Đề tài Hoàn thiện công tác kết toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại tin học và kỹ thuật công nghệ Tân Dương

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kết toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại tin học và kỹ thuật công nghệ Tân Dương: LỜI NÓI ĐẦU š&› Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có những chuyển biến to lớn, Trước xu thế hội nhập toàn cầu hóa các doanh nghiệp trong nước đang đứng trước một thử thách đó là sự cạnh tranh, Khi mà tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp Thương mại phải xác định cho mình hướng kinh doanh đúng đắn. Đứng trước thực tiễn đó, các biện pháp quản lý nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng cần phải thường xuyên bổ sung, đổi mới cho phù hợp với sự vận động và phát triển của thị trường lưu thông hàng hóa. Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở các doanh nghiệp đã được tổ chức hoàn thiện dần, nhưng mới chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Số liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở nhiều doanh nghiệp chưa là cơ sỏ tin cậy cho công tác quản lý của các cấp có liên quan; chưa là cơ sở tin cậy cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Bởi vậy, cải tiến ...

doc99 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kết toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại tin học và kỹ thuật công nghệ Tân Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU š&› Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có những chuyển biến to lớn, Trước xu thế hội nhập toàn cầu hóa các doanh nghiệp trong nước đang đứng trước một thử thách đó là sự cạnh tranh, Khi mà tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp Thương mại phải xác định cho mình hướng kinh doanh đúng đắn. Đứng trước thực tiễn đó, các biện pháp quản lý nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng cần phải thường xuyên bổ sung, đổi mới cho phù hợp với sự vận động và phát triển của thị trường lưu thông hàng hóa. Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở các doanh nghiệp đã được tổ chức hoàn thiện dần, nhưng mới chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Số liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở nhiều doanh nghiệp chưa là cơ sỏ tin cậy cho công tác quản lý của các cấp có liên quan; chưa là cơ sở tin cậy cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Bởi vậy, cải tiến và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh thương mại nói riêng trong các doanh nghiệp thương mại luôn được đặt ra với mục đích nhằm tổ chức khoa học, hợp lý hơn nữa công tác kế toán này, làm cơ sở cho các thông tin kế toán cung cấp đảm bảo tính đúng đắn và đáng tin cậy. Nhận thức được tầm quan trọng này, đồng thời để đưa kiến thức vào thực tế, nâng cao trình độ hiểu biết bản thân; qua qúa trình thực tập tại Công ty CPTM tin học & kỹ thuật công nghệ Tân Dương, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ tại phòng kế toán - tài vụ, em đã thực hiện chuyên đề với đề tài : “Hoàn thiện công tác kết toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CPTM tin học &kỹ thuật công nghệ Tân Dương” Nội dung của chuyền đề chia làm ba phần chính: CHƯƠNG1:Những vấn đề lý luận chung của công tác hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ. CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CPTM tin học và kỹ thuật công nghệ Tân Dương. CHƯƠNG 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty CPTM tin học và kỹ thuật công nghệ Tân Dương. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 - Đặc điểm của hoạt động sản xuất, kinh doanhThương mại: Đặc trưng của các doanh nghiệp Thương mại là hoạt động mua, bán vật tư, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trung gian và nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của xã hội. Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp Thương mại phải tìm hiểu, bám sát thị trường, nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó tác động thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, đảm bảo chất lượng hàng hóa và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong nền kinh tế mở thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng là hoạt động quan trọng trong ngành Thương mại. Hoạt động của các doanh nghiệp Thương mại chủ yếu là tổ chức thu mua, gia công hàng hóa để xuất khẩu, đồng thời nhập hàng hóa của nước ngoài về nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng. Mặt khác khi nền kinh tế, xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì hoạt động kinh doanh dịch vụ là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tê xã hội. Hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng là hoạt động kinh doanh Thương mại. Hoạt động của các doanh nghiệp thương mại này là hoạt động cung ứng lao vụ, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của sản xuất kinh doanh, nhu cầu về đời sống và sinh hoạt của nhân dân. Song, trong nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành các hoạt động sản xuất, gia công để tăng thêm hàng hóa cả về chất lượng, số lượng và chủng loại, đảm bảo nhu cầu đa dạng hóa khách hàng. 1.2 - Những vấn đề lý luận chung về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Thương mại: 1.2.1 - Bán hàng và đặc điểm của quá trình bán hàng: 1.2.1.1- Khái niệm: Bán hàng ở các đơn vị kinh doanh là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn hàng hoá sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả tiêu thụ, là kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD ở đơn vị, thông qua quá trình bán hàng, nhu cầu của người tiêu dùng về một giá trị sử dụng nào đó được thoả mãn và giá trị của hàng hoá được thực hiện. Bán hàng là quá trình thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá thông qua quan hệ trao đổi, đó là quá trình doanh nghiệp cung cấp hàng hoá cho khách hàng và khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp 1.2.1.2- Quá trình bán hàng có các đặc điểm sau: * Có sự thoả thuận, trao đổi giữa người mua và người bán. Người bán đồng ý bán, người mua đồng ý mua, trả tiền và chấp nhận trả tiền. * Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hoá: người bán mất quyền sở hữu còn người mua có quyền sở hữu về hàng hoá đã mua bán. * Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá các đơn vị kinh tế cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hoá nhất định và nhận lại từ khách hàng một khoản tiền gọi là doanh thu tiêu thụ hàng hoá. 1.2.2 - Khái niệm doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là số tiền đã thu hoặc phải thu tính theo giá bán của số sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã được xác định đã bán (đã tiêu thụ) Trong mọi hình thái xã hội, mọi ngành nghề và loại hình doanh nghiệp các hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải quan tâm đến kết quả của quá trình hoạt động đó. Kết quả hoạt động kinh doanh Thương mại là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí để có thu nhập. Kết quả hoạt động kinh doanh Thương mại còn gọi là lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh. 1.2.3 - Ý nghĩa, vai trò của quá trình bán hàng và XĐKQ bán hàng: Trong nền kinh tế chỉ huy kế hoạch hóa tập trung, việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo từ trên xuống và không chú trọng đến nhu cầu của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ là linh hồn của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp phải tự tìm thị trường và mọi biện pháp để đạt được mục đích tiêu thụ càng nhiều càng tốt. Quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của hàng hóa. Thời điểm xác định doanh thu bán hàng tùy thuộc vào từng phương thức bán hàng và phương thức thanh toán tiền bán hàng. Tuy nhiên, điều đó sẽ chi phối việc hạch toán doanh thu và tiền bán hàng, cũng như thanh toán với khách hàng. Tiêu thụ hàng hóa là điều kiện để tái sản xuất xã hội. Qua tiêu thụ giá trị sản phẩm được thực hiện. Do vậy, tiêu thụ khuyến khích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển để đạt được sự thích ứng giữa cung và cầu. Thông qua thị trường, tiêu thụ góp phần điều hòa giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa hàng hóa và tiêu thụ trong lưu thông, giữa nhu cầu và khả năng thanh toán... Đồng thời, đó cũng là điều kiện để đảm bảo sự phát triển cân đối trong từng ngành, từng vùng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, tiêu thụ tốt đảm bảo thu hồi được vốn nhanh, tăng tốc độ quay vòng của đồng vốn, tiết kiệm vốn lưu động và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường. Về luân chuyển vốn, tiêu thụ là quá trình chuyển hóa hình thức giá trị của vốn đầu tư, từ hình thức hàng hóa thông thường sang hình thức hàng hóa tiền tệ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay phá sản của doanh nghiệp. Tiêu thụ cũng là cơ sở của doanh thu và lợi nhuận, tạo ra lợi nhuận để bù đắp chi phí, đồng thời góp phần bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh. 1.2.4 - Mối quan hệ giữa bán hàng và XĐKQ bán hàng: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh Thương mại bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tuy là khâu cuối cùng nhưng lại đóng vai trò trọng yếu, tác động đến sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, chúng thực sự có sự liên kết và có mối quan hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng đến nhau. Thật vậy, tiêu thụ hàng hóa là cơ sở để xác định kết quả bán hàng. Việc XĐKQ bán hàng đạt được lại chính là cơ sở để xác định chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ; xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước: như là phần thuế doanh thu phải nộp; xác định được chi phí phục vụ cho sản xuất, kinh doanh sẽ bỏ ra và số lợi nhuận thu về. Mặt khác, kết quả bán hàng sau mỗi kỳ hoạt động có tác động trực tiếp tới doanh nghiệp. Bởi lẽ, bản chất của koạt động kinh doanh Thương mại là buôn bán vật tư, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của xã hội. Như vậy, bán hàng và kết quả bán hàng có mối liên hệ mật thiết không thể tách rời. Việc bán hàng hóa như thế nào là cơ sở xác định kết quả bán hàng. Ngược lại, kết quả bán hàng là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định sẽ tiếp tục tiêu thụ mặt hàng nào, giảm việc kinh doanh mặt hàng nào không còn thích ứng với nhu cầu của thị trường và giá cả ra sao... Qua đây, ta có thể khẳng định kết quả bán hàng là mục tiêu hàng đầu của đơn vị hướng tới, còn bán hàng chính là “ phương tiện trực tiếp” để thực hiện. 1.3 - Các phương thức bán hàng và thủ tục chứng từ ban đầu: Trong doanh nghiệp Thương mại, bán hàng bao gồm hai khâu: bán buôn và bán lẻ. Do vậy, các phương thức bán hàng cũng được chia thành các phương thức bán buôn và các phương thức bán lẻ riêng biệt. 1.3.1 - Các phương thức bán buôn: Bán buôn là việc tiêu thụ hàng hóa cho các đơn vị Thương nghiệp để tiếp tục chuyển bán hoặc bán các loại nguyên liệu, vật liệu cho các đơn vị sản xuất; Bên cạnh đó, còn cung cấp hàng hóa cho các tổ chức xã hội khác để thỏa mãn nhu cầu kinh tế. 1.3.1.1- Bán buôn qua kho: Đây là phương thức bán buôn mà hàng hóa xuất từ kho của doanh nghiệp để bán cho người mua. Qua phương thức này, hàng hóa được tập trung ở kho của doanh nghiệp trước khi tiêu thụ. Phương thức bán buôn qua kho giúp cho doanh nghiệp tập trung được nguồn hàng, chủ động ký kết hợp đồng kinh tế với người mua; nhưng bên cạnh đó cũng có những bất cập như: chi phí kinh doanh cao hơn, đặc biệt là khâu dự trữ hàng hóa và làm chậm tốc độ lưu chuyển hàng hóa cũng như vòng luân chuyển vốn kinh doanh. Đối với phương thức bán buôn qua kho thường sử dụng 2 hình thức bán hàng sau đây: 1.3.1.1.1-Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, doanh nghiệp Thương mại căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký với người mua để gửi hàng cho người mua bằng phương tiện vận chuyển tự có hoặc thuê ngoài. Trong trường hợp này, hàng hóa gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Chi phí vận chuyển do doanh nghiêp chịu hoặc bên mua phải trả, tùy thuộc vào điều kiện quy định trong hợp đồng hai bên đã thỏa thuận, ký kết. Chứng từ bán hàng trong trường hợp này là hóa đơn hoặc phiếu xuất kho kiêm hóa đơn do doanh nghiệp lập. Thời điểm hàng hóa được coi là bán theo hình thức này là khi bên mua xác nhận đã nhận được hàng hoặc chấp nhận thanh toán; lúc đó hàng hóa mới được chuyển quyền sở hữu từ doanh nghiệp sang người mua. Trong trường hợp này khi hàng xuất kho chuyển đi, phòng kinh doanh lập “Phiếu xuất kho kiêm phiếu vận chuyển” thành 5 liên: phòng kinh doanh lưu 1 liên; sau khi xuất hàng thủ kho lưu 1 liên; gửi kèm hàng hóa 1 liên; chuyển cho phong kế toán 2 liên. Hàng chưa được tiêu thụ nên được theo dõi ở trạng thái “Hàng gửi đi bán” và vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi giao hàng tại kho của người mua, được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho số hàng hóa đó thì lập “Hóa đơn bán hàng” thành 3 liên: giao cho bên mua 1 liên; phòng kinh doanh lưu 1 liên; gửi phòng kế toán 1 liên; Tại thời điểm này hàng hóa mới được coi là tiêu thụ. 1.3.1.1.2- Bán buôn giao hàng trực tiếp tại kho doanh nghiệp: Theo hình thức này, bên mua căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký sẽ uỷ nhiệm cho cán bộ nghiệp vụ của mình đến nhận hàng tại kho người bán và chịu trách nhiệm áp tải hàng hóa về bằng phương tiện tự có hoặc thuê ngoài. Khi hàng hóa xuất giao cho người mua thì được coi là tiêu thụ. Từ đó, phòng kinh doanh lập “Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hàng” thành 4 liên: lưu 1 liên, chuyển cho kho 3 liên; thủ kho xuất hàng xong lưu 1liên chuyển 1 liên cho người mua, còn 1 liên giao cho phòng kế toán. 1.3.1.2- Bán buôn vận chuyển thẳng: Với phương thức này, hàng hóa bán cho bên mua được giao thẳng từ bên cung cấp không qua kho của doanh nghiệp. Theo phương thức này, doanh nghiệp Thương mại mua hàng của bên cung cấp để bán thẳng cho người mua. Đây là phương thức bán hàng tiết kiệm nhất vì giảm được chi phí kinh doanh, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, giảm sự ứ đọng của hàng tồn kho,đảm bảo quay vòng vốn nhanh. Có 2 hình thức bán buôn trong phương thức bán buôn vận chuyển thẳng: 1.3.1.2.1- Bán buôn vận chuyển thẳng trực tiếp: (Không tham gia thanh toán) Theo hình thức này, doanh nghiệp Thương mại mua hàng của bên cung cấp giao bán thẳng cho người mua; Doanh nghiệp chỉ đóng vai trò trung gian môi giới trong quan hệ mua bán với người mua; uỷ nhiệm cho người mua đến nhận hàng và thanh toán với người bán theo hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp đã ký với người bán. Tùy theo điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp Thương mại được hưởng một khoản lệ phí do bên mua hoặc bên bán trả (thường là bên bán trả). Khoản lệ phí này chính là doanh thu kinh doanh của doanh nghiệp.Trong trường hợp này, doanh nghiệp Thương mại không lập chứng từ kế toán bán hàng mà chỉ lập “Phiếu thu” về số hoa hồng được hưởng. 1.3.1.2.2-Bán buôn VCT theo hình thức chuyển hàng: (Có tham gia thanh toán) Theo hình thức này, doanh nghiệp vừa phải thanh toán tiền mua hàng với người bán, vừa phải thanh toán tiền bán hàng với người mua, nghĩa là đồng thời phát sinh cả hai nghiệp vụ mua hàng và bán hàng. Doanh nghiệp Thương mại có thể vận chuyển hàng đến kho người mua, giao hàng xong được coi là tiêu thụ. Nếu bên mua tự vận chuyển thì thực hiện giao hàng tay ba tại kho của người bán, sau đó háng hóa được coi là xác định tiêu thụ ngay. Chứng từ kế toán bán hàng trong trường hợp này là “ Hóa đơn bán hàng giao thẳng”, đây là “Hóa đơn kiêm phiếu vận chuyển hàng giao thẳng” do doanh nghiệp lập thành 3 liên: gửi cho bên mua 1 liên, chuyển cho phòng kế toán 2 liên để ghi sổ. 1.3.2 - Các phương thức bán lẻ: Bản lẻ là viêc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân và một bộ phận nhu cầu kinh tế tập thể. Hàng hóa bán lẻ vượt ra khỏi lĩnh vực lưu thông, đi sâu vào lĩnh vực tiêu dùng và số lượng qua mỗi lần bán thường sử dụng hai phương thức bán hàng sau đây: Bán lẻ thu tiền tập trung; Bán lẻ thu tiền trực tiếp; Bán hàng tự động; Bán hàng theo phương thức đặt hàng. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, các doanh nghiệp đều đưa ra các phương thức bán lẻ khác phù hợp với loại hình kinh doanh buôn bán của doanh nghiệp mình. 1.3.2.1- Bán lẻ thu tiền tập trung: Trong phương thức này, nghiệp vụ thu tiền và nghiệp vụ giao hàng tách rời nhau nhằm chuyên môn hóa công tác bán hàng. Mỗi quầy hàng hoặc liên quầy hàng đều bố trí một nhân viên thu ngân chuyên thu tiền và viết hóa đơn hoặc tích kê mua hàng cho khách. Cuối ca hoặc cuối ngày, nhân viên thu ngân kiểm tiền, lập giấy nộp tiền bán hàng (đây chính là doanh thu của cửa hàng trong ngày); Sau đó, nhân viên bán hàng tập hợp hóa đơn và tích kê hàng hóa để tiến hành kiểm kê; Đối chiếu 2 chứng từ này với nhau để làm căn cứ cho kế toán ghi sổ. 1.3.2.2- Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Lượng hàng tồn đầu ngày Lượng hàng còn lại cuối ngày - Lượng hàng nhập trong ngày + = Lượng hàng bán ra trong ngày Theo phương thức bán lẻ thu tiền trức tiếp, nhân viên bán hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm vật chất về số hàng đã nhận để bán ở quầy; đồng thời, chịu trách nhiệm quản lý tiền bán hàng trong ngày. Nhân viên bán hàng trực tiếp thực hiện việc thu tiền và giao hàng cho người mua. Cuối ca, cuối ngày nhân viên bán hàng lập giấy nộp tiền bán hàng, đồng thời kiểm kê hàng còn lại ghi vào “Thẻ quầy hàng” và xác định lượng hàng bán ra trong ngày cho từng mặt hàng. Qua phương thức này, nghiệp vụ bán hàng hoàn thành trực diện với người mua và thường không cần lập chứng từ cho từng nghiệp vụ bán lẻ. Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý mà cuối ca, cuối ngày hoặc định kỳ ngắn nhân viên bán hàng kiểm kê hàng hóa và dựa vào quan hệ cân đối luân chuyển hàng hóa để xác định lượng hàng tiêu thụ. Sau đó, nhân viên bán hàng lập “Báo cáo bán hàng” trong ca, ngày hoặc trong kỳ để nộp cho phòng kế toán. Hàng ngày, khi nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ, nhân viên bán hàng phải lập giấy nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ, đây chính là một loại chứng từ; “Báo cáo bán hàng” do nhân viên bán hàng lập. Để thuận tiện cho việc quản lý hàng hóa bán ra trong ca, hàng ngày hoặc định kỳ nhân viên bán hàng phải mở Thẻ hàng cho từng mặt hàng để ghi chép, tập hợp nghiệp vụ bán hàng theo mẫu sau đây: Như vậy, đối với phương thức bán lẻ thời điểm được coi là tiêu thụ chính là khi người mua nhận được hàng và trả tiền. Vì bán lẻ là bán trực tiếp với số lượng hàng ít, quá trình bán hàng diễn ra đơn giản, nhanh chóng nên việc XĐ thời điểm hàng hóa được coi là bán không phức tạp như đối với các phương thức bán buôn. Về hình thức chứng từ, đối với phương thức bán lẻ thường không cần lập chứng từ cho từng nghiệp bán hàng mà mỗi ca, hàng ngày hoặc định kỳ ngắn tiến hành lập chứng từ chung đó là “Báo cáo bán hàng ”, còn tiền bán hàng ghi theo giấy nộp tiền bán hàng; Đối chiếu doanh thu bán hàng trên Báo cáo với số tiền thực nộp sẽ xác định được số tiền thừa (thiếu) trong quá trình tiêu thụ hàng hóa. 1.3.2.3-Bán hàng tự động: Phương thức bán hàng này được áp dụng đối với một số mặt hàng có thể sử dụng máy bán hàng tự động để thực hiện nghiệp vụ bán hàng. Qua cách thức thực hiện của phương thức bán hàng tự động này cho thấy sự tiện dụng và cũng không kém phần hiệu quả nhằm đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, nó cũng không đòi hỏi phải có một không gian rộng lớn. 1.3.2.4- Bán hàng theo phương thức đặt hàng: Theo phương thức bán hàng này, khách hàng đặt mua hàng hóa tại quầy hàng; doanh nghiệp cử nhân viên chuyên trách vận chuyển hàng đến địa điểm mà người tiêu dùng yêu cầu. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp phải lập “Báo cáo bán hàng” phản ánh riêng 1.3.2.5-Bán hàng theo phương thức khách hàng tự chọn: Theo phương thức bán hàng này, các quầy hàng, các gian hàng không có nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách hàng tại từng quầy hàng mà chỉ có các nhân viên chuyên trách làm nhiệm vụ quan sát, bảo vệ gian hàng do mình đảm nhiệm; Đồng thời, có trách nhiệm hướng dẫn, giới thiệu hàng hóa cho khách hàng có nhu cầu mua. Trong hình thức bán hàng này, khách hàng sẽ tự lựa chọn hàng hóa ở quầy hàng, gian hàng; sau đó thanh toán tiền ở bàn thu ngân; nhân viên thu ngân được bố trí ngay ở lối ra. 1.3.2.6- Phương thức bán hàng đại lý: Giao hàng cho đại lý chính là biến tướng của phương thức bán buôn chuyển hàng và rất phổ biến ở các doanh nghiệp Thương mại hiện nay. Hàng ký gửi được coi là “Hàng gửi đi bán” vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi chính thức tiêu thụ. Để thực hiện được phương thức bán hàng này cần phải có Hợp đồng Bán hàng đại lý ký kết giữa 2 bên: Bên chủ hàng (gọi là bên giao đại lý - gọi tắt là Bên A); Bên bán hàng đại lý (Bên B). Theo hợp đồng đại lý, bên chủ hàng (bên A) xuất giao sản phẩm, hàng hóa cho bên bán hàng đại lý Số sản phẩm, hàng hóa này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên chủ hàng ( bên A), khi bên B báo đã bán được hàng lúc đó mới ghi nhận tiêu thụ cho số sản phẩm, hàng hóa đã giao cho bên B. Bên đại lý khi bán hàng được hưởng hoa hồng đại lý (tiền công bán hàng). Hoa hồng bán đại lý chính là doanh thu của bên B. Bên chủ hàng (bên A) trả tiền hoa hồng cho bên B, đây là chi phí thuê bán hàng thuộc phần chi phí bán hàng. Bên bán hàng đại lý khi nhận được hàng của chủ hàng về bán, số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên A; bên B chỉ là đối tượng đi bán thuê để nhận lại phần hoa hồng được hưởng ( tiền thù lao bán thuê) ; do đó số sản phẩm, hàng hóa nhận về được ghi nhận là số sản phẩm, hàng hóa bán hộ, nhận ký gửi. Khi bán được hàng, lúc đó mới khai doanh thu, đây chính là hoa hồng được hưởng. Phương thức bán hàng đại lý là hình thức tiêu thụ hàng hóa đang được các doanh nghiệp quan tâm. Phương thức này giúp cho các doanh nghiệp (các nhà sản xuất, các nhà phân phối) mở rộng được thị trường, tăng sức cạnh tranh; mặt khác tận dụng được cơ sở vật chất sẵn có như ( quầy hàng, cửa hàng, kinh nghiệm kinh doanh...) 1.3.2.7- Phương thức bán hàng trả góp: Bán hàng trả góp là một hình thức biến tướng của phương thức bán hàng trả chậm. Các phương thức thanh toán tiền bán hàng bao gồm: bán hàng thu tiền trực tiếp và bán trả chậm (bán chịu). Qua phương thức này, người mua trả tiền hàng làm nhiều lần, trong một khoảng thời gian tương đối dài. Lần đầu tại thời điểm mua hàng (nhập hàng) số còn lại sẽ trả dần vào các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi theo thỏa thuận. Tổng số tiền người mua chấp nhận trả (cam kết sẽ trả) cao hơn số tiền mua hàng hóa đó ở điều kiện bình thường. Phần chênh lệch giữa giá bán hàng theo phương thức trả góp với giá bán thông thường chính là thu nhập hoạt động tài chính của bên bán. Phương thức bán hàng trả góp là phương thức rất quen thuộc trong xã hội tiêu dùng Phương thức bán hàng trả góp lấy đối tượng phục vụ chính là các “Thượng đế” có thói quen và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao nhưng khả năng tài chính có hạn. Qua phương thức bán hàng này, giúp doanh nghiệp khai thác thị trường tiềm năng một cách triệt để mà hầu như không phải đầu tư thêm ( lãi suất thu tiền hàng bù đắp chi phí, vốn tăng trong khâu thanh toán và dự phòng rủi ro có thể xảy ra). 1.3.2.8-Tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng: Theo phương thức tiêu thụ này, bên bán xuất giao hàng hóa cho bên mua; đồng thời nhận lại từ bên mua (vật liệu, hàng hóa hoặc tài sản cố định...) Như vậy, quà trình mua và bán diễn ra đồng thời trên nguyên tắc giá phí của hạch toán kế toán. Khi xuất giao sản phẩm hàng hóa cho bên mua, bên bán phải phản ánh thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp theo giá bán. Đồng thời, khi nhận vật liệu, hàng hóa hoặc TSCĐ... phải phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ. Phương thức tiêu thụ hàng đổi hàng được áp dụng cho những doanh nghiệp mà sản phẩm của doanh nghiệp đó là những vật liệu hoặc là yếu tố đầu vào của doanh nghiệp khác hoặc giữa hai doanh nghiệp có mối quan hệ giao dịch cung ứng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. 1.3.2.9-Phương thức tiêu thụ nội bộ: Trong các doanh nghiệp ngoài các nghiệp vụ thông thường còn phát sinh các nghiệp vụ cung ứng sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ giữa đơn vị chính với đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, tiêu thụ nội bộ còn bao gồm nội dung sau đây: * Doanh nghiệp sử dụng hàng hóa của mình để trả lương cho công nhân viên trong những trường hợp cần thiết. * Sử dụng sản phẩm hàng hóa... để biếu tặng, phục vụ hội nghị của doanh nghiệp. * Sử dụng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng cáo... 1.4 - Phương pháp xác định KQKD kinh doanh Thương mại: - = Thu nhập hoạt động kinh doanh trong kỳ Lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong kỳ Chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ Trong nền kinh tế thị trường, kết quả tiêu thụ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị, nhà đầu tư, tài trợ. Kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ được biểu hiện bằng chỉ tiêu “Lãi gộp” và “Lãi thuần”. Kế toán phải xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán, tức là xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một kỳ kế toán. Hoạt động kinh doanh của đơn vị diễn ra liên tục từ kỳ kế toán này sang kỳ kế toán khác; vì vậy việc phân định các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến thu nhập và chi phí của hoạt động SXKD trong kỳ cho đúng đắn là vấn đề phức tạp trong công tác kế toán. Nguyên tắc phù hợp chi phối việc ghi nhận chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ phải có mối liên hệ tương ứng, phù hợp với thu nhập của hoạt động kinh doanh trong kỳ mà đơn vị đã ghi nhận được. Nói cách khác, trị giá vốn của sản phẩm hàng hóa bán ra (giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ) phải được tính toán, xác định đúng đắn phù hợp với khối lượng sản phẩm, hàng hóa đã bán ra trong kỳ. Tuân thủ nguyên tắc phù hợp mới có thể xác định được đúng đắn kết quả kinh doanh trong kỳ. Song, để thực hiện được thì kế toán phải sử dụng đúng đắn phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá và quá triệt các nguyên tắc kế toán khác trong quá trình hệ thống hóa và xử lý thông tin về thu nhập, chi phí của các hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, ngoại trừ một số doanh nghiệp hoạt động vì mục đích công ích, có thể nói “lợi nhuận” là mục tiêu hàng đầu chi phối mọi quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để nắm bắt được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận hay không; nếu có thì lợi nhuận thu được là bao nhiêu, doanh nghiệp phải tính toán, xác định kết quả kinh doanh. “Kết quả kinh doanh” là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới; mọi chính sách, biện pháp đề ra trong doanh nghiệp đều xoay quanh vấn đề làm thế nào để đạt được kết quả kinh doanh càng cao càng tốt. Thông thường, việc xác định kết quả bán hàng cũng như XĐKQ kinh doanh nói chung được tiến hành vào cuối kỳ kế toán; tức là vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. KQKD của doanh nghiệp được xác định bằng cách so sánh giữa một bên là doanh thu thuần, một bên là giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi (hoặc lỗ). Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo trình tự sau đây: a) Bước 1: Xác định doanh thu bán hàng thuần: Để thuận tiện cho việc tính toán xác định kết quả bán hàng, doanh thu bán hàng được phân biệt thành doanh thu theo hoá đơn, doanh thu thực thu và doanh thu thuần. Trong đó doanh thu theo hóa đơn (tổng doanh thu) là doanh thu bán hàng tổng hợp trên tất cả các hóa đơn bán hàng mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ. Doanh thu thực thu của doanh gnhiệp là số doanh thu theo hóa đơn sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu ( chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại). - Các khoản giảm doanh thu theo quy định Doanh thu bán hàng theo hóa đơn = Doanh thu thực thu Các khoản giảm trừ doanh thu theo quy định bao gồm: Chiết khấu thương mại; Giá trị hàng bán bị trả lại; Giảm giá hàng bán *Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, hoặc giảm trừ cho người mua do thanh toán tiền hàng trước thời hạn thanh toán đã thỏa thuận. *Hàng bán bị trả lại: là doanh thu của số hàng hóa đã bán nhưng bị khách hàng trả lại do không phù hợp với yêu cầu của người mua, do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách chủng loại; Hay nói cách khác, đây chính là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. *Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Giảm giá hàng bán bao gồm: giảm giá, bớt giá. Khi khách hàng mua với khối lượng lớn sẽ được doanh nghiệp bớt giá; Khi hàng hóa đã bán cho khách hàng có thể có một số hàng bị kém phẩm chất vì lý do nào đó, khách hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá. Nếu doanh nghiệp kiểm tra lại số hàng hóa thấy đúng là không đạt quy cách phẩm chất thì sẽ chấp nhận giảm giá. Thuế doanh thu Doanh thu thực thu Doanh thu thuần - = Doanh thu thuần được xác định như sau: b) Bước 2: Xác định lợi tức gộp: Trị giá vốn hàng đã bán Lãi gộp = Doanh thu thuần - Lãi gộp (lãi Thương mại) là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng đã bán là giá trị thực tế của sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ trong kỳ (nếu là doanh nghiệp sản xuất). Giá vốn hàng đã bán có thể là giá thực tế hàng mua vào được tiêu thụ trong kỳ. Trong kế toán, hàng hóa sự trữ được phản ánh theo giá vốn; tức là phản ánh theo đúng số vốn thực tế doanh nghiệp đã bỏ ra để có hàng hóa đó, bao gồm trị giá mua vào của hàng xuất kho, gồm hai bộ phận: * Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho bao gồm giá mua phải trả người bán và thuế nhập khẩu (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa về để bán lại nhưng phải qua gia công, sơ chế thì trị giá mua còn bao gồm cả chi phí gia công, chế biến. * Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất kho bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua như: Chi phí bảo hiểm hàng hóa; Tiền thuê kho, bến bãi; Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua đến kho chứa hàng của DN; Khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh qua quá trình thu mua 1.4.1- Cách tính trị giá vốn hàng xuất kho trong trường hợp kế toán chi tiết hàng tồn kho theo giá thực tế: (Giá thành thực tế của hàng hóa mua vào nhập kho) Để tính được trị giá vốn thực tế của toàn bộ hàng hóa xuất kho phải tính trị giá vốn của từng mặt hàng xuất kho rồi tổng hợp lại. Có thể tính cho từng lần xuất hàng và cũng có thể cuối tháng mới tính cho toàn bộ hàng xuất kho trong tháng. Để tính trị giá vốn từng mặt hàng, người ta có thể xác định bởi nhiều phương pháp khác nhau; Song, doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính đối với mặt hàng nào thì phải sử dụng nhất quán, không được thay đổi phương pháp tính một cách tuỳ tiện nhằm đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong kế toán. Xác định chính xác trị giá vốn hàng bán có ý nghĩa quan trọng trong việc XĐKQ bán hàng bán hàng. Trong trường hợp này “Trị giá vốn của hàng xuất kho được tính theo 3 bước” _ ở bước 1: Tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho trong tháng tính riêng đối với từng mặt hàng, sau đó tổng hợp lại. Có thể sử dụng một trong các phương pháp tính dưới đây: *Phương pháp nhập trước, xuất trước: Số lượng hàng xuất kho trong tháng thuộc số lượng từng lần nhập kho = ´ Trị giá mua của hàng hóa xuất kho trong tháng Đơn giá mua thực tế của hàng nhập kho theo từng lần nhập kho trước Theo phương pháp này người ta giả thiết, lô hàng nào nhập trước thì xuất trước. Hàng hóa xuất thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá vốn của lô hàng đó để tính. *Phương pháp nhập sau, xuất trước: Số lượng hàng xuất kho trong tháng thuộc số lượng từng lần nhập kho Đơn giá mua thực tế của hàng nhập kho theo từng lần nhập kho sau Trị giá mua của hàng hóa xuất kho trong tháng = ´ Theo phương pháp này, người ta giả thiết lô hàng nào nhập sau thi xuất trước. Hàng xuất thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá vốn của lô hàng đó để tính. Nếu cuối tháng mới tính một lần trị giá vốn của toàn bộ hàng hóa xuất kho trong tháng thì có thể tính ngược lại như phương pháp “Nhập trước, xuất trước”. _ ở bước 2: Tiến hành phân bổ chi phí mua hàng cho hàng còn lại đầu tháng và chi phí mua hàng phát sinh trong tháng này cho hàng xuất kho và hàng còn lại cuối tháng tỷ lệ thuận với trị giá mua hàng hóa. Trị giá mua hàng xuất kho trong tháng ´ Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng còn đầu tháng Chi phí mua hàng phát sinh trong tháng Trị giá mua hàng nhập trong tháng + + Trị giá mua của hàng còn đầu tháng = Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất kho trong tháng Phân bổ chi phí mua hàng cho hàng xuất kho trong tháng và hàng tồn kho cuối tháng tỷ lệ thuận với trị giá mua của chúng. _ ở bước 3: Trị giá vốn của hàng xuất kho trong tháng = Trị giá mua của hàng xuất kho trong tháng + Chi phí mua hàng xuất kho trong tháng Tính trị giá vốn hàng xuất kho trong tháng bằng cách lấy trị giá mua hàng xuất kho trong tháng cộng với chi phí phân bổ cho hàng xuất kho trong tháng. 1.4.2 Cách tính trị giá vốn hàng xuất kho trong trường hợp kế toán chi tiết hàng tồn kho theo giá hạch toán: Nếu sử dụng giá hạch toán để kế toán chi tiết hàng hóa thì bắt buộc kế toán phải tính trị giá hạch toán của từng lần nhập xuất hàng hóa và phải mở bảng kê để ghi trị giá hàng hóa nhập, xuất theo giá thành thực tế của hàng nhập kho và theo giá hạch toán để làm căn cứ tính trị giá vốn của hàng xuất kho. H = Trị giá vốn của hàng luân chuyển trong tháng *Phương pháp sử dụng hệ số giữa trị giá vốn với trị giá hạch toán của hàng luân chuyên trong tháng (Ký hiệu là H) : H ´ Trị giá hạch toán của hàng xuất kho trong tháng = Trị giá vốn của hàng xuất kho trong tháng Trị giá hạch toán của hàng luân chuyển trong tháng *Phương pháp số chênh lệch giữa trị giá vốn với trị giá hạch Số tiền chênh lệch tuyệt đối = Hệ số chênh lệch K (±) Số tiền chênh lệch tuyệt đối = - Trị giá vốn thực tế của hàng luân chuyển trong kỳ Trị giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ toán của hàng luân chuyển trong kỳ ( Ký hiệu là K): Trị giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ K ´ Trị giá hạch toán của hàng xuất kho trong tháng = Số tiền chênh lệch phân bổ cho hàng bán ra (±) Trị giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ - Trị giá vốn hàng nhập trong kỳ + Trị giá vốn hàng còn đầu kỳ = Trị giá vốn hàng xuất kho ` Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì không ghi chép kế toán chi tiết hàng tồn kho. Cuối tháng kiểm kê hàng còn lại và tính trị giá vốn hàng còn lại trước. Sau đó dùng quan hệ cân đối hàng luân chuyển trong tháng để tính trị giá vốn hàng xuất kho trong kỳ. c) Bước 3: Xác định lãi thuần trước thuế: Trong đó, cần xem xét đến những chỉ tiêu sau đây: Chi phí QLDN phân bổ cho hoạt động kinh doanh - Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng xuất bán - Lãi gộp = Kết quả bán hàng (Lãi thuần) Lãi thuần trước thuế là khoản chênh lệch giữa lãi gộp với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng đã bán ra trong kỳ. 1.4.3- Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng (CPBH) là các khoản chi phí thực tế phát sinh trong qúa trình tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ... CPBH là một bộ phận của chi phí thời kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh (Lãi _ Lỗ) của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Hoạt động tiêu thụ diễn ra liên tục do đó sẽ có những hàng hóa mua ở kỳ trước lại tiêu thụ ở kỳ sau; hoặc những chi phí tiêu thụ, quảng cáo không chỉ phục vụ cho việc tiêu thụ hàng hóa trong kỳ phát sinh chi phí mà còn tác dụng trong nhiều kỳ sau. Do đó, phải tiến hành phân bổ chi phí bán ra cho hàng hóa, sản phẩm bán ra trong kỳ. Chi phí bán hàng là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa cần thiết dùng trong quá trình bảo quản, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Gọi là CPBH nhưng thực chất nó bao gồm cả những chi phí phát sinh trong khâu dự trữ như: chi phí bảo quản, phân loại, chọn lọc, đóng gói... và chi phí ở khâu bán hàng như: chi phí vận chuyển; quảng cáo; giới thiệu, bảo hành sản phẩm hàng hóa. + Khoản mục chi phí bán hàng phân bổ cho hàng phát sinh trong kỳ Khoản mục chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn đầu kỳ Trị giá vốn của hàng còn cuối kỳ ´ = Khoản mục chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn lại Cuối kỳ kinh doanh, kế toán phải tổng hợp các yếu tố chi phí bán hàng để lấy số liệu phân bổ cho từng nhóm hàng, loại hàng làm cơ sở để xác định KQKD. Trường hợp những đơn vị có khối lượng hàng tồn kho lớn, giự trữ giữa các kỳ không ổn định, các khoản chi phí bán hàng phát sinh liên quan đến việc hàng bán bị trả lại; chi phí phát sinh liên quan đến việc gửi hàng đi bán chưa tiêu thụ trong kỳ; chi phí bảo quản hàng hóa tại các cửa hàng, cửa hiệu, quầy hàng... Như vậy, chi phí bán hàng cuối kỳ phải phân bổ những khoản mục chi phí liên quan đến hàng còn lại. Từng khoản mục chi phí bán hàng cần phân bổ cho hàng còn lại . CPBH phân bổ cho hàng còn cuối trong kỳ + CPBH phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ = CPBH phân bổ cho hàng còn đầu kỳ + Tổng CPBH phát sinh trong kỳ Sau đó, xác định chi phí bán hàng phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ: Sau khi phân bổ chi phí bán hàng cho hàng còn lại và hàng bán ra, chỉ cần phân bổ bộ phận chi phí dự trữ, bảo quản nhằm xác định đúng đắn trị giá vốn của hàng còn lại và trị giá vốn của hàng bán ra đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí xác định kết quả bán hàng. Có một số chi phí phát sinh ở khâu bán hàng liên quan trực tiếp đến bán hàng thì không cần phân bổ cho hàng còn lại mà tính hết cho hàng đã bán. 1.4.4-Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí thời kỳ, bao gồm những chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán mà không thể tách riêng cho bất kỳ một hoạt động riêng lẻ nào. CPQL doanh nghiệp phân bổ cho hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng ´ = Tổng doanh thu các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản chi phí phục vụ cho quản lý chung của doanh nghiệp, gồm có: chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp Thương mại còn có thể có các hoạt động kinh doanh khác như: hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. Mỗi hoạt động đều có thu nhập, chi phí và kết quả riêng; Do đó, CPQL doanh nghiệp cũng cần được phân bổ theo từng hoạt động. Đây mới chỉ là chi phí quản lý sử dụng để xác định kết quả bán hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp có khối lượng lớn hàng hóa chưa bán, dự trữ hàng hóa giữa các kỳ không ổn định, nếu cần thiết cũng cần phải phân bổ chi phí cho hàng còn lại và hàng bán ra tương tự như phân bổ chi phí bán hàng. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp phân cấp quản lý kế toán cho từng địa điểm kinh doanh, tính kết quả kinh doanh cho từng ngành hàng, nhóm hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo địa điểm kinh doanh, theo ngành hàng, nhóm hàng cụ thể. 1.5 - Kế toán bán hàng và XĐKQ kinh doanh Thương mại: 1.5.1 - Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh Thương mại: Đặc trưng của doanh nghiệp Thương mại là hoạt động mua, bán vật tư, hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của xã hội. Đối với doanh nghiệp Thương mại vốn hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn lưu động cũng như tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, kế toán hàng hóa là khâu chủ yếu, quan trọng nhất. Đồng thời nghiệp vụ bán hàng và XĐKQ bán hàng là vấn đề trọng yếu hàng đầu của doanh nghiệp, có liên quan và bao quát tất cả các hoạt động khác của quá trình kinh doanh Thương mại. Trong quản lý kinh tế tài chính ở các doanh nghiệp Thương mại và dịch vụ, kế toán với tư cách là công cụ không thể thiếu trong việc quản lý kinh tế, là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản, sự vận động của tài sản đó nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Kế toán bán hàng và XĐKQ bán hàng chính là công cụ đắc lực, hữu hiệu đáp ứng yêu cầu quản lý của các hoạt động kinh doanh. Do vậy, tổ chức công tác kế toán bán hàng và XĐKQ bán hàng một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính, thuế, ngân hàng… Bởi vậy, tổ chức kế toán bán hàng và XĐKQ bán hàng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ kế toán sau: * Ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời lượng hàng bán ra, số lượng hàng hóa đã giao cho các cửa hàng tiêu thụ, số hàng gửi đi bán và tình hình tiêu thụ đối với mặt hàng đó; Xác định chính xác, đầy đủ doanh thu bán hàng; Tổ chức tốt kế toán chi tiết hàng hóa ở khâu bán nhằm đảm bảo phản ánh hàng hóa cả về số lượng, chủng loại và giá trị. * Đồng thời, kế toán phải ghi chép, phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng, doanh thu thuần; Tính toán đúng đắn trị giá vốn hàng xuất kho để tiêu thụ; Phân bổ đúng đắn chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho hàng bán ra trong kỳ nhằm tính được một cách chính xác trị giá vốn của hàng hóa tiêu thụ trong kỳ và xác định đúng đắn kết quả bán hàng, đảm bảo đúng nguyên tắc phù hợp trong kế toán. * Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; các dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp; Kiểm tra tình hình tuân thủ nguyên tắc thanh toán về tiền bán hàng và các khoản thuế phải nộp ngân sách ở khâu bán. Kế toán phải ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ kết hợp với việc kiểm tra thường xuyên kế hoạch đó; Phản ánh với giám đốc tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch bán hàng và KQKD của doanh nghiệp: mức bán ra, doanh thu bán hàng về thời gian và địa điểm, theo tổng số và theo nhóm hàng; Quan trọng nhất là xác định chỉ tiêu lãi thuần về hoạt động kinh doanh. 1.5.2 - Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Thương mại: 1.5.2.1. Tài khoản sử dụng: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng sử dụng một số tài khoản chủ yếu sau đây: ` TK511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ": Tài khoản này phản ánh doanh thu sản phẩm hàng hóa thực tế phát sinh trong kỳ hạch toán. TK511 “Doanh thu và tiêu thụ nội bộ” chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hóa đã bán, được xác định là tiêu thụ trong kỳ, không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu tiền. TK511 “Doanh thu và cung cấp dịch vụ” có 4 tài khoản cấp II: + TK5111 – Doanh thu bán hàng hóa; + TK5112 – Doanh thu bán sản phẩm; + TK5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ; + TK5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá. Kết cấu TK511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ": *Bên Nợ: + Phản ánh các khoản giảm doanh thu trong kỳ theo quy định, bao gồm: Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ; Giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; Chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ; Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế chịu thuế TTĐB, thuế XK. + Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần vào TK911 “XĐKQ kinh doanh” *Bên Có: + Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thực hiện trong kỳ. + Các khoản doanh thu trợ cấp, trợ giá... Cuối tháng, sau khi kết chuyển doanh thu thuần để XĐKQ, tài khoản này không có số dư ` TK512 - "Doanh thu nội bộ": Tài khoản “Doanh thu nội bộ” phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp (Công ty, Tổng công ty) hạch toán toàn ngành. Ngoài ra, tài khoản này còn phản ánh để theo dõi một số nội dung được coi là tiêu thụ khác như: sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để biếu tặng, để quảng cáo, chào hàng... hoặc để trả lương cho người lao động bằng sản phẩm, hàng hóa. Tài khoản này gồm 3 TK cấp II: + TK5121 – “Doanh thu bán hàng hóa” + TK5122 – “Doanh thu bán sản phẩm” + TK5123 – “Doanh thu cung cấp dịch vụ” ` TK521 - "Chiết khấu thương mại": Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng. Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại (CKTM) người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định. Phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng và từng loại hàng bán như: bán hàng (sản phẩm, hàng hóa), dịch vụ. Trong kỳ chiết khấu thương mại phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ TK521 - " Chiết khấu thương mại” Cuối kỳ, khoản chiết khấu thương mại được kết chuyển sang TK511 – "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ hạch toán. Kết cấu TK521 "Chiết khấu thương mại": *Bên Nợ: + Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng *Bên Có: + Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán. Tài khoản 521 - “Chiết khấu thương mại” không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 521 - "Chiết khấu thương mại" có 3 tài khoản cấp II: ~ TK5211 - "Chiết khấu hàng hóa”: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại (tính trên khối lượng hàng hóa đã bán ra) cho người mua . ~ TK5212 - "Chiết khấu thành phẩm”: phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng sản phẩm bán ra cho người mua thành phẩm. ~ TK5213 - "Chiết khấu dịch vụ”: phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho người mua. ` TK531 - "Hàng bán bị trả lại": Tài khoản dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân ( phẩm chất, quy cách, chủng loại, thời điểm cung cấp...) được doanh nghiệp chấp nhận.Doanh thu của hàng đã bán bị trả lại phản ảnh trên TK531 sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu bán hàng thuần của số lượng hàng hóa, sản phẩm đã bán trong kỳ. Kết cấu TK531 "Hàng bán bị trả lại": *Bên Nợ: Trị giá hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hóa đã bán. *Bên Có: Kết chuyến doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ TK511 hoặc TK512 để xác định doanh thu bán hàng nội bộ trong kỳ hạch toán. Tài khoản 531 "Hàng bán bị trả lại" không có số dư. ` TK532 - "Giảm giá hàng bán": Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ hạch toán; Đó các khoản giảm trừ được người bán chấp nhận trên giá đã thỏa thuận. Kết cấu TK532 "Giảm giá hàng bán": *Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng. *Bên Có: Kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá bán hàng sang TK511 Tài khoản 532 - " Giảm giá hàng bán" không có số dư. ` TK157 - "Hàng gửi đi bán": Tài khoản “Hàng gửi đi bán” dùng để phản ánh trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi hoặc chuyển đến cho khách hàng sản phẩm, hàng hóa nhờ bán đại lý, ký gửi, giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành, bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa nhận được tiền hoặc thông báo chấp nhận thanh toán. Kết cấu TK157 "Hàng gửi đi bán": *Bên Nợ: Trị giá hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi đi.Số dư bên nợ: Trị giá hàng hoá, thành phẩm gửi đi chưa bán được. *Bên Có: + Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã chuyển quyền sở hữu đã được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. + Trị giá hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán bị trả lại trong kỳ kế toán ` TK632 - "Giá vốn hàng bán": Tài khoản 632 - "Giá vốn hàng bán” được dùng để theo dõi trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Kết cấu TK632 "Giá vốn hàng bán": *Bên Nợ: + Phản ánh giá vốn của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ; + Phản ánh chi phí NVL, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá vốn hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn của kỳ kế toán; + Phản ánh khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra; + Phản ánh chi phí phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự XD, tự chế hoàn thành; + Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phong năm trước. *Bên Có: + Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (khoản chênh lệch giữa số lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập năm trước). + Kết chuyến trị giá vốn sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ sang TK911. ` TK641 - "Chi phí bán hàng": Tài khoản “Chi phí bán hàng” dùng để phản ánh các chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình dự trữ và bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ. Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” có các TK cấp II sau đây: + TK6411 – Chi phí nhân viên; + TK6412 – Chi phí vật liệu, bao bì; + TK6413 – Chi phí dụng cụ đồ dùng + TK6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ; + TK6415 – Chi phí bảo hành sản phẩm; + TK6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài; + TK6418 – Chi phí dụng cụ đồ dùng. Kết cấu TK641 "Chi phi bán hàng": *Bên Nợ: Chi phí bán hàng phát sinh trong ký hạch toán. *Bên Có: + Phân bổ chi phí bán hàng hóa, thành phẩm cuối kỳ chưa tiêu thụ được. + Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK911 để xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 641 " Chi phi bán hàng " không có số dư. ` TK642 - "Chi phí quản lý doanh nghiệp": Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoàn chi phí phát sinh có liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động khác. Thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí quản lý kinh doanh; chi phí quản lý hành chính và chi phí chung khác Tài khoản 642 - "Chi phí quản lý doanh nghiệp” có các tài khoản cấp II sau đây: + TK6421 – Chi phí quản lý nhân viên; + TK6425 – Thuế, phí và lệ phí; + TK6422 – Chi phí vật liệu quản lý; + TK6426 – Chi phí dự phòng; + TK6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng; + TK6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài; + TK6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ; + TK6427 – Chi phí bằng tiền khác. Kết cấu TK642 "Chi phi quản lý doanh nghiệp": *Bên Nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. *Bên Có: + Các khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. + Kết chuyển Chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK911 để xác định kết quả kinh doanh hoặc TK142 “Chi phí trả trước” Tài khoản 642 " Chi phi quản lý doanh nghiệp " không có số dư. ` TK911 - "Xác định kết quả kinh doanh": Tài khoản này dùng để tính toán, xác định kết quả các hoạt động kinh doanh chính, kinh doanh phụ và các hoạt động kinh doanh khác. Kết cấu TK911 "Xác định kết quả kinh doanh": *Bên Nợ: + Trị giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm xác định kết quả tiêu thụ (đã bán) trong kỳ. + Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. + Chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác. + Số lãi trước thuế của các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. *Bên Có: + Doanh thu thuần của SP, hàng hóa, dịch vụ đã ghi nhận tiêu thụ trong kỳ. + Thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập khác. + Số lỗ của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 911 " Xác định kết quả kinh doanh " không có số dư. Ngoài ra, kế toán bán hàng còn liên quan đến các tài khoản như: TK111 “Tiền mặt”, TK112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK131 “Phải thu của khách hàng”, TK331 “Phải trả cho người bán”, TK133 “Thuế GTGT được khấu trừ”, TK333 “ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”, TK421 “Lợi nhuận chưa phân phối”... 1.5.2.2 Trình tự kế toán nghiệp vụ bán hàng: a)Bán buôn hàng hóa: ` Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: 1.Bán buôn qua kho: Căn cứ vào hoá đơn bán hàng , phiếu giao nhận hàng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao cho người mua hoặc đại diện nhận hàng của người mua trực tiếp tại kho hàng hay nhận trực tiếp tại phân xưởng.Khi người mua ký vào hoá đơn tức là xác nhận sự chuyển giao quyền sở hữu số sản phẩm hàng hoá, bên bán mất quyền sở hữu số sản phẩm hàng hoá này đồng thời bên bán được quyền thu tiền hay thu ngay được tiền Trình tự kế toán các nghiệp vụ tiêu thụ trực tiếp như sau: Õ Khi xuất bán hàng hóa trực tiếp tại kho cho khách hàng phản ánh ngay doanh thu: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 155,156: Xuất kho Có TK 154 : Xuất bán không qua kho ­ Phản ánh doanh thu bán hàng (bán chịu hay thu tiền): Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng Nợ TK111: Tiền mặt ( thu tiền ngay) Nợ TK112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 511 : Doanh thu bán hàng Có TK 333 (3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp Õ Nếu sau khi đã ghi nhận tiêu thụ phát sinh các nghiệp vụ bằng hàng bán bị trả lại: ¬ Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại: Nợ TK 155,156 : Giá thực tế nhận tại kho Nợ TK 157 : Gửi tại kho người mua Nợ TK 138(1381): Giá trị chờ xử lý Có TK 632 ­ Phản ánh doanh thu và thuế số hàng bán bị trả lại Nợ TK 531 : Doanh thu hàng bán bị trả lại Nợ TK 333 : Thuế GTGT trả lại cho khách hàng theo hàng bán bị trả lại Có TK 111: Trả lại tiền cho người mua (nếu người mua đã trả khi mua ) Có TK 131: Trừ vào số phải thu của khách hàng (có cả thuế) Õ Nếu sau khi tiêu thụ phát sinh các nghiệp vụ giảm gía hàng bán trên giá thoả thuận, sự giảm này được lãnh đạo phê duyệt: Nợ TK 532 : Số giảm giá hàng đã bán. Nợ TK 331 (3331): Thuế GTGT trả lại cho khách hàng Có TK 111,112: Trả lại tiền cho khách hàng Có TK 131 : Trừ vào số tiền phải thu của khách hàng Õ Số Chiết khấu thương mại thực tế phát sinh cho người mua hàng với số lượng lớn: Nợ TK 521 : Chiết khấu thương mại. Nợ TK 331 (3331): Thuế GTGT trả lại cho khách hàng Có TK 131 : Trừ vào số tiền phải thu của khách hàng Có TK 111,112: Õ Cuối kỳ hạch toán kết chuyển các khoản hàng bán bị trả lại ,giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại để điều chỉnh giảm doanh thu. Từ đó XĐ doanh thu bán hàng thuần: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng bán có chiết khấu thương mại Có TK 531: Kết chuyển số tiền CKTM đã chấp thuận cho người mua Nợ TK 511: Doanh thu hàng bán bị trả lại Có TK 531: Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại. Nợ TK 511: Doanh thu hàng hóa bị giảm giá Có TK 532: Kết chuyển doanh thu giảm giá hàng bán 2.Bán buôn vận chuyển thẳng: Õ Khi xuất hàng chuyển đến cho người mua, căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi trị giá vốn thực tế của hàng xuất( kể cả giá thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành bàn giao cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận) Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán CóTK 156: Hàng hóa Õ Khi được khách hàng chấp nhận (một phần hay toàn bộ), căn cứ vào hóa đơn GTGT lập giao cho khách hàng, kế toán ghi các bút toán sau: ¬ Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng tiêu thụ: Nợ TK 131 : Tổng số phải thu (có cả thuế) Nợ TK111,112: Tổng số tiền thu được Có TK 511 : Doanh thu bán hàng Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp ­ Phản ánh trị giá vốn của hàng được chấp nhận: Nợ TK 632 CóTK157 Õ Số hàng gửi đi bị từ chối khi chưa xác nhận là tiêu thụ: Nợ TK 1388,334: Giá trị hư hỏng cá nhân bồi thường Nợ TK156,152 : Trị giá nhập kho hàng hóa, phế liệu Nợ TK138(1381): Trị giá sản phẩm hỏng chờ xử lý Có TK 157: Trị giá vốn số hàng bị trả lại. ` Trường hợp DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Theo phương pháp này, trị giá vốn hàng xuất kho của từng lần xuất không được phản ánh ngay vào tài khoản 156 “Hàng hóa” và TK611 “Mua hàng”. Cuối kỳ mới tiến hành kiểm kê thực tế lượng hàng còn lại, xác định trị giá hàng còn lại, trên cơ sở đó xác định hàng xuất bán trong kỳ; kế toán ghi theo các bút toán sau: Nợ TK632: Giá vốn hàng bán Có TK 157: Mua hàng Xác định trị giá hàng gửi đi bán cuối kỳ: Nợ TK157: Hàng gửi đi bán Có TK 632: Giá vốn hàng bán. Đối với các DN áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, hạch toán nghiệp vụ về tiêu thụ chỉ khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong việc xác định giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, nhập, xuất kho và tiêu thụ; còn việc phản ánh doanh thu và các khoản liên quan đến doanh thu hoàn toàn giống nhau. c)Bán lẻ hàng hóa: Õ Theo phương thức này, cán bộ kế toán căn cứ vào "Báo cáo bán hàng" và giấy nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ để phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK111: Tiền mặt (Số lượng thực nộp) Nợ TK138: Phải thu khác ( 1381: Số tiền thiếu nếu có) Có TK 511: Doanh thu bán hàng Õ Đồng thời kết chuyển trị giá vốn của hàng xuất bán: Nợ TK632: Giá vốn hàng bán Có TK156: Hàng hóa (kê khai thường xuyên) hoặc Có TK 611: Mua hàng (kết chuyển cuối kỳ nếu kểm kê định kỳ d)Bán hàng đại lý ( ký gửi ): Bán hàng đại lý, ký gửi là phương thức mà bên chủ hàng (gọi là bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi ( gọi là bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hóa hồng hoặc chênh lệch giá. ` Kế toán bán hàng đại lý ở bên chủ hàng ( bênA): Khi xuất giao hàng chuyển giao cho các cơ sở nhận làm đại lý hay nhận bán hàng ký gửi, căn cứ vào hợp đồng đại lý đã ký kết giữa hai bên, số hàng hóa này vẫn thuộc sở hữu của đơn vị chủ hàng và được theo dõi ở TK157 " Hàng gửi đi bán" Õ Kế toán ghi giá vốn hàng gửi đi: Nợ TK157: Hàng gửi đi bán Có TK155,156 hoặc TK154 Trường hợp DN áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Khi xuất kho hàng hóa gửi đi bán (ký gửi, đại lý) kế toán ghi: Nợ TK157: Hàng gửi đi bán Có TK611: Mua hàng Với hình thức hạch toán này, cuối kỳ xác định và kết chuyển giá vốn hàng xuất gửi bán (ký gửi) cho các đại lý: Õ Sau khi nhận được giấy báo đã bán hàng của bên nhận đai lý ( Bên B), khi đó xác định tiêu thu, kế toán phản ánh các nghiệp vụ về tiêu thụ qua quá các bút toán sau đây: ¬ Phản ánh giá vốn hàng đã tiêu thụ: Nợ TK632: Giá vốn của hàng gửi đi đại lý đã bán được Có TK157: Giá vốn của hàng gửi đi đại lý đã bán được ­ Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đại lý, ký gửi đã bán được: Nợ TK131: Tổng số tiền phải thu từ bên từ bên B ( cả thuế GTGT) Có TK511: Doanh thu của hàng ký gửi Có TK333: Thuế GTGT phải nộp của hàng đã bán ® Phản ánh hoa hồng trả cho cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi; đây thực chất là chi phí bán hàng (chi phí thuê bán hàng) Nợ TK641: Hoa hồng trả cho đại lý, ký gửi Có TK131:Tổng số hoa hồng, đại lý (giảm trừ số tiền phải thu) Õ Khi nhận được tiền do bên bán đại lý (Bên B) Nợ TK111,112: Thu bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản Có TK131: Số tiền hàng đã bán Õ Trường hợp hàng gửi đại lý ký gửi không bán được DN nhận lại số hàng này: Nợ TK155,156 Có TK157 Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, khi nhập lại số hàng đã gửi đại lý, kế toán ghi: Nợ TK611 Có TK157 ` Kế toán bán hàng đại lý ở bên bán đại lý ( bên B): Bên B khi nhận hàng về bán, số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên chủ hàng nên kế toán phải ghi vào TK003 “Vật tư hàng hóa nhận bán hàng, nhận ký gửi”. Hoa hồng đại lý được hưởng chính là tiền thù lao hàng hoá, đây là doanh thu của bên bán đại lý. Õ Khi nhận hàng, căn cứ vào giá ghi trong hợp đồng ghi: Nợ TK003 Õ Khi bán được hàng (hoặc không bán được trả lại hàng) ¬ Xoá sổ hàng đã bán (hoặc trả lại) Có TK003 ­ Phản ánh số tiền bán hàng đại lý đã bán được ( tổng số tiền hàng) Nợ TK111,112,131... Có TK331: Số tiền phải trả cho chủ hàng ® Phản ánh số hoa hồng được hưởng (căn cứ vào hóa đơn do bên nhận đại lý lập) Nợ TK331: Hoa hồng đại lý được hưởng Có TK511: Hoa hồng đại lý Õ Khi thanh toán tiền cho chủ hàng (Bên A) Nợ TK331: Số tiền hàng đã thanh toán Có TK111,112: Số đã thanh toán Các bút toán còn lại được phản ánh tương tự như các phương thức tiêu thụ trên e)Kế toán bán hàng trả góp: Theo phương thức trả góp, về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ nhưng về tính chất chỉ khi nào người bán thu hết tiền hàng thì mới mất quyền sở hữu. Trình tự kế toán như sau: Õ Khi xuất giao hàng hóa cho người mua: Nợ TK632 Có TK156 Õ Khi bán hàng trả chậm trả góp, thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay ghi vào tài khoản 3387 "Doanh thu chưa thực hiện” Nợ TK111,112,131 Có TK511:Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK3387: Doanh thu chưa thực hiện (Phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm với giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT ) Có TK333:Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Õ Khi thực hiện thu tiền bán hàng lần tiếp sau (gồm cả phần chênh lệch ) Nợ TK111, 112,... Có TK 131: Phải thu của khách hàng Õ Ghi nhận doanh thu về tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ( kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng) Nợ TK3387: Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (lãi) f) Kế toán tiêu thụ nội bộ doanh nghiệp: Tiêu thụ nội bộ(TTNB) chỉ diễn ra trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một hệ thống tổ chức hoặc giữa các đơn vị trực thuộc với nhau. Kế toán TTNB được phản ánh vào TK512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”. Về nguyên tắc hạch toán TTNB vẫn đảm bảo phản ánh doanh thu, thuế GTGT phải nộp, giá vốn, chi phí tiêu thụ và kết quả TTNB. Õ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ được giám đốc duyệt... các đơn vị thành viên thực hiện cung cấp"bán sản phẩm"kế toán phản ảnh vào các bút toán: ¬ Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hóa cung cấp nội bộ: Nợ TK632 Có TK 155,156 ­Phản ánh doanh thu nội bộ: Nợ TK136(1368): Tổng số tiền phải thu nội bộ Nợ TK111,112 : Tổng số tiền đã thu Có TK512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ Có TK3331:Thuế GTGT phải nộp Õ Trường hợp DN sử dụng hàng hóa để biếu tặng, tiếp thị... phục vụ cho kinh doanh: ¬ Xuất sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho hội nghị, biếu tặng...: Nợ TK632 Có TK155,156 ­ Phản ánh doanh thu nội bộ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK627:Tính vào chi phí sản xuất chung Nợ TK641: Tính vào chi phí bán hàng Nợ TK642:Tính vào chi phí quản lý DN Có TK512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ (chưa có thuế GTGT) ® Phản ánh số thuế GTGT phải nộp được khấu trừ Nợ TK133(1331):Thuế GTGT được khấu trừ (đầu vào) Có TK3331: Thuế GTGT phải nộp Õ Trường hợp DN trả lương cho người lao động bằng sản phầm hàng hóa, dịch vụ: ¬ Khi xuất sản phẩm, hàng hóa trả thay lương cho công nhân viên Nợ TK632: Trị giá vốn của hàng xuất bán trả thay lương Có TK154,155,156: Giá thực tế của hàng xuất ­ Phản ánh doanh thu nội bộ do đã thanh toán trả lương cho công nhân viên: Nợ TK334:Tổng giá thanh toán với công nhân viên Có TK512 : Doanh thu theo giá bán chưa có thuế Có TK333(3331):Thuế GTGT phải nộp 3) Trình tự kế toán kết quả kinh doanh Thương mại: Õ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa: Nợ TK511: Doanh thu thuần về tiêu thụ bên ngoài Nợ TK512: Doanh thu thuần về tiêu thụ nội bộ Có TK911: Hoạt động sản xuất kinh doanh Õ Cuối kỳ kết chuyển giá vốn sản phầm hàng hóa dịch vụ: Nợ TK911: (Hoạt động sản xuất kinh doanh) Có TK632: Õ Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK911: (Hoạt động sản xuất kinh doanh) Có TK641: Chi phí bán hàng Có TK1422: Chi tiết chi phí bán hàng Õ Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK911: (Hoạt động sản xuất kinh doanh) Có TK632: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK1422: Chi tiết chi phí quàn lý doanh nghiệp Õ Cuối kỳ kết chuyển kết quả tiêu thụ: Nếu lãi Nếu lỗ Nợ TK911 Nợ TK421 Có TK421 Có TK911 Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng: TK 632 TK 641, 642 TK 911 TK 511,512 TK 1422 Kết chuyển giá vốn Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ hàng tiêu thụ trong kỳ Trừ vào thu nhập trong kỳ Kết chuyển CPbán hàng và CPQLDN TK 421 về tiêu thụ Kết chuyển lỗ chuyển Kết kết chuyển Chờ Kết chuyển lợi nhuận về tiêu thụ 1.6. Tổ chức sổ kế toán. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CPTM TIN HỌC &KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TÂN DƯƠNG 2.1-Đặc điểm chung của công ty CPTM tin học &kỹ thuât công nghê Tân Dương 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty CPTM tin học & kỹ thuật công nghệ Tân Dương được thành lập vào năm 2003. Tuy công ty mới được thành lập nhưng công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển vững chắc về mọi mặt, công ty thương xuyên hoàn thiện về công tác tổ chức, nâng cao năng lức chỉ huy, điều hành quản lý, mở rộng địa bàn hoạt động trong cả nước. Công ty được thành lập theo quyết định số: Tên đăng ký: Công ty CPTM tin học & kỹ thuật công nghệ Tân Dương Tên giao dịch bằng tiếng anh: TANDUONG JSC Trụ sở chính:Số7 ngõ 370 đường Cầu Giấy Hà Nội Chi nhánh: Chợ Chiều Đại Mỗ Từ Liêm Hà Nội Công ty kinh doanh mặt hàng chủ yếu là các thiết bị liên quan đên máy tính, phạm vi hoạt động của công ty rộng khắp trên cả nước. Là một công ty cổ phần vốn được huy động bởi các cổ đông , tổ chức bộ máy gọn nhẹ với đội ngũ nhân viên đây năng lực. 2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty. SƠ ĐỒ BỘ MÁY CỦA CÔNG TY Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Giám đốc công ty: Giám đốc công ty do các cổ đông trong công ty cử ra, là người điều hành cao nhất trong kinh doanh và chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc quyết định tổ chức, quản lý điều hành các biện pháp kinh doanh có hiệu quả. Giám đốc ký các hoạt động kinh tế, giao dịch với các cơ quan và bạn hàng. Phó giám đốc: Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, điều hành kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh: Là bộ phần chịu trách nhiệm về lượng hàng hóa bán ra.Tìm ra những bạn hàng có tiềm năng. Phòng kỹ thuật: Nhiệm vụ chính của phòng kỹ thuật là lắp đặt và bảo hành máy móc, đảm nhiệm về mặt kỹ thuật. Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm toàn bộ về sổ sách, kế toán ghi chép đầy đủ kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng hoá, tiền vốn của công ty.Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tài chính, giám sát việc chấp hành các quy định của nhà nước về tài chính kế toán. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán thuế Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chính về công tác kế toán. Tổ chức công tác kế toán. Tính toán chính xác, đầy đủ, kịp thời nộp các khoản phải nộp cho Nhà Nước. Giúp giám đốc phân tích hoạt động kinh tế. Báo cáo và phân tích kịp thời các hoạt động tài chính cho ban giám đốc. Kế toán tổng hợp: Tổng hợp kiểm tra hạch toán các chứng từ ghi sổ lên bảng cân đối kế toán phát sinh, lập báo cáo cuối kì. Lập nhật ký chung, vào sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản… Theo dõi các khoản thuế. Làm thủ túc hạch toán, viết phiếu thu chi. Kế toán thuế: Theo dõi GTGT đầu vào và đầu ra. Thủ quỹ: Tiến hành thu chi khi có phiếu thu chi mang đến và ghi vào sổ quỹ. 2.1.4.Hình thức sổ kế toán. Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán: “Nhật ký chung” Sơ đồ trình tự sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung. Nhật ký chuyên dùng Chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối TK Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Cuối tháng Đối chiếu Giải thích quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập nhật kí chung, sau đó ghi vào các sổ thẻ kế toán chi tiết, từ nhật kí chung lập vào sổ cái các tài khoản, từ sổ kế toán chi tiết, cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết và từ sổ cái cuối tháng lập bảng cân đối tài khoản và bảng báo cáo tài chính. *Chứng từ sổ sách sử dụng theo hình thức nhật kí chung. - Chứng từ ghi sổ gồm chứng từ gốc. - Sổ sách sử dụng gồm: + Sổ cái. + Sổ quỹ tiền mặt. + Sổ kế toán chi tiết. + Sổ theo dõi thuế GTGT. 2.1.5.Hệ thống các tài khoản. TK111 TK112 TK113 TK141 TK156 TK131 TK331 TK511 TK532 TK811 TK911 TK711 TK334 TK333 TK641 TK632 TK531 2.1.6.Phần mềm áp dụng tại công ty. Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm BRAVO trong công tác kế toán. Việc thực hiện công tác kế toán về kỹ thuật hạch toán, ghi chép chuyển sổ trên các sổ kế toán phục vụ cho công tác hạch toán. Hoàn thành trên cơ sở phần mềm kế toán BRAVO được mô phỏng theo sơ đồ sau: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN SỬ DỤNG PHẦN MỀM BRAVO. Ghi thẳng vào các sổ chi tiết các TK liênquan vào bảng kê Chứng từ gốc Máy tính Mã đối tượng Nội dung nghiệp vụ Tổng hợp số liệu ghi vào sổ cái NKC, phiếu phân tích TK Máy tự động kết chuyển dư nợ, dư có của TK bị kết chuyển sang TK được kết chuyển phản ánh trên mẫu có sẵn và ỉna báo cáo, sổ kế toán cần thiết Quy trình xử lí hệ thống hoá thông tin trên máy tính được hiểu như sau: Thông tin đầu vào: Hàng ngày hoặc định kì, kế toán căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ gốc cập nhật dữ liệu vào máy theo đúng đối tượng được mã hoá, đã được cài đặt trong phần mềm như hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, danh mục vật tư, đối tượng …máy sẽ tự động ghi vào sổ chi tiết tài khoản theo từng đối tượng và tự động tổng hợp ghi vào sổ cái các tài khoản có mặt trong định khoản, bảng kê liên quan. Đối với nghiệp vụ kết chuyển được làm tự động qua các bút toán kết chuyển đã được cài đặt trong chương trình mà người sử dụng lựa chọn. Khi người sử dụng bút toán kết chuyển đúng, máy sẽ tự động kết chuyển toàn bộ giá trị dư nợ dư có hiện thời của tài khoản được kết chuyển sang bên có, bên nợ của tài khoản nhận kết chuyển. Thông tin đầu ra: Kế toán có thể in ra bất cứ lúc nào các sổ chi tiết hoặc sổ cái các tài khoản sau khi các thông tin từ các nghiệp vụ đã được cập nhật. Các sổ, báo cáo là kết quả của bút toán kết chuyển chỉ có dữ liệu sau khi kế toán sử dụng bút toán kết chuyển tự động. Kế toán không phải cộng dồn, ghi chép theo kiểu thu công. Do đó, thông tin trên sổ cái tài khoản được ghi chép thường xuyên trên cơ sở cộng dồn từ các nghiệp nghiệp vụ đã được cập nhật một cách tự động. Kế toán không phải nhất thiết đến cuối kỳ mới có sổ cái. Các bảng biểu, mẫu sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung mà công ty đang áp dụng đã được mã hoá trong máy và được ghi sổ theo đúng nguyên tắc ghi sổ. 2.1.7.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty. - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12. - Đơn vị sử dụng ghi chép: VNĐ, USD - Hình thức sổ kế toán áp dụng: nhật ký chung. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp KKTX. + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo giá thực tế… 2.1.8. Tài chính của công ty. Vốn của công ty:1.000.000.000 VND Trong đó: VCĐ: 600.000.000 VND VLĐ: 400.000.000 VND 2.1.9. Thuận lợi và khó khăn của công ty. - Thuận lợi: + Là một doanh nghiệp tư nhân. + Có con dấu riêng và hạch toán độc lập. + Thị trường bạn hàng phong phú. + Cán bộ công nhân viên có trình độ, nhiều kinh nghiệm. + Có đầy đủ thiết bị hiện đại. - Khó khăn: Bên cạnh nhiều thuận lợi như trên, công ty còn có những khó khăn sau: + Khách hàng lẻ chưa nhiều. + Trình độ năng lực của một số cán bộ nhân viên không đều 2.2.Đặc điểm và các phương thức bán hàng: 2.2.1. Đặc điểm của bán hàng: Công ty Tân Dương là một công ty CPTM nên doanh thu của công ty chủ yếu phụ thuộc vào lượng hàng bán ra. Do vậy việc bán hàng là nhu cầu chủ yếu đòi hỏi công ty luôn phải có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hàng hoá bán ra. Bộ phận bán hàng của công ty là phòng kinh doanh là những nhân viên có trình độ bán hàng cao luôn giúp cho GĐ và PGĐ trong công tác bán hàng ngày càng có hiệu quả, giảm lượng hàng tồn trong kho. Một trong công tác bán hàng được thuận lợi là cán bộ của phòng kỹ thuật, khách hàng luôn được đảm bảo, khi mua hàng. Bởi đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề giúp các công việc lắp đặt máy, cài đặt chương trình và bảo hành các thiết bị một cách nhanh nhất. Không những vậy khách hàng còn luôn được sự hướng dẫn cặn kẽ khi có thắc mắc của phòng kĩ thuật. 2.2.2. Các phương thức bán hàng. Công ty áp dụng phương thức bán hàng chủ yếu là hai phương thức: Bán buôn qua kho. Bán lẻ hàng hoá. 2.3. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và XĐKQKD tại công ty. 2.3.1. Kế toán bán hàng. Bán hàng là khâu quan trọng của công ty nên việc bán thế nào đảm bảo cho khách hàng vừa lòng nhất đó là phương châm của công ty. Hạch toán chi tiết bán hàng là công việc kết hợp giữa các phòng kinh doanh, kế toán và kĩ thuật nhằm theo dõi chặt chẽ quá trình chu chuyển của hàng hoá. Do vậy, kế toán chi tiết bán hàng là vô cùng quan trọng. 2.3.1.1. Thủ tục bán hàng. Hình thức bán hàng của công ty là bán buôn hàng hoá qua kho và bán lẻ hàng hoá. Thủ tục bán hàng là như nhau. Theo hai hình thức này khi khách hàng là công ty hay khách lẻ đến mua hàng tại công ty, công ty sẽ viết phiếu xuất kho kiêm bảo hành in ra làm ba liên với sự giúp đỡ của phần mềm. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất xuất hàng từ kho cho người mua được uỷ nhiệm đến nhận hàng. Ba liên được giao như sau: Một liên lưu lại kho. Một liên đưa cho khách hàng. Một liên giao cho kế toán. Hàng hoá được coi là bán khi người mua đã nhận hàng và kí xác nhận trên phiếu xuất kho kiêm bảo hành. Việc thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt hay trả chậm tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của khách hàng với công ty VD: Ngày 9/7/2004 anh Khanh đến mua một case công ty lập phiếu xuất kho như sau: CÔNG TY TÂN DƯƠNG CÔNG TY CPTH & KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TÂN DƯƠNG PHIẾU BÀN GIAO KIÊM BẢO HÀNH SỐ PHIẾU: 04 Hà Nội, ngày 9 tháng 7 năm 2004 Xuất tại Tân Dương Mã KH: KLE0108 Mã số thuế: Tên khách hàng: Anh Khanh Địa chỉ: Đông Anh – Hà Nội Đại diện cho công ty: Anh Khanh Điện thoại: Mà VT TÊN THIẾT BỊ VÀ CHỦNG LOẠI HÀNG KHO BẢO HÀNH SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN CASE Case ATX TDC 12 tháng 10 $ 13.5 $ 135 TỔNG CỘNG SỐ LƯỢNG GÍA TRỊ TIỀN HÀNG USD 10 $135 TỶ GIÁ QUY ĐỔI VNĐ/ GIÁ TRỊ NỢ BẰNG TIỀN VNĐ VNĐ 2127600 HÌNH THỨC THANH TOÁN Trả chậm GHI CHÚ: Thanh toán ngay một triệu, còn lại thanh toán sau Khách hàng ký Thủ kho Kế toán Giao hàng Người lập phiếu (Đại diện khách hàng) Đinh Thị Vân Nguyễn Thị Bình Ngô Hồng Sơn Ngô Xuân Khanh Công ty CPTM TH &KTCN Tân Dơng Mẫu số:01-TT Số 7 ngõ 370 Cầu giấy Hà Nội Ban hành theo QĐ số: Ngày1 tháng11năm1995 PHIẾU THU của bộ tài chính Ngày 9 tháng 7 năm 2004 Số:T676 Họ và tên: Anh Khanh NợTK1111 135 Địa chỉ: Đông Anh Hà Nội Có TK131 135 Lý do : Thu PX4 Số tiền :135USD (viết bằng chữ) Một trăm ba lăm đô Thực thu:2127600 VND (viết bằng chữ) Hai triệu một trăm hai bẩy nghìn sáu trăm đông chẵn. Tỷ giá:15760 Kèm theo:…………… Chứng từ gốc:……………………………………………….. Đã nhận đủ số tiền Thủ trởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nộp tiền Thủ quỹ Lại Cao Tuấn Nguyễn Thị Thoa Nguyên thị Bình Ngô Xuân Khanh Đinh Thị Vân HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GTKT- 3LL Liên 2 : Giao cho khách hàng CQ/ 2004B 0000035 Ngày 9 tháng7 năm 2004 Đơn vị bán hàng: Công ty CPTMTH & KTCN Tân Dương…………………… Địa chỉ: Số 7 – Ngõ 370 – Cầu Giấy – Hà Nội………………………………… Số TK…………………………………………………………………………… Điện thoại: 04.7911031. MST: 0101430496…………………………………… Họ và tên người mua : Anh Khanh…………………………………………….. Tên đơn vị: Công ty Long Minh……………………………………………….. Địa chỉ : Đông Anh – Hà Nội…………………………………………………. Số TK: …………………………………………………………………………. Hình thức thanh toán: tiền mặt.MST : 0100282975-1…………………………. STT tên hàng hoá dịch vụ đơn vị tính số lượng đơn gía thành tiền A B C 1 2 3=2*1 01 case chiếc 10 212760 2127600 Cộng tiền hàng: 2021220 đồng Thuế suất GTGT: 5% tiền thuế GTGT: 106380 đồng Tổng cộng tiền thanh toán: 2127600 đồng Số tiền viết bằng chữ: hai triệu một trăm hai mươi bảy nghìn sáu trăm đồng chẵn. Người mua hàng: Người bán hàng: Thủ trưởng đơn vị: (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu) Ngô Xuân Khanh Ngô Hồng Sơn Lại Cao Tuấn 2.3.1.2. Phương pháp ghi sổ. Công ty hạch toán theo phương pháp ghi sổ số dư. Phương pháp này như sau: Nguyên tắc hạch toán: Theo phương pháp này, ở kho sẽ theo dõi về mặt số lượng hàng hoá còn phòng kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị của hàng hoá. Trình tự ghi chép ở kho: Hàng ngày kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi vào sổ chi tiết xuất nhập hàng hoá. Thủ kho có trách nhiệm ghi số tồn và số xuất hàng hoá hàng ngày và phải Trình tự ghi chép ở phòng kế toán: Khi nhận được chứng từ xuất kho, kế toán kiểm tra chứng từ, đối chiếu với các chứng từ có liên quan rồi ghi giá hạch toán của hàng hoá và tính giá tiền ghi vào từng chứng từ. Sau đó tổng hợp gía trị hàng hoá xuất theo từng nhóm hàng hoá vào bảng kê luỹ kế xuất. Căn cứ vào bảng này lập bảng kê tổng hợp xuất hàng hoá, đồng thời tính ra giá trị của từng nhóm hàng hoá tồn kho cuối tháng trên bảng tổng hợp xuất hàng hoá. Kế toán ghi nhận số dư do thủ kho chuyển đến. Song song với việc hạch toán trên sổ kế toán bằng ghi chép, kế toán còn cập nhật dữ liệu vào máy theo đúng mã đối tượng liên quan, đúng nội dung kinh tế phát sinh. Theo quy trình xử lí hệ thống hoá thông tin của phần mềm bravo thì máy sẽ tự động ghi vào các bảng kê xuất, sổ chi tiết các tài khoản liên quan, chương trình cho phép tự động tổng hợp số liệu và ghi vào bảng tổng hợp xuất hàng hoá. Giữa kế tóan và thủ kho luôn có sự đối chiếu, nếu có gì sai sót, kế tóan sẽ sửa cho phù hợp, đảm bảo tính chính xác của số liệu trước khi lập báo cáo cho từng tháng. VD:Căn cứ vào phiếu xuất kho 600 và 605 ta sẽ lập nhật ký chung số 44: CÔNG TY CPTM KT & KTCN TÂN DƯƠNG Số 7- Ngõ 370- Cầu Giấy- Hà Nội SỔ NHẬT KÝ CHUNG Từ ngày:9/7/2004 đến ngày: 10/7/2004 Chứng từ Diễn giải Tài khoản Phát sinh Ngày Số Nợ Có 9/8 T670 Thu hết phiếu xuất 600 (700.000) Tiền mặt 1111 700.000 Phải thu của khách hàng 131 700.000 10/8 00000605 Thanh toán sau(CT YếnHương) Phải thu của khách hàng 131 300.000 Doanh thu bán hàng hoá 5111 300.000 Giá vốn hàng bán 632 200000 Hàng hóa 156.1 200000 Tổng 1200000 1200000 Ngày 11 tháng 8 năm 2004 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nguyễn Thị Bình Nguyễn Thị Thoa. 2.3.1.2. Các bút toán và trình tự ghi sổ. Khi có các nghiệp vụ phát sinh về hàng hoá xuất bán hàng ngày kế toán phản ánh vào bút toán: Nợ TK111 “Khách hàng trả ngay bằng tiền mặt”. Nợ TK112 “Khách hàng trả tiền bằng phương thức chuyển khoản” Nợ TK131 “Số tiền phải thu của khách hàng” Có TK156.1 “Hàng hoá”. Có TK641 “Chi phí bán hàng”. Khi hàng hóa được coi là tiêu thụ và doanh thu được xác định, kế toán phản ánh bằng bút tóan: Nợ TK111 “Khách hàng trả ngay bằng tiền mặt”. Nợ TK112 “Khách hàng trả tiền bằng phương thức chuyển khoản” Nợ TK131 “Số tiền phải thu của khách hàng” Có TK511 “Doanh thu”. Có TK333.1 “Thuế VAT đầu ra”. Đồng thời ghi bút toán giá vốn hàng bán Nợ TK632 “Giá vốn hàng bán” Có TK156.1 “hàng hoá” -Nếu có giảm gía hoặc hàng bán bị trả lại, kế toán phản ánh bút toán: Nợ TK532 “Giảm giá hàng bán”. Nợ TK531 “Hàng bán bị trả lại”. Nợ TK133.1 “Thuế VAT đầu vào”. Có TK131 “Số tiền phải thu của khách hàng”. Đồng thời ta sẽ nhập lại kho số hàng bị trả lại kế toán phản ánh bút toán: Nợ TK156.1 “Hàng hoá”. Có TK111 “Tiền mặt”. Có TK112 “Tiền gửi ngân hàng”. - Cuối kỳ hạch toán kế toán tiến hành kết chuyển doanh thu bán hàng sang TK911, kết chuyển giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Nợ TK511 “Doanh thu”. Có TK911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Nợ TK511 “Doanh thu”. Có TK531 “ Hàng bán bị trả lại”. Có TK532 “Giảm gía hàng bán”. VD:Căn cứ vào phiếu xuất kho 00000602,phiếu xuất kho 00000612, phiếu xuất kho 00000629,để lập bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, bảng kê và nhật kí chung trong tháng 7 sau: CÔNG TY TÂN DƯƠNG CÔNG TY CPTH & KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TÂN DƯƠNG PHIẾU BÀN GIAO KIÊM BẢO HÀNH SỐ PHIẾU:00000602 Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2004 Xuất tại Tân Dương Mã KH: 6ATHANH Mã số thuế: Tên khách hàng: Công ty An Thành Địa chỉ: Số 9 ngõ 370 Cầu Giấy Hà Nội Đại diện cho công ty: Anh Thành Điện thoại:04.7911041 Mà VT TÊN THIẾT BỊ VÀ CHỦNG LOẠI HÀNG KHO BẢO HÀNH SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN MOUSE Mouse misumi TDC 12 tháng 20 $ 6 $ 120 TỔNG CỘNG SỐ LƯỢNG GÍA TRỊ TIỀN HÀNG USD 20 $120 TỶ GIÁ QUY ĐỔI VNĐ/ GIÁ TRỊ NỢ BẰNG TIỀN VNĐ 15760VNĐ 1891200 HÌNH THỨC THANH TOÁN Trả chậm GHI CHÚ: Thanh toán sau một tuần. Khách hàng ký Thủ kho Kế toán Giao hàng Người lập phiếu (Đại diện khách hàng) Đinh Thị Vân Nguyễn Thị Bình Ngô Hồng Sơn Nguyễn An Thành CÔNG TY TÂN DƯƠNG CÔNG TY CPTH & KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TÂN DƯƠNG PHIẾU BÀN GIAO KIÊM BẢO HÀNH SỐ PHIẾU: 00000612 Hà Nội, ngày14 tháng 7 năm 2004 Xuất tại Tân Dương Mã KH: LMINH Mã số thuế: Tên khách hàng: Anh Vũ Địa chỉ: Đông Anh – Hà Nội Đại diện cho công ty: Anh Vũ Điện thoại: Mà VT TÊN THIẾT BỊ VÀ CHỦNG LOẠI HÀNG KHO BẢO HÀNH SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN DDRAM 266 DDRAM 128 Mb266 TDC 36 tháng 15 $ 20.5 $ 307.5 KeyMi KeyMitsumi TDC 12 tháng 20 $4 $80 TỔNG CỘNG SỐ LƯỢNG GÍA TRỊ TIỀN HÀNG USD 35 $387.5 TỶ GIÁ QUY ĐỔI VNĐ/ GIÁ TRỊ NỢ BẰNG TIỀN VNĐ 15760VNĐ 5965160 HÌNH THỨC THANH TOÁN Trả chậm GHI CHÚ: Thanh toán ngay 307.5$ còn lại sau một tuần. Khách hàng ký Thủ kho Kế toán Giao hàng Người lập phiếu (Đại diện khách hàng) Đinh Thị Vân Nguyễn Thị Bình Ngô Hồng Sơn Hoàng Anh Vũ. CÔNG TY TÂN DƯƠNG CÔNG TY CPTH & KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TÂN DƯƠNG PHIẾU BÀN GIAO KIÊM BẢO HÀNH SỐ PHIẾU: 00000629 Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2004 Xuất tại Tân Dương Mã KH: MHOANG Mã số thuế: Tên khách hàng: Công ty Mai Hoàng. Địa chỉ:350 Giải Phóng Hà Nội. Đại diện cho công ty: Nguyễn Tiến Văn Điện thoại: Mà VT TÊN THIẾT BỊ VÀ CHỦNG LOẠI HÀNG KHO BẢO HÀNH SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN PIII 1.13 CPU Intel Pentium III 1.13GHZ TDC 36 tháng 10 $ 42 $ 420 TỔNG CỘNG SỐ LƯỢNG GÍA TRỊ TIỀN HÀNG USD 10 $420 TỶ GIÁ QUY ĐỔI VNĐ/ GIÁ TRỊ NỢ BẰNG TIỀN VNĐ 15760VNĐ 6619200 HÌNH THỨC THANH TOÁN Thanh toán ngay GHI CHÚ: Khách hàng ký Thủ kho Kế toán Giao hàng Người lập phiếu (Đại diện khách hàng) Đinh Thị Vân Nguyễn Thị Bình Ngô Hồng Sơn Nguyễn Tiến Văn HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GTKT- 3LL Liên 2 : Giao cho khách hàng CQ/ 2004B 0000045 Ngày12 tháng 7 năm 2004 Đơn vị bán hàng: Công ty CPTMTH & KTCN Tân Dương…………………… Địa chỉ: Số 7 – Ngõ 370 – Cầu Giấy – Hà Nội………………………………… Số TK…………………………………………………………………………… Điện thoại: 04.7911031. MST: 0101430496…………………………………… Họ và tên người mua : Anh Thành…………………………………………….. Tên đơn vị: Công ty An Thành……………………………………………….. Địa chỉ : Số9 ngõ370 Cầu Giấy Hà Nội……………………………………… Số TK: …………………………………………………………………………. Hình thức thanh toán: tiền mặt.MST : 010002453…………………………. STT tên hàng hoá dịch vụ đơn vị tính số lượng đơn gía thành tiền A B C 1 2 3=2*1 01 Mouse mitsumi chiếc 20 94560 1891200 Cộng tiền hàng: 1801143 đồng Thuế suất GTGT: 5% tiền thuế GTGT: 90057 đồng Tổng cộng tiền thanh toán: 1891200 đồng Số tiền viết bằng chữ: Một triệu tám trăm chín mốt nghìn hai trăm đồng chẵn. Người mua hàng: Người bán hàng: Thủ trưởng đơn vị: (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu) Ngô Xuân Khanh Ngô Hồng Sơn Lại Cao Tuấn HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GTKT- 3LL Liên 2 : Giao cho khách hàng CQ/ 2004B 0000046 Ngày 14 tháng 7 năm 2004 Đơn vị bán hàng: Công ty CPTMTH & KTCN Tân Dương…………………… Địa chỉ: Số 7 – Ngõ 370 – Cầu Giấy – Hà Nội………………………………… Số TK…………………………………………………………………………… Điện thoại: 04.7911031. MST: 0101430496…………………………………… Họ và tên người mua : Anh Vũ…………………………………………….. Tên đơn vị: Công ty Long Minh……………………………………………….. Địa chỉ : Đông Anh – Hà Nội…………………………………………………. Số TK: …………………………………………………………………………. Hình thức thanh toán: tiền mặt.MST : 0100282975-1…………………………. STT tên hàng hoá dịch vụ đơn vị tính số lượng đơn gía thành tiền A B C 1 2 3=2*1 01 02 DDram266 Key mitsumi chiếc chiếc 15 20 32308 63040 4846200 1260800 Cộng tiền hàng: 5816190 đồng Thuế suất GTGT: 5% tiền thuế GTGT: 290810đồng Tổng cộng tiền thanh toán: 6107000đồng Số tiền viết bằng chữ: Sáu triệu một trăm không bảy nghìn đồng chẵn Người mua hàng: Người bán hàng: Thủ trưởng đơn vị: (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu) Hoàng anh Vũ Ngô Hồng Sơn Lại Cao Tuấn HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GTKT- 3LL Liên 2 : Giao cho khách hàng CQ/ 2004B 0000048 Ngày 15 tháng7 năm 2004 Đơn vị bán hàng: Công ty CPTMTH & KTCN Tân Dương…………………… Địa chỉ: Số 7 – Ngõ 370 – Cầu Giấy – Hà Nội………………………………… Số TK…………………………………………………………………………… Điện thoại: 04.7911031. MST: 0101430496…………………………………… Họ và tên người mua : Anh Văn…………………………………………….. Tên đơn vị: Công Mai Hoàng……………………………………………….. Địa chỉ : 350 Giải phóng Hà Nội…………………………………………………. Số TK: …………………………………………………………………………. Hình thức thanh toán: tiền mặt.MST : 0152356201…………………………. STT tên hàng hoá dịch vụ đơn vị tính số lượng đơn gía thành tiền A B C 1 2 3=2*1 01 PIII1.13 chiếc 10 661920 6619200 Cộng tiền hàng: 6017455 đồng Thuế suất GTGT: 5% tiền thuế GTGT: 601745đồng Tổng cộng tiền thanh toán: 6619200 đồng Số tiền viết bằng chữ: Sáu triều sáu trăm mười chín nghìn hai trăm đồng chẵn. Người mua hàng: Người bán hàng: Thủ trưởng đơn vị: (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu) Nguyễn Tiến Văn Ngô Hồng Sơn Lại Cao Tuấn Công ty CPTM TH &KTCN Tân Dương Mẫu số:01-TT Số 7 ngõ 370 Cầu giấy Hà Nội Ban hành theo QĐ số: Ngày1 tháng11 năm1995 PHIẾU THU của bộ tài chính Ngày 14 tháng 7 năm 2004 Số:T650 Họ và tên: Anh Vũ NợTK1111 307.5 Địa chỉ: Đông Anh Hà Nội Có TK131 307.5 Lý do : Thu PX612 Số tiền :$307.5 (viết bằng chữ) Ba trăm linh bẩy đô năm xen Thực thu:4846200 VND (viết bằng chữ) Bốn triệu tám trăm bốn sáu nghìn hai trăm đồng chẵn. Tỷ giá:15760 Kèm theo:…………… Chứng từ gốc:……………………………………………….. Đã nhận đủ số tiền Thủ trởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nộp tiền Thủ quỹ Lại Cao Tuấn Nguyễn Thị Thoa Nguyên thị Bình Hoàng Anh Vũ Đinh Thị Vân Công ty CPTM TH &KTCN Tân Dương Mẫu số:01-TT Số 7 ngõ 370 Cầu giấy Hà Nội Ban hành theo QĐ số: Ngày1 tháng11năm1995 PHIẾU THU của bộ tài chính Ngày 15 tháng7 năm 2004 Số:T662 Họ và tên: Anh Văn NợTK1111 420 Địa chỉ: 350 Giải phóng Hà Nội Có TK131 420 Lý do : Thu PX629 Số tiền :420USD (viết bằng chữ) Bốn trăm hai mươi đô Thực thu:6619200 VND (viết bằng chữ) Sáu triệu sáu trăm mười chín nghìn hai trăm đồng chẵn. Tỷ giá:15760 Kèm theo:…………… Chứng từ gốc:……………………………………………….. Đã nhận đủ số tiền Thủ trởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nộp tiền Thủ quỹ Lại Cao Tuấn Nguyễn Thị Thoa Nguyên thị Bình Nguyễn Tiến Văn Đinh Thị Vân CÔNG TY CPTM KT & KTCN TÂN DƯƠNG Số 7- Ngõ 370- Cầu Giấy- Hà Nội SỔ NHẬT KÝ CHUNG Từ ngày:12/7/2004 đến ngày: 15/7/2004 Chứng từ Diễn giải Tài khoản Phát sinh Ngày Số Nợ Có 12/7 00000602 TT sau (1891200) Phải thu khách hàng 131 1891200 Doanh thu bán hàng hoá 5111 1891200 Giá vốn hàng bán 632 1000000 Hàng hoá 156.1 1000000 14/7 T650 Thu Px:612 Tiền mặt 1111 4846200 Phải thu khách hàng 131 4846200 00000612 TT sau(1260800) Phải thu khách hàng 131 1260800 Doanh thu bán hàng hoá 5111 1260800 Giá vốn hàng bán 632 1000000 Hàng hoá 156.1 1000000 15/7 T662 Thu PX:629(6619200) Tiền mặt 1111 6619200 Phải thu khách hàng 131 6619200 Tổng 16617400 16617400 Ngày 12 tháng 8 năm 2004 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nguyễn Thị Bình Nguyễn Thị Thoa. CÔNG TY CPTM KT & KTCN TÂN DƯƠNG Số 7- Ngõ 370- Cầu Giấy- Hà Nội SỔ CHI TIẾT KẾ TOÁN Từ ngày12/7/2004 đến ngày15/7/2004 Tài khoản:131:Phải thu của khách hàng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số dư Phát sinh ngoại tệ Số dư ngoại tệ N S Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có Dư đầu kỳ 1000000 63.45 12/7 602 TT sau 5111 1891200 120 14/7 650 TPX:612 1111 4846200 307.5 612 TT sau 5111 1260800 80 15/7 662 TPX:629 1111 6619200 420 Tổng 3152000 11465400 200 727.5 7313400 464.05 Ngày 16 tháng 7 năm 2004 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Nguyễn Thị Bình Nguyễn Thị Thoa Công ty CPTMTH&KTCN Tân Dương Số7 ngõ 370 Cầu Giấy Hà Nội TỔNG HỢP PHÁT SINH TÀI KHOẢN Từ ngày 12/7/2004 đến15/7/2004 Tài khoản:131- Phải thu khách hàng Nhóm theo: 1. Theo tài khoản đối ứng Mã nhóm Tên nhóm Phát simh Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 511 Doanh thu bán hàng 3152000 1111 Tiền mặt 11465400 Cộng phát sinh trong kỳ 11465400 0 Số dư cuối kỳ 14617400 Ngày 16 tháng 7 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) Nguyễn Thị Bình Nguyễn Thị Thoa CÔNG TY CPTM KT & KTCN TÂN DƯƠNG Số 7- Ngõ 370- Cầu Giấy- Hà Nội. BẢNG KÊ CHỨNG TỪ Từ ngày12/7/2004 đến ngày15/7/2004 Chứng từ Diễn giải Tài khoản Tiền Tỷ gía Tiền NT Ngày Số Nợ Có 12/7 602 Cty AThành TTsau 131 5111 1891200 15760 $120 14/7 T650 Thu trước PX:612 1111 131 4846200 15760 $307.5 LMinh TT sau 131 5111 1260800 15760 $80 15/7 T622 Thu PX:629 1111 131 6619200 15760 $420 Tổng cộng 14617400 $927.5 Ngày 16 tháng 7 năm2004 Lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nguyễn Thị Bình Nguyễn Thị Thoa Công ty CPTMTH &KTCN Tân Dương Số 7 ngõ 370 Cầu Giấy Hà Nội SỔ CÁI TÀI KHOẢN Từ ngày: 12/7/2004 đến 15/7/2004 Tài khoản: 131-Phải thu khách hàng Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Phát sinh Ngày Số Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 12/7/2004 602 TT sau 511 1891200 14/7/2004 T650 Thu PX:612 1111 4846200 15/7/2004 T662 Thu PX:629 1111 6619200 Tổng phát sinh trong kỳ 1891200 11465400 Số dư cuối kỳ 9574200 Ngày 16 tháng7 năm 2004 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Nguyễn Thị Bình Nguyễn Thị Thoa 2.3.4. Kế toán XĐKQ bán hàng tại công ty CPTMTH & KTCN Tân Dương. Định kỳ 3tháng (hàng quý) kế toán công ty tiến hành khoá sổ kế toán, xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ. Doanh thu bán hàng được kế toán tính toán như sau: 2.3.4.1. Bảng XDKQ. CÔNG TY CPTM KT & KTCN TÂN DƯƠNG Mẫu số B 02 - DN SỐ 7-NGÕ 370-CẦU GIẤY- HÀ NỘI Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT- BTC ngày 9/10/2002 của BTC KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Từ ngày: 01/05/2004 đến ngày : 30/07/2004 LÃI, LỖ CHỈ TIÊU Mã số Kỳ này Kỳ trước Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 300721000 242672000 Các khoản giảm trừ (03 =05 + 06 +07) 03 7000000 6000000 - Chiết khấu thương mại. 05 0 0 - Giảm giá bán hàng. 06 5000000 4000000 - Hàng bán bị trả lại. 07 2000000 2000000 -Thuế tiêu thụ ĐB, thuế xuất khẩu phải nộp. 08 0 0 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 03) 10 293721000 236172000 2. Giá vốn hàng bán. 11 30000000 36000000 3. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20 = 10 – 11) 20 263721000 200172000 4. Doanh thu hoạt động tài chính. 21 0 0 5. Chi phí tài chính. 22 0 0 - Trong đó: Lãi vay phải trả 23 0 0 6. Chi phí bán hàng 24 10000000 8000000 7. Chi phí quản lí doanh nghiệp 25 10000000 12000000 8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh { 30 = 20 + ( 21- 22 ) – ( 24 +25 )} 30 243721000 180172000 9. Thu nhập khác. 31 0 0 10. Chi phí khác. 32 0 0 11. Lợi nhuận khác ( 40 = 31 – 32 ) 40 0 0 12. Tổng lợi nhuận trước thuế ( 50 = 30 + 40 ) 50 243721000 180172000 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 4000000 4000000 14. Lợi nhuận sau thuế ( 60 = 50 – 51 ) 60 239721000 176172000 Nguời lập biểu Kế toán trưởng Ngày 12 tháng 7 năm 2004 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Giám đốc Nguyễn Thị Bình Nguyễn Thị Thoa Lại Cao Tuấn 2.3.4.2Trình tự hạch toán xác định kết quả kinh doanh Thương Mại: ¬ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng” Có TK 911: “ Xác định kết quả kinh doanh” ­ Cuối kỳ kết chuyển trị giá vốn của hàng đã bán: Nợ TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” Có TK 632: “Giá vốn hàng bán” ® Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng : Nợ TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” Có TK 641: “Chi phí bán hàng” ¯ Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” Có TK 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp” ° Cuối kỳ kết chuyển lãi thuần trước thuế: Nợ TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” Có TK 421: “Lãi chưa phân phối” Kết chuyển lỗ kinh doanh ( nếu có): Nợ TK 421 “Lãi chưa phân phối” Có TK 911: “ Xác định kết quả kinh doanh” CHƯƠNG 3 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆNCÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG & XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY CPTM TIN HỌC &KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TÂN DƯƠNG 3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán bán hàng tại công ty CPTM tin học và kỹ thuật công nghệ Tân Dương. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đều cổ phần hoá.Điều đó giúp các doanh nghiệp cùng nhau canh tranh phát triển, vì tính chất sinh tồn của công ty mình. Một phân cũng là muốn huy động nguồn vốn của các cổ đông.Gắn liên giữa quyền lợi của các cổ đông vào sự phát triển của công ty.Chính vì vậy mỗi cổ đông luôn phải có những chiến lược làm cho số vốn của mình bỏ ra đúng với tính chất kinh doanh. Công ty CPTM tin học và kĩ thuật công nghệ Tân Dương được thành lập cũng trên cơ sở đó.Tuy mới được thành lập nhưng cho đến nay công ty đã từng bước trưởng thành về mọi mặt. Công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân viên tương đối đông đêu, và không ngừng học nâng cao tay nghề. Kết quả đạt được như ngày hôm nay là sự cố gắng, nỗ lực, của toàn công ty. Đặc biệt là vai trò quan trọng của tổ chức công tác kế toán.Cùng với sự lớn mạnh của hệ thông quản lýđơn vị nói chung và bộ máy kế toán nói riêng đã không ngừng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Với đội ngũ trẻ của phòng tài chính tân tuỵ với công việc đã góp một phần không nhỏ cho công ty hoàn thiện hơn. Qua thời gian thực tập tại công ty vấn dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn của công ty em thấy công tác quản lý và kế toán bán hàng tại công ty có những ưu điểm và hạn chế như sau: 3.1.1.Ưu điểm: - Công ty đã lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty, đó là “Nhật kí chung”. Hình thức này đã được rất nhiều các công ty áp dụng vì đây là hình thức kế toán thích hợp cho việc kế tóan trên máy tính cung như ghi chép trên sổ kế toán. Vì mẫu sổ đơn giản, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu số liệu. Vì là công ty vừa và nhỏ nên áp dụng phương pháp ghi sổ này rất tiện lợi cho việc theo dõi và quản lí kinh doanh của công ty. - Việc áp dụng phần mềm Bravo: Ngay từ khi thành lập, công ty đã sử dụng phần mềm Bravo cho việc quản lí dữ liệu của công ty. Việc áp dụng phần mềm trong công tác kế toán đã tạo điều kiện cho nhân viên kế toán cập nhật thông tin một cách nhanh nhất và tiện dụng nhất. Mặt khác, giúp cho việc lưu trữ và bảo quản dữ liệu các thông tin kế toán được an toàn và lâu dài. Ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu quả công tác quản lí kiểm soát nội bộ công ty. - Đội ngũ nhân viên phòng kỹ thuật, đó là những nhân viên trẻ năng động, tuy tay nghề chưa có kinh nghiệm cao nhưng nhiệt tình, không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề. Giúp cho khách hàng luôn an tâm khi mua hàng hoá của công tybởi điện tử viễn thông tuy đã cập nhật thông dụng rất nhiều và không an tâm khi mua chúng. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật giúp họ an tâm hơn. - Công tác bố trí và tổ chức bộ máy kế toán phụ trách công tác kế toán bán hàng và XĐKQKD ở công ty là hợp lí phân công, phân nhiệm rõ ràng. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và luân chuyển sổ kế toán hợp lí khoa học trên cơ sở vận dụng một cách khoa học chế độ kế toán hiện hành và phù hợp. 3.1.2. Hạn chế: Công ty CPTM tin học và KTCN Tân Dương mới đi vào hoạt động nên không tránh khỏi hạn chế. 3.1.2.1. Về công tác quản lí bán hàng: - Bán hàng là sự kết hợp của tất cả các phòng ban trong công ty. Song một số phòng ban chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nguyên nhân là do kinh nghiệm làm việc của một số nhân viên chưa cao. Giữa các phòng ban chưa có sự gắn kết chặt chẽ. Nên nhiều khi công tác bán hàng còn chưa được thuận tiện. - Trong công tác quản lí hàng hoá trong kho chưa được hợp lí, thủ kho nên làm ra những thẻ kho cho từng loại hàng hoá và phải cập nhật số liệu tồn kho và xuất hàng trên máy tính, cuối ngày tính hàng tồn kho đồng thời, việc lưu trên máy sẽ đảm bảo thông tin lưu trữ và bảo quản an toàn hơn. Mặt khác, khi các nhà quản lí cần xem sẽ nắm rõ được số liệu hàng hoá trong kho để có những phương hướng trong công tác bán hàng. 3.1.2.2. Về công tác kế toán bán hàng. - Thủ tục xuất kho: Khi xuất kho, thủ kho xuất ra hàng hoá cho khách, nhiều khi còn thiếu một vài linh kiện, hẹn hôm sau giao nốt. Nhưng hôm sau đã không giao làm mất đi phương châm của công ty là: “ Làm sao cho vừa lòng khách hàng nhất”. - Công ty bán một số mặt hàng, thanh toán ngay bằng tiền nhưng phần lớn công ty lắp máy và cho công nợ. Việc kế toán công nợ cũng đặt ra yêu cầu cho nhà quản lí công ty. Như khi đến thời hạn công nợ thì kế toán phải lên danh sách đòi công nợ và có phương án rõ rệt nhằm tránh tình trạng vốn của công ty không được lưu thông. 3.2. Một số ý kiến kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và XĐKQKD tại công ty CPMTTH và KTCN Tân Dương. Công tác kế toán bán hàng và XĐKQKD tại công ty CPTMTH&KTCN Tân Dương nhìn chung đã có nhiều cố gắng trong công tác hạch toán kế toán và đã đạt được những thành tịu đáng kể đưa công ty đứng vững trên thị trường.Tuy nhiên cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, của quan hệ kinh doanh thì công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và XĐKQKD nói riêng phải từng bước hoàn thiện hơn nữa. Có như vậy mới phát huy một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quản trị doanh nghiệp trong công tác quản lý. Xuất phát từ thực trạng công tác kế toán bán hàng và XĐKQKD, vời mục đích hoàn thiện hơn nữa .Qua thời gian thức tập đi sâu vào nghiên cứu phần hành kế toán này tại công ty em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau: Kiến nghị thứ nhất: Xuất kho hàng hoá Khi xuất kho hàng hoá thủ kho xuất hàng hoá thuộc loại nào thì lập một thẻ kho đến đo. Mỗi loại hàng hoá thủ kho cho vào một thẻ xuất kho riêng biệt.Và đóng tất cả thẻ xuất kho của mỗi loại hàng hoá vào một quyển lưu giữ trong tủ. Thẻ xuất kho đó chỉ có thủ kho và những người có thẩm định mời được xem. Khi lập thẻ kho xong thị thu kho dựa vào thẻ kho nhập vào máy tính và tính số lượng hàng tồn trong ngày, trong tháng, trong quý, trong năm. Khi nào cần lấy dữ liệu thu kho hay nhà quản trị chỉ cần vào trong máy nhập mật mã vào là có thể xem được. Làm như vậy thông tin sẽ được bao quản an toàn và lấy thông tin cũng được nhanh nhất. Thẻ kho như sau: Công ty CPTMTH&KTCN Tân Dương Số7 ngõ 370 Cầu Giấy Hà Nội THẺ KHO Ngày lập thẻ: Tên hàng hoá: Đơn vị: Ngày xuất Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của KT Số phiếu Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Kiến nghị thứ hai: Cuối tháng nên lập bảng kiểm kê hàng hoá trong kho Do công tác kho chưa tốt nên việc kiểm kho hàng tháng là rất cần thiết, không những thủ kho biết được trong tháng xuất số lượng bao nhiêu hàng hóa mà còn biết được trong kho hiện còn bao nhiêu hàng.Khi kiêm kê thường xuyên như vậy không những nhà quản trị năm được con số hàng hoá mà thủ kho cũng đỡ vất vả trong tháng tiếp theo. Mẫu biên bản kiểm kê như sau: BIÊN BẢN KIỂM KÊ HÀNG CUỐI THÁNG Tháng….. năm… Ban kiểm kê gồm: 1………………………………………………………………………… 2…………………………………………………………………………….. 3………………………………………………………………………… Số lượng hàng hoá trong kho hôm nay còn gồm có các loại mặt hàng và số lượng như sau: STT Mã số Tên hàng hoá Đơn vị tính Đơn giá Theo sổ sách Theo kiểm kê Chênh lệch Phẩm chất Thừa Thiếu Còn tốt 100% Kém phẩm chất Không sử dụng được SL TT SL TT 1 … Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ kho Trưởng ban kiểm kê (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kiến nghị thứ ba: Về công tác kế toán công nợ. Công ty bán hàng chủ yếu là lắp đặt máy khi lắp đặt máy xong mới giao tiền nên công việc kế toán công nợ cũng đòi hỏi kỹ càng hơn bởi vì công ty luôn cần vốn để xoay vòng. Đến ngày khách hàng phải trả tiền công nợ thì kế toán phải gọi điện trước một hôm và phải có kế toán công nợ riêng thì họ sẽ chuyên sâu chỉ làm mỗi một việc là đòi tiền thì chuyên môn của họ cao hơn.Và cũng đỡ cho kế toán tổng hợp nhiều khi phải ra ngoài đòi công nợ mà còn nhiều việc phải làm ở công ty. Công nợ được tăng lên một bậc sẽ làm cho quá trình chu chuyển tiền vốn của công ty quay nhanh hơn. Kiến nghị thứ tư: Hiện tượng bán hàng ở cơ sở hai. Cơ sơ hai mới được thành lập việc bán hàng ở đó vì do chưa nhiều người biết đến vì vậy mà lượng hàng bàn ra không cao.Cho nên việc cần làm là phải làmcho thật nhiều người xung quanh biết và làm nổi bật lên những điểm mạnh của công ty tạo cho khách hàng có niền tin vào cơ sở. Đó là một số kiến nghị của em. 3.3.Điều kiện thực hiện. Trong điều kiện thực tế của công ty hiện nay thì khả năng thực hiện những điều trên là hoàn toàn có thể. 3.3.1. Về phía nhà nước. - Khi thực hiện những điều trên không vi phạm pháp luật. - Làm cho công ty phát triển vững mạnh một phần góp vào sự phát triển củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2007.Doc
Tài liệu liên quan