Tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12: LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư đang trở thành hoạt động quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ công ty nào. Ra quyết định đầu tư dự án là một trong những quyết định mang tính chiến lược của công ty, do vậy cần có những dự án được nghiên cứu và soạn thảo kỹ lưỡng làm căn cứ vững chắc cho việc quyết định thực hiện đầu tư.
Công ty cổ phần Sông Đà 12 đầu tư, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp và sản xuất công nghiệp, là doanh nghiệp có uy tín trong ngành tham gia xây dựng một số dự án lớn như: Nhà máy xi măng Hoà Bình, Nhà máy xi măng Hải Phòng, toà nhà Sông Đà,..Do vậy, trong thời gian trở lai đây, công tác lập dự án được coi là một trong những hoạt động quan trọng và điển hình của Công ty.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Sông Đà 12, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, T.S Phạm Văn Hùng và sự giúp đỡ của tập thể phòng Kinh tế-kế hoạch, em đã tìm hiểu được thực tế công tác lập dự án đầu tư tại Công ty và đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề ...
78 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư đang trở thành hoạt động quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ công ty nào. Ra quyết định đầu tư dự án là một trong những quyết định mang tính chiến lược của công ty, do vậy cần có những dự án được nghiên cứu và soạn thảo kỹ lưỡng làm căn cứ vững chắc cho việc quyết định thực hiện đầu tư.
Công ty cổ phần Sông Đà 12 đầu tư, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp và sản xuất công nghiệp, là doanh nghiệp có uy tín trong ngành tham gia xây dựng một số dự án lớn như: Nhà máy xi măng Hoà Bình, Nhà máy xi măng Hải Phòng, toà nhà Sông Đà,..Do vậy, trong thời gian trở lai đây, công tác lập dự án được coi là một trong những hoạt động quan trọng và điển hình của Công ty.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Sông Đà 12, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, T.S Phạm Văn Hùng và sự giúp đỡ của tập thể phòng Kinh tế-kế hoạch, em đã tìm hiểu được thực tế công tác lập dự án đầu tư tại Công ty và đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12”.
Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp được kết cấu thành 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12
I, Tổng quan về Công ty cổ phần Sông Đà 12
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Sông Đà 12 trước đây là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Đà được thành lập theo quyết định số 135A/BXD-TCLĐ ngày 20/11/1991 và nghị định 156/HĐBT ngày 7/5/1993 của Hội đồng Bộ trưởng. Tiền thân của Công ty cổ phần Sông Đà 12 là Công ty cung ứng vật tư thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Đà được thành lập theo quyết định số 217/BXD-TCCB ngày 1/2/1980 của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
Ngày 30/12/2004 Công ty được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Sông Đà 12 theo quyết định 2098/QĐ-BXD trên cơ sở chuyển đổi Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều lần đổi tên, tách nhập, bổ sung chức năng nhiệm vụ Công ty không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt cả về quy mô tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu ngành nghề sản phẩm. Sản xuất kinh doanh ngày một phát triển với tổng giá trị sản xuất kinh doanh tăng trưởng qua từng năm, đời sống vật chất tinh thần của người lao động ngày càng được nâng cao.
Đến nay Công ty Cổ phần Sông Đà 12 gồm 9 đơn vị trực thuộc và 1 Công ty cổ phần sản xuất công nghiệp do Công ty nắm giữ cổ phần chi phối 51% tổng giá trị sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ yêu cầu và sự thích ứng với nền kinh tế thi trường, thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm. Công ty đã đề nghị cơ quan chức năng Nhà nước bổ sung thêm ngành nghề sản xuất kinh doanh và hiện nay có các ngành nghề sản xuất kinh doanh sau:
-Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng nhà ở và xây dựng khác.
-Vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ.
-Sản xuất gạch các loại
-Sản xuất phụ tùng, phụ kiện cho xây dựng
-Gia công chế biến gỗ dân dụng và xây dựng
-Kinh doanh vật tư, thiết bị xây dựng
-Sửa chữa đại tu các phương tiện vận tải thuỷ, bộ và máy xây dựng.
-Gia công cơ khí phi tiêu chuẩn và kết cấu thép trong xây dựng.
-Xây dựng các công trình thuỷ lợi.
-Sản xuất chất phụ gia dùng trong công tác bê tông..
Khách hàng chính: Bao gồm các Bộ, Tổng Công ty lớn như Tổng Công ty điện lực, Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ xây dựng, Bộ Công nghiệp,..các Ban quản lý dự án, và các công ty trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà.
2. Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2006
Từ một đơn vị chuyên cung ứng vật tư thiết bị, tiếp nhận vận chuyển thiết bị toàn bộ cho công trường thuỷ điện Hoà Bình. Công ty từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cả về ngành nghề, sản phẩm lẫn địa bàn hoạt động. Cụ thể:
- Giữ vững được ngành nghề truyền thống là cung ứng vật tư thiết bị cho các công trường, kết hợp chặt chẽ kinh doanh vật tư thiết bị với kinh doanh vận tải do vậy đã giữ vững thị phần truyền thống đồng thời không ngừng mở rộng thị trường trong nước.
- Sản xuất công nghiệp là một lĩnh vực hoàn toàn mới của Công ty nhưng trong những năm qua Công ty đã thể hiện quyết tâm cao nắm vững và làm chủ các dây chuyền công nghệ sản xuất, quản lý sử dụng tốt các thiết bị máy móc đạt từ 95% đến 100% công suất thiết kế, sản phẩm làm ra đều tiêu thụ hết. Giá trị SXCN của Công ty tăng đều đặn hàng năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.
- Công tác tiếp thị đấu thầu được Công ty chú trọng tăng cường nên tỷ lệ các công trình trúng thầu cao. tỷ trọng các công trình tự đấu thầu của Công ty luôn chiếm từ 70%- 80% trong tổng giá trị xây lắp của Công ty. Điều đó khẳng định uy tín của Công ty trong công tác xây lắp trên thị trường.
- Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng bằng việc tạo ra sản phẩm chất lượng ngày càng cao, thường xuyên thay thế bổ sung các máy móc thiết bị mới để đảm bảo năng lực tham gia thi công và phục vụ công trường lớn, trọng điểm.
- Công ty áp dụng những phương thức quản lý mới tăng cường hạch toán kinh doanh, tiết kiệm chi phí, đảm bảo công tác hạch toán kinh doanh một cách kịp thời chính xác làm cơ sở kiểm tra, quản lý các chi phí nhằm hạ giá thành, đảm bảo lợi nhuận trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề của công nhân ngày càng được nâng cao, đời sống CBCNV được ổn định, thu nhập tăng trên cơ sở tăng năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Chất lượng của đội ngũ công nhân ngày một nâng cao về chất lượng, cụ thể khối lượng công nhân bậc cao tăng liên tục qua từng năm.
Bảng1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2004-2006
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
2004
2005
2006
I
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh
Tr. đ
804.563
285.360
303.660
1
Giá trị xây lắp
Tr. đ
116.594
74.32
106.200
2
Giá trị sản xuất công nghiệp
Tr. đ
168.765
39.76
17.130
3
Giá trị sản xuất kinh doanh khác
Tr. đ
6.388
2400
2000
4
Giá trị vật tư vận tải
Tr. đ
512.816
168.88
187.330
II
Tổng doanh thu
Tr. đ
865.810
284.2872
314.210
III
Tổng số nộp ngân sách
Tr. đ
36.416
6.9168
6.490
IV
Lợi nhuận trước thuế
Tr. đ
1.599
8.3256
5.130
VI
Lao động bình quân
người
1.344
0.9272
1.636
VII
Thu nhập của người lao động
1000đ/ ng/tháng
1.534
1.600
1.608
Nguồn: Định hướng phát triển và phương án sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 12
Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng gặp phải không ít khó khăn, có thể kể đến những khó khăn như:
- Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hội nhập với khu vực và quốc tế làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công tác xây lắp trong những năm qua có những tiến bộ rõ rệt, đạt mức độ tăng trưởng về giá trị sản lượng nhưng năng lực xây lắp hiện tại chưa phát triển tương xứng với nhiệm vụ mới cả về con người lẫn thiết bị thi công.
- Sản xuất công nghiệp đã đi vào ổn định và tăng trưởng, nhưng trongtiến trình đổi mới doanh nghiệp các cơ sở sản xuất cônh nghiệp làm ăn có hiệu quả đều đã được cổ phần hoá theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nhà nước và Tổng Công ty. Do vậy, để phát triển theo đúng định hướng Công ty vẫn phải tiếp tục dầu tư vào các lĩnh vực mới mà sản xuất công nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng.
- Năng lực thiết bị cho công tác vận tải thuỷ phần lớn đã qua sử dụng trên 10 năm, do vậy năng suất sử dụng thấp, chi phí sửa chữa lớn nên hiệu quả không cao.
- Trình độ một số cán bộ điều hành sản xuúat kinh doanh trong Công ty còn nhiều hạn chế.
3. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 12
3.1.Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh:
-Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ kiện toàn và hoàn thiện theo hướng gọn nhẹ, sản xuất đảm bảo mức độ chuyên môn hoá cao,các phòng ban nghiệp vụ đảm đương công việc một cách năng động trên cơ sở đa dạng hoá nghành nghề, đa dạng hoá sản phẩm.
-Bộ máy quản lý của Công ty sẽ tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, tổ chức hạch toán kinh doanh phân tán cho các đơn vị trực thuộc.
3.2.Tổ chức quản lý:
-Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông tham dự, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bàng hình thức biểu quyết tại cuộc họp khi được cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng cổ phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận.Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua Điều lệ tổ chức hoạt động và Định hướng phát triển của Công ty. Kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
-Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đông cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty, giải pháp phát triển thị trường, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông;triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông; Xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty trình Đại hội đồng cổ đông thông qua; Kiểm soát việc thực hiện các phương án đàu tư, việc thực hiện các chính sách thị trường, thực hiện hơpự đồng kinh tế, việc thực hiện cơ cấu tổ chức, thực hiện cơ cấu quản lý nội bộ Công ty, việc mua bán cổ phần. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoậc hình thức khác. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
-Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực hợp lý,hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt đông kinh doanh, trong ghi chép lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Công ty. Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của Công ty, tham khảo y kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và có kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
-Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; thường xuyên báo cáo hội đồng quản trị tình hình, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
-Các Phó Tổng giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, do Tổng giám đốc đề nghị và Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
-Các phòng ban chức năng chức năng, các đơn vị sản xuất: Có nhiệm vụ thực hiện công việc do Tổng giám đốc giao theo đặc diểm, nhiệm vụ của từng phòng, từng đơn vị. Các trưởng phòng Công ty, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Công ty do Tổng giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo ý kiến phê duyệt bằng văn bản của Hội đồng quản trị trừ Kế toán trưởng Công ty. Các phó phòng Công ty, phó giám đốc các đơn vị trực thuộc, đội trưởng sản xuất do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Biên chế từng phòng Công ty do Tổng giám đốc quyết định theo phân cấp được Hội đồng quản trị phê duyệt.
3.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong Công ty
3.3.1.Phòng tổ chức hành chính:
Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty trong công tác: Tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng quản lý và điều phối sử dụng lao động hợp lý, tổ chức thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ CNVC; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách,pháp luật, các chế độ đối với người lao động; Hướng dẫn hoạt động thanh tra nhân dân cho các đơn vị và tổ chức thanh tra theo nhiệm vụ được giao; thực hiện công tác quản lý bảo vệ quân sự, giữ vững an ninh trật tự, an toàn trong đơn vị; Là đầu mối giải quyết công việc văn phòng hành chính giúp Tổng giám đốc công ty điều hành và chỉ đạo nhanh, thống nhất tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.3.2.Phòng tài chính kế toán:
Là phòng chức năng giúp Tổng giám đốc Công ty tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ công ty tới các đơn vị trực thuộc. Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán tín dụng, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế,hạch toán kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán và pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước được cụ thể hoá bằng điều lệ hoạt động của công ty và những quy định của Tổng công ty về quản lý kinh tế tài chính giúp Tổng giám đốc công ty kiểm tra, kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính kế toán, công tác phân tích hoạt động kinh tế của công ty và các đơn vị trực thuộc.
3.3.3. Phòng kinh tế kế hoạch:
3.3.3.1. Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty trong các khâu xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoach, tổng hợp báo cáo thống kê, công tác hợp đồng kinh tế, định mức đơn giá, công tác sản xuất, công tác xuất nhập khấu của công ty.
3.3.3.2. Nhiệm vụ
. Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh:
* Công tác kế hoạch báo cáo thống kê:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý của công ty để báo cáo với Tổng giám đốc công ty duyệt.
- Lập và trình duyệt các kế hoạch định hướng của Công ty 5 năm, 10 năm để làm cơ sở cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh và phát triển của Công ty.
- Hướng dẫn và thừa hành quyền Tổng giám đốc công ty chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng và tổ chức kế hoạch hàng năm, kế hoạch hàng quý, kế hoạch hàng tháng cũng như công tác báo cáo thống kê.
- Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các mục tiêu tiến độ công trình theo định kỳ hàng tháng, quý, năm. Phân tích đánh giá tham mưu cho Tổng giám đốc công ty trong công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, công tác điều động các nguồn lực để đảm bảo phục vụ các mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch.
* Công tác sản xuất:
- Điều động công tác sản xuất giữa các đơn vị trong nội bộ Công ty theo nhiệm vụ kế hoạch sản xuất do Tổng giám đốc Công ty giao.
- Nắm bắt tình hình sản xuất, các mục tiêu tiến độ công trình để báo cáo với Tổng giám đốc Công ty và phối hợp với các đơn vị giải quyết các phát sinh trong công tác sản xuất.
Công tác Hợp đồng kinh tế và định mức đơn giá, giá thành:
* Công tác định mức đơn giá, giá thành:
- Quản lý các định mức đơn giá, các chế độ phụ phí dựa vào chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành, các quy định của Tổng Công ty Sông Đà, Công ty và các điều kiện cụ thể của mỗi công trình, đề xuất bổ sung sửa đổi để có cơ sở làm việc với ban quản lý công trình, áp dụng vào giá côngtrình để đảm bảo hạch toán kinh doanh cũng như chế độ cho CBCNV.
- Hướng dẫn áp dụng đơn giá và các phụ phí theo chế độ, chính sách của Nhà nước, Tổng Công ty và Công ty để các đơn vị trực thuộc hạch toán sản xuất kinh doanh. Xây dựng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị, giá thành công trình đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh toàn Công ty đảm bảo hạch toán có lãi.
* Công tác Hợp đồng kinh tế:
- Dự thảo, quản lý theo dõi và lưu trữ các hợp đồng kinh tế của Công ty.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, thanh lý các hợp đồng kinh tế của các đơn vị trong nội bộ Công ty theo đúng quy định của Nhà nước, Tổng Công ty và Công ty về các hợp đồng kinh tế.
- Là thành viên hội đồng giá của Công ty có nhiệm vụ xem xét, đề xuất giá cả mua bán vật tư, phụ tùng, thiết bị trong hoạt động sản xuất kinh doanh trình Tổng giám đốc Công ty phê duyệt để dảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định khác của Tổng Công ty và công ty.
Công tác xuất nhập khẩu:
- Tìm kiếm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, lựa chọn chủng loại vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu của Công ty và Tổng Công ty Sông Đà để có kế hoạch triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao về chất lượng và giá thành, có hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao với các đối tác.
3.3.4. Phòng quản lý kỹ thuật:
Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty trong quản lý xây lắp,thực hiện đúng các quy định và chính sách của Nhà nước về xây dựng cơ bản đối với tất cả các công trình công ty thi công và đầu tư xây dựng cơ bản; áp dụng công nghệ, kĩ thuật tiên tiến hiện đại, sáng kiến cải tiến kĩ thuật trong xây lắp.
3.3.5. Phòng kinh doanh:
Là phòng chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc công ty hoạch định chiến lược kinh doanh toàn công ty (Vật tư, thiết bị phụ tùng...); tìm kiếm, tiếp thị, mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần kinh doanh của công ty trong nội bộ Tổng công ty và ngoài Tổng công ty; tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty phối hợp với phòng kinh tế -kế hoạch chủ trì và các phòng liên quan tổ chức lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu theo quy định đối với vật tư phụ tùng kinh doanh phục vụ các công trường, tham gia đấu thầu các hợp đống cung cấp vật tư, phụ tùng thiết bị ngoài Tổng công ty; giúp Tổng giám đốc công ty chỉ đạo công tác kinh doanh và định kì báo cáo, tổng hợp tình hình kinh doanh toàn công ty theo quy định (từ cơ quan công ty đén các đơn vị trực thuộc).
3.3.6. Phòng đầu tư:
3.3.6.1.Chức năng: Là phòng chức năng giúp Tổng Giám đốc Công ty về công tác đầu tư các dự án thuộc các lĩnh vực: Xây lắp, sản xuất công nghiệp, đầu tư trang thiết bị máy móc, kể cả tái đầu tư của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
3.3.6.2.Nhiệm vụ:
Công tác báo cáo đầu tư:
- Nghiên cứu thị trường để tìm kiếm cơ hội đầu tư, thu thập thông tin xây dựng các kế hoạch đầu tư 5 năm, 10 năm trong toàn Công ty
- Tổng hợp số liệu đầu tư, thực hiện báo cáo công tác đầu tư định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định của nhà nước và Công ty.
- Lập báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư từng dự án của Công ty và các báo cáo kiểm tra đầu tư đột xuất.
- Kiểm tra lưu giữ hồ sơ pháp lý các dự án đầu tư đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và Công ty.
Công tác quản lý đầu tư:
- Nghiên cứu cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng phục vụ cho công tác quản lý đầu tư.
- Lập báo cáo cơ hội đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc chủ trì thuê Công ty tư vấn có đủ khả năng lập báo cáo nghiên cứu khả thi.Thẩm định các dự án do các đơn vị trực thuộc lập trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định.
- Thực hiện các thủ tục ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư của Côbg ty.
- Phối hợp hướng dẫn theo dõi các Ban quản lý dự án trực thuộc Công ty thực hiện công tác đầu tư theo đúng trình tự quy định của Nhà nước đối với các dự án có thành lập Ban quản lý dự án.
- Đối với các dự án giao cho các đơn vị trực thuộc: Đôn đốc hướng dẫn các đơn vị thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật, chủ trì thẩm định các dự án từ khi bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc dự án đầu tư bàn giao và đưa vào sử dụng.
- Tham gia quyết toán các dự án do Công ty làm chủ đầu tư và lập các thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án.
- Chủ trì kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau đầu tư các dự án của Công ty.
Công tác đấu thầu mua sắm thiết bị các dự án do Công ty làm chủ đầu tư:
- Lập kế hoạch đấu thầu của từng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ trì công tác đấu thầu mua sắm thiết bị thuộc dự án đầu tư nà Công ty làm chủ đầu tư.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện tổ chức đấu thầu thiết bị của dự án theo đúng quy định, quy trình hiện hành của Nhà nước.
- Phối hợp với các phòng chức năng của Công ty, Ban quản lý dự án theo dõi thực hiện các gói thầu từ khi ký hợp đồng cho đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
- Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu thiết bị dự án đầu tư theo đúng tháng, quý,năm trình cấp quản lý.
3.3.7. Phòng cơ khí cơ giới:
Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty quản lý các loại xe máy, thiết bị xây dựng, thiết bị dây chuyền sản xuất công nghiệp; Hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động cho người lao động và các thiết bị xe máy.
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phó Tổng giám đốc QMR
Phó Tổng giám đốc CK - CG
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Tài chính kế toán
Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng kinh doanh
Phòng đầu tư
Phòng cơ khí cơ giới
Phòng quản lý kỹ thuật
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Sông Đà 12
II. Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Sông Đà 12
1. Tình hình thực hiện đầu tư các dự án của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong giai đoạn 2004-2006
1.1. Các dự án đã kết thúc đầu tư
Trong giai đoạn 2001-2005, Công ty CP Sông Đà 12 đã kết thúc đầu tư các dự án chính sau:
- Dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất chi nhánh Hải Phòng
- Dự án đầu tư nâng cao năng lực thi công xây lắp và phương tiện vận tải đường bộ.
- Dự án đầu tư nâng cao năng lực vận chuyển 12.10
- Dự án đầu tư nâng cao năng lực vận tải thuỷ, bến cảng và kho bãi.
- Dự án đầu tư nângcao năng lực xưởng gia công cơ khí tại Hoà Bình.
1.2. Các dự án đang triển khai thực hiện
1.2.1. Dự án đầu tư phương án phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La
- Quyết định đầu tư: 264TCT/HĐQT ngày 18/05/2004 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Sông Đà.
* Mục tiêu chính: Vận chuyển toàn bộ vật tư, thiết bị,.. từ các nguồn hàng đến Sơn La phục vụ cho các đơn vị thành viên của Tổng Công ty thi Công công trình thuỷ điện Nậm Chiến và thuỷ điện Sơn La.
* Tổng mức đấu tư: 167.039,76 triệu đồng
* Nguồn vốn: Vốn vay tín dụng thương mại và vốn ứng trươnc của khách hàng.
* Tiến độ thực hiện: Quý II/2004 đến năm 2008
* Kết quả thực hiện đầu tư:
+ Kết quả thực hiện dự án đầu tư:
Tổng giá trị đã thực hiện là: 13.848 triệu đồng
Trong thời gian qua Công ty chưa đầu tư tiếp vì hiện đang có khó khăn về nguồn vốn và khối lượng công việc được giao thực hiện tại Thuỷ điện Sơn La không lớn, dẫn tới nhu cầu máy móc thiết bị chưa cao. Dự án được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục đầu tư và đảm bảo đúng tiến độ theo dự án.
1.2.2. Dự án dây chuyền sản xuất chất phụ gia dùng trong công tác bê tông
Dự án được Hội đồng quản trị Tổng Công ty phê duyệt tại quyết định số 629TCT/HĐQT ngày 14/07/2005
* Mục tiêu chính: Đáp ứng về nhu cầu sản phẩm chất phụ gia dùng trong côn tác bê tông khối lớn tại các công trình thuỷ điện.
* Quy mô và công suất:
- Lắp đặt dây chuyền đồng bộ tuyển tro bay công suất 48 tấn/ca.
- Đầu tư các hạng mục nhà xưởng, nhà văn phòng làm việc và các hạng mục hạ tầng cơ sở, phụ trợ khác.
* Địa điểm xây dựng, diện tích đất sử dụng: Thị trấn Phả Lại- huyện Chí Linh- Hải Dương. Diện tích đất sử dụng: 5063,3 m2.
* Tổng mức đầu tư và nguồn vốn: 13.629,39 triệu đồng.
Nguồn vốn đầu tư: Vay tín dụng trong nước 85% và vố tự có 15%.
* Thời gian khởi công, hoàn thành: Từ tháng 5/2006- 10/2006.
* Tình hình thực hiện đầu tư:
- Kết quả thực hiện đầu tư: Tổng giá trị đã tạm ứng và thanh quyết toán khoảng 9 tỷ đồng. Trong đó các hạng mục xây lắp đã hoàn thành và quyết toán xong. Còn phần thiết bị Công ty đã tiến hành đấu thầu rộng rãi và lựa chọn được nhà thầu tuy nhiên sau khi lắp đặt và đưa vào sản xuất thử thì còn tồn tại một số vấn đề: công suất, chất lượng sản phẩm đều không đạt yêu cầu so với hồ sơ mời thầu và hợp đồng đã cam kết. Do vậy dự án còn chưa được hoàn thành.
1.2.3. Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở đô thị liền kề Xí nghiệp Sông Đà 12.3
Dự án được phê duyệt tại quyết định số 97TCT/HĐQT ngày 12/3/2004 của Hội đồng quản trị T ổng Công ty Sông Đà và quyết định số 325CT/ĐT ngày 19/4/2004 của Tổng giám đốc Công ty Sông Đà 12.
* Mục tiêu chính: Phát triển quỹ nhà ở cho CBCNV Công ty Sông Đà 12 nói riêng và của Tổng Công ty Sông Đà, Nhân dân thị xã Hoà Bình nói chung theo tiêu chuẩn khu đô thị hiện đại.
* Quy mô và công suất: Nhà ở căn hộ liền kề: Gồm 151 căn hộ và các hạng mục phụ trợ kèm theo.
* Địa điểm xây dựng, diện tích đất sử dụng: Phường Tân Hoà và Phường Thịnh Lang, Thị xã Hoà Bình, Tỉnh Hoà Bình.
* Tổng mức đầu tư và nguồn vốn: 46.287.702.000 đồng, nguồn vốn đầu tư: Vay tín dụng trong nước 22% và vốn ứng trước của khách hàng 78%.
* Thời gian khởi công, hoàn thành: Từ tháng 1/2004- 3/2006.
* Kết quả thực hiện đầu tư:
- Cho dến nay Ban QLDA mới bán được 53căn hộ trên tổng số 151 căn hộ.
Giá trị theo hợp đồng: 15.089.970.000 đồng
Tổng số tiền đã thu: 9.410.230.000 đồng
Giá trị chưa thu: 5.679.740.000 đồng
2. Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Sông Đà 12
Như đã trình bày trong phần 1 ở trên, các dự án đã và đang được thực hiện tại Công ty cổ phần Sông Đà 12 chủ yếu là các dự án thuộc lĩnh vực xây lắp và sản xuất công nghiệp. Do vậy, để có thể phân tích một cách tỷ mỷ và sâu sắc công tác soạn thảo dự án tại Công ty thì trong phần này sẽ đi vào phân tích một ví dụ cụ thể, đó là một dự án thuộc lĩnh vực xây lắp đang được Công ty thực hiện: Dự án đầu tư xây dựng bến chuyên dùng bốc dỡ vật tư và bãi trung chuyển vật tư thiết bị Xí nghiệp Sông Đà 12-4.
2.1. Quy trình lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12
Trong thời gian gần đây, vấn đề dự án đầu tư đã được thay đổi ngày càng nhiều và ngày càng hoàn thiện về quan niệm và phương pháp. Tại Công ty cổ phần Sông Đà 12, ngay sau khi Công ty tiến hành cổ phần hoá thì tất cả những hoạt động của Công ty được kiểm soát bằng sổ tay chất lượng, sổ tay chất lượng cung cấp thông tin về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000; đảm bảo sản phẩm của Công ty luôn đáp ứng và thoả mãn yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan. Công tác lập dự án là một trong những hoạt động quan trọng của Công ty và quy trình lập dự án đầu tư cũng được ban hành trong sổ tay chất lượng với Mã hiệu QT 08, có hiệu lực ngày 20/07/2005.
Dưới đây là quy trình lập dự án đang được áp dụng tại Công ty cổ phần Sông Đà 12:
Hình 2: Quy trình lập dự án tại Công ty cổ phần Sông Đà 12
Trách nhiệm
Trình tự thực hiện
Mô tả
- Ban Giám Đốc
- Phòng Đầu tư, phòng chức năng
Tìm kiếm nắm bắt cơ hội đầu tư
1.1
- Phòng chức năng
Đề nghị triển khai dự án
1.2
- Tổng Giám đốc
- Hội Đồng quản trị
Phê duyệt, giao nhiệm vụ
1.3
- Phòng đầu tư
-Đơn vị chuyên môn
Báo cáo cơ hội đầu tư
1.4
- Tổng giám đốc
-Tổng Công ty
Phê duyệt
- Phòng đầu tư
- Đơn vị chuyên môn
Dự án đầu tư xây dựng công trình
1.5
- Tổng giám đốc, phòng chức năng
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thẩm định dự án
- Hội đồng quản trị
- Tổng giám đốc
Quyết định phê duyệt
1.6
Nguồn: Quy trình lập dự án đầu tư( Sổ tay chất lượng Công ty cổ phần
Sông Đà 12)
Mô tả
2.1.1. Tìm kiếm, nắm bắt cơ hội đầu tư
Ban Giám đốc Công ty, Giám đốc các đơn vị, các phòng chức năng công ty có trách nhiệm tìm kiếm nắm bắt cơ hội đầu tư.
2.1.2. Đề nghị lập dự án đầu tư
Trình Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty quyết định phê duyệt cho lập dự án đầu tư.
2.1.3. Quyết định phê duyệt, triển khai dự án
Đó là việc lãnh đạo Công ty đồng ý cho triển khai các bước để lập dự án hoặc căn cứ vào định hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty có thể lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc thuê tư vấn chuyên ngành để lập dự án.
2.1.4. Lập báo cáo cơ hội đầu tư
Phòng Đầu tư và các phòng ban chức năng trong Công ty lập trình Hội đồng quản trị phê duyệt, Tổng Giám đốc Công ty theo thẩm quyền quy định của Công ty Cổ phần về quản lý dự án đầu tư.
Nội dung chủ yếu của báo cáo cơ hội đầu tư:
- Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.
- Dự kiến quy mô, hình thức đầu tư.
- Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến diện tích sử dụng.
- Phân tích lựa chọn sơ bộ công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, năng lượng, nguyên liệu dịch vụ và hạ tầng.
- Phân tích lựa chọn sơ bộ phương án xây dựng.
- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng huy động vốn và phương án trả nợ.
- Tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
Đối với các Dự án mua sắm máy móc thiết bị không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi không cần nêu mục chọn khu vực địa điểm và phân tích sơ bộ lựa chọn phương án xây dựng.
2.1.5. Dự án đầu tư xây dựng công trình
Lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Phòng Đầu tư Công ty và các phòng ban chức năng lập hoặc thuê các đơn vị tư vấn lập trình Tổng Giám đốc Công ty, Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt( theo thẩm quyền quy định tại quy chế quản lý dự án đầu tư của Công ty cổ phần).
Nội dung cơ bản của một dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở:
Phần thuyết minh:
* Sự cần thiết phải đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh hình thức đầu tư xây dựng công trình, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
* Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình phụ trợ khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
* Các giải pháp thực hiện:
+ Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
+ Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc.
+ Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
+ Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
*Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy nổ, các yêu cầu về an ninh quốc phòng.
*Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn;
* Các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án:
- Phân tích tài chính dự án
- Xác định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư ( vốn cố định và vốn lưu động, vốn vay, vốn bằng tiền và vốn bằng tài sản đất đai,..)
- Dự kiến chi phí sản xuất dịch vụ và sản phẩm
- Dự kiến lãi lỗ
- Dự trù tổng kết sản phẩm
- Dự trù cân đối thu chi
- Tính toán một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính chủ yếu(IRR, NPV, B/C, T,..)
Phần thiết kế cơ sở:
- Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được các giải pháp thiết kế chủ yếu, đảm bảo đủ điều kiện để xác định được tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ.
- Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trên các bản vẽ để diễn giải các thiết kế với các nội dung chủ yếu sau:
+ Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế, giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của côngtrình với quy hoạch xây dựng tại khu vực, các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động; danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng.
+ Thuyết minh công nghệ: Giới thiệu tóm tắt các phương án công nghệ và các sơ đồ công nghệ, danh mục thiết bị công nghệ và các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng.
+ Thuyết minh xây dựng:
- Khái quát về tổng mặt bằng: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ toạ độ xây dựng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các điểm đấu nối, diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diên tích cây xanh mật độ xây dựng, phương án xử lý các chướng ngại vật chính trên tuyến, hành lang bảo vệ tuyến và các đặc điểm khác của công trình nếu có.
- Đối với công trình xây dựng theo tuyến: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tuyến công trình, cao độ và toạ độ xây dựng, phương án xử lý các chướng ngại vật trên tuyến, hành lang bảo vệ tuyến và các đặc điểm khác của công trình nếu có.
- Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lân cận; ý tưởng của phương án kiến trúc; màu sắc công trình, các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu môi trường, văn hoá, xã hội tại khu vực.
- Phần kỹ thuật: Giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền, móng, san nền, đào đất, danh mục các phần mềm sử dụng trong thiết kế.
- Giới thiệu tóm tắt các phương án phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường
- Dự tính khối lượng các công tác xây dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình.
* Các bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
- Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu.
- Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng.
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ.
* Đối với các dự án dầu tư xây dựng công trình có mục đích sản xuất kinh doanh thì tuỳ theo tính chất, nội dung của dự án có thể giảm bớt một số nội dung thiết kế cơ sở nhưng phải đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc xác định được tổng mức đầu tư và tính toán được hiệu quả đầu tư dự án.
* Số lượng thuyết minh và các bản vẽ của các thiết kế được lập tối thiểu là 09 bộ.
2.1.6. Gửi hồ sơ dự án và văn bản đến tổ chức thẩm quyền quyết định, tổ chức cho vay và cơ quan thẩm định dự án.
* Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư:
- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo nội dung tại điều 9 NĐ 16/CP.
- Thời gian thẩm định các dự án đầu tư được quy định tại mục 9 điều 9 NĐ 16/CP.
* Thẩm quyền quyết định đầu tư:
- Thẩm quyền quyết định đầu tư được thực hiện tại điều 11 Nghị định 16/2005/NĐ-CP và tại quy chế phân cấp và quản lý đầu tư xây dựng của Công ty cổ phần Sông Đà 12.
* Nội dung quyết định đầu tư bao gồm:
01- Mục tiêu đầu tư
02- Xác định chủ đầu tư
03- Hình thức quản lý dự án
04- Địa điểm, diện tích đất sử dụng, phương án bảo vệ môi trường và kế hoạch tái định cư và phục hồi nếu có.
05- Công nghệ, công suất thiết kế, phương án kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình.
06- Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia( nếu có).
07- Tổng mức đầu tư.
08- Nguồn vốn đầu tư, khả năng tài chính và kế hoạch vốn của dự án.
09- Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung.
010- Phương thức thực hiện dự án, nguyên tắc phan chia gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu, Lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu xây lắp và cung cấp thiết bị của dự án sau khi có quyết định đầu tư.
Hồ sơ thẩm định và phê duyệt dự án:
+ Tờ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án
+ Dự án đầu tư, các văn bản và bản vẽ kèm theo
+ Ý kiến cơ quan chủ quản của chủ đầu tư, các cấp ban ngành có liên quan.
Sau khi dự án và kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, bước tiếp theo là giai đoạn thực hiện dự án.
2.2. Các nội dung phân tích trong quá trình lập dự án đầu tư:
2.2.1. Nghiên cứu về tình hình hình kinh tế xã hội tổng quát của dự án đầu tư
Tình hình kinh tế xã hội tổng quat thể hiện khung cảnh của đầu tư, có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến dự án đầu tư từ lúc quyết định cho đầu tư, lúc thi công cho đến lúc điều hành sản xuất kinh doanh. Tại Sông Đà 12, phòng đầu tư và các phòng chức năng xem xét tình hình kinh tế xã hội tổng quát qua việc nghiên cứu các yếu tố có liên quan dự án sau:
- Dữ kiện về địa lý, tự nhiên: địa hình, khí hậu, địa chất,..Những yếu tố này ảnh hưởng đến sản xuất, phân bố dân cư, kết cấu xây dựng.
- Dân số và lao động: Dữ kiện này cần thiết để ước tính số cầu sản phẩm và khuynh hướng tiêu thụ của các tầng lớp dân cư, tính theo tuổi tác, và thu nhập.
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương( tốc độ gia tăng GDP, tỷ lệ đầu tư so với GDP, GDP/ đầu người,..) có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và sự phát huy hiệu quả của dự án.
- Tình hình ngoại hối: bao gồm các dữ kiện, cán cân thanh toán ngoại hối, dự trữ ngoại hối,..
- Các chính sách phát triển, cải cách cơ cấu kinh tế, nhằm đánh giá trình độ nhận thức, đổi mới tư duy và môi trường thuận lợi cho đầu tư đến đâu.
- Thực trạng kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân: thời hạn dài ngắn, mức độ sâu rộng, các mục tiêu, các ưu tiên, các công cụ tác động vào nền kinh tế.
Dựa trên các điều kiện về kinh tế xã hội tổng quát, ban giám đốc và các phòng ban chức năng xác định được hướng đầu tư và dự án đầu tư khả thi, từ đó đi sâu vào phân tích vấn đề tiếp theo của dự án đó là nghiên cứu thị trường.
2.2.2. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là sự nghiên cứu tỉ mỉ, có khoa học xuất phát từ nghiên cứu nhu cầu của thị trường đi đến quyết định nên sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ gì, cách thức và chất lượng như thế nào vói khối lượng như thế nào, tiếp thị như thế nào để sản phẩm của dự án có chỗ đứng trên thị trường ở hiện tại và trong tương lai. Hay nói cách khác thị trường là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô dự án. Do vậy, nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn. Nghiên cứu thị trường cho phép người soạn thảo phân tích, đánh giá cung cầu thị trường ở hiện tại và dự báo cung cầu thị trường trong tương lai về loại sản phẩm của dự án. Để nghiên cứu thị trường cho kết quả chính xác phục vụ cho việc xác định thị phần và quy mô của dự án, nghiên cứu thị trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-Thu thập đầy đủ thông tin cần thiết cho nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án.
- Thông tin đảm bảo độ chính xác và tin cậy.
- Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp
Các dữ liệu thông tin cần thiết để nghiên cứu thị trường sản phẩm trong tương lai bao gồm:
- Các dữ kiện về kinh tế tổng thể
- Các dữ liệu thông tin về thị trường sản phẩm, như với dự án xây lắp và sản xuất công nghiệp của Công ty thì dữ liệu bao gồm: Khối lượng sản xuất, khối lượng vận chuyển trong thời gian 5 năm,giá cả sản phẩm và dịch vụ theo thời gian, sự biến động của thị trường sản phẩm có liên quan,..
Tại Sông Đà 12, các cán bộ soạn thảo dự án sử dụng một số phương pháp dự báo cầu thị trường sản phẩm, dịch vụ trong tương lai và việc áp dụng các phương pháp này tuỳ thuộc vào nguồn và khối lượng thông tin thu thập được đó là: phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia,..
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, bước tiếp theo là đi vào nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án.
2.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật
Mục đích chính cuả việc nghiên cứu kỹ thuật một dự án là nhằm xác định kỹ thuật và quy trình sản xuất, địa điểm và nhu cầu để sản xuất kinh doanh một cách tối ưu, phù hợp nhất với điều kiện hiện có trong nước mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu của sản phẩm dự án thông qua nghiên cứu thị trường. Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà vấn đề kỹ thuật nào cần phỉa được nghiên cứu, xác định hoặc nhấn mạnh hơn vấn đề kia, và dự án càng lớn thì vấn đề càng phức tạp hơn, cần phải xử lý nhiều thông tin hơn. Do vậy, với đặc thù các dự án của Công ty là các dự án xây lắp và sản xuất công nghiệp nên phần phân tích kỹ thuật lại càng phải được chú trọng. Phân tích kỹ thuật tiến hành tốt sẽ giúp loại bỏ được các phương án không khả thi về mặt kỹ thuật và là tiền đề cho bước nghiên cứu về tài chính dự án. Đối với các dự án xây lắp như dự án xây dựng bến chuyên dùng bốc dỡ vật tư và bãi trung chuyển vật tư thiết bị Xí nghiệp Sông Đà 12-4 , thì phân tích ký thuật cũng bao gồm đầy đủ các vấn đề kỹ thuật dự án, tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt so với dự án sản xuất sản phẩm thông thường.
Dự án xây dựng bến chuyên dùng ở đây sản phẩm của dự án là một công trình xây dựng, do đó việc mô tả sản phẩm của dự án sẽ là mô tả công trình, hạng mục công trình, công trình phụ trợ xung quanh,.. đó là điểm khác với những dự án sản xuất sản phẩm thông thường. Việc đánh giá chất lượng sản phẩm dự án cung tuân theo các tiêu chuẩn xây dựng chung, từ đó việc lựa chọn giải pháp thực hiện và nguyên vật liệu cũng dễ dàng hơn vì các giải pháp về thực hiện và nguyên vật liệu cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đó. Sự lựa chọn nguyên vật liệu và giải pháp thực hiện phụ thuộc vào các phòng ban chức năng thuộc nhóm thực hiên dự án và sự thông qua của Ban giám đốc Công ty.
Một yếu tố nữa trong phân tích kỹ thuật dự án đó là cơ sở hạ tầng của dự án, có thể kể đến là năng lượng, nước, giao thông, thông tin liên lạc,.. nó ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và hiệu quả dự án sau này khi dự án đi vào vận hành. Đối với dự án xây dựng bên chuyên dùng bốc dỡ vật liệu thì vấn đề giao thông được chú trọng nhiều hơn. Mục tiêu của dự án này là xây dựng cầu tầu, bến cảng đáp ứng việc phục vụ trung chuyển vật tư thiết bị xây dựng các nhà máy thuỷ điện do Công ty đảm nhiệm, nên cần phải nghiên cứu chi tiết các tiện nghi của Cảng: độ sâu, công suất bốc dỡ, cỡ tàu sẽ dùng, các phương tiện tồn trữ và chi phí.
Về vấn đề lao động: xác định số lượng lao động cần cho dự án, cố gắng tận dụng tối đa lao động tại chỗ, dựa trên kế hoạch về chi phí và thời gian của dự án để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
Vấn đề đât đai và giải phóng mặt bằng: Khi nghiên cứu lựa chọn địa điểm thực hiên dự án chúng ta cần phải xác định rõ vị trí địa phương, diện tích, đặc điểm địa hình, cung với những thông tin về giá cả thuê, mua đất, các quy định về quyền sử dụng đất đai của địa phương.
Tác động môi trường của dự án: nội dung này nhằm phát hiện ra các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường. Đây là vấn đề được quan tâm của xã hội, là một trong điều kiện quan trọng liên quan đến việc dự án có được phê duyệt hay không. Do đó, trong phần này, sau khi đánh giá được ảnh hưởng của dự án thì cán bộ lập dự án phải đưa ra các giải pháp thích hợp để khắc phục. Những tác đông được xem xét là những tác động ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh cũng như những ảnh hưởng đến giá trị văn hoá truyền thống. Đối với dự án xây dựng bến chuyên dùng bốc dỡ vật tư này thì vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu là biến đổi hệ sinh thái khu vực( trong khoảng 2 ha) và gây ô nhiễm khi dự án tiến hành xây dựng và thi công san lấp mặt bằng như bụi, tiếng ồn, ách tắc giao thông.
Sau khi đã nghiên cứu dự án khả thi về mọi khía cạnh kỹ thuật, cần phải ước tính thời gian cần thiết hay nói cách khác là lập trình các công việc kỹ thuật đó sao cho hiệu quả và ăn khớp với nhau để dự án có thể vận hành trong thời gian hợp lý nhất. Tại Công ty hiện nay, trong quá trình lập dự án các cán bộ làm dự án sử dụng một số phương pháp phân tích và lập lịch trình thực hiện dự án khác nhau như:
- Sơ đồ GANTT
- Phương pháp PERT( program evaluation and review technique)
- Phương pháp CPM( Critical path method)
Cho dù áp dụng phương pháp nào thì điều quan trong là lịch trình thực hiện dự án phải chỉ rõ được công việc nào có tầm quan trọng hơn và những công việc nào có thể thực hiên sau, thực hiện đồng thời,..và dễ kiểm tra giám sát để đảm bảo đúng tiến độ dự án.
2.2.4. Nghiên cứu tài chính
Nghiên cứu tài chính dự án là một nội dung quan trọng trong công tác soạn thảo dự án và là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế- xã hội. Đây cũng là nội dung quan trọng nhận được sự quan tâm không chỉ của chủ đầu tư mà còn của các đơn vị tài trợ. Phân tích tài chính đối với các dự án đầu tư nói chung là đánh giá tính khả thi của dự án thông qua việc xem xét tất cả các mặt về tổng mức đầu tư, phương án tài trợ vốn, kế hoạch hoạt động và hiệu quả của dự án.
* Tính toán vốn đầu tư cho dự án:
Vốn đầu tư cho dự án bao gồm các khoản vốn đầu tư vào tài sản cố định, chi phí trước khi đi vào sản xuất kinh doanh,và vốn lưu động cần thiết để dự án đi vào hoạt động. Do vậy, ở trong phần này phải xác định được tổng vốn đầu tư dự án là bao nhiêu, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản là bao nhiêu và chi phí khác là bao nhiêu. Việc xác định tổng vốn đầu tư của dự án cũng phải dựa trên cơ sở những quy định về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước và cơ sơ nghiên cứu kỹ thuật của dự án đã được phân tích ở phần trước.
*Về nguồn vốn đầu tư cho dự án:
Một nghiên cứu khả thi, nếu không có sự đảm bảo rằng các nguồn tài trợ cho dự án đã được chuẩn bị và sẵn sang thì dù nghiên cứu đó có chứng tỏ rằng dự án đầu tư đó là hợp lý đáp ứng đủ các yêu cầu , nó vẫn không mang lại lợi ích gì đáng kể. Một nghiên cứu khả thi chỉ nên được tiến hành nếu triển vọng tài trợ cho dự án được xác định đầy đủ và rõ ràng. Việc hạn chế nguồn tài chính tài trợ cho dự án có thể hạn chế việc xem xét một số dự án hoặc có thể hạn chế công suất của dự án không thể triển khai ở mức tối thiểu có hiệu quả. Thông thường các dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12 hiện nay huy động từ các nguồn: vay tín dụng thương mại, vốn từ quỹ đầu tư phát triển, phát hành thêm cổ phiếu.
Dựa trên những số liệu thu thập được các cán bộ lập dự án sẽ tiến hành phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án. Hiện nay, tại Công ty trong phân tích tài chính dự án sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu như: NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn đầu tư, điểm hòa vốn. Trước tiên là xác định được doanh thu các năm hoạt động của dự án và chi phí của dự án, từ đó lập bảng doanh thu chi phí và lợi ích hàng năm mà dự án mang lại. Sau khi tổng hợp tính toán doanh thu và chi phí, sẽ tiến hành tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính.
+ Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận thuần( NPV): sử dụng hiện giá của hiệu số thu chi( quy đổi về thời điểm hiện tại)
Chỉ số NPV được tính theo công thức
Chỉ tiêu NPV được xem là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá dự án đầu tư. Dự án đầu tư được chấp nhận(đáng giá) khi NPV >=0. Khi đó tổng các khoản thu của dự án >= tổng các khoản chi phí sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại. Ngược lại, dự án không được chấp nhận khi NPV < 0. Khi đó các khoản thu của dự án không đủ bù đắp chi phí bỏ ra.
+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận vốn đầu tư (IRR- Internal Rate of Return)
Chỉ số IRR là giá tr thỏa mãn phương trình:
IRR là chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án đầu tư hồi vốn đầu tư, dự án được chấp nhận khi IRR>= r giới hạn và ngược lại, r giới hạn ở đây là lãi suất đi vay nếu dự án phải vay vốn, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước quy định nếu dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước,có thể là chi phí cơ hội của vốn nêu dự án sử dụng vốn tự có.
+ Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn(T): là chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư được sử dụng rộng rãi nhất trong nền kinh tế có kế hoạch và đặc biệt là trong trường hợp không xét đến việc chiết khấu đồng tiền trong các thời gian khác nhau. T là khoảng thời gian tính hàng năm mà mọi lợi ích tích lũy lại của dự án vừa bằng tổng chi phí ban đầu. Chỉ tiêu này càng ngắn thì dự án càng có hiệu quả cao.
Chú thích: trong các công thức trên
Bt: là khoản thu ở năm t
Ct: Khoản chi ở năm t
V: Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu( taị thời điểm t=0), vốn này có thể kèm theo một số vốn lưu động cần thiêt tối thiểu
S: Gía trị thu hồi ở thời điểm n do thanh lý tài sản và thu hồi vốn lưu động
n : tuổi thọ dự án
Trong khi tiến hành phân tích tài chính, các bộ lập dự án của Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao đều, thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định bằng phương pháp cộng dồn, điểm hoà vốn xác định bằng phương pháp đại số. Tất cả các chỉ tiêu này đều tính cụ thể cho từng phương án sau đó mới tổng hợp và kết hợp với phân tích kỹ thuật để đưa ra kiến nghị.
2.2.5. Nghiên cứu kinh tế xã hội
Khi một dự án được đưa vào thực hiện nó không chỉ có hiệu lực về mặt tài chính mà còn có hiệu lực về mặt kinh tế xã hội. Lợi ích kinh tế xã hội của một dự án là số sai biệt giữa các lợi ích mà toàn thể nền kinh tế quốc dân và xã hội thu được so với các đóng góp mà xã hội phải bỏ ra khi dự án được thực hiện. Phân tích kinh tế xã hội là phần quan trọng và không thể thiếu của một dự án đầu tư, nó là cơ sở để các quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và ra quyết định phê duyệt dự án. Người làm công tác nghiên cứu và phân tích lợi ích kinh tế phải tập trung được đầy đủ các tư liệu liên hệ tới các chính sách chủ trương và đường lối kế hoạch của nhà nước, luôn luôn cập cập nhật hoá các thay đổi xảy ra đồng thời nhận định rõ mục tiêu kinh tế xã hội được nêu ra trong các chính sách chủ trương này để hướng các mục tiêu của dự án thích hợp với các mục tiêu kế hoạch. Tại Sông Đà 12, khi lập dự án thì chú trọng nghiên cứu các khía cạnh sau:
Các khoản nộp cho ngân sách nhà nước( VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất)
Số công ăn việc làm tạo ra cho người lao động địa phương
Sự đóng góp của dự án vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư của địa phương thông qua việc vận hành dự án.
2.3.Công tác tổ chức triển khai thực hiện dự án tại Công ty cổ phần Sông Đà 12
Ban giám đốc và các phòng ban trong Công ty có trách nhiệm tìm kiếm cơ hội đầu tư. Sau khi lập báo cáo cơ hội đầu tư và nghiên cứu tiền khả thi và nhận được quyết định phê duyệt của Ban giám đốc thì phòng đầu tư cùng với các đơn vị chức năng khác tổ chức lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, phân loại dự án, tích chất phức tạp của dự án và trình độ chuyên môn của cán bộ soạn thảo dự án mà báo cáo đầu tư xây dựng công trình có thể do phòng đầu tư của Công ty đảm nhiệm hoặc thuê công ty tư vấn tiến hành khảo sát thiết kế và lập dự án. Tại Sông Đà 12, phòng đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập dự án cùng với các phòng chuyên môn khác. Cán bộ tham gia soạn thảo dự án chủ yếu là thuộc phòng đầu tư, trong trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm từ các phòng ban khác hoặc thuê chuyên gia tư vấn.
Nhóm soạn thảo dự án bao gồm:
Hình 3: Tổ chức soạn thảo dự án
Trưởng phòng
đầu tư
Nhóm phụ trách tài chính–kinh tế vực khác
Nhóm phụ trách về kỹ thuật vực khác
Nhóm phụ trách lĩnh vực khác
*Nhóm phụ trách về kỹ thuật: Đây là nhóm chịu trách nhiệm phân tích và chọn lựa kỹ thuật và công nghệ cho dự án, tiến hành thiết kế sơ bộ cho dự án.
* Nhóm phụ trách về tài chính và kinh tế: Công việc của nhóm là tất cả các hoạt động có liên quan tới khía cạnh kinh tế và tài chính của dự án, dựa trên những thiết kế kỹ thuật sơ bộ họ sẽ đi vào phân tích hiệu quả dự án đầu tư, đề xuất phương án huy động vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tổng mức đầu tư, phương án trả nợ,..
* Nhóm phụ trách lĩnh vực khác: Nhóm này chịu trách nhiệm cung cấp nhữngvăn bản pháp luật, các quy định, nghị định của Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực của dự án.
Bảng2: Bảng mô tả công việc và phân bổ nhân sự trong công tác soạn thảo
dự án
Mô tả
Cán bộ chịu trách nhiệm
1. Ý tưởng đầu tư
Ý tưởng kinh doanh
Dự kiến khối lượng sản xuất, kinh doanh
Sự cần thiết phải đầu tư, cầu thị trường
Ban giám đốc , cán bộ phòng đầu tư
2. Phân tích kỹ thuật
Đề xuât phưong án lựa chọn kỹ thuật và công nghệ. Dự đoán cầu thị trường, lựa chọn giải pháp thực hiện, dự tính nhân sự cho dự án về số lượng và chất lượng.
Cán bộ phòng kỹ thuật ( Nhóm phụ trách về kỹ thuật )
3. Thông tin về sản xuất và kinh doanh
Quyết định về nhà cung cấp đầu vào giá cả , chủng loại …..
Cán bộ phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật và phòng tài chính kế toán ( Nhóm phụ trách về kinh tế tài chính )
4. Thông tin về thị trường
Dự báo về thị phần và cầu sản phẩm của dự án
Cán bộ phòng kinh doanh (Nhóm phụ trách về tài chính- kinh tế)
5.Phân tích tài chính
Phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án ( NPV , IRR , B/C , T ) . Đề xuất phương án huy động vốn kế hoạch trả nợ , nguồn vốn dự án .
Cán bộ phòng tài chính kế toán và phòng đầu tư ( Nhóm phụ trách về tài chính -kinh tế)
2.4. Ví dụ minh họa: Dự án đầu tư xây dựng bến chuyên dùng bốc dỡ vật tư và bãi trung chuyển vật tư thiết bị Xí nghiệp Sông Đà 12-4 tại Hải Phòng
2.4.1. Khái quát về dự án
Tổng công ty Sông Đà là đơn vị thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cho các nhà máy thủy điện Sơn La, Huội Quảng, Nậm Chiến, Lai Châu, Tuyên Quang, trong đó Công ty Cổ phần Sông Đà 12 được giao nhiệm vụ tiếp nhận cung ứng, vận tải toàn bộ nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc phục vụ công trường xây dựng các nhà máy nói trên. Hầu hết các vât tư sắt thép, thiết bị, máy móc phục vụ công trường xây dựng các nhà máy thủy điện trên đều tiếp nhận và vận chuyển từ Cảng Hải Phòng đến công tường xây dựng.
Công ty cổ phần Sông Đà 12 thuộc Tổng Công ty Sông Đà có xí nghiệp thành viên là Xí nghiệp Sông Đà 12-4 đặt tại phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, làm nhiệm vụ tiếp nhận, trung chuyển vật tư thiết bị từ cảng Hải Phòng đến công trường xây dựng các nhà máy thủy điện do Công ty đảm nhận. Tổng khối lượng nguyên vật liệu, thiết bị máy móc cho thi công là 13,6 triệu tấn, trong đó vât tư cấu kiện đặc biệt, thiết bị đặc chủng, máy móc thi công phải vận chuyển từ cảng Hải Phòng đến công trường là 4 triệu tấn. Việc tiếp nhận, trung chuyển vật tư, đúc các cấu kiện đặc biệt bằng bê tông, thiết bị máy móc cho các nhà máy thủy điện tại Hải Phòng của xí nghiệp Sông Đà 12-4 đều thực hiện tại khu bãi chứa, cầu tàu ven bờ trong con lạch phía bờ hữu Sông Cấm dùng làm âu tàu.
Hiện nay, hệ thống bến bãi, cầu tàu của xí nghiệp Sông Đà 12-4 không đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, bốc xếp thiết bị cho công việc vận chuyển thiết bị, máy móc của các nhà máy thủy điện.
Công ty Cổ phần Sông Đà 12 đã được Tổng Công ty Sông Đà chấp nhận cho nghiên cứu xây dựng hệ bến chuyên dùng và bãi trung chuyển vật tư thiết bị tại xí nghiệp Sông Đà 12-4 để thực hiện tiếp nhận và vận chuyển toàn bộ máy móc thiết bị cho các nhà thủy điện Sơn La, Huội Quảng, Nậm Chiến, Lai Châu, Tuyên Quang, đồng thời tạo điều kiện cho xí nghiệp tăng cường khả năng tiếp nhận thiết bị lớn do phương tiện vận tải có trọng tải từ 1000 tấn trở lên cập bến giao hàng.
Để giải quyết đât đai xây dựng, xí nghiệp Sông Đà 12-4 đã lập tờ trình gửi UBND thành phố, UBND quận Hồng Bàng, Sở xây dựng Hải Phòng, Viện quy hoạch sở xây dựng đề xuất xin thuê đất tại bãi sông Cấm- phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng với diện tích 3 ha để xây dựng bến chuyên dùng và bãi chứa thiết bị xây dựng.
Thực hiện các quy định về việc cấp đất, giao đất và ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố tại thông báo khảo sát, Công ty cổ phần Sông Đà 12 cùng với Công ty tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng khảo sát địa hình, nghiên cứu lập dự án đầu tư để trình Tổng công ty Sông Đà phê duyệt làm cơ sở cho việc tiến hành các thủ tục xin cấp đất, thuê đất và xây dựng.
2.4.2. Khía cạnh kinh tế xã hội tổng quát và thị trường của dự án
2.4.2.1. Cơ sở pháp lý:
Là các văn bản, các nghị định, quyết định có liên quan đến dự án như:
- Quyết định số 1197/ CT/ QLKT ngày 16/12/2004 của Giám đốc Công ty Sông Đà 12 về việc phê duyệt yêu cầu kỹ thuật khảo sát, đề cương khảo sát địa hình, địa chất và dự toán kinh phí khảo sát xây dựng dự án đầu tư xây dựng bến chuyên dùng, bãi trung chuyển vật liệu Xí nghiệp Sông Đà 12-4 tại Hải Phòng.
- Quyết định số 2945/ QĐ-UB ngày 18/10/2001 của UBND thành phố v/v phê duyệt cơ cấu quy hoạch tổ chức phát triển không gian đô thị Hải Phòng đến 2020.
2.4.2.2. Nghiên cứu thị trường :
Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn ở khu vực Tây Bắc kể trên có yêu cầu lớn về lượng vật tư, thiết bị máy móc. Tổng khối lượng vật tư thiết bị máy móc cho xây dựng lắp đặt các nhà máy thuỷ điện trên 13 triệu tấn. Hầu hết các thiết bị, máy móc phục vụ cho nhà máy thuỷ điện Sơn La, Huội QUảng, Nậm Chiến, Lai Châu, Tuyên Quang đều tiếp nhận và vận chuyển từ cảng Hải Phòng đến công trường xây dựng. Nhà máy thuỷ điện Sơn La có khối lượng vật tư thiết bị lớn nhất, vào khoảng 7,3 triệu tấn.
Xí nghiệp Sông Đà 12-4 là một xí nghiệp thành viên của công ty cổ phần Sông Đà 12 thuộc tổng công ty Sông Đà .Xí nghiệp Sông Đà 12 -4 đặt trụ sở tại Hải Phòng, được công ty cổ phần Sông Đà 12 giao nhiệm vụ vận chuyển và tiếp nhận vật tư thiết bị để xây dựng các công trình thuỷ điện trên khu vực miền Bắc. Xí nghiệp Sông Đà 12 -4 đã thực hiện vận chuyển thiết bị chính phục vụ xây dựng thủy điện Sông Đà , và thuỷ điện NaHang Tuyên Quang , tương lai là thủy điện Sơn La- Lai Châu , Nậm Chiến , Huội Quảng .
Bảng 3: Thống kê khối lượng hàng hoá tiếp nhận từ Hải Phòng, vận chuyển
đến công trình
Đơn vị:tấn
Công trình thuỷ điện
Công suất điện(MW)
Khối lượng vận tải đến công trình(
tấn)
Thiết bị sắt thép vt thuỷ đến công trình xây dựng
Tổng số
Cấu kiện
Thiết bị
Sơn La
2.400
1.700
88,05
63,05
14,859
Nậm Chiến
194
600
15,73
12,73
3,0
Huội Quảng
520
7.300
115,057
106,081
25
Tuyên Quang
342
800
52,946
38,087
8,976
Lai Châu
1.200
3.200
83,892
67,892
16
Tổng
13.600
355,675
287,84
67,835
Tổng khối lượng vật tư thiết bị cho thi công là 13,6 triệu tấn , trong đó 67835 tấn thiết bị vận chuyển từ Hải Phòng đến Sơn La , Lai Châu ,Tuyên Quang.Các thiết bị siêu trọng , siêu trường, đều phải vận chuyển bằng đường thuỷ nội địa. Ngoài thiết bị đặc chủng , các cấu kiện bêtông đặc biệt chế tạo tại xí nghiệp 12 - 4 để vận chuyển lên công trình xây dựng . Như vậy , tại xí nghiêp 12- 4 phải tiến hành bốc dỡ cốt liệu đúc bêtông từ phương tiện lên bãi. Sau khi cấu kiện bêtông cấu tạo xong, được vận chuyển ra bến và cẩu chuyển xuống phương tiện khối lượng khoảng 287000 tấn.Ngoài ra xí nghiệp còn được giao nhiệm vụ tiếp nhận và vận chuyển cấu kiện thép chuyên dùng từ Hải Phòng đến nhà máy thép Hưng Yên với khối lượng 200000 tấn / năm .Xí nghiệp cũng tiếp nhận thiết bị cho Sông Đà Jurong với khối lượng 4000 tấn/ năm.Khi có bến chuyên dùng , các phương tiện cập bến thuận tiện , bến bãi chứa hàng đủ năng lực , công việc bốc dỡ nhanh chóng.
Bảng 4: Dự báo khối lượng hàng hoá tiếp nhận vận chuyển 9 năm phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện
Đơn vị tấn
Tên vật liệu Năm xây dựng
Số lượng toàn bộ
Năm xây dựng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Thiết bị đặc biệt
67.84
0
0,33
1,34
3,09
7,92
14,45
18,24
14,95
7,52
Cấu kiện thép việt ý
200
200
200
200
200
200
200
200
200
Thiết bị Sông Đà Jurong
4
4
4
4
4
4
4
4
4
Cấu kiện bê
tông
120
120
120
120
120
120
120
120
120
Cộng năm
324
324,33
325,34
327,10
331,92
338,45
342,24
338,95
331,52
2.4.3. Phân tích kỹ thuật của dự án
2.4.3.1. Quy mô xây dựng
*Bến chuyên dùng:
Phương tiện cập bến: thông qua hoạt động của xí nghiệp, và đạc biệt phương án vận chuyển thiết bị, vật tư cho các công trình thuỷ điện Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, phương tiện cập bến để tiếp nhận hàng là sà lan 250 đến 300 tấn, có tàu lai dắt 140CV đến 400CV.
Khi nghiên cứu dự án xây dựng hệ bến chuyên dùng cũng đề cập đến loại tàu vận tải biển có trọng tải 1000 tấn nhằm đáp ứng cho phát triển. Vì vậy, cần nghiên cứu các đặc tính kỹ thuật của các phương tiện vận tải để xác định quy mô xây dựng bến chuyên dùng.
Có một số giải pháp được đề xuất lựa chọn tàu vận tải:
Nếu chọn tàu 300 tấn, chiều sâu trước bến nhỏ nhất yêu cầu là 3,7m
Cao độ đáy sông trước bên phải đạt -3,7 cho mức nước thấp nhất 0 m
Cao độ đáy sông trước bến phải đạt – 0,7 cho mức nước cao 3m trở lên, là mức nước có được trong 207 ngày/ năm.
Mặt khác đối chiếu với bình đồ độ sâu luồng Sông Cấm, đoạn Vật cách cao độ đáy luồng -4,5 đến -5,3.
Nếu chọn tàu 500 tấn, chiều sâu trước bến nhỏ nhất yêu cầu là 4,1m
Cao độ đáy sông trước bên phải đạt -4,25 cho mức nước thấp nhất 0 m
Cao độ đáy sông trước bến phải đạt – 1,25 cho mức nước cao 3m trở lên, là mức nước có được trong 207 ngày/ năm.
Mặt khác đối chiếu với bình đồ độ sâu luồng Sông Cấm, đoạn Vật cách cao độ đáy luồng -4,5 đến -5,3.
Nếu chọn tàu 1000 tấn, chiều sâu trước bến nhỏ nhất yêu cầu là 4,8m
Cao độ đáy sông trước bên phải đạt -5,3 cho mức nước thấp nhất 0 m
Cao độ đáy sông trước bến phải đạt – 2 cho mức nước cao 3m trở lên, là mức nước có được trong 207 ngày/ năm.
Mặt khác đối chiếu với bình đồ độ sâu luồng Sông Cấm, đoạn Vật cách cao độ đáy luồng -4,5 đến -5,3.
Như vây việc lựa chọn tàu có trọng tải đến 500 tấn khối lượng tiến hành nạo vét đáy luồng tại vị trí bến tàu không lớn, kinh phí đầu tư thấp. Đối chiếu với yêu cầu khai thác sử dụng hiện tại, chọn loại tàu vận tải biển 500 tấn phù hợp với cả tàu lai dắt, sà lan vận tải. Với chiều sâu trước bến nhỏ nhất yêu cầu là 4,1m phù hợp với mặt cắt sông trước bến, khắc phục hiện tượng bồi bến trước, chi phí nạo vét nhỏ, tạo điều kiện giảm thiểu vốn đầu tư.
Từ vị trí sông Cấm của xí nghiệp Sông Đà 12-4 về phía thượng lưu hơn 1 km là khu vực cảng Vật cách. Bến chính của cảng Vật cách là cầu tàu liền bờ. Cao độ trước bến -1,0. Vì vậy việc lựa chọn độ sâu trước bến cũng như cao độ đáy dòng vị trí cầu tàu cho bến chuyên dùng xí nghiệp 12-4 nêu trên là hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Tổng Công ty Sông Đà về tính dự báo phát triển cho đơn vị, khả năng khai thác và sử dụng cầu tàu là 1000 tấn. So sánh các tiêu chí về mức nước và độ sâu trước bên của hai loại tàu 500 tấn và 1000 tấn, mức nước và độ sâu trước bến chênh nhau không nhiều. Do vậy, bến chuyên dùng sẽ dược tính toán với quy mô xây dựng tàu 1000 tấn.
Từ sự lựa chọn trên, quy mô cho bến chuyên dùng được xác định:
Bến cặp tàu: loại bến nhô, bệ cọc cao, bê tông cốt thép.
Chiều dài bến L= 60m, cặp tàu 1000 tấn
Bề rộng mặt cầu tàu b= 12m
Cao độ đáy trước bến: -3,0
Cao độ mép bến: 4,5
Công trình bến cấp III
Cầu dẫn bến nhô: cầu bản bê tông cốt thép, mố trụ bệ cọc cao
Chiều dài cầu L= 77m, tải trọng H30, xe bánh lốp X80
Bề rộng mặt cầu dẫn b=8m
Cao độ mặt cầu: +4,5
Cầu dẫn nối liền bờ, tiếp giáp ngay với bãi trung chuyển vật tư thiết bị.
* Bãi trung chuyển vật tư thiết bị
- Diện tích xây dựng bãi 20.307,25m2 Trong đó bãi chứa thiết bị vật tư 16.561,54m2
Công trình thoát nước bãi 3.745,71m2
- Diện tích bãi chứa: 16.561,54m2
Trong đó diện tích để thiết bị vật tư: 10.467,77m2
Diện tích đường ra vào 6.093,77m2
- Cao độ mặt bãi: 4,5
* Đường vận chuyển bao gồm: đường nối cầu cũ và khu bãi để vật liệu, bến chuyên dùng mới
Chiều dài đường L= 242m
Bề rồng đường 10,5m gồm B= 1,5+ 7,5+ 1,5 ( mặt xe chạy 7,5m; lề 1,5m
Cao độ mặt đường +4,5
* Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước trên toàn khu vực bao gồm: Thoát nước khu vực bãi: chủ yếu bố trí thoát nước mưa, diện tích thoát nước 20.307m2.
Hướng thoát nước mưa: sau khi thu vào hệ thống cống, đổ ra sông Cấm, nước thải chính là nước mưa nên không cần phải xử lý.
* Hệ thống cấp nước
Hiện tại, xí nghiệp 12-4 đã có đường cấp nước từ tuyến nguồn dọc theo đường V cũ. Tại khu vực mở rộng sẽ đặt tuyến cấp nước bổ sung D100 đến đầu cầu cảng mới, cấp nước vệ sinh công nghiệp và cứu hoả.
* Hệ thống cấp điện
Xí nghiệp 12-4 đang sử dụng hệ thống điện được cấp theo tuyến 22KV dọc theo đường V cũ. Tại khu vực mở rộng, bổ sung cột điện dẫn điện ra bãi vật tư và khu bến chuyên dùng mới, lắp đèn chiếu sáng.
* San nền
Cao độ san nền: +4, độ chặt đầm lèn K= 0.95( chiều cao phòng lún 20cm). Diện tích san nền 30.181,3m. dùng cát đen làm vật liệu san nền.
* Kè bờ
Toàn bộ khu bãi và đường nối cầu cũ với khu cảng mở rộng, mái dốc nền đắp phải có kết cấu kè bảo vệ. Kè bảo vệ mái dốc bằng đá hộc xây vữa xi măng.
* Tường rào
Bao quanh khu vực bãi xây dựng tường rào bảo vệ, tường rào xây gạch, khoảng cách trụ 3m, chiều cao tường rào 3m.
* Cây xanh
Cây xanh trồng bao quanh hàng rào, khoảng cách 8m/ 1 cây, cách chân tường 1- 1,5m.
2.4.3.2. Giải pháp quy hoạch mặt bằng
Căn cứ yêu cầu quy mô xây dựng, chứng chỉ quy hoạch khu đất xây dựng, giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng được nghiên cứu như sau:
Phía bắc giáp bờ sông Cấm bố trí bến chuyên dùng, bến nhô, nối tiếp là sbãi chứa vật tư thiết bị để trung chuyển.
Khu nước làm bến chuyên dùng: diện tích 5.220 m2
Khu nước trước bến: diện tích 1.800m2( tính từ mép bến cầu tàu ra 30m).
Bảng 5: Chi tiết sử dụng đất
Hạng mục xây dựng
Đơn vị
Diện tích
Tỷ lệ %
Tổng diện tích đất nghiên cứu
m2
26.968,95
100
Xây dựng bến chuyên dùng
m2
1.872,74
6,94
Xây dựng bãi trung chuyển vât tư
m2
20.307,25
75,3
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật
m2
4.788,98
17,76
2.4.3.3 Giải pháp kỹ thuật
* Các kích thước cơ bản của công trình bến
+ Cao trình đỉnh bến
Căn cứ tính toán: tiêu chuẩn thiết kế 22-TCN222-95 và chọn cao trình đỉnh bến bằng cao trình mặt bằng.
Chọn cao trình đỉnh bến theo tiêu chuẩn kiểm tra: +4,5m
+ Cao trình đáy bến: chọn ở mức -3,0m
+ Cao trình đỉnh gờ chắn xe:
Chọn chiều cao gờ chắn xe:=0,3m
Cao trình đỉnh gờ chắn xe: =4,8m
+ Chiều dài và chiều rộng bến
Chọn chiều dài bến L= 60m
Chiều rộng bến W= 12m
* Các kích thước cơ bản của khu nước
+ Cao độ đáy khu nước cho mỗi loại tàu được tính như cao độ đáy bến.
+ Diện tích quy hoạch khu nước:
Khu nước quay trở: 25.447m2
Khu nước leo đậu( cho tàu 1000 tấn): 5.106,84m2
Khu nước sát bến( tàu 1000 tấn) : 492m2
Tổng diện tích khu nước= 31.078m2
2.4.3.4. Tổ chức công nghệ tiếp nhận vận chuyển xếp dỡ
* Sơ đồ tổ chức nhân sự
Hình 4: Sơ đồ tổ chức nhân sự:
Giám đốc xí nghiệp Sông Đà 12-4
Phó giám đốc thiết bị
Các phòng ban điều hành sản xuất
Đội cơ giới xếp dỡ hàng
Đội cơ giới vận tải thuỷ bộ
Đội giao nhận hàng
* Tổ chức tiếp nhận và xếp dỡ thiết bị:
Giám đốc điều hành, chỉ đạo công nghệ, tiến độ tiếp nhận, xếp dỡ, vận chuyển.
Phó giám đốc điều hành trực tíêp các đội cơ giới, chỉ đạo công việc xếp dỡ, tiếp nhận thiết bị.
Các phòng ban xí nghiệp Sông Đà 12-4: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán của Xí nghiệp. Điều hành phân bổ công việc cho các đội, lập phương án, quản lý điều hành thực hiện các phương án xếp dỡ vận chuyển.
Các đội sản xuất: thực hiện trực tiếp việc giao nhận, vận chuyển, xếp dỡ hàng từ phương tiện lên kho bãi, lưu giữ, vận chuyển xuống phương tiện, vận chuyển đến nơi quy định.
Đội cơ giới xếp dỡ: quản lý các phương tiện cẩu.
Đội cơ giới vận tải thuỷ bộ: quản lý các phương tiện vận tải thuỷ bộ.
Đội giao nhận: thực hiện việc giao nhận, trông coi, bảo quản hàng hoá tại kho bãi của Xí nghiệp, đối chiếu khối lượng.
* Tổ chức dây chuyền tiếp nhận và xếp dỡ:
- Lập thủ tục cho tàu vào cảng, cập bến của xí nghiệp
- Cẩu chuyển hàng lên xe vận chuyển để chuyển hàng vào bãi
- Chuyển hàng từ cầu vào bãi
- Xếp dỡ hàng xuống bãi, lưu kho bãi đợi phương tiện
- Cẩu chuyển hàng lên phương tiện, vận chuyển ra cầu tàu.
- Cẩu chuyển, xếp dỡ hàng xuống phương tiện thuỷ để vận chuyển đi các nhà máy thuỷ
* Xác định phương tiện cần thiết thực hiện dự án
Bảng 7: Dự báo đầu tư phương tiện
Loại thiết bị
Đơn vị
Yêu cầu
Đã có
Đầu tư thêm
Cẩu KC5363(25T)
cái
3
2
1
Ô tô vận tải trafooc(25T)
cái
2
1
1
Ô tô vận tải trafooc( 60T)
cái
2
1
1
Ô tô sơmi romoc
cái
4
12
0
2.4.3.5. Đánh giá tác động môi trường- phòng cháy chữa cháy
* Tác động mội trường: Khi xây dựng công trình, sẽ có tác động đến môi trường khu vực. Việc sử dụng hơn 2 ha đất hiện nay sẽ biến đổi hệ sinh thái khu vực, giai đoạn thi công san lấp mặt bằng xây dựng sẽ gây bụi, ô nhiễm không khí. Lượng ôtô vân chuyển cũng gây ô nhiễm không khí do khí thải và còn có thể gây ùn tắc giao thông. Khu cảng mới hình thành, vệ sinh môi trường, cũng sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan chung. Cụ thể:
- Biến đổi hệ sinh thái khu vực: Việc tiến hành san lấp mặt bằng và xây dựng các công trình sẽ làm mất đi vĩnh viễn hơn 2 ha hệ sinh thái xhung của khu vực. Tuy nhiên, tại khu vực xây dựng không có hệ động vật, thực vật, tính đa dạng sinh học không cao, hệ sinh thái khu vực không phải là hệ sinh thái điển hình, không có những động thực vật quý hiếm cần bảo vệ. Vì vậy việc mất hệ sinh thái này không ảnh hưởng đến hệ sinh thái chung của khu vực. Việc thay đổi hệ sinh thái nghèo nàn này có thể chấp nhận được so với việc xây dựng một cảng sông có hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu hoàn chỉnh xây dựng mạng lưới đường sông, cảng sông của thành phố.
- Ô nhiễm không khí do xây dựng:
Khi dự án được phê duyệt và thực hiện, việc xây dựng và đặc biệt là thi công san lấp mặt bằng sẽ gây ra nhiều ô nhiễm như bụi, tiếng ồn, ách tắc giao thông. Qua so sánh và khảo sát cho thấy, các chỉ tiêu khí độc và bụi đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Mức độ ôtô vận chuyển san lấp của dự án tạm tính là 21 xe. Lưu lượng xe tổng cộng là 105xe/ngày. Để giảm bớt ô nhiễm không khí do bụi, các phương tiện vận chuyển san lấp bắt buộc phải có bạt phủ thùng xe.
- Tăng mật độ giao thông khu vực:
Việc chuyên chở nguyên vật liệu phục vụ thi côcng công trình xây dựng sẽ góp phần làm tăng mật độ giao thông trên đường V. Có thể dự báo trong quá trình xây dựng, số chuyến xe chuyên chở nguyên vật liệu dự kiến cao nhất khoảng 210 lượt xe/ ngày. Hiện nay, đường V đã xây dựng, trong khu vực dự án còn đang rất trống trải, không gian phục vụ cho xây dựng còn rất lớn nên ách tắc trong khu vực xây dựng cà đường V sẽ không thể xảy ra. Hơn nữa tác động này chỉ là tạm thời, nhiều nhất là trong thời gian san lấp mặt bằng( khoảng 90 ngày) và hkó tránh khỏi, nên có thể chấp nhạn được.
- Rác thải
Trong quá trình thi công, rác thải thi công phải được nhà thầu thi công vận chuyển đổ nơi quy định của cơ quan quản lý đô thị của Thành phố. Sau khi xây dựng, khu bến chuyên dùng mới hình thành nên không có rác thải.
* Phòng cháy chữa cháy
Giải pháp phòng cháy chữa cháy được xác đinh theo Nghị định 35/2003/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hàn một số điều luật phòng cháy chữa cháy.
2.4.3.6. Lịch trình thực hiện dự án
* Tổ chức thực hiện: Các bước tổ chức thực hiện dự án:
- Chuẩn bị đầu tư: Lập dự án, phê duyệt, tiến hành khảo sát địa hình, xin thuê đất. Thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán,trình duyệt.
- Thực hiện dự án: Đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá vật liệu nổ, san lấp mặt bằng, đắp nền đường.
Thi công mặt đường, bãi vật tư, cầu dẫn, bến chuyên dùng.
Thi công các hạng mục hạ tầng cơ sở: hệ thống cấp thoát nước, điện.
Hoàn thiện công trình.
* Tiến độ thi công
Thời gian thi công: 30 tháng
Tiến độ: 2005, 2006
* Phân kỳ đầu tư
- Giai đoạn 1: Hoàn tất công việc chuẩn bị đầu tư
Vốn đầu tư: 14,685 tỷ đồng
Tiến đô thi công: năm 2005 đến quý IV năm 2006
- Giai đoạn 2: Xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng
Vốn đầu tư: 10,754 tỷ đồng
Tiến độ thi công: Quý I năm 2007
Thời gian thi công: 3 tháng
Vốn đầu tư cho các giai đoạn nêu trên tạm tính cho chi phí xây lắo chính, không tính chi phí trả lãi vay và chi phí vốn. Phần trả chi phí vốn vốn và lãi vay sẽ được tính ở phần hiệu quả kinh tế vốn đầu tư.
2.4.4. Nghiên cứu khía cạnh tài chính dự án
Như đã đề cập ở trên, trong nghiên cứu tài chính dự án này các cán bộ lập dự án cũng đi vào phân tích : tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, kế hoạch triển khai dự án,và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính.
2.4.4.1. Tổng mức đầu tư:
Đơn vị: đồng
Chi phí xây lắp 19.235.235.084
Chi phí xây dựng cơ bản khác 1.038.497.390
Rà phá vật liệu nổ 134.844.750
Đền bù giải phóng mặt bằng 863.006.400
Tổng 21.271.583.625
Dự phòng 10% 2.127.158.362
Đầu tư thiết bị 4.348.087.700
Lãi vay quỹ đầu tư phát triển 2.916.000.000
Tổng mức đầu tư 30.662.829.678
2.4.4.2. Phương án huy động vốn
- Vốn đầu tư không tính lãi vay 27,747 tỷ đồng
- Vốn đầu tư tính lãi vay 30,663 tỷ đồng
Nguồn vốn đầu tư cho dự án được huy động từ hai nguồn:
- Vốn tự có:(30%) 7,47 tỷ đồng
- Vốn vay quỹ đầu tư phát triển(70%) 20 tỷ đồng, dự kiến lãi vay là 9,72%/năm.
2.4.4.3. Xác định hiệu quả kinh tế của dự án
*Dự báo về năng lực sản xuất: Sau khi xây dựng, sản lượng tiếp nhận, vận chuyển sẽ được nâng cao. Đặc biệt giải quyết được mặt bằng lưu kho bãi để bố trí vận chuyển hợp lý, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu khách hàng.
* Dự báo doanh thu năm: Căn cứ nhiệm vụ giao hàng năm, căn cứ các quy định cho cơ chế chính sách kinh doanh vận tải, xếp dỡ của Nhà nứơc, khả năng thực hiện khi có mặt bằng kho bãi, bến chuyên dùng mới đảm bảo khả năng thực thi, tính toán doanh thu.
Dự báo doanh thu tính theo phương án sau:
Tính doanh thu trên cơ sở năng lực kho bãi, năng lực thiết bị mới được đầu tư khai thác cho công việc cẩu chuyển xếp dỡ tại bến chuyên dùng lưu kho bãi, bãi trung chuyển xí nghiệp Sông Đà 12-4.
Diện tích bãi trung chuyển: 16.561 m2
Diện tích sử dụng hữu hiệu: 10.468 m2
Số ngày khai thác trong năm: 150 ngày/năm( tính mỗi vòng luân chuyển 10 ngày, mỗi lần luân chuyển lưu kho 5 ngày)
Năng lực chứa hàng trung bình: 6 tấn/m2
Năng lực lưu kho bãi mỗi năm: 10.468 x 150 x 6 = 9.421.200 tấn.ngày
Trong đó gồm: diện tích hàng lưu kho có che bạt 1.468 m2
diện tích hàng lưu kho không che bạt: 9.000m2
Cước phí xếp dỡ vận chuyển tính theo biểu mức thu phí và giá dịch vụ áp dụng cho các chủ hàng và chủ tàu vận tải thuỷ nội địa từ ngày 1/1/2005 theo quyết định số 145/KD ngày 01/12/2004 của Tổng Giám đốc Cảng Hải Phòng.
Bảng 8: Bảng tính doanh thu
STT
Hạng mục
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá (tấn/đồng)
Thành tiền(đồng)
Diện tích bãi chứa khai thác
M2
10.468
1
Cấu kiện BTCT đặc chủng
5.070.000.000
Bốc dỡ vật liệu rời đúc cấu kiện
T
130.000
15.000
1.950.000.000
Bốc dỡ cấu kiện xuống xà lan
T
130.000
24.000
3.120.000.000
2
Thiết bị máy móc đặc chủng
628.680.000
Bốc xếp từ xà lan lên bờ
T
6.448,0
40.000
257.920.000
Tổ hợp tại kho bãi
T
6.448,0
17.500
112.840.000
Bốc xếp xuống xà lan
T
6.448,0
40.000
257.920.000
3
Thiết bị siêu trường, siêu trọng
42.524.625
Bốc xếp từ xà lan lên bờ
T
335,5
52.000
17.446.000
Tổ hợp tại kho bãi
T
335,5
22.750
7.632.625
Bốc xếp xuống xà lan
T
335,5
52.000
17.446.000
4
Hàng cấu kiện thép Hưng Yên
4.800.000.000
Bốc xếp từ kho bãi, xà lan
T
200.000
24.000
4.800.000.000
5
Thiết bị Sông Đà Jurong
160.000.000
Bốc xếp từ kho bãi xà lan
T
4.000
40.000
160.000.000
6
Lưu kho bãi
3.262.356.000
Hàng lưu bãi có che bạt
832.356.000
Thiết bị
T.ngày
1.321.200
630
832.356.000
Hàng lưu bãi không che bạt
2.430.000.000
Thiết bị
T.ngày
8.100.000
430
2.430.000.000
Cộng 1-6
13.963.560.625
Phương án thu được tính toán là phương án tối ưu, dự báo tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trong 10 năm đầu là 5%.
* Chi phí dự án:
Bao gồm chi phí lương, chi phí thiết bị, chi phí sửa chữa, chi phí quản lý, tiền thuê đất.
Bảng 9 : tổng chi phí sản xuất
Đơn vị: đồng
Chi phí lương
783.696.696
Chi phí vận hành thiết bị
4.668.186.210
Chi phí sửa chữa thường xuyên
311.656.627
Chi phí sửa chữa lớn
1.246.626.508
Chi phí chung sản xuất(66% chi phí lương)
517.239.819
Chi phí quản lý xí nghiệp(12,5% chi phí sản xuất)
583.523.276
Chi phí bảo hiểm phương tiện
623.313.254
Bảo hiểm xã hội
117.554.504
Tiền thuê đất hàng năm
40.000.000
Cộng
8.891.796.895
Tính dự báo chi phí cho những năm sau với tỷ lệ tăng trưởng là 3%
* Phân tích hiệu quả tài chính dự án
Bảng 10: Dòng tiền dự án
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Doanh thu
Chi phí
Khấu hao
Lợi nhuận trước thuế
Thuế
Lợi nhuận ròng
Dòng tiền
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)= (2)-(3)-(4)
(6)= (5)*32%
(7)=(5)-(6)
(8)=(4)+(7)
1
13.963,56
8.891,8
2.774,68
2.297,08
735,06584
1.562,01
4.336,7
2
14.661,74
9.158,55
2.774,68
2.728,5
873,12156
1.855,38
4.630,07
3
15.394,83
9.433,31
2.774,68
3.186,84
1019,7878
2.167,05
4.941,73
4
16.164,57
9.716,31
2.774,68
3.673,58
1175,5448
2.498,03
5.272,72
5
16.972,8
10.0074,8
2.774,68
4.190,32
1340,9013
2.849,42
5.624,1
6
17.821,43
10.308,03
2.774,68
4.738,72
1516,3912
3.222,33
5.997,01
7
18.712,51
10.617,27
2.774,68
5.320,55
1702,577
3.617,98
6.392,66
8
19.648,13
10.935,79
2.774,68
5.937,66
1900,0514
4.037,61
6.812,29
9
20.630,54
11.263,86
2.774,68
6.591,99
2109,4379
4.482,56
7.257,24
10
21.662,07
11.601,78
2.774,68
7.285,6
233,3934
4.954,21
7.728,89
- Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của dự án đư tính toán:
+ Hệ số hoàn vốn nội bộ(IRR): 8,94%
+ Giá trị hiện tại thuần(NPV): 393 triệu đồng
+ Thời gian thu hồi vốn(T): 9 năm 2 tháng
2.4.5. Hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án:
Phần phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án không được chú trọng phân tích sâu, chỉ là những đánh giá về mặt định tính, không có những thông số cụ thể. Dự án đem lại những lợi ích sau:
-Bảo đảm cho Công ty cổ phần Sông Đà 12 đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ vận chuyển thiết bị xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, Tuyên Quang, Nậm Chiến, Huội Quảng, cũng như phục vụ các công trình xây dựng khác.
-Ổn định mặt bằng sản xuất theo quy hoạch, bảo đảm cho xí nghiệp Sông Đà 12-4 đủ năng lực phát triển sản xuất lâu dài theo sự tăng trưởng kinh tế quy hoạch dài hạn của Tổng Công ty. Lợi ích này sẽ tiết kiệm cho công ty khoản tài chính không nhỏ trong đầu tư phát triển ở giai đoạn sau này.
- Dự án đầu tư chắc chắn mang lại sự tăng trưởng ít nhất từ 5% đến 10% trở lên, mọi yếu tố khác cũng được thúc đẩy phát triển. Đầu tư giúp cải thiện diều kiện lao động sản xuất trên dây chuyền công nghệ hợp lý, sức lao động được duy trì bồi dưỡng, là đòn bẩy tác động đẩy mạnh năng suất lao động, tăng sản phẩm mang lại lợi nhuận cao.
3. Đánh giá công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12
3.1. Đánh giá về công tác lập dự án đầu tư xây dựng bến chuyên dùng bốc dớ vật tư và bãi trung chuyển vật tư thiết bị Xí nghiệp Sông Đà 12-4.
Qua phân tích dự án đầu tư xây dựng bến chuyên dùng bốc dỡ vật tư và bãi trung chuyển vật tư thiết bị của xí nghiệp Sông Đà 12-4, có thể thấy rằng đây là dự án đầu tư cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đầu tư của Tông Công ty Sông Đà. Nhìn chung, quy trình soạn thảo dự án này tuân thủ theo đúng quy trình lập dự án tại Công ty đối với dự án xây lắp.Hầu hết các nội dung cần thiết đều được phân tích và trình bày khá rõ ràng, từ phân tích thị trường đến phân tích kỹ thuật và tài chính dự án. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản thể hiện hiêu quả dự án cũng được phân tích và tính toán cụ thể. Lịch trình thực hiện dự án cũng được sắp xếp khá rõ ràng và có tính đến cả chi phí sơ bộ cho từng giai đoạn cụ thể của dự án.
Tuy nhiên, công tác soạn thảo dự án vẫn còn tồn tại một số vấn đề, cụ thể:
Thứ nhất, trong phần phân tích khía cạnh tài chính dự án không đề cập đến độ an toàn về mặt tài chính của dự án, thể hiện ở một số mặt như: an toàn về nguồn vốn, khả năng thanh toán tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của dự án, độ nhạy của dự án. Đây là cơ sở quan trọng giúp chủ đầu tư và cơ quan thẩm định ra quyết định phê duyệt dự án.
Thứ hai, phần phân tích lợi ích kinh tế- xã hội của dự án chỉ nêu ra những đánh giá tác động của dự án mang tính định tính, gần như không có những tính toán cụ thể về mặt định lượng như: NVA, số việc làm tăng thêm khi dự án đi vào hoạt động, sự phân phối lại thu nhập của lao động làm việc cho dự án,..
Thứ ba, trong quá trình soạn thảo dự án cũng gặp phải những vấn đề về thủ tục trình duyệt và thông qua quyết định đầu tư dự án làm cho việc triển khai dự án bị chậm so với tiến độ đặt ra. Cụ thể:
Ngày 27/09/2004 có quyết định 529TCT/ĐT của Tổng Công ty : phê duyệt báo cáo cơ hội đầu tư dự án xây dựng bến chuyên dùng bốc dỡ vật tư và bãi trung chuyển vật tư thiết bị xí nghiệp Sông Đà 12-4.
Ngày 19/11/2004 Tổng giám đốc Công ty ra quyết định số 1024CT/ĐT về việc chỉ định Công ty tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng khảo sát thiết kế và lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
Ngày 26/05/2005 Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà 12 ra quyết định phê duyệt số 37CT/HĐQT: “ V/v: phê duyệt dự án xây dựng bến cảng chuyên dùng bốc dỡ vật tư và bãi trung chuyển vật tư thiết bị xí nghiệp Sông Đà 12-4” để thực hiện các thủ tục thuê đất.
Theo báo cáo tình hình thực hiện đầu tư mới nhất của Công ty thì dự án này vẫn chưa được triển khai do còn bị vướng mắc trong vấn đề thủ tục, bị triển khai chậm so với kế hoạch.
3.2. Đánh giá chung về công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12
3.2.1.Những kết quả đạt được:
Công tác đầu tư cơ bản đã được triển khai đúng các quy trình đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước cũng như của Tổng Công ty. Tất cả các dự án đều có danh sách hồ sơ pháp lý của dự án. Các dự án đầu tư của Công ty đều đã ban hành quy định về công tác quản lý chất lượng trong quá trình thực hiện dự án. Những dự án này góp phần vào thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhìn chung các dự án do Công ty soạn thảo và tiến hành thực hiện đầu tư trong thời gian gần đây bám sát với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và phù hợp về khả năng về nhân lực, vốn,.. Thực tế cho thấy các dự án của Công ty đi vào hoạt động đem lai hiệu quả khá khả quan cả về mặt tài chính lẫn lợi ích kinh tế- xã hội. Công tác lập dự án của Công ty tuân theo đúng quy trình, tiêu chuẩn ISO 9000:2000 mà Công ty đang áp dụng. Tại Công ty đang áp dụng rất nhiều phương pháp lập dự án khác nhau và các phương pháp này đang được áp dụng khá linh hoạt cho từng dự án cụ thể, giúp cho chất lượng của báo cáo nghiên cứu khả thi không ngừng được nâng cao.
Về nội dung lập dự án: Các dự án của Công ty không ngừng được được nâng cao về chất lượng và đẩy nhanh tiến độ, số các dự án hoàn thành đúng tiến độ ngày càng tăng, tuy vẫn còn gặp phải một số vướng mắc về thủ tục pháp lý làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Quá trình lập dự án được tiến hành theo trình tự liên hoàn và chặt chẽ với sự giám sát của bộ phận chuyên trách, các thông tin thu thập phục vụ cho công tác soạn thảo dự án đều được kiểm soát đầy đủ để bảo đảm tính chính xác kịp thời. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ làm công tác soạn thảo dự án tuy còn trẻ nhưng luôn được Công ty chú trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công việc.
Chính nhờ những kết quả đã đạt được kể trên, Công ty luôn tạo được uy tín không chỉ trong nội bộ Tổng Công ty Sông Đà mà còn giữ được rất nhiều khách hàng lớn, cạnh tranh được với các Công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực.
3.2.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác lập dự án đầu tư tại Công ty:
Bên cạnh những kết quả đạt được khá khả quan, công tác lập dự án tại Sông Đà 12 còn có một số hạnh chế cần khắc phục. Cụ thể:
3.2.2.1. Về kế hoạch và chiến lược đầu tư:
Phần lớn các dự án đầu tư tai Công ty đều là những dự án có quy mô nhỏ,thuộc nhóm B, nhóm C và thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau như xây lắp, sản xuất công nghiệp( xi măng, thép, bao bì, chất phụ gia,..). Hiện nay, tại Công ty hoạt động đầu tư theo dự án còn thiếu tính kế hoạch, không có danh mục đầu tư cụ thể, kế hoạch ,mục tiêu đặt ra cho từng giai đoạn thiếu thực tế, dẫn đến khi thực hiện không đạt được mục tiêu. Lĩnh vực đầu tư dàn trỉa cũng gây khoá khăn cho các cán bộ lập dự án, vì lĩnh vực dự án càng rộng càng đòi hỏi các cán bộ phải kiêm quá nhiều công việc và chuyên môn, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác lập dự án.
3.2.2.2. Về năng lực cán bộ làm công tác lập dự án
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp vẫn coi công tác lập dự án là công việc đơn giản, không phức tạp. Nhưng trên thực tế đây là công việc đòi hỏi cán bộ thực hiện có chuyên môn tốt, có kinh nghiệm và kiến thức đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau: luật pháp, tài chính, kỹ thuật, marketing,..Tại Sông Đà 12 hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác lập dự án vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc cả về chất lượng lẫn số lượng. Chủ yếu đay là các cán bộ còn trẻ, do vậy còn ít kinh nghiệm, và quan trọng hơn là phần lớn họ chưa được đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực lập dự án và quản lý đầu tư. Do vậy, việc đảm nhiệm công tác lập dự án đối với họ quả là rất năng nề vì họ vừa phải cố gắng làm tốt công việc hiện tại vừa phải tự tích luỹ học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và kiến thức. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác soạn thảo dự án và chất lượng của dự án đầu tư.
3.2.2.3.Chất lượng công tác lập dự án
Qua tìm hiểu có thể thây rằng một số dự án của Công ty không tuân thủ theo đúng quy trình lập dự án chung của Công ty và tiêu chuẩn ISO mà Công ty đang áp dụng, một số dự án nhỏ thì bỏ qua bước thẩm định nội bộ hoặc công tác kiểm tra, giám sát hoạt động lập dự án cũng không được chú trọng.
Trong nội dung dự án được lập có thể nhận thấy rằng hầu hết các dự án chỉ chú trọng và phân tích kỹ thụât và tài chính, thậm chí phân tích tài chính cũng chỉ trọng tâm vào các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính cơ bản mà bất kỳ dự án nào cũng đề cập đó là: IRR, NPV, T; Đây có thể coi là một thiếu sót đáng kể vì khi xác định hiệu quả tài chính thì những đánh giá về độ an toàn về mặt tài chính như: khả năng trả nợ,an toàn về vốn, độ nhạy của dự án,.là những cơ sở quan trọng đánh giá tính khả thi của dự án trong một nền kinh tế thị trường đầy biến động.
Thêm vào đó, trong phân tích hiệu quả kinh tế xã hội các đánh giá còn mang nặng tính định tính, có những dự án không hề đề cập hay tính toán các chỉ tiêu phản ảnh tác động của dự án đối với nên kinh tế- xã hội như: NVA, số việc làm tăng thêm, phân phôí lại thu nhập,..khi dự án đi vào hoạt động.
Cũng phải nói thêm rằng, tại Công ty thủ tục trình duyệt và thông qua dự án còn rườm rà, trải qua nhiều cấp, nhiều công đoạn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ của dự án mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của dự án khi đi vào thực hiện.
Một yếu tố nữa cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập dự án đó là công tác tổ chức lập dự án. Tại Công ty hiện nay chưa phòng, ban riêng chuyên trách về lĩnh vực quản lý dự án đầu tư. Công tác tổ chức thực hện lập dự án đang được phòng đầu tư Công ty đảm nhiệm, do vậy tính chuyên môn hoá chưa cao, trong quá trình tổ chức lập dự án còn gặp phải một số khó khăn về bố trí nhân sự phù hợp với công việc cung như đảm bảo tính lưu động tại nhân sự làm việc trong nhóm dự án chỉ là tạm thời trong thời gian chuẩn bị và thực hiện dự án, khi dự án kết thúc thì mọi người lại trở về vị trí công việc của mình. Điều này đòi hỏi người tổ chức thực hiện phải có kiến thức về quản lý và nắm rõ được khả năng của cán bộ trong nhóm dự án để phân công công việc và trách nhiệm.
3.2.2.4. Nguồn vốn đầu tư cho dự án còn hạn hẹp:
Phần lớn các dự án của Công ty còn thiếu cân đối về cơ cấu vốn. Thông thường, để đảm bảo dự án khả thi và có hiệu quả về mặt tài chính thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với vốn vay phải lớn hơn hoặc bằng 1; tuy nhiên các dự án của Công ty thì tỷ lệ này thường không đạt yêu cầu và dao động từ 0,3 đến 0,5 ( như ở dự án xây dựng bến chuyên dùng của Xí nghiệp Sông Đà 12-4 tỷ lệ này là 0,38). Điều đó có nghĩa là vốn đầu tư của dự án chủ yếu là vốn vay. Thực tế đã cho thấy, một dự án mà vốn vay chiếm tỷ trọng lớn thì sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro không chỉ ở chi phí trả lãi vay lớn mà còn làm cho dự án bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố bất định trên thị trường tài chính.
Điều này gây khó khăn cho quá trình soạn thảo dự án vì tính khả thi của dự án sẽ giảm đi và các cán bộ lập dự án sẽ phải tìm ra những điểm tích cực khác của dự án để thuyết phục được chủ đầu tư và cơ quan có thẩm quyền trong việc thông qua và phê duyệt dự án. Để khắc phục đựơc tình trạng này giải pháp khả quan nhất là đa dạng hoá nguồn vốn đàu tư cho dự án.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12
I. Kế hoạch đầu tư các dự án của Công ty cổ phần Sông Đà 12 trong giai đoạn 2006-2010
1. Định hướng phát triển chung của Công ty
Từ mục tiêu định hướng, chiến lược phát triển kinh tế 10 năm của Tổng Công ty Sông Đà, xuất phát từ tình hình thực tế, phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn của Công ty. Công ty Cổ phần Sông Đà 12 xác định định hướng của công ty cổ phần Sông Đà : “Xây dựng và phát triển Công ty trở thành Công ty uy tín lớn mạnh, lấy chỉ tiêu hiệu quả kinh tế làm thước đo cho mọi hoạt động, lấy sự đảm bảo về uy tín chất lượng sản phẩm là sự sống còn cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm: Lấy sản xuất công nghiệp lam ngành nghề chính, phát triển ngành nghề truyền thống kinh doanh vật tư thiết bị, vận tải đồng thời phát triển các ngành nghề khác và sản phẩm mới như: kinh doanh nhà ở đô thị, khai thác chế biến than mỏ, khai thác đá, sét phục vụ sản xuất cho các nhà máy xi măng, sản xuất và kinh doanh điện... Không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phát triển toàn diện. Chấp nhận cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh, phát huy thế mạnh, tận dụng mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao uy tín thương hiệu Sông Đà góp phần xây dựng Tổng Công ty Sông Đà thành tập đòan kinh tế mạnh”.
Với định hướng phát triển như vậy, Công ty đã đưa ra bản kế hoạch với các mục tiêu đã được xác định trong định hướng phát triển và phương án sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2006, cụ thể:
- Duy trì và tiếp tục tiếp tục phát triển Công ty mạnh toàn diện với nhiều ngành nghề, sản phẩm, có năng lực cạnh tranh cao, đủ sức đảm nhận những công trình lớn và công nghệ hiện đại.
- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10%.
- Đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Tỷ trọng sản xuất công nghiệp của Công ty chiếm trên 40% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh toàn Công ty.
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý năng động, có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu cơ chế thị trường. Xây dựng một tập thể công nhân kỹ thuật có tay nghề vững vàng có tác phong sản xuất công nghiệp.
- Đảm bảo cổ tức hàng năm từ 12%- 15%/ năm.
- Thu nhập bình quân của người lao động trên 2.000.000đ/ người/ tháng.
2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007 và kế hoạch đầu tư các dự án của Công ty trong giai đoạn 2006-2010
2.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 12 năm 2007:
Bảng 11: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
2007
I
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh
Tr. đ
576.13
1
Giá trị xây lắp
Tr. đ
328.410
2
Giá trị sản xuất công nghiệp
Tr. đ
17.810
3
Giá trị kinh doanh vật tư vận tải
Tr. đ
228.260
4
Giá trị sản xuất khác
Tr. đ
1.650
II
Tổng doanh thu
Tr. đ
509.510
III
Tổng thu tiền về tài khoản
Tr. đ
560.180
IV
Tổng số nộp ngân sách
Tr. đ
17.200
V
Tổng lợi nhuận
Tr. đ
11.950
VI
Tổng số cán bộ công nhân viên làm việc bq/ năm
người
1.925
VII
Thu nhập bình quân
1000đ/ ng/tháng
2.100
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sxkd năm 2006 , kế hoạch sxkd 2007 và các biện pháp thực hiện( Công ty cổ phần Sông Đà 12, tháng 01/2007)
* Kế hoạch sản xuất kinh doanh của riêng Công ty cổ phần Sông Đà 12
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2007
I
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh
Tr. đ
320.000
1
Giá trị xây lắp
Tr. đ
160.610
2
Giá trị sản xuất công nghiệp
Tr. đ
15.310
3
Giá trị kinh doanh vật tư vận tải
Tr. đ
142.530
4
Giá trị sản xuất khác
Tr. đ
1.550
II
Khốilượng sản phẩm công nghiệp
1
Vỏ bao xi măng
Triệu vỏ
1
2
Cột điện các loại
Cột
2.000
3
Bê tông thương phẩm
M3
10.000
4
Phụ gia( tro bay)
Tấn
2.880
III
Tổng số CBCNV làm việc bq/năm
Người
1.045
IV
Thu nhập bình quân
1.000đ/ng/ tháng
2.000
V
Doanh số bán hàng
Tr. đ
330.090
VI
Doanh thu
Tr. đ
302.250
VII
Thu tiền về tài khoản
Tr. đ
358.670
VIII
Nộp Nhà nước
Tr. đ
7.930
IX
Lợi nhuận
Tr. đ
6.53
1
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD của Sông Đà 12
Tr. đ
3.980
2
Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính
Tr. đ
2.550
3
Tỷ suất Lợi nhuận/ doanh thu
%
1,32
4
Tỷ suất Lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu
%
7,51
X
Dự kiến lãi cổ tức
%
9,21
XI
Giá trị khấu hao TSCĐ
Tr. đ
8.260
1
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ bình quân
%
10,7
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sxkd năm 2006 , kế hoạch sxkd 2007 và các biện pháp thực hiện( Công ty cổ phần Sông Đà 12, tháng 01/2007)
2.2. Kế hoạch đầu tư các dự án trong giai đoạn 2006-2010
2.2.1. Hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở đô thị liền kề tại Hoà Bình.
2.2.2. Khắc phục và giải quyết các vấn đề tồn tại của dự án tro bay Phả Lại.
2.2.3. Hoàn thành và đưa vào sử dụng dự án đầu tư xây dựng mở rộng cầu cảng và bãi trung chuyển vật liệu của Xí nghiệp Sông Đà 12.4 tại Hải Phòng với các nội dung sau:
- Mục tiêu chính của dự án: Nâng cao năng lực bốc xếp tiếp nhận và vận chuyển vật tư, thiết bị từ các nguồn hàng đến phục vụ thi công các công trình thuỷ điện Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Nậm Chiến, Huội Quảng, và các nhu cầu khác của Tổng Công ty Sông Đà.
- Quy mô và công suất:
Bến chuyên dùng cho tàu 1.000 tấn, thiết bị bốc dỡ, bãi trung chuyển vật tư thiết bị, đường nội bộ và các hạng mục phụ trợ khác.
- Địa điểm xây dựng, diện tích đất sử dụng: Phường Sở Dầu, Quận Hồng Bàng- thành phố Hải Phòng. Tổng diện tích: 26.968,95 m2.
- Tổng mức đầu tư: 28.786 triệu đồng
Xây lắp: 17.201 triệu đồng
Thiết bị: 4.463,6 triệu đồng
Đền bù và giải phóng mặt bằng: 1.699 triệu đồng
Chi phí quản lý dự án: 4.073 triệu đồng
Dự phòng: 1.348 triệu đồng
Nguồn vốn đầu tư: Vay tín dụng trong nước 70% và vốn tự có 30%.
- Thời gian thực hiện dự án: 2005-2007
- Tình hình triển khai dự án:
Ngày 26/05/2005 Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà 12 đã ra quyết định tạm phê duyệt số 37 CT/HĐQT “ Phê duyệt dự án xây dựng bến cảng chuyên dùng bốc dỡ vật tư và bãi trung chuyển vật tư thiết bị xí nghiệp Sông Đà 12-4” để thực hiện các thủ tục thuê đất.
Ngày 02/08/2005 UBND thành phố Hải Phòng đã có thông báo số 288/TB-UB chấp thuận dự án của Công ty cổ phần Sông Đà 12 và đã ra quyết định số 1777/QĐ-UB ngày 03/08/2005 cho Công ty thuê đất thực hiện dự án.
Hiện nay, để đảm bảo đúng quy định của Tổng Công ty, Công ty cổ phần Sông Đà 12 đang xin thoả thuận phê duyệt lại dự án và kế hoạch đấu thầu.
Trong năm 2007, sẽ triển khai phần san nền và phần đường dẫn ra cầu cảng theo tiến độ được phê duyệt.
2.2.4. Nghiên cứu cơ hội đầu tư mới trạm triết khí ga tại Hải Phòng
- Mục tiêu: Làm tổng đại lý cho Tổng Công ty dầu khí Việt Nam cung cấp khí ga cho thị trường phía Bắc. Tạo công ăn việc làm ổn định cho các cán bộ Công ty cổ phần Sông Đà 12.
- Địa điểm: Khoảng 2 ha tại khu Công nghiệp Cảng Đình Vũ, Thành phố Hải Phòng.
- Tổng mức đầu tư dự kiến: 20 tỷ đồng
- Công suất: từ 5.000 đến 10.000 tấn khí ga/ tháng.
- Tình hình thực hiện: Dự án đang nằm trong giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư. Hiện nay Công ty cổ phần Sông Đà 12 đang liên hệ và làm việc với Tổng Công ty dầu khí để xem xét cơ hội đầu tư dự án( sản phẩm khí ga sẽ được triết sang các loại bình tiêu chuẩn và xe téc chuyên dụng). Khi dự án hoàn thành sẽ cung cấp khí ga cho các đại lý cấp II và các khách hàng có nhu cầu.
2.2.5. Tham gia góp vốn thành lập Công ty cổ phần để đầu tư và khai thác sản xuất Puzơlan tại Nghĩa Đàn cung cấp cho công trình thuỷ điện Bản Vẽ và các công trình thuỷ điện khác.
2.2.6. Tham gia đầu tư tài chính vào dự án thuỷ điện Sử Pán 2 là 10 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ 10% vốn điều lệ.
2.2.7. Dự án nâng cao năng lực các thiết bị các đơn vị: hàng năm công ty sẽ cân đối lượng máy móc thiết bị của toàn Công ty để đầu tư các thiết bị nhằm nâng cao năng lực thi công đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu kinh doanh của Công ty.
2.3 Các biện pháp thực hiện đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty trong thời gian tới:
2.3.1. Giải pháp tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh:
- Kiện toàn bộ máy lãnh đạo từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc, kiên quyết loại bỏ các khâu trung gian, số lượng lao động dôi dư làm việc kém hiệu quả ra khỏi bộ máy quản lý điều hành.
- Sắp xếp lại tổ chức để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Xây dựng Công ty thành đơn vị có chức năng kinh doanh tổng hợp, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm và xây dựng các đơn vị trực thuộc thành các đơn vị có chức năng chuyên sâu, vững mạnh trên cơ sở phát huy tính đoàn kết, chủ động sáng tạo của cán bộ công nhân viên, thế mạnh và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
-Đẩy mạnh công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, tham gia đấu thầu cung cấp thiết bị cho các đơn vị trong và ngoài Tổng Công ty.
- Căn cứ vào quy mô, tốc độ phát trển và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh những năm tiếp theo, Công ty sẽ kiện toàn các đơn vị trực thuộc thành các Công ty con theo từng địa bàn và lập thêm các đơn vị trực thuộc như: Nhà máy thuỷ điện, xí nghiệp khai thác sét tại Ninh Bình,..
2.3.2. Giải pháp về thị trường
- Công tác thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và phải được quan tâm giải quyết thường xuyên của các cấp lãnh đạo từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc. Phải nắm bắt đựơc thị trường, căn cứ vào thị trường để quyết định đầu tư và chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ sản phẩm khi các dự án sản xuất đi vào hoạt động.
- Xây dựng và duy trì một cơ chế giá hợp lý, điều kiện thanh toán phù hợp, hiệu quả trên cơ sở phân tích tính tón một cách nghiêm túc, cập nhật liên tục thông tin để đảm bảo khả năng cạnh tranh.
- Xây dựng một chiến lược tiếp thị, chăm sóc khách hàng thích hợp để chiếm lĩnh thị phần của các ngành nghề mà Công ty tham gia sản xuất kinh doanh, đồng thời củng cố, giữ vững thị phần truyền thống đặc biệt là các khách hàng truyền thống là các Tổng Công ty Sông Đa, Tổng Công ty xi măng, Tổng Công ty điện lực,..
- Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Sông Đà 12, tăng cường quảng bá sản phẩm, thương hiệu Công ty trên thị trường, khẳng định vị thế và uy tín của Công ty bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá cả cạnh tranh.
- Tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài Tổng Công ty trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng thắng thầu và đầu tư những dự án lớn.
- Nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương tiện máy móc cho cán bộ tiếp thị đấu thầu và bộ phận làm hồ sơ dự thầu đảm bảo chất lượng hồ sơ thầu ngày càng được nâng cao, cũng như có đủ khả năng làm các hồ sơ đấu thầu quốc tế.
- Tiếp thị với các Chủ đầu tư trong nội bộ Tổng Công ty để nhận thi công các phần việc trong các dự án đầu tư của Tổng Công ty như: các dự án khu đo thị, nhà máy xi măng Hạ Long, các công trình thuỷ điện do Tổng Công ty làm chủ thầu( Thuỷ điện Sơn La, Nậm Chiến, Huội Quảng,..), các công việc vận tải và gia công cơ khí cho các đơn vị nội bộ Tổng Công ty.
- Đối với các công trình bên ngoài Tổng Công ty, thực hiện việc đấu thầu có chọn lọc và trọng điểm, phù hợp với năng lực và sở trường của từng đơn vị, không đấu thầu các công trình nhỏ lẻ, địa bàn phân tán hiệu quả không cao, giải quyết được ít việc làm cho cán bộ công nhân viên.
- Nắm vững các yêu cầu vật tư và phụ tùng thay thế của các đơn vị trong Tổng Công ty để có kế hoạch tiếp thị và cung ứng kịp thời.
2.3.3. Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ
- Trong thời gian tới, theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, sức cạn tranh sẽ trở nên quyết liệt hơn đòi hỏi kỹ thuật công nghệ phỉa có bước tiến vững mạnh. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ luôn được kiểm soát ở mức tối đa, Công ty phải luôn duy trì được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2001.
- Xây dựng và vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho các sản phẩm sản xuất công nghiệp cuả Công ty ngay sau khi bất kỳ một dự án sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh: Công ty phải tổ chức tốt việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, áp dụng các sáng kiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để quản lý sử dụng tối đa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, phương tiện thiết bi máy móc thi công hiện có để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
- Thường xuyên kiểm tra, thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng kỹ thuật ở các công trình xây lắp, các khâu sản xuất và sản phẩm cuối cùng của sản xuất công nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra, tăng uy tín sản phẩm Công ty trên thị trường.
2.3.4. Giải pháp về kinh tế- tài chính
- Hàng năm căn cứ vào quy mô và tốc độ phát triển, Công ty nghiên cứu sửa đổi điều lệ, quy chế tài chính đảm bảo đúng pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng tăng hiệu quả hoạt động.
- Thực hiện phân cấp quản lý kinh tế- tài chính đến từng đơn vị, quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Xây dựng và giao kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch vốn, kế hoạch chi phí và lợi nhuận cho các đơn vị, có kiểm điểm thực hiện từng tháng, quý, năm để xác định nguyên nhân và kịp thời đưa ra giải pháp khắc phục.
- Tăng cường công tác hạch toán kinh doanh kịp thời chính xác, làm cơ sở để kiểm tra, quản lý chi phí theo kế hoạch giá thành.
- Xây dựng định mức đơn gía nội bộ, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư phụ tùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua kế họach giá thành đảm bảo tiết kiệm, giảm chi phí.
- Thực hiện quản lý tốt nguồn vốn trong đầu tư, đảm bảo kế hoạch vay và trả nợ đúng hạn. Thực hiện quyết toán vốn đầu tư ngay sau khi dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng.
- Mở rộng hình thức liên doanh, liên kết để thu hút vốn đầu tư và tận dụng tất cả các tiềm năng hiện có của đơn vị. Đảm bảo đủ vốn và kịp thời cho đầu tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DT62.docx