Đề tài Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, quá trình sàng lọc và cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là tất yếu xảy ra. Để thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Muốn vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đưa ra được các quyết định tối ưu trên cơ sở các thông tin tài chính được phân tích đầy đủ và kịp thời. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng luôn quan tâm tới công tác phân tích tài chính. Nhờ đó, công ty đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, những vướng mắc về nội dung công tác phân tích đang làm hạn chế hiệu quả phân tích tài chính, dẫn đến những đánh giá thiếu chuẩn xác và kịp thời về tình hình tài chính của công ty. Trong bối cảnh đó, hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng là một yêu cầu bức thiết. Đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tà...

docx95 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, quá trình sàng lọc và cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là tất yếu xảy ra. Để thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Muốn vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đưa ra được các quyết định tối ưu trên cơ sở các thông tin tài chính được phân tích đầy đủ và kịp thời. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng luôn quan tâm tới công tác phân tích tài chính. Nhờ đó, công ty đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, những vướng mắc về nội dung công tác phân tích đang làm hạn chế hiệu quả phân tích tài chính, dẫn đến những đánh giá thiếu chuẩn xác và kịp thời về tình hình tài chính của công ty. Trong bối cảnh đó, hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng là một yêu cầu bức thiết. Đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng” được lựa chọn nghiên cứu nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi trên của thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về nội dung công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. - Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng và phân tích nguyên nhân gây nên hạn chế trong công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Những nội dung cơ bản về công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phạm vi nghiên cứu: Công tác phân tích tài chính trên giác độ của nhà quản lý và các chủ sở hữu tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận văn, những phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là: - Phương pháp duy vật lịch sử, biện chứng, thống kê, phân tích, tổng hợp,… - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế - Sử dụng bảng biểu, đồ thị minh hoạ 5. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, phụ lục, luận văn có bố cục như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải và và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải và và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái quát hoạt động tài chính doanh nghiệp Khái niệm và phân loại doanh nghiệp Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu Theo luật doanh nghiệp năm 2005: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: • Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; • Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Công ty cổ phần có quyền phát hiện chứng khoán các loại để huy động vốn Công ty hợp danh: Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó: • Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Công ty hợp danh không được quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Hoạt động tài chính doanh nghiệp Hoat động tài chính của doanh nghiệp là hoạt động nhằm giải quyết các mối quan hệ tài chính (mối quan hệ biểu hiện dưới hình thái tiền tệ) phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp. Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Thị trường tài chính là thị trường giao dịch các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,...Thành phần tham gia giao dịch trên thị trường tài chính bao gồm: hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và chính phủ là những người tham gia mua và bán các loại tài sản tài chính – hàng hoá của thị trường tài chính. Như vậy, doanh nghiệp có thể mua và bán các loại hàng hoá của thị trường tài chính như cổ phiếu, trái phiếu,... để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn, dài hạn hoặc đầu tư số tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến. Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường đầu vào và đầu ra về hàng hoá, dịch vụ: Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ. Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm vật tư, máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động,…Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí,… 1.1.2. Vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm và quy trình công tác phân tích tài chính Phân tích tài chính là quá trình thu thập và xử lý các dữ liệu và sự kiện tài chính thông qua các kỹ thuật và công cụ thích hợp để tạo ra thông tin tài chính có giá trị nhằm rút ra các kết luận hoặc ra các quyết định tài chính. Nói ngắn gọn, phân tích tài chính là một quá trình bao gồm năm khâu cơ bản: Xác định mục tiêu phân tích tài chính Thu thập dữ liệu Xác định phương pháp phân tích Thực hiện phân tích Đánh giá công tác phân tích tài chính và đưa ra quyết định tài chính 1.1.2.2. Vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, nó giúp các đối tượng quan tâm nắm bắt được tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời và đúng đắn. Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp như: Chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng,…kể cả các cơ quan quản lý Nhà Nước và người làm công. Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các giác độ khác nhau. Phân tích tài chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp Như đã đề cập ở trên, phân tích tài chính là quá trình thu thập và xử lý nhằm đem lại thông tin cho nhà quản lý để nhà quản lý có thể ra quyết định. Và mục tiêu của việc ra các quyết định là nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị cho chủ sở hữu. Như vậy, thông tin tài chính không những cung cấp cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp cái nhìn tổng quát về sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp mà còn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa các quyết định đầu tư, tài trợ và phân phối lợi nhuận kịp thời và đúng đắn. Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư, cũng như lãnh đạo doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng của họ là tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu và thông tin tài chính với các chỉ tiêu giá trị thị trường của doanh nghiệp và cụ thể hơn là giá trị của cổ phiếu công ty trên thị trường, nếu doanh nghiệp là công ty có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán; khả năng sinh lời của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra được các quyết định đầu tư hiệu quả vào doanh nghiệp. Phân tích tài chính đối với các chủ nợ của doanh nghiệp Chủ nợ của doanh nghiệp luôn quan tâm đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp và thông tin tài chính, cụ thể là thông tin về khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của doanh nghiệp sẽ giúp chủ nợ của doanh nghiệp đưa ra các quyết định cho vay hợp lý với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tài chính đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Dựa vào các thông tin tài chính, các cơ quan quản lý của Nhà Nước đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và pháp luật quy định không, tình hình hạch toán và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước như thế nào. Phân tích tài chính đối với người lao động Người lao động trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng sinh lời. Bởi vì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động trực tiếp tới tiền lương của người lao động. Ngoài ra trong những doanh nghiệp cổ phần người lao động tham gia góp vốn mua cổ phần, như vậy họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của phân tích tài chính đối với các thành phần khác nhau có liên quan đến doanh nghiệp. Phân tích tài chính giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra những quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp. 1.2. Nội dung công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Mục tiêu phân tích Phân tích tài chính nhằm hai mục tiêu cơ bản: Thứ nhất, rút ra được kết luận về một thực trạng hay một tình hình tài chính. Chẳng hạn, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính là rút ra được kết luận rằng tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào (tốt hay không tốt), hoạt động của doanh nghiệp ra sao (hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả). Thứ hai, tạo ra thông tin phục vụ cho việc ra quyết định tài chính. Chẳng hạn, phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp, xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản, nguồn tài trợ cho từng loại tài sản như vậy là hợp lý chưa và cần phải điều chỉnh như thế nào để đảm bảo sự phù hợp khi phân bổ nguồn cho các loại tài sản và tăng hiệu quả sử dụng của từng loại. 1.2.2. Thu thập dữ liệu Dữ liệu (data) là những số liệu hay sự kiện chúng ta có thể thu thập để đưa vào xử lý và phân tích nhằm tạo ra thông tin (infomation) tài chính. Nhà phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn dữ liệu có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định tài chính. Nó bao gồm cả những dữ liệu nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài như các thông tin liên quan đến môi trường kinh tế nói chung, các dữ liệu liên quan đến ngành. 1.2.2.1. Các dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp Các dữ liệu liên quan đến môi trường kinh tế chung Là các dữ liệu về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đến sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra từ đó tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi các tác động diễn ra theo chiều hướng có lợi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được mở rộng lợi nhuận tăng, ngược lại khi những biến động của tình hình kinh tế là bất lợi sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy để đánh giá khách quan và chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp chúng ta phải xem xét cả các dữ liệu kinh tế bên ngoài có liên quan. Các dữ liệu liên quan đến ngành Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành là việc đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành. Đặc điểm ngành liên quan đến tính chất của các sản phẩm, quy trình kỹ thuật áp dụng, cơ cấu sản xuất, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, sự thay đổi công nghệ, chiến lược cạnh tranh, khuynh hướng tiêu dùng tương lai,… Dữ liệu theo ngành kinh tế đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là cơ sở tham chiếu để người phân tích có thể đánh giá, kết luận chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.2.2. Các dữ liệu nội bộ doanh nghiệp Các dữ liệu nội bộ doanh nghiệp bao gồm hệ thống các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thông tin từ hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin quản lý khác, … trong đó hệ thống các báo cáo tài chính doanh nghiệp là những nguồn dữ liệu đặc biệt quan trọng. Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định; đồng thời được giải trình, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính hiểu rõ bản chất kinh tế các hoạt động của công ty và đưa ra các quyết định đúng đắn liên quan. Hệ thống báo cáo tài chính ở nước ta bao gồm: Bảng cân đối kế toán. Mẫu số B01-DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu số B02-DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mẫu số B03-DN Bản thuyết minh các báo cáo tài chính. Mẫu số B09-DN ØBảng cân đối kế toán Khái niệm Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. (Bảng cân đối kế toán là một tóm tắt định lượng (bằng số) tình trạng tài chính của một doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định mà chúng bao gồm các tài sản, các khoản nợ và vốn chủ sở hữu,…) Ý nghĩa Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể đánh giá sự phân bổ nguồn tài chính ngắn hạn, dài hạn của công ty có phù hợp với cơ cấu tài sản của công ty hay không? Tính thanh khoản của công ty ra sao? Từ đó đưa ra các quyết định tài chính như thế nào? Kết cấu Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 vế: một vế là tài sản và một vế là nguồn vốn. Hai vế của bảng cân đối kế toán phải luôn cân bằng. - Vế tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn: Tài sản ngắn hạn phản ánh các khoản mục được sắp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần. Chúng bao gồm: tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho. Tài sản dài hạn thường ít có tính thanh khoản như: tài sản cố định, đầu tư dài hạn, tài sản dài hạn khác. - Vế nguồn vốn cho thấy nguồn tiền nào dùng để mua tài sản, bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận giữ lại, các quỹ của doanh nghiệp,... Đặc điểm cần lưu ý của bảng cân đối kế toán xét trên góc độ tài chính Bảng cân đối kế toán không cho thấy giá trị thực và hiện tại của công ty, không cho thấy thực chất cấu trúc tài sản và nguồn lực công ty. ØBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một sự hạch toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng trong một khoảng thời gian nhất định (kỳ kế toán). Bao gồm: hạch toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Ý nghĩa - Cho thấy các đối tượng khác nhau tham gia tài trợ cho hoạt động của công ty. - Cho thấy quyền ưu tiên trong việc thu hồi tài sản khi công ty phá sản của các đối tượng khác nhau. - Cho thấy cấu trúc lợi nhuận được phân bổ cho các đối tượng khác nhau của công ty. - Cho thấy cấu trúc nguồn thu và nguồn chi của công ty. Kết cấu Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lãi gộp Chi phí bán hang Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) → Thuộc về công ty Lãi vay (đối tượng người cho vay) Lợi nhuận trước thuế (EBT) Thuế (Chính phủ) Lợi nhuận sau thuế (EAT) → Thuộc về chủ sở hữu Cổ tức ưu đãi (Thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu ưu đãi) Lợi nhuận ròng sau khi trả cổ tức ưu đãi Cổ tức cho cổ phiếu thường (Thuộc chủ sở hữu cổ phiếu thường) Lợi nhuận giữ lại Đặc điểm cần lưu ý của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh xét dưới góc độ tài chính - Không thể hiện được dòng tiền thực thu và thực chi - Doanh thu, chi phí bị tác động nhiều bởi phương pháp hạch toán do đó lợi nhuận hoạt động ghi trong báo cáo chưa thực sự phản ánh bản chất kinh tế lợi nhuận của công ty so với các doanh nghiệp khác. ØBáo cáo lưu chuyển tiền tệ Khái niệm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính cung cấp những thông tin về những luồng tiền vào, ra của tiền và coi như tiền, những khoản đầu tư ngắn hạn có tính chất lưu động cao, có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển đổi thành tiền. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo trình bày tình hình số dư tiền đầu kỳ, tình hình các dòng tiền thu vào, chi ra và tình hình số dư tiền cuối kỳ của công ty. Ý nghĩa - Cho thấy sự lưu chuyển tiền mặt cho 3 hoạt động chính của một doanh nghiệp, đó là hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. - Cho thấy khả năng tạo ra tiền mặt hiện nay và trong tương lai của doanh nghiệp. - Cho thấy khả năng trả nợ và khả năng chi trả cổ tức bằng tiền mặt của doanh nghiệp. - Cho thấy sự thay đổi tài sản ròng của công ty. - Cho thấy nhu cầu tài trợ từ nguồn tài chính bên ngoài công ty Kết cấu Những luồng tiền vào, ra và các khoản coi như tiền được tổng hợp và chia thành 3 nhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính. Doanh nghiệp phải báo cáo dòng tiền hoạt động theo một trong hai phương pháp sau: - Phương pháp trực tiếp - Phương pháp gián tiếp Còn đối với dòng tiền đầu tư và dòng tiền tài trợ thì lập theo phương pháp trực tiếp Đặc điểm cần lưu ý của báo cáo lưu chuyển tiền tệ xét dưới góc độ tài chính Tiền mặt tạo ra từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng vì hoạt động chính tạo ra tiền mặt cho một doanh nghiệp chính là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó, mặt khác hoạt động tài chính tạo ra tiền nhưng nếu hoạt động kinh doanh chính không tạo ra tiền mặt thì sẽ không thể tồn tại hoạt động tài chính. ØThuyết minh báo cáo tài chính Khái niệm Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ý nghĩa Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích một cách rõ rang và cụ thể. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Tài sản = Nợ phải trả + Vốn góp + Lợi nhuận giữ lại Tài sản = Nợ phải trả + Vốn góp + Lợi nhuận ròng - Cổ tức Tài sản = Nợ phải trả + Vốn góp + Doanh thu – Chi phí - Cổ tức Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Cả 3 báo cáo tài chính này được lập dựa trên cùng một thông tin liên quan đến các giao dịch trong hoạt động của một doanh nghiệp, tuy nhiên chúng được trình bày dưới các góc độ khác nhau, chúng là một thể thống nhất, không thể thay thế nhau được, mỗi báo cáo có ý nghĩa riêng của nó. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện hoạt động của một doanh nghiệp trong một thời đoạn, kết quả của các hoạt động này sẽ làm thay đổi báo cáo cân đối kế toán giữa đầu kỳ và cuối kỳ. Tuy vậy, các thông tin có được từ các báo cáo tài chính vẫn chưa đủ để các đối tượng quan tâm đưa ra quyết định vì Báo cáo tài chính chưa phản ánh đúng thực trạng kinh tế của một doanh nghiệp, bởi: - Báo cáo tài chính chỉ thể hiện các giá trị đo được bằng tiền (lý do để cần thuyết minh tài chính đi kèm) những chưa đề cập đến đội ngũ quản trị và chuyên gia giỏi, nền tảng khách hàng,… - Nhiều giá trị là giá trị sổ sách không phải giá thực tế như hàng tồn kho là một ví dụ điển hình. - Nhiều giá trị có tính ước lượng như: giảm giá trị tài sản do hư hại, chi phí tái cấu trúc doanh nghiệp, phương pháp khấu hao,… - Nhiều giá trị có thể thay đổi một cách cố ý như: ghi nhận doanh thu, chọn hoặc thay đổi phương pháp kế toán (LIFO hay FIFO), chọn thời điểm thanh lý tài sản hay đóng cửa một bộ phận Do đó, bộ phận phân tích tài chính phải kết hợp nhiều nguồn thông tin: - Hệ thống báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính - Báo kiểm toán độc lập - Thông tin từ hệ thống kiểm soát nội bộ - Các thông tin về quản lý, định hướng phát triển của doanh nghiệp, thị phần mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh, việc đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, hoạt động nghiên cứu phát triển, triển vọng kinh tế ngắn, trung, dài hạn,… - Thông tin từ báo chí và tạp chí chuyên ngành - Thông tin liên quan đến môi trường kinh tế nói chung - Thông tin liên quan đến ngành 1.2.3. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích là các công cụ được áp dụng để xử lý và phân tích dữ liệu nhằm tạo ra thông tin tài chính. Các phương pháp được sử dụng như: phân tích tỷ số tài chính, phân tích xu hướng, phân tích cơ cấu của các báo cáo tài chính. 1.2.3.1. Phân tích tỷ số Phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của công ty. Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau: - Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính có thể chia thành ba loại: tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối kế toán, tỷ số tài chính xác định từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ số tài chính xác định từ cả hai báo cáo vừa nêu trên. - Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: các tỷ số về khả năng thanh toán, các tỷ số về năng lực hoạt động kinh doanh, các tỷ số về khả năng sinh lời, … Tuy nhiên, các tỷ số tài chính tự nó không có ý nghĩa mà chỉ có ý nghĩa khi được so sánh với các tỷ số thực tế trước đây, các tỷ số chuẩn mực đã được định ra trước đó, các số tỷ số bình quân của ngành. 1.2.3.2. Phân tích xu hướng Phân tích xu hướng là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của công ty qua nhiều năm để thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đi của các tỷ số tài chính. Sau khi tính toán các tỷ số, thay vì so sánh các tỷ số này với bình quân ngành, chúng ta còn có thể so sánh các tỷ số của các năm với nhau và so sánh qua nhiều năm. 1.2.3.3. Phân tích cơ cấu Phân tích là kỹ thuật phân tích dùng để xác định khuynh hướng thay đổi của từng khoản mục trong báo cáo tài chính. Đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích cơ cấu được thực hiện bằng cách tính và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục so với doanh thu qua các năm để thấy được khuynh hướng thay đổi của từng khoản mục. Tương tự trong phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán chúng ta cũng tính toán và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục tài sản với tổng tài sản và từng khoản mục của nguồn vốn so với tổng nguồn vốn. Ưu điểm của phân tích cơ cấu là cung cấp cơ sở so sánh từng khoản mục của từng báo cáo hoặc so sánh giữa các công ty với nhau, đặc biệt là khi so sánh giữa các công ty có quy mô khác nhau. 1.2.3.3. Phân tích Dupont Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, biến một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số. Theo phương pháp này, người phân tích có thể tách riêng, phân tích tác động của từng yếu tố (biến số) tới chỉ tiêu tài chính tổng hợp như thế nào là có lợi hay bất lợi, từ đó có thể đưa ra quyết định tài chính phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Vì vậy, phương pháp này còn gọi là phương pháp tách đoạn. Các tỷ số tài chính được trình bày ở trên đều ở dạng một phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm thuộc vào hai nhân tố: là mẫu số và tử số của phân số đó. Mặt khác, các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác, một tỷ số tài chính lúc này được trình bày bằng tích một vài tỷ số khác. Cụ thể, phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính công ty bằng cách nào. Ví dụ với chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu như sau: Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế ROE = Tổng tài sản bình quân - Tổng nợ phải trả bình quân Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân ROE = Tổng tài sản bình quân - Tổng nợ phải trả bình quân Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần 1 ROE = × × Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân 1- Hệ số nợ Như vậy, vận dụng phương pháp Dupont có thể giúp ta phân tích những nguyên nhân tác động tới doanh lợi trên tài sản đó là: Tỷ số sinh lợi trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản, hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu. Từ đó, có giải pháp tài chính thích hợp để tác động tới từng yếu tố gây ảnh hưởng nhằm làm tăng hệ số này. 1.2.4. Thực hiện phân tích 1.2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp ØPhân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét và đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên Bảng cân đối kế toán về nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trước tiên, người ta trình bày Bảng cân đối kế toán dưới dạng bảng cân đối báo cáo (trình bày 1 phía) từ tài sản đến nguồn vốn. Sau đó so sánh số liệu cuối kỳ so với đầu kỳ trong từng chỉ tiêu của bảng cân đối để xác định tình hình tăng giảm vốn trong doanh nghiệp theo nguyên tắc: + Sử dụng vốn là tăng tài sản, giảm nguồn vốn + Nguồn vốn là giảm tài sản, tăng nguồn vốn + Nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau Cuối cùng tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn theo những trình tự nhất định tùy theo mục tiêu phân tích và phản ánh vào một bảng biểu theo mẫu sau: Biểu 1.1: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng 1. Sử dụng vốn … Cộng sử dụng vốn 2. Nguồn vốn … Cộng nguồn vốn Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng (giảm) bao nhiêu? tình hình sử dụng vốn như thế nào? Những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh hưởng tới sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp? Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. ØPhân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp ngoài việc so sánh cuối kỳ so với đầu kỳ về số tuyệt đối và tỷ trọng, ta còn phải so sánh, đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng Đầu tiên ta chuyển bảng cân đối kế toán dưới dạng 1 phía theo hình thức Bảng cân đối báo cáo. Trên dòng ta liệt kê toàn bộ tài sản và nguồn vốn đã được chuẩn hóa. Trên cột ta xác định số đầu năm, cuối kỳ theo lượng và tỷ trọng của từng loại so với tổng số và có thêm cột so sánh cuối kỳ so với đầu kỳ về cả lượng và tỷ lệ phần trăm thay đổi. Sau đó tiền hành tính toán phân tích và đánh giá thực trạng về nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp theo những tiên thức nhất định của doanh nghiệp và ngành Biểu 1.2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu năm Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng I. Tài sản II. Nguồn vốn Ø Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mục tiêu phân tích là xác định mối liên hệ và đặc điểm cá chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số liệu trung bình của ngành (nếu có) để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Biểu 1.3: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Năm N/Năm N-1 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng 1. Doanh thu thuần 2. Giá vốn hàng bán Trong đó KHTSCĐ 3. Lãi gộp 4. Chi phí bán hàng và quản lý Trong đó: KHTSCĐ Lãi vay 5. LNTT và lãi vay Lãi vay 6. LNTT Thuế TNDN 7. LNST Phân phối lãi CP 8. LN không chia 1.2.4.2. Phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp Ø Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán đo lường khả năng thanh toán của một công ty. Nhóm tỷ số này gồm có: Tỷ số thanh toán tổng quát, tỷ số thanh toán hiện thời, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán tức thời. * Tỷ số thanh toán tổng quát Tỷ số thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng nợ phải trả. Tỷ số này phản ánh một đồng nợ của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản. Tổng tài sản của doanh nghiệp Tỷ số thanh toán tổng quát = Tổng số nợ của doanh nghiệp Nếu tỷ số này lớn nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt và ngược lại. Như vậy tỷ số này cho biết nhìn chung doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ phải thanh toán hay không? Trong tổng nợ cũng có những khoản chưa đến hạn trả, đã đến hạn trả hoặc quá hạn. Do đó tỷ số này dùng để xem xét một cách chung nhất khả năng thanh toán làm cơ sở đánh giá doanh nghiệp mà thôi. Tỷ số thanh toán hiện thời: Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một công ty được sử dụng rộng rãi nhất là tỷ số thanh toán hiện thời Tài sản ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện thời = Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn (bao gồm chứng khoán thị trường), các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác. Tỷ số thanh toán hiện thời cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty. Tỷ số này được chấp nhận hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số thanh toán của các công ty cạnh tranh hoặc so với các năm trước để thấy được sự tiến bộ hoặc giảm sút. Nếu tỷ số thanh toán hiện thời giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu tỷ số thanh toán hiện thời cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện thời quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn hay nói cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng). Mặt khác, khi xác định tỷ số thanh toán hiện thời chúng ta đã tính cả giá trị hàng tồn kho trong giá trị tài sản ngắn hạn đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiện, trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất nhiều thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. Vì thế, trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện thời không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty, tỷ số thanh toán nhanh nên được sử dụng. Tỷ số thanh toán nhanh: Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “tài sản có tính thanh khoản”, “tài sản có tính thanh khoản” bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho. Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của một công ty. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay: Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết công ty sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng liệu số vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến mức nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vay hay không. Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và tuyên bố phá sản. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay = Chi phí lãi vay Trong công thức trên, phần tử số phản ánh số tiền mà công ty có thể được sử dụng để trả lãi vay trong năm. Ở đây phải lấy tổng số lợi nhuận trước thuế và lãi vay vì lãi vay được tính vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần mẫu số là lãi vay, bao gồm tiền lãi trả cho các khoản vay ngắn hạn và dài hạn kể cả lãi do trái phiếu phát hành. Ø Nhóm tỷ số về quản lý tài sản Nhóm tỷ số về quản lý tài sản đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty, chúng được thiết kế để trả lời câu hỏi: Các tài sản được báo cáo trên bảng cân đối kế toán có hợp lý không hay là quá cao hoặc quá thấp so với doanh thu? Nếu công ty đầu tư vào tài sản quá nhiều dẫn đến dư thừa tài sản và vốn hoạt động sẽ làm cho dòng tiền tự do và giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, nếu công ty đầu tư quá ít vào tài sản khiến cho không đủ tài sản hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lợi và do đó, làm giảm dòng tiền tự do và giá cổ phiếu. Do vậy, công ty nên đầu tư tài sản ở mức độ hợp lý. Thế nhưng, như thế nào là hợp lý? Muốn biết điều này cần phân tích các tỷ số sau: Số vòng quay các khoản phải thu – Accounts receivable turnover ratio: Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về do công ty thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán,... Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu,... Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu bình quân Tỷ số này có thể được thể hiện ở dạng khác đó là tỷ số kỳ thu tiền bình quân (average collection period) Thời gian của kỳ phân tích Kỳ thu tiền bình quân = Số vòng quay các khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu số vòng quay các khoản phải thu cao quá thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu. Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các công ty cùng ngành, công ty cần xem xét kỹ lưỡng từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn trả và có biện pháp xử lý. Số vòng quay hàng tồn kho – Inventory turnover ratio: Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho. Giá vốn hang bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh. Nếu liên hệ tỷ số này với tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh chúng ta có thể nhận thấy liệu có công ty giữ kho nhiều dưới dạng tài sản ứ đọng không tiêu thụ được không? Việc giữ nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến số ngày tồn kho của công ty sẽ cao. Điều này phản ánh qua chỉ tiêu số ngày tồn kho. Thời gian của kỳ phân tích Số ngày tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động = Tài sản lưu động bình quân Chỉ tiêu này nhằm đo lường hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Tỷ số này nói lên 1đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Tài sản cố định ròng bình quân Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả không phải so sánh với các công ty khác cùng ngành hoặc so sánh với các thời kỳ trước. Tuy nhiên, khi phân tích tỷ số này cần lưu ý là ở mẫu số sử dụng tài sản cố định ròng, nghĩa là giá trị tài sản sau khi đã trừ khấu hao. Do đó, phương pháp tính khấu hao có ảnh hưởng quan trọng đến mức độ chính xác của việc tính toán tỷ số này. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản : Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân Nếu chỉ số này cao cho thấy công ty đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu: Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích khía cạnh tài chính của công ty. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn cổ phần. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần = Vốn chủ sở hữu bình quân Ø Nhóm tỷ số về quản lý nợ Trong tài chính công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt. Một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó làm gia tăng rủi ro. Khi một công ty vay tiền, công ty luôn phải thực hiện một chuỗi thanh toán cố định. Vì các cổ đông chỉ nhận được những gì còn lại sau khi chi trả cho chủ nợ, nợ vay được xem như là tạo ra đòn bẩy. Trong thời kỳ khó khăn, các công ty có đòn bẩy tài chính cao có khả năng không trả được nợ. Vì thế khi công ty muốn vay tiền, ngân hàng sẽ đánh giá xem công ty có vay quá nhiều hay không? Ngân hàng cũng xét xem công ty có duy trì nợ vay của mình trong hạn mức cho phép không? Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số đòn bẩy tài chính để ấn định mức lãi suất cho vay đối với công ty (vì công ty càng có nhiều nợ vay, rủi ro về mặt tài chính càng lớn). Ở các nước phát triển, người ta đánh giá được độ rủi ro này và tính vào lãi suất cho vay. Điều đó có nghĩa là công ty vay càng nhiều thì lãi suất càng cao. Đối với công ty, tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho công ty của mình. Qua tỷ số đòn bẩy tài chính nhà đầu tư thấy được rủi ro về tài chính của công ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình. Các tỷ số đòn bẩy thông thường là: Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Tỷ số nợ): Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay, đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản. Tổng nợ phải trả Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng tài sản Tổng nợ bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Tổng tài sản bao gồm toàn bộ tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty tại thời điểm lập báo cáo. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên, muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tổng nợ phải trả Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu), người ta dùng tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Nếu tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần có giá trị nhỏ hơn tỷ số nợ trên vốn cổ phần điều này có nghĩa là phần lớn nợ của công ty là nợ ngắn hạn. Tỷ số cơ cấu tài sản TSCĐ hoặc TSLĐ Tỷ số cơ cấu tài sản = Tổng tài sản Tỷ số cơ cấu vốn Tổng vốn chủ sở hữu Tỷ số cơ cấu tài sản = Tổng nguồn vốn Ø Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời Tỷ số sinh lời đo lường thu nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu , tổng tài sản, vốn cổ phần. Loại tỷ số này bao gồm các chỉ tiêu sau: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu nhằm cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Lợi nhuận sau thuế Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu Tỷ số sức sinh lời căn bản: Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời căn bản của công ty, nghĩa là chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. EBIT Tỷ số sức sinh lời căn bản = Tổng tài sản Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trước thuế và lãi vay của công ty, cho nên thường được sử dụng để so sánh khả năng sinh lời trong trường hợp các công ty có thuế suất thu nhập và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Tỷ số sinh lời trên tài sản – Return on total assets ratio (ROA): Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời trên 1 đồng tài sản của công ty Lợi nhuận sau thuế Tỷ số sinh lợi của tài sản = Tổng tài sản Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần– Return on equity ratio (ROE): Đứng trên góc độ cổ đông, đây là tỷ số quan trọng nhất vì nó đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông . Lợi nhuận sau thuế Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu = Vốn cổ phần Sự khác nhau giữa tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần là do công ty có sử dụng vốn vay. Nếu công ty không có vốn vay thì hai tỷ số này sẽ bằng nhau. 1.2.5. Đánh giá công tác phân tích tài chính và đưa ra các quyết định tài chính Sau khi thực hiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, bộ phận phân tích tài chính cần đánh giá lại công tác phân tích tài chính trên các mặt: - Đã xác định đúng mục tiêu phân tích của doanh nghiệp? - Thông tin sử dụng để phân tích có đảm bảo: đầy đủ, cập nhật, hệ thống và chính xác? - Phương pháp phân tích có được thực hiện đầy đủ, triệt để và khoa học? - Nội dung phân tích có đảm bảo: đầy đủ, đồng bộ và chính xác? Tiếp đó, dựa trên thông tin tài chính_ là thông tin có ý nghĩa và có giá trị thu được từ dữ liệu sau khi đưa vào phân tích_ để đưa ra các quyết định tài chính. Đứng trên góc độ quản lý tài chính, nhà quản trị phải đưa ra nhiều quyết định khác nhau nhưng nhìn chung trong tài chính có thể tập trung vào các loại quyết định chủ yếu sau: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết phân phối lợi nhuận Quyết đầu tư: là quyết định chi tiền ra để mua sắm hoặc đầu tư vào một loại tài sản nào đó. Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong các loại quyết định tài chính vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp hoặc cho nhà đầu tư. Đối với doanh nghiệp, quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: (1) tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) cần có và (2) mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp. Quyết định đầu tư gắn liền với phía bên trái của bảng cân đối tài sản. Cụ thể nó bao gồm những quyết định sau: - Doanh nghiệp cần những loại tài sản nào phục vụ cho sản xuất kinh doanh? - Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn nên như thế nào? - Doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu vào tài sản ngắn hạn? bao nhiêu vào tài sản dài hạn? Chi tiết hơn doanh nghiệp đầu tư bao nhiêu vào hàng tồn kho, bao nhiêu vào tiền mặt để phục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày? Nên mua sắm những tài sản cố định nào? Quyết định tài trợ: Nếu quyết định đầu tư liên quan đến bên trái thì quyết định tài trợ liên quan đến bên phải của bảng cân đối tài sản. Nó gắn liền với việc quyết định nên lựa chọn loại nguồn vốn nào cung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay. Nếu lựa chọn nguồn vốn vay thì nên sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn hay nguồn vốn vay dài hạn hoặc lựa chọn giữa vay ngân hàng hay vay trên thị trường vốn. Nếu lựa chọn sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu thì nên lựa chọn giữa sử dụng lợi nhuận để lại hay nên phát hành cổ phiếu huy động thêm vốn. Đó là những quyết định liên quan đến quyết định tài trợ trong hoạt động của doanh nghiệp. Quyết định phân phối lợi nhuận: Quyết định phân phối lợi nhuận là quyết định xem nên giữ lợi nhuận lại để tái đầu tư hay phân chia lợi nhuận dưới hình thức chi trả cổ tức, hay chi trả cổ tức bằng tiền hay bằng cổ phiếu 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả của công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Đó không chỉ là xuất phát từ phía người tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn từ phía người sử dụng kết quả phân tích đó trong việc ra quyết định quản lý hàng ngày. Với vai trò là người ra quyết định trong doanh nghiệp, người quản lý cấn nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp, sử dụng thường xuyên các kết quả phân tích tài chính trong quá trình quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, trong quá trình ra quyết định thì mới tạo được tiền đề và cơ sở cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp được thực hiện và phát huy hiệu quả. Nếu không được như vậy thì công tác phân tích tài chính vừa không được quan tâm phát triển đồng thời những con số phân tích đưa ra nếu có cũng chỉ là hình thức, vô nghĩa, không có tác dụng. Đối với người thực hiện công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác, tầm hiểu biết của những cán bộ này ảnh hưởng lớn đến kết quả của công tác phân tích tài chính về tính sát thực, toàn diện, đến việc tổ chức phân tích có khoa học, hợp lý hay không. Doanh nghiệp cân quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác phân tích tài chính, thường xuyên cập nhật kiến thức và chế độ, chính sách tài chính kế toán, tận dụng phương pháp và công cụ phân tích hiện đại thì mới có thể đảm bảo hiệu quả thực sự của công tác phân tích tài chính. 1.3.2. Nhân tố khách quan Những nhân tố khách quan ảnh hưởng lớn nhất đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp chính là chế độ, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính kế toán Đó là chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, chưa được ban hành đầy đủ và áp dụng rộng rãi. Đó là chế độ kê toán doanh nghiệp áp dụng vào thực tế còn có những điểm bất cập, không hợp lý, không kể các chính sách thuế, kế toán, hướng dẫn thực hiện thường xuyên thay đổi cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định và tính toán các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp. Đó là việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để làm cơ sở so sánh, tạo một “ngưỡng” so sánh cho các doanh nghiệp sử dụng trong phân tích tài chính cũng chưa được thực hiện. Hơn nữa, việc kiểm toán bắt buộc các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để tăng độ tin cậy và chính xác, đúng chuẩn mực chưa được tiến hành rộng rãi và triệt để. Bên cạnh đó, chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính vì một khi thông tin sử dụng không chính xác không phù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính mang lại sẽ không chính xác không có ý nghĩa. Vì vậy có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính. Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, nhà phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX HẢI PHÒNG 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần vận tải và và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng (PTS) được thành lập ngày 01/01/2001 theo quyết định số 1705/2000/QĐ-BTM ngày 07 tháng 12 năm 2000 của Bộ Thương Mại trên cơ sở cổ phần hoá Xí nghiệp sửa chữa tàu Hồng Hà, một bộ phận trực thuộc Công ty vận tải xăng dầu đường thuỷ I, tiền thân là xưởng sửa chữa, nhiệm vụ là sửa chữa tàu nội bộ Công ty được nâng cấp thành Xí nghiệp từ năm 1996 theo quyết định số 211 ngày 10 tháng 5 năm 1996 của Công ty xăng dầu Việt Nam với vốn điều lệ là: 8,1 tỷ đồng. Kể từ khi đi vào hoạt động, Công ty đã thay đổi đăng ký kinh doanh 6 lần, lần thay đổi gần đây nhất vào ngày 09/11/2005 với việc tăng vốn điều lệ lên: 17,4 tỷ đồng. Hình thức cổ phần hoá là: Bán một phần giá trị thuộc vốn chủ sở hữu nhà nước hiện có tại Doanh nghiệp. Trong đó tổng công ty xăng dầu Việt Nam nắm giữ 51% cổ phần. Vốn kinh doanh của công ty tính đến ngày 31/12/2006 là: 56.164.870.600 đồng - Phân theo cơ cấu vốn: Vốn cố định: 18.668.804.810 đồng Vốn lưu động: 37.496.065.790 đồng - Phân theo nguồn vốn: Vốn ngân sách: 31.791.095.210 đồng Vốn tự tích luỹ: 24.373.775.390 đồng Trong đó, Vốn điều lệ của công ty:17.400.000.000đ được chia thành 1.740.000 cổ phần với mệnh giá 10.000đ/cổ phần. Trong đó Nhà nước chiếm 51% và cổ đông ngoài chiếm 49% vốn điều lệ. 2.1.2. Đặc điểm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Petrolimex Hải Phòng là một doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Hiện nay công ty có những ngành nghề kinh doanh sau: - Kinh doanh vận tải - Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu - Sửa chữa và đóng mới phương tiện thuỷ. - Kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà - Xuất nhập khẩu và mua bán vật tư thiết bị, hàng hoá - Dịch vụ hàng hải và các dịch vụ thương mại khác - Dịch vụ nạo vét luồng lạch và san lấp mặt bằng. - Sản xuất sản phẩm cơ khí - Vận tải hành khách đường thuỷ và đường bộ, kinh doanh cảng biển, kinh doanh khách sạn nhà hàng, kinh doanh kho bãi. Trong đó lĩnh vực vận tải thuỷ, lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, lĩnh vực sửa chữa cơ khí là những lĩnh vực kinh doanh truyền thống và chủ đạo của công ty. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Mô hình quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, kết hợp giữa sự chỉ huy trực tiếp của các cấp lãnh đạo hành chính trong doanh nghiệp và sự chỉ đạo nghiệp vụ của các nhân viên chức năng các cấp. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Các tổ sản xuất Các cửa hàng XD XN S/C tàu Hồng Hà Các phương tiện vận tải P. KT-ĐT P. KD P. TC-HC P. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH BAN GIÁM ĐỐC Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng bao gồm: - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. - Hội Đồng Quản Trị: là cơ quan quản trị cao nhất của doanh nghiệp giữa hai kỳ đại hội cổ đông,thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cho các cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động của công ty. Ban kiểm soát chỉ chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về mọi mặt của mình. Do vậy, những người trong ban kiểm soát làm việc rất có trách nhiệm và được sự tín nhiệm tuyệt đối của toàn bộ cổ đông trong Công ty. - Ban Giám Đốc: Gồm giám đốc và phó giám đốc giúp việc cho giám đốc. + Giám đốc công ty: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi hoạt động giao dịch. + Phó Giám đốc kinh doanh: Thay mặt cho Giám đốc quản lý kinh doanh vật tư, hàng hoá, lên kế hoạch sản xuất. - Phòng kỹ thuật sản xuất: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc về việc xây dựng các kế hoạch khoa học kỹ thuật và môi trường, xây dựng và quản lý định mức vật tư, quản lý tốt công nghệ sản xuất và công tác quản lý thiết bị. Duy trì chất lượng sản xuất ổn định, giảm tỉ lệ phế phẩm và tiêu hao nguyên vật liệu. Đề xuất với giám đốc về việc triển khai có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, không ngừng nâng cao năng lực và phẩm cấp sản phẩm. - Phòng kinh doanh: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc về việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh các mặt hàng đã sản xuất, khai thác kinh doanh các mặt hàng khác (nếu có thể) để tận dụng cơ sở vật chất, thị trường hiện có. Quản lý hàng nhập xuất, hoá đơn chứng từ, hệ thống sổ sách, theo dõi thống kê báo cáo tổ chức hoạt động Marketing để duy trì và mở rộng thị trường, đa dạng hoá hình dịch vụ. - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc về công tác quy hoạch cán bộ, sắp xếp bố trí cán bộ công nhân viên đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đề ra với mục đích khuyến khích người lao động, quản lý, kiểm tra, và xử lý những trường hợp bất hợp lý, có kế hoạch đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, chăm sóc sức khỏe và an toàn lao động. - Phòng kế toán tài chính: Thực hiện nhiệm vụ hạch toán, tham mưu, giúp việc cho Giám đốc để thực hiện nghiêm túc các quy định kế toán - tài chính hiện hành, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch về vốn và tạo vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp theo đúng kế hoạch đề ra. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Doanh nghiệp gồm 9 người, mỗi người có một chức năng nhiệm vụ khác nhau được tổ chức theo sơ đồ 2.2. Thủ quỹ KT tổng hợp KT xăng dầu KT thanh toán Thủ quỹ KT ngân hàng KT vật tư Trưởng phòng KT Xí nghiệp Trưởng phòng KT Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng. -Trưởng phòng kế toán: Là người điều hành mọi công việc của phòng kế toán, trực tiếp kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ký duyệt chứng từ, báo cáo trước khi trình Giám đốc, đồng thời phải duyệt quyết toán quý, năm theo đúng chế độ; tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. Kế toán trưởng đồng thời phụ trách kế toán tiêu thụ và tính toán kết quả kinh doanh. - Kế toán tổng hợp: Là người có trách nhiệm tổng hợp các số liệu từ kế toán viên nhập số liệu từ các kế toán viên vào phần mềm kế toán và in các báo cáo tổng hợp - Kế toán xăng dầu: Có nhiệm vụ hạch toán quá trình kinh doanh xăng dầu và cả quá trình hạch toán và biểu quyết kế toán quý, năm, nhập số liệu vào phần mềm kế toán in phiếu thu và lập bảng kê số 1. Theo dõi chi tiết công nợ xăng dầu đối với từng khách hàng và cửa hàng (phải cập nhật hàng ngày, theo dõi công nợ nội bộ Công ty sử dụng tài khoản 141). Ngoài ra còn làm các công việc khác do kế toán trưởng giao. - Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ hạch toán quá trình nhập xuất vật tư thông qua việc theo dõi thẻ kho, thẻ chi tiết, bảng kê nhập xuất vật tư, bảng phân bổ. Theo dõi việc cung cấp hàng hoá của khách hàng. Theo dõi chi tiết tài khoản 331 đối với từng khách hàng. - Kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng: Viết phiếu thu chi, lập bảng kê thu chi cuối tháng đối chiếu với thủ quỹ, hàng tháng lập nhật ký thu chi tiền. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt theo quyết định của người có thẩm quyền của công ty. 2.1.4.2. Tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản của Công ty Từ năm 2001 đến quý 1 năm 2006, Công ty áp dụng hệ thống chứng từ và hệ thống tài khỏan theo quy định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995. Từ quý 2,3,4 năm 2006, Công ty áp dụng theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính. 2.1.4.3. Tổ chức sổ kế toán của Công ty Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán máy VACOM của Công ty Công nghệ phần mềm kế toán STC để hạch toán sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (sơ đồ 2.3.). Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết -Báo cáo tài chính -Báo cáo kế toán quản trị MÁY VI TÍNH Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào) kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp phải và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Trình tự hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký Chung được mô tả bằng sơ đồ 2.4. Hình thức Nhật ký chung gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái, Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Chứng từ kế toán SỔ CÁI Sổ nhật ký đặc biệt Bảng cân đối số phát sinh Sổ, thẻ kế toán chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ NHẬT KÝ CHUNG Bảng tổng hợp chi tiết Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ : Đối chiếu để kiểm tra Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung: - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra được dùng làm căn cứ hạch toán, kế toán nhập số liệu của nghịêp vụ kinh tế phát sinh dựa theo loại chứng từ của nghiệp vụ phát sinh vào chương trình phần mềm kế toán, phần mềm kế toán máy sẽ tự động xử lý dữ liệu và in các sổ có liên quan: sổ Nhật ký Chung, sổ Cái tài khoản, sổ chi tiết tài khoản theo tài khoản đối ứng. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, phần mềm kế toán tự động khoá Sổ Cái, và lập bảng Tổng hợp chi tiết và in ra các Báo cáo tài chính. 2.1.4.4. Tổ chức báo cáo kế toán tại Công ty Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 10/01/N kết thúc 31/12/N. Để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của công ty trong 1 niên độ kế toán công ty PTS sử dụng các báo cáo kế toán sau: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN Công ty PTS có công ty con là Xí nghiệp sửa chữa tàu Hồng Hà nên công ty có dùng báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính tổng hợp cho 4 loại báo cáo kế toán nêu trên. Trong đó báo cáo tài chính tổng được lập trước sau đó mới lập báo cáo hợp nhất giữa các loại hình hoạt động. 2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng 2.2.1. Mục tiêu, phương pháp phân tích và dữ liệu sử dụng trong phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng Hoạt động phân tích tài chính của công ty nhằm mục đích đánh giá thực trạng tài chính, so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ này với kỳ liền trước đó, từ đó đề ra biện pháp tài chính thực hiện trong kỳ sau, giúp công ty sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Để thực hiện được mục tiêu trên, công ty đã tiến hành phân tích tài chính theo phương pháp phân tích tỷ số và phân tích cơ cấu. Phân tích tỷ số công ty sử dụng các tỷ số về khả năng thanh toán, các tỷ số về cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn, các tỷ số về khả năng sinh lời. Phân tích cơ cấu Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh, Công ty phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang để thấy được sự tăng giảm của từng chỉ tiêu, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng khoản mục so với doanh thu qua các năm. Đối với Bảng cân đối kế toán, công ty phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang để thấy được sự tăng giảm của từng chỉ tiêu và phân tích theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng khoản mục tài sản, nguồn vốn với tổng tài sản (nguồn vốn) Dữ liệu được công ty sử dụng trong phân tích chủ yếu là các báo cáo tài chính (đã được kiểm toán), bao gồm: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Bản thuyết minh báo cáo tài chính Sau đây là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty các năm 2005, 2006, 2007. Biểu 2.1: Bảng cân đối kế toán các năm 2005, 2006, 2007 ChØ tiªu N¨m2005 N¨m 2006 N¨m 2007 Tµi S¶n A. Tµi s¶n ng¾n h¹n 34,467,947,114 37,484,884,756 50,387,293,880 I. TiÒn vµ c¸c kho¶n t­¬ng ®¬ng tiÒn 1,030,849,129 1,367,487,485 2,789,597,513 1. TiÒn 1,030,849,129 1,367,487,485 2,789,597,513 II. C¸c kho¶n ®Çu t­ tµi chÝnh ng¾n h¹n 0 0 1,181,605,600 1. §Çu t­ ng¾n h¹n 0 0 1,250,089,600 2. Dù phßng gi¶m gi¸ chøng kho¸n ®Çu t­ ng¾n h¹n 0 0 -68,484,000 III. C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n 8,568,983,839 8,936,608,956 12,579,448,041 1. Ph¶i thu cña kh¸ch hµng 35,351,044,096 4,109,139,690 6,812,957,430 2. Tr¶ tr­íc cho ngêi b¸n 4,070,000,000 3,852,000,000 4,332,010,050 3. C¸c kho¶n ph¶i thu kh¸c 963,939,743 1,018,170,266 1,477,181,561 4. Dù phßng c¸c kho¶n thu khã ®ßi 0 -42,701,000 -42,701,000 IV. Hµng tån kho 24,934,896,037 26,954,520,315 33,481,709,376 1. Hµng tån kho 24,934,896,037 26,954,520,315 33,481,709,376 V. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 133,218,109 226,268,000 354,933,350 1. Chi phi tr¶ tríc ng¾n h¹n 646,750 0 0 2. ThuÕ vµ c¸c kho¶n kh¸c ph¶i thu Nhµ n­íc 132,571,359 0 0 3. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 226,268,000 354,933,350 B. Tµi s¶n dµi h¹n 20,125,491,377 18,679,985,844 33,082,368,738 I. C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n 20,000,000 65,919,459 42,701,000 1. Ph¶i thu dµi h¹n cña kh¸ch hµng 0 23,218,459 0 2. Ph¶i thu dµi h¹n kh¸c 20,000,000 42,701,000 42,701,000 II. Tµi s¶n cè ®Þnh 19,691,254,028 18,301,746,232 28,135,736,151 1. Tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh 19,279,590,496 17,994,003,946 26,998,744,666 - Nguyªn gi¸ 25,333,895,588 26,084,561,076 37,698,724,571 - Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ -6,054,305,092 -8,090,557,130 -10,699,979,905 2. Chi phÝ x©y dùng c¬ b¶n dë dang 411,663,532 307,742,286 1,136,991,485 IV. C¸c kho¶n ®Çu t­ tµi chÝnh dµi h¹n 0 0 4,657,000,000 1. §Çu t­ dµi h¹n kh¸c 0 0 4,657,000,000 V. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 414,237,349 312,320,153 246,931,587 1. Chi phÝ tr¶ tr­íc dµi h¹n 414,237,349 312,320,153 239,431,587 2. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 0 0 7,500,000 Tæng céng tµi s¶n 54,593,438,491 56,164,870,600 83,469,662,618 Nguån vèn A. Nî ph¶i tr¶ 32,342,199,481 31,791,095,210 47,660,313,406 I. Nî ng¾n h¹n 30,322,199,481 30,194,444,650 42,421,377,641 1. Vay vµ nî ng¾n h¹n 6,220,000,000 3,720,000,000 1,600,000,000 2. Ph¶i tr¶ cho ng­êi b¸n 4,922,380,288 4,199,244,203 3,553,732,366 3. Ng­êi mua tr¶ tiÒn tr­íc 12,709,272,045 13,722,294,285 19,627,884,806 4. ThuÕ & c¸c kho¶n ph¶i nép Nhµ n­íc 533,555,414 179,693,683 2,844,170,123 5. Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn 4,897,633,907 7,266,679,972 13,416,025,083 6. Chi phÝ ph¶i tr¶ 253,154,930 0 0 7. C¸c kho¶n ph¶i tr¶, ph¶i nép ng¾n h¹n kh¸c 786,202,897 1,106,532,507 1,379,565,263 II. Nî dµi h¹n 2,020,000,000 1,596,650,560 5,238,935,765 1. Vay vµ nî dµi h¹n 2,020,000,000 1,300,000,000 4,890,000,000 2. Dù phßng trî cÊp mÊt viÖc lµm 296,650,560 348,935,765 B. Vèn chñ së h÷u 22,251,239,010 24,373,775,390 35,809,349,212 I. Vèn chñ së h÷u 22,254,761,018 24,258,932,029 35,616,995,154 1. Vèn ®Çu t­ cña chñ së h÷u 16,270,000,000 17,400,000,000 17,400,000,000 2. ThÆng d­ vèn cæ phÇn 545,942,460 804,502,460 804,502,460 3. Quü ®Çu t­ ph¸t triÓn 1,932,279,981 2,930,444,722 3,818,617,710 4. Quü dù phßng tµi chÝnh 284,364,283 422,457,467 587,575,598 5. Lîi nhuËn sau thuÕ ch­a ph©n phèi 3,222,174,294 2,701,527,380 13,006,299,386 II. Nguån kinh phÝ vµ quü kh¸c -3,522,008 114,843,361 192,354,058 1. Quü khen th­ëng vµ phóc lîi -3,522,008 114,843,361 192,354,058 Tæng céng nguån vèn 54,593,438,491 56,164,870,600 83,469,662,618 (Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán các năm 2005, 2006, 2007 của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng) Biểu 2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007 ChØ tiªu N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 1. Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 74,904,484,575 94,729,223,647 160,754,363,149 2. C¸c kho¶n gi¶m trõ 0 0 0 3. Doanh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 74,904,484,575 94,729,223,647 160,754,363,149 4. Gi¸ vèn hµng b¸n 64,726,182,406 84,593,935,506 134,762,730,350 5. Lîi nhuËn gép vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 10,178,302,169 10,135,288,141 25,991,632,799 6. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 14,648,028 21,362,635 73,397,831 7. ChiphÝ tµi chÝnh 500,583,825 847,960,167 1,121,999,297 Trong ®ã: L·i vay ph¶i tr¶ 500,583,825 847,960,167 1,121,999,297 8. Chi phÝ b¸n hµng 973,811,102 1,423,108,935 1,321,305,315 9. Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 5,238,030,485 4,195,136,060 5,697,173,295 10. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 3,480,524,785 3,690,445,614 17,924,552,723 11. Thu nhËp kh¸c 750,186,814 1,273,867,489 298,064,126 12. Chi phÝ kh¸c 548,226,689 561,162,953 32,883,200 13. Lîi nhuËn kh¸c 201,960,125 712,704,536 265,180,926 14. Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tr­íc thuÕ 3,682,484,910 4,403,150,150 18,189,733,649 15. Chi phÝ thuÕ TNDN hiÖn hµnh 460,310,616 550,393,770 3,095,424,263 17. Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 3,222,174,294 3,852,756,380 15,094,299,386 18. L·i c¬ b¶n trªn cæ phiÕu 2,312 2271 8,675 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007 của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng) 2.2.4. Nội dung phân tích tài chính 2.2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty ØPhân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp Biểu 2.3: Bảng phân tích Bảng cân đối theo chiều ngang ChØ tiªu §Çu n¨m Cuèi n¨m Cuèi n¨m so víi ®Çu n¨m Sè tiÒn Tû träng(%) Tµi S¶n A. Tµi s¶n ng¾n h¹n 37,484,884,756 50,387,293,880 12,902,409,124 34.42 I. TiÒn vµ c¸c kho¶n t­¬ng ®­¬ng tiÒn 1,367,487,485 2,789,597,513 1,422,110,028 103.99 1. TiÒn 1,367,487,485 2,789,597,513 1,422,110,028 103.99 II. C¸c kho¶n ®Çu t­ tµi chÝnh ng¾n h¹n 0 1,181,605,600 1,181,605,600 1. §Çu t­ ng¾n h¹n 0 1,250,089,600 1,250,089,600 2. Dù phßng gi¶m gi¸ chøng kho¸n ®Çu t­ ng¾n h¹n 0 -68,484,000 -68,484,000 III. C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n 8,936,608,956 12,579,448,041 3,642,839,085 40.76 1. Ph¶i thu cña kh¸ch hµng 4,109,139,690 6,812,957,430 2,703,817,740 65.80 2. Tr¶ tr­íc cho ngêi b¸n 3,852,000,000 4,332,010,050 480,010,050 12.46 3. C¸c kho¶n ph¶i thu kh¸c 1,018,170,266 1,477,181,561 459,011,295 45.08 4. Dù phßng c¸c kho¶n thu khã ®ßi -42,701,000 -42,701,000 0 0 IV. Hµng tån kho 26,954,520,315 33,481,709,376 6,527,189,061 24.22 1. Hµng tån kho 26,954,520,315 33,481,709,376 6,527,189,061 24.22 V. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 226,268,000 354,933,350 128,665,350 56.86 1. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 226,268,000 354,933,350 128,665,350 56.86 B. Tµi s¶n dµi h¹n 18,679,985,844 33,082,368,738 14,402,382,894 77.10 I. C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n 65,919,459 42,701,000 -23,218,459 -35.22 1. Ph¶i thu dµi h¹n cña kh¸ch hµng 23,218,459 0 -23,218,459 -100 2. Ph¶i thu dµi h¹n kh¸c 42,701,000 42,701,000 0 0.00 II. Tµi s¶n cè ®Þnh 18,301,746,232 28,135,736,151 9,833,989,919 53.73 1. Tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh 17,994,003,946 26,998,744,666 9,004,740,720 50.04 - Nguyªn gi¸ 26,084,561,076 37,698,724,571 11,614,163,495 44.53 - Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ -8,090,557,130 -10,699,979,905 -2,609,422,775 32.25 2. Chi phÝ x©y dùng c¬ b¶n dë dang 307,742,286 1,136,991,485 829,249,199 269.46 IV. C¸c kho¶n ®Çu t­ tµi chÝnh dµi h¹n 0 4,657,000,000 4,657,000,000 1. §Çu t­ dµi h¹n kh¸c 0 4,657,000,000 4,657,000,000 V. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 312,320,153 246,931,587 -65,388,566 -20.94 1. Chi phÝ tr¶ tr­íc dµi h¹n 312,320,153 239,431,587 -72,888,566 -23.34 2. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 0 7,500,000 7,500,000 Tæng céng tµi s¶n 56,164,870,600 83,469,662,618 27,304,792,018 48.62 Nguån vèn A. Nî ph¶i tr¶ 31,791,095,210 47,660,313,406 15,869,218,196 49.92 I. Nî ng¾n h¹n 30,194,444,650 42,421,377,641 12,226,932,991 40.49 1. Vay vµ nî ng¾n h¹n 3,720,000,000 1,600,000,000 -2,120,000,000 -56.99 2. Ph¶i tr¶ cho ng­êi b¸n 4,199,244,203 3,553,732,366 -645,511,837 -15.37 3. Ng­êi mua tr¶ tiÒn tr­íc 13,722,294,285 19,627,884,806 5,905,590,521 43.04 4. ThuÕ & c¸c kho¶n ph¶i nép Nhµ n­íc 179,693,683 2,844,170,123 2,664,476,440 1482.79 5. Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn 7,266,679,972 13,416,025,083 6,149,345,111 84.62 6. C¸c kho¶n ph¶i tr¶, ph¶i nép ng¾n h¹n kh¸c 1,106,532,507 1,379,565,263 273,032,756 24.67 II. Nî dµi h¹n 1,596,650,560 5,238,935,765 3,642,285,205 228.12 1. Vay vµ nî dµi h¹n 1,300,000,000 4,890,000,000 3,590,000,000 276.15 2. Dù phßng trî cÊp mÊt viÖc lµm 296,650,560 348,935,765 52,285,205 17.63 B. Vèn chñ së h÷u 24,373,775,390 35,809,349,212 11,435,573,822 46.92 I. Vèn chñ së h÷u 24,258,932,029 35,616,995,154 11,358,063,125 46.82 1. Vèn ®Çu t­ cña chñ së h÷u 17,400,000,000 17,400,000,000 0 0 2. ThÆng d­ vèn cæ phÇn 804,502,460 804,502,460 0 0 3. Quü ®Çu t­ ph¸t triÓn 2,930,444,722 3,818,617,710 888,172,988 30.31 4. Quü dù phßng tµi chÝnh 422,457,467 587,575,598 165,118,131 39.09 5. Lîi nhuËn sau thuÕ ch­a ph©n phèi 2,701,527,380 13,006,299,386 10,304,772,006 381.44 II. Nguån kinh phÝ vµ quü kh¸c 114,843,361 192,354,058 77,510,697 67.49 1. Quü khen th­ëng vµ phóc lîi 114,843,361 192,354,058 77,510,697 67.49 Tæng céng nguån vèn 56,164,870,600 83,469,662,618 27,304,792,018 48.62 (Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán năm 2007 của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng) Ph©n tÝch B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n (theo chiÒu ngang) cña c«ng ty PTS cho thÊy: Tæng tµi s¶n cña c«ng ty PTS t¨ng lªn ®¸ng kÓ, cô thÓ , cuèi n¨m 2007 so víi ®Çu n¨m 2007 t¨ng 27,304,792,018 ®ång (48.62%). Nguyªn nh©n do: A. PhÇn tµi s¶n VÒ tµi s¶n ng¾n h¹n, t¨ng 34.42% t­¬ng øng víi 12,902,409,124 ®ång. Nguyªn nh©n chñ yÕu lµ do tiÒn vµ c¸c kho¶n t­¬ng ®­¬ng tiÒn t¨ng 1,422,110,028 ®ång t­¬ng øng víi tû lÖ t¨ng 103.99%. Chñ yÕu lµ do DN tiÕn hµnh vay dµi h¹n ®Ó ®¶m b¶o kh¶ n¨ng thanh to¸n vµ chuÈn bÞ ®Çu t­ vµo ®ãng tµu víi träng t¶i lín h¬n. C¸c kho¶n ®Çu t­ tµi chÝnh ng¾n h¹n t¨ng. §©y lµ m¶ng ®Çu t­ míi h¬n h¼n n¨m 2006. §ång thêi kho¶n ph¶i thu còng t¨ng 3,642,839,085 ®ång t­¬ng øng víi tû lÖ 40.76%, trong khi doanh thu thuÇn t¨ng 69.7%. §iÒu nµy t¨ng lªn lµ hîp lý, chøng tá vèn cña DN kh«ng bÞ chiÕm dông. Hµng tån kho t¨ng 6,527,189,061 ®ång t­¬ng øng víi tû lÖ 24.22% do gi¸ nguyªn vËt liÖu t¨ng lªn vµ ®Ó ®¶m b¶o ®ñ nguyªn vËt liÖu trong kú s¶n xuÊt nªn doanh nghiÖp ®· dù tr÷ nguyªn vËt liÖu. VÒ Tµi s¶n dµi h¹n, t¨ng 14,402,382,894 ®ång (77.1%) chñ yÕu lµ do sù biÕn ®éng m¹nh cña viÖc t¨ng m¹nh chi phÝ XDCB 829,249,199 ®ång (269.46%) vµ t¨ng cña TSC§ 9,833,989,919 ®ång (53.73%). §iÒu nµy chøng tá trong n¨m 2007 c«ng ty ®· chó träng vµo c«ng t¸c ®Çu t­ míi m¸y mãc thiÕt bÞ, më réng s¶n xuÊt nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh. B. PhÇn nguån vèn. VÒ nî ph¶i tr¶, t¨ng 15,869,218,196 ®ång (49.92%) do DN ®Çu t­ vµo nhiÒu nghµnh nghÒ míi nªn viÖc chËm thanh to¸n c¸c kho¶n thuÕ vµ c¸c kho¶n ph¶i tr¶ nhµ n­íc, ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn vµ do ng­êi mua tr¶ tiÒn tr­íc nªn ®· lµm cho nî ph¶i tr¶ t¨ng lªn. VÒ nguån vèn chñ së h÷u, t¨ng 11,435,573,822 ®ång (46.92%) ®ã lµ do sù t¨ng lín nhÊt cña lîi nhuËn sau thuÕ ch­a ph©n phèi t¨ng 10,304,772,006 ®ång (381.44%) vµ t¨ng cña quü ®Çu t­ ph¸t triÓn t¨ng 888,172,988 ®ång (30.31%) vµ quü dù phßng tµi chÝnh t¨ng 165,118,131 ®ång (39.09%). §iÒu nµy ph¶n ¸nh kh¶ n¨ng chñ ®éng vÒ vÊn ®Ò tµi chÝnh cña DN nh­ng DN vÉn ph¶i t¨ng nguån tµi trî th­êng xuyªn ®Ó bï ®¾p nhu cÇu tµi s¶n. Biểu 2.4: Bảng phân tích Bảng cân đối kế toán theo chiều dọc ChØ tiªu §Çu n¨m Cuèi n¨m So víi tæng tµi s¶n (%) §Çu n¨m Cuèi n¨m Tµi S¶n A. Tµi s¶n ng¾n h¹n 37,484,884,756 50,387,293,880 66.74 60.37 I. TiÒn vµ c¸c kho¶n t­¬ng ®­¬ng tiÒn 1,367,487,485 2,789,597,513 2.43 3.34 1. TiÒn 1,367,487,485 2,789,597,513 2.43 3.34 II. C¸c kho¶n ®Çu t­ tµi chÝnh ng¾n h¹n 0 1,181,605,600 0.00 1.42 1. §Çu t­ ng¾n h¹n 0 1,250,089,600 0.00 1.50 2. Dù phßng gi¶m gi¸ chøng kho¸n ®Çu t­ ng¾n h¹n 0 -68,484,000 0.00 -0.08 III. C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n 8,936,608,956 12,579,448,041 15.91 15.07 1. Ph¶i thu cña kh¸ch hµng 4,109,139,690 6,812,957,430 7.32 8.16 2. Tr¶ tr­íc cho ngêi b¸n 3,852,000,000 4,332,010,050 6.86 5.19 3. C¸c kho¶n ph¶i thu kh¸c 1,018,170,266 1,477,181,561 1.81 1.77 4. Dù phßng c¸c kho¶n thu khã ®ßi -42,701,000 -42,701,000 -0.08 -0.05 IV. Hµng tån kho 26,954,520,315 33,481,709,376 47.99 40.11 1. Hµng tån kho 26,954,520,315 33,481,709,376 47.99 40.11 V. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 226,268,000 354,933,350 0.40 0.43 1. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 226,268,000 354,933,350 0.40 0.43 B. Tµi s¶n dµi h¹n 18,679,985,844 33,082,368,738 33.26 39.63 I. C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n 65,919,459 42,701,000 0.12 0.05 1. Ph¶i thu dµi h¹n cña kh¸ch hµng 23,218,459 0 0.04 0.00 2. Ph¶i thu dµi h¹n kh¸c 42,701,000 42,701,000 0.08 0.05 II. Tµi s¶n cè ®Þnh 18,301,746,232 28,135,736,151 32.59 33.71 1. Tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh 17,994,003,946 26,998,744,666 32.04 32.35 - Nguyªn gi¸ 26,084,561,076 37,698,724,571 46.44 45.16 - Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ -8,090,557,130 -10,699,979,905 -14.41 -12.82 2. Chi phÝ x©y dùng c¬ b¶n dë dang 307,742,286 1,136,991,485 0.55 1.36 IV. C¸c kho¶n ®Çu t­ tµi chÝnh dµi h¹n 0 4,657,000,000 0.00 5.58 1. §Çu t­ dµi h¹n kh¸c 0 4,657,000,000 0.00 5.58 V. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 312,320,153 246,931,587 0.56 0.30 1. Chi phÝ tr¶ tr­íc dµi h¹n 312,320,153 239,431,587 0.56 0.29 2. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 0 7,500,000 0.00 0.01 Tæng céng tµi s¶n 56,164,870,600 83,469,662,618 100.00 100.00 Nguån vèn A. Nî ph¶i tr¶ 31,791,095,210 47,660,313,406 56.60 57.10 I. Nî ng¾n h¹n 30,194,444,650 42,421,377,641 53.76 50.82 1. Vay vµ nî ng¾n h¹n 3,720,000,000 1,600,000,000 6.62 1.92 2. Ph¶i tr¶ cho ng­êi b¸n 4,199,244,203 3,553,732,366 7.48 4.26 3. Ng­êi mua tr¶ tiÒn tr­íc 13,722,294,285 19,627,884,806 24.43 23.51 4. ThuÕ & c¸c kho¶n ph¶i nép Nhµ n­íc 179,693,683 2,844,170,123 0.32 3.41 5. Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn 7,266,679,972 13,416,025,083 12.94 16.07 6. C¸c kho¶n ph¶i tr¶, ph¶i nép ng¾n h¹n kh¸c 1,106,532,507 1,379,565,263 1.97 1.65 II. Nî dµi h¹n 1,596,650,560 5,238,935,765 2.84 6.28 1. Vay vµ nî dµi h¹n 1,300,000,000 4,890,000,000 2.31 5.86 2. Dù phßng trî cÊp mÊt viÖc lµm 296,650,560 348,935,765 0.53 0.42 B. Vèn chñ së h÷u 24,373,775,390 35,809,349,212 43.40 42.90 I. Vèn chñ së h÷u 24,258,932,029 35,616,995,154 43.19 42.67 1. Vèn ®Çu t­ cña chñ së h÷u 17,400,000,000 17,400,000,000 30.98 20.85 2. ThÆng d­ vèn cæ phÇn 804,502,460 804,502,460 1.43 0.96 3. Quü ®Çu t­ ph¸t triÓn 2,930,444,722 3,818,617,710 5.22 4.57 4. Quü dù phßng tµi chÝnh 422,457,467 587,575,598 0.75 0.70 5. Lîi nhuËn sau thuÕ ch­a ph©n phèi 2,701,527,380 13,006,299,386 4.81 15.58 II. Nguån kinh phÝ vµ quü kh¸c 114,843,361 192,354,058 0.20 0.23 1. Quü khen th­ëng vµ phóc lîi 114,843,361 192,354,058 0.20 0.23 Tæng céng nguån vèn 56,164,870,600 83,469,662,618 100.00 100.00 (Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán năm 2007 của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng) Ph©n tÝch B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n (theo chiÒu däc) cña c«ng ty PTS cho thÊy: A.Tµi S¶n VÒ tµi s¶n ng¾n h¹n, th× cuèi n¨m 2007 so víi ®Çu n¨m tµi s¶n ng¾n h¹n gi¶m tõ 66.74% xuèng cßn 60.37%. §ã lµ do c¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n gi¶m tõ 15.91% xuèng cßn 15.07%, hµng tån kho gi¶m tõ 47.99% xuèng cßn 40.11%, tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c t¨ng tõ 0.4% lªn ®Õn 0.43%, tiÒn vµ c¸c kho¶n t­¬ng ®­¬ng tiÒn t¨ng tõ 2.43% lªn ®Õn 3.34%. §iÒu nµy cho thÊy nguån vèn cña DN kh«ng bÞ kh¸ch hµng chiÕm dông vµ c«ng t¸c thu nî cña doanh nghiÖp cã hiÖu qu¶ VÒ tµi s¶n dµi h¹n, t¨ng tõ 33.26 lªn ®Õn 39.63%. Trong ®ã tµi s¶n cè ®Þnh t¨ng tõ 32.59% lªn ®Õn 33.71%, c¸c kho¶n ®Çu t­ tµi chÝnh t¨ng mét c¸ch ®¸ng kÓ 5.58%. §©y lµ mét lÜnh vùc ®Çu t­ míi cña DN, TSC§ t¨ng tõ 32.59% lªn ®Õn 33.71%, tµi s¶n dµi h¹n kh¸c gi¶m tõ 0.56% xuèng cßn 0.3%. §iÒu ®ã chøng tá trong n¨m 2007 DN ®· chó träng ®Õn c«ng t¸c ®æi míi trang thiÕt bÞ phôc vô cho ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh. B. Nguån vèn VÒ nî ph¶i tr¶, t¨ng tõ 56.6% ®Õn 57,1% vµo cuèi n¨m 2007, chñ yÕu lµ do c«ng ty ®· vay dµi h¹n, cô thÓ nî vµ vay dµi h¹n ®Çu n¨m chØ chiÕm 2.31% cuèi n¨m ®· lªn ®Õn 5.86%. Môc ®Ých cña c¸c kho¶n vay nµy nh»m ®¶m b¶o nhu cÇu s¶n xuÊt kinh doanh vµ kh¶ n¨ng chi tr¶ cña doanh nghiÖp khi DN ®Çu t­ vµo lÜnh vùc míi. Về vèn chñ së h÷u, gi¶m nhÑ tõ 43.4% ®Õn 42.9%, trong ®ã vèn ®Çu t­ cña chñ së h÷u ®Çu n¨m chiÕm 30.98% nh­ng ®Õn cuèi n¨m gi¶m xuèng chØ cßn 20.85% tuy vËy, lîi nhuËn sau thuÕ ch­a ph©n phèi ®Çu n¨m chiÕm 4.81% cuèi n¨m l¹i t¨ng lªn ®Õn 15.58%. Ø Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Biểu 2.5: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang ChØ tiªu N¨m tr­íc N¨m nay N¨m nay so víi n¨m tr­íc Sè tiÒn Tû träng (%) 1. Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 94,729,223,647 160,754,363,149 66,025,139,502 69.70 2. C¸c kho¶n gi¶m trõ 0 0 0 3. Doanh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 94,729,223,647 160,754,363,149 66,025,139,502 69.70 4. Gi¸ vèn hµng b¸n 84,593,935,506 134,762,730,350 50,168,794,844 59.31 5. Lîi nhuËn gép vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 10,135,288,141 25,991,632,799 15,856,344,658 156.45 6. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 21,362,635 73,397,831 52,035,196 243.58 7. ChiphÝ tµi chÝnh 847,960,167 1,121,999,297 274,039,130 32.32 Trong ®ã: L·i vay ph¶i tr¶ 847,960,167 1,121,999,297 274,039,130 32.32 8. Chi phÝ b¸n hµng 1,423,108,935 1,321,305,315 (101,803,620) -7.15 9. Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 4,195,136,060 5,697,173,295 1,502,037,235 35.80 10. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 3,690,445,614 17,924,552,723 14,234,107,109 385.70 11. Thu nhËp kh¸c 1,273,867,489 298,064,126 (975,803,363) -76.60 12. Chi phÝ kh¸c 561,162,953 32,883,200 (528,279,753) -94.14 13. Lîi nhuËn kh¸c 712,704,536 265,180,926 (447,523,610) -62.79 14. Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tr­íc thuÕ 4,403,150,150 18,189,733,649 13,786,583,499 313.11 15. Chi phÝ thuÕ TNDN hiÖn hµnh 550,393,770 3,095,424,263 2,545,030,493 462.40 16. Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 3,852,756,380 15,094,299,386 11,241,543,006 291.78 17. L·i c¬ b¶n trªn cæ phiÕu 2271 8,675 6,404 281.99 (Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng) B¶ng ph©n tÝch b¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh theo chiÒu ngang cho thÊy, lîi nhuËn sau thuÕ n¨m 2007 so víi n¨m 2006 t¨ng nhanh h¬n ®ã lµ t¨ng 11,241,543,006 ®ång, t­¬ng øng víi tû lÖ t¨ng 291.78%. §ã lµ do: Tæng doanh thu n¨m 2007 so víi n¨m 2006 t¨ng 66,025,139,502 ®ång t­¬ng øng víi tû lÖ 69.70%, lý gi¶i cho ®iÒu nµy ®ã lµ trong n¨m 2007 c«ng ty ®· më réng m¶ng kinh doanh x¨ng dÇu ®ång thêi më réng m¶ng söa ch÷a, ®ãng míi tµu biÓn vµ mét sè dÞch vô kh¸c. Do vËy lµm cho tæng doanh thu n¨m 2007 gÊp 2.63 lÇn so víi n¨m 2006. Gi¸ vèn hµng b¸n cã t¨ng 50,168,794,844 ®ång vµ xÐt tû sè gi÷a tèc ®é t¨ng gi¸ vèn vµ tèc ®é t¨ng doanh thu ta cã 59.31%/69.7%=0.85 ta thÊy tû sè nµy nhá h¬n 1 chøng tá tèc ®é t¨ng gi¸ vèn nhá h¬n tèc ®é t¨ng doanh thu, doanh nghiÖp ®· tiÕt kiÖm ®­îc chi phÝ s¶n xuÊt, tiÕt kiÖm ®­îc nguyªn liÖu trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt vµ tiÕt kiÖm chi phÝ trong qu¸ tr×nh tiªu thô s¶n phÈm do ®ã t¨ng ®­îc lîi nhuËn. Do ®ã, l·i gép t¨ng lªn 15,856,344,658 ®ång t­¬ng øng víi tû lÖ t¨ng 156.45%. Chi phÝ b¸n hµng cña doanh nghiÖp ®· gi¶m 101,803,620 ®ång t­¬ng øng víi tû lÖ gi¶m 7.15% ®iÒu nµy cho thÊy trong kú doanh nghiÖp ®· tiÕt kiÖm ®­îc chi phÝ trong kh©u b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô, tiÕt kiÖm nguån nh©n lùc ®Ó h¹ gi¸ thµnh s¶n phÈm, n©ng cao hiÖu qu¶ kinh doanh. §iÒu nµy ®­îc chøng minh ®ã lµ viÖc gi¸ vèn hµng b¸n gi¶m trong khi ®ã doanh thu ®­îc t¨ng lªn mét c¸ch râ rÖt. Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp t¨ng 1,502,037,235 ®ång t­¬ng øng víi tû lÖ t¨ng 36.8%, nhá h¬n tèc ®é t¨ng doanh thu, xÐt tû sè gi÷a tèc ®é t¨ng doanh thu vµ tèc ®é t¨ng chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp ta cã 36.8%/69.7%=0.53 nhá h¬n 1. Tuy nhiªn tû sè nµy cßn cao doanh nghiÖp cÇn cã biÖn ph¸p thÝch hîp ®Ó lµm gi¶m chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp. Lîi nhuËn thuÇn cña c«ng ty t¨ng 14,234,107,109 ®ång t­¬ng øng víi tû lÖ t¨ng 385.7%, cã sù t¨ng nhanh nµy ®ã lµ do gi¸ vèn hµng b¸n cña doanh nghiÖp gi¶m vµ do chi phÝ b¸n hµng gi¶m C«ng ty PTS lµ c«ng ty cæ phÇn tõ n¨m 2001, do ®ã theo quy ®Þnh cña nhµ nø¬c c«ng ty ph¶i nép thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp nªn ®· lµm cho lîi nhuËn sau thuÕ cña doanh nghiÖp trong n¨m 2007 so víi n¨m 2006 gi¶m 2,545,030,493 ®ång. BiÓu 2.6: B¶ng ph©n tÝch b¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh theo chiÒu däc ChØ tiªu N¨m tr­íc N¨m nay So víi doanh thu thuÇn (%) N¨m tr­íc N¨m nay 1. Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 94,729,223,647 160754363149 100.00 100.00 2. C¸c kho¶n gi¶m trõ 0 0 0.00 0.00 3. Doanh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 94,729,223,647 160754363149 100.00 100.00 4. Gi¸ vèn hµng b¸n 84,593,935,506 134762730350 89.30 83.83 5. Lîi nhuËn gép vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 10,135,288,141 25991632799 10.70 16.17 6. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 21,362,635 73397831 0.02 0.05 7. ChiphÝ tµi chÝnh 847,960,167 1121999297 0.90 0.70 Trong ®ã: L·i vay ph¶i tr¶ 847,960,167 1121999297 0.90 0.70 8. Chi phÝ b¸n hµng 1,423,108,935 1321305315 1.50 0.82 9. Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 4,195,136,060 5697173295 4.43 3.54 10. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 3,690,445,614 17924552723 3.90 11.15 11. Thu nhËp kh¸c 1,273,867,489 298064126 1.34 0.19 12. Chi phÝ kh¸c 561,162,953 32883200 0.59 0.02 13. Lîi nhuËn kh¸c 712,704,536 265180926 0.75 0.16 14. Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tr­íc thuÕ 4,403,150,150 18189733649 4.65 11.32 15. Chi phÝ thuÕ TNDN hiÖn hµnh 550,393,770 3095424263 0.58 1.93 16. Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 3,852,756,380 15094299386 4.07 9.39 17. L·i c¬ b¶n trªn cæ phiÕu 2271 8675 0.00 0.00 (Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng) B¶ng ph©n tÝch b¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh theo chiÒu däc cho thÊy: §Ó cã 100 ®ång doanh thu thuÇn trong n¨m 2006 doanh nghiÖp ph¶i bá ra 89.3 ®ång gi¸ vèn hµng b¸n vµ 1.5 ®ång chi phÝ b¸n hµng vµ 4.43 ®ång chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp. Vµ ®Õn n¨m 2007 ®Ó cã 100 ®ång doanh thu,doanh nghiÖp ph¶i bá ra 83.83 ®ång gi¸ vèn hµng b¸n vµ 0.82 ®ång chi phÝ b¸n hµng, 3.54 ®ång chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp. Nh­ vËy ®Ó cïng ®¹t ®­îc 100 ®ång doanh thu thuÇn trong mçi n¨m th× gi¸ vèn hµng b¸n n¨m 2007 gi¶m h¬n so víi n¨m 2006 nh­ng ®Òu chiÕm trªn 80% chi phÝ bá ra, cßn chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp gi¶m dÇn vµ chi phÝ b¸n hµng n¨m 2007 lµ gi¶m tèt nhÊt bëi v× gi¶m nhiÒu nh­ng vÉn ®¶m b¶o ®­îc doanh thu t¨ng. Cø 100 ®ång doanh thu thuÇn trong n¨m 2006 chØ ®em l¹i 10.7 ®ång lîi nhuËn gép ,®Õn n¨m 2007 ®em l¹i 16.17 ®ång lîi nhuËn gép. Trong n¨m 2006 do c«ng ty ®· bá nhiÒu vèn vµo c¸c ngµnh nghÒ kinh doanh míi nh­ng ch­a thu ®­îc doanh thu hoÆc doanh thu thu ®­îc cßn thÊp dÉn ®Õn tèc ®é t¨ng gi¸ vèn hµng b¸n lín h¬n tèc ®é t¨ng doanh thu vµ do ®ã lµm gi¶m tèc ®é t¨ng lîi nhuËn.Nh­ng ®Õn n¨m 2007 doanh nghiÖp ®· thu ®­îc lîi nhuËn tõ ho¹t ®éng kinh doanh míi nµy nªn gi¸ vèn hµng b¸n gi¶m lµm t¨ng tèc ®é t¨ng lîi nhuËn. Trong 100 ®ång doanh thu chªnh lÖch vÒ lîi nhuËn tõ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña n¨m 2007 so víi n¨m 2006 lµ lµ 11.15 - 4.65= 6.5 do lîi nhuËn tõ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh t¨ng lªn, nh­ vËy cø 100 ®ång doanh thu t¨ng lªn th× doanh nghiÖp sÏ cã thªm 6.5 ®ång lîi nhuËn tõ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh. Trong n¨m 2006 cø 100 ®ång doanh thu thuÇn th× ®em l¹i 3.9 ®ång lîi nhuËn sau thuÕ. §ã lµ kÕt qu¶ cña viÖc c«ng ty bá chi phÝ vµo viÖc ph¸t hµnh cæ phiÕu nh­ng thu ®ù¬c lîi nhuËn ch­a cao. Song n¨m 2007 cø 100 ®ång doanh thu ®em l¹i 9.39 ®ång lîi nhuËn sau thuÕ ®iÒu ®ã chøng tá trong n¨m 2007 doanh nghiÖp ®· lµm tèt c«ng t¸c h¹ gi¸ thµnh s¶n phÈm ®Ó n©ng cao lîi nhuËn. 2.2.4.2. Phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp Ø Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán Biểu 2.7: Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán Chỉ tiêu Cách xác định Đơn vị Đầu năm Cuối năm Tỷ số thanh toán tổng quát Tổng tài sản của DN Tổng số nợ của DN Lần 1.77 1.75 Tỷ số thanh toán hiện thời Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Lần 1.24 1.19 Tỷ số thanh toán nhanh Tài sản ngắn hạn –Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Lần 0.35 0.4 (Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán năm 2007 của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng) Từ bảng thể hiện các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty năm 2007, ta thấy: - Kh¶ n¨ng thanh to¸n tæng qu¸t cña DN c¶ ®Çu n¨m vµ cuèi n¨m ®Òu lín h¬n 1 chøng tá kh¶ n¨ng thanh to¸n c¸c kho¶n nî cña DN ®ñ kh¶ n¨ng thanh to¸n. Cô thÓ ®Çu n¨m, cø ®i vay 1 ®ång cã 1.77 ®ång ®¶m b¶o. Tuy nhiªn tû sè thanh to¸n nµy cuèi n¨m 2007 l¹i gi¶m xuèng cßn 1.75 lÇn tøc lµ cø ®i vay 1 ®ång th× chØ cã 1.75 ®ång ®¶m b¶o, tøc lµ kh¶ n¨ng thanh to¸n tæng qu¸t gi¶m 0.02 lÇn. HÖ sè nµy gi¶m lµ do nî ph¶i tr¶ t¨ng 49.92% mµ chñ yÕu lµ vay dµi h¹n ®Ó ®Çu t­ vµo dù ¸n x©y dùng khu nhµ ë §«ng H¶i vµ ®Çu t­ vµo TSC§ còng nh­ lÜnh vùc kinh doanh ngµnh nghÒ míi, trong khi ®ã tæng tài s¶n chØ t¨ng 48.62%. Nh­ vËy cuèi n¨m so víi ®Çu n¨m th× n¨ng lùc thanh to¸n tæng qu¸t cña DN lµ gi¶m song c«ng ty vÉn cã tµi s¶n lµm ®¶m b¶o cho ®ång vèn ®i vay. §iÒu nµy ®ßi hái trong n¨m tíi c«ng ty ph¶i chó trong ®Õn vÊn ®Ò kh¶ n¨ng thanh to¸n trong ®Çu t­ . - XÐt ®Õn kh¶ n¨ng thanh to¸n hiÖn thêi cho thÊy ®Çu n¨m cø 1 ®ång nî ng¾n h¹n th× cã 1.24 ®ång tµi s¶n ng¾n h¹n ®¶m b¶o nh­ng ®Õn cuèi n¨m 2007 tû sè nµy gi¶m xuèng chØ cßn 1.19 lÇn, tøc lµ cø 1 ®ång nî ng¾n h¹n cã 1.19 ®ång tµi s¶n ng¾n h¹n ®¶m b¶o. §ã lµ do nî ng¾n h¹n t¨ng 40.49% trong khi ®ã tµi s¶n ng¾n h¹n chØ t¨ng 34.42%. - Kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh cña c«ng ty ®Òu nhá h¬n 1, cô thÓ ®Çu n¨m 2007 lµ 0.35 lÇn, nghÜa lµ cø 1 ®ång nî ng¾n h¹n th× cã 0.35 ®ång tµi s¶n thanh kho¶n nhanh ®Ó ®¶m b¶o, vµ ®Õn cuèi n¨m 2007 lµ 0.4 lÇn, nghÜa lµ cø 1 ®ång nî ng¾n h¹n ®­îc ®¶m b¶o b»ng 0.4 ®ång tµi s¶n thanh kho¶n nhanh. So cuèi n¨m víi ®Çu n¨m 2007 th× kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh cña c«ng ty cã t¨ng lªn 0.05 lÇn (do tiÒn t¨ng 103.99%, c¸c kho¶n ph¶i thu t¨ng 65.80% trong khi ®ã hµng tån kho chØ t¨ng 24.22%) nh­ng c«ng ty vÉn kh«ng cã kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh do tµi s¶n thanh kho¶n nhanh kh«ng ®ñ kh¶ n¨ng tr¶ nî ng¾n h¹n. Ø Nhóm tỷ số về cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn Biểu 2.8: Nhóm tỷ số về cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn Chỉ tiêu Cách xác định Đơn vị Đầu năm Cuối năm Tỷ số cơ cấu tài sản Tµi s¶n ng¾n h¹n Tæng tµi s¶n % 67 60 Tû sè c¬ cÊu tµi s¶n Tµi s¶n dµi h¹n Tæng tµi s¶n % 33 40 Tû sè c¬ cÊu vèn Nî ph¶i tr¶ Tæng nguån vèn % 57 57 Tû sè c¬ cÊu vèn Vèn chñ së h÷u Tæng nguån vèn % 43 43 (Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán năm 2007 của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng) Từ bảng tỷ số về cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn của công ty năm 2007 cho thấy: - Tû sè ng¾n h¹n trªn tæng tµi s¶n ®Çu n¨m 2007 lµ 67%, ®Õn cuèi n¨m lµ 60%, dÉn ®Õn tû sè tµi s¶n dµi h¹n trªn tæng tµi s¶n ®Çu n¨m 2007 lµ 33% vµ cuèi n¨m lµ 49%. Sè liÖu trªn cho thÊy c«ng ty chñ yÕu lµ tµi s¶n ng¾n h¹n, chiÕm trªn 50% nh­ng trong n¨m 2007 c«ng ty cã chó träng ®Çu t­ tµi s¶n dµi h¹n, cô thÓ tµi s¶n dµi h¹n chiÕm tõ 33% vµo ®Çu n¨m ®Õn chiÕm 49% vµo cuèi n¨m, ®ã lµ do sù biÕn ®éng cña viÖc t¨ng m¹nh chi phÝ XDCB 829,249,199 ®ång (269.46%) vµ t¨ng cña TSC§HH 9,833,989,919 ®ång (53.73%). - Tû sè nî trªn tæng nguån vèn n¨m 2007 lµ 57% >50% cho thÊy c«ng ty chñ yÕu lµ ®i vay ®Ó tµi trî ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh. Cô thÓ, cø 1 ®ång vèn bá vµo ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh th× cã 0.57 ®ång vèn ®i vay vµ 0.43 ®ång vèn chñ së h÷u. Ø Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời Biểu 2.9: Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời Chỉ tiêu Cách xác định Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Tû sè doanh lîi trªn doanh thu Lîi nhuËn sau thuÕ*100 Doanh thu % 4 9.4 Tû sè sinh lêi trªn tµi s¶n Lîi nhuËn sau thuÕ*100% Tæng tµi s¶n % 6.86 18.08 Tû sè sinh lêi trªn vèn chñ së h÷u Lîi nhuËn sau thuÕ*100% Vèn chñ së h÷u % 15.88 42.38 (Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng) - Tû sè doanh lîi trªn doanh thu n¨m 2007 lµ 9.4%, t¨ng 5.4% so víi n¨m tr­íc. §iÒu nµy cho thÊy n¨m 2006 cø 100 ®ång doanh thu t¹o ra 4 ®ång lîi nhuËn sau thuÕ th× ®Õn n¨m 2007 cø 100 ®ång doanh thu t¹o ra ®­îc 9.4 ®ång lîi nhuËn sau thuÕ, nghÜa lµ t¨ng 5.4 ®ång so víi n¨m 2006. Nguyªn nh©n c¬ b¶n lµ do DN ®· tiÕt kiÖm ®­îc c¸c chi phÝ ®Ó gi¶m gi¸ thµnh lµm cho tû sè nµy n¨m 2007 t¨ng nhanh so víi c¸c n¨m tr­íc. - Tû sè sinh lêi trªn tæng tµi s¶n cña c«ng ty n¨m 2007 lµ 18.08% trong khi ®ã n¨m tr­íc chØ cã 6.86%. §iÒu nµy cho thÊy n¨m 2006, cø 100 ®ång tµi s¶n chØ t¹o ®­îc 6.86 ®ång lîi nhuËn sau thuÕ th× n¨m 2007, cø 100 ®ång tµi s¶n t¹o ®­îc nh÷ng 18.08 ®ång lîi nhuËn sau thuÕ, t¨ng 11.22 ®ång so víi n¨m tr­íc. - Tû sè sinh lêi trªn vèn chñ së h÷u n¨m 2007 lµ 42.38% trong khi ®ã n¨m tr­íc lµ 15.88%. §iÒu nµy cho thÊy n¨m 2006, cø 100 ®ång vèn chñ së h÷u th× t¹o ®­îc 15.88 ®ång lîi nhuËn sau thuÕ th× n¨m 2007, cø 100 ®ång tµi s¶n t¹o ®­îc nh÷ng 42.38 ®ång lîi nhuËn sau thuÕ, t¨ng 26.5 ®ång so víi n¨m tr­íc. XÐt tû sè sinh lêi trªn tæng tµi s¶n vµ tû sè sinh lêi trªn vèn chñ së h÷u cßn cho phÐp tÝnh ®­îc tû sè sinh lêi trªn nî ph¶i tr¶, ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông vèn vay cña c«ng ty. Cô thÓ, Tû sè sinh lêi trªn vèn chñ së h÷u n¨m 2007 lµ 42.38% trong khi Tû sè sinh lêi trªn tæng tµi s¶n cña c«ng ty n¨m 2007 lµ 18.08%, cho thÊy tû sè sinh lêi trªn nî ph¶i tr¶ lµ 24.3%. N¨m 2006, Tû sè sinh lêi trªn vèn chñ së h÷u lµ 15.88% trong khi Tû sè sinh lêi trªn tæng tµi s¶n lµ 6.86%, cho thÊy tû sè sinh lêi trªn nî ph¶i tr¶ lµ 9.02%. Sè liÖu tÝnh to¸n cho thÊy tû sè sinh lêi trªn nî ph¶i tr¶ cña c«ng ty lín h¬n tû sè sinh lêi trªn vèn chñ së h÷u, chøng tá c¶ n¨m 2007 vµ n¨m 2006 c«ng ty ®Òu sö dông hiÖu qu¶ vèn ®i vay vµ n¨m 2007 hiÖu qu¶ sö dông vèn vay t¨ng gÊp ®«i so víi n¨m 2006. 2.3. Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại PTS 2.3.1. Kết quả đạt được Sau 7 n¨m ho¹t ®éng theo m« h×nh cæ phÇn ho¸, C«ng ty ®· ®¹t ®­îc kÕt qu¶ cao trong ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh: Doanh thu, lîi nhuËn ®Òu ®¹t vµ v­ît møc kÕ ho¹ch §¹i Héi ®ång cæ ®«ng giao, thu nhËp cña c¸n bé c«ng nh©n viªn C«ng ty t¨ng vµ ngµy cµng æn ®Þnh. B»ng viÖc t¨ng lªn 51% vèn cña Tæng c«ng ty x¨ng dÇu ViÖt Nam, C«ng ty ®· chÝnh thøc lµ thµnh viªn cña Tæng c«ng ty x¨ng dÇu ViÖt Nam, ®­îc Tæng c«ng ty x¨ng dÇu ViÖt Nam quan t©m gióp ®ì trong s¶n xuÊt kinh doanh, nhÊt lµ trong lÜnh vùc ho¹t ®éng vËn t¶i x¨ng dÇu, lÜnh vùc ®­îc x¸c ®Þnh lµ mòi nhän trong c¸c ho¹t ®éng cña C«ng ty. Uy tÝn cña C«ng ty trªn thÞ tr­êng ngµy cµng ®­îc cñng cè vµ n©ng cao, ®­îc kh¸ch hµng trong vµ ngoµi ngµnh tÝn nhiÖm. Bên cạnh những kết quả đạt được, công ty gặp không ít khó khăn do sù biÕn ®éng vÒ gi¸ c¶ x¨ng dÇu vµ nguyªn vËt liÖu trªn thÞ tr­êng ®· lµm t¨ng chi phÝ cho ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Riêng về lĩnh vực công tác phân tích tài chính, công ty đã đạt được một số kết quả như sau: Thứ nhất, công tác phân tích tài chính được tiến hành đều đặn vào cuối mỗi năm. Kết quả phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty qua các số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh đã giúp cho lãnh đạo công ty thấy được tình hình tài chính tổng quát của công ty từng năm. Thứ hai, qua phân tích các tỷ số tài chính cơ bản như: - Tỷ số về khả năng thanh toán bao gồm tỷ số thanh toán tổng quát, tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh đã đo lường được khả năng thanh toán của công ty, từ đó giúp các nhà lãnh đạo có biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất khả năng thanh toán của công ty mà vẫn sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vi. - Tỷ số cơ cấu tài sản cho biết trong 100 đồng tài sản của công ty, có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, bao nhiêu đồng tài sản dài hạn? tỷ số cơ cấu vốn cho thấy cứ 100 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì có bao nhiêu đồng từ vay nợ, bao nhiêu đồng từ vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng chủ động về tài chính của công ty. Tuy nhiên, nếu công ty sử dụng hiệu quả vốn đi vay sẽ tạo ra đòn bẩy tài chính, giúp công ty gia tăng lợi nhuận. Như vậy, tỷ số về cơ cấu tài sản và tỷ số cơ cấu vốn sẽ giúp nhà quản trị công ty lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho công ty của mình. - Tỷ số về khả năng sinh lời bao gồm: tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, tỷ số sinh lời trên tài sản và tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu cho thấy cứ một trăm đồng doanh thu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế nhằm thấy được khả năng tiết kiệm chi phí của công ty, ngoài ra tỷ số sinh lời trên tài sản và tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu còn giúp lãnh đạo công ty thấy được hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty. Thứ ba, cán bộ làm công tác phân tích là những người thuộc phòng Tài chính – kế toán, thường xuyên xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên nắm rõ mọi thông tin kế toán, Công tác phân tích lại do chính kế toán trưởng Công ty là người có kinh nghiệm, có trình độ chủ trì thực hiện nên rất thuận lợi khi thực hiện phân tích. Thứ tư, mọi thông tin trên báo cáo tài chính- dữ liệu chủ yếu phục vụ cho công tác phân tích- đều được kiểm toán độc lập kiểm toán hàng năm nên đảm bảo tính trung thực, hợp lý, tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, do vậy, lãnh đạo công ty hoàn toàn yên tâm về độ tin cậy và chính xác của dữ liệu đầu vào phục vụ cho quá trình phân tích. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Từ thực tế công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng trong những năm qua, cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế như: Một là dữ liệu sử dụng trong phân tích đều dừng lại ở thông tin kế toán tại công ty và cũng chỉ sử dụng số liệu trong một năm tài chính để phân tích mà chưa sử dụng các dữ liệu về doanh nghiệp cùng ngành, số liệu qua các năm để so sánh, phân tích. Hai là phương pháp phân tích mới chỉ sử dụng hai phương pháp phân tích tỷ số và phân tích cơ cấu mà chưa ứng dụng các phương pháp phân tích xu hướng và phân tích tài chính Dupont. Ba là nội dung phân tích chưa đầy đủ, mới chỉ dừng ở phân tích một vài chỉ tiêu cơ bản trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ số tài chính mới chỉ tập trung ở các tỷ số về khả năng thanh toán, tỷ số cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn, tỷ số về khả năng sinh lời. Công ty chưa thực hiện phân tích những nội dung quan trọng khác như: phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích các tỷ số về quản lý tài sản, các tỷ số về quản lý nợ. Bốn là kết quả phân tích tài chính mới chỉ dừng lại ở các con số và đưa ra nguyên nhân mà chưa chỉ ra được các biện pháp tài chính cần phải thực hiện trong kỳ tới. Do đó, lãnh đạo công ty khó đưa ra được các quyết định kịp thời trên cơ sở kết quả phân tích. Những hạn chế trong công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng là do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, công ty chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác phân tích tài chính. Lãnh đạo công ty mới chỉ coi phân tích tài chính như là một bộ phận nhỏ trong công tác tài chính – kế toán và được thực hiện kèm theo hoạt động quyết toán sổ sách kế toán vào thời gian cuối năm. Kết quả phân tích chưa trở thành nguồn thông tin quan trọng để đề ra các quyết định tài chính. Thứ hai, đội ngũ cán bộ phân tích của công ty còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chuyên môn. Đa số các cán bộ phân tích được đào tạo về chuyên ngành kế toán, đang làm công việc kế toán, chỉ thực hiện phân tích tài chính vào cuối năm theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng nên cả kiến thức và kinh nghiệm phân tích tài chính còn rất hạn chế, khả năng sử dụng các kỹ thuật, công cụ phân tích còn yếu kém. Mặc dù công ty thường xuyên tạo điều kiện để các cán bộ công nhân viên trong công ty đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThS2.docx
Tài liệu liên quan