Tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Công ty may Thanh Hoá: Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động của nước ta hiện nay sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hút khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp mình, đang trở nên ngày càng gay gắt khốc liệt. Để chiếm lĩnh được thị trường thu hút được khách hàng thì điều trước tiên phải kể đến là chất lượng và giá cả sản phẩm. Cùng với sự phát triển của xã hội đời sống của con người ngày càng được cải thiện do đó nhu cầu về hàng hoá không phải chỉ là về số lượng mà mặt chất lượng ngày càng được đề cao nhưng đồng thời giá cả phải phù hợp. Để nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm dẫn đến giảm giá cả sản phẩm hàng hoá thì đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay khâu tổ chức lao động đặc biệt phải được quan tâm nhiều. Tổ chức lao động hợp lý là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một trong những vấn đề quan trọng của tổ chức lao động khoa học là công tác định mức lao động. Định mức lao độ...
53 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Công ty may Thanh Hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động của nước ta hiện nay sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hút khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp mình, đang trở nên ngày càng gay gắt khốc liệt. Để chiếm lĩnh được thị trường thu hút được khách hàng thì điều trước tiên phải kể đến là chất lượng và giá cả sản phẩm. Cùng với sự phát triển của xã hội đời sống của con người ngày càng được cải thiện do đó nhu cầu về hàng hoá không phải chỉ là về số lượng mà mặt chất lượng ngày càng được đề cao nhưng đồng thời giá cả phải phù hợp. Để nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm dẫn đến giảm giá cả sản phẩm hàng hoá thì đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay khâu tổ chức lao động đặc biệt phải được quan tâm nhiều. Tổ chức lao động hợp lý là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một trong những vấn đề quan trọng của tổ chức lao động khoa học là công tác định mức lao động. Định mức lao động mà tốt sẽ làm giảm được các hao phí lãng phí trong quá trình sản xuất dẫn đến giảm được các chi phí không cần thiết để sản xuất sản phẩm từ đó hạ giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Tuy nhiên, không phải ở bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào công tác định mức lao động cũng được quan tâm thực hiện tốt. Qua thời gian được thực tập tại Công ty may Thanh Hoá em đã biết về công tác định mức tại công ty và thấy nó còn một số vấn đề cần được quan tâm. Bởi vậy em đã đi đến việc lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Công ty may Thanh Hoá" làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Với mục đích là nhằm đánh giá, phân tích những mặt cũng như những mặt còn hạn chế của công tác định mức lao động từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác định mức lao động tại Công ty may Thanh Hoá.
Với phương pháp nghiên cứu là khảo sát thực tế kết hợp với phân tích tính toán các số liệu thu thập được mong rằng sẽ làm sáng tỏ những ưu nhược điểm của công tác định mức tại Công ty đồng thời những giải pháp đưa ra sẽ thiết thực và phù hợp với Công ty.
Do thời gian nghiên cứu có hạn cho nên việc nghiên cứu khảo sát chủ yếu được tiến hành tại phòng kỹ thuật (nơi tiến hành công tác định mức) và một số tổ thuộc phân xưởng may I Công ty may Thanh Hoá. Ngoài ra việc nghiên cứu còn được tiến hành ở một số phòng ban có liên quan như phòng tổ chức, phòng kế toán. Về các số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu là những số liệu mới của một vài năm gần đây (từ năm 1995 đến nay).
Phần I:
Một số vấn đề lý luận liên quan tới công tác định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp.
I. Khái niệm, vị trí và nhiệm vu của định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp.
1. Khái niệm về mức lao động.
Lao động ngày nay trong bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng đều mang tính tập thể và cũng cần được tổ chức lại để đảm bảo năng suất cao. Vì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, căn bản nhất quyết định cho trình độ phát triển của xã hội mới.
Để tăng năng suất lao động, người lao động, nhà quản lý sản xuất cần phải biết số lượng lao động tất yếu phải tiêu hao để hoàn thành một khối lượng công việc, một sản phẩm, một chức năng nào đó là bao nhiêu; tức là phải đo được số lượng lao động tiêu hao trong quá trình sản xuất.
- Thước đo số lượng lao động là thời gian lao động. C. Mác viết: “... Bản thân số lượng lao động thì đo bằng thời gian lao động và thời gian lao động lại được đo bằng những phần của thời gian như giờ, ngày...".
Thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm hay hoàn thành công việc (bước công việc) là thời gian cần thiết cho bất cứ công việc nào tiến hành với trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội. Trong thực tế sản xuất, số lượng cần thiết được xác định dưới dạng các mức lao động thông qua định mức lao động.
Như vậy mức lao động là những đại lượng hao phí để hoàn thành một dạng công việc, hoặc để hoàn thành một sản phẩm một chức năng nào đó quy định cho một người hoặc một nhóm người có trình độ thành thạo tương ứng với trình độ công việc được giao trong điều kiện sản xuất kỹ thuật nhất định. Nói cách khác mức lao động là mức độ hao phí lao động được quy định cho một người hay một nhóm người lao động để thực hiện một công việc nhát định trong những điều kiện sản xuất nhất định. Để xây dựng mức lao động ta phải tiến hành công tác định mức lao động.
2. Các loại mức lao động.
Mức lao động có nhiều dạng và mỗi dạng thể hiện một nội dung, điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Tuỳ vào từng loại công việc sản xuất và điều kiện sản xuất mà mức lao động có thể xây dựng dưới các dạng khác nhau. Nhưng chung quy lại có 4 dạng chính sau:
- Mức thời gian.
- Mức sản lượng.
- Mức phục vụ.
- Mức quản lý.
* Mức thời gian (T): là lượng thời gian cần thiết được quy định để một hoặc một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định hoàn thành một công việc (bước công việc, một sản phẩm, một chức năng) trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Mức thời gian trong thực tế là cơ sở xuất phát để tính các loại mức khác về thời gian làm việc là thước đo lao động nói chung và về nguyên tắc định mức lao động là xác định hao phí thời gian lao động cần thiết để hoàn thành một công việc này hay công việc kia.
* Mức sản lượng (Q): Là số lượng sản phẩm được quy định để một công nhân hay một nhóm công nhân có trình độ thành thạo phù hợp với trình độ phức tạp của công việc phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian (ngày, giờ) với những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Mức sản lượng được xác định trên cơ sở mức thời gian vì vậy chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau.
Nếu ký hiệu T: Mức thời gian.
Q: Mức sản lượng.
Ta có công thức biểu diễn mối quan hệ giữa mức thời gian và mức sản lượng như sau:
Q =
1
T
Mức sản lượng là nghịch đảo của mức thời gian tức là khi mức thời gian tăng thì mức sản lượng giảm và ngược lại.
Nếu ta gọi X là % giảm mức thời gian.
Y là % tăng mức sản lượng.
Thì ta có công thức biểu diễn mối quan hệ giữa hai đại lượng như sau:
X =
100Y
và Y =
100X
100 + Y
100 +X
* Mức phục vụ: là số lượng đối tượng (máy móc, thiết bị, diện tích sản xuất…) được quy định để một công nhân hay một nhóm công nhân phải phục vụ trong những đièu kiện tổ chức nhất định.
Mức phục vụ thường được xây dựng để giao cho công nhân phục vụ sản xuất hoặc công nhân chính phục vụ nhiều máy. Mức phục vụ được xác định trên cơ sở mức thời gian phục vụ.
+ Mức quản lý: là số người hay số bộ phận do một người hay một nhóm người lãnh đạo phụ trách với trình độ thành thạo và trình độ phức tạp tương ứng phug hợp với điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
3. Định mức kỹ thuật lao động - Khái niệm và vai trò.
3.1. Khái niệm định mức kỹ thuật lao động.
Định mức kỹ thuật lao động đã xuất hiện vào giữa những năm 20 thế kỷ 20, thời kỳ công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân và cơ khí hoá các quá trình lao động phát triển mạnh mẽ. Thực tế đòi hỏi phải tính toán đầy đủ hơn các yếu tố kỹ thuật trong mức lao động và cá yếu tố sức khoẻ của con người trong quá trình lao động. Vì tiến bộ kỹ thuật đang chi phối và ngày càng quyết định đến năng suất lao động. Như vậy, định mức kỹ thuật lao động là : "Quá trình xây dựng mức dựa trên các căn cứ kỹ thuật, tổ chức, kinh tế các yếu tố tâm sinh lý và những kinh nghiệm tiến tiến trong sản xuất".
3.2. Vai trò của định mức kỹ thuật lao động.
Định mức lao động có vai trò rất quan trọng. Nó là cơ sở cho việc thiết lập kế hoạch lao động, quản lý lao động tổ chức lao động và thực hiện việc phân phối theo lao động một cách hợp lý.
3.2.1. Định mức lao động là cơ sở để thiết lập kế hoạch lao động.
Muốn lập kế hoạch lao động người ta phải căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của năm kế hoạch, hay nói cách khác là căn cứ vào số lượng sản phẩm được giao trong năm. Nhờ có mức lao động cho bước công việc mà tính được lượng lao động chế tạo sản phẩm, xác định được số lượng lao động cần thiết, kết cấu nghề và trình độ lành nghề của họ, phân bổ công nhân cho thích hợp.
3.2.2. Định mức lao động là cơ sở để nâng cao năng suất lao động.
Việc nâng cao năng suất lao động chủ yếu do việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nâng cao hiệu suát sử dụng máy móc thiết bị, nhưng con người vẫn là yếu tố quyết định đến năng suất lao động.
Thông qua công tác định mức lao động ta nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất phát hiện và loại bỏ các thao tác động tác thừa, cải tiến phương pháp sản xuất hợp lý hoá nơi làm việc nhờ đó mà giảm được hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm nâng cao năng suất lao động. Mặt khác nhờ có định mức lao động mới biết được (người nào hoàn thành mức cao) khả năng làm việc của từng người, phát hiện ra những người có năng suất cao nghiên cứu phương pháp sản xuất tiên tiến của họ từ đó áp dụng cho sản xuất. Đồng thời nghiên cứu thao tác sản xuất của công nhân có năng suất lao động thấp giúp cho họ phấn đấu đạt và vượt định mức.
3.2.3. Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động hợp lý khoa học.
Như chúng ta đã biết, quy luật kinh tế quan trọng hàng đầu là quy luật tiết kiệm thời gian. Quy luật này có liên quan trực tiếp đến tổ chức lao động khoa học mặt khác một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức lao động khoa học là tiết kiệm thời gian làm việc.
Những hao phí cần thiết để chế tạo sản phẩm (hay hoàn thành công việc) phù hợp với điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định đã được thể hiện trong các mức. Chính sự thể hiện đó đã làm cho định mức lao động liên quan chặt chẽ với tổ chức lao động khoa học.
Định mức lao động càng hướng tới xác định hao phí lao động tối ưu và phân đấu tiết kiệm thời gian lao động thì nó càng ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện tổ chức lao động khoa học. Thật vậy, việc tính thời gian hao phí để hoàn thành công việc với những phương án tổ chức khác nhau sẽ tạo khả năng đánh giá khách quan và chọn được những phương án tối ưu nhất, cả về mặt sử dụng lao động và sử dụng mý móc thiết bị. Nhờ việc xác định các mức lao động bằng các phương pháp khoa học mà việc tính hao phí thời gian theo yếu tố giúp ta đánh giá được mức độ hợp lý của lao động hiện tại, phát hiện các thiếu sót làm lãng phí thời gian cần có biện pháp khắc phục.
Mặt khác, việc áp dụng các mức lao động được xây dựng trong điều kiện tổ chức lao động tiến bộ lại cho phép áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm tiên tiến trong tổ chức sản xuất và tổ chức lao động đối với tất cả công nhân và toàn xí nghiệp. Sự ảnh hưởng của mức lao động tới quá trình hoàn thiện tổ chức lao động khoa học còn thể hiện ở chỗ khơi dậy và khuyến khích sự cố gắng của công nhân, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phân đấu hoàn thành vượt mức, động viên họ tìm tòi biện pháp tiếp tục hoàn thiện tổ chức lao động.
Vai trò của định mức lao động đối với tổ chức lao động còn được thể hiện rõ ở nội dung phân công và hiệp tác lao động. Thật vậy, để thực hiện phân công lao động hợp lý cần phải biết không chỉ là nội dung công việc hợp thành quá trình công nghệ mà còn phải biết tính toán hao phí lao động để hoàn thành bước công việc. Việc xác định chính xác hao phí lao động để hoàn thành chức năng phục vụ sản xuất cho phép tổ chức phân công lao động theo chức năng hợp lý hơn.
3.2.4. Định mức lao động là cơ sở để phân phối theo lao động.
Mức lao động là thước đo hao phí lao động để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định. Vì vây, mức lao động là căn cứ để tiến hành trả công theo hao phí lao động trong sản xuất. Đơn giá tiền lương được tính theo công thức sau:
- Đối với lượng sản phẩm trực tiếp:
ĐG =
L
hoặc ĐG = L.T
Q
Trong đó:
+ ĐG: Đơn giá tiền lương.
+ L : Mức lương theo cấp bậc công việc.
+ Q : Mức sản lượng.
+ T : Mức thời gian.
Q
ĐG =
L
- Đối với lương theo sản phẩm của tổ nhóm.
Hay ĐG = L.T
Trong đó: Q : Mức sản lượng thực tế của tổ, nhóm.
T : Mức thời gian.
SL: Tổng mức lương cấp bậc công việc của cả tổ.
Để thực hiện tốt việc phân phối theo lao động thì điều kiện cơ bản là phải định mức lao động theo phương pháp có căn cứ khoa học mới đánh giá đúng kết quả của người lao động, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, theo số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra của mỗi người lao động. Mức lao động hợp lý chỉ có thể được xây dựng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý. Đó là điều kiện không cho phép người công nhân lao động tuỳ tiện vừa không tuân theo quy trình công nghệ, quy trình lao động vừa gây lãng phí thời gian. Làm việc trong điều kiện đó buộc người công nhân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật. Để trước hết đảm bảo tiền lương cho bản thân và sau đó là đảm bảo lợi ích chung cho xí nghiệp.
4. Yêu cầu.
Định mức lao động chịu sự tác động của nhiều nhân tố nhất là những thành tựu của khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó định mức kỹ thuật lao động còn chịu tác động của các yếu tố sau:
- Sức khoẻ người lao động.
- Các điều kiện lao động khi tiến hành công việc.
- Các yếu tố liên quan đến vấn đề tổ chức sản xuất.
- Các yếu tố liên quan đến tâm sinh lý người lao động.
- Các yếu tố liên quan đến kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất.
Khi định mức lao động được tính toán đây đủ các yếu tố trên thì được gọi là định mức lao động có căn cứ khoa học và các mức được xây dựng là các mức có căn cứ khoa học. Những mức như vậy sẽ thúc đẩy công nhân vươn tới những kết quả lao động cao nhất, trong điều kiện sản xuất nhất định. Do đó yêu cầu của công tác định mức lao động là :
1/ Định mức lao động phải được xây dựng theo phương pháp có căn cứ khoa học, tức là phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và phải tổ chức chụp ảnh ngày làm việc, bấm giờ thời gian tác nghiệp.
2/ Định mức lao động xây dựng trên cơ sở quy trình sản xuất, chỉ tiêu chất lượng đảm bảo thể lệ thủ tục quy định. Tổ chức dây chuyền, tổ chức lao động và tổ chức nơi làm việc hợp lý.
3/ Công nhân chấp hành tốt kỷ luật tích cực thực hiện định mức lao động, tham gia cải tiến tổ chức lao động và xây dựng mức.
5. Nội dung của công tác định mức lao động.
Định mức kỹ thuật là công cụ quan trọng để quản lý sản xuất, quản lý lao động trên cơ sở các mức lao động có căn cứ khoa học mà nhà quản lý sản xuất có thể phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, tính toán khả năng sản xuất của doanh nghiệp (tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, kế hoạch hoá lao động, tổ chức lao động).
Xây dựng mức có că cứ kỹ thuật phải dựa trên các quy trình sản xuất máy móc, thiết bị, dây truyền sản xuất, tổ chức lao động, và chuẩn bị tốt những nội dung sau:
5.1. Xác định quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Quá trình sản xuất là quá trình làm ra một loại sản phẩm nào đó cần thiết cho tiêu dùng xã họi thường được thực hiện khép kín trong doanh nghiệp. Tuỳ theo công nghệ sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất thường chia ra cá quá trình bộ phận.
Quá trình sản xuất bao gồm:
- Quá trình chuẩn bị sản xuất (thiết kế sản phẩm, xây dựng quy trình công nghệ, chuẩn bị máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lương…).
- Quá trình công nghệ.
- Quá trình kiểm tra kỹ thuật, phân loại sản phẩm.
- Quá trình phục vụ sản xuất (vận chuyển, sửa chữa, phục vụ năng lượng, dụng cụ, nguyên vật liệu, phục vụ sinh hoạt…).
Quá trình công nghệ là quá trình quan trọng nhất của quá trình sản xuất, là quá trình làm thay đổi chất lượng của đối tượng lao động (thay đổi hình dáng kích thước, tính chất lý hoá…) để trở thành sản phẩm nhất định.
Tuỳ sự phát triển của sản xuất (công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất các quá trình công nghệ bộ phận còn được tiếp tục chia ra.
a. Bước công việc: bước công việc là một bộ phận của quá trình sản xuất được thực hiện trên một đối tượng lao động nhất định (cùng loại nguyên vật liệu, một chi tiết máy) tại nơi làm việc nhất định do một hoặc một nhóm người thực hiện.
Bước công việc là đối tượng của định mức, khi tiến hàn định mức thường căn cứ vào bước công việc để định mức.
b. Thao tác lao động.
Thao tác lao động là những nội dung công việc thực hiện trong mỗi bước công việc. Thao tác là tổng hợp hoàn chỉnh các hoạt động của công nhân nhằm mục đích nhất định.
Nhờ việc xác định thao tác ta có thể phân tích, xác định hợp lý quá trình làm việc của công nhân, đảm bảo không có thao tác thừa, trùng lặp gây tổn thất tăng thêm thời gian hoàn thành công việc.
c. Động tác.
Động tác là một bộ phận của thao tác biểu thị bằng những cử động chân tay và thân thể người công nhân nhằm mục đích lấy hay di chuyển một vật nào đó. Sự phân chia thao tác thành các động tác nhằm mục đích hợp lý hoá hơn nữa quá trình lao động của công nhân.
d. Cử động.
Cử động là một phần của động tác được biểu thị bằng những cử động của con người, sự thay đổi cá vị trí bộ phận cơ thể của công nhân.
Sự phân chia nhỏ các quá trình sản xuất thành cá bộ phận hợp thành tạo điều kiện để đi sâu nghiên cứu độ dài chu kỳ sản xuất, để ra biện pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, cho phép dự kiến kết cấu hợp lý các bước công việc thực hiện, các phương pháp thao tác làm việc tiên tiến, trên cơ sở cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học.
Sơ đồ 1: Sự phân chia quá trình sản xuất thành cá bộ phận hợp thành.
Quá trình sản xuất
Quá trình bộ phận
Bước công việc
Giai đoạn chuyển tiếp
Bước công việc
Mặt công nghệ
Thao tác
Động tác
Cử động
Mặt lao động
5.2. Phân loại thời gian làm việc.
Để định mức lao động có căn cứ khoa học cần phải nghiên cứu có hệ thống việc sử dụng thời gian trong quá trình làm việc. Qua nghiên cứu thời gian hao phí sẽ tìm thấy những thời gian làm việc có ích cần thiết và thời gian lãng phí trong ca sản xuất; tìm nguyên nhân của những thời gian làm việc lãng phí và đề ra các biện pháp nhằm xoá bỏ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất những lãng phí nâng cao tỷ trọng thời gian làm việc có ích trong ngày.
Thời gian làm việc trong ngày được chia làm 2 loại:
- Thời gian được tính trong mức.
- Thời gian không được tính trong mức.
a. Thời gian được tính trong mức.
Là thời gian công nhân làm công việc tác nghiệp ra sản phẩm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và thời gian nghỉ sau thời gian làm việc để phục hồi lại sức khoẻ có thể tiếp tục làm việc. Thời gian trong định mức bao gồm các loại thời gian sau:
- Thời gian chuẩn kết (Tck): là thời gian mà người lao động hao phí để chuẩn bị và kết thúc công việc, nhận nhiệm vụ, nhân dụng cụ, thu dọn dụng cụ. Thời gian này chỉ hao phí một lần cho một loạt sản phẩm không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm và độ dài thời gian làm việc trong công tác.
- Thời gian tác nghiệp: là thời gian người công nhân trực tiếp làm các công việc để hoàn thành sản phẩm hay nói cách khác là thời gian người công nhân trực tiếp làm các công việc nhằm thay đổi đối tượng lao động.
Trong thời gian tác nghiệp gồm:
+ Thời gian tác nghiệp chính.
+ Thời gian tác nghiệp phụ.
- Thời gian phục vụ nơi làm việc (Tpv) là thời gian người công nhân làm các công việc nhằm đảm bảo cho nơi làm việc hoạt động liên tục nhịp nhàng trong suốt ca làm việc.
Thời gian phục vụ nơi làm việc gồm:
+ Thời gian phục vụ tổ chức.
+ Thời gian phục vụ kỹ thuật.
- Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết (Tnn). Bao gồm thời gian nghỉ ngơi do mệt mỏi gây ra và thời gian nghỉ ngơi vì nhu cầu cần thiết của công nhân.
Thời gian nghỉ ngơi là để duy trì khả năng làm việc của công nhân trong suốt ca làm việc. Thời gian nghỉ ngơi tuỳ theo điều kiện nặng nhọc, độc hại, nóng bức bụi bặm… trong quá trình làm việc mà quy định độ dài thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
b. Thời gian không được tính mức. (Tnđm)
Thời gian ngoài định mức là thời gian người công nhân không làm các công việc phục vụ cho việc hoàn thành sản phẩm. Thời gian ngoài định mức gồm các loại sau:
- Thời gia lãng phí công nhân (Tlpcn) bao gồm thời gian người công nhân đi muộn, về sớm, nói chuyệnlàm việc riêng trong khi sản xuất. Thời gian này phải có biện pháp loại bỏ không được tính vào mức.
- Thời gian lãng phí do tổ chức (Tlptc): là thời gian lãng phí của công nhân do tổ chức gây nên như chờ dụng cụ, hư hỏng dụng cụ sản xuất người công nhân phải dừng sản xuất để chờ.
- Thời gian lãng phí kỹ thuật (Tlpkt): là thời gian lãng phí do bị tác động của các yếu tố khách quan như mất điện.
Sơ đồ 2: Phân loại thời gian làm việc.
Thời gian trong ca
Thời gian làm việc cần thiết
Thời gian lãng phí
Thời gian chuẩn kết
Thời gian không đầy đủ cho một sản phẩm
Lãng phí do công nhân
Lãng phí do tổ chức
Lãng phí do kỹ thuật
Thời gian tác nghiệp
Thời gian phục vụ
Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết
Thời gian không tính trong mức
Thời gian chính
Thời gian phụ
Thời gian phục vụ tổ chức
Thời gian Phục vụ kỹ thuật
Thời gian nghỉ ngơi
Thời gian cho nhu cầu cần thiết
Thời gian được tính trong mức
3. Tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động.
Như đã nêu, để định mức lao động có căn cứ khoa học cần áp dụng một phương pháp định mức kỹ thuật lao động có hiệu quả có căn cứ khoa học. Nói cách khác, để định mức kỹ thuật lao động có căn cứ khoa học cần phải có hệ thống những tài liệu tiêu chuẩn.
Tiêu chẩu để định mức lao động là những đại lượng quy định về chế độ làm việc tiên tiến của thiết bị (hay những đại lượng hao phí thời gian quy định để hoàn thành những bộ phận bằng tay của bước công việc) trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý, dùng để tính các mức thời gian có căn cứ khoa học. Như vật, chất lượng của tiêu chuẩn để định mức lao động quyết định chất lượng mức lao động có căn cứ kỹ thuật.
* Sự khác biệt giữa tiêu chuẩn thời gian và mức thời gian.
+ Thứ nhất: Mức thời gian tính cho tất cả các loại thời gian (Thời gian chuẩn kết, tác nghiệp, phục vụ) trong khi tiêu chuẩn chỉ xây dựng và tính toán riêng biệt cho từng loại thời gian.
+ Thứ hai: Theo phạm vị sử dụng, mức thời gian chỉ dùng cho những bước công việc giống nhau và nơi làm việc như nhau còn tiêu chuẩn thời gian có thể sử dụng tại nhiêu nơi làm việc khác nhau của ngành này hay sản xuất khác.
+ Thứ ba: Theo mục đích sử dụng, mức thời gian là yếu tó quan trọngđể tính đơn giá sản phẩm nhưng tiêu chuẩn thời gian không thể dùng để tính toán đơn giá sản phẩm.
- Cũng như mức lao động, tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động có tính đến những điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể vì vậy tiêu chuẩn cũng phải luôn được sửa đổi cho phù hợp đông fhtời tiêu chuẩn phải đáp ứng những yêu cầu chính sau đây:
+ Phải phản ánh được những thành tựu mới nhất về khoa học kỹ thuật những kinh nghiệm tiên tiến của tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, những phương pháp làm việc tiên tiến của công nhân.
+) Đảm bảo chính xác phù hợp với từng loại hình sản xuất.
+) Phải tính toán đầy đủ và chính xác những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian của bước công việc và các bộ phận hợp thành các bước công việc.
+) Phải tính đền những điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể, đặc điểm của quá trình công nghệ và loại hình sản xuất.
+) Phải bao gồm những phương án công nghệ phổ biến nhất, những thông số chủ yếu phản ánh được số động chứ không phải là cá biệt. Phải đơn giản thuận tiện khi sử dụng định mức lao động.
Phân loại tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn có thể phân loại theo nhiều tiêu thức.
- Theo nội dung ta có:
+) Tiêu chuẩn chế độ làm việc của thiết bị.
+) Tiêu chuẩn thời gian: là những đại lượng quy định thời gian lao động dùng để định mức cho các bước công việc làm bằng tay hoặc phần làm bằng tay của các bước công việc được thực hiện trên các thiết bị khác nhau. Tiêu chuẩn thời gian được xây dựng trên cơ sở các số liệu, những cuộc khảo sát tiến hành ở những phân xưởng sản xuất với điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý.
+) Tiêu chuẩn phục vụ
+) Tiêu chuẩn số lượng người làm việc.
- Theo phạm vi và mức sử dụng ta có:
+) Tiêu chuẩn xí nghiệp
+) Tiêu chuẩn ngành
+) Tiêu chuẩn thống nhất: Do Nhà nước ban hành dùng để định mức cho những công việc hoặc sản phẩm giống nhau của các ngành các xí nghiệp khác nhau.
II. Các phương pháp định mức lao động.
Chất lượng của mức lao động phụ thuộc rất lớn vào phương pháp định mức lao động. Trong thực tế sản xuất thường áp dụng các phương pháp chủ yếu:
phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích.
1. Các phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp là phương pháp xây dựng mức không dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bộ phận của bước công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật hoàn thành nó, thời gian hao phí chỉ được quy định cho toàn bộ bước công việc.
Nhóm này gồm 3 phương pháp: Thống kê, kinh nghiệm và dân chủ bình nghị.
- Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tìa liệu thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc (giống hoặc tương tự) ở thời kỳ trước. Lương thời gian (sản lượng) được xác định là mức lao động thường lấy giá trị trung bình.
Ví dụ: Có 6 công nhân làm những việc như nhau, theo thống kê ghi lại của từng người, hao phí thời gian trung bình để làm một sản phẩm trong tuần làm việc như sau:
45’ ; 39’ ; 52’ ; 49’ ; 41 ; 47’
Mức trung bình để làm sản phẩm:
45 + 39 + 52 + 49 + 41 + 47
= 45,5’
6
- Phương pháp kinh nghiệm: là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được cán bộ định mức, quản độc phân xưởng hoặc công nhân sản xuất.
- Phương pháp dân chủ bình nghị: là phương pháp xây dựng mức bằng cách cán bộ định mức dự tính mức bằng thống kê hoặc kinh nghiệm rồi đưa ra cho công nhân thảo luận, bình, nghị quyết định.
Qua đặc điểm các phương pháp trên đây nên có thể nói: phương pháp tông hợp không phải là phương pháp định mức khoa học. Tuy nhiên nó có ưu điểm là đơn giản, ít tồn công sức, dễ làm. Nó chỉ được áp dụng hạn chế, có thời hạn trong điều kiện sản xuất mới trình độ tổ chức lao động và sản xuất còn thấp.
2. Nhóm các phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích là phương pháp xây dựng mức bằng cách phân chia và nghiên cứu tỉ mỉ quá trình sản xuất, quá trình lao động, các bước công việc được định mức và các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí. Trên cơ sở đó, áp dụng các biện pháp hoàn thiện quá trình lao động những quy định chế độ làm việc có hiệu quả lớn của máy móc thiết bị, sử dụng các phương pháp và thao tác lao động hợp lý…đồng thời loại trừ những nhược điểm trong tổ chức nơi làm việc và điều kiện lao động xuất phát từ kết quả nghiên cứu và dự tính khoa học đó xác định hao phí thời gian cần thiết cho mỗi yếu tố và mức thời gian cho các bước công việc nói chung. Các mức lao động được xây dựng bằng phương pháp phân tích đều là mức có căn cứ khoa học.
Phương pháp phân tíh bao gồm: phương pháp phân tích tính toán, phương pháp phân tích khảo sát và phương pháp so sánh điển hình.
2.1. Phương pháp phân tích tính toán.
Là phương pháp xây dựng mức dựa và các tài liệu chuẩn được xây dựng sẵn, vận dụng các phương pháp toán sử dụng công thức để tính toán các thời gian chính và thời gian khác trong mức. Phương pháp này gồm có các nội dung sau:
Phân tích và nghiên cứu kết cấu bước công việc, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành bộ phận bước công việc.
Dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn xác định các thời gian của từng bước công việc và các loại thời gian trong ca (chuẩn kết, tác nghiệp, phục vụ, nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết)
Xác định mức thời gian và mức sản lượng
Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào những chứng từ kỹ thuật và các tài liệu tiêu chuẩn để xác định các loại hao phí thời gian. Quá trình xây dựng mức chủ yếu được tiến hành trong phòng làm việc của cán bộ định mức. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong những điều kiện sản xuất hàng loạt và nó cho phép xây dựng mức nhanh, tốn ít công sức, bảo đảm chính xác và đồng nhất của mức.
2.2. Phương pháp phân tích khảo sát.
Là phương pháp xây dựng mức dựa trên các tài liệu nghiên cứu, khảo sát tại nơi làm việc. Các phương pháp khảo sát cơ bản để nghiên cứu hao phí thời gian làm việc và chụp ảnh, bấm giớ hoặc kết hợp cả chụp ảnh và bấm giớ. Kết quả chụp ảnh và bấm giờ sẽ phản ánh toàn bộ hoạt động của công nhân và thiết bị trong ca làm việc, mặt khác nó có thể nghiên cứu hao phí thời gian thực hiện từng thao tác hoặc động tác của bước công việc, nó giúp ta phát hiện được thời gian lãng phí. Phân tích những kết quả đó ta xác định được các loại cơ cấu thời gian trong ca, nội dung trình tự thực hiện bước công việc cuối cùng là xác định được mức thời gian mức sản lượng.
Đặc điểm của phương pháp này là xây dựng mức dựa vào các tài liệu khảo sát trực tiếp tại nơi làm việc, nó cho phép không vhỉ xây dựng được những mức có căn cứ khoa học mà còn góp phần hoàn thiện tổ chức sản xuất cvà quản lý, đúc kết các kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất để phổ biến rộng rãi trong xí nghiệp hoặc trong phạm vi một ngành sản xuất.
Các mức xây dựng bằng phương pháp này có độ chính xác cao, nhưng tồn nhiều thời gian, người khảo sát đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ nhất định nên chỉ áp dụng thích hợp trong điều kiện sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.
2.3. Phương pháp so sánh điển hình.
Là phương thức xây dựng mức dựa trên những hao phí mức điển hình. Mức điển hình là mức được xây dựng có căn cứ khoa học (bằng phương pháp phân tích) đại diện cho nhóm công việc có những đặc trưng công nghệ hay nội dung kết cấu trình tự thực hiện giống nhau nhưng khác nhau về kích cỡ.
Từ mức điển hình của công việc điển hình của nhóm để xây dựng mức cho các công việc khác nhau trong nhóm người ta nhận mức điển hình với hệ số điều chỉnh được xây dựng sẵn để định mức cho các công việc còn lại trong nhóm.
Nội dung của phương pháp này bao gồm:
Phân loại các chi tiết gia công ra các nhóm theo những đặc trưng giống nhau. Mỗi nhóm chọn 1 hoặc một số chi tiết điển hình.
Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý để gia công những chi tiết điển hình.
Xác định các thiết bị dụng vụ cần thiết và điều kiện tổ chức kỹ thuật thực hiện chế tạo chi tiết điển hình.
áp dụng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát để xây dựng mức cho các chi tiết (bước công việc) điển hình.
Xây dựng mức bằng phương pháp này sẽ nhanh chóng tốn ít công sức nhưng độ chính xác không cao so với 2 phương pháp trên phương pháp này thường áp dụng cho loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc. Để nâng cao độ chính xác của mức được xây dựng bằng phương pháp này cần phải phân chia nhóm chi tiết gia công chính xác theo các đặc trưng gần nhau, xây dựng quy trình công nghệ tỉ mỉ, đúng đắn, xác định hệ số điều chỉnh có căn cứ khoa học.
3. Cách tính mức lao động
3.1. Tính mức thời gian.
Mức thời gian tuỳ theo từng công việc có thể quy định cho từng bước công việc hoặc thời gian hoàn thành sản phẩm như sau:
Đối với hình thức sản xuất hàng loạt nhỏ hoặc đơn chiếc
+ Trường hợp các thời gian phục vụ (Tpv), chuẩn bị kết thúc (Tck), thời gian nghỉ ngơi (Tnn), thời gian tác nghiệp (Ttn) đã được xác định qua các tỷ số thời gian tính theo công thức sau:
Tsp = Ttn + Tpv + Tnn + Tck (1)
Với Tsp là định mức thời gian quy định cho sản phẩm
+ Trường hợp các loại thời gian như trên được xác định bằng các tỷ lệ % so với thời gian tác nghiệp thì:
Tsp =
Ttn 1+
a + b + c
100
Trong đó: a: tỷ lệ % thời gian phục vụ so với thời gian tác nghiệp
b: tỷ lệ % thời gian nghỉ ngơi so với thời gian tác nghiệp
c: tỷ lệ % thời gian chuẩn kết so với thời gian tác nghiệp
Nếu sản xuất hàng loạt lớn hay khối lượng lớn hơn thì thời gian chuẩn bị kết thúc cho một sản phẩm không đáng kể. Khi đó, định mức tính thời gian hao phí chỉ bao gồm có thời gian tác nghiệp phục vụ và thời gian nghỉ ngơi.
Công thức tính
Tsp =
Ttn 1+
a + b
100
3.2. Tính mức sản lượng.
Mức sản lượng là quy định khối lương công việc cho một công nhân phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian
Công thức tính:
Msl =
T + c
Tsp
Với : Msl: mức sản lượng
Ttc: thời gian làm việc tiêu chuẩn (giờ, ca)
Tsp: mức thời gian cho 1 sản phẩm
Qua phân tích ở trên chúng ta đã thấy được bản chất của mức lao động cũng như vai trò quan trọng của công tác định mức lao động trong doanh nghiệp sản xuất. Việc không ngừng hoàn thiện công tác định mức lao động của mỗi doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt là iều tất yếu để đứng vững và tồn tại phát triển.
Phần II
Phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại công ty may Thanh Hoá.
II. Vai trò về quá trình hình thành và phát triển của công ty may Thanh Hoá.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty may Thanh Hoá là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước chịu sự quản lý Nhà nước của Sở công nghiệp Thanh Hoá.
Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty may Thanh Hoá là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập chịu sự quản lý Nhà nước của sở công nghiệp quản lý vốn của Cục quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tỉnh Thanh Hoá.
Từ xí nghiệp may cắt gia công thị xã thành lập theo Quyết định số 889- UB/TH ngày 26.5.1974 của UBND tỉnh Thanh Hoá trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị:
Xí nghiệp may Bà Triệu.
Văn phòng công ty may dệt, nhuộm.
Trạm may cắt gia công thị xã Thanh Hoá.
Xí nghiệp bắt đầu hoạt động từ ngày 06/07/1974 với tổng số 618 cán bộ công nhân viên. Số máy móc thiết bị của xí nghiệp khi đó như sau:
Bảng 1: Số máy móc thiết bị của công ty may Thanh Hoá năm 1974
STT
Tên máy móc thiết bị
Đvị
Số lượng
1
Máy may công nghiệp của Liên Xô k22
Cái
200
2
Máy thùa k25 Liên Xô
Cái
06
3
Máy cắt vòng
Cái
04
Nguồn: Số thống kê trang thiết bị (của phòng kỹ thuật)
- Tổng diện tích nhà xưởng: 2.450m2
- Sản phẩm chủ yếu: Quần áo bảo hộ lao động
- Khách hàng chủ yếu của xí nghiệp là Công ty công nghệ phẩm Thanh Hoá và Công ty bảo hộ lao động miền Bắc.
Ngày 14/11/1987 Hội đồng bộ trưởng ra quyết định 217/HĐBT giaoquyền tự chủ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tự hạch toán kinh tế trên cơ sở quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan hệ cung cầu phải tính đúng tính đủ vào giá thành sản phẩm. Đồng thời, cùng với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế khách hàng của Công ty không còn nữa. Xí nghiệp chuyển hướng sản xuất kinh doanh từ kinh doanh hàng nội địa sang kinh doanh hàng xuất khẩu.
Được UBND tỉnh cho phép Quyết định số 1489 tài chính/ UBTH đổi tên xí nghiệp may cắt gia công thành xí nghiệp may mặc giày da xuất khẩu Thanh Hoá.
Sản phẩm của xí nghiệp thời kỳ này là:
- Quần áo bảo hộ lao động xuất khẩu.
- Mũ, giầy xuất khẩu.
Thị trường tiêu thụ: Liên Xô, Cộng Hoà Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan.
Năm 1991 -1992, trước sự biến động về chính trị của Liên Xô và các nước Đông âu, Công ty lại bị mất thị trường tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn này xí nghiệp thiếu việc làm nên xắp xếp lại cơ cấu tổ chức sản xuất bằng cách giảm từ 618 công nhân xuống còn 310 người, số dôi ra phải giải quyết cho nghỉ hưu và về thôi việc.
Ngày 27/6/1992, Xí nghiệp may và sản xuất dép thêu xuất khẩu Hoằng Hoá được sát nhập với xí nghiệp may mặc giầy da xuất khẩu Thanh Hoá theo Quyết định số 898/ UBTH của UBND tỉnh Thanh Hoá và lấy tên là xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Hoá. Đồng thời xí nghiệp chuyển hướng sang gia công hàng may mặc xuất khẩu cho các nước Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc.
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời để phù hợp với nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tháng 10 năm 1992 xí nghiệp may xuất khẩu được Bộ công nghiệp nhẹ và UBND tỉnh Thanh Hoá cấp giấy phép thanh lập doanh nghiệp Nhà nước giấy phép số 1352 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu may công nghiệp và đổi tên thành Công ty may Thanh Hoá.
Từ đó đến nay, Công ty may Thanh Hoá luôn đầu tư mở rộng sản xuất. Từ chỗ chỉ có một phân xưởng may đến nay đã có 3 phân xưởng may lớn. Nhà xưởng khang trang, máy móc trang thiết bị hiện đại, sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng cao và sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ rộng khắp trong nước và ngay cả tại các thị trường đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm như: Thụy sỹ, Pháp, áo, Đức…
Từ chỗ giao hàng phải xuất khẩu uỷ Thanh Hoá qua đơn vị bạn đến nay Công ty đã được cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp và hàng năm được Bộ Thương Mại phân bổ Quota (hạn ngạch xuất khẩu) sang thị trường EU.
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty .
STT
Chỉ tiêu
Đ.vị tính
1995
1996
1997
1998
1999
1
Tổng doanh thu
Tr.đ
2258
3300
4224.613
4288.82
4232.012
2
Nộp ngân sách
"
96
116.4
113
87
33
3
Tổng quỹ lương
"
1400
1960
2191.63
2238.96
2371.2
4
Lợi nhuận
"
14.625
25.586
4.803774
13.278
16.352
5
Thu nhập bình quân
1000đ/người/tháng
250
280
286
298
304
Nguồn: Sổ kế toán .
2. Đặc điểm Công ty.
2.1. Về cơ cấu mặt bằng.
Công ty may Thanh Hoá có trụ sở chính tại 119 Tống Duy Tân, Phường Lam Sơn, Thành phố Thanh Hoá.
Ngoài trụ sở chính Công ty còn 1 phân xưởng sản xuất tại thị trấn Bút Sơn, Huyện Hoàng Hoá. Khoảng cách 2 cơ sở là 16km.
Diện tích sử dụng của Công ty: 11768 m2.
Trong đó: - Trụ sở chính (cơ sở 1): 9768 m2.
- Thị trấn Bút Sơn(cơ sở 2): 2000m2.
2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý.
- Cơ cấu tổ chức của Công ty may Thanh Hoá theo kiểu trực tuyến chức năng. Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc công ty là người điều hành chung chịu trách nhiệm cao nhất trước nhà nước về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc phụ trách từng phần công việc theo sự phân công của giám đốc. Tiếp đến là các phòng ban phân xưởng sản xuất.
Các phòng ban chức năng của công ty gồm:
- Phòng tổ chức hành chính.
- Phòng kỹ thuật công nghệ.
- Phòng kế hoạch vật tư.
- Phòng kế toán tài vụ.
- Ban bảo vệ.
- Ban đào tạo.
- Các đơn vị sản xuất.
+ Ban cơ điện.
+ Phân xưởng trải cắt.
+ Phân xưởng may I với 6 tổ sản xuất.
+ Phân xưởng may II với 6 tổ sản xuất.
+ Phân xưởng may III với 2 tổ sản xuất.
Để thấy rõ hơn về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty may Thanh Hoá chúng ta xem sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức Công ty may Thanh Hoá.
Giám đốc
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản
Tổ trải cắt
Ban cơ điện
Phòng kỹ thuật
Phòng kế hoạch vật tư
Ban đào tạo
Phòng tổ chức bảo vệ
Phòng tài vụ
Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
Phân xưởng 3
Tổ
1
Tổ
2
Tổ
3
Tổ
4
Tổ
5
Tổ
6
Tổ
1
Tổ
2
Tổ
1
Tổ
2
Tổ
3
Tổ
4
Tổ
5
Tổ
6
2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị công nghệ.
* Máy móc thiết bị.
Do yêu cầu sản xuất, Công ty thường xuyên đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới dây chuyền thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất cũng như yêu cầu về sự phát triển tiến bộ của khoa học công nghệ. Đến nay công ty đã có các loại máy móc đáp ứng yêu cầu công nghệ may, thoả mãn đòi hỏi của khách hàng về mặt kỹ thuật.
Những loại máy móc thiết bị mà công ty có thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3: Bảng tổng hợp về máy móc thiết bị.
STT
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng thiết bị
Năm sử dụng
Hiện có
Huy động sản xuất
Chờ thanh lý
1
Máy may 1 kim Singe
Nhật
210
210
95 - 96
2
Máy may 1 kim Juku
Nhật
110
110
1996
3
Máy may 2 kim Juku
Nhật
6
6
1996
4
Máy may 2 kim Singe
Nhật
6
6
1995
5
Máy thùa khuyết đơn tròn
Nhật
2
2
95 - 96
6
Máy Di bọ
Nhật
3
3
95 - 96
7
Máy ép Max
Nhật
1
1
1992
8
Máy vắt sổ Textima
Đức
20
20
91 - 92
9
Máy vắt sổ 1 kim Juku
Nhật
5
5
96
10
Máy may kasvama
Đài Loan
15
15
95
11
Máy may Textima
đức
27
27
1987
12
Máy cắt vòng
Hungary
2
2
1985
13
Máy cắt phá
Nhật
3
3
1995
14
Máy may nhãn
Nhật
2
2
1993
15
Máy may kasai
Nhật
2
2
97
16
Bàn là hơi
Bộ
2
2
94
17
Bàn là treo
Cái
16
16
94 - 97
18
Máy may K22
Liên Xô
46
46
1970
19
Máy may 974
Liên Xô
58
58
1989
Nguồn: Phòng kỹ thuật công nghệ Công ty may Thanh Hoá
Qua số liệu bảng trên ta thấy về máy may băng 1 kim là tương đối nhiều 320 máy. Nhưng máy chuyên dùng 2 kim di động và cố định so với máy 1 kim là quá ít. Công ty bố trí 14 tuyến sản xuất mỗi tuyến chỉ có 1 máy 2 kim trong khi yêu cầu sản xuất đòi hỏi phải có 2 máy cho mỗi tuyến sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và việc hoàn thành mức của người lao động cũng như việc xây dựng mức của bộ phận chuyên trách đặc biệt là khi có sự thay đổi về chủng loại sản phẩm hoặc việc rút ngắn thời hạn giao hàng do bên khách hàng yêu cầu.
Về bàn là hơi, 3 phân xưởng sản xuất chỉ có 2 bộ với 6 vòi là trong khi đó thực tế đòi hỏi cứ 3 tuyến sản xuất phải có một bộ bàn là hơi. Điều này không cân đối với sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất do phải là nhanh cho kịp tiến độ của sản xuất và nó cũng ảnh hưởng tới năng suát lao động và việc hoàn thành mức của mỗi công nhân trong mỗi dây chuyền sản xuất do bộ phận kế tiếp sau bộ phận là phải chờ đợi.
Một số máy chuyên dùng khác: Di bọ, thùa khuyết đầu tròn cũng chỉ có 2 đến 3 chiếc chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng. Điều này cũng gây ách tắc cho sản xuất. Thực tế khảo sát tại cá bộ phận là Di bọ, thùa khuyết tại các phân xưởng sản xuất đều phải bố trí làm thêm giờ mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
- Dây chuyền công nghệ sản xuất.
Công ty may Thanh Hoá với phương thức kinh doanh là ký hợp đồng gia công đối tác khách hàng trong và ngoài nước sau ddó nhận nguyên vật liệu, phụ liệu của họ kèm theo mẫu quần áo, về tổ chức sản xuất thành sản phẩm sau đó giao cho khách hàng một số mã hàng nước ngoài mà công ty nhận nguyên phụ liệu như: Peter, Blexlon, júngun.
Bởi kinh doanh theo phương thức ký kết hợp đồng thì công ty mới tiến hành sản xuất. Thêm vào đó, việc sản xuất không chỉ tập trung vào một loại sản phẩm nhất định nào đó mà luôn thay đổi theo cá đơn đặt hàng. Do vậy, cứ mỗi lần thay đổi sản phẩm thì việc áp dụng mức lại không chính xác nữa bởi vì với mỗi loại nguyênvật liệu khác nhau hay sản phẩm khác nhau thì mức độ hoàn thành lại khác nhau. Cho nên, đây là điểm ảnh hưởng rất lớn công tác xây dựng và áp dụng mức lao động.
Quy trình sản xuất thể hiện như sau:
Xây dựng bản vẽ, các thông số tiêu chuẩn kỹ thuật
May mẫu
Xây dựng đường truyền công nghệ
Hướng dẫn thực hiện đường truyền công nghệ
Cắt bán thành phẩm
Đánh số
Là chi tiết và
là thành phẩm
May hoàn chỉnh áo
theo đường truyền
công nghệ
Kiểm tra sản phẩm
Đóng gói sản phẩm
Nhập kho
Nguyên liệu - phụ liệu
Yêu cầu của sản phẩm do khách hàng đặt ra dẫn đến tính chủ động trong công nghệ sản xuất rất thấp. Có nhiều mã hàng đang trong quá trình sản xuất khách hàng lại thay đổi, bổ sung một số chi tiết cho sản phẩm. Điều này làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành mức của người lao động cũng như đến việc áp dụng mức và điều chỉnh mức của bộ phận làm công tác định mức.
2.4. Đặc điểm thị trường và khả năng cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để duy trì và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường đòi hỏi sản phẩm phải đạt chất lượng cao đồng thời giá cả phải chăng phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Thị trường của công ty là một số nước trong khu vực Châu á và Châu âu như: Đài Loan, Hàn Quốc, Các nước EU, Nhật Bản… Do công ty có hạn chế trong khả năng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ở nước ngoài cho nên để xuất hàng ra nước ngoài Công ty phải xuất qua bên trung gian đó là các đơn vị sản xuất kinh doanh có đơn đặt hàng của kháh nước ngoài. Công ty sẽ ký hợp đồng với họ sau đó sẽ tiến hành tổ chức sản xuất sản phẩm cung cấp cho họ, khả năng cạnh tranh của công ty chưa cao bởi cơ sỏ hạ tầng trang thiết bị còn chưa tốt, tay nghề đội ngũ công nhân còn thấp kém. Trong khi đó khách hàng tiêu thụ sản phẩm lại có yêu càu đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao và giá rẻ do vậy trong năm vẫn có những ngày công ty không ký được hợp đồng dẫn đến phải ngừng sản xuất cụ thể như trong tháng 4 - 2000 Công ty phải ngừng sản xuất từ ngày 18 đến ngày 23. Do khả năng cạnh tranh và đặc điểm thị trường đòi hỏi công tác định mức sao cho phù hợp với đặc điểm lao động của công ty đồng thời vừa phải tính mức sao cho chi phí đơn giá tiền lương theo mức phù hợp nhất nhằm làm giảm chi phí trong giá thành sản phẩm. Đây là công việc khó khăn đối với công tác định mức lao động bởi để đạt được điều này thì lại khó thực hiện được điều kia.
2.5. Đặc điểm về lao động.
Trực tiếp làm ra sản phẩm ở Công ty may Thanh Hoá gồm công nhân ở 3 phân xưởng may gần 700 người. ở mỗi phân xưởng sản xuất được bố trí thành các dây truyền sản xuất (ttỏ sản xuất ) với biên chế mỗi tuyến là 42 - 45 lao động quản lý tổ có tổ trưởng và 2 kỹ thuật viên. Ngoài thợ may trong tổ còn được bố trí 2 thự thùa, là, đính đảm bảo sản xuất khép kín, hoàn thành sản phẩm ngay trong tổ sản xuất.
Ưu điểm của việc bố trí lao động theo tổ là gắn kết quả hoạt động của cá nhân với kết quả chung của tập thể, kích thích tập thể, cá nhân nâng cao năng suất lao động hoàn thanh mức lao động. đây cũng là đặc điểm thuận lợi cho cho việc xây dựng và áp dụng các mức lao động. Bởi mức có thể được xây dựng thông qua một tổ nào đó sau đó đem áp dụng cho các tổ khác thực hiện. Điều này làm giảm bớt được nhiều những hao phí cho công tác định mức như giảm thời gian xây dựng mức.
Song song với việc đầu tư trang thiết bị máy móc, cải tạo nhà xưởng, mở rộng sản xuất đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật tại công ty cũng ngày càng được bổ sung cả về số lượng cũng như chất lượng. Điều này được thể hiện qua các biểu sau:
Bảng 4: Đặc điểm về lao động của Công ty may Thanh Hoá.
STT
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Tổng số
729
100
745
100
757
100
I
Lao động gián tiếp
55
7.5
99
13.3
101
13.3
1
Quản lý kinh tế
25
45.5
30
30.3
32
31.7
2
Quản lý kỹ thuật
21
38.2
47
47.5
47
46.5
3
Quản lý hành chính và bảo vệ
9
16.4
22
22.2
22
21.8
II
Lao động trực tiếp
674
92.5
646
86.7
656
86.7
1
Công nhân may
618
91.7
592
91.6
600
91.5
2
Công nhân khác
56
8.3
54
8.4
56
8.5
Nguồn: Sổ theo dõi nhân lực
Biểu đồ: Sự thay đổi cơ cấu lao động gián tiếp.
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Qua biểu 4 ta thấy rằng tổng số lao động của công ty tăng lên qua các năm đặc biệt là số lượng lao động gián tiếp tăng lên rất nhanh. Năm 1997 mới chỉ có 55 người thì đến năm 1999 là 100 người.
Trong khi đó chúng ta thấy số lượng công nhân sản xuất không tăng mà lại còn có xu hướng giảm nhưng số lượng giảm cũng không đáng kể.
Sự biến động nhỏ này là do những vị trí sản xuất ở các phân xưởng gần như có biên chế cố định số vị trí làm việc tại các tuyến sản xuất không tăng cho nên số lượng công nhân không tăng.
Nguyên nhân dẫn đến việc lao động gián tiếp tăng nhanh là:
- Do đòi hỏi của quá trình sản xuất của khách hàng về chất lượng sản phẩm và sự tồn tại phát triển của công ty dẫn đến việc sản lượng lao động quản lý kỹ thuật tăng nhanh. Năm 1997 mới chỉ có 21 người thì năm 1998 là 47 người tăng 123,8%. Khách hàng của công ty là khách nước ngoài do vậy sản phẩm đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng cao, sai hỏng ít nên cần phải tăng cường lượng lao động quản lý kỹ thuật.
- Do tại các phòng ban của công ty không được bố trí máy móc thiết bị để xử lý số liệu (máy vi tính) mà việc xử lý số liệu vẫn do con người thực hiện cho nên mất nhiều thời gian và công sức của các cán bộ quản lý ảnh hưởng đến việc thực hiện đày đủ các chức năng các nhiệm vụ của cán bộ quản lý. Vì vậy mà số lượng lao động gián tiếp, mà chủ yếu là những nhân viên giúp việc, tăng lên rất nhanh.
- Xét theo nguyên nhân dẫn đến việc số lượng lao động gián tiếp tăng nhanh thì chúng ta thấy nó là hợp lý. Tuy nhiên nếu xét theo tỷ lệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp tại công ty thì có thể thấy nó chưa hợp lý. Năm 1997 tỷ lệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp là 1:12 thì năm 1999 tỷ lệ này này là 1: 6. Đây là một tỷ lệ không hợp lý bởi có quá nhiều lao động gián tiếp. Đó là đặc điểm về mặt số lượng còn về mặt chất lượng thì sao?
Biểu số 5: Chất lượng lao động quản lý.
STT
Chức danh
Tổng số (người)
(% so với tổng số)
Trình độ
Thâm niên nghề (năm)
Đại học
Trung cấp
Sơ cấp
<10
10á20
>20
1
Ban giám đốc
3
100
100
2
Trưởng phó phòng ban
14
43
36
21
21
36
43
3
Quản đốc, phó quản đốc
6
33
33
34
67
33
4
Nhân viên quản lý
32
16
59
25
50
31
19
Tổng
55
29
47
24
35
34
31
Nguồn: Sổ theo dõi nhân lực
Qua biểu trên chúng ta thấy trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ở công ty so với quy mô và tầm cỡ của công ty chưa được tương xứng. Cả công ty chỉ có 16 cán bộ có trình độ đại học (chiếm 29% trong tổng số 55 cán bộ của công ty) đặc biệt không có ai có trình độ trên đại học. Số lượng lao động quản lý có trình độ trung cấp, sơ cấp vẫn còn nhiều (39 người chiếm 71% trên tổng số 55 cán bộ quản lý). Tuy rằng trình độ của cán bộ quản lý của công ty nhìn chung là thấp nhưng bù lại là họ có thâm niên nghề khá cao. Với 19 người có thâm niên nghề từ 10 đến 20 năm chiếm 34% và 17 người có thâm niên nghề trên 20 năm chiếm 31% đây là mặt tích cực đối với công tác quản lý lãnh đạo bởi họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua thời gian công tác lâu năm.
Về chất lượng đội ngũ công nhân được thể hiện qua bảng sau:
Biểu số 6: Cơ cấu ngành nghề bậc thợ
STT
Ngành nghề
Tổng số
% so với tổng số theo từng bậc thợ
Bậc thợ bình quân
I
II
III
IV
V
VI
1
Công nhân may
60
55
19
17
6.0
2.0
1.0
1.9
2
Công nhân là
31
74.2
25.8
2.3
3
Công nhân thuê
3
100
3
4
Công nhân trải cắt
6
34
33
17
16
3.1
5
Công nhân giác mầu
4
25
50
25
3
6
Công nhân sửa chữa
12
17
16
34
33
4.83
Tổng
656
50
21
19
6
45
2
2.125
Nguồn: Sổ theo dõi nhân lực
Cơ cấu bậc thợ của ngành may khác với ngành khác bởi trình độ bậc thợ cao nhất chỉ là bậc VI không như một số ngành khác có cả bậc VII hoặc có ngành có bậc ít hơn.
Nhìn vào số liệu ở bảng trên điều đầu tiên chúng ta có thể nhận xét một cách toàn diện rằng trình độ bậc thợ của công ty là thấp với bậc thợ bình quân là 2,125.
Bậc thợ bình quân cao nhất của công ty là của công nhân sửa chữa với bậc thợ bình quân là 4,83 tuy nhiên đây không phải là ngành nghề chính của công ty. Ngành nghề chính của công ty là nghề may với 600 công nhân (chiếm số lượng đông nhất) nhưng lại có bậc thợ bình quân thấp nhất chỉ là 1,86. Trong số 600 công nhân may thì số công nhân bậc I chiếm hơn một nửa 55%, công nhân bậc II chiếm 18,7%. công nhân bậc IV chiếm 16,7%. Số công nhân may có tay nghề khá giỏi còn ít chỉ chiếm 9,6%.
Với công nhân là bậc thợ bình quân cũng không cao chỉ là 2,3 điều này là do số lượng công nhân là có tay nghề bậc II đã chiếm tới 74,2 % còn lại là công nhân bậc III chiếm 25,8% không có công nhân có bậc thợ cao hơn bậc III.
Khâu trải cắt là một khâu quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm bởi nó có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Nếu như cắt sai, cắt lệch nó dẫn đến việc sản phẩm làm ra không đạt tiêu chuẩn, gây lãng phí cho các công đoạn sau như: may, thùa, là … Tuy vậy bậc thợ bình quân của công nhân trải cắt cũng chưa phải là cao. Số công nhân trải cắt có bậc II, III còn nhiều chiếm tới 67% trong khi số công nhân có bậc IV, V chỉ chiếm 33%.
Với bậc thợ bình quân thấp như vậy sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hoàn thanh mức lao động của công nhân và gây ra những khó khăn nhất định cho công tác định mức lao động nó cũng đồng nghĩa với việc sản xuất kinh doanh sẽ giảm sút do chất lượng hàng hoá không đảm bảo. Bởi trình độ thấp cho nên các thao tác động tác sẽ chậm chạp, kém chính xác dẫn đến năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm thấp do sản phẩm hỏng và lỗi nhiều.
Cơ cấu bậc thợ giữa những ngành nghề cũng chưa được cân đối. Với công nhân may thì bậc thợ chủ yếu vẫn là bậc I trong khi công nhân là bậc thợ chủ yếu là bậc II và công nhân trải cắt bậc thợ chủ yếu là II, III. Sự chênh lệch này gây nên những khó khăn cho việc xây dựng mức trong các dây chuyền sản xuất. Bởi với một công nhân có trình độ khác nhau thì tốc độ hoàn thành khác nhau.
II. Phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại Công ty may Thanh Hoá.
1. Các loại mức đang áp dụng tại công ty.
Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 loại mức đó là mức thời gian và mức biên chế (số lượng người cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện sản xuất nhất định). Tuy mức htời gian trong thực tế là cơ sở xuất phát để tính các loại mức khácvì thời gian làm việc là thước đo lao động nói chung và về nguyên tắc định mức lao động là xác định hao phí thời gian cần thiết đẻe hoàn thành công việc này hay công việc khác nhưng nó chưa được áp dụng thường xuyên trong Công ty.
2. Tổng khối lượng công việc của Công ty.
Khối lượng công việc ở công ty được chia thành 2 nhóm:
- Khối lượng công việc của lao động quản lý.
- Khối lượng công việc cuae công nhân sản xuất.
Trong đó công việc của lao động quản lý bao gồm công việc tại các phong ban như:
+. Phòng tổ chức.
+ Phòng tài vụ.
+ Phòng kế hoạch vật tư.
+ Phòng kỹ thuật.
Khối lượng công việc của công nhân sản xuất bao gồm:
+ Công việc trải cắt.
+ Công việc giác mẫu.
+ May.
+ Là.
+ Thùa, đính.
Sửa chữa cơ, điện.
Trong tổng số công việc ở trên chỉ có một số công việc đã được định mức đó là:
+ Trải cắt.
+ Thùa, đính.
+ Là.
+ may.
Tổng số mức đã có trong đó :
- Mức theo nhóm tổng hợp là mức số lượng người làm việc được xây dựng cho công việc trải cắt, thùa, đính, phục vụ.
- Mức theo nhóm phân tích là mức thời gian xây dựng cho công việc là, may.
Nhìn chung, định mức lao động tại công ty chỉ xây dựng cho công việc của công nhân sản xuất còn với lao động quản lý chưa có mức được xây dựng.
3. Phân tích phương pháp xây dựng mức.
Để xây dựng mức lao động có căn cứ khoa học thì việc xác định các mức phải dựa trên các phương pháp khoa học. Trong quá trình xây dựng mức phải biết phân chia quá trình lao động ra các bộ phận hợp thành một cách tỷ mỷ, hợp lý và chính xác đồng thời tính đúng, tính đủ các loại hao phí cần thiết để hoàn thành sản phẩm theo từng bước công việc.
Tại Công ty may Thanh Hoá cán bộ định mức đang sử dụng phương pháp phân tích khảo sát để xây dựng mức lao động.
Khi nhận được sản phẩm mẫu khách hàng gửi đến, cán bộ công nghệ thuộc phòng kỹ thuật phân tích yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm sau đó phân chia các bước công việc trong quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở 28 máy 1 kim, 1 máy 2 kim và 40 lao động ở mỗi dây chuyền sản xuất.
Qúa trình xây dựng được tiến hành như sau:
Bước 1: Cán bộ định mức tại phòng kỹ thuật sẽ tiến hanh phân chia dây chuyền công nghệ theo các bước công việc và theo mức độ phức tạp của kết cấu sản phẩm.
Bước 2: Cán bộ định mức sẽ yêu cầu một số công nhân chuyên may mẫu có trình độ tay nghề, chuyên môn khá tiến hành may lần lượt các bước công việc của cả dây chuyền sản xuất đồng thời tiến hành bấm giờ các bước công việc đó.
Bước 3: Cán bộ định mức nộp bảng xây dựng mức cho cán bộ phòng kế hoạch tổng hợp để báo cáo hội đồng định mức công ty quyết định đơn giá sản phẩm.
Bước 4: Cán bộ kế hoạch tính đơn giá tiền lương cho từng bước công việc có điều chỉnh cho phù hợp với thu nhập của người lao động.
Bước 5: Đưa định mức có cả đơn giá tiền lương xuống các tuyến sản xuất để áp dụng thực hiện.
Biểu số 7: Quá trình xây dựng mức cho mã hàng 828947
STT
Bước công việc trong quá trình sản xuất
Hệ số kỹ thuật
Thời gian quy đổi
Định mức lao động ca
Lao động
1
May túi hậu hoàn chỉnh
1.1
11'
16
1.5
2
May 2 túi dọc hoàn chỉnh +ghim túi
1.05
9'
54
1.5
3
May khoá ống L/c
1.1
11'30"
43
1.6
4
Chắp dọc
1
4'8"
100
0.7
5
chắp đũng
1
2'30"
175
0.4
6
Chắp giáng
1
2'30"
175
0.4
7
May chu gấu hoàn chỉnh
1.05
8'45"
58
1.2
8
May cạp hoàn chỉnh
1.1
18'
28
2.4
Tổng số 3 tuyến 28 máy 1 kim
67'23"
9
Máy 2 kim diên dọc + đũng quần
1.05
4'50"
105
2
10
Thùa khuyết (2) Di bọ 9
1
3'25"
525
0.4
11
Xâu dây
0.9
1'10"
420
1.5
12
Cắt chun + nhặt chỉ Di bọ
0.9
1'30"
525
0.4
13
Sang gấu đường may + túi (TYCKT)
0.9
2'30"
210
1
14
Bổ túi hậu + bấm túi dọc
0.9
1'
1050
0.3
15
Đổi hàng
0.9
30"
2000
0.1
16
Nhận hàng
0.9
30"
2000
0.1
17
Vắt sổ
0.9
4'30"
116
1.8
18
Tẩy bẩn, kiểm hang nhập kho
0.9
4'55"
105
2
19
Là chi tiết
1
2'40"
210
1
20
Là thành phẩm
1
2'40"
210
1
21
Tổ trưởng
4
3'40"
210
1
22
Kỹ thuật + Thu hoá
7
6'50"
210
4
Tổng số 108’,3’’
40 lao động
Đường truyền công nghệ có định mức cho từng bước công việc khi xây dựng xong sẽ được đưa xuống các tổ sản xuất để bố trí lao động và tiến hành thực hiện sản xuất. Trong quá trình sản xuất các bộ phận nào thấy có những bất hợp lý (mức chưa phù hợp) thì bộ phận đó sẽ có kiến nghị yêu cầu điều chỉnh mức khi đó cán bộ định mứcmới tiến hành điều chỉnh. Việc thay đổi mức là rất khó khăn, phức tạp bởi phải thông qua 2 bộ phân ở 2 phòng kế hoạch vật tư và kỹ thuật công nghệ.
Qua biểu 7 Xây dựng mức cho mã hàng 828947 ta thấy có một số ván đề chưa chưa được hoàn chỉnh trong quá trình xây dựng mức.
Thứ nhất là việc phân chia đưởng chuyền công nghệ thành các bước công việc chưa được chi tiết. Như ở bước công việc may cạp hoàn chỉnh nếu ta để như vậy không phân chia thành các bước công việc chi tiết hơn có thể làm cho người thực hiện tại công đoạn này rất khó hoàn thành mức và dễ dẫn đến làm ách tắc trên tuyến sản xuất do dồn máy. ở bước công việc này ta có thể chia ra làm 3 bước công việc như sau:
- Gắn chun vào cạp.
- Diễu cạp máy Kansai.
- Diễu cạp máy 2 kim.
Điều này tạo ra tính chuyên môn hoá cao hơn trong sản xuất và có khả năng để nâng cao năng suất lao động, tránh được tình trạng dồn máy dẫn đến ách tắc trên tuyến.
- Thứ hai về việc xác định thời gian hao phí cho các bước công việc còn có chỗ chưa hợp lý. Ví dụ như ở bước công việc bổ túi hậu + bấm túi dọc thời gian để thực hiện là 1 phút như vậy là nhiều bởi việc bổ và bấm túi đơn giản vì đã có đánh dấu sẵn vào các vị trí cần bổ trên vải và người công nhân chỉ cần thao tác đơn giản là dùng máy để thực hiện. Hay như ở bước công việc chắp dọc thời gian định mức là 4'8" cũng là nhiều bởi vì công việc chắp dọc mức độ phức tạp không cao (hơn nữa công nhân may chỉ cần may 2 đường thẳng) không đòi hỏi thời gian sắp xếp, điều chỉnh vải nhiều. Hơn nữa đường may không có đường vòng, uốn lượn mà toàn là đường thẳng nên không đòi hỏi nhiều thao tác động tác cho công việc này.
- Thứ ba qua việc theo dõi tình hình thực hiện mức của công nhân đối với mã hàng 828947 ta thấy tỷ lệ hoàn thành mức của công nhân chưa cao.
Bảng 8: Tình hình thực hiện mức của công nhân đối với mã hàng 828947
Tên mã hàng
Tên đơn vị thực hiện
Số người thực hiện
Tỷ lệ hoàn thành mức (%)
<80
80-89
90-99
100-109
Quần thể thao
828947
Tổ 1
40
12.5
22.5
30
35
Tổ 4
40
10
30
27.5
30.5
Tổ 5
40
7.5
15
37.5
40
% so với tổng số
120
10
22.5
31.7
35.8
Số công nhân hoàn thành và vượt mức mới chỉ chiếm 35,8% trong tổng số 120 công nhân thực hiện mức. Trong khi đó số công nhân không hoàn thành mức (dưới 80%) vẫn còn chiếm 10% trên tổng số 120 người. Tỷ lệ người không hoàn thành mức 64,2% cao hơn so với tỷ lệ người hoàn thành vượt mức (35,8%) là 28,4%. Như vậy mức xây dựng cho mã hàng 828947 vẫn còn chưa được phù hợp với người công nhân tuy nhiên đây chỉ là một nguyên nhân trong số nhiều nguyên nhân như còn do khả năng, thái độ của người lao động hoặc do sự phân công bố trí lao động dẫn đến việc công nhân không hoàn thành mức.
Với phương pháp xây dựng mức như vậy có một số nhược điểm:
- Độ chính xác thời gian tác nghiệp của từng bước công việc không cao. Bởi vì, khi tiến hành bấm giờ bước công việc người thực hiện các thao tác động tác là một công nhân may mẫu có trình độ tay nghề bậc III. Trong khi đó bậc thợ trung bình của các công nhân khác trong công ty thấp hơn . Do vậy mà mức xây dựng chỉ phù hợp với người may mẫu mà lại không phù hợp với người trực tiếp sản xuất. Hơn nữa, khi xây dựng mức còn phải căn cứ vào đặc điểm, tâm sinh lý của người thực hiện sau này chứ không phải căn cứ vào người may mẫu đồng thời cũng phải căn cứ vào điều kiện cụ thể giữa thời gian may mẫu và thời gian trực tiếp sản xuất (thời gian áp dụng mức).
- Các bước công việc được chia theo đường truyền công nghệ thiếu tỉ mỉ còn dồn máy hoặc chia lẻ không đáp ứng được yêu cầu sản xuất gây ách tắc đường truyền công nghệ, sản phẩm tồn đọng trên truyền nhiều. Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và khả năng hoàn thành mức của người lao động. Đồng thời làm mất tính cân đối trong sản xuất.
- Trong mức chưa tính đúng, tính đủ thời gian hao phí cho bước công việc của sản phẩm như: thời gian phục vụ kỹ thuật, phục vụ tổ chức, thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết. Đặc biệt khi có những yếu cầu bổ sung của khách hàng cho sản phẩm làm tăng thời gian tác nghiệp của người lao động nhưng không được tính vào định mức lao động.
Tóm lại để nâng cao năng suất lao động làm cơ sở để phân công lao động hợp lý trong các tuyến sản xuất thì Công ty may Thanh Hoá cần có sự thay đổi trong quá trình xây dựng mức lao động.
4. áp dụng, theo dõi và điều chỉnh mức.
Trên cơ sở mức đã được xây dựng, cán bộ định mức sẽ đưa mức xuống từng bộ phận sản xuất để công nhân tiến hành thực hiện mức lao động.
ở Công ty may Thanh Hoá không bố trí cán bộ chuyên trách về công tác định mức lao động mà chỉ phân công một phần công việc tại các phòng ngiệp vụ.
- Phòng kỹ thuật phân chia đường truyền công nghệ của sản phẩm theo từng bước công việc có hao phí thời gian cho từng công việc này.
- Phòng vật tư xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- Phòng kế hoạch tính đơn giá tiền lương cho các bước công việc của sản phẩm.
- Tuy không theo dõi chuyên trách nhưng sổ sách của từng phần công việc được lưu trữ đầy đủ. Điều này giúp cho công ty có được sự so sánh giữa các mã hàng với nhau và một số mã hàng tương đối giống nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác định mức lao động.
Do không có cán bộ chuyên trách về công tác định mức lao động, nên những lao động khi chuyển xuống áp dụng vào sản xuất đôi khi không hợp lý trong quá trình sản xuất vì không giao nhiệm vụ này cho ai.
Thông thường khi sản xuất xong các mặt hàng, hội đồng định mức công ty mới họp thông qua đơn giá tiền lương chung cho sản phẩm. Trên cơ sở đó cán bộ bán chuyên trách phòng kế hoạch tính đơn giá tiền lương cho từng bước công việc.
Tbp
T
Cách tính:
Đơn giá bộ phận ĐGbp = ĐG x
Trong đó :
ĐG : Đơn giá tiền lương chung cho sản phẩm
T : tổng thời gian sản xuất sản phẩm
Tbp : thời gian hao phí bộ phận
Tính toán xong đơn giá tiền lương cho các bước công việc của sản xuất các tổ sản xuất ở các phân xưởng tham gia điều chỉnh đơn giá bộ phận.
Ví dụ: khi phân chia bộ phận may túi hợp áo Jacket đơn giá bộ phận này là 450 đ theo chi phí lao động ghi trong phiếu bấm giờ. Nhưng tổng đơn giá của cả áo chỉ có 9000 đ. Do vậy để 450 đ cho bộ phận may túi là hơi cao các tuyến sản xuất đề nghị chỉnh đơn giá xuống cho hợp lý với các bộ phận khác.
Qua phân tích quá trình đưa mức xuống áp dụng theo dõi và điều chỉnh mức ta thấy có một số ưu nhược điểm.
Ưu điểm:
Việc điều chỉnh mức sau khi tính đơn giá tiền lương dựa theo phương pháp phân tích tình hình thực tế thực hiện mức đã giải quyết được những sai sót trong bấm giờ khi xây định mức.
Nhược điểm:
Không kích thích được người lao động tăng năng suất lao động và hoàn thành mức lao động. Bởi tâm lý chung là họ sợ may nhanh mày nhiều thì cũng chỉ được hưởng mức đơn giá tiền lương bình quân được xây dựng sẵn. Do vậy, những người có tay nghề cao thì không muốn hoàn thành vượt mức đồng thời lại không có biện pháp buộc hoặc khuyến khích những người có tay nghề thấp hoàn thành mức bởi họ không hoàn thành mức thì tiền lương của họ vẫn bằng các bộ phận khác cùng thực hiện công việc như họ nhưng hoàn thành mức cao hơn.
Khi có những yêu cầu thay đổi, bổ sung thêm về yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm đồng thời theo yêu cầu của khách hàng, mức lao động cũng chưa được điều chỉnh hợp kịp thời ảnh hưởng đến việc hoàn thành mức lao động.
5. Phân tích tình hình hoàn thành mức của công nhân.
Qua khảo sát thực tế ở một tổ sản xuất thuộc phân xưởng may I về tình hình thực hiện mức lao động của công nhân may trong 4 mã hàng từ 5 - 4 đến ngày 17/4 năm 2000 có kết quả như sau:
Biểu số 9: Kết quả thực hiện mức lao động tại tổ 1 phân xưởng may I.
STT
Mã hàng
Tổng số mức
Tỷ lệ hoàn thành mức (%)
< 80
80 - 89
90 - 99
100-109
110-119
1
áo Jacket 4376
38
4
6
15
9
4
2
áo Jacket 4342
38
4
3
13
15
3
3
áo Jacket Bo ty
38
4
14
19
1
4
áo Jacket 848
38
4
3
10
17
4
Cộng
152
12
16
52
60
12
% so với tổng số
100
7.9
10.53
34.2
39.5
7.9
Nhìn vào kết quả khảo sát thực tế ở bảng trên ta thấy:
- 28 công nhân không hoàn thành mức chiếm 18,43% đây chủ yếu là số công nhân mới tuyển vào bổ sung cho số công nhân nghỉ việc vì các lý do khác nhau như: Nghỉ ốm, nghỉ đẻ, thôi việc, chuyển công tác. Số công nhân mới này được công ty đào tạo theo hình thức kèm cặp tại các lớp học cạnh trong một thời gian ngắn để đưa vào sản xuất cho kịp tiến độ cho nên tay nghề còn non yếu đặc biệt là các thao tác, động tác còn chậm chạp, vụng về độ chính xác không cao dẫn đến không hoàn thành được mức lao động đặt ra.
- 52 công nhân có tỷ lệ hoàn thành mức từ 90 - 99% số công nhân này chủ yếu là những công nhân thực hiện các công đoạn khó trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hay phải sửa chữa sản phẩm lỗi hỏng như: may cổ áo, gấu, kháo ngực…
Ngoài những lý do thuộc về phía công nhân dẫn đến không hoànthành mức còn phải kể đến công tác xây dựng mức. Mức xây dựng cho số công nhân này chưa được phù hợp nó chưa dựa trên cơ sở căn cứ vào khả năng của từng công nhân và mức độ phức tạp của từng công đoạn sản xuất. Hơn nữa khi xây dựng mức chưa tính hết các yếu tố phát sinh trong quá trình sản xuất như: lệch bán thành phẩm. Do vậy, những công nhân thực hiện tại các bộ phận này khó hoàn thành mức lao động của cán bộ xây dựng mức.
- 60 công nhân hoàn thành mức từ 100 -109% chiếm tỷ lệ 39,5% số công nhân này chủ yếu đảm nhận các công đoạn tương đối dễ không đòi hỏi độ phức tạp như ở bộ phận trang trí túi áo, may túi, đính, trang trí hoa văn hình hoạ…
- 12 công nhân hoàn thành mức cao nhất từ 110-119% chiếm tỷ lệ 7,9% là những công nhân xuất sắc trong tổ có tay nghề giỏi, thâm niên nghề cao từ 4-5 trở lên, nhanh nhẹn sức khoẻ tốt.
Tuy nhiên xét về mặt số lượng sản phẩm sản xuất được tính trên ngày công của công nhân tham gia lao động thì tỷ lệ này là quá thấp. Các mã hàng 4376, 4342 chỉ đạt 0,8 - 0,9 sản phẩm trên ngày công lao động.
áo Jacket Bo ty đạt 1,15 sản phẩm/ngày công lao động.
áo Jacket 848 ằ 1,3 sản phẩm/ngày công lao động.
Qua khảo sát thực tế và qua phân tích ở trên ta có một số nhận xét như sau:
1/ Chất lượng đội ngũ công nhân sản xuất chưa cao do khâu tuyển chọn công nhân chưa được quan tâm và chưa có sự phối hợp đồng bộ gữa phân xưởng sản xuất và người tuyển chọn. Hơn nữa công tác đào tạo công nhân cũng chưa được quan tâm và chưa được giám sát, theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển tay nghề của công nhân trong quá trình đào tạo. Công nhân sau khi được đào tạo một thời gian ngắn sẽ được đưa vào sản xuất và nếu chưa thực hiện được công việc thì lại chuyển quay lại để đào tạo thêm. Tuy nhiên việc kiểm tra chưa được thường xuyên chặt chẽ cho nên nhiều khi công nhân tay nghề còn non kém vẫn được tham gia sản xuất và đây là nguyên nhân dẫn đến việc công nhân khó hoàn thành mức.
2/ Phân công lao động trong công ty vẫn chưa được hợp lý: Một số công nhân có tay nghề cao chưa được bố trí vào những nơi mà mức độ phức tạp của công việc phù hợp với tay nghề của họ. Trong khi đó một số người có trình độ tay nghề thấp lại được bố trí vào những khâu đòi hỏi trình độ tay nghề cao.
3/ Tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất: Chỉ đạo sai về tác nghiệp kỹ thuật, bán thành phẩm cắt lệch sai quy cách không đúng với yêu cầu kỹ thuật, may sai, lệch còn xảy ra trong nhiều mã hàng do vậy mà tỷ lệ sai hỏng khá cao 5%. Cho nên năng suất lao động của công nhân chưa cao so với một số đơn vị cùng ngành, thu nhập của công nhân còn thấp.
6. Đặc điểm bộ máy làm công tác định mức tại Công ty may Thanh Hoá.
Để công tác định mức vừa nhanh vừa chính xác phù hợp với người lao động đòi hỏi phải có một tổ chức làm công tác định mức hoàn chỉnh, giữa các thành viên phải phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng phải có sự phân công lao động và công việc một cách hợp lý đồng thời phải có sự kết hợp công việc giữa mọi người trong bộ phận định mức. Tuy nhiên hiện nay tại Công ty may Thanh Hoá bộ máy làm công tác định mức thật đơn giản và có thể cho là còn thiếu, còn chưa hợp lý chưa phù hợp vói khối lượng công việc cần định mức tại công ty. Cả công ty có 3 phân xưởng may chia ra làm 14 tổ trong đó cơ sở I (tại thành phố Thanh Hoá) có 12 tổ vậy mà chỉ có một người làm định mức là cô Trần Thị Nguyệt, nhưng lại không phải là cán bộ được đào tạo chuyên môn về định mức lao động mà là người được đào tạo về kỹ thuật công nghệ. Đây là điểm chưa hợp lý trong việc phân chia chức năng nhiệm vụ cho các bộ phận trong công ty đặc biệt là công tác định mức lao động. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho công tác định mức bởi với khối lượng công việc cần định mức, số mức cần xây dựng so với số lượng người thực hiện xây dựng mức là quá chênh lệch. Nó có thể dẫn đến việc tính các mức thiếu chính xác, không phù hợp với người lao động do vội vàng và do ít được kiểm tra theo dõi thường xuyên.
7. Các điều kiện hỗ trợ người lao động thực hiện mức
7.1. Tình hình cung cấp nguyên vật liệu và ký kết hợp đồng
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là ký kết hợp đồng với khách hàng sau đó nhận nguyên vật liệu và các thông số kỹ thuật về loại sản phẩm nào đó từ phía khách hàng rồi sau đó mới tiến hành sản xuất.
Tình hình cung cấp nguyên vật liệu của phòng kế hoạch vật tư đôi khi còn gây khó khăn trong sản xuất. Nguyên phụ liệu đôi khi cung cấp còn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ.
Ví dụ: Tháng 3 năm 2000, 2 mã hàng 460 và 424 gia công cho xí nghiệp may 27/7 Nam Hà chỉ vì thiếu vải phối bạc mà 4 tổ thuộc phân xưởng I phải chờ đợi, chuyển đổi mặt hàng làm ách tắc sản xuất và ứ đọng hàng trên tuyến rất lớn. Hoặc mã hàng 6197 do thiếu nguyên vật liệu nên chỉ sử dụng 2 tổ sản xuất mà vẫn phải sản xuất cầm chừng để chờ đợi.
7.2. Máy móc thiết bị
Yêu cầu của may xuất khẩu đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm lại thường xuyên thay đổi, chất liệu vải cũng rất phức tạp loại trơn bóng lại có loại tuyết nhung. Nếu thiết bị máy mà không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Về mặt bố trí máy móc thiết bị của công ty còn nhiều mặt mất cân đối:
- Máy may bằng 2 kim tuy được trang bị máy mới của Nhật thay thế cũ của Cộng hoà dân chủ Đức, Liên Xô trước đây nhưng đồ gá đi theo để đảm tính đồng bộ và quy chuẩn trong sản xuất công nghiệp vẫn còn thiếu.
- Máy chuyên dùng: những sản phẩm may mặc xuất khẩu có các đường diềm trang trí ảo: 6, 8 ly ... rất nhiều nhưng máy chuyên dụng 2 kim để thực hiện công việc này còn thiếu. Mỗi tuyến sản xuất chỉ có một máy đáp ứng được 40 - 50 % nhu cầu.
Một số máy khác như máy di bọ, máy thùa khuyết... mỗi phân xưởng chỉ được bố trí mỗi loại một máy. Khi máy hỏng hoặc sản phẩm có nhiều bộ phận phải di bọ thì không đáp ứng được cho 6 tuyến sản xuất làm.
- Bàn là hơi: May xuất khẩu yêu cầu phải là cho phẳng đường may, thành phẩm yêu cầu rất cao. Trong đường truyền công nghệ luôn bố trí hai thợ là một là chi tiết áo, một người là thành phẩm nhưng bố trí ở phẩn xưởng mỗi tổ chỉ có 1/2 bàn là hơi và một bàn là nhiệt. Nếu sản phẩm yêu cầu không được là bàn là nhiệt thì rất ách tắc cho sản xuất, công nhân phải chờ đợi là chi tiết trên tuyến là điều không thể tránh khỏi và sản phẩm ra không thể nhập kho được và thiếu bàn là. Điều này làm cho sản phẩm ách tắc trên tuyến nhiều từ đó buộc các tổ sản xuất phải làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ sản xuất.
Một số đồ gá chuyên dùng:
+ Ke viền may trang trí
+ Cứ may các loại nắp túi
+ Cứ nam châm diềm trang trí các đường diễu 1,2 - 1,5cm.
Trang bị còn thiếu nhiều. Điều này ảnh hưởng đến việc hoàn thành mức của người lao động.
7.3. Về quản lý
* Quản lý kỹ thuật.
Quản lý kỹ thuật là một trong những hoạt động quan trọng nhất của công ty may. Trong nhiều năm nay lãnh đạo công ty đã quan tâm chỉ đạo, song vẫn là khâu yếu hiện nay của công ty.
Đường truyền công nghệ của công ty chậm được khắc phục những nhược điểm:
- Sản phẩm ách tắc trên tuyến nhiều
- Tính chuyên môn hoá trên truyền chưa cao
- Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm từ người công nhân đến tổ trưởng tổ sản xuất, nhân viên kỹ thuật của tổ sản xuất nắm không vững, sản phẩm làm ra không biết đúng sai.
Quản lý kỹ thuật là một khâu quan trọng và cần được chỉ đạo xuyên suốt trong cả quá trình sản xuất của công ty, từ nguyên liệu đến trải cắt may và hoàn thành. Tuy nhiên sự chỉ đạo đó chưa thống nhất theo một tiêu thức nhất định, chưa bám chắc yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
Cụ thể ở công đoạn:
- ở khâu nguyên liệu: chất lượng nguyên vật liệu chưa được kiểm tra kỹ càng xem nó có chịu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và hoá học tại nơi làm việc hay không? Và nó có ảnh hưởng gì đến quá trĩnh sản xuất? Ví dụ xác định độ co rút của vải khi qua là.
- Khâu may mẫu đối: có may mẫu đối chính xác, khi chỉ đạo sản xuất mới chuẩn và không bị sai hỏng. ở khâu này phòng kỹ thuật của công ty vẫn còn để sai hỏng xảy ra.
- Khâu cắt may: Đây là khâu quyết định đến năng suất của cắt và may. Khi cắt mẫu còn để sai nhiều thiếu kiểm tra, thiếu sự ăn khớp đồng bộ trong các chi tiết của sản phẩm. Đồng thời lại thiếu sự tính toán khoa học các chi tiết biến dạng, co dãn trong quá trình sản xuất
Ví dụ: khi trần bông, vải co bao nhiêu, bông dài rộng bao nhiêu để có sự ăn khớp đảm bảo kích thước theo yêu cầu kỹ thuật.
- Khâu cắt bán thành phẩm: đã có sự sai sót ở khâu cắt mẫu đương nhiên là có sai sót ở khâu cắt bán thành phẩm. Đây là khâu có nhiều sai sót dẫn đến người công nhân may rất vất vả. Từ sản xuất công nghiệp may hàng loạt chuyển sang may đơn chiếc (vừa may vừa sửa) ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm và thực hiện mức của người lao động.
*Quản lý chất lượng.
Một trong các yếu tố doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt hiện nay là chữ tín về chất lượng sản phẩm. Sản phẩm sản xuất ra phải được yêu cầu chất lượng sản phẩm và phải chịu trách nhiệm đến tận tay người tiều dùng. Công tác quản lý chất lượng tại Công ty may Thanh Hoá còn một số điểm bất cập.
1/ Về nhận thức của một số cán bộ tại bộ phận KCS: Một số cán bộ ở bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm nhận thức đúng về yếu tố chất lượng của sản phẩm cho nên đôi khi đã nhập cả hàng chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng vào kho.
2/ Chỉ đạo kiểm tra chất lượng sản phẩm. Việc này không được làm thường xuyên nghiêm túc. Xử lý người may không đảm bảo chất lượng thiếu nghiêm khắc. Công ty chưa có hình thức phạt đối với công nhân may sai mà chỉ buộc người may sai phải tiến hành sữa chữa chỗ may sai của bản thân.
7.4. Tình hình tổ chức và phục vụ nơi làm việc.
Mức độ hợp lý trong sản xuất và tổ chức lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và hoạt động của người lao động trong sản xuất. Muốn cho người lao động hoàn thành mức lao động và năng suất lao động thì công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc phải được làm tốt. Bởi tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc sẽ tạo điều kiện cho người lao động tiết kiệm được thời gian nhờ vào việc hạn chế được những thao tác, động tác thừa, giảm thời gian lãng phí tăng thơì gian tác nghiệp sản phẩm dẫn đến không những hoàn thành mức mà còn có thể vượt mức đề ra.
Qua quá trình khảo sát cho thấy trình độ tổ chức và phục vụ sản xuất còn ít nhiều chưa hợp lý, do vậy mà còn thời gian lãng phí còn nhiều, cụ thể là:
Việc phục vụ năng lượng cho công nhân sản xuất đôi khi không được liên tục. Tình trạng mất điện do hỏng hóc, trục trặc tại một trong hai phân xưởng trong khi công nhân đang làm việc không phải là hiếm. Vì vậy thời gian mà công nhân phải nghỉ để chờ sữa điện không phải là ngắn (ít nhất là sau hơn một giờ mới có điện trở lại) do vậy mà lãng phí không phải là nhỏ.
Bên cạnh đó việc phục vụ chuẩn bị sản xuất, phục vụ vận chuyển bốc dỡ phục vụ kiểm tra nghiệm thu sản phẩm còn ít nhiều chưa hợp lý.
Bộ phận thống kê nghiệm thu sản phẩm giao cho bộ phận KCS kiểm tra. Tuy nhiên trên thực tế công nhân vẫn phải rời khỏi vị trí làm việc để đi nộp sản phẩm thậm chí công nhân còn phải chờ đợi khi giao hàng do vậy thời gian lãng phí không phải là ít.
Tại bộ phận KCS (được bố trí ngay trong phân xưởng sản xuất) sản phẩm sẽ được kiểm tra. Nếu sản phẩm còn sai hỏng ở bộ phận nào thì bộ phận KCS sẽ dùng loa yêu cầu người công nhân ở bộ phận đó lên nhận sản phẩm về sửa lại mà không có người phục vụ mang xuống cho họ. Điều đó sẽ gây ra sự lãng phí về thời gian bởi để người công nhân phải đi để nhận sản phẩm.
Trong quá trình lao động công nhân vẫn phải xuống phòng trải cắt để nhận bán thành phẩm về may. Bởi khâu phục vụ chưa tốt, người phục vụ không thường xuyên theo dõi xem lúc nào thì công nhân may hết số lượng bán thành phẩm ban đầu do họ mang đến lúc đầu ca sản xuất cho nên khi hết công nhân thường phải đi lấy bán thành phẩm. Sỡ dĩ có việc xảy ra là do công ty có quy định yêu cầu người phục vụ phải cung cấp đầy đủ số lượng bán thành phẩm theo kế hoạch sản xuất cho công nhân sản xuất của từng ca làm việc tuy nhiên không có quy định rõ ràng về thời gian yêu cầu lúc nào thì phải cung cấp, công ty không quy định thời gian vì mỗi mã hàng thì lượng bán thành phẩm là khác nhau, nhịp điệu sản xuất khác nhau. Do vậy thời giờ cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu là do người phục vụ tự điều chỉnh và họ thường hay ước chừng khoảng thời gian nào thì sẽ hết nguyên vật liệu để mang đến. Nhưng không phải lúc nào họ cũng ước đoán đúng do vậy mỗi mã trọng lượng nguyên vật liệu cần cung cấp khác nhau cho nên đôi khi công nhân phải xuống lấy bán thành phẩm.
Bảng 9: Tình hình phục vụ công nhân may tại Công ty may Thanh Hoá.
STT
Tình hình phục vụ công nhân làm việc
Tỷ lệ % công nhân phải tự phục vụ
Phân xưởng I
Phân xưởng II
1
Công nhân phải đi để nhận bán thành phẩm
47%
30%
2
Công nhân phải chờ đợi để nghiệm thu sản phẩm
34%
42,5%
3
Công nhân phải đến KCS để nhận sản phẩm hỏng
100%
100%0
Nhìn vào biểu trên ta thấy với 47% ở phân xưởng may I và 30% công nhân ở phân xưởng II phải tự đi để nhận bán thành phẩm về may đặc biệt là việc 100% công nhân ở cả hai phân xưởng đều phải đến bộ phận KCS để nhận sản phẩm hỏng cho thấy lượng thời gian hao phí quá nhiều do chế độ phục vụ chưa hợp lý.
7.5. Điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là một yếu tố tác động không nhỏ đến sức khoẻ, sự hứng thú, khả năng làm việc đồng thời có tác động trực tiếp đến việc hoàn thành hay không hoàn thành mức lao động.
Nhìn chung về điều kiện kinh doanh tại Công ty may Thanh Hoá là tương đối tốt tuy nhiên cũng còn một số yếu tố có tác động không tốt tời sức khoẻ và khả năng lao động của công nhân như:
- Tính đơn điệu trong sản xuất: do đặc điểm sản xuất là hàng loạt lớn cộng với nó là sự chuyên môn hoá cao trong sản xuất bởi vậy quá trình sản xuất sản phẩm được chia ra thành rất nhiều công đoạn và mỗi người công nhân gần như chỉ đảm nhiệm một công đoạn nhất định và mỗi người công nhân gần như chỉ đảm nhiệm một công đoạn nhất định. Do đó, hoạt động sản xuất hay nói cách khác là các thao tác và động tác của công nhân được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ca và nhiều ngày trong tuần, tháng... dẫn đến tính đơn điệu trong sản xuất khá cao. Điều này dễ gây ra sự nhàm chán trong sản xuất, giảm hứng thú trong lao động và do vậy khả năng thực hiện mức không cao.
- Môi trường sản xuất:
Môi trường lao động của công nhân Công ty may Thanh Hoá mặc dù đã được cải thiện nhưng thực tế vẫn còn chịu ảnh hưởng của nóng, bụi...
Biểu số 11: Một số yếu tố chủ yếu của môi trường lao động tại Công ty may Thanh Hoá so với tiêu chuẩn của Bộ LĐTBXH
STT
Yếu tố tiếp xúc
* Tiêu chuẩn của bộ LĐTBXH
Thực trạng của công ty
1
Nóng
18 - 30oC
28 - 33oC
2
Bụi
10 mg/m3
12 mg/m3
3
ồn
90 dBA
90 dBA
4
ánh sáng
250 Lux
300 Lux
* Hướng dẫn phân loại nghề nặng nhọc độc hại Việt nam.
Từ biểu trên ta thấy rằng một số yếu tố mà người lao động tiếp xúc thuộc về môi trường lao động đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (trừ tiếng ồn). Yếu tố ánh sáng chiếu tại nơi làm việc là 300 Lux vượt quá tiêu chuẩn cho phép vì vậy dễ gây ra sự loá mắt cho người lao động khi làm việc. Bụi sợi vải, bông rất nguy hiểm và có ảnh hưởng lớn đối với sức khoẻ của người lao động. Nó gây ra các bệnh về phổi và mắt. Tổng hợp các yếu tố sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ từ đó tác động không tốt tới khả năng làm việc của người lao động.
7.6. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi.
* Về thời giờ làm việc:
Về cơ bản, Công ty may Thanh Hoá áp dụng đúng chế độ thời gian làm việc do Nhà nước quy định. Tuy nhiên việc quy định thời gian bắt đầu ca làm còn cứng nhắc chưa có sự linh hoạt. Vào mùa đông cũng như mùa hè buổi sáng bắt đầu làm việc vào lúc 7h và buổi chiều làm việc lúc 1h. Đây là quy định có tính cứng nhắc bởi vì cùng với sự chuyển đổi mùa là sự chuyển đổi thời tiết, khí hậu. Như vào mùa hè trời nhanh sáng và thời tiết thì nóng bức cho nên việc bắt đầu làm việc vào 7h là hơi muộn. Hơn nữa vào mùa hè buổi chiều thường kéo dài do vậy làm việc từ 1h là sớm thời gian nghỉ trưa cuả công nhân không đảm bảo hồi phục khả năng làm việc.
Về thời gian làm thêm: công nhân cũng thường xuyên phải làm thêm giờ do thời hạn hợp đồng ngắn mà khối lượng công việc thì nhiều. Tuy nhiên công ty trả công làm thêm giờ cho công nhân theo đúng luật định.
*Về thời gian nghỉ ngơi.
Có thể nói thời gian nghỉ tuần, tháng năm của công nhân Công ty may Thanh Hoá được thực hiện nghiêm túc. Nếu vào thời kỳ có nhiều đơn đặt hàng thì công nhân sẽ phải làm thêm giờ, thêm ngày và tiền công được thanh toán đầy đủ. Tuy nhiên chế độ nghỉ giải lao của công nhân còn ít nhiều chưa hợp lý. Điều đó thể hiện ở việc công ty cho công nhân nghỉ giải lao tại chỗ với lý do là loại hình sản xuất hàng loạt cho nên công nhân không nên nghỉ giải lao giữa Công ty may Thanh Hoá để đi lại. Nhưng trên thực tế, đa số công nhân muốn nghỉ giải lao giữa Công ty may Thanh Hoá để họ có thể gặp gỡ nhau chuyện trò, trao đổi về công việc nhằm làm giảm sự căng thẳng và mệt mỏi sau nhiều giờ ngồi làm việc. Theo kết quả điều tra ngẫu nhiên 50 công nhân lao động trực tiếp cho thấy 43 công nhân ( chiếm 86% số công nhân được điều tra) muốn có thời gian nghỉ giải lao giữa Công ty may Thanh Hoá.
Như vậy chế độ làm việc nghỉ ngơi của công ty còn có nhiều điểm chưa phù hợp với nhu cầu của công nhân đây là điều không có cơ lợi vì sẽ không kích thích được công nhân hàng hải sản xuất và thực hiện tốt các mức đề ra.
Tóm lại, qua phân tích thực trạng về công tác định mức lao động tại Công ty may Thanh Hoá ta thấy nổi lên một số tồn tại hạn chế sau:
- Phương pháp xây dựng mức còn chưa hợp lý
- Theo dõi và điều chỉnh mức chưa thường xuyên và kịp thời
- Bộ máy làm công tác định mức còn yếu về chuyên môn và thiếu về số lượng
- Các điều kiện hỗ trợ người lao động thực hiện mức chưa được tốt...
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT207.doc