Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần LILAMA 10

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần LILAMA 10: LỜI MỞ ĐẦU Trong mọi hình thái xã hội, người ta đều phải quan tâm đến người lao động. Vì người lao động là một trong các nhân tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của các nhà máy xí nghiệp. Vì vậy mà Công ty cổ phần LILAMA 10 rất coi trọng công nhân viên trong doanh nghiệp của mình. Một trong những yếu tố giúp công ty ngày càng phát triển là việc tổ chức bộ máy kế toán nói chung và kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng giúp cho việc hạch toán tiền lương phải trả cho người lao động và những khoản trích theo lương được chính xác. Kế toán tiền lương lao động cung cấp các thông tin đầy đủ kịp thời về lao động để phục vụ cho công tác quản lý và công tác phân phố lao động cũng như tiền lương phù hợp. Kế toán xây lắp lao động phải bố trí hợp lý lao động vào các công việc cụ thể để phát huy năng lực sáng tạo của người lao động từ đó có thể tăng thêm tiền lương hoặc có tiền thưởng cho những sáng kiến hay phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm t...

doc69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần LILAMA 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong mọi hình thái xã hội, người ta đều phải quan tâm đến người lao động. Vì người lao động là một trong các nhân tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của các nhà máy xí nghiệp. Vì vậy mà Công ty cổ phần LILAMA 10 rất coi trọng công nhân viên trong doanh nghiệp của mình. Một trong những yếu tố giúp công ty ngày càng phát triển là việc tổ chức bộ máy kế toán nói chung và kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng giúp cho việc hạch toán tiền lương phải trả cho người lao động và những khoản trích theo lương được chính xác. Kế toán tiền lương lao động cung cấp các thông tin đầy đủ kịp thời về lao động để phục vụ cho công tác quản lý và công tác phân phố lao động cũng như tiền lương phù hợp. Kế toán xây lắp lao động phải bố trí hợp lý lao động vào các công việc cụ thể để phát huy năng lực sáng tạo của người lao động từ đó có thể tăng thêm tiền lương hoặc có tiền thưởng cho những sáng kiến hay phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động cũng như nâng cao đời sống người lao động. Để làm được như trên kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương phải tiến hành phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận của doanh nghiệp. Pháp luật qui định quyền làm việc, lợi ích và quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Từ đó, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà, ổn định góp phần phát huy sáng tạo tài năng của người lao động, nhằm đạt năng suất cao trong lao động sản xuất. Là một sinh viên chuyên nghành kế toán thực tập tại phòng kế toán - tài chính của Công ty cổ phần LILAMA 10, Em nhận thấy vai trò kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương rất quan trọng trong công tác quản lý của các doanh nghiệp xây lắp nói chung và của các Công ty nói riêng. Chính vì thế Em đã lựa chọn đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần LILAMA 10 là báo cáo chuyên dề thực tập của mình Báo cáo chuyên đề thực tập của Em được chia làm 3 phần: Phần I: Khái quát về Công ty cổ phần LILAMA 10. Phần II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần LILAMA 10. Phần III: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần LILAMA 10. Vì thời gian thực tập còn hạn chế và trình độ hiểu biết chưa nhiều chắc chắn báo cáo chuyên đề thực tập này sẽ không tránh khỏi những hạn chế và những thiếu sót nhất định, vậy Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo, các anh chị phòng kế toán Công ty cổ phần LILAMA và đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thanh Quý để báo cáo này của em được hoàn thiện hơn, có ý nghĩa trên cả hai phương diện: Lý thuyết và Thực tiễn. Hà Nội, tháng 04 năm 2007 Sinh viên Nguyễn Trường Minh PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10. 1.1.1. lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty cổ phần LILAMA 10 được thành lập đầu tiên với tên gọi là Xí nghiệp liên hợp Lắp máy số 10 thuộc liên hiệp các Xí nghiệp Lắp máy Bộ Xây Dựng, được thành lập theo quyết định số 004/BXD-TCLD ngày 27/01/1993.Sau đó cùng với quyết định số 05/BXD-TCLD ngày 12/01/1996, Xí nghiệp Lắp máy số 10 chính thức được chuyển sang loại hình Công ty Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam LILAMA dưới tên gọi là: Công ty Lắp máy và Xây dựng số 10. Và theo thời gian với sự trưởng thành lớn mạnh của công ty cùng sự mở rộng của thị trường, đặc biệt là những thách thức về sự hoạt động kém hiệu quả của các Tổng công ty Nhà Nước, đến năm 2006 Công ty Lắp máy và Xây dựng số 10 một lần nữa được chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần với tên gọi mới là: Công ty cổ phần LILAMA 10 ( Như hiên nay). Công ty cổ phần LILAMA 10 được thành lập trên cơ sở Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần và quyết định số 1672/QĐ-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển công ty Lắp máy và Xây dựng số 10 trực thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thành công ty cổ phần. Như vậy, Công ty cổ phần LILAMA 10 là đơn vị thành viên của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Vốn điều lệ tại thời thời điểm thành lập Công ty là 40.000.000.000 VNĐ tổng số vốn của Công ty được chia thành 4.000.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000đồng. Trong đó Vốn thuộc sở hữu Nhà nước, đại diện bởi Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là: 2.040.000 cổ phần, bằng 20.400.000.000 đồng, tương đương 51% vốn điều lệ. Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông là CBCNV trong Công ty : 1.135.715 cổ phần, bằng 11.357.150.000 đồng, tương đương 28,39% vốn điều lệ. Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông khác là: 824.285 cổ phần, bằng 8.242.850.000 đồng, tương đương 20,61% vốn điều lệ. Tên bằng tiếng Việt là: Công ty cổ phần LILAMA 10 Tên bằng tiếng Anh là: LILAMA 10 JOINT STOCK company Tên giao dịch là : LILAMA 10, JSC. Địa chỉ: 989 đường Giải phóng – Phường Giáp Bát- Q. Hoàng Mai- Hà Nội- Việt Nam Điện thoại: 04 8649 584 Fax : 04 8649 581 E-mail : lilama10ktkt@.vnn.vn Hiện nay, Công ty có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân đa ngành nghề với trình độ khoa học tiên tiến, tay nghề giỏi, đã từng trực tiếp làm việc với nhiều chuyên gia của các nước tiên tiến trên thế giới hoạt động trong lĩnh vực chế tạo thiết bị, gia công kết cấu thép, lắp đặt các công trình công nghiệp và dân dụng trên mọi miền đất nước. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng cải tiến nâng cấp, trang bị thêm nhiều phương tiện máy móc, thiết bị thi công hiện đại đủ sức phục vụ các công trình có yêu cầu thi công kỹ thật cao. Đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động. Tháng 4/1990 thành lập xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng số 10.1 tại Thanh Xuân Bắc- Quận Thanh Xuân- Hà Nội. Tháng 1/1991 thành lập Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng số 10.2 tại công trình thủy điện Yaly- Gia Lai. Tháng 5/1997 thành lập Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng số 10.3 tại Thị xã Phủ Lý- Hà Nam. Tháng 10/1997 Công ty đã tiếp nhận Nhà máy cơ khí nông nghiệp và thủy bộ của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đổi tên thành Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép tại Tỉnh Hà Nam. ( Hiện nay Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng số 10.3 đã sáp nhập với nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép). Các công trình Công ty đã từng thi công xây dựng rất đa dạng từ công trình công nghiệp thủy điện, thủy lợi, chế tạo gia công lắp đặt thiết bị, đến các công trình dân dụng khác. Điều đó được minh chứng bằng việc tham gia lắp đặt hàng trăm công trình, hạng mục công trình lớn nhỏ của đất nước, đảm bảo tiến độ, uy tín và đã đưa vào sử dụng đạt kết quả cao, phục vụ nhiều lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, giá trị công trình lên đến hàng chục tỷ đồng như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn, nhiệt điện Phả Lại I,II, gia công cột điện cho hệ thống truyền tải 500KV Bắc- Nam, trạm biến áp 500KV Hòa Bình, công trình thủy điện Yaly, nhà máy lọc dầu Dung Quất, công trình thủy điện Na Dương, dự án cải tạo và hiện đại hóa nhà máy xi măng Bỉm Sơn… Trong những năm qua, những thành tích mà cán bộ công nhân viên Công ty đã đạt được có tính chất quan trọng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Công ty đã liên tục nhận được 19 huy chương vàng của Bộ Xây Dựng về “ Công trình sản phẩm chất lượng cao” và nhiều huân chương, bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ xây dựng, UBND các Tỉnh cũng như các cấp trên địa bàn Công ty đang thi công. 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ sản xuất của công ty. - Căn cứ vào quy chế và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 500 BXD _CSXD ngày 19/09/1996 của bộ trưởng bộ xây dựng. - Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 104346 ngày 28/02/1996. Quy định Công ty cổ phần LILAMA 10 được phép kinh doanh trong những lĩnh vực sau: Xây dựng công trình công nghiệp,đường dây tải điện, trạm biến áp , lắp ráp máy móc cho các công trình. Sản xuât, kinh doanh vật tư, đất đèn ,que hàn, oxy, phụ tùng, cấu kiện kim loại cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. Gia công chế tạo lắp đặt, sữa chữa thiết bị nâng, thiết bị áp lực (bình, bể, đường ống chịu áp lực) thiết bị cơ, thiết bị điện, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cung cấp, lắp đặt và bảo trì thang máy, làm sạch và sơn phủ bề mặt kim loại. Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư , thiết bị, các dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng. Thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống điện,nhiệt ,điều khiển tự động, kiểm tra chất lượng mối hàn kim loại. Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, nhà ở , trang trí nội thất. Ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Mặc dù là một Doanh nghiệp lớn hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây lắp điều đó tạo ra cho Công ty nhiều thuận lợi, tuy nhiên Công ty cũng không thể tránh khỏi những khó khăn trong việc thực hiên kết quả kinh doanh, nhất là từ một Doanh nghiệp Nhà nước mới được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần. Thuận lợi: Công ty cổ phần LILAMA 10 là một trong những Doanh nghiệp lớn trước đây đã từng tham gia thi công các công trình lớn mang tính trọng điểm của quốc gia như: Thủy điện Hòa Bình, thủy điện Yaly, nhiệt điên Phả Lại, nhà máy xi măng Bút Sơn…. Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ, năng động sáng tạo, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có kinh nghiệm, có khả năng thực hiện được các công việc phức tạp. Được sự giúp đỡ của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam trong việc chỉ đạo quản lý sản xuất kinh doanh. Do đó công ty luôn khẳng định được vai trò và uy tín của mình trong mọi dự án, mọi công trình. Khó khăn: Số lượng lao động của công ty lớn( hơn 2000 người) nên việc giải quyết công ăn việc làm cho đủ số lao động là một vấn đề không nhỏ trong lúc nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Các công trình thi công ử các địa bàn giàn trải khắp cả nước chủ yếu là các vùng núi xa xôi, hẻo lánh nên việc điều động nhân lực, di chuyển máy móc thiết bị cũng như vận chuyển vật tư đến công trình khá khó khăn tốn kém. Mặt khác, thủ tục nghiệm thu, quyết toán các công trình còn phức tạp, kéo dài nên ảnh hưởng đến việc thanh toán và thu hồi vốn chậm. Nhu cầu vốn kinh doanh ngày một lớn trong khi đó vốn tự có chưa đáp ứng được nên Công ty phải vay ngân hàng lớn ( bình quân hàng năm trên 2 tỷ đồng) chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị nên cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của đơn vị. Tất nhiên những khó khăn này không phải chỉ Công ty gặp phải mà đó là khó khăn chung do đặc thù của nhành nghề kinh doanh. Do vậy việc khắc phục khó khăn,phát huy những lợi thế đã và đang có là điều mà công ty đang thực hiện để vững bước trên con đường phát triển của mình. 1.1.3. đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần LILAMA 10. Cơ cấu tổ chức quản lý: Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Tổng Giám đốc: là người đại diên theo pháp luật của Công ty, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty. Ban kiểm soát: là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát các hoạt động quản lý, điều hành và chấp hành pháp luật của Công ty. Tổ chức bộ máy điều hành: Các phó tổng giám đốc : Là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân công và thực hiện. Các phòng ban chức năng: được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, đồng thời trợ giúp cho ban lãnh đạo công ty chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các phòng ban chủ chốt trong công ty: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CHỦ TỊCH HỘI DỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH NHIỆT ĐIỆN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH THỦY ĐIỆN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH TẾ KỸ THUẬT PHÒNG VẬT TƯ THIẾT BỊ TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ BQL DỰ ÁN NẬN CÔNG 3 PHÒNG HÀNH CHÍNH Y TẾ PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN BAN QUẢN LÝ MÁY XÍ NGHIỆP 10-1 XÍ NGHIỆP 10-2 XÍ NGHIỆP 10-4 NHÀ MẤY CHẾ TẠO THIẾT BỊ VÀ KẾT CẤU THẾP PHÒNG ĐẠI DIỆN PLEIKU VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN SƠN LA CÁC ĐỘI CÔNG TRÌNH Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý và điều hành công ty Phòng kỹ thuật: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao ở từng công trình, phòng kỹ thuật lập dự án tổ chức thi công và bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật phù hợp cho công trình. Bóc tách khối lượng thi công, lập tiên lượng, lập tiến độ và biện pháp thi công cho các hạng mục công trình. Thiết kế các dự án đầu tư, kết cấu các chi tiết máy móc phụ vụ sản xuất và thi công của công ty kiểm tra giám sát các công trình, lập hồ sơ nghiệm thu bàn giao các phần việc của từng hạng mục công trình, lập biểu đối chiếu tiêu hao vật tư và biểu thu hồi vốn. Tổng hợp báo cáo khối lượng công việc của từng hạng mục theo từng tháng quý năm. Phòng Đầu tư - Dự án: Giúp việc cho ban giám đốc công ty về tiếp thị, khai thác dự án và trình các luận chứng kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đầu tư và hiệu quả đầu tư các dự án của công ty trong năm kế hoạch. Thu thập, phân tích và xử lý phân tiến các thông tin nhận được các dự án, thiết kế các khu lán trại tạm phân trợ. Trực tiếp giao dịch, quan hệ, đàm phán với các chủ dự án và các đơn vị có liên quan để tiến hành các công việc. Cùng với các bên có liên quan đến và trình các bộ định mức, đơn giá dự toán các công trình thuỷ điện. Phòng Tài chính kế toán: Ghi chép, phản ánh, tính toán số liệu tình hình luân chuyển vật tư, tài sản tiền vốn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, thu chi tài chính thanh toán tiền vốn, các chế độ tài chính Nhà nước ban hành. Cung cấp tài liệu, tài liệu cho ban giám đốc phục vụ điều hành hoạt động sản xuất tiền công, phân tích các hợp đồng kinh tế phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh . Phòng tổ chức lao động: Nghiên cứu lập phương án tổ chức, điều chỉnh khi thay đổi tổ chức biên chế bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty và các xí nghiệp nhà máy. Tham gia viết và thông qua: Phân cấp quản lý, quy mô của các tổ chức trong công ty để trình các có thẩm quyền thông qua. Làm thủ tục về phân hạng công ty, các xí nghiệp nhà máy. Làm quy hoạch và đào tạo người cán bộ, kiểm tra việc thực hiện biên chế bộ máy quản lý của các đơn vị trực thuộc. Quản lý hồ sơ của các cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng hành chính Y tế: Tổ chức thực hiện, phản ánh và phân công trách nhiệm cho từng nhân viên thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi người trong một lĩnh vực nhiệm vụ được giao, nắm bắt tình hình đời sống nơi ăn chốn ở, nhà cửa đất đai, quản lý con dấu, văn thư lưu trữ, tình hình sức khoẻ, mua bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng các thiết bị văn phòng. Phòng vật tư thiết bị: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty về giao nhận và quyết toán vật tư thiết bị chính, quản lý mua sắm vật liệu phụ, phương tiện và dụng cụ công cụ cung cấp cho các đơn vị trong công ty thi công các công trình. 1.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ. Công ty cổ phần LILAMA 10 là Doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây lắp do đó công ty đã xây dựng được một quy trình công nghệ sản xuất hợp lý hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh. Công nghệ thi công xây lắp của công ty kết hợp giữa thủ công ,cơ giới và sản xuất giản đơn. Nhìn chung quy trình công nghệ của công ty được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2: Quy trình tổ chức, chế tạo, xây lắp Đấu thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng Phân giao nhiệm vụ thành lập công trường Bóc tách bản vẽ, lập dự toán biện pháp thi công an toàn Mua vật tư, điều động thiết bị, vật tư Thi công, chế tạo và lắp đặt Giám sát kỹ thuật, kiểm tra chất lượng, nghiệm thu công trình Nghiệm thu, bàn giao Quyết toán, thanh lý hợp đồng Sơ đồ 3: Quy trình thi công Phần móng: Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, giải tỏa mặt bằng Tổng kết nguyên vật liệu, thuê nhân công tại chỗ Xử lý phần móng và thi công. Phần thân: Gia công , cốt thép Ghép cốt pha Xây dựng cơ sở Lắp đặt thiết bị Phần hoàn thiện: hoàn thiện hệ thống điện nước phụ trợ sơn tiến hành bàn giao nghiệm thu công trình 1.1.5. Tình hình hoạt động của công ty qua một số năm. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh Các chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Chênh lệch 06/05 ± % Giá trị sản lượng 122.95 126.52 136.15 137.42 207.48 70.06 50.98 Doanh thu 78.04 97.47 105.13 112.69 186.16 73.47 65.2 Giá vốn 72.94 90.92 96.47 101.75 137.29 35.54 34.93 Lãi trước thuế 1.63 1.53 1.51 1.83 2.9 1.07 58.47 Nộp NSNN 0.52 0.49 0.48 0.51 0.92 0.41 80.39 Biểu đồ 1: Doanh thu- Giá vốn Biểu đồ 2: Lợi nhuận trước thuế Từ bảng phân tích và từ các biểu đồ trên ta có thể nhận thấy kết quả hoạt động một số năm gần đây của Công ty cổ phần LILAMA 10 là rất tốt . So với năm 2005 thì giá trị sản lượng của năm 2006 đã tăng 70.06 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 50.89 %, điều đó làm cho doanh thu của công ty tăng thêm được 73.47 tỷ đồng tương ứng là 65.2% . Lãi trước thuế của công ty tăng 1.07 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 58.47%. Nhờ làm ăn có lãi nên công ty đã đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. Có được kết quả trên là sự cố gắng không mệt mỏi của toàn thể CBCNV của công ty trong những năm vừa qua. 1.1.6. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. Năm 2007 có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Công ty vì đây là năm sản xuất kinh doanh đầu tiên sau khi cổ phần hóa cũng là năm Việt Nam mới gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Hội nhập kinh tế vừa là cơ hội đồng thời là thách thức to lớn đối với Công ty trong quá trình cạnh tranh tìm kiếm hợp đồng. Mục tiêu của công ty trong thời gian sắp tới đựơc thể hiện dưới bảng sau đây: Bảng 2: Một số chỉ tiêu phấn đấu của Công ty cổ phần LILAMA 10 trong năm 2007 Đơn vị tính : Đồng TT CHỈ TIÊU Giá trị 1 Giá trị sản lượng 251.000.000.000 2 Doanh thu 175.700.000.000 3 Nộp ngân sách Nhà nước 3.514.000.000 4 Lợi nhuận thực hiện sau thuế 7.906.500.000 5 Vốn điều lệ 40.000.000.000 6 Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu 4.5 % 7 Tỷ suất lợi nhuận / Vốn 19.766 % 8 Tổng số lao động ( Người ) 1813 9 Thu nhập bình quân ( Đồng/ Người /Tháng) 1.700.000 Nguồn : Phòng Tài chính _ Kế toán Để có được điều đó công ty cần phải: Đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng các công trình, hạng mục công trình đang còn dang dở. Tiếp tục đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, đầu tư mới một số trang thiết bị tài sản, thay thế những thiết bị cũ, gần đến thời hạn thanh lý, nâng cao năng lực trang thiết bị máy móc thi công. Tiến hành đấu thầu và ký thêm các hợp đồng mới. Tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty để có đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ, năng động sáng tạo, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có kinh nghiệm, có khả năng thực hiện được các công việc phức tạp. Thực hiện tiến trình đổi mới Doanh nghiệp theo kế hoạch chung của Tổng công ty. Bảng 3: Một số chỉ tiêu phát triển của công ty từ năm 2007 đến năm 2010. CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Sản lượng triệu đ 251.000. 278.560 320.000 385.560 Doanh thu triệu đ 175.700. 195.032 210.534 230.000 thuế nộp ngân sách triệu đ 3.514 3.842 4.231 5.000 Số lượng lao động người 1.813 1.925 1.960 2.060 TNBQ/ người/ tháng 1000 đ 1.700 1.700 1.760 1.820 Từ bảng trên ta thấy sản lượng và doanh thu dự kiến của công ty hàng năm đều tăng lên đáng kể, điều đó đem lại cho công ty thêm lợi nhuận và thuế nộp nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Số lượng lao động công ty có biến động chủ yếu là tăng lên, hàng năm xấp xỉ khoảng 2000 người, năm 2010 là 2006 người. Thu nhập bình quân/ người/ tháng hàng năm đều tăng lên chứng tỏ công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả, CBCNV công ty ngày càng tin tưởng vào công ty đây là một khuyến khích lớn đối với toàn bộ công nhân của công ty. 1.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10. 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Trong bộ máy tổ chức cuả các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần LILAMA 10 nói riêng phòng Tài chính Kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng cùng với các phòng ban khác trong công ty để quản lý điều hành bộ máy của công ty ty giúp công ty tồn tại và phát triễn, giữa các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chẳng hạn như giữa phòng Tài chính Kế toán và phòng Kinh tế Kỹ thuật trong công tác kế toán TSCĐ, sự phối hợp đó được thể hiện phòng Kinh tế Kỹ thuật tổ chức kiểm tra tình trạng kỹ thuật, năng lực hoạt động của TSCĐ. Nghiệm thu và lập biên bản bàn giao, hồ sơ tăng giảm TSCĐ, sau đó gữi hồ sơ cùng chứng từ có liên quan về phòng Tài chính Kế toán.Tại phòng Tài chính Kế toán tiến hành sao chép cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng, đồng thời giữ lại bản gốc để căn cứ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết TSCĐ. Do đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty gồm nhiều xí nghiệp, đơn vị thành viên có trụ sở giao dịch ở nhiều trên địa bàn cả nước nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung nửa phân tán. Phòng Tài chính – Kế toán có tất cả 10 người , 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 1 thủ quỷ và 7 kế toán viên làm từng phần hành khác nhau. Kế toán tiền gửi, tiền vay, tiền theo dõi công trình KẾ TOÁN TRƯỞNG Các tổ, bộ phận ở đơn vị ở đơn vị, xí nghiệp Kế toán vật tư hàng hoá Kế toán tiền mặt, tiền tạm ứng thanh toán Kế toán tiền lương BHXH. BHYT… Kế toán tổng hợp tính và xác định KQKD Kế toán doanh thu, thuế GTGT Kế toán TSCĐ, nguồn vốn Thủ quỹ Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ Kế toán tiền lương Kế toán thanh toán Kế toán các phần hành khác Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy kế toán Nhà máy chế tạo thiết bị kết cấu thép có bộ phận kế toán riêng, thực hiện toàn bộ công tác kế toán sau đó sẽ tập báo cáo kế toán gửi lên phòng tài chính kế toán công ty. Các xí nghiệp khác có nhân viên kế toán và có bộ phận kế toán thực hiện định kỳ hàng tháng tập hợp số liệu, chứng từ gửi lên phòng tài chính kế toán công ty. Phòng tài chính kế toán công ty có nhiệm vụ tập hợp số liệu chung cho toàn công ty, lập báo cáo kế toán định kỳ. Cụ thể, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau: - Kế toán trưởng: Kế toán trưởng phải trực tiếp thông báo, cung cấp thông tin cho giám đốc công ty, đề xuất các ý kiến về tình hình phát triển của công ty, về chính sách huy động vốn, … chịu trách nhiệm chung về thông tin do phòng tài chính kế toán cung cấp; thay mặt giám đốc công ty tổ chức công tác kế toán của công ty và thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước hướng dẩn nhân viên của mình thực hiện ghi sổ sách, thực hiện công việc kế toán. - Kế toán vật tư hàng hóa: Thực hiện các công việc liên quan đến vật tư hàng hoá như: + Phản ánh tình hình Nhập- xuất- tồn vật tư hàng hóa ở các kho trực tiếp do công ty quản lý. + Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của các phiếu nhập, phiếu xuất, hướng dẫn các bộ phận trong công ty thực hiện đúng quy định của nhà nước. + Mở thẻ kho, kiểm tra thẻ kho, chốt thẻ kho của từng kho của công ty thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. + Đối chiếu với kế toán tổng hợp vào cuối tháng, căn cứ vào sổ kế toán của mình, cuối tháng đối chiếu với số liệu kế toán do máy cung cấp. + Thực hiện việc kiểm kê khi có quyết định kiểm kê. Kế toán tiền lương: Thực hiện các công việc liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương gồm: + Lập, ghi chép, kiểm tra và theo dõi công tác chấm công và bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. + Tính ra số tiền lương, số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng các quy định của nhà nước. + Căn cứ vào bảng duyệt lương của cả đội và khối gián tiếp của công ty kế toán tiến hành thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Kế toán tiền mặt, tạm ứng: + Theo dõi chi tiết tiền mặt, đối chiếu với thủ quỹ của từng phiếu thu, phiếu chi, xác định số dư cuối tháng. + Theo dõi chi tiết sổ tạm ứng, kiểm tra hoàn ứng, đôn đốc thu hoàn ứng nhanh. + Nắm số liệu tồn quỹ cuối tháng của các đơn vị trực thuộc. + Lập bảng kê tiền mặt cuối tháng. - Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay: + Có kế hoạch rút tiền mặt, tiền vay để chi tiêu. + Theo dõi tiền gửi, các khoản tiền gửi, tiền vay của các ngân hàng trong công ty. + Báo cáo số dư hàng ngày tiền gửi và tiền vay của công ty với trưởng phòng và với giám đốc. + Báo cáo với trưởng phòng về kế hoạch trả nợ vay đối với từng ngân hàng. + Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ dùng để chuyển tiền, kiểm tra lại tên đơn vị, số tài khoản, mã số thuế, tên ngân hàng mà mình chuyển tiền vào đó, báo cáo với Trưởng phòng những trường hợp bất hợp lý, sai sót. - Kế toán TSCĐ: + Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiên có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn công ty cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc gìn giữ, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong toàn công ty. + Tính và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ. + Mở thẻ theo dõi đối với từng TSCĐ. + Kiểm kê TSCĐ khi có quyết định. - Kế toán thuế: Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà Nước về các khoản thuế GTGT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, phí, lệ phí…. - Kế toán tổng hợp: Theo dõi khối lượng công trình, là người tổng hợp số liệu kế toán để lập báo cáo tài chính, đưa ra các thông tin kế toán do các phần hành kế toán khác cung cấp. - Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại Công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi, vào cuối ngày lập các báo cáo quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt. - Tại các Xí nghiệp trực thuộc: Cũng tổ chức các bộ phận kế toán riêng tương tự như vậy, thực hiên toàn bộ công tác kế toán sau đó lập các báo cáo gửi lên phòng Tài chính kế toán của công ty. Phòng kế toán có trách nhiệm tổng hợp số liệu chung toàn Công ty và lập báo cáo kế toán định kỳ. 1.2.2. Hình thức Kế toán và đặc điểm các phần hành kế toán tại công ty. 1.2.2.1. Phần mềm Kế toán áp dụng. Tại công ty hiện nay đang sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting 2005 có chỉnh sữa theo quyết định 15 của Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 để thực hiện công tác kế toán. Phần mềm kế toán này cho phép làm giảm nhẹ công việc kế toán, hiệu quả và đơn giản, phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn có tổ chức kế toán tương đối phức tạp như công ty cổ phần LILAMA 10. Phần mềm kế toán Fast Accounting 2005 chứa nhiều phân hệ kế toán khác nhau, cụ thể: - Phân hệ hệ thống : có chức năng khai báo các tham số hệ thống và các tham số thùy chọn, quản lý và bảo trì số liệu, quản lý và phân quyền sử dụng cho người sử dụng. - Phân hệ kế toán tổng hợp: Dùng để cập nhật các chứng từ chung, liên kết số liệu với các phân hệ khác để lên BCTC và sổ sách kế toán. - Phân hệ kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Dùng để theo dỏi thu chi và thanh toán bằng tiền mặt, TGNH và tiền vay. - Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu: Dùng để quản lý bán hàng và công nợ phải thu. - Phân hệ kế toán mua hàng và công nợ phải trả: Dùng để quản lý mua hàng và công nợ phải trả. - Phân hệ kế toán hàng tồn kho: Dùng để quản lý nhập, xuất, tồn kho hàng hóa vật tư,thành phẩm ,tính giá hàng tồn kho. - Phân hệ kế toán chi phí và giá thành: Có chức năng tập hợp và phân bổ các chi phí, tính và lên báo cáo về giá thành. - Phân hệ kế toán chủ đầu tư: Dùng để phục vụ ban quản lý và dự án các công trình - Phân hệ báo cáo thuế: Phục vụ lên các báo cáo thuế dựa trên các số liệu được cập nhật ở các phân hệ khác Công ty cổ phần LILAMA 10 là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên hầu hết các phân hệ trong kế toán máy đều được sử dụng.Giữa các phân hệ kế toán của phần mền kế toán Fast Accounting có mối liên kết chặt chẽ với nhau, nhờ đó có thể cung cấp cho người sử dụng một bức tranh toàn cảnh về hoạt động tài chính của công ty. Hàng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ, hợp lý kế toán nhập dữ liệu vào máy. Sơ đồ 5: Mối liên kết giữa các phân hệ trong Fast Accounting: Vốn bằng tiền Phiếu thu, phiếu chi, báo có báo nợ… Bán hàng & phải thu Hóa đơn chứng từ phải thu Mua hàng & phải trả Chứng từ phải trả Hàng tồn kho Phiếu nhập, phiếu xuất, chuyển kho. Tài sản cố định Sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Báo cáo bán hàng sổ chi tiết công nợ Báo cáo mua hàng, sổ chi tiết công nợ Thẻ kho, báo cáo nhập xuất tồn…. Thẻ TSCĐ, bảng tính khấu hao T Ổ N G H Ợ P Sổ chi tiết TK, sổ cái TK, Nhật ký chung, Chúng từ ghi sổ, Bảng kê, Nhật ký chứng từ…. Các báo cáo tài chính Báo cáo về chi phí và giá thành Báo cáo thuế Báo cáo quản trị Cuối tháng, chương trình tự động phân bổ chi phí, lập các bút toán kết chuyển, lập các sổ chi tiết, sổ tổng hợp và các Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị (nếu cần). 1.2.2.2. Hình thức Kế toán. Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức Nhật Ký Chung, đây là hình thức đang được nhiều công ty áp dụng rộng rãi vì việc ghi chép theo hình thức này đơn giản, kết cấu sơ đồ dễ ghi, dễ đối chiếu và kiểm tra. Với khối lượng công việc kế toán của công ty là rất lớn thì hình thức này là hoàn toàn phù hợp. Niêm độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập chứng từ, ghi sổ kế toán là đồng Việt Nam. Chuyển đổi các đồng tiền khác sang tiền Việt Nam đồng tại thời điểm phát sinh theo tỷ giá Ngân hàng nhà nước công bố. Thuế GTGT được kê khai theo phương pháp khấu trừ. Công ty ghi nhận Tài sản cố định theo giá gốc, khấu hao Tài sản cố định được trích theo phương pháp đường thẳng. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị xuất kho nguyên vật liệu là giá thực tế đích danh. Tình hình trích lập dự phòng: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho căn cứ vào tình tồn kho đầu năm, tình hình xuất nhập kho trong năm và tình hình biến động giá cả vật tư, hàng hóa để xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho và trích lập dự phòng. Phương pháp xác định doanh thu và phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng. Doanh thu xác định theo giá trị khối lượng thực hiện từng công trình, hạng mục công trình, được nhà thầu xác nhận. Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng sử dụng phương pháp đánh giá. Theo đó, trình tự ghi sổ kế toán như sau: Sơ đồ 6. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung áp dụng phần mềm kế toán FAST 2005 Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán MÁY TÍNH -Sổ chi tiết -Sổ tổng hợp… BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh. Việc Công ty sử dụng hình thức ghi sổ này mang lại nhiều nhiều thuận lợi trong công tác kế toán, do kết cấu sổ đơn giản, dễ dàng cho việc phân công lao động kế toán theo các phần hành không phụ thuộc vào số lượng tài khoản của Công ty nhiều hay ít. Tuy nhiên kế toán cũng cần chú ý tới những bất cập của hình thức ghi sổ này như khả năng ghi chép trùng lặp, khối lượng công việc nhiều do đó sổ cồng kềnh dẫn đến khó phát hiện sai sót để đảm bảo những thông tin kế toán phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Công ty. 1.2.2.3. Các phần hành Kế toán tại công ty. Kế toán Tài sản cố định. Kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. kế toán bán hàng và công nợ phải thu. kế toán mua hàng và công nợ phải trả. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. 1.2.2.4. Hệ thống báo cáo kế toán. Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty tuân thủ theo chế độ Báo cáo kế toán hiện hành của nhà nước. Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm 4 báo cáo cơ bản và bắt buộc: + Bảng Cân Đối Kế Toán. + Báo cáo Kết Quả hoạt động kinh doanh. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Thuyết minh báo cáo Tài chính. Báo cáo tài chính của công ty được lập theo mẫu báo cáo tài chính theo quyết định 15 ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Trong hai bảng trên thì bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh được Kế toán tổng hợp lập theo quý, còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính được lập vào thời điểm cuối năm tài chính. Bên cạnh những báo cáo cơ bản và bắt buộc đó phòng kế toán của công ty còn lập một số báo cáo khác phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như (báo cáo giá vốn hàng bán, báo cáo báo cáo hàng tồn kho, báo cáo công nợ…) đây là những báo cáo kế toán quản trị hết sức quan trọng giúp doanh nhiệp khắc phục những tồn tại trong quá khứ và có hướng hoạch định kế hoạch cho tương lai. Toàn bộ báo cáo của công ty do Kế toán tổng hợp lập. cuối kỳ Kế toán kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp các số liệu kế toán mà các nhân viên kế toán nhập vào máy trong kỳ. Kế toán tổng hợp đăng nhập vào phần mềm kế toán FAST 2005 sau đó vào phân hệ Kế toán tổng hợp thực hiện các thao tác phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí trả trước … vào chi phí trong kỳ. Sau đó Kế toán tổng hợp tiến hành thực hiện các thao tác kết chuyển chi phí từ các tài khoản 621, 622, 627, 642. vào tài khoản 154 và tiến hành kết chuyển tài khoản doanh thu vào tài khoản xác định kết quả. Sau khi kết chuyển xong chi phí và doanh thu Kế toán tổng hợp tiến hành in các sổ tổng hợp và sổ chi tiết cần thiết, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị ( nếu cần) và báo cáo thuế. PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10. 2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY. Do tính chất đặc thù của ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh và sản xuất mang tính cơ động cao, đặc biệt là môi trường thi công. Do vậy lực lượng lao động của Công ty thường xuyên có sự biến động khá lớn. Số lao động bình quân của công ty dao động ở khoảng 2000 người, và có sự thay đổi theo tính chất của quy mô của các công trình mà Công ty tiến hành thi công. Lực lượng lao động không ổn định do tính chất ngành nghề cũng có mặt tích cực nhất định, đó là: Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công không cần thiết khi yêu cầu của công việc không đòi hỏi phải sử dụng quá nhiều lao động, điều này hết sức có ý nghĩa trong việc quản lý lượng lao động dôi dư đặc biệt là đối với lao động có trình độ thấp. Tuy nhiên số lượng lao động hợp đồng của công ty là không nhiều, việc sử dụng lao động và xắp xếp cơ cấu lao động của Công ty để đội ngũ công nhân thường xuyên có việc làm ổn định là một biểu hiện tốt của Công ty trong việc bố trí bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức lao động. Việc quản lý nguồn lao động về mặt chất lượng luôn được công ty đặc biệt trú trọng do đặc điểm của nghành nghề luôn đòi hỏi phải có nguồn lao động có trình độ có tay nghề chiếm tỷ trọng cao. Nguồn lao động có chất lượng thường được tuyển mộ từ các trường ĐH, CĐ, trung cấp và dạy nghề. Chất lượng và số lượng lao động luôn phải đảm bảo hài hoà với đặc điểm của từng công trình thi công. Do vậy việc phân bổ nguồn lao động cho các công trình một cách hợp lý là một việc hết sức quan trọng. Bảng4: Thống kê chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ đến quý I năm 2007 Chức danh Tổng số CBCNV Đảng viên Nữ Trình độ QLKT ĐH CĐ TC Trong nước Ngoài nước Cán bộ lãnh đạo quản lý 38 28 0 29 1 7 1 3 Cán bộ khoa học kỹ thuật 161 16 13 107 23 30 Cán bộ làm chuyên môn 21 16 10 4 1 4 Cán bộ nghiệp vụ 54 13 36 7 0 37 Cán bộ hành chính 23 0 4 1 0 2 Cán bộ đoàn thể 1 1 1 0 0 1 Tổng CB nhân viên 298 78 64 148 25 81 1 3 Nguồn: Phòng Tổ chức lao động và tiền lương. Bảng5: Số lượng, chất lượng công nhân STT Loại Tổng số Nữ Đã qua đào tạo Đảng viên Bậc thợ Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 A Công nhân kỹ thuật 1585 215 1585 92 16 55 376 245 431 433 29 I Công nhân kỹ thuật 55 10 55 1 0 6 9 7 12 21 0 II Công nhân cơ giới 122 18 122 10 16 10 20 35 20 20 1 III Công nhân lắp máy 789 125 789 53 0 19 150 99 260 245 16 IV Công nhân cơ khí 609 62 609 27 0 19 196 99 139 144 12 V Công nhân khảo sát 9 0 9 1 0 1 1 5 0 2 0 VI CN kỹ thuật khác 1 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 B Lao động phổ thông 20 6 0 2 0 4 6 6 4 0 0 Tổng A+B 1605 221 1585 94 16 59 382 251 435 433 29 Nguồn: Phòng Tổ chức lao động và tiền lương 2.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY. 2.2.1. Các hình thức trả lương tại công ty. Hiện nay Công ty Cổ phần LILAMA áp dụng hình thức lương khoán để trả lương cho toàn bộ công nhân viên . Đối với lao động trực tiếp sản xuất, tiền lương được tính theo hình thức lương khoán cho từng Tổ, Đội sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc hoàn thành của Tổ, Đội đó trong tháng. Từ lương khoán đó sẽ căn cứ vào bảng chấm công và bậc lương để tính lương cho mỗi lao động. Đối với lao động gián tiếp, tiền lương được trả theo hình thức lương thời gian, sẽ phụ thuộc vào vị trí công tác, và số ngày công thực hiện công việc của mỗi cán bộ công nhân viên trong khối gián tiếp. Ngoài ra, lương khoán gián tiếp còn được áp dụng đối với công nhân viên hỗ trợ sản xuất, nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo Quy chế trả lương này được xây dựng trên cơ sở bảo đảm tiền lương được hưởng phù hợp với trình độ, năng lực, mức cống hiến của mỗi cá nhân đối với Công ty. Thực hiên theo nguyên tắc làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít. Có như vậy mới đảm bảo tính công bằng, chính xác trong việc trả lương cho người lao động. 2.2.2. Các khoản phụ cấp phải trả cho CBCNV tại công ty. Quy định về phụ cấp trong công ty Ngoài các khoản lương chính, công nhân viên trong Công ty còn được hưởng các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định và do Công ty quy định để khuyến khích lao động. Các khoản phụ cấp này bao gồm: Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với công nhân viên của Công ty nhưng luôn phải di chuyển theo công trình tới những địa điểm khác nhau. Mức phụ cấp lưu động hiện nay của Công ty là 0,12 tính trên lương cơ bản. Phụ cấp trách nhiệm: mức phụ cấp này ở công ty hiện nay là 0,5 đối với Trưởng phòng, 0,4 đối với Phó phòng và 0,2 đối với nhân viên các phòng ban. Mức phụ cấp này cũng được tính trên lương cơ bản. Phụ cấp khu vực: mức phụ cấp này tuỳ theo từng công trình, được quy định phụ thuộc vào nơi công tác ( nơi công trình thi công). Chẳng hạn, Công trình ở: + Khu vực Yaly thì mức phụ cấp này là 0,5 + Khu vực Sơn La là 0,7… 2.2.3. Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ. BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo chế độ hiện hành căn cứ vào lương thực tế của công nhân viên để trích các khoản theo lương: BHXH: Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 20% trên tổng quỹ lương chính chi trả cho CBCNV. Trong đó, 15% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 5% trừ vào tiền lương của công nhân viên. BHYT: Theo chế độ hiện hành thì tỷ lệ trích BHYT là 3% trên tổng quỹ lương chính chi trả cho CBCNV. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1% trừ vào tiền lương của người lao động. KPCĐ: Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích lập là 2% trên tổng quỹ lương chính chi trả cho CBCNV vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra để đảm bảo cho Công đoàn hoạt động có hiệu quả Tại công ty Cổ phần LILAMA 10 thực hiện trừ vào tiền lương thêm 1% trên tổng lương thực lĩnh của người lao động vào KPCĐ, việc này được thực hiện từ trước khi công ty tiến hành cổ phần hoá. 2.3. HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG VÀ NGUYÊN TẮC TRẢ LƯƠNG CHO CBCNV TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10. 2.3.1. Công tác hạch toán lao động tại công ty. 2.3.1.1. Hạch toán số lượng lao động Hạch toán lao động để thấy được tình hình hiện có và sự biến động về số lượng lao động theo từng loại lao động trong Công ty. Việc quản lý lao động của Công ty cổ phần LILAMA 10 không những được thực hiện tại phòng Hành chính mà còn được thực hiện ở các Đội, các Tổ, các Xí nghiệp. Cuối kỳ, bộ phận lao động tiền lương ở các Tổ, Đội, Xí nghiệp xẽ báo cáo tình hình sử dụng lao động về phòng lao động tiền lương để Công ty có thể nắm rõ tình hình về số lượng lao động thực tế, từ đó là căn cứ để lên kế hoạch về lao động và tính lương cho CBCNV. 2.3.1.2. Hạch toán thời gian lao động Thời gian lao động của CBCNV được theo dõi thông qua Bảng chấm công. Bảng này được lập hàng tháng để phản ánh số ngày làm việc thực tế trong tháng của người lao động. Bảng chấm công là cơ sở cho việc tính toán kết quả lao động của từng cá nhân người lao động. Trong bảng này, các Tổ, Đội hoặc Xí nghiệp phải ghi rõ ngày làm việc và ngày nghỉ, đó là cơ sở để tính lương cho người lao động trong Công ty. 2.3.1.3. Hạch toán kết quả lao động. Kết quả lao động được thể hiện thông qua khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành của từng nhóm lao động. Từ đó đánh giá chất lượng của lao động thông qua năng suất lao động. Thông thường ở Công ty Cổ phần LILAMA 10 thường áp dụng hình thức lương khoán do đó kết quả lao động ở đây chính là phần trăm khối lượng công việc khoán đã thực hiện được trong kỳ. Kết quả lao động, thời gian lao động, số lượng lao động là các căn cứ để tiến hành tính lương và xác định chi phí nhân công của Công ty 2.3.2. Nguyên tắc trả lương Việc trả lương tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, bảo đảm không thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định. Cơ chế trả lương nhằm khuyến khích người lao động từ công nhân trực tiếp sản xuất đến những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật phát huy được năng lực của mỗi người trong công việc được giao. Điều này cũng có ý nghĩa là kết quả tiền lương gắn với năng suất lao động , chất lượng và kết quả công việc. Đối với những người làm thêm giờ, ngoài giờ tiêu chuẩn thì được hưởng theo chế độ Nhà nước quy định. Quá trình phân phối tiền lương còn được dựa trên nguyên tắc làm theo công việc gì thì hưởng theo công việc đó, người làm nhiều thì hưởng nhiều, người làm ít thì hưởng ít. 2.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY. 2.4.1. Tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. Lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo hình thức lương khoán. Việc tính lương trước hết phải dựa vào Hợp đồng giao khoán, đội xây dựng căn cứ vào hợp đồng giao khoán để thực hiện khối lượng công việc được giao, đảm bảo đúng tiến độ, kỹ thuật thi công. Hàng ngày, các tổ, đội đều tổ chức chấm công cho công nhân trực tiếp sản xuất vào " Bảng chấm công" của đội. Bảng6: Bảng chấm công đội hàn Phủ Lý- Hà Nam Công ty cổ phần LILAMA 10 Đội hàn thành phẩm Phủ Lý- Hà Nam BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 3/2007 TT Họ và tên Sổ số lương Bậc lương Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 … 27 28 29 30 31 Khoán Tổng số công Công quy đổi 1 Hoàng Quang Hưng 23.5107 6/7 SP SP SP SP CN SP SP SP SP SP SP … SP SP SP SP SP 22 35 47 2 Ng. Minh Khôi 23.4935 6/7 SP SP SP SP CN SP SP SP SP SP SP … SP SP SP SP SP 22 35 43 3 Phạm Danh Quyết 23.1619 6/7 SP SP SP SP CN SP SP SP SP SP SP … SP SP SP SP SP 22 35 43 4 Mai Thị Thoa 23.4895 6/7 SP SP SP SP CN SP SP SP SP SP SP … SP SP SP SP SP 22 35 37 5 Ng.Tuấn Anh 23.7281 3/7 SP SP SP SP CN SP SP SP SP SP Ô … Ô Ô Ô Ô 11 15.5 18 6 Trần Văn Thăng 23.7488 3/7 SP SP SP SP CN Ro Ro Ro Ro Ro Ro … SP TUYÊN QUANG 5 5 5 7 Trịnh Quốc Tuấn 23.7112 3/7 SP SP SP SP CN SP SP SP SP SP F … TUYÊN QUANG 20 20 25 … …. … ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... … ... ... ... ... ... ... ... ... 14 Ngô Quyết Chiến 23.5279 5/7 SP SP SP SP CN SP SP SP Ro Ro Ro … Ro Ro Ro Ro Ro 5 5 10 Cộng 303 Ngày….. Tháng….. Năm…… Người duyệt Tổ trưởng Phòng TC-LĐTL (Đã ký) (Đã ký) (Ký, họ tên) Ký hiệu chấm công: Lương sản phẩm K Tập quân sự S Thiếu việc làm P Lương thời gian + Nghỉ phép F Chuyển quân CQ ốm điều dưỡng Ô Tai nạn lao động T Nghỉ không lý do O Con ốm CÔ Việc riêng có lơng R Nghỉ bù NB Đẻ, sẩy, nạo thai TS Việc riêng không có lương Ro Học, họp H Việc công C Cuối tháng, Các cán bộ kỹ thuật cùng đội trưởng nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành trong tháng và ký xác nhận vào hạng mục công trình. Căn cứ vào hợp đồng giao khoán và hạng mục công trình để xác định tổng mức lương mà đội thi công được hưởng trong tháng: Tổng mức lương khoán = Tổng khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá một khối lượng công việc Tổng lương khoán 1 tháng và đơn giá của hạng mục công trình đều do phòng kinh tế kỹ thuật tính và phân bổ cho các tổ đội, các phân xưởng… . Sau đó căn cứ vào " Bảng chấm công" do các tổ đội gửi lên Kế toán sẽ xác định đơn giá 1 công và tính tiền lương của mỗi công nhân được hưởng. Đơn giá 1 công = Tổng lương khoán Tổng số công quy đổi Tiền lương của một công nhân = Đơn giá một công x Số công của công nhân Ta có thể thấy được lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức lương khoán của đội hàn thành phẩm Phủ Lý- Hà Nam tháng 3/2007 như sau: Căn cứ vào mức lương phân bổ lương khoán của phòng kinh tế kỹ thuật thì tổng lương khoán của đội " hàn thành phẩm Phủ Lý- Hà Nam nhận được trong tháng 3/2007 là: 14.350.000 đồng, và căn cứ vào bảng chấm công của đội kế toán tính ra đơn giá một công: Đơn giá một công = Tổng lương khoán = 14.350.000 đồng = 47.359đồng/công Tổng số công quy đổi 303(công) Kế toán dựa vào đơn giá này và bảng bình bầu A, B, C để tính lương cho từng công nhân của đội. Tổng số công quy đổi = Tổng số công x Hệ số bình bầu Bảng7: Bảng bình bầu A, B, C Tháng 3/2007 BẢNG BÌNH BẦU A, B, C Tháng 3/2007 TT Họ và tên Số sổ Tổng số công Công A Công B Công quy đổi Thành tiền Ký tên 1 Hoàng Quang Hưng 5197 35 1.34 47 2226000 2 Nguyễn Minh Khôi 4935 35 1.23 43 2036000 3 Phan Danh Quyết 1619 35 1.23 43 2036000 4 Mai Thị Thoa 4895 35 1.05 37 1752000 …. ….. …. ….. ….. …… 7 Trịnh Quốc Tuấn 7112 20 1.25 25 1183975 …. …. … 14 Ngô Quyết Chiến 5279 5 2 10 473.590 Đội hàn thành phẩm Tổ trưởng (Đã ký) Dựa vào các công thức trên, ta có thể tính số công quy đổi của Công nhân Trịnh Quốc Tuấn theo bảng chấm công như sau: Tổng số công quy đổi = Tổng số công x Hệ số bình bầu = 20 Công x 1.25 = 25 Công Vậy số tiền lương mà công nhân này nhận được sẽ là: Số tiền lương khoán mà công nhân Tuấn được hưởng = Đơn giá một công x Số công quy đổi = 47.359đồng/công x 25(Công) =1.183.975đồng Ngoài tiền lương chính ra công nhân Tuấn còn nhân được các khoản phụ cấp và chế độ. Do công nhân Tuấn thường xuyên phải di chuyển theo các công trình nên được hưởng mức phụ cấp lưu động là 0.2 được tính trên mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Các khoản phụ cấp này đều được Nhà nước quy định và ban hành. Mức phụ cấp lưu động của ông Tuấn nhận được = 450.000đồng x 0.2 = 90.000đồng Với thời gian công tác và tay nghề hiện tại Công nhân Tuấn có mức hệ số lương là 2,56. Do đó ta có thể tính được lương cơ bản ( Hay lương chức danh nghề nghiệp) của anh Tuấn làm cơ sở để tính số lương phép mà công nhân này được hưởng. Mức lương cơ bản của công nhân Tuấn = Mức lương tối thiểu X Hệ số lương được hưởng = 450.000đồng X 2.56 = 1.152.000đồng Trong tháng anh Tuấn nghỉ phép 7 ngày trong đó được hưởng lương 4 ngày như vậy số lương phép mà ông Tuấn được hưởng sẽ là: Số lương phép anh Tuấn được hưởng = Lương chức danh + Phụ cấp x Số ngày nghỉ hưởng lương 24 ngày = 1.152.000 đồng + 90.000 đồng x 4 = 207.000 đồng 24 ngày Như vậy tổng số lương của Tuấn nhận trong tháng 3/2007 sẽ là: Tổng lương của anh Tuấn = Tổng lương khoán + Phụ cấp khu vực + Lương phép = 1.183.975 + 90.000 + 207.000 = 1.480.975đồng Các khoản phải nộp theo quy định: BHXH, BHYT được trừ vào tổng lương của mỗi người theo tỷ lệ tính trên lương cơ bản của lao động. Ngoài ra ở Công ty cổ phần LILAMA 10, mỗi cán bộ công nhân viên trong đơn vị còn phải trích 1% trên tiền lương thực lĩnh mà người lao động được hưởng vào quỹ từ thiện, và 1% trên tiền lương thực lĩnh để bổ sung cho KPCĐ để đảm bảo cho Công đoàn tại công ty hoạt động có hiệu quả . + Trích BHXH (5%) = 1.152.000 x 5% = 57.600 đồng. + Trích BHYT (1%) = 1.152.000 x 1% = 11.520 đồng. + Trích KPCĐ (1%) = 1.480.975 x 1% = 14.810 đồng. + Trích quỹ từ thiện (1%) = 1.480.975 x 1% = 14.810 đồng. Như vậy, tổng các khoản phải nộp theo quy định của anh Tuấn sẽ là: Tổng số tiền phải nộp = 57.600 + 11.520 +14.810 +14.810 = 98.740đồng Vậy, số tiền anh Tuấn còn được lĩnh kỳ II là: Tiền lương anh Tuấn được lĩnh kỳ II = Tổng lương - Các khoản trích lập các quỹ - Tạm ứng kỳ I = 1.480.975 - 98.740 - 0 = 1.382.235đồng Tương tự ta tính lương cho các công nhân viên còn lại trong đội, sau đó lập bảng thanh toán lương cho đội hàn thành phẩm Phủ Lý - Hà Nam. Bảng8: Bảng thanh toán lương Đội hàn thành phẩm Phủ Lý- Hà Nam Công ty Cổ phần LILAMA 10 Đội Hàn thành phẩm Phủ Lý-HàNam BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Kỳ II Tháng 3/2007 TT Họ và tên Sổ số Chức danh Tổng Lương và thu nhập Các khoản phải trích theo lương Thu nhập thực lĩnh Ký nhận Lương khoán Lương phép BHXH Chế độ phụ cấp Tổng BHXH BHYT KPCĐ Quỹ từ thiện Tổng Kì I Kì II 1 Hoàng Quang Hưng 23.5107 1876500 2226000 90000 2316000 93825 18765 23160 23160 158910 300000 1857090 2 Ng. Minh Khôi 23.4935 1876500 2036000 90000 2126000 93825 18765 21260 21260 155110 300000 1670890 3 Phan Danh Quyết 1619 1876500 2036000 90000 2126000 93825 18765 21260 21260 155110 300000 1670890 4 Mai Thị Hoa 4859 1876500 1752000 90000 1842000 93825 18765 18420 18420 149430 300000 1392570 5 Hoàng Văn Phi 6964 1152000 1752000 90000 1842000 57600 11520 18420 18420 105960 300000 1436040 6 Ng. Bá Hải 6909 1152000 1752000 90000 1842000 57600 11520 18420 18420 105960 300000 1436040 7 Ng. Tuấn Anh 7281 1152000 852000 207000 90000 1149000 57600 11520 11490 11490 92100 1056900 8 Trần văn Thăng 7488 1152000 237000 90000 327000 57600 11520 3270 3270 75660 251340 9 Trịnh Quốc Tuấn 7112 1152000 1183975 207000 90000 1480975 57600 11520 14810 14810 987740 1382235 10 Cao Như Sỹ 7113 1152000 190000 186000 90000 466000 57600 11520 4660 4660 78440 387560 11 Ng. Đăng Kiên 7560 1152000 190000 90000 280000 57600 11520 2800 2800 74720 205280 12 Ng. thọ Đỉnh 7322 0 0 0 0 0 0 0 13 Ng. Thị Yên 5320 143025 90000 233025 0 0 2330 2330 4660 228365 14 Ngô quyết Chiến 5279 0 0 0 0 0 0 0 Cộng 14350000 393000 1080000 16030000 778500 155700 160300 160300 1254800 1800000 12975200 Giám đốc công ty Kế toán trưởng Người lập biểu (Đã ký) (Đã ký) (Ký và ghi rõ họ tên) 2.4.2. Tính lương cho CNV ở khối gián tiếp điều hành. Tính lương cho công nhân viên ở khối gián tiếp, Công ty áp dụng hình thức lương theo thời gian. Ngoài ra, Lương khoán gián tiếp còn được áp dụng đối với công nhân viên hỗ trợ sản xuất, nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo. Chứng từ để theo dõi bao gồm: Bảng chấm công, Bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng bình bầu A,B,C. Hàng ngày, các phòng ban thực hiện việc chấm công cho các nhân viên làm việc, cuối tháng từng phòng sẽ tập hợp số công làm việc trong chế độ và chuyển lên cho kế toán tính lương. Sau đó tất cả các chứng từ có liên quan như bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng bình bầu.. được chuyển xuống phòng kế toán- tài chính. Để kế toán tiền lương lập bảng tính lương cho cán bộ công nhân viên trong các phòng ban. Bảng9: Bảng chấm công trung tâm tư vấn- Thiết kế Công ty cổ phần LILAMA 10 Trung tâm tư vấn - thiết kế BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 3/2007 TT Họ và tên Sổ số lương Bậc lương Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 … 27 28 29 30 31 Thời gian BH XH F 1 Bùi Thế Anh 04.6829 927.500 + + + / CN + + + + + + + + + + + 25 2 Vũ Đại 04.7303 819.000 + + + / CN + + + + + + + + + + + 25 3 Phạm Hồng Điệp 04.4058 1.361.500 + + + / CN + + + + + + + + + + + 25 4 Đinh Đỗ Quý 047079 819.000 + + + / CN + + + + + + + + + + + 25 5 Nguyễn Văn Huy 04.7184 819.000 + + + / CN + + + + + + + + + + + 25 Cộng 125 Ngày….. Tháng….. Năm… Người duyệt Tổ trưởng Người chấm công (Đã ký) (Đã ký) (Ký, họ tên) Ký hiệu chấm công: Lương sản phẩm K Tập quân sự S Thiếu việc làm P Lương thời gian + Nghỉ phép F Chuyển quân CQ ốm điều dưỡng Ô Tai nạn lao động T Nghỉ không lý do O Con ốm CÔ Việc riêng có lơng R Nghỉ bù NB Đẻ, sẩy, nạo thai TS Việc riêng không có lương Ro Học, họp H Việc công C Nhìn vào Bảng chấm công tháng 3/2007 ta thấy Ông Bùi Thế Anh là nhân viên có mức lương cơ bản là: 450.000 x 2.65 =1.192.500 đồng. Lương thời gian của Ông Bùi Thế Anh được tính như sau: Lương thời gian của ông Thế Anh = Số công hưởng lương thời gian x Đơn giá tiền lương = 25 x 88.000 đồng = 2.200.000đồng Trong kỳ I Ông Bùi Thế Anh đã tạm ứng với số tiền: 300.000 đồng Các khoản mà Ông Thế Anh phải nộp theo quy định: +BHXH (5%) = 1.192.500 x 5% = 59.625 +BHYT (1%) = 1.192.500 x 1% = 11.925 + KPCĐ(1%) = 2.200.000 x 1% = 22.000 +Quỹ Từ Thiện = 2.200.000 x 1% = 22.000 Tổng số tiền phải Nộp = 115.550 đồng Vậy số tiền lương mà ông Thế Anh được nhận vào kỳ II sẽ là: Số tiền thực lĩnh kỳ II của ông Bùi Thế Anh = Tổng lương - Các khoản phải nộp - Tạm ứng kì I = 2.200.000 - 115.550 - 300.000 = 1.784.450 đồng Ta tiến hành tính lương tương tự cho các nhân viên khác của " Trung tâm tư vấn- Thiết kế". Sau đó tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương như sau: Bảng10: Bảng thanh toán lương Trung tâm tư vấn thiết kế Công ty Cổ phần LILAMA 10 Trung tâm tư vấn- thiết kế BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Kỳ II Tháng 3/2007 TT Họ và tên Sổ số Chức danh Tổng Lương và thu nhập Các khoản phải trích theo lương Thu nhập thực lĩnh Ký nhận Lương t.gian Lương phép BHXH Chế độ phụ cấp Tổng BHXH BHYT KPCĐ Quỹ từ thiện Tổng Kì I Kì II 1 Bùi Thế Anh 4.6829 1192500 2200000 2200000 59625 11925 22000 22000 115550 300000 1784450 2 Vũ Đại 4.7303 1053000 2250000 2250000 52650 10530 22500 22500 108180 300000 1841820 3 Phạm Hồng Điệp 4.4058 1750500 2300000 2300000 87525 17505 23000 23000 151030 300000 1848970 4 Đinh Đỗ Quý 4.7079 1053000 2250000 2250000 52650 10530 22500 22500 108180 300000 1841820 5 Nguyễn Văn Huy 4.7184 1053000 2250000 2250000 52650 10530 22500 22500 108180 300000 1841820 Cộng 6102000 11250000 11250000 305100 61020 112500 112500 591120 1500000 9158880 Ngày…tháng….năm…. Giám đốc công ty Kế toán trưởng Kế toán thanh toán (Đã ký) (Đã ký) (Ký và ghi rõ họ tên) 2.4.3. Tính và quyết toán trợ cấp Bảo hiểm xã hội : Trong tháng nếu có công nhân bị ốm, bệnh tật phải nghỉ thì những ngày nghỉ đó họ không được hưởng lương khoán hoặc lương thời gian mà sẽ được hưởng các khoản trợ cấp Bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả. Khi đó công ty sẽ ứng trước tiền trợ cấp cho cán bộ công nhân viên được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH của công ty. Số tiền BHXH được hưởng = Lương cơ bản + Phụ cấp x Số ngày nghỉ chế độ 24 Người lao động khi bị ốm, tai nạn lao động,… sẽ nộp cho kế toán tiền lương các chứng từ có liên quan như sổ khám chữa bệnh, Biên lai thu tiền viện phí, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng lương BHXH. Căn cứ vào các chứng từ này kế toán xác định mức trợ cấp mà người lao động được hưởng theo đúng những quy định của Nhà nước. Trong tháng 3/2007 kế toán tiền lương nhận được giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH của anh Nguyễn Tuấn Anh ở "đội hàn thành phẩm Phủ Lý- Hà Nam": TÊN CƠ SỞ Y TẾ: Bệnh viện Phủ lý- Hà Nam Số KB/Báo cáo tài chính GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ ỐM HƯỞNG BHXH Quyển số: 128 Số: 15 Họ và tên:… Nguyễn Tuấn Anh ………… Tuổi: 26…………………. Đơn vị công tác: Đội hàn thành phẩm Phủ lý - Hà Nam……………… Lý do nghỉ việc:…..Cảm cúm…………………………………………. Số ngày cho nghỉ:….4 ngày…………………………………………… (Từ ngày:…13/3/2007………….đến hết ngày….16/3/2007…………..) Xác nhậncủa phụ trách đơn vị Số ngày nghỉ..4..ngày (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Ngày..15..tháng ..3..năm..2007.. Y Bác sĩ KCB (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Căn cứ vào giấy "Chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH" của anh Nguyễn Tuấn Anh kế toán tính mức hưởng trợ cấp BHXH cho anh T.Anh và lập "Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH": Số tiền trợ cấp BHXH được hưởng = Lương cơ bản + Phụ cấp x Số ngày được nghỉ 24 = 1.152.000 + 90.000 x 4 = 207.000 đồng 24 Công ty cổ phần LILAMA 10 989- Giải Phóng- Q. Hoàng Mai- Hà Nội PHIẾU THANH TOÁN TRỢ CẤP BHXH Ngày 29 tháng..3.năm 2007.. Số:…. Họ và tên:… Nguyễn Tuấn Anh ………… Tuổi: 26…………………. Đơn vị công tác: Đội hàn thành phẩm Phủ lý - Hà Nam……………… Thời gian đóng Bảo hiểm:….4…… năm Thời gian nghỉ:……4…ngày Mức trợ cấp:…..207.000 đồng (Hai trăm linh bảy ngàn đồng). Người lĩnh (Ký tên) Kế toán (Ký tên) BCH CĐ (Ký tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu). 2.4.4. Chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty: Việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty được hạch toán làm 2 kỳ như sau: + Kỳ I: Tạm ứng lương từ ngày 15 đến ngày 20 trong tháng. +Kỳ II: Thanh toán lương kỳ II vào những ngày đầu của tháng sau. Bảng11: Bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM Công ty cổ phần LILAMA 10 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG TOÀN DOANH NGHIỆP Tháng 3/2007 TT Số người Nội dung Thu nhập được lĩnh Các khoản khấu trừ Lương kỳ I Lương kỳ II Tiền lương Tổng cộng BHXH Quỹ từ thiện BHYT Cộng các khoản thu Lương thời gian Lương khoán Lương phép Phụ cấp 1 13 Phòng Tổ chức 31,250,000 31,250,000 711,200 312,500 312,500 1,336,200 9,500,000 20,413,800 2 5 Phòng Vật t 13,350,000 13,350,000 303,275 133,500 133,500 570,275 4,500,000 8,279,725 3 31 Phòng Kinh tế-KT 75,202,000 540,900 75,742,900 1,546,125 746,929 746,929 3,039,983 17,300,000 55,402,917 4 5 Phòng Quản lý máy 13,830,000 13,830,000 398,475 138,300 138,300 675,075 3,500,000 9,654,925 …. … ….. …… …… ……. …….. 11 37 Văn phòng TTHNQuốc gia 59,038,800 59,038,800 1,518,650 554,388 554,388 2,627,426 14,100,000 42,311,374 155 Cộng gián tiếp 305,161,700 0 1,312,800 2,192,400 308,666,900 7,600,600 3,034,169 3,034,169 13,668,938 79,100,000 215,897,962 12 70 CT Thuỷ điện Thác Bà 140,000,000 1,203,731 869,000 142,072,731 3,374,200 1,410,727 1,410,727 6,195,654 17,400,000 118,477,077 13 219 CT Thuỷ điện Tuyên Q 49,050,000 258,517,000 4,494,000 1,193,400 313,254,400 11,518,850 3,108,616 3,108,616 17,736,082 50,700,000 244,818,318 14 243 CT XM Hải phòng 280,757,400 2,402,000 963,900 284,123,300 8,842,400 2,472,533 2,490,533 13,805,466 52,200,000 218,117,834 15 40 CT Bỉm Sơn 69,952,000 150,000 463,000 70,565,000 2,096,730 705,650 705,650 3,508,030 9,900,000 57,156,970 …. …. …… ….. ….. …… ……. ……. …… …… …… …… ……. ……. 28 418 CT Uông Bí 652,930,800 14,238,077 12,782,300 679,951,177 21,446,250 6,740,512 6,740,512 34,927,274 113,100,000 531,923,903 29 65 CT PleKrong 38,383,000 110,243,200 1,131,500 77,500 149,835,200 3,851,225 1,498,352 1,498,352 6,847,929 32,100,000 110,887,271 30 9 Văn phòng đại diện SS 24,790,000 537,000 25,327,000 520,800 253,270 253,270 1,027,340 4,000,000 20,299,660 31 553 CT Sê San 196,129,000 1,301,424,300 9,600,438 1,884,571 1,509,038,309 34,002,675 14,877,158 14,877,158 63,756,991 277,500,000 1,167,781,318 32 111 NM CTTB & kết cấu thép 137,041,000 1,504,961 2,146,400 140,692,361 6,247,850 1,363,202 1,363,202 8,974,254 25,700,000 106,018,107 2,356 Tổng cộng Tháng 3 năm 2007 640,690,700 4,025,215,900 53,665,907 31,032,771 4,750,605,278 122,576,485 42,805,688 42,823,688 208,205,861 779,000,000 3,763,399,417 Kế toán thanh toán (Ký, ghi rõ họ tên) Ngày…tháng….năm….. Kế toán trưởng (Ký, đóng dấu) Bảng12: Bảng phân bổ tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM Công ty cổ phần LILAMA 10 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG BHXH, BHYT, KPCĐ Tháng 3/2007 TT   Ghi có TK Ghi Nợ TK TK334 TK338 Tổng Cộng Lương thời gian Lương sản phẩm Phụ cấp Lương khác Cộng TK 334 3382 3383 3384 Cộng TK 338 1 TK 622 "CPNCTT" 335529000 3270154397 16487357 44441507 3666612261 73332245 385645628 59545152 518523025 4185135286 2 TK 627 "CPSXC" 755061503 12353014 7911600 775326117 15506522 915648645 12659425 943814592 1719140709 3 TK 642 "CPQLDN" 305161700 2192400 1312800 308666900 6173338 356825643 5231564 368230545 676897445 4 TK 334 "Phải Trả CNV" 1956256463 39251478 1995507941 1995507941 Cộng toàn DN  640690700 4025215900 31032771 53665907 4750605278 95012106 3614376379 116687619 3826076104 8576681382 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu) (Đã ký) Kỳ I (kỳ tạm ứng): Tiền tạm ứng được chia theo các tổ, các đội, các phòng ban. Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền tạm ứng cho các đội, các tổ, các phòng ban thủ quỹ tiến hành chi tiền cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Đơn vị: Cty cổ phần LILAMA 10 Mẫu số 02 - TT Địa chỉ: 989- Giải phóng- Q.Hoàng mai- Hà Nội (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Quyển số:.......... Ngày 16..tháng 03..năm .20007 Số :..................... Nợ :.................... Có :..................... Họ và tên người nhận tiền:. Vũ Đại.............................................. Địa chỉ:.....Trung tâm tư vấn - thiết kế................................................... Lý do chi:......Trả lương kỳ I/3/2006 cho CBCNV.................................. Số tiền:....300.000............................(Viết bằng chữ):.Ba trăm ngàn đồng chẵn ............................................................................................................................. Kèm theo .............................................................. Chứng từ gốc. Ngày 16..tháng03.năm 2007. Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Đã ký) Vũ Đại Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) :................................................................................. + Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý):............................................................................... + Số tiền quy đổi:.............................................................................................................. KỳII: Thanh toán lương Căn cứ vào bảng thanh toán lương của từng đội, từng tổ, từng bộ phận phòng ban, kế toán tiến hành tổng hợp thanh toán lương kỳ II. Sau khi được xét duyệt của giám đốc công ty và kế toán trưởng, bảng thanh toán lương sẽ được chuyển cho kế toán thanh toán để lập phiếu chi. Số tiền được lĩnh kỳ II = Tổng số tiền lương phải trả - Các khoản trích theo lương - Số tiền đã tạm ứng kỳ I 2.5. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.5.2. Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương Cuối tháng, các đơn vị Tổ, đội sẽ gửi các chứng từ về tiền lương và các chứng từ có liên quan về phòng kế toán, để kế toán tiền lương tính lương cho các tổ, đội. Các chứng từ được sử dụng đó là: 1 Bảng chấm công 01a-LĐTL 2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL 3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL 4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL 5 Giấy đi đường 04-LĐTL 6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL 7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL 8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL 9 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL 10 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán 09-LĐTL 11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL 12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL Căn cứ vào các chứng từ nhận được kế toán tiến hành tính lương cho từng tổ đội rồi thực hiện khai báo các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền lương vào máy tính thông qua "Phiếu kế toán". Phần mền kế toán Fast Accouting 2005 sẽ tự động sử lý dữ liệu thông qua các khai báo đầu kỳ của kế toán như: Khai báo về các bút toán phân bổ, các bút toán kết chuyển… và tự động lập các loại sổ chi tiết. Cuối cùng kế toán thực hiện kiểm tra và in ra các sổ chi tiết như sổ chi tiết TK3382, Sổ chi tiết TK 3383, sổ chi tiết TK334… +Phiếu kế toán Cuối quý kế toán tiến hành in ra các sổ chi tiết sau: TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM Công ty cổ phần LILAMA 10 SỔ CHI TIẾT TK 3383: BHXH. Quý I/ 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ghi chú Ngày Số Nợ Có Số dư đầu quý 1/2007 3.258.147.000 28/3 UN1136 Trả tiền BHXH Tháng 3 công trình Yaly 112(103) 120.403.923 30/3 PKT1197 Trích BHXH tháng 3/2007 Công trình Uông Bí 642(1) 16.258.130 30/3 PKT1199 Trả tiền BHXH tháng 3 công trình Sesan 3 1111 38.535.500 ….. …. …… …. ….. ….. Cộng phát sinh 6.564.450.000 9.236.450.000 Dư cuối quý 5.930.147.000 Người ghi sổ Ngày tháng năm Kế toán trưởng TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM Công ty cổ phần LILAMA 10 SỔ CHI TIẾT TK 3384: BHYT. Quý I/2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ghi chú Ngày Số Nợ Có Số dư đầu quý 1/2007 20.000.000 27/3 UN131 Trích BHYT tháng 3/2007 CT thuỷ điện Tuyên Quang 627(1) 2.352.800 29/3 PKT1195 Trích BHYT tháng 3/2007 công trình Yaly 642(1) 4.632.540 29/3 PKT1190 Trả tiền BHYT tháng 3 công trình Hoà Bình 112(103) 5.587.600 ….. …. …… …. ….. ….. Cộng phát sinh 23.698.500 40.000.500 Dư cuối quý 18.302.000 Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu) TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM Công ty cổ phần LILAMA 10 SỔ CHI TIẾT TK 3382: KPCĐ Quý I/2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ghi chú Ngày Số Nợ Có Số dư đầu quý 1/2007 11.635.700 8/3 PKT1907 Nộp KPCĐ Tháng 2/2007 1111 10.000.000 30/3 PKT1675 Trích KPCĐ tháng 3 công trình Sesan 3 627(1) 12.360.500 31/3 PKT1199 Trả tiền KPCĐ tháng 3 công trình Hoà Bình 112(103) 5.635.500 ….. …. …… …. ….. ….. Cộng phát sinh 20.785.600 23.576.045 Dư cuối quý 14.426.145 Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Quý 1/2007 Chứng từ Diễn giải Số TK Số phát sinh Ngày Số NỢ CÓ Cộng chuyển từ trang trước 1.456.200.250 1.456.200.250 25/3 PKT251 Hạch toán các khoản trích qua lương T3/07 ( theo b/c quý1/07 NM) Trích đoàn phí công đoàn 2% Công trình: S/c Thuỷ điện Thác Bà CFSXC nhân viên CT: TT hội nghị QG Chi phí SXC: TĐ Sesan 3 Công trình: Thuỷ điện Sơn La 33821 627146 627125 627134 627145 694.045 78.202 58.651 146.628 997.526 25/3 PKT252 Hạch toán trích 15% BHXH( theo b/c quý 1/07 NM) Trích BHXH 15% TQL Công trình: S/c Thuỷ điện Thác Bà CFSXC nhân viên CT: TT hội nghị QG Công trình: Thuỷ điện Sơn La 33831 627146 627125 127145 6.721.061 698.292 1.309.297 8.728.650 ……. …… ……. ….. …… ……. 28/3 PKT273 Hạch toán phân bổ lương tháng 3/07( Tiền lương ốm, thai sản, dưỡng sức) Phải trả công nhân viên Chi phí nhân công CT: khác Chi phí nhân công CT: TĐ sesan 3 Chi phí nhân công CT: XM Thăng long-Tcty Phải thu khác XDCBDD cẩu KC50- 42 Hoà Bình Chi phí nhân công CT: TT hội nghị QG Chi phí nhân công CT: S/c TĐ Thác Bà Chi phí nhân công CT: Dung Quất Chi phí nhân công CT: S/cNMXM Bỉm Sơn Chi phí nhân công CT: SCL XM Bút Sơn Chi phí nhân công CT: Thuỷ điện PleiKrong Chi phí nhân công CT: Thuỷ điện Sơn La Chi phí nhân công CT:TBA200KVVĩnh Yên Chi phí nhân công CT: XM KamPot Tiền lương nhân viên quản lý 3341 62209 62234 62248 1388 241202 62225 62246 62203 62233 62235 62238 62245 62249 62252 6421 120.990.000 625.366.000 492.798.000 22.973.000 194.887.900 32.942.500 174.608.400 298.774.700 73.581.000 87.123.000 380.214.200 251.344.600 65.695.000 113.040.727 310.560.400 3.244.900.386 Cộng chuyển sang trang sau: 6.311.671.901 6.311.671.901 2.5.3. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được nhập vào phần mềm kế toán Fast Accouting 2005 thông qua phiếu kế toán. Phần mềm sẽ tự động lên các sổ tổng hợp như: Nhật ký chung, sổ cái các tài khoản có liên quan. Sau khi kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh cuối quý kế toán in ra các sổ tổng hợp: + Sổ nhật ký chung : Trang 51 + Sổ cái TK 338 TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM Công ty cổ phần LILAMA 10 SỔ CÁI TK 338 QUÝ I/2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ghi chú Ngày Số Nợ Có Số dư đầu quý 1/2007 1.094.671.963 20/2 PKT1357 Phân bổ BHXH 642(1) 6.352.800 28/2 PKT1367 Trả tiền BHXH T1/2007 Công trình Yaly 112(103) 12.403.923 8/3 PKT1907 Nộp KPCĐ tháng 2/2007 1111 10.000.000 28/3 UN 1530 Trích BHXH Q1/2007 642(1) 18.228.030 ….. …. …… …. ….. ….. 30/3 PT0120 Trả tiền BHYT Q1/2007 công trình Yaly 112(103) 300.000.000 29/3 PKT1190 Trả tiền BHYT Q1/ Hoà Bình 112(103) 5.635.500 ….. ….. …….. ….. …… …… … Cộng phát sinh 5.689.521.500 9.689.521.500 Dư cuối quý 4.000.000.000 Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu) + Sổ Cái TK 334 TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM Công ty cổ phần LILAMA 10 SỔ CÁI TK 334 QUÝ I/2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ghi chú Ngày Số Nợ Có Số dư đầu quý 1/2007 2.467.652.843 25/2 PC2134 Hoàn lại tiền lương kỳ I tháng 1/06 của công nhân lái xe 111(1) 90.000 … ….. …….. … ….. ….. … 28/2 PC2331 Bà Hạnh hoàn ứng tiền kỳ II/07 141(3) 43.125.960 28/3 PKT1499 Chi thanh toán tiền lương kỳ II tháng 2/07 đội hàn thành phẩm 111(1) 12.543.369 28/3 PKT1530 Phân bổ tiền lương T2/07 642(1) 18.228.030 ….. …. …… …. ….. ….. 30/3 PKT 118 Phân bổ tiền lương T3/07 642(1) 308666900 31/3 PKT 119 Phân bổ tiền lương T3/07 627 775326117 ….. ….. …….. ….. …… …… … Cộng phát sinh 1.159.041.468 6.259.041.468 Dư cuối quý 5.100.000.000 Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu) Phần III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN. 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10. 3.1.1. Về điểm mạnh Thứ nhất, Công ty cổ phần LILAMA 10 được kế thừa hệ thống tổ chức bộ máy kế toán của một công ty Nhà nước trước đây ( là Công ty lắp máy và xây dựng số 10). Do đó công tác kế toán của công ty được tổ chức một cách chặt chẽ, đặc biệt là công tác kế toán tiền lương luôn luôn hướng tới lợi ích của người lao động. Các chế độ tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp luôn được Công ty trú trọng và thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc. Thứ hai, Công ty có một đội ngũ kế toán có trình độ và kinh nghiệm cao do đó công tác kế toán nói chung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng luôn được thực hiện một cách chính xác. Thứ ba, Công tác ghi chép và phản ánh tình hình lao động được công ty bố trí cán bộ theo dõi từ tận các tổ, đội, công trình cụ thể. Công tác kế toán tiền lương ở các Xí nghiệp được thực hiện nghiêm túc và kiểm tra đầy đủ giúp cho kế toán tại công ty thực hiện việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền lương và lao động đạt hiệu quả cao. Thứ tư, Phòng Kế toán của Công ty được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất với hệ thống máy tính giúp kế toán thực hiện các công việc một cách chính xác và nhanh gọn. Phần mền kế toán Fast Accouting 2005 với nhiều tính năng, dễ sử dụng đã hỗ trợ một cách đắc lực cho công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiền lương nói riêng. Thứ năm, Công ty thực hiện trích 1% trên tiền lương thực lĩnh của người lao động vào quỹ từ thiện đã góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái trong cán bộ công nhân viên và hỗ trợ một cách đắc lực cho công tác từ thiện của xã hội. Thứ sáu, về việc tổ chức tính lương và thanh toán lương cho CBCNV: Công ty luôn nhận thức được chi phí nhận công là một trong 3 khoản mục chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm nên kế toán tiền lương cũng như kế toán các phần hành khác luôn ý thức được trách nhiệm của mình là tính đủ, kịp thời tiền lương cho người lao động. Ngoài ra, Công ty còn khuyến khích công nhân hoàn thành tốt công việc bằng cách tăng tiền thưởng, tiền bồi dưỡng các cán bộ đi công tác xa và làm những công việc hao tổn nhiều sức lực. Thứ bảy, Về việc quản lý và sử dụng các quỹ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: Công ty thường căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch, căn cứ vào lợi nhận của năm trước liền kề để xây dựng định mức lương cho năm nay. Do đó Công ty luôn chủ động trong việc trả lương cho cán bộ công nhân viên. Các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ được công ty sử dụng đúng với quy định của Nhà nước đảm bảo việc chi trả đúng thời điểm để hỗ trợ người lao động. Thứ tám, Công ty không những chú trọng đến việc tăng năng suất tối đa tiết kiệm chi phí hạ giá thành, tăng lợi nhuận mà Công ty còn rất quan tâm đến đời sống CBCNV trong Công ty, luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyện vọng của CBCNV. Chính vì thế mà đội ngũ cán bộ, đội ngũ công nhân viên luôn nhiệt tình với công việc không ngừng sáng tạo, ngày càng đưa ra nhiều ý kiến thiết thực góp phần phát triển công ty. Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty cũng có một số những tồn tại và hạn chế. 3.1.2. Một số tồn tại và hạn chế. - Một là, Việc phân loại công nhân viên trong Công ty chủ yếu là công nhân viên trong danh sách và công nhân viên hợp đồng (Hợp đồng dài hạn và hợp đồng ngắn hạn). Cho nên dẫn đến việc quản lý lao động đôi khi chưa chặt chẽ. - Hai là, Công ty không thực hiện việc trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí tiền lương phép tuy không lớn nhưng nếu được thực hiện chắc chắn sẽ tác động tích cực đến tâm lý người lao động. - Ba là, Công tác luân chuyển chứng từ của công ty cũng gặp nhiều khó khăn vì công ty có địa bàn hoạt động rất lớn. - Bốn là, Nguồn lao động trực tiếp có tay nghề cao trong tổng số lao động của công ty là chưa cao, mặt khác số lượng lao động trẻ trong biên chế là tương đối ít. Do đó trong thời gian tới công ty sẽ gặp khó khăn về nguồn lao động do số lượng các công trình thi công ngày càng tăng. - Năm là, Kế toán tiền lương tại công ty sử dụng phiếu chi để chi trả tiền lương, tiền trợ cấp, tiền BHXH điều này là chưa hợp lý vì công ty có số lượng cán bộ công nhân viên khá đông ( hơn 2000 người) do đó việc sử dụng phiếu chi để thanh toán lương là không hợp lý. Kế toán tiền lương phải mở nhiều phiếu chi trong tháng làm tăng khối lượng công việc, làm mất thời gian và tăng thêm những chi phí khác. - Sáu là, Phần mềm kế toán Fast Accouting 2005 làm giảm nhẹ công tác kế toán, giúp cho công tác kế toán nhanh gọn và chính xác. Tuy nhiên phần mềm kế toán này lại không có phần hành kế toán theo dõi công tác tiền lương và chi phí nhân công trực tiếp một cách cụ thể. Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương đều phải thông qua Phiếu kế toán. Việc lập các bảng tính và phân bổ, bảng thanh toán lương đều phải thực hiện bằng bảng tính Excel. - Bảy là, Hệ thống kế toán tại công ty chưa có tổ chức công tác kế toán quản trị do đó việc dự báo về nguồn nhân lực và chi phí nhân công trực tiếp tại phòng kế toán là chưa có. 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán luôn luôn là cần thiết, vì hạch toán kế toán là công cụ hữu hiệu để quản lý và phục vụ quản lý doanh nghiệp với nhiệm vụ cung cấp thông tin phản ánh theo dõi chi tiết các quan hệ kinh tế dưới sự biểu hiện bằng tiền. Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một việc cần làm ngay và phải làm thật tốt. Với những mặt còn tồn tại trên, em xin đưa một số kiến nghị sau: 3.2.1. Tăng cường công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay công tác tuyển chọn nguồn nhân lực của Công ty là tương đối hợp lý và đúng với chế độ, chính sách. Tuy nhiên để cho công tác này có hiệu quả hơn nữa thì Công ty nên: - Xác định rõ những yêu cầu về trình độ của người lao động đối với tất cả các công việc. - Việc tuyển chọn nguồn nhân lực của Công ty không nên quá tập trung vào việc xem xét bằng cấp hay sự giới thiếu của người khác. Nên tập trung vào quá trình phỏng vấn, thử việc. - Ưu tiên cho những người biết nhiều việc. * Trong số công nhân kỹ thuật của Công ty, thợ bậc cao tương đối ít (thợ bậc VI,VII), Công ty nên tạo điều kiện cho công nhân viên thi nâng bậc thợ. Mặt khác đối với một số lao động trẻ, có ý thức lao động tốt thì Công ty nên gửi họ đi học để đào tạo thành thợ bậc cao hoặc giao cho những thợ lành nghề, lâu năm trong Công ty kèm cặp, đào tạo ngay trong quá trình làm việc. - Ở bộ gián tiếp, Công ty nên khuyến khích cán bộ công nhân viên đi học nâng cao, có thể là học tại chức, học văn bằng hai hay học cao học ... - Một vấn đề cũng rất cấp thiết hiện nay đó là Công ty nên tăng cường hơn nữa công tác trẻ hoá đội ngũ công nhân viên. Đồng thời vẫn nên trọng dụng những thợ bậc cao, những cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực, trình độ, công tác lâu năm trong nghề. 3.2.2. Tổ chức, bố trí lại lao động cho phù hợp với nội dung công việc, quy trình công nghệ. Để tận dụng triệt để khả năng lao động và phân phối tiền lương theo hiệu quả đóng góp lao động được chính xác, công bằng cần phải: + Xác định nội dung công việc, phạm vi trách nhiệm, quy trình công nghệ, yêu cầu về chất lượng tiến độ công việc cho từng công việc chức danh cụ thể. + Xây dựng định mức lao động chi tiết cho mỗi loại sản phẩm, một công việc, bố trí đội hình, ban được hợp lý. Quy định hệ số lương cấp bậc cho mỗi loại việc, mỗi loại sản phẩm. + Xây dựng định mức đơn giá tiền lương cho mỗi loại công việc, mỗi loại sản phẩm. + Xây dựng hệ thống kiểm soát số lượng và chất lượng lao động, số lượng và chất lượng sản phẩm công việc. Việc phân công loại nhân viên trong công ty là công nhân viên trong danh sách và công nhân viên hợp đồng (cả hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn). Cho nên dẫn đến việc quản lý lao động đôi khi còn chưa chặt chẽ. Và để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán Công ty cần phải tiến hành phân loại lao động và xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. 3.2.3. Hoàn thiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép Thực hiện trích trước tiền lương của người lao động vào chi phí sản xuất kinh doanh. Công ty cho cán bộ công nhân viên nghỉ phép theo đúng chế độ, tiền nghỉ phép sẽ được tính theo cấp bậc. Hàng tháng căn cứ vào tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp thi công tại công trình, kế toán xác định mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp và phản ánh vào chi phí sản xuất trong tháng. Khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán phản ánh số trích trước theo định khoản: Nợ TK 622 Có TK 335 Khi phát sinh tiền lương nghỉ phép thực tế, kế toán phản ánh số trích trước theo định khoản: Nợ TK 335 Có TK 334 3.2.4. Hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ Công ty cổ phần LILAMA 10 là một công ty có địa bàn hoạt động khắp mọi miền tổ quốc, số lượng công trình thi công ngày càng nhiều. Do đó việc luân chuyển chứng từ của công ty lên phong kế toán thường không kịp thời. Để đảm bảo cho việc nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, phòng kế toán cần quy định cụ thể về thời gian nộp chứng từ để có thể hạch toán kịp thời. Tránh trường hợp chi phí phát sinh kỳ này, đến kỳ sau mới đựơc phản ánh. Muốn vậy trưởng phòng Tài chính kế toán cần xây dựng lịch trình cho các đội, các xí nghiệp thi hành nếu sai phạm sẽ tiến hành xử phạt. Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ đắc lực của Ban giám đốc Công ty trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng. Đối với những công trình ở xa, Công ty cần cử nhân viên kế toán của phòng Tài chính Kế toán tới tận công trình hỗ trợ cho việc ghi chép, cập nhật số liệu chi tiết, để đảm bảo cho công việc được tiến hành nhanh gọn và chính xác. 3.2.5. Hoàn thiện đồng bộ công tác kế toán quản trị tai công ty. Để áp dụng kế toán quản trị Công ty cần phải giải quyết căn bản những cơ sở sau: ° Tổ chức và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh; từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản xuất kinh doanh. ° Xác lập hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh để làm cơ sở xác lập, định hướng thiết kế, xây dựng mô hình kế toán quản trị. ° Xác lập và cải tiến nội dung, mối quan hệ trong công tác kế toán hiện nay (đa số nội dung công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay chỉ tập trung vào công tác kế toán tài chính), cải tiến mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất kinh doanh. ° Nhanh chóng tuyển dụng và đào tạo lại nhân sự kế toán với định hướng đa dạng hoá nghiệp vụ và sử dụng thành thạo các công cụ xử lý thông tin hiện đại. ° Nhanh chóng phát triển và kiện toàn hệ thống xử lý thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh tự động hoá. Đây là điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tiền đề áp dụng kế toán quản trị và kế toán quản trị chỉ có thể áp dụng, tác động tích cực, hiệu quả với điều kiện xử lý thông tin hiện đại. 3.2.6. Hoàn thiện công tác chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Kế toán công ty nên sử dụng Bảng kê chi tiền để thanh toán tiền lương, phụ cấp, tiền BHXH cho công nhân viên để giảm bớt được khối lượng công việc và thời gian lập phiếu chi cho kế toán tiền lương. Bảng 13: Mẫu bảng kê chi tiền Đơn vị:................... Mẫu số 09 - TT Bộ phận ................. (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG KÊ CHI TIỀN Ngày..... tháng..... năm.... Họ và tên người chi: .................................................................................................... Bộ phận (hoặc địa chỉ): .............................................................................................. Chi cho công việc: ....................................................................................................... STT Chứng từ Nội dung chi Số tiền Số hiệu Ngày, tháng A B C D 1 Cộng Số tiền bằng chữ:................................................................................................ (Kèm theo.... chứng từ gốc). Người lập bảng kê Kế toán trưởng Người duyệt (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Với việc sử dụng bảng kê chi tiền kế toán chỉ phải lập bảng này cho từng bộ phận, phòng ban hay tổ đội, thay vì phải lập phiếu chi cho từng cán bộ công nhân viên như trước đây. 3.2.7. hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương bằng phần mềm kế toán: Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phầm mềm kế toán Fast Accouting đối với công tác kế toán tiền lương thì: một mặt, kế toán công cần phải nghiên cứu sử dụng phần mềm kế toán này một cách có hiệu quả nhất bằng cách cử cán bộ đến dự các lớp học sử dụng phần mềm kế toán này của công ty phầm mềm. Mặt khác, cần kiến nghị với nhà sản xuất phần mềm thực trạng sử dụng phần mềm đối với công tác kế toán tiền lương để hoàn thiện hơn phần mềm kế toán. Để phần mềm kế toán này phục vụ đắc lực hơn nữa công tác kế toán nói riêng và công tác kế toán tiền lương của đơn vị nói riêng. KẾT LUẬN Để trở thành một công cụ có hiệu lực, kế toán nói chung, kế toán lương và các khoản trích theo lương nói riêng phải luôn được hoàn thiện. Bởi vì việc trả lương một cách thoả đáng và chính xác là điều quan trọng. Nó cũng là một trong những điều kiện để quyết định sự thành bại của đơn vị trong quá trình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp. Cùng với sự phát triển của xã hội, những chính sách mới về tiền lương và các khoản trích theo lương của Chính phủ đã làm cho người lao động thêm tin tưởng vào đường lối đó. Nó sẽ giúp họ thêm gắn bó với công việ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình hơn nữa. Có như vậy thì đất nước càng ổn định và phát triển hơn. Trong khoảng thời gian hạn hẹp, với kinh nghiệm thực tế ít ỏi, cộng với tình độ và khả năng có hạn, em đã cố gắng tập trung phân tích tình hình thực tế về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần LILAMA 10. Qua đó đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán này. Em vô cùng biết ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là phòng kế toán tài chính đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập vừa qua. Em xin có lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thanh Quý đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ Em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý và điều hành công ty - 9 - Sơ đồ 2: Quy trình tổ chức, chế tạo, xây lắp - 12 - Sơ đồ 3: Quy trình thi công - 12 - Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh - 13 - Biểu đồ 1: Doanh thu- Giá vốn - 13 - Biểu đồ 2: Lợi nhuận trước thuế - 14 - Bảng 2: Một số chỉ tiêu phấn đấu của Công ty cổ phần LILAMA 10 trong năm 2007 - 15 - Bảng 3: Một số chỉ tiêu phát triển của công ty từ năm 2007 đến năm 2010. - 16 - Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy kế toán - 17 - Sơ đồ 5: Mối liên kết giữa các phân hệ trong Fast Accounting: - 22 - Sơ đồ 6. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung áp dụng phần mềm kế toán FAST 2005 - 24 - Bảng4: Thống kê chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ đến quý I năm 2007 - 28 - Bảng5: Số lượng, chất lượng công nhân - 28 - Bảng6: Bảng chấm công đội hàn Phủ Lý- Hà Nam - 33 - Bảng7: Bảng bình bầu A, B, C Tháng 3/2007 35 Bảng8: Bảng thanh toán lương Đội hàn thành phẩm Phủ Lý- Hà Nam 38 Bảng9: Bảng chấm công trung tâm tư vấn- Thiết kế 40 Bảng10: Bảng thanh toán lương Trung tâm tư vấn thiết kế 42 Bảng11: Bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp 45 Bảng12: Bảng phân bổ tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ 46 Bảng13: Mẫu bảng kê chi tiền……………………………………………………61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kế toán tài chính _KTQD 2. Hệ thống kế toán doang nghiệp xây lắp_ Nhà xuất bản Tài chính 3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh _KTQD 4. Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo quyết toán hàng năm của Công ty cổ phần LILAMA 10. 5. Chuẩn mưc kế toán Việt Nam. 6. Một số thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán Website: www.webketoan.com www.kiemtoan.com www.mof.gov.vn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND : Ủy ban nhân dân VLXD : Vật liệu xây dựng BHXH, BHYT, KPCĐ : Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn GTGT : Giá trị gia tăng TSCĐ : Tài sản cố định NVL : Nguyên vật liệu CCDC : Công cụ dụng cụ DN : Doanh nghiệp. CBCNV : Cán bộ công nhân viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20068.DOC
Tài liệu liên quan