệu nhập kho.Do công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên trị giá thực tế vật liệu nhập kho không bao gồm phần thuế GTGT:
Giá thực tế vật = Giá ghi trên + chi phí
Liệu nhập kho hoá đơn thu mua
Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển bốc dỡ,bảo quản, thuê kho bãi ...
Thông thường chi phí này khoảng 10% giá trị thực tế vật liệu .
+Đối với vật liệu nhập ngoài
Giá thực tế vật = Giá ghi trên +Chi phí + Thuế
Liệu nhập kho hoá đơn thu mua nhập khẩu
+Đối với vật tư chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến nhập kho
ở doanh nghiệp có một số vật liệu sau khi mua vào sẽ được tiếp tục gia công chế biến rồi mới nhập kho để phục vụ cho xây dựng:
Giá thực tế vật =Giá thực tế vật + Chi phí
Liệu nhập kho liệu xuất chế biến chế biến
-Đối với vật liệu xuất trong kì:
Do có nhiều loại vật liệu, giá cả lại thường xuyên biến động,nghiệp vụ nhập xuất diễn ra thường xuyên nên doanh nghiệp áp dụng phương pháp gía hạch toán để tính giá đối với vật liệu xuất trong kì
Giá hạch toán là loại giá ổn định, xí nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhập xuất tồn kho vật liệu trong khi chưa tính được giá thực tế của nó, phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về NVL trong công tác tính giá, nên công việc được tiến hành nhanh chóng và không phụ thuộc vào số lượng danh điểm vật liệu
Tuy vậy vói phương pháp này đòi hỏi kế toán phải tổ chức tỉ mỉ, khối lượng công việc dồn nhiều vào cuối kì kế toán đồng thời phải xác định được giá hạch toán một cách khoa học, đòi hỏi doanh nghiệp có đội ngũ kế toán có trình độ tay nghề cao
GTT vật liệu tồn đầu kỳ + GTT vật liệu nhập trong kì
Hệ số giá =
GHTvật liệu tồn đầu kỳ + GHT vật liệu nhập trong kỳ
GTT xuất trong kỳ = Hệ số giá x GHT vật liệu xuất trong kỳ
3.2.2.1Thủ tục nhập và xuất kho
a.Thủ tục nhập kho
Khi nhận đựơc hoá đơn của người (mẫu biểu số 1) bán gửi tới, phòng kế hoạch cung ứng phải kiểm tra đối chiếu với từng hợp đồng hoặc kế hoạch thu mua để quyết định có nhận hàng hay không. Trước khi nhập kho phòng Kế hoạch-kỹ thuật tiến hành kiểm tra vật liệu về mặt chất lượng xem có đáp ứng yêu cầu đật ra hay không, phòng tài vụ kiểm tra về mặt số lượng vật tư. Kết quả được ghi vào “Biên bản kiểm nghiệm vật tư “(mẫu biểu số 2). Nếu vật tư đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong hợp đồng thì căn cứ vào hoá đơn, biên bản kiểm nghiệm vật tư lập “Phiếu nhập kho “thành 2 bản và giao ch thủ kho, (mẫu biểu số 3).Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho tiến hành kiểm nhận vật liệu, ghi số lượng thực nhập rồi cùng người giao hàng kí nhận vào 2 bản. Nếu phát hiện thừa thiếu trước khi nhập kho hoác không đúng quy cách phẩm chất ghi trên hoá đơn chứng từ thì thủ kho phải báo với phòng ké hoạch để giải quyết với người bán
Phiếu nhập kho sau khi đã có đầy đủ chữ kí của kế toán trưởng và giám đốc, một bản giao cho kế toán thanh toán, bản còn lại sau khi ghi thẻ kho chuyển cho kế toán vật liệu
Biểu mẫu số 1
HOÁ ĐƠN GTGT
Hoá đơn (GTGT) Mẫu số: 01.GTKT –3LL
Liên 2: Giao khách hàng AD/00 – B
Ngày 20/10/2003 Noo 044082
Đơn vị bán hàng: Cty cơ khí Hà Nội
Địa chỉ: Hà Nội Số tài khoản
Điện thoại MS:
Họ tên người mua hàng:Xí nghiệp xây dựng và giao thông 37.
Địa chỉ: Số tài khoản
Hình thức thanh toán: MS:
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3
Thép chế tạo cacbon F34
(Bổ xung thiếu hoá đơn 44081)
Kg
108
3905
421740
Cộng tiền hàng: 421740
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 21087
Tổng cộng tiền thanh toán: 442827
Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm bốn hai nghìn tám trăm hai bảy
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký ghi rõ họ, tên) (Ký ghi rõ họ, tên) (Đóng dấu, Ký ghi rõ họ, tên)
Biểu mẫu số 2
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ
Số:
Ngày 20/10/2003
Danh điểm vật tư
Tên nhãn hiệu và quy cách vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Nhận xét
Theo chứng từ
Theo kiểm định
Đúng quy cách phẩm chất
Không đúng quy cách phẩm chất
Thép chế tạo cacbon F34
Kg
108
108
108
0
Uỷ viên
Uỷ viên
Uỷ viên
Trưỏng ban
Ký tên-Họ tên
Ký tên-Họ tên
Ký tên-Họ tên
Ký tên-Họ tên
Biểu mẫu số 3
Đơn vị .....
PHIẾU NHẬP KHO MẪU SỐ:01/VT
Ngày 20 tháng 10 năm 2003 QĐ số: 1141:TC/CĐKT
Ngày 1/1/1995 của BTC
Họ tên người giao hàng: ANH PHƯƠNG SỐ :
Theo số ... ngày ....tháng ....năm .... của ..... Nợ TK: 1521
Nhập tại kho:Kho của công ty. Có TK: 331
Số thứ tự
Tên nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư (Sản phẩm hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
Thép chế tạo cacbon F34
Khách hàng
108
108
3905
421740
Cộng:
421740
Viết bằng chữ: Bốn trăm hai mốt nghìn bảy trăm bốn mươi đồng chẵn.
Nhập ngày 20 tháng 10 năm 2003
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đv
b. Thủ tục xuất kho
Vật liệu trong kho được xuất dùng cho nhiều mục đích khác nhau như xuất cho xây dựng, cho quản lý và xuất bán …
Do vật liệu của công ty bao gồm nhiều chủng loại và được sử dụng để xây dựng các công trình khác nhau nên để sử dụng vật liệu một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất thì hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất phòng kế hoạch-kỹ thuật sẽ lập định mức vật liệu cho từng phòng ban, phân xưởng
Đối với các vật tư xuất dùng cho xây dựng, phòng kế hoạch sẽ lập “ Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức “ (mẫu biểu số 4) làm 2 bản và ghi số hạn mức vật tư được lĩnh vào 2 bản đó, kí nhận sau đó chuyển cho thủ kho 1 bản, nơi sử dụng 1 bản. Khi vật tư đơn vị lĩnh đem phiếu này xuống kho, thủ kho ghi số lượng xuất vào 2 bản, ký tên.Sau mỗi lần xuất vật tư, thủ kho ghi số lượng thực xuất vào thẻ kho .
Cuối tháng,thủ kho thu lại phiếu lĩnh của đơn vị, tính ra tổng số vật liệu đã xuất dùng và hạn mức còn lại cuối tháng. Sau đó thủ kho trả lại 1 bản cho đơn vị lĩnh để lập báo cáo sử dụng NVL trong tháng, 1 bản chuyển cho kế toán vật liệu làm căn cứ ghi sổ .
Đối với vật tư xuất dùng ( xuất không có hạn mức ) thì không lập phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức, mà khi có nhu cầu bộ phận lĩnh sẽ lập phiếu xuất kho (mẫu biểu số 5) làm 2 bản, căn cứ vào phiếu xuất kho thủ kho ghi số lượng thực xuất vào phiếu, người nhận và thủ kho cùng kí tên vào 2 bản, 1 bản giao cho bộ phận lĩnh, 1 bản thủ kho giữ lại làm căn cứ ghi thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán vật liệu ghi sổ kế toán
Nếu vật tư xuất để bán thì phòng vật tư căn cứ vào thoả thuận với khách hàng để lập hoá đơn GTGT làm 3 bản. Công ty kiểm tra kí duyệt rồi giao cho khách hàng liên 2.Thủ kho căn cứ vào hoá đơn tiến hành xuất kho rồi cùng khách hàng kí nhận vào3 bản, liên 1 lưu ở phòng vật tư, liên 3 thủ kho làm căn cứ ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán vật liệu ghi sổ.
Biểu số 4
PHIẾU LĨNH VẬT TƯ THEO HẠN MỨC
MẪU SỐ 31 CT/XL
QĐ Số:215/QĐ
Ngày 23 tháng 9/ 74của TCTK
Số 10
Ngày 28 tháng 10 năm 2003
Tên vật tư : Thép chế tạo cacbon F34
Công trình hạng mục công trình: Trung tâm kỹ thuật thông tin công nghệ cao-Bộ tư lệnh thông tin.
Tên đơn vị lĩnh:Đội 10
Lĩnh tại kho:Kho của công ty.
Danh điểm vật tư
Nhãn hiệu quy cách vật tư
Hạn mức được lĩnh trong tháng
Số lượng tháng trước chuyển sang
Xuất trong tháng
Trả lại
Tổng số trừ phần trả lại
Hạn mức còn lại cối tháng
Ngày 1/1
Ngày
Ngày
Ngày
Ngày
Cộng
Số lượng
Đơn giá
Thành
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Thép Các bon F34
148
140
140
8
140
3905
546700
0
Cộng thành tiền : (viết bằng chữ ) Năm trăm bốn sáu nghìn bảy trăm đồng
Thủ kho Kế hoạch Cung tiêu Thủ trưởng đơn vị
Biểu số 5
PHIẾU XUẤT KHO MẪU SỐ:02-VT
Đơn vị QĐ số:1141 TC/CDKT
Ngày 1-11-1995 của BT
Ngày 20 tháng 10 năm 2003
Họ, tên người nhận hàng:Anh Ngọc
Địa chỉ:Đội xây dựng Số:
Lý do xuất kho:Xây dựng công trình Nợ TK: 154
Xuất tại kho:Kho của công ty Có TK:152
STT
Tên nhãn hiệu quy cách sản phẩm vật tư
Mã số
Đơnvị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
Thép chế tạo các bon F34
Kg
20
20
3905
79400
Céng
20
20
79400
Cộng thành tiền (bằng chữ ): Bẩy mươi chín nghìn bốn trăm đồng
Xuất ngày 20 tháng 10 năm 2003
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
c.Hạch toán chi tiết NVL
Theo phương pháp sổ số dư trình tự hạch toán được tiến hành như sau
*Taị kho: Thủ kho tiến hành mở thẻ kho để theo dõi biến động nhập xuất tồn vật liệu hàng ngày (mẫu biểu số 6)
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho, thủ kho tiến hành ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Sau mỗi nghiệp vụ thủ kho tính ra số tiền tồn trên thẻ kho. Khi lĩnh vật tư theo hạn mức, sau mỗi lần xuất thủ kho phải ghi số lượng thực xuất mà không đợi đến kết thúc chứng từ mới ghi một lần. Định kì tuần một lần, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất vào phòng kế toán để kế toán vào sổ chi tiết vật liệu. Ngoài ra để đảm bảo sự trùng khớp giữa số lượng vật liệu ghi trên thẻ kho với thực tế có trong kho, hàng tháng đều có sự đối chiếu giữa sổ sách và hiện vật. Cuối tháng, kế toán tiến hành kí xác nhận vào thẻ kho căn cứ vào các thẻ kho thủ kho tiến hành ghi số lượng vật liệu tồn kho cuối tháng của từng danh điểm vật liệu vào sổ số dư ( mẫu biểu số 7)
Biểu số 6
Đơn vị: Phòng kinh doanh-kỹ thuật Mẫu số:06-vận tải
Tên kho:Kho công ty QĐsố:1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1-11-1995
Của bộ tài chính
THẺ KHO
Ngày lập thẻ:28 tháng 10 năm 2003
Tờ số :
-Tên nhãn hiệu, quycách vật tư : Thép chế tạo các bon F34
-Đơn vị tính: kg
-Mã số
STT
Chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập xuất
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
Số hiệu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
A
B
C
D
E
1
3
4
Tồn đầu tháng
300
1/10
Đội 6
140
160
16/10
Đội 8
60
100
20/10
Nhập sản xuất
108
208
28/10
Đội 10
20
188
Tồn cuối tháng
188
Biểu số 7
SỔ SỐ DƯ
Kho: kho công ty
Năm 2003
Số danh điểm
Tên vật liệu
Đơn vị tính
Đơn giá
Định múc dự trữ
Dư đầu năm....
Dư cuối tháng 10
Ghi chú
SL
TT
SL
TT
Thép chế tạo các bon F34
kg
3905
300
1.171.500
188
734.140
Tổng cộng
1.501.955.137
1.440.740.264
*Tại phòng kế toán
Định kì, hàng tuần kế toán vật liệu xuống kho nhận chứng từ nhập xuất vật liệu, sau đó tiến hành đối chiếu, kiểm tra xem việc vào thẻ kho của các chứng từ đó có đạt yêu cầu hay không rồi kí vào thẻ kho. Sau đó kế toán tính gía các chứng từ theo giá hạch toán tổng cộng số tiền nhập xuất tồn kho của từng nhóm vật liệu rồi ghi vào cột số tiền trên “Bảng luỹ kế nhập xuất tồn kho “(mẫu biếu số 8)
Biểu số 8
BẢNG LUỸ KẾ NHẬP XUẤT TỒN KHO VẬT LIỆU
Kho: Kho công ty
Tháng 10 năm 2003
Nhóm vật liệu
Tồn đầu tháng
Nhập
Xuất
Tồn cuối tháng
Từ ngày 1 đến ngày 7
.....
Từ ngày 1 đến ngày7
....
Thép gió
50.100.000
10.500.000
10.546.700
20.540.000
Tổng cộng
1.501.955.137
1.440.740.264
Ta có thể tóm tắt quy trình hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư tại xí nghiệp xây dựng và giao thông 37 như sau:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU THEO PHƯONG PHÁP SỐ SỐ DƯ TẠI
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ GIAO THÔNG 37
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất
Sổ số dư
Kế toán tổng hợp
Thẻ kho
Bảng luỹ kế N-X-T kho vật liệu
d. Hạch toán tổng hợp NVL tại xí nghiệp xây dựng và giao thông 37.
Do đặc điểm các nghiệp vụ nhập xuất kho NVL diễn ra thường xuyên với số lượng lớn doanh nghiệp đã áp dụng phưong thức kê khai thường xuyên để hạch toán tổng hợp NVL.Đây là phương pháp ghi chép phản ánh ảnh hưởng thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho vật tư hàng hoá trên tài khoản và sổ kế toán .
* Tài khoản và sổ sách sử dụng :
-TK 152:Nguyên vật liệu
TK 152 được chi tiết thành các tiểu khoản dựa trên cách phân loại vật liệu theo vai trò và công dụng của nó
+ TK 1521: Nguyênvật liệu chính
+ TK 1522: Vật liệu phụ
+ TK 1523 : Nhiên liệu
+ TK 1524: Phụ tùng thay thế
+TK 1525 :Vật liệu sửa chữa và xây dụng cơ bản
+ TK1526: Phế liệu thu hồi
--TK 331: Phải trả người bán
--TKkhác : 111, 112, 141, 133, 311...
--Bảng kê số 3, 4, 5, 6
--Bảng phân bổ số 2
--Sổ chi tiết thanh toán với người bán
--sổ cái TK 152
Mẫu biểu số 9
SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN
Tháng 12/2003
Đối tượng:Viện công nghệ
Tên nhânviên tiếpliệu
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
N
Có
044082
báo Nợ
1/12
10/12
Số dư đầu tháng
Cáp dự ứng lực
Trả tiền mua thép
1521
133
111
442.827
421.740
21.087
6.609.100
...
..
...
....
....
...
...
Cộng TK1521
Cộng TK133
Cộng TK111
Số dư cuối tháng
70946000
80273500
4013715
19950315
Biểu mẫu số 10
CHỨNG TỪ SỐ 5
Tháng 12/2003
STT
Tên người bán hoặc nhà cung cấp
Số dư đầu tháng
Có TK 331
Nợ các TK khác
Nợ TK 331
Có các TK khác
Số dư cuối tháng
Nợ
có
1521
1522
...
111
112
...
Nợ
có
Viện công nghệ
6609100
421740
44282710
7215697
Viện luyện kim đen
2944000
Cty Hoàng Mai
586000
380000
206000
...
....
....
...
...
...
...
....
...
...
Tổng cộng
10622815
80273500
...
70946000
...
19950315
Mẫu biểu số 17
SỔ CÁI
TÀI KHOẢN 1521 “ NGUYÊN GIÁ VẬT LIỆU CHÍNH”
SỐ DƯ ĐẦU NĂM: 1501955137
Ghi Có các TK đối
ứng với TK này
Tháng 1
...
Tháng 12
Cộng
TK111
4682382
TK112
0
TK141
9796749
TK331
80273500
TK3333
0
...
Cộng phát sinh Nợ
Cộng phát sinh Có
Số dư cuối tháng
100995895
98999400.5
3072569.5
CHƯƠNG III:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NVL TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ GIAO THÔNG 37
I.Nhận xét chung về công tác tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ và dụng cụ tại xí nghiệp xây dựng & giao thông 37.
1.Ưu điểm.
Từ sau khi thành lập Công ty xây lắp 665 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện. Có thể thấy rằng đặc điểm của ngành xây dựng là rất khó khăn trong việc quản lý NVL, Là một đơn vị tự chủ về kinh tế, Công ty đã có nhiều nỗ lực về thực hiện huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.
*Công ty tổ chức hệ thống chứng từ, vận dụng hệ thống TK kế toán đúng với chế độ và biểu mẫu do Bộ tài chính phát hành. Hệ thống taì khoản của công ty phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Việc chi tiết các tài khoản phù hợp với cách phân loại vật liệu đang được áp dụng một cách phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất là theo vai trò và công dụng của vật liệu (TK 152)
Về hình thức sổ kế toán : Để hạch toán các phần hành kế toán thì phòng kế toán đang áp dụng hình thức sổ Chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức sổ có nhiều ưu điểm nổi bật vì nó đã giảm bớt đáng kể khối lượng công việc ghi chép hàng ngày và nâng cao năng suất lao động của cán bộ kế toán, đồng thời nó rất thuận tiện trong việc lập báo cáo tài chính, rút ngắn thời gian hoàn thành quyết toán cung cấp kịp thời số liệu cho quản lý cũng như tránh việc ghi chép trùng lặp giữa các nghiệp vụ kế toán và thuận lợi cho phân công kế toán
Về tổ chức công tác kế toán vật liệu: Công tác kế toán vật liệu ở công ty được thực hiện một cách khoa học, chính xác thể hiện ở những điểm nổi bật sau đây:
-Công tác xây dựng kế hoạch thu mua vật liệu hàng tháng được các phòng ban của công ty thực hiện khá tốt.Với khối lượng vật liệu sử dụng lớn nhiều chủng loại, mà bộ phận cung ứng thu mua vẫn cung cấp một cách kịp thời cho sản xuất, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, công tác xây dựng định mức vật tư, dự trữ hàng tháng được thực hiện rất khoa học.
-Cán bộ kế toán là người có trình độ được đào tạo chuyên sâu hầu hết đều tốt nghiệp đại học.Công tác hạch toán được thực hiện có nề nếp , khoa học mang tính chất ổn định. Mặt khác có sự liên hệ chặt chẽ giữa các phòng ban,luân chuyển chúng từ một cách hợp lý đảm bảo tính chính xác kịp thời của chứng từ và hạch toán đúng đắn
-Về hạch toán chi tiết vật liệu : Hạch toán chi tiết vật liệu tại công ty được áp dụng theo phương pháp sổ số dư. Đây là phương pháp hạch toán khoa học, phù hợp trong điều kiện cụ thể cuả đơn vị là sử dụng nhiều loại vật tư mật độ nhập xuất cao và tổ chức các kho chuyên dùng.
Việc áp dụng tin học trong kế toán : Việc ghi chép, hạch toán hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hầu như đều làm trên máy tính, công ty đã thực hiện theo kế toán máy.Điều này làm cho công tác kế toán của công ty rất thuận lợi ,một mặt làm cho khối lượng công việc nhiều rút ngắn được thời gian, mặt khác cung cấp thông tin kịp thời.Trong điều kiện hội nhập như hiện nay, đây là một thuận lợi lớn cho công ty.
2.Nhược điểm.
Bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được thì công tác hạch toán nguyên vật liệu còn một số hạn chế sau
- Mặc dù đơn vị đã tiến hành phân loại dựa trên vai trò, công dụng của vật liệu nhưng lại chưa hoàn thiện việc xây dựng “Sổ danh điểm vật liệu “ điều đó ít nhiều gây khó khăn cho việc quản lý và theo dõi vật liệu .
-Chứng từ cập nhật chưa kịp thời do khâu giao nhận giữa nhân viên tiếp liệu, thủ kho và kế toán tiến hành chậm.
- Hạch toán chi tiết vật liệu tại công ty được tiến hành theo phương pháp sổ số dư.Việc ghi chép này đã kết hợp chặt chẽ đựơc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho với hạch toán tại phòng kế toán, tránh đước sự trùng lặp trong công tác kế toán giữa kho và phòng kế toán, đảm bảo số liệu kế toán chính xác, kịp thời.Tuy nhiên, trong quá trình hạch toán, kế toán không sử dụng phiếu giao nhận chứng từ để tính giá trị từng nhóm vật liệu nhập, xuất mà tính ngay trên bảng tổng hợp nhập xuất vật liệu, đâylà điều không hợp lý
-Hạch toán chi tiết vật liệu
Xuất phát từ đặc điểm vật liệu của Công ty, công tác kế toán chi tiết vật liệu sử dụng phương pháp sổ số dư để hạch toán là phù hợp nhưng chưa thực sự hoàn thiện vì điều kiện để mở sổ số dư là phải có hệ thống danh điểm vật liệu thống nhất, trong hạch toán chi tiết vật liệu chưa có sự kiểm tra đối chiếu thường xuyên, chặt chẽ giữa kho và phòng kế toán.
-Công ty chưa quan tâm đúng mức đến hạch toán vật liệu vượt định mức.Mặt khác,chi phí vật liệu vượt định mức vẫn được Công ty hạch toán vào chi phí vật liệu,đây cũng là nguyên nhân làm tăng giá thành xây dựng của Công ty.
II.Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ và dụng cụ tại xí nghiệp xây dựng & giao thông 37.
Xuất phát từ những hạn chế của công ty, để công tác hạch toán ngày cành đưộchàn thiện hơn nữa, đápứng yêu cầu quản lý vật liệu em có một số ý kiến đóng góp như sau:
-Hoàn thiện việc tổ chức bảo quản, thu mua lưu trữ vật tư
-Vật tư phải đước sắp xếp ở vị trí thuận lợi theo nuyêntắc dễ nhình dễ thấy,dễlấy.Vật tư nào hay dùng phảI được sắp xếp ở vị trí thuận lợi đảm bảo khi cần thiết thì lấy dễ dàng.Đồng thời công ty cũng nên cân đối lại kế hoạch thu mua vật liệu tại công ty.
- Hoàn thiện hạch toán chi tiết vật liệu
Xây dựng sổ danh điểm thống nhất toàn công ty. Để công tác quản lý vật liệu được chặt chẽ, thống nhất, đối chiếu kiểm tra được dễ dàng, dễ phát hiện khi sai sót và thuận tiện cho việc muốn tìm kiếm thông tin về một loại vật liệu nào đó.
Sổ danh điểm vật liệu được mở theo mẫu sau
SỔ DANH ĐIỂM VẬT TƯ
Loại: Nguyên vật liệu chính.
Ký hiệu
Tên vât liệu
đơn vị tính
Giá hạch toán
Ghi chú
Nhóm
Danh điểm vật tư
1521.01
Thép gió
1521.01.01
Thép F34
1521.01.02
Thép F34
...
-Thực hiện phân tích tình hình quản lý và sử dụng vật liệu
Công ty cần phải quan tâm đến việc phân tích tình hình cung cấp NVL đảm bảo cho quá trình xây dựng từ vật liệu khai thác các nguồn cung cấp đến việc thu mua, bảo quản, sử dụng vật liệu như thế nào..
-Hạch toán giá trị NVL vượt định mức
Trong thực tế quá xây dựng, các công nhân đã sử dụng lãng phí NVL vượt tiêu chuẩn định mức cho phép, hoặc bị hỏng, sử dụng các loại NVL, nhiên liệu bất hợp lý ... Công ty nên hạch toán giá trị NVL sử dụng vượt quá định mức cho phép vào chi phí vật liệu tránh làm tăng chi phí xây dựng dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.
-Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Công ty không lập dự phòng giảm giá cho NVL. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện tốt, mang laị lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với các điều kiện thuận lợi để cho nhiều doanh nghiệp có thể ra đời, tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm đưa nền kinh tế nước nhà ngày một đi lên. Để doanh nghiệp mình hoạt động có hiệu quả mang lại lợi nhuận, thì công tác hạch toán nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Một cơ chế quản lý chi phí nguyên vật liệu đúng đắn hợp lý là cơ sở, động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tính chất công việc của đơn vị. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay do sự chuyển đổi cơ chế, các chế độ, chính sách của Nhà nước cũng như của mỗi ngành thay đổi, việc sản xuất kinh doanh cũng thay đổi theo từng thời kỳ nên việc thực hiện quản lý chi phí nguyen vật liệu cũng phải có những thay đổi để ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn.
Qua thời gian thực tập tại công ty xây lắp 665 xí nghiệp xây dựng & giao thông 37,bộ quốc phòng, được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn cô Lê Thị Thu Hương bộ môn kế toán và tập thể các cô chú tại phòng tài chính kế toán, em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Nhưng vì điều kiện thời gian có hạn, kiến thức thực tế còn ít nên trong đề tài còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những sai sót nhất định. Do đó em mong thầy cô và bạn đọc thông cảm, giúp đỡ và chỉ bảo thêm để đề tài ngày một hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Điệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT1-144.docx