Tài liệu Đề tài Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty thuốc lá Bắc Sơn: DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNKT: Công nhân kỹ thuật.
CS: Cán sự.
ĐGLSP: Đơn giá lương sản phẩm.
ĐVT: Đơn vị tính.
HĐQT: Hội đồng quản trị
HĐTV: Hội đồng thành viên.
HSCBCV: Hệ số cấp bậc công việc.
HSL: Hệ số lương.
KS: Kỹ sư
MLĐ: Mức lao động
P. Kỹ thuật: Phòng kỹ thuật.
PX. Bao cứng: Phân xưởng bao cứng
Tr/ng/th: Triệu/người/tháng.
XHCN: Xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty thuốc lá Bắc Sơn………… 24
Hình 2.1 Sơ đồ về quy trình công nghệ của công ty thuốc lá Bắc Sơn………...26
Bảng 2.2 Một số thiết bị sản xuất thuốc lá của công ty………………………...27
Biểu 2.3 Cơ cấu lao động của công ty (tính đến 31/12/2008)…………………..28
Biểu 2.4 Cơ cấu lao động của công ty thuốc lá Bắc Sơn
theo trình độ đào tạo………………………………………………...30
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Thuốc lá Bắc Sơn……………………...32
Biểu 2.5 Quỹ tiền lương của công ty thuốc lá Bắc Sơn......................................37
Biểu 2.6 Ví dụ về trả lương t...
74 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty thuốc lá Bắc Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNKT: Công nhân kỹ thuật.
CS: Cán sự.
ĐGLSP: Đơn giá lương sản phẩm.
ĐVT: Đơn vị tính.
HĐQT: Hội đồng quản trị
HĐTV: Hội đồng thành viên.
HSCBCV: Hệ số cấp bậc công việc.
HSL: Hệ số lương.
KS: Kỹ sư
MLĐ: Mức lao động
P. Kỹ thuật: Phòng kỹ thuật.
PX. Bao cứng: Phân xưởng bao cứng
Tr/ng/th: Triệu/người/tháng.
XHCN: Xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty thuốc lá Bắc Sơn………… 24
Hình 2.1 Sơ đồ về quy trình công nghệ của công ty thuốc lá Bắc Sơn………...26
Bảng 2.2 Một số thiết bị sản xuất thuốc lá của công ty………………………...27
Biểu 2.3 Cơ cấu lao động của công ty (tính đến 31/12/2008)…………………..28
Biểu 2.4 Cơ cấu lao động của công ty thuốc lá Bắc Sơn
theo trình độ đào tạo………………………………………………...30
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Thuốc lá Bắc Sơn……………………...32
Biểu 2.5 Quỹ tiền lương của công ty thuốc lá Bắc Sơn......................................37
Biểu 2.6 Ví dụ về trả lương theo thời gian của một số chức danh
trong công ty thuốc lá Bắc Sơn............................................................40
Biểu 2.7 Ví dụ đơn giá trả lương phân xưởng bao mềm...................................44
Biểu 2.8 Giao khoán công việc cho nhân viên phục vụ trong nhà ăn………...48
Biểu 2.9 Ví dụ về trả lương theo sản phẩm tập thể
của phân xưởng bao mềm…………………………………………….50
Biểu 2.10: Sản lượng của phân xưởng bao cứng tháng 12 năm 2008………..51
Biểu 2.11: Xếp loại hệ sổ thành tích trong công ty thuốc lá Bắc Sơn...............57
Biểu 2.12: Ví dụ về trả lương theo năng suất của
phòng tổ chức hành chính................................................................57
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực. Xây dựng được một chế độ tiền lương có tính cạnh tranh là điều hết sức quan trọng đối với việc thu hút và lưu giữ nhân tài, tăng thêm sự đồng lòng của nhân viên đối với tổ chức, từ đó tạo cơ sở vững chắc để doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Như vậy tiền lương và việc áp dụng các hình thức trả lương là một nhân tố quyết định sự hiệu quả của các hoạt động của doanh nghiệp.
Ở nước ta hiện nay hình thức trả lương theo sản phẩm và hình thức trả lương theo thời gian đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp đó, nếu hình thức trả lương hợp lý sẽ tạo động lực cho người lao động, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật liệu, giảm chi phí. Ngược lại hình thức trả lương không hợp lý sẽ khiến họ không thoã mãn về tiền lương họ nhận được, từ đó họ sẽ không nhiệt huyết để tăng năng suất, không tiết kiệm vật tư, làm tổn thất chi phí, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh.
Qua quá trình thực tập tại công ty thuốc lá Bắc Sơn, tôi nhận thấy ở công ty đã xây dựng được một quy chế trả lương quy củ và bài bản. Tuy nhiên các hình thức trả lương mà công ty áp dụng vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định mà chúng ta cần giải quyết để có thể trả lương một cách hợp lý, đúng đắn và có hiệu quả hơn. Với những lý do đưa trên cùng với kiến thức đã học em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty thuốc lá Bắc Sơn” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian nên đề tài tập trung nghiên cứu về hình thức trả lương tại Công ty thuốc lá Bắc Sơn năm 2008, các số liệu thu thập từ phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính của công ty.
Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập chung nghiên cứu vấn đề về các hình thức trả lương trong công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, luận giải khá toàn diện về các hình thức trả lương cùng với thực trạng trả lương trong công ty thuốc lá Bắc Sơn, từ đó chuyên đề đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác trả lương trong công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề áp dụng một số phương pháp như biểu bảng, thống kê, tổng hợp, phân tích làm rõ công tác trả lương tại Công ty thuốc lá Bắc Sơn và sử dụng số liệu trong bảng tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh cuối năm, các số liệu tổng hợp của phòng tổ chức hành, phòng kế toán của Công ty thuốc lá Bắc Sơn.
4. Nội dung nghiên cứu.
CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tiền lương trong doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: Thực trạng về các hình thức trả lương tại công ty thuốc lá Bắc Sơn.
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương trong công ty thuốc lá Bắc Sơn.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1 BẢN CHẤT CỦA TIỀN LƯƠNG
1.1.1 Khái niệm về tiền lương.
Tiền lương và tiền công là một thành phần của thù lao lao động. Đó là phần thù lao cố định (thù lao cơ bản) mà người lao động nhận được một cách thường kỳ thông qua quan hệ thuê mướn giữa họ với tổ chức. Trong đó, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ thực hiện công việc một cách cố định và thường xuyên theo một đơn vị thời gian, có thể là lương tuần hay lương tháng. Còn tiền công là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ thực hiện công việc tuỳ thuộc vào số lượng thời gian làm việc thực tế hoặc số lượng sản phẩm thực tế sản xuất ra hoặc khối lượng công việc thực tế đã thực hiện.
Nhưng hiểu một cách chung nhất thì tiền lương là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động của họ thanh toán lại tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải cho xã hội. Theo cách hiểu này thì tiền lương và tiền công là giống nhau. Và trong thực tế hai thuật ngữ tiền công, tiền lương này thường được dùng lẫn lộn để chỉ thù lao cơ bản, cố định mà người lao động nhận được trong tổ chức.
Đối với tiền lương chúng ta biết rằng, tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế, xã hội khác nhau. Tiền lương trước hết là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Đó là quan hệ kinh tế của tiền lương, mặt khác do tính chất đặc biệt của loại hàng hoá sức lao động mà tiền lương không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội rất quan trọng liên quan đến đời sống và trật tự xã hội.
Trong các hoạt động nhất là hoạt động kinh doanh, đối với các chủ doanh nghiệp, tiền lương là một phần chi phí cấu thành của chi phí sản xuất - kinh doanh. Do vậy, vấn đề tiền lương phải được tính toán và quản lý chặt chẽ. Đối với người lao động, tiền lương là một phần thu nhập từ quá trình lao động của họ, thu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động trong xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới mức sống của họ. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục tiêu của mọi người lao động, mục tiêu này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình.
Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong quan hệ phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất và tiêu dùng, quan hệ trao đổi. Do vậy mỗi quốc gia cần phải có chính sách tiền lương, phân phối thu nhập hợp lý, phù hợp với quá trình phát triển của đất nước.
1.1.2 Bản chất của tiền lương.
Trong thời kỳ quản lý kinh tế theo cơ chế tập chung quan liêu ở nước ta tiền lương được thể hiện là một phần của thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được nhà nước phân phối có kế hoạch cho cán bộ, công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến cho xã hội. Theo quan điểm này, chế độ tiền lương ở nước ta một thời gian dài mang nặng tính phân phối bằng tiền và hiện vật, thông qua bao cấp nhà ở, y tế, giáo dục, các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và các khoản phúc lợi khác. Do đó chúng ta có thể nhận thấy rằng chế độ tiền lương này thể hiện tính bao cấp, tính bình quân, sự phân biệt giữa các ngành, đặc biệt là người có trình độ cao và người có trình độ thấp không rõ rệt. Nhược điểm của chế độ tiền lương cũ là nguồn gốc tiền lương không rõ ràng, về số lượng và chất lượng không phản ánh trong tiền lương, mức độ tiền tệ hoá tiền lương thấp nên nó không khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, năng suất lao động không gắn với lợi ích, thành quả lao động. Vì thế, nó hạn chế, không kích thích thúc đẩy sản xuất phát triển.
Từ đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI, nước ta đổi mới cơ chế quản lý theo cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, với sự hoạt động của thị trường sức lao động còn gọi là thị trường lao động. Sức lao động trở thành hàng hoá, loại hàng hoá đặc biệt và được trao đổi mua bán trên thị trường. Khi đó giá cả của hàng hoá sức lao động chính là số tiền mà người lao động nhận được do công sức của họ bỏ ra. Vì vậy, bản chất của tiền lương chính là giá cả của sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Với bản chất như vậy thì tiền lương không chỉ tuân theo nguyên tắc phân phối theo lao động mà còn phải tuên theo các quy luật khác của thị trường sức lao động như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu…
1.1.3 Chức năng của tiền lương.
Tiền lương là thành phần thu nhập chủ yếu của người lao động do vậy khi thực hiện việc chi trả lương chúng ta cần phải biết được các chức nắng của tiền lương như sau:
Chức năng thước đo giá trị: Cũng như mối quan hệ của hàng hoá khác sức lao động cũng được trả công căn cứ vào giá trị mà nó đã được cống hiến và tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động trong cơ chế thị trường. Ngày nay ở nước ta thì tiền lương còn thể hiện một phần giá trị sức lao động mà mỗi cá nhân đã được bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
Chức năng duy trì và mở rộng sản xuât: Đây là chức năng cơ bản của tiền lương đối với người lao động bởi sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh thì người lao động phải được bù đắp sức lao động mà họ đã bỏ ra để có thể bù đắp lại được, họ cần có thu nhập mà bằng tiền lương cộng với các khoản thu khác (mà tiền lương là chủ yếu) do vậy mà tiền lương phải giúp người lao động bù đắp lại sức lao động đã hao phí để họ có thể duy trì liên tục quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác do yêu cầu của đời sống xã hội nên việc sản xuất không ngừng tăng lên về quy mô, về chất lượng để đáp ứng được yêu cầu trên thì tiền lương phải đủ để họ duy trì và tái sản xuất sức lao động với ý nghĩa cả về số lượng và chất lượng.
Chức năng kích thích và thúc đẩy phân công lao động xã hội: Tiền lương là đòn bẩy kinh tế thu hút người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình, thúc đẩy tăng năng suất lao động, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Chức năng tích lũy: Đảm bảo cho người lao động không chỉ duy trì cuộc sống mà còn có thể dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc gặp rủi ro bất chắc
1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản tổ chức thực hiện trả lương trong doanh nghiệp.
* Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau:
Nguyên tắc này bảo đảm được tính công bằng trong phân phối tiền lương giữa những người lao động làm việc như nhau trong doanh nghiệp. Chúng ta đã biết cơ sở để xác định mức trả lương là mức đóng góp lao động được xã hội thừa nhận. Mức đóng góp của người lao động thể hiện qua công việc mà họ thực hiện, cụ thể nó biểu hiện ở mức độ phức tạp của công việc thông qua yêu cầu về trình độ lành nghề và mức tiêu hao sức lao động thông qua điều kiện và môi trường làm việc. Nghĩa là lao động có số lượng và chất lượng như nhau thì tiền lương phải như nhau không phân biệt giới tính lứa tuổi.
* Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân:
Bảo đảm tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương trung bình trong toàn doanh nghiệp và trong kỳ kế hoạch. Tiền lương bình quân tăng chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản do nâng cao năng suất lao động như nâng cao trình độ lành nghề, giảm bớt thời gian tổn thất cho lao động. Còn năng suất lao động tăng không phải chỉ do những nhân tố trên mà còn trực tiếp phụ thuộc vào các nhân tố khách quan như: áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tổ chức tốt lao động và các quá trình sản xuất. Như vậy tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng có điều kiện khách quan để lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Đây là nguyên tắc quan trọng khi tổ chức tiền lương. Có như vậy mới tạo cơ sở giảm giá thành, hạ giá cả, tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
* Phân phối theo số lượng và chất lượng lao động:
Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp tránh tình trạng xây dựng các hình thức lương phân phối bình quân, vì như thế sẽ tạo ra sự ỷ lại và sức ỳ của người lao động trong doanh nghiệp. Trong quy chế trả lương, sự chênh lệch giữa các bậc trong thang lương phải khuyến khích được người có trình độ cao, tiêu hao năng lượng lớn, trách nhiệm nặng, kích thích mọi người luôn phấn đấu nâng cao kiến thức và nghề nghiệp, đạt hiệu quả và chất lượng cao. Do vậy, người lao động có đóng góp nhiều phải được trả lương cao.
Khi trả lương cho công nhân cần chú ý các vấn đề sau:
Mỗi ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân có tính chất phức tạp về kỹ thuật khác nhau. Do đó đối với những người lao động làng nghề làm việc trong các ngành có yêu cầu kỹ thuật phức tạp phải trả lương cao hơn những người lao động làm việc trong những ngành không có yêu cầu kỹ thuật cao.
Tiền lương bình quân giữa các ngành có điều kiện lao động khác nhau cần có sự chênh lệch khác nhau.Công nhân làm việc trong điều kiện nặng nhọc có hại đến sức khỏe phải được trả lương cao hơn những người làm việc trong điều kiện bình thường.
Những ngành chủ đạo có tính chất quyết định sự phát triển của nền kinh tế quốc dân thì cần được đãi ngộ mức tiền lương cao hơn nhiều nhằm khuyến khích công nhân yên tâm phấn khởi làm việc lâu dài ở những ngành nghề đó, sự khuyến khích này cũng phải phù hợp với yêu cầucủa việc phân phối sức lao động một cách có kế hoạch trong thời kỳ phát triển kinh tế.
Đối với những cơ sở sản xuất ở những vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện khí hậu xáu, sinh hoạt đắt đỏ, đời sống gặp khó khăn, nhân lực thiếu,…Cần được đãi ngộ tiền lương cao hơn hoặc thêm những khoản phụ cấp thì mới thu hút được công nhân đến làm việc
Khuyến khích bằng lợi ích vật chất kết hợp với giáo dục tư tưởng cho người lao động.
1.2 CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, công ty quy định chế độ trả lương cụ thể gắn với kết quả cuối cùng của từng người lao động, từng bộ phận, như sau:
Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Hình thức trả lương theo thời gian.
1.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm.
- Trong hình thức này, tiền lương của người lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra và đơn giá trả công cho một đơn vị sản phẩm.
Công thức :
TL = ĐG * Qtt
Trong đó :
TL : Tiền lương nhận được.
ĐG : Đơn giá sản phẩm.
Qtt : Khối lượng sản phẩm.
- Đối tượng áp dụng: Tiền lương theo sản phẩm chỉ phù hợp với những công việc mà ở đó dây chuyền sản xuất đảm bảo được liên tục, các công việc có thể định mức được, có tính lặp đi lặp lại và không đòi hỏi trình độ lành nghề cao, năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào sự nỗ lực của người lao động và việc tăng năng suất không ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm.
- Ưu điểm: Của hình thức trả lương theo sản phẩm là có tác dụng khuyến khích tài chính đối với người lao động, thúc đẩy hị nâng cao năng suất lao động đặc biệt đối với những người có mong muốn mạnh mẽ nâng cao thu nhập, vì tiền lương mà họ nhận được phụ thuộc trực tiếp vào lượng sản phẩm của họ. Việc tính toán tiền lương cũng đơn giản và có thể giải thích dễ dàng đối với người lao động.
- Nhược điểm: Trả lương theo sản phẩm có thể dẫn đến tình trạng người lao động ít quan tâm đến đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng hợp lý máy móc, thiết bị. Nhiều trường hợp người lao động không muốn làm công việc đòi hỏi trình độ lành nghề cao vì khó vượt mức lao động.
- Để áp dụng hình thức trả lương này cần có các điều kiện :
+ Phải có hệ thống mức lao động được xây dựng có căn cứ khoa học ( mức được xây dựng thông qua các phương pháp khảo sát như bấm giờ, chụp ảnh các bước công việc để có được lượng thời gian hao phí chính xác của từng bước công việc ) đảm bảo tính trung bình tiên tiến của hệ thống mức lao động.
+ Phải tổ chức phục vụ nơi làm việc tốt, góp phần hạn chế tối đa lượng thời gian làm hao phí không cần thiết, giúp người lao động có đủ điều kiện hoàn thành công việc được giao.
+ Phải có chế độ kiểm tra nghiệm thu sản phẩm được kịp thời bởi vì lương của công nhân phụ thuộc rất lớn vào số lượng sản phẩm xuất ra đúng quy cách chất lượng.Giáo dục tốt ý thức trách nhiệm của người lao động để họ vừa phấn đấu nâng cao năng suất lao động tăng thu nhập, nhưng vừa phải đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng hiệu quả máy móc trang thiết bị .
- Hình thức trả công theo sản phẩm có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng trả công. Dưới đây là một số chế độ đã và đang được áp dụng trong sản xuất:
1.2.1.1 Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân :
- Trong chế độ này, đơn giá được theo công thức :
ĐG = TLcv / Q hoặc ĐG = TLcv * T
Và TLsp = Đ*Qtt
Trong đó :
ĐG : là đơn giá tiền lương trả cho một sản phẩm .
TLcv : Lương theo cấp bậc của công việc.
Q : Mức sản lượng của công nhân trong kỳ.
T : Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm.
Qtt : Số sản phẩm thực tế được nghiệm thu.
TLSP : Tiền lương công nhân được nhận trong kỳ.
- Đối tượng áp dụng: Chế độ trả công này thường áp dụng đối với những công nhân sản xuất chính mà công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối có thể định mức và kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt
- Ưu điểm: Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là mối quan hệ giữa tiền lương mà công nhân nhận được và kết quả lao động thể hiện rõ ràng, do đó kích thích công nhân cố gắng nâng cao năng suất lao dộng nhầm nâng cao thu nhập. Việc tính toàn tiền lương đơn giản, công nhân có thể dễ dàng tính được số tiền lượng nhận được sau khi hoàn thành nhiệm vụ
- Nhược điểm. Chế độ tiền lương này có nhược điểm là làm cho công nhân ít qua tâm đến việc sử dụng tốt máy móc, thiết bị và nguyền vật liệu, ít chăm lo đến công việc sử dụng tốt máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, ít chăm lo đến công việc chung của tập thể...
1.2.1.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể :
- Đơn giá tiền lương tính như sau:
Nếu tổ hoàn thành nhiều sản phẩm trong kỳ:
ĐG = N * Lcv / Q
Nếu tổ hoàn thành một sản phẩm trong kỳ:
ĐG = Lcv * T
Trong đó:
ĐG : Đơn giá tiền lương trả cho tổ sản xuất trong kỳ.
Qo : Mức sản lượng của cả tổ sản xuất.
Lcb : Tiền lương cấp bậc của công nhân.
N: Số công nhân trong tổ.
To: Mức thời gian của cả tổ.
- Tiền lương thực tế mà công nhân nhận được là
TLtổ = ĐG * Qtt
Trong đó:
TLtổ : Tiền lương thực tế tổ nhận được.
ĐG : Đơn giá tiền lương trả cho tổ sản phẩm.
Qtt : Sản lượng thực tế tổ đã hoàn thành.
* Vấn đề đặt ra bây giờ là phải phân phối tiền lương cho các thành viên phù hợp với bậc lương và thời gian lao động của họ. Có hai phương pháp chia lương cho công nhân trong tổ.
- Phương pháp thứ nhất dùng hệ số điều chỉnh.
+ Tính hệ số điều chỉnh
TLtổ
Hđc =
Lo
Trong đó:
Hđc : Hệ số điều chỉnh
TLtổ : Tiền lương thực tế của cả tổ nhận được
Lo : Tiền lương cấp bậc của tổ
+ Tính tiền lương cho từng công nhân
Li = Lcbi * Hđc
Trong đó:
Li : Tiền lương thực tế của công nhân i nhận được
Lcbi : Tiền lương cấp bậc của công nhân i
- Phương pháp dùng giờ hệ số
Tqđ = Ti * Hi
Trong đó:
Tqđ : Số giờ làm qui đổi ra bậc 1 công nhân i
Ti : Số giờ làm của của công nhân i
Hi : Hệ số lương bậc i trong thang lương
+ Tính tiền lương cho một giờ làm việc của công nhân bậc 1 ( cho 1 giờ )
L2
L1 =
Tqđ
Trong đó:
L 1 : tiền lương thực tế của công nhân bậc I tính theo lương thực tế
L 2 : Tiền lương thực tế của cả tổ
Tqđ: Tổng số giờ thực tế đã làm việc sau khi qui đổi ra bậc I
+ Tính tiền lương của từng công nhân
L1i = L1 * T iqđ
Trong đó:
L1 i : Tiền lương thực tế của công nhân thứ i
L1 : Số giờ thực tế qui đổi của công nhân thứ i
- Đối tượng áp dụng: chế độ trả lương này thường áp dụng với những công việc cần một nhóm công nhân, đòi hỏi sự phối hợp giữa các công nhân và năng suất lao động chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp của cả nhóm như lắp ráp các thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền, trông nom máy liên hợp.
- Ưu điểm : Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể có ưu điểm là khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của tổ.
- Nhược điểm của phương pháp trả lương này là sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định đến tiền công của họ. Do đó ít kích thích công nhân nâng cao năng lực sản xuất lao động cá nhân.
1.2.1.3 Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp :
- Đặc điểm của chế độ trả công này là thu nhập về tiền công của công nhân phụ lại tùy thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính. Do đó, đơn giá tính theo công thức sau:
ĐG = Lcv / M * Q
Trong đó :
ĐG : Đơn giá tiền lương của công nhân phụ, phụ trợ...
Lcv : Lương cấp bậc của công nhân phụ
M : Số máy móc mà công nhân đó phục vụ
Q : Mức sản lương của công nhân chính
- Đối tượng áp dụng: Chế độ trả lương này chỉ áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng tiền công theo sản phẩm, như công nhân sửa chữa, phục vụ máy sợi, máy dệt, công nhân điều chỉnh thiết bị trong nhà máy cơ khí…
- Ưu điểm: Chế độ tiền công này khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính.
- Nhược điểm: Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào sản lượng của công nhân chính nên nó phụ thuộc vào trình độ lành nghề, thái độ làm việc của công nhân chính. Vì vậy chế độ tiền lương này không đánh giá chính xác năng lực của công nhân phụ.
1.2.1.4 Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng :
Thực chất của hình thức này là dùng tiền thưởng để khuyến khích người lao động thực hiện vượt chỉ tiêu đặt ra.
Khi áp dụng chế độ trả công này, toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng của chế độ tiền thưởng quy định.
Tiền lương nhận được bao gồm 2 bộ phận : Một bộ phận là tiền lương sản phẩm theo đơn giá cố định, một bộ phận là tiền thưởng theo % số tiền lương sản phẩm.
Lcn = Lsp + Lsp*(m + h)/ 100
Trong đó :
Lsp : tiền lương sản phẩm theo đơn giá cố định.
h : % vượt chỉ tiêu thưởng.
m : tỷ lệ thưởng tính cho 1% vượt chỉ tiêu thưởng.
- Ưu điểm: Chế độ trả lương này khuyến khích người lao động quan tâm tới số lượng, chất lượng sản phẩm, khuyến khích họ quan tâm tới các chỉ tiêu khác như mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, tiết kiệm vật tư, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nhược điểm: Việc phân tích tính toán, xá định các chỉ tiêu tính thưởng không chính xác có thể làm tăng chi phí tiền lương, bội chi tiền lương.
1.2.1.5 Chế độ trả lương sản phẩm lũy tiến :
Chế độ tiền lương này được xác định như sau: Đối với số sản phẩm được sản xuất ra trong phạm vi định mức khới điểm lũy tiến thì được trả theo đơn giá bình thường, còn số sản phẩm được sản xuất ra vượt mức khởi điểm lũy tiến được trả theo đơn giá lũy tiến, nghĩa là có nhiều đơn giá cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm lũy tiến. Nếu vượt mức với tỷ lệ cao thì được tính những sản phẩm vượt mức bằng những đơn giá cao hơn.
Chế độ lương này áp dụng cho công nhân sản xuất ở những khâu quan trọng, lúc sản xuất khản trương để bảo đảm tính đồng bộ, ở những khâu mà năng suất tăng có tính chất quyết định đối với việc hoàn thành chung kế hoạch của xí nghiệp.
Tiền lương của công nhân làm theo chế độ sản phẩm lũy tiến được tính theo công thức
Lcn = Đ * Q1 + ( Q1 - Q0 )* K * Đ
Trong đó :
K : tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý
Q1: Sản lượng thực tế của công nhân sản xuất ra
Q0 : Định mức sản lượng.
Đ : Đơn giá lương sản phẩm
K: Hệ số tăng đơn giá sản phẩm.
K = dct * tc / d1
Trong đó :
dct : tỷ trọng chi phí sản xuất gián tiếp cố định trong giá thành sản phẩm.
tc : tỷ lệ số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp cố định dùng để tăng đơn giá.
d1 : tỷ trọng của tiền công mà công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng 100%
- Ưu điểm: Việc tăng đơn giá sẽ làm cho công nhân tích cực làm việc tăng năng suất lao động
- Nhược điểm: chủ yếu của hình thức này là làm cho tốc độ của năng suất lao động thấp hơn tốc độ tăng tiền lương. Vậy nên người ta chỉ áp dụng hình thức này trong phạm vi hẹp, thời gian ngắn.
1.2.1.6 Hình thức trả lương khoán theo công việc :
Chế độ lương khoán là chế độ lương sản phẩm khi giao công việc đã quy định rõ ràng số tiền để hoàn thành một khối lượng công việc trong một đơn vị thời gian nhất định.
- Thường áp dụng cho những công việc giao theo từng chi tiết, bộ phận thì sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho công nhân hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định.
- Ưu điểm: Có tác dụng khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hoá quá trình làm việc giảm thời gian lao động, hoàn thành công việc trước thời hạn giảm bớt số lao động không cần thiết.
- Nhược điểm: Việc xác định đơn giá khoán phức tạp, khó chính xác. Phải tiến hành xây dựng chặt chẽ phù hợp với diều kiện làm việc của người lao động.
1.2.2 Hình thức trả lương theo thời gian :
- Đối tượng áp dụng: Hình thức trả lương theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý. Đối với công nhân sản xuất thì hình thức này chỉ áp dụng ở các bộ phận mà quá trình sản xuất đã được tự động hoá, những công việc chưa xây dựng được định mức lao động, những công việc mà khối lượng hoàn thành không xác định được hoặc những loại công việc cần thiết phải trả lương thời gian nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm như công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, công việc sửa chữa máy móc thiết bị.
- Ưu điểm: Của hệ thống này là dễ hiểu, dễ quản lý, tạo điều kiện cho cả người quản lý và công nhân có thể tính toàn tiền lương một cách dễ dàng. Các mức thời gian được sử dụng cũng như cá ghi chép về số lượng sản phẩm sản xuất thực tế của các cá nhân chỉ là để nhằm mục đích kiểm tra, chứ không dùng để tính toán trực tiếp tiền công.
- Nhược điểm chủ yếu của hình thức trả lương theo thời gian là tiền công mà công nhân nhận được không liên quan trực tiếp đến sự đóng góp của họ trong một chu kỳ thời gian cụ thể. Vì thế, sự khuyến khích thực hiện công việc dựa trên những đòi hỏi tối thiểu của công viêc cần phải được thực hiện bởi những biện pháp tạo động lực khác ngoài các khuyến khích trực tiếp.
- Hình thức trả lương theo thời gian gồm :
Hình thức trả lương thời gian đơn giản
Hình thức trả lương thời gian có thưởng
1.2.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản :
- Chế độ trả lương này là chế độ mà tiền lương nhận được của mỗi công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít quyết định.
Công thức tính :
Ltg = TLcb * Ttt
Trong đó :
Ltg : tiền lương nhận được
TLcb : mức lương cấp bậc
Ttt : thời gian thực tế
- Đối tượng áp dụng: Chế độ trả lương này áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác do đó hình thức trả lương theo thời gian đơn giản thường áp dụng với những người làm công tác quản lý và thường được áp dụng trong khối hành chính sự nghiệp.
- Ưu điểm: Người lao động có thể yên tâm làm việc vì tiền lương được trả cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhược điểm: Là chế độ trả lương này mang tính chất bình quân, không khuyến khích được công nhân sử dụng thời gian làm việc hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu
1.2.2.2 Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng :
Là sự kết hợp giữa trả lương theo thời gian giản đơn với tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định.
Ltgt = Ltg + Lt
Trong đó.
Ltgt: Là lương thời gian có thưởng.
Ltg: Tiền lương theo thời gian đơn giản.
Lt: Tiền thưởng.
- Đối tượng áp dụng: Chủ yếu áp dụng đối với những công nhân phụ làm công tác phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị. Những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao, tự động hoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng.
- Ưu điểm: Chế độ trả lương này phản ánh được trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế, gắn với thành tích công tác của từng người thông qua chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Vì vậy nó khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác của mình.
- Nhược điểm: Do bản chất của hình thức này là trả lương theo thời gian nên tuy đã khắc phục được một số nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian đơn giản.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG VIỆC TRẢ LƯƠNG
Để đảm bảo cơ chế trả lương phát huy tính hiệu quả trong thực tiễn, thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế, chúng ta cần nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng tới các yếu tố sau:
1.3.1. Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài.
Mặt bằng lương chung của xã hội của ngành và khu vực: Doanh nghiệp không chỉ chịu sức ép cạnh tranh về đầu ra của sản phẩm, dịch vụ mà còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các yếu tố đầu vào mà nhân lực luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất. Chúng ta phải xác định được mặt bằng mức lương bình quân của các vị trí lao động trong cùng ngành và trong cùng một khu vực địa lý. Điều này giúp bạn đưa ra được các mức tiền lương cạnh tranh, có khả năng thu hút và lưu giữ nhân viên.
Quy định của pháp luật: Tìm hiểu và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về các vấn đề lao động trước khi xây dựng cơ chế trả lương là việc làm bắt buộc. Doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề như mức lương tối thiểu, hệ thống thang bảng lương của Nhà nước
1.3.2. Các yếu tố thuộc về công ty.
Chính sách phát triển nhân lực của công ty: Chúng ta phải xác định rõ doanh nghiệp cần những loại lao động nào và bao nhiêu? Doanh nghiệp cần họ cống hiến cái gì và như thế nào? Chúng ta cần làm gì để có nó?
Cách thức tính trả lương: Tuỳ thuộc vào đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn lựa chọn cách trả lương cứng hay lương khoán, hoặc đồng thời cả hai. Lương cứng là số tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động hàng tháng tương ứng với vị trí chức danh công việc. Lương khoán là số tiền người lao động được hưởng trên khối lượng, số lượng và chất lượng công việc hoàn thành. Lương khoán có thể theo thời gian (giờ), hay trên đơn vị sản phẩm, hoặc trên doanh thu, thậm chí là lãi gộp trong tháng. Mỗi cách trả lương đều có ưu điểm riêng. Lương cứng đảm bảo cho người lao động cảm thấy yên tâm và ổn định trong công việc và cuộc sống, từ đó họ có thể toàn tâm, toàn ý với công việc. Lương khoán lại tạo ra động lực khuyến khích, phát huy tối đa năng lực của từng người, đo đếm dễ dàng và gắn liền với kết quả lao động thông qua căn cứ khoán. Thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên áp dụng cả hai cách trả lương này.
Khả năng chi trả của doanh nghiệp: Lương là một bộ phận chi phí cơ bản ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Chúng ta cần tính toán tỷ lệ tiền lương hợp lý trên tổng doanh thu kế hoạch để vừa đảm bảo trả lương đủ và khuyến khích được người lao động, vùa đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
1.3.3. Bản thân công việc.
Tính chất đặc thù công việc và mức độ ưu tiên đối với các vị trí chức danh: Liệt kê và sơ bộ phận loại lao động trong doanh nghiệp theo đặc thù công việc và yêu cầu năng lực, trình độ khác nhau. Loại lao động hay nhóm vị trí chức danh nào là then chốt trong doanh nghiệp, chịu sự cạnh tranh lớn nhất từ thị trường lao động và cần có mức độ ưu tiên thích đáng. Tuy nhiên, dù lương cao nhưng nếu trả lương cào bằng, không gắn với tính chất công việc, mục tiêu và kết quả lao động thì lại không phát huy hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Việc phân loại lao động thành các nhóm có vị trí, tính chất công việc, mức độ trách nhiệm khác nhau để trả lương sẽ giúp bạn trong việc xác lập nên một cơ chế trả lương công bằng hơn.
1.3.4. Đối với nhân viên.
Khi xác định các hình thức trả lương trong doanh nghiệp chúng ta còn phải quan tâm đến quan điểm và ý kiến của người lao động: Thông qua trưng cầu ý kiến của người lao động, bạn có thể biết được ưu, nhược điểm của cơ chế trả lương hiện tại và những vấn đề cần khác phục. Từ đó chúng ta có thể nắm rõ mong muốn nguyện vọng và quan điểm của họ về tính hợp lý, sự công bằng trong cách tính lương… Điều này, giúp chúng ta tránh được những sai lầm mang tính chủ quan, áp đặt. Mặt khác, làm cho người lao động cảm thấy được tôn trọng và việc trả lương là do chính họ xây dựng và quyết định.
1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.
Trong điều kiện hiện nay để tiền lương phát huy tác dụng tích cực của nó thì trước hết mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo tiền lương của mình thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền lương là tái sản xuất sức lao động và một phần tích luỹ. Tuy nhiên tiền lương không chỉ là nguồn thu nhập để thực hiện các chức năng đó mà xét trên một giác độ khác thì tiền lương lại là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Do đó người lao động thì muốn được trả lương cao còn doanh nghiệp thì lại muốn trả lương thấp.Việc xây dựng các hình thức trả lương phù hợp thoả mãn cả hai bên (người lao động và doanh nghiệp) trở thành vấn đề ngày càng được quan tâm nhất trong doanh nghiệp.
Thực tế hiện nay còn nhiều doanh nghiệp, vì những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan chưa làm tốt công tác trả lương. Như các hệ thống định mức lao động đã lạc hậu không còn phù hợp, việc tính toán xác định đơn giá tiền lương còn thiếu chính xác. Từ những nguyên nhân trên tạo nên sự bất hợp lý trong công tác trả lương trong các doanh nghiệp hiện nay, chỗ thì trả cao hơn thực tế chỗ thì trả lương thấp hơn thực tế gây ra tâm lý xáo trộn cho người lao động và không những không tăng được năng suất lao động mà còn đội giá thành sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra sự lãng phí không hiệu quả. Vì vậy, không ngừng hoàn thiện công tác trả lương là một tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp. Trong đó để hoàn thiện công tác trả lương phải theo hướng lựa chọn được các hình thức trả lương hợp lý. Mà ở đây là hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm và theo thời gian đây là hai hình thức chính được áp dụng phổ biến nhất trong doanh nghiệp. Nằm trong tình trạng trên công ty không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong công tác tổ chức tiền lương. Vì vậy em đã quyết định chọn chuyên đề tốt nghiệp của mình là hoàn thiện các hình thức trả lương trong công ty thuốc lá Bắc Sơn để có thể góp một phần trong việc nâng cao hơn hiệu quả của các hình thức trả lương của công ty.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ BẮC SƠN.
2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY THUỐC LÁ BẮC SƠN.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
- Tên gọi đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Bắc Sơn
- Tên giao dịch: Công ty thuốc lá Bắc Sơn.
- Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng Công ty thuốc lá Bắc Sơn.
- Ngày thành lập: 15 tháng 02 năm 1968
- Diện tích mặt bằng 4ha.
Công ty thuốc lá Bắc Sơn được hình thành từ bộ phận T2 của Nhà máy thuốc lá Thăng Long sơ tán lên Lạng Sơn, địa điểm sơ tán tại trường văn hóa Quân đội thị xã Lạng Sơn.
Sau gần 2 năm vừa sản xuất và chiến đấu. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tốt hơn, Bộ công nghiệp nhẹ đã ra quyết định số 113/CNn/TCCB ngày 15/02/1968 thành lập Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn.
Những năm đầu mới thành lập, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cơ quan địa phương giúp đỡ, hỗ trợ. Nhà xưởng nơi sơ tán và thiết bị còn lạc hậu thiếu thốn, cán bộ công nhân viên Công ty phải khắc phục khó khăn, nhiều công đoạn sản xuất phải làm thủ công nguyên phụ liệu cho sản xuất chủ yếu nhập ngoại. Các sản phảm chính ra đời khi đó là Tam Thanh, Nhị Thanh, D’rao, Sông Hương, Bắc Sơn… chất lượng luôn được người tiêu dùng tín nhiệm.
Tháng 4/1970 Nhà máy trả lại trường văn hóa Quân đội thị xã Lạng Sơn di chuyển về Đáp Cầu-Thị xã Bắc Ninh-Tỉnh Hà Bắc theo chủ trương của Bộ Công Nghiệp Nhẹ.
Từ năm 1975 khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Nhà máy đã nhanh chóng củng cố cơ sở vật chất, đẩy mạnh sản lượng và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tốt hơn.
Năm 1881 theo nhu cầu của ngành, Nhà máy thuốc lá Bắc sơn trực thuộc Xí Nghiệp Liên Hợp thuốc lá I quản lý.
Tháng 10/1992, chuyển đổi Tổ chức va hoạt động của Liên Hiệp thuốc lá Việt Nam thành Tổng Công ty thuốc lá việt Nam,
Từ ngày 01/10/2006 Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn chuyển thành Công ty TNHH một thành viên thuốc lá Bắc Sơn theo quyết định số 321/2005/QĐ-TTg ngày 6/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển nhà máy luôn phát huy truyền thống khắc phục khó khăn hoàn thành toàn diện vượt mức kế hoạch nhà nước giao, những thành tích đó đã được Đảng và nhà nước ghi nhận, tặng thưởng huân chương lao động hạng I, II, III và huân chương độc lập hạng III.
2.1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
STT
Chi tiết
ĐVT
2006
2007
2008
1
Doanh thu
Triệu đồng
295.588
350.923
443.449
2
Lợi nhuận
Triệu đồng
6.800
7.800
8.600
3
Nộp ngân sách
Triệu đồng
120.250
132.227
145.000
4
Quỹ lương chi cho người lao động
Triệu đồng
18.900
22.341
26.191
5
Thu nhập bình quân
Tr/ng/th
3,43
4,01
4,52
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty thuốc lá Bắc Sơn
Phân tích bảng số liệu ta thấy:
Doanh thu của nhà máy trong những năm qua đạt mức tăng trưởng cao trung bình trên 22,545%/năm, trong những năm gần đây công ty vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cao, năm 2008 so với năm 2007 tăng tới 26,37%
Lợi nhuận: Lợi nhuận của công ty phụ thuộc rất nhiều vào chính sách giá, thuế của nhà nước. Mặt khác do sản xuất thuốc lá không được nhà nước khuyên khích phát triển nên bị cấm quảng cáo dưới mỗi hình thức, việc điều chỉnh giá nâng giá bán không dễ thực hiện được. Tuy nhiên bằng cách tiết kiệm chi phí, giảm định mức tiêu hao vật tư tăng năng suất lao động, hạ giá thành nên tốc độ tăng trưởng bình quân lợi nhuận đạt khá cao vào khoảng 12,26%
Nộp ngân sách nhà nước: So với Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, công ty nộp ngân sách còn khiêm tốn, nhưng so với các doanh nghiệp khác trong tỉnh Bắc Ninh thì công ty có số nộp ngân sách lớn nhất tỉnh mỗi năm nộp > 100 tỷ đồng. Là đơn vị nghiêm chỉnh thực hiện đúng luật thuế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng bình quân về nộp ngân sách đạt 9,8%.
Quỹ lương chi cho lao động không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước trung bình hằng năm quỹ lương của công ty tăng 17,75%, còn năm 2008 so với năm 2007 thì quỹ lương chi cho lao động của công ty tăng 17,23%.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng lên qua các năm: bình quân 3 năm tăng 14%. Do đó đã bảo đảm đời sống cho người lao động ổn định, đạt mức khá so với mức sống ở tỉnh Bắc Ninh, làm cho người lao động yên tâm thực hiện tốt công việc được giao.
2.1.3 Những đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập với chức năng và nhiệm vụ chính là sản xuất thuốc lá điếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, thông qua các hệ thống đại lý với mạng lưới nhân viên tiếp thị của công ty ở các tỉnh thành phố trong cả nước.
- Công ty đã và đang duy trì phát triển sản xuất để sản phẩm của công ty đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nước.
* Quy trình công nghệ:
Hình 2.1 Sơ đồ về quy trình công nghệ của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Làm ẩm
Bảo quản
Lên men
NL
Phân loại
Sấy sợi
Thái sợi
Trữ lá
Gia liệu
Phân phối
Loại tạp phẩm
Trữ điếu
Sấy điếu
Cuốn điếu
Trữ sợi
TP lưu kho
Đóng bao
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Phần nguyên liệu là lá thuốc được Công ty thu mua từ các Công ty nguyên liệu thuốc lá thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và từ các vùng nguyên liệu nhập vào kho nguyên liệu của Công ty. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, khả năng tiêu thụ của thị trường, nguyên liệu được xuất cho phân xưởng Sợi. Phần nguyên liệu bằng lá thuốc được tước cuộng riêng, phần lá riêng sau đó thông qua hệ thống thiết bị công nghệ của phân xưởng như máy hấp Trung Quốc, máy thái Tây Đức máy sấy và hấp sợi Trung Quốc… sợi thành phẩm được đóng thùng trữ sợi. Sợi thành phẩm được xuất sang các phân xưởng Bao cứng và Bao mềm để cuốn điếu đóng bao vào tút, đóng thành các kiện thành phẩm nhập kho và chở đi tiêu thụ, Toàn bộ quá trình được sự kiểm tra chặt chẽ của các kỹ sư công nghệ, các nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm, các nhân viên kỹ thuật cơ điện, nhân viên phòng kế hoạch… theo một quy trình công nghệ khép kín nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh lao động, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu.
* Cơ cấu máy móc được sử dụng trong công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Bảng 2.2 Một số thiết bị sản xuất thuốc lá của công ty.
STT
Tên máy
Năm sử dụng
Năng suất
Ghi chú.
1
Làm ẩm chân không
2000
8 tấn lá/ca
PX sợi
2
Máy phối trộn
1990
8 tấn lá/ca
PX sợi
3
Máy sấy sợi
1980
4 tấn/ca
PX sợi
4
Máy dịu phun hương
1980
4 tấn/ca
PX sợi
5
Máy cuốn điếu YJ14
1994
2200 điếu/phút
PX BM
6
Máy ghép đầu lọc YJ23
1994
2200 điếu/phút
PX BM
7
Máy cuốn điếu MK8
1992
2200 điếu/phút
PX BC
8
Máy ghép đầu lọc MAX3
1992
110 bao/phút
PX BC
9
Máy đóng bao HPL2
1992
2200 điếu/phút
PX BC
10
Máy bóng kính tút ME4
1992
22 tút/phút
PX BC
12
Máy ghép đâu lọc MAX3
2002
2200 điếu/phút
PX BC
14
Máy đóng kính bao WMH2
2002
110 bao/phút
PX BC
15
Máy đóng tút BOXER
2002
22 tút/phút
PX BC
16
Máy bóng kính tút ME4
2002
22 tút/phút
PX BC
17
Máy cuốn điếu MARK9
2006
5000đ/phút
PXBC
18
Máy đóng bao FOCKE349
2006
250 bao/phút
PXBC
Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính của công ty.
Quy trình công nghệ hiện nay đã đổi mới về chất so với thời điểm trước năm 1999. Trước năm 1999 công nghệ mà công ty sử dụng chủ yếu là công nghệ của Công ty STC (Singapore Tobaco Company) đó là dây chuyền máy liên hợp MK8-MAX3-HLP2-BOXER_ME4 dùng cho phân xưởng bao mềm mà công ty STC đã chuyển giao cho Công ty thuốc lá Bắc Sơn từ tháng 11/1991 cho đến ngày 02/3/1992. Thì toàn bộ máy móc đã được chuyển giao hoàn toàn cho Công ty, sau hơn 2 tháng lắp đặt dây chuyền máy đã đi vào hoạt động. Đến tháng 4/2000 Công ty tiếp tục đầu tư thêm một dây chuyền (tương tự dây chuyền đầu tư tháng 11/1991).
Quy trình công nghệ cũ không sản xuất được thuốc đầu lọc. Quy trình công nghệ mới có đầy đủ các bước để tiến hành sản xuất ra sản phẩm bảo đảm chất lượng. Được bổ xung thêm máy móc thiết bị mới làm tăng năng suất lao động tăng sản lượng sản phẩm, bảo đảm quy cách chất lượng sản phẩm. Bảo đảm được tính chủ động trong sản xuất kinh doanh.
2.1.4 Cơ cấu lao động và tổ chức của doanh nghiệp.
Biểu 2.3 Cơ cấu lao động của công ty (tính đến 31/12/2008)
STT
Cơ cấu lao động
Năm 2007
Năm 2008
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
1
Tổng số lao động
468
100
487
100
Trong đó: Lao động nữ
240
51,28
249
51,13
2
Cơ cấu lao động
- Lao động trực tiếp
39
8,33
40
8,21
- Lao động gián tiếp
429
91,67
447
91,79
3
Cơ cấu lao động theo tuổi
- Dưới 30 tuổi
65
13,89
75
15,46
- Từ 30 đến dưới 40
90
19,22
93
19,12
- Từ 40 đến dưới 50 tuổi
249
53,21
252
51,75
- Trên 50 tuổi
64
13,68
67
13,67
Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính.
Qua bảng ta thấy lực lượng lao động của nhà máy có những đặc điểm sau:
- Về số lượng lao động: Tổng số lao động của nhà máy tính đến thời điểm 31/12/2008 là 487 người nếu tính cả số lao động thuê bán hàng tại các thị trường, lao động hợp đồng thời vụ thì tổng số lao động lên tới gần 616 người. So với năm 2007 số lượng công nhân viên trong công ty đã tăng 19 người tương ứng với tốc độ tăng là 4,05%.
- Về cơ cấu của đội ngũ lao động: Sản xuất thuốc lá thuộc nhóm ngành công nghiệp thực phẩm, được xếp vào nghành nghề nặng nhọc nóng độc hại (lao động thuộc nhóm IV và V) lao động nữ chiếm tỷ trọng cao. Qua biểu trên chúng ta thấy trong năm 2008 số lao động nữ trong công ty là 249 người chiếm 51% tổng số lao động của công ty.
Lao động gián tiếp năm 2008 chiếm 8,2% , lao động trực tiếp chiếm 91,8%. Đây là tỷ trọng tương đối phù hợp trong các doanh nghiệp. Ngoài ra nhìn vào biểu ta thấy lao động gián tiếp của công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng rất ít chỉ là 1 người còn lao động trực tiếp tăng tới 18 người. Chứng tỏ cơ cấu lao động của công ty đang đi đúng hướng đó là tăng số lao động trực tiếp giảm số lao động gián tiếp.
- Cơ cấu lao động theo độ tuổi:
Qua biểu chúng ta thấy lao động của công ty có tuổi đời rất cao. Như lao động dưới 30 tuổi chỉ chiếm 15,46% so với tổng số lao động. So với năm 2007 số lao động trong độ tuổi này đã tăng 10 người. Đây là nguồn lao động trẻ có nhiệt huyết nhưng nhìn tổng thể thì số lao động này là chiếm một tỷ lệ ít trong công ty. Đó cũng là một nguyên nhân gây lên cản trở cho việc tăng năng suất của công ty.
Chiếm tỷ lệ cao nhất trong công ty lại là trong độ tuổi 40 – 50 tuổi. Số lao động trong độ tuổi này là 252 người chiếm 51,75%. So với năm 2007 số lao động trong công ty tăng 3 người nhưng nếu xét trên số tương đối thì số lao động trong độ tuổi này giảm 1,46%. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho công ty.
Ngoài ra ở độ tuổi từ 30 – 40, và từ 50 tuổi trở nên chiếm tỷ lệ tương đối lần lượt là 19,12% và 13,67%. Qua phân tích trên và qua tìm hiểu ở phòng tổ chức hành chính của công ty thì độ tuổi bình quân của nam là 42 tuổi, còn đối với nữ là 40. Nếu xét trên giác độ toàn công ty thì số tuổi bình quân là 41 tuổi. Nguyên nhân là do một thời gian dài chậm đổi mới sản xuất gặp nhiều khó khăn, sản lượng thuốc bao thấp, công nhân biên chế cũ còn phải nghỉ luân phiên, nên công ty không tuyển dụng lao động lao động vào làm lực lượng lao động lâu dài, chỉ tuyển lao động hợp đồng thời vụ làm các công việc thủ công đơn giản như tước cuộng lá, đóng bao thủ công hoặc một số lao động thuê bán hàng tại các địa phương. Độ tuổi bình quân cao, cơ cấu độ tuổi chưa phù hợp, sức trẻ có phần nào bị hạn chế.
- Cơ cấu lao động theo trình độ:
Nhìn chung, đội ngũ lao động của công ty đã được đào tạo bồi dưỡng, có tay nghề khá đã giúp cho việc quản lý và sử dụng tốt máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất.
Biểu 2.4 : Cơ cấu lao động của công ty thuốc lá Bắc Sơn theo trình độ đào tạo.
STT
Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo
Năm 2007
Năm 2008
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
1
- Trên đại học
5
1,07
5
1,03
2
- Đại học
40
8,55
45
9,24
3
- Cao đẳng
10
2,12
10
2,05
4
- Trung cấp
35
7,48
35
7,19
5
- CNKT bậc 5 – 7
206
44,02
210
43,12
6
- CNKT bậc 3 – 4
54
11,54
56
11,5
7
- CNKT bậc 1 – 2
83
17,74
86
17,66
8
- Bậc thợ bình quân
5/6
5/6
9
- Lao động phổ thông
35
7,48
40
8,21
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Số lao động có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng năm 2008 là 60 người chiếm 12,32%, trong đó số lao động trên đại học là 5 người chiếm 1,03%. Qua biểu trên ta thấy cán bộ có trình độ đại học tăng 5 người còn cao đẳng và trên đại học không có sự thay đổi. Nhìn chung số lao động đại học được sử dụng đúng ngành nghề đào tạo, còn một số người làm trái nghề. Tuy nhiên đa số đã phát huy được kiến thức học ở trường.
Số lao động có trình độ trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ là 35 người chiếm 7,19%. Qua biểu ta thấy số lao động qua 2 năm không có biến chuyển. Nhưng theo ghi nhận từ phòng tổ chức hành chính thì số lao động là trung cấp của công nhân đã giảm đi. Nếu tính từ năm 2005 số lao động trung cấp là 38 người vậy số lao động này đã giảm đi trong 3 năm là 3 người. Nguyên nhân có thể là do cơ cấu tuyển dụng, đào tạo chưa phù hợp và một số không phát huy được kiến thức đào tạo.
Số lao động là công nhân kỹ thuật chiếm một số lượng lớn trong công ty là 352 người chiếm 72,28% số lượng công nhân viên trong công ty. Trong đó công nhân kỹ thuật bậc 5 đến bậc 7 của công ty là 210 người chiếm 43,12%. Số lao động là công nhân kỹ thuật của công ty có 15% tốt nghiệp tại các trường chính quy theo hình thức đào tạo tập trung, số còn lại chủ yếu được đào tạo nâng bậc hàng năm, kèm cặp tại chỗ cho phù hợp với công việc được giao.
Số lao động còn lại là lao động phổ thông chưa qua đào tạo là 40 người, chiếm 8,21% trong tổng số. Số lao động này chủ yếu làm các công việc đơn giản như vệ sinh công nghiệp, vận chuyển không đòi hỏi phải có trình độ hay kỹ thuật nào đó.
* Cơ cấu tổ chức của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Công ty tổ chức theo hình thức quản lý trực tuyết chức năng, căn cứ vào thực tế sản xuất kinh doanh đã sắp xếp lại các phân xưởng, phòng ban, từ 11 phòng ban xuống còn 7 phòng ban, từ 7 phân xưởng sản xuất và phụ trợ xuống còn 4 phân xưởng. Đồng thời tổ chức lại lao động tinh giảm khối gián tiếp, bố trí lao động hợp lý làm việc có hiệu quả. Trong các phòng ban của công ty có mối quan hệ với nhau, và quản lý chung hoạt động của các phân xưởng trong công ty, chính từ sự phối hợp giữa các phòng ban làm cho hoạt động của công ty trở lên thông suốt từ trên xuống dưới, tạo điều kiện cho các phòng ban phối hợp thực hiện được các công việc chung của công ty giúp cho công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Thuốc lá Bắc Sơn.
Chủ tịch
Giám đốc
Phó giám đốc
P. Tài chính kế toán
P. Tiêu thụ thị trường
P. Kỹ thuật
P. KCS
P. Kế hoạch vật tư
P. Tổ chức hành chính
Đội bảo vệ
PX. Cơ điện
PX. Sợi
PX. Bao mềm
PX. Bao cứng
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ gián tiếp.
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
- Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
+ Chủ tịch công ty : Do chủ sở hữu công ty quyết định bổ nhiệm. Chủ tịch công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của mọi chủ sở hữu công ty quy định. Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu Công ty và trước pháp luật về các quyết định của mình
+ Giám đốc : Do chủ tịch công ty tuyển chọn, bổ nhiệm, ký hợp đồng có thời hạn (tối đa là 5 năm). Điều hành mọi hoạt động của công ty như: Quyết định các vấn đề thuộc phạm vi điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động và dự án đầu tư đã được phê duyệt. Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức, khen thưởng các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Chủ tịch Công ty bổ nhiêm. Quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động trong Công ty và cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ tịch công ty về hoạt động của công ty.
+ Phó giám đốc : Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách. Phó giám đốc trong công ty thuốc lá Bắc Sơn còn phụ trách trực tiếp 2 phòng đó là phòng kỹ thuật và phòng KCS trong công ty.
+ Phòng kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài về phương án sản phẩm, vật tư, nguyên liệu, giá thành sản phẩm...lập các dự án đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất. Phối hợp với các phòng: Tài chính - Kế toán, Tiêu thụ - Thị trường để kiểm kê sản phẩm tồn kho, bán thành phẩm, phụ kiện, vật tư tại kho và tại các phân xưởng sản xuất. Tổng hợp số liệu để báo cáo lãnh đạo theo yêu cầu của công ty.
+ Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thu thập thông tin, ghi chép phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống về tình hình biến động vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện kế hoạch nộp ngân sách, tình hình biến động đầu vào đầu ra để tổng hợp, phân tích đề xuất các biện pháp với lãnh đạo công ty cho ý kiến xử lý .
+ Phòng tiêu thụ thị trường: Có nhiệm vụ lập các chiến lược và chính sách về sản phẩm, giá cả, phương thức phân phối, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước. Kết hợp với phòng kỹ thuật tham gia đề xuất thiết kế sản phẩm mới và đưa sản phẩm mới trên thị trường, và điểu tra thăm dò nắm bắt thông tin trên thị trường (về mẫu mã, bao bì, giá cả, chất lượng…) để nghiên cứu chế thử sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới và cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm đó.
+ Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty những quy định của Nhà nước và Công ty trong công tác lao động, tiền lương, tiền thưởng, và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Lập các phương án tổ chức bộ máy quản lý sản xuất, nhân sự trong toàn Công ty cho phù hợp với từng giai đoạn sản xuất. Xây dựng quy chế, quy định phân phối tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác trong Công ty phù hợp với chế độ chính sách nhà nước ban hành.
+ Phòng kỹ thuật: : Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện quản lý về khoa học công nghệ theo các quy định của Công ty và của cơ quan có thẩm quyền . Giữ vững và ổn định chất lượng sản phẩm đồng thời không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Kết hợp với phòng tiêu thụ - Thị trường, thống kê phân tích những kiếu nại của người tiêu dùng trong nước về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, xác định nguyên nhân, đề xuất biện pháp giải quyết và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đó. Ngoài ra còn phối hợp với phòng Kế hoạch - Vật tư xây dựng kế hoạch nguyên liệu hằng năm của công ty căn cứ vào việc khảo sát, kiểm tra chất lượng của vùng nguyên liệu.
+ Phòng KCS: Có chức năng quản lý tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, vật tư nguyên liệu theo các qui định của công ty và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Đội bảo vệ: Đội bảo vệ có chức năng tham mưu, đề xuất giúp ban Giám đốc về công tác bảo vệ, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, chống bão lụt và công tác quân sự dân quân tự vệ theo các quy định của Công ty và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện phối hợp liên kết với chính quyền địa phương, cơ quan công an các cấp, các đơn vị lân cận. Xây dựng cụm an toàn về an ninh trật tự.
+ Chức năng nhiệm vụ của các phân xưởng: Có chức năng trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoặc phục vụ sản xuất. Tổ chức sản xuất, phục vụ theo tiến độ kế hoach công ty giao cho về sản lượng, quy cách sản phẩm, khối lượng công việc. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, kỷ luật lao động, quy trình công nghệ, chất lượng sản phẩm và các quy định khác của Công ty. Quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu… theo các quy định về quản lý vật tư và định mức. Thực hiện quản lý máy móc thiết bị và các tài sản của Công ty giao cho đơn vị. Chấp hành tốt quy định về an toàn lao động, công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, trang bị bảo hộ lao động, bố trí sắp xếp phân xưởng gọn gàng sạch sẽ. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, ghi chép chính xác số liệu ban đầu theo quy định, phân tích hoạt động kinh tế nội bộ đơn vị. Tạo điều kiện để khách hàng đến tham quan khi có yêu cầu của Công ty, phản ánh kịp thời những vướng mắc và bất hợp lý trong quá trình sản xuất cho các đơn vị liên quan hoặc ban giám đốc biết.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ BẮC SƠN.
2.2.1. Những quy định chung của công ty về trả lương.
* Đối tượng áp dụng quy chế trả lương gồm: Viên chức quản lý Công ty, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 năm trở lên. Không áp dụng đối với những người ký kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 năm và những người làm hợp đồng theo thời vụ, theo việc.
* Nguyên tắc trả lương.
Tiền lương của cán bộ, công nhân viên phụ thuộc vào quỹ tiền lương thực hiện theo mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty. Điều này là do mức lương mà công nhân nhận được gồm 2 phần một phần là lương cứng mà người công nhân nhận được theo số ngày làm việc hay số công làm việc trong một tháng, còn một phần là tiền lương năng suất hay còn gọi là tiền lương phân phối lại. Tuỳ vào điều kiện của từng tháng mà người lao động trong công ty nhận được những mức lương khác nhau.
Tiền lương trả cho người lao động theo nguyên tắc “Làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì trả lương theo công việc đó, chức vụ đó”. Khi thay đổi công việc, chức danh thì tiền lương được thay đổi phù hợp với công việc, chức danh mới. Nguyên tắc này đã đảm bảo tính công bằng cho người lao động. Làm cho họ yên tâm khi nhận một công việc nào đó trong công ty. Vì số tiền lương mà họ nhận được sẽ không phụ thuộc vào các vấn đề khác mà chỉ phụ thuộc vào công việc mà họ đang làm.
Hệ số dãn cách giữa người có mức lương cao nhất trong công ty không vượt quá hai lần hệ số mức lương bậc hai của Giám đốc công ty và hệ số mức lương thấp nhất bằng hệ số mức lương quy định tại NĐ 204/NĐ-CP. Và thực hiện không cào bằng trong phân phối tiền lương, tiền thưởng và bảo đảm công bằng trong công ty. Những người làm công việc đòi hỏi có chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, có nhiều đóng góp vào kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty thì được trả lương cao. Nguyên tắc này đảm bảo việc phân phối tiền lương trong công ty có sự khác biệt, hay nói cách khác đó là tránh hiện tượng phân phối bình quân. Làm cho người lao động trong công ty cố gắng hơn để có thể lên được các vị trí cao hơn trong công ty để số tiền lương mà họ nhận được sẽ cao hơn so với mức tiền lương hiện nay của họ.
Tiền lương trả cho các phòng, phân xưởng, bộ phận và người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác và mức độ đóng góp của đơn vị và người lao động vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty. Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong công ty, không được sử dụng vào mục đích khác.
* Nguồn quỹ tiền lương.
Do đặc thù của công ty thuốc lá Bắc Sơn là một phần của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam nên nguồn quỹ tiền lương của công ty phụ thuộc nhiều vào tổng công ty. Hàng năm Tổng công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mà đề ra đơn giá tiền lương cho công ty.
Ngoài ra còn có các khoản khác như quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao, quỹ tiền lương còn lại chuyển sang năm sau, quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang. Tổng của các quỹ tiền lương trên là tổng quỹ tiền lương của công ty.
Biểu 2.5: Quỹ tiền lương của công ty thuốc lá Bắc Sơn
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Đơn giá tiền lương
đ/1000đ
62,48
62,95
59,53
2
Quỹ tiền lương theo đơn giá
Triệu đồng
18.554,69
22.110,38
26.267,16
3
Quỹ tiền lương HĐQT, chủ tịch, HĐ thành viên, giám đốc.
Triệu đồng
370,89
231
254,34
4
Tổng quỹ tiền lương chuyển từ năm trước sang
Triệu đồng
5.253.51
6.210,88
5.651,67
5
Tổng quỹ tiền lương
Triệu đồng
24.179,09
28.552,26
32.173,17
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty.
Trong các nguồn hình thành quỹ tiền lương trên của doanh nghiệp chỉ có quỹ tiền lương theo đơn giá được giao chiếm tỷ trọng lớn, còn quỹ tiền lương từ các hoạt động khác của công ty hầu như không có. Ngoài ra còn phải kể đến đó là quỹ tiền lương hội đồng quản trị, chủ tịch, hội đồng thành viên, giám đốc cùng với quỹ tiền lương từ năm trước chuyển sang.
Chúng ta thấy tổng quỹ tiền lương của công ty tăng đều đặn hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008 quỹ tiền lương tăng 3.620,91 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 12,68%. Điều này có được là do quỹ tiền lương theo đơn giá của năm 2008 cao hơn so với năm 2007 là
Mặt khác ta thấy tổng quỹ tiền lương của công ty năm 2008 cao hơn năm 2007 là 3.180 triệu đồng tương đương với mức tăng là 14%. Điều này có được là do quỹ tiền lương theo đơn giá của công ty 2008 tăng lên đáng kể so vơi năm 2007 và một phần là do quỹ tiền lương hội đồng quản trị, chủ tịch, hội đồng thành viên, giám đốc tăng lên.
* Tổng quỹ tiền lương trong năm được sử dụng như sau:
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm, lương thời gian, lương năng suất ít nhất bằng 71 % tổng quỹ tiền lương thực hiện.
- Quỹ khen thưởng trích từ tổng quỹ tiền lương để trả thưởng cho người lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích trong công tác tối đa không quá 10 % tổng quỹ tiền lương thực hiện.
- Quỹ dự phòng cho năm sau tối đa không quá 17% tổng quỹ tiền lương.
- Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi ( tối đa không quá 2% tổng quỹ tiền lương ).
2.2.2. Trả lương cho người lao động trong công ty.
Công ty đã nắm dõ vai trò của tiền lương đó là một phận quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực. Xây dựng được một chế độ tiền lương có tính cạnh tranh là điều hết sức quan trọng đối với việc thu hút và lưu giữ nhân tài, tăng thêm sự đồng lòng của nhân viên đối với tổ chức, từ đó tạo cơ sở vững chắc để doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Hiểu được điều đó công ty đã xây dựng được một quy chế trả lương, qua đó xác định được tiền lương của mỗi người trong công ty một cách dễ dàng và dễ hiểu.
Đối với người lao động trong công ty, công ty xác định tiền lương của họ theo công thức sau:
TLlđ = TLcđ + TLns
Trong đó:
- TLlđ : Tiền lương tháng của người lao động trong công ty.
- TLcđ ( Tiền lương chế độ) là: Tiền lương trả cho người lao động theo số ngày thực tế làm việc hoặc số công làm việc trong một tháng.
- TLns ( Tiền lương năng suất) là: Tiền lương trả cho người lao động theo năng suất, chất lượng và hiệu quả của công ty và mức độ đóng góp của người lao động được tính theo bảng hệ số trả lương theo các chức danh công việc do Công ty quy định.
Qua công thức trên chúng ta có thể nhận thấy, số tiền của người lao động nhận
được không chỉ phụ thuộc vào bản thân người lao động trong công ty mà nó còn phụ thuộc vào năng suất chất lượng và hiệu quả hoạt động của công ty. Do đó số tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty nhận được không cố định theo tháng. Để có thể hiểu rõ hơn hình thức trả lương trong công ty chúng ta nên xem xét từng thành phần cấu tạo nên tiền lương của cán bộ, công nhân viên trong công ty thuốc lá Bắc Sơn sau.
2.2.2.1. Tiền lương theo chế độ (TLcđ) của công ty.
Trong công ty vấn đề công tác tiền lương không những được cán bộ công nhân viên quan tâm mà ban lãnh đạo công ty cũng rất chú trọng. Hiện nay trong điều kiện tự chủ sản xuất kinh doanh công tác tiền lương được công ty mở rộng đường lối nhưng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc của Đảng và Nhà Nước. Các hình thức tiền lương đang được áp dụng trong công ty gồm:
- Hình thức trả lương thời gian: Dùng để trả cho những người lao động thuộc khối gián tiếp bao gồm các bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và các đối tượng khác không thực hiện trả lương khoán.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm, khoán: Dùng để trả công cho những người lao động thực hiện có mức sản phẩm, doanh thu hoặc khối lượng phục vụ trực tiếp cho cá nhân tập thể.
* Hình thức trả lương thời gian.
Công ty thuốc lá Bắc Sơn áp dụng chế độ trả lương theo thời gian để trả lương tháng cho lao động quản lý - phục vụ trong công ty mình để phù hợp với việc áp dụng hình thức trả lương này.
Lao động quản lý - phục vụ ở Công ty thuốc lá Bắc Sơn bao gồm:
+ Cán bộ lãnh đạo: Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng.
+ Những người lao động làm các công việc theo chuyên môn, nghiệp vụ
+ Các nhân viên khác: nhân viên y tế, bảo vệ, lái xe...
Biểu 2.2. Ví dụ về trả lương theo thời gian của một số chức danh trong công ty thuốc lá Bắc Sơn.
STT
Chức danh
Hệ số cấp bậc CV
1
Trưởng phòng, Quản đốc phân xưởng
Ngạch Chuyên viên,Kỹ Sư
Tối đa KS 8, HS= 4,51
Ngạch Cán sự, Kỹ thuật viên
Tối đa CS. 12+ 10 %, HS=4,28
2
Phó phòng, phó quản đốc, trưởng ca
2.1
Ngạch Chuyên viên, Kỹ sư
Tối đa KS 7, HS= 4,2
2.2
Ngach cán sự, Kỹ thuật viên
Tối đa CS 12+ 5 %, HS=4,08
3
Nhân viên quản lý kinh tế,kỹ thuật
Phòng TC-KT, KH-VT,TC-HC,TT-TT, Kỹ thuật
KCS, Cơ Điện
3.1
Ngạch chuyên viên, kỹ sư
Tối đa KS 6, HS= 3,89
3.2
Ngạch Cán sự, Kỹ thuật viên
Tối đa CS 7, HS=3,7
3.3
KH-VT định biên 1 LĐ
CS 12, HS=3,89
4
Thủ Quỹ
Tối đa VT 12, HS=3,33
5
Phòng KH-VT:
N/viên tiếp liệu
Tối đa CS10, HS=3,51
6
Thủ kho
6.1
Vật tư và Cơ khí
Tối đa CS10, HS=3,51
6.2
Thành phẩm, Nguyên liệu
Tối đa CS9, HS=3,32
7
Nhân viên kiểm nghiệm các PX, Pha hương liệu,Lò men
7.1
Nhân viên kiểm nghiệm các PX, Pha hương liệu..
Hệ số lương =2,75
7.2
Nhân viên kiểm tra NL, VT đầu vào, KT PX
Hệ số lương =2,94
7.3
CN vận hành lò men
Hệ số lương =2,65
Nguồn: Quy chế trả lương của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
- Tiền lương của lao động quản lý - phục vụ được tính như sau:
TLmin * H
T =
Ncd
Ltg = T * Ntt
Trong đó:
T: Giá trị một ngày công.
Ltg: tiền lương mỗi lao động quản lý - phục vụ nhận được
H: Hệ số cấp bậc công việc.
TLmin: Mức lương tối thiểu (560.000đồng)
Ncd: Số ngày công chế độ (24 ngày)
Ntt: Số ngày công thực tế.
Đối với cán bộ giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp thì hệ số lương (H) dựa trên tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp theo mức độ phức tạp về quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành thì hệ số lương (H) tương ứng với các ngạch theo tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn.
Để có thể hiểu rõ hơn việc trả lương của công ty cho cán bộ công nhân viên trong công ty chúng ta xét một ví dụ cụ thể sau: Tháng 12 năm 2008 cô Hà Thị Tuyết Nhung là công nhân vận hành lò men có hệ số cấp bậc công việc H = 2,65, có số ngày công thực tế Ntt = 26 ngày. Vậy tiền lương của cô Hà Thị Tuyết Nhung sẽ là.
540.000 * 2,65
T = = 59.625 đồng.
24
Ttg = 59.625 * 26 = 1.550.250 đồng.
Tiền lương cơ bản của cô Hà Thị Tuyết Nhung nhận được trong tháng 12 năm 2008 là 1.550.250 đồng.
Tương tự như vậy đối với các chức danh khác của công ty ta cũng áp dụng tương tự để tính tiền lương theo thời gian mà họ nhận được.
Điều mà chúng ta nhận thấy rõ nhất điều quyết định đến tiền lương theo thời gian đó chính là số ngày công thực tế của người lao động. Công ty đã theo dõi ngày công của người lao động thông qua bảng chấm công. Số ngày thực tế của từng người được xác định dựa vào bảng chấm công. Việc chấm công do các trưởng phòng ban đảm nhiệm. Cuối tháng các bộ phận phải gửi bảng chấm công về phòng tài chính kế toán, căn cứ vào đó kế toán tiền lương tính ra số tiền phải trả cho từng người trong tháng.
Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian đó là cách tính đơn giản rõ ràng, dễ hiểu chỉ căn cứ vào số ngày công và hệ số cấp bậc công việc của người lao động. Ngoài ra với việc tính tiền lương dựa vào số ngày công cũng khuyến khích nhân viên đi làm đầy đủ vì họ nhận thấy số tiền được lĩnh liên quan trực tiếp đến số ngày họ đi làm.
Nhược điểm: Do công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian nên nó vẫn còn tồn tại một nhược điểm là chưa gắn mức độ đóng góp của người lao động với việc hoàn thành một công việc. Người lao động chỉ đi làm để tính ngày công còn hiệu quả làm việc trong một ngày đó thì vẫn chưa đảm bảo hay nói chính xác hơn đó là thời gian của họ không giành hết cho công việc. Đây cũng là điểm yếu của hình thức trả lương theo thời gian mà mỗi công ty áp dụng đều gặp phải. Việc đề xuất các giải pháp để giải quyết được vấn đề này đang là điều mà nhà quản lý trong công ty đang suy nghĩ. Làm sao để có biện pháp giảm thiếu được tâm lý không quan tâm đến hiệu quả của công việc. Ngoài việc quan tâm đến sự chú ý của người lao động đối với hiệu quả công việc chúng ta còn thấy một nhược điểm nữa trong hình thức trả lương theo thời gian trong các công ty nhà nước đó là việc gắn tiền lương với thâm niên công tác, tăng lương theo kiểu “đến hẹn lại lên” đã làm cho tiền lương không trở thành động lực khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao hiệu quả, chất lượng của công việc, gây nên sự bất bình đẳng giữa người làm nhiều, người làm ít. Tác dụng khuyến khích vật chất, vai trò đòn bẩy của tiền lương bị hạn chế.
* Trả lương theo sản phẩm.
Do đặc thù của công ty là sản xuất thuốc lá. Nên cần một số lượng lớn công nhân trực tiếp sản xuất trong các phân xưởng, ngoài ra còn có các nhân viên phục vụ đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, nhân viên bán hàng, bỏ mối, quản lý tuyến của công ty. Do đó ngoài hình thức trả lương theo thời gian áp dụng cho nhân viên quản lý - phục vụ thì Công ty thuốc lá Bắc Sơn còn áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm để áp dụng cho các đối tượng khác trong công ty. Tuỳ thuộc vào đối tượng trả công mà hiện nay công ty đang áp dụng 3 hình thức trả công theo sản phẩm khác nhau. Đó là trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân, trả lương theo sản phẩm tập thể, trả lương khoán.
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.
Công nhân sản xuất là những người lao động làm việc độc lập. Do công việc của họ có thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác, nên sản phẩm sản xuất ra có thể được kiểm tra và nghiệm thu. Vì vậy, công ty đã áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân với công nhân sản xuất. Lương sản phẩm cho công nhân sản xuất được xác định phụ thuộc vào số sản phẩm thực tế được sản xuất ra và nghiệm thu. Tại các phân xưởng sản xuất, tổ trưởng phân xưởng sản xuất theo dõi và ghi lại sản lượng thực tế cùng với đơn giá của mỗi loại, cuối tháng tập hợp số liệu. Nhân viên thống kê phân xưởng sẽ tính lương cho từng công nhân.
+ Tiền lương của công nhân sản xuất được tính như sau:
TLmin * Hi Ti
Ti = và ĐGi =
N Qi
Trong đó:
Ti : Tiền lương cấp bậc của công việc thứ i
TLmin: Mức lương tối thiểu (560.000đ)
Hi: Hệ số cấp bậc công việc thứ i.
N: Số ngày công theo quy định (24 ngày)
ĐGi: Đơn giá sản phẩm công việc i
Qi: Mức sản lượng của công việc i
+ Cuối cùng chúng ta tính lương cho công nhân trong công ty theo công thức sau:
Trong đó:
Tsp : Tiền lương mỗi công nhân sản xuất nhận được.
ĐGi : đơn giá sản phẩm công việc i
Qtt: số lượng sản phẩm thực tế ở công việc i
n: số công đoạn mà công nhân tham gia.
Biểu 2.2. Ví dụ đơn giá trả lương phân xưởng bao mềm.
STT
Tên công việc
HSL
MSL
MLĐ
ĐGLSP
(Bao)
(Đ/Bao)
I
Định mức sản lượng bao/công
1
Đóng bao 10,12,20...điếu ĐL
2,22
380
1
131,45
2
Đóng bao 20,10 điếu
thuốc đen các loại không BK
2,22
900
1
55,50
3
Đóng bao thủ công 20,10 điếu
1
thuốc đen các loại có BK
2,22
700
1
71,36
4
Win điếu to và tương đương
2,22
22
1
2.270,5
5
Bóc bao thuốc có ĐL
2,22
1.500
1
33,30
Bóc bao thuốc không có ĐL
2,22
2.000
1
24,98
6
Đóng dấu nhãn bao máy tự chế
2,22
18.000
1
2,78
Nguồn: Quy chế trả lương của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Ví dụ Anh Cao Văn Thành làm việc trong phân xưởng bao mềm của công ty, có công việc là đóng dấu nhãn bao máy tự chế nên hệ số cấp bậc công việc là H = 2,22, sản lượng trong tháng 12 năm 2009 của anh Cao Văn Thành q = 380.570 . Tính tiền lương của anh Cao Văn Thành.
Tiền lương cấp bậc công việc của anh Cao Văn Thành là.
2,22 * 540.000
T = = 49.950 đồng
24
Đơn giá tiền lương của công việc đóng dẫu nhãn bao máy tự chế do anh Thành đảm nhiệm là.
49.950
ĐG = = 2,78 đồng/bao
18.000
Vậy tiền lương của anh Cao Văn Thành nhận được trong tháng 12 năm 2008 là.
Lsp = 2,78 * 380.570 = 1.057.984 đồng.
Ưu điểm của hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân theo ghi nhận của những người công nhân là họ dễ dàng tính được số tiền mà mình nhận được trong một tháng chỉ cần dựa vào số sản phẩm mà họ sản xuất ra. Tiếp theo họ nhận thấy là trả lương theo sản phẩm khuyến khích họ tăng năng suất lao động để có thể tăng sản lượng và dẫn đến số tiền mà họ nhận được cao hơn.
Tuy nhiên cái gì cũng có nhược điểm của nó. Đối với chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân do người lao động chỉ chú tâm đến việc tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm hơn. Do đó hao phí bỏ vào một sản phẩm sẽ giảm đi. Chất lượng của sản phẩm sẽ không đảm bảo. Dẫn đến tình trạng có nhiều sản phẩm kém chất lượng. Ngoài ra do việc chỉ quan tâm đến sản phẩm đầu ra lên các nguyên liệu, thiết bị để tạo ra sản phẩm cũng không làm họ bận tâm. Do đó việc tiết kiệm nguyên liệu hay bảo đảm an toàn cho thiết bị đều bị bỏ qua.
- Trả lương khoán. Đây là hình thức được áp dụng cho nhân viên đời sống của công ty thuốc lá Bắc Sơn. Nguyên nhân của việc này là do khó xác định mức lao động làm việc trong khối nhà ăn của công ty. Do số xuất ăn không đồng đều qua các ngày có thể có ngày có nhiều đôi khi lại không có mấy. Ngoài ra việc trả lương khoán cho những người làm việc trong nhà ăn của công ty làm cho công ty dễ quản lý hơn việc trả lương cho mọi người trong đó.
Biểu 2.2. Giao khoán công việc cho nhân viên phục vụ trong nhà ăn
STT
Mức phục vụ
Công
2
Cơm khách
2.1
Số xuất ăn < 6 xuất
0.5
2.2
Số xuất ăn từ 6 đến < 14 xuất
0.8
2.3
Số xuất ăn từ 14 đến < 18 xuất
1.0
2.4
Số xuất ăn từ 18 đến < 27 xuất
1.5
2.5
Kể từ 27 xuất trở lên tính quy đổi
18 xuất /công
18x/c
3
Cơm hội nghị
30 x/c
4
Phở thường
50 x/c
5
Phở khách(có chế biến thức ăn ngoài)
24 x/c
6
Mức phục vụ cơm ca+khách thường
50 x/c
Mức Bồi dưỡng hiện vật
7
Chè đỗ đen đá,sen dừa đá hoặc
150 x/c
Chè nóng các loại mùa đông
8
Chế biến đồ ăn mặn,giải khát đơn giản
200 x/c
9
Ăn hoa quả:dưa,đu đủ,cam...
350 x/c
Hệ số cấp bậc công việc của nhân viên làm việc trong khối nhà ăn là 2,39
Nguồn: Quy chế trả lương của công ty thuốc lá Bắc Sơn
Căn vào bảng chấm công hàng tháng đội trưởng tổng hợp số công quy đổi của mỗi công nhân. Dựa trên số công quy đổi đó tính tiền lương thực lĩnh của mỗi người trong nhà ăn.
TLmin * H
T = và TLcn = T * C
N
Trong đó:
T: Giá trị một ngày công.
TLcn: Tiền lương của công nhân nhận được
TLmin: Tiền lương tối thiểu (560.000đ)
H: Hệ số cấp bậc công việc.
N: Số ngày công quy định (24 ngày)
C: Số công quy đổi.
. Ví dụ chị Nguyễn Thị Tám làm việc trong nhà ăn của công ty thuốc lá Bắc Sơn có tổng số công quy đổi trong tháng 12 là C = 20 công. Vậy số tiền mà chị được lĩnh trong tháng 12 năm 2008 là.
2,39 * 540.000
TL = * 20 = 1.075.500 đồng
24
Ưu điểm: Việc trả lương theo lương khoán có ưu điểm là dễ tính toán, người lao động chỉ cần căn cứ vào số công quy đổi của mình là có thể tính được số tiền mà mình được lĩnh trong tháng, ngoài ra đảm bảo phân phối công bằng cho người lao động. Ai làm nhiều được hưởng nhiều, ai làm ít được hưởng ít. Ngoài ra do việc trả lương như vậy đã khuyến khích mức độ hăng hái hoàn thành công việc của người lao động.
Tuy nhiên việc trả lương khoán có nhược điểm đó là số tiền mà người lao động nhận được không ổn định. Vì người lao động trong công ty có thể không ăn trong nhà ăn của công ty mà họ có thể ăn ngoài. Hoặc trong một tháng không có hội nghị hay hội họp gì thì số công quy đổi của họ rất ít. Do đó để bảo đảm thực hiện được tốt công tác trả lương khoán này là phải đảm bảo công việc cho người lao động.
- Trả lương theo sản phẩm tập thể.
Do công ty sản xuất thuốc lá, nên có nhiều loại máy móc hoạt động theo một dây chuyền khép kín. Nên nếu trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân sẽ dẫn đến tình trạng người lao động làm việc không ăn khớp với nhau và cuối cùng là số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo. Vì vậy công ty quyết định áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể cho một số bộ phận trong phân xưởng bao mềm, phân xưởng bao cứng, phân xưởng sợi của công ty thuốc lá Bắc Sơn
Đơn giá của sản phẩm tập thể được tính.
TLmin* (H * L)
Ti =
N
∑ Ti
Và ĐG tổ =
Q
Trong đó:
Ti: Tiền lương cấp bậc công việc i
ĐGtổ: Đơn giá của cả tổ.
TLmin: Tiền lương tối thiểu
H: Hệ số cấp bậc công việc của người thứ i trong tổ
L: Mức lao động của công việc thứ i
Q: Mức sản lượng chung của cả tổ.
N: Số ngày công quy định (24 ngày)
n: Số người trong tổ.
Tiền lương của tổ nhận được là:
TL tổ = ĐG tổ * Qtt.
Trong đó:
TLtổ: Tiền lương của cả tổ.
Qtt: Sản lượng thực tế của cả tổ.
Tiền lương của mỗi người trong tổ được phân chia lại theo cách sau:
Sau khi nhận được số tiền lương trả cho cả tổ, thị họ tiến hành phân phối số tiền lương cho các thành viên trong tổ như sau:
Do các thành viên trong tổ cùng làm trong một ca và thời gian làm việc như nhau do đó chúng ta không cần áp dụng biện pháp phân phối lương của công nhân theo hệ số phân phối hay hệ số giờ phân phối mà chúng ta chỉ cần tính tiền lương của người lao động trong tổ theo công thức sau:
Ti
ĐGi =
Q
Trong đó:
ĐGi: Đơn giá của người thứ i trong tổ
Q: Sản lượng của tổ
Ti: Tiền lương cấp bậc công việc do người thứ i
Tiền lương của người thứ i là:
TLi = ĐGi * Qtt.
Trong đó:
TLi: Số tiền mà người lao động trong tổ nhận được.
Qtt: Sản lượng thực tế của cả tổ.
Biểu 2. Ví dụ về trả lương theo sản phẩm tập thể của phân xưởng bao mềm
STT
Tên công việc
Lương 1 công
HSCV
MSL
MLĐ
ĐG
II.
Định mức sản lượng bao/ca
1
Máy cuốn IJ
30.000
1.1
Sửa chữa
35887,5
3,19
0.5
1.20
1.2
Dẫn chính
71550
3,18
1
2.39
1.3
Dẫn phụ
59625
2,65
1
1.99
1.4
Phụ máy còn lại
149850
2,22
3
5.00
Cộng
5.5
10.56
2
Máy U2L
28.500
2.1
Sửa chữa
35887,5
3,19
0.5
1.26
2.2
Dẫn chính
65475
2,91
1
2.30
2.3
Dẫn phụ,BK tút
119250
2,65
2
4.18
2.4
Phụ máy
374625
2,22
7.5
13.14
2.5
Nhập kho
9990
2,22
0.2
0.28
Cộng
11.2
21.16
3
Máy cuốn C7 thuốc không đầu lọc
13.000
13000
3.1
Sửa chữa
35887
3,19
0.5
2.76
3.2
Dẫn chính
71550
3,18
1
5.50
3.3
Phụ máy
99900
2,22
2
7.68
Cộng
3.5
15.95
Nguồn: Quy chế trả lương của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Để làm rõ hơn ta xem xét một trường hợp cụ thể sau: Trong tháng 12 năm 2008 sản lượng sản xuất ra của phân xưởng bao cứng là.
Biểu: Sản lượng của phân xưởng bao cứng tháng 12 năm 2008.
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Máy cuốn IJ
Máy bao U2L
Bao tay
Tổng sản lượng nhập kho
AROMA12 điếu
Bao
3020
3020
PACIFIC (bao mềm)
Bao
450.460
450.460
450.460
BLUESKY
Bao
16.740
16.740
16.740
BẮC SƠN
Bao
178.410
141.890
141.890
SÔNG CẦU
Bao
32.380
32.380
32.380
Cộng
Bao
677.990
467.200
177.290
644.490
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Anh Nguyễn Văn Trung làm việc trong phân xưởng bao cứng, làm công việc dẫn chính ở máy cuốn IJ. Trong tháng 12/2008 sản lượng của máy cuốn IJ là 677.990 bao do đó số tiền mà cả tổ anh nhận được sẽ là.
TLtổ = 10,56 * 677.990 = 7.159.574 đồng.
Sau khi tổ anh được lĩnh số tiền đó họ sẽ tiến hành phân phối cho mọi người trong tổ theo đơn giá của mỗi người trong tổ. Như vậy anh Nguyễn Văn Trung sẽ nhận được số tiền trong tháng 12/2008 là.
TL1 = 2,39 * 677.990 = 1.620.396 đồng.
Tương tự như vậy có thể tính được số tiền mà mỗi người nhận được trong tổ của anh Nguyễn Văn Trung.
Đối với hình thức trả lương theo tập thể mà công ty đang áp dụng đã khuyến khích được người lao động quan tâm đến kết quả của cả tổ nhóm, tạo sự gắn kết và đồng đều trong hoạt động. Do tiền lương của mỗi người phụ thuộc vào năng suất của cả nhóm. Ngoài ra với việc làm việc trong tổ nhóm như vậy, sẽ làm cho cán bộ công nhân quan tâm đến nhau nhiều hơn. Và từ đó sẽ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và năng suất lao động tăng lên.
Nhưng nhược điểm cố hữu của làm việc theo tổ, nhóm đó là kết quả cuối cùng mà người lao động lại không chỉ phụ thuộc vào bản thân họ mà phụ thuộc vào cả tổ, nhóm do đó không khuyến được sự tăng năng suất cá nhân của mỗi người. Đây cũng là vẫn đề mà người làm công tác tiền lương trong công ty quan tâm. Việc làm cách nào mà người lao động trong tổ nhóm có động lực để tăng năng suất cá nhân mà không ảnh hưởng đến hoạt động của cả nhóm.
*Nhận xét chung về hình thức trả lương theo sản phẩm của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
- Những điểm mạnh trong hình thức trả lương theo sản phẩm là:
Làm cho mỗi người lao động vì lợi ích vật chất mà quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, bảo đảm hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch được giao. Vì hình thức lương sản phẩm căn cứ trực tiếp vào số lượng, chất lượng sản phẩm của mỗi người sản xuất ra để tính lương nên nó có tác dụng khuyến khích người công nhân tích cực sản xuất, tận dụng thời gian làm việc tăng năng suất.
Khuyến khích người công nhân quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và lao động, tích cực sáng tạo và áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến. Khi thực hiện trả lương theo sản phẩm, công nhân phải phấn đấu để thường xuyên đạt và vượt mức các định mức lao động đề ra, do đó họ không đơn thuần dựa vào sự lao động hết sức mình, tận dụng thời gian làm việc mà phải cố gắng học tập để không ngừng nâng cao trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật thì mới có thể dễ dàng tiếp thu nắm vững và áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến. Hơn nữa còn phải biết tìm tòi suy nghĩ để phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Có như vậy thì sản phẩm làm ra sẽ tăng và sức lao động sẽ giảm xuống.
Khi công ty áp dụng chế độ tiền lương tính theo sản phẩm đòi hỏi phải có sự chuẩn bị sản xuất nhất định. Phải củng cố kiện toàn tổ chức sản xuất, kỹ thuật sản xuất, tổ chức lao động đảm bảo cho quá trình sản xuất được cân đối hợp lý. Trong quá trình thực hiện do năng suất lao động của công nhân tăng, nhiều vấn đề mới đặt ra cần phải giải quyết như cung cấp nguyên vật liệu đúng quy cách chất lượng, kịp thời gian. Kiểm tra nghiệm thu được chính xác chất lượng sản phẩm. Điều chỉnh lại lao động trong dây chuyền sản xuất. Thống kê thanh toán tiền lương nhanh chóng chính xác, đúng kỳ hạn v.v... Các vấn đề đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, tiền lương của công nhân nên họ rất quan tâm phát hiện và yêu cầu giải quyết. Bất kỳ một hiện tượng nào vi phạm đến kỹ thuật công nghệ và chế độ phục vụ công tác, người công nhân không những tìm cách khắc phục kịp thời mà còn tích cực đề phòng những khuyết điểm có thể xảy ra. Đồng thời đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, làm việc thiếu trách nhiệm trong cán bộ quản lý và công nhân sản xuất.
Củng cố và phát triển mạnh mẽ phong trào thi đua XHCN, xây dựng tác phong thái độ lao động XHCN. Phong trào thi đua phát triển là do ý thức giác ngộ XHCN và trình độ văn hóa kỹ thuật của công nhân, do năng suất lao động mà có. Muốn thi đua được duy trì thường xuyên liên tục thì phải bồi dưỡng bằng vật chất mới có tác dụng. Trả lương theo sản phẩm là phương tiện tốt để thực hiện yêu cầu đó. Động viên thi đua liên tục và mạnh mẽ đồng thời áp dụng một cách đúng đắn chế độ tiền lương tính theo sản phẩm sẽ kết hợp chặt chẽ được hai mặt khuyến khích bằng lợi ích vật chất và động viên tinh thần để thúc đẩy và phát triển sản xuất.
Điều tiếp theo mà công ty đã làm được đó là đã xây dựng được một hệ thống định mức kỹ thuật lao động làm cơ sở cho công tác tiền lương theo sản phẩm, đã thực sự gắn tiền lương với hao phí của người lao động và hiệu quả sử dụng lao động.
- Tuy nhiên nhìn một cách chi tiết thì trả lương bằng cách này cho người lao động còn tồn tại một số nhược điểm sau:
Trả lương theo sản phẩm có thể dẫn đến tình trạng người lao động ít quan tâm đến đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhiều trường hợp người lao động không muốn làm công việc đòi hỏi trình độ lành nghề cao vì khó vượt mức lao động.
Công tác định mức lao động trong công ty chưa được chú trọng, chậm đổi mới cải tiến để phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh, có những định mức còn mang nặng tính áp đặt thiếu thực tế.
Công tác tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng hợp lý máy móc, thiết bị chưa thực sự đi vào nhận thức sâu sắc và trở thành hành động cụ thể của cán bộ công nhân viên. Ngoài ra việc kiểm tra, giám sát, thống kê nghiệp thu sản phẩm còn thiếu chủ động.
2.2.2.2 Tiền lương theo năng suất.
Tiền lương theo năng suất là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào hiệu quả hoạt động của công ty. Quỹ tiền lương theo năng suất là quỹ tiền còn lại sau khi tổng quỹ tiền lương tháng trừ đi quỹ tiền lương theo chế độ.
Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho toàn nhân viên trong công ty . Công ty áp dụng hình thức trả lương này nhằm làm cho người lao động trong công ty hiểu được mối quan hệ giữa phần thù lao cho cá nhân, cho nhóm của họ với kết quả cuối cùng của công ty. Công ty áp dụng việc trả lương theo năng suất cho người lao động theo tháng, đợt và năm. Tùy theo thời điểm cần kích thích tăng năng suât mà người lao động trong công ty quyết định trả tiền lương theo năng suất cho người lao động
Công thức tính tiền lương theo năng suất (tiền lương phân phối lại):
TL*Hi*Mi
Ti =
N
TLns = Ti*K*ki
Trong đó:
TLns: Tiền lưong năng suất của người thứ i
H: Hệ số cấp bậc công việc của người thứ i
M: Hệ số công ty quy định cho công việc của người thứ i.
K: Hệ số phân phối lại.
ki: Hệ số thi đua của người thứ i
Đối với nhân viên bán hàng, bổ mối, ngoài công thức như trên còn tính thêm hệ số Kns với Kns được tính như sau:
Qtt
Kns =
Qđm.
Trong đó;
Kns: Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu thực tế và doanh thu định mức.
Qtt: Doanh thu thực tế.
Qđm: Doanh thu định mức
Nhưng Kns tối đa không quá 1,2
* Xác định hệ số ki
Hệ số ki là hệ số thi đua theo chất lượng, mức độ hoàn thành công việc và việc chấp hành nội quy quy chế Công ty. Hệ số thi đua do các đơn vị tự bình xét và có báo cáo Công ty hoặc do Phòng tổ chức hành chính tổng hợp, Giám đốc phê duyệt, quy định như sau:
- Năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm: Trong tháng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, công việc được giao thực hiện các định mức lao động chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu sản xuất trở lên, bảo đảm các định mức tiêu hao vật tư và chấp hành tốt các quy trình, quy phạm và nội quy của Công ty.
- Ngày giờ công lao động: Đảm bảo đủ ngày công trong tháng, giờ công trong ngày, chấp hành nhiệm vụ và làm thêm giờ theo sự phân công của phụ trách đơn vị.
- Vệ sinh công nghiệp, môi trường làm việc: Đảm bảo vệ sinh công nghiệp nơi làm việc, máy móc thiết bị luôn sạch sẽ, sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp khoa học. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khi phục vụ cơm ca, bồi dưỡng hiện vật, phục vụ khách… Vệ sinh nơi làm việc và khu vực theo yêu cầu của đơn vị và Công ty.
- Giữ gìn bảo vệ tài sản công ty: Có ý thức giữ gìn tài sản, trang bị của Công ty, thực hiện luân chuyển hàng hoá kịp thời, không làm hư hỏng hoặc để mất tài sản, không lấy cắp tài sản của Công ty và của cá nhân.
- Nếp sống văn hoá và trật tự nơi làm việc: Thực hiện nếp sống văn minh, đoàn kết tốt, không gây mất trật tự, cãi nhau trong khi làm việc, không tự ý bỏ vị trí làm việc hoặc tự ý uống diệu …trong giờ làm việc.
- Thực hiện công tác an toàn:Chấp hành tốt công tác an toàn và BHLĐ, thực hiện đầy đủ trang bị bảo hộ LĐ, thực hiện nghiêm công tác phòng chống cháy nổ và các mặt an toàn khác.
Những trường hợp sau đây bị giảm trừ hệ số thành tích
- Vi phạm kỷ luật có biên bản trở lên.
- Hịêu quả công việc thấp, tuỳ theo tính chất công việc, hạ từ một loại đến năm loại.
- Tiêu hao vật tư, nguyên liệu... quá định mức quy định.
- Trộm cắp tài sản của công hoặc của cá nhân.
- Vi phạm các tệ nạn xã hội: Ma tuý, mại dâm, chơi cờ bạc…
- Gây gổ đánh nhau, cãi nhau, gây mất trật tự trong Công ty.
- Ngủ gật, đùa cợt quá mức…. trong giờ làm việc, bỏ vị trí làm việc.
- Vi phạm quy trình công nghệ và các quy định về công tác an toàn.
- Để xẩy ra tai nạn lao động hoặc mất an toàn về phương tiện, tiền, hàng…
- Để xe máy, xe đạp hoặc vật tư, đồ dùng khác không đúng nơi quy định.
- Nghỉ việc tự do, đi muộn về sớm, tự ý ra ngoài cổng bảo vệ.
- Không thực hiện đúng trang bị bảo hộ lao động.
Sau khi tổng hợp đánh giá, tổ trưởng các phân xưởng, trưởng phòng các bộ phận sẽ đánh giá người lao động theo các loại sau.
Biểu : Xếp loại hệ sổ thành tích trong công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Xếp loại
Hệ số ki
A
1,0
B
0,9
C
0,8
D
0,7
E
0,6
Dưới E
Tuỳ theo mức độ mà xác định ki
Nguồn: Quy chế trả lương của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
* Ví dụ về trả lương theo năng suất của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Biểu: Ví dụ về trả lương theo năng suất của phòng tổ chức hành chính.
Với K = 0,73, ki = 1.
STT
Họ tên
H
M
HSPP
Công
Số tiền lĩnh
1
Trần Ngọc Thắng
4.60
1.55
6.20
21
1.261.187
2
Diêm Đăng Hoàn
4.19
1.5
5.80
21
1.111.720
3
Hoàng Đăng Dũng
3.89
1.26
4.20
21
866.982
4
Trịnh Bá Tụ
3.70
1.28
4.00
21
837.726
5
Đinh Xuân Tâm
3.25
1.22
3.40
21
701.348
6
Nguyễn Trọng Bình
3.25
1.22
3.40
21
701.348
7
Phạm Thị Thuý
2.70
1.18
2.70
21
563.554
Nguồn: Phòng hành chính tổ chức của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
- Ưu điểm: Dễ tính toán vì người lao động có thể tính được số tiền lương mà mình có thể nhận được nếu biết hệ số K. Nâng cao thu nhập của người lao động. Gắn chặt tiền lương của người lao động với tình hình hoạt động của công ty. Mặt khác do người lao động thấy rằng lợi ích của Công ty cũng chính là lợi ích của họ, khiến họ hăng say lao động tạo ra nhiều sản phẩm với năng suất và chất lượng cao hơn, góp phần làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
- Nhược điểm: Trong công ty thuốc lá Bắc Sơn tuy đưa ra hệ số thi đua (ki) nhưng trên thực tế hầu như không sử dụng vì thường họ quy định ki = 1. Việc kiẻm tra giám sát không đựoc sát sao. Đây cũng là một điều mà công ty cần khắc phục để có thể hoàn thiện hơn công tác trả lương theo sản phẩm. Và hình thức phân phối của công ty có thể gây lên hiện tượng người lao động có hệ số lương thấp sẽ nhận được số tiền ít hơn những người làm trong lao động các phòng ban khi số tiền chênh lệch là lớn. Từ đó dễ gây ra hiện tượng bất mãn trong công ty làm cho người lao động trực tiếp trong công ty không làm hết khả năng của mình.
2.2.3. Một số quy định của công ty về trả lương cán bộ công nhân viên.
- Tiền lương cơ bản của người lao động theo quy định tại Nghị định số 205/NĐ-CP của Chính phủ là cơ sở để người lao động đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện các chế độ khác theo quy định của Pháp luật về lao động. Tiền lương theo cấp bậc công việc căn cứ vào yêu cầu thực tế của công việc đòi hỏi, bảo đảm sự tương quan giữa các công việc bộ phận, một số trường hợp có thể không trùng với hệ số lương cơ bản.
- Điều động lao động sang làm việc khác: Trường hợp do yêu cầu công tác người lao động được phân công sang làm công việc khác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì người lao động được hưởng hệ số mức lương của công việc mới được giao theo nguyên tắc “ Làm việc gì hưởng lương theo công việc đó”.
- Trường hợp cấp phó được giao giữ quyền cấp trưởng từ 1 tháng trở lên khi cấp trưởng đi vắng hoặc chưa có cấp trưởng thì người đó được hưởng hệ số bậc lương của cấp trưởng trong thời gian đó.
- Trường hợp đi học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề.
+ Do yêu cầu công việc người lao động được Công ty cử đi học, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề thì được hưởng lương, thu nhập như chế độ của khối viên chức chuyên môn nghiệp vụ.
+ Các trường hợp đi học khác: Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung cụ thể của từng đợt đi học do Giám đốc phê duyệt chế độ.
+ Trường hợp người lao động có nguyện vọng đi học, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề không theo nhu cầu của Công ty mà nghỉ không làm việc để đi học thì không được trả lương.
- Phụ cấp giữ chức vụ, kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm công tác quy định như sau:
+ Cấp trưởng phòng và tương đương hệ số phụ cấp = 0,4 mức lương tối thiểu
+ Cấp phó trưởng phòng và tương đương hệ số phụ cấp = 0,3 mức lương tối thiểu
+ Phụ cấp kiêm nhiệm Bí thư Đảng uỷ =10 % lương chức vụ, uỷ viên ban chấp hành. Đảng bộ hoặc bí thư chi bộ hệ số phụ cấp = 0,3 mức lương tối thiểu.
+ Phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 mức lương tối thiểu: Áp dụng cho Trưởng ca, Đội trưởng. Phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,1 mức lương tối thiểu: Áp dụng cho nhân viên quản lý theo tuyến bán hàng, tổ trưởng, thủ quỹ.
+ Các hệ số phụ cấp được nhân thêm với hệ số lương tháng( nếu có).
- Phụ cấp độc hại nguy hiểm = 0,1: Áp dụng đối với những người đang hưởng lương chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành và công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh làm nghề, công việc thang lương nhóm I đến làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm .
- Phụ cấp ca đêm:
+ Được thanh toán =30% lương cán bộ công nhân viên.
- Phụ cấp khác
+ Phụ cấp lưu động: mức phụ cấp = 0,2 áp dụng cho quản lý tuyến, lái xe, cán bộ công nhân viên khi đi công tác thị trường (nếu không hưởng chế độ công tác phí).
+ Phụ cấp khu vực : áp dụng cho nhân viên bán hàng bỏ mối, ở nơi có phụ cấp khu vực theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 5 tháng 1 năm 2006.
+ Phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị của cán bộ chỉ huy dân quân tự vệ: Theo quy định điều 21, tại Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2004.
Các chế độ phụ cấp khác(nếu có)thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Phụ nữ trong độ tuổi kinh nguyệt hàng tháng được tính thêm 2 giờ vệ sinh phụ nữ theo lương cơ bản có phụ cấp chức vụ (danh sách do Y tế cấp).
+ Phụ nữ có con nhỏ < 12 tháng, hàng ngày được tính thêm 1 giờ con bú theo lương cơ bản có phụ cấp chức vụ.
- Lương nghỉ lễ, phép hàng năm tính theo lương cơ bản có phụ cấp chức vụ.
- Thời gian thanh toán
+ Hàng tháng : Tạm ứng lương kỳ I vào thời gian từ ngày 12-15.
Thanh toán lương kỳ II vào thời gian từ ngày 1- 10 của tháng sau, riêng khối bán hàng chậm nhất vào ngày 22 (nếu ngày cuối trên trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì giảm trừ tương ứng).
- Chế độ tuần làm việc 44 giờ áp dụng cho lao động toàn Công ty, riêng lao động quản lý tuyến, quản lý đại lý, bỏ mối phòng TT-TT :Áp dụng chế độ tuần làm việc 48 giờ.
- Trả lương trong thời gian nghỉ ốm đau, con ốm, thai sản (có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền) theo quy định của luật Bảo hiểm Xã hội.
- Tiền lương trả cho thời gian ngừng việc:
+ Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì tiền lương ngừng việc của người lao động được trả 100% tiền lương hệ số 1 theo cấp bậc công việc đang đảm nhận, và thời gian
ngừng việc phải từ 1h (60 phút) trở lên.
+ Nếu do lỗi của người lao động, thì người lao động đó không được trả lương. Những người khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc có thời gian từ 1h (60phút) trở lên, thì được trả 70% tiền lương hệ số 1 theo cấp bậc công việc đang đảm nhận.
+ Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất kháng, tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc từ 2h (120 phút), thì được trả 70% tiền lương hệ số 1 theo cấp bậc công việc đang đảm nhận.
- Các phân xưởng sản xuất, phân xưởng cơ điện, phòng, đội có bộ phận phục vụ theo ca sản xuất hoặc theo ca trực; được thanh toán theo công thực tế hàng tháng, nhưng phải có bản giải trình công chi tiết kèm theo, riêng cán bộ quản lý nếu đi ca sản xuất thanh toán tối đa 26 công /tháng.
2.2.4 Nhận xét tổng thể về các hình thức trả lương trong công ty thuốc lá Bắc Sơn.
2.2.4.1 Hiệu quả đạt được.
Đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện là mục tiêu không ngừng của bất kỳ một nhà quản lý doanh nghiệp nào. Với số lượng cán bộ, nhân viên là 486 người, trong đó có cả lao động gián tiếp và lao động trực tiếp sản xuất. Để hợp lý trong công tác trả lương, công ty đã áp dụng hai hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm (doanh thu).
Thông qua việc trả lương của công ty ta thấy tiền lương tính cho các đơn vị đã tính đúng, tính đủ, gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tốc độ tăng tiền lương phù hợp với tốc độ phát triển sản xuất, kích thích được việc tăng năng suất lao động, nhờ đó mà thu nhập của nhân viên ngày càng tăng. Có được kết quả đó là do công ty đã có công tác chuẩn bị tốt: Sắp xếp lao động hợp lý, cấp bậc công việc đã phù hợp với cấp bậc nhân viên.
Ngoài ra công tác tổ chức phục vụ tại nơi làm việc ngày càng hoàn thiện, điều
kiện lao Động được cải thiện tiền lương đã trở thành đòn bẩy kinh tế cho nhân viên trong toàn công ty
2.Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm như trên, công ty còn tồn tại không ít nhược điểm về các hình thức trả lương sau:
Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm chỉ quy định mỗi chức danh có một hệ số do đó ít khuyết khích người lao động phấn đấu để được nâng bậc lương có hiệu quả.
Việc quy định đồng loạt hệ số Hi của các chức danh theo một tiêu chí chung cho cả bộ phận gián tiếp và trực tiếp làm cho việc phân biệt những người lao động có năng suất chất lượng cao, tay nghề giỏi sẽ trở nên khó khăn.
Công tác đánh giá chất lượng làm việc của công nhân viên cũng chưa chặt chẽ, chỉ căn cứ vào bảng chấm công, trong khi đó thời gian làm việc 8 tiếng một ngày cũng chỉ mang tính quy định chung còn thực tế thực hiện còn nhiều bất cập.
Việc chia lương cho bộ phận văn phòng chỉ gắn với việc hoàn thành kế hoạch sản xuất của công ty mà chưa xác định được chất lượng công tác cuả từng cán bộ công nhân viên tỏng tháng. Nói cách khác phần lương mà người lao động được hưởng không gắn liền với kết quả lao động mà họ tạo ra.
Cách trả lương sản phẩm của công ty chưa khuyến khích công nhân làm tăng khối lượng sản phẩm do đơn giá sản phẩm chưa xét luỹ tiến, chưa tăng theo khối lượng sản phẩm vượt mức.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG CÔNG TY THUỐC LÁ BẮC SƠN.
I.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1.1 Mục tiêu phát triển của công ty trong tương lại
* Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và đa dang hoá sản phẩm phù hợp với tâm lý, thị trường người tiêu dung. Nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng đầu lọc hóa và giảm dần chất độc hại, đáp ứng nhu cầu tiêu dung. Tăng lợi nhuận bằng những sản phẩm chất lượng cao để tạo nguồn cho ngân sách và giải quyết việc làm. Mở rộng thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh sản xuất thuốc lá điếu sang các nước Trung Đông, Châu Phi, và lân cận
Đổi mới máy móc thiết bị và nâng cao trình độ khoa học công nghệ ngang tầm với trình độ các nước trong khu vực, để có thể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn quốc tế với năng suất lao động cao, giá thànhhaj nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thực hiện đầy đủ trách nhiện và nghĩa vụ của nhà máy đói với nhà nước và xã hội. Đảm bảo ổn định việc làm, từng bước nâng cao đời sống thu nhập cho người lao động
* Mục tiêu cụ thể
Về sản lượng: Căn cứ vào tỷ lệ tăng bình quân từ 2004_2008 là 14%, định hướng mức độ tăng trưởng của Công ty, dự báo về nhu cầu tăng trưởng và khả năng đáp ứng của Công ty, từ nay đến năm 2010, phấn đấu sản lượng thuốc lá điếu sản xuất và tiêu thụ đạt 100 triệu bao.Với cơ cấu chủng loại đa dạng, chất lượng cao phù hợp với tâm lý thị hiếu người tiêu dung.
Về xuất khẩu: Căn cứ vào định hướng phát triển của ngành thuốc lá Việt Nam và tình hình xuất khẩu thuốc lá điếu trong 2 năm trở lại đây dự kiến từ nay đến năm 2010, nhà máy sẽ dự kiến phấn đấu xuất khẩu thuốc lá điếu là 6,5 triệu bao/năm
Về nghĩa vụ đối với Nhà nước: Dự kiến nộp ngân sách đạt 200 tỷ đồng vào năm 2010
3.1.2 Quan điểm của công ty
Trong việc thực hiện chiến lược đề ra, thì yếu tố con người đóng vai trò là nhân tố quyết định sự thành công của chiến lược kinh doanh đề ra.
Nguồn nhân lực cần được coi là tài sản quý cần được đầu tư phát triển mang lại sự thoả mãn cá nhân đồng thời đóng góp nhiều nhất trong tổ chức, khi nguồn nhân lực được đầu tư thoả đáng họ sẽ có cơ hội phát triển khả năng cá nhân tiềm tàng yên tâm gắn bó với doanh nghiệp và đóng góp cho doanh nghiệp
Xây dựng nguồn nhân lực bảo đảm về số lượng và cơ cấu có phẩm chất tốt, có kiến thức và kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu của công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhà máy và yêu cầu cầu thị trường.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu phát triển của tình hình mới, có trình độ nghiệp vụ và có khả năng thích ứng với môi trường để có thể đứng vững trên thị trường trong nước và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Nâng cao đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ của công ty.
Thường xuyên đảm bảo ổn định, cải thiện đời sống làm việc cho cán bộ công nhân viên, nâng cao mức thu nhập bình quân tương ứng với tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh, xây dựng công ty vững mạnh toàn diện, thường xuyên đạt tiêu chuẩn đơn vị tiên tiến trong ngành và trên địa bàn thủ đô.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP G
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A9293.DOC