Tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần hoá dược Việt Nam: Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay thì hiệu quả sản suất kinh doanh là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Để điều hành và chỉ đạo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao được uy tín của mình, các doanh nghiệp sản xuất một mặt phải tăng cường đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, một mặt cần phải chú trọng công tác quản lý sản xuất, quản lý kinh tế, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Điểm quan trọng nhất là phải bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất và có lãi. Không những thế, các doanh nghiệp còn phải cố gắng tìm ra các biện pháp tối ưu để giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, lấy đó làm cơ sở để giảm giá bán, tối đa hoá lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh và nâng cao uy tín trên thị trường.
Chính vì vậy, công tác kế toán về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công tác kế toán trọng tâm ...
68 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần hoá dược Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay thì hiệu quả sản suất kinh doanh là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Để điều hành và chỉ đạo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao được uy tín của mình, các doanh nghiệp sản xuất một mặt phải tăng cường đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, một mặt cần phải chú trọng công tác quản lý sản xuất, quản lý kinh tế, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Điểm quan trọng nhất là phải bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất và có lãi. Không những thế, các doanh nghiệp còn phải cố gắng tìm ra các biện pháp tối ưu để giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, lấy đó làm cơ sở để giảm giá bán, tối đa hoá lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh và nâng cao uy tín trên thị trường.
Chính vì vậy, công tác kế toán về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công tác kế toán trọng tâm mà tất cả mọi doanh nghiệp sản xuất đều quan tâm đến. Thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp ích rất nhiều cho hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp. Sử dụng hợp lý các thông tin này sẽ tạo đòn bẩy kinh tế, giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành, tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với tầm quan trọng và ý nghĩa như vậy trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Hoá Dược Việt Nam cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Mạnh Dũng và các cô chú trong phòng tài vụ em đã chọn đề tài để đi sâu nghiên cứu là: “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Hoá Dược Việt Nam”.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian và khả năng còn hạn chế nên bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Phần I
Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
I. Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1. Khái niệm về chi phí sản suất và giá thành sản phẩm
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Hoạt động của doanh nghiệp thực chất là sự vận động, kết hợp, tiêu dùng, chuyển đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để tạo thành các sản phẩm công việc, lao vụ nhất định.
Trên phương diện này, chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể được hiểu là: Toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, công việc, lao vụ, các yếu tố đó được biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định.
1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm
Xét về thực chất thì chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá thành nhất định. Vì vậy, để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các nhà quản trị doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí chi ra cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ trong kỳ là bao nhiêu, số chi phí đã chi đó cấu thành trong số sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành là bao nhiêu. Giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp trả lời được câu hỏi này.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, làm tiền đề để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1 Phân loại chi phí sản xuất
2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (loại trừ giá trị vật liệu mà doanh nghiệp dùng không hết nhập kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu).
- Chi phí nhân công: là các chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trên tiền lương, tiền công.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.
- Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho hoạt động của doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí đã nêu trên.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng quan trọng trong quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết cơ cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc dự trù hoặc xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động.
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, phụ cấp phải thu và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng cho việc quản lý và phục vụ sản xuất, bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất ở phân xưởng, chi phí cung cấp dịch vụ cho sản xuất ở phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Việc phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.
2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho sản phẩm, công việc, lao vụ đó.
- Chi phí gián tiếp: là các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp.
2.1.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất.
- Chi phí khả biến: là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Khối lượng (hay mức độ) hoạt động có thể là số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động, số km thực hiện, doanh thu bán hàng thực hiện...
- Chi phí bất biến: là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện.
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí. Ví dụ: chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa...
2.2 Phân loại giá thành
2.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo tiêu thức này gồm có các loại giá thành:
- Giá thành kế hoạch.
- Giá thành định mức.
- Giá thành thực tế.
Trong đó giá thành định mức được sử dụng rộng rãi trong kế toán quản trị để so sánh với giá thực tế để tìm ra những nguyên nhân của chênh lệch đó.
2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi chi phí cấu thành
* Giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ
Theo tiêu thức này thì giá thành sản xuất được chia thành: Giá thành sản xuất toàn bộ, giá thành sản xuất theo biến phí, giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định.
- Giá thành sản xuất toàn bộ: là giá thành bao gồm toàn bộ các chi phí cố định và chi phí biến đổi thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Giá thành sản xuất theo biến phí: là giá thành chỉ bao gồm các biến phí sản xuất, kể cả biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định: là giá thành bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất và một phần định phí sản xuất được phân bổ.
* Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ gồm giá thành sản xuất cộng các chi phí bán hàng vá chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra.
Chỉ tiêu giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định khi sản phẩm đã tiêu thụ và được sử dụng để xác định kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp.
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Về bản chất: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, vì đều biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá bỏ ra nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa. Còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định.
Đứng trên góc độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục, còn việc tính giá thành sản phẩm thực hiện tại một điểm cắt có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó, đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tương tự như vậy, đầu kỳ có thể có một số khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất, chứa đựng một lượng chi phí cho nó, đó là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. Như vậy, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang cộng với một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Một cách tổng quát, giá thành sản phẩm được tính theo công thức:
Giá thành Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản
sản = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang
phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Như vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ số liệu chi phí sản xuất tập hợp được người ta sử dụng các phương pháp nhất định để tính giá thành sản phẩm. Ngược lại, dựa vào các khoản mục chi phí trong giá thành mà người ta nghiên cứu, xem xét để đưa ra biện pháp tiết kiệm chi phí.
II. kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất phát sinh cần thiết phải tập hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành sản phẩm.
Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
a) Căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
- Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ.
- Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp: trường hợp này được chia làm 2 trường hợp cụ thể:
+) Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ.
+) Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến song song thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là thành phẩm hoặc từng bộ phận chi tiết hoặc nhóm chi tiết cùng loại.
b) Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp:
Xem xét doanh nghiệp có tổ chức thành phân xưởng hay không. Nếu doanh nghiệp tổ chức phân xưởng thì tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng hoặc tổng hợp chi phí theo sản phẩm.
c) Căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm:
- Nếu doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng sản phẩm, từng công trình hay hạng mục công trình.
- Nếu doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt hoặc từng đơn đặt hàng thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng loại sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng.
d) Ngoài ra, việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí còn căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp, khả năng, trình độ quản lý nói chung và hạch toán nói riêng.
1.2. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất
a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT):
* Nội dung chi phí: chi phí NVLTT là chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chi phí NVLTT thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, do đó nó thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức quản lý theo định mức.
* Chứng từ sử dụng: phiếu nhập kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán, chứng từ thanh toán, bảng thanh toán tạm ứng, biên bản kiểm kê vật tư, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.
* Phương pháp tập hợp: việc tập hợp chi phí NVLTT cho các đối tượng có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc theo phương pháp gián tiếp:
- Phương pháp trực tiếp: áp dụng cho các chi phí nguyên vật liệu chỉ liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (từng phân xưởng, bộ phận) và cho phép quy nạp trực tiếp chi phí vào đối tượng đó.
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng cho từng trường hợp nguyên vật liệu có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Để phân bổ cho các đối tượng cần phải xác định, lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý. Tiêu chuẩn phân bổ cần sử dụng là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch.
* Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT, kế toán sử dụng TK 621- chi phí NVLTT, tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất vào cuối kỳ phân bổ, kết chuyển toàn bộ để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp không có số dư cuối kỳ.
* Sơ đồ kế toán chi phí NVLTT
TK 152 (611) TK 621 TK 152
NVL xuất dùng trực tiếp NVL không dùng hết nhập
chế tạo sp, tiến hành lao vụ, kho hoặc chuyển sang kỳ sau
dịch vụ.
TK 331, 111, 112 TK 154 (631)
NVL mua về không
nhập kho, dùng ngay Cuối kỳ kết chuyển chi phí
cho sản xuất NVLTT
TK 133
Thuế GTGT
được khấu trừ
(nếu có)
b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT):
* Nội dung chi phí: chi phí NCTT là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm gồm: lương chính, lương phụ và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
* Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ, bảng tổng hợp thời gian lao động, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán.
* Phương pháp tập hợp: chi phí NCTT thường được tính trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí có liên quan. Trong trường hợp chi phí NCTT có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán trực tiếp thì trước hết phải tập hợp chung. Sau đó chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp (chi phí nhân công định mức, khối lượng sản phẩm sản xuất) cho các đối tượng sử dụng.
Tổng chi phí NCTT sản xuất được tập hợp và phân bổ để tính giá thành sản phẩm được căn cứ vào bảng phân bổ tiền luơng và các khoản trích theo lương. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính vào chi phí NCTT, căn cứ vào tổng số tiền lương công nhân sản xuất và tỷ lệ tính quy chế tài chính hiện hành.
* Tài khoản sử dụng: để tập hợp phân bổ chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK 622- chi phí NCTT. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và vào cuối kỳ kết chuyển, phân bổ toàn bộ để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp nên không có số dư cuối kỳ.
* Sơ đồ kế toán chi phí NCTT
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương và phụ cấp phải trả Kết chuyển chi phí NCTT
cho công nhân trực tiếp sản xuất ( KKTX )
TK 335
Lương phép Trích trước
phải trả lương phép
TK 111 TK 631
Chi phí nhân công thuê ngoài Kết chuyển chi phí NCTT
( KKĐK )
TK 338
Các khoản trích theo lương của
công nhân trực tiếp sản xuất
c) Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC):
* Nội dung chi phí: chi phí sản xuất là các chi phí liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội sản xuất như: chi phí về tiền lương và các khoản khác cho nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ cho quản lý ở các phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
* Phương pháp tập hợp: các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán theo từng địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, tổ đội sản xuất). Nếu bộ phận sản xuất chỉ tiến hành một loại sản phẩm thì CPSXC được kết chuyển trực tiếp cho sản phẩm đó. Nếu có nhiều loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ hợp lý (chi phí NVLTT, chi phí NCTT, khối lượng sản phẩm sản xuất).
* Tài khoản sử dụng: để tập hợp và phân bổ CPSXC kế toán sử dụng TK 627- CPSXC và chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và cuối kỳ phân bổ, kết chuyển toàn bộ để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp nên không có số dư cuối kỳ.
Căn cứ vào các bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu- công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định và các chứng từ có liên quan, kế toán tập hợp CPSXC vào bên nợ TK 627.
* Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
TK 334, 338 TK 627 TK 154 (631)
Lương phải trả và các khoản Kết chuyển CPSXC
trích theo lương của nhân
viên phân xưởng
TK 152,153 (611)
Vật liệu, CCDC dùng cho TK 632
phân xưởng sản xuất CPSXC không được phân
bổ, ghi nhận CPSXKD
TK 214 trong kỳ
Khấu hao TSCĐ, máy móc
thiết bị trong các phân xưởng,
tổ đội sản xuất
TK 331, 111,112...
Các khoản CP khác bằng tiền
hoặc dịch vụ mua ngoài bằng
tiền
TK 133
Thuế GTGT được
khấu trừ (nếu có)
d) Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:
Để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, kế toán tuỳ thuộc vào việc áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ.
* Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì sử dụng TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Tài khoản này sẽ được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí.
- Trình tự kế toán:
TK 621 TK 154 TK 152, 153, 138(8)
Cuối kỳ kết chuyển chi phí Các khoản ghi giảm
NVLTT để tính giá thành giá thành
TK 622 TK 155
Cuối kỳ kết chuyển chi phí Giá thành sản xuất thực tế
NCTT để tính giá thành của thành phẩm nhập kho
TK 627 TK 157
Cuối kỳ phân bổ kết chuyển Giá thành thực tế của sản
CPSXC để tính giá thành phẩm gửi bán
TK 632
Giá thành sản xuất thực tế
của sản phẩm bán trực
tiếp (không nhập kho)
* Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì TK 154 chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành được thực hiện trên TK 631, tài khoản này cũng hạch toán chi tiết theo từng nơi phát sinh chi phí.
- Trình tự kế toán:
TK 154 TK 631 TK 111,112,611..
Đầu kỳ, kết chuyển chi phí sx Các khoản ghi giảm
KDDD đầu kỳ của TK 154 CPSX
TK 621 TK 154
Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển Cuối kỳ kết chuyển
CPNVLTT để tính giá thành CPSXDD cuối kỳ
TK 622 TK 632
Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển Giá thành sản xuất thực
CPNCTT để tính giá thành tế của sản phẩm lao vụ,
dịch vụ hoàn thành
TK 627
Cuối kỳ kết chuyển và phân bổ
CPSXC để tính giá thành
2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài công trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải gánh chịu.
a) Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT hoặc chi phí NVL chính trực tiếp:
Theo phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phần chi phí NVLTT hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí gia công chế biến khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
* Công thức tính như sau:
Ddk + Cvl
Dck = ắắắắắắ ´ Sd (1)
Stp + Sd
Trong đó:
Dck và Ddk : chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
Cvl : chi phí NVLTT ( hoặc NVL chính trực tiếp) phát sinh trong kỳ
Stp : số lượng thành phẩm
Sd : số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Phương pháp này đơn giản, nhanh chóng nhưng lại kém chính xác do đó chỉ áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất. Nếu chi phí về NVLTT hoặc chi phí NVL chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong số chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không có biến động nhiều so với đầu kỳ thì khối lượng tính toán ít mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều phân xưởng, giai đoạn chế biến kế tiếp nhau thì sản phẩm làm dở cuối kỳ các giai đoạn sau được đánh giá theo nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang.
b) Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương:
Theo phương pháp này, trước hết cần căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó tính toán xác định từng khoản mục, chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (như chi phí NVLTT hoặc chi phí NVL chính trực tiếp) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức (1).
Đối với chi phí bỏ dần theo quá trình sản xuất, chế biến (như chi phí NCTT sản xuất, chi phí SXC) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
Ddk + C
Dck = ắắắắắ ´ S’d (2)
Stp + Sd
Trong đó:
C: được tính cho từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ
S’d : là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (%HT):
S’d = Sd ´ %HT
Phương pháp này có độ chính xác cao nhưng khối lượng tính toán lớn đòi hỏi phải xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Do vậy, phương pháp này thích hợp với mọi doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ lớn và không đều giữa các kỳ, đồng thời chi phí về NVLTT chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong toàn bộ chi phí sản xuất.
c) Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức:
Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý, công tác định mức đảm bảo được tính khoa học và kiểm kê được sản phẩm làm dở ở từng giai đoạn.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê, xác định mức độ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí ở từng giai đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm.
Đối với phương pháp này công việc tính toán nhanh vì có thể lập được các bảng tính sản phẩm dở dang ở từng giai đoạn công nghệ nhưng lại không chính xác bằng phương pháp dựa vào chi phí thực tế.
3. Kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành
3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Tính giá thành sản phẩm là việc sử dụng số liệu, chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng đối tượng tính giá thành theo các khoản mục chi phí quy định.
Thực tế của việc tính giá thành sản phẩm là sử dụng các phương pháp tính toán, phân bổ chi phí cấu thành trong sản phẩm, lao vụ trên cơ sở toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được và chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ.
3.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm:
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận của kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá thành.
Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng thích hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành sản phẩm, lao vụ kịp thời và trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán.
Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều (khối lượng lớn), chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng. Ngày cuối tháng, sau khi đã hoàn thành công việc tính toán, kiểm tra đối chiếu chính xác, bộ phận tính giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong tháng cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí, vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán tổng giá thành.
Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách, chu kỳ sản xuất sản phẩm dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất loại sản phẩm đó, kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành.
3.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm thường áp dụng:
a) Phương pháp tính giá thành đơn giản:
Phương pháp tính giá thành đơn giản còn gọi là phương pháp tính trực tiếp. Theo phương pháp này, ta căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ đã xác định, kế toán tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Phương pháp tính giá thành đơn giản áp dụng thích hợp đối với những sản phẩm quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo:
Z = Ddk + C - Dck
Trong đó:
Z : Tổng giá thành
Ddk , Dck : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ
Trường hợp trong kỳ có sản phẩm hỏng không sửa chữa được thì khi tính tổng giá thành kế toán phải loại trừ giá thành sản phẩm hỏng.
b) Phương pháp tính giá thành phân bước:
Phương pháp này vận dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất nhiều. Đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng sản xuất, từng giai đoạn chế biến, từng đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng hoặc nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ; kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo. Do đối tượng tính giá thành có hai trường hợp nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia ra hai phương pháp tương ứng:
* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm:
Để tính được giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng thì trước tiên kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn trước hết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn sau. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tính được giá thành của nửa thành phẩm của giai đoạn cuối cùng.
Ta có sơ đồ kết chuyển chi phí như sau:
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n
Chi phí NVL chính bỏ vào một lần từ đầu
Tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm giai đoạn 1
Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn (n-1) chuyển sang
Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 1
Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang
Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 2
Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn n
Tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm giai đoạn 2
Tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm
Cứ tiến hành tuần tự như vậy cho đến giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm.
* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm:
Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Nhưng đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ. Như vậy, chỉ cần tính toán chính xác phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm (chi tiết theo từng khoản mục), sau đó kết chuyển song song từng khoản mục CPSX ở các giai đoạn trong thành phẩm ta có được giá thành thành phẩm.
Ta có sơ đồ minh hoạ sau:
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n
CPSX phát sinh ở giai đoạn 1
CPSX phát sinh ở giai đoạn 2
CPSX phát sinh ở giai đoạn n
CPSX phát sinh ở giai đoạn 1
CPSX giai đoạn 1 trong TP
CPSX giai đoạn 2 trong TP
CPSX giai đoạn n trong TP
Giá thành sản xuất của thành phẩm
Kết chuyển song song từng khoản mục
Tuỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp mà sản phẩm làm dở phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không.
c) Phương pháp tính giá thành có loại trừ chi phí sản xuất :
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất sản phẩm đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp còn có sản phẩm phụ. Sản phẩm phụ phải có giá trị sử dụng, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí (dưới 10%).
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp này là toàn bộ quy trình sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành.
Trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được kế toán trừ đi chi phí sản xuất phụ tính theo quy ước sẽ tính được giá thành sản phẩm chính.
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ có thể tính theo chi phí sản xuất kế hoạch hoặc giá thành kế hoạch hoặc lấy giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế.
Tổng giá thành CPSXSP CPSXSP CPSXSP CPSX
thực tế của sản = làm dở + trong - làm dở - sp
phẩm chính đầu kỳ kỳ cuối kỳ phụ
d) Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này áp dụng thích hợp cho doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc loại nhỏ, vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng vẫn phải mở sổ kế toán để tập hợp chi phí cho đơn đặt hàng đó để khi hoàn thành tổng cộng chi phí các tháng lại có giá trị của đơn đặt hàng.
e) Phương pháp tính giá thành theo hệ số:
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất với cùng một loại NVL tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình sản xuất công nghệ còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành.
Căn cứ vào khối lượng sản phẩm từng loại và hệ số giá thành đã quy định để quy đổi ra sản lượng, sản phẩm tiêu chuẩn (sản phẩm hệ số = 1).
Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo từng khoản mục:
Tổng giá Giá trị sản Chi phí sản Giá trị sản Hệ số phân
thành sản = phẩm dở + xuất phát - phẩm dở ´ bổ chi phí
phẩm i dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ sản phẩm
g) Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất kết quả thu được là một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, quy cách phẩm chất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, đối tượng giá thành là từng quy cách chủng loại sản phẩm.
Để tính được giá thành từng quy cách, chủng loại ta phải chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý để phân bổ giá thành cho cả nhóm. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là giá thành kế hoạch hay giá thành định mức.
Tỷ lệ Giá trị sản Chi phí sản Giá trị sản
tính phẩm dở dang + xuất phát - phẩm dở
giá đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ
thành = ắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắ-
khoản Tiêu chuẩn phân bổ
mục
Dựa vào tỷ lệ phân bổ giá thành ta sẽ xác định được giá thành thực tế cho từng quy cách sản phẩm theo khoản mục, theo cách tính sau:
Giá thành Tiêu chuẩn Tỷ lệ
thực tế từng = phân bổ từng ´ tính
quy cách quy cách giá thành
h) Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật chính xác, hợp lý, công tác quản lý định mức đã đi vào nề nếp, đã tiến hành tập hợp chi phí theo định mức.
- Công thức xác định:
Giá Giá Chênh lệch do Chênh lệch do
thành = thành + thay đổi + thoát ly
thực tế định mức định mức định mức
Tính giá thành sản phẩm theo định mức có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hay lãng phí chi phí sản xuất, giảm bớt được khối lượng ghi chép và tính toán của kế toán để nâng cao hiệu quả kinh tế.
3.4 Sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành:
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thường sử dụng các sổ kế toán sau:
- Sổ chi tiết, sổ cái của các TK 621, 622, 627, 154, 631
- Các bảng kê, bảng phân bổ lương, phân bổ vật liệu, phân bổ khấu hao.
- Bảng tính giá thành
- Các sổ kế toán có liên quan khác
Quy trình ghi vào các sổ kế toán trên tuỳ thuộc vào hình thức kế toán cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng như: hình thức nhật ký sổ cái, hình thức chứng từ ghi sổ, hình thức nhật ký chung, hình thức nhật ký chứng từ.
Phần Ii
Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần hoá dược việt nam
I. Khái quát chung về công ty cổ phần hoá dược việt nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty:
Xí nghiệp Hoá Dược là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập ngày 23/9/1966. Đây là một đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Dược Việt Nam thuộc Bộ Y Tế. Xí nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định của pháp luật. Là đơn vị sản xuất kinh doanh Hoá- Dược phẩm, do vậy ngoài sự quản lý của Nhà nước về pháp luật, xí nghiệp còn được sự quản lý của Tổng Công Ty Dược Việt Nam. Xí nghiệp thực hiện chế độ hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân.
Ngày 1/1/2005 theo quyết định 4420/QĐ-BYT ngày 8/12/2004, Xí nghiệp Hoá Dược được chuyển thành Công Ty Cổ Phần
Tên đầy đủ: Công Ty Cổ Phần Hoá Dược Việt Nam
Tên giao dịch: Việt Nam chemico pharmaceutical Joint- Stock Company (VCP).
Trụ sở chính của công ty: 273 Tây Sơn- Đống Đa- Hà Nội
Vốn điều lệ của Công ty là 5.000.000.000 đồng
Công ty đăng ký kinh doanh những ngành nghề sau:
- Sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, phụ liệu, bao bì làm thuốc.
- Kinh doanh dược phẩm.
- Mua bán mỹ phẩm, thực phẩm, các loại sản phẩm dinh dưỡng, vật tư trang thiết bị y tế.
- Sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu hoá chất
- Dịch vụ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược
- Dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo quảng cáo thương mại.
- Cho thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng.
- Môi giới và kinh doanh bất động sản.
Trải qua gần 40 năm hoạt động, được sự chỉ đạo của Bộ Y Tế, Tổng Công ty Dược, Công ty luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu được Nhà nước giao như doanh số, nộp ngân sách, đầu tư tích luỹ...và không ngừng cải thiện đời sống cho người lao động. Vì thuốc là loại sản phẩm đặc biệt có liên quan trực tiếp đến tính mạng con người nên ở bất kỳ giai đoạn nào Công ty cũng đặt vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.
2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Kế hoạch cung tiêu
Phòng Tài vụ
Phòng Đảm bảo chất lượng
Ban Bảo vệ
Phân xưởng hoá dược
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng Bào chế
Tổ SX số 1
Tổ SX số 2
Tổ SX số 3
Tổ pha chế
Tổ đóng gói
Hội đồng quản trị là bộ phận quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty
Ban giám đốc gồm có Giám đốc và phó Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của công ty.
Mọi quyết định của giám đốc đi theo một đường thẳng. Giúp giám đốc điều hành là các phòng ban chức năng. Các phòng ban làm việc như những chuyên gia hay hội đồng tư vấn giúp giám đốc ra quyết định và giải quyết các công việc phức tạp của Công ty một cách chính xác và kịp thời. Các phòng ban không có quyền ra quyết định trực tiếp với các phân xưởng mà phải có sự uỷ quyền của giám đốc. Mỗi phòng ban hay phân xưởng thực hiện một nhóm công việc cụ thể, riêng biệt theo chuyên môn nghiệp vụ của mình và luôn có quan hệ mật thiết với nhau, cùng phối hợp, hỗ trợ cho nhau vì mục tiêu chung của Công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: phòng này có nhiệm vụ quản lý về nhân sự, tính lương và các khoản khác cho các cán bộ công nhân viên đồng thời tham mưu cho giám đốc về mặt nghiên cứu để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao với các quy trình công nghệ cải tiến.
- Phòng kiểm tra chất lượng (KCS): Phòng này chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng, mẫu mã của các loại nguyên vật liệu, các loại sản phẩm trước và sau nhập kho, kiểm tra việc thực hiện hay hoàn thành các kế hoạch của Công ty.
- Phòng kế hoạch cung tiêu: Phòng này có nhiệm vụ làm tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch tổng hợp, kế hoạch giá thành, cung ứng vật tư và nghiên cứu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng tài vụ: Phòng này chịu trách nhiệm hạch toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến vốn và tài sản của Công ty. Đồng thời tính toán ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
- Ban bảo vệ: có nhiệm vụ đảm bảo an toàn trật tự an ninh cho toàn Công ty.
3. Đặc điểm về quy trình công nghệ của Công ty:
Hiện nay Công ty đã và đang sản xuất gần 60 loại sản phẩm có hoạt tính sinh hoá cao, đảm bảo tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam và quốc tế. Có thể phân loại sản phẩm của Công ty như sau:
- Phân loại theo đặc điểm sử dụng:
+)Thuốc viên: Vitamin B1, Berberin, viên sắt, terbenzo, Alusi...
+) Thuốc tiêm: MgSO4, tiêm, NaCl tiêm, KCL tiêm....
+) Thuốc bôi ngoài da: DEP, thuốc đỏ, I ốt.....
+) Nguyên liệu cho sản xuất dược( còn gọi là Hoá chất dược dụng): Sắt II Oxalat, CaSO4, CaCO3, MgCO3, Vôi sô đa, các loại cồn nguyên liệu, phèn sấy...
- Phân loại theo công dụng của sản phẩm
+) Thuốc chữa bệnh: Berberin, MgSO4 tiêm, NaCl tiêm, Terbenzo, DEP ..
+) Thuốc bổ: Vitamin B1, viên sắt...
+) Thuốc sát trùng: Cồn 900, thuốc đỏ, Iốt, Oxy già...
- Phân loại theo dạng tồn tại của sản phẩm:
+) Hoá chất: CaSO4, CaCO3, MgCO3...
+) Thuốc viên: Vitamin B1, Berberin, Viên sắt, Noscapin...
+) Thuốc bột: BaSO4, MgSO4...
+) Thuốc mỡ: Kem DEP...
+) Thuốc nước: DEP nước, cồn, các loại thuốc tiêm...
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục khép kín, nguyên vật liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm là các loại hoá chất như: HCl, H2SO4, Na2SO4, KMnO4, BaCl2, NaCl thô...
Các hoá chất được đưa vào tinh chế loại bỏ tạp chất còn lại sau đó được đưa về điều kiện phản ứng (nhiệt độ, nồng độ, môi trường). Tiếp sau đó là cho các chất phản ứng với nhau. Sau khi phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn sẽ tạo ra sản phẩm, sản phẩm tạo thành được đem đi tẩy rửa một lần nữa để đảm bảo độ tinh khiết của sản phẩm. Sản phẩm được chuyển sang cho bộ phận KCS kiểm tra chất lượng trước khi đem đi đóng gói. Trong quá trình đóng gói phải sử dụng các vật liệu phụ, bao bì như: lọ nhựa, chai thuỷ tinh, túi PE, bao chứa.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Nguyên vật liệu Y
Nguyên vật liệu X
Tinh chế các loại tạp chất
Tinh chế các loại tạp chất
Đưa về điều kiện phản ứng ( nhiệt độ, nồng độ...)
Đưa về điều kiện phản ứng ( nhiệt độ, nồng độ...)
Cho phản ứng với nhau theo tỷ lệ quy định
ở điều kiện môi trường, nhiệt độ, khuấy
Tẩy, rửa, xay
KCS
Đóng gói
Nhập kho sản phẩm
Nhìn chung máy móc thiết bị của Công ty đều ở tình trạng lạc hậu về công nghệ, tỷ suất tiêu hao lớn. Những năm gần đây máy móc thiết bị có được thay thế nhưng ở mức rất ít. Hiện nay Công ty đang nỗ lực hết sức để có thể đầu tư đổi mới máy móc thiết bị đáp ứng được nhu cầu sản xuất ngày càng tăng và từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
4. Kết quả kinh doanh và tinh hình tài chính của Công ty
* Kết quả kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2004
(triệu đồng)
Năm 2005
(triệu đồng)
Năm 2005 so với 2004
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ lệ tăng
giảm (%)
1. Doanh thu
9.387
16.419
+ 7.032
74,9%
2. Giá vốn hàng bán
7.889
13.377
+ 5488
69,5%
3. Lợi nhuận
504,918
514,035
+ 9,117
1,8%
4. Thuế nộp NN
141,377
211,093
+ 69,716
49,3%
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2005 tăng mạnh so với năm trước. So với năm 2004 tăng 74,9%. Năm 2005 công ty có sự mở rộng sản xuất kinh doanh nên sản lượng sản xuất tăng đáng kể và theo đó doanh thu tăng rất cao, đạt hơn 16 tỷ đồng.
Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng theo, so với năm 2004, tăng khoảng 1,8%.
Giá vốn hàng bán tăng 69,5%. Thuế tăng 49,3%.
Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005 tương đối tốt.
* Tình hình tài chính của công ty:
Chỉ tiêu
Năm 2004
(triệu đồng)
Năm 2005
(triệu đồng)
Năm 2005 so với 2004
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ lệ tăng
giảm (%)
1. Tổng tài sản
7.861
12.001
+ 4.140
52,66%
2. Nợ phải trả
4.336
5.986
+1.650
38,05%
3. Nguồn vốn quỹ
3.101
6.015
+2.914
93,96%
4. Nguồn vốn KD
2.374
5.998
+3.624
152,65%
Tổng tài sản của công ty năm 2005 so với năm 2004 tăng 4140 triệu đồng, tương đương với 52,66%. Việc tăng gần 53% tài sản này chứng tỏ trong năm công ty đã có sự đầu tư tăng tài sản đáng kể.
Nợ phải trả tăng 38,05%.
Nguồn vốn quỹ tăng 93,96% so với 2004. Việc tăng nguồn vốn quỹ này là do sự tăng bổ sung vốn từ lợi nhuận của công ty. Nguồn vốn kinh doanh tăng cao, tăng 152,65% so với 2004.
5. Các chính sách kế toán mà Công ty áp dụng:
Công ty sử dụng phần lớn các tài khoản trong hệ thống tài khoản do Nhà nước quy định. Tuy nhiên do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty nên các tài khoản dự phòng giảm giá và các tài khoản liên quan đến đầu tư chứng khoán là công ty không sử dụng.
Hệ thống sổ sách của công ty:
- Nhật ký chứng từ: NK-CT số 1, NK-CT số 2, NK-CT số 5, NK-CT số 7, NK-CT số 10.
- Bảng kê: Bảng kê số 1, số 2, số 3, số 11.
- Sổ cái tài khoản.
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết: thẻ kho, sổ thống kê sử dụng nguyên vật liệu, bảng tổng hợp xuất dùng nguyên vật liệu, sổ chi tiết công nợ, sổ tài sản cố định, sổ tiêu thụ, sổ chi tiết vật tư.
Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ 1/1 đến 31/12. Hình thức sổ kế toán áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Công ty áp dụng nguyên tắc đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá và áp dụng nguyên tắc khấu hao theo đường thẳng. Thời gian khấu hao cho nhà cửa vật kiến trúc là 6 năm, máy móc thiết bị là 10 năm, phương tiện vận tải là 6 năm và dụng cụ quản lý là 5 năm.
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho là theo giá thực tế. Phương pháp xác định giá hàng tồn kho là phương pháp bình quân gia quyền và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty đánh giá sản phẩm làm dở theo nguyên liệu chính.
Công ty thực hiện việc ghi sổ kế toán theo đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam.
II. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hoá Dược Việt Nam
1. Thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty:
Như đã đề cập ở trên, hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty hết sức đa dạng về mặt hàng, sử dụng hàng trăm nguyên vật liệu chính, phụ khác nhau để sản xuất ra các mặt hàng như: Oresol, BaSO4 đơn, cồn 90o, MgSO4, ASA, BSI, Alusi... Trong điều kiện Công ty sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm như vậy, kết hợp với thời gian và nhận thức về công tác kế toán thực tế còn hạn chế nên em chỉ theo dõi công tác tập hợp chi phí và tính giá thành của sản phẩm Oresol. Sản phẩm này là một trong những sản phẩm quan trọng của Công ty, nó được sản xuất thường xuyên với khối lượng lớn và ổn định.
1.1 Đặc điểm của công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Hoá Dược Việt Nam
* Chi phí sản xuất: là một bộ phận quan trọng trong quá trình tiến hành sản xuất của Công ty. Chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Hoá Dược VN bao gồm nhiều loại với nội dung, tính chất khác nhau. Khi phát sinh chi phí trước hết được biểu hiện theo yếu tố rồi mới biểu hiện thành khoản mục giá thành khi xác định giá thành sản phẩm.
- Các yếu tố chi phí bao gồm:
+) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính như: đường Glucoza, NaCl , Na Citrat, KCl uống ... vật liệu phụ như: PE 60*80, bao PVC... bao bì trực tiếp dùng để sản xuất ra sản phẩm.
+) Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân sản xuất.
+) Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
ở Công ty Hoá Dược, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp theo từng sản phẩm còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp theo toàn bộ các phân xưởng nên cuối kỳ kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm để tính giá thành sản phẩm.
2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty:
a) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. ở Công ty do quy trình công nghệ sản xuất có những đặc điểm riêng, bao gồm nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau, sản phẩm hoàn thành được tạo ra trong một quy trình khép kín không thể phân đoạn được, việc tập hợp chi phí phải liên quan đến nhiều khâu, nhiều công đoạn. Mặt khác, sản phẩm sản xuất trong Công ty đa dạng, mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất nhiều mặt hàng, việc xác định chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp là rất phức tạp. Riêng đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì kế toán đã hạch toán được phần chi phí này cho từng sản phẩm bởi vì mỗi sản phẩm sử dụng một loại nguyên vật liệu khác nhau mặc dù có một số sản phẩm chung ở một số loại nguyên liệu như: cồn 95o, tinh dầu bạc hà, hòm... nhưng vẫn có thể hạch toán riêng được (căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư định mức cho từng đối tượng sử dụng).
b) Đối tượng tính giá thành
Dựa vào đặc điểm quy mô sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, mặt khác chỉ có sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng mới được coi là thành phẩm nên đối tượng tính giá thành của Công ty là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ. Đồng thời, Công ty xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo. Cụ thể, cuối tháng sau khi hoàn thành việc ghi sổ, kế toán tiến hành việc kiểm tra, đối chiếu căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được và phương pháp tính giá thành đang áp dụng để tính giá thành sản phẩm.
3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hoá Dược VN
a) Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty
- Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
+) Nội dung: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty gồm chi phí về nguyên vật liệu chính (đường Glucoza, H2SO4, MgO, Na Citrat...), vật liệu phụ (PE 60*80, bao PVC, nhãn...). Đó là những chi phí dùng trực tiếp để tạo ra sản phẩm. Toàn bộ nguyên vật liệu trực tiếp được bỏ vào một lần từ đầu dây truyền công nghệ.
+) Tài khoản sử dụng: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ được tập hợp ghi chép và hạch toán vào bên nợ TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đồng thời ghi có TK 152- nguyên vật liệu (Chi tiết tiểu khoản TK 1521- nguyên vật liệu chính, TK 1522- vật liệu phụ, TK 1523- nhiên liệu, TK 1524- phụ tùng, TK 1527- bao bì). Cuối tháng kế toán thực hiện việc kết chuyển chi phí đã được tập hợp vào bên nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Biểu số 1
Sổ cái
Tài khoản 621
Năm 2006
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
.....
Tháng
12
Cộng
TK 152
TK 155
Cộng PS số nợ
Cộng PS số có
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
.......
.......
.......
.......
311.198.977
28.945.767
340.144.744
340.144.744
Kế toán ghi sổ Ngày 28 tháng 2 năm 2006
(Đã ký) Kế toán trưởng
(Đã ký)
Với đặc điểm là sản xuất khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng cùng với các loại nguyên liệu khác nhau thì để quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất, phòng kỹ thuật nghiên cứu đã xây dựng hệ thống định mức vật tư đối với từng mặt hàngvà theo dõi giám sát hàng tháng cùng với các phòng ban như phòng kế hoạch, phòng tài vụ. Quá trình theo dõi, quản lý và hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện như sau:
Hàng tháng, phòng kế hoạch cung tiêu sẽ lập kế hoạch sản xuất sản phẩm trong tháng và tính ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm. Phòng sẽ căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của tháng và định mức vật tư kỹ thuật để lập ra “ Phiếu lĩnh định mức vật tư”. Phiếu này được lập với cả nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và bao bì sử dụng cho sản xuất sản phẩm. Cụ thể trong tháng 2- 2006 phòng kế hoạch cung tiêu đã lập ra phiếu lĩnh định mức cho sản phẩm Oresol như sau: (Biểu số 2)
Biểu số 2
bộ y tế phiếu lĩnh vật liệu
Công ty hoá dược định mức số 11
Đơn vị lĩnh: Tổ Oresol (Tháng 2 năm 2006)
Nhận tại kho: Bích
Số hiệu vật liệu............................
Tên và quy cách vật liệu..............
Đơn vị tính...................................
Định mức cho 1 sản phẩm...........
Số lượng định mức......................
Glucoza
\
kg
20,30
1.015.000
Na Citrat
\
kg
2,94
147.000
NaCl
\
kg
3,55
177.500
Ngày
Tên người nhận
Ký nhận
Số lượng vật liệu cấp phát
2/2
5/2
Đắc
Đắc
1.120
143
171,98
Cộng số cấp phát..............................
Giá đơn vị.........................................
Thành tiền........................................
1.120
8.585
9.278.736
143
18.855
2.696.265
171,98
1.324.418
Thủ kho Phụ trách đơn vị lĩnh Phòng kế hoạch
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phiếu lĩnh định mức được lập theo từng mặt hàng bao gồm tất cả các loại vật liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm. Nội dung là phản ánh về số lượng theo định mức (do phòng kế hoạch cung tiêu ghi), số lượng thực lĩnh (do tổ sản xuất ký) và phần giá trị (do phòng tài vụ ghi).
Các phân xưởng, các tổ sản xuất định kỳ sẽ nhận nguyên vật liệu theo định mức. Thông thường số lượng vật liệu thực lĩnh là phù hợp với số lượng định mức, tuy nhiên số nguyên vật liệu cấp phát có thể nhỏ hơn hay lớn hơn do kế hoạch sản xuất được điều chỉnh giảm hoặc tăng.
Tại các tổ sản xuất, để phục vụ cho việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính cho từng mặt hàng, cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng kết có sự kiểm tra của nhóm kiểm kê, các tổ trưởng làm sổ “Báo cáo sử dụng nguyên vật liệu” của từng sản phẩm và nộp cho phòng tài vụ (biểu số 3). Số thống kê cho biết rõ số lượng nguyên vật liệu lĩnh, xuất dùng và tồn đầu tháng, cuối tháng, định mức kế hoạch, định mức thực hiện. Cụ thể trong tháng 2/2006, căn cứ vào số liệu vật tư lĩnh, số sử dụng thể hiện trong sổ pha chế và số tồn khi kiểm kê cuối tháng, tổ trưởng tổ Oresol làm báo cáo thống kê theo dõi sử dụng nguyên vật liệu theo mẫu sau:
Biểu số 3
Sổ báo cáo sử dụng nguyên vật liệu
Tháng 2 năm 2006
Số
TT
Tên vật tư
Đơn vị
tính
Tồn đầu
kỳ
Lĩnh
Sử dụng
Tồn cuối kỳ
1
Đường Glucoza
Kg
10
1.120
1.110
20
2
NaCl
Kg
4,5
171,98
176,48
0
3
Na Citrat
Kg
3
143
146
0
4
KCl
Kg
1
74,5
75,5
0
5
Hòm
Cái
8
135
135
8
6
Hộp
Cái
100
1.620
1.620
100
7
Túi thiếc
Cái
2.820
48.600
48.600
2.820
8
Thành phẩm
Cái
70
1.550
1.620
0
9
60*80
Cái
48
0
0
0
Sản phẩm nhập kho: 48.600 Kg
Sản phẩm dở dang : 2.400 Kg
Ngày 28 tháng 2 năm 2006
Tổ trưởng
(Ký, họ tên)
Cuối tháng, sau khi hoàn thành báo cáo sử dụng vật tư với số lượng lĩnh, dùng còn của tất cả các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và bao bì cho các sản phẩm, tổ trưởng sẽ gửi lên cho phòng kế toán.
Biểu số 4
Bảng tổng hợp xuất dùng nguyên vật liệu
Tháng 2 năm 2006
Số
TT
Tên NVL
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Đơn giá
b. quân
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
A/ NVL chính
1
2
....
57
58
59
Đường Glucoza
Acid H2SO4
.........
Nước cất
MgO
Na Citrat
243.250
66.750
120.000
31.192
5.380.759
153.525
228.000
55.503
112.000
247.800
254
100.000
14.300
9.278.736
5.316.820
5.842.000
2.009.523
2.696.265
828.459
214.186
230.000
199.779 1.883.225
111.000
337.400
270.510
42.000
14.600
9.195.895
7.226.636
6.221.730
839.072
2.749.523
1.000
153.650
(203.506)
178.000
30.892
82.841
3.470.943
(226.205)
1.398.451
2.245
Cộng A
5.817.787
25.143.344
26.232.856
4.728.275
B/ NVL phụ
1
2
3
PE 60*80
Hòm Catton
Túi Oresol
252
36
2.820
123.225
181.880
523.185
1.000
92
48.600
745.480
414.000
9.057.096
69.385
165.531
18.631
1.100
92
48.600
763.236
414.000
9.057.096
152
36
2.820
105.469
181.880
523.185
Cộng B
828.290
10.216.576
10.234.332
810.534
C/ Xuất khác
1
2
NaCl tiêm
KCl uống
450
100
33.864
9.454
17.198
745
1.324.418
650.078
76.965
87.356
17.965
7.550
1.358.282
659.541
Cộng C
43.318
1.974.505
Cộng A+B+C
6.689.395
37.334.425
38.485.011
5.538.809
Biểu số 5
Bảng sử dụng nguyên vật liệu
Năm 2006
Tên NVL
Tháng 2
Tháng...
SL
TT (đ)
SL
TT (đ)
Đường Glucoza
NaCl
Na Citrat
KCl uống
Cộng
PE 60*80
Hòm
Hộp
Túi giấy
Thành phẩm
Cộng
1.110
176,48
146
755
135
1.620
48.600
1.620
9.195.895
1.358.282
2.749.523
659.541
13.963.241
633.000
1.215.000
9.057.096
80.600
10.985.696
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
Tổng cộng
24.948.937
......
......
Biểu số 6
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ
Tháng 2 năm 2006
Số
TT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
Tài khoản 152
Tổng TK 152
TK 153
152.1
152.2
152.3
152..
152.4
152.7
1
2
3
4
5
6
7
8
TK 621
TK 622
TK 627
TK 642
TK 157.1
TK 157.2
TK 157.3
Tổng cộng
25.143.344
34.049.390
270.000
68.000
3.969.000
9.362.868
28.780.764
101.643.366
3.207.907
2.376.965
613.698
6.198.570
16.200.000
16.200.000
839.187
839.187
73.441.894
638.000
20.480
74.100.374
101.793.145
34.687.390
19.686.152
702.178
3.969.000
9.362.868
28.780.764
198.981.497
84.000
84.000
Căn cứ vào số lượng và giá tiền vật liệu ghi trên “ Phiếu lĩnh định mức vật tư” kế toán tập hợp chi phí tiến hành tổng hợp phần vật liệu lĩnh vào sổ nháp “Nhập vật liệu” theo chỉ tiêu từng loại nguyên liệu. Sau đó lấy số tổng cộng đưa vào cột nhập (cả số lượng và giá tiền) thể hiện trên “Bảng tổng hợp xuất dùng nguyên vật liệu” (biểu số 4). Căn cứ vào số tồn đầu kỳ và số nhập trong kỳ để tính giá vật liệu xuất trong kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền:
Đơn giá Giá trị từng loại Giá trị từng loại nguyên
bình quân nguyên liệu tồn đầu kỳ + liệu nhập trong kỳ
của từng loại = ắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắ--
nguyên liệu Số lượng từng loại Số lượng từng loại nguyên
trong kỳ nguyên liệu tồn đầu kỳ + liệu nhập trong kỳ
Số lượng nguyên liệu sử dụng của từng loại sản phẩm được lấy từ cột sử dụng ở sổ “Báo cáo sử dụng nguyên liệu” để ghi vào cột số lượng sổ “Sử dụng nguyên vật liệu” (Biểu số 5). Sau đó lấy đơn giá và tính nhân với số lượng dùng để ghi vào cột số tiền cùng bảng.
Số lượng xuất dùng của tất cả các loại nguyên vật liệu được lấy từ sổ nháp “Xuất dùng nguyên liệu” cũng được tập hợp theo chỉ tiêu từng loại nguyên liệu với sả số lượng và giá tiền. Sau đó lấy tổng cộng xuất dùng của từng loại để ghi vào cột xuất dùng trên bảng tổng hợp xuất dùng NVL (cả số lượng và giá tiền), từ đó tính được số dư cuối kỳ của nguyên liệu xuất dùng và đó chính là số dư của TK 154- Nguyên vật liệu.
Cụ thể dưới đây là “Bảng tổng hợp xuất dùng nguyên vật liệu tháng 2” (Biểu số 4) và “Bảng sử dụng nguyên vật liệu” của mặt hàng Oresol tháng 2 (Biểu số 5).
Ngoài phần nguyên liệu chính, vật liệu phụ, bao bì để sản xuất một số sản phẩm còn có phần khác được hạch toán vào chi phí NVLTT, đó là một số thành phẩm sau khi nhập kho được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các loại sản phẩm khác. Trong tháng 2 có phần xuất thành phẩm để sản xuất với giá trị là: 28.954.767 đ (Biểu số 4). Cách tính phần nhập trong kỳ, đơn giá xuất dùng và giá trị xuất, tồn cuối kỳ của phần xuất thành phẩm cũng được tính như đối với nguyên vật liệu.
Căn cứ vào các phiếu lĩnh định mức vật tư và phiếu xuất kho của NVL, công cụ dụng cụ đã được ghi rõ đối tượng sử dụng, kế toán lập bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ (Bảng phân bổ số 2- Biểu số 6).
Từ bảng phân bổ số 2 làm căn cứ để ghi và nhật ký chứng từ số 7
Các bút toán phản ánh chi phí NVLTT toàn doanh nghiệp được ghi như sau:
- Xuất kho NVL và thành phẩm đưa vào sản xuất:
Nợ TK 621 : 37.344.425
Có TK 152 : 35.369.920
Có TK 155 : 1.974.505
(Trong đó chi phí NVLTT tập hợp cho sản xuất sản phẩm Oresol là: 24.948.937 đ- theo biểu số 5).
b) Kế toán tập hợp chi phí NCTT:
Chi phí NCTT ở Công ty Hoá Dược VN là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ bao gồm lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành.
- Tài khoản sử dụng: Để phản ánh toàn bộ các khoản chi phí này, kế toán sử dụng TK 622- Chi phí NCTT”. Tài khoản này được tập hợp chung cho tất cả các phân xưởng, sau đó sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm để xác định giá thành; đồng thời để phục vụ cho việc hạch toán tiền lương, tập hợp chi phí NCTT kế toán sử dụng TK 334- Phải trả công nhân viên”, TK 338- Phải trả phải nộp khác” trong đó được mở chi tiết:
TK 3382 : KPCĐ (2% tiền lương thực tế)
TK 3383 : BHXH (15% tiền lương cơ bản)
TK 3384 : BHYT (2% lương cơ bản)
Biểu số 7
Sổ cái
Tài khoản 622
Năm 2006
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
...
Tháng
12
Cộng
TK 334
TK 338
Cộng PS số nợ
Cộng PS số có
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
......
......
......
......
51.000.000
9.690.000
60.690.000
60.690.000
Kế toán ghi sổ Ngày 28 tháng 2 năm 2006
(Đã ký) Kế toán trưởng
(Đã ký)
- Hình thức tính lương: Là doanh nghiệp sản xuất vật chất, tiền lương phải trả gắn liền với kết quả lao động mà công nhân đã thực hiện. Để phù hợp với điều kiện hiện nay, ở Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương:
+) Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Hình thức này áp dụng cho công nhân sản xuất, lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp được tính cho mỗi tổ sản xuất theo công thức:
Tiền lương trả Số lượng Đơn giá
cho công nhân = thành phẩm ´ lương đơn vị
trực tiếp nhập kho sản phẩm
+) Hình thức trả lương theo thời gian: áp dụng cả đối với lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm: Đây là những khoản lương bổ sung bao gồm lương của công nhân nghỉ phép, vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị, học tập an toàn lao động. Công ty căn cứ vào mức lương theo cấp bậc để tính toán trả lương cho công nhân sản xuất về các khoản lương bổ sung này.
Đối với lao động gián tiếp:
Tiền lương Mức lương tối thiểu ´ Hệ số lương Số ngày làm
phải trả theo = ắắắắắắắắắắắắắắắ ´ việc thực tế
thời gian Số ngày làm việc chế độ (26) trong tháng
- Cơ sở tính lương: Các chứng từ hạch toán lao động, kết quả lao động thực tế của Công ty và các quy định của nhà nước. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, trả theo số lượng và chất lượng hoàn thành. Lương sản phẩm áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất trong công ty, ta có quy trình tập hợp chi phí NCTT sản xuất như sau:
+) Tại các phân xưởng, dựa vào kế hoạch sản xuất, tổ trưởng các tổ sản xuất ngoài việc đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện phần việc của mình đảm bảo cho đúng tiến độ kỹ thuật còn theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ để làm căn cứ chấm công. Cuối tháng lập bảng chấm công gửi lên phòng tổ chức.
+) Căn cứ vào bảng chấm công của các tổ sản xuất do phân xưởng đưa lên, phòng tổ chức hành chính tiến hành tính ngày công sau đó chuyển sang phòng tài vụ cho kế toán tiền lương căn cứ vào đó để tính lương.
+) Kế toán tiền lương căn cứ vào “Bảng chấm công” của các tổ sản xuất, đồng thời căn cứ vào hệ số cấp bậc của cán bộ công nhân để tính toán vào “Bảng thanh toán tiền lương” (Biểu số 8). Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của các tổ sản xuất, kế toán lập “Bảng tổng hợp lương”
+) Cuối tháng căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho do quản đốc phân xưởng đưa lên, phòng tổ chức tiến hành tính lương sản phẩm căn cứ vào đơn giá tiền lương, lương bổ sung và lập “Bảng thanh toán tiền lương theo sản phẩm” về lại phòng kế toán để kế toán tiền lương căn cứ vào đó trả lương cho công nhân sản xuất. Bảng này không dùng để tập hợp vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
Trong tháng 2, toàn bộ tiền lương đã trả cho công nhân ở các phân xưởng, các tổ chức sản xuất là: 20.345.942 đ. Trong khi đó tổng số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất theo sản phẩm là: 24.572.939 đ. Do vậy tiền trả thêm cho công nhân là:
24.572.939 - 20.345.942 = 4.226.997 đ
Kế toán không căn cứ vào bảng tổng hợp lương để tập hợp vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” mà chỉ sử dụng để theo dõi và chi trả lương thực tế cho công nhân sản xuất và các phòng ban, bộ phận khác. Việc tập hợp chi phí NCTT để lên bảng phân bổ tiền lương do phòng tổ chức hành chính căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm để lên quỹ lương cho 1 năm. Cụ thể căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế trong tháng, tình hình tiêu thụ sản phẩm... Kế toán trưởng quyết định phân bổ tiền lương tháng 2 là: 85.000.000 đ, BHXH, BHYT, KPCĐ là: 16.150.000đ. Với khoản tiền lương và tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán tiền lương tiến hành phân bổ cho các đối tượng như chi phí NCTT, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
Biểu số 8
Bảng thanh toán tiền lương
Tháng 2 năm 2006
Đơn vị: Phân xưởng I+II
Bộ phận: Tổ Oresol
Số
TT
Họ và tên
Hệ số
lương
Ngày
công
Lương cơ bản
Chè
nước
Phụ
cấp
Tổng số
Tạm
ứng kỳ
1
Khấu trừ BH
Kỳ 2
Thực
lĩnh
Lương
Phụ cấp TN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nguyễn Thị Hạnh
Bùi Thị ơn
Nguyễn Thị Quyến
Nguyễn Thị Minh
Đào Quang Thanh
Trần Văn Đắc
Phạm Văn Tuấn
Hoàng Hữu Phan
Nguyễn Mạnh Hà
Nguyễn Thu Hằng
Tổng cộng
3,48
3,48
2,67
3,23
3,05
3.05
3.05
3.05
3.05
1,46
26
26
26
26
26
26
26
26
26
26
730.800
730.800
560.700
678.300
640.500
640.500
640.500
640.500
640.500
306.600
6.209.700
63.000
21.000
21.000
105.000
5.000
5.000
5.000
5.000
5.000
5.000
5.000
5.000
5.000
5.000
50.000
50.000
50.000
848.800
756.800
565.700
683.300
645.500
661.500
645.500
645.500
645.500
311.600
6.441.700
350.000
350.000
280.000
350.000
300.000
300.000
300.000
300.000
300.000
160.000
6.395.800
43.848
43.848
33,642
40.698
38.430
38.430
38.430
38.430
38.430
18.396
372.582
454.952
362.952
252.085
292.602
307.070
309.170
307.070
307.070
307.070
133.204
3033.218
Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Biểusố9
Bảng thanh toán tiền lương theo sản phẩm
Tháng 2 năm 2006
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
I/ Lương sản phẩm
1
2
3
4
5
Kem DEP 10g
Sắt II Oxalat
Xanh methylen
BaSO4 110g
Oresol
Hộp
Kg
Lọ
Gói
Gói
40.000
2.200
20.000
12.000
50.000
39,9
0,46
24,7
99,03
51,3
1.596.000
1.012
494.000
1.188.360
2.565.000
Cộng I
5.844.372
II/ Lương bổ sung
1
2
ASA thử nghiệm
Quân sự anh Cường
Công
Công
129.300
129.300
Cộng II
258.600
III/ Tổng số được lĩnh
IV/ Đã lĩnh trong tháng
V/ Còn lĩnh kỳ này
Đồng
Đòng Đồng
24.572.939
20.345.942
4.226.997
(Bằng chữ: Bốn triệu hai trăm hai sáu ngàn chín trăm chín bảy đồng chẵn)
Hà Nội, ngày tháng năm 2006
Cán bộ thanh toán Trưởng phòng TCHC Giám đốc công ty
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Biểu số 10
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 2 năm 2006
Số
TT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 334- phải trả công nhân viên
TK 338- phải trả phải nộp khác
Lương
Phụ cấp
Các khoản
khác
Cộng có
TK 334
KPCĐ
(2%)
BHXH
(15%)
BHYT
(2%)
1
2
3
4
....
TK 641
TK 642
TK 627
TK 622
.......
Cộng
2.980.000
23.230.000
7.790.000
51.000.000
..............
80.216.177
126.000
42.000
84.000
105.000
.......
987.000
70.000
70.000
200.000
320.000
..........
1.190.000
2.980.000
23.230.000
7.790.000
51.000.000
............
83.008.177
59.600
464.600
155.800
1.020.000
..........
1.700.000
447.000
3.484.500
1.168.500
7.650.000
..........
12.750.000
59.600
464.600
155.800
1.020.000
........
1.700.000
Người lập bảng Kế toán trưởng
(Đã ký) (Đã ký)
Biểu số 11a
Nhật ký chứng từ số 7a tháng 2 năm 2006
Số
TT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
138
157
152
153
155
141
214
311
334
Cộng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14151617181920
154
621
622
627
641
642
632
157
141
111
133
153
331
338
3331
131
112
334
211
311
Cộng
29.500
29.500
311.198.977
19.686.152
702.178
34.687.390
42.112.632
408.387.329
84.000
84.000
600.000
2.018.371
40.000
2.658.371
5.455.287
4.197.501
9.652.788
50.000.000
50.000.000
51.000.000
7.790.000
2.980.000
23.230.000
85.000.000
-
311.198.977
51.000.000
33.531.439
2.980.000
28.213.679
34.687.390
42.112 632
-
52.047.871
40.000
-
-
-
-
-
-
-
-
-
555.811.988
Biểusố11b
Nhật ký chứng từ số 7b tháng 2 năm 2006
Số
TT
338
154
621
622
627
Các TK phản ánh ở NKCT khác
Tổng cộng
Chi phí
NKCT số 1
NKCT số 2
NKCT số 3
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
9.690.000
1.480.100
566.200
4.413.700
4.138.227
26.397.648
46.685.875
28.945.767
240.160.567
269.106.334
340.144.744
340.144.744
60.690.000
60.690.000
84.615.584
715.200
85.330.784
15.551.331
1.802.898
23.521.069
764.371
1.735.601
4.555.000
309.389.560
730.958
37.574.250
85.684.135
11.835.566
100.000.000
593.144.739
31.801.914
20.540.000
9.393.045
2.823.595
68.439.000
76.174.109
1.892.689
211.064.352
2.966000
3.671.259
21.906.486
336.346.009
900.000
365.789.754
485.450.328
28.945.767
9.690.000
51.799.345
33.054.250
37.327.814
-
240.160.567
764.371
390.143.619
340.901.009
900.000
433.976.987
76.905.067
1.892.689
63.971.898
213.686.825
85.684.135
11.835.566
100.000.000
2.607.090.237
c) Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung:
- Chi phí dịch vụ mua ngoài:
ở Công ty Hoá Dược VN, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của các phân xưởng chủ yếu là chi phí về điện nước, chi phí vận chuyển nội bộ trong Công ty như từ kho này sang kho khác, từ phân xưởng này sang phân xưởng khác, chi phí về sửa chữa máy móc thiết bị...
Khi các chi phí này phát sinh, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào các chứng từ gốc tổng hợp, phân loại và lên “Nhật ký chứng từ số 1” và mua ngoài tập hợp được cho tháng2 năm 2006 như sau:
+) Nợ TK 627: 31.801.914
Nợ TK 133: 2.823.595
Có TK 112: 34.625.509
+) Nợ TK 627: 534.000.
Nợ TK 133: 15.000
Có TK 111: 549.000
+) Nợ TK 627: 600.000
Nợ TK 133: 40.000
Có TK 141; 640.000
* Chi phí khác bằng tiền:
Toàn bộ chi phí khác ngoài các chi phí dịch vụ mua ngoài ở Công ty được tập hợp chung vào khoản chi phí khác bằng tiền như chi phí mua chổi làm vệ sinh, chi phí mua dầu hoả... các chi phí này phát sinh được kế toán căn cứ vào các chứng từ như phiếu chi tiền mặt để tập hợp vào sổ quỹ tiền mặt sau đó được tập hợp vào “Nhật ký chứng từ số 1”.
Biểu 12
Sổ cái
Tài khoản 627
Năm 2006
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
......
Tháng
12
Cộng
TK 152
TK 214
TK 141
TK 334
TK 338
TK 333
TK 111
TK 112
.........
Cộng PS số nợ
Cộng PS số có
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
.......
.......
......
19.686.152
5.455.287
600.000
7.790.000
1.480.000
2.662.924
15.551.331
31.801.914
85.027.708
85.027.708
Ngày 28 tháng 2 năm 2006
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Đã ký) (Đã ký)
d) Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty:
Định kỳ vào cuối tháng sau khi đã có đầy đủ những chứng từ liên quan: các bảng phân bổ, các bảng kê, Nhật ký chứng từ kế toán tiến hành tổng hợp và kết chuyển những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất sang bên nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVLTT:
Nợ TK 154: 340.144.744
Có TK 621: 340.144.744
Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT:
Nợ TK 154: 60.690.000
Có TK 622: 60.690.000
Cuối kỳ kết chuyển chi phí SXC:
Nợ TK 154: 85.027.708
Có TK 627: 85.027.708
Do đối tượng tập hợp chi phí toàn công ty nên kế toán không dử dụng bảng kê số 4 để tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng mà chỉ sử dụng Nhật ký chứng từ số 7 và để giảm việc ghi chép, Công ty không sử dụng bảng kê số 5 ‘ tập hợp chi phí bán hàng’, bảng kê số 6 ‘ chi phí trả trước, chi phí phải trả’; Nhật ký chứng từ sẽ phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng.
Biểu số 13
Sổ cái
Tài khoản 154
Năm 2006
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
......
Tháng 12
Cộng
TK 621
TK 622
TK 627
Cộng PS số nợ
Cộng PS số có
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
......
......
......
......
61.979.309
340.144.744
60.690.000
85.330.784
486.165.528
269.106.334
166.941.193
384.000.387
Kế toán ghi sổ Ngày 28 tháng 2 năm 2006
(Đã ký) Kế toán trưởng
(Đã ký)
4. Đánh giá sản phẩm làm dở tại Công ty Hoá Dược VN:
Thông thường ở Công ty hầu như không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất do những nguyên nhân về kỹ thuật hoặc do một số nguyên nhân nào đó làm gián đoạn các quy trình sản xuất, làm cho các phản ứng hoá học không xảy ra hoàn toàn nên tạo ra sản phẩm dở dang. Do vậy, tuỳ thuộc vào tính chất của sản phẩm có sản phẩm dở dang mà phòng nghiên cứu kỹ thuật đánh giá mức độ hoàn thành là bao nhiêu phần trăm. Khi đó sản phẩm dở dang được đánh giá như sau:
Chi phí NVL Chi phí NVLTT Chi phí NVL Số lượng
trực tiếp của dở dang đầu kỳ + PS trong kỳ sản phẩm
sản phẩm = ắắắắắắắắắắắắắắắ ´ dở dang
dở dang Số lượng sản Số lượng sản cuối kỳ
cuối kỳ phẩm hoàn thành + phẩm dở dang
Chi phí NCTT Tổng chi phí NCTT Số lượng sản
của sản phẩm = ắắắắắắắắắắắ ´ phẩm dở dang
dở dang Tổng số sản phẩm quy đổi quy đổi
Chi phí SXC Tổng chi phí SXC Số lượng
của sản phẩm = ắắắắắắắắắắắắ ´ sản phẩm
dở dang Tổng số sản phẩm quy đổi dở dang
Tổng sản Số lượng sp Số lượng sp
phẩm quy = nhập kho + dở dang
đổi quy đổi quy đổi
Số lượng sp Số lượng Hệ số % hoàn thành
dở dang = sản phẩm ´ quy đổi ´ của sản phẩm
quy đổi dở dang dở dang
Hệ số quy đổi của sản phẩm chuẩn do Công ty xây dựng trong đó mặt hàng DEP nước có hệ số quy đổi là 1, cách tính như sau:
Hệ số quy Năng suất lao động theo hiện vật của sản phẩm chuẩn
đổi của sản = ắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắ-
phẩm i (Hi) Năng suất lao động theo hiện vật của sản phẩm i
Chẳng hạn:
Oresol có năng suất lao động theo hiệnvật là 600
DEP có năng suất lao động theo hiện vật là 4.704
Ta có hệ số quy đổi sản phẩm Oresol là: 4.704/ 600 = 7.84
5. Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty
*Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất ở trên, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số.
Trong quá trình sản xuất, do chi phí NVLTT tiêu hao trong kỳ đã được tập hợp riêng cho từng sản phẩm nên khi tính giá thành thì tổng chi phí NVLTT tính cho từng sản phẩm được phản ánh thẳng vào bảng tính giá thành của sản phẩm đó mà không cần qua phân bổ. Còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung không tập hợp riêng cho từng sản phẩm cụ thể nên kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm theo hệ số quy đổi sau đó mới tính tổng giá thành của từng loại sản phẩm.
Biểu số 14
Giá thành sản phẩm
Tháng 2 năm 2006
STT
Tên sản phẩm
Đ.vị tính
TPNK
TK 621
TK 622
TK 627
Z
Giá bán
A/ Thành phẩm
1
2
3
4
5
....
NaCl tiêm
KCl uống
Xanh metylen
Sắt II Oxalat
Oresol
.......
Cộng TP
Kg
Kg
Kg
Kg
Gói
....
3.600
1.920
21.540
2.040
48.600
.......
77.700
9.485.593
7.567.988
5.262.034
23.700.511
23.774.869
........
69.790.995
5.056.455
2.696.876
608.633
2.291.370
2.855.780
......
13.509.114
6.817.244
3.635.998
820.575
3.089.285
3.850.237
.......
18.213.339
21.359.292
13.900.862
6.691.242
29.081.166
30.480.886
.........
101.513.448
13.500
20.000
600
28.000
760
......
62.860
B/ NVL chính
1
Nước cất
lít
26.440
248.486
1.663.200
4.169.514
6.081.200
C/ SP dở dang
1
2
Oresol
Sắt II NL
Cộng SPDD
Gói
kg
2.400
12.540
14.940
1.174.068
5.410.257
6.584.325
113.182
3.593.336
3.706.518
143.395
4.844.629
4.988.024
1.430.645
13.848.222
15.278.867
Tổng cộng
76.375.320
17.215.363
23.201.363
116.792.315
Phần 3
kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
kế toán về tập hợp chi phí và tính giá thành
tại Công ty Cổ phần Hoá Dược Việt Nam
I. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Hoá Dược Việt Nam :
1. ưu điểm:
* Về công tác quản lý: hệ thống quản lý của Công ty nhìn chung có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban chức năng, đó là một hệ thống tương đối thống nhất và đồng bộ.
Trong công tác quản lý chi phí sản xuất, Công ty đã tổ chức tốt việc quản lý các yếu tố của quá trình sản xuất như NVL, máy móc thiết bị, kho tàng nhà xưởng và luôn khuyến khích tiết kiệm chi phí sản xuất. Các phòng ban chức năng của Công ty được tổ chức phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty, phục vụ tốt cho công việc sản xuất.
* Về tổ chức bộ máy và công tác kế toán:
Nhìn chung tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty về quy mô hoạt động và loại hình sản xuất kinh doanh. Mỗi một phần hành kế toán là một mắt xích nên để đảm bảo tính toàn diện của thông tin kế toán, các kế toán phần hành có nghiệp vụ tương đối đồng đều và có tinh thần trách nhiệm cao.
Sự phân công trách nhiệm giữa các nhân viên trong phòng kế toán là tương đối phù hợp và gọn nhẹ, đảm bảo cho quá trình hạch toán và xử lý thông tin được chặt chẽ và kịp thời, chính xác phục vụ cho việc ra quyết định quản lý một cách có hiệu quả. Tuy nhiên khối lượng công việc nhiều và phần lớn là kế toán thủ công nhưng công tác kế toán vẫn được tiến hành đầy đủ đảm bảo kịp thời gian nộp báo cáo, đặc biệt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn được tiến hành đều đặn hàng tháng với tính kịp thời, đầy đủ, chính xác.
Hệ thống chứng từ sổ sách mà Công ty đang áp dụng hiện nay mặc dù chưa phải là hoàn toàn nhưng cũng tương đối đầy đủ, đúng với chế độ quy định của kế toán đồng thời phù hợp với thực tế của Công ty. Việc luân chuyển hệ thống chứng từ sổ sách kế toán được tổ chức một cách khoa học, chặt chẽ, đáp ứng được nhu cầu của thông tin và tạo ra mối quan hệ mật thiết lẫn nhau giữa các bộ phận trong toàn bộ hệ thống kế toán, thúc đẩy quá trình lập báo cáo được tốt.
Ngoài ra, việc áp dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chứng từ” là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của Công ty về quy mô, trình độ quản lý và yêu cầu thông tin của Công ty.
* Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Xuất phát từ đặc điểm là các chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng và giá trị lớn trong tổng giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát được và ít khi có sản phẩm dở dang nên Công ty đã xây dựng hệ thống định mức tiêu hao của từng nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Điều đó đã đơn giản hoá việc theo dõi một cách chi tiết trên sổ “Báo cáo sử dụng nguyên vật liệu” đã hỗ trợ đắc lực cho việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành cho từng sản phẩm nên khi lập “Phiếu lĩnh định mức vật liệu” thì Công ty đã tập trung cho các sản phẩm được sản xuất ở cùng một tổ bởi vậy khi hạch toán lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm khá phức tạp. Thế nhưng công tác thống kê của mỗi tổ, mỗi phân xưởng đã thể hiện vai trò của mình là tập hợp đúng và đầy đủ cả về số lượng và giá trị từng loại nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm tương đối chính xác.
* Về kỳ tính giá thành:
Hiện nay Công ty đang áp dụng kỳ tính giá thành là hàng tháng vì sản phẩm của Công ty mang tính chất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho nên việc tính giá thành sản phẩm theo từng tháng sẽ rất thuận lợi, vừa phù hợp với kỳ tập hợp chi phí sản xuất, vừa giúp cho kế toán phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành một cách kịp thời.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó còn có một số điểm chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, nhất là trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần được khắc phục và hoàn thiện.
2. Nhược điểm:
* Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Khi lập “Phiếu lĩnh định mức vật liệu” thì Công ty đã lập chung cho các sản phẩm sản xuất ở cùng một tổ, điều này làm cho việc hạch toán nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm ở mỗi tổ là khá phức tạp. Vì vậy, Công ty cần xem xét vấn đề này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi tổ khi làm “Sổ báo cáo sử dụng nguyên vật liệu”.
* Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện nay đối tượng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là toàn công ty và tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất lại không được phản ánh vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” để tính giá thành sản phẩm. Việc phản ánh như vậy là chưa đúng với chế độ kế toán làm cho tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất trong giá thành là không đúng so với thực tế.
* Về kế toán chi phí sản xuất chung:
ở Công ty, TK 627- chi phí sản xuất chung không được mở chi tiết cho từng nội dung chi phí (chi phí NVL, chi phí CCDC phục vụ quản lý, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ) mà lại được phản ánh trên các bảng phân bổ, các nhật ký chứng từ. Mặc dù việc tập hợp như vậy sẽ đơn giản, không phải tập hợp qua nhiều TK nhưng việc theo dõi, đối chiếu, kiểm soát từng khoản chi phí sẽ gặp khó khăn và không đảm bảo tính chi tiết cụ thể của từng loại chi phí.
Phần hạch toán chi phí nhân viên quản lý phân xưởng cũng giống như chi phí nhân công trực tiếp, tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng không được phản ánh vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” để tính giá thành. Cách phản ánh như vậy là chưa đúng với chế độ kế toán làm cho tỷ trọng chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm không chính xác.
Đối với việc phân bổ công cụ dụng cụ thực tế Công ty không sử dụng TK 142- Chi phí trả trước để phản ánh mà cứ phân bổ ngay một lần trong kỳ. Điều này chỉ đúng khi CCDC xuất dùng có giá trị nhỏ. Vì vậy, để đảm bảo cho công tác hạch toán đúng với chế độ quy định thì Công ty cần sử dụng TK 142 để phản ánh đúng số phân bổ dần giá trị CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh khi nó có giá trị lớn.
Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện, tiền nước): thực tế Công ty hạch toán khoản chi phí này vào chi phí sản xuất chung là chưa phù hợp với nội dung, tính chất của chi phí. Chi phí này không chỉ phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ cho các bộ phận ngoài sản xuất (các phòng ban). Việc hạch toán như vậy làm cho giá thành sản phẩm sản xuất sản phẩm hoàn thành phải gánh chịu thêm chi phí của bộ phận khác. Phần chi phí này nên hạch toán vào hai bộ phận chi phí đó là: Chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp, có như vậy giá thành sản phẩm mới đảm bảo chính xác.
* Về việc hạch toán sản phẩm hỏng:
Trong quá trình sản xuất tại Công ty có phát sinh sản phẩm hỏng (mặc dù ít). Chi phí cho những sản phẩm hỏng này đều nằm trong chi phí sản phẩm hoàn thành, do đó thành phẩm phải gánh chịu thêm một phần chi phí của sản phẩm hỏng làm cho giá thành đơn vị sản phẩm hỏng sẽ không xác định được nguyên nhân gây hỏng và không tìm ra được biện pháp để hạn chế lượng sản phẩm hỏng và xử lý thích hợp cho từng trường hợp cụ thể.
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Cổ phần Hoá Dược VN.
* Về kế toán nguyên vật liệu trực tiếp:
Do đặc điểm là cùng một loại nguyên vật liệu có thể sử dụng để sản xuất ra nhiều sản phẩm nên khi lập “Phiếu lĩnh định mức vật liệu” thì công ty đã lập chung cho các sản phẩm được sản xuất ở cùng một tổ, điều này làm cho việc hạch toán nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm là khá phức tạp. Nếu tại tổ sản xuất không hạch toán chính xác được lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm thì sẽ dẫn đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sai lệch.
ý kiến đề xuất: Để tiện cho việc theo dõi và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đối với mỗi tổ cũng như đối với bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, Công ty nên lập riêng “Phiếu lĩnh định mức vât liệu” cho từng sản phẩm. Như vậy khi đối chiếu và kiểm tra số liệu cũng sẽ được dễ dàng hơn.
* Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện nay đối tượng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là toàn công ty và tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất lại không được phản ánh vào trong “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” để tính giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp một cách tương đối theo mức phân bổ hàng tháng do kế toán căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế, khối lượng sản phẩm nhập kho để quyết định mức chi phí nhân công trực tiếp trong tháng là bao nhiêu với mục đích đảm bảo giá thành có thể chịu được.
ý kiến đề xuất: Để phản ánh chính xác giá thành sản phẩm theo đúng chế độ quy định thì việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp nên tập hợp theo từng đối tượng sản phẩm hoặc ít nhất là theo từng phân xưởng sản xuất. Các số liệu thể hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương” phải phản ánh đúng thực tế số lượng phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp.
* Về kế toán chi phí sản xuất chung:
ở Công ty Hoá Dược VN, chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền được phản ánh vào TK 627- chi phí sản xuất chung. Công ty không mở chi tiết TK 627 cho từng nội dung chi phí như trên mà phản ánh tổng hợp trên các bảng phân bổ, các nhật ký chứng từ. Việc tập hợp chi phí như vậy sẽ không biết được tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng số chi phí sản xuất chung, do đó không kiểm tra được việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí về từng nội dung chi phí nêu trên. Sử dụng tiết kiệm hiệu quả các chi phí sản xuất chung để tạo điều kiện cho việc hạ giá thành sản phẩm.
ý kiến đề xuất: Để thuận tiện cho công tác hạch toán và phát huy chức năng kiểm tra của kế toán, Công ty nên mở chi tiết TK 627 thành: TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 : Chi phí vật liệu
TK 6273 : Chi phí công cụ sản xuất
TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 : Chi phí dịch vụ
TK 6278 : Chi phí khác bằng tiền
Phần hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng cũng giống như hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, số liệu tập hợp “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” cũng như Nhật ký chứng từ số 7 là số liệu do kế toán phân bổ một cách tương đối chứ không dựa trên số liệu thực tế phát sinh. Điều này làm cho công tác tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng không sát với thực tế, giá thành không được phản ánh chính xác.
Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực tế em nhận thấy trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng càng tỏ rõ vai trò quan trọng của nó đối với việc cung cấp thông tin về nội bộ doanh nghiệp và các thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cho các nhà quản trị doanh nghiệp, giúp họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời.
Thông qua nghiên cứu công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần Hoá Dược VN em đã hiểu thêm nhiều điều mới mẻ và sâu sắc về vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý kinh tế trong doanh nghiệp. Trong bài viết này đã nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, chỉ rõ ý nghĩa, sự cần thiết, bản chất, nội dung kinh tế đối tượng và phương pháp hạch toán cũng như mối quan hệ giữa chúng trong các doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn, chuyên đề đã nghiên cứu và đánh giá một cách chân thực tình hình tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà Công ty đang áp dụng, thấy rõ được những điều làm được và những thiếu sót còn tồn tại trong quá trình hạch toán kế toán. Trên cơ sở đó em mạnh dạn đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hoá Dược VN.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Mạnh Dũng- giáo viên hướng dẫn cùng toàn thể cán bộ phòng kế toán Công ty cổ phần Hoá Dược VN đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thiện chuyên đề này. Do còn nhiều hạn chế về khả năng nghiên cứu, thử nghiệm thực tế, chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo trình chuyên ngành Kế toán- Kiểm toán
2. Vở ghi bài giảng chuyên ngành Kế toán Tài chính
3. Sách hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới
4. Các tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của phòng Tài vụ Công ty Cổ phần Hoá Dược VN
5. Sách giáo trình Quản trị doanh nghiệp
6. Các tài liệu tham khảo khác
Nhận xét của công ty thực tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V7104.DOC