Tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiên lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An: Lời mở đầu
Tiền lương (tiền công) là thù lao động, thể hiện hao phí lao động đã bỏ ra về thể lực và trí lực của người lao động nay lấy dưới hình thức thu nhập.Đối với doanh nghiệp sản xuất, việc thanh toán chi trả tiền lương cho công nhân viên mang một ý nghĩa quan trọng: Nó đám bảo nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày của người lao động đâỳ đủ và phần nào thỏa mãn nhu cầu giải trí của họ trong xã hội. Ngoài ra việc trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo lương của doanh nghiệp vừa thực hiện theo đúng chế độ lại vừa thể hiện sự quan tâm , chăm sóc đến đời sống, sức khỏe, của người lao động mỗi khi họ đau ốm, tai nạn, tử tuất…Chính những khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp …được nhận kịp thời, đúng lúc và sự quan tâm nhiệt tình của doanh nghiệp, tạo động lực cho họ hăng say với công việc, làm ra nhiều sản phẩm hơn. Nhận thức được vấn đề này, các doanh nghiệp đã không ngừng nghiên cứu để tạo ra các phương pháp tính lương và hình thức trả lương cho ph...
83 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiên lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Tiền lương (tiền công) là thù lao động, thể hiện hao phí lao động đã bỏ ra về thể lực và trí lực của người lao động nay lấy dưới hình thức thu nhập.Đối với doanh nghiệp sản xuất, việc thanh toán chi trả tiền lương cho công nhân viên mang một ý nghĩa quan trọng: Nó đám bảo nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày của người lao động đâỳ đủ và phần nào thỏa mãn nhu cầu giải trí của họ trong xã hội. Ngoài ra việc trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo lương của doanh nghiệp vừa thực hiện theo đúng chế độ lại vừa thể hiện sự quan tâm , chăm sóc đến đời sống, sức khỏe, của người lao động mỗi khi họ đau ốm, tai nạn, tử tuất…Chính những khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp …được nhận kịp thời, đúng lúc và sự quan tâm nhiệt tình của doanh nghiệp, tạo động lực cho họ hăng say với công việc, làm ra nhiều sản phẩm hơn. Nhận thức được vấn đề này, các doanh nghiệp đã không ngừng nghiên cứu để tạo ra các phương pháp tính lương và hình thức trả lương cho phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Bên cạnh đó, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng được coi trọng bởi lẽ tiền lương cũng là bộ phận cấu thành lên giá trị sản phẩm.Việc tính toán chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm nhiều ít sẽ ảnh hưởng đến giá thành cao hay hấp.Vì thế tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp một mặt vừa phải không ngừng hoàn thiện, đổi mới công tác kế toán sao cho phù hợp vơí xu thế vận động phát triển của đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường đầy năng động và cạnh tranh gay gắt, và sự hội nhập tổ chức WTO,doanh nghiệp sẽ chỉ có chỗ đứng cho những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, biết tiết kiệm chi phí, biết giải quyết hài hòagiữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người lao động.
Thấy được tầm quan trọng của tiền lương cũng như công tác tổ chức quản lý và hạch toán tiền lương đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, em chon đề tài :
“ Hoàn thiện công tác kế toán tiên lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An ”làm chuyên đề thực tập của mình.Đề tàI này giúp em hiểu rõ hơn về thực tiễn kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty, song do khả năng nhận thức nghiên cứu vấn đề còn hạn chế và thời gian thực tập tương đối ngắn nên trong quá trình xem xét, nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mongnhận được sự góp ý, bổ sung của thầy cô giáo để bài viết được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm các phần chính sau đây:
Phần I: Lý luận cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I: Lý luận cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.
I. Bản chất của tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.
1. Bản chất tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.
1.1. Bản chất tiền lương.
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời, cũng là quá trình tiêu hao các yếu tốcơ bản (lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động). Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người lao động tác động vào đối tượng lao động, nhằm biến đổi các đối tượng lao động thành ác vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Theo Mác thì giá trị của hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất chứ không phải trong quá trình lưu thông.
Giá trị hàng hóa được công nhận bao gồm: Giá trị lao động sống + Giá trị lao động vật hóa + Giá trị thặng dư. Trong đó giá trị thặng dư là giá trị dôi ra (tăng thêm) còn giá trị của lao đông vật hóa là chi phí về tư liệu sản xuất mà đầu vào của quá trình sản xuất cần cần phải có để tiến hành được quá trình sản xuất. Mặt khác sức lao động có đặc điểm là khi tiêu dùng thì nó tạo ra giá trị mới lớn hơn. Như vậy, nguồn gốc duy nhất để tạo ra giá trị thăng dư là sức lao động.
Do đó có thể khẳng định rằng: Lao động là một là một yếu tố giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất.
Với vai trò như vậy, chí lao động sống ngày được nâng cao, điều này được thể hiện trong toàn bộ chi phí sản xuất thì chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương ngày càng chiếm tỷ trọng lớn dần. Về phía người sử lao động có xu hướng tiết kiệm chi phí lao động bằng cách tăng năng suất lao động với việc đổi mới tư liệu sản xuất cho phù hợp và hiệu quả nhất. Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình sản xuất, trước hết cần tái sản xuất sức lao động mà con người bỏ ra trong quá trinh sản xuất và phải bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động.
Tiền lương(tiền công) chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động và là giá của yếu tố sức lao động mà người sử dụng lao động phải trả cho người cung ứng lao động. Tiền lương tuân theo các nguyên tắc cung cầu, giá cả thị trường và pháp lụât hiện hành của Nhà nước.
Đối với chủ doanh nghiệp thì tiền lương là động lực kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động. Khi tăng năng suất lao động thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng. Do đó nguồn phúc lợi của doanh nghiệp mà người lao động nhận được cũng tăng lên, nó là phần bổ sung cho tiền lương, làm cho tăng thu nhập và lợi ích của người cung ứng lao động.
Hơn nữa khi lợi ích của người lao động đảm bảo bằng các mức lương thỏa đáng sẽ tạo ra sự gắn kết cộng đồng những người lao động với lợi ích và mục tiêu của doanh nghiệp, xóa bỏ sự ngăn cách giữa người chủ doanh nghiệp với người cung ứng sức lao độnglàm cho người lao động có trách nhiệm hơn, tự giác hơn với các hoạt động của doanh nghiệp.
1.2. Chức năng của tiền lương.
Tiền lương có 3 chức năng chủ yếu sau:
Chức năng tái sản xuất sức lao động:
Chúng ta biết rằng quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua tiền lương. Bản chất của sức lao động là sản phẩm lịch sử luôn được hoàn thiện , nâng cao nhờ thường xuyên được khôi phục và phát triển. Còn bản chất tái sản xuất sức lao động là có một tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động mới (nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ sau… nhằm tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ và hoàn thiện kỹ năng lao động).
Chức năng là công cụ quản lý của doanh nghiệp:
Mục đích của các nhà quản trị đó là lợi nhuận cao nhất. Để đạt được mục đích đó họ phải liên kết nhịp nhàng và quản lý một cách nghệ thuật các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi và giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình thông qua trả lương cho họ. Phải đảm bảo chi phí tiền lương mà mình bỏ ra đem lại kết quả và hiệu qủa cao. Qua đó người sử dụng lao động sẽ quản lý một cách chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng cho người lao động.
Chức năng kích thích sức lao động:
Với mức lương thỏa đáng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động. Khi được trả công xứng đáng người lao động sẽ say mê, tích cực làm việc, họ sẽ gắn chặt lợi ích của mình với lợi ích của doanh nghiệp. Do vậy tiền lương là công cụ khuyến khích vật chất, kích thích người lao động làm việc thực sự có hiệu quả.
2. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp.
Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà việc tính và trả lươngcho người lao động được thể hiện nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thường áp dụng 3 hình thức:
2.1. Tiền lương theo thời gian.
Hình thức thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như: tổ chức lao động, thống kê, tài vụ…Việc trả lương cho mgười lao động căn cứ vào thời gian lao động thực tế, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ kỹ thuật, chuyên môn của người lao động. Tùy theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi ngành nghề, nghiệp vụ có thể có thang lương riêng. Trong mỗi thang lương lại tùy theo trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn mà chia thành nhiều bậc lương, mỗi bậc lương lại có một mức lương nhất định. Tiền lương theo thời gian có thể chia theo các loại sau:
- Trả lương theo thời gian (lương tháng) số tiền lương trả trong tháng được tính bằng mức lương theo bảng lương do Nhà nước quy định + tiền phụ cấp (nếu có). Tiền phụ cấp đây có thể là: phụ cấp chức năng, phụ cấp nghành nghề, phụ cấp độc hại…
- Mức lương một ngày (ngày công): Theo quy định số 188 – 199 QĐTTCP ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định tuần làm việc 40 giờ , ngày cônglàm việc trong tháng trung bình là 22 ngày công.
Mức lương một ngày
=
Số lương phải trả trong tháng
22 ngày
Tiền lương phải trả trong tháng
=
Số ngày làm việc
x
Mức lương một ngày
Lương ngày thường được áp dụng để tính lương trong những ngày hội họp, học tập ,ngày làm việc khác hoặc để trả lương cho người lao động làm theo hợp đồng.
- Mức lương một giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc, được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ chuẩn theo quy luật lao động (không quá 8 giờ một ngày).
Mức lương một giờ (lương giờ)
=
Số ngày phải trả một ngày
8 giờ
Số tiền phải trả trong tháng
=
Số giờ làm việc trong tháng
x
Mức lương một giờ
Mức lương một sản phẩm
=
Số lương 1 giờ
Số sản phẩm
Mức lương một giờ còn được sử dụng để tính đơn giá tiền lương cho một sản phẩm .
Mức lương một tuần: là tiền phảI trả cho một tuần làm vịêc được xác đinh trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng chia cho 52 tuần.
Do những hạn chế nhất định của hình thức trả lương theo thời gian (mang nặng tính bình quân, chưa thực sự gắn với quá trình sản xuất), để khắc phục phần nào hạn chế đó trả lương theo thời gian có thể kết hợp với chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng say làm việc.
Khi đó:
Tiền lương phải trả cho người
lao động
=
Tiền lương theo thời gian
+
Tiền thưởng
2.2. Tiền lương theo sản phẩm.
Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành. Hình thức này đảm bảo thực hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng lao động với chất lương lao động, động viên và khuyến khích người lao động nhiệt tình say mê công việc, tạo ra nhiều sản phẩm cho xa hội. Tiền lương theo sản phẩm phụ thuộc vào đơn giá tiền lương một sản phẩm, công đoạn chế biến và số lượng sản phẩm công việc mà người lao động hoàn thành đủ tiêu chuẩn quy định. Để thực hiện tiền lương theo sản phẩm cần phải có các điều kiện sau:
Xây dựng được đơn giá tiền lương.
Phải tổ chức hạch toàn ban đầu sao cho xác định được chính xác kết quả của từng người hoặc từng nhóm lao động (càng chi tiết càng tốt).
Doanh nghiệp phải tổ chức, bố trí đầy đủ công việc cho người lao động.
Phải có hệ thống kiểm tra chất lựơng chặt chẽ.
Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo các hình thức:
Tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: theo hình thức này, tiền lương còn phải trả cho người lao động còn được tính:
Số tiền phải trả trong tháng
=
Sản lượng sản phẩm hoàn thành
x
Đơn giá tiền lương cho một sản phẩm
Hình thức này áp dụng đối với lao đông trực tiếp, sản xuất hàng loạt và đánh giá đúng kết quả lao động.
Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: thường áp dụng để trả lương cho công nhân phục vụ cho công nhân chính và sản xuất ra sản phẩm.
Cách tính như sau:
Tiền lương
=
i%
x
Tiền lương của người lao động sản xuất trực tiếp
Trong đó i% là tỷ lệ tiền lương của công nhân phụ với tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng, phạt: là tiền lương trả theo sản phẩm có gắn chặt với chế độ tiền thưởng trong sản xuất như: Thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng giảm tỷ lệ hàng hỏng. Hao phí vật tư không đảm bảo ngày công quy định, không hoàn thành kế hoạch được giao.
Cách tính như sau:
Tiền lương
=
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp (gián tiếp)
+
Tiền thưởng
-
Tiền phạt
Tiền lương trả theo sản phẩm lũy tiến: các tính lương theo hình thức này gồm hai phần:
Phần thứ nhất: căn cứ vào mức độ hoàn thành quy định lao động tính ra tiền lương phải trả theo sản phẩm tronh mức định mức.
Phần thứ hai: Căn cứ vào mức độ vượt định mức càng cao thì suất lũy tiến càng nhiều.
Hình thức này khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động và cường độ lao động đến mức tối đa. Do vậy, hình thức này thường được áp dụng để trả lương cho những người làm việc trong khâu trọng yếu nhất hoặc khi doanh nghiệp phải hoàn thành gấp một đơn đặt hàng.
2.3. Tiền lương khoán
là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành. Hình thức này áp dụng cho những công việc nếu công việc cho cả nhóm hoàn thành trong thời gian nhất định.
Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: Là hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng tiền lương được tính theo đơn giá tập hợp cho sản phầm hoàn thành đế công việc cuối cùng. Hình thức này áp dụng cho những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất trải qua nhiều công nghệ nhằm khuyến khích người lao động quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
Trả lương khoán thu nhập: Tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà hình thành qũy tiền lương để phân chia cho người lao động. Khi tiền lương không thể hạch toán riêng cho từng lao động thì phải trả cho cả tập thể đó, sau đó mới chia cho từng người. Tiền công có thể dựa vào các yếu tố sau:
Dựa vào cấp bậc kỹ thuật và cấp bậc công việc (phương pháp này được áp dụng khi cấp bậc công việc được giao phù hợp với cấp bậc kỹ thuật).
Dựa vào cấp bậc kỹ thuật và cấp bậc công việc kết hợp với cộng điểm (áp dụng khi công việc được giao không phù hợp với cấp bậc kỹ thuật).
Dựa trên cơ sở số điểm để tính lương tương ứng (áp dụng khi không thực hiện việc trả lương theo sản phẩm vì khối lượng công việc hoàn thành thường không phụ thuộc vào chất lượng tay nghề mà phụ thuộc vào sức khỏe và thái độ lao động của từng người). Khi áp dụng hình thức này tiền lương thực tế của người lao động thực chất là tạm phân phối thu nhập.
2.4. Một số chế độ khác khi tính lương
2.4.1. Chế độ thưởng:
Ngoài chế độ tiền lương các doanh nghiệp còn xây dựng chế độ tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong sản xuất kinh doanh.
Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung nhằm quán triệt đầy đủ nguyền tắc phân phối theo lao động. Trong cơ cấu thu nhập của người lao động thì tiền có tính ổn định thường xuyên còn tiền thưởng chỉ là phần thu nhập thêm và phụ thuộcvào các chỉ tiêu thưởng, phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh.
Nguyên tắc thực hiện chế độ thưởng:
Đối tượng được xét tuyển:
Lao động có thời gian làm vịêc tại doanh nghiệp từ 1 năm trở lên.
Có đóng góp vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Mức thưởng: Mức thưởng của một năm không thấp hơn một tháng lương theo nguyên tắc sau:
Căn cứ vào kết quả đóng góp của người lao động đối với doanh nghiệp thể hiên qua năng suất, chất lượng công việc.
Căn cứ vào thời gian làm việc tại doanh nghiệp, người có thời gian làm việc nhiều sẽ được hưởng nhiều.
Chấp hành nội quy kỷ luật của doanh nghiệp.
Các loại tiền thưởng: tiền thưởng bao gồm tiền thưởng thi đua(lấy từ qũy khen thưởng) và tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chất lương sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến…).
Tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh: Đây thực chất là một phần qũy lương được trích ra để trả cho người lao động dưới hình thức tiền thưởng với một tiêu chí nhất định.
Tiền thưởng về chất lượng sản phẩm:khoản tiền này được tính trên cơ sở tỷ lệ quy định chung (không vượt quá 40%) và phần chênh lệch giá giá giữa sản phẩm cấp cao với sản phẩm cấp thấp.
Tiền thưởng tiết kiệm vật tư: Là khoản tiền thưởng tính trên cơ sở tiết kiệm được so với mức tỷ lệ quy định và tỷ lệ quy định không vượt quá 40%.
Tiền thưởng thi đùa: Là loại tiền thưởng này được lấy từ qũy tiền thưởng của doanh nghiệp, qũy tiền thưởng trích từ lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế lợi tức, thanh toán các khoản tiền phạt công nợ…
Để tiền thưởng trở thành công cụ khuyến khích vật chất phải kết hợp chặt chẽ các hình thức và chế độ thưởng. Đồng thời trước khi chi trả phải xác định rõ qũy tiền thưởng hiện có của doanh nghiệp.
2.4.2. Chế độ phụ cấp.
Theo điều 4 thông tư liên bộ số 20/TB-TT ngày 2/6/1993 của Liên Bộ Liên Thương binh xã hội – Tài chính có 7 phụ cấp.
Phụ cấp làm đêm: Nếu người lao động làm việc vào ban đêm (22 giờ – 6 giờ sáng) thì ngoài số tiền phải trả cho những giờ làm thêm người lao động còn được hưởng phụ cấp làm đêm.
Phụ cấp làm đêm
=
Tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ tháng (kể cả phụ cấp công việc)
x
Tỷ lệ % trích
x
Số giờ làm đêm
Số giờ tiêu chuẩn quy hoạch trong tháng
Trong đó: Tỷ lệ trích có thể là 30%là đối với công việc không thường xuyên vào ban đêm, 40% đối với những công việc thường xuyên làm theo ca hoặc chuyên làm việc ban đêm.
Phụ cấp lưu động : Nhằm bù đắp cho những người làm một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi làm việc, điều kiện làm việc không ổn định và khó khăn. Loại phụ cấp này chỉ áp dụng đối với những ngành nghề và công việc mang tính chất lưu động chưa xác định trong mức lương. Nghề hoặc công việc lưu động nhiều, phạm vi họat động rộng, địa hình phức tạp và khó khăn thì được hưởng phụ cấp cao, loại phụ cấp này được trả theo số ngày lao động thực tế lao động và được tính vào đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí lưu động.
Phụ cấp trách nhiệm: Nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công việc chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm được trả cùng kỳ lương tháng. Đối với doanh nghiệp, loại phụ cấp này được tính vào đơn giá tiền lương và hạch toán vào chi phí giá thành hoặc chi phí lưu động.
Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với công nhân viên chức đến làm công việc ở những vùng kinh tế mới và các hải đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Cách tính:
Phụ cấp thu hút
=
Lương cấp bậc việc (kể cả phụ cấp công việc)
x
%phụ cấp được hưởng
% phụ cấp được hưởng có các mức: 20%, 30%, 50%, 70% tính trên lương cấp bậc, chức vụ, lương chuyên môn nghiệp vụ. Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 – 5 năm tùy theo vào điều kiện sinh hoạt khó khăn, dài hoặc ngắn của từng vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền.
Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng đối với những nơi có chỉ số sinh hoạt cao hơn chỉ số sinh hoạt bình quân chung của cả nước là 19% trở lên.
Phụ cấp khu vực: áp dụng với những nơi xa xôi hẻo lánh gặp nhiều điều kiện khó khăn.
Phụ cấp độc hại: áp dụng đối với những doanh nghiệp có điều kiện độc hại hoặc nguy hiểm chưa xác định trong mức lương.
3. Quỹ lương và các khỏan trích theo lương.
3.1. Qũy lương.
Quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền phải trả cho tất cả các loại lao động mà doanh nghiệp quản lý, sử dụng kể cả lao động trong và ngoài và ngoài danh sách.
Quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản sau:
Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lương khoán.
Tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian điều động công tác, làm nghĩa vụ chế độ quy định, thời gian nghỉ phép , thời gian đi học…
Các khoản tiền thương có tính chất thường xuyên.
Ngoài ra, trong tiền lương kế hoạch còn tính trợ cấp BHXH cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…
Về phương diện hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất chia làm 2 loại:
Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã quy định cho họ bao gồm: Lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh.
Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm việc chính nhưng vẫn hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, thời gian ngừng sản xuất…
Quản lý chi tiêu quỹ tiền lương phải trong quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm vừa chi tiêu hợp lý tiết kiêm tiền lương vừa đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Các khoản trích theo lương.
3.2.1. Quỹ BHXH.
Qũy BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp ( chức vụ, khu vực, đắt đỏ, thâm niên) của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích BHXH là 20%, trong đó:
15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, và được tính vào chi phí kinh doanh.
5% do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng.
Hiện nay ở Việt Nam BHXH đang thực hiện các nghĩa vụ sau:
Trợ cấp ốm đau.
Trợ cấp thai sản.
Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tàn tật.
Trong các doanh nghiệp đi đôi với quỹ tiền lương là quỹ BHXH. Quỹ này được dùng để đài thọ công nhân viên có đóng góp vào quỹ trong các trường hợp sau:
Người lao động mất khả năng lao động: Hưu trí, trợ cấp thôi việc, tử tuất.
Người lao động mất khả năng lao động tạm thời: ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp.
Quỹ BHXH do cơ quan sử dụng lao động thống nhất quản lý. Khi các doanh nghiệp trích được BHXH thì nộp hết cho cơ quan BHXH. Sau khi nộp được cơ quan BHXH ứng trước 3% để chi tiêu BHXH trong doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp chi tiêu BHXH gửi cho cơ quan cấp trên duyệt.
3.2.2. Quỹ BHYT .
mục đích của BHYT là tập hợp mạng lưới bảo vệ sức khỏe cho toàn cộng đồng bất kể địa vị xã hội nào, mức thu nhập cao hay thấp. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. tỷ lệ trích BHYT hiên hành 3% trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập người lao đông.
3.2.3. Quỹ KPCĐ.
Là quỹ tài trợ hoạt động Công đoàn ở các cấp. Quỹ này được hình thành do việc trích lập vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương của công nhân viên trong doanh nghiệp là 2%. KPCĐ cũng được phân cấp quản lý và chi tiêu theo cấp độ quy định. Một phần được nộp cho cơ quan cấp trên là 1%, còn lại để chi tiêu hoạt động Công đoàn ở doanh nghiệp. Toàn bộ số tiền trích theo quỹ này được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm.
II. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
1. Nguyên tắc hạch toán.
Tại các doanh nghiệp sản xuất, kế toán chi phí về lao động là một bộ phận công việc phức tạp công việc kế toán kinh doanh bởi vì cách trả thù lao thường không thống nhất giữa các bộ phận, các đơn vị các thời kỳ… việc hạch toán chi phí về lao độngcó vị trí quan trọng là cơ sở xác định giá thành và giá bán sản phẩm. Đồng thời là căn cứ để xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho ngân sách, cho cơ quan phúc lợi xã hội vì thế để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý đòi hỏi kế toán lao động và tiền lương phải quán triệt các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: trả lương ngang nhau cho các lao động như nhau, nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động. Theo nguyên tắc này thì tất cả những người lao động khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ…nhưng có mức hao phí lao động như nhau thì được trả lương như nhau.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm. Nếu tăng năng xuất lao động chậm hơn tiền lương bình quân thì thu sẽ không đủ chi, sản xuất bị đình trệ.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm những ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng trong trả lương cho người lao động.
Từ các nguyên tắc trên dẫn đến yêu cầu khi hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là phảI đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, làm tăng năng suất lao động và không ngừng được nâng cao. Đảm bảo tính đơn giản dễ hiểu.
2. Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
2.1. Hạch toán chi tiết tiền lương.
2.1.1. Hạch toán số lượng lao động.
Số lượng lao động của doanh nghiệp được phản ánh trên sổ sách dựa vào số lượng lao động hiện có của doanh nghiệp bao gồm: số lương từng loại lao động theo nghề nghiệp công việc, theo trình độ tay nghề, cấp bậc kỹ thuật, bao gồm tất cả số lượng lao động dài hạn và số lượng lao động tạm thời, cả lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp và cả lao động thuộc khu vực khác ngoài sản xuất.
Hạch toán số lượng lao động là việc theo dõi kịp thời chính xác tình hình biến đổi tăng giảm số lượng lao động theo từng loại lao đông trên cơ sở đó làm căn cứ để tính lương phải trả và các chế khác cho người lao động. Việc hạch toán số lượng lao động được hạch toán trên sổ “Danh sách lao động” của doanh nghiệp và sổ “Danh sách lao động” của từng bộ phận. Sổ này do phòng tổ chức lao động lập theo mẫu quy định và lập thành 2 bản: 1 bản do phòng tổ chức lao động, 1 bản do phòng kế toán quản lý.
Căn cứ để lập danh sách này là các hợp đồng lao động và các quy định của cấp trên có thẩm quyền duyệt theo yêu cầu của doanh nghiệp (khi có chuyển công tác hoặc thôi việc) khi nhận được chứng từ trên phòng lao động, phòng kế toán phải chép kịp thời, đầy đủ vào danh sách lao động của doanh nghiệp đến từng phòng ban, tổ sản xuất đơn vị. Việc ghi chép này là cơ sở đầu tiên để lập báo cáo lao động và phân tích tình hình biến động về lao động trong doanh nghiệp vào cuối tháng cuối quý tùy theo yêu cầu quản lý cấp trên.
2.1.2. Hạch toán thời gian lao động.
Là việc ghi chép kịp thời, chính xác thời gian lao động của từng người lao động, trên cơ sở đó tính lương phải trả cho người lao động được chính xác. Hạch toán thời gian lao động phản ánh số ngày công, số giờ làm việc thực tế, số giờ ngừng sản xuất, nghỉ việc của từng lao động, từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp.
Chứng từ hạch toán thời gian lao động gồm: Bảng chấm công, phiếu làm thêm giờ, phiếu nghỉ hưởng BHXH.
Bảng chấm công được lập hàng tháng, theo dõi theo gian lao động hàng ngày của từng cá nhân, từng tổ sản xuất, từng bộ phận. Cuối tháng căn cứ theo thời gian lao động thực tế (số ngày công), số ngày nghỉ để tính lương, tính thưởng và tổng hợp thời gian lao động của từng người trong từng bộ phận. Bảng chấm công phải được treo công khai để mọi người kiểm tra giám sát.
2.1.3. Hạch toán kết quả lao động.
Là công việc ghi chép kịp thời, chính xác số lượng và chất lượng sản phẩm của từng công nhân hoặc từng tập thể công nhân để từ đó tính lương, tính thưởng và kiểm tra sự phù hợp của tiền lương phải trả với kết quả thực tế, kiểm tra tình hình định mức lao động của từng người, từng bộ phận và của toàn doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp mà sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau. Các chứng từ có thể sử dụng là: “phiếu khoán”, “bảng kê khối lượng công việc hoàn thanh”, “giấy báo ca”, “bảng kê khối lượng từng người”…các chứng từ này được phòng kế toán lấy làm căn cứ để tính lương, tính thưởng.
Để tổng hợp được tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên chức hàng tháng kế toán lập “Bảng thanh toán tiền lương”, cho từng đối tượng, từng tổ sản xuất, từng bộ phận sản xuất dựa vào kết quả đã có.
2.2. Hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương.
Theo chế độ hịên hành các khoản trích theo lương được tính với tỷ lệ quy định như sau: 19% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 6% trừ vào lương của công nhân viên.
Mức trích các khoản
=
Tổng hợp số tiền lương phải trả trong tháng
x
Tỷ lệ trích các khoản theo lương
Tỷ lệ trích các khoản như sau:
BHXH 20% trong đó: 15% tính vào chi phí kinh doanh, 5% trừ vào lương.
BHYT 3% trong đó: 2% tính vào chi phí kinh doanh, 1% trừ vào lương.
KPCĐ 2% trong đó: 2% tính vào chi phí kinh doanh.
Sau khi tính được các khoản trích theo lương kế toán lập bảng phân bổ KPCĐ, BHXH, BHYT. Bảng phân bổ này dùng chung cho phân bổ tiền lương. Trên cơ sở các chứng từ về lao động và tiền lương liên quan, kế toán tiến hành phân loại, tổng hợp tiền lương phản ánh cho từng đối tượng sử dụng (tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, tiền lương nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý cùng các khoản ghi vào cột tương ứng thuộc TK 334). Sau đó căn cứ vào tiền lương thực tế (lương chính, lương phụ) và tỷ lệ quy định về các khoản BHXH,BHYT, KPCĐ để trích và ghi vào TK 338 ở các dòng thích hợp. Số liệu về tổng hợp phân phối tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ được kế toán tập hợp chi phí sản xuất ghi vào bảng kê tập hợp chi phí “Bảng kê số 4”. Căn cứ vào các chứng từ nghỉ hưởng BHXH do cơ quan y tế cấp, các phiếu chi liên quan đến chi BHYT, chi cho hoạt động Công đoàn, kế toán lập báo cáo KPCĐ, BHXH, BHYT gửi cấp trên.
3. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.
3.1. Hạch toán tổng hợp tiền lương.
3.1.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng.
Để hạch toán tiền lương, kế toán sử dụng tài khoản 334 “ phải trả công cho nhân viên”.Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản khác thuộc thu nhập của họ.
Kết cấu TK 334:
Bên nợ: Tài khoản 334
Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên.
Tiền lương, tiền công và các khoan đã trả cho công nhân viên.
Kết chuyển tiền lương công nhân viên chưa lĩnh.
Bên có: Tài khoản 334
Tiền lương, tiền công và các khoản trích khác phải trả cho công nhân viên chức.
Dư có: Tài khoản 334
Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên chức
Dư nợ: Tài khoản 334
Số trả thừa cho công nhân viên chức.
3.1.2. Phương pháp hạch toán.
- Hàng tháng căn cứ vào kết quả lao động tính ra tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên chức.
Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng): Tính lương phải trả CNTT sản xuất
Nợ TK 627 (6271): Tính lương phải trả CN phân xưởng
Nợ TK 641 (6411): Tính lương phải trả CNV quản lý
Nợ TK 642 (6421): Tính lương phải trả CNV bán hàng
Có TK 334: Tiền lương phải trả CNV
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
Nợ TK 622, 627, 641, 642 (19% trích theo lương): Tính BHXH, BHYT, KPCĐ cho các bộ phận
Nợ TK 334 (6% trích theo lương): Tính BHXH, BHYT khấu trừ vào lương
Có TK 338: Tính các khoản phải trả
- Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên chức từ quỹ khen thưởng.
Nợ TK 334: Các khoản trả thay lương
Có TK 338 (3388): BHXH trả thay lương
Có TK 141 : Tiền tạm ứng
Có TK 138: Phải
- Số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên
+ Nếu lấy từ quỹ phúc lợi, kế toán ghi:
Nợ TK 431 (4312): Tiền ăn ca lấy từ quỹ phúc lợi
Có TK 334: tiền ăn ca phải trả CNV
+ Nếu tính vào chi chi phí kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 622, 627, 641, 642: Tiền ăn ca tính vào chi phí kinh doanh
Có TK 334: Tiền ăn ca phải trả CNV
- Tính thu nhập cá nhân
Nợ 334: Tính khấu trừ vào lương
Có 3335: Thuế thu nhập cá nhân
- Khi doanh nghiệp trả bằng tiền mặt
Nợ TK 334: Tiền lương phải trả CNV
Có TK 111,112: Trả tiền bằng tiền mặt, TGNH
+ Nếu doanh nghiệp thanh toán bằng vật tư, hàng hóa
Bút toán 1: ghi nhận giá vốn vật tư, hàng hóa
Nợ TK 632: Giá vốn hàng hoá
Có TK 152, 153, 154, 155…: Hàng hoá trả thay lương
Bút toán 2: Ghi nhận giá thanh toán
Nợ TK 334: Thanh toán tiền lương CNV
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 333 (33311): Thuế GTGT
- Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ
Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384): Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cấp trên
Có TK 111, 112: Nộp bằng tiền mặt, TGNH
- Chi tiêu KPCĐ để lại doanh nghiệp
Nợ TK 338: Chi trả KPCĐ trong doanh nghiệp
Có TK 111, 112: Chi bằng tiền mặt, TGNH
- Cuối kỳ kết chuyển số tiền công nhân viên đi vắng chưa lĩnh
Nợ TK 334: Tiền lương phải trả CNV
Có TK 338 (3388): Kết chuyển tiền lương vào khoản phải trả khác
- trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 622: Tính lương phải trả CNTT sản xuất
Có TK 335: Chi phí phải trả trước
- Khi công nhân nghỉ phép phản ánh tiền lương phép phải trả
Nợ TK 335: Chi phí phải trả trước
Có TK 334: Tiền lương trả CNV
- Nếu trích trước nhỏ hơn số thực tế phát sinh thì phải tính thêm vào chi phí
Nợ TK 622: Tính thêm vào chi phí kinh doanh
Có TK 335: Chi phí trả trước
- Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế phải trả thì giảm chi phí
Nợ TK 335: Chi phí trả trước giảm
Có TK 622: Giảm chi phí kinh doanh
3.2. Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương.
3.2.1. Chứng từ và các tài khoản sử dụng.
3.2.1.1. Chứng từ:
Kế toán thanh toán tiền lương với người lao động phải căn cứ vào chứng từ hợp lệ, hợp pháp để ghi chép vào sổ sách kế toán. Những chứng từ chủ yếu được sử dụng trong kế toán bao gồm: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, phiếu báo làm đêm thêm giờ, hợp đồng giao khoán, bảng thanh toán tiền lương. Khi thanh toán với người lao động kế toán sử dụng các chứng từ như phiếu chi báo nợ…các chứng từ trên cơ sở kiểm tra, tính toán và hạch toán tiền lương đối với người lao động trong và ngoài quốc doanh đồng thời nó cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các quy định chế độ chính sách tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.
Để phản ánh tiền lương phải trả cho người lao động kế toán sử dụng các tài khoản sau.
3.2.1.2. Tài khoản sử dụng.
Để hạch toán các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng tài khoản 338 “phải trả và phải nộp khác” dùng để phản ánh tình hình thanh toán, trích lập, sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
Kết cấu tài khoản 338:
Bên nợ: Tài khoản 338
Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ
Các khoản chi về KPCĐ
Các khoản đã trả, đã nộp khác
Bên có: Tài khoản 338
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định
Giá trị tài sản thừa chờ xử lý
Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại
Dư có (nếu có): Tài khoản 338
Số dư thừa, nộp thừa, nộp vượt chi chưa được thanh toán
TK 338 chi tiết làm 3 tiểu khoản:
3382: KPCĐ
3383: BHXH
3384: BHYT
3.2.2. Phương pháp hạch toán.
Hàng tháng các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định là 25% trong đó: BHXH là 20%, BHYT là 3%, KPCĐ là 2%.
Trong trường hợp về số đã trả, đã nộp về KPCĐ, BHXH lớn hơn số phải trả, phải nộp được cấp bù kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Cấp bù bằng tiền mặt, TGNH
Có TK 338 (3382, 3383): Được cấp trên cấp bù
3.3. Hệ thống sổ áp dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tùy theo quy mô, loại hình và điều kiện hoạt động mà các doanh nghiệp lựa chọn cho mình một hình thức chọn một trong 4 hình thức sổ sau để áp dụng trong công tác kế toán:
Hình thức nhật ký chung
Hình thức nhật ký sổ cái
Hình thức nhật ký chứng từ
Hình thức chứng từ ghi sổ
3.3.1. Hình thức nhật ký chung.
Các loại sổ kế toán thuộc hình thức nhật ký chung:
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ Nhật ký chung:
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán chi tiết 3341, 3342, 3382, 3383, 3384
Bảng tổng hợp
chi tiết 334, 338
Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ cái 334,338
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
3.3.2. Hình thức nhật ký sổ cái.
Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào một quyển sổ gọi la Hình thức sổ cái. Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duy nhất kết hợp phản ánh theo thời gian và theo hệ thống. Tất cả các tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng được phản ánh cả hai bên Nợ – Có trên cùng một vài trang sổ. Căn cứ ghi sổ là các chứng từ gốc, mỗi chứng ghi một dòng vào Nhật ký sổ cái.
Các loại sổ kế toán thuộc hình thức Nhật ký sổ cái:
Sổ chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản có liên quan 334, 338…
Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký sổ cái.
Trình tự ghi sổ Nhật ký - sổ cái:
Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp
Các quỹ, báo cáo quỹ
Nhật ký – Sổ cái 334, 338
Sổ, thẻ kế toán chi tiết 3341, 3342, 3382, 3383, 3384
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết 334, 338
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
3.3.3. Hình thức nhật ký chứng từ.
Các loại sổ kế toán thuộc hình thức này:
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Sổ cái
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sơ đồ hình thức Nhật ký - sổ cái:
Chứng từ gốc và bảng phân bổ: BPBTL
Bảng kê số 7
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ, thẻ kế toán chi tiết 3341, 3342, 3382, 3383, 3384
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết 334, 338
Sổ cái các TK:
334, 338
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
3.3.4. Hình thức chứng từ ghi sổ.
Các loại sổ kế toán thuộc hình thức chứng từ ghi sổ:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ của hình Chứng từ ghi sổ:
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết 3341, 3342, 3382, 3383, 3384
Bảng tổng hợp
chi tiết 334, 338
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng tư gốc
Sổ cái 334,338
Bảng cân đối
số phát sinh
Chứng từ ghi sổ
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
3.3.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính.
- Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
- Trình tự ghi sổ kế toán:
Chứng từ kế toán
Máy vi tính
Số kế toán
- Sổ tổng hợp: 334,338
- Sổ chi tiết: 3341, 3342, 3382,3383,3384
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Phần mềm
kế toán
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra.
Phần II: Những vấn đề chung về doanh nghiệp và công tác kế toán tại công ty cổ phần dược – vật tư y tế nghệ an
I- Đặc điểm tình hình chung của ctcp dược- vật tư y tế nghệ an
1. Quá trình hình thành và phát triển và phát triển ctcp dược- vật tư y tế nghệ an.
Ngày 10/3/1960 quyết định 143/CĐ - UB của UBND tỉnh thành lập quốc doanh dược phẩm Nghệ An gồm 17 hiệu thuốc huyện thành với 511 cán bộ công nhân viên.
Ngày 20/05/1976 quyết định 1038/QĐ - UB tỉnh thành lập Công Ty Dược Phẩm Nghệ Tĩnh sát nhập từ hai quốc doanh Dược Phẩm Nghệ An và Hà Tĩnh.
Ngày 27/07/1981 quyết định 1725/CĐ - UB sát nhập ba Xí Nghiệp 1,2,3 với Công Ty Dược Phẩm Hà Tĩnh thành Xí Nghiệp Dược Nghệ Tĩnh.
Ngày 29/12/1999 quyết định 46/CĐ - UB đổi tên Xí Nghiệp Liên Hiệp Dược phẩm Nghệ Tĩnh thành Công Ty Dược Phẩm Nghệ An.
Quyết định 426/QĐ - UB ngày 113/12/2001 chuyển doanh nghiệp nhà nước là Công Ty Dược Phẩm Nghệ An thành Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An.
Tên viết tắt: NAPHACO
Diện tích: 4.500 m2
Trụ sở chính: số 16-Nguyễn Thị Minh Khai - Thành phố Vinh.
Địa chỉ 2: Số 68 - Nguyễn Sỹ Sách - Thành phố Vinh
Địa chỉ 3: Số 28 - Lê Lợi - Thành phố Vinh
Điên thoại phòng kế toán Công Ty: 0383569149
Địa bàn hoạt động: Trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam và mở các chi nhánh theo quy định của pháp luật.
Được sự hỗ trợ của các ban ngành chức năng và bằng chính sự nỗ lực vươn lên không ngừng của tập thể Công nhân viên chức Công Ty đã cung cấp tương đối đầy đủ nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.
Hòa nhập kịp thời với nền kinh tế mở cửa của đất nước. Công Ty đã tăng cường đầu tư những dây chuyền hiện đại.
Ngoài sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận, mục đích của Công Ty còn cung cấp đầy đủ kịp thời thuốc chữa bệnh và các chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân từ đồng bằng đến các huyện, xã miền núi.
Hiện tại, Tổng số vốn pháp định: 5.602.300.000 đồng
Trong đó:
Vốn cố định: 3.438.547.000 đồng
Vốn lưu động: 2.163.753.000 đồng
Vốn Nhà nước cơ cấu 20% = 1.120.400.000 đồng
Vốn thuộc sở hữu các cổ đông là pháp nhân và các cá nhân, vốn Nhà nước là: 4.481.900.000 đồng chiếm 80% vốn điều lệ cổ phần của Nhà nước là cổ phần chi phối.
2. Tình hình nhân sự của Công ty.
- Tại thời điểm 31/12/2005 Công Ty có 719 Cán bộ công nhân viên
Nam: 169 người
Nữ: 550 người
-Trình độ chuyên môn:
Đại học, Cao đẳng: 62 người (nam có 43 người; nữ có 19 người)
Trung cấp: 129 (nam có 27; nữ có 102)
Sơ cấp: 470 (nam có 75 người; nữ có 395 người )
Lao động khác: 45 người (nam 22; nữ 23 người)
Nghỉ nộp bảo hiểm 39 người
Hợp đồng ngắn hạn: 81 người
Hệ số lương bình quân : 2,86
3. Chức năng, nhiệm vụ Công Ty
3.1. Chức năng :
Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An có chức năng sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh, được Bộ thương mại cho phép xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, tân dược, sản phẩm dược và máy móc thiết bị Y tế.
3.2. Nhiệm vụ :
Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh
Nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp để tổ chức xây dựng thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức tiêu thụ nhiều chủng loại hàng hóa có chất lượng phù hợp với nhu cầu.
Quản lý sử dụng vốn theo chế độ, chính sách đảm bảo hiệu quả kinh tế, đảm bảo được hoàn thành và phát triển vốn tự trang trải về tài chính, thực hiện nghiêm túc chế độ thuế của Nhà nước.
Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán.
Quản lý tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên.
4. Các nguyên tắc hoạt động.
Thực hiện hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm về kết hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo tái sản xuất mở rộng và phát triển vốn đảm bảo lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp và người lao động.
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ theo chế độ một thủ trưởng trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển của Đảng và Nhà nước, thực hiện quyền tự chủ của cán bộ công nhân viên.
Mục tiêu:
Đứng vững và hòa nhập với thị trường cả nước, từng bước đầu tư đưa Công Ty thoát khỏi tình trạng lạc hậu, sản xuất thủ công.
Đạt trình độ phát triển bình quân từ 8 – 12%.
Trang bị thêm máy móc thiết bị vào quy trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu thuốc cung cấp cho chương trình chăm sóc sức khỏe, đảm bảo thuốc có chất lượng.
Giữ vững hiệu quả kinh theo nhịp độ chung của ngành dược nhằm thực hiện đầy đủ ngân sách Nhà nước đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên tái sản xuât mở rộng.
5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An trong thời gian qua.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An năm 2005 thông qua bảng “Tổng hợp thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2005”
Bảng 1:
Tổng hợp kế hoạch sản xuất năm 2005.
Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An
ĐVT: VNĐ
Tháng
P.x viên
p.x tiêm
Cộng tháng
Lũy kế
1
214.589.553
114.355.489
328.945.042
328.945.042
2
283.321.168
78.572.666
361.893.834
690.838.876
3
413.150.355
94.199.780
507.350.135
1.198.189.011
4
610.302.737
115.065.894
725.368.631
1.923.557.642
5
483.402.758
115.439.462
598.842.220
2.522.399.826
6
292.718.254
136.152.571
428.870.825
2.951.270.678
7
591.682.419
119.261.582
710.944.001
3.662.214.688
8
303.069.769
124.133.786
427.203.555
4.089.418.243
9
461.563.678
169.447.686
631.011.373
4.720.429.616
10
572.922.205
175.057.330
747.979.535
5.468.409.151
11
460.414.800
160.996.158
621.410.958
6.089.820.109
12
612.485.649
104.391.743
716.877.392
6.806.697.501
Cộng năm 2005
5.299.623.354
1.507.074.147
6.806.697.501
Qua bảng cho ta thấy mặc dù Công Ty gặp nhiều khó khăn tốc độ phát triển của thị trường, nhưng Công Ty vẫn hết sức cố gắng vươn lên, tình hình doanh thu của Công Ty ta nhận thấy có những biến động lớn và có xu hướng tăng dần.
Biến động này do một số nguyên nhân sau:
Công Ty đã đẩy mạnh mở rộng mạng lưới bán hàng bao phủ khắp cả nước được phân bổ như sau:
Chi nhánh huyện phân phối hàng từ trung tâm y tế đến các trạm y tế địa phương.
Mở rộng các đại lý tư nhân trong tỉnh và ngoài tỉnh
Địa bàn Miền Trung do Công Ty trực tiếp phân phối hàng.
Nhìn chung xét về tổng doanh thu và tổng chi phí ta nhận thấy tốc độ tăng doanh thu qua ba năm gần đây tương ứng với tốc độ tăng chi phí. Nên cần có biện pháp giảm chi phí để tăng lợi nhuận vì đầy là vấn đề mang tính chất quyết định đến quá trình tồn tại và phát triển Công Ty. Đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp để giải quyết khắc phục tình trạng này.
6. Đặc điểm quy trình công nghệ tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An.
6.1. Đặc điểm quy trình công nghệ.
Sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An luôn có uy tín và chiếm ưu thế trên thị trường, đặc biệt là thị trường Miền Trung. Tuy người dân miền Trung có thu nhập bình quân thấp nhưng sản phẩm của Công Ty có chất lượng đảm bảo lại có giá cả phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng nơi đây. Công Ty độc quyền phân phối thuốc cho một số bệnh viện lớn khu vực Miền Trung, như bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An,… Sau đây là một số sản phẩm của Công Ty
Bảng 2: Một số sản phẩm chính của Công Ty.
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
1
VitaminC 0,05 lọ1000 viên
Viên
2
Đường glucoza 100g
Gói
3
Nước cất tiêm 200ml
Lọ
4
Prenisolon 5mg/vỉ 20viên
Vỉ
5
Băng y tế
Cuộn
6
Ampi 0,5g ; vỉ 10viên
Vỉ
7
Amox 0,5g ; vỉ 10viên
Vỉ
8
Clorocid 0,25g ; vỉ 10viên
Vỉ
….
…………
…..
Sơ đồ 7: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc viên
NVL chính, phụ
Cân đong
Pha chế
Chất kết dính
ép vĩ
nhào trộn
Cán
Xát hạt
Đóng chai
Dán nhãn
Sấy hạt
Dập viên
Bao viên
Vô nang
In chữ
ép vĩ
Vô vĩ
Thành phẩm
Đóng gói
Đóng gói
6.1.1. Bộ phận sản xuất chính.
Công Ty sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, sản xuất hàng loạt và liên tục trên những dây chuyền nhất định. Trên cơ sở đó Công Ty tổ chức sản xuất sản phẩm theo phân xưởng, sản xuất tương ứng với nhiều nhóm sản xuất khác nhau.
Phân xưởng sản xuất thuốc viên: sản xuất các loại thuốc viên, thuốc kháng sinh, thuốc bổ…như viên nén, viên bao nén, viên bao phi, viên con nhộng…năng suất phân xưởng là 150 – 200 triệu viên/năm.
Phân xưởng sản xuất thuốc ngoài da: Như nước sát trùng và chữa nấm, thuốc nhỏ mắt, cồn sát trùng, oxy già…năng suất phụ thuốc vào nhu cầu vào thị trường.
6.1.2. Bộ phận sản xuất phụ trợ.
Phân xưởng cơ điện: Cung cấp điên cho sản xuất và sữa chữa máy móc thiết bị, đảm bảo cho sản xuất tiến hành liên tục.
Bộ phận phục vụ khác như: Phòng KCS, phòng kế toán kho vật tư, kho thành phẩm, đội vân tải…phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh của đơn vị.
6.2. Đặc điểm tổ chức quản lý.
Sơ đồ 8: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công Ty
Giám đốc
Phòng
TC-HC
Phòng
KCS
PGĐ sản xuất
Phòng
KT
Phòng
KT-TV
Phòng
KHKD
Xưởng
SX
Tổng kho
Chi nhánh
Quận huyện
PGĐ kinh doanh
: Quan hệ trực tuyến.
: Quan hệ chức năng
6.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban.
Đứng đầu Công Ty là Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp theo đúng pháp luật và tuân thủ nguyên tắc Đảng lãnh đạo doanh nghiệp và các đoàn thể tham gia quản lý doanh nghiệp thông qua sự điều hành của Giám đốc.
Phó giám đốc kinh doanh: Điều hành và chiu trách nhiệm mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phấn đấu đạt kết quả, đảm bảo nhu cầu thuốc phục vụ cho nhân dân trên địa bàn.
Phó giám đốc sản xuất: Chỉ huy và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất về các mặt hàng mà xí nghiệp sản xuất theo quy định của Bộ y tế.
Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu sản xuất mới, kết hợp với phòng KCS để theo dõi sự ổn định của thuốc trong xây dựng chỉ tiêu. Thiết kế đúng khuôn mẫu, đúng nội dung. Giám sát tình hình kỹ thuật ở xưởng.
Phòng KCS: Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm nghiệm phụ liệu,thành phẩm kịp thời, chính xác và trả phiếu kịp thời cho nơi lấy mẫu để chấn chỉnh kịp thời.
Xưởng sản xuất: Thực hiện kế hoạch sản xuất do xí nghiệp giao. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị phục vụ sản xuất, tránh gây ách tắc, trở ngại trong quá trình sản xuất.
Phòng tổ chức hành chính: Quản lý cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp bố trí hợp lý cán bộ, tổ chức ký hợp đồng lao động đúng luật.
Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ tài sản, vốn do Nhà nước cấp và tổ chức kinh tế góp, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, viết lệnh sản xuất và định mức vật tư cho sản xuất đúng và kịp thời.
Tổng kho: Nhập, xuất và bảo đảm vật tư, bao bì, sản phẩm sản xuất theo đúng lệnh, tuyệt đối khi chưa có lệnh chưa được xuất hàng.
Các hiệu thuốc và chi nhánh: Chịu trách nhiệm kinh doanh chữa bênh, cung cấp thuốc trên địa bàn quản lý.
7. Tổ chức hạch toán kế toán ở Công Ty.
7.1. Bộ máy kế toán.
Sơ đồ 9: Tổ chức bộ máy kế toán Công Ty
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
K.toán thuế
K.toán
NLV
K.toán
kho
Thủ quỹ
K.toán Công nợ
KT quầy
Hàng tttm
KT chi nhánh Hà nội
Bộ phận ktđv trực thuộc chi nhánh
K.toán thanh toán
7.2. Chức năng, nhiêm vụ.
Kế toán trưởng: Chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán của đơn vị. Là trợ lý đắc lực cho Giám đốc và chịu mọi trách nhiệm trước Giám đốc và toàn Xí nghiệp về tình hình tài chính của Xí nghiệp.
Kế toán tổng hợp: Phụ trách và hướng dẫn các kế toán vào cuối kỳ.
Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình công nợ giữa Xí nghiệp và khách hàng, tình hinh tạm ứng, thanh toán tạm ứng của Cán bộ công nhân viên.
Kế toán thanh toán: Theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng.
Kế toán thuế GTGT và TSCĐ: Theo dõi tình hình thu mua nguyên liệu, hàng hóa. Ngoài ra kế toán thuế còn đảm nhận chức năng kế toán TSCĐ của đơn vị, đánh giá và lập báo cáo khấu hao TSCĐ hàng năm.
Thủ quỹ: Thực hiện chức năng quản lý tiền, cập nhật thu – chi và sổ quỹ.
Kế toán các đơn vị trực thuộc: Theo dõi lao động, tính lương và BHXH, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán kho: theo dõi việc nhập xuất hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu, vào thẻ kho từng mặt hàng. Cuối kỳ làm kiểm kê báo cáo xuất – nhập – tồn kho hàng hóa, thành phẩm, nguyên liệu.
Kế toán quầy thuốc, chi nhánh: Mỗi chi nhánh, hiệu thuốc, có một kế toán theo dõi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cuối kỳ tổng hợp lên kế hoạch gửi về phòng kế toán Xí nghiệp.
7.3. Hình thức kế toán được áp dụng.
Việc quản lý tài chính của Công Ty được thực hiện trên máy vi tính thông qua chương trình đã được cài đặt sẵn và hình thức kế toán được áp dụng tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An là hình thức Nhật ký chung.
Sơ đồ 13: Sơ đồ hình thức kế toán tại Công Ty.
Báo cáo tài chính
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Nhật ký đặc biệt
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Ghi chú:
: Ghi hằng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra
Báo cáo kế toán là kết quả của công tác kế toán trong một kỳ kinh doanh cung cấp toàn diện về tài sản, nguồi vốn, tình hinh kết quả hoạt động của Công Ty hiện nay. Hiện nay đơn vị đang làm quyết toán hàng quý về hệ thống báo cáo tài chính được lập theo bốn báo cáo quy định:
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính.
II- Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An.
1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương.
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp xác định nguồn quỹ tiền lương ứng để trả cho người lao động.
Nguồn bao gồm:
Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao.
Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định.
Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao.
Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
Sử dụng quỹ tiền lương
Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt quá chi so với quỹ tiền lương được hưởng, dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹ tiền lương lớn cho năm sau, có thể quy định phân chia tổng quỹ tiền lương như sau:
Quỹ tiền lương trả trực tiếp chon người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm, lương thời gian.( ít nhất cũng bằng 76% tổng quỹ lương).
Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động lao động có năng suất, chất lương cao, có thành tích công tác (tối đa không quá 10% tổng quỹ tiền lương ).
Quỹ khuyễn khích người lao động có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi.
Quỹ dự phòng cho năm sau ( tối đa không quá 12% tổng quỹ lương).
2. Quy định trả lương gắn với kết quả lao động.
Căn cứ vào đặc điểm về tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, doanh nghiệp quy định chế độ trả lương cụ thể gắn kết quả cuối cùng của từng người lao động, từng bộ phận như sau:
Đối với lao động trả lương theo thời gian (gồm: viên chức quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và các đối tượng khác mà không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm, lương khoán).
Thực hiện việc trả lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế, không phụ thuộc vào hệ số mức lương được xếp theo nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính Phủ.
Đối với lao động theo hình thức khoán sản phẩm.
Công ty căn cứ vào kết quả thành phẩm thu được của công nhân trực tiếp sản xuất và căn cứ vào số ngày công họ làm được để tính lương.
3. Phương pháp trả lương ở Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An.
3.1 Các hình thức trả lương tại Công Ty.
Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An trả lương theo quy định mức khoán sản phẩm, tiền lương trả cho người lao động không hạn chế, người làm nhiều sản phẩm thì hưởng lương nhiều. Công Ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Đây là hinh thức tiền lương căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương tính cho một sản phẩm( do phòng tổ chức hành chính quy định).
Bên cạnh đó, Công Ty còn áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức tiền lương này phụ thuộc vào thời gian lao động thực tế trong tháng. Tiếp theo là hệ số tiền lương ( do Công Ty quy định ) và tiền lương theo công việc ( phụ thuộc vào chức vụ và trình độ chuyên môn, cũng như mức lương bình quân của công nhân sản xuất ). Bản chất của tiền lương theo thời gian là cũng bắt nguồn từ tiền lương theo sản phẩm tức là Công Ty căn cứ vào tổng lương phải trả cho công nhân sản xuất ở các phân xưởng để tính tiền lương bình quân cho một công nhân. Mặt khác nó là biểu hiện ra bên ngoài dựa vào số ngày công lao động thực tế của lao động gián tiếp và lao động quản lý để xác định lương theo thời gian. Khi xem xét, ta cần nhận thức cả hai mặt của vấn đề và cũng cần khẳng định rằng: tiền lương theo thời gian phụ thuộc vào tiền lương bình quân ngày của lao động sản xuất, tức là nếu tháng đó lao động sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm, lương sản phẩm của họ càng cao thì lương theo thời gian của lao động gián tiếp và lao động quản lý cũng càng cao ( yếu tố ngày công lao động không giảm ). Chính vì thế, Công Ty thực hiện phương châm trả lương không hạn chế mà tùy theo khả năng và năng lực làm việc của từng người. Những ai có số lương theo sản phẩm một tháng vượt mức, Công Ty quy định sẽ được hưởng lương theo sản phẩm tăng thêm ( có thể là 35%, 40% lương theo sản phẩm ). Biện pháp khuyến khích này rõ ràng đã tác động tích cực đến người lao động, làm cho họ hăng say với công việc, nâng cao tinh thân trách nhiệm và cải thiện rõ rệt đời sống vật chất cho người lao động.
3.2. Tổ chức hạch toán lao động, tính lương phải trả trong doanh nghiệp.
Để quản lý lao động về mặt số lương, Công Ty sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do kế toán lao động tiền lương lập nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong Công Ty.
Bên cạnh đó Công Ty còn căn cứ vào số lao động sổ lao động ( mở riêng cho từng người lao động ) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng, về biến động và chấp hành chế độ đối với lao động.
Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động chứng từ sử dụng để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ đội lao động sản xuất, trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động. Bảng chấm công do nơi công khai để công nhân giảm sát thời gian lao động của từng người. Cuối tháng, bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất.
Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau, tùy theo loại hình và đặc điểm sản xuất. Đó chính là các báo cáo về kết quả như: “phiếu giao nhận sản phẩm”, “phiếu khoán”, “phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”….Chứng từ hạch toán lao động do tổ trưởng ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận được lãnh đạo duyệt ( Quản đốc phân xưởng, Trưởng bộ phận ). Sau đó các chứng từ nàt được tổng hợp kết quả lao động toàn đơn vị, rồi chuyển về kế toán lao động tiền lương tính toán và xác nhận tiếp theo chuyển cho trưởng phòng hành chính nhân sự xem xét ký duyệt. Cuối cùng chuyển về phòng kế toán để tính lương, tính thưởng.
Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An thực hiện thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên 1 kỳ trong một tháng. Căn cứ vào bảng lương từng tổ, bộ phận, phong ban, kế toán tiền lương tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương. Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương sau khi được sự đồng ý của Kế toán trưởng, Giám đốc. Kế toán tiền lương chuyển bảng tổng hợp thanh toán lương cho Kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu chi. Sổ tiền thanh toán lương được xác định như sau:
Số tiền lương CBNV
=
Tổng hợp tiền lương phải trả
–
Trích BHXH khấu trừ vào lương CBCNV
–
Đoàn phí
Sau khi lập phiếu chi, kế toán thanh toán chuyển phiếu chi, bảng lương của từng tổ.
3.3. Hạch toán các khoản trích theo lương.
3.3.1. Căn cứ thu BHXH ở Công Ty.
Căn cứ vào nghị định số 12 CP ngày 26/10/1995 của Chính phủ ban hành về việc ban hành điều lệ BHXH, đối với công chức, viên chức Nhà nước và mọi người lao động theo loại hinh BHXH bắt buộc phải thực hiện thống nhất trong cả nước, quy định quyền và nghĩa vụ đóng BHXH về quyền được hưởng khi ốm đau, thai sản, khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, mất sức hoặc chết.
Quỹ BHXH được hình thành từ nguồn thu của chủ sử dụng kinh doanh 15% và người lao động 5% và sự tương hỗ của Nhà nước, quỹ BHXH được quản lý thống nhất và sử dụng để chi các chế độ qùy đinh theo điều lệ.
Hình thức thu nộp hàng tháng chậm nhất vào ngày 30 của mỗi tháng để chuyển cho cơ quan BHXH.
Cuối quý Công Ty cùng cơ quan BHXH đối chiếu số người tham gia BHXH, nếu có số chênh lệch điều chỉnh tiếp vào quý sau.
3.3.2. Căn cứ thu chi BHYT tại Công Ty.
Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cấp bậc của cán bộ công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT là 3% trong đó 2% tính vào chi phí, 1% người lao động chịu.
Quỹ này Công Ty sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang…
3.3.3. Căn cứ thu chi KPCĐ tại Công Ty.
Để có nguồn chi phí hoạt động công đoàn hàng tháng Công Ty trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp thực tế phải trả người lao động, tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn tỷ lệ kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%.
3.3.4. Trích BHXH phải trả công nhân viên.
Căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương, trích nộp BHXH lập ngay đầu năm, bổ sung hàng tháng, quí về việc biến động lao động và quỹ tiền lương của Công Ty và bảng đối chiếu nộp BHXH quí, năm giữa đơn vị sử dụng lao động và đơn vị BHXH thành phố Vinh.
Trong tháng khi cán bộ công nhân viên chức nộp giấy tờ, hóa đơn chứng từ xác nhận việc nghỉ thuộc diện được hưởng BHXH. Căn cứ mức lương, số ngày nghỉ, mức ưu tiên…kế toán BHXH tính toán để lập phiếu thanh toán BHXH cuối tháng lập “ bảng thanh toán BHXH ”.
Trước tiên Công Ty sẽ nhận các chứng từ hợp lệ của cán bộ công nhân viên chức “ phiêu nghỉ hưởng lương BHXH ” phản ánh nội dung nghỉ hưởng BHXH tên tổ chức chiu trách nhiệm theo phiếu, lý do cùng số ngày nghỉ. Sau đó đối chiếu theo chế độ Nhà nước quy định cùng quy định khác của Công Ty ( nếu có ) để xác định số ngày nghỉ theo chế độ của cán bộ công nhân viên được hưởng BHXH.
3.4. Phương pháp tính lương.
Dựa vào tình hình sản xuất và số cán bộ công nhân viên Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Nghệ An sản xuất nhiều loại thuốc khác nhau theo các quy trình khác nhau do vậy rất khó khăn trong việc xây dựng đơn giá tiền lương. Và đơn giá tiền lương tính sau khi sản phẩm hoàn thành không tính cho từng gian đoạn, nói chung nó được xây dựng từ:
Định mức lao động.
Đơn giá tiền lương theo mức lao động.
Đồng thời Công Ty tham khảo đơn giá của các đơn vị sản xuất cùng nghành và xây dựng nên bảng đơn giá tiền lương cho từng loai sản phẩm.
Ví dụ: sản phẩm Vitaminc 0,05lọ 1000 viên, có 6 người sản xuất sản phẩm này.
Hao phí thời gian
=
[ Số người
x
Số giờ làm ]
:
Số sản phẩm quy định
= [ 6 x 8h ] : 444.444 sản phẩm = 0,000108 (h/sp)
Đơn giá lấy mặt bằng bình quân là 900.000đ với hệ số 1
900.000 : (26 ngày x 8h ) = 4.327 (đ/sp).
Đơn giá sản phẩm là : 0,000108 x 4.327 = 0,47 (đ/sp)
Bảng giá của một số sản phẩm khác
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Đơn giá
1
VitaminC 0,.05 lọ 1000 viên
Viên
0,47
2
Becberin 0,01g lọ 200 viên
Viên
0,87
3
Cloroxit 0,25g lọ 450 viên
Viên
0,51
4
Lincoxin nhộng 0,5g vỉ 10 viên
Viên
3,446
5
Viên ngậm bạc hà gói 50 viên
Viên
1,405
6
Vitamin B1 0,01 lọ 1500 viên
Viên
0,424
….
…..
….
…
3.4.1. Tiền lương phải trả đối với lao động trực tiếp ( Trả lương theo sản phẩm)
Công ty trả lương đến từng người lao động theo số lương, chất lượng sản phẩm đã hoàn thành.
Công thức tính: t = vđg
T: tiền lương phải trả cho người lao động.
Vđg: Đơn giá sản phẩm.
Q: Số lương sản phẩm hoàn thành đúng qui cách.
Bên cạnh đó, Công Ty còn trả thêm cho công nhân những khoản phụ cấp như: cấp phép + trách nhiêm + ca3 + lễ. Và công nhân cũng có thể bị trừ vào lương những khoản tiền phạt nếu có.
Tại Công Ty không thương xuyên có tiền lương cho công nhân chỉ được hưởng lương theo sản phẩm sản xuất và theo hệ số lương.
Tiền lương từng phân xương sẽ được tổng hợp tiền lương theo sản phẩm rồi chia cho công nhân theo số công. Tiền lương công nhân chia làm 2 phần lương cơ bản và lương năng suất dựa vào năng suất lao động của công nhân.
Tiền lương theo sản phẩm
=
Tiền lương năng suất lao động
x
Số công từng cá nhân
Tổng số công
Tiền lương cơ bản
=
%Tiền lương sản phẩm
x
Số công
x
Hệ số lương
Tổng số công
3.4.2. Tiền lương phải trả đối với lao động gián tiếp ( trả theo thời gian )
Do đặc thù riêng của các bộ phận này không thể giao khoán theo từng sản phẩm Công Ty quy định hình thức trả lương như sau:
Tiền lương 50% hệ số
=
LCB
x
Hệ số lương
x
Số ngày công
x
50%
22 ngày
- Hệ số lương phầm mềm của cán bộ nhân viên được tính như sau:
Lương cán bộ nhân viên nhóm 1 (N1): được tính trên cơ sở lương của Trưởng phòng và tương đương, Thạc sỹ, Tiến sĩ.
N1 = 0,6 x 3.207.120 = 1.924.272 đ.
Lương mềm của nhóm 2 (N2) là các cán bộ có trình độ Đại học tại chức, Cao đẳng…
N2 = 0,8 x 1.924.272 = 1.539.417 đ
Lương mềm nhóm 3 là công nhân gián tiếp có trình độ Trung cấp và sơ cấp.
N3 = 0,7 x 1.924.272 = 1.346.99 đ
Lương mềm 50% công việc ( chức vụ ) là:
Nhóm 1 : 1.924.272 – 50% – 962.136đ
Nhóm 2 : 1.539.417 – 50% – 769.708đ
Nhóm 3 : 1.346.990 – 50% – 637.495đ
Tổng tiền lương là : lương 50% hệ số + lương 50% công việc.
Ngoài ra còn hưởng lương chế độ phụ cấp…
Ví dụ: Tính lương tháng 01 năm 2007 của Ông Nguyễn Văn Sơn làm trưởng phòng Hành chính nhân sự. Số ngày làm việc 22 hệ số lương : 5,39
Tiền lương 50% hệ số
=
350.000
x
5,39
x
22 ngày
x
50%
22 ngày
= 943.250 đồng.
Tiền lương 50% chức vụ = 2.407.000 x 50% = 1.203.000
Phụ cấp chức danh là : 30.000 đ
Trích BHXH khấu trừ vào lương:
Trích BHXH khấu trừ vào lương
=
Hệ số lương
x
Mức lương tối thiểu
x
5 % BHXH
=
5,39
x
350.000
x
5 %
=
34.325
Trích BHXH khấu trừ vào lương
=
Hệ số lương
x
Mức lương tối thiểu
x
1% BHXH
=
5,39
x
350.000
x
1 %
=
18.865
Vậy số tiền lương Ông Sơn được tính tháng 01 là:
943.250 + 1.203.000 + 30.000 = 2.176.750
Số tiền Ông Sơn được lĩnh là:
2.176.750 – 34.325 – 18.865 = 2.123.560
Ctcp d – vtyt
nghệ an
bảng chấm công
Tháng 02 năm 2007
Bộ phận: tổ trình bày phân xưởng Tiêm
TT
Họ và tên
Ngày trong tháng
Số công hưởng TLSP
Số công hưởng TLTG
Số công hưởng lươn g BHXH
Tổng số công
1
2
3
4
5
27
28
1
2
3
4
5
6
7
29
30
31
32
33
34
1
Nguyễn T.Kim Thoa
x
x
x
cn
x
…
…
x
x
26,5
26,5
2
Nguyễn Thị Hà
x
x
x
cn
x
….
…
x
x
21,5
4
25,5
3
Đậu T. Tú Anh
x
x
x
cn
x
…
…
x
x
26
26
4
Lê Thị Hoa
x
x
p
cn
x
…
…
x
x
17,5
6
23,5
….
……..
….
….
….
….
…..
…
….
…..
….
….
…..
…..
….
Cộng
239
10
249
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Người chấm công Người ký duyệt
( ký, họ tên ) ( ký, họ tên )
Ctcp d – vtyt
nghệ an
bảng chấm công
Tháng 02 năm 2007
Bộ phận: Tổ chức hành chính công ty
TT
Họ và tên
Ngày trong tháng
Số công hưởng TLTG
Số công hưởng lươn g BH
Tổng số công
1
2
3
4
5
27
28
1
2
3
4
5
6
7
29
30
32
33
34
1
Nguyễn Văn Sơn
x
x
x
x
cn
….
….
x
x
23
23
2
Trần Văn Khôi
x
x
x
x
cn
….
….
x
x
23
23
3
Nguyễn Thị Tứ
x
x
x
x
cn
….
….
x
x
23
23
4
Nguyễn Thị Ngân
x
x
x
x
cn
….
….
x
x
23
23
…..
…….
….
….
….
….
….
….
…
….
….
….
….
….
Cộng
230
230
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Người chấm công Người ký duyệt
( ký, họ tên ) ( ký, họ tên )
Ctcpd – vtyt
nghệ an
Bảng tổng hợp thanh toán lương.
Tháng 01 năm 2007
tt
Tên bộ phận
Lương theo sản phẩm
Lương cơ bản
Lương khác
Phụ cấp + cv + tn…
Tổng cộng
Các khoản khấu trừ
Số thực nhận
Ký nhận
BHXH 5%
BHYT 1%
1
Phòng hành chính 6421
4.284.737
6.889.238
140.000
11.313.975
428.574
85.714
10.799.687
2
Tổ trình bày 6221
4.444.132
4.382.658
470.000
58.000
9.354.975
354.360
70.872
8.929.558
3
Tổ rửa vẩy 6221
4.579.410
4.457.354
116.000
9.152.764
346.707
69.341
8.736.716
4
Nguyên liệu 6221
4572354
4.450.298
241.600
9.264.252
350.930
70.186
8.843.136
5
KCS 6221
22.904.027
5.555.244
488.158
28.984.040
1.097.917
219.583
27.666.238
Tổng 6221
247.124.637
Tổng cộng
711.521.052
692.902.787
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Kế toán lập phiếu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên,đóng dấu)
Ctcpd – vtyt
Nghệ an
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thanh toán tổng hợp tiền lương của phân xưởng Tiêm
Tháng 01 năm 2007
STT
Dạnh mục
ĐVT
Số lượng sản phẩm
Đơn giá
Thành tiền
I.
Lương theo sản phẩm
1
Nước cất tiêm
ống
402.000
16
6.432.000
2
Philatốp hộp 20
ống
81.760
21,5
1.757.840
3
Calci B
ống
120.820
21,5
2.597.630
4
Oxy già 3%
Lọ
62.250
50
3.112.500
5
Bổ phế 125ml
Lọ
5.110
300
1.533.000
Cộng
50.016.586
II
Lương theo thời gian
Nhân công
Bình quân lương
Thành tiền
1
Lương vệ sinh môi trường
18,5
42.800
791.800
2
Lương Mạnh đi học
9
47.900
431.100
3
Lương nghỉ phép
10
47.000
470.000
Cộng
4.900.000
III. Tổng hợp
Lương sản phẩm : 50.016.586
Lương thời gian : 4.900.000
Số công theo sản phẩm : 1689 công
Số công nhật : 106 công.
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Kế toán lập phiếu Kế toán trưởng Thủ trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên,đóng dấu)
Ctcpd – vtyt
Nghệ an
Bảng chia lương cho các bộ phận
Tháng 01 năm 2007
Tổng quỹ lương thực hiện:
54.916.764
1. Tổ rửa vẩy:
9.152.764
2. Tổ trình bày:
8.640.790
3. Tổ cầu hộp:
10.511.974
4. Tổ đóng gói:
11.067.300
………………………………………………………
………………………………………………………
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Kế toán lập phiếu kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Ctcpd – vtyt
nghệ an
Bảng tính lương
Tháng 01 năm 2007
Bộ phận: Tổ trình bày – PX Tiêm
TT
Họ và tên
Hệ số
Lương cơ bản
Lương sản phẩm
Lương phép
Lương TN
Tổng cộng
Số công
Số tiền
1
Nguyễn thị Kim Thoa
4,2
618.189
26,5
492.759
58.000
1.168.948
2
Nguyễn Thị Hà
3,56
425.123
21,5
399.786
188.000
1.012.909
3
Đậu Thị Tú Anh
3,01
434.676
26
483.462
918.138
4
Lê Thị Hoa
2,83
275.075
17,5
325.407
282.000
882.482
….
…………………
…
……..
……
……
…..
……
………
Cộng
4.382.658
239
4.444.132
470.000
58.000
9.354.790
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Kế toán tiền lương Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Ctcpd – vtyt
nghệ an
Bảng thanh toán lương
Tháng 01 năm 2007
Bộ phận: Tổ trình bày – PX Tiêm
TT
Họ và tên
Hệ số
Lương cơ bản
lương sản phẩm
Lương phép
Lương TN
Tổng cộng
Trừ 6% lương
Thực nhận
Ký nhận
Số công
Số tiền
1
Nguyễn thị Kim Thoa
4,2
618.189
26,5
492.759
58.000
1.168.948
88.200
1.080.748
2
Nguyễn Thị Hà
3,56
425.123
21,5
399.786
188.000
1.012.909
74.760
938.149
3
Đậu Thị Tú Anh
3,01
434.676
26
483.462
918.138
63.210
854.928
4
Lê Thị Hoa
2,83
275.075
17,5
325.407
282.000
882.482
59.430
823.052
…………………
…
……..
……
……
………
….
Cộng
4.382.658
239
4.444.132
470.000
58.000
9.354.790
425.232
8.929.558
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Kế toán lập phiếu Kế toán trưởng Thủ trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)
Ctcpd – vtyt
nghệ an
Bảng tính lương
Tháng 01 năm 2007
Bộ phận: Tổ chức hành chính công ty
TT
Họ và tên
Hệ số
Chức vụ
Số công
Lương 50% hệ số
Loại chức vụ
Lương 50% chức vụ
Phụ cấp chức vụ
Cộng
1
Nguyễn Văn Sơn
5,39
TP
23
943.250
2.407.000
1.203.500
30.000
2.176.750
2
Trần Văn Khôi
3,98
NV
23
696.500
1.251.640
625.820
60.000
1.382.320
3
Nguyễn Văn Khôi
3,98
NV
23
696.500
1.539.417
769.709
50.000
1.516.209
4
Nguyễn Thị Ngân
3,7
NV
23
647.500
1.539.417
769.709
1.417.209
Cộng
230
4.285.737
6.889.238
140.000
11.313.975
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Kế toán tiền lương Kế toán trưởng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Ctcpd – vtyt
nghệ an
Bảng thanh toán lương
Tháng 01 năm 2007
Bộ phận: Tổ chức hành chính công ty
TT
Họ và tên
Hệ số
Chức vụ
Số công
Lương 50% hệ số
Loại chức vụ
Lương 50% chức vụ
Phụ cấp chức vụ
Cộng
Trừ 6% vào lương
Thực nhận
Ký nhận
1
Nguyễn Văn Sơn
5,39
TP
23
943.250
2.407.000
1.203.500
30.000
2.176.750
113.190
2.063.560
2
Trần Văn Khôi
3,98
NV
23
696.500
1.251.640
625.820
60.000
1.382.320
83.580
1.298.740
3
Nguyễn Văn Khôi
3,98
NV
23
696.500
1.539.417
769.709
50.000
1.516.209
83.580
1.432.629
4
Nguyễn Thị Ngân
3,7
NV
23
647.500
1.539.417
769.709
1.417.209
77.500
1.339.509
Cộng
230
4.285.737
6.889.238
140.000
11.313.975
357.850
10.799.687
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Kế toán lập phiếu Kế toán trưởng Thủ trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)
Ví dụ : Trường hợp anh Chu Lê Huy được hưởng BHXH
Tên sở y tế
…………….
Ban hành theo mẫu tại CV
Số 93 TC/CĐ KTngày 20/07/1999 của BTC
Giấy chứng nhận
nghỉ ốm hưởng BHXH
Họ và tên: Chu Lai Huy 24 tuổi
Đơn vị công tác: CTCPD – VTYT Nghệ an
lý do nghỉ việc: Chấn thương vùng hàm mặt
số ngày cho nghỉ: 11 ngày
Từ ngày 09/02/07 đến hết ngày 21/02/07
Xác nhận của phụ trách đơn vị Ngày 24 tháng 02 năm 2007
Số ngày thực nghỉ 11 ngày y bác sỹ KCB
( ký ghi rõ họ tên và đóng dấu) Lê Kim Hạnh
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---- ú -----
Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH
( Nghỉ ốm, trông con ốm, thực hiện kế hoạch hóa )
Họ và tên: Chu Lai Huy tuổi 24
Nghề nghiệp (chức vụ ): Lái xe
Đơn vị công tác: CTCPD – VTYT Nghệ an
Thời gian đóng BHXH 3 năm
Tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ: 244.800
Số ngày được nghỉ: Từ ngày 09/01/07 đến ngày 21/01/07
Trợ cấp: Mức 75% = 7061 x 11ngày = 77.671đ
Mức 70% hoặc 60% …..x….ngày = ….. đ
Cộng: 77.671đ
Bằng chữ: Bảy mươi bảy nghìn sáu trăm bảy mốt đồng.
Ghi chú:………………………………
Ngày 31 tháng 02 năm 2007
Người lĩnh Kế toán BCHCĐ cơ sở Thủ trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên,đóng dấu)
4. Lập bảng phân bổ chi phí lương, kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT tại Công Ty.
Kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương hàng tháng để tính bảng phân bổ chi phí lương, chi phí công đoàn, BHXH, BHYT. Công ty trích BHYT 3% theo lương cấp bậc, BHXH 20% theo lương cấp bậc, kinh phí công đoàn 2% theo lương thực tế phải trả công nhân viên tính vào giá thành.
Bảng phân bổ chi phí lương, chi phí KPCĐ, BHXH, BHYT
Tháng 02 năm 2007
TK ghi nợ
TK ghi có
334
3382
3383
3384
Tổng có TK 338
6221
247.124.637
4.942.493
31.838.588
4.250.544
41.031.625
6271
171.985.243
3.439.705
22.157.917
2.958.146
28.555.768
6411
183.959.760
3.679.195
23.700.670
3.164.108
30.543.973
6421
118.451.412
2.369.028
15.260.825
2.037.364
19.667.217
Tổng cộng
721.521.052
14.430.421
92.958.000
12.410.162
119.798.583
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Kế toán lập phiếu Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
5. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
Kế toán căn cứ vào những chứng từ gốc như: Phiếu chi (trả lương cho cán bộ công nhân viên ), Phiếu thu (Thu BHXH, BHYT, KPCĐ )…để vào sổ sách kế toán liên quan.
Chứng từ gốc " Nhật ký chung " Sổ cái "…..
Ctcpd – vtyt
nghệ an
Sổ chi tiết
TK 334 – Phải trả công nhân viên
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/03/2007
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Dư đầu tháng
30.000.000
27/02
PK100
Lương nhân viên khối văn phòng
6421
118.451.412
27/02
PK101
Lương nhân viên bán hàng
6411
183.959.760
27/02
PK102
Lương NCTT sản xuất
6221
247.124.637
27/02
PK103
Lương NV phân xưởng
6271
171.985.243
27/02
PKT01
BHXH 5% khấu trừ vào lương T2/2007
3382
30.986.000
27/02
PKT01
BHYT 1% khấu trừ vào lương T2/2007
3384
6.197.200
27/02
PKT02
BHXH trả thay lương
3383
77.671
27/02
PC36
Chi BHXH trả thay lương
111
77.671
28/02
PC37
Chi lương trả CNV T2/2007
111
696.732.252
Tổng số phát sinh
721.521.052
721.521.052
Dư cuối tháng
30.000.000
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Người lập phiếu Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Ctcpd – vtyt
nghệ an
Sổ chi tiết
TK 3382 – Kinh phí công đoàn
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/03/2007
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Dư đầu tháng
2.215.000
28/02
PKT01
KPCĐ 1% trích theo Lương nhân viên khối văn phòng
6421
2.369.028
28/02
PKT02
KPCĐ 1% trích theo Lương nhân viên bán hàng
6411
3.679.195
28/02
PKT03
KPCĐ 1% trích theo Lương NCTT sản xuất
6221
4.942.493
28/02
PKT04
KPCĐ 1% trích theo Lương NV phân xưởng
6271
3.439.705
28/02
UNC22
Nộp KPCĐ lên cơ quan cấp trên
1121
7.215.211
Tổng số phát sinh
7.215.211
14.430.421
Dư cuối tháng
9.430.210
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Người lập phiếu Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Ctcpd – vtyt
nghệ an
Sổ chi tiết
TK 3383 – Bảo hiểm xã hội
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/03/2007
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Dư đầu tháng
50.000.000
28/02
PKT01
BHXH 15% trích theo Lương nhân viên khối văn phòng
6421
15.260.825
28/02
PKT02
BHXH 15% trích theo Lương nhân viên bán hàng
6411
23.700.670
28/02
PKT03
BHXH 15% trích theo Lương NCTT sản xuất
6221
31.838588
28/02
PKT04
BHXH 15% trích theo Lương NV phân xưởng
6271
22.157.917
28/02
PKT01
BHXH 5% khấu trừ vào lương
334
30.986.000
28/02
UNC22
Nộp BHXH lên cơ quan cấp trên
1121
123.944.000
28/02
PKT02
BHXH trả thay lương
334
77.671
Tổng số phát sinh
124.021.671
123.944.000
Dư cuối tháng
49.922.329
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Người lập phiếu Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Ctcpd – vtyt
nghệ an
Sổ chi tiết
TK 3384 – Bảo hiểm y tế
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/03/2007
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Dư đầu tháng
28/02
PKT01
BHYT 2% trích theo Lương nhân viên khối văn phòng
6421
2.037.364
28/02
PKT02
BHYT 2% trích theo Lương nhân viên bán hàng
6411
3.164.108
28/02
PKT03
BHYT 2% trích theo Lương NCTT sản xuất
6221
4.250.544
28/02
PKT04
BHYT 2% trích theo Lương NV phân xưởng
6271
2.958.146
28/02
PKT01
BHYT 1% khấu trừ vào lương
334
6.197.200
28/02
UNC22
Nộp BHYT lên cơ quan cấp trên
1121
18.607.362
Tổng số phát sinh
18.607.362
18.607.362
Dư cuối tháng
0
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Người lập phiếu Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Ctcpd – vtyt
nghệ an
Số nhật ký chung
Trang 2
ĐVT: đồng
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
27/02
PK100
Lương nhân viên khối văn phòng
P
Chi phí nhân viên quản lý
6421
118.451.412
Phải trả CNV
334
118.451.412
27/02
PK101
Lương nhân viên bán hàng
P
Chi phí nhân viên quản lý
6411
183.959.760
Phải trả CNV
334
183.959.760
27/02
PK102
Lương NCTT sản xuất
P
Chi phí NVTT sản xuất
6221
247.124.637
Phải trả CNV
334
27/02
PK103
Lương NV phân xưởng
P
Chi phí NV phân xưởng
6271
171.985.243
Phải trả CNV
334
171.985.243
27/02
PKT01
BHXH 5% khấu trừ vào lương T2/2007
P
334
30.986.000
3383
30.986.000
27/02
PKT01
BHYT 1% khấu trừ vào lương T2/2007
P
334
6.197.200
3384
6.197.200
27/02
PKT02
BHXH trả thay lương
P
334
77.671
3383
77.671
28/02
PKT01
KPCĐ 2% trích theo Lương nhân viên khối văn phòng
P
6421
2.369.028
3382
2.369.028
28/02
PKT02
KPCĐ 2% trích theo Lương nhân viên bán hàng
P
6421
3.679.195
3382
3.679.195
28/02
PKT03
KPCĐ 2% trích theo Lương NCTT sản xuất
P
6221
4.942.493
3382
4.942.493
28/02
PKT04
KPCĐ 2% trích theo Lương NV phân xưởng
P
6271
3.439.705
3382
3.439.705
Cộng chuyển trang sau
773.212.344
773.212.344
Ctcpd – vtyt
nghệ an
Số nhật ký chung
Trang 3
ĐVT: đồng
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
773.212.344
773.212.344
28/02
UNC22
Nộp KPCĐ lên cấp
P
3382
7.215.211
1121
7.215.211
28/02
PKT01
BHXH 15% trích theo Lương nhân viên khối văn phòng
P
6421
15.260.825
3383
15.260.825
28/02
PKT02
BHXH 15% trích theo Lương nhân viên bán hàng
P
6421
23.700.670
3383
23.700.670
28/02
PKT03
BHXH 15% trích theo Lương NCTT sản xuất
P
6221
31.838588
3383
23.700.670
28/02
PKT04
BHXH 15% trích theo Lương NV phân xưởng
P
6271
22.157.917
3383
28/02
UNC22
Nộp BHXH lên cơ quan cấp trên
P
3383
123.944.000
1121
123.944.000
28/02
PKT01
BHYT 2% trích theo Lương nhân viên khối văn phòng
P
6421
2.037.364
3384
2.037.364
28/02
PKT02
BHYT 2% trích theo Lương nhân viên bán hàng
P
6411
3.164.108
3.164.108
28/02
PKT03
BHYT 2% trích theo Lương NCTT sản xuất
P
6221
4.250.544
3384
4.250.544
28/02
PKT04
BHYT 2% trích theo Lương NV phân xưởng
P
6271
2.958.146
3384
2.958.146
28/02
PC36
Chi trả lương
P
334
696.732.252
1111
696.732.252
28/02
UNC22
Nộp BHXH lên cơ quan cấp trên
P
3384
18.607.362
1121
18.607.362
Cộng chuyển trang sau
1.725.157.002
1.725.157.002
Ctcpd – vtyt
nghệ an
Số cái
Tài khoản 334 – phải t rả công nhân viên
Từ ngày 01/01/2007 đến 31/03/2007
ĐVT: đồng
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
30.000.000
27/02
PK100
Lương nhân viên khối văn phòng
2
6421
118.451.412
27/02
PK101
Lương nhân viên bán hàng
2
6411
183.959.760
27/02
PK102
Lương NCTT sản xuất
2
6221
247.124.637
27/02
PK103
Lương NV phân xưởng
2
6271
171.985.243
27/02
PKT01
BHXH 5% khấu trừ vào lương T2/2007
2
3383
30.986.000
27/02
PKT01
BHYT 1% khấu trừ vào lương T2/2007
2
3384
6.197.200
27/02
PKT02
BHXH trả thay lương
2
3383
77.671
27/02
PC26
Chi BHXH trả thay lương
3
111
77.671
28/02
PC28
Chi lương trả CNV
3
111
692.732.252
Tổng số phát sinh
721.521.052
721.521.052
Số dư cuối kỳ
30.000.000
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Ctcpd – vtyt
nghệ an
Số cái
Tài khoản 338 - phải trả, phải nộp khác
Từ ngày 01/01/2007 đến 31/03/2007
ĐVT: đồng
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
52.215.000
28/02
PKT01
BHXH 15% trích theo Lương nhân viên khối văn phòng
3
6421
15.260.825
28/02
PKT02
BHXH 15% trích theo Lương nhân viên bán hàng
3
6411
23.700.670
28/02
PKT03
BHXH 15% trích theo Lương NCTT sản xuất
3
6221
31.838588
28/02
PKT04
BHXH 15% trích theo Lương NV phân xưởng
3
6271
22.157.917
28/02
PKT01
BHXH 5% khấu trừ vào lương
3
334
30.986.000
28/02
UNC22
Nộp BHXH lên cơ quan cấp trên
3
1121
123.944.000
28/02
PKT02
BHXH trả thay lương
3
334
77.671
28/02
PKT01
KPCĐ 1% trích theo Lương nhân viên khối văn phòng
2
6421
2.369.028
28/02
PKT02
KPCĐ 1% trích theo Lương nhân viên bán hàng
2
6411
3.679.195
28/02
PKT03
KPCĐ 1% trích theo Lương NCTT sản xuất
2
6221
4.942.493
28/02
PKT04
KPCĐ 1% trích theo Lương NV phân xưởng
2
6271
3.439.705
28/02
UNC22
Nộp KPCĐ lên cơ quan cấp trên
2
1121
7.215.211
28/02
PKT01
BHYT 2% trích theo Lương nhân viên khối văn phòng
3
6421
2.037.364
28/02
PKT02
BHYT 2% trích theo Lương nhân viên bán hàng
3
6411
3.164.108
28/02
PKT03
BHYT 2% trích theo Lương NCTT sản xuất
3
6221
4.250.544
28/02
PKT04
BHYT 2% trích theo Lương NV phân xưởng
3
6271
2.958.146
28/02
PKT01
BHYT 1% khấu trừ vào lương
3
334
6.197.200
28/02
UNC22
Nộp BHYT lên cơ quan cấp trên
3
1121
18.607.262
Tổng số phát sinh
149.844.144
156.984.783
Số dư cuối kỳ
71.898.540
Ngày 28 tháng 02 năm 2007
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ ở Công Ty cổ phần dược – vật tư y tế nghệ an.
I- Những nhận xét về công tác kế toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ ở Công Ty cổ phần dược – vật tư y tế nghệ an.
1. Một số nhận xét.
Công Ty cổ phần dược – vật tư y tế nghệ an là một doanh nghiệp cổ phần Nhà nước có đầy đủ pháp nhân, Công Ty đã không ngừng cải thiện bộ máy, mở rộng sản xuất quy mô và cơ cấu của Công Ty cơ bản hoàn thiện, sản phẩm của Công Ty là Thuốc chữa bệnh cung cấp đầy đủ cho nhu cầu của Nhân dân trên địa bàn và toàn quốc. Công Ty đã và đang vươn lên ngày càng mở rộng thị trường, trong tương lai sẽ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận trong Công Ty thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước ngày một nhiều, đời sống không ngừng được cải thiện, thu nhập người lao động được đảm bảo. Nhưng không phải chỉ là mục đích lợi nhuận, mà với nhiệm vụ cao cả là sản xuất thuốc có chất lương tốt và giá cả hợp lý, rẻ để mọi người , đặc biệt là những người nghèo đủ khả năng mua thuốc để chữa bệnh.
Có được những kết quả đó, ban lãnh đạo cùng với tập thể cán bộ công nhân viên trong Công Ty đã nhận thức được đúng đắn quy luật vân động của nền kinh tế thị trường từ đó rút ra “ Tiền lương là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh ”. Chính vì vậy việc bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, tính toán và trả công người lao động một cách thỏa đáng góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm hao phí lao động từ đó mang lai hiệu quả kinh tế lớn cho doanh nghiệp. Do vậy việc tính toán và chi trả tiền lương cho người lao động là một yếu tố mà Ban giám đốc luôn coi trọng.
Để cơ giới hóa công tác kế toán, Công Ty đã đưa hệ thống máy tính vào ứng dụng cho công tác kế toán tính lương, do vậy mà công việc tính toán được thực hiện nhanh chóng thuận tiện và chính xác hơn.
Trong những năm gần đây, thu nhập bình quân của người lao động luôn tăng so với với kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước.
Cụ thể: Mức kế hoạch: 700.000đ/người
Thực hiện Năm 2005: 750.000đ/người
Năm 2006: 800.000đ/người
Có thể thấy rằng, mức lương bình quân của người lao động có được như vậy chính là nhờ vào sự năng động của ban lãnh đạo, sự cố gắng của mỗi cá nhân trong điêu kiện xã hội có nhiều biến động.
Với điều kiện như hiện nay, hình thức ghi sổ Nhật ký chung là phù hợp với tình hình thực tế tại Công Ty. Việc tổ chức hệ thống sổ phục vụ cho công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo em là đầy đủ, hoàn thiện, việc ghi chép số liệu là trung thực hiện, khách quan theo đúng quy định.
Tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công Ty luôn được tính đúng và trả đủ. Do đó mà người lao động có điều kiện yên tâm công tác, đảm bảo được cuộc sống.
Việc xác định thang lương, bậc lương và mức lương ở Công Ty nói chung là hợp lý và hoàn thiện.
2. Một số những tồn tại công tác kế toán tiền lương.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, Công Ty vẫn còn một số tồn tại cụ thể:
2.1. Việc bố trí hai kế toán tiền lương bảo hiểm xã hội còn chưa tận dụng hết khả năng lao động của họ. Cụ thể: sau khi lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương. Kế toán tiền lương tiến hành tiến hành phân bổ tiền lương tính vào chi phí nhân công trong tháng. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội sau khi tiền lương được kế toán tiền lương phân bổ lại được chuyển cho kế toán bảo hiểm xã hội tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Kế toán BHXH căn cứvào tiền lương phân bổ trong tháng tiến hành tính trích 1% KPCĐ theo tổng số tiền lương thực tế phát sinh trong tháng căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương, kế toán BHXH tiến hành trích BHXH 15% theo tổng lương cấp bậc, BHYT 3% theo tiền lương cấp bậc tính vào chi phí nhân công trong tháng. Thực ra, việc tính trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ không khó khăn, tốn ít thời gian công sức. Kế toán bảo hiểm và kế toán tiền lương bố trí 2 người là chưa hợp lý.
Trích BHXH, BHYT vào chi phí sản xuất là chưa đúng với chế độ hiện hành. Công Ty trích 20% BHXH, 3% BHYT theo lương cấp bậc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Chế độ quy định BHXH nộp cho cơ quan cấp trên là 20% theo lương cấp bậctrong đó Công Ty chịu 15% tính vào chi phí sản phẩm sản xuất kinh doanh trong kỳ, người lao động chịu 5%. BHYT Công Ty nộp cho cơ quan cấp trên là 3% trong đó Công Ty chịu 2% tính vào chi phí sản xuât, người lao động chịu 1%, như vậy là Công Ty đã chưa thực hiện đúng chế độ.
2.2. Công Ty chưa quan tâm đến nâng cao chất lương lao động của người lao động trong Công Ty. Chưa có quy định về thưởng cụ thể cho công nhân viên để động viên khích lệ động viên, chưa tạo được ý thức năng cao chất lương sản phẩm, trình độ tay nghề, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công nhân chỉ hưởng theo số lương sản phẩm và theo hệ số lương. Công Ty có quy định mức phạt khi sản phẩm hỏng, hư hại đến tài sản, các thiết bị. Công Ty chưa có biện pháp gì khi mỗi cá nhân, mỗi tập thể hoàn thành tốt khối lượng công việc với chất lương cao, thời gian ngắn, cá nhân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công Ty.
2.3. Hiện kết cấu bảng phân bố chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ còn khó hiểu, chưa khoa học. Giữa bảng tổng hợp thanh toán và các khoản còn khó đối chiếu.
II- một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công Ty cổ phần dược – vật tư y tế nghệ an.
Nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của nó kéo theo rất nhiều hình thái lao động. Các có nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp thì càng có nhiều hình thái lao đông. điều này phải đòi hỏi không ngừng hoàn thiện công tác tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ để đáp ứng kịp thời đòi hỏi của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới, cũng như tạo cho người lao động hưởng thụ đúng sản lượng và chất lương mà họ đã bỏ ra. Để làm được việc đó một trong những khâu quan trọng là tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ngày càng hoàn thiện theo em cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau:
ý kiến 1: Tổ chức lại công việc kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Để tận dụng nâng lực của đội ngũ cán bộ kế toán, theo em Công Ty chỉ cần bố trí một kế toán tiền lương kiêm theo kế toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Việc nộp BHXH, BHYT, KPCĐ có thể giao cho kế toán thanh toán đảm nhân. Kế toán BHXH sẽ được bố trí, sắp xếp công việc khác hợp lý hơn.
ý kiến 2: Xem xét lại mức trích BHXH, BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Công Ty nên thực hiện trích 2% BHYT theo lương cấp bậc và 15% BHXH tính vào giá thành còn 1% BHYT và 5% BHXH trừ vào tiền lương của người lao động.
ý kiến 3: Cân quan tâm hơn nữa đến năng lực của người lao động.
Công Ty nên đề ra chính sách khen thưởng cho cá nhân, tập thể đã hoàn thành một cách xuất sắc. Khi cá nhân, tập thể tăng năng suất, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng, cần biểu dương khen thưởng một cách thỏa đáng. Công Ty luôn luô theo dõi, quan tâm đến cá nhân, tập thể có thành tích cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất làm lợi cho công ty.
ý kiến 4: Công Ty nên trích thêm những khoản phụ cấp:
Như phụ cấp độc hại, thâm niên, để họ thấy rằng sức lao động của mình bỏ ra đã được bù cấp một cách thích đáng.
ý kiến 5: Nên trả lương cho CNV thành hai đợt trong một tháng tạm ứng lương kỳ I và thanh toán lương kỳ II, để kịp thời đáp ứng nhu cầu cho CNV và giảm bớt lương tiền lương phải trả cuối kỳ tránh nhằm lẫn và thiếu sót.
ý kiến 5: Xây dựng lại bảng chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.
Theo em nên xây dựng lại theo mẫu sau và nên trích 15% BHXH, 2% BHYT, KPCĐ tính vào giá thành.
CTCPD – VTYT Nghệ an cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Bảng phân bố tiên lương và BHXH
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 334: Phải trả công nhân viên
TK 338: Phải trả, phải nộp khác
Lương
Các khoản phụ khác
Các khoản khác
Cộng TK 334
KPCĐ 3382
BHXH 3383
BHYT 3384
Cộng TK 338
Tổng cộng
6221 chi phí CN sản phẩm
247.124.637
247.124.637
4.942.493
29.654.336
7.074.000
41.670.829
6271 chi phí cho phân xưởng sản phẩm
171.985.243
171.985.243
3.439.705
12.385.565
1.782.000
17.607.270
6411 chi phí cho bán hàng
183.959.760
183.959.760
3.679.195
3.620.800
780.000
8.079.995
6421 chi phí cho quản lý
118.451.412
118.451.412
2.369.028
7.590.358
975.000
10.934.886
Tổng cộng
711.521.052
711.521.052
14.430.421
53.251.059
10.611.000
78.292.480
Kết luận
Bất kỳ hình thức sản xuất nào cũng phải có yếu tố lao động và bất kỳ một sản phẩm nào hoàn thành cũng cấu thành trong nó, giá trị của sức của lao động. Tiền lương và các khoản trích theo lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao độngá
Quản lý chặt chẽ tiền lương và các khoản trích theo lương cũng là một đòi hỏi đặt ra, nhằm đem lai hiệu quả sản xuất cao.
Trong quá trình thực tập tại công ty với thời gian thực tập tương đối ngắn, kinh nghiệm thực tế cũng như trình độ bản thân còn có hạn nên em chưa có cách nhìn tổng quát, chưa thể nắm bắt được hết các vấn đề trong công tác tiền lương của Công Ty. Qua đề tài em muốn đến một số phương hướng hoàn thiện “ Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ” với mục đích góp phần chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty, đồng thời phát huy hơn nữa tác dụng tích cức của chế độ hạch toán kinh tế trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế mới, giúp Công Ty đứng vững và không ngừng phát triển.
Để hoàn thành luận văn, em xin cảm ơn sự nhiệt giúp trợ của thầy giáo Lê Ngọc Giản cùng toàn bộ các anh, chị, cô chú các bộ phòng kế toán và phòng hành chính nhân sự Công Ty cổ phần dược – vật tư y tế nghệ an đã chỉ bảo em trong thời gian qua.
Vinh, ngày 15 tháng 05 năm 2007
Sinh viên thực tập
Cao Thị Thanh Tâm
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V7105.DOC