Đề tài Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS): LỜI MỞ ĐẦU Năm 2006 đánh dấu rất nhiều thành công của đất nước trong mọi lĩnh vực. Ngành du lịch cũng đã góp phần vào thành công đó qua việc tổ chức thành công hơn 300 hội nghị và hội thảo quốc tế. Diễn ra trước tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 14 được tổ chức tại Hà Nội (18-19/11/2006), vào ngày 7/11/2006 tại Geneva( Thụy Sỹ) đã diễn ra trọng thể lễ ký hiệp định thư về việc Việt Nam chính thức được gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Điều này đã tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Việt Nam, đặc biệt là ngành du lịch – ngành du lịch không khói. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam liên tục tăng: Năm 2000 là 2,12 triệu lượt khách, năm 2006 đã đón khoảng 3,6 triệu lượt khách, tăng 3% so với năm 2005. Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC đã làm sống lại thị trường du lịch Quốc tế. Các doanh nghiệp du lịch sẽ được tiếp cận với thị trường du lịch rất rộng lớn với 150 nước, với khoảng 90% dân số thế...

docx113 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Năm 2006 đánh dấu rất nhiều thành công của đất nước trong mọi lĩnh vực. Ngành du lịch cũng đã góp phần vào thành công đó qua việc tổ chức thành công hơn 300 hội nghị và hội thảo quốc tế. Diễn ra trước tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 14 được tổ chức tại Hà Nội (18-19/11/2006), vào ngày 7/11/2006 tại Geneva( Thụy Sỹ) đã diễn ra trọng thể lễ ký hiệp định thư về việc Việt Nam chính thức được gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Điều này đã tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Việt Nam, đặc biệt là ngành du lịch – ngành du lịch không khói. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam liên tục tăng: Năm 2000 là 2,12 triệu lượt khách, năm 2006 đã đón khoảng 3,6 triệu lượt khách, tăng 3% so với năm 2005. Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC đã làm sống lại thị trường du lịch Quốc tế. Các doanh nghiệp du lịch sẽ được tiếp cận với thị trường du lịch rất rộng lớn với 150 nước, với khoảng 90% dân số thế giới và 95% thương mại toàn cầu. Đây là một trong những thuận lợi lớn khi Việt Nam là thành viên của WTO. Bên cạnh đó các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam vẫn quen được bao bọc bởi những tấm chăn “bảo hộ” nên gặp rất nhiều những thách thức và khó khăn. Khi gia nhập WTO, chúng ta đã cam kết về thương mại và dịch vụ 11 lĩnh vực lớn. Về du lịch: Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành: Dịch vụ đại lý và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống. Các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép đưa khách vào Việt Nam( Inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào Việt Nam. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam trước đây thì 90 – 95% số khách Inbound do đối tác nước ngoài gửi khách. Bây giờ các doanh nghiệp du lịch nước ngoài sẽ trực tiếp gửi khách sang Việt Nam. Du lịch Việt Nam vừa bước vào “sân chơi” chung, chưa thực sự hiểu luật chơi nên việc cạnh tranh càng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam cần có những biệp pháp và chiến lược phù hợp với môi trường mới. Để có thể thu hút được khách Inbound thì một trong những biện pháp quan trọng là hoàn thiện chính sách sản phẩm du lịch Inbound. Là một trong những công ty lữ hành mới được thành lập, công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS) đã không ngừng phát triển và bắt đầu khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường du lịch. Qua thời gian thực tập tại công ty,em nhận thấy Công ty đã hoạt động rất hiệu quả trong lĩnh vực Outbound và đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhiều du khách. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công ty còn gặp nhiều những bất cập và khó khăn trong việc kinh doanh Inbound. Chính vì vây, em quyết định chọn đề tài chuyên đề thực tập là: “ Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)”. Kết cấu của chuyên đề: Chương 1: Lý luận chung về sản phẩm, chính sách sản phẩm trong kinh doanh lữ hành Chương 2 : Thực trạng về hoạt động kinh doanh và chính sách sản phẩm Inbound tại công ty IGB Tours Chương 3: Phương hướng và biện pháp để hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound của công ty IGB Tours Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót do những hạn chế về trình độ, kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thực tập. Em rất mong được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để em có thể áp dụng được những kiến thức vào thực tế công việc. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM, CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH. 1.1.KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM , SẢN PHẨM DU LỊCH: 1.1.1.Khái nịêm về sản phẩm: Mỗi một công ty dù lớn hay nhỏ thì đều phải xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm đúng đắn, phù hợp với thị trường. Chính vì vậy, chính sách sản phẩm là một chính sách nền tảng để xây dựng các chính sách Marketing mix khác: Chính sách giá cả, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến. Nếu một sản phẩm đưa ra mà không phù hợp với mong muốn của người tiêu dung thì cho dù có điều chỉnh mức giá hay quảng cáo, xúc tiến rầm rộ thì khách hàng cũng chỉ mua sản phẩm một lần duy nhất. Mỗi khách hàng có thể mua cùng một loại sản phẩm ở các công ty khác nhau. Chính vì vậy cần phải có sự khác biệt hóa trong sản phẩm để tạo ra được những sản phẩm phù hợp được với thị trường mục tiêu mà công ty đã xác định. Chính sách bao gồm các giới hạn, điều kiện kinh doanh để thể hiện những quyết định kinh doanh, xác định trong những điều kiện nào thì áp dụng. Theo các chuyên gia nghiên cứu về Marketing, họ đã đưa ra định nghĩa về sản phẩm: “ Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng”. ( PGS.TS. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục,2002, trang 241) Theo định nghĩa trên, sản phẩm bao gồm cả những vật thể vô hình và hữu hình, bao gồm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất. Định nghĩa còn cho ta thấy, trong hàng hóa hữu hình thì cũng bao hàm cả những yếu tố vô hình. Sản phẩm không chỉ bao gồm vật chất, dịch vụ, con người mà còn bao gồm cả địa điểm, tổ chức và ý tưởng. Sản phẩm theo ý tưởng Sản phẩm bổ sung Sản phẩm hiện thực Sơ đồ 1.1. Sơ đồ các cấp độ cấu thành sản phẩm - Dãy sản phẩm ( Product line)/ tuyến, đường sản phẩm Khi tìm hiểu về sản phẩm và chính sách sản phẩm thì một khái niệm cũng cần được xem xét là cách hiểu về một dãy sản phẩm( Product line). Trong nền kinh tế hội nhập, chúng ta cần nắm chắc lý thuyết về sản phẩm trong việc thiết kế và quảng bá sản phẩm. Dãy sản phẩm được hiểu là một tập hợp những kiểu mẫu (kiểu, cỡ, loại) một sản phẩm được bán, được thương mại hóa tại một thị trường riêng biệt hay một thị trường mục tiêu. Dãy sản phẩm nói lên chiều dài. - Hệ sản phẩm ( Product mix): Hệ sản phẩm cũng là một khái niệm hay được nhắc tới. Nó được hiểu là một tập hợp những dãy sản phẩm của một nhà sản xuất hoặc cung cấp cho một kênh phân phối nào đó với mục đích thương mại hóa. Hệ sản phẩm nói lên chiều rộng. Thành phần và các yếu tố của sản phẩm: Một sản phẩm thường có ba thành phần: + Thành phần trọng tâm của sản phẩm: Cho biết chất của sản phẩm, sản phẩm được tạo ra từ chất gì, nguyên liệu nào. + Thành phần mục tiêu: Mỗi sản phẩm sẽ thể hiện mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. + Thành phần bổ sung: Bao gồm dịch vụ hậu mãi, tín dụng, chăm sóc khách hàng. 1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch : Sản phẩm của các công ty du lịch là các sản phẩm du lịch. Đây là những hàng hóa mang tính chất vô hình. Khi chúng ta tìm hiểu về chính sách sản phẩm du lịch thì cũng phải tìm hiểu xem thế nào là một sản phẩm du lịch và những đặc điểm của nó. “ Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quôc gia nào đó.” (GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động và xã hội, 2004, trang 31). Sản phẩm du lịch cũng có thể hiểu là một tập hợp các yếu tố thoả mãn và những yếu tố không được thoả mầnm du khách nhận được trong quá trình đi du lịch. Sản phẩm du lịch = Hàng hóa du lịch + Dịch vụ du lịch+ Tài nguyên du lịch Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa hàng hóa du lịch, dịch vụ du lịch và tài nguyên du lịch. Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố vô hình (dịch vụ) và yếu tố hữu hình( hàng hóa). Chúng ta có thể tổng hợp các thành phần trong sản phẩm du lịch xét theo quá trình tiêu dùng của khách bao gồm các nhóm cơ bản : Dịch vụ tham quan giải trí Dịch vụ lưu trú, ăn uống Dịch vụ vận chuyển Hàng hóa tiêu dung và đồ lưu niệm Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. Giá trị tài nguyên du lịch bao gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên (địa hình, nguồn nước, khí hậu, sinh vật, các di sản thiên nhiên…), tài nguyên du lịch nhân văn( các giá trị lịch sử, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, một số thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa…). Dịch vụ du lịch : là tất cả những dịch vụ cơ bản( vận chuyển, lưu trú, ăn uống) và bổ sung( tham quan, giải trí…) Hàng hóa du lịch: Gồm cả những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàng ngày tiêu dùng trong quá trình đi du lịch( hàng thực phẩm, đồ dùng, đồ uống…) và hàng lưu niệm (hàng được bán tại điểm tham quan du lịch, hay được sản xuất tại nơi đến…, khách du lịch có thể mua những về để tặng cho người than, bạn bè để làm quà kỷ niệm cho một chuyến đi. Một số đặc điểm của sản phẩm du lịch: + Trong thành phần của sản phẩm du lịch thì dịch vụ chiếm chủ yếu ( gần 90%). Dịch vụ chiếm tỷ trọng và chiếm ưu thế về mặt giá trị chứ không phải về mặt số lượng. Dịch vụ du lịch mang tính chất vô hình. Việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch mang tính chất chủ quan, từ phía người tiêu dùng. Để tạo ra một sản phẩm du lịch phù hợp thì phải nghiên cứu thật kỹ nhu cầu của người tiêu dùng, lấy thông tin từ người tiêu dùng phản hồi lại. + Việc tạo ra sản phẩm du lịch lại gắn liền với tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên lại cố định nên việc tạo ra sản phẩm du lịch sẽ trùng với tài nguyên du lịch về mặt không gian và thời gian. Điều này sẽ gây một số vấn đề khó khăn cho các nhà quản trị du lịch. + Sản phẩm du lịch không thể tồn kho hay dịch chuyển được, nó chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc hạch toán chi phí cho hoạt động kinh doanh, dự báo công suất, tính chi phí phân bổ. + Kênh phân phối gián tiếp nhiều cấp nên việc phân phối sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn. + Việc tạo ra và tiêu dung sản phẩm du lịch bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ. Hoạt động kinh doanh diễn ra không đều đặn theo thời gian: lúc cung lớn, lúc cầu nhỏ và ngược lại. Đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Điều này gây khó khăn cho hạch toán chi phí vì mùa du lịch phải gánh chi phí cho những mùa chết. Chính vì vậy giá các sản phẩm mùa du lịch thường cao hơn các mùa khác. Việc tổ chức và quản lý lao động cũng vô cùng khó khăn trong mùa thấp điểm. Một công ty có thể cung cấp các sản phẩm du lịch khác nhau để đáp ứng nhiều loại khách khác nhau, có động cơ du lịch khác nhau. Mỗi công ty lữ hành cần phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch. Trong sự đa dạng phức tạp đó, để định hướng phát triển sản phẩm du lịch, các công ty cần phải quản lý các sản phẩm của mình một cách toàn diện, hệ thống thông qua việc phân chia và tập hợp các sản phẩm theo một tiêu chí chung nào đó. Bởi thế mà chính sách sản phẩm cần được các công ty lữ hành ngày càng quan tâm, chú ý nghiên cứu và phát triển. 1.1.3.Hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành: 1.1.3.1.Các dịch vụ trung gian: Người ta còn gọi các dịch vụ trung gian là các dịch vụ đơn lẻ. Đây là loại sản phẩm mà hầu hết các công ty lữ hành nào cũng có. Việc tiêu thụ các sản phẩm này sẽ giúp các nhà cung cấp du lịch hưởng hoa hồng. Các dịch vụ trung gian bao gồm: Dịch vụ vận chuyển hàng không (gồm: đăng ký, đặt chỗ, bán vé máy bay) Dịch vụ vận chuyển bằng tàu thủy( gồm: Đăng ký, đặt chỗ, bán vé tàu thủy) Dịch vụ vận chuyển đường sắt( gồm: đăng ký, đặt chỗ, bán vé tàu hỏa) Dịch vụ vận chuyển đường bộ Dịch vụ vận chuyển bằng các phương tiện khác. Dịch vụ bán vé xem biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tham quan… Các dịch vụ khác. 1.1.3.2. Các chương trình du lịch ( TOURS) Đây là sản phẩm đặc trưng và chủ yếu của các công ty lữ hành. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chương trình du lịch. Ở đây, chúng ta xét theo định nghĩa: “ Chương trình du lịch có thể được hiểu là sự liên kết ít nhất một dịch vụ đặc trưng và một dịch vụ khác với thời gian và không gian tiêu dung và mức giá đã được xác định trước. Đơn vị tính của chương trình di lịch là chuyến và được bán trước cho khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng và một nhu cầu nào đó trong quá trình thực hiện chuyến đi”. ( TS. Nguyễn Văn Mạnh, Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2006, trang 44). Tính chất và đặc điểm của chương trình du lịch: + Tính chất hàng hóa của chương trình du lịch: Xét theo tư cách là hàng hóa thì sản phẩm chương trình du lịch có hai mặt: Giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng của nó thể hiện ở chỗ nó thỏa mãn tổng hợp, đồng bộ các nhu cầu khi đi du lịch: Nhu cầu sinh lý, giao tiếp, an ninh, an toàn…Chỉ có thông qua tiêu dùng thì du khách mới có thể đánh giá và đo lường giá trị sử dụng của chương trình du lịch. Còn việc xác định giá trị của các chương trình du lịch là rất khó khăn. Người ta xác định giá trị của chương trình du lịch dựa vào ba yếu tố: sản phẩm vật thể, giá trị dịch vụ du lịch, giá trị tài nguyên du lịch với tư cách là đối tượng thu hút khách. + Đặc điểm của chương trình du lịch: Chương trình du lịch là một sản phẩm dịch vụ tổng hợp, gồm nhiều loại dịch vụ do các nhà cung cấp khác nhau cung ứng. Các chương trình du lịch có các đặc điểm: Tính vô hình: Việc đánh giá chất lượng các chương trình du lịch chỉ thông qua việc tiêu dùng sản phẩm. Tính không đồng nhất: Các chương trình du lịch không giống nhau, cùng một chương trình du lịch nhưng chất lượng lại không giống nhau nên dẫn đến cảm nhận của khách cũng khác nhau. Do chất lượng của các chương trình du lịch phụ thuộc nhiều vào chất lượng các dịch vụ của các nhà cung cấp. Tính phụ thuộc vào uy tín: Uy tín của các nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến việc hấp dẫn khách du lịch trong mỗi tour du lịch. Tính dễ bị sao chép và bắt chước: Các chương trình du lịch ở Việt Nam rất dễ bị sao chép do chưa thực hiện nghiêm luật bảo vệ bản quyền tác giả. Tính thời vụ: Sản phẩm của chương trình du lịch có tính thời vụ cao, rất nhạy cảm với các yếu tố trong môi trường kinh doanh. Tính khó bán: Khi mua chương trình, khách du lịch thường băn khoăn về chất lượng của sản phẩm, về sự an ninh, an toàn nên các chương trình du lịch rất khó trong việc bán cho khách. Phân loại các chương trình du lịch: + Căn cứ vào các dịch vụ cấu thành và hình thức tổ chức: chia làm 2 loại: Chương trình du lịch trọn gói( package tour): là chương trình du lịch trong đó bao gồm tất cả các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong quá trình du lịch. Mức giá bán cho khách trước chuyến đi là giá trọn gói. Chương trình du lịch không trọn gói: Là chương trình không có đầy đủ các thành phần chính như trong chương trình du lịch trọn gói. Chương trình này thích hợp với những người thích đi du lịch mang tính tự do cá nhân, thích tiêu dùng độc lập. Nó còn được gọi là chương trình Du lịch mở ( Open Tour) + Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh: Chương trình du lịch chủ động: Là các chương trình du lịch trọn gói do các doanh nghiệp du lịch chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, khảo sát, kiểm tra, ấn định ngày thực hiện và cuối cùng là tổ chức bán và thực hiện các chương trình du lịch. Các chương trình du lịch này có tính mạo hiểm rất cao nên chỉ áp dụng với các công ty lữ hành lớn, có thị trường tương đối ổn định. Chương trình du lịch bị động: Là chương trình du lịch trọn gói hoặc không trọn gói do khách du lịch đến trực tiếp các công ty lữ hành đưa ra các yêu cầu của mình trong chuyến hành trình. Dựa trên những yêu cầu của khách, các công ty lữ hành sẽ tiến hành nghiên cứu cung du lịch và xây dựng các chương trình du lịch theo thiết kế. Sau khi hai bên đã xem xét, chỉnh sửa và đi đến nhất trí thì sẽ ký kết hợp đồng. Chương trình du lịch này mang tính rủi ro thấp, nhưng công ty lữ hành lại bị động trong kinh doanh, không thích hợp trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Chương trình du lịch kết hợp: Là chương trình du lịch mà các công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu, xây dựng và thiết kế các chương trình du lịch. Sau đó công ty cũng đảm nhiệm luôn việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến bán các chương trình du lịch. Khách du lịch sẽ đến các công ty lữ hành để mua các chương trình du lịch phù hợp. Loại chương trình du lịch này rất thích hợp với những thị trường có nguồn khách lớn nhưng không thường xuyên và ổn định. Các doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam phần lớn áp dụng các chương trình du lịch loại này. + Căn cứ vào tính chất và mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng: Chương trình du lịch có hướng dẫn viên tháp tùng toàn tuyến: Trong tour du lịch này, công ty lữ hành sẽ cử hướng dẫn viên cùng đi với đoàn trong toàn bộ hành trình của chuyến đi. Hướng dẫn viên sẽ có trách nhiệm quản lý và phụ trách chung các hoạt động trong đoàn. Giữa các khách du lịch có sự phụ thuộc lẫn nhau trong tiêu dùng. Chương trình du lịch trọn gói phụ thuộc có hướng dẫn viên từng chặng: Tour này cũng có đặc điểm giống tour ở trên ở chỗ là khách du lịch có sự phụ thuộc lẫn nhau trong tiêu dùng. Mặc dù có khách thích hay không thích nhưng vẫn phải sử dụng các dịch vụ chung như trong đoàn. Điều khác biệt là trong tour này, khách du lịch còn có thêm hướng dẫn viên ở từng chặng. Họ là những người dân địa phương nên am hiểu kiến thức hơn, họ sẽ cung cấp cho khách du lịch những thông tin rất mới lạ. Chương trình du lịch độc lập: Đây là chương trình du lịch sẽ cung cấp cho khách du lịch ít nhất 2 dịch vụ là lưu trú và vận chuyển còn các dịch vụ khác sẽ cung câp theo yêu cầu của khách du lịch. Việc tiêu dung giữa các cá nhân không phụ thuộc vào nhau ngoài hai dịch vụ trên. Chương trình du lịch độc lập toàn phần: Theo chương trình du lịch nay, các dịch vụ khi đi du lịch đều được thỏa mãn và được phục vụ theo đúng yêu cầu của khách. Sẽ không có sự phụ thuộc tiêu dung giữa các khách ở bất cứ dịch vụ nào. Đây là chương trình du lịch phục vụ cho những khách thích sự tự do cá nhân, có khả năng chi trả cao. + Căn cứ vào động cơ chính của chuyến đi: Chương trình du lịch chữa bệnh: Khách du lịch đi theo chương trình du lịch này do có nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ. Họ có thể chữa bệnh bằng: Khí hậu, nước khoáng, bùn, hoa quả… Chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Chương trình du lịch này có tác dụng phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Nó có tác dụng làm giải trí, làm cho cuộc sống thêm đa dạng, giải thoát con người khỏi công việc hàng ngày, giảm stress. Chương trình du lịch thể thao: Khách đi du lịch có thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao: Leo núi, săn bắn, câu cá…, tham gia các loại thể thao: đá bóng, bóng chuyền … Chương trình du lịch văn hóa: Là chương trình du lịch với mục đích chính là nâng cao sự hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực: lịch sử, kinh tế, hội họa, phong tục tập quán, lịch sử, kiến trúc… Chương trình du lịch công vụ: Mục đích chính khi tham gia chương trình này là thực hiện nhiệm vụ công tác: tham gia hội thảo, triển lãm,… Chương trình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng: Chương trình thỏa mãn những người có nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo khác nhau. Chương trình du lịch đặc biệt: Tham quan chiến trường xưa… Chương trình du lịch tổng hợp. 1.1.3.3. Các sản phẩm tổng hợp khác: - Chương trình du lịch khuyến thưởng của các công ty - Chương trình du lịch hội nghị, hội thảo. - Chương trình tham dự các sự kiện lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao. 1.2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 1.2.1. Khái nịêm về chính sách sản phẩm: Mỗi công ty đều có chính sách marketing phù hợp với từng thời kỳ phát triển của mình. Chính sách là những biện pháp kinh doanh mà doanh nghiệp đã nghiên cứu kỹ để áp dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Chính sách sản phẩm là một trong bốn chính sách marketing, nó được hiểu là chính sách giúp các doanh nghiệp có thể tạo ra được những sản phẩm đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chính sách sản phẩm đối với Marketing có hai vấn đề liên quan mật thiết với nhau: Một là, hình thành và phát triển sản phẩm Hai là, các quyết định chiến lược sản phẩm. Chính sách sản phẩm được áp dụng cho từng sản phẩm riêng lẻ, cho tuyến sản phẩm ( product line) hay cho cả hệ sản phẩm( product mix). Chính sách sản phẩm du lịch là chính sách giúp các doanh nghiệp lữ hành có thể tạo ra các sản phẩm du lịch đúng đắn, phù hợp vớí nhu cầu của thị trường(của khách du lịch). Loại hình du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch có thể của một vùng, một quốc gia hay của một công ty. Các sản phẩm này cùng thỏa mãn một loại động cơ du lịch, cùng diễn ra ở một điểm đến hay cùng phục vụ một đoạn thị trường mục tiêu. Loại hình du lịch có thể được coi là một hệ sản phẩm của một công ty lữ hành. Do nhu cầu du lịch và các điều kiện phát triển du lịch thường xuyên biến đổi nên cần phải thường xuyên ra soát, kiểm tra các sản phẩm du lịch. Việc xây dựng một chính sách sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp lữ hành định hướng và phát triển tốt. 1.2.2. Quy trình hình thành và phát triển của một sản phẩm: ( Product Planning and Development) 1.2.2.1. Khái niệm về sản phẩm mới: Theo quan điểm trong Marketing, sản phẩm mới có thể là mới về nguyên tắc. Nó có thể được cải tiến từ những sản phẩm hiện có hoặc có những nhãn hiệu mới sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu của công ty. Một dấu hiệu quan trọng nhất để đánh giá hàng hóa là mới hay không phải tùy thuộc vào sự thừa nhận của khách hàng. Sơ đồ 1.2. Sơ đồ về sản phẩm mới: Thị trường Giới thiệu sản phẩm mới tại thị trường mới Giới thiệu sản phẩm hiện tại ở thị trường mới Giới thiệu sản phẩm mới ở thị trường hiện tại Thay đổi sản phẩm hiện tại ở thị trường hiện tại Mới Hiện tại Mới Hiện tại Sản phẩm Như vậy, sản phẩm mới bao gồm: - Các sản phẩm mới do phát minh, sáng kiến để đáp ứng một nhu cầu hoàn toàn mới - Sản phẩm mới được cải tiến, hoàn thiện từ sản phẩm hiện có. - Sản phẩm bổ sung cho các sản phẩm hiện có để tạo ra sản phẩm mới. - Sản phẩm hiện có nhưng được sản xuất bằng kỹ thuật mới, có khả năng làm hạ thấp chi phí. - Những sản phẩm cũ được tiêu thụ tại thị trường mới ( người ta thường nói: Cũ người mới ta) - Các sản phẩm cũ nhưng qua các biện pháp marketing đã trở thành những sản phẩm mới ( rượu cũ, bình mới). - Các chuyên gia marketing đã tổng kết trên thực tế chỉ có 10% số sản phẩm mới là mới thực sự hoặc có đổi mới 1.2.2.2. Quy trình phát triển một sản phẩm mới ( New product development process) Ý tưởng chung ( idea Generation) Phân tích thương mại ( Business analysis) Gạn lọc ban đầu ( Initial Screening) Phát triển sản phẩm ( Develop the product) Thử nghiệm thị trường ( Marketing Testing) Thương mại hoá sản phẩm ( Commercialization ) Bổ sung sản phẩm ( Additional Development) Loại bỏ sản phẩm ( Drop from further consideration) Sơ đồ 1.3. Sơ đồ về quy trình phát triển sản phẩm mới: Ý tưởng chung: Đây là quá trình tìm kiếm ý tưởng về sản phẩm, là bước rất quan trọng để hình thành nên sản phẩm mới. Công việc này phải được tiến hành một cách có hệ thống căn cứ vào các nguồn thông tin: + Thông tin thu thập được từ phía khách hàng: có thể là thăm dò ý kiến, trao đổi trực tiếp, thư từ, đơn khiếu nại, các thông tin trên các phương tiện truyền thông. + Thông tin từ các nhà khoa học + Thông tin từ bản thân nội bộ của doanh nghiệp + Thông tin từ việc nghiên cứu sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh + Thông tin từ những người bán buôn, bán lẻ, trung gian, đại lý + Thông tin từ các trung tâm, viện nghiên cứu, các đơn vị thiết kế, các chuyên gia, chuyên viên + Thông tin từ nhân viên bán hàng, những người của công ty thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. + Thông tin từ những người có bằng sáng chế, phát minh tại các trường khoa học công nghệ. Ý tưởng chung là những tư tưởng chiến lược trong hoạt động kinh doanh và marketing của công ty: sản phẩm mới tạo ra phải có ưu thế đặc biệt so với đối thủ cạnh tranh, ngày càng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Mỗi ý tưởng có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau vì vậy phải gạn lọc, chọn lựa ý tưởng. - Gạn lọc ý tưởng: Mỗi công ty phải thành lập hội đồng khoa học kỹ thuật gồm các chuyên gia thiết kế, am hiểu về kinh doanh, sản phẩm và về thị trường. Mục đích của việc lựa chọn này là tìm kiếm được những ý tưởng phù hợp nhất, thải loại những ý tưởng không phù hợp. Trong quá trình gạn lọc cần chú ý: + Không để sót những ý tưởng hay, có tiềm năng tốt, có thể áp dụng vào thực tế. + Không lựa chọn những ý tưởng có những khuyết điểm mà hội đồng chưa nhận ra. Mỗi ý tưởng phải được trình bày bằng văn bản bao gồm các nội dung: Mô tả các đặc tính của sản phẩm, thị trường mục tiêu mà sản phẩm nhắm tới, so sánh tương quan với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, tính toán sơ bộ quy mô của thị trường, chi phí liên quan, giá cả, phương án thực hiện, mức độ phù hợp về công nghệ và tài chính, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp… - Phân tích kinh doanh: Qua quá trình chọn lọc, phải xây dựng những dự án sản phẩm mới từ các ý tưởng. Vì chỉ có dự án thì mới tạo thành hình ảnh thực sự của sản phẩm để đưa ra thị trường. Hội đồng thẩm định sẽ xem kế hoạch phát triển sản phẩm có tính khả thi và hiệu quả hay không. Ý tưởng và dự án là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Theo quan điểm marketing: “Ý tưởng là những tư tưởng khái quát về sản phẩm, còn dự án là sự thể hiện tư tưởng khái quát đó thành các phương án sản phẩm mới với các tham số về đặc tính hay công dụng hoặc đối tượng sử dụng khác nhau của chúng”. (PGS.TS.Trần Minh Đạo, Giáo trình marketing căn bản, NXB Giáo dục, 2002, trang 261) Để thẩm định dự án cần thử nghiệm quan điểm và thái độ, phản ứng của nhóm khách hàng mục tiêu với phương án sản phẩm đã được mô tả, kết hợp với các phân tích kinh doanh khác, doanh nghiệp sẽ lựa chọn được dự án sản phẩm chính thức. - Phát triển sản phẩm: Các doanh nghiệp sẽ soạn thảo các chiến lược marketing cho dự án sản phẩm tốt nhất đã được lựa chọn, xem xét sản phẩm cần được bổ sung những gì. Một chíên lược marketing cho sản phẩm mới gồm 3 phần: + Phần 1: Chiến lược sẽ mô tả quy mô thị trường, thái độ của khách hàng mục tiêu, vị trí của sản phẩm, các chỉ tiêu về khối lượng bán, thị phần, lợi nhuận. + Phần 2: Các quan điểm về phân phối sản phẩm và dự đoán chi phí marketing. + Phần 3: Thể hiện các quan điểm lâu dài về các yếu tố marketing mix: Tiêu thụ, lợi nhuận… Trước khi quyết định cho thiết kế sản phẩm, ban lãnh đạo sẽ tiến hành duyệt lại lần cuối cùng về mức độ hấp dẫn kinh doanh sản phẩm mới và kết hợp phân tích lại các chỉ tiêu trên. Sau đó, bộ phận nghiên cứu thiết kế sẽ đưa ra nhiều phương án và mô hình sản phẩm. Sản phẩm được thiết kế cần được kiểm tra thông qua khách hàng hay người tiêu dùng để biết ý kiến của họ. - Thử nghiệm thị trường: Sản phẩm mới được người tiêu dùng kiểm tra, nếu tốt thì doanh nghiệp sẽ sản xuất một loạt nhỏ. Ở công đoạn này, người ta vừa thử nghiệm sản phẩm và vừa thử nghiệm các chương trình marketing. Mục tiêu của công việc này là thăm dò khả năng mua và dự báo chung về mức tiêu thụ. Nếu thị trường không chấp nhận thì phải loại bỏ sản phẩm - Thương mại hóa sản phẩm: Đây là quá trình triển khai và sản xuất hàng loạt, quyết định tung sản phẩm mới ra thị trường. Ở giai đoạn này, các quyết định về tổ chức và marketing sản phẩm mới là rất quan trọng. Công ty phải thông qua 4 quyết định: + Thời điểm nào thì chính thức tung sản phẩm mới vào thị trường? + Địa điểm tung sản phẩm mới là ở đâu? + Thị trường khách hàng mục tiêu của sản phẩm mới? + Phương án bán sản phẩm mới? Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán? 1.2.2.3. Quy trình phát triển sản phẩm du lịch mới: Đối với quá trình phát triến một sản phẩm du lịch mới, cũng phải tuân theo quá trình chung như đối với việc phát triển một sản phẩm hàng hóa mới thông thường. Cần lưu ý một vài đặc điểm riêng biệt đối với sản phẩm du lịch và đây là một sản phẩm là dịch vụ nên quá trình xây dựng một sản phẩm mới rất khó khăn và phức tạp. Độ rủi ro của một sản phẩm du lịch cao hơn so với các hàng hóa thông thường khác, nó phụ thuộc vào mức độ thỏa mãn của khách du lịch về chất lượng dịch vụ trong tour. Để có một sản phẩm du lịch mới cũng đòi hỏi chi phí lớn từ khâu thiết kế, kiểm tra, khảo sát. Đặc biệt là trong giai đoạn thử nghiệm thị trường. Việc marketing cho một sản phẩm du lịch mới cũng góp phần quan trọng vào việc thành công khi đưa sản mới thâm nhập thị trường. Ngoài ra, khi xây dựng một sản phẩm du lịch mới cần chú ý một vài điểm: Đặc điểm nguồn khách: Cần đặc biệt chú ý tới quy mô nguồn khách, xu hướng phát triển của quy mô thị trường đó, cơ cấu nguồn khách được phân theo tiêu chí nào: động cơ chuyến đi, vị trí địa lý… Tính thời vụ của nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch và khả năng khai thác các tài nguyên du lịch tai các điểm đến. Điều kiện đón tiếp khách hiện có của các nhà cung cấp tại các điểm đến có trong tour du lịch mới. Khả năng chi trả của thị trường khách mục tiêu. 1.2.3. Các quyết định chiến lược sản phẩm: Chiến lược được hiểu là một khuôn mẫu chung cho việc ra các quyết định. 1.2.3.1. Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm: Theo quan điểm marketing: “ Chủng loại hàng hóa là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá”. ( PGS.TS. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục, 2002, trang 255- 256) Mỗi công ty đều phải phải xây dựng cho công ty một cơ cấu sản phẩm đa dạng, phong phú, thỏa mãn nhu cầu đa dạng trên thị trường. Quyết định về bề rộng của chủng loại sản phẩm: “ Bề rộng của chủng loại sản phẩm là sự phân giải về số lượng các mặt hàng thành phần theo một tiêu thức nhất định, ví dụ như kích cỡ, theo công suất…” ( PGS.TS. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục, 2002, trang 256) Việc mở rộng chủng loại hàng hóa phụ thuộc vào mục tiêu theo đuổi của doanh nghiệp là có một hệ thống sản phẩm đầy đủ hay để chiếm lĩnh thị phần trên thị trường. Doanh nghiệp có thể lựa chọn theo hai hướng: + Thứ nhất, doanh nghiệp có thể phát triển chủng loại theo cách thức: hướng xuống dưới, hướng lên trên hay theo cả hai hướng. + Thứ hai, doanh nghiệp có thể bổ sung mặt hàng cho chủng loại sản phẩm hiện có để tăng thêm lợi nhuận, lấp chỗ trống chủng loại hiện có… Quyết định về danh mục sản phẩm: “ Danh mục sản phẩm là tập hợp các chủng loại hàng hóa và các đơn vị hàng hóa do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua. Danh mục hàng hóa được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hòa của nó”. ( PGS.TS. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục, 2002, trang 257). Để có quyết định về danh mục sản phẩm hàng hóa đúng đắn thì cần vận dụng phương pháp ma trận BCG( Boston Consulting Group) để phân tích : Sơ đồ 1.4. Mô hình BCG Suất tăng trưởng của thị trường Tốc độ tăng trưởng của thị trường Ngôi sao Bò Sữa Dấu hỏi Con chó Trục tung : Suất tăng trưởng của thị trường là tỷ lệ mà thị trường có nhu cầu phát triển thêm sản phẩm. Nó cho biết mức độ hấp dẫn của thị trường này. Trục hoành: Thị phần tương đối ( tốc độ tăng trưởng của thị trường) là thị phần mà sản phẩm có được - Thị phần tương đối: là thị phần mà sản phẩm đang có được. - Suất tăng trưởng thị trường: là tỷ lệ mà thị trường đang có nhu cầu để dãy sản phẩm phát triển thêm. + Nếu sản phẩm nằm ở vị trí “ NGÔI SAO”: Sản phẩm nằm ở vị trí này đang dẫn đầu về thị phần, có suất tăng trưởng thị trường cao, thị trường này có sức quyến rũ rất lớn, sẽ có sự cạnh tranh rất gay gắt nên công ty cần đầu tư thêm để mở rộng và củng cố. + Nếu sản phẩm nằm ở ô “ DẤU HỎI”: Đây thường là các sản phẩm mới, suất tăng trưởng thị trường cao, thị phần tương đối thấp, doanh số bán nhỏ, không có lợi thế cạnh tranh mặc dù cơ hội ở thị trường rất nhiều. Nếu sản phẩm ở vị trí này, muốn cạnh tranh thắng lợi, để nó có thể trở thành “ ngôi sao” thì công ty phải đầu tư đúng mức để giành thị phần. Do đó cần phải cân nhắc kỹ. + Nếu sản phẩm ở vị trí “ BÒ SỮA”: Các sản phẩm có mức tăng trưởng về thị trường giảm dần. Nếu sản phẩm ở ô “ Ngôi sao” vẫn giữ nguyên được vị trí của mình thì lúc này suất tăng trưởng thị trường đi vào ổn định. Các sản phẩm ở ô “ Ngôi sao” sẽ chuyển xuống ô “ Bò sữa”, đẻ ra tiền. Sản phẩm này là nguồn cung cấp tài chính cho công ty. Nếu sản phẩm ở giai đoạn này thì không nên đầu tư thêm. + Nếu sản phẩm ở vị trí “ CON CHÓ”: Nếu sản phẩm ở ô “ Con bò” không giữ được vị trí dẫn đầu của mình về thị phần thì nó có thể bị chuyển sang ô “ Con chó”. Sản phẩm ở vị trí này rất ít có khả năng sinh ra lợi nhuận, thường gây nên nhiều rắc rối cho công ty. Công ty cần xem xét để xây dựng sản phẩm ở ô này hay có thể gặt hái lợi nhuận ngay để rút khỏi thị trường, hoặc xoá bỏ sản phẩm này đi. 1.2.3.2. Các quyết định về nhãn hiệu của sản phẩm: Theo quan điểm Marketing: “ Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận hang hoá hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với hang hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.” ( PGS.TS. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục, 2002, trang 247). Các quyết định về những hàng hoá là một trong những quyết định quan trọng khi đề ra các chính sách marketing. Quyết định này sẽ giúp định vị hàng hoá trên thị trường. Thương hiệu( Nhãn hiệu thương mại – Trade mark) = Tên gọi( brand name) + Biểu tượng ( Brand mark). Tên nhãn hiệu: Là sự đọc được của một nhãn hiệu. Biểu tượng: Là những ký hiệu về hình tượng, màu sắc, hình vẽ… có thể nhận biết được, nhưng không thể đọc được. Thương hiệu: Là một nhãn hiệu hay là một phần của nhãn hiệu được bảo vệ bởi luật pháp. Nhãn hiệu nói lên xuất xứ của sản phẩm và cũng nói lên sự bảo đảm về chất lượng của sản phẩm. Nó cung cấp sự thoả mãn nhu cầu tốt nhất cho khách hang mà sản phẩm khác không thể có được. Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu: + Có nên gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của công ty không? : Việc gắn nhãn hiệu cho các sản phẩm hàng hoá sẽ tạo được lòng tin của người mua đối với nhà sản xuất khi họ dám khẳng định vị trí của mình trên thị trường.. + Chủ nhãn hiệu của sản phẩm: Có thể nhãn hiệu chính là của nhà sản xuất. Nếu nhà sản xuất bán sản phẩm của mình cho các trung gian thì sản phẩm có thể mang nhãn hiệu của nhà trung gian. Nhãn hiệu của nhà sản xuất cũng có thể vừa của nhà sản xuất. vừa của nhà trung gian. + Việc đặt tên cho nhãn hiệu: Có 4 cách đặt tên cho nhãn hiệu: Tên riêng biệt cho cùng một mặt hàng, tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các hàng hoá, tên nhãn hiệu của hàng hoá riêng biệt kết hợp với tên thương mại, đặt tên nhãn hiệu cho một hàng hoá bằng cách kết hợp tên riêng biệt của hàng hoá và tên của doanh nghiệp. Dù lựa chọn cách đặt tên nào thì tên nhãn hiệu hàng hoá cũng phải đảm bảo các yêu cầu: đảm bảo lợi ích hàng hoá. chất lượng hàng hoá, dễ đọc, dễ nhận biết, dễ nhớ, mang tính khác biệt. + Mở rộng giới hạn và sử dụng tên nhãn hiệu ? : Việc mở rộng này sẽ tiết kiệm được chi phí tuyên truyền, quảng cáo, đảm bảo cho hàng hóa được khách hàng nhận biết nhanh hơn vì nhãn hiệu đã quen thuộc. + Công ty nên sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm. Những sản phẩm này có những đặc tính khác nhau của cùng một mặt hàng. Có doanh nghiệp gắn cho mỗi sản phẩm cụ thể một nhãn hiệu riêng. Tóm lại, vấn đề dán nhãn và thương hiệu gồm hai loại chính: Một là, chọn một nhãn hiệu tốt Hai là, quyết định xem cần có bao nhiêu nhãn hiệu đối với dãy sản phẩm của công ty. Chính sách nhãn hiệu giúp công ty hoàn thành được rất nhiều mục tiêu: + Một nhãn hiệu chung cho dãy sản phẩm sẽ thuyết phục khách hàng rằng mỗi sản phẩm có cùng một nhãn hiệu sẽ có cùng một chất lượng. Đối với các quốc gia khác nhau về ngôn ngữ thì một nhãn hiệu chung nhất sẽ giúp việc quảng cáo trở nên hiệu quả + Nhãn hiệu đặc thù: Sử dụng ở nhiều thị trường quốc gia khác nhau, đáp ứng nhiều thị trường riêng lẻ. + Đa nhãn hiệu: Được sử dụng là một phần chính sách cho phân khucs thị trường để bán một sản phẩm có thành phần cơ bản giống nhau cho một thị trường quốc gia. Việc dãn nhãn là một phương diện hội nhập, giúp sản phẩm thích nghi với thị trường. 1.2.3.3. Chính sách phân biệt hoá sản phẩm: Mục đích của chính sách là tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra các sản phẩm độc đáo, được người tiêu dùng đánh giá cao. Để phân biệt sản phẩm phải dựa vào tính chất, công dụng, dịch vụ sau khi bán, sự mong muốn trong ý thức của người tiêu dùng và việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Sự phân biệt hoá sản phẩm sẽ xây dựng được lòng trung thành của khách về chất lượng sản phẩm và với nhãn hiệu. Khi khách hàng đánh giá sản phẩm có tính độc đáo thì công ty có quyến đặt giá cao hơn. Muốn thực hiện thành công chính sách thì công ty phải thực hiện nhiều hoạt động truyền thông giao tiếp để cung cấp cho khách hàng những thông tin về tính chất độc đáo của sản phẩm. * Các điều kiện để thực hiện chính sách: Sự phân biệt hóa sản phẩm dựa vào: Chất lượng, đổi mới và sự thích nghi với khách hàng. Sự phân biệt đó phù hợp với từng phân khúc thị trường theo độ tuổi và các nhóm kinh tế xã hội. Công ty sẽ cung ứng sản phẩm được thiết kế dành riêng cho các phân đoạn. * Các biện pháp để thực hiện: - Đầu tư về cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp - Quản trị nguồn nhân lực - Đầu tư khoa học công nghệ - Tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp - Đảm bảo việc cung ứng nội bộ - Thực hiện tốt việc điều hành. - Đảm bảo việc cung ứng bên ngoài - Thực hiện tốt các chính sách xúc tiến bán và chăm sóc khách hàng. 1.2.4. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm: Những biện pháp của chính sách sản phẩm luôn gắn liền với các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ sống của một sản phẩm tại một thị trường nhất định có bốn giai đoạn: Giai đoạn tung sản phẩm vào thị trường, giai đoạn phát triển, giai đoạn chín muồi và giai đoạn suy thoái. Chu kỳ sống của sản phẩm sẽ hướng dẫn chương trình phát triển của sản phẩm. Mỗi quốc gia có những nhu cầu khác nhau về từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm. Sản phẩm có thể là trong giai đoạn suy thoái của thị trường này nhưng lại là giai đoạn tăng trưởng của một thị trường khác.Nếu một sản phẩm có trên giai đoạn của chu kỳ sống ở cùng một thời điểm, lúc đó việc thực hiện chính sách sản phẩm sẽ rất phức tạp do có sự khác nhau về quảng cáo, chính sách giá cả…Vì vậy, mỗi công ty nên xây dựng kế hoạch mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm ngay lần đầu xuất hiện trên thị trường. Chu kỳ sống của sản phẩm lữ hành: Phân loại chu kỳ sống của sản phẩm lữ hành: + Chu kỳ sống sản phẩm của một vùng, một khu, một điểm du lịch. + Chu kỳ sống của các hình thức đi du lịch. + Chu kỳ sống của các chương trình du lịch cụ thể. Chu kỳ sống sản phẩm của một điểm đến du lịch kéo dài hơn của hình thức đi du lịch hay một chương trình du lịch cụ thể. Sơ đồ 1.5. Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm du lịch lữ hành ( Dạng có triệt tiêu) Tăng trưởng Chín muồi Suy giảm triệt tiêu Thời gian Lượng bán ( $ hoặc số khách) Lượng bán Chào bán (giới thiệu) Sơ đồ 1.6. Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm lữ hành ( Dạng có hoàn thiện, đổi mới để phát triển) Lượng bán ($ hoặc số khách ) Thời gian Trong du lịch lữ hành, các công ty thường xuyên cải tiến chương trình cũ, thiết kế các chương trình mới nên chu kỳ sống của các điểm đến du lịch nên chu kỳ sống của sản phẩm lữ hành được thể hiện: Ở mỗi giai đoạn của chu kỳ sống, công ty lữ hành sẽ đưa ra các chiến lược quyết định sản phẩm phù hợp: - Ở giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường( Giai đoạn giới thiệu): Việc đưa sản phẩm ra thị trường gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt. Khi này, cần giới thiệu những chương trình tiêu biểu, tập trung vào nhóm khách hàng có điều kiện mua nhất, động viên các trung gian( các đại lý du lịch) và tăng cường quảng cáo và xúc tiến bán. - Giai đoạn phát triển: Ở giai đoạn này, mức tiêu thụ bắt đầu tăng mạnh, có nhiều đối thủ cạnh tranh, công ty phải tập trung vào những chương trình bán chạy nhất. Để khai thác và kéo dài, cần nâng cao chất lượng các chương trình du lịch, xâm nhập vào những phần thị trường mới, thay đổi thông điệp quảng cáo… - Giai đoạn bão hoà: Trong giai đoạn này, mức tiêu thụ chững lại, sản phẩm tiêu thụ chậm. Để cạnh tranh, công ty phải tìm thị trường mới cho sản phẩm, cải biến sản phẩm, cải biến các công cụ marketing – mix. Các công ty lữ hành cần phát triển đầy đủ hệ thống các chương trình, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ… - Giai đoạn suy thoái: Giai đoạn này xuất hiện khi mức tiêu thụ các loại sản phẩm giảm sút dẫn đến lợi nhuận giảm sút, một số doanh nghiệp có thể rút khỏi thị trường. Các công ty còn lại phải thu hẹp chủng loại hàng hoá, theo dõi để phát hiện những sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái và phối hợp giữa các chương trình phát triển sản phẩm mới. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM INBOUND TẠI IGB TOURS. 2.1. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Hoàng Cầu Tên giao dịch: International Golden Bridge company limited - Tên viết tắt: IGB CO.,LTD - Đăng ký kinh doanh lần đầu : ngày 09 tháng 11 năm 2004 Đăng ký thay đổi lần 2: Ngày 27 tháng 4 năm 2005 Địa chỉ trụ sở chính: C5 - tổ 9, Phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Điện thoại: 9144659/5119192 - Fax: 5118802 Email: hoanggiang2004@vnn.vn Văn phòng đại diện: 28 Lê Văn Hưu , Phường Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Tên giao dịch : International Golden Bridge Tours Company limited Tên viết tắt : IGB TOURS Co., Ltd Biểu tượng của công ty: IGB TOURS là công ty Du lịch Quốc tế có giấy phép lữ hành quốc tế số 0457/LHQT do Tổng cục Du lịch Việt Nam cấp. Qua nhiều năm hoạt động, IGB TOURS đã khẳng định được uy tín của mình đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, yêu nghề, tận tình, được đào tạo chuyên nghiệp, công ty luôn sẵn sang đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thương trường. Công ty luôn mang đến cho quý khách sự hài lòng, nhiều điều thú vị trong từng chuyến đi. Điện thoại: 04. 944 5234- Fax: 04. 944 5239 Đường dây nóng: 04.9445244- 04.9445238 -0903458566 – 0989587656 Website: www igbtours.com Email: info@igbtours.com 2.1.2 . Loại hình của doanh nghiệp : Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Hoàng Cầu là Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Danh sách thành viên góp vốn: STT Tên thành viên Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Giá trị vốn góp(đồng) Phần vốn góp(%) 1 BÙI THANH TÂM Số nhà 37, ngõ 131 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa 700.000.000 70% 2 HOÀNG THỊ AN Số 9, ngõ 1 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 300.000.000 30% ( Nguồn: Giây chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty - Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội) 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty: Lữ hành nội địa, Lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch Vận tải hang hoá, vận chuyển hành khách Đại lý vé máy bay Môi giới thương mại Kinh doanh thiểt bị viễn thông Đai lý kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông Xuất nhập khẩu các mặt hang Công ty kinh doanh Tư vấn, xúc tiến thương mại và tư vấn đầu tư xây dựng( không bao gồm thiết kế công trình ) Thuê và cho thuê văn phòng Kinh doanh máy móc thiết bị tin học và thiết bị văn phòng Đại lý bảo hiểm Dịch vụ visa, hộ chiếu Dịch vụ quảng cáo thương mại In và các dịch vụ liên quan đến in Tổ chức các chương trình hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, các chương trình hội nghị và hôị thảo Mua bán ôtô, xe máy và các phụ tùng thay thế, hang điện, điện tử, điện lạnh, thiết bị chụp ảnh, thiết bị vệ sinh, máy văn phòng, máy tính và linh kiện máy tính, văn phòng phẩm Mua bán quần áo, giày dép, hang thủ công mỹ nghệ, hang lương thực, thực phẩm, hang nông, lâm, thuỷ, hải sản, rượu, bia, bánh kẹo, nước giải khát, thuốc lá nội Đầu tư kinh doanh bất động sản ( Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty- Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội) 2.1.4. Các sản phẩm và dịch vụ của IGB Tours: 2.1.4.1. Các chương trình du lịch trong nước: Công ty thường căn cứ vào động cơ của chuyến đi để phân loại chương trình du lịch: Chương trình nghỉ ngơi, giải trí, các chương trình du lịch trong nước gắn với các chủ đề: Du lịch văn hoá, Tìm hiểu, nghiên cứu, dã ngoại- Lửa trại, Hành hương, Du lịch sinh thái- thám hiểm, Du lịch theo chuyên đề, hội nghị, hội thảo, tổng kết cuối năm,… Sau đây là một số chương trình du lịch trong nước của công ty: Hà Nội - Đồ Sơn – Hà Nội( 2 ngày 1 đêm) Hà Nội – Cát Bà - Vịnh Lan Hạ - Hà Nội( 3 ngày 2 đêm) Hà Nội - Hạ Long- Cát Bà - Tuần Châu – Hà Nội( 3 ngày 2 đêm) Hà Nội - Biển Quất Lâm( 2 ngày 1 đêm) Hà Nội – Kim Bôi – Hoà Bình – Hà Nội( 2 ngày 1 đêm) Hà Nội – Ba Bể - Hà Nội( 3 ngày 2 đêm) Hà Nội - Biển Cửa Lò – Quê Bác – Hà Nội( 4 ngày 3 đêm) Hà Nội – Nha Trang – Đà Lạt - Biển Mũi Né – Hòn Rơm… 2.1.4.2. Các chương trình Du lịch quốc tế: Các chương trình Du lịch nước ngoài kết hợp hội nghị, hội thảo tại nước ngoài, - tham quan khảo sát thị trường, triển lãm, Hội chợ tại các nước Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha,…và nhiều nước khác theo yêu cầu của quý khách. Đặt phòng khách sạn trong nước và quốc tế Cho thuê xe ôtô các loại Bán vé Máy bay, vé tàu hoả trong nước và quốc tế ( giao vé tận nơi quý khách yêu cầu) Tư vấn làm thủ tục visa, hộ chiếu, thông hành cho khách Cung cấp hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch: Tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia,… Cung cấp hướng dẫn viên trong nước (Domestic), quốc tế( Inbound và Outbound) chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo. Một số chương trình du lịch quốc tế mà công ty thiết kế: Hồng Kông – Ma Cao – Thâm Quyến - Quảng Châu ( 7 ngày ) Singapore ( 4 ngày) Malaysia – Singapore ( 7 ngày) Thái Lan ( 5 ngày) Hà Nội - Bắc Kinh – Tây An ( 7 Ngày 6 đêm) Bắc Kinh– Thương Hải - Quảng Châu –Thâm Quyến(7 ngày 6đêm) Pháp - Bỉ - Hà Lan – Ý ( 11 ngày) Đức – Pháp - Bỉ - Hà Lan ( 10 ngày)… 2.1.5. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của IGB Tours: 2.1.5.1 Vị trí: IGB Tours là một văn phòng đại diện của công ty IGB CO.,LTD Kinh doanh hoạt động du lịch là một trong những hoạt động chính của công ty IGB CO.,LTD. Chính vì vậy, IGB Tous giữ một vị trí rất quan trọng trong công ty. 2.1.5.2. Chức năng : Chức năng thông tin: Cung cấp cho khách du lịch thông tin cần thiết về điều kiện đi du lịch và điều kiện nghỉ ngơi tại các điểm du lịch khác nhau, bao gồm các thông tin cụ thể sau: Giá trị các tài nguyên du lịch, các loại hình du lịch khác nhau, giá cả và chất lượng các loại hàng hóa dịch vụ Cung cấp cho khách du lịch các thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục đi du lịch: Xin cấp vía, hộ chiếu, các loại lệ phí, giấy tờ chứng minh tài chính… Là nơi giao dịch với khách hàng. Chức năng tổ chức: Công ty tổ chức các chương trình du lịch trong và ngoài nước, tổ chức quảng cáo và bán các chương trình du lịch. Công ty cũng tổ chức các chương trình du lịch cho khách, phục vụ khách theo hợp đồng đã được thỏa thuận, ký kết và khách lẻ đến đăng ký trực tiếp. Chức năng thực hiện: Thực hiện vận chuyển khách theo những điều kiện đã ghi trong hợp đồng. Thực hiện các hoạt động hướng dẫn tham quan trên đường đi và tại điểm đến. Thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi…cho du khách tại các điểm dừng và điểm đến. Thực hiện các hoạt động khác: Tiễn khách, thăm hỏi khách sau chuyến đi. Chức năng tài chính: Chức năng này của các công ty kinh doanh nói chung và công ty lữ hành nói riêng là việc huy động và sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giúp công ty đạt được những mục tiêu đã đề ra. Chức năng quản trị: Đây là chức năng dự báo, điều phối, kiểm soát và chỉ huy nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động của công ty được diễn ra lien tục, phối hợp, ăn khớp không để chệch những mục tiêu mà công ty đã dự định. 2.1.5.3.Nhiệm vụ: Công ty phải là cầu nối giứa các nhà cung cấp các dịch vụ trong chuyến đi với khách du lịch. Công ty có nhiệm vụ bảo đảm thực hiện cho khách đầy đủ những dịch vụ đã ký kết trong hợp đồng. 2.1.6.Tổ chức lao động của doanh nghiệp: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thiết kế theo mô hình quản trị trực tuyến chức năng với các ưu điểm sau: - Chủ tịch hội đồng thành viên là người có trách nhiệm trước pháp luật đối với toàn bộ hoạt động của công ty Giám đốc toàn quyền quyết định và điều hành công ty, chịu toàn bộ trách nhiệm trước hội đồng thành viên đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời cũng được các phòng ban chức năng hỗ trợ trong việc điều hành công ty. Mọi mệnh lệnh được truyền đi theo tuyến quy định. Cơ cấu tổ chức quản lý của IGB Tours được thiết kế theo sơ đồ 2.1 GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc (tài chính) Phó Giám đốc (Điều hành Phòng Kế toán Phòng Thị trường Phòng Điều hành Bộ phận Khách lẻ Kế toán Thủ quỹ Inbound Outbound Domestic Dịch vụ Inbound Outbound Domestic Đặt ăn, khách sạn Đặt xe, vé Thái - Mã Sing Trung Quốc Thị trường khác 2.1.6.1.Ban lãnh đạo của công ty: Chủ tịch hội đồng thành viên: - Chuẩn bị chương trình kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên. - Triệu tập và chủ tọa cuộc họp hội đồng thành viên hoặc thực hiện việc lấy ý kiến của các thành viên - Giám sát việc tổ chức thực hiện quyết định của hội đồng thành viên. - Thay mặt hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên. Giám đốc: - Phụ trách tổng thể công ty - Chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên Phó giám đốc tài chính: - Phụ trách về mảng tài chính của công ty - Có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với giám đốc .Phó giám đốc điều hành: - Phu trách về mảng kinh doanh của công ty - Phối hợp cùng các bộ phận để đưa ra phương án kinh doanh của công ty - Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. - Báo cáo trực tiếp với Giám đốc 2.1.6.2.Các phòng chuyên môn: .Phòng kế toán: Trưởng phòng: Kế toán: Thủ quỹ: Làm việc theo sự phân công của trưởng phòng Báo cáo trực tiếp với trưởng phòng . Phòng thị trường: Trưởng phòng: Phụ trách mảng thị trường của công ty Phối hợp với các bộ phận để đưa kế hoạch ra thị trường Báo cáo trực tiếp với Phó giám đốc điều hành. Inbound: Thiết kế các chương trình cho phù hợp với từng đối tượng khách Lên phương án quảng bá và bán các chương trình Tổ chức bán các chương trình Báo cáo với trưởng phòng Outbound và nội địa: Lên phương án quảng bá và bán các chương trình Báo cáo với trưởng phòng Dịch vụ: Đưa ra các sản phẩm về các dịch vụ của công ty Tổ chức quảng cáo và bán các sản phẩm Báo cáo trực tiếp với Trưởng phòng . Phòng điều hành: Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo công ty về việc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch, các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu Báo cáo trực tiếp với Phó giám đốc điều hành Inbound: Phối hợp với Phòng thị trường ( Inbound) để tổ chức thực hiện các chương trình du lịch, các dịch vụ khách hàng yêu cầu. Báo cáo trực tiếp với Trưởng phòng Họ thường lập kế hoạch và triển khai các chương trình du lịch cho khách nước ngoài ở Việt Nam có nhu cầu đi tham quan du lịch các địa điểm ở trong nước. Ngoài ra còn làm một số dịch vụ khác có liên quan khác: mua vé máy bay, vé thăm quan, vé tàu, đặt phòng khách sạn, đặt ăn uống trong nhà hàng… Outbound: Phối hợp với phòng thị trường( Inbound) để tổ chức thực hiện các chương trình Chịu trách nhiệm về chất lượng của các chương trình Báo cáo trực tiếp với Trưởng phòng Các nhân viên trong phòng điều hành có nhiệm vụ khâu lập kế hoạch, triển khai việc phối hợp với các ban ngành, các bộ phận có lien quan thực hiện các chương trình du lịch ra nước ngoài do khách du lịch yêu cầu. Trong phòng cũng làm một số dịch vụ khác: Làm visa, đặt vé máy bay, đăng ký chỗ trong khách sạn cho những khách có yêu cầu… Nội địa: Phối hợp với Phòng thị trường ( Nội địa) để tổ chức thực hiện các chương trình Chịu trách nhiệm về chất lượng của các chương trình Báo cáo trực tiếp với Trưởng phòng Đặt ăn, khách sạn: Đặt dịch vụ theo yêu cầu của từng bộ phận( Inbound, Outbound,Nội địa, Khách lẻ) Chịu trách nhiệm về chất lượng trước từng bộ phận Đặt xe,vé máy bay, vé tàu: - Đặt dịch vụ theo yêu cầu của từng bộ phận ( Inbound, Outbound,Nội địa, Khách lẻ) -Chịu trách nhiệm về chất lượng trước từng bộ phận Bộ phận khách lẻ: Trưởng bộ phận: Lên kế hoạch bán các chương trình gom khách lẻ trong tháng Đưa ra các chương trình cụ thể sẽ bán Báo cáo trực tiếp với Phó giám đốc điều hành Các bộ phận: Nắm rõ được sản phẩm của mình sẽ bán Tổ chức bán Báo cáo trực tiếp với trưởng bộ phận. ( Nguồn: Bản mô tả công việc của công ty) . Mối quan hệ giữa các bộ phận: Phương châm của công ty là tổ chức bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả. Chính vì vậy mà các bộ phân trong công ty phối hợp với nhau rất chặt chẽ trong mọi hoạt động của công ty nhằm khai thác hết các thế mạnh của công ty. Đây là một trong những yếu tố đóng góp vào sự thành công của công ty, mặc dù công ty mới được thành lập trong một thời gian ngắn. 2.1.7. Chiến lược kinh doanh của công ty: 2.1.7.1 .Sứ mệnh, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp: Phương châm hành động hay triết lý kinh doanh của công ty: “Mang đến sự hài lòng đích thực”.( Your satisfaction is our honour) ( Nguồn: website: www igbtours.com) Du lịch là ngành dịch vụ, sản phẩm du lịch là một loại dịch vụ tổng hợp. Chính vì vậy mà công ty luôn lấy sự hài lòng của khách hàng là thước đo cho chất lượng dịch vụ. Khách du lịch đến với công ty luôn cảm thấy yên tâm về chất lượng dịch vụ khi tham gia các tour do công ty tổ chức. Theo công ty thì chất lượng của chương trình du lịch chính là sự hài lòng của khách hàng. Công ty v ới ch ức n ăng là chiếc cầu nối giữa khách du lịch trên mọi miền đất nước v à kh ắp nơi trên thế giới. Sứ mệnh kinh doanh của công ty: Công ty có sứ mệnh hành động theo đúng triết lý kinh doanh, phương châm hành động mà công ty nêu ra. Mọi chiến lược đều hướng tới mục tiêu cao nhất là thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. 2.1.7.2. Mục tiêu kinh doanh của công ty: Từ khi thành lập, theo mục tiêu phát triển chung của công ty, IGB Tours có đặt ra các mục tiêu phát triển riêng: Công ty phấn đấu trở thành một trong những công ty lữ hành hàng đầu của Việt Nam trong việc phục vụ khách du lịch outbound, Inbound và nội địa. 2.1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty IGB Tours Bảng 2.1.Thị trường khách và kết quả hoạt động kinh doanh của IGB Tours trong năm 2005 – 2006: ( Nguồn: Phòng kế toán) STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 T.độ tăng trưởng + / - % % 1 CHỈ TIÊU VỀ KHÁCH Khách Tổng số khách Khách 1984 2217 233 111.74 11.74 * Outbound Khách 1832 1987 155 108.46 8.46 Tỷ trọng % 92,34 89,63 2,71 Trung Quốc Khách 1600 1700 100 106.25 6.25 Thái Lan Khách 200 220 20 110 10 Châu Âu Khách 32 67 35 209.38 109.38 * In bound Khách 32 87 55 271.88 171.88 Tỷ trọng % 1,6 3,9 2,3 * Domestic Khách 120 143 23 119.17 19.17 Tỷ trọng % 6,05 6,45 0,4 2 DOANH THU Ng.đồng Tổng doanh thu Ng.đồng 3761812 7173255 3411443 190.69 90.69 * Outbound Ng.đồng 3460867 5789635 2328768 167.29 67.29 Tỷ trọng % 92 80,7 -11.3 Trung Quốc Ng.đồng 1625431 2113221 487790 130.01 30.01 Thái Lan Ng.đồng 900125 1213415 313290 134.81 34.81 Châu Âu Ng.đồng 935311 2462999 1527688 263.33 163.33 * In bound & Domestic Ng.đồng 300945 1383620 1082675 459.76 359.76 Tỷ trọng % 8,00 19,29 11 3 CHI PHÍ Ng.đồng 1360452 2289192 928740 168.27 68.27 * Chi phí khách Outbound Ng.đồng 537402 1024751 487349 190.69 90.69 * Chi phí khách Inbound & Domestic Ng.đồng 150472 286930 136458 190.69 90.69 * Chi phí vé máy bay Ng.đồng 263327 502128 238801 190.69 90.69 * Chi phí tiền lương Ng.đồng 186646 221000 34354 118.41 18.41 * Chi phí gián tiếp Ng.đồng 182000 201112 19112 110.5 10.5 * Chi phí khác Ng.đồng 40605 53271 12666 131.19 31.19 4 TỔNG SỐ LAO ĐỘNG Người 15 11 -4 73.33 -26.67 * Lao động trực tiếp Người 13 9 -4 69.23 -30.77 * Lao động gián tiếp Người 2 2 0 100 5 TỔNG QUY LƯƠNG Ng.đồng 186646 221000 34354 118.41 18.41 Tiền lương bình quân Ng.đồng 12443 20091 7648 161.46 61.46 6 THUẾ Ng.đồng 107480 209950 102470 195.34 95.34 7 LỢI NHUẬN THUẦN Ng.đồng 2293880 4674113 2380233 203.76 103.76 Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty IGB Tours cho ta thấy: - Doanh thu của công ty năm 2005 – 2006 tăng 190.69% tương ứng với số tiền là 341,443 triệu đồng. Chi phí cho việc kinh doanh cũng tăng 168,27 % tương ứng với 928,740 triệu đồng.Trong khi đó, thuế công ty phải nộp cho nhà nước cũng tăng 195,34 % tương ứng với 102,470 triệu đồng. Chính vì vậy, lợi nhuận của công ty tăng 203,76% tương ứng với 2380,233 triệu đồng. Các số liệu trên đã phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh khá hiệu quả của công ty trong năm 2005 và năm 2006. - Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tỷ trọng doanh thu Inbound và nội địa đã tăng từ 8 % năm 2005 lên đến 19,29% năm 2006 nhưng tỷ trọng này vẫn còn rất thấp so với tỷ trọng daonh thu của Outbound. Mặc dù lượng khách Inbound tăng 271,88 % ( tương ứng với tăng 55 lượt khách), số lượng khách outbound của công ty đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn đến 92% năm 2005 và 80,7% năm 2006. Điều đó cho thấy, kinh doanh các chương trình du lịch Outbound đã và đang là thế mạnh của công ty. Trong thời gian tới, công ty cần mở rộng và phát triển thêm thị trường khách du lịch Inbound và nội địa. - Tốc độ tăng trưởng chính là chỉ tiêu phản ánh mức độ khách hoặc doanh thu giữa năm 2006 đã tăng hoặc giảm bao nhiêu lần so với thời kỳ được chọn làm kỳ gốc. Ta thấy: Tốc độ tăng trưởng của khách Inbound là 171,88 % . Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ tăng trung bình về khách du lịch Inbound của công ty trong năm 2006 là tương đối cao. 2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM INBOUND CỦA CÔNG TY IGB TOURS: 2.2.1. Kết quả kinh doanh chương trình du lịch Inbound của công ty: Bảng 2.2. Thị trường khách du lịch của công ty năm 2005 – 2006 (Đơn vị tính: Lượt khách) STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 + / - % 1 Tổng số lượt khách 1984 2217 233 111.74 Khách Outbound 1832 1987 155 108.46 Khách Inbound 32 87 55 271.88 Khách nội địa 120 143 23 119.17 2 Cơ cấu khách Inbound Khách du lịch thuần tuý 20 67 47 335 Khách du lịch công vụ và khác 12 20 8 166.67 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết chương trình du lịch của công ty) Như vậy, với số lượng khách du lịch tăng nhanh hàng năm, công ty đã có sự mở rộng về quy mô và không ngừng phát triển các hoạt động kinh doanh của mình. Công ty phân thị trường làm 3 loại: Thị trường khách Inbound, thị trường khách Outbound và thị trường khách nội địa. Về thị trường khách Outbound: Công ty rất có thế mạnh về du lịch Outbound. Công ty xác định thị trường Outbound chính là những thành phố lớn, những trung tâm kinh tế lớn của cả nước và các tỉnh khác. Đây là đoạn thị trường gồm những khách có khả năng thanh toán cao. Nên trong thời gian tới công ty có thể xây dựng nhiều chương trình du lịch Outbound để khai thác hiệu quả hơn mảng thị trường này. Với thị trường khách du lịch nội địa: Đối tượng khách chính của công ty là các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể của các tỉnh, thành phố có nhu cầu tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan, nghỉ mát. Với thị trường Inbound: Đây là mảng thị trường mà công ty đặc bịêt quan tâm. Nhưng trong hai năm 2005, 2006, mặc dù số lượng khách Inbound đã tăng 271,87% ( tương ứng với 55 lượt khách) nhưng tỷ trọng của thị trường du lịch Inbound mới chiếm tỷ trọng rất nhỏ: 1,61% năm 2005 và 3,95% vào năm 2006. Lượng khách du lịch đi với mục đích thuần tuý vẫn chiếm tỷ trọng lớn, số lượng khách đi với mục đích công vụ còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong năm 2005, lượng khách đi với mục đích công vụ tăng 166,67% tương ứng với 8 lượt khách. Khi gia nhập WTO, sẽ có rất nhiều doanh nhân và các công ty đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư nên công ty cần tập trung vào việc xây dựng và thiết kế sản phẩm du lịch Mice để khai thác thị trường này. Về cơ cấu khách Inbound, có nhiều tiêu thức để phân loại nhưng công ty chủ yếu xét theo tiêu chí là phân theo quốc tịch. Bảng 2.3. Cơ cấu khách du lịch Inbound của công ty phân theo quốc tịch: (Đơn vị tính: Lượt khách) Số lượng khách Ngày khách TB Chi tiêu TB/khách(USD) Chỉ tiêu Tổng số Khách đi tour trọn gói Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Tổng số khách Inbound 32 87 12 25 4.91 5.72 236.4 365.82 Nhật Bản 4 10 2 4 5 6 300 579 Trung Quốc 8 18 3 4 4 3 170 220 Hàn Quốc 5 7 3 5 5 4 200 225 Đài Loan 4 10 2 3 4 5 180 200 Thái Lan 2 7 0 3 5 7 203 245 Các nước Asean 4 11 0 2 4 5 210 225 Pháp 2 5 2 1 7 10 420 600 Anh 3 6 0 1 8 9 400 630 Mỹ 0 6 0 2 0 9 0 612 Úc 0 3 0 0 0 8 0 713 Các quốc gia khác 0 4 0 0 0 5 0 130 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng Inbound) Biểu đồ 2.3. Cơ cấu khách du lịch Inboud của IGB Tours phân theo quốc tịch Qua bảng số liệu trên, cho thấy trong hai năm 2005- 2006, thì thị trường Inbound trọng điểm của công ty: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Asean. Các thị trường này biến động theo một xu hướng rất tích cực, tốc độ tăng trưởng ổn định. Lượng khách Trung Quốc của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng thời gian lưu trú bình quân ngắn, có xu hướng giảm vào năm 2006 và mức chi tiêu trung bình không cao (170- 220 USD/khách).. Thị trường khách Nhật Bản và Hàn Quốc, Đài Loan là các thị trường công ty đặc biệt quan tâm vì đây là những thị trường sang Việt Nam với những khách đi với mục đích là tìm kiếm thị trường đầu tư, có mức tiêu dung cao và khả năng chi trả lớn. Thị trường khách du lịch Châu Âu, trong đó có Pháp và Anh là thị trường mục tiêu chính của công ty. Thị trường khách Châu Mỹ và Châu Đại Dương với hai thị trường mục tiêu là Mỹ và Úc. Ở khu vực Đông Nam Á, khu vực các nước có điều kiện vị trí du lịch gần giống Việt Nam, công ty chú trọng khai thác thị trường Thái Lan. Đối với mỗi thị trường mục tiêu, công ty cần có những thay đổi trong chính sách sản phẩm để làm thoả mãn khách du lịch và khai thác được tốt hơn thị trường khách Inbound. 2.2.2 Đánh giá thực trạng chính sách sản phẩm du lịch Inbound của công ty: 2.2.2.1. Hiệu quả kinh doanh các chương trình du lịch Inbound của công ty: Công ty không ngừng cải tiến và xây dựng các chương trình du lịch Inbound khá phong phú để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch đến từ các quốc gia khác nhau. Sau đây là những chương trình du lịch chính giành cho khách du lịch Inbound và nội địa của công ty trong năm 2006: Bảng 2.4. Bảng giá trọn gói các tour du lịch Inbound năm 2006 BẢNG GIÁ TRỌN GÓI CÁC TOUR DU LỊCH INBOUND NĂM 2006 Đơn vị tính: 1000 VND CODE CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH THỜI GIAN NHÓM KHÁCH / MỨC GIÁ 10-14K 15 -19K 20 -29K 30 -45K IGB1 Hà Nội - Hạ Long – Tuần Châu- Hà Nội 2 Ngày 458 498 468 398 IGB2 Vịnh Bãi Tử Long –QuanLạn 2 Ngày 719 630 556 486 IGB3 Hạ Long – Cát Bà 3 Ngày 896 799 738 689 IGB4 Hà Nội – Cát Bà – Hà Nội 3 Ngày 917 887 860 839 IGB5 Móng Cái – Trà Cổ - Đông Hưng 4 Ngày 1195 1135 1068 936 IGB6 Lạng Sơn - Bằng Tường 2 Ngày 677 640 608 556 IGB7 Sapa – Thành phố trong sương 5 Ngày 750 710 675 628 IGB8 Nghỉ biển Sầm Sơn 3 Ngày 748 718 678 628 IGB9 Móng Cái – Trà Cổ - Đông Hưng 3 Ngày 976 928 867 760 IGB10 Nghỉ biển Cửa Lò 3 Ngày 878 826 778 690 IGB11 Cửa Lò – Quê Bác – Hà Nội 4 Ngày 1150 1098 1046 956 IGB12 Quê Bác - Đồng Hới – P.Nha 4 Ngày 1295 1218 1218 1068 IGB13 Phong Nha - Quảng Trị - HN 4 Ngày 1366 1286 1228 1068 IGB14 Hà Nội - Huế - Hà Nội 5 Ngày 1088 976 898 819 IGB15 Huế - Đà Nẵng - Hội An 6 Ngày 1288 1168 1099 988 IGB16 Hà Nội – Nha Trang – Hà Nội 5 Ngày 1088 976 898 819 IGB17 Nha Trang- Đà lạt – Hà Nội 7 Ngày 2046 1918 1820 1556 IGB18 Hành trình Miền Nam 12 Ngày 3877 3718 3528 3348 IGB19 Chương trình xuyên Việt 15 Ngày 5788 5568 5288 4768 ( Nguồn : Phòng Inbound của công ty) Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh chương trình du lịch Inbound của công ty: STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 + / - % 1 Tổng số lượt khách Lượt khách 1984 2217 233 111.744 Khách du lịch Inbound Lượt khách 32 87 55 271.875 Tỷ trọng % 1.61 3.92 2.31 2 Tổng số ngày khách Ngày khách Khách du lịch Inbound Ngày khách 157 498 341 317.197 3 Tổng doanh thu CTDL Inbound Ng.đồng 300945 1383620 1082675 459.758 4 Chi phí kinh doanh CTDL Inbound Ng.đồng 150472 286930 136458 190.687 5 Thuế Ng.đồng 8598 39522 30924 459.665 6 Lợi nhuận kinh doanh CTDL Inbound Ng.đồng 141875 1057168 915293 745.14 7 Mức chi tiêu bình quân 1 Khách Inbound USD 236.43 365.82 129.39 154.727 ( Nguồn: Báo cáo kết qủa kinh doanh du lịch Inbound) - Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chương trình du lịch Inbound tại công ty IGB Tours: + Một là, chỉ tiêu về tổng doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch: Công thức tính tổng doanh thu kinh doanh tour du lịch Inbound : TR = R1 + R2 + R3+…+ Rn ( Ri = Pi*Qi ) Trong đó: TR: Tổng doanh thu các chương trình du lịch được thực hiện trong kỳ phân tích: TR2005 = 300975(Ng. đồng) ; TR2006 = 1383620 ( Ng. đồng) Chỉ tiêu này phản ánh quy mô và kết quả kinh doanh chương trình du lịch Inbound của công ty.Nó không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh chương trình du lịch mà còn dùng để xem xét từng loại tour của công ty đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm của nó. Khi tổng kết hiệu quả kinh doanh và cần đưa ra những quyết định về chính sách sản phẩm đối với một tour cần phải sử dụng chỉ tiêu này. + Hai là,Chỉ tiêu tổng chi phí kinh doanh chương trình du lịch : TC = C1 + C2 + C3+…+Cn Tổng chi phí kinh doanh chương trình du lịch Inbound của công ty: TC 2005 = 150472 ( Ng. đồng) ; TC 2006 = 286 930( Ng. đồng) Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các chi phí để thực hiện kinh doanh một chương trình du lịch: Từ việc thiết kế đến tổ chức bán. Chỉ tiêu này cũng làm cơ sở để tính toán chỉ tiêu lợi nhuận, đánh giá hiệu quả kinh doanh của mỗi lần thực hiện các chương trình du lịch. Nó cũng góp phần quan trọng vào các quyết định trong chính sách sản phẩm của công ty. + Ba là, chỉ tiêu tổng số ngày khách: Công thức tính tổng số ngày khách thực hiện trong kỳ: TNK = TNK1 + TNK2+ TNK3 +…+ TNKn Tổng số ngày khách Inbound của công ty: TNK2005 = 157 ( Ngày khách) ; TNK2006 = 498 ( Ngày khách) Chỉ tiêu tổng số ngày khách đã thực hiện phản ánh số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty thông qua số lượng ngày khách. + Bốn là, chỉ tiêu tổng số lượt khách : Công thức tính tổng số lượt khách thực hiện: TLK = TLK1 + TLK2 + TLK3 +…+ TLKn Tổng số lượt khách Inbound đã thực hiện của công ty: TLK2005 = 32 ( Lượt khách) ; TLK2006 = 87 ( Lượt khách) Chỉ tiêu tổng số ngày khách thực hiện phản ánh số lượng sản phẩm du lịch Inbound tiêu thụ của công ty thông qua số lượng ngày khách. + Năm là, Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát: Công thức tính hiệu quả tổng quát: H = TR / TC Hiệu quả tổng quát của việc kinh doanh tour Inbound của công ty: H2005 = 300945 / 150472 = 2 ; H2006 = 1383620/ 286930 = 4,82 Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra thì việc kinh doanh tour sẽ thu được bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Hệ số càng lớn hơn 1 thì việc kinh doanh tour càng có hiệu quả. Như vậy, hiệu quả việc kinh doanh tour trong năm 2006 cao hơn năm 2005. + Sáu là, chỉ tiêu doanh lợi: Công thức: D = LN / TC Doanh lợi của công ty trong kinh doanh du lịch Inbound: D2005 = 141875/ 150472 = 0,943 ; D2006 = 1057168/ 286930 = 3,684 Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra cho việc kinh doanh chuyến du lịch sẽ đem lại bao nhiêu % lợi nhuận. Thông qua đó so sánh với chỉ tiêu lãi suất tiết kiệm và xem xét có nên đầu tư kinh doanh chương trình du lịch có chỉ tiêu doanh lợi cao hơn không. Như vậy, khi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh chương trình du lịch sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của các chương trình du lịch, từ đó đề ra những chiến lược quyết định sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp. 2.2.2.2. Nhận xét về chính sách đa dạng hoá chủng loại, xây dựng nhãn hiệu chương trình du lịch Inbound của công ty: - Về chủng loại chương trình du lịch Inbound của công ty : Hầu hết các chương trình du lịch của công ty đều tương đối giống nhau cả về tuyến điểm, độ dài và các dịch vụ có trong chương trình. Các chương trình du lịch Inbound của công ty đã chú ý khai thác các tuyến điểm, các danh lam thắng cảnh của Việt Nam, nhưng chủ yếu đó đều là các chương trình du lịch tổng hợp. Đó là các chương trình gồm cả tham quan, nghỉ ngơi kết hợp với giải trí và tìm hiểu lịch sử, văn hoá. Đa dạng hoá các chương trình du lịch theo mục đích chuyến đi: Công ty đã xây dựng được những chương trình du lịch để phục vụ những mục đích thuần tuý của khách du lịch: tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, tìm hiểu lịch sử, văn hoá…, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường mục tiêu. IGB Tours chưa có những tour có thể kết hợp được nhiều mục đích của khách du lịch trong một chuyến đi như: Kết hợp tour tham quan với nghỉ dưỡng, tour du lịch tìm hiểu văn hoá với giải trí. Bên cạnh đó, những tour phục vụ riêng cho mục đích công vụ MICE( hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm…), những tour du lịch phục vụ cho những người thích thể thao, khám phá và thích mạo hiểm: leo núi, lặn biển, thăm các bản làng dân tộc là những tour mới chưa được khai thác. Công ty cần nghiên cứu kỹ từng thị trường mục tiêu, phân tích xem nhu cầu của từng thị trường. Mục đích của mỗi chuyến đi là cơ sở để công ty có thể thiết kế được các tour du lịch mới. Đa dạng hoá các chương trình du lịch theo tuyến điểm: Công ty đã đầu tư một kinh phí tương đối lớn cho việc khai thác các tuyến điển mới trong thiết kế các tour, đặc biệt là tour Inbound. Các chương trình du lịch Inbound của IGB Tours tương đối đa dạng. Tuy nhiên, các chương trình đó còn có nhược điểm là giống nhau nhiều về tuyến điểm. Công ty khai thác chủ yếu trong các tour là các di sản văn hoá thế giới: Vịnh Hạ Long, Huế, Phố cổ Hội An…Hầu hết các chương trình có số lượng tuyến điểm tương đối ít trong một tour. Khách du lịch đang có xu hướng gia tăng số lượng điểm đến trong một tour, đặc biệt là đối với khách Mỹ. Nếu trong thời gian tới, công ty lấy thị trường khách Mỹ là một trong những thị trường mục tiêu thì cần quan tâm đến việc đa dạng hoá các chương trình du lịch theo các tuyến điểm. Sự “nghèo nàn” về các tour du lịch của công ty thể hiện rõ đối với khách du lịch đi du lịch kết hợp nhiều mục đích khác nhau: công vụ với nghỉ ngơi giải trí, tông giáo tín ngưỡng và chữa bệnh…thì nội dung của các tuyến điểm vẫn chưa đa dạng và phong phú theo. Đa dạng hoá các chương trình du lịch theo độ dài chuyến đi: Các chương trình du lịch của công ty có thời gian tương đối ngắn: Từ 2 ngày đến 15 ngày. Do vậy, nên chưa thu hút được khách du lịch kéo dài được thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu. Với độ dài của các chương trình du lịch ngắn như vậy thì thời gian chủ yếu dành cho khách là tham quan, ngắm cảnh. Trong các chương trình du lịch dài ngày, các hoạt động trong tour thường chưa thực sự thu hút khách du lịch, đôi khi gây cảm giác nhàm chán, đơn điệu cho du khách. Còn trong các tour ngắn ngày thì số lượng điểm đến bị hạn chế, thời gian đi tham quan ngắn nên khả năng chi tiêu, mua sắm của khách du lịch còn ít. Công ty nên đa dạng hoá các chương trình du lịch có độ dài khác nhau, tập trung vào những chương trình du lịch dài ngày nhằm thu hút khách du lịch Inbound lưu trú tại Việt Nam lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn. Đa dạng hoá các chương trình du lịch dựa trên khả năng thanh toán và khả năng chi tiêu trong du lịch của khách: Công ty chưa có các chương trình du lịch xây dựng theo khả năng thanh toán của khách. Các chương trình du lịch chưa có sự đa dạng hoá các điểm đến phù hợp với khả năng chi tiêu của từng đối tượng khách. Ví dụ: Đối với khách thương gia thì khi xây dựng tour không có những nơi mua sắm hàng lưu niệm chất lượng cao. Mức giá của các chương trình có sự đa dạng phù hợp với thu nhập của đa số khách nhưng không tạo ra được sự khác biệt lớn cho từng đối tượng khách: Khách thương gia thì giá cao hơn, học sinh, sinh viên thì giá phải mềm hơn. Đa dạng hoá các chương trình du lịch dựa vào thời điểm sử dụng thời gian nhàn rỗi: Thời điểm nghỉ ngơi của khách là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tổ chức chuyến đi du lịch. IGB Tours rất chú trọng đến việc đa dạng hoá theo tiêu thức này. Điều đó thể hiện trong việc thiết kế các tour phù hợp với các kỳ nghỉ của khách. Đặc biệt là khách quốc tế đến Việt Nam vào đúng dịp lễ Nôen hay các dịp lễ khác, các kỳ nghỉ dài ngày…Nhưng các chương trình du lịch chưa có những điểm khác biệt lớn về thời gian giữa khách du lịch công vụ bận rộn thường xuyên với khách du lịch thuần tuý có quỹ thời gian chủ yếu là để nghỉ ngơi, hưởng thụ. Đa dạng hoá các chương trình du lịch theo các loại hình du lịch: Công ty có đi vào khai thác nhiều chương trình du lịch theo nhiều loại hình du lịch: Tham quan, nghỉ dưỡng…nhưng kết quả đạt được chưa cao. Điều đó là do IGB Tours chưa xây dựng thành công các tour du lịch chuyên đề. Các chương trình du lịch chuyên đề như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, văn hoá nghệ thuật chưa thực sự được đầu tư, khai thác chuyên sâu. Chính vì vậy rất khó có thể thu hút được khách du lịch quốc tế. Các tour có sức hấp dẫn không, có thu hút được khách tham gia nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự phong phú của các điểm đến. Công ty phải đa dạng, tạo ra các sản phẩm mới để thoả mãn nhu cầu du lịch theo các mục đích khác nhau của khách du lịch. Số lượng khách du kịch lưu lại tại các điểm đến và mức chi tiêu của du khách quốc tế đã cho thấy các tour Inbound chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách. Đa dạng các chương trình du lịch dựa vào thói quen sử dụng, thị hiếu thẩm mỹ và yêu cầu về các dịch vụ của khách du lịch: Ở Việt Nam, có 37,3% khách du lịch đi tour của các công ty lữ hành cho điểm tốt và xuất sắc về chất lượng các dịch vụ trong tour.( Theo Khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Mọi khách du lịch đều cho rằng các công ty lữ hành liên doanh hay công ty lữ hành nước ngoài ở Việt Nam là những nhà cung cấp dịch vụ có chất lượng cao hơn so với các công ty 100% vốn Việt Nam. Tâm lý này đã gây khó khăn lớn cho các công ty lữ hành của Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ trong các tour du lịch Inbound và IGB Tours cũng gặp phải những khó khăn đó. Bình quân một khách du lịch đến Thái Lan sẽ chi tiêu cho các dịch vụ du lịch từ 1200 USD đến 1500USD, ở Singapore là 1500 USD- 2000 USD hay ở các nước EU là 4000- 5000 USD. Ở Việt Nam, trung bình một khách du lịch giàu có thì cũng chỉ chi tiêu khoảng 300 – 700 USD. Ở IGB Tours, mức chi tiêu trung bình của một khách du lịch Inbound năm 2005 là 263,43 USD, năm 2006 là 365,82USD. Với mức chi tiêu trung bình hơi thấp chứng tỏ rằng các chương trình du lịch Inbound chưa có các dịch vụ hấp dẫn và có khả năng nâng mức chi tiêu của khách du lịch. Công ty chưa đầu tư vào việc nghiên cứu kỹ đặc điểm kinh tế, xã hội, lối sống, tập quán tiêu dùng của khách du lịch ở các thị trường mục tiêu khác nhau nên chưa có những dịch vụ gây ấn tượng mạnh cho khách du lịch quốc tế.Ví dụ : Người Nhật thích sử dụng những dịch vụ lưu trú có thứ hạng cao, đặc biệt là những cơ sở lưu trú của người Nhật. - Về quyết định xây dựng nhãn hiệu cho các chương trình du lịch Inbound: Hiện nay, mặc dù mới thành lập hơn hai năm nhưng công ty đã bước đầu khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, ngày càng có nhiều sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài tại Việt Nam khiến cho các công ty lữ hành trong nước bắt buộc phải tạo cho mình và hàng hoá những thương hiệu. Xây dựng thương hiệu không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa quảng cáo, quan hệ công chúng mà chúng còn bao gồm cả những chiến lược marketing của công ty. Nó là một phương tiện để định vị trên thị trường. Thương hiệu của mỗi chương trình du lịch của các công ty là sự định hướng ban đầu cho khách du lịch trước khi khách tới Việt Nam. Nhận thức được vấn đề này, công ty IGB Tours đã bắt đầu xây dựng thương hiệu sản phẩm và xác định vị trí cho thương hiệu riêng của mình trên thị trường.Một số công việc mà IGB Tours đã làm và chưa làm được trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình: + Bước đầu khẳng định được chất lượng sản phẩm của các chương trình du lịch của công ty. Đặc biệt là các chương trình du lịch với mục đích thuần tuý: tham quan, nghỉ ngơi, giải trí …Công ty cũng thường xuyên thay đổi các dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng của các chương trình: Đa dạng hoá các hoạt động trong mỗi chương trình, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên, đội ngũ lái xe, kiểm tra liên tục chất lượng của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, do công ty chưa nghiên cứu kỹ thị trường theo các tiêu thức như: khả năng thanh toán, thời gian nhàn rỗi,…nên sự đa dạng hoá các chương trình du lịch cho khách Inbound còn nhiều hạn chế. + Về việc sử dụng sức mạnh quảng bá cho các chương trình du lịch: Công ty đã tham gia các chương trình hội chợ, triển lãm các chương trình du lịch Inbound tại cả trong nước và nước ngoài. Các hoạt động quảng bá còn chưa gây được ấn tượng sâu sắc cho khách du lịch quốc tế. IGB Tours cũng sử dụng cách quảng bá truyền thống là quảng cáo bằng các ấn phẩm: tờ rơi, tập gấp, website…Trang web của công ty không có nhiều hình ảnh động về các chương trình du lịch để du khách quốc tế có thể hình dung rõ hơn về phong cảnh và lối sống của đất nước và con người Việt Nam. Các tour du lịch trong các website còn chưa phong phú. Đối với tập gấp, công ty đã đầu tư vào việc thiết kế, mặc dù vậy, tập gấp còn chưa đáp ứng được yêu cầu của một số nước: nước Anh, và quy định của luật cộng đồng chung châu Âu. Ví dụ : Nước Anh quy định về những nội dụng chủ yếu trong việc xây dựng các tập gấp của các doanh nghiệp lữ hành khi muốn khai thác thị trường Anh: Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp lữ hành, các địa điểm đến du lịch, tuyến hành trình, phương thức vận chuyển, thời gian, địa điểm xuất phát, các phương tiện lưu trú, các dịch vụ bổ sung, phương thức đặt chỗ, chính sách giá, trách nhiệm của khách, của doanh nghiệp …Công ty chưa tìm hiểu kỹ về những quy định về tập gấp khi quảng bá các chương trình du lịch Inbound cho thị trường các quốc gia khác. + Về việc tạo cho sản phẩm một nhãn hiệu: Đây là công việc ít được các công ty lữ hành thực hiện bởi nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan. Việc tạo cho sản phẩm một nhãn hiệu không phải là một điều đơn giản. Đối với IGB Tours cũng không phải là một ngoại lệ. Đặc biệt các sản phẩm là các chương trình du lịch. Nhưng việc này hết sức cần thiết và quan trọng trong thời kỳ gia nhập WTO. Công ty chưa xây dựng được nhãn hiệu đặc trưng cho các sản phẩm du lịch chuyên đề để tạo ra sự khác biệt và độc đáo, gây ra sự tò mò cho du khách quốc tế trước khi đến Việt Nam. Nói chung, các doanh nghiệp du lịch của nước ta đang bị cạnh tranh và bị chia sẻ bởi các tập đoàn du lịch lớn: Accor, Hilton, OSC, Exotissmo…Mặt khác, các doanh nghiệp du lịch trong nước cũng cạnh tranh nhau rất gay gắt. Ngoài các doanh nghiệp có uy tín, các doanh nghiệp mới thành lập thường lấy việc hạ giá thành sản phẩm ( chất lượng không đảm bảo) để thu hút khách. Điều này đã làm giảm uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp, gây nên sự nghi ngại về chất lượng sản phẩm du lịch nói chung. Công ty IGB Tours cũng đã cố gằng trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm du lịch Inbound, nhưng chưa thực sự phát triển. Công ty chưa có thương hiệu riêng cho các dãy sản phẩm , các hệ sản phẩm du lịch chuyên đề nhằm thu hút khách du lịch quốc tế. Đây là một nguyên nhân khiến cho lượng khách Inbound đến công ty còn ít. Trên thị trường du lịch hiện nay, hầu hết các sản phẩm đều đang trong xu hướng bão hoà nên lợi thế cạnh tranh không dựa vào giá cả mà tập trung vào chất lượng và đặc tính của các sản phẩm, dịch vụ. Mà chất lượng của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ lại khẳng định qua thương hiệu của công ty. Nên trong chính sách sản phẩm của công ty trong giai đoạn tới cần chú trọng vào việc đầu tư xây dựng thương hiệu của các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch Inbound. 2.2.2.3. Thực trạng về quy trình hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch Inbound mới. Mặc dù năm 2006, Việt Nam đã đón khoảng 3,6 triệu lượt khách quốc tế nhưng các nhà quản lý và các doanh nghiệp lữ hành thực sự lo lắng vì các sản phẩm du lịch vẫn không thoát khỏi khái niệm nghèo nàn và kém hấp dẫn.Trong một hội nghị tổng kết của ngành du lịch Việt Nam được tổ chức vào đầu năm 2005, Phó thủ tướng Vũ Khoan tỏ ra rất lo lắng đối với sản phẩm du lịch của Việt Nam. Ông nhấn mạnh đến những yếu kém và gọi đó là sự nghèo nàn của các sản phẩm du lịch, không đa dạng về hình thức. Về các sản phẩm du lịch Inbound của công ty ta thấy: các sản phẩm du lịch mà công ty khai thác, chào mời du khách chủ yếu dựa vào những gì có sẵn thuộc tài nguyên quốc gia. Sự khai thác đó còn rất đơn giản, chưa sâu về các dịch vụ tham quan giải trí nên làm cho các hoạt động du lịch của công ty trở nên kém sinh động và hấp dẫn trong mắt khách du lịch. Theo ông Vũ Thế Bình - Vụ trưởng Vụ du lịch thuộc Tổng cục Du lịch đã phát biểu: “ Việt Nam cần có chiến lược khai thác và phát triển sản phẩm mới, khi ấy mới mong du lịch phát triển” ( Theo VietNamNet). Nhận xét chung về việc phát triển sản phẩm du lịch Inbound mới của công ty: Những sản phẩm là các chương trình du lịch Inbound cũ tại thị trường cũ: Công ty có sửa đổi các điểm đến truyền thống thay vào đó là các điểm đến mới, hấp dẫn. Các hoạt động trong các tour du lịch cũng phong phú hơn nhằm tránh sự nhàm chán cho khách du lịch Inbound trong thị trường mục tiêu cũ của sản phẩm. Vì xu hướng tiêu dùng của khách du lịch cũng thường xuyên thay đổi, công ty không nắm bắt nhanh thông tin nên sự thay đổi các chương trình du lịch cũ hay sinh động hoá các hoạt động tham quan nên khó đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch quốc tế đến. Sản phẩm là các chương trình du lịch Inbound cũ tại các thị trường mới: Công ty có tham gia quảng bá các chương trình du lịch Inbound cũ tại các thị trường mới nhưng việc quảng bá có hiệu quả không cao, không thu hút sự quan tâm, chú ý của khách du lịch trong các thị trường mới. Sản phẩm là các chương trình du lịch Inbound mới tại thị trường cũ: Ban giám đốc của công ty luôn quan tâm tới thị trường cũ và muốn duy trì tốt khách hàng tiềm năng này nên đã đầu tư rất nhiều công sức và vật chất để thiết kế các chương trình du lịch Inbound mới dựa trên những nghiên cứu có sẵn về thị trường mục tiêu cũ nhằm duy trì thị phần. Sản phẩm là các chương trình du lịch Inbound mới tại thị trường mới: Các sản phẩm này thì công ty mới bắt đầu trong giai đoạn nghiên cứu, chưa đưa vào thực hiện. Vì với một công ty mới thành lập nên đầu tư kinh phí vào việc nghiên cứu và xây dựng các chương trình du lịch mới cho các thị trường mục tiêu mới là rất mạo hiểm, đòi hỏi lượng vốn lớn. Trong hai năm vừa qua, công ty cũng đã chú trọng đầu tư vào việc phát triển sản phẩm du lịch Inbound mới: Thứ nhất, Công tác nghiên cứu thị trường khách du lịch Inbound để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới. Để nghiên cứu thị trường du lịch Inbound, công ty thường căn cứ vào các câu hỏi : 5 W và 1 H ( Who?, What ?, When?, Why?, Where? và How ?): Câu hỏi Who ( Ai làm công tác nghiên cứu thị trường ?): Phòng thị trường của công ty sẽ làm công tác nghiên cứu thị trường. Bộ phận Inbound trong phòng sẽ nghiên cứu thị trường Inbound. Số lượng nhân viên trong công ty làm công tác nghiên cứu thị trường còn ít, thiếu kinh nghiệm nên thông tin thu thập được chưa thực sự sát thực giúp cho công việc thiết kế tour du lịch Inbound. Câu hỏi Why ( Tại sao lại phải làm công tác nghiên cứu thị trường Inbound?) : Công ty luôn xác định công việc nghiên cứu thị trường là một công việc rất quan trọng trong công tác hoàn thiện chính sách sản phẩm, đặc biệt là phát triển sản phẩm du lịch Inbound mới. Câu hỏi What ( Làm công tác nghiên cứu thị trường là làm những công việc gì? ) : Bộ phận nghiên cứu thị trường khách du lịch Inbound đã làm được nhiều công việc: nghiên cứu khả năng cung ứng của các nhà cung cấp, các dịch vụ vần chuyển, các thông tin về tâm lý của khách du lịch đến từ các nước trên thế giới. Để có thể xây dựng được các chương trình du lịch Inbound mới cần làm rất nhiều công việc như trên. Tuy nhiên, các công việc trên không được thực hiện đầy đủ, đôi khi còn bỏ qua nhiều khâu khiến cho chất lượng của các chương trình du lịch không cao. Câu hỏi Where ( Làm công tác nghiên cứu thị trường ở những đâu ? ) : Khi phát triển một chương trình du lịch mới, công ty phải nghiên cứu kỹ thị trường mục tiêu . Việc xác định thị trường mục tiêu sẽ giúp công ty xác định điểm đến trong các chương trình du lịch mới. Trong những năm qua, công ty xác định không tốt thị trường Inbound mục tiêu chứng tỏ không xác định rõ công tác nghiên cứu thị trường ở đâu nên các chương trình du lịch Inbound không thu hút mạnh khách du lịch Inbound. Thời gian tới, thị trường mục tiêu mà công ty xác định là thị trường khách Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ nên công tác nghiên cứu thị trường sẽ tập trung nhiều vào các thị trường này để xây dựng các tour du lịch phù hợp. Câu hỏi When (Làm công tác nghiên cứu thị trường Inbound khi nào?): Việc xác định thời gian làm công tác thị trường để phát triển sản phẩm mới cần có nhiều thời gian nên công ty luôn sắp xếp công việc này vào thời điểm không đúng mùa du lịch của khách du lịch quốc tế. Mặc dù vậy, với nhiều thị trường khách Inbound, để xác định được thời gian làm công tác nghiên cứu thị trường cũng rất phức tạp, phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố: lối sống, phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên… Câu hỏi How ( Làm công tác nghiên cứu thị trường khách du lịch Inbound như thế nào?) : Để nghiên cứu thị trường, công ty mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu qua các phương pháp truyền thống : sách báo, tạp chí, Internet…Công ty chưa có kinh phí đầu tư cho cán bộ nhân viên để trực tiếp sang các thị trường mục tiêu để nghiên cứu trực tiếp nhu cầu của thị trường. + Nghiên cứu cung du lịch: Công ty đã nghiên cứu khả năng cung ứng tại các nơi đến du lịch: Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng đón tiếp khách của nơi đến, các dịch vụ bổ sung, vui chơi giải trí… Các công việc nghiên cứu các dịch vụ cung ứng tại nơi đến hoàn toàn do công ty lữ hành đảm nhận, theo dõi, khảo sát và kiểm tra. Về các dịch vụ vận chuyển: Công ty IGB Tours cũng thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với các đại lý vé máy bay của các hàng không : VietNam Airlines, Thai Airways, Tiger Airways,…và các công ty vận chuyển, các đại lý bán vé tàu hoả…: Công ty vận chuyển Mai Anh, công ty vận chuyển khách ( 16A Nguyễn Công Trứ)…Việc liên kết chặt chẽ với các công ty vận chuyển sẽ giúp cho việc thực hiện các chương trình Inbound được tốt hơn. Về phía đối tác nước ngoài- đóng vai trò là các công ty gửi khách, công ty cũng có thiết lập mối quan hệ nhưng chưa thực sự tốt, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập WTO hiện nay. Nguồn khách du lịch Inbound của công ty vẫn chủ yếu là khách lẻ, đi theo hình thức tự tổ chức. + Nghiên cứu cầu du lịch: Các nhân viên trong công ty nghiên cứu cầu thị trường khách du lịch Inbound vẫn chủ yếu qua nghiên cứu tài liệu: sách, báo, tạp chí, mạng Internet…Đây là phương pháp ít tốn kém song gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và xử lý thông tin..Doanh nghiệp chưa thực sự đầu tư vào việc thu thập nguồn thông tin sơ cấp : sử dụng phương pháp quan sát, trưng cầu ý kiến khách và các nhà cung cấp hay làm thực nghiệm để xây dựng các chương trình du lịch. Do vậy, các chương trình du lịch của công ty mang tính sao chép dựa trên các chương trình truyền thống với các khuôn mẫu và thông tin có sẵn. Chi phí của các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường thấp từ 4 đến 20 triệu đồng. Thứ hai, việc xây dựng ý tưởng của các chương trình du lịch: Các chương trình du lịch được thiết kế xuất phát từ các ý tưởng của Giám đốc, trưởng phòng điều hành, trưởng phòng marketing hoặc cũng có thể là các nhân viên trong công ty. Ý tưởng của chương trình du lịch là sự kết hợp cao nhất , sang tạo nhất giữa đặc điểm tiêu dùng với các giá trị tài nguyên du lịch. Một ý tưởng có thể là một tên gọi cho một chương trình du lịch. Nhưng thực tế rất khó có thể tạo ra được một tên gọi hay một sản phẩm du lịch mới, đặc biệt là các sản phẩm du lịch Inbound. Công ty cũng chưa có những biện pháp để khuyến khích mọi người trong công ty có những ý tưởng mới về các chương trình du lịch Inbound. Thứ ba, Xây dựng các tuyến, điểm cho chương trình du lịch Inbound: Để xây dựng chương trình du lịch, công ty thường xây dựng theo trình tự: Xác định điểm đến chính, lựa chọn các điểm đến phụ, sắp xếp các điểm đến thành chương trình sơ bộ, chi tiết. Các tuyến điểm mà công ty khai thác chủ yếu vẫn là các điểm đến truyền thống. Các điểm đến vẫn chủ yếu là các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên: Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Sapa, con đường di sản, các di tích lịch sử…Công ty chưa đầu tư khai thác các chương trình du lịch mới, lạ, hấp dẫn khách du lịch. Theo khảo sát của ngành du lịch trong nước, chỉ có khoảng rất ít khách du lịch nước ngoài quay trở lại Việt Nam lần thứ hai. Tỷ lệ này quá thấp nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm du lịch quá nghèo nàn, không hấp dẫn. Thứ tư, Công tác đánh giá, phân tích khả năng thương mại hoá của sản phẩm du lịch mới : Đánh giá các chương trình du lịch một cách toàn diện từ sản xuất, tài chính, sản phẩm, marketing và bán… Việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá các chương trình chưa được công ty thực hiện một cách có hệ thống. Hiệu quả của các chương trình du lịch trên từng thị trường mục tiêu chưa được đánh giá một cách cụ thể. Rất nhiều quyết định về chính sách sản phẩm được đưa ra phần lớn dựa trên cảm nhận định tính, không trên cơ sở định lượng. Việc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch còn thiếu sự phân cấp quản lý, phân công công việc không rõ ràng giữa các bộ phận, thiếu thong tin kịp thời, chính xác trong quá trình thử nghiệm các chương trình du lịch Inbound mới. 2.2.2.4. Việc phối hợp chính sách sản phẩm với các chính sách marketing khác: * Chính sách giá cả: Nếu các yếu tố tạo nên sự độc đáo trong sản phẩm của công ty: tuyến điểm hay các hình thức du lịch độc đáo sẽ giúp cho công ty có thể thay đổi lớn trong mức giá. Công ty đã và đang từng bước xây dựng hình ảnh, uy tín cho sản phẩm nên sẽ ảnh hưởng đến sự điều chỉnh chính sách giá của công ty. Ở mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm, cần áp dụng những chính sách giá khác nhau. Vì chất lượng của các sản phẩm du lịch Inbound chưa cao nên giá bán cũng không thể áp dụng chiến lược giá cao. Các quyết định về việc xây dựng các chương trình du lịch mới với nhiều khoản mục chi phí cũng ảnh hưởng tới chính sách giá bán. Sơ đồ 2.2. Mối liên quan giữa chính sách sản phẩm Inbound của công ty với chính sách sản phẩm: Nắm được gía thành của sản phẩm ( CTDL Inbound) Thông tin cần thiết để xây dựng giá CTDL Inbound Nắm thông tin khách hàng mục tiêu Nắm tình hình cạnh tranh c ủa các công ty du lịch khác * Chính sách phân phối : Các công ty lữ hành vừa đóng vai trò là nhà sản xuất các chương trình du lịch, vừa đóng vai trò là kênh phân phối sản phẩm du lịch. Tại công ty, do quy mô nhỏ hẹp nên công ty lựa chọn phương thức bán các chương trình du lịch Inbound thông qua các doanh nghiệp lữ hành tại chỗ là chủ yếu. Chính sách phân phối giúp sản phẩm du lịch đến được với khách có nhu cầu đi du lịch. IGB Tours chưa có nhiều các trung gian phân phối là các đại lý du lịch tại các quốc gia khác nên việc phân phối sản phẩm còn thụ động. Công ty không có kinh phí để xây dựng các kênh phân phối sản phẩm thích hợp đối với từng thị trường mục tiêu là khách du lịch Inbound. Kênh tiêu thụ sản phẩm du lịch Inbound của công ty chủ yếu là thông qua các đại lý gởi khách của nước ngoài. * Chính sách xúc tiến, quảng cáo : Các hoạt động quảng cáo đều nhằm khơi dậy nhu cầu của khách du lịch đối với các sản phẩm của công ty. Các sản phẩm du lịch được quảng cáo phải phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách du lịch. Công ty thường áp dụng các hình thức quảng cáo các sản phẩm du lịch: Tập gấp, website, …Nội dung các tập gấp và website chưa thực sự phong phúHoạt động tuyên truyền cũng là một hoạt động nhằm khơi dậy nhu cầu du lịch và làm tăng uy tín của doanh nghiệp. Công ty chưa khai thác triệt để hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng nên các chương trình du lịch chưa được quảng cáo rộng rãi đến với khách du lịch quốc tế. Công ty thiếu việc nghiên cứu thông tin và đặc điểm của từng thị trường khác nhau nên việc tuyên truyền, quảng bá còn chung chung, chưa thực sự đi sâu vào tính chuyên nghiệp cao, thông tin về sản phẩm đôi khi không đúng với thực tế. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM INBOUND TẠI CÔNG TY IGB TOURS. Hệ thống các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, giúp ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần thiết phải có một chính sách tổng thể trên bình diện quốc gia. Mặc dù Luật du lịch đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006, nhưng ở cấp quốc gia cũng cần đưa ra các chính sách tổng thể , hướng tới mục tiêu “ Xuất khẩu tại chỗ”, thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tếvà mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Một trong những chính sách được đề cập nhiều nhất trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam” là chính sách sản phẩm. Đến nay, Việt Nam chưa xây dựng được những sản phẩm du lịch đặc thù, mang bản sắc riêng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế nhằm thu hút khách từ những thị trường có khả năng chi trả cao. Ở cấp độ doanh nghiệp như công ty IGB Tours, trong chiến lược marketing, doanh nghiệp cần phối hợp đồng bộ các chính sách marketing. Trong đó, chính sách sản phẩm cũng là một chính sách trọng tâm mà công ty cần có những giải pháp để đa dạng hoá các sản phẩm, các loại hình du lịch Inbound nhằm tăng doanh thu cho công ty. Bước 1: Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và các xu hướng biến động của thị trường khách Inbound Bước 2: Định hướng chiến lược về chính sách sản phẩm Inbound Bước 3: Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị hình ảnh của công ty Bước 4: Xác định các loại hình du lịch cần phát triển phù hợp Bước 5: Các biện pháp tổ chức, thực hiện và kiểm tra Đối với chính sách sản phẩm cho công ty IGB Tours, em đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound: Sơ đồ 3.1. Các bước để hoàn thiện chính sách sản phẩm 3.1.Phân tích môi trường kinh doanh và xu hướng biến động của thị trường khách Inbound: 3.1.1.Phân tích môi trường kinh doanh trong việc xây dựng chính sách sản phẩm Inbound : 3.1.1.1. Nhóm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, nhưng có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó coa chính sách sản phẩm. Một là, Môi trường tự nhiên: Các yếu tố trong môi trường tự nhiên không chỉ là yếu tố tạo cầu mà còn là yếu tố tạo cung trong du lịch. Nó quyết định đến việc tạo ra các sản phẩm là chương trình du lịch. Môi trường tự nhiên bao gồm: Phong cảnh, sinh vật, nguồn nước, khí hậu. Phong cảnh và khí hậu là những yếu tố quan trọng, bao trùm môi trường tự nhiên trong du lịch, là những yếu tố rất quan trọng để tạo ra các thể loại chương trình du lịch. Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế sôi động của vùng Châu Á Thái Bình Dương, là cầu nối giữa khu vực Đông Nam Á, Nam Á và các khu vực khác trên thế giới. Đây là một điều kiện thuận lợi để thu hút khách quốc tế đến từ các nước lân cận trong khu vực và các nước trên thế giới. Về tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam có rất nhiều phong cảnh thiên nhiên rất đẹp: SaPa, Vịnh Hạ Long, Đà Lạt…Trong đó, có nhiều phong cảnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới: Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cố đô Huế, Vườn Quốc gia Phong Nha kẻ Bàng. Riêng Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận hai lần. Việt Nam còn có 12 Vườn quốc gia( Cúc Phương, Cát Bà, Bạch Mã, Ba Vì, Cát Tiên), 68 Khu bảo tồn ngập nước, 39 Khu bảo vệ cảnh quan, 15 Khu bảo tồn biển… Với bờ biển kéo dài 3260 Km, nếu khách du lịch tham gia các tour du lịch có cảnh biển sẽ được đắm mình trong làn nước trong xanh của những bãi biển rất đẹp: Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô, Vũng Tàu, Nha Trang… Lãnh thổ Việt Nam có địa hình 3 phần 4 là đồi núi. Bốn vùng núi chính là: Vùng núi Đông Bắc: có nhiều danh lam thắng cảnh: Động Tam Thanh, Nhị Thanh( Lạng Sơn), hồ Ba Bể ( Bắc Kạn), núi Yên Tử, vịnh Hạ Long( Quảng Ninh ) và đỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao nhất vùng Đông Bắc. Vùng núi Tây Bắc: Có các danh lam thằng cảnh: SaPa( Lào Cai)- nơi nghỉ mát lý tưởng, nơi tập trung nhiều các dân tộc thiểu số, chiến trường Điện Biên Phủ, núi Phan Xi Păng. Vùng núi Trường Sơn Bắc: Động Phong Nha( Quảng Bình), đèo Ngang, đèo Hải Vân, đường mòn Hồ Chí Minh, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn. Vùng núi Trường Sơn Nam: Có thành phố Đà Lạt – nơi nghỉ mát nổi tiếng được hình thành từ cuối thế kỷ 19. Hai là, môi trường văn hoá: Môi trường văn hoá có ảnh hưởng sâu sắc đến tính đa dạng và chất lượng sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm: các di tích lịch sử, văn hóa, các hoạt động du lịch liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo… Về tài nguyên văn hoá vật thể: Việt Nam có khoảng trên 7000 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 2500 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng: Chùa Thiên Mụ, chùa Trấn Quốc, Văn Miếu Quốc Tử Giám, các khu lăng tẩm, khu đô thị cổ… Vịêt Nam cũng có những di tích tiêu biểu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc: Khu di tích Chi Lăng, gò Đống Đa, Điện Biên Phủ, đường mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Củ Chi, Vĩnh Mốc, hệ thống nhà tù Côn Đảo… Về tài nguyên văn hoá phi vật thể: Việt Nam có rất nhiều các làng nghề truyền thống: Làng lụa Vạn Phúc, làng Đúc Đồng Đại Bái, Làng tranh Đông Hồ, làng gốm Bát Tràng, nón làng Chuông…Việc khai thác các làng nghề sẽ tạo nên những tour du lịch độc đáo, thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế. Một tiềm năng du lịch cầ được khai thác là các lễ hội. Cả nước ta có hơn 400 lễ hội : Hội đền Hùng, hội Chùa Hương, ...Với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã phát triển rất nhiều loại hình nghệ thuật: Ca trù, quan họ, nhã nhạc cung đình Huế…Trong đó, có hai di sản văn hoá phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới: Nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Việt Nam có 64 dân tộc anh em, với nhiều nét văn hoá khác nhau. Tiềm năng này sẽ giúp phát triển loại hình du lịch sinh thái. Ba là, Môi trường chính trị , luật pháp: Môi trường chính trị, luật pháp là những nhân tố tác động rất nhạy cảm đến hoạt động kinh doanh lữ hành. Từ năm 2004 đến nay, tình hình trên thế giới có nhiều yếu tố bất ổn, với nhiều vụ khủng bố, xung đột đang ngày càng gia tăng. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch bệnh, du lịch nhiều nước trên thế giới và trong khu vực gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách phát triển du lịch rất kịp thời. Đặc biệt trong năm 2006, Việt Nam đã tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC lần thức 14 tại Hà Nội. Và vào ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Những sự kiện trên đã tạo những ấn tượng sâu sắc về hình ảnh một Việt Nam năng động, hiếu khách và là một điểm đến du lịch an toàn và thân thiện của khu vực và thế giới. Nó cũng mở ra hướng kinh doanh loại hình du lịch MICE ( du lịch hội thảo, công vụ ) cho các công ty lữ hành như IGB Tours. Bốn là, Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu nền kinh tế, tỷ giá hối đoái… Về tỷ giá hối đoái: Khi khách du lịch quốc tế sang du lịch tại Việt Nam, họ thường có nhu cầu chi trả trực tiếp cho các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch, mua sắm hàng hoá, hàng lưu niệm…Mà hầu hết các quốc gia có ngoạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxcd22.docx
Tài liệu liên quan