Tài liệu Đề tài Hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20: A. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Ngày 3/2/1980 tại Hương Cảng - Trung Quốc đã diễn ra hội nghị hợp nhất của ba đảng cộng sản. Hội nghị tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại diện của Quốc tế cộng sản, tại đây các đại biểu đã hoàn toàn nhất trí tán thành ý kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối cứu nước, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, đánh dấu sự phát triển cả về chất và lượng của cách mạng nước nhà. Kể từ nay dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân toàn thể dân tộc Việt Nam đã đồng tâm hiệp lực quyết xoá bỏ ách xiềng xích của kẻ thù xâm lược giành lại nền độc lập cho dân tộc.
B. NỘI DUNG
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ 19 ĐẦU THẾ KỶ 20.
Thế giới những năm cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc....
12 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2148 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Ngày 3/2/1980 tại Hương Cảng - Trung Quốc đã diễn ra hội nghị hợp nhất của ba đảng cộng sản. Hội nghị tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại diện của Quốc tế cộng sản, tại đây các đại biểu đã hoàn toàn nhất trí tán thành ý kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối cứu nước, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, đánh dấu sự phát triển cả về chất và lượng của cách mạng nước nhà. Kể từ nay dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân toàn thể dân tộc Việt Nam đã đồng tâm hiệp lực quyết xoá bỏ ách xiềng xích của kẻ thù xâm lược giành lại nền độc lập cho dân tộc.
B. NỘI DUNG
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ 19 ĐẦU THẾ KỶ 20.
Thế giới những năm cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Cùng với nó là việc gây chiến tranh để mở rộng thị trường, vơ vét tài nguyên thiên nhiên của thuộc địa. Việt Nam thuộc Đông Dương là con mồi béo bở của chủ nghĩa đế quốc.
Từ đầu thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phương Tây trong đó có thực dân Pháp, đã dòm ngó, xâm lược nước ta, mở đầu bằng việc khai thông buôn báo và truyền giáo.
Năm 1958, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Vua quân triều đình nhà Nguyễn trong bước đầu hàng chúng. Đến năm 1884 triều đình nhà Nguyễn đã kí hiệp ước dâng nước ta cho Pháp. Từ đó Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp và dưới chế độ thống trị của thực dân Pháp và tay sai xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi mạnh mẽ.
Chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam là thực hiện chuyên chế về chính trị, kìm hãm nô dịch về văn hoá, bóc bột nặng nề về kinh tế nhằm đem lại lợi ích tối đa cho bọn tư bản lũng đoạn Pháp.
Về chính trị chúng thi hành chính sách cai trị chuyên chế, mọi quyền hành thực tế đều nằm trong tay người Pháp, vua quan nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn.
Về kinh tế tư bản Pháp không phát triển công nghiệp nước ta mà chỉ mở một số ngành trực tiếp phục vụ cho lệ thống trị và khai thác tài nguyên để cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp Pháp chính sách độc quyền kinh tế Pháp đã biến Việt Nam thành thị trường của chính quốc, mà vơ vét tài nguyên bóc lột nhân công rẻ mạt. Bên cạnh sự bóc lột nhân công và cướp đoạt tài nguyên đất đai bọn thực dân Pháp còn duy trì chế độ phong kiến để giúp chúng bóc lột địa tô, lợi tức và các hình thức thuế khoá nặng nề.
Về văn hoá chúng ngăn chặn các luồng văn hoá các tư tưởng tiến bộ du nhập vào Việt Nam, mặt khác khuyến khích các tệ nạn xã hội phát triển, đầu độc thanh niên Việt Nam bằng rượu cồn và thuốc phiện, thực thi chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.
Hệ quả của những chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp là làm cho kết cấu giai cấp, thái độ chính trị của các giai tầng trong xã hội Việt Nam thay đổi văn bản, các mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến chưa được giải quyết thì mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọnđế quốc Pháp thống trị và phong kiến tay sai lại phát sinh. Lịch sử đòi hỏi cần phải giải quyết những mâu thuẫn đó.
II. CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG TA RA ĐỜI.
1. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.
Lịch sử của đất nước ta từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến những năm hai mươi của thế kỷ 20 đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh hết sức anh dũng của nhân dân ta chống thực dân Pháp. Nhưng tất cả cuối cùng đều không giành được thắng lợi vì không có đường lối cứu nước đúng đắn.
Thất bại của phong trào Cần Vương cũng là do thiếu đường lối đúng đắn, không phù hợp lòng dân do chủ trương khôi phục lại chế độ phong kiến đã suy tàn thối nát. Thất bại của phong trào này chấm dứt thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn khổ hệ tư tưởng phong kiến. Thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh xuất thân từ nông dân như cụ Hoàng Hoa Thám cũng chứng tỏ đó không phải là con đường giành thắng lợi.
Khi các phong trào trên chấm dứt thì cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước của nước ta bộc lộ sâu sắc.
2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản.
Sau khi từng bước ly khai con đường giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến, nhiều người Việt Nam yêu nước hướng ra nước ngoài, tìm đến con đường mới để mưu sinh sự nghiệp giải phóng dân tộc, các phong trào hoạt động theo khuynh hướng dân chủ tư sản mang màu sắc và mức độ khác nhau như các phong trào Đông Du do nhà yêu nước Phan Bội Chậu lãnh đạo, hay như phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Duy Tân do cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo, đồng thời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp tiểu tư sản trí thức cùng được thành lập.
Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu chủ trương tranh thủ sự giúp đỡ của nước Nhật, người anh cả da vàng của Đông Á, vào thời điểm đó nước Nhật đã thắng lợi trong cuộc chiến Nga - Nhật 1905 và trở thành nước đế quốc hùng mạnh nhưng cụ Phan Bội Châu đã không ý thức được đằng đà là đế quốc thì ở đâu cũng vậy chúng đều có cùng mục đích là nô dịch các nước thuộc địa. Chính vì vậy khhi Pháp - Nhật bắt tay với nhau thì phong trào đã bị đẩy lùi, các thanh niên Việt Nam du học ở Nhật bị trục xuất về nước, phong trào dần dần tan rã.
Đối lập với chủ trương lao động của Phan Bội Châu phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh lại chủ trương mở mang dân trí: chấn hứng dân khí, nhân tài, mặt khác bài xích, chính sách cai trị của thực dân Pháp, khuyến khích cải cách, phản đối việc vũ trang lao động chống Pháp. Phong trào đã thu hút sự ủng hộ đông đảo của những trí thức yêu nước nhưng cuối cùng cũng bị thất bại do chủ trương cải lương thoả hiệp không thực tế.
Trong khi các phong trào yêu nước của các nhà nho theo khuynh hướng dân chủ tư sản lần lượt bị thất bại, giai cấp tư sản Việt Nam dù non trẻ mới hình thành cũng muốn đứng ra gánh vác trọng trách của lịch sử. Trên cơ sở đó Việt Nam quốc dân đảng co Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài sáng lập thực hiện tôn chỉ đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập toàn quyền. Song do cơ cấu tổ chức lỏng lẻo, không nhìn thấy được vai trò lịch sử của từng tầng lớp giai cấp nên không thu hút được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng. Vì thế nó chỉ hoạt động trong một số địa phương nhỏ hẹp, không phát triển được thành phong trào rộng. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Quốc dân đảng phát động bị dìm trong biển máu là dấu chấm hết cho sự lãnh đạo của giai cấp tư sản đối với phong trào cách mạng Việt Nam. Các phong trào này đều bị thất bại điều đó chứng tỏ con đường đi theo khuynh hướng tư sản đều chưa đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tuy các phong trào này đều bị thất bại nhưng nó là bài học xương máu là sự thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt của nhân dân ta từ ngàn đời nay.
III. Phong trào cách mạng theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
Song song với sự phát triển của các phong trào yêu nước và dân chủ theo khuynh hướng tư sản và tiểu tư sản, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự bóc lột của bọn chủ thực dân lần lượt diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như mít tinh, biểu tình, bãi công.
Từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lực lượng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, các phong trào đấu tranh chống lại sự bóc lột của bọn thống trị nổ ra ở khắp nơi là Sài Gòn Chợ lớn cho đến Hà Nội, Nam Định giai cấp công nhân đã tham gia nhiệt tình hưởng ứng các cuộc đấu tranh hô vang yêu sách đòi tăng lương, giảm giờ làm các cuộc đấu tranh đã bắt đầu có tổ chức hơn. Song nhìn chung phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân còn mang tính tự phát, chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
IV. Phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới gần ba mươi năm bôn ba khắp các châu lục. Người đến những nước thuộc địa và những nước đế quốc như Anh, Pháp, Mỹ người đã nghiên cứu tìm tòi phát hiện ra một chân lý chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ của giai cấp công nhân với nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.
Dưới ánh sáng của cuộc cách mạng tháng mười, đề cương về vấn đề dân tộc thuộc địa của Lênin và ảnh hưởng của cuộc đấu tranh thành lập Đảng cộng sản Pháp…chủ nghĩa Mác - Lênin chân lý cách mạng của thời đại đã sớm được khẳng định trong nhận thức tư tưởng của Nguyễn ái Quốc. Người xác định con đường giải phóng đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, giành độc lập tự do cho tổ quốc là con đường tiến hành cuộc cách mạng vô sản do Đảng cộng sản đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo. Khi nhắc đến luận điểm này Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, người cho rằng giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay là lật đổ áp bức bóc lột xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Tuy giai cấp công nhân Việt Nam mặc dù ít về số lượng, trình độ văn hoá khoa học còn thấp nhưng vẫn là giai cấp cách mạng nhất. Trong xu thế thời đại mà đặc biệt là thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Mười Nga họ có đủ khả năng để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của mình. Thông qua việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Người đã chỉ rõ con đường, mục tiêu phương hướng cũng như phương pháp cách mạng mà giai cấp công nhân phải tiến hành thông qua luận điểm sau:
Người chỉ rõ kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam là thực dân Pháp và tay sai, còn chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới.
- Xác định vị trí của cuộc cách mạng thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản.
- Người cho rằng cách mạng ở chính quốc và cách mạng thuộc có mốc quan hệ với nhau, bố trí cho nhau và đặc biệt nhấn mạnh ở luận điểm cách mạng thuộc địa có khả năng thắng lợi mạnh ở luận điểm cách mạng chính quốc bởi người thấy được vai trò quan trọng của các nước thuộc địa, nhìn thấy được sức mạnh của dân: truyền thống lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.
- Chỉ ra phương hướng cách mạng thuộc địa: đầu tiên là tiến hành giải phóng dân tộc, tiếp theo là giải phóng giai cấp và cuối cùng là giải phóng con người.
- Người chỉ ra lực lượng làm nhiệm vụ đáng đế chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) là liên minh công - nông - trí thức, coi công nhân là động lực chính là gốc của cách mạng, trong đó công nhân nắm quyền lãnh đạo.
- Xác định phương pháp cách mạng: là phải sử dụng bạo lực cách mạng tức là sự kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
- Người khẳng định cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
Trên cơ sở tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh và sự hoạt động cách mạng không hết mệt mỏi của Người để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam đã lần lượt ra đời: Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn, cả ba tổ chức cộng sản này đều lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng lý luận. Song sự tồn tại ba Đảng biệt lập có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn, yêu cầu mới đặt ra là phải thống nhất ba tổ chức đảng thành một chính Đảng duy nhất. Dưới sự chỉ đạo của quốc tế cộng sản Nguyễn ái Quốc với vai trò và uy tín của mình là đứng ra triệu tập hội nghị hợp nhất ba đảng và ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam với nền tảng lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của lịch sử, đánh dấu sự thay đổi căn bản trong đường lối cách mạng Việt Nam. Nó là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của Việt Nam, thúc đẩy sự lớn mạnh của cách mạng Việt Nam bởi vì đây là sự kết hợp của một đường lối chính trị đúng đắn với một lực lượng cách mạng hùng hậu, có đủ bản chất của giai cấp tiên phong gánh vác trách nhiệm lịch sử dân tộc.
Sau khi Đảng được thành lập, cao trào cách mạng nổ ra mạnh mẽ ở khắp nơi, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mà đỉnh cao là phong trào xô viết Nghệ tĩnh 30 - 31 đánh dấu bước tiến mới của cách mạng Việt Nam, mở đầu cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 - 1945 với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
C. KẾT LUẬN
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng cứu nước. Từ đây cách mạng Việt Nam đã có sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam, một Đảng kiên trung vững vàng, có đường lối cách mạng khoa học sáng tạo sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đã thúc đẩy phong trào cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang, vững bước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay Đảng cộng sản Việt Nam lại tiếp tục lãnh đạo đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng, văn minh như Bác Hồ hằng mong muốn.
MỤC LỤC
A. Giới thiệu đề tài 1
B. Nội dung 2
I. Hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 2
II. Các phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam trước khi Đảng ra đời 3
1. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến 3
2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản 4
III. Phong trào cách mạng theo khuynh hướng cách mạng vô sản 5
IV. Phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản 5
C. Kết luận 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LSD0003.doc